POPULARITY
Có bao giờ bạn thấy một cuộc tranh luận nhỏ lại khiến mối quan hệ trở nên xa cách? Chúng ta thường nghĩ xung đột đến từ những điều to tát – nhưng nhiều khi, nó bắt đầu từ một câu nói lệch tông giữa bữa sáng, một ý kiến khác mình trong chuyện tưởng chừng chẳng đáng quan tâm.Trong tập podcast này, chúng ta hãy cùng lắng Thầy nghe chia sẻ về những câu chuyện rất thật trong cuộc sống đời thường. Chúng ta khác nhau trong gu ăn mặc, sở thích thể thao, lựa chọn xe cộ – và cả trong cách yêu, cách sống, cách nghĩ về đúng sai. Điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì phản ứng, ta dừng lại một chút để lắng nghe?Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio--------------------------------------------------ツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/caynenradio► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/@CayNenRadio► Spotify: https://bit.ly/CayNenRadio_Spotify ► Linkedin: https://www.linkedin.com/company/cayn...► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNe...✔ Bản quyền Video thuộc về CẤY NỀN RADIO | Không re-up dưới mọi hình thức.Mọi vấn đề về bản quyền xin liên hệ:☞
“Cách học của tôi là không bao giờ ngừng tự hỏi “Tại sao”.” - đây là một trong những chia sẻ rất sâu sắc của GS. Phan Văn Trường trong tập mới nhất của series podcast Từ Tốn Học.Giáo sư đã mang tới series Từ Tốn Học một câu chuyện về hành trình cuộc đời kéo dài gần 30.000 ngày. Với thói quen đặt câu hỏi “Tại sao?” cho đến tận cùng của mọi vấn đề, luôn trải nghiệm đời sống bằng tất cả cảm nhận và giác quan, yêu thiết tha cái đẹp và tri thức…, cậu thiếu niên họ Phan luôn nhận được những lời nhận đánh giá tiêu cực từ giảng viên năm nào đã trở thành một vị Giáo sư, một nhà lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu, nhận được Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh của chính phủ Pháp.Hãy cùng host Nga Levi - CoFounder của Spiderum, lắng nghe những chia sẻ đầy cảm hứng, mang đến góc nhìn sâu sắc về cách vượt qua thử thách, liên tục học hỏi, yêu hết mình và sống một cuộc đời có ý nghĩa trong thời đại biến động của Giáo sư Phan Văn Trường Trong tập podcast này nhé!
Người Việt không thua kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.Người Việt có thể vươn đến đỉnh cao – không phải là khẩu hiệu, mà là sự thật được chứng minh qua những con người như Lilia Vũ – nữ golf thủ gốc Việt 100% đã giành vị trí số 1 bảng xếp hạng golf nữ thế giới (năm 2023), kỳ thủ Lê Quang Liêm đang đứng hạng 15 toàn cầu (năm 2024), hay đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam dù thi đấu với thể hình thua kém vẫn khiến thế giới kính nể.Lời thầy không chỉ là lời mừng dành cho những người con của dân tộc đã có những thành công, mà còn là lời thức tỉnh về tiềm năng vô hạn của người Việt Nam – Người Việt ta có thể đứng ngang hàng với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới – trong thể thao, và cả cuộc sống, nếu chúng ta có ý chí, kỷ luật và niềm tin vào chính mình.Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio--------------------------------------------------ツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/caynenradio► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/@CayNenRadio► Spotify: https://bit.ly/CayNenRadio_Spotify ► Linkedin: https://www.linkedin.com/company/cayn...► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNe...✔ Bản quyền Video thuộc về CẤY NỀN RADIO | Không re-up dưới mọi hình thức.Mọi vấn đề về bản quyền xin liên hệ:☞
Bạn đang theo đuổi thành công – nhưng liệu đó có phải là thành công của chính bạn hay của xã hội?Podcast là lời nhắc mạnh mẽ rằng hạnh phúc thật sự không nằm ở danh tiếng hay tiền bạc, mà ở việc sống đúng với đam mê và giá trị cá nhân. Cùng bóc tách những kỳ vọng cũ kỹ, chậm lại lắng nghe chính mình và lựa chọn con đường khiến bạn thực sự viên mãn. Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio--------------------------------------------------ツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/caynenradio► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/@CayNenRadio► Spotify: https://bit.ly/CayNenRadio_Spotify ► Linkedin: https://www.linkedin.com/company/cayn...► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNe...✔ Bản quyền Video thuộc về CẤY NỀN RADIO | Không re-up dưới mọi hình thức.Mọi vấn đề về bản quyền xin liên hệ:☞
Ở Malaysia, người ta không phải bắt đầu lại mỗi ngày. Họ kế thừa – từ kiến thức, kinh nghiệm cho đến cách xã hội vận hành.Vậy còn ở Việt Nam? Tại sao nhiều người, có chúng ta, cứ phải tự mày mò lại từ đầu?--------------------------------------------------ツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/caynenradio► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/@CayNenRadio► Spotify: https://bit.ly/CayNenRadio_Spotify ► Linkedin: https://www.linkedin.com/company/cayn...► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNe...✔ Bản quyền Video thuộc về CẤY NỀN RADIO | Không re-up dưới mọi hình thức.Mọi vấn đề về bản quyền xin liên hệ:☞
Gò Vấp – một trong những quận có mật độ dân cư cao nhất TP.HCM – từ lâu đã đối mặt với tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Dù nhiều cây cầu vượt đã được đầu tư xây dựng tại các nút giao thông quan trọng như ngã năm, ngã sáu Gò Vấp, nhưng tình trạng ùn tắc vẫn không cải thiện do khu vực này chỉ có vài trục đường chính dẫn vào trung tâm như Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Nghi hay Nguyễn Kiệm – vốn đã chật hẹp và quá tải.
Chợ Nhà Xanh, Hà Nội có hàng trăm sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếngVOV1 - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, hai đoàn kiểm tra của Đội quản lý thị trường (QLTT) số 13, 14 thuộc Chi Cục QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất 14 điểm kinh doanh trên phố Phan Văn Trường, thuộc khu vực Chợ Nhà Xanh, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy,Hà Nội
Review các phim vừa ra rạp từ ngày 18/04/2025:TÌM XÁC: MA KHÔNG ĐẦU – T18Đạo diễn: Bùi Văn HảiDiễn viên: Tiến Luật; Ngô Kiến Huy; NSND Hồng Vân; NSƯT Hữu Châu; NSƯT Đại Nghĩa, Thanh Hương, Hoàng Mèo, Nghệ sĩ Phi Phụng, Phan Vũ.Thể loại: Hài, Kinh DịBộ đôi Tiến Luật và Ngô Kiến Huy, với nghề nghiệp "độc lạ" hốt xác và lái xe cứu thương, hứa hẹn mang đến những tràng cười không ngớt cho khán giả qua hành trình tìm xác có một không hai trên màn ảnh Việt. Nhờ sự trợ giúp của thế lực tâm linh, họ không chỉ đối mặt với những tình huống "dở khóc dở cười" mà còn khám phá ra những bí mật rợn người ẩn sau những thi thể. Liệu họ có hoàn thành nhiệm vụ "khó nhằn" này hay sẽ gặp phải những "biến cố" nào?MẸ QUỶ CON MA – T18Đạo diễn: Man Ki KwokDiễn viên: Abun Sungkar, Gisellma Firmansyah, Iwa K. Nita Gunawan, Wavi ZihanThể loại: Kinh DịTiếng Indonesia - Phụ đề Tiếng Anh và tiếng ViệtBị ám ảnh bởi những lời kêu gọi từ bóng tối, Sarah một nữ sinh Trong trường Đạo quyết tâm trở về quê nhà để làm rõ thân phận của mình. Bước chân về làng, nơi giờ đây trở thành địa điểm để phá thai trái phép, Sarah phải đối mặt với sự xa lánh bởi những kẻ không có đức tin. Cô cũng không biết chính sự có mặt của mình đã làm thức tỉnh oan hồn của mẹ cô - người đã bị giết chết trong lúc cố sinh ra cô. Cả ngôi làng giờ đây phải lãnh nghiệp báo mà họ đã gây ra nhiều năm về trước.ĐẦU XUÔI ĐUÔI ĐÚT LÓT – T16Đạo diễn: Ha Jung WooDiễn viên: Ha Jung Woo, Kim Eui Sung, Kang Hae Rim, Lee Dong Hwi, Park Byung Eun, Kang Mal Geum, Choi Si WonThể loại: Hài, Tâm LýYoon Chang Wook - CEO một công ty công nghệ nhỏ, giỏi nghiên cứu nhưng mù tịt chuyện thương trường. Khi công ty sắp sập tiệm vì bị “bạn thân” cũ Son Gwang-woo đâm sau lưng bằng chiêu trò đút lót để giành lấy dự án quốc gia, Chang-wook buộc phải bước vào một cuộc chơi hoàn toàn xa lạ: đút lót bằng golf - “môn thể thao quyền lực” của giới làm ăn. Một trận đấu thầu có một không hai, nơi những cú đánh trượt là chiến lược, còn đút lót là kỹ năng, tạo nên trận đấu vừa hài hước, vừa châm biếm về thương trường thời hiện đại.KAPPA: ÁC LINH DƯỚI ĐÁY HỒ – T16Đạo diễn: Pablo AbsentoThể loại: Kinh DịJack, một sĩ quan quân đội đóng tại Istanbul, bị chia cắt với gia đình khi họ đi du lịch Nhật Bản. Trong kỳ nghỉ, cậu con trai út của anh, Kyle, suýt chết đuối dưới hồ. Nhưng sau tai nạn đó, Kyle không còn là chính mình nữa—có điều gì đó u ám và đáng sợ đang thay đổi cậu bé. Cảm nhận được mối nguy hiểm vô hình, Jack lao vào cuộc tìm kiếm sự thật, khám phá những truyền thuyết cổ xưa của Nhật Bản. Anh sớm nhận ra nỗi kinh hoàng: con trai mình có thể đã trở thành mục tiêu của Kappa—một con quỷ nước cổ đại khát máu. Với thời gian cạn dần, Jack phải chiến đấu với thế lực tà ác để giành lại con trai trước khi linh hồn của Kyle bị Kappa chiếm đoạt mãi mãi, cuốn cả gia đình anh vào bóng tối kinh hoàng.NÀNG DÂU CỦA QUỶ - T18Thể loại: Criminal/Horror Australia&Others Cuộc hôn nhân của Ariel và Echa bỗng trở thành tai ương khi "kẻ thứ ba" xuất hiện từ cõi âm. Dasim, con quỷ của nhục dục và cõi mộng mị tà ma sẽ không từ một thủ đoạn nào để biến Echa thành nàng dâu mới cùng bào thai oan nghiệt mà nó đang chờ đợi.OSHI NO KO: MÀN TRÌNH DIỄN CUỐI CÙNG – T18Đạo diễn: SmithDiễn viên: Kaito Sakurai, Asuka Saito, Nagisa SaitoThể loại: Bí ẩn, Hồi hộp, Tâm Lý, Thần thoạiGoro là một bác sĩ phụ khoa trong độ tuổi 30 – cũng là fan cứng của cô nàng thần tượng Ai Hoshino. Tin tức Ai tạm ngừng hoạt động khiến Goro choáng váng, nhưng Goro không biết rằng anh đang đứng trước một bước ngoặt thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa anh và Ai – cũng như bi kịch đang đón chờ họ trước mắt. Một kế hoạch trả thù tàn khốc cho nữ thần tượng nổi tiếng chuẩn bị bắt đầu.
