Podcasts about Sau

  • 1,103PODCASTS
  • 7,646EPISODES
  • 22mAVG DURATION
  • 4DAILY NEW EPISODES
  • Jun 30, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024

Categories



Best podcasts about Sau

Show all podcasts related to sau

Latest podcast episodes about Sau

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Viện thẩm mỹ Busan tháo bảng hiệu, hoàn tiền cho khách 'tân trang vùng kín'

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Jun 30, 2025 2:40


Sau khi phóng viên báo Tuổi Trẻ thâm nhập và phanh phui mánh khóe, Viện thẩm mỹ Busan (TP Đà Nẵng) đã tháo bảng hiệu và hoàn trả tiền cho hai nạn nhân. Hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh các thông tin liên quan vụ việc.

Thế giới Giao thông
Thiệt mạng vì chạy xe quá sức: Hãy có một cuộc sống của riêng mình ngoài việc lái xe

Thế giới Giao thông

Play Episode Listen Later Jun 30, 2025 7:42


Sau cái chết của tài xế công nghệ Gavin Neo vì đột quỵ hồi tháng 5 vừa qua, cộng đồng tài xế Singapore xem đây như một hồi chuông cảnh tỉnh về việc lao động quá sức. Các chương trình thưởng từ các nền tảng như Grab, Gojek hay TADA thường yêu cầu tài xế hoàn thành hàng trăm chuyến mỗi tuần để nhận thưởng, buộc nhiều người phải làm việc tới 15 - 18 tiếng mỗi ngày, dẫn tới nguy cơ bệnh tật, tai nạn và căng thẳng tinh thần.

Nhật ký Đô thị
Đối thoại: Sau sáp nhập đơn vị hành chính các địa phương cần chia giai đoạn đầu tư giao thông kết nối

Nhật ký Đô thị

Play Episode Listen Later Jun 30, 2025 3:25


Sau khi thực hiện sáp nhập, các địa phương sẽ có không gian phát triển rộng lớn với nhiều tiềm năng và thế mạnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng và phát huy được những lợi thế đó và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức và người dân di chuyển tới những nơi làm việc mới thì giao thông kết nối đóng vai trò vô cùng quan trọng.Vậy, việc đầu tư giao thông kết nối sau sáp nhập tỉnh thành cần được xem xét, triển khai ra sao để đem đến hiệu quả cao nhất trong thực tiễn? 

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 27/6/2025: Quốc hội hoàn thành toàn bộ nội dung kỳ họp thứ 9

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 56:45


VOV1 - Quốc hội hoàn thành toàn bộ nội dung kỳ họp thứ 9 – kỳ họp lịch sử trong công tác lập hiến, lập pháp với những quyết sách quan trọng của đất nước.Sau hơn một tháng làm việc tích cực, trách nhiệm và đầy tâm huyết, sáng nay, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15 họp phiên bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung hệ trọng, mang tính lịch sử, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hoàn thiện thể chế.Trước phiên bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 16 Luật và Nghị quyết. Việc thông qua các luật và Nghị quyết ở nhiều lĩnh vực cho thấy Quốc hội đang thực sự hành động vì tầm nhìn chiến lược, chuẩn bị thể chế cho giai đoạn phát triển mới, vừa bảo đảm ổn định, vừa kiến tạo và phát triển nhanh, bền vững.Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, các quyết sách, đạo luật được thông qua tại kỳ họp lần này có tính cách mạng, là bước khởi đầu cho những cải cách thể chế căn cơ, định hướng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.

TẠP CHÍ VĂN HÓA
Nét thanh lịch kinh điển của hiệu thời trang Lanvin

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 9:00


Lanvin là một trong những hiệu thời trang lâu đời nhất của Pháp, được nhà thiết kế Jeanne Lanvin thành lập tại Paris vào năm 1889, trước Chanel (1910) và Dior (1947). Tuy là người tiên phong, Jeanne Lanvin lại thường nằm trong cái bóng của Chanel hoặc Dior, có lẽ cũng vì Lanvin không giỏi bằng hai công ty kia trong cách thu hút giới truyền thông. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin trở thành chủ đề quyển sách của nhà văn Jérôme Picon, do nhà xuất bản Flammarion phát hành. Mang tựa đề « Jeanne Lanvin », quyển tiểu sử làm sống lại gương mặt tiên phong của ngành thời trang hạng sang của Pháp, hành trình sáng tạo của một phụ nữ có nếp sống kín đáo nhưng lại có tầm nhìn xa. Sinh trưởng tại Paris (1867-1946), Jeanne Lanvin từ thời còn nhỏ đã đam mê may vá, thêu thùa. Bà vào nghề làm nón mũ và phụ kiện thời trang từ năm 13 tuổi. Năm 1889 là cột mốc quan trọng trong đời bà Lanvin. Nhờ biết làm ăn dành dụm, bà mở cửa hàng đầu tiên trên dãy phố Faubourg Saint -  Honoré vào năm 22 tuổi, từ mũ nón mở rộng sang thiết kế áo quần trẻ em, rồi sau đó là thời trang phái nữ. Sau hai thập niên hoạt động trong nghề, Jeanne Lanvin chính thức được kết nạp làm thành viên Nghiệp đoàn các nhà thiết kế Pháp (do Charles Frederick Wortk đề xướng) : Bộ sưu tập thời trang Lanvin năm 1909 phong phú da dạng, bao trùm mọi lứa tuổi chứ không còn đơn thuần là áo quần dành riêng cho một đối tượng. Trong số những khách hàng quen thuộc của Lanvin có nhà văn Anna de Noailles, diễn viên kiêm ca sĩ Yvonne Printemps hay kịch tác gia Sacha Guitry ... Cũng chính Jeanne Lanvin đã thiết kế bộ y phục màu xanh lục cho văn hào Pháp Edmond Rostand, tác giả của Cyrano de Bergerac, khi ông gia nhập Hàn lâm viện. Trả lời phỏng vấn ban Pháp ngữ RFI, nhà văn Jérôme Picon chuyên nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, từng viết tiểu sử của các văn hào Marcel Proust và Victor Hugo, cho biết lý do nào ông thực hiện một quyển sách về bà Jeanne Lanvin: Tôi đã có ý tưởng viết về bà Lanvin, sau khi có cơ hội đọc và xem nhiều tài liệu quan trọng trong một kho lưu trữ đã có từ lâu nhưng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Kho tài liệu này phản ánh những chuyển biến của ngành thời trang cao cấp qua nhiều thập niên, nhưng không hiểu vì lý do nào mà cho tới giờ vẫn chưa được khai thác nhiều. Quan trọng hơn nữa chính là phong cách của Jeanne Lanvin, một phụ nữ với cuộc sống kín đáo, nhưng lại có khá nhiều giai thoại lý thú để kể về bà. Trước hết đó là câu chuyện khá phi thường về hiệu thời trang do một phụ nữ sáng lập. Trước khi các thuật ngữ chuyên ngành tiếp thị ra đời, bà Jeanne Lenvin đã biết tiếp cận những khách hàng khá giả giàu có, dựa vào nhu cầu của họ để sáng chế ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Từ nón mũ và áo quần trẻ em, bà chuyển sang thiết kế thời trang phái nữ cũng như phái nam. Bên cạnh đó, bà còn cho sản xuất nước hoa, phân phối tủ giường, bàn ghế và dòng sản phẩm trang trí nội thất sang trọng ...Vào giữa những năm 1920, Paris là tủ kính trưng bày các sản phẩm thời trang, trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và là nơi xuất phát của nhiều trào lưu thẩm mỹ. Trong bối cảnh ấy, Jeanne Lanvin đã cố gắng để lại dấu ấn của mình. Tuy không sản xuất đại trà, không khuếch trương thành một tập đoàn lớn, Lanvin đã làm ăn thành công, thực hiện được tất cả những mong muốn vào thời của mình. Nói như vậy, phải chăng Lanvin là một trong những gương mặt tiên phong của ngành thời trang cao cấp của Pháp đầu thế kỷ XX ? Vai trò của Jeanne Lanvin có quan trọng như Elsa Shiaparelli hay Coco Chanel ? Nhà văn Jérôme Picon nhận xét : Quả thật Jeanne Lanvin là một trong những người đi đầu ngành thời trang, thậm chí ta có thể nói rằng bà Lanvin đã mở đường cho lớp đi sau, trong đó có Coco Chanel (1910) và Elsa Shiaparelli (1927). Bà Lanvin đã thành công trong việc xây dựng một thế giới xung quanh các bộ sưu tập thời trang của mình, đặc biệt là trong những năm 1920, bà đã có một tầm nhìn xa, tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nhiều phương diện, trước khi ngành xa xỉ phẩm thực sự ra đời. Về điểm này có thể nói bà là một doanh nhân thực thụ. Sinh thời, bà đã gầy dựng được cả một sự nghiệp đồ sộ : từ một thợ làm nón rất nghèo, bà đã tích lũy được một khối tài sản khổng lồ, nhờ biết nắm bắt thị hiếu của khách hàng và đầu tư vào những ngành nghề sinh lời cao. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin hiện còn lưu lại được những gì ? Theo tác giả Jérôme Picon, một trong những nghịch lý của hiện tượng Lanvin đó là tuy có rất nhiều tài liệu lưu trữ về sự nghiệp của bà, đời tư của nhân vật nổi tiếng này vẫn còn nhiều nét bí ẩn : Có lẽ phần thú vị nhất, sinh động nhất khi nhắc đến cuộc đời của bà Jeanne Lanvin, vẫn là mối quan hệ của nhà thiết kế với đứa con gái ruột của mình. Sinh thời, Marguerite Lanvin còn được gọi là Marie Blanche, vừa là hình mẫu lý tưởng, vừa là tình thương cao quý nhất. Có lẽ cũng vì thế suốt đời, bà Lanvin đã cống hiến hầu như mọi tác phẩm cho đứa con gái. Sinh thời, thời trang Lanvin thành công rực rỡ cho đến ngày qua đời của nhà sáng lập vào năm 1946. Con gái của bà Lanvin lên thay mẹ tiếp quản điều hành công ty nhưng không thành công như ban đầu. Tưởng chừng như chìm dần vào lãng quên, thời trang Lanvin lại huy hoàng một lần nữa khi nhà thiết kế Alber Elbaz được tập đoàn l'Oréal bổ nhiệm làm giám đốc nghệ thuật. Với phong cách thiết kế đơn giản nhưng đầy nét quyến rũ thanh lịch, sang trọng, Alber Elbaz được xem là người thừa kế xứng đáng nhất tư duy thẩm mỹ của Lanvin. Hiện giờ, vẫn còn nhiều sản phẩm Lanvin thịnh hành trên thị trường quốc tế, trong đó có nước hoa Arpège, từng được sáng chế cách đây gần một thế kỷ, vào năm 1927 nhân dịp sinh nhật 30 tuổi của con gái Marguerire Lanvin (1897-1958), sau này trở thành (Marie-Blanche de Polignac) vợ của bá tước Jean de Polignac. Năm 1927 gắn liền với một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của hiệu thời trang Lanvin. Khi Jeanne Lanvin chào đời vào năm 1867, không có bà tiên nào đã ban phúc trên chiếc nôi của cô bé gái. Xuất thân từ một gia đình nghèo, không được học chữ, Jeanne buộc phải đi làm từ năm 13 tuổi. Nhưng cũng chính sự chịu khó ấy đã giúp bà gầy dựng cả một sự nghiệp thời trang. Lanvin giờ đây không thể tách rời khỏi những thương hiệu vĩ đại của làng thời trang cao cấp và hiện là công ty lâu đời nhất của Pháp vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Nếu như Chanel thiết kế trang phục phụ nữ theo cách nhìn của một người đàn bà tự chủ và độc lập, thì Lanvin thiết kế quần áo theo cách nhìn lý tưởng của một người mẹ. Tất cả những thiếu thốn trong tuổi thơ, bà Lanvin sẽ bù đắp cho đứa con gái. Các nhà thiết kế đi sau nhờ biết duy trì tư duy sáng tạo này mà đã khôi phục được vầng hào quang sáng ngời của một hiệu thời trang lâu đời. 

Moto Flakes
#45 WER IST NUN DER CHEF ?

