Podcasts about ninh

  • 135PODCASTS
  • 2,248EPISODES
  • 15mAVG DURATION
  • 1DAILY NEW EPISODE
  • Apr 3, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024

Categories



Best podcasts about ninh

Show all podcasts related to ninh

Latest podcast episodes about ninh

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Hai tháng cầm quyền đầu tiên của Trump: « Cờ vua » Mỹ đọ « cờ vây » Trung Quốc ?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Apr 3, 2025 9:43


Sự trở lại cầm quyền của Donald Trump tại Mỹ đặt thế giới trước tình trạng bất định cao độ. Nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của ông Trump (2017-2021) in dấu ấn với nhiều chính sách táo bạo bất ngờ, được quảng bá có nhiều triển vọng, nhưng rút cuộc bất thành, như vụ đàm phán vũ khí hạt nhân với Bắc Triều Tiên, chính sách đơn phương áp thuế với Trung Quốc để giảm thâm hụt thương mại... Cũng trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, giấc mơ « một quốc gia hai chế độ » với Hồng Kông chấm dứt, đặc khu trở lại dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.Nhiệm kỳ 2.0 của Donald Trump mở đầu với các chính sách còn quyết liệt hơn gấp bội nhiệm kỳ thứ nhất, với các tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh Ukraina « trong 24 giờ », hay tuyên bố đánh thuế « đối ứng » với toàn thế giới (tức sắc thuế mang tính trả đũa, ăn miếng trả miếng), hủy diệt nền móng của hệ thống thương mại thế giới dựa trên đàm phán thỏa hiệp, được định hình từ Thế chiến Hai. Đọc thêm : Mỹ và thuế đối ứng : « Big Bang » trong thương mại toàn cầuCho dù có nhiều khác biệt rất lớn trong chính sách, nếu không nói là gần như đối nghịch trong nhiều lĩnh vực, đối thủ số một của tổng thống Trump - tương tự như các chính quyền tiền nhiệm - vẫn là Trung Quốc, được coi là có thể vươn lên soán ngôi siêu cường số một của Mỹ. Hai tháng cầm quyền đầu tiên của Trump cho thấy gì về chiến lược của Washington và Bắc Kinh ?Những màn nắn gân Ông Donald Trump mở đầu nhiệm kỳ 2 với phong cách mang tính « giao dịch » của thương nhân như lần trước, để ngỏ cơ hội siết chặt quan hệ cá nhân với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Phá lệ, tổng thống đắc cử Donald Trump mời lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự lễ nhậm chức ngày 20/01. Chủ tịch Trung Quốc rút cục đã cử « đại diện đặc biệt » là phó chủ tịch Hàn Chính (Han Zheng) thay mặt.Tỏ ra hồ hởi với Tập Cận Bình, nhưng Trump cũng ngay lập tức đe dọa sẽ cứng rắn về thương mại để buộc Bắc Kinh phải có các nhân nhượng. Trung Quốc, cùng Mêhicô và Canada, là những nước đầu tiên mà chính quyền Trump đe dọa tăng mạnh thuế hải quan. Không có tín hiệu nhân nhượng từ Bắc Kinh, Trump áp thuế bổ sung 20%.Cứng rắn với Bắc Kinh, nhưng cùng lúc Donald Trump hy vọng sớm dàn xếp để có được một cuộc hội kiến với lãnh đạo Trung Quốc. Cuộc điện đàm đầu tiên dự kiến giữa lãnh đạo hai nước kể từ khi Trump nhậm chức đầu tháng 2/2025 bị hủy, sau khi Trung Quốc áp đòn thuế trả đũa. Theo nhà ngoại giao Wendy Cutler, nguyên phó Đại diện Thương mại Mỹ thời Obama, phó chủ tịch tư vấn viện tư vấn Asia Society, « không có gì ngạc nhiên nếu ta thấy Trump gặp Tập Cận Bình trong những tháng tới ». Nhưng theo bà, « Trung Quốc sẽ muốn có rất nhiều đảm bảo trước bất kỳ cuộc họp nào như vậy, bởi họ sẽ không muốn lãnh đạo của họ bị đặt tình thế phải xấu hổ, bị làm nhục, hoặc phải chịu những đòi hỏi mới », « chủ tịch Tập Cận Bình là một lãnh đạo độc đoán của một quốc gia mà việc ông ấy được Đảng, quân đội và dân chúng nhìn nhận như thế nào là rất quan trọng. Tôi nghĩ ông ấy không thể để mất mặt » (bài « Why Isn't China Playing Trump's Game ? Beijing has opted for defiance instead of flattery. Will the strategy backfire? » (Tại sao Trung Quốc không chơi trò của Trump? Bắc Kinh đã chọn thách thức thay vì nịnh hót. Liệu chiến lược này có phản tác dụng ?) Foreign Policy, 7/3/2025 )Trump cờ vua, Tập cờ vây: « Lửa » chọi với « Nước » ? Nhận định về chính sách của tổng thống Mỹ là điều không dễ dàng, do các phát biểu đầy mâu thuẫn và mang tính cá nhân cao độ của Donald Trump, theo ghi nhận của nhiều nhà quan sát. Tuy nhiên, so sánh hành xử của Trump và lãnh đạo Bắc Kinh có thể cho phép rút ra một số sắc thái đáng chú ý. Chuyên gia về Trung Quốc André Chieng, trong cuộc trao đổi với nhà chính trị học Pascal Boniface, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), nhận định tổng thống Mỹ chọn chiến lược « cờ vua » với « những nước đi thần tốc » trong lúc Tập Cận Bình chơi « cờ vây », trò chơi lâu đời của người Hoa khuyến khích lối hành xử thiên về kiên nhẫn.  Ông André Chieng giải thích:« Điều mà tôi nhận thấy là Trump chơi cờ vua. Cờ vua là trò chơi mà các quân cờ chuyển động rất nhiều, và trong nhiều ván cờ, các nước cờ diễn ra một cách mau lẹ nhất có thể. Luôn luôn có sự chuyển động mạnh. Điều được ngưỡng mộ trong trò chơi này là những nước cờ tấn công. Người Trung Quốc không chơi cờ vua, họ chơi cờ vây. Cờ vây lấy kiên nhẫn làm thế mạnh. Trong trò chơi này không có nhiều chuyển động. Đây là trò chơi với các quân cờ có giá trị ngang nhau và cái đích của cuộc chơi là chiếm lĩnh được nhiều không gian. Như vậy chúng ta có ấn tượng là trong cuộc cờ đang diễn ra trên thế giới hiện nay, hai đối thủ, Mỹ và Trung Quốc, không chơi cùng một trò. Trump chơi cờ vua, người Trung Quốc chơi cờ vây. Người Trung Quốc đi theo chiến lược, mà người ta thường gọi là chiến lược của NƯỚC. Đây là một nhận định mà ta có thể thấy trong Đạo Đức Kinh, cuốn sách kinh điển của Đạo Lão, tương truyền của Lão Tử. Trong cuốn sách này, có một câu nói lạ thường. Lão Tử nói : ‘‘Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng'' (nghĩa là : Không có gì yếu hơn nước và không có hình thù hơn nước, nhưng cũng không có gì kháng cự lại được nước''). Diễn đạt này đã được Lý Tiểu Long (Bruce Lee) sử dụng để mô tả về võ thuật Trung Hoa. Đây chính là hành xử của Trung Quốc : Mỗi khi Mỹ rút khỏi một vị trí nào đó thì Trung Quốc trám chỗ. Điều này đúng với trường hợp Mỹ cắt giảm các hoạt động của Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID, hay Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới. Chúng ta có thể nêu ra hàng loạt ví dụ về việc Trung Quốc chiếm lĩnh một cách lặng lẽ và bình thản các vị trí mà Hoa Kỳ bỏ trống. »Trung Quốc : Chờ đợi, giảm thiệt hại trong « bối cảnh hỗn loạn » và ra đòn có trọng điểmChuyên gia André Chieng là công dân Pháp, sinh tại Marseille. Cha mẹ ông là người Hoa. Ông là người sáng lập và chủ tịch hiệp hội thương mại Âu – Á (AEC - Asiatique Européenne de commerce) từ năm 1988 và là phó chủ tịch Comité France-Chine, hiệp hội các doanh nghiệp Pháp chuyên thúc đẩy các quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Từ năm 2001, André Chieng định cư tại Trung Quốc. Giải thích cụ thể hơn về chiến lược hành xử của Bắc Kinh trong giai đoạn hai tháng cầm quyền đầu tiên của Donald Trump, ông André Chieng nhận định:« Phản ứng của phía Trung Quốc thiên về chừng mực. Trong cuộc đọ sức Mỹ - Trung, lợi thế tất nhiên thuộc về phía Mỹ. Đơn giản bởi vì Mỹ nhập khẩu đến 400 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, trong lúc Trung Quốc chỉ nhập của Mỹ khoảng 100 tỉ đô la. Trung Quốc có nhiều cái để mất hơn là Mỹ. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan sát các biện pháp trả đũa của Trung Quốc, ngay hôm sau ngày Mỹ áp thuế mới, ta thấy điều thú vị là các biện pháp trả đũa rất đa dạng. Bắc Kinh không chỉ có một loại vũ khí, khác với Trump chỉ có một vũ khí là tăng thuế hải quan. Trung Quốc có hàng loạt biện pháp. Một mặt, họ tăng thuế với một số mặt hàng, chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp, tức đánh vào một nhóm cử tri bỏ phiếu cho Trump. Bên cạnh đó là các biện pháp khác, như cấm vận một số mặt hàng, cụ thể là đất hiếm, như gallium, germanium… Lợi thế của Trung Quốc là nắm độc quyền về nhiều loại đất hiếm. Để thấy được tác động của các biện pháp chọn lọc của Trung Quốc, tôi lấy ví dụ về Skydio, công ty lớn này vốn rất ít được công chúng biết đến. Đây là công ty sản xuất drone quan trọng nhất của nước Mỹ, chuyên cung cấp cho quân đội Mỹ và quân đội Israel. Từ khoảng 6 tháng nay, hoạt động của Skydio bị đình trệ, do thiếu đi một loại bình điện được sản xuất tại Trung Quốc. Một loại biện pháp trả đũa thứ ba là Bắc Kinh khởi động vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google. Biện pháp này bị coi là khó hiểu, bởi Google bị cấm hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ kiện này là một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể khởi kiện chống độc quyền, không phải nhắm vào Google, nhưng là vào hai tập đoàn Tesla và Apple, mà Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai. Nếu hai tập đoàn lớn nhất trong số 7 tập đoàn của Mỹ mất thị trường Trung Quốc, thì đây quả là tai hại đối với thị trường tài chính Wall Street. Những đòn trả đũa của Trung Quốc có vẻ nhỏ nhẹ, nhưng là những tín hiệu cho thấy, nếu Trump ra đòn quá mạnh thì Mỹ có thể gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn Trung Quốc ».Theo chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ Jude Blanchette, giám đốc trung tâm nghiên cứu châu Á của RAND (Research And Development – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển), chuyên tư vấn cho Quân đội Mỹ, tuy quan hệ Mỹ - Trung có thể được nhiều người kỳ vọng sẽ bước vào giai đoạn giảm căng thẳng về thương mại và quân sự nhờ một « thỏa hiệp lớn » giữa Trump và Tập, nhưng sự ngờ vực cao độ giữa hai bên có thể chuyển thành thế đối đầu ngày càng gia tăng. Jude Blanchette nhấn mạnh đến việc Trung Quốc chọn hành xử thận trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại trong « tình trạng hỗn loạn » hiện nay (bài « China Sees Opportunity in Trump's Upheaval » (Trung Quốc nhìn thấy cơ hội trong cuộc đảo lộn  của Trump), Foreign Affairs, ngày 27/03/2025).Sách lược « bất nhất » và hung bạo của Trump đẩy nhiều đồng minh về phía Trung QuốcĐối đầu giữa khối « phương Tây » và Trung Quốc hiện rõ tại Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao, (Boao), Hải Nam, năm nay (25-28/03/025). Tham gia « Davos châu Á » lần này chỉ có một đại diện có tầm cỡ thuộc khối « phương Tây », là cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại và công nghệ với Mỹ lơ lửng trên đầu Bắc Kinh, Trung Quốc nắm giữ lợi thế là nằm ở trung tâm khu vực tăng trưởng cao nhất hành tinh.Sự rút lui của Mỹ khỏi nhiều định chế quốc tế, khỏi các quyền lực mềm (soft power) nói chung, cùng các đe dọa đi kèm hành động phá vỡ hệ thống thương mại quốc tế, rõ ràng đã biến Washington trở thành thủ phạm trực tiếp của tình trạng hỗn loạn, đầy bất trắc hiện nay trước mắt thế giới. Tình hình này đang mang lại lợi thế cho Trung Quốc. Trong bài diễn văn thường niên đầu tháng 3, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tuyên bố : « Thế giới đang trong giai đoạn đảo lộn, chỗ dựa vững vàng đáng tin cậy ngày càng trở nên hiếm hoi… Chúng tôi sẽ dùng chỗ dựa vững vàng đáng tin cậy của Trung Quốc để bình ổn thế giới đầy bất trắc hiện nay ». Đọc thêm - Chiến tranh thuế của Trump : Bẻ gãy dòng xuất khẩu Trung Quốc, « đánh gục » các chuẩn mực châu ÂuTrung Quốc không chỉ hành xử với sách lược uyển chuyển như nước, mà có cao vọng trở thành núi Thái Sơn của thế giới. Trong lúc Trump dựng hàng rào thuế quan chống tất cả thế giới, không loại trừ đồng minh, Bắc Kinh mở vòng tay với hai đồng minh chủ chốt của Mỹ tại khu vực. Trung Quốc cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm đến một phần tư khối lượng kinh tế toàn cầu và 20% trao đổi thương mại thế giới.Tại Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao, phía Trung Quốc cổ vũ cho việc Bắc Kinh xích lại gần Seoul và Tokyo. Ngày 30/03, bộ trưởng công nghiệp và thương mại ba nước Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc lần đầu tiên gặp nhau kể từ năm 2020. Sau cuộc họp khẩn này, ba bên đã đồng thuận tái thúc đẩy một thỏa thuận tự do mậu dịch.« Hướng dẫn Chiến lược Quốc phòng Quốc gia Tạm thời » của Mỹ : Đài Loan và Nhật Bản ở tuyến đầuTổng thống Donald Trump, trên thực tế, cho dù có những hành xử thô bạo, tiền hậu bất nhất trong nhiều chuyện, nhưng xét về chiến lược toàn cầu, Trump vẫn đang thực thi chính sách xoay trục sang châu Á, trung tâm kinh tế thế giới, chính sách vốn được khởi động từ thời Obama. Có điều chính quyền Trump dường như quyết định dồn toàn lực sang châu Á, bỏ hẳn an ninh châu Âu cho người châu Âu tự lo, kể từ giờ, chiến tranh Ukraina và đe dọa Nga là việc của châu Âu. Đọc thêm : Mỹ « bình thường hóa » quan hệ với Nga: Ác mộng với châu Âu và Ukraina?Hơn hai tháng sau khi Trump trở lại nắm quyền, lần đầu tiên bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth được cử đi châu Á. Đúng vào thời điểm chuyến công du này, báo Mỹ đăng tải bản « Hướng dẫn Chiến lược Quốc phòng Quốc gia Tạm thời » (Interim National Defense Strategic Guidance) của bộ trưởng Quốc Phòng. Văn bản chiến lược quốc phòng lưu hành nội bộ này nhấn mạnh đến ưu tiên số một là « ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan và củng cố quốc phòng nội địa ».Văn bản này được một số chuyên gia cho rằng đã là một nguyên nhân khiến Trung Quốc giận dữ bất ngờ tổ chức cuộc tập trận đạn thật oanh kích « các cơ sở hàng hải và năng lượng chiến lược » của Đài Loan. Trung Quốc đã cực lực lên án văn bản của bộ Quốc Phòng Mỹ. Tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ trích Washington thổi bùng điểm nóng Đài Loan, đồng thời vạch ra những khác biệt lớn giữa quan điểm của tổng thống Trump, né tránh vấn đề Đài Loan, và quan điểm của bộ Quốc Phòng, coi Đài Loan là vấn đề trọng tâm. Đọc thêm : Trung Quốc bất ngờ tập trận mô phỏng tấn công các cơ sở hạ tầng chiến lược của Đài LoanTình trạng nhiều liên minh với Mỹ tại châu Á, được lập ra dưới thời Biden để ngăn chặn Trung Quốc, bị chính sách của Trump hủy hoại gây khó khăn cho mặt trận đoàn kết ngăn chặn các tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Chuyên gia André Chieng bày tỏ: « Nếu so sánh chính sách của Trump với người tiền nhiệm, ta thấy chính sách của Biden hiệu quả hơn. Chúng ta nhớ rằng Biden đã thiết lập được một loạt cơ chế liên minh để chống lại Trung Quốc : liên minh AUKUS với Anh và Úc, liên minh QUAD với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc… Nhờ vậy rút cục đã bao vây được Trung Quốc, thông qua sự phối hợp với các quốc gia đồng minh. Biden đã đặc biệt thành công trong việc hòa giải Nhật Bản với Hàn Quốc, hai nước vốn có bất hòa sâu sắc từ thời Thế chiến Hai với hồ sơ ‘‘phụ nữ giải sầu'' (phụ nữ bị buộc phải phục vụ trong các nhà thổ của quân đội Nhật), thúc đẩy Nhật – Hàn tham gia vào liên minh với Mỹ. Trong khi đó, Trump trong vòng một hai tháng đã phá hủy tất cả các thành quả như vậy. »Đài Loan ở tuyến đầu : Trump có đáng tin ?Sau hai tháng cầm quyền đầu tiên của ông Trump, Đài Loan dường như đang dần được xác định sẽ là tâm điểm của cuộc đối đầu Mỹ - Trung về an ninh. Trong chuyến công du châu Âu lần đầu tiên của bộ trưởng Quốc Phòng dưới thời Trump, một điểm đáng chú ý là lãnh đạo quốc phòng hai nước dự lễ tưởng niệm các binh sĩ Mỹ - Nhật tử trận trong một trận chiến khốc liệt thời Đệ Nhị Thế Chiến, dấu hiệu cho thấy quan hệ siết chặt.Ngày 30/03, Mỹ - Nhật thỏa thuận tiếp tục dự án, từ thời Biden, nâng cấp trụ sở Lực lượng Mỹ tại Nhật thành sở chỉ huy song phương (joint force headquarters), để tăng cường thế trận răn đe Mỹ - Nhật, đặc biệt tại khu vực tây nam Nhật Bản, với trọng tâm là Đài Loan. Hợp tác quân sự Mỹ - Nhật được tái khởi động dưới thời Trump có đủ giúp Washington khắc chế được các tham vọng quân sự của Bắc Kinh tại khu vực ? Đọc thêm : Tổng thống Trump tráo bàn cờ thế giới, lập mô hình địa-chính trị mớiChính sách bất nhất của chính quyền Trump nói chung, về Đài Loan nói riêng, đang gây nhiều lo ngại. Chính quyền Trump có thực sự nỗ lực vì an ninh của Đài Loan ? Trump có chủ trương thổi bùng căng thẳng như Bắc Kinh cáo buộc ? Liệu một chính quyền sẵn sàng chà đạp các giá trị, làm nền tảng cho các liên minh vững chắc, có đáng tin cậy ?Liệu hòn đảo có nguy cơ chịu cùng cảnh ngộ như Ukraina hay không ? Đây là những câu hỏi mà không ít người đặt ra.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 30/3/2025: Bắc Ninh động thổ 2 dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Mar 30, 2025 56:41


