Radio Công Giáo là Podcast chia sẻ những câu chuyện, bà i Ä‘á»c hay và các tin tức vá» Công Giáo. Tất cả ná»™i dung bà i Ä‘á»c được nhóm phát thanh viên thá»±c hiện theo cách tá»± nguyện và không thu lợi nhuáºn. Mong muốn cá»§a Radio Công Giáo đó là được đóng góp sứ vụ truyá»n tin cùng Giáo Há»™i bằng hà nh động chia sẻ trên phương tiện truyá»n thông đại chúng. Chúng con cầu mong được sá»± tiếp nháºn cá»§a anh chị em Kito hữu và những ai muốn tìm hiểu Công giáo á»§ng há»™ bằng tinh thần để hoà n thà nh sứ mạng cao cả nà y lâu bá»n hÆ¡n. Má»i góp ý xin gá»i vá»: catholic.com.vn@gmail.com
Có thể bạn chưa biết: Bạn đã từng đọc câu chuyện trong Tin Mừng Luca 7,36-50, người phụ nữ tội lỗi đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, nước mắt làm ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên. Bạn có biết người phụ nữ đó là ai không? Cùng lắng nghe trên Radio Công Giáo hôm nay qua bài đọc của Antonio Tran Trinh Trong.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, hay đúng hơn là Vương Cung Thánh Đường Chánh Toà Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, là một ngôi nhà thờ hết sức độc đáo với quy mô và lối kiến trúc tại Việt Nam. Nổi bật nhất là tượng Đức Bà Hoà Bình tại phía trước quảng trường. Cùng tìm hiểu trên Radio Công Giáo qua sự trình bày của Antono Tran Trinh Trong.
Câu hỏi: Mầu nhiệm các thánh cùng thông công là gì? Được diễn tả như thế nào? Trình bày: Antonio Tran Trinh Trong
Là người Ki-tô hữu, có lẽ chúng ta đã được học và nghe nhiều lần những lời răn dạy của Chúa Giê-su về các điều kiện, đức tính cần phải có hay những chân lý mà người môn đệ Chúa phải tin. Có những đòi hỏi mang tính kinh điển của Ki-tô Giáo như: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em – đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa – phải tha thứ cho người anh em không phải bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy,… Những đòi hỏi này có lẽ là khó khăn với hầu hết chúng ta và cần phải rèn luyện rất nhiều mới có thể đạt được phần nào. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi xin liệt kê một số đòi hỏi có tính “hóc búa” hơn vậy nữa thông qua các trích đoạn trong Kinh Thánh Tân Ước. Radio Công Giáo xin chia sẻ với các bạn về nội dung trên qua trình bày Thuy Duong Tran
Hỏi: Trong Bài giảng về Thời cánh chung, chúng ta thấy Chúa Giê-su, mặc dù nói đến rất nhiều chi tiết báo hiệu Ngày tận thế, nhưng về thời điểm xảy ra thì Người nói: “về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mt 24,36). Vậy có phải Chúa Giê-su không biết khi nào sẽ đến Ngày tận thế không? Cùng nghe câu trả lời trên Radio Công Giáo hôm nay qua giọng đọc của Antonio Tran Trinh Trong
Thưa Cha. Khi xem tranh ảnh các vị thánh của Giáo Hội Công Giáo, con thấy có một số bức vẽ hình một hộp sọ đặt bên cạnh các thánh nhân. Vậy hình ảnh này có nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu về câu hỏi trên qua bài đọc trên Radio Công Giáo bởi Antonio Tran Trinh Trong
Trong Tiếng Việt, hay đúng hơn trong cách nói chuyện của người công giáo Việt Nam, tất cả các cộng đoàn tu trì đều được gọi là DÒNG. Tuy nhiên nếu xem xét chi tiết theo tiêu chuẩn của giáo luật và tiếng Latinh làm cơ sở, thì cách gọi như trên là không chính xác. Cùng Radio Công Giáo hôm nay chia sẻ về Dòng tu, Ordo và Congregatio qua giọng đọc Antonio Tran Trinh Trong
Khi nói đến những lý do chính đáng mà Chúa dùng để cho phép những sự dữ cụ thể tồn tại, thì chúng ta phải hỏi, "Những lý do đó có thể rõ ràng như một con voi, hay là không thể nhìn thấy rõ ràng như con kiến?" Kính mời quý cộng đoàn lắng nghe đầy đủ nội dung qua sự trình bày của Antonio Tran Trinh Trong
Các lễ cưới ở tây phương thường khởi đầu với việc bố của cô dâu dẫn cô dâu vào nhà thờ, đến trước bàn thờ và trao tay cô dâu vào tay chú rể. Nghi thức này bắt nguồn và thịnh hành ở Tây + Nam Âu. Cùng lắng nghe và tìm hiểu rõ về ý nghĩa việc cô dâu được Bố dắt tay trong lễ cưới qua sự trình bày của Thuy Duong Tran.