Moto Flakes

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 70:18


Naaa ihr Flakeys!Neue Folge, wird präsentiert von @weberwerke. Sau geil !!Also hört mal rein, ganz interessant und ihr könnt euch wieder mächtig sparen mit jeweiligen Rabatt-Codes. Dazu müsst ihr nur ganz aufmerksam zuhören.Wir wünschen euch wie immer viel Spaß.LGHeeeenre und TooomeeeIG:moto_flakes

Tạp chí văn hóa
Nét thanh lịch kinh điển của hiệu thời trang Lanvin

Tạp chí văn hóa

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 9:00


Lanvin là một trong những hiệu thời trang lâu đời nhất của Pháp, được nhà thiết kế Jeanne Lanvin thành lập tại Paris vào năm 1889, trước Chanel (1910) và Dior (1947). Tuy là người tiên phong, Jeanne Lanvin lại thường nằm trong cái bóng của Chanel hoặc Dior, có lẽ cũng vì Lanvin không giỏi bằng hai công ty kia trong cách thu hút giới truyền thông. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin trở thành chủ đề quyển sách của nhà văn Jérôme Picon, do nhà xuất bản Flammarion phát hành. Mang tựa đề « Jeanne Lanvin », quyển tiểu sử làm sống lại gương mặt tiên phong của ngành thời trang hạng sang của Pháp, hành trình sáng tạo của một phụ nữ có nếp sống kín đáo nhưng lại có tầm nhìn xa. Sinh trưởng tại Paris (1867-1946), Jeanne Lanvin từ thời còn nhỏ đã đam mê may vá, thêu thùa. Bà vào nghề làm nón mũ và phụ kiện thời trang từ năm 13 tuổi. Năm 1889 là cột mốc quan trọng trong đời bà Lanvin. Nhờ biết làm ăn dành dụm, bà mở cửa hàng đầu tiên trên dãy phố Faubourg Saint -  Honoré vào năm 22 tuổi, từ mũ nón mở rộng sang thiết kế áo quần trẻ em, rồi sau đó là thời trang phái nữ. Sau hai thập niên hoạt động trong nghề, Jeanne Lanvin chính thức được kết nạp làm thành viên Nghiệp đoàn các nhà thiết kế Pháp (do Charles Frederick Wortk đề xướng) : Bộ sưu tập thời trang Lanvin năm 1909 phong phú da dạng, bao trùm mọi lứa tuổi chứ không còn đơn thuần là áo quần dành riêng cho một đối tượng. Trong số những khách hàng quen thuộc của Lanvin có nhà văn Anna de Noailles, diễn viên kiêm ca sĩ Yvonne Printemps hay kịch tác gia Sacha Guitry ... Cũng chính Jeanne Lanvin đã thiết kế bộ y phục màu xanh lục cho văn hào Pháp Edmond Rostand, tác giả của Cyrano de Bergerac, khi ông gia nhập Hàn lâm viện. Trả lời phỏng vấn ban Pháp ngữ RFI, nhà văn Jérôme Picon chuyên nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, từng viết tiểu sử của các văn hào Marcel Proust và Victor Hugo, cho biết lý do nào ông thực hiện một quyển sách về bà Jeanne Lanvin: Tôi đã có ý tưởng viết về bà Lanvin, sau khi có cơ hội đọc và xem nhiều tài liệu quan trọng trong một kho lưu trữ đã có từ lâu nhưng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Kho tài liệu này phản ánh những chuyển biến của ngành thời trang cao cấp qua nhiều thập niên, nhưng không hiểu vì lý do nào mà cho tới giờ vẫn chưa được khai thác nhiều. Quan trọng hơn nữa chính là phong cách của Jeanne Lanvin, một phụ nữ với cuộc sống kín đáo, nhưng lại có khá nhiều giai thoại lý thú để kể về bà. Trước hết đó là câu chuyện khá phi thường về hiệu thời trang do một phụ nữ sáng lập. Trước khi các thuật ngữ chuyên ngành tiếp thị ra đời, bà Jeanne Lenvin đã biết tiếp cận những khách hàng khá giả giàu có, dựa vào nhu cầu của họ để sáng chế ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Từ nón mũ và áo quần trẻ em, bà chuyển sang thiết kế thời trang phái nữ cũng như phái nam. Bên cạnh đó, bà còn cho sản xuất nước hoa, phân phối tủ giường, bàn ghế và dòng sản phẩm trang trí nội thất sang trọng ...Vào giữa những năm 1920, Paris là tủ kính trưng bày các sản phẩm thời trang, trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và là nơi xuất phát của nhiều trào lưu thẩm mỹ. Trong bối cảnh ấy, Jeanne Lanvin đã cố gắng để lại dấu ấn của mình. Tuy không sản xuất đại trà, không khuếch trương thành một tập đoàn lớn, Lanvin đã làm ăn thành công, thực hiện được tất cả những mong muốn vào thời của mình. Nói như vậy, phải chăng Lanvin là một trong những gương mặt tiên phong của ngành thời trang cao cấp của Pháp đầu thế kỷ XX ? Vai trò của Jeanne Lanvin có quan trọng như Elsa Shiaparelli hay Coco Chanel ? Nhà văn Jérôme Picon nhận xét : Quả thật Jeanne Lanvin là một trong những người đi đầu ngành thời trang, thậm chí ta có thể nói rằng bà Lanvin đã mở đường cho lớp đi sau, trong đó có Coco Chanel (1910) và Elsa Shiaparelli (1927). Bà Lanvin đã thành công trong việc xây dựng một thế giới xung quanh các bộ sưu tập thời trang của mình, đặc biệt là trong những năm 1920, bà đã có một tầm nhìn xa, tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nhiều phương diện, trước khi ngành xa xỉ phẩm thực sự ra đời. Về điểm này có thể nói bà là một doanh nhân thực thụ. Sinh thời, bà đã gầy dựng được cả một sự nghiệp đồ sộ : từ một thợ làm nón rất nghèo, bà đã tích lũy được một khối tài sản khổng lồ, nhờ biết nắm bắt thị hiếu của khách hàng và đầu tư vào những ngành nghề sinh lời cao. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin hiện còn lưu lại được những gì ? Theo tác giả Jérôme Picon, một trong những nghịch lý của hiện tượng Lanvin đó là tuy có rất nhiều tài liệu lưu trữ về sự nghiệp của bà, đời tư của nhân vật nổi tiếng này vẫn còn nhiều nét bí ẩn : Có lẽ phần thú vị nhất, sinh động nhất khi nhắc đến cuộc đời của bà Jeanne Lanvin, vẫn là mối quan hệ của nhà thiết kế với đứa con gái ruột của mình. Sinh thời, Marguerite Lanvin còn được gọi là Marie Blanche, vừa là hình mẫu lý tưởng, vừa là tình thương cao quý nhất. Có lẽ cũng vì thế suốt đời, bà Lanvin đã cống hiến hầu như mọi tác phẩm cho đứa con gái. Sinh thời, thời trang Lanvin thành công rực rỡ cho đến ngày qua đời của nhà sáng lập vào năm 1946. Con gái của bà Lanvin lên thay mẹ tiếp quản điều hành công ty nhưng không thành công như ban đầu. Tưởng chừng như chìm dần vào lãng quên, thời trang Lanvin lại huy hoàng một lần nữa khi nhà thiết kế Alber Elbaz được tập đoàn l'Oréal bổ nhiệm làm giám đốc nghệ thuật. Với phong cách thiết kế đơn giản nhưng đầy nét quyến rũ thanh lịch, sang trọng, Alber Elbaz được xem là người thừa kế xứng đáng nhất tư duy thẩm mỹ của Lanvin. Hiện giờ, vẫn còn nhiều sản phẩm Lanvin thịnh hành trên thị trường quốc tế, trong đó có nước hoa Arpège, từng được sáng chế cách đây gần một thế kỷ, vào năm 1927 nhân dịp sinh nhật 30 tuổi của con gái Marguerire Lanvin (1897-1958), sau này trở thành (Marie-Blanche de Polignac) vợ của bá tước Jean de Polignac. Năm 1927 gắn liền với một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của hiệu thời trang Lanvin. Khi Jeanne Lanvin chào đời vào năm 1867, không có bà tiên nào đã ban phúc trên chiếc nôi của cô bé gái. Xuất thân từ một gia đình nghèo, không được học chữ, Jeanne buộc phải đi làm từ năm 13 tuổi. Nhưng cũng chính sự chịu khó ấy đã giúp bà gầy dựng cả một sự nghiệp thời trang. Lanvin giờ đây không thể tách rời khỏi những thương hiệu vĩ đại của làng thời trang cao cấp và hiện là công ty lâu đời nhất của Pháp vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Nếu như Chanel thiết kế trang phục phụ nữ theo cách nhìn của một người đàn bà tự chủ và độc lập, thì Lanvin thiết kế quần áo theo cách nhìn lý tưởng của một người mẹ. Tất cả những thiếu thốn trong tuổi thơ, bà Lanvin sẽ bù đắp cho đứa con gái. Các nhà thiết kế đi sau nhờ biết duy trì tư duy sáng tạo này mà đã khôi phục được vầng hào quang sáng ngời của một hiệu thời trang lâu đời. 

Nghien cuu Quoc te
Đã đến lúc khép lại cơ hội gia nhập NATO của Ukraine

Nghien cuu Quoc te

Play Episode Listen Later Jun 26, 2025 16:42


Sau nhiều năm hứa hẹn đưa Ukraine vào liên minh, Washington cuối cùng cũng đang thay đổi hướng đi. Vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth tuyên bố rằng “Mỹ không tin rằng việc Ukraine gia nhập NATO là một kết quả thực tế của một thỏa thuận đàm phán”.Xem thêm.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 26/6/2025: Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 26, 2025 57:04


VOV1 - Ngày 26/6/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm làm việc tại Thành phố Thượng Hải và hội kiến đồng chí Trần Cát Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải.- Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Iran và tiếp Đại sứ Canada chào từ biệt.- Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.- Phiên họp thứ nhất Hội đồng Tiền lương quốc gia năm 2025 chưa tìm được tiếng nói chung trong đàm phán tăng lương tối thiểu vùng.- Ngày thi đầu tiên của kì thi tốt nghiệp THPT 2025, đề thi môn Ngữ văn rộng mở, đòi hỏi kiến thức thực tế; đề thi Toán, nhiều câu phân hóa thí sinh.- Sau hai ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh NATO ra Tuyên bố chung Lahay, nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP. 

VnExpress Podcast: VnExpress hôm nay
Cuộc sống di tản của người Việt ở Iran

VnExpress Podcast: VnExpress hôm nay

Play Episode Listen Later Jun 26, 2025 8:48


Sau đợt đánh bom nặng nề, gia đình chị Thu Nguyễn, một trong số 7 người Việt còn ở Iran, bỏ lại công việc, nhà cửa, gom đồ đạc di tản đến thành phố Qom, cách Tehran 140km.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Mỹ nặng tay với sinh viên quốc tế: Đại học Anh tăng sức hấp dẫn?

