POPULARITY
Categories
Mục đích của cuộc chiến chống hàng giả không chỉ để ngăn chặn hàng giả, mà còn để xây dựng và củng cố niềm tin của dân chúng đối với thị trường, và nền sản xuất. Tuy nhiên, dường như các nỗ lực chống hàng giả hiện nay mới chỉ hướng đến vế thứ nhất, là chống hàng giả. Còn việc tạo dựng và củng cố niềm tin của người dân thì sao?
VOV1 - Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số trở thành yếu tố cốt lõi trong công tác nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, hiện đại hoá nền hành chính và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quá trình triển khai, còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Mô hình chính quyền đô thị 2 cấp mở ra cơ hội cho các phường, xã, đặc khu của TP.HCM phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, hiện đại hoá phương thức quản lý và phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn, thách thức nhất định về hạ tầng công nghệ, nhân lực, và thói quen sử dụng của người dân, đòi hỏi cần nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ trong thời gian tới.
VOV1 - Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang( mới) đạt trên 175 triệu USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng được lực lượng chức năng đặc biệt quan tâm.
Tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh (đoạn qua xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh cũ), nhiều bãi rác tự phát xuất hiện dày đặc, thậm chí bị đốt lén lút ngay sát mép đường. Khói rác mù mịt không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và an toàn giao thông, đặc biệt trên tuyến có mật độ xe tải, container cao. Thực trạng này kéo dài suốt nhiều năm qua, phản ánh sự buông lỏng trong quản lý vệ sinh đô thị, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có biện pháp quyết liệt và triệt để hơn.
Sau nhiều năm “đắp chiếu”, nút giao Trì Bình nối khu kinh tế Dung Quất với cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã chính thức được tái khởi động. Đây là một trong những mắt xích quan trọng giúp phát huy hiệu quả tuyến cao tốc và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, để đưa công trình “trở lại đường đua” trong năm 2025, các đơn vị thi công đang phải chạy đua với nhiều thách thức – đặc biệt là xử lý nền đất yếu và thời tiết bất thường.
#Bàigiảng của ĐTGM #GiuseNguyễnNăng trong thánh lễ Tuyên Khấn Dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả, cử hành lúc 9:00 ngày 14-7-2025 tại Nhà thờ Giáo xứ Chúa Hiển Linh
Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết mới về phát triển khu vực tư nhân, lần đầu tiên khẳng định "kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia". Đối với những người mong muốn một làn sóng cải cách mới, có thể mở ra giai đoạn tăng trưởng kinh tế tiếp theo của Việt Nam, Nghị quyết 68 được ca ngợi là một văn kiện chính sách quan trọng, thậm chí là một "bình minh mới". Theo Nghị quyết 68, khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện chiếm 50% GDP, 30% thu ngân sách nhà nước và 82% việc làm, tuy nhiên văn kiện này thừa nhận những vấn đề trong việc phát triển một khu vực tư nhân mạnh ở Việt Nam: “Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước.” Nghị quyết nêu rõ, trong 5 năm tới, Việt Nam cần tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp nhỏ đăng ký chính thức, từ khoảng 900.000 doanh nghiệp hiện nay lên 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Đến năm 2045, cả nước phải đạt mục tiêu ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp hơn 60% GDP và "có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế". The Diplomat: Đảng "độc thoại" với khu vực tư nhân Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại cảm thấy cần phải ban hành một nghị quyết như vậy và nghị quyết này hướng đến ai? Nick J. Freeman, một nhà tư vấn phát triển kinh tế, trong một bài viết đăng trên trang mạng của Nhật The Diplomat ngày 08/07/2025, giải đáp: “Một số người có thể lập luận rằng đây là một phần trong nỗ lực của Việt Nam nhằm thuyết phục bộ Thương Mại Hoa Kỳ rằng Việt Nam thực sự là một nền kinh tế thị trường? vào thời điểm các vấn đề thương mại và thuế quan đang là ưu tiên hàng đầu trong kinh tế. Gần đây nhất, vào tháng 8/2024, Washington vẫn coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường (chỉ có khoảng một chục quốc gia bị xem như vậy), điều này có ảnh hưởng đến cách Hoa Kỳ đánh giá thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và đối với bất kỳ cáo buộc bán phá giá nào. Bộ Thương Mại Mỹ lưu ý rằng, tuy Hà Nội đã có những nỗ lực cải cách gần đây, "sự can thiệp sâu rộng" của chính phủ vào nền kinh tế đã "làm sai lệch giá cả và chi phí của Việt Nam". Chắc chắn rằng việc chính phủ Việt Nam sở hữu trực tiếp nhiều doanh nghiệp nhà nước và mức độ kiểm soát của chính phủ đối với một loạt các nguồn lực kinh doanh là những vấn đề di sản của nền kinh tế chỉ huy của Việt Nam trước những năm 1990 . Cũng đúng là cho đến nay, bộ phận thành công nhất của khu vực tư nhân là bộ phận có vốn đầu tư nước ngoài. Mức độ thành công mà Việt Nam đạt được trong 40 năm qua trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không được phản ánh trong việc phát triển một khu vực phi nhà nước, tự phát triển hơn.” Theo Nick J. Freeman, “các doanh nghiệp nhà nước (và chính phủ sở hữu các doanh nghiệp đó ) phải chịu một phần trách nhiệm, vì đã lấn át các đối thủ tư nhân trong một số lĩnh vực, nhưng họ không phải là thủ phạm duy nhất. Ai cũng thừa nhận rằng môi trường bảo đảm cho các công ty tư nhân phát triển và đạt được quy mô kinh tế cần thiết để cạnh tranh hiệu quả đã không hoàn toàn thuận lợi.” Nick J. Freeman viết tiếp: “Nếu tin vào Nghị quyết 68, các doanh nghiệp nhà nước sắp mất đi những đặc quyền còn lại của họ. Tuy nhiên, những thói quen cũ khó thay đổi. Giống như vào thời kỳ kinh tế chỉ huy, nghị quyết đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng cho sự phát triển của khu vực tư nhân vào năm 2030, chẳng hạn như tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp tư nhân, có 20 doanh nghiệp tư nhân trên 1.000 dân, tăng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP và lực lượng lao động... Sự ưu ái có phần lãng mạn của giới lãnh đạo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn, mặc dù điều Việt Nam thực sự cần là một đội ngũ các công ty tư nhân lớn có thể tự mình cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thay vì cứ phải tự xoay xở. Món quà lớn nhất mà giới lãnh đạo Hà Nội có thể dành cho khu vực tư nhân là giải phóng họ khỏi những mục tiêu tùy tiện như vậy, và trao cho họ quyền tự chủ để phát triển và thành công về mặt thương mại, bằng cách tập trung và tận dụng năng lực, cũng như chuyên môn vốn có của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Nếu Đảng yêu thích khu vực tư nhân, thì hãy để họ tự do.” Nick J. Freeman ghi nhận năm nay, dự kiến Việt Nam sẽ cải tổ Hiến pháp, cũng có thể sẽ có một số thay đổi quan trọng trong những phần liên quan đến nền kinh tế, vì những thay đổi về tư duy trong Nghị quyết 68 bắt đầu không phù hợp với một số điều khoản trong Hiến pháp. Ví dụ, Điều 51 Hiến pháp khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Tác giả bài viết kết luận: “Một phần nào đó, Nghị quyết 68 khiến ta có cảm giác như một lời độc thoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với khu vực tư nhân, như thể họ đang tìm cách tự thuyết phục mình, cũng như thuyết phục bất kỳ ai khác, dù trong nước hay nước ngoài, rằng triển vọng kinh tế tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự phát triển thành công của khu vực tư nhân. Với hàng loạt vụ bê bối gây chấn động gần đây trong lĩnh vực doanh nghiệp và ngân hàng, có lẽ Hà Nội cảm thấy cần phải tái khẳng định cam kết theo đuổi nền kinh tế thị trường, dù “định hướng xã hội chủ nghĩa” đến đâu. Liệu Nghị quyết 68 có đủ sức thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ rằng Việt Nam ngày nay thực sự là một nền kinh tế thị trường hay không? Có thể hình dung rằng Washington sẽ xem xét có những thay đổi nào trong cách diễn đạt của Hiến pháp, bao gồm cả Điều 4 : “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng“ Nikkei Asia: Hưởng lợi nhiều nhất là các doanh nghiệp lớn Trang mạng Nikkei Asia ngày 10/07/2025 thì đặc biệt lưu ý là Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân chủ yếu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn, còn số phận của các doanh nghiệp nhỏ thì vẫn không rõ ràng. Tờ báo viết: “Tại Việt Nam, một đội quân những người bán hàng rong nhỏ lẻ đang cung cấp thực phẩm cho cả nước, từ già đến trẻ, bán những món ăn chủ yếu, như bánh mì thịt với giá chưa đến một đô la. Đội quân này cũng là trọng tâm của Nghị quyết 68. Giống như 5 triệu hộ kinh doanh cá thể mà chính quyền ước tính đang hoạt động không chính thức tại Việt Nam, nhiều người bán hàng rong không nộp thuế và không được đăng ký chính thức là doanh nghiệp, theo các chuyên gia. Họ cho rằng thời gian, thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký các doanh nghiệp siêu nhỏ không mang lại lợi ích gì, mà chỉ là gánh nặng vì rườm rà và có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các doanh nghiệp này, thường hoạt động mà không thu hoặc cấp hóa đơn”. Phóng viên của tờ báo đã đến một con hẻm đông đúc ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi các doanh nghiệp nhỏ đủ loại hình chiếm lĩnh tầng trệt của hầu hết các chung cư, rõ ràng thách thức trong việc thực hiện cải cách vẫn còn ít được hiểu rõ. Một chủ nhà hàng sushi trong con hẻm mô tả Nghị quyết 68 là "đáng thất vọng". Nghiêm, một chủ nhà hàng đăng ký là kinh doanh hộ gia đình, cho biết : "Thực sự rất khó mà tuân thủ các tiêu chuẩn." Gần đó, một người phụ nữ bán bánh bao trên một chiếc xe đẩy nhỏ cho biết gia đình bà đã tránh đăng ký kinh doanh cho đến nay, sợ rằng thuế sẽ cắt giảm thu nhập ít ỏi của họ. Các doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước đang chờ đợi được giải thích rõ ràng hơn về luật thuế mới được ban hành phù hợp với các cải cách khu vực tư nhân, bao gồm cả việc doanh nghiệp phải nộp bao nhiêu thuế. Một người bán hàng rong, xin được giấu tên, cho biết: " Xe bán bánh bao do bố mẹ tôi làm chủ và họ chỉ kiếm được một ít tiền, vì vậy tôi không nghĩ họ sẽ đăng ký. Thu nhập của chúng tôi quá ít ỏi." Nghị quyết 68 kêu gọi các cơ quan chức năng xóa bỏ lệ phí đăng ký và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới trong ba năm đầu hoạt động. Nghị quyết cũng thúc đẩy việc đơn giản hóa và số hóa các thủ tục hành chính, khuyến khích tiêu dùng và bán hàng hóa Việt Nam, đồng thời đảm bảo việc sử dụng hợp lý quyền tiếp cận đất đai, vốn, công nghệ và dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế. Nikkei Asia lưu ý: “Nghị quyết 68 mới chỉ bắt đầu được cụ thể hóa trong luật, khiến nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang loay hoay tìm hiểu xem chính sách và quy định của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến họ cụ thể như thế nào. Một số người lo ngại sẽ có cuộc trấn áp chống trốn thuế và kinh doanh hàng giả, nên có thể sẽ bị chậm trễ trong quá trình đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp hợp pháp. ( … ) Mặc dù nỗ lực thúc đẩy khu vực tư nhân được ủng hộ rộng rãi trong nước, các chuyên gia lo ngại rằng nhóm nhỏ các tập đoàn tư nhân lớn hiện có của Việt Nam có thể là những người hưởng lợi nhiều nhất, trong khi các chủ doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn dưới áp lực chính thức hóa hoạt động.” Nikkei Asia trích dẫn ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết “có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất chính là các doanh nghiệp vốn đã được hưởng ưu đãi từ các nhà hoạch định chính sách, bao gồm quyền tiếp cận đất đai - đặc biệt là đất thuộc sở hữu nhà nước - và tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam". Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang lấy Vingroup làm ví dụ. Tập đoàn này đã dựa vào lĩnh vực bất động sản để xây dựng cơ đồ và hiện có một loạt các công ty con, bao gồm VinFast, thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam vươn ra toàn cầu. Trong số các doanh nghiệp lớn khác có thể hưởng lợi từ Nghị quyết 68, có Tập đoàn thép Hòa Phát, công ty bất động sản Sun Group và nhà sản xuất ô tô THACO. Các doanh nghiệp tư nhân lớn hiện có ở Việt Nam rất táo bạo, giàu vốn, hoặc có mối quan hệ với các tổ chức tài chính toàn cầu, và nhất là đã chứng minh được khả năng phát triển nhanh chóng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm chạp và kém hiệu quả, theo nhận định của các nhà quan sát. Cũng trong bài viết của Nikkei Asia, Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Honolulu, cho rằng, trên thực tế, Nghị quyết 68 không tạo nhiều không gian cho một thị trường cạnh tranh. Thay vào đó, ông Tô Lâm đang thúc đẩy một mô hình giống như các chaebol Hàn Quốc - các tập đoàn lớn do gia đình điều hành - làm động lực tăng trưởng chính. Vuving nói: "Điều tôi thấy trong nghị quyết này là sự thúc đẩy các công ty lớn. Họ sẽ được hưởng một vị thế độc quyền." Fulcrum: Giám sát chặt chẽ và nỗ lực chống tham nhũng Trong một bài viết đăng ngày 05/06 trên trang Fulcrum, chuyên phân tích về Đông Nam Á, Nicholas Chapman, nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku, chuyên về chính sách đối ngoại, kinh tế chính trị và lịch sử Việt Nam, cảnh báo: “Nếu không đưa giám sát, minh bạch và cạnh tranh công bằng vào quá trình thực hiện, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bài học quan trọng ở đây là: chỉ loại bỏ các rào cản đầu tư thôi là chưa đủ. Chính phủ cũng phải đảm bảo rằng sự hỗ trợ của nhà nước đi đôi với việc giám sát thận trọng và các nỗ lực chống tham nhũng, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nỗ lực hơn nữa để tích hợp các công ty trong nước vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghị quyết 68 chắc chắn cho thấy nhiều hứa hẹn, nhưng nếu không có các biện pháp bảo vệ, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng không tránh khỏi tham nhũng và hành vi trục lợi.” Nhà nghiên cứu Nicholas Chapman viết tiếp: “Tương tự, việc nhà nước thúc đẩy khu vực tư nhân mạnh mẽ hơn cũng cần đảm bảo rằng các tập đoàn lớn không bóp nghẹt nền kinh tế và độc quyền chuyển giao tri thức, từ đó có khả năng cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghị quyết 68 nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân nên cạnh tranh bình đẳng với các khu vực kinh tế khác, nhưng không đề cập đến việc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các chaebol của Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về mối nguy hiểm của việc mất cân bằng trong sân chơi. Sự thống trị thị trường của các tập đoàn khổng lồ trong những năm gần đây đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp, mặc dù các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng về việc làm cao hơn nhiều. Nghị quyết 68 đặt mục tiêu thành lập 2 triệu doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã chỉ ra, tăng trưởng về số lượng trong các doanh nghiệp tư nhân là chưa đủ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có cơ hội hội nhập vào chuỗi giá trị và thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước.”
Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết mới về phát triển khu vực tư nhân, lần đầu tiên khẳng định "kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia". Đối với những người mong muốn một làn sóng cải cách mới, có thể mở ra giai đoạn tăng trưởng kinh tế tiếp theo của Việt Nam, Nghị quyết 68 được ca ngợi là một văn kiện chính sách quan trọng, thậm chí là một "bình minh mới". Theo Nghị quyết 68, khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện chiếm 50% GDP, 30% thu ngân sách nhà nước và 82% việc làm, tuy nhiên văn kiện này thừa nhận những vấn đề trong việc phát triển một khu vực tư nhân mạnh ở Việt Nam: “Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước.” Nghị quyết nêu rõ, trong 5 năm tới, Việt Nam cần tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp nhỏ đăng ký chính thức, từ khoảng 900.000 doanh nghiệp hiện nay lên 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Đến năm 2045, cả nước phải đạt mục tiêu ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp hơn 60% GDP và "có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế". The Diplomat: Đảng "độc thoại" với khu vực tư nhân Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại cảm thấy cần phải ban hành một nghị quyết như vậy và nghị quyết này hướng đến ai? Nick J. Freeman, một nhà tư vấn phát triển kinh tế, trong một bài viết đăng trên trang mạng của Nhật The Diplomat ngày 08/07/2025, giải đáp: “Một số người có thể lập luận rằng đây là một phần trong nỗ lực của Việt Nam nhằm thuyết phục bộ Thương Mại Hoa Kỳ rằng Việt Nam thực sự là một nền kinh tế thị trường? vào thời điểm các vấn đề thương mại và thuế quan đang là ưu tiên hàng đầu trong kinh tế. Gần đây nhất, vào tháng 8/2024, Washington vẫn coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường (chỉ có khoảng một chục quốc gia bị xem như vậy), điều này có ảnh hưởng đến cách Hoa Kỳ đánh giá thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và đối với bất kỳ cáo buộc bán phá giá nào. Bộ Thương Mại Mỹ lưu ý rằng, tuy Hà Nội đã có những nỗ lực cải cách gần đây, "sự can thiệp sâu rộng" của chính phủ vào nền kinh tế đã "làm sai lệch giá cả và chi phí của Việt Nam". Chắc chắn rằng việc chính phủ Việt Nam sở hữu trực tiếp nhiều doanh nghiệp nhà nước và mức độ kiểm soát của chính phủ đối với một loạt các nguồn lực kinh doanh là những vấn đề di sản của nền kinh tế chỉ huy của Việt Nam trước những năm 1990 . Cũng đúng là cho đến nay, bộ phận thành công nhất của khu vực tư nhân là bộ phận có vốn đầu tư nước ngoài. Mức độ thành công mà Việt Nam đạt được trong 40 năm qua trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không được phản ánh trong việc phát triển một khu vực phi nhà nước, tự phát triển hơn.” Theo Nick J. Freeman, “các doanh nghiệp nhà nước (và chính phủ sở hữu các doanh nghiệp đó ) phải chịu một phần trách nhiệm, vì đã lấn át các đối thủ tư nhân trong một số lĩnh vực, nhưng họ không phải là thủ phạm duy nhất. Ai cũng thừa nhận rằng môi trường bảo đảm cho các công ty tư nhân phát triển và đạt được quy mô kinh tế cần thiết để cạnh tranh hiệu quả đã không hoàn toàn thuận lợi.” Nick J. Freeman viết tiếp: “Nếu tin vào Nghị quyết 68, các doanh nghiệp nhà nước sắp mất đi những đặc quyền còn lại của họ. Tuy nhiên, những thói quen cũ khó thay đổi. Giống như vào thời kỳ kinh tế chỉ huy, nghị quyết đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng cho sự phát triển của khu vực tư nhân vào năm 2030, chẳng hạn như tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp tư nhân, có 20 doanh nghiệp tư nhân trên 1.000 dân, tăng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP và lực lượng lao động... Sự ưu ái có phần lãng mạn của giới lãnh đạo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn, mặc dù điều Việt Nam thực sự cần là một đội ngũ các công ty tư nhân lớn có thể tự mình cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thay vì cứ phải tự xoay xở. Món quà lớn nhất mà giới lãnh đạo Hà Nội có thể dành cho khu vực tư nhân là giải phóng họ khỏi những mục tiêu tùy tiện như vậy, và trao cho họ quyền tự chủ để phát triển và thành công về mặt thương mại, bằng cách tập trung và tận dụng năng lực, cũng như chuyên môn vốn có của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Nếu Đảng yêu thích khu vực tư nhân, thì hãy để họ tự do.” Nick J. Freeman ghi nhận năm nay, dự kiến Việt Nam sẽ cải tổ Hiến pháp, cũng có thể sẽ có một số thay đổi quan trọng trong những phần liên quan đến nền kinh tế, vì những thay đổi về tư duy trong Nghị quyết 68 bắt đầu không phù hợp với một số điều khoản trong Hiến pháp. Ví dụ, Điều 51 Hiến pháp khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Tác giả bài viết kết luận: “Một phần nào đó, Nghị quyết 68 khiến ta có cảm giác như một lời độc thoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với khu vực tư nhân, như thể họ đang tìm cách tự thuyết phục mình, cũng như thuyết phục bất kỳ ai khác, dù trong nước hay nước ngoài, rằng triển vọng kinh tế tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự phát triển thành công của khu vực tư nhân. Với hàng loạt vụ bê bối gây chấn động gần đây trong lĩnh vực doanh nghiệp và ngân hàng, có lẽ Hà Nội cảm thấy cần phải tái khẳng định cam kết theo đuổi nền kinh tế thị trường, dù “định hướng xã hội chủ nghĩa” đến đâu. Liệu Nghị quyết 68 có đủ sức thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ rằng Việt Nam ngày nay thực sự là một nền kinh tế thị trường hay không? Có thể hình dung rằng Washington sẽ xem xét có những thay đổi nào trong cách diễn đạt của Hiến pháp, bao gồm cả Điều 4 : “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng“ Nikkei Asia: Hưởng lợi nhiều nhất là các doanh nghiệp lớn Trang mạng Nikkei Asia ngày 10/07/2025 thì đặc biệt lưu ý là Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân chủ yếu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn, còn số phận của các doanh nghiệp nhỏ thì vẫn không rõ ràng. Tờ báo viết: “Tại Việt Nam, một đội quân những người bán hàng rong nhỏ lẻ đang cung cấp thực phẩm cho cả nước, từ già đến trẻ, bán những món ăn chủ yếu, như bánh mì thịt với giá chưa đến một đô la. Đội quân này cũng là trọng tâm của Nghị quyết 68. Giống như 5 triệu hộ kinh doanh cá thể mà chính quyền ước tính đang hoạt động không chính thức tại Việt Nam, nhiều người bán hàng rong không nộp thuế và không được đăng ký chính thức là doanh nghiệp, theo các chuyên gia. Họ cho rằng thời gian, thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký các doanh nghiệp siêu nhỏ không mang lại lợi ích gì, mà chỉ là gánh nặng vì rườm rà và có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các doanh nghiệp này, thường hoạt động mà không thu hoặc cấp hóa đơn”. Phóng viên của tờ báo đã đến một con hẻm đông đúc ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi các doanh nghiệp nhỏ đủ loại hình chiếm lĩnh tầng trệt của hầu hết các chung cư, rõ ràng thách thức trong việc thực hiện cải cách vẫn còn ít được hiểu rõ. Một chủ nhà hàng sushi trong con hẻm mô tả Nghị quyết 68 là "đáng thất vọng". Nghiêm, một chủ nhà hàng đăng ký là kinh doanh hộ gia đình, cho biết : "Thực sự rất khó mà tuân thủ các tiêu chuẩn." Gần đó, một người phụ nữ bán bánh bao trên một chiếc xe đẩy nhỏ cho biết gia đình bà đã tránh đăng ký kinh doanh cho đến nay, sợ rằng thuế sẽ cắt giảm thu nhập ít ỏi của họ. Các doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước đang chờ đợi được giải thích rõ ràng hơn về luật thuế mới được ban hành phù hợp với các cải cách khu vực tư nhân, bao gồm cả việc doanh nghiệp phải nộp bao nhiêu thuế. Một người bán hàng rong, xin được giấu tên, cho biết: " Xe bán bánh bao do bố mẹ tôi làm chủ và họ chỉ kiếm được một ít tiền, vì vậy tôi không nghĩ họ sẽ đăng ký. Thu nhập của chúng tôi quá ít ỏi." Nghị quyết 68 kêu gọi các cơ quan chức năng xóa bỏ lệ phí đăng ký và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới trong ba năm đầu hoạt động. Nghị quyết cũng thúc đẩy việc đơn giản hóa và số hóa các thủ tục hành chính, khuyến khích tiêu dùng và bán hàng hóa Việt Nam, đồng thời đảm bảo việc sử dụng hợp lý quyền tiếp cận đất đai, vốn, công nghệ và dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế. Nikkei Asia lưu ý: “Nghị quyết 68 mới chỉ bắt đầu được cụ thể hóa trong luật, khiến nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang loay hoay tìm hiểu xem chính sách và quy định của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến họ cụ thể như thế nào. Một số người lo ngại sẽ có cuộc trấn áp chống trốn thuế và kinh doanh hàng giả, nên có thể sẽ bị chậm trễ trong quá trình đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp hợp pháp. ( … ) Mặc dù nỗ lực thúc đẩy khu vực tư nhân được ủng hộ rộng rãi trong nước, các chuyên gia lo ngại rằng nhóm nhỏ các tập đoàn tư nhân lớn hiện có của Việt Nam có thể là những người hưởng lợi nhiều nhất, trong khi các chủ doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn dưới áp lực chính thức hóa hoạt động.” Nikkei Asia trích dẫn ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết “có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất chính là các doanh nghiệp vốn đã được hưởng ưu đãi từ các nhà hoạch định chính sách, bao gồm quyền tiếp cận đất đai - đặc biệt là đất thuộc sở hữu nhà nước - và tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam". Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang lấy Vingroup làm ví dụ. Tập đoàn này đã dựa vào lĩnh vực bất động sản để xây dựng cơ đồ và hiện có một loạt các công ty con, bao gồm VinFast, thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam vươn ra toàn cầu. Trong số các doanh nghiệp lớn khác có thể hưởng lợi từ Nghị quyết 68, có Tập đoàn thép Hòa Phát, công ty bất động sản Sun Group và nhà sản xuất ô tô THACO. Các doanh nghiệp tư nhân lớn hiện có ở Việt Nam rất táo bạo, giàu vốn, hoặc có mối quan hệ với các tổ chức tài chính toàn cầu, và nhất là đã chứng minh được khả năng phát triển nhanh chóng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm chạp và kém hiệu quả, theo nhận định của các nhà quan sát. Cũng trong bài viết của Nikkei Asia, Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Honolulu, cho rằng, trên thực tế, Nghị quyết 68 không tạo nhiều không gian cho một thị trường cạnh tranh. Thay vào đó, ông Tô Lâm đang thúc đẩy một mô hình giống như các chaebol Hàn Quốc - các tập đoàn lớn do gia đình điều hành - làm động lực tăng trưởng chính. Vuving nói: "Điều tôi thấy trong nghị quyết này là sự thúc đẩy các công ty lớn. Họ sẽ được hưởng một vị thế độc quyền." Fulcrum: Giám sát chặt chẽ và nỗ lực chống tham nhũng Trong một bài viết đăng ngày 05/06 trên trang Fulcrum, chuyên phân tích về Đông Nam Á, Nicholas Chapman, nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku, chuyên về chính sách đối ngoại, kinh tế chính trị và lịch sử Việt Nam, cảnh báo: “Nếu không đưa giám sát, minh bạch và cạnh tranh công bằng vào quá trình thực hiện, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bài học quan trọng ở đây là: chỉ loại bỏ các rào cản đầu tư thôi là chưa đủ. Chính phủ cũng phải đảm bảo rằng sự hỗ trợ của nhà nước đi đôi với việc giám sát thận trọng và các nỗ lực chống tham nhũng, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nỗ lực hơn nữa để tích hợp các công ty trong nước vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghị quyết 68 chắc chắn cho thấy nhiều hứa hẹn, nhưng nếu không có các biện pháp bảo vệ, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng không tránh khỏi tham nhũng và hành vi trục lợi.” Nhà nghiên cứu Nicholas Chapman viết tiếp: “Tương tự, việc nhà nước thúc đẩy khu vực tư nhân mạnh mẽ hơn cũng cần đảm bảo rằng các tập đoàn lớn không bóp nghẹt nền kinh tế và độc quyền chuyển giao tri thức, từ đó có khả năng cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghị quyết 68 nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân nên cạnh tranh bình đẳng với các khu vực kinh tế khác, nhưng không đề cập đến việc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các chaebol của Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về mối nguy hiểm của việc mất cân bằng trong sân chơi. Sự thống trị thị trường của các tập đoàn khổng lồ trong những năm gần đây đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp, mặc dù các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng về việc làm cao hơn nhiều. Nghị quyết 68 đặt mục tiêu thành lập 2 triệu doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã chỉ ra, tăng trưởng về số lượng trong các doanh nghiệp tư nhân là chưa đủ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có cơ hội hội nhập vào chuỗi giá trị và thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước.”
Những cảnh báo trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, sự thực có phải như vậy? Những lưu ý của chuyên gia khi sử dụng lò vi sóng.
Rất lâu rồi mình mới có cơ hội quay lại series review sách, và ở tập này, mình chọn review một cuốn sách Deep Work (Cal Newport) thuộc thể loại mà mình vốn không mấy hứng thú – self-help. Tuy vậy, sau hơn 2 tháng ứng dụng thử một vài tips trong cuốn sách này, mình thấy có một vài thay đổi khá rõ rệt về công việc, mình làm ít đi nhưng hiệu quả hơn. Không phải mọi thứ trong sách mình đều đồng tình, nhưng mình không thích không có nghĩa là các bạn không thích, thành ra mình đã dành hẳn gần 40 phút để làm video này, đưa ra toàn bộ những nguyên tắc lớn nhất trong sách kèm một chút góc nhìn cá nhân ở cuối video. Hy vọng các bạn thấy nó thú vị, và hãy đọc/nghe cuốn sách với một cái đầu mở nha. Để đầu tư tốt hơn cho thiết bị và chi phí hosting, mình rất vui nếu bạn có thể ủng hộ/donate mình thông qua MoMo hoặc chuyển khoản ngân hàng: 222 6868 111 - NGUYEN DUY THANH - MB (NH Quân Đội). Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Sau khi bị bắt tạm giam, bà Thương có những biểu hiện mâu thuẫn, lúc thừa nhận, lúc chối tội, lúc lại tỏ ra hả hê cho rằng cái chết của Thường là xứng đáng. Trong khi đó, con trai bà là Hồng Đức cũng bị triệu tập vì nghi vấn gửi tin nhắn khủng bố nạn nhân từ điện thoại của bạn gái là Thảo. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, cảnh sát xác định Đức chỉ là người nhận tội thay mẹ.
Người dân có thể giải quyết hầu hết thủ tục hành chính ngay tại xã, phường nơi đang được trao quyền nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để quyền thực sự phát huy hiệu quả, chính quyền cơ sở phải đổi mới toàn diện về năng lực và điều kiện thực thi.
Nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, Hà Nội đang đề xuất thí điểm không cần công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất giữa cá nhân trong các dự án bất động sản. Tuy nhiên, đề xuất này có thực sự phù hợp với quy định pháp luật hiện hành?
