Podcasts about Khoa

Indian dairy product

  • 200PODCASTS
  • 1,425EPISODES
  • 27mAVG DURATION
  • 5WEEKLY NEW EPISODES
  • Apr 20, 2025LATEST
Khoa

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about Khoa

Show all podcasts related to khoa

Latest podcast episodes about Khoa

Vô Vi Podcast - Vấn Đạo
VDVV-1738_0906 -Luan Dao Cung Thay Trong Khoa Hoc Dong Tu Thang Hoa. Montreal 12 Jul 93.mp3

Vô Vi Podcast - Vấn Đạo

Play Episode Listen Later Apr 20, 2025 48:31


VDVV-1738_0906 -Luan Dao Cung Thay Trong Khoa Hoc Dong Tu Thang Hoa. Montreal 12 Jul 93.mp3PodCast ChannelsVô Vi Podcast - Vấn Đạo  Vô Vi Podcast - Băn GiảngVô Vi Podcast - Nhạc Thiền

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - 169 hạt giống sen Việt Nam hoàn thành sứ mệnh không gian lịch sử

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Apr 15, 2025 2:13


VOV1 - 169 hạt giống sen Việt Nam do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cung cấp đã cùng nữ phi hành gia Amanda Nguyễn hoàn thành sứ mệnh không gian lịch sử.

VOV - Kinh tế Tài chính
Trước giờ mở cửa - Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong kỷ nguyên mới

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Apr 11, 2025 4:57


VOV1 - Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 do Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) vừa tổ chức với thông điệp “Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong kỷ nguyên mới”.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - NEU công bố báo cáo Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong kỷ nguyên mới

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Apr 10, 2025 0:21


VOV1 - Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong kỷ nguyên mới, đây là thông điệp được đưa ra tại hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025, được Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) tổ chức sáng nay tại Hà Nội

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
CSIRO tìm thấy Úc đang giảm thiểu ô nhiễm bao bì nhựa trên bờ biển

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Apr 7, 2025 4:36


Tình trạng ô nhiễm nhựa dọc theo bờ biển Úc, đã giảm hơn 1 phần 3 trong thập niên qua, theo nghiên cứu mới từ Cơ quan Khoa học Quốc gia Úc tức CSIRO, được công bố trên Tạp chí Theo dõi Ô nhiễm Đại dương. CSIRO phát hiện mật độ mảnh vụn ven biển giảm 39 phần trăm, so với 10 năm trước với hơn 8000 mảnh vụn được ghi nhận, so với chỉ có gần 2000 trong cuộc khảo sát mới đây.

The Quoc Khanh Show
Mindful Leadership SS2 #2 | Nhận diện cơ hội để x10 doanh số trong khủng hoảng|Phạm Duy Hiếu, ABBank

The Quoc Khanh Show

Play Episode Listen Later Apr 6, 2025 103:57


Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya
Tiểu thuyết 'Đảo chìm' (phần 6) - Trần Đăng Khoa

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya

Play Episode Listen Later Apr 5, 2025 27:58


"Đảo chìm" không chỉ là những trang ghi chép chân thực về cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió, mà còn là những câu chuyện đầy xúc động được tác giả tận mắt chứng kiến, tận tai lắng nghe. Những điều tưởng như bình dị ấy cuốn hút người đọc bởi tính thời sự, lối viết giàu cảm xúc và cách nhìn đầy nhân văn của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Mỗi trang sách đều chất chứa những tâm tư sâu lắng về cuộc sống và con người nơi biển đảo.

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya
Tiểu thuyết 'Đảo chìm' (phần 5) - Trần Đăng Khoa

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya

Play Episode Listen Later Apr 4, 2025 27:58


Ở phần này diễn ra bối cảnh khắc nghiệt trên đảo chìm, nơi những người lính đối mặt với thiên nhiên dữ dội. Cơn bão ập đến, chính trị viên Thuận vội ra lệnh cho lính sơ tán đưa vũ khí và đồ đạc lên tàu. Khi mọi người tất bật chuyển đồ thì bão bắt đầu nổi lên với những cơn sóng dữ dội cuốn đi mọi thứ và Hai - một người lính kiên cường đã hy sinh. Nước biển mặn như máu không chỉ vì sóng gió mà còn vì nỗi đau mất mát này.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phải có ít nhất 10 sản phẩm từ nghiên cứu ra thị trường mỗi năm

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Apr 4, 2025 5:47


VOV1 - 5 năm tới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phải có ít nhất 10 sản phẩm từ nghiên cứu ra thị trường mỗi năm. Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại buổi làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hôm nay (4/4), tại Hà Nội.

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya
Tiểu thuyết 'Đảo chìm' (phần 4) - Trần Đăng Khoa

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya

Play Episode Listen Later Apr 3, 2025 27:58


Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết "Đảo chìm" của nhà thơ Trần Đăng Khoa là những câu chuyện cảm động về tình yêu Tổ quốc, về tình yêu thương giữa đồng đội với đồng đội, giữa cán bộ với chiến sĩ, thậm chí là tình cảm giữa người lính trên đảo với những cây rau, con vật mà họ chăm sóc, gắn bó sớm hôm. Cuộc sống nơi đảo xa vừa khắc nghiệt, vừa đầy tình đồng đội và những khoảnh khắc hài hước, nhân văn.

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya
Tiểu thuyết 'Đảo chìm' (phần 3) - Trần Đăng Khoa

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya

Play Episode Listen Later Apr 2, 2025 27:58


Ở phần này, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã mang đến cho người đọc một câu chuyện cảm động kể về những hiểm nguy, những hy sinh, mất mát mà những người lính đảo phải đối mặt hàng ngày để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya
Tiểu thuyết 'Đảo chìm' (phần 2) - Trần Đăng Khoa

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya

Play Episode Listen Later Apr 1, 2025 27:58


Chính trị viên Thuận nghĩ ra cách làm báo tường ba ngày một số để lính đảo có thêm công việc, thêm niềm vui. Việc này khiến Trần Văn Hai (biệt danh "Hai ùm") nổi lên như một chúa đảo nhờ tài làm thơ.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Giải thưởng Kovalevskaia: Biểu tượng của tinh thần vượt khó, sáng tạo và cống hiến của các nhà khoa

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Apr 1, 2025 3:02


VOV1 - Nhân kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia, sáng nay, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam tổ chức giao lưu các tập thể, cá nhân nhận giải thưởng và trao học bổng Kovalevskaia năm 2025.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Việt Nam có gần 30 nghìn người nhiễm sán lá gan lớn trong 3 năm qua

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Apr 1, 2025 2:39


VOV1 - Trng 3 năm qua, nước ta ghi nhận gần 30.000 người nhiễm sán lá gan lớn. Đó là thông tin được đề cập tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về ký sinh trùng lần thứ 51 diễn ra ngày 01/04 tại Hà Nội.

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya
Tiểu thuyết 'Đảo chìm' (phần 1) - Trần Đăng Khoa

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya

Play Episode Listen Later Mar 31, 2025 27:58


Tiểu thuyết 'Đảo chìm' là một trong nhiều tác phẩm gây ra hiện tượng in nối bản, tái bản liên tiếp trong nhiều năm. Tác phẩm ghi lại những câu chuyện về Trường Sa, nơi những người lính ngày đêm đối mặt với những biến động thất thường nhất của biển khơi, nơi chiều dài không bằng một con sóng cả và cuộc sống của người lính trên đảo chìm vẫn vươn lên kiên cường giữa nắng, giữa gió.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Tăng cường bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em trên không gian mạng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 29, 2025 1:59


VOV1 - Hôm nay tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam, với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên Hợp Quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc tại Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo với chủ đề:“Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em trên không gian mạng.”

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Giải thưởng “Bền Đam Mê”: Tôn vinh người trẻ kiên trì với đam mê

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 25, 2025 2:52


VOV1 - Sáng nay, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam,Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ, Báo Tiền Phong và Nhãn hàng Number One tổ chức lễ trao Giải thưởng “Bền Đam Mê”.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Kêu gọi tăng cường hỗ trợ nha khoa cho người cao tuổi

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Mar 20, 2025 7:48


Hiệp hội Nha khoa Úc đang kêu gọi chính phủ đưa ra ‘Chương trình Phúc lợi Nha khoa cho Người Cao Tuổi'. Chương trình này diễn ra trong bối cảnh số người trên 65 tuổi phải nhập viện, do các vấn đề về răng miệng ngày càng tăng. Người Việt cao niên nghĩ gì về vấn đề nầy?.

Better Version
#131: Cách để đời nhẹ nhàng như mây trôi | Sách Kiến tạo bản thân (Phần 2) | Sadhguru

Better Version

Play Episode Listen Later Mar 19, 2025 37:00


Trong phần 2 tiếp nối tập kế trước này chúng ta sẽ học cách: Làm chủ tâm trí: Đưa ý thức soi rọi những góc khuất nhất của tiềm thức, nơi quyết định 90% hành động bạn tưởng là "tự nhiên".Điều khiển dòng năng lượng: Khám phá cách trí tuệ cổ đại và khoa học Yoga gặp nhau ở một chân lý: Năng lượng cân bằng, vận mệnh thay đổi.Và cuối cùng nhìn lại toàn cục để thiết kế vận mệnh: Việc này không phải bằng lời nguyện ước mơ hồ, mà bằng phương pháp của “Khoa học tâm linh” – nơi Thân, Tâm và Năng lượng được kết hợp như 3 sợi dây đan thành bức tranh dệt nên cuộc đời tràn đầy niềm vui của bạn. Đây không phải cuốn sách dạy bạn "nghĩ tích cực" hay "theo đuổi đam mê". Nó là bản hướng dẫn chi tiết giúp bạn “trở về với chính mình” - người nắm vững cách làm chủ cơ thể, điều khiển tâm trí, tinh chỉnh năng lượng, và quan sát vũ trụ phản hồi lại bạn theo cách kỳ diệu nhất. Hãy chuẩn bị để tháo bỏ những xiềng xích vô hình, nhìn thấu bản chất sự sống, và viết lại câu chuyện đời mình từ dòng đầu tiên.-------------------------Nếu bạn muốn mua sách giấy để đọc, có thể ủng hộ Better Version bằng cách mua qua đường link này nhé, cám ơn các bạn! Link shopee: https://shorten.asia/h4UVKNb8Link tiki: https://shorten.asia/bzP2ScMt❤️ Link tổng hợp các cuốn sách trong tất cả video: https://beacons.ai/betterversion.vn/b... ❤️ ỦNG HỘ KÊNH TẠI: https://beacons.ai/betterversion.donate

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 14/3/2025: Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách bảo vệ môi trường

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Mar 14, 2025 56:47


VOV1 - Ngày 14/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”.- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn chính sách “Việt Nam chủ động phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới”- Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương .- Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô.- Nhân kỉ niệm 37 năm sự kiện Gạc Ma, chương trình có phóng sự “Thấy bóng hình cha giữa biển trời Trường Sa”.- Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc buộc phải họp khẩn trong bối cảnh tình hình bạo lực ở Xyri đang chuyển biến rất phức tạp .- Nga đáp trả gói trừng phạt thứ 16 của Liên minh châu Âu (EU).- Cơ quan Vũ trụ châu Âu tiết lộ hình ảnh hiếm hoi tàu thăm dò Hera thu thập được khi bay ngang qua sao Hỏa.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Triển vọng đàm phán Nga - Mỹ về Ukraina: Chiến lược đòi hỏi tối đa của Putin

