POPULARITY
Categories
Một doanh nghiệp do người Bản địa sở hữu tại Tây Úc đang vận dụng kiến thức truyền thống để khôi phục lại mặt hàng xuất khẩu đầu tiên của nước Úc – hải sâm. Tidal Moon xuất khẩu món đặc sản được ưa chuộng này sang khu vực Đông Nam Á, đồng thời tạo công ăn việc làm tại một khu vực có ít cơ hội việc làm.
Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. TT Donald Trump thông báo Mỹ hạ thuế đối ứng cho hàng hóa Việt Nam từ 46% xuống còn 20%, nhưng đến nay hai nước vẫn chưa có ký thỏa thuận gì.
- Sau hơn nửa tháng vận hành chính thức, Trung tâm Phục vụ hành chính công tại các xã, phường ở thành phố Cần Thơ đang từng bước khẳng định vai trò là "cầu nối số" giữa chính quyền và người dân.- Khai mạc Trại hè Việt Nam năm nay với chủ đề “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”.- Liên minh châu Âu công bố ngân sách cho giai đoạn 2028–2034, với số tiền lên tới 2 nghìn tỷ euro. - Campuchia bắt giữ hơn 1 nghìn người liên quan tới các trung tâm lừa đảo trực tuyến.
"For me, the customer is like my girlfriend. If the customer is happy, I'm happy.” – Nguyen Van NamThis episode was such a blast to record. Not only was it filmed at the stunning House of Merlin, one of my favorite cocktail bars in Saigon, but I also got to sit down with Nguyen Van Nam, a talented young bartender who represents the next wave of Gen Z hospitality professionals in Vietnam.What struck me most about Nam is how honest and self-aware he is. He says he's an introvert—and maybe he is—but you wouldn't know it from how naturally he connects with people. It's a beautiful contradiction: someone who claims to be shy yet thrives in a high-contact, high-energy environment like bartending. That's what this episode is all about: shaking up stereotypes, mixing in some good humor, and serving a double pour of insight.What we talked about in this episode:Why Nam compares happy customers to happy relationshipsThe art and storytelling behind signature cocktails at House of MerlinGen Z in Vietnam: lazy but talented?Why so many young Vietnamese identify as introvertsGender and drinks: is there subtle sexism in how alcohol is served?What older generations think of how Gen Z spends money and worksChapters & Timestamps00:00 – Meet Nam & intro to House of Merlin04:00 – Mixing live: Signature cocktails, saffron, and Huynh's priceless reaction10:00 – Gender & drinks: Are Vietnamese bars subtly sexist?11:30 – Behind the bar: The reality of being a bartender vs. the glamor14:00 – Gen Z in Vietnam: Lazy but talented? What Nam really thinks17:00 – Introvert or not? Nam's personal growth through hospitality"Send me a message!"This Season is sponsored by Premier Dental.Discover the potential of a confident and healthy smile with the excellent dental clinic in Ho Chi Minh Support the show
VOV1 - Các mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua đang bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thật vững chắc. Trước thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới.- Việt Nam cần mô hình tăng trưởng mới để bứt phá trong giai đoạn tới- Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm- VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh
VOV1 - Nhu cầu tiêu dùng, du lịch của người dân trong nước tăng trong các dịp lễ, Tết, nghỉ hè cùng với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ từ đầu năm đến nay.
Nghe trọn nội dung sách nói Con Đường Chính Trực trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/6698/Trong một thế giới đầy rẫy áp lực và những tiếng nói hỗn loạn từ bên ngoài, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không hề dễ dàng. Hiểu được thử thách đó, Martha Beck – một nhà xã hội học, diễn giả và là nhà khai vấn có uy tín – đã mang đến cuốn sách “Con đường chính trực” (tựa gốc: The Way of Integrity), như một lời mời gọi sâu sắc và chân thành, khuyến khích mỗi người quay trở về với bản thân.Beck đặt ra một câu hỏi quan trọng: Điều gì đang ngăn bạn sống đúng với bản chất thật sự của mình? Từ đó, bà dẫn dắt độc giả qua các bài tập thực hành, câu chuyện cá nhân và những điều chiêm nghiệm để mỗi cá nhân có thể nhận diện và tháo gỡ những nút thắt cảm xúc cũng như nhận thức bên trong mình. Dù hành trình này không hề dễ dàng, Beck khẳng định việc đối mặt với sự thật về bản thân – cho dù đau đớn – là con đường duy nhất dẫn đến tự do và hạnh phúc thật sự.Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Con Đường Chính Trực được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn.---Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi.---Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/---Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Con Đường Chính Trực và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM.Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download#voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiConĐườngChínhTrực #MarthaBeck
Thương hiệu thời trang cao cấp Phan Huy gần đây mang đến Paris một buổi trình diễn thời trang đầy sáng tạo và độc đáo, bên lề Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris Thu Đông (07-10/07/2025) với những hương sắc của đồng quê, những hương vị dân gian, của nông thôn Việt Nam, nhưng không hề thiếu đi tính chất haute couture, tính cao cấp, về mặt kỹ thuật thủ công tinh xảo đến từng chi tiết. Các bộ trang phục của Phan Huy được giới mộ điệu thời trang ở Paris biết đến trong những năm vừa qua, nhưng đây là lần đầu tiên nhà thiết kế người Việt đến Paris để giới thiệu về bộ sưu tập với tựa đề « Trưa hè oi ả », được trình diễn tại Palais de Tokyo vào ngày 07/07 vừa qua. Những chất liệu sáng tạo đến từ bản sắc Á Đông, nhưng không bị gò bó bởi những hình ảnh truyền thống, mà hòa quyện, lan tỏa tính truyền thống, trong thế giới thời trang mang tính hiện đại, của tương lai. Nhân sự kiện này, RFI đã có dịp trao đổi với nhà thiết kế 26 tuổi về thời trang và hành trình đưa tên tuổi của anh đến các sự kiện quốc tế. RFI : Xin cảm ơn nhà thiết kế Phan Huy đã dành thời gian chia sẻ với RFI. Trước khi nói về bộ sưu tập mới nhất và về thương hiệu của mình, Huy có thể giới thiệu về cách mà mình đã đến với thời trang và sáng lập ra thương hiệu của riêng mình ? Phan Huy : Cũng giống như bao nhiêu bạn sinh viên hoặc những người bắt đầu vào ngành thời trang, tôi đã học Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành thiết kế thời trang và trong quá trình học thì cũng tích góp những kinh nghiệm về thực tế cũng như về học tập, và sau đó đã bắt đầu thực hiện bộ sưu tập tốt nghiệp của mình. Điều rất là may mắn cho tôi là bộ sưu tập tốt nghiệp được rất nhiều người chú ý và có thể dùng từ là hơi bùng nổ mạng xã hội ở Việt Nam và đó là một tiền đề rất tốt và tôi rất trân trọng, vì ngay từ khi bắt đầu, đã