POPULARITY
Tựa Đề: Hiếu Kính Cha Mẹ; Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12; Ê-phê-sô 6:1-4; Tác Giả: Mục Sư Trịnh Văn Khánh; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Trưởng Nhiệm Ân Điển, Ngày Từ Phụ
A combination of education, strength and conditioning training, sport-specific drills, with a targeted blend of social interactions... that is what TPH St. Louis Soccer Academy is. Modeled after the highly successful Hockey environment, TPH is rolling out a soccer-specific option that has some of the best youth trainers in the country connecting the dots. Check out the school here Be sure to SUBSCRIBE TO THE POD, AND DROP A REVIEW!!! Improve your Wifi Improve your customer experience Get paid... Flywheel Systems Learn more about your ad choices. Visit megaphone.fm/adchoices
Giá dầu hỏa bị đẩy lên cao và thị trường thêm căng thẳng kể từ khi xung đột Israel-Iran khai mào. Cộng đồng quốc tế nín thở trước nguy cơ một lần nữa tăng trưởng của thế giới lại bị khủng hoảng dầu lửa nhận chìm. Chưa ai nói đến một cơn « sốt dầu » cho đến khi Mỹ « nhập cuộc » ngày 22/06/2025. Nhiều lý do giải thích cho hiện tượng nói trên, nhưng tất cả đều có thể thay đổi nhanh chóng nếu chiến tranh lan rộng. Tại Matxcơva, tổng thống Vladimir Putin ắt hẳn hài lòng, vì nhờ « Sư Tử » Israel « Vươn Mình » sang tận lãnh thổ Cộng Hòa Hồi Giáo Iran trong đợt oanh kích đêm 12 rạng sáng 13/06/2025, mà giá một thùng dầu của Nga mới ngoi lên được đến 5000 rúp. Đây là mức cao nhất từ nửa năm nay. Trong vỏn vẹn chưa đầy một tuần lễ, thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa của Matxcơva tăng 12 %. Căng thẳng thì có, khủng hoảng thì chưa Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng cho thế giới. Bất chấp chiến tranh Ukraina và các đợt trừng phạt của Âu - Mỹ, dầu khí vẫn đem về gần 1/3 thu nhập cho ngân sách của chính phủ. Đây là nguồn tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin. Ở những nơi khác trên thế giới, giá một thùng dầu Brent tăng hơn 10 % và hiện dao động ở mức khoảng 75 đô la/thùng, tương đương với giá dầu hồi tháng 1/2025 trước khi chính quyền mới ở Washington khuấy lên một cuộc chiến thương mại với gần như toàn thế giới. Các nhà sản xuất thì hài lòng, nhưng đối với những quốc gia phải nhập khẩu năng lượng, đứng đầu là Trung Quốc hay Nhật Bản và nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu, đây là một mối đe dọa mới. Trả lời đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về năng lượng Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, ghi nhận « chảo dầu ở Trung Đông có nguy cơ bốc cháy bất cứ lúc nào »: « Hậu quả đầu tiên đương nhiên là giá dầu hỏa tăng lên. Điều này không có gì ngạc nhiên do chuyển biến tại Trung Đông, nơi tập trung khoảng một nửa trữ lượng dầu của thế giới. Hơn nữa căng thẳng và xung đột lần này lại liên quan trực tiếp đến Iran, một nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thế giới. Giá dầu đã tăng ngay từ thứ Sáu 13/06/2025 sau đợt không kích đầu tiên của Israel đêm hôm trước. Trên các thị trường ở Luân Đôn hay New York, giá dầu đều tăng 7% trong phiên giao dịch hôm đó và 7% trong một ngày là mức tăng rất mạnh ». Những tác động cụ thể đến người tiêu dùng Francis Perrin giải thích cụ thể về những tác động khi giá dầu bị đẩy lên cao: « Khi giá dầu tăng thì các nước nhập khẩu thấm đòn. Như trường hợp của Pháp chẳng hạn, 99 % lượng dầu tiêu thụ là phải mua của nước ngoài, có nghĩa là hóa đơn thanh toán mỗi thùng dầu sẽ đắt hơn. Điều này ảnh hưởng đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cũng như đến các ngành công nghiệp cần dầu mỏ, hoặc các sản phẩm tinh chế từ dầu. Kế tới là tác động đối với người tiêu dùng : giá xăng dầu bị đẩy lên cao, giá dầu sưởi cũng vậy. Mỗi khi giá dầu tăng, câu hỏi đặt ra là mức độ tăng giá dầu sẽ lên đến đâu, và tác động đến giá cả ở mức độ nào, cơn sốt dầu sẽ kéo dài trong bao nhiêu ngày. Hiện tại không thể trả lời những câu hỏi này, nhưng rõ ràng là người tiêu dùng, các nước nhập khẩu và các ngành công nghiệp cần dầu mỏ, hoặc sản phẩm tinh chế từ dầu sẽ bị ảnh hưởng. Tác động càng mạnh nếu giá dầu tăng quá cao và trong một thời gian dài. Tôi xin đưa ra một giả định để chúng ta dễ hiểu: Giả sử giá dầu tăng lên 90 đô la một thùng, hậu quả sẽ hoàn toàn khác nếu tình trạng này chỉ kéo dài hai ngày, hai tuần, hay kéo dài hai tháng, cả năm ». Trung Quốc thiệt hại lớn Như vừa nói, Trung Quốc là nguồn tiêu thụ dầu hỏa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, nhưng là bên nhập khẩu nhiều dầu nhất. Nhập khẩu bảo đảm ¾ lượng dầu tiêu thụ trên cả nước. Theo Théo Nencini, chuyên nghiên cứu về quan hệ giữa Iran và Trung Quốc, Trường Khoa Học Chính Trị Grenoble, xung đột tại Trung đông hiện nay là một thách thức mới cho kinh tế và tăng trưởng Trung Quốc. Ông giải thích : « Hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dầu lửa của Trung Quốc phải đi qua eo biển Hormuz. Tùy theo cách tính toán, Iran bảo đảm từ 12 đến 18 % nhu cầu về dầu hỏa cho Trung Quốc ». Từ khi lên cầm quyền năm 2012, ông Tập Cận Bình « liên tục mở rộng bang giao với Teheran » vì hai lý do : Trung Quốc và Iran cùng phản đối trật tự quốc tế trong tay Hoa Kỳ và Bắc Kinh muốn mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông vì mục đích địa chính trị và nhất là kinh tế. Năm 2016 ông Tập công du Iran. Năm năm sau đó, đôi bên ký « Hiệp định hợp tác chiến lược » trong vòng 25 năm và Bắc Kinh đã cam kết đầu tư 400 tỷ đô la trong giai đoạn này để giúp Iran phát triển kinh tế, thoát khỏi vòng vây của các biện pháp trừng phạt phương Tây. Đổi lại, Teheran ưu tiên cung cấp dầu cho Trung Quốc. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua dầu hỏa của Iran. Giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp Francis Perrin nói rõ hơn về trọng lượng của Trung Quốc đối với thị trường dầu hỏa Iran : « Trong lĩnh vực dầu hỏa Iran là nhà sản xuất lớn thứ 8 thế giới và một phần lớn khối lượng sản xuất là để xuất khẩu. Iran cũng là một nguồn cung cấp quan trọng của thế giới, nhưng đã bị Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm vận trong nhiều năm và lệnh cấm đã được áp dụng trở lại hồi 2018. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã tuyên bố kể từ ngày 05/11/2018, bất kỳ công ty hay quốc gia nào nhập khẩu dầu mỏ từ Iran sẽ bị Mỹ trừng phạt chiếu theo nguyên tắc ngoài lãnh thổ. Lập tức hầu như tất cả các quốc gia đều ngừng mua dầu từ Iran, ngoại trừ Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là khách hàng mua dầu chủ yếu của Iran. Trong nhiệm kỳ 2 tổng thống Trump tuyên bố khai trừ xuất khẩu dầu của Iran trên thị trường thế giới. Tình hình đã trở nên căng thẳng hơn cho dù Mỹ và Iran đã nối lại đàm phán hạt nhân từ giữa tháng 4/2025. Dù vậy Teheran đến nay vẫn xoay xở để xuất khẩu dầu, đặc biệt là sang châu Á, mà chủ yếu là sang Trung Quốc, nguồn tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới và là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ số một toàn cầu ». Ẩn số chung quanh eo biển Hormuz Vào lúc câu hỏi đang đặt ra là nếu bị đẩy vào chân tường, Iran có dám đóng cửa eo biển Hormuz hay không, giới quan sát đồng loạt trả lời là không. Chuyên gia về dầu hỏa Francis Perrin trình bày : « Đây sẽ là kịch bản tệ hại nhất. Eo biển Hormuz là một vị trí chiến lược. Mỗi ngày khoảng 1/5 lượng dầu tiêu thụ toàn cầu trung chuyển qua ngả này bằng các tàu chở dầu mà chúng ta gọi là tankers. 20% lượng dầu tiêu thụ trên toàn thế giới phải đi qua đây. Do vậy nếu eo biển này bị phong tỏa, thì giá dầu sẽ tăng vọt. Không ai có thể thẩm định được một cách cụ thể về mức độ tai hại, nhưng đây sẽ là một cú sốc khủng khiếp với những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, tôi cho rằng kịch bản này không có khả năng xảy ra, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, bởi vì phong tỏa eo biển Hormuz sẽ là một loại vũ khí hủy diệt, tức là giải pháp cuối cùng, chỉ được dùng đến khi mà sự tồn tại của chính quyền Iran bị đe dọa. Chính quyền Iran không sụp đổ chỉ vì các cuộc không kích của Israel. Do vậy, nếu Iran phong tỏa eo biển Hormuz trong tương lai gần, thì ngoài các cuộc không kích của Israel, Iran sẽ phải hứng chịu thêm đòn từ phía Mỹ. Nói một cách dễ hiểu, phong tỏa eo biển Hormuz không phải là thượng sách. Điểm thứ nhì, phong tỏa eo biển Hormuz tức là Iran tự triệt đường xuất khẩu dầu hỏa của chính mình. Trong khi đó thì Teheran đang rất cần ngoại tệ, mà dầu hỏa là yếu tố sống còn đối với kinh tế nước này. Trong trường hợp đó, Trung Quốc cũng sẽ không thể tiếp tục mua dầu của Iran. Quốc gia Trung Đông này như vậy sẽ mất đi nguồn thu nhập và gây khó khăn cho khách hàng quan trọng nhất và gần như là duy nhất vẫn còn giao thương với Iran. Đây cũng sẽ là tính toán sai lầm, bởi Bắc Kinh là điểm tựa của Iran cả về chính trị lẫn ngoại giao. Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc có thể ngăn chặn các nghị quyết gây bất lợi cho Iran. Trong tình hình khó khăn hiện nay, đây không phải là lúc để Tehran làm mất lòng một trong những đồng minh hiếm hoi còn lại ». Iran không muốn tự sát Đừng quên rằng eo biển Hormuz là cửa ngõ chung để đưa năng lượng của các quốc gia trong vùng Vịnh Ba Tư (Iran, Kweit, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Qatar) ra Ấn Độ Dương. Do vậy, nếu khóa eo biển Hormuz, chắc chắn Teheran sẽ không yên được với các nước trong vùng. Thêm một điều nữa : Để đóng cửa eo biển Hormuz, Iran sẽ phải « vi phạm chủ quyền lãnh hải của Oman ». Theo một chuyên gia của công ty chuyên cung cấp dữ liệu kinh tế và tài chính Kpler, « vi phạm toàn vẹn lãnh hải của Oman tạo cơ hội cho Hoa Kỳ can thiệp quân sự ». Khi đó « chảo dầu » của thế giới có nguy cơ « bốc cháy ». Đó là một thực tế hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng giới trong ngành cũng nhắc lại: Trong cuộc chiến giữa Iran và Irak vào thập niên 1980, eo biển này đã từng bị « kẹt giữa hai làn đạn » làm xáo trộn thị trường dầu hỏa toàn cầu, gây nên một « cơn sốt dầu ». Chính vì tránh để kịch bản này tái diễn nên Hoa Kỳ đã « gài » Hạm Đội Năm tại căn cứ Manama ở Bahrain. Điều đó không cấm cản Teheran nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz như vào năm 2011 hay vào năm 2019, mỗi lần quốc tế siết chặt thêm các biện pháp cấm vận. Nhưng như vừa nói, phong tỏa eo biển chiến lược này sẽ là « một hành động tự sát » của chế độ thần quyền trong tay giáo chủ Khamenei. Một sự kềm chế từ phía Israel ? Như một nhà quan sát trong ngành ghi nhận : Hơn tất cả các đời tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ, Donald Trump « mê tiền » và không muốn phải hy sinh các lợi ích kinh tế. Đây có thể là một cái « may » : Chính vì lợi ích kinh tế mà chủ nhân Nhà Trắng sẽ tránh để kịch bản « tệ hại nhất đó » xảy ra. Sau cùng, cho đến ngày 21/06/2025, tức là hơn một tuần lễ từ khi khai hỏa, quân đội Israel có nhắm vào các cơ sở năng lượng của Iran, như ở Shahran, một trong những kho dự trữ lớn nhất của Iran, nhưng đó là khu vực dự trữ dầu để cung cấp cho thị trường nội địa. Trung tâm Emirates Policy Center ghi nhận, đến nay những nhà máy dầu và kho dự trữ để xuất khẩu vẫn còn nguyên vẹn. Điển hình là nhà máy được đặt tại đảo Kharg, khu vực tây nam Iran, nơi cất giữ đến« 95 % dầu hỏa của Iran để xuất khẩu». Nếu cơ sở này bị tấn công thì Teheran « không còn một giọt dầu nào » để cung cấp cho các khách hàng. Dù vậy trước mắt, không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra, nhất là kể từ khi Mỹ huy động bom cực mạnh oanh kích các cơ sở hạt nhân của Iran. Chỉ biết rằng từ khi bị Israel tấn công hôm 13/06, trung bình Iran xuất khẩu đến 2,33 triệu thùng dầu, tăng 44 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Như thể Teheran gấp rút xuất khẩu và thu vào ngoại tệ tối đa, đề phòng « tình hình xấu đi thêm ».
