POPULARITY
Categories
Nhiều người không quốc tịch phải di cư trên khắp thế giới, cố gắng tìm một nơi nào đó mà họ có thể gọi là nhà. Cuộc hành trình của họ thường có thể phải trả giá rất đắt, vì họ phải đối mặt với những trải nghiệm đau thương hoặc phải che giấu danh tính thực sự của mình vì là một nhóm thiểu số bị ngược đãi.
VOV1 - Các chuyên gia tham gia khảo sát “Toàn cảnh Trí tuệ nhân tạo (AI) trong khu vực công” khuyến nghị khi ứng dụng AI, cần quan tâm đến nhu cầu, năng lực, cũng như tiềm năng, rủi ro từ việc ứng dụng AI.- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong khu vực công - Nhiều dư địa cho phát triển sản phẩm, giải pháp tích hợp AI.-Những dấu hiệu mạnh mẽ nhất về khả năng có sự sống ngoài Hệ Mặt trời.
Lester Kiewit speaks to ActionSA MP Dr Kgosi Letlape about the steps they feel the government could take to plug the R8billion gap left by the U.S. after they withdrew critical aid funding. One suggestion is using the Health Professions Levy.See omnystudio.com/listener for privacy information.
Trong tuần lễ từ ngày 07-13/2025 thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt thất thường và bị chấn động vi « trận bão thương mại » xuất phát từ thủ đô Washington. Công luận thế giới tập trung vào chiến tranh thương mại không hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng « đó mới chỉ là tiền đề cho một chiến lược quy mô hơn, nguy hiểm hơn ». Mang nợ nhiều nhất trên thế giới, Hoa Kỳ muốn hình thành một trật tự mới về tiền tệ và tài chính. RFI mời giáo sư Eric Monnet, trường kinh tế Paris School of Economics giải thích về « chiến thuật nguy hiểm » đó của chính quyền Trump mà mục tiêu sau cùng là « tái cơ cấu núi nợ » 30.000 tỷ đô la của Hoa Kỳ.Mỹ lấn cấn vì núi nợ 30.000 tỷ đô la Đầu tuần trước, lãi suất tín dụng mà Hoa Kỳ phải đi vay đã đột ngột tăng mạnh : lãi suất tín dụng 10 năm « tăng gần nửa điểm » trong vài giờ đồng hồ trong đêm 9-10/04, làm dấy lên viễn cảnh quốc gia mang nợ lớn nhất thế giới phải đối mặt với một « cuộc khủng hoảng niềm tin », thiếu hụt thanh khoản. Nhiều tờ báo tài chính quốc tế nói đến « một làn gió hoảng loạn » đã thổi đến Nhà Trắng trong vài giờ và chính điểm này đã buộc tổng thống Donald Trump phải tạm hoãn cuộc chiến thương mại với toàn cầu (ngoại trừ với Trung Quốc).Hãng tin Mỹ Bloomberg xác nhận hiện tượng một số chủ nợ của Washington « ồ ạt bán đi Treasuries - công trái phiếu » của Hoa Kỳ mà họ đang nắm giữ. Mãi tận Singapore, cơ quan môi giới Lombard Odier cũng nói đến « một cuộc đình công từ phía các chủ nợ cho Hoa Kỳ vay mượn tiền ». Tại Nhà Trắng, các cộng tác viên và cố vấn tài chính, tiền tệ của tổng thống Donal Trump ghi nhận « nhiều hoạt động bất thường, bán đi công trái phiếu của Mỹ ». Hiện tượng này « xuất phát từ châu Á » vào lúc mà Nhật Bản và Trung Quốc là hai chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa KỳCùng lúc tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ sụt giảm. Tổng thống Donald Trump muốn giữ giá đô la ở mức thấp để thúc đẩy xuất khẩu, hay chính xác hơn là để thu hẹp thâm hụt mậu dịch của nền kinh tế số 1 toàn cầu với rất nhiều các bạn hàng trên thế giới - đứng đầu là Trung Quốc.Vậy thì tại sao Nhà Trắng đã vội lùi bước trên vấn đề thuế quan khi chiến dịch « Ngày Giải Phóng » nước Mỹ của ông Trump mới chỉ vừa có hiệu lực lúc 00 giờ ngày 09/04 ?Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Eric Monnet, giảng dậy tại trường kinh tế Paris School of Economics, trước hết trở lại với mục tiêu chính của cuộc chiến thương mại Mỹ đang khơi mào với quá nhiều những thông báo ồn ào để rồi cũng Nhà Trắng lại đính chính sau đó hay thay đổi ý kiến vào giờ chót. Eric Monnet : « Thật khó để biết Hoa Kỳ thực sự đang tính toán những gì, nhưng ít nhất chúng ta có thể suy luận mục tiêu chính : Họ muốn có một cán cân thương mại thặng dư. Tức là xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu. Điều đã được chứng minh trong các phát biểu của Trump, cũng như trong các thống kê ông đã trình bày. Hoa Kỳ muốn chấm dứt tình trạng nhập siêu, chinh phục lại vị trí của một cường quốc thương mại. Thế nhưng Washington tuyệt đối không khuyến khích dân chúng hạn chế mua hàng của nước ngoài mà lại chọn giải pháp trừng phạt các bạn hàng của Mỹ, để cộng đồng quốc tế giảm xuất khẩu vào Mỹ.Có hai vũ khí để giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới vào Hoa Kỳ : một là các hàng rào quan thuế như đã được đề cập đến rất nhiều. Biện pháp thứ hai là phá giá đồng tiền Mỹ so với các đơn vị ngoại tệ khác. Nhưng đến nay biện pháp này chưa được sử dụng cho dù đã được chính quyền Trump nói tới khá nhiều ».Tăng sức hấp dẫn của hàng Mỹ, « dìm hàng ngoại »Việc làm yếu đi đồng đô la đơn giản chỉ làm cho hàng Mỹ rẻ hơn so với hàng của những nơi khác bán sang Hoa Kỳ. Chính quyền Washington qua đó kỳ vọng hàng Mỹ có sức thu hút cao hơn, để có thể xuất khẩu dễ hơn, đồng thời thì hàng nhập vào Hoa Kỳ trở nên đắt đỏ hơn, nên dân Mỹ sẽ chuộng đồ nội địa. Mục tiêu phá giá đồng tiền, hay ít ra là giữ giá đồng đô la ở mức thấp để kích thích xuất khẩu của Mỹ, được coi là « giai đoạn 2 » của một chiến lược « rộng lớn » và nguy hiểm đối với thế giới. Kế hoạch đó do 2 nhân vật chủ xướng. Người thứ nhất là bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent và Stephen Miran cố vấn cho ông Trump. Miran hoạt động trong hậu trường. Tháng 11/2024 đã công bố một cặn kẽ những bước để thực hiện điều mà « chiến lược gia » về tiền tệ và tài chính này báo trước sẽ là một « cuộc Big bang ».3 giai đoạn của một cuộc cách mạng tiền tệ Kế hoạch mang tên ông Miran gồm : Ở giai đoạn 1, Mỹ mở một cuộc thương chiến « tàn khốc » đến nỗi, tất cả các đối thủ phải cầu cạnh Washington. Khi đó ở giai đoạn 2, Hoa Kỳ đồng ý nhượng bộ với điều kiện các « chủ nợ » phải bán bớt đồng đô la, qua đó giảm tỷ giá hối đoái của đồng tiền Mỹ. Ở giai đoạn cuối cùng Washington đòi các chủ nợ thay thế công trái phiếu của Mỹ họ đang nắm giữ để bằng những « công trái có giá trị cả trăm năm ».Giai đoạn 3 này mới là mục tiêu sau cùng chiến lược gia tài chính của Donald Trump, Stephen Miran nhắm tới : Đây là giải pháp cho phép « giảm nhẹ gánh nặng nợ nần » của nước Mỹ, giảm bớt lãi suất tín dụng mà hàng năm chính quyền Liên Bang vẫn phải thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài mà đứng đầu là Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu.Giáo sư kinh tế Eric Monnet, trường Paris School of Economics phân tích tiếp :Eric Monnet : « Có hai cách để làm giảm giá trị đồng đô la : đầu tiên là nới lỏng chính sách tiền tệ, đòi Ngân Hàng Trung Ương giảm lãi suất chỉ đạo. Và chúng ta đã thấy rằng Trump đang gây áp lực, đặc biệt là qua những phát biểu trên mạng xã hội để Cục Dự Trữ Liên Bang Fed, giảm lãi suất. Cách thứ nhì để giảm giá đồng tiền và đây là kế hoạch thực sự của Stephen Miran. Ông này chủ trương Mỹ đàm phán với những quốc gia đang nắm giữ nhiều đô la, như Châu Âu, Trung Quốc hay Nhật Bản để đạt được một thỏa thuận dẫn đến việc giảm giá trị đồng đô la so với các đồng tiền lớn khác ».Thuế hải quan : vũ khí để mặc cảĐòi các quốc gia khác đến thảo luận với Hoa Kỳ, nhưng đổi lại Mỹ cũng phải nhượng bộ : tức là khi các quốc gia khác đồng ý duy trì một « đồng đô la yếu », họ được lợi gì ?Eric Monnet : « Chính xác là như vậy và cũng vì thế mà chiến lược của Mỹ trước hết là phải dùng đòn thuế hải quan để áp đặt với thế giới luật chơi. Bắt mọi người phải thương thuyết, để rồi sau đó, trong một giai đoạn thứ hai, Hoa Kỳ dùng đòn thuế quan như công cụ đòi các quốc gia khác chấp nhận việc giảm giá trị tỷ giá hối đoái, tức là giảm giá trị đồng đô la.Và đó là điều mà họ gọi là Thỏa Thuận Mar A Lago (dinh thự riêng của Donald Trump ở bang Florida). Cho tới nay thỏa thuận Mar A Lago chưa hiện hữu, đây mới chỉ là một kế hoạch. Ý tưởng ở đây là Trump cũng thực hiện một thỏa thuận, đàm phán về tỷ giá hối đoái tương tự như Thỏa Thuận Plaza hồi năm 1985 đạt được dưới chính quyền của tổng thống Ronald Reagan. Plaza là tên một khách sạn ở New York và cũng chính tại đây Washington và các đối tác đã đồng ý giảm tỷ giá hối đoái của đô la ». Vẫn trong cuộc trả lời dành cho RFI Tiếng Việt hôm 10/04/205 vừa qua, giáo sư Monnet nói đến tính khả thi của kế hoạch mà tổng thống Trump và các cộng tác viên của ông gọi là « Thỏa thuận Mar A Lago ».Eric Monnet : « Kế hoạch này có khả thi hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thế giới đến lúc đó, tức là liệu rằng chiến tranh thương mại Mỹ gây nên sẽ làm rối loạn toàn cầu tới mức nào, kinh tế của thế giới có nguy cơ bị xuống dốc quá hay không… Nếu tình hình quá tồi tệ, thì điều đình hạ giá đô la có thể là cánh cửa duy nhất để khôi phục một chút mô hình đa phương trong một thế giới ngày càng hỗn loạn trước mắt, đây là điều có thể xảy ra nhưng không phải là vào thời điểm hiện tại và chắc chắn là không phải theo các điều khoản mà Mỹ đang áp đặt với thế giới như hiện nay. Đương nhiên thỏa thuận quốc để giảm giá đồng đô la sẽ bất lợi cho các quốc gia khác trên thế giới ».Nguy cơ Mỹ không còn làm chủ tình hình Điều khó hiểu ở đây là vào lúc chính quyền Mỹ tìm cách giữ giá đồng đô la thấp so với các ngoại tế khác trên thế giới (euro, franc Thụy Sĩ, yen hay nhân dân tệ…) thế nhưng Nhà Trắng bị đẩy vào thế bất an, khi đồng đô la trượt giá và trước tin dường như Trung Quốc -và có thể là cả Nhật Bản, đang mạnh tay bán ra công trái phiếu của Hoa Kỳ.Giáo sư Eric Monnet thận trọng phân tích về hiện tượng đó :Eric Monnet : « Thực ra hiện tại rất khó để nói chính xác liệu Trung Quốc có bán trái phiếu kho bạc Mỹ hay không. Các dữ liệu trước mắt chưa cho phép tôi khẳng định điều đó. Trái lại, mối đe dọa đó là có thật. Tức là Trung Quốc, cũng như nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang nắm giữ rất nhiều trái phiếu nợ của Mỹ như một khoản dự trữ ngoại tệ. Những quốc gia này hoàn toàn có thể bán ra những công trái đó của Hoa Kỳ, giới hạn dự trữ bằng đô la để đi mua các ngoại tệ khác, có thể là euro chẳng hạn.Đây là kịch bản từ lâu nay Hoa Kỳ đã lo sợ và cũng là lý do tại sao Donald Trump từng dọa nạt thế giới, kể cả Bắc Kinh là nếu mà các quốc gia này bán trái phiếu kho bạc Mỹ thì ông Trump sẽ lại càng tăng thuế hải quan. Nhưng một khi Nhà Trắng đã ấn định những mức thuế hải quan quá cao đi mất rồi, chúng ta tự hỏi điều gì thực sự có thể ngăn cản các quốc gia này bán đô la.Trong đêm 9 rạng sáng 10 tháng 4/2025 (theo giờ Paris) một khối lượng lớn công trái phiếu của Mỹ được bán ra, đô la mất giá. Cùng lúc lãi suất ngân hàng Mỹ phải đi vay tăng mạnh, làm tăng chi phí nợ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi vì trong trường hợp của Trung Quốc, ồ ạt bán đi đô la, tiền Mỹ mất giá, tức là đồng tiền Trung Quốc bị đẩy lên cao. Điều này bất lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc do vậy Ngân hàng trung ương đã phải can thiệp tìm cách giữu tỷ giá hối đoái ở mức thấp so với đồng tiền của Hoa Kỳ. Nước cờ đó không có lợi gì cho Bắc Kinh. Nhưng những giao động trong tuần qua cho thấy chúng ta đã bước vào một thế giới mà ở các bên luôn chủ trương dùng sức mạnh để áp đặt chính sách kinh tế ».Mục tiêu của Mỹ : Phá giá đồng đô la Theo quan niệm của ông trùm tiền tệ đứng trong bóng tối cố vấn cho tổng thống Trump là do quy chế của đơn vị đồng tiền dự trữ và là thước đo lường các luồng thương mại cho toàn cầu mà đô la của Mỹ bị nâng giá một cách « bất công, cướp đi hàng triệu công việc làm của người lao động Hoa Kỳ », thành thử điều đơn giản là Mỹ cần « bắt các nền kinh tế khác trên thế giới đóng góp hay đúng hơn là trả giá khi họ sử dụng đô la như một đơn vị tiền tệ dự trữ ».Một đồng đô la mềm giá tăng sức cạnh tranh của hàng công nghiệp made in USA và sẽ bóp ngạt các đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Trước mắt Thỏa thuận tiền tệ Mar A Lago của chiến lược gia kinh tế Miran vẫn còn là một « kế hoạch » còn đang được hình thành, nhưng đã để lộ rõ những điều như sau : Thứ nhất, chính quyền Trump có khuynh hướng « mặc cả với thế giới bằng sức mạnh » nhưng không chắc sẽ đem lại những kết quả như mong muốn.Thứ hai, như kinh tế gia Nicolas Véron được báo Les Echos (17/03/2025) trích dẫn đã nhận định, chủ trương kết hợp các đòn thuế quan mạnh tay và hù dọa của chính quyền Trump, mới chỉ chưa đầy 100 ngày ở Nhà Trắng, đã hủy hoại hết các mối liên minh gắn chặt siêu cường thương mại và nền kinh tế số 1 toàn cầu với những nước bạn thân thiết nhất như Canada, Mêhicô, Liên Âu và cả nhiều đồng minh của Mỹ ở Châu Á. Chưa biết sẽ có Thỏa Thuận Mar A Lago nào hay không để thay thế Thỏa Thuận Plaza chỉ biết rằng trước mắt, nước Mỹ của Donald Trump không còn nhiều đồng minh.Điểm thứ ba là Hoa Kỳ sẵn sàng thay đổi luật chơi về tài chính và thương mại, khai tử mô hình do chính Washington đã tạo ra, miễn là làm sao có lợi cho nước Mỹ.
Contiuing on our conversation, I am joined by author and researcher Grant Cameron to discuss the latest in his UFO research, including Grant's upcoming work on Conciousness: Check out Grants work: Books https://itsallconnected.weebly.com/books.html Youtube: https://www.youtube.com/@whitehouseufo 00:00 Consciousness and the Supernatural Blueprint 00:30 Crossovers Between UFOs and Near-Death Experiences 08:53 The Role of Consciousness in Understanding Reality 19:12 Listener Questions and Theories on NHI 23:49 A Strange Encounter 24:28 The Mission Revelation 26:04 The Evolution of UFO Phenomena 27:57 Changing Nature of UFO Sightings 34:31 Consciousness and the Universe 41:20 Role of Disclosure and Public Perception 56:11 The Importance of Conferences and Community 58:57 Final Thoughts and Future Directions Get in touch with the show: Twitter: @UFOUAPAM Facebook, YouTube & Instagram: "That UFO Podcast" YouTube: YouTube.com/c/ThatUFOPodcast Email: UFOUAPAM@gmail.com All podcast links & associated links: Linktr.ee/ufouapam ThatUFOPodcast.com Don't forget to subscribe, like and leave a review of the show Enjoy folks, Andy
VOV1 - Trong chuyến bay vào không gian này, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã cung cấp 169 hạt sen giống (Nelumbo nucifera) để cùng Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất.- Tổng bí thư Tô Lâm chủ trì trọng thể lễ đón Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước Việt Nam theo nghi thức cao nhất dành đón Nguyên thủ quốc gia với loạt 21 phát đại bác chào mừng. Tại hội đàm sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo thống nhất nhiều định hướng lớn nhằm đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc phát triển lên một tầm cao mới.- Chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính và xây dựng hệ thống chính quyền 2 cấp ở địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị quá trình sắp xếp đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ quy định, đảm bảo thuận lợi cho người dân, ưu tiên cơ sở vật chất dôi dư phục vụ mục đích công ích, công cộng.- Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực phòng chống căn bệnh truyền nhiễm này.- Nhiều quốc gia nín thở chờ Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chi tiết cách tiếp cận thuế quan với chất bán dẫn nhập khẩu.- Phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol diễn biến phức tạp với nhiều tình tiết căng thẳng
VOV1 - TP Đà Nẵng đang tập trung xây dựng kế hoạch để triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Qua đó, khơi thông nguồn lực, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.- Nhiều Ngân hàng đạt lợi nhuận nghìn tỷ trong 3 tháng đầu năm;- Đà Nẵng khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản;- Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục, VN-Index lấy lại mốc 1.220 điểm.
For the first time, the DA surpasses the ANC in voter sentiment at 30.3% to 29.7%, per an IRR poll, hinting at a seismic political shift. Frustration with ANC's policies, like NHI and VAT hikes, fuels the change. Meanwhile, controversial security bill amendments spark outrage, and global trade tensions rise with Trump's tariffs.
VOV1 - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 77 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách thức nhưng Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8%.- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77, giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8%.- Một dấu ấn quan trọng, đưa y học Việt Nam tiến gần với các nền y học tiên tiến trên thế giới khi lần đầu cấy ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3.- Chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 24 với chủ đề "Thanh niên Việt-Trung: Vững vàng lý tưởng" diễn ra từ hôm nay đến ngày 18/4 tại Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình và thành phố Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động.- Nhiều nước phương Tây ủng hộ giải pháp thành lập nhà nước Palestine trong tương lai.-Thủ đô Seoul của Hàn Quốc tụt hạng trong danh sách 50 thành phố giàu có trên toàn cầu.
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt raVOV1 - Dù các lực lượng chức năng rất quyết liệt trong việc ngăn chặn các hành vi buôn lậu thuốc lá, song với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, các đối tượng buôn lậu vẫn tìm mọi cách, lợi dụng các kẽ hở để đưa mặt hàng này vào tiêu thụ trong thị trường nội địa vì siêu lợi nhuận.
Một hoàng đế Việt Nam bộ hành đến đàn Nam Giao làm lễ tế trời. Một phái bộ Pháp được triều Nguyễn đón tiếp. Chân dung từng thành viên của phái bộ do chánh sứ Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Paris đàm phán chuộc lại ba tỉnh miền Tây... Tác giả những hình ảnh quý hiếm này là các họa sĩ và nhiếp ảnh gia người Việt, Pháp và được giới thiệu trong triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” (Regards croisés sur la Cour impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac từ ngày 06/03 đến 30/06/2025. Những nghệ sĩ vô danh ghi lại lịch sửKhông có quy mô lớn, triển lãm giới thiệu đến công chúng bối cảnh sáng tác những tác phẩm đó trong môi trường thuộc địa và triều đình Huế không ngừng thu hút sự tò mò của người Pháp. Được thể hiện qua lăng kính của các nghệ sĩ Pháp, Việt, các tác phẩm được đặt cạnh nhau mà không đối lập nhau để người xem có thể hiểu rõ hơn về động lực, mục đích của từng tác giả. Và đặc biệt hơn nữa, họ đều là những người vô danh.Caroline Herbelin, tiến sĩ lịch sử nghệ thuật, giảng viên Đại học Albany, Mỹ, đồng phụ trách triển lãm với Sarah Ligner - quản lý di sản Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac, giải thích với RFI Tiếng Việt : “Mục đích của chúng tôi là trưng bày các tác phẩm có từ trước khi Trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập vào năm 1924 đánh dấu sự khởi đầu cho nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương. Qua triển lãm nhỏ này, chúng tôi hy vọng người xem sẽ khám phá ra những họa sĩ ít được biết đến như Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Sa hay Nguyễn Thứ. Chúng tôi biết được đôi chút thông tin về tiểu sử vì họ tham gia vào Hội Những người bạn Cố đô Huế, được thành lập năm 1913 để đề cao di sản văn hóa Huế.Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều vô danh. Điều này là do tính chất công việc ban đầu. Những tác phẩm này không phải do các nghệ sĩ - theo định nghĩa phương Tây - tạo ra mà là các công chức hoặc viên chức cấp cao. Họ được đào tạo bài bản về quan chức triều đình, kể cả việc thành thạo thư pháp, hội họa và họ thực hiện những tác phẩm này song song với công việc. Ngoài ra còn có một số tác phẩm có thể được thực hiện bởi các nghệ nhân từ các xưởng chế tác hoàng gia”.Về phía các nghệ sĩ hoặc người Pháp đặt hàng, khó có thể tách bạch sự say mê với nghi lễ quân chủ, sự trân trọng về văn hóa và vẻ đẹp, sự quan tâm tìm tòi tài liệu và mục đích tuyên truyền. Còn người nghệ sĩ Việt Nam đáp ứng mong đợi của người đặt hàng, nhưng không để bị phục tùng. Họ đưa vào đó cách nhìn riêng, diễn giải lại văn hóa của họ thông qua các quy tắc và phong tục mới. Có thể thấy điều này, cũng như sự khác biệt của hội họa truyền thống Việt Nam, trong tác phẩm khổ lớn Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế (Réception de personnalités françaises à la cour de Huế), theo giải thích của Caroline Herbelin :“Điều thú vị là với những tác phẩm có hai kiểu khổ này, người ta thấy được những yếu tố vẫn có trong hội họa dân gian Việt Nam, ví dụ tranh khắc dân gian, khắc chữ phổ biến ở xứ Huế, và đáng chú ý là các vùng phẳng có màu sắc tươi sáng. Tác phẩm “Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế” không sử dụng bóng và hầu như không tạo khối, trái với những gì người ta thấy có trong hội họa châu Âu. Nhưng thú vị nữa là cũng có thể thấy những yếu tố trong hội họa Trung Quốc thời bấy giờ, đặc biệt là cảm hứng từ tranh xuất khẩu của Trung Quốc, từ cuối thế kỷ 18 và được làm riêng cho thị hiếu châu Âu. Do đó có thể thấy trong những tác phẩm ở Việt Nam có điểm tương đồng phần nào, đặc biệt là việc sử dụng phối cảnh, phẳng, khổ hình chữ nhật, vuông dễ vận chuyển, thường được đóng khung để treo cố định trên tường. Những điểm này khác hẳn với những bức tranh cổ điển ở Việt Nam, thường là tranh cuộn theo chiều dọc và chiều ngang, không treo hoặc trưng bày cố định được”.Phá vỡ uy nghi, đưa triều đình đến gần thần dânCác tác phẩm được chia ra làm ba chủ đề trong triển lãm : Nghi lễ và nghi thức ; Quyền lực và phô trương ; Tiếp xúc và hợp tác. Lễ tế trời ở đàn Nam Giao được tái hiện trong tác phẩm “Đoàn rước đến đàn Nam Giao” do Nguyễn Thiện Thủ, đội trưởng lính canh hộ thành, vẽ màu nước, mực Tàu trên giấy vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 là tác phẩm hiếm hoi phác họa cuộc sống, hoạt động của triều đình, một trong những chủ đề thu hút sự hiếu kỳ của người Pháp khi mới tới Việt Nam. Sau này, nhiếp ảnh làm đảo lộn hoàn toàn mối quan hệ giữa thường dân và hoàng đế, triều đình. Theo giải thích của Caroline Herbelin, sự thay đổi này phần nào là do người Pháp sắp đặt :“Cần phải hình dung rằng các buổi lễ, nghi thức là những thời khắc rất quan trọng để khẳng định quyền lực của triều Nguyễn. Đó là thời điểm duy nhất mà một bộ phận dân chúng có thể tiếp xúc, dù là từ rất xa, với hoàng đế và triều đình và phải làm một cách cực kỳ kín đáo, không được phép lại gần, nhất là không được nhìn thẳng.Với những bức ảnh này, điều cấm kỵ bị phá vỡ theo một cách nào đó, nhất là người Pháp cho thấy rõ là họ tìm cách kiểm soát hình ảnh của chế độ quân chủ. Cụ thể là vào năm 1886, Pháp gửi tới Bộ Lễ yêu cầu được chụp bức ảnh đầu tiên của hoàng đế, lúc đó là vua Đồng Khánh. Chúng ta thấy là người Pháp khuyến khích giảm mức độ thiêng liêng về hình ảnh của hoàng đế như thế nào. Mục đích là hiện đại hóa hình ảnh của hoàng đế, đồng thời để Pháp thể hiện rằng họ là người bảo vệ các vị vua nhà Nguyễn”.Khoảng cách giữa hoàng đế và thần dân trong các dịp lễ hội được thu hẹp hơn. Điều này được thấy rõ trong album ảnh “Lễ tế Nam Giao do Bảo Đại, hoàng đế An Nam, chủ trì” của Tang-Vinh năm 1933.“Lễ tế trời ở đàn Nam Giao, một trong những nghi lễ thiêng liêng nhất thời nhà Nguyễn. Qua các bức ảnh, người ta thấy vua Bảo Đại trong từng bước tiến hành buổi lễ này. Điều ngạc nhiên là có thể thấy vua Bảo Đại đi bộ và gần như đứng giữa đám đông, lại là với người châu Âu đi cùng với con nhỏ, v.v. Chúng ta thấy có sự thay đổi thực sự giữa hình tượng một vị vua gần như không bao giờ nhìn thấy được và hình ảnh cho thấy sự giảm mức thiêng liêng về vị thế của hoàng đế, cũng như hình ảnh hiện đại của chế độ quân chủ. Điều thú vị hơn nữa là bộ ảnh này do một nhiếp ảnh gia người Việt, tên là Tang-Vinh (tên được ghi trên sách), thực hiện. Ông là một trong số ít nhiếp ảnh gia người Việt có mặt tại Huế. Vào thời điểm đó, trong những năm 1930, chỉ có ba nhiếp ảnh gia. Và đó cũng là điều chúng tôi muốn thể hiện trong triển lãm nhỏ này, rằng có sự tiếp thu các kỹ thuật châu Âu, nhưng hoàn toàn không phải là thụ động. Người Việt Nam thực sự tiếp thu các kỹ thuật của châu Âu một cách tự nguyện và biến chúng thành của mình”.Triều đình Huế trong lăng kính của nghệ sĩ PhápNgay từ thế kỷ 17, Việt Nam và Pháp đã có những tiếp xúc nghệ thuật đầu tiên nhờ công sức phổ biến kỹ thuật vẽ tranh phương Tây của các nhà truyền giáo. Khách tham quan có thể khám phá một bất ngờ về một vị quan thời Gia Long nhưng là người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau (1769-1832). Ông đến Việt Nam năm 1794, tham gia quân đội của vua Gia Long, lấy tên Việt là Nguyễn Văn Thắng và lập gia đình ở Việt Nam. Năm 1805 đã có một bức tranh về vị quan gốc Pháp này. Tranh gốc bị thất lạc nhưng một bản sao được họa sĩ Paul Sarrut tái bản năm 1923 trong Tập san Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế).Một tài liệu hiếm khác là bộ ảnh về phái đoàn Phan Thanh Giản ở Paris. Theo Caroline Herbelin, tập ảnh do Jacques-Philippe Potteau, thành viên Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp, thực hiện theo yêu cầu của hoàng đế Napoleon III.“Năm 1863, phái đoàn Việt Nam do Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Pháp để đàm phán lại Hòa ước Nhâm Tuất (Hiệp ước Sài Gòn 1862). Những bức ảnh này vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, nhờ đó mà có Bảo tàng Quai Branly có nhiều bản sao. Đó là lần đầu tiên người ta chụp ảnh các quan triều đình Việt Nam nhằm mục đích về nhân chủng học. Những bức ảnh đó được lan truyền rộng rãi ở cả châu Âu và Việt Nam”. Cho đến thời điểm đó, chân dung của hoàng đế và các chức sắc cấp cao đều có chức năng đặc biệt và không được phép trưng bày trước công chúng. Nhờ nhiếp ảnh, cảnh vật và cuộc sống trong hoàng cung - vốn không thể hình dung được đối với dân thường - có thể được các nghệ sĩ tái hiện bên ngoài hoàng cung. Nhiếp ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hình ảnh về triều đình.Tất cả những tác phẩm trưng bày trong triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” có từ đâu ? Caroline Herbelin giải thích :“Tất cả các tác phẩm đều đến từ bộ sưu tập của Bảo tàng Quai Branly. Chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ bộ sưu tập của Bảo tàng Con người (Musée de l'Homme), quỹ triển lãm thuộc địa, bộ sưu tập của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Nhưng điều thú vị là hầu hết các các tác phẩm này có một điểm chung là yếu tố quân sự. Các họa sĩ Pháp, họa sĩ nghiệp dư Bolliand hay Paul Sarrut đều là quân nhân. Còn về phía các tác phẩm Việt Nam, phần lớn chúng đến từ các bộ sưu tập cá nhân của các quân nhân, bởi vì những tác phẩm đó được làm riêng cho người châu Âu”.Tất cả những tác phẩm được trưng bày đều được thống kê trong cơ sở dữ liệu của Bảo tàng Quai Branly và trang web về triển lãm cùng với lời giới thiệu. Người xem có thể truy cập và có thể tìm thấy dưới dạng ảnh số. Triển lãm là bước đầu của một dự án đang được thực hiện. Hai nhà đồng phụ trách Sarah Ligner và Caroline Herbelin hy vọng có thể kết hợp với đồng nghiệp để tổ chức một triển lãm tương tự ở Việt Nam, nơi cũng lưu trữ rất nhiều hình ảnh và để hình về triều đình Huế được lan truyền.
Một hoàng đế Việt Nam bộ hành đến đàn Nam Giao làm lễ tế trời. Một phái bộ Pháp được triều Nguyễn đón tiếp. Chân dung từng thành viên của phái bộ do chánh sứ Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Paris đàm phán chuộc lại ba tỉnh miền Tây... Tác giả những hình ảnh quý hiếm này là các họa sĩ và nhiếp ảnh gia người Việt, Pháp và được giới thiệu trong triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” (Regards croisés sur la Cour impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac từ ngày 06/03 đến 30/06/2025. Những nghệ sĩ vô danh ghi lại lịch sửKhông có quy mô lớn, triển lãm giới thiệu đến công chúng bối cảnh sáng tác những tác phẩm đó trong môi trường thuộc địa và triều đình Huế không ngừng thu hút sự tò mò của người Pháp. Được thể hiện qua lăng kính của các nghệ sĩ Pháp, Việt, các tác phẩm được đặt cạnh nhau mà không đối lập nhau để người xem có thể hiểu rõ hơn về động lực, mục đích của từng tác giả. Và đặc biệt hơn nữa, họ đều là những người vô danh.Caroline Herbelin, tiến sĩ lịch sử nghệ thuật, giảng viên Đại học Albany, Mỹ, đồng phụ trách triển lãm với Sarah Ligner - quản lý di sản Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac, giải thích với RFI Tiếng Việt : “Mục đích của chúng tôi là trưng bày các tác phẩm có từ trước khi Trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập vào năm 1924 đánh dấu sự khởi đầu cho nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương. Qua triển lãm nhỏ này, chúng tôi hy vọng người xem sẽ khám phá ra những họa sĩ ít được biết đến như Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Sa hay Nguyễn Thứ. Chúng tôi biết được đôi chút thông tin về tiểu sử vì họ tham gia vào Hội Những người bạn Cố đô Huế, được thành lập năm 1913 để đề cao di sản văn hóa Huế.Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều vô danh. Điều này là do tính chất công việc ban đầu. Những tác phẩm này không phải do các nghệ sĩ - theo định nghĩa phương Tây - tạo ra mà là các công chức hoặc viên chức cấp cao. Họ được đào tạo bài bản về quan chức triều đình, kể cả việc thành thạo thư pháp, hội họa và họ thực hiện những tác phẩm này song song với công việc. Ngoài ra còn có một số tác phẩm có thể được thực hiện bởi các nghệ nhân từ các xưởng chế tác hoàng gia”.Về phía các nghệ sĩ hoặc người Pháp đặt hàng, khó có thể tách bạch sự say mê với nghi lễ quân chủ, sự trân trọng về văn hóa và vẻ đẹp, sự quan tâm tìm tòi tài liệu và mục đích tuyên truyền. Còn người nghệ sĩ Việt Nam đáp ứng mong đợi của người đặt hàng, nhưng không để bị phục tùng. Họ đưa vào đó cách nhìn riêng, diễn giải lại văn hóa của họ thông qua các quy tắc và phong tục mới. Có thể thấy điều này, cũng như sự khác biệt của hội họa truyền thống Việt Nam, trong tác phẩm khổ lớn Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế (Réception de personnalités françaises à la cour de Huế), theo giải thích của Caroline Herbelin :“Điều thú vị là với những tác phẩm có hai kiểu khổ này, người ta thấy được những yếu tố vẫn có trong hội họa dân gian Việt Nam, ví dụ tranh khắc dân gian, khắc chữ phổ biến ở xứ Huế, và đáng chú ý là các vùng phẳng có màu sắc tươi sáng. Tác phẩm “Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế” không sử dụng bóng và hầu như không tạo khối, trái với những gì người ta thấy có trong hội họa châu Âu. Nhưng thú vị nữa là cũng có thể thấy những yếu tố trong hội họa Trung Quốc thời bấy giờ, đặc biệt là cảm hứng từ tranh xuất khẩu của Trung Quốc, từ cuối thế kỷ 18 và được làm riêng cho thị hiếu châu Âu. Do đó có thể thấy trong những tác phẩm ở Việt Nam có điểm tương đồng phần nào, đặc biệt là việc sử dụng phối cảnh, phẳng, khổ hình chữ nhật, vuông dễ vận chuyển, thường được đóng khung để treo cố định trên tường. Những điểm này khác hẳn với những bức tranh cổ điển ở Việt Nam, thường là tranh cuộn theo chiều dọc và chiều ngang, không treo hoặc trưng bày cố định được”.Phá vỡ uy nghi, đưa triều đình đến gần thần dânCác tác phẩm được chia ra làm ba chủ đề trong triển lãm : Nghi lễ và nghi thức ; Quyền lực và phô trương ; Tiếp xúc và hợp tác. Lễ tế trời ở đàn Nam Giao được tái hiện trong tác phẩm “Đoàn rước đến đàn Nam Giao” do Nguyễn Thiện Thủ, đội trưởng lính canh hộ thành, vẽ màu nước, mực Tàu trên giấy vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 là tác phẩm hiếm hoi phác họa cuộc sống, hoạt động của triều đình, một trong những chủ đề thu hút sự hiếu kỳ của người Pháp khi mới tới Việt Nam. Sau này, nhiếp ảnh làm đảo lộn hoàn toàn mối quan hệ giữa thường dân và hoàng đế, triều đình. Theo giải thích của Caroline Herbelin, sự thay đổi này phần nào là do người Pháp sắp đặt :“Cần phải hình dung rằng các buổi lễ, nghi thức là những thời khắc rất quan trọng để khẳng định quyền lực của triều Nguyễn. Đó là thời điểm duy nhất mà một bộ phận dân chúng có thể tiếp xúc, dù là từ rất xa, với hoàng đế và triều đình và phải làm một cách cực kỳ kín đáo, không được phép lại gần, nhất là không được nhìn thẳng.Với những bức ảnh này, điều cấm kỵ bị phá vỡ theo một cách nào đó, nhất là người Pháp cho thấy rõ là họ tìm cách kiểm soát hình ảnh của chế độ quân chủ. Cụ thể là vào năm 1886, Pháp gửi tới Bộ Lễ yêu cầu được chụp bức ảnh đầu tiên của hoàng đế, lúc đó là vua Đồng Khánh. Chúng ta thấy là người Pháp khuyến khích giảm mức độ thiêng liêng về hình ảnh của hoàng đế như thế nào. Mục đích là hiện đại hóa hình ảnh của hoàng đế, đồng thời để Pháp thể hiện rằng họ là người bảo vệ các vị vua nhà Nguyễn”.Khoảng cách giữa hoàng đế và thần dân trong các dịp lễ hội được thu hẹp hơn. Điều này được thấy rõ trong album ảnh “Lễ tế Nam Giao do Bảo Đại, hoàng đế An Nam, chủ trì” của Tang-Vinh năm 1933.“Lễ tế trời ở đàn Nam Giao, một trong những nghi lễ thiêng liêng nhất thời nhà Nguyễn. Qua các bức ảnh, người ta thấy vua Bảo Đại trong từng bước tiến hành buổi lễ này. Điều ngạc nhiên là có thể thấy vua Bảo Đại đi bộ và gần như đứng giữa đám đông, lại là với người châu Âu đi cùng với con nhỏ, v.v. Chúng ta thấy có sự thay đổi thực sự giữa hình tượng một vị vua gần như không bao giờ nhìn thấy được và hình ảnh cho thấy sự giảm mức thiêng liêng về vị thế của hoàng đế, cũng như hình ảnh hiện đại của chế độ quân chủ. Điều thú vị hơn nữa là bộ ảnh này do một nhiếp ảnh gia người Việt, tên là Tang-Vinh (tên được ghi trên sách), thực hiện. Ông là một trong số ít nhiếp ảnh gia người Việt có mặt tại Huế. Vào thời điểm đó, trong những năm 1930, chỉ có ba nhiếp ảnh gia. Và đó cũng là điều chúng tôi muốn thể hiện trong triển lãm nhỏ này, rằng có sự tiếp thu các kỹ thuật châu Âu, nhưng hoàn toàn không phải là thụ động. Người Việt Nam thực sự tiếp thu các kỹ thuật của châu Âu một cách tự nguyện và biến chúng thành của mình”.Triều đình Huế trong lăng kính của nghệ sĩ PhápNgay từ thế kỷ 17, Việt Nam và Pháp đã có những tiếp xúc nghệ thuật đầu tiên nhờ công sức phổ biến kỹ thuật vẽ tranh phương Tây của các nhà truyền giáo. Khách tham quan có thể khám phá một bất ngờ về một vị quan thời Gia Long nhưng là người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau (1769-1832). Ông đến Việt Nam năm 1794, tham gia quân đội của vua Gia Long, lấy tên Việt là Nguyễn Văn Thắng và lập gia đình ở Việt Nam. Năm 1805 đã có một bức tranh về vị quan gốc Pháp này. Tranh gốc bị thất lạc nhưng một bản sao được họa sĩ Paul Sarrut tái bản năm 1923 trong Tập san Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế).Một tài liệu hiếm khác là bộ ảnh về phái đoàn Phan Thanh Giản ở Paris. Theo Caroline Herbelin, tập ảnh do Jacques-Philippe Potteau, thành viên Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp, thực hiện theo yêu cầu của hoàng đế Napoleon III.“Năm 1863, phái đoàn Việt Nam do Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Pháp để đàm phán lại Hòa ước Nhâm Tuất (Hiệp ước Sài Gòn 1862). Những bức ảnh này vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, nhờ đó mà có Bảo tàng Quai Branly có nhiều bản sao. Đó là lần đầu tiên người ta chụp ảnh các quan triều đình Việt Nam nhằm mục đích về nhân chủng học. Những bức ảnh đó được lan truyền rộng rãi ở cả châu Âu và Việt Nam”. Cho đến thời điểm đó, chân dung của hoàng đế và các chức sắc cấp cao đều có chức năng đặc biệt và không được phép trưng bày trước công chúng. Nhờ nhiếp ảnh, cảnh vật và cuộc sống trong hoàng cung - vốn không thể hình dung được đối với dân thường - có thể được các nghệ sĩ tái hiện bên ngoài hoàng cung. Nhiếp ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hình ảnh về triều đình.Tất cả những tác phẩm trưng bày trong triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” có từ đâu ? Caroline Herbelin giải thích :“Tất cả các tác phẩm đều đến từ bộ sưu tập của Bảo tàng Quai Branly. Chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ bộ sưu tập của Bảo tàng Con người (Musée de l'Homme), quỹ triển lãm thuộc địa, bộ sưu tập của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Nhưng điều thú vị là hầu hết các các tác phẩm này có một điểm chung là yếu tố quân sự. Các họa sĩ Pháp, họa sĩ nghiệp dư Bolliand hay Paul Sarrut đều là quân nhân. Còn về phía các tác phẩm Việt Nam, phần lớn chúng đến từ các bộ sưu tập cá nhân của các quân nhân, bởi vì những tác phẩm đó được làm riêng cho người châu Âu”.Tất cả những tác phẩm được trưng bày đều được thống kê trong cơ sở dữ liệu của Bảo tàng Quai Branly và trang web về triển lãm cùng với lời giới thiệu. Người xem có thể truy cập và có thể tìm thấy dưới dạng ảnh số. Triển lãm là bước đầu của một dự án đang được thực hiện. Hai nhà đồng phụ trách Sarah Ligner và Caroline Herbelin hy vọng có thể kết hợp với đồng nghiệp để tổ chức một triển lãm tương tự ở Việt Nam, nơi cũng lưu trữ rất nhiều hình ảnh và để hình về triều đình Huế được lan truyền.
Tựa Đề: Đấng Có Thể Tha Tội Cho Bạn; Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 34:1-9; Mác 2:1-12; Tác Giả: Mục Sư Trịnh Văn Khánh; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Trưởng Nhiệm Ân Điển
Cùng nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng re-act các sản phẩm:Kẽo Cà Kẽo Kẹt (Vietnamese Concert On Stage) – DTAP - Hoàng Thuỳ Linh ĐỪNG YÊU KÝ ỨC (MỘNG ĐOẠN TRƯỜNG) - Huỳnh Văn - ĐAN TRƯỜNGBÀI NÀY DÀNH CHO EM - Avin LuDANCING IN THE DARK – SOOBINAlbum Chương mới phần 1 - Nguyễn Văn ChungAlbum The one – KayCBack In Time' Full EP – Kiên ỨngMashup Miền An Nhiên x Nhớ Mãi Chuyến Đi Này - Phạm Minh Thành và Bùi Công Nam - Bùi Công Nam, Anh Tú, Lâm Bảo Ngọc
+ Nhà đầu tư nên cẩn trọng trước cơn “sốt” đất cục bộ ở một số địa phương.+ Nhiều tổ chức quốc tế lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.+ Lào Cai: Tín hiệu vui từ ngành kinh tế chủ lực.
Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp hàng loạt mức thuế cao nhắm vào hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Giới chuyên gia lo lắng biện pháp bảo hộ mậu dịch này của ông Trump có nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh tế, giá cả tăng vọt, cũng như leo thang trả đũa lẫn nhau. Trong viễn cảnh này, liệu tổng thống Trump có đang lặp lại sai lầm của năm 1930 : Kinh tế Mỹ và thế giới suy sụp do đạo luật Smoot – Hawley gây ra ? Donald Trump ngày 15/10/2024 phát biểu : « Đối với tôi, từ ngữ hay nhất trong từ điển là thuế hải quan. Đó là những từ ngữ tôi thích nhất. Thuế hải quan càng cao, chúng ta càng có nhiều cơ may các doanh nghiệp đến lập cơ sở tại Mỹ để không phải bị trả thuế hải quan. Còn có một lý thuyết khác cho rằng thuế hải quan càng cao, càng khủng khiếp, càng tệ chừng nào, các doanh nghiệp càng đến lập cơ sở nhanh chừng ấy. Khi tôi thông báo mức thuế hải quan là 10%, chỉ có 10% thôi, con số này chiếm đến nhiều trăm triệu đô la. Tất cả những điều này là nhằm giảm mức thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ ! »McKinley : Thần tượng của Donald Trump !Tổng thống Trump luôn tin rằng áp thuế hải quan có thể làm cho « Nước Mỹ giàu có » trở lại. Niềm tin này được thể hiện rõ qua việc ông hay viện dẫn William McKinley như một điển hình. Năm 1890, khi vẫn còn là dân biểu Hạ Viện, William McKinley (trở thành tổng thống năm 1897) đã cho thông qua đạo luật « McKinley Tariff Act » khắc nghiệt, áp thuế đến 50% giá trị hàng hóa nhập khẩu.Jean-Baptiste Velut, giáo sư trường đại học Sorbonne Nouvelle, chuyên gia về lịch sử kinh tế - chính trị Mỹ, trên đài phát thanh France Culture (28/01/2025), đưa ra hai luận điểm giải thích vì sao tổng thống Trump xem McKinley như một « thần tượng ».« Thứ nhất, điều thú vị ở đây là xem cách thức chính quyền Trump, kể cả bản thân ông Trump cũng như cựu cố vấn thương mại Robert Lighthizer lấy cảm hứng và sử dụng lịch sử bảo hộ mậu dịch Mỹ như thế nào để chứng tỏ rằng cuối cùng những điều cấm kỵ về chủ nghĩa bảo hộ trong nhiều năm trước đã làm cho người ta không biết đến toàn bộ truyền thống bảo hộ của Mỹ đã tạo nên sức mạnh kinh tế của Mỹ.Điểm thứ hai, đó là khía cạnh hoài niệm của Donald Trump, vốn thích so sánh mình với nhiều tổng thống khác. Tôi tin rằng việc chọn tổng thống McKinley không phải là vô tình. Không những đây là một vị tổng thống theo chủ nghĩa bảo hộ mà còn là một người có tham vọng đế quốc. Và do vậy, điều đó giúp Donald Trump, ở một hình thức nào đó, biện minh cho những tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình, đối với kênh đào Panama, hay quần đảo Groenland ngày nay. »Smoot – Hawley Act và cuộc Đại Khủng HoảngNhưng có lẽ ông Trump cũng quên rằng, thuế hải quan đã từng nhấn chìm nước Mỹ vào một trong những thảm họa kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước : Khủng hoảng kinh tế 1930 do « Smoot-Hawley Tariff Act » gây ra, đưa nước Mỹ vào thời kỳ Đại Suy Thoái.Ngược dòng thời gian, Hoa Kỳ trong những năm 1920 có nền kinh tế khá thịnh vượng. Đó là « những năm 20 sôi động », tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng cao và ngành công nghiệp phát triển mạnh. Duy chỉ có một lĩnh vực có nhiều dấu hiệu suy yếu : Nông nghiệp.Theo giải thích của ông Sebastien Jean, giáo sư kinh tế tại CNAM, cộng tác viên cho Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), với trang HuffingtonPost, « ngành nông nghiệp Mỹ trong suốt những năm 1920 cho thấy có dấu hiệu trì trệ do giá cả sụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu ngành bởi sự biến động của những năm tháng chiến tranh. Trước đó là quãng thời gian mà ngành nông nghiệp Mỹ phát triển đáng kể, chủ yếu là vì phải nuôi sống châu Âu, đang trong cảnh chiến tranh (Đệ nhất thế chiến). Nhưng khi chiến tranh kết thúc, châu Âu đã lấy lại sản xuất và ngành nông nghiệp của họ rơi vào tình trạng dư thừa sản xuất kéo dài. »Giới nông gia Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế. Để ứng phó, Quốc Hội Mỹ năm 1922 thông qua luật Fordney – McCumber, lần đầu tiên tăng thuế hải quan, nhưng chỉ giới hạn ở hàng công nghiệp. Ông Herbert Hoover, thuộc đảng Cộng Hòa, khi vận động tranh cử đã dùng lại ý tưởng được hậu thuẫn bởi những người vận động hành lang cho các nhà sản xuất nông nghiệp, cho rằng nông dân đang chịu thiệt thòi do cạnh tranh quốc tế. Ông đề nghị áp thuế hải quan đối với nông sản nhập khẩu ngay khi đắc cử năm 1929.Dưới sự thôi thúc từ hai nghị sĩ đảng Cộng Hòa là Willis Hawley và Reed Smoot, Quốc Hội Lưỡng Viện đã đồng thuận về mức thuế trung bình là 40% nhắm vào khoảng 20 nghìn loại hàng hóa nhập khẩu, nhưng không chỉ đối với nông sản mà mở rộng sang cả sản phẩm công nghiệp. Quyết định này của chính quyền Hoover đã bị chỉ trích mạnh mẽ trong và ngoài nước.Bất chấp thư ngỏ tập thể của hơn 1.000 kinh tế gia, cảnh báo rằng « việc thông qua các biện pháp bảo hộ này sẽ là một sai lầm », có thể dẫn đến tình trạng giá cả tăng cao cho người tiêu thụ, và mức sống của người dân bị sụt giảm, cũng như là sự phản đối từ khoảng 20 chính phủ các nước, dự luật Smoot – Hawley vẫn được thông qua vào đầu năm 1930.Đại chiến thương mại thế giới và làn sóng bảo hộ mậu dịchĐáng chú ý là văn bản luật này ra đời vào một thời điểm khá nhạy cảm : Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ, « ngày thứ Năm đen tối » 24/10/1929, đã bắt đầu cho thấy có những tác động đầu tiên đối với nền kinh tế Mỹ : Nhà xưởng lần lượt đóng cửa khiến hàng triệu người dân Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp.Không những ngành nông nghiệp Mỹ chẳng hưởng được lợi gì từ thuế hải quan, mà chính sách bảo hộ của Mỹ đã châm ngòi cho cơn sốt bảo hộ mậu dịch. Các đối tác thương mại của Washington tăng cường trả đũa với nhiều chiến lược khác nhau, từ tăng thuế hải quan, tẩy chay, hay áp đặt hạn ngạch (quota) nhập khẩu hàng Mỹ.Cuộc chiến thương mại này đã làm chao đảo nền kinh tế thế giới, các hoạt động trao đổi thương mại sụt giảm đến hơn 40%. Tuy nhiên, ông Eric Monnet, kinh tế gia, giáo sư sử học tại EHESS, và trường Kinh tế Paris, trên trang Economie Alternative, trích dẫn một nghiên cứu xa xưa do BarryEichengreen và Douglas A. Irwin thực hiện, nêu lên một chi tiết thú vị là cuộc chiến bảo hộ này không chỉ đáp trả Mỹ mà còn thúc đẩy các nước đi theo con đường bảo hộ giống như Mỹ.Chỉ có điều, như ghi nhận từ Bertrand Blancheton, chuyên gia về lịch sử kinh tế thế giới, đại học Bordeaux, khi trả lời kênh truyền hình France 24, trong cuộc đọ sức này, và với việc bùng phát cơn sốt bảo hộ, tất cả các bên đều bị thiệt do tăng trưởng thế giới bị chững lại : « Chính quyền Hoover nghĩ rằng các nước khác sẽ không phản ứng, nhưng họ đã có những hành động trả đũa thương mại. Cuộc chiến thương mại thực sự này đã dẫn đến tình trạng gần như tự cung tự cấp cho đến khi Đệ Nhị Thế Chiến nổ ra. »Đạo luật Smoot-Hawley, một « đạo luật kinh tế ngu xuẩn », theo như chỉ trích từ Henry Ford, nhà sáng lập thương hiệu ô tô nổi tiếng tại Mỹ, đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 1929 thêm trầm trọng. Chính sách bảo hộ này của Mỹ được cho là một trong những tác nhân chính gây ra cuộc Đại Suy Thoái, góp phần thúc đẩy một cuộc suy thoái mới le lói xuất hiện thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, kéo dài hàng thập kỷ.Trump Act và sự tương đồng với các chính sách cuối thế kỷ XIXTheo giải thích của nhà sử học Jean-Baptiste Velut, trường đại học Sorbonne Nouvelle ,với trang HuffingtonPost, « đạo luật này đã có những tác động tàn phá. Bởi vì, thông qua các tác động gián tiếp, nhiều cường quốc khác, đến phiên họ, đã khép cửa thị trường của mình. Và dần dần từng chút một, kinh tế và thương mại thế giới đã bị mất đến 2/3 giá trị của mình ».Một số sử gia thậm chí còn tin rằng, « Smoot – Hawley Tariff Act » đã góp sức cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa Đức Quốc xã, dẫn đến Đệ Nhị Thế Chiến. Tuy nhiên, nhà sử học Jean-Baptiste Velut, trên đài France Culture, cho rằng đây vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi:« Một số nghiên cứu cho thấy rằng về cơ bản, khủng hoảng tài chính là gốc rễ của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới. Nhiều nghiên cứu khác quả thực chỉ ra rằng thuế quan rất cao đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về khủng hoảng. Điều thú vị là đạo luật Smoot – Hawley đã trở thành một dạng tội đồ trong lịch sử kinh tế nước Mỹ và dưới góc độ biểu tượng, đạo luật này đã ám ảnh các cuộc tranh luận về tự do mậu dịch và nền ngoại giao Mỹ. »Dù vậy, sử gia về kinh tế Mỹ, Bertrand Blancheton, trả lời France 24, cũng tỏ ra cẩn trọng khi so sánh những gì diễn ra năm 1930 với tình hình hiện nay.« Tốt hơn là nên so sánh những gì chúng ta đang trải qua hiện nay với cuối thế kỷ XIX, từ năm 1880 đến năm 1914. Vào thời kỳ đó, Mỹ có những chính sách thương mại rất tinh vi và phân biệt đối xử. Ý tưởng là nhắm vào một quốc gia, sản phẩm cụ thể và đàm phán. Trong lịch sử kinh tế đương đại, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, có những thời điểm mà người ta tự do hóa và lúc khác họ siết chặt chính sách thương mại bằng cách tái lập thuế hải quan. Nhìn chung, đó là những kỳ kéo dài trong khoảng từ 30 đến 40 năm mỗi lần như thế. »Trump có sẽ cùng cảnh ngộ như Hoover ?Các mức thuế quan mới mà Donald Trump đưa ra, được cho là sẽ mở ra một « thời kỳ hoàng kim » cho nước Mỹ, nhưng lại có nguy cơ khiến các hộ gia đình Mỹ sẽ phải trả giá đắt. Một thăm dò do hãng tin Anh Reuters/Ipsos thực hiện cho thấy, 70% số người Mỹ được hỏi nghĩ rằng tăng thuế hải quan sẽ dẫn đến tăng giá thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng hiện nay.Trong những năm 1930, tổng thống Hoover đã phải trả giá cho chính sách thuế quan. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1932, vì không thể hóa giải được những tác động của cuộc khủng hoảng, tổng thống Cộng Hòa đã bị ứng viên Dân chủ Franklin D. Roosevelt đánh bại nặng nề.Chỉ còn 18 tháng nữa là đến kỳ bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng Hòa cũng phần nào lo lắng vì đảng này chiếm đa số sít sao ở Thượng Viện và Hạ Viện. Vào lúc thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới hoảng loạn, tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn kiên định lập trường, không thay đổi chính sách thuế quan nặng nề.Thứ Tư 02/04, khi thông báo áp mức thuế mới chống lại nhiều nước, Donald Trump đã tuyên bố rằng Đại Khủng Hoảng những năm 1930 có lẽ sẽ không xảy ra nếu như việc áp thuế quan vẫn được tiếp tục. « Vào năm 1929, mọi việc đã kết thúc đột ngột cùng với cuộc Đại suy Thoái, và điều đó có lẽ sẽ không bao giờ diễn ra nếu như họ vẫn trung thành với chính sách thuế quan, lịch sử đã có thể rất khác ! »Hơn 90 năm sau ngày ban hành luật Smoot – Hawley, liệu rằng lịch sử có sẽ tái diễn ?
Makone Maja and Nicholas Lorimer discuss the practice of irresponsible municipal budgeting. They also chat about the impossibility of NHI and how SA is forced to hustle. Website · Facebook · Instagram · Twitter
Trong hàng loạt sắc lệnh hành pháp được ký ngay ngày đầu tiên nhậm chức của tân tổng thống Mỹ, ngày 20/01/2025, chỉ có một bản ghi nhớ duy nhất liên quan đến văn hóa, thẩm mỹ, kiến trúc, đó là chính sách « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ ». Theo bình luận của nhật báo The Wall Street Journal, kiến trúc là mục tiêu đầu tiên trong « cuộc chiến văn hóa » của chính quyền tổng thống Donald Trump. Cùng với thông tín viên Bùi Uyên, đồng thời là kiến trúc sư tại Paris, RFI tìm hiểu tại sao kiến trúc hiện đại lại trở thành cái gai trong mắt Donald Trump.RFI : Chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ » cụ thể đề cập đến những chủ đề gì ? KTS. Bùi Uyên : Sắc lệnh này yêu cầu tất cả các tòa nhà chính phủ liên bang mới phải tôn trọng di sản kiến trúc địa phương truyền thống và cổ điển, các dự án mang phong cách khác sẽ không được chấp thuận. Bản ghi nhớ này bị lu mờ bởi những tuyên bố chấn động hơn. Ít người biết được rằng bản ghi nhớ này nằm trong chiến dịch lâu nay của đảng cánh hữu Mỹ, đặc biệt là cá nhân tổng thống Donald Trump, chống lại kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại, mà họ cho là « xấu xí ».Họ cho rằng kiến trúc thoát khỏi các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển đồng nghĩa với phản bội chủ nghĩa nhân văn và truyền thống thẩm mỹ vốn có của nền dân chủ Mỹ. Nhưng chỉ đến nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, tư tưởng này mới biến thành một sắc lệnh hành pháp, được ban hành từ cuối nhiệm kỳ trước, và khôi phục lại ngay từ ngày đầu ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.Trong sắc lệnh cùng tên ban hành cuối năm 2020, vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp và La Mã cổ đại được dẫn chứng như biểu tượng của vẻ đẹp không gian công cộng và niềm tự hào công dân, cho bản sắc của nước Mỹ, mang lại được sự kính trọng của đại chúng. Các công trình liên bang xây mới phải mang phong cách cổ điển, tân cổ điển, art décor. Đối với các công trình cần tu bổ, cải tạo, có thể tính đến việc phá đi xây lại theo phong cách cổ điển. Mâu thuẫn là ở chỗ, trước khi bước vào chính trường, vị tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ được biết đến là một chủ đầu tư bất động sản, với những tòa nhà kính thép mang phong cách hiện đại. Minh chứng rõ nhất là tòa cao ốc chọc trời mang tên ông giữa lòng New York.Không dừng lại ở kiến trúc, sự áp đặt trong thiết kế các công trình liên bang này là một chính sách nằm trong một đường lối theo xu hướng độc đoán về tư tưởng, hạn chế sự tự do trong biểu hiện nghệ thuật. Mới đây, việc ông Trump trở thành chủ tịch trung tâm nghệ thuật biểu diễn Kennedy Memorial Center và việc sa thải chủ tịch, cũng như nhiều nhân viên hội đồng quản trị của trung tâm, là một minh chứng tiếp theo cho chính sách thao túng và định hướng văn hóa của chính quyền Donald Trump.RFI : Như vậy có nghĩa là kiến trúc có thể trở thành một công cụ tuyên truyền tư tưởng chính trị ?KTS. Bùi Uyên : Khác với các loại hình nghệ thuật khác, trong mắt các nhà cầm quyền, công trình kiến trúc trụ sở công là một phương tiện trực quan ưu tiên để biểu trưng quyền lực và truyền tải những tư tưởng chính trị. Để so sánh, việc tuyên truyền bằng các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, thi ca, hội họa, phim ảnh, cần một sự tiếp nhận chủ động của công chúng bằng cách đọc, nghe, xem ... Trong khi đó, với ưu thế tọa lạc nơi không gian công cộng, các tòa trụ sở được trưng ra trước dân chúng, buộc người dân phải tiếp nhận thông điệp của nó.Nhưng tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không phải là người đầu tiên dùng kiến trúc như một công cụ tuyên truyền chính trị. Trong lịch sử nước Mỹ, kiến trúc của các công trình công cộng luôn phản ánh tầm nhìn và ý chí chiến lược đương thời. Chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã trong thế kỷ 18 và 19 được dùng để gợi lên sự ổn định và tinh tế. Việc áp dụng phong cách « tàu biển » và Art Decor vào thế kỷ 20 gợi lên những nét thực tế tiến bộ trong Thỏa thuận mới của Roosevelt. Việc thể hiện kiến trúc chủ nghĩa hiện đại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là để chứng minh tính hiệu quả của nhà nước phúc lợi và ưu thế công nghệ của quốc gia.Chính phủ Mỹ luôn sử dụng kiến trúc theo cách mang tính biểu tượng và thường mang tính chiến thuật. Tuy nhiên, những hàm ý này là phản ánh gián tiếp, hoặc khuynh hướng lựa chọn ôn hòa, chứ chưa bao giờ bị bắt buộc bởi một sắc lệnh của chính tổng thống như lần này dưới thời Donald Trump. Theo sử gia người Mỹ Michel.R.Allen, « sắc lệnh này của tổng thống cấu thành một quyết định độc tài đầu tiên ».RFI : Trong lịch sử, việc áp dụng những điều luật áp đặt một cách nhìn và kiểm soát về nghệ thuật, kiến trúc tương tự chỉ được thấy rõ nhất dưới những chính quyền độc tài, toàn trị hay dân tộc chủ nghĩa như Đức quốc xã hay Stalin của Liên Xô cũ. Những chính sách này đã kiểm soát kiến trúc như thế nào ?KTS. Bùi Uyên : Dưới thời Hitler, để đại diện cho diễn ngôn về một giống nòi thượng đẳng, phong cách Hy Lạp và La Mã được lấy làm cảm hứng biểu trưng cho chủng tộc thuần khiết, tiếp nối sinh học và văn hóa mẫu mực. Cùng vị kiến trúc sư Albert Speer, cũng là cánh tay phải trên chính trường, người đứng đầu chính quyền Quốc xã đã vẽ lên quy hoạch và kiến trúc lại Berlin, với tham vọng biến thành phố này thành một đại đô thị hàng đầu thế giới.Ở đó, những công trình kiến trúc phong cách Hy Lạp và La Mã cũng sẽ trường tồn hàng ngàn năm như hai nền văn minh kia. Các thiết kế thủ đô Berlin khi đó gần như bê nguyên các hình mẫu của điện Panthéon của Hy Lạp, Khải Hoàn Môn của Pháp, sự khác biệt lớn nhất là về tỉ lệ : tất cả các công trình kiến trúc trong phác thảo của Hitler đều to lớn hơn gấp nhiều lần so với nguyên mẫu. Theo đó, khát vọng mang lại tầm vóc khổng lồ của dân tộc Đức thuần khiết được chuyển thể thành những kiến trúc tân-cổ điển với khối tích choáng ngợp. Còn tại Liên Xô cũ, chính quyền Stalin không áp đặt một phong cách kiến trúc chủ đạo duy nhất, nhưng kiểm soát và định hướng phong cách kiến trúc với những mục tiêu chính trị cụ thể cho từng công trình. Chính quyền Stalin lập ra một tổ chức mang tên « Liên hiệp các kiến trúc sư vô sản ». Tổ chức này dân dần phá hủy từ bên trong các tổ chức, hội nhóm chuyên ngành mang tính tiên phong. Tuy không thể công khai đối lập với kiến trúc hiện đại, biểu trưng của tiến bộ và cách mạng, chính quyền Stalin cản trở các kiến trúc sư trẻ, theo trường phái hiện đại, tiếp cận với các dự án lớn, vì lo ngại khó có thể kiểm soát họ.Việc quy hoạch lại Matxcơva được giao cho kiến trúc sư Lazar Kaganovic theo trường phái cổ điển. Bên cạnh phong cách cổ điển mà phe bảo thủ ưa chuộng, Stalin cho xây dựng các công trình theo phong cách kiến trúc hiện đại Mỹ để làm hài lòng công chúng ủng hộ cánh mạng tháng 10 Nga 1917 và cộng đồng quốc tế, để chứng tỏ sự vượt trội so với Hoa Kỳ.RFI : Trở lại thời đại ngày nay, chỉ trích nghệ thuật hiện đại cấp tiến và giới tinh hoa dường như đang trở thành lá bài dân túy, củng cố chủ nghĩa dân tộc bảo thủ ? KTS. Bùi Uyên : Thật vậy, tiêu biểu là sắc lệnh được tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành cuối nhiệm kỳ trước. Không những chỉ định rõ hình mẫu kiến trúc cổ điển cho các công trình công cộng liên bang, sắc lệnh còn chỉ trích thẳng thừng kiến trúc hiện đại, kiến trúc thô mộc (brutalisme) như một phong cách « không được dân chúng ưa chuộng » « kém hấp dẫn » « gây tranh cãi ». Các kiến trúc sư danh tiếng quốc tế cũng bị đánh giá là « không coi trọng tính địa phương và thị hiếu thẩm mỹ trong vùng ». Các tác phẩm của họ chỉ nhằm « gây ấn tượng trong giới tinh hoa kiến trúc », « nghệ thuật vị nghệ thuật », được ca tụng trong giới chuyên môn nhưng lại « xấu xí » trong mắt dân chúng.Theo luận điểm này, việc phê phán kiến trúc hiện đại đồng nghĩa với việc tôn trọng khiếu thẩm mỹ của số đông dân chúng, chống lại sự độc quyền thẩm mỹ của giới tinh hoa. Tuy nhiên, chính việc áp đặt kiến trúc cổ điển như vẻ đẹp chuẩn mực lại là một sự phủ nhận tính đa dạng, cởi mở, trẻ trung của một « hợp chủng quốc » với lịch sử lập quốc khá non trẻ so với đại đa số các quốc gia có nền mỹ thuật, kiến trúc lâu đời khác.Sự trỗi dậy của những cáo buộc kiến trúc hiện đại nói riêng và nghệ thuật hiện đại nói chung, xuất phát từ những tư tưởng theo khuynh hướng bảo thủ, không chỉ là hiện tượng ở xứ cờ hoa. Tại châu Âu, đảng cực hữu AfD của Đức cũng nhiều lần chỉ trích những di sản của kiến trúc hiện đại. Sự kiện kỷ niệm 100 năm khai sinh trường thiết kế Bauhaus – cái nôi của kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại – tạo cơ hội cho đảng này lên án ngôi trường và những đóng góp của nó cho lịch sử.Đảng AfD cho rằng phong trào Bauhaus đã truyền bá sự « xấu xí », gu thẩm mỹ sai lệch. Hay theo như phát biểu tại nghị viện của nghị sỹ của đảng này, ông Tillschneider, đây là « sự đoạn tuyệt với truyền thống xây dựng, bằng việc lắp ghép các cấu kiện tiền chế (..) trên thực tế là tầm nhìn gớm ghiếc, một cuộc sống trong những không gian chật chội, đầy cấm đoán và ngăn chặn ». Để rồi đi đến kết luận « Bauhaus không thể là nơi đưa ra những kiểu mẫu, mà chỉ là một sai lầm lịch sử ». Có thể AfD đã sớm quên, hoặc chưa bao giờ được biết đến hoàn cảnh ra đời vai trò lịch sử của hình thức kiến trúc này. Nếu không có những cải tiến vượt bậc về công nghệ sản xuất beton tiền chế và những thiết kế chức năng tối ưu tiết kiệm diện tích, thì nước Đức và nhiều quốc gia châu Âu không thể đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng do chiến tranh tàn phá. Xây nhanh, công nghiệp hóa, giá rẻ, nhưng đảm bảo điều kiện vệ sinh và tiện nghi sử dụng.Thật trùng hợp, « sai lầm lịch sử » chính là từ mà chính quyền phát xít Đức gọi tên Bauhaus trước khi đóng cửa trường này dưới thời Quốc xã. Họ cáo buộc trường là trụ sở của những người « Do thái - Bolshevik » bởi tên tuổi của các giảng viên – nghệ sỹ lớn người Đức gốc Do Thái hoặc gốc Liên Xô cũ. Không dừng ở đó, chính quyền dưới thời Hitler còn gọi tên nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại những năm đầu thế kỷ 20 là « nghệ thuật thoái hóa », với một cuộc triển lãm cùng tên, hội tụ những bức tranh của các danh họa lớn của các trường phái hiện đại thời bấy giờ như Picasso, Chagall, Otto Dix, Paul Klee hay Kandinsky. Nhiều bức tranh bị tịch thu, phân loại và bị tiêu hủy, nhiều họa sỹ nếu không trốn đi thì bị cấm sáng tác thể loại nghệ thuật này.RFI : Hơn một thế kỷ trôi qua, cái tên nhà độc tài và những tư tưởng dưới thời Quốc xã tưởng như là vết nhơ mà nước Đức đã cố gắng gột rửa để trở thành một quốc gia dân chủ đi đầu, dẫn dắt Liên Âu. Giờ đây không ít chính sách trong số đó lại được đưa vào chương trình tranh cử của đảng cực hữu, đang ngày càng lớn mạnh ở Đức. Bên kia bờ Đại Tây Dương, cái nôi của tự do dân chủ, chính quyền Mỹ của Donald Trump cũng lần đầu tiên ban hành những quyết sách áp đặt chống lại kiến trúc hiện đại. Vì sao kiến trúc hiện đại lại là mục tiêu bị bài trừ? KTS. Bùi Uyên : Kiến trúc hiện đại được hình thành vào những năm 20 của thế kỷ XX từ trường nghệ thuật Bauhaus ở Đức. Trên nền tảng tiến bộ Cách mạng công nghiệp, thiết kế kiến trúc được phát triển tự do hơn, giải phóng khỏi những tỉ lệ và bố cục cổ điển, lấy công năng là mục tiêu chính, thông qua đó giản lược các đường nét, chi tiết trang trí. Đây là một bước ngoặt rõ nét so với kiến trúc cổ điển thịnh hành suốt nhiều thế kỷ.Một lý do quan trọng để phong cách kiến trúc này lan rộng là đòi hỏi bức thiết xây dựng lại nhanh chóng và số lượng lớn sau Thế Chiến thứ nhất. Cùng với sự hình thành liên minh chính trị hai bờ Đại Tây Dương và sự giao thoa trao đổi văn hóa dễ dàng hơn, luồng tư tưởng kiến trúc này nhanh chóng được « quốc tế hóa », lan rộng ở châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt với làn sóng di cư của các trí thức tinh hoa, các nghệ sỹ, kiến trúc sư, do ảnh hưởng của Thế Chiến thứ 2.Bên khối các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, kiến trúc hiện đại cũng được xây dựng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đại bộ phận dân chúng.Ở châu Âu, các tòa nhà theo phong cách hiện đại còn được tiếp tục xây dựng sau Thế Chiến thứ 2, đến tận những năm 70, dưới hình thức những đô thị vệ tinh mới. Tuy vậy, đây cũng là một nguyên nhân để phong cách kiến trúc này bị nhận biết chủ yếu trong công chúng, bởi các tòa nhà chung cư xây dựng hàng loạt bằng beton tiền chế, với hình khối đơn giản, đều đặn có phần nhàm chán. Cùng với sự xuống cấp và các vấn đề xã hội hiện nay của các khu dân cư này, hình ảnh kiến trúc hiện đại này trở nên phản cảm.Với những bối cảnh lịch sử và xã hội nói trên, các đảng bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa nhìn thấy ở di sản kiến trúc hiện đại mọi hiện thân và thông điệp đối lập hoàn toàn với đường lối chính trị mà họ theo đuổi : tính quốc tế, toàn cầu hóa, tính cách mạng, ly khai khỏi các khuôn mẫu cổ điển truyền thống, gắn với đề cao phúc lợi xã hội.Ngày nay, triết lý và ngôn ngữ kiến trúc đã tiến những bước dài, mang trong nó những tư duy mới về môi trường, chuyển đổi năng lượng, đề cao tính địa phương. Việc bài xích kiến trúc hiện đại, để áp đặt thay vào đó hình thức và phong cách cổ điển, dưới vỏ bọc cải thiện thẩm mỹ đô thị, ẩn thực sự sau đó là sự định hướng sáng tạo và cản trở tự do biểu đạt. Không chỉ dừng lại ở kiến trúc, những chính sách độc đoán thao túng các hoạt động nghệ thuật vẫn còn nối tiếp, vô hình chung đẩy lùi những bước tiến tất yếu của văn hóa và vận động xã hội.
The Board of Healthcare Funders says it will appeal a North Gauteng High Court ruling that dismissed its bid to compel regulators to allow low-cost benefit options stripped-down medical aid plans for low-income South Africans. The court sided with government arguments favouring the National Health Insurance, NHI. The BHF insists low-cost benefit options could extend private healthcare to 10 million more citizens and ease pressure on public hospitals. For more on this Elvis Presslin spoke to BHF Managing Director Dr. Katlego Mothudi
Nhiều tuyến kênh, rạch chảy qua địa bàn phường Tân Tạo, quận Bình Tân (TP.HCM) đang trong tình trạng ô nhiễm báo động. Nước đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc cùng đủ loại rác thải trôi nổi đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của hàng ngàn hộ dân và làm mất mỹ quan đô thị.
Dr. Aldo Ritondale reported on X Monday that his company, AdaptNet AI, which is a subdivision of AdaptNet Technologies, plans to release the second part of a report on the Las Vegas alien incident of 2023 at the end of April. Ritondale said his company has created a method to counter the cloaking methods employed by non-human intelligent beings. Some of the NHI that were featured in the one-minute and 41-second-long video filmed with a cell phone by the Kenmore family of Las Vegas at midnight, May 1, 2023, after the craft the creatures were in made a hard landing on their property, have been decloaked using AdaptNet AI's new process, according to Ritondale.Links/Sources:AldoRitondale on X: "@ScottRoderCSTM @jimqk @LueElizondo @Avi_Loeb @JeremyCorbell @g_knapp @GarryPNolan !!ATTENTION!! PART 2 of the “2023 Las Vegas Non-Human Entities” Report Coming in 2 Weeks! For those interested in a mathematical analysis of the 2023 “Las Vegas backyard NHI” story by - Dr.…" / XPurported Government Contractor Requires NDA Agreement Before Discussing Vegas Alien Report - UFO - Extraterrestrial Reality | Podcast on SpotifySupport Extraterrestrial Reality/Quirk Zone on Patreon:https://www.patreon.com/c/Extraterrestrial_RealityCheck out my YouTube channel:Quirk Zone - YouTubeExtraterrestrial Reality Book Recommendations:Link to ROSWELL: THE ULTIMATE COLD CASE: CLOSED: https://amzn.to/3O2loSILink to COMMUNION by Whitley Strieber: https://amzn.to/3xuPGqiLink to THE THREAT by David M. Jacobs: https://amzn.to/3Lk52njLink to TOP SECRET/MAJIC by Stanton Friedman: https://amzn.to/3xvidfvLink to NEED TO KNOW by Timothy Good: https://amzn.to/3BNftfTLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 1: https://amzn.to/3xxJvlvLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 2: https://amzn.to/3UhdQ1lLink to THE ALLAGASH ABDUCTIONS: https://amzn.to/3qNkLSgUFO CRASH RETRIEVALS by Leonard Stringfield: https://amzn.to/3RGEZKsFLYING SAUCERS FROM OUTER SPACE by Major Donald Keyhoe: https://amzn.to/3S7WkxvCAPTURED: THE BETTY AND BARNEY HILL UFO EXPERIENCE by Stanton Friedman and Kathleen Marden: https://amzn.to/3tKNVXn
Chính sách thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay lập tức khiến thị trường thế giới chao đảo. Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề do chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào các quốc gia nằm trong nhóm bị ông Donald Trump đánh thuế nặng nhất.
VOV1 - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sẽ cân nhắc hài hòa điều chỉnh tỷ giá với mục tiêu giảm lãi suất.Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.-Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn, dự án trọng điểm quốc gia nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.- Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ “không lùi bước”, bất chấp sự chao đảo của thị trường sau khi công bố chính sách thuế quan đối ứng với gần 60 quốc gia.-Nhiều yếu tố thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc song phương giữa Nga và Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina trong tuần này.
Ngày 02/04/2025, tổng thống Donald Trump tuyên bố “giải phóng” nước Mỹ khỏi 50 năm bị cả thế giới lừa đảo. Ông cáo buộc : “Bạn của chúng ta còn tệ hơn cả kẻ thù của chúng ta”. Việt Nam được ông Trump đánh giá là “nước đàm phán tài ba” và ông “thích đất nước này” nhưng vẫn quyết định đánh thuế 46%, chỉ một nửa mức 90% mà Việt Nam đánh vào hàng Mỹ theo tính toán của Nhà Trắng. Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, cùng với Trung Quốc, Cam Bốt, Lào, Indonesia, Miến Điện. Theo một số chuyên gia, được trang VnExpress trích dẫn ngày 03/04, các ngành có tỷ trọng xuất cao sang Mỹ cũng là các nhóm chịu tác động lớn từ mức thuế 46% : thủy sản, nhựa, cao su, gỗ, nội thất, giấy bột, dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, linh kiện, điện tử...Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và hoạt động xuất khẩu chiếm đến đến 85% GDP đất nước. Tại sao Việt Nam lại bị áp mức thuế cao 46% ? Nền kinh tế và sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động lớn đến mức nào ? Việt Nam có thể thuyết phục được chính quyền Trump xem xét lại mức thuế ?RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Hubert Testard, chuyên gia về châu Á và các thách thức kinh tế quốc tế, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á.RFI : Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng thuế đối ứng với 180 nước trên thế giới cùng với biểu thuế đánh vào mỗi nước. Tỷ lệ này được tính như thế nào ?Hubert Testard : Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ - USTR đã công bố một tài liệu giải thích cách họ thực hiện tính toán. Đây là một tài liệu phức tạp với nhiều phương trình nên mọi thứ không thực sự rõ ràng. Nhưng điểm nổi bật trong tài liệu này là USTR không chỉ tính đến sự chênh lệch về thuế quan giữa các nước mà còn tính đến tầm quan trọng của thương mại song phương và giá cả liên quan đến hàng nhập khẩu Mỹ. Có nghĩa là họ cũng nghiên cứu xem mức thuế quan của mỗi nước làm giảm lượng hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ bao nhiêu. Cho nên đây là phép tính khá phức tạp.Tôi cho rằng những tính toán đó rất tùy tiện vì nó bao gồm cả những đánh giá về các biện pháp phi thuế quan mà về bản chất là rất phức tạp. Ví dụ, nếu một quốc gia có những yêu cầu khá cao về an toàn thực phẩm, như trường hợp của Úc, đất nước rất khắt khe về nhập khẩu nông sản vì lý do an toàn, còn Hoa Kỳ thì coi đó là một trở ngại, sau đó quy đổi thành thuế quan. Cho nên, trên thực tế, quyết định đó rất võ đoán.RFI : Tổng thống Trump áp mức thuế 46% đối với sản phẩm của Việt Nam. Nên giải thích như thế nào về mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam ?Hubert Testard : Thông thường mức chênh lệch trung bình về thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không quá cao. Và trên thực tế, thuế trung bình của Việt Nam thấp hơn một chút so với thuế của Mỹ. Trường hợp này không đúng với một số sản phẩm, ví dụ ô tô hoặc nông phẩm mà Việt Nam áp dụng khá nhiều loại thuế hải quan. Nhưng thuế hải quan của Việt Nam nhìn chung không quá cao.Vậy phải giải thích thế nào về tỉ lệ 46% ? Tôi cho là chủ yếu do khối lượng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ và quy mô thặng dư thương mại của Việt Nam. Có nghĩa là Việt Nam mua rất ít sản phẩm Mỹ nhưng lại bán rất nhiều cho Hoa Kỳ. Và đó là lý do tại sao Việt Nam bị đánh thuế rất nặng. Tổng thống Trump nói đến thuế đối ứng nhưng thực ra, lập luận của chính quyền Mỹ chủ yếu dựa trên tầm mức trao đổi thương mại và quy mô của thâm hụt thương mại.Đọc thêmTăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT TrumpRFI : Ngoài ra, liệu yếu tố Trung Quốc có nằm trong quyết định áp mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam không ? Một số nước Đông Nam Á cũng bị áp thuế cao như Việt Nam có phải do là điểm trung chuyển để tái xuất hàng hóa Trung Quốc ?Hubert Testard : Cũng có thể là có vai trò nào đó. Nhưng tôi không cho đó là yếu tố chính bởi vì không phải tất cả hàng Việt Nam xuất khẩu đều là hàng Trung Quốc đội lốt. Có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu được sản xuất từ các nhà máy do Hàn Quốc, Nhật Bản thành lập hoặc của nhiều nước khác và cũng từ các nhà máy của Việt Nam.Tôi không nghĩ Trung Quốc là yếu tố chính mà do thực tế là Việt Nam có thặng dư rất lớn với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới có thặng dư thương lớn với Mỹ và đó là lý do chính khiến Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.RFI : Trước khi tổng thống Trump công bố loạt thuế mới, đã có thông tin là một phái đoàn Việt Nam sẽ tới Hoa Kỳ ngay cuối tuần, từ ngày 06/04. Hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet sẽ gặp Boeing còn phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tới Washington. Việt Nam có thể đàm phán như thế nào với chính quyền Trump ?Hubert Testard : Việt Nam đã có những biện pháp về hàng xuất khẩu của Mỹ, như giảm thuế quan đối với khí tự nhiên hóa lỏng, ô tô. Việt Nam đã có nhiều động thái nhưng chưa có tác động gì cho đến nay và vẫn chưa thay đổi được điều gì. Vậy điều này được hiểu như thế nào ? Có khả năng là chính quyền Trump sẽ yêu cầu nhân nhượng nhiều hơn và giải thích với phái đoàn Việt Nam rằng như vậy là chưa đủ và Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để thay đổi tình hình. Vì vậy, sẽ còn phải chờ vào giai đoạn đàm phán.Xin nhắc lại là vào năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Trump, chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều loại thuế quan, nhưng chủ yếu đánh vào các sản phẩm thép, nhôm và một số mặt hàng tiêu dùng. Trong thời gian đầu, tất cả đều bị đánh thuế. Tiếp theo, trong giai đoạn thứ hai, ông Trump đã đàm phán nhượng bộ và miễn trừ cho từng quốc gia. Hầu hết các nước được hưởng biện pháp này, ngoại trừ Trung Quốc.Đọc thêmTT Mỹ Donald Trump thông báo đánh thuế 25 % nhôm và thép nhập khẩuVì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả các nước đều hy vọng rằng tiến trình tương tự có thể sẽ diễn ra. Các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến kết quả. Nhưng hiện giờ, tiêu chuẩn đặt ra cao hơn nhiều so với trước đây. Mức thuế quan 10% đã được quyết định áp dụng cho toàn thế giới, ngay cả Úc, Anh, Singapore… chẳng hạn cũng chịu mức thuế 10%. Cho nên, theo tôi, mức thuế hải quan 10% sẽ được giữ nguyên bởi vì đó là số tiền mà chính quyền Trump muốn thu hồi (thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2024 là 1.200 tỷ đô la) để có thể tài trợ cho việc cắt giảm thuế. Sau đó là phần có thể thương lượng. Và hiện giờ, rất khó để có thể đoán chuyện gì sẽ xảy ra về phần có thể thương lượng được này.Vấn đề hiện nay là Hoa Kỳ sẽ phải đàm phán với không biết bao nhiêu nước. Tôi cho là khả năng đàm phán của USTR không phải là vô hạn, cho nên họ có thể sẽ chọn từng quốc gia một và việc này sẽ mất thời gian. Do đó, trong thời gian đầu, các mức thuế trên 10% vẫn được áp dụng từ ngày 09/04. Tình trạng này dự kiến sẽ kéo dài trong một thời gian.RFI : Mức thuế suất rất cao mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam có tác động đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác ở Đông Nam Á ?Hubert Testard : Có. Tác động đầu tiên, theo tôi, sẽ là về kinh tế khi chúng ta biết rằng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 25% GDP của Việt Nam. Cú sốc sẽ rất dữ dội, xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Vì vậy, GDP của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Có thể thấy tác động đầu tiên sẽ là một cú sốc kinh tế, chắc chắn sẽ rất lớn đối với trường hợp của Việt Nam.Thứ hai, xét về mặt cạnh tranh, vấn đề này khá phức tạp vì mỗi nước bị áp mức thuế khác nhau. So với Trung Quốc thì không có thay đổi nhiều vì mức thuế mà Mỹ áp dụng với Việt Nam là tương đương với Trung Quốc. Tháng 03/2025, Trung Quốc đã bị đánh thuế 20%, cho nên với mức thuế bổ sung 34% thì Trung Quốc đang chịu hơn 50%. Do đó, Việt Nam so với Trung Quốc thì không có cú sốc cạnh tranh nào.Đọc thêmViệt Nam sẵn sàng nhập thêm nông sản Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan mới của TT TrumpTuy nhiên, so với các nước khác thì sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động. Ví dụ trong ngành dệt may, vải sợi, một số nước như Ấn Độ, Bangladesh có mức thuế thấp hơn đáng kể so với Việt Nam. Vì vậy có thể có một số tác động về việc điều chuyển hàng xuất khẩu từ nước này sang nước khác. Những công ty lớn như Nike có thể điều chỉnh lại một chút cơ sở công nghiệp của họ trong khu vực, nhưng việc này cũng cần thời gian. Tôi cũng không chắc là họ sẽ sớm tiến hành vì trước tiên họ sẽ xem xét liệu mỗi nước có thể đàm phán được điều gì.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia Hubert Testard, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á.Việt Nam dưới sức ép đàm phán với “đối tác chiến lược toàn diện” MỹNgay sau tổng thống Trump thông báo biểu thuế, chính phủ Việt Nam lập tổ phản ứng nhanh, vừa trấn an công luận, vừa ghi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, nhất là những đơn vị xuất khẩu lớn. Hai ngày sau, ngày 04/04, tổng bí thư Tô Lâm điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc điện đàm được ông Trump đánh giá trên mang Truth Social là “rất hiệu quả” và “Việt Nam muốn cắt giảm thuế quan (đối với hàng nhập khẩu Mỹ) xuống 0% nếu họ có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ”.Truyền thông trong nước đánh giá đây là “bước đi đúng đắn và thông minh” vì “Việt Nam không chỉ tránh đối đầu với chính quyền tổng thống Trump”. “Bước đi này (hy vọng) giúp duy trì xuất khẩu sang Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 136 tỷ đô la năm 2024 - đồng thời mở đường cho hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản và công nghệ, vào Việt Nam với giá cạnh tranh hơn”.Đọc thêmHà Nội muốn Mỹ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt NamTuy nhiên, quyết định nằm trong tay chính quyền tổng thống Trump. Nhiệm vụ thuyết phục người đứng đầu Nhà Trắng được giao cho phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đến Mỹ công tác từ 06-14/04. Nếu bị đánh thuế 46%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 8%, theo thẩm định của công ty Bảo Minh - BMI, được Reuters trích dẫn ngày 06/04. Và nếu bị áp mức thuế thấp nhất là 10%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 0,85%. Về lâu dài, chính phủ, cũng như giới chuyên gia cho rằng Việt Nam cần “mở rộng, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng, thúc đẩy và khai thác thị trường nội địa hóa”. Theo thủ tướng Phạm Minh Chính, cú sốc lần này cũng “là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo” và hướng đến những thị trường xuất khẩu mới.
Tựa Đề: Ý Chúa Cho Bạn; Kinh Thánh: Lê-vi Ký 14:1-11; Mác 1:40-45; Tác Giả: Mục Sư Trịnh Văn Khánh; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Trưởng Nhiệm Ân Điển
VOV1 - Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì trọng thể lễ đón Tổng thống Cộng hòa Burundi Evariste Ndayishimiye và Phu nhân thăm chính thức nước ta.- Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.- Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình.- Bộ Công thương khẳng định, sẽ không điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu của năm nay. Nhiều doanh nghiệp cũng tổ chức lại sản xuất, mở rộng thị trường để đối phó với mức thuế mới của Hoa Kỳ. - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị Tòa án Hiến pháp phế truất vì tội vi phạm Hiến pháp liên quan việc ban hành thiết quân luật. Các trợ lý cấp cao của Tổng thống đã đồng loạt đệ đơn từ chức ngay trong ngày hôm nay.- Công tác cứu hộ nạn nhân trận động đất kinh hoàng tại Myanmar càng thêm khó khăn, khi dự báo nước này sẽ có mưa trái mùa trong những ngày tới.
Today, April 2, 2025, marks the one-year anniversary of Vindication Day, when absolute, undeniable proof showing there's a non-human intelligence present on Earth was made public. Crime scene reconstruction expert Scott Roder, who operate Ohio-based firm Evidence Room, presented his analysis of various videos related to the Las Vegas alien incident of 2023 that shows there is some kind of NHI present on the planet. Just before midnight on April 30, 2023, a UFO made a hard landing in the backyard of Kenmore family of Las Vegas. Family members were immediately confronted with two eight-to-ten-foot-tall alien creatures. Roder and his team were finally able to offer definitive evidence a year ago that backs up the claims made by the witnesses who encountered the weird creatures.MOONLIGHT SONATA: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Ludwig_van_Beethoven_-_sonata_no._14_in_c_sharp_minor_%27moonlight%27,_op._27_no._2_-_i._adagio_sostenuto.oggSupport Extraterrestrial Reality/Quirk Zone on Patreon:https://www.patreon.com/c/Extraterrestrial_RealityCheck out my YouTube channel:Quirk Zone - YouTubeExtraterrestrial Reality Book Recommendations:Link to ROSWELL: THE ULTIMATE COLD CASE: CLOSED: https://amzn.to/3O2loSILink to COMMUNION by Whitley Strieber: https://amzn.to/3xuPGqiLink to THE THREAT by David M. Jacobs: https://amzn.to/3Lk52njLink to TOP SECRET/MAJIC by Stanton Friedman: https://amzn.to/3xvidfvLink to NEED TO KNOW by Timothy Good: https://amzn.to/3BNftfTLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 1: https://amzn.to/3xxJvlvLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 2: https://amzn.to/3UhdQ1lLink to THE ALLAGASH ABDUCTIONS: https://amzn.to/3qNkLSgUFO CRASH RETRIEVALS by Leonard Stringfield: https://amzn.to/3RGEZKsFLYING SAUCERS FROM OUTER SPACE by Major Donald Keyhoe: https://amzn.to/3S7WkxvCAPTURED: THE BETTY AND BARNEY HILL UFO EXPERIENCE by Stanton Friedman and Kathleen Marden: https://amzn.to/3tKNVXn
Today, April 2, 2025, marks the one-year anniversary of Vindication Day, when absolute, undeniable proof showing there's a non-human intelligence present on Earth was made public. Crime scene reconstruction expert Scott Roder, who operate Ohio-based firm Evidence Room, presented his analysis of various videos related to the Las Vegas alien incident of 2023 that shows there is some kind of NHI present on the planet. Just before midnight on April 30, 2023, a UFO made a hard landing in the backyard of Kenmore family of Las Vegas. Family members were immediately confronted with two eight-to-ten-foot-tall alien creatures. Roder and his team were finally able to offer definitive evidence a year ago that backs up the claims made by the witnesses who encountered the weird creatures.MOONLIGHT SONATA: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Ludwig_van_Beethoven_-_sonata_no._14_in_c_sharp_minor_%27moonlight%27,_op._27_no._2_-_i._adagio_sostenuto.oggSupport Extraterrestrial Reality/Quirk Zone on Patreon:https://www.patreon.com/c/Extraterrestrial_RealityCheck out my YouTube channel:Quirk Zone - YouTubeExtraterrestrial Reality Book Recommendations:Link to ROSWELL: THE ULTIMATE COLD CASE: CLOSED: https://amzn.to/3O2loSILink to COMMUNION by Whitley Strieber: https://amzn.to/3xuPGqiLink to THE THREAT by David M. Jacobs: https://amzn.to/3Lk52njLink to TOP SECRET/MAJIC by Stanton Friedman: https://amzn.to/3xvidfvLink to NEED TO KNOW by Timothy Good: https://amzn.to/3BNftfTLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 1: https://amzn.to/3xxJvlvLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 2: https://amzn.to/3UhdQ1lLink to THE ALLAGASH ABDUCTIONS: https://amzn.to/3qNkLSgUFO CRASH RETRIEVALS by Leonard Stringfield: https://amzn.to/3RGEZKsFLYING SAUCERS FROM OUTER SPACE by Major Donald Keyhoe: https://amzn.to/3S7WkxvCAPTURED: THE BETTY AND BARNEY HILL UFO EXPERIENCE by Stanton Friedman and Kathleen Marden: https://amzn.to/3tKNVXn
Gần 3 năm sau lần trò chuyện trước, Trí lại có cơ duyên ngồi lại với Vân ( @WhatThePho ) để cùng đi sâu vào những hành trình không chỉ trên bản đồ địa lý mà còn trên bản đồ tâm thức. Qua những câu chuyện từ Hà Giang "lỡ hẹn" nhiều lần đến những trải nghiệm bất ngờ ở trời Âu, Trí và Vân khám phá xem làm thế nào những chuyến đi – nhất là khi ít kỳ vọng nhất – đôi khi lại có thể định hình góc nhìn, giúp mình có những thay đổi và chuyển biến cá nhân."Hành trình xê dịch" có thể chỉ là khởi đầu. Quan trọng hơn là những dịch chuyển bên trong: cách ta nhìn nhận khó khăn, cách ta kết nối với người lạ, và cách ta định nghĩa lại bản thân khi bước ra khỏi những gì quen thuộc. Rồi mình có trở thành một người khác, hay chỉ đơn giản là trở nên "mình" hơn?—Men Stay Simplicity #menstaysimplicity tiếp tục đồng hành cùng Trí trong episode này. Các bạn nam có thể mua skincare products với mã giảm 8% cùng code THETRIWAY tại https://bit.ly/mssxthetriway . Hoặc code MENSTRI8 trên Shopee.—Bài nghiên cứu Trí nhắc ở gần cuối video: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23773042/ (Zimmermann & Neyer, 2013)Các nội dung chính:(00:00) Mở Đầu và Giới Thiệu(02:28) Tiếng Gọi Hà Giang(06:25) Đi Để Thấy:...(07:44) Ngưỡng Hạnh Phúc & Góc Nhìn Từ Chuyến Đi(13:42) Duyên Núi, Tình Biển(18:19) Chữa Lành Giữa Thiên Nhiên(21:23) Vượt Sóng & Bài Học Từ Giới Hạn(24:51) Sống Ở Rìa và... Nguy Hiểm(29:13) Đi Không Mong Đợi(33:42) Một Mình Vẫn Vui(39:40) Phá Vỡ Định Kiến: Sức Mạnh Trải Nghiệm(41:26) Tình Người Không Biên Giới(53:48) Kỳ Vọng & Thực Tế(01:00:33) Vui Trong Cái Khổ(01:01:27) Một Nghiên Cứu Thú Vị(01:13:37) Lời Kết
Clement Manyathela speaks to Karabo Khakhau, the DA's national spokesperson, and Tshidi Madia, EWN’s associate editor as they discuss the ongoing negotiations between the ANC and DA on the proposed budget by the Minister of Finance.See omnystudio.com/listener for privacy information.
Hôm 17/03/2025, báo chí chính thức ở Việt Nam đã đồng loạt đăng một bài viết của tổng bí thư đảng Cộng sản Tô Lâm. Việc truyền thông nhà nước phổ biến quan điểm của lãnh đạo đảng là chuyện bình thường ở Việt Nam, nhưng bài viết này đáng chú ý vì ông Tô Lâm đã không hết lời ca ngợi khu vực kinh tế tư nhân tại một đất nước mà về mặt chính thức kinh tế nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo “trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngay từ năm 1986, khi bắt đầu “đổi mới”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã công nhận “kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh tế”. Đến năm 2001, đảng cầm quyền ở Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân “trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Nhưng thực ra thì đến năm 2011, tại Đại hội Đảng lần thứ 11, cụm từ "kinh tế tư nhân" mới lần đầu tiên được sử dụng chính thức, với chủ trương "hoàn thiện cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế". Năm 2017, Đảng ra nghị quyết nhấn mạnh cần "phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết này lần đầu tiên đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân, như đến năm 2025 sẽ có 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp khoảng 55% GDP. Tuy nhiên, những mục tiêu này đến nay vẫn chưa đạt được.Trong bài viết mang tựa đề "Phát triển kinh tế tư nhân: Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tổng bí thư Tô Lâm ghi nhận: “Với gần 1 triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP.” Nói chung, theo ông Tô Lâm, khu vực tư nhân “ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.”Quan điểm của ông Tô Lâm là: “Một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực nhà nước hay FDI, mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước.”Nhưng ông Tô Lâm nhìn nhận rằng kinh tế tư nhân ở Việt Nam “vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và năng lực cạnh tranh.” Cụ thể, theo lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam doanh nghiệp tư nhân “còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các ngành công nghệ, kỹ thuật và tài chính. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nhiều tài nguyên, đất đai, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng nhưng lại chưa khai thác hiệu quả, thậm chí còn để lãng phí.”Ấy là chưa kể “hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo, môi trường kinh doanh nhiều trở ngại, thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro. Nhiều trường hợp quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản vẫn bị xâm hại bởi sự yếu kém hoặc lạm quyền của một số cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.”Trong bản đánh giá về hiện trạng của khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, đăng vào tháng 09/2021, Tổ chức Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cũng đã từng nêu bật sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam :“Quy mô và ảnh hưởng lớn của doanh nghiệp nhà nước có thể cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và mới hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân khó tham gia và cạnh tranh đầy đủ ở nhiều thị trường do các ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước. Các ngân hàng thương mại tiếp tục cho những doanh nghiệp nhà nước có kết quả hoạt động yếu kém được vay tiền trên cơ sở phi thương mại, do đó làm tăng chi phí vay trong nước của các công ty làm ăn có lợi nhuận tốt. Các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn về tài chính có thể nhận được hỗ trợ của nhà nước bằng việc xóa nợ và kéo dài thời gian trả nợ, hạn chế các nguồn lực lẽ ra có thể được chuyển đến các công ty tư nhân. Trong khi luật lệ, quy định hiện hành về giao đất và cho thuê đất kinh doanh, sản xuất không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 70% đất đai dành cho sản xuất và kinh doanh”.Trong bài viết nói trên, ông Tô Lâm còn nhìn nhận: “ Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài nhận được nhiều ưu đãi hơn so với khu vực tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước thường thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai, vốn, tín dụng; còn doanh nghiệp nước ngoài thường được hỗ trợ về thuế, thủ tục hải quan, tiếp cận đất đai.” Trả lời RFI Việt ngữ ngày 18/03/2025, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng chính phủ phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận đất đai và tiếp cận các ưu đãi như là với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: “Ví dụ như là một tập đoàn lớn của Hàn Quốc mà đầu tư vào một tỉnh thì tỉnh đó sẵn sàng cấp thêm đất và giảm giá đất vượt khỏi khung pháp luật của Việt Nam để giữ tập đoàn đó ở địa phương đó. Bây giờ nên áp dụng ưu đãi đó cho doanh nghiệp trong nước.Hiện nay, vì nhiều lý do, cho nên một số địa phương ưu đãi rất lớn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bởi vì doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tiềm lực lớn, có thể, trong một thời gian ngắn, phù hợp với thời gian cầm quyền của ông bí thư hay chủ tịch tỉnh, có thể đầu tư và nhanh chóng nâng cao thu nhập về thuế hay GDP, nhưng thực chất giá trị gia tăng được tạo ra ở Việt Nam thì lại không cao. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp dân tộc, còn doanh nghiệp nước ngoài thì mang thương hiệu nước ngoài và sẽ chuyển lợi nhuận cũng như vốn đầu tư về nước họ. Doanh nghiệp tư nhân thì mang thương hiệu Việt Nam, sẽ đóng thuế và ở lại với đất nước Việt Nam.”Một hướng phát triển khác để tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân, theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, đó là phải đẩy mạnh việc chuyển sang chính phủ điện tử và thực hiện công khai, minh bạch.“Luật doanh nghiệp năm 1999 đã thực hiện sự thay đổi quan trọng đó và bây giờ cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa. Tôi nghĩ rằng để làm việc đó thì phải chuyển mạnh sang kinh tế, chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch và tinh giản tối đa các giấy phép, các thủ tục hành chính, công khai trên mạng cho mọi người biết là việc này là do ai xử lý và xử lý đến bao giờ.Cũng về công khai minh bạch, nếu nhìn vào niên giám thống kê của Việt Nam thì phần lớn chỉ có thu, chi, tức là không nói rõ chi cho những gì, thu thì từ đâu. Trong khi đó, nếu đọc niên giám thống kê của Thụy Điển thì họ nói rất rõ, tức là nhà vua chi như thế nào, có đi chuyên cơ hay là đi máy bay thương mại. Thậm chí bữa cơm mà nhà vua tiếp khách nước ngoài thì gồm có 3 món nào, đãi rượu vang gì.Trên cơ sở đó, tôi hy vọng là môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mạnh hơn. Hiện nay thì trước hết là con số giấy phép con hiện nay đã tăng rất nhiều.Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp thì con số giấy phép con đã vượt hơn 5.000.Rất cần lập lại một lần nữa bài học của thủ tướng Phan Văn Khải, người đã ký và bãi bỏ 258 giấy phép vào năm 2001. Tôi nghĩ là bây giờ bên cạnh việc vận dụng chính phủ điện tử và công khai minh bạch, việc giảm bớt các thủ tục hành chính, các giấy tờ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.Việt Nam đã có những tiến bộ như ta đã thấy, tức là có những hãng hàng không tư nhân như Vietjet, có quy mô và hoạt động về mặt trình độ chuyên môn có thể cạnh tranh được với. Với tầm nhìn như vậy, tôi nghĩ là nên mở rộng hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào chính phủ điện tử, vào công nghệ thông tin.”Bên cạnh đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh còn lưu ý về chính sách thu hút nhân tài để đóng góp cho việc phát triển nền kinh tế tư nhân ở Việt Nam: “Còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần cải cách và phát triển lên. Một là chiến lược về nhân lực và chính sách đối với nhân tài, làm sao cho các nhân tài từ nước ngoài về được sử dụng ở Việt Nam sẽ được đối xử một cách tương xứng. Tôi không muốn nói là thu nhập của họ phải bằng như ở Pháp hay ở Mỹ, nhưng cũng phải là thu nhập cao đáng kể so với thu nhập bình thường ở Việt Nam, để họ có thể sống một cách thoải mái."Trong bài viết nói trên, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm cũng đã đề ra một số giải pháp để « tạo ra một động lực đột phá » cho các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có việc tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, thứ hai, bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, ưu tiên xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, , tạo cơ hội cho khu vực tư nhân tiếp cận hiệu quả, công bằng các nguồn vốn, đất đai, nhân lực, công nghệ.
4 ngày không điện, nước, đồ ăn... hàng nghìn người dân ra lề đường sống dưới nắng 43 độ vì lo sợ dư chấn. Nhiều người Việt kêu gọi nhau hỗ trợ thức ăn, ô, lều, cho nạn nhân.
Nhiều người nhận thấy các bậc cao niên thường từ giã cõi đời do bệnh phổi. Vậy có phải bệnh phổi là nguyên nhân tử vong chính hay không và liệu có cách nào phòng ngừa, để các bác cao niên không mắc bệnh phổi hay không. Bác sĩ Brian Cung Đình Thanh Bình tại Sydney giúp trả lời câu hỏi nầy.
Amy MacIver is joined by Tony Leon, former leader of the official opposition and chairperson of a communications firm, to unpack his latest opinion on the rise of gaslighting in South African politics. See omnystudio.com/listener for privacy information.
VOV1 -Ngoài kế hoạch tăng vốn, một điểm đáng chú ý trong chiến lược năm 2025 của các ngân hàng là vấn đề kiểm soát nợ xấu. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, các ngân hàng, đặc biệt là những nhà băng lớn, đang đẩy mạnh các biện pháp quản lý rủi ro nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ nợ xấu.- Năm 2025: Kỳ vọng tín dụng tăng cao- tăng cường kiểm soát nợ xấu.- Nhiều thủ đoạn mới trong lừa đảo tài chính.- Hà Nội cán đích mục tiêu tăng trưởng 8%.
Nghe trọn sách nói Evie Và Chuyến Phiêu Lưu Ở Rừng Nhiệt Đới trên ứng dụng Fonos: https://fonos.link/podcast-tvsn --Về Fonos:Fonos là Ứng dụng âm thanh số - Với hơn 13.000 nội dung gồm Sách nói có bản quyền, PodCourse, Podcast, Ebook, Tóm tắt sách, Thiền định, Truyện ngủ, Nhạc chủ đề, Truyện thiếu nhi. Bạn có thể nghe miễn phí chương 1 của tất cả sách nói trên Fonos. Tải app để trải nghiệm ngay!--Evie Và Chuyến Phiêu Lưu Ở Rừng Nhiệt Đới là phần tiếp theo của tác phẩm Evie Và Biệt Tài Bí Mật” của Matt Haig - tác giả nhiều đầu sách bán chạy nhất ở nước Anh. Đây là một câu chuyện hấp dẫn về một cô bé có Tài Năng đặc biệt. Cô bé 11 tuổi Evie Trench có một biệt tài bí mật. Đó là khả năng nghe và hiểu được suy nghĩ của động vật. Em có thể trò chuyện và kết bạn với một chú chim sẻ, nói chuyện với con chó hoang Scruff, thỏ và nhiều động vật khác.Sau khi trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, Evie bị cánh nhà báo làm phiền. Cô bé cùng cha quyết định đi du lịch nhân những ngày nghỉ và khu rừng nhiệt đới ở Peru chính là nơi họ dừng chân.Cũng trong chuyến đi này, Evie gặp được những bạn động vật hoang dã đặc hữu của vùng rừng nhiệt đới Peru. Và trải qua một cuộc phiêu lưu đáng nhớ ở nơi này. Tác giả lồng ghép khéo léo những vấn đề về bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống tự nhiên của chúng, để câu chuyện vừa lôi cuốn vừa bổ ích cho các bạn nhỏ từ độ tuổi 8 trở lên.--Tìm hiểu thêm về Fonos: https://fonos.vn/Theo dõi Facebook Fonos: https://www.facebook.com/fonosvietnam/
Nhiều người đặt mục tiêu trả hết nợ càng nhanh càng tốt, đây có thể là một chiến lược tuyệt vời, tạo cảm giác yên tâm. Tuy nhiên, không phải lúc nào 'dồn tiền trả nợ nhanh' cũng là lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là một số điều cần cân nhắc...
Ngày 19/02/2025, Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước, từ 18 bộ xuống còn 14 bộ và từ 4 cơ quan ngang bộ xuống 3. Tiếp theo là sáp nhập tỉnh thành, sẽ phải hoàn tất trước ngày 30/08 và đi vào hoạt động từ tháng 09. “Cuộc cách mạng” hành chính cho phép Việt Nam nâng vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh từ năm 2018, Việt Nam được coi là nước hưởng lợi chính từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Việc tinh gọn bộ máy được Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu - EuroCham, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, đánh giá là tiền đề để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó khẳng định vị thế là trung tâm đầu tư của Đông Nam Á. Hoạt động từ năm 1998, EuroCham hiện là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 1.400 thành viên sử dụng hơn 150.000 lao động.Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 06/03/2025, phó chủ tịch Jean-Jacques Bouflet phụ trách Chính sách EuroCham đề cao quyết tâm của chính quyền Việt Nam nhưng ông cũng lưu ý cần phải khẩn trương và tiến hành một cách hiệu quả.RFI : Việt Nam tiến hành tinh giản bộ máy Nhà nước, được coi là "cuộc cách mạng lần thứ hai". Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) và các thành viên đánh giá biện pháp cải cách này như thế nào ? EuroCham và các thành viên được thông tin như thế nào về những thay đổi mà quá trình này mang lại ?Phó chủ tịch EuroCham Jean-Jacques Bouflet : Các doanh nghiệp tiếp đón thông tin tương đối tích cực. Chúng tôi cũng tiến hành một cuộc điều tra, được gọi là “chỉ số tin tưởng” của các doanh nghiệp (BCI), và nhìn chung cam kết của chính phủ được coi là một bước theo hướng tốt. 43% trên tổng số các doanh nghiệp thuộc Liên Hiệp Châu Âu cho rằng về lâu dài thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa, trong đó có việc thông qua các nền tảng kỹ thuật số và nhất là qua việc tinh giản bộ máy hành chính đang diễn ra. Tuy nhiên, 36% thành viên trong EuroCham vẫn bày tỏ quan ngại về những chậm trễ có thể xảy ra trong quá trình chuyển tiếp. Nhưng chúng ta cứ giữ lạc quan xem sao !Chúng tôi được thông tin như nào ư ? Chúng tôi có được ưu ái là có một buổi làm việc với thủ tướng Việt Nam ngày 02/03. Có hơn 50 người tham gia, trong đó có đại sứ Liên Hiệp Châu Âu, cũng như đại sứ nhiều nước thành viên. Chúng tôi đối thoại với thủ tướng Phạm Minh Chính cùng hai phó thủ tướng và rất nhiều bộ ngành liên quan. Ông Chính đã trình bày về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính để kích thích đầu tư vì đây là mục tiêu chính của cuộc cải cách. Sau buổi họp đó, EuroCham đã tổ chức nhiều sự kiện để thông tin đến các thành viên. Có thể thấy là cho đến nay đã có nhiều ý tưởng. Dĩ nhiên là sẽ còn phải chờ xem thực tế liệu những chủ trương đó có biến thành những cải cách cụ thể hay không. Nhưng dù sao cũng đã có ý tưởng.RFI : Sau khi cải cách được thông báo, cũng như sau cuộc họp với thủ tướng Việt Nam thì EuroCham trông đợi cụ thể điều gì ?Ông Jean-Jacques Bouflet : Điểm chính của cuộc cải cách là giảm đáng kể số lượng bộ. Nhiều bộ đã được hợp nhất, ví dụ bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, điều này cho thấy một bước đi và mong muốn đi theo hướng quá độ và chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, hoặc ví dụ bộ Kế Hoạch Đầu Tư được gộp vào bộ Tài Chính. Tôi nhớ không nhầm là từ 18 bộ xuống còn 14 bộ. Có thể thấy mong muốn tinh giản bộ máy Nhà nước và mặt khác chính phủ cũng tìm cách phi tập trung hóa, có nghĩa là một phần các thủ tục hành chính sẽ được áp dụng ở cấp địa phương, tại các tỉnh với khoảng 60 tỉnh ở Việt Nam, và điều này sẽ cho phép chúng tôi tiếp cận gần với các nhà ra quyết định hơn.Nói tóm lại, mục đích của đợt tinh giản bộ máy Nhà nước là giảm bớt thủ tục hành chính, khoảng 30% toàn bộ thủ tục, và thúc đẩy việc áp dụng để đẩy nhanh chính những thủ tục đó. 30% là con số ấn tượng nên chúng tôi đầy hy vọng. RFI : Cuộc cải cách này là một điều kiện tiên quyết để Việt Nam thu hút đầu từ nước ngoài. Nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ các thành viên của EuroCham, cần phải có những điều kiện nào khác để Việt Nam có thể khẳng định vị trí trung tâm đầu tư ở Đông Nam Á như tham vọng của chính phủ Việt Nam ?Ông Jean-Jacques Bouflet : Như tôi đề cập ở trên, điều mà EuroCham trông đợi, cũng là điều kiện chính đối với chúng tôi, để kích thích đầu tư của châu Âu vào Việt Nam, vẫn là giảm thủ tục hành chính, chấm dứt những phức tạp, chồng chéo và phân chia rải rác giữa các bộ ngành, cơ quan ở cấp trung ương cũng như địa phương. Nhiều khi cứ như lạc vào rừng rậm, thủ tục tích tụ, chồng chéo và phải vượt qua một số ngưỡng. Vì vậy cuộc cải cách này thực sự là cần thiết.Ngoài ra, như chúng ta đã biết, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký Hiệp định Tự do Thương mại và đang trong giai đoạn triển khai. Chúng tôi cũng mong giai đoạn này triển khai này giúp giải phóng thực sự điều kiện thâm nhập thị trường, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu được kết trái từ đầu tư vào Việt Nam. Về điểm này, tiếc là chúng tôi vẫn chưa nhận được sự phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư vì hiệp định này phải qua hai vòng phê chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu và của các nước thành viên. Hiện giờ vẫn còn khoảng 10 nước thành viên chưa phê chuẩn.Còn về bản thân Hiệp định Tự do Thương mại, điều quan trọng là hiệp định phải được áp dụng triệt để và theo đúng tinh thần. Có nghĩa là cần phải tránh để việc giảm thuế quan bị vi phạm hoặc bị bù lại bằng cách tăng thuế ở trong nước đối với sản phẩm đó hoặc bằng các rào cản kỹ thuật cho trao đổi thương mại.RFI : Các thành viên EuroCham đầu tư vào những lĩnh vực nào ở Việt Nam hiện nay, cũng như xu hướng đầu tư trong tương lai ? Ông Jean-Jacques Bouflet : EuroCham đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp châu Âu, ở cấp độ Liên Hiệp Châu Âu, do đó, lĩnh vực hoạt động của chúng tôi rất rộng. Chỉ riêng nội bộ EuroCham đã có khoảng 20 ủy ban chuyên ngành, từ dược phẩm, nông nghiệp, đến rượu vang, rượu mạnh hoặc điện tử cho nên mảng hoạt động rất rộng, trong lĩnh vực nhập khẩu bởi vì có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang Việt Nam, cũng như sản xuất, chiếm một phần quan trọng bởi vì chúng tôi cũng có rất nhiều thành viên sản xuất ở Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang Liên Hiệp Châu Âu hoặc sang các thị trường thứ ba.Liên quan đến việc sản xuất ở Việt Nam, lĩnh vực chủ đạo vẫn là đồ điện tử. Việt Nam đang giữ vị trí quan trọng về điểm này, dường như là điện tử giữ vị trí thứ nhất về xuất khẩu, vượt qua cả nông nghiệp. Cho dù châu Âu có thể ít mạnh hơn trong lĩnh vực này ở Việt Nam nhưng còn rất nhiều cơ hội đầu tư.Ngoài ra còn có cả quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tôn trọng môi trường hơn, vẫn được gọi là “Green Deal” và chúng tôi muốn thể hiện và khẳng định ở Việt Nam. Tôi phải nói là về điểm này, Việt Nam đã nắm được phần nào vị trí đầu tầu so với các nước đang phát triển khác trong vùng. Đó là những lĩnh vực mà chúng tôi đầu tư đặc biệt hơn. Chúng tôi có một ủy ban đặc trách “Green Growth” - tăng trưởng xanh - rất năng động. Chúng tôi đối thoại rất nhiều với chính quyền Việt Nam. Việt Nam đang hiện đại hóa lĩnh vực năng lượng bằng cách thúc đẩy các loại hình năng lượng tái tạo, cho dù chúng ta khởi động từ mức khá thấp, và tất cả các doanh nghiệp của chúng tôi tập trung, điều phối với nhau về những lĩnh vực đầy hứa hẹn như này. RFI : Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen dự kiến thăm Việt Nam. Ông có nghĩ là chuyến công du sẽ sớm diễn ra không ? Ông Jean-Jacques Bouflet : Chúng tôi hy vọng bà Ursula von der Leyen sớm đến thăm chúng tôi. Tôi nghĩ Việt Nam là một nhân tố quan trọng cho thương mại quốc tế và cho hợp tác đối tác giữa các nước phát triển như Liên Hiệp Châu Âu và những nền kinh tế mới đang trỗi dậy mạnh mẽ như Việt Nam. Tôi nghĩ là trong thời điểm phần nào xáo trộn như hiện nay, cần phải nhắc lại sự gắn bó vào hệ thống thương mại quốc tế dựa trên khuôn khổ luật pháp rõ ràng, dự đoán được và đa phương, các quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cũng như Hiệp định Tự do Thương mại như tôi đề cập ở trên. Điều này rất quan trọng ! Đúng là chuyến thăm của bà Ursula von der Leyen sẽ tượng trưng phần nào cho điểm trên. Ngoài ra, cũng đừng quên rằng Việt Nam là thị trường có 100 triệu dân, đó là đất nước có tiềm năng rất lớn và là một nhân tố chủ đạo cho việc phân bổ lao động quốc tế.Ngoài chuyến thăm của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chúng tôi cũng mong ủy viên thương mại châu Âu Maroš Šefčovič đến thăm để phát hành "Sách Trắng" mà chúng tôi vẫn soạn thảo hàng năm để trình bày những đề xuất với chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện trao đổi và đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Chúng tôi hy vọng năm nay ông Maroš Šefčovič đứng ra chủ trì buổi lễ này. Có thể thấy là mọi chuyện đang đi vào quy củ với Việt Nam theo chiều hướng năng động được hình thành từ Hiệp định Tự do Thương mại ký vào năm 2019 và phê chuẩn năm 2020 và vẫn đang tiếp tục cho kết quả dù chậm nhưng chắc. Dĩ nhiên cũng phải chú ý đến bối cảnh quốc tế khó khăn hiện nay nhưng tôi tin Liên Hiệp Châu Âu phải tái khẳng định gắn kết với khuôn khổ đa phương dựa trên quy định luật pháp rõ ràng và tin cậy. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp châu Âu chúng tôi, ở rất xa châu Âu, điều quan trọng là phải có được khuôn khổ ổn định, rõ ràng, dự đoán được chứ không phải chịu ảnh hưởng từ những sự kiện, những “rối loạn” gây bất ổn. Khi người ta đầu tư, nhất là ở nước ngoài, đó là những khoản tiền khá lớn, cần nhiều năm mới khấu hao được đầu tư, vì thế có được niềm tin như vậy là điều rất quan trọng.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ông Jean-Jacques Bouflet, phó chủ tịch phụ trách Chính sách tại Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam EuroCham.
Nhiếp ảnh gia Nhu Nguyễn chia sẻ về những điểm vàng mùa Thu xung quanh tiểu bang Victoria, kèm bí quyết săn hình mùa Thu ấn tượng.
Mass UFO sighting events like the 1997 Phoenix Lights incident and the 2007-08 Stephenville, Texas mothership sightings reveal that world militaries are completely outmatched by the technology possessed by the extraterrestrial/NHI presence.Links/Sources:Texans report seeing UFO - CNN.comCNN.com - Transcripts15 Years Ago, UFO Sightings Rocked a Small Texas Town. The Mystery Remains.Phoenix Lights - WikipediaSupport Extraterrestrial Reality/Quirk Zone on Patreon:https://www.patreon.com/c/Extraterrestrial_RealityCheck out my YouTube channel:Quirk Zone - YouTubeExtraterrestrial Reality Book Recommendations:Link to ROSWELL: THE ULTIMATE COLD CASE: CLOSED: https://amzn.to/3O2loSILink to COMMUNION by Whitley Strieber: https://amzn.to/3xuPGqiLink to THE THREAT by David M. Jacobs: https://amzn.to/3Lk52njLink to TOP SECRET/MAJIC by Stanton Friedman: https://amzn.to/3xvidfvLink to NEED TO KNOW by Timothy Good: https://amzn.to/3BNftfTLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 1: https://amzn.to/3xxJvlvLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 2: https://amzn.to/3UhdQ1lLink to THE ALLAGASH ABDUCTIONS: https://amzn.to/3qNkLSgUFO CRASH RETRIEVALS by Leonard Stringfield: https://amzn.to/3RGEZKsFLYING SAUCERS FROM OUTER SPACE by Major Donald Keyhoe: https://amzn.to/3S7WkxvCAPTURED: THE BETTY AND BARNEY HILL UFO EXPERIENCE by Stanton Friedman and Kathleen Marden: https://amzn.to/3tKNVXn
Mass UFO sighting events like the 1997 Phoenix Lights incident and the 2007-08 Stephenville, Texas mothership sightings reveal that world militaries are completely outmatched by the technology possessed by the extraterrestrial/NHI presence.Links/Sources:Texans report seeing UFO - CNN.comCNN.com - Transcripts15 Years Ago, UFO Sightings Rocked a Small Texas Town. The Mystery Remains.Phoenix Lights - WikipediaSupport Extraterrestrial Reality/Quirk Zone on Patreon:https://www.patreon.com/c/Extraterrestrial_RealityCheck out my YouTube channel:Quirk Zone - YouTubeExtraterrestrial Reality Book Recommendations:Link to ROSWELL: THE ULTIMATE COLD CASE: CLOSED: https://amzn.to/3O2loSILink to COMMUNION by Whitley Strieber: https://amzn.to/3xuPGqiLink to THE THREAT by David M. Jacobs: https://amzn.to/3Lk52njLink to TOP SECRET/MAJIC by Stanton Friedman: https://amzn.to/3xvidfvLink to NEED TO KNOW by Timothy Good: https://amzn.to/3BNftfTLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 1: https://amzn.to/3xxJvlvLink to UFOS AND THE NATIONAL SECURITY STATE, VOLUME 2: https://amzn.to/3UhdQ1lLink to THE ALLAGASH ABDUCTIONS: https://amzn.to/3qNkLSgUFO CRASH RETRIEVALS by Leonard Stringfield: https://amzn.to/3RGEZKsFLYING SAUCERS FROM OUTER SPACE by Major Donald Keyhoe: https://amzn.to/3S7WkxvCAPTURED: THE BETTY AND BARNEY HILL UFO EXPERIENCE by Stanton Friedman and Kathleen Marden: https://amzn.to/3tKNVXn
Nhiếp ảnh gia Nhu Nguyễn gợi ý các địa điểm, bí quyết săn hình mùa Thu ở các góc nổi tiếng quanh thành phố Melbourne, và các vùng lân cận. Nhấc máy ảnh, điện thoại lên và đi chụp thôi.
Nhiều loại thuốc dành cho nữ sẽ rẻ hơn khi chúng được thêm vào danh sách thuốc được chính phủ trợ cấp. Chính phủ liên bang cho biết các loại thuốc mới thêm vào PBS tiếp nối gói biện pháp chăm sóc sức khỏe phụ nữ trị giá 50 tỷ đô la được công bố vào tháng 2.
The Guided Collective podcast is back for 2025, and just in time for a new wave of spiritual awakening we will be riding, or those around us will. This episode also explores: where I've been and what I've been up tothe importance of taking time to allow the answers to comeworking with the 2025 Annual Guided Collective Energy Forecast theme of Meaning + Balance and how it's shaping up true predictions on neurodivergence, our mind/body/spirit connection and extraterrestrial life PLUS... a little hint of something new that's coming. Get on the waitlist here to learn more.Important links mentioned:What I'm predicting for 2025The Telepathy Tapes PodcastRoss Coulthard and his Reality Check PodcastRoss's interview with Jake Barber, looking at the USA miltary and government's engagement with NHI and psionics. Dive into Jake's Skywatcher channelAbout your host, Helen JacobsI never set out to work as a psychic, but life had other plans! After a life-altering spirit visitation, I left a career in PR to follow my intuition in creating a platform and community for those who also want to live their true life path. Some 15 years later, I am still using my gifts to mentor, write and speak about the very same. Come say hi on Instagram or you may like to work with me, find more of my collective energy forecasts or explore all my other tools, tips and resources at helenjacobs.co.
UAP / UFOs are flying in our skies. Are they piloted by aliens, and if so, why are they here, and what do they want? Reed Summers, the host of the new podcast "Emergent," discusses the possibilities.Reed Summers is an investigator and public speaker, host of the EMERGENT Podcast and a public advocate for human sovereignty and safe human interaction with non-human intelligence. He writes and speaks extensively on the UAP/UFO phenomenon and its disclosure to the public and presents a comprehensive and logical framework for understanding Contact and our human evolution in a universe of intelligent life. His work sheds light on the activities and behaviors of the non-human intelligence (NHI) present in our world. It seeks to expand our human capacity to understand their nature and origin as well as their motivations and intentions for involvement with the human species. His forthcoming book on the motive and intent of non-human intelligence will equip citizens with key information and practical methods to help them interpret and respond to the reality of NHI interacting with humanity in an informed and empowered way.You can find Reed's podcast at: https://www.reedsummers.com/podcast/Reed is offering further discussion on the topic at: https://www.reedsummers.com/course/On X: @reedsummers7 @emergentpodcastThe Good Trouble Show:Linktree: https://linktr.ee/thegoodtroubleshow Patreon: https://www.patreon.com/TheGoodTroubleShow YouTube: https://www.youtube.com/@TheGoodTroubleShow Twitter: https://twitter.com/GoodTroubleShow Instagram: https://www.instagram.com/thegoodtroubleshow/ TikTok: https://www.tiktok.com/@goodtroubleshow Facebook: https://www.facebook.com/The-Good-Trouble-Show-With-Matt-Ford-106009712211646 Threads: @TheGoodTroubleShow BlueSky: @TheGoodTroubleShow Become a supporter of this podcast: https://www.spreaker.com/podcast/the-good-trouble-show-with-matt-ford--5808897/support.
Badstu og boblebad anbefales IKKE under graviditet, står det i ingressen til en sak på NHI.no. Dette er nytt for oss! Hva sier fødselslege Thorbjørn Brook Steen om saken? Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.
Tựa Đề: Cần Nhiều Thợ Gặt; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 8:35-38; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Khi Chúa Khởi Đầu Hành Động; Kinh Thánh: Ê-sai 40:1-8; Mác 1:1-8; Tác Giả: Mục Sư Trịnh Văn Khánh; Loạt Bài: Hội Thánh Tin Lành Trưởng Nhiệm Ân Điển
This is Part 2, the final installment, of our interview with Paul Oglesby Sr. and his son Paul Jr. The BSS team first met the Pauls at the Azalea Festival meet 'n' greet event in April 2024. Paul Sr. shared his life story of following a dark path from a young age, leading to homelessness, gang-related activities, substance abuse, demonic encounters, and more. Now, leading a clean, sober life, Paul shares how a series of miracles and divine messages throughout his lifetime saved his life and led him to discovering the Bledsoe family, whose encounters with paranormal entities rang true to his own.