có rất là nhiều khách hàng đến với Huy và từ đó tôi sáng lập ra công ty thiết kế thời trang Phan Huy. RFI : Sau gần 3 năm thành lập, triết lý sáng tạo thời trang của Phan Huy là gì ? Phan Huy : Khi tôi thực hiện các thiết kế của mình thì tôi luôn nghĩ đến một cái chữ, đó là Purism - chủ nghĩa thuần khiết. Thuần khiết ở đây là thuần khiết trong ý tưởng, cũng như trong chất liệu, hay là thuần khiết về tất cả mọi mặt mà tôi muốn hướng đến. Tôi cũng muốn những thiết kế của mình mang một cái cảm xúc rất là thuần khiết, với những hình ảnh thiết kế ra có thể khiến cho mọi người nhìn thấy và yêu thích nó, từ ý tưởng đến mặt thẩm mỹ trong mỗi thiết kế của mình. Tôi luôn tin là thời trang cũng là một môn nghệ thuật và điều quan trọng nhất của một bộ môn nghệ thuật chính là truyền tải được một cái cảm xúc đến cho khán giả cũng như đến cho người mặc. Nói thật là tôi cũng đã rất nhiều lần cảm thấy xúc động khi nhìn thấy những thiết kế vì vẻ đẹp của nó. Cho nên tôi cũng muốn tạo ra những cái thiết kế như vậy để khi khách hàng của mình hoặc những khán giả của mình xem, họ nhìn thấy và họ cảm thấy có những cảm xúc rất là lớn trong lòng. RFI : Sau 5 bộ sưu tập trước, hầu hết đều lấy cảm hứng về thiên nhiên, với những chất liệu quen thuộc đối với Việt Nam, thì về bộ sưu tập mới nhất của Phan Huy, khán giả tại Palais de Tokyo có thể thấy qua 36 bộ trang phục là những hình ảnh quen thuộc, từ những chiếc nón lá che mưa, từ những chiếc quạt lá dứa hay là từ lưới đánh cá hay những tờ lá chuối khô, tất cả những chất liệu đó đến từ nông thôn Việt Nam, từ những cái màu sắc của đồng quê Việt Nam. Bạn có thể chia sẻ thêm về những lựa chọn của mình ? Phan Huy : Những bộ sưu tập khác của tôi đa số đều đều lấy cảm hứng từ Việt Nam, thì lần này tôi sẽ lấy những cảm hứng khiến nó hiện đại hơn. Bộ sưu tập tốt nghiệp của tôi, diễn tả một cảnh đồng quê và quay trở lại tuổi thơ. Khi chế tác bộ sưu tập đó, tôi nhận được những phản hồi rất là xúc động. Có những anh chị ở nước ngoài nhắn là đã xa quê Việt Nam rất lâu, và khi nhìn bộ sưu tập của Huy, người ta thấy được tuổi thơ của họ và cảm thấy rất là nhớ Việt Nam, nhớ cảnh đồng quê và điều đó thôi thúc bản thân làm một bộ sưu tập tiếp theo có thể mang một cái ý tưởng tương tự như bộ sưu tập tốt nghiệp, ngoài cảnh hoàng hôn trên cảnh đồng. Đó là một hình ảnh Huy rất là yêu, là những buổi trưa hè, lúc nhỏ, mình ngủ dậy mình được ông bà mình đánh thức dậy và mình nằm trên võng đong đưa và mình cảm nhận mọi thứ xung quanh rất là chân thật, rất là dễ thương. Từ hình ảnh nón lá, từ những vật dụng rất nhỏ trong gian bếp, trong sân vườn hay là trên cảnh đồng, Huy nghĩ đa số người Việt Nam đều có thể cảm nhận được một cách sâu sắc, vì đó là tuổi thơ của hầu hết của những người Việt Nam. Đó là ý tưởng để tôi làm ra bộ sưu tập và tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi biết điều này có thể mang lại rất nhiều cảm xúc cho rất nhiều người tha hương, hoặc cho những người ngay trên chính Việt Nam nhưng muốn nhìn lại tuổi thơ. RFI : Trong quá trình sáng tạo đấy, có chất liệu nào mà mình cảm thấy khó xử lý trong thiết kế nhưng mà vẫn quyết tâm khai thác không ? Phan Huy : Trong bộ sưu tập lần này, tôi đã chọn những nước đi mạo hiểm hơn. Bên cạnh yếu tố về xử lý chất liệu là thế mạnh của thương hiệu, tôi muốn phát triển thêm về kỹ thuật may đo. Trên một trang phục, thường chúng ta sẽ cần rất là nhiều những đường ben, đường gập để tạo ra được một form dáng ôm sát vào cơ thể của người phụ nữ. Nhưng tôi đã chọn cách là sẽ triệt hết tất cả những đường ben đó, và điều này yêu cầu một cái kỹ thuật cao hơn, vì mình phải dựng một cái form dáng rất là chắc chắn như là điêu khắc trong cơ thể người phụ nữ, sau đó đặt một tấm vải lụa hoặc những chất liệu rất mềm lên trên và người thợ phải vuốt thủ công rất là nhẹ nhàng và tạo hình nó để không có một đường ben hay là một đường cắt nào trên đó. Đọc thêmSteven Đoàn : Nhà tạo mẫu đưa thời trang Việt đến thảm đỏ LHP Cannes RFI : Phan Huy có thể chia sẻ với quý thính giả một kỹ thuật hay công nghệ nào mà Phan Huy sử dụng để tái hiện những chất liệu đấy ? Phan Huy : Trong bộ sưu tập lần này, tôi cũng đã tạo nên một số chất liệu mới bằng cách thủ công. Ví dụ, có một thiết kế mà tôi đã dùng những cái hạt cườm để đan vào nhau giống như kỹ thuật đan lát của truyền thống của Việt Nam nhưng sử dụng nó một cách sáng tạo hơn, thời trang hơn, đó là mình dùng những hạt cườm và đan nó thành một chất liệu mới. Tôi đã dành gần 3 tháng để tạo ra được thiết kế đó. RFI : Khi lựa chọn là thiết kế không chỉ cho thị trường Việt Nam mà hướng đến cả thị trường quốc tế, thì trong các bộ trang phục của mình, Phan Huy có phải điều chỉnh bất cứ điều gì về hình dáng chất liệu hay cách kể chuyện về thời trang, ngôn ngữ kể chuyện thời trang của mình có gì phải thay đổi không ? Phan Huy : Đối với thương hiệu Phan Huy, hiện tại khách hàng của Phan Huy đến từ rất nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như là Qatar, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoặc các thị trường như Mỹ, New York, hay là châu Âu và cả châu Á như là Hồng Kông hoặc Singapore. Trong quá trình hành nghề và tiếp xúc với rất nhiều khách hàng đến từ mọi nơi, tất nhiên mỗi nước có những đặc trưng khác nhau mà mình cần phải linh động điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ như những nước đến từ Trung Đông thì họ sẽ cần sự kín đáo hơn. Trong quá trình thực hiện, Huy sẽ cần thêm những vải lót, những chất liệu lót hoặc cách đính của mình nó sẽ phải che phủ như thế nào để họ có thể thoải mái khi mặc. Ví dụ như khách hàng ở New York, Mỹ hoặc Châu Âu thì thường họ rất thích những thiết kế có tính sáng tạo cao và họ chưa bao giờ được thấy, chưa bao giờ được thử ở các thiết kế, nhà thiết kế khác. RFI : Vậy thì đối với thị trường ở Pháp và Paris nói riêng, đâu là những điểm mà Phan Huy chú ý đến ? Phan Huy : Thật sự thị trường châu Âu là một thị trường khó tính, vì đây chính là một cái nôi của thời trang. Có rất nhiều nhà thiết kế đến từ khắp nơi, đến đây để trình diễn bộ sưu tập của họ. Cho nên tất nhiên, sự hoàn thiện về trang phục cũng như thiết kế phải luôn luôn song hành và sáng tạo, phải luôn luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất. Do đó, khi thiết kế và trình diễn ở Paris, tôi luôn lo lắng cũng như là tập trung cố gắng. Ngoài ra, mình cần phải có tính sáng tạo và signature (tính riêng biệt) trong thiết kế, rất là đặc trưng để mọi người có thể nhận diện được thương hiệu giữa rất nhiều các thương hiệu đến đây để trình diễn. Thứ hai là về mặt kỹ thuật và việc hoàn thiện các trang phục, tôi cũng luôn cố gắng để cho mọi thứ được đẹp nhất, chỉnh chu nhất và cũng luôn cố gắng học hỏi từ những nhà thiết kế có những cái đường cắt may rất là đẹp, hoặc