POPULARITY
Categories
VOV1 - Chiều 29/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đi khảo sát thực tế mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại phường Xuân Hòa và xã Tân Vĩnh Lộc (2 trong số 168 đơn vị hành chính mới của Thành phố Hồ Chí Minh).- Tổng Bí thư có bài viết nhan đề "Sức mạnh của đoàn kết", nhấn mạnh việc gìn giữ đoàn kết là nhiệm vụ hàng đầu, điều kiện tiên quyết để mọi công việc cải cách diễn ra thuận lợi. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này-Khởi công cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương, giúp rút ngắn thời gian chặng TPHCM - Đà Lạt từ 6 giờ còn hơn 3 giờ-Lần đầu tiên trưng bày 17 Bảo vật quốc gia tại TPHCM-Vụ cháy nhà xưởng tại Hưng Yên làm 5 người chết và 2 người bị thương một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về lỗ hổng trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp và làng nghề- Thượng viện Mỹ nhất trí thảo luận dự luật chi tiêu gây tranh cãi của Tổng thống Đô-nan Trăm- Iran không cho phép Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thanh sát các cơ sở hạt nhân của nước này
Giữa nhịp sống hiện đại ồn ào và vội vã, đôi khi chỉ cần một âm thanh quen thuộc vang lên cũng đủ đánh thức cả một bầu trời ký ức. Với Minh Huy – thính giả đến từ TP.Hồ Chí Minh, chiếc radio nhỏ từng là nhịp đập gắn liền với những buổi sớm ấm áp bên ông bà, là chiếc đồng hồ báo thức chính xác của tuổi thơ và cũng là cánh cửa mở ra thế giới của những bài học làm người sâu sắc mà giản dị. Bài viết “Hồi ức về âm thanh” không chỉ tái hiện lại một thời tuổi thơ êm đềm, mà còn khắc họa sức mạnh diệu kỳ của radio – nơi ký ức được lưu giữ và sống lại bằng những điều bình dị nhất.
Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam đã đề ra một kế hoạch đầy tham vọng với nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn. Nhưng để những dự án này có thể được thật sự có hiệu quả, phải làm sao giải quyết được những nguyên nhân dẫn đến hai vấn đề chính, đó là đội vốn và trễ hạn. Trong năm 2025, tổng vốn đầu tư công được phê duyệt dự kiến sẽ lên tới 875 nghìn tỷ đồng (35 tỷ đô la ), tăng 37,7% so với tổng số vốn được giải ngân vào năm 2024. Các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đang được xây dựng bao gồm Đường cao tốc Bắc-Nam và Sân bay quốc tế Long Thành. Riêng dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam, sẽ có chi phí hơn 67 tỷ đô la và dự kiến hoàn thành vào năm 2035, đang gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Theo bộ Xây Dựng Việt Nam, hiện đã có 5 doanh nghiệp nộp đề xuất sơ bộ đầu tư vào dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, trong đó có Công ty Đầu tư và Phát triển Đường sắt tốc độ cao Vinspeed, thuộc tập đoàn tư nhân Vingroup của nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Theo phương án đề xuất, VinSpeed cam kết tự tìm 20% vốn (tương đương khoảng 12 tỷ đô la), phần còn lại họ đề nghị được vay từ nguồn vốn nhà nước với lãi suất 0% trong 35 năm. Thời gian thi công dự kiến 5 năm và khai thác trong 99 năm. Tương tự, Thaco (Tập đoàn Trường Hải) cũng đề xuất phương án đầu tư với 20% vốn tự có, phần còn lại huy động từ các nguồn trong và ngoài nước, thời gian thi công 7 năm, vận hành 70 năm. Nhưng các chuyên gia đang đặt nhiều nghi vấn về khả năng của những tập đoàn nói trên huy động được số vốn cần thiết, cũng như khả năng hoàn thành dự án đúng thời hạn cam kết. Vấn đề là các dự án cơ sở hạ tầng công ở Việt Nam cho tới nay thường bị chậm tiến độ, lãng phí và bị đội vốn. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. RFI: Thưa anh Lê Hồng Hiệp, Việt Nam đã thông qua rất nhiều dự án xây dựng cơ sở tầng lớn, đặc biệt là dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đối với một dự án lớn kéo dài nhiều năm như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, liệu Việt Nam có đủ khả năng để huy động nguồn vốn? Và nhất là nếu có sự tham gia của các tập đoàn tư nhân như Vinspeed, liệu họ có đủ khả năng để huy động vốn? Lê Hồng Hiệp: Năm nay Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% và các năm sau là ít nhất là 10%. Trong bối cảnh các trụ cột khác của tăng trưởng kinh tế như là xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, đổi mới sáng tạo, còn đang gặp rất là nhiều khó khăn, việc tăng cường đầu tư cả tư nhân lẫn đầu tư công, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trở thành một lựa chọn bắt buộc đối với Việt Nam để giúp tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần một nguồn vốn khổng lồ. Gần đây, các chuyên gia của tập đoàn phát triển hạ tầng tư nhân có ước tính là từ giờ tới năm 2040, Việt Nam cần khoảng 570 tỷ đô la đầu tư vào cơ sở tầng cho các lĩnh vực như giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, hay các hạ tầng liên quan. Để mà huy động được nguồn vốn khổng lồ như vậy thì Việt Nam sẽ phải thông qua nhiều con đường phổ biến nhất. Thứ nhất là ngân sách nhà nước thông qua các thu xếp cho các khoản đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở tầng. Thứ hai là vay nợ của nhà nước thông qua việc phát hành trái phiếu trong nước cũng như ở nước ngoài và vay nợ từ các cái đối tác phát triển, bao gồm các đối tác ODA, cũng như các tổ chức tín dụng phát triển quốc tế. Thứ ba là huy động vốn từ khu vực tư nhân, như VinGroup hay Thaco, để tham gia phát triển dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Thứ tư là hợp tác công tư, hình thức hợp tác giữa nhà nước và lĩnh vực tư nhân để có các giải pháp tài chính phục vụ cho những mục tiêu phát triển. Việt Nam phải phối hợp các cái nguồn vốn khác nhau. Có những dự án thì có thể phải huy động ngân sách nhà nước, đặc biệt là những dự án mà lĩnh vực tư nhân có thể không đủ năng lực hay là không có lợi ích nhiều khi tham gia. Tôi lấy ví dụ dự án phát triển điện hạt nhân: Hiện tại Việt Nam đang đề ra mục tiêu phát triển hai nhà máy điện hạt nhân. Nguồn vốn ước tính lên tới khoảng 22 tỷ đô la. Các doanh nghiệp tư nhân không đủ năng lực, cũng như không có lợi ích nhiều khi tham gia các dự án này. Trong những lĩnh vực như vậy thì nhà nước sẽ phải huy động vốn từ ngân sách nhà nước hay là vay nợ của nước ngoài. Tuy nhiên, những lĩnh vực khác như phát triển đường cao tốc, hay đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thì có thể xem xét việc tạo nguồn vốn từ lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, do lĩnh vực hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài và khả năng thua lỗ rất là cao, việc huy động từ lĩnh vực tư nhân cũng không hề đơn giản và đấy là lý do mà chúng ta sẽ thấy trong cái thời gian tới sẽ có các cuộc tranh luận, các cân nhắc liên quan tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam: Liệu có nên giao cho các tập đoàn tư nhân hay không và nếu giao cho họ thì các điều kiện, điều khoản liên quan tới các ưu đãi cho nhà đầu tư, để làm sao họ có thể thu hồi vốn trong quá trình tham gia phát triển các dự án đầu tư cơ sở tầng lớn như vậy thì sẽ được tiến hành như nào? RFI: Thưa anh, cho dù là vốn tư nhân hay vốn nhà nước, thì các vấn đề lớn cho tới nay ở Việt Nam, đó là những dự án cơ sở hạ tầng thường hay bị chậm tiến độ cũng như là hay bị đội vốn, tức là số vốn ban đầu ước tính như thế nhưng cuối cùng thì rất là cao, như dự án Metro ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây có phải là vấn đề sẽ đặt ra trong những năm tới đối với những cái dự án vừa nói ở trên? Lê Hồng Hiệp: Đội vốn hay là chậm tiến độ, trễ hạn là một vấn đề sẽ còn lặp lại ở nhiều dự án khác nhau. Đây không chỉ là vấn đề của riêng của Việt Nam, mà còn xảy ra với nhiều dự án ở các quốc gia khác, kể cả các nước phát triển, vì nhiều lý do khác nhau. Riêng ở Việt Nam thì chúng ta thấy vấn đề này diễn ra quá thường xuyên, những dự án càng lớn thì nguy cơ đội vốn hay trễ hạn thì càng cao hơn. Có một số nguyên nhân.Thứ nhất là việc lập kế hoạch thiếu thực tế, không có tính khả thi cao. Ví dụ như Việt Nam vừa rồi đề xuất mục tiêu phát triển hai nhà máy điện hạt nhân trong vòng 5 năm tới, năm 2030, 2031 là hoàn thành. Tôi nghĩ đấy là một mục tiêu không thực tế. Thực tiễn ở các quốc gia khác chỉ ra rằng phát triển những dự án điện hạt nhân lớn như vậy cần rất nhiều thời gian. Việc lập kế hoạch cũng phải kỹ càng hơn. Trong bối cảnh Việt Nam, việc phát triển trong vòng 5 năm hai nhà máy điện hạt nhân công suất lớn như vậy là hoàn toàn là không khả thi. Chưa kể là chúng ta chưa có một kế hoạch rõ ràng cụ thể chi tiết các công nghệ mà chúng ta sẽ sử dụng là gì và sẽ mua từ đâu. Thứ hai là năng lực quản lý, chúng ta thấy Việt Nam cũng thiếu kinh nghiệm quản lý các dự án, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, do đó dẫn tới chậm trễ trong việc phối hợp giữa các bên và các biện pháp phê duyệt thủ tục. Các dự án nhỏ hơn rất nhiều như Metro Nhổn - Ga Hà Nội, hay Metro số 1 ở Sài Gòn quy mô không phải quá lớn, nhưng cũng trễ hạn rất nhiều và đội vốn rất nhiều. Lâu nay chúng ta cũng thường đổ lỗi là do các nhà thầu nước ngoài, nhưng rất nhiều nguyên nhân là xuất phát từ phía Việt Nam. Liên quan tới năng lực quản lý thì còn có vấn đề thủ tục hành chính phức tạp. Trong dự án metro Bến Thành - Suối Tiên chẳng hạn, có rất nhiều vướng mắc liên quan tới giải ngân của ODA từ Nhật Bản, do thủ tục pháp lý hành chính từ phía Việt Nam rất phức tạp về quy trình phê duyệt rồi quy trình thay đổi các chi tiết của dự án, dẫn tới chậm trễ trong việc giải ngân, dẫn tới định trệ của tiến độ dự án. Ở nhiều dự án của Việt Nam thì còn có vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới chậm trễ và đội vốn. Thứ tư là phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Nhập khẩu các công nghệ và thiết bị nước ngoài có thể khiến chi phí tăng cao, đặc biệt là khi tỷ giá biến động hoặc là khi nhà thầu ngoại quốc trì hoãn việc nhập khẩu thì có thể cũng dẫn tới tiến độ bị chậm trễ và chi phí gia tăng. Trong thời gian tới, khi Việt Nam tiến hành các dự án quy mô lớn hơn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nếu không có các biện pháp chuẩn bị kỹ lưỡng và các bước đi nhằm tháo gỡ các vướng mắc như tôi vừa nêu, chắc chắn dự án cũng sẽ gặp phải những vấn đề đội vốn và trễ hạn. RFI: Đối với những dự án quan trọng như đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì liệu Việt Nam có đủ trình độ kỹ thuật để tự mình thực hiện, hay là chúng ta phải nhờ đến trợ giúp của những nước đã có những kinh nghiệm, trình độ về những dự án tương tự? Lê Hồng Hiệp: Trong lĩnh vực xây dựng các tuyến đường cao tốc chẳng hạn, tôi nghĩ là Việt Nam có thể hoàn toàn đủ trình độ để làm được. Còn đối với lĩnh vực đường sắt thì chắc chắn là Việt Nam sẽ không đủ năng lực về mặt kỹ thuật để tự mình thực hiện. Các dự án đơn giản hơn rất nhiều như các tuyến metro ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì cho tới lúc này chúng ta không tự chủ được về công nghệ mà phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Tuyến Cát Linh - Hà Đông là dựa vào công nghệ Trung Quốc, hay tuyến Bến Thành - Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh là dựa vào công nghệ của Nhật. Ngay cả những dự án đường sắt đô thị như vậy mà chúng ta cũng phải dựa vào công nghệ nước ngoài, thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chắc chắn cũng sẽ phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Hiện tại Việt Nam chưa nêu rõ là sẽ nhập công nghệ từ nước nào, nhưng chúng ta có thể dễ dàng đoán được chắc chắn là sẽ tới từ những quốc gia có công nghệ đường sắt phát triển như là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay là Pháp, Đức ... Bên cạnh việc nhập về các công nghệ lõi, liên quan tới hệ thống động cơ, hệ thống đầu kéo, hay hệ thống điều khiển tín hiệu, vân vân, thì Việt Nam sẽ tự làm được những hạng mục nào và có thể nội địa hóa được bao nhiêu phần trăm các công đoạn các công nghệ liên quan tới cái dự án này? Vừa rồi tập đoàn Hòa Phát tuyên bố họ có khả năng cung cấp được thép làm đường ray của đường sắt tốc độ cao chẳng hạn. Ngoài Hòa Phát, còn có những công ty nào có thể cung cấp được các được các trang thiết bị đầu vào cho dự án này? Đấy là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Bao nhiêu phần trăm trong suất đầu tư lên lên tới 67 tỷ đô la Mỹ đấy sẽ ở lại Việt Nam và bao nhiêu sẽ chi trả cho đối tác nước ngoài? Tôi nghĩ đấy là vấn đề cần đặt ra. Vấn đề đặt ra tiếp theo là Việt Nam sẽ nhận chuyển giao công nghệ bao nhiêu từ các đối tác nước ngoài đó để có thể ít nhất là tự chủ được quá trình bảo trì bảo dưỡng dự án trong quá trình vận hành? Tại vì một khi chúng ta phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài về cả công tác bảo trì, bảo dưỡng, thì chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc vận hành. Thứ hai, sẽ có rất nhiều rủi ro dẫn tới việc gián đoạn dự án trong giai đoạn vận hành và chi phí để mà vận hành thì cũng sẽ đổi lên rất là nhiều. Tôi chắc chắn rằng là trong các điều khoản hợp tác với nước ngoài đó, Việt Nam sẽ nêu vấn đề này và sẽ coi nó như một điều kiện tiên quyết để có thể nhận chuyển giao các công nghệ và giao các gói thầu cho các đối tác nước ngoài thực hiện. RFI: Tóm lại, làm sao có thể khắc phục được những nguyên nhân đó để mà thật sự có được những công trình hạ tầng cơ sở hiệu quả và bền vững, có thể thật sự đóng góp cho phát triển kinh tế của Việt Nam? Lê Hồng Hiệp: Việt Nam phải áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp khác nhau để làm sao bảo đảm rằng các dự án đó có thể được tiến hành một cách hiệu quả nhất, với chi phí tiết kiệm nhất và phát huy được hiệu quả cao nhất. Thứ nhất là về tính minh bạch, tiết kiệm và chống tham nhũng, Việt Nam phải có các biện pháp liên quan tới công nghệ, tới chính sách, vân vân, để minh bạch hóa quá trình đấu thầu và quản lý chi tiêu, để làm sao quá trình này được minh bạch, hay là xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, lợi ích nhóm, giảm thiểu lãng phí và thất thoát trong quá trình đầu tư. Thứ hai là phải cải thiện việc lập kế hoạch và dự toán các dự án này để đánh giá được tính khả thi, hay là dự trù các cái rủi ro như là biến động giá hay giải phóng mặt bằng ngay từ giai đoạn lập giá, để làm sao giảm đến mức tối thiểu các vấn đề đội vốn, hay kéo dài thời gian thực hiện dự án. Thứ ba là phải nâng cao năng lực quản lý dự án: Đào tạo đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phân quyền rõ ràng, giảm các thủ tục hành chính, vân vân, để làm sao rút ngắn được thời gian phê duyệt các dự án và đảm bảo có sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ ngành và địa phương, để làm sao các dự án này được thực hiện được một cách thông suốt nhất. Thứ tư là làm sao có thể giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là trong quá trình bảo trì bảo dưỡng. Công nghệ nước ngoài trong quá trình xây dựng thì chúng ta có lẽ là sẽ có ít lựa chọn, đặc biệt là đối với những lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, như đường sắt tốc độ cao, còn đối với các lĩnh vực như bảo trì bảo dưỡng, chúng ta phải có sự tự chủ ở một mức độ tối đa, để làm sao phát huy được hiệu quả của dự án trong quá trình vận hành. Thứ năm là làm sao huy động vốn một cách là hiệu quả và đa dạng hóa các nguồn lực. Chúng ta phải phát triển các thị trường vốn trong nước, thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư chẳng hạn, với các cơ chế rõ ràng minh bạch để thu hút các nguồn lực từ lĩnh vực tư nhân, để làm sao giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước và đồng thời phát huy nguồn lực xã hội ở mức tốt nhất. Thứ sáu là làm sao đảm bảo hiệu quả bền vững về mặt kinh tế. Việt Nam hiện đang có rất nhiều dự án tham vọng.Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng cần thiết hay là hiệu quả, mà Việt Nam phải tinh lọc để làm sao tập trung vào những dự án có tác động kinh tế lớn nhất và tránh dàn trải các nguồn vốn, dẫn tới cái sự lãng phí và kém hiệu quả. Và điều cuối cùng tôi nghĩ cũng rất là quan trọng, đó là tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan bộ ngành và các lãnh đạo của các bộ ngành, các bộ trưởng, vân vân, để họ phải chịu trách nhiệm giải trình trực tiếp về tiến độ cũng như chất lượng dự án. Trong quá trình này, Việt Nam cũng cần phải công khai các thông tin về tiến độ, về chi phí dự án, về năng lực của các nhà thầu, để người dân có thể giám sát.
Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam đã đề ra một kế hoạch đầy tham vọng với nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn. Nhưng để những dự án này có thể được thật sự có hiệu quả, phải làm sao giải quyết được những nguyên nhân dẫn đến hai vấn đề chính, đó là đội vốn và trễ hạn. Trong năm 2025, tổng vốn đầu tư công được phê duyệt dự kiến sẽ lên tới 875 nghìn tỷ đồng (35 tỷ đô la ), tăng 37,7% so với tổng số vốn được giải ngân vào năm 2024. Các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đang được xây dựng bao gồm Đường cao tốc Bắc-Nam và Sân bay quốc tế Long Thành. Riêng dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam, sẽ có chi phí hơn 67 tỷ đô la và dự kiến hoàn thành vào năm 2035, đang gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Theo bộ Xây Dựng Việt Nam, hiện đã có 5 doanh nghiệp nộp đề xuất sơ bộ đầu tư vào dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, trong đó có Công ty Đầu tư và Phát triển Đường sắt tốc độ cao Vinspeed, thuộc tập đoàn tư nhân Vingroup của nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Theo phương án đề xuất, VinSpeed cam kết tự tìm 20% vốn (tương đương khoảng 12 tỷ đô la), phần còn lại họ đề nghị được vay từ nguồn vốn nhà nước với lãi suất 0% trong 35 năm. Thời gian thi công dự kiến 5 năm và khai thác trong 99 năm. Tương tự, Thaco (Tập đoàn Trường Hải) cũng đề xuất phương án đầu tư với 20% vốn tự có, phần còn lại huy động từ các nguồn trong và ngoài nước, thời gian thi công 7 năm, vận hành 70 năm. Nhưng các chuyên gia đang đặt nhiều nghi vấn về khả năng của những tập đoàn nói trên huy động được số vốn cần thiết, cũng như khả năng hoàn thành dự án đúng thời hạn cam kết. Vấn đề là các dự án cơ sở hạ tầng công ở Việt Nam cho tới nay thường bị chậm tiến độ, lãng phí và bị đội vốn. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. RFI: Thưa anh Lê Hồng Hiệp, Việt Nam đã thông qua rất nhiều dự án xây dựng cơ sở tầng lớn, đặc biệt là dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đối với một dự án lớn kéo dài nhiều năm như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, liệu Việt Nam có đủ khả năng để huy động nguồn vốn? Và nhất là nếu có sự tham gia của các tập đoàn tư nhân như Vinspeed, liệu họ có đủ khả năng để huy động vốn? Lê Hồng Hiệp: Năm nay Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% và các năm sau là ít nhất là 10%. Trong bối cảnh các trụ cột khác của tăng trưởng kinh tế như là xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, đổi mới sáng tạo, còn đang gặp rất là nhiều khó khăn, việc tăng cường đầu tư cả tư nhân lẫn đầu tư công, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trở thành một lựa chọn bắt buộc đối với Việt Nam để giúp tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần một nguồn vốn khổng lồ. Gần đây, các chuyên gia của tập đoàn phát triển hạ tầng tư nhân có ước tính là từ giờ tới năm 2040, Việt Nam cần khoảng 570 tỷ đô la đầu tư vào cơ sở tầng cho các lĩnh vực như giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, hay các hạ tầng liên quan. Để mà huy động được nguồn vốn khổng lồ như vậy thì Việt Nam sẽ phải thông qua nhiều con đường phổ biến nhất. Thứ nhất là ngân sách nhà nước thông qua các thu xếp cho các khoản đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở tầng. Thứ hai là vay nợ của nhà nước thông qua việc phát hành trái phiếu trong nước cũng như ở nước ngoài và vay nợ từ các cái đối tác phát triển, bao gồm các đối tác ODA, cũng như các tổ chức tín dụng phát triển quốc tế. Thứ ba là huy động vốn từ khu vực tư nhân, như VinGroup hay Thaco, để tham gia phát triển dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Thứ tư là hợp tác công tư, hình thức hợp tác giữa nhà nước và lĩnh vực tư nhân để có các giải pháp tài chính phục vụ cho những mục tiêu phát triển. Việt Nam phải phối hợp các cái nguồn vốn khác nhau. Có những dự án thì có thể phải huy động ngân sách nhà nước, đặc biệt là những dự án mà lĩnh vực tư nhân có thể không đủ năng lực hay là không có lợi ích nhiều khi tham gia. Tôi lấy ví dụ dự án phát triển điện hạt nhân: Hiện tại Việt Nam đang đề ra mục tiêu phát triển hai nhà máy điện hạt nhân. Nguồn vốn ước tính lên tới khoảng 22 tỷ đô la. Các doanh nghiệp tư nhân không đủ năng lực, cũng như không