VOV1 - Ngày 30/3, tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đã diễn ra Lễ động thổ dự án Nhà máy Victory Giant Technology Việt Nam và Dự án Công ty TNHH Green Precision Manufacturing Việt Nam.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nỗ lực xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, kéo dài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số.- Tối nay, Bình Định tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng (31/3/1975 - 31/3/2025)- Tiếp tục xảy ra dư chấn lớn sau trận động đất 7,7 độ ở Myanmar trong khi số người thiệt mạng tăng lên từng giờ. Cập nhật mới nhất chiều nay cho biết, hiện số người thiệt mạng đã tăng lên khoảng 1.700 người. Việt Nam và quốc tế đang tăng tốc hỗ trợ Myanmar tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả động đất.- Việt Nam khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng, Bắc Kinh, Trung Quốc.- Trung Quốc –Nhật Bản –Hàn Quốc nhất trí thúc đẩy hợp tác khi bảo hộ thương mại gia tăng- Hàn Quốc bắt giữ nghi phạm đốt vàng mã, gây thảm họa cháy rừng nghiêm trọng

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch vịnh Bái Tử Long

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 30, 2025 1:49


VOV1 - Ngay sau khi công bố các hành trình tham quan trên vịnh Bái Tử Long, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị phát triển du lịch vịnh Bái Tử Long năm 2025 nhằm lắng nghe ý kiến của các sở ngành, các doanh nghiệp lữ hành để thu hút khách du lịch.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Quảng Ninh: Chưa thu vé tham quan vịnh Bái Tử Long

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 29, 2025 1:56


VOV1 - Tỉnh Quảng Ninh vừa khai trương 7 hành trình khám phá vịnh Bái Tử Long, xuất phát từ Bến cảng quốc tế Ao Tiên thuộc huyện Vân Đồn và chưa tiến hành thu vé tham quan với du khách.

Analytic Dreamz: Notorious Mass Effect
"HÒA MINZY, NS XUÂN HINH & TUẤN CRY - BẮC BLING (BẮC NINH)"

Analytic Dreamz: Notorious Mass Effect

Play Episode Listen Later Mar 28, 2025 8:16


Linktree: https://linktr.ee/AnalyticIn this segment of "Notorious Mass Effect," Analytic Dreamz unpacks the "Bắc Bling (Bắc Ninh)" Official MV. Explore Hòa Minzy's fusion of quan họ folk and pop, NSƯT Xuân Hinh's debut rap, Masew's innovative production, and Tuấn Cry's songwriting. Released March 1, 2025, it celebrates Bắc Ninh's heritage, hitting 90M YouTube views by March 26. Topping Vietnam's charts and streaming globally, its cultural impact—boosted by TikTok and tourism initiatives—shines. Analytic Dreamz dives into key takeaways, artist backgrounds, and sales milestones.Support this podcast at — https://redcircle.com/analytic-dreamz-notorious-mass-effect/donationsAdvertising Inquiries: https://redcircle.com/brandsPrivacy & Opt-Out: https://redcircle.com/privacy

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Trump bác bỏ lo ngại về an ninh đối với nhóm trò chuyện không mấy bí mật là 'một cuộc săn phù thủy'

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Mar 27, 2025 6:52


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác bỏ mối lo ngại, chung quanh việc thêm một nhà báo vào một nhóm trò chuyện bí mật, gọi đó là sự chỉ trích và kêu gọi Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth từ chức, như một cuộc săn phù thủy. Các viên chức cao cấp Hoa Kỳ khẳng định rằng đó là một sai lầm vô ý, khi thêm nhà báo vào cuộc trò chuyện, nơi đang thảo luận về kế hoạch tấn công phiến quân Houthi ở Yemen

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Tự chủ phòng thủ : Đức khó từ bỏ « ô an ninh » Mỹ

