POPULARITY
Vance Boelter - người đàn ông bị buộc tội ám sát một chính trị gia Minnesota và bắn trọng thương một người khác - đã ra hầu tòa. Boelter phải đối mặt với các cáo buộc giết người cấp tiểu bang và liên bang. Ông ta bị bắt sau một cuộc truy lùng ráo riết kéo dài hai ngày, được mô tả là lớn nhất trong lịch sử tiểu bang.
Kịch bản bất thường khi đồng tiền Mỹ mất giá trong lúc tình hình thế giới bất ổn hơn bao giờ hết. Phải chăng đô la không còn là « tài sản an toàn nhất » ? Câu hỏi được đặt ra một phần do trung bình cứ ba tháng một lần, gánh nợ của chính quyền liên bang lại tăng thêm 1.000 tỷ đô la. Nhờ là nền kinh tế số 1 thế giới và quy chế đặc biệt của đồng đô la, công trái phiếu bộ Tài Chính phát hành vẫn dễ dàng có người mua. Tình trạng này sẽ còn kéo dài được bao lâu khi mà giới tài chính ngân hàng, các nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp và giới đầu tư bắt đầu hoài nghi về tiềm năng tăng trưởng của Hoa Kỳ và chiến lược phát triển kinh tế bị coi là « mù mờ » của tổng thống Trump ? Thế giới vẫn xem nợ của Mỹ là một sản phẩm tài chính an toàn ? Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất mà còn là quốc gia mang nợ nhiều nhất trên hành tinh. Trong một vài ngày nữa tổng nợ công của Hoa Kỳ sẽ đụng ngưỡng 37.000 tỷ đô la. Nợ của Mỹ như vậy lớn gấp 9 lần so với GDP Đức, nền kinh tế số 1 trong Liên Hiệp Châu Âu. Hôm nay 17/06/2025 là một ngày quan trọng đối với Washington do bộ Tài Chính Mỹ phát hành thêm 118 tỷ đô la công trái phiếu đủ loại (với thời hạn 3-10 và 30 năm). Câu hỏi đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các ngân hàng trung ương nước ngoài, các định chế tài chính tư nhân của Mỹ và ngoại quốc « chê » hay « ngại » mua thêm vào nợ của Hoa Kỳ ? Một số dự báo e rằng, lãi suất tín dụng dài hạn 10 và 30 năm Mỹ phải đi vay có nguy cơ lại « vượt quá ngưỡng tâm lý » 5 %. Mới chỉ với lãi suất tín dụng 4 % mà theo thẩm định của Văn Phòng trực thuộc Hạ Viện lo về ngân sách, trong tài khóa 2025 chính phủ Liên Bang sẽ phải dành ra 952 tỷ đô la để trả tiền lãi cho các chủ nợ. Số tiền này như vậy lớn hơn cả « ngân sách của bên bộ Quốc Phòng ». Donald Trump, « mối đe dọa lớn nhất » đối với kinh tế Hoa Kỳ ? Có ít nhất ba yếu tố báo trước Mỹ sẽ phải đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn : Thứ nhất, từ 2019 Mỹ đã phải đi vay với lãi suất càng lúc càng cao, nhưng từ khi trở lại Nhà Trắng hôm 20/01/2025 tổng thống Trump như đang « nhấn ga » mạnh hơn nữa để lao vào một bức tường. Chính sách thuế đối ứng và chiến tranh thương mại của Washington có nguy cơ đánh thẳng vào tăng tưởng của Hoa Kỳ. Lo ngại thứ hai là gần đến hạn định 90 ngày Donald Trump (tức là ngày 09/07/2025) để cho thế giới để đàm phán hòng tránh được những mức thuế « trên trời » từ 10 đến 50 % phụ trội mà Mỹ áp đặt. Nhưng đã gần đến cột mốc 09/07/2025 mà đến nay mới chỉ có 1 nước duy nhất là Anh Quốc chính thức đạt được đồng thuận để chỉ bị phạt 10 % thuế hải quan khi xuất khẩu sang Mỹ. Một số quốc gia khác như Việt Nam, Nhật Bản thì mới chỉ « gần sắp đạt đến đích ». Hàn Quốc với một chính quyền mới của tổng thống Lee Jae Myung « cần có thời gian để nắm vững hồ sơ ». Indonesia thì sáng 17/06/2025 vừa tuyên bố « không cần thiết điều phái đoàn trở lại Washington để tiếp tục đàm phán vì Jakarta đã cố gắng hết sức mình. Quả bóng giờ đây ở trên sân chơi của Mỹ » … Với Trung Quốc chưa thể nói là Bắc Kinh và Washington đã buông vũ khí sau hai vòng đàm phán ở Genève và Luân Đôn. Thêm 2.400 tỷ đô la nợ trong 10 năm Lý do thứ ba khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng với Hoa Kỳ chính là dự luật ngân sách Big and Beautiful Bill Act mà tổng thống Trump coi là công cụ hiệu quả để đem lại « hào quang cho nước Mỹ ». Nếu được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua, đạo luật này sẽ đào sâu thêm nữa 2.400 tỷ đô la nợ của chính phủ liên bang trong 10 năm sắp tới. Làm thế nào giải thích núi nợ đã xấp xỉ 37.000 tỷ đô la của Mỹ ? Phải chăng đó là một yếu tố đang làm suy yếu đồng đô la ? RFI mời chuyên gia Thomas Grjebine, Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế và Thông Tin Quốc Tế của Pháp – CEPII trả lời các câu hỏi này. Trước hết Thomas Grjebine nhấn mạnh nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ đều ỷ lại vào sức mạnh và đặc quyền Washington có được nhờ đồng đô la : « Nợ công của Mỹ tăng mạnh trong nhiều năm do các chính quyền liên tiếp vừa mạnh tay tăng các khoản chi tiêu, vừa có những chương trình quy mô để giảm thuế - đặc biệt là dưới nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump. Quả thực là trong một thời gian dài Washington không xem nợ nần chồng chất là một vấn đề bởi vì Hoa Kỳ có đồng đô la, nên vẫn có thể đi vay với lãi suất không quá đắt. Trong những tuần lễ gần đây chúng ta thấy tình hình thêm căng : Mỹ đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn - có nghĩa là Mỹ khó huy động vốn hơn và qua đó, chi phí phải thanh toán cho các chủ nợ sẽ nặng hơn. Trước mắt hiện tượng này chưa tác động đến các hộ gia đình Mỹ. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là trong tương lai xa hơn và đến một lúc nào đó chính quyền liên bang phải tăng thuế để tiếp tục trả nợ ». Đô la không còn là một phương tiện dự trữ an toàn ? Có điều từ đầu 2025 đến nay, đô la Mỹ mất giá 9 % so với các đơn vị tiền tệ khác như đồng euro hay franc của Thụy Sĩ, bảng Anh và Yen Nhật Bản… Phải chăng đây là dấu hiệu đô la không còn là một « tài sản an toàn » vì nợ Mỹ càng lúc càng tăng nhanh và có ngy cơ « vượt ngoài tầm kiểm soát » ? Khi đó, nền kinh tế số 1 thế giới càng khó đi vay ? Thomas Grjebine, trước mắt loại trử kịch bản Mỹ khan hiếm tiền mặt. « Cần nói rõ là chưa có chuyện Hoa Kỳ gặp khó khăn khi cần đi vay tín dụng, Mỹ cũng không lâm vào hoàn cảnh thiếu hụt thanh khoản và chúng ta hoàn toàn không đứng trước khủng hoảng về nợ nông như điều từng xảy ra với Hy Lạp hồi 2011. Hiện tại chúng ta mới ghi nhận hiện tượng lãi suất tín dụng tăng lên cao và sẽ đè nặng thêm nữa lên các khoản chi phí trong ngân sách của chính quyền liên bang. Nhưng còn phải kể đến vai trò của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ : Federal Reserve có thể can thiệp bằng cánh ồ ạt mua vào các công trái phiếu mà bên bộ Tài Chính phát hành và qua đó làm hạ nhiệt tình hình. Kết luận ở đây là Hoa Kỳ không bị khủng hoảng về nợ công đe dọa »… Thái độ thận trọng : đô la sẽ tiếp tục mất giá Thomas Grjebin giải thích thêm : « Các nhà đầu tư tiếp tục mua vào nợ của Mỹ bởi Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất, năng động nhất và phát hành nhiều công trái phiếu nhất. Nếu muốn đầu tư vào công trái phiếu, thì không có giải pháp nào để thay thế cho công trái Hoa Kỳ : Đức cũng phát hành công trái nhưng không thấm vào đâu. Hơn nữa Mỹ có đồng đô la… » Đây là « đơn vị tiền tệ quốc tế thực thụ duy nhất » của thế giới. Hiện tại có một khối lượng khoảng 1.300 tỷ đô la lưu hành ở mọi nơi, ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ… Trên nguyên tắc, trước mọi biến động về địa chính trị, nhu cầu mua vào đô la được đẩy lên cao. Đô la tăng giá. Lần này, cho đến cuối tuần trước thế giới phải đối mặt với nhiều bất ổn như xung đột Israel và Palestine tại dải Gaza, và một cuộc chiến đã kéo dài là chiến tranh Ukraina… vậy mà đồng đô la đã liên tục trượt giá. Các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ có vẻ không mấy lạc quan. Morgan Stanley chẳng hạn e rằng « từ nay đến giữa 2026 đô la có thể sẽ còn rơi mạnh hơn nữa, mất giá thêm 10 % so với thời điểm hiện tại ». Goldman Sachs cũng đánh giá tương tự và thậm chí khuyên các thân chủ nên tích trữ đồng yen và euro hơn là đô la. Về phần nhà nghiên cứu Thomas Grjebine của trung tâm Pháp CEPII, anh nói đến một hiện tượng « chưa từng có » : « Đây là hiện tượng khá mới mẻ bởi vì từ trước đến nay mỗi lần xảy ra khủng hoảng thì thông thường đô la tăng giá. Những mối lo ngại liên quan đến thị trường tài chính hay về sức tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới, thì phản ứng là mọi người đua nhau tích trữ đồng đô la hay mua vào công trái phiếu của Hoa Kỳ. Tức là đơn vị tiền tệ của Mỹ sẽ tăng giá. Nhưng lần này thì không. Từ nhiều tháng qua, đô la trượt giá vào lúc mà tăng trưởng toàn cầu bị đe dọa và tình hình thế giới bấp bênh hơn bao giờ hết (....) Có chiều hướng là đô la sẽ tiếp tục mất giá trong nhiều tháng bởi vì môi trường hiện tại không ổn định do có nhiều rủi ro : Chúng ta chưa biết chiến tranh thương mại sẽ đi về đâu. Donald Trump có tiếp tục đẩy cuộc chiến này lên một mức độ cao hơn nữa hay không. Thế nhưng cầm chắc là thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ còn tăng thêm nữa. Hiện có nhiều nghi vấn về dự luật tài chính tổng thống Trump đang ấp ủ là dự luật Big and Beautiful Act Bill. Những ngờ vực về tăng trưởng của Hoa Kỳ cũng có nguy cơ kéo tỷ giá của đô la xuống thấp ». Một nhà tài chính trên báo kinh tế Les Echos hôm 03/06/2026 kết luận « đô la cũng như công trái phiếu của Hoa Kỳ vốn được xem là những sản phẩm tài chính an toàn bậc nhất đang bị rớt đài ».
Minnesota đang trong tình trạng báo động sau khi Chủ tịch Hạ viện Melissa Hortman và chồng bà bị giết trong một vụ tấn công bị nghi ngờ có động cơ chính trị. Tay súng bị tình nghi, Vance Boelter, bị cáo buộc cũng đã bắn một thượng nghị sĩ tiểu bang và vợ ông ta, và vẫn đang lẩn trốn. FBI đang treo giải thưởng 50.000 đô la cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ và kết án hắn.
