POPULARITY
Categories
Tựa Đề: Con Người Bất Năng - Chúa Giê-xu Quyền Năng! ; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 9:1-8; Tác Giả: Mục Sư Vũ Tuấn Anh; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Mỹ Đình
Tòa án tối cao Nhân Quyền Châu Âu vừa tuyên một bản án lịch sử, khẳng định Nga phải chịu trách nhiệm trong việc bắn rơi chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia năm 2014. Phán quyết được đưa ra, sau khi Tòa tiếp nhận 4 vụ khởi kiện do Ukraine và Hoà Lan đệ trình, kể từ khi cuộc xung đột bùng nổ năm 2014. Dù mang tính biểu tượng, nhưng bản án được tuyên trong bối cảnh Nga đang gia tăng các đợt tấn công vào lãnh thổ Ukraine, với kỷ lục 728 máy bay không người lái phóng vào Ukraine chỉ trong 1 đêm.
Tin tức sáng 11-7: Quy định mới về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Doanh nghiệp mua lại dồn dập gần 40.000 tỉ đồng trái phiếu; Những việc nhà giáo không được làm từ 1-1-2026... là những tin tức đáng chú ý.
Từ ngày 1-7-2025, người dân có thể đăng ký kết hôn, khai sinh tại bất kỳ UBND xã, phường nào mà không cần đúng nơi thường trú hay tạm trú. Quy định mới giúp giảm thủ tục hành chính, tạo thuận tiện cho người dân.
'Chương trình Chăm sóc Tại Gia' - Home Care Program HCP – dự trù sẽ được chuyển đổi sang ‘Hỗ trợ Tại Gia' – 'Support at Home' vào ngày 1 tháng 7 năm 2025, nhưng đã được đình hoãn 4 tháng nữa, tức là ngày 1 tháng 11 năm 2025. Lý do vì sao, việc nầy có ảnh hưởng gì đến các bậc cao niên không? Cô Nguyễn Quỳnh Hương Giám đốc Vùng của Hội Phụ nữ Việt Úc AVWA, giúp giải đáp một số thắc mắc.
Kỷ niệm 115 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Quyền Chủ tịch nước, nguyên CT Quốc hội, nguyên Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN, Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng tổ chức Hội thảo với chủ đề: Nhà tri thức yêu nước nhiệt thành, tấm gương tiêu biểu về đại đoàn kết dân tộc.
VOV1 - Chiều nay, 10/07, tại Hà Nội, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tổ chức Hội nghị công bố Quy định về Khung tiêu chí đánh giá hiệu suất công tác cá nhân và đơn vị tại Ban Chính sách, chiến lược Trung ương (Khung KPIs).
Làm sao để được mentor chỉ dạy?Bạn đang tìm cách để người giỏi thực sự chịu giúp mình? Không phải cứ “xin” là được! Video này chia sẻ 6 tố chất quan trọng giúp bạn trở thành người được mentor hướng dẫn – và được người thành công truyền lại kinh nghiệm thực chiến.Bạn muốn biết cách tìm mentor, học từ người giỏi, hoặc làm sao để người thành công chỉ dạy mình?Đây là 6 yếu tố then chốt khiến mentor muốn giúp bạn:1. Trân trọng công sức, thời gian, kiến thức của người mentor.2. Quyết tâm thực sự, đặt mục tiêu rõ ràng, dám theo tới cùng.3. Chủ động tự học trước khi hỏi (dùng Google, ChatGPT, thực hành thực tế…)4. Hành động ngay khi nhận được lời khuyên, không chỉ nghe cho vui.5. Kiên trì bền bỉ, không bỏ cuộc giữa chừng.6. Phản hồi lại kết quả sau khi được hướng dẫn, giữ kết nối với mentor.Tất cả đều được phân tích chi tiết qua ví dụ thực tế – giúp bạn chủ động nâng cấp bản thân và được người giỏi hỗ trợ.TÌM HIỂU KHOÁ HỌC CỦA ANH Ở ĐÂYWorkshop Public Speaking: bấm vào đây.Workshop Underground Leader: bấm vào đây.Khóa học Public Speaking: bấm vào đây.Khóa học Underground Leader: bấm vào đây.
Quyền chủ tịch cơ quan nghệ thuật hàng đầu nước Úc, Creative Australia, vừa chính thức lên tiếng tạ lỗi về những tổn thương đã gây ra, sau khi đảo ngược quyết định rút tên họa sĩ gốc Lebanon–Úc, ông Khaled Sabsabi, khỏi danh sách đại diện Úc tham dự một sự kiện mỹ thuật danh tiếng trên thế giới. Hành động này được đưa ra, sau một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng, do chính cơ quan nghệ thuật cao nhất của Úc yêu cầu tiến hành.
VOV1 - Lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ triển khai mô hình tổ chức mới từ 1/3 nên đến nay, ngành hải quan đã vận hành thông suốt. Trong ngày đầu chính thức áp dụng mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các hoạt động của ngành chỉ mang tính điều chỉnh, hoàn thiện.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.- Nhiều địa phương đồng loạt tổ chức kỳ họp HĐND đầu tiên sau sáp nhập đơn vị hành chính.- Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.- Vietnam Airlines chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối thành phố Hà Nội của Việt nam với thành phố Mi-lan của Italia.- Thượng viện Mỹ thông qua gói chính sách đối nội toàn diện của Tổng thống Đô-nan Trăm, đánh dấu một thắng lợi lập pháp quan trọng của đảng Cộng hòa.- Nhiều quốc gia châu Âu ban bố cảnh bảo đỏ do nắng nóng.
VOV1 - Tại Quyết định số 18/2025 của Thủ tướng Chính phủ, quy định cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và nông thôn. Thời gian thẩm định không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
VOV1 - Bắt đầu từ hôm nay (1/7), chính quyền Thủ đô New Delhi, Ấn Độ chính thức thực hiện lệnh cấm bán nhiên liệu cho tất cả các phương tiện cơ giới đã quá niên hạn sử dụng. Quy định áp dụng cho xe chạy dầu diesel trên 10 năm tuổi và xe chạy xăng trên 15 năm tuổi, không phân biệt xe đăng ký tại Delh
Tin tức đáng chú ý: Giảm một nửa mức thu hơn 40 khoản phí, lệ phí; Quy định mới từ 1-7 doanh nghiệp cần lưu ý; TP.HCM cảnh báo khẩn dầu phong thấp Trường Thọ giả...
VOV1 - Hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân trên địa bàn các phường: 12, 14 và 26 (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã tham gia chuỗi hoạt động cộng đồng ý nghĩa, chào mừng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sắp xếp đơn vị hành chính và thành lập phường Bình Thạnh.
Giải mã công thức “hóa rồng” của đặc khu kinh tế Thâm Quyến | Baram01 | Thế Giới
Sáng 26-6, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên bản án phúc thẩm đối với ông Trịnh Văn Quyết - cựu chủ tịch Tập đoàn FLC và các bị cáo khác trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan Tập đoàn FLC.
Các phường mới ở quận 3 bắt đầu gắn bảng tên; Lý do ông Trịnh Văn Quyết được giảm 14 năm tù, em gái được trả tự do tại tòa; Bắt chủ xưởng làm giả thương hiệu 'Chè Thái Nguyên', thu giữ 9,2 tấn sản phẩm...
VOV1 - Tối 22/6, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ 4 vinh danh các kiến trúc sư, nhà quy hoạch, nhà quản lý đô thị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, người dân... có những đóng góp xuất sắc trong quá trình tham gia vào công tác quy hoạch, phát triển Đô thị- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đảm bảo cơ sở, vật chất cho các cơ quan, tổ chức đơn vị của Nhà nước khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.- Hôm nay, bắt đầu tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 15.- 76 đồ án được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ 4.- Nga, Trung Quốc và Pakistan trình Liên hợp quốc dự thảo nghị quyết lên án vụ Mỹ không kích Iran.- Campuchia ngừng nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan.
