POPULARITY
Categories
Mùa hè Hà Nội đã quen với những mưa nắng thất thường của thời tiết. Mùa hè, cũng là mùa của những cơn mưa rào, chợt đến, chợt đi nhưng ồn ào và mạnh mẽ. Khi trời bắt đầu nổi gió, báo hiệu cơn mưa lớn sắp đổ, bước vội qua những con phố, nhìn bóng những chiếc xe đạp chở hoa, những gánh hàng rong vội vã tìm chỗ tránh mưa trên phố, bước chân bộ hành cũng mang nhiều suy tư.
Trên con đường nhân sinh, ai ai cũng đều không biết trước mình sẽ gặp phải khó khăn trắc trở hay thất bại gì. Cũng có những việc khi đã đi gần hết chông gai rồi, lại bởi vì một chút khó khăn cuối cùng mà sụp đổ, từ bỏ. Thực sự là vô cùng đáng tiếc! Khi gặp những trắc trở trên đường đời, hãy suy ngẫm bốn điều dưới đây, nội tâm chúng ta nhất định sẽ thông suốt hơn, phúc vận tự nhiên sẽ đến.Mời đọc bài tại: https://trithucvn2.net/van-hoa/bon-dieu-co-huan-giup-noi-tam-thong-suot-phuc-van-tu-den.html
Thương hiệu thời trang cao cấp Phan Huy gần đây mang đến Paris một buổi trình diễn thời trang đầy sáng tạo và độc đáo, bên lề Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris Thu Đông (07-10/07/2025) với những hương sắc của đồng quê, những hương vị dân gian, của nông thôn Việt Nam, nhưng không hề thiếu đi tính chất haute couture, tính cao cấp, về mặt kỹ thuật thủ công tinh xảo đến từng chi tiết. Các bộ trang phục của Phan Huy được giới mộ điệu thời trang ở Paris biết đến trong những năm vừa qua, nhưng đây là lần đầu tiên nhà thiết kế người Việt đến Paris để giới thiệu về bộ sưu tập với tựa đề « Trưa hè oi ả », được trình diễn tại Palais de Tokyo vào ngày 07/07 vừa qua. Những chất liệu sáng tạo đến từ bản sắc Á Đông, nhưng không bị gò bó bởi những hình ảnh truyền thống, mà hòa quyện, lan tỏa tính truyền thống, trong thế giới thời trang mang tính hiện đại, của tương lai. Nhân sự kiện này, RFI đã có dịp trao đổi với nhà thiết kế 26 tuổi về thời trang và hành trình đưa tên tuổi của anh đến các sự kiện quốc tế. RFI : Xin cảm ơn nhà thiết kế Phan Huy đã dành thời gian chia sẻ với RFI. Trước khi nói về bộ sưu tập mới nhất và về thương hiệu của mình, Huy có thể giới thiệu về cách mà mình đã đến với thời trang và sáng lập ra thương hiệu của riêng mình ? Phan Huy : Cũng giống như bao nhiêu bạn sinh viên hoặc những người bắt đầu vào ngành thời trang, tôi đã học Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành thiết kế thời trang và trong quá trình học thì cũng tích góp những kinh nghiệm về thực tế cũng như về học tập, và sau đó đã bắt đầu thực hiện bộ sưu tập tốt nghiệp của mình. Điều rất là may mắn cho tôi là bộ sưu tập tốt nghiệp được rất nhiều người chú ý và có thể dùng từ là hơi bùng nổ mạng xã hội ở Việt Nam và đó là một tiền đề rất tốt và tôi rất trân trọng, vì ngay từ khi bắt đầu, đã có rất là nhiều khách hàng đến với Huy và từ đó tôi sáng lập ra công ty thiết kế thời trang Phan Huy. RFI : Sau gần 3 năm thành lập, triết lý sáng tạo thời trang của Phan Huy là gì ? Phan Huy : Khi tôi thực hiện các thiết kế của mình thì tôi luôn nghĩ đến một cái chữ, đó là Purism - chủ nghĩa thuần khiết. Thuần khiết ở đây là thuần khiết trong ý tưởng, cũng như trong chất liệu, hay là thuần khiết về tất cả mọi mặt mà tôi muốn hướng đến. Tôi cũng muốn những thiết kế của mình mang một cái cảm xúc rất là thuần khiết, với những hình ảnh thiết kế ra có thể khiến cho mọi người nhìn thấy và yêu thích nó, từ ý tưởng đến mặt thẩm mỹ trong mỗi thiết kế của mình. Tôi luôn tin là thời trang cũng là một môn nghệ thuật và điều quan trọng nhất của một bộ môn nghệ thuật chính là truyền tải được một cái cảm xúc đến cho khán giả cũng như đến cho người mặc. Nói thật là tôi cũng đã rất nhiều lần cảm thấy xúc động khi nhìn thấy những thiết kế vì vẻ đẹp của nó. Cho nên tôi cũng muốn tạo ra những cái thiết kế như vậy để khi khách hàng của mình hoặc những khán giả của mình xem, họ nhìn thấy và họ cảm thấy có những cảm xúc rất là lớn trong lòng. RFI : Sau 5 bộ sưu tập trước, hầu hết đều lấy cảm hứng về thiên nhiên, với những chất liệu quen thuộc đối với Việt Nam, thì về bộ sưu tập mới nhất của Phan Huy, khán giả tại Palais de Tokyo có thể thấy qua 36 bộ trang phục là những hình ảnh quen thuộc, từ những chiếc nón lá che mưa, từ những chiếc quạt lá dứa hay là từ lưới đánh cá hay những tờ lá chuối khô, tất cả những chất liệu đó đến từ nông thôn Việt Nam, từ những cái màu sắc của đồng quê Việt Nam. Bạn có thể chia sẻ thêm về những lựa chọn của mình ? Phan Huy : Những bộ sưu tập khác của tôi đa số đều đều lấy cảm hứng từ Việt Nam, thì lần này tôi sẽ lấy những cảm hứng khiến nó hiện đại hơn. Bộ sưu tập tốt nghiệp của tôi, diễn tả một cảnh đồng quê và quay trở lại tuổi thơ. Khi chế tác bộ sưu tập đó, tôi nhận được những phản hồi rất là xúc động. Có những anh chị ở nước ngoài nhắn là đã xa quê Việt Nam rất lâu, và khi nhìn bộ sưu tập của Huy, người ta thấy được tuổi thơ của họ và cảm thấy rất là nhớ Việt Nam, nhớ cảnh đồng quê và điều đó thôi thúc bản thân làm một bộ sưu tập tiếp theo có thể mang một cái ý tưởng tương tự như bộ sưu tập tốt nghiệp, ngoài cảnh hoàng hôn trên cảnh đồng. Đó là một hình ảnh Huy rất là yêu, là những buổi trưa hè, lúc nhỏ, mình ngủ dậy mình được ông bà mình đánh thức dậy và mình nằm trên võng đong đưa và mình cảm nhận mọi thứ xung quanh rất là chân thật, rất là dễ thương. Từ hình ảnh nón lá, từ những vật dụng rất nhỏ trong gian bếp, trong sân vườn hay là trên cảnh đồng, Huy nghĩ đa số người Việt Nam đều có thể cảm nhận được một cách sâu sắc, vì đó là tuổi thơ của hầu hết của những người Việt Nam. Đó là ý tưởng để tôi làm ra bộ sưu tập và tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi biết điều này có thể mang lại rất nhiều cảm xúc cho rất nhiều người tha hương, hoặc cho những người ngay trên chính Việt Nam nhưng muốn nhìn lại tuổi thơ. RFI : Trong quá trình sáng tạo đấy, có chất liệu nào mà mình cảm thấy khó xử lý trong thiết kế nhưng mà vẫn quyết tâm khai thác không ? Phan Huy : Trong bộ sưu tập lần này, tôi đã chọn những nước đi mạo hiểm hơn. Bên cạnh yếu tố về xử lý chất liệu là thế mạnh của thương hiệu, tôi muốn phát triển thêm về kỹ thuật may đo. Trên một trang phục, thường chúng ta sẽ cần rất là nhiều những đường ben, đường gập để tạo ra được một form dáng ôm sát vào cơ thể của người phụ nữ. Nhưng tôi đã chọn cách là sẽ triệt hết tất cả những đường ben đó, và điều này yêu cầu một cái kỹ thuật cao hơn, vì mình phải dựng một cái form dáng rất là chắc chắn như là điêu khắc trong cơ thể người phụ nữ, sau đó đặt một tấm vải lụa hoặc những chất liệu rất mềm lên trên và người thợ phải vuốt thủ công rất là nhẹ nhàng và tạo hình nó để không có một đường ben hay là một đường cắt nào trên đó. Đọc thêmSteven Đoàn : Nhà tạo mẫu đưa thời trang Việt đến thảm đỏ LHP Cannes RFI : Phan Huy có thể chia sẻ với quý thính giả một kỹ thuật hay công nghệ nào mà Phan Huy sử dụng để tái hiện những chất liệu đấy ? Phan Huy : Trong bộ sưu tập lần này, tôi cũng đã tạo nên một số chất liệu mới bằng cách thủ công. Ví dụ, có một thiết kế mà tôi đã dùng những cái hạt cườm để đan vào nhau giống như kỹ thuật đan lát của truyền thống của Việt Nam nhưng sử dụng nó một cách sáng tạo hơn, thời trang hơn, đó là mình dùng những hạt cườm và đan nó thành một chất liệu mới. Tôi đã dành gần 3 tháng để tạo ra được thiết kế đó. RFI : Khi lựa chọn là thiết kế không chỉ cho thị trường Việt Nam mà hướng đến cả thị trường quốc tế, thì trong các bộ trang phục của mình, Phan Huy có phải điều chỉnh bất cứ điều gì về hình dáng chất liệu hay cách kể chuyện về thời trang, ngôn ngữ kể chuyện thời trang của mình có gì phải thay đổi không ? Phan Huy : Đối với thương hiệu Phan Huy, hiện tại khách hàng của Phan Huy đến từ rất nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như là Qatar, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoặc các thị trường như Mỹ, New York, hay là châu Âu và cả châu Á như là Hồng Kông hoặc Singapore. Trong quá trình hành nghề và tiếp xúc với rất nhiều khách hàng đến từ mọi nơi, tất nhiên mỗi nước có những đặc trưng khác nhau mà mình cần phải linh động điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ như những nước đến từ Trung Đông thì họ sẽ cần sự kín đáo hơn. Trong quá trình thực hiện, Huy sẽ cần thêm những vải lót, những chất liệu lót hoặc cách đính của mình nó sẽ phải che phủ như thế nào để họ có thể thoải mái khi mặc. Ví dụ như khách hàng ở New York, Mỹ hoặc Châu Âu thì thường họ rất thích những thiết kế có tính sáng tạo cao và họ chưa bao giờ được thấy, chưa bao giờ được thử ở các thiết kế, nhà thiết kế khác. RFI : Vậy thì đối với thị trường ở Pháp và Paris nói riêng, đâu là những điểm mà Phan Huy chú ý đến ? Phan Huy : Thật sự thị trường châu Âu là một thị trường khó tính, vì đây chính là một cái nôi của thời trang. Có rất nhiều nhà thiết kế đến từ khắp nơi, đến đây để trình diễn bộ sưu tập của họ. Cho nên tất nhiên, sự hoàn thiện về trang phục cũng như thiết kế phải luôn luôn song hành và sáng tạo, phải luôn luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất. Do đó, khi thiết kế và trình diễn ở Paris, tôi luôn lo lắng cũng như là tập trung cố gắng. Ngoài ra, mình cần phải có tính sáng tạo và signature (tính riêng biệt) trong thiết kế, rất là đặc trưng để mọi người có thể nhận diện được thương hiệu giữa rất nhiều các thương hiệu đến đây để trình diễn. Thứ hai là về mặt kỹ thuật và việc hoàn thiện các trang phục, tôi cũng luôn cố gắng để cho mọi thứ được đẹp nhất, chỉnh chu nhất và cũng luôn cố gắng học hỏi từ những nhà thiết kế có những cái đường cắt may rất là đẹp, hoặc là những cách tạo phong cách rất đẹp đến từ Pháp hay là đến từ mọi nơi trên thế giới. RFI : Qua bộ sưu tập vừa rồi và qua cách tiếp cận thời trang của Phan Huy, bạn có đã từng đặt ra câu hỏi là làm sao mình có thể cân bằng giữa việc giữ gìn bản sắc văn hóa và để tạo ra những cái thiết kế mang tính quốc tế, nhưng vẫn phù hợp với xu hướng toàn cầu hay không ? Phan Huy : Khi mọi người nhìn vào trang phục của tôi thì có thể cảm nhận được tính truyền thống, nhưng nó không cũ mà có sự sáng tạo. Có một nhận định của một vị khách mà tôi cảm thấy rất là hay: “Khi nhìn vào các thiết kế của Huy thì cảm giác như là cái sự hòa hợp giữa hai phong cách và tính truyền thống của Việt Nam. Nó giống như là một người con gái đến từ tương lai và quay trở về quá khứ, quay trở về thời gian và có những tinh hoa của bản sắc Việt Nam để mang đến với tương lai và dùng những kỹ thuật của tương lai để tạo ra những trang phục”. RFI : Trên chặng đường thời trang của Phan Huy, đâu là thách thức, là khó khăn lớn nhất mà bạn đã, đang và có thể là sẽ gặp phải ? Phan Huy : Thực ra chặng đường đến với thời trang của tôi khá yên bình. Để nói về những khó khăn mà tôi đã gặp phải thì tôi nghĩ đây là những khó khăn chung mà nhà thiết kế nào cũng có thể sẽ phải đương đầu. Ví dụ như là yếu tố kinh doanh, tiếp cận khách hàng, có những khoảng thời gian, tôi cũng sẽ rất là loay hoay về việc kinh doanh của mình. Mình phải cân bằng được làm sao để có nguồn thu cho thương hiệu thì mới có thể sáng tạo những bộ sưu tập tiếp theo. Hoặc là những khó khăn về lực lượng sản xuất của mình. Những người thợ lành nghề ở Việt Nam thì thật sự không phải là quá nhiều. Và cũng khó mà tìm được người làm việc hợp với bản thân tôi và công ty. Nhưng tôi luôn tận hưởng cái khoảnh khắc của mình, tại vì mình cảm thấy còn quá trẻ. Mình cứ trải nghiệm thôi. Và mình đừng sợ sệt quá nhiều. Mình có thể sợ lúc mình 35 tuổi hoặc 40 tuổi hoặc là sau đó, tại vì đó là độ tuổi mà tôi nghĩ mình sẽ cần mọi thứ bình ổn hơn một chút. Nhưng tôi luôn trong một cái tâm thế là từ năm 20 tuổi đến năm 35 tuổi đó là lúc mà mình có thể sai rất là nhiều lần. RFI : Phan Huy là một nhà thiết kế rất là trẻ tuổi và nếu như mà bạn có thể gửi một lời nhắn đến các nhà thiết kế trẻ Việt Nam đang nuôi giấc mơ để đưa thiết kế Việt thiết kế của họ ra thế giới thì bạn sẽ truyền tải thông điệp gì ? Phan Huy : Khi mà tôi bắt đầu với thời trang, mọi thứ rất là non nớt và rất là ngây thơ. Tôi cứ làm những gì mà mình cảm thấy thấy thích và cảm thấy yêu thôi. Tôi cũng sinh ra ở một vùng quê, không được tiếp xúc với thời trang, mọi thứ rất là đơn giản. Từng bước của tôi giống như là một cơ duyên mà ông Trời đã sắp đặt. Có một điều mà tôi nghĩ khi muốn nhắn nhủ với tất cả các bạn đang trong hành trình của mình đó là chúng ta hãy cứ cố gắng hết sức và làm những gì mà chúng ta cảm thấy tốt nhất và yêu thích nó. Nếu đưa ra một cái lời khuyên lý trí hơn thì tôi nghĩ là khi mà chúng ta đang còn học thì chúng ta hãy nghĩ đến việc cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Tại vì trong các thiết kế của tôi hay trong cái cách tôi làm nghề hoặc là giới thiệu một bộ sưu tập, tôi luôn coi trọng tính cân bằng. Đó là cân bằng giữa cái việc học thuật và cái tính thẩm mỹ mà đại chúng sẽ yêu thích. Ví dụ như trong ca hát cũng vậy, người ca sĩ phải cân bằng được kỹ thuật và cảm xúc. Khi đó mình sẽ đưa ra một tác phẩm tốt nhất. Tiếp theo là sự cân bằng trong tính thương mại cũng như cân bằng trong tính sáng tạo. Khi chúng ta luôn nghĩ đến việc làm cho mọi thứ hài hòa thì sẽ rất dễ tiếp cận cho giới chuyên môn cũng như cho khách hàng. Xin cảm ơn nhà thiết kế Phan Huy với những chia sẻ rất là chân thật vừa rồi và rất là hy vọng thương hiệu Phan Huy sẽ được tiếp cận với nhiều thị trường hơn nữa. Quý vị có thể theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trên kênh Youtube của RFI Tiếng Việt.
Gần đây, MV 'Một con vịt' với 1 tỉ lượt xem đã biến mất khỏi Youtube mà không có bất kỳ thông báo chính thức nào. Khi tìm kiếm, kết quả hiện ra dòng chữ 'Video không khả dụng' khiến nhiều người không khỏi thắc mắc về nguyên nhân.
Thương sống trong vòng xoáy tra khảo và hoang mang, bị điều tra liên tục, bà không ngừng kêu oan dù thừa nhận sự căm ghét Ái và Thường. Khi bị dồn ép, bà như phát cuồng, gào thét, nguyền rủa, khẳng định mình không giết người. Sự giằng co nội tâm từ nạn nhân trở thành nghi phạm, từ người yếu đuối thành giận dữ khiến các điều tra viên phải thừa nhận đây là một trường hợp vừa đáng sợ vừa đáng thương.
Cuộc tìm kiếm những nạn nhân tại Srebrenica vẫn tiếp diễn, 30 năm sau thảm kịch được xem là tàn bạo nhất châu Âu, kể từ sau Đệ nhị Thế Chiến. Khoảng một ngàn thi thể của những người bị sát hại trong vụ thảm sát năm 1995, vẫn chưa được định danh. Khi thêm nhiều nạn nhân trong vụ tàn sát Srebrenica được đưa về an nghỉ, khi một cuộc triển lãm mới xuất hiện như một sự tưởng niệm, dành cho những người phụ nữ, đã không ngừng tìm kiếm sự thật về những gì đã xảy ra.
Sau thành công không ngờ đến của bộ phim tài liệu “Once Upon a Bridge in Vietnam” ( Ngày xưa có một chiếc cầu ở Việt Nam ), đạo diễn trẻ mang hai dòng máu Pháp Việt François Bibonne sắp tái ngộ khán giả với phần hai của bộ phim "Once Upon a Bridge II". Bibonne hy vọng bộ phim sẽ được trình làng vào tháng 11 năm nay. Ban đầu Bibonne dự định làm một bộ phim về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh vẫn lồng vào đó âm nhạc, phong cảnh, văn hóa Việt Nam, như là sự tiếp nối của một cuộc hành trình tìm về nguồn. Phạm vi của "Once Upon a Bridge II" được mở rộng hơn, hành trình trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đến những vùng xa xôi như Bình Liêu (Quảng Ninh) và Pleiku. Lần này, theo lời François Bibonne, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, bộ phim sẽ mang tính chất cá nhân hơn, đạo diễn trở thành như là một "nhân vật chính" trong phim: “Khi làm bộ phim đầu tiên, tôi thực sự không muốn mình ở trong đó, tôi chỉ là một người quay phim. Nhưng rồi tôi nhận thấy điều mà mọi người quan tâm đó là bộ phim được hiện thân, nghĩa là có một nhân vật chính, có thể tạo ra mối liên hệ giữa tất cả các cảnh này, vì có rất nhiều chủ đề khác nhau, làm sao có thể diễn đạt, dung hòa tất cả những mối liên hệ này. Nói chung, đây là sự trở lại với nguồn gốc Việt Nam, thông qua nhân vật tôi, vì bà tôi là người Việt Nam, nên tôi là người Pháp gốc Việt. Và tôi tạo ra mối liên hệ giữa tất cả những câu chuyện nhỏ mà chúng ta tìm thấy trong mọi bộ phim tài liệu, đôi khi với những hình ảnh có tôi xuất hiện trong đó. Tôi cũng sẽ không xuất hiện nhiều đâu. Nhưng khi tôi làm một đoạn phim giới thiệu, tôi phải đặt mình vào cảnh một chút để kích hoạt câu chuyện, nếu không thì chỉ lồng tiếng thôi. Nhưng thực sự, ngoài bản thân tôi, tôi nghĩ nhân vật chính, đó là Việt Nam.” Như đã nói ở trên, ban đầu François Bibonne dự định làm một bộ phim tài liệu về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh quyết định là phim sẽ không bám vào thời sự của môn bóng tròn, mà sẽ là một bộ phim "phi thời gian tính": "Khi tôi đến Việt Nam để thực hiện dự án mới này, thực ra tôi đã bắt đầu theo dõi đội tuyển quốc gia, đã có rất nhiều trận thua vào thời điểm đó. Vì vậy, tôi hơi xuống tinh thần. Tôi vẫn muốn làm bộ phim này, nhưng nói ít hơn về đội tuyển quốc gia và thời gian đó người dân cũng bớt hồ hởi với bóng đá. Thế rồi gần đây, họ đã giành được chức vô địch Đông Nam Á. Họ có một huấn luyện viên mới là người Hàn Quốc và đã gặt hái rất nhiều thành công. Mọi người thực sự tin tưởng vào đội tuyển quốc gia và thực sự đang có một điều gì đó rất tích cực. Bối cảnh rất thuận lợi cho dự án của tôi. Thật ra dầu sao thì tôi không bị ảnh hưởng bởi thời sự, bởi vì tôi làm một bộ phim tài liệu điện ảnh hơn là một bộ phim tài liệu về các vấn đề thời sự, vì vậy có thể nói rằng, những gì tôi làm gần như là phim tài liệu hư cấu, một dự án dài hạn, mà tôi hy vọng sẽ là phi thời gian tính, bất kể các sự kiện hiện tại. Giống như bộ phim trước, đó là một bộ phim mà tôi nghĩ chúng ta cũng có thể xem sau nay, không nhất thiết phụ thuộc vào các sự kiện hiện tại." Trên con đường tìm về nguồn khi thực hiện bộ phim "Once Upon a Bridge II", đạo diễn trẻ Bibonne đã có dịp đến Hải Phòng, thành phố quê hương của người bà: “Tôi chưa từng đến đó, mặc dù thành phố Hải Phòng là nơi bà tôi sinh ra, đúng hơn bà sinh ra ở một ngôi làng nhỏ không xa Hải Phòng, nhưng là trong khu vực đó. Vì vậy, nó vẫn rất mang tính biểu tượng. Đến Hải Phòng là một trải nghiệm với nhiều cảm xúc mạnh mẽ, vì nguồn gốc của tôi là từ đó. Chứ bóng đá không liên quan gì đến bà tôi. Điều thú vị nữa là tìm thấy chính mình, trong một môi trường mà trước đó tôi không biết, và đó là điều tôi muốn khám phá thông qua âm nhạc. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là những khám phá về khắp mọi miền đất nước, không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến bà tôi. Tôi đã đến khá nhiều nơi mà bà nghĩ là đã từng đến, nhưng vì nó cũng rất xa ngay cả trong ký ức của bà, nên tôi không chắc có đúng như thế không. Tôi biết là bà tôi có gia đình ở Hải Phòng, nhưng thực sự rất khó tìm được họ.Tôi thích mọi thứ bên bờ biển, mà Hải Phòng thì cũng bờ biển, cho nên có điều gì đó rất đặc biệt. Rồi có các tòa nhà từ thời thuộc địa Pháp, hải cảng, v.v. Có một nền văn hóa địa phương cũng rất đặc biệt. Ở Pháp, bà tôi ở cũng từng sống ở miền nam bên bờ biển, có lẽ vì vậy bà thích Hải Phòng. Cuộc sống ở đây ít hối hả hơn so với Hà Nội và tôi cũng thực sự thích điều đó.” François Bibonne cho biết trong quá trình làm phim, anh cũng đã đến Pleiku, đến Kontum và đã gặp người sắc tộc thiểu số Ba Na, rồi đến Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam, gần Trung Quốc. Ở vùng đó, Bibonne đã gặp người dân tộc Sán Chay, họ đã hát cho anh nghe một bài hát rất hay. Có những khám phá, những giao lưu văn hóa và đối với anh bóng đá trở thành như là một cái cớ để dẫn đến những cuộc gặp gỡ đó. Bibonne tiếp tục đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam vào "Once Upon a Bridge II", tiếp tục kết nối những nhạc cụ dân tộc với những nhạc cụ phương Tây. Thực hiện bộ phim tiếp nối “Once Upon a Bridge in Vietnam”, François Bibonne cũng vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ đã được biết đến nhiều qua bộ phim đầu tay, anh cũng được hỗ trợ nhiều hơn: “Khó khăn đầu tiên là có được sự thoải mái trong một môi trường xa lạ, đó là bóng đá. Vì vậy, tôi đã phải tìm hiểu rất nhiều, thậm chí nói chuyện với bạn bè ở Pháp, hiểu rõ hơn về bóng đá và nắm được những điều cơ bản, v.v. Tiếp đến là vấn đề về kỹ thuật, vì quay phim bóng đá rất phức tạp. Ta không thể quay bằng camera từ khán đài, mà phải cố vào được trong sân để quay cận cảnh các cầu thủ, một thao tác mang tính kỹ thuật rất cao. Và sau đó, cũng như mọi người Pháp, mọi người nước ngoài, trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, luôn có vấn đề về hàng rào ngôn ngữ. Tôi đang học tiếng Việt, ngày càng giỏi hơn, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Ngoài ra còn có vấn đề về ngân sách, hiện giờ tôi phải bỏ tiền túi ra và tôi rất muốn sau này tìm được các nhà tài trợ, nhưng tôi tự tin hơn. Nhờ thành công của bộ phim trước, tôi ngày càng được mọi người biết đến tôi và tôi hy vọng tìm được một nhà phát hành ở Pháp, có thể là kênh TV5 Monde hay một kênh nào đó. Các nhà báo ở Việt Nam, những người có đầu óc rất cởi mở, sẽ giúp tôi tiếp cận những thứ mà trước đây tôi có thể không có. Thêm vào đó, tôi đã định cư ở Việt Nam trong thời gian dài, trong khi trước đây tôi làm phim trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, bây giờ bối cảnh vẫn thuận lợi hơn.” François Bibonne cho biết: "Tôi đã quay được hai phần ba, gần ba phần tư, những gì tôi muốn. Vì vậy, tôi nghĩ có thể hoàn tất việc quay mọi thứ tôi cần vào khoảng tháng 9 và có thể hoàn thành việc biên tập phim vào khoảng tháng 11. Và biết đâu có thể kịp để gởi nó đến Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul!" Bộ phim đầu tay "Once Upon a Bridge in Vietnam" của Bibonne đã từng được trình chiếu tại Liên hoan Vesoul năm 2023, tranh giải trong hạng mục Phim tài liệu. Tuy không nhận được giải nào, nhưng qua Liên hoan này mà chàng đạo diễn trẻ mang hai giòng máu Pháp-Việt được công chúng quốc tế biết đến nhiều hơn. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã từng đoạt giải Phim tài liệu ngắn hay nhất tại Liên hoan Phim Los Angeles 2022. Phim còn đã được trình chiếu ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, Pháp, Anh và Hoa Kỳ. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã được phát trên hai nền tảng phát trực tuyến lớn tại Việt Nam FPT Play và Galaxy Play. Anh hy vọng là bộ phim thứ hai cũng sẽ được chiếu trên hai nền tảng đó. Nhưng François Bibonne cho biết ở Pháp, anh vẫn chưa tìm được nhà phân phối cho bộ phim đầu tiên, vì phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu. Tuy nhiên, nhà đạo diễn trẻ vẫn không nản chí, tin tưởng là sẽ làm được.