Viikon puhuttavimmat italoaiheet:* Brescian pistevähennykset Sampdorian mahdollisuus? (1:13)* Palermon kausi päätökseen - kuka nousee? (12:19)* Serie A huipentuu sunnuntaina - kestääkö Napolin onni? (24:28)* Fritto Misto (50:46)Italopodcastin jaksoissa Kimmo Kantolan vakiovieraana on italialaisen jalkapallon ekspertti Mitri Pakkanen. Jakso nauhoitettu ti 20.5. Seuraa Instagramissa: https://www.instagram.com/seinakolmannelle/ (@seinakolmannelle) X:ssä:x.com/SKolmannelle
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam 30/04/2025, Hà Nội đã tổ chức một cuộc diễu binh rầm rộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt, lần đầu tiên đã mời quân đội Trung Quốc tham gia cuộc diễu binh. Trước đó, vào giữa tháng 4, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam và đã được tiếp đón rất trọng thể. Trong chuyến đi này, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi Việt Nam hãy cùng với Trung Quốc "chống lại hành động hù dọa", ám chỉ Hoa Kỳ. Những sự kiện nói trên diễn ra đúng vào lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung lên đến cao độ và Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ với hy vọng được giảm mức thuế "đối ứng" rất cao, lên đến 46%, mà tổng thống Donald Trump công bố ngày 02/04.Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hiện tạm thời lắng xuống sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về thuế quan trong cuộc gặp tại Genève hai ngày 10 và 11/05/2025, cụ thể là trong thời gian 90 ngày sẽ giảm mức thuế đối ứng xuống còn 30% ( đối với hàng Trung Quốc ) và 10% ( đối với hàng Mỹ ). Theo nhận định của hãng tin Reuters ngày 13/05, thỏa thuận thuế quan Mỹ - Trung làm gia tăng áp lực đối với những nước như Việt Nam, nơi cũng thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc kể từ khi Trump áp thuế trong nhiệm kỳ đầu của ông. Như vậy là Việt Nam sẽ buộc phải cố gắng đạt được một thỏa thuận với Mỹ tốt hơn thỏa thuận Mỹ-Trung ở Genève. Vào lúc Việt Nam đang đàm phán với Mỹ thì Bắc Kinh lại cảnh cáo là các nước không nên đạt được một thỏa thuận thương mại nào "bất lợi" cho Trung Quốc, và nếu xẩy ra trường hợp này, Trung Quốc sẽ thi hành các biện pháp trả đũa kinh tế. Lời đe dọa này có liên hệ trực tiếp với Việt Nam, vì Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ xem là nơi sản xuất hàng hóa cho Trung Quốc để xuất sang thị trường Mỹ mà không bị đánh thuế nặng. Trong một bài viết đăng ngày 16/05/2025 trên trang mạng của Tổ chức Châu Á - Thái Bình Dương Canada (APF Canada), nhà nghiên cứu Sasha Lee cũng lưu ý "những nhượng bộ thương mại của Việt Nam (giám sát chặt chẽ hơn nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sử dụng trong sản xuất, khuyến khích mua thêm hàng giá trị cao của Mỹ...) có thể giúp xoa dịu Hoa Kỳ, nhưng có nguy cơ làm mất ổn định mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Bất kỳ sự thỏa hiệp kinh tế đáng kể nào đối với Hoa Kỳ đều có thể bị Trung Quốc trả đũa."Bà Sasha Lee nhấn mạnh "Quan trọng hơn, do chuỗi cung ứng của Việt Nam liên kết quá chặt chẽ với Trung Quốc, phản ứng kinh tế từ Bắc Kinh, chẳng hạn như tăng thuế đối với hàng hóa Việt Nam hoặc giảm đầu tư của Trung Quốc, có thể làm gián đoạn đáng kể các ngành công nghiệp của Việt Nam. Do đó, Việt Nam đang đi trên dây, tìm cách khẳng định tầm quan trọng của mình như một trung tâm sản xuất thay thế cho Hoa Kỳ trong khi cẩn thận tránh các hành động bị xem là liên kết kinh tế hoặc chính trị với Washington."Cuộc chiến thuế quan của Mỹ tác động như thế nào đến quan hệ Việt-Trung? RFI Việt ngữ phỏng vấn tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ.RFI: Việt Nam lần đầu tiên đã cho quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04/2025 đúng vào lúc căng thẳng thương mại với Mỹ đang lên đến cao độ. Cộng thêm với việc chủ tịch Tập Cận Bình đã được đón tiếp một cách đặc biệt trọng thể, việc quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh có phải là một thắng lợi có tính chất biểu tượng của Bắc Kinh trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ để thu phục Việt Nam?Vũ Xuân Khang: Việt Nam kể khi từ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1991 đã luôn đặt Trung Quốc làm đối tác quan trọng nhất về cả an ninh, chính trị, và kinh tế. Điều này có nguyên do từ việc Việt Nam đã bị Liên Xô bỏ rơi và phải giải quyết vấn đề Cam Bốt, cũng như xung đột biên giới Việt-Trung trên thế yếu với Trung Quốc. Việt Nam hiểu rằng họ cần tránh tái diễn một cuộc xung đột với Trung Quốc, nên kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã luôn luôn từ chối tham gia liên minh hay hợp tác với một quốc gia khác để chống Trung Quốc. Việt Nam luôn muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, nhất là để hiện đại hóa năng lực của lực lượng hải quân và không quân, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy vậy, Việt Nam rất muốn duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và trong bài toán này thì Trung Quốc luôn luôn được đặt trên mối quan hệ với Hoa Kỳ, do Trung Quốc có thể làm tổn hại an ninh của Việt Nam về mọi mặt từ đất liền, hải đảo, cho đến kinh tế, lẫn chính trị. Chính vì thế việc Việt Nam lần đầu tiên cho quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04 là một tín hiệu với Trung Quốc, đó là Việt Nam có tăng cường quan hệ với Mỹ hay với bất kỳ quốc gia nào, bản chất quan hệ Việt - Trung từ trước đến nay vẫn luôn hữu hảo và Việt Nam muốn ghi nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc trong quá khứ, cũng như hiện tại và tương lai. Có thể là lời mời quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04 đã có từ trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan, cho nên hai sự kiện này có thể không liên quan đến nhau. Nhưng có thể nói rõ là căng thẳng thương mại Việt-Mỹ hiện nay là một điều không đáng có trong quan hệ giữa hai nước và hai bên sẽ tiếp tục đàm phán để giảm thiểu các rào cản về thuế quan. RFI: Dầu sao thì phía Trung Quốc đã mô tả chuyến thăm vừa qua của Tập Cận Bình ở Việt Nam bằng những từ ngữ hiếm khi thấy trong thời gian gần đây, như “vừa là đồng chí vừa là anh em”, phải chăng họ muốn nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước đã tăng thêm một nấc, trong lúc có vẻ như Hoa Kỳ đang đi bước lùi trong quan hệ với Việt Nam?Vũ Xuân Khang: Thật ra quan hệ Việt Nam - Trung Quốc kể từ 2023 mặc dù tên gọi vẫn là Đối tác chiến lược toàn diện, nhưng về bản chất thì Việt Nam đã nâng quan hệ lên mức cao hơn khi chấp nhận tham gia "Cộng đồng chung vận mệnh" của Trung Quốc. Gọi Việt Nam "vừa là đồng chí, vừa là anh em" cũng là một lời khẳng định, đó là Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ giữa hai nước và Việt Nam không nên để các bất đồng khác trong quan hệ song phương làm ảnh hưởng đến đại cục, hay tạo điều kiện cho thế lực bên ngoài phá hoại quan hệ giữa hai bên.Rõ ràng là khi chính quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, Trung Quốc lại càng muốn thân thiện với Việt Nam để ngăn Hoa Kỳ sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để làm tổn hại lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ với Việt Nam có căng thẳng thương mại sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc thuyết phục Việt Nam là không nên tin tưởng vào Hoa Kỳ.RFI: Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ để được giảm mức thuế đối ứng, nhưng trong khi đó Trung Quốc đã cảnh cáo các nước không được ký các thỏa thuận thuế quan với Mỹ mà bất lợi cho Trung Quốc. Liệu Việt Nam có thể thoát ra được thế "gọng kìm" này?Vũ Xuân Khang: Có thể thấy Việt Nam đúng là đang bị kẹt vào thế khó khi cả hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đều muốn Hà Nội ngả về phe mình. Tuy nhiên, may mắn cho Việt Nam, đây mới chỉ là xung đột về thương mại, nên bản chất của cuộc cạnh tranh không tổn hại đến an ninh của Việt Nam như một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung. Hiện tại, Việt Nam đang cố thoát khỏi thế gọng kìm bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu ra các thị trường ngoài Mỹ, như là châu Âu, hay thuyết phục Trung Quốc mua thêm nhiều hàng hóa của Việt Nam. Tuy vậy, Mỹ là một thị trường xuất khẩu quá lớn của Việt Nam, do đó sẽ phải mất một thời gian để Việt Nam điều chỉnh thị trường xuất khẩu. Rõ ràng với khối lượng trao đổi hàng hóa rất lớn với Mỹ như vậy, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi chính sách thuế quan của Mỹ chưa rõ ràng, nhưng về bản chất, Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại tuân theo chính sách ngoại giao đa phương hóa đa dạng hóa, để tránh làm mất lòng cả Mỹ và Trung Quốc.RFI: Nếu tổng thống Trump duy trì chính sách thuế quan bất lợi cho Việt Nam như vậy, về lâu dài liệu có nguy cơ là Việt Nam sẽ phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn về mặt kinh tế và như vậy sẽ dần dần lọt sâu vào quỹ đạo của Bắc Kinh?Vũ Xuân Khang: Thực ra Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh kể từ năm 1991. Đây không phải là một sự lựa chọn chủ động của Việt Nam, mà là do chính sách củaTrung Quốc sử dụng áp lực quân sự và kinh tế ép Việt Nam phải tôn trọng vị thế của Trung Quốc, khi Việt Nam trong giai đoạn 1970-1980 dùng liên minh với Liên Xô để khẳng định vị thế của mình và làm phật lòng Trung Quốc. Có thể hiểu đơn giản là Việt Nam đang quay trở lại một quỹ đạo mà từ ngàn xưa đến nay các hoàng đế Việt Nam đã phải tuân thủ: sau khi chiến thắng các cuộc xâm lược từ phương Bắc, họ đều phải triều cống và thuần phục Bắc Kinh nhằm tránh các cuộc chiến tranh không cần thiết với láng giềng phương Bắc. Trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam chỉ có thể phát triển hòa bình ổn định khi quan hệ Việt-Trung ổn định. Tổng thống Mỹ duy trì chính sách thuế quan bất lợi cho Việt Nam sẽ là một bước lùi trong quan hệ Việt-Mỹ, và một sự phát triển rất có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cố gắng giữ một nền ngoại giao độc lập, tự chủ, luôn mong muốn tìm kiếm các đối tác kinh tế mới, hay mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác hiện tại, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ, để làm giảm tổn thất đến phát triển kinh tế. Cần phải nói lại là mặc dù nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc,Việt Nam có một lợi ích kinh tế rất lớn khi duy trì quan hệ hữu hảo với Hoa Kỳ, nhất là trong trường hợp Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam 30/04/2025, Hà Nội đã tổ chức một cuộc diễu binh rầm rộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt, lần đầu tiên đã mời quân đội Trung Quốc tham gia cuộc diễu binh. Trước đó, vào giữa tháng 4, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam và đã được tiếp đón rất trọng thể. Trong chuyến đi này, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi Việt Nam hãy cùng với Trung Quốc "chống lại hành động hù dọa", ám chỉ Hoa Kỳ. Những sự kiện nói trên diễn ra đúng vào lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung lên đến cao độ và Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ với hy vọng được giảm mức thuế "đối ứng" rất cao, lên đến 46%, mà tổng thống Donald Trump công bố ngày 02/04.Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hiện tạm thời lắng xuống sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về thuế quan trong cuộc gặp tại Genève hai ngày 10 và 11/05/2025, cụ thể là trong thời gian 90 ngày sẽ giảm mức thuế đối ứng xuống còn 30% ( đối với hàng Trung Quốc ) và 10% ( đối với hàng Mỹ ). Theo nhận định của hãng tin Reuters ngày 13/05, thỏa thuận thuế quan Mỹ - Trung làm gia tăng áp lực đối với những nước như Việt Nam, nơi cũng thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc kể từ khi Trump áp thuế trong nhiệm kỳ đầu của ông. Như vậy là Việt Nam sẽ buộc phải cố gắng đạt được một thỏa thuận với Mỹ tốt hơn thỏa thuận Mỹ-Trung ở Genève. Vào lúc Việt Nam đang đàm phán với Mỹ thì Bắc Kinh lại cảnh cáo là các nước không nên đạt được một thỏa thuận thương mại nào "bất lợi" cho Trung Quốc, và nếu xẩy ra trường hợp này, Trung Quốc sẽ thi hành các biện pháp trả đũa kinh tế. Lời đe dọa này có liên hệ trực tiếp với Việt Nam, vì Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ xem là nơi sản xuất hàng hóa cho Trung Quốc để xuất sang thị trường Mỹ mà không bị đánh thuế nặng. Trong một bài viết đăng ngày 16/05/2025 trên trang mạng của Tổ chức Châu Á - Thái Bình Dương Canada (APF Canada), nhà nghiên cứu Sasha Lee cũng lưu ý "những nhượng bộ thương mại của Việt Nam (giám sát chặt chẽ hơn nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sử dụng trong sản xuất, khuyến khích mua thêm hàng giá trị cao của Mỹ...) có thể giúp xoa dịu Hoa Kỳ, nhưng có nguy cơ làm mất ổn định mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Bất kỳ sự thỏa hiệp kinh tế đáng kể nào đối với Hoa Kỳ đều có thể bị Trung Quốc trả đũa."Bà Sasha Lee nhấn mạnh "Quan trọng hơn, do chuỗi cung ứng của Việt Nam liên kết quá chặt chẽ với Trung Quốc, phản ứng kinh tế từ Bắc Kinh, chẳng hạn như tăng thuế đối với hàng hóa Việt Nam hoặc giảm đầu tư của Trung Quốc, có thể làm gián đoạn đáng kể các ngành công nghiệp của Việt Nam. Do đó, Việt Nam đang đi trên dây, tìm cách khẳng định tầm quan trọng của mình như một trung tâm sản xuất thay thế cho Hoa Kỳ trong khi cẩn thận tránh các hành động bị xem là liên kết kinh tế hoặc chính trị với Washington."Cuộc chiến thuế quan của Mỹ tác động như thế nào đến quan hệ Việt-Trung? RFI Việt ngữ phỏng vấn tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ.RFI: Việt Nam lần đầu tiên đã cho quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04/2025 đúng vào lúc căng thẳng thương mại với Mỹ đang lên đến cao độ. Cộng thêm với việc chủ tịch Tập Cận Bình đã được đón tiếp một cách đặc biệt trọng thể, việc quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh có phải là một thắng lợi có tính chất biểu tượng của Bắc Kinh trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ để thu phục Việt Nam?Vũ Xuân Khang: Việt Nam kể khi từ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1991 đã luôn đặt Trung Quốc làm đối tác quan trọng nhất về cả an ninh, chính trị, và kinh tế. Điều này có nguyên do từ việc Việt Nam đã bị Liên Xô bỏ rơi và phải giải quyết vấn đề Cam Bốt, cũng như xung đột biên giới Việt-Trung trên thế yếu với Trung Quốc. Việt Nam hiểu rằng họ cần tránh tái diễn một cuộc xung đột với Trung Quốc, nên kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã luôn luôn từ chối tham gia liên minh hay hợp tác với một quốc gia khác để chống Trung Quốc. Việt Nam luôn muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, nhất là để hiện đại hóa năng lực của lực lượng hải quân và không quân, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy vậy, Việt Nam rất muốn duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và trong bài toán này thì Trung Quốc luôn luôn được đặt trên mối quan hệ với Hoa Kỳ, do Trung Quốc có thể làm tổn hại an ninh của Việt Nam về mọi mặt từ đất liền, hải đảo, cho đến kinh tế, lẫn chính trị. Chính vì thế việc Việt Nam lần đầu tiên cho quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04 là một tín hiệu với Trung Quốc, đó là Việt Nam có tăng cường quan hệ với Mỹ hay với bất kỳ quốc gia nào, bản chất quan hệ Việt - Trung từ trước đến nay vẫn luôn hữu hảo và Việt Nam muốn ghi nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc trong quá khứ, cũng như hiện tại và tương lai. Có thể là lời mời quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04 đã có từ trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan, cho nên hai sự kiện này có thể không liên quan đến nhau. Nhưng có thể nói rõ là căng thẳng thương mại Việt-Mỹ hiện nay là một điều không đáng có trong quan hệ giữa hai nước và hai bên sẽ tiếp tục đàm phán để giảm thiểu các rào cản về thuế quan. RFI: Dầu sao thì phía Trung Quốc đã mô tả chuyến thăm vừa qua của Tập Cận Bình ở Việt Nam bằng những từ ngữ hiếm khi thấy trong thời gian gần đây, như “vừa là đồng chí vừa là anh em”, phải chăng họ muốn nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước đã tăng thêm một nấc, trong lúc có vẻ như Hoa Kỳ đang đi bước lùi trong quan hệ với Việt Nam?Vũ Xuân Khang: Thật ra quan hệ Việt Nam - Trung Quốc kể từ 2023 mặc dù tên gọi vẫn là Đối tác chiến lược toàn diện, nhưng về bản chất thì Việt Nam đã nâng quan hệ lên mức cao hơn khi chấp nhận tham gia "Cộng đồng chung vận mệnh" của Trung Quốc. Gọi Việt Nam "vừa là đồng chí, vừa là anh em" cũng là một lời khẳng định, đó là Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ giữa hai nước và Việt Nam không nên để các bất đồng khác trong quan hệ song phương làm ảnh hưởng đến đại cục, hay tạo điều kiện cho thế lực bên ngoài phá hoại quan hệ giữa hai bên.Rõ ràng là khi chính quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, Trung Quốc lại càng muốn thân thiện với Việt Nam để ngăn Hoa Kỳ sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để làm tổn hại lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ với Việt Nam có căng thẳng thương mại sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc thuyết phục Việt Nam là không nên tin tưởng vào Hoa Kỳ.RFI: Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ để được giảm mức thuế đối ứng, nhưng trong khi đó Trung Quốc đã cảnh cáo các nước không được ký các thỏa thuận thuế quan với Mỹ mà bất lợi cho Trung Quốc. Liệu Việt Nam có thể thoát ra được thế "gọng kìm" này?Vũ Xuân Khang: Có thể thấy Việt Nam đúng là đang bị kẹt vào thế khó khi cả hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đều muốn Hà Nội ngả về phe mình. Tuy nhiên, may mắn cho Việt Nam, đây mới chỉ là xung đột về thương mại, nên bản chất của cuộc cạnh tranh không tổn hại đến an ninh của Việt Nam như một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung. Hiện tại, Việt Nam đang cố thoát khỏi thế gọng kìm bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu ra các thị trường ngoài Mỹ, như là châu Âu, hay thuyết phục Trung Quốc mua thêm nhiều hàng hóa của Việt Nam. Tuy vậy, Mỹ là một thị trường xuất khẩu quá lớn của Việt Nam, do đó sẽ phải mất một thời gian để Việt Nam điều chỉnh thị trường xuất khẩu. Rõ ràng với khối lượng trao đổi hàng hóa rất lớn với Mỹ như vậy, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi chính sách thuế quan của Mỹ chưa rõ ràng, nhưng về bản chất, Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại tuân theo chính sách ngoại giao đa phương hóa đa dạng hóa, để tránh làm mất lòng cả Mỹ và Trung Quốc.RFI: Nếu tổng thống Trump duy trì chính sách thuế quan bất lợi cho Việt Nam như vậy, về lâu dài liệu có nguy cơ là Việt Nam sẽ phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn về mặt kinh tế và như vậy sẽ dần dần lọt sâu vào quỹ đạo của Bắc Kinh?Vũ Xuân Khang: Thực ra Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh kể từ năm 1991. Đây không phải là một sự lựa chọn chủ động của Việt Nam, mà là do chính sách củaTrung Quốc sử dụng áp lực quân sự và kinh tế ép Việt Nam phải tôn trọng vị thế của Trung Quốc, khi Việt Nam trong giai đoạn 1970-1980 dùng liên minh với Liên Xô để khẳng định vị thế của mình và làm phật lòng Trung Quốc. Có thể hiểu đơn giản là Việt Nam đang quay trở lại một quỹ đạo mà từ ngàn xưa đến nay các hoàng đế Việt Nam đã phải tuân thủ: sau khi chiến thắng các cuộc xâm lược từ phương Bắc, họ đều phải triều cống và thuần phục Bắc Kinh nhằm tránh các cuộc chiến tranh không cần thiết với láng giềng phương Bắc. Trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam chỉ có thể phát triển hòa bình ổn định khi quan hệ Việt-Trung ổn định. Tổng thống Mỹ duy trì chính sách thuế quan bất lợi cho Việt Nam sẽ là một bước lùi trong quan hệ Việt-Mỹ, và một sự phát triển rất có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cố gắng giữ một nền ngoại giao độc lập, tự chủ, luôn mong muốn tìm kiếm các đối tác kinh tế mới, hay mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác hiện tại, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ, để làm giảm tổn thất đến phát triển kinh tế. Cần phải nói lại là mặc dù nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc,Việt Nam có một lợi ích kinh tế rất lớn khi duy trì quan hệ hữu hảo với Hoa Kỳ, nhất là trong trường hợp Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
VOV1 - Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan, kiêm Chủ tịch Đảng Amanat (cầm quyền) và tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn của Kazakhstan.Kỉ niệm 70 năm Hải Quân Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu lực lượng Hải quân phải luôn luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển, xây dựng “thế trận lòng dân" trên biển.- Thảo luận về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), đại biểu Quốc hội tán thành đánh giá công chức theo từng vị trí việc làm; cho thôi việc đối với những công chức không đạt yêu cầu.- Cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất tăng mức chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm và dược phẩm.- Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2025 tới nay tăng 10% đến 25%.- Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang nghiêm trọng với các cuộc không kích và pháo kích qua lại khiến hàng nghìn người phải sơ tán khẩn cấp.- Nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7.500 tỷ USD trong quý I năm nay, nâng tổng nợ lên mức cao kỷ lục hơn 324.000 tỷ USD.