Trong tập thứ hai của chuỗi podcast Không Giới Hạn, host Đặng Hằng – Sáng lập Cấy Nền Radio, đã có cuộc trò chuyện sâu sắc và truyền cảm hứng với Giáo sư Phan Văn Trường - cố vấn cao cấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế, sáng lập hệ sinh thái Cấy Nền và là tác giả của nhiều đầu sách được đông đảo các thế hệ yêu mến. Từ những chiêm nghiệm về sự đủ đầy mà vũ trụ đã trao tặng, Thầy Trường dẫn dắt chúng ta bước vào một hành trình nhận thức: làm thế nào để sống một đời có lựa chọn, có tỉnh thức, và có trách nhiệm. Với góc nhìn của một người Thầy từng đi qua nhiều biến động của thời cuộc, Thầy chia sẻ về cách kiến tạo may mắn, bí quyết để trở thành quý nhân của chính mình và của người khác, cách chinh phục ngoại ngữ một cách đúng đắn, và lối tư duy hệ thống – điều mà bất kỳ người trẻ nào cũng cần trang bị trong thời đại hội nhập đầy thách thức nhưng cũng lắm tiềm năng ngày nay.Cuộc trò chuyện là sự giao thoa giữa trí tuệ, khiêm nhường và tinh thần khai phóng – đúng như tinh thần “Không Giới Hạn” ._________________________________________________ツ Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadioツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ #caynenradio #caynen #PhanVanTruong #KhongGioiHan #KhongGioiHan02
VOV1 - Sáng 17/4, hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân và đoàn đại biểu Quốc phòng cấp cao hai nước đã tham gia nhiều hoạt động tô thắm thêm tình hữu nghị.
VOV1 - Sáng 16/4, Đại tướng Phan Văn Giang, UVBCT, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung lần thứ 9.
Tuyên tử hình Phan Văn Minh, người sát hại bạn gái sau màn cầu hôn từng gây xôn xao; 20km cao tốc đầu tiên của Bà Rịa - Vũng Tàu sắp thông xe kỹ thuật; Ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với chủ nhóm trẻ gia đình Con Cưng.
VOV1 - Ngày 3/4, Đại tướng Phan Văn Giang Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư đồng viên các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
Hôm 17/03/2025, báo chí chính thức ở Việt Nam đã đồng loạt đăng một bài viết của tổng bí thư đảng Cộng sản Tô Lâm. Việc truyền thông nhà nước phổ biến quan điểm của lãnh đạo đảng là chuyện bình thường ở Việt Nam, nhưng bài viết này đáng chú ý vì ông Tô Lâm đã không hết lời ca ngợi khu vực kinh tế tư nhân tại một đất nước mà về mặt chính thức kinh tế nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo “trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngay từ năm 1986, khi bắt đầu “đổi mới”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã công nhận “kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh tế”. Đến năm 2001, đảng cầm quyền ở Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân “trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Nhưng thực ra thì đến năm 2011, tại Đại hội Đảng lần thứ 11, cụm từ "kinh tế tư nhân" mới lần đầu tiên được sử dụng chính thức, với chủ trương "hoàn thiện cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế". Năm 2017, Đảng ra nghị quyết nhấn mạnh cần "phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết này lần đầu tiên đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân, như đến năm 2025 sẽ có 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp khoảng 55% GDP. Tuy nhiên, những mục tiêu này đến nay vẫn chưa đạt được.Trong bài viết mang tựa đề "Phát triển kinh tế tư nhân: Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tổng bí thư Tô Lâm ghi nhận: “Với gần 1 triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP.” Nói chung, theo ông Tô Lâm, khu vực tư nhân “ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.”Quan điểm của ông Tô Lâm là: “Một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực nhà nước hay FDI, mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước.”Nhưng ông Tô Lâm nhìn nhận rằng kinh tế tư nhân ở Việt Nam “vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và năng lực cạnh tranh.” Cụ thể, theo lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam doanh nghiệp tư nhân “còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các ngành công nghệ, kỹ thuật và tài chính. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nhiều tài nguyên, đất đai, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng nhưng lại chưa khai thác hiệu quả, thậm chí còn để lãng phí.”Ấy là chưa kể “hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo, môi trường kinh doanh nhiều trở ngại, thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro. Nhiều trường hợp quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản vẫn bị xâm hại bởi sự yếu kém hoặc lạm quyền của một số cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.”Trong bản đánh giá về hiện trạng của khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, đăng vào tháng 09/2021, Tổ chức Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cũng đã từng nêu bật sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam :“Quy mô và ảnh hưởng lớn của doanh nghiệp nhà nước có thể cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và mới hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân khó tham gia và cạnh tranh đầy đủ ở nhiều thị trường do các ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước. Các ngân hàng thương mại tiếp tục cho những doanh nghiệp nhà nước có kết quả hoạt động yếu kém được vay tiền trên cơ sở phi thương mại, do đó làm tăng chi phí vay trong nước của các công ty làm ăn có lợi nhuận tốt. Các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn về tài chính có thể nhận được hỗ trợ của nhà nước bằng việc xóa nợ và kéo dài thời gian trả nợ, hạn chế các nguồn lực lẽ ra có thể được chuyển đến các công ty tư nhân. Trong khi luật lệ, quy định hiện hành về giao đất và cho thuê đất kinh doanh, sản xuất không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 70% đất đai dành cho sản xuất và kinh doanh”.Trong bài viết nói trên, ông Tô Lâm còn nhìn nhận: “ Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài nhận được nhiều ưu đãi hơn so với khu vực tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước thường thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai, vốn, tín dụng; còn doanh nghiệp nước ngoài thường được hỗ trợ về thuế, thủ tục hải quan, tiếp cận đất đai.” Trả lời RFI Việt ngữ ngày 18/03/2025, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng chính phủ phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận đất đai và tiếp cận các ưu đãi như là với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: “Ví dụ như là một tập đoàn lớn của Hàn Quốc mà đầu tư vào một tỉnh thì tỉnh đó sẵn sàng cấp thêm đất và giảm giá đất vượt khỏi khung pháp luật của Việt Nam để giữ tập đoàn đó ở địa phương đó. Bây giờ nên áp dụng ưu đãi đó cho doanh nghiệp trong nước.Hiện nay, vì nhiều lý do, cho nên một số địa phương ưu đãi rất lớn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bởi vì doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tiềm lực lớn, có thể, trong một thời gian ngắn, phù hợp với thời gian cầm quyền của ông bí thư hay chủ tịch tỉnh, có thể đầu tư và nhanh chóng nâng cao thu nhập về thuế hay GDP, nhưng thực chất giá trị gia tăng được tạo ra ở Việt Nam thì lại không cao. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp dân tộc, còn doanh nghiệp nước ngoài thì mang thương hiệu nước ngoài và sẽ chuyển lợi nhuận cũng như vốn đầu tư về nước họ. Doanh nghiệp tư nhân thì mang thương hiệu Việt Nam, sẽ đóng thuế và ở lại với đất nước Việt Nam.”Một hướng phát triển khác để tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân, theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, đó là phải đẩy mạnh việc chuyển sang chính phủ điện tử và thực hiện công khai, minh bạch.“Luật doanh nghiệp năm 1999 đã thực hiện sự thay đổi quan trọng đó và bây giờ cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa. Tôi nghĩ rằng để làm việc đó thì phải chuyển mạnh sang kinh tế, chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch và tinh giản tối đa các giấy phép, các thủ tục hành chính, công khai trên mạng cho mọi người biết là việc này là do ai xử lý và xử lý đến bao giờ.Cũng về công khai minh bạch, nếu nhìn vào niên giám thống kê của Việt Nam thì phần lớn chỉ có thu, chi, tức là không nói rõ chi cho những gì, thu thì từ đâu. Trong khi đó, nếu đọc niên giám thống kê của Thụy Điển thì họ nói rất rõ, tức là nhà vua chi như thế nào, có đi chuyên cơ hay là đi máy bay thương mại. Thậm chí bữa cơm mà nhà vua tiếp khách nước ngoài thì gồm có 3 món nào, đãi rượu vang gì.Trên cơ sở đó, tôi hy vọng là môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mạnh hơn. Hiện nay thì trước hết là con số giấy phép con hiện nay đã tăng rất nhiều.Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp thì con số giấy phép con đã vượt hơn 5.000.Rất cần lập lại một lần nữa bài học của thủ tướng Phan Văn Khải, người đã ký và bãi bỏ 258 giấy phép vào năm 2001. Tôi nghĩ là bây giờ bên cạnh việc vận dụng chính phủ điện tử và công khai minh bạch, việc giảm bớt các thủ tục hành chính, các giấy tờ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.Việt Nam đã có những tiến bộ như ta đã thấy, tức là có những hãng hàng không tư nhân như Vietjet, có quy mô và hoạt động về mặt trình độ chuyên môn có thể cạnh tranh được với. Với tầm nhìn như vậy, tôi nghĩ là nên mở rộng hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào chính phủ điện tử, vào công nghệ thông tin.”Bên cạnh đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh còn lưu ý về chính sách thu hút nhân tài để đóng góp cho việc phát triển nền kinh tế tư nhân ở Việt Nam: “Còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần cải cách và phát triển lên. Một là chiến lược về nhân lực và chính sách đối với nhân tài, làm sao cho các nhân tài từ nước ngoài về được sử dụng ở Việt Nam sẽ được đối xử một cách tương xứng. Tôi không muốn nói là thu nhập của họ phải bằng như ở Pháp hay ở Mỹ, nhưng cũng phải là thu nhập cao đáng kể so với thu nhập bình thường ở Việt Nam, để họ có thể sống một cách thoải mái."Trong bài viết nói trên, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm cũng đã đề ra một số giải pháp để « tạo ra một động lực đột phá » cho các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có việc tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, thứ hai, bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, ưu tiên xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, , tạo cơ hội cho khu vực tư nhân tiếp cận hiệu quả, công bằng các nguồn vốn, đất đai, nhân lực, công nghệ.