là những cách tạo phong cách rất đẹp đến từ Pháp hay là đến từ mọi nơi trên thế giới. RFI : Qua bộ sưu tập vừa rồi và qua cách tiếp cận thời trang của Phan Huy, bạn có đã từng đặt ra câu hỏi là làm sao mình có thể cân bằng giữa việc giữ gìn bản sắc văn hóa và để tạo ra những cái thiết kế mang tính quốc tế, nhưng vẫn phù hợp với xu hướng toàn cầu hay không ? Phan Huy : Khi mọi người nhìn vào trang phục của tôi thì có thể cảm nhận được tính truyền thống, nhưng nó không cũ mà có sự sáng tạo. Có một nhận định của một vị khách mà tôi cảm thấy rất là hay: “Khi nhìn vào các thiết kế của Huy thì cảm giác như là cái sự hòa hợp giữa hai phong cách và tính truyền thống của Việt Nam. Nó giống như là một người con gái đến từ tương lai và quay trở về quá khứ, quay trở về thời gian và có những tinh hoa của bản sắc Việt Nam để mang đến với tương lai và dùng những kỹ thuật của tương lai để tạo ra những trang phục”. RFI : Trên chặng đường thời trang của Phan Huy, đâu là thách thức, là khó khăn lớn nhất mà bạn đã, đang và có thể là sẽ gặp phải ? Phan Huy : Thực ra chặng đường đến với thời trang của tôi khá yên bình. Để nói về những khó khăn mà tôi đã gặp phải thì tôi nghĩ đây là những khó khăn chung mà nhà thiết kế nào cũng có thể sẽ phải đương đầu. Ví dụ như là yếu tố kinh doanh, tiếp cận khách hàng, có những khoảng thời gian, tôi cũng sẽ rất là loay hoay về việc kinh doanh của mình. Mình phải cân bằng được làm sao để có nguồn thu cho thương hiệu thì mới có thể sáng tạo những bộ sưu tập tiếp theo. Hoặc là những khó khăn về lực lượng sản xuất của mình. Những người thợ lành nghề ở Việt Nam thì thật sự không phải là quá nhiều. Và cũng khó mà tìm được người làm việc hợp với bản thân tôi và công ty. Nhưng tôi luôn tận hưởng cái khoảnh khắc của mình, tại vì mình cảm thấy còn quá trẻ. Mình cứ trải nghiệm thôi. Và mình đừng sợ sệt quá nhiều. Mình có thể sợ lúc mình 35 tuổi hoặc 40 tuổi hoặc là sau đó, tại vì đó là độ tuổi mà tôi nghĩ mình sẽ cần mọi thứ bình ổn hơn một chút. Nhưng tôi luôn trong một cái tâm thế là từ năm 20 tuổi đến năm 35 tuổi đó là lúc mà mình có thể sai rất là nhiều lần. RFI : Phan Huy là một nhà thiết kế rất là trẻ tuổi và nếu như mà bạn có thể gửi một lời nhắn đến các nhà thiết kế trẻ Việt Nam đang nuôi giấc mơ để đưa thiết kế Việt thiết kế của họ ra thế giới thì bạn sẽ truyền tải thông điệp gì ? Phan Huy : Khi mà tôi bắt đầu với thời trang, mọi thứ rất là non nớt và rất là ngây thơ. Tôi cứ làm những gì mà mình cảm thấy thấy thích và cảm thấy yêu thôi. Tôi cũng sinh ra ở một vùng quê, không được tiếp xúc với thời trang, mọi thứ rất là đơn giản. Từng bước của tôi giống như là một cơ duyên mà ông Trời đã sắp đặt. Có một điều mà tôi nghĩ khi muốn nhắn nhủ với tất cả các bạn đang trong hành trình của mình đó là chúng ta hãy cứ cố gắng hết sức và làm những gì mà chúng ta cảm thấy tốt nhất và yêu thích nó. Nếu đưa ra một cái lời khuyên lý trí hơn thì tôi nghĩ là khi mà chúng ta đang còn học thì chúng ta hãy nghĩ đến việc cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Tại vì trong các thiết kế của tôi hay trong cái cách tôi làm nghề hoặc là giới thiệu một bộ sưu tập, tôi luôn coi trọng tính cân bằng. Đó là cân bằng giữa cái việc học thuật và cái tính thẩm mỹ mà đại chúng sẽ yêu thích. Ví dụ như trong ca hát cũng vậy, người ca sĩ phải cân bằng được kỹ thuật và cảm xúc. Khi đó mình sẽ đưa ra một tác phẩm tốt nhất. Tiếp theo là sự cân bằng trong tính thương mại cũng như cân bằng trong tính sáng tạo. Khi chúng ta luôn nghĩ đến việc làm cho mọi thứ hài hòa thì sẽ rất dễ tiếp cận cho giới chuyên môn cũng như cho khách hàng. Xin cảm ơn nhà thiết kế Phan Huy với những chia sẻ rất là chân thật vừa rồi và rất là hy vọng thương hiệu Phan Huy sẽ được tiếp cận với nhiều thị trường hơn nữa. Quý vị có thể theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trên kênh Youtube của RFI Tiếng Việt.
Introducing a new line of fly rods into a crowded, competitive market is a bold move. NAM Rods are a recent addition. In this episode of Fin and Fire With Jeff Mishler, Dax Messett, head of USA Sales and Development, discusses the array of models offered, the motivation behind the brand, and the qualities of each model in the lineup. NAM rods, available and finandfire.com, present something for everyone.
Việc Mỹ kiên quyết hạn chế hoạt động trung chuyển hàng hóa của Trung Quốc và việc Trung Quốc đe dọa trả đũa phản ánh động lực lớn hơn trong cạnh tranh kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung, một cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt nơi các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam bị kẹt ở giữa.Xem thêm.
The Veterans Breakfast Club proudly presents a special 90-minute livestream with Wayne Vansant, Navy veteran and renowned illustrator of some of the most historically accurate war comics ever published. The event goes live on Monday, July 14 at 7:00pm ET, and will be hosted on our VBC Online Events platform. Wayne Vansant is best known for his groundbreaking work on The ‘Nam—Marvel Comics' landmark series that brought the Vietnam War to life through the eyes of the soldiers who fought it. Launched in 1986 and developed by Vietnam veterans and journalists, The ‘Nam stood apart for its realistic, month-by-month portrayal of a single soldier's tour of duty. Vansant took over the art after issue #13 and helped turn the book into a cult classic, praised for its authenticity, visual storytelling, and deep respect for those who served. Wayne brings a unique perspective to his art. He served as a radioman in the U.S. Navy from 1970 to 1973 during the Vietnam War, and that firsthand experience has shaped his entire career. Unlike most comic book creators, Vansant insists on historical accuracy—studying uniforms, weapons, terrain, and tactics in painstaking detail to ensure his depictions are as true to life as possible. In addition to The ‘Nam, Vansant has created graphic novels and illustrated histories such as Normandy, Gettysburg, The Vietnam War: A Graphic History, Katusha, Bombing Nazi Germany, and The Red Baron. His work is celebrated for blending action with education, making military history accessible and compelling for all readers. As this profile on War Is Boring explains, Vansant sees his comics not as entertainment alone, but as a form of remembrance and a visual archive for future generations. Whether you're a fan of military history, comics, or just want to hear from a veteran who's spent a lifetime documenting war in ink and color, you won't want to miss this conversation. #WayneVansant #TheNam #VietnamWar #MilitaryComics #VeteransBreakfastClub #WarArt #GraphicHistory #VietnamVeteran #VBCOnline We're grateful to UPMC for Life for sponsoring this event!
- Làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Binh yêu cầu văn kiện đại hội phải bám sát yêu cầu phát triển của địa phương,- Thành phố Hải Phòng dự kiến thu hút gần 16 tỷ đô la tại Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới”.- Israel đang phát triển một loại da nhân tạo sinh học ghép cho người bị bỏng, nhất là trường hợp bỏng nặng.- Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam tới Jakarta, sẵn sàng cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch Đông Nam Á.
- Đắk Lắk đưa trí tuệ nhân tạo vào thực hiện dịch vụ công.- Hà Nội nghiên cứu hỗ trợ chuyển đổi 450.000 xe máy xăng sang xe máy điện trong khu vực Vành đai 1.- Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, những con người đã viết nên huyền thoại bằng cả trái tim và tuổi trẻ của mình trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.- Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế "rất nặng" đối với Nga nếu nước này không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.- Hàn Quốc truy thu thuế từ các YouTuber.
VOV1 - Chiều nay, tại Học viện nông nghiệp Việt Nam, Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo “phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường”. Hội thảo nhằm phục vụ chương trình giám sát chuyên đề của Quốc hội.
VOV1 - Tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu-9 đã được phóng lên Bãi phóng Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc vào sáng sớm nay (15/7) bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-7 Y10.
VOV1 - "Làm rõ quyền lợi chủ rừng và cơ chế thị trường tín chỉ các-bon" là chia sẻ của các đại biểu tại Tọa đàm trực tuyến góp ý “Dự thảo Nghị định quy định về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng” do Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm phối hợp với Hội chủ rừng Việt Nam tổ chức hôm nay (15/7)
VOV1 - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên hai con số thì khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phải đóng góp 5% vào tăng trưởng kinh tế.
Tin tức sáng 15-7: Mạng Starlink hoạt động tại Việt Nam vào quý 4 năm nay; Khối ngoại mua ròng gần 12.000 tỉ đồng; 105.500 tỉ đồng vừa được vay qua kênh trái phiếu doanh nghiệp; Ông Zelensky cảm ơn ông Trump vì hỗ trợ Ukraine...
Podcast Việt Nam Xanh với sự tham gia của đại diện Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam, Annam Gourmet sẽ cùng chia sẻ về những giải pháp thiết thực để thúc đẩy tiêu dùng xanh và hướng đến một mô hình kinh tế tuần hoàn.
Triển lãm hàng không và không gian le Bourget 2025 ( 16-22/06/2025 ) đã đặt trọng tâm vào mục tiêu phi carbon hóa hàng không để giảm bớt tác hại của ngành này đối với khí hậu của hành tinh chúng ta. Triển lãm đã là dịp để giới thiệu những tiến bộ trong việc sản xuất “nhiên liệu hàng không bền vững” ( SAF ), mà trong tương lai sẽ được sử dụng ngày càng nhiều, kết hợp với nhiên liệu hóa thạch để giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính phát ra từ máy bay. Giao thông hàng không trong những năm tới được dự báo là sẽ tiếp tục tăng đều đặn, với tổng số hành khách trên toàn thế giới trong năm 2025 ước tính sẽ là khoảng 5 tỷ người. Các hãng chế tạo máy bay liên tục nhận được đơn đặt mua hàng chục, thậm chí hàng trăm phi cơ mới từ các hãng hàng không để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Nhưng trong khi đó, các nhà công nghiệp phải làm sao thực hiện được cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2050, cho nên họ đang tăng tốc phát triển các loại nhiên liệu hàng không bền vững. Đây là lần thứ tư Triển lãm Le Bourget dành riêng một khu mang tên Paris Air Lab để giới thiệu những sáng chế mới, những dự án mới cho giao thông hàng không tương lai, trong đó nhiên liệu hàng không bền vững được nêu bật. Trả lời RFI Việt ngữ tại khu Paris Air Lab năm nay, bà Julie Lhomme-Maublanc, đại diện công ty IFP Energies nouvelles (IFPEN), cho biết: “Nhiên liệu hàng không bền vững là phương tiện thiết yếu để phi carbon hóa ngành hàng không ngày nay và tương lai. Nếu không có nhiên liệu hàng không bền vững, ta sẽ không thể thành công trong việc phi carbon hóa ngành này. Có nhiều cách để sản xuất các loại nhiên liệu hàng không bền vững. Ngày nay, đã có một số loại được pha trộn với nhiên liệu hóa thạch. Liên Hiệp Châu Âu đã đưa một quy định yêu cầu tăng dần việc kết hợp các loại nhiên liệu bền vững này với nhiên liệu mà máy bay đang sử dụng. Có bốn loại nhiên liệu hàng không bền vững. Đầu tiên phải kể đến loại gọi là HEFA, dùng dầu ăn đã qua sử dụng hoặc mỡ động vật để sản xuất nhiên liệu sinh học, hiện đang được sử dụng kết hợp vào dầu hỏa. Các loại nhiên liệu bền vững khác sẽ được phát triển. Theo quy định của Liên Âu, kể từ năm 2025, nhiên liệu bền vững phải chiếm tỷ lệ 2% trong nhiên liệu máy bay.” Trong số những loại nhiên liệu hàng không bền vững đang được phát triển, đầu tiên phải kể đến BTL, bà Julie Lhomme-Maublanc giải thích: “BTL là viết tắt của “biomass to liquid”. Đó là quá trình chuyển đổi chất thải và cặn bã sinh khối thành nhiên liệu lỏng thông qua quá trình khí hóa, sau đó là quá trình tổng hợp Fischer-Tropsch, giúp tái tạo hydrocarbon tổng hợp, có thể được kết hợp dầu hỏa được sử dụng trong máy bay ngày nay. Những dự án sử dụng công nghệ này đang trong giai đoạn phát triển. Đáng chú ý là một dự án ở miền Nam nước Pháp, dự án BioTJet, sẽ sử dụng công nghệ này và trên nguyên tắc nhà máy sẽ hoạt động kể từ năm 2028-2030. Ta cũng có thể kết hợp điện ít carbon vào quá trình khí hóa, để tăng hiệu quả của quá trình này.” Loại nhiên liệu thứ hai đang được phát triển là ethanol, tương tự như ethanol, được sử dụng cho xe hơi, theo lời bà Julie Lhomme-Maublanc, đại diện công ty IFP Energies nouvelles: "Cơ sở là như nhau, có nghĩa là sản xuất loại ethanol thế hệ thứ hai hoặc ethanol tiên tiến. Nhiên liệu này cũng được sản