POPULARITY
Categories
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Tựa Đề: Đầy Tớ Của Chúa; Kinh Thánh: Gia-cơ 1:1; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
Cuộc tìm kiếm những nạn nhân tại Srebrenica vẫn tiếp diễn, 30 năm sau thảm kịch được xem là tàn bạo nhất châu Âu, kể từ sau Đệ nhị Thế Chiến. Khoảng một ngàn thi thể của những người bị sát hại trong vụ thảm sát năm 1995, vẫn chưa được định danh. Khi thêm nhiều nạn nhân trong vụ tàn sát Srebrenica được đưa về an nghỉ, khi một cuộc triển lãm mới xuất hiện như một sự tưởng niệm, dành cho những người phụ nữ, đã không ngừng tìm kiếm sự thật về những gì đã xảy ra.
VOV1 - Sáng 11/7, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Đề án “Hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng, an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền” (Đề án 1219.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Tựa Đề: Chúng Ta Là Công Dân Trên Trời; Kinh Thánh: Phi-líp 3:20-21; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm
VOV1 - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Báo Việt Nam News and Law (Thông Tấn Xã Việt Nam) phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”.
VOV1 - Chiều 10/7, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức gặp mặt báo chí nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (7/9/1945 – 7/9/2025). Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi gặp mặt.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
VOV1 - Ngày 09/07, Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương phát đi lời kêu gọi người dân hiến máu để có thêm 30.000 người hiến máu trong dịp hè này.
VOV1 - Lễ ra mắt chương trình “VTV sống khoẻ” được Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chiều 09/07 tại Hà Nội. Đây là chương trình truyền hình chuyên biệt về y tế và sức khoẻ cộng đồng, phát sóng từ 13h00 - 13h45 hàng ngày trên kênh VTV1.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã mừng thọ 90 tuổi hôm 06/07 vừa qua và tuyên bố sẽ tái sinh, tiếp nối truyền thống hàng ngàn năm ở Tây Tạng trong một thế giới tự do, xoá bỏ những nghi ngờ rằng ngài sẽ là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng. Việc chọn người tiếp nối Đạt Lai Lạt Ma, một vấn đề tâm linh trong Phật Giáo Tây Tạng, đã trở thành vấn đề chính trị khi Trung Quốc “phi tôn giáo” muốn can thiệp, tự chọn người kế vị. Với tên khai sinh là Tenzin Gyatso, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng hưởng thọ lâu nhất từ 600 năm qua, qua các đời Đạt Lai Lạt Ma. Tự mô tả mình là một “nhà tu hành đơn thuần,” Đạt Lai Lạt Ma được hàng triệu tín đồ tin theo, tôn thờ ông như là một vị Phật sống, là người bảo hộ cho vùng đất thiêng. Ông đã phải sống lưu vong, rời khỏi quê hương vào những năm 1950, khi Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp quân sự, nhằm kiểm soát khu vực này. Đạt Lai Lạt Ma trở thành biểu tượng của khát vọng tự do, của hòa bình, dù bị Bắc Kinh coi là kẻ ly khai. Vài ngày trước khi bước sang tuổi 90, ông đã dập tắt những đồn đoán cho rằng mình là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng, tuyên bố sẽ có người kế nhiệm khi ông qua đời. Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ đạo việc tìm kiếm và công nhận người kế nhiệm theo truyền thống lâu đời trong Phật giáo Tây Tạng. Trong Phật Giáo Tây Tạng, tái sinh những tulku là những cao tăng giác ngộ, và họ lựa chọn quyết định tái sinh để tiếp tục phụng sự chúng sinh. Sau khi chết, tâm thức sẽ chuyển sang một thân xác mới. Đối với Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), hai cao tăng có chức vị cao nhất, việc tái sinh của họ được quy định rõ ràng. Để tìm ra người được tái sinh, đầu tiên phải dựa trên những dấu hiệu, những điều đã được tiên tri, những điềm báo và một loạt bài kiểm tra, ví dụ như xem đứa trẻ có phản ứng với những vật dụng của người tiền nhiệm hay không. Liên quan đến sự can thiệp của Trung Quốc, cách nay 30 năm, vào năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma đã công nhận Gedhun Choekyi Nyima là hiện thân của Ban Thiền Lạt Ma thứ 11. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, hiện thân của cao tăng này, lúc đó 6 tuổi, đã bị bắt cóc, và từ đó cho đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Vụ việc được cho là do chính phủ Cộng Sản Trung Quốc đứng đằng sau. Bởi vài tháng sau vụ "bắt cóc" này, Bắc Kinh đã "tìm ra" hiện thân của Panchen Lama, Gyaltsen Norbu, qua một quá trình được cho là không minh bạch, và về phe chính phủ Trung Quốc. Vị Lạt Ma này không được phía Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma hiện tại công nhận. Nếu như tuyên bố sẽ tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma được tín đồ hoan nghênh thì, nhiều người lo sợ rằng khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua đời, Bắc Kinh sẽ tận dụng này để "kiểm soát đức tin", dẫn đến nguy cơ xảy ra kịch bản : một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 được chỉ định theo phương cách truyền thống của Tây Tạng và một người khác được Trung Quốc chỉ định. Để tìm hiểu về truyền thống tái sinh này, cũng như những vấn đề địa chính trị trước sự can thiệp của Trung Quốc, trong mục tạp chí xã hội tuần này, RFI Tiếng Việt đã mời các chuyên gia về Tây Tạng, bà Katia Buffetrille, nhà nhân chủng học, tại trường École Pratique des Hautes Études, và Nicola Schneider, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Văn Minh Á Đông (Centre de recherche sur les civilisations de l'Asie orientale). Cả hai đã nghiên cứu về Tây Tạng từ hơn hai chục năm qua, với nhiều công trình nghiên cứu về nhân chủng học, cũng như tôn giáo. RFI : Đạt Lai Lạt Ma chiếm vị trí như thế nào trong phật giáo Tây Tạng, và tầm quan trọng của tuyên bố về việc ngài sẽ tái sinh được đánh giá như thế nào ? Nicola Schneider : Vào năm 2011, khi người dân Tây Tạng bầu chọn người đứng đầu chính phủ lưu vong và Đạt Lai Lạt Ma quyết định rút khỏi chính trường, trao toàn bộ quyền cho chính phủ này. Trước đó, ông vừa là lãnh tụ tinh thần, vừa là lãnh đạo về mặt chính trị. Năm đó, ông cũng đã tuyên bố khi 90 tuổi sẽ quyết định liệu có tái sinh hay không. Trong suốt thời gian này, hầu hết người Tây Tạng và các tín đồ đều mong muốn ông tái sinh. Đó chính là điều mà ông đã tuyên bố. Katia Bufetrille : Đối với người dân Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma được coi là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, của lòng từ bi. Có thể nói, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã minh chứng cho lòng từ bi, nhân ái đó trong suốt cuộc đời mình. Vấn đề tái sinh của ngài không chỉ liên quan đến người dân Tây Tạng, đến Phật tử nói chung, hay liên quan đến tín ngưỡng, bởi vấn đề thuần tuý về tôn giáo đang trở trành vấn đề chính trị do sự can dự của Trung Quốc vào việc chọn người kế nhiệm. Dù đã từ bỏ chính trị, sức hút của Đạt Lai Lạt Mai, đã đi nhiều nơi và gặp nhiều lãnh đạo các nước, dù muốn hay không vẫn bị đặt trên bàn cờ chính trị. Nicola Schneider : Có thể nói Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là một trường hợp đặc biệt. Không phải tất cả các đời Đạt Lai Lạt Ma đều có tầm ảnh hưởng quốc tế như ông, dĩ nhiên là vì trước đây thế giới chưa toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay. Riêng ảnh hưởng vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thông qua việc lên tiếng vì hòa bình, lòng từ bi, các giá trị đạo đức mang tính phổ quát, đã vượt ra ngoài phạm vi cộng đồng người Tây Tạng. Ngày nay, hào quang của ông không chỉ trong thế giới Phật giáo, bao gồm cả các quốc gia như Việt Nam, mà còn lan rộng hơn thế nữa. Có thể nói ông là một nhân vật mang tính toàn cầu, thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ của riêng Phật giáo. RFI : Việc Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rút khỏi chính trường, ủy quyền cho chính phủ Tây Tạng lưu vong liệu có phải là cách để dần tách tôn giáo khỏi chính trị ? Katia Buffetrille : Đó là một quyết định có chủ đích, nhằm xây dựng một nền dân chủ cho người Tây Tạng. Ông cho rằng mô hình cũ không còn phù hợp, đặc biệt trong hoàn cảnh lưu vong. Điều đáng nói là ông không hề được giáo dục theo tư tưởng dân chủ phương Tây, nhưng lại là người chủ động thúc đẩy dân chủ. Dù ngay từ đầu ông đã phải đối mặt với nhiều chống đối trong nội bộ, nhưng ông vẫn kiên định. Nicola Schneider : Dù chính quyền Tây Tạng lưu vong đã trải qua quá trình thế tục hóa, yếu tố tôn giáo vẫn còn hiện diện trong cơ cấu chính trị. Quốc Hội Tây Tạng không giống mô hình nghị viện kiểu phương Tây, như ở Pháp, nơi đại biểu được bầu theo đảng phái hoặc khu vực bầu cử thông thường. Tại đây, Quốc Hội gồm cả đại biểu thế tục, được bầu theo ba vùng văn hóa lớn của Tây Tạng: Ü-Tsang (Tây Tạng trung tâm), Kham và Amdo (Tây Tạng phía đông), và 10 đại biểu đến từ các trường phái Phật giáo lớn, phần lớn là tăng sĩ. Trong tổng số 45 nghị sĩ, đây là một thiểu số. Một số người cho rằng điều này cho thấy ảnh hưởng tôn giáo vẫn tồn tại, thậm chí chỉ trích đó là tàn dư của chế độ thần quyền. Nhưng quan điểm này không phổ biến. Nhiều người Tây Tạng lập luận rằng việc có các tăng sĩ trong Quốc Hội là cần thiết: họ không vướng bận đời sống gia đình, có thể dốc toàn tâm toàn lực cho Tây Tạng. Đọc thêmTìm người kế vị Đạt Lai Lạt Ma: Cuộc đấu sinh tử với Bắc Kinh vì "tự do cho Tây Tạng" RFI : Trung Quốc, đã nhiều lần nhấn mạnh sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma phải được Bắc Kinh chấp thuận và người tái sinh phải ở trên lãnh thổ Trung Quốc, cho rằng việc tái sinh là vấn đề chủ quyền của nhà nước, việc nội bộ của Bắc Kinh. Vào năm 1995, chính phủ Trung Quốc đã bổ nhiệm một Đức Ban Thiền Lạt Ma trái ngược với Đức Đạt Lai Lạt Ma được công nhận hiện nay. Cụ thể, Bắc Kinh đã tìm cách biến việc tái sinh thành công cụ chính trị, kiểm soát tâm linh Tây Tạng như thế nào ? Nicola Schneider : Trung Quốc tin rằng nếu kiểm soát được người kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ gia tăng ảnh hưởng. Nhưng đó là điều phi lý, bởi Trung Quốc là một chính quyền Cộng sản, vốn theo chủ nghĩa vô thần. Một nhà nước vô thần sao lại đặt ra luật lệ về tái sinh, tức là những quy định tôn giáo, và áp đặt chúng lên một dân tộc không phải người Trung Hoa, có văn hóa và tín ngưỡng riêng biệt? Trung Quốc ngày nay đã tự tạo ra một bộ quy tắc riêng để xác định hóa thân tiếp theo của Đạt Lai Lạt Ma. Họ biện minh điều này dựa trên tiền lệ lịch sử. Đúng là từng có một số trường hợp trong quá khứ, nhưng đó không phải là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như ngày nay. Đó là thời nhà Thanh, triều đại của người Mãn, vốn không phải người Trung Quốc. Người dân Tây Tạng vẫn luôn nhấn mạnh, cũng như Đạt Lai Lạt Ma đang cố gắng truyền đạt trên trường quốc tế rằng quyền quyết định tái sinh phải thuộc về người Tây Tạng, bởi đây là Phật giáo của họ, là văn hóa và bản sắc của họ. Không ai từ bên ngoài có thể áp đặt điều đó. Katia Buffetrille : Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng “Chiếc bình vàng”, một nghi thức do hoàng đế Mãn Thanh Càn Long thiết lập vào thế kỷ 18 để chọn ra một ứng viên Đạt Lai Lạt Ma thông qua hình thức bốc thăm. Tuy nhiên, theo một nhân chứng từng có mặt tại đền Jokhang vào thời điểm đó và sau này đã trốn thoát, việc bốc thăm không hề minh bạch, vì một trong các thẻ bốc có gắn que dài hơn, giúp dễ dàng nhận ra. Điều này đặt ra nghi vấn nghiêm trọng về tính công bằng và hợp pháp của nghi thức. Sự can thiệp của Trung Quốc rất mạnh mẽ, như việc Bảo tàng Guimet (Paris), bảo tàng nghệ thuật châu Á lớn nhất châu Âu, đã loại