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Jun 25, 2025 12:18


Sau căng thẳng với đại học Harvard, chính quyền của tổng thống Donald Trump dọa sẽ thu hồi thị thực du học của hàng vạn sinh viên Trung Quốc. Chỉ trong mấy tháng đầu của nhiệm kỳ Trump 2, con số sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách chuyển hướng du học dự định tại Mỹ sang các nước nói tiếng Anh khác tăng lên. Anh Quốc luôn là điểm đến được sinh viên châu Á ưa chuộng, vậy tình hình mới này có giúp các đại học Anh đón sinh viên không muốn hoặc không thể vào Mỹ du học ? Thông tín viên Nguyễn Giang từ Luân Đôn giải thích : "Đầu tiên chúng ta phải nói rõ là xu thế quan tâm tìm chỗ du học ở Mỹ có giảm đi trong năm qua và có tác động của cái gọi là yếu tố “Trump” (Trump factor). Ví dụ trong 12 tháng qua thì có 19,4 triệu lượt tìm kiếm trên kênh du học quốc tế (Studyportals) chú tâm tới các bằng cử nhân và thạc sĩ ở Mỹ, và có 1,7 triệu lượt tìm kiếm vào các đại học ở Anh. Năm trước (2023-2024) thì con số ở Mỹ có cao hơn khá nhiều : 23,8 triệu lượt, so với Anh là 2,01 triệu (nguồn từ trang PoliticHomes ở Anh), tức là sự chú ý với các khóa học ở Mỹ giảm đi 5,5 triệu lượt, một con số cao. Các báo Anh những ngày qua cho hay Anh, sau đó tới Úc và Canada, là các nước đầu bảng để du học sinh Trung Quốc và Ấn Độ hướng tới, khi mà chính sách visa và có thể nói là thái độ căng thẳng của chính quyền Trump vẫn không thuyên giảm với sinh viên quốc tế". RFI tiếng Việt : Nói riêng về sinh viên Trung Quốc, qua quan sát, anh thấy có gì khác về môi trường cho họ tại Anh so với Mỹ và các nước khác ? Thông tín viên Nguyễn Giang : Thứ nhất là về con số, trừ những năm phong tỏa vì Covid, người ta ước tính hàng năm có trên 1 triệu sinh viên Trung Quốc xuất ngoại để du học. Với con số lớn thế này thì những nước có nhiều trường đại học mới đón đủ. Đài Loan thì có vấn đề chính trị ngoại giao với Trung Quốc nên gần đây hạn chế nhận, Singapore thì nhỏ, ít trường và sinh hoạt đắt đỏ, tuy sinh viên Trung Quốc có tăng trong làn sóng sang các nước láng giềng, nhưng không thể nào bằng thị trường du học đại học hoặc trên đại học ở Mỹ và Anh. Thứ nhì là về các ưu thế truyền thống: Anh thì có rất nhiều điểm vượt trội so với cả Úc, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, về số trường đại học đẳng cấp quốc tế, và cả khối trường tư, dự bị đại học (A-level, Sixth Form Colleges), thậm chí trường nội trú từ cấp 2 cho học sinh nước ngoài, nên Anh có thể “bao trọn gói” việc giáo dục từ nhỏ tới trưởng thành và lên cả cấp trên đại học cho bất cứ người nước ngoài nào tới. Và học sinh, sinh viên Trung Quốc rất thích điều này, chỉ có mỗi nhược điểm là học phí ở Anh cao. Ví dụ một trường tư cho nữ sinh dự bị đại học ở Cardiff có giá là 68 nghìn bảng/năm (trên 90 nghìn USD). Học cấp Sixth Form là 2 năm tức là phải chi tới 180 nghìn USD cho một em. Đây là con số rất cao. Còn thì Anh có ngôn ngữ tiếng Anh tiêu chuẩn, được người Trung Quốc sính hơn là giọng Mỹ, Úc, các đại học có nhiều bộ môn phong phú, từ nhạc cổ điển tới nghệ thuật, kiến trúc, các ngành STEM, kinh tế, xã hội, media ... và đều ở trình độ hàng đầu thế giới. Trong 50 trường hàng đầu thế giới được du học sinh Trung Quốc chọn có nhiều trường của Anh như Nottingham, Manchester, University College London (UCL), Edinburgh, Bristol, và King's College London. RFI : Chính quyền Trump cho rằng du học là ngành phải “phục vụ nước Mỹ trước hết, chứ không phải Trung Quốc” và Mỹ cũng có nhiều lo ngại về “gián điệp Trung Quốc, và sự đánh cắp công nghệ quan trọng từ các viện nghiên cứu của Hoa Kỳ ». Còn tại Anh, có mối lo ngại như vậy đối với sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Quốc hay không? Thông tín viên Nguyễn Giang : Chính giới Anh vẫn luôn đánh giá rủi ro “bị xâm nhập” và mất cắp thông tin có giá trị cao về công nghệ trong các ngành trọng yếu, không nhất thiết là đối với những người từ Trung Quốc, mà đối với tất cả sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài. Từ những năm trước (cụ thể là từ tháng 5/2021), Quốc hội Anh đã nghe báo cáo về việc đảm bảo cho các đại học phải nhận được chứng chỉ an ninh (security clearance), còn gọi là  ‘ATAS certificate' từ bộ Ngoại Giao, thì mới cho phép sinh viên, nghiên cứu sinh ngoại quốc bước chân vào các ngành có “thông tin công nghệ nhạy cảm”.  Tuy thế, mới đây thì một số tờ báo Anh (như bài của Shaun Wilson ngày 19/04/2025 trên trang The Standard) nói rằng có khoảng 20 đại học Anh vẫn có các quan hệ đối tác với nhóm 7 trường nghiên cứu công nghệ quân sự ở Trung Quốc, sau khi có cảnh báo từ quan chức an ninh tình báo Anh. Chính phủ và các đại học Anh tuy thế vẫn nói rằng họ có cơ chế giám sát và kiểm soát rủi ro. Ví dụ như họ tuân thủ các hướng dẫn UUK guidance, và Trusted Research guidance của chính phủ để đảm bảo an ninh cho các lĩnh vực nhạy cảm như hàng không, khí động học, vi sinh...và những mảng khác. Xin nhắc đây là hợp tác giữa các đại học tức là ở cấp giáo sư, tiến sĩ làm nghiên cứu, chứ không phải là nói về sinh viên. Chuyện sinh viên Trung Quốc bị nghi hay tố cáo như ở Mỹ thì tại Anh chưa thấy báo đài nói tới. RFI: Trở lại giai đoạn trước, tức là nhiệm kỳ 1 của tổng thống Mỹ Donald Trump, có phải khi các chính sách ngày càng chặt hơn về visa du học với sinh viên quốc tế khiến Hoa Kỳ mất đi cơ hội thu hút sinh viên quốc tế từ những năm 2017-2021 ? Thông tín viên Nguyễn Giang : Vâng, một báo cáo của Hội đồng Anh về tình hình các cơ sở  Giáo dục Đại học Anh (UK Higher Education Institutions) vào tháng 02/2025 đã nêu ra một số đánh giá đáng chú ý về xu hướng “tránh chính quyền Donald Trump” trong sinh viên quốc tế, có từ nhiệm kỳ trước của ông Trump (2017-2021). Theo báo cáo này thì ngay trong nhiệm kỳ 1 của ông Trump, sức hấp dẫn của các đại học Mỹ sụt giảm, với con số ghi danh từ sinh viên quốc tế chừng 50 nghìn/năm. Có thể suy đoán rằng thái độ của ông Trump với người Hồi giáo (các vụ trục xuất) khiến sinh viên từ Trung Đông và châu Phi sang Mỹ du học có giảm. Ngoài ra thì người châu Âu cũng ít hơn trước nhưng số người từ Đông Á, nhất là Trung Quốc, tới Mỹ học vẫn tăng đều cho tới đại dịch Covid (2020-2021). RFI: Nói riêng về sinh Trung Quốc, có phải là cứ khi nào Mỹ nhận ít sinh viên du học từ Trung Quốc thì họ lại sang Anh? Thông tín viên Nguyễn Giang : Sang thời Biden (2021-2024) thì số sinh viên Trung Quốc ở Mỹ đã giảm đi và Anh trở nên hấp dẫn hơn. Có thể nói, năm 2023 là thời kỳ đỉnh điểm của du học Anh với sinh viên Trung Quốc. Theo một điều tra thực hiện với 366.380 sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài về nước của Trung Quốc trong cuốn Sách Xanh (Blue Book) thì 25,75% trở về từ Anh, và 14,73% từ Úc và 11,02% từ Úc. Một nguồn khác là The Economist Intelligence cho hay kể cả sau thời Trump thì sang thời Biden, Mỹ đã bác 39% đơn xin visa du học từ Trung Quốc, một con số kỷ lục. Xin nhắc là từ gần 10 năm qua, Trung Quốc và Mỹ đã căng thẳng chứ không phải đợi đến vụ đại học Harvard bị chính quyền Trump cáo buộc là “hợp tác với đảng Cộng Sản Trung Quốc”. Tức là ngay sau nhiệm kỳ 1 của Trump và đại dịch Covid thì Anh vẫn đứng cao hơn Mỹ về số sinh viên Trung Quốc du học trở về. Nay thì con số vẫn cao nhưng không được như trước: năm 2024 có 103 nghìn visa du học được Anh cấp cho sinh viên Trung Quốc, giảm đi gần 50 nghìn so với năm 2023 (154 nghìn). Các đại học Anh đang hy vọng việc Mỹ “xua đuổi”, làm khó dễ cho sinh viên TQ sẽ khiến nhiều người đang học ở Mỹ chuyển sang Anh và lứa nhập học năm tới sẽ chọn Anh thay cho Mỹ ,vốn bị cho là có rủi ro về visa. Thậm chí các điều tra dư luận nói sinh viên Trung Quốc lo sợ bị kỳ thị, bị bạo hành ở Mỹ vì căng thẳng chính trị, thuế quan hai nước. RFI: Cuối cùng, chính sách visa của Anh thực ra cũng đang thắt chặt với  sinh viên Trung Quốc nói riêng và sinh viên châu Á nói chung, gồm cả Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia... Vậy nước Anh có thực sự thu hút sinh viên rồi giữ lại nhân tài phục vụ cho khoa học và kinh tế ? Và Anh đang phải cạnh tranh với các nước khác để thu hút dòng sinh viên quốc tế ? Thông tín viên Nguyễn Giang : Gần đây Anh ra chính sách visa chặt hơn, nên sinh viên quốc tế, một khi đã chọn con đường đi du học tốn kém, đều nộp đơn vào nhiều trường ở nhiều nước một lúc (gọi là multi-country application), và Anh chỉ là 1 trong số các nước sinh viên châu Á chọn ghi danh. Về các thị trường cạnh tranh với Anh thì có nước láng giềng với hệ thống giáo dục tương đồng là Cộng hòa Ireland. Tháng 1 năm nay tôi có thăm thủ đô Dublin và giao lưu với một số bạn VN bên đó thì được nghe là không chỉ sinh viên và nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Việt Nam sang Ireland cũng tăng, tuy chưa phải là số lượng lớn nhưng là con số ngày càng nhiều chứ không giảm đi. Một bạn nói sau đại học, ở lại kiếm việc giảng dạy tại Ireland dễ hơn ở Anh. Như thế, Anh đang phải cạnh tranh với chính các nước tương đồng văn hóa. Rồi các trường ở Liên Hiệp Châu Âu. Theo quan sát cá nhân của tôi thì EU (Pháp, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, hay cả Hungary, Ba Lan) cũng có các trường tốt, thu hút sinh viên học bằng tiếng Anh với giá cho một năm học thạc sĩ chỉ tính bằng tiền nghìn (euro) chứ không phải tiền trên 10 nghìn, thậm chí vài chục nghìn bảng Anh như tại Anh. Con số chính thức cho hay một năm học phí lấy tấm bằng thạc sĩ (MA) ở Anh là từ 17-30 nghìn bảng, so với các nước EU là 6-20 nghìn euro. Khác biệt rất là lớn. Một báo cáo của Hội đồng Anh từ tháng 2 cũng cho hay một thị trường du học cạnh tranh với Anh nay là vùng Đông Á và Đông Nam Á ví dụ như Đài Loan, Singapore, và cả Malaysia, Thái Lan. Các nghiên cứu của đại học East London và Hội đồng Anh đều nói Anh phải có cách hỗ trợ sinh viên Trung Quốc và châu Á nói chung nhiều hơn nữa, như kết nối họ với thị trường lao động sớm hơn để học xong họ có thể tận dụng thời gian gia hạn thị thực 18 tháng để kiếm được việc đúng ngành học. Nói tóm lại thì như tôi nêu ở trên, các đại học Anh đã rất hấp dẫn sinh viên quốc tế, gồm Trung Quốc, từ lâu nay rồi, chỉ có học phí cao và sinh hoạt đắt đỏ là bước cản trở lớn nhất thôi. Ngoài ra thì nếu muốn thu hút nhân tài và có nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao ở lại, thì Anh phải có chính sách thân thiện, tạo điều kiện hơn cho sinh viên quốc tế tiếp cận các ngành công nghiệp, thị trường lao động. Và đây là câu chuyện lâu dài về hướng nghiệp và tái cấu trúc các ngành kinh tế Anh theo hướng high-tech, digital và AI.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Cách Baraka chinh phục ngành âm nhạc Úc trị giá 8 tỷ đô để chạm tới trái tim người hâm mộ toàn cầu

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Jun 24, 2025 7:47


Ngành công nghiệp âm nhạc của Úc hiện có giá trị hơn 8 tỷ đô la mỗi năm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Sau khi đến Úc với tư cách là một người tị nạn, nhạc sĩ Baraka the Kid đã vượt qua mọi khó khăn để tạo dựng tên tuổi trên toàn thế giới.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Chiến tranh Trung Đông : Vẫn có hy vọng tránh được khủng hoảng dầu hỏa ?

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Jun 24, 2025 9:18


Giá dầu hỏa bị đẩy lên cao và thị trường thêm căng thẳng kể từ khi xung đột Israel-Iran khai mào. Cộng đồng quốc tế nín thở trước nguy cơ một lần nữa tăng trưởng của thế giới lại bị khủng hoảng dầu lửa nhận chìm. Chưa ai nói đến một cơn « sốt dầu » cho đến khi Mỹ « nhập cuộc » ngày 22/06/2025. Nhiều lý do giải thích cho hiện tượng nói trên, nhưng tất cả đều có thể thay đổi nhanh chóng nếu chiến tranh lan rộng.  Tại Matxcơva, tổng thống Vladimir Putin ắt hẳn hài lòng, vì nhờ « Sư Tử »  Israel « Vươn Mình » sang tận lãnh thổ Cộng Hòa Hồi Giáo Iran trong đợt oanh kích đêm 12 rạng sáng 13/06/2025, mà giá một thùng dầu của Nga mới ngoi lên được đến 5000 rúp. Đây là mức cao nhất từ nửa năm nay. Trong vỏn vẹn chưa đầy một tuần lễ, thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa của Matxcơva tăng 12 %. Căng thẳng thì có, khủng hoảng thì chưa Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng cho thế giới. Bất chấp chiến tranh Ukraina và các đợt trừng phạt của Âu - Mỹ, dầu khí vẫn đem về gần 1/3 thu nhập cho ngân sách của chính phủ. Đây là nguồn tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin. Ở những nơi khác trên thế giới, giá một thùng dầu Brent tăng hơn 10 % và hiện dao động ở mức khoảng 75 đô la/thùng, tương đương với giá dầu hồi tháng 1/2025 trước khi chính quyền mới ở Washington khuấy lên một cuộc chiến thương mại với gần như toàn thế giới. Các nhà sản xuất thì hài lòng, nhưng đối với những quốc gia phải nhập khẩu năng lượng, đứng đầu là Trung Quốc hay Nhật Bản và nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu, đây là một mối đe dọa mới. Trả lời đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về năng lượng Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, ghi nhận « chảo dầu ở Trung Đông có nguy cơ bốc cháy bất cứ lúc nào »: « Hậu quả đầu tiên đương nhiên là giá dầu hỏa tăng lên. Điều này không có gì ngạc nhiên do chuyển biến tại Trung Đông, nơi tập trung khoảng một nửa trữ lượng dầu của thế giới. Hơn nữa căng thẳng và xung đột lần này lại liên quan trực tiếp đến Iran, một nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thế giới. Giá dầu đã tăng ngay từ thứ Sáu 13/06/2025 sau đợt không kích đầu tiên của Israel đêm hôm trước. Trên các thị trường ở Luân Đôn hay New York, giá dầu đều tăng 7% trong phiên giao dịch hôm đó và 7% trong một ngày là mức tăng rất mạnh ». Những tác động cụ thể đến người tiêu dùng Francis Perrin giải thích cụ thể về những tác động khi giá dầu bị đẩy lên cao:  « Khi giá dầu tăng thì các nước nhập khẩu thấm đòn. Như trường hợp của Pháp chẳng hạn, 99 % lượng dầu tiêu thụ là phải mua của nước ngoài, có nghĩa là hóa đơn thanh toán mỗi thùng dầu sẽ đắt hơn. Điều này ảnh hưởng đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cũng như đến các ngành công nghiệp cần dầu mỏ, hoặc các sản phẩm tinh chế từ dầu. Kế tới là tác động đối với người tiêu dùng : giá xăng dầu bị đẩy lên cao, giá dầu sưởi cũng vậy. Mỗi khi giá dầu tăng, câu hỏi đặt ra là mức độ tăng giá dầu sẽ lên đến đâu, và tác động đến giá cả ở mức độ nào, cơn sốt dầu sẽ  kéo dài trong bao nhiêu ngày. Hiện tại không thể trả lời những câu hỏi này, nhưng rõ ràng là người tiêu dùng, các nước nhập khẩu và các ngành công nghiệp cần dầu mỏ, hoặc sản phẩm tinh chế từ dầu sẽ bị ảnh hưởng. Tác động càng mạnh nếu giá dầu tăng quá cao và trong một thời gian dài. Tôi xin đưa ra một giả định để chúng ta dễ hiểu: Giả sử giá dầu tăng lên 90 đô la một thùng, hậu quả sẽ hoàn toàn khác nếu tình trạng này chỉ kéo dài hai ngày, hai tuần, hay kéo dài hai tháng, cả năm ». Trung Quốc thiệt hại lớn  Như vừa nói, Trung Quốc là nguồn tiêu thụ dầu hỏa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, nhưng là bên nhập khẩu nhiều dầu nhất. Nhập khẩu bảo đảm ¾ lượng dầu tiêu thụ trên cả nước. Theo Théo Nencini, chuyên nghiên cứu về quan hệ giữa Iran và Trung Quốc, Trường Khoa Học Chính Trị Grenoble, xung đột tại Trung đông hiện nay là một thách thức mới cho kinh tế và tăng trưởng Trung Quốc. Ông giải thích : « Hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dầu lửa của Trung Quốc phải đi qua eo biển Hormuz. Tùy theo cách tính toán, Iran bảo đảm từ 12 đến 18 % nhu cầu về dầu hỏa cho Trung Quốc ». Từ khi lên cầm quyền năm 2012, ông Tập Cận Bình « liên tục mở rộng bang giao với Teheran » vì hai lý do : Trung Quốc và Iran cùng phản đối trật tự quốc tế trong tay Hoa Kỳ và Bắc Kinh muốn mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông vì mục đích địa chính trị và nhất là kinh tế. Năm 2016 ông Tập công du Iran. Năm năm sau đó, đôi bên ký « Hiệp định hợp tác chiến lược » trong vòng 25 năm và Bắc Kinh đã cam kết đầu tư 400 tỷ đô la trong giai đoạn này để giúp Iran phát triển kinh tế, thoát khỏi vòng vây của các biện pháp trừng phạt phương Tây. Đổi lại, Teheran ưu tiên cung cấp dầu cho Trung Quốc. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua dầu hỏa của Iran. Giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp Francis Perrin nói rõ hơn về trọng lượng của Trung Quốc đối với thị trường dầu hỏa Iran : « Trong lĩnh vực dầu hỏa Iran là nhà sản xuất lớn thứ 8 thế giới và một phần lớn khối lượng sản xuất là để xuất khẩu. Iran cũng là một nguồn cung cấp quan trọng của thế giới, nhưng đã bị Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm vận trong nhiều năm và lệnh cấm đã được áp dụng trở lại hồi 2018. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã tuyên bố kể từ ngày 05/11/2018, bất kỳ công ty hay quốc gia nào nhập khẩu dầu mỏ từ Iran sẽ bị Mỹ trừng phạt chiếu theo nguyên tắc ngoài lãnh thổ. Lập tức hầu như tất cả các quốc gia đều ngừng mua dầu từ Iran, ngoại trừ Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là khách hàng mua dầu chủ yếu của Iran. Trong nhiệm kỳ 2 tổng thống Trump tuyên bố khai trừ xuất khẩu dầu của Iran trên thị trường thế giới. Tình hình đã trở nên căng thẳng hơn cho dù Mỹ và Iran đã nối lại đàm phán hạt nhân từ giữa tháng 4/2025. Dù vậy Teheran đến nay vẫn xoay xở để xuất khẩu dầu, đặc biệt là sang châu Á, mà chủ yếu là sang Trung Quốc, nguồn tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới và là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ số một toàn cầu ». Ẩn số chung quanh eo biển Hormuz Vào lúc câu hỏi đang đặt ra là nếu bị đẩy vào chân tường, Iran có dám đóng cửa eo biển Hormuz hay không, giới quan sát đồng loạt trả lời là không. Chuyên gia về dầu hỏa Francis Perrin trình bày :  « Đây sẽ là kịch bản tệ hại nhất. Eo biển Hormuz là một vị trí chiến lược. Mỗi ngày khoảng 1/5 lượng dầu tiêu thụ toàn cầu trung chuyển qua ngả này bằng các tàu chở dầu mà chúng ta gọi là tankers. 20% lượng dầu tiêu thụ trên toàn thế giới phải đi qua đây. Do vậy nếu eo biển này bị phong tỏa, thì giá dầu sẽ tăng vọt. Không ai có thể thẩm định được một cách cụ thể về mức độ tai hại, nhưng đây sẽ là một cú sốc khủng khiếp với những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, tôi cho rằng kịch bản này không có khả năng xảy ra, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, bởi vì phong tỏa eo biển Hormuz sẽ là một loại vũ khí hủy diệt, tức là giải pháp cuối cùng, chỉ được dùng đến khi mà sự tồn tại của chính quyền Iran bị đe dọa.  Chính quyền Iran không sụp đổ chỉ vì các cuộc không kích của Israel. Do vậy, nếu Iran phong tỏa eo biển Hormuz trong tương lai gần, thì ngoài các cuộc không kích của Israel, Iran sẽ phải hứng chịu thêm đòn từ phía Mỹ. Nói một cách dễ hiểu, phong tỏa eo biển Hormuz không phải là thượng sách. Điểm thứ nhì, phong tỏa eo biển Hormuz tức là Iran tự triệt đường xuất khẩu dầu hỏa của chính mình. Trong khi đó thì Teheran đang rất cần ngoại tệ, mà dầu hỏa là yếu tố sống còn đối với kinh tế nước này. Trong trường hợp đó, Trung Quốc cũng sẽ không thể tiếp tục mua dầu của Iran. Quốc gia Trung Đông này như vậy sẽ mất đi nguồn thu nhập và gây khó khăn cho khách hàng quan trọng nhất và gần như là duy nhất vẫn còn giao thương với Iran. Đây cũng sẽ là tính toán sai lầm, bởi Bắc Kinh là điểm tựa của Iran cả về chính trị lẫn ngoại giao. Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc có thể ngăn chặn các nghị quyết gây bất lợi cho Iran. Trong tình hình khó khăn hiện nay, đây không phải là lúc để Tehran làm mất lòng một trong những đồng minh hiếm hoi còn lại ». Iran không muốn tự sát  Đừng quên rằng eo biển Hormuz là cửa ngõ chung để đưa năng lượng của các quốc gia trong vùng Vịnh Ba Tư (Iran, Kweit, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Qatar) ra Ấn Độ Dương. Do vậy, nếu khóa eo biển Hormuz, chắc chắn Teheran sẽ không yên được với các nước trong vùng. Thêm một điều nữa : Để đóng cửa eo biển Hormuz, Iran sẽ phải « vi phạm chủ quyền lãnh hải của Oman ». Theo một chuyên gia của công ty chuyên cung cấp dữ liệu kinh tế và tài chính Kpler, « vi phạm toàn vẹn lãnh hải của Oman tạo cơ hội cho Hoa Kỳ can thiệp quân sự ». Khi đó « chảo dầu » của thế giới có nguy cơ « bốc cháy ». Đó là một thực tế hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng giới trong ngành cũng nhắc lại: Trong cuộc chiến giữa Iran và Irak vào thập niên 1980, eo biển này đã từng bị « kẹt giữa hai làn đạn » làm xáo trộn thị trường dầu hỏa toàn cầu, gây nên một « cơn sốt dầu ». Chính vì tránh để kịch bản này tái diễn nên Hoa Kỳ đã « gài » Hạm Đội Năm tại căn cứ Manama ở Bahrain. Điều đó không cấm cản Teheran nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz như vào năm 2011 hay vào năm 2019, mỗi lần quốc tế siết chặt thêm các biện pháp cấm vận.  Nhưng như vừa nói, phong tỏa eo biển chiến lược này sẽ là « một hành động tự sát » của chế độ thần quyền trong tay giáo chủ Khamenei. Một sự kềm chế từ phía Israel ?  Như một nhà quan sát trong ngành ghi nhận : Hơn tất cả các đời tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ, Donald Trump « mê tiền » và không muốn phải hy sinh các lợi ích kinh tế. Đây có thể là một cái « may » : Chính vì lợi ích kinh tế mà chủ nhân Nhà Trắng sẽ tránh để kịch bản « tệ hại nhất đó » xảy ra. Sau cùng, cho đến ngày 21/06/2025, tức là hơn một tuần lễ từ khi khai hỏa, quân đội Israel có nhắm vào các cơ sở năng lượng của Iran, như ở Shahran, một trong những kho dự trữ lớn nhất của Iran, nhưng đó là khu vực dự trữ dầu để cung cấp cho thị trường nội địa. Trung tâm Emirates Policy Center ghi nhận, đến nay những nhà máy dầu và kho dự trữ để xuất khẩu vẫn còn nguyên vẹn. Điển hình là nhà máy được đặt tại đảo Kharg, khu vực tây nam Iran, nơi cất giữ đến« 95 % dầu hỏa của Iran để xuất khẩu». Nếu cơ sở này bị tấn công thì Teheran « không còn một giọt dầu nào » để cung cấp cho các khách hàng. Dù vậy trước mắt, không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra, nhất là kể từ khi Mỹ huy động bom cực mạnh oanh kích các cơ sở hạt nhân của Iran. Chỉ biết rằng từ khi bị Israel tấn công hôm 13/06, trung bình Iran xuất khẩu đến 2,33 triệu thùng dầu, tăng 44 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Như thể Teheran gấp rút xuất khẩu và thu vào ngoại tệ tối đa, đề phòng « tình hình xấu đi thêm ».

Cà Phê Khởi Nghiệp Cùng Tùng Bê Tê - Không kịch bản
#389 Khi nào một người founder nên bỏ cuộc?

Cà Phê Khởi Nghiệp Cùng Tùng Bê Tê - Không kịch bản

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 18:35


Khi nào một người founder nên bỏ cuộc?Khởi nghiệp là một hành trình mơ hồ... và người ta bước vào mà không biết trước điều gì đang chờ đợi. Có những ngày, bạn nghĩ mình đã tiến gần tới thành công nhưng... rồi hôm sau, mọi thứ lại đổ sụp không báo trước. Không ai biết mình đang đi đúng hướng hay đã lạc mất từ lâu. Và trong hành trình đó, ai rồi cũng sẽ có lúc tự hỏi: “Mình có nên bỏ cuộc không?”Tui không xấu hổ khi "được" gọi là chuyên gia đóng quán. Sau hơn mười bảy năm khởi nghiệp, tui đã nhiều lần phải tự tay đóng lại thứ mình từng dốc hết tâm huyết để xây dựng. Nhưng tui không gọi đó là thất bại. Tui gọi đó là bài học. Và tui tự hào vì mình đã học được cách dừng lại đúng lúc, học được cách chịu đau, và học được cách đứng dậy sau mỗi lần gục ngã.Trong tập podcast này, tui chia sẻ ba điều quan trọng. Tui mong những điều này sẽ giúp bạn sáng suốt hơn nếu đang đứng trước lựa chọn khó khăn nhất trong hành trình làm chủ của mình.Điều đầu tiên mà bất kỳ người founder nào cũng phải đối mặt khi quyết định dừng lại, đó không phải là mất tiền, mất uy tín hay mất cơ hội, mà chính là cảm giác đau đớn. Càng gắn bó với một dự án, bạn sẽ càng cảm thấy như đang cắ t bỏ một phần thân thể của mình khi phải buông tay. Đó là nỗi đau không ai nhìn thấy, nhưng rất nhiều người đã trải qua.Điều thứ hai: nhận biết những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc nên dừng lại. Một điều tui thấy đúng, trong lúc khó khăn nhất, vật vã nhất, đừng quên là bạn có thể ... bỏ cuộc... Đúng vậy, có khi cố đấm ăn xôi còn làm mọi thứ tồi tệ hơn là dừng lại rồi bước đi hướng khác. Dừng lại không có nghĩa là hèn nhát. Dừng lại ĐÚNG LÚC có thể là cách duy nhất để bảo vệ chính mình và chuẩn bị cho một bước đi tốt hơn. Trong tập này, tui sẽ chia sẻ với bạn những tín hiệu rõ ràng nhất, từ dữ liệu tài chính cho đến cảm xúc cá nhân, để bạn không còn mù mờ giữa bão giông.Và điều thứ ba, nếu bạn vẫn còn muốn bước tiếp, thì bạn cần học cách chuẩn bị lại từ đầu: từ sức khoẻ, tài chính, tinh thần, cho đến sự hỗ trợ của người xung quanh. Bạn không thể gồng gánh mãi một mình. Để đi đường dài, mình phải biết khi nào cần chiến đấu, và khi nào cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng.Tập podcast này không dành cho người dễ bỏ cuộc. Nó dành cho những người đã từng cố gắng đến mức kiệt sức, đã từng mỏi mòn trong cô đơn, và đang muốn hiểu: đâu là thời điểm để buông mà không hối tiếc.Tui làm tập này để nhắc bản thân một điều: từ bỏ không luôn đồng nghĩa với thất bại. Đôi khi, từ bỏ đúng lúc chính là một quyết định trưởng thành. Và chỉ khi biết buông đúng cách, bạn mới có thể sẵn sàng bắt đầu lại, tỉnh táo hơn, bản lĩnh hơn, và bớt đau hơn.Mời bạn lắng nghe tập podcast mới nhất “Khi nào một người founder nên bỏ cuộc”. Tui tin bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho chính mình.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Thủ tướng Albanese: Australia ủng hộ Mỹ ngăn ngừa Iran sở hữu vũ khí hạt nhân

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 1:46


VOV1 - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không cần chờ đợi 2 tuần mà đã quyết định tấn công vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran vào đêm thứ bảy vừa qua. Sau khi Australia lên tiếng yêu cầu các bên giảm căng thẳng vào hôm qua, hôm nay, Australia đã bày tỏ sự ủng hộ hành động này của Mỹ.

Nhật ký Đô thị
Đối thoại: TPHCM sẽ khởi công nhiều dự án quan trọng trong tháng 9/2025

Nhật ký Đô thị

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 3:21


Sau 1 thời gian dài tích cực chuẩn bị các công tác liên quan, hàng loạt các dự án, công trình hạ tầng giao thông trọng điểm của TPHCM sẽ được khởi công trong tháng 9 tới. Ngoài ra, nhiều dự án quan trọng khác cũng sẽ được đẩy nhanh tiến độ hoặc tái khởi động trở lại trong năm 2025 như yêu cầu của lãnh đạo UBND thành phố?

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Người phụ nữ duy nhất mang nhóm máu mới, chưa từng được ghi nhận trên thế giới

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 2:44


Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học tại Pháp đã xác nhận sự tồn tại của một nhóm máu chưa từng được ghi nhận. Đây là hệ nhóm máu thứ 48 trên thế giới - và hiện chỉ có duy nhất một người mang nó.

Judecata de Acum
Judecata de Acum - episodul 196

Judecata de Acum

Play Episode Listen Later Jun 21, 2025 102:53


La o lună de când Nicușor Dan a devenit de facto președintele ei, România pare a-și continua deriva periculoasă în care a fost aruncată în anul și jumătate de calvar electoral. N-avem guvern, n-avem instituții, n-avem reforme, n-avem perspective. Sau, mai degrabă, avem o perspectivă: demantelarea justiției ca sistem de aplicare al politicii penale a statului. Ăsta pare a fi singurul lucru care ni se întâmplă. Și ni se întâmplă fix sub ochii noștri, fără măcar a fi pus în discuția societății de noul președinte, ocupat cu găsirea numitorului comun pe care să se sprijine apoi un cabinet de coaliție.Evacuarea polițiștilor judiciariști ai Direcției Generale Anticorupție a Ministerului de Interne din dosarele penale cu tot cu probele pe care aceștia le-au adunat - sub delegarea procurorului, firește, deci perfect legal până zilele trecute - aruncă sub tren un număr înspăimântător de mare de dosare penale cu fapte și oameni grei sau mai puțin grei, acționând nu ca o amnistie, ci ca un veritabil moment zero.Puneți asta în contextul secretizării declarațiilor de avere și vedeți că doar în luna de la alegeri statul a pierdut două instrumente esențiale în lupta cu infracționalitatea în general și cu corupția în special.Adăugați lângă și modul ilegal prin care un personaj sulfuros precum Lia Savonea se pregătește să se înscăuneze șef de facto al puterii judecătorești, prin râvnita poziție de șef al instanței supreme.Și mai adăugați și faptul că, în plin scandal societal despre violența împotriva femeilor, o instanță pune în discuție dacă o femeie bătută crunt de partener și ținută cu forța cu capul sub apă, într-o cadă, poate sau nu să respire sub apă - poate poate, nu? - și-apoi conchide că, nefiind probată imposibilitatea respirației sub apă la om, nu e cazul de încadrat agresorul la tentativă de omor. Într-un dosar în care avocat al agresorului a fost, până de curând, actualul ministru al Justiției, care, de ce nu?, ar putea fi și viitorul.Nu știu voi, dar noi nu vrem să gustăm din ceva preparat după această rețetă.Găsim legitim să ne așteptăm ca până săptămâna viitoare să-i vedem dând cu bila de demolări în ce-a mai rămas din justiție. Chiar și așa, noi promitem că vom fi aici, să judecăm și să constatăm ce ne-o mai putea salva de la disoluție.Mulțumim! Pe joia viitoare! -----------Fiind un produs editorial al unor organizații de presă independentă - Dela0 și Centrul de Investigații Media (CIM) - Judecata de Acum se bazează pe suportul financiar al publicului. Ne puteți sprijini cu un abonament lunar prin patreon: www.patreon.com/judecatadeacum. Mulțumim!

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Sau 3 năm chờ đợi, Công ty Samsung SEHC tại TP.HCM đã được hoàn thuế hơn 582 tỉ đồng

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Jun 21, 2025 5:02


Sau 3 năm kiến nghị và chờ đợi, Công ty Samsung SEHC hoạt động trong lĩnh vực điện tử tại TP.HCM đã được hoàn thuế giá trị gia tăng cho giai đoạn từ tháng 6-2021 đến tháng 9-2024 với tổng số tiền tương đương 582,1 tỉ đồng.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Em ruột liệt sĩ Nguyễn Xuân Hào được tuyển vào công an

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Jun 21, 2025 2:57


Sau thời gian tạm tuyển, thực hiện chủ trương của Bộ Công an, Công an tỉnh Long An đã tuyển dụng chính thức đối với chị Nguyễn Thị Thúy Diễn, em ruột liệt sĩ Nguyễn Xuân Hào.

Have A Sip
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa: Chọn việc quan trọng thay vì làm chuyện khẩn cấp - Have A Sip #223

Have A Sip

Play Episode Listen Later Jun 20, 2025 78:25


Xã hội hiện đại đang chứng kiến một nghịch lý: càng phát triển, con người càng xa rời những giá trị nguyên bản mà chính họ từng khao khát. Giữa đô thị ngột ngạt, ánh đèn chói lóa và tiếng ồn dày đặc, người ta bắt đầu quay về tìm kiếm sự tĩnh lặng, thiên nhiên và những điều giản dị.Và khi nhắc đến những công trình kiến trúc dung hòa được yếu tố nguyên sơ và hiện đại, người ta ngay lập tức nhớ đến cái tên Võ Trọng Nghĩa, một trong những kiến trúc sư Việt Nam nổi bật trên bản đồ quốc tế. Từ Nhà cho cây (House for Trees) đến các trường học, quán cà phê, trung tâm nghỉ dưỡng, các công trình của anh không chỉ mang thiên nhiên vào nhà, mà còn trả lại hơi thở tự nhiên cho những nơi tưởng như đã khô cằn bởi bê tông, sắt thép.Tuy nhiên, Võ Trọng Nghĩa đến với Have A Sip hôm nay không chỉ với tư cách của một kiến trúc sư. Anh là một con người đang trên hành trình tìm về sự tĩnh tại giữa nhịp sống hiện đại mà chính anh từng góp phần kiến tạo. Sau những năm tháng xây nên công trình cho đời, anh bắt đầu xây một không gian khác: không gian nội tâm. Nơi đó, thiền định trở thành kiến trúc tinh thần, là cách anh kết nối lại với chính mình sau những bão giông cảm xúc.Cuộc trò chuyện này không chỉ nói về nhà, về cây hay về kiến trúc bền vững. Mà còn là lời mời để cùng nhìn lại: trong một thế giới ồn ã, liệu chúng ta có đang bỏ quên căn nhà quan trọng nhất – chính là bên trong mình?#HaveASip #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #HAS223 #10BestSips —Cảm ơn Every Half Coffee Roasters Hưng Gia (48 Hưng Gia II, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP. HCM) đã đồng hành cùng Vietcetera trong series 10 Best Sips thuộc podcast Have A Sip.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠YouTube⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Và đọc những bài viết thú vị tại website: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Vietcetera⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.patreon.com/vietcetera⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠● Buy me a coffee: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://www.buymeacoffee.com/vietcetera⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠team@vietcetera.com

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Thủ tướng Thái Lan nói gì khiến phe đối lập kêu gọi giải tán Quốc hội?

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Jun 18, 2025 3:46


Sau khi cuộc điện đàm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bị tiết lộ, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bị phe đối lập chỉ trích dữ dội, cho rằng bà làm giảm uy tín chính phủ và kêu gọi giải tán Quốc hội, trao quyền lại cho dân.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Á Châu Ngày Nay: Đất hiếm – ‘Át chủ bài' của Trung Quốc, vãn hồi thương chiến với Mỹ

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Jun 16, 2025 17:19


Sau đàm phán London, Mỹ áp thuế 55% hàng Trung Quốc nhập khẩu, và Trung Quốc đánh 10% thuế với hàng Mỹ nhập khẩu vào quốc gia châu Á này. Đất hiếm của Trung Quốc dường như đang đưa cuộc chơi thuế quan trở lại quỹ đạo vốn có của nó.

Tám Sài Gòn
Review phim: BÍ KÍP LUYỆN RỒNG, TRẠNG QUỲNH NHÍ: TRUYỀN THUYẾT KIM NGƯU, BỘ 5 SIÊU ĐẲNG CẤP,...

Tám Sài Gòn

Play Episode Listen Later Jun 16, 2025 31:24


Review các phim ra rạp từ ngày 13/06/2025BÍ KÍP LUYỆN RỒNG - KĐạo diễn: Dean DeBloisDiễn viên: Mason Thames, Nico Parker, Gerard ButlerThể loại: Hài, Hành Động, Phiêu Lưu, Thần thoạiCâu chuyện về một chàng trai trẻ với ước mơ trở thành thợ săn rồng, nhưng định mệnh lại đưa đẩy anh đến tình bạn bất ngờ với một chú rồng.TRẠNG QUỲNH NHÍ: TRUYỀN THUYẾT KIM NGƯUĐạo diễn: Trịnh Lâm TùngDiễn viên: Hoạt HìnhĐược phát triển từ series hoạt hình ăn khách trên nền tảng YouTube Trạng Quỳnh thời nhí nhố, thuộc thể loại phiêu lưu, kỳ ảo, hài hước, xoay quanh cuộc phiêu lưu đầy nhí nhố của nhóm bạn vốn không ưa gì nhau nhưng lại buộc phải đồng hành trên hành trình thực hiện mục tiêu riêng của mỗi người và giải cứu thế giới.BỘ 5 SIÊU ĐẲNG CẤP – T16Đạo diễn: Kang Hyung CheolDiễn viên: Yoo Ah In, Ahn Jae Hong, Park Jin Young, Ra Mi Ran,...Thể loại: Hài, Hành Động, Thần thoạiThể loại: Siêu Hài, Siêu Lòng, Siêu Hài Lòng HI.FIVE – bộ phim bom tấn siêu anh hùng châu Á, pha trộn hành động mãn nhãn và tiếng cười bùng nổ. Năm người bình thường bỗng dưng "trúng số" — bất ngờ sở hữu siêu năng lực bá đạo sau một ca ghép tạng... kỳ quặc! DAN DAN DAN: TÀ NHÃN – T16Đạo diễn: Fuga Yamashiro, AbelDiễn viên: Momo (Momo Ayase): Shion Wakayama; Thể loại: Hoạt HìnhMomo và Okarun đã tới nhà của Jiji ở khu suối nước nóng để điều tra vụ việc liên quan tới gia đình Jiji. Trên đường đi, Okarun luôn phiền muộn vì bầu không khí giữa Momo và Jiji nhưng bắt đầu cảm mến Jiji vì bản tính tốt đẹp của cậu ấy. Sau khi leo lên ngôi nhà trên núi của Jiji, cả ba ngay lập tức vào điều tra. Ở phía xa, thấp thoáng bóng người quan sát họ...Cuộn Băng Quỷ Ám - T13Thể loại: Kinh dị13 năm sau sự biến mất bí ẩn của em trai, Keita vẫn sống trong dằn vặt và hy vọng. Một cuộn băng VHS từ mẹ hé lộ hình ảnh cuối cùng của Hinata trước khi cậu bé mất tích trong căn nhà hoang trên núi Mushiro. Bất chấp lời cảnh báo từ người bạn cùng phòng có khả năng ngoại cảm, Keita cùng một phóng viên và người bạn đặc biệt bước vào hành trình tìm sự thật. Nhưng càng đi sâu, họ càng bị cuốn vào những bí ẩn siêu nhiên và nỗi đau bị chôn giấu. Liệu sự thật về Hinata là điều nên được phơi bày, hay là cánh cửa dẫn đến một cơn ác mộng chưa từng kết thúc?QUỶ THA MA BẮT – T18Đạo diễn: David MidellDiễn viên: Al Pacino, Dan Stevens, Ashley Greene,...Thể loại: Kinh DịEmma Schmidt, một phụ nữ 46 tuổi, đã phải chịu đựng suốt nhiều năm với các triệu chứng đáng sợ như mất ý thức, sợ hãi các vật thánh và nhiều biểu hiện kỳ lạ khác. Sau khi điều trị tâm thần không mang lại hiệu quả, một buổi trừ tà trang nghiêm đã được sắp xếp tại một tu viện hẻo lánh, do Cha Theophilus Riesinger thực hiện và Cha Steiger giám sát. QUỶ RẠCH MẶT – T16Đạo diễn: Sueb Boonsong NakphooDiễn viên: Kwan Usamanee Vaithayanon,...Thể loại: Kinh DịMay quyết định chuyển về căn nhà ngoại ô cùng với bạn trai, Gun. Ở đây, May bất ngờ nhận được tin dữ, mẹ kế của cô, bà Po đã qua đời, bị nghi là sát hại. May dang tay cưu mang người em gái, Noon, thế nhưng nào ngờ cô ã dẫn quỷ về nhà. Liên tục trải qua những cú sốc, May hầu như không còn tin vào chính mình khi thực thể tà ác đang muốn nuốt chửng cô và gia đình. Liệu cái kết nào sẽ giành cho những bi kịch đẫm máu tiếp theo?COLORFUL STAGE! MỘT MIKU KHÔNG THỂ HÁT - KĐạo diễn: Hiroyuki HataThể loại: Hoạt HìnhChuyển thể anime do hãng phim PA Works sản xuất do Hiroyuki Hata đạo diễn và Yoko Yonaiyama viết kịch bản. Bộ anime đã được khởi chiếu tại Nhật Bản vào ngày 17 tháng 1 năm nay, và thu về 230.000 vé tương đương 300 triệu yên trong ba ngày đầu tiên (17–19 tháng 1), đứng #2 phòng vé Nhật Bản lúc bấy giờ. Phim xoay quanh Ichika Hoshino, người nghe được một bài hát của Miku mà cô chưa bao giờ được nghe cũng như nhìn thấy một Hatsune Miku mà cô chưa từng được thấy.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Hiệp định EEZ với Indonesia: Việt Nam khẳng định chủ quyền ở Biển Đông nhưng không đối đầu với Trung Quốc

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jun 16, 2025 10:42


Sau 12 năm đàm phán, Việt Nam và Indonesia đã đạt được thỏa thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế. Văn bản được công bố chính thức ngày 23/12/2022 trong chuyến thăm cấp Nhà nước Jakarta của chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Bước cuối cùng là Quốc Hội hai nước phê chuẩn văn bản để có chính thức có hiệu lực và giải quyết những căng thẳng, bất đồng và cùng phát triển khai thác tài nguyên theo đúng luật biển quốc tế. Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 18/04/2025, nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), nhấn mạnh bối cảnh quan hệ song phương tốt đẹp là một trong những yếu tố giúp Việt Nam và Indonesia thiết lập được thỏa thuận. Năm 2025, hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ “đối tác chiến lược” có từ năm 2013 được nâng lên thành “đối tác chiến lược toàn diện” vào ngày 09/03/2025 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của tổng bí thư Tô Lâm tới Indonesia. Về kinh tế, trong ASEAN, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Indonesia. Mục tiêu của hai chính phủ là tăng kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ đô la vào năm 2028. RFI : Việt Nam và Indonesia sớm phê chuẩn hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Việt Nam và Indonesia có những yêu sách cụ thể như nào ở Biển Đông ? Laurent Gédéon : Các cuộc đàm phán về pháp lý liên quan đến hiệp định tập trung vào việc giải quyết các vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn mà Việt Nam và Indonesia đều đòi chủ quyền. Tôi muốn nhắc lại cả hai nước đều là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, được Indonesia phê chuẩn ngày 03/02/1986 và Việt Nam phê chuẩn ngày 25/07/1994. Như vậy, cả hai nước đều công nhận luật biển quốc tế. Sự chồng lấn về chủ quyền giữa hai nước liên quan đến vùng biển xung quanh quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông. Đối với Việt Nam, đường phân định EEZ phải trùng với ranh giới thềm lục địa giữa Indonesia và Việt Nam. Hà Nội dựa vào thực tế là ranh giới này đã được xác định vào năm 2003 thông qua một thỏa thuận song phương. Ngược lại, Indonesia cho rằng ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế cần được đàm phán riêng biệt với ranh giới của thềm lục địa. Jakarta lập luận rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đây là hai vùng biển riêng biệt, cho nên phải được đàm phán riêng. Do đó, Indonesia muốn tính đến đường trung tuyến giữa quần đảo Natuna và Côn Đảo : Quần đảo Natuna cách đảo Kalimantan của Indonesia khoảng 300 km, còn Côn Đảo cách bờ biển Việt Nam khoảng 90 km. Nhưng đối với Hà Nội, việc sử dụng đường trung tuyến giữa các quần đảo là không công bằng vì có lợi cho Indonesia. Đọc thêmViệt Nam và Indonesia đạt đồng thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế Nhiều vấn đề pháp lý khác cũng đã được nêu lên trong quá trình đàm phán, đặc biệt là những khác biệt trong các đường cơ sở được sử dụng để đo khu vực phân định. Là một quốc gia quần đảo, Indonesia được phép sử dụng đường cơ sở quần đảo, tức là các đường thẳng, không nhất thiết phải chạy theo đường bờ biển, trong khi Việt Nam chỉ có thể sử dụng đường cơ sở thông thường chạy theo đường bờ biển. Hai phương pháp cơ bản khác nhau này làm phức tạp các cuộc đàm phán vì Hà Nội cho rằng điều này làm suy yếu vị thế của họ. Bất chấp những khác biệt, Indonesia và Việt Nam cuối cùng đã thống nhất về hai đường ranh giới phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong đó quy định rằng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là hai vùng biển riêng biệt cần được đàm phán riêng. Tuy nhiên, do tính chất bảo mật của các cuộc đàm phán song phương, cách thức hai bên áp dụng phương pháp đường trung tuyến để giải quyết tranh chấp của họ đã không được tiết lộ, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một sự thỏa hiệp mang tính sáng tạo, thể hiện bước tiến pháp lý đáng kể trong khi vẫn tuân thủ các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. RFI : Thỏa thuận về vùng đặc quyền kinh tế là bước tiến quan trọng sau hơn một thập niên đàm phán. Triển vọng của cả hai nước sẽ thế nào, cũng như tương lai về mối quan hệ giữa hai nước với Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Như đã nói, Hiệp định về vùng đặc quyền kinh tế giữa Indonesia và Việt Nam là một bước tiến lớn không chỉ trong quan hệ song phương giữa hai nước mà còn cho toàn bộ môi trường khu vực. Hệ quả đầu tiên và rõ ràng nhất là thỏa thuận này sẽ chấm dứt căng thẳng giữa hai nước liên quan đến hoạt động đánh bắt cá của tàu thuyền Việt Nam trong vùng biển vẫn được Indonesia coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ. Hệ quả thứ hai liên quan đến các nguồn năng lượng trong khu vực này, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, một số mỏ nằm ở phần EEZ của Indonesia giáp với EEZ của Việt Nam. Việc làm rõ ranh giới giữa hai vùng đặc quyền kinh tế sẽ cho phép Indonesia tự do phát triển hoạt động thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này. Hệ quả thứ ba mang tính chất pháp lý bởi vì thỏa thuận Việt Nam-Indonesia mở đường cho các thỏa thuận tương tự có thể có giữa các nước khác trong khu vực, có nghĩa là có thể thấy trong việc áp dụng đường phân định kép (thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế) một mô hình cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Hệ quả cuối cùng ảnh hưởng đến Trung Quốc vì đường ranh giới chung do Việt Nam và Indonesia thiết lập chồng lấn một phần với đường chín đoạn đánh dấu yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Đọc thêmViệt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết vào lúc Bắc Kinh lấn lướt ở Biển Đông Tuy nhiên, có một thắc mắc về chính sách của Indonesia liên quan đến Trung Quốc. Nhân chuyến thăm Bắc Kinh ngày 09/11/2024 của tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, nhiều thỏa thuận đã được ký kết, kể cả hợp tác công nghiệp và khai khoáng, hợp tác thương mại, với tổng giá trị lên tới 10 tỷ đô la. Ngoài ra còn có một thỏa thuận về hợp tác hàng hải, trong đó hai bên cam kết cùng nhau phát triển kinh tế hàng hải ở Biển Đông, bao gồm cả những khu vực có tranh chấp chồng lấn. Tuyên bố chung được đưa ra trong dịp này nêu rõ rằng hai nước đã “đạt được một thỏa thuận quan trọng về phát triển chung ở những khu vực có yêu sách chồng lấn”. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các nước có tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh, như Indonesia, Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan, đều tránh tham gia vào thỏa thuận phát triển chung với Trung Quốc vì sợ rằng việc đó sẽ bị hiểu là công nhận chính thức các yêu sách của Trung Quốc. Mặc dù Indonesia đã thận trọng khẳng định lại rằng họ không công nhận các yêu sách quá đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông, nhưng thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Jakarta đã đánh dấu sự phá vỡ lập luận trước đây và cho thấy rõ mâu thuẫn trong lập trường của Indonesia về luật hàng hải quốc tế. Về phần Việt Nam, quốc gia không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận chung nào với Trung Quốc về các khu vực tranh chấp, vẫn kiên định với lập trường của họ và trong phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Quốc. Đối với Hà Nội, thỏa thuận này chắc chắn là một bước đột phá ngoại giao lớn và là tiền lệ pháp lý mà Hà Nội có thể khai thác ở cấp độ ngoại giao. Ngoài ra, thỏa thuận cũng có lợi thế là không đặt Hà Nội vào thế đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh trong khi vẫn khẳng định được cam kết của họ đối với luật pháp quốc tế. RFI : Sau thỏa thuận về vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia, liệu đã có thể nói đến một liên minh đối trọng Philippines, Indonesia, Việt Nam để đối phó với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không ? Laurent Gédéon : Có, trong bối cảnh Trung Quốc luôn chú ý đến việc không để một mặt trận chống Trung Quốc trỗi dậy giữa các quốc gia ven Biển Đông và rộng hơn là trong ASEAN, thì thỏa thuận Việt Nam-Indonesia mở đường cho sự xuất hiện của các chiến lược tập thể đối phó với những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Những chiến lược này đáng chú ý - và cũng gây vấn đề cho Trung Quốc - vì chúng được thực hiện theo cách tuân thủ chặt chẽ luật hàng hải quốc tế. Việc này càng giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và củng cố thêm sự cô lập của Trung Quốc đối với các yêu sách chủ quyền tối đa của nước này. Đọc thêmThỏa thuận Việt Nam - Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông? Cho nên chúng ta có thể thấy những thỏa thuận kiểu này gia tăng trong tương lai, đặc biệt là liên quan đến Việt Nam, Philippines và Malaysia. Đó là một quá trình dài, trước hết đòi hỏi các đối tác tăng cường tin tưởng nhau, và sẽ ngày càng phức tạp hơn vì liên quan đến các vùng biển quanh quần đảo Trường Sa, nơi vẫn được biết đến là trung tâm của các vấn đề địa-chiến lược đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc ký kết các hiệp định quốc tế là sự kiện quan trọng nhưng việc thực hiện chúng cũng quan trọng không kém. Và về điểm này, sẽ cần phải phân tích cẩn thận những tác động thực địa của hiệp định Việt Nam-Indonesia để đưa ra kết luận và phát triển các phân tích triển vọng có thể diễn ra. Cho nên, ngoài một liên minh đối trọng giữa Philippines, Việt Nam và Indonesia, chúng ta có thể xem rằng các thỏa thuận kiểu này phù hợp với sự hội tụ lợi ích ngầm hoặc rõ ràng của ba nước vì chúng hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc khẳng định các yêu sách chủ quyền và dẫn đến việc Bắc Kinh ngày càng bị cô lập về pháp lý. Dĩ nhiên Trung Quốc có thể tìm cách đảo ngược để áp đặt quan điểm của họ, nhưng việc đó sẽ làm giảm thêm tính hợp pháp về mặt pháp lý của các hành động, yêu sách của Bắc Kinh. Do đó, thỏa thuận này có thể đóng vai trò là mô hình giải quyết các tranh chấp hàng hải khác ở Đông Nam Á và tạo thành đòn bẩy ngoại giao khôn khéo để thay đổi tình hình trong khu vực. RFI : Việt Nam đã bị Ủy Ban Châu Âu đưa ra “thẻ vàng” về tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp. Thỏa thuận với Indonesia được coi là dấu chấm hết cho tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp trong khu vực. Liệu đây có phải là một kiểu cam kết để cá Việt Nam có thể vào thị trường châu Âu không ? Laurent Gédéon : Vùng đặc quyền kinh tế cho phép một quốc gia tiếp cận độc quyền các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển và đáy biển của nước đó. Việc phân định rõ ràng không gian này thường giúp tránh được những hiểu lầm và mâu thuẫn trong quản lý nguồn cá nếu các đối tác có thiện chí. Về mặt này, thỏa thuận giữa Việt Nam và Indonesia làm rõ quyền đánh bắt cá của cả hai bên ở Biển Đông và thể hiện sự cải thiện rõ rệt so với giai đoạn trước đây, khi cả hai nước đều có yêu sách riêng, khiến việc xác định tàu cá có vượt qua ranh giới hay không trở nên khó khăn. Do đó, việc làm rõ biên giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy định và trừng phạt những người vi phạm, đặc biệt là xung quanh quần đảo Natuna, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung, kiểu thỏa thuận này có giá trị vì nó tăng cường năng lực hợp tác và quản lý lẫn nhau giữa hai bên. Tình hình này chỉ có thể có lợi cho Việt Nam khi chứng tỏ rằng đất nước đã trưởng thành về năng lực quản lý nguồn lợi thủy sản. Đọc thêmChồng lấn EEZ, nguyên nhân vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và Indonesia Không chỉ riêng ở Biển Đông, đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề toàn cầu đe dọa hệ sinh thái đại dương và “đánh bắt cá bền vững”. Đây là lý do tại sao chính quyền Liên Hiệp Châu Âu đã giám sát Việt Nam sau cảnh báo vào năm 2017. Xin nhắc lại, những nước xuất khẩu sang Liên Âu được phân loại và có thể chịu trừng phạt tương ứng với hệ thống mã màu : xanh lá cây, vàng, đỏ, các lệnh trừng phạt có thể lên tới mức dừng hoàn toàn hoạt động thương mại. Do đó, thỏa thuận giữa Việt Nam và Indonesia có thể được coi là một giải pháp đôi bên cùng có lợi vì nó củng cố quan hệ song phương, tránh leo thang giữa ngư dân và cơ quan thực thi pháp luật. Còn đối với Việt Nam, thỏa thuận này cho thấy quốc gia này nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế và là đối tác đáng tin cậy cho Liên Hiệp Châu Âu. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Câu chuyện thời sự - Thái Nguyên: Tái khởi động Dự án đường Bắc Sơn kéo dài

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jun 16, 2025 4:41


VOV1 - Được khởi công từ năm 2018, Dự án đường Bắc Sơn kéo dài là một trong những tuyến giao thông trọng điểm của thành phố Thái Nguyên. Sau 7 năm chậm tiến độ, mới đây dự án đang quyết liệt tái khởi động.

The Institute for Person-Centered Care Podcast
Nature Nurtures: Mind, Body & Spirit

The Institute for Person-Centered Care Podcast

Play Episode Listen Later Jun 15, 2025 63:21


Nature Nurtures: Mind, Body & SpiritExplore the profound connection between nature, play, and therapy and their impact on our development from infancy to adulthood. In this episode, we delve into how natural environments and therapeutic practices support and enhance our emotional, mental, and physical well-being at every stage of life.Through insightful interviews with experts, personal stories, and research-backed discussions, we explore the powerful role that nature-informed education and therapeutic play have on our growth and resilience. Whether you're a parent, educator, therapist, or lifelong learner, this podcast offers valuable perspectives and practical tools to foster holistic development in ourselves and the communities around us.From playful interactions in childhood to therapeutic practices in later years, join us as we celebrate the transformative power of nature, play, and healing, empowering humans of all ages to thrive and grow.Objectives:- Define nature-informed education, play, and therapy. - Describe evidence of the benefits of nature for health and well-being across the lifespan. - Identify ways to promote health and well-being utilizing outdoor spacesAngela Rekers-Power, PhDAngela is an Associate Professor at St. Ambrose University, teaching in the School of Education teacher preparation program. She holds a BA in English and teaching licensure in secondary Language Arts.  However, after teaching in a breeze-block high school in the late 1980s, she decided she needed to be outside more often than not! She completed her MSc in Environmental Education for Sustainability and spent the next 20 years working for a UK non-profit as a Forest School leader facilitating outdoor learning and play for learners of all ages and abilities. She also trained teaching staff to become Forest School and outdoor learning and play facilitators, and consulted in developing school grounds for learning. In 2020, Angela completed her PhD study of young children's participation in the classroom and in the woodlands, using ecological and developmental psychology theories for analysis.  Angela McCombs, OTDAngie is the program director and senior lecturer at St. Ambrose University's Occupational Therapy program. Angie has been an occupational therapist for 17 years, primarily working with pediatrics across various settings.  Her interest is in promoting social participation for children and youth within the community setting.   Angie has completed trainings in outdoor learning environments from North Carolina State University and Outdoor Kids Occupational Therapy. Her bachelor's degree is in Health Sciences from Purdue University, and her clinical doctorate is from Washington University in St. Louis.

Những câu chuyện làm
Kỳ 157: Bắt trend Quảng cáo hè 2025 – The Analogue Renaissance

Những câu chuyện làm "Ngành"

Play Episode Listen Later Jun 15, 2025 36:24


Sau gần 3 tháng quan sát, thu thập và tổng hợp các chiến dịch quảng cáo nổi bật nửa đầu năm 2025, Meomeo đã đúc kết được 3 xu hướng cùng thuộc một theme chính là "Analogue Renaissance". Hãy cùng nghe mình chia sẻ chi tiết hơn trong #chuyennganh tuần này nhé!

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Câu chuyện thời sự - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Dấu mốc lịch sử của nền lập pháp Việt Nam

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jun 13, 2025 24:06


VOV1 - Sáng 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Sau sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Cơm áo gạo tiền: Lãi suất giảm sẽ ảnh hưởng thị trường bất động sản ra sao?

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Jun 11, 2025 21:54


Sau một chu kỳ tăng kéo dài suốt 4 năm, lãi suất tại Úc hiện đang có dấu hiệu chững lại và có thể sẽ giảm thêm vài đợt trong 6 tháng cuối năm. Thế nhưng, điều này liệu có đủ để vực dậy thị trường bất động sản? Nếu lãi suất giảm thêm, người mua nhà nên chờ, hay nên mua ngay. Tìm hiểu về chính sách hỗ trợ người mua nhà lần đầu và thị trường cho thuê nhà tại các tiểu bang.

Chàng-Ngốc-Già
Góc Khuất của Traders

Chàng-Ngốc-Già

Play Episode Listen Later Jun 6, 2025 6:40


Thành công trong giao dịch không chỉ phụ thuộc vào việc nắm vững các biểu đồ và kỹ thuật, mà còn là cuộc chiến nội tâm để kiểm soát cảm xúc như sợ hãi, tham lam và phủ nhận. Việc hiểu rõ bản thân, tuân thủ kỷ luật, và quản lý rủi ro thông qua các công cụ như lệnh cắt lỗ được coi là yếu tố quyết định sự sống còn của nhà giao dịch. Thay vì chạy theo đám đông hay tìm kiếm những chiến lược phức tạp, kiên nhẫn, tự nhận thức và khả năng kiểm soát bản thân mới là những phẩm chất tạo nên nhà giao dịch thành công trong dài hạn.Hầu hết mọi người thất bại vì bắt chước người khác. Họ đuổi theo các giao dịch. Họ đuổi theo các "guru" (chuyên gia). Họ sao chép rủi ro, mà không nhận ra rằng họ đang sao chép cả nỗi sợ hãi.Nhưng những người thực sự thành công thì sao? Họ rỉ máu một mình, trong im lặng. Họ mất số tiền mà họ không thể chịu đựng được. Họ nhìn chằm chằm vào biểu đồ đến mức ảo giác ra các mô hình. Họ nghi ngờ bản thân rất nhiều, đến nỗi cả những chiến thắng cũng cảm thấy như sai lầm.Tuy nhiên, bằng cách nào đó... họ vẫn quay trở lại. Bởi vì sự tinh thông không phải là thứ có thể tải về. Nó được tôi luyện. Trong đau đớn. Trong sự kiên nhẫn. Và trong những bằng chứng thực tế.Người khôn ngoan không đi theo lối mòn. Họ trở thành người mà những người khác noi theo, sau khi họ đã sống sót qua những gì mà hầu hết mọi người đã chạy trốn.Những người đã thất bại trong giao dịch giờ lại đang dạy bạn cách chiến thắng. Không có ý mỉa mai đâu, chỉ là nói ra sự thật mà không ai muốn thừa nhận. Họ không làm chủ được thị trường. Họ bị thị trường vùi dập. Sau đó, họ đổi tên thành "người cố vấn" để bán đi giấc mơ mà họ không thể sống được. Trong khi đó, những nhà giao dịch thực thụ thì im lặng. Vẫn đang học hỏi. Vẫn đang nỗ lực. Sự thật là, nếu bạn vẫn còn trụ lại được trong cuộc chơi này, bạn đã đi trước một bước rồi. To hear more, visit changngocgia.substack.com

Fain & Simplu Podcast
CEL MAI FAIN OM DIN IMOBILIARE. A PIERDUT MILIOANE. APOI A AJUNS LA 2,5 MILIARDE.| Fain & Simplu 252

Fain & Simplu Podcast

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025 146:08


Doctorul care ne salvează copiii – Mihai Craiu – îi arată lui Mihai Morar care sunt marile greșeli făcute azi de părinți.Nu există manual de creșterea a copilului. Este o expresie veche de când lumea. Sau există? Ei bine, cartea lansată de doctorul Miha Craiu - ‚Cartea sănătății copilului tău' – poate fi considerată un real manual pentru părinți. Scris de către un medic care de zeci de ani are în grijă, nici mai mult nici mai puțin, viitorul țării. Copiii. Nu rata ocazia să descoperi cum să interacționăm cu copiii de orice vârstă. Să vezi care sunt marile greșeli pe care le fac părinții astăzi, unele pornite din prea multă grijă, altele din neștiință. Să afli când să mergi la medicul de familie, și când trebuie la spital, cât timp lași copilul în fața ecranelor și multe alte răspunsuri la sutele de întrebări ale părinților. Întrebări la care răspunde medicul care consideră medicina o chemare, nu o meserie. Omul care răspunde cu empatia așteptată de micii săi pacienți, de părinții îngrijorați, de, până la urmă, oricine vorbește cu un medic. Empatie pe care nu o regăsim nici la ChatGPT, și, din păcate, nici la mulți medici care își uită menirea: cea de a aduce alinare. Descoperă azi un medic așa cum toți am dori să găsim. Mihai Craiu readuce încrederea în medicină, la Fain & Simplu! Cu Mihai Morar.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Ứng cử viên độc lập Nicolette Boele giành chiến thắng đơn vị Bradfield sau khi đếm phiếu lại

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025 3:32


Nicolette Boele là nữ ứng cử viên độc lập đầu tiên giành chiến thắng tại đơn vị bầu cử Bradfield ở Sydney. Sau 75 năm Bradfield là thành trì của Đảng Tự do, một cuộc đếm phiếu lại được tiến hành một tháng sau cuộc bầu cử… và Ủy ban Bầu cử Úc (AEC) đã công bố Nicolette là người chiến thắng với cách biệt chỉ 26 phiếu.

Fain & Simplu Podcast
DOCTORUL NR. 1 AL COPIILOR: ”NU TE ÎNVAȚĂ NIMENI ASTA…” MIHAI CRAIU | Fain & Simplu Podcast 251

Fain & Simplu Podcast

Play Episode Listen Later Jun 3, 2025 144:06


Doctorul care ne salvează copiii – Mihai Craiu – îi arată lui Mihai Morar care sunt marile greșeli făcute azi de părinți.Nu există manual de creșterea a copilului. Este o expresie veche de când lumea. Sau există? Ei bine, cartea lansată de doctorul Miha Craiu - ‚Cartea sănătății copilului tău' – poate fi considerată un real manual pentru părinți. Scris de către un medic care de zeci de ani are în grijă, nici mai mult nici mai puțin, viitorul țării. Copiii. Nu rata ocazia să descoperi cum să interacționăm cu copiii de orice vârstă. Să vezi care sunt marile greșeli pe care le fac părinții astăzi, unele pornite din prea multă grijă, altele din neștiință. Să afli când să mergi la medicul de familie, și când trebuie la spital, cât timp lași copilul în fața ecranelor și multe alte răspunsuri la sutele de întrebări ale părinților. Întrebări la care răspunde medicul care consideră medicina o chemare, nu o meserie. Omul care răspunde cu empatia așteptată de micii săi pacienți, de părinții îngrijorați, de, până la urmă, oricine vorbește cu un medic. Empatie pe care nu o regăsim nici la ChatGPT, și, din păcate, nici la mulți medici care își uită menirea: cea de a aduce alinare. Descoperă azi un medic așa cum toți am dori să găsim. Mihai Craiu readuce încrederea în medicină, la Fain & Simplu! Cu Mihai Morar.

Steve Smith Podcast
SAU 43 - Donna Magoon - 6-2-25

Steve Smith Podcast

Play Episode Listen Later Jun 3, 2025 46:35


Superintendent of SAU 43, Donna Magoon is here as we talk about the end of the school year, different activites taking place, the bus barn is almost done, and we talk about Donna leaving the SAU at the end of June. 

Heldenstadt. Der Leipzig-Podcast.
Ein Tesla parkt in Connewitz. Oma heult auf TikTok.

Heldenstadt. Der Leipzig-Podcast.

Play Episode Listen Later Jun 2, 2025 29:32


Nach dem Turnfest? Ist vor dem Stadtfest! Leipzig ist im Dauer-Party-Modus und wir reden drüber - Eure Hosts Daniel Heinze und Guido Corleone besprechen in der neuen Folge von HELDENSTADT, dem Leipziger Wohnzimmerpodcast der LVZ, wieder alles, was Leipzig gerade bewegt! Porsche passt seine Produktion in Leipzig dem geringeren Absatz an - mit reduzierten Schichten und weniger Leihkräften. Wie passt das zu Meldungen über XXL-Abfindungen für einen Ex-Vorstand des Autobauers? Apropos Autos: Guido hat in Connewitz einen Tesla gesehen. Der wahre Grund für den Musk-Politik-Rückzug? Mit einer neuen Personalstelle im Rathaus will die Stadt Leipzig künftig Mietwucher konsequent erfassen und als Ordnungswidrigkeit ahnden. Auch soll ein neuer verbindlicher Mietspiegel ab Juli für mehr Sicherheit und Klarheit bei Mietern und Vermietern sorgen (Hashtag Beweislastumkehr). Außerdem warnt Euch der Service-Podcast HELDENSTADT vor der neusten Betrugsmasche auf Instagram und TikTok: Vorsicht vor heulenden Kindern und verzweifelten Rentnern, die Euch ihren Krimskrams verticken wollen ... Gute Nachrichten gibt's auch: Das St. Elisabeth-Krankenhaus ist als besonders babyfreundlich zertifiziert worden, und auf den Haltestellendächern der Stadt grünt und blüht es wie Sau! In den Veranstaltungstipps empfehlen wir Euch jede Menge Stadtteilfeste, eröffnen die Open-Air-Kino-Saison (seid Ihr Team Indoor- oder Team Outdoor-Kino?) und freuen uns auf die Konzerte von Güner Künier im UT Connewitz und Thrice im Werk 2. Und weil ja bald Stadtfest ist, spielen wir mit Euch eine Runde "Leipziger Stadtfest Coverband-Namen-Raten". Was für ein Spaß! Ganz viel Leipzig für Eure Ohren und Herzen - viel Spaß mit dem Pfingstochsen unter den Leipzig-Podcasts: **„HELDENSTADT. Der LVZ-Podcast aus Leipzig mit Daniel Heinze und Guido Corleone“**, Episode vom 2. Juni 2025.

The Quoc Khanh Show
Vũ Ngọc Thuân, Aladdin |Từ “zero” đến IPO: Chiến lược tăng trưởng của hệ sinh thái F&B|#TQKS 102

The Quoc Khanh Show

Play Episode Listen Later Jun 1, 2025 66:48


Tám Sài Gòn
Đàm Vĩnh Hưng: Bán căn nhà ở khu Bắc Hải này như là bán tâm huyết và trái tim của Hưng

Tám Sài Gòn

Play Episode Listen Later Jun 1, 2025 4:26


Sau 9 tháng bị cấm diễn, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng quay trở lại với album "Thanh xuân không phải để khóc". Album có sự kết hợp của Đàm Vĩnh Hưng với các nhạc sĩ trẻ như: Đông Thiên Đức, Bùi Công Nam, Hữu Minh cùng nhà sản xuất Drum7. Trong 14 bài, Đàm Vĩnh Hưng quay MV ca khúc "Đừng hỏi anh như thế", chăm chút từ bản phối đến hình ảnh. Nhạc phẩm được Đông Thiên Đức viết riêng cho Đàm Vĩnh Hưng, phần lời diễn tả cảm xúc phức tạp và góc khuất tâm tư của người đàn ông trước nghịch cảnh cuộc đời. Cuối MV, khi Đàm Vĩnh Hưng gục ngã trong cơn mưa, con trai - bé Polo Huỳnh xuất hiện đưa dù che cho anh. Nhân dịp này, ông hoàng nhạc Việt đã có những chia sẻ về những mất mát liên quan đến tiền bạc, tình bạn và rất nhiều thứ sau gần 1 năm gặp biến cố, trong đó có việc kiện tụng. Anh cũng nói về việc bán nhà vì con Polo, về tình thân, về sự phản bội, về các đồng nghiệp, về việc không được quyền hát ca khúc Xin lỗi tình yêu, về tâm lí khi bị cư dân mạng anti và giễu nhại. Tất cả những vấn đề mà mọi người quan tâm về ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hiện giờ đều được anh chia sẻ thẳng thắn trong cuộc trò chuyện này.

VnExpress Podcast: VnExpress hôm nay
Dựa dẫm ‘cò' dịch vụ công

VnExpress Podcast: VnExpress hôm nay

Play Episode Listen Later Jun 1, 2025 9:58


Sau 3 lần đi đăng kí hộ kinh doanh vẫn thiếu hồ sơ, bơi giữa "rừng" thủ tục, đến khi thành lập doanh nghiệp, anh Tiến Thành quyết thuê thẳng "cò" cho được việc.

VnExpress Podcast: VnExpress hôm nay
Dựa dẫm ‘cò' dịch vụ công

VnExpress Podcast: VnExpress hôm nay

Play Episode Listen Later Jun 1, 2025 9:58


Sau 3 lần đi đăng kí hộ kinh doanh vẫn thiếu hồ sơ, bơi giữa "rừng" thủ tục, đến khi thành lập doanh nghiệp, anh Tiến Thành quyết thuê thẳng "cò" cho được việc.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Chọn nghề gì: Hành trình tìm lại đam mê với nghề vật lý trị liệu của Ken Nguyễn

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later May 30, 2025 18:03


Sau gần hai thập kỷ học tập và làm việc trong nhiều ngành khác nhau, từ vật lý trị liệu, luật, đến khoa học tính toán tài chính, anh Ken Nguyễn, một người gốc Việt lớn lên ở Adelaide, đã quyết định quay trở lại với đam mê ban đầu: chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hành trình "đi một vòng lớn rồi trở về điểm xuất phát" của anh là minh chứng cho việc theo đuổi đam mê không bao giờ là quá muộn.

VOV - Kinh tế Tài chính
Sức sống hàng Việt - Thanh Hà mùa vải sớm với kỳ vọng bứt phá xuất khẩu

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later May 30, 2025 5:18


VOV1 - “Thủ phủ” vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương bắt đầu thu hoạch vải sớm. Sau hai năm liên tiếp gặp khó khăn do thời tiết, năm nay, nhiều diện tích vải tại đây cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá bán ổn định và thị trường tiêu thụ tích cực.

Aujourd'hui l'économie
Pologne: le second tour de l'élection présidentielle aux forts enjeux économiques

Aujourd'hui l'économie

Play Episode Listen Later May 29, 2025 3:07


Dimanche, les Polonais élisent leur président au second tour d'un scrutin crucial. Au-delà de l'affrontement politique entre le pro-européen Rafał Trzaskowski et le conservateur Karol Nawrocki, c'est l'avenir économique de la Pologne qui se joue. Entre modernisation, compétitivité et transition énergétique, les orientations des deux candidats pourraient transformer en profondeur le cap du pays. Décryptage. Depuis son entrée dans l'Union européenne en 2004, la Pologne connaît un développement économique fulgurant. Le produit intérieur brut par habitant a plus que doublé, signe d'un enrichissement rapide. Avec une croissance estimée à 2,9%, le pays se place parmi les leaders économiques d'Europe centrale. Le chômage, quant à lui, atteint un niveau historiquement bas à 5,2 %, classant la Pologne au deuxième rang européen sur ce critère. Pour le prochain président, il s'agira donc de préserver cette dynamique. Mais derrière cette croissance se cachent des fragilités structurelles qui nécessiteront des réponses stratégiques.Fragilité commerciale et pression internationaleL'un des signaux d'alerte concerne le commerce extérieur. En un an, l'excédent commercial polonais a fondu, passant de 10 milliards à moins d'un milliard d'euros. Cette chute s'explique en grande partie par le recul des exportations, notamment vers l'Allemagne, principal partenaire économique du pays.Autre défi de taille, la montée en puissance de la concurrence internationale, notamment chinoise, qui met sous pression les secteurs industriels historiquement porteurs de la croissance polonaise. L'appréciation du zloty, la monnaie nationale, accentue cette difficulté en réduisant l'attractivité prix des produits polonais à l'export.Charbon, transition énergétique et choix politiques opposésAu cœur des préoccupations économiques figure aussi la question énergétique. La Pologne reste le pays européen le plus dépendant au charbon. Cette position complique sa transition vers une économie bas-carbone. Le dilemme est clair: poursuivre l'exploitation du charbon pour maintenir l'indépendance énergétique ou miser sur les énergies renouvelables au risque de fragiliser certaines régions minières.Sur ce point, les deux candidats présentent des visions opposées. Rafał Trzaskowski souhaite accélérer la transition écologique avec un investissement public massif, soutenu notamment par les 60 milliards d'euros du plan de relance européen. Karol Nawrocki, lui, prône une approche plus prudente, soucieux de ne pas déstabiliser l'équilibre industriel régional. En somme, cette présidentielle polonaise dépasse le simple enjeu électorale. Elle engage le pays sur des choix économiques majeurs, qui résonnent jusqu'à l'échelle européenne. Avec une base industrielle solide, une main-d'œuvre qualifiée et une position géographique stratégique, la Pologne pourrait jouer un rôle clé dans la relance industrielle du continent.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Who are the Stolen Generations? - Hãy hiểu lịch sử, thấu nỗi đau của Thế hệ Thổ dân Úc bị tách khỏi gia đình

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later May 23, 2025 9:58


Australia has a dark chapter of history that many are still learning about. Following European settlement, Aboriginal and Torres Strait Islander children were removed from their families and forced into non-Indigenous society. The trauma and abuse they experienced left deep scars, and the pain still echoes through the generations. But communities are creating positive change. Today these people are recognised as survivors of the Stolen Generations. - Úc có một chương đen tối trong lịch sử mà nhiều người vẫn đang tìm hiểu. Sau khi người châu Âu đến định cư, trẻ em Thổ dân và người dân đảo eo biển Torres đã bị tách khỏi gia đình một cách có hệ thống và bị ép vào xã hội không thuộc về Thổ dân. Chấn thương và sự ngược đãi mà những thế hệ đó phải trải qua đã để lại những vết sẹo hằn sâu trên cả cơ thể lẫn tâm hồn họ. Nỗi đau này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, vang vọng qua nhiều thế hệ. Nhưng các cộng đồng đang tạo ra sự thay đổi tích cực.

Huynh Duy Khuong Show
390. Cách để kết nối với gia đình bằng câu hỏi đơn giản

Huynh Duy Khuong Show

Play Episode Listen Later May 21, 2025 14:12


Sau 38 năm, tôi và ba mới có một cuộc trò chuyện thực sự – không phải cãi nhau, không phải vì ai nhậu say, mà vì tôi đã hỏi một câu mà trước giờ chưa từng dám hỏi:"Ba kể con nghe thêm chuyện đó đi..."Có thể bạn cũng từng im lặng với ba mẹ mình.Có thể bạn cũng từng cố kết nối nhưng bất lực.Nhưng đôi khi, một câu hỏi đơn giản – chứ không phải lời xin lỗi hay những điều to tát – mới thật sự mở ra được một cánh cửa.Podcast này không có drama, không có nước mắt… chỉ là một đoạn kết nối thật. Nhưng nếu bạn đã từng “đóng băng” với người thân, bạn sẽ hiểu nó ý nghĩa như thế nào.TÌM HIỂU KHOÁ HỌC CỦA ANH Ở ĐÂYWorkshop Public Speaking: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠bấm vào đây⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠.Workshop Underground Leader: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠bấm vào đây.⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Khóa học Public Speaking: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠bấm vào đây.⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Khóa học Underground Leader: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠bấm vào đây.⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

FM957
Brennslan - 16. maí 2025

FM957

Play Episode Listen Later May 16, 2025 77:47


Rosaleg föstudags Brennsla. Uppgjör vikunnar. Hringt til Basel í Væb og Inga Bauer. Biggi Veira og Unnsteinn Manúel með nýtt GusGus lag. Katrín Myrra spjallar við okkur um Sauðburð og nýtt lag. Eurovision upphitun. Þetta og meira til!

Fain & Simplu Podcast
CE ROMÂNIE ALEGI? "AUTISTUL" SAU "SALVATORUL"? MANIFEST PENTRU VOT. | Fain & Simplu cu Mihai Morar

Fain & Simplu Podcast

Play Episode Listen Later May 15, 2025 11:09


Acesta nu este un discurs politic. Nu este o pledoarie pentru un partid sau pentru un politician. Acesta e manifestul celor care mai cred în oameni. În România care nu dă vina, ci dă mâna.Trăim vremuri în care e ușor să urli și urăști, dar tot mai greu să te conectezi și să iubești. Într-o lume plină de zgomot, Mihai Morar alege să spună ce crede. Cu onestitate. Despre România. Despre alegeri. Despre vot, dar nu ca un banal „gest de duminică”, ci ca un act de responsabilitate profundă.Ce alegem, de fapt, când votăm? Un om? Un ideal? Sau poate ceea ce vrem să devenim ca popor?Acest manifest nu e despre a ne răzbuna unii pe alții, ci despre a ne regăsi unii lângă alții. Despre a pune ceva la loc, nu a da ceva jos. Pentru că, după ziua de duminică, vom rămâne tot aici. Pe aceleași străzi. În aceeași țară. Împreună.Dă mai departe acest discurs-manifest dacă simți că România are nevoie de mai multă iubire și mai puțină frică. De mai multă conexiune și mai puțină dezbinare.Un manifest Fain și Simplu.Mulțumim că ești. Mulțumim că simți. 

Scott Horton Show - Just the Interviews
5/9/25 Joseph Solis-Mullen on What's Happening Between India and Pakistan

Scott Horton Show - Just the Interviews

Play Episode Listen Later May 11, 2025 58:12


Scott brings professor and Libertarian Institute Fellow Joseph Solis-Mullen to talk about the recent violence that broke out between India and Pakistan. Solis-Mullen puts the dispute over the northern region of Kashmir into context before he and Scott dig into the specific events that led to this Indian military operation and Pakistani response. They then zoom out and examine where this all might be heading within the broader global geopolitical dynamic of the day.    Discussed on the show: The National Debt and You: What it Is, How it Works, and Why it Matters by Joseph Solis-Mullen “Our Real National Security Budget” (Spoils of War) “The Kashmir Powder Keg” (Libertarian Institute) Joseph Solis-Mullen is a political scientist and economist at The Libertarian Institute and a professor of politics and history at SAU. He is the author of The National Debt and You and The Fake China Threat and Its Very Real Danger. Follow him on Twitter @solis_mullen and find his work at his website.  This episode of the Scott Horton Show is sponsored by: Roberts and Roberts Brokerage Incorporated; Moon Does Artisan Coffee; Tom Woods' Liberty Classroom; Libertas Bella; ExpandDesigns.com/Scott. Get Scott's interviews before anyone else! Subscribe to the Substack. Shop Libertarian Institute merch or donate to the show through Patreon, PayPal or Bitcoin: 1DZBZNJrxUhQhEzgDh7k8JXHXRjY Learn more about your ad choices. Visit megaphone.fm/adchoices

The Libertarian Institute - All Podcasts
5/9/25 Joseph Solis-Mullen on What's Happening Between India and Pakistan

The Libertarian Institute - All Podcasts

Play Episode Listen Later May 11, 2025 56:57


 Download Episode. Scott brings professor and Libertarian Institute Fellow Joseph Solis-Mullen to talk about the recent violence that broke out between India and Pakistan. Solis-Mullen puts the dispute over the northern region of Kashmir into context before he and Scott dig into the specific events that led to this Indian military operation and Pakistani response. They then zoom out and examine where this all might be heading within the broader global geopolitical dynamic of the day.    Discussed on the show: The National Debt and You: What it Is, How it Works, and Why it Matters by Joseph Solis-Mullen “Our Real National Security Budget” (Spoils of War) “The Kashmir Powder Keg” (Libertarian Institute) Joseph Solis-Mullen is a political scientist and economist at The Libertarian Institute and a professor of politics and history at SAU. He is the author of The National Debt and You and The Fake China Threat and Its Very Real Danger. Follow him on Twitter @solis_mullen and find his work at his website.  This episode of the Scott Horton Show is sponsored by: Roberts and Roberts Brokerage Incorporated; Moon Does Artisan Coffee; Tom Woods' Liberty Classroom; Libertas Bella; ExpandDesigns.com/Scott. Get Scott's interviews before anyone else! Subscribe to the Substack. Shop Libertarian Institute merch or donate to the show through Patreon, PayPal or Bitcoin: 1DZBZNJrxUhQhEzgDh7k8JXHXRjY

#RolandMartinUnfiltered
Trump 100 Days, DOJ funding halt chaos, SAU fires basketball coach, Saquon Barkley/Trump golf drama

#RolandMartinUnfiltered

Play Episode Listen Later Apr 30, 2025 118:02 Transcription Available


4.29.2025 #RolandMartinUnfiltered: Trump 100 Days, DOJ funding halt chaos, SAU fires basketball coach, Saquon Barkley/Trump golf drama Today marks the 100th day since the twice-impeached, criminally convicted felon-in-chief, Donald "The Con" Trump, returned to the Oval Office. We'll examine why the American people are giving him a failing grade. Trump's new executive order on law enforcement is a direct copy-and-paste from Project 2025. We'll discuss it with former Congresswoman and former Orlando Police Chief Val Demings and civil rights attorneys. The Justice Department halts funding for hundreds of federal grant programs, causing widespread disruption. We'll tell you what's at stake. #BlackStarNetwork partner: Fanbasehttps://www.startengine.com/offering/fanbase This Reg A+ offering is made available through StartEngine Primary, LLC, member FINRA/SIPC. This investment is speculative, illiquid, and involves a high degree of risk, including the possible loss of your entire investment. You should read the Offering Circular (https://bit.ly/3VDPKjD) and Risks (https://bit.ly/3ZQzHl0) related to this offering before investing. Download the #BlackStarNetwork app on iOS, AppleTV, Android, Android TV, Roku, FireTV, SamsungTV and XBox http://www.blackstarnetwork.com The #BlackStarNetwork is a news reporting platform covered under Copyright Disclaimer Under Section 107 of the Copyright Act 1976, allowance is made for "fair use" for purposes such as criticism, comment, news reporting, teaching, scholarship, and research.See omnystudio.com/listener for privacy information.