xuất từ chất thải và cặn bã lâm nghiệp hoặc nông nghiệp không cạnh tranh với các nguồn tài nguyên mà chúng ta sử dụng làm thực phẩm cho con người hoặc động vật. Sau khi được sản xuất, ethanol sẽ được chuyển đổi bằng một loạt quy trình để thu được một loại nhiên liệu mà chúng ta có thể kết hợp với nhiên liệu hóa thạch. Ở đây chúng tôi có trưng bày những chất thải và cặn bã, như rơm rạ, cặn bã từ tre, chất thải và cặn bã từ các hoạt động lâm nghiệp, như các mảnh vụn gỗ.” Cuối cùng, là loại nhiên liệu mang tên i-Fuel, được sản xuất từ khí CO2 được thu giữ bởi các nhà máy, như giải thích của bà Julie Lhomme-Maublanc: “Nhóm nhiên liệu lớn thứ 4 là tất cả những gì chúng ta gọi là i-Fuel, cũng là nhiên liệu tổng hợp sẽ được sản xuất từ CO2, có thể là từ khói công nghiệp, vì vậy chúng ta cần xây dựng các hệ thống thu giữ CO2. Để sử dụng công nghệ này, chúng ta sẽ phải thiết lập các quy trình thu giữ CO2. Chúng ta sẽ thu giữ CO2 từ khói công nghiệp, từ khói phát ra từ các ngành công nghiệp sử dụng sinh khối, hoặc từ CO2 thu được trực tiếp từ khí quyển. Kể từ năm 2041, đây sẽ là điều bắt buộc, theo các quy định của Liên Hiệp Châu Âu. Nước Pháp có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực nhiên liệu hàng không bền vững. Một số dự án hiện đang được phát triển. Bây giờ chúng ta thực sự cần chuyển sang giai đoạn công nghiệp, và điều đó đòi hỏi ngành này phải tự cải tổ cơ cấu để thực hiện được mục tiêu đó. Nhưng phải có sự hỗ trợ từ chính phủ và tất cả các bên liên quan để có thể có những nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học.” Chính phủ Pháp trong tháng 6 vừa qua đã chính thức hóa chiến lược công nghiệp nhằm phát triển ngành nhiên liệu hàng không bền vững quốc gia có sức cạnh tranh, hướng tới đáp ứng nhu cầu trong nước và củng cố vị thế xuất khẩu của Pháp vào năm 2030. Chương dành cho nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của Hợp đồng chiến lược cho các hệ thống năng lượng mới (CSF NSE) đã được chính phủ Pháp chính thức ký kết vào ngày 18/06/2025 với các lãnh đạo công ty hàng không, công đoàn và ngành công nghiệp. Chương này xác định lộ trình cụ thể cho giai đoạn 2024-2027, với mục tiêu là đáp ứng đầy đủ nhu cầu SAF của Pháp, đồng thời tìm các cơ hội xuất khẩu. Mục tiêu là vào năm 2030 Pháp sẽ tự cung tự cấp nhiên liệu hàng không bền vững, tích hợp cả nhiên liệu sinh học và nhiên liệu tổng hợp được sản xuất từ hydro tái tạo và carbon dioxide thu được (eSAF và ebioSAF). Ngành công nghiệp Pháp đã bắt đầu đi theo hướng này, với một số nhà máy lọc dầu tham gia sản xuất nhiên liệu sinh học cho hàng không. Thách thức hiện nay là chuyển lộ trình này thành các dự án công nghiệp cụ thể có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Ngày càng có nhiều công ty đặt cược vào nhiên liệu hàng không bền vững. Cụ thể là tại Triển lãm hàng không và không gian Le Bourget 2025, hãng Haffner Energy của Pháp, chuyên về nhiên liệu sinh học, và hãng hàng không Luxaviation của Luxembourg đã công bố một thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến SAF Zero, một sáng kiến đầy tham vọng nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững. Mục tiêu của SAF Zero là tạo ra một nền tảng cho việc đầu tư và triển khai các dự án SAF quy mô lớn. Sự hợp tác giữa Luxaviation và Haffner Energy là một phần của phong trào rộng lớn hơn: Cả hai công ty đều là thành viên của dự án SkyPower, một sáng kiến quốc tế để đẩy nhanh quá trình sản xuất và áp dụng SAF trên toàn thế giới. Trước đây rất thận trọng về SAF, tập đoàn dầu khí TotalEnergies Pháp trong tháng 6 vừa qua thông báo họ sẽ có thể sản xuất nửa triệu tấn nhiên liệu bền vững vào năm 2028 và 1,5 triệu tấn trên toàn thế giới vào năm 2030. TotalEnergies chi ra 400 triệu euro để chuyển đổi nhà máy lọc dầu Grandpuits tại vùng Seine-et-Marne thành "nền tảng không dầu hỏa". Một phần lớn trong khoản đầu tư này sẽ được dành cho SAF. Tập đoàn Pháp cũng đã đầu tư 340 triệu euro để chuyển đổi cơ sở La Mède thành nhà máy lọc dầu sinh học. Neste, công ty Phần Lan chuyên về công nghệ tái chế dầu ăn và mỡ động vật, có kế hoạch đạt được ngưỡng 1,5 triệu tấn ngay từ năm tới. Tập đoàn Shell của Anh thì dự kiến sẽ cung cấp 800.000 tấn mỗi năm bắt đầu từ năm 2025 từ cơ sở Rotterdam của họ. Nhưng theo cảnh báo của nhật báo kinh tế Les Echos ngày 26/06/2025, rào cản chính đối với thị trường này vẫn là khả năng tiếp cận nguyên liệu thô. Do đó, ngành công nghiệp này đang nghiên cứu thế hệ nhiên liệu bền vững thứ hai hoặc thậm chí là thứ ba. Dự án nhà máy Lacq, cũng được công bố tại lễ khai mạc Triển lãm hàng không Paris, có kế hoạch huy động một tỷ euro để sản xuất 110.000 tấn nhiên liệu tái tạo, bao gồm 75.000 tấn cho hàng không. Để so sánh, Neste đã đầu tư 1,9 tỷ euro vào việc mở rộng nhà máy lọc dầu Rotterdam, sẽ giúp tăng công suất của nhà máy thêm 1,3 triệu tấn mỗi năm. Đầu tư của tập đoàn Phần Lan này như vậy sẽ hiệu quả hơn gấp sáu lần. "Việc thu hồi chất thải, dầu đã qua sử dụng và lipid là điều cần thiết. Nhưng những nguồn tài nguyên này không phải là vô hạn", theo giải thích của ông Pascal Pénicaud, chủ tịch của Elyse Energy, công ty đang dẫn đầu dự án Lacq BioTJet. Với các đối tác của mình (Avril, Axens, BioneXt và IFP Investissements), Elyse Energy đang tập trung vào chế biến chất thải từ gỗ thành nhiên liệu bền vững. Tiềm năng này được cho là rất lớn và hiện chưa được khai thác hết, như chất thải từ ngành lâm nghiệp hoặc từ đồ nội thất. Trong mọi trường hợp, các khoản đầu tư cần thiết sẽ rất lớn. Công ty Pháp Global Bioenergies ước tính họ sẽ cần tới 200 triệu euro để đưa nhà máy tương lai vào hoạt động vào khoảng năm 2028-2029. Đây là số tiền tương đương mà chính phủ Pháp đã hứa cho tất cả hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học trong giai đoạn 2024-2030, trong kế hoạch phi carbon hóa ngành hàng không.