có lợi ích nhiều khi tham gia các dự án này. Trong những lĩnh vực như vậy thì nhà nước sẽ phải huy động vốn từ ngân sách nhà nước hay là vay nợ của nước ngoài. Tuy nhiên, những lĩnh vực khác như phát triển đường cao tốc, hay đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thì có thể xem xét việc tạo nguồn vốn từ lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, do lĩnh vực hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài và khả năng thua lỗ rất là cao, việc huy động từ lĩnh vực tư nhân cũng không hề đơn giản và đấy là lý do mà chúng ta sẽ thấy trong cái thời gian tới sẽ có các cuộc tranh luận, các cân nhắc liên quan tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam: Liệu có nên giao cho các tập đoàn tư nhân hay không và nếu giao cho họ thì các điều kiện, điều khoản liên quan tới các ưu đãi cho nhà đầu tư, để làm sao họ có thể thu hồi vốn trong quá trình tham gia phát triển các dự án đầu tư cơ sở tầng lớn như vậy thì sẽ được tiến hành như nào? RFI: Thưa anh, cho dù là vốn tư nhân hay vốn nhà nước, thì các vấn đề lớn cho tới nay ở Việt Nam, đó là những dự án cơ sở hạ tầng thường hay bị chậm tiến độ cũng như là hay bị đội vốn, tức là số vốn ban đầu ước tính như thế nhưng cuối cùng thì rất là cao, như dự án Metro ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây có phải là vấn đề sẽ đặt ra trong những năm tới đối với những cái dự án vừa nói ở trên? Lê Hồng Hiệp: Đội vốn hay là chậm tiến độ, trễ hạn là một vấn đề sẽ còn lặp lại ở nhiều dự án khác nhau. Đây không chỉ là vấn đề của riêng của Việt Nam, mà còn xảy ra với nhiều dự án ở các quốc gia khác, kể cả các nước phát triển, vì nhiều lý do khác nhau. Riêng ở Việt Nam thì chúng ta thấy vấn đề này diễn ra quá thường xuyên, những dự án càng lớn thì nguy cơ đội vốn hay trễ hạn thì càng cao hơn. Có một số nguyên nhân.Thứ nhất là việc lập kế hoạch thiếu thực tế, không có tính khả thi cao. Ví dụ như Việt Nam vừa rồi đề xuất mục tiêu phát triển hai nhà máy điện hạt nhân trong vòng 5 năm tới, năm 2030, 2031 là hoàn thành. Tôi nghĩ đấy là một mục tiêu không thực tế. Thực tiễn ở các quốc gia khác chỉ ra rằng phát triển những dự án điện hạt nhân lớn như vậy cần rất nhiều thời gian. Việc lập kế hoạch cũng phải kỹ càng hơn. Trong bối cảnh Việt Nam, việc phát triển trong vòng 5 năm hai nhà máy điện hạt nhân công suất lớn như vậy là hoàn toàn là không khả thi. Chưa kể là chúng ta chưa có một kế hoạch rõ ràng cụ thể chi tiết các công nghệ mà chúng ta sẽ sử dụng là gì và sẽ mua từ đâu. Thứ hai là năng lực quản lý, chúng ta thấy Việt Nam cũng thiếu kinh nghiệm quản lý các dự án, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, do đó dẫn tới chậm trễ trong việc phối hợp giữa các bên và các biện pháp phê duyệt thủ tục. Các dự án nhỏ hơn rất nhiều như Metro Nhổn - Ga Hà Nội, hay Metro số 1 ở Sài Gòn quy mô không phải quá lớn, nhưng cũng trễ hạn rất nhiều và đội vốn rất nhiều. Lâu nay chúng ta cũng thường đổ lỗi là do các nhà thầu nước ngoài, nhưng rất nhiều nguyên nhân là xuất phát từ phía Việt Nam. Liên quan tới năng lực quản lý thì còn có vấn đề thủ tục hành chính phức tạp. Trong dự án metro Bến Thành - Suối Tiên chẳng hạn, có rất nhiều vướng mắc liên quan tới giải ngân của ODA từ Nhật Bản, do thủ tục pháp lý hành chính từ phía Việt Nam rất phức tạp về quy trình phê duyệt rồi quy trình thay đổi các chi tiết của dự án, dẫn tới chậm trễ trong việc giải ngân, dẫn tới định trệ của tiến độ dự án. Ở nhiều dự án của Việt Nam thì còn có vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới chậm trễ và đội vốn. Thứ tư là phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Nhập khẩu các công nghệ và thiết bị nước ngoài có thể khiến chi phí tăng cao, đặc biệt là khi tỷ giá biến động hoặc là khi nhà thầu ngoại quốc trì hoãn việc nhập khẩu thì có thể cũng dẫn tới tiến độ bị chậm trễ và chi phí gia tăng. Trong thời gian tới, khi Việt Nam tiến hành các dự án quy mô lớn hơn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nếu không có các biện pháp chuẩn bị kỹ lưỡng và các bước đi nhằm tháo gỡ các vướng mắc như tôi vừa nêu, chắc chắn dự án cũng sẽ gặp phải những vấn đề đội vốn và trễ hạn. RFI: Đối với những dự án quan trọng như đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì liệu Việt Nam có đủ trình độ kỹ thuật để tự mình thực hiện, hay là chúng ta phải nhờ đến trợ giúp của những nước đã có những kinh nghiệm, trình độ về những dự án tương tự? Lê Hồng Hiệp: Trong lĩnh vực xây dựng các tuyến đường cao tốc chẳng hạn, tôi nghĩ là Việt Nam có thể hoàn toàn đủ trình độ để làm được. Còn đối với lĩnh vực đường sắt thì chắc chắn là Việt Nam sẽ không đủ năng lực về mặt kỹ thuật để tự mình thực hiện. Các dự án đơn giản hơn rất nhiều như các tuyến metro ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì cho tới lúc này chúng ta không tự chủ được về công nghệ mà phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Tuyến Cát Linh - Hà Đông là dựa vào công nghệ Trung Quốc, hay tuyến Bến Thành - Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh là dựa vào công nghệ của Nhật. Ngay cả những dự án đường sắt đô thị như vậy mà chúng ta cũng phải dựa vào công nghệ nước ngoài, thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chắc chắn cũng sẽ phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Hiện tại Việt Nam chưa nêu rõ là sẽ nhập công nghệ từ nước nào, nhưng chúng ta có thể dễ dàng đoán được chắc chắn là sẽ tới từ những quốc gia có công nghệ đường sắt phát triển như là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay là Pháp, Đức ... Bên cạnh việc nhập về các công nghệ lõi, liên quan tới hệ thống động cơ, hệ thống đầu kéo, hay hệ thống điều khiển tín hiệu, vân vân, thì Việt Nam sẽ tự làm được những hạng mục nào và có thể nội địa hóa được bao nhiêu phần trăm các công đoạn các công nghệ liên quan tới cái dự án này? Vừa rồi tập đoàn Hòa Phát tuyên bố họ có khả năng cung cấp được thép làm đường ray của đường sắt tốc độ cao chẳng hạn. Ngoài Hòa Phát, còn có những công ty nào có thể cung cấp được các được các trang thiết bị đầu vào cho dự án này? Đấy là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Bao nhiêu phần trăm trong suất đầu tư lên lên tới 67 tỷ đô la Mỹ đấy sẽ ở lại Việt Nam và bao nhiêu sẽ chi trả cho đối tác nước ngoài? Tôi nghĩ đấy là vấn đề cần đặt ra. Vấn đề đặt ra tiếp theo là Việt Nam sẽ nhận chuyển giao công nghệ bao nhiêu từ các đối tác nước ngoài đó để có thể ít nhất là tự chủ được quá trình bảo trì bảo dưỡng dự án trong quá trình vận hành? Tại vì một khi chúng ta phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài về cả công tác bảo trì, bảo dưỡng, thì chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc vận hành. Thứ hai, sẽ có rất nhiều rủi ro dẫn tới việc gián đoạn dự án trong giai đoạn vận hành và chi phí để mà vận hành thì cũng sẽ đổi lên rất là nhiều. Tôi chắc chắn rằng là trong các điều khoản hợp tác với nước ngoài đó, Việt Nam sẽ nêu vấn đề này và sẽ coi nó như một điều kiện tiên quyết để có thể nhận chuyển giao các công nghệ và giao các gói thầu cho các đối tác nước ngoài thực hiện. RFI: Tóm lại, làm sao có thể khắc phục được những nguyên nhân đó để mà thật sự có được những công trình hạ tầng cơ sở hiệu quả và bền vững, có thể thật sự đóng góp cho phát triển kinh tế của Việt Nam? Lê Hồng Hiệp: Việt Nam phải áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp khác nhau để làm sao bảo đảm rằng các dự án đó có thể được tiến hành một cách hiệu quả nhất, với chi phí tiết kiệm nhất và phát huy được hiệu quả cao nhất. Thứ nhất là về tính minh bạch, tiết kiệm và chống tham nhũng, Việt Nam phải có các biện pháp liên quan tới công nghệ, tới chính sách, vân vân, để minh bạch hóa quá trình đấu thầu và quản lý chi tiêu, để làm sao quá trình này được minh bạch, hay là xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, lợi ích nhóm, giảm thiểu lãng phí và thất thoát trong quá trình đầu tư. Thứ hai là phải cải thiện việc lập kế hoạch và dự toán các dự án này để đánh giá được tính khả thi, hay là dự trù các cái rủi ro như là biến động giá hay giải phóng mặt bằng ngay từ giai đoạn lập giá, để làm sao giảm đến mức tối thiểu các vấn đề đội vốn, hay kéo dài thời gian thực hiện dự án. Thứ ba là phải nâng cao năng lực quản lý dự án: Đào tạo đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phân quyền rõ ràng, giảm các thủ tục hành chính, vân vân, để làm sao rút ngắn được thời gian phê duyệt các dự án và đảm bảo có sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ ngành và địa phương, để làm sao các dự án này được thực hiện được một cách thông suốt nhất. Thứ tư là làm sao có thể giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là trong quá trình bảo trì bảo dưỡng. Công nghệ nước ngoài trong quá trình xây dựng thì chúng ta có lẽ là sẽ có ít lựa chọn, đặc biệt là đối với những lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, như đường sắt tốc độ cao, còn đối với các lĩnh vực như bảo trì bảo dưỡng, chúng ta phải có sự tự chủ ở một mức độ tối đa, để làm sao phát huy được hiệu quả của dự án trong quá trình vận hành. Thứ năm là làm sao huy động vốn một cách là hiệu quả và đa dạng hóa các nguồn lực. Chúng ta phải phát triển các thị trường vốn trong nước, thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư chẳng hạn, với các cơ chế rõ ràng minh bạch để thu hút các nguồn lực từ lĩnh vực tư nhân, để làm sao giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước và đồng thời phát huy nguồn lực xã hội ở mức tốt nhất. Thứ sáu là làm sao đảm bảo hiệu quả bền vững về mặt kinh tế. Việt Nam hiện đang có rất nhiều dự án tham vọng.Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng cần thiết hay là hiệu quả, mà Việt Nam phải tinh lọc để làm sao tập trung vào những dự án có tác động kinh tế lớn nhất và tránh dàn trải các nguồn vốn, dẫn tới cái sự lãng phí và kém hiệu quả. Và điều cuối cùng tôi nghĩ cũng rất là quan trọng, đó là tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan bộ ngành và các lãnh đạo của các bộ ngành, các bộ trưởng, vân vân, để họ phải chịu trách nhiệm giải trình trực tiếp về tiến độ cũng như chất lượng dự án. Trong quá trình này, Việt Nam cũng cần phải công khai các thông tin về tiến độ, về chi phí dự án, về năng lực của các nhà thầu, để người dân có thể giám sát.