Dù không được chính thức cử hành trong Lịch Phụng Vụ nhưng theo truyền thống được ghi trong Sổ Các Thánh , Giáo Hội đã chọn ngày 9/10 là lễ kính nhớ Tổ Phụ Abraham - Một trong những vị Thánh Tổ Tông nổi bật nhất trong Cựu Ước nhờ lòng tin mạnh mẽ. Kinh cầu các Thánh Latinh thậm chí còn dành cho vị Tổ Phụ này một vị trí cao trọng không kém Thánh Giuse và Thánh Gioan Tẩy Giả . Cùng lắng nghe bài chia sẻ trên Radio Công Giáo về Thánh Abraham, với sự trình bày của Antonio Tran Trinh Trong
Giáo huấn Xã hội Công Giáo dạy rằng: công bằng và yêu thương là một trong những giá trị cần phải có trong mối tương quan giữa con người với nhau. Và công bằng ở đây được hiểu là trả lại cho một người những quyền lợi của họ, tối thiểu là những phương tiện/tài sản... cần thiết để họ có thể duy trì sự sống. Từ những gợi mở này, xin được mời độc giả cùng suy tư về câu hỏi: Tôn trọng phẩm giá con người tức là tôn trọng những điều gì nơi con người/cá vị ấy? Mời cộng đoàn lắng nghe bài đọc chia sẻ trên Radio Công Giáo hôm nay về vấn đề phẩm giá con người qua sự trình bày của Thuy Duong Tran.
Lịch sử ghi nhận sự hình thành Dấu Thánh Giá lần đầu tiên là vào thế kỷ thứ 2 (được Tertulliano ghi lại). Khởi đầu người ta chỉ làm dấu bằng 1 ngón tay trỏ hoặc ngón cái vẽ thánh giá trên trán. Mời cộng đoàn lắng nghe trên Radio Công Giáo về nội dung: Lịch sử dấu Thánh Giá. Trình bày: Thuy Duong Tran
Hướng Dẫn Xưng Tội dành cho tín hữu Công Giáo. “Luôn nhớ mình đớn hèn, tội lỗi, nhưng không phải run sợ mà trái lại càng tội lỗi, càng phải khăng khít với Chúa, càng phải tin tưởng lại gần Chúa hơn, vì chỉ có Người mới chữa được sự bất xứng của con, vì sự khốn cùng của con là ngai cho lòng nhân từ và thương xót của Chúa ngự.” — Chân phước Gioan XXIII. Mời mọi người tham khảo chia sẻ nội dung trên qua sự trình bày của Thuy Duong Tran.
Thánh ý Chúa tức là ý muốn của Chúa trên cuộc đời chúng ta. Người Công giáo chúng ta luôn tin vào thánh ý Chúa. Đó là điều tốt nhưng lại không dễ, vì đón nhận thánh ý Chúa khi mọi sự đã xảy ra thì khác với việc làm sao để nhận ra điều Chúa muốn gửi đến chúng ta. Mời cộng đoàn lắng nghe bài chia sẻ trên Radio Công Giáo với nội dung: Làm sao để nhận biết Thánh ý Chúa? Trình bày bài đọc: Thuy Duong Tran.
Cũng như các tên khác trong kinh thánh, “Maria” có một ý nghĩa và những mối liên kết thiêng liêng. Tên của Đức Mẹ là Maria, một cái tên đầy ý nghĩa trong thế giới cổ đại. Cùng Radio Công Giáo chia sẻ về Danh Thánh Đức Mẹ Maria qua sự trình bày của Thuy Duong Tran.