Tựa Đề: Cha Xấu - Cha Tốt; Kinh Thánh: Lu-ca 11:11-13; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Tu, Tề, Trị, Bình; Kinh Thánh: Mi-chê 6:8; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Thỉ; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Orange, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Cha Hay Thương Xót; Kinh Thánh: Thi-thiên 103:13; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Trọng Vinh; Loạt Bài: Hội Thánh Báp Tít Hy vọng Việt Nam Baton Rouge, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Cha Của Người Con Trai Hoang Đàng; Kinh Thánh: Lu-ca 15:11-32; Tác Giả: Mục Sư Ngô Đình Can; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Báp Tít Khởi Đầu Mới, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Làm Cha Trong Thời Nay; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 6:13-14; Tác Giả: Mục Sư Huỳnh John Hùng; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Cộng Đồng Everett, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Hiếu Kính Cha Mẹ; Kinh Thánh: Ê-phê-sô 6:2-3; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Hãy Hiếu Kính Cha Mẹ Ngươi; Kinh Thánh: Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:16; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Hãy Hiếu Kính Cha Mẹ Ngươi; Kinh Thánh: Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:16; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Ngày Lễ Cha, Nghĩ Về Chuyện... Con Và... Cha; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Đình Liễu; Loạt Bài: Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Ngày Lễ Cha, Nghĩ Về... Một Người Cha Tuyệt Vời Tên Gióp; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Đình Liễu; Loạt Bài: Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Ngày Lễ Cha, Nghĩ Về Chuyện... Cha Con Thầy Tế Lễ Hê-li; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Đình Liễu; Loạt Bài: Ngày Từ Phụ
Nguyên thủ Mỹ những ngày cuối tháng 5/2025 đã có những tuyên bố gay gắt đối với tổng thống Nga Vladimir Putin, rằng ông « hoàn toàn điên rồ », « đang đùa với lửa »…Những lời chỉ trích này phải chăng đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách của ông Trump về Nga? Phải chăng Donald Trump đang thoát khỏi sự kìm kẹp ảnh hưởng từ đồng nhiệm Nga ? Trên đây là những thắc mắc từ nhiều nhà quan sát. Tổng thống Mỹ Donald Trump có những phát biểu như trên sau những đợt oanh kích quy mô lớn chưa từng có tính từ đầu cuộc xung đột Nga – Ukraina, phối hợp tên lửa và drone nhắm vào nhiều vùng trên lãnh thổ Ukraina.Thiếu kiên nhẫn chiến thuậtPhải chăng tổng thống Nga đã đánh mất sự hậu thuẫn của Donald Trump ? Cựu đại sứ Pháp tại Nga giai đoạn 2020-2024, Pierre Lévy, trên làn sóng RFI Pháp ngữ ngày 27/05/2025, tỏ ra cẩn trọng khi cho rằng đối với Donald Trump, « cần phải chờ xem » những tuyên bố sắp tới.Nhưng theo ông, điều này thể hiện rõ một phương pháp tồi từ phía Washington, « không phải là cách để đối phó với Nga », với một dân tộc mà trong tâm trí luôn quan niệm rằng « nhà lãnh đạo thống trị và tự ngự trị mình. Do vậy, vị lãnh đạo đó không có tâm trạng và ông ta không nên thể hiện cảm xúc quá mức. Đó là dấu hiệu của sự yếu đuối ».Cũng theo cựu đại sứ Pháp Pierre Lévy, cách tiếp cận này của Nga là rất rõ ràng, được thể hiện rõ qua lời đáp trả của phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov khi đánh giá những phát biểu của Donald Trump là « trả lời theo cảm xúc trước các sự kiện ».Nhà ngoại giao Pháp giải thích tiếp : « Vì vậy, tôi thấy rằng về cơ bản đây là một cách tiếp cận khá khinh thường. Vụ việc thể hiện sự tương phản giữa một bên là sự thiếu kiên nhẫn về chiến thuật của Donald Trump và bên kia là sự kiên nhẫn chiến lược của Nga với một quyết tâm lạnh lùng. Và do vậy, không chút tâm trạng. »Vladimir Putin : Ukraina chỉ là « Tiểu Nga »Sự thiếu kiên nhẫn đó có lẽ phần nào phản ảnh tâm trạng hụt hẫng của Donald Trump khi nhận ra rằng ông không dễ chấm dứt chiến tranh « trong vòng 24 giờ » như tuyên bố khi vận động tranh cử. Ngày 04/06/2025, sau cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, tổng thống Trump thừa nhận sẽ không có « hòa bình tức thì » giữa Kiev và Matxcơva.Một sự thật hiển nhiên và chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Ông Brian Whitmore, nhà nghiên cứu, giáo sư trường đại học Texas – Arlington, trên trang Atlantic Council ngày 29/05/2025, từng viết là sẽ « không có một thỏa thuận nào với Nga về Ukraina. Điều đó chưa bao giờ có và sẽ chẳng bao giờ có ».Đơn giản là vì, theo ông, không có một công thức kỳ diệu nào, không một nhượng bộ hay một sự mặc cả lớn nào có thể thỏa mãn những mục tiêu tối đa và mang tính tiêu diệt của điện Kremlin : Chấm dứt chủ quyền, quốc gia và nhà nước Ukraina. Trong khi Ukraina muốn tiếp tục tồn tại như một quốc gia có chủ quyền độc lập. Do vậy, không có một sự thỏa hiệp nào là khả thi.Trong một cuộc trao đổi với đồng nhiệm Mỹ, tổng thống Putin đã tuyên bố mọi giải pháp cho cuộc xung đột phải xử lý điều mà ông gọi là « nguồn cội sâu xa của xung đột ». Nói một cách cụ thể, đó là sự tồn tại của Ukraina như là một quốc gia có chủ quyền, điều mà từ lâu ông Putin coi là đáng nguyền rủa.Tại thượng đỉnh NATO ở Bucarest, Bulgari năm 2008, trước sự hiện diện của đồng nhiệm Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush, tổng thống Nga đã nói rằng « Ukraina thậm chí không phải là một quốc gia », mà chỉ là một « Tiểu Nga » như nhiều lần ông nói đến. Đây là một thuật ngữ được sử dụng dưới thời Sa hoàng để mô tả vùng lãnh thổ Ukraina. Vẫn theo ông Whitemore, « đối với ông Putin và giới tinh hoa điện Kremlin, sự thống trị thuộc địa Nga đối với Ukraina là một vấn đề tư tưởng không thể đàm phán ».Quyết tâm chinh phục Ukraina của Nga đã được một trong những nhà tư tưởng Nga thân cận với Putin, Vladimir Medinsky, thể hiện rõ qua tuyên bố « Nga sẵn sàng chiến đấu mãi mãi » và không quên nhắc lại cuộc chiến tranh phương Bắc 1700 – 1721 chống Thụy Điển trong vòng 21 năm. Trong cuộc đàm phán tại Istanbul gần đây, ông thách thức phái đoàn Ukraina : « Các người có thể sẵn sàng chiến đấu trong bao lâu ? ».Kinh tế : Mắc xích yếu của Nga, mồi nhử Donald TrumpTuy nhiên, Nga cũng ý thức được rằng chiến tranh kéo dài, họ cũng trả giá đắt. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, trong vòng bốn tháng đầu năm 2025, cứ mỗi một cây số vuông đất Ukraina chiếm được, Nga mất gần như 100 quân.Với nhịp độ này, Nga sẽ phải mất đến gần 4 năm để chiếm hết phần còn lại của bốn vùng Donetsk, Luhansk, Zaporijia và Kherson mà Matxcơva đòi sáp nhập vào Nga, và có lẽ phải mất gần một thế kỷ để chiếm toàn bộ Ukraina, ngoại trừ các khu vực biên giới phía Tây nước này, với cái giá phải trả là 50 triệu thương vong, tương đương với khoảng 1/3 dân số Nga hiện nay.Nền kinh tế Nga hiện tại gặp khó khăn nhưng vẫn chống chọi được với các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Nhưng nếu kéo dài cuộc chiến, kinh tế của Nga chịu được sức ép trong bao lâu nếu phương Tây bền bỉ duy trì áp lực với Matxcơva ?Trong điều kiện này, mục tiêu của điện Kremlin đối với Hoa Kỳ là tìm cách tách rời cuộc chiến với mối quan hệ Nga – Mỹ, bình thường hóa quan hệ song phương Matxcơva – Washington, và được nới lỏng trừng phạt. Tổng thống Nga Putin đưa « củ cà rốt », mời mọc Mỹ hợp tác khai thác đất hiếm. Ông tuyên bố mối quan hệ hợp tác kinh tế mới giữa Mỹ và Nga sẽ có lợi hơn cho đôi bên, nhất là trong lĩnh vực năng lượng nếu như « lệnh trừng phạt được dỡ bỏ »…Những ý tưởng mà ông Trump có vẻ như không muốn bỏ lỡ. Nguyên thủ Mỹ bày tỏ ý muốn thiết lập quan hệ kinh tế bình thường với Matxcơva. Đây có lẽ sẽ là một sai lầm, bởi vì điều đó sẽ giúp mang lại cho ông Putin chút dưỡng khí để tiếp tục cuộc chiến tại Ukraina. Thực tế trên chiến trường cũng đã cho thấy rõ : Bất chấp các cuộc đàm phán, Nga gia tăng oanh kích bắn phá các thành phố của Ukraina.Theo phân tích từ cựu đại sứ Pháp Pierre Lévy, trên đài RFI, « tổng thống Nga vẫn chưa đi chệch mục tiêu ban đầu của mình, đó là phá vỡ chủ quyền của Ukraina và đi đến cùng các mục tiêu của mình. Nói một cách đơn giản, trong phương trình này, ông phải cẩn trọng để cho ông Trump không hoàn toàn phải xa lánh. Ông ấy có thể điều khiển ông Trump, sao cho người đồng cấp vẫn hiện diện ở đó. Và đến một lúc nào đó thì ông Putin sẽ chuyển qua bước tiếp theo … »Ukraina : Chống trả hay đầu hàng, chọn lựa sinh tửĐây cũng là điều khiến nhà sử học, giáo sư Laurence Saint-Gilles, trường đại học Sorbonne, Pháp lo lắng. Trái với Ronald Reagan, vị tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ giai đoạn 1981 – 1989, chỉ bắt đầu đàm phán với Matxcơva sau khi đã tái lập đươc thế ưu việt chiến lược của Mỹ, tổng thống Trump đã vội vàng đồng ý ngay lập tức hầu hết các yêu cầu của đồng nhiệm Nga trước khi bắt đầu đàm phán, biến câu nói « hòa bình thông qua sức mạnh » thành « hòa bình thông qua đầu hàng ».Về phía Ukraina, bất chấp màn hạ nhục trước ống kính quốc tế tại Phòng Bầu Dục và những dọa dẫm cắt viện trợ quân sự, tổng thống Trump không nhận được sự nhượng bộ nào từ Kiev để có thể nhanh chóng đi đến một lệnh ngừng bắn, mở đường cho đàm phán hòa bình.Nhà nghiên cứu Brian Whitemore dẫn nhận định từ nhà chính trị học Ukraina Anton Shekhovtsov đưa ra hồi trung tuần tháng 5/2025, nêu lên một thực tế cay đắng : « Ukraina phải chọn giữa chống trả và nguy cơ bị giết, hay đầu hàng và bị giết. Bằng cách chống trả, Ukraina có một cơ hội, nhưng nếu đầu hàng, họ sẽ không có cơ hội nào và do vậy, việc đầu hàng không phải là một giải pháp khả thi. »Trong hoàn cảnh này, các nước Pháp, Anh, Đức và khối Liên Hiệp Châu Âu nỗ lực gia tăng viện trợ cho Ukraina và ban hành một loạt trừng phạt mới nhắm vào Nga. Thủ tướng Đức Friedrich Merz gần đây dỡ bỏ giới hạn tầm bắn đối với vũ khí Đức cung cấp cho Ukraina, buộc Matx cơva phải lên tiếng cảnh báo đó là « một quyết định nguy hiểm ».Dù vậy, ông Brian Whitemore cảnh báo một trong những thách thức lớn nhất trong tương lai là châu Âu có sẽ vượt qua được những chia rẽ trong nội bộ, nhất là từ các nước Hungary và Slovakia, và có thể cung cấp được vũ khí cho Ukraina hay không.Donald Trump có thoát được bóng Putin ? Về phía Washington, các nước đồng minh châu Âu của Ukraina và giới quan sát đều có một câu hỏi : Liệu Donald Trump có thoát được chiếc bẫy Nga để ban hành loạt trừng phạt mới hay không, với hy vọng có thể chặn đứng được tham vọng bành trướng của Matxcơva và đi đến đàm phán hòa bình ?Nhà sử học Laurence Saint-Gilles trên La Croix lưu ý thêm rằng, nếu như những quyết định của Nhà Trắng cho đến lúc này làm hài lòng một bộ phận cử tri thân Nga, chống viện trợ cho Ukraina, thì Donald Trump khó thể phớt lờ một bộ phận lớn người dân Mỹ ủng hộ Ukraina và xem Nga như là một kẻ thù.Đây không phải lần đầu tiên Donald Trump bày tỏ bất bình công khai với đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhưng không ai có thể đoán đâu là phạm vi hành động của ông. Theo quan điểm Laurence Saint-Gilles, tổng thống Trump rất có thể « núp bóng » sau một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, vốn dĩ đã báo hiệu ý định áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga và áp đặt mức thuế quan nặng đối với các quốc gia mua dầu, khí đốt và uranium của Nga.Kết quả của cuộc bỏ phiếu này sẽ cho thấy những phản ứng gay gắt gần đây của Donald Trump chỉ là phản ứng cảm xúc, hay là khởi đầu của một cuộc giải thoát khỏi sự quyến rũ mà tổng thống Nga đang tác động lên ông!