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Mar 27, 2025 9:34


Ngày 22/03/2025, Nghị Viện Đức cuối cùng đã thông qua kế hoạch đầu tư khổng lồ của thủ tướng tương lai Friedrich Merz. Cuộc cải cách này sẽ cho phép Đức thúc đẩy nhanh tiến trình tái vũ trang đất nước. Không còn là điều cấm kỵ, kể từ giờ Friedrich Merz nói đến một sự tự chủ chiến lược châu Âu, phát triển hệ thống phòng thủ chung châu Âu và thậm chí đề nghị thảo luận về việc mở rộng ô hạt nhân Pháp. Liệu nước Đức, dưới thời thủ tướng Friedich Merz có sẽ xoay lưng lại với Mỹ, đồng minh lâu năm của mình?Anh ninh : Nền tảng cơ bản cho quan hệ Đức – MỹTrong một bài diễn đàn đăng trên nhật báo Công giáo La Croix, ngày 24/02/2025, nhà nghiên cứu Marie Krpata, chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đã nhắc lại rằng, chính sách của thủ tướng Đức mãn nhiệm Olaf Scholz được đánh dấu bởi bài diễn văn nổi tiếng « Zeitenwende », « Thay đổi thời đại », ngày 27/02/2022, vài ngày sau khi nổ ra chiến tranh Ukraina, buộc nước Đức phải xem lại các nền tảng cơ bản của mình : Chi tiêu nhiều hơn cho quân sự, chấm dứt nhiều thập kỷ quan hệ chặt chẽ với Nga và thoát khỏi tình trạng phụ thuộc.Tuy nhiên, nhìn từ Pháp, chính sách này của ông Olaf Scholz thiên về phía Mỹ nhiều hơn là châu Âu, nghĩa là mua nhiều vũ khí của Mỹ hơn, một sự liên kết chặt chẽ giữa thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Mỹ Joe Biden trước Nga, về việc mở rộng NATO và cung cấp vũ khí cho Ukraina.Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà nghiên cứu Marie Krpata, trước hết nhắc lại đôi nét về quan hệ Đức – Hoa Kỳ :Marie Krpata : « Tôi nghĩ rằng điều quan trọng cần hiểu là Cộng hòa Liên bang Đức vào cuối Thế chiến thứ hai đã được xây dựng trên một mối liên kết xuyên Đại Tây Dương rất mạnh mẽ, có nghĩa là sự neo giữ của Đức trong phe phương Tây, cũng như là tư cách thành viên trong các định chế châu Âu – Đại Tây Dương. Đương nhiên, NATO đóng vai trò rất quan trọng, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ là bên bảo đảm chính cho an ninh của Đức thông qua 37.000 binh lính Mỹ đang đồn trú trên lãnh thổ Đức, đồng thời Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc răn đe hạt nhân. »Trump, J. D. Vance và bước rẽ ngoặt của ĐứcTuy nhiên, việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng một cách ngoạn mục đang đặt nhiều nghi vấn về mối quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ, cũng như là sự bảo đảm an ninh mà Mỹ dành cho Đức, vốn đã phần nào xuống cấp ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump.Thái độ nghi ngờ đó đã được thể hiện rõ trong bài phát biểu của ông Friedrich Merz ngay sau khi có kết quả thắng cử trong cuộc bỏ phiếu liên bang. Trái với lập trường trung lập cho đến hiện tại, khi chỉ nói đến « năng lực hành động », thủ tướng tương lai của Đức không những đề xuất tăng ngân sách quốc phòng từ 2% GDP lên mức 3%, mà còn kêu gọi, « độc lập chiến lược cho châu Âu », những từ ngữ cho đến nay bị xem là cấm kỵ.Trả lời RFI Tiếng Việt, bà Marie Krpata giải thích sự thay đổi giọng điệu này của Đức phần nào đến từ những động thái từ các quan chức tân chính quyền Trump những tháng gần đây, từ những lời đả kích của phó tổng thống Mỹ J.D. Vance ở Hội nghị An ninh Munich, màn hạ nhục tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ở Nhà Trắng ,cho đến những lời dọa dẫm của nguyên thủ Mỹ Donald Trump đối với Đức và các đồng minh châu Âu khác.Marie Krpata : « Thật vậy, điều chúng ta có thể nói là ngay từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đức đã xấu đi, vì ngay cả khi đó Donald Trump vẫn coi Đức như là « kẻ lữ hành bất chính » trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương và rằng Đức đang lợi dụng Hoa Kỳ. Ông đề cập đến thực tế là Đức có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Chúng ta có thể nhớ lại rằng vào năm 2024, thặng dư thương mại này là 63 tỷ euro .Rồi ông còn dọa sẽ rút quân đội Mỹ khỏi nước Đức. Ông áp thuế hải quan đối với thép và nhôm của châu Âu. Ông đe dọa sẽ áp thuế đối với ngành công nghiệp ô tô châu Âu, điều này rõ ràng sẽ tác động lớn đến ngành công nghiệp ô tô của Đức. Chúng ta đã trải nghiệm về nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, và cuối cùng là 4 năm của Joe Biden, về cơ bản chỉ là quãng lặng vì Joe Biden là người có tư tưởng chủ nghĩa Đại Tây Dương, và do vậy Đức vẫn luôn hướng về Mỹ. »« Zeitenwende 2.0 » : Thiên Mỹ hay châu Âu ?Trước sự « trở mặt » của Mỹ, như nhiều đánh giá từ giới chuyên gia tại Pháp, phiên bản « Zeitenwende 2.0 » của ông Friedrich Merz kêu gọi tự chủ chiến lược và cải cách ngân sách có đồng nghĩa với việc Đức sẽ đầu tư ồ ạt cho công nghiệp vũ khí châu Âu hay không ? Liệu Berlin có sẽ bỏ qua được các chiếc F-35 của Mỹ để thay thế bằng Rafale của Pháp, hay Gripen của Thụy Điển?Nếu như bà Marie Krpata nhìn nhận Đức có nhu cầu to lớn để cải thiện năng lực quân đội, thì khả năng Berlin từ bỏ đồng minh Washington hiện là điều khó thể, và không hợp lý. Trên làn sóng RFI Tiếng Việt, bà giải thích tiếp :Marie Krpata : « Chúng ta biết rằng trong quá khứ, Pháp đã thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng cường cơ sở công nghiệp quốc phòng châu Âu và ưu tiên vũ khí châu Âu, và trong quá khứ, Đức đã mua rất nhiều vũ khí của Mỹ, và quý đài đã đề cập đến F-35, máy bay chiến đấu của Mỹ, nhưng khi chiến tranh nổ ra ở Ukraina, Đức đã mua 35 tiêm kích F-35. Nhìn từ Pháp, điều đó đã gây ra một số thất vọng, vì Đức, Pháp và Tây Ban Nha đang nghiên cứu SCAF, Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai mà một số khía cạnh  cũng tương đương với F-35.Nhưng lập luận của Đức hoàn toàn hợp lý : Nước này đang mua những chiếc F-35 đã có sẵn, trong khi hệ thống chiến đấu trên không trong tương lai thì sớm nhất là đến năm 2040 mới có. Và rõ ràng, xét về khả năng răn đe hạt nhân, F-35 đặc biệt quan trọng. Chừng nào chưa có thỏa thuận về chia sẻ hạt nhân giữa Pháp và Đức, giống như các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Đức và Hoa Kỳ, SCAF và Rafale sẽ không thực sự là những lựa chọn thay thế tương đương với F-35. Vì vậy, Đức không thể tách khỏi Hoa Kỳ một cách dễ dàng như vậy, khả năng Đức rời xa Hoa Kỳ ở mức độ này là điều không mong muốn và không hợp lý. »Ba sự phụ thuộcTrong một bài ghi chú đăng trên mạng của Viện IFRI, nhà nghiên cứu Marie Krpata lưu ý rằng Đức phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ trong ba lĩnh vực : An ninh – Quốc phòng, Năng lượng và Thương mại. Liệu một trong ba yếu tố này có thể cản trở Friedrich Merz xích lại gần hơn với các đối tác châu Âu hay không, nhất là với láng giềng Pháp. Về điểm này, bà Marie Krpata giải thích:Marie Krpata : « Thực tế, phạm vi hành động của Đức đang bị thu hẹp vì nước này ngày càng phụ thuộc vào Mỹ về an ninh và quốc phòng kể từ khi chiến tranh ở Ukraina nổ ra, do Đức đã mua rất nhiều thiết bị quân sự của Mỹ. Mặt khác, về mặt năng lượng, kể từ khi tách khỏi Nga, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia thiết yếu trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Và sau đó, vào năm 2024, Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức, soán ngôi Trung Quốc.Vì vậy, đây là ba đòn bẩy mà Hoa Kỳ có thể sử dụng để tăng áp lực lên Đức và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ cố gắng bán thêm vũ khí cho Đức, bán thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Họ cũng có thể cố gắng ép Đức đồng tình với chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, cũng như là việc nới lỏng các quy định của châu Âu về bảo vệ khí hậu, về các vấn đề kỹ thuật số để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ tiếp cận thị trường châu Âu. »Cuối cùng, theo nữ chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: « Liệu trong bối cảnh này, nước Đức có bị cám dỗ hành động đơn độc và do đó cuối cùng sẽ để lợi ích của riêng nước Đức thắng thế, sẽ co cụm lại, hay nước sẽ thực sự chấp nhận một tầm nhìn chung của châu Âu về mọi thứ ? »RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà nghiên cứu Marie Krpata, chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Nhóm cướp 2 triệu USD ở Tây Ninh đã bị bắt như thế nào?

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Mar 25, 2025 3:39


Sau gần 2 tuần truy xét và theo dấu, ngày 24-3 lực lượng công an đã bắt gọn nhóm nghi phạm cướp 2 triệu USD ở Tây Ninh khi chúng đang lẩn trốn trong một lán trại tại Tây Nguyên. Quá trình truy xét và lùng bắt nhóm cướp này đã diễn ra như thế nào?

