POPULARITY
Tựa Đề: Đầy Tớ Của Chúa; Kinh Thánh: Gia-cơ 1:1; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
Tựa Đề: Chúng Ta Là Công Dân Trên Trời; Kinh Thánh: Phi-líp 3:20-21; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
Tựa Đề: Như Một Người Lính Giỏi Của Chúa; Kinh Thánh: 2 Ti-mô-thê 2:1-13; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Ha-ma-ghê-đôn - Trận Chiến Thuộc Chúa; Kinh Thánh: Khải-huyền 9:13-21; Khải-huyền 16:12-21; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Cha Xấu - Cha Tốt; Kinh Thánh: Lu-ca 11:11-13; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Ngày Từ Phụ
Tựa Đề: Hiếu Kính Cha Mẹ; Kinh Thánh: Ê-phê-sô 6:2-3; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm, Ngày Từ Phụ
Kịch bản bất thường khi đồng tiền Mỹ mất giá trong lúc tình hình thế giới bất ổn hơn bao giờ hết. Phải chăng đô la không còn là « tài sản an toàn nhất » ? Câu hỏi được đặt ra một phần do trung bình cứ ba tháng một lần, gánh nợ của chính quyền liên bang lại tăng thêm 1.000 tỷ đô la. Nhờ là nền kinh tế số 1 thế giới và quy chế đặc biệt của đồng đô la, công trái phiếu bộ Tài Chính phát hành vẫn dễ dàng có người mua. Tình trạng này sẽ còn kéo dài được bao lâu khi mà giới tài chính ngân hàng, các nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp và giới đầu tư bắt đầu hoài nghi về tiềm năng tăng trưởng của Hoa Kỳ và chiến lược phát triển kinh tế bị coi là « mù mờ » của tổng thống Trump ? Thế giới vẫn xem nợ của Mỹ là một sản phẩm tài chính an toàn ? Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất mà còn là quốc gia mang nợ nhiều nhất trên hành tinh. Trong một vài ngày nữa tổng nợ công của Hoa Kỳ sẽ đụng ngưỡng 37.000 tỷ đô la. Nợ của Mỹ như vậy lớn gấp 9 lần so với GDP Đức, nền kinh tế số 1 trong Liên Hiệp Châu Âu. Hôm nay 17/06/2025 là một ngày quan trọng đối với Washington do bộ Tài Chính Mỹ phát hành thêm 118 tỷ đô la công trái phiếu đủ loại (với thời hạn 3-10 và 30 năm). Câu hỏi đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các ngân hàng trung ương nước ngoài, các định chế tài chính tư nhân của Mỹ và ngoại quốc « chê » hay « ngại » mua thêm vào nợ của Hoa Kỳ ? Một số dự báo e rằng, lãi suất tín dụng dài hạn 10 và 30 năm Mỹ phải đi vay có nguy cơ lại « vượt quá ngưỡng tâm lý » 5 %. Mới chỉ với lãi suất tín dụng 4 % mà theo thẩm định của Văn Phòng trực thuộc Hạ Viện lo về ngân sách, trong tài khóa 2025 chính phủ Liên Bang sẽ phải dành ra 952 tỷ đô la để trả tiền lãi cho các chủ nợ. Số tiền này như vậy lớn hơn cả « ngân sách của bên bộ Quốc Phòng ». Donald Trump, « mối đe dọa lớn nhất » đối với kinh tế Hoa Kỳ ? Có ít nhất ba yếu tố báo trước Mỹ sẽ phải đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn : Thứ nhất, từ 2019 Mỹ đã phải đi vay với lãi suất càng lúc càng cao, nhưng từ khi trở lại Nhà Trắng hôm 20/01/2025 tổng thống Trump như đang « nhấn ga » mạnh hơn nữa để lao vào một bức tường. Chính sách thuế đối ứng và chiến tranh thương mại của Washington có nguy cơ đánh thẳng vào tăng tưởng của Hoa Kỳ. Lo ngại thứ hai là gần đến hạn định 90 ngày Donald Trump (tức là ngày 09/07/2025) để cho thế giới để đàm phán hòng tránh được những mức thuế « trên trời » từ 10 đến 50 % phụ trội mà Mỹ áp đặt. Nhưng đã gần đến cột mốc 09/07/2025 mà đến nay mới chỉ có 1 nước duy nhất là Anh Quốc chính thức đạt được đồng thuận để chỉ bị phạt 10 % thuế hải quan khi xuất khẩu sang Mỹ. Một số quốc gia khác như Việt Nam, Nhật Bản thì mới chỉ « gần sắp đạt đến đích ». Hàn Quốc với một chính quyền mới của tổng thống Lee Jae Myung « cần có thời gian để nắm vững hồ sơ ». Indonesia thì sáng 17/06/2025 vừa tuyên bố « không cần thiết điều phái đoàn trở lại Washington để tiếp tục đàm phán vì Jakarta đã cố gắng hết sức mình. Quả bóng giờ đây ở trên sân chơi của Mỹ » … Với Trung Quốc chưa thể nói là Bắc Kinh và Washington đã buông vũ khí sau hai vòng đàm phán ở Genève và Luân Đôn. Thêm 2.400 tỷ đô la nợ trong 10 năm Lý do thứ ba khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng với Hoa Kỳ chính là dự luật ngân sách Big and Beautiful Bill Act mà tổng thống Trump coi là công cụ hiệu quả để đem lại « hào quang cho nước Mỹ ». Nếu được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua, đạo luật này sẽ đào sâu thêm nữa 2.400 tỷ đô la nợ của chính phủ liên bang trong 10 năm sắp tới. Làm thế nào giải thích núi nợ đã xấp xỉ 37.000 tỷ đô la của Mỹ ? Phải chăng đó là một yếu tố đang làm suy yếu đồng đô la ? RFI mời chuyên gia Thomas Grjebine, Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế và Thông Tin Quốc Tế của Pháp – CEPII trả lời các câu hỏi này. Trước hết Thomas Grjebine nhấn mạnh nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ đều ỷ lại vào sức mạnh và đặc quyền Washington