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Mar 13, 2025 11:09


Ngày 11/03/2025, tại Ả Rập Xê Út, sau tám giờ đàm phán, Kiev đã chấp nhận đề xuất của Washington về một lệnh ngừng bắn 30 ngày. Thỏa thuận này sẽ được phía Mỹ chuyển cho Nga. Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, nếu như tổng thống Donald Trump có vẻ nóng lòng muốn chấm dứt chiến tranh Ukraina, thì đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tỏ ra không mấy vội vã đàm phán với Mỹ. Hiện tại Matxcơva vẫn chưa có phản ứng gì về thỏa thuận giữa Washington và Kiev. Động thái mới nhất của Nga là một ngày sau khi có kết quả về đàm phán Mỹ - Ukraina, truyền thông Nga đưa tin tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiên bất ngờ đến thăm vùng Kursk, bị Ukraina chiếm giữ từ hồi tháng 8/2024. Tại đây, ông được thông báo là hơn 430 binh sĩ Ukraina đã bị bắt làm tù binh.Cảm giác bất anDự thảo hưu chiến 30 ngày sẽ phải được phía Mỹ chuyển đến Nga trong nay mai. Truyền thông phương Tây nói rằng áp lực giờ ở phía Nga. Bà Vera Grantseva, giảng viên trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po tại Paris, trên tờ 20 Minutes, tự hỏi : « Ông Trump có những đòn bẩy nào để có thể buộc Putin chấp nhận hòa bình » trong một cuộc chiến diện rộng ? Một cuộc chiến mà theo quan điểm của nhà phân tích Peter Schroeder, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm An ninh Mới của Hoa Kỳ, là do chính ông Putin « chọn lựa », nhằm đối phó với một « mối đe dọa an ninh cấp bách ».Trái với nhiều nhận định cho rằng Vladimir Putin là một « kẻ cơ hội », rằng ông phát động chiến tranh là vì có « lòng tham lãnh thổ và quyền lực », nhà phân tích Peter Schroeder, trên trang Foreign Affairs ngày 03/09/2024, nhắc lại rằng cuộc chiến xâm lược Ukraina xuất phát từ nỗi bất an cho an ninh nước Nga trong tương lai của ông Putin. Đây là một cuộc chiến để phòng ngừa « Ukraina trở thành một quốc gia chống Nga, nếu không ngăn chặn, có thể bị phương Tây lợi dụng để phá hoại sự gắn kết tại nước Nga và việc đón nhận các lực lượng NATO có thể đe dọa chính nước Nga ».Do vậy, theo quan điểm của Neil Melvin, giám đốc nghiên cứu về An ninh Quốc tế tại RUSI, hòa bình chưa hẳn là mục tiêu đầu tiên của Nga. Trả lời kênh truyền hình tư nhân Euronews, ông phân tích :« Tôi nghĩ rằng tổng thống Putin bước vào cuộc chiến này vì hai lý do cụ thể. Thứ nhất, bởi vì ông ấy có một tầm nhìn lịch sử đặc biệt về nước Nga : Một nước Nga Vĩ đại, nước Nga của thời kỳ tiền cách mạng, thời kỳ tiền Xô Viết, một dạng đế chế - đế quốc Nga, mà ở đó, nhiều vùng lãnh thổ của Ukraina đương đại, trong tầm nhìn này, bị xem như những vùng đất chủ chốt của Nga, bởi vì chúng đã bị nhiều đời Nga hoàng khác nhau chiếm giữ. Lý do thứ hai là nhằm bẻ gãy sự gắn kết giữa  châu Âu và Mỹ, và nhất là đẩy lui sự hiện diện an ninh của Mỹ tại châu Âu ». Nói một cách khác là « bắt Ukraina phục tùng về mặt chính trị ».Các mục tiêu tối đa của Nga và lập trường bất nhất của TrumpTrong tầm nhìn này, mục tiêu trước mắt của tổng thống Nga là đạt được tối đa các yêu sách của mình : Nhượng thổ, thay đổi chế độ, trung lập và giải giáp Ukraina – những đòi hỏi khắc nghiệt mà Kiev khó thể chấp nhận.Trong khi những mục tiêu trên của Nga vẫn là bất di bất dịch, thì tổng thống Trump lại có những lập trường bất nhất. Để có thể mở được đàm phán với Nga, cuối tháng 12/2024, chính quyền Trump đưa ra đề xuất: chấp nhận thực tế các vùng lãnh thổ bị sáp nhập, hình thành vùng đệm phi quân sự do các lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đảm nhiệm, hoãn việc kết nạp Ukraina vào NATO trong khoảng thời gian 15-20 năm.Tuy nhiên, sau khi đã được phía Nga đồng ý mở đàm phán, Mỹ không còn nói hoãn kết nạp Ukraina vào NATO và thay vào đó là hồ sơ này đã khép lại hoàn toàn. Nguyên thủ quốc gia Mỹ còn có những phát biểu mà nhiều nhà quan sát đánh giá là có lợi cho Nga, đi theo tuyên truyền của Nga: « Ukraina rất có thể sẽ là Nga một ngày nào đó »… Tệ hơn nữa là ông đã có màn hạ nhục tổng thống Zelensky ngoạn mục tại phòng Bầu Dục trước ống kính thế giới.Tất cả những điều đó phải chăng đó là vì ông Trump ham muốn đúc kết nhanh chóng một hiệp ước hòa bình, để có thể được trao giải Nobel Hòa Bình như người tiền nhiệm Barack Obama, theo như một số nhà quan sát ? Hay đó còn là một chiến lược « có tính toán » của ông Trump hòng làm suy yếu mối quan hệ « không gì lay chuyển » Nga – Trung, theo như phân tích của ông Edward Luttwak, nhà sử học, kinh tế gia và chuyên gia về chiến lược, trên trang mạng Unherd ?Học thuyết GromykoThật khó mà đoán được. Tuy nhiên, theo quan sát từ nhà nghiên cứu về Nga Dimitri Minic, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), chủ nhân điện Kremlin « đang thực hiện điều mà ông ấy đã biết cách làm tại Minsk, trong hai năm 2014-2015 : Thúc đẩy phương Tây "làm một công việc bẩn thỉu" là ép buộc Ukraina phải chấp nhận điều không thể chấp nhận ».Chiến thuật này của Nga có ba lợi thế lớn : Làm suy yếu Kiev, bôi nhọ hình ảnh của phương Tây và làm gia tăng hơn nữa nỗi oán giận của người dân Ukraina đối với phương Tây. Và do vậy, Nga chẳng cần phải vội vã đến mức như phương Tây nghĩ để tự trấn an mình : Hoặc ông Trump giúp điện Kremlin đạt được tối đa các mục tiêu đề ra, hoặc các cuộc đàm phán thất bại. Nước Nga, tin rằng có thể giành được thắng lợi trên chiến trường, sẽ tiếp tục cuộc chiến.Cách nhìn này của ông Putin được thể hiện rõ qua cuộc trả lời phỏng vấn gần đây nhất dành cho truyền thông trong nước liên quan đến cuộc đàm phán đầu tiên giữa Mỹ và Nga tại Ả Rập Xê Út và đã được trang Le Grand Continent dịch lại toàn bộ. Khi được hỏi « Ngài có ý định gặp ông Trump khi nào ? », tổng thống Nga đáp rằng cần phải có thời gian để chuẩn bị, xem xét kỹ các lợi ích sống còn của Mỹ hay Nga – « mà Ukraina là một phần ». Theo ông, việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới đòi hỏi « một sự chuẩn bị chu đáo » nếu « người ta muốn rằng cuộc gặp này sẽ cho ra những kết quả ».Về điểm này, nhà cựu ngoại giao Pháp Michel Foucher, được trang Le Grand Continent trích dẫn, lưu ý rằng phương pháp đàm phán của điện Kremlin được tiến hành theo một học thuyết của Gromyko, từng là ngoại trưởng Liên Xô (1957-1985) :« Học thuyết này gồm ba điểm : Hãy đòi hỏi tối đa, kể cả những thứ mà quý vị chưa bao giờ có ; đưa ra các tối hậu thư bởi vì quý vị sẽ luôn có được một phương Tây sẵn sàng đàm phán ; cuối cùng, không nhượng bộ điều gì cả, bởi vì quý vị luôn có được một đề xuất tương tự với những gì quý vị tìm kiếm – và nếu có thể hãy đòi hỏi nữa nhằm có được một phần ba hay một nửa những gì quý vị không có lúc ban đầu ».Chiến thuật « tâng bốc » Trump và đả kích EUTrong khi chờ đợi, Vladimir Putin có những phương pháp « mềm mỏng » với đồng nhiệm Mỹ. Nguyên thủ Nga hiểu rằng Donald Trump rất « thờ ơ » với số phận của Ukraina khi thường xuyên dọa cắt mọi khoản viện trợ (như đã làm những ngày gần đây), đòi bồi hoàn chi viện Mỹ bằng nguồn tài nguyên của Ukraina. Ông Putin cũng biết rõ là Trump xem thường châu Âu, đang rất sợ hãi khi nghĩ đến viễn cảnh nguồn bảo đảm an ninh của Mỹ tan biến.Thế nên, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên, tổng thống Nga tiếp theo lời J.D Vance tại Munich, đã mạnh mẽ đả kích châu Âu, cáo buộc các nhà lãnh đạo khối này « cuồng loạn » tập thể. Khi phủ nhận những chỉ trích cho rằng Nga gây xáo trộn mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, tổng thống Nga cáo buộc giới lãnh đạo châu Âu phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng đang diễn ra, rằng châu Âu đã can dự « trực tiếp » vào cuộc bầu cử Mỹ…Theo ông Dimitri Minic, tổng thống Nga đã biết cách « thao túng » Donald Trump. Một mặt, trong hậu trường, ông từ chối thẳng thừng các đề xuất của Mỹ, tăng cường mối các mối liên minh và đối tác giữa Nga với Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên. Nhưng trước công chúng, ông Putin tâng bốc đồng nhiệm Mỹ và « lẽ thường » của ông Trump, ủng hộ những phát biểu của đồng cấp Mỹ về cuộc chiến tranh Ukraina, « lẽ ra đã không xảy ra » nếu như ông Trump ở vị trí Joe Biden.Đương nhiên, việc tâng bốc Trump chưa phải là yếu tố mang tính quyết định. Điều cốt lõi là sự lãnh đạm của ông Trump đối với số phận của Ukraina và châu Âu. Hành động tâng bốc này chỉ là một cách để điện Kremlin có thể hành động.Không vội vã tạo ra hòa bìnhNếu như các vòng đàm phán với Nga vẫn chưa được bắt đầu, thì một số mục tiêu tối đa của Matxcơva về mặt cơ bản đã đạt được : Chấp nhận việc sáp nhập một số vùng của Ukraina bị Nga chiếm đóng và « Phần Lan hóa » Ukraina, tức là không trở thành thành viên NATO, bao gồm cả lệnh cấm cung cấp vũ khí và lắp đặt cơ sở hạ tầng quân sự Mỹ tại Ukraina.Những ngày sắp tới có lẽ sẽ cho thấy rõ hơn hiệu quả của chiến lược trên của Nga qua việc liệu Mỹ có chấp nhận các điều kiện mà Nga đưa ra trong các cuộc đàm phán chính thức : Loại Zelensky khỏi các cuộc đàm phán và thay đổi chế độ ; Giảm quy mô quân đội Ukraina ; Dỡ bỏ một phần hoặc toàn bộ lệnh trừng phạt của phương Tây và Tạo ra một cấu trúc an ninh mới ở châu Âu, bao gồm cả việc đẩy lùi sự hiện diện của NATO.Điều cuối cùng có thể sẽ là một « nhượng bộ » (tạm thời) vì Matxcơva hiểu rằng NATO và mối liên kết xuyên Đại Tây Dương hiện nay đã suy yếu đáng kể. Điện Kremlin tin rằng họ có thể đạt được mục tiêu này thông qua các biện pháp khác hoặc chờ cho Liên minh tan rã. Theo ông Dimitri Minic, nhờ Trump, điện Kremlin sắp đạt được ba mục tiêu chính của chính sách đối ngoại của Liên Xô và Nga : Giải thể NATO – rào cản chính đối với sự bành trướng của Nga tại châu Âu –, ngắt kết nối Hoa Kỳ với châu Âu và kiểm soát không gian hậu Xô Viết.Bây giờ Putin đã cho Trump thấy rằng ông không vội vàng tạo ra hòa bình như Trump vẫn tin, và rằng Matxcơva đã làm ơn cho Washington khi chấp nhận mong muốn cấp bách của họ về hòa bình. Trong viễn cảnh này, tương lai của Ukraina và Châu Âu có lẽ đen tối hơn bao giờ hết !

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Từ ngày 20 tháng 3 sắp tới các khoản trợ cấp xã hội sẽ được tăng

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Mar 12, 2025 3:45


Từ ngày 20 tháng 3 sắp tới tiền già cho người lớn độc thân sẽ tăng 4,20 đô la mỗi hai tuần. Mức trợ cấp cho người tìm việc, sẽ tăng từ 3,10 đến 4 đô la mỗi hai tuần. Mức tăng của Trợ cấp tiền thuê nhà của Liên bang, dao động từ 53 xu đến 1,12 đô la mỗi hai tuần.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Vì sao Việt Nam coi “sa mạc hoá” là đe dọa lớn ?