Nga mới là yếu tố quan trọng nhất trong thỏa thuận khoáng sản mà Mỹ vừa ký với Ukraina cho dù « thuần túy về kinh tế viễn cảnh cùng khai thác tài nguyên với Kiev, thực chất không nhiều nhưng đôi bên cùng rất hài lòng ». Tiềm năng về khoáng sản và đất hiếm của Ukraina tuy chưa được thẩm định chính xác nhưng chính quyền Volodymyr Zelensky thuyết phục Mỹ « không bỏ rơi » Ukraina. Nga không thoải mái trước mối quan hệ tốt đẹp Mỹ-Ukraina. « Ukraina có đất hiếm, họ có rất nhiều thứ mà những quốc gia khác không có được. Họ có nhiều tài nguyên phong phú. Chúng ta đã ký một thỏa thuận và trên nguyên tắc chúng ta sẽ thu hồi lại số tiền 350 tỷ đô la đã cấp cho Ukraina. (…) Tôi không gây ra cuộc chiến này. Đó là di sản của Biden. Mục tiêu của tôi là khép lại chiến tranh ».Tổng thống Mỹ Donald Trump qua điện thoại tuyên bố như trên hôm 30/04/2025 về thỏa thuận khoáng sản vừa đạt được với Ukraina. Đây là một món quà ông Volodymyr Zelensky gửi tặng đúng dịp 100 ngày tỷ phú Hoa Kỳ trở lại Nhà Trắng. Sau nhiều tháng căng thẳng, quan hệ Kiev - Washington có phần lắng dịu từ khi đôi bên « thành lập một quỹ đầu tư chung » để thu hút đầu tư cho các dự án đồng khai thác khoáng sản, dầu hỏa và khí đốt của Ukraina. Cả Hoa Kỳ lẫn Ukraina cùng khẳng định đây là một thắng lợi « to lớn về mặt ngoại giao » và kinh tế.Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng hài lòng không kém : « So với tài liệu ban đầu, văn bản mới vừa thông qua đã có nhiều sửa đổi. Đây là một thỏa thuận thực sự công bằng, mở đường cho những dự án đầu tư rất lớn trên lãnh thổ Ukraina và cho phép hiện đại hóa guồng máy sản xuất của chúng ta ».Theo giới phân tích, tổng thống Ukraina có lý khi ông nói đến « một thỏa thuận công bằng » do « kiểm soát các nguồn tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên thuộc thẩm quyền, của Kiev », vì Ukraina và Mỹ mỗi bên kiểm soát 50 % số vốn trong quỹ đầu tư chung, bảo đảm một sự « bình đẳng trong các quyết định hợp tác sau này ». Điểm thứ ba và cũng là mục tiêu mà tổng thống Volodymyr Zelensky theo đuổi từ ít nhất 2 năm nay, đó là huy động vốn cho công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Về điểm này, nhà báo người Ukraina, Marianna Perebenesiuk trên đài truyền hình France 24 phân tích :« Đây là một thắng lợi ngoại giao không thể chối cãi mà thành công quan trọng nhất là Kiev giải tỏa được căng thẳng với Washington (…) và cũng phải nói là từ hai năm nay tổng thống Volodymyr Zelensky vận động quốc tế đầu tư vào đất nước ông trong giai đoạn tái thiết sau chiến tranh, nhưng chẳng ai dám vào. Giờ đây coi như sự hiện diện của Hoa Kỳ dỡ bỏ được những hoài nghi về an ninh tại Ukraina ». Đòn mặc cả của Trump với Kiev và Matxcơva ?Vào lúc một số nhà quan sát ghi nhận với thỏa thuận ký kết tại Washington hôm 30/04/2025, Nhà Trắng không đưa ra những « cam kết cụ thể » bảo đảm an ninh cho Ukraina. Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Scott Bessent không cùng quan điểm. Ông khẳng định trong cuộc họp báo tại Washington với phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Kinh Tế Ukraina Yulia Svyrydenko :« Thỏa thuận đạt được hôm nay (30/04) là một tín hiệu rõ ràng gửi đến các nhà lãnh đạo Nga : Chính quyền Trump cam kết một cách lâu dài ủng hộ tiến trình hòa bình trên cơ sở một đất nước Ukraina tự do, có chủ quyền và thịnh vượng. Đã đến lúc cuộc chiến khốc liệt này phải chấm dứt. Hoa Kỳ và Ukraina nóng lòng khởi động lại mối đối tác về kinh tế vốn có từ trước đến nay vì lợi ích của công dân hai nước ».Có hai điểm quan trọng nhất đối với Kiev ở đây : một là sự hiện diện của Mỹ trên lãnh thổ Ukraina qua các chương trình khai thác tài nguyên mà mục tiêu chính là để « Nga từ bỏ ý đồ lại xâm lược Ukraina ».Lý do thứ hai là ngay sau khi thỏa thuận khoáng sản song phương được ký kết, hôm 02/05/2025 bộ Ngoại Giao Mỹ đồng ý khởi động lại các thương vụ xuất khẩu thiết bị và phụ tùng quân sự cho Ukraina. Hợp đồng đầu tiên dưới thời chính quyền Trump trị giá hơn 310 triệu đô la. Trước đó vài giờ, Nhà Trắng thông báo với Hạ Viện về hợp đồng bán vũ khi cho Ukraina trị giá hơn 50 triệu đô la. Cùng lúc nhiều nguồn tin thông thạo tại Washington xác nhận chính quyền Trump « bật đèn xanh » cho việc chuyển hai hệ thống phòng không Patriot của Mỹ cho Kiev… và những khoản « viện trợ quân sự mới này được tính vào khoản đóng góp của Hoa Kỳ cho quỹ đầu tư chung với Ukraina ». Nói cách khác, cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina không phải là một món quà mà Washington « tặng không » cho tổng thống Zelensky.Dù vậy, chỉ nội việc Mỹ nối lại các chương trình chuyển giao vũ khí và thiết bị cho Ukraina, chắc chắn Matxcơva không hài lòng. Nhà báo Maryse Burgot của đài truyền hình nhà nước Pháp France 2 nhiều lần sang tận Ukraina tác nghiệp phân tích : « Muốn diễn giải thỏa thuận này thế nào đi chăng nữa, trong mọi trường hợp, hợp tác Mỹ và Ukraina không là một tin vui đối với nước Nga. Matxcơva không thể hài lòng với sự hiện diện của người Mỹ trên lãnh thổ Ukraina. Công luận có thể đánh giá thỏa thuận khoáng sản vừa rồi không có thực chất và cũng có thể rồi cũng sẽ thất bại tựa như thỏa thuận cũng chính quyền Trump ở nhiệm kỳ trước đã đạt được với Afghanistan, nhưng rồi đã hoàn toàn bế tắc. Tuy nhiên, đối với ông Trump, đây là một điểm cụ thể trên hồ sơ Ukraina mà Nhà Trắng đã đạt được sau 100 ngày ông trở lại cầm quyền và đừng quên rằng, nếu đôi bên không đạt được thỏa thuận đó thì Washington sẽ không bao giờ tha thứ cho ông Zelensky. Cũng vì muốn đạt được một kết quả cụ thể để khoe thành tích với cử tri, Donald Trump đã ráo riết đàm phán từ nhiều tháng qua để đạt cho bằng được một thỏa thuận dù là thực chất không nhiều. Cùng lúc, phía Mỹ không đưa ra những bảo đảm về an ninh cho Ukraina nhưng nội viễn cảnh Mỹ đầu tư vào Ukraina cũng khiến Vladimir Putin bực mình ».Cũng trên đài truyền hình France24, ông Guillaume Ancel một chuyên gia độc lập về quân sự thẳng thắn cho rằng về kinh tế, thực chất của các chương trình hợp tác trong tương lai không nhiều bởi dự trữ về khoáng sản của Ukraina « chưa được thẩm định một cách chính xác. Hơn nữa, phần lớn các vùng giàu tài nguyên tập trung ở miền đông và nam Ukraina, nơi quân đội Nga đang chiếm đóng ».« Cân nhắc về lợi ích kinh tế thì thỏa thuận này hoàn toàn là một màn lừa đảo vì hai lý do. Thứ nhất là bản thân Ukraina cũng không biết một cách chính xác về trữ lượng khoáng sản trên lãnh thổ của mình. Chính vì thế mà Kiev đòi được quyền quyết định là sẽ khai thác các loại tài nguyên nào và ở những khu vực nào. Lý do thứ hai, là trong thỏa thuận mới đạt được phía Mỹ nói rõ là các doanh nghiệp chỉ dấn thân vào Ukraina một khi quốc gia này vãn hồi hòa bình. Đừng quên rằng, song song với các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Ukraina thì chính quyền Trump cũng đang thương lượng với Matxcơva về khoáng sản. Mỹ cũng muốn hợp tác với Vladimir Putin để khai thác đất hiếm của Nga. Nói như vậy để thấy thỏa thuận đạt được hôm 30/04/2025 vừa rồi chỉ quan trọng về hình thức và cả hai bên đều hài lòng ».Đàm phán song song Nga - Mỹ về khoáng sản Vậy có thể nói thỏa thuận khoáng sản giữa Kiev và Washington hôm 30/04/2025 trước hết nằm trong chiến thuật của mỗi bên để thuyết phục công luận trong nước ? Theo giới quan sát, điều này hoàn toàn đúng : Ukraina muốn chứng tỏ « không bán rẻ tài nguyên cho Hoa Kỳ », mặc dù Mỹ là điểm tựa tài chính và quân sự.Về phía Hoa Kỳ, Nhà Trắng cũng đang có nhiều tính toán : Chỉ vài ngày sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, chủ nhân điện Kremlin hôm 24/02 cho biết Nga sẵn sàng thảo luận với Washington để « phát triển công nghiệp khai thác đất hiếm ». Tại Washington, chính tổng thống Trump cũng đã xác nhận đang hướng tới « nhiều dự án đầu tư quan trọng về kinh tế với nước Nga ».Theo nghiên cứu của Cơ Quan Địa Chất Hoa Kỳ USGS, trữ lượng về đất hiếm của Nga đứng hàng 5 trên thế giới, sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Úc nhưng tiềm năng của Nga (3,9 triệu tấn) « cao gấp đôi so với của Hoa Kỳ (1,8 triệu tấn) ».Phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitri Peskov quả quyết « người Mỹ cần đất hiếm của Nga và chúng ta có rất nhiều để cung cấp cho họ ».Theo tạp chí Grand Continent, chuyên về địa chính trị, Matxcơva đã mang đất hiếm ra để « nhử » Mỹ ngay từ vòng đàm phán song phương đầu tiên tại Ryiad hôm 18/02/2025 và về phía Washington, ông Trump cũng đang « trông thấy tiềm năng rất lớn của Nga, một quốc gia rộng lớn phong phú về tài nguyên mà Hoa Kỳ có thể tận dụng ».Rõ ràng là trên hồ sơ đất hiếm và khoáng sản, Nga mới là yếu tố quan trọng trong mỗi nước cờ của các bên và trước mắt có những phân tích cho rằng rất có thể Mỹ dùng Ukraina như một lá bài để thương lượng với Nga về những hồ sơ khác, còn quan trọng hơn cả vấn đề đất hiếm, nhất là khi bản thân Ukraina cũng không biết rõ về tiềm năng đất hiếm và những « khoáng sản chiến lược » đang có trong tay.
Đại sứ Kazakhstan Việt Nam Kanat Tumysh cho biết sẽ có nhiều văn kiện quan trọng được hai bên ký kết trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, từ đó tạo động lực đưa quan hệ hai nước bước vào “giai đoạn phát triển vàng”.
VOV1 - Chiều ngày 8/4, đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam đã về nước, kết thúc gần 10 ngày tham gia nhiệm vụ quốc tế cứu trợ động đất tại Myanmar. 10 ngày thực hiện nhiệm vụ đó, là 10 ngày làm việc từ sáng sớm đến tối khuya với cường độ rất cao.
Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp hàng loạt mức thuế cao nhắm vào hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Giới chuyên gia lo lắng biện pháp bảo hộ mậu dịch này của ông Trump có nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh tế, giá cả tăng vọt, cũng như leo thang trả đũa lẫn nhau. Trong viễn cảnh này, liệu tổng thống Trump có đang lặp lại sai lầm của năm 1930 : Kinh tế Mỹ và thế giới suy sụp do đạo luật Smoot – Hawley gây ra ? Donald Trump ngày 15/10/2024 phát biểu : « Đối với tôi, từ ngữ hay nhất trong từ điển là thuế hải quan. Đó là những từ ngữ tôi thích nhất. Thuế hải quan càng cao, chúng ta càng có nhiều cơ may các doanh nghiệp đến lập cơ sở tại Mỹ để không phải bị trả thuế hải quan. Còn có một lý thuyết khác cho rằng thuế hải quan càng cao, càng khủng khiếp, càng tệ chừng nào, các doanh nghiệp càng đến lập cơ sở nhanh chừng ấy. Khi tôi thông báo mức thuế hải quan là 10%, chỉ có 10% thôi, con số này chiếm đến nhiều trăm triệu đô la. Tất cả những điều này là nhằm giảm mức thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ ! »McKinley : Thần tượng của Donald Trump !Tổng thống Trump luôn tin rằng áp thuế hải quan có thể làm cho « Nước Mỹ giàu có » trở lại. Niềm tin này được thể hiện rõ qua việc ông hay viện dẫn William McKinley như một điển hình. Năm 1890, khi vẫn còn là dân biểu Hạ Viện, William McKinley (trở thành tổng thống năm 1897) đã cho thông qua đạo luật « McKinley Tariff Act » khắc nghiệt, áp thuế đến 50% giá trị hàng hóa nhập khẩu.Jean-Baptiste Velut, giáo sư trường đại học Sorbonne Nouvelle, chuyên gia về lịch sử kinh tế - chính trị Mỹ, trên đài phát thanh France Culture (28/01/2025), đưa ra hai luận điểm giải thích vì sao tổng thống Trump xem McKinley như một « thần tượng ».« Thứ nhất, điều thú vị ở đây là xem cách thức chính quyền Trump, kể cả bản thân ông Trump cũng như cựu cố vấn thương mại Robert Lighthizer lấy cảm hứng và sử dụng lịch sử bảo hộ mậu dịch Mỹ như thế nào để chứng tỏ rằng cuối cùng những điều cấm kỵ về chủ nghĩa bảo hộ trong nhiều năm trước đã làm cho người ta không biết đến toàn bộ truyền thống bảo hộ của Mỹ đã tạo nên sức mạnh kinh tế của Mỹ.Điểm thứ hai, đó là khía cạnh hoài niệm của Donald Trump, vốn thích so sánh mình với nhiều tổng thống khác. Tôi tin rằng việc chọn tổng thống McKinley không phải là vô tình. Không những đây là một vị tổng thống theo chủ nghĩa bảo hộ mà còn là một người có tham vọng đế quốc. Và do vậy, điều đó giúp Donald Trump, ở một hình thức nào đó, biện minh cho những tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình, đối với kênh đào Panama, hay quần đảo Groenland ngày nay. »Smoot – Hawley Act và cuộc Đại Khủng HoảngNhưng có lẽ ông Trump cũng quên rằng, thuế hải quan đã từng nhấn chìm nước Mỹ vào một trong những thảm họa kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước : Khủng hoảng kinh tế 1930 do « Smoot-Hawley Tariff Act » gây ra, đưa nước Mỹ vào thời kỳ Đại Suy Thoái.Ngược dòng thời gian, Hoa Kỳ trong những năm 1920 có nền kinh tế khá thịnh vượng. Đó là « những năm 20 sôi động », tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng cao và ngành công nghiệp phát triển mạnh. Duy chỉ có một lĩnh vực có nhiều dấu hiệu suy yếu : Nông nghiệp.Theo giải thích của ông Sebastien Jean, giáo sư kinh tế tại CNAM, cộng tác viên cho Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), với trang HuffingtonPost, « ngành nông nghiệp Mỹ trong suốt những năm 1920 cho thấy có dấu hiệu trì trệ do giá cả sụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu ngành bởi sự biến động của những năm tháng chiến tranh. Trước đó là quãng thời gian mà ngành nông nghiệp Mỹ phát triển đáng kể, chủ yếu là vì phải nuôi sống châu Âu, đang trong cảnh chiến tranh (Đệ nhất thế chiến). Nhưng khi chiến tranh kết thúc, châu Âu đã lấy lại sản xuất và ngành nông nghiệp của họ rơi vào tình trạng dư thừa sản xuất kéo dài. »Giới nông gia Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế. Để ứng phó, Quốc Hội Mỹ năm 1922 thông qua luật Fordney – McCumber, lần đầu tiên tăng thuế hải quan, nhưng chỉ giới hạn ở hàng công nghiệp. Ông Herbert Hoover, thuộc đảng Cộng Hòa, khi vận động tranh cử đã dùng lại ý tưởng được hậu thuẫn bởi những người vận động hành lang cho các nhà sản xuất nông nghiệp, cho rằng nông dân đang chịu thiệt thòi do cạnh tranh quốc tế. Ông đề nghị áp thuế hải quan đối với nông sản nhập khẩu ngay khi đắc cử năm 1929.Dưới sự thôi thúc từ hai nghị sĩ đảng Cộng Hòa là Willis Hawley và Reed Smoot, Quốc Hội Lưỡng Viện đã đồng thuận về mức thuế trung bình là 40% nhắm vào khoảng 20 nghìn loại hàng hóa nhập khẩu, nhưng không chỉ đối với nông sản mà mở rộng sang cả sản phẩm công nghiệp. Quyết định này của chính quyền Hoover đã bị chỉ trích mạnh mẽ trong và ngoài nước.Bất chấp thư ngỏ tập thể của hơn 1.000 kinh tế gia, cảnh báo rằng « việc thông qua các biện pháp bảo hộ này sẽ là một sai lầm », có thể dẫn đến tình trạng giá cả tăng cao cho người tiêu thụ, và mức sống của người dân bị sụt giảm, cũng như là sự phản đối từ khoảng 20 chính phủ các nước, dự luật Smoot – Hawley vẫn được thông qua vào đầu năm 1930.Đại chiến thương mại thế giới và làn sóng bảo hộ mậu dịchĐáng chú ý là văn bản luật này ra đời vào một thời điểm khá nhạy cảm : Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ, « ngày thứ Năm đen tối » 24/10/1929, đã bắt đầu cho thấy có những tác động đầu tiên đối với nền kinh tế Mỹ : Nhà xưởng lần lượt đóng cửa khiến hàng triệu người dân Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp.Không những ngành nông nghiệp Mỹ chẳng hưởng được lợi gì từ thuế hải quan, mà chính sách bảo hộ của Mỹ đã châm ngòi cho cơn sốt bảo hộ mậu dịch. Các đối tác thương mại của Washington tăng cường trả đũa với nhiều chiến lược khác nhau, từ tăng thuế hải quan, tẩy chay, hay áp đặt hạn ngạch (quota) nhập khẩu hàng Mỹ.Cuộc chiến thương mại này đã làm chao đảo nền kinh tế thế giới, các hoạt động trao đổi thương mại sụt giảm đến hơn 40%. Tuy nhiên, ông Eric Monnet, kinh tế gia, giáo sư sử học tại EHESS, và trường Kinh tế Paris, trên trang Economie Alternative, trích dẫn một nghiên cứu xa xưa do BarryEichengreen và Douglas A. Irwin thực hiện, nêu lên một chi tiết thú vị là cuộc chiến bảo hộ này không chỉ đáp trả Mỹ mà còn thúc đẩy các nước đi theo con đường bảo hộ giống như Mỹ.Chỉ có điều, như ghi nhận từ Bertrand Blancheton, chuyên gia về lịch sử kinh tế thế giới, đại học Bordeaux, khi trả lời kênh truyền hình France 24, trong cuộc đọ sức này, và với việc bùng phát cơn sốt bảo hộ, tất cả các bên đều bị thiệt do tăng trưởng thế giới bị chững lại : « Chính quyền Hoover nghĩ rằng các nước khác sẽ không phản ứng, nhưng họ đã có những hành động trả đũa thương mại. Cuộc chiến thương mại thực sự này đã dẫn đến tình trạng gần như tự cung tự cấp cho đến khi Đệ Nhị Thế Chiến nổ ra. »Đạo luật Smoot-Hawley, một « đạo luật kinh tế ngu xuẩn », theo như chỉ trích từ Henry Ford, nhà sáng lập thương hiệu ô tô nổi tiếng tại Mỹ, đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 1929 thêm trầm trọng. Chính sách bảo hộ này của Mỹ được cho là một trong những tác nhân chính gây ra cuộc Đại Suy Thoái, góp phần thúc đẩy một cuộc suy thoái mới le lói xuất hiện thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, kéo dài hàng thập kỷ.Trump Act và sự tương đồng với các chính sách cuối thế kỷ XIXTheo giải thích của nhà sử học Jean-Baptiste Velut, trường đại học Sorbonne Nouvelle ,với trang HuffingtonPost, « đạo luật này đã có những tác động tàn phá. Bởi vì, thông qua các tác động gián tiếp, nhiều cường quốc khác, đến phiên họ, đã khép cửa thị trường của mình. Và dần dần từng chút một, kinh tế và thương mại thế giới đã bị mất đến 2/3 giá trị của mình ».Một số sử gia thậm chí còn tin rằng, « Smoot – Hawley Tariff Act » đã góp sức cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa Đức Quốc xã, dẫn đến Đệ Nhị Thế Chiến. Tuy nhiên, nhà sử học Jean-Baptiste Velut, trên đài France Culture, cho rằng đây vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi:« Một số nghiên cứu cho thấy rằng về cơ bản, khủng hoảng tài chính là gốc rễ của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới. Nhiều nghiên cứu khác quả thực chỉ ra rằng thuế quan rất cao đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về khủng hoảng. Điều thú vị là đạo luật Smoot – Hawley đã trở thành một dạng tội đồ trong lịch sử kinh tế nước Mỹ và dưới góc độ biểu tượng, đạo luật này đã ám ảnh các cuộc tranh luận về tự do mậu dịch và nền ngoại giao Mỹ. »Dù vậy, sử gia về kinh tế Mỹ, Bertrand Blancheton, trả lời France 24, cũng tỏ ra cẩn trọng khi so sánh những gì diễn ra năm 1930 với tình hình hiện nay.« Tốt hơn là nên so sánh những gì chúng ta đang trải qua hiện nay với cuối thế kỷ XIX, từ năm 1880 đến năm 1914. Vào thời kỳ đó, Mỹ có những chính sách thương mại rất tinh vi và phân biệt đối xử. Ý tưởng là nhắm vào một quốc gia, sản phẩm cụ thể và đàm phán. Trong lịch sử kinh tế đương đại, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, có những thời điểm mà người ta tự do hóa và lúc khác họ siết chặt chính sách thương mại bằng cách tái lập thuế hải quan. Nhìn chung, đó là những kỳ kéo dài trong khoảng từ 30 đến 40 năm mỗi lần như thế. »Trump có sẽ cùng cảnh ngộ như Hoover ?Các mức thuế quan mới mà Donald Trump đưa ra, được cho là sẽ mở ra một « thời kỳ hoàng kim » cho nước Mỹ, nhưng lại có nguy cơ khiến các hộ gia đình Mỹ sẽ phải trả giá đắt. Một thăm dò do hãng tin Anh Reuters/Ipsos thực hiện cho thấy, 70% số người Mỹ được hỏi nghĩ rằng tăng thuế hải quan sẽ dẫn đến tăng giá thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng hiện nay.Trong những năm 1930, tổng thống Hoover đã phải trả giá cho chính sách thuế quan. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1932, vì không thể hóa giải được những tác động của cuộc khủng hoảng, tổng thống Cộng Hòa đã bị ứng viên Dân chủ Franklin D. Roosevelt đánh bại nặng nề.Chỉ còn 18 tháng nữa là đến kỳ bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng Hòa cũng phần nào lo lắng vì đảng này chiếm đa số sít sao ở Thượng Viện và Hạ Viện. Vào lúc thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới hoảng loạn, tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn kiên định lập trường, không thay đổi chính sách thuế quan nặng nề.Thứ Tư 02/04, khi thông báo áp mức thuế mới chống lại nhiều nước, Donald Trump đã tuyên bố rằng Đại Khủng Hoảng những năm 1930 có lẽ sẽ không xảy ra nếu như việc áp thuế quan vẫn được tiếp tục. « Vào năm 1929, mọi việc đã kết thúc đột ngột cùng với cuộc Đại suy Thoái, và điều đó có lẽ sẽ không bao giờ diễn ra nếu như họ vẫn trung thành với chính sách thuế quan, lịch sử đã có thể rất khác ! »Hơn 90 năm sau ngày ban hành luật Smoot – Hawley, liệu rằng lịch sử có sẽ tái diễn ?
VOV1 - Trong 3 thập kỷ qua, quan hệ Việt Nam - Mỹ đã có sự phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó, lĩnh vực giáo dục đóng vai trò là nền tảng, giúp người dân hai nước ngày càng hiểu nhau hơn.
VOV1 - Đại tướng Khamtay Siphandone nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào - không chỉ là một nhà lãnh đạo kiệt xuất trong sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước Lào, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Lào - Việt Nam.
Công an Việt Nam đang tận dụng từng phút hỗ trợ tìm kiếm người mất tích sau động đất tại Myanmar. Đại tá Nguyễn Minh Khương cho biết: "Toàn đoàn đang nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tinh thần thương người như thể thương thân".
