Podcasts about ngu

  • 202PODCASTS
  • 1,631EPISODES
  • 1h 2mAVG DURATION
  • 5WEEKLY NEW EPISODES
  • Jul 10, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about ngu

Show all podcasts related to ngu

Latest podcast episodes about ngu

VietChristian Podcast
Để Hội Thánh Được Gây Dựng (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Jul 10, 2025


Tựa Đề: Để Hội Thánh Được Gây Dựng; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 14:1-12; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

VietChristian Podcast
Tình Yêu Thương (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Jul 4, 2025


Tựa Đề: Tình Yêu Thương; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 13:1-13; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

VietChristian Podcast
Một Thân Thể Hiệp Nhất (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Jun 26, 2025


Tựa Đề: Một Thân Thể Hiệp Nhất; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 12:12-31; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

Grunnstoffene
Wolfram - verdensrekord i heavy metal

Grunnstoffene

Play Episode Listen Later Jun 25, 2025 51:18


Wolfram har i utgangspunkt ingenting med ulv å gjøre. Navnet som engelskmennene bruker på dette grunnstoffet (men som egentlig er svensk), Tungsten, har derimot mye med grunnstoffets egenskaper å gjøre.Grunnstoffet som lyste opp alle hjem i over hundre år, som har satt verdensrekord etter verdensrekord, og som er helt essensielt skal man komme opp i de virkelig høye temperaturene.Er det rart Kristian Drivenes, geolog ved NGU, er fasinert av dette grunnstoffet? At det var Wolfram som skulle hjelpe Kristian med å få finansiert hans interesse for tungmetall var kanskje tilfeldig, men det er slett ingen tilfeldighet at Wolfram er et grunnstoff som ofte blir ekstra etterspurt når det er krig og konflikt i verden.Bli med oss på vår vimsete reise gjennom det periodiske system der vi får nerdet fra oss og gravd oss dypt ned i hvert enkelt grunnstoff, men på et nivå som alle skal kunne forstå. Med oss på reisen har vi eksperter som kan mer enn de fleste om de ulike grunnstoffene og hjelper oss å skjønne litt mer av det vi alle er lagd av. Vi er Gunstein Skomedal (materialteknolog UiA), Ole Martin Løvvik (fysiker, UiO/Sintef) og Birte Runde (journalist i Eyde-klyngen)Har du forslag til grunnstoff vi bør snakke om, gjester/eksperter vi bør invitere eller besøke, eller morsomme fakta og historier om et grunnstoff? Eller har du innspill til lyd, form, innhold eller annet? Send oss gjerne tilbakemelding på gunstein.skomedal@uia.no.Sjekk ut våre nettsider grunnstoffene.no for en periodisk oversikt over podcastepisodene. Du finner også videoer og annet stoff på vår youtube-kanal Grunnstoffene og eksperimenter - YouTube eller på Facebook

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam: Đội vốn và trễ hạn: Hai vấn đề chính của các dự án cơ sở hạ tầng lớn

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 12:41


Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam đã đề ra một kế hoạch đầy tham vọng với nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn. Nhưng để những dự án này có thể được thật sự có hiệu quả, phải làm sao giải quyết được những nguyên nhân dẫn đến hai vấn đề chính, đó là đội vốn và trễ hạn. Trong năm 2025, tổng vốn đầu tư công được phê duyệt dự kiến ​​sẽ lên tới 875 nghìn tỷ đồng (35 tỷ đô la ), tăng 37,7% so với tổng số vốn được giải ngân vào năm 2024. Các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đang được xây dựng bao gồm Đường cao tốc Bắc-Nam và Sân bay quốc tế Long Thành. Riêng dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam, sẽ có chi phí hơn 67 tỷ đô la và dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2035, đang gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Theo bộ Xây Dựng Việt Nam, hiện đã có 5 doanh nghiệp nộp đề xuất sơ bộ đầu tư vào dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, trong đó có Công ty Đầu tư và Phát triển Đường sắt tốc độ cao Vinspeed, thuộc tập đoàn tư nhân Vingroup của nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Theo phương án đề xuất, VinSpeed cam kết tự tìm 20% vốn (tương đương khoảng 12 tỷ đô la), phần còn lại họ đề nghị được vay từ nguồn vốn nhà nước với lãi suất 0% trong 35 năm. Thời gian thi công dự kiến 5 năm và khai thác trong 99 năm. Tương tự, Thaco (Tập đoàn Trường Hải) cũng đề xuất phương án đầu tư với 20% vốn tự có, phần còn lại huy động từ các nguồn trong và ngoài nước, thời gian thi công 7 năm, vận hành 70 năm.   Nhưng các chuyên gia đang đặt nhiều nghi vấn về khả năng của những tập đoàn nói trên huy động được số vốn cần thiết, cũng như khả năng hoàn thành dự án đúng thời hạn cam kết.  Vấn đề là các dự án cơ sở hạ tầng công ở Việt Nam cho tới nay thường bị chậm tiến độ, lãng phí và bị đội vốn. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. RFI: Thưa anh Lê Hồng Hiệp, Việt Nam đã thông qua rất nhiều dự án xây dựng cơ sở tầng lớn, đặc biệt là dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đối với một dự án lớn kéo dài nhiều năm như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, liệu Việt Nam có đủ khả năng để huy động nguồn vốn? Và nhất là nếu có sự tham gia của các tập đoàn tư nhân như Vinspeed, liệu họ có đủ khả năng để huy động vốn? Lê Hồng Hiệp: Năm nay Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% và các năm sau là ít nhất là 10%. Trong bối cảnh các trụ cột khác của tăng trưởng kinh tế như là xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, đổi mới sáng tạo, còn đang gặp rất là nhiều khó khăn, việc tăng cường đầu tư cả tư nhân lẫn đầu tư công, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trở thành một lựa chọn bắt buộc đối với Việt Nam để giúp tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần một nguồn vốn khổng lồ. Gần đây, các chuyên gia của tập đoàn phát triển hạ tầng tư nhân có ước tính là từ giờ tới năm 2040, Việt Nam cần khoảng 570 tỷ đô la đầu tư vào cơ sở tầng cho các lĩnh vực như giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, hay các hạ tầng liên quan. Để mà huy động được nguồn vốn khổng lồ như vậy thì Việt Nam sẽ phải thông qua nhiều con đường phổ biến nhất.  Thứ nhất là ngân sách nhà nước thông qua các thu xếp cho các khoản đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở tầng. Thứ hai là vay nợ của nhà nước thông qua việc phát hành trái phiếu trong nước cũng như ở nước ngoài và vay nợ từ các cái đối tác phát triển, bao gồm các đối tác ODA, cũng như các tổ chức tín dụng phát triển quốc tế. Thứ ba là huy động vốn từ khu vực tư nhân, như VinGroup hay Thaco, để tham gia phát triển dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Thứ tư là hợp tác công tư, hình thức hợp tác giữa nhà nước và lĩnh vực tư nhân để có các giải pháp tài chính phục vụ cho những mục tiêu phát triển. Việt Nam phải phối hợp các cái nguồn vốn khác nhau. Có những dự án thì có thể phải huy động ngân sách nhà nước, đặc biệt là những dự án mà lĩnh vực tư nhân có thể không đủ năng lực hay là không có lợi ích nhiều khi tham gia. Tôi lấy ví dụ dự án phát triển điện hạt nhân: Hiện tại Việt Nam đang đề ra mục tiêu phát triển hai nhà máy điện hạt nhân. Nguồn vốn ước tính lên tới khoảng 22 tỷ đô la. Các doanh nghiệp tư nhân không đủ năng lực, cũng như không có lợi ích nhiều khi tham gia các dự án này. Trong những lĩnh vực như vậy thì nhà nước sẽ phải huy động vốn từ ngân sách nhà nước hay là vay nợ của nước ngoài. Tuy nhiên, những lĩnh vực khác như phát triển đường cao tốc, hay đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thì có thể xem xét việc tạo nguồn vốn từ lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, do lĩnh vực hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài và khả năng thua lỗ rất là cao, việc huy động từ lĩnh vực tư nhân cũng không hề đơn giản và đấy là lý do mà chúng ta sẽ thấy trong cái thời gian tới sẽ có các cuộc tranh luận, các cân nhắc liên quan tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam: Liệu có nên giao cho các tập đoàn tư nhân hay không và nếu giao cho họ thì các điều kiện, điều khoản liên quan tới các ưu đãi cho nhà đầu tư, để làm sao họ có thể thu hồi vốn trong quá trình tham gia phát triển các dự án đầu tư cơ sở tầng lớn như vậy thì sẽ được tiến hành như nào? RFI: Thưa anh, cho dù là vốn tư nhân hay vốn nhà nước, thì các vấn đề lớn cho tới nay ở Việt Nam, đó là những dự án cơ sở hạ tầng thường hay bị chậm tiến độ cũng như là hay bị đội vốn, tức là số vốn ban đầu ước tính như thế nhưng cuối cùng thì rất là cao, như dự án Metro ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây có phải là vấn đề sẽ đặt ra trong những năm tới đối với những cái dự án vừa nói ở trên? Lê Hồng Hiệp: Đội vốn hay là chậm tiến độ, trễ hạn là một vấn đề sẽ còn lặp lại ở nhiều dự án khác nhau. Đây không chỉ là vấn đề của riêng của Việt Nam, mà còn xảy ra với nhiều dự án ở các quốc gia khác, kể cả các nước phát triển, vì nhiều lý do khác nhau. Riêng ở Việt Nam thì chúng ta thấy vấn đề này diễn ra quá thường xuyên, những dự án càng lớn thì nguy cơ đội vốn hay trễ hạn thì càng cao hơn.  