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Mar 12, 2025 9:15


Việt Nam vốn không thuộc khu vực có nhiều nguy cơ sa mạc hóa. Tuy nhiên những năm gần đây, cụm từ « chống sa mạc hóa » đang ngày càng phổ biến trên truyền thông trong nước. Nhiều quan chức nói đến việc Việt Nam hiện có 11,8 triệu ha đất (chiếm hơn 35% đất tự nhiên) đang trong tình trạng « thoái hóa », « hoang hóa » và có nguy cơ dẫn tới « sa mạc hóa ». Vì sao Việt Nam lại coi nguy cơ « sa mạc hoá » là mối đe dọa lớn ? Theo định nghĩa chính thức của Công ước chống sa mạc hóa 1994, sa mạc hóa là « sự suy thoái đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra » (điều 1, chương 1). Quá trình đất bị suy thoái do khô hạn là cốt lõi của hiện tượng sa mạc hóa. Đọc thêm : 2015 - Năm quốc tế về Đất đaiViệc Trái đất bị hâm nóng gia tăng, làm khô hạn thêm trầm trọng, khiến số lượng cư dân bị ảnh hưởng với tình trạng suy thoái đất hiện tại là hơn 3 tỉ dân, tăng vọt so với khoảng 1,5 tỉ dân năm 2011. Năm 2011 cũng là năm mà Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị cấp cao về « Đối mặt với sa mạc hóa, suy thoái đất và tình trạng khô hạn… ». « Sa mạc hoá »: Khái niệm giúp nhìn nhận triệt để và toàn diện các hiểm họa suy thoái đấtTừ hơn 10 năm nay, Liên Hiệp Quốc thúc đẩy việc gắn liền vấn đề chống sa mạc hóa - vốn là hình thái suy thoái tột độ của đất - với việc phòng chống suy thoái đất nói chung. Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc (UNCCD / CNULCD) được coi là đóng vai trò then chốt trong mục tiêu chống suy thoái đất của cộng đồng quốc tế. Năm 2014, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 05/12 hàng năm là Ngày Quốc tế Đất đai, để nhấn mạnh đến vai trò của Đất đai, nơi sản xuất đến 95% thực phẩm nuôi sống nhân loại. Việt Nam - tham gia Công ước chống « sa mạc hóa » từ năm 1998 - cũng điều chỉnh chính sách để việc chống sa mạc hóa bao trùm cả việc ngăn chặn nguy cơ thoái hóa đất các loại.Về chủ đề này, RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đỗ Đình Sâm, nguyên viện trưởng Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.RFI : Ông nhìn nhận ra sao về vấn đề « sa mạc hóa » ở Việt Nam ?Giáo sư Đỗ Đình Sâm : Hiện nay Việt Nam dùng lẫn lộn « sa mạc hóa » với « hoang mạc hóa ». Chúng tôi vẫn dùng theo từ chung là « sa mạc hóa » để thống nhất với quốc tế. Bởi vì từ này do gốc tiếng Pháp, tiếng Anh mà ra. Chỉ có một từ « desertification » thôi. Ở Việt Nam, thường tránh nói « sa mạc hóa », mà thiên về « hoang mạc hóa » hay « thoái hóa đất » nhiều hơn, để dễ tưởng tượng. Nếu ở Việt Nam mà chỉ đất sa mạc hóa đây, đất sa mạc đây, thì người ta khó nghe. Nhưng nói là « có khả năng », « có nguy cơ sa mạc hóa » thì người ta nghe được, nhưng những cụm từ đó hơi dài.  Số 11 triệu ha đất gọi là « thoái hóa » hoặc « hoang hóa » có thể chia thành ba hay bốn loại. Một loại nguy cơ sa mạc hóa cao, loại nguy cơ thấp, loại nguy cơ trung bình chẳng hạn. Thực ra, theo quan điểm của mình, nơi nào cũng phải quan tâm đến vấn đề sa mạc hóa cả. Việt Nam mặc dù nằm trong nhóm nước nhiệt đới mưa nhiều, nhưng với biến đổi khí hậu, mà có sáu tháng mùa khô, với điều kiện sử dụng đất không hợp lý, thì vấn đề sa mạc hóa nói chung là có ở toàn quốc. Thực ra mỗi tỉnh đều có một số địa điểm cục bộ có khả năng thoái hóa đất, do biến đổi khí hậu, do mất rừng, do sử dụng đất không tốt làm đất sói mòn, thoái hóa độ phì đi, thì tất cả những nơi đó phải quan tâm.5 vùng đất có nguy cơ « sa mạc hoá » ở Việt Nam RFI : Theo Ông, hiện tượng sa mạc hóa đe dọa chủ yếu đến các khu vực nào ?Giáo sư Đỗ Đình Sâm : Hiện nay ở Việt Nam, người ta quan tâm đến 5 loại sa mạc hóa. Thứ nhất là vùng mưa ít của Việt Nam. Mưa ít thì có mấy nơi : Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, trước kia là Phan Rang, Phan Rí. Ở ngoài Bắc, thì có vùng Tây Bắc có một số nơi mưa ít hơn, như Sơn La hay Mộc Châu, Yên Châu, hay vùng giáp Lào chẳng hạn ở Mường Xén - Hà Tĩnh. Đấy là những nơi mình phải quan tâm vì lượng mưa thấp. Nhưng hiện nay biến đổi khí hậu thì khô hạn ngày càng tăng cường. Không chỉ những vùng đó, mà rất nhiều vùng mà có đến 5 tháng, 6 tháng hay thậm chí 7, 8 tháng không có mưa. Nguyên nhân đầu tiên đối với nguy cơ sa mạc hóa là biến đổi khí hậu và lượng mưa. Thứ hai là trên đất cát ven biển. Những vùng cát là khả năng sa mạc hóa cao vì thứ nhất là dinh dưỡng của đất kém, thứ hai nhiệt độ rất cao. Nhưng không phải tất cả đất cát đều có thể coi là sa mạc hóa được, nhưng nguy cơ cao hơn so với đất khác.  Thứ ba là đất bị sói mòn trơ sỏi đá. Trước tiên có rừng bao phủ, bây giờ mất đi. Việt Nam gọi đây là « đất trống, đồi núi trọc ». Đất bị thoái hóa hết rồi bị « kết von » (concretion) trên tầng mặt. Khô hạn khiến đất cứng lại. Hầu như chỉ có cây công nghiệp là có thể phát triển được.  Thứ tư là đất chua phèn. Phèn hóa tức axit lên cao cũng được xếp vào nhóm có khả năng sa mạc hóa.  Thứ năm là vấn đề xâm nhập mặn cũng liên quan đến sa mạc hóa. Sa mạc hóa ở Việt Nam xảy ra cục bộ ở rất nhiều nơi trong toàn quốc, nhưng điển hình là những vùng nói trên.   Đọc thêm : Đồng bằng sông Cửu Long - Nông dân phải thích ứng với ngập mặn ngày càng trầm trọngĐất sa mạc hóa và tán cây xanh « rừng khộp » Trong câu chuyện với chúng tôi, Giáo sư Đỗ Đình Sâm rất chú ý đến trường hợp của rừng Khộp, một loại rừng tự nhiên đặc biệt mọc lên từ vùng đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng.Giáo sư Đỗ Đình Sâm : « Ví dụ như ở Tây Nguyên chúng tôi thấy ở những vùng đất sói mòn trơ sỏi đá, có rừng với những loại cây phù hợp, người ta gọi là « rừng khộp ». « Khộp » là tiếng dân tộc để chỉ một loại rừng (rừng nghèo).  Những cây này thuộc họ Dầu, như cây Sao ở phố Lò Đúc Hà Nội, hay trong Nam có nhiều đường phố trồng cây Dầu, như cây Dầu rái. Ở rừng Khộp, chỉ có bốn loài, cây dầu đồng, cây dầu chà đeng, cây cà chít và cây cẩm liên. Ở Việt Nam, rừng tự nhiên có rất nhiều loài, hàng trăm loài, nhưng ở rừng Khộp thì đơn giản lắm, vì điều kiện khắc nghiệt lắm, toàn bộ đất là đá ong kết von, hầu như không có đất gì cả, cuốc vào đấy toàn gặp đá, sỏi và kết von. Rất xương xẩu !  Điều kiện đặc biệt lắm, nhưng cây rừng vẫn tốt. Chỉ cần có một ít đất, có một tí nước là nó hút, cây phát triển thôi. Mùa khô cây rụng hết lá trông như rừng chết, nhưng đến mùa mưa lại xanh rờn lên. Bây giờ chẳng ai nói diện tích đấy là sa mạc hóa cả, bởi vì cây tươi tốt vào mùa mưa, đa dạng sinh học có, có cả voi, có cả hươu nai, hồi xưa có cả cá. Còn đi săn ở đấy rất nhiều. Giờ phá đi nhiều chỉ còn lại ít thôi. Không ai nói là đất sa mạc hóa. Nhưng về bản chất mà nói, về khoa học mà nói, đất này là thuộc về sa mạc hóa khô cằn rồi. Cây nông nghiệp không sống được. Nhưng không ai thống kê đấy là đất sa mạc hóa.» « Rừng khộp »: Sức mạnh thiên nhiên kỳ diệu  Chuyên gia về rừng Việt Nam nhấn mạnh là vấn đề rừng Khộp trong phải là trọng tâm của nguy cơ sa mạc hóa ở Việt Nam, nhưng là một ví dụ tiêu biểu cho thấy sức mạnh bí ẩn, diệu kỳ của thiên nhiên.Giáo sư Đỗ Đình Sâm : « Nếu nhìn « rừng khộp » và vấn đề sa mạc hóa ở Việt Nam dưới góc nhìn chung của nhà quản lý, thì đây không phải là vấn đề lớn, vì diện tích so với rừng tự nhiên rất ít. Tuy không phải vấn đề trọng tâm, nhưng về mặt khoa học, có thể có ích để giải thích về khái niệm sa mạc hóa, và việc đất đai bị sa mạc hóa có khả năng phục hồi được nhờ tự nhiên. Chứ không phải là bó tay với vấn đề sa mạc hóa.   Có hai tác động. Một là tác động của con người, bằng trí óc thông minh của mình, để mà chống chọi được sa mạc hóa, bằng tất cả các biện pháp, điển hình là nhất là vấn đề đất cát của mình là tác động của việc dùng cây phi lao. Tác động thứ hai là tự nhiên cũng có thể phục hồi được trong điều kiện sa mạc hóa với điển hình là rừng khộp. »Theo Giáo sư Đỗ Đình Sâm, điều quan trọng nhất để chống nguy cơ sa mạc hóa là phải bảo vệ được rừng tự nhiên hiện có. Đây là vấn đề « khó nhất ».  Việt Nam có chủ trương « đóng cửa rừng », tức cấm khai thác rừng tự nhiên từ năm 2017. Nhưng điều đáng sợ là rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá dần mòn.Coi trọng « Sức khoẻ của đất » : Cốt lõi của chính sách chống « sa mạc hoá »Chính sách chống « sa mạc hoá » mở rộng, bao hàm tất cả các hình thức suy thoái đất, cho phép các nhà lập chính sách và các tác nhân khác đối diện với vấn đề cốt lõi, « sức khỏe của đất ». Bảo vệ sức khỏe của đất đồng nghĩa với việc giúp chống suy thoái. Giáo sư Đỗ Đình Sâm nêu bật nghịch lý nẩy sinh do việc trồng độc canh cây keo, vốn đã và đang được coi là một giải pháp phủ xanh đồi trọc chính tại Việt Nam - đang có nguy cơ làm tổn hại đất.Giáo sư Đỗ Đình Sâm : « Đối với chống sa mạc hóa, điều thứ hai là rừng trồng phải đa dạng hơn. Không phải chỉ có keo và bạch đàn. Nhưng cái này khó, bởi vì những đất thoái hóa như vậy mà chỉ trồng loại cây lá rộng khó thành công. Chỉ có keo, bạch đàn, nhập từ Úc, ở cái vùng khô hạn nhiều, thì phù hợp với khí hậu Việt Nam. Vấn đề nảy sinh hiện nay với những nơi trồng keo và bạch đàn, tức chỉ trồng có một loài duy nhất, là vấn đề sâu bệnh, khiến cây chết hàng loạt. Đây là hệ quả của việc chỉ trồng một loài. Mới đầu thì kết quả rất tốt, nhưng sau đó xuất hiện vấn đề này. Cái khó để chuyển đổi là vì loại cây này phù hợp với các vùng đất xấu. Về loại cây lá rộng, ngoài keo và bạch đàn, không cây nào sống nổi. Người dân nghèo cũng cần đến những loại cây nhanh chóng cho thu hoạch gỗ sau 5, 6 năm. Đọc thêm : Nấm-rễ cộng sinh - ‘‘Bí quyết 400 triệu năm tuổi'' có giúp nhân loại thoát đại họa khí hậu?Vấn đề sâu bệnh chết hàng loạt không trực tiếp liên quan đến sa mạc hóa, mà đây trước hết là vấn đề « sức khỏe đất » (soil health), tức đất bị ảnh hưởng, không khỏe được, giống như cơ thể của mình có bệnh trong người. Bệnh từ cây lan xuống đất. Nếu cứ trồng mãi như thế thì năng suất ngày càng giảm đi. Sức khỏe đất là vấn đề cần phải quan tâm. »  « Phủ xanh đồi trọc » không đủ bảo đảm « Sức khỏe của đất »Nguy cơ sa mạc hóa tưởng như được đẩy xa, nếu căn cứ theo số liệu chính thức, Việt Nam hiện có 42% diện tích đất toàn quốc đã được rừng che phủ. Tuy nhiên, giáo sư Đỗ Đình Sâm cảnh báo, chỉ « phủ xanh » thôi là hoàn toàn chưa đủ. Điều quan trọng nhưng không hề dễ dàng, là phải tìm được những thứ cây trồng phù hợp, vừa cho phép làm cho đất khỏe, vừa mang lại lợi ích kinh tế bền vững.Giáo sư Đỗ Đình Sâm : « Khi có cây phủ thì nguy cơ sa mạc hóa bị hạn chế. Nhưng phải đặt vấn đề năng suất sinh học và kinh tế trong sử dụng đất. Hồi xưa mình có từ phủ xanh đất trống, đồi trọc. Có nghĩa là tôi chỉ cần phủ xanh thôi là được rồi. Vấn đề bây giờ là phải trồng được cây có kinh tế để người ta có thể sống được. Trong vấn đề (chống) sa mạc hóa này, cần xem xem bằng cách nào anh sử dụng đất một cách kinh tế, nhưng không làm thoái hóa, làm ít thoái hóa hơn. Đọc thêm : Cây keo và lo ngại ‘‘Rừng'' trồng cây sản xuất thôn tính Rừng tự nhiên thực thụ (phần cuối trong bài)Về mặt nào đó, kinh tế có thể nói là ổn định rồi, trồng rừng lên được, tức cũng giảm nguy cơ sa mạc hóa rồi, nhưng chưa đạt được yêu cầu bền vững. Bền vững với môi trường có nghĩa là không để xẩy ra vấn đề sâu bệnh. Không để xảy ra vấn đề thoái hóa đất, khi việc trồng cây khiến năng suất sinh học (của đất) kém đi. Vấn đề này ngành lâm nghiệp có thấy, có đặt ra, có nghiên cứu. Nhưng thay đổi cây này với cây khác rất khó, bởi gắn với kinh tế. »Nếu tôn trọng Đất, Thiên nhiên sẽ tiếp tục là chỗ dựa cho con ngườiViệc nhìn nhận nguy cơ « sa mạc hóa » như một đe dọa toàn quốc cho phép Việt Nam đối mặt một cách toàn diện với các hình thức suy thoái đất đai đủ loại. Đặt vấn đề « sức khỏe đất » lên tuyến đầu cho phép hoạch định những chính sách hiệu quả để bảo vệ thứ tài nguyên vô giá này. Bảo vệ rừng tự nhiên, hướng đến những cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng từng địa phương để khôi phục đa dạng sinh học là những giải pháp sâu gốc bền rễ, cho phép Việt Nam vừa trực tiếp chống lại đe dọa sa mạc hóa, góp phần hạn chế biến đổi khí hậu, và có thêm nhiều nguồn lực kinh tế.Nếu tôn trọng Đất - sản phẩm kỳ diệu của hàng chục, hàng trăm triệu năm tiến hóa của sinh giới trên Trái đất, Thiên nhiên sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc giúp con người vượt qua những thách thức chưa từng có hiện nay.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Đột quỵ vì... 'chạy KPI' và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Mar 11, 2025 7:24