Sau thành công không ngờ đến của bộ phim tài liệu “Once Upon a Bridge in Vietnam” ( Ngày xưa có một chiếc cầu ở Việt Nam ), đạo diễn trẻ mang hai dòng máu Pháp Việt François Bibonne sắp tái ngộ khán giả với phần hai của bộ phim "Once Upon a Bridge II". Bibonne hy vọng bộ phim sẽ được trình làng vào tháng 11 năm nay. Ban đầu Bibonne dự định làm một bộ phim về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh vẫn lồng vào đó âm nhạc, phong cảnh, văn hóa Việt Nam, như là sự tiếp nối của một cuộc hành trình tìm về nguồn. Phạm vi của "Once Upon a Bridge II" được mở rộng hơn, hành trình trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đến những vùng xa xôi như Bình Liêu (Quảng Ninh) và Pleiku. Lần này, theo lời François Bibonne, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, bộ phim sẽ mang tính chất cá nhân hơn, đạo diễn trở thành như là một "nhân vật chính" trong phim: “Khi làm bộ phim đầu tiên, tôi thực sự không muốn mình ở trong đó, tôi chỉ là một người quay phim. Nhưng rồi tôi nhận thấy điều mà mọi người quan tâm đó là bộ phim được hiện thân, nghĩa là có một nhân vật chính, có thể tạo ra mối liên hệ giữa tất cả các cảnh này, vì có rất nhiều chủ đề khác nhau, làm sao có thể diễn đạt, dung hòa tất cả những mối liên hệ này. Nói chung, đây là sự trở lại với nguồn gốc Việt Nam, thông qua nhân vật tôi, vì bà tôi là người Việt Nam, nên tôi là người Pháp gốc Việt. Và tôi tạo ra mối liên hệ giữa tất cả những câu chuyện nhỏ mà chúng ta tìm thấy trong mọi bộ phim tài liệu, đôi khi với những hình ảnh có tôi xuất hiện trong đó. Tôi cũng sẽ không xuất hiện nhiều đâu. Nhưng khi tôi làm một đoạn phim giới thiệu, tôi phải đặt mình vào cảnh một chút để kích hoạt câu chuyện, nếu không thì chỉ lồng tiếng thôi. Nhưng thực sự, ngoài bản thân tôi, tôi nghĩ nhân vật chính, đó là Việt Nam.” Như đã nói ở trên, ban đầu François Bibonne dự định làm một bộ phim tài liệu về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh quyết định là phim sẽ không bám vào thời sự của môn bóng tròn, mà sẽ là một bộ phim "phi thời gian tính": "Khi tôi đến Việt Nam để thực hiện dự án mới này, thực ra tôi đã bắt đầu theo dõi đội tuyển quốc gia, đã có rất nhiều trận thua vào thời điểm đó. Vì vậy, tôi hơi xuống tinh thần. Tôi vẫn muốn làm bộ phim này, nhưng nói ít hơn về đội tuyển quốc gia và thời gian đó người dân cũng bớt hồ hởi với bóng đá. Thế rồi gần đây, họ đã giành được chức vô địch Đông Nam Á. Họ có một huấn luyện viên mới là người Hàn Quốc và đã gặt hái rất nhiều thành công. Mọi người thực sự tin tưởng vào đội tuyển quốc gia và thực sự đang có một điều gì đó rất tích cực. Bối cảnh rất thuận lợi cho dự án của tôi. Thật ra dầu sao thì tôi không bị ảnh hưởng bởi thời sự, bởi vì tôi làm một bộ phim tài liệu điện ảnh hơn là một bộ phim tài liệu về các vấn đề thời sự, vì vậy có thể nói rằng, những gì tôi làm gần như là phim tài liệu hư cấu, một dự án dài hạn, mà tôi hy vọng sẽ là phi thời gian tính, bất kể các sự kiện hiện tại. Giống như bộ phim trước, đó là một bộ phim mà tôi nghĩ chúng ta cũng có thể xem sau nay, không nhất thiết phụ thuộc vào các sự kiện hiện tại." Trên con đường tìm về nguồn khi thực hiện bộ phim "Once Upon a Bridge II", đạo diễn trẻ Bibonne đã có dịp đến Hải Phòng, thành phố quê hương của người bà: “Tôi chưa từng đến đó, mặc dù thành phố Hải Phòng là nơi bà tôi sinh ra, đúng hơn bà sinh ra ở một ngôi làng nhỏ không xa Hải Phòng, nhưng là trong khu vực đó. Vì vậy, nó vẫn rất mang tính biểu tượng. Đến Hải Phòng là một trải nghiệm với nhiều cảm xúc mạnh mẽ, vì nguồn gốc của tôi là từ đó. Chứ bóng đá không liên quan gì đến bà tôi. Điều thú vị nữa là tìm thấy chính mình, trong một môi trường mà trước đó tôi không biết, và đó là điều tôi muốn khám phá thông qua âm nhạc. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là những khám phá về khắp mọi miền đất nước, không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến bà tôi. Tôi đã đến khá nhiều nơi mà bà nghĩ là đã từng đến, nhưng vì nó cũng rất xa ngay cả trong ký ức của bà, nên tôi không chắc có đúng như thế không. Tôi biết là bà tôi có gia đình ở Hải Phòng, nhưng thực sự rất khó tìm được họ.Tôi thích mọi thứ bên bờ biển, mà Hải Phòng thì cũng bờ biển, cho nên có điều gì đó rất đặc biệt. Rồi có các tòa nhà từ thời thuộc địa Pháp, hải cảng, v.v. Có một nền văn hóa địa phương cũng rất đặc biệt. Ở Pháp, bà tôi ở cũng từng sống ở miền nam bên bờ biển, có lẽ vì vậy bà thích Hải Phòng. Cuộc sống ở đây ít hối hả hơn so với Hà Nội và tôi cũng thực sự thích điều đó.” François Bibonne cho biết trong quá trình làm phim, anh cũng đã đến Pleiku, đến Kontum và đã gặp người sắc tộc thiểu số Ba Na, rồi đến Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam, gần Trung Quốc. Ở vùng đó, Bibonne đã gặp người dân tộc Sán Chay, họ đã hát cho anh nghe một bài hát rất hay. Có những khám phá, những giao lưu văn hóa và đối với anh bóng đá trở thành như là một cái cớ để dẫn đến những cuộc gặp gỡ đó. Bibonne tiếp tục đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam vào "Once Upon a Bridge II", tiếp tục kết nối những nhạc cụ dân tộc với những nhạc cụ phương Tây. Thực hiện bộ phim tiếp nối “Once Upon a Bridge in Vietnam”, François Bibonne cũng vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ đã được biết đến nhiều qua bộ phim đầu tay, anh cũng được hỗ trợ nhiều hơn: “Khó khăn đầu tiên là có được sự thoải mái trong một môi trường xa lạ, đó là bóng đá. Vì vậy, tôi đã phải tìm hiểu rất nhiều, thậm chí nói chuyện với bạn bè ở Pháp, hiểu rõ hơn về bóng đá và nắm được những điều cơ bản, v.v. Tiếp đến là vấn đề về kỹ thuật, vì quay phim bóng đá rất phức tạp. Ta không thể quay bằng camera từ khán đài, mà phải cố vào được trong sân để quay cận cảnh các cầu thủ, một thao tác mang tính kỹ thuật rất cao. Và sau đó, cũng như mọi người Pháp, mọi người nước ngoài, trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, luôn có vấn đề về hàng rào ngôn ngữ. Tôi đang học tiếng Việt, ngày càng giỏi hơn, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Ngoài ra còn có vấn đề về ngân sách, hiện giờ tôi phải bỏ tiền túi ra và tôi rất muốn sau này tìm được các nhà tài trợ, nhưng tôi tự tin hơn. Nhờ thành công của bộ phim trước, tôi ngày càng được mọi người biết đến tôi và tôi hy vọng tìm được một nhà phát hành ở Pháp, có thể là kênh TV5 Monde hay một kênh nào đó. Các nhà báo ở Việt Nam, những người có đầu óc rất cởi mở, sẽ giúp tôi tiếp cận những thứ mà trước đây tôi có thể không có. Thêm vào đó, tôi đã định cư ở Việt Nam trong thời gian dài, trong khi trước đây tôi làm phim trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, bây giờ bối cảnh vẫn thuận lợi hơn.” François Bibonne cho biết: "Tôi đã quay được hai phần ba, gần ba phần tư, những gì tôi muốn. Vì vậy, tôi nghĩ có thể hoàn tất việc quay mọi thứ tôi cần vào khoảng tháng 9 và có thể hoàn thành việc biên tập phim vào khoảng tháng 11. Và biết đâu có thể kịp để gởi nó đến Liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul!" Bộ phim đầu tay "Once Upon a Bridge in Vietnam" của Bibonne đã từng được trình chiếu tại Liên hoan Vesoul năm 2023, tranh giải trong hạng mục Phim tài liệu. Tuy không nhận được giải nào, nhưng qua Liên hoan này mà chàng đạo diễn trẻ mang hai giòng máu Pháp-Việt được công chúng quốc tế biết đến nhiều hơn. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã từng đoạt giải Phim tài liệu ngắn hay nhất tại Liên hoan Phim Los Angeles 2022. Phim còn đã được trình chiếu ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, Pháp, Anh và Hoa Kỳ. "Once Upon a Bridge in Vietnam" đã được phát trên hai nền tảng phát trực tuyến lớn tại Việt Nam FPT Play và Galaxy Play. Anh hy vọng là bộ phim thứ hai cũng sẽ được chiếu trên hai nền tảng đó. Nhưng François Bibonne cho biết ở Pháp, anh vẫn chưa tìm được nhà phân phối cho bộ phim đầu tiên, vì phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu. Tuy nhiên, nhà đạo diễn trẻ vẫn không nản chí, tin tưởng là sẽ làm được.
Ngày 12/06/2025, Mỹ thả 14 quả bom GBU phá hầm, mỗi quả nặng hơn 13 tấn, nhắm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran. Vụ việc đã được Bắc Triều Tiên, quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử và hiện dưới lệnh trừng phạt quốc tế, theo dõi chặt chẽ. Liệu Washington có sẽ thực hiện điều tương tự với Bình Nhưỡng hay không vào lúc các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều cũng đang bế tắc ? Iran – Bắc Triều Tiên : Một liên minh hạt nhân lâu năm Không giống như Bắc Triều Tiên, chế độ thần quyền Teheran vẫn chưa có vũ khí nguyên tử. Nhưng mối quan hệ hợp tác về hạt nhân giữa Iran và Bắc Triều Tiên đã tồn tại gần ba thập kỷ, kể từ sau chuyến thăm Bình Nhưỡng năm 1989 của đại giáo chủ Ali Khamenei, khi ấy giữ chức tổng thống Iran. Chuyến thăm này đã đặt nền tảng cho một liên minh lâu dài do cả đôi bên cùng phản đối Hoa Kỳ. Chính Bình Nhưỡng đã cung cấp cho Teheran chương trình tin học có khả năng mô phỏng dòng neutron, một công cụ chủ chốt để thiết kế đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên không chắc có được những thông tin cụ thể chẳng hạn như độ sâu chính xác các cơ sở hạt nhân ngầm của Iran hay vị trí kho dự trữ uranium được làm giầu đến 60%. Do vậy, theo nhận định của nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, chuyên gia về Đông Nam Á, Đông Bắc Á, giảng viên trường đại học Sư phạm Lyon, với RFI Tiếng Việt, đòn tấn công của Mỹ đã cung cấp cho Bắc Triều Tiên nhiều bài học quý giá. Laurent Gedeon : « Chúng cung cấp cho Bình Nhưỡng nhiều yếu tố để chuẩn bị trước một hành động tương tự. Điều này càng đúng hơn khi Hoa Kỳ khó có thể quay lưng lại với châu Á trong thời gian dài, vì khu vực này vẫn là trung tâm trong các mối quan ngại về kinh tế và chiến lược của Washington. Hành động của Mỹ ở Trung Đông dường như khá mang tính chiến thuật để hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng ngày càng lớn. Điều đáng chú ý là Donald Trump đã dùng hết sức của mình để đạt được lệnh ngừng bắn mặc dù Israel vẫn chưa hoàn thành các mục tiêu đã tuyên bố là hủy diệt hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran và thay đổi chế độ ở Teheran. Do đó, chúng ta có thể đưa ra giả thuyết là Mỹ coi sự gia tăng căng thẳng trong khu vực này không nằm trong lợi ích của họ và việc giải quyết, dù chỉ là tạm thời, những vấn đề này sẽ cho phép họ tập trung trở lại vào châu Á. » Iran và Bắc Triều Tiên : Chính sách « bên trọng, bên khinh » của Mỹ Nếu như với Iran, chính quyền Donald Trump có một thái độ cứng rắn và đã đưa ra một quyết định khá triệt để, thậm chí đầy vũ lực, thì ngược lại người ta ghi nhận có một sự thận trọng trong cách thức Nhà Trắng hiện nay xử lý hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Cho đến nay, Donald Trump chưa có một lời đe dọa chiến tranh nào nhằm vào Bình Nhưỡng. Giới quan sát cũng ghi nhận chế độ Kim Jong Un có một phản ứng « khá thận trọng » sau cuộc không kích của Mỹ tại Iran, so với những lời lẽ gay gắt thường có với Washington. Chuyên gia địa chính trị Laurent Gédéon cho rằng có bốn lý do để giải thích cho cách hành xử « bên trọng, bên khinh » của Mỹ trong hồ sơ hạt nhân đối với hai nước. Thứ nhất, là thế cô lập của Iran. Chế độ thần quyền đã không thể tìm được một đồng minh nào có khả năng hỗ trợ họ trong cuộc đối đầu với các đối thủ. Ngược lại, Bắc Triều Tiên đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Nga ngày 18/06/2024 nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng của tổng thống Vladimir Putin. Laurent Gédéon : « Trong số 23 điều khoản cấu thành hiệp định, điều 4 đặc biệt thú vị bởi vì nó quy định rằng nếu một trong hai quốc gia bị xâm lược vũ trang, quốc gia kia sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự ngay lập tức bằng mọi phương tiện mà mình có. Thỏa thuận này đã được thực hiện trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraina, khi Bắc Triều Tiên cung cấp hàng triệu quả đạn pháo cho quân đội Nga và đưa binh lính Bắc Triều Tiên ra tiền tuyến. Hoa Kỳ phải tính đến yếu tố này khi lập bất kỳ kế hoạch tấn công trực tiếp vào Bắc Triều Tiên. » Thứ hai, dù đã rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 2003, Bắc Triều Tiên có một học thuyết hạt nhân rõ ràng chi phối việc sử dụng vũ khí nguyên tử. Laurent Gédéon : « Đặc trưng của học thuyết này là nguyên tắc “quyền ưu tiên”. Điều này được áp dụng trong điều kiện sắp xảy ra một cuộc tấn công sắp từ một quốc gia thù địch và khi chiến tranh vẫn chưa bắt đầu. Điều này ngụ ý rằng Bình Nhưỡng sẽ bắt đầu cuộc chiến bằng vũ khí hạt nhân ngay từ đầu. Học thuyết này của Bắc Triều Tiên phải được phân biệt với học thuyết của Nga dựa trên nguyên tắc "giải pháp đầu tiên". Chúng bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên nhưng trong trường hợp leo thang bạo lực liên tục kể cả bằng các loại vũ khí phi hạt nhân. Học thuyết của Bắc Triều Tiên, ngay lập tức đặt con trỏ ở mức cao nhất, còn ngụ ý rằng sẽ có những rủi ro lớn cho kẻ tấn công tiềm năng và giải thích cho sự thận trọng của Hoa Kỳ. » Thứ ba là yếu tố gần gũi về địa lý. Khác với Iran vốn cách xa Nga và Trung Quốc, Bắc Triều Tiên có đường biên giới chung với Trung Quốc và trong chừng mực nào đó là cả với Nga. Sự gần gũi về địa lý này khiến bất kỳ hành động nào của Mỹ chống lại Bắc Triều Tiên đều có nguy cơ dẫn đến việc Trung Quốc xem đấy như là một mối đe dọa và sẽ có hành động trả đũa. Cuối cùng là về năng lực tình báo. Không như tại Iran, tình báo và gián điệp Israel dễ dàng thâm nhập sâu, gây khó khăn cho việc ra quyết định và khả năng phản ứng của Teheran, việc các cơ quan tình báo phương Tây xâm nhập Bắc Triều Tiên có vẻ khó khăn hơn nhiều. Laurent Gédéon : « Ngay cả khi có thể có những điệp viên nằm vùng, người ta vẫn có thể đặt câu hỏi về khả năng thực hiện một hoạt động trên thực địa tương tự như cuộc tấn công bằng drone do các điệp viên Mossad tổ chức từ lãnh thổ Iran nhằm vào các mục tiêu quân sự. Nhìn chung, rất khó để có được thông tin quân sự của Bắc Triều Tiên, mà bằng chứng hiển nhiên là chúng ta không thể biết rõ về số lượng ICBM (Tên lửa đạn đạo liên lục địa) hiện được triển khai trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên (và do đó đang hoạt động). Con số này thay đổi, tùy theo từng nguồn, từ mười đến ba mươi. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng chi phí tiềm tàng cho một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Bắc Triều Tiên là khó có thể chịu được, do những rủi ro cao về chiến lược. Điều này có lẽ giải thích chính sách thận trọng của chính quyền Trump trong hồ sơ này. » Phô trương sức mạnh hạt nhân : Thất bại ngoại giao Mỹ Thời gian gần đây, chế độ Bình Nhưỡng công bố nhiều hình ảnh cho thấy ông Kim Jong Un thị sát các vụ thử tên lửa, hay đến thăm các cơ sở sản xuất thanh nhiên liệu nguyên tử. Mục tiêu là nhằm chứng tỏ với thế giới rằng chương trình phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên đang tiến triển mỗi ngày. Nhìn lại chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên trong quãng thời gian 15 năm gần đây, rõ ràng chiến lược « gây sức ép/đàm phán » của Mỹ đã chạm giới hạn : Washington đã cho thấy họ không có khả năng buộc Bình Nhưỡng phải lùi bước. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà địa chính trị người Pháp đánh giá đây là một thất bại trong chính sách của Mỹ đối với hạt nhân Bắc Triều Tiên. Laurent Gédéon : « Ngược lại, Bắc Triều Tiên còn gia tăng sức mạnh nếu xét về tầm bắn của tên lửa đạn đạo. Vì vậy, chúng ta có thể nói đến một thất bại tương đối. Do đó, cần phải xem xét lại mô hình chiến lược ngoại giao của Washington. Để làm được điều này, chúng ta chắc chắn phải đặt câu hỏi : Một mặt là về mối đe dọa thực sự mà Bắc Triều Tiên gây ra cho Hoa Kỳ và mặt khác là đối với lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực, đặc biệt là đối với các đồng minh của Washington. Nhận thức về mối đe dọa này không giống nhau trong hai trường hợp và chính sách của Mỹ đối với Bình Nhưỡng phải xuất phát từ sự cân bằng giữa hai trường hợp. » Những cuộc tập trận gần đây giữa Mỹ và Hàn Quốc bao gồm cả kịch bản tác động vũ khí hạt nhân. Điều này chứng tỏ là mối đe dọa nguyên tử Bắc Triều Tiên là hiện thực. Trong bối cảnh này, đến một lúc nào, cộng đồng quốc tế có nên công nhận Bắc Triều Tiên như là một cường quốc hạt nhân nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao hay không ? Và trong giả định này, đâu là những tác động địa chính trị cho vùng Đông Bắc Á ? Laurent Gédéon : « Nguyên tắc công nhận chính thức Bắc Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân không phải là điều mới mẻ, vì đây cũng là trường hợp của Ấn Độ và Pakistan (…) Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là phản ứng của các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, vì cả hai đều là những quốc gia có khả năng nhanh chóng sở hữu vũ khí hạt nhân. Khi đó, có lẽ cần phải có áp lực và sự đảm bảo đáng kể từ phía Washington để ngăn cản Tokyo và Seoul tiếp tục trang bị vũ khí cho mình. Điều quan trọng là phải biết rằng các thành viên của câu lạc bộ rất nhỏ các cường quốc hạt nhân trên thế giới được hưởng một địa vị đặc biệt trong cộng đồng quốc tế (..) Và trong một thời gian dài, sự cân bằng này có lợi cho phương Tây, vì ba trong số năm thành viên thường trực của câu lạc bộ ban đầu này (Hoa Kỳ, Pháp và Anh) là thuộc phe phương Tây. Tuy nhiên, những diễn biến hiện tại cho thấy sự trỗi dậy của nhiều cường quốc hạt nhân ít gần gũi với phương Tây hơn, ngoại trừ Israel. Trong khi Ấn Độ duy trì thái độ trung lập thì Pakistan và Bắc Triều Tiên lại gần gũi với Matxcơva và Bắc Kinh. Trường hợp này cũng sẽ xảy ra tương tự với Iran, nếu nước này có được vũ khí nguyên tử. Và nếu điều này xảy ra, sự cân bằng có lợi cho phương Tây sẽ bị phá vỡ và đây là một trong những lý do giải thích cho sự miễn cưỡng mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như những nỗ lực của họ nhằm chống lại hành động trên. » RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, trường đại học Sư phạm Lyon.
Lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã mừng thọ 90 tuổi hôm 06/07 vừa qua và tuyên bố sẽ tái sinh, tiếp nối truyền thống hàng ngàn năm ở Tây Tạng trong một thế giới tự do, xoá bỏ những nghi ngờ rằng ngài sẽ là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng. Việc chọn người tiếp nối Đạt Lai Lạt Ma, một vấn đề tâm linh trong Phật Giáo Tây Tạng, đã trở thành vấn đề chính trị khi Trung Quốc “phi tôn giáo” muốn can thiệp, tự chọn người kế vị. Với tên khai sinh là Tenzin Gyatso, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng hưởng thọ lâu nhất từ 600 năm qua, qua các đời Đạt Lai Lạt Ma. Tự mô tả mình là một “nhà tu hành đơn thuần,” Đạt Lai Lạt Ma được hàng triệu tín đồ tin theo, tôn thờ ông như là một vị Phật sống, là người bảo hộ cho vùng đất thiêng. Ông đã phải sống lưu vong, rời khỏi quê hương vào những năm 1950, khi Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp quân sự, nhằm kiểm soát khu vực này. Đạt Lai Lạt Ma trở thành biểu tượng của khát vọng tự do, của hòa bình, dù bị Bắc Kinh coi là kẻ ly khai. Vài ngày trước khi bước sang tuổi 90, ông đã dập tắt những đồn đoán cho rằng mình là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng, tuyên bố sẽ có người kế nhiệm khi ông qua đời. Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ đạo việc tìm kiếm và công nhận người kế nhiệm theo truyền thống lâu đời trong Phật giáo Tây Tạng. Trong Phật Giáo Tây Tạng, tái sinh những tulku là những cao tăng giác ngộ, và họ lựa chọn quyết định tái sinh để tiếp tục phụng sự chúng sinh. Sau khi chết, tâm thức sẽ chuyển sang một thân xác mới. Đối với Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), hai cao tăng có chức vị cao nhất, việc tái sinh của họ được quy định rõ ràng. Để tìm ra người được tái sinh, đầu tiên phải dựa trên những dấu hiệu, những điều đã được tiên tri, những điềm báo và một loạt bài kiểm tra, ví dụ như xem đứa trẻ có phản ứng với những vật dụng của người tiền nhiệm hay không. Liên quan đến sự can thiệp của Trung Quốc, cách nay 30 năm, vào năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma đã công nhận Gedhun Choekyi Nyima là hiện thân của Ban Thiền Lạt Ma thứ 11. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, hiện thân của cao tăng này, lúc đó 6 tuổi, đã bị bắt cóc, và từ đó cho đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Vụ việc được cho là do chính phủ Cộng Sản Trung Quốc đứng đằng sau. Bởi vài tháng sau vụ "bắt cóc" này, Bắc Kinh đã "tìm ra" hiện thân của Panchen Lama, Gyaltsen Norbu, qua một quá trình được cho là không minh bạch, và về phe chính phủ Trung Quốc. Vị Lạt Ma này không được phía Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma hiện tại công nhận. Nếu như tuyên bố sẽ tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma được tín đồ hoan nghênh thì, nhiều người lo sợ rằng khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua đời, Bắc Kinh sẽ tận dụng này để "kiểm soát đức tin", dẫn đến nguy cơ xảy ra kịch bản : một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 được chỉ định theo phương cách truyền thống của Tây Tạng và một người khác được Trung Quốc chỉ định. Để tìm hiểu về truyền thống tái sinh này, cũng như những vấn đề địa chính trị trước sự can thiệp của Trung Quốc, trong mục tạp chí xã hội tuần này, RFI Tiếng Việt đã mời các chuyên gia về Tây Tạng, bà Katia Buffetrille, nhà nhân chủng học, tại trường École Pratique des Hautes Études, và Nicola Schneider, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Văn Minh Á Đông (Centre de recherche sur les civilisations de l'Asie orientale). Cả hai đã nghiên cứu về Tây Tạng từ hơn hai chục năm qua, với nhiều công trình nghiên cứu về nhân chủng học, cũng như tôn giáo. RFI : Đạt Lai Lạt Ma chiếm vị trí như thế nào trong phật giáo Tây Tạng, và tầm quan trọng của tuyên bố về việc ngài sẽ tái sinh được đánh giá như thế nào ? Nicola Schneider : Vào năm 2011, khi người dân Tây Tạng bầu chọn người đứng đầu chính phủ lưu vong và Đạt Lai Lạt Ma quyết định rút khỏi chính trường, trao toàn bộ quyền cho chính phủ này. Trước đó, ông vừa là lãnh tụ tinh thần, vừa là lãnh đạo về mặt chính trị. Năm đó, ông cũng đã tuyên bố khi 90 tuổi sẽ quyết định liệu có tái sinh hay không. Trong suốt thời gian này, hầu hết người Tây Tạng và các tín đồ đều mong muốn ông tái sinh. Đó chính là điều mà ông đã tuyên bố. Katia Bufetrille : Đối với người dân Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma được coi là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, của lòng từ bi. Có thể nói, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã minh chứng cho lòng từ bi, nhân ái đó trong suốt cuộc đời mình. Vấn đề tái sinh của ngài không chỉ liên quan đến người dân Tây Tạng, đến Phật tử nói chung, hay liên quan đến tín ngưỡng, bởi vấn đề thuần tuý về tôn giáo đang trở trành vấn đề chính trị do sự can dự của Trung Quốc vào việc chọn người kế nhiệm. Dù đã từ bỏ chính trị, sức hút của Đạt Lai Lạt Mai, đã đi nhiều nơi và gặp nhiều lãnh đạo các nước, dù muốn hay không vẫn bị đặt trên bàn cờ chính trị. Nicola Schneider : Có thể nói Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là một trường hợp đặc biệt. Không phải tất cả các đời Đạt Lai Lạt Ma đều có tầm ảnh hưởng quốc tế như ông, dĩ nhiên là vì trước đây thế giới chưa toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay. Riêng ảnh hưởng vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thông qua việc lên tiếng vì hòa bình, lòng từ bi, các giá trị đạo đức mang tính phổ quát, đã vượt ra ngoài phạm vi cộng đồng người Tây Tạng. Ngày nay, hào quang của ông không chỉ trong thế giới Phật giáo, bao gồm cả các quốc gia như Việt Nam, mà còn lan rộng hơn thế nữa. Có thể nói ông là một nhân vật mang tính toàn cầu, thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ của riêng Phật giáo. RFI : Việc Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rút khỏi chính trường, ủy quyền cho chính phủ Tây Tạng lưu vong liệu có phải là cách để dần tách tôn giáo khỏi chính trị ? Katia Buffetrille : Đó là một quyết định có chủ đích, nhằm xây dựng một nền dân chủ cho người Tây Tạng. Ông cho rằng mô hình cũ không còn phù hợp, đặc biệt trong hoàn cảnh lưu vong. Điều đáng nói là ông không hề được giáo dục theo tư tưởng dân chủ phương Tây, nhưng lại là người chủ động thúc đẩy dân chủ. Dù ngay từ đầu ông đã phải đối mặt với nhiều chống đối trong nội bộ, nhưng ông vẫn kiên định. Nicola Schneider : Dù chính quyền Tây Tạng lưu vong đã trải qua quá trình thế tục hóa, yếu tố tôn giáo vẫn còn hiện diện trong cơ cấu chính trị. Quốc Hội Tây Tạng không giống mô hình nghị viện kiểu phương Tây, như ở Pháp, nơi đại biểu được bầu theo đảng phái hoặc khu vực bầu cử thông thường. Tại đây, Quốc Hội gồm cả đại biểu thế tục, được bầu theo ba vùng văn hóa lớn của Tây Tạng: Ü-Tsang (Tây Tạng trung tâm), Kham và Amdo (Tây Tạng phía đông), và 10 đại biểu đến từ các trường phái Phật giáo lớn, phần lớn là tăng sĩ. Trong tổng số 45 nghị sĩ, đây là một thiểu số. Một số người cho rằng điều này cho thấy ảnh hưởng tôn giáo vẫn tồn tại, thậm chí chỉ trích đó là tàn dư của chế độ thần quyền. Nhưng quan điểm này không phổ biến. Nhiều người Tây Tạng lập luận rằng việc có các tăng sĩ trong Quốc Hội là cần thiết: họ không vướng bận đời sống gia đình, có thể dốc toàn tâm toàn lực cho Tây Tạng. Đọc thêmTìm người kế vị Đạt Lai Lạt Ma: Cuộc đấu sinh tử với Bắc Kinh vì "tự do cho Tây Tạng" RFI : Trung Quốc, đã nhiều lần nhấn mạnh sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma phải được Bắc Kinh chấp thuận và người tái sinh phải ở trên lãnh thổ Trung Quốc, cho rằng việc tái sinh là vấn đề chủ quyền của nhà nước, việc nội bộ của Bắc Kinh. Vào năm 1995, chính phủ Trung Quốc đã bổ nhiệm một Đức Ban Thiền Lạt Ma trái ngược với Đức Đạt Lai Lạt Ma được công nhận hiện nay. Cụ thể, Bắc Kinh đã tìm cách biến việc tái sinh thành công cụ chính trị, kiểm soát tâm linh Tây Tạng như thế nào ? Nicola Schneider : Trung Quốc tin rằng nếu kiểm soát được người kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ gia tăng ảnh hưởng. Nhưng đó là điều phi lý, bởi Trung Quốc là một chính quyền Cộng sản, vốn theo chủ nghĩa vô thần. Một nhà nước vô thần sao lại đặt ra luật lệ về tái sinh, tức là những quy định tôn giáo, và áp đặt chúng lên một dân tộc không phải người Trung Hoa, có văn hóa và tín ngưỡng riêng biệt? Trung Quốc ngày nay đã tự tạo ra một bộ quy tắc riêng để xác định hóa thân tiếp theo của Đạt Lai Lạt Ma. Họ biện minh điều này dựa trên tiền lệ lịch sử. Đúng là từng có một số trường hợp trong quá khứ, nhưng đó không phải là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như ngày nay. Đó là thời nhà Thanh, triều đại của người Mãn, vốn không phải người Trung Quốc. Người dân Tây Tạng vẫn luôn nhấn mạnh, cũng như Đạt Lai Lạt Ma đang cố gắng truyền đạt trên trường quốc tế rằng quyền quyết định tái sinh phải thuộc về người Tây Tạng, bởi đây là Phật giáo của họ, là văn hóa và bản sắc của họ. Không ai từ bên ngoài có thể áp đặt điều đó. Katia Buffetrille : Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng “Chiếc bình vàng”, một nghi thức do hoàng đế Mãn Thanh Càn Long thiết lập vào thế kỷ 18 để chọn ra một ứng viên Đạt Lai Lạt Ma thông qua hình thức bốc thăm. Tuy nhiên, theo một nhân chứng từng có mặt tại đền Jokhang vào thời điểm đó và sau này đã trốn thoát, việc bốc thăm không hề minh bạch, vì một trong các thẻ bốc có gắn que dài hơn, giúp dễ dàng nhận ra. Điều này đặt ra nghi vấn nghiêm trọng về tính công bằng và hợp pháp của nghi thức. Sự can thiệp của Trung Quốc rất mạnh mẽ, như việc Bảo tàng Guimet (Paris), bảo tàng nghệ thuật châu Á lớn nhất châu Âu, đã loại bỏ từ “Tây Tạng” khỏi các triển lãm, thay bằng cụm mơ hồ như “Himalaya và vùng đất Tuyết” trong một cuộc trưng bày về nhà Đường. Nhiều người cho rằng việc này nhằm chiều theo yêu cầu của Bắc Kinh. Đây là điều nghiêm trọng, vì nó cho thấy Trung Quốc đang ảnh hưởng đến cách kể lại lịch sử và văn hóa, ngay cả tại các bảo tàng quốc gia. Chiến lược này không chỉ giới hạn ở châu Âu : tại Việt Nam, Nepal và Bhutan, Bắc Kinh cũng gây áp lực để các nước này dùng từ “Xizang”(phiên âm Hán ngữ của “Tây Tạng”) thay vì “Tibet”, giống như thể ta gọi “France” là “Faguo” theo cách Trung Quốc, trong khi rõ ràng đó không phải là cách gọi của người bản địa. RFI : Tại một thế giới ngày càng bị chia rẽ, các nước tranh nhau giành ảnh hưởng, vai trò của người kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma sẽ ra sao ? Truyền thống tái sinh và vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 có thể được duy trì, hay sẽ chấm dứt vòng luân hồi ? Nicola Schneider : Việc tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người Tây Tạng. Tuy nhiên, sau khi một Đạt Lai Lạt Ma qua đời, quá trình tìm hóa thân mới phải mất ít nhất 2 đến 3 năm. Ngay cả sau đó, người được công nhận là hóa thân của ngài, vốn chỉ là một đứa trẻ, cũng không thể đảm đương vai trò lãnh đạo tinh thần cho đến khi trưởng thành. Theo truyền thống, giai đoạn này được điều hành bởi một nhiếp chính (Gyälpo) không được bầu chọn, nắm quyền thay mặt Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi hóa thân đủ tuổi (khoảng 18 tuổi). Nhưng ngày nay, như đã khẳng định trong cuộc họp báo gần đây, không còn cần đến nhiếp chính nữa, vì chính quyền Tây Tạng lưu vong đã là một thể chế dân chủ có đầy đủ quyền lực. Nếu sau này có một vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15, ông sẽ không có sức ảnh hưởng về mặt chính trị, mà chỉ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tinh thần. Đây là điều mà Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã tiên liệu từ rất sớm : Ngay từ năm 1969, ông đã công khai quan điểm tách biệt tôn giáo và chính trị trong tương lai Tây Tạng. Katia Buffetrille : Đạt Lai Lạt Ma tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kế vị, bởi vì vị thứ 14 đã thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong thời đại của mình. Người kế vị sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đạt đến tầm vóc đó. Vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, giống như vị thứ 4, sinh ra bên ngoài Tây Tạng, vị thứ 4 sinh ở Mông Cổ, còn vị thứ 6 sinh tại Tawang, Arunachal Pradesh, một vùng thuộc Ấn Độ nhưng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Vị thứ 6 không hề yêu thích cuộc sống của một Đạt Lai Lạt Ma; ông thích thơ ca và phụ nữ hơn. Dù vậy, ông vẫn được người Tây Tạng hết mực tôn kính. Ông không phải là một hành giả trên con đường giác ngộ, nhưng đã để lại nhiều bài thơ hay và luôn là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 trong lòng người Tây Tạng. Chức vị này không phải là một tước hiệu có thể nhận hoặc từ bỏ như Giáo hoàng. Khi đã là Đạt Lai Lạt Ma thì suốt đời đều là như vậy. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia về Tây Tạng, Katia Buffetrille, nhà nhân chủng học, tại trường École Pratique des Hautes Études, và Nicola Schneider, nhà nghiên cứu tại VCentre de recherche sur les civilisations de l'Asie orientale, tại Pháp.
Lão Tử nói: “Họa mạc đại ư bất tri túc, Cữu mạc đại ư dục đắc”, không có cái họa nào lớn bằng không biết đủ, không có cái hại nào lớn bằng lòng tham muốn có được. Một vài người khi đã có được cuộc sống ổn định, tiếp đó lại truy cầu sự an nhàn. Khi đã có một cuộc sống an nhàn, họ lại muốn truy cầu hưởng thụ vật chất xa hoa.
“Ngày 01/07/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước”. Tuyên bố được đăng trên trang web Cải cách Hành chính vì Việt Nam chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố, giảm gần một nửa so với trước đây. Đề án sáp nhập là do tổng bí thư Tô Lâm chủ trương và Quốc Hội biểu quyết thông qua ngày 12/06. Tinh giản bộ máy nhà nước được coi là điều vô cùng cần thiết để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Thực hiện thành công công cuộc cải cách lần này, tổng bí thứ Tô Lâm còn cho thấy quyền lực cá nhân và những chiến lược tập trung quyền lực đằng sau. Đây là nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 04/07/2025. RFI : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử Việt Nam và lần gần đây nhất có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2025. Mục tiêu của cuộc cải cách này là gì ? Benoît de Tréglodé : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, cụ thể là giảm từ 63 tỉnh, thành xuống còn 34, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố do chính quyền trung ương quản lý. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong công cuộc cải cách đất nước, theo mong muốn của tổng bí thư Tô Lâm, với mục tiêu đầy tham vọng : thúc đẩy phát triển để đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Vì vậy, cải cách bộ máy Nhà nước là một chặng, việc sáp nhập tỉnh cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó người ta thấy một quyết tâm kỹ trị, một mong muốn kinh doanh và cả kinh tế, trong khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng luôn đặt trọng tâm vào sự trong sạch thuần túy về mặt tư tưởng và kỷ luật của đảng. Điều mà tổng bí thư Tô Lâm thúc đẩy trong cuộc cải cách lần này là tạo ra những thực thể hành chính mới có khả năng cạnh tranh từ góc độ kinh tế. Tôi muốn nói đó là điều rất cụ thể, chứ không chỉ là lý thuyết. Có hai lưu ý sơ bộ để hiểu về cuộc cải cách này. Điều đáng chú ý trước tiên là ý muốn của một người, ở đây là ông Tô Lâm. Những địa giới hành chính mới của các tỉnh cũng là cách cho thấy quyết định được đưa từ trên xuống. Việc này đưa Đảng, và cuối cùng là tổng bí thư, vào trung tâm của quá trình ra quyết định mang tính quốc gia. Quốc Hội không thảo luận về dự án này mà chỉ phê duyệt. Chúng ta đang quay trở lại với một logic khá cũ, bị quên trong hơn một thập niên, là các đại biểu Quốc Hội tranh luận về các dự án lớn của bộ máy. Ở đây, ông Tô Lâm áp đặt cải cách mà Quốc Hội sẽ thông qua. Điểm này rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập sau. Lưu ý thứ hai, đó là ông Tô Lâm gọi “cuộc cách mạng chống quan liêu” để tăng thêm hiệu quả. Có một điều không thể phủ nhận mà bất kỳ ai theo dõi hoặc quan sát các vấn đề chính trị, hành chính, cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam đều không thể nói ngược lại : Hết thập niên này sang thập niên khác, một bộ máy quan liêu ngày càng phình to được lập ở nhiều cấp độ, từ xã, huyện đến tỉnh và trung ương, cho nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động. Khi tổng bí thư nói đến việc tinh gọn, làm cho bộ máy hành chính chặt chẽ, mạnh mẽ, hiệu quả, hiệu suất hơn (về mặt giấy tờ), người ta có thể nói rằng ông ấy có lẽ đúng. Quá trình hiện đại hóa kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ liên quan đến cuộc đổi mới này, bởi vì một bộ máy hành chính kém hiệu quả, cồng kềnh là rất tốn kém và chỉ tạo thêm “cửa” cho các nhà đầu tư muốn làm việc với Việt Nam. Đọc thêmTô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bản Ngoài ra, còn phải kể đến 3 lý do chính đằng sau việc tái cấu trúc hành chính và sáp nhập tỉnh. Thứ nhất, việc tinh giản bộ máy hành chính địa phương làm giảm các điểm tiếp xúc, các cấp ra quyết định và các tuyến chỉ huy, cho nên giảm được gánh nặng hành chính cho những người muốn làm việc với một địa phương. Có nghĩa là ít “cửa” hơn, ít tham nhũng hơn một chút, bởi vì có ít người để “làm việc” hơn. Lý do chính thứ hai, cải tổ ở cấp độ các vùng lãnh thổ Việt Nam sẽ tạo nên các không gian thúc đẩy động lực kinh tế và hạn chế chủ nghĩa địa phương. Cho nên cần nhắc lại, tinh giản là để hiệu quả hơn. Điểm thứ ba, được nhiều chuyên gia nêu lên : Cuộc cải cách lần này là nhằm giảm bớt ngân sách nhà nước, hiện dành tới 70% cho chi phí vận hành định kỳ của các cơ quan hành chính. Mục tiêu mang tính kinh tế, rất cụ thể. Nhưng đó không phải là những lý do duy nhất mà chúng ta sẽ nói đến sau. RFI : Ở Pháp, việc phân chia đơn vị hành chính đôi khi cũng được thực hiện vì mục đích bầu cử. Liệu trường hợp này có diễn ra ở Việt Nam không vì Đại hội Đảng cũng đang đến gần, trong khi lợi ích tài chính, đơn giản hóa hành chính… vẫn được nhấn mạnh khi sáp nhập tỉnh, như ông nhắc đến ở trên ? Benoît de Tréglodé : Tôi nói ngay là có. Đó là điều hiển nhiên. Tôi đã nhấn mạnh đến khía cạnh mục tiêu và tổ chức, rất cơ bản của cuộc cách mạng chống quan liêu. Đừng quên rằng chúng ta đang ở Việt Nam, Đại hội Đảng sẽ diễn ra trong chưa đầy một năm. Vì vậy, cuộc cách mạng mang hai mục tiêu, vừa về kinh tế, và đối với ông Tô Lâm, chắc chắn là còn mang tính chính trị. Sự tập trung chính trị này có nghĩa là gì ? Đây chỉ là một vấn đề đơn giản về số học. Cuộc cải cách sẽ củng cố sự tập trung chính trị. Ít tỉnh hơn, sẽ có ít người tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương hơn, và như vậy sẽ tạo thuận lợi cho bộ Chính trị hoặc ban bí thư, chỉ phải kiểm soát ít hơn. Việc giảm số lượng tỉnh cũng dẫn đến việc giảm số lượng đại biểu được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Điều này rất quan trọng, bởi vì Ban Chấp hành Trung ương và các ban chính trị của đảng sẽ được bầu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của đảng vào đầu năm 2026. Với việc ít tỉnh hơn, ít đại diện hơn, rõ ràng việc này sẽ giúp tập trung ảnh hưởng nhiều hơn vào tay ông Tô Lâm và các đồng minh của ông. Không cần phải che giấu, cuộc cải cách này còn có mục đích tập trung quyền lực xung quanh lãnh đạo quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam, trong trường hợp này là tổng bí thư. Theo logic của Tô Lâm hiện nay, tập trung quyền lực cũng là bảo đảm thêm sự ổn định chính trị cho đất nước, cho đội ngũ lãnh đạo đất nước. Lập luận này xuất phát từ nhận định là cần phải phát triển Việt Nam về kinh tế để đạt được mục tiêu phát triển đầy tham vọng năm 2045 và để chống lại những bất ổn trên chính trường khu vực và quốc tế, cũng tác động đến Việt Nam. Nói tóm lại, mục đích chính trị cũng đi kèm với mục tiêu hành chính và kinh tế trong đợt cải cách quy mô lớn này. RFI : Làm thế nào có thể tiến hành cuộc cải cách vào thời điểm này và nhanh đến như vậy ? Benoît de Tréglodé : Quả thực, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Đã thành thông lệ là mỗi năm trước kỳ Đại hội đảng vẫn có những chiến dịch chống tham nhũng lớn (tiếp tục hoặc tái khởi động) để phân loại trong số những người thân cận hoặc đối thủ của những nhân vật chuẩn bị cho đại hội sau đó. Năm nay, không nhất thiết phải là một chiến dịch chống tham nhũng mới khiến toàn bộ môi trường chính trị ngưng đọng hoàn toàn, mà là cuộc đại cải cách đầy tham vọng hệ thống hành chính Việt Nam, theo mong muốn của ông Tô Lâm. Điều có thể nghĩ tới ngay lập tức, nếu một cuộc cải cách đầy tham vọng như vậy được thực hiện bởi một người duy nhất thì đó là do ông ấy không cảm thấy bị bất kỳ ai đe dọa và điều này nằm trong quyền lực to lớn của ông trong bộ máy chính trị Việt Nam. Vào đúng năm trước Đại hội Đảng, với cuộc tinh giản bộ máy hành chính ở cấp địa phương, nhưng cũng có thể nói là ở cấp trung ương, ở cấp bộ, không ai chắc chắn là giữ được vị trí của mình, kể cả trong Ban Chấp hành Trung ương. Số người may mắn được chọn sẽ ít hơn vào năm 2026. Có thể nói rằng chiến dịch kiểm soát khổng lồ này thậm chí còn hiệu quả hơn các chiến dịch chống tham nhũng thông thường. Bởi vì chúng khiến mọi người run sợ, ai cũng muốn giữ lấy chỗ và có thể theo đuổi sự nghiệp trong một bộ máy hành chính bị thu hẹp lại. Đọc thêmViệt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Cuối cùng, chỉ một người thắng cuộc lớn nhất, đó là ông Tô Lâm, người tổ chức công cuộc này cùng với ban lãnh đạo của ông hiện tại hoặc trước đây trong bộ Công An. Có một bầu không khí chung, có thể nói là lo lắng, về sự chuyển đổi xã hội này, cho dù nhiều người hoan nghênh, đánh giá dự án là “cao cả”, để bộ máy hành chính cồng kềnh trở nên hiệu quả hơn, sáp nhập các đơn vị hành chính chồng chéo để giúp đất nước giàu mạnh hơn, các địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn. Nhưng thường thì ở Việt Nam, người ta vẫn làm “một công đôi việc”. Người ta mang đến cho người dân một cuộc cải cách được hoan nghênh với những mục tiêu rất tham vọng, cao cả. Nhưng đồng thời, công cuộc này lại được thực hiện bởi một chính trị gia đang tận dụng nó để trụ vững ở trung tâm và thể hiện toàn bộ quyền lực của mình trong trung tâm bộ máy. RFI : Những tỉnh mới, từ giờ rộng lớn hơn rất nhiều, có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức nào trong tương lai ? Benoît de Tréglodé : Đây là cả một vấn đề. Đúng là có thể có những tác động tích cực, đúng đắn. Việc thành lập các siêu tỉnh để thu hút đầu tư nước ngoài có thể giúp địa phương phát triển hiệu quả hơn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài qua việc “giảm hai, ba lần” số “cửa” tham nhũng. Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài đôi khi phải gõ cửa các ủy ban tỉnh, ủy ban huyện, xã, địa phương liên quan… càng nhiều cửa thì càng có nhiều công chức tham nhũng và càng khiến hoạt động thêm phức tạp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các chính quyền mới sẽ đơn giản hơn và minh bạch hơn trong việc hợp tác sau khi cải cách sáp nhập tỉnh có hiệu lực từ ngày 01/07/2025. Đọc thêmChủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam Mặt khác, có thể là còn quá sớm để nói hoặc hình dung cụ thể hoạt động sẽ như thế nào, nhưng việc thành lập những tỉnh lớn như vậy có thể tạo nên sự bất ổn lâu dài nếu các nhà lãnh đạo tỉnh tương lai dần trở nên quyền lực hơn, một ngày nào đó không hoàn toàn chia sẻ năng lực hoặc tầm nhìn với ông Tô Lâm và bắt đầu tập trung quyền lực cho các mục đích cá nhân. Họ sẽ ít hơn về số lượng, họ sẽ quản lý các khu vực rộng hơn, giàu có hơn, phát triển hơn, họ có thể có tham vọng chính trị lớn hơn. Điều rủi ro là sự xuất hiện của các sếp lớn hoặc “lãnh chúa” lớn, đầy sức mạnh. Tôi nghĩ rằng ở cấp trung ương, trong vòng thân cận của tổng bí thư, mọi chuyện đã được xem xét rất chặt chẽ, bởi vì phải nhắc lại rằng mặt trái của việc sáp nhập tỉnh là các lãnh đạo tỉnh sẽ ít hơn nhưng có thể sẽ quyền lực hơn vì tỉnh của họ lớn hơn, đa dạng hơn, nhưng cũng có thể là họ sẽ bị cấp trung ương kiểm soát nhiều hơn vì họ không đông. Vì vậy, tương lai của mối liên kết giữa quyền tự chủ khu vực, phi tập trung nhưng dưới sự kiểm soát là cả một câu hỏi, là cả sự đánh cược mà ông Tô Lâm đang thực hiện để hiện đại hóa đất nước, thâu tóm và tập trung quyền lực tốt hơn trong 20 năm tới, giai đoạn mang tính quyết định trong việc đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2045. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược - IRSEM, Trường Quân sự Pháp.