Có một số nguyên nhân.Thứ nhất là việc lập kế hoạch thiếu thực tế, không có tính khả thi cao. Ví dụ như Việt Nam vừa rồi đề xuất mục tiêu phát triển hai nhà máy điện hạt nhân trong vòng 5 năm tới, năm 2030, 2031 là hoàn thành. Tôi nghĩ đấy là một mục tiêu không thực tế. Thực tiễn ở các quốc gia khác chỉ ra rằng phát triển những dự án điện hạt nhân lớn như vậy cần rất nhiều thời gian. Việc lập kế hoạch cũng phải kỹ càng hơn. Trong bối cảnh Việt Nam, việc phát triển trong vòng 5 năm hai nhà máy điện hạt nhân công suất lớn như vậy là hoàn toàn là không khả thi. Chưa kể là chúng ta chưa có một kế hoạch rõ ràng cụ thể chi tiết các công nghệ mà chúng ta sẽ sử dụng là gì và sẽ mua từ đâu.  Thứ hai là năng lực quản lý, chúng ta thấy Việt Nam cũng thiếu kinh nghiệm quản lý các dự án, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, do đó dẫn tới chậm trễ trong việc phối hợp giữa các bên và các biện pháp phê duyệt thủ tục. Các dự án nhỏ hơn rất nhiều như Metro Nhổn - Ga Hà Nội, hay Metro số 1 ở Sài Gòn quy mô không phải quá lớn, nhưng cũng trễ hạn rất nhiều và đội vốn rất nhiều. Lâu nay chúng ta cũng thường đổ lỗi là do các nhà thầu nước ngoài, nhưng rất nhiều nguyên nhân là xuất phát từ phía Việt Nam.  Liên quan tới năng lực quản lý thì còn có vấn đề thủ tục hành chính phức tạp. Trong dự án metro Bến Thành - Suối Tiên chẳng hạn, có rất nhiều vướng mắc liên quan tới giải ngân của ODA từ Nhật Bản, do thủ tục pháp lý hành chính từ phía Việt Nam rất phức tạp về quy trình phê duyệt rồi quy trình thay đổi các chi tiết của dự án, dẫn tới chậm trễ trong việc giải ngân, dẫn tới định trệ của tiến độ dự án. Ở nhiều dự án của Việt Nam thì còn có vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới chậm trễ và đội vốn.  Thứ tư là phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Nhập khẩu các công nghệ và thiết bị nước ngoài có thể khiến chi phí tăng cao, đặc biệt là khi tỷ giá biến động hoặc là khi nhà thầu ngoại quốc trì hoãn việc nhập khẩu thì có thể cũng dẫn tới tiến độ bị chậm trễ và chi phí gia tăng. Trong thời gian tới, khi Việt Nam tiến hành các dự án quy mô lớn hơn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nếu không có các biện pháp chuẩn bị kỹ lưỡng và các bước đi nhằm tháo gỡ các vướng mắc như tôi vừa nêu, chắc chắn dự án cũng sẽ gặp phải những vấn đề đội vốn và trễ hạn. RFI: Đối với những dự án quan trọng như đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì liệu Việt Nam có đủ trình độ kỹ thuật để tự mình thực hiện, hay là chúng ta phải nhờ đến trợ giúp của những nước đã có những kinh nghiệm, trình độ về những dự án tương tự? Lê Hồng Hiệp: Trong lĩnh vực xây dựng các tuyến đường cao tốc chẳng hạn, tôi nghĩ là Việt Nam có thể hoàn toàn đủ trình độ để làm được. Còn đối với lĩnh vực đường sắt thì chắc chắn là Việt Nam sẽ không đủ năng lực về mặt kỹ thuật để tự mình thực hiện.  Các dự án đơn giản hơn rất nhiều như các tuyến metro ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì cho tới lúc này chúng ta không tự chủ được về công nghệ mà phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Tuyến Cát Linh - Hà Đông là dựa vào công nghệ Trung Quốc, hay tuyến Bến Thành - Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh là dựa vào công nghệ của Nhật. Ngay cả những dự án đường sắt đô thị như vậy mà chúng ta cũng phải dựa vào công nghệ nước ngoài, thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chắc chắn cũng sẽ phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Hiện tại Việt Nam chưa nêu rõ là sẽ nhập công nghệ từ nước nào, nhưng chúng ta có thể dễ dàng đoán được chắc chắn là sẽ tới từ những quốc gia có công nghệ đường sắt phát triển như là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay là Pháp, Đức ... Bên cạnh việc nhập về các công nghệ lõi, liên quan tới hệ thống động cơ, hệ thống đầu kéo, hay hệ thống điều khiển tín hiệu, vân vân, thì Việt Nam sẽ tự làm được những hạng mục nào và có thể nội địa hóa được bao nhiêu phần trăm các công đoạn các công nghệ liên quan tới cái dự án này? Vừa rồi tập đoàn Hòa Phát tuyên bố họ có khả năng cung cấp được thép làm đường ray của đường sắt tốc độ cao chẳng hạn. Ngoài Hòa Phát, còn có những công ty nào có thể cung cấp được các được các trang thiết bị đầu vào cho dự án này? Đấy là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Bao nhiêu phần trăm trong suất đầu tư lên lên tới 67 tỷ đô la Mỹ đấy sẽ ở lại Việt Nam và bao nhiêu sẽ chi trả cho đối tác nước ngoài? Tôi nghĩ đấy là vấn đề cần đặt ra. Vấn đề đặt ra tiếp theo là Việt Nam sẽ nhận chuyển giao công nghệ bao nhiêu từ các đối tác nước ngoài đó để có thể ít nhất là tự chủ được quá trình bảo trì bảo dưỡng dự án trong quá trình vận hành? Tại vì một khi chúng ta phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài về cả công tác bảo trì, bảo dưỡng, thì chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc vận hành. Thứ hai, sẽ có rất nhiều rủi ro dẫn tới việc gián đoạn dự án trong giai đoạn vận hành và chi phí để mà vận hành thì cũng sẽ đổi lên rất là nhiều. Tôi chắc chắn rằng là trong các điều khoản hợp tác với nước ngoài đó, Việt Nam sẽ nêu vấn đề này và sẽ coi nó như một điều kiện tiên quyết để có thể nhận chuyển giao các công nghệ và giao các gói thầu cho các đối tác nước ngoài thực hiện. RFI: Tóm lại, làm sao có thể khắc phục được những nguyên nhân đó để mà thật sự có được những công trình hạ tầng cơ sở hiệu quả và bền vững, có thể thật sự đóng góp cho phát triển kinh tế của Việt Nam? Lê Hồng Hiệp: Việt Nam phải áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp khác nhau để làm sao bảo đảm rằng các dự án đó có thể được tiến hành một cách hiệu quả nhất, với chi phí tiết kiệm nhất và phát huy được hiệu quả cao nhất.  Thứ nhất là về tính minh bạch, tiết kiệm và chống tham nhũng, Việt Nam phải có các biện pháp liên quan tới công nghệ, tới chính sách, vân vân, để minh bạch hóa quá trình đấu thầu và quản lý chi tiêu, để làm sao quá trình này được minh bạch, hay là xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, lợi ích nhóm, giảm thiểu lãng phí và thất thoát trong quá trình đầu tư. Thứ hai là phải cải thiện việc lập kế hoạch và dự toán các dự án này để đánh giá được tính khả thi, hay là dự trù các cái rủi ro như là biến động giá hay giải phóng mặt bằng ngay từ giai đoạn lập giá, để làm sao giảm đến mức tối thiểu các vấn đề đội vốn, hay kéo dài thời gian thực hiện dự án.  Thứ ba là phải nâng cao năng lực quản lý dự án: Đào tạo đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phân quyền rõ ràng, giảm các thủ tục hành chính, vân vân, để làm sao rút ngắn được thời gian phê duyệt các dự án và đảm bảo có sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ ngành và địa phương, để làm sao các dự án này được thực hiện được một cách thông suốt nhất. Thứ tư là làm sao có thể giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là trong quá trình bảo trì bảo dưỡng. Công nghệ nước ngoài trong quá trình xây dựng thì chúng ta có lẽ là sẽ có ít lựa chọn, đặc biệt là đối với những lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, như đường sắt tốc độ cao, còn đối với các lĩnh vực như bảo trì bảo dưỡng, chúng ta phải có sự tự chủ ở một mức độ tối đa, để làm sao phát huy được hiệu quả của dự án trong quá trình vận hành.  Thứ năm là làm sao huy động vốn một cách là hiệu quả và đa dạng hóa các nguồn lực. Chúng ta phải phát triển các thị trường vốn trong nước, thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư chẳng hạn, với các cơ chế rõ ràng minh bạch để thu hút các nguồn lực từ lĩnh vực tư nhân, để làm sao giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước và đồng thời phát huy nguồn lực xã hội ở mức tốt nhất. Thứ sáu là làm sao đảm bảo hiệu quả bền vững về mặt kinh tế. Việt Nam hiện đang có rất nhiều dự án tham vọng.Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng cần thiết hay là hiệu quả, mà Việt Nam phải tinh lọc để làm sao tập trung vào những dự án có tác động kinh tế lớn nhất và tránh dàn trải các nguồn vốn, dẫn tới cái sự lãng phí và kém hiệu quả.  Và điều cuối cùng tôi nghĩ cũng rất là quan trọng, đó là tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan bộ ngành và các lãnh đạo của các bộ ngành, các bộ trưởng, vân vân, để họ phải chịu trách nhiệm giải trình trực tiếp về tiến độ cũng như chất lượng dự án. Trong quá trình này, Việt Nam cũng cần phải công khai các thông tin về tiến độ, về chi phí dự án, về năng lực của các nhà thầu, để người dân có thể giám sát.