Hôm 17/03/2025, báo chí chính thức ở Việt Nam đã đồng loạt đăng một bài viết của tổng bí thư đảng Cộng sản Tô Lâm. Việc truyền thông nhà nước phổ biến quan điểm của lãnh đạo đảng là chuyện bình thường ở Việt Nam, nhưng bài viết này đáng chú ý vì ông Tô Lâm đã không hết lời ca ngợi khu vực kinh tế tư nhân tại một đất nước mà về mặt chính thức kinh tế nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo “trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngay từ năm 1986, khi bắt đầu “đổi mới”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã công nhận “kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh tế”. Đến năm 2001, đảng cầm quyền ở Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân “trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Nhưng thực ra thì đến năm 2011, tại Đại hội Đảng lần thứ 11, cụm từ "kinh tế tư nhân" mới lần đầu tiên được sử dụng chính thức, với chủ trương "hoàn thiện cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế". Năm 2017, Đảng ra nghị quyết nhấn mạnh cần "phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết này lần đầu tiên đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân, như đến năm 2025 sẽ có 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp khoảng 55% GDP. Tuy nhiên, những mục tiêu này đến nay vẫn chưa đạt được.Trong bài viết mang tựa đề "Phát triển kinh tế tư nhân: Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tổng bí thư Tô Lâm ghi nhận: “Với gần 1 triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP.” Nói chung, theo ông Tô Lâm, khu vực tư nhân “ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.”Quan điểm của ông Tô Lâm là: “Một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực nhà nước hay FDI, mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước.”Nhưng ông Tô Lâm nhìn nhận rằng kinh tế tư nhân ở Việt Nam “vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và năng lực cạnh tranh.” Cụ thể, theo lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam doanh nghiệp tư nhân “còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các ngành công nghệ, kỹ thuật và tài chính. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nhiều tài nguyên, đất đai, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng nhưng lại chưa khai thác hiệu quả, thậm chí còn để lãng phí.”Ấy là chưa kể “hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo, môi trường kinh doanh nhiều trở ngại, thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro. Nhiều trường hợp quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản vẫn bị xâm hại bởi sự yếu kém hoặc lạm quyền của một số cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.”Trong bản đánh giá về hiện trạng của khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, đăng vào tháng 09/2021, Tổ chức Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cũng đã từng nêu bật sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam :“Quy mô và ảnh hưởng lớn của doanh nghiệp nhà nước có thể cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và mới hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân khó tham gia và cạnh tranh đầy đủ ở nhiều thị trường do các ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước. Các ngân hàng thương mại tiếp tục cho những doanh nghiệp nhà nước có kết quả hoạt động yếu kém được vay tiền trên cơ sở phi thương mại, do đó làm tăng chi phí vay trong nước của các công ty làm ăn có lợi nhuận tốt. Các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn về tài chính có thể nhận được hỗ trợ của nhà nước bằng việc xóa nợ và kéo dài thời gian trả nợ, hạn chế các nguồn lực lẽ ra có thể được chuyển đến các công ty tư nhân. Trong khi luật lệ, quy định hiện hành về giao đất và cho thuê đất kinh doanh, sản xuất không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 70% đất đai dành cho sản xuất và kinh doanh”.Trong bài viết nói trên, ông Tô Lâm còn nhìn nhận: “ Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài nhận được nhiều ưu đãi hơn so với khu vực tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước thường thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai, vốn, tín dụng; còn doanh nghiệp nước ngoài thường được hỗ trợ về thuế, thủ tục hải quan, tiếp cận đất đai.” Trả lời RFI Việt ngữ ngày 18/03/2025, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng chính phủ phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận đất đai và tiếp cận các ưu đãi như là với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: “Ví dụ như là một tập đoàn lớn của Hàn Quốc mà đầu tư vào một tỉnh thì tỉnh đó sẵn sàng cấp thêm đất và giảm giá đất vượt khỏi khung pháp luật của Việt Nam để giữ tập đoàn đó ở địa phương đó. Bây giờ nên áp dụng ưu đãi đó cho doanh nghiệp trong nước.Hiện nay, vì nhiều lý do, cho nên một số địa phương ưu đãi rất lớn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bởi vì doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tiềm lực lớn, có thể, trong một thời gian ngắn, phù hợp với thời gian cầm quyền của ông bí thư hay chủ tịch tỉnh, có thể đầu tư và nhanh chóng nâng cao thu nhập về thuế hay GDP, nhưng thực chất giá trị gia tăng được tạo ra ở Việt Nam thì lại không cao. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp dân tộc, còn doanh nghiệp nước ngoài thì mang thương hiệu nước ngoài và sẽ chuyển lợi nhuận cũng như vốn đầu tư về nước họ. Doanh nghiệp tư nhân thì mang thương hiệu Việt Nam, sẽ đóng thuế và ở lại với đất nước Việt Nam.”Một hướng phát triển khác để tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân, theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, đó là phải đẩy mạnh việc chuyển sang chính phủ điện tử và thực hiện công khai, minh bạch.“Luật doanh nghiệp năm 1999 đã thực hiện sự thay đổi quan trọng đó và bây giờ cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa. Tôi nghĩ rằng để làm việc đó thì phải chuyển mạnh sang kinh tế, chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch và tinh giản tối đa các giấy phép, các thủ tục hành chính, công khai trên mạng cho mọi người biết là việc này là do ai xử lý và xử lý đến bao giờ.Cũng về công khai minh bạch, nếu nhìn vào niên giám thống kê của Việt Nam thì phần lớn chỉ có thu, chi, tức là không nói rõ chi cho những gì, thu thì từ đâu. Trong khi đó, nếu đọc niên giám thống kê của Thụy Điển thì họ nói rất rõ, tức là nhà vua chi như thế nào, có đi chuyên cơ hay là đi máy bay thương mại. Thậm chí bữa cơm mà nhà vua tiếp khách nước ngoài thì gồm có 3 món nào, đãi rượu vang gì.Trên cơ sở đó, tôi hy vọng là môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mạnh hơn. Hiện nay thì trước hết là con số giấy phép con hiện nay đã tăng rất nhiều.Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp thì con số giấy phép con đã vượt hơn 5.000.Rất cần lập lại một lần nữa bài học của thủ tướng Phan Văn Khải, người đã ký và bãi bỏ 258 giấy phép vào năm 2001. Tôi nghĩ là bây giờ bên cạnh việc vận dụng chính phủ điện tử và công khai minh bạch, việc giảm bớt các thủ tục hành chính, các giấy tờ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.Việt Nam đã có những tiến bộ như ta đã thấy, tức là có những hãng hàng không tư nhân như Vietjet, có quy mô và hoạt động về mặt trình độ chuyên môn có thể cạnh tranh được với. Với tầm nhìn như vậy, tôi nghĩ là nên mở rộng hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào chính phủ điện tử, vào công nghệ thông tin.”Bên cạnh đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh còn lưu ý về chính sách thu hút nhân tài để đóng góp cho việc phát triển nền kinh tế tư nhân ở Việt Nam: “Còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần cải cách và phát triển lên. Một là chiến lược về nhân lực và chính sách đối với nhân tài, làm sao cho các nhân tài từ nước ngoài về được sử dụng ở Việt Nam sẽ được đối xử một cách tương xứng. Tôi không muốn nói là thu nhập của họ phải bằng như ở Pháp hay ở Mỹ, nhưng cũng phải là thu nhập cao đáng kể so với thu nhập bình thường ở Việt Nam, để họ có thể sống một cách thoải mái."Trong bài viết nói trên, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm cũng đã đề ra một số giải pháp để « tạo ra một động lực đột phá » cho các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có việc tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, thứ hai, bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, ưu tiên xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, , tạo cơ hội cho khu vực tư nhân tiếp cận hiệu quả, công bằng các nguồn vốn, đất đai, nhân lực, công nghệ.