Người Công Giáo chúng ta có một dụ ngôn rất hay từ Chúa Jesus trong bài tin mừng theo Thánh Luca, dụ ngôn ấy có 1 câu hỏi " Ai là anh em của tôi ? ". Dụ ngôn này cũng phù hợp với nhiều anh chị em ngoại đạo. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ hiểu hơn trong cuộc sống " ai sẽ là bạn của ta trong cuộc đời ". Kính mời tất cả mọi người cùng lắng nghe bài đọc qua sự trình bày của Thuy Duong Tran
"Có thể chúng ta rất hay nghe người vô thần hỏi: "Nếu Chúa tồn tại, tại sao Chúa cho phép sự dữ như chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch xảy ra?" Đây còn gọi là bài toán sự ác - problem of evil, và đến nay vẫn là đề tài tranh luận giữa các nhà triết học hữu thần và vô thần. Kính mời quý cộng đoàn lắng nghe bài chia sẻ trên Radio Công Giáo ngày hôm nay với sự trình bày của Antonio Tran Trinh Trong
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những thái độ, cách hành xử đối với các con vật. Mời mọi người lắng nghe qua giọng đọc Thuy Duong Tran.
Con người có xu hướng bóp méo những điều tốt đẹp Hãy xem sự tôn kính con người chẳng hạn. Kế hoạch tốt đẹp của Chúa là muốn chúng ta tôn vinh, trân trọng và tôn trọng lẫn nhau. Tuy vậy, trong thế giới sa ngã này, nơi mọi nhân đức đều có thể bị bóp méo thành một nết xấu, chúng ta thường xuyên vặn vẹo để biến nó thành việc theo đuổi sự quý trọng của người khác và đặt ý kiến của họ lên trên sự tôn thờ và bổn phận của chúng ta đối với Chúa. Radio Công Giáo xin mời quý cộng đoàn cùng lắng nghe bài chia sẻ về " Tôn kính con người " qua giọng đọc Antonio Tran Trinh Trong
Nhờ bí tích Rửa Tội, tất cả Kitô hữu nhận được ơn gọi và thiên chức làm con cái Chúa. Đó là ơn gọi chung mà tất cả chúng ta có được và giúp chúng ta có phẩm giá ngang nhau trước mặt Chúa. Tuy nhiên ngoài ơn gọi chung ấy, trong Giáo Hội còn có nhiều ơn gọi đặc thù mà Chúa ban vì lợi ích và để phục vụ Giáo Hội. Mời cộng đoàn lắng nghe trên Radio Công Giáo chia sẻ về câu hỏi "Ơn gọi nào coi trọng nhất ?" qua sự trình bày của Thuy Duong Tran.
Thập Tự Chinh trước giờ luôn là lý do nhiều người ngoài Kitô Giáo mang ra để bài trừ và lên án người trong đạo Thật ra để đối đáp với những người dùng "Thập Tự Chinh" để tấn công niềm tin Kito Giáo trước tiên chúng ta phải tìm hiểu và nghiên cứu về Thập Tự Chinh, xem thông tin nào là sự thật, thông tin nào là truyền thông thêu dệt thêm hoặc cung cấp ko đủ thông tin nhằm hạ bệ uy tín của Kito giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Kính mời cộng đoàn lắng nghe chia sẻ về Thập Tự Chinh với Kito Giáo qua giọng đọc Antonio Tran Trinh Trong
Người ta thường nói: Khốn thay cho những người phải sống với một trái tim mang đầy thương tích và đau khổ. Nhưng người ta lại bỏ lỡ mất sự tồn tại của một loại đau khổ thánh thiện đến từ Thiên Chúa: Đau khổ vì tha nhân. Nếu nói những người can đảm nhất là những người đàn ông dám hy sinh mạng sống của mình trên chiến trường thì đó lại là một sự thiếu sót rất lớn. Bởi chăng, những người nữ mang trong mình một trái tim chịu được sự đau khổ thánh thiện lại là những nữ nhân kiên cường nhất thế gian này. Mời cộng đoàn cùng lắng nghe và chia sẻ qua giọng đọc Thuy Duong Tran
