Chào bạn! Mình là Tú Anh, mẹ của 2 bạn nhỏ sinh năm 2018 và 2019, đang sống tại Tp. Hồ Chí Minh. Mình là một Parent Coach - Chuyên gia Tư vấn phụ huynh được cấp bằng bởi ACPI; và đồng thời là Certified Positive Discipline Parent Educator - Chuyên gia Đào tạo Phụ huynh về Dạy con Tích cực với chứng chỉ được cấp bởi Positive Discipline Organization. Ngoài ra mình đã tham gia nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu về giáo dục sớm, tư vấn phụ huynh, tâm lý học và chăm sóc trẻ nhỏ. Hiện tại, mình đang hoàn thành chương trình Master's in Child & Adolescent Psychology - Thạc sĩ Tâm lý Trẻ em & Thanh thiếu niên tại trường The Chicago School of Professional Psychology. Mình cũng là tác giả và cây viết chuyên về đề tài Làm cha mẹ & Nuôi dạy con.Happy Parenting là dự án chia sẻ kiến thức & kinh nghiệm nuôi dạy con theo khoa học. Với định hướng Tự tin nuôi dạy con bằng sự tôn trọng và tình yêu thương, mong rằng tất cả chúng ta, những người làm cha mẹ có thể tạo nên một hành trình khôn lớn cùng con đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui. Cha mẹ vui vẻ, con trẻ hạnh phúc. www.happyparenting.vn
Donate to Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
Bạn có nghĩ việc dạy con từ sớm là cần thiết?Nhiều cha mẹ vẫn cho rằng:'Cứ để trẻ tự lớn, ngày xưa tôi cũng vậy.''Dạy con thì phải nghiêm khắc, quy củ.'Nhưng bạn biết không, việc dạy con không phải để kiểm soát hay ép buộc, mà để giúp trẻ hiểu giá trị gia đình, từ đó phát triển thành người tự tin và có nền tảng vững chắc trong tương lai.
HỌC CÁCH CHẤP NHẬN ĐỨA TRẺ CHÚNG TA ĐƯỢC BAN CHO: 9 đặc điểm ở trẻ mà người lớn không quyết định được Bạn đã nghe đến cụm từ “tính khí” (temperaments) bao giờ chưa?Tính khí là lí do giải thích cho việc: vì sao cùng cha mẹ mà anh chị em ruột thịt lại có thể khác nhau rất nhiều, vì sao con nhà mình lại khó / dễ khác con nhà người ta, và vì sao bố mẹ lại cảm nhận con cái mình sinh ra có đứa thì “hợp tính”, còn đứa khi thì lại “khắc khẩu”.Tính khí là đặc điểm trẻ đã có sẵn trong người ngay khi sinh ra. Tính khí tạo nên cách một người cư xử, cách học hỏi và cách họ tương tác với mọi người và môi trường xung quanh. 9 đặc điểm tạo nên tính khí của trẻ là gì?1. Cường độ hoạt động - Activity Level: 2. Sự điều độ, nhịp nhàng - Rhythmicity 3. Phản xạ bản năng - Initial Response 4. Khả năng thích nghi - Adaptability 5. Độ mẫn cảm với kích thích - Sensory Threshold 6. Chất lượng của tâm trạng - Quality of Mood 7. Cường độ phản ứng- Intensity of Reactions 8. Phân tán tư tưởng - Distractabiliy 9. Sự bền bỉ và độ tập trung chú ý - Persistence & Attention Span Có tồn tại “đứa trẻ hoàn hảo” không?Con trẻ và cha mẹ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm tính khí đặc trưng riêng biệt. Và chắc chắn không có đứa trẻ hoàn hảo, mà sẽ chỉ có SỰ KẾT HỢP hoàn hảo hay “xung khắc” giữa tính khí của cha mẹ và con cái trong gia đình. —> Tìm ra được điểm cân bằng giữa mong đợi của bố mẹ và khả năng đáp ứng của con là vô cùng quan trọng để bố mẹ có thể đảm bảo tinh thần Làm cha mẹ Tích cực.Khi chúng ta hiểu rõ tính khí của con, chúng ta sẽ có thể CHẤP NHẬN bản chất của con, ở bên cạnh cùng con, giúp con học hỏi, vươn lên và phát triển. Cha mẹ có thể không thay đổi hoàn toàn được các đặc điểm tính khí của con, nhưng chúng ta có thể đồng hành ở bên cạnh để giúp con trau dồi các thế mạnh và điểm tốt của con, từ đó, các điểm yếu sẽ tự động giảm bớt. Và quan trọng nhất, việc con lớn lên có biết cách cư xử văn minh lịch sự (manners), trở thành người tử tế, tự tin, tự lập và có lòng tự trọng hay không, thì không phụ thuộc vào tính khí, mà phụ thuộc hoàn toàn vào cách nuôi dạy của cha mẹ và môi trường lớn lên.Support the show- - - - - Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)Ncs Tiến sĩ Tâm lý NhiParent-Child CounselorParent Educator from Happy Parenting➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn ➫ Website: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen
“Hãy hướng dẫn cách làm sao dạy cho con tôi (vài tháng tuổi) chơi tự lập?”Sau đây là 4 bước hướng dẫn phụ huynh dạy cho một em bé cách chơi tự lập:1. Ba mẹ biết thiết lập mong đợi thực tế (realistic expectations)2. Hiểu về mốc phát triển của con3. Hiểu tính khí bẩm sinh sẵn có của con4. Khi nào con thấy an toàn và yên tâm con khắc tự chơi :) TRẺ NHỎ KHÔNG CẦN ĐỒ CHƠI NHIỀU, MÀ CẦN NGƯỜI CHƠI CÙNG Trung bình, đến khoảng 6 tháng, một em bé dễ dãi nhất có thể tự mua vui cho bản thân trong khoảng 5 phút (bé nhỏ hơn thì thời gian càng ngắn hơn, ba mẹ nhé) Một em bé có tính khí ôn hoà thì thường sẽ dễ tự mua vui cho bản thân, dễ xoa dịu hơn một em bé bẩm sinh có tính khí nhạy cảm, dễ bị kích thích, hay cảm thấy bất an. Trước khi con có thể vô trạng thái chillax (chilling và relax), con cần cảm thấy an tâm và an toàn 100% với môi trường con đang sống và việc tương tác với ông bà, cha mẹ, bà vú, giúp việc xung quanh... Cảm giác an âm và an toàn ở trẻ nhỏ được củng cố khi người chăm sóc cung cấp cho con các phản hồi nhất quán. Tức là, nếu qua thời gian, con luôn cảm nhận được rằng: chắc chắn có một ai đó sẵn sàng trả lời khi con lên tiếng, hiểu rõ nhu cầu kết nối và đáp ứng cho con, thì con sẽ dần relax và dễ chịu hơn. Nghe thì ngược ngạo, nhưng sự thật là một em bé nếu càng hay quấy khóc mà càng được dỗ dành, trấn an bằng phản hồi tích cực và đồng nhất, càng về sau con càng calm và ôn hoà hơn. Còn nếu càng quấy khóc càng bị mặc kệ trong thời gian lâu dài, hoặc nhận được phản hồi không nhất quán (lúc này lúc khác theo hai thái cực cực đoan), con càng lớn sẽ càng bất an và càng quấy. Trẻ lớn dần sẽ càng ngày càng phát triển nhận thức và càng muốn được kết nối và tương tác với ngừoi khác nhiều hơn. Các kết nối thần kinh và sự học hỏi của con được thiết lập qua việc tương tác 2 chiều với người đối diện. Chưa kể, nếu con đang trong giai đoạn wonder weeks, đang học hỏi kỹ năng mới thì lại càng khó chịu và đeo bám nhiều hơn. Vậy phải làm sao, làm sao, làm sao đây? Con mình cũng có những giai đoạn quấy đòi bế nhiều, đến mức mình địu bé theo vòng vòng trong nhà. Kiên nhẫn giải thích - khuyến khích - làm mẫu cho người cùng chăm sóc bé. Hậm hực không giải quyết được gì. Bản thân phụ huynh cũng bớt căng thẳng vì áp lực “tập cho con chơi một mình”: nếu ba mẹ thoải mái, con sẽ cảm nhận dc năng lượng tích cực đó và dần thoải mái hơn. Tạo một môi trường chơi an toàn, có các kích thích giác quan (nhìn nghe sờ chạm..) phù hợp với kỹ năng và độ tuổi của con. Không cần phải có cả núi đồ chơi, hãy cất bớt đi 1/2, bày ra 1/2 thôi, con chơi chán thì cất mớ đó đi rồi lấy cái trong tủ ra. Đổi xoay vòng như vậy thì con sẽ cảm thấy lúc nào cũng có đồ chơi mới. Ngoài ra, phụ huynh hãy lưu tâm về việc phát triển tương tác ở trẻ nhỏ: Bé càng lớn, giai đoạn 18-24 tháng càng muốn tương tác nhiều với mọi người hơn.Support the show- - - - - Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)Ncs Tiến sĩ Tâm lý NhiParent-Child CounselorParent Educator from Happy Parenting➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn ➫ Website: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen
CÁC THÁCH THỨC KHI CHÚNG TA LÀM CHA MẸ CỦA THẾ HỆ ALPHA (2010-2024) Cuộc sống tương lai của thế hệ Alpha là một ẩn số vừa thú vị, vừa gây ra nhiều hoang mang cho chúng ta – phụ huynh Gen Y - những người đang gánh trên vai trọng trách nuôi dạy một thế hệ tinh nhuệ và “công nghệ” nhất mọi thời đại. Vậy, những thách thức nào đang được đặt ra cho thế hệ Millennials (Generation Y) – cha mẹ của Thế hệ Alpha?1. Kiến thức & thông tin: Những cách học mới lần đầu xuất hiện.Thách thức đầu tiên của các cha mẹ chính là: “Phải luôn tự mình cập nhật với công nghệ và kiến thức, tự học trước mắt là cho bản thân, và tìm ra những phương pháp thức thời để hỗ trợ con học tập hiệu quả”. 2. Bảo mật thời công nghệ: làm sao để cân bằng giữa kiểm soát và tự do?Có thể nói, thách thức thứ hai cho các bậc cha mẹ của thế hệ Alpha là: “Làm sao để có thể cân bằng giữa an toàn mạng và bảo vệ sự riêng tư của con trẻ, cũng như của gia đình mình?3. Sức khỏe tâm lý – tinh thần: các rối loạn ngày càng xuất hiện nhiều và sớm hơn.Thách thức thứ ba của các bậc cha mẹ đó chính là làm sao có thể đồng hành và hỗ trợ con phát triển sức khỏe tâm lý khỏe mạnh nhất? Hệ thống y tế nước ta khi nào mới có thể hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ đặc biệt trên phạm vi toàn cộng đồng, và xa hơn là được miễn phí?4. Cảm xúc – Xã hội: Làm sao để dạy và giúp con duy trì những kỹ-năng-con-người?Có thể nói, chúng ta ngày càng dễ dàng kết nối với nhau hơn (trên MXH), nhưng cũng đồng nghĩa với việc các thiết bị điện tử và MXH đang góp phần giúp chúng ta ngắt kết nối (với thực tại và với các mối quan hệ offline) nhanh hơn.Trong bản báo cáo chuyên ngành giáo dục vào năm 2016 mang tên “New Vision for Education” (Tầm nhìn mới cho Giáo dục), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (The World Economic Forum) đã vô cùng nhấn mạnh vào việc cần phải dạy cho trẻ kỹ năng Cảm xúc – Xã hội (SEL - social and emotional learning). Bản báo cáo này đã liệt kê ra 16 kỹ năng trọng yếu, phân ra thành 3 nhóm kỹ năng chính, mà trẻ cần học để có thể học hỏi và thành công trong thế kỷ 21: - Học vấn nền tảng (những kỹ năng cốt lõi để vận hành cuộc sống): Đọc – Viết, Toán học, Khoa học, Công nghệ & Thông tin, Tài chính, Văn hóa & Công dân - Năng lực cá nhân (những kỹ năng để xử lý các thử thách không mong đợi): Tư duy phản biện – Giải quyết vấn đề, Sự sáng tạo, Giao tiếp, Hợp tác - Phẩm chất tính cách (để thích ứng với những thay đổi vần vũ của thế giới): Tính hiếu kỳ, Tính tiên phong, Sự bền bỉ - Kiên trì, Khả năng thích ứng, Khả năng lãnh đạo, Nhận thức về Văn hóa – Xã hội.Có thể nói rằng, thách thức lớn nhất khi làm cha mẹ của thế hệ Alpha, đó là chúng ta vừa phải liên tục trau dồi bản thân, tìm hiểu những kiến thức mới, và không ngừng “upgrade” theo công nghệ và kỹ thuật số, để có thể vững vàng trong vị trí đầu tàu định hướng đúng đắn cho những đứa trẻ tinh nhuệ sinh ra trong giai đoạn 2010-2024 này.Support the show- - - - - Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)Ncs Tiến sĩ Tâm lý NhiParent-Child CounselorParent Educator from Happy Parenting➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn ➫ Website: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen
❓ Gen Alpha – Thế hệ Alpha là ai?Gen Alpha là tên gọi toàn cầu chỉ những đứa trẻ công nghệ sinh ra từ năm 2010-2024. Vào năm 2010, chiếc iPad đầu tiên ra mắt, instagram cũng ra đời, và từ 2013, cụm từ “công nghệ 4.0” cũng liên tục được nhắc đến (nguyên gốc của cụm từ này là “công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức)Trung bình mỗi tuần có 2,8 triệu đứa trẻ Gen Alpha chào đời; dự đoán vào năm 2025, toàn dân số Gen Alpha là 2,2 tỷ – thế hệ có tổng dân số đông nhất trong lịch sử loài người. Trong đó, 3 nước có dân số Gen Alpha đông nhất thế giới lần lượt là: 1. Ấn Độ, 2. Trung Quốc, 3. Indonesia – điều này có nghĩa là lực lượng lao động toàn cầu tương lai gần có sự thay đổi về trật tự.Và, chúng ta – những cha mẹ thế hệ Millennials (Gen Y) – đang đẻ ra, sẽ nuôi & dạy một thế hệ lãnh đạo cả địa cầu cùng những công nghệ ưu việt, trí tuệ nhân tạo (robot), thực tế ảo… như thế nào? Kỹ năng xã hội – cảm xúc, đời sống tình cảm, nhận thức và cách nhìn nhận về cuộc sống của những đứa trẻ này sẽ khác biệt như thế nào so với thế hệ chúng ta?❓ Gen Alpha khác chúng ta ra sao?Lứa Gen Alpha đầu tiên giờ đây đã 10 – 11 tuổi, không ít trong số đó đã sở hữu kênh Youtube riêng, tài khoản tiktok riêng, và khi được hỏi về nghề nghiệp mơ ước trong tương lai, kha khá các em rất quyết tâm trả lời rằng: “Lớn lên con sẽ trở thành YouTuber / con sẽ làm streamer”.Sinh ra khi công nghệ đã là một phần không thể thiếu của cuộc sống, Gen Alpha là thế hệ chào đời đã mặc định là biết cách để kết nối toàn cầu – ngồi ở nhà mở Google Earth lên có thể trải nghiệm được không gian bất kỳ đâu, mở Google 3D image có thể nhìn thấy cả sư tử, cá sấu, khủng long trong phòng khách, dễ dàng học online ở bất kỳ cơ sở trung tâm nào trên thế giới có chương trình trực tuyến… Thế hệ Alpha biết nhiều thứ hơn hẳn các thế hệ trước, trưởng thành và “mau lớn” với một tốc độ đáng kinh ngạc.8X VN – chúng ta đã từng rất biết chờ đợi: chờ đợi dial-up VNN 1269 tín tít tút tút để kết nối vào chatroom, chờ đợi cô tổng đài đọc vào máy nhắn tin phonelink, chờ đợi đầu máy tua băng để xem phim lại từ đầu, hoặc chờ vô tuyến truyền hình đến giờ mới có phim xem, chờ ca sĩ yêu thích ra đĩa CD mới để nghe tới trầy mặt sau thì thôi, chờ gọi lại trên điện thoại bàn hay Nokia 1100 nếu máy bận, chụp hình thì phải chờ lấy phim ra đi rửa, lỡ có bị xấu thì cũng ráng chịu…Gen Alpha thì ít phải chờ đợi gì, vì: Internet mà không broadband, không 4G-5G thì phải đổi ngay mạng wifi khác, điện thoại không chỉ nghe tiếng mà còn phải tương tác được với nhau, phim ảnh – âm nhạc – giải trí là on-demand (muốn xem bất cứ lúc nào cũng có, nhờ vào Netflix, Spotify, Youtube…), và có thể chỉ vài năm nữa thôi, biết đâu câu cửa miệng của lũ trẻ không còn là “Bố ơi, mẹ ơi”.. mà là “Hey Siri, Hey google, Hey Alexa…” vì Siri / Google / Alexa hẳn sẽ biết nhiều câu trả lời hơn bố và mẹ…- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Con ném đồ ăn cha mẹ nên làm gì❓“Kỷ luật” việc con ném đồ ăn thế nào để con không “tái phạm”? Câu trả lời của mình là: Đôi khi, chúng ta không cần phải làm gì cả.✅ Vì sao? Vì hành động ném thức ăn này còn tùy thuộc vào giai đoạn cũng như mốc phát triển kỹ năng & nhận thức của con ở thời điểm đó – đây là điều đầu tiên mà các bố mẹ cần tìm hiểu, trước khi nghĩ đến giải pháp và cách ngăn chặn hoặc “xử lý” con.NÉM ĐỒ ĂN ở Em bé nhỏ dưới 1 tuổi ❓6-9 tháng, hành động có thể không hoàn toàn chủ ý. Ở độ tuổi này, con vẫn còn đang học cách phối hợp các cử động cơ thể, và ném đồ ăn có thể là một trong các bài luyện tập thuận tiện nhất của con.9-12 tháng: giai đoạn này con đang học về luật hấp dẫn, chuyện gì sẽ xảy ra khi đồ vật rơi xuống hoặc biến mất. Nâng cao hơn, con sẽ muốn nghiên cứu xem khi ném sang hai bên thì có khác gì ném ra đằng trước.Tại sao trẻ toddler (1-2 tuổi) ném đồ ăn❓Khi dần lớn hơn, bắt đầu từ khoảng 18 tháng tuổi, con sẽ ném đồ ăn vì nhiều lý do:Có thể con không đóiCon đang nghiên cứu về thức ăn đó bằng xúc giác: Sờ chạm và ném các loại đồ ăn có kết cấu khác nhau thì có kết quả khác nhau.Con có thể đang cố gắng thu hút sự chú ý của bố men.Con muốn thử nghiệm các giới hạn của bố mẹ (đặc biệt khi con đang khoảng 2 tuổi!)Tại vì con thích thế!- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Một người có năng lực trí tuệ cảm xúc (chỉ số EQ) cao thường sẽ dễ dàng đạt được thành công và thuận lợi hơn trong cuộc sống. EQ là thứ có thể được nuôi dưỡng và hỗ trợ để phát triển sớm, ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Một đứa trẻ khi được bố mẹ tạo điều kiện để phát huy năng lực cảm xúc thường cũng sẽ ít “gây rối” hoặc thử thách người lớn hơn. Vậy, bố mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển EQ ngay từ nhỏ?Khủng hoảng tuổi lên 2 – lên 3, hay là lúc con bắt đầu bùng nổ trí tuệ cảm xúc? Trong những năm đầu đời, trẻ có xu hướng bùng nổ cảm xúc vô cùng mạnh mẽ, thể hiện qua các hành vi cắn, ném, đánh hoặc bướng bỉnh, phản kháng. Đôi khi, chỉ vừa phút trước con còn đang vui đùa, nghịch ngợm phấn khích, đột nhiên lại có thể trở nên cáu bẳn, hung hăng hoặc nằm ra ăn vạ ngay lập tức. Người lớn đôi khi cảm thấy như thể: “Trời ơi, chả biết đường nào mà lần với các cô các cậu!?”