VOV1 - Chuyến thăm của Tổng thống Lula nhấn mạnh tính bổ trợ giữa hai quốc gia, mở rộng các kênh hợp tác mới trong thương mại, kinh tế và đầu tư. Chuyến thăm lần này còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương và đối thoại giữa hai nước.- LHQ đánh giá cao vai trò và đóng góp thiết thực của Việt Nam tại nhiều diễn đàn pháp lý quốc tế.-Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sàng lọc công chức.-Thẻ bảo hiểm y tế giấy cũ đến ngày 31/5 tới sẽ hết hạn. Người dân thay thế bằng thẻ Bảo hiểm y tế trên các ứng dụng VssID và VNeID khi khám chữa bệnh.-Châu Âu nhất trí tiếp tục siết chặt các lệnh trừng phạt Nga và đề xuất triển khai lực lượng đảm bảo an ninh tại Ucraina.-Mỹ đẩy mạnh tinh gọn bộ máy, cắt giảm 10 nghìn việc làm trong ngành y tế.Nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, chính quyền Tổng thống Donal Trump cũng tạm dừng đóng góp tài chính cho Tổ chức Thương mại Thế giới
Trong cuộc đọ sức Mỹ -Trung ở Kênh đào Panama, bàn thắng tạm thời nghiêng về Washington : tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison chuyển nhượng lại cho một quỹ đầu tư của Mỹ hai cảng ở hai đầu con kênh mà chính quyền Trump đòi « thâu tóm trở lại ». Bắc Kinh trong thế lưỡng nan : Chận thương vụ giữa một công ty tư nhân của Hồng Kông với một đối tác quốc tế là một nước cờ mạo hiểm. Hôm 04/03/2025, vài giờ trước khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc diễn văn trước Quốc Hội lưỡng viện, quỹ đầu tư BlackRock thông báo đạt thỏa thuận với tập đoàn đa quốc gia của Hồng Kông, CK Hutchison, « mua lại quyền khai thác » 2 trong số 5 cảng dọc Kênh đào Panama : Balboa và Cristobal. Đây chỉ là 2 trong số hơn 40 hải cảng CK Hutchison đang khai thác tại 23 quốc gia trên thế giới. Trị giá hợp đồng 23 tỷ đô la.Trump đẩy Trung Quốc ra khỏi Panama Trên mạng xã hội Ủy Ban đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ phấn khởi khẳng định là « Trung Quốc bị đẩy ra khỏi Panama. Mỹ đang trên đà chiến thắng ». Dân biểu bang Florida, chủ tịch ủy ban này ông Brian Mast không bỏ lỡ cơ hội ca ngợi « công lao » và sự « sáng suốt » của tổng thống Donald Trump khi biết rằng, chủ nhân Nhà Trắng luôn khẳng định Kênh đào Panama « thuộc về nước Mỹ » và đã từng yêu cầu bộ Quốc Phòng xem xét các khả năng quân sự để bảo đảm quyền của Hoa Kỳ được sử dụng con kênh này vào lúc mà Trung Quốc « kiểm soát » 5 cảng dọc theo con kênh.Thắng lợi của Washington còn lớn hơn nữa do hai cảng Balboa và Cristobal ở hai đầu con kênh, mở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.Trả lời đài RFI Pháp ngữ giáo sư đại học giảng dậy môn Khoa Học Chính Trị, Kevin Parthenay trước hết giải thích vì sao việc một quỹ đầu tư của Hoa Kỳ giành lại quyền khai thác một số cơ sở ở Panama từ tay một tập đoàn Hồng Kông được coi là thắng lợi lớn của Mỹ :« Kênh đào Panama đã từng và sẽ luôn là một điểm chiến lược đối với quyền lợi của Mỹ và cũng như là đối với phía Trung Quốc nhất là khi hai siêu cường trên thế giới này bắt đầu lao vào một cuộc đối đầu. Qua hai quyết định gần đây chúng ta thấy Panama đã loan báo không tiếp tục tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc, mà sự hợp tác này đã chính thức được khởi động từ 2017. Bên cạnh đó, tư pháp Panama đòi xem xét lại các điều khoản đã nhượng quyền khai thác hai cảng Balboa và Cristobal ở hai cửa ra vào con kênh cho tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison. Đó là những tín hiệu mạnh để xác định vai trò trung tâm và ảnh hưởng của Mỹ đối với Panama » Dựa trên cơ sở nào Mỹ đòi « chiếm lại » kênh đào Panama ? Giáo sư Frédéric Lasserre Đại học Laval, Québec, Canada, chuyên nghiên cứu về khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương nhắc lại lập trường của tổng thống Trump đòi « lấy lại » con kênh mà Hoa Kỳ đã xây dựng cho Panama : « Donald Trump tố cáo các giới chức Panama bắt chẹt tàu thuyền của Mỹ, bắt họ trả phí đắt hơn so với tàu chở hàng của những quốc gia khác khi đi qua kênh đào Panama. Không một dữ liệu nào minh chứng cho điều đó và nếu quả thực tàu thuyền của Mỹ bị đối xử bất công, chắc chắn là các tập đoàn vận tải đường biển của Mỹ đã không để yên. Ngoài ra, cần chú ý là tập đoàn Hồng Kông, CK Hutchison khai thác : khai thác chứ không sở hữu, hai trong số năm cảng dọc theo con kênh Panama. Không có bất kỳ lý do nào để Hutchison phân biệt đối xử với tàu thuyền của Mỹ và nếu có đi chăng nữa thì liệu rằng tập đoàn này có được chỉ thị từ Bắc Kinh hay không ? Hiện không có bằng chứng nào cho phép xác định tàu bè của những quốc gia khác ngoài Trung Quốc bị đối xử tệ. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng tập đoàn của Hồng Kông, CK Hutchison chỉ khai thác có 2 trong số 5 cảng trên con Kênh đào Panama ».Tập đoàn Hồng Kông ngừng khai thác các hải cảng ? Trên thực tế thỏa thuận giữa tập đoàn khai thác hải cảng và bảo đảm các dịch vụ của Hồng Kông với một « tổ hợp đầu tư do quỹ BlackRock đứng đầu » không chỉ thu hẹp ở phạm vi Panama. Theo các báo tài chính của Mỹ và Á châu, tập đoàn trong tay nhà tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành chuyển nhượng tổng cộng 43 trong số hơn 50 hải cảng đang quản lý trên toàn thế giới. Trong số này có 10 hải cảng thuộc về Hồng Kông và Hoa Lục. Cristobal và Balboa chỉ là hai trong số 43 địa điểm liên quan. Nhưng con kênh này đang trở thành một tâm điểm trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai siêu cường trên thế giới, chuyên gia Virginie Saliou Học Viện Quân Sự Pháp IRSEM giải thích về tầm cỡ chiến lược của công trình :« Mỹ là quốc gia sử dụng nhiều nhất Kênh đào Panama để vận chuyển hàng từ bờ đông sang châu Á, để đưa hàng từ bờ tây của nước Mỹ sang châu Âu, để bảo đảm các luồng cung ứng giữa hai bờ đông và tây của bản thân nước Mỹ. Cứ trên 100 chuyến tàu chở hàng của Mỹ thì có 40 chiếc phải đi qua Kênh Panama và trung bình có từ 60 đến 70 % giao thương hàng hải sử dụng con kênh này là những chuyến tàu khởi hành hoặc cập bến các hải cảng của Hoa Kỳ. Chỉ có 13 % tàu thuyền đi qua đây liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc. Không chỉ có các tàu chở hàng của Mỹ sử dụng kênh Panama. Con kênh này còn là nơi mà tàu chiến của Hoa Kỳ cũng phải đi qua. Theo các số liệu gần đây trung bình hàng năm 40 trong số 291 tàu quân sự của Mỹ phải đi qua ngả này ». Con Đường Tơ Lụa, cái gai giữa Panama và MỹCũng bà Saliou nhấn mậnh Kênh đào Panama thuộc quyền sở hữu của Panama, một quốc gia ở Trung Mỹ chưa đầy 5 triệu dân, không có quân đội và sử dụng đồng đô la Mỹ. Công trình này do cơ quan ACP gồm 13 thành viên quản lý và Hiến Pháp Panama ghi rõ con kênh này « thuộc quyền sở hữu không thể tách rời » của Panama. Năm 1997 vào tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison ký hợp đồng với cơ quan ACP của Panama để được quyền « khai thác », đầu tư và bảo đảm các dịch vụ tại 5 cảng dọc theo con kênh. Đúng 20 năm sau, Panama chính thức tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc từ đó căng thẳnh giữa Hoa Kỳ và Panama gia tăng. Virginie Saliou :« Từ khi Panama tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc, đã có khoảng 30 dự án hợp tác và đầu tư ra đời nhưng chỉ một số ít được thực hiện đến nơi đến chốn, và kết quả không nhiều. Do vậy việc chính quyền Panama rầm rộ loan báo chia tay với dự án của Bắc Kinh trước hết là một tín hiệu nhắm gửi đến Nhà Trắng để làm vừa lòng tổng thống Trump. Một điểm đáng chú ý khác là năm 2001 tức là chỉ ít ít lâu sau khi tập tập đoàn của Hồng Kông được quyền khai thác Balboa và Cristobal thì chính phủ Mỹ đã ra một thông cáo xác nhận rằng sự hiện diện của Hutchison không là một mối đe dọa. 25 năm sau, tình hình đã có nhiều thay đổi vào lúc mà Washington và Bắc Kinh lao vào một cuộc đối đầu. Mỹ lo ngại Trung Quốc lợi dụng vị trí này để dọ thám Mỹ về mặt kinh tế và quân sự. Kênh đào Panama có thể là một địa điểm để quan sát các hoạt động của đối phương rất lợi hại ». Sự im lặng đáng ngờ của Bắc Kinh Nhìn đến phản ứng của Trung Quốc, giới quan sát hơi ngạc nhiên trước sự im lặng của chính quyền trung ương. Kênh đào Panama là nơi mà 21 % các tàu bè qua lại là tàu chở hàng của Trung Quốc, là cửa ngõ của ngành xuất nhập khẩu nước này sang châu Mỹ. Kiểm soát « hai đầu con kênh » này mang tính chiến lược. Vậy thì tại sao tập đoàn hàng hải Hồng Kông đã chuyển nhượng quyền khai thác lại cho một « tổ hợp đầu tư của Mỹ » mà không bị Bắc Kinh chống đối ?Tuần báo The Economist của Anh (20/03/2025) giải thích : trước hết về mặt chính thức Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý để can thiệp hay ngăn chận CK Hutchison « bán lại » quyền khai thác hai cảng Balboa và Cristobal cho bất kỳ một tập đoàn nào khác.Nhưng một cách không chính thức, chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn có thể « can thiệp » dưới nhiều hình thức : hoặc là gây sức ép trực tiếp với gia đình của nhà tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành, vì CK Hutchison có nhiều cơ sở tại Hoa Lục. Chính quyền Trung Ương cũng hoàn toàn có thể sử dụng « luật an ninh quốc gia » để « chận » hoặc « hủy » thương vụ giữa tập đoàn Hồng Kông và quỹ đầu tư của Mỹ BlackRock. Một giải pháp khác, là trong giao kèo giữa CK Hutchison và BlackRock bao gồm nhiều hải cảng mà họ Lý đang kiểm soát từ ở Hồng Kông đến Pakistan, Sri Lanka … do vậy, Bắc Kinh có thể trực tiếp gây áp lực với các chính quyền liên quan.Trung Quốc tránh một nước cờ mạo hiểmNhưng theo các chuyên gia tuần báo Anh trích dẫn, can thiệp lộ liễu như vậy là thất sách, bởi thứ nhất đây không là thời điểm thích hợp để Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào hồ sơ Kênh đào Panama vào lúc Bắc Kinh và Washington đang thu xếp để lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ gặp nhau trong một tương lai không xa. Bắc Kinh cũng muốn tránh để các giới chức Mỹ « nhòm ngó » kỹ hơn đến các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc vào lúc mà hai trong số này là Hoa Vi và ByteDance đã trong tầm ngắm của các chính quyền liên tiếp ở Washington.Vì quyền lợi của Trung Quốc ở các bến cảng Úc và châu ÂuLý do thứ hai là chận một thương vụ giữa một « tập đoàn tư nhân » với một đối tác quốc tế cũng sẽ làm xấu đi hình ảnh và uy tín của các tập đoàn Trung Quốc đang vươn ra nước ngoài, từ ở Úc đến châu Âu. Tại châu Âu Trung Quốc đang đầu tư và quản lý 14 hải cảng lớn như như Hamburg (Đức) Fos và Le Havre (Pháp) Anvers (Bỉ) Pirée (Hy Lạp) hay Rotterdam (Hà Lan)…Lý do thứ ba là xét cho cùng, hợp đồng chuyển nhượng lại quyền khai thác 2 bến cảng ở hai đầu con kênh Panama cho một « tổ hợp đầu tư » của Mỹ không đe dọa đến « quyền lợi cốt lõi về an ninh của Trung Quốc ». Theo thẩm định của chuyên gia Isaac Kardon, thuộc quỹ nghiên cứu Cargegie Endowment for International Peace, trụ sở tại Washington, hiện tại các tập đoàn Trung Quốc quản lý hơn 90 hải cảng ở khắp nơi trên thế giới. Năm 2023, các tàu của Hải Quân Trung Quốc đã dừng lại tại 27 trong số những hải cảng do các tập đoàn của Trung Quốc quản lý. Nhưng Hải Quân Trung Quốc không dại để lai vãng ở các khu vực như gần Panama nơi vốn được coi là sân sau của Hoa Kỳ.Tổn thất về thương mại và hình ảnh chính trị của ông Tập ?Dù vậy việc nhường lại một phần sân chơi cho tổ hợp đầu tư của Mỹ do BlackRock dẫn đầu bất lợi cho ngành xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Vẫn theo Isaac Kardon phía Hoa Kỳ nhân đà này sẽ áp đặt mạnh hơn luật chơi với các đối tác -nhất là trong bối cảnh mà chính quyền Trump đang dùng lá bài « thuế hải quan » để tạo dựng một trật tự quốc tế mới về mậu dịch, về giao thương hàng hải…Nếu như hợp đồng giữa tập đoàn của Hồng Kông và Mỹ này được thực hiện, thì dù muốn hay không « cổng đưa hàng Trung Quốc và châu Mỹ cũng bị khép chặt lại hơn một chút ».Cuối cùng về phương diện chính trị, rõ ràng là Hoa Kỳ ghi được một bàn thắng trước đối thủ Trung Quốc và làm « sứt mẻ hình ảnh của một ông Tập Cận Bình đang muốn phô trương thanh thế của một nhà lãnh đạo đủ sức bảo vệ quyền lợi quốc gia trên trường quốc tế ».
VOV1 - Sáng 18/3 tại Hà Nội, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức buổi lễ ra mắt cuốn sách chuyên khảo “50 năm Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (1973 – 2023)”, giới thiệu một cách toàn diện lịch sử quan hệ song phương.