Tạp chí Việt Nam
Việt Nam: Đội vốn và trễ hạn: Hai vấn đề chính của các dự án cơ sở hạ tầng lớn

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 12:41


Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam đã đề ra một kế hoạch đầy tham vọng với nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn. Nhưng để những dự án này có thể được thật sự có hiệu quả, phải làm sao giải quyết được những nguyên nhân dẫn đến hai vấn đề chính, đó là đội vốn và trễ hạn. Trong năm 2025, tổng vốn đầu tư công được phê duyệt dự kiến ​​sẽ lên tới 875 nghìn tỷ đồng (35 tỷ đô la ), tăng 37,7% so với tổng số vốn được giải ngân vào năm 2024. Các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đang được xây dựng bao gồm Đường cao tốc Bắc-Nam và Sân bay quốc tế Long Thành. Riêng dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam, sẽ có chi phí hơn 67 tỷ đô la và dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2035, đang gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Theo bộ Xây Dựng Việt Nam, hiện đã có 5 doanh nghiệp nộp đề xuất sơ bộ đầu tư vào dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, trong đó có Công ty Đầu tư và Phát triển Đường sắt tốc độ cao Vinspeed, thuộc tập đoàn tư nhân Vingroup của nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Theo phương án đề xuất, VinSpeed cam kết tự tìm 20% vốn (tương đương khoảng 12 tỷ đô la), phần còn lại họ đề nghị được vay từ nguồn vốn nhà nước với lãi suất 0% trong 35 năm. Thời gian thi công dự kiến 5 năm và khai thác trong 99 năm. Tương tự, Thaco (Tập đoàn Trường Hải) cũng đề xuất phương án đầu tư với 20% vốn tự có, phần còn lại huy động từ các nguồn trong và ngoài nước, thời gian thi công 7 năm, vận hành 70 năm.   Nhưng các chuyên gia đang đặt nhiều nghi vấn về khả năng của những tập đoàn nói trên huy động được số vốn cần thiết, cũng như khả năng hoàn thành dự án đúng thời hạn cam kết.  Vấn đề là các dự án cơ sở hạ tầng công ở Việt Nam cho tới nay thường bị chậm tiến độ, lãng phí và bị đội vốn. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. RFI: Thưa anh Lê Hồng Hiệp, Việt Nam đã thông qua rất nhiều dự án xây dựng cơ sở tầng lớn, đặc biệt là dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đối với một dự án lớn kéo dài nhiều năm như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, liệu Việt Nam có đủ khả năng để huy động nguồn vốn? Và nhất là nếu có sự tham gia của các tập đoàn tư nhân như Vinspeed, liệu họ có đủ khả năng để huy động vốn? Lê Hồng Hiệp: Năm nay Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% và các năm sau là ít nhất là 10%. Trong bối cảnh các trụ cột khác của tăng trưởng kinh tế như là xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, đổi mới sáng tạo, còn đang gặp rất là nhiều khó khăn, việc tăng cường đầu tư cả tư nhân lẫn đầu tư công, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trở thành một lựa chọn bắt buộc đối với Việt Nam để giúp tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần một nguồn vốn khổng lồ. Gần đây, các chuyên gia của tập đoàn phát triển hạ tầng tư nhân có ước tính là từ giờ tới năm 2040, Việt Nam cần khoảng 570 tỷ đô la đầu tư vào cơ sở tầng cho các lĩnh vực như giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, hay các hạ tầng liên quan. Để mà huy động được nguồn vốn khổng lồ như vậy thì Việt Nam sẽ phải thông qua nhiều con đường phổ biến nhất.  Thứ nhất là ngân sách nhà nước thông qua các thu xếp cho các khoản đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở tầng. Thứ hai là vay nợ của nhà nước thông qua việc phát hành trái phiếu trong nước cũng như ở nước ngoài và vay nợ từ các cái đối tác phát triển, bao gồm các đối tác ODA, cũng như các tổ chức tín dụng phát triển quốc tế. Thứ ba là huy động vốn từ khu vực tư nhân, như VinGroup hay Thaco, để tham gia phát triển dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Thứ tư là hợp tác công tư, hình thức hợp tác giữa nhà nước và lĩnh vực tư nhân để có các giải pháp tài chính phục vụ cho những mục tiêu phát triển. Việt Nam phải phối hợp các cái nguồn vốn khác nhau. Có những dự án thì có thể phải huy động ngân sách nhà nước, đặc biệt là những dự án mà lĩnh vực tư nhân có thể không đủ năng lực hay là không có lợi ích nhiều khi tham gia. Tôi lấy ví dụ dự án phát triển điện hạt nhân: Hiện tại Việt Nam đang đề ra mục tiêu phát triển hai nhà máy điện hạt nhân. Nguồn vốn ước tính lên tới khoảng 22 tỷ đô la. Các doanh nghiệp tư nhân không đủ năng lực, cũng như không có lợi ích nhiều khi tham gia các dự án này. Trong những lĩnh vực như vậy thì nhà nước sẽ phải huy động vốn từ ngân sách nhà nước hay là vay nợ của nước ngoài. Tuy nhiên, những lĩnh vực khác như phát triển đường cao tốc, hay đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thì có thể xem xét việc tạo nguồn vốn từ lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, do lĩnh vực hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài và khả năng thua lỗ rất là cao, việc huy động từ lĩnh vực tư nhân cũng không hề đơn giản và đấy là lý do mà chúng ta sẽ thấy trong cái thời gian tới sẽ có các cuộc tranh luận, các cân nhắc liên quan tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam: Liệu có nên giao cho các tập đoàn tư nhân hay không và nếu giao cho họ thì các điều kiện, điều khoản liên quan tới các ưu đãi cho nhà đầu tư, để làm sao họ có thể thu hồi vốn trong quá trình tham gia phát triển các dự án đầu tư cơ sở tầng lớn như vậy thì sẽ được tiến hành như nào? RFI: Thưa anh, cho dù là vốn tư nhân hay vốn nhà nước, thì các vấn đề lớn cho tới nay ở Việt Nam, đó là những dự án cơ sở hạ tầng thường hay bị chậm tiến độ cũng như là hay bị đội vốn, tức là số vốn ban đầu ước tính như thế nhưng cuối cùng thì rất là cao, như dự án Metro ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây có phải là vấn đề sẽ đặt ra trong những năm tới đối với những cái dự án vừa nói ở trên? Lê Hồng Hiệp: Đội vốn hay là chậm tiến độ, trễ hạn là một vấn đề sẽ còn lặp lại ở nhiều dự án khác nhau. Đây không chỉ là vấn đề của riêng của Việt Nam, mà còn xảy ra với nhiều dự án ở các quốc gia khác, kể cả các nước phát triển, vì nhiều lý do khác nhau. Riêng ở Việt Nam thì chúng ta thấy vấn đề này diễn ra quá thường xuyên, những dự án càng lớn thì nguy cơ đội vốn hay trễ hạn thì càng cao hơn.  Có một số nguyên nhân.Thứ nhất là việc lập kế hoạch thiếu thực tế, không có tính khả thi cao. Ví dụ như Việt Nam vừa rồi đề xuất mục tiêu phát triển hai nhà máy điện hạt nhân trong vòng 5 năm tới, năm 2030, 2031 là hoàn thành. Tôi nghĩ đấy là một mục tiêu không thực tế. Thực tiễn ở các quốc gia khác chỉ ra rằng phát triển những dự án điện hạt nhân lớn như vậy cần rất nhiều thời gian. Việc lập kế hoạch cũng phải kỹ càng hơn. Trong bối cảnh Việt Nam, việc phát triển trong vòng 5 năm hai nhà máy điện hạt nhân công suất lớn như vậy là hoàn toàn là không khả thi. Chưa kể là chúng ta chưa có một kế hoạch rõ ràng cụ thể chi tiết các công nghệ mà chúng ta sẽ sử dụng là gì và sẽ mua từ đâu.  Thứ hai là năng lực quản lý, chúng ta thấy Việt Nam cũng thiếu kinh nghiệm quản lý các dự án, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, do đó dẫn tới chậm trễ trong việc phối hợp giữa các bên và các biện pháp phê duyệt thủ tục. Các dự án nhỏ hơn rất nhiều như Metro Nhổn - Ga Hà Nội, hay Metro số 1 ở Sài Gòn quy mô không phải quá lớn, nhưng cũng trễ hạn rất nhiều và đội vốn rất nhiều. Lâu nay chúng ta cũng thường đổ lỗi là do các nhà thầu nước ngoài, nhưng rất nhiều nguyên nhân là xuất phát từ phía Việt Nam.  Liên quan tới năng lực quản lý thì còn có vấn đề thủ tục hành chính phức tạp. Trong dự án metro Bến Thành - Suối Tiên chẳng hạn, có rất nhiều vướng mắc liên quan tới giải ngân của ODA từ Nhật Bản, do thủ tục pháp lý hành chính từ phía Việt Nam rất phức tạp về quy trình phê duyệt rồi quy trình thay đổi các chi tiết của dự án, dẫn tới chậm trễ trong việc giải ngân, dẫn tới định trệ của tiến độ dự án. Ở nhiều dự án của Việt Nam thì còn có vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới chậm trễ và đội vốn.  Thứ tư là phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Nhập khẩu các công nghệ và thiết bị nước ngoài có thể khiến chi phí tăng cao, đặc biệt là khi tỷ giá biến động hoặc là khi nhà thầu ngoại quốc trì hoãn việc nhập khẩu thì có thể cũng dẫn tới tiến độ bị chậm trễ và chi phí gia tăng. Trong thời gian tới, khi Việt Nam tiến hành các dự án quy mô lớn hơn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nếu không có các biện pháp chuẩn bị kỹ lưỡng và các bước đi nhằm tháo gỡ các vướng mắc như tôi vừa nêu, chắc chắn dự án cũng sẽ gặp phải những vấn đề đội vốn và trễ hạn. RFI: Đối với những dự án quan trọng như đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì liệu Việt Nam có đủ trình độ kỹ thuật để tự mình thực hiện, hay là chúng ta phải nhờ đến trợ giúp của những nước đã có những kinh nghiệm, trình độ về những dự án tương tự? Lê Hồng Hiệp: Trong lĩnh vực xây dựng các tuyến đường cao tốc chẳng hạn, tôi nghĩ là Việt Nam có thể hoàn toàn đủ trình độ để làm được. Còn đối với lĩnh vực đường sắt thì chắc chắn là Việt Nam sẽ không đủ năng lực về mặt kỹ thuật để tự mình thực hiện.  Các dự án đơn giản hơn rất nhiều như các tuyến metro ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì cho tới lúc này chúng ta không tự chủ được về công nghệ mà phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Tuyến Cát Linh - Hà Đông là dựa vào công nghệ Trung Quốc, hay tuyến Bến Thành - Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh là dựa vào công nghệ của Nhật. Ngay cả những dự án đường sắt đô thị như vậy mà chúng ta cũng phải dựa vào công nghệ nước ngoài, thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chắc chắn cũng sẽ phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Hiện tại Việt Nam chưa nêu rõ là sẽ nhập công nghệ từ nước nào, nhưng chúng ta có thể dễ dàng đoán được chắc chắn là sẽ tới từ những quốc gia có công nghệ đường sắt phát triển như là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay là Pháp, Đức ... Bên cạnh việc nhập về các công nghệ lõi, liên quan tới hệ thống động cơ, hệ thống đầu kéo, hay hệ thống điều khiển tín hiệu, vân vân, thì Việt Nam sẽ tự làm được những hạng mục nào và có thể nội địa hóa được bao nhiêu phần trăm các công đoạn các công nghệ liên quan tới cái dự án này? Vừa rồi tập đoàn Hòa Phát tuyên bố họ có khả năng cung cấp được thép làm đường ray của đường sắt tốc độ cao chẳng hạn. Ngoài Hòa Phát, còn có những công ty nào có thể cung cấp được các được các trang thiết bị đầu vào cho dự án này? Đấy là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Bao nhiêu phần trăm trong suất đầu tư lên lên tới 67 tỷ đô la Mỹ đấy sẽ ở lại Việt Nam và bao nhiêu sẽ chi trả cho đối tác nước ngoài? Tôi nghĩ đấy là vấn đề cần đặt ra. Vấn đề đặt ra tiếp theo là Việt Nam sẽ nhận chuyển giao công nghệ bao nhiêu từ các đối tác nước ngoài đó để có thể ít nhất là tự chủ được quá trình bảo trì bảo dưỡng dự án trong quá trình vận hành? Tại vì một khi chúng ta phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài về cả công tác bảo trì, bảo dưỡng, thì chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc vận hành. Thứ hai, sẽ có rất nhiều rủi ro dẫn tới việc gián đoạn dự án trong giai đoạn vận hành và chi phí để mà vận hành thì cũng sẽ đổi lên rất là nhiều. Tôi chắc chắn rằng là trong các điều khoản hợp tác với nước ngoài đó, Việt Nam sẽ nêu vấn đề này và sẽ coi nó như một điều kiện tiên quyết để có thể nhận chuyển giao các công nghệ và giao các gói thầu cho các đối tác nước ngoài thực hiện. RFI: Tóm lại, làm sao có thể khắc phục được những nguyên nhân đó để mà thật sự có được những công trình hạ tầng cơ sở hiệu quả và bền vững, có thể thật sự đóng góp cho phát triển kinh tế của Việt Nam? Lê Hồng Hiệp: Việt Nam phải áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp khác nhau để làm sao bảo đảm rằng các dự án đó có thể được tiến hành một cách hiệu quả nhất, với chi phí tiết kiệm nhất và phát huy được hiệu quả cao nhất.  Thứ nhất là về tính minh bạch, tiết kiệm và chống tham nhũng, Việt Nam phải có các biện pháp liên quan tới công nghệ, tới chính sách, vân vân, để minh bạch hóa quá trình đấu thầu và quản lý chi tiêu, để làm sao quá trình này được minh bạch, hay là xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, lợi ích nhóm, giảm thiểu lãng phí và thất thoát trong quá trình đầu tư. Thứ hai là phải cải thiện việc lập kế hoạch và dự toán các dự án này để đánh giá được tính khả thi, hay là dự trù các cái rủi ro như là biến động giá hay giải phóng mặt bằng ngay từ giai đoạn lập giá, để làm sao giảm đến mức tối thiểu các vấn đề đội vốn, hay kéo dài thời gian thực hiện dự án.  Thứ ba là phải nâng cao năng lực quản lý dự án: Đào tạo đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phân quyền rõ ràng, giảm các thủ tục hành chính, vân vân, để làm sao rút ngắn được thời gian phê duyệt các dự án và đảm bảo có sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ ngành và địa phương, để làm sao các dự án này được thực hiện được một cách thông suốt nhất. Thứ tư là làm sao có thể giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là trong quá trình bảo trì bảo dưỡng. Công nghệ nước ngoài trong quá trình xây dựng thì chúng ta có lẽ là sẽ có ít lựa chọn, đặc biệt là đối với những lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, như đường sắt tốc độ cao, còn đối với các lĩnh vực như bảo trì bảo dưỡng, chúng ta phải có sự tự chủ ở một mức độ tối đa, để làm sao phát huy được hiệu quả của dự án trong quá trình vận hành.  Thứ năm là làm sao huy động vốn một cách là hiệu quả và đa dạng hóa các nguồn lực. Chúng ta phải phát triển các thị trường vốn trong nước, thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư chẳng hạn, với các cơ chế rõ ràng minh bạch để thu hút các nguồn lực từ lĩnh vực tư nhân, để làm sao giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước và đồng thời phát huy nguồn lực xã hội ở mức tốt nhất. Thứ sáu là làm sao đảm bảo hiệu quả bền vững về mặt kinh tế. Việt Nam hiện đang có rất nhiều dự án tham vọng.Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng cần thiết hay là hiệu quả, mà Việt Nam phải tinh lọc để làm sao tập trung vào những dự án có tác động kinh tế lớn nhất và tránh dàn trải các nguồn vốn, dẫn tới cái sự lãng phí và kém hiệu quả.  Và điều cuối cùng tôi nghĩ cũng rất là quan trọng, đó là tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan bộ ngành và các lãnh đạo của các bộ ngành, các bộ trưởng, vân vân, để họ phải chịu trách nhiệm giải trình trực tiếp về tiến độ cũng như chất lượng dự án. Trong quá trình này, Việt Nam cũng cần phải công khai các thông tin về tiến độ, về chi phí dự án, về năng lực của các nhà thầu, để người dân có thể giám sát.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
« Thay đổi chế độ » : Cuộc cá cược mạo hiểm của thủ tướng Israel ?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jun 19, 2025 9:29