.Những năm đầu đời, trẻ nhỏ phát triển vượt bậc, ở tất cả mọi mặt, từ kỹ năng đến nhận thức. Con thường xuyên cảm thấy bị choáng ngợp vì những điều mới lạ cứ liên tục thay đổi vần vũ xung quanh và cả bên trong bản thân mình. Con dần nhận ra bản thân phải đối mặt với các kiến thức mới mẻ, các nhiệm vụ phức tạp như làm sao để quản lý các cảm xúc mạnh mẽ dâng trào trước các tình huống mà con không thích, hoặc phải tự kiếm chế các hành động bộc phát của bản thân…Tuy nhiên, ở giai đoạn này, với khả năng ngôn ngữ còn hạn chế và nhận thức mới bắt đầu phát triển, trẻ thường dễ cảm thấy bị “hoang mang”, “lạc lối”. Vì vậy, mọi trải nghiệm trực tiếp với bố mẹ sẽ có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến năng lực EQ của con.5 gợi ý để bố mẹ giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) tốt hơn- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Ngoài chỉ số thông minh IQ, còn một chỉ số khác cũng vô cùng quan trọng, đó là chỉ số EQ – năng lực trí tuệ cảm xúc. Khi con lớn, bắt đầu đi học, hình thành các mối quan hệ, trưởng thành và đi làm.., chỉ số EQ sẽ có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến mọi khía cạnh cuộc sống.Năng lực trí tuệ cảm xúc, là khả năng gì? Nhận biết và gọi tên được các loại cảm xúc: Biết được bản thân và người khác đang cảm thấy cụ thể như thế nào. Ví dụ, khi có việc gì đó xảy ra làm cho chúng ta buồn bực trong lòng, việc hiểu rõ cảm xúc sẽ giúp chúng ta phân biệt được cảm giác đó là thất vọng, bất an, hay là chán nản…Hiểu rõ về cảm xúc: Biết rõ vì sao chúng ta cảm thấy như vậy, hiểu rõ lí do và tác động nào đã kích thích các cảm xúc khác nhau của bản thân và cả người khác.Quản lý cảm xúc: Biết cách chủ động quản lý cảm xúc của bản thân và của người khác theo cách hiệu quả và tích cực, để giảm thiểu tối đa các xung đột hoặc các hành vi gây tổn thương.Sự đồng cảm: Có khả năng hiểu rõ cảm xúc của người khác và phản hồi với họ theo cách quan tâm nhất có thể.- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Lớp học phát triển trí tuệ? Đồ chơi thông minh?Phụ huynh hiện nay có thể tiếp cận được vô cùng nhiều thông tin về những phương pháp giáo dục sớm, những món đồ chơi được gắn mác theo tên thiên tài… Các thương hiệu quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ là “khai mở tiềm năng trí tuệ”, “giúp bộ não của con phát triển vượt trội ngay từ sơ sinh…”. Có phải, việc Giáo dục sớm và Giúp trẻ phát triển trí não từ những năm đầu đời là một nhiệm vụ vô cùng tinh vi và phức tạp? Câu trả lời không phải. Không (hoặc chưa) có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc các món đồ chơi trí tuệ, đồ dùng công nghệ và các lớp phát triển trí não có thể giúp cho chỉ số thông minh (IQ) của trẻ tăng lên vượt trội.Điều duy nhất mà các nghiên cứu khoa học khẳng định, đó là: “Chỉ số IQ phụ thuộc vào gene di truyền, kết hợp với các yếu tố từ môi trường phát triển của con. Và việc bố mẹ có thể “can thiệp” vào yếu tố môi trường phát triển để giúp con phát triển trí não từ sơn, thật ra lại đơn giản và không tốn kém như chúng ta tưởng.Bố mẹ có thể làm gì để cho con có được Nền tảng vững chắc nhất từ bên trong?Dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời có liên quan mật thiết đến việc phát triển trí tuệ và chỉ số IQ của con. Đặc biệt, khi trẻ sinh non có nguy cơ đối diện với chỉ số IQ thấp hơn trẻ sinh đủ tháng, việc cung cấp cho con chế độ ăn có chứa kẽm, sắt, folate, i-ốt, B12 và protein sẽ giúp giảm thiểu những nguy cơ đó. Thậm chí, có một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: những đứa trẻ 3 tuổi thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn thức ăn nhanh chế biến sẵn, nhiều đường và chất béo xấu, đến năm 8 tuổi, những đứa trẻ này có chỉ số IQ thấp hơn so với bạn bè cùng tuổi có chế độ ăn nhiều trái cây, rau và cá. (http://www.bristol.ac.uk/alspac/news/2011/7.html)Hãy nói chuyện với con thật nhiều, ngay từ khi con chưa biết nói: Chỉ số IQ có tương quan với khả năng ngôn ngữ. Ngôn ngữ tiếp nhận là những thông tin trẻ thu thập vào, khả năng nghe và hiểu phát triển rất sớm. Ngôn ngữ biểu đạt, bao gồm từ ngữ trẻ nói ra, sau đó mới bắt đầu phát triển từ 1 tuổi trở đi. Vì vậy, hãy trò chuyện và đọc cho con càng sớm càng tốt. Ngoài ra, việc người lớn phản hồi một cách chất lượng với những câu bi bô đầu đời của con cũng hỗ trợ rất nhiều cho kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức của con về sau. Ví dụ, khi nghe con nói: “Chó, chó”, người lớn hãy trả lời bằng cách cung cấp thêm thông tin: “Đúng rồi con, đó là một bạn chó màu vàng. Bạn chó đang sủa gâu gâu.”Xây dựng kết nối vững chắc bằng những tương tác và phản hồi đúng cách: Sự kết nối (Attachment) đầu đời là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và có liên quan đến sự phát triển IQ của trẻ. Bố mẹ, ông bà, người chăm sóc hãy luôn phản hồi một cách nhất quán tất cả các tín hiệu mà con đưa ra. Không nhất thiết phải luôn dùng lời nói, phản hồi có thể nằm ở sự tương tác hai chiều qua ánh mắt, cái nhướn trán, nét mặt, âm thanh, hành động, các hoạt động chơi chất lượng cùng con. Việc con trẻ được chơi một cách chất lượng có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của chỉ số IQ.Mang âm nhạc vào cuộc sống hàng ngày: Âm nhạc là một loại ngôn ngữ đặc biệt mà trẻ có thể dùng để giao tiếp từ rất sớm, âm nhạc cũng hỗ trợ phát triển các vùng chức năng não bộ liên quan đến trí tuệ. Hãy nghe nhạc, hát và nhảy cùng con bất cứ khi nào bố mẹ có thể.Thay lời kết: Chưa ai có thể kết luận được rằng liệu di truyền hay môi trường có ảnh hưởng nhiều hơn đến việc phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Nhưng chắc chắn rằng, khi bố mẹ làm những điều trên cho con, sự phát triển toàn diện của con sẽ được hỗ trợ và củng cố theo cách vô cùng tích cực. - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator
Trong tập MOMS TALK này, hãy cùng gặp gỡ Thái Hà - mẹ của em bé 3,5 tuổi sống rất nhiều năm ở Phần Lan và đang làm giáo viên mầm non. Chúng ta hẳn đã nghe nhiều về "Phần Lan là đất nước có nền giáo dục số 1 thế giới" trên sách báo, truyền thông. Hôm nay, hãy cùng thử nghe câu chuyện trải nghiệm thực tế về nền giáo dục tuyệt vời này từ chính lời kể của một cô giáo mầm non, các bạn nhé! MOMS TALK - MOMS ASK là series trò chuyện của Parent Coach Tú Anh Nguyễn cùng các khách mời, để cùng chia sẻ câu hỏi, băn khoăn hoặc câu chuyện riêng trong hành trình bỉm sữa và nuôi dạy con, và nhận được sự giải đáp hoặc lan tỏa. Nếu bạn muốn tham gia trở thành khách mời trên kênh Podcast Happy Parenting, hãy gửi đăng ký tại đây: http://dangky.happyparenting.vn - - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Trong tập MOMS TALK này, hãy cùng gặp gỡ Khánh Ngọc - một người mẹ của 2 em bé, đang sống và làm việc tại Nhật Bản rất nhiều năm. Chúng ta hẳn đã nghe nhiều về "Dạy con kiểu Nhật" trên sách báo, truyền thông. Hôm nay, hãy cùng thử nghe câu chuyện trải nghiệm thực tế về dạy con kiểu Nhật, ở Nhật như thế nào với góc nhìn của một người mẹ Việt, các bạn nhé! MOMS TALK - MOMS ASK là series trò chuyện của Parent Coach Tú Anh Nguyễn cùng các khách mời, để cùng chia sẻ câu hỏi, băn khoăn hoặc câu chuyện riêng trong hành trình bỉm sữa và nuôi dạy con, và nhận được sự giải đáp hoặc lan tỏa. Nếu bạn muốn tham gia trở thành khách mời trên kênh Podcast Happy Parenting, hãy gửi đăng ký tại đây: http://dangky.happyparenting.vn - - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Trong tập MOMS TALK này, hãy cùng gặp gỡ Chana Nguyễn - một người mẹ trẻ Ukraine gốc Việt, với rất nhiều kiến thức và sự ham học hỏi trong hành trình làm mẹ và nuôi dạy con. Khi em bé đến giai đoạn gần 2 tuổi, mẹ Chana muốn tập bỏ tã cho con, đã tìm hiểu qua các phương pháp từ Mỹ đến Nga, hãy cùng nghe câu chuyện trải nghiệm potty train của mẹ Chana nhé!MOMS TALK - MOMS ASK là series trò chuyện của Parent Coach Tú Anh Nguyễn cùng các khách mời, để cùng chia sẻ câu hỏi, băn khoăn hoặc câu chuyện riêng trong hành trình bỉm sữa và nuôi dạy con, và nhận được sự giải đáp hoặc lan tỏa. Nếu bạn muốn tham gia trở thành khách mời trên kênh Podcast Happy Parenting, hãy gửi đăng ký tại đây: http://dangky.happyparenting.vn - - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Trong tập MOMS TALK này, hãy cùng Parent Coach Tú Anh Nguyễn gặp gỡ mẹ Bảo Ngọc. Câu chuyện mang thai, và cả một lần sảy thai, rồi mang thai lại và mắc Covid, và hành trình đi sinh con