VOV1 - Sáng 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.- Tổng Bí thư Tô Lâm dự làm việc và trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ để cho ý kiến về dự thảo Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.- Sáng 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.- Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn tại 8 tỉnh Bắc Bộ.- Công an tỉnh Đồng Nai điều tra vụ việc phát hiện 1 bộ xương người trong bồn chứa nước.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn thảo luận về các cuộc không kích của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Thế giới cũng dõi theo phản ứng của Iran sau vụ tấn công.- Campuchia dừng nhập xăng dầu từ Thái Lan; Thái Lan tuyên bố sẽ đáp trả Campuchia liên quan vụ công khai nội dung ghi âm trò chuyện riêng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
VOV1 - Sáng 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (lần thứ 5), Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (lần thứ 18); Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp các Ban Chỉ đạo về xóa nhà tạm, nhà dột nát; Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT; Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.- Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu Thương mại tự do Đà Nẵng.- 128 tác giả, nhóm tác giả xuất sắc được vinh danh tại Lễ trao giải Báo chí quốc gia lần thứ 19 diễn ra hôm qua, đúng dịp kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.- Các doanh nghiệp ở Bình Dương "mắc kẹt" giữa lệnh di dời và quá trình sáp nhập tỉnh.- Việc Mỹ tấn công 3 cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran khiến nguy cơ khủng hoảng Trung Đông tăng cao. - Thủ tướng Campuchia tuyên bố đóng cửa khẩu với Thái Lan.
Tin tức tối 17-6: Ông Trịnh Văn Quyết ‘nguy cơ tử vong rất cao' xin xét xử vắng mặt; Kẻ sát hại cô gái, cướp tài sản, phi tang thi thể lãnh án tử hình; Ép cháu gái 14 tuổi uống bia say để xâm hại, 6 thanh niên bị khởi tố...
VOV1 - Sáng 14/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang chủ trì lễ trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng đối với ba Thứ trưởng Công an.- Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao nước ta về đến Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tới Estonia, Pháp và Thụy Điển- Quốc hội thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và 5 luật quan trọng khác.- Hơn 1 triệu 500 nghìn đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị ở cấp xã mới.- Các cuộc tấn công của Israel đã khiến gần 400 người Iran thương vong. Chiến sự giữa 2 nước vẫn tiếp tục leo thang, bất chấp những lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế -Thái Lan khẳng định không cắt điện và internet đến Campuchia. Trong khi Campuchia thông báo ngừng mua điện và internet từ Thái Lan, đồng thời cân nhắc dừng nhập khẩu hàng hóa từ nước này - Đột phá trong thiết bị cấy ghép não sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, giúp người câm có thể nói và hát
Quốc hội Tasmania được triệu tập hôm nay để thông qua dự luật về ngân sách, trước khi Thủ Hiến Jeremy Rockliff đến gặp Toàn Quyền Tiểu bang, để xin tổ chức một cuộc bầu cử sớm, với ngày 19 tháng 7 là ngày sớm nhất có thể tổ chức bầu cử. Tuần trước, Hạ viện đã thông qua nghị quyết bất tín nhiệm đối với ông Rockliff với 18 phiếu thuận và 17 phiếu chống, trong khi hai đảng Tự do và Lao động đổ lỗi cho nhau về bế tắc chính trị.
VOV1 - Hợp tác xã Nông nghiệp Quyên Phong hiện có 98 hộ dân tham gia liên kết sản xuất sản phẩm ổi Tân Yên, trà búp ổi Tân Yên theo chuỗi giá trị với quy mô diện tích khoảng 80 ha.
Biển và đại dương là « cột sống kinh tế của toàn cầu », mang lại việc làm cho trên dưới 200 triệu người, là nơi vận chuyển 90 % thương mại của thế giới và bảo đảm đến 90 % dịch vụ kết nối trong thời đại công nghệ số. Không gian biển đã trở thành nơi mà những lợi ích kinh tế, những tham vọng chính trị và quân sự đan chặt vào nhau. Kèm theo đó là nguy cơ xung đột vũ trang. Trước tình hình Trái đất đang bị thu hẹp dưới gánh nặng dân số, nhu cầu về lương thực thực phẩm, về tài nguyên, về năng lượng tăng nhanh, viễn cảnh làm chủ các nguồn tài nguyên còn vùi rất sâu trong lòng biển càng hấp dẫn.25.000 tỷ đô la tiềm năng kinh tế từ đại dương Nếu là một quốc gia trên hành tinh, biển cả và đại dương sẽ là 1 trong 5 nền kinh tế phồn thịnh nhất, giàu có hơn cả Nga hay Brazil. Đây cũng là nơi mà tiềm năng về kinh tế ước tính lên tới 25.000 tỷ đô la. Để so sánh, GDP của Việt Nam là 480 tỷ đô la (2024). Trước ngày khai mạc Hội Nghị Đại Dương Liên Hiệp Quốc UNOC3, đồng chủ tịch diễn đàn tại Monaco, quy tụ các doanh nghiệp, giới đầu tư và nhất là các ngân hàng, Pascal Lamy thẩm định tiềm năng kinh tế và tài chính có thể rút ra từ biển cả lên tới 25.000 tỷ đô la.Báo cáo gần đây nhất của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) ghi nhận trong suốt giai đoạn từ 1992 đến 2020 « hơn 100 triệu việc làm trên thế giới » là trực tiếp gắn liền với biển cả. Con số này có lúc vượt quá ngưỡng 150 triệu .Còn theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, « biển và đại dương bảo đảm sinh tồn cho ít nhất 3 tỷ người trên hành tinh, là nguồn cung cấp chất đạm cho 17 % nhân loại » đó là chưa kể đến « rất nhiều những lĩnh vực kinh tế trực tiếp hay gián tiếp gắn liền với đại dương », bao gồm các hoạt động khai thác dầu mỏ và khoáng sản ở ngoài khơi, kể cả năng lượng hóa thạch và tái tạo, ngành đóng tàu cũng như lĩnh vực viễn thông qua hệ thống cáp ngầm …Trọng lượng kinh tế của không gian biển càng lớn thì lại càng đặt ra nhiều thách thức từ việc khai thác, quản lý, tài nguyên xa bờ, cũng như ở sát bờ duyên hải... Thêm vào đó là những vấn đề đối với môi trường.Quan trọng hơn nữa là, trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng dưới áp lực kinh tế, biển và đại dương càng lúc càng bị đe dọa.Quyền tự do lưu thông trên biển bị thu hẹpTrả lời đài nhà báo Marie France Châtin của RFI Pháp ngữ trong chương trình Địa Chính trị, Nicolas Mazzuchi, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Hàng Hải, trước hết nhấn mạnh đến mối đe dọa do quyền tự do lưu thông trên biển đang bị thu hẹp dần vì lý do địa chính trị, cũng như do các dự án công nghiệp trên biển.