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Con trai chủ mưu cùng nhóm người giả công an, cướp 2 triệu USD của cha ở Tây Ninh

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Mar 23, 2025 2:51


Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 23-3, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Trãi cho biết thông tin cụ thể vụ cướp 2 triệu USD ở Tây Ninh.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Tòa án tối cao Israel đóng băng quyết định sa thải Giám đốc Cơ quan an ninh nội địa

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 22, 2025 0:59


VOV1 - Tòa án tối cao Israel hôm qua (21/3) đã đóng băng quyết định sa thải Giám đốc Cơ quan an ninh nội địa (Shin Bet), một động thái chưa từng có tiền lệ, làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong nội bộ nước này.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Quảng Ninh: Đồng bộ giải pháp khơi thông nguồn lực đầu tư

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Mar 19, 2025 4:01


VOV1 - Để đảm bảo giải phóng toàn bộ nguồn lực cho phát triển với mục tiêu tăng trưởng GRDP 14% trong năm nay, tỉnh Quảng Ninh đang yêu cầu các cấp ngành vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công và thúc đẩy giải ngân nguồn lực đầu tư tư nhân

TẠP CHÍ KINH TẾ
Tái vũ trang cho châu Âu : Những trở lực trong cuộc chạy đua với thời gian

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Mar 18, 2025 10:47


Trước viễn cảnh mất điểm tựa an ninh là Hoa Kỳ, trước những mối đe dọa dưới nhiều hình thức khác nhau xuất phát từ những tham vọng địa chính trị của Nga, 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu có thêm 800 tỷ euro để tăng cường khả năng phòng thủ. Trong lĩnh vực quân sự, tiền bạc chỉ là « một mặt của vấn đề ». Có nhiều nghi vấn về hiệu quả của kế hoạch tái vũ trang cho Liên Âu và còn nhiều trở ngại để châu Âu tự chủ về quốc phòng.   Đầu tháng 3/2025 Bruxelles thông báo kế hoạch 800 tỷ euro « tái vũ trang Liên Hiệp Châu Âu », mà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen xem là « nền tảng cho chính sách phòng thủ châu Âu ». Bộ Kinh Tế Pháp ngày 20/03/2025 trình bày « những giải pháp để tài trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng ». Tại Berlin, một tuần lễ trước ngày Hạ Viện mới của Đức bắt tay vào việc, thủ tướng tân cử Friedrich Merz chạy nước rút, thuyết phục các đảng thông qua kế hoạch sửa đổi Hiến Pháp, cho phép nước Đức đi vay nợ, huy động « hàng trăm tỷ euro hiện đại hóa quân đội và cơ sở hạ tầng ». Đây sẽ là một cuộc « Cách mạng lớn » : Trong 80 năm qua, an ninh của nước Đức chủ yếu trong tay Hoa Kỳ.« Tự chủ về quân sự, quốc phòng » là chủ đề ám ảnh các thành viên Liên Âu, ngoại trừ Hungary và Slovakia, cùng có lập trường thân Nga. Riêng thủ tướng Hungary Viktor Orban thì tin tưởng là « bạn thân » của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.Phát biểu tại các cuộc hội nghị quốc tế ở Paris hay Luân Đôn, Bruxelles, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhắc đi nhắc lại châu Âu cần tăng chi tiêu quân sự, cần đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực quốc phòng, nhưng là để phát « công nghiệp quốc phòng » của khối này.Theo báo cáo mới nhất (10/03/205) của SIPRI, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm, các thành viên châu Âu trong liên minh NATO lệ thuộc đến 64 % vào các nguồn cung cấp vũ khí của Hoa Kỳ và đến 10 % vào Hàn Quốc, hơn 2 % vào Israel…. Trong giai đoạn 2020-2024, nhập khẩu của châu Âu tăng 155 % so với giai đoạn 5 năm trước đó mà phần lớn là để « mua hàng của Mỹ ».Nghịch lý ở đây là 27 tập đoàn của châu Âu ( BAE Systems, Airbus Defence, Leonardo, Thales, Rheinmetall, Dassault …) có tên trong danh sách 100 hãng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự có trọng lượng nhất trên thế giới. Ngành quốc phòng của châu Âu « bao phủ gần như toàn bộ thị trường », đáp ứng nhu cầu của từ bên bộ binh, đến không quân, hải quân. Các tập đoàn châu Âu hiện diện trên các thị trường từ tên lửa đến ra-đa, trong lĩnh vực chế tạo tàu ngầm, thiết giáp, máy bay tàng hình, trực thăng …Những rào cản từ phía châu Âu Trở lại câu hỏi làm thế nào để tăng cường khả năng phòng thủ cho Liên Hiệp Châu Âu một cách hiệu quả nhất trong những điều kiện hiện nay, làm thế nào để sử dụng gói 800 tỷ euro trong kế hoạch « ReArm Europe-Tái vũ trang cho châu Âu » một cách hợp lý nhất ? Giới trong ngành nhận định : Việc đầu tiên cần làm là « xác định rõ những nhu cầu về thiết bị quân sự » để biết trong « kho vũ khí » của châu Âu còn thiếu những gì, thiếu bao nhiêu và cần bao nhiêu thời gian để khắc phục được những « lỗ hổng đó ».Các chuyên gia Pháp như tướng Dominique Trinquand, chuyên nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng và quan hệ quốc tế, hay Cyrille Bret, thuộc Viện Nghiên Cứu Jacques Delors, đã đưa ra một danh sách khá dài.Châu Âu « thiếu những phương tiện phòng thủ tầm xa » và hệ thống phòng không cũng là nhược điểm của khối này. Chiến tranh Ukraina cho thấy vai trò thiết yếu của drone, mà trong lĩnh vực này châu Âu có phần chậm trễ.Trên thị trường chiến đấu cơ hiện đại, châu Âu dù có những tên tuổi lớn như Rafale của Pháp, Gripen của Thụy Điển và thậm chí là Eurofigther (một dự án hợp tác giữa 4 nước châu Âu là Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha), nhưng « bụt chùa nhà không thiêng » : Nhiều nước trong khối này và cả Anh Quốc hay Thụy Sĩ đều chọn mua F-35 của Mỹ. Đức và Ý cũng như Ba Lan, Rumani và các nước trong vùng Baltic chuộng công nghệ của Hoa Kỳ.Trong một chương trình truyền hình trên đài France5, Guillaume Faury, tổng giám đốc tập đoàn hàng không Airbus và gồm cả một mảng quốc phòng Airbus Defence, giải thích về xu hướng « chuộng hàng Mỹ » đó của nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc :  « Đức là một trong bốn thành viên ngay từ đầu tham gia dự án sản xuất chiến đấu cơ Eurofighter. Berlin vừa trang bị chiến đấu cơ của Mỹ F-35 vừa có cả Eurofighter. Tuy nhiên, để thực hiện một số phi vụ trong khuôn khổ các chương trình quân sự của NATO, với bài tập mang theo đầu đạn hạt nhân, Đức bắt buộc phải dùng F-35 của Mỹ. Bên cạnh đó cũng có những quốc gia khác trong Liên Âu quan niệm vũ khí của Hoa Kỳ còn là một lá bùa hộ mệnh, để được Washington bảo đảm an ninh. Nhưng đến khi Mỹ quay lưng lại với châu lục này như qua những diễn tiến gần đây, thì thỏa thuận đổi vũ khí lấy an ninh đó tan vỡ ».Thiếu các dự án tầm cỡ theo mô hình Airbus trong lĩnh vực dân sựCũng ông Faury nhấn mạnh đến một bất cập khác trong việc châu Âu từ lâu nay huy động các nguồn lực tài chính và chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng.« Quả thực trong nhiều năm, châu Âu chậm trễ trong việc đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng. Các khoản đầu tư của châu lục này cũng bị ‘vụn vặt' nghĩa là tùy theo quyết định ở cấp quốc gia của mỗi thành viên, nên đã không có đủ tầm cỡ. Do vậy, trong ngắn hạn châu Âu chỉ có thể trông cậy vào Mỹ để có được một số thiết bị. Nhưng về lâu về dài thì không có lý do gì ngăn cản Liên Âu sản xuất những mặt hàng như Hoa Kỳ, với điều kiện là châu Âu phải đoàn kết. Châu Âu cần tăng cường các phương tiện phòng thủ, cần cùng nhau chi tiêu một cách có hiệu quả hơn và cần sử dụng hàng của châu Âu».Cạnh tranh từ phía Hàn Quốc Chính vì những bất cập đó mà các nước châu Âu trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã phải chuyển hướng mua thiết bị và khũ khí của Hàn Quốc. Ba Lan là một trường hợp điển hình. Yann Rousseau, phóng viên thường trực cho báo Les Echos tại thủ đô Tokyo, từng điều tra về tiềm lực của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, giải thích :   « Chính vì Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa vẫn tồn tại cho nên Hàn Quốc phải liên tục trang bị vũ trang, phải phát triển những công nghệ mới trong lĩnh vực quốc phòng, phải cải thiện khả năng sản xuất… Nhờ thế mà vũ khí của Hàn Quốc rẻ hơn so với hàng của Mỹ chẳng hạn, mà lại rất hiện đại với mức độ hiệu quả cao. Hơn nữa, đặt hàng Hoa Kỳ có khi phải đợi từ 3 đến 5 năm hàng mới đến tay. Trái lại, khi giao dịch với các nhà sản xuất Hàn Quốc, thời gian chờ đợi có khi chỉ là từ 6 tháng đến một năm ».Những giới hạn trong khâu sản xuất  Về phía các nhà sản xuất cũng có nhiều những thách thức đang đặt ra. Vào lúc an ninh của châu Âu không là một ưu tiên trong nhãn quan của Hoa Kỳ, ở Matxcơva, sau Ukraina tổng thống Vladimir Putin đang nhắm tới những « mục tiêu khác nữa ». Ba Lan và nhiều nước Đông Âu, cũng như ba nước vùng Baltic e rằng họ sẽ là những nạn nhân tiếp theo một khi Nga phục hồi sức mạnh quân sự. Do vậy, như phóng viên của báo Les Echos vừa nói, nhịp độ sản xuất của các tập đoàn Hàn Quốc là một lợi thế lớn để Seoul giành được nhiều hợp đồng, đứng đầu là Ba Lan. Quốc gia đông Âu này có đường biên giới sát cạnh Nga, Bélarus (đồng minh của Nga) và với Ukraina đang bị Nga xâm chiếm, cho nên Vacxava muốn chóng có vũ khí trong tay.Ba Lan hiện là thành viên duy nhất của NATO dành đến gần 5 % GDP cho ngân sách quốc phòng. Trong tài khóa 2024, Vacxava huy động 44 tỷ euro cho các chi phí quân sự và để bảo vệ an ninh.Trước nhu cầu cấp bách đó, Jean Pierre Maulny, phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, cho rằng trở ngại đầu tiên để thực sự xây dựng một mạng lưới công nghiệp hiệu quả cho châu Âu trong lĩnh vực quốc phòng là các thành viên phải có những dự án hợp tác vững chắc. Mới chỉ có quá ít những chương trình hợp tác công nghiệp giữa nước trong Liên Âu được ra đời:« Trong mọi dự án hợp tác, luôn có nguy cơ cạnh tranh giữa các tập đoàn châu Âu trong lĩnh vực quốc phòng, có một sự tranh giành trong việc chia sẻ các công đoạn sản xuất, có một sự ngờ vực về mặt công nghệ. Đặc biệt là trong ngành chế tạo vũ khí và thiết bị quân sự, một dự án hợp tác chỉ thành công nếu như hai tập đoàn thực sự cộng tác với nhau, để tuy hai mà cũng như một (…) Trong lịch sử công nghiêp châu, Âu các dự án kết hợp này có một vài thành công, nhưng cũng không ít thất bại. Cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000, châu Âu đã có nhiều dự án hợp tác lớn, như chương trình phát triển máy bay vận tải A400M » Một sự chậm trễ về kỹ thuậtChristopher Dembick, thuộc quỹ đầu tư Pictet Asset Management, nêu lên một khó khăn khác của Lục địa già : Sự chậm trễ so với Hoa Kỳ về kỹ thuật và sức sáng tạo : « Châu Âu bị chậm trễ khá nhiều. Pháp là quốc gia tiên tiến nhất, nhưng cả trong trường hợp này, xin đưa ra một thí dụ cụ thể : Paris đặt mua hàng không mẫu hạm với hệ thống phóng máy bay trên tàu, nhưng cả Pháp lẫn châu Âu hiện không có kỹ năng để chế tạo bộ phận thiết yếu này trên tàu sân bay. Pháp bắt buộc phải mua bộ phận này của Mỹ, tức là phi công của Pháp phải do Mỹ đào tạo. Trước mắt, Liên Âu huy động được hàng trăm tỷ euro vốn để tăng chi tiêu quân sự đã là một điều tốt, nhưng bên cạnh đó còn phải đầu tư vào các kỹ năng chế tạo một số công cụ mũi nhọn, và nhất là đuổi kịp Hoa Kỳ về công nghệ. Theo tôi điều này đòi hỏi thời gian và thời gian cần thiết dài hơn là ngưỡng 4 đến 5 năm như thường được nói đến »Yếu tố địa chính trị Lãnh đạo tập đoàn hàng không Airbus Guillaume Faury đưa ra một thực tế khác : Các nhà sản xuất của châu Âu vẫn đang chờ đơn đặt hàng và phải thích nghi với những chuyển biến về địa chính trị.« Trước mắt và nhất là từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina, đã có những nỗ lực để mua vào đạn dược và một số trang thiết bị cho bên bộ binh. Đa phần là để chuyển sang Ukraina. Nhưng về trung hạn, hiện đang có nhiều giả thuyết đang được cân nhắc. Từ những kịch bản đó, nhà nước sẽ có những nhu cầu mới, sẽ cần những thiết bị mới, hay là sẽ đặt hàng nhiều hơn. Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay xoay quanh câu hỏi : châu Âu có nên tách rời khỏi công nghệ của Hoa Kỳ hay không. Đối với một số công nghệ nhậy cảm, điểm này liên quan trực tiếp đến mức độ tự chủ của toàn khối, đến chủ quyền an ninh của châu Âu. Đây là một đề tài mới vừa nổi lên, như chúng ta đã thấy và đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm ». Tới kế hoạch tái vũ trang 800 tỷ euro công bố hơn 3 năm sau khi Ukraina bị Nga xâm chiếm, và phải đợi đến khi Hoa Kỳ quay lưng lại với châu lục này, Liên Âu bắt đầu hướng tới một « sự tự chủ về chiến lược ». Nhưng trong lĩnh vực an ninh, như đô đốc Henri Schrike, Học Viện Quân Sự Pháp, phân tích, để có một lực lượng quân sự hùng mạnh, Liên Âu vừa cần có thiết bị hiện đại và phù hợp, vừa cần có một đội quân hùng hậu cộng với khả năng phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa các đội quân của các nước thành viên, cũng như là còn cần đến những công cụ hiệu quả để thu thập và xử lý thông tin tình báo. Đó là những vấn đề mà không chắc là gói « tái vũ trang 800 tỷ euro » của châu Âu có thể giúp giải quyết ngay lập tức.