ở một đất nước ưu tiên "thuận tự nhiên" như ở Hà Lan.MOMS TALK - MOMS ASK là series trò chuyện của Parent Coach Tú Anh Nguyễn cùng các khách mời, để cùng chia sẻ câu hỏi, băn khoăn hoặc câu chuyện riêng trong hành trình bỉm sữa và nuôi dạy con, và nhận được sự giải đáp hoặc lan tỏa. Nếu bạn muốn tham gia trở thành khách mời trên kênh Podcast Happy Parenting, hãy gửi đăng ký tại đây: http://dangky.happyparenting.vn - - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Trong tập MOMS TALK này, hãy cùng Parent Coach Tú Anh Nguyễn gặp gỡ mẹ Tasha Phương Lê. Chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện chia sẻ của Phương, mẹ của một em bé 2,5 tuổi đang sống tại New Zealand và lắng nghe câu chuyện làm mẹ và dạy con ở đất nước thiên nhiên bình yên này có gì thú vị nhé.Phương sẽ kể về những trải nghiệm của bản thân khi chăm sóc và nuôi dạy con, mẹ Tây và mẹ Ta có gì khác nhau không? Chưa hết, Phương sẽ kể cho chúng ta nghe về việc chăm sóc sức khỏe và y tế ở trời Tây nữa,MOMS TALK - MOMS ASK là series trò chuyện của Parent Coach Tú Anh Nguyễn cùng các khách mời, để cùng chia sẻ câu hỏi, băn khoăn hoặc câu chuyện riêng trong hành trình bỉm sữa và nuôi dạy con, và nhận được sự giải đáp hoặc lan tỏa. Nếu bạn muốn tham gia trở thành khách mời trên kênh Podcast Happy Parenting, hãy gửi đăng ký tại đây: http://dangky.happyparenting.vn - - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Trong tập MOMS TALK đầu tiên, hãy cùng Parent Coach Tú Anh Nguyễn gặp gỡ mẹ bầu sắp sinh Tina Nguyễn. Chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện chia sẻ của Tina ở tuần thai thứ 36, mẹ bầu hiện đại này đã làm những gì để có thể sẵn sàng chào đón thành viên mới của gia đình chào đời.Tina là một mẹ bầu hiện đại, thường xuyên cập nhật kiến thức nuôi dạy con và đã có nhiều năm sống và làm việc ở nước ngoài. Hiên tại, Tina đã sinh em bé và đang cùng gia đình nhỏ sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.MOMS TALK - MOMS ASK là series trò chuyện của Parent Coach Tú Anh Nguyễn cùng các khách mời, để cùng chia sẻ câu hỏi, băn khoăn hoặc câu chuyện riêng trong hành trình bỉm sữa và nuôi dạy con, và nhận được sự giải đáp hoặc lan tỏa. Nếu bạn muốn tham gia trở thành khách mời trên kênh Podcast Happy Parenting, hãy gửi đăng ký tại đây: http://dangky.happyparenting.vn - - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh NguyenMaster's in Child & Adolescent PsychologyACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/www.happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
https://khoahoc.happyparenting.vn/courses/day-con-tich-cucSau bao nhiêu ấp ủ, Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen chính thức ra mắt khoá học “THAY ĐỔI TƯ DUY LÀM CHA MẸ ĐỂ DẠY CON TÍCH CỰC”.
Vì sao mình trở thành một Parent Coach?Từ ngày sinh ra An và Khuê, không có một ngày nào mình không học. Học một cách bị động: các con dạy cho mình. Và học một cách chủ động: mình tự tìm hiểu kiến thức và thông tin. Càng học, mình càng nhận ra rằng nguồn thông tin và kiến thức bao la quá. Với bất kỳ một vấn đề nào, muốn hiểu rõ ràng ngọn nguồn tường tận, thì phải tìm, phải đọc và phải gạn lọc rất nhiều để đúc kết được cái phù hợp nhất với bản thân, con mình và gia đình mình.Càng nói chuyện nhiều với các mẹ xung quanh, mình nhận ra không phải ai cũng có thời gian và khả năng ngôn ngữ để đọc và hiểu nhiều tài liệu tiếng Anh với các từ ngữ chuyên ngành, chưa kể khả năng chọn lọc thông tin và áp dụng thực tế. Nhiều phụ huynh trẻ thời nay khá hoang mang giữa một rừng thông tin và các cách hướng dẫn chăm sóc & nuôi dạy con, nhất là giai đoạn 3-5 năm đầu đời.Khi mang bầu, trong suốt 9 tháng thai kỳ mẹ được bác sĩ chăm sóc vô cùng tốt, theo sát từng tháng một cho đến ngày lâm bồn. Có bất kỳ thắc mắc gì chỉ cần hỏi bác sĩ là có câu trả lời ngay. Sinh con xong, xuất viện về nhà, trừ những lúc con ốm, bệnh, đi chích ngừa thì có thể tranh thủ hỏi bác sĩ. Những thời gian còn lại, thắc mắc bố mẹ biết hỏi ai?An và Khuê là nguyên cớ để mình đổi nghề, trở thành một Parent Coach. Nhưng mình đâu thể chỉ mang mỗi kinh nghiệm mình có với 2 đứa con mình ra để hỗ trợ cho mọi người được?! Vì con mình chắc chắn sẽ rất khác con nhà người ta, điều kiện và hoàn cảnh gia đình mình cũng không thể giống với bất kỳ gia đình nào khác. Vậy, làm sao để hỗ trợ mọi người, nhất là các bố mẹ trẻ, tốt hơn?Mình quyết định phải học tiếp để bản thân có được một nền tảng kiến thức vững chắc nhất, dựa trên những cơ sở khoa học và y khoa để có thể tự tin chia sẻ tất cả những thông tin ấy, và có khả năng hỗ trợ mọi người một cách chính thống hơn.Nhưng, chỉ với một chứng chỉ Coaching thôi thì thật sự không đủ với mình. Trong khoá đào tạo Parent Coach chuyên nghiệp, mình được học về kỹ thuật Coach, về cách đánh giá vấn đề, phân tích tình huống, và đồng hành cùng khách hàng để hỗ trợ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho gia đình họ.Tuy nhiên, Parent Coaching không chỉ làm việc với phụ huynh, mà còn liên quan mật thiết và trực tiếp đến các bạn nhỏ, phần lớn còn chưa đủ khả năng nói chuyện và giao tiếp. Nên, mình đã học thêm rất nhiều những lớp chuyên sâu về Khóa học làm cha mẹ, Chăm sóc trẻ nhỏ, Nuôi dạy con hàng ngày, Giáo dục sớm và tâm lý trẻ nhỏ… để làm nền tảng cho công việc Parent Coaching – Tư vấn Phụ huynh.Trở thành một parent coach, mình muốn truyền đạt gì?Triết lý làm cha mẹ của bản thân mình, và mình luôn chia sẻ đến tất cả các bậc cha mẹ khác bất cứ khi nào có cơ hội, đó là: “Hãy chăm (nuôi & dạy) con như một Người Làm Vườn, chứ đừng điêu khắc con như một Người Thợ Mộc”.- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen | Chuyên gia Tư vấn Phụ huynhACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Mấy hôm nay mình có trò chuyện kha khá với các mẹ có con sau 1 tuổi vì các em bé bắt đầu thể hiện những hành vi “chưa ngoan” như ném đồ, đánh người khác, hung hăng khó bảo …Tâm lý chung của phụ huynh trẻ có con lần đầu thường hay hoang mang lo ngại, vì sao đứa con bé bỏng đáng yêu như cục bông ngày nào bây giờ lại hư vậy, mai mốt lớn sẽ trở thành thế nào? Đôi khi chúng ta quá stress nên thường ra sức cố gắng phạt con, tìm cách để con dừng hành vi đó mà quên mất việc kết nối với con, thì thật sự vấn sẽ cứ càng kéo dài mãi, bố mẹ đã mệt lại càng thêm căng thẳng.Vậy thì bố mẹ có thể và nên làm gì? Cùng nghe tập podcast này nhé.- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen | Chuyên gia Tư vấn Phụ huynhACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Bạn có đang suy nghĩ và tìm kiếm cách Dạy con Tích cực ngay từ những năm đầu đời ở độ tuổi lên 1, lên 2, không cần đòn roi, quát nạt, cũng không chiều chuộng con thái quá, mà vẫn có thể giúp con lớn lên vững chãi, trở thành người tự lập, tự tin và có lòng tự trọng?Hiểu con để Dạy con Tích cực – Giai đoạn 1-3 tuổi – Cẩm nang giúp con vượt qua khủng hoảng và phát triển toàn diện: Quyển sách dày hơn 300 trang sẽ giới thiệu với phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non & mẫu giáo phương pháp Dạy con Tích cực theo Positive Discipline – một chứng chỉ mà Tú Anh Nguyễn đã đạt được từ tổ chức Positive Discipline Association.Quyển sách sẽ là một Parent Coach đồng hành cùng bố mẹ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3 của con, giúp bố mẹ “giải mã” các hành vi chưa đẹp của con trong giai đoạn này, làm sao để giúp con phát triển toàn diện ở cả kỹ năng cảm xúc và xã hội, cùng các bí quyết chăm sóc con trong cuộc sống hàng ngày, để bố mẹ có thể thật sự vui vẻ và nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc.Mua sách tại: https://happyparenting.vn - mục Ấn phẩm- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen | Chuyên gia Tư vấn Phụ huynhACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up#happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc. #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn#lamchametichcuc #daycondungcach #chamsoctresosinh #tuanhnguyen
Ngoài chứng chỉ Parent Coach từ Academy for Coaching Parents International, mình còn có chứng chỉ Certified Positive Discipline Parent Educator – Đào tạo phụ huynh về Kỷ luật Tích cực từ tổ chức Postive Discipline Association. Positive Discipline thường được dịch là Kỷ luật Tích cực. Tuy nhiên, từ “Kỷ luật” tạo cảm giác khánặng về và đôi khi mang ý nghĩa tiêu cực do bị hiểu sai. Vì vậy, mình muốn điều chỉnh một chút và truyền tải ý nghĩa của phương pháp này là Dạy con Tích cực – dựa trên định hướng nền tảng là Tôn trọng và Yêu thương.- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen | Chuyên gia Tư vấn Phụ huynhACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up
Tập podcast chia sẻ thông tin về giá trị dinh dưỡng và các yếu tố để cân nhắc lựa chọn, so sánh các loại sữa: sữa tươi (bò) và sữa hạt (đậu nành, hạnh nhân, yến mạch) để trả lời cho câu hỏi: chúng ta nên chọn dùng sữa nào? - - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen | Chuyên gia Tư vấn Phụ huynhACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up
Bạo hành và ngược đãi trẻ em là một vấn nạn nghiêm trọng xảy ra ở khắp mọi nơi. Trẻ có thể bị hành hạ về thể xác, bị bỏ rơi và không được đáp ứng các nhu cầu sinh tồn căn bản nhất, bị lạm dụng tình dục… Trong tất cả các hình thức ngược đãi trẻ em, vấn đề bạo hành tinh thần trẻ là khó được nhận biết nhất, mà hậu quả để lại thường nặng nề, kéo dài và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần của cá nhân đó khi trưởng thành.Có những câu nói mà cha mẹ thường xuyên nói ra, nhưng lại vô tình gây tổn hại tinh thần con trẻ. Chuyện gì sẽ xảy ra khi con trẻ bị tổn thương tâm lý? Cha mẹ nên làm gì để tránh làm tổn thương con? - - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen | Chuyên gia Tư vấn Phụ huynhACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up
Cuối tuần rồi tin tức có đưa về một trường hợp trẻ 6 tháng tử vong trong khi ngủ cùng nệm với bố mẹ, thật sự rất đau lòng. Chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi (SIDS – Sudden Infant Death Syndrome) là một vấn đề thường xuyên được nhắc đến và lưu tâm ở nước ngoài. Mình có hẳn một chương đề cập đến việc an toàn ngủ cho con trong cuốn sách LÀM MẸ RẤT VUI của mình để mọi người tham khảo. Tập podcast này sẽ đưa thông tin giúp bố mẹ trang bị được một môi trường ngủ an toàn nhất cho trẻ sơ sinh.- - - - - - - - - -Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen | Chuyên gia Tư vấn Phụ huynhACPI HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educator➫ Facebook: https://facebook.com/tuanhnguyen ➫ Instagram: https://instagram.com/happyparenting.vn ➫ Fanpage: https://facebook.com/happyparenting.vn ➫ Website & blog: https://happyparenting.vn ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com ____________________©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up
Từ độ tuổi lên 2, con bắt đầu phát triển khả năng giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt với bố mẹ những suy nghĩ và cảm xúc riêng của con. Từ 3 tuổi trở đi, nhận thức và óc tưởng tượng của con cũng phát triển dần.Tuy nhiên, vì sự hiểu biết giữa thực tế và thế giới tưởng tượng chưa được hoàn chỉnh, trẻ nhỏ tự hình thành nên những nỗi sợ hãi thường trực với những thứ tưởng như rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bố mẹ có thể làm gì để giúp con quản lý và vược qua những nỗi sợ phổ biến?Những nỗi sợ như: sợ chó mèo, sợ bóng tối, sợ ma quỷ, sợ đi học, hay chứng ám ảnh sợ hãi sẽ được đề cập trong tập podcast này, mời các bạn nghe nhé!- - - - - Happy Parenting with Parent Coach Tu-Anh NguyenTu-Anh NguyenHeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educatorwww.happyparenting.vn
Mình thường nhận được những câu hỏi và thắc mắc như sau: “Em sắp sinh, chị hướng dẫn em cách dạy con tự tập từ sớm nhé”. Hoặc: “Hồi vài tháng con em chơi tự lập rất tốt, giờ gần 1 tuổi rồi tự nhiên dở chứng đu bám mẹ không rời, không chịu ngồi chơi một mình ngoan nữa.”Phụ huynh hiện đại có tư tưởng cấp tiến và có nhu cầu là làm sao có thể dạy con tự lập từ sớm, làm sao để con không đu bám, bấu víu hay đòi bế cả ngày. Một trong những vấn đề thường làm bố mẹ băn khoăn và không biết xử lý như thế nào cho phù hợp khi con gần chạm mốc 1 tuổi, đó là con bỗng dưng trở nên vô cùng bám mẹ, hoặc người chăm sóc gần gũi con nhất. Bố mẹ có thể đã thử đủ mọi cách: từ ngon ngọt giải thích, đến phạt con khi ăn vạ, thậm chí nhiều khi phải trốn con thì mới ra khỏi nhà được. “Sao con mình bỗng nhiên lại hư vậy?” – Đây là lời than thở thường gặp từ nhiều phụ huynh.Hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển tâm lý gắn bó ở trẻ nhỏ, cũng như cách con trẻ thiết lập niềm tin vào môi trường cũng như mọi người xung quanh như thế nào trước đã, bố mẹ nhé.- - - - - Happy Parenting with Parent Coach Tu-Anh NguyenTu-Anh NguyenHeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educatorwww.happyparenting.vn
Sau giai đoạn Khủng hoảng tuổi lên 2: Khi câu cửa miệng luôn luôn là “Không” – bố mẹ sẽ tiếp tục có một trải nghiệm mới có tên gọi “Khủng hoảng tuổi lên 3”.Tập podcast này mình sẽ chia sẻ về: - Điều gì đang xảy ra ở tuổi lên 3?- Bố mẹ nên làm gì khi con đang trong giai đoạn Khủng hoảng tuổi lên 3?- - - - - Happy Parenting with Parent Coach Tu-Anh NguyenTu-Anh NguyenHeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educatorwww.happyparenting.vn
Khi câu cửa miệng luôn luôn là “Không”, em bé sắp 2 tuổi đang cố gắng nói những điều gì? Bố mẹ có thể làm những gì để chuẩn bị chào đón tuổi lên 2 của con không còn áp lực?- - - - - Happy Parenting with Parent Coach Tu-Anh NguyenTu-Anh NguyenHeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educatorwww.happyparenting.vn
Đôi khi có những bạn đọc không phải là phụ huynh, chưa phải là cha mẹ, tìm đến mình để tâm sự và giải tỏa. Họ chia sẻ rằng: “Đọc những bài viết của Tú Anh, mình cảm thấy những ký ức thời thơ ấu được xoa dịu rất nhiều. Mình hiểu ra rằng vì sao cha mẹ lại hành động như vậy, dù cho đôi khi cảm thấy đứa trẻ ngày xưa bị tổn thương không ít, nhưng giờ đây mình có thể cảm thông cho cha mẹ nhiều hơn. Mình hiểu rằng ngày xưa chỉ vì họ chưa biết làm cha mẹ đúng cách, chứ không phải họ không yêu thương mình.”Nội dung trong tập podcast sẽ gồm những nội dung sau:- Inner child là gì?- Inner child ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại?- Kết nối với inner child và chữa lành cho những tổn thương quá khứ trong mỗi chúng ta như thế nào?- - - - - Happy Parenting with Parent Coach Tu-Anh NguyenTu-Anh NguyenHeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educatorwww.happyparenting.vn
Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi không chia sẻ, nhường nhịn có phải là ích kỉ, là xấu tính không?Hiểu về mốc phát triển nhận thức của con trong giai đoạn này.Dạy con bắt đầu biết chia sẻ như thế nào?- - - - - Happy Parenting with Parent Coach Tu-Anh NguyenTu-Anh NguyenHeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educatorwww.happyparenting.vn
4 PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ PHỔ BIẾN – CÁCH NÀO ĐỂ DẠY CON HIỆU QUẢ? Nhà tâm lý học và phát triển trẻ em Diana Baumrind sau quá trình nghiên cứu, quan sát từ việc giao tiếp và mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, dựa trên 3 yếu tố: mức độ can thiệp và chấp nhận; mức độ kiểm soát, mức độ cho con quyền quyết định; bà đã chỉ ra 4 phong cách làm cha mẹ - nuôi dạy con phổ biến: 1. Phong cách làm cha mẹ Không quan tâm 2. Phong cách làm cha mẹ Dễ dãi 3. Phong cách làm cha mẹ Độc đoán 4. Phong cách làm cha mẹ Quyết đoán Đâu là cách hiệu quả nhất để dạy con thành công và tích cực?Cùng nghe tập podcast này nhé- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Một tập podcast tâm sự của 2 bà mẹ 2 con, xoay quanh chủ đề Ăn - Ngủ - và Dạy con trong độ tuổi từ 0-5. Tụi mình chia sẻ những kinh nghiệm thực tế cũng như những kiến thức liên quan với hi vọng truyền tải được thật nhiều năng lượng tích cực đến với mọi người.
“MÀU HỒNG LÀ MÀU CON GÁI, MÀU XANH LÀ MÀU CON TRAI” – CÓ NÊN TIẾP TỤC DẠY CON NHƯ VẬY?Bắt đầu từ những tháng ngày mang thai, chắc hẳn ngay khi biết được giới tính của em bé trong bụng, dù vô tình hay cố ý, không ít cha mẹ có xu hướng lựa chọn mua sắm đồ dùng với màu sắc theo giới tính của con. Thêm vào đó, các thương hiệu và các cửa hàng cũng thường giới thiệu sản phẩm với hệ màu đặc trưng “Hồng là cho bé gái – Xanh là cho bé trai”. Cũng có một nhóm các phụ huynh chủ ý tìm kiếm lựa chọn những màu unisex cho con mình như vàng, cam hoặc xanh lá, nhưng lí do của họ chỉ đơn giản là vì “Không thích màu hồng / xanh dương”. Khi con lớn hơn, mọi người trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi, thường hay nói với con trẻ những câu như ““Con trai ai lại mặc màu hồng”, hay “Con gái thì phải chơi búp bê chứ, xe cộ khủng long là của con trai thôi”, hoặc “Con trai chơi nấu bếp làm gì, phải chơi bắn súng chứ…” với mục đích định hướng những lựa chọn cá nhân của con trẻ cho “đúng” với lề lối nhận định xã hội, để khi ra đường con đỡ bị dèm pha chê cười là: “Con gái mà chơi trò con trai” hay “Con trai mà mặc đồ như con gái?”. Việc phân biệt giới tính (gender stereotype – nếu dịch theo nghĩa tiêu cực hơn là “kỳ thị giới tính”) qua các lựa chọn mang đậm tính cá nhân này liệu có giúp ích gì cho sự phát triển cũng như tương lai của con hay không?Cùng nghe tập podcast này nhé- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Sách của Parent Coach Tu-Anh Nguyen viết cho các mẹ bầu và các mẹ mới sinh – sẽ ra mắt chính thức trong tháng 9 này. Hãy Pre-Order (đặt trước) để được mua sách với giá ưu đãi nhé.Làm mẹ rất vui là Cẩm nang gối đầu giường cho 365 ngày đầu đời của mẹ bên con. Quyển sách trang bị cho bố mẹ những kiến thức về sức khoẻ và thông tin hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh, cũng như các giai đoạn phát triển tâm sinh lý, kèm theo lí giải vì sao con bỗng dưng trở nên “khó ở” – giúp mẹ tự tin hơn và hiểu con hơn trong suốt 1 năm đầu đời. Nửa sau của sách nói về các mốc phát triển của con qua mỗi tháng, kèm những gợi ý cho bố mẹ chơi gì cùng con theo từng tháng tuổi.Làm mẹ rất vui chắc chắn sẽ là một mom-friend thân thiết, một Parent Coach gần gũi của các mẹ trong suốt 12 tháng đầu đời bên con. Bật mí thêm là sách đã được một bác sĩ trưởng khoa Nhi – Nhi sơ sinh review và viết lời đề tựa nữa đó.
Tập podcast ngày hôm nay là đoạn tư vấn trực tiếp qua điện thoại giữa Parent Coach Tu-Anh Nguyen và 1 phụ huynh có con trong độ tuổi 2-3. Vấn đề bạn phụ huynh gặp phải đó là theo kế hoạch ban đầu, 2 vợ chồng muốn dạy con song ngữ, thuần thục cả ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt; do đó 2 bạn quyết định: bố mẹ sẽ nói chuyện với con hoàn toàn bằng tiếng Anh, còn ông bà, đi học trường lớp thầy cô nói tiếng Việt hoàn toàn.Nhưng vấn đề gặp phải là: khi được gần 3 tuổi, con dần có biểu hiện là thiên về tiếng Anh nhiều hơn, không thoải mái khi giao tiếng bằng tiếng Việt. Dù cho theo đánh giá của bố mẹ là thời lượng bố mẹ sử dụng tiếng Anh với con ít hơn, vì bố mẹ bận đi làm. Nhưng vì sao lại như vậy?- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
“Trầm cảm sau sinh” là cụm từ mang đầy tính đe dọa không chỉ đối với bất kỳ bà mẹ sắp sinh hay vừa sinh con nào, mà còn đối với các ông bố vừa lên chức và cả gia đình hai bên nữa.- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Ông bà xưa thường có câu "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính" để giải thích cho các trường hợp con cái có biểu hiện về tính cách khác biệt so với các thành viên trong gia đình. Hoặc khi họ không thể hiểu nổi cách phản ứng của con với cuộc sống và giao tiếp xung quanh.Một số cha mẹ thời nay tự tin phát biểu rằng: "Cha mẹ sinh con, cha mẹ sinh tính". Họ quan điểm rằng tính cách con cái từ khi sinh ra rồi phát triển như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào cách nuôi nấng và giáo dục của cha mẹ. Cha mẹ chỉ cần cố gắng là có thể điều chỉnh được con.Vậy, quan điểm nào là đúng và phù hợp trong xã hội hiện đại? Trong tập podcast này, mình muốn chia sẻ định nghĩa rõ một chút về "Tính": "Tính khí" khác với "Tính cách".Cùng nghe để hiểu thêm nhé!- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn www.facebook.com/tuanh.nguyen
Con mình từ khi mới sinh ra thì nôn trớ rất nhiều, hay quấy khóc, poopoo ra máu, chàm da cơ địa, nổi mẩn, da không lúc nào mịn màng cả… tất cả những triệu chứng này gom lại, thì sau này đi khám các bác sĩ kết luận là dị ứng đạm sữa bò. Câu chuyện mình phát hiện con bị dị ứng đã được kể ở đây.Tuy nhiên, không phải em bé nào có những triệu chứng kể trên đều dị ứng sữa. Nếu con có bất kỳ biểu hiện gì bất thường, điều đầu tiên cần làm là hãy đưa con đi bác sĩ!Các nội dung sẽ được chia sẻ trong tập podcast này: - CÁC BIỂU HIỆN CỦA DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ - HIỂU ĐÚNG VỀ DỊ ỨNG SỮA - VẬY DỊ ỨNG SỮA THÌ UỐNG SỮA GÌ? - DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ CÓ KHỎI KHÔNG? - DỊ ỨNG CÓ THỂ LÀM XÉT NGHIỆM KHÔNG?- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn www.facebook.com/tuanh.nguyen
Mình và chồng mình cho đến thời điểm này chưa phát hiện ra dị ứng với “món” nào cả, ông bà nội ngoại cũng vậy. Thế nhưng, cả 2 cô con gái của mình đều bị dị ứng đạm sữa bò từ khoảng tầm 2-3 tháng tuổi. Những năm gần đây, số lượng trẻ em bị dị ứng ngày càng tăng nhiều, các mẹ lần đầu sinh con, khi phát hiện con bị dị ứng (trong khi cả gia đình không ai bị) thường rất lo lắng và căng thẳng, vì ở tầm tuổi dưới 6 tháng sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất, thế mà lại còn bị dị ứng sữa, đời còn gì là vui phải không con ơi?Tâp podcast này mình kể lại câu chuyện mình đã phát hiện ra con mình bị dị ứng đạm sữa bò như thế nào. Cùng nghe nhé!- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn www.facebook.com/tuanh.nguyen
* Dành cho các bà mẹ (và cả ông bố) đang hoang mang thắc mắc cái cục đỏ hỏn chưa biết nói - chỉ biết gào đang nằm la hét đằng kia "con muốn cái gì thế nhỉ?", "chả hiểu con khó chịu cái gì mà khóc suốt", hay "trời ơi, chả biết đường nào mà lần / mà chiều anh chị nữa"Tính khí của mỗi đứa trẻ là bẩm sinh - do tạo hoá sinh ra (cha mẹ sinh con, trời sinh tính). Trên thực tế các cặp song sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm cùng bố mẹ tính khí vẫn có khác nhau kia mà!? Các nhà khoa học kết luận rằng môi trường - hay sự nuôi dưỡng - cũng có ảnh hưởng không kém. Tính khí là "nguyên liệu thô" mà trẻ mang theo khi bước chân vào thế giới này. Tính khí ảnh hưởng tới cách trẻ ăn, ngủ và phản ứng lại với thế giới xung quanh.Vậy rõ ràng, muốn giao tiếp tốt với con ngay từ khi chúng chưa biết nói, cha mẹ thật sự cần hiểu tính khí để có cách tiếp cận phù hợp, tạo cho con môi trường thích hợp nhất để phát triển.Có 5 kiểu tính khí phổ biến:- bé Thiên thần - Angel- bé Bài bản - Textbook- bé Nhạy cảm - Touchy- bé Năng động - Spirited- bé Cáu kỉnh - GrumpyMình sẽ đi qua định nghĩa sơ bộ từng nhóm tính khí trước, để các bố các mẹ có thể xác định đâu là con mình trong tập podcast này.- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn www.facebook.com/tuanh.nguyen
Bài viết hôm nay hơi "nặng" hơn bình thường một chút. Mình muốn chia sẻ các kiến thức tổng quan và các dấu hiệu nhận biết sớm về 2 vấn đề sức khoẻ tâm lý đang ngày càng gia tăng nhiều hơn ở trẻ nhỏ: Rối loạn phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) và Rối loạn Tăng động Giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD).Mình không phải là bác sĩ và cũng không phải chuyên gia y tế. Những thông tin mình chia sẻ dưới đây được tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy và rõ ràng. Bố mẹ nên tự trang bị nền tảng kiến thức khoa học và cần luôn để ý, quan sát con thật kỹ.Tập podcast này sẽ nói về những nội dung: - Tự kỷ và Tăng động giảm chú ý dễ bị nhầm lẫn - Rối loạn phổ Tự kỷ - Autism Spectrum Disorder thường có những biểu hiện gì? - Tăng động Giảm chú ý - Attention deficit hyperactivity disorder (ADHD) thường có những biểu hiện gì? - Có chữa được không?Lời nhắn nhủ cuối - Không phải khi có các biểu hiện trên, bố mẹ có thể kết luận ngay rằng con mình bị rối loạn Tăng động Giảm chú ý hay Tự kỷ.- Các vấn đề sức khoẻ khác như: suy giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ, các sang chấn tâm lý có nguyên nhân từ biến cố cuộc sống hay gia đình cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhất thời.- Khi cảm thấy băn khoăn về con, hãy tìm đến các chuyên gia uy tín để được thăm khám và tư vấn chuyên sâu.Sinh ra một đứa con hoàn toàn bình thường và khoẻ mạnh - đó thật sự là một may mắn nhất trần đời. Nếu chẳng may con có vấn đề, có thể nặng hoặc nhẹ, thì việc can thiệp càng sớm càng tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tương lai của con- - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn www.facebook.com/tuanh.nguyen
5 THỬ THÁCH TRONG TAM CÁ NGUYỆT THỨ 4, MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?Các chuyên gia nhi khoa ví von rằng, tất cả các loài vật ở trong bụng mẹ với thời gian mang thai tương ứng 1 năm - quy chiếu theo tuổi thọ từng loài – trong khi con người chỉ ở trong bụng mẹ có 9 tháng, tương ứng 3 tam cá nguyệt của giai đoạn thai kỳ. 3 tháng đầu đời sau khi con ra đời được ví von như tam cá nguyệt thứ 4, giai đoạn chuyển tiếp từ bào thai ra môi trường sống hoàn chỉnh ở ngoài. Trở thành mẹ của một em bé – là cuộc phiêu lưu kỳ thú với toàn những bất ngờ khó đoán trước. Nếu chẳng may mẹ cảm thấy chới với trong những tháng đầu sau sinh, thì hãy đọc tiếp nhé.1. Tất cả các em bé đều khóc. 2. Con sinh ra với một tính khí có sẵn. 3. Không phải ai cũng bị trầm cảm sau sinh, nhưng có đến 80% các mẹ mới sinh trải qua cảm giác Baby Blues – xuống tinh thần sau sinh. 4. Cho con bú mẹ những lần đầu tiên – đôi khi không phải là trải nghiệm tự nhiên tuyệt vời của mọi bà mẹ. 5. Trải nghiệm sinh nở là một cuộc đa chấn thương thể chất trên cơ thể mẹ. - - - - -Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educatorwww.happyparenting.vn
Bạn An, cô con gái lớn gần 28 tháng tuổi của mình, là một bạn nhỏ nhạy cảm với tính khí chậm thích nghi (Slow to Warm up) từ khi sinh ra. Một em bé chậm thích nghi (Slow to warm up) sẽ có những đặc điểm gì?Có 3 nhóm tính khí căn bản chính: Dễ, Khó và Chậm thích nghi.- Một em bé Chậm thích nghi hoàn toàn vui vẻ, hoà đồng, thậm chí là nghịch ngợm, nhưng con chỉ thể hiện những điều này khi con ở trong vùng an toàn (comfort zone) của mình, trước những người quen thuộc và cực kỳ thân thiết với con. Khi ra khỏi vùng an toàn, hay chỉ cần có sự xuất hiện của một người hơi lại trong gia đình, con sẽ chuyển ngay sang "chế độ" phòng thủ và quan sát từ xa, bên cạnh một người thân nhất của con.- Con không thích bị thúc ép làm mọi việc trong gấp gáp. Con sẽ thoải mái và hợp tác hơn khi làm với tốc độ của riêng con, vào lúc con cảm thấy sẵn sàng và muốn làm.- Con thích nhìn những gì em Khuê làm trước, hoặc người lớn tự làm trước, xong mới bắt chước làm theo.Mình luôn phải nhắc nhở bản thân những gì khi nuôi & dạy con?Mình phải luôn Nhẹ nhàng (vì con nhạy cảm), phải luôn Kiên nhẫn (vì con chậm thích nghi), và phải luôn Sáng tạo (để không nổi cơn tam bành mỗi khi con chướng). Tóm lại, tôn trọng bản chất và không cố gắng thay đổi con, mà tìm cách để con tự quyết định trong khuôn khổ mình cho phép.- Luôn có mặt bên cạnh mỗi khi con gặp người mới hay đến một nơi mới. Thay vì nói những câu "thúc" con như: "Không có gì đâu, có làm sao đâu, con đừng có sợ, con hãy làm này làm kia đi..". Thì mình thường cứ giữ con bên cạnh và hành xử thật vui vẻ, tự nhiên và thoải mái, nói chuyện thân tình với mọi người, đặc biệt là người nào còn lạ lẫm với con. Con sẽ tự quan sát một lúc và hiểu rằng: "À, bố mẹ mình rất thân thiết và thoải mái với người lạ, vậy đây là người tốt. Mình sẽ không sợ nữa."- Luôn báo trước và cho con thời gian để chuẩn bị trước khi thay đổi qua một hoạt động nào khác. Ví dụ, mình sẽ nói: "Con đọc sách đi rồi 5 phút nữa mình sẽ đi tắm nhé", hoặc "Khi nào mình ngủ dậy, mình sẽ ăn xong và đi thăm các cụ nha." - hãy cho con biết trước việc gì sẽ xảy ra, vào lúc nào, và lắng nghe ý kiến của con xem con có muốn làm hay không. Thiết lập cho con một lịch sinh hoạt nhất quán nhất có thể.- Khuyến khích con quan sát và làm theo sau. Tuy nhiên, không so sánh, không đánh giá, không gắn mác (label), không chê bai con. Con thích ở vị trí thứ hai, chứ không phải vị trí thứ nhất, vì đó là vị trí con cảm thấy thoải mái và an toàn nhất. Hãy tôn trọng ý muốn của con.- - - - -Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent CoachCertified Positive Discipline Parent Educatorwww.happyparenting.vn
Các mẹ có con trong các độ tuổi: 4 tháng, 7-9 tháng và khoảng quanh mốc 12 tháng thường xuyên có những câu hỏi và băn khoăn quanh giấc ngủ của con. Chuyện gì đang xảy ra ở các nhóm tuổi này? Parent Coach Tú Anh Nguyễn cho biết, ngoài Tuần khủng hoảng - Wonder Weeks, thì còn một “thể loại” khủng hoảng nữa, đó là Khủng hoảng ngủ - Sleep Regression đấy.Khủng hoảng ngủ, cụ thể là gì? Khi con dần thiết lập được nếp sinh hoạt ổn định, với các giấc ngủ tương đối dài, không còn bú đêm thường xuyên, thậm chí có thể ngủ xuyên đêm 8-10 tiếng, bỗng nhiên con bắt đầu thức dậy vào giữa đêm mỗi 1-2 tiếng, phản kháng giấc ngủ ngày và thường xuyên cáu gắt. Nếu những dấu hiệu này trùng với các mốc thới gian: tháng thứ 4, thứ 8 hoặc 9, tháng thứ 12, và khoảng 18 tháng thì rất có khả năng cao con đang vào một đợt khủng hoảng ngủ. Khủng hoảng ngủ có thể trùng hoặc không trùng với các giai đoạn Tuần Khủng hoảng Wonder Weeks đã được đề cập. Khủng hoảng ngủ thường xảy ra khi con chuẩn bị học được một kỹ năng mới: lật lẫy (4 tháng), bò trườn (7-9 tháng) và tập đi (12 tháng). Ở những giai đoạn này, con phát hiện ra thế giới xung quanh bỗng trở nên vô cùng kỳ thú, bản thân mình cũng có những khả năng mới lạ, con tò mò nhìn ngắm, và tập luyện kỹ năng đến quên cả ngủ. Nếu không hiểu về giai đoạn này, mẹ thường dễ “khủng hoảng” theo con vì lo lắng và mệt mỏi do thiếu ngủ thường xuyên. 5 gợi ý giúp mẹ vượt qua khủng hoảng ngủ cùng con sẽ được chia sẻ trong tập podcast này- - - - -Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Nhân hôm trước có một mẹ bầu chat với mình hỏi han khá kỹ về kinh nghiệm chọn bệnh viện để sinh con, bạn có rất nhiều câu hỏi hay nên mình ghi lại thành bài viết này để chia sẻ với các mẹ bầu có cùng băn khoăn nhé.Mình sinh mổ 2 bạn nhỏ vào tháng 2/2018 và tháng 3/2019, tại 2 bệnh viện quốc tế khác nhau ở Tp. HCM, nên những chia sẻ này là những kinh nghiệm và hiểu biết của mình đúc kết từ 2 lần sinh đó.đây là mình vào tháng 2/2018, với "quả dưa hấu" 38,5 tuần tròn xoe hehe..Các câu hỏi của mẹ bầu đó sẽ được giải đáp trong tập podcast này: - Hỏi: Hi chị, em lần đầu đang mang thai 4 tháng và vẫn chưa quyết định chọn được nơi sinh em bé ở Tp HCM, chị có thể chia sẻ chút kinh nghiệm để em khai sáng được không ạ? Em đang nhắm đến 1-2 bệnh viện quốc tế, nhưng điều em quan tâm nhất là có thực sự đúng kiểu đi sanh an nhàn, mẹ khoẻ con khoẻ như 2 bệnh viện ấy giới thiệu không? - H: Em có 2 người bạn đã từng sinh mổ ở cả 2 bệnh viện đó, cả 2 đều nói đẻ xong rồi đều muốn đẻ thêm lần nữa vì không hề đau một chút nào. Sau sinh mổ có thể đi lại bình thường, nhanh chóng. Trong khi nhiều người kể đi đẻ mổ ở bệnh viện công là nỗi đau chết đi sống lại sau khi hết thuốc tê. Có thật là "đi đẻ không đau" như quảng cáo không chị? - H: Em muốn hỏi thêm về việc người ta hay nói bệnh viện tư đa số cứ hướng cho mình mổ đẻ, để có doanh thu cao. Theo trải nghiệm của chị, chị thấy như thế nào? Mẹ nào cũng mong được sanh thường mà nghe đến đoạn đó cũng khá đắn đo. - H: Vậy ngoài gói sinh trọn gói như bệnh viện đã giới thiệu, mình có bị phát sinh thêm gì nhiều không? Em muốn chuẩn bị cho đầy đủ nhất để đỡ bị động.- - - - -Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Hôm trước mình có tư vấn cho một bạn phụ huynh với câu hỏi: "Làm như thế nào để giải toả tâm lý khỏi căng thẳng giận dữ, để dẫn đến việc đôi khi trút giận nặng nề sang con ạ?" Đây có lẽ là một vấn đề khá phổ biến với nhiều gia đình. Nên mình muốn chia sẻ bài viết này đến các phụ huynh đang có khúc mắc tương tự. Điều đầu tiên mình muốn nhắn gửi đến phụ huynh kia với một sự cảm kích là: khi bạn nhận ra vấn đề và bạn muốn cải thiện, là bạn đã đi được 50% quãng đường rồi. Những việc cần làm tiếp theo chỉ cần một chút nỗ lực nữa thôi là bạn có thể thành công. Các câu hỏi sẽ được trả lời trong tập podcast này: Vì sao người lớn lại giận dữ với con trẻ? Bố mẹ nên làm gì để cải thiện tình huống giận dữ? Thái độ Dạy con Tích cực là như thế nào? - - - - -Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Thời gian gần đây, rất nhiều mẹ bầu sắp sinh hoặc vừa sinh truyền tai nhau về cách chăm con theo phương pháp E.A.S.Y, và cũng có rất nhiều tranh luận xoay quanh phương pháp này. Nên chăm con theo E.A.S.Y, hay theo truyền thống? E.A.S.Y là một phương pháp thiết lập nếp sinh hoạt cho con ngay từ khi chào đời theo tuần tự các hoạt động: E – Eat (bú), A – Activities (chơi), S – Sleep (ngủ), Y – Your time (thời gian riêng của mẹ). Nếp sinh hoạt E.A.S.Y được cố chuyên gia – y tá Tracy Hogg giới thiệu trong quyển sách nổi tiếng The Baby Whisperer (Đọc vị mọi vấn đề của trẻ), với ý nghĩa chung là tách rời việc bú và ngủ, không bú vặt - không ngủ vặt, không dùng ti mẹ hay bình sữa để ru ngủ, tạo cơ hội cho con sớm ngủ được giấc dài buổi đêm để mẹ đỡ vất vả. Trong ứng dụng ở Việt Nam, nếp sinh hoạt E.A.S.Y thường đi kèm với việc luyện cho con học cách tự ngủ bằng phương pháp 5S (sẽ được giải thích chi tiết ở phần sau) với bé nhỏ từ sơ sinh, và các phương pháp luyện ngủ khác với bé lớn hơn, trong đó có Cry It Out (CIO). Mục đích luyện ngủ là để không còn cảnh con phải được ôm trên tay mới ngủ, hay cần được đung đưa bế đi vòng quanh khắp nhà để ru ngủ. Sau khi đã luyện ngủ thành công, chỉ cần đặt con vào trong cũi là con sẽ tự ngủ trong êm đềm. Các em bé theo E.A.S.Y buổi tối đi ngủ rất sớm (từ 6.30 – 7PM). Nhờ đó, bố mẹ có nhiều thời gian riêng cho bản thân vào buổi tối hơn.Nghe có vẻ lý tưởng quá đúng không? Vậy tại sao lại còn tranh luận giữa việc nuôi con theo E.A.S.Y hay theo cách truyền thống (cho con ti để con dễ ngủ, khi ru ngủ thường bế con trên tay vỗ về, cho con ti bất kỳ khi nào con muốn, con khóc thì sẽ có mặt dỗ con ngay lập tức…)? - - - - -Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Tuần khủng hoảng - Wonder weeks (WW) là định nghĩa chỉ những giai đoạn con học được kỹ năng mới, có sự phát triển vượt bậc về nhận thức, tinh thần, cảm xúc, giác quan.Các nội dung có trong tập podcast này: - Các dấu hiệu con đang trải qua Wonder Week: - Tuần khủng hoảng kéo dài bao lâu? - Hỗ trợ cách nào để con bớt khó chịu trong những tuần khủng hoảng? - Với em bé sinh non, sinh thiếu tháng thì tính như thế nào? - - - - -Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Câu hỏi mình nhận được từ nhiều bà mẹ thành thị hiện đại chuẩn bị sinh con là: “Tìm người phụ chăm con ở đâu và tìm như thế nào?”Những năm gần đây, có một khái niệm mới là “nanny” – người chuyên chăm trẻ, trợ thủ đắc lực của mẹ, chỉ chăm sóc em bé và làm tất cả mọi việc liên quan đến em bé, không phải người giúp việc nhà truyền thống. Nanny sẽ là một sự hỗ trợ lớn cho mẹ, đặc biệt ở những gia đình ít người. Đương nhiên thuê nanny riêng sẽ tốn kém hơn một chút, nhưng cô nanny có lẽ chỉ cần làm đến khi con đi học mầm non thôi. Lên mạng tìm kiếm một vòng, bạn sẽ thấy các công ty chăm sóc mẹ và bé sau sinh có cung cấp dịch vụ nanny: điều dưỡng chăm sóc bé tại nhà, bảo mẫu chăm sóc bé; hoặc các dịch vụ môi giới giúp việc sẽ có: người giúp việc chuyên chăm sóc trẻ nhỏ. Cụ thể các cô nanny là ai?- - - - -Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Điều đầu tiên mình cần khẳng định: một em bé trong độ tuổi từ 1 đến dưới 3 tuổi có hành vi đánh người khác: không phải là một em bé hư. Theo giáo sư, nhà tâm lý học Joan Durrant, các hành vi hung hăng như cắn, đánh, đá… ở lứa tuổi 1-3 là bình thường theo sự phát triển của con. Mình hoàn toàn hiểu được cảm giác bất lực, và cả xấu hổ của bố mẹ khi con có hành vi đánh bố mẹ, hoặc ra ngoài sân chơi và đánh các bạn nhỏ khác. Nhưng cố gắng bình tâm một chút, không phải chỉ có một mình em bé nhà bạn có hành vi này. Bản thân mình cũng đã vài lần bị cô con gái 14 tháng tuổi đánh bộp vào mặt. Đầu tiên và quan trọng nhất, KHÔNG: - Đánh lại con- Quát mắng to tiếng với con- Phạt con úp mặt vào tường hay đứng gócDạy con Tôn trọng người khác, bằng cách thể hiện rằng bố mẹ, người lớn, cũng tôn trọng con, ngay cả khi con có hành vi chưa đúng và cần được dạy bảo, hướng dẫn.Ở độ tuổi này, con có những lí do liên quan đến cảm xúc mà con chưa thể tự mình giãi bày được. Bố mẹ, người lớn, không thể bảo con ngưng đánh người khác bằng cách tự mình demo hành vi đánh đó lên con. Càng đánh con, con sẽ hiểu là “bố mẹ làm như vậy với mình được, nghĩa là mình cũng có thể làm giống bố mẹ”. Ở độ tuổi này, khi phần vỏ não trước trán – nơi điều khiển những “hành vi con người” của con còn đang phát triển và cần rất nhiều thời gian nữa để hoàn thiện, chính bản thân con đang phải tự mình đấu tranh với rất nhiều cảm xúc, mà con còn chưa thể tự mình hiểu đuợc. Khi cảm thấy quá rối bời, con không có ngôn ngữ diễn đạt hay kỹ năng để giải toả, thì con có thể đánh người khác vì đây là hành động tức thời ngay thời điểm đó con có thể làm được. Lí do tâm lý phổ biến nhất đằng sau hành vi đánh của con là: sợ hãi & tức giận. Ngoài ra, con có thể đánh bố mẹ chỉ đơn giản vì con chưa làm chủ được mình, hoặc muốn bố mẹ phải hoàn toàn chú ý đến và tương tác với con.Tuy nhiên, nhiệm vụ của bố mẹ là tìm cách phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa hành vi này để nó không trở thành một thói quen khi con lớn lên. - - - - - Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
Tập podcast này chủ yếu trả lời 3 câu hỏi: - Khi nào bắt đầu ăn dặm? Ăn dặm kiểu gì? - Cần chuẩn bị "đạo cụ" gì? - Lộ trình ăn & bú thế nào? - - - - - Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn
HIỂU VỀ HÀNH VI CẮN Ở TRẺ TODDLER (THIẾU NHI) Mình nhận được vài câu hỏi về hành vi cắn của con, nhiều nhất là trong độ tuổi 2-3. Với hành vi này, một số mẹ vô cùng stress vì không biết xử lý con thế nào cho đúng cách, một số mẹ khác có thử cắn lại cho con biết cảm giác bị đau. Nhưng con cũng không thay đổi. Vậy, phải làm gì nếu con hay cắn? Hiểu về hành vi cắn của con Theo tiến sĩ tâm lý Stanley Goldstein (tác giả quyển sách nổi tiếng “Troubled Children/Troubled Parents”), cắn là một hành vi khó được xã hội chấp nhận, nhưng nó được xem là bình thường và khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Đối với con, việc cắn là cách để con đương đầu với một thử thách mà con đang gặp phải, hoặc thoả mãn một nhu cầu nào đó của chính bản thân con. Đầu tiên và quan trọng nhất mình cần nhấn mạnh với các bố mẹ có con hay cắn là: Không cắn lại con. Con học tất cả mọi thứ qua việc nhìn và bắt chước. Khi con thấy bố mẹ làm như vậy với mình, con sẽ hiểu cắn là một hành động được phép làm và chấp nhận được. Chứ con sẽ không liên kết việc bị cắn đau không cắn nữa. Không đặt biệt danh hay gọi con bằng một cái tên đặc biệt nào dính dáng đến hành vi cắn này. Con sẽ tự xem đó là đặc điểm nhận dạng riêng của mình và tiếp tục hành vi để củng cố “thanh danh”. Bêu rếu hay phạt nặng con cũng không giúp loại bỏ hành vi này.Các nội dung được đề cập trong tập này: - Vì sao con cắn? - Cách phòng ngừa để giảm thiểu hành vi - Làm gì khi con cắn - - - - - Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen HeartWise® Parent Coach Certified Positive Discipline Parent Educator www.happyparenting.vn