für meine Leute
Chúng ta trước nay được tập cho tin rằng cảm xúc mạnh thì cần phải đè nén. Cũng có một số luật lệ mang tính tổ chức và xã hội (đôi khi ngầm hiểu) chống lại việc thể hiện những cảm xúc ấy. Thêm vào đó, ta chưa bao giờ học được một ngôn ngữ để diễn tả chính xác cảm xúc của mình. Nhưng né tránh cảm xúc hay "gán sai nhãn" cảm xúc, chúng ta sẽ khó mà phản ứng đúng đắn và sẽ phải trả giá đắt. Để có thể nhìn ra vấn đề thực sự, bóc tách trải nghiệm tệ hại, hiểu rõ vấn đề và xây dựng một lộ trình để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, chúng ta cần mở rộng vốn từ về cảm xúc. Sau đây là 3 phương pháp giúp chúng ta làm được điều đó. -- Original: David Susan - 3 Ways to Better Understand Your Emotions Biên dịch: nori for Học để Hành
Bạo lực hiện diện khắp nơi. Có bạo lực có tính vật lý và cả bạo lực bên trong con người. Người ta có thể nhân danh đủ thứ để mang tới bạo lực, nhưng theo Krishnamurti, thông qua phá hoại, không bao giờ có thể tạo ra bất cứ cái gì. Original: Krishnamurti on education talk to students - 07 'On Violence'
Với cuốn sách A Guide to the Good Life: The Ancient Art of Stoic Joy tác giả William Irvine khẳng định cuộc sống của nhiều người trong chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu chúng ta trở thành những người Khắc kỉ. Làm sao mà lí thuyết và việc thực hành một trường phái triết học được ra đời từ tận 1500 năm trước cách mạng công nghiệp vẫn có thể có giá trị đến tận ngày nay, một thế giới thay đổi không ngừng và là nơi ngự trị của công nghệ? Irvine đã trình bày những chiến lược cụ thể mà những người Stoic khuyên chúng ta áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ba trong số đó đặc biệt quan trọng: hình dung tiêu cực, nội tại hóa mục tiêu và thường xuyên tiết chế bản thân. -- Original: 3 Stoic Strategies For Becoming Happier
Những chủ đề được đề cập trong cuộc phỏng vấn bao gồm: dân chủ, quyền lực, cái nhìn của xã hội về công nghệ theo thời gian, vai trò của Big Tech, AI, thuyết âm mưu, chính trị căn tính. "David Runciman là giảng viên Chính trị tại ĐH Cambridge. Tại đây, ông đảm nhận vị trí trưởng khoa từ tháng 10 2014 đến 10/2018. Ông là người mang đến bài giảng: Political Theory and Real Politics in the Age of the Internet”. Bên cạnh đó, ông mang đến podcast hàng tuần có chủ đề chính trị với tên gọi Talking Politics. Cuốn sách Runciman chắp bút mới được ra mắt vào năm ngoái có tựa đề How Democracy Ends." -- Original: E-International Relations Biên dịch: KL
Tính tập trung của ngành công nghệ dẫn đến hệ quả là quyền kiểm soát nằm trong tay một số ít các giám đốc điều hành không do dân cử và không chịu trách nhiệm giải trình. Có lẽ mục đích của họ quả thật là bảo vệ nền dân chủ, nhưng cũng tồn tại khả năng họ có những động cơ khác, ít cao cả hơn. Có một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề quyền ngôn luận trực tuyến. Làm cho ngành này trở nên cạnh tranh hơn sẽ hữu ích bởi điều này làm loãng tầm ảnh hưởng của các công ty riêng lẻ và kích thích các mô hình kinh doanh mới không dựa vào tính lan truyền (virality). Nhưng, nếu tính độc quyền vẫn còn, cần có một cách tiếp cận khác; bước đầu tiên là xác định tiêu chí về những gì nên được kiểm duyệt. Nước Mỹ cần giải quyết cuộc khủng hoảng hiến pháp thông qua một quy trình chính trị, chứ không phải kiểm duyệt. Và thế giới phải tìm kiếm một cách tốt hơn để xử lý vấn đề quyền phát ngôn trực tuyến hơn là cho phép các tổ chức độc quyền công nghệ kiểm soát các quyền tự do cơ bản. -- Original The Economist 16/01/2021 Big tech and censorship Biên dịch: Phan Nguyên, Dự án Nghiên cứu Quốc tế với tiêu đề "Tại sao Big Tech không nên được trao quyền kiểm duyệt tự do ngôn luận?"