có được nhờ đồng đô la : « Nợ công của Mỹ tăng mạnh trong nhiều năm do các chính quyền liên tiếp vừa mạnh tay tăng các khoản chi tiêu, vừa có những chương trình quy mô để giảm thuế - đặc biệt là dưới nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump. Quả thực là trong một thời gian dài Washington không xem nợ nần chồng chất là một vấn đề bởi vì Hoa Kỳ có đồng đô la, nên vẫn có thể đi vay với lãi suất không quá đắt. Trong những tuần lễ gần đây chúng ta thấy tình hình thêm căng : Mỹ đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn - có nghĩa là Mỹ khó huy động vốn hơn và qua đó, chi phí phải thanh toán cho các chủ nợ sẽ nặng hơn. Trước mắt hiện tượng này chưa tác động đến các hộ gia đình Mỹ. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là trong tương lai xa hơn và đến một lúc nào đó chính quyền liên bang phải tăng thuế để tiếp tục trả nợ ». Đô la không còn là một phương tiện dự trữ an toàn ? Có điều từ đầu 2025 đến nay, đô la Mỹ mất giá 9 % so với các đơn vị tiền tệ khác như đồng euro hay franc của Thụy Sĩ, bảng Anh và Yen Nhật Bản… Phải chăng đây là dấu hiệu đô la không còn là một « tài sản an toàn » vì nợ Mỹ càng lúc càng tăng nhanh và có ngy cơ « vượt ngoài tầm kiểm soát » ? Khi đó, nền kinh tế số 1 thế giới càng khó đi vay ? Thomas Grjebine, trước mắt loại trử kịch bản Mỹ khan hiếm tiền mặt. « Cần nói rõ là chưa có chuyện Hoa Kỳ gặp khó khăn khi cần đi vay tín dụng, Mỹ cũng không lâm vào hoàn cảnh thiếu hụt thanh khoản và chúng ta hoàn toàn không đứng trước khủng hoảng về nợ nông như điều từng xảy ra với Hy Lạp hồi 2011. Hiện tại chúng ta mới ghi nhận hiện tượng lãi suất tín dụng tăng lên cao và sẽ đè nặng thêm nữa lên các khoản chi phí trong ngân sách của chính quyền liên bang. Nhưng còn phải kể đến vai trò của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ : Federal Reserve có thể can thiệp bằng cánh ồ ạt mua vào các công trái phiếu mà bên bộ Tài Chính phát hành và qua đó làm hạ nhiệt tình hình. Kết luận ở đây là Hoa Kỳ không bị khủng hoảng về nợ công đe dọa »… Thái độ thận trọng : đô la sẽ tiếp tục mất giá Thomas Grjebin giải thích thêm : « Các nhà đầu tư tiếp tục mua vào nợ của Mỹ bởi Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất, năng động nhất và phát hành nhiều công trái phiếu nhất. Nếu muốn đầu tư vào công trái phiếu, thì không có giải pháp nào để thay thế cho công trái Hoa Kỳ : Đức cũng phát hành công trái nhưng không thấm vào đâu. Hơn nữa Mỹ có đồng đô la… » Đây là « đơn vị tiền tệ quốc tế thực thụ duy nhất » của thế giới. Hiện tại có một khối lượng khoảng 1.300 tỷ đô la lưu hành ở mọi nơi, ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ… Trên nguyên tắc, trước mọi biến động về địa chính trị, nhu cầu mua vào đô la được đẩy lên cao. Đô la tăng giá. Lần này, cho đến cuối tuần trước thế giới phải đối mặt với nhiều bất ổn như xung đột Israel và Palestine tại dải Gaza, và một cuộc chiến đã kéo dài là chiến tranh Ukraina… vậy mà đồng đô la đã liên tục trượt giá. Các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ có vẻ không mấy lạc quan. Morgan Stanley chẳng hạn e rằng « từ nay đến giữa 2026 đô la có thể sẽ còn rơi mạnh hơn nữa, mất giá thêm 10 % so với thời điểm hiện tại ». Goldman Sachs cũng đánh giá tương tự và thậm chí khuyên các thân chủ nên tích trữ đồng yen và euro hơn là đô la. Về phần nhà nghiên cứu Thomas Grjebine của trung tâm Pháp CEPII, anh nói đến một hiện tượng « chưa từng có » : « Đây là hiện tượng khá mới mẻ bởi vì từ trước đến nay mỗi lần xảy ra khủng hoảng thì thông thường đô la tăng giá. Những mối lo ngại liên quan đến thị trường tài chính hay về sức tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới, thì phản ứng là mọi người đua nhau tích trữ đồng đô la hay mua vào công trái phiếu của Hoa Kỳ. Tức là đơn vị tiền tệ của Mỹ sẽ tăng giá. Nhưng lần này thì không. Từ nhiều tháng qua, đô la trượt giá vào lúc mà tăng trưởng toàn cầu bị đe dọa và tình hình thế giới bấp bênh hơn bao giờ hết (....) Có chiều hướng là đô la sẽ tiếp tục mất giá trong nhiều tháng bởi vì môi trường hiện tại không ổn định do có nhiều rủi ro : Chúng ta chưa biết chiến tranh thương mại sẽ đi về đâu. Donald Trump có tiếp tục đẩy cuộc chiến này lên một mức độ cao hơn nữa hay không. Thế nhưng cầm chắc là thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ còn tăng thêm nữa. Hiện có nhiều nghi vấn về dự luật tài chính tổng thống Trump đang ấp ủ là dự luật Big and Beautiful Act Bill. Những ngờ vực về tăng trưởng của Hoa Kỳ cũng có nguy cơ kéo tỷ giá của đô la xuống thấp ». Một nhà tài chính trên báo kinh tế Les Echos hôm 03/06/2026 kết luận « đô la cũng như công trái phiếu của Hoa Kỳ vốn được xem là những sản phẩm tài chính an toàn bậc nhất đang bị rớt đài ».