Trước viễn cảnh mất điểm tựa an ninh là Hoa Kỳ, trước những mối đe dọa dưới nhiều hình thức khác nhau xuất phát từ những tham vọng địa chính trị của Nga, 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu có thêm 800 tỷ euro để tăng cường khả năng phòng thủ. Trong lĩnh vực quân sự, tiền bạc chỉ là « một mặt của vấn đề ». Có nhiều nghi vấn về hiệu quả của kế hoạch tái vũ trang cho Liên Âu và còn nhiều trở ngại để châu Âu tự chủ về quốc phòng. Đầu tháng 3/2025 Bruxelles thông báo kế hoạch 800 tỷ euro « tái vũ trang Liên Hiệp Châu Âu », mà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen xem là « nền tảng cho chính sách phòng thủ châu Âu ». Bộ Kinh Tế Pháp ngày 20/03/2025 trình bày « những giải pháp để tài trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng ». Tại Berlin, một tuần lễ trước ngày Hạ Viện mới của Đức bắt tay vào việc, thủ tướng tân cử Friedrich Merz chạy nước rút, thuyết phục các đảng thông qua kế hoạch sửa đổi Hiến Pháp, cho phép nước Đức đi vay nợ, huy động « hàng trăm tỷ euro hiện đại hóa quân đội và cơ sở hạ tầng ». Đây sẽ là một cuộc « Cách mạng lớn » : Trong 80 năm qua, an ninh của nước Đức chủ yếu trong tay Hoa Kỳ.« Tự chủ về quân sự, quốc phòng » là chủ đề ám ảnh các thành viên Liên Âu, ngoại trừ Hungary và Slovakia, cùng có lập trường thân Nga. Riêng thủ tướng Hungary Viktor Orban thì tin tưởng là « bạn thân » của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.Phát biểu tại các cuộc hội nghị quốc tế ở Paris hay Luân Đôn, Bruxelles, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhắc đi nhắc lại châu Âu cần tăng chi tiêu quân sự, cần đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực quốc phòng, nhưng là để phát « công nghiệp quốc phòng » của khối này.Theo báo cáo mới nhất (10/03/205) của SIPRI, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm, các thành viên châu Âu trong liên minh NATO lệ thuộc đến 64 % vào các nguồn cung cấp vũ khí của Hoa Kỳ và đến 10 % vào Hàn Quốc, hơn 2 % vào Israel…. Trong giai đoạn 2020-2024, nhập khẩu của châu Âu tăng 155 % so với giai đoạn 5 năm trước đó mà phần lớn là để « mua hàng của Mỹ ».Nghịch lý ở đây là 27 tập đoàn của châu Âu ( BAE Systems, Airbus Defence, Leonardo, Thales, Rheinmetall, Dassault …) có tên trong danh sách 100 hãng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự có trọng lượng nhất trên thế giới. Ngành quốc phòng của châu Âu « bao phủ gần như toàn bộ thị trường », đáp ứng nhu cầu của từ bên bộ binh, đến không quân, hải quân. Các tập đoàn châu Âu hiện diện trên các thị trường từ tên lửa đến ra-đa, trong lĩnh vực chế tạo tàu ngầm, thiết giáp, máy bay tàng hình, trực thăng …Những rào cản từ phía châu Âu Trở lại câu hỏi làm thế nào để tăng cường khả năng phòng thủ cho Liên Hiệp Châu Âu một cách hiệu quả nhất trong những điều kiện hiện nay, làm thế nào để sử dụng gói 800 tỷ euro trong kế hoạch « ReArm Europe-Tái vũ trang cho châu Âu » một cách hợp lý nhất ? Giới trong ngành nhận định : Việc đầu tiên cần làm là « xác định rõ những nhu cầu về thiết bị quân sự » để biết trong « kho vũ khí » của châu Âu còn thiếu những gì, thiếu bao nhiêu và cần bao nhiêu thời gian để khắc phục được những « lỗ hổng đó ».Các chuyên gia Pháp như tướng Dominique Trinquand, chuyên nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng và quan hệ quốc tế, hay Cyrille Bret, thuộc Viện Nghiên Cứu Jacques Delors, đã đưa ra một danh sách khá dài.Châu Âu « thiếu những phương tiện phòng thủ tầm xa » và hệ thống phòng không cũng là nhược điểm của khối này. Chiến tranh Ukraina cho thấy vai trò thiết yếu của drone, mà trong lĩnh vực này châu Âu có phần chậm trễ.Trên thị trường chiến đấu cơ hiện đại, châu Âu dù có những tên tuổi lớn như Rafale của Pháp, Gripen của Thụy Điển và thậm chí là Eurofigther (một dự án hợp tác giữa 4 nước châu Âu là Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha), nhưng « bụt chùa nhà không thiêng » : Nhiều nước trong khối này và cả Anh Quốc hay Thụy Sĩ đều chọn mua F-35 của Mỹ. Đức và Ý cũng như Ba Lan, Rumani và các nước trong vùng Baltic chuộng công nghệ của Hoa Kỳ.Trong một chương trình truyền hình trên đài France5, Guillaume Faury, tổng giám đốc tập đoàn hàng không Airbus và gồm cả một mảng quốc phòng Airbus Defence, giải thích về xu hướng « chuộng hàng Mỹ » đó của nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc : « Đức là một trong bốn thành viên ngay từ đầu tham gia dự án sản xuất chiến đấu cơ Eurofighter. Berlin vừa trang bị chiến đấu cơ của Mỹ F-35 vừa có cả Eurofighter. Tuy nhiên, để thực hiện một số phi vụ trong khuôn khổ các chương trình quân sự của NATO, với bài tập mang theo đầu đạn hạt nhân, Đức bắt buộc phải dùng F-35 của Mỹ. Bên cạnh đó cũng có những quốc gia khác trong Liên Âu quan niệm vũ khí của Hoa Kỳ còn là một lá bùa hộ mệnh, để được Washington bảo đảm an ninh. Nhưng đến khi Mỹ quay lưng lại với châu lục này như qua những diễn tiến gần đây, thì thỏa thuận đổi vũ khí lấy an ninh đó tan vỡ ».Thiếu các dự án tầm cỡ theo mô hình Airbus trong lĩnh vực dân sựCũng ông Faury nhấn mạnh đến một bất cập khác trong việc châu Âu từ lâu nay huy động các nguồn lực tài chính và chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng.« Quả thực trong nhiều năm, châu Âu chậm trễ trong việc đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng. Các khoản đầu tư của châu lục này cũng bị ‘vụn vặt' nghĩa là tùy theo quyết định ở cấp quốc gia của mỗi thành viên, nên đã không có đủ tầm cỡ. Do vậy, trong ngắn hạn châu Âu chỉ có thể trông cậy vào Mỹ để có được một số thiết bị. Nhưng về lâu về dài thì không có lý do gì ngăn cản Liên Âu sản xuất những mặt hàng như Hoa Kỳ, với điều kiện là châu Âu phải đoàn kết. Châu Âu cần tăng cường các phương tiện phòng thủ, cần cùng nhau chi tiêu một cách có hiệu quả hơn và cần sử dụng hàng của châu Âu».Cạnh tranh từ phía Hàn Quốc Chính vì những bất cập đó mà các nước châu Âu trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã phải chuyển hướng mua thiết bị và khũ khí của Hàn Quốc. Ba Lan là một trường hợp điển hình. Yann Rousseau, phóng viên thường trực cho báo Les Echos tại thủ đô Tokyo, từng điều tra về tiềm lực của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, giải thích : « Chính vì Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa vẫn tồn tại cho nên Hàn Quốc phải liên tục trang bị vũ trang, phải phát triển những công nghệ mới trong lĩnh vực quốc phòng, phải cải thiện khả năng sản xuất… Nhờ thế mà vũ khí của Hàn Quốc rẻ hơn so với hàng của Mỹ chẳng hạn, mà lại rất hiện đại với mức độ hiệu quả cao. Hơn nữa, đặt hàng Hoa Kỳ có khi phải đợi từ 3 đến 5 năm hàng mới đến tay. Trái lại, khi giao dịch với các nhà sản xuất Hàn Quốc, thời gian chờ đợi có khi chỉ là từ 6 tháng đến một năm ».Những giới hạn trong khâu sản xuất Về phía các nhà sản xuất cũng có nhiều những thách thức đang đặt ra. Vào lúc an ninh của châu Âu không là một ưu tiên trong nhãn quan của Hoa Kỳ, ở Matxcơva, sau Ukraina tổng thống Vladimir Putin đang nhắm tới những « mục tiêu khác nữa ». Ba Lan và nhiều nước Đông Âu, cũng như ba nước vùng Baltic e rằng họ sẽ là những nạn nhân tiếp theo một khi Nga phục hồi sức mạnh quân sự. Do vậy, như phóng viên của báo Les Echos vừa nói, nhịp độ sản xuất của các tập đoàn Hàn Quốc là một lợi thế lớn để Seoul giành được nhiều hợp đồng, đứng đầu là Ba Lan. Quốc gia đông Âu này có đường biên giới sát cạnh Nga, Bélarus (đồng minh của Nga) và với Ukraina đang bị Nga xâm chiếm, cho nên Vacxava muốn chóng có vũ khí trong tay.Ba Lan hiện là thành viên duy nhất của NATO dành đến gần 5 % GDP cho ngân sách quốc phòng. Trong tài khóa 2024, Vacxava huy động 44 tỷ euro cho các chi phí quân sự và để bảo vệ an ninh.Trước nhu cầu cấp bách đó, Jean Pierre Maulny, phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, cho rằng trở ngại đầu tiên để thực sự xây dựng một mạng lưới công nghiệp hiệu quả cho châu Âu trong lĩnh vực quốc phòng là các thành viên phải có những dự án hợp tác vững chắc. Mới chỉ có quá ít những chương trình hợp tác công nghiệp giữa nước trong Liên Âu được ra đời:« Trong mọi dự án hợp tác, luôn có nguy cơ cạnh tranh giữa các tập đoàn châu Âu trong lĩnh vực quốc phòng, có một sự tranh giành trong việc chia sẻ các công đoạn sản xuất, có một sự ngờ vực về mặt công nghệ. Đặc biệt là trong ngành chế tạo vũ khí và thiết bị quân sự, một dự án hợp tác chỉ thành công nếu như hai tập đoàn thực sự cộng tác với nhau, để tuy hai mà cũng như một (…) Trong lịch sử công nghiêp châu, Âu các dự án kết hợp này có một vài thành công, nhưng cũng không ít thất bại. Cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000, châu Âu đã có nhiều dự án hợp tác lớn, như chương trình phát triển máy bay vận tải A400M » Một sự chậm trễ về kỹ thuậtChristopher Dembick, thuộc quỹ đầu tư Pictet Asset Management, nêu lên một khó khăn khác của Lục địa già : Sự chậm trễ so với Hoa Kỳ về kỹ thuật và sức sáng tạo : « Châu Âu bị chậm trễ khá nhiều. Pháp là quốc gia tiên tiến nhất, nhưng cả trong trường hợp này, xin đưa ra một thí dụ cụ thể : Paris đặt mua hàng không mẫu hạm với hệ thống phóng máy bay trên tàu, nhưng cả Pháp lẫn châu Âu hiện không có kỹ năng để chế tạo bộ phận thiết yếu này trên tàu sân bay. Pháp bắt buộc phải mua bộ phận này của Mỹ, tức là phi công của Pháp phải do Mỹ đào tạo. Trước mắt, Liên Âu huy động được hàng trăm tỷ euro vốn để tăng chi tiêu quân sự đã là một điều tốt, nhưng bên cạnh đó còn phải đầu tư vào các kỹ năng chế tạo một số công cụ mũi nhọn, và nhất là đuổi kịp Hoa Kỳ về công nghệ. Theo tôi điều này đòi hỏi thời gian và thời gian cần thiết dài hơn là ngưỡng 4 đến 5 năm như thường được nói đến »Yếu tố địa chính trị Lãnh đạo tập đoàn hàng không Airbus Guillaume Faury đưa ra một thực tế khác : Các nhà sản xuất của châu Âu vẫn đang chờ đơn đặt hàng và phải thích nghi với những chuyển biến về địa chính trị.« Trước mắt và nhất là từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina, đã có những nỗ lực để mua vào đạn dược và một số trang thiết bị cho bên bộ binh. Đa phần là để chuyển sang Ukraina. Nhưng về trung hạn, hiện đang có nhiều giả thuyết đang được cân nhắc. Từ những kịch bản đó, nhà nước sẽ có những nhu cầu mới, sẽ cần những thiết bị mới, hay là sẽ đặt hàng nhiều hơn. Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay xoay quanh câu hỏi : châu Âu có nên tách rời khỏi công nghệ của Hoa Kỳ hay không. Đối với một số công nghệ nhậy cảm, điểm này liên quan trực tiếp đến mức độ tự chủ của toàn khối, đến chủ quyền an ninh của châu Âu. Đây là một đề tài mới vừa nổi lên, như chúng ta đã thấy và đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm ». Tới kế hoạch tái vũ trang 800 tỷ euro công bố hơn 3 năm sau khi Ukraina bị Nga xâm chiếm, và phải đợi đến khi Hoa Kỳ quay lưng lại với châu lục này, Liên Âu bắt đầu hướng tới một « sự tự chủ về chiến lược ». Nhưng trong lĩnh vực an ninh, như đô đốc Henri Schrike, Học Viện Quân Sự Pháp, phân tích, để có một lực lượng quân sự hùng mạnh, Liên Âu vừa cần có thiết bị hiện đại và phù hợp, vừa cần có một đội quân hùng hậu cộng với khả năng phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa các đội quân của các nước thành viên, cũng như là còn cần đến những công cụ hiệu quả để thu thập và xử lý thông tin tình báo. Đó là những vấn đề mà không chắc là gói « tái vũ trang 800 tỷ euro » của châu Âu có thể giúp giải quyết ngay lập tức.
VOV1 - Chiều 10/3, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Tổng thống Cung điện Merdeka, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.
VOV1 - Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (30/1/1950-30/1/2025), Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nga về quan hệ hai nước trong tình hình hiện nay và những yếu tố góp phần thúc đẩy quan hệ song phương.