VOV - Nội chính
Pháp luật đời sồng - Giải thể công an cấp huyện ở Đà Nẵng:Các hoạt động không bị ngắt quãng, bó sót.

VOV - Nội chính

Play Episode Listen Later Mar 17, 2025 14:03


- Tòa án Bắc Ninh nâng cao chất lượng công tác xét xử.- Buôn bán thuốc lá điện tử có thể bị phạt tù đến 15 năm.- Giải thể công an cấp huyện ở Đà Nẵng: Các hoạt động không bị ngắt quãng, bó sót.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Vụ tìm ân nhân cho vay 8 chỉ vàng 20 năm trước: Đang xác minh thông tin chị Hải Nam cung cấp

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Mar 15, 2025 2:49


Chiều tối 14-3, mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin vụ "người phụ nữ tìm ân nhân cho vay 8 chỉ vàng chữa bệnh cho con 20 năm trước" là không có thật. Hiện, cơ quan chức năng, Công an tỉnh Bắc Ninh đang xác minh nhân thân và thực hư câu chuyện.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Quảng Ninh: Định hướng phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 14, 2025 3:23


VOV1 - Giải bài toán về nguồn nhân lực khoa học công nghệ, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có nhiều chính sách thu hút, đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Lên mạng 'tìm ân nhân' 20 năm trước cho mượn 8 chỉ vàng chữa bệnh cho con

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Mar 14, 2025 4:41


Hai ngày qua, cộng đồng mạng chia sẻ câu chuyện của một người phụ nữ quê ở Bắc Ninh đăng bài viết lên mạng xã hội Facebook tìm kiếm ân nhân cho vay 8 chỉ vàng để chữa bệnh u máu cho con gái chị cách đây hơn 20 năm.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 13/3/2025: Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam-Singapore