“Ngày 01/07/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước”. Tuyên bố được đăng trên trang web Cải cách Hành chính vì Việt Nam chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố, giảm gần một nửa so với trước đây. Đề án sáp nhập là do tổng bí thư Tô Lâm chủ trương và Quốc Hội biểu quyết thông qua ngày 12/06. Tinh giản bộ máy nhà nước được coi là điều vô cùng cần thiết để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Thực hiện thành công công cuộc cải cách lần này, tổng bí thứ Tô Lâm còn cho thấy quyền lực cá nhân và những chiến lược tập trung quyền lực đằng sau. Đây là nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 04/07/2025. RFI : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử Việt Nam và lần gần đây nhất có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2025. Mục tiêu của cuộc cải cách này là gì ? Benoît de Tréglodé : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, cụ thể là giảm từ 63 tỉnh, thành xuống còn 34, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố do chính quyền trung ương quản lý. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong công cuộc cải cách đất nước, theo mong muốn của tổng bí thư Tô Lâm, với mục tiêu đầy tham vọng : thúc đẩy phát triển để đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Vì vậy, cải cách bộ máy Nhà nước là một chặng, việc sáp nhập tỉnh cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó người ta thấy một quyết tâm kỹ trị, một mong muốn kinh doanh và cả kinh tế, trong khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng luôn đặt trọng tâm vào sự trong sạch thuần túy về mặt tư tưởng và kỷ luật của đảng. Điều mà tổng bí thư Tô Lâm thúc đẩy trong cuộc cải cách lần này là tạo ra những thực thể hành chính mới có khả năng cạnh tranh từ góc độ kinh tế. Tôi muốn nói đó là điều rất cụ thể, chứ không chỉ là lý thuyết. Có hai lưu ý sơ bộ để hiểu về cuộc cải cách này. Điều đáng chú ý trước tiên là ý muốn của một người, ở đây là ông Tô Lâm. Những địa giới hành chính mới của các tỉnh cũng là cách cho thấy quyết định được đưa từ trên xuống. Việc này đưa Đảng, và cuối cùng là tổng bí thư, vào trung tâm của quá trình ra quyết định mang tính quốc gia. Quốc Hội không thảo luận về dự án này mà chỉ phê duyệt. Chúng ta đang quay trở lại với một logic khá cũ, bị quên trong hơn một thập niên, là các đại biểu Quốc Hội tranh luận về các dự án lớn của bộ máy. Ở đây, ông Tô Lâm áp đặt cải cách mà Quốc Hội sẽ thông qua. Điểm này rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập sau. Lưu ý thứ hai, đó là ông Tô Lâm gọi “cuộc cách mạng chống quan liêu” để tăng thêm hiệu quả. Có một điều không thể phủ nhận mà bất kỳ ai theo dõi hoặc quan sát các vấn đề chính trị, hành chính, cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam đều không thể nói ngược lại : Hết thập niên này sang thập niên khác, một bộ máy quan liêu ngày càng phình to được lập ở nhiều cấp độ, từ xã, huyện đến tỉnh và trung ương, cho nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động. Khi tổng bí thư nói đến việc tinh gọn, làm cho bộ máy hành chính chặt chẽ, mạnh mẽ, hiệu quả, hiệu suất hơn (về mặt giấy tờ), người ta có thể nói rằng ông ấy có lẽ đúng. Quá trình hiện đại hóa kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ liên quan đến cuộc đổi mới này, bởi vì một bộ máy hành chính kém hiệu quả, cồng kềnh là rất tốn kém và chỉ tạo thêm “cửa” cho các nhà đầu tư muốn làm việc với Việt Nam. Đọc thêmTô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bản Ngoài ra, còn phải kể đến 3 lý do chính đằng sau việc tái cấu trúc hành chính và sáp nhập tỉnh. Thứ nhất, việc tinh giản bộ máy hành chính địa phương làm giảm các điểm tiếp xúc, các cấp ra quyết định và các tuyến chỉ huy, cho nên giảm được gánh nặng hành chính cho những người muốn làm việc với một địa phương. Có nghĩa là ít “cửa” hơn, ít tham nhũng hơn một chút, bởi vì có ít người để “làm việc” hơn. Lý do chính thứ hai, cải tổ ở cấp độ các vùng lãnh thổ Việt Nam sẽ tạo nên các không gian thúc đẩy động lực kinh tế và hạn chế chủ nghĩa địa phương. Cho nên cần nhắc lại, tinh giản là để hiệu quả hơn. Điểm thứ ba, được nhiều chuyên gia nêu lên : Cuộc cải cách lần này là nhằm giảm bớt ngân sách nhà nước, hiện dành tới 70% cho chi phí vận hành định kỳ của các cơ quan hành chính. Mục tiêu mang tính kinh tế, rất cụ thể. Nhưng đó không phải là những lý do duy nhất mà chúng ta sẽ nói đến sau. RFI : Ở Pháp, việc phân chia đơn vị hành chính đôi khi cũng được thực hiện vì mục đích bầu cử. Liệu trường hợp này có diễn ra ở Việt Nam không vì Đại hội Đảng cũng đang đến gần, trong khi lợi ích tài chính, đơn giản hóa hành chính… vẫn được nhấn mạnh khi sáp nhập tỉnh, như ông nhắc đến ở trên ? Benoît de Tréglodé : Tôi nói ngay là có. Đó là điều hiển nhiên. Tôi đã nhấn mạnh đến khía cạnh mục tiêu và tổ chức, rất cơ bản của cuộc cách mạng chống quan liêu. Đừng quên rằng chúng ta đang ở Việt Nam, Đại hội Đảng sẽ diễn ra trong chưa đầy một năm. Vì vậy, cuộc cách mạng mang hai mục tiêu, vừa về kinh tế, và đối với ông Tô Lâm, chắc chắn là còn mang tính chính trị. Sự tập trung chính trị này có nghĩa là gì ? Đây chỉ là một vấn đề đơn giản về số học. Cuộc cải cách sẽ củng cố sự tập trung chính trị. Ít tỉnh hơn, sẽ có ít người tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương hơn, và như vậy sẽ tạo thuận lợi cho bộ Chính trị hoặc ban bí thư, chỉ phải kiểm soát ít hơn. Việc giảm số lượng tỉnh cũng dẫn đến việc giảm số lượng đại biểu được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Điều này rất quan trọng, bởi vì Ban Chấp hành Trung ương và các ban chính trị của đảng sẽ được bầu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của đảng vào đầu năm 2026. Với việc ít tỉnh hơn, ít đại diện hơn, rõ ràng việc này sẽ giúp tập trung ảnh hưởng nhiều hơn vào tay ông Tô Lâm và các đồng minh của ông. Không cần phải che giấu, cuộc cải cách này còn có mục đích tập trung quyền lực xung quanh lãnh đạo quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam, trong trường hợp này là tổng bí thư. Theo logic của Tô Lâm hiện nay, tập trung quyền lực cũng là bảo đảm thêm sự ổn định chính trị cho đất nước, cho đội ngũ lãnh đạo đất nước. Lập luận này xuất phát từ nhận định là cần phải phát triển Việt Nam về kinh tế để đạt được mục tiêu phát triển đầy tham vọng năm 2045 và để chống lại những bất ổn trên chính trường khu vực và quốc tế, cũng tác động đến Việt Nam. Nói tóm lại, mục đích chính trị cũng đi kèm với mục tiêu hành chính và kinh tế trong đợt cải cách quy mô lớn này. RFI : Làm thế nào có thể tiến hành cuộc cải cách vào thời điểm này và nhanh đến như vậy ? Benoît de Tréglodé : Quả thực, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Đã thành thông lệ là mỗi năm trước kỳ Đại hội đảng vẫn có những chiến dịch chống tham nhũng lớn (tiếp tục hoặc tái khởi động) để phân loại trong số những người thân cận hoặc đối thủ của những nhân vật chuẩn bị cho đại hội sau đó. Năm nay, không nhất thiết phải là một chiến dịch chống tham nhũng mới khiến toàn bộ môi trường chính trị ngưng đọng hoàn toàn, mà là cuộc đại cải cách đầy tham vọng hệ thống hành chính Việt Nam, theo mong muốn của ông Tô Lâm. Điều có thể nghĩ tới ngay lập tức, nếu một cuộc cải cách đầy tham vọng như vậy được thực hiện bởi một người duy nhất thì đó là do ông ấy không cảm thấy bị bất kỳ ai đe dọa và điều này nằm trong quyền lực to lớn của ông trong bộ máy chính trị Việt Nam. Vào đúng năm trước Đại hội Đảng, với cuộc tinh giản bộ máy hành chính ở cấp địa phương, nhưng cũng có thể nói là ở cấp trung ương, ở cấp bộ, không ai chắc chắn là giữ được vị trí của mình, kể cả trong Ban Chấp hành Trung ương. Số người may mắn được chọn sẽ ít hơn vào năm 2026. Có thể nói rằng chiến dịch kiểm soát khổng lồ này thậm chí còn hiệu quả hơn các chiến dịch chống tham nhũng thông thường. Bởi vì chúng khiến mọi người run sợ, ai cũng muốn giữ lấy chỗ và có thể theo đuổi sự nghiệp trong một bộ máy hành chính bị thu hẹp lại. Đọc thêmViệt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Cuối cùng, chỉ một người thắng cuộc lớn nhất, đó là ông Tô Lâm, người tổ chức công cuộc này cùng với ban lãnh đạo của ông hiện tại hoặc trước đây trong bộ Công An. Có một bầu không khí chung, có thể nói là lo lắng, về sự chuyển đổi xã hội này, cho dù nhiều người hoan nghênh, đánh giá dự án là “cao cả”, để bộ máy hành chính cồng kềnh trở nên hiệu quả hơn, sáp nhập các đơn vị hành chính chồng chéo để giúp đất nước giàu mạnh hơn, các địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn. Nhưng thường thì ở Việt Nam, người ta vẫn làm “một công đôi việc”. Người ta mang đến cho người dân một cuộc cải cách được hoan nghênh với những mục tiêu rất tham vọng, cao cả. Nhưng đồng thời, công cuộc này lại được thực hiện bởi một chính trị gia đang tận dụng nó để trụ vững ở trung tâm và thể hiện toàn bộ quyền lực của mình trong trung tâm bộ máy. RFI : Những tỉnh mới, từ giờ rộng lớn hơn rất nhiều, có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức nào trong tương lai ? Benoît de Tréglodé : Đây là cả một vấn đề. Đúng là có thể có những tác động tích cực, đúng đắn. Việc thành lập các siêu tỉnh để thu hút đầu tư nước ngoài có thể giúp địa phương phát triển hiệu quả hơn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài qua việc “giảm hai, ba lần” số “cửa” tham nhũng. Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài đôi khi phải gõ cửa các ủy ban tỉnh, ủy ban huyện, xã, địa phương liên quan… càng nhiều cửa thì càng có nhiều công chức tham nhũng và càng khiến hoạt động thêm phức tạp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các chính quyền mới sẽ đơn giản hơn và minh bạch hơn trong việc hợp tác sau khi cải cách sáp nhập tỉnh có hiệu lực từ ngày 01/07/2025. Đọc thêmChủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam Mặt khác, có thể là còn quá sớm để nói hoặc hình dung cụ thể hoạt động sẽ như thế nào, nhưng việc thành lập những tỉnh lớn như vậy có thể tạo nên sự bất ổn lâu dài nếu các nhà lãnh đạo tỉnh tương lai dần trở nên quyền lực hơn, một ngày nào đó không hoàn toàn chia sẻ năng lực hoặc tầm nhìn với ông Tô Lâm và bắt đầu tập trung quyền lực cho các mục đích cá nhân. Họ sẽ ít hơn về số lượng, họ sẽ quản lý các khu vực rộng hơn, giàu có hơn, phát triển hơn, họ có thể có tham vọng chính trị lớn hơn. Điều rủi ro là sự xuất hiện của các sếp lớn hoặc “lãnh chúa” lớn, đầy sức mạnh. Tôi nghĩ rằng ở cấp trung ương, trong vòng thân cận của tổng bí thư, mọi chuyện đã được xem xét rất chặt chẽ, bởi vì phải nhắc lại rằng mặt trái của việc sáp nhập tỉnh là các lãnh đạo tỉnh sẽ ít hơn nhưng có thể sẽ quyền lực hơn vì tỉnh của họ lớn hơn, đa dạng hơn, nhưng cũng có thể là họ sẽ bị cấp trung ương kiểm soát nhiều hơn vì họ không đông. Vì vậy, tương lai của mối liên kết giữa quyền tự chủ khu vực, phi tập trung nhưng dưới sự kiểm soát là cả một câu hỏi, là cả sự đánh cược mà ông Tô Lâm đang thực hiện để hiện đại hóa đất nước, thâu tóm và tập trung quyền lực tốt hơn trong 20 năm tới, giai đoạn mang tính quyết định trong việc đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2045. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược - IRSEM, Trường Quân sự Pháp.
Bài giảng: Lãnh đạo theo phong cách WikiDiễn giả: Kent Edwards.Dịch và lồng tiếng: Ánh Sáng Nơi Thương Trường----------------------------Kent Edwards có bằng tiến sỹ mục vụ về giảng luận và tiến sỹ về lãnh đạo đa văn hoá. Ông đã có thời gian đi mở hội thánh mới và làm mục sư. Ông cũng từng làm giảng viên và Giám đốc Chương trình Tiến sĩ Mục vụ tại Chủng viện Thần học Gordon-Conwell. Khi có bài nói chuyện này về đề tài lãnh đạo tại hội nghị của hiệp hội Gi-đê-ôn quốc tế, tiến sĩ Edwards đang là giáo sư về nghệ thuật giảng dạy và Lãnh đạo, đồng thời là Giám đốc Chương trình Tiến sĩ Mục vụ tại Trường Thần học Talbot, Đại học Biola ở La Mirada, California.------------------------------The Workplace Ministry (Muc Vu Noi Lam Viec) Youtube channel provides inspiring sermons and messages from Christian speakers, specifically designed to uplift and support the Christian community within Vietnam's professional landscape, where resources for Christian teaching are often limited. As a non-profit initiative, our mission is to offer encouragement and spiritual guidance for believers striving to serve God in their workplaces.Please note that some videos may not have obtained formal copyright permissions prior to translation. We appreciate the understanding and forgiveness of copyright holders. If you have any concerns, please do not hesitate to contact us at mygenvn@gmail.com.Thank you for your support!#KentEdwards #kinhdoanh #anhsangnoithuongtruong #lanhdao #wiki
Bài giảng: Lãnh đạo theo phong cách WikiDiễn giả: Kent Edwards.Dịch và lồng tiếng: Ánh Sáng Nơi Thương Trường----------------------------Kent Edwards có bằng tiến sỹ mục vụ về giảng luận và tiến sỹ về lãnh đạo đa văn hoá. Ông đã có thời gian đi mở hội thánh mới và làm mục sư. Ông cũng từng làm giảng viên và Giám đốc Chương trình Tiến sĩ Mục vụ tại Chủng viện Thần học Gordon-Conwell. Khi có bài nói chuyện này về đề tài lãnh đạo tại hội nghị của hiệp hội Gi-đê-ôn quốc tế, tiến sĩ Edwards đang là giáo sư về nghệ thuật giảng dạy và Lãnh đạo, đồng thời là Giám đốc Chương trình Tiến sĩ Mục vụ tại Trường Thần học Talbot, Đại học Biola ở La Mirada, California.------------------------------The Workplace Ministry (Muc Vu Noi Lam Viec) Youtube channel provides inspiring sermons and messages from Christian speakers, specifically designed to uplift and support the Christian community within Vietnam's professional landscape, where resources for Christian teaching are often limited. As a non-profit initiative, our mission is to offer encouragement and spiritual guidance for believers striving to serve God in their workplaces.Please note that some videos may not have obtained formal copyright permissions prior to translation. We appreciate the understanding and forgiveness of copyright holders. If you have any concerns, please do not hesitate to contact us at mygenvn@gmail.com.Thank you for your support!#KentEdwards #kinhdoanh #anhsangnoithuongtruong #lanhdao #wiki
Tựa đề chữ vàng in trên bìa sách toàn một màu đen. Chỉ cần liếc nhìn qua, giới độc giả ghiền truyện trinh thám đều nhận ra ngay bộ sưu tập « Série Noire » của nhà xuất bản Pháp Gallimard. Năm 2025 đánh dấu đúng 80 năm ngày ra đời của tủ sách nổi tiếng Série Noire, mà bạn đọc ở Pháp thường gọi nôm na là « tiểu thuyết đen ». Tủ sách « Série Noire » ra đời vào mùa hè năm 1945, theo đề xuất của dịch giả Marcel Duhamel. Ngoài đời là bạn thân của nhà văn Jacques Prévert và thi hào Raymond Queneau, ông Duhamel đã thuyết phục nhà xuất bản Gallimard cho ra mắt một bộ sưu tập hoàn toàn mới thời hậu chiến, để giới thiệu với bạn đọc ở Pháp những tiểu thuyết trinh thám tiêu biểu của Anh-Mỹ qua việc dịch các tác giả trứ danh như Peter Cheyney, Raymond Chandler hay Don Tracy … Mãi đến 3 năm sau (1948), theo sáng kiến của giám đốc điều hành nhà xuất bản Claude Gallimard, bộ sưu tập này mới bắt đầu phát triển mạnh, tăng số lượng bản in cũng như các tựa sách phát hành mỗi năm. Nhờ vào sự hưởng ứng của bạn đọc, tủ truyện « Série Noire » đã thành công nhanh chóng. Hơn một ngàn đầu sách được xuất bản trong 2 thập niên đầu tiên, mỗi năm sách đều bán được hơn cả triệu bản. Thành công của thể loại văn học này lúc đầu luôn gắn liền với trào lưu phim trinh thám của Mỹ, còn được gọi là « film noir » chủ yếu nói về các vụ án và tội phạm, thế giới băng đảng và xã hội đen. Trong thời hậu chiến (1945-1952) các rạp chiếu phim Pháp chủ yếu khai thác phim trinh thám do Hollywood sản xuất từ những năm trước, nhưng vì đang có chiến tranh, khán giả Pháp chưa có dịp xem. Kể từ năm 1953 trở đi, làng phim Pháp mới bắt đầu khai thác mạnh mẽ dòng phim này. Trả lời phỏng vấn RFI ban tiếng Pháp, nhà phê bình kiêm sử gia Alban Cerisier cho biết, ngay từ những năm 1950, tủ sách « Série Noire » đã gợi hứng cho các đạo diễn Pháp thực hiện nhiều bản phóng tác, đưa các bộ tiểu thuyết đen lên màn ảnh rộng, tạo ra một sự hợp tác chặt chẽ, vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay : « Đúng vậy, đó là một mối quan hệ tuyệt vời, góp phần làm nên tên tuổi và uy tín của bộ sưu tập Série Noire. Mối quan hệ giữa tủ sách trinh thám và màn ảnh lớn đã tồn tại trong nhiều thập niên qua. Khi mới được thành lập, tủ sách này chủ yếu quảng bá các tiểu thuyết “đen” và dòng phim trinh thám theo kiểu Mỹ. Trong giai đoạn này, phải kể đến phim The Maltese Falcon (Chim ưng Malta) với Humphrey Bogart trong vai chính, This gun for hire (Kẻ giết mướn) với Alan Ladd và Veronica Lake. Những thập niên sau đó, có The Unseen (Sát thủ giấu mặt) và nhất là The Big Sleep (Giấc ngủ ngàn thu), dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Raymond Chandler qua hai phiên bản, với Humphrey Bogart, cũng như Robert Mitchum trong vai chính. Thời hậu chiến, làng phim Pháp chủ yếu khai thác phim Mỹ. Năm 1953 đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi điện ảnh Pháp trở nên tự lập hơn, bắt đầu chuyển thể các bộ tiểu thuyết thành phim trinh thám. Đó là trường hợp của bộ phim "Touchez pas au grisbi" (tạm dịch Coi chừng chết … vì tiền) của đạo diễn Pháp Jacques Becker. Đây là phiên bản điện ảnh của quyển tiểu thuyết đen cùng tên của Albert Simonin. Bộ phim đánh dấu ngày trở lại của Jean Gabin sau nhiều năm vắng bóng và sự xuất hiện lần đầu tiên của Lino Ventura trên màn ảnh lớn. Trong mắt giới phê bình, "Touchez pas au grisbi” là tác phẩm khởi đầu cho trào lưu quay các bộ phim noir theo kiểu Pháp, hầu hết các tên tuổi lớn sau này đều tham gia như Jeanne Moreau, Jean-Paul Belmondo hay Alain Delon … » Nhìn lại tủ truyện « Série Noire », trong số cả chục ngàn quyển tiểu thuyết được phát hành, đã có hơn 500 đầu sách đã được chuyển thể lên màn ảnh. Có thể nói là mỗi thập niên đều có những bộ phim ăn khách, phóng tác từ tiểu thuyết trinh thám. Theo sử gia Alban Cerisier, những thập niên sau 1950, đã cho ra đời nhiều tác phẩm quan trọng của những tên tuổi hàng đầu trong làng điện ảnh : « Kể từ sau những năm 1950, dòng phim trinh thám hình sự đã có một số thay đổi về mặt đề tài để phán ánh những biến chuyển xã hội, nội dung phim cũng mang nhiều tính thời sự hơn. Một trong những gương mặt quan trọng trong giai đoạn này chính là ngôi sao màn bạc Pháp Alain Delon. Ông quan tâm nhiều đến thể loại hình sự cũng như dòng phim đen. Trong vai trò của một nhà sản xuất (nhiều hơn là diễn viên), Alain Delon đã giúp phổ biến thêm nhiều quyển tiểu thuyết qua phim ảnh. Trong giai đoạn này có thể nhắc đến “Mort d'un pourri” (Cái chết của một kẻ hám lợi), tiểu thuyết của Raf Vallet từng được Georges Lautner chuyển thể thành phim trinh thám với Alain Delon trong vai chính. Thật ra, kể từ những năm 1965 trở đi, dòng phim noir không còn đơn thuần nói về thế giới của những kẻ lừa đảo, những tên côn đồ đâm thuê chém mướn … Những hình tượng ấy dần dần những chỗ lại cho những nhân vật phức tạp hơn về mặt tâm lý, qua tài viết kịch bản và dựng phim của làn sóng đạo diễn với phong cách mới như Truffaut, Godard, hay Melville. Đạo diễn François Truffaut đã tặng cho Jeanne Moreau một vai diễn để đời khi chuyển thể tiểu thuyết “The Bride wore black” (Áo tang ngày cưới) của William Irish, kể lại kế hoạch trả thù của một cô dâu, sau khi chứng kiến cảnh chồng mình bị sát hại ngay trong đám cưới. Đạo diễn Melville tặng cho Jean Paul Belmondo một vai diễn xuất sắc trong phim "Le Doulos". Trong tiếng lóng, từ này hiểu theo nghĩa đen là cái mũ phớt, còn hiểu theo nghĩa bóng là kẻ chỉ điểm. Sự xuất hiện của Melville, Lautner, hay Truffaut (rất ngưỡng mộ đạo diễn Hitchcock) đã mang đến một luồng sinh khí mới cho thể loại phim trình thám, khi họ phản ánh các chủ đề mang tính thời sự xã hội, đi sâu hơn vào các đề tài tham nhũng, khi mọi giới, nhất là những người có quyền, càng dễ bị đồng tiền chi phối ». Sau các đề tài chính trị xã hội, tủ truyện Série Noire cũng từng gặt hái khá nhiều thành công khi khai thác mạch truyện gián điệp. Trong một thời gian dài, nhà xuất bản Gallimard được quyền khai thác tủ sách James Bond (sau này mới đến phiên nhà xuất bản Robert Laffon), có lẽ cũng vì thế nhiều đầu sách của điệp viên 007 đã được đăng trong bộ sưu tập tiểu thuyết đen Série Noire. Nhà phê bình Alvan Cerisier giải thích về các trào lưu làm phim : « Các tác giả cũng như dịch giả của tủ truyện Série Noire sống với thời đại của họ. Dĩ nhiên là bộ truyện của Ian Fleming đã có nhiều bản phóng tác sang tiếng Pháp. Về mặt phiên bản điện ảnh, có hai tựa phim James Bond mà các bạn đọc tiếng Pháp tìm thấy trong tủ sách Série Noire. Đó là bộ phim « Diamonds are forever » (Điệp vụ kim cương) với Sean Connery, và sau đó là « Moonraker » (Căn cứ không gian) với Roger Moore. Có thể nói là thành công của James Bond đánh dấu thời kỳ huy hoàng của tiểu thuyết cũng như phim gián điệp. Ngoài ra, phim ảnh có tác động tích cực trong việc phổ biến sách truyện. Tính trung bình, một quyển tiểu thuyết trinh thám được xem là rất ăn khách khi bán được khoảng 100.000 bản. Đến khi được chuyển thể lên màn ảnh lớn, bộ phim có khả năng thu hút hàng triệu lượt người xem và trong số này sẽ có nhiều khán giả tìm đọc tiểu thuyết gốc. Mối quan hệ chặt chẽ ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Việc chuyển thể sách thành kịch bản phim, nhiều hay ít, là tùy theo nhu cầu, chứ chưa bao giờ dừng lại. Chẳng hạn như phim « Zulu » với Orlando Bloom và Forest Whitaker trong vai chính, dựa theo tiểu thuyết của Caryl Férey. Đạo diễn Guillermo del Toro từng thử sức với phim trinh thám khi chuyển thể lên màn ảnh quyển tiểu thuyết đen « Nightmare Alley » (Con hẻm ác mộng) với Bradley Cooper trong vai chính. Ngoài ra, còn phải kể đến dòng truyện trinh thám đến từ vùng đất lạnh như trường hợp của nhà văn người Na Uy JoNesbo từng thành công với « The Snowman » (Sát nhân Người tuyết) với Michael Fassbender. Trong số các nhân vật nổi tiếng thích đọc Série Noire tại Pháp, có các nhà văn Jacques Prévert, Jean Giono, hay nghệ sĩ điêu khắc Giacometti. Có thể nói là chừng nào vẫn còn nhiều bạn đọc ghiền tiểu thuyết trinh thám, thì dòng phim hồi hộp hình sự vẫn còn nhiều kịch bản hay để dựng thành phim chiếu rạp cũng như phim truyền hình ».
Khi va chạm, tai nạn giao thông xảy ra, cho dù người đi đúng luật thì cũng sẽ phải chịu thiệt hại. Đó là câu chuyện chúng ta đã quá quen thuộc từ lâu nay. Đã đến lúc điều này cần được thay đổi!
Tựa đề chữ vàng in trên bìa sách toàn một màu đen. Chỉ cần liếc nhìn qua, giới độc giả ghiền truyện trinh thám đều nhận ra ngay bộ sưu tập « Série Noire » của nhà xuất bản Pháp Gallimard. Năm 2025 đánh dấu đúng 80 năm ngày ra đời của tủ sách nổi tiếng Série Noire, mà bạn đọc ở Pháp thường gọi nôm na là « tiểu thuyết đen ». Tủ sách « Série Noire » ra đời vào mùa hè năm 1945, theo đề xuất của dịch giả Marcel Duhamel. Ngoài đời là bạn thân của nhà văn Jacques Prévert và thi hào Raymond Queneau, ông Duhamel đã thuyết phục nhà xuất bản Gallimard cho ra mắt một bộ sưu tập hoàn toàn mới thời hậu chiến, để giới thiệu với bạn đọc ở Pháp những tiểu thuyết trinh thám tiêu biểu của Anh-Mỹ qua việc dịch các tác giả trứ danh như Peter Cheyney, Raymond Chandler hay Don Tracy … Mãi đến 3 năm sau (1948), theo sáng kiến của giám đốc điều hành nhà xuất bản Claude Gallimard, bộ sưu tập này mới bắt đầu phát triển mạnh, tăng số lượng bản in cũng như các tựa sách phát hành mỗi năm. Nhờ vào sự hưởng ứng của bạn đọc, tủ truyện « Série Noire » đã thành công nhanh chóng. Hơn một ngàn đầu sách được xuất bản trong 2 thập niên đầu tiên, mỗi năm sách đều bán được hơn cả triệu bản. Thành công của thể loại văn học này lúc đầu luôn gắn liền với trào lưu phim trinh thám của Mỹ, còn được gọi là « film noir » chủ yếu nói về các vụ án và tội phạm, thế giới băng đảng và xã hội đen. Trong thời hậu chiến (1945-1952) các rạp chiếu phim Pháp chủ yếu khai thác phim trinh thám do Hollywood sản xuất từ những năm trước, nhưng vì đang có chiến tranh, khán giả Pháp chưa có dịp xem. Kể từ năm 1953 trở đi, làng phim Pháp mới bắt đầu khai thác mạnh mẽ dòng phim này. Trả lời phỏng vấn RFI ban tiếng Pháp, nhà phê bình kiêm sử gia Alban Cerisier cho biết, ngay từ những năm 1950, tủ sách « Série Noire » đã gợi hứng cho các đạo diễn Pháp thực hiện nhiều bản phóng tác, đưa các bộ tiểu thuyết đen lên màn ảnh rộng, tạo ra một sự hợp tác chặt chẽ, vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay : « Đúng vậy, đó là một mối quan hệ tuyệt vời, góp phần làm nên tên tuổi và uy tín của bộ sưu tập Série Noire. Mối quan hệ giữa tủ sách trinh thám và màn ảnh lớn đã tồn tại trong nhiều thập niên qua. Khi mới được thành lập, tủ sách này chủ yếu quảng bá các tiểu thuyết “đen” và dòng phim trinh thám theo kiểu Mỹ. Trong giai đoạn này, phải kể đến phim The Maltese Falcon (Chim ưng Malta) với Humphrey Bogart trong vai chính, This gun for hire (Kẻ giết mướn) với Alan Ladd và Veronica Lake. Những thập niên sau đó, có The Unseen (Sát thủ giấu mặt) và nhất là The Big Sleep (Giấc ngủ ngàn thu), dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Raymond Chandler qua hai phiên bản, với Humphrey Bogart, cũng như Robert Mitchum trong vai chính. Thời hậu chiến, làng phim Pháp chủ yếu khai thác phim Mỹ. Năm 1953 đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi điện ảnh Pháp trở nên tự lập hơn, bắt đầu chuyển thể các bộ tiểu thuyết thành phim trinh thám. Đó là trường hợp của bộ phim "Touchez pas au grisbi" (tạm dịch Coi chừng chết … vì tiền) của đạo diễn Pháp Jacques Becker. Đây là phiên bản điện ảnh của quyển tiểu thuyết đen cùng tên của Albert Simonin. Bộ phim đánh dấu ngày trở lại của Jean Gabin sau nhiều năm vắng bóng và sự xuất hiện lần đầu tiên của Lino Ventura trên màn ảnh lớn. Trong mắt giới phê bình, "Touchez pas au grisbi” là tác phẩm khởi đầu cho trào lưu quay các bộ phim noir theo kiểu Pháp, hầu hết các tên tuổi lớn sau này đều tham gia như Jeanne Moreau, Jean-Paul Belmondo hay Alain Delon … » Nhìn lại tủ truyện « Série Noire », trong số cả chục ngàn quyển tiểu thuyết được phát hành, đã có hơn 500 đầu sách đã được chuyển thể lên màn ảnh. Có thể nói là mỗi thập niên đều có những bộ phim ăn khách, phóng tác từ tiểu thuyết trinh thám. Theo sử gia Alban Cerisier, những thập niên sau 1950, đã cho ra đời nhiều tác phẩm quan trọng của những tên tuổi hàng đầu trong làng điện ảnh : « Kể từ sau những năm 1950, dòng phim trinh thám hình sự đã có một số thay đổi về mặt đề tài để phán ánh những biến chuyển xã hội, nội dung phim cũng mang nhiều tính thời sự hơn. Một trong những gương mặt quan trọng trong giai đoạn này chính là ngôi sao màn bạc Pháp Alain Delon. Ông quan tâm nhiều đến thể loại hình sự cũng như dòng phim đen. Trong vai trò của một nhà sản xuất (nhiều hơn là diễn viên), Alain Delon đã giúp phổ biến thêm nhiều quyển tiểu thuyết qua phim ảnh. Trong giai đoạn này có thể nhắc đến “Mort d'un pourri” (Cái chết của một kẻ hám lợi), tiểu thuyết của Raf Vallet từng được Georges Lautner chuyển thể thành phim trinh thám với Alain Delon trong vai chính. Thật ra, kể từ những năm 1965 trở đi, dòng phim noir không còn đơn thuần nói về thế giới của những kẻ lừa đảo, những tên côn đồ đâm thuê chém mướn … Những hình tượng ấy dần dần những chỗ lại cho những nhân vật phức tạp hơn về mặt tâm lý, qua tài viết kịch bản và dựng phim của làn sóng đạo diễn với phong cách mới như Truffaut, Godard, hay Melville. Đạo diễn François Truffaut đã tặng cho Jeanne Moreau một vai diễn để đời khi chuyển thể tiểu thuyết “The Bride wore black” (Áo tang ngày cưới) của William Irish, kể lại kế hoạch trả thù của một cô dâu, sau khi chứng kiến cảnh chồng mình bị sát hại ngay trong đám cưới. Đạo diễn Melville tặng cho Jean Paul Belmondo một vai diễn xuất sắc trong phim "Le Doulos". Trong tiếng lóng, từ này hiểu theo nghĩa đen là cái mũ phớt, còn hiểu theo nghĩa bóng là kẻ chỉ điểm. Sự xuất hiện của Melville, Lautner, hay Truffaut (rất ngưỡng mộ đạo diễn Hitchcock) đã mang đến một luồng sinh khí mới cho thể loại phim trình thám, khi họ phản ánh các chủ đề mang tính thời sự xã hội, đi sâu hơn vào các đề tài tham nhũng, khi mọi giới, nhất là những người có quyền, càng dễ bị đồng tiền chi phối ». Sau các đề tài chính trị xã hội, tủ truyện Série Noire cũng từng gặt hái khá nhiều thành công khi khai thác mạch truyện gián điệp. Trong một thời gian dài, nhà xuất bản Gallimard được quyền khai thác tủ sách James Bond (sau này mới đến phiên nhà xuất bản Robert Laffon), có lẽ cũng vì thế nhiều đầu sách của điệp viên 007 đã được đăng trong bộ sưu tập tiểu thuyết đen Série Noire. Nhà phê bình Alvan Cerisier giải thích về các trào lưu làm phim : « Các tác giả cũng như dịch giả của tủ truyện Série Noire sống với thời đại của họ. Dĩ nhiên là bộ truyện của Ian Fleming đã có nhiều bản phóng tác sang tiếng Pháp. Về mặt phiên bản điện ảnh, có hai tựa phim James Bond mà các bạn đọc tiếng Pháp tìm thấy trong tủ sách Série Noire. Đó là bộ phim « Diamonds are forever » (Điệp vụ kim cương) với Sean Connery, và sau đó là « Moonraker » (Căn cứ không gian) với Roger Moore. Có thể nói là thành công của James Bond đánh dấu thời kỳ huy hoàng của tiểu thuyết cũng như phim gián điệp. Ngoài ra, phim ảnh có tác động tích cực trong việc phổ biến sách truyện. Tính trung bình, một quyển tiểu thuyết trinh thám được xem là rất ăn khách khi bán được khoảng 100.000 bản. Đến khi được chuyển thể lên màn ảnh lớn, bộ phim có khả năng thu hút hàng triệu lượt người xem và trong số này sẽ có nhiều khán giả tìm đọc tiểu thuyết gốc. Mối quan hệ chặt chẽ ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Việc chuyển thể sách thành kịch bản phim, nhiều hay ít, là tùy theo nhu cầu, chứ chưa bao giờ dừng lại. Chẳng hạn như phim « Zulu » với Orlando Bloom và Forest Whitaker trong vai chính, dựa theo tiểu thuyết của Caryl Férey. Đạo diễn Guillermo del Toro từng thử sức với phim trinh thám khi chuyển thể lên màn ảnh quyển tiểu thuyết đen « Nightmare Alley » (Con hẻm ác mộng) với Bradley Cooper trong vai chính. Ngoài ra, còn phải kể đến dòng truyện trinh thám đến từ vùng đất lạnh như trường hợp của nhà văn người Na Uy JoNesbo từng thành công với « The Snowman » (Sát nhân Người tuyết) với Michael Fassbender. Trong số các nhân vật nổi tiếng thích đọc Série Noire tại Pháp, có các nhà văn Jacques Prévert, Jean Giono, hay nghệ sĩ điêu khắc Giacometti. Có thể nói là chừng nào vẫn còn nhiều bạn đọc ghiền tiểu thuyết trinh thám, thì dòng phim hồi hộp hình sự vẫn còn nhiều kịch bản hay để dựng thành phim chiếu rạp cũng như phim truyền hình ».
