POPULARITY
Categories
Chính quyền Trump đang tăng cường đàn áp các trường đại học Hoa Kỳ, cắt giảm tài trợ và đe dọa hành động trừng phạt các trường ưu tú như Harvard và Columbia. Những người chỉ trích cho rằng đây là một cuộc tấn công chưa từng có vào quyền tự do học thuật và chính kiến của sinh viên tại Hoa Kỳ.
Hầu hết các nước ASEAN đều phát triển bằng chiến lược sản xuất, gia công phục vụ thị trường Mỹ, đạt thặng dư thương mại vài thập niên qua. Nay họ trở thành nạn nhân vì thương chiến từ chính quyền Trump.
VOV1 - Theo các tin tức truyền thông, hơn 970 người, trong đó có hàng chục nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã ký vào một "tuyên bố chống thuế quan," chỉ trích rằng chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là "sai lầm" đồng thời cảnh báo nguy cơ "tự gây ra suy thoái kinh tế."-Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” tại TPHCM. Sự kiện được dàn dựng công phu, gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.- Hôm nay, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập và Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025- Các chính sách gia hạn nộp thuế của Chính phủ được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.- Lộ thêm nhóm chat trên ứng dụng Signal về kế hoạch tấn công các mục tiêu thuộc lực lượng Houthi ở Yemen của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ- Hàng trăm nhà kinh tế ký tuyên bố phản đối chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia nhỏ khác, đặc biệt tại Đông Nam Á, bị kẹt trong cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giới chuyên gia đều cho rằng Hà Nội đang phải khéo léo lèo lái để không làm mất lòng “sư huynh” phương Bắc nhưng cũng không được chọc giận Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong khi mức thuế đối ứng 46% vẫn lủng lẳng trên đầu. Trung Quốc là nước duy nhất không được tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế và hiện bị áp mức thuế 145%, thậm chí là 245% đối với một số mặt hàng. Song song với việc “quyết đấu đến cùng” với Washington, Bắc Kinh tìm cách vận động “đoàn kết” chống lại cuộc chiến thuế quan do Mỹ đơn phương áp đặt. Trung Quốc nói chuyện với Liên Hiệp Châu Âu, gặp hai đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản. Chủ tịch Tập Cận Bình nhanh chóng công du ba nước đối tác Đông Nam Á, bắt đầu từ Việt Nam.Trung Quốc thử độ dẻo dai của “ngoại giao cây tre” Việt NamĐây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ 5 đến Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trả lời RFI ngày 14/04, Emmanuel Véron, nhà nghiên cứu cộng tác tại Trường Hàng hải và Viện Inalco, thành viên Viện Pháp Nghiên cứu về Đông Á (IFRAE), nhận định :“Điều này cho thấy tầm quan trọng về kinh tế, cũng như chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc. Xin nhắc lại một chút là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trước đó là chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc hậu thuẫn cho Việt Nam, cho Việt Cộng. Điều này cũng cho thấy rõ sự gắn kết khá mạnh mẽ giữa chế độ Cộng sản hai nước và được phát triển hơn nhờ dần dần mở cửa nền kinh tế từ 30-40 năm trở lại đây. Có thể thấy là đúng, giữa hai nước có mối liên hệ rất đặc biệt. Lần này, chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu vòng công du Đông Nam Á với điểm đến đầu tiên là Việt Nam để khẳng định điều này và để có được nhưng bảo đảm về mặt thuế quan, đầu tư hoặc những bảo đảm về mặt hội nhập kinh tế Trung Quốc và Việt Nam”.Trái với một tổng thống Mỹ khó lường, chủ tịch Tập Cận Bình cố thể hiện Trung Quốc là “đối tác đáng tin cậy” và là “người bảo vệ thương mại toàn cầu”. Thái độ của ông Tập cũng được các nhà quan sát chú ý khi thăm Việt Nam, luôn tươi cười, thân thiện, “tặng quà lưu niệm trên đường đi”, có nghĩa là “các thỏa thuận thương mại mới và thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược”, theo nhận định của nhà nghiên cứu Wen-Ti Sung, thành viên không thường trú của Trung tâm Trung Quốc toàn cầu thuộc Atlantic Council (Hội đồng Đại Tây Dương) và được trang CNN trích dẫn ngày 14/04.Đọc thêmChủ tịch Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp lực chống đòn thuế quan của MỹTrung Quốc và Việt Nam ký 45 văn bản thỏa thuận hợp tác tập trung vào các lĩnh vực then chốt như kết nối hạ tầng, thương mại, chuỗi cung ứng, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp, phát triển nguồn lực, hàng không và đường sắt (*). Chủ tịch Tập Cận Bình hứa “thị trường lớn Trung Quốc luôn mở cửa cho Việt Nam”. Ông cũng đề cao vai trò của Việt Nam khi kêu gọi hai nước hợp tác để duy trì “sự ổn định của hệ thống thương mại tự do toàn cầu, chuỗi cung ứng, công nghiệp” và cùng phản đối “hành vi bắt nạt đơn phương”, ám chỉ đến quyết định áp thuế đối ứng của chính quyền Mỹ, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao 46%.Nhìn chung, theo Wen-Ti Sung, chuyến thăm Việt Nam trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á (Malaysia và Cam Bốt) của ông Tập Cận Bình có hai mục đích : Về mặt kinh tế, tìm cách đa dạng hóa dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trên toàn thế giới ; về chính sách đối ngoại, nhằm kéo các nước lại gần Trung Quốc trong khi những nước này vẫn nín thở về mức thuế đối ứng, mới chỉ được Mỹ tạm đình chỉ 90 ngày.Thương mại Việt Nam không thể tách rời đối tác Trung QuốcThương mại Việt Nam và Trung Quốc đã cán mốc kỷ lục mới 205 tỷ đô la trong năm 2024, trong đó khối lượng nhập khẩu của Việt Nam là 144 tỷ đô la. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc và Trung Quốc cũng lắp ráp nhiều mặt hàng ở Việt Nam và sau đó Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn sang Hoa Kỳ. Chính vì thế Việt Nam bị coi là “sân sau” của Trung Quốc và bị Mỹ áp mức thuế 46%. Nhà nghiên cứu Emmanuel Véron nhận định :“Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng hơn 15% trong năm 2024. Con số này cũng cho thấy lợi ích về thương mại, công nghệ và công nghiệp của Trung Quốc là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, chuyển chuỗi sản xuất dệt may, cũng như một số ngành công nghiệp khác sang Việt Nam hoặc một số nước ở Đông Nam Á. Nói tóm lại là có sự hội nhập kinh tế giữa hai nước. Ngoài ra, trong những năm gần đây, một phần các thị trường vững chắc, trong đó có Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, đã xích lại gần Việt Nam bởi vì nền kinh tế nước này đã hiệu quả hơn, các công trình hạ tầng có chất lượng tốt hơn và hoạt động hậu cần logistic cũng được củng cố. Việt Nam đã hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa từ 10 đến 15 năm nay, đặc biệt là nhờ năng lực của Trung Quốc”.Đọc thêmChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ thương mại song phươngTrung Quốc mang lợi ích kinh tế xoa dịu tranh chấp ở Biển ĐôngKhi công bố hàng loạt thỏa thuận hợp tác thương mại, công nghệ, phát triển xanh… chủ tịch Trung Quốc cũng cố xoa dịu những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền giữa hai nước ở Biển Đông. Trong điểm 9 của Tuyên bố chung, Việt Nam và Trung Quốc khẳng định “hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”. Dù vào tháng 02 trước đó, Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật ở gần vịnh Bắc Bộ sau khi Hà Nội công bố bản đồ xác định các yêu sách lãnh thổ.Liệu những thỏa thuận mới được ký kết có thể xóa bỏ những căng thẳng về chủ quyền, nhất là ở Biển Đông, hay không ? Nhà nghiên cứu Emmanuel Véron nhận định :“Dù sao đó cũng là mong muốn, một trong những đòn bẩy của Bắc Kinh. Có nghĩa là nhân chuyến công du Hà Nội, chủ tịch Tập Cận Bình nhắc lại vai trò đặc biệt của Việt Nam, được Trung Quốc coi là “người em” ở Đông Nam Á, theo văn hóa Trung Quốc và phần nào có chung sự phát triển về con người. Do đó, Bắc Kinh sẽ cố kích hoạt đòn bẩy thương mại và công nghệ để xóa những căng thẳng đang có ở Biển Đông, cho dù Trung Quốc rất hung hăng trong hoạt động quân sự hóa nhiều vùng biển, đi ngược với luật pháp quốc tế”.Động thái hòa dịu này còn diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc đang có những thỏa thuận hợp tác riêng về hàng hải để đánh dấu chủ quyền, như với Philippines, sắp tới là với Indonesia.Tránh chọc giận tổng thống Trump vì còn đàm phán thuế với MỹGiới chuyên gia cho rằng khi trải thảm đỏ đón chủ tịch Trung Quốc, Việt Nam cũng cần hành động thận trọng và tránh tỏ ra ngả về phía Bắc Kinh vì việc này có nguy cơ khiêu khích nguyên thủ Mỹ trong các cuộc đàm phán về thuế đối ứng. Và tổng thống Donald Trump đã sớm cho ý kiến ngay ngày 14/04 khi chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội : Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc. Tôi không đổ lỗi cho Việt Nam. Tôi đã thấy họ gặp nhau… đó là một cuộc gặp đáng yêu. Cuộc gặp giống như đang cố gắng tìm ra câu trả lời : Làm thế nào để chúng ta có thể lừa gạt Hoa Kỳ.Thực ra, trước khi đón chủ tịch Trung Quốc, Việt Nam đã có nhiều hành động trấn an chính quyền Mỹ : mua thêm hàng hóa Mỹ (khí hóa lỏng LNG, máy bay Boeing…), đề xuất đánh thuế 0% hàng hóa của nhau. Hà Nội khẳng định thắt chặt kiểm soát đối với một số hoạt động thương mại với Trung Quốc để bảo đảm hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ với nhãn hiệu “Sản xuất tại Việt Nam”.Đọc thêmViệt Nam : “Bạn” hay “thù” trong chính sách đánh thuế của Trump ?Nói tóm lại, Hà Nội đang ở thế khó. Tuy nhiên, chiến lược “ngoại giao cây tre” của Việt Nam đã phát huy hiệu quả, theo nhận định với RFI Tiếng Việt ngày 18/04 của nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (Pháp) :“Việt Nam ở trong thế rất tế nhị và trong mọi trường hợp đều đòi hỏi rất nhiều kỹ năng ngoại giao. Trên thực tế, sách lược “ngoại giao tre” đã phát huy hiệu quả rất tốt và Việt Nam đã cố gắng duy trì khoảng cách cân bằng giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ cùng với các đồng minh của Mỹ, ít nhất là xét về góc độ địa-chính trị.Nhưng xét về mặt kinh tế, tình hình phức tạp hơn một chút vì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc một phần vào dòng chảy kinh tế gắn kết Việt Nam với Trung Quốc. Một trong những chỉ trích của Washington đối với Hà Nội, và được thể hiện rõ trong việc tăng thuế hải quan liên quan đến hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, liên quan đến việc Mỹ cho rằng Việt Nam là “sân sau” cho các công ty Trung Quốc để lách lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào sản phẩm Trung Quốc. Nói cách khác, các công ty Trung Quốc đang chuyển sản xuất đến Việt Nam để có thể xuất khẩu sản phẩm của họ từ Việt Nam, nhờ đó được hưởng lợi từ mức thuế áp dụng cho Việt Nam.Đọc thêmLãnh đạo Việt Nam tuyên bố sẵn sàng giảm thuế xuống 0% đối với hàng nhập từ MỹVà tình hình này thực sự là khó xử lý cho Hà Nội vì Việt Nam không thể ngăn cản việc thành lập các công ty Trung Quốc do những hậu quả kinh tế từ việc này. Đồng thời, về mặt ngoại giao, Hà Nội cũng không muốn bị coi là gần gũi hoặc đại diện cho lợi ích của Bắc Kinh trước Washington.Vì vậy, tôi nghĩ Việt Nam sẽ cố gắng đàm phán với Mỹ và cố gắng nhấn mạnh rằng họ có khả năng quản lý việc thành lập các nhà máy Trung Quốc ở Việt Nam hoặc di dời các nhà máy Trung Quốc sang lãnh thổ Việt Nam.Chúng ta nên nhớ rằng đằng sau chuyện này còn có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, không chỉ đơn thuần về kinh tế, mà còn về địa-chính trị và địa-chiến lược đối với khu vực này và Mỹ hiểu rằng Washington chẳng được lợi khi đẩy những nước đang có lập trường “trung lập” hoặc “trung dung” vào vòng tay của Bắc Kinh. Cho nên đẩy Hà Nội vào vòng tay của Bắc Kinh chắc chắn sẽ là một sai lầm về mặt chiến lược.Vì vậy, tôi nghĩ rằng sẽ có các cuộc đàm phán và hai bên sẽ tìm ra được một kiểu thỏa thuận giúp cho Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế cân bằng giữa một bên là Trung Quốc bên kia là Hoa Kỳ”.******* (*) Ba dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn : (1) Lào Cao - Hà Nội - Hải Phòng, (2) Lạng Sơn - Hà Nội, (3) Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia nhỏ khác, đặc biệt tại Đông Nam Á, bị kẹt trong cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giới chuyên gia đều cho rằng Hà Nội đang phải khéo léo lèo lái để không làm mất lòng “sư huynh” phương Bắc nhưng cũng không được chọc giận Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong khi mức thuế đối ứng 46% vẫn lủng lẳng trên đầu. Trung Quốc là nước duy nhất không được tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế và hiện bị áp mức thuế 145%, thậm chí là 245% đối với một số mặt hàng. Song song với việc “quyết đấu đến cùng” với Washington, Bắc Kinh tìm cách vận động “đoàn kết” chống lại cuộc chiến thuế quan do Mỹ đơn phương áp đặt. Trung Quốc nói chuyện với Liên Hiệp Châu Âu, gặp hai đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản. Chủ tịch Tập Cận Bình nhanh chóng công du ba nước đối tác Đông Nam Á, bắt đầu từ Việt Nam.Trung Quốc thử độ dẻo dai của “ngoại giao cây tre” Việt NamĐây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ 5 đến Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trả lời RFI ngày 14/04, Emmanuel Véron, nhà nghiên cứu cộng tác tại Trường Hàng hải và Viện Inalco, thành viên Viện Pháp Nghiên cứu về Đông Á (IFRAE), nhận định :“Điều này cho thấy tầm quan trọng về kinh tế, cũng như chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc. Xin nhắc lại một chút là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trước đó là chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc hậu thuẫn cho Việt Nam, cho Việt Cộng. Điều này cũng cho thấy rõ sự gắn kết khá mạnh mẽ giữa chế độ Cộng sản hai nước và được phát triển hơn nhờ dần dần mở cửa nền kinh tế từ 30-40 năm trở lại đây. Có thể thấy là đúng, giữa hai nước có mối liên hệ rất đặc biệt. Lần này, chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu vòng công du Đông Nam Á với điểm đến đầu tiên là Việt Nam để khẳng định điều này và để có được nhưng bảo đảm về mặt thuế quan, đầu tư hoặc những bảo đảm về mặt hội nhập kinh tế Trung Quốc và Việt Nam”.Trái với một tổng thống Mỹ khó lường, chủ tịch Tập Cận Bình cố thể hiện Trung Quốc là “đối tác đáng tin cậy” và là “người bảo vệ thương mại toàn cầu”. Thái độ của ông Tập cũng được các nhà quan sát chú ý khi thăm Việt Nam, luôn tươi cười, thân thiện, “tặng quà lưu niệm trên đường đi”, có nghĩa là “các thỏa thuận thương mại mới và thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược”, theo nhận định của nhà nghiên cứu Wen-Ti Sung, thành viên không thường trú của Trung tâm Trung Quốc toàn cầu thuộc Atlantic Council (Hội đồng Đại Tây Dương) và được trang CNN trích dẫn ngày 14/04.Đọc thêmChủ tịch Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp lực chống đòn thuế quan của MỹTrung Quốc và Việt Nam ký 45 văn bản thỏa thuận hợp tác tập trung vào các lĩnh vực then chốt như kết nối hạ tầng, thương mại, chuỗi cung ứng, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp, phát triển nguồn lực, hàng không và đường sắt (*). Chủ tịch Tập Cận Bình hứa “thị trường lớn Trung Quốc luôn mở cửa cho Việt Nam”. Ông cũng đề cao vai trò của Việt Nam khi kêu gọi hai nước hợp tác để duy trì “sự ổn định của hệ thống thương mại tự do toàn cầu, chuỗi cung ứng, công nghiệp” và cùng phản đối “hành vi bắt nạt đơn phương”, ám chỉ đến quyết định áp thuế đối ứng của chính quyền Mỹ, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao 46%.Nhìn chung, theo Wen-Ti Sung, chuyến thăm Việt Nam trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á (Malaysia và Cam Bốt) của ông Tập Cận Bình có hai mục đích : Về mặt kinh tế, tìm cách đa dạng hóa dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trên toàn thế giới ; về chính sách đối ngoại, nhằm kéo các nước lại gần Trung Quốc trong khi những nước này vẫn nín thở về mức thuế đối ứng, mới chỉ được Mỹ tạm đình chỉ 90 ngày.Thương mại Việt Nam không thể tách rời đối tác Trung QuốcThương mại Việt Nam và Trung Quốc đã cán mốc kỷ lục mới 205 tỷ đô la trong năm 2024, trong đó khối lượng nhập khẩu của Việt Nam là 144 tỷ đô la. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc và Trung Quốc cũng lắp ráp nhiều mặt hàng ở Việt Nam và sau đó Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn sang Hoa Kỳ. Chính vì thế Việt Nam bị coi là “sân sau” của Trung Quốc và bị Mỹ áp mức thuế 46%. Nhà nghiên cứu Emmanuel Véron nhận định :“Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng hơn 15% trong năm 2024. Con số này cũng cho thấy lợi ích về thương mại, công nghệ và công nghiệp của Trung Quốc là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, chuyển chuỗi sản xuất dệt may, cũng như một số ngành công nghiệp khác sang Việt Nam hoặc một số nước ở Đông Nam Á. Nói tóm lại là có sự hội nhập kinh tế giữa hai nước. Ngoài ra, trong những năm gần đây, một phần các thị trường vững chắc, trong đó có Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, đã xích lại gần Việt Nam bởi vì nền kinh tế nước này đã hiệu quả hơn, các công trình hạ tầng có chất lượng tốt hơn và hoạt động hậu cần logistic cũng được củng cố. Việt Nam đã hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa từ 10 đến 15 năm nay, đặc biệt là nhờ năng lực của Trung Quốc”.Đọc thêmChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ thương mại song phươngTrung Quốc mang lợi ích kinh tế xoa dịu tranh chấp ở Biển ĐôngKhi công bố hàng loạt thỏa thuận hợp tác thương mại, công nghệ, phát triển xanh… chủ tịch Trung Quốc cũng cố xoa dịu những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền giữa hai nước ở Biển Đông. Trong điểm 9 của Tuyên bố chung, Việt Nam và Trung Quốc khẳng định “hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”. Dù vào tháng 02 trước đó, Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật ở gần vịnh Bắc Bộ sau khi Hà Nội công bố bản đồ xác định các yêu sách lãnh thổ.Liệu những thỏa thuận mới được ký kết có thể xóa bỏ những căng thẳng về chủ quyền, nhất là ở Biển Đông, hay không ? Nhà nghiên cứu Emmanuel Véron nhận định :“Dù sao đó cũng là mong muốn, một trong những đòn bẩy của Bắc Kinh. Có nghĩa là nhân chuyến công du Hà Nội, chủ tịch Tập Cận Bình nhắc lại vai trò đặc biệt của Việt Nam, được Trung Quốc coi là “người em” ở Đông Nam Á, theo văn hóa Trung Quốc và phần nào có chung sự phát triển về con người. Do đó, Bắc Kinh sẽ cố kích hoạt đòn bẩy thương mại và công nghệ để xóa những căng thẳng đang có ở Biển Đông, cho dù Trung Quốc rất hung hăng trong hoạt động quân sự hóa nhiều vùng biển, đi ngược với luật pháp quốc tế”.Động thái hòa dịu này còn diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc đang có những thỏa thuận hợp tác riêng về hàng hải để đánh dấu chủ quyền, như với Philippines, sắp tới là với Indonesia.Tránh chọc giận tổng thống Trump vì còn đàm phán thuế với MỹGiới chuyên gia cho rằng khi trải thảm đỏ đón chủ tịch Trung Quốc, Việt Nam cũng cần hành động thận trọng và tránh tỏ ra ngả về phía Bắc Kinh vì việc này có nguy cơ khiêu khích nguyên thủ Mỹ trong các cuộc đàm phán về thuế đối ứng. Và tổng thống Donald Trump đã sớm cho ý kiến ngay ngày 14/04 khi chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội : Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc. Tôi không đổ lỗi cho Việt Nam. Tôi đã thấy họ gặp nhau… đó là một cuộc gặp đáng yêu. Cuộc gặp giống như đang cố gắng tìm ra câu trả lời : Làm thế nào để chúng ta có thể lừa gạt Hoa Kỳ.Thực ra, trước khi đón chủ tịch Trung Quốc, Việt Nam đã có nhiều hành động trấn an chính quyền Mỹ : mua thêm hàng hóa Mỹ (khí hóa lỏng LNG, máy bay Boeing…), đề xuất đánh thuế 0% hàng hóa của nhau. Hà Nội khẳng định thắt chặt kiểm soát đối với một số hoạt động thương mại với Trung Quốc để bảo đảm hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ với nhãn hiệu “Sản xuất tại Việt Nam”.Đọc thêmViệt Nam : “Bạn” hay “thù” trong chính sách đánh thuế của Trump ?Nói tóm lại, Hà Nội đang ở thế khó. Tuy nhiên, chiến lược “ngoại giao cây tre” của Việt Nam đã phát huy hiệu quả, theo nhận định với RFI Tiếng Việt ngày 18/04 của nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (Pháp) :“Việt Nam ở trong thế rất tế nhị và trong mọi trường hợp đều đòi hỏi rất nhiều kỹ năng ngoại giao. Trên thực tế, sách lược “ngoại giao tre” đã phát huy hiệu quả rất tốt và Việt Nam đã cố gắng duy trì khoảng cách cân bằng giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ cùng với các đồng minh của Mỹ, ít nhất là xét về góc độ địa-chính trị.Nhưng xét về mặt kinh tế, tình hình phức tạp hơn một chút vì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc một phần vào dòng chảy kinh tế gắn kết Việt Nam với Trung Quốc. Một trong những chỉ trích của Washington đối với Hà Nội, và được thể hiện rõ trong việc tăng thuế hải quan liên quan đến hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, liên quan đến việc Mỹ cho rằng Việt Nam là “sân sau” cho các công ty Trung Quốc để lách lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào sản phẩm Trung Quốc. Nói cách khác, các công ty Trung Quốc đang chuyển sản xuất đến Việt Nam để có thể xuất khẩu sản phẩm của họ từ Việt Nam, nhờ đó được hưởng lợi từ mức thuế áp dụng cho Việt Nam.Đọc thêmLãnh đạo Việt Nam tuyên bố sẵn sàng giảm thuế xuống 0% đối với hàng nhập từ MỹVà tình hình này thực sự là khó xử lý cho Hà Nội vì Việt Nam không thể ngăn cản việc thành lập các công ty Trung Quốc do những hậu quả kinh tế từ việc này. Đồng thời, về mặt ngoại giao, Hà Nội cũng không muốn bị coi là gần gũi hoặc đại diện cho lợi ích của Bắc Kinh trước Washington.Vì vậy, tôi nghĩ Việt Nam sẽ cố gắng đàm phán với Mỹ và cố gắng nhấn mạnh rằng họ có khả năng quản lý việc thành lập các nhà máy Trung Quốc ở Việt Nam hoặc di dời các nhà máy Trung Quốc sang lãnh thổ Việt Nam.Chúng ta nên nhớ rằng đằng sau chuyện này còn có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, không chỉ đơn thuần về kinh tế, mà còn về địa-chính trị và địa-chiến lược đối với khu vực này và Mỹ hiểu rằng Washington chẳng được lợi khi đẩy những nước đang có lập trường “trung lập” hoặc “trung dung” vào vòng tay của Bắc Kinh. Cho nên đẩy Hà Nội vào vòng tay của Bắc Kinh chắc chắn sẽ là một sai lầm về mặt chiến lược.Vì vậy, tôi nghĩ rằng sẽ có các cuộc đàm phán và hai bên sẽ tìm ra được một kiểu thỏa thuận giúp cho Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế cân bằng giữa một bên là Trung Quốc bên kia là Hoa Kỳ”.******* (*) Ba dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn : (1) Lào Cao - Hà Nội - Hải Phòng, (2) Lạng Sơn - Hà Nội, (3) Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Nghe trọn nội dung sách nói Pháo Đài Số trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/208/Khi cỗ máy bẻ khóa mật mã dường như bất khả chiến bại của mình gặp phải một đoạn mã bí hiểm không thể phá vỡ, NSA phải cho gọi trưởng nhóm chuyên gia giải mã Susan Fletcher, một nhà toán học rất xinh đẹp và thông minh tới.Điều Susan khám phá ra sau đó đã gây sốc cho giới quyền lực: NSA đang bị đe dọa, không phải bằng súng hay bom mà là bằng một đoạn mã cực kỳ phức tạp mà nếu để phát tán ra sẽ có thể làm sụp đổ toàn bộ ngành tình báo Hoa Kỳ.Đứng giữa một thế giới ngổn ngang những bí mật và dối trá, Susan Fletcher phải chiến đấu để cứu lấy tổ chức mà cô tin tưởng. Khi biết gần như tất cả mọi người xung quanh phản bội mình, cô lao vào cuộc chiến không chỉ vì đất nước mà còn vì tính mạng của bản thân và vì tính mạng của người mà cô yêu.Từ những hành lang tàu điện ngầm ở Hoa Kỳ cho tới những ngôi nhà chọc trời ở Tokyo tới những mái nhà thờ ở Tây Ban Nha, một cuộc đua không cân sức đã bắt đầu diễn ra.Đó là một cuộc chiến sống còn nhằm ngăn chặn việc tạo ra một thế lực không thể đánh bại - một công thức viết ra các đoạn mã không thể phá vỡ, đang đe dọa làm mất cân bằng cán cân quyền lực mà thế giới đạt được từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh và phá vỡ mãi mãi.Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Pháo Đài Số được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn. ---Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi. ---Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/ ---Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Pháo Đài Số và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung Chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM.Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download#voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiPháoĐàiSố #DanBrown
VOV1 - Tác phẩm điện ảnh “Cu li không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival – AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8 - 16/4.-Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.- Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng cường nhân lực, khẩn trương đưa cơ sở 2 của bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam đi vào hoạt động- Ngành hồ tiêu tìm phương án ứng phó trước áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ và cảnh báo về dư lượng hoá chất từ nhiều thị trường khác nhau.- Phim Việt Nam giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 tại Rome, Italia.- Chính phủ Bulgaria vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm về tham nhũng.- Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất lần thứ 7 khi căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng.
VOV1 - Sáng nay, nhà ga hành khách quốc nội T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã đón chuyến bay thương mại đầu tiên. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu việc đưa vào vận hành giai đoạn đầu của công trình giao thông trọng điểm trong quá trình hiện đại hóa hạ tầng hàng không của TP. HCM.- Tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đặt ra đối với Thủ đô là phải trở thành địa phương đi đầu, là hình mẫu về an toàn vệ sinh thực phẩm và văn minh đô thị.- Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư bế mạc, thông qua 2 văn kiện quan trọng là “Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững lấy con người làm trung tâm” và “Tuyên bố P4G về tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ chế đa phương trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững”.- Công an tỉnh Thanh Hoá triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.- Trung Quốc lên kế hoạch triệu tập một cuộc họp không chính thức của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 23/4 tới nhằm chỉ trích Hoa Kỳ về việc áp đặt thuế quan đơn phương, mà Trung Quốc cho là hành vi "bắt nạt" và "vũ khí hóa thương mại".
Thách thức kép, giữa một bên là sự bất định của chính quyền mới ở Mỹ và bên kia là một Trung Quốc ngày một xác quyết, đang đặt Đài Loan trước một thực tế đáng sợ : Rủi ro chính quyền Mỹ hiện tại hoặc tương lai có thể coi những thách thức của Đài Loan là một mối quan tâm xa vời. Chưa có lúc nào Đài Loan phải đương đầu với một thế tiến thoái lưỡng nan về mặt chiến lược nghiêm trọng như lúc này. Một mặt, Trung Quốc gia tăng sức ép trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, ngoại giao và nhất là quân sự. Bắc Kinh luôn xem hòn đảo này như là một phần lãnh thổ không thể tách rời và một ngày nào đó phải được thống nhất bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực.Đài Loan trước sức ép quân sự từ Trung Quốc Giới quan sát dự đoán từ đây đến năm 2027, Trung Quốc có thể đánh chiếm Đài Loan. Tuy nhiên, việc chiếm đảo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, do địa hình phức tạp và nhất là Bắc Kinh vẫn còn e ngại phản ứng từ Washington : Liệu Hoa Kỳ có bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc mở chiến dịch tấn công?Nhưng từ đây đến ngày « giấc mơ Trung Hoa » được thành hiện thực, Trung Quốc không ngừng thao dượt quân sự phối hợp hải lục không quân với quy mô mỗi lúc một lớn hơn. Cuộc tập trận mới nhất trong hai ngày 01 và 02/04/2025 là một ví dụ điển hình : Bắc Kinh huy động không chỉ hải quân, không quân, mà cả đơn vị tên lửa và bộ binh.Theo quan sát từ nhà nghiên cứu Marc Julienne, giám đốc Trung tâm châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, mục tiêu là nhằm củng cố các năng lực liên tác chiến giữa các lực lượng quân đội Trung Quốc, nhưng cũng nhằm mô phỏng phong tỏa các cảng biển chính, ngắt đường cung cấp năng lượng và nhất là chặn đường chính phủ cũng như người dân Đài Loan đào thoát.Trên đài truyền hình ARTE, nhà nghiên cứu về Trung Quốc nhận định tiếp :« Đây thực sự là một đợt huấn luyện. Nếu Trung Quốc muốn mở một chiến dịch xâm chiếm hay phong tỏa trong ngắn, trung, hay dài hạn, họ phải được chuẩn bị cho chiến dịch này. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên đánh giá thấp công tác chuẩn bị cho chiến đấu. Và điều này được nói rõ trong các phát biểu chính trị hay quân sự chính thức. Việc chuẩn bị cho chiến đấu là một trong những ưu tiên của Quân đội Giải phóng Nhân dân.Vào thời điểm nào chiến sự sẽ diễn ra, thật khó mà nói. Nhưng người ta thường nói đến năm 2027, bởi vì đó sẽ là năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập quân đội và bởi vì ông Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội phải sẵn sàng chiến đấu vào thời điểm đó. Chúng ta cũng nên biết là Trung Quốc hiện đang có chút cơ may bởi vì càng chờ đợi, Trung Quốc sẽ càng hùng mạnh, nhưng ở phía bên kia, các đối thủ cũng sẽ củng cố mạnh hơn và sự phối hợp của họ cũng sẽ được chặt chẽ hơn ».Sức ép này từ Trung Quốc đặt hòn đảo này trước một thách thức to lớn : Đài Loan phải ứng phó với các rủi ro cấp bách như thế nào ? Chẳng hạn như sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, tính dễ bị tổn thương của các tuyến cáp ngầm viễn thông nối Đài Loan với thế giới, nguồn dự trữ lương thực và tài nguyên, cũng như khả năng phòng thủ mạng trước các cuộc tấn công từ tin tặc Trung Quốc v.v…« Thách thức Donald Trump »Mặt khác, cùng lúc này, chính quyền tổng thống Lại Thanh Đức phải đối mặt với điều mà hai nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Jude Blanchette và Gerard DiPippo, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, thuộc tổ chức tư vấn RAND Corporation, gọi là « Thách thức Donald Trump ». Chính sách thương mại và quốc phòng của Đài Loan đã chuyển sang một hướng mới kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 01/2025.Đài Loan có nguy cơ bị áp thuế đến 32% theo như thông báo đầu tiên của ông Donald Trump ngày 02/04, nếu đàm phán thất bại. Giống như nhiều nước khác trong khu vực, Đài Loan có thặng dư mậu dịch đến 76 tỷ đô la trong năm 2024, đứng thứ năm trong số các đối tác thương mại của Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ đạt mức 119 tỷ đô la, chủ yếu là chất bán dẫn và đồ điện tử, nhưng chỉ nhập khẩu 42 tỷ đô la hàng Mỹ.Điều này có nghĩa là Đài Bắc phải tăng gấp đôi lượng hàng nhập khẩu để thu hẹp khoảng cách, đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Chính phủ tổng thống Lại Thanh Đức hiện đang xem xét những thỏa thuận nào có thể đề nghị với chính quyền Trump. Tuy nhiên, theo hai nhà nghiên cứu người Mỹ trên trang RAND, rủi ro đối với Đài Loan cao hơn so với các nước khác do tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác an ninh giữa Đài Loan và Hoa Kỳ.Do vậy, ngoài việc Đài Loan có thể mua thêm một số mặt hàng chính như dầu hỏa, khí hóa lỏng, than đá, máy phát điện hay nông sản, Đài Bắc cũng có thể tăng mua vũ khí. Hiện tại, ngân sách quốc phòng của Đài Loan chỉ chiếm khoảng 2,45% GDP. Tổng thống Lại Thanh Đức gần đây cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 3%.Đây là một mức chi mà nhiều quan chức chính quyền Trump đánh giá là chưa đủ nếu xét đến quy mô của mối đe dọa mà hòn đảo này phải đối mặt. Ông Elbridge Colby, trong phiên điều trần trước Nghị Viện để được bổ nhiệm là thứ trưởng Quốc Phòng, phụ trách Chính sách, đã tuyên bố « Đài Loan nên chi đến khoảng 10% hoặc ít nhất một con số nào đó trong phạm vi này. »Chất bán dẫn : « Lá chắn silicon » của Đài LoanTuy nhiên, theo hai nhà nghiên cứu người Mỹ, cốt lõi vấn đề ở đây có thể là chất bán dẫn. Những con chip chiến lược này, cùng với linh kiện máy tính có chứa các con chip tiên tiến, chiếm gần 60% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Đài Loan trong năm 2024. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch tranh cử cáo buộc Đài Loan đánh cắp hoạt động kinh doanh chip của Hoa Kỳ và đe dọa áp thuế đến 100% đối với linh kiện bán dẫn.Những phát biểu này của nguyên thủ Mỹ đã làm dấy lên nỗi hoài nghi tại Đài Loan và các nước đồng minh trong khu vực : Cuối cùng, đối với Mỹ, Đài Loan là đồng minh hay là kẻ thù của Mỹ ? Ông Frédéric Encel, nhà địa chính trị học, giáo sư trường Paris School of Business, đánh giá việc bỏ rơi Đài Loan có thể gây tổn hại cho uy tín của Mỹ trong khu vực, khiến Donald Trump phải trả giá đắt.Cũng theo ông Frédéric Encel, « kim chỉ nam » của Donald Trump là « chủ nghĩa trọng thương tuyệt đối », nghĩa là « trả một đồng phải thu lại hai đồng ». Trên đài truyền hình ARTE, ông giải thích tiếp :« Tôi tin rằng Đài Loan không phải là một đồng minh, mà cũng không là một kẻ thù. Đây là một khách hàng tuyệt vời. Xin lưu ý, đó là một khách hàng mà Mỹ muốn tiếp tục bảo vệ bằng mọi giá. Quý vị hãy ước tính chi phí quốc phòng của chúng tôi để bảo đảm an ninh cho quý vị tốn kém bao nhiêu ? Về cơ bản, đây chính xác là lý do tại sao tôi nói đến « kim chỉ nam », mục tiêu của Trump. Đó chính là những gì Trump đề nghị với rất nhiều nước, hiện cảm thấy bị tổn thương vì chính sách mới của ông. Dù đúng hay sai, Trump tin rằng các nước châu Âu gây tốn kém cho Mỹ, đã quan tâm không đầy đủ, hay không đủ khả năng thanh khoản trong những thập niên sắp tới. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ rất khác biệt tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. »Đầu tháng 3/2025, chính quyền Lại Thanh Đức, trong một cử chỉ được nhiều nhà quan sát đánh giá là khôn khéo, đã thông báo TSMC sẽ đầu tư 100 tỷ đô la, xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ, cùng với một trung tâm nghiên cứu và phát triển, nâng tổng số cam kết đầu tư vào Mỹ là 165 tỷ đô la. Dù vậy, Trump vẫn muốn sản xuất nhiều chip tiên tiến hơn tại Mỹ.Một đòi hỏi khiến công luận Đài Loan lo lắng. Liệu rằng điều này có làm suy yếu « lá chắn silicon », hình tượng mà người dân hòn đảo gán cho TSMC, tập đoàn sản xuất đến gần 90% chip bán dẫn tiên tiến nhất trên thế giới tại Đài Loan ?Theo nhà nghiên cứu Marc Julienne, « đúng là nhu cầu về linh kiện bán dẫn đang tăng lên và tăng rất mạnh trên toàn cầu. Trên thực tế, việc mở nhà xưởng tại Mỹ không có nghĩa là đóng cửa nhà máy tại Đài Loan mà hoàn toàn ngược lại. Hơn nữa, nghiên cứu và phát triển vẫn được thực hiện ở Đài Loan. Điều quan trọng nhất là chất bán dẫn có hiệu năng cao nhất vẫn được sản xuất tại Đài Loan. Và do vậy, Đài Loan vẫn giữ được giá trị, tầm quan trọng của mình ».« Vận mệnh trong tay chúng ta ! »Dù vậy, hai nhà nghiên cứu người Mỹ Jude Blanchette và Gerard DiPippo, trên trang RAND, lưu ý rằng, để cho những bước đi chiến thuật trên được thành công, Đài Bắc phải vượt qua ba trở ngại lớn : Thứ nhất, Đài Loan không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ. Điều này hạn chế nghiêm trọng phạm vi hành động của chính phủ Đài Loan trong việc tương tác trực tiếp với chính quyền Trump và bản thân tổng thống Trump.Thứ hai, Đài Loan biết rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa Mỹ và Đài Loan đều có thể bị Trung Quốc trả đũa. Và cuối cùng, Đài Bắc tin rằng bất kỳ cuộc đàm phán kinh tế nào với chính quyền Trump có nguy cơ bị lệ thuộc và có thể phụ thuộc vào các cuộc đàm phán của Washington với Bắc Kinh.Những tính toán của Đài Loan còn thêm phần phức tạp với những thay đổi nhanh chóng trong quan hệ của Mỹ với Nga và Ukraina. Mối quan hệ có thể được sưởi ấm trở lại của chính quyền Trump với điện Kremlin, quyết định thay Kiev đàm phán với Matxcơva về số phận của Ukraina và các đòn tấn công của Trump nhắm vào Zelensky khiến công luận Đài Loan lo lắng khi nhìn thấy có sự tương đồng với tình hình bấp bênh của chính họ.Việc ngày 13/02/2025, bộ Ngoại Giao Mỹ rút lại câu « chúng tôi không hậu thuẫn độc lập Đài Loan » trong bản tin thông lệ chưa hẳn đồng nghĩa với việc Washington ủng hộ Đài Bắc độc lập. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Trung Quốc, Chee Meng Tan, trường đại học Nottingham Malaysia, sự thay đổi kín đáo của chính quyền Trump liên quan đến lập trường của Mỹ đối với Đài Loan hoàn toàn nhằm dụng ý kinh tế, có thể giúp Donald Trump có thêm trọng lượng trong đàm phán thương mại với Bắc Kinh.Thế nên, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng như hiện nay, Đài Loan không thể giữ nguyên chiến thuật mà họ đã dùng trong thập kỷ qua. Quân đội Trung Quốc đã phát triển quá mạnh trong khi Hoa Kỳ đang trong quá trình xem xét lại lịch sử các cam kết an ninh ở bên ngoài. Tất cả những điều này dẫn đến một kết luận không thể tránh khỏi : Đài Loan phải làm nhiều hơn nữa cho khả năng phòng thủ và phục hồi của chính mình.Tổng thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Đài Loan gần đây đã tuyên bố : « Số phận của chúng ta giờ nằm trong tay chúng ta » !
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu KitôRadio Vatican hằng ngày của Vatican News Tiếng Việt.Nội dung chương trình hôm nay:Bản tinSinh hoạt Giáo hội : Đại hội Thánh Thể đầu tiên tại Hoa Kỳ dành cho người khiếm thính---Liên lạc và hỗ trợ Vatican News Tiếng Việt qua email: tiengviet@vaticannews.va
VOV1 - Trong bối cảnh thị trường quốc tế không ổn định và rào cản thuế quan từ Hoa Kỳ, việc đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng và nâng cao chất lượng hàng hóa đang trở thành hướng đi chiến lược của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. - Doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng hàng hóa- Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với biến động thuế quan- Thi công “nước rút” để hoàn thành cao tốc qua Bình Định
Trong tuần lễ từ ngày 07-13/2025 thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt thất thường và bị chấn động vi « trận bão thương mại » xuất phát từ thủ đô Washington. Công luận thế giới tập trung vào chiến tranh thương mại không hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng « đó mới chỉ là tiền đề cho một chiến lược quy mô hơn, nguy hiểm hơn ». Mang nợ nhiều nhất trên thế giới, Hoa Kỳ muốn hình thành một trật tự mới về tiền tệ và tài chính. RFI mời giáo sư Eric Monnet, trường kinh tế Paris School of Economics giải thích về « chiến thuật nguy hiểm » đó của chính quyền Trump mà mục tiêu sau cùng là « tái cơ cấu núi nợ » 30.000 tỷ đô la của Hoa Kỳ.Mỹ lấn cấn vì núi nợ 30.000 tỷ đô la Đầu tuần trước, lãi suất tín dụng mà Hoa Kỳ phải đi vay đã đột ngột tăng mạnh : lãi suất tín dụng 10 năm « tăng gần nửa điểm » trong vài giờ đồng hồ trong đêm 9-10/04, làm dấy lên viễn cảnh quốc gia mang nợ lớn nhất thế giới phải đối mặt với một « cuộc khủng hoảng niềm tin », thiếu hụt thanh khoản. Nhiều tờ báo tài chính quốc tế nói đến « một làn gió hoảng loạn » đã thổi đến Nhà Trắng trong vài giờ và chính điểm này đã buộc tổng thống Donald Trump phải tạm hoãn cuộc chiến thương mại với toàn cầu (ngoại trừ với Trung Quốc).Hãng tin Mỹ Bloomberg xác nhận hiện tượng một số chủ nợ của Washington « ồ ạt bán đi Treasuries - công trái phiếu » của Hoa Kỳ mà họ đang nắm giữ. Mãi tận Singapore, cơ quan môi giới Lombard Odier cũng nói đến « một cuộc đình công từ phía các chủ nợ cho Hoa Kỳ vay mượn tiền ». Tại Nhà Trắng, các cộng tác viên và cố vấn tài chính, tiền tệ của tổng thống Donal Trump ghi nhận « nhiều hoạt động bất thường, bán đi công trái phiếu của Mỹ ». Hiện tượng này « xuất phát từ châu Á » vào lúc mà Nhật Bản và Trung Quốc là hai chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa KỳCùng lúc tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ sụt giảm. Tổng thống Donald Trump muốn giữ giá đô la ở mức thấp để thúc đẩy xuất khẩu, hay chính xác hơn là để thu hẹp thâm hụt mậu dịch của nền kinh tế số 1 toàn cầu với rất nhiều các bạn hàng trên thế giới - đứng đầu là Trung Quốc.Vậy thì tại sao Nhà Trắng đã vội lùi bước trên vấn đề thuế quan khi chiến dịch « Ngày Giải Phóng » nước Mỹ của ông Trump mới chỉ vừa có hiệu lực lúc 00 giờ ngày 09/04 ?Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Eric Monnet, giảng dậy tại trường kinh tế Paris School of Economics, trước hết trở lại với mục tiêu chính của cuộc chiến thương mại Mỹ đang khơi mào với quá nhiều những thông báo ồn ào để rồi cũng Nhà Trắng lại đính chính sau đó hay thay đổi ý kiến vào giờ chót. Eric Monnet : « Thật khó để biết Hoa Kỳ thực sự đang tính toán những gì, nhưng ít nhất chúng ta có thể suy luận mục tiêu chính : Họ muốn có một cán cân thương mại thặng dư. Tức là xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu. Điều đã được chứng minh trong các phát biểu của Trump, cũng như trong các thống kê ông đã trình bày. Hoa Kỳ muốn chấm dứt tình trạng nhập siêu, chinh phục lại vị trí của một cường quốc thương mại. Thế nhưng Washington tuyệt đối không khuyến khích dân chúng hạn chế mua hàng của nước ngoài mà lại chọn giải pháp trừng phạt các bạn hàng của Mỹ, để cộng đồng quốc tế giảm xuất khẩu vào Mỹ.Có hai vũ khí để giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới vào Hoa Kỳ : một là các hàng rào quan thuế như đã được đề cập đến rất nhiều. Biện pháp thứ hai là phá giá đồng tiền Mỹ so với các đơn vị ngoại tệ khác. Nhưng đến nay biện pháp này chưa được sử dụng cho dù đã được chính quyền Trump nói tới khá nhiều ».Tăng sức hấp dẫn của hàng Mỹ, « dìm hàng ngoại »Việc làm yếu đi đồng đô la đơn giản chỉ làm cho hàng Mỹ rẻ hơn so với hàng của những nơi khác bán sang Hoa Kỳ. Chính quyền Washington qua đó kỳ vọng hàng Mỹ có sức thu hút cao hơn, để có thể xuất khẩu dễ hơn, đồng thời thì hàng nhập vào Hoa Kỳ trở nên đắt đỏ hơn, nên dân Mỹ sẽ chuộng đồ nội địa. Mục tiêu phá giá đồng tiền, hay ít ra là giữ giá đồng đô la ở mức thấp để kích thích xuất khẩu của Mỹ, được coi là « giai đoạn 2 » của một chiến lược « rộng lớn » và nguy hiểm đối với thế giới. Kế hoạch đó do 2 nhân vật chủ xướng. Người thứ nhất là bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent và Stephen Miran cố vấn cho ông Trump. Miran hoạt động trong hậu trường. Tháng 11/2024 đã công bố một cặn kẽ những bước để thực hiện điều mà « chiến lược gia » về tiền tệ và tài chính này báo trước sẽ là một « cuộc Big bang ».3 giai đoạn của một cuộc cách mạng tiền tệ Kế hoạch mang tên ông Miran gồm : Ở giai đoạn 1, Mỹ mở một cuộc thương chiến « tàn khốc » đến nỗi, tất cả các đối thủ phải cầu cạnh Washington. Khi đó ở giai đoạn 2, Hoa Kỳ đồng ý nhượng bộ với điều kiện các « chủ nợ » phải bán bớt đồng đô la, qua đó giảm tỷ giá hối đoái của đồng tiền Mỹ. Ở giai đoạn cuối cùng Washington đòi các chủ nợ thay thế công trái phiếu của Mỹ họ đang nắm giữ để bằng những « công trái có giá trị cả trăm năm ».Giai đoạn 3 này mới là mục tiêu sau cùng chiến lược gia tài chính của Donald Trump, Stephen Miran nhắm tới : Đây là giải pháp cho phép « giảm nhẹ gánh nặng nợ nần » của nước Mỹ, giảm bớt lãi suất tín dụng mà hàng năm chính quyền Liên Bang vẫn phải thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài mà đứng đầu là Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu.Giáo sư kinh tế Eric Monnet, trường Paris School of Economics phân tích tiếp :Eric Monnet : « Có hai cách để làm giảm giá trị đồng đô la : đầu tiên là nới lỏng chính sách tiền tệ, đòi Ngân Hàng Trung Ương giảm lãi suất chỉ đạo. Và chúng ta đã thấy rằng Trump đang gây áp lực, đặc biệt là qua những phát biểu trên mạng xã hội để Cục Dự Trữ Liên Bang Fed, giảm lãi suất. Cách thứ nhì để giảm giá đồng tiền và đây là kế hoạch thực sự của Stephen Miran. Ông này chủ trương Mỹ đàm phán với những quốc gia đang nắm giữ nhiều đô la, như Châu Âu, Trung Quốc hay Nhật Bản để đạt được một thỏa thuận dẫn đến việc giảm giá trị đồng đô la so với các đồng tiền lớn khác ».Thuế hải quan : vũ khí để mặc cảĐòi các quốc gia khác đến thảo luận với Hoa Kỳ, nhưng đổi lại Mỹ cũng phải nhượng bộ : tức là khi các quốc gia khác đồng ý duy trì một « đồng đô la yếu », họ được lợi gì ?Eric Monnet : « Chính xác là như vậy và cũng vì thế mà chiến lược của Mỹ trước hết là phải dùng đòn thuế hải quan để áp đặt với thế giới luật chơi. Bắt mọi người phải thương thuyết, để rồi sau đó, trong một giai đoạn thứ hai, Hoa Kỳ dùng đòn thuế quan như công cụ đòi các quốc gia khác chấp nhận việc giảm giá trị tỷ giá hối đoái, tức là giảm giá trị đồng đô la.Và đó là điều mà họ gọi là Thỏa Thuận Mar A Lago (dinh thự riêng của Donald Trump ở bang Florida). Cho tới nay thỏa thuận Mar A Lago chưa hiện hữu, đây mới chỉ là một kế hoạch. Ý tưởng ở đây là Trump cũng thực hiện một thỏa thuận, đàm phán về tỷ giá hối đoái tương tự như Thỏa Thuận Plaza hồi năm 1985 đạt được dưới chính quyền của tổng thống Ronald Reagan. Plaza là tên một khách sạn ở New York và cũng chính tại đây Washington và các đối tác đã đồng ý giảm tỷ giá hối đoái của đô la ». Vẫn trong cuộc trả lời dành cho RFI Tiếng Việt hôm 10/04/205 vừa qua, giáo sư Monnet nói đến tính khả thi của kế hoạch mà tổng thống Trump và các cộng tác viên của ông gọi là « Thỏa thuận Mar A Lago ».Eric Monnet : « Kế hoạch này có khả thi hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thế giới đến lúc đó, tức là liệu rằng chiến tranh thương mại Mỹ gây nên sẽ làm rối loạn toàn cầu tới mức nào, kinh tế của thế giới có nguy cơ bị xuống dốc quá hay không… Nếu tình hình quá tồi tệ, thì điều đình hạ giá đô la có thể là cánh cửa duy nhất để khôi phục một chút mô hình đa phương trong một thế giới ngày càng hỗn loạn trước mắt, đây là điều có thể xảy ra nhưng không phải là vào thời điểm hiện tại và chắc chắn là không phải theo các điều khoản mà Mỹ đang áp đặt với thế giới như hiện nay. Đương nhiên thỏa thuận quốc để giảm giá đồng đô la sẽ bất lợi cho các quốc gia khác trên thế giới ».Nguy cơ Mỹ không còn làm chủ tình hình Điều khó hiểu ở đây là vào lúc chính quyền Mỹ tìm cách giữ giá đồng đô la thấp so với các ngoại tế khác trên thế giới (euro, franc Thụy Sĩ, yen hay nhân dân tệ…) thế nhưng Nhà Trắng bị đẩy vào thế bất an, khi đồng đô la trượt giá và trước tin dường như Trung Quốc -và có thể là cả Nhật Bản, đang mạnh tay bán ra công trái phiếu của Hoa Kỳ.Giáo sư Eric Monnet thận trọng phân tích về hiện tượng đó :Eric Monnet : « Thực ra hiện tại rất khó để nói chính xác liệu Trung Quốc có bán trái phiếu kho bạc Mỹ hay không. Các dữ liệu trước mắt chưa cho phép tôi khẳng định điều đó. Trái lại, mối đe dọa đó là có thật. Tức là Trung Quốc, cũng như nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang nắm giữ rất nhiều trái phiếu nợ của Mỹ như một khoản dự trữ ngoại tệ. Những quốc gia này hoàn toàn có thể bán ra những công trái đó của Hoa Kỳ, giới hạn dự trữ bằng đô la để đi mua các ngoại tệ khác, có thể là euro chẳng hạn.Đây là kịch bản từ lâu nay Hoa Kỳ đã lo sợ và cũng là lý do tại sao Donald Trump từng dọa nạt thế giới, kể cả Bắc Kinh là nếu mà các quốc gia này bán trái phiếu kho bạc Mỹ thì ông Trump sẽ lại càng tăng thuế hải quan. Nhưng một khi Nhà Trắng đã ấn định những mức thuế hải quan quá cao đi mất rồi, chúng ta tự hỏi điều gì thực sự có thể ngăn cản các quốc gia này bán đô la.Trong đêm 9 rạng sáng 10 tháng 4/2025 (theo giờ Paris) một khối lượng lớn công trái phiếu của Mỹ được bán ra, đô la mất giá. Cùng lúc lãi suất ngân hàng Mỹ phải đi vay tăng mạnh, làm tăng chi phí nợ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi vì trong trường hợp của Trung Quốc, ồ ạt bán đi đô la, tiền Mỹ mất giá, tức là đồng tiền Trung Quốc bị đẩy lên cao. Điều này bất lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc do vậy Ngân hàng trung ương đã phải can thiệp tìm cách giữu tỷ giá hối đoái ở mức thấp so với đồng tiền của Hoa Kỳ. Nước cờ đó không có lợi gì cho Bắc Kinh. Nhưng những giao động trong tuần qua cho thấy chúng ta đã bước vào một thế giới mà ở các bên luôn chủ trương dùng sức mạnh để áp đặt chính sách kinh tế ».Mục tiêu của Mỹ : Phá giá đồng đô la Theo quan niệm của ông trùm tiền tệ đứng trong bóng tối cố vấn cho tổng thống Trump là do quy chế của đơn vị đồng tiền dự trữ và là thước đo lường các luồng thương mại cho toàn cầu mà đô la của Mỹ bị nâng giá một cách « bất công, cướp đi hàng triệu công việc làm của người lao động Hoa Kỳ », thành thử điều đơn giản là Mỹ cần « bắt các nền kinh tế khác trên thế giới đóng góp hay đúng hơn là trả giá khi họ sử dụng đô la như một đơn vị tiền tệ dự trữ ».Một đồng đô la mềm giá tăng sức cạnh tranh của hàng công nghiệp made in USA và sẽ bóp ngạt các đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Trước mắt Thỏa thuận tiền tệ Mar A Lago của chiến lược gia kinh tế Miran vẫn còn là một « kế hoạch » còn đang được hình thành, nhưng đã để lộ rõ những điều như sau : Thứ nhất, chính quyền Trump có khuynh hướng « mặc cả với thế giới bằng sức mạnh » nhưng không chắc sẽ đem lại những kết quả như mong muốn.Thứ hai, như kinh tế gia Nicolas Véron được báo Les Echos (17/03/2025) trích dẫn đã nhận định, chủ trương kết hợp các đòn thuế quan mạnh tay và hù dọa của chính quyền Trump, mới chỉ chưa đầy 100 ngày ở Nhà Trắng, đã hủy hoại hết các mối liên minh gắn chặt siêu cường thương mại và nền kinh tế số 1 toàn cầu với những nước bạn thân thiết nhất như Canada, Mêhicô, Liên Âu và cả nhiều đồng minh của Mỹ ở Châu Á. Chưa biết sẽ có Thỏa Thuận Mar A Lago nào hay không để thay thế Thỏa Thuận Plaza chỉ biết rằng trước mắt, nước Mỹ của Donald Trump không còn nhiều đồng minh.Điểm thứ ba là Hoa Kỳ sẵn sàng thay đổi luật chơi về tài chính và thương mại, khai tử mô hình do chính Washington đã tạo ra, miễn là làm sao có lợi cho nước Mỹ.
Mức thuế “đối ứng” 46% đối với Việt Nam là một trong những mức thuế cao nhất mà tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngày 02/04/2025. Đòn thuế quan này, trên nguyên tắc có hiệu lực từ ngày 09/04 nhưng được tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày, có thể sẽ gây tổn hại nặng nề cho tăng trưởng của Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là một trong những thị trường chính. Theo chuyên gia Chu Thanh Tuấn, Đại học RMIT Việt Nam, trong bài viết tên trang web của đại học này ngày 04/04, "các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm dệt may, điện tử, da giày, thủy sản và đồ gỗ, đều phụ thuộc nặng nề vào thị trường Mỹ. Gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hướng đến người tiêu dùng Mỹ. Việc chính quyền Trump áp thuế cao như vậy có thể làm xói mòn lợi thế cạnh tranh về giá, dẫn đến nguy cơ bị hủy đơn hàng và buộc doanh nghiệp hoặc phải chấp nhận giảm biên lợi nhuận, hoặc phải chuyển hoạt động sản xuất sang khu vực khác".Chuyên gia Chu Thanh Tuấn nhấn mạnh, hệ quả không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, vì thuế quan nhắm vào hàng Việt Nam xuất đi Mỹ “có thể gây gián đoạn trên toàn bộ chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm nhu cầu trên nhiều lĩnh vực trong nước; ảnh hưởng dây chuyền tới các lĩnh vực trong nước như logistics, tài chính, đóng gói và tuân thủ quy chuẩn”.Nhưng trả lời RFI Việt ngữ ngày 09/04/2025, ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch kiêm sáng lập viên Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam VINACACAO, đưa ra một nhận định khác về tác động của thuế quan Mỹ: “Thứ nhất, thuế này không phải là thuế song phương, mà mang tính đa biên rất rõ, tức là ít nhiều cả thế giới này đều bị ảnh hưởng và cả thế giới sẽ bị đẩy lên một mặt bằng lạm phát mới. Các mức giá cả sẽ cao hơn rất nhiều. Ngay cả ở Hoa Kỳ, các mức giá từ điện tử, xe hơi, xăng dầu, thực phẩm sẽ đều tăng từ 15 đến 20%. Riêng trứng gà đã tăng 56%. Điều này tạo ra một “khung kháng thể mới” cho người tiêu dùng Mỹ, có nghĩa là việc tăng giá này sẽ làm cho họ quen dần với mức giá mới cho tất cả các mặt hàng, trong đó có hàng Việt Nam. Thứ hai, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu của quốc gia, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tới 70%. Các mặt hàng của họ thường là điện tử, điện thoại, những mặt hàng mà người ta lắp ráp ở Việt Nam để tận dụng các ưu thế về nhân công. Còn lại thì ngành dệt may bị ảnh hưởng, vì “tạm nhập tái xuất” nhiều, tức là trị giá gia tăng không cao. Ngành bị ảnh hưởng khá nhiều đó là nông sản, hải sản, như tôm, đồ gỗ, cà phê, gạo...Nếu nhìn tổng quát thì kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở. Điều này có nghĩa là những “con đại bàng” lớn, như Nike, hoặc Intel, hoặc Samsung bị “trúng tên”. Mức thuế này có thể làm chùn bước một số doanh nghiệp mà từ trước đến giờ vẫn tận hưởng ưu thế về lao động.Còn lại các mặt hàng, chủ yếu là nông sản, thì bán theo hình thức FOB ( giá tại cửa khẩu bên nước của người bán ), tức là giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu có thể không đổi, nhưng giá vào Hoa Kỳ thì sẽ tăng. Trách nhiệm này thuộc về nhà nhập khẩu Mỹ. Họ sẽ điều chỉnh, tái phân bố chi phí mới này để trung hòa vào chuỗi cung ứng của họ, để người Mỹ, vốn đã có sức đề kháng mới về giá cả, sẽ không bị tác động nhiều bởi mức giá mới này.Sắp tới nền kinh tế Mỹ có thể bị suy thoái, lạm phát sẽ tăng, người Mỹ sẽ phải đối phó với rất nhiều hướng, chứ không chỉ có những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu qua. Những nhà nhập khẩu Mỹ có thể quay lại thương lượng với người bán hàng Việt Nam. Cũng có thể là hai bên sẽ thương lượng để tìm ra một mức giá hợp lý để người xuất khẩu FOB có thể gánh một phần chi phí. Còn về phía các doanh nghiệp Việt Nam thì rõ ràng nếu họ bán giá FOB với mức như từ trước đến nay cũng được. Có thể sức mua sẽ giảm, nhưng có những mặt hàng thì Mỹ có thể không có chọn lựa nào khác, ví dụ như cà phê của Việt Nam thì quá tốt, họ không thể chuyển qua chọn cà phê Brazil, vì nếu chọn thì họ đã chọn từ lâu rồi. Tôm của Việt Nam thì rất ngon, nhưng họ có thể chọn của Thái Lan, có điều tôm của Thái Lan thì cũng bị tăng giá.Chính phủ đã mạnh dạn thương lượng song phương để tìm ra một con đường chung cho cả hai bên. Chính phủ cũng sẽ tiếp cận với các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế này ( hầu hết các doanh nghiệp như Samsung, Intel, Nike, sang Việt Nam đầu tư thì tìm những thị trường như thị trường Mỹ ), để có những đối sách cần thiết, giúp họ giảm bớt chi phí của thuế 46% này." ” Trước những tác động của mức thuế 46%, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là “năn nỉ” Hoa Kỳ nhẹ tay một chút. Hôm thứ năm tuần trước, 10/04/2025, chính phủ Việt Nam thông báo là hai nước sẽ tiến hành đàm phán về một "thỏa thuận thương mại đối ứng". Thông báo này được đưa ra sau cuộc gặp hôm trước tại Washington giữa phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đặc phái viên của tổng bí thư Tô Lâm, với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Ban đầu, ông Tô Lâm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 45 ngày, nhưng rốt cuộc coi như sẽ có đến 90 ngày để đàm phán.Trước đó, Hà Nội đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán để hai bên giảm thuế nhập khẩu đối với nhau xuống còn 0%, đồng thời cam kết sẽ “tiếp tục mua thêm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh mà Việt Nam có nhu cầu, kể cả các mặt hàng liên quan an ninh - quốc phòng”.Nhưng không chắc là những cam kết giảm nói trên sẽ đủ để Hoa Kỳ nương tay. Chiến lược gia tiền tệ kỳ cựu Bilal Hafeez, hiện là giám đốc nghiên cứu tại Macro Hive, cho biết để đưa cán cân thương mại của Hoa Kỳ từ thâm hụt xuống mức 0, các quốc gia sẽ phải tăng cường tiền tệ, kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa trong nước, để họ có thể mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ hơn và xuất khẩu ít hơn nhiều. Vấn đề là Việt Nam khó có thể làm những điều đó trong một thời gian ngắn. Trên trên tờ The Economist ngày 07/04/2025, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang ghi nhận, theo các dữ liệu mới nhất, trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, Việt Nam đã chỉ nhập khẩu hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la từ Hoa Kỳ, những hàng hóa được áp dụng mức thuế trung bình là 3%. Tuy nhiên, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, cân bằng lại trao đổi mậu dịch với Mỹ không phải là quá khó đối với Việt Nam :“Nếu chỉ có thâm hụt mậu dịch thì dễ giải quyết, tại vì hiện nay dư địa về hàng hóa của Mỹ cho Việt Nam còn rất lớn, như là đậu tương, gia súc, lúa mì. Lúa mì thì trước đây mình mua của Mỹ, Canada, Úc, thậm chí của Ấn Độ, thì bây giờ mình có thể ưu tiên mua của Mỹ, giảm mua từ các nước kia, đồng thời mua thêm khí hóa lỏng. Hiện nay, ô tô cũng có thể là một mặt hàng mà người Việt Nam rất là thích, nhất là ô tô Mỹ hay ô tô sản xuất tại Mỹ. Giả sử Toyota, Mercedes hay Volvo sản xuất tại Mỹ và nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm hay thuế nhập khẩu giảm bớt, người Việt Nam sẽ thích mua những ô tô đó. Nói chung, dư địa để cân bằng cán cân thương mại là không có gì khó.”Nhưng vấn đề là đối với Peter Navarro, cố vấn thương mại của Trump, cho dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng xóa bỏ thuế quan, thì thâm hụt thương mại 120 tỷ đô la vẫn còn nguyên do những "gian lận phi thuế quan". Ông Navarro cáo buộc Việt Nam trợ cấp cho hàng xuất khẩu của mình và hoạt động như một "thuộc địa" ( colony ) sản xuất hàng hóa Trung Quốc. Tuy vậy, theo The Economist, trong một bài viết đăng trên mạng ngày 07/04, nếu không thể sớm đạt được thỏa thuận, vẫn có thể có một số tia hy vọng cho Việt Nam. Một là các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp khó có thể rời bỏ Việt Nam ngay lập tức. Các dự án của họ có chi phí cố định cao và sẽ mất nhiều năm để di dời. Họ sẽ không bỏ những dự án đó cho đến khi có một số thông tin rõ ràng về điểm đến nào có thể tốt hơn. Mặt khác, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch VINACACAO, Việt Nam có thể thích ứng với thuế quan mới của Hoa Kỳ, vì là một nền kinh tế "mở":“Việt Nam đã làm từ mười mấy, hai chục năm nay, tức là Việt Nam được biết là một nền kinh tế mở, có nhiều đối tác international trade ( mậu dịch quốc tế ). Như tôi nói ở trên, 35% xuất khẩu là sang Mỹ, đúng là đủ lớn, nhưng rõ ràng không phải là tất cả xuất khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn như với đối tác châu Âu chúng ta đã có free trade agreement FTA ( hiệp định thương mại tự do ). Đó là một đối tác thương mại rất lớn. Với nhiều nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, mình cũng có FTA.Việc cải tổ kinh tế hoặc tăng độ mở của nền kinh tế thì Việt Nam đã làm từ lâu và nay có thể làm cho nó sâu sắc hơn hoặc rộng mở hơn thôi. Bản thân các công ty Việt Nam cũng hiểu là hiện nay không nên xuất khẩu thô, mà sẽ xuất khẩu hàng thương hiệu ( brand ), bởi vì người tiêu dùng sẽ trung thành với thương hiệu, chứ không trung thành với giá cả, chẳng hạn như Mercedes đã tăng giá không biết bao nhiêu lần, nhưng người ta vẫn thích Mercedes thì người ta phải chịu như thế thôi! TV cũng vậy, nếu bạn thích một nhãn hiệu TV nào thì bạn có thể trả giá cao hơn chút xít. Vấn đề này là nằm trong tầm tay của chính phủ và doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp vào Việt Nam để “tạm nhập tái xuất”, tức là chỉ sử dụng các nguồn lao động rẻ hoặc là đất đai, thì tôi nghĩ là chính phủ sẽ hành động nhanh và chính xác, tức là sẽ tiếp cận các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ, bởi mức thuế 46% này. Chính phủ Việt Nam sẽ tìm cách hỗ trợ họ, bằng cách giảm các chi phí đầu vào, thậm chí giảm thuế nhập khẩu hoặc là giảm giá đất cũng là một cách giảm chi phí đầu vào, hoặc là delay ( hoãn lại ), tức là chưa cần bắt trả ngay các khoản đối với các doanh nghiệp mà chịu ảnh hưởng trực tiếp, đồng hành với các doanh nghiệp để giảm cú sốc. Chính phủ ra tay giúp đỡ trong ngắn hạn thôi, trong hai năm 2025 và 2026, để chờ xem chính phủ Mỹ có vượt qua được midterm election ( bầu cử giữa kỳ ) 2026 hay không. Trong cuộc bầu cử đó, chính người Mỹ sẽ hiểu rằng cái gì vô lý thì phải dừng lại, chứ không thể mà “đơn đao phó hội”, tức là một mình nước Mỹ chống cả thế giới!”.Ấy là chưa kể một đòn mạnh vào tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất khẩu của Việt Nam có thể khiến đồng tiền Việt Nam giảm giá hơn nữa. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường thay thế, chẳng hạn như châu Âu. Theo chuyên gia Thang Nguyen của Oxford Economics, Ngân hàng trung ương Việt Nam thông thường vẫn quản lý đồng tiền Việt Nam sao cho giá trị của nó theo sát đồng đô la - một lựa chọn phổ biến của các nền kinh tế nhỏ hơn, phụ thuộc vào thương mại -, nhưng có lẽ họ sẽ phải để đồng tiền yếu đi để ứng phó với thuế quan của Mỹ. Nhưng trớ trêu thay, một hành động như vậy có thể khiến Việt Nam sẽ lại bị Mỹ cáo buộc là nước thao túng tiền tệ, như dưới chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu tiên!
Mức thuế “đối ứng” 46% đối với Việt Nam là một trong những mức thuế cao nhất mà tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngày 02/04/2025. Đòn thuế quan này, trên nguyên tắc có hiệu lực từ ngày 09/04 nhưng được tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày, có thể sẽ gây tổn hại nặng nề cho tăng trưởng của Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là một trong những thị trường chính. Theo chuyên gia Chu Thanh Tuấn, Đại học RMIT Việt Nam, trong bài viết tên trang web của đại học này ngày 04/04, "các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm dệt may, điện tử, da giày, thủy sản và đồ gỗ, đều phụ thuộc nặng nề vào thị trường Mỹ. Gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hướng đến người tiêu dùng Mỹ. Việc chính quyền Trump áp thuế cao như vậy có thể làm xói mòn lợi thế cạnh tranh về giá, dẫn đến nguy cơ bị hủy đơn hàng và buộc doanh nghiệp hoặc phải chấp nhận giảm biên lợi nhuận, hoặc phải chuyển hoạt động sản xuất sang khu vực khác".Chuyên gia Chu Thanh Tuấn nhấn mạnh, hệ quả không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, vì thuế quan nhắm vào hàng Việt Nam xuất đi Mỹ “có thể gây gián đoạn trên toàn bộ chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm nhu cầu trên nhiều lĩnh vực trong nước; ảnh hưởng dây chuyền tới các lĩnh vực trong nước như logistics, tài chính, đóng gói và tuân thủ quy chuẩn”.Nhưng trả lời RFI Việt ngữ ngày 09/04/2025, ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch kiêm sáng lập viên Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam VINACACAO, đưa ra một nhận định khác về tác động của thuế quan Mỹ: “Thứ nhất, thuế này không phải là thuế song phương, mà mang tính đa biên rất rõ, tức là ít nhiều cả thế giới này đều bị ảnh hưởng và cả thế giới sẽ bị đẩy lên một mặt bằng lạm phát mới. Các mức giá cả sẽ cao hơn rất nhiều. Ngay cả ở Hoa Kỳ, các mức giá từ điện tử, xe hơi, xăng dầu, thực phẩm sẽ đều tăng từ 15 đến 20%. Riêng trứng gà đã tăng 56%. Điều này tạo ra một “khung kháng thể mới” cho người tiêu dùng Mỹ, có nghĩa là việc tăng giá này sẽ làm cho họ quen dần với mức giá mới cho tất cả các mặt hàng, trong đó có hàng Việt Nam. Thứ hai, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu của quốc gia, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tới 70%. Các mặt hàng của họ thường là điện tử, điện thoại, những mặt hàng mà người ta lắp ráp ở Việt Nam để tận dụng các ưu thế về nhân công. Còn lại thì ngành dệt may bị ảnh hưởng, vì “tạm nhập tái xuất” nhiều, tức là trị giá gia tăng không cao. Ngành bị ảnh hưởng khá nhiều đó là nông sản, hải sản, như tôm, đồ gỗ, cà phê, gạo...Nếu nhìn tổng quát thì kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở. Điều này có nghĩa là những “con đại bàng” lớn, như Nike, hoặc Intel, hoặc Samsung bị “trúng tên”. Mức thuế này có thể làm chùn bước một số doanh nghiệp mà từ trước đến giờ vẫn tận hưởng ưu thế về lao động.Còn lại các mặt hàng, chủ yếu là nông sản, thì bán theo hình thức FOB ( giá tại cửa khẩu bên nước của người bán ), tức là giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu có thể không đổi, nhưng giá vào Hoa Kỳ thì sẽ tăng. Trách nhiệm này thuộc về nhà nhập khẩu Mỹ. Họ sẽ điều chỉnh, tái phân bố chi phí mới này để trung hòa vào chuỗi cung ứng của họ, để người Mỹ, vốn đã có sức đề kháng mới về giá cả, sẽ không bị tác động nhiều bởi mức giá mới này.Sắp tới nền kinh tế Mỹ có thể bị suy thoái, lạm phát sẽ tăng, người Mỹ sẽ phải đối phó với rất nhiều hướng, chứ không chỉ có những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu qua. Những nhà nhập khẩu Mỹ có thể quay lại thương lượng với người bán hàng Việt Nam. Cũng có thể là hai bên sẽ thương lượng để tìm ra một mức giá hợp lý để người xuất khẩu FOB có thể gánh một phần chi phí. Còn về phía các doanh nghiệp Việt Nam thì rõ ràng nếu họ bán giá FOB với mức như từ trước đến nay cũng được. Có thể sức mua sẽ giảm, nhưng có những mặt hàng thì Mỹ có thể không có chọn lựa nào khác, ví dụ như cà phê của Việt Nam thì quá tốt, họ không thể chuyển qua chọn cà phê Brazil, vì nếu chọn thì họ đã chọn từ lâu rồi. Tôm của Việt Nam thì rất ngon, nhưng họ có thể chọn của Thái Lan, có điều tôm của Thái Lan thì cũng bị tăng giá.Chính phủ đã mạnh dạn thương lượng song phương để tìm ra một con đường chung cho cả hai bên. Chính phủ cũng sẽ tiếp cận với các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế này ( hầu hết các doanh nghiệp như Samsung, Intel, Nike, sang Việt Nam đầu tư thì tìm những thị trường như thị trường Mỹ ), để có những đối sách cần thiết, giúp họ giảm bớt chi phí của thuế 46% này." ” Trước những tác động của mức thuế 46%, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là “năn nỉ” Hoa Kỳ nhẹ tay một chút. Hôm thứ năm tuần trước, 10/04/2025, chính phủ Việt Nam thông báo là hai nước sẽ tiến hành đàm phán về một "thỏa thuận thương mại đối ứng". Thông báo này được đưa ra sau cuộc gặp hôm trước tại Washington giữa phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đặc phái viên của tổng bí thư Tô Lâm, với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Ban đầu, ông Tô Lâm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 45 ngày, nhưng rốt cuộc coi như sẽ có đến 90 ngày để đàm phán.Trước đó, Hà Nội đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán để hai bên giảm thuế nhập khẩu đối với nhau xuống còn 0%, đồng thời cam kết sẽ “tiếp tục mua thêm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh mà Việt Nam có nhu cầu, kể cả các mặt hàng liên quan an ninh - quốc phòng”.Nhưng không chắc là những cam kết giảm nói trên sẽ đủ để Hoa Kỳ nương tay. Chiến lược gia tiền tệ kỳ cựu Bilal Hafeez, hiện là giám đốc nghiên cứu tại Macro Hive, cho biết để đưa cán cân thương mại của Hoa Kỳ từ thâm hụt xuống mức 0, các quốc gia sẽ phải tăng cường tiền tệ, kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa trong nước, để họ có thể mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ hơn và xuất khẩu ít hơn nhiều. Vấn đề là Việt Nam khó có thể làm những điều đó trong một thời gian ngắn. Trên trên tờ The Economist ngày 07/04/2025, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang ghi nhận, theo các dữ liệu mới nhất, trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, Việt Nam đã chỉ nhập khẩu hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la từ Hoa Kỳ, những hàng hóa được áp dụng mức thuế trung bình là 3%. Tuy nhiên, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, cân bằng lại trao đổi mậu dịch với Mỹ không phải là quá khó đối với Việt Nam :“Nếu chỉ có thâm hụt mậu dịch thì dễ giải quyết, tại vì hiện nay dư địa về hàng hóa của Mỹ cho Việt Nam còn rất lớn, như là đậu tương, gia súc, lúa mì. Lúa mì thì trước đây mình mua của Mỹ, Canada, Úc, thậm chí của Ấn Độ, thì bây giờ mình có thể ưu tiên mua của Mỹ, giảm mua từ các nước kia, đồng thời mua thêm khí hóa lỏng. Hiện nay, ô tô cũng có thể là một mặt hàng mà người Việt Nam rất là thích, nhất là ô tô Mỹ hay ô tô sản xuất tại Mỹ. Giả sử Toyota, Mercedes hay Volvo sản xuất tại Mỹ và nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm hay thuế nhập khẩu giảm bớt, người Việt Nam sẽ thích mua những ô tô đó. Nói chung, dư địa để cân bằng cán cân thương mại là không có gì khó.”Nhưng vấn đề là đối với Peter Navarro, cố vấn thương mại của Trump, cho dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng xóa bỏ thuế quan, thì thâm hụt thương mại 120 tỷ đô la vẫn còn nguyên do những "gian lận phi thuế quan". Ông Navarro cáo buộc Việt Nam trợ cấp cho hàng xuất khẩu của mình và hoạt động như một "thuộc địa" ( colony ) sản xuất hàng hóa Trung Quốc. Tuy vậy, theo The Economist, trong một bài viết đăng trên mạng ngày 07/04, nếu không thể sớm đạt được thỏa thuận, vẫn có thể có một số tia hy vọng cho Việt Nam. Một là các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp khó có thể rời bỏ Việt Nam ngay lập tức. Các dự án của họ có chi phí cố định cao và sẽ mất nhiều năm để di dời. Họ sẽ không bỏ những dự án đó cho đến khi có một số thông tin rõ ràng về điểm đến nào có thể tốt hơn. Mặt khác, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch VINACACAO, Việt Nam có thể thích ứng với thuế quan mới của Hoa Kỳ, vì là một nền kinh tế "mở":“Việt Nam đã làm từ mười mấy, hai chục năm nay, tức là Việt Nam được biết là một nền kinh tế mở, có nhiều đối tác international trade ( mậu dịch quốc tế ). Như tôi nói ở trên, 35% xuất khẩu là sang Mỹ, đúng là đủ lớn, nhưng rõ ràng không phải là tất cả xuất khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn như với đối tác châu Âu chúng ta đã có free trade agreement FTA ( hiệp định thương mại tự do ). Đó là một đối tác thương mại rất lớn. Với nhiều nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, mình cũng có FTA.Việc cải tổ kinh tế hoặc tăng độ mở của nền kinh tế thì Việt Nam đã làm từ lâu và nay có thể làm cho nó sâu sắc hơn hoặc rộng mở hơn thôi. Bản thân các công ty Việt Nam cũng hiểu là hiện nay không nên xuất khẩu thô, mà sẽ xuất khẩu hàng thương hiệu ( brand ), bởi vì người tiêu dùng sẽ trung thành với thương hiệu, chứ không trung thành với giá cả, chẳng hạn như Mercedes đã tăng giá không biết bao nhiêu lần, nhưng người ta vẫn thích Mercedes thì người ta phải chịu như thế thôi! TV cũng vậy, nếu bạn thích một nhãn hiệu TV nào thì bạn có thể trả giá cao hơn chút xít. Vấn đề này là nằm trong tầm tay của chính phủ và doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp vào Việt Nam để “tạm nhập tái xuất”, tức là chỉ sử dụng các nguồn lao động rẻ hoặc là đất đai, thì tôi nghĩ là chính phủ sẽ hành động nhanh và chính xác, tức là sẽ tiếp cận các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ, bởi mức thuế 46% này. Chính phủ Việt Nam sẽ tìm cách hỗ trợ họ, bằng cách giảm các chi phí đầu vào, thậm chí giảm thuế nhập khẩu hoặc là giảm giá đất cũng là một cách giảm chi phí đầu vào, hoặc là delay ( hoãn lại ), tức là chưa cần bắt trả ngay các khoản đối với các doanh nghiệp mà chịu ảnh hưởng trực tiếp, đồng hành với các doanh nghiệp để giảm cú sốc. Chính phủ ra tay giúp đỡ trong ngắn hạn thôi, trong hai năm 2025 và 2026, để chờ xem chính phủ Mỹ có vượt qua được midterm election ( bầu cử giữa kỳ ) 2026 hay không. Trong cuộc bầu cử đó, chính người Mỹ sẽ hiểu rằng cái gì vô lý thì phải dừng lại, chứ không thể mà “đơn đao phó hội”, tức là một mình nước Mỹ chống cả thế giới!”.Ấy là chưa kể một đòn mạnh vào tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất khẩu của Việt Nam có thể khiến đồng tiền Việt Nam giảm giá hơn nữa. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường thay thế, chẳng hạn như châu Âu. Theo chuyên gia Thang Nguyen của Oxford Economics, Ngân hàng trung ương Việt Nam thông thường vẫn quản lý đồng tiền Việt Nam sao cho giá trị của nó theo sát đồng đô la - một lựa chọn phổ biến của các nền kinh tế nhỏ hơn, phụ thuộc vào thương mại -, nhưng có lẽ họ sẽ phải để đồng tiền yếu đi để ứng phó với thuế quan của Mỹ. Nhưng trớ trêu thay, một hành động như vậy có thể khiến Việt Nam sẽ lại bị Mỹ cáo buộc là nước thao túng tiền tệ, như dưới chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu tiên!
VOV1 - Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai ngay 7 nhiệm vụ trọng tâm.Trung ương thống nhất sắp xếp 5 tổ chức chính trị-xã hội, 30 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc MTTQ Việt Nam.- Thành lập đoàn đàm phán Chính phủ về vấn đề thương mại Hoa Kỳ. Bộ trưởng Bộ Công thương làm trưởng đoàn.- 32.000 bài thi khảo sát lớp 12 ở Hà Nội dưới 3 điểm.- Mỹ và Iran kết thúc đàm phán đầu tiên với kết quả tích cực và xây dựng.- Bình luận nhan đề “Bước ngoặt quan trọng trên chính trường nước Đức”
Sudan đã đưa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất U-A-E ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, với cáo buộc chính phủ đồng lõa trong cuộc diệt chủng người dân của mình, bằng cách hỗ trợ nhóm chiến binh Lực lượng Hỗ trợ Nhanh RSF. Trong khi U-A-E phủ nhận cáo buộc và bất kỳ hành vi vi phạm nào đối với Công ước Diệt chủng, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc và các nhà lập pháp Hoa Kỳ đều cho rằng, các tuyên bố của Sudan là đáng tin cậy.
VOV1 -Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong ngày 11.4, đoàn đàm phán của Việt Nam được thành lập để trao đổi ngay với đoàn đàm phán Mỹ. Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam, trong đó có nội dung thuế quan.- Ngày họp thứ 2 của hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13.- Thành lập ngay đoàn đàm phán của Việt Nam để trao đổi với Đoàn đàm phán Hoa Kỳ về thương mại song phương trong ngày hôm nay.- Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.- Bộ sư tập về âm nhạc của nhạc sỹ Hoàng Vân được công nhận là Di sản thế giới.- Trung Quốc cũng thông báo tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 125% từ 12/4 và tuyên bố từ sau sẽ “không quan tâm” đến các mức thuế tăng thêm của Mỹ.- Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi đang lan rộng tại 58 quốc gia.
VOV1 - Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng, với kim ngạch xuất khẩu năm qua hơn 62 tỷ đô la Mỹ. Trước diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, ngành đang có những điều chỉnh chiến lược để thích nghi, hướng tới xuất khẩu bền vững, đáp ứng tình hình mới..- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 tháng 4.- Chính phủ thành lập Đoàn đàm phán để trao đổi ngay với Đoàn đàm phán Hoa Kỳ, hướng tới sớm đạt thoả thuận thương mại song phương ổn định, bền vững, cùng có lợi.- Thí điểm sàn giao dịch tiền mã hóa tại Việt Nam - Hướng tới Hệ sinh thái tài sản mã hóa minh bạch, an toàn và bền vững- Các bên tham gia Liên minh Tự nguyện chưa tìm được tiếng nói chung trong việc gửi quân đến Ukraine một khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn và hòa bình tại quốc gia Đông Âu này.- Liên minh Châu Âu thành lập cơ quan phát triển và thử nghiệm các công nghệ quản lý biên giới tiên tiến.
VOV1 - Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cho biết, Mỹ đang xem xét các đề xuất của 15 quốc gia về thuế và sắp đạt được thỏa thuận với một số quốc gia trong số đó.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập ngay đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ để xây dựng kịch bản và phương án đàm phán nhằm giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước và hướng tới mục tiêu cân bằng bền vững, lâu dài.- Khánh Hòa tháo gỡ "nút thắt" đất công nghiệp để đón làn sóng đầu tư mới. - Ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi đầu tiên ở người lớn trong năm nay.- Mỹ sắp đạt được thỏa thuận với một số quốc gia về các mức thuế đối ứng.- Bộ trưởng Quốc phòng của 30 quốc gia trong “Liên minh tự nguyện” do Pháp và Anh dẫn đầu nhóm họp tại thủ đô Bỉ để thảo luận về việc triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình tại Ukraine.
Có những người, khi nhắc đến ta không thể chỉ gói gọn họ trong danh hiệu hay một vai trò cố định. Michelle Obama là một người như thế. Bà không chỉ là cựu Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ mà còn là nguồn cảm hứng của hàng triệu người, là biểu tượng của sự kiên cường, trí tuệ và lòng nhân ái.Support the show
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã phản ứng tích cực với việc đảo ngược đột ngột thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng chục quốc gia, với lệnh tạm dừng trong 90 ngày. Trung Quốc vẫn chưa được hoãn lại, với việc Donald Trump tuyên bố thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, sẽ tăng lên 125 phần trăm.
VOV1 - Một phát hiện mới nhất từ các mẫu đá do tàu thám hiểm mặt trăng Chang-I 6 (Chang'e-6) của Trung Quốc mang về cho thấy tại lớp phủ bề mặt của mặt trăng, phía xa chứa ít nước hơn so với phía gần. Điều này cho thấy "bán cầu ẩn", luôn quay lưng lại với Trái đất, có xu hướng khô hơn nhiều.- Khai mạc hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng.- Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.- Việt Nam hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ tạm ngừng đánh thuế đối ứng. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng nhất trí khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng.- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thuộc Top 100 sân bay tốt nhất thế giới và Top 10 sân bay tốt nhất châu Á năm 2025.- Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi ngoạn mục. Các nước “thở phào” nhưng vẫn chưa hết lo ngại khi Mỹ vẫn duy trì mức thuế 10% và áp thuế với riêng Trung Quốc lên tới 125%.- Các nhà khoa học phát hiện mới về hàm lượng nước ở Mặt trăng.
VOV1 - Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 khai mạc sáng 10/4 cho ý kiến với 15 nội dung, tập trung trong 2 nhóm vấn đề chính là sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị và chuẩn bị cho Đại hội 14 của Đảng.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.- Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng. Trong khi đó, Mỹ quyết định hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại, ngoại trừ Trung Quốc bị tăng thuế lên 125%. Thị trường chứng khoán toàn cầu ghi nhận sự hồi phục tích cực.- Chủ tịch Đảng đối lập Hàn Quốc chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống.- Số người thiệt mạng trong vụ sập mái hộp đêm ở Cộng hòa Dominica, đã tăng lên ít nhất 184 người. Trong khi đó, giới chức thông báo dừng hoạt động tìm kiếm cứu hộ.
VOV1 - Chiều ngày 09/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
VOV1 - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định việc quyết định ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.
Tổng thống Hoa Kỳ đã công bố mức thuế 104 phần trăm đối với hàng nhập từ Trung Quốc, khi cuộc chiến thương mại giữa Donald Trump và Trung Quốc leo thang. Mức thuế thương mại "có đi có lại" toàn diện của chính quyền Trump, sẽ có hiệu lực vào thứ Tư.
VOV1 - Chuyến thăm chính thức nước ta của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hướng tới mục tiêu đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới.- Chuyến thăm chính thức nước ta của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hướng tới mục tiêu đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới.- Bộ Nội vụ hướng dẫn cách tính chính sách, chế độ với cán bộ, công chức nghỉ hưu sớm.- Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam và các doanh nghiệp tại TPHCM kiến nghị nhiều giải pháp để thích ứng với vòng xoáy thuế quan, đề xuất đàm phán hài hòa lợi ích cho cả 2 bên.- Đoàn cứu hộ của nước ta tham gia hỗ trợ nước bạn Myanmar khắc phục hậu quả động đất đã hoàn thành nhiệm vụ, trở về an toàn.- Từ hôm nay, Mỹ áp mức thuế 104% đối với hàng hóa của Trung Quốc.- Báo động ô nhiễm vi nhựa tại các dòng sông ở châu Âu.
VOV1 - Tối 7/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp ứng phó sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev.- Đoàn cứu hộ Việt Nam bao gồm lực lượng của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đã dừng hoạt động tìm kiếm cứu nạn sau một tuần hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar và về nước- Tổng thống Đonald Trump thông báo, các cuộc đàm phán hạt nhân trực tiếp giữa Mỹ và Iran diễn ra vào ngày 12/04.- Hôm nay, Duma Quốc gia Nga sẽ thảo luận các dự luật bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia trước các nỗ lực can thiệp từ nước ngoài.
VOV1 - Theo kế hoạch của Chính phủ, trước 30/5, hồ sơ Đề án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được trình Quốc hội. Sau quá trình thẩm tra, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Đề án trước ngày 20/6.- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp dụng thuế quan mới ít nhất 45 ngày để có thời gian trao đổi.- Bệnh sởi được kiểm soát, có xu hướng giảm, tuy nhiên Bộ Y tế dự báo, dịch sởi chưa dừng lại, cần hết sức thận trọng.- Trung Quốc tuyên bố “chiến đấu đến cùng” sau động thái dọa áp thuế bổ sung 50% của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm.- Người phụ nữ đầu tiên tại Anh sinh con từ tử cung cấy ghép.
VOV1 - Dự báo, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp dệt may phải xoay xở, chủ động tìm giải pháp để ứng phó với chính sách mới này.- Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp ứng phó với chính sách thuế mới của Hoa Kỳ- Ứng dụng AI trong sản xuất: động lực đổi mới để phát triển- Quảng Ninh: Tìm giải pháp nâng cao tỷ trọng kinh tế số
Hơn 20.000 người biểu tình đã tụ tập tại Washington DC, với các cuộc biểu tình đồng thời được tổ chức tại tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ và trên khắp Châu Âu, trong các cuộc biểu tình được phối hợp lớn nhất chống lại Donald Trump kể từ khi ông trở lại làm Tổng thống. Được gọi là "Hands Off!", các cuộc biểu tình đã tập hợp hơn 150 nhóm vận động phản đối việc cắt giảm việc làm liên bang, các cuộc tấn công vào khoa học và quyền của nhóm thiểu số, cũng như những gì nhiều người mô tả là sự củng cố quyền lực nguy hiểm.
Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang chao đảo, sau tuyên bố áp thuế quan toàn diện của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, ông tuyên bố hơn 50 quốc gia đã liên hệ, để cố gắng đàm phán các thỏa thuận với Hoa Kỳ.
Ngày 02/04/2025, tổng thống Donald Trump tuyên bố “giải phóng” nước Mỹ khỏi 50 năm bị cả thế giới lừa đảo. Ông cáo buộc : “Bạn của chúng ta còn tệ hơn cả kẻ thù của chúng ta”. Việt Nam được ông Trump đánh giá là “nước đàm phán tài ba” và ông “thích đất nước này” nhưng vẫn quyết định đánh thuế 46%, chỉ một nửa mức 90% mà Việt Nam đánh vào hàng Mỹ theo tính toán của Nhà Trắng. Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, cùng với Trung Quốc, Cam Bốt, Lào, Indonesia, Miến Điện. Theo một số chuyên gia, được trang VnExpress trích dẫn ngày 03/04, các ngành có tỷ trọng xuất cao sang Mỹ cũng là các nhóm chịu tác động lớn từ mức thuế 46% : thủy sản, nhựa, cao su, gỗ, nội thất, giấy bột, dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, linh kiện, điện tử...Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và hoạt động xuất khẩu chiếm đến đến 85% GDP đất nước. Tại sao Việt Nam lại bị áp mức thuế cao 46% ? Nền kinh tế và sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động lớn đến mức nào ? Việt Nam có thể thuyết phục được chính quyền Trump xem xét lại mức thuế ?RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Hubert Testard, chuyên gia về châu Á và các thách thức kinh tế quốc tế, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á.RFI : Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng thuế đối ứng với 180 nước trên thế giới cùng với biểu thuế đánh vào mỗi nước. Tỷ lệ này được tính như thế nào ?Hubert Testard : Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ - USTR đã công bố một tài liệu giải thích cách họ thực hiện tính toán. Đây là một tài liệu phức tạp với nhiều phương trình nên mọi thứ không thực sự rõ ràng. Nhưng điểm nổi bật trong tài liệu này là USTR không chỉ tính đến sự chênh lệch về thuế quan giữa các nước mà còn tính đến tầm quan trọng của thương mại song phương và giá cả liên quan đến hàng nhập khẩu Mỹ. Có nghĩa là họ cũng nghiên cứu xem mức thuế quan của mỗi nước làm giảm lượng hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ bao nhiêu. Cho nên đây là phép tính khá phức tạp.Tôi cho rằng những tính toán đó rất tùy tiện vì nó bao gồm cả những đánh giá về các biện pháp phi thuế quan mà về bản chất là rất phức tạp. Ví dụ, nếu một quốc gia có những yêu cầu khá cao về an toàn thực phẩm, như trường hợp của Úc, đất nước rất khắt khe về nhập khẩu nông sản vì lý do an toàn, còn Hoa Kỳ thì coi đó là một trở ngại, sau đó quy đổi thành thuế quan. Cho nên, trên thực tế, quyết định đó rất võ đoán.RFI : Tổng thống Trump áp mức thuế 46% đối với sản phẩm của Việt Nam. Nên giải thích như thế nào về mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam ?Hubert Testard : Thông thường mức chênh lệch trung bình về thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không quá cao. Và trên thực tế, thuế trung bình của Việt Nam thấp hơn một chút so với thuế của Mỹ. Trường hợp này không đúng với một số sản phẩm, ví dụ ô tô hoặc nông phẩm mà Việt Nam áp dụng khá nhiều loại thuế hải quan. Nhưng thuế hải quan của Việt Nam nhìn chung không quá cao.Vậy phải giải thích thế nào về tỉ lệ 46% ? Tôi cho là chủ yếu do khối lượng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ và quy mô thặng dư thương mại của Việt Nam. Có nghĩa là Việt Nam mua rất ít sản phẩm Mỹ nhưng lại bán rất nhiều cho Hoa Kỳ. Và đó là lý do tại sao Việt Nam bị đánh thuế rất nặng. Tổng thống Trump nói đến thuế đối ứng nhưng thực ra, lập luận của chính quyền Mỹ chủ yếu dựa trên tầm mức trao đổi thương mại và quy mô của thâm hụt thương mại.Đọc thêmTăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT TrumpRFI : Ngoài ra, liệu yếu tố Trung Quốc có nằm trong quyết định áp mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam không ? Một số nước Đông Nam Á cũng bị áp thuế cao như Việt Nam có phải do là điểm trung chuyển để tái xuất hàng hóa Trung Quốc ?Hubert Testard : Cũng có thể là có vai trò nào đó. Nhưng tôi không cho đó là yếu tố chính bởi vì không phải tất cả hàng Việt Nam xuất khẩu đều là hàng Trung Quốc đội lốt. Có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu được sản xuất từ các nhà máy do Hàn Quốc, Nhật Bản thành lập hoặc của nhiều nước khác và cũng từ các nhà máy của Việt Nam.Tôi không nghĩ Trung Quốc là yếu tố chính mà do thực tế là Việt Nam có thặng dư rất lớn với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới có thặng dư thương lớn với Mỹ và đó là lý do chính khiến Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.RFI : Trước khi tổng thống Trump công bố loạt thuế mới, đã có thông tin là một phái đoàn Việt Nam sẽ tới Hoa Kỳ ngay cuối tuần, từ ngày 06/04. Hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet sẽ gặp Boeing còn phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tới Washington. Việt Nam có thể đàm phán như thế nào với chính quyền Trump ?Hubert Testard : Việt Nam đã có những biện pháp về hàng xuất khẩu của Mỹ, như giảm thuế quan đối với khí tự nhiên hóa lỏng, ô tô. Việt Nam đã có nhiều động thái nhưng chưa có tác động gì cho đến nay và vẫn chưa thay đổi được điều gì. Vậy điều này được hiểu như thế nào ? Có khả năng là chính quyền Trump sẽ yêu cầu nhân nhượng nhiều hơn và giải thích với phái đoàn Việt Nam rằng như vậy là chưa đủ và Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để thay đổi tình hình. Vì vậy, sẽ còn phải chờ vào giai đoạn đàm phán.Xin nhắc lại là vào năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Trump, chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều loại thuế quan, nhưng chủ yếu đánh vào các sản phẩm thép, nhôm và một số mặt hàng tiêu dùng. Trong thời gian đầu, tất cả đều bị đánh thuế. Tiếp theo, trong giai đoạn thứ hai, ông Trump đã đàm phán nhượng bộ và miễn trừ cho từng quốc gia. Hầu hết các nước được hưởng biện pháp này, ngoại trừ Trung Quốc.Đọc thêmTT Mỹ Donald Trump thông báo đánh thuế 25 % nhôm và thép nhập khẩuVì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả các nước đều hy vọng rằng tiến trình tương tự có thể sẽ diễn ra. Các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến kết quả. Nhưng hiện giờ, tiêu chuẩn đặt ra cao hơn nhiều so với trước đây. Mức thuế quan 10% đã được quyết định áp dụng cho toàn thế giới, ngay cả Úc, Anh, Singapore… chẳng hạn cũng chịu mức thuế 10%. Cho nên, theo tôi, mức thuế hải quan 10% sẽ được giữ nguyên bởi vì đó là số tiền mà chính quyền Trump muốn thu hồi (thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2024 là 1.200 tỷ đô la) để có thể tài trợ cho việc cắt giảm thuế. Sau đó là phần có thể thương lượng. Và hiện giờ, rất khó để có thể đoán chuyện gì sẽ xảy ra về phần có thể thương lượng được này.Vấn đề hiện nay là Hoa Kỳ sẽ phải đàm phán với không biết bao nhiêu nước. Tôi cho là khả năng đàm phán của USTR không phải là vô hạn, cho nên họ có thể sẽ chọn từng quốc gia một và việc này sẽ mất thời gian. Do đó, trong thời gian đầu, các mức thuế trên 10% vẫn được áp dụng từ ngày 09/04. Tình trạng này dự kiến sẽ kéo dài trong một thời gian.RFI : Mức thuế suất rất cao mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam có tác động đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác ở Đông Nam Á ?Hubert Testard : Có. Tác động đầu tiên, theo tôi, sẽ là về kinh tế khi chúng ta biết rằng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 25% GDP của Việt Nam. Cú sốc sẽ rất dữ dội, xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Vì vậy, GDP của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Có thể thấy tác động đầu tiên sẽ là một cú sốc kinh tế, chắc chắn sẽ rất lớn đối với trường hợp của Việt Nam.Thứ hai, xét về mặt cạnh tranh, vấn đề này khá phức tạp vì mỗi nước bị áp mức thuế khác nhau. So với Trung Quốc thì không có thay đổi nhiều vì mức thuế mà Mỹ áp dụng với Việt Nam là tương đương với Trung Quốc. Tháng 03/2025, Trung Quốc đã bị đánh thuế 20%, cho nên với mức thuế bổ sung 34% thì Trung Quốc đang chịu hơn 50%. Do đó, Việt Nam so với Trung Quốc thì không có cú sốc cạnh tranh nào.Đọc thêmViệt Nam sẵn sàng nhập thêm nông sản Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan mới của TT TrumpTuy nhiên, so với các nước khác thì sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động. Ví dụ trong ngành dệt may, vải sợi, một số nước như Ấn Độ, Bangladesh có mức thuế thấp hơn đáng kể so với Việt Nam. Vì vậy có thể có một số tác động về việc điều chuyển hàng xuất khẩu từ nước này sang nước khác. Những công ty lớn như Nike có thể điều chỉnh lại một chút cơ sở công nghiệp của họ trong khu vực, nhưng việc này cũng cần thời gian. Tôi cũng không chắc là họ sẽ sớm tiến hành vì trước tiên họ sẽ xem xét liệu mỗi nước có thể đàm phán được điều gì.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia Hubert Testard, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á.Việt Nam dưới sức ép đàm phán với “đối tác chiến lược toàn diện” MỹNgay sau tổng thống Trump thông báo biểu thuế, chính phủ Việt Nam lập tổ phản ứng nhanh, vừa trấn an công luận, vừa ghi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, nhất là những đơn vị xuất khẩu lớn. Hai ngày sau, ngày 04/04, tổng bí thư Tô Lâm điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc điện đàm được ông Trump đánh giá trên mang Truth Social là “rất hiệu quả” và “Việt Nam muốn cắt giảm thuế quan (đối với hàng nhập khẩu Mỹ) xuống 0% nếu họ có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ”.Truyền thông trong nước đánh giá đây là “bước đi đúng đắn và thông minh” vì “Việt Nam không chỉ tránh đối đầu với chính quyền tổng thống Trump”. “Bước đi này (hy vọng) giúp duy trì xuất khẩu sang Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 136 tỷ đô la năm 2024 - đồng thời mở đường cho hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản và công nghệ, vào Việt Nam với giá cạnh tranh hơn”.Đọc thêmHà Nội muốn Mỹ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt NamTuy nhiên, quyết định nằm trong tay chính quyền tổng thống Trump. Nhiệm vụ thuyết phục người đứng đầu Nhà Trắng được giao cho phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đến Mỹ công tác từ 06-14/04. Nếu bị đánh thuế 46%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 8%, theo thẩm định của công ty Bảo Minh - BMI, được Reuters trích dẫn ngày 06/04. Và nếu bị áp mức thuế thấp nhất là 10%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 0,85%. Về lâu dài, chính phủ, cũng như giới chuyên gia cho rằng Việt Nam cần “mở rộng, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng, thúc đẩy và khai thác thị trường nội địa hóa”. Theo thủ tướng Phạm Minh Chính, cú sốc lần này cũng “là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo” và hướng đến những thị trường xuất khẩu mới.
VOV1 - Kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế. Do đó phải bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, đảm bảo mục tiêu ổn định, phát triển.- Phát biểu tại phiên toàn thể Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU -150) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Phát triển bền vững cần đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội.- Hơn 300.000 lượt du khách về với Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ 10/3, an ninh trật tự được đảm bảo.- Vụ 2 con nhỏ chết bất thường ở Quảng Nam: Công an mở rộng điều tra cái chết của người con út.- Chủ tịch Quốc hội Hàn quốc đề xuất sửa đổi Hiến pháp, rút ngắn nhiệm kỳ của tổng thống.- Tổng thư ký LHQ Antonio Guteress cho rằng, các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ sẽ bị tác động tiêu cực nếu xảy ra một cuộc chiến thương mại.
VOV1 - Uzbekistan coi Việt Nam là đối tác quan trọng chủ chốt của Uzbekistan tại khu vực Đông Nam Á. Chủ tịch thượng viện Uzebekistan khẳng định như vậy trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.-Để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đàm phán trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Trong khi đó các doanh nghiệp chuyển đổi đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.-Uzbekistan coi Việt Nam là đối tác quan trọng chủ chốt của Uzbekistan tại khu vực Đông Nam Á. Chủ tịch thượng viện Uzebekistan khẳng định như vậy trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.-Quảng Bình huy động nhiều nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát hoàn thành xong trong năm nay.-Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.- Những đối tác mới tại Trung Á và “tính toán chiến lược của EU”.
VOV1 - Cộng hòa Czech đã chính thức vận hành chuyến tàu chở khách tự hành đầu tiên tại châu Âu trên tuyến đường sắt Kopidlno – Dolní Bousov, gần thành phố Mladá Boleslav. Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực giao thông đường sắt.- Sau cuộc điện đàm của Tổng bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump, cộng đồng doanh nghiệp có những phản ứng tích cực, cổ phiếu các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam đảo chiều.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.- Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 bộ, cơ quan trung ương, 28 địa phương đến ngày 15/3 vừa qua chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Thủ đô Tashkent, dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới và thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan.- Bình Dương vừa tinh gọn bộ máy, vừa trải thảm đỏ đón nhà đầu tư.- Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục hoãn thực hiện lệnh cấm TikTok thêm 75 ngày.- Việc Mỹ mua lại Tiktok được đánh giá là khó khăn sau khi nước này và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến tranh thương mại mới.
VOV1 - Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump tối qua, Tổng bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hoá từ Hoa Kỳ và mong Hoa Kỳ cũng áp dụng mức thuế tương tự với hàng nhập khẩu từ Việt Nam- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.- 23 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.- Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs)- Một số nước có biện pháp đáp trả ngay lập tức chính sách thuế quan của Mỹ, nhưng cũng có nhiều quốc gia đang tìm kiếm giải pháp đối thoại.- Myanmar xác định số người thiệt mạng trong trận động đất là 3.301 người, 221 người vẫn mất tích.
VOV1 - Cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump (tối 04/4/2025) đã được giới chuyên gia kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đánh giá cao, đồng thời hi vọng những kết quả tốt đẹp trong quan hệ thương mại của Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian tới.
VOV1 - Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì trọng thể lễ đón Tổng thống Cộng hòa Burundi Evariste Ndayishimiye và Phu nhân thăm chính thức nước ta.- Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.- Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình.- Bộ Công thương khẳng định, sẽ không điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu của năm nay. Nhiều doanh nghiệp cũng tổ chức lại sản xuất, mở rộng thị trường để đối phó với mức thuế mới của Hoa Kỳ. - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị Tòa án Hiến pháp phế truất vì tội vi phạm Hiến pháp liên quan việc ban hành thiết quân luật. Các trợ lý cấp cao của Tổng thống đã đồng loạt đệ đơn từ chức ngay trong ngày hôm nay.- Công tác cứu hộ nạn nhân trận động đất kinh hoàng tại Myanmar càng thêm khó khăn, khi dự báo nước này sẽ có mưa trái mùa trong những ngày tới.
VOV1 - Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp về việc áp thuế mới, nhiều lãnh đạo châu Âu và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã có những phản ứng tức thì Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết “Vươn mình hội nhập quốc tế” khẳng định quyết tâm nâng cao vị thế Việt Nam, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.- Trước việc Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Việt Nam cần có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.- Thế giới phản ứng gay gắt với việc tăng thuế đối ứng vào hàng hoá nhập khẩu của Hoa Kỳ.- Hơn 3000 người xác định đã tử vong trong trận động đất ở Myanma. Các tổ chức cứu trợ quốc tế cảnh báo nhiệt độ cao và mưa lớn có thể khiến dịch bệnh bùng phát, làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu hộ vốn đã gặp nhiều khó khăn.
Chính phủ Hoa Kỳ công bố một báo cáo hàng năm liệt kê các vấn đề 'quan ngại' với Úc như các luật an toàn sinh học, bộ quy tắc thương lượng tin tức. Trong khi đó, tàu Trung Quốc đang di chuyển rong vùng đặc quyền kinh tế của Úc.
VOV1 - Tại Hội nghị, Thường vụ Quân ủy Trung ương báo cáo nội dung Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.- Việt Nam tích cực triển khai nhiều giải pháp để hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững với nhiều đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu (EU)...- Cơn mưa vàng tại Đồng bằng sông Cửu Long giữa cao điểm hạn mặn giúp hàng nghìn ha cây trái, rau màu ở đây được giải hạn.- Thế giới lo ngại một cuộc chiến thương mại mới khi hôm nay Mỹ dự kiến công bố thuế đối ứng với một số thị trường- Tỷ phú Elon Musk trở lại ngôi vị giàu nhất thế giới năm 2025. Việt Nam có 5 tỷ phú trong danh sách do tạp chí Forbes công bố./.
Ngành kỹ nghệ xe hơi đã trở thành một mặt trận khác trong cuộc chiến thương mại toàn cầu đang bùng nổ, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25 phần trăm, đối với tất cả xe hơi và phụ tùng nhập vào nước này. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khi các hình phạt có hiệu lực vào tuần tới ngày 2 tháng 4, nhưng không chỉ các nhà sản xuất nước ngoài dự kiến sẽ cảm thấy căng thẳng.
Hậu quả từ cái gọi là Signalgate hiện bao gồm hành động pháp lý, sau khi một nhà báo vô tình được thêm vào một cuộc trò chuyện nhóm của các viên chức Hoa Kỳ, đang thảo luận về kế hoạch không kích Yemen. Đánh giá rủi ro cũng đang được thực hiện ở Úc, với các viên chức được hỏi về những biện pháp họ đã áp dụng, để giảm nguy cơ vi phạm.
VOV1 - Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper và đoàn Đại biểu 21 đại học hàng đầu Hoa Kỳ.- Dự kiến Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khai mạc vào ngày 5/5.- Bộ Công an chính thức triển khai hoạt động Trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng mạng xã hội Zalo.- Lực lượng cứu hộ cứu nạn của Việt Nam đã tới Thủ đô Naypito, Myanma và bắt đầu các hoạt động trinh sát thực địa, tìm kiếm cứu nạn nạn nhân trong vụ động đất. “72 giờ vàng” đã trôi qua, các lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian nhằm tìm kiếm người sống sót.- Nhật Bản công bố kịch bản siêu động đất có thể gây thiệt hại 1.800 tỷ USD cho nền kinh tế nước này và cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người.- Iran để ngỏ khả năng đàm phán gián tiếp với Mỹ về chương trình hạt nhân của nước này.
Chỉ một ngày sau khi lệnh ngừng bắn vào hạ tầng năng lượng được công bố, Ukraine và Nga đã cáo buộc nhau phá vỡ thỏa thuận. Một lệnh ngừng bắn theo kế hoạch ở Biển Đen vẫn chưa chắc chắn, khi Moscow vẫn yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quan trọng đã bị châu Âu bác bỏ. Ông Volodymr Zelenskyy hy vọng Washington sẽ phản đối các yêu cầu của Nga khi ông gặp các nhà lãnh đạo châu Âu tại Paris.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết được nói đến từ lâu về việc cấp cho Hoa Kỳ quyền tiếp cận khoáng sản đất hiếm của Ukraine đã quay trở lại đúng hướng, trong khi các nỗ lực đảm bảo lệnh ngừng bắn vẫn đang tiếp tục.
Một nhóm vận động hành lang dược phẩm Hoa Kỳ đã thúc giục tổng thống Donald Trump áp thuế đối với các loại thuốc do Úc sản xuất, viện dẫn các khoản trợ cấp của chương trình trợ giá dược phẩm (PBS) của Úc đã gây ra tổn thất cho các công ty dược phẩm Hoa Kỳ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Hoa Kỳ, Donald Trump, đã có điều mà chính phủ Nga mô tả là một cuộc trao đổi chi tiết và thẳng thắn. Ông Putin đã đồng ý ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong 30 ngày tới - nhưng chưa đồng ý ngừng bắn hoàn toàn, bày tỏ lo ngại Ukraine có thể sử dụng lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày để tái vũ trang và huy động thêm binh lính.
Ít nhất 40 người đã thiệt mạng trong một loạt các cơn bão ở Hoa Kỳ trong tuần qua. Người dân hứng chịu thời tiết khắc nghiệt bất thường, hiện đã bắt đầu khảo sát thiệt hại. Những câu hỏi được đặt ra về vai trò của cơ quan thảm họa liên bang FEMA trong tiến trình dọn dẹp và phục hồi. Cơ quan này không tránh khỏi những đợt cắt giảm và cáo buộc thiên vị trên diện rộng dưới thời chính quyền Donald Trump.