Áp lực cuộc sống, nhiều người trẻ bị stress, áp lực KPI (chỉ số đo lường hiệu quả công việc)... cùng với thói quen sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến tỉ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng.

TẠP CHÍ VĂN HÓA
Guy Savoy, đầu bếp Pháp đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Mar 7, 2025 9:17


Lần đầu tiên trong lịch sử Pháp, một đầu bếp trứ danh và đồng thời là một trong những gương mặt tiêu biểu của làng ẩm thực Pháp, ông Guy Savoy được bầu vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật hồi trung tuần tháng 11/2024. Qua động thái chưa từng có này, Viện Hàn lâm đã công nhận ẩm thực như một môn nghệ thuật theo đúng nghĩa của từ, ngang tầm với hội họa, điêu khắc hoặc kiến trúc. Sự kiện một đầu bếp gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật, một định chế hơn 200 tuổi, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành ẩm thực nói chung, góp phần tạo thêm ảnh hưởng của Pháp thông qua các biểu tượng văn hóa nghệ thuật. Nói cách khác, khái niệm ẩm thực từ nay được xem là một trong những trụ cột của « quyền lực mềm » của nước Pháp trên toàn thế giới. Không phải ngẫu nhiên lễ trao giải La Liste hàng năm, danh sách bao gồm 1.000 nhà hàng ngon nhất thế giới được tổ chức tại bộ Ngoại Giao Pháp - Quai d'Orsay, điều đó nêu bật tầm ảnh hưởng của ẩm thực trong việc củng cố hình ảnh và gây dựng uy tín của nước Pháp ở nước ngoài.Vào nghề ẩm thực từ năm 16 tuổi, ông Guy Savoy ban đầu theo học nghề làm bánh ngọt và chocolat với thầy Louis Marchand, sau đó chuyển sang học nghề nấu ăn với hai anh em Trois Gros tại thị trấn Roanne. Bạn học « cùng bếp » với ông Guy Savoy lúc bấy giờ chính là ông Bernard Loiseau và đôi bạn đều trở nên nổi tiếng từ giữa những năm 1970 trở đi. Trong vòng 50 năm sự nghiệp, tên tuổi của Guy Savoy được gắn liền với nhiều giải thưởng có uy tín, trong đó có danh hiệu « Nhà hàng ngon nhất thế giới » theo bảng xếp hạng La Liste trong 7 năm liền, dành cho nhà hàng mang tên ông nằm trên tầng một của Viện Bảo tàng « La Monnaie de Paris ».Guy Savoy : « Nhà hàng ngon nhất thế giới » trong 7 năm liềnMặc dù bị ban điều hành sách hướng dẫn Michelin tước mất ngôi sao thứ ba trong năm vừa qua, nhưng tài năng của ông Guy Savoy vẫn tiếp tục tỏa sáng nhờ lối tiếp cận khác thường, cách nấu ăn độc đáo, luôn đì tìm thế cân bằng giữa truyền thống và sáng tạo. Trong số các món ăn tiêu biểu nhất của ông (signature), có món súp atisô với nấm truffle đen, rắc một chút phô mai ăn kèm với bánh brioche nướng phồng, xốp mềm.Về mặt lịch sử, nước Pháp gồm 5 viện hàn lâm tập hợp dưới định chế Institut de France, trong đó lâu đời nhất vẫn là Viện Hàn lâm Pháp được thành lập năm 1635, tức cách đây gần 4 thế kỷ. Kế đến có các Viện Hàn lâm Văn học (1663), Khoa học (1666), Khoa học Đạo đức và chính trị (1795), và cuối cùng đến phiên Viện Hàn lâm Mỹ thuật (Beaux-Arts) được thành lập vào năm 1816, chủ yếu bao gồm các môn nghệ thuật cổ điển như hội họa, điêu khắc, âm nhạc hay kiến trúc …Hai thế kỷ sau ngày được thành lập (1816), Viện Hàn lâm Mỹ thuật cuối cùng cũng đã công nhận ẩm thực có giá trị ngang tầm với nhiều môn nghệ thuật. Ông Guy Savoy trở thành đầu bếp đầu tiên khoác lên vai bộ « trang phục » màu xanh lục, trong tiếng Pháp họ còn được gọi là « bất tử » (les immortels). Trả lời phỏng vấn RFI Pháp ngữ, đầu bếp Guy Savoy đã cho biết cảm tưởng của ông cũng như quá trình xin gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật :« Tôi biết được tin này hôm 13/11/2024. Dĩ nhiên, trước đó tôi đã nộp hồ sơ xin gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật và cuộc vận động để được kết nạp làm thành viên đã kéo dài trong hai năm, tính từ năm 2022. Vào thời bấy giờ, một số viện sĩ không hiểu vì sao ẩm thực Pháp đã được công nhận như một bộ môn nghệ thuật, từng được Unesco xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới, nhưng vẫn chưa có một gương mặt nào đại diện cho ngành ẩm thực tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Để được kết nạp, ứng cử viên phải nhận được đa số phiếu bầu của hơn 50 thành viên áo xanh thuộc Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Đây là một bước tiến tuyệt vời không những cho ngành ẩm thực mà còn thể hiện « nghệ thuật sống » theo quan niệm của người Pháp. Bản thân tôi vẫn tự xem mình là một nghệ nhân, chỉ có Viện Hàn lâm Mỹ thuật mới có thẩm quyền xem một nghề thủ công có xứng đáng được gọi là nghệ thuật hay không. Sự kiện này rất quan trọng vì nó mở đường cho việc kết nạp những nghệ nhân sau này (làm rất nhiều nghề khác nhau dù ở trong cùng một ngành ẩm thực) ».Khi nhận được tin ông được kết nạp làm thành viên Viện Hàn lâm Mỹ thuật, ông Guy Savoy đã nghĩ đầu tiên hết tới song thân, những người từng luôn khuyến khích ông thực hiện giấc mơ của mình. Nhưng đồng thời, ông cũng nghĩ tới những người đã khuyên ông nên từ bỏ nghề nấu ăn, đầu bếp người Pháp cho biết vì sao ông lại không nản chí :« Dĩ nhiên, đầu tiên, tôi nghĩ tới ngay bố mẹ tôi, chỉ tiếc rằng ông cụ bà cụ đã không còn sống trên đời, để cùng chia sẻ với tôi niềm vui hôm nay. Nhưng ngay sau cảm tưởng thích thú ngạc nhiên trong những giây phút đầu tiên, tôi lại nghĩ đến tất cả những khó khăn rào cản trong quá khứ, để cho tôi có được ngày hôm nay. Bỗng nhiên, bao kỷ niện thời niên thiếu lại ùa về trong tâm trí. Tôi nhớ lại thời tôi còn ở trường trung học, lớp 9 hay lớp 10 ở thị trấn Bourgoin-Jallieu (cách thành phố Lyon khoảng 40 cây số về phía đông nam). Ở tuổi 16, tôi chưa bao giờ bị ở lại lớp, nhưng không hiểu vì sao các thầy lại xếp tôi vào diện học trò dốt. Phải nói rằng lúc ấy, tôi chỉ có đủ điểm trung bình, ít quan tâm đến việc học chữ mà lại thích học nghề.Tôi còn nhớ là hồi đó, lớp tôi có 27 học sinh và tôi là người duy nhất biết rõ mình muốn theo đuổi nghề nào, trong khi đại đa số bạn cùng lớp đều không biết họ sẽ học ngành gì. Ngoại trừ bố mẹ tôi, hầu như chẳng có ai từ thầy cô cho đến bạn bè, khuyến khích tôi theo đuổi chuyện học nghề. Tôi hy vọng là tình hình giờ đây đã tốt hơn trước rất nhiều và quan niệm về chuyện học nghề đã thay đổi theo một chiều hướng tích cực hơn. Bởi vì vào thời của tôi, mọi gia đình khuyên con học thành bác sĩ, kỹ sư, chứ không có cha mẹ nào muốn con mình học nghề nấu ăn hay làm bánh mì.Do vậy, nếu có bậc phu huynh hay thầy cô nào đang nghe chương trình này, tôi hy vọng rằng các bậc người lớn sẽ khuyến khích con cái hay học trò của mình cố gắng thực hiện điều các em mong muốn thay vì làm cho các em xuống tinh thần, đến nỗi phải nản chí bỏ cuộc. Hãy cố gắng lên, cứ thử làm đi, đó mới là điều quan trọng ».Giá trị ẩm thực từ Brillat-Savarin đến Alexandre DumasThà muộn còn hơn không, hai thế kỷ sau ngày được thành lập, Viện Hàn lâm Mỹ thuật cuối cùng cũng vinh danh một đầu bếp. Nhưng theo ông Guy Savoy, trước ông, đã có một số gương mặt đại diện cho ngành ẩm thực Pháp đã xin được kết nạp, nhưng vì một lý do nào đó lại không thành công.« Trong quá khứ, đã có một số người đã thử xin gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật, nhưng lại gặp thất bại. Theo tác giả Jean-Claude Ribaut, tác giả của quyển « Dictionnaire gourmand du bien boire et bien manger » (Từ điển về Nghệ thuật ăn uống) do nhà xuất bản Du Rocher phát hành, sinh thời tên tuổi của Jean Anthelme Brillat-Savarin (1755-1826) từng được nhiều lần nhắc tới như người rất xứng đáng gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Lúc còn sống, ông là một thẩm phán kiêm chính trị gia tài ba, khi đến cuối đời, dù khá muộn nhưng độc giả mới phát hiện tài năng của ông chẳng những giỏi nấu ăn mà còn là một tác giả chuyên viết về ẩm thực. Có thể là vào thời bấy giờ, vốn kiến thức về ẩm thực ít được coi trọng như bây giờ. Có ý kiến cho rằng ẩm thực cũng như truyện tranh thuộc vào hàng thứ yếu so với các môn nghệ thuật khác, nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Theo tôi, ẩm thực đã có giá trị từ lâu, nhưng ít được công nhận có lẽ vì chưa đến thời. Và giờ đây chính là lúc để tôi cảm ơn các viện sĩ đã tạo cơ hội công nhận giá trị của nghệ thuật ẩm thực ».Cũng qua quyển từ điển của tác giả Jean-Claude Ribaut, người đọc khám phá rằng trong lịch sử Pháp, đã có khá nhiều nhân vật biết nấu ăn và đồng thời có một vốn kiến thức sâu rộng nếu không nói là uyên bác về ẩm thực. Về điểm này, có thể thấy là Brillat-Savarin, tác giả của quyển « Physiologie du goût » xuất bản vào năm 1825, không khác gì cho lắm văn hào Alexandre Dumas, từng viết quyển Từ điển lớn về ẩm thực « Le Grand dictionnaire de Cuisine », xuất bản vào năm 1870. Những quyển sách phê bình hay nghiên cứu của các tác giả này đã thực sự giúp ngành ẩm thực Pháp vươn lên một tầm cao mới, tỏa vầng hào quang sáng chói. 