« Thực sự ra biển, đại dương là không gian rộng mở cho mọi hình thức giao lưu. Nhưng nhưng giờ đây chúng ta đang chứng kiến hiện tượng gọi là « lãnh thổ hóa không gian biển » tức là một số các hoạt động hàng hải bị gián đoạn tại một số khu vực. Thí dụ như Hồng Hải đã bị phe Houthi -Yemen khủng bố, tàu bè không dám qua lại …Hay là ở Biển Đông nơi Trung Quốc áp đặt những yêu sách về chủ quyền và đã xây dựng các cơ sở quân sự tại một số hòn đảo …, cho nên việc di chuyển trong khu vực này trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, tự do hàng hải cũng bị thu hẹp lại một khi mà chúng ta đặt các cơ sở khai thác dầu khí ở ngoài khơi, hay phát triển các chương trình đặt cáp quang dướng lòng biển để phục vụ ngành viễn thông … Những cơ sở hạ tầng đó cản trở tàu thuyền qua lại ».Chuyên gia Virginie Saliou của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược - Học Viện Quân Sự Pháp giải thích thêm :« Quyền tự do lưu thông là cốt lõi trong luật biển quốc tế mà đến nay các quốc gia ít nhiều tuân thủ. Nước nào cũng muốn được tự do giao thương, tự do ra vào các hải cảng, tự do khai thác các nguồn tài nguyên biển. Ngày nay chúng ta đang đứng trước một cuộc cạnh tranh trên tất cả mọi lĩnh vực với những rủi ro xuất phát từ việc chúng ta ngày càng lệ thuộc vào không gian biển. Chẳng hạn như không thể để cho tàu bè tự do đi lại trong một vùng biển mà ở đó những cánh quạt đã được dựng lên để khai thác năng lượng gió. Bên cạnh đó là những rủi ro liên quan đến môi trường, khí hậu và nhất là trong việc bảo vệ tài nguyên. Tôi muốn nói đến tình trạng khai thác thủy sản quá đà và các hoạt động đánh bắt trái phép … Thêm vào đó là những nguy cơ khác như các vụ hải tặc, hiểm họa khủng bố trên biển, hay là nguy cơ xung đột trên biển do các quốc gia đang lao vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt »Công nghệ mới - thách thức mới về an ninhCũng trên đài RFI Pháp ngữ, Thierry Duchesne, giám đốc ban nghiên cứu chiến lược hàng hải thuộc Quỹ Địa Trung Hải, nhấn mạnh đến những « công cụ mới » như drone biển, một lợi thế chưa từng có để phục vụ các hoạt động khai thác và phát triển tài nguyên, vừa giám sát các cơ sở hạ tầng trong lòng biển. Nhưng đây cũng là những phương tiện được các tổ chức tội phạm hay các quốc gia thù nghịch khai thác: « Các công nghệ hiện đại đã đưa thế giới biển vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Công nghệ phát triển drone biển đang chuyển biến rất nhanh và Pháp có những lá chủ bài trong lĩnh vực này. Chính sự hiện diện của công cụ mới này càng lúc càng đặt ra những thách thức. Chẳng hạn như drone biển có thể được sử dụng cho các hoạt động phi pháp. Các tổ chức mafia đã khai thác để chuyển hàng lậu. Trong bối cảnh mà chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ thống cáp quang dưới lòng biển trong các lĩnh vực viễn thông và công nghệ số, các hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt đi qua lòng biển, đây cũng là một thách thức đối với an ninh quốc gia ».Tái vũ trang không gian biểnTrong bối cảnh đó, Nicolas Mazzuchi, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Hàng Hải, không ngần ngại nói đến chiến lược « tái vũ trang các vùng biển và đại dương » mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang theo đuổi :« Nhìn vào tình hình địa chiến lược và các lực lượng hải quân trên thế giới, từ khoảng một chục năm trở lại đây, chúng tôi ghi nhận xu hướng tái vũ trang các không gian biển. Tức là đang có một sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng trên toàn cầu. Khuynh hướng này rõ rệt hơn ở một số khu vực như Đông Bắc Á. Đây là nơi mà Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nâng cao tiềm lực hải quân, còn Mỹ thì gia tăng hiện diện trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương. Nhưng xin lưu ý rằng Ấn Độ -Thái Bình Dương không phải là khu vực duy nhất lao vào một cuộc chạy đua vũ trang trên không gian biển. Tại Địa Trung Hải hay Châu Mỹ Latinh, hiện tượng này cũng đã được ghi nhận. Tất cả cũng chỉ vì tự do giao thương, tự do đi lại ».Chiến tranh Ukraina là một trận chiến trên biển Vẫn theo chuyên gia này, trong chiều hướng đó, chiến tranh Ukraina đang hoành hành ở Hắc Hải trước hết là một cuộc chiến trên biển, do đã ảnh hưởng trực tiếp đến các luồng giao thương, đến xuất khẩu nông phẩm, ngũ cốc, đến năng lượng của cả hai bên tham chiến Nga và Ukraina, cũng như của nhiều quốc gia xuất khẩu dầu khí tại Trung Á …Cuộc chiến mà tổng thống Vladimir Putin khơi mào từ tháng 2/2025 từng làm gián đoạn giao thương ở Hắc Hải, từng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu nông phẩm, phân bón… của nhiều nước ở Châu Phi và Trung Cận Đông…« Việc vận chuyển nguyên liệu thô qua Biển Đen bị trở ngại, không chỉ đối với phía Ukraina mà cả với phía Nga, đặc biệt là qua hải cảng Novorossiysk, nơi trung chuyển một lượng rất lớn dầu khí của Nga và của cả khu vực Trung Á. Cảng này là cửa ngõ chính để đưa hàng hóa, nguyên liệu sang châu Âu. Ngoài năng lượng, ngũ cốc của Ukraina cũng phải đi qua Biển Đen. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra trong trường hợp các bên tham chiến mở một cuộc đổ bộ nhắm vào cảng Odessa của Ukraina. Do vậy, chiến tranh Ukraina thực chất là một cuộc chiến trên biển, đụng chạm trực tiếp đến quyền tự do hàng hải và tự do giao thương ».Nguy cơ chiến tranh thương mại toàn diệnNhà nghiên cứu Virginie Saliou kết luận: Chỉ cần đóng cửa một vài hài cảng, một eo biển như Ormuz hay Đài Loan, Malaka là cũng đủ để đẩy toàn thế giới vào một cuộc chiến thương mại toàn diện.« Cả thế giới phụ thuộc vào các hoạt động giao thương hàng hải. Chính vì thế mà các vùng biển rộng lớn càng trở thành những mục tiêu hấp dẫn khi cần gây thiệt hại cho mậu dịch toàn cầu. Điều này đã được chứng minh tại Hồng Hải. Ngoài ra còn có nhiều hiện tượng khác nữa, như là cuộc chạy đua tái vũ trang để khẳng định chủ quyền trên biển, vì những lợi ích kinh tế và an ninh. Hệ quả kèm theo các các mối căng thẳng trên biển gia tăng là nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang. Chính vì thế phải phát triển tiềm năng của hải quân … Riêng về điểm này, Pháp có hẳn một chiến lược, có những phương tiện và kinh nghiệm mà nhiều quốc gia khác chưa có, hoặc là có nhưng chưa được cọ sát với thực tế ».Trong một bài tham luận năm 2022 đăng trên trang nhà của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, Julia Tasse phân tích : Biển và đại dương càng lúc càng quan trọng về địa chính trị, bởi nhân loại đã « gần đụng ngưỡng các giới hạn khai thác tài nguyên trên đất liền, công luận bắt đầu quan tâm đến các hoạt động khai thác trên biển ». Mỗi quốc gia « huy động sức mạnh để lao vào một cuộc chạy đua tìm kiếm tài nguyên, để giành giật từ các đàn cá đến kim loại hiếm, dầu hỏa, khí đốt… » Cuộc chạy đua tìm kiếm tài nguyên đó vừa khơi lại những hiềm khích trong quá khứ lịch sử, vừa biện minh cho các chính sách bành trướng các vùng biển …Trong « trò chơi nguy hiểm này », các nước lớn thường có chung một chiến thuật : « đặt quốc tế trước sự đã rồi ». Chỉ cần nhìn vào các khoản đầu tư quân sự của Trung Quốc trong 2 hay 3 thập niên gần đây cũng đủ nhận thấy điều đó.