VOV1 - Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Báo chí Cách mạng Việt Nam đã có nhiều công lao đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.- "Ngày hội" công bố chính thức quyết định vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong cả nước sẽ diễn ra vào ngày 30/6/2025 . Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.- Việt Nam tái đắc cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước của UNESCO- Căng thẳng trong quan hệ Campuchia-Thái Lan sau đụng độ biên giới vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tối qua, Chủ tịch Hun Sen cảnh báo khả năng áp dụng một loạt các biện pháp trả đũa kinh tế cứng rắn đối với Thái Lan, bao gồm cả việc dừng nhập khẩu xăng dầu từ nước láng giềng.- Nhật Bản bước vào mùa hè với nền nhiệt cao bất thường và đã ghi nhận những ca tử vong đầu tiên do sốc nhiệt.
Disha Karnad Jani interviews Kevin Pham, Assistant Professor of Political Science at the University of Amsterdam, about his recent book, The Architects of Dignity: Vietnamese Visions of Decolonization (Oxford University Press, 2024). In his book, Pham traces the evolution of Vietnamese political thought through six figures, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phạm Quỳnh, Hồ Chí Minh, and Nguyễn Mạnh Tường. He explores how across the 19th and 20th centuries, as generations of Vietnamese thinkers responded to and organized against French and US colonialism, they debated distinct and powerful ways to conceptualize politics, mobilize their people, organize their society, and build a nation through decolonization.
VOV1 - Sáng nay (18/6), Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương. Cùng tham dự có Thủ tướng Phạm Minh Chính.- Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần quan tâm quy hoạch phát triển và an sinh xã hội sau sáp nhập.- TP.HCM cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết.- Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn không phận Iran, và yêu cầu nước này đầu hàng vô điều kiện. Đáp lại, Lãnh tụ Tối cao Iran khẳng định, trận chiến bắt đầu.- Hội nghị thượng đỉnh G7 không ra được tuyên bố chung, đối mặt thách thức lớn nhất sau 50 năm.
VOV1 - Làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị: TPHCM mới cần hoàn thiện một mô hình quản trị mới, mạnh hơn cấp tỉnh, linh hoạt hơn cấp vùng, đủ sức điều hành một siêu đô thị.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025.- Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.- Các địa phương sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.- Trước tình hình xung đột ngày càng leo thang giữa Israel và Iran, Bộ Ngoại giao Việt Nam kích hoạt cơ chế bảo hộ công dân Việt Nam tại các điểm nóng.- Trong diễn biến mới nhất, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei khẳng định sẽ tấn công không khoan nhượng chống lại kẻ thù. Trong khi, quân đội Israel tuyên bố đánh phá thêm nhiều mục tiêu quân sự quan trọng tại Iran.
VOV1 - Hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, khu phố Bình Lục Hạ, phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã có những chuyển tích cực về diện mạo và đời sống kinh tế, an ninh trật tự.
VOV1 - Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia HCM tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI (2025-2030). Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia HCM, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Với chiều dài khoảng 76,3 km, tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng, Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những huyết mạch giao thông chiến lược, chiếm khoảng 6,5% khối lượng phải hoàn thành để hiện thực hoá mục tiêu 3.000 km đường cao tốc của cả nước năm 2025.Dự án được chia thành 08 dự án thành phần bao gồm 4 dự án thành phần xây lắp và 4 dự án thành phần giải phóng mặt bằng. Việc hoàn thành toàn bộ các dự án thành phần này đúng yêu cầu trước ngày 31/12/2025 là rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông quốc gia.
VOV1 - Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì trọng thể lễ đón Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda sang thăm chính thức nước ta.- Với đa số đại biểu tán thành, sáng nay, Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết mang tính lịch sử về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực ngay. Như vậy, từ hôm nay, nước ta có 34 tỉnh, thành phố.- Nhiều điểm tích cực trong ngày đầu tiên thành phố Hồ Chí Minh vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, một số trục trặc kỹ thuật vẫn cần được điều chỉnh để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7 tới.- Bão số 1 gây mưa to trên diện rộng. Tại tỉnh Quảng Nam, mưa lớn kéo dài kết hợp thủy điện xả lũ đã khiến hàng trăm ngôi nhà ngặp, nhiều nơi ngập sâu hơn 1 mét, giao thông bị chia cắt hoàn toàn.- Hàng trăm người được xác định là đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay chở khách tại Ấn Độ vào chiều nay, không có công dân Việt Nam nào trên chuyến bay.- Trung Quốc kêu gọi Mỹ nghiêm túc thực hiện các đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng và thúc đẩy quan hệ song phương ổn định.
VOV1 - Theo dự kiến, từ hôm nay đến hết ngày 27/6, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng như sửa đổi Hiến pháp 2013, Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, đầu tư dự án Vành đai 4 TP.HCM và thí điểm chính sách phát triển đường sắt.- Tiếp tục các hoạt động song phương tại Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Phrăng-xoa Bâyru và hội kiến lãnh đạo Thượng viện và Quốc hội Pháp.- Sáng nay, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15 khai mạc đợt 2. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng như: sửa đổi Hiến pháp 2013, Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và tiến hành hoạt động chất vấn.- Hôm nay, 77 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chương trình có bài viết về phụ nữ tại Sóc Trăng giỏi làm kinh tế, vươn lên làm giàu.- Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống còn 2,3%.
VOV1 - Chiều 11/6, đống chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiếp ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.
Cùng với chiếc máy ảnh Leica M3, Marc Riboud, nhiếp ảnh gia người Pháp qua đời năm 2016, trong vòng mười năm 1966 – 1976, lang thang từ Nam ra Bắc ở Việt Nam. Những bài phóng sự và những bức ảnh ông thực hiện, được đăng trên những trang báo quốc tế có uy tín (Le Monde, Paris Match hay Life), cho đến giờ vẫn được xem như là những bằng chứng độc đáo, sâu sắc về một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất của thế kỷ XX. Ngày 12/05/2025 đã chính thức khép lại hơn hai tháng triển lãm tập ảnh phóng sự « Marc Riboud, Việt Nam 1966-1976 » do bảo tàng Guimet, Paris và Hội Những Người Bạn Của Marc Riboud đồng tổ chức. Cuộc triển lãm này diễn ra vào lúc 2025 đánh dấu đúng 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Bộ tập ảnh chiến tranh Việt Nam là một phần trong toàn bộ di sản ảnh ông để lại cho viện bảo tàng Guimet sau khi mất. Những câu chuyện kể qua ảnh Đối với nhiều người đến thưởng thức ảnh, đó còn là câu chuyện đau thương về một cuộc xung đột được Marc Riboud kể lại theo một cách độc đáo. Những bức ảnh trắng đen của ông đưa người xem đi từ Mỹ đến Việt Nam ở cả hai phía vĩ tuyến 17. Khác nhiều đồng nghiệp cùng thời, câu chuyện chiến tranh Việt Nam của ông xa nơi chiến tuyến, không cảnh chết chóc, không màn giao tranh. Marc Riboud, trong nhiều chuyến vào Nam ra Bắc, đã chọn tập trung ống kính vào một dân tộc Việt Nam, bằng một « tinh thần không gì lay chuyển với những phương tiện yếu kém đối mặt với một siêu cường hùng mạnh nhất thời đại ». Trên trang mạng tạp chí Fisheye, Lorène Durret, đồng phụ trách triển lãm « Marc Riboud, Việt Nam 1966 – 1976 » cho rằng « ông đã tiết lộ với thế giới bộ mặt con người kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ ». Ông phơi bày gương mặt của kẻ vô danh : Những thiếu nữ trong độ tuổi thanh xuân hăng say lao động sản xuất, người vợ góa một sĩ quan miền Nam khóc thương mất chồng, những đứa trẻ chơi đùa giữa đống đổ nát, hay những nam công nhân đang chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh. Nhưng đôi khi đó cũng là một khoảnh khắc rất bình yên : Người phụ nữ và hai con nghỉ ngơi tại một trại sơ tán ở Huế, hay cặp tình nhân ngắm cảnh bên bờ hồ Hoàn Kiếm, phía sau là hầm tránh bom ... Như một kẻ bên lề, ông lặng lẽ quan sát, ghi lại những khoảnh khắc. Sự khiêm tốn trong cách chụp cùng với tài năng bố cục hình ảnh đã mang đến cho những bức ảnh của ông một vẻ đẹp nghiêm trang, một hương vị cảm xúc sâu sắc, theo như đánh giá từ trang Les Inrockuptibles. Trả lời RFI Tiếng Việt, Lorène Durret, phụ trách triển lãm, nhắc lại : « Chính ông đã viết "Tôi luôn nhạy cảm với cái đẹp của thế giới hơn là bạo lực và quái vật" Vì vậy, chính vẻ đẹp này mà ông tìm kiếm trong cuộc sống thường ngày và trong các cử chỉ, thái độ của mọi người, dù là phụ nữ hay trẻ em. Đây luôn là những bức ảnh rất nhân văn. Ông không hẳn thích được gọi là nhiếp ảnh gia theo chủ nghĩa nhân văn,vì ông không thích những nhãn mác đó, nhưng đúng là quý vị luôn tìm thấy ai đó trong những bức ảnh này và quý vị có cảm giác về một sự hiện diện rất mạnh mẽ ». Năm 1968 : « Huế, Guernica của Việt Nam » Marc Riboud có cái nhìn bình yên và rất dịu dàng về Việt Nam trong bối cảnh xung đột. Đối với Yannick Lintz, chủ tịch bảo tàng Guimet, « góc nhìn của ông mang lại một minh chứng tuyệt đẹp cho sức mạnh của nghệ thuật vượt lên trên tất cả, bao gồm cả bạo lực của cuộc chiến và những gì tạo nên cuộc chiến đó. » Thế nên, trong bức ảnh « Đổ nát tại trục đường chính của Hoàng Thành Huế » dưới ánh sáng bàng bạc, bên cạnh những ngôi nhà, con lộ tan hoang vì đạn pháo sau các trận đánh Mậu Thân 1968, là hình ảnh một người phụ nữ trong chiếc áo dài trắng thong dong quẩy gánh đi giữa những người phụ nữ bán hàng rong ngồi bên vệ đường. Cứ như thể chẳng có chuyện gì xảy ra ! Trên báo Le Monde ngày 13/04/1968, trong bài viết « Thư từ Huế » ông tố cáo « Một thành phố bị sát hại ». Thư gởi cho người vợ đầu của mình, Marc Riboud không ngần ngại ví Huế như « Guernica của Việt Nam ». Tại Guernica, một xã ở miền bắc Tây Ban Nha, chỉ trong vòng 3 giờ, 44 chiến đấu cơ của phát xít Đức và 14 máy bay quân đội Ý đã đổ xuống gần 40 tấn bom, cày nát 85% diện tích thành phố, giết chết khoảng 2.000 người ngay trong ngày có chợ phiên. Một khung cảnh ác mộng. Một tội ác chiến tranh tày đình. Lorène Durret : « Marc Riboud đến Huế ngay sau hai đợt phá hủy liên tiếp, Hoàng Thành bị chiếm đóng một lúc trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, rồi sau đó quân đội Mỹ chiếm lại. Khi đến Huế, ông vô cùng bị sốc trước những gì ông chứng kiến. Hoàng Thành đã bị phá hủy nghiêm trọng, như có thể thấy trong những bức ảnh của ông. Có những ngôi mộ với đủ mọi kích cỡ trên phố, vì có người phải được chôn cất gấp. Còn người dân phải tị nạn trong những điều kiện khủng khiếp. Ông ở đấy và những hình ảnh này đã in đậm trong tâm trí ông sâu đậm đến mức, trong một lá thư gửi cho vợ mình là Barbara, ông đã thốt lên rằng "Huế là Guernica của Việt Nam." Ông nói về Huế như một thành phố bị giết hại và giải thích trong bài báo rằng bản thân thành phố đã bị phá hủy, nhưng cả linh hồn của nó và linh hồn của người dân cũng bị phá hủy bởi cuộc chiến. » Marc Riboud : Một nhãn quan tự do Marc Riboud luôn tin tưởng vào những quan sát của mình do lẽ ông không bao giờ là một nhà đấu tranh và có một ý thức chính trị sáng suốt. Catherine Riboud-Chaine, vợ góa của nhiếp ảnh gia, đã kể rằng « Marc luôn đứng về phía những người khốn khổ và chống lại sự áp bức. Ông có cái nhìn cực kỳ tự do ». Nhãn quan tự do đó đã đưa người xem đi từ chiếc hàng không mẫu hạm USS Enterprise ông đến tham quan cuối năm 1966, để rồi cũng trên báo Pháp Le Monde, ông kể lại làm thế nào những phi công trẻ tuổi đó « bị tuyên truyền » đến mức họ tin rằng họ chỉ đánh vào những mục tiêu quân sự. Rồi đến nước Mỹ với những cuộc biểu tình chống chiến tranh. Bức ảnh « Cô gái và Cành hoa » ông chụp tại Washington ngày 21/10/1967 trong một cuộc biểu tình đã lan truyền rộng rãi, đưa tên tuổi của ông ra toàn cầu. Lorène Durret : « Ông đã chụp ảnh tất cả những thanh niên Mỹ đang biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Ông đã theo dõi các hoạt động trong suốt cả ngày và đến cuối ngày, như ông tự mô tả, khi ánh sáng bắt đầu tắt, những người biểu tình bắt đầu giải tán thì ông nhìn thấy cô gái trẻ này xuất hiện trong ống kính của mình. Và ông tiến lại gần và cô làm cử chỉ giơ một bông hoa cúc về phía những người lính đang đối mặt với cô, về phía những người lính được trang bị lưỡi lê. Rõ ràng là cảnh tượng đó rất mạnh mẽ về mặt hình ảnh và có thể xem ở nhiều góc độ. » Ấn tượng nhưng cũng rất giản dị, bức ảnh đã thể hiện rõ nét đối lập ở một bên là cô gái rất rất trẻ, và bên kia là những người lính, cũng còn trẻ tuổi. Theo giải thích của Lorène Durret với RFI Tiếng Việt, sau này thế giới biết được cô gái trẻ đó là Jane Rose Kasmir, khi ấy 17 tuổi. Lorène Durret : « Vì vậy, theo tôi, cô ấy trở thành một biểu tượng và cô ấy có cử chỉ cầu nguyện với đôi bàn tay rất xinh đẹp cầm bông hoa này và đối mặt với cô là những người lính cũng có vẻ rất trẻ. Quả thực, chúng ta có cuộc đối đầu giữa hai giới trẻ. Bản thân ông cũng vui mừng khi bức ảnh này được dùng lại rộng rãi, đôi khi được dựng lại trong các cuộc biểu tình. Ngay cả ngày nay, khi có các cuộc tập hợp, nhiều người biểu tình thường diễn lại cảnh này và cuối cùng điều đó đã đi vào ký ức tập thể. » Cũng theo Lorène Durret, ít ai biết đến là nhờ bức ảnh này mà Marc Riboud có thể xin được thị thực đến Bắc Việt mùa thu năm 1968. Ông đã có được cuộc phỏng vấn khá hiếm vào thời điểm đó với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, chụp một số bức ảnh, sau này đã được đăng lại rộng rãi trên nhiều tờ báo quốc tế. Nhiếp ảnh là để mô tả thế giới Phải chăng những bức ảnh huyền thoại này của Marc Riboud phần nào góp sức làm thay đổi dòng chảy cuộc chiến ? Ông từng nói : « Nhiếp ảnh không thể thay đổi thế giới, nhưng nó có thể mô tả thế giới, đặc biệt là khi thế giới đang thay đổi ». Ảnh tư liệu của ông đã gây rúng động thế giới về mức độ tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam dù không có một cảnh chết chóc nào. Ông tâm niệm rằng chúng sẽ là một bằng chứng lịch sử quan trọng cho hậu thế. Lorène Durret : « Ông tin rằng việc làm chứng là cần thiết, là vai trò của ông với tư cách một nhiếp ảnh gia, rằng cần phải thể hiện và ghi lại cho tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng ông cũng không ảo tưởng về khả năng gây ảnh hưởng của một tấm ảnh đối với dòng chảy lịch sử, cũng như các quyết định chính trị. Nhưng trong mọi trường hợp, ông nhận thức được rằng những bằng chứng này rất quan trọng và ngày nay chúng ta thấy được điều đó trong việc phục nguyên mà chúng ta có thể thực hiện nhờ công trình của ông về một số sự kiện nhất định và những dấu vết trực quan của những sự kiến đó có một tầm quan trọng ». Tự do, phản chiến và phi chính trị, 10 năm rong ruổi, Marc Riboud đã mô tả cho thế giới thấy sức chịu đựng bền bỉ của cả một dân tộc dù ở phía bên nào trong một cuộc chiến phi lý, kéo dài và khốc liệt. Ông bày tỏ cảm thông, nhưng luôn trung thành với nguyên tắc độc lập. Năm 1976, một năm sau khi chiến tranh kết thúc, trước khi đất nước thống nhất, Marc Riboud không ngần ngại phơi bày một khía cạnh tiêu cực đau đớn khác, lên án chế độ chuyên chế thời hậu chiến. Lorène Durret : « Chúng tôi trưng bày trong cuộc triển lãm, những sự kiện diễn ra trong hơn 10 năm từ 1966 đến 1976, năm sau khi chiến tranh kết thúc, ngay trước khi thống nhất đất nước. Triển lãm cho thấy cả những khía cạnh tích cực, đó là cuộc sống được tiếp tục, những người lính trở về nhà, đoàn tụ với gia đình, công cuộc tái thiết và năng lượng tái thiết đó. Nhưng ảnh của ông cũng ghi lại những khía cạnh đau đớn khác và đặc biệt là các trại cải tạo dành cho cựu giới chức, sĩ quan miền Nam, việc thành lập các vùng kinh tế mới với những đợt cưỡng bức di dời dân . Chính việc giữ khoảng cách này đã cho phép ông làm chứng và kể một câu chuyện đang diễn ra và đang được thực hiện mà không thiên vị, không chỉ tập trung vào những điều mà ông muốn thấy hoặc những điều mà giới quan sát bên ngoài muốn thấy. » RFI Tiếng Việt xin cảm ơn Lorène Durret, đồng phụ trách triển lãm « Marc Riboud, Việt Nam 1966 – 1976 », bảo tàng Guimet, Paris.
Cùng với chiếc máy ảnh Leica M3, Marc Riboud, nhiếp ảnh gia người Pháp qua đời năm 2016, trong vòng mười năm 1966 – 1976, lang thang từ Nam ra Bắc ở Việt Nam. Những bài phóng sự và những bức ảnh ông thực hiện, được đăng trên những trang báo quốc tế có uy tín (Le Monde, Paris Match hay Life), cho đến giờ vẫn được xem như là những bằng chứng độc đáo, sâu sắc về một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất của thế kỷ XX. Ngày 12/05/2025 đã chính thức khép lại hơn hai tháng triển lãm tập ảnh phóng sự « Marc Riboud, Việt Nam 1966-1976 » do bảo tàng Guimet, Paris và Hội Những Người Bạn Của Marc Riboud đồng tổ chức. Cuộc triển lãm này diễn ra vào lúc 2025 đánh dấu đúng 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Bộ tập ảnh chiến tranh Việt Nam là một phần trong toàn bộ di sản ảnh ông để lại cho viện bảo tàng Guimet sau khi mất. Những câu chuyện kể qua ảnh Đối với nhiều người đến thưởng thức ảnh, đó còn là câu chuyện đau thương về một cuộc xung đột được Marc Riboud kể lại theo một cách độc đáo. Những bức ảnh trắng đen của ông đưa người xem đi từ Mỹ đến Việt Nam ở cả hai phía vĩ tuyến 17. Khác nhiều đồng nghiệp cùng thời, câu chuyện chiến tranh Việt Nam của ông xa nơi chiến tuyến, không cảnh chết chóc, không màn giao tranh. Marc Riboud, trong nhiều chuyến vào Nam ra Bắc, đã chọn tập trung ống kính vào một dân tộc Việt Nam, bằng một « tinh thần không gì lay chuyển với những phương tiện yếu kém đối mặt với một siêu cường hùng mạnh nhất thời đại ». Trên trang mạng tạp chí Fisheye, Lorène Durret, đồng phụ trách triển lãm « Marc Riboud, Việt Nam 1966 – 1976 » cho rằng « ông đã tiết lộ với thế giới bộ mặt con người kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ ». Ông phơi bày gương mặt của kẻ vô danh : Những thiếu nữ trong độ tuổi thanh xuân hăng say lao động sản xuất, người vợ góa một sĩ quan miền Nam khóc thương mất chồng, những đứa trẻ chơi đùa giữa đống đổ nát, hay những nam công nhân đang chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh. Nhưng đôi khi đó cũng là một khoảnh khắc rất bình yên : Người phụ nữ và hai con nghỉ ngơi tại một trại sơ tán ở Huế, hay cặp tình nhân ngắm cảnh bên bờ hồ Hoàn Kiếm, phía sau là hầm tránh bom ... Như một kẻ bên lề, ông lặng lẽ quan sát, ghi lại những khoảnh khắc. Sự khiêm tốn trong cách chụp cùng với tài năng bố cục hình ảnh đã mang đến cho những bức ảnh của ông một vẻ đẹp nghiêm trang, một hương vị cảm xúc sâu sắc, theo như đánh giá từ trang Les Inrockuptibles. Trả lời RFI Tiếng Việt, Lorène Durret, phụ trách triển lãm, nhắc lại : « Chính ông đã viết "Tôi luôn nhạy cảm với cái đẹp của thế giới hơn là bạo lực và quái vật" Vì vậy, chính vẻ đẹp này mà ông tìm kiếm trong cuộc sống thường ngày và trong các cử chỉ, thái độ của mọi người, dù là phụ nữ hay trẻ em. Đây luôn là những bức ảnh rất nhân văn. Ông không hẳn thích được gọi là nhiếp ảnh gia theo chủ nghĩa nhân văn,vì ông không thích những nhãn mác đó, nhưng đúng là quý vị luôn tìm thấy ai đó trong những bức ảnh này và quý vị có cảm giác về một sự hiện diện rất mạnh mẽ ». Năm 1968 : « Huế, Guernica của Việt Nam » Marc Riboud có cái nhìn bình yên và rất dịu dàng về Việt Nam trong bối cảnh xung đột. Đối với Yannick Lintz, chủ tịch bảo tàng Guimet, « góc nhìn của ông mang lại một minh chứng tuyệt đẹp cho sức mạnh của nghệ thuật vượt lên trên tất cả, bao gồm cả bạo lực của cuộc chiến và những gì tạo nên cuộc chiến đó. » Thế nên, trong bức ảnh « Đổ nát tại trục đường chính của Hoàng Thành Huế » dưới ánh sáng bàng bạc, bên cạnh những ngôi nhà, con lộ tan hoang vì đạn pháo sau các trận đánh Mậu Thân 1968, là hình ảnh một người phụ nữ trong chiếc áo dài trắng thong dong quẩy gánh đi giữa những người phụ nữ bán hàng rong ngồi bên vệ đường. Cứ như thể chẳng có chuyện gì xảy ra ! Trên báo Le Monde ngày 13/04/1968, trong bài viết « Thư từ Huế » ông tố cáo « Một thành phố bị sát hại ». Thư gởi cho người vợ đầu của mình, Marc Riboud không ngần ngại ví Huế như « Guernica của Việt Nam ». Tại Guernica, một xã ở miền bắc Tây Ban Nha, chỉ trong vòng 3 giờ, 44 chiến đấu cơ của phát xít Đức và 14 máy bay quân đội Ý đã đổ xuống gần 40 tấn bom, cày nát 85% diện tích thành phố, giết chết khoảng 2.000 người ngay trong ngày có chợ phiên. Một khung cảnh ác mộng. Một tội ác chiến tranh tày đình. Lorène Durret : « Marc Riboud đến Huế ngay sau hai đợt phá hủy liên tiếp, Hoàng Thành bị chiếm đóng một lúc trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, rồi sau đó quân đội Mỹ chiếm lại. Khi đến Huế, ông vô cùng bị sốc trước những gì ông chứng kiến. Hoàng Thành đã bị phá hủy nghiêm trọng, như có thể thấy trong những bức ảnh của ông. Có những ngôi mộ với đủ mọi kích cỡ trên phố, vì có người phải được chôn cất gấp. Còn người dân phải tị nạn trong những điều kiện khủng khiếp. Ông ở đấy và những hình ảnh này đã in đậm trong tâm trí ông sâu đậm đến mức, trong một lá thư gửi cho vợ mình là Barbara, ông đã thốt lên rằng "Huế là Guernica của Việt Nam." Ông nói về Huế như một thành phố bị giết hại và giải thích trong bài báo rằng bản thân thành phố đã bị phá hủy, nhưng cả linh hồn của nó và linh hồn của người dân cũng bị phá hủy bởi cuộc chiến. » Marc Riboud : Một nhãn quan tự do Marc Riboud luôn tin tưởng vào những quan sát của mình do lẽ ông không bao giờ là một nhà đấu tranh và có một ý thức chính trị sáng suốt. Catherine Riboud-Chaine, vợ góa của nhiếp ảnh gia, đã kể rằng « Marc luôn đứng về phía những người khốn khổ và chống lại sự áp bức. Ông có cái nhìn cực kỳ tự do ». Nhãn quan tự do đó đã đưa người xem đi từ chiếc hàng không mẫu hạm USS Enterprise ông đến tham quan cuối năm 1966, để rồi cũng trên báo Pháp Le Monde, ông kể lại làm thế nào những phi công trẻ tuổi đó « bị tuyên truyền » đến mức họ tin rằng họ chỉ đánh vào những mục tiêu quân sự. Rồi đến nước Mỹ với những cuộc biểu tình chống chiến tranh. Bức ảnh « Cô gái và Cành hoa » ông chụp tại Washington ngày 21/10/1967 trong một cuộc biểu tình đã lan truyền rộng rãi, đưa tên tuổi của ông ra toàn cầu. Lorène Durret : « Ông đã chụp ảnh tất cả những thanh niên Mỹ đang biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Ông đã theo dõi các hoạt động trong suốt cả ngày và đến cuối ngày, như ông tự mô tả, khi ánh sáng bắt đầu tắt, những người biểu tình bắt đầu giải tán thì ông nhìn thấy cô gái trẻ này xuất hiện trong ống kính của mình. Và ông tiến lại gần và cô làm cử chỉ giơ một bông hoa cúc về phía những người lính đang đối mặt với cô, về phía những người lính được trang bị lưỡi lê. Rõ ràng là cảnh tượng đó rất mạnh mẽ về mặt hình ảnh và có thể xem ở nhiều góc độ. » Ấn tượng nhưng cũng rất giản dị, bức ảnh đã thể hiện rõ nét đối lập ở một bên là cô gái rất rất trẻ, và bên kia là những người lính, cũng còn trẻ tuổi. Theo giải thích của Lorène Durret với RFI Tiếng Việt, sau này thế giới biết được cô gái trẻ đó là Jane Rose Kasmir, khi ấy 17 tuổi. Lorène Durret : « Vì vậy, theo tôi, cô ấy trở thành một biểu tượng và cô ấy có cử chỉ cầu nguyện với đôi bàn tay rất xinh đẹp cầm bông hoa này và đối mặt với cô là những người lính cũng có vẻ rất trẻ. Quả thực, chúng ta có cuộc đối đầu giữa hai giới trẻ. Bản thân ông cũng vui mừng khi bức ảnh này được dùng lại rộng rãi, đôi khi được dựng lại trong các cuộc biểu tình. Ngay cả ngày nay, khi có các cuộc tập hợp, nhiều người biểu tình thường diễn lại cảnh này và cuối cùng điều đó đã đi vào ký ức tập thể. » Cũng theo Lorène Durret, ít ai biết đến là nhờ bức ảnh này mà Marc Riboud có thể xin được thị thực đến Bắc Việt mùa thu năm 1968. Ông đã có được cuộc phỏng vấn khá hiếm vào thời điểm đó với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, chụp một số bức ảnh, sau này đã được đăng lại rộng rãi trên nhiều tờ báo quốc tế. Nhiếp ảnh là để mô tả thế giới Phải chăng những bức ảnh huyền thoại này của Marc Riboud phần nào góp sức làm thay đổi dòng chảy cuộc chiến ? Ông từng nói : « Nhiếp ảnh không thể thay đổi thế giới, nhưng nó có thể mô tả thế giới, đặc biệt là khi thế giới đang thay đổi ». Ảnh tư liệu của ông đã gây rúng động thế giới về mức độ tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam dù không có một cảnh chết chóc nào. Ông tâm niệm rằng chúng sẽ là một bằng chứng lịch sử quan trọng cho hậu thế. Lorène Durret : « Ông tin rằng việc làm chứng là cần thiết, là vai trò của ông với tư cách một nhiếp ảnh gia, rằng cần phải thể hiện và ghi lại cho tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng ông cũng không ảo tưởng về khả năng gây ảnh hưởng của một tấm ảnh đối với dòng chảy lịch sử, cũng như các quyết định chính trị. Nhưng trong mọi trường hợp, ông nhận thức được rằng những bằng chứng này rất quan trọng và ngày nay chúng ta thấy được điều đó trong việc phục nguyên mà chúng ta có thể thực hiện nhờ công trình của ông về một số sự kiện nhất định và những dấu vết trực quan của những sự kiến đó có một tầm quan trọng ». Tự do, phản chiến và phi chính trị, 10 năm rong ruổi, Marc Riboud đã mô tả cho thế giới thấy sức chịu đựng bền bỉ của cả một dân tộc dù ở phía bên nào trong một cuộc chiến phi lý, kéo dài và khốc liệt. Ông bày tỏ cảm thông, nhưng luôn trung thành với nguyên tắc độc lập. Năm 1976, một năm sau khi chiến tranh kết thúc, trước khi đất nước thống nhất, Marc Riboud không ngần ngại phơi bày một khía cạnh tiêu cực đau đớn khác, lên án chế độ chuyên chế thời hậu chiến. Lorène Durret : « Chúng tôi trưng bày trong cuộc triển lãm, những sự kiện diễn ra trong hơn 10 năm từ 1966 đến 1976, năm sau khi chiến tranh kết thúc, ngay trước khi thống nhất đất nước. Triển lãm cho thấy cả những khía cạnh tích cực, đó là cuộc sống được tiếp tục, những người lính trở về nhà, đoàn tụ với gia đình, công cuộc tái thiết và năng lượng tái thiết đó. Nhưng ảnh của ông cũng ghi lại những khía cạnh đau đớn khác và đặc biệt là các trại cải tạo dành cho cựu giới chức, sĩ quan miền Nam, việc thành lập các vùng kinh tế mới với những đợt cưỡng bức di dời dân . Chính việc giữ khoảng cách này đã cho phép ông làm chứng và kể một câu chuyện đang diễn ra và đang được thực hiện mà không thiên vị, không chỉ tập trung vào những điều mà ông muốn thấy hoặc những điều mà giới quan sát bên ngoài muốn thấy. » RFI Tiếng Việt xin cảm ơn Lorène Durret, đồng phụ trách triển lãm « Marc Riboud, Việt Nam 1966 – 1976 », bảo tàng Guimet, Paris.
VOV1 - Sáng nay (9/6), tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Viện giáo dục thống nhất quốc gia Hàn Quốc tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và phát triển đất nước giữa Việt Nam và Hàn Quốc”.
VOV1 - "Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức hút rất tự nhiên với người dân thế giới, là sợi dây kết nối những người yêu chuộng hòa bình”, “Bác Hồ là vị lãnh tụ có đức hy sinh và thực sự dành được tình cảm của nhân dân”- Rất nhiều những tình cảm mà bạn bè quốc tế đã dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
VOV1 - Chiều nay (26/5), tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban tổ chức Trung ương tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ tư).
VOV1 - Ngày 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.- Cảnh báo tăng trưởng vượt tầm năng lực quản trị đối với ngành hàng sầu riêng, đòi hỏi sớm có giải pháp phát triển bền vững.- Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc và mở đường cho đầu tư mới vào quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.- Liên hợp quốc công bố kế hoạch 5 giai đoạn nhằm cung cấp viện trợ cho Dải Gaza, trong bối cảnh tình hình nhân đạo tại vùng lãnh thổ Palestine ngày một tồi tệ.
VOV1 - Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm- Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024 và những tháng đầu năm nay.- Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” trong Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu EU, giúp hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU dễ dàng hơn.- Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị chuyển đổi khoảng 400 nghìn xe máy công nghệ sang xe điện từ tháng 7 tới. Đây không chỉ là thay đổi về phương tiện, mà còn là tín hiệu cho thấy thành phố đang tăng tốc trên con đường phát triển bền vững.- Israel thông báo sơ tán tại 14 khu vực ở Gaza, trong khi Iran cảnh báo sẽ hủy diệt Israel nếu nước này liều lĩnh phát động tấn công Iran.
Giáo dục đóng vai trò chiến lược không chỉ như đòn bẩy mở ra cơ hội phát triển, mà còn là nền tảng then chốt giúp các cá nhân khai phóng tiềm năng và kiến tạo lộ trình thành công bền vững. Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, công nghệ đã tạo ra những bước đột phá đáng kể. Việc học tập đã vượt ra khỏi giới hạn không gian và phương pháp truyền thống, hướng đến sự cá nhân hóa và tối ưu hiệu quả trong tiếp cận tri thức.Chị Linda Huỳnh là Giám đốc Vận hành của Youni, một start-up giáo dục cung cấp nền tảng học trực tiếp và trực tuyến tại TP. Hồ Chí Minh. Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong chiến lược và vận hành tại các start-up đa ngành, chị tập trung xây dựng mô hình học tập cá nhân hóa và hỗ trợ chuyên gia phát triển chương trình đào tạo có tính ứng dụng cao.Với tư duy chiến lược, sự thấu hiểu người học và cách công nghệ đang định hình hành vi tri thức mới, cuộc trò chuyện cùng chị Linda mang đến nhiều góc nhìn sâu sắc về tương lai giáo dục. Không chỉ dừng lại ở đổi mới phương pháp học, đây còn là hành trình giúp mỗi người tự tin làm chủ kỹ năng, chia sẻ giá trị và vươn xa hơn trong một thế giới không ngừng dịch chuyển.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại: Vietcetera—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com#Vietnam_Innovators #VI #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #VNI_VI_S6_32
Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vô sản kiệt xuất, chiến sĩ quốc tế nổi tiếng, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam và là người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc.Xem thêm.
VOV1 -Ngày 9/5/1961, nói chuyện với quân và dân trên đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Cần trồng nhiều cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây ngăn gió bão. Trồng cây sẽ đem lại cho nhân dân một nguồn lợi lớn, lại làm cho xứ sở ta thêm tươi đẹp".
VOV1 - Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890-19/05/2025), Đài TNVN thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề: “HỒ CHÍ MINH - HÀNH TRÌNH KHÁT VỌNG”.
VOV1 - “Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức hút rất tự nhiên với người dân thế giới, là sợi dây kết nối những người yêu chuộng hòa bình”, “Bác Hồ là vị lãnh tụ có đức hy sinh và thực sự dành được tình cảm của nhân dân”- Rất nhiều những tình cảm mà bạn bè quốc tế đã dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
VOV1 - Tiếp tục chương trình kì họp thứ 9, hôm nay, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Nhiều đại biểu khẳng định, Tòa án nhân dân theo mô hình 3 cấp là một bước đi đột phá, phù hợp tình hình thực tiễn hiện nay.- Các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra sâu rộng, trang nghiêm và đầy xúc động trên khắp mọi miền Tổ quốc và tại nhiều quốc gia trên thế giới.- Dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rút ngắn tiến độ thi công xây dựng, đảm bảo chất lượng, mỹ thuật.- Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.- Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu, phải kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả.- Dự kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm lần thứ ba- Trung Quốc áp thuế chống phá giá đối với nhựa nhập khẩu từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan.
VOV1 - Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình.- Tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Nga và Hàn Quốc, các cơ quan đại diện của Việt Nam cùng kiều bào long trọng lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động ý nghĩa.- Dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu nối Tây Hồ với Đông Anh, vốn đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng sẽ được khởi công vào hôm nay, 19/5.- Từ ngày hôm nay, đúng dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Người, Pháp lệnh số 06/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức có hiệu lực.- Giáo hoàng Leo XIV tiếp Tổng thống Zelensky tại Vatican.- Israel dỡ phong tỏa Gaza.- Phó Tổng thổng Mỹ gặp lãnh đạo Châu Âu
VOV1 - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ chiến sĩ (CBCS) Hải quân luôn ghi nhớ, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trong công việc hằng ngày, vượt mọi khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
VOV1 - Tại không gian truyền thống của Đài TNVN đang trưng bày trang trọng bức ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với phóng viên, nghệ sỹ, kỹ thuật viên của Đài TNVN tại Phủ Chủ tịch năm 1967”. Đây là một bức ảnh vô cùng quý giá!
VOV1 - Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary đã phối hợp với chính quyền Thành phố Zalaegerszeg tổ chức lễ dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
VOV1 - Sáng 19/5, nhiều đoàn du khách, học sinh, sinh viên đến Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM (Bến Nhà Rồng) để dâng hương, tham quan nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890-19/5/2025).
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam 30/04/2025, Hà Nội đã tổ chức một cuộc diễu binh rầm rộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt, lần đầu tiên đã mời quân đội Trung Quốc tham gia cuộc diễu binh. Trước đó, vào giữa tháng 4, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam và đã được tiếp đón rất trọng thể. Trong chuyến đi này, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi Việt Nam hãy cùng với Trung Quốc "chống lại hành động hù dọa", ám chỉ Hoa Kỳ. Những sự kiện nói trên diễn ra đúng vào lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung lên đến cao độ và Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ với hy vọng được giảm mức thuế "đối ứng" rất cao, lên đến 46%, mà tổng thống Donald Trump công bố ngày 02/04.Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hiện tạm thời lắng xuống sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về thuế quan trong cuộc gặp tại Genève hai ngày 10 và 11/05/2025, cụ thể là trong thời gian 90 ngày sẽ giảm mức thuế đối ứng xuống còn 30% ( đối với hàng Trung Quốc ) và 10% ( đối với hàng Mỹ ). Theo nhận định của hãng tin Reuters ngày 13/05, thỏa thuận thuế quan Mỹ - Trung làm gia tăng áp lực đối với những nước như Việt Nam, nơi cũng thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc kể từ khi Trump áp thuế trong nhiệm kỳ đầu của ông. Như vậy là Việt Nam sẽ buộc phải cố gắng đạt được một thỏa thuận với Mỹ tốt hơn thỏa thuận Mỹ-Trung ở Genève. Vào lúc Việt Nam đang đàm phán với Mỹ thì Bắc Kinh lại cảnh cáo là các nước không nên đạt được một thỏa thuận thương mại nào "bất lợi" cho Trung Quốc, và nếu xẩy ra trường hợp này, Trung Quốc sẽ thi hành các biện pháp trả đũa kinh tế. Lời đe dọa này có liên hệ trực tiếp với Việt Nam, vì Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ xem là nơi sản xuất hàng hóa cho Trung Quốc để xuất sang thị trường Mỹ mà không bị đánh thuế nặng. Trong một bài viết đăng ngày 16/05/2025 trên trang mạng của Tổ chức Châu Á - Thái Bình Dương Canada (APF Canada), nhà nghiên cứu Sasha Lee cũng lưu ý "những nhượng bộ thương mại của Việt Nam (giám sát chặt chẽ hơn nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sử dụng trong sản xuất, khuyến khích mua thêm hàng giá trị cao của Mỹ...) có thể giúp xoa dịu Hoa Kỳ, nhưng có nguy cơ làm mất ổn định mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Bất kỳ sự thỏa hiệp kinh tế đáng kể nào đối với Hoa Kỳ đều có thể bị Trung Quốc trả đũa."Bà Sasha Lee nhấn mạnh "Quan trọng hơn, do chuỗi cung ứng của Việt Nam liên kết quá chặt chẽ với Trung Quốc, phản ứng kinh tế từ Bắc Kinh, chẳng hạn như tăng thuế đối với hàng hóa Việt Nam hoặc giảm đầu tư của Trung Quốc, có thể làm gián đoạn đáng kể các ngành công nghiệp của Việt Nam. Do đó, Việt Nam đang đi trên dây, tìm cách khẳng định tầm quan trọng của mình như một trung tâm sản xuất thay thế cho Hoa Kỳ trong khi cẩn thận tránh các hành động bị xem là liên kết kinh tế hoặc chính trị với Washington."Cuộc chiến thuế quan của Mỹ tác động như thế nào đến quan hệ Việt-Trung? RFI Việt ngữ phỏng vấn tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ.RFI: Việt Nam lần đầu tiên đã cho quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04/2025 đúng vào lúc căng thẳng thương mại với Mỹ đang lên đến cao độ. Cộng thêm với việc chủ tịch Tập Cận Bình đã được đón tiếp một cách đặc biệt trọng thể, việc quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh có phải là một thắng lợi có tính chất biểu tượng của Bắc Kinh trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ để thu phục Việt Nam?Vũ Xuân Khang: Việt Nam kể khi từ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1991 đã luôn đặt Trung Quốc làm đối tác quan trọng nhất về cả an ninh, chính trị, và kinh tế. Điều này có nguyên do từ việc Việt Nam đã bị Liên Xô bỏ rơi và phải giải quyết vấn đề Cam Bốt, cũng như xung đột biên giới Việt-Trung trên thế yếu với Trung Quốc. Việt Nam hiểu rằng họ cần tránh tái diễn một cuộc xung đột với Trung Quốc, nên kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã luôn luôn từ chối tham gia liên minh hay hợp tác với một quốc gia khác để chống Trung Quốc. Việt Nam luôn muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, nhất là để hiện đại hóa năng lực của lực lượng hải quân và không quân, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy vậy, Việt Nam rất muốn duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và trong bài toán này thì Trung Quốc luôn luôn được đặt trên mối quan hệ với Hoa Kỳ, do Trung Quốc có thể làm tổn hại an ninh của Việt Nam về mọi mặt từ đất liền, hải đảo, cho đến kinh tế, lẫn chính trị. Chính vì thế việc Việt Nam lần đầu tiên cho quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04 là một tín hiệu với Trung Quốc, đó là Việt Nam có tăng cường quan hệ với Mỹ hay với bất kỳ quốc gia nào, bản chất quan hệ Việt - Trung từ trước đến nay vẫn luôn hữu hảo và Việt Nam muốn ghi nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc trong quá khứ, cũng như hiện tại và tương lai. Có thể là lời mời quân đội Trung Quốc tham gia diễu binh ngày 30/04 đã có từ trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan, cho nên hai sự kiện này có thể không liên quan đến nhau. Nhưng có thể nói rõ là căng thẳng thương mại Việt-Mỹ hiện nay là một điều không đáng có trong quan hệ giữa hai nước và hai bên sẽ tiếp tục đàm phán để giảm thiểu các rào cản về thuế quan. RFI: Dầu sao thì phía Trung Quốc đã mô tả chuyến thăm vừa qua của Tập Cận Bình ở Việt Nam bằng những từ ngữ hiếm khi thấy trong thời gian gần đây, như “vừa là đồng chí vừa là anh em”, phải chăng họ muốn nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước đã tăng thêm một nấc, trong lúc có vẻ như Hoa Kỳ đang đi bước lùi trong quan hệ với Việt Nam?Vũ Xuân Khang: Thật ra quan hệ Việt Nam - Trung Quốc kể từ 2023 mặc dù tên gọi vẫn là Đối tác chiến lược toàn diện, nhưng về bản chất thì Việt Nam đã nâng quan hệ lên mức cao hơn khi chấp nhận tham gia "Cộng đồng chung vận mệnh" của Trung Quốc. Gọi Việt Nam "vừa là đồng chí, vừa là anh em" cũng là một lời khẳng định, đó là Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ giữa hai nước và Việt Nam không nên để các bất đồng khác trong quan hệ song phương làm ảnh hưởng đến đại cục, hay tạo điều kiện cho thế lực bên ngoài phá hoại quan hệ giữa hai bên.Rõ ràng là khi chính quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, Trung Quốc lại càng muốn thân thiện với Việt Nam để ngăn Hoa Kỳ sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để làm tổn hại lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ với Việt Nam có căng thẳng thương mại sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc thuyết phục Việt Nam là không nên tin tưởng vào Hoa Kỳ.RFI: Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ để được giảm mức thuế đối ứng, nhưng trong khi đó Trung Quốc đã cảnh cáo các nước không được ký các thỏa thuận thuế quan với Mỹ mà bất lợi cho Trung Quốc. Liệu Việt Nam có thể thoát ra được thế "gọng kìm" này?Vũ Xuân Khang: Có thể thấy Việt Nam đúng là đang bị kẹt vào thế khó khi cả hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đều muốn Hà Nội ngả về phe mình. Tuy nhiên, may mắn cho Việt Nam, đây mới chỉ là xung đột về thương mại, nên bản chất của cuộc cạnh tranh không tổn hại đến an ninh của Việt Nam như một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung. Hiện tại, Việt Nam đang cố thoát khỏi thế gọng kìm bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu ra các thị trường ngoài Mỹ, như là châu Âu, hay thuyết phục Trung Quốc mua thêm nhiều hàng hóa của Việt Nam. Tuy vậy, Mỹ là một thị trường xuất khẩu quá lớn của Việt Nam, do đó sẽ phải mất một thời gian để Việt Nam điều chỉnh thị trường xuất khẩu. Rõ ràng với khối lượng trao đổi hàng hóa rất lớn với Mỹ như vậy, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi chính sách thuế quan của Mỹ chưa rõ ràng, nhưng về bản chất, Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại tuân theo chính sách ngoại giao đa phương hóa đa dạng hóa, để tránh làm mất lòng cả Mỹ và Trung Quốc.RFI: Nếu tổng thống Trump duy trì chính sách thuế quan bất lợi cho Việt Nam như vậy, về lâu dài liệu có nguy cơ là Việt Nam sẽ phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn về mặt kinh tế và như vậy sẽ dần dần lọt sâu vào quỹ đạo của Bắc Kinh?Vũ Xuân Khang: Thực ra Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh kể từ năm 1991. Đây không phải là một sự lựa chọn chủ động của Việt Nam, mà là do chính sách củaTrung Quốc sử dụng áp lực quân sự và kinh tế ép Việt Nam phải tôn trọng vị thế của Trung Quốc, khi Việt Nam trong giai đoạn 1970-1980 dùng liên minh với Liên Xô để khẳng định vị thế của mình và làm phật lòng Trung Quốc. Có thể hiểu đơn giản là Việt Nam đang quay trở lại một quỹ đạo mà từ ngàn xưa đến nay các hoàng đế Việt Nam đã phải tuân thủ: sau khi chiến thắng các cuộc xâm lược từ phương Bắc, họ đều phải triều cống và thuần phục Bắc Kinh nhằm tránh các cuộc chiến tranh không cần thiết với láng giềng phương Bắc. Trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam chỉ có thể phát triển hòa bình ổn định khi quan hệ Việt-Trung ổn định. Tổng thống Mỹ duy trì chính sách thuế quan bất lợi cho Việt Nam sẽ là một bước lùi trong quan hệ Việt-Mỹ, và một sự phát triển rất có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cố gắng giữ một nền ngoại giao độc lập, tự chủ, luôn mong muốn tìm kiếm các đối tác kinh tế mới, hay mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác hiện tại, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ, để làm giảm tổn thất đến phát triển kinh tế. Cần phải nói lại là mặc dù nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc,Việt Nam có một lợi ích kinh tế rất lớn khi duy trì quan hệ hữu hảo với Hoa Kỳ, nhất là trong trường hợp Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
VOV1 - Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, và lực lượng doanh nhân trong cả nước.- Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.- Cùng với Nghị quyết 57 và Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị, 2 Nghị quyết được quán triệt và triển khai thực hiện hôm nay được coi là “Bộ tứ trụ cột” giúp đất nước cất cánh. Người dân, doanh nghiệp tin tưởng, kỳ vọng về những đột phá mà các Nghị quyết đem lại trong thực tiễn.- “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” – Bài viết của Tổng bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Trong tuần qua có thêm 4 địa phương công bố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát.- Lũ ống, sạt lở đất kinh hoàng gây thương vong và tàn phá nặng nề tại tỉnh Bắk Kạn.Thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Lê-ô 14 diễn ra trong chiều nay với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo thế giới
VOV1 - Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị.- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị. - Chính thức khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.- Mưa lớn kéo dài gây ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng tại huyện Ba Bể, Bắc Kạn khiến 4 người chết, 1 người mất tích đã tìm thấy. - Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ lần lượt điện đàm với các nhà lãnh đạo Nga, Ukraina và nhiều nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày mai để thảo luận về việc chấm dứt xung đột ở Ukraina.- Trong chương trình phóng viên Đài TNVN có bài viết ghi lại những câu chuyện chưa kể về bức ảnh quý chụp “Bác Hồ với cán bộ, nghệ sĩ Đài TNVN” nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5.
-Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng lộ trình miễn viện phí toàn dân, trước mắt ưu tiên trẻ em và chuyển trọng tâm từ chữa bệnh sang chăm sóc sức khỏe -Bổ sung dự toán thu ngân sách trung ương năm nay hơn 28 nghìn tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương- Nhiều chương trình và sự kiện ý nghĩa kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh-Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab kêu gọi giải quyết vấn đề Palestine một cách công bằng và triệt để- An ninh được thắt chặt tại Vatican trong ngày diễn ra lễ nhậm chức của giáo hoàng Leo 14 hôm nay. Dự kiến khoảng 200 phái đoàn quốc tế sẽ tham dự sự kiện này
VOV1 - Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 16/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt. Đây là hoạt động văn hóa, mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần đưa tư tưởng của Bác Hồ đến gần hơn với công chúng.
VOV1 - Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05, năm 2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", việc học và làm theo gương Bác Hồ ở tỉnh Kon Tum ngày càng thực chất, hiệu quả.
VOV1 - Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 135 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890-19/05/2025), ngày 16/05, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, phối hợp cùng chính quyền thành phố Sainte-Adresse tổ chức lễ dâng hoa tưởng niệm Người tại biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh nơi đây.
VOV1 - Sáng 17/5, lễ ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử Nước non vạn dặm của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động, đúng dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
VOV1 - Pháp lệnh số 06/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức có hiệu lực từ ngày 19/5/2025, đúng dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
VOV1 - Sáng nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần tăng đầu tư nguồn lực cả về con người và tài chính để nâng cao công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ điểm nghẽn.- Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê”, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.- Cộng đồng doanh nghiệp Pháp đặt niềm tin vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, mong muốn tăng cường đầu tư trong các lĩnh vực mới với doanh nghiệp Việt.- Cả phía Nga và Ukraine đều bày tỏ mong muốn đạt được thỏa thuận ngừng bắn lâu dài trong cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên sau 3 năm.- Bỉ triệt phá đường dây buôn bán vũ khí trái phép quy mô lớn.
VOV1 - Học và làm theo tấm gượng đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành hành động cụ thể trong đời sống của thanh niên tỉnh Gia Lai. Từ việc giữ gìn bản sắc văn hóa đến phát triển kinh tế, nhiều mô hình sáng tạo đã ra đời, tiêu biểu như “Làng nghề đan lát truyền thống thanh niên”.
VOV1 - Cách đây 57 năm tại đất nước Italia, một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam đã được ra đời. Cuốn sách với nhan đề “Ho Ci Min – Un uomo e un popolo” do Tạp chí Vie Nuove lúc bấy giờ là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Italia phát hành.
VOV1 - Đoàn công tác của Bộ Tài chính đã có buổi làm việc với bà Rebecca Burch, Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ và một số thành viên về một số nội dung trong đó có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.- Chương trình nghệ thuật “Quà tháng 5 dâng Người” là hoạt động văn hóa đặc biệt, mang ý nghĩa tri ân sâu sắc, thể hiện lòng thành kính và biết ơn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.- Hôm nay, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan thăm chính thức Việt Nam.- Từ hôm nay, mở đợt cao điểm toàn quốc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kéo dài một tháng.- Việt Nam và Mỹ trao đổi cấp kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.- Nga và Ukraine dự kiến hôm nay sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt hơn 3 năm qua.- Mỹ có thể xem xét khả năng bình thường hóa quan hệ với chính quyền mới tại Syria.
VOV1 - Chiều 14/5, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và dự Lễ ra mắt “Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
VOV1 - Sáng nay (15/5), tại Hà Nội, Học viện Chinh trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5. Hoạt động nhằm đánh giá những kết quả khoa học nổi bật của Học viện năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, góp phần khơi dậy tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học
VOV1 - Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái không chỉ là nơi lưu giữ hình ảnh, hiện vật về vị Cha già kính yêu, mà còn là biểu tượng của lòng biết ơn, sự đoàn kết và ý chí cách mạng bất diệt của đồng bào các dân tộc Yên Bái nói riêng, các tỉnh Tây Bắc nói chung.
VOV1 - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức xây dựng và biểu diễn Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Quà tháng 5 dâng Người”.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - điểm kết thúc của hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ | Hải StarkVideo này được chuyển thể từ bài viết gốc trên nền tảng mạng xã hội chia sẻ tri thức Spiderum