Mục tiêu thực sự của chiến dịch « Rising Lion » do Israel tiến hành từ ngày 13/06/2025 không chỉ nhằm mục đích vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân của Iran. Nhà nước Do Thái chủ yếu muốn đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Teheran. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo một sự thay đổi chế độ chỉ có thể dẫn đến việc trao quyền lực cho lực lượng Vệ binh Cách mạng. Cho đến hiện tại, các điểm tấn công của Israel tại Iran cho thấy, trong ngắn hạn, mục tiêu của thủ tướng Benjamin Netanyahu là bắn phá các cơ sở hạt nhân Iran nhằm giảm đáng kể chương trình vũ khí của nước này. Nhưng thủ tướng Israel đã nói rõ là cuộc chiến với Iran « chắc chắn » có thể dẫn đến một sự thay đổi chế độ tại nước Cộng hòa Hồi giáo. Đây chẳng phải là điều bí mật. Từ lâu chính phủ Israel cũng như nhiều quan chức các đời tổng thống Mỹ đều mong muốn sự sụp đổ của chính phủ Iran hiện nay. Tình hình tại Iran sẽ biến đổi ra sao trong trường hợp chính quyền Teheran hiện nay sụp đổ ? Cơ cấu quyền lực ở Iran Nước Cộng hòa Hồi giáo được giáo chủ Ruhollah Khomeini thành lập năm 1979 và có một cơ cấu chính phủ mang các yếu tố dân chủ, thần quyền và độc tài. Nhà nước được điều hành bởi các giáo sĩ và các nhà lập pháp Hồi giáo nhằm bảo đảm rằng mọi chính sách đều tuân thủ luật Hồi giáo. Vì Iran từng là quốc gia quân chủ lập hiến trước cách mạng, nên các yếu tố thần quyền đã được ghép vào các yếu tố cộng hòa hiện có chẳng hạn như Nghị Viện, Hành pháp và Tư pháp. Tuy nhiên, hệ thống lập pháp của Iran là đơn viện (nghĩa là một viện Quốc hội duy nhất), còn được gọi là Majles và nước này cũng có tổng thống (hiện nay là ông Masoud Pezeshkian). Hai định chế này được bầu chọn qua các cuộc bầu cử thường kỳ. Dù vậy, theo giải thích trên trang The Conversation từ nhà nghiên cứu Andrew Thomas, chuyên gia về Trung Đông, đại học Deakin, tuy được bao phủ các yếu tố dân chủ, trên thực tế đây là một « mạch khép kín », giúp giới giáo sĩ duy trì quyền lực và ngăn chặn mọi thách thức đối với lãnh đạo tinh thần tối cao, vị trí cao nhất trong một hệ thống quyền lực được phân cấp rất rõ ràng, mà người đứng đầu hiện nay là giáo chủ Ali Khamenei. Năm nay 86 tuổi, và từng là cựu tổng thống, Ali Khamenei đã được Hội đồng chuyên gia (gần giống với Thượng Viện) – một cơ quan bao gồm 88 nhà luật học Hồi giáo – chọn trở thành lãnh đạo tối cao vào năm 1989 sau khi giáo chủ Khomeini qua đời. Nếu như các thành viên của Quốc Hội, Hội đồng chuyên gia cũng như tổng thống được bầu chọn qua lá phiếu phổ thông trực tiếp, thì tư cách các ứng viên tranh cử thành viên Quốc Hội, Hội đồng, cũng như tổng thống trước hết phải được Hội đồng Giám hộ (Hội đồng Bảo hiến) quyền lực thông qua. Định chế này có 12 thành viên, nhưng một nửa trong số này là do lãnh đạo tối cao bổ nhiệm, một nửa còn lại là do Quốc Hội chỉ định. Cuối cùng, đích thân giáo chủ, lãnh đạo tinh thần tối cao là người bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan quan trọng của chính phủ, như cơ quan tư pháp, lực lượng vũ trang và lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC). IRGC đầy quyền lực Nhìn vào cơ cấu này, đối với các nhà quan sát phương Tây, Iran còn xa mới là một nền dân chủ. Nhưng họ cũng nhìn nhận rằng một sự thay đổi chế độ có thể dẫn đến một nền dân chủ hoàn toàn đi theo Mỹ và Israel cũng là điều không thể, do nền chính trị Iran cực kỳ chia rẽ phe phái. Các phe phái tư tưởng như phe cải cách, phe ôn hòa và phe bảo thủ, luôn có những bất đồng sâu sắc về những chính sách quan trọng. Họ tranh giành ảnh hưởng với lãnh đạo tối cao, cũng như trong giới tinh hoa giáo sĩ. Nhưng không một phe phái nào trong số này đặc biệt ủng hộ Mỹ, càng không ủng hộ Israel. Rồi còn có các phe phái trong các định chế. Trong số này, quyền lực nhất nước là hàng giáo sĩ do lãnh đạo tối cao điều hành. Tiếp đến là Vệ binh Cách mạng. Ban đầu được lập ra như một lực lượng cảnh vệ riêng cho giáo chủ, IRGC ngày nay có một sức mạnh quân sự sánh ngang với cả quân đội chính quy. Mang tư tưởng chính trị cực đoan, IRGC có tầm ảnh hưởng ở cấp quốc gia đôi khi vượt xa tổng thống, gây áp lực đáng kể lên các chính sách của tổng thống, và chỉ công khai ủng hộ những tổng thống nào theo đuổi học thuyết cách mạng Hồi giáo nghiêm ngặt. Không chỉ kiểm soát thiết bị quân sự và ảnh hưởng chính trị, IRGC còn có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế Iran. Bị đánh giá như là một « tổ chức tham nhũng », quả thực, giới chức lực lượng Vệ binh Cách mạng đã làm giầu đáng kể nhờ vào các hợp đồng được chính phủ trao, cũng như là việc tham gia điều hành « nền kinh tế ngầm » nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Nguy cơ đi từ chế độ « thần quyền – quân sự » sang « quân sự » Nhìn từ những góc độ này, và trong bối cảnh cuộc không chiến giữa Israel và Iran diễn ra dữ dội từ hôm 13/06, nhà nghiên cứu người Úc Andrew Thomas đánh giá khả năng IRGC sẽ là tổ chức chính trị nắm quyền kiểm soát Iran là rất cao nếu hàng giáo sĩ bị gạt khỏi quyền lực. Đây cũng là quan điểm và nỗi lo của một bộ phận giới nghiên cứu tại Pháp gốc Trung Đông khi e rằng cái chết của ông Ali Khamenei « có lẽ sẽ không giúp thay đổi chế độ » hay cho phép « chấm dứt xung đột ». Trên đài RFI Pháp ngữ, nhà xã hội Azadeh Kian, giáo sư tại đại học Paris Cité giải thích : « Một mặt, người ta không biết lãnh đạo tối cao đang ở đâu và liệu rằng Israel có thực hiện kế hoạch ám sát ông ấy hay không. Mặt khác, tôi nghĩ rằng quyền lực có lẽ đã nằm trong tay Vệ binh Cách mạng, thậm chí cả trước khi diễn ra các cuộc không kích của Israel. Vì vậy, ông ấy không còn ở đó nữa và người cũng sẽ không thể lật đổ chế độ nhưng quyền lực đã được trao không phải cho hàng giáo sĩ mà là hoàn toàn cho Vệ binh Cách mạng. Hơn nữa tôi cũng được nghe nhiều thông tin mà hiện tôi chưa thể thẩm định theo đó lãnh tụ tối cao dường như đã chấp thuận trao cho Vệ binh Cách mạng quyền quyết định. Nếu như vậy, thì chúng ta đang chuyển từ chế độ "thần quyền – quân sự" sang chế độ "quân sự". » Vẫn theo nhà xã hội người Pháp gốc Iran này, trong thời chiến, Vệ binh Cách mạng sẽ thâu tóm nhiều quyền lực hơn. Đây là lực lượng nắm quyền kiểm soát tên lửa đạn đạo và các hoạt động đáp trả. Nếu như các cuộc không kích của Israel đã giết chết một số tướng lĩnh Vệ binh, khiến nhiều người hả dạ và làm suy yếu phần nào chế độ, thì tất cả những điều này chưa đủ để cho chế độ Iran hiện hành có thể bị lật đổ. Trên làn sóng France Culture, nhà xã hội Azadeh Kian giải thích tiếp : « Ngay cả khi chế độ bị suy yếu, hay bị sụp đổ vì các cuộc oanh kích của Israel, liệu chúng ta đã có một giải pháp chính trị, dân chủ nào để có thể thay thế chế độ hiện nay hay là toàn khu vực Trung Đông có nguy cơ sẽ phải đối mặt với sự tan rã của đất nước, sự hỗn loạn … ? Đây thực sự là những câu hỏi quan trọng cần đặt ra và chúng cũng được nêu ra cho các nước trong vùng. Đương nhiên, việc các lãnh đạo, chỉ huy Vệ binh bị giết chết khiến người dân Iran hài lòng bởi đó là những người có trách nhiệm trong việc trấn áp phe đối lập. Nhưng điều đó không có nghĩa là chế độ sụp đổ bởi vì những người đó đã được thay thế nhanh chóng. Iran đã phóng hàng loạt tên lửa nhắm vào Israel. Điều này có nghĩa là lực lượng Vệ Binh vẫn chưa bị tan rã. » Lật đổ chế độ : Bài học Irak Đây cũng chính là quan điểm của nhà chính trị học Myriam Benraad, chuyên gia về Trung Đông, giảng viên trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po, khi trả lời phỏng vấn trang The Conversation. Việc Israel và Mỹ tìm cách tiêu diệt lãnh tụ tối cao Ali Khamenei gợi nhắc lại chính sách sai lầm của Mỹ tại Irak sau khi lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003, vốn đã không mang lại một nền dân chủ,, mà đúng hơn là một sự hỗn loạn, và sự xuất hiện chế độ tài phiệt độc tài. « Chúng ta đang quay trở lại với giới hạn của học thuyết nổi tiếng về dân chủ hóa Trung Đông mà Mỹ mong muốn vào đầu những năm 2000, sau sự kiện ngày 11 tháng 9. Chính ngày 11 tháng 9 này mà vụ giết người hôm 07/10/2023 thường được đem ra so sánh. Khi đề cập đến việc thay đổi chế độ ở Iran, Netanyahu có ý định sao chép cách tiếp cận rất mang tính kiểu Bush về một cuộc chuyển đổi dân chủ và tự do lớn trong khu vực, một chuỗi sự kiện bắt đầu vào ngày 11 tháng 9. Nhưng có lẽ ông đang tự lừa dối mình nếu nghĩ rằng mọi việc sẽ diễn ra đơn giản như vậy. » Trong bối cảnh này, ngày 17/06/2025, vào lúc đối đầu quân sự giữa Israel và Iran bước vào ngày thứ năm, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bên lề thượng đỉnh G7 tại Canada, cảnh báo một sự thay đổi chế độ tại Iran sẽ đồng nghĩa với sự « hỗn loạn ». (Nguồn The Conversation, France Culture và RFI)

VietChristian Podcast
Ân Tứ Thuộc Linh (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Jun 13, 2025


Tựa Đề: Ân Tứ Thuộc Linh; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 12:1-11; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

Sách Nói Chất Lượng Cao
Sách nói Kể Chuyện Hoàng Sa - Lê Văn Chương | Voiz FM

Sách Nói Chất Lượng Cao

Play Episode Listen Later Jun 11, 2025 17:33


Nghe trọn nội dung sách nói Kể Chuyện Hoàng Sa trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/6655/Với mục đích giúp học sinh tìm hiểu về biển đảo nước ta, tác giả Lê Văn Chương cùng Nhà xuất bản Trẻ thực hiện quyển sách Kể Chuyện Hoàng Sa. Đây là những câu chuyện ngắn gọn, giàu thông tin, lối hành văn dễ hiểu, phù hợp với học sinh, được tác giả chọn lọc để giới thiệu qua 5 phần: Cội Nguồn Hoàng Sa (Phần 1), Thế Hệ Cha Ông Hy Sinh Ở Hoàng Sa (Phần 2), Đêm Gác Hoàng Sa (Phần 3), Đảo Hoàng Sa Nhô Lên Từ Mặt Biển (Phần 4), Kể Chuyện Sản Vật Hoàng Sa.Mong rằng quyển sách sẽ góp phần vào những kiến thức cần biết về Biển Đông trong chương trình học tập của học sinh. Đây cũng là tập tài liệu hay, quý giá để các thầy cô, anh chị phụ trách Đội dùng trong các sinh hoạt chủ đề về biển đảo Việt Nam, giúp học sinh thêm yêu mến biển đảo quê hương, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp cùng chung sức xây dựng, bảo vệ chủ quyền Biển Đông.Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Kể Chuyện Hoàng Sa được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn. ---Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi. ---Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/ ---Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Kể Chuyện Hoàng Sa và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung Chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM.Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download#voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiKểChuyệnHoàngSa #LêVănChương

Sách Nói Chất Lượng Cao
Sách nói Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát Vọng - Nick Vujicic | Voiz FM