durée : 02:00:32 - Les Matins d'été - par : Astrid de Villaines, Stéphanie Villeneuve, Sarah Masson - . - réalisation : Félicie Faugère - invités : Benoît de Tréglodé Historien, directeur de recherche de l'IRSEM, spécialiste du Viêt-Nam; Delphine Allès Professeure de science politique, chercheuse au Centre sur l'Asie du Sud-Est et vice-présidente de l'INALCO; Tamara Al Saadi Metteuse en scène; Élie Tenenbaum Directeur du Centre des Études de Sécurité de l'IFRI
durée : 00:38:53 - France Culture va plus loin (l'Invité(e) des Matins d'été) - par : Astrid de Villaines, Stéphanie Villeneuve, Sarah Masson - Deux mois après la visite d'Emmanuel Macron en Indonésie, le Président indonésien sera présent au défilé du 14 juillet. Défense, diplomatie économique et culturelle : la France se redresse dans l'Indopacifique, cultivant une position de “non-alignement” face aux puissances chinoises et américaines. - réalisation : Félicie Faugère - invités : Benoît de Tréglodé Historien, directeur de recherche de l'IRSEM, spécialiste du Viêt-Nam; Delphine Allès Professeure de science politique, chercheuse au Centre sur l'Asie du Sud-Est et vice-présidente de l'INALCO
Ever seen a movie double bill? Ever had a night reading a comics double bill? You will after this weeks show, as the ACP trio suggest a batch of fantastic comics that would work as an evening of reading. From classics and thought provoking tomes to funnies and heartbreaking tales of horror and sci fi, this one has it all. Also there's a deep dive into Dan Butchers new artistic process, great indie recommendations and a few words of remembrance for the late Jim Shooter. Get your wish lists ready, because they will be longer after this weeks show! Great stuff to check out: The Fix, 4 Kids in the Walk, Paying for It, Chester Brown, The Poor Bastard, Joe Matt, The Bash Street Kids, Beano, Deadly Class, Rick Remender, Vicious Creatures, Sarah Gordon, Seaside, Johanna Oust, Onward Towards Our Noble Deaths, Shingeru Mizuki, The Nam, The Avengers, Kree Skull War, The Authority, The Coffin, Deep Sleeper, Phil Hester, Mike Huddleston, Hard Boiled, Ghost in the Shell, Jonny Cannon, The Witches Egg, American Nature #3, Tom Stewart, Pete Taylor, Horillaz, Catching Stars, Howl Comics, The Galaxy Grappling Alliance, ArtNineTwo, Now Thats What I Call Turning Tricks, Blam and Glam, Fabled Four, Jamie Me, Lawless Comic Con, Green Archer Comics, Dan Butcher, Jim Shooter, Oni Press, Mine is a Long Lonesome Grave, Justin Jordan, 1972, Rachael Ball, Toxie Team Up #2, Sequentially British Comics, Sam Weller
VOV1 - Chiếm hơn 97% số lượng doanh nghiệp và đóng góp không dưới 20% GDP, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa từ lâu đã là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Việt Nam cần tạo điều kiện phát triển thực chất, tháo gỡ rào cản để khối doanh nghiệp tham gia đầu tư công.
Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết mới về phát triển khu vực tư nhân, lần đầu tiên khẳng định "kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia". Đối với những người mong muốn một làn sóng cải cách mới, có thể mở ra giai đoạn tăng trưởng kinh tế tiếp theo của Việt Nam, Nghị quyết 68 được ca ngợi là một văn kiện chính sách quan trọng, thậm chí là một "bình minh mới". Theo Nghị quyết 68, khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện chiếm 50% GDP, 30% thu ngân sách nhà nước và 82% việc làm, tuy nhiên văn kiện này thừa nhận những vấn đề trong việc phát triển một khu vực tư nhân mạnh ở Việt Nam: “Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước.” Nghị quyết nêu rõ, trong 5 năm tới, Việt Nam cần tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp nhỏ đăng ký chính thức, từ khoảng 900.000 doanh nghiệp hiện nay lên 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Đến năm 2045, cả nước phải đạt mục tiêu ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp hơn 60% GDP và "có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế". The Diplomat: Đảng "độc thoại" với khu vực tư nhân Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại cảm thấy cần phải ban hành một nghị quyết như vậy và nghị quyết này hướng đến ai? Nick J. Freeman, một nhà tư vấn phát triển kinh tế, trong một bài viết đăng trên trang mạng của Nhật The Diplomat ngày 08/07/2025, giải đáp: “Một số người có thể lập luận rằng đây là một phần trong nỗ lực của Việt Nam nhằm thuyết phục bộ Thương Mại Hoa Kỳ rằng Việt Nam thực sự là một nền kinh tế thị trường? vào thời điểm các vấn đề thương mại và thuế quan đang là ưu tiên hàng đầu trong kinh tế. Gần đây nhất, vào tháng 8/2024, Washington vẫn coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường (chỉ có khoảng một chục quốc gia bị xem như vậy), điều này có ảnh hưởng đến cách Hoa Kỳ đánh giá thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và đối với bất kỳ cáo buộc bán phá giá nào. Bộ Thương Mại Mỹ lưu ý rằng, tuy Hà Nội đã có những nỗ lực cải cách gần đây, "sự can thiệp sâu rộng" của chính phủ vào nền kinh tế đã "làm sai lệch giá cả và chi phí của Việt Nam". Chắc chắn rằng việc chính phủ Việt Nam sở hữu trực tiếp nhiều doanh nghiệp nhà nước và mức độ kiểm soát của chính phủ đối với một loạt các nguồn lực kinh doanh là những vấn đề di sản của nền kinh tế chỉ huy của Việt Nam trước những năm 1990 . Cũng đúng là cho đến nay, bộ phận thành công nhất của khu vực tư nhân là bộ phận có vốn đầu tư nước ngoài. Mức độ thành công mà Việt Nam đạt được trong 40 năm qua trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không được phản ánh trong việc phát triển một khu vực phi nhà nước, tự phát triển hơn.” Theo Nick J. Freeman, “các doanh nghiệp nhà nước (và chính phủ sở hữu các doanh nghiệp đó ) phải chịu một phần trách nhiệm, vì đã lấn át các đối thủ tư nhân trong một số lĩnh vực, nhưng họ không phải là thủ phạm duy nhất. Ai cũng thừa nhận rằng môi trường bảo đảm cho các công ty tư nhân phát triển và đạt được quy mô kinh tế cần thiết để cạnh tranh hiệu quả đã không hoàn toàn thuận lợi.” Nick J. Freeman viết tiếp: “Nếu tin vào Nghị quyết 68, các doanh nghiệp nhà nước sắp mất đi những đặc quyền còn lại của họ. Tuy nhiên, những thói quen cũ khó thay đổi. Giống như vào thời kỳ kinh tế chỉ huy, nghị quyết đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng cho sự phát triển của khu vực tư nhân vào năm 2030, chẳng hạn như tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp tư nhân, có 20 doanh nghiệp tư nhân trên 1.000 dân, tăng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP và lực lượng lao động... Sự ưu ái có phần lãng mạn của giới lãnh đạo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn, mặc dù điều Việt Nam thực sự cần là một đội ngũ các công ty tư nhân lớn có thể tự mình cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thay vì cứ phải tự xoay xở. Món quà lớn nhất mà giới lãnh đạo Hà Nội có thể dành cho khu vực tư nhân là giải phóng họ khỏi những mục tiêu tùy tiện như vậy, và trao cho họ quyền tự chủ để phát triển và thành công về mặt thương mại, bằng cách tập trung và tận dụng năng lực, cũng như chuyên môn vốn có của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Nếu Đảng yêu thích khu vực tư nhân, thì hãy để họ tự do.” Nick J. Freeman ghi nhận năm nay, dự kiến Việt Nam sẽ cải tổ Hiến pháp, cũng có thể sẽ có một số thay đổi quan trọng trong những phần liên quan đến nền kinh tế, vì những thay đổi về tư duy trong Nghị quyết 68 bắt đầu không phù hợp với một số điều khoản trong Hiến pháp. Ví dụ, Điều 51 Hiến pháp khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Tác giả bài viết kết luận: “Một phần nào đó, Nghị quyết 68 khiến ta có cảm giác như một lời độc thoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với khu vực tư nhân, như thể họ đang tìm cách tự thuyết phục mình, cũng như