Đến nay, Matxcơva chịu 17 đợt trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu và đánh mất thị trường lớn nhất mua vào dầu hỏa và khí đốt là khối này. Kinh tế của Nga « thấm mệt » nhưng tránh được khủng hoảng nhờ « đảo lại các ưu tiên trong bang giao » và trông cậy vào các nền kinh tế đang trỗi dậy mà đứng đầu là Trung Quốc. Viễn cảnh một hiệp định ngừng bắn cho Ukraina còn xa vời tạm xua tan hy vọng của điện Kremlin là Mỹ với vai trò đầu tầu, thuyết phục được phương Tây dỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa nhắm vào nước Nga.Đầu tháng 2/2025 thủ tướng Mikhail Michoustin đầy tự tin thông báo với tổng thống Vladimir Putin tăng trưởng của Nga trong năm 2024 đạt 4,1 %, « đỉnh cao từ năm 2010 ». Cùng lúc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo GDP của Nga năm nay « tăng nhanh hơn hẳn so với Anh, Pháp hay Đức ».Trong khi đó, báo chí và các nhà quan sát của phương Tây thường xuyên đánh giá kinh tế của nước Nga đang « thấm đòn » sau ba năm chiến tranh và không nhận được đầu tư trực tiếp Âu-Mỹ, của Úc hay Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc …Trả lời đài RFI tiếng Việt, nhà nghiên cứu Igor Delanoë, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp-Nga, cộng tác viên của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược – IRIS nhìn nhận, kinh tế Nga tránh được khủng hoảng, cho dù dân chúng phải đối mặt với lạm phát và gần 30 % lãi suất ngân hàng. « Kinh tế Nga đã kết thúc năm 2024 với mức tăng trưởng hơn 4%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện vẫn dự báo GDP của nước này tăng 3,8%. Có thể nói mức tăng trưởng như vậy là khá tốt, nhất là trong những điều kiện hiện tại như chúng ta đã biết với các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đã ban hành. Tuy nhiên, vấn đề của Nga là lạm phát vẫn ở mức rất cao – theo thống kê là vào khoảng 10%. Nhưng cũng tùy theo mặt hàng. Đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, giá cả thậm chí tăng cao hơn nhiều. Thí dụ như là giá trứng, hay khoai tây, một số thực phẩm thiết yếu hay hàng tiêu dùng… Đây quả thực là một vấn đề nghiêm trọng. Cùng lúc lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Nga dao động ở mức 21-22 % và trên thực tế, các doanh nghiệp và tư nhân phải đi vay với lãi suất khoảng 25 - thậm chí là 28 %. Trong hoàn cảnh đó, mọi dự án đầu tư hay kế hoạch đi vay tín dụng để mua nhà đều bị đóng băng ».Những khó khăn nói trên không dẫn tới « khủng hoảng trong xã hội » bởi vì như Igor Delanoë ghi nhận, từ 3 năm qua, dân cư ở thủ đô Matxcơva và các thành phố lớn vẫn sinh hoạt gần như bình thường, không bị chiến tranh đe dọa.Tuy nhiên, ở những khu vực sát với biên giới Ukraina như ở Briansk, Belgorod hay tại bán đảo Crimée thì khác : đây là những nơi dân cư bị bom và drone của Ukraina đe dọa.Thâm hụt trong cán cân chi tiêuNhưng gần đây, một thách thức khác đang đặt ra cho chính quyền của tổng thống Putin. Vào lúc các phí tổn chiến tranh không ngừng gia tăng, thu nhập của nhà nước Nga lại sụt giảm vì dầu hỏa mất gia và cùng lúc đồng tiền rúp tăng giá so với đô la và euro. Igor Delanoë phân tích : « Từ đầu 2025, giá dầu khá thấp chỉ hơn 60 đô la một thùng, trong lúc các dự báo của Matxcơva căn cứ vào giá dầu từ 65 đến 69 đô la/ thùng. Thêm vào đó, đơn vị tiền tệ của Nga tăng giá (từ 80 cho đến 90 rúp đổi lấy một đô la). Thu nhập của các tập đoàn năng lượng, của nhà xuất khẩu Nga vì được thanh toán bằng rúp, nên qua đó bị sụt giảm. Trong dự luật ngân sách được đã hoàn tất hồi mùa thu 2024, Matxcơva giả định giá dầu là 69 đô la/thùng, nên bội chi ngân sách cho năm nay sẽ tăng lên thêm, tương đương với 1,7% GDP. Nhiều nước châu Âu sẽ hài lòng với mức thâm hụt này, nhưng đối với Matxcơva thì đây là một gánh nặng nhưng mà Nga hoàn toàn đủ sức cáng đáng ».« Nga đã có những bước chuẩn bị từ trước »Vậy thì những bí quyết nào cho phép Nga vẫn giữ được tăng trưởng ở mức khá cao như vừa nói ? Nhà nghiên cứu Pháp, Igor Delanoë trả lời :« Ở đây có ba yếu tố. Thứ nhất, Matxcơva đã có một sự chuẩn bị từ trước. Thứ hai là đã thiết lập các mạng lưới giao thương song song để lách lệnh trừng phạt và thứ ba là từ đầu cuộc chiến đến nay, Nhà nước liên tục ồ ạt đầu tư vào kinh tế.Về điểm đầu tiên, Nga đã chuẩn bị từ năm 2014, kể từ khi bị phương Tây trừng phạt do sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina. Chính phủ đã có hẳn một loạt công cụ để tăng cường khả năng tự chủ. Thí dụ Nga cho phổ biến các thẻ ngân hàng nội địa thay cho thẻ Visa hay Mastercard – vốn phụ thuộc vào các hệ thống ngân hàng của Âu Mỹ. Cùng lúc Matxcơva cũng giảm bớt lệ thuộc vào đồng đô la, chuyển sang dùng nhân dân tệ của Trung Quốc nhiều hơn và tích trữ vàng. Điểm thứ nhì là từ năm 2022, Nga đã thiết lập cả một mảng giao dịch không chính thức với nhiều đối tác để lách lệnh trừng phạt. Cũng chính vì thế mà Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Matxcơva. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt ngưỡng 240 tỷ đô la. Sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ nhì và thứ ba trong số các bạn hàng của Nga. Ấn Độ chủ yếu mua vào dầu hỏa và than đá. Còn Thổ Nhĩ Kỳ là nơi trung chuyển ngũ cốc và nông phẩm của Nga đến các đối tác thứ ba … Ngoài ra, chúng tôi ghi là nhận giao thương giữa Matxcơva với các quốc gia nhỏ hơn như Armenia hay Các Tiểu Qương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng đã tăng mạnh trong ba năm trở lại đây.Cuối cùng là vai trò hàng đầu của nhà nước qua các khoản đầu tư mà chủ yếu là để huy động nền kinh tế phục vụ cho mục đích chiến tranh từ tháng 2/2022 khi Matxcơva khởi động cuộc chiến ở Ukraina. »Các « hạm đội ma » bảo đảm 70 % xuất khẩu dầu hỏa của Nga Theo một nghiên cứu của trường cao đẳng kinh tế Ukraina, Kiyv School of Economics, 70 % xuất khẩu dầu thô của Nga được trung chuyển quan đường biển nhờ các « hạm đội tàu ma », và 95 % khối lượng này được dành để bán cho Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.Nếu như vào thời điểm 2021, trước khi tổng thống Vladimir Putin tấn công Ukraina, gần 50 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga là để phục vụ các thị trường tại toàn châu Âu, trong đó bao gồm luôn cả Ukraina và Bélarus, thì đến cuối 2023, tình hình đã hoàn toàn thay đổi.Igor Delanoë, thuộc Đài Quan Sát Pháp-Nga tuy nhiên nhấn mạnh, dầu khí vẫn là một nguồn thu rất lớn đối với nước Nga, giúp quốc gia này « trang trải phần lớn các phí tổn chiến tranh ». Song song với dầu khí, Nga đã đẩy mạnh các lĩnh vực xuất khẩu khác như là nông phẩm, hay phân bón, hóa chất…Đó là những mặt hàng mà đến nay Âu, Mỹ không hề áp đặt lệnh cấm vận. Cũng chuyên gia người Pháp này lưu ý rằng « những lĩnh vực này không chỉ đem lại thu nhập cho Matxcơva mà còn là những đòn bẩy mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của Nga – đặc biệt là ở châu Phi và các khu vực khác trên thế giới ».Một trật tự mới trên bàn cờ thương mại của Matxcơva Với chiến tranh Ukraina và các biện pháp trừng phạt phương Tây ban hành, trọng tâm kinh tế và thương mại của Nga đã nhanh chóng xoay trục sang châu Á :« Thực tế đã có những quan hệ đối tác kinh tế gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Như vừa nói, Nga hiện có các đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng cần chú ý đến một số quốc gia khác đã từ lâu được theo dõi sát sao như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong khu vực vùng Vịnh. Ngoài ra, các nước thuộc không gian hậu Xô Viết như Armenia cũng đã trở thành đối tác thương mại quan trọng, do họ là những trung gian, những mắt xích trong chuỗi cung ứng của Nga... Nếu nhìn xa hơn nữa chúng ta thấy rằng Matxcơva đang nỗ lực đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế với nhiều khu vực khác trên thế giới để lấp vào chỗ trống mà các đối tác phương Tây để lại. Riêng với khu vực châu Á, ngoài Trung Quốc ra thì chính quyền của ông Putin đã thúc đẩy quan hệ với Indonesia, thành viên mới trong khối các nền kinh tế đang trỗi dậy BRICS. Mối quan hệ với Việt Nam cũng đã được thúc đẩy trở lại. Đương nhiên là phải kể đến hợp tác càng lúc càng chặt chẽ giữa Nga và Bắc Triều Tiên. Tất cả những động thái này nhằm giảm bớt mức độ phụ thuộc vào một mối quan hệ đối tác châu Á duy nhất là Trung Quốc ».Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, IFRI vì chính sách « xoay trục » trên bàn cờ thương mại này, mà châu Phi đang « đội sổ » trong số 10 ưu tiên của Nga về đối ngoại, nay đã « nhảy vọt lên hạng thứ 6 ». Nếu như Matxcơva « ưu tiên » cung cấp nông phẩm và ngũ cốc cho nhiều nước châu Phi như Somalia, Mali, hay Burkina Faso… vì lý do nhân đạo, thì trong chiều ngược lại, nhiều quốc gia trên châu lục này là những mỏ vàng thực thụ của các tập đoàn khai thác khoáng sản Nga như Nord Gold hay Emiral Resources… Đó là chưa kể đến những thương vụ mua bán vũ khí giữa các tập đoàn của Nga với các giới tướng lĩnh ở châu Phi.