Tạp chí văn hóa
Guy Savoy, đầu bếp Pháp đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật

Tạp chí văn hóa

Play Episode Listen Later Mar 7, 2025 9:17


Lần đầu tiên trong lịch sử Pháp, một đầu bếp trứ danh và đồng thời là một trong những gương mặt tiêu biểu của làng ẩm thực Pháp, ông Guy Savoy được bầu vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật hồi trung tuần tháng 11/2024. Qua động thái chưa từng có này, Viện Hàn lâm đã công nhận ẩm thực như một môn nghệ thuật theo đúng nghĩa của từ, ngang tầm với hội họa, điêu khắc hoặc kiến trúc. Sự kiện một đầu bếp gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật, một định chế hơn 200 tuổi, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành ẩm thực nói chung, góp phần tạo thêm ảnh hưởng của Pháp thông qua các biểu tượng văn hóa nghệ thuật. Nói cách khác, khái niệm ẩm thực từ nay được xem là một trong những trụ cột của « quyền lực mềm » của nước Pháp trên toàn thế giới. Không phải ngẫu nhiên lễ trao giải La Liste hàng năm, danh sách bao gồm 1.000 nhà hàng ngon nhất thế giới được tổ chức tại bộ Ngoại Giao Pháp - Quai d'Orsay, điều đó nêu bật tầm ảnh hưởng của ẩm thực trong việc củng cố hình ảnh và gây dựng uy tín của nước Pháp ở nước ngoài.Vào nghề ẩm thực từ năm 16 tuổi, ông Guy Savoy ban đầu theo học nghề làm bánh ngọt và chocolat với thầy Louis Marchand, sau đó chuyển sang học nghề nấu ăn với hai anh em Trois Gros tại thị trấn Roanne. Bạn học « cùng bếp » với ông Guy Savoy lúc bấy giờ chính là ông Bernard Loiseau và đôi bạn đều trở nên nổi tiếng từ giữa những năm 1970 trở đi. Trong vòng 50 năm sự nghiệp, tên tuổi của Guy Savoy được gắn liền với nhiều giải thưởng có uy tín, trong đó có danh hiệu « Nhà hàng ngon nhất thế giới » theo bảng xếp hạng La Liste trong 7 năm liền, dành cho nhà hàng mang tên ông nằm trên tầng một của Viện Bảo tàng « La Monnaie de Paris ».Guy Savoy : « Nhà hàng ngon nhất thế giới » trong 7 năm liềnMặc dù bị ban điều hành sách hướng dẫn Michelin tước mất ngôi sao thứ ba trong năm vừa qua, nhưng tài năng của ông Guy Savoy vẫn tiếp tục tỏa sáng nhờ lối tiếp cận khác thường, cách nấu ăn độc đáo, luôn đì tìm thế cân bằng giữa truyền thống và sáng tạo. Trong số các món ăn tiêu biểu nhất của ông (signature), có món súp atisô với nấm truffle đen, rắc một chút phô mai ăn kèm với bánh brioche nướng phồng, xốp mềm.Về mặt lịch sử, nước Pháp gồm 5 viện hàn lâm tập hợp dưới định chế Institut de France, trong đó lâu đời nhất vẫn là Viện Hàn lâm Pháp được thành lập năm 1635, tức cách đây gần 4 thế kỷ. Kế đến có các Viện Hàn lâm Văn học (1663), Khoa học (1666), Khoa học Đạo đức và chính trị (1795), và cuối cùng đến phiên Viện Hàn lâm Mỹ thuật (Beaux-Arts) được thành lập vào năm 1816, chủ yếu bao gồm các môn nghệ thuật cổ điển như hội họa, điêu khắc, âm nhạc hay kiến trúc …Hai thế kỷ sau ngày được thành lập (1816), Viện Hàn lâm Mỹ thuật cuối cùng cũng đã công nhận ẩm thực có giá trị ngang tầm với nhiều môn nghệ thuật. Ông Guy Savoy trở thành đầu bếp đầu tiên khoác lên vai bộ « trang phục » màu xanh lục, trong tiếng Pháp họ còn được gọi là « bất tử » (les immortels). Trả lời phỏng vấn RFI Pháp ngữ, đầu bếp Guy Savoy đã cho biết cảm tưởng của ông cũng như quá trình xin gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật :« Tôi biết được tin này hôm 13/11/2024. Dĩ nhiên, trước đó tôi đã nộp hồ sơ xin gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật và cuộc vận động để được kết nạp làm thành viên đã kéo dài trong hai năm, tính từ năm 2022. Vào thời bấy giờ, một số viện sĩ không hiểu vì sao ẩm thực Pháp đã được công nhận như một bộ môn nghệ thuật, từng được Unesco xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới, nhưng vẫn chưa có một gương mặt nào đại diện cho ngành ẩm thực tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Để được kết nạp, ứng cử viên phải nhận được đa số phiếu bầu của hơn 50 thành viên áo xanh thuộc Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Đây là một bước tiến tuyệt vời không những cho ngành ẩm thực mà còn thể hiện « nghệ thuật sống » theo quan niệm của người Pháp. Bản thân tôi vẫn tự xem mình là một nghệ nhân, chỉ có Viện Hàn lâm Mỹ thuật mới có thẩm quyền xem một nghề thủ công có xứng đáng được gọi là nghệ thuật hay không. Sự kiện này rất quan trọng vì nó mở đường cho việc kết nạp những nghệ nhân sau này (làm rất nhiều nghề khác nhau dù ở trong cùng một ngành ẩm thực) ».Khi nhận được tin ông được kết nạp làm thành viên Viện Hàn lâm Mỹ thuật, ông Guy Savoy đã nghĩ đầu tiên hết tới song thân, những người từng luôn khuyến khích ông thực hiện giấc mơ của mình. Nhưng đồng thời, ông cũng nghĩ tới những người đã khuyên ông nên từ bỏ nghề nấu ăn, đầu bếp người Pháp cho biết vì sao ông lại không nản chí :« Dĩ nhiên, đầu tiên, tôi nghĩ tới ngay bố mẹ tôi, chỉ tiếc rằng ông cụ bà cụ đã không còn sống trên đời, để cùng chia sẻ với tôi niềm vui hôm nay. Nhưng ngay sau cảm tưởng thích thú ngạc nhiên trong những giây phút đầu tiên, tôi lại nghĩ đến tất cả những khó khăn rào cản trong quá khứ, để cho tôi có được ngày hôm nay. Bỗng nhiên, bao kỷ niện thời niên thiếu lại ùa về trong tâm trí. Tôi nhớ lại thời tôi còn ở trường trung học, lớp 9 hay lớp 10 ở thị trấn Bourgoin-Jallieu (cách thành phố Lyon khoảng 40 cây số về phía đông nam). Ở tuổi 16, tôi chưa bao giờ bị ở lại lớp, nhưng không hiểu vì sao các thầy lại xếp tôi vào diện học trò dốt. Phải nói rằng lúc ấy, tôi chỉ có đủ điểm trung bình, ít quan tâm đến việc học chữ mà lại thích học nghề.Tôi còn nhớ là hồi đó, lớp tôi có 27 học sinh và tôi là người duy nhất biết rõ mình muốn theo đuổi nghề nào, trong khi đại đa số bạn cùng lớp đều không biết họ sẽ học ngành gì. Ngoại trừ bố mẹ tôi, hầu như chẳng có ai từ thầy cô cho đến bạn bè, khuyến khích tôi theo đuổi chuyện học nghề. Tôi hy vọng là tình hình giờ đây đã tốt hơn trước rất nhiều và quan niệm về chuyện học nghề đã thay đổi theo một chiều hướng tích cực hơn. Bởi vì vào thời của tôi, mọi gia đình khuyên con học thành bác sĩ, kỹ sư, chứ không có cha mẹ nào muốn con mình học nghề nấu ăn hay làm bánh mì.Do vậy, nếu có bậc phu huynh hay thầy cô nào đang nghe chương trình này, tôi hy vọng rằng các bậc người lớn sẽ khuyến khích con cái hay học trò của mình cố gắng thực hiện điều các em mong muốn thay vì làm cho các em xuống tinh thần, đến nỗi phải nản chí bỏ cuộc. Hãy cố gắng lên, cứ thử làm đi, đó mới là điều quan trọng ».Giá trị ẩm thực từ Brillat-Savarin đến Alexandre DumasThà muộn còn hơn không, hai thế kỷ sau ngày được thành lập, Viện Hàn lâm Mỹ thuật cuối cùng cũng vinh danh một đầu bếp. Nhưng theo ông Guy Savoy, trước ông, đã có một số gương mặt đại diện cho ngành ẩm thực Pháp đã xin được kết nạp, nhưng vì một lý do nào đó lại không thành công.« Trong quá khứ, đã có một số người đã thử xin gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật, nhưng lại gặp thất bại. Theo tác giả Jean-Claude Ribaut, tác giả của quyển « Dictionnaire gourmand du bien boire et bien manger » (Từ điển về Nghệ thuật ăn uống) do nhà xuất bản Du Rocher phát hành, sinh thời tên tuổi của Jean Anthelme Brillat-Savarin (1755-1826) từng được nhiều lần nhắc tới như người rất xứng đáng gia nhập Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Lúc còn sống, ông là một thẩm phán kiêm chính trị gia tài ba, khi đến cuối đời, dù khá muộn nhưng độc giả mới phát hiện tài năng của ông chẳng những giỏi nấu ăn mà còn là một tác giả chuyên viết về ẩm thực. Có thể là vào thời bấy giờ, vốn kiến thức về ẩm thực ít được coi trọng như bây giờ. Có ý kiến cho rằng ẩm thực cũng như truyện tranh thuộc vào hàng thứ yếu so với các môn nghệ thuật khác, nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Theo tôi, ẩm thực đã có giá trị từ lâu, nhưng ít được công nhận có lẽ vì chưa đến thời. Và giờ đây chính là lúc để tôi cảm ơn các viện sĩ đã tạo cơ hội công nhận giá trị của nghệ thuật ẩm thực ».Cũng qua quyển từ điển của tác giả Jean-Claude Ribaut, người đọc khám phá rằng trong lịch sử Pháp, đã có khá nhiều nhân vật biết nấu ăn và đồng thời có một vốn kiến thức sâu rộng nếu không nói là uyên bác về ẩm thực. Về điểm này, có thể thấy là Brillat-Savarin, tác giả của quyển « Physiologie du goût » xuất bản vào năm 1825, không khác gì cho lắm văn hào Alexandre Dumas, từng viết quyển Từ điển lớn về ẩm thực « Le Grand dictionnaire de Cuisine », xuất bản vào năm 1870. Những quyển sách phê bình hay nghiên cứu của các tác giả này đã thực sự giúp ngành ẩm thực Pháp vươn lên một tầm cao mới, tỏa vầng hào quang sáng chói. 