Happy Now | Hạnh Phúc Nào, chuyên mục mới trên Cấy Nền Radio ghi lại những cuộc trò chuyện về "Hạnh phúc" với ý niệm "Hạnh phúc ngay ở đây, ngay lúc này".Khách mời đầu tiên của #HappyNow số 01 là GS. Phan Văn Trường - Sáng lập hệ sinh thái Cấy Nền, Cố vấn Chính phủ Pháp về Thương Mại Quốc Tế. Thầy từng được Tổng thống Pháp trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d'Honneur) năm 2007, và Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" năm 2010 tại Việt Nam. Trong số radio này, chúng ta hãy cùng trò chuyện cùng GS. Phan Văn Trường để khám phá: + Vì sao có rất nhiều người lương cao, bằng cấp, chức vị mà chưa chắc họ đã hạnh phúc ?+ Làm thế nào để bớt loay hoay và tập trung vào việc chính để chấm dứt chuỗi ngày không hạnh phúc của mình ? + Hạnh phúc là gì khi nhìn lại từng chặng đường sự nghiệp và độ tuổi của Thầy? Và câu hỏi xuyên suốt mà chúng tôi sẽ hỏi thường trực "Hạnh phúc thực sự sẽ tìm thấy ở đâu? Xa tận đâu đâu hay ngay ở gần ta và ngay lúc này?" Cùng lắng nghe Happy Now số 01 với sự dẫn dắt của host Lương Tiến Hiệp. Chuyên mục được mở ra bởi Sáng lập Cấy Nền Radio - Chị. Đặng Hằng, từ cố vấn nội dung tới sản xuất thực hiện. Cùng sự hỗ trợ của các thành viên trong hệ sinh thái - Anh. Việt Hải, Anh. Kiều Hải, Anh. Quang Nguyễn. ------------------------------------Nếu bạn yêu mến và thấy những nội dung này hữu ích, mời bạn hãy đăng ký và lan toả Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadioツ Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadioツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ © Bản quyền Video thuộc về CẤY NỀN RADIO | Không re-up dưới mọi hình thức. Mọi vấn đề về bản quyền xin liên hệ: radiocaynen@gmail.com#caynenradio #Happynow01 #hanhphucnao #GSPhanVanTruong #podcast
Trong tập podcast này, GS. Phan Văn Trường sẽ chia sẻ góc nhìn sâu sắc về việc tạo dựng những kết nối thực sự giá trị giúp bạn phát triển bền vững trong sự nghiệp và cuộc sống. Cùng khám phá ngay trên Cấy Nền Radio Spotify.---------------------------------------ツ Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadioツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ #caynenradio #caynen #GSPhanVanTruong
Nhiều người cho rằng Chiến lược là thứ xa vời, chỉ dành cho những nhà lãnh đạo cấp cao. Nhưng thực tế, tư duy chiến lược lại quan trọng với mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ kinh doanh, học tập đến quản lý cá nhân. Vậy có nhất thiết phải học bài bản về chiến lược? Hãy cùng lắng nghe góc nhìn của GS. Phan Văn Trường trong tập podcast này!ツBạn có thể xem phiên bản video của podcast trên: https://www.youtube.com/c/CayNenRadioNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ: radiocaynen@gmail.com
VOV1 - Chiều 27 tháng 2, Tổng cục Chính trị QĐNDVN và HĐ Lý luận TW phối hợp tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp nghiên cứu lý luận - thực tiễn về quốc phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc năm 2024. Đại tướng Phan Văn Giang, UV BCT, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo hội nghị.
- Tối 9/1, tại xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” năm 2025. Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại chương trình. Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và tỉnh Lai Châu. Chủ đề : chủ tịch nước, lương cường
- Sáng 15-12, tại TP. Pleiku, Gia Lai, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 34 đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 34. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng đại diện Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, và lãnh đạo địa phương. Chủ đề : Quân đoàn 34, Bộ Quốc phòng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Chiều nay, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã chủ trì lễ trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với đồng chí Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Cùng dự buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Chủ đề : chủ tịch nước, lương cường --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Chiều 5/12, Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Quốc phòng làm việc với TPHCM về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024). Chủ trì buổi làm việc có các Ủy viên Bộ Chính trị: ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM. Chủ đề : Lễ kỷ niệm 50, giải phóng miền Nam --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- "80 năm thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân là một ngày hội thực sự, thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết, nhất trí, trên dưới đồng lòng, anh em hòa mục để chúng ta thực hiện nhiệm vụ". Đó là chỉ đạo của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại buổi kiểm tra, tổng duyệt chương trình khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra sáng nay, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động quan trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. PV Nguyên Nhung thông tin --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Chiều nay (24/11), tại Phnom Penh, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới chào xã giao Thủ tướng Campuchia Hun Manet nhân dịp dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự cuộc gặp giữa 3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia và chứng kiến diễn tập cứu hộ-cứu nạn chung giữa quân đội 3 nước. Chủ đề : việt nam, campuchia --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Sáng nay (24/11), tại thủ đô Phnôm Pênh (Phnom Penh) đã diễn ra lễ ký Nghị định thư hợp tác quốc phòng giai đoạn 2025-2029 và Kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa hai Bộ Quốc phòng Việt Nam và Campuchia. Sự kiện diễn ra nhân chuyến thăm chính thức Campuchia của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và dự Cuộc họp 3 Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia. Chủ đề : Việt Nam – Campuchia, hợp tác quốc phòng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tại thủ đô Viên-chăn (Vientiane), Lào, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gặp song phương và tiếp xúc bên lề hội nghị với trưởng đoàn một số nước. Chủ đề : Việt Nam, Quốc phòng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Sáng nay (21/11) tại Viên Chăng (Vientiane, Lào), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào. Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng, đại diện Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 nước đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự hội nghị. Chủ đề : ADMM+, ASEAN --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 18 và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tại thủ đô Viên-chăn (Vientiane), Lào, chiều nay (19/11) Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đến chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith; Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone và hội kiến với Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lào. Chủ đề : Việt Nam, Lào --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Thầy Lê Hồng Thái - hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ mong nhận được sách vở, sữa và đồ dùng để tặng cho học sinh thay vì hoa tươi, quà từ mạnh thường quân nhân dịp 20-11.
- Hôm nay 29/9, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2024. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo diễn tập, dự và chỉ đạo buổi khai mạc. Chủ đề : phòng thủ, thành phố Hà Nội --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Hơn 1.200 tỷ đồng đổ vào tài khoản của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc để cứu trợ bão lũ; trên 1.000 tỉ được cho là đã được phân bổ trong khi cơ quan này tiếp tục công bố thêm hàng ngàn trang sao kê, theo truyền thông trong nước. Xem chi tiết: https://bit.ly/voatvfb4 Tin tức đáng chú ý khác: Hơn 350 người chết, mất tích vì bão Yagi ở Việt Nam. Freedom House kêu gọi Việt Nam phóng thích Phan Vân Bách. Cảnh sát Biển Việt Nam diễn tập bắn đạn thật trực tiếp vào ‘tàu lạ'. Thương vong ở Myanmar đẩy số người chết vì bão Yagi ở Đông Nam Á lên hơn 500. Cảnh báo các trận lũ lụt ‘lịch sử' ở Trung Âu sẽ sớm trở nên ‘thường xuyên'. Kyiv: Nghi phạm mưu sát ông Trump không có liên hệ gì với chính phủ Ukraine. Các hãng tin Nga bị cấm xuất hiện trên Facebook, Instagram. Zimbabwe sẽ giết thịt 200 con voi để giải quyết nạn đói do hạn hán.
Tổ chức Freedom House hôm 16/9 bày tỏ quan ngại về bản án 5 năm tù đối với nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo độc lập Phan Vân Bách.