VOV1 - Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan xác nhận Thái Lan đã tăng cường sự hiện diện quân sự dọc biên giới tranh chấp với Campuchia, sau khi chứng kiến sự gia tăng binh lính ở phía đối diện.- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp mặt cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Estonia.- Dự và phát biểu tại Đại hội Đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 -2030, Đảng bộ Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Kiểm toán Nhà nước cần tăng cường kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí- Dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông - Việt Nam đón hơn 9,2 triệu khách quốc tế, lọt vào danh sách hàng đầu về tìm kiếm du lịch châu Á- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn điều chỉnh bổ sung tổ hợp xét tuyển C00, C03, C04- Tổ chức Lao động quốc tế thông qua với đa số phiếu ủng hộ nâng cấp quy chế của Palestine tại tổ chức này từ “Phong trào Giải phóng Dân tộc” lên “nhà nước quan sát viên phi thành viên”. Quyết định này đánh dấu “một cột mốc chính trị và biểu tượng quan trọng cho Palestine trên trường quốc tế”.- Israel đạt bước tiến lịch sử về cấy ghép tim nhân tạo, trong khi Mỹ phát triển bút thông minh chẩn đoán bệnh Parkinson
Nghe trọn nội dung sách nói Đạo Đức Kinh trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/6652/Đạo Đức Kinh là quyển sách tương truyền do Lão Tử biên soạn dưới thời Xuân thu – Chiến quốc. Quyển sách bao gồm 81 chương được chia thành hai phần chính là: Đạo kinh và Đức kinh. Nội dung cuốn sách xoay quanh cách vấn đề triết học phương Đông như “Đạo”, “Đức”, “Vô vi” và “Phản phục”.Từ lâu, tác phẩm đã không còn là một tác phẩm xa lạ với độc giả thế giới. Trong hàng ngàn năm qua, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu, viết sách bình luận về quyển sách nhỏ này. Hiện nay đã có hơn 60 bản dịch Anh ngữ, hơn 50 bản dịch Pháp ngữ và nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác.Tác phẩm chứa đựng những kinh nghiệm của cổ nhân mà người đọc đã quen thuộc qua những câu thành ngữ, tục ngữ thường ngày. Độc giả sẽ tìm lại được phần cơ sở tư tưởng mà họ từng được học qua thơ văn, sách vở Việt Nam và Trung Hoa một cách sâu sắc nhất.Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Đạo Đức Kinh được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn. ---Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi. ---Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/ ---Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Đạo Đức Kinh và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung Chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM.Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download#voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiĐạoĐứcKinh #LãoTử
Tám ngày sau khi Liên đảng tan rã, hai đảng Tự do và Quốc gia đã tuyên bố họ đã tái hợp. Quyết định này báo hiệu một thỏa thuận đạt được, giữa hai đảng về các chính sách quan trọng, mở đường cho việc công bố nội các đối lập.
VOV1 - UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp. Đây được xem là phản ứng kịp thời trong bối cảnh thực trạng san lấp, lấn chiếm ao hồ trên địa bàn Hà Nội thời gian qua diễn biến phức tạp.
Ngày 12/05/2025, đại sứ Liên Hiệp Châu Âu Julien Guerrier và đại sứ Pháp Olivier Brochet tại Việt Nam thăm thực địa dự án mở rộng nhà máy thủy điện Ialy, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện với khoản vay ưu đãi 74,7 triệu euro từ Cơ quan Phát triển Pháp - AFD và khoản viện trợ 2 triệu euro từ Liên Âu. Dự án cũng nằm trong khuôn khổ JETP - Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng - giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, hướng tới loại bỏ sử dụng than đá. Được đưa vào hoạt động cuối năm 2024 sau bốn năm thực hiện, nhà máy Ialy lắp đặt bổ sung hai tổ máy có công suất 180 MW mỗi tổ, nâng tổng công suất của nhà máy lên 1.080 MW. Dự án Ialy được coi là một trong những dự án tiêu biểu thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh tại Việt Nam, theo hướng tiếp cận Team Europe (Đội Châu Âu) và sẽ được tổng kết trong năm 2025.JETP được Việt Nam và Nhóm các đối tác quốc tế, bao gồm Liên Hiệp Châu Âu, nhóm G7, Na Uy và Đan Mạch, ký ngày 14/12/2022. Việt Nam trở thành một trong ba nước trên thế giới, cùng với Nam Phi và Indonesia, ký thỏa thuận được đánh giá là rất có lợi, với khoản tài trợ ban đầu lên tới 15,5 tỷ đô la, để hỗ trợ Việt Nam đạt được bốn mục tiêu đầy tham vọng (1) và sẽ có vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam muốn xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam.Đọc thêmThiếu điện gây cản trở cho tham vọng về môi trường của Việt NamTrong khuôn khổ JETP, Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (BEI) ký Biên bản ghi nhớ thể hiện cam kết chung trong việc thành lập một cơ sở tín dụng đa dự án trị giá 500 triệu euro, để tài trợ cho các dự án hỗ trợ quá trình khử cacbon và chuyển đổi năng lượng. Ngoài ra, Liên Hiệp Châu Âu cũng cấp cho Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) một khoản ngân sách để hỗ trợ kỹ thuật cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc phát triển và triển khai các dự án liên quan đến JETP.Để hiểu thêm về Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng - JETP và những dự án hỗ trợ của Nhóm đối tác, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ rút khỏi nhiều cam kết về chống biến đổi khí hậu, đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier dành cho RFI Tiếng Việt một buổi phỏng vấn.RFI : Tháng 12/2022, Nhóm các đối tác quốc tế, bao gồm Liên Hiệp Châu Âu, G7, Na Uy và Đan Mạch, đã ký JETP (Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng) với Việt Nam. Việt Nam là nước thứ ba (cùng với Nam Phi và Indonesia) được hưởng lợi từ quan hệ đối tác này. Tại sao Việt Nam được chọn ? Xin ông giải thích ý nghĩa và mục tiêu của thỏa thuận này ?Đại sứ Julien Guerrier : Vâng, Việt Nam là một quốc gia rất đặc biệt và đó là lý do vì sao chúng tôi chọn Việt Nam, bởi vì tăng trưởng kinh tế ở đây cực kỳ nhanh và cao, nhu cầu năng lượng tăng trung bình gần 7% mỗi năm trong 10 năm qua và sản lượng điện sẽ phải tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030 để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại. Nhưng vì than vẫn được sử dụng rất nhiều ở trong nước, đến năm 2024 vẫn chiếm đến 50% cơ cấu năng lượng. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bình quân đầu người đã tăng gần sáu lần trong hai thập niên qua. Chính vì thế chúng tôi muốn hợp tác với Việt Nam, quốc gia nhận thức được về những tác động môi trường và sức khỏe của lộ trình này và đã cam kết đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Tháng 12/2022, Việt Nam đã ký một tuyên bố chính trị với nhóm IPG - Nhóm đối tác quốc tế - như chị đề cập, bao gồm các nước G7, Đan Mạch và Na Uy, do Liên Hiệp Châu Âu và Vương quốc Anh đồng lãnh đạo, nhằm hỗ trợ mục tiêu đầy tham vọng này. Điều chúng tôi muốn cố gắng thực hiện với JETP là giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa về cacbon vào năm 2050, bằng cách đẩy nhanh và hạn chế mức đỉnh phát thải khí nhà kính từ ngành điện từ nay đến năm 2030, hạn chế công suất lắp đặt các nhà máy điện than ở mức 30 gigawatt từ nay đến năm 2030 và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng lên 47% vào năm 2030.