Tựa Đề: Người Chăn Chiên Hiền Lành; Kinh Thánh: Giăng 10:11-18; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Biển và đại dương là « cột sống kinh tế của toàn cầu », mang lại việc làm cho trên dưới 200 triệu người, là nơi vận chuyển 90 % thương mại của thế giới và bảo đảm đến 90 % dịch vụ kết nối trong thời đại công nghệ số. Không gian biển đã trở thành nơi mà những lợi ích kinh tế, những tham vọng chính trị và quân sự đan chặt vào nhau. Kèm theo đó là nguy cơ xung đột vũ trang. Trước tình hình Trái đất đang bị thu hẹp dưới gánh nặng dân số, nhu cầu về lương thực thực phẩm, về tài nguyên, về năng lượng tăng nhanh, viễn cảnh làm chủ các nguồn tài nguyên còn vùi rất sâu trong lòng biển càng hấp dẫn.25.000 tỷ đô la tiềm năng kinh tế từ đại dương Nếu là một quốc gia trên hành tinh, biển cả và đại dương sẽ là 1 trong 5 nền kinh tế phồn thịnh nhất, giàu có hơn cả Nga hay Brazil. Đây cũng là nơi mà tiềm năng về kinh tế ước tính lên tới 25.000 tỷ đô la. Để so sánh, GDP của Việt Nam là 480 tỷ đô la (2024). Trước ngày khai mạc Hội Nghị Đại Dương Liên Hiệp Quốc UNOC3, đồng chủ tịch diễn đàn tại Monaco, quy tụ các doanh nghiệp, giới đầu tư và nhất là các ngân hàng, Pascal Lamy thẩm định tiềm năng kinh tế và tài chính có thể rút ra từ biển cả lên tới 25.000 tỷ đô la.Báo cáo gần đây nhất của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) ghi nhận trong suốt giai đoạn từ 1992 đến 2020 « hơn 100 triệu việc làm trên thế giới » là trực tiếp gắn liền với biển cả. Con số này có lúc vượt quá ngưỡng 150 triệu .Còn theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, « biển và đại dương bảo đảm sinh tồn cho ít nhất 3 tỷ người trên hành tinh, là nguồn cung cấp chất đạm cho 17 % nhân loại » đó là chưa kể đến « rất nhiều những lĩnh vực kinh tế trực tiếp hay gián tiếp gắn liền với đại dương », bao gồm các hoạt động khai thác dầu mỏ và khoáng sản ở ngoài khơi, kể cả năng lượng hóa thạch và tái tạo, ngành đóng tàu cũng như lĩnh vực viễn thông qua hệ thống cáp ngầm …Trọng lượng kinh tế của không gian biển càng lớn thì lại càng đặt ra nhiều thách thức từ việc khai thác, quản lý, tài nguyên xa bờ, cũng như ở sát bờ duyên hải... Thêm vào đó là những vấn đề đối với môi trường.Quan trọng hơn nữa là, trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng dưới áp lực kinh tế, biển và đại dương càng lúc càng bị đe dọa.Quyền tự do lưu thông trên biển bị thu hẹpTrả lời đài nhà báo Marie France Châtin của RFI Pháp ngữ trong chương trình Địa Chính trị, Nicolas Mazzuchi, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Hàng Hải, trước hết nhấn mạnh đến mối đe dọa do quyền tự do lưu thông trên biển đang bị thu hẹp dần vì lý do địa chính trị, cũng như do các dự án công nghiệp trên biển.« Thực sự ra biển, đại dương là không gian rộng mở cho mọi hình thức giao lưu. Nhưng nhưng giờ đây chúng ta đang chứng kiến hiện tượng gọi là « lãnh thổ hóa không gian biển » tức là một số các hoạt động hàng hải bị gián đoạn tại một số khu vực. Thí dụ như Hồng Hải đã bị phe Houthi -Yemen khủng bố, tàu bè không dám qua lại …Hay là ở Biển Đông nơi Trung Quốc áp đặt những yêu sách về chủ quyền và đã xây dựng các cơ sở quân sự tại một số hòn đảo …, cho nên việc di chuyển trong khu vực này trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, tự do hàng hải cũng bị thu hẹp lại một khi mà chúng ta đặt các cơ sở khai thác dầu khí ở ngoài khơi, hay phát triển các chương trình đặt cáp quang dướng lòng biển để phục vụ ngành viễn thông … Những cơ sở hạ tầng đó cản trở tàu thuyền qua lại ».Chuyên gia Virginie Saliou của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược - Học Viện Quân Sự Pháp giải thích thêm :« Quyền tự do lưu thông là cốt lõi trong luật biển quốc tế mà đến nay các quốc gia ít nhiều tuân thủ. Nước nào cũng muốn được tự do giao thương, tự do ra vào các hải cảng, tự do khai thác các nguồn tài nguyên biển. Ngày nay chúng ta đang đứng trước một cuộc cạnh tranh trên tất cả mọi lĩnh vực với những rủi ro xuất phát từ việc chúng ta ngày càng lệ thuộc vào không gian biển. Chẳng hạn như không thể để cho tàu bè tự do đi lại trong một vùng biển mà ở đó những cánh quạt đã được dựng lên để khai thác năng lượng gió. Bên cạnh đó là những rủi ro liên quan đến môi trường, khí hậu và nhất là trong việc bảo vệ tài nguyên. Tôi muốn nói đến tình trạng khai thác thủy sản quá đà và các hoạt động đánh bắt trái phép … Thêm vào đó là những nguy cơ khác như các vụ hải tặc, hiểm họa khủng bố trên biển, hay là nguy cơ xung đột trên biển do các quốc gia đang lao vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt »Công nghệ mới - thách thức mới về an ninhCũng trên đài RFI Pháp ngữ, Thierry Duchesne, giám đốc ban nghiên cứu chiến lược hàng hải thuộc Quỹ Địa Trung Hải, nhấn mạnh đến những « công cụ mới » như drone biển, một lợi thế chưa từng có để phục vụ các hoạt động khai thác và phát triển tài nguyên, vừa giám sát các cơ sở hạ tầng trong lòng biển. Nhưng đây cũng là những phương tiện được các tổ chức tội phạm hay các quốc gia thù nghịch khai thác: « Các công nghệ hiện đại đã đưa thế giới biển vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Công nghệ phát triển drone biển đang chuyển biến rất nhanh và Pháp có những lá chủ bài trong lĩnh vực này. Chính sự hiện diện của công cụ mới này càng lúc càng đặt ra những thách thức. Chẳng hạn như drone biển có thể được sử dụng cho các hoạt động phi pháp. Các tổ chức mafia đã khai thác để chuyển hàng lậu. Trong bối cảnh mà chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ thống cáp quang dưới lòng biển trong các lĩnh vực viễn thông và công nghệ số, các hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt đi qua lòng biển, đây cũng là một thách thức đối với an ninh quốc gia ».Tái vũ trang không gian biểnTrong bối cảnh đó, Nicolas Mazzuchi, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Hàng Hải, không ngần ngại nói đến chiến lược « tái vũ trang các vùng biển và đại dương » mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang theo đuổi :« Nhìn vào tình hình địa chiến lược và các lực lượng hải quân trên thế giới, từ khoảng một chục năm trở lại đây, chúng tôi ghi nhận xu hướng tái vũ trang các không gian biển. Tức là đang có một sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng trên toàn cầu. Khuynh hướng này rõ rệt hơn ở một số khu vực như Đông Bắc Á. Đây là nơi mà Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nâng cao tiềm lực hải quân, còn Mỹ thì gia tăng hiện diện trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương. Nhưng xin lưu ý rằng Ấn Độ -Thái Bình Dương không phải là khu vực duy nhất lao vào một cuộc chạy đua vũ trang trên không gian biển. Tại Địa Trung Hải hay Châu Mỹ Latinh, hiện tượng này cũng đã được ghi nhận. Tất cả cũng chỉ vì tự do giao thương, tự do đi lại ».Chiến tranh Ukraina là một trận chiến trên biển Vẫn theo chuyên gia này, trong chiều hướng đó, chiến tranh Ukraina đang hoành hành ở Hắc Hải trước hết là một cuộc chiến trên biển, do đã ảnh hưởng trực tiếp đến các luồng giao thương, đến xuất khẩu nông phẩm, ngũ cốc, đến năng lượng của cả hai bên tham chiến Nga và Ukraina, cũng như của nhiều quốc gia xuất khẩu dầu khí tại Trung Á …Cuộc chiến mà tổng thống Vladimir Putin khơi mào từ tháng 2/2025 từng làm gián đoạn giao thương ở Hắc Hải, từng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu nông phẩm, phân bón… của nhiều nước ở Châu Phi và Trung Cận Đông…« Việc vận chuyển nguyên liệu thô qua Biển Đen bị trở ngại, không chỉ đối với phía Ukraina mà cả với phía Nga, đặc biệt là qua hải cảng Novorossiysk, nơi trung chuyển một lượng rất lớn dầu khí của Nga và của cả khu vực Trung Á. Cảng này là cửa ngõ chính để đưa hàng hóa, nguyên liệu sang châu Âu. Ngoài năng lượng, ngũ cốc của Ukraina cũng phải đi qua Biển Đen. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra trong trường hợp các bên tham chiến mở một cuộc đổ bộ nhắm vào cảng Odessa của Ukraina. Do vậy, chiến tranh Ukraina thực chất là một cuộc chiến trên biển, đụng chạm trực tiếp đến quyền tự do hàng hải và tự do giao thương ».Nguy cơ chiến tranh thương mại toàn diệnNhà nghiên cứu Virginie Saliou kết luận: Chỉ cần đóng cửa một vài hài cảng, một eo biển như Ormuz hay Đài Loan, Malaka là cũng đủ để đẩy toàn thế giới vào một cuộc chiến thương mại toàn diện.« Cả thế giới phụ thuộc vào các hoạt động giao thương hàng hải. Chính vì thế mà các vùng biển rộng lớn càng trở thành những mục tiêu hấp dẫn khi cần gây thiệt hại cho mậu dịch toàn cầu. Điều này đã được chứng minh tại Hồng Hải. Ngoài ra còn có nhiều hiện tượng khác nữa, như là cuộc chạy đua tái vũ trang để khẳng định chủ quyền trên biển, vì những lợi ích kinh tế và an ninh. Hệ quả kèm theo các các mối căng thẳng trên biển gia tăng là nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang. Chính vì thế phải phát triển tiềm năng của hải quân … Riêng về điểm này, Pháp có hẳn một chiến lược, có những phương tiện và kinh nghiệm mà nhiều quốc gia khác chưa có, hoặc là có nhưng chưa được cọ sát với thực tế ».Trong một bài tham luận năm 2022 đăng trên trang nhà của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, Julia Tasse phân tích : Biển và đại dương càng lúc càng quan trọng về địa chính trị, bởi nhân loại đã « gần đụng ngưỡng các giới hạn khai thác tài nguyên trên đất liền, công luận bắt đầu quan tâm đến các hoạt động khai thác trên biển ». Mỗi quốc gia « huy động sức mạnh để lao vào một cuộc chạy đua tìm kiếm tài nguyên, để giành giật từ các đàn cá đến kim loại hiếm, dầu hỏa, khí đốt… » Cuộc chạy đua tìm kiếm tài nguyên đó vừa khơi lại những hiềm khích trong quá khứ lịch sử, vừa biện minh cho các chính sách bành trướng các vùng biển …Trong « trò chơi nguy hiểm này », các nước lớn thường có chung một chiến thuật : « đặt quốc tế trước sự đã rồi ». Chỉ cần nhìn vào các khoản đầu tư quân sự của Trung Quốc trong 2 hay 3 thập niên gần đây cũng đủ nhận thấy điều đó.
VOV1 - Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, sáng nay tại Bến Tre, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban thường vụ tỉnh uỷ Bến Tre, thường trực tỉnh uỷ Trà Vinh và thường trực tỉnh uỷ Vĩnh Long.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 46, thảo luận, cho ý kiến về 38 nội dung quan trọng.- Để trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, mức độ tăng GDP trung bình phải đạt 9,5%/năm. Đây là kịch bản tăng trưởng được chuyên gia khuyến nghị tại hội thảo: “Định hướng và Giải pháp cho Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đến năm 2045”.- Những trái vải thiều tươi đầu tiên của mùa vụ 2025 từ Việt Nam chính thức có mặt tại thị trường Pháp, mở ra triển vọng mới cho ngành xuất khẩu nông sản nước nhà trên con đường chinh phục các thị trường khó tính.- Cựu nữ Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, 44 tuổi vừa được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 80, trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất từ trước đến nay đảm nhiệm cương vị này.- Chính phủ Thái Lan kêu gọi quân đội nước này kiềm chế, không đóng cửa biên giới Thái Lan – Campuchia.
Tựa Đề: Hãy Con Chừng Sói Đội Lốt Chiên; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 7:15-20; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
VOV1 - Sáng 29/5, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Huế tổ chức lễ khởi công Dự án mở rộng tuyến cao tốc La Sơn - Hòa Liên. Đây là bước tiếp theo trong lộ trình hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đồng thời tăng cường kết nối với tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Tựa Đề: Ngươi Phải Sanh Lại; Kinh Thánh: Giăng 3:1-15; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Có nhiều khả năng cuộc « đình chiến thương mại Mỹ -Trung 90 ngày sẽ kéo dài hơn dự kiến » do đôi bên cùng cần thời gian để « trừng phạt » đối phương khi mà hai kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc « gắn kết quá chặt chẽ vào nhau ». Nhiều yếu tố trói tay Washington. Có thể nhiều đối tác của Mỹ theo chân Bắc Kinh, cứng giọng khi đàm phán với tổng thống Trump. Hơn một tháng chiến tranh thuế quan Mỹ-Trung cao trào, Washington và Bắc Kinh tạm hủy phần lớn những biện pháp « trừng phạt đối phương » trong 90 ngày, tức là đến giữa tháng 7/2025. Đây là một trong hai thành quả cụ thể nhất mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được sau đối thoại hôm 10/05/2025 tại Genève, Thụy Sĩ.Sau những thông báo ồn ào, hiện tại hàng Trung Quốc bán sang Mỹ chỉ bị áp thuế 30 % chứ không phải là 145 % hay 80 % như Nhà Trắng từng đe dọa. Về phía Bắc Kinh, Trung Quốc cũng chỉ đánh thuế 10 % hàng « made in USA » bán sang Hoa Lục chứ không phải là 125 % như đã loan báo.Mỹ đang áp dụng đúng mô hình kinh tế của Trung Quốc Trả lời RFI tiếng Việt hôm 16/05/2025, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế CERI trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po. Paris, giáo sư Stéphanie Balme trước hết nhấn mạnh đến những « tiến bộ nhanh chóng » mà hai phái đoàn, của Mỹ do bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent dẫn đầu và của Trung Quốc do phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong làm trưởng đoàn, đã đạt được sau vòng đàm phán cấp cao đầu tiên.Chuyên gia Stéphanie Balme nêu lên một nghịch lý : Mỹ có khuynh hướng đi theo mô hình kinh tế của Bắc Kinh.