The Great Unfamous
(Ep. 28) Khoa Le: Mastering the Art of the Possible

The Great Unfamous

Play Episode Listen Later Mar 1, 2025 64:45


In this episode we meet, Khoa Le, an artist, entrepreneur, and filmmaker whose true medium is possibility. From directing films to launching companies, winning awards, and redefining how independent creators get promoted and paid, Khoa's journey is one of relentless innovation.Khoa overcame early hardships to attend Juilliard and Rutgers, building multiple seven-figure businesses, including Kvibe Studios, Live Picture Studios, and Sutudu Media—a platform reimagining opportunities for independent artists. His filmmaking credits include biopics on Walt Disney, Jeff Bezos, Jose Feliciano, and his latest feature film, “Christmas Cowboy,” debuted on Amazon Prime last November.But beyond his impressive résumé, Khoa is a mentor, leader, and advocate for creators everywhere. His mission? To inspire others to make their own dreams come true.Join us as we dive into Khoa's journey, the lessons he's learned, and the people who helped shape his path.More on Khoa Le:The Khoa Le Show on  YouTube: KhoaLefilms.comInstagram: @khoalefilmsFacebook: facebook.com/kvibeMore on The Great Unfamous:# Origins of The Great Unfamous: ⁠⁠⁠⁠⁠bit.ly/greatunfamous ⁠⁠⁠⁠⁠#YouTube: ⁠⁠⁠⁠⁠bit.ly/gr8Unfamous⁠⁠⁠⁠⁠#Facebook: ⁠⁠⁠⁠⁠facebook.com/gr8unfamous⁠⁠⁠⁠⁠# All podcast platforms: ⁠⁠⁠⁠⁠linktr.ee/thegreatunfamous⁠⁠⁠⁠⁠#IG: @gr8unfamous#Twitter: @gr8unfamous

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
An ninh cho Ukraina : Thủ tướng Anh hy vọng đóng vai trò « cầu nối » giữa Mỹ và châu Âu

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Feb 27, 2025 15:43


Ngày 16/02/2025, trong bài diễn đàn đăng trên nhật báo Anh The Telegraph, thủ tướng Anh tuyên bố khẳng định chính phủ Anh sẵn sàng « tham gia bảo đảm an ninh cho Ukraina qua việc gởi quân đến nếu cần thiết ». Quan điểm này đã được lãnh đạo chính phủ Anh nhắc lại trong hội nghị không chính thức giữa các lãnh đạo châu Âu diễn ra tại Paris một ngày sau đó khi đưa ra thông điểm rất rõ ràng : Hòa bình bằng sức mạnh. Vì sao Anh Quốc luôn tỏ ra kiên bảo vệ Ukraina ? Luân Đôn tính gì khi khá ủng hộ các lập trường của Paris và không phê phán các đường lối của chính quyền Trump hiện nay ?Mời quý vị theo dõi phần giải thích của thông tín viên Nguyễn Giang tại Luân Đôn.---------- ********* ----------RFI Tiếng Việt : Anh Quốc và Ukraina có quan hệ như thế nào ?TTV Nguyễn Giang : Mối quan hệ giữa Anh và Ukraina đã có từ lâu, nhưng sự kiên quyết của Anh Quốc trong việc hỗ trợ Ukraina trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh gần đây. Vào tháng Giêng năm 2025, thủ tướng Sir Keir Starmer đã ký kết Hiệp ước Đối tác-Đồng minh 100 năm giữa Anh và Ukraina cùng tổng thống Volodymyr Zelensky, thiết lập 9 trụ cột cho quan hệ song phương, bao gồm: Quốc phòng, An ninh, Hàng hải, Kinh tế & Thương mại, Năng lượng & Khí hậu, Tư pháp, Chống lũng đoạn Thông tin, Khoa học & Công nghệ, và Văn hóa-Thể thao.Trước đây, dưới thời thủ tướng Boris Johnson, vào tháng 2/2022, Anh ký với Ba Lan và Ukraina một hiệp ước an ninh ba bên (trilateral security pact), vừa để hỗ trợ hai nước kia chống lại Nga, vừa giúp Anh có một vị trí chiến lược Đông Âu. Hiệp ước này được ký sau khi ba nước Pháp-Đức và Ba Lan ký thỏa thuận có tên là « Tam giác Weimar » nhằm tạo xương sống cho chiến lược chống Nga của ba thành viên đông dân của Nato châu Âu và EU.Nhưng việc ký kết liên minh sâu nặng như thế 100 năm với Ukraina là điều hiếm xảy ra với Anh. Bởi nước này có truyền thống thực dụng là giữ cho lục địa châu Âu không bị một nước nào thống trị, và trên đại dương thì Anh phải thống trị. Ví dụ năm 1806, Anh đã cấm vận (embargo, blockade) vùng biển ra Đại Tây Dương để nước Pháp của Napoleon không thể vươn ra biển. Anh chỉ bỏ bao vây Pháp trên biển vào đúng ngày 11 tháng 4 năm 1814 khi Napoleon thoái vị. Sau khi Đức mạnh lên thì đã có một Liên minh Trái tim (Entente Cordiale) đã được Anh ký với Pháp năm 1904, thời Vua Edward VII. Bởi vậy, có thể nói liên minh 100 năm với Ukraina là rất đặc biệt, cho phép Anh có mặt ở khu vực Đông Âu.Sự ủng hộ cho Ukraina nhận được sự đồng thuận từ cả hai đảng lớn của Anh: Đảng Lao động (đang cầm quyền) và Đảng Bảo thủ (đối lập), cũng như các đảng nhỏ hơn như LibDem và Đảng Xanh. Điều này cho thấy một sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ trong việc bảo vệ Ukraina chống lại các mối đe dọa từ Nga. Ngay cả ông Nigel Farage, một nhân vật có tiếng trong phong trào cánh hữu, cũng đã bác bỏ những lời chỉ trích của tổng thống Trump về Tổng thống Zelensky « là nhà độc tài » mới đây.Truyền thông Anh và người dân cũng tích cực hỗ trợ, với khoảng 25.000 người Ukraina được tiếp nhận để tị nạn trong suốt ba năm qua.Luân Đôn đánh giá mối đe dọa từ Nga cho an ninh nước Anh như thế nào ?TTV Nguyễn Giang : Về mặt tâm lý, theo chuyên gia David Landsman, nước Nga vẫn là một quốc gia ít quen thuộc nhưng lại là « kẻ thù quen thuộc » với người Anh (unfamiliar country but a familiar enemy), nhất là sau sự kiện an ninh Nga (GRU) cử người sang gây ra vụ đầu độc tại Salisbury trên đất Anh. Người Anh nhận thấy Nga đã xâm lược Ukraina, và điều này làm sống lại những ký ức về kẻ thù cũ. Cả hai phía trong cuộc tranh luận Brexit đều đồng ý rằng, sau khi ra khỏi EU, Anh cần phải khôi phục vị thế của mình trên trường quốc tế, trong đó việc hỗ trợ Ukraina chống lại Nga được coi là « quyền lực thông qua giá trị đạo đức ».Về phương diện kinh tế, Anh đã giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga từ tháng 2/2022, điều này đã tạo thuận lợi cho chính trị Anh trong việc phát biểu mạnh mẽ về vấn đề Nga, khác với Đức, nước cho tới gần đây vẫn chịu ảnh hưởng lớn tác động của nguồn năng lượng khí đốt của Nga. Trong các nước châu Âu, Anh là quốc gia có nền kinh tế mở, hướng ra thế giới hơn hẳn các nước ở lục địa, gần Nga, gần biển Baltic và Hắc Hải, nên Anh có thể không bị ràng buộc nhiều bởi các lợi ích cục bộ gắn với Nga.Là đồng minh lâu đời của Mỹ và luôn đi theo chiến lược của Mỹ, nhưng Luân Đôn không những không chỉ trích Washington về việc bỏ rơi Kiev mà còn tuyên bố sẵn sàng gởi quân sang đảm bảo an ninh cho Ukraina. Thủ tướng Anh còn tỏ lập trường ủng hộ quan điểm của Pháp. Thủ tướng Anh trông đợi điều gì tổng thống Trump nhân chuyến thăm Mỹ ? TTV Nguyễn Giang : Cho dù là đồng minh lâu dài của Mỹ, lần này Anh không chỉ trích Mỹ về việc bỏ rơi Kiev mà ngược lại, còn cam kết cử quân sang Ukraina. Thủ tướng Starmer muốn đóng vai trò cầu nối giữa Mỹ và châu Âu. Sự bắt tay giữa Starmer và Macron diễn ra trong bối cảnh mà cả hai bên cần tăng cường quan hệ, nhất là khi vị thế của Macron tại châu Âu đang bị lung lay.Luân Đôn nhận ra rằng không thể "tái xác lập" quan hệ với EU mà thiếu sự ủng hộ từ Paris. Đảng Lao động ở Anh phải tăng cường quan hệ với Pháp để gia tăng sức mạnh đối phó với mối đe dọa từ Nga, khi mà chính quyền Trump có xu hướng thiên về cánh hữu.Chuyến công du Mỹ của thủ tướng Starmer nhằm mục tiêu thuyết phục Tổng thống Trump đảm bảo an ninh cho Ukraina sau chiến tranh. Ông Starmer đã công bố ngân sách quốc phòng mới, dự kiến tăng từ 2.3% lên 2.5% GDP vào năm 2027, với kế hoạch nâng lên 3% GDP đến năm 2030.Bên cạnh đó Anh sẵn sàng đưa quân sang Ukraina để gìn giữ an ninh cho đường phi giới tuyến trong tương lai. Điều này nhằm thể hiện sự cam kết của Anh trong việc cùng đồng minh châu Âu gánh vác trách nhiệm bảo vệ khu vực NATO.Cùng lúc, tân đại sứ Anh tại Mỹ, Peter Mandelson nói hai nước muốn một MEGA – Make Economies Great Again – tức là một hiệp định tự do thương mại lớn, đẩy mậu dịch song phương lên hơn mức hiện nay là gần 300 tỷ bảng/năm. Chưa rõ là trong hai hồ sơ : Quốc Phòng và Kinh Tế - Thương Mại thì ông Trump mặn mà hơn với Anh ở hồ sơ nào.Pháp có thể giúp được gì cho chiến lược của Anh về hồ sơ Ukraina?TTV Nguyễn Giang : Ngay sau khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cuộc gặp với đồng cấp Mỹ Donald Trump ở Nhà Trắng hôm thứ Hai thì sang ngày thứ Ba, 25/02, ông Macron đã điện đàm với thủ tướng Anh Starmer, hẳn là để trao đổi trước khi ông Starmer tới Mỹ gặp ông Trump thứ Năm 27/02 này. Có lẽ chính giới Anh và Pháp vẫn đang cân nhắc xem họ giúp nhau được gì, để đối phó với Mỹ và để thể hiện uy lực tối đa của hai cường quốc duy nhất trong NATO ở châu Âu đang sở hữu vũ khí nguyên tử, đã cam kết hợp tác về an ninh châu Âu.Ví dụ tổng thống Macron nói Pháp sẵn sàng dùng cái ô nguyên tử bảo vệ cho Đức, và kêu gọi Anh cũng làm như thế. Để đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho Kiev, cả Paris và Luân Đôn đều cần có sự tham gia của Berlin, dưới thời tân thủ tướng của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU), Friedrich Merz.Ông Merz tuyên bố tân chính phủ Đức có nhiệm vụ làm cho Đức tự chủ hơn so với Mỹ về an ninh và quốc phòng, điều này có thể dẫn đến khả năng hợp tác tốt giữa ba nước lớn nhất châu Âu. Hiển nhiên là nếu ba nước này không hợp tác chặt chẽ, sẽ rất khó khăn để đạt được những nỗ lực hỗ trợ Ukraina một cách hiệu quả.Anh Quốc có thể có vai trò gì trong trường hợp Mỹ rút lui khỏi Ukraina ? Liệu nước Anh có thay thế được Mỹ bảo đảm an ninh cho Ukraina ?TTV Nguyễn Giang : Hiện tại, chính giới Anh chưa có kế hoạch thay thế Mỹ tại Ukraina  và vẫn muốn thuyết phục Mỹ ở lại châu Âu. Vai trò của Anh chủ yếu là đánh giá xem một phương án hợp tác cùng Pháp, Đức, và Ba Lan có khả năng đảm bảo an ninh cho Ukraina trong bối cảnh mối đe dọa từ Nga tiếp tục hiện hữu hay là không, và một khi Hoa Kỳ rút hay giảm vai trò tại châu Âu thì họ sẽ phải làm gì. Tuy thế, cũng có ý kiến như của nhà báo Ian Dunt nói trước sau gì thì Anh và châu Âu cũng cần « độc lập khỏi Mỹ » trong vấn đề an ninh, nên đây là cơ hội để London đi theo chiến lược đó.Ngoài đảng Lao động đang cầm quyền thì cả hai đảng đối lập ở Anh (Bảo thủ và Tự do Dân chủ) đều đồng ý về việc tăng chi tiêu quốc phòng « để phòng chống Nga ». Tuy nhiên, có sự lo ngại trước việc cắt giảm viện trợ phát triển toàn cầu của Anh từ 0.5% GDP xuống 0.3% GDP, theo nhà báo Robert Peston. Ông cho rằng điều này có thể làm giảm sức mạnh mềm của Anh, nhất là khi Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng tại nhiều khu vực, bao gồm cả châu Phi.Mặc dù vậy, một phần dư luận tại Anh có vẻ đồng ý với chính phủ là cần tăng chi tiêu quốc phòng. Trên trang của BBC, một bài viết về việc tăng chi tiêu quốc phòng và giảm viện trợ hải ngoại (Starmer cuts aid to fund increase in defence spending-26/02)#đã thu hút trên 5 ngàn bình luận chỉ sao một ngày. Trong phần bình luận nhiều người đã ủng hộ việc tăng chi tiêu quân sự mà không ngần ngại cắt giảm viện trợ cho các nước khác để « cứu người nghèo và vô gia cư trong nước Anh ».Nhưng thú vị hơn là có một số ý kiến đặc biệt nhấn mạnh rằng những hợp đồng quốc phòng nên được trao cho các công ty vũ khí Anh và châu Âu, mà không giao cho các công ty Mỹ, với lý do các công ty này thường đi kèm với điều kiện khắt khe trong các hợp đồng.Ý kiến  cá nhân này còn cho rằng « Hoa Kỳ nay đang ngày một trở nên một quốc gia côn đồ » (British defence firms should be first priority, then European allies' firms second. US defence firms must now be avoided at all costs – the last thing we need is military kit that has both parts/maintenance and usage rules attached to an increasingly rogue state).Tất nhiên, đó chỉ là một ý kiến cá nhân, và theo tôi, đa số người dân Anh vẫn yêu quý nước Mỹ. Thế nhưng giống như đại đa số các tờ báo chính ở đây, người ta thấy những gì ông Trump hơn một tháng qua là rất đáng lo ngại cho tương lai nước Anh vì cấu trúc an ninh 80 năm qua (Anh dựa vào Mỹ) đang tan vỡ.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Hợp tác giữa Bệnh viện ĐH Y Hà Nội và BV Than - Khoáng sản trong điều trị chuyên khoa tim mạch