bỏ từ “Tây Tạng” khỏi các triển lãm, thay bằng cụm mơ hồ như “Himalaya và vùng đất Tuyết” trong một cuộc trưng bày về nhà Đường. Nhiều người cho rằng việc này nhằm chiều theo yêu cầu của Bắc Kinh. Đây là điều nghiêm trọng, vì nó cho thấy Trung Quốc đang ảnh hưởng đến cách kể lại lịch sử và văn hóa, ngay cả tại các bảo tàng quốc gia. Chiến lược này không chỉ giới hạn ở châu Âu : tại Việt Nam, Nepal và Bhutan, Bắc Kinh cũng gây áp lực để các nước này dùng từ “Xizang”(phiên âm Hán ngữ của “Tây Tạng”) thay vì “Tibet”, giống như thể ta gọi “France” là “Faguo” theo cách Trung Quốc, trong khi rõ ràng đó không phải là cách gọi của người bản địa. RFI : Tại một thế giới ngày càng bị chia rẽ, các nước tranh nhau giành ảnh hưởng, vai trò của người kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma sẽ ra sao ? Truyền thống tái sinh và vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 có thể được duy trì, hay sẽ chấm dứt vòng luân hồi ? Nicola Schneider : Việc tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người Tây Tạng. Tuy nhiên, sau khi một Đạt Lai Lạt Ma qua đời, quá trình tìm hóa thân mới phải mất ít nhất 2 đến 3 năm. Ngay cả sau đó, người được công nhận là hóa thân của ngài, vốn chỉ là một đứa trẻ, cũng không thể đảm đương vai trò lãnh đạo tinh thần cho đến khi trưởng thành. Theo truyền thống, giai đoạn này được điều hành bởi một nhiếp chính (Gyälpo) không được bầu chọn, nắm quyền thay mặt Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi hóa thân đủ tuổi (khoảng 18 tuổi). Nhưng ngày nay, như đã khẳng định trong cuộc họp báo gần đây, không còn cần đến nhiếp chính nữa, vì chính quyền Tây Tạng lưu vong đã là một thể chế dân chủ có đầy đủ quyền lực. Nếu sau này có một vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15, ông sẽ không có sức ảnh hưởng về mặt chính trị, mà chỉ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tinh thần. Đây là điều mà Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã tiên liệu từ rất sớm : Ngay từ năm 1969, ông đã công khai quan điểm tách biệt tôn giáo và chính trị trong tương lai Tây Tạng. Katia Buffetrille : Đạt Lai Lạt Ma tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kế vị, bởi vì vị thứ 14 đã thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong thời đại của mình. Người kế vị sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đạt đến tầm vóc đó. Vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, giống như vị thứ 4, sinh ra bên ngoài Tây Tạng, vị thứ 4 sinh ở Mông Cổ, còn vị thứ 6 sinh tại Tawang, Arunachal Pradesh, một vùng thuộc Ấn Độ nhưng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Vị thứ 6 không hề yêu thích cuộc sống của một Đạt Lai Lạt Ma; ông thích thơ ca và phụ nữ hơn. Dù vậy, ông vẫn được người Tây Tạng hết mực tôn kính. Ông không phải là một hành giả trên con đường giác ngộ, nhưng đã để lại nhiều bài thơ hay và luôn là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 trong lòng người Tây Tạng. Chức vị này không phải là một tước hiệu có thể nhận hoặc từ bỏ như Giáo hoàng. Khi đã là Đạt Lai Lạt Ma thì suốt đời đều là như vậy. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia về Tây Tạng, Katia Buffetrille, nhà nhân chủng học, tại trường École Pratique des Hautes Études, và Nicola Schneider, nhà nghiên cứu tại VCentre de recherche sur les civilisations de l'Asie orientale, tại Pháp.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu KitôRadio Vatican hằng ngày của Vatican News Tiếng Việt.Nội dung chương trình hôm nay:00:00 Bản tin12:31 Bước từng bước - Truyện ngắn Công giáo: Xin lỗi và cảm ơn
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
VOV1 - Hướng đến Ngày Quốc khánh kỷ niệm 60 năm ngày độc lập, tối 4/7, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội khai mạc Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa Singapore 2025.