Mỹ sẽ tặng Việt Nam tàu tuần duyên thứ ba từ nay đến cuối năm 2024. Washington được cho là đang đàm phán bán máy bay vận tải C-130J cho Hà Nội. Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Năm thăm Mỹ đúng kỉ niệm một năm hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao nhất - Đối tác chiến lược toàn diện. “Sự gia tăng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong suốt năm qua” đã được bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin nhấn mạnh khi tiếp đồng nhiệm Phan Văn Giang ngày 09/09. Tất cả những sự kiện này đánh dấu “giai đoạn mới trong hợp tác hữu nghị” giữa hai nước, cho đến nay “vẫn suôn sẻ và đi theo hướng mà cả hai nước đều mong muốn”. Để hiểu hơn về những chuyển biến mới trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt là mức độ tin cậy nhau, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc.RFI : Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ. Có thể hiểu đây là một dấu hiệu mới cho việc thắt chặt quan hệ quốc phòng và an ninh song phương ? Nguyễn Thế Phương : Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang thăm Mỹ đợt này hơi đặc biệt tại vì chuyến thăm này khá dài, tầm 4-5 ngày, cho nên lịch trình sẽ dầy và tập trung nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chưa rõ cụ thể chương trình nghị sự của bộ trưởng Giang nhưng chuyến thăm này đánh dấu bước đi tiếp theo cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bởi vì tháng 9 này kỉ niệm đúng một năm hai nước nâng cấp quan hệ. Đọc thêm : Nâng quan hệ Mỹ-Việt lên Đối tác chiến lược: Lợi ích và trở ngạiỞ đây cần nhấn mạnh đến một số điểm. Thứ nhất, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ ở thời điểm hiện tại thường vẫn được nhấn mạnh đến quan hệ kinh tế và thương mại, còn quan hệ an ninh và quốc phòng thường được đặt bên dưới. Chuyến thăm Mỹ lần này của bộ trưởng Giang phần nào đó sẽ giúp cho Việt Nam hiểu được Mỹ sẽ muốn gì trong mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai bên trong tương lai. Và cũng để cho phía Mỹ hiểu rõ hơn là Việt Nam thực sự muốn gì ở Mỹ, đặc biệt trong vấn đề giúp Việt Nam cải thiện một số năng lực, nhất là năng lực hàng hải, hoặc những chuyển động quốc phòng sâu sắc hơn trong tương lai cho xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây là điểm mấu chốt trong chuyến thăm của bộ trưởng Giang.Ngoài ra, có thể đây là chuyến thăm mở đường cho chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm sắp tới. Đây cũng là chuyến thăm để Việt Nam dò chính sách của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chỉ còn hai tháng nữa là bầu cử tổng thống.RFI : Năm 2023 từng có thông tin Việt Nam và Mỹ bàn khả năng mua sắm chiến đấu cơ F-16 nhưng đàm phán bị dừng lại. Hiện tại có thông tin Mỹ đang thảo luận với Việt Nam về việc bán máy bay vận tải quân sự Lockheed Martin C-130J Hercules cho Hà Nội. Tại sao lại có sự thay đổi này ? Liệu việc mua máy bay, dù là máy bay vận tải, sẽ là một bước ngoặt cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ?Nguyễn Thế Phương : Thông tin Việt Nam đàm phán với Mỹ về việc mua các loại vũ khí, khí tài của Mỹ, đặc biệt là F-16, đã xuất hiện từ cách đây 2, 3 năm chứ không phải là một vấn đề mới. Nhìn chung, nếu như Việt Nam mua vũ khí, khí tài của Mỹ thì đây cũng sẽ là một bước ngoặt. Đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên được nâng lên một tầm mức mới, bởi vì để Việt Nam mua vũ khí của Mỹ thì mức độ lòng tin chiến lược trong an ninh quốc phòng giữa hai bên, đặc biệt là từ phía Việt Nam đối với Mỹ, đã được nâng lên một tầm mức nào đó rồi.Việt Nam cũng đã chuẩn bị từ trước cho những quyết định mua sắm đó. Thứ nhất, Việt Nam gửi một số sĩ quan không quân, những đội hậu cần qua Mỹ để huấn luyện và học tập từ cách đây 2, 3 năm. Thứ hai, Việt Nam vừa mới khai trương một sân bay ở Phan Thiết. Người ta cho rằng sân bay này được dành cho việc triển khai một số loại máy bay huấn luyện sẽ mua của Mỹ trong tương lai. Có thể thấy Việt Nam đã chuẩn bị hết về nhân lực, cơ sở hạ tầng cho vấn đề mua sắm trang thiết bị vũ khí mà ở đây là các loại máy bay Mỹ. Đọc thêm : Hoa Kỳ và Việt Nam thảo luận về việc mua bán máy bay vận tải quân sự C-130Thông tin Việt Nam mua máy bay F-16 của Mỹ bị dừng lại cũng không phải là điều quá bất ngờ: Thứ nhất, F-16 là một loại vũ khí mang tính tấn công mà ở thời điểm hiện tại, nếu Việt Nam mua của Mỹ thì sẽ rất nhạy cảm, đặc biệt là đặt trong mối quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác, mang tính kỹ thuật. Liệu hai bên có sẽ trao đổi vấn đề mang tính kỹ thuật về vũ khí, về bảo dưỡng, bảo trì không ? Đây cũng là điểm “nhạy cảm”. Việc Mỹ có cho phép mua vũ khí đi kèm hay không cũng là một chuyện cần bàn thảo sâu hơn trong tương lai. Hiện tại, những vấn đề đó dường như vẫn là những khúc mắc mà hai bên chưa giải quyết được.Trong khi đó C-130 chỉ là một loại máy bay vận tải phi tác chiến. Cho nên việc Việt Nam có khả năng mua C-130 cũng có thể được giải thích theo hướng là sẽ giúp Việt Nam cải thiện năng lực phòng thủ, năng lực không vận, vốn là năng lực mà Việt Nam vẫn còn yếu. C-130 mang tính phòng thủ, không mang tính tấn công, bớt tính nhạy cảm và một phần nào đó cũng giúp cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh thâm hụt thương mại hiện nay nghiêng về Việt Nam quá lớn. Cho nên, mua sắm thêm vũ khí cũng là cách để Việt Nam gửi thông điệp rằng “chúng tôi muốn mở rộng hơn nữa hợp tác, đặc biệt là về thương mại”. Và trao đổi thương mại quốc phòng là một điểm mà Việt Nam đã và đang cân nhắc.RFI : Việc Nga, nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, bị cấm vận và phải dồn toàn bộ nguồn lực quốc phòng cho chiến tranh ở Ukraina buộc Hà Nội phải tăng tốc đa dạng hóa nguồn cung, trong số này có vũ khí hệ phương Tây. Tuy nhiên, những nước này có cơ chế kiểm soát chặt chẽ vũ khí được bán. Vấn đề này sẽ tác động đến quá trình hợp tác với Việt Nam như thế nào ? Yếu tố “hoa hồng”, vẫn được các chuyên gia, nhà quan sát về quân sự Việt Nam nêu lên, có phải là một trở ngại khác ? Nguyễn Thế Phương : Có hai yếu tố gây trở ngại chính. Thứ nhất là yếu tố mang tính hệ thống vì toàn bộ chu trình ra quyết định mua vũ khí nào và quy trình huấn luyện, bảo dưỡng bảo trì thì từ trước đến này, hệ thống, cấu trúc của Việt Nam luôn hướng về phía Nga. Cho nên hiện giờ, muốn đổi sang một hệ phương Tây khác thì toàn bộ quy trình đó phải được điều chỉnh và thay đổi. Và quá trình này tốn rất nhiều thời gian.Thứ hai là vấn đề mang tính chính trị bởi vì tư duy quốc phòng, an ninh của Việt Nam hiện tại vẫn có một yếu tố nghi ngại phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, cũng như các đồng minh của Mỹ. Đây là điểm có khả năng làm chậm lại quá trình tương tác giữa Việt Nam và các quốc gia phương Tây, đặc biệt là liên quan đến mua sắm vũ khí quốc phòng. Đọc thêm : Nga hụt hơi xích gần với Trung Quốc buộc Việt Nam cân nhắc nâng cấp quan hệ với Mỹ ?Điểm thứ ba, rất cốt lõi, liên quan đến tài chính. Nguồn lực của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tài chính trong quá trình hiện đại hóa, rõ ràng là không lớn cho nên cũng phải “liệu cơm gắp mắm”. Tất cả những yếu tố đó, khi Việt Nam muốn xác định mua sắm, đều phải đặt lên bàn cân để xem mua của ai, được lợi gì và bất lợi gì, đặc biệt là với Mỹ. Như chị đề cập tới quy trình và đặc trưng của quy trình mua sắm vũ khí, khí tài, thì “văn hóa” giữa hai bên Mỹ-Việt Nam và Việt Nam với phương Tây là khác nhau. Thực ra, sự khác nhau này là có thể điều chỉnh được.Nhưng như tôi đã đề cập, quá trình điều chỉnh văn hóa mua sắm và chính sách như này cần phải có nhiều thời gian và dựa trên niềm tin chính trị giữa hai bên, nhu cầu của Việt Nam và chính sách, cũng như chiến lược quốc phòng của Việt Nam hiện tại, chứ không hẳn là vũ khí phương Tây là tốt và cũng không hẳn là ở thời điểm hiện tại, Nga đang gặp khó khăn và Việt Nam không mua của Nga.RFI : Phát biểu tại một sự kiện của Canergie, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từ năm 2014-2017 cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam “thực tế”, “có rất nhiều điều có thể thực hiện một cách thực dụng giúp tăng cường quan hệ đối tác” Việt-Mỹ, kể cả trong lĩnh vực an ninh, dù không cần liên minh hay căn cứ. Hai nước sẽ tính đến những hướng phát triển nào ? Liệu Washington cần tiếp tục kiên trì vì Hà Nội cần thời gian nếu nhìn vào sự cân bằng với Trung Quốc ?Nguyễn Thế Phương : Trong chính sách đối ngoại và chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam dù sao cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng trong tầm nhìn của Mỹ ở khu vực. Cho nên Mỹ sẽ cần phải có một mức độ kiên trì nhất định khi tương tác với các lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là các lãnh đạo bên quân đội. Đọc thêm : Thêm Việt Nam, Mỹ mở rộng mạng lưới đối trọng với Trung Quốc ở Biển ĐôngĐối với Việt Nam, niềm tin chiến lược hiện tại giữa hai bên đã được cải thiện, nhưng không đi quá nhanh. Nhìn vào Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam, vấn đề mang tính diễn biến hòa bình, những vấn đề mang tính lật đổ hoặc đảm bảo nguyên chế độ vẫn là vấn đề an ninh hàng đầu. Khi nói đến những vấn đề đó, phương Tây và Mỹ là những “đối tượng rất lớn”, theo đúng cách dùng của ngôn ngữ chiến lược Việt Nam. Cho nên, để có mối quan hệ song phương bền vững và lâu dài với Việt Nam, Mỹ cần có sự kiên trì nhất định khi làm việc với Việt Nam, đặc biệt là trong những vấn đề mang tính nhạy cảm như an ninh và quốc phòng.Ngoài ra, theo lời đại sứ Ted Osius, về vấn đề liên quan đến “thực tế”, các nhà lãnh đạo Việt Nam ở thời điểm hiện tại đã “thực tế” và “thực dụng” hơn rất nhiều so với các đây 20-30 năm, đặc biệt là trong giai đoạn trước và sau khi Liên Xô sụp đổ. Đó là giai đoạn vẫn còn nghi kị rất nhiều. Hiện tại, do sự chuyển dịch tư duy về chiến lược đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu, để phát triển kinh tế, các nhà lãnh đạo phải “thực dụng” hơn nhưng không có nghĩa là họ không nghi ngờ, không phòng thủ trước những mối quan hệ với Mỹ và phương Tây. Phòng thủ ở đây không chỉ về mặt khác biệt và quan điểm chính trị, mà còn là sự đề phòng trong mối cân bằng ngoại giao với Trung Quốc. Đó là sự cân bằng giữa các nước lớn. Đọc thêm : Việt - Mỹ thắt chặt quan hệ, không để Trung Quốc "lộng hành" ở Biển ĐôngCho nên, nói theo đại sứ Ted Osius cũng đúng, nhưng phải đặt trong toàn bộ bối cảnh tư duy chiến lược của Việt Nam hiện tại : Có sự cân bằng giữa các nước láng giềng, có yếu tố về mặt chính trị, một chút ý thức hệ và cũng có yếu tố thực dụng trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ thì sẽ mở rộng hơn nữa khả năng của Việt Nam về mặt thương mại, tài chính và công nghệ. Đó là những lĩnh vực Việt Nam đang muốn đầu tư cho việc duy trì khả năng phát triển kinh tế trong tương lai.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thế Phương, Đại học New South Wales, tại Canberra, Úc.