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Feb 26, 2025 3:34


VOV1 - Phòng khám tim mạch và Khoa tim mạch hợp tác giữa Bệnh viện Than - Khoáng sản và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chính thức khai trường sáng nay (26/2/2025). Từ thời điểm này, công tác khám, điều trị chuyên khoa tim mạch BV Than - Khoáng sản tại ngõ 1 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, HN được thực hiện.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Bí thư khu phố mê sửa đồ điện giúp người nghèo

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 14, 2025 4:54


VOV1 - Bỏ tiền túi mua lại các thiết bị điện, điện tử hư hỏng, không sử dụng từ người thu gom phế liệu, rồi tự sửa chữa và đem đi tặng lại những gia đình khó khăn, là việc làm thường xuyên của ông Phạm Đăng Khoa, Bí thư Chi bộ khu phố 4, phường 7, TP Vũng Tàu, tỉnh bà Rịa- Vũng Tàu.

Just Another Kill Team Podcast
Is Void Dancer Troupe Over Powered?

Just Another Kill Team Podcast

Play Episode Listen Later Feb 10, 2025 69:59


Send us a textClown around and find out. Jason and Khoa talk about Void Dancers post balance dataslate 2025 Q1! As well as a bit about Phobos Strike Team... of course. JAKTP Discord Link: https://discord.gg/6653HG9XKb JAKTP Instagram: https://www.instagram.com/justanotherkillteampodcast?igsh=ZzR2dmRwZTM3MGQ= JAKTP Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsCGQMlcqFmbwp295Hvaxxg JAKTP Patreon Link: https://www.patreon.com/JustAnotherKillteamPodcastSupport us through our affiliate link for Wargames Atlantic: https://wargamesatlantic.com/?aff=7 Western Prairie Open Kill Team Championships, June 28-29 in Regina Canada: https://www.bestcoastpairings.com/event/KkSwjh6cwr2xSupport the show

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
NSW vật lộn với việc hàng loạt bác sĩ chuyên khoa tâm thần từ nhiệm

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Feb 3, 2025 6:56


Hệ thống y tế tâm thần công cộng của NSW đang chịu áp lực khi tiểu bang này phải vật lộn với tình trạng nghỉ việc hàng loạt của các bác sĩ tâm thần. Hồ sơ bệnh viện bị rò rỉ từ một trong những khoa cấp cứu của bệnh viện lớn tại Sydney cho thấy một số bệnh nhân bị đau khổ nghiêm trọng phải chờ tới ba ngày rưỡi để được chăm sóc. Hiện tại, người ta lo ngại toàn bộ hệ thống đang bên bờ vực sụp đổ.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Thủ khoa đợt 1 kỳ thi Đánh giá tư duy (TSA) đạt 98,61 điểm

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jan 24, 2025 2:07


- Sáng nay (24/01), Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi Đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025. Theo đó điểm cao nhất của đợt 1 năm nay là 98,61/tổng 100 điểm. Đây cũng là điểm cao nhất trong kỳ thi này từ trước đến nay. Tác giả : Minh Hường- VOV1

Vietnam Innovators (Tiếng Việt)
Việt - Úc tăng cường hợp tác nghiên cứu quốc tế về biến đổi khí hậu - PGS. TS. Dương Thị Hồng Liên, PGS. TS. Châu Minh Khôi - S5#24

Vietnam Innovators (Tiếng Việt)

Play Episode Listen Later Jan 23, 2025 45:18


Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Úc đã gặt hái nhiều thành tựu đáng chú ý, đặc biệt trong các lĩnh vực khí hậu, môi trường và năng lượng. Với mục tiêu chung là xây dựng một tương lai bền vững, hai quốc gia đã thực hiện nhiều dự án hợp tác hiệu quả, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.Các sáng kiến như dự án đa dạng cây trồng trên đất lúa nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long hay chương trình lưu trữ carbon đã minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước. Thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và chia sẻ kinh nghiệm, Úc đã giúp Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế xanh và tạo sinh kế bền vững cho người dân.Trong tập 24 của podcast Vietnam Innovators mùa 5 phiên bản tiếng Việt, host Từ Ân đã gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ sâu sắc từ hai chuyên gia, PGS. TS. Dương Thị Hồng Liên và PGS. TS. Châu Minh Khôi, về hợp tác giữa Việt Nam và Úc trong các lĩnh vực này.PGS. TS. Dương Thị Hồng Liên là Phó Giáo sư tại Trường Kế toán, Kinh tế và Tài chính thuộc Đại học Curtin. Bà có nền tảng nghiên cứu vững chắc về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), biến đổi khí hậu, chính sách công và nghiên cứu thị trường vốn. Ngoài ra, bà còn đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch phụ trách ESG tại Hội Trí thức và Chuyên gia Việt-Úc (VASEA). PGS. TS. Châu Minh Khôi, chuyên gia về Khoa học Đất và Nông nghiệp, đặc biệt tập trung vào dinh dưỡng cây trồng và các giải pháp nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Nông nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ, phụ trách Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế, đóng góp quan trọng vào các dự án hợp tác Việt – Úc.Những chia sẻ của các chuyên gia không chỉ làm sáng tỏ giá trị của các dự án hợp tác mà còn khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Úc trong việc xây dựng một tương lai xanh và bền vững.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com#Vietnam_Innovators #VI #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #VNI_VI_S5_24

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - “Bia đá kể chuyện 2”: Khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật trên bia Tiến sỹ

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jan 16, 2025 3:17


- Đến với Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này, du khách được khám phá những câu chuyện về lịch sử khoa bảng, truyền thống hiếu học của người Việt thông qua 82 tấm bia tiến sĩ tại trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện 2” trong Khu Vườn bia Tiến sĩ.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Chuyện đêm - PGS.TS Hoàng Chí Thiêm - con đường đến với nghiên cứu khoa học, khám phá vũ trụ

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jan 10, 2025 32:45


- Là nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Khoa học Vũ trụ và Thiên văn đồng thời là Giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, PGS.TS Hoàng Chí Thiêm đã có nhiều công trình nghiên cứu đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực thiên văn và vật lý thiên văn. Trong đó, nghiên cứu về bụi vũ trụ và sự phân cực ánh sáng của ông đã mở đường cho nhiều khám phá mở rộng về vũ trụ, đồng thời giải đáp câu hỏi về nguồn gốc của sự sống bên ngoài Trái đất. Ông là người Việt Nam đầu tiên, đồng thời là người thứ 4 đang làm việc ở châu Á đoạt giải thưởng thiên văn quốc tế Đài Loan, Trung Quốc năm 2024, giải thưởng danh giá dành cho nhà thiên văn học trẻ toàn thế giới do Đại học Trung ương Đài Loan và Tập đoàn điện tử Delta trao tặng. Cũng trong năm 2024 ông được tạp chí Tatler Asia vinh danh là một trong 100 người Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất ở châu Á. Dù bận công tác giảng dạy và nghiên cứu nhưng PGS. TS Hoàng Chí Thiêm vẫn thường xuyên về Việt Nam tham gia các hoạt động học thuật, đào tạo cho các bạn trẻ, sinh viên yêu thích thiên văn học. Chuyện đêm hôm nay mời quý thính giả cùng gặp gỡ và nghe những chia sẻ của PGS.TS Hoàng Chí Thiêm về con đường đến với nghiên cứu khoa học, khám phá vũ trụ. Tác giả : BTV XUÂN NINH Chủ đề : HOÀNG CHÍ THIÊM

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jan 5, 2025 1:54


 - Võ cổ truyền Bình Định ra đời, phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Với người dân Bình Định, thực hành và luyện tập võ không chỉ nhằm tự vệ và rèn luyện sức khoẻ mà còn là phương cách trau dồi, truyền dạy tâm tính, đạo đức, giá trị, và triết lý, đạo lý sống của các cá nhân, cộng đồng. Sáng nay (5/1), tại thành phố Quy Nhơn, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định". Chủ đề : phát huy di sản, văn hóa phi vật thể, võ cổ truyền Bình Định

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Gặp mặt và tuyên dương học sinh đạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Dec 29, 2024 2:47


 - Sáng nay (29/12), tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gặp mặt và tuyên dương học sinh đạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024. Tác giả : Minh Hường- Phương Thoa VOV1 --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Andruck - Deutschlandfunk
Louise Spilsbury, Khoa Le (Ill.) "Städte. Wie wir dort gut leben können"

Andruck - Deutschlandfunk

Play Episode Listen Later Dec 23, 2024 4:56


Netz, Dina www.deutschlandfunk.de, Andruck - Das Magazin für Politische Literatur

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh tinh hoa nghề thủ công truyền thống

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Dec 23, 2024 4:22


- Tiếp nối thành công của chuỗi dự án nghệ thuật “Dấu Xưa Văn Hiến” với 2 cuộc triển lãm mùa 1 và mùa 2, triển lãm nghệ thuật đương đại Dấu Xưa Văn Hiến năm thứ 3 với chủ đề “Thiên Quang” vừa khai mạc tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Triển lãm do Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám và nhóm các họa sĩ phối hợp tổ chức. Chủ đề : triển lãm, thiên quang --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

Vietnam Innovators (Tiếng Việt)
Việt Nam và những bước tiến trong phát triển giáo dục - GS Nguyễn Thu Anh & GS TS Trần Thọ Đạt - S5#21

Vietnam Innovators (Tiếng Việt)

Play Episode Listen Later Dec 19, 2024 42:44


Trong tập 21 của podcast Vietnam Innovators phiên bản Tiếng Việt mùa 5, chúng ta sẽ có cơ hội lắng nghe những chia sẻ sâu sắc từ hai vị khách mời đặc biệt, Giáo sư Nguyễn Thu Anh - Giáo Sư Y Tế Toàn Cầu, Viện trưởng Viện Đại học Sydney Việt Nam và Giáo sư Trần Thọ Đạt - Giáo sư Ngành Kinh tế, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại Học Kinh tế Quốc dân.Giáo sư Nguyễn Thu Anh, Viện trưởng Viện Đại học Sydney Việt Nam, là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm. Cô từng đóng vai trò quan trọng trong việc cố vấn chính sách mở cửa của Việt Nam trong thời kỳ COVID-19. Với tầm nhìn đa ngành, cô không ngừng thúc đẩy kết nối giữa công nghệ và nghiên cứu, nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy hợp tác giáo dục y tế giữa Việt Nam và Úc. Những nỗ lực của cô đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên và đội ngũ y tế trẻ.Giáo sư Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, là một cựu sinh viên xuất sắc của Đại học Quốc gia Úc (ANU). Với bề dày kinh nghiệm quốc tế, thầy đã xây dựng thành công các chương trình đào tạo liên kết như 3+1, 1+1 hay 1+3, mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam cơ hội tiếp cận nền giáo dục toàn cầu. Những đóng góp của thầy không chỉ thúc đẩy hợp tác giáo dục mà còn tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động đang thay đổi không ngừng.Trò chuyện cùng host Từ Ân, hai vị Giáo sư đã có những chia sẻ giá trị và thực tiễn về hành trình phát triển của Việt Nam trong y học, văn hoá, kinh tế, giáo dục và nguồn nhân lực. Đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Úc. Cùng lắng nghe đầy đủ tập podcast tuần này nhé.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YoutubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Chân thành cảm ơn Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc đã đồng hành cùng Vietnam Innovators trong chuỗi podcast kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Úc và Việt Nam và hiện đã được nâng cấp thành Đối tác Chiến lược Toàn diện từ tháng 3 năm 2024. Mỗi tập sẽ đi sâu khai thác trọng tâm thuộc các lĩnh vực khác nhau: từ công nghệ, hợp tác kinh tế và chiến lược, các dự án giáo dục, đến quan hệ đối tác quốc phòng, nỗ lực về khí hậu, giao lưu văn hóa và kết nối nhân dân, cũng như hợp tác khu vực. Xuyên suốt 6 tập của chuỗi podcast này, chúng tôi hy vọng mang đến cho khán giả một góc nhìn mới về cam kết của Úc tại Việt Nam, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh tế, văn hóa và con người Úc.—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietceteraNếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com#Vietnam_Innovators #VI #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #VNI_VI_S5_21