thuyết phục bất kỳ ai khác, dù trong nước hay nước ngoài, rằng triển vọng kinh tế tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự phát triển thành công của khu vực tư nhân. Với hàng loạt vụ bê bối gây chấn động gần đây trong lĩnh vực doanh nghiệp và ngân hàng, có lẽ Hà Nội cảm thấy cần phải tái khẳng định cam kết theo đuổi nền kinh tế thị trường, dù “định hướng xã hội chủ nghĩa” đến đâu. Liệu Nghị quyết 68 có đủ sức thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ rằng Việt Nam ngày nay thực sự là một nền kinh tế thị trường hay không? Có thể hình dung rằng Washington sẽ xem xét có những thay đổi nào trong cách diễn đạt của Hiến pháp, bao gồm cả Điều 4 : “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng“ Nikkei Asia: Hưởng lợi nhiều nhất là các doanh nghiệp lớn Trang mạng Nikkei Asia ngày 10/07/2025 thì đặc biệt lưu ý là Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân chủ yếu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn, còn số phận của các doanh nghiệp nhỏ thì vẫn không rõ ràng. Tờ báo viết: “Tại Việt Nam, một đội quân những người bán hàng rong nhỏ lẻ đang cung cấp thực phẩm cho cả nước, từ già đến trẻ, bán những món ăn chủ yếu, như bánh mì thịt với giá chưa đến một đô la. Đội quân này cũng là trọng tâm của Nghị quyết 68. Giống như 5 triệu hộ kinh doanh cá thể mà chính quyền ước tính đang hoạt động không chính thức tại Việt Nam, nhiều người bán hàng rong không nộp thuế và không được đăng ký chính thức là doanh nghiệp, theo các chuyên gia. Họ cho rằng thời gian, thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký các doanh nghiệp siêu nhỏ không mang lại lợi ích gì, mà chỉ là gánh nặng vì rườm rà và có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các doanh nghiệp này, thường hoạt động mà không thu hoặc cấp hóa đơn”. Phóng viên của tờ báo đã đến một con hẻm đông đúc ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi các doanh nghiệp nhỏ đủ loại hình chiếm lĩnh tầng trệt của hầu hết các chung cư, rõ ràng thách thức trong việc thực hiện cải cách vẫn còn ít được hiểu rõ. Một chủ nhà hàng sushi trong con hẻm mô tả Nghị quyết 68 là "đáng thất vọng". Nghiêm, một chủ nhà hàng đăng ký là kinh doanh hộ gia đình, cho biết : "Thực sự rất khó mà tuân thủ các tiêu chuẩn." Gần đó, một người phụ nữ bán bánh bao trên một chiếc xe đẩy nhỏ cho biết gia đình bà đã tránh đăng ký kinh doanh cho đến nay, sợ rằng thuế sẽ cắt giảm thu nhập ít ỏi của họ. Các doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước đang chờ đợi được giải thích rõ ràng hơn về luật thuế mới được ban hành phù hợp với các cải cách khu vực tư nhân, bao gồm cả việc doanh nghiệp phải nộp bao nhiêu thuế. Một người bán hàng rong, xin được giấu tên, cho biết: " Xe bán bánh bao do bố mẹ tôi làm chủ và họ chỉ kiếm được một ít tiền, vì vậy tôi không nghĩ họ sẽ đăng ký. Thu nhập của chúng tôi quá ít ỏi." Nghị quyết 68 kêu gọi các cơ quan chức năng xóa bỏ lệ phí đăng ký và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới trong ba năm đầu hoạt động. Nghị quyết cũng thúc đẩy việc đơn giản hóa và số hóa các thủ tục hành chính, khuyến khích tiêu dùng và bán hàng hóa Việt Nam, đồng thời đảm bảo việc sử dụng hợp lý quyền tiếp cận đất đai, vốn, công nghệ và dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế. Nikkei Asia lưu ý: “Nghị quyết 68 mới chỉ bắt đầu được cụ thể hóa trong luật, khiến nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang loay hoay tìm hiểu xem chính sách và quy định của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến họ cụ thể như thế nào. Một số người lo ngại sẽ có cuộc trấn áp chống trốn thuế và kinh doanh hàng giả, nên có thể sẽ bị chậm trễ trong quá trình đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp hợp pháp. ( … ) Mặc dù nỗ lực thúc đẩy khu vực tư nhân được ủng hộ rộng rãi trong nước, các chuyên gia lo ngại rằng nhóm nhỏ các tập đoàn tư nhân lớn hiện có của Việt Nam có thể là những người hưởng lợi nhiều nhất, trong khi các chủ doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn dưới áp lực chính thức hóa hoạt động.” Nikkei Asia trích dẫn ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết “có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất chính là các doanh nghiệp vốn đã được hưởng ưu đãi từ các nhà hoạch định chính sách, bao gồm quyền tiếp cận đất đai - đặc biệt là đất thuộc sở hữu nhà nước - và tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam". Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang lấy Vingroup làm ví dụ. Tập đoàn này đã dựa vào lĩnh vực bất động sản để xây dựng cơ đồ và hiện có một loạt các công ty con, bao gồm VinFast, thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam vươn ra toàn cầu. Trong số các doanh nghiệp lớn khác có thể hưởng lợi từ Nghị quyết 68, có Tập đoàn thép Hòa Phát, công ty bất động sản Sun Group và nhà sản xuất ô tô THACO. Các doanh nghiệp tư nhân lớn hiện có ở Việt Nam rất táo bạo, giàu vốn, hoặc có mối quan hệ với các tổ chức tài chính toàn cầu, và nhất là đã chứng minh được khả năng phát triển nhanh chóng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm chạp và kém hiệu quả, theo nhận định của các nhà quan sát. Cũng trong bài viết của Nikkei Asia, Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Honolulu, cho rằng, trên thực tế, Nghị quyết 68 không tạo nhiều không gian cho một thị trường cạnh tranh. Thay vào đó, ông Tô Lâm đang thúc đẩy một mô hình giống như các chaebol Hàn Quốc - các tập đoàn lớn do gia đình điều hành - làm động lực tăng trưởng chính. Vuving nói: "Điều tôi thấy trong nghị quyết này là sự thúc đẩy các công ty lớn. Họ sẽ được hưởng một vị thế độc quyền." Fulcrum: Giám sát chặt chẽ và nỗ lực chống tham nhũng Trong một bài viết đăng ngày 05/06 trên trang Fulcrum, chuyên phân tích về Đông Nam Á, Nicholas Chapman, nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku, chuyên về chính sách đối ngoại, kinh tế chính trị và lịch sử Việt Nam, cảnh báo: “Nếu không đưa giám sát, minh bạch và cạnh tranh công bằng vào quá trình thực hiện, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bài học quan trọng ở đây là: chỉ loại bỏ các rào cản đầu tư thôi là chưa đủ. Chính phủ cũng phải đảm bảo rằng sự hỗ trợ của nhà nước đi đôi với việc giám sát thận trọng và các nỗ lực chống tham nhũng, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nỗ lực hơn nữa để tích hợp các công ty trong nước vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghị quyết 68 chắc chắn cho thấy nhiều hứa hẹn, nhưng nếu không có các biện pháp bảo vệ, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng không tránh khỏi tham nhũng và hành vi trục lợi.” Nhà nghiên cứu Nicholas Chapman viết tiếp: “Tương tự, việc nhà nước thúc đẩy khu vực tư nhân mạnh mẽ hơn cũng cần đảm bảo rằng các tập đoàn lớn không bóp nghẹt nền kinh tế và độc quyền chuyển giao tri thức, từ đó có khả năng cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghị quyết 68 nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân nên cạnh tranh bình đẳng với các khu vực kinh tế khác, nhưng không đề cập đến việc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các chaebol của Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về mối nguy hiểm của việc mất cân bằng trong sân chơi. Sự thống trị thị trường của các tập đoàn khổng lồ trong những năm gần đây đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp, mặc dù các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng về việc làm cao hơn nhiều. Nghị quyết 68 đặt mục tiêu thành lập 2 triệu doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã chỉ ra, tăng trưởng về số lượng trong các doanh nghiệp tư nhân là chưa đủ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có cơ hội hội nhập vào chuỗi giá trị và thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước.”