- Lễ đón chính thức Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ đã diễn ra ngày 09/09 tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở thủ đô Washington. Sau lễ đón, Đại tướng Phan Văn Giang đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin. Chủ đề : bộ trưởng, phan văn giang --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã chỉnh sửa một bài đăng trên mạng xã hội trong đó tuyên bố Việt Nam ủng hộ phán quyết trọng tài của nước này ở Biển Đông ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang thăm Manila.
Truyền thông Philippines cho biết Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. hôm 30/8 nói rằng quan hệ giữa Philippines và Việt Nam sẽ sâu sắc hơn nữa sau những phát triển “đáng kể” trong hợp tác giữa hai nước khi tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tại Manila.
Nghe trọn sách nói Cơn Lốc Quản Trị trên ứng dụng Fonos: https://fonos.link/podcast-tvsn --Về Fonos:Fonos là Ứng dụng âm thanh số - Với hơn 13.000 nội dung gồm Sách nói có bản quyền, PodCourse, Podcast, Ebook, Tóm tắt sách, Thiền định, Truyện ngủ, Nhạc chủ đề, Truyện thiếu nhi. Bạn có thể nghe miễn phí chương 1 của tất cả sách nói trên Fonos. Tải app để trải nghiệm ngay!--Doanh nghiệp nào cũng có lúc gặp phải những vấn đề không nhất thiết mang tính kỹ thuật, như sự thiếu vắng động lực, hoặc tinh thần tương tác và làm việc nhóm thấp, thậm chí là mâu thuẫn giữa các thành viên, trong đó có cả các lãnh đạo cấp trung và cấp cao. Chẳng công cụ quản lý nào cho phép giải quyết được những vấn đề bắt nguồn từ sự ganh tị, đố kị, thiên vị, hoặc tệ hơn nữa là nạn bè đảng hay tham nhũng nội bộ.Các mô hình quản lý chỉ mang lý luận kỹ thuật cục bộ hạn hẹp và những giải pháp cấu trúc có sẵn cho doanh nghiệp. Chỉ văn hóa mới có khả năng vào sâu một cách uyển chuyển các vấn đề trong mối quan hệ giữa người với người. Và đây chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải.Trong tác phẩm mới nhất về văn hóa doanh nghiệp, tác giả Phan Văn Trường phát triển và đi sâu hơn nữa về chủ đề khá trừu tượng này. Vẫn giữ nguyên phong cách tiếp cận dựa trên những câu chuyện từ thực tế trải nghiệm của mình, ông dẫn dắt độc giả trên con đường tìm hiểu vai trò của văn hóa doanh nghiệp, đồng thời đi sâu giải thích ba phong cách văn hóa mà chính ông đã tiên phong áp dụng cho những doanh nghiệp mình từng tham gia quản trị.--Tìm hiểu thêm về Fonos: https://fonos.vn/Theo dõi Facebook Fonos: https://www.facebook.com/fonosvietnam/
- Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru đang thăm chính thức Việt Nam- 5 khối ngành Kinh doanh và quản lý, Kỹ thuật và công nghệ, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Nhân văn và khối ngành Sức khoẻ ghi nhận số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học cao nhất năm 2024- VKSND TP.HCM luận tội và đề nghị mức án đối với 254 bị cáo trong vụ án Đăng kiểm- Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc gia Ả Rập nỗ lực tìm cách tháo ngòi nổ xung đột bùng phát ở Trung Đông, khi Iran vẫn tuyên bố cứng rắn sẽ “trừng phạt” Israel- Bộ Ngoại giao Việt Nam cảnh báo người dân không nên đến Lebanon, Iran và Israel trong thời điểm này- Trước áp lực già hóa dân số, Hàn Quốc triển khai thí điểm dự án cung cấp người nước ngoài giúp việc gia đình Chủ đề : luận tội, vụ án, đăng kiểm --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support
- Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại quốc phòng năm 2024, sáng nay 06/8, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ngài Kihara Minoru. Chủ đề : đại tướng, phan văn giang, bộ trưởng, quốc phòng, nhật bản --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Nghe trọn sách nói Không Có Đỉnh Quá Cao - Từ Làng Quê Bước Ra Chinh Phục Thế Giới trên ứng dụng Fonos: https://fonos.link/podcast-tvsn --Về Fonos:Fonos là Ứng dụng âm thanh số - Với hơn 13.000 nội dung gồm Sách nói có bản quyền, PodCourse, Podcast, Ebook, Tóm tắt sách, Thiền định, Truyện ngủ, Nhạc chủ đề, Truyện thiếu nhi. Bạn có thể nghe miễn phí chương 1 của tất cả sách nói trên Fonos. Tải app để trải nghiệm ngay!--Không Có Đỉnh Quá Cao là câu chuyện đi tìm thành công và hạnh phúc của 24 bạn trẻ, và những chia sẻ quý giá của Giáo sư Phan Văn Trường được đúc kết từ chính sự nghiệp lớn lao của ông.“Sách này sẽ mang tới cho các bạn những bằng chứng thuyết phục về việc không có đỉnh nào là quá cao, nếu chúng ta thực sự cố gắng. Đó chính là câu chuyện thực của hơn hai mươi bạn trẻ đã từ những vùng sâu vùng xa đi ra thế giới. Họ đã từng đi 'chân đất' khi còn nhỏ, họ đã từng lội sông để đến trường, có người đã phải tha phương cầu thực nơi đất khách. Cuối cùng, họ đã sớm tìm ra hạnh phúc, tìm ra thành công và quan trọng hơn, tìm ra chính mình. Các bạn trẻ hãy tự tin khi thấy mình khác mọi người, mọi người khác mình, vì chính sự khác biệt mới tạo nên giá trị thực.Hãy cứ chăm chỉ, đạo đức và tươi tắn thì vận may chẳng bao giờ vắng!Hãy tự tin mà tiến bước, vì chính sự tự tin cùng với nội lực và trí tuệ sẽ cho mình sức mạnh mà không chướng ngại nào có thể cản.”--Tìm hiểu thêm về Fonos: https://fonos.vn/Theo dõi Facebook Fonos: https://www.facebook.com/fonosvietnam/
Tập 181 Have A Sip vinh dự chào đón GS Phan Văn Trường, một nhà khoa học và giáo sư nổi tiếng của Việt Nam với nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa học và giáo dục, tham gia chia sẻ với rất nhiều góc nhìn từ người đi trước cùng thông điệp ý nghĩa về sự phát triển bản thân cho người trẻ dưới góc nhìn của giáo dục và kinh tế.Trong tập này, GS Phan Văn Trường nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cân bằng giữa tinh thần thư giãn và nỗ lực cao độ. Ông khuyến khích mọi người nỗ lực mỗi ngày để trở nên tốt hơn, từ đó dẫn đầu và mang lại giá trị bền vững. Ông nhấn mạnh rằng việc tạo giá trị cho người khác cũng là cách để mỗi người tự hoàn thiện và phát triển, đồng thời là nền tảng cho thành công bền vững.Giáo sư cũng chia sẻ về triết lý sống và làm việc, khuyến khích mọi người áp dụng nó vào công việc và cuộc sống hàng ngày. Ông tin rằng thành công không chỉ đến từ nỗ lực cá nhân mà còn từ sự cống hiến và mang lại giá trị cho xã hội. Việc duy trì sự học hỏi, phát triển lòng tự tin và tự trọng, và đặt mục tiêu cao là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đạt được thành công bền vững và ý nghĩa.Theo dõi tập này để cùng lắng nghe những chia sẻ sâu sắc và hữu ích từ GS Phan Văn Trường, giúp bạn có thêm góc nhìn và động lực để phát triển bản thân và cống hiến cho xã hội.---Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera---Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com---Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho Have A Sip tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera
Lần đầu tiên, sau 70 năm, Pháp được mời tham dự lễ kỉ niệm trận Điên Biên Phủ. Chuyến thăm Việt Nam của bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Sébastien Lecornu và quốc vụ khanh phụ trách Cựu chiến binh và Ký ức Patricia Mirallès mang nhiều ý nghĩa, trong đó có một điểm quan trọng là hai nước « khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp ». Trong bài viết trên trang web ngày 06/05/2024, bộ Quân Lực Pháp nhấn mạnh : « Chuyến thăm còn là cơ hội tăng cường mối quan hệ về mặt quốc phòng và thể hiện mong muốn chung của hai nước góp phần bảo đảm ổn định cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á. Nhìn vào những thách thức an ninh hiện nay trong vùng, Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược (…) ».Chuyến công du của bộ trưởng Quân Lực Pháp và dự sự kiện 70 năm Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ song phương ? Hai nước sẽ thúc đẩy tiềm năng hợp tác quốc phòng như thế nào trong tương lai ? RFI Tiếng Việt phỏng vấn nhà nghiên cứu địa chính trị Laurent Gédéon tại Viện Đông Á (Institut d'Asie orientale), Trường Sư phạm Lyon (ENS Lyon), giảng viên Đại học Công giáo Lyon (Université catholique de Lyon).RFI : Trước khi tham dự lễ kỉ niệm trận Điện Biên Phủ, bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu viết trên mạng X ngày 06/05 : « Hai đất nước chúng ta đã xây dựng một mối quan hệ cho phép chúng ta thanh thản nhìn lại lịch sử chung và sáng suốt xem xét những sự hợp tác trong tương lai trong lộ trình được tổng thống Cộng hòa Pháp và tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra ». Phát biểu này có thể được hiểu như nào ? Laurent Gédéon : Trước tiên, tôi muốn nhấn mạnh chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh có rất nhiều hoạt động ngoại giao trong thời gian này, với chuyến công du Pháp của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 05-07/05, sau đó ông đến Serbia và Hungary. Trước đó, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Bắc Kinh từ ngày 24-26/04. Và nhất là khả năng tổng thống Nga Vladimir Putin công du Trung Quốc trong tháng 5.Chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn Pháp cũng mang ý nghĩa đặc biệt vì do bộ trưởng Quân Lực dẫn đầu. Hai bên chủ ý nhấn mạnh đến tính chất quân sự vì sự kiện được chọn để tổ chức chuyến công du là lễ kỷ niệm 70 năm trận Điện Biên Phủ. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rằng trong buổi làm việc hôm 06/05 với bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang, ông Sébastien Lecornu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác song phương nhằm chia sẻ những ký ức lịch sử và giải quyết hậu quả của cuộc chiến giữa hai nước. Đọc thêm : Pháp-Việt hàn gắn vết thương chiến tranh ở Điện Biên PhủTuy nhiên, chúng ta có thể thắc mắc là xây dựng một mối quan hệ chiến lược chân thành, bền vững và chất lượng liệu có xác đáng hay không khi xuất phát điểm là sự kiện được coi thắng lợi vang dội của một bên và là thất bại nặng nề cho bên kia. Trận Điện Biên Phủ vẫn chất chứa đầy cảm xúc cả với Pháp lẫn Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhìn lại mối quan hệ Pháp-Việt, vốn lâu dài vì đã kéo dài trong gần một thế kỷ, thì thấy không thiếu những yếu tố chung. Cho nên cần quan tâm xem xét mối quan hệ này để xác định các điểm kết nối, ngoài mỗi khía cạnh xung đột. Nhưng đây có thể là nền tảng vững chắc, để dựa vào đó phát triển những mối quan hệ đặc biệt, thậm chí là rất riêng giữa hai nước. Sự xích lại gần nhau hơn, được hình thành từ đó, sẽ sâu sắc hơn và ít trồi sụt hơn như hiện nay - yếu tố khiến mối quan hệ yếu đuối và dễ bị tác động hơn trước những biến đổi ngoại giao và địa-chính trị.Trở lại tuyên bố của bộ trưởng Sébastien Lecornu, cho dù mô hình xích lại gần nhau nào đang diễn ra thì phát biểu của ông cũng thể hiện nguyện vọng của chính quyền Paris đưa Việt Nam vào tầm nhìn Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp.RFI : Bộ trưởng Quân Lực Pháp đã hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam. Ông cho rằng hai bên nên tích cực đối thoại, sớm thống nhất thỏa thuận về Chương trình Hợp tác quốc phòng Pháp-Việt giai đoạn 2025-2028. Vậy những điểm chính của chương trình hợp tác này có thể là gì ? Laurent Gédéon : Trước tiên cần phác lại một chút lịch sử mối quan hệ quốc phòng giữa Pháp và Việt Nam, được thiết lập từ năm 1991. Đến năm 2009, hai nước ký một hiệp định hợp tác về quốc phòng trên nhiều lĩnh vực, như gìn giữ hòa bình và quân y. Năm 2013, Paris và Hà Nội đã thiết lập quan hệ « Đối tác chiến lược ». Đến năm 2018 là « Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Hợp tác Quốc phòng 2018-2028 » và « Đối thoại Chiến lược và Hợp tác quốc phòng » được tổ chức trong khuổn khổ này. Mục đích của sáng kiến này là xây dựng một mối quan hệ vững chắc, có khả năng đáp trả những thách thức hiện tại, trong đó có an ninh hàng hải và chống khủng bố.Tuyên bố Tầm nhìn chung năm 2018 đã tạo xung lực cho hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực, kể cả về trao đổi các đoàn, các cơ chế đối thoại, tham vấn, huấn luyện, công nghiệp quốc phòng, quân y, chia sẻ ký ức lịch sử, bảo tồn di tích chiến tranh, các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng như là tham vấn và hỗ trợ nhau trong các diễn đàn và cơ chế đa phương. Đọc thêm :Việt Nam : Đối tác mới cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp ?Chúng ta thấy là vào tháng 12/2023, sau Đối thoại Chiến lược và Hợp tác Quốc phòng lần thứ ba, được tổ chức ở Paris, hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác quân đội thông qua việc gia tăng các cuộc trao đổi, hợp tác và huấn luyện cũng như nhấn mạnh đến an ninh hàng hải và chống khủng bố.Tiếp nối những thỏa thuận đó, bộ trưởng Sébastien Lecornu thông báo hôm 06/05 rằng ông đã ký với tướng Phan Văn Giang một « thỏa thuận khung » về những hợp tác trong tương lai liên quan đến « ký ức, để tạo thuận lợi cho việc truy cập tài liệu lưu trữ và trao trả thi hài quân nhân », « quân y, trong đó có nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới », « các chương trương trình huấn luyện để tạo mối liên hệ cá nhân giữa quân đội hai nước », « các chuyến thăm viếng cập cảng để cùng đóng góp cho tự do lưu thông hàng hải », « duy trì hòa bình » và « trang thiết bị quốc phòng ». Hai bộ trưởng cũng xác nhận tiếp tục các cuộc trao đổi Pháp-Việt để sớm đi đến thống nhất về chương trình Hợp tác Quốc phòng song phương cho giai đoạn 2025-2028.Trong những năm tới, chắc chắn là Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung ưu tiên vào Biển Đông. Điểm này đã được nói rõ trong cuộc gặp giữa hai bộ trưởng. Khi nhắc đến vấn đề hàng hải, hai bộ trưởng nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của hòa bình, an ninh, ổn định, tự do lưu thông trên biển và trên không, giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982, triển khai đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiếp tục đàm phán một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất ».Theo tôi, trong bối cảnh này, hợp tác quốc phòng gia tăng giữa Việt Nam và Pháp có thể gồm những điểm : huấn luyện, cung cấp vật tư, vũ khí, đón tiếp tàu chiến Pháp (như tàu tuần dương Vendémiaire đến cảng Tiên Sa ngày 11/04/2024) cũng như tổ chức các cuộc tập trận chung.RFI : Ông Sébastien Lecornu cho biết là Pháp sẽ tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ 2 vào cuối năm 2024, đồng thời Pháp sẵn sàng giúp quân đội Việt Nam để được hiệu quả hơn thông qua huấn luyện và không loại trừ khả năng cung cấp trang thiết bị trong tương lai. Qua phát biểu của bộ trưởng Lecornu, liệu Pháp có muốn trở thành nhà cung cấp vũ khí cho Việt Nam không ? Và liệu có những hạn chế nào không ?Laurent Gédéon : Trước hết phải nói rằng doanh số Pháp bán vũ khí cho Việt Nam hiện không đáng kể mặc dù Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới. Việc thị trường Việt Nam chiếm vị trí thấp phù hợp với thực tế Việt Nam vẫn là đối tác thương mại tương đối thứ cấp của Pháp, đứng thứ 46 trong số khách hàng (chỉ chiếm 0,3% lượng hàng xuất khẩu của Pháp) và đứng vị trí thứ 21 về nhà cung cấp (chiếm 0,9% hàng nhập khẩu Pháp). Ngoài ra, Việt Nam vẫn giữ mối liên hệ lịch sử với Nga, nhất là về mặt quân sự vì quân đội Việt Nam sử dụng chủ yếu vũ khí của Nga, chiếm gần 70% kho vũ khí.Đối với Pháp, việc tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế do Việt Nam tổ chức có lẽ đánh dấu cho sự chuyển hướng chính sách của Paris, ví dụ như chuyến công du của ông Sébastien Lecornu, và đồng thời thúc đẩy tăng cường bán vũ khí cho Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội cũng đang tìm cách đa dạng hóa quan hệ để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở Biển Đông. Đọc thêm : Pháp khó “chen chân” vào thị trường vũ khí Việt Nam Tuy nhiên, nếu mong muốn chính trị này được đúc kết thành các hợp đồng vũ khí thì cũng phải tính đến một số hạn chế về ngoại giao cho phía Pháp liên quan đến khả năng Trung Quốc gây sức ép đối với Paris. Phía Việt Nam cũng sẽ phải đối phó với nhiều hạn chế, như hạn chế về ngân sách liên quan đến chi phí của một số loại vũ khí ; hạn chế về khả năng vì mục tiêu của Hà Nội vẫn là để phòng thủ, chứ không phải tấn công với loại vũ khí tương ứng ; hạn chế về kỹ thuật liên quan đến việc quân đội Việt Nam sử dụng chủ yếu thiết bị quân sự của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay và điều này đặt ra nhiều vấn đề về tính tương thích công nghệ và hệ thống với vũ khí của Pháp.Ngoài ra, mong muốn đa dạng hóa nguồn cung quân sự cũng có thể dẫn đến một kiểu phụ thuộc vào nhà cung cấp, nhất là về vũ khí có công nghệ cao và Hà Nội có thể lưỡng lự trước một lựa chọn như vậy. Cuối cùng, theo tôi, cần phải nhắc đến sự phát triển hợp tác quân sự Pháp-Việt còn phụ thuộc vào tương lai của quan hệ đối tác giữa Hà Nội và Matxcơva. Giả sử nếu Nga giành chiến thắng trong chiến tranh Ukraina, vị thế ngoại giao và độ tin cậy của Nga cũng sẽ được củng cố trong mắt các đối tác, trong đó có Việt Nam. Ngược lại, nếu Nga thất bại ở Ukraina, Hà Nội có thể sẽ tìm cách giảm phần nào hợp tác và hướng sang các đối tác khác nhiều hơn, trong đó có Pháp.RFI : Bộ trưởng Quân Lực Pháp cũng nhắc đến ASEAN và Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng các nước ASEAN (ADMM) mà Pháp hiện là một nhà quan sát. Pháp có thể trông đợi được gì từ Hà Nội ? Việt Nam có thể đóng vai trò như thế nào trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp ? Laurent Gédéon : Nhìn vào sự phát triển hợp tác với Hà Nội, có lẽ Paris sẽ trông cậy vào sự ủng hộ của Việt Nam để tạo thuận lợi cho việc tham gia cơ chế hợp tác quốc phòng này của ASEAN.Về vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp, một điều chắc chắn là Pháp phát triển mối quan hệ với Việt Nam vì có liên quan đến lợi ích của Pháp ở vùng Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện là vấn đề địa chiến lược chính ở trong vùng đối với Paris. Cho nên có thể đối với Pháp, Việt Nam phần nào cũng có thể là một trong những kênh mà Paris có thể sử dụng để gây áp lực đối với Bắc Kinh.Tôi nói điều này vì trong một diễn đàn chung trên báo Valeurs actuelles ngày 05/05, ông Sébastien Lecornu và bà Patricia Mirallès đã nhấn mạnh rằng « trong một thế giới bất ổn và nguy hiểm nơi nhiều thế lực không còn ngần ngại chà đạp lên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Pháp muốn phối hợp nhiều hơn với Việt Nam để củng cố ổn định ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, nơi có 1,6 triệu người Pháp hải ngoại sinh sống, và cũng bao gồm khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là khối ASEAN và các quốc gia thành viên ». Cùng vì mục đích này, bộ trưởng Quân Lực Pháp đã đến Nouméa (thủ phủ của Nouvelle Calédonie của Pháp) ngày 04/12/2023 nhân Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng Nam Thái Bình Dương lần thứ 10, gồm các nước Pháp, Úc, New Zealand, Chilê, New Guinea, quần đảo Tonga và Fidji. Do đó, chúng ta hiểu rằng mối quan hệ của Pháp với Việt Nam không thể tách rời khỏi những lợi ích của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Đọc thêm : Shangri-La : Pháp sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình DươngDo đó, câu hỏi đặt ra là sự hội tụ lợi ích giữa hai nước. Ngoài ý nghĩa thông báo, đâu là những lợi ích chung thực sự giữa Pháp và Việt Nam ? Việt Nam định nghĩa vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương như thế nào ? Và Pháp coi vùng này như thế nào ? Nhìn vào những lợi ích chiến lược của Pháp và Việt Nam hiện nay, có lẽ sự hội tụ lợi ích này khá là yếu và chỉ Trung Quốc là điểm chung chiến lược thực sự giữa hai nước. Hơn nữa, các khu vực địa lý liên quan, tức là những khu vực tập trung lợi ích riêng của hai nước, lại không giống nhau : Đối với Việt Nam là Biển Đông, còn đối với Pháp là vùng Nam Thái Bình Dương. Khi phân tích tình hình, người ta thấy rằng phía Pháp có thể sẽ phục vụ cho lợi ích của Việt Nam hơn là theo chiều ngược lại. Pháp hiện diện ở Biển Đông thông qua các chiến hạm trung chuyển qua đây. Tuy nhiên, giả sử xảy ra một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ven biển, trong đó có Việt Nam, liệu Pháp có công khai lập trường ủng hộ Việt Nam không ?Câu hỏi này không phải là không xác đáng nếu như ta nhớ lại tuyên bố của ông Emmanuel Macron về Đài Loan hôm 11/04/2023. Lúc đó, tổng thống Pháp tuyên bố là châu Âu không nên ngả theo Mỹ hay Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột về Đài Loan. Dù được đính chính vài ngày sau đó nhưng tuyên bố đó cũng đã khiến các đồng minh của Pháp bối rối, nhất là Hoa Kỳ.Đơn thuần về mặt địa-chính trị, tổng thống Pháp chỉ nhấn mạnh đến một điều hiển nhiên, đó là lợi ích địa-chiến lược của Pháp không nằm trong khu vực này và bản đồ của Pháp về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương chỉ gồm Đông Thái Bình Dương, trái ngược với cách diễn giải về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.Cách hiểu này của Pháp cũng có thể có giá trị đối với Biển Đông. Khó khăn cho Hà Nội là phải hiểu được thực chất sự ủng hộ của Pháp trong trường hợp khủng hoảng và hạn chế sẽ là gì ? Ngược lại, sự hỗ trợ của Hà Nội cho Paris có lẽ không phải là điều cần thiết trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Pháp và Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương. Do đó, mối quan hệ chiến lược giữa Pháp và Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài cần vượt qua và những năm tới chắc chắn sẽ quan trọng để nhìn nhận tiến triển.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giảng viên Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp.
Thánh Gioan Thêôphan Vénard Ven – Linh Mục (1829-1861) - Sinh ở làng Săng-tô Lu-pô (Sancto Lupo), tỉnh Poa-ti-ê (Poitier), nước Pháp. - Tử đạo ngày 02/2
Trong số radio hôm nay, mời bạn hãy cùng Cấy Nền Radio lắng nghe chia sẻ của Thầy Phan Văn Trường về chủ đề “Mỗi ngày tiến một tí”. ---------------------------------------- ツ Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ツ Kết nối với Cấy Nền Radio: ► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/caynenradio/message
Khả năng NÔ LỆ HÓA của đồng tiền | GS. Phan Văn Trường | Câu Hỏi Hôm Nay | Cấy Nền Radio Chuyên mục CÂU HỎI HÔM NAY với câu hỏi của bạn Việt Hoàng (HUFLIT) trong talkshow: MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - MỘT ĐỜI QUẢN TRỊ diễn ra vào 31/05/2023 tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học HUFLIT. "Tuổi trẻ có nên trải nghiệm nhiều hơn thay vì đau đầu vì tiền quá sớm?" ---------------------------------------- ツ Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ツ Kết nối với Cấy Nền Radio: ► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/caynenradio/message
Chuyên mục CÂU HỎI HÔM NAY với câu hỏi của bạn Như Thùy (HUFLIT) trong talkshow: MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - MỘT ĐỜI QUẢN TRỊ diễn ra vào 31/05/2023 tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học HUFLIT. "Làm thế nào để trở nên vững vàng trước nhiều sự lựa chọn ạ?" Link buổi Talkshow: https://youtu.be/0z5ZuPFP3nM?si=qdgJwZrVRW9zGfRc ---------------------------------------- ツ Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ツ Kết nối với Cấy Nền Radio: ► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/caynenradio/message
Chuyên mục CÂU HỎI HÔM NAY với câu hỏi của bạn Ánh Huyền (HUFLIT) trong talkshow: MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - MỘT ĐỜI QUẢN TRỊ diễn ra vào 31/05/2023 tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học HUFLIT. "Em muốn hỏi rằng trong tương lai những công nghệ AI sẽ có cướp đi cơ hội việc làm cho người lao động không?" Link buổi Talkshow: https://youtu.be/0z5ZuPFP3nM?si=qdgJwZrVRW9zGfRc ---------------------------------------- ツ Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ツ Kết nối với Cấy Nền Radio: ► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/caynenradio/message
Chuyên mục CÂU HỎI HÔM NAY với câu hỏi của bạn Hạ Huyên (HUFLIT) trong talkshow: MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - MỘT ĐỜI QUẢN TRỊ diễn ra vào 31/05/2023 tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học HUFLIT. "Năng lực và uy lực của một người lãnh đạo đến từ đâu ạ? và làm thế nào để Leader trẻ tuổi có thể dẫn dắt những thành viên lớn tuổi hơn và khiến họ chịu tâm phục khẩu phục mình?" ---------------------------------------- ツ Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ツ Kết nối với Cấy Nền Radio: ► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/caynenradio/message
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại tỉnh Tuyên Quang.- Trong ngày hôm nay, rất nhiều địa phương và đơn vị tổ chức các hoạt động thiết thực, hướng tới mục tiêu cả nước trồng một tỷ cây xanh.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương bắt tay ngay vào công việc, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết.- Bộ Chính trị đề nghị các cơ quan hoàn thiện chính sách tiền lương cho các vận động viên, huấn luyện viên và nhân tài thể thao; đồng thời xử lý nghiêm nạn tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này.- Trong tiết mục Trò chuyện đầu xuân, PV Đài TNVN phỏng vấn ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM về động lực tăng trưởng mới trong năm nay.- Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas vẫn bế tắc trong bối cảnh Israel chuẩn bị tấn công vào Ra-pha, nơi trú ẩn an toàn cuối cùng của người Palestine ở Gaza.- Các nhà khoa học Nga tiến gần đến việc tạo ra vắcxin chống ung thư và có thể sớm cung cấp cho bệnh nhân. Chủ đề : Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu các bộ ngành, bắt tay ngay vào công việc, sau kỳ nghỉ Tết --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support