Bàn về dân chủ, nhiều người tin vào hai nhận định sau: dân chủ bắt nguồn từ Athens cổ đại; từ Athens, nó lan rộng ra ngoài và duy trì tính Tây phương rất riêng. David Stasavage, giảng viên chính trị tại ĐH New York nhận thấy cả hai quan điểm này đều có sự nhầm lẫn. Ông cho rằng khi không còn những hiểu lầm này, những hy vọng hay những lo ngại về dân chủ ngày nay sẽ được đặt vào góc nhìn và trạng thái cân bằng hợp lý hơn. Original: Why democracy thrives in some places and not in others (The Economist)
Tưởng chừng chỉ những yếu điểm như xấu xí, nhà nghèo, học trường tầm thường…là những thứ kéo ta ra xa khỏi những thành công. Thế nhưng, bạn đã bao giờ nhìn vào những lợi thế của riêng bạn và tự hỏi: Có phải chính những điều này cũng đang là rào cản cho mình? Bẫy lợi thế là tên gọi mà tôi dùng để nói về những điều tưởng chừng như là lợi thế của mỗi người, nhưng lại đang làm hạn chế sự phát triển của người đó. Những điều đã giúp bạn đạt nhiều thành công trước đây thì lúc này có thể chẳng giúp ích cho hiện tại mà còn níu chân bạn chìm mãi vào chút may mắn. Nó có thể khiến bạn đứng lại, trong khi tất cả đang tiến lên. Original: Mik Flownes
Mượn ví dụ về iPhone, tác giả Mik Flownes chỉ ra một sự thật: việc chạy theo những thứ như quần áo, nhà cửa, quá chú trọng vào việc sở hữu đồ đạc, v.v... thực sự đang lấy đi rất nhiều chi phí cơ hội của người trẻ. Cái giá ta trả cho các món đồ không chỉ là số tiền ghi trên mác - giá cả của món đồ đó, mà quan trọng hơn sự phát triển bản thân trong phần đời còn lại. Bài viết: Mik Flownes - Tôi chọn sống tối giản – Phần 3
"Biến đổi khí hậu - một chủ đề chúng ta không những không thể né tránh mà sẽ còn nghe nhiều hơn khi mà thế giới tiếp tục cảm nhận sức nóng của nó." Bài viết của tác giả Ryan Smith trên CNN, trả lời 5 câu hỏi phổ biến về Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là gì ? Tại sao BĐKH xảy ra, và nguyên nhân của nó là gì? Tác động của BĐKH Biến đổi khí hậu có thật hay là một trò lừa gạt? Chúng ta có thể ngăn biến đổi khí hậu lại hay không?