Việt Nam và Trung Quốc vừa đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950-18/1/2025). Trong những ngày cuối năm ngoái, quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có vẻ ngày càng hữu hảo. Từ 23 đến 26/12/2024, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Hải quân Việt Nam và Chiến khu Nam Bộ của Quân đội Trung Quốc đã tổ chức Phiên họp thường niên lần thứ 17 về tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Trong thời gian đó, theo báo chính thức của Việt Nam, ngày 24/12, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc đã tổ chức chuyến tuần tra chung lần thứ 4 năm 2024 trên khu vực biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, nhằm "tăng cường phối hợp trong việc chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên biển, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm". Tiếp đến, hai chiến hạm của Hải quân Trung Quốc đã cập cảng Tiên Sa ngày 28/12/2024, bắt đầu chuyến thăm thông thường (neo đậu kỹ thuật) tại thành phố Đà Nẵng đến 31/12.Nhưng đáng chú ý hơn cả là vào đầu tháng 12, Trung Quốc và Việt Nam đã mở “đối thoại chiến lược 3+3” đầu tiên, một cơ chế chưa từng có trong ngoại giao của cả hai nước. Đối thoại song phương về quốc phòng, ngoại giao và an ninh công cộng đã được tổ chức ở cấp thứ trưởng ngay trước cuộc họp lần thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam.Theo nhận định của hai nhà nghiên cứu Ấn Độ Rahul Mishra và Harshit Prajapati trên trang Asia Times ngày 31/12/2024, cuộc đối thoại mới này "thể hiện mối lo ngại của hai nước láng giềng, vốn đang vướng sâu vào các tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong bối cảnh địa chiến lược toàn cầu ngày càng thay đổi".Hà Nội đang lo ngại cuộc chiến thuế quan của Trump có thể chuyển trọng tâm từ Trung Quốc sang Việt Nam, bị nghi là điểm trung chuyển cho những hàng hóa thực sự do Trung Quốc sản xuất. Đồng thời Việt Nam cảnh giác với thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Về phần mình, Bắc Kinh đang tìm cách ngăn chặn các tranh chấp ở Biển Đông vượt khỏi tầm kiểm soát của mình và đang hướng tới mục tiêu vô hiệu hóa trước khả năng Hoa Kỳ khai thác tình hình. Cũng theo hai tác giả nói trên, trái ngược với nhận định rằng đối thoại 3+3 cho thấy Việt Nam liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc, những nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm coi cơ chế này là phản ứng thực dụng của Hà Nội đối với các lợi ích chồng chéo hơn là sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer đã mô tả chính xác đây là "kết quả tự nhiên", chứ không phải là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang dịch chuyển vào quỹ đạo của Trung Quốc. Đối thoại 3+3 rõ ràng nhằm mục đích ổn định quan hệ song phương,Đây cũng là ý kiến của tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ, khi trả lời phỏng vấn RFI ngày 17/01/2025:"Cuộc họp theo hình thức 3+3 bao gồm đại diện từ bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng và bộ Công An. Lần đầu tiên hai nước Việt Nam Trung Quốc thực hiện đối thoại theo hình thức này. Đây là một chỉ dấu rõ ràng là hai nước vẫn coi nhau là đối tác ngoại giao ưu tiên. Đối thoại 3+3 cũng cho thấy cam kết giữa hai bên về hợp tác duy trì ổn định khu vực để tránh đối đầu quân sự, cũng như cam kết bảo vệ chế độ Cộng sản ở mỗi nước. Phải nói rõ là nếu có thay đổi chế độ ở Việt Nam hay Trung Quốc thì khả năng xung đột quân sự đều sẽ tăng cao. Việt Nam, Trung Quốc giữ được hòa bình khi hai nước giữ được ổn định chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Khi quan hệ ngoại giao Việt-Trung nồng ấm, sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông đối với Việt Nam sẽ dịu xuống và ngược lại, khi quan hệ hai nước xấu đi, Trung Quốc sẽ ra tăng sức ép lên Việt Nam ở Biển Đông." Ví dụ, vào ngày 02/10 năm ngoái, Việt Nam đã phản đối vụ Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29/09, khiến họ bị thương nặng. Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã mạnh mẽ cáo buộc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc cướp bóc sản lượng đánh bắt và thiết bị của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc đó, khẳng định ngư dân Việt Nam đã "xâm nhập trái phép" vào vùng biển của Trung Quốc và họ đã có phản ứng "chuyên nghiệp và kiềm chế" và không gây ra thương tích. Theo hai nhà nghiên cứu Ấn Độ Rahul Mishra và Harshit Prajapati trên trang Asia Times ngày 31/12/2024, các cuộc tấn công của Trung Quốc vào ngư dân Đông Nam Á “thể hiện một hình thức cưỡng ép nhẹ nhàng, với tiềm năng leo thang hạn chế, vì hành động này "liên quan đến thành phần dân sự, chứ không phải quân sự”. Các hành động của Trung Quốc chống lại các tàu cá Việt Nam phản ánh nỗ lực gây sức ép buộc Việt Nam duy trì chính sách đối ngoại trung lập, đồng thời nhằm mục đích gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng không tác động trực tiếp đến các tranh chấp rộng lớn hơn. Trong một bài viết đăng ngày 02/01/2025 trên trang mạng Fulcrum, chuyên phân tích về tình hình Đông Nam Á, nhà nghiên cứu Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng dự báo qua hàng tựa: “ Biển Đông năm 2025: Còn hơn là như thế, có thể tồi tệ hơn”. Theo ông Storey, căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines về Biển Đông sẽ vẫn gia tăng vào năm 2025 và có thể tăng cao hơn nữa, đặc biệt là nếu chính quyền Marcos Jr. chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ cung cấp tàu hộ tống hải quân cho các nhiệm vụ tiếp tế cho Bãi Cỏ Mây. Những điểm có thể gây ra tranh chấp gia tăng khác giữa Philippines và Trung Quốc bao gồm Bãi Sa Bin, nơi tuần duyên Philippines sử dụng làm điểm trung chuyển cho các nhiệm vụ tiếp tế và Bãi cạn Scarborough, nơi mà hải cảnh Trung Quốc không còn cho phép ngư dân Philippines vào. Cũng theo nhà nghiên cứu Storey, một vấn đề cần theo dõi vào năm 2025 là liệu Trung Quốc có phản đối hoạt động bồi đắp đảo của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hay không. Diện tích mà Việt Nam bồi đắp hiện chiếm gần một nửa diện tích mà chính Trung Quốc đã cải tạo để xây dựng thành 7 đảo nhân tạo trong giai đoạn 2013-16. Nếu xây dựng đường băng trên các thực thể đó, Việt Nam sẽ có thể triển khai sức mạnh không quân xa hơn nhiều vào Biển Đông.Ông Storey ghi nhận: "Cho đến nay, Trung Quốc vẫn giữ im lặng, ít ra là về mặt công khai, có thể là vì họ không muốn phá vỡ mối quan hệ chính trị với Việt Nam vốn đang phát triển khá thân thiện. Hoặc có thể là họ không muốn gây chiến với Việt Nam vào thời điểm đang phải tập trung đối phó với Philippines. Hoặc có thể là Việt Nam đã tránh được cơn thịnh nộ của Trung Quốc vì họ không phải là đồng minh của Hoa Kỳ. Thời gian sẽ trả lời liệu sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với Hà Nội có kéo dài được lâu hay không".Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 17/01/2025, tiến sĩ Vũ Xuân Khang giải thích vì sao cho tới nay Trung Quốc chưa công khai phản đối Việt Nam về vấn đề này:"Đây là một trong những điểm chính trong chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Trung Quốc ghi nhận các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam nhằm trấn an Trung Quốc, bất chấp Hà Nội tăng cường quan hệ với Mỹ và Nga. Chính sự mềm mỏng, hòa dịu của Trung Quốc đối với Việt Nam về việc bồi đắp đảo trên Biển Đông là chỉ dấu cho thấy Trung Quốc cũng không muốn đi tìm một xung đột, hay không muốn đẩy Việt Nam vào phe của Mỹ hay các đồng minh của Mỹ.Đây chính là một sự đáp lễ cho chính sách ngoại giao trung lập của Việt Nam. Trung Quốc cũng mong muốn giữ cho biên giới phía Nam của họ ổn định, nên cũng muốn quan hệ Việt-Trung được hòa hiếu và ổn định như hiện nay. Việc Trung Quốc đối xử với Philippines một cách cứng rắn trong khi với Việt Nam một cách mềm dẻo cũng là cách rất hiệu quả để Việt Nam thấy rằng nếu Việt Nam không thân Mỹ như Philippines, thì Trung Quốc sẽ không bắt nạt Việt Nam như với Philippines.Rõ ràng, từ góc nhìn của Việt Nam, nâng cấp quan hệ quốc phòng với Mỹ chưa chắc đã đủ để bảo vệ Việt Nam khỏi Trung Quốc, nhưng nếu giữ cho quan hệ với Trung Quốc hòa hảo, thì Việt Nam có thể tăng cường bồi đắp đảo mà không quá lo về việc Trung Quốc trả đũa.Vào cuối năm 2024, đã có những chỉ dấu là Trung Quốc lo ngại Việt Nam có thể cho Mỹ hay Nhật Bản sử dụng các đảo ở biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc khi cần và các đảo bồi đắp của Việt Nam có thể giúp Hà Nội "bành trướng" trên biển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là quan điểm của các học giả Trung Quốc, chứ vẫn chưa có phát ngôn chính thống nào từ truyền thông nhà nước Trung Quốc. Có thể Trung Quốc muốn đánh tiếng cho Việt Nam một cách tế nhị là việc họ im lặng trước các hành động bồi đắp của Việt Nam không có nghĩa là họ đồng tình. Tuy vậy, điểm mấu chốt vẫn là tình trạng tổng thể của quan hệ Việt-Trung hiện nay hữu hảo và ổn định. Chừng nào Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định Trung Quốc là ưu tiên ngoại giao cao nhất, hơn cả Mỹ và Nga, thì Trung Quốc sẽ duy trì chính sách hiện nay với Việt Nam, tức là sẽ không thúc ép Việt Nam hay gây áp lực lên Việt Nam quá lớn ở Biển Đông như là với Philippines. Chính sách Việt Nam của Trung Quốc rất nhất quán: Trung Quốc muốn cho Việt Nam thấy rằng Việt Nam đi với Mỹ thì chưa chắc bảo vệ được chủ quyền ở Biển Đông, nhưng nếu Việt Nam hữu hảo với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ nhượng bộ Việt Nam ở Việt Nam, khác trường hợp giữa Trung Quốc với Philippines."
Dân biểu Mike Johnson đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ một lần nữa sau cuộc bỏ phiếu tái tranh cử đầy kịch tính. Đây cũng là một sự bắt đầu cho một quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát để lập pháp trong nhiệm kỳ 2 của tổng thống Donald Trump. lễ tuyên thệ nhậm chức sẽ diễn ra vào ngày 20/1.
Tổng thống Đài Loan điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Trung Quốc cảnh báo về 'lằn ranh đỏ'; Trung Quốc trừng phạt 13 công ty quân sự Hoa Kỳ vì bán vũ khí cho Đài Loan; Nhật Bản cấp cho Philippines 11 triệu đôla viện trợ an ninh để tăng cường phòng thủ Tổng thống Pháp Macron tìm thủ tướng mới.
- Nhận lời mời của Thượng viện Nhật Bản, từ ngày 03 - 07/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ lần đầu tiên thăm chính thức Nhật Bản. Đây cũng là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 12 năm kể từ năm 2012 và đúng vào dịp hai nước vừa kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”. Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được kỳ vọng sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong khuôn khổ quan hệ hợp tác mới, đưa quan hệ hai nước tiến xa hơn nữa trong tương lai. Nhân sự kiện chính trị rất quan trọng này, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Phạm Quang Hiệu về các nội dung liên quan chuyến thăm. Chủ đề : Đại sứ Phạm Quang Hiệu, Nhật Bản, Việt Nam --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Derek Tran thắng cử vào Hạ viện Mỹ, lần đầu tiên đại diện người Việt ở California; Mexico cảnh báo thuế quan của Trump sẽ xóa sổ 400.000 việc làm tại Mỹ; Putin nói Nga sẽ dùng mọi vũ khí có trong tay nếu Ukraine có vũ khí hạt nhân; Trung Quốc cảnh báo sẽ hành động nếu Mỹ tăng cường hạn chế chip.
Aktiivisuus vs. passiivisuus – miksi kukaan valitsisi aktiivisen osakepoiminnan vaikka tietää, että tuottoa saa helpommin passiivisella rahastosäästämisellä? Seminuoret sijoittajat -podcastin Jolle Harkimo ja Jani Junnila tietävät – ja ovat nyt myös valmiita kertomaan vastauksen kuulijoille. Perataan läpi kaninkolot, kryptosekoilut ja hypesijoittamisen periaattellisen vastustamisen 101 (ja se, miksi Jollen osakesalkku on at the moment ”aivan per***llään”). Naurua ei tästä(kään) jaksosta puutu. Kuuntele, kerää taloustietoa korviisi ja opi uutta meidän kanssa! Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.
- Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, từ quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” năm 2002, đến nay Việt Nam và Nhật Bản đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới. Sau khi nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao nhất, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả hợp táccụ thể, về cả bề rộng và chiều sâu. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đã khẳng định như vậy trong cuộc trả lời báo giới nhân dịp tròn 1 năm Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Chủ đề : Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, phát triển, bề rộng và chiều sâu --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Ứng cử viên Dân chủ gốc Việt Derek Trần đã tuyên bố chiến thắng cuộc đua giành ghế dân biểu liên bang Hoa Kỳ đại diện cho Địa hạt 45 ở bang California dù chưa kiểm phiếu xong và cuộc đua vẫn đang rất sít sao. Xem thêm: https://bit.ly/voatvfb4 Tin tức đáng chú ý khác: Muốn thoát án tử, Trương Mỹ Lan phải nộp gần 11 tỉ USD. Kon Tum lại dồn dập xảy ra 11 trận động đất. Đồng Peso Mexico giảm giá mạnh sau lời đe dọa áp thuế của ông Trump. Đức kêu gọi EU phản ứng ‘đoàn kết' trước thông báo áp thuế của Trump. Người hâm mộ Huawei đổ xô đi xem điện thoại thông minh và hệ điều hành mới. Tesla có thể sẽ bị loại khỏi khoản tín thuế mới cho xe điện của California. Đội bóng chày Đài Loan trở về như những anh hùng trong bối cảnh lòng tự hào dâng trào.
Ứng cử viên Dân chủ gốc Việt Derek Trần đã tuyên bố chiến thắng cuộc đua giành ghế dân biểu liên bang Hoa Kỳ đại diện cho Địa hạt 45 ở bang California dù chưa kiểm phiếu xong và cuộc đua vẫn đang rất sít sao.
- Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng bí thư Tô Lâm tạo động lực mới trong việc củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam – Malaysia trong giai đoạn mới- Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình tìm kiếm các giải pháp hòa bình, hòa giải và bao dung cho khu vực và thế giới- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp, khẳng định Việt Nam ủng hộ việc thúc đẩy giải quyết các xung đột và tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc- Tổng thống Cộng hòa Bulgari Rumen Radev và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường- Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn- Tiếp cận thông tin hữu ích giúp bà con dân tộc thiểu số ở Kon Tum thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm- Cộng đồng quốc tế lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng khắp châu Âu sau những diễn biến mới trong cuộc xung đột Nga- Ukraine- COP 29 thông qua khoản tài trợ 300 tỷ đôla một năm để các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu- Nhật Bản đối diện với tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh trầm trọng Chủ đề : tổng bí thư, tô lâm --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support
- Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia trong 3 ngày theo lời mời của Thủ tướng Anwar Ibrahim. Điểm nổi bật mà kết quả chuyến thăm đạt được đó là hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, không những đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới; mà còn đánh thức những tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển hữu nghị giữa hai quốc gia, dân tộc. Chủ đề : Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Việt Nam-Malaysia, kỷ nguyên phát triển mới --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Chương trình Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Ấn Độ (ITEC) đã và đang đem lại cơ hội cho hàng ngàn người lao động Việt Nam tới Ấn Độ tìm hiểu về đa dạng các lĩnh vực. Chương trình cũng là một trong những cầu nối quan trọng góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Đây là khẳng định chung của các đại biểu tham dự Ngày hội ITEC – sự kiện kỷ niệm Chương trình Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Ấn Độ, diễn ra tối 08/11, tại Hà Nội. Chủ đề : ITEC, Ấn Độ - Việt Nam --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Bà Michelle Steel, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, đang dẫn trước ông Derek Trần, đối thủ bên phía đảng Dân chủ, trong cuộc bầu cử dân biểu liên bang Mỹ tại Địa hạt 45, bang California, theo kết quả kiểm phiếu tính đến thời điểm tối 6/11.
Bắt đầu từ 7h sáng nay 27/10, theo giờ địa phương, cử tri Nhật Bản thuộc 47 tỉnh thành cả nước đã bắt đầu bỏ phiếu để bầu chọn những người đại diện cho mình trong tổng tuyển cử lần thứ 50 của nước này. Đây là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của Nhật Bản, nhưng vẫn tồn tại khả năng tỷ lệ người tham gia bỏ phiếu cũng sẽ ở mức thấp như một số lần bầu cử trước. Chủ đề : hạ viện, nhật bản --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân sẽ tham dự Lễ nhậm chức của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Prabowo Subianto và tiến hành một số hoạt động song phương tại Indonesia từ ngày 19 đến ngày 21/10/2024. Điều này có ý nghĩa quan trọng, tiếp nối đà phát triển hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước thời gian qua, đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước hướng đến mốc son 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chủ đề : Quan hệ Việt Nam-Indonesia, thời chính quyền mới --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Trả lời phỏng vấn của báo chí trong nước và quốc tế, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ nhận định, với nhiều văn kiện được ký kết, chuyến thăm đã phát huy vai trò tích cực trong xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”, đồng thời phát triển quan hệ song phương là lựa chọn chiến lược của cả hai bên. Chủ đề : đại sứ, trung quốc --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Hôm nay (15/10), các chính đảng tại Nhật Bản đã chính thức công bố, chốt và niêm yết danh sách ứng cử viên chuẩn bị cho cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 50 của nước này. Trọng tâm chính của cuộc bầu cử sẽ là liệu đảng cầm quyền Dân chủ Tự do Nhật Bản có đảm bảo được đa số ghế và tiếp tục chính phủ liên minh của mình hay không, hay các đảng đối lập sẽ gia tăng quyền lực và buộc đảng cầm quyền không còn chiếm được đa số. Chủ đề : bầu cử, hạ viện, nhật bản --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Chỉ còn 01 ngày nữa là đến thời hạn công bố, chốt và niêm yết danh sách bầu cử Hạ viện Nhật Bản lần thứ 50. Hiện nay, các đảng phái chính trị tại Nhật Bản đang tích cực tranh luận nhằm kêu gọi sự ủng hộ của cử tri. Trong khi đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) đưa ra khẩu hiệu “Tái sinh Nhật Bản”, đảng liên minh Công minh chủ trương “Cải cách chính trị triệt để”, thì đảng Dân chủ Lập hiến (CDPJ) đối lập lớn nhất đưa ra khẩu hiệu “Thay đổi đảng cầm quyền”. Chủ đề : nhật bản, bầu cử --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Tại Điện Élysée vào ngày 7/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp và hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm, người nói trước báo giới sau đó rằng ông muốn nâng cấp quan hệ Pháp-Việt ‘lên tầm cao mới', theo ghi nhận của VOA. Xem thêm: https://bit.ly/voatvfb4 Tin tức đáng chú ý khác: Liên đoàn Thương mại-Công nghiệp đề nghị tạm dừng thu phí khi cầu đường xuống cấp. Tăng trưởng Việt Nam quý 3 vượt kỳ vọng, đạt 7,4%. Người Việt ở California dấn thân vào sinh hoạt chính trị sôi động mùa bầu cử. ‘Đêm Việt Nam' tại trung tâm thủ đô Mỹ. Philippines-Hàn Quốc tăng cường đối tác chiến lược trên mặt trận an ninh. Israel cương quyết chiến đấu tới khi đạt được mục tiêu. Chiến tranh Gaza tròn năm: Israel tưởng niệm nạn nhân; người Palestine khao khát cuộc sống yên bình. Irael tiếp tục không kích, sự tàn phá lan rộng ở ngoại ô thủ đô Li Băng. Hai nhà khoa học Mỹ đoạt Giải Nobel Y học 2024.