« Quả thực là chúng ta đã bất ngờ thấy các bên đạt được thỏa thuận quá nhanh. Tuy nhiên xung khắc vẫn còn đó. Chưa có gì được giải quyết dứt điểm. Chỉ biết rằng trên nguyên tắc Mỹ và Trung Quốc có 90 ngày để thương lượng. Hiện tại, họ đã đồng ý trên hồ sơ ma túy tổng hợp : Đây là một điểm rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Còn trong lĩnh vực thuế quan, hai quốc gia này cùng chấp nhận giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng. Nhưng Mỹ và Trung Quốc vẫn là những đối thủ thương mại. Đơn giản là hai nền kinh tế này quá lệ thuộc vào nhau. Washington chỉ trích Bắc Kinh trợ cấp cho các hoạt động kinh tế của Trung Quốc, tạo cạnh tranh bất bình đẳng và giờ đây Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế như một công cụ phục vụ các mục đích địa chính trị để làm bá chủ thế giới. Đương nhiên, điểm bất đồng then chốt này vẫn tồn tại. Nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là mô hình kinh tế của Hoa Kỳ giờ đây càng lúc càng được rập khuôn theo mô hình của Trung Quốc. Có nghĩa là chính quyền Trump cũng đang sử dụng chính sách kinh tế để củng cố cho sức mạnh của Hoa Kỳ ».Ba điểm kẹt của MỹBáo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia hôm 13/05/2025 trích lời giám đốc trung tâm nghiên cứu Mỹ, Michael Hirson đưa ra ba yếu tố thúc đẩy Nhà Trắng nhanh chóng « nhượng bộ » Bắc Kinh sau khi đã khuấy động một cuộc « chiến tranh thuế quan » : Tổng thống Trump ý thức được là các doanh nhân Mỹ chưa sẵn sàng để sản xuất trên đất Mỹ mà không cần nhập khẩu nguyên liệu và phụ từng của nước ngoài.Người tiêu dùng ở Mỹ cần hàng rẻ của Trung Quốc - mà bằng chứng rõ rệt nhất là, dù có đánh thuế hàng Trung Quốc đến 145 % trong 2 tuần lễ cuối tháng 4/2025, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ vẫn tăng, tuy là có tăng chậm hơn so với cùng thời kỳ năm 2023. Do vậy đòn thuế hải quan tổng thống Trump nhắm vào Trung Quốc trước hết lại giáng vào mãi lực của các hộ gia đình Mỹ.Điểm sau cùng, là đòn thuế đối ứng của Washington ảnh hưởng đến lãi suất đi vay ngân hàng của Mỹ. Vì ba điểm này, tổng thống Hoa Kỳ lập tức thay đổi lập trường.Phía Bắc Kinh cũng đã có một số nhượng bộ : Trung Quốc cam kết kiểm soát chặt chẽ hơn các mạng lưới bất hợp pháp chế biến và cung cấp ma túy tổng hợp fentanyl dẫn tới những tác động tai hại trong xã hội của Hoa Kỳ. Bắc Kinh cũng đã lập tức ngừng hạn chế xuất khẩu một số kim loại hiếm sang Mỹ, tạm ngừng điều tra về hoạt động của trên dưới 30 doanh nghiệp Mỹ…Nhưng đó chỉ là những dấu hiệu hòa hoãn bề ngoài. Tuần trước, bộ Thương Mại Trung Quốc quyết định « tăng cường các biện pháp giám sát ở mọi khâu để ngăn chặn mọi hoạt động mua bán bất hợp pháp đất hiếm và kim loại hiếm », « tăng tốc các thủ tục cần thiết » để thay thế nông phẩm của Mỹ bằng đậu tương, đậu nành, ngô hay dầu thực vật của Achentina và Brazil…Chiến thuật « câu giờ »Vậy một cách cụ thể Mỹ và Trung Quốc cần những gì để đạt đến một giải phát « lâu bền hơn » trên mặt trận thương mại ? Giáo sư trường Khoa Học Chính Trị Paris Sciences Po, bà Stéphanie Balme trả lời :« Trước hết, phía Mỹ giải thích với công luận trong nước rằng thỏa thuận với Trung Quốc là một thành tích lịch sử, thể hiện khả năng và vai trò đầu tầu của Hoa Kỳ trong các vòng thương thuyết với Bắc Kinh. Trên thực tế, hiện đang thiếu nhiều công cụ cho phép đôi bên khép lại xung đột. Đầu tiên hết là một cơ chế điều tiết mức thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Thiếu sót thứ hai là cả hai quốc gia này chưa xác định được một hình thức đối thoại song phương phù hợp để giải quyết tranh chấp. Điều duy nhất phái đoàn Mỹ và Trung Quốc đã đạt được tại Genève - Thụy Sĩ (10/05/2025) là đôi bên thống nhất về một mức thuế rất cụ thể, như đã biết và họ thông báo rằng các biên độ thuế quan mới sẽ được áp dụng từ ngày 14/05/2025 để cho Washington và Bắc Kinh có thời gian 90 ngày đàm phán. (…) Không khó để mỗi bên chứng minh với công luận trong nước là họ đã thành công. Trong khi đó chúng ta biết rằng, trước khi bắt đầu đàm phán, Mỹ đã nhượng bộ khi loan báo giảm thuế hải quan đánh vào hàng điện tử Trung Quốc. Về phía Bắc Kinh cũng vậy. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc dễ dàng chứng minh là đối phương đã lùi bước. Nhưng theo tôi vấn đề chính là khả năng đàm phán thực thụ của mỗi bên khá hạn hẹp khi mà kinh tế Mỹ và Trung Quốc quá phụ thuộc vào nhau. Điều đó có nghĩa là trừng phạt đối phương thì mình cũng mang họa. Do vậy có khả năng là ‘hiệp định đình chiến song phương' được ấn định 90 ngày sẽ được triển hạn và đấy sẽ là mục tiêu của cả Washington lẫn Bắc Kinh ».Kịch bản quá mới mẻ với cả hai bênTheo giáo sư Stéphanie Balme trung tâm CERI -Sciences Po. Paris, đôi bên cùng tìm kế hoãn binh :« Đôi bên cùng đang mò mẫm để tìm ra giải pháp, nên cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ cùng cần có thời gian để thẩm định tình hình, để đánh giá hậu quả quyết định của mình đối với đối phương. Để rồi từ đó lại tiếp tục mở ra các vòng thương thuyết khác (…) Thời hạn 30 ngày quá ngắn ngủi để quan sát một cách thấu đáo các hậu quả. Sáu tháng thì lại lâu quá cho nên 3 tháng, tức là 90 ngày, có thể là thời gian thích hợp để quan sát tình hình trước khi khởi động một chu kỳ đàm phán mới ». Có một điều chắc chắn là như tờ Nikkei Asia ghi nhận : « lệnh hưu chiến » trong 90 ngày mà Hoa Kỳ và Trung Quốc vừa đạt được do là một giải pháp « tạm thời », mong manh và mỗi bên đều có thể « đổi ý » bất cứ lúc nào, cho nên « các doanh nghiệp Mỹ đang hối hả mua thêm hàng của Trung Quốc ». Các công ty xuất nhập khẩu ở Thâm Quyến đang « làm việc hết công suất để gửi hàng sang Hoa Kỳ ». Các tập đoàn vận chuyển đường biển cũng chờ đợi « trong ba tháng sắp tới đây và có thể là đến cuối năm, sẽ rất bận rộn ».ASEAN, « trên đe dưới búa » Cùng lúc, bà Stéphanie Balme khuyến cáo các quốc gia Đông Nam Á nên khẩn trương đa dạng hóa quan hệ thương mại, để giải tỏa bớt áp lực kép từ phía Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính quyền Trump và chính sách « thuế đối ứng » đã mạnh tay nhất với rất nhiều nước trong ASEAN.« Căng thẳng mới Mỹ càng gia tăng, Trung Quốc càng phải đa dạng hóa các nguồn tiêu thụ hàng xuất khẩu của mình. Bắc Kinh cần nương nhẹ các đối tác thương mại, mà đầu tiên hết là những đối tác gần gũi về mặt địa lý. Tại Đông Bắc Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nền kinh tế công nghiệp có mức phát triển đã rất cao. Ít có hy vọng Seoul hay Tokyo ồ ạt mua thêm hàng Trung Quốc. Trái lại những quốc gia Đông Nam Á thì đang lo. Từ Phililppines đến Việt Nam, Cam Bốt, Miến Điện, Thái Lan … cũng bị thuế hải quan quan Mỹ tác động, bây giờ lại thêm áp lực của Bắc Kinh vì Trung Quốc cần tìm kiếm các thị trường xuất khẩu nữa thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Việt Nam chẳng hạn vừa phải chịu áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ, vừa chịu sức ép của các nhà sản xuất Trung Quốc, thành thử tôi hy vọng, đây là thời điểm thuận lợi giúp cho Việt Nam chẳng hạn đẩy mạnh giao thương với Liên Âu, xem Bruxelles như một yếu tố cho để giảm bớt mức độ phụ thuộc vào thị trường của Trung Quốc hay của Hoa Kỳ ».Thế giới có còn vội để đàm phán với Trump ? Vào lúc tổng thống Trump khoe có đến « 200 quốc gia trên thế giới (?) » xin được đàm phán về thuế quan với Washington, báo Singapore, The Strait Times ngày 19/05/2025 đặt câu hỏi : không biết rằng thái độ cứng rắn của Trung Quốc có là một bài học đối với nhiều quốc gia trước khi đối thoại với Mỹ về chính sách thuế hải quan hay không ?Stephen Olson, từng là một nhà đàm phán thương mại của Hoa Kỳ và hiện đang nghiên cứu tại viện ISEAS của Singapore cho rằng sau đối thoại Mỹ-Trung ở Genève vừa qua, nhiều quốc gia sẽ « nhận thấy Donald Trump bắt đầu ý thức được là ông đã có những đòi hỏi quá đáng ». Điều này sẽ làm « thay đổi tương quan lực lượng » khi những quốc gia đó phải đàm phán với siêu cường kinh tế số 1 thế giới.Ứng viên tổng thống Hàn Quốc đang dẫn đầu cuộc đua, Lee Ja Myung cho biết ông « không vội đàm phán » với Mỹ. Nhật Bản một đối tác thương mại quan trọng khác của Washington cũng không « vội vàng » như những tuyên bố cách nay vài tuần.Vào lúc tổng thống Trump khẳng định là New Delhi « sẵn sàng giảm tất cả mọi hàng rào thuế quan đánh vào hàng Mỹ » thì ngoại trưởng Ấn Độ cho rằng còn quá sớm để đưa ra nhận định như trên.Marko Papic, thuộc cơ quan tư vấn GeoMacro-BCA Research, trụ sở tại Montréal, Canada được tờ báo Singapore trích dẫn kết luận « Sẽ có nhiều quốc gia học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc trong nghệ thuật đàm phán với tổng thống Trump. Bài học đó là bình tĩnh và giữ vững lập trường ». Đương nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng được công thức đó. Tất cả còn tùy thuộc trọng lượng kinh tế của một quốc gia trên bàn cờ thương mại với Hoa Kỳ.