Bên cạnh quyền lực cứng, vốn được hiểu là sức mạnh ra lệnh, khiến người khác làm cái mình muốn, thì theo Joseph Nye Jr., quyền lực mềm là một loại năng lực giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phải ép bức hoặc dụ dỗ. Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hoá, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước. Hiện nay, khái niệm “quyền lực mềm” đã được nghiên cứu rộng rãi và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Châu Âu đang được xem là một mô hình quyền lực mềm nổi bật, đối trọng với “quyền lực cứng” của Mỹ, khi ảnh hưởng của châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và phát triển, đang lớn mạnh trên trường quốc tế. Bài đọc trình bày nguồn của quyền lực mềm và công cụ kiến tạo quyền lực mềm -- Nguồn: Dự án Nghiên cứu Quốc tế
"Chúng ta nên quên luôn cuộc đối thoại về Chủ nghĩa cá nhân (individualism) và Chủ nghĩa tập thể (collectivism) theo nghĩa từ nguyên, nghĩa là nghĩa thuần khiết nhất của nó. Ngày nay, Chủ nghĩa Tân tự do đã thẳng tay xoá nhoà luôn tính cá nhân và tính tập thể, vì nó có thể bóc lột một người và bóc lột tất cả (each and all) dựa trên lập luận về một sự “phát triển”, “thịnh vượng”, một cái “tốt” tập thể vô cùng trừu tượng, một dạng tiêu chuẩn kép thích hiểu sao thì hiểu." Original: Người Kể Chuyện fb.com/vuhoanglong.1998 For Chanh
Bài viết này được thực hiện như một tổng quan điểm luận về Nationalism và Fascism. Trong suốt cả một lịch sử, khái niệm Chủ nghĩa Dân tộc đã luôn được tái cấu trúc để sử dụng dưới những mục đích khác nhau, chính vì vậy, việc cổ vũ thứ chủ nghĩa này ở thời điểm hiện tại cần rất nhiều sự dè chừng. Với một tư duy đơn tuyến và tiến hoá luận, Chủ nghĩa Dân tộc ở những dạng thức cực đoan hơn của nó, với những đặc điểm như Bài ngoại (Xenophobic), Độc đoán (Totalitarian), và Thượng đẳng dân tộc (Supremacy), có thể cấp quyền năng cho dạng thức cực đoan nhất của nó mà toàn thể loài người đã phải chống lại từ những năm 40 của thế kỷ trước, đó là Chủ nghĩa Phát xít. Original: Người Kể Chuyện fb.com/vuhoanglong.1998 For Chanh
An ninh (security) và sự thay đổi trong cách hiểu về an ninh trong nghiên cứu quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh Lạnh Dịch: KL Original: International Relations: The Key Concepts - Martin Griffiths and Terry O'Callaghan
Trong những thập niên gần đây, các giá trị thị trường ngày càng lấn át các chuẩn mực phi thị trường trong hầu hết các mặt đời sống. Sandel lập luận rằng, nếu chúng ta không sớm nhận ra điều này, chúng ta sẽ biến từ có một nền kinh tế thị trường sang trở thành một xã hội thị trường (market society) Michael J. Sandel đặt ra một trong những câu hỏi về đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: có vấn đề gì đang xảy ra với thế giới này khi mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền? Làm sao chúng ta có thể ngăn các giá trị thị trường khỏi xâm nhập vào những lĩnh vực của đời sống vốn không bị chi phối bởi các giá trị thị trường? Đâu là giới hạn đạo đức của thị trường? -- Người dịch: Nguyễn Trịnh Đôn, bài đăng trên Tạp chí Tia Sáng Original: Michael J. Sandel - The Moral Limits of Markets
Làm thế nào để chịu đựng những gì không thể chịu đựng? Làm thế nào để tìm được sự chắc chắn trong một thế giới bất định? Triết học không đem đến những câu trả lời dễ dãi, nhưng nó định hình lại cách chúng ta đặt câu hỏi và điều chỉnh góc nhìn của chúng ta – một kỹ năng hữu ích trong những thời đại tốt đẹp và lại càng quý giá trong những thời điểm tồi tệ. Tình thế hiện nay buộc chúng ta phải ngừng lại và chất vấn những giả định đã hằn sâu đến nỗi chính ta cũng không biết là mình có chúng. Socrates nói, đấy chính là cách mà minh triết bắt rễ. Chúng ta khao khát quay về trạng thái “bình thường”, song chúng ta đã bao giờ dừng lại để định nghĩa sự bình thường hay chưa? Chúng ta biết sống ở thời đại này đòi hỏi sự can đảm, nhưng lòng can đảm là như thế nào? Nguồn: Eric Weiner, “Philosophy for a Time of Crisis” Bản thu âm có chỉnh sửa từ bài dịch của tác giả Hải Ngọc.