Sách Nói Chất Lượng Cao

Play Episode Listen Later Jun 7, 2025 20:40


Nghe trọn nội dung sách nói Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát Vọng trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/478/Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát Vọng là quyển sách thứ hai của Nick James Vujicic. Nguồn cảm hứng để anh viết cuốn sách này đến từ những người thuộc mọi lứa tuổi trên khắp thế giới, những người anh đã cho lời khuyên và hướng dẫn họ đương đầu với những thách thức trong cuộc sống. Từ những buổi diễn thuyết của Nick, họ biết rằng anh đã vượt qua nghịch cảnh, thậm chí vượt qua ý định tự vẫn đã thoáng hiện trong anh vài lần khi còn nhỏ, khi Nick vật vã với những câu hỏi làm thế nào để có thể tự nuôi sống mình…khi anh chìm trong cảm giác buồn khổ và chán chường vì bị bắt nạt bị chế giễu và vì nhiều vấn đề khác, nhiều nỗi bất ổn khác bủa vây. 10 chương sách là những thông điệp quý giáTại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát Vọng được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn. ---Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi. ---Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/ ---Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát Vọng và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung Chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM.Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download#voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiĐừngBaoGiờTừBỏKhátVọng #NickVujicic

VietChristian Podcast
Cơ Đốc Nhân Với Lễ Tiệc Thánh (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025


Tựa Đề: Cơ Đốc Nhân Với Lễ Tiệc Thánh; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 11:17-34; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

VietChristian Podcast
Người Nữ Trong Hội Thánh (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later May 30, 2025


Tựa Đề: Người Nữ Trong Hội Thánh; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 11:2-16; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

Nghe Sách Xưa
ĐIỆU RU NƯỚC MẮT (1965)| Tiểu thuyết DUYÊN ANH | PHẦN 6

Nghe Sách Xưa

Play Episode Listen Later May 30, 2025 26:36


Chào mừng bạn đến với kênh podcast "Sách Hay Một Thuở", nơi lưu giữ thanh âm của những giá trị văn chương vượt thời gian.Tôi là Đông Quân, rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá những tác phẩm Vang Bóng Một Thời của những tác gia đã để lại dấu ấn trong dòng chảy văn chương quá khứ.Mỗi trang sách cũ đều mang trong mình hơi thở của một thời đại, và luôn chất chứa những cảm xúc văn chương vẹn nguyên dù năm tháng có trôi qua. Bằng giọng đọc của mình, tôi mong ước sẽ giúp bạn cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu của văn chương xưa, để mỗi lần lắng nghe là một lần chúng ta nhận ra và cùng tìm về với những tinh hoa văn chương quá khứ.Hãy cùng "Sách Hay Một Thuở" mở ra cánh cửa thời gian, lắng nghe những thanh âm xưa còn vang vọng và cùng nhau trân trọng di sản văn chương đầy ý nghĩa này!MỜI BẠN CHUNG TAY CÙNG "SÁCH HAY MỘT THUỞ"Quý thính giả thân mến,Nếu bạn yêu thích những nội dung mà kênh Podcast "SáchHay Một Thuở" mang đến cho bạn và mong muốn cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị văn chương vượt thời gian, xin hãy dành chút thời gian để chia sẻ kênh sách nói này đến với bạn bè, người thân và những ai luôn trân trọng giá trị của văn chương quá khứ.Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ủng hộ (donate) để giúp kênh tiếp tục duy trì và phát triển, mang đến nhiều tác phẩm hay hơn, chất lượng tốt hơn.Mọi sự đóng góp, dù nhỏ nhất, đều là nguồn động viên quý báu giúp chúng tôi có thêm động lực tiếp tục hành trình lưu giữ những thanh âm của quá khứ.Quý bạn có thể ủng hộ SÁCH HAY MỘT THUỞ bằng một tách cà phê nho nhỏ thông qua trang donateMỗi lượt nghe, mỗi tách cà phê của bạn đều là một phần quan trọng trong việc cùng nhau bảo tồn những giá trị tinh hoa của văn chương Việt Nam trong quá khứ.Trân trọng biết ơn các bạn,Voice Artist Đông Quân _____________________________________________        Tiểu thuyết: ĐIỆU RU NƯỚC MẮT* Tác giả: Nhà văn Duyên Anh (Vũ Mộng Long)* NXB: Đông Bắc (1965)* Nguồn văn bản: https://vietmessenger.com/books/ddieurunuocmat*Âm nhạc: Pixabay Music*Giọng đọc: Voice Artist Đông Quân*Podcast SÁCH HAY MỘT THUỞ

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Một ‘cuộc khủng hoảng toàn diện' đang rình rập các trường đại học của Úc

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later May 29, 2025 6:01


Nguồn tài trợ nghiên cứu của Úc đang bị đe dọa, khi Hoa Kỳ rút các khoản tài trợ nghiên cứu và chính phủ Mỹ có hành động hạn chế số lượng sinh viên quốc tế. Ngành đại học Úc đang kêu gọi chính phủ và doanh nghiệp, đầu tư nhiều hơn và tăng cường hợp tác với các đối tác nghiên cứu ở nước ngoài.

Cà Phê Khởi Nghiệp Cùng Tùng Bê Tê - Không kịch bản
#385 Chuyện “chốt deal” không bắt đầu ở bàn đàm phán!

Cà Phê Khởi Nghiệp Cùng Tùng Bê Tê - Không kịch bản

Play Episode Listen Later May 25, 2025 19:02


Chuyện “chốt deal” không bắt đầu ở bàn đàm phán.Tui tin ai kinh doanh cũng 1-2 lần gặp trường hợp này: Bạn đi cà phê với bạn thân, chợt 2 đứa phát hiện một "cơ hội ngon lành" tiềm năng sắp tới. Một deal kinh doanh rất sáng, lương duyên tốt, ý tưởng hay. Đối tác sẽ là anh em thân thiết – hiểu ý, cùng chí hướng, cùng máu lửa như nhau.Ngồi xuống cái bàn đàm phán đầu tiên, mọi thứ đều ổn.Tới buổi thứ hai, bắt đầu có vài chuyện chưa rõ.Buổi thứ ba, tự nhiên... lấn cấn.Tui không biết gọi cái cảm giác đó là gì, chỉ biết rằng nó không ổn. Và đúng y định luật Murphy– cái gì có thể sai, nó sẽ sai. Deal đó tan. Mối quan hệ cũng mất. Mà quan trọng hơn: bài học thì… nhớ đời.Sau nhiều pha như vậy, tui ngộ ra một chuyện:Chuyện “chốt deal” không bắt đầu ở bàn đàm phán - mà bắt đầu ở việc soi rõ chính mình. Đúng là vậy đó!!Soi để biết: - Biết mình đang có gì: Nguồn lực, nhân lực, dòng tiền, uy tín, khả năng vận hành.- Biết mình cần gì ở deal này: Lợi nhuận, tầm ảnh hưởng, bài học… hay chỉ là cảm xúc hào hứng nhất thời?- Biết mình có chịu nổi không nếu mọi thứ đổ bể: Cả về vật chất lẫn tinh thần.- Và nhất là, biết rõ người trước mặt là bạn kinh doanh hay chỉ là bạn đi nhậu?Có nhiều công cụ để làm chuyện đó như SWOT, Business Model Canvas, Bảng dự báo tài chính,… miễn là mình chuẩn bị đủ kỹ: về con số, về tâm thế, và nhất là – về sự trung thực với chính mình từ đó mới đến chuyện bàn là mình có đi với nhau được hay không. Nhiều khi suy nghĩ, tính toán xong thấy mình lệch vai quá, “giẫm chân” nhau quá thì thôi. Nhiều khi một lựa chọn đúng – đôi khi không phải là bước tiếp. Mà là biết dừng lại cho kịp.Podcast kỳ này không nói chuyện “kỹ thuật đàm phán” mà là một buổi mổ xẻ mindset trước khi bạn đặt bút ký bất kỳ hợp đồng nào.Nếu bạn đang chuẩn bị khởi nghiệp, sắp bắt tay một ai đó, hay đứng trước một cơ hội tưởng như “ngon ăn”… thì xin mời bạn nghe và chia sẻ quan điểm cùng Tùng BT nhé!

Have A Sip
Đoan Trang: Làm mẹ là dự án dài hơi nhất cuộc đời - Have A Sip #220

Have A Sip

Play Episode Listen Later May 23, 2025 84:28


Have A Sip tuần này là sự kết hợp giữa cuộc trò chuyện của hai bạn nhỏ đang trong độ tuổi teen - Linh Louis & Sol, và cuộc trò chuyện giữa host Thùy Minh & ca sĩ Đoan Trang, những bà mẹ “thế hệ mới” cũng đang trong hành trình học hỏi và thay đổi bản thân.Cũng như bao bà mẹ khác, Thùy Minh & Đoan Trang cũng có những bối rối nhất định khi làm mẹ, đặc biệt là thời điểm con mình bước vào giai đoạn rực rỡ nhất nhưng cũng mong manh nhất - tuổi teen. Ở độ tuổi này, mỗi bạn nhỏ như một mầm cây đang lớn – khát khao được hiểu, được chạm đến thế giới, nhưng cũng rất dễ tổn thương. Những ảnh hưởng, áp lực vô hình từ học tập, bạn bè, mạng xã hội hay chính sự kỳ vọng từ người lớn có thể khiến các em rơi vào trạng thái tiêu cực, thậm chí là trầm cảm nếu không có sự đồng hành kịp thời từ gia đình.Cuộc trò chuyện không chỉ mở ra nhiều góc nhìn về hành trình đồng hành cùng con của phụ huynh, mà còn là lời nhắc nhở về “ánh mặt trời” luôn tồn tại bên trong mỗi đứa trẻ. Nguồn năng lượng ấy luôn hiện hữu nhưng dễ bị che khuất nếu như không có ai đồng hành để giúp các em hiểu rằng điều tốt đẹp sẽ luôn đến, thử thách hay tiêu cực rồi cũng sẽ qua đi, tựa như mặt trời lặn rồi sẽ lại mọc lên vào ngày mai. Đôi khi chỉ đơn giản là được tiếp xúc với thiên nhiên trong lành, được lắng nghe, được tin tưởng và yêu thương, các em sẽ lại tỏa sáng rực rỡ.#HaveASip #HaveASipKids #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #HAS220 #HELLOHELIO #HELIObyBITIS #buocvephiamattroi—Cảm ơn Helio by Biti's đã đồng hành cùng Have A Sip. Helio by Biti's - thương hiệu thời trang dành cho tuổi mới lớn với thông điệp hướng bản thân và suy nghĩ về phía mặt trời, tích cực và tươi sáng!—Cảm ơn Cafe Nestling (D11, Tilia Residence, Empire City, TP. HCM) đã hỗ trợ địa điểm ghi hình cho tập Have A Sip này.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: ⁠⁠⁠⁠YouTube⁠⁠⁠⁠Và đọc những bài viết thú vị tại website: ⁠⁠⁠⁠Vietcetera⁠⁠⁠⁠—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: ⁠⁠⁠⁠https://www.patreon.com/vietcetera⁠⁠⁠⁠● Buy me a coffee: ⁠⁠⁠⁠https://www.buymeacoffee.com/vietcetera⁠⁠⁠⁠Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ ⁠⁠⁠⁠team@vietcetera.com

VietChristian Podcast
Chỉ Bởi Đức Tin (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later May 20, 2025


Tựa Đề: Chỉ Bởi Đức Tin; Kinh Thánh: Lu-ca 18:35-43; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

VietChristian Podcast
Sự Tự Do (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later May 16, 2025


Tựa Đề: Sự Tự Do; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 10:23-11:1; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