Mỹ sẽ an toàn hơn với dự án « Mái vòm vàng » mà tổng thống Donald Trump vừa loan báo ? « Chiến tranh các vì sao » đầu thập niên 1980 thời Reagan đã đẩy Liên Xô vào một cuộc chiến tiêu hao. Bốn chục năm sau, Nhà Trắng muốn sử dụng lại chiến thuật này để nhắm vào mục tiêu quan trọng nhất là Bắc Kinh. Nhưng với những phương tiện tài chính, kỹ thuật nào và điều gì sẽ xẩy ra nếu Trung Quốc, Nga tăng tốc trong cuộc chạy đua vũ trang trên không gian. Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Donald Trump, hôm 20/05/202 chính thức thông báo một kế hoạch « rất quan trọng cho thành công và sự tồn tại » của nước Mỹ : Golden Dome hay Mái vòm vàng, một lá chắn « có khả năng chận bắn tên lửa xuất phát từ bất cứ nơi nào trên Trái đất, kể cả phóng đi từ không gian ». Theo lời nguyên thủ Mỹ, lá chắn tên lửa này huy động « hàng ngàn vệ tinh hiện đại nhất, sử dụng công nghệ tối tân nhất », cho phép bắn chặn « mọi loại tên lửa », kể cả tên lửa siêu thanh có mang theo đầu đạn hạt nhân nhắm vào Hoa Kỳ, với mức độ tin cậy « gần 100 % ».Donald Trump hy vọng Mái vòm vàng sẽ bắt đầu hoạt động trước khi ông mãn nhiệm. Phí tổn chương trình ước tính lên tới 175 tỷ đô la và ngay lập tức Washington sẵn sàng huy động 25 tỷ đô la để « khởi động dự án ».Vòm vàng cao cấp hơn vòm sắt của Israel Mái vòm vàng Donald Trump vừa trình bày gồm ba điểm then chốt : thứ nhất đây là một lá chắn chống tên lửa, dựa theo mô hình mái vòm sắt của Israel, nhờ đó mà Nhà nước Do Thái đã hủy diệt được gần hết tên lửa của Iran bắn vào lãnh thổ Israel hồi năm 2024 trong các đợt căng thẳng tưởng chừng dẫn tới chiến tranh. Nhưng giới phân tích cũng lưu ý rằng, vòm sắt đó của Israel vẫn bị rocket của Hamas xuyên thủng trong loạt tấn công đẫm máu hồi tháng 10/2023.Điểm thứ nhì, chính quyền Trump kỳ vọng Mái vòm vàng do hiện đại hơn, quy mô hơn vòm sắt của Nhà nước Do Thái nên sẽ hiệu quả hơn, với khả năng bảo vệ « gần như 100 % » toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ, lớn gấp 450 lần lãnh thổ Israel. Vòm vàng sẽ chặn được đủ loại tên lửa từ « tên lửa đạn đạo, hành trình, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và tên lửa siêu thanh cũng như drone ».Điểm quan trọng thứ ba là khả năng « phát hiện » trước khi bất kỳ một tên lửa nào bay tới lãnh thổ của Mỹ nhờ « hàng ngàn vệ tinh » trên quỹ đạo, và hệ thống vệ tinh dày đặc đó cho phép nhanh chóng « can thiệp », kể cả từ không gian để tiêu hủy mối nguy hiểm đó.Mỹ sẽ vi phạm luật pháp quốc tế ? Điểm sau cùng này là một điều mới và rất quan trọng về mặt quân sự và an ninh đối với toàn thế giới, theo giải thích của tướng Dominique Trinquand. Ông từng đứng đầu một ủy ban quân sự của Pháp bên cạnh Liên Hiệp Quốc.« So sánh mái vòm vàng của Mỹ với vòm sắt của Israel hơi khập khiễng. Đây là sự tiếp nối của Chiến tranh các vì sao mà cố tổng thống Ronald Reagan đã khởi động năm 1983. Hệ thống của Mỹ cho phép quan sát và nhận diện các tên lửa. Vấn đề đầu tiên ở đây là phát hiện sớm chừng nào tốt chừng nấy các tên lửa, để có thể chận được tên lửa đó. Chính ở giai đoạn bắn chặn tên lửa này, có một sự mập mờ : chúng ta đã sử dụng vệ tinh để nhận diện tên lửa, rồi huy động tên lửa từ trên mặt đất để tiêu hủy tên lửa của đối phương. Đây là điều hiển nhiên không gây tranh cãi. Tuy nhiên bắn hạ một tên lửa từ trên không gian sẽ là điều mà công ước quốc tế không cho phép. Như vậy là chúng ta sẽ vượt quá khuôn khổ pháp lý hiện hành. Điểm cuối cùng tôi xin lưu ý, chính tổng thống Trump cũng nhìn nhận Mái vòm vàng chỉ tiến gần đến mức hiệu quả 100 %. Có nghĩa là nước Mỹ vẫn không được bảo vệ hoàn toàn và điềm mà Hoa Kỳ lo ngại sợ hơn cả là tên lửa siêu thanh với đầu đạn hạt nhân ». Giới hạn về kỹ thuậtLãnh thổ Israel chỉ bằng 1/450 diện tích của Hoa Kỳ. Vòm sắt của Nhà nước Do Thái chỉ đủ sức chống đỡ rocket, tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng đi từ các nước « lân cận » và đã không hiệu quả 100 % như đã thấy. Dự án của tổng thống Trump có tham vọng chặn luôn cả các tên lửa tầm xa, tên lửa hành trình và liên lục địa …. Vậy Mỹ sẽ phải sử dụng những kỹ thuật nào ? Và làm sao để có thể « phát hiện » các tên lửa được cho là đang chuẩn bị nhắm tới lãnh thổ Hoa Kỳ, hay khi chúng vừa được phóng đi ? Theo nhà báo Caroline Bruneau, của tạp chí chuyên đề Aerospatium, trước mắt đây hãy còn là một « vùng sương mù » :« Sẽ rất thú vị khi chúng ta nhìn vào danh sách các công ty đăng ký đấu thầu, tham gia dự án – Hiện có khoảng 180 tập đoàn đã đăng ký và như vậy họ sẽ phải cung cấp thông tin về kỹ thuật sẽ sử dụng …Trước mắt đã có một số công nghệ để bắt chận tên lửa, thí dụ như công nghệ GBMD tức là hệ thống tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo của Hoa Kỳ để chặn tên lửa Bắc Triều Tiên. Tỷ lệ thành công là 57 % tức là còn rất thấp để bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ. Dự án Mái vòm vàng sử dụng kỹ thuật nào để bắt chận tên lửa siêu thanh ? Hiện tại chưa thể trả lời câu hỏi này. Chỉ biết rằng đây là một dự án khổng lồ, rất tốn kém. Chi phí dự trù là 175 tỷ đô la nhưng theo giới trong ngành Mái vòm vàng có thể vượt ngưỡng 500 tỷ đô la và còn hơn thế nữa. Mỹ muốn huy động số tiền khổng lồ nói trên vì đánh giá là mức đe dọa đối với an ninh quốc gia thực sự to lớn và có thực ». Nguy cơ chạy đua vũ trang trên không gian và khai tử nguyên tắc cơ bản của thuyết răn đeChuyên gia về các vấn đề vũ khí răn đe và hệ thống chống tên lửa, Etienne Marcuz, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp lưu ý : để phát hiện và chặn trước một tên lửa phóng đi từ một quốc gia rộng lớn như Trung Quốc hay Nga, « giải pháp duy nhất của Hoa Kỳ là sử dụng vệ tinh có trang bị tên lửa chống tên lửa ». Nói cách khách là Mỹ sẽ phải gài đặt sẵn các thiết bị quân sự trên không gian. Vấn đề đặt ra là nếu Hoa Kỳ làm được việc này hay nghĩ tới giải pháp này, thì có nghĩa là Nga và Trung Quốc cũng có phương tiện để « phát triển vũ khí trên không gian nhằm bắn chặn, hoặc phá hủy các phương tiện quân sự của Mỹ ». Nói cách khác, với Mái vòm vàng, Donald Trump như thể khuyến khích các đối thủ cùng « quân sự hóa không gian ».Theo bà Laurence Nardon điều hành chương trình nghiên cứu về châu Mỹ tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI Mái vòm vàng nguy hiểm ở một điểm khác nữa : trong học thuyết về vũ khí răn đe đến nay các cường quốc hạt nhân bị trói buộc bởi nguyên tắc mà chuyên gia này gọi là « thế cân bằng của sự sợ hãi kinh hoàng (l'équilibre de la terreur) ».Nguyên tắc đó đơn giản là mỗi bên đều biết rằng hạt nhân chỉ là vũ khí răn đe, sử dụng đến công cụ « chết người này » để tiêu diệt đối phương, tức là cũng tự giết mình. Nhưng Mái vòm vàng của tổng thống Trump có nguy cơ khai tử nguyên tắc đến nay vẫn trói buộc các cường quốc nguyên tử với nhau này. Mỹ đang có những ưu tiên cấp bách hơnChuyên gia về an ninh cũng thuộc viện IFRI, Léo Péria Peigné có đồng quan điểm và giải thích thêm rằng, tham vọng trang bị một Mái vòm vàng cho Hoa Kỳ vào thời điểm này là một tính toán kém thực tế: « Một hệ thống chống tên lửa hiệu quả sẽ làm thay đổi tương quan giữa những phương tiện tấn công và phòng thủ trong thuyết răn đe hạt nhân. Vấn đề đặt ra là trong lĩnh vực hạt nhân, Hoa Kỳ đang gặp nhiều vấn đề về tài chính, cũng như ở khâu hiện đại hóa kho tên lửa đạn đạo … Những tên lửa hiện có, trên nguyên tắc đã phải được tân trang lại từ lâu nay để có thể vẫn được sử dụng cho đến năm 2050, bởi Mỹ không kịp để có thêm vũ khí với công nghệ mới. Do vậy câu hỏi đặt ra là dự án của ông Trump sẽ tốn bao nhiêu tiền và tìm nguồn tài trợ ở đâu ra ? Quân đội Hoa Kỳ đang có những nhu cầu rất lớn và đó là những nhu cầu hoàn toàn khác hẳn so với mục tiêu xây dựng Mái vòm vàng. Nhu cầu của Lầu Năm Góc thích hợp hơn để đối phó với mối đe dọa xuất phát từ Trung Quốc hiện nay. Ngành công nghiệp đóng tàu của Mỹ hiện trong tình trạng thảm hại. Để phát triển các chương trình cho bên bộ binh, Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn để thay thế một số các thiệt bị có từ thời Chiến tranh lanh. Trong hoàn cảnh đó, chi ra từ 800 đến 1.000 tỷ đô la cho Mái vòm vàng, tôi nghĩ là Lầu Năm Góc không mấy hài lòng, cho dù bộ Quốc Phòng đang chịu áp lực lớn của tổng thống Trump đi chăng nữa ».Mỹ đủ sức « cản đường » Trung Quốc ? Vào lúc Nhà Trắng khẳng định Mái vòm vàng sẽ bảo vệ nước trước mọi hình thức tấn công, nhưng các chuyên gia quốc tế đồng loạt cho rằng, ông Trump vẫn hoài niệm thời kỳ « vàng son » dưới thời tổng thống Ronald Reagan (1980-1988) và kế hoạch bị bỏ dở « Chiến tranh các vì sao » nhằm hủy hoại sức lực của Liên Xô. Trump giờ đây cũng muốn lôi kéo Trung Quốc vào một cuộc chạy đua công nghệ và không gian với hy vọng làm hao mòn sức lực của đối phương. Tướng Dominique Trinquand nguyên trưởng phái đoàn Pháp bên cạnh Liên Hiệp Quốc nhắc lại : « Chúng ta thường nhắc đến Chiến tranh các vì sao, thời tổng tống Reagan và những hệ quả trực tiếp và gián tiếp. Đừng quên rằng, chính cuộc chạy đua vũ trang quá tốn kém đó đã buộc Liên Xô phải bỏ cuộc. Giờ đây Mỹ muốn ‘bổn cũ soạn lại'. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng Mái vòm vàng của ông Trump có làm cạn kiệt các nguồn tài chính của Trung Quốc hay không. Một khi mà Donald Trump công bố kế hoạch lá chắn chống tên lửa của Mỹ thì Trung Quốc lập tức lên tiếng ». Léo Péria Peigné chuyên nghiên cứu về an ninh của viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp cho rằng chỉ cần nhìn vào những thành tựu của Trung Quốc cả về công nghiệp lẫn trong lĩnh vực công nghệ cao, nước cờ đó không còn tính thời sự, đơn giản là Mỹ đang phụ thuộc vào một số nguyên liệu thiết yếu của Trung Quốc như kim loại hiếm. « Nếu chúng ta nhìn lại Chiến tranh các vì sao hồi thập niên 1980 : khi đó mục tiêu của Mỹ là khai thác công nghệ cao của mình để hủy hoại sức lực của Liên Xô. Giờ đây, đối thủ của Washington là Bắc Kinh. Với tiềm năng cả về công nghệ lẫn công nghiệp mà Trung Quốc đang có, không biết rằng chính sách của Hoa Kỳ có còn tính thời sự nữa hay không. Để thực hiện Mái vòm vàng, các nhà sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ không hoàn toàn tự chủ mà phải dựa vào một số sản phẩm của Trung Quốc và đó là những mặt hàng khó có thể thay thế. Đây thực sự là một câu hỏi lớn đang đặt ra ». Cuối cùng, tướng Trinquand nhận xét, Mái vòm vàng để lộ rõ chiến lược quân sự của Mỹ với khá nhiều mâu thuẫn và cả những tác động kèm theo.« Công nghệ và khối lượng tên lửa của Bắc Triều Tiên không trực tiếp đe dọa Hoa Kỳ. Ngược lại, tiềm năng quân sự của Trung Quốc là một mối nguy hiểm. Tuy nhiên cũng phải đặt lại vấn đề trong tầm nhìn chung của Washington về an ninh : thứ nhất Mỹ quan niệm Trung Quốc là đối thủ thực thụ, là mối đe dọa số 1. Điểm thứ nhì là để tự vệ, Hoa Kỳ chủ trương tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới, một dạng như là chính sách bảo hộ trong lĩnh vực quân sự. Đương nhiên là điều này bắt buộc châu Âu phải rà soát lại chính sách an ninh và chiến lược phòng thủ. Châu Âu không có khả năng để cũng trang bị một lá chắn chống tên lửa quá đắt đỏ như của Mỹ ».Dự án Mái vòm vàng của Mỹ đang đặt ra nhiều câu hỏi và thậm chí một số nhà phân tích cho rằng, tổng thống Trump đang cho công luận Hoa Kỳ « ăn bánh vẽ » khi ồn ào bảo đảm rằng lá chắn chống tên lửa ông sắp trang bị cho đất nước là « hàng cao cấp » nên sẽ rất hiệu quả. Nguy hiểm ở đây là cái « bánh vẽ » đó tạo ra ảo tưởng trong công luận là an ninh của Hoa Kỳ sẽ được bảo vệ gần như là 100 %. Còn với những đối thủ của nước Mỹ thì Mái vòm vàng là cơ hội để tăng tốc các dự án phát triển công nghệ quân sự, kể cả các chương trình quân sự hóa không gian.