Bất kể có già đi nhường nào, không một ai trong chúng ta có thể hoàn toàn trưởng thành về mặt cảm xúc – nhưng việc có một danh sách bàn về những gì thuộc về sự trưởng thành có thể là một cách để ghi điểm và thúc đẩy bản thân đi đúng hướng. Sau đây là một danh sách như thế. Original: The School of Life Dịch: KL
Yuval Noah Harari: 'Will coronavirus change our attitudes to death? Quite the opposite.' Bản tiếng Anh đăng tải trên The Guardian Bản lược dịch của nhóm Cây Rừng ‘Mylu – Hoàng Minh – Hoàng Dung – QQ' The Forest Vietnam
"Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản." -- Lối sống tối giản của người Nhật - Sasaki Fumio Dịch giả: Như Nữ NXB Lao Động
Môt nền kinh tế bị chi phối chủ đạo bởi khu vực Nhà nước là nên kinh tế kém hiệu quả, và tạo điều kiện cho tham nhũng. Tuy nhiên trước khi cổ xúy hết mực cho thị trường tự do, cần ý thức nó có những điểm yếu không hề nhỏ, thậm chí đã trở thành vấn nạn cho các quốc gia. Thị trường không đếm xỉa đến môi trường Thị trường lãng quên người nghèo Thị trường làm tha hóa truyền thông và báo chí Thị trường cản trở sáng tạo Thị trường coi tất cả là hàng hóa -- Trích cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can - TS. Đặng Hoàng Giang, 2015 fb.com/giang.dang.9469
Việc thay thế các vật liệu khó phân hủy, có hại cho sức khỏe, trước hết là tốt. Tuy nhiên nếu vì vậy mà an tâm rằng mình không hề hại gì cho môi trường mà thoải mái tiêu thụ tài nguyên thì vẫn là lợi bất cập hại. Điều tốt nhất có thể làm là giảm bớt tác động của bản thân, theo cách trực tiếp hay gián tiếp vào môi trường, bớt tiêu thụ tài nguyên. Không có thứ nào thật sự "thân thiện môi trường" khi chúng được lấy từ môi trường. -- Tác giả: Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo
"Một trong những điều tệ hại của Chủ nghĩa Tư bản không phải ở việc đứng đầu xã hội có những con người tha hóa – điều này thì bất cứ hình thái xã hội chia thứ bậc nào cũng xảy ra – mà là ở việc những ý niệm tư bản dạy tất cả chúng ta trở nên lo sợ, ham ganh đua, tuân thủ và bằng lòng về mặt chính trị. Marx không chỉ vạch ra những điểm sai trái của Chủ nghĩa Tư bản: ông còn đưa ra cái nhìn thoáng qua về một thế giới lý tưởng trong tương lai. " -- Nguồn: The School of Life Lược dịch: KL Ảnh: Modern Times (1936)
Hầu hết những người đang nói về nữ quyền thì đều không hề biết nó thực sự là gì. Và, đây là lúc mà chúng ta nhìn lại xem nữ quyền (Feminism) là gì, và quan trọng hơn, nó KHÔNG PHẢI là gì trước khi gạt bỏ nó ngay lập tức. Thật đáng tiếc khi một tư tưởng về bản chất rất tiến bộ lại vô tình trở thành một trong những từ bị ghét nhất – đúng vậy, nữ quyền. Chính vì thế, bài này sẽ để vạch trần 11 hiểu nhầm phổ biến nhất (thực ra là nguy hiểm nhất) về nữ quyền. Bài này là dành cho những kẻ mạo danh là nhà nữ quyền, ngụy trang những nghị trình bất công ủng hộ mẫu quyền dưới cái mác nữ quyền, cũng như những kẻ phản đối nữ quyền vì cảm thấy bị đe dọa mà không có bất kì lí do chính đáng nào. -- Biên dịch: Triskele Society; nguồn: mensxp.com
Sống ở Việt Nam còn đắt đỏ hơn ở Đức Chi phí cơ hội – có thể bạn nghèo hơn bạn nghĩ Và chúng ta đang tăng độ nghèo của mình bằng sự sính ngoại -- Nguồn: Flownes.com
"Giải pháp về mặt kỹ thuật thì cần thiết – bản chất của các đột phá khoa học hay cải tiến kỹ thuật thì không xấu, nhưng chúng ta cũng cần, rất cần tìm kiếm giải pháp để thúc đẩy thái độ đúng đắn và mối quan hệ cân bằng giữa xã hội và môi trường (trong đó bao gồm tài nguyên và hệ sinh thái) bởi vì hiện nay mối quan hệ này rất bệnh hoạn, toxic." --- Nguồn: huynhbaongocbk.wordpress.com fb.com/ThankyouPlastics