Từ trước tới nay, có lẽ chúng ta đã nghe thường xuyên lời tố cáo của người vô thần rằng, Galileo bị Tòa án dị giáo của Giáo Hội tuyên án lạc giáo và bị thiêu sống. Sự thật lịch sử có phải như vậy không? Galileo là ai? Kính mời cộng đoàn lắng nghe bài chia sẻ cho câu hỏi phía trên từ giọng đọc: Antonio Tran Trinh Trong
Nếu có dịp tham quan các nhà thờ hay các đền đài cổ ở châu âu, các bạn sẽ thấy hình ảnh những thiếu nữ xinh đẹp được vẽ trên tường. Bạn có biết ý nghĩa đó là gì không? Bài đọc hôm nay Radio Công Giáo sẽ chia sẻ với bạn về thắc mắc nói trên qua sự trình bày của Thuy Duong Tran
Dựa trên giáo huấn của Hội Thánh, chúng ta sẽ xem xét về Yoga Thiền, phương pháp tập luyện cải thiện thể chất và tinh thần, bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 5000 năm về trước. Yoga và Thiền là hai khái niệm khác nhau, nhưng nhiều khi vẫn được kết hợp hài hòa với nhau. Mời quý cộng đoàn lắng nghe Phần 2: Thiền & Yoga có phù hợp với Đức Tin Công Giáo? Giọng đọc trình bày: Thuy Duong Tran
Các tín hữu Công giáo từ xưa đến nay đều tin vào lịch sử lưu truyền rằng đền Thánh Phêrô được xây trên mồ của thánh tông đồ Phêrô. Tuy nhiên, từ thế kỷ 17 cho tới đầu thế kỷ 20, nhiều học giả Tin Lành đã đòi hỏi Giáo Hội chứng minh sự thật này. Vậy sự thực là sao, có phải như vậy không? Radio Công Giáo kính mời cộng đoàn lắng nghe sự trình bày của Antonio Tran Trinh Trong.
Có nhiều kiểu Thiền, nhưng bài này sẽ đề cập về Thiền TM (còn gọi là Thiền Siêu Việt) và một phiên bản cải biến trong Kitô giáo gọi là Cầu nguyện Hướng tâm (Centering Prayer). Trích bài đọc: " Thay vì dẫn đưa con người đến với Đấng Tạo Hóa, thì nó lại hướng con người đi tìm bản thân chính là Đấng Tạo Hóa. Đây gọi là "nhất nguyên luận" (Monism), tức là cho rằng tạo hóa và thụ tạo đều giống nhau về bản chất! " Mời các bạn cùng lắng nghe đầy đủ nội dung " Thiền có phù hợp với Đức Tin Công Giáo " qua giọng đọc Thuy Duong Tran
Bạn có biết: Linh mục người Việt nào từng được làm thư ký cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II? Đó là Đức ông Vincent Trần Ngọc Thụ. Năm 1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, người biết rõ và ngưỡng mộ Giáo Hội Việt Nam, đã đặc tuyển Đức Ông Thụ làm thư ký riêng cùng với thư ký I là Đức Ông Stanislaw Dziwisz. Từ đây ngài chuyển vào Vatican, sống trong Tông Điện, bên cạnh Đức Giáo Hoàng. Mời quý cộng đoàn lắng nghe bài đọc về Đức Ông Vinh-sơn Trần Ngọc Thụ qua sự trình bày của Antonio Tran Trinh Trong
Con hiện đang theo đuổi nghề liên quan đến nghệ thuật và sân khấu cụ thể là MC. Và như mọi người cũng biết là ngành sân khấu cũng có cúng tổ nghề. Liệu con cúng tổ như vậy có bị vi phạm tôn giáo của mình không? Trên đây là câu hỏi của rất nhiều anh chị em Công Giáo thắc mắc, đa phần vì chúng ta chưa rõ hoặc chưa hiểu trọn vẹn một số khái niệm cũng như quy định của Giáo Hội. Qua bài đọc hôm nay tại Radio Công Giáo, chúng ta sẽ được Thuy Duong Tran chia sẻ rõ hơn. Kính mời anh chị cùng lắng nghe.
Theo kinh thánh, khi chết linh hồn sẽ về với Chúa hoặc bị hình phạt. Vậy giải thích thế nào về chuyện những gia đình vô tình xây nhà trên mồ mả bị hồn ma quấy phá? Bài đọc hôm nay sẽ chia sẻ với bạn về câu hỏi trên qua sự trình bày của Antonio Tran Trinh Trong
Giáo Hội Công Giáo Rôma mừng kính sinh nhật của ba người - Thánh Gioan Tẩy giả, Chúa Giêsu, và Đức Maria; nhưng sinh nhật của Gioan và Chúa Giêsu đều có ngày lễ vọng đi trước, còn của Đức Maria thì không có, vì sao vậy? Kính mời cộng đoàn lắng nghe bài đọc trả lời cho thắc mắc trên qua sự trình bày của Antonio Tran Trinh Trong
Các vị ĐGH thường xuất hiện với phẩm phục màu trắng, trong khi các vị linh mục lại mang phẩm phục màu đen. Tại sao lại như vậy? Mời cộng đoàn lắng nghe bài đọc hôm nay giải thích về câu hỏi phía trên qua sự trình bày của Antonio Tran Trinh Trong
Mặc dù câu hỏi này khó trả lời một cách ngắn gọn và đơn giản, chúng ta hãy xem xét một phép loại suy. Trong bài đọc hôm nay, Radio Công Giáo sẽ chia sẻ rõ hơn với các bạn về vấn đề này qua giọng đọc Thuy Duong Tran
Câu trả cặn kẽ sẽ có trong bài đọc hôm nay mà Radio Công Giáo sẽ chia sẻ với các bạn qua sự trình bày của Thuy Duong Nguyen
Rất nhiều người Công giáo ở VN chỉ biết Tin Lành khác Công Giáo ở điểm là không tin Đức Mẹ đồng trinh. Nhưng thực ra đây là 1 điểm rất nhỏ nhoi và phát sinh sau này. Trong khi 6 khác biệt tín lý trong bài đọc hôm nay mới là nghiêm trọng. Cùng lắng nghe và chia sẻ qua giọng đọc của Antonio Tran Trinh Trong Tác giả: M.Hạnh Tử ( Hỏi Đáp Tôn Giáo )
Khi đọc một số sách báo Công Giáo và nhất là về cuộc đời của một số vị Thánh, chúng ta thấy họ được gọi là những người Tử Đạo Xanh và có vẻ đã không phải chịu chết vì tuyên xưng Đức tin. Như vậy, có thể giải thích về các khái niệm Tử Đạo được không? Qua giọng đọc của Antonio Tran Trinh Trong trong bài đọc hôm nay, chúng ta sẽ có thêm được một số khái niệm Tử Đạo. Mời quý cộng đoàn lắng nghe và chia sẻ trên Radio Công Giáo.
Câu hỏi này thường được trẻ em hoặc các thanh, thiếu niên có tình cảm yêu mến động vật, thú cưng một cách mạnh mẽ khiến phần lớn người hỏi đều mong muốn có một câu trả lời là: Có ! Tuy nhiên, câu trả lời sẽ rõ ràng hơn trong bài đọc này. Mời quý cộng đoàn lắng nghe. Trình bày: Thuy Duong Tran
Hỏi: Khi có dịp đi tham quan hoặc được mời đi tham dự lễ hội ở chùa chiền, người Công Giáo có được lạy tượng Phật hay vái nhang không? Cùng nghe câu trả lời qua giọng đọc Thuy Duong Tran Tác giả: M.Hạnh Tử
Thiên Chúa không có giới tính (hay đúng hơn con người không biết rõ được mầu nhiệm Thiên Chúa), bởi Ngài là Đấng Sáng Tạo và là nguồn viên mãn. Nhưng đúng là người ta rất thường áp đặt giới tính nam (male) cho Thiên Chúa. Kính mời cộng đoàn lắng nghe giải thích cho câu hỏi trên qua giọng trình bày Antonio Trần Trinh Trong Tác giả: M. Hạnh Tử
Về vấn đề này cần phân biệt: không làm việc đền tội vì không muốn làm hay không thể làm được hoặc vì không nhớ đã làm việc đền tội hay chưa. Những trường hợp đó đều khác nhau. Cùng nghe bài đọc chia sẻ về vấn đề trên qua giọng đọc Thuy Duong Tran. Tác giả: Lm. Nguyễn Ngọc Bích, CSsRR