Tựa Đề: Cây Trồng Gần Dòng Nước; Kinh Thánh: Giê-rê-mi 18:7-8; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: An-ne - Người Mẹ Tin Kính; Kinh Thánh: 1 Sa-mu-ên 1:1-28; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Ngày Từ Mẫu
Tựa Đề: Giấy Chứng Nhận Thật; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 25:1-13; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Người Được Chúa Chọn; Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 31:2-3; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
Tựa Đề: Hãy Đến Với Ngài; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 11:28; Tác Giả: Bà Mục Sư Đoàn Hô-rếp; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Chiên Con Của Đức Chúa Trời; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 27:44-66; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Lễ Phục Sinh
Tựa Đề: Mừng Đón Vua Đến; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 21:5; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm, Lễ Lá
Tựa Đề: Bạn Cần Một Ga-ma-li-ên; Kinh Thánh: Công-vụ các Sứ-đồ 5:27-42; Tác Giả: Thầy Long Phạm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Chúa Cần Dùng Nó; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 20:18-27; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Người Rất Ngay Thật; Kinh Thánh: Lu-ca 19:11-26; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Đừng Bỏ Qua Sự Bắt Đầu; Kinh Thánh: Xa-cha-ri 4:1-10; Tác Giả: Thầy Long Phạm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Cần Nhiều Thợ Gặt; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 8:35-38; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Chức Vụ Tế Lễ Cho Đức Chúa Trời; Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 28:41; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
Tựa Đề: Cho Tôi Đi Với Anh Vì; Kinh Thánh: Xa-cha-ri 8:1-23; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Đào Giếng Nước; Kinh Thánh: Sáng-thế Ký 26:1-33; Tác Giả: Thầy Long Phạm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Hãy Mang Nợ Yêu Thương; Kinh Thánh: Rô-ma 13:6-14; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Năm Mới
Tựa Đề: Trung Tín Từ Việc Nhỏ; Kinh Thánh: Châm-ngôn 22:28-29; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh
Tựa Đề: Hy Vọng Trong Năm Mới; Kinh Thánh: Giê-rê-mi 29:4-14; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Năm Mới
Tựa Đề: Trung Tín Từ Việc Nhỏ; Kinh Thánh: Châm-ngôn 22:28-29; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh
Tựa Đề: Vững Vàng Tin Cậy Chúa Trong Năm Mới; Kinh Thánh: Ê-sai 41:10-14; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Năm Mới
Tựa Đề: Hãy Vỡ Đất Mới; Kinh Thánh: Ô-sê 10:12; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm, Năm Mới
Tựa Đề: Đức Tin Kiên Trì; Kinh Thánh: Hê-bơ-rơ 11:27; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
Tựa Đề: Chúa Tình Yêu Giáng Trần; Kinh Thánh: Giăng 3:16; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm, Lễ Giáng Sinh
Tựa Đề: Vua Bình An; Kinh Thánh: Ê-sai 9:5-6; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Lễ Giáng Sinh
Tựa Đề: Em-ma-nu-ên - Đức Chúa Trời Ở Cùng Chúng Ta; Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 1:18-25; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Lễ Giáng Sinh
Tựa Đề: Đức Tin Dấn Thân; Kinh Thánh: Hê-bơ-rơ 11:24-25; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
Tựa Đề: Thấy Được Ánh Sáng Lớn; Kinh Thánh: Ê-sai 9:1-2; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Lễ Giáng Sinh
Tựa Đề: Quyền Tối Thượng Của Đức Chúa Trời; Kinh Thánh: Giê-rê-mi 18:6b; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
Tựa Đề: Tạ Ơn Ai? Tạ Ơn Điều Gì?; Kinh Thánh: Thi-thiên 103; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Lễ Tạ Ơn
Tựa Đề: Biết Ơn Nhiều; Kinh Thánh: Lu-ca 7:36-50; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm, Lễ Tạ Ơn
Tựa Đề: Chúa, Vua Của Cả Trái Đất; Kinh Thánh: Thi-thiên 47; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Bạn Cũng Là Con Cháu Áp-ra-ham; Kinh Thánh: Lu-ca 19:1-10; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Trung Tín Phục Vụ Chúa; Kinh Thánh: 1 Phi-e-rơ 4:7-11; Tác Giả: VPNS; Loạt Bài: Sống Với Thánh Kinh, Bài Học Kinh Thánh Hằng Ngày, Tĩnh Nguyện Hằng Ngày, Sống Với Thánh Kinh
Tựa Đề: Hỡi Anh Em Yêu Dấu Của Tôi; Kinh Thánh: 1 Cô-rinh-tô 15:58; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Con Muốn Ta Làm Gì Đây?; Kinh Thánh: Lu-ca 18:35-43; Tác Giả: Mục Sư Lê Thanh Liêm; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm
Tựa Đề: Năng Quyền Của Sự Cầu Nguyện; Kinh Thánh: Gia-cơ 5:13-20; Tác Giả: Bà Mục Sư Đoàn Hô-rếp; Loạt Bài: Hội Thánh Báp-Tít Trung Tâm