Đọc thêmViệt Nam kêu gọi doanh nghiệp giảm tiêu thụ năng lượngVà để giúp chính phủ Việt Nam thực hiện được điều đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ với khoản tài trợ ban đầu là 15 tỷ euro, một nửa trong số đó là nguồn tài trợ của khu vực công, từ các nhà tài trợ và một nửa là nguồn tài trợ của khu vực tư nhân được tạo điều kiện bởi liên minh các ngân hàng chống biến đổi khí hậu Glasgow Financial Alliance for Net Zero (GFANZ). RFI : Nhiều chuyên gia và cơ quan truyền thông đã đưa tin rằng có rất ít tiến triển đạt được sau hai năm. Quá trình thực hiện thỏa thuận này bị cản trở ở điểm nào ? Sự chậm trễ này ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ quá trình ? Liệu những khó khăn và trở ngại hiện tại có thể sớm được giải quyết không ?Đại sứ Julien Guerrier : Tuyên bố chính trị mà tôi đã đề cập ở trên được ký vào tháng 12/2022, cho nên có tương đối ít thời gian để đạt được nhiều tiến bộ. Và quá trình chuyển đổi năng lượng là điều khó khăn ở Việt Nam, cũng như ở mọi quốc gia khác, bao gồm cả Pháp và Liên Hiệp Châu Âu, vì có nhiều thách thức lớn cần phải giải quyết.Không phải chỉ xây dựng các nhà máy điện mới và tăng sản lượng năng lượng tái tạo là xong mà còn là xem xét lại cơ sở hạ tầng năng lượng hiện tại, vốn được xây dựng phục vụ nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt. Điện gió và điện mặt trời phải có khả năng kết nối với cơ sở hạ tầng năng lượng này, vốn phải được thiết kế lại hoàn toàn, từ hệ thống sản xuất đến truyền tải và tích trữ điện. Đó là những khoản đầu tư lớn, tốn kém và mất thời gian. Và đó là lý do tại sao tiến độ còn bị tương đối hạn chế. Nhưng như đã đề cập trước đó, Indonesia và Nam Phi cũng đã ký JETP. Nước thứ ba là Việt Nam và hiện nay, Việt Nam đang tiến nhanh hơn cả hai nước kia.Đọc thêmBỏ điện than để thực hiện cam kết khí hậu: Thách thức lớn đối với Việt NamĐể vượt qua những thách thức tôi đã đề cập, cần phải hợp tác ở mọi cấp độ của chính quyền Việt Nam, các doanh nghiệp và cá nhân. Và cần phải thực hiện những khoản đầu tư đáng kể, thiết thực, và tất cả các đối tác này cần phải cam kết lâu dài. Đây là những gì chúng tôi đang thực hiện bằng cách xây dựng kế hoạch triển khai đã được Việt Nam thông qua vào cuối năm 2023.Chúng ta thấy rằng Việt Nam đang tổ chức với việc thủ tướng đã bổ nhiệm bộ trưởng Công Thương làm người phụ trách JETP vào tháng 10/2024, và kể từ đó, một số cơ cấu đã được đưa vào hoạt động để tham khảo ý kiến của các đối tác khác nhau, phối hợp các chuyên môn cần thiết và lập danh sách các dự án mà chúng tôi sẽ tài trợ thông qua JETP - những dự án sẽ cho phép chúng tôi đạt được các mục tiêu đã đề ra : đạt đỉnh sử dụng than vào năm 2030 và tăng năng lượng tái tạo lên tới 47% trong cơ cấu năng lượng vào năm 2030.Vì vậy, chúng tôi tin rằng tiến độ tuy chậm nhưng vẫn đạt được và chúng tôi sẽ có những dự án cụ thể được triển khai trong tương lai gần.RFI : Để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu đề ra, các dự án trong JETP với Việt Nam có được nhóm đối tác quốc tế hỗ trợ không ? Và tiến triển của dự án được đánh như thế nào ?Đại sứ Julien Guerrier : Có, tất cả các dự án thuộc JETP đều được hưởng sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) và liên minh các ngân hàng chống biến đổi khí hậu GFANZ cũng tham gia vào JETP mà tôi đã đề cập. Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu về danh sách 9 dự án được các nhà tài trợ đề xuất. Về phần mình, Việt Nam đang xây dựng danh mục 35 dự án để sớm trình lên Nhóm các đối tác quốc tế và ngân hàng tư nhân. Và để được hưởng sự hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ quốc tế, mỗi dự án phải được nghiên cứu và đánh giá trong suốt vòng đời của dự án theo các chặng thời gian đều đặn, với sự hợp tác của thành viên tài trợ sẽ hỗ trợ về mặt tài chính và các bên liên quan. Vì vậy, mỗi dự án riêng biệt đều khác nhau và liên quan đến nhiều bên liên quan khác nhau, nhưng trong mọi trường hợp, đều có hoạt động giám sát và đánh giá.RFI : Hoa Kỳ, một trong những đối tác của Việt Nam trong JETP, đã rút khỏi nhiều chương trình về khí hậu. Quyết định của Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thỏa thuận đối tác đã ký với Việt Nam cũng như nỗ lực của các nước ký kết còn lại trong Nhóm đối tác quốc tế ?Đại sứ Julien Guerrier : Đúng vậy, đáng tiếc là Hoa Kỳ đang rút khỏi nhiều chương trình về khí hậu. Trong khuôn khổ JETP với Việt Nam, khoản đóng góp công của Hoa Kỳ là khoảng một tỷ euro, chiếm chừng 7% tổng cam kết thông qua sự kết hợp giữa tài chính và hỗ trợ kỹ thuật. Vì vậy, 7% không phải là con số không đáng kể. Nhưng điều này cũng không có khả năng gây nguy hiểm cho sự thành công của JETP.Đọc thêmPháp triển khai dự án hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại 15 tỉnh Việt NamLiên Hiệp Châu Âu và Vương quốc Anh, như tôi đã nói trước đó, là hai thủ lĩnh trong Nhóm các đối tác quốc tế. Cùng với Anh Quốc, chúng tôi hoàn toàn cam kết hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và đạt được mục tiêu trung hòa về khí thải vào năm 2050. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục. Và sức mạnh của quan hệ đối tác chính trị, tài chính và kỹ thuật của JETP còn nằm ở sự đa dạng của các đối tác cam kết hỗ trợ quá trình chuyển đổi công bằng tại Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng huy động số tiền tài trợ đã được lên kế hoạch, các khoản tài trợ còn cần thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch thực hiện mà tôi đã đề cập trước đó - kế hoạch huy động nguồn lực. Và chúng tôi cũng nhận thức rằng về phía khu vực tư nhân, các nhà đầu tư đang rất nỗ lực vì có rất nhiều cơ hội lớn cho sản xuất năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi vẫn quyết tâm hợp tác với Việt Nam để JETP thành công và tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đạt được điều đó.RFI : Ông đã tham gia một cuộc họp với thủ tướng và chính phủ Việt Nam vào tháng 03. Sau cuộc họp này, liệu có hy vọng rằng dự án, cũng như đầu tư của châu Âu sẽ được khởi động lại nhanh hơn trong tương lai không ? Đại sứ Julien Guerrier : Có, chắc chắn là có. Ngày 02/03, thủ tướng Việt Nam đã gặp gỡ đại diện các công ty châu Âu có trụ sở tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Các công ty châu Âu đã giải thích các biện pháp và cải cách quy định là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các dạng năng lượng tái tạo khác. Thủ tướng đã lắng nghe, các bộ trưởng cũng có mặt. Các chỉ dẫn rõ ràng đã được đưa ra nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của châu Âu nói chung và trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nói riêng. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng với sự lãnh đạo như vậy ở cấp cao nhất của nhà nước, chúng ta sẽ thấy những tiến bộ nhanh chóng trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn đại sứ Liên Hiệp Châu Âu Julien Guerrier tại Việt Nam.(1) Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Châu Âu, ngày 14/12/2022.
Tựa Đề: Tham Vọng Quyền Lực; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 20:20-23; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh
Tựa Đề: Tham Vọng Quyền Lực; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 20:20-23; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh
VOV1 - Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm- Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024 và những tháng đầu năm nay.- Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” trong Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu EU, giúp hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU dễ dàng hơn.- Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị chuyển đổi khoảng 400 nghìn xe máy công nghệ sang xe điện từ tháng 7 tới. Đây không chỉ là thay đổi về phương tiện, mà còn là tín hiệu cho thấy thành phố đang tăng tốc trên con đường phát triển bền vững.- Israel thông báo sơ tán tại 14 khu vực ở Gaza, trong khi Iran cảnh báo sẽ hủy diệt Israel nếu nước này liều lĩnh phát động tấn công Iran.
VOV1 - Chiều 19/5, Binh đoàn 19, Tổng Công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập và trao Quân kỳ Quyết thắng cho Lữ đoàn Công binh công trình dự bị động viên 790.
Tại Làng Sen, Thanh cùng các cô gái trong xóm chăm chỉ học chữ Quốc ngữ như một phong trào tự học. Họ học để biết viết, để có thể viết thư cho người thân và để không bị coi thường trong xã hội. Trong lúc ấy, ông Đội Quyên, một cán bộ cách mạng bất ngờ ghé thăm nhà ông Sắc. Cuộc gặp gỡ giữa ông và Thanh diễn ra bí mật, nhanh chóng nhưng đầy xúc động. Trong khi đó tại Huế, Phượng Quý bị công tử Tôn Thất Bá theo đuổi một cách thô lỗ và ép buộc. May mắn, Côn xuất hiện kịp thời bảo vệ cô khỏi bị kéo lên xe cưỡng ép.
Ngày 07/05/2025, Việt Nam và Mỹ chính thức tiến hành phiên đàm phán đầu tiên về mức thuế 46% do tổng thống Trump áp đặt. Vừa đàm phán với thị trường lớn nhất, Hà Nội vừa khẩn trương tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang 17 thị trường đã ký các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thêm đối tác, trong đó có Brazil. Cả hai nước muốn giảm phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác : Đối với Brazil là Trung Quốc và với Việt Nam là Mỹ, đồng thời hỗ trợ thâm nhập thị trường khu vực của nhau ASEAN và Mercosur.Mở rộng thị trường với BrazilViệt Nam và Brazil ký Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030 sau khi nâng cấp vào tháng 11/2024. Trong chuyến công du Hà Nội ngày 28/03/2025, tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva khẳng định “kế hoạch này sẽ giúp chúng tôi tiến triển trong nhiều lĩnh vực”. Cả hai nước còn nhiều tiềm năng, biên độ phát triển để thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, theo giải thích của nhà báo Elcio Ramalho, trưởng ban Brazil của đài RFI :“Điều đáng chú ý là với Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030, mối quan hệ đối tác rất rộng rãi, bao gồm kinh tế, quốc phòng, nông nghiệp và an ninh lương thực, cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ông Lula công bố quyết định của Brazil công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng đầu tư và phát triển thương mại.Về thương mại, tổng thống Lula cũng đề cập đến việc mở cửa thị trường Việt Nam về thịt và khả năng Việt Nam trở thành trung tâm khu vực về chế biến thịt của Brazil, qua đó tạo điều kiện tiếp cận thị trường châu Á. Brazil có thể xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn sang Việt Nam, bao gồm máy bay Embraer - loại máy bay tầm trung. Tham vọng rất là lớn : năm 2024, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 7,7 tỷ đô la. Mục tiêu chung là đạt 15 tỷ đô la vào năm 2030”.Theo trang web chính phủ Brazil, Việt Nam là nguồn nhập khẩu lớn nhất trong ASEAN và là nhà cung cấp lớn thứ 14 thế giới của Brazil. Brazil xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn sang Bồ Đào Nha, Anh Quốc, Pháp hoặc Paraguay. Việt Nam là khách hàng lớn thứ 5 cho xuất khẩu nông sản của Brazil, ví dụ Brazil cung cấp đến 70% lượng đậu nành nhập khẩu của Việt Nam, khoảng 37% lượng thịt lợn và là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Việt Nam về gia cầm và bông.Tầm quan trọng của Việt Nam, cũng như sự quan tâm của chính phủ Brazil được thông tín viên RFI - ban Brazil Vivian Osvald tại Rio de Janeiro giải thích :“Việt Nam là một quốc gia châu Á quan trọng. Đây không chỉ là một quốc gia mới nổi mà còn là thành viên của ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, mà Brazil cũng muốn xích lại gần hơn. Có khả năng ông Lula sẽ được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay.Kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam đạt khoảng 8 tỷ đô la mỗi năm. Con số này trông có vẻ không đáng kể, nhưng lại lớn hơn trao đổi thương mại với một số nước châu Âu. Ông Lula là tổng thống Brazil đầu tiên đến thăm Việt Nam vào năm 2007.Mục đích của chuyến công du là tăng cường mối quan hệ. Việt Nam nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Brazil như đậu nành, ngô và bông và xuất khẩu sang Brazil đồ điện tử, lốp xe, quần áo và giày dép”.Đọc thêmCúp bóng đá Đông Nam Á: Cầu thủ gốc Brazil trở thành niềm hy vọng của tuyển Việt NamVề phía Việt Nam, theo báo chính phủ, tính lũy kế đến tháng 10/2024, Brazil có 7 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 3,85 triệu đô la, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, bán buôn và bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ. Trong khuôn khổ chuyến công du của tổng thống Lula, hãng đóng gói thịt JBS của Brazil đã ký biên bản ghi nhớ về một thỏa thuận đầu tư trị giá 100 triệu đô la xây dựng hai nhà máy đóng gói thịt ở Việt Nam, chủ yếu là đóng gói thịt thô nhập từ Brazil phân phối cho thị trường Việt Nam và khu vực.Ngoài bóng đá, cà phê cũng là một lĩnh vực khác được chính phủ Brazil nhấn mạnh để tăng cường quan hệ giữa hai nước, cũng là hai nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, nghiên cứu giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu. Tổng thống Lula khẳng định : “Việt Nam có thể hưởng lợi từ Quỹ Rừng nhiệt đới vĩnh cửu (Fundo Florestas Tropicais para Sempre) do Brazil đề xuất và được đánh giá cao về những nỗ lực bảo vệ môi trường”.Cổ vũ cho “không liên kết” và hợp tác “đa phương”Trang Foreign Policy ngày 28/03 nhận định vòng công du hai nước châu Á Nhật Bản và Việt Nam của tổng thống Lula cho thấy rõ hoạt động đối ngoại đa phương, không liên kết của Brazil, trái ngược với chính sách bảo hộ của tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ, đối tác thương mại lớn thứ hai của Brasilia. Brazil không bị áp mức thuế đối ứng cao như Việt Nam nhưng cũng chịu mức thuế chung đối với nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ. Elcio Ramalho, trưởng ban Brazil của RFI, nhận định :“Cách tiếp cận đa dạng hóa thị trường này đến đúng lúc Mỹ áp dụng mức thuế mới là 25% đối với thép và nhôm và 10% đối với tất cả các sản phẩm khác. Brazil, là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Hoa Kỳ, đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ song song với việc tiếp tục đàm phán với Washington để tìm giải pháp cho các mức thuế bị áp đặt. Ví dụ, tại Tokyo, tổng thống Lula tuyên bố ông sẽ đi đầu để giúp thúc đẩy hiệp định thương mại tự do giữa Nhật Bản và khối Mercosur, khối bao gồm Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay”.Đọc thêmBrazil trở thành quốc gia BRICS thứ hai không tham gia dự án BRI của Trung QuốcNgoài ra, giống như Việt Nam, Brazil cũng bị phụ thuộc quá nhiều vào đối tác Trung Quốc trong những năm gần đây và có thể đẩy Brazil vào thế nguy hiểm, dễ bị tác động hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Do đó, Brazil tự vệ bằng cách phát triển quan hệ với nhiều nước châu Á khác, theo giải thích của nhà báo Elcio Ramalho :“Chuyến đi này rất quan trọng vì Brazil đang tìm kiếm đối tác thay thế để đối phó với chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Đáng chú ý là tổng thống Lula đi cùng với một phái đoàn lớn các chính trị gia, chủ tịch Hạ viện và Thượng viện, cũng như các doanh nhân và giám đốc công ty.Việc lựa chọn Nhật Bản và Việt Nam được giải thích bởi tiềm năng thương mại của hai nước và cũng chứng minh tầm quan trọng mà Brazil dành cho khu vực châu Á và để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Brazil. Đối với Nhật Bản, việc mở cửa thị trường thịt bò Brazil đang bị thách thức”.Tiếp cận thị trường khu vực của nhau thông qua đối tácTại Hà Nội, tổng thống Brazil khẳng định mong muốn làm cầu nối đưa Việt Nam đến khối Mercosur và Nam Mỹ và cũng coi Việt Nam là cầu nối giữa Brazil và thị trường ASEAN với hơn 600 triệu dân. Theo ông Lula, Mỹ latinh và ASEAN là hai khu vực năng động, góp phần hình thành trật tự thế giới đa cực. GDP của thị trường chung Nam Mỹ Mercosur và ASEAN lần lượt đạt khoảng 2.800 tỷ đô la và 3.800 tỷ đô la, cho thấy tầm quan trọng của hai khu vực trên trường quốc tế.Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đề nghị chính phủ Brazil ủng hộ, thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và Mercosur. Khối Thị trường Chung Nam Mỹ - Mercosur (thành lập ngày 26/03/1991) hiện có 4 nước thành viên thường trực Achentina, Brazil, Paraguay và Uruguay sau khi Venezuela bị đình chỉ tư cách thành viên năm 2017. Các nước Colombia, Chilê, Pêru, Bolivia và Ecuador, Guyana và Suriname có tư cách thành viên liên kết.Liệu Hà Nội có thể dựa vào Brazil để chinh phục các thị trường xuất khẩu mới ? Elcio Ramalho, trưởng ban Brazil của đài RFI, nhận định : “Là nước giữ chủ tịch Mercosur từ tháng 07/2025, Brazil sẽ nỗ lực hướng tới một thỏa thuận cân bằng với Việt Nam. Hơn nữa, Brazil đã mời Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 7 tại Rio de Janeiro và COP30 tại Belém, cho thấy mong muốn đưa Việt Nam vào các diễn đàn đa phương này nhiều hơn nữa và điều này có thể mở ra những cơ hội xuất khẩu mới cho Hà Nội”.Đọc thêmTại sao Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành "quốc gia đối tác" của BRICS ?Bài học từ mức thuế 46% do tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương áp đặt buộc Việt Nam cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng… và tránh “không bị phụ thuộc vào bất cứ đối tác nào” bằng cách thúc đẩy mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), được thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh là “cánh cửa quan trọng kết nối Việt Nam với thế giới”.Việt Nam hiện có 17 FTA, trong đó có nhiều hiệp định với các khu vực như với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RECEP)… và đang đàm phán hai FTA mới : EFTA (gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) và ASEAN-Canada. Theo thủ tướng Việt Nam, các FTA đã mang lại hiệu quả, năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 800 tỷ đô la.Song song với những hiệp định thương mại, Việt Nam không ngừng thắt chặt hợp tác thương mại với các nước đối tác để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025. Điều này được thể hiện qua số chuyến công du nước ngoài của các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như những chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam như Nga, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 05.
Vị thế của đồng đô la Mỹ - Sức mạnh lịch sử và những mối đe dọa từ nội tạiĐồng đô la Mỹ đã duy trì vị thế thống trị toàn cầu nhờ một loạt yếu tố lịch sử, kinh tế và địa chính trị. Hệ thống Bretton Woods năm 1944 đặt nền móng cho vai trò trung tâm của đồng đô la, khi các quốc gia neo tỷ giá vào nó và Mỹ cam kết quy đổi đô la lấy vàng. Dù hệ thống này sụp đổ vào năm 1973, đồng đô la vẫn là lựa chọn hàng đầu nhờ tính thanh khoản, uy tín của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), và thị trường tài chính Mỹ sâu rộng. Quy mô kinh tế khổng lồ, pháp quyền mạnh mẽ, cùng hiệu ứng mạng lưới – với 88% giao dịch ngoại hối liên quan đến đô la – càng củng cố vị trí này. Đặc biệt, “đặc quyền cắt cổ” mang lại lợi ích tài chính đáng kể, từ lợi tức phát hành tiền đến giảm gánh nặng nợ khi đồng đô la mất giá.Không chỉ dựa vào kinh tế, vị thế của đồng đô la còn được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự và “sức mạnh mềm” của Mỹ. Việc cung cấp hàng hóa công toàn cầu và cam kết bảo vệ quyền lợi chủ nợ nước ngoài tạo niềm tin mạnh mẽ. Trái phiếu Kho bạc Mỹ, với tính an toàn và tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu tài sản chuẩn của thế giới. Tuy nhiên, chính sự phụ thuộc này cũng đặt ra thách thức: bất kỳ sự sụt giảm niềm tin nào vào Mỹ đều có thể làm lung lay nền tảng của đồng đô la.Dù sở hữu nền tảng vững chắc, đồng đô la đang đối mặt với những nguy cơ lớn, chủ yếu từ nội tại nước Mỹ, đặc biệt dưới các chính sách của Tổng thống Donald Trump. Sự rối loạn tài khóa, với thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao, đe dọa niềm tin vào nợ chính phủ Mỹ. Áp lực của Trump lên sự độc lập của Fed, cùng với việc rút khỏi các thỏa thuận quốc tế và vũ khí hóa các thể chế như Bộ Tư pháp, làm xói mòn uy tín của Mỹ. Những động thái này không chỉ gây bất ổn cho đồng minh mà còn khiến các đối tác quốc tế nghi ngờ độ tin cậy của hệ thống tài chính Mỹ.Chính sách thương mại của Trump, với thuế quan quy mô lớn và cách tiếp cận thất thường, đang làm rung chuyển thị trường tài chính. Thuế quan không chỉ khiến đồng đô la giảm giá mà còn làm tăng lợi suất trái phiếu Kho bạc, báo hiệu sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư. Đáng lo ngại hơn, ý tưởng về “Hiệp định Mar-a-Lago” – sử dụng thuế quan và cam kết an ninh để ép các nước phá giá tiền tệ – có thể “phá hủy niềm tin” vào đồng đô la. Lịch sử cho thấy các nỗ lực tương tự, như Hiệp định Smithsonian hay Plaza, không mang lại lợi ích lâu dài và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.Sự xói mòn niềm tin vào Mỹ có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh tiền tệ toàn cầu. Dù đồng euro và nhân dân tệ chưa đủ sức thách thức, sự suy yếu từ bên trong của Mỹ có thể tạo cơ hội cho các đối thủ. Hơn nữa, việc chính quyền Trump ủng hộ tiền điện tử không kiểm soát và cấm phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) có nguy cơ cô lập Mỹ khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu, làm suy yếu vai trò của đồng đô la trong tương lai.Vị thế của đồng đô la Mỹ là kết quả của hàng thập kỷ xây dựng dựa trên sức mạnh kinh tế, thể chế đáng tin cậy và vai trò địa chính trị. Tuy nhiên, những chính sách gây bất ổn, đặc biệt từ chính quyền Trump, đang đe dọa làm lung lay nền tảng này. Nếu Mỹ không giải quyết được các vấn đề nội tại – từ rối loạn tài khóa đến xói mòn niềm tin thể chế – đồng đô la có thể mất đi ánh hào quang, kéo theo sự phân mảnh tài chính toàn cầu và suy giảm thịnh vượng chung. Giữ vững vị thế của đồng đô la đòi hỏi không chỉ sức mạnh kinh tế mà còn sự lãnh đạo có trách nhiệm và tầm nhìn dài hạn. To hear more, visit changngocgia.substack.com
VOV1 - Chiều 8/5 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến Moscow, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.# Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimia Putin và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.# Hôm nay tại Nga và nhiều nước châu Âu tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng vang dội của Hồng quân Liên Xô và các nước Đồng minh, tạo tiền đề quan trọng chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ 2.# Tiếp tục kỳ họp thứ 9, hôm nay Quốc hội thảo luận về các dự án luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Công nghiệp công nghệ số.# Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên, về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch.# Vatican đã bầu chọn được Giáo hoàng thứ 267 của giáo hội Công giáo La Mã # Tỷ phú Bill Gates cam kết trao từ thiện 200 tỷ USD trong 2 thập kỷ tới.