- Giáo dục là một trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Mỹ- Cuộc thi “Đan Mạch trong mắt em” – nơi chắp cánh những ý tưởng về bảo vệ hành tinh xanh cho trẻ em Việt Nam- Nhiều cơ hội tăng cường hợp tác giữa Việt nam với các quốc gia trong ASEAN Chủ đề : giáo dục, Việt Nam - Mỹ, ASEAN, Đan Mạch trong mắt em --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Tại Điện Élysée vào ngày 7/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp và hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm, người nói trước báo giới sau đó rằng ông muốn nâng cấp quan hệ Pháp-Việt ‘lên tầm cao mới', theo ghi nhận của VOA.
Edessä on vuosisadan mittainen suurvaltojen kilpajuoksu, joka muuttaa maailmanjärjestystä pysyvästi, kirjoittavat ministeri Jaakko Iloniemi ja ulkopolitiikan asiantuntija Henri Vanhanen ulkopolitiikan esseekokoelmassaan. Kuuluuko Suomi suurvaltakilpajuoksun häviäjiin vai voittajiin? Jättääkö Yhdysvallat Naton, jos presidentiksi valitaan republikaanien Donald Trump? Onko Venäjällä edessään vain synkkiä vaihtoehtoja? Kuinka merkittävä sodan eskalaation riski piilee Israelin hyökkäyksessä Libanoniin? Onko äärioikeiston voitto Itävallan vaaleissa osoitus poliittisen tilanteen pysyvästä muutoksesta Euroopassa? Vieraina ovat ministeri ja entinen diplomaatti Jaakko Iloniemi sekä ulko- ja turvallisuuspolitiikan asiantuntija Henri Vanhanen. Toimittajana on Tapio Pajunen.
- Trong khi thời gian đếm ngược đến thời điểm đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) có chủ tịch mới, đồng thời cũng là thủ tướng mới của Nhật Bản, còn lại chưa đầy 48 giờ đồng hồ, dư luận nước này bắt đầu chuyển sự chú ý sang vấn đề liệu tân thủ tướng có giải tán Hạ viện ngay sau khi nhậm chức hay không. Chủ đề : hạ viện, nhật bản --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Theo các cơ quan bảo tồn sinh vật biển, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều loài san hô đa dạng nhất thế giới. Tuy nhiên, hệ sinh thái rất quan trọng này đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng, chất lượng, do tác động từ các hoạt động của con người ( du lịch, ô nhiễm biển ), cũng như do tác động của biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu đáng lo ngại hơn cả là hiện tượng tẩy trắng hàng loạt các rạn san hô. Vùng biển Việt Nam hiện đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Rạn san hô biển tập trung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn Mun (Khánh Hòa). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tổng cục Biển đảo Việt Nam, hiện Việt Nam chỉ còn 1% trong số 1.300km2 rạn san hô dọc bờ biển đang trong tình trạng rất tốt; 26% các rạn san hô trong điều kiện tốt; 41% các rạn san hô trung bình, còn lại 31% là các rạn san hô nghèo.Ðiều đáng lo ngại đó là hiện có 96% các rạn san hô trên khắp vùng biển cả nước đang hứng chịu tác động từ các hoạt động khai thác của con người, trong đó gần 75% các rạn có mức độ rủi ro cao và rất cao bởi tình trạng khai thác mang tính hủy diệt. Đi cùng với sự suy thoái của san hô là sự biến mất của nhiều loài sinh vật biển quý.Lê Chiến, nhà sáng lập Trung tâm Cứu hộ Sinh vật biển SASA, một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam chuyên giải cứu các sinh vật biển và hồi sinh các rạn san hô bị hư hại tại bờ biển miền trung Việt Nam, cho biết về hiện trạng của san hô Việt Nam, đặc biệt là hiện tượng tẩy trắng hàng loạt ( mass bleaching ): “Mass bleaching, tẩy trắng hàng loạt, có nghĩa là tẩy trắng trên một diện rất rộng trên một số loài, đặc biệt là loài tạo dạng quan trọng, những loài có mật độ rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành rạn tại Việt Nam, cũng như tại châu Á-Thái Bình Dương nói chung.Hiện tại rất nhiều nơi ở Việt Nam, san hô đã bị tẩy trắng hàng loạt. Đấy chính là nguy cơ lớn nhất, chứ còn bây giờ vấn đề phá hoại bởi du lịch không còn là trọng tâm nữa. Hiện chúng tôi ghi nhận hiện tượng tẩy trắng hàng loạt ở một số tỉnh Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận và vịnh ở Côn Đảo, vịnh Thái Lan, Phú Quốc. Đó là ghi nhận trong khả năng của chúng tôi. Có thể có những tỉnh khác cũng bị như vậy, nhưng chúng tôi chưa có điều kiện để đi khảo sát. Rất may là ở khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ thì chưa thấy bị ảnh hưởng, nhưng nhiệt độ nước biển thì hiện cũng khá là cao.” Cũng theo anh Lê Chiến, về mặt lý thuyết, có những phương pháp giúp đảo ngược tình trạng tẩy trắng hàng loạt san hô ở Việt Nam, nhưng trên thực tế không đơn giản chút nào: “Trong những phương pháp tái tạo san hô, có việc gây dựng vườn ươm con giống san hô ( coral garden ), nếu không thì chỉ là transplantation, tức là di chuyển san hô từ điểm A sang điểm B. Giống như trên hai cánh rừng, một cánh rừng trọc và một cánh rừng xanh. Nếu chúng ta lấy cây bên rừng xanh trồng bên rừng trọc thì hai bên sẽ trở lại một bên là rừng xanh, một bên là rừng trọc. Nếu không có vườn ươm thì sẽ không có con giống để cung cấp. Vườn ươm đó có nhiều yếu tố, thứ nhất là khai thác con giống. Hai là người ta có thể dùng nhiều phương pháp để khiến cho san hô stress liên tục để kích thích nó thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu. Trên lý thuyết là như vậy, nhưng có rất ít nơi làm được việc đó.Chúng ta có thể dùng công nghệ, kỹ thuật và sức người để đảo ngược xu thế, nhưng đó là một việc rất là khó. Trong đợt tẩy trắng san hô vừa rồi, nước Úc đã gánh chịu một cảnh vô cùng thảm hại, khi hàng trăm ngàn km vuông bị tẩy trắng. Về mặt lý thuyết thì chúng ta có thể thích ứng được, nhưng thực tế rất khó mà triển khai. Hiện tại chúng tôi cũng đang làm một số mô hình thí điểm cứu hộ san hô bị tẩy trắng, cũng như giúp cho san hô vượt qua được mùa “heat stress”, tức là giai đoạn mà nước biển nóng lên từ 2 tuần đến 1 tháng hoặc 2 tháng. Chúng ta có thể gây dựng những vườn ươm hoặc di dời những vườn ươm. Về mặt kỹ thuật thì có thể, nhưng trên thực tế, trở ngại lớn nhất là kinh phí. Kinh phí cho việc này quá lớn, thậm chí nước Úc còn không làm được, Việt Nam lại càng khó làm. Trên lý thuyết, chúng ta có thể di dời toàn bộ rạn san hô đến một địa điểm khác để dưỡng chúng, qua thời điểm nước nóng lên thì chúng ta tái cấy vào khu vực đã dời đi. Nhưng để di chuyển 1 km2, 5 km2, 10 km2 hay hàng trăm km2 là rất khó. Trên thế giới hiện giờ người ta đã lập ra các vườn ươm. Nếu đó là vườn ươm với quy mô nhỏ thì có thể di dời được đến khu vực biển mát hơn hoặc di dời vào khu vực bễ nhân tạo và dùng những thiết bị, những công cụ làm mát nước, duy trì nhiệt độ nước ổn định”. Trước quy mô quá lớn tình trạng san hô bị suy thoái, những tổ chức phi chính phủ như SASA từ nhiều năm qua đã nỗ lực tham gia tái tạo các rạn san hô bị suy thoái, nhưng phạm vi hoạt động của họ rất giới hạn, theo lời anh Lê Chiến:“Công việc chính của chúng tôi vẫn là tái tạo các rạn san hô. Về kinh phí thì chúng tôi là một tổ chức nghiên cứu và hoạt động thực hành khoa học một cách độc lập, không có tư cách pháp nhân để nhận tài trợ hay hỗ trợ. Toàn bộ kinh phí là do chúng tôi tự chi trả.Hiện chúng tôi đang làm tại Đà Nẵng và Phú Quốc. Như tôi đã nói ở trên, rất may là miền Trung Trung Bộ, bao gồm cả Đà Nẵng, Quảng Bình…, chưa bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tẩy trắng hàng loạt. Chúng tôi đã hoạt động ở Đà Nẵng từ 10 năm rồi, còn ở Phú Quốc thì chúng tôi mới triển khai được khoảng hơn 1 năm. Vấn đề ở đây là không phải nơi nào bị thiệt hại thì chúng tôi mới đến đó, hay là nơi nào cần thì chúng tôi đến, mà chúng tôi đi được ở đâu thì chúng tôi đi. Nơi nào cũng cần cả. Rạn san hô trên thế giới thì đang ở mức độ suy thoái từ 40 đến 60% một năm. Ở đâu chúng ta cũng đều phải làm cả!”Ngay cả việc phục hồi san hô bị tác động của ô nhiễm biển cũng không phải là đơn giản. Theo báo chí trong nước, 8 năm sau sự cố môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển miền Trung Việt Nam, dự án phục hồi rạn san hô ở vùng biển này vẫn chưa được triển khai xong. Sự cố môi trường biển miền Trung xảy ra vào năm 2016 do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã làm cho hệ động thực vật biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các rạn san hô nhiều nơi bị chết, suy thoái mạnh, cần phải được nhanh chóng tái tạo.Dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản, mặc dù theo quy định phải hoàn thành vào tháng 12/2022, nhưng nay vẫn chưa triển khai thi công. Mãi đến tháng 4/2024, tỉnh Thừa Thiên - Huế mới được thủ tướng phê duyệt cấp 170 tỉ đồng để triển khai dự án thả rạn san hô nhân tạo và trồng, phục hồi rạn san hô. Thật ra đây là lần đầu tỉnh này thực hiện dự án như vậy cho nên gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tìm ra đủ nguồn giống để trồng và phục hồi san hô.Do phương tiện và khả năng còn hạn chế, Việt Nam phải cần đến sự hỗ trợ của quốc tế, chẳng hạn như của Úc, quốc gia cũng đang hứng chịu thảm nạn san hô bị tẩy trắng hàng loạt. Úc vốn nổi tiếng với rạn san hô Great Barrier, hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng 3.000 rạn san hô riêng rẽ và vịnh san hô. Do đó, các chuyên gia nước này có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bảo vệ rạn san hô trước tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, đánh bắt cá quá mức.Theo báo chí trong nước vào tháng 04/2024, các chuyên gia Úc sẽ đào tạo, hướng dẫn cho 20 nhà khoa học và cán bộ các khu bảo tồn biển Việt Nam nâng cao năng lực, kỹ năng giám sát và quản lý rạn san hô bằng cách ứng dụng công nghệ mới ReefCloud và thiết bị ReefScan. ReefScan là một hệ thống camera dùng để nắm bắt hiện trạng rạn san hô để bảo tồn chúng một cách hiệu quả hơn. Còn ReefCloud là bộ cơ sở dữ liệu lớn dạng mở để quản lý các dữ liệu về rạn san hô.Không chỉ đối với Việt Nam mà đối với cả thế giới, việc phục hồi, bảo tồn ngày càng cấp thiết, do tình trạng san hô suy thoái, nhất là hiện tượng san hộ bị tẩy trắng hàng loạt, đã trở nên hết sức nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, theo cảnh báo của những nhà nghiên cứu như anh Lê Chiến: “Trong vòng 50 năm qua, chúng ta đã đẩy những rạn san hô của chúng ta đến bờ vực suy thoái nghiêm trọng. Nhiều hệ quả có thể xảy ra. Nó chỉ mới là giả thuyết khoa học, chưa xảy ra, nhưng chúng ta có thể dùng các luận cứ khoa học, dẫn chứng khoa học để có thể đưa ra một số dự đoán. San hô cung cấp sự sống và dung dưỡng sự sống cho từ 25% đến 40% sinh vật từ đáy đại dương. Khi không còn san hô nữa thì 25% cho đến 40% sinh vật này có thể biến mất và điều này sẽ làm sụp đổ toàn bộ mạng lưới thức ăn dưới đáy đại dương. Về sự sụp mạng lưới thức ăn dưới đáy đại dương, lịch sử của hành tinh này đã trải qua 5 lần đại tuyệt chủng. Nó xuất phát từ nhiều lý do, nhưng một trong những hiện tượng đó là sụp đổ chuỗi thức ăn, dẫn đến đại tuyệt chủng dưới đáy đại dương. Đại dương của chúng ta không còn là một cái máy tạo oxy nữa, không còn là bộ phận quan trọng trong chu trình carbon của hành tinh này nữa, mà có thể nó trở thành một bể chứa tảo độc. Rạn san hô biến mất là một điều vô cùng nghiêm trọng cho cả nhân loại, chứ không chỉ vấn đề kinh tế của người này, người kia hay nước này, nước kia. Đại dương không chỉ là nguồn cung cấp thức ăn, mà nó còn là một cỗ máy sinh học lớn nhất trên hành tinh này để vận hành khí hậu. Nếu không có chu trình carbon dựa trên mạng lưới thức ăn vô cùng phức tạp của các đại dương, thì các đại dương sẽ trở thành một cỗ máy tạo ra CO2 và từ đấy thì nhiệt độ của bầu khí quyển sẽ tăng lên rất là nhiều, Trái đất sẽ nóng lên rất nhanh. Sau quá trình nóng lên rất nhanh như vậy là quá trình dẫn đến kỷ băng hà. Đấy là quy trình gần như là bất biến trong các kỳ đại tuyệt chủng đã từng xảy ra.”
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc từ 18 đến 20/8/ 2024. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua và những kỳ vọng từ chuyến thăm này của người đứn gđầu Đảng- Nhà nước Việt Nam. Chủ đề : Trung Quốc, Việt Nam --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đến Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho rằng chuyến thăm thể hiện những ưu tiên đặc biệt nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc, thể hiện sự kiên trì trong định hướng chiến lược đối với mối quan hệ song phương. Nhân dịp này, phóng viên Thúy Ngọc phỏng vấn Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba về ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm. Chủ đề : Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba, định hướng chiến lược, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Sáng nay (27/7), tại Trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao thành phố Đà Nẵng khai mạc Giải Cúp các Câu lạc bộ bóng chày toàn quốc 2024- Cúp Đại sứ Hàn Quốc tại Đà Nẵng. Chủ đề : Việt Nam, Hàn Quốc --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.
Ở đây tôi không muốn trình bày những vấn đề to lớn như chính trị, pháp lý quốc tế…, mà chỉ muốn nói về một đạo lý đơn giản của những người láng giềng cùng sống trong lưu vực của một con sông. Xem thêm.
Hạ viện Hoa Kỳ cuối cùng đã thông qua gói viện trợ 95 tỷ đô cho Ukraine, Israel và Đài Loan. Tổng thống Ukraine bày tỏ lòng biết ơn, nhưng một số đảng viên Cộng hòa lại 'tức giận', kêu gọi phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson.