POPULARITY
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần VII Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 28-2-2025 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Trump tính đánh thuế Canada, Mexico và tăng gấp đôi thuế lên Trung Quốc; Trump xác nhận Zelenskyy sẽ đến Mỹ để ký thỏa thuận khoáng sản; Thái Lan đưa 40 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc sau một thập niên giam giữ; Giáo hoàng Phanxicô vẫn đang hồi phục chậm từ bệnh viêm phổi.
Những ngày đầu năm 2025, nhật báo công giáo Ý, Avvenire, đã có loạt bài và xã luận về thảm kịch của những người di dân bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải. Trong bài xã luận, nhà báo Paolo Lambruschi đã ví Địa Trung Hải như nấm mồ lỏng của trẻ em. Theo UNICEF, đã có 1.700 người chết hoặc mất tích trong năm 2024 và cứ năm người thì có một trẻ em hoặc trẻ vị thành niên. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2022, chỉ trong năm 2023, chính phủ thủ tướng Giorgia Meloni đã buộc hồi hương 4.751 người di cư. Và trong năm 2024, Ý đã chi hàng tỉ euro để xây dựng trung tâm giam giữ người tị nạn ở Albanie trong khi chờ đợi hồi hương.Tuy bị chỉ trích và phản đối từ trong nước, chính sách di dân của thủ tướng Meloni đã thuyết phục được người đứng đầu Liên Hiệp Châu Âu và trở thành mô hình cho cựu thủ tướng Đức Olaf Scholz và thủ tướng Anh Keir Starmer tham khảo. Và nay, với sự trở lại của Donald Trump, chính sách khắt khe đối với người di cư càng trở thành cánh cửa hẹp cho những ai muốn đi tìm điều kiện sống tốt hơn mà không thể đi qua con đường chính.Làm thế nào thủ tướng Giorgia Meloni vừa thuyết phục được các nhà lãnh đạo châu Âu, vừa âm thầm thực hiện các biện pháp mạnh đối với người nhập cư nhằm ngăn chặn họ đặt chân lên lãnh thổ Ý ?Từ Liège, Bỉ, thông tín viên Phạm Hoàng Dũng giải thích.Thiên thời địa lợi !Thứ nhất, trục Pháp-Đức, cột sống của Liên Hiệp Châu Âu (EU) bị suy yếu. EU không nhức đầu sổ mũi vì nhờ vào sự ổn định của đầu tàu Pháp - Đức. Nhưng từ nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Macron, đầu tàu này không còn vững nữa. Cộng với sự bất ổn trong những chính sách chung của chính phủ Đức đối với EU kể từ khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ.Bà Meloni một mặt cho rằng đảng Anh Em Nước Ý - Fratelli d'Italia thuộc cánh trung hữu, nhưng mặt khác, những chính sách như hạn chế người nhập cư, tách nước Ý khỏi EU… lại đậm màu cực hữu. Bà lên nắm quyền trong tình hình chính trị nước Ý rối ren vì không có một chính phủ nào trụ quá lâu. Và người ta chỉ xem bà như một giai đoạn chuyển tiếp mau chóng. Tuy nhiên, bà Meloni đã khéo léo lèo lái không chỉ nước Ý mà còn đạt được một số kết quả. Trong khi đó, hai nước Pháp và Đức lại rơi vào tình trạng khủng hoảng chính phủ trong năm qua.Thứ hai là thắng lợi bầu cử ở mọi cấp của các đảng cực hữu trong Liên Hiệp Âu Châu trong năm 2024, đặc biệt là tại Pháp, sau khi tổng thống Macron bất ngờ giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử sớm, dẫn đến thắng lợi ở vòng một của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN). Một cuộc khảo sát 6.000 công dân EU trước cuộc bầu cử Nghị Viện châu Âu vào tháng 6/2024 đã liệt kê « di cư và người xin tị nạn » là mối bận tâm quan trọng thứ hai đối với họ, và các đảng cực hữu kêu gọi hạn chế đã đạt được những bước tiến đáng kể trên toàn khối. Mọi cặp mắt giờ cũng đang đổ dồn về Đức với cuộc bầu cử quốc hội sớm vào cuối tháng 02/2025, sau khi chính phủ thủ tướng Olaf Scholz bị bỏ phiếu bất tín nhiệm.Thứ ba, ở sườn đông EU, các nước trong khu vực vừa phải cảnh giác nguy cơ cuộc chiến giữa Nga và Ukraina mở rộng, vừa phải lo ngăn chặn làn sóng người di dân tràn qua cửa ngõ này. Sau Hungary đến lượt Ba Lan lên tiếng đòi đóng cửa biên giới.Thứ tư, năm 2024 có thể xem là năm thành công ngoại giao của nước Ý và cách điều hành riêng của thủ tướng Meloni. Với vai trò chủ tịch EU và G7 trong sáu tháng đầu của năm 2024, bà Meloni đã không gây ra nhiều ồn ào nhưng đem lại sự tín nhiệm cho các đồng minh trong EU và NATO về vấn đề viện trợ cho Ukraina.Chính bà cũng đã đến thủ đô Kiev như một dấu hiệu tỏ sự ủng hộ của Ý đối với cuộc chiến này và đã xoá tan những nghi ngờ về những phát biểu ủng hộ Putin trong quá khứ. Vị thế của bà trong thời gian này cũng là cớ để chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen trong năm tái cử nhiệm kỳ chủ tịch EU phải có những cử chỉ « lấy lòng » chứ không phản đối như đã từng có những lời răn đe trong năm 2023 đối với người đứng đầu chính phủ Ý.Cuối cùng, một điều không thể không kể đến là bà Giorgia Meloni đã lấy lòng Đức giáo hoàng Phanxicô. Vì trước các vấn đề người di cư, Ngài luôn có những phát biểu và hành động mạnh mẽ như đã thấy ở Lampedusa hay đảo Lebos, nơi những người di cư vượt biển cập bến để vào nước Ý. Có lẽ, bà được lòng của người đứng đầu Toà Thánh qua các chương trình và chính sách nhằm gia tăng dân số của nước Ý. Có thể vì thế mà khi những thuyền của người tị nạn bị đẩy sang Albanie hay những người tị nạn đến Ý bị đưa sang tập trung trong các trại ở Albanie, cũng không thấy tiếng nói bảo vệ của Giáo Hội.Những cơn gió chính trị đang thổi căng buồm cho Meloni. Với những người nắm quyền lực truyền thống ở Paris và Berlin về cơ bản đã không còn hoạt động, thủ tướng Ý đang được hưởng lợi từ khoảng trống quyền lực tạo cơ hội cho bà thúc đẩy các chính sách của mình. Vào thời điểm các nhà lãnh đạo EU thông thường yếu thế, bà đã định vị hiệu quả vị thế của mình. Quản lý dòng người nhập cư Trong bài trả lời phỏng vấn với phóng viên Fiorenza Sarzanini, của nhật báo Corriere della Sera, và được đăng trên phụ trương Sette của nhật báo này vào ngày 03/01/2025, bà Meloni cho biết trong cuộc trao đổi với đồng cấp Anh Quốc Keir Starmer, Roma và Luân Đôn đồng tình rằng nạn nhập cư bất hợp pháp ồ ạt ảnh hưởng đến toàn bộ lục địa châu Âu, thậm chí cả bên ngoài biên giới EU.Đôi bên đồng ý « tăng cường cuộc chiến chống lại những kẻ buôn người, nỗ lực hướng tới sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các lực lượng cảnh sát, tăng cường cam kết hỗ trợ hồi hương tự nguyện và không ngại tìm nhũng giải pháp sáng tạo », như những gì Ý đã thực hiện với Albanie để xử lý các yêu cầu xin tị nạn bên ngoài lãnh thổ EU, nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của Ý và châu Âu. Theo bà, giải pháp này có thể « giáng một đòn chí mạng vào các tổ chức tội phạm lợi dụng người di cư để kiếm lợi ».Chính sách này đã có được sự ủng hộ từ lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, trong vấn đề « thoả thuận với các nước thứ ba để chống nhập cư bất hợp pháp ». Theo trang Politico, khi hợp tác với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Meloni đã giám sát việc xây dựng các thỏa thuận mang tính bước ngoặc với Tunisia, Mauritania và Ai Cập, chuyển hàng tỷ euro cho các chế độ đàn áp, ngăn người di cư đến châu Âu bằng nhiều cách, đôi khi tàn bạo.« Mô hình Meloni » này đã được Olaf Scholz cũng như Keir Starmer ủng hộ và học hỏi. Còn các nguyên thủ quốc gia EU đã thể hiện sự quan tâm đối với cách tiếp cận của Meloni tại cuộc họp của họ vào tháng 10/2024 và nhất trí rằng « cần xem xét những cách mới để ngăn chặn và chống lại di cư bất hợp pháp ». Chủ tịch Von der Leyen đã ghi nhớ thông điệp đó và hiện đang có kế hoạch triển khai dự thảo chỉ thị về « việc hồi hương » sớm nhất vào tháng 02/2025. Khái niệm “quốc gia an toàn - paese sicuro”Mặc dù vậy, việc làm của bà đã vấp phải sự chống đối là từ các thẩm phán. Ngày 18/10/2024, các thẩm phán tại tòa án Roma đã không xác nhận việc giam giữ 12 người xin tị nạn bị chuyển đến các trung tâm giam giữ ở Albanie. Theo họ, hai quốc gia xuất phát của những người tỵ nạn này là Bangladesh và Ai Cập đều không an toàn. Một ngày sau, 19/10/2024, tàu tuần tra của cảnh sát biển Ý đã đem họ cập bến cảng ở Bari từ trung tâm giam giữ hồi hương Gjader, Albanie. Và từ đây, những người này có thể nộp đơn xin tị nạn tại Ý.Chính phủ Ý lập tức có phản ứng trong phiên họp của Hội đồng bộ trưởng diễn ra vào 2 ngày sau đó, bằng cách phê duyệt một nghị định cập nhật các nước an toàn và đưa ra danh sách gồm 22 quốc gia (bao gồm cả Ai Cập và Bangladesh). Theo nghị định này, danh sách các quốc gia an toàn là cơ sở chính để kết luận lý do hồi hương của người xin tị nạn chứ không phải nguồn phụ.Việc đưa người tị nạn đến các trại ở Albanie vẫn tiếp tụcKhông phải vụ 12 người hồi tháng 10/2024, được báo chí nhắc đến gây ồn ào thì người ta mới biết. Nhưng từ đầu năm 2023, đã có những việc đưa người tị nạn đến các trại thanh lọc ở Albanie. Có lẽ vì thế mà số người đến Ý bằng đường biển giảm hơn một nửa từ 153.000 năm 2023 xuống 65.000 trong năm 2024, theo báo cáo của bộ trưởng Nội Vụ Matteo Piantedosi khi thuyết phục Quốc Hội thông qua sắc lệnh về quốc gia an toàn.Tuy nhiên, giải pháp này của chính phủ Ý đã bị phe đối lập chỉ trích là « phung phí tiền thuế của người dân, coi thường các quyền cơ bản của người dân và phán quyết gần đây của châu Âu về việc hồi hương, tạo nên toàn bộ khuôn khổ của thỏa thuận với Albanie », theo như cáo buộc của bà Elly Schlein, thư ký đảng Dân Chủ, trên mạng xã hội.Theo phân tích của phóng viên Nicolò Carratelli trên trang La Stampa ngày 18/10/2024, « gần một tỷ euro tiền thuế của người dân Ý để xây dựng hai trại tập trung và khoảng 300.000 euro để vận chuyển 16 người đến Albanie bằng tàu quân sự (18.000 euro cho mỗi người) đã bị vứt bỏ đúng nghĩa đen ».Bất chấp các chỉ trích, thủ tướng Giorgia Meloni không từ bỏ kế hoạch xây dựng các trung tâm cho người tị nạn ở Albanie. Ngay trước lễ Giáng Sinh, bà đã có cuộc họp với các bộ trưởng Ngoại Giao, Nội Vụ, Quốc Phòng và bộ trưởng Quan Hệ với EU để đề ra những dự án mới, xây thêm nhiều trại ở Albanie và tăng cường lực lượng hải quân kiểm soát trên vùng biển Địa Trung Hải.Việc thanh lọc người tị nạn sẽ được thực hiện ngay từ ngoài khơi chứ không đưa vào đất liền. Và đây cũng là một bước cơ bản cho việc áp dụng Hiệp ước của EU về di cư và tị nạn có hiệu lực từ 2026, trong đó quy định thành lập các trung tâm di cư đặt tại các quốc gia khác ngoài Âu Châu để giải quyết các trường hợp với quy trình nhanh chóng.Chính sách hồi hương cưỡng bức ?Theo thống kê trong năm 2023, chỉ có hơn 4.750 dân nhập cư bị buộc hồi hương. Nhà báo Marizio Ambrosini từng đánh giá trên tờ Avvenire số ra ngày Chủ Nhật 03/11/2024, đó là một thất bại. Nếu như chính phủ Ý vẫn dùng con số này để khoa trương thành tích, chúng không che đậy hết thất bại của chính sách hồi hương cưỡng bức. Nước Ý hạn chế quyền xin tị nạn, khiến nhiều người sống trong cảnh bất hợp pháp, và nền kinh tế Ý mất đi một nguồn lao động giá rẻ.Có nhiều lý do để giải thích : Thứ nhất, lệnh trục xuất không phải cây đũa thần. Đất nước xuất phát của người tị nạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận trở lại những công dân của mình. Thứ hai là vấn đề chi phí. Ngoài việc giam giữ người tị nạn trong nhiều tháng, các quốc gia xuất xứ đôi khi còn buộc người bị trục xuất phải được áp giải bởi các nhân viên công lực của Ý trở về quê hương.Mặt khác, người tị nạn không chỉ đến từ những nước gần với Ý trong vùng Địa Trung Hải, mà còn từ các nước xa xôi như Nam Mỹ. Vì thế, không phải bất cứ hãng hàng không nào cũng vui vẻ nhận vận chuyển những hành khách đặc biệt này, vốn dĩ chứa đựng nhiều mối nguy cơ như phản đối, phá phách trên các chuyến bay gây thiệt hại cho hãng.Cuối cùng là việc khó khăn xác định danh tính người tị nạn để đưa về đúng người đúng nơi. Nhưng với những con người bất chấp mọi mối hiểm nguy và đã bỏ ra cả gia tài để ra đi thì nhiều lúc không dễ dàng để xác định danh tính. Họ sẵn sàng hủy mọi giấy tờ tùy thân thậm chí còn xóa luôn cả dấu vân tay của mình để khó xác định hơn là chấp nhận hồi hương.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần V Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 14-2-2025 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Hamas nói ngừng bắn là cách duy nhất để đưa các con tin Israel trở về; Đóng băng viện trợ của Mỹ có nguy cơ trao ảnh hưởng cho Trung Quốc; Giáo hoàng Phanxicô nói chính sách nhập cư của Trump 'sẽ kết thúc tồi tệ'; WHO cho biết việc liên lạc với giới chức Mỹ về cúm gia cầm H5N1 là một 'thách thức'
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần IV Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 7-2-2025 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ mừng kính thánh Phanxicô Salêsiô, Giám mục, TSHT, cử hành lúc 17:30 ngày 24-1-2025 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ mừng kính thánh Antôn, Viện phụ, cử hành lúc 17:30 ngày 17-1-2025 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu sau lễ Hiển Linh, cử hành lúc 17:30 ngày 10-1-2025 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Danh thánh Chúa Giêsu, cử hành lúc 17:30 ngày 3-1-2025 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ mừng kính thánh Gioan, Tông đồ, tác giả sách Tin mừng, cử hành lúc 17:30 ngày 27-12-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Ngày 20 tháng 12, cử hành lúc 17:30 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Ngày 29/10/2024, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã công bố báo cáo thường niên đầu tiên – Tutela Minorum – bằng tiếng Latinh, về việc các thành phần khác nhau của Giáo hội áp dụng các biện pháp chống bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Tài liệu cho thấy việc thực hiện không đồng đều giữa các quốc gia. Báo cáo này được thực hiện bằng việc phỏng vấn các giám mục về Roma viếng thăm ad limina theo định kỳ. Trong phần tạp chí hôm nay, linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ, trình bày về vấn đề này:Báo cáo đã được chờ đợi hơn hai năm, khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên (PCPM) cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn cầu về cuộc chiến chống lại bạo lực tình dục trong Giáo hội. Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, chủ tịch ủy ban, trong buổi công bố báo cáo đã trực tiếp thừa nhận với các nạn nhân và « những người sống sót » là « đã có đủ những lời nói suông » và « chưa làm gì đầy đủ » đối với những vụ việc này.Sự thiếu minh bạchTrước tiên là đề nghị « thúc đẩy tốt hơn việc tiếp cận thông tin của nạn nhân/người sống sót – survivor », nhằm đảm bảo rằng nạn nhân bị lạm dụng có quyền xem thông tin mà các cơ quan của Giáo hội nắm giữ về họ, đồng thời tôn trọng luật bảo vệ dữ liệu. Bởi vì một trong những ưu tiên cao nhất mà các nạn nhân bị lạm dụng bày tỏ là quyền được « tiếp cận sự thật ». PCPM đang yêu cầu Giáo hội hỗ trợ, thay vì cản trở, các nạn nhân khi họ tìm kiếm sự thật thông qua một hệ thống thường khó điều khiển.Báo cáo nhấn mạnh đến « nhu cầu củng cố và làm rõ các thẩm quyền của các Bộ thuộc Giáo triều (Curie) Roma, nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả, kịp thời và nghiêm ngặt các trường hợp lạm dụng được chuyển đến Tòa thánh ». Tính minh bạch trong các thủ tục và các tiến trình pháp lý của các vụ việc được chuyển đến các bộ xử lý để không làm mất lòng tin của cộng đoàn tín hữu.Báo cáo kêu gọi Giáo hội áp dụng “một định nghĩa thống nhất hơn” về “tính dễ bị tổn thương - vulnerabilité” - một khái niệm cơ bản trong việc bảo vệ công lý ở thế kỷ 21, đồng thời đề nghị « một quy trình hợp lý hóa để bãi nhiệm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản cho việc từ chức hoặc cách chức một nhà lãnh đạo Giáo hội khi cần thiết »Các báo cáo viên đã chỉ ra rằng các chuẩn mực đang được áp dụng một cách không nhất quán và không minh bạch trên toàn thế giới, gây thiệt hại xung quanh việc cách chức giám mục.Chính sách bồi thường và cách biệt trong thực hiệnMột vấn đề khác cũng được báo cáo nhấn mạnh đến là việc xác định thiệt hại và chính sách bồi thường cho các nạn nhân, xem đây như là một phần trong cam kết của Giáo hội đối với hành trình chữa lành nạn nhân/người sống sót. Các tác giả báo cáo cho rằng « việc bồi thường không chỉ giới hạn ở khía cạnh tài chính, mà bao gồm nhiều hành động rộng hơn nhiều », kể cả xin lỗi công khai.Văn bản này cũng nêu bật hiện tượng quyền tiếp cận các quỹ bồi thường giữa các châu lục là không đồng đều. Báo cáo viết : « Trong khi một số khu vực của châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương được hưởng lợi từ các nguồn lực đáng kể có sẵn để bảo vệ, thì phần một quan trọng của Trung – Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu lại không có đủ nguồn lực chuyên dụng ».Thực lực kinh tế, tỷ lệ người Công giáo, nền tảng văn hóa tại một quốc gia hiển nhiên là những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng cách biệt phân bổ nguồn lực, do vậy, báo cáo kêu gọi một sự chia sẻ nguồn lực tốt hơn, thông qua sáng kiến Memorare của PCPM, được Hội đồng Giám mục Ý hậu thuẫn.Cuối cùng, để cuộc chiến chống lạm dụng có hiệu quả, Giáo hội cần có « một tầm nhìn thống nhất về thần học – mục vụ ». Văn bản viết, xin trích : « Ủy ban tin rằng điểm kết thúc mong muốn có thể là một bản văn huấn quyền - Magisterium thống nhất các quan điểm này như một thông điệp của giáo hoàng dành riêng cho việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương trong đời sống của Giáo hội ».PCPM gợi ý cách tốt để thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lạm dụng là giáo hoàng nên dành một thông điệp cho chủ đề này. Tuy đã có rất nhiều văn bản của giáo hoàng đề cập đến vấn đề lạm dụng, như thư mục vụ năm 2010 của Giáo hoàng Beneđictô XVI gửi cho người Công giáo Ireland. Nhưng không có văn bản nào có trọng lượng như một bản văn huấn quyền.20 năm sau vụ BostonỞ đây có sự trùng hợp thú vị, người đứng đầu Ủy ban, Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, cũng vừa từ chức Tổng giám mục Boston, Hoa Kỳ, vì đến tuổi nghỉ hưu. Giáo phận Boston, nơi bùng nổ vụ Spotlight, các linh mục vi phạm ấu dâm đã bị đưa ra toà án hình sự, dẫn đến sự phá sản của giáo phận vừa về tài chánh và uy tín. Sau 20 năm, uy tín đó đã lấy lại phần nào nhưng dư âm của nó sẽ chẳng bao giờ im lặng.Có lẽ cũng vì lý do này mà sau khi từ chức Tổng giám mục Boston, Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley sẽ tập trung nhiều hơn trong công việc của Uỷ ban bảo vệ trẻ vị thành niên này. Ngài cho biết, phụ nữ, chiếm hơn phân nửa trong ủy ban, đã làm rất tốt công việc nặng nề phức tạp. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ ủng hộ việc một phụ nữ sẽ đứng đầu ủy ban này. Nhưng điều đó sẽ trở nên phức tạp hơn trong việc vận hành bộ máy của Vatican, vốn cần đến một vị Hồng y làm công việc ngoại giao giữa các bộ và các phòng ban của Toà Thánh.Còn về phần Bộ giáo lý Đức Tin ?Trong buổi tiếp kiến ngày 22/11 với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Hồng y Víctor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã trình bày một đề xuất về « Tinh thần bí giả và sự lạm dụng tâm linh – false mysticism and spiritual abuse ». Khái niệm này đã được Bộ công nhận « trong một bối cảnh rất cụ thể », Đức Hồng y đã viết trong một tài liệu chuẩn bị.Bộ Giáo lý Đức tin đã giao cho một nhóm nghiên cứu xem xét cách « lạm dụng tinh thần » có thể được phân loại là một tội riêng biệt và cụ thể theo giáo luật.Trong khi lạm dụng tinh thần và việc triển khai « Tinh thần bí giả - false mysticism » đã được Giáo hội công nhận là một yếu tố tăng nặng tiềm ẩn trong các vấn đề hình sự khác, thì nó không được liệt kê cụ thể là một tội có thể bị truy tố theo đúng nghĩa của nó trong Bộ Giáo Luật.Bằng chứng từ nhiều trường hợp cho thấy rằng một giai đoạn lạm dụng tinh thần có thể xảy ra trước các hình thức lạm dụng khác, nhưng thường thì nó có thể được coi là chủ quan, hoặc không có kết luận khi được báo cáo.Vậy thì một tội « lạm dụng tinh thần » thực sự có thể được đưa vào luật hay không và nếu có thì việc truy tố sẽ dễ dàng như thế nào?Góc nhìn từ Giáo Hội Việt Nam Báo cáo nói đến “sự im lặng” của Phi Châu và Á châu, Giáo hội ở Việt Nam đối diện với vấn đề này như thế nào ? Đúng là tại các nơi này, nam giới vẫn có tiếng nói quyết định trong các vấn đề quan trọng của gia đình và xã hội. Riêng ở Việt Nam, tuy đã có các luật và những cơ quan bảo vệ trẻ em và phụ nữ, cũng như những chính sách cho người yếu thế, tuy thế nạn bạo hành đối với trẻ em và vị thành niên vẫn còn xảy ra.Trong Giáo Hội Việt Nam, việc phòng ngừa và xử lý trước nạn lạm dụng tình dục này còn rất chậm. Chẳng hạn, như tông thư Vos estis lux mundi được công bố lần đầu năm 2019, và cập nhật chính thức tháng 3/2022, nhưng chỉ mới đến khoá họp thường niên kỳ I của năm nay 2024 Hội đồng giám mục mới có « Thảo luận và định hướng áp dụng “Các Quy tắc đạo đức ứng xử trong mục vụ liên quan đến trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương” ». Nói đến điều này, cần nghĩ đến sự phức tạp của vấn đề, vì không thể áp dụng máy móc những gì ghi trong bản văn của Toà Thánh, mà cần có sự áp dụng một cách khoa học vào hoàn cảnh của Việt Nam.Ngược lại, Giáo hội Pháp đã có nhiều biện pháp cũng như văn bản liên quan đến vấn đề này. Trong khoá họp mùa thu năm nay, Hội đồng giám mục Pháp đã đồng ý đưa ra biện pháp, đó là khi các hối nhân, tức là những người đi xưng tội, thú nhận đã phạm tội lạm dụng này, thì các linh mục giải tội khuyên họ đi tự thú với cảnh sát. Trong thời gian tới sẽ có hướng dẫn cho các linh mục làm mục vụ liên quan đến vấn đề này.RFI Tiếng Việt xin cảm ơn linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ.
Bài giảng của Lm Giuse Đặng Chí Lĩnh trong thánh lễ Thứ Ba tuần I mùa Vọng, cử hành lúc 17:30 ngày 3-12-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XXXIV Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 29-11-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Radio Vatican hằng ngày của Vatican News Tiếng Việt. Nội dung chương trình hôm nay: 0:00 Bản tin 18:00 Sinh hoạt Giáo hội: Đức Hồng y Bustillo: ‘Chuyến viếng thăm Corsica của Đức Giáo hoàng Phanxicô là một món quà Giáng sinh' --- Liên lạc và hỗ trợ Vatican News Tiếng Việt qua email: tiengviet@vaticannews.va --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vaticannews-vi/support
Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 10 năm 2024, đức hồng y Matteo Zuppi đã đến Matxcơva trong vai trò đặc phái viên của Đức giáo hoàng Phanxicô để tiếp tục sứ mệnh « ngoại giao nhân đạo » thúc đẩy con đường hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraina. Phát ngôn viên phòng báo chí Toà Thánh đã xác nhận nhưng không cho biết chi tiết về chuyến đi Nga của đức hồng y Zuppi sáng ngày 14/10. Sau khi kết thúc chuyến đi, cũng không có nhiều thông báo chi tiết được công bố. Và vào cuối tuần 19/10, một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh của đôi bên đã diễn ra qua trung gian của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.Chuyến đi Nga xảy ra ngay sau cuộc gặp ngắn giữa tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và đức giáo hoàng Phanxicô tại Vatican hôm 11/10/2024. Vào lúc chiến sự lan rộng, xung đột diễn ra ác liệt hơn, về mặt ngoại giao, hai bên vẫn chưa thể ngồi vào bàn đàm phán và Vatican là một trong số ít kênh còn mở nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình.Cách nay 15 tháng, đặc phái viên của giáo hoàng đã tới Matxcơva. Liệu đây có sẽ là chu kỳ được lặp lại ? Ngài có tiếp tục đi Kiev, Bắc Kinh và Washington hay không ?Tại sao lại tới Matxcơva ? Thông cáo của Văn phòng báo chí Toà Thánh giải thích rằng chuyến đi diễn ra « trong khuôn khổ nhiệm vụ màđức giáo hoàng Phanxicô giao phó cho [Zuppi] vào năm 2023, đó là gặp gỡ các nhà chức trách và đánh giá các nỗ lực tiếp theo nhằm tạo điều kiện cho việc đoàn tụ gia đình của trẻ em Ukraina và trao đổi tù nhân, nhằm đạt được hòa bình mà nhiều người mong đợi ».Tuyên bố có ba điểm quan trọng : Thứ nhất, đức hồng y Matteo Zuppi đến Matxcơva với tư cách là đặc phái viên hòa bình của Vatican, một vai trò mà ngài đã đảm nhiệm từ tháng 5/2023.Thứ hai, chuyến đi có hai mục tiêu. Đầu tiên hết là giúp đỡ gần 20.000 trẻ em Ukraina bị bắt đến Nga được trở về với gia đình. Mục tiêu thứ hai này cũng thúc đẩy trao đổi tù binh chiến tranh Nga và Ukraina. « Phái bộ Zuppi » đã đạt được một số thành công trên cả hai mặt trận, mặc dù khó có thể định lượng được do màn sương mù của cuộc chiến.Thứ ba, Tòa Thánh hy vọng rằng các thỏa thuận nhân đạo sẽ là bước mở đầu cho các cuộc đàm phán hòa bình.Sau hơn một năm, nhiều sự kiện này đã diễn ra qua các chuyến đi và gặp gỡ của các nhân vật có trách nhiệm và chính đức giáo hoàng cho thấy Tòa Thánh đã làm việc không ngừng, và nhất là trong những tháng gần đây để thúc đẩy sứ mệnh của mình.Việc đức hồng y Zuppi trở lại Nga ngụ ý rằng các cuộc thảo luận về tù binh chiến tranh và trẻ em bị bắt cóc đã tiến triển đến mức cần phải có các cuộc đàm phán trực tiếp để đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa. Nhưng đó đơn giản chỉ là một suy luận.Nhưng lịch trình của chuyến đi đã được thông báo cụ thể ?Chuyến đi của đức hồng y Zuppi bắt đầu bằng cuộc gặp ngày 14/10/2024 với ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov. Bản thân điều này đã đánh dấu sự khác biệt đáng kể so với chuyến thăm đầu tiên của ngài. Trong chuyến đi trước vào tháng 6/2023, quan chức ngoại giao cấp cao nhất mà ngài gặp là Yuri Ushakov, trợ lý của tổng thống Nga về chính sách đối ngoại.Tòa Thánh Vatican có thể sẽ vui mừng khi Zuppi bảo đảm được một cuộc gặp ngay lập tức với ngoại trưởng Lavrov, có thể nói là nhân vật của điện Kremlin dễ nhận biết nhất sau tổng thống Vladimir Putin. Điều này cho thấy các nỗ lực nhân đạo của Tòa Thánh đang được chính phủ Nga coi trọng.Tuy nhiên, Vatican có thể thất vọng vì, không giống như tháng 6/2023, đặc sứ của giáo hoàng lần này không thể gặp nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga là đức thượng phụ Kirill. Một linh mục thuộc Uỷ Ban Quan hệ Đối ngoại của Tòa thượng phụ Matxcơva đã nói với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS rằng « lịch trình làm việc bận rộn của Đức thượng phụ Kirill không cho phép một cuộc gặp mới với hồng y Zuppi ».Nhưng đó không phải dấu hiệu quá thất vọng vì còn có những cuộc họp mang tính xây dựng tích cực ở cấp thấp hơn ?Bên cạnh cuộc gặp với Serguei Lavrov, ngoại trưởng Nga và Yuri Ushakov, cố vấn cho tổng thống Liên bang Nga về các vấn đề chính sách đối ngoại, còn có Marija Lvova-Belova, ủy viên tổng thống về Quyền Trẻ em và Tatiana Moskalkova, ủy viên tổng thống về Nhân quyền.Tuy không có cuộc họp nào với Đức thượng phụ Kyrill, nhưng quan trọng không kém là cuộc gặp gỡ với Giáo hội Chính thống Nga mà đại diện là đức tổng giám mục Antonij, chủ tịch Uỷ ban Quan hệ Đối ngoại của Tòa thượng phụ Matxcơva, có thể coi như là Ngoại trưởng, người mà Zuppi đã « thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là những vấn đề có tính chất nhân đạo », theo ghi chú của Tòa Thánh.Trong cuộc họp này, có sự hiện diện của sứ thần Tòa Thánh tại Nga, đức tổng giám mục Giovanni D'Aniello, và đức ông Paul Butnaru, thuộc Cơ quan liên lạc với các quốc gia của Phủ Quốc vụ khanh. Đức hồng y Zuppi và đức tổng giá mục Antonij đã từng gặp nhau trong chuyến thăm trước vào năm 2023. Vatican vẫn tin rằng các Giáo hội có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình.Cũng vào ngày 15/10, Zuppi đã nói chuyện với ủy viên phụ trách quyền trẻ em của Nga Maria Lvova-Belova, như ngài đã làm trong chuyến thăm năm 2023. Xin nhắc lại, cuộc gặp đầu tiên này giữa hai bên đã gây tranh cãi sâu sắc ở Ukraina, vì Tòa án Hình sự Quốc tế tại La Haye đã ban hành lệnh bắt giữ Lvova-Belova vào tháng 3/2023, khi buộc tội bà phải « chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh là cưỡng bức bất hợp pháp » trẻ em Ukraina sang Nga.Tuy nhiên, cuộc gặp năm 2023 với Lvova-Belova được cho là đã giúp Vatican thiết lập một cơ chế để đưa trẻ em trở về Ukraina. Theo nhật báo công giáo Ý Avvenire, hoạt động tiếp cận của Zuppi đã dẫn đến một hội nghị thượng đỉnh « trực tuyến » giữa Lvova-Belova và người đồng cấp Ukraina, mà tờ báo của các giám mục Ý mô tả là « một trong những trường hợp rất hiếm hoi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bên ».Nhưng thông tin chi tiết về hội nghị thượng đỉnh này được giữ kín. Mặc dù Lvova-Belova đã nói vào tháng 4/2024 rằng « lần đầu tiên theo hình thức trực tiếp, chúng tôi đã có các cuộc đàm phán với phía Ukraina », nhưng thanh tra viên Ukraina Dmytro Lubinets dường như đã bày tỏ sự nghi ngờ về tuyên bố này.Cuộc gặp thứ hai của Zuppi với Lvova-Belova có thể nhằm mục đích củng cố cơ chế hồi hương những trẻ em bị trục xuất. Sau cuộc họp, Lvova-Belova cho biết : « Chúng tôi đã đồng ý tiếp tục hợp tác vì lợi ích của các gia đình và trẻ em ». Còn theo Vatican News, « chúng tôi đã thảo luận về kết quả và sự tương tác hơn nữa vì lợi ích của các gia đình và trẻ em, bao gồm cả việc đoàn tụ các gia đình từ Nga và Ukraina. Chúng tôi đang thực hiện việc này với sự tham gia của bộ Ngoại Giao Nga. Chúng tôi quyết định tiếp tục làm việc cùng nhau ».Mặc dù tuyên bố không tiết lộ nhiều, nhưng nó cho thấy cuộc họp diễn ra khá tốt.Tiếp theo là gì ? Đây có phải điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du hoà bình vòng quanh thế giới như đã từng thực hiện hồi năm 2023 ? Việc đức hồng Y Zuppi đến Matxcơva lần này, trước tiên, cho thấy ông không chỉ đơn giản là quay lại con đường cũ và Vatican coi Nga là nơi phù hợp để tập trung các nỗ lực ngoại giao tại thời điểm này.Nhưng điều này vẫn chưa chắc chắn vì Vatican chia sẻ rất ít thông tin trước, về lịch trình công tác của phái viên hòa bình. Vatican có xu hướng chỉ đưa ra thông báo sau khi Zuppi đến thủ đô nước ngoài, vì vậy, ngay cả khi vị hồng y này có sẽ đến Ukraina tiếp theo hay không.Vatican cũng có thể không xem xét đến một chuyến đi khác tới Trung Quốc như là ưu tiên. Bởi vì việc này có thể thực hiện bằng hình thức họp trực tuyến như đã từng có : Cuộc điện đàm của đức hồng y Zuppi với đặc sứ Trung Quốc Lý Huy phụ trách các vấn đề Á-Âu hồi tháng 8/2023.Điều chắc chắn là Ukraina đã thấy Vatican cử đại diện là ngoại trưởng Tòa Thánh, đức tổng giám mục Paul Gallargher đến tham dự hội nghị cấp bộ trưởng vào ngày 30-31/10/2024 tại Canada thảo luận về việc trao trả tù binh chiến tranh Ukraina, thường dân và trẻ em bị trục xuất.Hội nghị Montréal kết thúc cho kết quả ra sao ?Hội nghị bộ trưởng diễn ra ở Montreal do Canada – Na Uy và Ukraina đồng chủ tịch để bàn về các vấn đề nhân đạo với hơn 70 nước và các tổ chức quốc tế. Hội nghị nhằm mục đích thiết lập lộ trình với các giải pháp thực tế để giải quyết mọi giai đoạn hồi hương tù binh chiến tranh và người bị trục xuất, bao gồm quân nhân, thường dân và trẻ em, cũng như tăng cường gây sức ép buộc Liên bang Nga phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Genève.Người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraina, Andrij Yermak đã có cuộc họp riêng với các đại diện của Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Vatican và Thuỵ Sỹ. Ông Andrij Yermak và ngoại trưởng Tòa Thánh, đức tổng giám mục Paul Gallagher đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác và đóng góp của Vatican vào việc thực hiện Công thức hòa bình, đặc biệt là việc thực hiện sứ mệnh của hồng y Matteo Zuppi nhằm hồi hương những trẻ em bị bắt cóc và tù nhân Ukraina.Đồng thời, đại sứ Ukraina bên cạnh Toà Thánh, Andrii Yarash đã gửi năm danh sách cho bộ trưởng ngoại giao Vatican: « một của những nhà báo; một của các thường dân đang trong tình trạng sức khỏe nguy kịch; một của những người lính bị thương; một của những giáo sĩ bị bắt; và tất nhiên là danh sách các trẻ em bị bắt cóc sang Nga. »Trong sứ mạng này, đại sứ cho biết, Ukraina đã có hai đối tác quan trọng là Qatar và Canada, nhưng Vatican có một vị trí đặc biệt. Ông nhắc đến đức giáo hoàng, đức hồng y Pietro Parolin, hệ thống các tòa khâm sứ và các khâm sứ Tòa Thánh, và nhất là vai trò đặc biệt của đức hồng y Matteo Zuppi.Nhưng trong những tháng tới, chúng ta nên chú ý đến các cuộc trao đổi tù binh chiến tranh và thường dân cũng như trẻ em bị bắt cóc. Mặc dù vai trò của Vatican trong những sự kiện như vậy hiếm khi được nhấn mạnh, nhưng Tòa Thánh không hề có dấu hiệu chậm lại trong nỗ lực đạt được bước đột phá nhân đạo khó nắm bắt trong diễn tiến của cuộc chiến này.RFI Tiếng Việt xin cảm ơn Linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ mừng kính các thánh nam nữ, cử hành lúc 17:30 ngày 1-11-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XXIX Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 25-10-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thánh Luca, tác giả sách Tin mừng, cử hành lúc 17:30 ngày 18-10-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XXVII Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 11-10-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ mừng kính thánh Phanxicô Assisi, cử hành lúc 17:30 ngày 4-10-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Sau nhiều thăng trầm, quan hệ giữa Việt Nam và Vatican đã đạt được một bước tiến lớn với việc thông qua “Thỏa thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam”. Thỏa thuận đã được thông qua vào tháng 7/2023 khi chủ tịch nước của Việt Nam vào lúc đó là Võ Văn Thưởng thăm Tòa Thánh và gặp giáo hoàng Phanxicô. Đến ngày 23/12 vừa qua, Tòa thánh Vatican đã chính thức công bố việc Tổng Giám mục Marek Zalewski được giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Đại diện thường trú đầu tiên của Tòa thánh tại Việt Nam. Tổng Giám mục Marek Zalewski nguyên là Sứ thần Tòa thánh tại Singapore và đã kiêm nhiệm Đặc phái viên không Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam từ năm 2018. Việt Nam là quốc gia Cộng Sản duy nhất mà Vatican có đại diện thường trú. Một sự kiện đáng chú ý khác trong quan hệ Việt Nam - Vatican đó là vào tháng 4 năm nay, lần đầu tiên một ngoại trưởng của Tòa thánh đến thăm Việt Nam, đó là Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher. Chính quyền Hà Nội thì từ lâu cũng đã công nhận vai trò của Giáo hội Công giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam thông qua các hoạt động thiện nguyện, giáo dục, y tế, dạy nghề…. Tuy đã đạt được những bước tiến lớn như vậy, Hà Nội và Vatican cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào sẽ sớm bình thường hóa bang giao. Thậm chí, trong chuyến tông du của giáo hoàng Phanxicô đến Đông Nam Á và Thái Bình Dương, ngài cũng đã không đặt chân đến Việt Nam mặc dù trước đó giáo hoàng cho biết rất muốn là lãnh đạo đầu tiên của Giáo hội Công Giáo Hoàn Vũ đến thăm quốc gia vốn đã cắt đứt bang giao với Vatican sau năm 1975. Vì sao giáo hoàng đã không đến thăm Việt Nam trong chuyến tông du Đông Nam Á và Thái Bình Dương lần này? Trả lời RFI Việt ngữ ngày 02/09/2024, giảng viên lịch sử Đông Nam Á Trần Thị Liên Claire, chuyên về lịch sử tôn giáo ở Việt Nam, Đại học Paris Cité, giải thích:“Rõ ràng đó là do những thay đổi nhân sự lãnh đạo chính trị trong những tháng gần đây. Trước hết là vụ từ chức bất ngờ ngày 20/03 của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, người đã ký thỏa thuận với Roma về việc bổ nhiệm một đại diện thường trực của giáo hoàng ở Hà Nội. Tiếp đến là việc bổ nhiệm ông Tô Lâm làm chủ tịch nước ngày 22/05. Rồi đến ngày 19/07, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng qua đời, sau đó ông Tô Lâm được Bộ Chính trị giao kiêm nhiệm tổng bí thư ngày 03/08.Những thay đổi nhân sự lãnh đạo kể từ tháng 3, và trong thời gian đó tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp qua đời nên rất khó cho Việt Nam đón tiếp giáo hoàng. Tôi cũng xin lưu ý là hồng y Parolin, nhân vật giống như là thủ tướng của Vatican, lúc đó đã thay mặt giáo hoàng gởi lời chia buồn đến chủ tịch Việt Nam và đã đề cao vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc cải thiện quan hệ giữa Vatican với Việt Nam. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng đến thăm Vatican năm 2013 và gặp giáo hoàng Benedicto 16.Đã có rất nhiều cuộc gặp cấp cao giữa hai bên, nhưng bối cảnh chính trị xáo trộn của Việt Nam trong những tháng gần đây giải thích vì sao không thể tổ chức chuyến thăm của giáo hoàng.”Như vậy là gần như sẽ không còn cơ hội cho giáo hoàng Phanxicô đến thăm Việt Nam như mong muốn của ngài, bởi vì vị lãnh đạo Giáo hội Hoàn vũ năm nay đã 87 tuổi rồi, sau chuyến tông du kéo dài đến 12 ngày lần này chắc là ngài sẽ không còn đủ sức để trở lại châu Á. Đây quả là điều rất đáng tiếc vì quan hệ giữa Tòa Thánh với Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những thập niên qua, đặc biệt là thái độ nghi ngại của Hà Nội đối với Tòa Thánh đã giảm đi rất nhiều, thể hiện qua việc chấp nhận cho Vatican bổ nhiệm một đại diện thường trú ở Việt Nam, theo nhận xét của nhà nghiên cứu về lịch sử tôn giáo Việt Nam Trần Thị Liên Claire:“Năm 2023 đã cho thấy là sự nghi ngại của phía Việt Nam đối với Vatican đã xuống đến mức thấp nhất. Việc chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng 07/2023 ký kết thỏa thuận lần đầu tiên chấp nhận cho Tòa Thánh bổ nhiệm một đại diện không thường trực ở Việt Nam là một sự kiện quan trọng. Đây là vị đại diện thường trực đầu tiên kể từ khi vị khâm sứ của Tòa Thánh ở miền bắc bị trục xuất vào năm 1959 và sau đó là khâm sứ ở miền nam bị trục xuất năm 1975. Cho dù Tổng Giám mục Marek Zalewski chỉ là đại diện thường trú chứ chưa phải là sứ thần hay khâm sứ của Tòa Thánh, nhưng coi như đây là một đại diện của giáo hoàng, một chức vụ có tính biểu tượng cao và quan trọng. Năm 2023 đánh dấu một bước ngoặt, nhất là với lời mời giáo hoàng đến thăm Việt Nam của chủ tịch nước lúc đó là Võ Văn Thưởng. Lời mời này được đưa ra một ngày sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Việt Nam.Rất có thể là chính sách của Việt Nam sẽ không thay đổi. Cho dù ông Tô Lâm không được xem là một nhân vật cấp tiến mà đúng hơn là một nhân vật bảo thủ, ở Việt Nam, chính sách tôn giáo không chỉ có liên hệ với tôn giáo, mà còn liên hệ với những mục tiêu về ngoại giao, kinh tế, chiến lược. Vị đại diện thường trực của Tòa Thánh sẽ làm việc với Ban Tôn giáo của chính phủ, với bộ Ngoại Giao và trong vài tháng nữa chúng ta sẽ biết chính sách của ông Tô Lâm sẽ như thế nào.Có thể nói là kể từ khi thời Đổi Mới, thái độ nghi ngại đó đã giảm đi rất nhiều. Không phải không còn những bất đồng, nhưng tình hình chính trị ở sẽ không ảnh hưởng đến những thay đổi trong ba thập niên qua.”Nói chung, đối với giảng viên Trần Thị Liên Claire, có thể nói là tiến trình bình thường hóa bang giao giữa Việt Nam và Vatican diễn ra chậm nhưng chắc:“Như tôi đã nói, vẫn còn những bất đồng, nhưng tôi muốn nhấn mạnh là đối thoại giữa hai bên chưa bao giờ bị gián đoạn, nhờ thái độ thực dụng của ba nhân tố chính: Đảng Cộng sản Việt Nam, Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam.Diễn biến từ năm 1989, khi đại diện đầu tiên của giáo hoàng, hồng y Etchegaray, đến thăm Việt Nam, cho thấy tiến trình bình thường hóa bang giao từ 35 năm qua tuy chậm nhưng chắc. Tuy chưa có bình thường hóa, tức là chưa có một sứ thần của Tòa Thánh ở Việt Nam, nhưng từ năm 2007 đã có đến 5 lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã được tiếp ở Vatican: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai chủ tịch nước Trần Đại Quang và Võ Văn Thưởng. Không có một nước Cộng Sản nào là các lãnh đạo viếng thăm Vatican nhiều như Việt Nam, cho thấy là trao đổi diễn ra ở cấp cao nhất, chứ không chỉ ở cấp bộ trưởng Ngoại Giao. Những trao đổi cũng đã có từ năm 2009 với việc thành lập nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican. Nhóm này vẫn họp mỗi năm từ 2009 và đã đạt được kết quả là bổ nhiệm một đại diện thường trực của Tòa Thánh ở Việt Nam. Đối thoại giữa hai bên, chưa bao giờ bị gián đoạn, cũng đã giúp giải quyết vấn đề bổ nhiệm các giám mục, để cho các tu sĩ linh mục được đào tạo ở khắp nơi trên thế giới, cho phép Caritas, tổ chức thiện nguyện của Giáo hội, được hoạt động trở lại từ năm 2008.Có thể nói là đối thoại giữa từ ba thập niên qua đã giúp đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng đã cần rất nhiều thời gian. Câu hỏi đặt ra bây giờ là Việt Nam có thể lập quan hệ ngoại giao với Vatican trước Trung Quốc hay không? Liệu Trung Quốc có chấp nhận điều đó hay không? Cả Vatican và Việt Nam đều phải tính đến phản ứng của Trung Quốc. Hồng y Parolin, vốn vẫn rất tích cực trong các cuộc đối thoại, đã nhiều lần nói rằng mô hình của Việt Nam có thể được áp dụng cho Trung Quốc, nhất là về việc bổ nhiệm các giám mục, một vấn đề rất nhạy cảm. Điều chính yếu đối với ba tác nhân là phải duy trì đối thoại và giải quyết theo từng trường hợp một. Tôi nghĩ là sự hiện diện của Tổng giám mục Zalewski ở Hà Nội cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề đó.Việc bình thường hóa quan hệ sẽ không diễn ra ngay trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, cũng như trong bối cảnh quan hệ giữa Vatican với Trung Quốc. Nhưng suy cho cùng thì điều đó có thật sự quan trọng không? Chủ yếu là phải làm sao cho cộng đồng tín hữu Công Giáo luôn có điều kiện thuận lợi nhất để sống đạo. Đó mới thật sự là điều quan trọng đối với Giáo hội Việt Nam và Vatican.”Thật ra thì theo cái nhìn của bà Trần Thị Liên Claire, đối với chính quyền Hà Nội, quan hệ tốt với Tòa Thánh có lợi cả về mặt kinh tế, lẫn địa chính trị:"Việt Nam là một trường hợp đặc biệt trong