►Đăng ký Coaching 1-1 với Hòa xây dựng phương án tài chính mua nhà: https://tiencuatoi.vn/coach-tai-chinh-ca-nhan-va-dau-tu-tai-san► Top những công cụ tài chính hữu ích: https://tiencuatoi.vn/top-nhung-cong-cu-tai-chinh-ca-nhan-huu-ich► Đăng ký học cách quản lý dòng tiền thông minh: https://tiencuatoi.vn/hoc-cach-quan-ly-dong-tien-thong-minhCác công cụ tài chính hữu ích► Mở tài khoản đầu tư tài sản tại công ty chứng khoán Techcombank (TCBS) hoàn toàn online tại: https://iwp.tcbs.com.vn/105C041670 ►Mở tài khoản đầu tư công ty chứng khoán SSI: https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/mo-tai-khoan?mgm=NA3Z ; Mã giới thiệu: HOATC► Tích lũy quỹ đầu tư chủ động qua Fmarket: https://fmarket.vn/refpartner/FC325488► Mua Bitcoin tích trữ sở hữu hoàn toàn online: https://accounts.binance.com/vi/register?ref=39623479►Đăng ký tham gia nhóm học tập tích lũy tài sản: https://tiencuatoi.vn/hoi-vien-tich-luy-tai-san► Đăng ký học cách quản lý dòng tiền thông minh: https://tiencuatoi.vn/hoc-cach-quan-ly-dong-tien-thong-minh► Đăng ký nhận Mini eBook
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã quyết định giữ nguyên lãi suất căn bản ở mức 3,85% trong cuộc họp tháng Bảy, bất chấp kỳ vọng của thị trường vào một đợt giảm tiếp theo. Tuy nhiên, RBA cũng phát tín hiệu rằng một giai đoạn hạ lãi suất đang đến gần, tùy thuộc vào dữ liệu lạm phát sắp công bố.
- Khơi thông dòng chảy ngân sách Nhà nước trong thời kỳ mới.- Việt Nam thúc đẩy các dự án chuyển đổi năng lượng công bằng trong triển khai thực hiện Tuyên bố JETP.
VOV1 - Các nguồn tin liên quan vừa cho biết lực lượng cứu hộ đã cứu sống được thêm 4 người trên chiếc tàu chở hàng của Hy Lạp bị lực lượng Houthi ở Yemen đánh chìm trên Biển Đỏ 2 ngày trước. Tuy nhiên, 11 thủy thủ vẫn bị mất tích, trong đó một số người được cho là đang bị nhóm vũ trang Yemen bắt giữ
Sau thành công không ngờ đến của bộ phim tài liệu “Once Upon a Bridge in Vietnam” ( Ngày xưa có một chiếc cầu ở Việt Nam ), đạo diễn trẻ mang hai dòng máu Pháp Việt François Bibonne sắp tái ngộ khán giả với phần hai của bộ phim "Once Upon a Bridge II". Bibonne hy vọng bộ phim sẽ được trình làng vào tháng 11 năm nay. Ban đầu Bibonne dự định làm một bộ phim về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh vẫn lồng vào đó âm nhạc, phong cảnh, văn hóa Việt Nam, như là sự tiếp nối của một cuộc hành trình tìm về nguồn. Phạm vi của "Once Upon a Bridge II" được mở rộng hơn, hành trình trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đến những vùng xa xôi như Bình Liêu (Quảng Ninh) và Pleiku. Lần này, theo lời François Bibonne, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, bộ phim sẽ mang tính chất cá nhân hơn, đạo diễn trở thành như là một "nhân vật chính" trong phim: “Khi làm bộ phim đầu tiên, tôi thực sự không muốn mình ở trong đó, tôi chỉ là một người quay phim. Nhưng rồi tôi nhận thấy điều mà mọi người quan tâm đó là bộ phim được hiện thân, nghĩa là có một nhân vật chính, có thể tạo ra mối liên hệ giữa tất cả các cảnh này, vì có rất nhiều chủ đề khác nhau, làm sao có thể diễn đạt, dung hòa tất cả những mối liên hệ này. Nói chung, đây là sự trở lại với nguồn gốc Việt Nam, thông qua nhân vật tôi, vì bà tôi là người Việt Nam, nên tôi là người Pháp gốc Việt. Và tôi tạo ra mối liên hệ giữa tất cả những câu chuyện nhỏ mà chúng ta tìm thấy trong mọi bộ phim tài liệu, đôi khi với những hình ảnh có tôi xuất hiện trong đó. Tôi cũng sẽ không xuất hiện nhiều đâu. Nhưng khi tôi làm một đoạn phim giới thiệu, tôi phải đặt mình vào cảnh một chút để kích hoạt câu chuyện, nếu không thì chỉ lồng tiếng thôi. Nhưng thực sự, ngoài bản thân tôi, tôi nghĩ nhân vật chính, đó là Việt Nam.” Như đã nói ở trên, ban đầu François Bibonne dự định làm một bộ phim tài liệu về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh quyết định là phim sẽ không bám vào thời sự của môn bóng tròn, mà sẽ là một bộ phim "phi thời gian tính": "Khi tôi đến Việt Nam để thực hiện dự án mới này, thực ra tôi đã bắt đầu theo dõi đội tuyển quốc gia, đã có rất nhiều trận thua vào thời điểm đó. Vì vậy, tôi hơi xuống tinh thần. Tôi vẫn muốn làm bộ phim này, nhưng nói ít hơn về đội tuyển quốc gia và thời gian đó người dân cũng bớt hồ hởi với bóng đá. Thế rồi gần đây, họ đã giành được chức vô địch Đông Nam Á. Họ có một huấn luyện viên mới là người Hàn Quốc và đã gặt hái rất nhiều thành công. Mọi người thực sự tin tưởng vào đội tuyển quốc gia và thực sự đang có một điều gì đó rất tích cực. Bối cảnh rất thuận lợi cho dự án của tôi. Thật ra dầu sao thì tôi không bị ảnh hưởng bởi thời sự, bởi vì tôi làm một bộ phim tài liệu điện ảnh hơn là một bộ phim tài liệu về các vấn đề thời sự, vì vậy có thể nói rằng, những gì tôi làm gần như là phim tài liệu hư cấu, một dự án dài hạn, mà tôi hy vọng sẽ là phi thời gian tính, bất kể các sự kiện hiện tại. Giống như bộ phim trước, đó là một bộ phim mà tôi nghĩ chúng ta cũng có thể xem sau nay, không nhất thiết phụ thuộc vào các sự kiện hiện tại." Trên con đường tìm về nguồn khi thực hiện bộ phim "Once Upon a Bridge II", đạo diễn trẻ Bibonne đã có dịp đến Hải Phòng, thành phố quê hương của người bà: “Tôi chưa từng đến đó, mặc dù thành phố Hải Phòng là nơi bà tôi sinh ra, đúng hơn bà sinh ra ở một ngôi làng nhỏ không xa Hải Phòng, nhưng là trong khu vực đó. Vì vậy, nó vẫn rất mang tính biểu tượng. Đến Hải Phòng là một trải nghiệm với nhiều cảm xúc mạnh mẽ, vì nguồn gốc của tôi là từ đó. Chứ bóng đá không liên quan gì đến bà tôi. Điều thú vị nữa là tìm thấy chính mình, trong một môi trường mà trước đó tôi không biết, và đó là điều tôi muốn khám phá thông qua âm nhạc. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là những khám phá về khắp mọi miền đất nước, không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến bà tôi. Tôi đã đến khá nhiều nơi mà bà nghĩ là đã từng đến, nhưng vì nó cũng rất xa ngay cả trong ký ức của bà, nên tôi không chắc có đúng như thế không. Tôi biết là bà tôi có gia đình ở Hải Phòng, nhưng thực sự rất khó tìm được họ.Tôi thích mọi thứ bên bờ biển, mà Hải Phòng thì cũng bờ biển, cho nên có điều gì đó rất đặc biệt. Rồi có các tòa nhà từ thời thuộc địa Pháp, hải cảng, v.v. Có một nền văn hóa địa phương cũng rất đặc biệt. Ở Pháp, bà tôi ở cũng từng sống ở miền nam bên bờ biển, có lẽ vì vậy bà thích Hải Phòng. Cuộc sống ở đây ít hối hả hơn so với Hà Nội và tôi cũng thực sự thích điều đó.” François Bibonne cho biết trong quá trình làm phim, anh cũng đã đến Pleiku, đến Kontum và đã gặp người sắc tộc thiểu số Ba Na, rồi đến Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam, gần Trung Quốc. Ở vùng đó, Bibonne đã gặp người dân tộc Sán Chay, họ đã hát cho anh nghe một bài hát rất hay. Có những khám phá, những giao lưu văn hóa và đối với anh bóng đá trở thành như là một cái cớ để dẫn đến những cuộc gặp gỡ đó. Bibonne tiếp tục đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam vào "Once Upon a Bridge II", tiếp tục kết nối những nhạc cụ dân tộc với những nhạc cụ phương Tây. Thực hiện bộ phim tiếp nối “Once Upon a Bridge in Vietnam”, François Bibonne cũng vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ đã được biết đến nhiều qua bộ phim đầu tay, anh cũng được hỗ trợ nhiều hơn: “Khó khăn đầu tiên là có được sự thoải mái trong một môi trường xa lạ, đó là bóng đá. Vì vậy, tôi đã phải tìm hiểu rất nhiều, thậm chí nói chuyện với bạn bè ở Pháp, hiểu rõ hơn về bóng đá và nắm được những điều cơ bản, v.v. Tiếp đến là vấn đề về kỹ thuật, vì quay phim bóng đá rất phức tạp. Ta không thể quay bằng camera từ khán đài, mà phải cố vào được trong sân để quay cận cảnh các cầu thủ, một thao tác mang tính kỹ thuật rất cao. Và sau đó, cũng như mọi người Pháp, mọi người nước ngoài, trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, luôn có vấn đề về hàng rào ngôn ngữ. Tôi đang học tiếng Việt, ngày càng giỏi hơn, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Ngoài ra còn có vấn đề về ngân sách, hiện giờ tôi phải bỏ tiền túi ra và tôi rất muốn sau này tìm được các nhà tài trợ, nhưng tôi tự tin hơn. Nhờ thành công của bộ phim trước, tôi ngày càng được mọi người biết đến tôi và tôi hy vọng tìm được một nhà phát hành ở Pháp, có thể là kênh TV5 Monde hay một kênh nào đó. Các nhà báo ở Việt Nam, những người có đầu óc rất cởi mở, sẽ giúp tôi tiếp cận những thứ mà trước đây tôi có thể không có. Thêm vào đó, tôi đã định cư ở Việt Nam trong thời gian dài, trong khi trước đây tôi làm phim trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, bây giờ bối cảnh vẫn thuận lợi hơn.” François Bibonne cho biết: "Tôi đã quay được hai phần ba, gần ba phần tư, những gì tôi muốn. Vì vậy, tôi nghĩ có thể hoàn tất việc quay mọi thứ tôi cần vào khoảng tháng 9 và có thể hoàn thành việc biên tập phim vào khoảng tháng 11. Và biết đâu có thể kịp để gởi nó đến Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul!" Bộ phim đầu tay "Once Upon a Bridge in Vietnam" của Bibonne đã từng được trình chiếu tại Liên hoan Vesoul năm 2023, tranh giải trong hạng mục Phim tài liệu. Tuy không nhận được giải nào, nhưng qua Liên hoan này mà chàng đạo diễn trẻ mang hai giòng máu Pháp-Việt được công chúng quốc tế biết đến nhiều hơn. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã từng đoạt giải Phim tài liệu ngắn hay nhất tại Liên hoan Phim Los Angeles 2022. Phim còn đã được trình chiếu ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, Pháp, Anh và Hoa Kỳ. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã được phát trên hai nền tảng phát trực tuyến lớn tại Việt Nam FPT Play và Galaxy Play. Anh hy vọng là bộ phim thứ hai cũng sẽ được chiếu trên hai nền tảng đó. Nhưng François Bibonne cho biết ở Pháp, anh vẫn chưa tìm được nhà phân phối cho bộ phim đầu tiên, vì phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu. Tuy nhiên, nhà đạo diễn trẻ vẫn không nản chí, tin tưởng là sẽ làm được.
Tại Singapore, số lượng xe điện trong những năm gần đây đang tăng nhanh trong làn sóng chuyển dịch sang xe điện. Tuy nhiên, các xưởng ô tô đang gặp khó khăn trong việc thích ứng, khi mà các kỹ thuật viên phải được đào tạo về các công nghệ mới dành riêng cho từng thương hiệu.