In this episode of The Texas Predator Hunting Podcast, Wade sits down with his dad and his wife Brooke for a real-deal conversation about two unforgettable hunts — his dad's New Mexico antelope hunt and a challenging oryx hunt in the West Texas desert.This one's not about tactics or gear — it's about the stories behind the hunts. The laughs, the close calls, and the moments that make it all worth it. If you've ever shared a hunt with family, you'll get it.
Nguyên là đại sứ Pháp tại Việt Nam từ 1989 đến 1993, ông Claude Blanchemaison vừa cho ra mắt độc giả ở Pháp một cuốn sách gần như là hồi ký của một nhà ngoại giao. Tác giả đặt tựa cho quyển sách là “Fragments d'un parcours aventureux” ( tạm dịch là “Những phân đoạn của một hành trình kỳ thú” ). Ngoài Việt Nam, ông Blanchemaison đã từng là đại sứ ở các nước Ấn Độ, Nga, Tadjikistan và Tây Ban Nha và cũng đã từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong bộ Ngoại Giao Pháp. Hiện là một chuyên gia về châu Âu và châu Á, ông vẫn thường xuyên bình luận về thời sự quốc tế trên các kênh truyền hình và truyền thanh của Pháp. Cuốn sách của ông “Sống với Putin” đã nhận được giải Jacques Fouchier của Viện Hàn lâm Pháp năm 2020. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, cựu đại sứ Blanchemaison kể lại, vào ngày 24/02/2022 (đúng vào ngày Putin xua quân xâm lăng Ukraina !), khi đang ở một nhà hàng ở Paris ông đã bước hụt và bị ngã, vỡ cả hai đầu gối, nên phải được phẫu thuật và phải nằm viện một thời gian dài do chấn thương đầu gối khá nghiêm trọng. Chính trong thời gian đó mà Claude Blanchemaison nảy ra ý định viết một cuốn sách kể lại đời mình từ thuở thiếu niên cho đến ngày nay, nhưng phần lớn tác phẩm này được dành cho sự nghiệp rất dài của một nhà ngoại giao kỳ cựu, mà một trong những chặng đường mà ông đã đi qua là Việt Nam: Rồi một ngày đầu năm 1989, tôi được thông báo: "Họ đang suy tính bổ nhiệm ông làm đại sứ tại Việt Nam". Một khả năng khá là chắc chắn và tôi thậm chí còn được mời tham gia một phái đoàn của bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp đến thăm Việt Nam vào tháng 2/1989. Thế là tôi đã đến đó cùng với ông và đã khám phá Việt Nam với những cảnh quan tuyệt đẹp. Tháp tùng bộ trưởng Nông Nghiệp Henri Nallet, chúng tôi đã đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chúng tôi gặp các giám đốc của các viện nông học đã từng du học ở Pháp và về cơ bản đã duy trì được mạng lưới hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác với các kỹ sư nông nghiệp Việt Nam và Pháp. Đây gần như là lĩnh vực duy nhất thực sự có sự hợp tác, ngoài lĩnh vực ngôn ngữ, nghĩa là giảng dạy tiếng Pháp và duy trì đội ngũ giáo viên dạy tiếng Pháp. Tôi nhận thấy rằng người Việt Nam luôn có thông tin đầy đủ: Một trong những phiên dịch viên nói với tôi: “ Có tin đồn rằng ngài sẽ đến Việt Nam với tư cách là đại sứ, vậy khi nào ngài sẽ đến?” Vị đại sứ trẻ Claude Blanchemaison đã nhậm chức đại sứ Pháp tại Việt Nam năm 1989, vào một thời điểm rất đặc biệt: Việt Nam vẫn còn bị Mỹ cấm vận, nhưng bắt đầu mở cửa với thế giới và cải cách kinh tế, trong khi đó cuộc chiến ở Cam Bốt vẫn chưa kết thúc hoàn toàn. Blanchemaison kể lại những ngày đầu tiên ông đại diện cho nước Pháp ở Việt Nam: Đối với tôi, đó quả là một thách thức, vì chỉ thị mà tôi nhận được từ tổng thống và ngoại trưởng là nối lại quan hệ với Việt Nam, nối lại hợp tác bất cứ khi nào có thể và giúp đỡ Việt Nam. Vào thời điểm đó, Việt Nam còn nghèo đói sau hơn 30 năm chiến tranh với Pháp, với Mỹ và sau đó Việt Nam đánh đuổi Khmer Đỏ ra khỏi Cam Bốt, khiến Trung Quốc tức giận và đã đánh sang miền bắc Việt Nam. Và như ông có nói, lệnh cấm vận của Mỹ rất nghiêm ngặt và thực tế là tình trạng kinh tế của đất nước rất khó khăn. Khi tôi đến thì Việt Nam đã quyết định thi hành chính sách Đổi Mới, tức là cải cách kinh tế. hơi giống với những gì Trung Quốc đã và đang là từ trước đó một thời gian, đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường mang màu sắc Việt Nam. Nhưng vấn đề là chưa có một khuôn khổ pháp lý. Chỉ có quyết tâm chuyển sang nền kinh tế thị trường không thì chưa đủ, mà cần có những luật lệ, quy định, thể chế phù hợp với nền kinh tế thị trường. Và đó là nhiệm vụ đầu tiên của tôi. Phía Việt Nam hỏi tôi liệu có thể tìm được người trợ giúp họ, tư vấn cho họ về việc soạn thảo bộ Luật Thương mại không?Thật tình cờ là khi đó có một luật gia người Pháp rất nổi tiếng, là một trong những chánh án Tòa Phúc thẩm Paris, ông Pierre Bizard, sinh ra tại Việt Nam. Cha ông làm việc trong chính quyền Pháp và từng công tác ở Việt Nam. Ông Pierre Bizard đã tình nguyện đến Việt Nam rất thường xuyên, trong các chuyến đi 8 ngày hoặc 15 ngày để làm việc với nhóm của bộ trưởng Tư Pháp Việt Nam về bộ Luật Thương mại Việt Nam, vì ưu tiên là phải có khuôn khổ pháp lý để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, khi đó bộ Tài chính Pháp cũng có một cơ quan hợp tác với nước ngoài, đứng đầu là một thanh tra tài chính rất nổi tiếng vào thời điểm đó, ông Jacques de Chalendar. Ông de Chalendar nói: "Chúng ta có thể huy động chuyên môn của các công chức, phó giám đốc, giám đốc của chúng ta tại bộ Tài Chính". Và ông đã tổ chức hợp tác với bộ Tài Chính Việt Nam để Việt Nam có một kho bạc thực sự và một tổng cục thuế thực sự. Có nghĩa là, giống như bất kỳ Nhà nước hiện đại nào, thuế phải được thu theo đúng luật, theo các quy định pháp lý, và tiền thuế được đưa về trung ương, tức là về Hà Nội, về bộ Tài Chính, rồi sau đó việc phân bổ ngân sách phải thực hiện dựa trên ngân sách do Quốc Hội biểu quyết. Trong hệ thống trước đó ở Việt Nam, lãnh đạo các vùng có thể giữ lại một phần tiền thuế để phục vụ nhu cầu của địa phương và gửi phần còn lại về Hà Nội. Vì vậy, cần phải cải cách toàn diện và cơ bản. Các quan chức Việt Nam và Pháp đã hợp tác để thiết lập hệ thống giúp hình thành một nền kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa kiểu Liên Xô. Chúng tôi thực sự đã mất khá nhiều thời gian.” Trong cuốn sách, ông Blanchemaison có kể lại chuyện tướng Võ Nguyên Giáp đã bất ngờ đến dự lễ kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp, được tổ chức tại đại sứ quán Pháp ngày 14/07/1989. Cho tới lúc đó, tướng Giáp chưa bao giờ đến đại sứ quán Pháp và đối với đại sứ Blanchemaison, sự tham dự của vị tướng này một dấu hiệu của sự hòa giải, mà sứ mệnh của ông Blanchemaison cũng chính là mang lại sự hòa giải và xây dựng lòng tin giữa người Việt Nam và người Pháp. Tiến trình hòa giải giữa hai nước còn được đánh dấu bằng chuyến thăm lịch sử của tổng thống François Mitterrand 4 năm sau đó, năm 1993: “Chưa từng có chuyến thăm cấp Nhà nước của một tổng thống phương Tây tới Hà Nội và cũng chưa từng có một chuyến thăm của một tổng thống Pháp đến Việt Nam. Chuyến đi này thực sự đánh dấu kết quả của một quá trình hòa giải. Tổng thống Mitterrand cũng đã gặp tướng Giáp. Ông nhất quyết muốn đến Điện Biên Phủ để được Pierre Schoendorfer, một nhà làm phim trong quân đội ở Điện Biên Phủ, giải thích cho ông về trận chiến, do Schoendorfer hiểu rõ trận chiến, thậm chí sau đó đã bị bắt làm tù binh tại đây. Mọi chuyện diễn ra rất tốt đẹp và đó là biểu hiện to lớn của hòa giải ” Ngay cả sau khi hết nhiệm kỳ đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Blanchemaison tiếp tục giữ liên lạc với Việt Nam thông qua những hoạt động khác: “Sau đó tôi trở về Paris, vì chúng tôi phải luân phiên đảm nhiệm các vị trí ở nước ngoài và ở Paris. Rồi trở thành tôi trở thành vụ trưởng vụ Châu Á và Châu Đại Dương và vì thế, tôi luôn để mắt đến Việt Nam và tôi đã tiếp tất cả những vị khách quan trọng của Việt Nam đến Paris, những người mà tôi đã quen biết khi ở Việt Nam. Chúng tôi đã cùng nhau ăn trưa, trò chuyện và tôi cũng có cơ hội quay lại Việt Nam vào thời điểm đó. Sau đó, vẫn hướng châu Á, tôi đi nhận nhiệm vụ ở Ấn Độ. Sau khi rời Ấn Độ, tôi đã đi làm việc ở Nga, vào thời điểm Putin lên nắm quyền, tức là năm 2000. Sau nước Nga, tôi trở về Paris, được giao đặc trách mọi vấn đề hợp tác của Pháp với các nước thứ ba và như vậy tôi có dịp trở lại Việt Nam khi Hà Nội đăng cai hội nghị thượng đỉnh ASEM, tức là thượng đỉnh giữa châu Âu và châu Á. Do tổng thống Jacques Chirac phải tiếp tục chuyến công du của ông nên giữa chừng phải rời cuộc họp. Ông nói với tôi: "Ông thay tôi nhé, vì họ biết ông rất rõ, ông giữ dùm ghế đại diện cho nước Pháp trong nửa sau của cuộc họp. Thật là thú vị, bởi vì tôi biết rất rõ thủ tướng Việt Nam, người chủ trì hội nghị. Vì vậy, chúng tôi đã trao đổi rất nhiều ý kiến và cả những chuyện đùa nữa.” Vẫn theo dõi sát tình hình Việt Nam, Claude Blanchemaison đưa ra đánh giá của ông về tiến triển của Việt Nam kể từ thời ông làm đại sứ Pháp cho đến ngày nay, tức là trong hơn 30 năm qua: Khi tôi đến Việt Nam vào năm 89, lúc đầu chúng tôi đã phải cử những người trẻ trong đại sứ quán đi mua các thứ cần thiết ở Bangkok. Nhưng tình hình đã diễn biến rất nhanh chóng, vì Việt Nam đã mở cửa rất nhanh và hiện nay rõ ràng Việt Nam là một trong những con hổ châu Á, đã phát triển toàn diện và hội nhập hoàn toàn vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), điều mà chúng tôi đã thúc đẩy vào lúc đó. Ngoài ra, Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đều cho rằng liên minh quân sự là một điều hơi nguy hiểm và mong muốn có quan hệ với tất cả các nước muốn có quan hệ tốt với mình và do đó hợp tác chiến lược với rất nhiều nước, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào những gì quốc gia đó có thể mang lại cho Việt Nam và tùy thuộc vào những gì có thể thực hiện được trong các hợp tác hai chiều này. Rõ ràng nhất là hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu. Khi tôi còn tại nhiệm, chúng tôi đã nhấn mạnh Việt Nam phải ký kết các hiệp định kinh tế với Liên Hiệp Châu Âu. Và hai bên đã ký hiệp định. Tôi thấy bà Ursula von der Leyen sẽ đến Việt Nam để tăng cường quan hệ và nâng quan hệ lên một nấc cao hơn. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm ông Trump đang làm đảo lộn hoàn toàn nền kinh tế thế giới. Chúng ta phải có những biện pháp phòng ngừa và thực sự những biện pháp phòng ngừa còn mang tính chiến lược trong lĩnh vực kinh tế giữa Pháp và Việt Nam, giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam.”Kết thúc phần nói về Việt Nam trong cuốn sách của ông, cựu đại sứ Blanchemaison đặt câu hỏi: "Nước Pháp có thể phát triển được quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong các lãnh vực nhạy cảm công nghệ lưỡng dụng, thậm chí thuần túy quân sự?" Tác giả nhắc lại trong chuyến thăm cấp Nhà nước ở Pháp hai ngày 6 và 7/10/2024, tổng bí thư Tô Lâm ( lúc đó còn kiêm nhiệm chức chủ tịch nước ) và tổng thống Emmanuel Macron đã nâng quan hệ Pháp-Việt lên thành Đối tác chiến lược toàn diện. Ông Blanchemaison ghi nhận: "Hợp tác giữa Pháp và Việt Nam đã phát triển đều đặn trong một bầu không khí tin cậy. Chúng ta có một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh tại một quốc gia nay có đến 100 triệu dân và có một mức tăng trưởng hàng năm hơn 7%."
Nguyên là đại sứ Pháp tại Việt Nam từ 1989 đến 1993, ông Claude Blanchemaison vừa cho ra mắt độc giả ở Pháp một cuốn sách gần như là hồi ký của một nhà ngoại giao. Tác giả đặt tựa cho quyển sách là “Fragments d'un parcours aventureux” ( tạm dịch là “Những phân đoạn của một hành trình kỳ thú” ). Ngoài Việt Nam, ông Blanchemaison đã từng là đại sứ ở các nước Ấn Độ, Nga, Tadjikistan và Tây Ban Nha và cũng đã từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong bộ Ngoại Giao Pháp. Hiện là một chuyên gia về châu Âu và châu Á, ông vẫn thường xuyên bình luận về thời sự quốc tế trên các kênh truyền hình và truyền thanh của Pháp. Cuốn sách của ông “Sống với Putin” đã nhận được giải Jacques Fouchier của Viện Hàn lâm Pháp năm 2020. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, cựu đại sứ Blanchemaison kể lại, vào ngày 24/02/2022 (đúng vào ngày Putin xua quân xâm lăng Ukraina !), khi đang ở một nhà hàng ở Paris ông đã bước hụt và bị ngã, vỡ cả hai đầu gối, nên phải được phẫu thuật và phải nằm viện một thời gian dài do chấn thương đầu gối khá nghiêm trọng. Chính trong thời gian đó mà Claude Blanchemaison nảy ra ý định viết một cuốn sách kể lại đời mình từ thuở thiếu niên cho đến ngày nay, nhưng phần lớn tác phẩm này được dành cho sự nghiệp rất dài của một nhà ngoại giao kỳ cựu, mà một trong những chặng đường mà ông đã đi qua là Việt Nam: Rồi một ngày đầu năm 1989, tôi được thông báo: "Họ đang suy tính bổ nhiệm ông làm đại sứ tại Việt Nam". Một khả năng khá là chắc chắn và tôi thậm chí còn được mời tham gia một phái đoàn của bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp đến thăm Việt Nam vào tháng 2/1989. Thế là tôi đã đến đó cùng với ông và đã khám phá Việt Nam với những cảnh quan tuyệt đẹp. Tháp tùng bộ trưởng Nông Nghiệp Henri Nallet, chúng tôi đã đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chúng tôi gặp các giám đốc của các viện nông học đã từng du học ở Pháp và về cơ bản đã duy trì được mạng lưới hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác với các kỹ sư nông nghiệp Việt Nam và Pháp. Đây gần như là lĩnh vực duy nhất thực sự có sự hợp tác, ngoài lĩnh vực ngôn ngữ, nghĩa là giảng dạy tiếng Pháp và duy trì đội ngũ giáo viên dạy tiếng Pháp. Tôi nhận thấy rằng người Việt Nam luôn có thông tin đầy đủ: Một trong những phiên dịch viên nói với tôi: “ Có tin đồn rằng ngài sẽ đến Việt Nam với tư cách là đại sứ, vậy khi nào ngài sẽ đến?” Vị đại sứ trẻ Claude Blanchemaison đã nhậm chức đại sứ Pháp tại Việt Nam năm 1989, vào một thời điểm rất đặc biệt: Việt Nam vẫn còn bị Mỹ cấm vận, nhưng bắt đầu mở cửa với thế giới và cải cách kinh tế, trong khi đó cuộc chiến ở Cam Bốt vẫn chưa kết thúc hoàn toàn. Blanchemaison kể lại những ngày đầu tiên ông đại diện cho nước Pháp ở Việt Nam: Đối với tôi, đó quả là một thách thức, vì chỉ thị mà tôi nhận được từ tổng thống và ngoại trưởng là nối lại quan hệ với Việt Nam, nối lại hợp tác bất cứ khi nào có thể và giúp đỡ Việt Nam. Vào thời điểm đó, Việt Nam còn nghèo đói sau hơn 30 năm chiến tranh với Pháp, với Mỹ và sau đó Việt Nam đánh đuổi Khmer Đỏ ra khỏi Cam Bốt, khiến Trung Quốc tức giận và đã đánh sang miền bắc Việt Nam. Và như ông có nói, lệnh cấm vận của Mỹ rất nghiêm ngặt và thực tế là tình trạng kinh tế của đất nước rất khó khăn. Khi tôi đến thì Việt Nam đã quyết định thi hành chính sách Đổi Mới, tức là cải cách kinh tế. hơi giống với những gì Trung Quốc đã và đang là từ trước đó một thời gian, đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường mang màu sắc Việt Nam. Nhưng vấn đề là chưa có một khuôn khổ pháp lý. Chỉ có quyết tâm chuyển sang nền kinh tế thị trường không thì chưa đủ, mà cần có những luật lệ, quy định, thể chế phù hợp với nền kinh tế thị trường. Và đó là nhiệm vụ đầu tiên của tôi. Phía Việt Nam hỏi tôi liệu có thể tìm được người trợ giúp họ, tư vấn cho họ về việc soạn thảo bộ Luật Thương mại không?Thật tình cờ là khi đó có một luật gia người Pháp rất nổi tiếng, là một trong những chánh án Tòa Phúc thẩm Paris, ông Pierre Bizard, sinh ra tại Việt Nam. Cha ông làm việc trong chính quyền Pháp và từng công tác ở Việt Nam. Ông Pierre Bizard đã tình nguyện đến Việt Nam rất thường xuyên, trong các chuyến đi 8 ngày hoặc 15 ngày để làm việc với nhóm của bộ trưởng Tư Pháp Việt Nam về bộ Luật Thương mại Việt Nam, vì ưu tiên là phải có khuôn khổ pháp lý để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, khi đó bộ Tài chính Pháp cũng có một cơ quan hợp tác với nước ngoài, đứng đầu là một thanh tra tài chính rất nổi tiếng vào thời điểm đó, ông Jacques de Chalendar. Ông de Chalendar nói: "Chúng ta có thể huy động chuyên môn của các công chức, phó giám đốc, giám đốc của chúng ta tại bộ Tài Chính". Và ông đã tổ chức hợp tác với bộ Tài Chính Việt Nam để Việt Nam có một kho bạc thực sự và một tổng cục thuế thực sự. Có nghĩa là, giống như bất kỳ Nhà nước hiện đại nào, thuế phải được thu theo đúng luật, theo các quy định pháp lý, và tiền thuế được đưa về trung ương, tức là về Hà Nội, về bộ Tài Chính, rồi sau đó việc phân bổ ngân sách phải thực hiện dựa trên ngân sách do Quốc Hội biểu quyết. Trong hệ thống trước đó ở Việt Nam, lãnh đạo các vùng có thể giữ lại một phần tiền thuế để phục vụ nhu cầu của địa phương và gửi phần còn lại về Hà Nội. Vì vậy, cần phải cải cách toàn diện và cơ bản. Các quan chức Việt Nam và Pháp đã hợp tác để thiết lập hệ thống giúp hình thành một nền kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa kiểu Liên Xô. Chúng tôi thực sự đã mất khá nhiều thời gian.” Trong cuốn sách, ông Blanchemaison có kể lại chuyện tướng Võ Nguyên Giáp đã bất ngờ đến dự lễ kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp, được tổ chức tại đại sứ quán Pháp ngày 14/07/1989. Cho tới lúc đó, tướng Giáp chưa bao giờ đến đại sứ quán Pháp và đối với đại sứ Blanchemaison, sự tham dự của vị tướng này một dấu hiệu của sự hòa giải, mà sứ mệnh của ông Blanchemaison cũng chính là mang lại sự hòa giải và xây dựng lòng tin giữa người Việt Nam và người Pháp. Tiến trình hòa giải giữa hai nước còn được đánh dấu bằng chuyến thăm lịch sử của tổng thống François Mitterrand 4 năm sau đó, năm 1993: “Chưa từng có chuyến thăm cấp Nhà nước của một tổng thống phương Tây tới Hà Nội và cũng chưa từng có một chuyến thăm của một tổng thống Pháp đến Việt Nam. Chuyến đi này thực sự đánh dấu kết quả của một quá trình hòa giải. Tổng thống Mitterrand cũng đã gặp tướng Giáp. Ông nhất quyết muốn đến Điện Biên Phủ để được Pierre Schoendorfer, một nhà làm phim trong quân đội ở Điện Biên Phủ, giải thích cho ông về trận chiến, do Schoendorfer hiểu rõ trận chiến, thậm chí sau đó đã bị bắt làm tù binh tại đây. Mọi chuyện diễn ra rất tốt đẹp và đó là biểu hiện to lớn của hòa giải ” Ngay cả sau khi hết nhiệm kỳ đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Blanchemaison tiếp tục giữ liên lạc với Việt Nam thông qua những hoạt động khác: “Sau đó tôi trở về Paris, vì chúng tôi phải luân phiên đảm nhiệm các vị trí ở nước ngoài và ở Paris. Rồi trở thành tôi trở thành vụ trưởng vụ Châu Á và Châu Đại Dương và vì thế, tôi luôn để mắt đến Việt Nam và tôi đã tiếp tất cả những vị khách quan trọng của Việt Nam đến Paris, những người mà tôi đã quen biết khi ở Việt Nam. Chúng tôi đã cùng nhau ăn trưa, trò chuyện và tôi cũng có cơ hội quay lại Việt Nam vào thời điểm đó. Sau đó, vẫn hướng châu Á, tôi đi nhận nhiệm vụ ở Ấn Độ. Sau khi rời Ấn Độ, tôi đã đi làm việc ở Nga, vào thời điểm Putin lên nắm quyền, tức là năm 2000. Sau nước Nga, tôi trở về Paris, được giao đặc trách mọi vấn đề hợp tác của Pháp với các nước thứ ba và như vậy tôi có dịp trở lại Việt Nam khi Hà Nội đăng cai hội nghị thượng đỉnh ASEM, tức là thượng đỉnh giữa châu Âu và châu Á. Do tổng thống Jacques Chirac phải tiếp tục chuyến công du của ông nên giữa chừng phải rời cuộc họp. Ông nói với tôi: "Ông thay tôi nhé, vì họ biết ông rất rõ, ông giữ dùm ghế đại diện cho nước Pháp trong nửa sau của cuộc họp. Thật là thú vị, bởi vì tôi biết rất rõ thủ tướng Việt Nam, người chủ trì hội nghị. Vì vậy, chúng tôi đã trao đổi rất nhiều ý kiến và cả những chuyện đùa nữa.” Vẫn theo dõi sát tình hình Việt Nam, Claude Blanchemaison đưa ra đánh giá của ông về tiến triển của Việt Nam kể từ thời ông làm đại sứ Pháp cho đến ngày nay, tức là trong hơn 30 năm qua: Khi tôi đến Việt Nam vào năm 89, lúc đầu chúng tôi đã phải cử những người trẻ trong đại sứ quán đi mua các thứ cần thiết ở Bangkok. Nhưng tình hình đã diễn biến rất nhanh chóng, vì Việt Nam đã mở cửa rất nhanh và hiện nay rõ ràng Việt Nam là một trong những con hổ châu Á, đã phát triển toàn diện và hội nhập hoàn toàn vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), điều mà chúng tôi đã thúc đẩy vào lúc đó. Ngoài ra, Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đều cho rằng liên minh quân sự là một điều hơi nguy hiểm và mong muốn có quan hệ với tất cả các nước muốn có quan hệ tốt với mình và do đó hợp tác chiến lược với rất nhiều nước, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào những gì quốc gia đó có thể mang lại cho Việt Nam và tùy thuộc vào những gì có thể thực hiện được trong các hợp tác hai chiều này. Rõ ràng nhất là hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu. Khi tôi còn tại nhiệm, chúng tôi đã nhấn mạnh Việt Nam phải ký kết các hiệp định kinh tế với Liên Hiệp Châu Âu. Và hai bên đã ký hiệp định. Tôi thấy bà Ursula von der Leyen sẽ đến Việt Nam để tăng cường quan hệ và nâng quan hệ lên một nấc cao hơn. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm ông Trump đang làm đảo lộn hoàn toàn nền kinh tế thế giới. Chúng ta phải có những biện pháp phòng ngừa và thực sự những biện pháp phòng ngừa còn mang tính chiến lược trong lĩnh vực kinh tế giữa Pháp và Việt Nam, giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam.”Kết thúc phần nói về Việt Nam trong cuốn sách của ông, cựu đại sứ Blanchemaison đặt câu hỏi: "Nước Pháp có thể phát triển được quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong các lãnh vực nhạy cảm công nghệ lưỡng dụng, thậm chí thuần túy quân sự?" Tác giả nhắc lại trong chuyến thăm cấp Nhà nước ở Pháp hai ngày 6 và 7/10/2024, tổng bí thư Tô Lâm ( lúc đó còn kiêm nhiệm chức chủ tịch nước ) và tổng thống Emmanuel Macron đã nâng quan hệ Pháp-Việt lên thành Đối tác chiến lược toàn diện. Ông Blanchemaison ghi nhận: "Hợp tác giữa Pháp và Việt Nam đã phát triển đều đặn trong một bầu không khí tin cậy. Chúng ta có một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh tại một quốc gia nay có đến 100 triệu dân và có một mức tăng trưởng hàng năm hơn 7%."
Taraji P. Henson just made a major boss move — she now owns 100% of her hair care company, TPH by Taraji!
Contaminated Site Clean-Up Information (CLU-IN): Internet Seminar Audio Archives
Petroleum is a complex mixture of many compounds. Regulatory and technical guidance documents commonly focus on the hydrocarbon components of that mixture, or perceived risks that they present. However, focusing on a specific area of concern often causes practitioners to overlook other aspects of a release. For example, concerns related to exposure to total petroleum hydrocarbons (TPH) risks may be overlooked while pursuing concerns related to light non-aqueous phase liquid (LNAPL) recovery or petroleum vapor intrusion (PVI). This class is designed to provide a basic overview of hydrocarbon behavior in the subsurface and how to scientifically assess concerns arising from the release of petroleum products into the environment. It will highlight key issues that help identify and manage TPH, LNAPL, and PVI risks together. Key concepts will include: Fundamentals of petroleum hydrocarbonsPetroleum chemistryHow TPH, LNAPL, and PVI are relatedBuilding an integrated conceptual site model (CSM) What is a CSM…what is its purpose?When is a CSM complete?Identifying and managing the risks from petroleum hydrocarbonsDefining LNAPL risks based on acute, saturation, composition, or aesthetic concernsEmphasize the importance of biodegradation in risk management decision makingHow to select remedial goals and remedies that align with your goals This course is based upon three separate Guidance Documents developed by ITRC that address the course content in detail:Light Non-Aqueous Phase Liquid (LNAPL), LNAPL Site Management: LCSM Evolution, Decision Process, and Remedial Technologies (LNAPL-3) Petroleum Vapor Intrusion (PVI), Fundamentals of Screening, Investigation, and Management (PVI-1) Total Petroleum Hydrocarbon (TPH), TPH Risk Evaluation at Petroleum-Contaminated Sites (TPHRisk-1) To view this archive online or download the slides associated with this seminar, please visit http://www.clu-in.org/conf/itrc/Hydrocarbons_041725/
Ở tuổi 47, chị Tô Phương Thủy, Hà Nội, xin nghỉ công việc với vai trò giám đốc truyền thông 8 năm, rời xa gia đình để một mình đến Roma, Italy, du học thạc sĩ.
This Spotlight Show focuses on The Music & Legacy of Tom Petty and the Heartbreakers. Through the use of covers, deep tracks, guest appearances, influences, and explorations, we dig deeply into Petty's music and provide the listeners new experience with one of rock's great songwriters and performers. Catch all our Spotlight Shows including John Hiatt, Johnny Winter, Johnny Cash, Jimi Hendrix, Stevie Ray Vaughan, The Everly Brothers, Hank Williams, Muddy Waters, Robert Johnson, Buddy Guy, Willie Dixon, Neil Young, The 27 Club, and more...Support our Show & get the word out by wearin' our gear Byrds & Beatles1. Tom Petty & the Heartbreakers (TPH) / The Last DJ2. Roger McGuinn w TPH / Eight Miles High3. Roger McGuinn w TPH / It Won't Be Wrong4. Tom Petty / I Need You (George Harrison/Beatles)5. TPH / The Man Who Loved Women1976 Debut AlbumThe Byrds & Cash Family6. Johnny Cash (Unchained) / Sea of Heartbreak7. Rosanne Cash / Home Town Blues Duck Dunn, bass, Stax Records (You Tell Me) Jim Gordon, drums Everly Brothers, Derek & the Dominoes, 8. Roger McGuinn / American Girl (1977 - not yet released by Tom Petty) 9. The Strokes / Last Night (American Girl Infringement)10. TPH / Blue Moon of Kentucky1978 You're Gonna Get ItTom & Tulsa: Leon Russell, Denny Cordell, JJ Cale, Phil Seymore & Dwight Twilley 6. Jason Isbell / You're Gonna Get It7. Marty Stuart / I Need to Know 8. Phil Seymour / Baby's a Rock n Roller 9. Eric Clapton & Tom Petty / I Got the Same Old Blues 1979 Damn the Torpedoes (Full Steam Ahead) 10. Bonnie Tyler / Louisiana Rain (1978)11. Wynonna Judd w/ Lainey Wilson / Refugee12. Matthew Sweet & Susannah Hoffs / Here Comes My Girl 13. Little Steven & the Disciples of Soul / Even the Losers Tom Petty & Del Shannon"Me and Del were singin', Little Runaway. I was flyin'14. The Traveling Wilburys / Runaway15. Larkin Poe / Running Down a Dream 16. Del Shannon w/ TPH, George Harrison / Walk Away 17. Don Henley (co-written with Michael Campbell) / Boy of Summer (Produced by Stan Lynch and Michael Campbell) Support our Show and get the word out by wearin' our gear
This Spotlight Show focuses on The Music & Legacy of Tom Petty and the Heartbreakers. Through the use of covers, deep tracks, guest appearances, influences, and explorations, we dig deeply into Petty's music and provide the listeners new experience with one of rock's great songwriters and performers.Catch all our Spotlight Shows including John Hiatt, Johnny Winter, Johnny Cash, Jimi Hendrix, Jeff Beck, BB King, Stevie Ray Vaughan, The Everly Brothers, John Lee Hooker, Hank Williams, Muddy Waters, Robert Johnson, Buddy Guy, Willie Dixon, Neil Young, The 27 Club, and more...Support our Show & get the word out by wearin' our gear1981 Hard Promises 18. Devon Allman & Samatha Fish / Stop Draggin' My Heart Around 19. Linda Ronstadt / The Waiting 1982 Long After Dark (Ron Blair replaced by Howie Epstein20. Blackberry Smoke / You Got Lucky 1985 Southern Accents / Pack Up the Plantation (Live) [Dave Stewart] 21. Dolly Parton / Southern Accents22. TPH / Don't Bring Me Down (Carol King & Gerry Goffin) [Paradise 1978] 23. Rhiannon Giddens with Benmont Tench / Don't Come Around Here No More 24. Lucinda Williams / (I was born a) Rebel'88 Wilburys, '89 Full Moon Fever, '96, She's the One (OST)25. Bonnie Raitt / You Got It 26. John Fogerty (CCR) / I Won't Back Down 27. Steve Earle / You're So Bad 2021 She's the One (OST)27. Glen Campbell / Angel Dream1991 Into the Great Wide Open 28. Lissie / Into The Great Wide Open (Rebel without a clue) 29. The Replacements / I'll Be You30. Bob Dylan & TPH / Got My Mind Made Up31. TPH / I'm Walking Support our Show and get the word out by wearin' our gearOdds & Sods: The Extended Podcast Live with John Lee Hooker32. Serves You Right to Suffer33. Boogie Chillen 34. TPH (Dirty Knobs) / Goldfinger 35. TPH w/Stevie Nicks / Insider36. Lady A / Stop Draggin' My Heart Around37. TPH (Dylan) / Jammin' Me 38. Deanna Carter / Free Fallin' (King of the Hill OST)39. TPH w/ Bangles / Waiting for Tonight40. TPH / Restless
Army Major Mandy Feindt joins The Feds this week. Mandy is one of 93,000 people impacted by the 2021 Red Hill Water Crisis while she was serving in a nominative position with Special Operations Command-Pacific and living in military housing in Hawaii. In May and November of 2021, approximately 20,000 gallons of jet fuel leaked from the US Navy's Red Hill Underground Bulk Fuel Storage Facility and contaminated the military's drinking water system. These incidents caused thousands of military & civilian families, including Mandy's one and three year old children, to get very sick and be evacuated from their homes for nearly 4 months. Mandy had the conviction to speak up after observing the Navy's mishandling of the crisis, particularly its lack of transparency, and failure to take precautionary measures to protect human health. Over the past 3 years, she has been a relentless advocate for clean water, accountability, and the health and safety of her children, fellow service members, military & civilian families, and native people of Hawaii impacted by this crisis. Chemicals of concern with the Red Hill water crisis are similar to that of Camp Lejeune, including: total petroleum hydrocarbons (TPH), benzene, toluene, ethylbenzene, xylenes, naphthalene, methylnaphthalenes, lead, and PFAS. After making several forms of protected communication with senior military leadership, the DOD IG, and members of Congress, Mandy faced gross retaliation from Navy officials and her command team. She filed for DOD Whistleblower Protection in February 2022. To date, her case has still not been adjudicated. Mandy is still serving on active duty but is currently in a “patient status” at the Fort Belvoir Soldier Recovery where she receives treatment for physical, mental, and moral injuries sustained from Red Hill. Her family has been to over 600 medical appointments, undergone multiple surgeries, and still suffering with long term health impacts, including: TBI, PTSD, respiratory, gastrointestinal, and neurological issues. Mandy is working on a bill to implement mandatory event-oriented medical monitoring, access to occupational environmental medicine, and the issuance of hazardous duty pay to service members following any DOD toxic exposure situation like Red Hill. Press Release on the Inspector General Report: https://www.dodig.mil/In-the-Spotlight/Article/3963988/press-release-the-dod-oig-releases-reports-and-management-advisory-on-hawaiis-r/ Mandy's Instagram: major_mom_ All documents and articles related to Mandy and Red Hill: https://linktr.ee/MajorMom Check out Feds For Freedom's Substack Sign the Feds for Freedom DEI Petition: https://conservativechange.org/petition/dei-must-die-ban-taxpayer-funding/ Watch and listen to The Feds on any of these platforms: https://taplink.cc/fedsforfreedom Support the Work and Become a Member of Feds For Freedom www.fedsforfreedom.org/join Follow Us on Social Media Instagram/X (Twitter)/Facebook: @feds4freedomusa
Contaminated Site Clean-Up Information (CLU-IN): Internet Seminar Audio Archives
Petroleum is a complex mixture of many compounds. Regulatory and technical guidance documents commonly focus on the hydrocarbon components of that mixture, or perceived risks that they present. However, focusing on a specific area of concern often causes practitioners to overlook other aspects of a release. For example, concerns related to exposure to total petroleum hydrocarbons (TPH) risks may be overlooked while pursuing concerns related to light non-aqueous phase liquid (LNAPL) recovery or petroleum vapor intrusion (PVI). This class is designed to provide a basic overview of hydrocarbon behavior in the subsurface and how to scientifically assess concerns arising from the release of petroleum products into the environment. It will highlight key issues that help identify and manage TPH, LNAPL, and PVI risks together. Key concepts will include: Fundamentals of petroleum hydrocarbonsPetroleum chemistryHow TPH, LNAPL, and PVI are relatedBuilding an integrated conceptual site model (CSM) What is a CSM…what is its purpose?When is a CSM complete?Identifying and managing the risks from petroleum hydrocarbonsDefining LNAPL risks based on acute, saturation, composition, or aesthetic concernsEmphasize the importance of biodegradation in risk management decision makingHow to select remedial goals and remedies that align with your goals This course is based upon three separate Guidance Documents developed by ITRC that address the course content in detail:Light Non-Aqueous Phase Liquid (LNAPL), LNAPL Site Management: LCSM Evolution, Decision Process, and Remedial Technologies (LNAPL-3) Petroleum Vapor Intrusion (PVI), Fundamentals of Screening, Investigation, and Management (PVI-1) Total Petroleum Hydrocarbon (TPH), TPH Risk Evaluation at Petroleum-Contaminated Sites (TPHRisk-1) To view this archive online or download the slides associated with this seminar, please visit http://www.clu-in.org/conf/itrc/Hydrocarbons_120524/
You guys are the stars of the pod this week. Jordan has taken over the inboxes and has found feedback on a bunch of TPH topics. See omnystudio.com/listener for privacy information.
Cara Lai has worked as an artist, wilderness guide, social worker, and therapist before becoming a full time meditation teacher. She teaches teens and adults at Spirit Rock, Insight Meditation Society, and Ten Percent Happier.To find out more about what Cara does, you can go to her website, www.caralai.org – where she's got some online meditation classes, including one called Meditate Your Face Off. She also has a monthly class for parents, co-led by Ofosu Jones-Quartey and Jess Morey, both of whom have been heard on this podcast. Speaking of podcasts, Cara also co-hosts a podcast called Adventures in Meditating (For Parents), along with Jess Morey and Jon Roberts.Cara will also be a core teacher for a 14-week residential semester program for youth ages 18-32 this Fall in Marlboro VT. The program is called the Contemplative Semester, and there are many folks who will be teaching who have been in the TPH orbit, including Joseph Goldstein, Sharon Salzberg, Jessica Morey, Kaira Jewel Lingo, and more. You can find more info at www.contemplativesemester.orgRelated Episodes:The Upside of Desire | Cara Lai Can You Get Fit Without Self-Loathing? | Cara Lai Sign up for Dan's weekly newsletter hereFollow Dan on social: Instagram, TikTokTen Percent Happier online bookstoreSubscribe to our YouTube ChannelOur favorite playlists on: Anxiety, Sleep, Relationships, Most Popular EpisodesFull Shownotes: https://www.tenpercent.com/tph/podcast-episode/cara-lai-808See Privacy Policy at https://art19.com/privacy and California Privacy Notice at https://art19.com/privacy#do-not-sell-my-info.
Tựa Đề: Dòng Dõi Đức Tin; Tác Giả: M. Jeudi; Loạt Bài: Hạt Giống Tốt, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Ngày Lễ Cha... Nhớ Về Hai Người Cha; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Đình Liễu; Loạt Bài: Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Chuyện... Mù Và... Sáng; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Đình Liễu; Loạt Bài: Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Dạy Dỗ Con Cái; Tác Giả: M. Jeudi; Loạt Bài: Hạt Giống Tốt, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Thư Của Bố; Tác Giả: David McCasland; Loạt Bài: Gây Dựng Niềm Tin, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Tấm Lòng Người Cha; Kinh Thánh: Lu-ca 15:11-24 ; Tác Giả: Mục Sư Đặng Quy Thế; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Báp Tít Fort Worth, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Thiên Chức Lãnh Đạo Gia Đình; Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 4:24-26; Tác Giả: Mục Sư Lê Hoàng Thái An; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành North Hollywood, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Nhờ Cha Mà Được Phước; Kinh Thánh: Sáng-thế Ký 2:1-4; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Nô-ê - Người Cha Công Chính Cứu Gia Đình Mình; Kinh Thánh: Sáng-thế Ký 6:5-22; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Trọng Vinh; Loạt Bài: Hội Thánh Báp Tít Hy vọng Việt Nam Baton Rouge, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Đức Tin Cha, Ảnh Hưởng Con; Kinh Thánh: 1 Các Vua 15:1-3; 2 Các Vua 15:1-3; Tác Giả: Truyền Đạo Lê Quang Phong; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Orange, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Hãy Đến Cùng Cha; Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 17:1-7; 1 Cô-rinh-tô 10:1-13; Tác Giả: Mục Sư Trịnh Văn Khánh; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Trưởng Nhiệm Ân Điển, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Chứng Tỏ Khí Phách Trượng Phu; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 16:13; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Hưng Linh; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Thanh Lễ, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Ngày Lễ Cha, Nói Về... Tình Cha Của Đa-vít; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Đình Liễu; Loạt Bài: Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Ngày Lễ Cha, Nói Chuyện Về... Thân Phụ Và... Quân Phụ; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Đình Liễu; Loạt Bài: Ngày Từ Phụ
Gladwell On: the importance of flow states, why people should have a lifelong pursuit or practice, and how he personally relaxes.Malcolm Gladwell is the president and co-founder of the podcasting network Pushkin Industries, and the author of six New York Times bestselling books including The Tipping Point, Blink, Outliers, David and Goliath, and Talking to Strangers. He's also the host of the Pushkin podcast Revisionist History. For tickets to TPH's live event in Boston on September 7:https://thewilbur.com/armory/artist/dan-harris/For tickets to TPH's live and live streamed event in Colorado on November 3:https://www.milehichurch.org/calendar/10-percent-happier-with-dan-harris/Do you have a favorite episode of TPH? We want to hear about it!Here's how you can help us uncover these hidden gems.Call +1 508-656-0540Tell us your name and favorite episodeAnd, in a couple of sentences, tell us why this episode hit home for youDo this and your episode and story may be part of our Deep Cuts featureIn this episode we talk about: The backlash Malcolm faced from his work from home comments Pushing the noise aside when it comes to social media Lessons in kindness from a recent Revisionist History episodeThe importance of flow statesHow he personally relaxes Why people should have a lifelong pursuit or practiceWhat he thinks now about his famous 10,000 hours argumentWhy we need to engage and investigate the views of others to be morally alert as human beingsAnd his biggest journalistic mistakeContent Warning: Brief mention of eating disorders. Full Shownotes: https://www.tenpercent.com/tph/podcast-episode//malcolm-gladwell-rerunSee Privacy Policy at https://art19.com/privacy and California Privacy Notice at https://art19.com/privacy#do-not-sell-my-info.
The scientific case for self-compassion and why it doesn't have to lead to passivity, self absorption, or cheesiness.Today's guest is Kristin Neff, an Associate Professor of Educational Psychology at the University of Texas at Austin. She's the author of the book Self-Compassion: The Proven Power of Being Kind to Yourself and Fierce Self-Compassion: How Women Can Harness Kindness to Speak Up, Claim Their Power, and Thrive.For tickets to TPH's live event in Boston on September 7:https://thewilbur.com/armory/artist/dan-harris/For tickets to TPH's live and live streamed event in Colorado on November 3rd:https://www.milehichurch.org/calendar/10-percent-happier-with-dan-harris/Do you have a favorite episode of TPH? We want to hear about it!Here's how you can help us uncover these hidden gems.Call +1 508-656-0540Tell us your name and favorite episodeAnd, in a couple of sentences, tell us why this episode hit home for youDo this and your episode and story may be part of our Deep Cuts featureIn this episode we talk about:How Kristin first got into meditation and why she was drawn to the practice of compassion How, paradoxically, self-compassion actually makes us less focused on ourselvesThe three components of self-compassionOne of the big blockers for men in practicing self-compassionWhat self-compassion is and isn'tHow research shows that self-compassion is a trainable skillWhether we actually need the internal cattle prod to get aheadBeing kind to yourself even when you notice prejudice coming up in your mind And how men and women deal with shame differentlyFull Shownotes:https://www.tenpercent.com/tph/podcast-episode/kristin-neff-rerunSee Privacy Policy at https://art19.com/privacy and California Privacy Notice at https://art19.com/privacy#do-not-sell-my-info.
We also cover: What to do when you're feeling stuck, the difference between authenticity and sincerity, and his approach to work/life balance.Rick Rubin is a nine-time GRAMMY-winning producer and a New York Times number one best selling author of the book, The Creative Act: A Way of Being. He was named one of the 100 most influential people in the world by Time and the most successful producer in any genre by Rolling Stone. He has collaborated with artists from Tom Petty to Adele, Johnny Cash to the Red Hot Chili Peppers, Beastie Boys to Slayer, Kanye West to the Strokes, and System of a Down to Jay-Z.In this episode we talk about:Rick's meditation practiceThe connection between meditation and creativityWhy creativity is a birthright for all of usHow good habits help facilitate the making of good artThe benefits of accepting the magical and mysterious aspects of creativityHis analogy of the vessel and the filter The difference between authenticity and sincerity The role of doubt when creating The role of intuitionWhat to do when you're feeling stuck in a creative endeavor His approach to a work/life balance His take on drugs and their effect on the creative process And his thoughts on the creative capacity of AI For tickets to TPH's live event in Boston on September 7:https://thewilbur.com/armory/artist/dan-harris/Full Shownotes: https://www.tenpercent.com/tph/podcast-episode/rick-rubinSee Privacy Policy at https://art19.com/privacy and California Privacy Notice at https://art19.com/privacy#do-not-sell-my-info.
The great meditation teacher Sebene Selassie said this about today's guests: “I think their work is going to revolutionize mindfulness.” The guests in question are Jake Eagle, a licensed mental health counselor, and Dr. Michael Amster, a physician with a specialty in pain management who is also a certified yoga and meditation teacher. Together, they're out with a new book called The Power of Awe: Overcome Burnout & Anxiety, Ease Chronic Pain, Find Clarity & Purpose―In Less Than 1 Minute Per Day. In it, they lay out a simple technique for “microdosing mindfulness” that just about anybody can work into their daily lives.Plus: Dan's wife, Bianca, joins Dan as co-interviewer.In this episode we talk about:How Jake and Michael stumbled upon this method (the story involves pancakes)Why Bianca has had trouble booting up a meditation habit (and why Jake says he's “a terrible meditator”)Why people who have trouble sitting daily for extended periods might find that these microdoses are easier to work into their dayHow to do the A.W.E. MethodThe similarities and differences between A.W.E. and traditional mindfulness meditationPractical tips for trying out A.W.E. in everyday life, given how hard it is to form habitsThe early scientific evidence regarding the effectiveness of the A.W.E. MethodAnd, finally, whether Bianca and Dan were convinced to try the method!For tickets to TPH's live event in Boston on September 7:https://thewilbur.com/armory/artist/dan-harris/themightyfix.com/happierFull Shownotes:https://www.tenpercent.com/tph/podcast-episode/eagle-amster-630See Privacy Policy at https://art19.com/privacy and California Privacy Notice at https://art19.com/privacy#do-not-sell-my-info.
The hidden influence that your surroundings can have on your happiness. And how to tweak things in subtle but powerful ways.Today's guest is Ingrid Fetell Lee, the author of Joyful: The Surprising Power of Ordinary Things to Create Extraordinary Happiness. She is the former design director at IDEO and the founder of the website The Aesthetics of Joy. She holds a Master's in Industrial Design from Pratt Institute and a Bachelor's in English and Creative Writing from Princeton University. This is the second installment in a three part series we're running called, Mundane Glory about learning not to overlook the little things in your daily life that can be powerful and evidence-based levers for increased happiness. For tickets to TPH's live event in Boston on September 7:https://thewilbur.com/armory/artist/dan-harris/In this episode we talk about:The physiological and psychological benefits of joy How to find joy in tangible objects and sensorial experiencesWhat Ingrid means by “faux joy”How joy can intersect with many emotions including sadness and aweHow to change your environment, at work and at home, to infuse it with joyA practice she calls, “Joy spotting” Her list of, “The 50 Ways to Find More Joy Everyday” The importance of noticing your killjoys The risks of being visibly joyful And how even on your worst day, joy can be accessible themightyfix.com/happierFull Shownotes: https://www.tenpercent.com/tph/podcast-episode/ingrid-fetell-leeSee Privacy Policy at https://art19.com/privacy and California Privacy Notice at https://art19.com/privacy#do-not-sell-my-info.
Did you know that just 20 minutes of art a day is as beneficial as exercise and mindfulness? Or that participating in one art experience per month can extend your life by ten years? Our guests Ivy Ross and Susan Magsamen talk about their new book, Your Brain on Art: How the Arts Transform Us. Together they explore the new science of neuroaesthetics, which explains how the arts can measurably change the body, brain, and our behaviors. This is the first installment in a three part series we're running called, Mundane Glory about learning not to overlook the little things in your daily life that can be powerful and evidence-based levers for increased happiness. In this episode we talk about:Their definition of the arts and aesthetic experiencesHow they see nature as, “the highest form of art”How simple actions like humming in the shower & gardening can be categorized as art experiencesHow you don't have to be good at making art to benefit from itThe difference between “makers” and “beholders” of artWhat they mean by art being a part of our evolutionary DNAHow engaging in the arts can help strengthen our relationships and connectivityHow arts and aesthetic experiences create neuroplasticity in the brainHow society's emphasis on optimizing for productivity has pushed the arts asideThe four key attributes that make up a concept called an “aesthetic mindset”The benefits of partaking in a wide array of art experiencesThe importance of infusing play and non judgment into the art you makeHow art can be a form of meditation and mindfulnessHow artistic experiences can extend your life, help treat disease and relieve stressHow the arts affect the way we learnThe emerging field of neuroarts and neuroaestheticsHow food fits into the arts categorySimple ways to integrate the arts into our daily livesTechnology's relationship to the artsAnd the importance of architecture and your physical space as a form of artFor tickets to TPH's live event in Boston on September 7:https://thewilbur.com/armory/artist/dan-harris/themightyfix.com/happierFull Shownotes: https://www.tenpercent.com/tph/podcast-episode/ivy-ross-susan-magsamenSee Privacy Policy at https://art19.com/privacy and California Privacy Notice at https://art19.com/privacy#do-not-sell-my-info.
Our guests today trained an AI on the world's most beloved texts, from the Bible to the Koran to the words of Marcus Aurelius, Maya Angelou, and Leonard Cohen. Then, they asked the AI life's hardest questions. The AI's answers ranged from strange to surprising to transcendent.Jasmine Wang, a technologist, and Iain S. Thomas, a poet, join us to talk about not only the answers they received from the robot, but also why they are deeply concerned about where AI might be headed.In this episode we talk about:The origins of the bookThe definitions of some basic AI terminologyThe biggest takeaways of their conversation with AI—some of the answers they got back were fascinating and beautifulThe perils and promise of AI (we spend a lot of time here)The ways in which AI may force us to rethink fundamental aspects of our own nature And what we all can do to increase the odds that our AI future is more positive than notFor tickets to TPH's live event in Boston on September 7:https://thewilbur.com/armory/artist/dan-harris/Full Shownotes: https://www.tenpercent.com/tph/podcast-episode/jasmine-wang-and-iain-s-thomasSee Privacy Policy at https://art19.com/privacy and California Privacy Notice at https://art19.com/privacy#do-not-sell-my-info.