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Mar 13, 2025 56:20


VOV1 - Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Singapore, sáng 13/3, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Singapore với chủ đề “Việt Nam - điểm đến của kỷ nguyên khoa học công nghệ và hợp tác tài chính”.​​​​​​​Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam - Singapore với chủ đề “Việt Nam- Điểm đến của kỷ nguyên khoa học công nghệ và hợp tác tài chính”.- Chủ trì Phiên họp thứ 4 của Tiểu Ban Kinh tế-Xã hội, Đại hội 14 của Đảng nhằm tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội,  Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Dự thảo báo cáo phải đề xuất các đột phá, động lực mới cho phát triển đất nước giai đoạn tới.- Các đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban thường vụ các địa phương, yêu cầu các tỉnh công tâm, vô tư, khách quan trong sắp xếp, tổ chức bộ máy.- Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178.- Quảng Ninh thay thế các nhà thầu vi phạm hợp đồng thi công các dự án đầu tư công.- Nga tuyên bố thận trọng khi chưa nhận được chi tiết đề xuất ngừng bắn của Mỹ, trong khi Ukraine kỳ vọng một thỏa thuận hòa bình sâu rộng hơn.- Bỉ triệt phá đường dây lừa đảo ngân hàng quy mô lớn; Nhật Bản ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng.

Nghien cuu Quoc te
Tập ưu tiên ‘an ninh chế độ' hơn giải quyết tình trạng hỗn loạn kinh tế

Nghien cuu Quoc te

Play Episode Listen Later Mar 11, 2025 10:32


Khi kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc khai mạc, Tập đang hướng đến việc kéo dài thời gian nắm quyền sau năm 2027.Xem thêm.

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế - Nỗ lực giữ vững thị trường xuất khẩu

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Mar 11, 2025 13:45


VOV1 - Năm 2025, xuất khẩu dự báo còn nhiều khó khăn như xu hướng bảo hộ gia tăng, sự cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa của các nước xuất khẩu và khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, có nguy cơ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng.- Nỗ lực giữ vững thị trường xuất khẩu- Thay đổi tư duy của người thực thi chính sách- Quảng Ninh gia tăng sức hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Tàu khu trục Pháp thăm Việt Nam để tăng cường an ninh hàng hải | Truyền hình VOA 11/3/25 - Tháng Ba 11, 2025

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Mar 11, 2025 29:59


Một tàu khu trục đa nhiệm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đã cập cảng thăm thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ nhiệm vụ Clemenceau 25 của hải quân nước này nhằm tăng cường an ninh hàng hải khu vực Thái Bình Dương. Xem chi tiết: https://bit.ly/voatvfb6 Tin tức đáng chú ý khác: Tô Lâm công du Indonesia, Singapore để tăng cường quan hệ. Việt Nam miễn thị thực cho công dân 12 nước cho tới 2028. Nga, Trung Quốc, Iran tập trận chung ở Iran. Iran nói ‘không nhận được' thư hạt nhân của ông Trump. EU: Mỹ không tìm kiếm thỏa thuận để tránh thuế quan. Va đụng tàu ở Biển Bắc, gây hỏa hoạn lớn. AI có thể phát hiện những bất thường ‘vô hình' trong não bệnh nhân động kinh.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h 10/3/2025: Thái Lan siết chặt an ninh sau các vụ tấn công bạo lực ở miền Nam nước này

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Mar 10, 2025 27:28


VOV1 - Ngày 9/3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chỉ thị siết chặt an ninh và tăng cường lực lượng tuần tra đêm tại vùng cực Nam, sau khi xảy ra loạt vụ tấn công bạo lực tại thành phố biên giới Sungai Kolok, tỉnh Narathiwat, làm 13 người thương vong.-  Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hòa nhạc Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia- Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và tiếp tục gia hạn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính phải trình Nghị quyết về quản lý tiền ảo trong tuần này- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975) – sự kiện mang tính bước ngoặt thay đổi cục diện chiến trường, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước- Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng chính sách miễn học phí cho học sinh công lập, giả danh nhà trường gọi điện thông báo "hoàn học phí" nhằm chiếm đoạt tài sản của cha mẹ học sinh- Nguyễn Đình Như Vân - đại diện Việt Nam đăng quang Cuộc thi Hoa hậu Toàn cầu 2025 tại Thái Lan- Thái Lan siết chặt an ninh sau các vụ tấn công bạo lực ở miền Nam nước này khiến 13 người thương vong- Dịch vụ bưu chính truyền thống tại châu Âu đứng trước nguy cơ dần biến mất, khi không còn người viết thư tay

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Quảng Ninh gia tăng sức hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Mar 9, 2025 4:52


VOV1 - Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang là một trong những động lực quan trọng dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Hướng tới phát triển thông minh, bền vững, địa phương này đang triển khai nhiều giải pháp thu hút, trở thành “bến đỗ” cho các tập đoàn lớn, sản xuất kinh doanh

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Khám phá tầng sâu văn hoá Kinh Bắc qua cuốn sách "Bắc Ninh điểm hẹn"

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Mar 8, 2025 7:40


VOV1 - Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trên đất Bắc Ninh – Kinh Bắc hiện còn bảo lưu được khối lượng di sản văn hoá vô cùng phong phú. Các di tích lịch sử văn hoá là chứng tích xác thực, phản ánh sinh động về lịch sử lâu đời và truyền thống văn hiến cách mạng của nhân dân Bắc Ninh.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - EU bước vào tuần quyết định, nỗ lực rời xa “chiếc ô” an ninh của Mỹ

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 4, 2025 3:04


VOV1 - Sau cuộc họp cấp thượng đỉnh không như kỳ vọng vào cuối tuần trước, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu dự kiến trong tuần này sẽ có quyết định lịch sử nhằm rời xa “chiếc ô” an ninh của Mỹ và tăng cường tự chủ về quốc phòng.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Châu Âu lên kế hoạch về một "liên minh tự nguyện" để bảo vệ an ninh cho Ukraine

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 3, 2025 2:58


VOV1 - Ngày 02/03, tại London, 19 lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số nước trong và ngoài châu Âu, đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine do Vương quốc Anh tổ chức.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Quảng Ninh: Động lực để đạt tăng trưởng 14%

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Mar 3, 2025 5:51


VOV1 - Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với chỉ tiêu Trung ương giao và cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Quảng Ninh đã có những định hướng gì để tăng tốc về đích? Đâu là những “chướng ngại vật” cần phải vượt qua trong chặng đua lớn này?

VOV - Việt Nam và Thế giới

VOV1 - Ca sĩ Hòa Minzy vừa có một buổi ra mắt MV của mình tại quê hương Bắc Ninh, với một bầu không khí tràn ngập những nét cổ xưa, từ ngôi làng cổ, những làn điệu quan họ, những liền chị áo mớ bảy mớ ba đón khách, cho đến hình ảnh nữ ca sĩ cưỡi ngựa về làng.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 1, 2025 1:44


VOV1 - Chiều 28/2, phát biểu tại cuộc gặp Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định quan hệ được tôi luyện qua thử thách giữa hai nước.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Chính sách “vàng” thu hút nhân lực ngành y tế Quảng Ninh

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 28, 2025 4:27


VOV1 - Những năm gần đây, thiếu hụt nguồn nhân lực y tế nhất là đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao luôn là thách thức lớn đối với nhiều địa phương trong cả nước. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách đột phá - chính sách "vàng" để thu hút các bác sĩ.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Mất an ninh lương thực là vấn đề ngày càng gia tăng đối với các gia đình Úc

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Feb 24, 2025 4:09


Một phúc trình mới phát hiện ra cuộc khủng hoảng đói nghèo đang gia tăng ngay tại các trường học ở Úc, khi những thách thức về chi phí sinh hoạt, buộc nhiều phụ huynh phải cho con em mình đến trường mà không có thức ăn. Báo cáo từ ‘Eat Up Australia' cho biết, một phần tư học sinh tại các trường được tổ chức từ thiện này hỗ trợ, hiện phải dựa vào bữa trưa miễn phí tại trường, đây là một sự gia tăng đáng kể trong ba năm.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h 24/2/2025: Xây đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội trong hai năm