Nghe Sách Xưa
ĐIỆU RU NƯỚC MẮT (1965)| DUYÊN ANH - PHẦN 5

Nghe Sách Xưa

Play Episode Listen Later May 13, 2025 69:12


Chào mừng bạn đến với kênh podcast "Sách Hay Một Thuở", nơi lưu giữ thanh âm của những giá trị văn chương vượt thời gian. Tôi là Đông Quân, rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá những tác phẩm kinh điển củanhững tác giả đã để lại dấu ấn sâu sắc trong dòng chảy văn chương quá khứ.Mỗi trang sách cũ đều mang trong mình hơi thở của một thời đại, và luôn chất chứa những cảm xúc văn chương vẹn nguyên dù năm tháng có trôi qua. Bằng giọng đọc của mình, tôimong ước sẽ giúp bạn cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu của văn chương xưa, để mỗi lần lắng nghe là một lần chúng ta nhận ra và cùng tìm về với những giá trị tinh hoa của quá khứ.Hãy cùng "Sách Hay Một Thuở" mở ra cánh cửa của quá khứ, lắng nghe những thanh âm xưa còn vang vọng và cùng nhau trân trọng di sản văn chương đầy ý nghĩa này!MỜI BẠN CHUNG TAY CÙNG "SÁCH HAY MỘT THUỞ" Quý thính giả thân mến,Nếu bạn yêu thích những nội dung mà kênh Podcast "SáchHay Một Thuở" mang đến cho bạn và mong muốn cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị văn chương vượt thời gian, xin hãy dành chút thời gian để chia sẻ kênh sách nói này đến với bạn bè, người thân và những ai luôn trân trọng giá trị của văn chương quá khứ.Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ủng hộ (donate) để giúp kênh tiếp tục duy trì và phát triển, mang đến nhiều tác phẩm hay hơn, chất lượng tốt hơn.Mọi sự đóng góp, dù nhỏ nhất, đều là nguồn động viên quý báu giúp chúng tôi có thêm động lực tiếp tục hành trình lưu giữ những thanh âm của quá khứ.Mỗi lượt nghe, mỗi sự ủng hộ của bạn đều là một phần quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị tinh hoa của văn chương Việt Nam.“Sách Hay Một Thuở”. Nơi Lắng nghe để Cảm nhận và Gìn giữ ------------------------------------Quý bạn có thể ủng hộ SÁCH HAY MỘT THUỞ bằng những hình thức:01. HÃY TƯỞNG THƯỞNG CHO TÔI  MỘT TÁCH COFFEE THƠM NGON .THÔNG QUA TRANG By Me a Coffee tại đây  02. Chuyển khoản: 0071001117203 - NHVietcombank - Chủ TK: Nguyễn Hằng Hải.  03. MOMO: 0903927130 -------------------------------------------- Xin cảm ơn bạn đã đồng hành cùng "Sách Hay Một Thuở"!                                         ---------------------------------------------                         Tiểu thuyết: ĐIỆU RU NƯỚC MẮT* Tác giả: Nhà văn Duyên Anh (Vũ Mộng Long)* NXB: Đông Bắc (1965)* Nguồn văn bản: https://vietmessenger.com/books/ddieurunuocmat*Âm nhạc: Pixabay Music*Giọng đọc: Voice Artist Đông Quân *Podcast SÁCH HAY MỘT THUỞ

VietChristian Podcast
Hãy Tránh Xa Thần Tượng (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later May 9, 2025


Tựa Đề: Hãy Tránh Xa Thần Tượng; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 10:14-22; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

VietChristian Podcast
Đừng Tưởng Mình Đang Đứng (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Apr 28, 2025


Tựa Đề: Đừng Tưởng Mình Đang Đứng; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 10:1-13; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng

VietChristian Podcast
Chúa Phục Sinh Vinh Quang (Mục Sư Thái Huy Cần)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Apr 27, 2025


Tựa Đề: Chúa Phục Sinh Vinh Quang; Kinh Thánh: Lu-ca 24:1-12; Tác Giả: Mục Sư Thái Huy Cần; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Nguồn Sáng, Lễ Phục Sinh

Vatican News Tiếng Việt
Radio thứ Ba 01/04/2025 - Vatican News Tiếng Việt

Vatican News Tiếng Việt

Play Episode Listen Later Mar 31, 2025 34:59


Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu KitôRadio Vatican hằng ngày của Vatican News Tiếng Việt.Nội dung chương trình hôm nay:0:00 Bản tin12:56 Ciao bạn trẻ : Người trẻ đồng hành người trẻ - phần 2---Liên lạc và hỗ trợ Vatican News Tiếng Việt qua email: tiengviet@vaticannews.va

Stav, Abby & Matt Catch Up - hit105 Brisbane - Stav Davidson, Abby Coleman & Matty Acton

4:09 - Abby’s allergy testing – she can’t shower?!

VietChristian Podcast
Nguồn Cậy Trông Của Tôi (VPNS)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Mar 24, 2025


Tựa Đề: Nguồn Cậy Trông Của Tôi; Kinh Thánh: Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:34-39; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh

Song Voi Thanh Kinh Podcast
Nguồn Cậy Trông Của Tôi (VPNS)

Song Voi Thanh Kinh Podcast

Play Episode Listen Later Mar 24, 2025


Tựa Đề: Nguồn Cậy Trông Của Tôi; Kinh Thánh: Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:34-39; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh

Vatican News Tiếng Việt
Radio thứ Ba 25/03/2025 - Vatican News Tiếng Việt

Vatican News Tiếng Việt

Play Episode Listen Later Mar 24, 2025 34:59


Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu KitôRadio Vatican hằng ngày của Vatican News Tiếng Việt.Nội dung chương trình hôm nay:0:00 Bản tin10:49 Ciao bạn trẻ : Người trẻ đồng hành người trẻ - phần 120:52 Gương chứng nhân : Ơn gọi linh mục của người trẻ Hàn Quốc Kang---Liên lạc và hỗ trợ Vatican News Tiếng Việt qua email: tiengviet@vaticannews.va

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - “Nguồn cội”- Tâm sự của người hoạ sỹ xa xứ

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Mar 15, 2025 4:26


VOV1 - Diễn ra từ nay đến ngày 25/3/2025 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, triển lãm “Nguồn cội” của hoạ sỹ Tô Bích Hải, người dân tộc Tày, học tập và định cư tại Pháp đang thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.

Sasquatch Odyssey
SO EP:575 Vietnam Rock Apes!

Sasquatch Odyssey

Play Episode Listen Later Feb 26, 2025 35:26


War leaves scars—some you can see, some you can't. And some remain hidden in the deep, dark jungles where the rules of reality seem to shift.In tonight's episode, we dive into an extraordinary email from a Vietnam veteran named Roger M., a loyal listener who has carried a secret for decades. He was there. He fought in the war. And he encountered something the military told him to forget—something that wasn't human. Roger's story isn't just another Bigfoot sighting. His unit faced a terrifying presence in the jungle: the Rock Apes of Vietnam. Described as bipedal, muscular, and fiercely territorial, these creatures weren't just watching. They were fighting back. With chilling details of rock-throwing attacks, eerie vocalizations, and silent, unnatural moments deep in enemy territory, Roger's experience raises one unsettling question—what exactly was out there with them?But Roger's story isn't the only one. As we peel back the layers of history and folklore, we'll look at similar reports from the other side of the war. Vietnamese soldiers, too, whispered about the “Người Rừng” or “Forest People”—hairy, humanoid beings that didn't seem to take sides but weren't afraid to show their presence. Were the Rock Apes simply an undiscovered species? Or was something even more mysterious at play in the jungles of Southeast Asia?From the war-torn forests of Vietnam, we travel to the remote hills of India, where another legend lurks in the shadows—the Mande Barung. Often called “India's Bigfoot,” this creature has been reported by locals for generations, described as a massive, upright ape-like being that roams the dense rainforests of Meghalaya. What makes the Mande Barung so fascinating? Could it be related to the creatures Roger and his fellow soldiers encountered? And why do reports of these beings appear in so many of the world's most isolated regions?And finally, we journey into the frozen Himalayas to confront the most famous of them all—the Yeti. For centuries, stories of this towering, elusive creature have captivated explorers, monks, and mountaineers alike. From ancient Buddhist texts to modern-day footprint discoveries, the Yeti remains one of the greatest mysteries in cryptozoology. Could the legends of the Yeti and the Mande Barung connect to the Rock Apes of Vietnam? Are we looking at scattered remnants of a species that once roamed the Earth freely?Tonight, we're unraveling the threads of a mystery that stretches across continents and centuries. A mystery that suggests the creatures of legend might not just be myths after all.Tune in—because sometimes, the truth hides in the jungle, the mountains, and the darkness of war itself.Get Our FREE NewsletterGet Brian's Books Leave Us A VoicemailVisit Our WebsiteSupport Our SponsorsVisit Untold Radio AMVisit HIMS.COMBecome a supporter of this podcast: https://www.spreaker.com/podcast/sasquatch-odyssey--4839697/support.

Backwoods Horror Stories
BWBS Ep:67 Rock Apes In Vietnam

Backwoods Horror Stories

Play Episode Listen Later Feb 23, 2025 36:07


War leaves scars—some you can see, some you can't. And some remain hidden in the deep, dark jungles where the rules of reality seem to shift.In tonight's episode, we dive into an extraordinary email from a Vietnam veteran named Roger M., a loyal listener who has carried a secret for decades. He was there. He fought in the war. And he encountered something the military told him to forget—something that wasn't human. Roger's story isn't just another Bigfoot sighting. His unit faced a terrifying presence in the jungle: the Rock Apes of Vietnam. Described as bipedal, muscular, and fiercely territorial, these creatures weren't just watching. They were fighting back. With chilling details of rock-throwing attacks, eerie vocalizations, and silent, unnatural moments deep in enemy territory, Roger's experience raises one unsettling question—what exactly was out there with them?But Roger's story isn't the only one. As we peel back the layers of history and folklore, we'll look at similar reports from the other side of the war. Vietnamese soldiers, too, whispered about the “Người Rừng” or “Forest People”—hairy, humanoid beings that didn't seem to take sides but weren't afraid to show their presence. Were the Rock Apes simply an undiscovered species? Or was something even more mysterious at play in the jungles of Southeast Asia?From the war-torn forests of Vietnam, we travel to the remote hills of India, where another legend lurks in the shadows—the Mande Barung. Often called “India's Bigfoot,” this creature has been reported by locals for generations, described as a massive, upright ape-like being that roams the dense rainforests of Meghalaya. What makes the Mande Barung so fascinating? Could it be related to the creatures Roger and his fellow soldiers encountered? And why do reports of these beings appear in so many of the world's most isolated regions?And finally, we journey into the frozen Himalayas to confront the most famous of them all—the Yeti. For centuries, stories of this towering, elusive creature have captivated explorers, monks, and mountaineers alike. From ancient Buddhist texts to modern-day footprint discoveries, the Yeti remains one of the greatest mysteries in cryptozoology. Could the legends of the Yeti and the Mande Barung connect to the Rock Apes of Vietnam? Are we looking at scattered remnants of a species that once roamed the Earth freely?Tonight, we're unraveling the threads of a mystery that stretches across continents and centuries. A mystery that suggests the creatures of legend might not just be myths after all.Tune in—because sometimes, the truth hides in the jungle, the mountains, and the darkness of war itself.Get Our FREE NewsletterGet Brian's Books Leave Us A VoicemailVisit Our WebsiteSupport Our SponsorsVisit Untold Radio AMVisit HIMS.COM

Thời sự quốc tế - VOA
Trump sa thải tướng hàng đầu của Mỹ trong cuộc cải tổ chưa từng có tại Lầu Năm Góc | VOA - Tháng Hai 23, 2025

Thời sự quốc tế - VOA

Play Episode Listen Later Feb 22, 2025 13:00


Trump lệnh hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược; New Zealand: Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật lần thứ 2; Nga: Hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin đang được chuẩn bị; Nguồn tin: Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink của Urkaine vì khoáng sản; Hamas thả thêm con tin ở Gaza

Pleb UnderGround
Bitcoin: The Most Pristine Monetary Anchor In History!

Pleb UnderGround

Play Episode Listen Later Feb 10, 2025 50:04


Bitcoin: The Most Pristine Monetary Anchor In History! i am joined by fellow bitcoiner and pleb run the banks. We discuss the changing social landscape surrounding bitcoin, we also discuss politicians and promises, the SBR and the difference between bitcoin purism and maximalism.✔ Special Guest:►@empty_banks✔ links:► https://x.com/BitcoinPierre/status/1887513137273856350✔ Twitter Handle: @coinicarus✔ Check out our Sponsor, support Bitcoin ONLY Businesses:► https://cyphersafe.io/We offer a full line of physical stainless steel and brass products to help you protect your bitcoin from various modes of failure. CypherSafe creates metal BIP39 / SLIP39 bitcoin seed word storage devices that backup your bitcoin wallet and protect them from physical disaster► https://thunderfunder.com/Thunder Funder is a funding portal registered with the Securities and Exchange Commission (SEC) and a member of the Financial Industry Regulatory Authority (FINRA). Their mission is to provide retail investors access to investments while supporting the growth of open-source projects.► https://nohhue.com/NOHhue is a community of Bitcoiners dedicated to building solutions and services with their own talent and work. Through NOHhue and Bitcoin we want to give global space and voice to talent within our community.► Join Our telegram: https://t.me/PlebUnderGroundChatFor Awesome pleb content daily http://plebunderground.com/GM #Bitcoin (mon-fri 10:00 am ET) and The #Bitcoin Council of Autism Spaces on twitterTimecodes:0:00 - Intro2:51 - Gotta keep it real no matter what4:07 - 2017 vs today? whats changed?4:41 - Purism Vs maximalism5:49 - Blockchain only works for bitcoin everything else is just a LARP8:03 - The evolution of the bitcoin pleb10:50 - More simps then ever before?12:45 - Saylor and the pied pier effect14:28 - Everyone has arrived to the bitcoin table15:43 - Run The Banks SBR takes18:06 - Is the government actually just hampering bitcoin adoption?20:00 - Have we traded freedom for NGU?25:43 - His bank was stealing his money?27:42 - being debanked changed everything31:20 - The human experience is defined through cycles33:06 - Flawed principles also get handed down, not just wealth35:20 - Fed SBR Vs state adopted SBR42:53 - The government still thinks they can shoehorn bitcoin into their machine43:20 - The money creation fable#Bitcoin #BitcoinDailyNews #BitcoinDailyRecapThe information provided by Pleb Underground ("we," "us," or "our") on Youtube.com (the "Site") our show is for general informational purposes only. All information on the show is provided in good faith, however we make no representation or warranty of any kind, express or implied, regarding the accuracy, adequacy, validity, reliability, availability, or completeness of any information on the Site. UNDER NO CIRCUMSTANCE SHALL WE HAVE ANY LIABILITY TO YOU FOR ANY LOSS OR DAMAGE OF ANY KIND INCURRED AS A RESULT OF THE USE OF THE SHOW OR RELIANCE ON ANY INFORMATION PROVIDED ON THE SHOW. YOUR USE OF THE SHOW AND YOUR RELIANCE ON ANY INFORMATION ON THE SHOW IS SOLELY AT YOUR OWN RISK.

VietChristian Podcast
Nguồn Nước Sống Hạnh Phước (Mục Sư Trần Quang Tuấn)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Feb 8, 2025


Tựa Đề: Nguồn Nước Sống Hạnh Phước; Kinh Thánh: Ê-sai 44:3; Tác Giả: Mục Sư Trần Quang Tuấn; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Báp Tít Hiệp Nhất, Năm Mới

VnExpress Podcast: VnExpress hôm nay
Vì sao ông Trump và Elon Musk muốn đóng cửa USAID?

VnExpress Podcast: VnExpress hôm nay

Play Episode Listen Later Feb 4, 2025 15:17


Nguồn tài trợ cho USAID chiếm chưa đến 1% ngân sách liên bang, nhưng cơ cấu đặc biệt khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho chính sách cắt giảm chi phí dưới thời ông Trump.

Have A Sip
Trinh Phạm: Có làm cha mẹ mới thấu hiểu sự vất vả của cha mẹ - Have A Sip #208

Have A Sip

Play Episode Listen Later Jan 25, 2025 77:34


Tiếp nối series Tết, Have A Sip tuần này chào đón sự tham gia của Trinh Phạm - beauty blogger với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung về làm đẹp. Trong không khí se se lạnh của Thủ đô, bên khung cửa sổ hướng ra ga Long Biên, host Thùy Minh và Trinh Phạm không chỉ cùng nhau nhìn lại một năm đã qua với nhiều chuyển biến mà còn chia sẻ những câu chuyện xoay quanh gia đình ở cả góc độ của một người con lẫn một người mẹ.Như nhiều gia đình khác, Trinh Phạm và các thành viên trong nhà cũng có những rào cản trong việc chia sẻ và thể hiện tình yêu thương. Dù không nói ra, nhưng chị vẫn luôn nhìn vào sự vất vả của cha mẹ để tìm động lực và sức mạnh tiến về phía trước. Khi trở thành một người mẹ, Trinh Phạm dường như thấu hiểu hơn bao giờ hết nỗi lòng của đấng sinh thành. Chị trân quý hơn những bài học từ cha mẹ, để rồi tiếp tục trở thành người truyền trao hy vọng cho các bạn nhỏ từ chính những bài học ấy. Trở thành một người mẹ, Trinh Phạm mở lòng để trò chuyện nhiều hơn với gia đình, nhưng đó cũng là lúc chị nhận ra sức khỏe cha mẹ đã không còn như xưa và thời gian bên họ cũng trở nên ngắn lại.Vào những ngày cận Tết, khi người người tấp nập chuẩn bị, phố phường rực rỡ sắc xuân, nhưng có lẽ hối hả nhất vẫn là những bước chân đang ngược dòng trở về với cha mẹ. Với những người con xa nhà và đã lập gia đình như Trinh Phạm, đây không chỉ là thời khắc chào đón năm mới, mà còn là hành trình tìm về nguồn cội, về với vòng tay ấm áp của gia đình, cha mẹ và là dịp kết nối các thế hệ với nhau. Tết năm nay, chị chọn đưa gia đình nhỏ của mình về đón Tết cùng ông bà để có thêm nhiều hơn nữa những khoảnh khắc sum vầy và được chăm sóc sức khỏe cha mẹ - nguồn hy vọng với đầy ắp tình yêu thương và sức mạnh.Cùng lắng nghe những câu chuyện gần gũi, đầy cảm xúc của khách mời Trinh Phạm trong tập Have A Sip #208, để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những khoảnh khắc bên cha mẹ, bên gia đình, đặc biệt là vào dịp Tết này nhé!—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Cảm ơn Ensure Gold đã đồng hành cùng Have A Sip với thông điệp: Giữa bao thăng trầm, cha mẹ chính là Nguồn Hy Vọng và sức mạnh giúp ta vững tin tiến về phía trước.—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ  team@vietcetera.com#HaveASip #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #HAS208 #EnsureGold #ConNhauConTet #TraoQuaSucKhoeVang #NamSangTranHyVong #Tet2025 #Ad

Have A Sip
Khoai Lang Thang: Đi muôn nơi cũng chẳng bằng chuyến đi cùng gia đình - Have A Sip #207

Have A Sip

Play Episode Listen Later Jan 17, 2025 82:15


Ai trong chúng ta chẳng từng rong ruổi qua đôi ba hành trình – từ những góc phố quen, danh thắng nổi tiếng, đến những miền đất xa lạ. Nhưng giữa vô vàn chuyến đi ấy, đã bao giờ ta chọn cha mẹ là người đồng hành đầu tiên? Để rồi, khi trưởng thành hơn và khao khát được sẻ chia, chăm sóc đấng sinh thành, ta lại nhận ra cha mẹ chẳng còn đủ sức khỏe để cùng ta đi trọn những con đường.Tuần này, Have A Sip chào đón Khoai Lang Thang – chàng travel blogger với nụ cười ấm áp, mang đến những thước phim chân thực, mộc mạc về vẻ đẹp cảnh sắc và con người. Dẫu đã đi qua khắp nẻo đường quê hương và đặt chân đến nhiều quốc gia, Khoai vẫn ôm trong mình một mong muốn giản dị: được đưa mẹ đi thật nhiều nơi, cùng mẹ lưu giữ thêm những khoảnh khắc quý giá. Bởi mẹ không chỉ là nguồn cảm hứng, mà còn là niềm hy vọng và động lực lớn nhất trong cuộc đời anh.Cùng host Thùy Minh trên chuyến xe buýt 2 tầng giữa lòng Sài Gòn, cả hai đã trải lòng về những thay đổi trong công việc, những chuyến đi gắn với gia đình, và đặc biệt là những phút giây đoàn viên quý giá – bởi đôi khi, hành trình đẹp nhất không phải là đến những nơi xa, mà là trở về bên những người ta thương yêu. ♥️—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Cảm ơn Ensure Gold đã đồng hành cùng Have a Sip với thông điệp: Giữa bao thăng trầm, cha mẹ chính là Nguồn Hy Vọng và sức mạnh giúp ta vững tin tiến về phía trước.—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ  team@vietcetera.com#HaveASip #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #HAS207 #EnsureGold #ConNhauConTet #TraoQuaSucKhoeVang #NamSangTranHyVong #Tet2025 #Ad

Have A Sip
Giữa bao thăng trầm, còn cha mẹ là còn hy vọng - Have Many Sips #206

Have A Sip

Play Episode Listen Later Jan 13, 2025 78:46


Tết – thời khắc ý nghĩa nhất trong năm, khi chúng ta tạm gác lại những lo toan để trở về bên gia đình, nhìn lại hành trình đã qua và hướng đến một năm mới trọn vẹn hơn, khởi sắc hơn.Trong tập Have Many Sips đầu tiên của năm 2025, host Thùy Minh và 04 khách mời: Nhà sáng tạo nội dung Bữu Vi Vu, Tiểu thương Huyền Nguyễn, Nhà khởi nghiệp Linh Nguyễn, và Vận động viên Châu Tuyết Vân – sẽ mang đến những chia sẻ chân thực về tình cảm gia đình, những nguồn động lực và hy vọng trong hành trình cá nhân, và cả những câu chuyện đậm chất Tết.Từ những kỷ niệm và sự thay đổi trong cách đón Tết của mỗi người, đến vai trò thiêng liêng của cha mẹ và sự kết nối trong gia đình, cuộc trò chuyện mở ra nhiều góc nhìn mới mẻ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc. Không chỉ chia sẻ về những khoảnh khắc đáng nhớ bên gia đình, các khách mời cũng bày tỏ những lo lắng, trăn trở về sức khỏe cha mẹ và ý nghĩa của việc kết nối, yêu thương trong thời gian ngắn ngủi bên nhau. Tất cả gói gọn trong một thông điệp đầy ý nghĩa: hy vọng vốn không cần tìm đâu xa, mà nằm ở những điều giản dị nhất – đó chính là cha mẹ luôn khỏe mạnh cùng ta gắn kết phút giây sum vầy, truyền trao những bài học cho ta thêm sức mạnh vững bước trong cuộc sống.Năm nay, hãy dành thời gian trở về, chăm sóc sức khỏe cha mẹ – giữ nguồn hy vọng ấy mãi bền bỉ đồng hành, không chỉ Tết này mà còn muôn Tết sau.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Cảm ơn Ensure Gold đã đồng hành cùng Have a Sip với thông điệp: Giữa bao thăng trầm, cha mẹ chính là Nguồn Hy Vọng và sức mạnh giúp ta vững tin tiến về phía trước.—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ  team@vietcetera.com#HaveManySips #HaveASip #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #HAS206 #EnsureGold #ConNhauConTet #TraoQuaSucKhoeVang #NamSangTranHyVong #Tet2025 #Ad

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Trăn trở vì khan hiếm nguồn tạng hiến để cứu người bệnh

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jan 13, 2025 5:51


 - Tỷ lệ ghép tạng từ người chết não ở Việt Nam chỉ đạt 0,15 ca trên 1 triệu dân, một con số rất ít. Nguồn tạng hiếm, trong khi số người suy tim, suy gan, suy thận ngày một gia tăng, họ duy trì sự sống lay lắt, khổ sở về sức khỏe, kiệt quệ về tài chính. Chủ đề : hiến tạng, khan hiếm

Phúc Âm Trọn Vẹn
Podcast số 426 – Liahona tháng 12, 2024 – Chúa Giê Su Ky Tô là Cội Nguồn của Sự “Trông Cậy Sống,” của Niềm Hy Vọng “Vững Chãi” và “Toàn Hảo Hơn” – David A. Bednar

Phúc Âm Trọn Vẹn

Play Episode Listen Later Dec 30, 2024 13:49


Bài của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô Trong mùa lễ đặc biệt này để mừng sự giáng sinh của hài nhi ở Bết Lê Hem, cầu xin cho chúng ta luôn luôn […] The post Podcast số 426 – Liahona tháng 12, 2024 – Chúa Giê Su Ky Tô là Cội Nguồn của Sự “Trông Cậy Sống,” của Niềm Hy Vọng “Vững Chãi” và “Toàn Hảo Hơn” – David A. Bednar appeared first on Thánh Hữu Việt Nam.