Sách Gia Đình, Bạn Bè Và Đất Nước (Hồi Ký Nguyễn Thị Bình) - Bản Quyền151.100 ₫shopee.vn/product/943937464/29083774145?gads_t_sig=VTJGc2RHVmtYMTlxTFVSVVRrdENkUm9yWVZMbGw0Q214S0d1TzNEZmUwNTM4eVoxV0l5NGk4UXFZUVNlRGpxMDcxRFNVM3dGWVdNb0VWYWE2clZMc3VCSHA0K3dYRXVyWHZ1Rkk4dnRINzRSZ0JhZ1BCQkhqSEdhcDFDQ1RxejA Bộ Sách Gia Đình, Bạn Bè, Đất Nước-Nguyễn Thị Bình + TP HCM Giờ Khắc Số 0 + Từ Sông Bến Hải Đến Dinh Độc Lập - Lẻ/Combo109.000 ₫shopee.vn/product/431679329/26083579552?gads_t_sig=VTJGc2RHVmtYMTlxTFVSVVRrdENkUm9yWVZMbGw0Q214S0d1TzNEZmUwNGtJd1FKcndVYjRyRmdLVFV6cS91eHdCVkhXektVRDg0N1MrcGdwKy8yZXUvaDh3NkJtNTdwT3BwRHZtR1czUzM3cFp4YUdraHZaejhMa0dUcXQwOC8 Sách Gia Đình, Bạn Bè Và Đất Nước (Hồi Ký Nguyễn Thị Bình) - Bìa Cứng - Bản Quyền324.000 ₫shopee.vn/product/1039194718/27333793894?gads_t_sig=VTJGc2RHVmtYMTlxTFVSVVRrdENkZmdTUmpMeSszRElEdm91eXFrOVhzNmlGRGpMbWRZRENpMUI4Y3JDNzllY2tuV0tNVzB4U01keS9mbi9qSTVGOEMxTW5RU3kwcFFHWmNLSzg2ZzJ5UnRVR0JnQVExbUw3aWZlSUszWUFvSncNguyễn Thị Bình - Nhà nữ ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam | yesimquynh | Thế GiớiVideo này được chuyển thể từ bài viết gốc trên nền tảng mạng xã hội chia sẻ tri thức Spiderum
VOV1 - Thực hiện Quyết định số 134 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Lê Xuân Thuân, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 1, vừa được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 12.
VOV1 - Trường Đại học Thuỷ lợi tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Hiệu trường nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025 cho GS TS Nguyễn Trung Việt - một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình thủy tại Việt Nam.
VOV1 - Thủ tướng: Quyết liệt tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng; chú trọng làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
VOV1 - Ngày 30-4, Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết Israel sẽ phải đối mặt với một số áp lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Thông tin này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến vùng Vịnh trong hai tuần tới.- Tại tất cả các cơ sở giam giữ trên toàn quốc, sáng nay, diễn ra Lễ công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.- Không khí làm việc hối hả trên công trường các dự án giao thông và hạ tầng trọng điểm quốc gia dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 này.- Từ câu chuyện thuế đối ứng của Mỹ đặt ra vấn đề: các doanh nghiệp Việt cần tăng cường xúc tiến thương mại và đa dạng hóa thị trường.- Các cấp công đoàn tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng công nhân và Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động bắt đầu từ hôm nay.- Israel đối mặt áp lực trước chuyến thăm vùng Vịnh của Tổng thống Mỹ.- Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu Trung Quốc đi trước trong nắm bắt tình hình quốc tế giai đoạn 2026-2030.
VOV1 - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.- Dự Lễ công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước tại Trại giam A2, Bộ Công an, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tin tưởng người được đặc xá sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tự tin hơn, vững vàng trong cuộc sống- Nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1/5, Tháng Công nhân và Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động- Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Đúc-xu tuyên bố từ chức ngay trước ngày công bố tranh cử Tổng thống. Trong khi đó, cựu Tổng thống Yun-sớc-yên bị truy tố thêm tội danh lạm dụng quyền lực.- Tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ những quốc gia đầu tiên có khả năng đạt được thoả thuận thương mại với Mỹ.
Tựa Đề: Chúa Quyền Năng Bị Nộp vào Tay Kẻ Ác; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 26:47-57; Tác Giả: Mục Sư Nguyễn Trọng Vinh; Loạt Bài: Hội Thánh Báp Tít Hy vọng Việt Nam Baton Rouge, Lễ Phục Sinh
Bài Giảng: Cách Giải Quyết Những Xung ĐộtDiễn giả: John Maxwell Dịch và lồng tiếng: Ánh Sáng Nơi Thương TrườngTrong bài giảng này, John Maxwell chia sẻ 13 ý tưởng thực tiễn giúp giải quyết những xung đột nơi công sở, đặc biệt là cách thực hiện những cuộc nóichuyện nghiêm túc để xử lý các vấn đề liên quan đến con người. Đừng bỏ lỡ nếu bạn muốn xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả hơn!Link bài giảng gốc: • How To Deal With Conflict At Work | J... Kênh mục vụ nơi làm việc chia sẻ những bài giảng và thông điệp ý nghĩa từ các diễn giả Cơ đốc, nhằm phục vụ cộng đồng Cơ đốc nhân tại Việt Nam trong môi trường làm việc. Mục tiêu của chúng tôi là phi lợi nhuận, và chúng tôi hy vọng rằng những nội dung này sẽ mang lại sự khích lệ và hướng dẫn cho người xem trong sự phục vụ Chúa tại thương trường.Chúng tôi xin lưu ý rằng một số video có thể chưa được xin phép bản quyền trước khi dịch. Chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm từ các tổ chức giữ bản quyền. Nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến bản quyền, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mygenvn @gmail.com Xin cảm ơn.The Workplace Ministry (Muc Vu Noi Lam Viec) Youtube channel provides inspiring sermons and messages from Christian speakers, specifically designed to uplift and support the Christian community within Vietnam's professional landscape, where resources for Christian teaching are often limited. As a non-profit initiative, our mission is to offer encouragement and spiritual guidance for believers striving to serve God in their workplaces.Please note that some videos may not have obtained formal copyright permissions prior to translation. We appreciate the understanding and forgiveness of copyright holders. If you have any concerns, please do not hesitate to contact us at mygenvn@gmail.com.Thank you for your support!#johnmaxwell #lanhdao #xungdot #anhsangnoithuongtruong
Hội Phụ Nữ Việt Úc - HPNVU- tại tiểu bang Victoria có nhiều dịch vụ liên quan đến người cao niên. Ngoài Dịch Vụ Chăm Sóc người cao niên tại gia, Hội còn có các dịch vụ sinh hoạt cao niên gồm 14 nhóm sinh hoạt và 4 nhóm 'Không Thèm Nhớ', rồi dịch vụ Cung cấp bữa ăn, dịch vụ hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, chưa kể đến Chương trình Bảo hiểm Khuyết Tật NDIS cho giới cao niên. Các dịch vụ vừa kể có những thế mạnh nào, những thay đổi mới vào ngày 1 tháng 7 sắp tới, liệu có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và dịch vụ của Hội hay không. Cô Nguyễn Quỳnh Hương là Giám đốc vùng miền Tây Victoria của Hội, giúp giải đáp các thắc mắc.
Tổng thống Yoon Suk-yeol đã chính thức bị cách chức sau phán quyết tuyệt đối của Tòa án Hiến pháp, bốn tháng sau nỗ lực áp đặt thiết quân luật của ông. Quyết định mang tính bước ngoặt này được hoan nghênh trên khắp đất nước, nhưng nó cũng nổ ra cuộc tranh luận dữ dội giữa các cử tri về tương lai của nền chính trị Hàn Quốc.
Tựa Đề: Quyền Của Lưỡi; Kinh Thánh: Gia-cơ 3:2-6; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh