Podcasts about ukraina

Country in Eastern Europe

  • 1,891PODCASTS
  • 13,370EPISODES
  • 39mAVG DURATION
  • 10+DAILY NEW EPISODES
  • Jun 27, 2025LATEST
ukraina

POPULARITY

20172018201920202021202220232024

Categories



Best podcasts about ukraina

Show all podcasts related to ukraina

Latest podcast episodes about ukraina

Vikerhommiku intervjuud
Sõjapõgenikest meditsiiniõed Oleksandra Pysarenko ja Ljubov Boiko: Ukraina õdede kursuse komistuskiviks sai eesti keel

Vikerhommiku intervjuud

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 18:29


Express Biedrzyckiej - seria DOBRZE POSŁUCHAĆ
Przemyślenia po szczycie NATO. Gen. Polko: TRUMP TO ROZKAPRYSZONY DZIECIAK! EXPRESS BIEDRZYCKIEJ

Express Biedrzyckiej - seria DOBRZE POSŁUCHAĆ

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 24:23


Szczyt NATO to hektolitry wazeliny i usprawiedliwianie Donalda Trumpa - ocenił w "Expressie Biedrzyckiej" gen. Roman Polko, były dowódca GROM. Trump potwierdził wprawdzie obowiązywanie traktatu 5. NATO, ale "nie wiadomo, co będzie jutro czy pojutrze" - podkreślił wojskowy. " Trump to rozkapryszony dzieciak, który codziennie ma nowe roszczenia". To tylko jedno z wielu ostrych zdań, które padły w studio - a więcej w najnowszym odcinku!

Alfabet Wojtusika
#214 Paweł Pieniążek. Codzienność wojny -"Wojna w moim domu"

Alfabet Wojtusika

Play Episode Listen Later Jun 26, 2025 45:54


Odcinek #214, w którym z Pawłem Pieniążkiem rozmawiamy w Krakowie o jego książkowym reportażu "Wojna w moim domu. Kiedy konflikt staje się codziennością". To historie 11 bohaterów z 3 państw, 3 miast, opis 3 konfliktów /Ukraina, Afganistan, Górski Karabach/ i jedna opowieść o doświadczeniu wojny.Od tego D jak doświadczenia zaczynamy i pytam autora o wojnę, która jest jak trawa. Przenosimy się do Słowiańska, miasta o którym przed 2014 rokiem mało kto słyszał. Pojawia się U jak ulica Białoruska. Dopytuję o W jak wojny w Ukrainie, pierwszą z 2014 i tą pełnoskalową (trwającą od 2022 roku) - o obserwacje Pawła jako dziennikarza. Bohaterowie dają nam odpowiedź na pytanie: czy można się przygotować do kolejnej odsłony konfliktu zbrojnego?W opowieści z Kabulu na pierwszy plan wysuwa się S strach.Historie z Afganistanu dowodzą, że wojna tylko czołgi walki na ulicach, to także zamachowcy samobójcy. Z kolei reportaż z Górskiego Karabachu daje nam obraz państwa nieuznawanego, które znika,wraz z nim bohaterom książki Pawła znika Ś jak świat. Najważniejsze w naszej rozmowie są jednak powracające pytania o C jak codzienność wojny. I o D jak dom, wielokrotne do niego powroty. 

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Hoà bình thế giới: Định chế 80 tuổi Liên Hiệp Quốc còn có ích cho nhân loại?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jun 26, 2025 9:41


Liên Hiệp Quốc tổ chức sinh nhật 80 tuổi bên bờ vực thẳm. Mùa hè năm 2025, cuộc chiến xâm lăng của Nga chống Ukraina, chiến tranh tàn phá dải Gaza tiếp diễn, cuộc chiến 4 ngày giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ - Pakistan, và gần đây nhất là cuộc can thiệp quân sự Mỹ-Israel chống Iran với mục tiêu ngăn chặn Teheran sở hữu vũ khí hạt nhân, trong lúc châu Âu đang tìm cách đàm phán với Iran… Chiến tranh, xung đột vũ trang khắp nơi trước sự bất lực của Liên Hiệp Quốc. Cách nay tròn 80 năm, ngày 26/06/1945, bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã được 50 quốc gia thông qua, với một trong các tôn chỉ hàng đầu là duy trì hoà bình trên hành tinh của chúng ta. Định chế quốc tế ra đời từ Đệ nhị Thế chiến giờ đây có còn hữu ích với nhân loại trong mục tiêu bảo vệ nền hoà bình thế giới ? Định chế quốc tế ra đời ngay trong Đệ nhị Thế chiến Trong một cuộc toạ đàm với chương trình Địa chính trị của RFI, nhà sử học Chloé Maurel, chuyên gia về LHQ, ghi nhận không khí đầy hy vọng vào thời điểm LHQ ra đời. “Liên Hiệp Quốc đã được hình dung, được nhen nhóm ngay trong thời gian Thế chiến II, bởi các quốc gia chủ chốt của phe Đồng Minh và chính thức ra mắt tại San Francisco năm 1945 trong không khí phấn chấn, lạc quan cao độ, với niềm khao khát và thậm chí niềm tin vào một thế giới đoạn tuyệt với chiến tranh, bởi Thế chiến Hai là cuộc xung đột khủng khiếp, chưa từng có với nhân loại, khiến tổng cộng 60 triệu người chết… Trong Hiến chương LHQ có những nguyên tắc rất tiến bộ, như bình đẳng nam - nữ, tiến bộ xã hội, quyết tâm giải quyết xung đột bằng thương lượng, cũng như mục tiêu mọi người đều có việc làm, tức liên quan nhiều đến các vấn đề xã hội”. Trái với quan niệm của không ít người, xem Liên Hiệp Quốc như một định chế ra đời sau Thế chiến II. Trên thực tế, như vị sử gia nói trên nhấn mạnh, dự án xây dựng định chế quốc tế - tập hợp hầu hết các quốc gia trên địa cầu trong tương lai - đã bắt đầu hình thành ngay trong thời gian Thế chiến II. Hiến chương Liên Hiệp Quốc được chuẩn bị từ năm 1941 đến năm 1945. Tuyên bố Saint James, tại Luân Đôn, năm 1941, chuẩn bị cho một nền công lý quốc tế tương lai, trừng phạt các thủ phạm gây tội ác chiến tranh, Tuyên bố Liên Hiệp Quốc (Declaration by United Nations) năm 1942, với 25 quốc gia của Mặt trận chống phát xít (đứng đầu là Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc), và các hội nghị Matxcơva, Teheran, Yalta, là những cái mốc đặt nền móng cho tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời sau đó, trước khi bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc được công bố. Trong cuộc toạ đàm của chương trình Địa chính trị của RFI, nhà nghiên cứu Romuald Sciora - Viện Institut de relations internationales et stratégiques (Iris), tác giả cuốn ‘‘Ai muốn LHQ phải chết ?'' nhận định: “Khi LHQ được thành lập năm 1945 trên đổ nát hoang tàn của Thế chiến II, định chế này đã lấy cảm hướng từ Hội Quốc Liên. Dĩ nhiên, là có những sai lầm đã bị lắp lại, nhưng tuy nhiên, LHQ với Hội đồng Bảo an (hiện nay đã trở nên thực sự ít ý nghĩa và với nhiều người chúng ta là một cơ chế lệch pha trong việc quản lý các vấn đề quốc tế) vào thời điểm đó đã là một thay đổi cách mạng. Sự hình thành cơ chế này (với sự tham gia của Mỹ, khác hẳn với việc Mỹ đã không tham gia Hội Quốc Liên) có mục tiêu không để tổ chức này bị rơi vào thảm kịch như Hội Quốc Liên… LHQ đã là một sáng tạo của phương Tây, dựa trên các giá trị triết học phương Tây…, lấy cảm hứng từ các giá trị nhân văn chủ nghĩa lớn, ra đời vào thời Phục hưng tại châu Âu, được xác lập thành các lý thuyết sau đó trong thế kỷ Ánh Sáng ở châu Âu, được cụ thể hoá với sự trỗi dậy của các nền dân chủ phương Tây thế kỷ 19. Sự ra đời của LHQ năm 1945 và sau đó là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948), là sự hoàn tất của hệ thống này với việc hình thành chủ nghĩa đa phương.” Hành động của LHQ vì hoà bình trong thế giới lưỡng cực Mỹ - Xô: Những đóng góp và hạn chế Nói đến Liên Hiệp Quốc và hoà bình, nhiều người thường nghĩ ngay đến các lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Các lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ, thường được gọi là lực lượng “mũ nồi xanh” hiện bao gồm khoảng 70.000 binh sĩ, đến từ nhiều quốc gia, với 11 sứ mạng duy trì hòa bình đang được triển khai tại các khu vực tranh chấp, như giữa Ấn Độ - Pakistan, giữa Israel và Liban… theo đề nghị của các nước sở tại. Nhìn chung lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp xung đột giữa các lực lượng vũ trang có tổ chức chấp nhận ngừng bắn, thường là giữa hai quốc gia. Lý tưởng của Liên Hiệp Quốc về một “nền an ninh tập thể” - với việc thành lập một bộ tổng tham mưu, phụ trách trợ giúp Hội đồng Bảo an thực thi các nhiệm vụ quân sự, chiếu theo điều 47 của Liên Hiệp Quốc - rút cục đã không thể trở thành hiện thực, ngay sau khi LHQ ra đời, do thế đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Liên Xô vào cuối thập niên 1940. Thế đối đầu Mỹ - Xô, và lá phiếu phủ quyết, khiến Hội đồng Bảo an không thể đưa ra các quyết định chung ngăn chặn chiến tranh. Trong giai đoạn này, Liên Hiệp Quốc “trở thành sân khấu cho cuộc đấu tranh quyền lực toàn cầu giữa Mỹ và Liên Xô”. Cạnh tranh này đã gây ra những cuộc xung đột thảm khốc mang tính khu vực, với các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm (“proxy wars”), như ở Việt Nam và Afghanistan. Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô từng đặt thế giới mấp mé bờ vực đại chiến, trước khi Liên Xô và Mỹ bắt đầu thương lượng về kiểm soát vũ khí chiến lược. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, dù không giúp nhân loại tránh được một Thế chiến thứ ba, nhưng LHQ đã có phần đóng góp. Vào thời điểm căng thẳng cao độ của Chiến tranh Lạnh, LHQ là một diễn đàn để các nước nhỏ ngồi chung bàn với các nước lớn, các nước đối địch có thể chỉ trích nhau. Nhà sử học Chloé Maurel nhận xét : “Có thể nói LHQ là tổ chức dân chủ nhất trong các tổ chức quốc tế. Tổ chức này mang tính phổ quát nhất, nhân loại nhất, bởi vì tại Đại hội đồng, tất cả các nước, dù giàu hay nghèo, đều có một phiếu bầu như nhau. Đặc biệt, từ năm 1960, với việc phi thực dân hoá, nhiều nước mới độc lập gia nhập LHQ. Vào năm đó, có 17 nước châu Phi vừa giành được độc lập đã gia nhập LHQ. Trọng tâm của LHQ giờ đã thay đổi. Kể từ đó, LHQ bao gồm đa số là các nước ngoài phương Tây, ngoài châu Âu. Giờ đây, các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an không còn tính chất đại diện khi đa số các thành viên LHQ giờ đây là ngoài phương Tây, là các nước châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh.” Bức tường Berlin sụp đổ : Cơ hội vàng bị bỏ lỡ Sự sụp đổ của bức tường Berlin, và sự tan rã của khối Liên Xô được nhiều người ghi nhận như một thời điểm thuận lợi cho việc LHQ trỗi dậy, để đảm đương trách nhiệm thực thi các tôn chỉ của Hiến chương LHQ, gần nửa thế kỷ trước. Nhiều điều kiện đã hội tụ, nhưng bất hạnh thay, LHQ đã không tranh thủ được cơ hội vàng này, theo nhà nghiên cứu Romuald Sciora (Iris) : “Chúng ta vào thời điểm đó đã có được một tổng thống Mỹ George Bush cha, ngược hẳn với tổng thống Bush con, là một người nhiệt thành cổ vũ cho chủ nghĩa đa phương. Không phải chủ yếu vì người khác, mà bởi ông ấy hiểu rằng nếu nước Mỹ siêu cường muốn tiếp tục đóng vai trò kiến thiết trật tự quốc tế trong những thập niên tiếp theo và trong thế kỷ 21, thì chắc chắn Mỹ phải dẫn dắt được chủ nghĩa đa phương. Tổng thống Bush cha vốn là đại sứ Mỹ tại LHQ. Vào thời điểm đó, chúng ta đã có một tổng thư ký mới Boutros-Ghali (1992-1996), mà theo tôi là một người thực sự có tầm nhìn xa trông rộng nhất trong số các tổng thư ký LHQ, cùng với tổng thư ký thứ hai Dag Hammarskjold. Ông đã có nhiều kế hoạch hành động vì hoà bình, an ninh và dân chủ, phát triển… Và chúng ta đã có một Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đầu tiên ở cấp nguyên thủ quốc gia. Hiện tại có thể điều này được cho là bình thường, nhưng vào thời điểm đó, một tổng thống Mỹ ngồi chung một bàn bên lãnh đạo Nga thì thực sự là điều mới. Tóm lại, rất nhiều yếu tố thuận lợi đã có mặt vào thời điểm đó. Tuy nhiên, bất hạnh thay với LHQ, và có một chút mỉa mai ở đây, là tổng thống đảng Dân Chủ đắc cử, ông Bill Clinton, là người không hề có viễn kiến này, không hề ủng hộ chủ nghĩa đa phương chút nào. Chính quyền Clinton hoàn toàn ngoảnh mặt với các vấn đề quốc tế, mặt khác tổng thư ký Boutros-Ghali cũng không được ngoại giao lắm với tổng thống Mỹ. Rút cuộc một xung đột khiến ông Boutros-Ghali phải ra đi vào năm 1996. Vào thời điểm đó, lẽ ra LHQ phải có được một ảnh hưởng chính trị, nhưng rốt cuộc  ảnh hưởng chính trị của LHQ lại suy yếu.” Thế giới “Đơn cực” chuyển sang “Hậu đơn cực”, nguy cơ cáo chung của LHQ Ba thập niên sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, “Trật tự thế giới mới”, với nước Mỹ là siêu cường duy nhất (tức Thế giới đơn cực), mà nhiều người tin tưởng là sẽ được khẳng định vĩnh viễn, với sự toàn thắng của nền dân chủ tự do phương Tây, được coi là mẫu mực đối với toàn nhân loại, giờ đây đang đứng trên bờ vực tan vỡ. Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown (2007 – 2010), cũng như không ít người khác, nói thẳng là “trật tự thế giới mới” của 35 năm vừa qua “đang sụp đổ trước mắt chúng ta”. Brian Brivati, giáo sư thỉnh giảng về lịch sử đương đại và nhân quyền tại Đại học Kingston, Anh, thì nói đến tình trạng “một trụ cột của trật tự hậu chiến đang tấn công một trụ cột khác”, khi “người sáng lập hàng đầu của Liên Hiệp Quốc (Mỹ) đang làm suy yếu thể chế này từ bên trong, sử dụng quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an để ngăn chặn hành động (phi pháp, như cuộc chiến của Israel tại Gaza, bị Toà án Hình sự quốc tế kết án, và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án), trong khi đồng thời làm cạn kiệt nguồn lực của tổ chức này”. “Sự kết hợp giữa một quốc gia hùng mạnh hành động vô trách nhiệm (Israel) và một siêu cường (Mỹ) vô hiệu hóa các cơ chế giải trình đánh dấu một bước ngoặt toàn cầu… và các cường quốc toàn cầu khác, bao gồm Nga và Trung Quốc, đang tận dụng cơ hội này để vượt ra khỏi hệ thống dựa trên luật lệ của phương Tây” (Xung đột Israel-Iran ‘‘đóng chiếc đinh cuối cùng vào chiếc quan tài của Trật tự thế giới'', France 24, ngày 19/06/2025). Chuyên gia Ian Bremmer, chủ tịch công ty tư vấn về rủi ro toàn cầu Eurasia Group, trong một bài viết trên trang mạng Carnegie.org, nêu bật tình trạng thể chế chủ chốt của trật tự thế giới như Hội đồng Bảo an “không còn phản ánh được thế cân bằng cơ bản của quyền lực toàn cầu”, và chỉ ra ba nguyên nhân chính của tình trạng trật tự toàn cầu bị đe doạ tan vỡ trong thế giới “hậu đơn cực” hiện nay : “Vấn đề cốt lõi mà trật tự toàn cầu phải đối mặt là các thể chế quốc tế chủ chốt của trật tự này — Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, v.v. — không còn phản ánh được sự cân bằng cơ bản của quyền lực toàn cầu. Đây là một cuộc suy thoái về địa chính trị, một ‘‘chu kỳ suy thoái'' trong quan hệ quốc tế có thể bắt nguồn từ ba nguyên nhân cơ bản sau đây, theo thứ tự tăng dần về tầm quan trọng. Nguyên nhân đầu tiên là phương Tây đã không thể đưa Nga vào trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo sau khi Liên Xô sụp đổ, gây ra sự phẫn nộ và thù địch sâu sắc. Chúng ta có thể tranh luận về việc ai đáng bị chê trách, nhưng hậu quả là không thể phủ nhận: Giờ đây, một cường quốc trước đây đang suy yếu nghiêm trọng là Nga đã chuyển từ một đối tác tiềm năng thành một quốc gia côn đồ nguy hiểm nhất thế giới, quyết làm mất ổn định trật tự do Mỹ lãnh đạo và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược quân sự với các tác nhân gây hỗn loạn khác như Bắc Triều Tiên và Iran. Thứ hai là Trung Quốc từng được hội nhập vào trật tự quốc tế — quan trọng là với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới — với giả định rằng hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ khuyến khích các lãnh đạo của nước này tự do hóa hệ thống chính trị và trở thành các đối tác toàn cầu có trách nhiệm theo định nghĩa của phương Tây. Thay vào đó, Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn nhiều, nhưng không dân chủ hơn hoặc không ủng hộ nhà nước pháp quyền hơn. Căng thẳng gia tăng, thậm chí là đối đầu, giữa Trung Quốc và phương Tây chính là hậu quả của điều đó. Thứ ba, và có lẽ là hậu quả nghiêm trọng nhất, đó là hàng chục triệu công dân ở chính các nền dân chủ tiên tiến đã kết luận rằng các giá trị toàn cầu mà các nhà lãnh đạo và giới tinh hoa của họ thúc đẩy không còn có lợi cho họ nữa. Bất bình đẳng gia tăng, những thay đổi về nhân khẩu học và sự phát triển đột phá của các công nghệ đã làm xói mòn niềm tin vào các thể chế dân chủ và làm giảm năng lực lãnh đạo toàn cầu của chính các quốc gia này. Không nơi nào điều này có hậu quả nghiêm trọng hơn ở quốc gia vẫn không thể thiếu này, đó là Mỹ, nơi tổng thống Donald Trump vừa nuôi dưỡng vừa lợi dụng làn sóng phản toàn cầu hóa, phản thiết chế này.” “Chủ nghĩa đa phương”, cội nguồn sức mạnh của Liên Hiệp Quốc Trả lời phỏng vấn chương trình “Decryptage” của RFI (bài Chủ nghĩa đa phương khủng hoảng : Tương lai bất định của LHQ), Guillaume Devin, giáo sư danh dự Trường Sciences Po Paris, chuyên về LHQ và chủ nghĩa đa phương, nhấn mạnh đến tính chất không thể thay thế của LHQ trong việc giải quyết xung đột trên thế giới, đặc biệt nhờ “chủ nghĩa đa phương” và các hoạt động đa dạng và quy mô rộng lớn do LHQ tổ chức hoặc tạo điều kiện, nhằm giải quyết các cội rễ sâu xa của các xung đột : “Một trong các lợi thế của chủ nghĩa đa phương là mang lại các diễn đàn, mà ở đó mọi thứ đều có thể. Ở đó có các cuộc thảo luận chính thức, nhưng cũng có các cuộc trò chuyện hành lang, có các cuộc họp đa phương, nhưng cũng có các cuộc tiếp xúc song phương. Các diễn đàn này là không thể thay thế. Nếu chúng biến mất vào ngày mai, tôi nghĩ chúng ta sẽ ngay lập tức buộc phải tái tạo chúng. LHQ cung cấp các không gian cực kỳ quan trọng, các câu lạc bộ tương đối mở, khác hẳn so với các nhóm G7, G20, BRICS, v.v., vốn là những câu lạc bộ rất hạn chế thành phần tham gia… Và tiếp theo đó, Liên Hiệp Quốc không chỉ là những dàn xếp giữa các nước. Quý vị biết, chúng ta thường nói về ba Liên Hiệp Quốc. Đầu tiên là cuộc họp lớn của các quốc gia và các hoạt động liên quốc gia. Thứ hai là tất cả các cơ quan, chương trình và tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc cực kỳ quan trọng, quản lý môi trường, y tế và hành động nhân đạo trên toàn thế giới... Và những điều này liên quan đến giải quyết xung đột. Như phát biểu của tổng thống Brazil, Lula, đòi hỏi phải giảm bất bình đẳng, đòi hỏi phải quản trị tốt hơn, và các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đóng góp vào điều đó. Và cuối cùng, Liên Hiệp Quốc thứ ba là Liên Hiệp Quốc của ‘‘các tác nhân phi nhà nước''. Liên Hiệp Quốc là một nam châm thu hút đáng kể, làm tăng trưởng các tác nhân phi nhà nước, giống như Hội Quốc Liên, với tinh thần Geneva sau Thế chiến thứ nhất, từng huy động các hội cứu trợ và những gì mà vào thời điểm đó không được gọi là các tổ chức phi chính phủ, mà là các hiệp hội quốc tế đầu tiên.” Tuy nhiên, chủ nghĩa đa phương, vốn làm nên sức mạnh và sự hữu ích của LHQ, cũng là cơ chế đang đứng trước đe dọa bị hủy diệt trong bối cảnh thế giới hậu đơn cực hiện nay. Cứu vãn chủ nghĩa đa phương là một trong các mục tiêu hàng đầu của Thoả ước vì Tương lai, được các thành viên LHQ thông qua hồi cuối năm ngoái. Một nội dung chính của Thỏa ước này là hướng đến cải tổ triệt để Hội đồng Bảo an. Nghệ thuật kiến tạo hoà bình có thể thay thế cho “nền hoà bình bằng sức mạnh” ? Thế giới “hậu đơn cực” đang bước vào giai đoạn đầy bất định. “Nền hoà bình bằng sức mạnh” đi kèm với chạy đua vũ trang là đang trở thành xu thế từ nhiều năm nay, điều mà nhiều người coi là tất yếu. Trong xu thế này, chủ nghĩa dân tộc, với quan điểm “lợi ích dân tộc” là “trên hết”, là “vĩnh viễn”, đang được thổi bùng lên tại nhiều nơi, tại các nước phát triển cũng như các quốc gia đang trỗi dậy, như giải pháp vạn năng để hoá giải các thách thức. Nỗ lực vì các giá trị chung đang ngày càng bị coi nhẹ, thậm chí bị khinh rẻ, đả kích. Nhưng giá trị không mâu thuẫn với lợi ích. Trở lại với cội nguồn của Liên Hiệp Quốc, định chế quốc tế ra đời ngay trong Thế chiến II, có thể rút ra nhiều bài học thành công và thất bại, về các giá trị nhân bản, chủ nghĩa đa phương trong truyền thống phương Tây đã giúp thúc đẩy sự ra đời của một định chế quốc tế toàn cầu chưa từng có, có sứ mạng bảo vệ hoà bình thế giới như thế nào. Nhiều người đặt hy vọng vào một “chủ nghĩa đa phương mới” (new multilateralism). Nhà chính trị học Pháp Bertrand Badie vừa cho ra mắt cuốn sách mới “Art de la paix” (tạm dịch là ''Nghệ thuật kiến tạo hoà bình”). Trả lời RFI nhân dịp sách ra mắt, Bertrand Badie nhắc lại câu nói của nhà thần học Bắc Phi Thánh Augustino, “hoà bình trước hết đến từ việc thỏa mãn những nhu cầu căn bản của con người, ăn và có nước sạch”. Môi trường, khí hậu là tài sản chung. Khi môi trường, khí hậu bị xâm hại vì các lợi ích cục bộ và ích kỷ, khó có thể nói đến một nền hoà bình bền vững. Bertrand Badie khuyến cáo việc hướng đến xây dựng “những mẫu số chung” của nhân loại, một trật tự toàn cầu mới, nơi tất cả được tôn trọng. Liên Hiệp Quốc có còn hữu ích cho nhân loại hay không trong mục tiêu bảo vệ hoà bình phụ thuộc vào việc nhân loại góp sức ra sao cho nghệ thuật kiến tạo hoà bình, cho chủ nghĩa đa phương, mà Liên Hiệp Quốc đã và đang cung cấp một sân chơi chưa từng có trong lịch sử.

E24-podden
Hvordan går den russiske sommeroffensiven i Ukraina?

E24-podden

Play Episode Listen Later Jun 25, 2025 42:32


Dronene er altoverskyggende i krigen i Ukraina. Hvilket land har overtaket nå? Samtidig er Russlands sommeroffensiv i gang for fullt. Kan det bryte opp skyttergravskrigen? Og hvordan kan konflikten mellom Israel og Iran påvirke det som skjer ved Svartehavet? Med oberstløytnant og hovedlærer ved Krigsskolen, Palle Ydstebø. Programleder Sindre Heyerdahl. Produsent Erik Holm-Nyvold. Ansvarlig redaktør Lars Håkon Grønning. Hør E24-podden der du hører podkast. Analyser, nyheter og innsikt i business og næringsliv. E24-podden ble i mai 2025 kåret til årets aktualitetspodkast under Medieprisene i Bergen.

Aftonbladet Daily
När Trump agerar världspolis

Aftonbladet Daily

Play Episode Listen Later Jun 25, 2025 16:59


Donald Trump har varit USA:s president sen i januari och har sen dess haft fullt upp. Trump gick bland annat till val på att han inte skulle starta något krig utan istället få slut på krig och konflikter runt om i världen. Under våren har han medlat mellan Ryssland och Ukraina, försökt få Israel att sluta bomba Gaza och nu försökt lugna ner stämningen mellan Israel och Iran. Vad vill Trump med sin inblandning i de olika konflikterna? Har han några långsiktiga strategier och vad händer om han får till vapenvilor på flera håll? Gäst: Wolfgang Hansson, utrikespolitisk kommentator på Aftonbladet. Programledare/producent: Jenny Ågren. Klipp från: Aftonbladet, BBC News, Sky News. Kontakt: podcast@aftonbladet.se.

Insamlingspodden
Det är fint att ge - och lönsamt - Pär Svärdson

Insamlingspodden

Play Episode Listen Later Jun 25, 2025 45:46


Han har grundat både Adlibris och Apotea, men också varit med och samlat in över 140 miljoner kronor till det svenska civilsamhället. I det här avsnittet möter vi Pär Svärdson, vd för Apotea, som visar att det kan vara både fint och lönsamt att ge. Vi pratar om rundning i checkout, medicintransporter till Ukraina, företags roll i samhället och varför framtiden kräver att vi samarbetar och vågar gå före. Ett samtal om engagemang, ledarskap och hur omtanke kan vara en strategi.

Ykkösaamu
Löytääkö Nato yhtenäisyyden Haagissa?

Ykkösaamu

Play Episode Listen Later Jun 25, 2025 49:34


Nato-maiden johtajat ovat kokoontuneet huippukokoukseen Alankomaiden Haagiin, ja tänään luvassa on varsinainen istuntopäivä. Tarkoitus on päättää Nato-maiden puolustusmenojen nostamisesta, mutta keskusteluihin nousevat väistämättä myös Ukraina ja Lähi-itä. Kokouspaikalta raportoi EU-kirjeenvaihtaja Hannele Muilu ja Naton tilanteesta keskustelevat tutkijat Tuomas Iso-Markku sekä Hanna Ojanen. Israelin ja Iranin välisen aselevon kestävyyttä arvioi Tel Avivista Suomen suurlähettiläs Nina Nordström. Terrorismin uhan mahdollisesta kasvusta keskustelevat Supon erikoistutkija Anna Santaholma ja Ulkopoliittisen instituutin vieraileva johtava asiantuntija Olli Ruohomäki. Juontaja Markus Liimatainen, tuottaja Anna-Maria Haarala.

Radio Folkungen
Milgrams experiment

Radio Folkungen

Play Episode Listen Later Jun 24, 2025 85:07


Milgrams experiment på 60-talet testade människors vilja att ge en "elev" elstötar ända till döds när de var under handledning av en "auktoritet". Målet var att bevisa tyskarnas unika ondska genom att först skaffa grunddata på amerikaner. Det visade sig att i stort sett alla amerikanska kandidater var villiga att tillfoga elstötar på tortyrnivå och 65 procent ända till döds. Syftet att testa tyskar övergavs. Det finns många exempel i vårt samhälle på vad medmänniskor, politiker och byråkrater är villiga att utsätta sina medmänniskor för med stöd av experter, lag, och auktoritet. Vi diskuterar några exempel inklusive skolplikt, dagis och covid-hanteringen.Det politiska jippot i Almedalen analyseras med avseende på teman. "Hållbarhet" är fortsatt en kassako, medan HBTQ och feminism är stendött.Sven Valerio: Vindkraft - en kulturrevolutionär omdaning av det svenska landskapet0:00:00 Inledning0:02:32 Stegra får ingen el, glömde säkra leverans till sitt gröna stål0:05:42 Vattenfall vill satsa ännu mer på vindkraft trots förluster0:11:07 Örnsköldsvik subventionerar bredband för 400 000 per kund0:15:22 Sverige och Ukraina hjälper varandra med val0:20:12 Almedalsveckan, hållbarhet in, feminism och HBTQ ut0:31:42 SCB: flickor fortsätter tyvärr välja kvinnodominerade yrken0:39:17 Milgrams experiment, 65 procent villiga tortera på order Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Chiến tranh Trung Đông : Vẫn có hy vọng tránh được khủng hoảng dầu hỏa ?

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Jun 24, 2025 9:18


Giá dầu hỏa bị đẩy lên cao và thị trường thêm căng thẳng kể từ khi xung đột Israel-Iran khai mào. Cộng đồng quốc tế nín thở trước nguy cơ một lần nữa tăng trưởng của thế giới lại bị khủng hoảng dầu lửa nhận chìm. Chưa ai nói đến một cơn « sốt dầu » cho đến khi Mỹ « nhập cuộc » ngày 22/06/2025. Nhiều lý do giải thích cho hiện tượng nói trên, nhưng tất cả đều có thể thay đổi nhanh chóng nếu chiến tranh lan rộng.  Tại Matxcơva, tổng thống Vladimir Putin ắt hẳn hài lòng, vì nhờ « Sư Tử »  Israel « Vươn Mình » sang tận lãnh thổ Cộng Hòa Hồi Giáo Iran trong đợt oanh kích đêm 12 rạng sáng 13/06/2025, mà giá một thùng dầu của Nga mới ngoi lên được đến 5000 rúp. Đây là mức cao nhất từ nửa năm nay. Trong vỏn vẹn chưa đầy một tuần lễ, thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa của Matxcơva tăng 12 %. Căng thẳng thì có, khủng hoảng thì chưa Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng cho thế giới. Bất chấp chiến tranh Ukraina và các đợt trừng phạt của Âu - Mỹ, dầu khí vẫn đem về gần 1/3 thu nhập cho ngân sách của chính phủ. Đây là nguồn tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin. Ở những nơi khác trên thế giới, giá một thùng dầu Brent tăng hơn 10 % và hiện dao động ở mức khoảng 75 đô la/thùng, tương đương với giá dầu hồi tháng 1/2025 trước khi chính quyền mới ở Washington khuấy lên một cuộc chiến thương mại với gần như toàn thế giới. Các nhà sản xuất thì hài lòng, nhưng đối với những quốc gia phải nhập khẩu năng lượng, đứng đầu là Trung Quốc hay Nhật Bản và nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu, đây là một mối đe dọa mới. Trả lời đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về năng lượng Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, ghi nhận « chảo dầu ở Trung Đông có nguy cơ bốc cháy bất cứ lúc nào »: « Hậu quả đầu tiên đương nhiên là giá dầu hỏa tăng lên. Điều này không có gì ngạc nhiên do chuyển biến tại Trung Đông, nơi tập trung khoảng một nửa trữ lượng dầu của thế giới. Hơn nữa căng thẳng và xung đột lần này lại liên quan trực tiếp đến Iran, một nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thế giới. Giá dầu đã tăng ngay từ thứ Sáu 13/06/2025 sau đợt không kích đầu tiên của Israel đêm hôm trước. Trên các thị trường ở Luân Đôn hay New York, giá dầu đều tăng 7% trong phiên giao dịch hôm đó và 7% trong một ngày là mức tăng rất mạnh ». Những tác động cụ thể đến người tiêu dùng Francis Perrin giải thích cụ thể về những tác động khi giá dầu bị đẩy lên cao:  « Khi giá dầu tăng thì các nước nhập khẩu thấm đòn. Như trường hợp của Pháp chẳng hạn, 99 % lượng dầu tiêu thụ là phải mua của nước ngoài, có nghĩa là hóa đơn thanh toán mỗi thùng dầu sẽ đắt hơn. Điều này ảnh hưởng đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cũng như đến các ngành công nghiệp cần dầu mỏ, hoặc các sản phẩm tinh chế từ dầu. Kế tới là tác động đối với người tiêu dùng : giá xăng dầu bị đẩy lên cao, giá dầu sưởi cũng vậy. Mỗi khi giá dầu tăng, câu hỏi đặt ra là mức độ tăng giá dầu sẽ lên đến đâu, và tác động đến giá cả ở mức độ nào, cơn sốt dầu sẽ  kéo dài trong bao nhiêu ngày. Hiện tại không thể trả lời những câu hỏi này, nhưng rõ ràng là người tiêu dùng, các nước nhập khẩu và các ngành công nghiệp cần dầu mỏ, hoặc sản phẩm tinh chế từ dầu sẽ bị ảnh hưởng. Tác động càng mạnh nếu giá dầu tăng quá cao và trong một thời gian dài. Tôi xin đưa ra một giả định để chúng ta dễ hiểu: Giả sử giá dầu tăng lên 90 đô la một thùng, hậu quả sẽ hoàn toàn khác nếu tình trạng này chỉ kéo dài hai ngày, hai tuần, hay kéo dài hai tháng, cả năm ». Trung Quốc thiệt hại lớn  Như vừa nói, Trung Quốc là nguồn tiêu thụ dầu hỏa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, nhưng là bên nhập khẩu nhiều dầu nhất. Nhập khẩu bảo đảm ¾ lượng dầu tiêu thụ trên cả nước. Theo Théo Nencini, chuyên nghiên cứu về quan hệ giữa Iran và Trung Quốc, Trường Khoa Học Chính Trị Grenoble, xung đột tại Trung đông hiện nay là một thách thức mới cho kinh tế và tăng trưởng Trung Quốc. Ông giải thích : « Hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dầu lửa của Trung Quốc phải đi qua eo biển Hormuz. Tùy theo cách tính toán, Iran bảo đảm từ 12 đến 18 % nhu cầu về dầu hỏa cho Trung Quốc ». Từ khi lên cầm quyền năm 2012, ông Tập Cận Bình « liên tục mở rộng bang giao với Teheran » vì hai lý do : Trung Quốc và Iran cùng phản đối trật tự quốc tế trong tay Hoa Kỳ và Bắc Kinh muốn mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông vì mục đích địa chính trị và nhất là kinh tế. Năm 2016 ông Tập công du Iran. Năm năm sau đó, đôi bên ký « Hiệp định hợp tác chiến lược » trong vòng 25 năm và Bắc Kinh đã cam kết đầu tư 400 tỷ đô la trong giai đoạn này để giúp Iran phát triển kinh tế, thoát khỏi vòng vây của các biện pháp trừng phạt phương Tây. Đổi lại, Teheran ưu tiên cung cấp dầu cho Trung Quốc. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua dầu hỏa của Iran. Giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp Francis Perrin nói rõ hơn về trọng lượng của Trung Quốc đối với thị trường dầu hỏa Iran : « Trong lĩnh vực dầu hỏa Iran là nhà sản xuất lớn thứ 8 thế giới và một phần lớn khối lượng sản xuất là để xuất khẩu. Iran cũng là một nguồn cung cấp quan trọng của thế giới, nhưng đã bị Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm vận trong nhiều năm và lệnh cấm đã được áp dụng trở lại hồi 2018. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump đã tuyên bố kể từ ngày 05/11/2018, bất kỳ công ty hay quốc gia nào nhập khẩu dầu mỏ từ Iran sẽ bị Mỹ trừng phạt chiếu theo nguyên tắc ngoài lãnh thổ. Lập tức hầu như tất cả các quốc gia đều ngừng mua dầu từ Iran, ngoại trừ Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là khách hàng mua dầu chủ yếu của Iran. Trong nhiệm kỳ 2 tổng thống Trump tuyên bố khai trừ xuất khẩu dầu của Iran trên thị trường thế giới. Tình hình đã trở nên căng thẳng hơn cho dù Mỹ và Iran đã nối lại đàm phán hạt nhân từ giữa tháng 4/2025. Dù vậy Teheran đến nay vẫn xoay xở để xuất khẩu dầu, đặc biệt là sang châu Á, mà chủ yếu là sang Trung Quốc, nguồn tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới và là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ số một toàn cầu ». Ẩn số chung quanh eo biển Hormuz Vào lúc câu hỏi đang đặt ra là nếu bị đẩy vào chân tường, Iran có dám đóng cửa eo biển Hormuz hay không, giới quan sát đồng loạt trả lời là không. Chuyên gia về dầu hỏa Francis Perrin trình bày :  « Đây sẽ là kịch bản tệ hại nhất. Eo biển Hormuz là một vị trí chiến lược. Mỗi ngày khoảng 1/5 lượng dầu tiêu thụ toàn cầu trung chuyển qua ngả này bằng các tàu chở dầu mà chúng ta gọi là tankers. 20% lượng dầu tiêu thụ trên toàn thế giới phải đi qua đây. Do vậy nếu eo biển này bị phong tỏa, thì giá dầu sẽ tăng vọt. Không ai có thể thẩm định được một cách cụ thể về mức độ tai hại, nhưng đây sẽ là một cú sốc khủng khiếp với những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, tôi cho rằng kịch bản này không có khả năng xảy ra, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, bởi vì phong tỏa eo biển Hormuz sẽ là một loại vũ khí hủy diệt, tức là giải pháp cuối cùng, chỉ được dùng đến khi mà sự tồn tại của chính quyền Iran bị đe dọa.  Chính quyền Iran không sụp đổ chỉ vì các cuộc không kích của Israel. Do vậy, nếu Iran phong tỏa eo biển Hormuz trong tương lai gần, thì ngoài các cuộc không kích của Israel, Iran sẽ phải hứng chịu thêm đòn từ phía Mỹ. Nói một cách dễ hiểu, phong tỏa eo biển Hormuz không phải là thượng sách. Điểm thứ nhì, phong tỏa eo biển Hormuz tức là Iran tự triệt đường xuất khẩu dầu hỏa của chính mình. Trong khi đó thì Teheran đang rất cần ngoại tệ, mà dầu hỏa là yếu tố sống còn đối với kinh tế nước này. Trong trường hợp đó, Trung Quốc cũng sẽ không thể tiếp tục mua dầu của Iran. Quốc gia Trung Đông này như vậy sẽ mất đi nguồn thu nhập và gây khó khăn cho khách hàng quan trọng nhất và gần như là duy nhất vẫn còn giao thương với Iran. Đây cũng sẽ là tính toán sai lầm, bởi Bắc Kinh là điểm tựa của Iran cả về chính trị lẫn ngoại giao. Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc có thể ngăn chặn các nghị quyết gây bất lợi cho Iran. Trong tình hình khó khăn hiện nay, đây không phải là lúc để Tehran làm mất lòng một trong những đồng minh hiếm hoi còn lại ». Iran không muốn tự sát  Đừng quên rằng eo biển Hormuz là cửa ngõ chung để đưa năng lượng của các quốc gia trong vùng Vịnh Ba Tư (Iran, Kweit, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Qatar) ra Ấn Độ Dương. Do vậy, nếu khóa eo biển Hormuz, chắc chắn Teheran sẽ không yên được với các nước trong vùng. Thêm một điều nữa : Để đóng cửa eo biển Hormuz, Iran sẽ phải « vi phạm chủ quyền lãnh hải của Oman ». Theo một chuyên gia của công ty chuyên cung cấp dữ liệu kinh tế và tài chính Kpler, « vi phạm toàn vẹn lãnh hải của Oman tạo cơ hội cho Hoa Kỳ can thiệp quân sự ». Khi đó « chảo dầu » của thế giới có nguy cơ « bốc cháy ». Đó là một thực tế hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng giới trong ngành cũng nhắc lại: Trong cuộc chiến giữa Iran và Irak vào thập niên 1980, eo biển này đã từng bị « kẹt giữa hai làn đạn » làm xáo trộn thị trường dầu hỏa toàn cầu, gây nên một « cơn sốt dầu ». Chính vì tránh để kịch bản này tái diễn nên Hoa Kỳ đã « gài » Hạm Đội Năm tại căn cứ Manama ở Bahrain. Điều đó không cấm cản Teheran nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz như vào năm 2011 hay vào năm 2019, mỗi lần quốc tế siết chặt thêm các biện pháp cấm vận.  Nhưng như vừa nói, phong tỏa eo biển chiến lược này sẽ là « một hành động tự sát » của chế độ thần quyền trong tay giáo chủ Khamenei. Một sự kềm chế từ phía Israel ?  Như một nhà quan sát trong ngành ghi nhận : Hơn tất cả các đời tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ, Donald Trump « mê tiền » và không muốn phải hy sinh các lợi ích kinh tế. Đây có thể là một cái « may » : Chính vì lợi ích kinh tế mà chủ nhân Nhà Trắng sẽ tránh để kịch bản « tệ hại nhất đó » xảy ra. Sau cùng, cho đến ngày 21/06/2025, tức là hơn một tuần lễ từ khi khai hỏa, quân đội Israel có nhắm vào các cơ sở năng lượng của Iran, như ở Shahran, một trong những kho dự trữ lớn nhất của Iran, nhưng đó là khu vực dự trữ dầu để cung cấp cho thị trường nội địa. Trung tâm Emirates Policy Center ghi nhận, đến nay những nhà máy dầu và kho dự trữ để xuất khẩu vẫn còn nguyên vẹn. Điển hình là nhà máy được đặt tại đảo Kharg, khu vực tây nam Iran, nơi cất giữ đến« 95 % dầu hỏa của Iran để xuất khẩu». Nếu cơ sở này bị tấn công thì Teheran « không còn một giọt dầu nào » để cung cấp cho các khách hàng. Dù vậy trước mắt, không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra, nhất là kể từ khi Mỹ huy động bom cực mạnh oanh kích các cơ sở hạt nhân của Iran. Chỉ biết rằng từ khi bị Israel tấn công hôm 13/06, trung bình Iran xuất khẩu đến 2,33 triệu thùng dầu, tăng 44 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Như thể Teheran gấp rút xuất khẩu và thu vào ngoại tệ tối đa, đề phòng « tình hình xấu đi thêm ».

Trygghetspodden
Podd 205 - Rysslands underrättelse- och säkerhetstjänster

Trygghetspodden

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 61:18


Samtidigt som kriget i Ukraina fortsätter med oförminskad styrka ökar det ryska hybridhotet mot oss i Sverige, liksom i övriga västvärlden. Det i form av cyberattacker, desinformationskampanjer och, vad man misstänker, sabotage mot kritisk infrastruktur. De som arbetar mycket med att utföra det här, är de ryska underrättelse- och säkerhetstjänsterna. I det här avsnittet berättar Jörgen Holmlund på Försvarshögskolan om vilka de är. Deras syften. Hur de har arbetat inför och nu under kriget i Ukraina. Vad vi i Sverige behöver göra för att bemöta det här ryska hotet. Liksom hur de ryska underrättelse- och säkerhetstjänsterna kan använda t.ex. kriminella för att uppnå sina mål.Hör det här och alla andra avsnitt, samt se videor och bilder: https://trygghetspodden.se

Vikerhommiku intervjuud
Märt Meos: Ukraina sõjaveteranid mõistavad vabaduse väärtust väga hästi

Vikerhommiku intervjuud

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 17:48


Lwowska Fala | Radio Katowice
Lwowska Fala. Odc. 270 Droga i dziedzictwo. Dzieje rodziny Moszoro

Lwowska Fala | Radio Katowice

Play Episode Listen Later Jun 22, 2025 54:12


W audycji:Wystawa "Droga i dziedzictwo. Dzieje rodziny Moszoro";Urodziny red. Danuty Skalskiej;Kunkurs historyczny "Wołyń - Pamięć Pokoleń".

Dienas ziņas
Piektdiena, 20. jūnijs, pl. 16:00

Dienas ziņas

Play Episode Listen Later Jun 20, 2025 40:46


Ukraina un Krievija veikusi kārtējo gūstekņu apmaiņu. Nerimstošais konflikts tuvajos austrumos nedod labas ziņas nedz naftas cenām, nedz tās produktiem - dīzeļdegvielai un benzīnam. Slimnīcas "Ģintermuiža" kolektīvs paziņojumā pauž bažas par Veselības ministrijas ieceri apvienot psihoneiroloģiskās slimnīcas. Rīgā norisinās Nāciju kausa kvalifikācija pludmales volejbolā. Ja ej vienā rakstā ar dabu, tad viss ir iespējams. Saulgrieži Ludzas novadā. Vairākās Latvijas pilsētās ievēlēti jaunie domes priekšsēdētāji.

Ukrainapodden
Robust under press: Skyttargravpsykologi i krigens skugge

Ukrainapodden

Play Episode Listen Later Jun 20, 2025 42:38


I denne episoden utforskar vi korleis det norske forsvaret – saman med ukrainske kollegaer – utviklar operative resilienstrening (ORT) for å styrkje soldatar under ekstrem stress. Gjennom eit «kompass» med fire domene får du konkrete teknikkar: taktisk pusting, ankring, positiv sjølvprat, strategisk sorghandtering og meir. Vi samanliknar erfaringar frå COIN-æraen i Afghanistan med dagens LISCO–konflikt i Ukraina, drøftar stridspauser, medisinsk seleksjon, alder som beskyttelsesfaktor og verdien av krigsfangskapstrening. Til slutt reflekterer vi over korleis desse verktøya kan brukast både i krig og kvardag.See omnystudio.com/listener for privacy information.

Otse Postimehest
Sõjastuudio: Riho Terras

Otse Postimehest

Play Episode Listen Later Jun 20, 2025


Viimastel nädalatel on lisaks Ukraina sõjale lahvatanud taas ka sõjakolle Lähis-Idas, sest Iisrael otsustas rünnata Iraani. USA president Donald Trump on aga aina enam mänginud mõttega, et ka USA võiks aktiivselt sellesse konflikti sekkuda. Nii sellest, kui ka teistest rahvusvahelise julgeolekuolukorra küsimustest räägime europarlamendi saadiku ja endise kaitseväe juhataja Riho Terrasega. Saatejuht on Tarvo Madsen.

Dienas ziņas
Ceturtdiena, 19. jūnijs, pl. 16:00

Dienas ziņas

Play Episode Listen Later Jun 19, 2025 41:03


"Progresīvo" ieskatā Zaļo un zemnieku savienība balsojumā par grozījumiem Satversmē ir pārkāpusi koalīcijas līgumu. Iepazīstina ar aptaujas datiem par iedzīvotāju attieksmi pret sirds veselību. Droša un krīzēm gatava Rīga; Pilsēta, kur aug nākotne; Attīstīta, savienota Rīgas metropole: tie ir trīs galvenie mērķi, ko sola sasniegt jaunā Rīgas domes koalīcija. Eiropas Savienības finanšu ministri apspriež iespēju iesaldētos Krievijas līdzekļus ieguldīt riskantākos aktīvos, lai Ukraina gūtu lielāku peļņu. Operatīvie dienesti atgādina par drošību Līgo svētku laikā.

Raport międzynarodowy
Ambasador Ukrainy: Przepraszam, że moi rodacy popełnili zbrodnie na Polakach #OnetAudio

Raport międzynarodowy

Play Episode Listen Later Jun 18, 2025 19:09


Pełnej wersji podcastu posłuchasz w aplikacji Onet Audio. Wywiad z ambasadorem Ukrainy Wasylem Bodnarem w podcaście „Raport Międzynarodowy” W specjalnym odcinku „Raportu Międzynarodowego” ambasador Ukrainy w Polsce, Wasyl Bodnar, odniósł się do kluczowych kwestii w relacjach polsko-ukraińskich oraz aktualnej sytuacji geopolitycznej. Dyplomata przyznał, że stosunki między oboma krajami mają charakter sinusoidalny – w momentach zagrożenia są znakomite, ale napięcia pojawiają się, gdy wracają spory historyczne lub interesy gospodarcze. Bodnar zaznaczył, że tylko otwarty dialog i unikanie prowadzenia sporów za pośrednictwem mediów są drogą do konstruktywnej współpracy. Podkreślił również znaczenie wspólnego rynku, wskazując, że Polska trzykrotnie więcej eksportuje na Ukrainę, niż z niej importuje. Ambasador mówił także o przeszkodach na drodze integracji Ukrainy z Unią Europejską i NATO, w tym o blokadach ze strony Węgier oraz ograniczonej formie uczestnictwa Ukrainy w nadchodzącym szczycie NATO. Skrytykował wypowiedzi Donalda Trumpa sugerujące możliwość powrotu Rosji do formatu G8, wskazując, że tego typu sygnały są niebezpieczne. W kontekście ewentualnego wstrzymania amerykańskiej pomocy wojskowej, Bodnar ocenił, że Ukraina pracuje nad technologiczną niezależnością, ale bez wsparcia USA i UE jej zdolności obronne byłyby poważnie ograniczone. Nie zabrakło też trudnych tematów historycznych – m.in. ludobójstwa na Wołyniu. Ambasador zaznaczył, że zbrodnie są niepodważalne, ale Ukrainie zależy na dwustronnym i pełnym upamiętnieniu ofiar po obu stronach. Osobiście wyraził skruchę: „Jako Ukrainiec mogę powiedzieć: przepraszam”. Ambasador podkreślił, że najważniejsze jest, by zamiast wzajemnych oskarżeń budować wspólną, europejską przyszłość.

Klartext
Klartext - nyheter på ett enklare sätt

Klartext

Play Episode Listen Later Jun 17, 2025 4:59


Toppmöte mellan sju länder. Många döda i Ukraina. Fängelse för sopor. Dagliga verksamheter ordnar allsång i Karlstad. Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h 15/6/2025: Việt Nam chính thức trở thành nước đối tác của nhóm BRICS

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 15, 2025 29:19


VOV1 - Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Brazil công bố Việt Nam chính thức trở thành nước đối tác của nhóm BRICS, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết- Ngày 15/6, tiếp tục diễn ra Hội nghị toàn quốc “Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị ở cấp xã mới”.- Việt Nam chính thức trở thành nước đối tác của nhóm BRICS.- Nhiều địa phương vận hành thử nghiệm chính quyền cơ sở tinh gọn từ hôm nay.- Chương trình có bài viết nhan đề: “Báo chí truyền cảm hứng cho kỷ nguyên mới”, nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam.- Đàm phán hạt nhân Mỹ và Iran dự kiến diễn ra hôm nay tại Oman bị hủy bỏ.- Nga và Ukraina tiếp tục trao đổi thi thể binh sĩ, tù nhân chiến tranh.

Välismääraja
Välismääraja 15-06-2025

Välismääraja

Play Episode Listen Later Jun 15, 2025


Rahvas peab Eesti välispoliitika peateemaks välisturgudest huvitatud ettevõtjate abistamist. Milliseid võimalusi pakub Eesti ettevõtjaile Ukraina? Vaade maailma julgeolekule Kagu-Aasiast. „Välismääraja“ paneb pühapäeval kell 11 kokku Neeme Raud.

Maailmanpolitiikan arkipäivää
Ukrainan halvoilla drooneilla Venäjälle nöyryyttävä oppitunti modernista sodankäynnistä

Maailmanpolitiikan arkipäivää

Play Episode Listen Later Jun 14, 2025 23:05


Ukrainan drooni-iskut Venäjälle kuun alussa aiheuttivat miljardien kalustotuhot Venäjän asevoimille. Pommi- ja tutkavalvontakoneisiin kohdistuneet iskut toteutettiin halvoilla, muutaman satasen maksavilla drooneilla. Ukraina on noussut Venäjän hyökkäyssodan myötä merkittäväksi droonivalmistajaksi. Sen tavoitteena on valmistaa kuluvana vuonna jopa kolme miljoonaa droonia. Ohjelmassa käydään Kiovassa tutustumassa yhteen Ukrainan lukuisista droonivalmistajista. Ohjelmassa haastateltavien asiantuntijoiden mukaan iskut osoittivat Ukrainalta kekseliäisyyttä ja kyvykkyyttä. Samalla Ukraina näytti venäläisille, että syvälläkään Venäjällä ei olla turvassa drooneilta. Moderni sodankäynti drooneineen edellyttää ketteryyttä ja nopeaa muutoskykyä alan toimijoilta. Suomessa yli 40 yritystä ja tutkimuslaitosta tekee yhteistyötä Digital Defence ekosyysteemiksi. Suomesta löytyy jo maailman huippuosaamista droonin havaitsemis- ja torjuntajärjestelmien valmistamisessa. Sensofusion-yhtiön toimitusjohtaja arvioi ohjelmassa, mihin suuntaan droonit ovat parhaillaan kehittymässä ja kuinka tähän vastata. Maailmanpolitiikan arkipäivää -ohjelman ovat toimittaneet Maxim Fedorov ja Paula Vilén. Äänitarkkailijana on Marko Vierikko. Tunnusmusiikki: Petri Alanko, kuva: Tuuli Laukkanen/Yle.

Kvartal
Inläst: Så fick Polen massinvandring

Kvartal

Play Episode Listen Later Jun 13, 2025 10:52


Polen visar hur även migrationskritiska partier kan ha svårt att stoppa invandring – landet hade massinvandring redan före Putins fullskaliga invasion av grannlandet. Inför söndagens presidentval anklagar båda kandidaterna varandra för att låta gränserna läcka. Samtidigt underblåser Moskva en växande trötthet på flyktingarna från Ukraina, skriver Ola Wong i sin andra rapport från Warszawa. Inläsare: Magnus Thorén

Radio åt alla
Eld och rörelse #165: The Boer-Pedo split – ett sommaravsnitt

Radio åt alla

Play Episode Listen Later Jun 12, 2025 60:26


Det är sommar på gång och därför också sommaravsnitt. Denna gång i form av ett nyhetssvep. Vi behandlar: Ukrainska drönarattacker mot ryskt bombflyg, Trump-Musk-splitten, och Greta/Gaza. Myran postar detta klockan 02:15, helt enligt planen.

Bygga åt idioter
"Man är inte död bara för att man har semester"

Bygga åt idioter

Play Episode Listen Later Jun 11, 2025 50:38


I detta plåtavsnitt så sitter vi fortfarande i Beijers butik i Bromma. Vi träffar Henrik och Ludvig som är byggsmeder och gillar stål. Vi får höra stories om obegripliga policys på byggen, designlampor, en fruktansvärt petig mäklare och hur det är att svetsa i Ukraina.

Allt du velat veta
547 Om svensk efterkrigstid med Urban Lundberg - hur rekordåren formade Sverige

Allt du velat veta

Play Episode Listen Later Jun 10, 2025 57:41


Idag handlar det om efterkrigstiden, som präglades av framåtanda och reformer. Rekordåren var dock på många sätt helt ovetande inför vad konsumptionssamhället har för baksidor. Vår ciceron är Urban Lundberg, docent i historia och aktuell med boken ”Efterkrigstider”.Programledare: Fritte FritzsonProducent: Ida WahlströmKlippning: Silverdrake förlagSignaturmelodi: Vacaciones - av Svantana i arrangemang av Daniel AldermarkGrafik: Jonas PikeFacebook: https://www.facebook.com/alltduvelatveta/Instagram: @alltduvelatveta / @frittefritzsonGästfoto: Anna DrvnikHar du förslag på avsnitt eller experter: Gå in på www.fritte.se och leta dig fram till kontakt!Podden produceras av Blandade Budskap AB och presenteras i samarbete med AcastOrganisationer som hjälper Ukrainahttps://blagulabilen.se/http://www.humanbridge.se/https://www.rodakorset.se/https://lakareutangranser.se/nyheter/oro-over-situationen-i-ukrainaUkrainska statens egen lista (militär och civil hjälp)https://war.ukraine.ua/donate/Några organisationer som hjälper Gazahttps://lakareutangranser.se/vad-vi-gor/har-arbetar-vi/palestinahttps://unicef.se/katastrofinsatser/hjalp-barnen-i-gazakrisenhttps://www.rodakorset.se/var-varld/har-arbetar-vi/palestina/gaza/gaza/ Become a member at https://plus.acast.com/s/alltduvelatveta. Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

Morgonpasset i P3
Carl Bildt, Linneas dasstömmarskola och Gretas fartyg bordat

Morgonpasset i P3

Play Episode Listen Later Jun 9, 2025 108:05


Linnea Wikblad som Tjorven, David tar i tunga ämnen och Frankrike blir utan porr Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play. Hela veckans Morgonpasset i P3 hör du i Sveriges Radio Play.Edgelorden David Druid är igång igen. Matilda Rånge från P3 Nyheter rapporterar om Gretas båt som bordats – och klassens mus, sl*mpa och f*ckboy. Kvinnor fiser i jämställdhetens namn. Linneas tammås Måzart. Minns du porrvideobutikerna? P3:s techreporter Evelina Galli berättar varför Pornhub nu försvinner från Frankrike. Ett sommar-måste i Sverige: Bada i E. coli. Är svanar det värsta djuret? David rapporterar om att blippen äntligen kommit till Uppsala. Vi snackar om Intervision – Rysslands svar på Eurovision – som nu återuppstår. Linnea har span på expansiva arten som tar över våra ängar. Och så har vi självaste Carl Bildt i studion! Vi pratar om bland annat Trumps första 140 dagar vid makten, kriget i Ukraina och Greta Thunbergs färd mot Gaza.Tidpunkter i avsnittet:14:45 Nyhetsfördjupning: Gretas fartyg bordat20:00 Pornhub borta i Frankrike43:59 Nyhetsfördjupning: Klassens mus, sl*mpa och f*ckboy1:15:10 Carl BildtKapitellänkarna ovan leder till avsnittet utan musik i Sveriges Radio Play.Programledare: David Druid och Linnea Wikblad.

Historia.nu
Baltikums väg ut ur Sovjet – tre länder, tre berättelser om frihet

Historia.nu

Play Episode Listen Later Jun 9, 2025 58:00


Sovjetunionen var aldrig den monolitiska stat som många trodde i Västvärlden. Efter Stalins död 1953 kunde de sovjetiska rådsrepublikerna i Baltikum förhandla fram ett visst utrymme i förhållande till Moskva. Detta skulle senare bli oerhört viktigt vid frigörelsen från Sovjetunionen.De historiska skillnaderna mellan Estland, Lettland och Litauen påverkade utvecklingen i de olika länderna efter frigörelsen från Sovjetunionen. I Estland kunde till synes oskyldig verksamhet som att rusta upp gamla stan i Tallinn öka historiemedvetandet. Medan Lettland fick en tuffare resa i frigörelsen från Sovjet eftersom den politiska och ekonomiska makten inte separerades fullt ut. I Litauen fungerade det medeltida stormakten Litauen-Polen som nationell inspiration.I detta avsnitt av podden Historia Nu samtalar programledaren Urban Lindstedt med Li Bennich-Björkman, professor i statskunskap vid Uppsala universitet och aktuell med boken Bakom och bortom järnridån – De sovjetiska åren och frigörelsen i Baltikum och Ukraina.När Sovjetunionen kollapsade år 1991 efter några år av liberaliseringar av det kommunistiska systemet kom en rad nya och nygamla stater att framträda. De tre baltiska staterna tillhörde de mest nationalistiska av de sovjetiska rådsrepublikerna, men det fanns historiska skillnader som gjorde sig påminda under frigörelseprocessen.De baltiska staterna blev självständiga första gången 1918 i kaoset efter den ryska revolutionen med undantag av Litauen som var en stormakt på 1400-talet. Men Sovjetunionen ockuperade Baltikum först 1940 och sedan igen 1944.Fram till Stalins död 1953 var repressionen hård. Sedan kunde de lokala kommunistpartierna skickligt förhandla fram ett visst manöverutrymme i förhållande till Moskva. Men där Estland tidigt utvecklade ett civilt samhälle med olika föreningar som inte stod i opposition till statsmakten, blev utvecklingen mer stalinistisk i Lettland. Den litauiska nationalismen blev mer idealistisk än de mer pragmatiska esternas.Bild: Första arbetsdagen med Noor-Tartu (Ung-Tartu) som var en studentrörelse i Tartu mellan 1979 och 1984 (från 1979-1981 hette den Kodulinn, eller hemstad). Det bildades mestadels av historiestudenter som ville göra något nyttigt för sin stad, utan att vara kopplad till någon officiell institution. Att städa stadsrum, samla in antikviteter och anordna kulturevenemang var rörelsens huvudaktiviteter.  Från Noor-Tartu, Fotograf: Okänd, CC-BY-NC-NDMusik: Freedom av jason szklarek, Storyblock AudioLyssna också på Sovjetunionens sammanbrott. Vill du stödja podden och samtidigt höra ännu mer av Historia Nu? Gå med i vårt gille genom att klicka här: https://plus.acast.com/s/historianu-med-urban-lindstedt. Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

Ekot
Ekot 12:30 Hårda drönarattacker mot Ukraina

Ekot

Play Episode Listen Later Jun 9, 2025 25:00


Nyheter och fördjupning från Sverige och världen. Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play.

Morgonpasset i P3 – Gästen
Carl Bildt om Gaza: ”Sverige kan inte göra så mycket”

Morgonpasset i P3 – Gästen

Play Episode Listen Later Jun 9, 2025 27:48


Carl Bildt om Trumps återkomst, kriget i Ukraina och utvecklingen i Gaza. Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play. Hela veckans Morgonpasset i P3 – gästen hör du i Sveriges Radio Play.Tidigare statsminister Carl Bildt är i studion. Vi snackar om Trumps första månader tillbaka vid makten, hur läget ser ut i Ukraina just nu och vad som händer i Gaza. Dessutom: Greta Thunbergs segling dit, Europas roll i världsläget – och hur Sveriges utrikespolitik påverkas av allt som sker just nu.Programledare: David Druid och Linnea Wikblad.

Giæver og gjengen - VG
Mediebobler: Gutta utfordrer de etablerte mediene i Norge

Giæver og gjengen - VG

Play Episode Listen Later Jun 7, 2025 40:08


Youtube-kanalen «Gutta» har gått fra ren guttastemning til å utfordre de etablerte mediene i valgkampdekningen, og er ytringsrommet i Norge innsnevret i debatten om Russlands krig mot Ukraina? Dagens gjest er Harald Stanghelle, tidligere redaktør i Aftenposten. Med Anders Giæver og Gard Steiro. Produsent Andreas Røen Pettersen. Ansvarlig redaktør Gard Steiro. Kontakt redaksjonen på giaeveroggjengen@vg.no. Giæver & gjengen gir deg de viktigste nyhetene hver dag på drøye 20 minutter når du skal hjem fra jobb. Hør «Mediebobler» hver lørdag om feilene pressen gjør og dilemmaer VG står i. Hør «Skartveit» med interessante personer om aktuelle temaer hver søndag. Alltid på Podme.

Konflikt
Zelensky, Trump och Putin – därför strandar fredssamtalen

Konflikt

Play Episode Listen Later Jun 6, 2025 55:47


I skuggan av kriget har det sen start pågått försök till fredsförhandlingar mellan Ryssland och Ukraina. Varför lyckas det inte? Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play. Medverkande: Boris Romanov, rysk historielärare och oppositionspolitiker, Dmitrij Tsibirjov, rysk politisk aktivist som driver Telegramkanalen ”Ne norma”, Volodymyr Fesenko, ukrainsk statsvetare, Julia och Olha, Kievbor, Dan Hamilton, expert på amerikansk utrikespolitik och knuten till flera tankesmedjor som Brookings, Marta Rubel och Annelka Saruga, ukrainskamerikaner, Isak Svensson, freds- och konfliktforskare vid Uppsala Universitet mflProgramledare: Kajsa Boglindkajsa.boglind@sr.seReportrar: Lubna El-Shanti, Johanna Melén och Johanna Sjöqvist HarlandTekniker: Stina Fagerberg, Lotta Linde-Rahr och Maria StillbergProducent: Anja Sahlberganja.sahlberg@sr.se

Układ Otwarty. Igor Janke zaprasza
Ppłk rez. Maciej Korowaj o ukraińskim ataku na rosyjskie cele, który przejdzie do historii wywiadów

Układ Otwarty. Igor Janke zaprasza

Play Episode Listen Later Jun 6, 2025 62:12


Uderzenie w rosyjskie lotnictwo dalekiego zasięgu było jedną z najważniejszych operacji ukraińskiego wywiadu od początku wojny. Jak Ukraińcy zaplanowali i przeprowadzili ten atak? Co to oznacza dla przyszłości konfliktu? Czy Rosja ogłosi stan wojenny? O tym wszystkim mówi ppłk rez. Maciej Korowaj.(00:00) Wstęp(2:03) Seria akcji, które przejdą do historii. Co zniszczyli Ukraińcy?(6:08) Jak Ukraińcy przygotowali atak? Jak został przeprowadzony?(11:54) Skąd Ukraińcy czerpali informacje? Czy Ukraiński wywiad jest jednym z najlepszych na świecie?(18:20) Jak Ukraińcy dostarczyli sprzęt i ludzi na miejsce?(36:26) Co ten atak oznacza dla obu stron?(47:44) Kto w Rosji chce użyć broni nuklearnej na Ukrainie?(50:52) Czy Putin ogłosi stan wojenny?(53:33) Co może jeszcze zrobić Ukraina?(58:00) Podsumowanie ukraińskiej akcji Mecenasi programu: Inwestuj w fundusze ETF z OANDA TMS Brokers: ⁠⁠https://go.tms.pl/UkladOtwartyETF ⁠⁠AMSO-oszczędzaj na poleasingowym sprzęcie IT: ⁠⁠https://amso.pl/Uklad-otwarty-cinfo-pol-218.html⁠⁠⁠Novoferm: ⁠⁠https://www.novoferm.pl/⁠ ⁠⁠Zgłoś się do Szkoły Przywództwa Instytutu Wolności:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://szkolaprzywodztwa.pl⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Link do zbiorki: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://zrzutka.pl/en6u9a⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://patronite.pl/igorjanke⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠➡️ Zachęcam do dołączenia do grona patronów Układu Otwartego. Jako patron, otrzymasz dostęp do grupy dyskusyjnej na Discordzie i specjalnych materiałów dla Patronów, a także newslettera z najciekawszymi artykułami z całego tygodnia. Układ Otwarty tworzy społeczność, w której możesz dzielić się swoimi myślami i pomysłami z osobami o podobnych zainteresowaniach. Państwa wsparcie pomoże kanałowi się rozwijać i tworzyć jeszcze lepsze treści. ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Układ Otwarty nagrywamy w ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://bliskostudio.pl ⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

Tid er penger - En podcast med Peter Warren
Tid er geopolitikk - Russlands 'Pearl Harbor'

Tid er penger - En podcast med Peter Warren

Play Episode Listen Later Jun 6, 2025 20:22


Etter det kraftige angrepet Ukraina hadde på russiske bombefly og annen infrastruktur i helgen, tok vi opp en reaksjon fra Peter på dette. Dette ble tatt opp mandag, men alt er like relevant i dag. Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

Ekots lördagsintervju
Maria Malmer Stenergard (M): ”Vi ser med oro på utvecklingen hos den israeliska regeringen”

Ekots lördagsintervju

Play Episode Listen Later Jun 6, 2025 35:06


Utrikesministern om regeringens skarpare kritik mot Israels agerande i Gaza och om läget i Ukraina, Sveriges mest prioriterade utrikesfråga. Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play. Sedan mitten av maj har regeringen gradvis skärpt tonen mot Israels agerande i Gaza, där en svältkatastrof nu hotar efter att Israel blockerat tillgång på mat. Möjligt krigsbrottAtt använda svält som vapen är ett krigsbrott, enligt internationell humanitär rätt och utrikesminister Maria Malmer Stenergard ser allvarligt på Israels agerande. ”När man nu inte har något svar på hur humanitär hjälp ska komma in så att man ska kunna minska risken för svält. Ja, då är det mycket svårt att se att skulle vara förenligt med den internationella rätten,” säger Maria Malmer Stenergard.På frågan om Israel begår krigsbrott när tillgången på mat blockeras i Gaza, svarar utrikesministern att det kan handla om det och att det därför är viktigt att en domstol utreder saken. Namnger israeliska ministrar på sanktionslistaSverige stödjer en granskning av EU:s omfattande samarbetsavtal med Israel och driver också EU-sanktioner mot två extremistiska israeliska ministrar, finansminister Bezalel Smotrich och säkerhetsminister Itamar Ben-Gvir. Tonen i kritiken mot Israel blir skarpare också i EU-kretsen, enligt Malmer Stenergard.”Jag är lika frustrerad som många andra i Sverige, men också i Europa. Och jag hör en helt annan tongång nu i rådsmötena som jag sitter i. Där finns det en helt annan frustration bland medlemsländerna.”Inget återupptaget stöd till UnrwaDen svenska regeringen stoppade i fjol stödet till FN:s hjälporgan för palestinska flyktingar, Unrwa. Detta efter att Israel förbjudit organisationen att verka i Gaza. Trots uppmaningar från flera biståndsorganisationer, uppger Maria Malmer Stenergard att det inte finns några planer på att återuppta stödet.”Det handlar ju om att vi ser till det lilla barn som svälter i Gaza. Vad är vår största sannolikhet att få in hjälp till det barnet? Då har vi bedömt att det inte var särskilt sannolikt att det skulle kunna gå via Unrwa, utan det var större sannolikhet att vi skulle kunna nå fram via andra organisationer,” säger Maria Malmer Stenergard.Utrikesministern menar att vi nu står vid en slags vändpunkt. Hur vi kommer att se på Israels agerande mot palestinierna i framtiden avgörs nu, säger utrikesministern och pekar på de senaste veckornas utveckling i Gaza.”Jag hoppas att vi ser en annan utveckling framöver. Men jag är mycket, mycket orolig,” säger Malmer Stenergard. Ryssland vill inte ha fred Regeringen har pekat ut stödet till Ukraina som sin största utrikespolitiska uppgift. Mycket av Ukrainas öde kommer avgöras av vilken linje USA väljer framöver. Utrikesministern är något mer hoppfull över relationen mellan de två länderna nu än för någon månad sen.”Vi ser hur deras samarbete fördjupas. Jag tror att USA, liksom vi, känner stor frustration över att Ryssland tydligt visar att de inte vill ha fred. Att de hela tiden flyttar målstolparna,” säger Maria Malmer Stenergard. En rättelse:I en tidigare version av denna publicering benämndes Storbritannien som ett EU-land. Rätt är att Storbritannien inte är medlem i EU. Rättelsen är gjord den 6 juni 2025.Gäst: Maria Malmer Stenergard (M), utrikesministerProgramledare: Johar Bendjelloul Kommentar: Johan-Mathias SommarströmProducent: Stina FischerTekniker: Brady JuvierIntervjun spelades in på eftermiddagen, onsdag den 4 juni 2025.

Raport międzynarodowy
Zbigniew Parafianowicz: "Nawrocki ma dobre relacje z Trumpem, możemy to wykorzystać" #OnetAudio

Raport międzynarodowy

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025 18:27


W najnowszym odcinku podcastu Raport Międzynarodowy prowadzący Witold Jurasz i Zbigniew Parafianowicz zastanawiają się nad tym, jaką politykę zagraniczną będzie prowadzić Karol Nawrocki. Konstatują, że tak naprawdę niewiele wiadomo na temat poglądów prezydenta elekta w tej dziedzinie. W kampanii wyborczej niestety zabrakło poważnej debaty, która rozwiałaby wątpliwości prowadzących.   Witold Jurasz, mimo krytycznej oceny całokształtu polityki zagranicznej PiS, nie ma wątpliwości, że gdyby krajem w chwili napaści Rosji na Ukrainę rządziła obecna administracja, Polska nie dostarczałaby czołgów, idąc na zwarcie ze wszystkimi w zasadzie, poza Stanami Zjednoczonymi i Wielką Brytanią, sojusznikami. Równocześnie zaznacza, że dobrze byłoby, żeby w otoczeniu Karola Nawrockiego znaleźli się rozsądni panowie w szarych garniturach. Zbigniew Parafianowicz wyraża opinię zgoła przeciwną, identyfikując starych dyplomatów jako tych, którzy nie potrafią być asertywni w polityce zagranicznej. Witold Jurasz oponuje, stwierdzając, że grunt, by doradcy prezydenta mieli po pierwsze doświadczenie, a po drugie - w przeciwieństwie do wielu doradców Andrzeja Dudy - nie mieli potrzeby gwiazdorzenia.   Prowadzący podcast odnotowują atak dziennika The Times of Israel na Karola Nawrockiego za rzekomy negacjonizm Holokaustu i stwierdzają, że taki zarzut jest skandaliczny. Z uznaniem wspominają też protest kierowanego przez Radosława Sikorskiego Ministerstwa Spraw Zagranicznych przeciw kierowaniu takich oskarżeń wobec prezydenta elekta.   W dalszej części podcastu Zbigniew Parafianowicz i Witold Jurasz dyskutują na temat ukraińskiego ataku na rosyjskie bazy lotnicze i zastanawiają się, czy Ukraina nie podjęła nadmiernego ryzyka. Równocześnie obydwaj bardzo cieszą się z sukcesu Ukraińców. Komentują także rosyjskie propozycje “pokojowe”, które są niczym innym jak oczekiwaniem pełnej kapitulacji drugiej strony. Zarówno Witold Jurasz, jak i Zbigniew Parafianowicz stwierdzają, że jedynym językiem, który rozumieją Rosjanie jest ten oparty na trotylu.   W dalszej części podcastu po raz kolejny z ogromnym smutkiem odnotowane zostaje postępowanie Izraela w Strefie Gazy, tym razem chodzi o ataki na ludzi stojących w kolejce do punktów dystrybucji żywności. Mowa jest też o wizycie kanclerza Niemiec w Waszyngtonie. Obydwaj prowadzący zgadzają się, że Niemcy najprawdopodobniej zdołają porozumieć się ze Stanami Zjednoczonymi. Nie zabraknie również komentarza do wyborów w Korei Południowej.   Wypłynęły kolejne informacje na temat prototypu chińskiego myśliwca szóstej generacji. Witold Jurasz odnotowuje tu, że Rosjanie na dobre nie uruchomili jeszcze produkcji myśliwca piątej generacji, a Amerykanie i Chińczycy już mają prototypy samolotów bardziej zaawansowanych. Zbigniew Parafianowicz opowiada w podcaście o zabójstwie byłego bliskiego Wiktorowi Janukowyczowi ukraińskiego polityka, który został zastrzelony w Hiszpanii. Opisuje możliwe motywy tego zabójstwa. Ani jeden, ani drugi prowadzący nie wiedzą, kto tak naprawdę dokonał zabójstwa, ale Witold Jurasz stawia tezę, iż sadyzm, którym jest zastrzelenie człowieka przed szkołą podstawową, w której uczą się jego dzieci, wskazuje na Rosjan.  Pełnej wersji podcastu posłuchasz w aplikacji Onet Audio.

Raport o stanie świata Dariusza Rosiaka
Raport na dziś - 4 czerwca 2025

Raport o stanie świata Dariusza Rosiaka

Play Episode Listen Later Jun 4, 2025 37:10


Ukraina zniszczyła częściowo Most Krymski – to już trzeci atak na konstrukcję łączącą Krym z Rosją w trakcie wojny.W niedzielę Ukraina przeprowadziła jeden z najbardziej zuchwałych ataków we współczesnej historii wojny, niszcząc – jak twierdzą ukraińskie źródła – ponad 40 rosyjskich samolotów w bazach rozrzuconych po różnych częściach Rosji.Operację „Pajęczyna” przeprowadzono przy pomocy ponad stu dronów, przemyconych na teren Rosji i ukrytych w kontenerach umieszczonych na ciężarówkach.Na ile ten udany atak osłabia potencjał lotniczy Rosji i może mieć wpływ na przebieg walk? Co mówi o stanie rosyjskiej obrony i możliwościach dywersyjnych Ukrainy?Gość: Michał Fiszer---------------------------------------------Raport o stanie świata to audycja, która istnieje dzięki naszym Patronom, dołącz się do zbiórki ➡️ ⁠https://patronite.pl/DariuszRosiak⁠Subskrybuj newsletter Raportu o stanie świata ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠➡️ ⁠https://dariuszrosiak.substack.com⁠Koszulki i kubki Raportu ➡️ ⁠https://patronite-sklep.pl/kolekcja/raport-o-stanie-swiata/⁠ [Autopromocja]

Polish Stories
3.22: Chrystyna o Warszawie, Lwowie i o tym, co ją zaskakuje w Polakach

Polish Stories

Play Episode Listen Later Jun 4, 2025 36:45


W tym odcinku moją gościnią jest Chrystyna, Ukrainka ze Lwowa, polonistka, która od paru lat mieszka w Polsce. To także odcinek specjalny - pierwszy, który nagrałam w formie wideo, więc jeśli wolisz nas oglądać, zapraszam na mój kanał na YT: https://youtube.com/@polishstories Chrystyna opowiada o rodzinnym Lwowie i o swoim nowym domu - Warszawie, o tym, jak pokochała język polski i jak się znalazła na studiach polonistycznych, a także o tym, co ją bawi i zaskakuje w Polakach. Chrystyna jest także autorką fantastycznego podręcznika do nauki języka polskiego z teatrem polskiego radia, co na pewno spodoba się wszystkim fanom nauki języków poprzez literaturę i opowieści. Plusem jest to, że można go pobrać za darmo stąd: https://drive.google.com/file/d/1M7jnKFuc4UlCpm8BPRFjRvSnmzZ1XjaI/view Tutaj można znaleźć Khrystynę na YT: https://www.youtube.com/@ZPOLSKIMWTEATRZEWYOBRA%C5%B9NI (A tutaj jest ukraiński zespół DakhaBrakha, o którym Chrystyna wspomina pod koniec rozmowy: https://open.spotify.com/artist/5hQYZqZaPcRceL82mFZTO5?si=9QDuB3kRQtOdtwMvo62jeg ) . . . Trzeci sezon Polish Stories to rozmowy z osobami dwujęzycznymi, o polskich korzeniach, albo z cudzoziemcami mieszkającymi w Polsce. Większość rozmów jest po polsku, niektóre po angielsku. . Autorką Polish Stories jestem ja, Gosia Rokicka. Muzyka: Olak/Zakrocki. Ten odcinek został nagrany w Podcastowni Ciekawość w Warszawie: https://podcastownia.pl/ Nagranie obrazu i dźwięku + mix: Miron Grzegorkiewicz. . Jeśli lubisz Polish Stories i chcesz mieć ze mną większy kontakt, zapisz się do mojego newslettera: http://polishstories.net A jeśli chcesz się ze mną uczyć polskiego albo mnie wesprzeć, zajrzyj na mój profil na BuyMeACoffee: https://buymeacoffee.com/polishstories/

Divas puslodes
Ukraina veiksmīgi īsteno operāciju "Zirnekļa tīkls". Latvija debitē ANO Drošības padomē

Divas puslodes

Play Episode Listen Later Jun 4, 2025 54:12


Ukraina veiksmīgi īsteno operāciju "Zirnekļa tīkls". Polijas prezidenta vēlēšanās uzvarējis konservatīvās opozīcijas kandidāts Navrockis. Latvija debitē ANO Drošības padomē. Aktualitātes analizē atvaļināts vēstnieks un lektors Latvijas Universitātē un Juridiskajā augstskolā Gints Jegermanis. Sazināmies ar Nacionālās aizsardzības akadēmijas pētnieku vēsturnieku Valdi Kuzminu un politologu Kārli Daukštu. Trumpji Zelenska piedurknē Ne viens vien pasaules medijs 2. jūnijā savos virsrakstos piesauca kāršu spēles motīvus. Tehnoloģiski novatoriska un organizatoriski filigrāna Ukrainas Drošības dienesta operācija pret Krievijas stratēģiskās bumbvedēju aviācijas bāzēm dziļi agresorvalsts teritorijā tiek uztverta kā nepārprotams mājiens prezidentam Trampam, kuram tīk klāstīt, ka Ukrainai „neesot kāršu” pašreizējā spēlē, respektīvi, nav izredžu pretoties Krievijas agresijai. Ilgstoši un pamatīgi gatavotajā diversijas akcijā neko nenojauzdami kravas mašīnu šoferi nogādāja Krievijas aviācijas bāzu tuvumā konteinerus, kuros it kā atradās moduļu mājas. Kad vajadzīgās lokācijas bija sasniegtas, no konteineriem izlidoja desmitiem lidrobotu un devās uz mērķi. Pavisam triecienus saņēma četri objekti, no kuriem salīdzinoši tuvākie atrodas pie Rjazaņas un Ivanovas, attiecīgi nepilnu astoņsimt un apmēram tūkstoš kilometru attālumā no Kijivas, attālākais pie Murmanskas, apmēram divtūkstoš kilometru attālumā, bet vistālāko – Sibīrijā, Irkutskas apgabalā – no Ukrainas galvaspilsētas šķir apmēram 4300 kilometri. Uzbrukuma mērķis bija stratēģiskie bumbvedēji un radioizlūkošanas lidmašīnas, kas, cita starpā, ietilpst Krievijas kodolspēku sastāvā, bet tiek izmantotas arī raķešu triecieniem pa Ukrainas pilsētām. Sākotnēji figurēja visai atšķirīgi dati par nodarītajiem zaudējumiem, līdz vakar Ukrainas Drošības dienests paziņoja, ka pavisam esot trāpīts 41 lidaparātam un trīspadsmit no tiem padarīti nelietojami. Tas ir jūtams zaudējums, sevišķi ja ievēro, ka tādus lidaparātus kā Tu-95 un Tu-22M3 jau ceturtdaļgadsimtu vairs neražo, un izskan viedokļi, ka attiecīgo zaudējumu kompensēšanai varētu būt vajadzīgi gadi vai pat desmitgades. Tāpat šī operācija liek Krievijai domāt par savas stratēģiskās aviācijas izkliedētāku dislocēšanu, kas mazinās tās izmantošanas efektivitāti. Pasaule vēl aizgūtnēm turpināja apspriest svētdienas operāciju, kurai Ukrainas Drošības dienests devis nosaukumu „Zirnekļa tīkls”, kad agrā otrdienas rītā jaudīga zemūdens eksplozija satricināja Krievijas uzcelto tiltu pāri Kerčas šaurumam, plašāk pazīstamu kā Krimas tilts. Zemūdens eksplozija notikusi tuvu gruntij un pamatīgi bojājusi vienu no tilta balstiem. Pēc tam tilts uz laiku ticis slēgts, tad atkal atvērts, tad vēlreiz slēgts, un šobrīd nav īsti skaidrs, vai un kādā režīmā tas funkcionē. Latvija debitē ANO Drošības padomē 3. jūnijā Apvienoto Nāciju Ģenerālā asambleja ievēlēja piecas jaunas ANO Drošības padomes nepastāvīgās locekles ar mandāta termiņu 2026. un 2027. gadā. Viena no jaunievēlētajām loceklēm ir Latvija, pārējās – Bahreina, Kolumbija, Kongo Demokrātiskā republika un Libērija. Vēl piecas nepastāvīgās locekles, kas Drošības padomē ieņem vietas kopš šī gada sākuma ir Dānija, Grieķija, Pakistāna, Panama un Somālija. Kā vēsta statistika, pavisam balsojušas 188 dalībvalstis, pret balsojušo nav bijis, taču zināms skaits balsotāju attūrējušies. Visvairāk tādu bijis balsojumā par mūsu valsti – veseli desmit, kamēr, piemēram, Bahreinas gadījumā šādu pārliecības trūkumu paudušas vien divas delegācijas. Latvija ir arī vienīgā no ievēlētajām padomes loceklēm, kas šo prestižo pienākumu uzņemsies pirmoreiz. Drošības padomes kompetencē ietilpst jebkura drošības jautājuma izvērtēšana un attiecīgu lēmumu pieņemšana, aicinot ANO dalībvalstis vērst pret drošības apdraudētāju ekonomiskās vai diplomātiskās sankcijas, tāpat Drošības padome var lemt par militāru vai citu nepieciešamu līdzekļu lietošanu. Pagātnē ar šādu mandātu starptautiskās koalīcijas iesaistījās Korejas karā 1950. gadā, veica Kuveitas atbrīvošanu no Irākas okupācijas 1991. gadā un intervenci Lībijā 2011. gadā. Drošības padome ir tā institūcija, kas izvirza Apvienoto Nāciju ģenerālsekretāra kandidatūru un iesaka jaunu dalībvalstu uzņemšanu organizācijā. Kā zināms, bez desmit pārvēlamajām Drošības padomes loceklēm tajā ir arī piecas pastāvīgās locekles ar veto tiesībām – Savienotās Valstis, Lielbritānija, Francija, Krievija un Ķīna. Līdz nesenam laikam trīs Rietumu demokrātijas – ASV, Lielbritānija un Francija – tika apzīmētas kā „P3”. Tās tradicionāli ieņēma līdzīgu pozīciju visos būtiskākajos globālās politikas jautājumos. Taču kopš Baltajā namā saimnieko Donalds Tramps, šī ierastā kārtība jau vairākkārt tikusi izjaukta. Tāpēc katras uz tradicionālajām Rietumu vērtībām orientētas valsts klātbūtne Drošības padomē šobrīd iegūst papildu nozīmi. Par purna tiesu Nepilni 370 000 no apmēram 21 miljona jeb mazāk nekā divi procenti – tāds balsu apjoms izšķīra Polijas prezidenta vēlēšanu rezultātu. Pēc vēlēšanu pirmās kārtas 18. maijā sacīksti turpināja divi: valdošās labēji centriskās Pilsoniskās platformas kandidāts, Varšavas mērs Rafals Tšaskovkis un lielākās opozīcijas partijas, nacionālkonservatīvās „Likums un Taisnīgums” un tās sabiedroto atbalstītais neatkarīgais kandidāts Karols Navrockis. Negaidīti labi rezultāti pirmajā kārtā bija vēl diviem izteikti labējiem kandidātiem: Brīvības un neatkarības konfederācijas pārstāvis Slavomirs Mencens ieguva gandrīz 15% un monarhistiskās Polijas kroņa konfederācijas pārstāvis Gžegošs Brauns – vairāk nekā 6% balsu. Brauns aicināja savu elektorātu balsot par Navrocki, savukārt Mencens sarīkoja publisku pasākumu, kurā aicināja abus otrās kārtas kandidātus parakstīties zem viņa ierosinātās programmas astoņiem punktiem. Navrockis parakstīja, Tšaskovskis – nē. Vairāki centriski un kreisi kandidāti, tādi kā Šimons Holovņa no Polijas Tautas partijas vai Magdalena Bjejata no koalīcijas „Kreisie”, savukārt aicināja balsot par Tšaskovski, kaut arī kreisajiem ir pretenzijas pret Pilsoniskās platformas labējo sociālo politiku. Rezultātā ar gluži nelielu pārsvaru uzvaru svētdien, 1. jūnijā, svinēja Karols Navrockis. Vēlēšanu rezultātu kartes rāda Polijai jau ierasto ainu, kad par konservatīvo politiku balso vēsturiskās poļu zemes valsts centrā un dienvidaustrumos, savukārt par liberālāku pieeju – pēc Otrā pasaules kara pievienotās teritorijas rietumos un ziemeļos, kā arī Varšava un citas lielās pilsētas, izņemot Krakovu. Tā nu Polijā turpināsies līdzšinējā situācija, kad centriskai un proeiropeiskai valdības koalīcijai jāsadzīvo ar radikāli konservatīvu prezidentu. Navrockis tiek dēvēts par „Polijas Farāžu”, ciktāl ir kategoriski pret ciešāku Eiropas Savienības integrāciju, tai skaitā pret eiro ieviešanu Polijā, un arī skeptisks par savienības tālāku paplašināšanos, tai skaitā Ukrainas uzņemšanu. Tomēr jaunievēlētā prezidenta uzskati noteikti nav prokremliski, ciktāl Krievijas agresijas atturēšanu viņš uzskata par Polijas drošības politikas stūrakmeni, aicinot stiprināt NATO, sadarbību ar Savienotajām Valstīm un reģionālo sadarbību ar t.s. Bukarestes devītnieku – Čehiju, Slovākiju, Ungāriju, Rumāniju, Bulgāriju un Baltijas valstīm; tāpat ar Somiju un Zviedriju. Polijas prezidenta pilnvaras nav sevišķi plašas, taču pašreizējā situācijā konservatīvam prezidentam faktiski ir likumdošanas veto iespējas. Prezidenta veto Sejms var atcelt ar 60% balsu, bet centriski liberālajiem spēkiem šāda pārsvara likumdevējā nav. Sagatavoja Eduards Liniņš.

Ekot
Ekot 22:00 Nya löften om vapenstöd till Ukraina

Ekot

Play Episode Listen Later Jun 4, 2025 10:00


Nyheter och fördjupning från Sverige och världen. Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play.

Ledarredaktionen
Så slog Ukraina mot Rysslands bombflyg

Ledarredaktionen

Play Episode Listen Later Jun 3, 2025 35:43


3 juni. Det ukrainska drönarangreppet mot ryska baser i helgen orsakade stor skada hos Rysslands strategiska bombflyg. Vad gjorde det möjligt? Vilka är lärdomarna för framtidens krig? Andreas Ericson diskuterar med Max Villman, tidigare stridspilot och poddare, och Andreas Hörnedal, forskningsledare på FOI.

Układ Otwarty. Igor Janke zaprasza
PKW ogłosiła zwycięzcę wyborów , rząd Tuska a wotum zaufania, wymiana więźniów w Turcji - informacje z 3 czerwca

Układ Otwarty. Igor Janke zaprasza

Play Episode Listen Later Jun 3, 2025 10:52


(0:00) Wstęp(1:05) Państwowa Komisja Wyborcza oficjalnie ogłosiła zwycięstwo Karola Nawrockiego. Premier Donald Tusk zwróci się do Sejmu o udzielenie wotum zaufania(3:09) Ukraina i Rosja zgodziły się w Turcji na kolejną wymianę więźniów(5:35) Komisja Europejska poparła inicjatywę amerykańskich senatorów w sprawie sankcji przeciwko Rosji(7:04) NATO sprawdza gotowość na wypadek potencjalnej inwazji ze strony Rosji(8:29) Niemiecki Sąd Administracyjny uznał odsyłanie osób chcących ubiegać się o azyl za niezgodne z prawemInformacje przygotował Maurycy Mietelski. Nadzór redakcyjny – Igor Janke. Czyta Michał Ziomek.Mecenasi programu:AMSO - oszczędzaj na poleasingowym sprzęcie IT: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠www.amso.pl⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

Kvartal
Kvartal Idag: Experten om islamisterna som fått verka under radarn

Kvartal

Play Episode Listen Later Jun 3, 2025 14:36


Regeringens nya expertgrupp träffades för första gången idag. Nya uppgifter om dödade vid hjälpsändningar i Gaza. Ryskt bakslag – Ukraina har attackerat Krimbron. OECD: Den svagaste tillväxten sedan covid. Och damboxaren Khelif är en man, enligt läckta dokument. Programledare: Staffan Dopping.

Allt du velat veta
546 Om katastrofmedicin med Johan von Schreeb - om de som hjälper till där det behövs som mest

Allt du velat veta

Play Episode Listen Later Jun 3, 2025 51:24


Vad händer när sjukvården ställs inför krig, naturkatastrofer eller pandemier? I det här avsnittet pratar vi med Johan von Schreeb – kirurg, professor och en av världens ledande experter på katastrofmedicin. Hur fungerar vården i extrema situationer, hur prioriterar man när resurserna inte räcker till och vad Sverige kan lära av internationella kriser?Programledare: Fritte FritzsonProducent: Ida WahlströmKlippning: Silverdrake förlagSignaturmelodi: Vacaciones - av Svantana i arrangemang av Daniel AldermarkGrafik: Jonas PikeFacebook: https://www.facebook.com/alltduvelatveta/Instagram: @alltduvelatveta / @frittefritzsonHar du förslag på avsnitt eller experter: Gå in på www.fritte.se och leta dig fram till kontakt!Podden produceras av Blandade Budskap AB och presenteras i samarbete med AcastOrganisationer som hjälper Ukrainahttps://blagulabilen.se/http://www.humanbridge.se/https://www.rodakorset.se/https://lakareutangranser.se/stod-oss/ge-en-gavaUkrainska statens egen lista (militär och civil hjälp)https://war.ukraine.ua/donate/Några organisationer som hjälper Gazahttps://lakareutangranser.se/vad-vi-gor/har-arbetar-vi/palestinahttps://unicef.se/katastrofinsatser/hjalp-barnen-i-gazakrisenhttps://www.rodakorset.se/var-varld/har-arbetar-vi/palestina/gaza/gaza/ Become a member at https://plus.acast.com/s/alltduvelatveta. Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.

Klartext
Klartext - nyheter på ett enklare sätt

Klartext

Play Episode Listen Later Jun 2, 2025 4:58


Ukraina och Ryssland har haft möte. Vulkanen Etna har fått utbrott. Utredning vill stoppa adoptioner. Barn med funktionsnedsättningar lär sig cykla. Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play.

Układ Otwarty. Igor Janke zaprasza
Płk rez. Piotr Lewandowski: Czy Ukraina traci kontrolę nad frontem? Rosyjski atak na 120 km

Układ Otwarty. Igor Janke zaprasza

Play Episode Listen Later Jun 2, 2025 52:33


(00:00) Wstęp(2:33) Rosjanie nacierają - jakie są tego skutki?(11:43) O ile posunęli się Rosjanie? Jakie to ma znaczenie strategiczne?(17:47) W jaki sposób Rosjanie przygotowują ataki? (27:08) Na ile skuteczna jest ukraińska obrona? Jak zwalczane są drony?(39:18) Czy Ukraina potrzebuje Abramsów?(44:45) Ukraina może atakować cele w głębi Rosji - czy to będzie miało realny wpływ na rosyjskie zdolności?Zgłoś się do Szkoły Przywództwa Instytutu Wolności:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://szkolaprzywodztwa.pl⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Link do zbiorki: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://zrzutka.pl/en6u9a⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Mecenasi programu: Inwestuj w fundusze ETF z OANDA TMS Brokers: https://go.tms.pl/UkladOtwartyETF Casa Playa: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://casaplaya.pl/zakup-nieruchomosci-w-hiszpanii-pdf-instruktaz/ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠AMSO-oszczędzaj na poleasingowym sprzęcie IT: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://amso.pl/Uklad-otwarty-cinfo-pol-218.html⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Módl się z Hallow: ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://hallow.app.link/ukladotwarty⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://patronite.pl/igorjanke⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠➡️ Zachęcam do dołączenia do grona patronów Układu Otwartego. Jako patron, otrzymasz dostęp do grupy dyskusyjnej na Discordzie i specjalnych materiałów dla Patronów, a także newslettera z najciekawszymi artykułami z całego tygodnia. Układ Otwarty tworzy społeczność, w której możesz dzielić się swoimi myślami i pomysłami z osobami o podobnych zainteresowaniach. Państwa wsparcie pomoże kanałowi się rozwijać i tworzyć jeszcze lepsze treści. ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Układ Otwarty nagrywamy w ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠https://bliskostudio.pl ⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠

Kinapodden i P1
Kineserna som krigar för Ryssland i Ukraina

Kinapodden i P1

Play Episode Listen Later Jun 2, 2025 26:59


Två kinesiska krigsfångar visas upp i Ukraina och fallet reser nya frågor om Kinas roll i kriget. Enligt president Zelenskyj krigar fler än 150 kineser på Rysslands sida. Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play. Det var i april som Ukrainas president Volodymyr Zelenskyj gick ut med att två kinesiska soldater gripits vid fronten i Donetsk. Gripandet blev en världsnyhet och den ukrainska underrättelsetjänsten visade upp fångarna på en presskonferens. Fallet har på nytt aktualiserat frågan om Kinas roll i kriget och hur nära Kina egentligen samarbetar med Ryssland. Krigsfångarna själva beskriver ingående hur de rekryterades via sociala medier i Kina, samtidigt som Peking förnekar all inblandning. För Ukraina blev fallet med de kinesiska krigsfångarna ett tillfälle att öka pressen på både Kina och USA.Medverkande: Hanna Sahlberg, Kinareporter. Moa Kärnstrand, Kinakorrespondent. Lubna El-Shanti, Ukrainakorrespondent. Programledare: Björn DjurbergProducent: Therese Rosenvinge

Kvartal
Kvartal Idag: Så reagerar adopterade svenskar på regeringens utredning

Kvartal

Play Episode Listen Later Jun 2, 2025 13:49


Nu föreslås stopp för internationella adoptioner. Bryssel deppar efter polskt presidentval. Nya tag i fredssamtal mellan Ryssland och Ukraina. Och därför får stockholmarna vänta på gårdsförsäljning av alkohol. Programledare: Magnus Thorén.

Konflikt
Dolda motivet bakom Orbans spionaffär i Ukraina

Konflikt

Play Episode Listen Later May 30, 2025 55:44


Ungern anklagas för spioneri mot Ukraina. Varför skulle Nato-landet skicka spioner över gränsen mitt under pågående krig? Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play. Nyligen greps två ungrare i Ukraina, misstänkta för spioneri. Gripandet skedde i Transkarpatien, en del av Ukraina där ungrare levt under olika härskare i hundratals år. Nu har dom blivit en viktig bricka i spelet mellan Orbans Ungern och Zelenskys Ukraina. Filip Kotsambouikidis reste dit för att försöka förstå hur den här lantliga regionen blivit politiskt sprängstoff.Medverkande: Kristina, mamma till en stupad ungersk-ukrainsk soldat, Laszlo Szubanics, professor vid ungerska institutionen vid universitetet i staden Uzjgorod, ungrare i staden Beerehove i södra Ukraina, Krizstian Zsak och Melinda, demonstranter i Budapest i Ungern, Anamaria Dutceac Segesten, lektor i Europastudier vid Lunds universitet, Zsuzsanna Végh, forskare vid German Marshall Fund, Tibor Borta, ägare till en lanthandel vid gränsen mellan Ukraina och Ungern, fotbollslaget ”Transkarpaterna” i Ungern.Reporter: Filip Kotsambouikidisfilip.kotsambouikidis@sr.seProgramledare: Fernando Arias.fernando.arias@sr.seProducent: Ulrika Bergqvistulrika.bergqvist@sr.seTekniker: Jacob Gustavsson och Tim Kellerman.

USApodden
Har Trump fått nog av Putin?

USApodden

Play Episode Listen Later May 28, 2025 51:11


Kallar ryske presidenten galen. Lyssna på alla avsnitt i Sveriges Radio Play. Efter allt intensivare ryska attacker mot Ukraina varnar Donald Trump Rysslands president Vladimir Putin för att ”leka med elden” och kallar honom ”galen”. Kreml svarar med att kalla den amerikanske presidenten ”emotionellt överlastad”. Samtidigt har republikanska senatorer tagit initiativ till sanktioner mot Ryssland. Är den rosiga relationen mellan Trump och Putin över, och vad innebär det i sådant fall för Rysslands krig mot Ukraina?Hör också om Trumps omdebatterade kryptomiddag och nya turer i konflikten mellan Trumpadministrationen och elituniversitetet Harvard.Medverkande: Ginna Lindberg, Sveriges Radios USA-korrespondent samt Fredrik Wadström, Sveriges Radios blivande Rysslandskorrespondent.Programledare: Sara StenholmProducent: Viktor Mattsson