Buchkritik - Deutschlandfunk Kultur
Rezension: "Städte. Wie wir dort gut leben können" von Louise Spilsbury, Khoa Le

Buchkritik - Deutschlandfunk Kultur

Play Episode Listen Later Dec 14, 2024 6:23


Netz, Dina;Rabhansl, Christian www.deutschlandfunkkultur.de, Lesart

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 18H CHIỀU 12/12/2024: Tổng bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Dec 12, 2024 57:11


- Tổng bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tạo điều kiện tháo gỡ ngay các vướng mắc và đưa vào khai thác sử dụng các dự án điện năng lượng tái tạo.- Bộ KH&CN khởi động chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.- HĐND thành phố Hà Nội thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết thực hiện vùng phát thải thấp, hạn chế hoặc cấm xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.- Tỉnh Đồng Tháp công bố “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032”.- Mỹ, Liên minh châu Âu và một số nước phương Tây tung ra nhiều đòn trừng phạt chưa từng có nhằm vào Nga sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ucraina.- Báo động dịch bệnh lạ có nguy cơ lây lan rộng – Tổ chức Y tế thế giới cử chuyên gia tới Cộng hòa dân chủ Công-gô tìm hiểu nguồn gốc dịch bệnh. Chủ đề : Tổng bí thư Tô Lâm, kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống, Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support

Spiderum Official
Đừng Coi Điểm Số Là Mục Tiêu Của Giáo Dục | TS.Giáp Văn Dương, Chuyên gia giáo dục | Từ Tốn Học

Spiderum Official

Play Episode Listen Later Dec 10, 2024 59:51


Đừng Coi Điểm Số Là Mục Tiêu Của Giáo Dục | TS.Giáp Văn Dương, Chuyên gia giáo dục | Từ Tốn Học TỪ TỐN HỌC là 1 series podcast hoàn toàn mới của Spiderum. Đây sẽ là một podcast cổ vũ tinh thần học tập suốt đời. Chúng tôi nỗ lực đóng gói những bài học cụ thể qua từng câu chuyện với khách mời. Đến với số đầu tiên của TỪ TỐN HỌC, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ Tiến Sĩ Giáp Văn Dương. Ông là một cựu sinh viên Bách Khoa, ông Giáp Văn Dương lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Vienna (Áo) ngành Vật lý Kỹ thuật (2006). Sau thời gian làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (postdoc) tại Áo, ông chuyển sang Đại học Liverpool (Anh) từ 2007-2010, sau đó làm nghiên cứu tại Temasek Laboratories, Đại học Quốc gia Singapore, từ 2010-2012. Từ 2013, ông trở về Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Năm 2015, ông được Asia Society chọn là Asia 21 Young Leaders. Trong tập đầu tiên này, chúng ta sẽ cùng host Nga Levi - CoFounder Spiderum - lắng nghe những góc nhìn và chia sẻ của TS Giáp Văn Dương về các vấn đề hiện có của ngành giáo dục, đồng thời tìm hiểu về bản chất của việc HỌC cũng như mối quan hệ của nó với CUỘC SỐNG.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
NSW sẽ công bố ngân khoản khẩn cấp về bạo lực gia đình "trong vài ngày tới"

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Dec 9, 2024 5:19


Trong năm nay, có 72 phụ nữ trên khắp nước Úc đã bị giết do bạo lực giới tính, con số đó theo nhóm vận động Counting Dead Women, đã cao hơn số người chết cuối cùng của năm rồi. Những người làm việc trong lãnh vực khủng hoảng bạo lực gia đình cảnh báo rằng, một trong những giai đoạn tồi tệ nhất vẫn chưa đến.

nh trong khoa counting dead women
SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Hơn 70% san hô bị mất ở Great Barrier Reef

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Nov 20, 2024 3:48


Người ta đã ghi nhận sự mất mát san hô đáng kể tại Rạn san hô Great Barrier lên tới 72% sau hiện tượng bạch hóa trên diện rộng và thảm họa thiên nhiên vào mùa hè năm ngoái. Nghiên cứu mới của Viện Khoa học Hàng hải Úc đã ghi nhận sự suy giảm này với hơn một nửa số rạn san hô được khảo sát giữa Đảo Lizard và Cardwell.

The Quoc Khanh Show
Thầy Thích Chân Pháp Khâm | Tập nghỉ ngơi ngay trong lúc bận rộn | TQKS #87

The Quoc Khanh Show

Play Episode Listen Later Nov 3, 2024 79:03


Sư thầy Thích Chân Pháp Khâm là Tiến sĩ, Tu sĩ Phật giáo, đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và là thành viên giáo thọ Làng Mai châu Á. Thầy đồng thời là Nhà sáng lập của liệu pháp Niệm sinh An lạc - Nếp sống An lành (Mindfulness Born Peace and Happiness: A way of Well Being). Thầy đã có nhiều năm giảng dạy và thực hành chánh niệm trên toàn thế giới, áp dụng Khoa học Thần kinh và Tâm lý học Phật giáo vào trong điều trị sức khỏe thân tâm, đặc biệt là tâm lý trị liệu. Ngoài ra Thầy còn là Viện trưởng Viện Phật học Ứng dụng châu Á, Giám đốc trung tâm Sức khỏe thân tâm Thở và Cười tại Hong Kong.    Tiếp nối phần trò chuyện trước, ở tập này, Host Quốc Khánh sẽ cùng Thầy Pháp Khâm đào sâu hơn về tác dụng lớn nhất của chánh niệm trong sức khỏe thân tâm, đặc biệt là cách thực tập chánh niệm giúp quá trình chữa trị ung thư như thế nào dưới góc nhìn khoa học. Bên cạnh đó, thầy cũng chia sẻ những phương pháp thực tập đơn giản để phát triển đời sống tâm linh tích cực hơn. Mời quý vị đón xem.   #Vietsuccess #TheQuocKhanhShow #MentalHealth #Mindfulness #Thien #Chanhniem #Thantamtri #ThichChanPhapKham   Timestamps: 00:00 - Giới thiệu khách mời và chương trình 02:12 - Tập nghỉ ngơi ngay trong lúc làm việc 11:51 - Tập thói quen phản ứng chậm lại trong mọi việc 20:17 - Coming up  20:43 - Vì sao phương pháp y học thân tâm lại chưa được phổ biến? 32:02 - Nền văn hóa Á Đông có tác động ra sao đến phương pháp này? 40:46 - Coming up 41:13 - Làm sao để phát triển đời sống tâm linh tích cực? 46:24 - Làm sao để ứng dụng liệu pháp này tốt hơn ở Việt Nam? 51:37 - Hiểu biết về não bộ có giúp hiểu rõ hơn về chánh niệm? 53:10 - Sách “Cơm sôi nhỏ lửa" 55:20 - Liệu pháp “Niệm sinh An lạc, Nếp sống An lành” 01:02:46 - Coming up 01:03:13 - Có điều gì về chánh niệm mà khoa học chưa chứng minh được? 01:05:43 - Tâm lý học duy biểu là gì? 01:12:52 - Đúc kết quan trọng về sức khỏe thân tâm 01:17:13 - Chào kết   Credits:  Dẫn chuyện - Host | Quốc Khánh  Kịch bản - Scriptwriting | Quốc Khánh Biên Tập – Editor | Thu Bình  Truyền thông - Social | Ngọc Anh, Thúy Vy Sản Xuất -  Producer | Ngọc Huân  Quay Phim - Cameraman | Thanh Quang, Đình Thi, Tấn Hiếu Âm Thanh - Sound | Nhật Trường  Hậu Kì – Post Production | Tấn Hiếu Nhiếp Ảnh - Photographer | Tấn Hiếu, Thanh Quang Thiết kế - Design | Dương Vũ Trang điểm - Makeup Artist | Ngọc Nga

Vô Vi Podcast - Vấn Đạo
VDVV-1582_0583 -Nguyen Dien -Cam On Long Thanh Cua Cac Ban Da Huong Thuong. Khoa 4 TV Vi Kien 13 May 86.mp3

Vô Vi Podcast - Vấn Đạo

Play Episode Listen Later Nov 2, 2024 61:40


VDVV-1582_0583 -Nguyen Dien -Cam On Long Thanh Cua Cac Ban Da Huong Thuong. Khoa 4 TV Vi Kien 13 May 86.mp3PodCast ChannelsVô Vi Podcast - Vấn Đạo  Vô Vi Podcast - Băn GiảngVô Vi Podcast - Nhạc Thiền

The Quoc Khanh Show
Thầy Thích Chân Pháp Khâm | "Hãy thở và cười đi!" | TQKS #86

The Quoc Khanh Show

Play Episode Listen Later Oct 27, 2024 67:32


Thầy Thích Chân Pháp Khâm là Tiến sĩ, Tu sĩ Phật giáo, đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và là thành viên giáo thọ Làng Mai châu Á. Thầy đồng thời là Nhà sáng lập của liệu pháp Niệm sinh An lạc - Nếp sống An lành (Mindfulness Born Peace and Happiness: A way of Well Being). Thầy đã có nhiều năm giảng dạy và thực hành chánh niệm trên toàn thế giới, áp dụng Khoa học Thần kinh và Tâm lý học Phật giáo vào trong điều trị sức khỏe thân tâm, đặc biệt là tâm lý trị liệu. Ngoài ra Thầy còn là Viện trưởng Viện Phật học Ứng dụng châu Á, Giám đốc trung tâm Sức khỏe thân tâm Thở và Cười tại Hong Kong.    Hiện nay, chúng ta nhắc nhiều đến thiền, chánh niệm trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, tuy nhiên có một bộ phận không ít người cho rằng những khái niệm này gắn liền với tâm linh tôn giáo. Trong tập hôm nay của The Quoc Khanh Show, Host Quốc Khánh có dịp được trò chuyện cùng Sư thầy Thích Chân Pháp Khâm về hiệu quả của phương pháp chánh niệm dưới lăng kính của Khoa học Thần kinh. Ngoài ra, Thầy cũng chia sẻ về những nghiên cứu khoa học và ví dụ thực tiễn của việc áp dụng liệu pháp Niệm sinh An lạc - Nếp sống An lành và y học thân tâm trong việc phòng và điều trị bệnh. Mời quý vị đón xem.   #Vietsuccess #TheQuocKhanhShow #MentalHealth #Mindfulness #Thien #Chanhniem #Thantamtri #ThichChanPhapKham   Timestamps:  00:00 - Giới thiệu khách mời và chương trình 02:31 - Chánh niệm là gì? 10:33 - Làm sao để bắt đầu thực tập chánh niệm? 20:42 - Coming up 21:08 - Nền tảng khoa học của phương pháp chánh niệm 26:26 - Có cái nhìn bất nhị nguyên để dễ đạt tới bình an 36:10 - Liệu pháp Niệm sinh An lạc - Nếp sống An lành và minh chứng khoa học 1 43:29 - Coming up 43:57 - Liệu pháp Niệm sinh An lạc - Nếp sống An lành và minh chứng khoa học 2 53:29 - Dùng tâm để chữa bệnh về thân 01:06:05 - Chào kết   Credits:  Dẫn chuyện - Host | Quốc Khánh  Kịch bản - Scriptwriting | Quốc Khánh Biên Tập – Editor | Thu Bình  Truyền thông - Social | Ngọc Anh, Thúy Vy Sản Xuất -  Producer | Ngọc Huân  Quay Phim - Cameraman | Tấn Hiếu, Nhật Trường  Âm Thanh - Sound | Nhật Trường  Hậu Kì – Post Production | Thanh Quang Nhiếp Ảnh - Photographer | Nhật Trường  Thiết kế - Design | Dương Vũ Trang điểm - Makeup Artist | Ngọc Nga

Vô Vi Podcast - Vấn Đạo
VDVV_1575_0575 -Thay Giang Ngay Chot Khoa Suc Khoe Va Tam Linh 2. Washington DC 28 Sep 97.mp3

Vô Vi Podcast - Vấn Đạo

Play Episode Listen Later Oct 22, 2024 47:13


VDVV_1575_0575 -Thay Giang Ngay Chot Khoa Suc Khoe Va Tam Linh 2. Washington DC 28 Sep 97.mp3PodCast ChannelsVô Vi Podcast - Vấn Đạo  Vô Vi Podcast - Băn GiảngVô Vi Podcast - Nhạc Thiền