Thời sự quốc tế - VOA
Quyền tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo bị luận tội | VOA - Tháng Mười Hai 28, 2024

Thời sự quốc tế - VOA

Play Episode Listen Later Dec 27, 2024 13:09


Putin đồng ý Slovakia tổ chức hòa đàm Nga-Ukraine; Nguồn tin Reuters: Phòng không Nga bắn rơi máy bay Azerbaijan Airlines; Nga cảnh báo chính quyền Trump đừng thử hạt nhân; Tập Cận Bình sẽ thăm Nga 2025; Trung Quốc trừng phạt 7 công ty quân sự vì bán vũ khí cho Đài Loan

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 12H TRƯA 23/12/2024: Tỉnh Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Dec 23, 2024 57:17


- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ để trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung quốc trong tháng 2 năm sau- Tỉnh Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025- Nguồn nhân lực đảm bảo an ninh mạng tại các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta đang thiếu hụt trầm trọng – cảnh báo được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đưa ra trong khảo sát mới nhất- Ở huyện biên giới Đức Cơ của tỉnh Gia Lai, những lớp xóa mù chữ đang thắp sáng hy vọng cho nhiều đồng bào dân tộc thiểu số- Thủ tướng Slovakia thăm Nga thảo luận về một loạt nội dung, trong đó có vấn đề vận chuyển khí đốt từ Nga- Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trum "bật đèn xanh" cho TikTok để ứng dụng có thể tiếp tục hoạt động tại nước này Chủ đề : huế, năm du lịch --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Sông Đồng Nai bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động chăn nuôi

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Dec 23, 2024 4:45


- Nguồn nước hệ thống lưu vực sông Đồng Nai cung cấp cho khoảng 17 triệu dân sử dụng sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho thấy, mức độ ô nhiễm sắt và hữu cơ trên lưu vực sông này ngày càng tăng mạnh. Ngoài vấn đề xả thải từ các khu công nghiệp, tình trạng chăn nuôi gia súc, nuôi thuỷ hải sản trên sông đang khiến môi trường trên lưu vực sông Đồng Nai bị đe dọa nghiêm trọng. Chủ đề : Sông Đồng Nai, ô nhiễm --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Nhật Bản cung cấp vaccine đậu mùa khỉ cho Congo

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Dec 21, 2024 1:15


 - Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho hay, nước này sẽ cung cấp vaccine đậu mùa khỉ cho Congo và đã cử một đoàn chuyên gia y tế đến thực địa để khảo sát cách tiến hành tiêm chủng. Động thái này nhận được sự hoan nghênh từ Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế. Chủ đề : nhật bản, vaccine --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Pleb UnderGround
Is MicroStrategy A Meme Coin? | Guest: Yellow | EP 116

Pleb UnderGround

Play Episode Listen Later Dec 16, 2024 71:33


Is MicroStrategy A Meme Coin? We are joined by our friend Yellow. Bitcoin twitter/X hasn't seen him in a week, what has he been up to? how is he doing, what does yellow think about everything going on in bitcoin right now. spicy takes, lots of regardedness and a whole lotta fun. LFG! ✔ Special Guest/Fireside Chat: ► @ICOffenderII ► https://bitcoinhalvingparty.com ► http://memefactorytm.com ► http://mfmerch.com ✔ REKT: ► https://x.com/dsbatten/status/1867254130391363611?s=52&t=CKH2brGypO5fEYTgQ-EFhQ ► https://x.com/bitmexresearch/status/1867157179834257883?s=52&t=CKH2brGypO5fEYTgQ-EFhQ ► https://x.com/nikcantmine/status/1866973866146631877?s=52&t=CKH2brGypO5fEYTgQ-EFhQ ✔ Bitcoin Hopium: ► https://x.com/Vivek4real_/status/1866067301608354133 ► https://x.com/DavidFBailey/status/1867576218713022595 ► https://x.com/Vivek4real_/status/1866131911682273570 ► https://x.com/whits23/status/1866535087787086112 ✔ Twitter Handles: @coinicarus @AEHW1 ✔ ShoutOuts: ► @BitkoYinowsky - our PlebUnderground Logo ► @WorldofRusty - Our YT backgrounds and segment transitions ► @luckyredfish - Outro Graphic ► @plebsTaverne - Intro video ► @robbieP808x - Outro music ✔ Links Mentioned: ► https://timechaincalendar.com/en ► https://timechainstats.com/ ✔ Check out our Sponsor, support Bitcoin ONLY Businesses: ► https://cyphersafe.io/ We offer a full line of physical stainless steel and brass products to help you protect your bitcoin from various modes of failure. ► https://thunderfunder.com/ Thunder Funder is a funding portal registered with the Securities and Exchange Commission (SEC) and a member of the Financial Industry Regulatory Authority (FINRA). ► https://nohhue.com/ NOHhue is a community of Bitcoiners dedicated to building solutions and services with their own talent and work. ► Join Our telegram: https://t.me/PlebUnderGroundChat Timecodes: 0:00 - Intro 0:23 - Waltons Rap 2:32 - The Numbers 04:36 - Yellow's take on the numbers this week 06:02 - Why no DSB stats on timechainstats ant/tc? 06:50 - Results of Microsoft vote for bitcoin as a treasury asset? 12:10 - Fireside Chat: Yellow (ICOfender) 14:03 - It's been a week since we've seen yellow, whats he been up to? 15:23 - Captain Kirk Star Trek Vs. Captain Picard Star Trek 17:29 - Yellows thoughts on public companies and bitcoin hodl stacks 24:50 - Yellows take on saylors pitch to bitcoiners 25:00 - Is MicroStrategy just an evolution of memecoin? 26:30 - The next halving party tease 33:36 - The Bitcoin Rocky Analogy 35:36 - We all Coping without DSB 36:21 - REKT 36:52 - Eminem Style Rap pleading with city of Vancouver to start hodling bitcoin 41:59 - Bcashers continued social attacks towards bitcoin 44:00 - Is institutional adoption bitcoin failure or success? 47:50 - Roger Ver selling bcash as bitcoin through the bitcoin.com website 50:09 - The Single source of all bitcoins energy FUD exposed! 51:46 - Bitcoin Error Log submits controversial bip. 53:30 - Byte Federal doxed 58k of its ATM users... 1:00:02 - More big news out of the middle east for bitcoin. NGU!!! 1:03:53 - Dennis porter model is becoming replicated 1:07:15 - green, green, green, RED! #Bitcoin #crypto #cryptocurrency #weekly The information provided by Pleb Underground ("we," "us," or "our") on Youtube.com (the "Site") our show is for general informational purposes only. All information on the show is provided in good faith, however we make no representation or warranty of any kind, express or implied, regarding the accuracy, adequacy, validity, reliability, availability, or completeness of any information on the Site. UNDER NO CIRCUMSTANCE SHALL WE HAVE ANY LIABILITY TO YOU FOR ANY LOSS OR DAMAGE OF ANY KIND INCURRED AS A RESULT OF THE USE OF THE SHOW OR RELIANCE ON ANY INFORMATION PROVIDED ON THE SHOW. YOUR USE OF THE SHOW AND YOUR RELIANCE ON ANY INFORMATION ON THE SHOW IS SOLELY AT YOUR OWN RISK.

Thời sự quốc tế - VOA
Tổng thống Yoon bị luận tội vì áp đặt thiết quân luật nhưng thề ‘không bỏ cuộc' | VOA - Tháng Mười Hai 15, 2024

Thời sự quốc tế - VOA

Play Episode Listen Later Dec 14, 2024 13:12


Chính quyền Biden gia hạn thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc; Zelenskyy: Nga triển khai thêm quân Triều Tiên; Nguồn tin: Nga rút lui nhưng không rời khỏi Syria; Các nhà ngoại giao Mỹ, khu vực thảo luận về tương lai của Syria; Người chỉ trích kịch liệt phương Tây được bầu làm tổng thống Georgia

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Chính phủ Úc chi 4,7 tỷ đô để đối phó với nạn bạo lực giới

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Sep 9, 2024 5:24


Hàng tỷ đô la sẽ được chi cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng bạo lực đối với phụ nữ ở Úc. Nguồn tài trợ sẽ bắt đầu được chuyển từ ngày 1 tháng 7 năm sau, nhưng có lo ngại rằng số tiền sẽ quá ít hoặc quá muộn.

VietChristian Podcast
Nguồn Trông Cậy (VPNS)

VietChristian Podcast

Play Episode Listen Later Aug 22, 2024


Tựa Đề: Nguồn Trông Cậy; Kinh Thánh: Ca-thương 3:1-8,21-22; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh

Late Confirmation by CoinDesk
THE MINING POD: 10% Difficulty Adjustment, Riot's Hostile Takeover, Cantor's $2B Loan Book, and MARA's $100M HODL

Late Confirmation by CoinDesk

Play Episode Listen Later Aug 2, 2024 33:37


Bitcoin miners are making aggressive moves ahead of a perceived autumn Bitcoin bull market.Welcome back to The Mining Pod! Charlie, Will and Matt jump on the mic to discuss this week's Bitcoin and Bitcoin mining news, including the largest Bitcoin mining difficulty adjustment since January 2023 at 10.5%, Riot's increasing pressure on Bitfarms for control over the latter company's future, new ASIC models debuting at Bitcoin Nashville from Auradine and MicroBT, Cantor Fitzgerald rolling out a $2 billion book for Bitcoin companies and MARA's $100 million HODL position.Timestamps:00:00 Start02:30 Difficulty update (NGU edition)07:04 MinerMag: Return of the HODL09:13 Russia Legitimizes Mining14:57 MinerMag: Aint No Love w/ Riot & Bitfarms18:38 Cantor Enters BTC Lending25:17 New MicroBT rigs26:33 New Auradine rigs29:06 Marathon goes full HODL modePublished twice weekly, "The Mining Pod" interviews the best builders and operators in the Bitcoin and Bitcoin mining landscape. Subscribe to get notifications when we publish interviews on Tuesday and a news show on Friday!

Hashr8 Podcast
10% Difficulty Adjustment, Riot's Hostile Takeover, Cantor's $2B Loan Book, and MARA's $100M HODL

Hashr8 Podcast

Play Episode Listen Later Aug 2, 2024 33:37


Welcome back to The Mining Pod! Charlie, Will and Matt jump on the mic to discuss this week's Bitcoin and Bitcoin mining news, including the largest Bitcoin mining difficulty adjustment since January 2023 at 10.5%, Riot's increasing pressure on Bitfarms for control over the latter company's future, new ASIC models debuting at Bitcoin Nashville from Auradine and MicroBT, Cantor Fitzgerald rolling out a $2 billion book for Bitcoin companies and MARA's $100 million HODL position Timestamps: 00:00 Start 02:30 Difficulty update (NGU edition) 07:04 MinerMag: Return of the HODL 09:13 Russia Legitimizes Mining 14:57 MinerMag: Aint No Love w/ Riot & Bitfarms 18:38 Cantor Enters BTC Lending 25:17 New MicroBT rigs 26:33 New Auradine rigs 29:06 Marathon goes full HODL mode Published twice weekly, "The Mining Pod" interviews the best builders and operators in the Bitcoin and Bitcoin mining landscape. Subscribe to get notifications when we publish interviews on Tuesday and a news show on Friday! 

Inside the Gamecocks: A South Carolina football podcast
The Show 421 Hour 2: The Last Crusade

Inside the Gamecocks: A South Carolina football podcast

Play Episode Listen Later May 10, 2024 61:57


The guys open things up talking about the national days of recognition today. They get into what state is the most beautiful with it being National Washington Day. The conversation, naturally, turns to which is the least. NGU head baseball coach and former Gamecock great, Landon Powell, joins the guys to chat about his NGU Crusaders as they enter the post season with a shot compete for another natty. They get into the finer points of coaching, and what kind of a staff Powell has built at NGU. To learn more about listener data and our privacy practices visit: https://www.audacyinc.com/privacy-policy Learn more about your ad choices. Visit https://podcastchoices.com/adchoices