Khi tiếng ve báo hiệu hè về và hoa phượng rực rỡ trên nền trời, đó là lúc cánh cổng trường khép lại. Bộ hành qua những cánh cổng ấy vào thời gian này, không còn nghe thấy tiếng học trò cười đùa hay tiếng trống trường rộn rã. Dẫu vậy, sự vắng lặng ấy lại khiến người ta chú ý đến những điều khác. Đó là những tấm bảng hiệu ghi lại bề dày lịch sử hàng chục năm tuổi của những ngôi trường giữa lòng thành phố.
Tại thượng đỉnh của khối NATO ngày 25/06/2025, ở La Haye, Hà Lan, các quốc gia thành viên Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương đã quyết định sẽ tăng ngân sách dành cho quốc phòng lên đến 5% GDP/năm trong 10 năm tới. Đe dọa ngày càng lớn từ Nga, nhưng đặc biệt là các áp lực chưa từng có từ chính nước Mỹ « đồng minh » buộc nhiều nước châu Âu phải chấp nhận đưa ra cam kết tài chính đặc biệt nói trên, vốn được coi là vượt xa khả năng thực hiện. Nếu như cam kết 5% được một số nhà quan sát nhìn nhận như là một chuyển biến chiến lược của NATO nói chung, của châu Âu nói riêng, thì không ít người hoài nghi cao độ, coi đây chỉ như một biện pháp mang tính tình thế để đối phó với « đồng minh » Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó chơi. Theo một số thẩm định, cam kết 5% tương đương với việc các nước châu Âu sẽ phải chi thêm khoảng 500 tỉ đô la/năm cho quốc phòng trong bối cảnh một số nước châu Âu đang trong khó khăn chồng chất về tài chính. Nhiều nước châu Âu không chấp nhận hy sinh mô hình xã hội hiện có để tăng mạnh chi phí cho quân sự. Các nước châu Âu sẽ xoay sở ra sao với cam kết 5% ? Sườn đông châu Âu sẵn sàng, nhiều nước Tây Âu dè dặt Con đường để đạt được mục tiêu 5% còn rất dài và đầy bất trắc. Trong hiện tại, 32 quốc gia thành viên cam kết chi 2% GDP/năm cho quốc phòng, mục tiêu được đề ra từ năm 2006, và chính thức khẳng định từ năm 2014. Tuy nhiên, theo số liệu của NATO, trong năm 2024, chỉ có 23 trên 32 nước đạt chỉ tiêu 2%. Theo một dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới năm 2023, chỉ có 10 trên tổng số 32 nước có khả năng thực thi được mục tiêu chung nói trên của NATO đặt ra cho năm 2035. Đọc thêm : Không có Hoa Kỳ liệu châu Âu có thể đối đầu quân sự với Nga ? Khác biệt là rất rõ giữa các nước phía đông châu Âu, giáp với Nga, và nhiều nước ở phía tây. Ba Lan, quốc gia coi Nga như đe dọa nhãn tiền, là nước có khả năng sớm đạt được mục tiêu 5%. Vacxava đã chi 4,1% GDP cho quốc phòng hồi năm ngoái. Các nước Baltic, đơn cử như Estonia với 3,4% GDP, cũng đang nỗ lực hướng đến mục tiêu này. Ngược lại, trong số các nước chi phí dưới 2% cho quốc phòng, có nhiều nước Tây Âu, như Tây Ban Nha, Bỉ, hay Luxembourg. Pháp đứng thứ 19 trong danh sách, với mức cam kết 2% chỉ mới được thực thi vào năm 2025. « Đỉnh Himalaya » khó vượt : Để đạt 5% phải hy sinh nhiều chi phí căn bản khác Mục tiêu 5% cho quốc phòng hiện « chưa gây ra bất kỳ cuộc tranh luận thực sự nào trong giới chính trị Pháp ». Bộ trưởng Quân Lực Pháp, Sébastien Lecornu, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Parisien, Chủ Nhật, 22/06, « hy vọng rằng đây sẽ là trọng tâm của chiến dịch tranh cử tổng thống trong tương lai, bởi vì giai đoạn địa chính trị mà chúng ta đang trải qua sẽ còn kéo dài ». Ưu tiên trước mắt của chính quyền Pháp là thực thi hai đạo luật về ngân sách quốc phòng (LPM - loi de programmation militaire), vốn đã giúp tăng ngân sách của lực lượng vũ trang thêm 56%, từ 2017 đến 2025. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu 5%, tương đương khoảng 170 tỉ euro, gấp khoảng ba lần so với hiện nay, đòi hỏi phải có một thay đổi lớn hơn nhiều. Trả lời La Croix, người phụ trách Cơ quan Chiến lược và Kế hoạch của chính phủ Pháp, Clément Beaune cho biết, « để thực thi mục tiêu tăng ngân sách quân sự thêm 3,5% vào năm 2030, sẽ phải tăng thêm 10% thuế TVA ». Nhật báo Công giáo Pháp La Croix gọi đây là « đỉnh Himalaya » khó vượt. Ông Clément Beaune cũng muốn dùng sắc thuế Zucman 2%, nhắm vào các tài sản của những người giàu nhất, từ 100 triệu euro trở lên, để cho thấy tầm mức hết sức lớn của khoản tiền cần huy động. Việc đánh thuế Zucman, nếu được tiến hành hàng năm, cũng chỉ mang lại từ 15 đến 25 tỉ euro, và như vậy là hoàn toàn không đủ. Nếu chỉ dựa trên chiếc bánh ngân sách, việc gia tăng ngân sách quân sự sẽ không tránh khỏi « ảnh hưởng đến số tiền phân bổ cho phúc lợi xã hội » và « lương của các công chức ». Mà động chạm đến « mô hình xã hội » cho đến nay vẫn là một chủ đề húy kị. Theo truyền thông Pháp, rất ít lãnh đạo đảng phái sẵn sàng đưa vấn đề này ra thảo luận, do lo ngại tác động đến sự ủng hộ của cử tri. Để huy động được nguồn tài chính khổng lồ nói trên, cần đến các phương thức khác. Cam kết 5% để đối phó với Mỹ hay vì nhu cầu an ninh thực sự ? Cam kết chi 5% GDP cho quốc phòng có phải là nhu cầu thực sự của châu Âu, hay chủ yếu là một phản ứng mang tính tình thế của các nước châu Âu trước áp lực chưa từng có của Mỹ dưới thời Donald Trump, đe dọa cắt bỏ ô bảo trợ an ninh đối với các nước không gia tăng chi phí cho quân sự. Sau thượng đỉnh NATO, truyền thông Bỉ chú ý đến phát biểu của thủ tướng Bart De Wever về trao đổi giữa ông với tổng thống Mỹ : « Ông ấy (Trump) nói rằng ''2% là rất tốt, nhưng tôi cho rằng very low'', tức là rất thấp. Về phần mình, tôi đáp lại ‘‘Đúng, ông cho rằng mức đó là rất thấp, nhưng đó là tiêu chuẩn chi tiêu của khối NATO cho đến nay. Vì vậy, hãy cho phép chúng tôi tăng các chi tiêu theo tốc độ của riêng mình, theo các quyết định độc lập mà mỗi quốc gia thành viên có thể đưa ra''. Như vậy đấy, ông ấy không nói thêm gì về điều đó nữa, nên tôi hy vọng ông ấy hài lòng. Nhưng tôi không chắc lắm ! » Tăng ngân sách quân sự lên 5% không đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền này để dành cho quân đội, để mua vũ khí và trang thiết bị quân sự. Theo thỏa thuận của NATO vừa qua, trong số tiền 5% này, 3,5% sẽ được dành cho chi tiêu thuần túy quân sự, và 1,5% còn lại được dành cho các chi phí liên quan đến an ninh quốc phòng, như an ninh mạng, xây dựng các tuyến đường giao thông, có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự. Xác định đầu tư nào thuộc lĩnh vực 1,5% này tùy thuộc khá nhiều vào mỗi quốc gia. Trang mạng truyền thông Pháp ngữ RTBF, trong bài « 5% du PIB pour l'OTAN, un chiffre, beaucoup d'hypocrisie » (5% GDP của NATO, một con số nhiều phần đạo đức giả), nhận định : « nước Bỉ cũng như nhiều nước khác nói rằng sẽ tôn trọng quy định 5% này, nhưng sẽ không thực hiện. Chắc chắn là sẽ có một thứ đạo đức giả ở đây, nhưng trên thực tế chi phí cho quốc phòng cũng sẽ phải tăng ồ ạt trong những năm tới, như điều Donal Trump muốn ». Báo chí châu Âu, trong đó có nhật báo thiên hữu Le Figaro, nhấn mạnh đến thái độ « quỵ lụy » của « các đồng minh » châu Âu trước « hoàng đế » Donald Trump khi chấp nhận mục tiêu 5% tại thượng đỉnh NATO. Nhiều nhà quan sát dự báo châu Âu sẽ gia tăng mua vũ khí Mỹ. Cơ hội phát triển nền công nghiệp quốc phòng tự chủ của châu Âu Trên thực tế, mục tiêu tăng cường chi phí cho an ninh quốc phòng cũng nằm trong chính nhu cầu của châu Âu. Đặc biệt kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, việc tăng cường xây dựng năng lực phòng thủ của châu lục, trong bối cảnh vai trò của nước Mỹ ngày càng thu hẹp, và bất trắc gấp bội phần với chính quyền Donald Trump, khối 27 nước đang ngày càng quyết tâm hơn trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của châu Âu, bên trong NATO. Đọc thêm : Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu từ chối « làm chư hầu » « lệ thuộc » vào Mỹ Đầu năm nay, Ủy Ban Châu Âu đã xác lập kế hoạch huy động 150 tỉ euro trên thị trường tài chính, để cung cấp đòn bẩy tài chính cho các quốc gia thành viên, tăng đầu tư vào các lĩnh vực quốc phòng quan trọng, chẳng hạn như phòng thủ tên lửa, drone, hay các trang thiết bị chiến lược khác. Kế hoạch được gọi là « ReArm Europe » (Tái vũ trang châu Âu), mới được đổi tên lại là Chuẩn bị cho chân trời 2030. Việc xây dựng một quân đội chung của châu Âu là chuyện viễn tưởng, nhưng huy động vốn đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng châu Âu, kể cả từ các nguồn đầu tư bên ngoài, là điều nằm trong tầm tay. Trong một cuộc tọa đàm của đài Arte (OTAN : l'UE doit-elle devenir une machine de guerre ? / NATO : Liên Âu phải chăng đang trở thành một cỗ máy chiến tranh ?), nhân dịp thượng đỉnh NATO, nhà kinh tế học Anne-Sophie Alsif, phụ trách văn phòng thẩm định tài chính BDO France, nhận định : « Tôi không thực sự tin tưởng vào một hệ thống phòng thủ châu Âu thống nhất, phản ứng nhanh chóng này, với một quân đội châu Âu, vì chúng ta có những bất đồng chính trị rất đáng kể, với nguyên tắc đồng thuận 100%. Vì vậy, mọi việc sẽ rất phức tạp. Các quốc gia không phải nước nào cũng có cùng ngân sách, lợi ích, và cùng chung một hệ tư tưởng. Vì vậy, mọi việc sẽ rất phức tạp. Mặt khác, trên thực tế, theo tôi, cơ chế hợp tác tùy theo lợi ích này sẽ là phù hợp tương tự, như với các lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, dân số lão hóa : đó sẽ là sự hợp tác dựa trên lợi ích. Nghĩa là, trên thực tế, các quốc gia, ngay cả khi không thuộc Liên Hiệp Châu Âu, vẫn có thể gia nhập, đầu tư tiền, được hưởng nguồn tài chính ưu đãi và ngược lại, sẽ phải mua các sản phẩm của châu Âu. Thực sự đó là kiểu hợp đồng, một dạng deal, như mọi người nói hiện nay. Khi tham gia, bạn phải thực hiện những gì đã cam kết, và bạn sẽ được hưởng lợi từ sự bảo vệ và cơ chế này trong trường hợp bị tấn công. Để tham gia cần phải có một tầm nhìn chiến lược chung, đúng vậy, nhưng không có nghĩa là tất cả 27 quốc gia đều có nghĩa vụ phải tham gia. Mỗi quốc gia tự quyết định. Chúng ta đã thấy điều đó khi có sự rút lui phần nào của Mỹ, khi Emmanuel Macron bắt đầu tổ chức một cuộc họp và ông nói rằng : ‘‘Quý vị hãy xem, ai yêu quý chúng tôi sẽ đồng hành với chúng tôi''. Ta thấy rằng, trong bối cảnh này, người Canada có lẽ đã là nước đầu tiên quan tâm, cũng như Vương quốc Anh, cho dù không còn nằm trong Liên Hiệp Châu Âu. Vì vậy, điều này sẽ cho phép chúng ta có được sự hợp tác ở phạm vi rộng hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn nhiều. » Tiền tiết kiệm, nguồn tài chính dồi dào Kinh tế gia Anne-Sophie Alsif cũng nhấn mạnh đến một nguồn tài chính khác : « Và có một nguồn tài trợ thứ hai, cũng là yếu tố vô cùng cơ bản, chính là tiền tiết kiệm. Tiết kiệm của người Pháp gởi trong ngân hàng rất lớn. Chưa bao giờ số tiền tiết kiệm lại lớn đến như vậy. Trước khi xảy ra Covid, tỷ lệ này vào khoảng 14%, còn hiện tại là đến gần 19%. Cơ quan thống kê quốc gia Pháp INSEE đặt tiêu đề cho một báo cáo về tình hình kinh tế hiện nay là ‘‘Hãy cẩn thận với việc tiết kiệm quá nhiều'', ‘‘chúng ta đã vượt qua Nhật Bản với 19%''. Chúng ta có 3.600 tỷ euro tiền tiết kiệm trong lúc nợ là 3.200. Như vậy chúng ta có nhiều tiền tiết kiệm hơn nợ, và vấn đề là những khoản tiết kiệm này được đầu tư rất ít. Chúng chỉ được dùng để đầu tư vào trái phiếu kho bạc và bất động sản, nhưng rất ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ dành một vài phần trăm cho quốc phòng, cũng cho các lĩnh vực khác, chúng ta có thể tìm được nguồn tài trợ. Ngân hàng đầu tư BPI đã thành lập quỹ quốc phòng nhà nước để đáp ứng chuyện này. » Đầu tư cho quốc phòng rất lời nhưng cần một tầm nhìn dài hạn Trả lời báo La Croix, dân biểu đảng Xã Hội Pháp Anna Pic nhấn mạnh đến việc đầu tư cho quốc phòng của từng nước cần đến các công cụ « ở cấp liên chính phủ, cấp độ châu Âu và ở cấp độ NATO ». Trong cuộc tọa đàm với đài Arte về nền quốc phòng của Liên Âu, nhà sử học về quân sự Guillaume Lasconjarias, giám đốc nghiên cứu IHEDN (Viện Nghiên cứu Cấp cao về Quốc phòng) nhấn mạnh đến tầm nhìn dài hạn : « Chúng ta đang trong bối cảnh phải đứng trước các đòi hỏi mâu thuẫn nhau, tuy nhiên, chúng ta vẫn có những cách thức để tiến về phía trước. Đầu tiên là bạn biết về tính hiệu quả của đầu tư. Có nghĩa là, nếu bạn đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng châu Âu, mà ở đó nước Pháp vẫn duy trì được nền tảng công nghiệp công nghệ tân tiến. Như vậy, quý vị sẽ có một dạng đầu tư vào quốc phòng. Ví dụ, người ta ước tính cứ đầu tư 1 euro, bạn có thể thu được lợi nhuận từ 2 đến 3 euro. Như vậy, điều này là tốt. Có điều đáng lo ngại là việc này đòi hỏi thời gian. Ví dụ như quý vị có một dây chuyền lắp ráp, bạn sẽ có thể tăng tốc độ sản xuất, nhưng trước tiên bạn phải có được các đơn đặt hàng và các nhà sản xuất phương tiện quốc phòng. Vấn đề đặt ra ở đây là khả năng dự báo để lập kế hoạch. Lo lắng của chúng ta là không biết việc này sẽ kéo dài được bao lâu vì khi bạn tăng tốc độ, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề đào tạo, vấn đề tuyển dụng và sau đó là vấn đề bán hàng. Và đó là một cuộc thảo luận thực sự vì chúng ta không chỉ thực hiện việc này ở cấp quốc gia mà còn ở cấp châu Âu hoặc cấp độ quốc tế ». Cơ hội để Liên Âu có được tiếng nói về « chiến lược » ? Theo nhiều nhà quan sát, việc cam kết đầu tư mạnh hơn hẳn cho an ninh quốc phòng của châu Âu không chỉ để xoa dịu tổng thống Mỹ Donald Trump, mà cũng để phục vụ cho chính lợi ích của châu Âu. Vấn đề là việc đầu tư này liên quan ra sao đến mục tiêu thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng của chính châu Âu, và vấn đề « kiến trúc an ninh tập thể » của châu Âu. Đọc thêm - Nửa thế kỷ ''Hiệp định Helsinki'': Chiến tranh Ukraina xóa sổ "Kiến trúc an ninh châu Âu" Nguyên lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, người Tây Ban Nha, Joseph Borell (2019-2024), cựu chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, được coi là người nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của khối khi tại nhiệm, trong một hội nghị về tương lai quốc phòng châu Âu tại Chantilly (Pháp), tổ chức cùng dịp với thượng đỉnh NATO vừa qua (có sự tham gia của bộ trưởng Quân lực Pháp) đã lên án mạnh mẽ thái độ « chư hầu » của khối 27 nước chấp thuận chính sách tăng chi 5% GDP cho quốc phòng, theo đòi hỏi của Trump (Tây Ban Nha là nước duy nhất trong Liên Âu không chấp thuận mục tiêu 5% dưới áp lực của Mỹ). Joseph Borell nhấn mạnh đến quan điểm « đế quốc » của chính quyền Mỹ thời Donald Trump hoàn toàn trùng khớp với chính sách của nước Nga Putin, và « châu Âu trong một thời gian dài đã là một xứ sở nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ ». Gia tăng chi phí cho an ninh tập thể, liệu tiếng nói của các nước châu Âu sẽ có trọng lượng hơn trong tương lai hay không, trong các đàm phán chiến lược với Nga, thực thể địa chính trị được coi là đối thủ hiện nay ?