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Feb 24, 2025 27:49


VOV1 - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành tuyến đường kết nối sân bay gia bình với trung tâm Hà Nội trong thời gian nhiều nhất là hai năm.Chủ trì họp về tiến độ sân bay Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh chiều tối 23/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời lưu ý hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội phải "nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất". "Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng để quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè, đối tác quốc tế, kêu gọi đầu tư và thu hút du lịch".- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành đường kết nối sân bay Gia Bình, Bắc Ninh với Hà Nội trong vòng 2 năm.- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch điện 8 đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước.- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất lùi thờigian thu thuế bán hàng online thêm 3 tháng.- Hôm nay, tròn 3 năm xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina. Tổng thống Zelenskyy tuyên bố, sẵn sàng từ chức để đổi lấy hòa bình cho đất nước và Ucraina được gia nhập NATO.- Quân đội Israel mở rộng chiến dịch quân sự tại khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng.- Tại Li-băng, căng thẳng nghiêm trọng gia tăng trở lại khi quân đội Israel không kích, đánh phá hàng loạt mục tiêu của Phong trào Hecbola.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 21/2025: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các địa phương về tăng trưởng

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Feb 21, 2025 56:05


- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.- Khai mạc Chương trình Gặp gỡ đầu xuân 2025 giữa Bí thư các Tỉnh/Khu và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp lần thứ 16 giữa các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).- Nhiều trường trên địa bàn TP.HCM thận trọng trong việc mở các lớp ôn tập rộng rãi như các năm trước, chờ hướng dẫn cụ thể theo thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.- Ngày 1/3 tới, Đắk Lắk sẽ đồng loạt khởi công xây dựng gần 4.300 căn nhà theo Đề án 214 về xóa nhà tạm, nhà dột nát.- Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ucraina gặp Tổng thống Zelensky bàn về tiến trình hòa bình tại Ucraina.- Cảnh sát Philippines bắt giữ hơn 450 người liên quan một trung tâm lừa đảo do người nước ngoài điều hành.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Quảng Ninh: Lễ hội góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 21, 2025 1:48


VOV1 - Tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 100 lễ hội, trong đó có 76 lễ hội đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể. Phần lớn lễ hội được tổ chức vào mùa Xuân không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy ngành du lịch - dịch vụ địa phương.

Nghien cuu Quoc te
Các Dân tộc Biển ở Đông Nam Á: Những người bảo vệ an ninh hàng hải bị lãng quên

Nghien cuu Quoc te

Play Episode Listen Later Feb 20, 2025 8:22


Các Dân tộc Biển không phải là tàn tích của quá khứ, cũng không phải là trở ngại cho sự phát triển.Xem thêm.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Nữ du khách Ấn Độ được bác sĩ Việt Nam cứu sống kỳ diệu

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 19, 2025 5:47


VOV1 - Đang đi du lịch tại Quảng Ninh, nữ du khách Ấn Độ có dấu hiệu khó thở, tức ngực. Bà được xác định bị nhồi máu cơ tim cấp, nguy cơ tử vong cao.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Lan toả “Thanh xuân dâng Đảng” trong tuổi trẻ Quảng Ninh

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 19, 2025 3:50


VOV1 - Sau 1 năm triển khai, phong trào thi đua “Thanh xuân dâng Đảng” ngày càng lan toả sâu rộng tại Quảng Ninh, không chỉ góp phần phát triển Đảng trong lứa tuổi thanh niên mà còn giúp bồi đắp lý tưởng, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

VOV - Việt Nam và Thế giới
BẢN TIN PODCAST 18/2/2025

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 18, 2025 3:53


VOV1 - UBND TP Hà Nội vừa thống nhất phương án xây dựng tuyến đường từ sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) về Thủ đô, trong đó đoạn qua Hà Nội sẽ làm mới 8 km.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Làng Văn hóa dân tộc - điểm du lịch mới ở Quảng Ninh

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 18, 2025 2:40


VOV1 - Quảng Ninh đang đẩy mạnh việc xây dựng các làng Văn hóa dân tộc trở thành sản phẩm du lịch vừa tạo không gian phát triển cho cộng đồng vùng dân tộc thiểu số, vừa nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị các di sản phi vật thể.

Sách Hay Podcast
Cung bậc tình yêu 2 - Nơi mặt trời đến

Sách Hay Podcast

Play Episode Listen Later Feb 17, 2025 22:19


"Anh sẽ không nhớ em lâu đâu!” - Khi nói câu cuối cùng, Ninh mỉm cười. Nụ cười tỏa sáng thông minh mà sau ba năm quen nhau, nó vẫn khiến tôi choáng váng say mê pha lẫn căm ghét cay đắng. Tôi đưa cho cô hộp da đựng cây violin quý, nói khẽ: “Không có em, mọi việc với anh sẽ khó khăn”. Ninh khoác dây đeo lên vai, bước vào phòng cách ly sáng trắng, không ngoái đầu nhìn lại.Support the show

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Quảng Ninh tăng tốc đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 16, 2025 2:49


VOV1 - Tỉnh Quảng Ninh đang tăng tốc và lần lượt đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng giao thông, từ các dự án trọng điểm kết nối liên vùng cho đến cải tạo, nâng cấp giao thông khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Vấn đề quốc tế - Hội nghị An ninh Munich thường niên diễn ra tại Đức

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 14, 2025 8:00


VOV1 - Từ ngày 14-16/2, Hội nghị An ninh Munich thường niên diễn ra tại Đức với sự tham gia của khoảng 60 nguyên thủ các nước cùng hàng trăm đại biểu là các chính trị gia, nhà lãnh đạo quân sự và chuyên gia.

VOV - Kinh tế Tài chính
Trước giờ mở cửa - Đà Nẵng có thêm dự án Khu Công nghiệp rộng 400 héc ta

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Feb 13, 2025 5:25


VOV1 - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Ninh, TP. Đà Nẵng.

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 18H 12/2/2025: Tây Ninh cảnh báo cháy rừng cấp cực kì nguy hiểm

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Feb 12, 2025 56:57


VOV1 - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh vừa có thông báo về việc cảnh báo cháy rừng ở tỉnh đang ở cấp V – cấp cực kỳ nguy hiểm.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Thực hiện trách nhiệm cao cả với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 12, 2025 3:25


Những ngày này Công an các địa phương đang tổ chức Lễ giao nhận công dân thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2025. Điểm đáng chú ý trong mùa tuyển quân năm nay, nhiều bạn trẻ dù đã tốt nghiệp đại học nhưng vẫn viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ Công an Nhân dân.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy nhanh tiến độ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 7, 2025 5:51


VOV1 - (07/02/2025) Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy nhanh tiến độ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Song, cũng cần phải giải quyết ngay những thách thức thể chế để có thể sớm khởi công được các dự án này.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Mỹ đảm bảo an ninh cho trận cầu kinh điển Super Bowl

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 6, 2025 2:11


Trận cầu kinh điển Super Bowl 2025 của Giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ sẽ diễn ra vào 9/2 tại New Orleans và dự kiến có Tổng thống Donald Trump tham dự. Hiện các biện pháp an ninh đang được siết chặt để đảm bảo an toàn cho sự kiện thể thao được người Mỹ trông đợi nhất trong năm này.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Chuyện đêm - Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh - Nữ nghệ nhân duy nhất giữ nghề làm tranh dân gian Đông Hồ

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 5, 2025 13:42


VOV1 - Nhắc đến dòng tranh dân gian Đông Hồ, nhiều người nghĩ ngay đến những bức tranh đầy màu sắc, mang đậm hồn quê Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, tại làng tranh Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, chỉ còn 3 nghệ nhân vẫn kiên trì gìn giữ và phát huy nghề truyền thống.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh: Hơn 80% diện tích đã có nước gieo cấy vụ Đông Xuân

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 5, 2025 1:05


Đến thời điểm này, diện tích có nước gieo cấy vụ Đông xuân 2024-2025 của các địa phương gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh đã đạt hơn 80%, đảm bảo đúng khung thời vụ gieo cấy.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Quảng Ninh: Lễ hội Tiên Công – Nét văn hóa độc đáo của vùng đảo Hà Nam

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 4, 2025 4:28


VOV1 - Lễ hội Tiên Công 2025 (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ. Thời điểm chính hội đã có hơn 100 cụ đến tuổi thượng thọ tròn 80, 90 và 100 tuổi đến miếu Tiên Công dẫn lễ. Lễ hội nhằm tri ân công đức 17 vị Tiên Công khai hoang mở đất.

gi ninh h nam
Nghien cuu Quoc te
Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ

Nghien cuu Quoc te

Play Episode Listen Later Jan 24, 2025 15:10


Washington không nên đánh giá quá cao sức ảnh hưởng của mình đối với Hà Nội. Xem thêm.