Chúng phải toàn vẹn! Hình ảnh các con vật toàn vẹn của Cựu ước cũng báo trước về Chúa Ki-tô, là của lễ đích thực, của lễ toàn vẹn nhất đẹp lòng Thiên Chúa, hơn mọi thứ lễ vật mà con người dâng cho Ngài. Mời cộng đoàn cùng lắng nghe thêm qua sự chia sẻ từ giọng đọc Thuy Duong Tran. Nội dung bài đọc: Đa Minh Ngọc Giám
Công giáo đông phương (GHCGĐP) là tên gọi để phân biệt giáo hội Công giáo thuộc nghi thức đông phương với Công giáo tây phương theo nghi thức Roma. (GHCGTP). Mời cộng đoàn cùng lắng nghe bài đọc chia sẻ sự khác nhau giữa hai Công Giáo qua sự trình bày giọng đọc Thuy Duong Tran. Tác giả bài viết: M. Eugenius Nguyen OCist
Mẹ Têrêsa thành Calcutta là một nữ tu và nhà truyền giáo Công giáo Rôma người Ấn Độ gốc Albania. Bà sinh tại Skopje, khi đó thuộc Đế quốc Ottoman. Sau khi sống ở Macedonia trong 18 năm, bà tới Ireland rồi Ấn Độ, nơi bà sống trong phần lớn cuộc đời còn lại. Bà sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái tại Kolkata, Ấn Độ năm 1950. Mời quý cộng đoàn lắng nghe tiểu sử cuộc đời Mẹ Têrêsa qua giọng đọc quen thuộc Thuy Duong Tran để tìm hiểu thêm về Người Mẹ của những kẻ nghèo khó và khốn cùng. Tác giả bài đọc: Trần Duy Nhiên ( Tổng hợp theo tài liệu của Mạng Lưới Vatican và Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái. )
Có thể bạn từng nghe người vô thần hỏi rằng: Nếu Chúa tồn tại, liệu Người có thể tạo ra một tảng đá nặng đến mức chính Người cũng không nhấc lên được? Chắc là có, bởi vì một vị thần toàn năng có thể làm bất cứ điều gì, vậy rõ ràng Người có sức mạnh để nâng bất cứ hòn đá nào. Nhưng cũng chính vì sự toàn năng của mình, Người cũng phải có sức mạnh để tạo ra một thứ đủ nặng mà chính Người cũng sẽ không nhấc lên được. Để tìm câu trả lời trên, kính mời cộng đoàn lắng nghe bài đọc" Nghịch Lý Tảng Đá " qua sự trình bày giọng đọc của Antonio Trần Trịnh Trọng. Nội dung bài đọc: Sưu tầm.
Tôi sinh ra trong một gia đình theo truyền thống thờ tổ tiên (đạo ông bà), có thể coi là một gia đình thuộc về phần đông trong xã hội Việt Nam. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đi lễ đền chùa là lẽ thường. Cuộc sống của tôi không có nhiều sự giáo dục về đạo đức hay lễ nghĩa từ tín ngưỡng nơi đền chùa, mà phần nhiều dựa vào sự giáo dục tại trường học và bắt chước mẫu gương người lớn tuổi hơn. Lớn hơn chút nữa, tôi chơi cùng với một người bạn Công giáo và tự mình tìm hiểu về tôn giáo mới này. Những cuốn sách tôi đọc nhiều nhất như Docat, Youcat giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu kiến thức mà Công giáo có. Bài đọc này chứa đầy xúc cảm của một Tân Tòng đến với Thiên Chúa và Giáo Hội chúng ta. Điều đó thể hiện rằng Thiên Chúa luôn đón nhận và là luôn yêu mến tất cả những ai đến với Ngài bằng trái tim, tình yêu và hành động. Mời quý cộng đoàn lắng nghe qua giọng đọc của Thuy Duong Tran. Nội dung bài đọc: Facebook.
"Nhìn vào thập giá, ai dám bảo mình không khiếp sợ. Đó là một dụng cụ hành hình tử tội, là nỗi ám ảnh kinh hãi một thời. Ngày nay thập giá vẫn được mô tả là một gánh nặng, là sự cực khổ và hy sinh. Ai chẳng có "thập giá" riêng của mình: những nỗi lo cơm áo gạo tiền, những nỗi nhọc nhằn từ cuộc sống. Nhưng đừng quên rằng tôi và bạn có một mẫu gương để hướng về, đó là Chúa Kito. Người đã sẵn lòng thực hiện cho đến cùng con đường thập giá đầy đau thương. " Nội dung bài đọc này chứa đầy xúc cảm về tình yêu với Thập Giá. Mời quý cộng đoàn lắng nghe qua sự trình bày giọng đọc của Thuy Duong Tran. Nguồn bài đọc được sưu tầm.
Thánh Padre Piô là một trong những vị Thánh được tín hữu Công Giáo yêu mến nhất với sự phục vụ không ngừng nghỉ của Ngài dành cho Giáo Hội. " Vào ngày 20.9.1918, trong lúc cầu nguyện cảm tạ sau Thánh Lễ, Cha Piô được nhìn thấy Chúa Giêsu. Khi thị kiến ấy chấm dứt, ngài được in các Dấu Thánh ở tay, chân và cạnh sườn." Mời quý cộng đoàn lắng nghe qua giọng đọc đầy truyền cảm của Atonio Tran Trinh Trong. Nội dung bài đọc dựa theo nhiều nguồn tổng hợp từ sách, báo Công Giáo.
Nghe có vẻ lạ, nhưng sự thực đã từng có thời gian Giáo Hội Công Giáo đã có một lúc 3 vị ĐGH cùng một thời gian. Bài đọc có tính chất lịch sử rất đáng nghe và trau dồi kiến thức Công Giáo. Để được hiểu rõ hơn, mời cộng đoàn lắng nghe bài đọc qua sự trình bày giọng đọc của Antonio Tran Trinh Trong. Bài đọc được trích dẫn từ tác giả M.Hạnh Tử.
Khi nghe câu hỏi này nhiều người sẽ nghĩ là đơn giản và trả lời nhanh chóng: Vì đó là biểu tượng của đạo Công Giáo. Trả lời như thế là đúng nhưng không đủ. Các bạn cần lưu ý, mọi chi tiết trong phụng vụ của Giáo Hội luôn có ý nghĩa sâu sắc chứ không đơn thuần chỉ là để trang trí. Để hiểu rõ về ý nghĩa cây Thánh Giá chúng ta cần biết một chút về qui tắc xây dựng nhà thờ trong lịch sử của Giáo Hội. Cụ thể, xin mời cộng đoàn, anh chị em chúng ta cùng lắng nghe qua giọng đọc đầy biểu cảm của Tran Thuy Duong Tác giả trả lời: M. Hạnh Tử Mọi câu hỏi liên quan, xin nhấn vào mục liên hệ tại website: catholic.com.vn
Thưa thầy, tại sao người Công Giáo lại bắt người ngoại phải theo đạo mới cho cưới con cái họ. Như vậy còn gì là tự do tín ngưỡng nữa? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều anh chị em Công Giáo cũng như người ngoại đạo quan tâm. Để nghe trả lời về câu hỏi này, mời mọi người cùng lắng nghe cách giải thích chi tiết, dễ hiểu dựa trên giáo lý mà tác giả M. Hạnh Tử chia sẻ cùng chúng ta hôm nay qua giọng đọc truyền cảm của Thuy Duong Tran Chúng con xin nhận mọi góp ý về tác quyền, nội dung qua mục liên hệ tại website: catholic.com.vn
Về vấn đề tôn kính thánh tích, thật ra, đây là một truyền thống đã có từ những thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh. Vào thế kỷ thứ 4, Thánh Basiliô viết rằng "bằng cách chạm đến các di hài của một vị tử đạo, người ta dự phần vào sự thánh hoá và được ơn từ đó". Theo dõi nhiều hơn tại catholic.com.vn #RadioCongGiao