số các quốc gia Cộng sản, nhất là ở châu Á. Chính sách tôn giáo của Việt Nam không chỉ mang tính tôn giáo mà nằm trong chính sách chung về kinh tế, địa chính trị và quân sự. Trước hết là về kinh tế. Từ năm 1998, trong đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế được ban hành dưới thời Bill Clinton, Hoa Kỳ gắn liền quan hệ kinh tế với tự do tôn giáo. Vì muốn bằng mọi giá hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, phát triển hiệp định tự do mậu dịch với Hoa Kỳ và Liên Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải nỗ lực cải thiện tự do tôn giáo vì lý do kinh tế. Những tiến bộ đó đã góp phần giúp Việt Nam đạt được những thành quả kinh tế quan trọng. Đảng phải đạt thành công kinh tế để bảo vệ tính chính danh của mình, mục tiêu là duy trì mức tăng trưởng cao. Năm nay Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á. Phải làm sao giữ chân các nhà đầu tư ngoại quốc, nhất là trong bối cảnh nhiều công ty đa quốc gia đã rời bỏ Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế đó, Việt Nam cần có quan hệ tốt với Vatican. Tuy đó không phải là yếu tố quyết định, nhưng mối quan hệ tốt đó là nhằm chứng tỏ Việt Nam đã có những nỗ lực về tự do tôn giáo.Lý do thứ hai là về mặt địa chính trị quốc tế. Việt Nam hiện là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2023-2025 và trước đó đã là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021, quan hệ tốt với Vatican cũng là thể hiện hình ảnh một quốc gia đáng tin cậy. Cho dù không thể so sánh Vatican với Hoa Kỳ, Liên Âu hay với các cường quốc châu Á như Ấn Độ hay Nhật Bản, nhưng Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách ngoại giao "cây tre", tức là giữ thế cân bằng trong quan hệ với các cường quốc. Tòa Thánh chỉ là một nước nhỏ, nhưng là một quốc gia có tính biểu tượng cao.Lý do cuối cùng là về mặt quân sự. Theo chính sách đa phương hóa, Việt Nam phải tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông. Quan hệ tối với Vatican cũng nhằm chứng tỏ với các cường quốc phương Tây là Việt Nam vẫn chủ trương đối thoại với các cường quốc này. Việt Nam hiện vẫn cố tìm những đối trọng với láng giềng Trung Quốc hùng mạnh. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Hoa Kỳ vào năm 2015 và được tổng thống Mỹ đón tiếp tại Nhà Trắng. Ngoại trưởng Antony Blinken đã đến Việt Nam chia buồn sau lễ quốc tang ông Nguyễn Phú Trọng trong tháng 7 và ông đã nhấn mạnh đến mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ với Việt Nam. Tân chủ tịch nướcTô Lâm cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác này và đã hoan nghênh sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập, tự chủ và thịnh vượng."
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XXV Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 27-9-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XXIV Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 20-9-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XXIII Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 13-9-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XXII Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 6-9-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XXI Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 30-8-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XX Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 23-8-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XIX Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 16-8-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XVIII Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 9-8-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XVII Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 2-8-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ kính thánh GioaKim và thánh Anna, song thân Đức Maria, cử hành lúc 17:30 ngày 26-7-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
- Hội thảo Thư của Giáo hoàng Francis gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam diễn ra hôm nay (23/7), tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh, các vị chức sắc, đồng bào Công giáo trong cả nước đã đóng góp nguồn lực của mình, luôn đồng hành cùng chính quyền các cấp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ lời chia buồn về sự ra đi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và đánh giá cao vai trò của ông trong việc thúc đẩy mối quan hệ với Vatican.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XV Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 19-7-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Chào tạm biệt - kết thúc chuyên mục “kinh tế Phanxico” --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vaticannews-vi/support
Cùng đúc kết những tâm tình chính của ĐTC gửi đến Kinh tế Phanxico --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vaticannews-vi/support
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XIV Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 12-7-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Trở lại câu chuyện trồng lúa gạo tại vùng Đông Bắc Thái Lan --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vaticannews-vi/support
Suy tưởng và lang thang : “Viết” những con đường mới | Kinh tế Phanxicô --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vaticannews-vi/support
Câu chuyện khởi nghiệp nông nghiệp sạch tại vùng xâm thực mặn | Kinh tế Phanxicô --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vaticannews-vi/support
Kinh tế Phanxico phỏng vấn Megan Fleming: kinh tế Phanxico là con đường hẹp nhưng đầy ý nghĩa | Kinh tế Phanxicô --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vaticannews-vi/support
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Vọng thánh Phêrô và thánh Phaolô, Tông đồ, cử hành lúc 17:30 ngày 28-6-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần XI Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 21-6-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần VII Thường niên, cử hành lúc 17:30 ngày 24-5-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần VII Phục sinh, cử hành lúc 17:30 ngày 17-5-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần VI Phục sinh, cử hành lúc 17:30 ngày 10-5-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ kính thánh Philípphê & thánh Giacôbê, Tông đồ, cử hành lúc 17:30 ngày 3-5-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Bài giảng của Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc trong thánh lễ Thứ Sáu tuần IV Phục sinh, cử hành lúc 17:30 ngày 26-4-2024 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.