Tự trọng là gốc rễ của mọi thành công và niềm tin.Bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất: đúng giờ, giữ lời hứa, và trân trọng bản thân; bạn xây dựng uy tín không chỉ với người khác mà còn với chính mình. Khi xã hội tin bạn, tự tin tự nhiên sẽ nảy sinh.Ngược lại, thiếu tự trọng là con đường dẫn đến thất bại và bị lãng quên.Tập podcast này không chỉ là lời nhắc về kỷ luật và trách nhiệm, mà còn là kim chỉ nam giúp bạn khai mở sức mạnh nội tại, tạo dựng giá trị và chinh phục cuộc sống với sự tự tin vững chắc.Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio--------------------------------ツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/caynenradio► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/@CayNenRadio► Spotify: https://bit.ly/CayNenRadio_Spotify ► Linkedin: https://www.linkedin.com/company/caynenradio► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/Bản quyền Video thuộc về CẤY NỀN RADIO | Không re-up dưới mọi hình thức.Mọi vấn đề về bản quyền xin liên hệ:
Với ngòi bút thấm đẫm chất thơ trong từng câu văn, Nguyễn Phan Quế Mai đã đưa hai sáng tác đầu tay của mình ra thế giới qua hai cuốn The Mountains Sing và Dust Child, được viết bằng tiếng Anh và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Lối kể chuyện giản dị nhưng có chiều sâu nhân văn của nữ tác giả người Việt, trong việc khơi dậy ký ức tập thể về chiến tranh Việt Nam đã được đánh giá cao trên văn đàn quốc tế. “Nếu những câu chuyện của chúng ta còn được kể lại, thì ta sẽ không chết dù thân xác có tan biến khỏi mặt đất này.” Đó là những dòng đầu tiên trong cuốn The Mountains Sing (Sơn Ca) của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai nhắc nhớ rằng: ký ức là một hình thức tồn tại. Khi những câu chuyện còn được lắng nghe, quá khứ vẫn có thể sống tiếp, chính văn chương, là cây cầu kết nối hai điều đó. Trong hai cuốn tiểu thuyết đầu tay của The Mountains Sing (Sơn Ca) và Dust Child (Bí mật dưới tán cây bồ đề), được viết bằng tiếng Anh, Nguyễn Phan Quế Mai trao lại tiếng nói cho những con người từng bị lịch sử bỏ quên: những phụ nữ, nông dân, trẻ em lai, cựu chiến binh. Chị viết về những vết thương mà chiến tranh để lại, nhưng đồng thời cũng viết về những mảng ký ức của những cá nhân, đại diện cho cả tập thể, được truyền lại, viết về sức mạnh của lòng kiên cường và hành trình đi tìm công lý. Về cuốn Sơn Ca, một câu chuyện nhiều lớp nhiều tầng, kể về nhiều thế hệ gia đình nhà họ Trần, Oprah Magazine nhận xét nữ tác giả người Việt, là một « thi sĩ gợi dậy lịch sử và định mệnh qua một thiên truyện lấp lánh ánh sáng, vang vọng qua nhiều thế hệ, nơi một gia đình đối diện với những vết hằn tinh thần còn in đậm sau chiến tranh. » Đọc thêmNhững gương mặt Việt Nam nổi bật trên văn đàn người Mỹ gốc Á Trang Washington Post đưa cuốn The Mountains Sing vào danh sách các tác phẩm không thể bỏ lỡ, vì « mang khí chất của một bậc thầy kể chuyện, trầm tĩnh, chặt chẽ, nhưng vẫn chất chứa hồn thơ, đầy nhạy cảm, tinh tế, và vang vọng ». The New York Time thì coi đó là « một bản trường ca gia đình ám ảnh, nơi những tiếng nói từng bị lịch sử bỏ quên, đặc biệt là tiếng nói của những người mẹ, người chị, được đặt ở vị trí trung tâm, với tất cả vẻ đẹp mong manh và sức mạnh bền bỉ ». Cuốn Sơn ca, bản dịch sang tiếng Pháp Pour que les montages chantent vừa đoạt giải Tiểu thuyết hay nhất Do độc giả của NXB Points bình chọn. Ngoài ra, cuốn thứ hai Dust Child - Là où fleurissent les cendres, vế số phận của những đứa con lai tại Việt Nam, cũng đoạt giải Tác phẩm Văn học nước ngoài được đánh giá cao nhất trong 12 tháng qua tại Pháp, trong khuôn khổ giải Créteil en Poche 2025, hội sách diễn ra vào cuối tuần vừa qua tại vùng ngoại ô Paris. Hôm 28/06, RFI Tiếng Việt rất hân hạnh, được trò chuyện với nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ Nguyễn Phan Quế Mai, để cùng nhìn lại hành trình sáng tác của chị, khám phá những đề tài mà chị đề cập đến, từ góc nhìn của những người nhỏ bé nhất. Trước tiên, điều gì đã thôi thúc chị bắt đầu viết văn, và tại sao chị lại chọn sáng tác cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng mẹ đẻ? Nguyễn Phan Quế Mai :Tôi viết hai cuốn tiểu thuyết này trong chương trình thạc sĩ và tiến sĩ của tôi với trường Đại học Lancaster của Anh. Vì là một phần trong nghiên cứu sáng tác, cho nên tôi cũng trực tiếp sáng tác bằng tiếng Anh. Việc này cũng khá khó khăn tại vì tôi sinh ra tại Ninh Bình, nhưng lớn lên ở Bạc Liêu, đồng bằng sông Cửu Long. Trường của tôi ngày xưa không có giáo viên dạy tiếng Anh, nên chỉ vào lớp 8 tôi mới bắt đầu học tiếng Anh. Tôi cũng đã viết tám quyển sách bằng tiếng Việt. Trước đây, tôi cũng đã dịch rất nhiều bài thơ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của các nhà thơ khác nhau như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Quang Quý, Hữu Thỉnh,... Tôi đã từng tìm kiếm một tiểu thuyết để dịch cho đến một ngày tôi nghĩ tại sao mình không tự viết tiểu thuyết. Đó là một hành trình khá điên rồ, khi bắt tay vào sáng tác bằng tiếng Anh và bắt tay vào sáng tác tiểu thuyết Sơn Ca. Tôi nghĩ là đối với một nhà văn thì công việc của mình là đọc và học, thử sức mình ở những lĩnh vực khác nhau. Tôi muốn đưa những câu chuyện của Việt Nam ra với bạn bè thế giới và tôi muốn mời bạn đọc quốc tế đến với Việt Nam thông qua văn học. Qua hai cuốn sách của chị, độc giả có thể thấy rằng có rất nhiều từ tiếng Việt, được giữ nguyên, có cả dấu, và không được chú thích. Từ những vật dụng như chiếc phản, đến cây phượng, cây bằng lăng, cho đến các câu ca dao dục ngữ "lá lành đùm lá rách", "còn nước còn tát"... Theo chị, liệu đây có phải là một thách thức, làm sao để trung thành với tiếng mẹ đẻ của mình và làm sao có thể tiếp cận độc giả quốc tế ? Nguyễn Phan Quế Mai :Thực ra, trước khi ra mắt hai quyển sách bằng tiếng Anh này, tôi đã có một tập thơ mà tôi dịch cùng với một cựu chiến binh Mỹ, được xuất bản ở Mỹ. Theo luật xuất bản quốc tế thông thường, tên của mình không có dấu, tức là tên tôi không còn Quế Mai nữa mà thành Que Mai. Sau đó, tôi học chương trình thạc sĩ và tiến sĩ, tôi đọc rất nhiều những bài viết hay những quyển sách của những các nhà văn đi trước và họ nói về việc phản kháng lại sự áp đặt trong văn học và tôi thấy việc mình không dùng dấu tiếng mẹ đẻ của mình để làm cho dễ đọc, dễ nhìn hơn với những người phương Tây, đó là cách mình bị áp đặt. Tức là mình phải thay đổi ngôn ngữ của mình để làm vừa lòng vừa tai của họ. Do đó, tôi nói với nhà xuất bản là tôi muốn tất cả tên của tôi, tên các nhân vật, cũng như tất cả từ tiếng Việt, phải được giữ dấu trong các tác phẩm bằng tiếng Anh, dù có phải bán ít sách hơn. Một là tôi muốn tôn trọng ngôn ngữ của mình. Thứ hai, tôi muốn mời độc giả đến với Việt Nam bằng cách trân trọng văn hóa của mình, sự phong phú trong ngôn ngữ của mình. Và tôi nghĩ là đã đến lúc chúng ta thay đổi việc này. Hãy trả lại con dấu của tiếng Việt. Đừng để chúng ta bị áp đặt như thế. Chiến tranh Việt Nam đã được kể nhiều, nhưng phần lớn là từ góc nhìn của người nước ngoài, nhất là trong điện ảnh và văn học Mỹ. Theo chị, điều gì còn thiếu trong cách thế giới hiểu về chiến tranh Việt Nam và văn chương có thể làm gì để thay đổi điều đó? Nguyễn Phan Quế Mai :Tôi đã nhận được rất nhiều thư của các độc giả. Họ là những người đã xem rất nhiều bộ phim Hollywood về Việt Nam hoặc đọc nhiều sách rất nổi tiếng của các tác giả nước ngoài viết về Chiến tranh Việt Nam. Họ nói với tôi rằng họ rất trân trọng khi mà câu chuyện được kể bởi những người phụ nữ và bởi những đứa trẻ. Ví dụ như trong cuốn Sơn Ca, nhân vật chính là một em bé 12 tuổi, tên Hương. Em ấy phải trải qua rất nhiều sự kiện lịch sử từ những năm 1960 cho đến thời hiện đại. Hương được vực dậy bởi sức mạnh của người bà. Người bà, tên Diệu Lan của em kể những câu chuyện về gia đình mình, để em có thể có thêm sức mạnh để sống sót qua chiến tranh. Tôi muốn nói về những người bình thường, tự nhiên, cuộc sống của họ bị phá tan bởi chiến tranh, không chỉ bởi chiến tranh mà bởi những sự kiện lịch sử. Ví dụ như cải cách ruộng đất, hay là nạn đói năm 1945 hoặc những biến đổi về kinh tế, xã hội, đã gây ra hậu quả cho gia đình của họ. Tiểu thuyết thứ hai của tôi, Bí mật dưới tán cây bồ đề (Dust Child) viết về những thân phận của những người con lai Mỹ ở Việt Nam. Tôi muốn kể một câu chuyện cùng với số phận của những người con lai. Tôi muốn nói về thân phận của những người con gái trong trắng tại sao trong những hoàn cảnh nào đưa đẩy buộc họ phải làm cho những quán bar và buộc họ phải bán thân và sự đau đớn, sự dày vò của họ như thế nào khi họ phải cho đi những đứa con của mình và sau này họ đã làm lại cuộc đời của mình như thế nào. Phải chăng theo chị, viết về chiến tranh là một cách không chỉ để kể lại nỗi đau, kể về những vết thương chiến tranh, mà còn là một cách để chữa lành và thậm chí là để đòi công lý? Nguyễn Phan Quế Mai :Đúng vậy, tiểu thuyết Sơn Ca chẳng hạn, tôi khôn chỉ viết về chiến tranh Việt Nam, mà tôi viết cả về cuộc xâm lược của Pháp, của Nhật, rồi nạn đói năm 1945 những gì mà người Việt chúng ta đã gây ra cho nhau. Khi tôi kể về nạn đói năm 1945, tôi đã tiểu thuyết hóa cái chết của bà nội tôi, là một người nông dân hiền lành ở Ninh Bình và khi mà nạn đói quét qua làng, anh của bà cũng chết vì đói, sau đó là một người con trai của bà. Lúc đó, bố tôi và cô tôi đói lả đi và sắp chết, bà tôi đi tìm thức ăn cho con mình, đi vào một cánh đồng ngô và bẻ trộm ngô để đem về cho con ăn. Người trông coi cánh đồng ngô đó bắt được và trói bà tôi vào những cái cây ngô. Bình thường, khi bị trói vào một cây ngô, thì mình có thể bước ra, đi về được nhưng mà bà tôi lúc đó đói quá, đã chết ngay trên cánh đồng ngô. Sau này nghe kể lại, tôi rất là căm hận người đã gây ra cái chết của bà và tôi đã sáng tác ra một nhân vật rất độc ác trong câu chuyện. Tôi muốn trả thù, tôi muốn những điều khủng khiếp nhất sẽ giáng xuống đầu ông ấy và gia đình ông ấy. Nhưng mà khi tôi viết câu chuyện này thì tôi tìm ra cách kết thúc câu chuyện là sự tha thứ. Tôi nghĩ nếu chúng ta học được sự tha thứ, thì cái trái đất này sẽ được an nhiên hơn, sẽ có được hòa bình nhiều hơn. Nếu con người học cách hiểu nhau hơn, học cách thương yêu nhau hơn thì một ngày nào đó chúng ta không hủy diệt nhau như bây giờ và tôi rất đau lòng khi thấy chiến tranh đang xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Về hai cuốn tiểu thuyết này, tôi viết để ca ngợi tình yêu của con người đối với con người. Tôi viết để ca ngợi lòng trắc ẩn trong những thời khắc đen tối nhất. Tôi viết để ca ngợi sự phong phú và vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam cũng như là tình yêu của người Việt Nam dành cho gia đình họ. Cải cách ruộng đất, những cái chết vì nạn đói, những đứa trẻ bị bỏ rơi... Đó là những phần ký ức đau đớn, đôi khi bị né tránh. Liệu chị có cảm thấy áp lực khi viết về những điều này không? Nguyễn Phan Quế Mai :Là một nhà văn viết về lịch sử, tôi nhớ nhà thơ Trần Dần có một câu thơ, mình phải đi trên một cái sợi dây sự thật, giữ thăng bằng rất là khó, nhưng tôi viết về con người, tôi không viết về tôi. Tôi cũng không phải là một người làm chính trị, tôi muốn viết về số phận của những con người và những gì mà người Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều qua sự thăng trầm của lịch sử. Khá nhiều người đã viết về cải cách ruộng đất, về nạn đói năm 1945 nhưng tôi nghĩ mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau. Cách kể chuyện của tôi vẫn đặt trung tâm là tình yêu gia đình, là sự nỗ lực của những con người Việt Nam vượt qua những thử thách lịch sử đó như thế nào để họ có thể tiếp tục sống sót và có thể tự chữa lành cho bản thân mình, cho những người thân và làm sao họ có thể tha thứ để sống tiếp. Việc tha thứ rất quan trọng. Tôi thấy người Việt cũng làm khá nhiều điều tàn ác với người Việt và tôi nghĩ là rất quan trọng khi chúng ta đối diện với sự thật. Chúng ta nhìn thẳng vào sự tàn khốc của lịch sử đó để chia sẻ với thế hệ trẻ, những bài học từ quá khứ để tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn, nơi người Việt yêu thương người Việt nhiều hơn nữa. Trong tiểu thuyết Sơn Ca chẳng hạn, gia đình họ Trần có thành viên theo Cộng sản và những thành viên theo chế độ Việt Nam Cộng Hòa tức là họ đã trực tiếp chiến đấu để chống lại nhau. Đó là một sự thật. Có quá nhiều gia đình người Việt có những thành viên cầm súng đứng ở hai phía và sau sau chiến tranh, họ làm như thế nào để hàn gắn, làm thế nào để có thể tha thứ cho nhau. Tôi nghĩ đó là việc phải lắng nghe nhau, phải hiểu những trải nghiệm của nhau, hiểu những lý do tại sao mình đứng về phe này mà không phải phe kia. Tôi muốn nói về cái tính người của tất cả những nhân vật, những người từng bị xem là kẻ thù chẳng hạn. Những người bị gạt ra rìa xã hội, tôi muốn đặt họ làm trung tâm, tôi muốn nói về cái tính người của họ. Tôi không muốn mô tả họ như những nạn nhân mà là những người can đảm vượt qua số phận để có thể thay đổi số phận của mình và đem lại sự thay đổi số phận của những người khác. Chị có thể chia sẻ thêm về cách mà chị xây dựng nhân vật trong hai tác phẩm nói trên ? Đó là những nhân vật mà chị quen biết, hay qua những tư liệu ? Nguyễn Phan Quế Mai :Thực ra hai tiểu thuyết này là hai tiểu thuyết lịch sử cho nên, tôi nghĩ công việc nghiên cứu rất là quan trọng. Tôi đã phỏng vấn, nói thật là cả hàng trăm người. Khi tôi sinh ra, hai người bà của tôi đã mất cho nên tôi đã phỏng vấn rất nhiều người bà. Tôi nghe những câu chuyện của họ và tôi xây dựng một hình tượng bà Diệu Lan để tôi có thể nhìn thấy, nghe thấy, có thể tưởng tượng được những ước mơ của hai người bà, bà nội và bà ngoại của tôi, cũng như nhiều người bà trong lịch sử Việt Nam. Trong tiểu thuyết thứ hai, có hai nhân vật là hai cô gái miền Tây lên Sài Gòn phải làm quán bar và sau sau đó phải bán thân để có thể sống sót qua chiến tranh và nhân vật một người con lai da đen và một cựu chiến binh Mỹ. Để xây dựng những nhân vật này, cảm hứng sáng tác của câu chuyện này đến từ những ngày mà tôi tình nguyện giúp những người con lai Mỹ tìm lại gia đình của họ. Tôi làm công việc đó bằng cách viết những bài báo để giúp đưa những câu chuyện của họ đến với độc giả để có thể giúp họ kết nối với những người có một manh mối thông tin nào đó. Tôi đi tìm những địa chỉ cũ để kết nối họ với nhau. Tôi đã phỏng vấn nhiều người trong chương trình nghiên cứu tiến sĩ của tôi và đã xin phép họ được tiểu thuyết hóa những trải nghiệm của họ cho quyển sách này và cũng rất là may là họ đã đồng ý. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Phan Quế Mai, nhà thơ, tiểu thuyết gia và là tác giả của cuốn Sơn Ca (The moutains sing) và Bí mật dưới tán cây bồ đề(Dust Child), hiện đang trong quá trình hoàn thiện bản dịch sang tiếng Việt và in ấn do nhà xuất bản Nhã Nam ở Việt Nam thực hiện.
Chuyện đã xảy ra rất lâu. Khi đó có lẽ do sức khỏe tôi hơi bị suy sụp nên tinh thần cảm thấy mệt mỏi, không thể nào sống vui vẻ từ ngày này sang ngày khác.
Pháp có thể mang lại những gì cho các tập đoàn công nghiệp vũ khí của Ukraina ? Họ tìm kiếm gì và có thể học hỏi được những kinh nghiệm nào từ một quốc gia đang phải đối mặt với chiến tranh ? Phương Tây đánh cược vào một đối tác không chỉ là một « kho lương thực của thế giới », mà còn từng là « kho vũ khí » của Liên Xô. Tuy đang sa lầy trong chiến tranh, nhưng Ukraina đã khẳng định thế thượng phong trong lĩnh vực công nghệ chế tạo drone. Tháng 05/2025 hơn 500 doanh nghiệp tham dự diễn đàn Liên Âu-Ukraina về công nghệ quốc phòng, tổ chức tại Bruxelles. Ba tuần lễ sau đó, Paris thông báo kế hoạch một hãng xe hơi của Pháp chế tạo drone ngay trên lãnh thổ Ukraina, và được biết đó là hãng xe nổi tiếng Renault. Thông báo dự án hôm 06/06/2025, bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu đã nói đến « Một chương trình chưa từng có ». Còn trong mắt các tập đoàn công nghiệp vũ khí thì Ukraina được ví như một « phòng thí nghiệm nơi cho ra đời những sản phẩm phù hợp nhất với thực tế » của chiến tranh. Do phải đối mặt với quân đội Nga từ tháng 02/2022 ngành công nghiệp quốc phòng Ukraina, mà đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo drone đã chứng minh được khả năng sáng tạo, với những phương tiện hạn hẹp để có được những sản phẩm « hiệu quả » nhất và « hoàn toàn thích ứng với những đòi hỏi trên thực địa ». Đó là điểm quan trọng nhất thu hút các tập đoàn và công ty khởi nghiệp của Pháp trong lĩnh vực quốc phòng. Drone và « chiến tranh du kích công nghệ » Trong một bài tham luận đăng trên tạp chí chuyên về địa chính trị Revue des Conflits, hồi tháng 03/2025 hai đồng tác giả, Arnaud Dassier và Mat Hauser ghi nhận drone của Ukraina đã « cho thấy tính hiệu quả trong mọi lĩnh vực (tình báo, tấn công sâu, tấn công chiến thuật, phá hủy tàu thuyền, v.v.). Chúng cũng cho phép Ukraina tiến hành một dạng ‘chiến tranh du kích công nghệ' đủ mạnh để chặn đứng đà tiến của Nga » đặc biệt là các loại drone biển rất hiệu quả ở Hắc Hải. Arnaud Dassier là một doanh nhân rất năng động tại Ukraina từ 2005, còn Mat Hauser là đồng sáng lập viên công ty chuyên thu thập các thông tin về kinh tế Stratéon, trụ sở tại Paris và Stratéon tập trung quan sát những cơ hội kinh doanh tại Ukraina. Trên đài truyền hình Pháp France 24 hôm 13/05/2025, Mat Hauser, giải thích vì sao các nhà sản xuất vũ khí của Pháp xem Ukraina là địa bàn hoạt động đầy hứa hẹn. « Chúng tôi quan niệm, do hoàn cảnh chiến tranh đẩy đưa, Ukraina đang chiếm lợi thế cực kỳ lớn trong lĩnh vực quốc phòng. Đây là cơ hội cho phép các công ty của Pháp học hỏi những kinh nghiệm của Ukraina đã được cọ sát với thực tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ quốc phòng của chúng ta - còn được biết đến dưới tên gọi là một BIDT -tức là nền tảng công nghiệp và công nghệ quốc phòng, đang rất chú ý đến những chuyển động tại Ukraina. Sau hơn 3 năm chiến tranh, các doanh nghiệp Ukraina đã liên tục phải thích nghi với tình huống, phải đổi mới với rất nhiều phát minh về sản phẩm, và cũng đã phải tổ chức lại dây chuyền sản xuất sao cho có những thành phẩm nhanh hơn, hoạt động hiệu quả và luôn luôn bắt kịp những chuyển biến trên thực địa … Đương nhiên đây là những kinh nghiệm rất quý giá đối với Pháp trong lĩnh vực này ». Một điểm quan trọng khác thôi thúc các doanh nghiệp trong ngành của Pháp nhanh chóng tìm kiếm các đối tác Ukraina, do trong những điều kiện khan hiếm tất cả các « đầu vào/input » (vốn, nhân lực, thiết bị điện tử ...) vậy mà phía Ukraina vẫn đáp ứng nhu cầu của quân đội, cung cấp 1,4 triệu drone trong năm 2024 và có thể sẽ là 4 triệu drone trong năm nay. Trong khi đó Pháp mới chỉ đề ra mục tiêu chế tạo 700 chiếc một năm. Nền tảng vững chắc về công nghệ quốc phòng Khi còn thuộc về Liên Xô, Ukraina từng là « kho đạn » của Matxcơva, cung cấp đến 30 % vũ khí đủ loại, từ đạn dược đến thiết giáp và tên lửa cho Liên Bang Xô Viết. Giới trong ngành nhắc lại « Ukraina từng là một tên tuổi trong số các nền công nghiệp quốc phòng, trong một thời gian dài đây không chỉ là một vựa ngũ cốc của khối các nước xã hội chủ nghĩa mà còn từng được mệnh danh là kho vũ khí của Liên Xô, rồi của nước Nga khi Liên Xô tan rã. Kể từ 2015 sau khi Nga chiếm bán đảo Crimée, Ukraina mới bắt đầu ngừng cung cấp vũ khí cho Matxcơva ». Ukraina cần vốn và công nghệ mới Trên đài France24, Mat Hauser lưu ý, nhờ quá khứ đó mà Ukraina đã có sẵn nhiều nền tảng vững chắc trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng, có nhiều trường đại học rất tốt để đào tạo ra các kỹ sư chuyên môn. Có điều do không còn có thể xuất khẩu cho khách hàng duy nhất là Nga từ 10 năm qua, nên các nhà sản xuất của Ukraina hơn bao giờ hết cần tìm kiếm những thị trường mới. Đương nhiên là trong giai đoạn hiện tại, chiến tranh đã hủy hoại một phần các cơ sở của Ukraina, và những nhà máy còn hoạt động là nhằm đáp ứng nhu cầu quân sự để đối đầu với lực lượng của Nga. Nhưng theo nhà quan sát này, các tập đoàn Âu Mỹ thực sự « nhìn xa hơn sau cuộc chiến với câu hỏi là làm thế nào để đổi mới nền công nghiệp quốc phòng của Ukraina ». Đồng sáng lập viên Stratéon, Mat Hauser phân tích : « Ngân sách quốc phòng của Kiev hiện tại là 50 tỷ đô la cho tài khóa 2025, đó là một số tiền rất lớn nhưng vẫn chưa đủ cho phép mua tất cả những quân cụ nếu như Ukraina khai thác 100 % các khả năng sản xuất. Cụ thể là nếu như mỗi nhà máy có khả năng sản xuất ra 100 khẩu súng thì trên thực tế họ chỉ huy động các nguồn lực để sản xuất ra 30 khẩu, vừa đủ cho nhu cầu của bên bộ Quốc Phòng. Họ dừng lại ở đó vì có sản xuất thêm nữa thì cũng không biết để làm gì khi mà Nhà nước không có phương tiện để mua thêm, khi mà các nhà máy Ukraina không được quyền xuất khẩu 70 cây súng còn lại cho bất kỳ một quốc gia nào khác. Từ khi có chiến tranh năm 2022 tổng thống Zelensky ban hành lệnh cấm xuất khẩu vũ khí để đối phó với quân Nga ». Kiev cần thu hút đầu tư và công nghệ để trở thành một nguồn cung cấp vũ khí cho thế giới Các doanh nghiệp Ukraina sắp được cởi trói Giới hạn này bị coi là một trở lực để các tập đoàn vũ khí Ukraina phát triển và vươn mình ra thế giới. Nhưng Mat Hauser tiết lộ, Kiev đang chuẩn bị một dự luật để tháo gỡ nút thắt đó. Điều này đã lập tức thu hút chú ý của các doanh nhân Pháp và châu Âu, đặc biệt là nhân diễn đàn về công nghiệp quốc phòng giữa Liên Hiệp Châu Âu và Ukraina hồi giữa tháng 5/2025 tại Bruxelles. Trong chiều hướng đó, Ukraine sẽ sớm mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các công ty Mỹ, Anh và Đức đã bắt đầu định vị để mua lại các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này. « Dự luật này hiện tại chưa được thông qua. Nhưng nhiều người quan niệm là để phát triển, các nhà sản xuất của Ukraina cần đi tìm những thị trường mới để xuất khẩu bởi vì không thể chỉ sản xuất để phục vụ nhu cầu nội địa. Lĩnh vực tiêu biểu nhất nói lên điều này là ngành chế tạo drone và đây cũng là chủ đề được mọi người chú ý đến nhiều hơn cả, nhưng thực ra còn phải kể đến những lĩnh vực từ chế tạo xe bọc thép, đạn dược, đến sản xuất bộ đàm với khả năng bảo mật cao hay các sản phẩm gây nhiễu sóng… Chắc chắn là một khi kết thúc chiến tranh, Ukraina vẫn cần có được một mạng lưới công nghiệp quốc phòng vững chắc. Đây sẽ là một điều mang tính sống còn vì 2 lý do : một là phải tạo điều kiện để cho các những người lính khi giải ngũ - mà trong số này có nhiều kỹ sư, hội nhập trở lại vào đời sống chính trị của đất nước. Lý do thứ hai là cho dù có vãn hồi hòa bình, Ukraina ý thức được rằng Nga vẫn là một mối đe dọa cận kề nên cần có một nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ để tự vệ ». Anh, Mỹ được coi là đã nhanh chân chen vào Ukraina. Còn các công ty Pháp thì sao ? Mat Hauser trả lời : « Có nhiều cách để tiếp cận thị trường Ukraina. Đương nhiên các hãng lớn chủ trương mở công ty liên doanh. Thí dụ như đại tập đoàn Rheinmetall của Đức đã ký hợp đồng cộng tác với Ukraina cùng chế tạo xe bọc thép. Còn các hãng nhỏ thì quan tâm nhiều đến các công ty khởi nghiệp Ukraina. Gần đây, một hãng của Pháp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo phục vụ các hoạt động quân sự đã liên hệ để cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm với Ukraina… Nhìn chung, có khá nhiều đơn vị của Mỹ, của Đức, Anh, Đan Mạch, Hà Lan và một vài hãng của Nhật đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp của Ukraina, Pháp hơi chậm chân … Hình thức đầu tư này mang tính rủi ro cao bởi vì như vừa nói hiện tại các doanh nghiệp của Ukraina chưa được phép xuất khẩu tức là chỉ để phục vụ thị trường nội địa. Chiến tranh kết thúc, coi như họ mất việc. Hơn nữa chắc chắn trong số các công ty khởi nghiệp đang mọc lên, nhiều thực thể sẽ không tồn tại được một khi chấm dứt chiến tranh, thị trường vũ khí của Ukraina sẽ phải được tổ chức lại và những thực thể yếu kém nhất sẽ bị loại bỏ một cách tự nhiên. Thành thử đầu tư nhiều vào Ukraina cũng là một bài toán đầy mạo hiểm ». Ukraina có khả năng sản xuất nhanh, nhiều và có chất lượng Vũ Khí - Quốc Phòng : Ukraina, « một dạng Trung Quốc thứ hai » đe dọa châu Âu ? Theo đồng sáng lập công ty chuyên thu thập các thông tin về kinh tế hướng về Ukraina, nếu như Pháp « chậm chân hay bỏ lỡ cơ hội » hơp tác với các nhà sản xuất vũ khi Ukraina, thì mối nguy hiểm hơn nữa là sắp tới « nguy cơ vũ khí và thiết bị quân sự giá rẻ của Ukraina đe dọa hàng của châu Âu và Pháp ». « Phía Pháp còn hơi rụt rè và chậm trễ trong việc dấn thân vào Ukraina và điều này nguy hiểm ở hai khía cạnh : một là Pháp không nắm bắt được tiềm năng của thị trường Ukraina, và hai là trong tương lai, thậm chí là với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp phương Tây khác, Pháp có nguy cơ bị hàng của Ukraina cạnh tranh. Tôi xin giải thích : Trong ba năm vừa qua, Ukraina đã có những bước tiến rất xa về công nghệ chế tạo drone, về kỹ thuật …. Vậy nếu không cộng tác với họ để nắm bắt được những kinh nghiệm quý giá đó thì thật là phí ! Nhưng thành thực mà nói, đã có không ít liên hệ giữa các doanh nghiệp của Pháp và Ukraina. Hơn nữa Ukraina từng được mệnh danh là kho vũ khí của Liên Xô tức là họ đã có hẳn những nền tảng và cơ sở vững chắc về quốc phòng. Ukraina có thể sản xuất vừa nhiều vừa rẻ. Cho nên với vốn đầu tư nước ngoài, họ sẽ phát triển rất nhanh. Ngay cả trên thị trường sản xuất các hệ thống pháo tự hành 155mm mà hiện nay hệ thống CAESAR của Pháp nổi tiếng và phương Tây đã cung cấp cho Ukraina, không loại trừ khả năng Ukraina cũng sẽ có một hệ thống pháo tự hành với chất lượng gần được như của Pháp, nhưng với giá chỉ bằng một nửa, thậm chí là 1/3 so với giá mỗi chiếc Caesar. Điều đó có nghĩa là hàng của Ukraina sẽ cạnh tranh trực tiếp với vũ khí của Pháp. Tất cả vấn đề nằm ở chỗ đó, thành thử chúng ta nên cộng tác với họ hơn là để họ trở thành những đối thủ cạnh tranh sau này ».
Đó là một tuần đầy căng thẳng đối với các gia đình có người thân ở Trung Đông, đặc biệt là với một người mẹ ở Melbourne, đang phải sống xa ba người con trai của mình tại Iran. Khi điện thoại và internet mất liên lạc, bà không biết liệu các con mình có còn sống sót hay không.
Tình dục là một phần tự nhiên và quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào. Tuy nhiên, cách ta trải nghiệm tình dục cũng thay đổi theo thời gian, nhất là khi bước sang một giai đoạn mới: từ yêu sang cưới.Tình dục trước và sau hôn nhân cũng chính chủ đề mở đầu cho chặng 2 của Cởi Mở mùa 5, với sự tham gia của cặp đôi Trinh Phạm & Trần Thành. Tưởng chừng như đã quá hiểu nhau sau 10 năm đồng hành, nhưng khi về chung một nhà, cả hai vẫn không thể tránh khỏi những bất ngờ và lúng túng trong “nhịp yêu”. Khi hormone thay đổi, chuyện gần gũi cũng không còn đơn giản như trước. Họ phải học cách nói ra điều mình muốn, lắng nghe điều đối phương cần và cùng nhau thêm chút “gia vị” mới để giữ cho cuộc yêu thêm phần mượt mà và êm ái hơn.Tình dục không mất đi sau hôn nhân, nhưng nó đòi hỏi được quan tâm và vun đắp theo một cách khác. Cùng Cởi Mở đào sâu hơn về chủ đề này ở cả góc nhìn thực tế và khoa học để chuyện “yêu” sau hôn nhân không trở thành trách nhiệm mà còn là điều gắn kết cả hai trong cả chặng đường dài.#CoiMo #Vietcetera #DurexVietnam #DurexGel #TronMuotTruotMe #CungChamDinh #CM_S5_5—Cảm ơn Durex đã đồng hành cùng Vietcetera trong hành trình Cởi_Mở và khám phá bản thân.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com
Khởi nghiệp, có những lúc bạn không gục ngã nhưng cũng không còn là mình của những ngày đầu.Không còn hào hứng như thuở mới bước vào thị trường, không còn liều lĩnh như lần đầu khởi nghiệp. Không đến mức muốn buông, nhưng rõ ràng đang đứng ở một đoạn… lưng chừng. Lưng chừng giữa những câu hỏi: Tiếp hay dừng, nghỉ ngơi rồi bắt đầu lại? Bắt đầu lại thì bắt đầu từ đâu? Tập trung vào điều gì trước: sản phẩm, thương hiệu, con người, tâm thế hay lợi thế cạnh tranh,…?Tôi gọi đó là “giai đoạn tái khởi” – không phải là bắt đầu từ con số 0, mà là bắt đầu lại sau khi đã va đập đủ, đã có những thành tựu nhất định nhưng cũng đầy tổn thương, mỏi mệt. Rất nhiều chủ doanh nghiệp đang ở giai đoạn này. Họ từng có tiếng vang, có khách hàng. Họ từng có doanh thu, có cộng đồng, có fanpage vài chục nghìn người theo dõi, từng nghĩ: “Mình sẽ đi rất xa.”Nhưng rồi thị trường đổi. Môi trường đổi. Chính mình cũng đổi. Và động lực bên trong không còn như xưa. Khi bắt đầu lại, họ bối rối. Vì không ai dạy mình cách tái sinh sau những đổ vỡ. Không ai chỉ mình nên chọn lại từ đâu khi thứ gì cũng quan trọng, mà nguồn lực thì có hạn.Trong tập podcast lần này, tui không chia sẻ bí quyết thành công gì ghê gớm. Tui chỉ cùng bạn ngồi lại, nhìn lại toàn bộ “trận đồ” mình đang có, và gợi ý một cách tiếp cận để chọn lại đúng điểm bắt đầu cho chính bạn, lúc này, ở đây, với chính con người bạn đã trở thành.Vì không phải ai cũng cần quay lại làm thương hiệu. Không phải ai cũng cần bắt đầu từ sản phẩm. Nhưng ai cũng cần hiểu: mình đang ở đâu, còn gì trong tay, và nên đi tiếp kiểu gì. Tập podcast “Tái khởi” là một lời nhắc rằng: khởi nghiệp không chỉ là bắt đầu, mà còn là dám làm lại – từ chính những điều mình từng trải qua.Hẹn gặp bạn trong podcast này:một đoạn nghỉ giữa những bão giông, để mình chọn lại hướng đi, và đi tiếp!
Bạn đã nỗ lực hết sức trong hôn nhân, nhưng người kia vẫn không thay đổi? Audio này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất thông qua chương trình "Lập Trình Vận Mệnh". Chúng ta không có quyền thay đổi người khác – điều bạn có thể thay đổi là chính mình. Hôn nhân khuếch đại cảm xúc – bạn cần chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính mình. Có 6 cấp độ cảm xúc trong hôn nhân – và bạn cần biết mình đang ở đâu. Khi còn phân vân giữa bỏ và không bỏ, hãy khoan từ bỏ. Thay vì cố thay đổi người kia, hãy phát triển bản thân toàn diện. Chấp nhận người kia như hiện tại – thay vì ép họ theo hình mẫu lý tưởng. Mối quan hệ là bài học giúp bạn trưởng thành hơn, không phải là nơi để kiểm soát. Khám phá sâu hơn trong chương trình “Lập Trình Vận Mệnh” – nơi bạn viết lại bản đồ cuộc đời mình. ----------------------------------------------------------- Theo dõi Phạm Thành Long thêm trên các nền tảng mạng xã hội khác: Blog Phạm Thành Long http://long.vn Facebook Phạm Thành Long: https://www.facebook.com/longguru Youtube Phạm Thành Long Offical: http://long.vn/youtube Youtube Long Shorts: http://long.vn/shorts Radio Phạm Thành Long: http://long.vn/radio Twitter: https://twitter.com/longpt Instagram: https://www.instagram.com/pham.thanh.long/ Tiktok: http://long.vn/tiktok
Liên Hiệp Quốc tổ chức sinh nhật 80 tuổi bên bờ vực thẳm. Mùa hè năm 2025, cuộc chiến xâm lăng của Nga chống Ukraina, chiến tranh tàn phá dải Gaza tiếp diễn, cuộc chiến 4 ngày giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ - Pakistan, và gần đây nhất là cuộc can thiệp quân sự Mỹ-Israel chống Iran với mục tiêu ngăn chặn Teheran sở hữu vũ khí hạt nhân, trong lúc châu Âu đang tìm cách đàm phán với Iran… Chiến tranh, xung đột vũ trang khắp nơi trước sự bất lực của Liên Hiệp Quốc. Cách nay tròn 80 năm, ngày 26/06/1945, bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã được 50 quốc gia thông qua, với một trong các tôn chỉ hàng đầu là duy trì hoà bình trên hành tinh của chúng ta. Định chế quốc tế ra đời từ Đệ nhị Thế chiến giờ đây có còn hữu ích với nhân loại trong mục tiêu bảo vệ nền hoà bình thế giới ? Định chế quốc tế ra đời ngay trong Đệ nhị Thế chiến Trong một cuộc toạ đàm với chương trình Địa chính trị của RFI, nhà sử học Chloé Maurel, chuyên gia về LHQ, ghi nhận không khí đầy hy vọng vào thời điểm LHQ ra đời. “Liên Hiệp Quốc đã được hình dung, được nhen nhóm ngay trong thời gian Thế chiến II, bởi các quốc gia chủ chốt của phe Đồng Minh và chính thức ra mắt tại San Francisco năm 1945 trong không khí phấn chấn, lạc quan cao độ, với niềm khao khát và thậm chí niềm tin vào một thế giới đoạn tuyệt với chiến tranh, bởi Thế chiến Hai là cuộc xung đột khủng khiếp, chưa từng có với nhân loại, khiến tổng cộng 60 triệu người chết… Trong Hiến chương LHQ có những nguyên tắc rất tiến bộ, như bình đẳng nam - nữ, tiến bộ xã hội, quyết tâm giải quyết xung đột bằng thương lượng, cũng như mục tiêu mọi người đều có việc làm, tức liên quan nhiều đến các vấn đề xã hội”. Trái với quan niệm của không ít người, xem Liên Hiệp Quốc như một định chế ra đời sau Thế chiến II. Trên thực tế, như vị sử gia nói trên nhấn mạnh, dự án xây dựng định chế quốc tế - tập hợp hầu hết các quốc gia trên địa cầu trong tương lai - đã bắt đầu hình thành ngay trong thời gian Thế chiến II. Hiến chương Liên Hiệp Quốc được chuẩn bị từ năm 1941 đến năm 1945. Tuyên bố Saint James, tại Luân Đôn, năm 1941, chuẩn bị cho một nền công lý quốc tế tương lai, trừng phạt các thủ phạm gây tội ác chiến tranh, Tuyên bố Liên Hiệp Quốc (Declaration by United Nations) năm 1942, với 25 quốc gia của Mặt trận chống phát xít (đứng đầu là Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc), và các hội nghị Matxcơva, Teheran, Yalta, là những cái mốc đặt nền móng cho tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời sau đó, trước khi bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc được công bố. Trong cuộc toạ đàm của chương trình Địa chính trị của RFI, nhà nghiên cứu Romuald Sciora - Viện Institut de relations internationales et stratégiques (Iris), tác giả cuốn ‘‘Ai muốn LHQ phải chết ?'' nhận định: “Khi LHQ được thành lập năm 1945 trên đổ nát hoang tàn của Thế chiến II, định chế này đã lấy cảm hướng từ Hội Quốc Liên. Dĩ nhiên, là có những sai lầm đã bị lắp lại, nhưng tuy nhiên, LHQ với Hội đồng Bảo an (hiện nay đã trở nên thực sự ít ý nghĩa và với nhiều người chúng ta là một cơ chế lệch pha trong việc quản lý các vấn đề quốc tế) vào thời điểm đó đã là một thay đổi cách mạng. Sự hình thành cơ chế này (với sự tham gia của Mỹ, khác hẳn với việc Mỹ đã không tham gia Hội Quốc Liên) có mục tiêu không để tổ chức này bị rơi vào thảm kịch như Hội Quốc Liên… LHQ đã là một sáng tạo của phương Tây, dựa trên các giá trị triết học phương Tây…, lấy cảm hứng từ các giá trị nhân văn chủ nghĩa lớn, ra đời vào thời Phục hưng tại châu Âu, được xác lập thành các lý thuyết sau đó trong thế kỷ Ánh Sáng ở châu Âu, được cụ thể hoá với sự trỗi dậy của các nền dân chủ phương Tây thế kỷ 19. Sự ra đời của LHQ năm 1945 và sau đó là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948), là sự hoàn tất của hệ thống này với việc hình thành chủ nghĩa đa phương.” Hành động của LHQ vì hoà bình trong thế giới lưỡng cực Mỹ - Xô: Những đóng góp và hạn chế Nói đến Liên Hiệp Quốc và hoà bình, nhiều người thường nghĩ ngay đến các lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Các lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ, thường được gọi là lực lượng “mũ nồi xanh” hiện bao gồm khoảng 70.000 binh sĩ, đến từ nhiều quốc gia, với 11 sứ mạng duy trì hòa bình đang được triển khai tại các khu vực tranh chấp, như giữa Ấn Độ - Pakistan, giữa Israel và Liban… theo đề nghị của các nước sở tại. Nhìn chung lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp xung đột giữa các lực lượng vũ trang có tổ chức chấp nhận ngừng bắn, thường là giữa hai quốc gia. Lý tưởng của Liên Hiệp Quốc về một “nền an ninh tập thể” - với việc thành lập một bộ tổng tham mưu, phụ trách trợ giúp Hội đồng Bảo an thực thi các nhiệm vụ quân sự, chiếu theo điều 47 của Liên Hiệp Quốc - rút cục đã không thể trở thành hiện thực, ngay sau khi LHQ ra đời, do thế đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Liên Xô vào cuối thập niên 1940. Thế đối đầu Mỹ - Xô, và lá phiếu phủ quyết, khiến Hội đồng Bảo an không thể đưa ra các quyết định chung ngăn chặn chiến tranh. Trong giai đoạn này, Liên Hiệp Quốc “trở thành sân khấu cho cuộc đấu tranh quyền lực toàn cầu giữa Mỹ và Liên Xô”. Cạnh tranh này đã gây ra những cuộc xung đột thảm khốc mang tính khu vực, với các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm (“proxy wars”), như ở Việt Nam và Afghanistan. Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô từng đặt thế giới mấp mé bờ vực đại chiến, trước khi Liên Xô và Mỹ bắt đầu thương lượng về kiểm soát vũ khí chiến lược. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, dù không giúp nhân loại tránh được một Thế chiến thứ ba, nhưng LHQ đã có phần đóng góp. Vào thời điểm căng thẳng cao độ của Chiến tranh Lạnh, LHQ là một diễn đàn để các nước nhỏ ngồi chung bàn với các nước lớn, các nước đối địch có thể chỉ trích nhau. Nhà sử học Chloé Maurel nhận xét : “Có thể nói LHQ là tổ chức dân chủ nhất trong các tổ chức quốc tế. Tổ chức này mang tính phổ quát nhất, nhân loại nhất, bởi vì tại Đại hội đồng, tất cả các nước, dù giàu hay nghèo, đều có một phiếu bầu như nhau. Đặc biệt, từ năm 1960, với việc phi thực dân hoá, nhiều nước mới độc lập gia nhập LHQ. Vào năm đó, có 17 nước châu Phi vừa giành được độc lập đã gia nhập LHQ. Trọng tâm của LHQ giờ đã thay đổi. Kể từ đó, LHQ bao gồm đa số là các nước ngoài phương Tây, ngoài châu Âu. Giờ đây, các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an không còn tính chất đại diện khi đa số các thành viên LHQ giờ đây là ngoài phương Tây, là các nước châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh.” Bức tường Berlin sụp đổ : Cơ hội vàng bị bỏ lỡ Sự sụp đổ của bức tường Berlin, và sự tan rã của khối Liên Xô được nhiều người ghi nhận như một thời điểm thuận lợi cho việc LHQ trỗi dậy, để đảm đương trách nhiệm thực thi các tôn chỉ của Hiến chương LHQ, gần nửa thế kỷ trước. Nhiều điều kiện đã hội tụ, nhưng bất hạnh thay, LHQ đã không tranh thủ được cơ hội vàng này, theo nhà nghiên cứu Romuald Sciora (Iris) : “Chúng ta vào thời điểm đó đã có được một tổng thống Mỹ George Bush cha, ngược hẳn với tổng thống Bush con, là một người nhiệt thành cổ vũ cho chủ nghĩa đa phương. Không phải chủ yếu vì người khác, mà bởi ông ấy hiểu rằng nếu nước Mỹ siêu cường muốn tiếp tục đóng vai trò kiến thiết trật tự quốc tế trong những thập niên tiếp theo và trong thế kỷ 21, thì chắc chắn Mỹ phải dẫn dắt được chủ nghĩa đa phương. Tổng thống Bush cha vốn là đại sứ Mỹ tại LHQ. Vào thời điểm đó, chúng ta đã có một tổng thư ký mới Boutros-Ghali (1992-1996), mà theo tôi là một người thực sự có tầm nhìn xa trông rộng nhất trong số các tổng thư ký LHQ, cùng với tổng thư ký thứ hai Dag Hammarskjold. Ông đã có nhiều kế hoạch hành động vì hoà bình, an ninh và dân chủ, phát triển… Và chúng ta đã có một Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đầu tiên ở cấp nguyên thủ quốc gia. Hiện tại có thể điều này được cho là bình thường, nhưng vào thời điểm đó, một tổng thống Mỹ ngồi chung một bàn bên lãnh đạo Nga thì thực sự là điều mới. Tóm lại, rất nhiều yếu tố thuận lợi đã có mặt vào thời điểm đó. Tuy nhiên, bất hạnh thay với LHQ, và có một chút mỉa mai ở đây, là tổng thống đảng Dân Chủ đắc cử, ông Bill Clinton, là người không hề có viễn kiến này, không hề ủng hộ chủ nghĩa đa phương chút nào. Chính quyền Clinton hoàn toàn ngoảnh mặt với các vấn đề quốc tế, mặt khác tổng thư ký Boutros-Ghali cũng không được ngoại giao lắm với tổng thống Mỹ. Rút cuộc một xung đột khiến ông Boutros-Ghali phải ra đi vào năm 1996. Vào thời điểm đó, lẽ ra LHQ phải có được một ảnh hưởng chính trị, nhưng rốt cuộc ảnh hưởng chính trị của LHQ lại suy yếu.” Thế giới “Đơn cực” chuyển sang “Hậu đơn cực”, nguy cơ cáo chung của LHQ Ba thập niên sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, “Trật tự thế giới mới”, với nước Mỹ là siêu cường duy nhất (tức Thế giới đơn cực), mà nhiều người tin tưởng là sẽ được khẳng định vĩnh viễn, với sự toàn thắng của nền dân chủ tự do phương Tây, được coi là mẫu mực đối với toàn nhân loại, giờ đây đang đứng trên bờ vực tan vỡ. Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown (2007 – 2010), cũng như không ít người khác, nói thẳng là “trật tự thế giới mới” của 35 năm vừa qua “đang sụp đổ trước mắt chúng ta”. Brian Brivati, giáo sư thỉnh giảng về lịch sử đương đại và nhân quyền tại Đại học Kingston, Anh, thì nói đến tình trạng “một trụ cột của trật tự hậu chiến đang tấn công một trụ cột khác”, khi “người sáng lập hàng đầu của Liên Hiệp Quốc (Mỹ) đang làm suy yếu thể chế này từ bên trong, sử dụng quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an để ngăn chặn hành động (phi pháp, như cuộc chiến của Israel tại Gaza, bị Toà án Hình sự quốc tế kết án, và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án), trong khi đồng thời làm cạn kiệt nguồn lực của tổ chức này”. “Sự kết hợp giữa một quốc gia hùng mạnh hành động vô trách nhiệm (Israel) và một siêu cường (Mỹ) vô hiệu hóa các cơ chế giải trình đánh dấu một bước ngoặt toàn cầu… và các cường quốc toàn cầu khác, bao gồm Nga và Trung Quốc, đang tận dụng cơ hội này để vượt ra khỏi hệ thống dựa trên luật lệ của phương Tây” (Xung đột Israel-Iran ‘‘đóng chiếc đinh cuối cùng vào chiếc quan tài của Trật tự thế giới'', France 24, ngày 19/06/2025). Chuyên gia Ian Bremmer, chủ tịch công ty tư vấn về rủi ro toàn cầu Eurasia Group, trong một bài viết trên trang mạng Carnegie.org, nêu bật tình trạng thể chế chủ chốt của trật tự thế giới như Hội đồng Bảo an “không còn phản ánh được thế cân bằng cơ bản của quyền lực toàn cầu”, và chỉ ra ba nguyên nhân chính của tình trạng trật tự toàn cầu bị đe doạ tan vỡ trong thế giới “hậu đơn cực” hiện nay : “Vấn đề cốt lõi mà trật tự toàn cầu phải đối mặt là các thể chế quốc tế chủ chốt của trật tự này — Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, v.v. — không còn phản ánh được sự cân bằng cơ bản của quyền lực toàn cầu. Đây là một cuộc suy thoái về địa chính trị, một ‘‘chu kỳ suy thoái'' trong quan hệ quốc tế có thể bắt nguồn từ ba nguyên nhân cơ bản sau đây, theo thứ tự tăng dần về tầm quan trọng. Nguyên nhân đầu tiên là phương Tây đã không thể đưa Nga vào trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo sau khi Liên Xô sụp đổ, gây ra sự phẫn nộ và thù địch sâu sắc. Chúng ta có thể tranh luận về việc ai đáng bị chê trách, nhưng hậu quả là không thể phủ nhận: Giờ đây, một cường quốc trước đây đang suy yếu nghiêm trọng là Nga đã chuyển từ một đối tác tiềm năng thành một quốc gia côn đồ nguy hiểm nhất thế giới, quyết làm mất ổn định trật tự do Mỹ lãnh đạo và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược quân sự với các tác nhân gây hỗn loạn khác như Bắc Triều Tiên và Iran. Thứ hai là Trung Quốc từng được hội nhập vào trật tự quốc tế — quan trọng là với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới — với giả định rằng hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ khuyến khích các lãnh đạo của nước này tự do hóa hệ thống chính trị và trở thành các đối tác toàn cầu có trách nhiệm theo định nghĩa của phương Tây. Thay vào đó, Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn nhiều, nhưng không dân chủ hơn hoặc không ủng hộ nhà nước pháp quyền hơn. Căng thẳng gia tăng, thậm chí là đối đầu, giữa Trung Quốc và phương Tây chính là hậu quả của điều đó. Thứ ba, và có lẽ là hậu quả nghiêm trọng nhất, đó là hàng chục triệu công dân ở chính các nền dân chủ tiên tiến đã kết luận rằng các giá trị toàn cầu mà các nhà lãnh đạo và giới tinh hoa của họ thúc đẩy không còn có lợi cho họ nữa. Bất bình đẳng gia tăng, những thay đổi về nhân khẩu học và sự phát triển đột phá của các công nghệ đã làm xói mòn niềm tin vào các thể chế dân chủ và làm giảm năng lực lãnh đạo toàn cầu của chính các quốc gia này. Không nơi nào điều này có hậu quả nghiêm trọng hơn ở quốc gia vẫn không thể thiếu này, đó là Mỹ, nơi tổng thống Donald Trump vừa nuôi dưỡng vừa lợi dụng làn sóng phản toàn cầu hóa, phản thiết chế này.” “Chủ nghĩa đa phương”, cội nguồn sức mạnh của Liên Hiệp Quốc Trả lời phỏng vấn chương trình “Decryptage” của RFI (bài Chủ nghĩa đa phương khủng hoảng : Tương lai bất định của LHQ), Guillaume Devin, giáo sư danh dự Trường Sciences Po Paris, chuyên về LHQ và chủ nghĩa đa phương, nhấn mạnh đến tính chất không thể thay thế của LHQ trong việc giải quyết xung đột trên thế giới, đặc biệt nhờ “chủ nghĩa đa phương” và các hoạt động đa dạng và quy mô rộng lớn do LHQ tổ chức hoặc tạo điều kiện, nhằm giải quyết các cội rễ sâu xa của các xung đột : “Một trong các lợi thế của chủ nghĩa đa phương là mang lại các diễn đàn, mà ở đó mọi thứ đều có thể. Ở đó có các cuộc thảo luận chính thức, nhưng cũng có các cuộc trò chuyện hành lang, có các cuộc họp đa phương, nhưng cũng có các cuộc tiếp xúc song phương. Các diễn đàn này là không thể thay thế. Nếu chúng biến mất vào ngày mai, tôi nghĩ chúng ta sẽ ngay lập tức buộc phải tái tạo chúng. LHQ cung cấp các không gian cực kỳ quan trọng, các câu lạc bộ tương đối mở, khác hẳn so với các nhóm G7, G20, BRICS, v.v., vốn là những câu lạc bộ rất hạn chế thành phần tham gia… Và tiếp theo đó, Liên Hiệp Quốc không chỉ là những dàn xếp giữa các nước. Quý vị biết, chúng ta thường nói về ba Liên Hiệp Quốc. Đầu tiên là cuộc họp lớn của các quốc gia và các hoạt động liên quốc gia. Thứ hai là tất cả các cơ quan, chương trình và tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc cực kỳ quan trọng, quản lý môi trường, y tế và hành động nhân đạo trên toàn thế giới... Và những điều này liên quan đến giải quyết xung đột. Như phát biểu của tổng thống Brazil, Lula, đòi hỏi phải giảm bất bình đẳng, đòi hỏi phải quản trị tốt hơn, và các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đóng góp vào điều đó. Và cuối cùng, Liên Hiệp Quốc thứ ba là Liên Hiệp Quốc của ‘‘các tác nhân phi nhà nước''. Liên Hiệp Quốc là một nam châm thu hút đáng kể, làm tăng trưởng các tác nhân phi nhà nước, giống như Hội Quốc Liên, với tinh thần Geneva sau Thế chiến thứ nhất, từng huy động các hội cứu trợ và những gì mà vào thời điểm đó không được gọi là các tổ chức phi chính phủ, mà là các hiệp hội quốc tế đầu tiên.” Tuy nhiên, chủ nghĩa đa phương, vốn làm nên sức mạnh và sự hữu ích của LHQ, cũng là cơ chế đang đứng trước đe dọa bị hủy diệt trong bối cảnh thế giới hậu đơn cực hiện nay. Cứu vãn chủ nghĩa đa phương là một trong các mục tiêu hàng đầu của Thoả ước vì Tương lai, được các thành viên LHQ thông qua hồi cuối năm ngoái. Một nội dung chính của Thỏa ước này là hướng đến cải tổ triệt để Hội đồng Bảo an. Nghệ thuật kiến tạo hoà bình có thể thay thế cho “nền hoà bình bằng sức mạnh” ? Thế giới “hậu đơn cực” đang bước vào giai đoạn đầy bất định. “Nền hoà bình bằng sức mạnh” đi kèm với chạy đua vũ trang là đang trở thành xu thế từ nhiều năm nay, điều mà nhiều người coi là tất yếu. Trong xu thế này, chủ nghĩa dân tộc, với quan điểm “lợi ích dân tộc” là “trên hết”, là “vĩnh viễn”, đang được thổi bùng lên tại nhiều nơi, tại các nước phát triển cũng như các quốc gia đang trỗi dậy, như giải pháp vạn năng để hoá giải các thách thức. Nỗ lực vì các giá trị chung đang ngày càng bị coi nhẹ, thậm chí bị khinh rẻ, đả kích. Nhưng giá trị không mâu thuẫn với lợi ích. Trở lại với cội nguồn của Liên Hiệp Quốc, định chế quốc tế ra đời ngay trong Thế chiến II, có thể rút ra nhiều bài học thành công và thất bại, về các giá trị nhân bản, chủ nghĩa đa phương trong truyền thống phương Tây đã giúp thúc đẩy sự ra đời của một định chế quốc tế toàn cầu chưa từng có, có sứ mạng bảo vệ hoà bình thế giới như thế nào. Nhiều người đặt hy vọng vào một “chủ nghĩa đa phương mới” (new multilateralism). Nhà chính trị học Pháp Bertrand Badie vừa cho ra mắt cuốn sách mới “Art de la paix” (tạm dịch là ''Nghệ thuật kiến tạo hoà bình”). Trả lời RFI nhân dịp sách ra mắt, Bertrand Badie nhắc lại câu nói của nhà thần học Bắc Phi Thánh Augustino, “hoà bình trước hết đến từ việc thỏa mãn những nhu cầu căn bản của con người, ăn và có nước sạch”. Môi trường, khí hậu là tài sản chung. Khi môi trường, khí hậu bị xâm hại vì các lợi ích cục bộ và ích kỷ, khó có thể nói đến một nền hoà bình bền vững. Bertrand Badie khuyến cáo việc hướng đến xây dựng “những mẫu số chung” của nhân loại, một trật tự toàn cầu mới, nơi tất cả được tôn trọng. Liên Hiệp Quốc có còn hữu ích cho nhân loại hay không trong mục tiêu bảo vệ hoà bình phụ thuộc vào việc nhân loại góp sức ra sao cho nghệ thuật kiến tạo hoà bình, cho chủ nghĩa đa phương, mà Liên Hiệp Quốc đã và đang cung cấp một sân chơi chưa từng có trong lịch sử.
Về nội dung thì những ai thường sáng suốt trong hành động, nói năng, suy nghĩ gọi là quy y Phật (Tuệ). Thường đủ trầm tĩnh để hành động nói năng suy nghĩ theo sự thật là quy y Pháp (Định). Và thường hiền thiện, chánh trực trong hành động nói năng suy nghĩ là quy y Tăng (Giới). Vậy quy y chính là thân khẩu ý trở về nương tựa nơi 3 đức tính quý báu đó là bản tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành mà Đức Phật gọi là Tâm Chói Sáng (Pabhassara Citta) nơi chính mình chứ không phải nương tựa ai khác. Như Đức Phật dạy trong Kệ Pháp Cú rằng: Tự mình nương tựa mình Không nương tựa ai khác Khi tự mình thuần tịnh Là chỗ nương khó được. Trích trong bài nói chuyện: " Niềm Tin và Niềm Vui Chuyển Hoá" https://open.spotify.com/episode/3XSFlp7dtnzwFak9iLoM1K?si=dd8d58eea4c04ca8#nguyễnduynhiên, #minhtánh, #conđườngchuyểnhoá, #chữalành,
Khi nào một người founder nên bỏ cuộc?Khởi nghiệp là một hành trình mơ hồ... và người ta bước vào mà không biết trước điều gì đang chờ đợi. Có những ngày, bạn nghĩ mình đã tiến gần tới thành công nhưng... rồi hôm sau, mọi thứ lại đổ sụp không báo trước. Không ai biết mình đang đi đúng hướng hay đã lạc mất từ lâu. Và trong hành trình đó, ai rồi cũng sẽ có lúc tự hỏi: “Mình có nên bỏ cuộc không?”Tui không xấu hổ khi "được" gọi là chuyên gia đóng quán. Sau hơn mười bảy năm khởi nghiệp, tui đã nhiều lần phải tự tay đóng lại thứ mình từng dốc hết tâm huyết để xây dựng. Nhưng tui không gọi đó là thất bại. Tui gọi đó là bài học. Và tui tự hào vì mình đã học được cách dừng lại đúng lúc, học được cách chịu đau, và học được cách đứng dậy sau mỗi lần gục ngã.Trong tập podcast này, tui chia sẻ ba điều quan trọng. Tui mong những điều này sẽ giúp bạn sáng suốt hơn nếu đang đứng trước lựa chọn khó khăn nhất trong hành trình làm chủ của mình.Điều đầu tiên mà bất kỳ người founder nào cũng phải đối mặt khi quyết định dừng lại, đó không phải là mất tiền, mất uy tín hay mất cơ hội, mà chính là cảm giác đau đớn. Càng gắn bó với một dự án, bạn sẽ càng cảm thấy như đang cắ t bỏ một phần thân thể của mình khi phải buông tay. Đó là nỗi đau không ai nhìn thấy, nhưng rất nhiều người đã trải qua.Điều thứ hai: nhận biết những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc nên dừng lại. Một điều tui thấy đúng, trong lúc khó khăn nhất, vật vã nhất, đừng quên là bạn có thể ... bỏ cuộc... Đúng vậy, có khi cố đấm ăn xôi còn làm mọi thứ tồi tệ hơn là dừng lại rồi bước đi hướng khác. Dừng lại không có nghĩa là hèn nhát. Dừng lại ĐÚNG LÚC có thể là cách duy nhất để bảo vệ chính mình và chuẩn bị cho một bước đi tốt hơn. Trong tập này, tui sẽ chia sẻ với bạn những tín hiệu rõ ràng nhất, từ dữ liệu tài chính cho đến cảm xúc cá nhân, để bạn không còn mù mờ giữa bão giông.Và điều thứ ba, nếu bạn vẫn còn muốn bước tiếp, thì bạn cần học cách chuẩn bị lại từ đầu: từ sức khoẻ, tài chính, tinh thần, cho đến sự hỗ trợ của người xung quanh. Bạn không thể gồng gánh mãi một mình. Để đi đường dài, mình phải biết khi nào cần chiến đấu, và khi nào cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng.Tập podcast này không dành cho người dễ bỏ cuộc. Nó dành cho những người đã từng cố gắng đến mức kiệt sức, đã từng mỏi mòn trong cô đơn, và đang muốn hiểu: đâu là thời điểm để buông mà không hối tiếc.Tui làm tập này để nhắc bản thân một điều: từ bỏ không luôn đồng nghĩa với thất bại. Đôi khi, từ bỏ đúng lúc chính là một quyết định trưởng thành. Và chỉ khi biết buông đúng cách, bạn mới có thể sẵn sàng bắt đầu lại, tỉnh táo hơn, bản lĩnh hơn, và bớt đau hơn.Mời bạn lắng nghe tập podcast mới nhất “Khi nào một người founder nên bỏ cuộc”. Tui tin bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho chính mình.
Nghe trọn nội dung sách nói Thói Quen Giàu Có, Thói Quen Nghèo Khó trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/6654/Cuốn sách Thói Quen Giàu Có, Thói Quen Nghèo Khó giúp bạn phát triển các thói quen giàu có và loại bỏ thói quen nghèo khó.Khi bạn làm những việc mà người giàu có và thành công làm, khi bạn suy nghĩ giống họ, khi bạn hành động như họ, bạn sẽ bắt đầu có được những kết quả giống họ và trở nên giàu có.Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Thói Quen Giàu Có, Thói Quen Nghèo Khó được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn. ---Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi. ---Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/ ---Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Thói Quen Giàu Có, Thói Quen Nghèo Khó và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung Chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM.Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download#voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiThóiQuenGiàuCó_ThóiQuenNghèoKhó #TomCorley #MichaelYardney
Khi hẹn hò, bạn nên nói về chủ đề gì? Trong tập podcast này, Linh sẽ chia sẻ đến các bạn 10 chủ đề cần thiết để thảo luận trong các buổi hẹn hò. Hãy lắng nghe và áp dụng ngay vào các buổi hẹn tiếp theo của mình nha!
Tìm hiểu cách một quán bánh bao nhỏ dùng chiến lược marketing không đồng để thu hút hàng trăm khách mỗi ngày, trở thành hiện tượng mạng chỉ sau một tuần – không quảng cáo, không chi phí. Một câu chuyện thật về chiến lược marketing không đồng Giữa cơn mưa tầm tã của thành phố, một gã ăn mày với chiếc áo đỏ loang lổ bước vào quán bánh bao nhỏ cuối hẻm. Không ai ngờ rằng, từ khoảnh khắc đó, một chiến lược marketing không đồng sẽ được khởi động – đưa quán ăn vắng khách trở thành hiện tượng trên mạng xã hội chỉ sau 7 ngày. Quán bánh bao của ông Bình vốn tồn tại hơn 15 năm. Nhưng thời đại số và ứng dụng giao hàng khiến quán ngày càng vắng khách. Ông từ chối bán online, vì tin rằng: “Bánh bao phải ăn nóng mới ngon.” Khi marketing không đồng thay đổi cuộc chơi Gã ăn mày hỏi ông Bình: “Mỗi ngày bác bán bao nhiêu cái?” “Khoảng 300 cái, lời 5.000 đồng mỗi cái.” “Nếu tôi giúp bác bán gấp ba mà không thuê thêm người, không cần quảng cáo – bác tin không?” Câu hỏi tưởng như điên rồ đó lại là khởi đầu của một chiến lược marketing không tốn tiền nhưng vô cùng hiệu quả. Hắn đưa ra 3 bước đơn giản: 1. Tạo ra một sản phẩm có thể lan truyền “Bánh bao bác ngon, nhưng không đặc biệt. Hãy tạo ra loại bánh mới – độc quyền – chỉ có ở quán bác.” Đây là nguyên tắc cốt lõi của marketing cho quán nhỏ: biến món ăn bình thường thành một câu chuyện đáng nhớ. 2. Định giá cao để tạo giá trị cảm nhận “Đừng bán 15.000 nữa. Hãy bán loại đặc biệt với giá 30.000 đồng.” Nghe thì vô lý, nhưng định giá cao giúp thu hút sự chú ý, đồng thời tăng biên lợi nhuận – một chiến lược thường thấy trong kinh doanh nhỏ thành công. 3. Biến khách hàng thành kênh marketing “Ai mua bánh được tặng thêm một cái nhỏ – gọi là bánh thử thách. Nếu ăn được mà không uống nước trong 5 phút sẽ được đăng ảnh lên bảng vinh danh.” “Ai chia sẻ hình ảnh bảng vinh danh lên Facebook, lần sau đến sẽ được tặng bánh miễn phí.” Chiến lược này biến trải nghiệm khách hàng thành trò chơi thú vị – khiến họ tự nguyện lan truyền câu chuyện. Marketing không đồng không cần chạy ads – khách hàng chính là quảng cáo sống. Kết quả sau 7 ngày: Quán nhỏ thành hiện tượng 3 ngày đầu vắng khách. Nhưng đến ngày thứ tư, một nhóm sinh viên thử thách, quay video TikTok. Ngày thứ năm: 10 người đến chơi thử. Ngày thứ sáu: một food blogger đăng video review. Ngày thứ bảy: quán cháy hàng. Tất cả đều không tốn một đồng quảng cáo. Đó chính là sức mạnh của marketing không đồng thực chiến. Bài học kinh doanh từ chiến lược marketing không đồng
Khởi nghiệp là một hành trình đầy thử thách và thử sức, nhưng nếu có chiến lược đúng đắn, bạn có thể vượt qua mọi khó khăn. Nhiều người cho rằng khởi nghiệp chỉ cần có ý tưởng hay là đủ, nhưng thực tế, một kế hoạch rõ ràng và vững chắc mới là yếu tố quyết định. Dưới đây là ba bí quyết quan trọng mà bạn cần nắm vững để khởi nghiệp thành công. Mục Tiêu Tài Chính Là Điều Quan Trọng Nhất Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải khi bắt đầu khởi nghiệp chính là không xác định rõ mục tiêu tài chính ngay từ đầu. Họ bắt tay vào công việc kinh doanh một cách mù quáng, chỉ thấy người khác thành công rồi làm theo mà không có chiến lược tài chính rõ ràng. Khi bạn không xác định được mục tiêu tài chính, bạn sẽ dễ dàng bị lạc lối trong công việc kinh doanh của mình. Khởi nghiệp không chỉ đơn thuần là việc mở cửa hàng, bán sản phẩm hay dịch vụ. Mục tiêu tài chính là kim chỉ nam giúp bạn xác định được nguồn lực cần thiết, phân bổ chi phí hợp lý và có kế hoạch thu chi hợp lý. Bạn phải trả lời câu hỏi lớn nhất: Mục tiêu tài chính của tôi là gì? Là tạo ra thu nhập ổn định hay phát triển một doanh nghiệp với mục tiêu dài hạn? Khởi Nghiệp Cần Niềm Vui Để thành công trong kinh doanh, bạn phải yêu thích công việc mình đang làm. Nếu bạn chỉ khởi nghiệp để kiếm tiền mà không có niềm đam mê, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn. Niềm vui trong công việc không chỉ giúp bạn vượt qua thử thách, mà còn tạo ra sự sáng tạo, động lực và sự gắn kết với khách hàng. Khởi nghiệp sẽ trở thành một hành trình thú vị nếu bạn thực sự đam mê và vui vẻ với công việc mình đang theo đuổi. Sản Phẩm Hoặc Dịch Vụ Của Bạn Phải Hữu Ích Một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh là sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phải có giá trị thật sự đối với khách hàng. Không có gì tệ hơn việc bạn bỏ công sức, tiền bạc vào một sản phẩm mà không có ai cần đến nó. Bạn cần xác định rõ sản phẩm của mình có thể giải quyết vấn đề gì cho khách hàng, mang lại lợi ích gì cho cộng đồng. Khi bắt đầu khởi nghiệp, hãy đặt câu hỏi: Liệu sản phẩm của tôi có thực sự hữu ích? Nếu câu trả lời là không, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi khởi nghiệp, hãy nghiên cứu thật kỹ thị trường và nhu cầu khách hàng, từ đó tạo ra sản phẩm có giá trị thực tế. Áp Dụng Mô Hình Kinh Doanh Để Xây Dựng Chiến Lược Thành Công Để dễ dàng quản lý và phát triển doanh nghiệp, bạn cần áp dụng một mô hình kinh doanh cụ thể. Một trong những công cụ hiệu quả nhất hiện nay chính là Business Model Canvas – khung mô hình kinh doanh giúp bạn nhìn nhận tổng thể và chi tiết các yếu tố cần thiết để thành công.
In this episode of In the Balance, co-hosts Phil Tarrant from SPI and Munzurul Khan from KHI Partners are joined by KHI head buyer's agent, Ross Le Quesne, to discuss the launch of KHI's strategic buyer's agency that blends financial expertise with strategic property guidance. Ross, once one of Australia's top mortgage brokers, has partnered with KHI Partners founder Munzurul to launch a new buyer's agency focused on strategic property investment. The duo aims to combine Ross' financial expertise with KHI's trusted advisory approach to offer clients holistic, long-term investment solutions. Their agency will target both residential and commercial properties, with a strong focus on the Melbourne market, where a dedicated acquisitions team is already in place. Ross' move into buyer's advocacy is driven by his passion for property and desire to help investors move past analysis paralysis. His financial background allows him to provide not just property advice, but tailored strategies that align with broader wealth goals. KHI's emphasis on trust and accountability ensures this new venture stays grounded in client-first values while embracing collaboration across the industry, working alongside brokers and planners to deliver more comprehensive support. As buyer's agents gain recognition in Australia, Ross and Manzurul are well-positioned to lead with insight, experience, and a strong commitment to investor success.
Khi thế giới kỷ niệm Ngày Đại dương Thế giới và các nhà lãnh đạo toàn cầu đổ về Riviera của Pháp, để tham dự Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên hiệp quốc, các nhà nghiên cứu Úc đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng của các rặng san hô.
Mơ hồ là nỗi sợ quen mặt của người khởi nghiệp! (Và đôi khi là nỗi sợ lớn nhất)Chúng ta đang sống trong một thời đại gọi là VUCA – viết tắt của Volatility, Uncertainty, Complexity, Ambiguity: biến động, bất định, phức tạp, mơ hồ. Khi mà bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi chóng mặt, cạnh tranh khốc liệt khiến người làm chủ mỗi ngày thức dậy với một loạt câu hỏi chưa lời đáp:"Sắp tới sẽ ra sao?""Mình đã đủ kiến thức, đủ kinh nghiệm để chèo lái công ty, sự nghiệp chưa?""Mình có bỏ lỡ điều gì quan trọng khiến doanh nghiệp phải trả giá không?""Lối đi này của mình còn đúng không?"Thực ra, sự mơ hồ không nằm ngoài kia, nó nằm ở bên trong bạn. Thế giới bên ngoài chỉ là chất xúc tác, còn điều khiến bạn lo lắng thật sự, chính là vì bạn chưa dám nhìn thẳng vào sự thật bên trong: rằng bạn đang mệt, đang thấy mình chậm lại, thấy mình bất lực vì chẳng thể làm gì khi mọi thứ rối ren. Bạn né tránh cảm xúc, vẫn đi làm, họp hành, nói là mình “ổn" nhưng bên trong bạn biết bạn có thể gãy bất cứ lúc nào. Những cảm xúc đó, nếu không kịp xử lý, dễ biến thành lo âu, rồi thậm chí là trầm cảm. Và lúc đó, rất khó để quay lại.Từ kinh nghiệm 17 năm khởi nghiệp, rất nhiều lần trải qua những cảm giác tương tự, tui học được một điều: Làm. Làm cái gì đó nhỏ thôi, bắt đầu từ việc bạn có thể kiểm soát được.Lúc bối rối, thử viết xuống những điều khiến bạn lo lắng, đặt tên cho nỗi sợ đó, biến nó thành thứ hữu hình, rồi từ đó, tìm cách đối diện và giải quyết từng cái một. Và hay lắm mọi người, khi mình tập trung làm những gì mình có thể, càm giác sợ hãi dần biến mất, và tui tin, trong lúc mọi thứ khó khăn, có làm còn hơn nằm im bất động.Trong giai đoạn này ngoài làm những việc trong vai trò trách nhiệm của mình, tui chọn dành thời gian cho những kết nối quan trọng. Như bây giờ, tui đang cố gắng thân thiết hơn với người trợ lý mới, sẽ đồng hành cùng mình trong chặng đường tiếp theo. Và tui viết, những việc mình làm hiện tại, có ích trong tương lại.Nhưng dù làm gì đi nữa, cùng đừng quên điều quan trọng nhất, chăm sóc bản thân: Ăn, ngủ, hít thở, vận động, lắng nghe cơ thể và cảm xúc bên trong của mình. Vì bạn không thể lãnh đạo một doanh nghiệp khỏe mạnh khi bản thân mình đang kiệt quệ.Và đó là nội dung của tập podcast mới nhất trong Cà Phê Khởi Nghiệp cùng Tùng BT.Mời bạn cùng lắng nghe và chia sẻ với Tùng cách bạn vượt qua sự mơ hồ trong giai đoạn hiện tại nhé!
Khi tự do chỉ là một chiếc lồng mạ vàngNghe sang, nghe đẹp. Nhưng lồng vẫn là… lồng.Hồi xưa, người ta không có nhiều lựa chọn. Sinh ra ở làng làm chài thì học đánh cá. Nhà làm ruộng thì theo ruộng. Chẳng ai hỏi “ý nghĩa cuộc đời là gì, vì mỗi ngày đều có việc phải làm, có người phải lo, có điều phải gìn giữ.Còn bây giờ thì khác.Tự do là món quà thời đại, nhưng đi kèm là cảm giác trống rỗng. Không ai cấm ta chọn nghề, sống đâu, yêu ai… Nhưng chính vì không bị cấm nên cũng không còn gì neo giữ.Và lạ thay càng tự do, ta lại càng hoang mang. Không phải vì không có đường đi, mà vì… có quá nhiều.Trong cuốn sách Đi tìm lẽ sống có một câu chuyện: trong trại tập trung của Đức Quốc xã có những người sống sót sau chiến tranh, sống sót trong nhà tù Đức Quốc xã, khi được trả tự do, không hề trở nên tốt đẹp hơn. Họ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn, và trượt dài trong tổn thương chưa lành.Vì tự do không làm con người tốt lên. Nó chỉ phơi bày tất cả những gì bên trong họ.Và nếu bên trong là:– một nỗi đau chưa được chữa lành,– một cuộc đời không mục tiêu,– một bản thân thiếu kỷ luật và kết nối…thì tự do chỉ là cánh cửa mở ra… một chiếc lồng khác: lấp lánh hơn, rộng rãi hơn, nhưng cũng cô đơn và rối bời hơn.Đó là nội dung tui chia sẻ trong tập podcast mới nhất của mình.Một tập không dễ nghe, nhưng có thể sẽ chạm, mời mọi người lắng nghe cùng tui nhé !!
Khi chưa sẵn sàng có con, nhiều phụ nữ chọn trữ đông trứng như một cách chủ động bảo toàn khả năng sinh sản. Điều quan trọng là hiểu quy trình, chi phí, rủi ro và những điều cần biết trước khi quyết định trữ đông trứng.
Trong cuộc đua bán lẻ ngày càng khốc liệt, nơi mỗi mét vuông mặt bằng đều cần được tận dụng tối đa để “chốt đơn”, chiến lược danh mục sản phẩm (Category & Portfolio Strategy) trở thành một “vũ khí” thầm lặng nhưng cực kỳ hiệu quả. Khi khách hàng bước vào cửa hàng, điều gì khiến họ ở lại và nhớ đến thương hiệu lâu hơn? Câu trả lời không chỉ nằm ở sản phẩm chủ lực, mà còn ở cách thương hiệu xây dựng, bố trí và làm mới toàn bộ danh mục tại điểm bán.Xem bài viết chi tiết tại đây.
Vì sao khi nói dối mũi Pinocchio lại dài ra?Hẳn đứa trẻ nào cũng đều từng nghe về câu chuyện cậu bé người gỗ Pinocchio biếng học, ham chơi, dễ bị xúi bẩy, và mỗi lần nói dối, mũi của cậu sẽ dài ra. Chi tiết này cũng được coi là biểu tượng kinh điển của văn học thiếu nhi và là hiện thân sinh động cho bài học về sự trung thực. Điều này đã ám ảnh và đi sâu vào tiềm thức của nhiều điều đứa bé, ngay cả mình hồi đó cũng đã từng tin: khi nói dối, chóp mũi sẽ bị kéo dài bất thường và mình sẽ bị phát hiện.Dám cá là chúng ta, cũng ít nhất đôi lần nói dối. Khi được hỏi “Bạn dạo này ổn không?” ngoài đời thật, hầu hết chúng ta theo phản xạ đều trả lời là “Cũng ổn". Ta hiểu rằng câu hỏi chỉ là một câu chào xã giao, không phải là lời mời để bàn về những thất vọng trong nghề nghiệp, khó khăn trong tình cảm, hoặc tình trạng bệnh tật của chúng ta. Nhưng câu trả lời né tránh này có thực sự được coi là nói dối hay không? Ẩn sâu sau những "lời nói dối" ấy là gì? Một nửa của sự thật, liệu có còn là sự thật hay không? Hãy cùng chúng mình đi tìm "sự thật" trong tập podcast ngày hôm nay nhé!
Review các phim ra rạp từ ngày 30/05/2025NHIỆM VỤ: BẤT KHẢ THI - NGHIỆP BÁO CUỐI CÙNG – T16Đạo diễn: Christopher McQuarrieDiễn viên: Tom CruiseThể loại: Hành Động, Hồi hộp, Phiêu LưuCuộc đời là tất thảy những lựa chọn. Tom Cruise thủ vai Ethan Hunt trở lại trong Nhiệm Vụ: Bất Khả Thi – Nghiệp Báo Cuối Cùng.MƯỢN HỒN ĐOẠT XÁC – T18Đạo diễn: Danny Philippou, Michael PhilippouDiễn viên: Billy Barratt, Sally Hawkins, Mischa HeywoodThể loại: Kinh DịSự trở lại của bộ óc sáng tạo đằng sau Talk to Me, Danny và Michael Philippou cùng A24 với một bộ phim kinh dị mới nhất Mượn Hồn Đoạt Xác. Nhiều người tin rằng linh hồn vẫn sẽ ở lại trong thân xác một thời gian trước khi rời đi, đây cũng là niềm tin đáng sợ cho nghi lễ ám ảnh nhất tháng 5.MA MÓC HỌNG – T16Đạo diễn: Azhar Kinoi LubisDiễn viên: Arla Ailani, Adzana Ashel, Endy Arfian, Raihan KhanThể loại: Kinh DịSiêu phẩm mùa xuân tại xứ sở Vạn Đảo với hơn 3 triệu vé bán ra. Câu chuyện kể về chuyến leo núi của nhóm bạn Ita và Maya trong kỳ nghỉ lễ. Vì phạm phải điều kỵ, Ita trở thành con mồi của lũ quỷ trong rừng, chúng thay phiên nhập vào xác cô để khiến linh hồn cô bị giam cầm nơi đây. Tuy nhiên, con ma sống tại căn nhà của Ita cũng chớp thời cơ để đoạt lấy cơ thể cô. Cơ thể Ita chứa quá nhiều linh hồn ác độc mà mà tổn hại, khiến cho sinh mạng của cô chỉ được tính bằng ngày. Maya giờ đây cố tìm cách cứu lấy bạn mình khỏi bầy quỷ dữ.NĂM MƯỜI – T18Đạo diễn: Tấn Hoàng ThôngDiễn viên: Huỳnh Tú Uyên, Trần Vân Anh, Trần Phong, Nam Nam, Vương Thanh Tùng, Hồ Quang Mẫn, Nguyễn Trung Huy, Hoa Thảo, Raman Quốc CườngThể loại: Kinh dịLấy cảm hứng từ trò chơi quen thuộc Năm Mười, câu chuyện xoay quanh một nhóm bạn cùng nhau đi nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. Chuyến đi tưởng như chữa lành bỗng nhiên trở thành tai hoạ khi họ cùng chơi trò Năm Mười và một bí mật kinh hoàng năm xưa được hé lộ.DẾ MÈN: CUỘC PHIÊU LƯU TỚI XÓM LẦY LỘIĐạo diễn: Mai PhươngDiễn viên: Dế Mèn (Trần Hoàng Sơn), Dế Trũi (Thái Văn Minh Vũ), Gián Đệp (Nguyễn Anh Tuấn), Tổng Cóc (Thái Văn Minh Vũ), Đại Vương Ếch Cốm (Hồ Tiến Đạt), Bọ Râu Que (Lê Quang Tuyên), Bác Học Ruồi Giấm (Nguyễn Anh Tuấn)…Thể loại: Hoạt HìnhNhà của Dế Mèn tại thành phố ô nhiễm bị phá khiến cậu rời đi tìm nơi trong lành hơn. Bạn bè tò mò, Mèn liền kể lại chuyến phiêu lưu cùng Dế Trũi. Trên đường đi, họ kết bạn với Chuồn, Nhện Nước và Gián Đệp, được chỉ đường đến Xóm Lầy Lội – vùng đất của Đại Vương Ếch Cốm. Tuy được Đại Vương Ếch Cốm và Tổng Cóc tiếp đón, Mèn vẫn phát hiện âm mưu đen tối của hắn. Râu Que cứu thoát Mèn và đưa về Tổ Mối, cậu tham gia đại hội võ thuật để trả ơn và giành chiến thắng trước Võ sĩ Bọ Ngựa. Khi đi lĩnh thưởng Mèn bị tấn công, được Võ Sĩ Bọ Ngựa cứu, rồi cùng nhau trở về cứu Tổ Mối. Trong trận chiến với đội quân Châu Chấu Voi, thành phố bốc cháy do mồi lửa của Ruồi Giấm Bác Học. Dế Mèn cứu Ếch Cốm khiến hắn hối hận. Cuối cùng, cậu nhận được bản đồ dẫn đến miền đất hứa và bắt đầu hành trình mới.
Các sự kiện đã được tổ chức trên khắp đất nước để kỷ niệm Ngày Xin lỗi Quốc gia, một sự công nhận về việc trẻ em của Người bản xứ bị cưỡng bức rời khỏi gia đình và văn hóa của chúng. Một phần ba người dân bản địa và người dân đảo Torres, là hậu duệ của những người sống sót sau Thế hệ bị đánh cắp, và nhiều người đã chia sẻ những câu chuyện và ký ức của gia đình họ, về việc trẻ em bị đưa đi. Khi tuần lễ Hòa giải cũng bắt đầu, các nhà lãnh đạo của Người bản xứ đang kêu gọi các chính trị gia nói lên sự thật và hành động cụ thể, để giải quyết tình trạng bất lợi đang diễn ra.
Việc điều hành một startup vô cùng khó khăn; khoảng một nửa số công ty được Y Combinator tài trợ được kỳ vọng sẽ thành công, có nghĩa là một nửa sẽ thất bại. Thành công thường đến từ việc "chỉ cần tránh chết"— sống sót cho đến khi đạt được thành công tài chính. Nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của startup thường là hết tiền hoặc nhà sáng lập quan trọng bỏ cuộc, nhưng nguyên nhân sâu xa hơn thường là sự nản chí. Để đối phó, hãy duy trì liên lạc thường xuyên, liên tục lặp lại sản phẩm, tạo ra thứ mà ít nhất một số người thực sự yêu thích, và quan trọng nhất là tránh làm những việc khác gây xao nhãng. Hãy nhớ rằng cảm giác tồi tệ và cảm thấy những gì đang làm không hiệu quả là bình thường; những điều tồi tệ chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng đừng nản chí và đừng bỏ cuộc. Khi tranh luận, đặc biệt là trực tuyến, hãy sử dụng Hệ thống phân cấp bất đồng quan điểm (Disagreement Hierarchy), cố gắng tránh lăng mạ (DH0) và công kích cá nhân (DH1), hướng đến các cấp độ cao hơn như phản biện (DH4) và bác bỏ (DH5, DH6) bằng lý lẽ, bằng chứng, và tập trung vào điểm chính. Điều này không chỉ làm cuộc trò chuyện tốt hơn mà còn khiến những người tham gia hạnh phúc hơn vì sự cay nghiệt tập trung ở các cấp độ thấp hơn. Quá trình học hỏi liên quan đến việc huấn luyện "mô hình thế giới" trong tâm trí bạn; ngay cả khi quên chi tiết, tác động vẫn còn lại, cho thấy việc đọc lại những cuốn sách quan trọng là rất đáng giá.Về tư duy và triết học, triết học truyền thống được xem là gặp vấn đề do sự mờ nhạt của các khái niệm hàng ngày, khiến nhiều tranh luận bị chi phối bởi sự nhầm lẫn về từ ngữ. Quan điểm cho rằng Aristotle đã sai lầm khi coi tri thức lý thuyết vô dụng là cao quý. Thay vì tìm kiếm "những sự thật chung nhất" mà không màng đến tính hữu dụng, cách tiếp cận tốt hơn là tìm kiếm "trong số những điều hữu ích mà chúng ta có thể nói, điều nào là chung nhất?", nhằm tạo ra những quan sát chung khiến người đọc hành động khác đi. Triết học được xem là một lĩnh vực rất trẻ, vẫn đang vật lộn với sự không chính xác của từ ngữ. Tư duy độc lập (vừa đúng vừa mới lạ) rất quan trọng trong một số lĩnh vực. Mặc dù có thể thiên về bẩm sinh, nó có thể được tăng cường hoặc không bị kìm hãm bằng cách giao lưu với những người có tư duy độc lập, nuôi dưỡng thái độ hoài nghi ("Điều đó có thật không?"), và quan sát các "thời trang trí tuệ" để tìm kiếm những ý tưởng chưa được khám phá. Tư duy độc lập có ba thành phần: sự kỹ lưỡng về sự thật, sự chống lại việc bị bảo phải nghĩ gì, và sự tò mò. Sự tò mò là nguồn gốc của những ý tưởng mới lạ và có thể được trau dồi bằng cách "chiều chuộng nó".Chàng-Ngốc-Già mong muốn xây dựng cùng mọi người một cộng đồng, một school:https://prime.changngocgia.com/feedTham vấn 1:1https://shorturl.at/E8lWC To hear more, visit changngocgia.substack.com
Last year alone, over 3,200 romance scams were reported by Australians, resulting in losses of more than 23 million dollars. Three experts explain how scammers operate, the red flags to watch for, and what to do if you're the victim of a romance scam. - Chỉ riêng năm ngoái, đã có hơn 3.200 vụ ‘lừa tình' được người dân Úc báo cáo, gây thiệt hại hơn 23 triệu đô la. Khi những kẻ lừa đảo trở nên tinh vi hơn, bất kỳ ai đang tìm kiếm tình yêu đều có thể trở thành nạn nhân của chúng.
Khiêm lên đường trở về quê cùng một đoàn lái buôn. Buổi chia tay diễn ra giản dị bên bờ sông Hương với sự có mặt của Quý, Phượng và một vài người bạn thân. Côn lặng lẽ tiễn người anh trai của mình, chẳng thể ngờ rằng đây chính là lần gặp cuối trong đời và hai anh em vĩnh viễn chia xa.
Khi quyền lực công nghệ và quyền lực nhà nước hợp nhất ở khắp mọi nơi, câu hỏi không còn là liệu các công ty công nghệ có cạnh tranh với các quốc gia về ảnh hưởng địa chính trị hay không; mà là liệu các xã hội mở có thể sống sót trước thách thức này hay không.Xem thêm.