Sau thành công không ngờ đến của bộ phim tài liệu “Once Upon a Bridge in Vietnam” ( Ngày xưa có một chiếc cầu ở Việt Nam ), đạo diễn trẻ mang hai dòng máu Pháp Việt François Bibonne sắp tái ngộ khán giả với phần hai của bộ phim "Once Upon a Bridge II". Bibonne hy vọng bộ phim sẽ được trình làng vào tháng 11 năm nay. Ban đầu Bibonne dự định làm một bộ phim về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh vẫn lồng vào đó âm nhạc, phong cảnh, văn hóa Việt Nam, như là sự tiếp nối của một cuộc hành trình tìm về nguồn. Phạm vi của "Once Upon a Bridge II" được mở rộng hơn, hành trình trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đến những vùng xa xôi như Bình Liêu (Quảng Ninh) và Pleiku. Lần này, theo lời François Bibonne, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, bộ phim sẽ mang tính chất cá nhân hơn, đạo diễn trở thành như là một "nhân vật chính" trong phim: “Khi làm bộ phim đầu tiên, tôi thực sự không muốn mình ở trong đó, tôi chỉ là một người quay phim. Nhưng rồi tôi nhận thấy điều mà mọi người quan tâm đó là bộ phim được hiện thân, nghĩa là có một nhân vật chính, có thể tạo ra mối liên hệ giữa tất cả các cảnh này, vì có rất nhiều chủ đề khác nhau, làm sao có thể diễn đạt, dung hòa tất cả những mối liên hệ này. Nói chung, đây là sự trở lại với nguồn gốc Việt Nam, thông qua nhân vật tôi, vì bà tôi là người Việt Nam, nên tôi là người Pháp gốc Việt. Và tôi tạo ra mối liên hệ giữa tất cả những câu chuyện nhỏ mà chúng ta tìm thấy trong mọi bộ phim tài liệu, đôi khi với những hình ảnh có tôi xuất hiện trong đó. Tôi cũng sẽ không xuất hiện nhiều đâu. Nhưng khi tôi làm một đoạn phim giới thiệu, tôi phải đặt mình vào cảnh một chút để kích hoạt câu chuyện, nếu không thì chỉ lồng tiếng thôi. Nhưng thực sự, ngoài bản thân tôi, tôi nghĩ nhân vật chính, đó là Việt Nam.” Như đã nói ở trên, ban đầu François Bibonne dự định làm một bộ phim tài liệu về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh quyết định là phim sẽ không bám vào thời sự của môn bóng tròn, mà sẽ là một bộ phim "phi thời gian tính": "Khi tôi đến Việt Nam để thực hiện dự án mới này, thực ra tôi đã bắt đầu theo dõi đội tuyển quốc gia, đã có rất nhiều trận thua vào thời điểm đó. Vì vậy, tôi hơi xuống tinh thần. Tôi vẫn muốn làm bộ phim này, nhưng nói ít hơn về đội tuyển quốc gia và thời gian đó người dân cũng bớt hồ hởi với bóng đá. Thế rồi gần đây, họ đã giành được chức vô địch Đông Nam Á. Họ có một huấn luyện viên mới là người Hàn Quốc và đã gặt hái rất nhiều thành công. Mọi người thực sự tin tưởng vào đội tuyển quốc gia và thực sự đang có một điều gì đó rất tích cực. Bối cảnh rất thuận lợi cho dự án của tôi. Thật ra dầu sao thì tôi không bị ảnh hưởng bởi thời sự, bởi vì tôi làm một bộ phim tài liệu điện ảnh hơn là một bộ phim tài liệu về các vấn đề thời sự, vì vậy có thể nói rằng, những gì tôi làm gần như là phim tài liệu hư cấu, một dự án dài hạn, mà tôi hy vọng sẽ là phi thời gian tính, bất kể các sự kiện hiện tại. Giống như bộ phim trước, đó là một bộ phim mà tôi nghĩ chúng ta cũng có thể xem sau nay, không nhất thiết phụ thuộc vào các sự kiện hiện tại." Trên con đường tìm về nguồn khi thực hiện bộ phim "Once Upon a Bridge II", đạo diễn trẻ Bibonne đã có dịp đến Hải Phòng, thành phố quê hương của người bà: “Tôi chưa từng đến đó, mặc dù thành phố Hải Phòng là nơi bà tôi sinh ra, đúng hơn bà sinh ra ở một ngôi làng nhỏ không xa Hải Phòng, nhưng là trong khu vực đó. Vì vậy, nó vẫn rất mang tính biểu tượng. Đến Hải Phòng là một trải nghiệm với nhiều cảm xúc mạnh mẽ, vì nguồn gốc của tôi là từ đó. Chứ bóng đá không liên quan gì đến bà tôi. Điều thú vị nữa là tìm thấy chính mình, trong một môi trường mà trước đó tôi không biết, và đó là điều tôi muốn khám phá thông qua âm nhạc. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là những khám phá về khắp mọi miền đất nước, không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến bà tôi. Tôi đã đến khá nhiều nơi mà bà nghĩ là đã từng đến, nhưng vì nó cũng rất xa ngay cả trong ký ức của bà, nên tôi không chắc có đúng như thế không. Tôi biết là bà tôi có gia đình ở Hải Phòng, nhưng thực sự rất khó tìm được họ.Tôi thích mọi thứ bên bờ biển, mà Hải Phòng thì cũng bờ biển, cho nên có điều gì đó rất đặc biệt. Rồi có các tòa nhà từ thời thuộc địa Pháp, hải cảng, v.v. Có một nền văn hóa địa phương cũng rất đặc biệt. Ở Pháp, bà tôi ở cũng từng sống ở miền nam bên bờ biển, có lẽ vì vậy bà thích Hải Phòng. Cuộc sống ở đây ít hối hả hơn so với Hà Nội và tôi cũng thực sự thích điều đó.” François Bibonne cho biết trong quá trình làm phim, anh cũng đã đến Pleiku, đến Kontum và đã gặp người sắc tộc thiểu số Ba Na, rồi đến Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam, gần Trung Quốc. Ở vùng đó, Bibonne đã gặp người dân tộc Sán Chay, họ đã hát cho anh nghe một bài hát rất hay. Có những khám phá, những giao lưu văn hóa và đối với anh bóng đá trở thành như là một cái cớ để dẫn đến những cuộc gặp gỡ đó. Bibonne tiếp tục đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam vào "Once Upon a Bridge II", tiếp tục kết nối những nhạc cụ dân tộc với những nhạc cụ phương Tây. Thực hiện bộ phim tiếp nối “Once Upon a Bridge in Vietnam”, François Bibonne cũng vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ đã được biết đến nhiều qua bộ phim đầu tay, anh cũng được hỗ trợ nhiều hơn: “Khó khăn đầu tiên là có được sự thoải mái trong một môi trường xa lạ, đó là bóng đá. Vì vậy, tôi đã phải tìm hiểu rất nhiều, thậm chí nói chuyện với bạn bè ở Pháp, hiểu rõ hơn về bóng đá và nắm được những điều cơ bản, v.v. Tiếp đến là vấn đề về kỹ thuật, vì quay phim bóng đá rất phức tạp. Ta không thể quay bằng camera từ khán đài, mà phải cố vào được trong sân để quay cận cảnh các cầu thủ, một thao tác mang tính kỹ thuật rất cao. Và sau đó, cũng như mọi người Pháp, mọi người nước ngoài, trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, luôn có vấn đề về hàng rào ngôn ngữ. Tôi đang học tiếng Việt, ngày càng giỏi hơn, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Ngoài ra còn có vấn đề về ngân sách, hiện giờ tôi phải bỏ tiền túi ra và tôi rất muốn sau này tìm được các nhà tài trợ, nhưng tôi tự tin hơn. Nhờ thành công của bộ phim trước, tôi ngày càng được mọi người biết đến tôi và tôi hy vọng tìm được một nhà phát hành ở Pháp, có thể là kênh TV5 Monde hay một kênh nào đó. Các nhà báo ở Việt Nam, những người có đầu óc rất cởi mở, sẽ giúp tôi tiếp cận những thứ mà trước đây tôi có thể không có. Thêm vào đó, tôi đã định cư ở Việt Nam trong thời gian dài, trong khi trước đây tôi làm phim trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, bây giờ bối cảnh vẫn thuận lợi hơn.” François Bibonne cho biết: "Tôi đã quay được hai phần ba, gần ba phần tư, những gì tôi muốn. Vì vậy, tôi nghĩ có thể hoàn tất việc quay mọi thứ tôi cần vào khoảng tháng 9 và có thể hoàn thành việc biên tập phim vào khoảng tháng 11. Và biết đâu có thể kịp để gởi nó đến Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul!" Bộ phim đầu tay "Once Upon a Bridge in Vietnam" của Bibonne đã từng được trình chiếu tại Liên hoan Vesoul năm 2023, tranh giải trong hạng mục Phim tài liệu. Tuy không nhận được giải nào, nhưng qua Liên hoan này mà chàng đạo diễn trẻ mang hai giòng máu Pháp-Việt được công chúng quốc tế biết đến nhiều hơn. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã từng đoạt giải Phim tài liệu ngắn hay nhất tại Liên hoan Phim Los Angeles 2022. Phim còn đã được trình chiếu ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, Pháp, Anh và Hoa Kỳ. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã được phát trên hai nền tảng phát trực tuyến lớn tại Việt Nam FPT Play và Galaxy Play. Anh hy vọng là bộ phim thứ hai cũng sẽ được chiếu trên hai nền tảng đó. Nhưng François Bibonne cho biết ở Pháp, anh vẫn chưa tìm được nhà phân phối cho bộ phim đầu tiên, vì phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu. Tuy nhiên, nhà đạo diễn trẻ vẫn không nản chí, tin tưởng là sẽ làm được.
Tựa Đề: Chuyện Một Cây Cầu; Tác Giả: Bạch-Tuyết; Loạt Bài: Tin Lành
Trên đảo Flinders nằm giữa eo biển Bass, có một nơi ít người biết đến nhưng mang một tầm quan trọng, không chỉ với lịch sử Tasmania và liên bang Úc, mà còn đối với lịch sử nhân loại nói chung. Nơi ấy mang tên Wybalenna, một địa danh nhuốm màu tang thương trong tâm khảm của cộng đồng Thổ dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đã có những nỗ lực âm thầm nhưng kiên trì nhằm biến nơi này trở thành một không gian dễ chịu hơn, để cộng đồng Thổ dân có thể quay về, tìm sự chữa lành, kể lại sự thật và tưởng niệm những trang sử bi thương từ quá khứ.
VOV1 - Vùng cao núi đá Đồng Văn khu vực biên giới ở tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tại các bản, làng vùng sâu, vùng xa, nhiều người vẫn chưa biết chữ. Với tinh thần không để ai ở lại phía sau, các thầy giáo mang quân hàm đã tham gia dạy chữ cho đồng bào vùng xa
Ngày 12/06/2025, Mỹ thả 14 quả bom GBU phá hầm, mỗi quả nặng hơn 13 tấn, nhắm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran. Vụ việc đã được Bắc Triều Tiên, quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử và hiện dưới lệnh trừng phạt quốc tế, theo dõi chặt chẽ. Liệu Washington có sẽ thực hiện điều tương tự với Bình Nhưỡng hay không vào lúc các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều cũng đang bế tắc ? Iran – Bắc Triều Tiên : Một liên minh hạt nhân lâu năm Không giống như Bắc Triều Tiên, chế độ thần quyền Teheran vẫn chưa có vũ khí nguyên tử. Nhưng mối quan hệ hợp tác về hạt nhân giữa Iran và Bắc Triều Tiên đã tồn tại gần ba thập kỷ, kể từ sau chuyến thăm Bình Nhưỡng năm 1989 của đại giáo chủ Ali Khamenei, khi ấy giữ chức tổng thống Iran. Chuyến thăm này đã đặt nền tảng cho một liên minh lâu dài do cả đôi bên cùng phản đối Hoa Kỳ. Chính Bình Nhưỡng đã cung cấp cho Teheran chương trình tin học có khả năng mô phỏng dòng neutron, một công cụ chủ chốt để thiết kế đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên không chắc có được những thông tin cụ thể chẳng hạn như độ sâu chính xác các cơ sở hạt nhân ngầm của Iran hay vị trí kho dự trữ uranium được làm giầu đến 60%. Do vậy, theo nhận định của nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, chuyên gia về Đông Nam Á, Đông Bắc Á, giảng viên trường đại học Sư phạm Lyon, với RFI Tiếng Việt, đòn tấn công của Mỹ đã cung cấp cho Bắc Triều Tiên nhiều bài học quý giá. Laurent Gedeon : « Chúng cung cấp cho Bình Nhưỡng nhiều yếu tố để chuẩn bị trước một hành động tương tự. Điều này càng đúng hơn khi Hoa Kỳ khó có thể quay lưng lại với châu Á trong thời gian dài, vì khu vực này vẫn là trung tâm trong các mối quan ngại về kinh tế và chiến lược của Washington. Hành động của Mỹ ở Trung Đông dường như khá mang tính chiến thuật để hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng ngày càng lớn. Điều đáng chú ý là Donald Trump đã dùng hết sức của mình để đạt được lệnh ngừng bắn mặc dù Israel vẫn chưa hoàn thành các mục tiêu đã tuyên bố là hủy diệt hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran và thay đổi chế độ ở Teheran. Do đó, chúng ta có thể đưa ra giả thuyết là Mỹ coi sự gia tăng căng thẳng trong khu vực này không nằm trong lợi ích của họ và việc giải quyết, dù chỉ là tạm thời, những vấn đề này sẽ cho phép họ tập trung trở lại vào châu Á. » Iran và Bắc Triều Tiên : Chính sách « bên trọng, bên khinh » của Mỹ Nếu như với Iran, chính quyền Donald Trump có một thái độ cứng rắn và đã đưa ra một quyết định khá triệt để, thậm chí đầy vũ lực, thì ngược lại người ta ghi nhận có một sự thận trọng trong cách thức Nhà Trắng hiện nay xử lý hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Cho đến nay, Donald Trump chưa có một lời đe dọa chiến tranh nào nhằm vào Bình Nhưỡng. Giới quan sát cũng ghi nhận chế độ Kim Jong Un có một phản ứng « khá thận trọng » sau cuộc không kích của Mỹ tại Iran, so với những lời lẽ gay gắt thường có với Washington. Chuyên gia địa chính trị Laurent Gédéon cho rằng có bốn lý do để giải thích cho cách hành xử « bên trọng, bên khinh » của Mỹ trong hồ sơ hạt nhân đối với hai nước. Thứ nhất, là thế cô lập của Iran. Chế độ thần quyền đã không thể tìm được một đồng minh nào có khả năng hỗ trợ họ trong cuộc đối đầu với các đối thủ. Ngược lại, Bắc Triều Tiên đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Nga ngày 18/06/2024 nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng của tổng thống Vladimir Putin. Laurent Gédéon : « Trong số 23 điều khoản cấu thành hiệp định, điều 4 đặc biệt thú vị bởi vì nó quy định rằng nếu một trong hai quốc gia bị xâm lược vũ trang, quốc gia kia sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự ngay lập tức bằng mọi phương tiện mà mình có. Thỏa thuận này đã được thực hiện trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraina, khi Bắc Triều Tiên cung cấp hàng triệu quả đạn pháo cho quân đội Nga và đưa binh lính Bắc Triều Tiên ra tiền tuyến. Hoa Kỳ phải tính đến yếu tố này khi lập bất kỳ kế hoạch tấn công trực tiếp vào Bắc Triều Tiên. » Thứ hai, dù đã rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 2003, Bắc Triều Tiên có một học thuyết hạt nhân rõ ràng chi phối việc sử dụng vũ khí nguyên tử. Laurent Gédéon : « Đặc trưng của học thuyết này là nguyên tắc “quyền ưu tiên”. Điều này được áp dụng trong điều kiện sắp xảy ra một cuộc tấn công sắp từ một quốc gia thù địch và khi chiến tranh vẫn chưa bắt đầu. Điều này ngụ ý rằng Bình Nhưỡng sẽ bắt đầu cuộc chiến bằng vũ khí hạt nhân ngay từ đầu. Học thuyết này của Bắc Triều Tiên phải được phân biệt với học thuyết của Nga dựa trên nguyên tắc "giải pháp đầu tiên". Chúng bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên nhưng trong trường hợp leo thang bạo lực liên tục kể cả bằng các loại vũ khí phi hạt nhân. Học thuyết của Bắc Triều Tiên, ngay lập tức đặt con trỏ ở mức cao nhất, còn ngụ ý rằng sẽ có những rủi ro lớn cho kẻ tấn công tiềm năng và giải thích cho sự thận trọng của Hoa Kỳ. » Thứ ba là yếu tố gần gũi về địa lý. Khác với Iran vốn cách xa Nga và Trung Quốc, Bắc Triều Tiên có đường biên giới chung với Trung Quốc và trong chừng mực nào đó là cả với Nga. Sự gần gũi về địa lý này khiến bất kỳ hành động nào của Mỹ chống lại Bắc Triều Tiên đều có nguy cơ dẫn đến việc Trung Quốc xem đấy như là một mối đe dọa và sẽ có hành động trả đũa. Cuối cùng là về năng lực tình báo. Không như tại Iran, tình báo và gián điệp Israel dễ dàng thâm nhập sâu, gây khó khăn cho việc ra quyết định và khả năng phản ứng của Teheran, việc các cơ quan tình báo phương Tây xâm nhập Bắc Triều Tiên có vẻ khó khăn hơn nhiều. Laurent Gédéon : « Ngay cả khi có thể có những điệp viên nằm vùng, người ta vẫn có thể đặt câu hỏi về khả năng thực hiện một hoạt động trên thực địa tương tự như cuộc tấn công bằng drone do các điệp viên Mossad tổ chức từ lãnh thổ Iran nhằm vào các mục tiêu quân sự. Nhìn chung, rất khó để có được thông tin quân sự của Bắc Triều Tiên, mà bằng chứng hiển nhiên là chúng ta không thể biết rõ về số lượng ICBM (Tên lửa đạn đạo liên lục địa) hiện được triển khai trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên (và do đó đang hoạt động). Con số này thay đổi, tùy theo từng nguồn, từ mười đến ba mươi. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng chi phí tiềm tàng cho một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Bắc Triều Tiên là khó có thể chịu được, do những rủi ro cao về chiến lược. Điều này có lẽ giải thích chính sách thận trọng của chính quyền Trump trong hồ sơ này. » Phô trương sức mạnh hạt nhân : Thất bại ngoại giao Mỹ Thời gian gần đây, chế độ Bình Nhưỡng công bố nhiều hình ảnh cho thấy ông Kim Jong Un thị sát các vụ thử tên lửa, hay đến thăm các cơ sở sản xuất thanh nhiên liệu nguyên tử. Mục tiêu là nhằm chứng tỏ với thế giới rằng chương trình phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên đang tiến triển mỗi ngày. Nhìn lại chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên trong quãng thời gian 15 năm gần đây, rõ ràng chiến lược « gây sức ép/đàm phán » của Mỹ đã chạm giới hạn : Washington đã cho thấy họ không có khả năng buộc Bình Nhưỡng phải lùi bước. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà địa chính trị người Pháp đánh giá đây là một thất bại trong chính sách của Mỹ đối với hạt nhân Bắc Triều Tiên. Laurent Gédéon : « Ngược lại, Bắc Triều Tiên còn gia tăng sức mạnh nếu xét về tầm bắn của tên lửa đạn đạo. Vì vậy, chúng ta có thể nói đến một thất bại tương đối. Do đó, cần phải xem xét lại mô hình chiến lược ngoại giao của Washington. Để làm được điều này, chúng ta chắc chắn phải đặt câu hỏi : Một mặt là về mối đe dọa thực sự mà Bắc Triều Tiên gây ra cho Hoa Kỳ và mặt khác là đối với lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực, đặc biệt là đối với các đồng minh của Washington. Nhận thức về mối đe dọa này không giống nhau trong hai trường hợp và chính sách của Mỹ đối với Bình Nhưỡng phải xuất phát từ sự cân bằng giữa hai trường hợp. » Những cuộc tập trận gần đây giữa Mỹ và Hàn Quốc bao gồm cả kịch bản tác động vũ khí hạt nhân. Điều này chứng tỏ là mối đe dọa nguyên tử Bắc Triều Tiên là hiện thực. Trong bối cảnh này, đến một lúc nào, cộng đồng quốc tế có nên công nhận Bắc Triều Tiên như là một cường quốc hạt nhân nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao hay không ? Và trong giả định này, đâu là những tác động địa chính trị cho vùng Đông Bắc Á ? Laurent Gédéon : « Nguyên tắc công nhận chính thức Bắc Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân không phải là điều mới mẻ, vì đây cũng là trường hợp của Ấn Độ và Pakistan (…) Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là phản ứng của các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, vì cả hai đều là những quốc gia có khả năng nhanh chóng sở hữu vũ khí hạt nhân. Khi đó, có lẽ cần phải có áp lực và sự đảm bảo đáng kể từ phía Washington để ngăn cản Tokyo và Seoul tiếp tục trang bị vũ khí cho mình. Điều quan trọng là phải biết rằng các thành viên của câu lạc bộ rất nhỏ các cường quốc hạt nhân trên thế giới được hưởng một địa vị đặc biệt trong cộng đồng quốc tế (..) Và trong một thời gian dài, sự cân bằng này có lợi cho phương Tây, vì ba trong số năm thành viên thường trực của câu lạc bộ ban đầu này (Hoa Kỳ, Pháp và Anh) là thuộc phe phương Tây. Tuy nhiên, những diễn biến hiện tại cho thấy sự trỗi dậy của nhiều cường quốc hạt nhân ít gần gũi với phương Tây hơn, ngoại trừ Israel. Trong khi Ấn Độ duy trì thái độ trung lập thì Pakistan và Bắc Triều Tiên lại gần gũi với Matxcơva và Bắc Kinh. Trường hợp này cũng sẽ xảy ra tương tự với Iran, nếu nước này có được vũ khí nguyên tử. Và nếu điều này xảy ra, sự cân bằng có lợi cho phương Tây sẽ bị phá vỡ và đây là một trong những lý do giải thích cho sự miễn cưỡng mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như những nỗ lực của họ nhằm chống lại hành động trên. » RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, trường đại học Sư phạm Lyon.
Lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã mừng thọ 90 tuổi hôm 06/07 vừa qua và tuyên bố sẽ tái sinh, tiếp nối truyền thống hàng ngàn năm ở Tây Tạng trong một thế giới tự do, xoá bỏ những nghi ngờ rằng ngài sẽ là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng. Việc chọn người tiếp nối Đạt Lai Lạt Ma, một vấn đề tâm linh trong Phật Giáo Tây Tạng, đã trở thành vấn đề chính trị khi Trung Quốc “phi tôn giáo” muốn can thiệp, tự chọn người kế vị. Với tên khai sinh là Tenzin Gyatso, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng hưởng thọ lâu nhất từ 600 năm qua, qua các đời Đạt Lai Lạt Ma. Tự mô tả mình là một “nhà tu hành đơn thuần,” Đạt Lai Lạt Ma được hàng triệu tín đồ tin theo, tôn thờ ông như là một vị Phật sống, là người bảo hộ cho vùng đất thiêng. Ông đã phải sống lưu vong, rời khỏi quê hương vào những năm 1950, khi Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp quân sự, nhằm kiểm soát khu vực này. Đạt Lai Lạt Ma trở thành biểu tượng của khát vọng tự do, của hòa bình, dù bị Bắc Kinh coi là kẻ ly khai. Vài ngày trước khi bước sang tuổi 90, ông đã dập tắt những đồn đoán cho rằng mình là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng, tuyên bố sẽ có người kế nhiệm khi ông qua đời. Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ đạo việc tìm kiếm và công nhận người kế nhiệm theo truyền thống lâu đời trong Phật giáo Tây Tạng. Trong Phật Giáo Tây Tạng, tái sinh những tulku là những cao tăng giác ngộ, và họ lựa chọn quyết định tái sinh để tiếp tục phụng sự chúng sinh. Sau khi chết, tâm thức sẽ chuyển sang một thân xác mới. Đối với Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), hai cao tăng có chức vị cao nhất, việc tái sinh của họ được quy định rõ ràng. Để tìm ra người được tái sinh, đầu tiên phải dựa trên những dấu hiệu, những điều đã được tiên tri, những điềm báo và một loạt bài kiểm tra, ví dụ như xem đứa trẻ có phản ứng với những vật dụng của người tiền nhiệm hay không. Liên quan đến sự can thiệp của Trung Quốc, cách nay 30 năm, vào năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma đã công nhận Gedhun Choekyi Nyima là hiện thân của Ban Thiền Lạt Ma thứ 11. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, hiện thân của cao tăng này, lúc đó 6 tuổi, đã bị bắt cóc, và từ đó cho đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Vụ việc được cho là do chính phủ Cộng Sản Trung Quốc đứng đằng sau. Bởi vài tháng sau vụ "bắt cóc" này, Bắc Kinh đã "tìm ra" hiện thân của Panchen Lama, Gyaltsen Norbu, qua một quá trình được cho là không minh bạch, và về phe chính phủ Trung Quốc. Vị Lạt Ma này không được phía Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma hiện tại công nhận. Nếu như tuyên bố sẽ tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma được tín đồ hoan nghênh thì, nhiều người lo sợ rằng khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua đời, Bắc Kinh sẽ tận dụng này để "kiểm soát đức tin", dẫn đến nguy cơ xảy ra kịch bản : một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 được chỉ định theo phương cách truyền thống của Tây Tạng và một người khác được Trung Quốc chỉ định. Để tìm hiểu về truyền thống tái sinh này, cũng như những vấn đề địa chính trị trước sự can thiệp của Trung Quốc, trong mục tạp chí xã hội tuần này, RFI Tiếng Việt đã mời các chuyên gia về Tây Tạng, bà Katia Buffetrille, nhà nhân chủng học, tại trường École Pratique des Hautes Études, và Nicola Schneider, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Văn Minh Á Đông (Centre de recherche sur les civilisations de l'Asie orientale). Cả hai đã nghiên cứu về Tây Tạng từ hơn hai chục năm qua, với nhiều công trình nghiên cứu về nhân chủng học, cũng như tôn giáo. RFI : Đạt Lai Lạt Ma chiếm vị trí như thế nào trong phật giáo Tây Tạng, và tầm quan trọng của tuyên bố về việc ngài sẽ tái sinh được đánh giá như thế nào ? Nicola Schneider : Vào năm 2011, khi người dân Tây Tạng bầu chọn người đứng đầu chính phủ lưu vong và Đạt Lai Lạt Ma quyết định rút khỏi chính trường, trao toàn bộ quyền cho chính phủ này. Trước đó, ông vừa là lãnh tụ tinh thần, vừa là lãnh đạo về mặt chính trị. Năm đó, ông cũng đã tuyên bố khi 90 tuổi sẽ quyết định liệu có tái sinh hay không. Trong suốt thời gian này, hầu hết người Tây Tạng và các tín đồ đều mong muốn ông tái sinh. Đó chính là điều mà ông đã tuyên bố. Katia Bufetrille : Đối với người dân Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma được coi là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, của lòng từ bi. Có thể nói, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã minh chứng cho lòng từ bi, nhân ái đó trong suốt cuộc đời mình. Vấn đề tái sinh của ngài không chỉ liên quan đến người dân Tây Tạng, đến Phật tử nói chung, hay liên quan đến tín ngưỡng, bởi vấn đề thuần tuý về tôn giáo đang trở trành vấn đề chính trị do sự can dự của Trung Quốc vào việc chọn người kế nhiệm. Dù đã từ bỏ chính trị, sức hút của Đạt Lai Lạt Mai, đã đi nhiều nơi và gặp nhiều lãnh đạo các nước, dù muốn hay không vẫn bị đặt trên bàn cờ chính trị. Nicola Schneider : Có thể nói Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là một trường hợp đặc biệt. Không phải tất cả các đời Đạt Lai Lạt Ma đều có tầm ảnh hưởng quốc tế như ông, dĩ nhiên là vì trước đây thế giới chưa toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay. Riêng ảnh hưởng vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thông qua việc lên tiếng vì hòa bình, lòng từ bi, các giá trị đạo đức mang tính phổ quát, đã vượt ra ngoài phạm vi cộng đồng người Tây Tạng. Ngày nay, hào quang của ông không chỉ trong thế giới Phật giáo, bao gồm cả các quốc gia như Việt Nam, mà còn lan rộng hơn thế nữa. Có thể nói ông là một nhân vật mang tính toàn cầu, thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ của riêng Phật giáo. RFI : Việc Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rút khỏi chính trường, ủy quyền cho chính phủ Tây Tạng lưu vong liệu có phải là cách để dần tách tôn giáo khỏi chính trị ? Katia Buffetrille : Đó là một quyết định có chủ đích, nhằm xây dựng một nền dân chủ cho người Tây Tạng. Ông cho rằng mô hình cũ không còn phù hợp, đặc biệt trong hoàn cảnh lưu vong. Điều đáng nói là ông không hề được giáo dục theo tư tưởng dân chủ phương Tây, nhưng lại là người chủ động thúc đẩy dân chủ. Dù ngay từ đầu ông đã phải đối mặt với nhiều chống đối trong nội bộ, nhưng ông vẫn kiên định. Nicola Schneider : Dù chính quyền Tây Tạng lưu vong đã trải qua quá trình thế tục hóa, yếu tố tôn giáo vẫn còn hiện diện trong cơ cấu chính trị. Quốc Hội Tây Tạng không giống mô hình nghị viện kiểu phương Tây, như ở Pháp, nơi đại biểu được bầu theo đảng phái hoặc khu vực bầu cử thông thường. Tại đây, Quốc Hội gồm cả đại biểu thế tục, được bầu theo ba vùng văn hóa lớn của Tây Tạng: Ü-Tsang (Tây Tạng trung tâm), Kham và Amdo (Tây Tạng phía đông), và 10 đại biểu đến từ các trường phái Phật giáo lớn, phần lớn là tăng sĩ. Trong tổng số 45 nghị sĩ, đây là một thiểu số. Một số người cho rằng điều này cho thấy ảnh hưởng tôn giáo vẫn tồn tại, thậm chí chỉ trích đó là tàn dư của chế độ thần quyền. Nhưng quan điểm này không phổ biến. Nhiều người Tây Tạng lập luận rằng việc có các tăng sĩ trong Quốc Hội là cần thiết: họ không vướng bận đời sống gia đình, có thể dốc toàn tâm toàn lực cho Tây Tạng. Đọc thêmTìm người kế vị Đạt Lai Lạt Ma: Cuộc đấu sinh tử với Bắc Kinh vì "tự do cho Tây Tạng" RFI : Trung Quốc, đã nhiều lần nhấn mạnh sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma phải được Bắc Kinh chấp thuận và người tái sinh phải ở trên lãnh thổ Trung Quốc, cho rằng việc tái sinh là vấn đề chủ quyền của nhà nước, việc nội bộ của Bắc Kinh. Vào năm 1995, chính phủ Trung Quốc đã bổ nhiệm một Đức Ban Thiền Lạt Ma trái ngược với Đức Đạt Lai Lạt Ma được công nhận hiện nay. Cụ thể, Bắc Kinh đã tìm cách biến việc tái sinh thành công cụ chính trị, kiểm soát tâm linh Tây Tạng như thế nào ? Nicola Schneider : Trung Quốc tin rằng nếu kiểm soát được người kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ gia tăng ảnh hưởng. Nhưng đó là điều phi lý, bởi Trung Quốc là một chính quyền Cộng sản, vốn theo chủ nghĩa vô thần. Một nhà nước vô thần sao lại đặt ra luật lệ về tái sinh, tức là những quy định tôn giáo, và áp đặt chúng lên một dân tộc không phải người Trung Hoa, có văn hóa và tín ngưỡng riêng biệt? Trung Quốc ngày nay đã tự tạo ra một bộ quy tắc riêng để xác định hóa thân tiếp theo của Đạt Lai Lạt Ma. Họ biện minh điều này dựa trên tiền lệ lịch sử. Đúng là từng có một số trường hợp trong quá khứ, nhưng đó không phải là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như ngày nay. Đó là thời nhà Thanh, triều đại của người Mãn, vốn không phải người Trung Quốc. Người dân Tây Tạng vẫn luôn nhấn mạnh, cũng như Đạt Lai Lạt Ma đang cố gắng truyền đạt trên trường quốc tế rằng quyền quyết định tái sinh phải thuộc về người Tây Tạng, bởi đây là Phật giáo của họ, là văn hóa và bản sắc của họ. Không ai từ bên ngoài có thể áp đặt điều đó. Katia Buffetrille : Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng “Chiếc bình vàng”, một nghi thức do hoàng đế Mãn Thanh Càn Long thiết lập vào thế kỷ 18 để chọn ra một ứng viên Đạt Lai Lạt Ma thông qua hình thức bốc thăm. Tuy nhiên, theo một nhân chứng từng có mặt tại đền Jokhang vào thời điểm đó và sau này đã trốn thoát, việc bốc thăm không hề minh bạch, vì một trong các thẻ bốc có gắn que dài hơn, giúp dễ dàng nhận ra. Điều này đặt ra nghi vấn nghiêm trọng về tính công bằng và hợp pháp của nghi thức. Sự can thiệp của Trung Quốc rất mạnh mẽ, như việc Bảo tàng Guimet (Paris), bảo tàng nghệ thuật châu Á lớn nhất châu Âu, đã loại bỏ từ “Tây Tạng” khỏi các triển lãm, thay bằng cụm mơ hồ như “Himalaya và vùng đất Tuyết” trong một cuộc trưng bày về nhà Đường. Nhiều người cho rằng việc này nhằm chiều theo yêu cầu của Bắc Kinh. Đây là điều nghiêm trọng, vì nó cho thấy Trung Quốc đang ảnh hưởng đến cách kể lại lịch sử và văn hóa, ngay cả tại các bảo tàng quốc gia. Chiến lược này không chỉ giới hạn ở châu Âu : tại Việt Nam, Nepal và Bhutan, Bắc Kinh cũng gây áp lực để các nước này dùng từ “Xizang”(phiên âm Hán ngữ của “Tây Tạng”) thay vì “Tibet”, giống như thể ta gọi “France” là “Faguo” theo cách Trung Quốc, trong khi rõ ràng đó không phải là cách gọi của người bản địa. RFI : Tại một thế giới ngày càng bị chia rẽ, các nước tranh nhau giành ảnh hưởng, vai trò của người kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma sẽ ra sao ? Truyền thống tái sinh và vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 có thể được duy trì, hay sẽ chấm dứt vòng luân hồi ? Nicola Schneider : Việc tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người Tây Tạng. Tuy nhiên, sau khi một Đạt Lai Lạt Ma qua đời, quá trình tìm hóa thân mới phải mất ít nhất 2 đến 3 năm. Ngay cả sau đó, người được công nhận là hóa thân của ngài, vốn chỉ là một đứa trẻ, cũng không thể đảm đương vai trò lãnh đạo tinh thần cho đến khi trưởng thành. Theo truyền thống, giai đoạn này được điều hành bởi một nhiếp chính (Gyälpo) không được bầu chọn, nắm quyền thay mặt Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi hóa thân đủ tuổi (khoảng 18 tuổi). Nhưng ngày nay, như đã khẳng định trong cuộc họp báo gần đây, không còn cần đến nhiếp chính nữa, vì chính quyền Tây Tạng lưu vong đã là một thể chế dân chủ có đầy đủ quyền lực. Nếu sau này có một vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15, ông sẽ không có sức ảnh hưởng về mặt chính trị, mà chỉ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tinh thần. Đây là điều mà Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã tiên liệu từ rất sớm : Ngay từ năm 1969, ông đã công khai quan điểm tách biệt tôn giáo và chính trị trong tương lai Tây Tạng. Katia Buffetrille : Đạt Lai Lạt Ma tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kế vị, bởi vì vị thứ 14 đã thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong thời đại của mình. Người kế vị sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đạt đến tầm vóc đó. Vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, giống như vị thứ 4, sinh ra bên ngoài Tây Tạng, vị thứ 4 sinh ở Mông Cổ, còn vị thứ 6 sinh tại Tawang, Arunachal Pradesh, một vùng thuộc Ấn Độ nhưng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Vị thứ 6 không hề yêu thích cuộc sống của một Đạt Lai Lạt Ma; ông thích thơ ca và phụ nữ hơn. Dù vậy, ông vẫn được người Tây Tạng hết mực tôn kính. Ông không phải là một hành giả trên con đường giác ngộ, nhưng đã để lại nhiều bài thơ hay và luôn là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 trong lòng người Tây Tạng. Chức vị này không phải là một tước hiệu có thể nhận hoặc từ bỏ như Giáo hoàng. Khi đã là Đạt Lai Lạt Ma thì suốt đời đều là như vậy. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia về Tây Tạng, Katia Buffetrille, nhà nhân chủng học, tại trường École Pratique des Hautes Études, và Nicola Schneider, nhà nghiên cứu tại VCentre de recherche sur les civilisations de l'Asie orientale, tại Pháp.
Dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi (Quận 8 cũ, TP.HCM) đang bước vào giai đoạn giải tỏa với 1.617 căn nhà, tổng diện tích thu hồi khoảng 5,85 ha. Người dân nơi đây về cơ bản đã chấp thuận chủ trương của Nhà nước nhằm cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, để “thay áo mới” cho dòng kênh này là cả một cuộc di dời của hàng ngàn con người – và không ít trong số đó vẫn còn mang nặng nỗi lo về chốn an cư trong tương lai.
Hồi tháng trước, Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS đã được công bố, với hai trường đại học Úc nằm trong top 20, và sáu trường trong top 50. Tuy nhiên, có đến 70% các trường đại học Úc bị trượt hạng trong năm nay, khiến một số chuyên gia gọi đây là “hồi chuông cảnh tỉnh” cho nền giáo dục Úc. Đăng Trình có thêm chi tiết.
Review các phim ra rạp từ ngày 04/07/2025 ĐIỀU ƯỚC CUỐI CÙNG – T16Đạo diễn: Đoàn Sĩ NguyênDiễn viên: Avin Lu, Lý Hạo Mạnh Quỳnh, Hoàng Hà, Tiến Luật, Đinh Y Nhung, Quốc Cường, Kiều Anh, Katleen Phan Võ, Hoàng Minh Triết và cùng một số diễn viên khácThể loại: Gia đình, HàiBiết mình không còn sống được bao lâu vì căn bệnh ALS, Hoàng tâm sự với hai người bạn thân – Thy và Long – về tâm nguyện cuối cùng: được “mất zin” trước khi chết. Hành trình giúp Hoàng thực hiện điều ước ấy đưa họ qua những tình huống dở khóc dở cười, đồng thời thử thách tình bạn, tình thân và ý nghĩa của tình yêu thương vô điều kiện.THẾ GIỚI KHỦNG LONG: TÁI SINH – T13Đạo diễn: Gareth EdwardsDiễn viên: Scarlett Johansson, Mahershala Ali, Jonathan Bailey,….Thể loại: Hành Động, Phiêu Lưu, Thần thoạiThế Giới Khủng Long: Tái Sinh lấy bối cảnh 5 năm sau phần phim Thế Giới Khủng Long: Lãnh Địa, môi trường Trái đất đã chứng tỏ phần lớn là không phù hợp với khủng long. Nhiều loài thằn lằn tiền sử được tái sinh đã chết. Những con chưa chết đã rút lui đến một vùng nhiệt đới hẻo lánh gần phòng thí nghiệm. Địa điểm đó chính là nơi bộ ba Scarlett Johansson, Mahershala Ali và Jonathan Bailey dấn thân vào một nhiệm vụ cực kỳ hiểm nguy.MỘT NỬA HOÀN HẢO – T16Đạo diễn: Celine SongDiễn viên: Dakota Johnson, Chris Evans, Pedro PascalThể loại: Hài, Tâm Lý, Tình cảmLucy (Dakota Johnson), một cô gái xinh đẹp làm công việc mai mối ở New York. “Mát tay” trong chuyện mai mối giúp người khác, nhưng trớ trêu Lucy lại “lạc lối” trong câu chuyện tình cảm của chính mình. Bất ngờ đối mặt với ngã rẽ tình cảm khi gặp lại người yêu cũ "không hoàn hảo" (Chris Evans) và một người đàn ông "hoàn hảo" (Pedro Pascal). Cô nàng bị đẩy vào tình thế khó xử. Đứng giữa những lựa chọn cảm xúc đầy mâu thuẫn, lúc này đây, Lucy mới nhận ra việc tìm kiếm tình yêu đích thực chưa bao giờ là điều dễ dàngQUAN TÀI VỢ QUỶ - T18Đạo diễn: Vathanyu IngkawiwatDiễn viên: Woranuch BhiromBhakdi, Arachaporn Pokinpakorn, Thanavate SiriwattanagulThể loại: Kinh DịSau khi Lunthom chết, người chồng và cô tình nhân những tưởng sẽ được hưởng khối gia sản kếch sù. Tuy nhiên người vợ quá cố đã để lại một điều kiện lạnh sống lưng. Đôi tình nhân sẽ chỉ nhận được gia tài khi sống chung 100 ngày với chiếc quan tài kính chứa thi thể Lunthom đặt giữa nhà. Nỗi phẫn uất của người bị phản bội đã biến Lunthom thành quỷ dữ và quay về gieo rắc kinh hoàng.TỔ ĐỘI GẤU NHÍ: DU HÍ 4 PHƯƠNGĐạo diễn: Vasiliy RovenskiyThể loại: Gia đình, Hài, Hoạt Hình, Phiêu LưuVì một sai lầm đáng trách của shipper Cò, gấu Mic Mic tiếp tục phải lên đường tham gia vào một cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ và không kém phần ly kỳ để tìm lại bé con của anh. Nhóm bạn lầy lội của Mic-Mic phải lao vào cuộc đua đổi trả em bé qua các châu lục, đối mặt với kangaroo nhảy nhót ở châu Đại Dương, hươu cao cổ kiêu kỳ ở savan châu Phi, dê núi tinh nghịch trên dãy Alps châu Âu, và thậm chí là một chú rồng phun lửa huyền thoại ở Trung Quốc cổ kính! Giữa những màn rượt đuổi nghẹt thở và tiếng cười nghiêng ngả, Mic-Mic phát hiện gấu con thật bị bắt cóc bởi con trăn gian xảo cùng hai kền kền lắm drama, buộc cả đội hợp sức với những người bạn khác để giải cứu. Liệu rằng Mic Mic sẽ bất lực trước hiện thực hay sẽ vùng lên để tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn cho cả gia đình?
“Ngày 01/07/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước”. Tuyên bố được đăng trên trang web Cải cách Hành chính vì Việt Nam chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố, giảm gần một nửa so với trước đây. Đề án sáp nhập là do tổng bí thư Tô Lâm chủ trương và Quốc Hội biểu quyết thông qua ngày 12/06. Tinh giản bộ máy nhà nước được coi là điều vô cùng cần thiết để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Thực hiện thành công công cuộc cải cách lần này, tổng bí thứ Tô Lâm còn cho thấy quyền lực cá nhân và những chiến lược tập trung quyền lực đằng sau. Đây là nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 04/07/2025. RFI : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử Việt Nam và lần gần đây nhất có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2025. Mục tiêu của cuộc cải cách này là gì ? Benoît de Tréglodé : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, cụ thể là giảm từ 63 tỉnh, thành xuống còn 34, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố do chính quyền trung ương quản lý. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong công cuộc cải cách đất nước, theo mong muốn của tổng bí thư Tô Lâm, với mục tiêu đầy tham vọng : thúc đẩy phát triển để đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Vì vậy, cải cách bộ máy Nhà nước là một chặng, việc sáp nhập tỉnh cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó người ta thấy một quyết tâm kỹ trị, một mong muốn kinh doanh và cả kinh tế, trong khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng luôn đặt trọng tâm vào sự trong sạch thuần túy về mặt tư tưởng và kỷ luật của đảng. Điều mà tổng bí thư Tô Lâm thúc đẩy trong cuộc cải cách lần này là tạo ra những thực thể hành chính mới có khả năng cạnh tranh từ góc độ kinh tế. Tôi muốn nói đó là điều rất cụ thể, chứ không chỉ là lý thuyết. Có hai lưu ý sơ bộ để hiểu về cuộc cải cách này. Điều đáng chú ý trước tiên là ý muốn của một người, ở đây là ông Tô Lâm. Những địa giới hành chính mới của các tỉnh cũng là cách cho thấy quyết định được đưa từ trên xuống. Việc này đưa Đảng, và cuối cùng là tổng bí thư, vào trung tâm của quá trình ra quyết định mang tính quốc gia. Quốc Hội không thảo luận về dự án này mà chỉ phê duyệt. Chúng ta đang quay trở lại với một logic khá cũ, bị quên trong hơn một thập niên, là các đại biểu Quốc Hội tranh luận về các dự án lớn của bộ máy. Ở đây, ông Tô Lâm áp đặt cải cách mà Quốc Hội sẽ thông qua. Điểm này rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập sau. Lưu ý thứ hai, đó là ông Tô Lâm gọi “cuộc cách mạng chống quan liêu” để tăng thêm hiệu quả. Có một điều không thể phủ nhận mà bất kỳ ai theo dõi hoặc quan sát các vấn đề chính trị, hành chính, cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam đều không thể nói ngược lại : Hết thập niên này sang thập niên khác, một bộ máy quan liêu ngày càng phình to được lập ở nhiều cấp độ, từ xã, huyện đến tỉnh và trung ương, cho nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động. Khi tổng bí thư nói đến việc tinh gọn, làm cho bộ máy hành chính chặt chẽ, mạnh mẽ, hiệu quả, hiệu suất hơn (về mặt giấy tờ), người ta có thể nói rằng ông ấy có lẽ đúng. Quá trình hiện đại hóa kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ liên quan đến cuộc đổi mới này, bởi vì một bộ máy hành chính kém hiệu quả, cồng kềnh là rất tốn kém và chỉ tạo thêm “cửa” cho các nhà đầu tư muốn làm việc với Việt Nam. Đọc thêmTô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bản Ngoài ra, còn phải kể đến 3 lý do chính đằng sau việc tái cấu trúc hành chính và sáp nhập tỉnh. Thứ nhất, việc tinh giản bộ máy hành chính địa phương làm giảm các điểm tiếp xúc, các cấp ra quyết định và các tuyến chỉ huy, cho nên giảm được gánh nặng hành chính cho những người muốn làm việc với một địa phương. Có nghĩa là ít “cửa” hơn, ít tham nhũng hơn một chút, bởi vì có ít người để “làm việc” hơn. Lý do chính thứ hai, cải tổ ở cấp độ các vùng lãnh thổ Việt Nam sẽ tạo nên các không gian thúc đẩy động lực kinh tế và hạn chế chủ nghĩa địa phương. Cho nên cần nhắc lại, tinh giản là để hiệu quả hơn. Điểm thứ ba, được nhiều chuyên gia nêu lên : Cuộc cải cách lần này là nhằm giảm bớt ngân sách nhà nước, hiện dành tới 70% cho chi phí vận hành định kỳ của các cơ quan hành chính. Mục tiêu mang tính kinh tế, rất cụ thể. Nhưng đó không phải là những lý do duy nhất mà chúng ta sẽ nói đến sau. RFI : Ở Pháp, việc phân chia đơn vị hành chính đôi khi cũng được thực hiện vì mục đích bầu cử. Liệu trường hợp này có diễn ra ở Việt Nam không vì Đại hội Đảng cũng đang đến gần, trong khi lợi ích tài chính, đơn giản hóa hành chính… vẫn được nhấn mạnh khi sáp nhập tỉnh, như ông nhắc đến ở trên ? Benoît de Tréglodé : Tôi nói ngay là có. Đó là điều hiển nhiên. Tôi đã nhấn mạnh đến khía cạnh mục tiêu và tổ chức, rất cơ bản của cuộc cách mạng chống quan liêu. Đừng quên rằng chúng ta đang ở Việt Nam, Đại hội Đảng sẽ diễn ra trong chưa đầy một năm. Vì vậy, cuộc cách mạng mang hai mục tiêu, vừa về kinh tế, và đối với ông Tô Lâm, chắc chắn là còn mang tính chính trị. Sự tập trung chính trị này có nghĩa là gì ? Đây chỉ là một vấn đề đơn giản về số học. Cuộc cải cách sẽ củng cố sự tập trung chính trị. Ít tỉnh hơn, sẽ có ít người tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương hơn, và như vậy sẽ tạo thuận lợi cho bộ Chính trị hoặc ban bí thư, chỉ phải kiểm soát ít hơn. Việc giảm số lượng tỉnh cũng dẫn đến việc giảm số lượng đại biểu được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Điều này rất quan trọng, bởi vì Ban Chấp hành Trung ương và các ban chính trị của đảng sẽ được bầu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của đảng vào đầu năm 2026. Với việc ít tỉnh hơn, ít đại diện hơn, rõ ràng việc này sẽ giúp tập trung ảnh hưởng nhiều hơn vào tay ông Tô Lâm và các đồng minh của ông. Không cần phải che giấu, cuộc cải cách này còn có mục đích tập trung quyền lực xung quanh lãnh đạo quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam, trong trường hợp này là tổng bí thư. Theo logic của Tô Lâm hiện nay, tập trung quyền lực cũng là bảo đảm thêm sự ổn định chính trị cho đất nước, cho đội ngũ lãnh đạo đất nước. Lập luận này xuất phát từ nhận định là cần phải phát triển Việt Nam về kinh tế để đạt được mục tiêu phát triển đầy tham vọng năm 2045 và để chống lại những bất ổn trên chính trường khu vực và quốc tế, cũng tác động đến Việt Nam. Nói tóm lại, mục đích chính trị cũng đi kèm với mục tiêu hành chính và kinh tế trong đợt cải cách quy mô lớn này. RFI : Làm thế nào có thể tiến hành cuộc cải cách vào thời điểm này và nhanh đến như vậy ? Benoît de Tréglodé : Quả thực, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Đã thành thông lệ là mỗi năm trước kỳ Đại hội đảng vẫn có những chiến dịch chống tham nhũng lớn (tiếp tục hoặc tái khởi động) để phân loại trong số những người thân cận hoặc đối thủ của những nhân vật chuẩn bị cho đại hội sau đó. Năm nay, không nhất thiết phải là một chiến dịch chống tham nhũng mới khiến toàn bộ môi trường chính trị ngưng đọng hoàn toàn, mà là cuộc đại cải cách đầy tham vọng hệ thống hành chính Việt Nam, theo mong muốn của ông Tô Lâm. Điều có thể nghĩ tới ngay lập tức, nếu một cuộc cải cách đầy tham vọng như vậy được thực hiện bởi một người duy nhất thì đó là do ông ấy không cảm thấy bị bất kỳ ai đe dọa và điều này nằm trong quyền lực to lớn của ông trong bộ máy chính trị Việt Nam. Vào đúng năm trước Đại hội Đảng, với cuộc tinh giản bộ máy hành chính ở cấp địa phương, nhưng cũng có thể nói là ở cấp trung ương, ở cấp bộ, không ai chắc chắn là giữ được vị trí của mình, kể cả trong Ban Chấp hành Trung ương. Số người may mắn được chọn sẽ ít hơn vào năm 2026. Có thể nói rằng chiến dịch kiểm soát khổng lồ này thậm chí còn hiệu quả hơn các chiến dịch chống tham nhũng thông thường. Bởi vì chúng khiến mọi người run sợ, ai cũng muốn giữ lấy chỗ và có thể theo đuổi sự nghiệp trong một bộ máy hành chính bị thu hẹp lại. Đọc thêmViệt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Cuối cùng, chỉ một người thắng cuộc lớn nhất, đó là ông Tô Lâm, người tổ chức công cuộc này cùng với ban lãnh đạo của ông hiện tại hoặc trước đây trong bộ Công An. Có một bầu không khí chung, có thể nói là lo lắng, về sự chuyển đổi xã hội này, cho dù nhiều người hoan nghênh, đánh giá dự án là “cao cả”, để bộ máy hành chính cồng kềnh trở nên hiệu quả hơn, sáp nhập các đơn vị hành chính chồng chéo để giúp đất nước giàu mạnh hơn, các địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn. Nhưng thường thì ở Việt Nam, người ta vẫn làm “một công đôi việc”. Người ta mang đến cho người dân một cuộc cải cách được hoan nghênh với những mục tiêu rất tham vọng, cao cả. Nhưng đồng thời, công cuộc này lại được thực hiện bởi một chính trị gia đang tận dụng nó để trụ vững ở trung tâm và thể hiện toàn bộ quyền lực của mình trong trung tâm bộ máy. RFI : Những tỉnh mới, từ giờ rộng lớn hơn rất nhiều, có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức nào trong tương lai ? Benoît de Tréglodé : Đây là cả một vấn đề. Đúng là có thể có những tác động tích cực, đúng đắn. Việc thành lập các siêu tỉnh để thu hút đầu tư nước ngoài có thể giúp địa phương phát triển hiệu quả hơn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài qua việc “giảm hai, ba lần” số “cửa” tham nhũng. Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài đôi khi phải gõ cửa các ủy ban tỉnh, ủy ban huyện, xã, địa phương liên quan… càng nhiều cửa thì càng có nhiều công chức tham nhũng và càng khiến hoạt động thêm phức tạp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các chính quyền mới sẽ đơn giản hơn và minh bạch hơn trong việc hợp tác sau khi cải cách sáp nhập tỉnh có hiệu lực từ ngày 01/07/2025. Đọc thêmChủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam Mặt khác, có thể là còn quá sớm để nói hoặc hình dung cụ thể hoạt động sẽ như thế nào, nhưng việc thành lập những tỉnh lớn như vậy có thể tạo nên sự bất ổn lâu dài nếu các nhà lãnh đạo tỉnh tương lai dần trở nên quyền lực hơn, một ngày nào đó không hoàn toàn chia sẻ năng lực hoặc tầm nhìn với ông Tô Lâm và bắt đầu tập trung quyền lực cho các mục đích cá nhân. Họ sẽ ít hơn về số lượng, họ sẽ quản lý các khu vực rộng hơn, giàu có hơn, phát triển hơn, họ có thể có tham vọng chính trị lớn hơn. Điều rủi ro là sự xuất hiện của các sếp lớn hoặc “lãnh chúa” lớn, đầy sức mạnh. Tôi nghĩ rằng ở cấp trung ương, trong vòng thân cận của tổng bí thư, mọi chuyện đã được xem xét rất chặt chẽ, bởi vì phải nhắc lại rằng mặt trái của việc sáp nhập tỉnh là các lãnh đạo tỉnh sẽ ít hơn nhưng có thể sẽ quyền lực hơn vì tỉnh của họ lớn hơn, đa dạng hơn, nhưng cũng có thể là họ sẽ bị cấp trung ương kiểm soát nhiều hơn vì họ không đông. Vì vậy, tương lai của mối liên kết giữa quyền tự chủ khu vực, phi tập trung nhưng dưới sự kiểm soát là cả một câu hỏi, là cả sự đánh cược mà ông Tô Lâm đang thực hiện để hiện đại hóa đất nước, thâu tóm và tập trung quyền lực tốt hơn trong 20 năm tới, giai đoạn mang tính quyết định trong việc đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2045. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược - IRSEM, Trường Quân sự Pháp.
►Đăng ký Coaching 1-1 với Hòa xây dựng phương án tài chính mua nhà: https://tiencuatoi.vn/coach-tai-chinh-ca-nhan-va-dau-tu-tai-san► Top những công cụ tài chính hữu ích: https://tiencuatoi.vn/top-nhung-cong-cu-tai-chinh-ca-nhan-huu-ich► Đăng ký học cách quản lý dòng tiền thông minh: https://tiencuatoi.vn/hoc-cach-quan-ly-dong-tien-thong-minhCác công cụ tài chính hữu ích► Mở tài khoản đầu tư tài sản tại công ty chứng khoán Techcombank (TCBS) hoàn toàn online tại: https://iwp.tcbs.com.vn/105C041670 ►Mở tài khoản đầu tư công ty chứng khoán SSI: https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/mo-tai-khoan?mgm=NA3Z ; Mã giới thiệu: HOATC► Tích lũy quỹ đầu tư chủ động qua Fmarket: https://fmarket.vn/refpartner/FC325488► Mua Bitcoin tích trữ sở hữu hoàn toàn online: https://accounts.binance.com/vi/register?ref=39623479►Đăng ký tham gia nhóm học tập tích lũy tài sản: https://tiencuatoi.vn/hoi-vien-tich-luy-tai-san► Đăng ký học cách quản lý dòng tiền thông minh: https://tiencuatoi.vn/hoc-cach-quan-ly-dong-tien-thong-minh► Đăng ký nhận Mini eBook
Sean “Diddy” Combs đã được tuyên trắng án đối với các cáo buộc nghiêm trọng nhất liên quan đến buôn bán tình dục và hoạt động tội phạm có tổ chức, nhưng bị kết tội vận chuyển người qua tiểu bang với mục đích mại dâm. Dù tránh được án tù chung thân, Combs vẫn có thể đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lý, bản án thực tế có thể nhẹ hơn do thời gian tạm giam trước đó và điều kiện thi hành án. Các rắc rối pháp lý và truyền thông của anh vẫn chưa dừng lại, với nhiều vụ kiện dân sự đang chờ giải quyết, trong khi sự nghiệp cũng đang bị đình trệ.
Úc đang trên đà trở thành quốc gia có tổng tiền tiết kiệm hưu bổng cao thứ hai thế giới vào đầu những năm 2030 – chỉ sau Hoa Kỳ – nhờ hệ thống đóng góp hưu trí bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều việc cần làm, đặc biệt là nâng cao hiểu biết của người dân về cách quỹ hưu bổng của họ được đầu tư và họ có thể chủ động ra sao trong việc quản lý quỹ này.
VOV1 - Tỉnh Tuyên Quang(mới)có trên 277 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc. Thời gian qua, tình trạng tái trồng cây thuốc phiện của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực giáp biên giới vẫn xảy ra.
VOV1 - Tây Bắc đã trở thành vựa trái cây và cây công nghiệp lớn. Tuy nhiên, sản xuất nông sản ở vùng Tây Bắc còn phân tán, nhỏ lẻ; liên kết chuỗi chưa bền vững; công nghệ chế biến, bảo quản, truy xuất nguồn gốc còn hạn chế.
In Australia, alcohol is often portrayed as part of social life—especially at BBQs, sporting events, and public holidays. Customs like BYO, where you bring your own drinks to gatherings, and 'shouting' rounds at the pub are part of the culture. However, because of the health risks associated with alcohol, there are regulations in place. It's also important to understand the laws around the legal drinking age, where you can buy or consume alcohol, and how these rules vary across states and territories. - Tại Úc, rượu bia thường được xem là một phần của đời sống xã hội — đặc biệt trong các buổi tiệc nướng BBQ, sự kiện thể thao và các ngày lễ. Những phong tục như BYO (mang theo đồ uống riêng đến buổi tụ họp) hay việc thay phiên nhau mời rượu tại quán bar là một phần trong văn hóa nơi đây. Tuy nhiên, do những rủi ro sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ rượu, chính phủ đã áp dụng nhiều quy định kiểm soát. Việc hiểu rõ các luật liên quan đến độ tuổi uống rượu hợp pháp, nơi được phép mua và sử dụng rượu, cũng như sự khác biệt về quy định giữa các bang và vùng lãnh thổ là rất quan trọng.
VOV1 - Việt Nam hiện có hơn 1,2 triệu ha cây ăn trái, sản lượng khoảng 12 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, tính mùa vụ cao, biến động thị trường và yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật đang đặt ra nhiều thách thức.
Nhiều lần trong tháng 02 và 03/2025, Hà Nội đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Mạng lưới giao thông công cộng được chú ý phát triển từ nhiều năm qua không cải thiện được tình hình do hàng ngày vẫn có hơn 6 triệu xe máy và 800.000 ôtô xăng, dầu lưu thông, chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội (1). Tại sao xe cá nhân vẫn được chuộng làm phương tiện lưu thông chính còn mạng lưới công cộng vẫn không thu hút được người sử dụng ở Hà Nội? Có ít nhất ba yếu tố chính : thói quen sử dụng xe máy - được coi là phương tiện tiện lợi, số lượng ô tô lưu thông ngày càng nhiều, do hình ảnh "tích cực" thể hiện cho "thành đạt" và phương tiện công cộng hiện tại vẫn thiếu kết nối, ít tiện lợi. Đây là nhận định của kiến trúc sư Emmanuel Cerise, trưởng đại diện Vùng Paris tại Hà Nội, giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam - PRX-Vietnam và nhà quy hoạch đô thị Basile Hassan, trưởng dự án Moov'Hanoi, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 27/05/2025. PRX-Vietnam là đối tác tư vấn, hỗ trợ cho thành phố Hà Nội trùng tu nhiều công trình kiến trúc cổ, giao thông công cộng… trong khuôn khổ hợp tác phi tập trung giữa vùng Île-de-France (Pháp) và thành phố Hà Nội. RFI : Có thể thấy Hà Nội có một mạng lưới giao thông công cộng khá dày đặc, nhất là mạng lưới xe buýt, và tương đối phát triển với nhiều tuyến khác nhau. Ngoài ra còn có thêm hai tuyến tàu điện. Nhưng tại sao hệ thống giao thông công cộng này vẫn chưa được tận dụng tối đa? Đâu là lý do giải thích cho thực trạng này? Làm thế nào để có thể thu hút thêm người sử dụng? KTS Emmanuelle Cerise : Xin nói một chút về mạng lưới. Đúng là hệ thống đã phát triển, mạng lưới xe buýt đang trong quá trình chuyển đổi, với những xe buýt hiện đại hơn. Nhưng vẫn chưa đủ. Có nghĩa là hệ thống vẫn cần phải phát triển nhiều hơn nữa khi chúng ta thấy tỷ lệ di chuyển bằng phương tiện công cộng, bằng xe buýt, vẫn còn khá thấp. Cho nên thực sự vẫn còn có thể tiến triển được. Nếu so sánh mạng lưới xe buýt ở vùng Île-de-France có diện tích lớn hơn nhiều và có dân số gấp đôi vùng Hà Nội thì riêng mạng lưới xe buýt ở vùng Île-de-France đã lớn hơn 10 lần. Vì vậy, rõ ràng là phải tiếp tục phát triển mạng lưới xe buýt ở Hà Nội. Basile Hassan : Emmanuel có kinh nghiệm ở Hà Nội nên biết rõ. Tôi chỉ muốn nói đơn giản hơn là mạng lưới giao thông công cộng hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hà Nội có tàu điện nhưng lại không đủ, thậm chí còn không đi đến trung tâm thành phố. Trong bối cảnh người dân chủ yếu sử dụng xe máy, rất cạnh tranh về mặt thời gian, đi từ điểm A đến điểm B mà không phải thay đổi phương tiện, cho nên giao thông công cộng có vẻ kém cạnh tranh hơn vì mất thời gian hơn so với xe máy, phải nối chuyến, phải đi đến các bến. Vì vậy về mặt thời gian và hiệu quả, phương tiện công cộng kém hấp dẫn hơn xe máy, được ưa chuộng ở Hà Nội. Emmanuelle Cerise : Để nói về điểm này, theo nhiều nghiên cứu được tiến hành ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, sự cạnh tranh với xe máy là không công bằng. Không có gì hiệu quả hơn là ra khỏi nhà bằng xe máy, đi đến bất cứ đâu và đỗ xe được ở mọi nơi... Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta muốn phát triển giao thông công cộng, đến một lúc nào đó sẽ phải hạn chế phương tiện giao thông cá nhân : ô tô và xe máy. Ô tô đã kém hiệu quả hơn vì nhìn chung, không phải ai cũng có thể đỗ xe ở nhà hoặc gần nhà vì cần chỗ rộng, trong khi lại thiếu bãi đậu xe. Do đó, sử dụng ô tô kém hiệu quả hơn nhưng lại thời thượng. Do đó về mặt hình ảnh, chúng ta lại có cạnh tranh không công bằng vì giao thông công cộng vẫn có một hình ảnh không tích cực. Có xe máy chưa chắc đã là một hình ảnh tích cực, nhưng có ô tô là một hình ảnh tích cực. RFI : Cho nên phải thay đổi cách nhìn này ? Emmanuelle Cerise : Đúng thế. Chúng ta không thể nói rằng sẽ cấm xe máy, ô tô bởi vì mạng lưới không đủ để thay thế hoàn toàn phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần cải thiện, củng cố và tạo hình ảnh tích cực cho tàu điện và xe buýt. RFI : Ngoài ra còn có vấn đề kết nối giữa những phương tiện giao thông công cộng với nhau ở Hà Nội. Emmanuelle Cerise : Đây cũng là một điểm khác khiến việc sử dụng phương tiện công cộng ở Hà Nội hơi khó khăn. Mạng lưới hiện tại không phải là đa phương thức, mà như kiểu 2 hoặc 3 mạng lưới khác nhau. Về tàu điện, mỗi tuyến hoạt động riêng lẻ, không kết nối tốt với mạng lưới xe buýt hiện có hoặc với các phương tiện giao thông khác. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện và đó cũng thực sự là mục tiêu của dự án Moov'Hanoi của chúng tôi. Kiểu dự án này vận hành rất tốt ở vùng Île-de-France. Đôi khi người dân Paris phàn nàn, nhưng phải nói khá là dễ để đi từ điểm này đến điểm khác bằng phương tiện công cộng. Chuyển từ tàu điện ngầm này sang tàu điện ngầm khác hoặc từ tàu nội vùng RER sang tàu điện ngầm rất là đơn giản. Ở Hà Nội thì chưa có gì được làm để có thể chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác, ví dụ từ xe buýt sang tàu điện, nhưng cũng có thể từ xe máy cá nhân sang tàu điện hoặc sang xe buýt hoặc từ taxi, Grab sang tàu điện. Đây là một điểm thực sự cần được cải thiện vì việc này có thể giúp cải thiện hình ảnh của phương tiện giao thông công cộng. Basile Hassan : Bởi vì người dùng tàu điện, có lúc phải đi bộ để chuyển phương tiện, cho nên để họ có thể sử dụng tàu điện, các khu vực nhà ga cần được thiết kế sao cho có thể dễ dàng đến bến. Ví dụ, tôi so sánh với vùng Île-de-France ở Pháp, có những thiết bị, tiện nghi giúp mọi người sử dụng tàu điện, như bãi đỗ xe trung chuyển cho ô tô và xe máy hoặc những nhà xe cho xe đạp, vỉa hè và lối đi được thiết kế thoải mái cho người đi bộ. Và những điều này cũng góp phần vào cải thiện tính liên phương thức, bổ sung cho những kết nối giữa tàu điện mà Emmanuel đã nói đến. RFI : Liệu có thể nói thêm rằng người Việt không có thói quen đi bộ? Emmanuel Cerise : Điều này là đúng. Nhưng tôi tin chắc rằng đó là những thói quen có thể thay đổi. Và thực ra chúng ta có thể thấy điều đó. Tôi sống ở Việt Nam từ nhiều năm. Mười hoặc 15 năm trước, đi bộ trên vỉa hè khó khăn hơn nhiều so với bây giờ. Ở trung tâm thành phố, người ta đang cải thiện điều được gọi là “khả năng đi bộ cho thành phố”, nghĩa là vỉa hè ngày càng thông thoáng, thảm thực vật trong thành phố phong phú hơn, các cửa hàng cũng hấp dẫn hơn. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta sẽ có thể thay đổi được thói quen này. Đọc thêmPRX-Vietnam hỗ trợ Hà Nội quy hoạch không gian xanh ở quận Hoàn Kiếm RFI : Tháng 03/2023, Việt Nam đã khởi động dự án Moov'Hanoi. Dự án hướng đến những mục tiêu như thế nào? Basile Hassan : Dự án Moov'Hanoi có mục tiêu thu hút người dùng tàu điện và hỗ trợ chính quyền Việt Nam cải thiện mạng lưới giao thông. Dự án cho phép giải quyết vấn đề chuyển đổi cách thức đi lại khi đề cập đến việc hạn chế xe cơ giới cá nhân. Có nhiều việc phải làm về hình thành cơ sở hạ tầng tàu điện, đó là một phần trong dự án Moov'Hanoi, tái cấu trúc mạng lưới xe buýt, cải thiện tính liên phương thức tại các nhà ga và hiểu rõ về giao thông ở Hà Nội, thậm chí đây là điểm đầu tiên cần nắm bắt : Mọi người đi lại trong thành phố như thế nào? Các trung tâm thu hút tạo ra lưu lượng giao thông ở đâu? Đó chính là công việc nghiên cứu về phát triển một dịch vụ, phát triển phương tiện giao thông công cộng, nhưng đồng thời, cũng cần buộc người dân hạn chế sử dụng xe máy hoặc ô tô riêng. Điểm này được gọi là “chuyển đổi phương thức”. Đó là sự thay đổi trong hành vi, làm thế nào để mọi người chuyển sang những phương tiện giao thông “sạch” hơn, ví dụ phương tiện công cộng, đi bộ hoặc đạp xe. Dự án Moov'Hanoi là một phần của cách tiếp cận này nhằm thu hút mọi người đến với phương tiện giao thông công cộng. Và như vậy, việc này cũng gián tiếp khiến mọi người từ bỏ dần phương tiện giao thông cá nhân của họ. Đọc thêmNan giải bài toán ô nhiễm không khí ở Hà Nội RFI : Dự án kéo dài từ năm 2023 đến 2026, có nghĩa là còn một năm nữa kể từ thời điểm này. Dự án có thể sẽ được hoàn tất theo thời hạn và hoàn thành các mục tiêu đề ra? Basile Hassan : Những dự án về giao thông, cơ sở hạ tầng như này cần rất nhiều thời gian. Dự án Moov'Hanoi mới được tiến hành hai năm, đó là khoảng thời gian rất ngắn. Chúng tôi đang thực hiện những hành động nhỏ nằm trong một khuôn khổ lớn hơn một chút. Dự án có được hoàn thành vào năm 2026 không? Dự án sẽ được triển khai. Nhưng tất nhiên sẽ xuất hiện những công việc khác cần thực hiện và việc này sẽ dẫn chúng tôi đề cập đến những chủ đề khác, ví dụ như vé tàu xe điện tử MaaS (Mobility as a Service). Số hóa phương tiện giao thông không hoàn toàn nằm trong dự án Moov'Hanoï, nhưng chúng tôi cũng đề cập vì nằm trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan chức năng Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội và sở Giao thông Vận tải. Nhưng đúng vậy, sẽ có thể phải phát triển nhiều hoạt động khác sau năm 2026. Emmanuel Cerise : Trong khuôn khổ hợp tác nói chung và dự án Moov'Hanoi nói riêng, chúng tôi chủ yếu cung cấp chuyên môn và tư vấn, còn việc triển khai dự án thuộc về thẩm quyền của chính quyền Việt Nam và các cơ quan liên quan, như bộ Giao thông Vận tải. Do đó chúng tôi không có nhiều ảnh hưởng đến các bộ phận kỹ thuật. Chúng tôi tư vấn cho họ về những thực tiễn. Nhìn chung, họ lắng nghe chúng tôi và trao đổi diễn ra tốt đẹp. Tiếp theo, Việt Nam, cũng như những khắp nơi trên thế giới, đều có những quy định cụ thể, mỗi thành phố cũng có các quy định riêng, khuôn khổ hành chính riêng. Các đối tác Việt Nam của chúng tôi tuân theo khuôn khổ hành chính và lập pháp địa phương để triển khai dự án. Các dự án giao thông trên toàn thế giới là những dự án mất rất nhiều thời gian bởi vì liên quan đến các chính sách công, nhân dân… cho nên chưa bao giờ là những dự án nhanh chóng. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn kiến trúc sư Emmanuel Cerise, giám đốc công ty PRX-Vietnam và Basile Hassan, trưởng dự án Moov'Hanoi. (1) VTC News, Giao thông là nguyên nhân chính ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
VOV1 - Australia đang ở trong tình thế khó xử khi Mỹ đề nghị nước này tăng ngân sách quốc phòng lên 5% GDP. Tuy vậy, Trung Quốc lại cho rằng, việc các nước tăng ngân sách quốc phòng không phải là hành động phù hợp khi thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang trên toàn cầu.
Tình dục là một phần tự nhiên và quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào. Tuy nhiên, cách ta trải nghiệm tình dục cũng thay đổi theo thời gian, nhất là khi bước sang một giai đoạn mới: từ yêu sang cưới.Tình dục trước và sau hôn nhân cũng chính chủ đề mở đầu cho chặng 2 của Cởi Mở mùa 5, với sự tham gia của cặp đôi Trinh Phạm & Trần Thành. Tưởng chừng như đã quá hiểu nhau sau 10 năm đồng hành, nhưng khi về chung một nhà, cả hai vẫn không thể tránh khỏi những bất ngờ và lúng túng trong “nhịp yêu”. Khi hormone thay đổi, chuyện gần gũi cũng không còn đơn giản như trước. Họ phải học cách nói ra điều mình muốn, lắng nghe điều đối phương cần và cùng nhau thêm chút “gia vị” mới để giữ cho cuộc yêu thêm phần mượt mà và êm ái hơn.Tình dục không mất đi sau hôn nhân, nhưng nó đòi hỏi được quan tâm và vun đắp theo một cách khác. Cùng Cởi Mở đào sâu hơn về chủ đề này ở cả góc nhìn thực tế và khoa học để chuyện “yêu” sau hôn nhân không trở thành trách nhiệm mà còn là điều gắn kết cả hai trong cả chặng đường dài.#CoiMo #Vietcetera #DurexVietnam #DurexGel #TronMuotTruotMe #CungChamDinh #CM_S5_5—Cảm ơn Durex đã đồng hành cùng Vietcetera trong hành trình Cởi_Mở và khám phá bản thân.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com
VOV1 - Liên quan đến Iran, ngày 27/06, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng phát động một đợt không kích mới nhằm vào Iran nếu nước này tiếp tục làm giàu uranium đến mức đáng lo ngại. Tuyên bố của ông Trump được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Mỹ tiến hành không kích các cơ sở hạt nhân của
VOV1 - Thành phố Hà Nội vừa quyết định thành lập 6 tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc 2/9, gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; An ninh, trật tự và Giao thông; Vệ sinh môi trường; Vật chất, hậu cần và Lễ tân.- Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc.- Văn phòng Trung ương Đảng ban hành Sổ tay hướng dẫn phục vụ việc chuyển đổi số trong toàn hệ thống chính trị, bảo đảm bộ máy các địa phương mới sau sắp xếp vận hành thông suốt từ ngày 1/7 tới.- Từ hôm nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia trở thành điểm "một cửa số" duy nhất.- Các thí sinh hôm nay tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi tự chọn. Liên quan đến kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị người dân không chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng về đề thi.- Mỹ để ngỏ khả năng lùi thời hạn áp thuế đối ứng.- Tàu vũ trụ thương mại của tỷ phú Elon Musk đã đưa các phi hành gia Ấn Độ, Ba Lan và Hungary kết nối thành công với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), đánh dấu lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, các quốc gia này có phi hành gia thực hiện chuyến bay tới ISS.
VOV1 - Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre, nhiệm kỳ 2020–2025, đặt chỉ tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh đạt 4.000 ha nuôi tôm công nghệ cao. Tuy nhiên, đến thời điểm này, địa phương đã vượt mục tiêu đề ra.
VOV1 - Các thành viên Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã thống nhất tăng ngân sách quốc phòng lên 5% ngân sách. Không dừng lại ở các thành viên, Mỹ còn muốn các đối tác và đồng minh tăng ngân sách quốc phòng. Tuy vậy, Australia, một đồng minh của Mỹ lại không mặn mà với đề xuất này
VOV1 - Việt Nam hiện có hơn 1,2 triệu ha cây ăn trái, sản lượng khoảng 12 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, tính mùa vụ cao, biến động thị trường và yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật đang đặt ra nhiều thách thức.
VOV1 - Năm 2024, thị trường trái phiếu xanh Việt Nam có quy mô gần 7.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 170% so với năm 2023. Tuy nhiên, quy mô này còn rất nhỏ so với nhu cầu. Do đó, thị trường được kỳ vọng phát triển sôi động hơn từ năm 2025, khi các chính sách ưu đãi và khuyến khích đã rõ hơn.
VOV1 - Ngày 26/6/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm làm việc tại Thành phố Thượng Hải và hội kiến đồng chí Trần Cát Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải.- Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Iran và tiếp Đại sứ Canada chào từ biệt.- Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.- Phiên họp thứ nhất Hội đồng Tiền lương quốc gia năm 2025 chưa tìm được tiếng nói chung trong đàm phán tăng lương tối thiểu vùng.- Ngày thi đầu tiên của kì thi tốt nghiệp THPT 2025, đề thi môn Ngữ văn rộng mở, đòi hỏi kiến thức thực tế; đề thi Toán, nhiều câu phân hóa thí sinh.- Sau hai ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh NATO ra Tuyên bố chung Lahay, nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP.
Các khám phá gần đây cho thấy, trái với những định kiến trước đây là trứng gà hay vịt thường không tốt cho nhiều người, đặc biệt là quí vị có bệnh tim mạch hay gan, do trứng có các cholesterol xấu. Tuy nhiên các nhà khoa học lại tìm thấy điều nghi ngại đó không thực tế và ngược lại, trứng được xem là thức ăn khá hoàn hảo cho mọi người, nếu dùng điều độ. Bác sĩ Liêu Vĩnh Bình tại Sydney cho biết thêm thông tin nầy.
Ngành công nghiệp âm nhạc của Úc hiện có giá trị hơn 8 tỷ đô la mỗi năm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Sau khi đến Úc với tư cách là một người tị nạn, nhạc sĩ Baraka the Kid đã vượt qua mọi khó khăn để tạo dựng tên tuổi trên toàn thế giới.
Xã hội hiện đại đang chứng kiến một nghịch lý: càng phát triển, con người càng xa rời những giá trị nguyên bản mà chính họ từng khao khát. Giữa đô thị ngột ngạt, ánh đèn chói lóa và tiếng ồn dày đặc, người ta bắt đầu quay về tìm kiếm sự tĩnh lặng, thiên nhiên và những điều giản dị.Và khi nhắc đến những công trình kiến trúc dung hòa được yếu tố nguyên sơ và hiện đại, người ta ngay lập tức nhớ đến cái tên Võ Trọng Nghĩa, một trong những kiến trúc sư Việt Nam nổi bật trên bản đồ quốc tế. Từ Nhà cho cây (House for Trees) đến các trường học, quán cà phê, trung tâm nghỉ dưỡng, các công trình của anh không chỉ mang thiên nhiên vào nhà, mà còn trả lại hơi thở tự nhiên cho những nơi tưởng như đã khô cằn bởi bê tông, sắt thép.Tuy nhiên, Võ Trọng Nghĩa đến với Have A Sip hôm nay không chỉ với tư cách của một kiến trúc sư. Anh là một con người đang trên hành trình tìm về sự tĩnh tại giữa nhịp sống hiện đại mà chính anh từng góp phần kiến tạo. Sau những năm tháng xây nên công trình cho đời, anh bắt đầu xây một không gian khác: không gian nội tâm. Nơi đó, thiền định trở thành kiến trúc tinh thần, là cách anh kết nối lại với chính mình sau những bão giông cảm xúc.Cuộc trò chuyện này không chỉ nói về nhà, về cây hay về kiến trúc bền vững. Mà còn là lời mời để cùng nhìn lại: trong một thế giới ồn ã, liệu chúng ta có đang bỏ quên căn nhà quan trọng nhất – chính là bên trong mình?#HaveASip #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #HAS223 #10BestSips —Cảm ơn Every Half Coffee Roasters Hưng Gia (48 Hưng Gia II, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP. HCM) đã đồng hành cùng Vietcetera trong series 10 Best Sips thuộc podcast Have A Sip.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com