VOV1 - Sự kiện kỷ niệm ngày Quốc khánh Pháp (14/07) tại Việt Nam là dịp để tôn vinh tình hữu nghị Pháp - Việt. Đây là chia sẻ của Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Pháp, cũng như những định hướng tương lai của mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam.
VOV1 - Pakistan mong muốn thành lập các liên doanh thương mại với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực tiềm năng, từ đó giúp hai nước mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
VOV1 - Sáng nay, 14/07, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 6 với chủ đề: “Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
VOV1 - Trong bối cảnh thị trường Halal toàn cầu không ngừng mở rộng và chuẩn hóa, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nông sản và thực phẩm Halal.
Nghe trọn nội dung sách nói Chúng Ta Sống Để Lắng Nghe trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/6661/Chúng Ta Sống Để Lắng Nghe là tập tản văn của Phong Việt, tiếp theo mạch Chúng Ta Sống Có Vui Không, Chúng Ta Sống Là Vì … đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt những năm qua.“Cảm ơn những giây phút chúng ta từng muốn trôi vào lãng quên khi chông gai bủa vây khắp lối rồi tia nắng đầu tiên thắp lên trong bóng tối và tiếng cười dẫn lối để nhìn thấy con đường…”Giữa ngưỡng cửa bước sang năm mới, Nguyễn Phong Việt đứng lại, tần ngần, lắng nghe.“Những ngày này, hãy để chúng ta giống như con tàu chuẩn bị vào sân ga. Chân ga, chân thắng thong thả buông ra. Tay cũng nên rời vô lăng hay màn hình điều khiển. Cứ để con tàu ấy, theo đà, từ từ trôi về điểm dừng của ga đến.”Hành trình một năm ít nhiều chông gai và thử thách, xen cả những hạnh phúc vui tươi. Phong Việt nhắc nhớ mỗi chúng ta, lần nào đó trong đời – một lần, nhiều lần – hãy đi sâu vào lòng mình. Tìm lại chính mình, lắng nghe chính mình, rồi nhìn thấy chính mình từ thật sâu tâm khảm.Chúng ta sống để lắng nghe, hãy nghe, và hãy hiểu, hiểu người, hiểu mình, hiểu mỗi ngày qua là không trở lại, hiểu mỗi phút giây đi là thời gian hữu hạn đời người lại vơi một chút. Hiểu để sống, và sống để lắng nghe.Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Chúng Ta Sống Để Lắng Nghe được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn.---Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi.---Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/---Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Chúng Ta Sống Để Lắng Nghe và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM.Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download#voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiChúngTaSốngĐểLắngNghe #NguyễnPhongViệt
- Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao Bờ Biển Ngà.- Đêm chung kết Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025, đội Giang Tây Dương Phong của Trung Quốc giành ngôi Quán quân, đội Z121 của Việt Nam ngôi vị á quân.- Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu và Mexico.- Iran cho biết sẽ hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế "theo một cách thức mới".
- Hà Nội đẩy nhanh giải phóng mặt bằng hai dự án đường sắt trọng điểm qua thành phố: tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.- Iran bảo vệ quan điểm phát triển hạt nhân vì mục đích hoà bình, bất chấp áp lực từ Mỹ và Israel.
VOV1 - Cùng với 157 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, Việt Nam đã đi được một nửa chặng đường tại Triển lãm thế giới Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản, với nhiều dấu ấn được khắc ghi trong lòng bạn bè quốc tế.
VOV1 - Tỉnh Gia Lai đang huy động toàn lực thực hiện công tác cắm mốc, kiểm đếm và chuẩn bị các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
VOV1 - Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Afghanistan vừa lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại quốc gia Nam Á do làn sóng hồi hương không có tổ chức hơn 1,6 triệu người tị nạn Afghanistan từ Iran và Pakistan.
VOV1 - Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng 13/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam lần thứ 27 nhiệm kỳ 2025-2030, đã thành công tốt đẹp.
- Mở đường bay thẳng đầu tiên từ châu Phi tới Việt Nam với tần suất 4 chuyến một tuần, mở ra cơ hội giao thương và thúc đẩy du lịch giữa hai bên.- Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, trong bối cảnh nhiều nơi ghi nhận số ca tăng mạnh, một số bệnh viện lớn quá tải bệnh nhân.- Người dân sống trong bất an tại khu vực có nguy cơ sạt lở ven tuyến kênh Thanh Đa, đoạn qua phường Thạnh Mỹ Tây, tp HCM.- Nga phản ứng gay gắt trước việc phương Tây tăng viện trợ vũ khí cho Ukraina.- Bộ Ngoại giao Mỹ sa thải hơn 1.350 nhân viên trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump tiến hành cuộc cải tổ với đội ngũ ngoại giao nước này.
- Hôm nay diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.- Sáng nay, khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam lần thứ 27 nhiệm kỳ 2025 -2030 tại Trung tâm phát thanh quốc gia.- Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận Mỹ nối lại viện trợ quân sự cho nước này- NASA chụp được hình ảnh từ vị trí gần Mặt Trời nhất từ trước đến nay
-Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam lần thứ 27- TP Hồ Chí Minh đồng loạt ra quân, kiên quyết xóa 100% “chuồng cọp”- Thảm họa nhân đạo Gaza “chưa hồi kết”, khi đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamaz đang diễn ra tại Cata có nguy cơ đổ vỡ- Thái Lan công bố chiến lược phòng chống tội phạm lừa đảo viễn thông và buôn người
VOV1 - Hôm nay, 12/7, Đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam long trọng khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 161 đại biểu, đại diện cho hơn 1.200 đảng viên của Đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam. Đại hội diễn ra trong 2 ngày 12-13/7/2025.
VOV1 - Việc hoàn thiện tổ chức, hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam sau quá trình sáp nhập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy vai trò kết nối, hỗ trợ của hệ thống tổ chức này đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên hiệp HTX thành viên trong giai đoạn phát triển mới.
-Hôm nay, kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực, từ chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, văn hóa, giáo dục..v.v. -Số thu thuế qua kênh thương mại điện tử trong nửa đầu năm nay đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.-Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu “xác minh và chấn chỉnh” vụ một suất bánh mì có giá 208 nghìn đồng tại sân bay Nội Bài.-Iran nêu điều kiện nối lại hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành kết luận số 177 về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt.- Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Bật Khách - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên và ông Lê Ngọc Sỡi, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.- Hội đồng tiền lương quốc gia chốt phương án trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2% từ năm 2026.- Hôm nay, tròn 30 năm Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng về ý nghĩa của dấu mốc 30 năm và triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia trong thời gian tới.- Mỹ gia tăng áp lực thuế quan, nhiều quốc gia phản ứng trái chiều.- Chuỗi động đất bất thường tại Nhật Bản vẫn tiếp diễn, làm thay đổi địa hình khu vực, thậm chí thay đổi vị trí của nhiều đảo lớn.
- Khơi thông dòng chảy ngân sách Nhà nước trong thời kỳ mới.- Việt Nam thúc đẩy các dự án chuyển đổi năng lượng công bằng trong triển khai thực hiện Tuyên bố JETP.
Tảo độc đang chiếm lãnh các vùng biển ngoài khơi Nam Úc, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống dưới nước. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến ngành thủy hải sản của tiểu bang, mà còn dấy lên nỗi lo ngại về những tác động lâu dài nghiêm trọng.
BGVV-1596_Quả Báo_24-11-1974 và Nghiệp Lực Giao Hình_Sài Gòn, Việt Nam_ 12-06-1977Vô Vi Podcast-Vấn ĐạoVô Vi Podcast-Bài GiảngVô Vi Podcast-Nhạc Thiền