Tựa đề chữ vàng in trên bìa sách toàn một màu đen. Chỉ cần liếc nhìn qua, giới độc giả ghiền truyện trinh thám đều nhận ra ngay bộ sưu tập « Série Noire » của nhà xuất bản Pháp Gallimard. Năm 2025 đánh dấu đúng 80 năm ngày ra đời của tủ sách nổi tiếng Série Noire, mà bạn đọc ở Pháp thường gọi nôm na là « tiểu thuyết đen ». Tủ sách « Série Noire » ra đời vào mùa hè năm 1945, theo đề xuất của dịch giả Marcel Duhamel. Ngoài đời là bạn thân của nhà văn Jacques Prévert và thi hào Raymond Queneau, ông Duhamel đã thuyết phục nhà xuất bản Gallimard cho ra mắt một bộ sưu tập hoàn toàn mới thời hậu chiến, để giới thiệu với bạn đọc ở Pháp những tiểu thuyết trinh thám tiêu biểu của Anh-Mỹ qua việc dịch các tác giả trứ danh như Peter Cheyney, Raymond Chandler hay Don Tracy … Mãi đến 3 năm sau (1948), theo sáng kiến của giám đốc điều hành nhà xuất bản Claude Gallimard, bộ sưu tập này mới bắt đầu phát triển mạnh, tăng số lượng bản in cũng như các tựa sách phát hành mỗi năm. Nhờ vào sự hưởng ứng của bạn đọc, tủ truyện « Série Noire » đã thành công nhanh chóng. Hơn một ngàn đầu sách được xuất bản trong 2 thập niên đầu tiên, mỗi năm sách đều bán được hơn cả triệu bản. Thành công của thể loại văn học này lúc đầu luôn gắn liền với trào lưu phim trinh thám của Mỹ, còn được gọi là « film noir » chủ yếu nói về các vụ án và tội phạm, thế giới băng đảng và xã hội đen. Trong thời hậu chiến (1945-1952) các rạp chiếu phim Pháp chủ yếu khai thác phim trinh thám do Hollywood sản xuất từ những năm trước, nhưng vì đang có chiến tranh, khán giả Pháp chưa có dịp xem. Kể từ năm 1953 trở đi, làng phim Pháp mới bắt đầu khai thác mạnh mẽ dòng phim này. Trả lời phỏng vấn RFI ban tiếng Pháp, nhà phê bình kiêm sử gia Alban Cerisier cho biết, ngay từ những năm 1950, tủ sách « Série Noire » đã gợi hứng cho các đạo diễn Pháp thực hiện nhiều bản phóng tác, đưa các bộ tiểu thuyết đen lên màn ảnh rộng, tạo ra một sự hợp tác chặt chẽ, vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay : « Đúng vậy, đó là một mối quan hệ tuyệt vời, góp phần làm nên tên tuổi và uy tín của bộ sưu tập Série Noire. Mối quan hệ giữa tủ sách trinh thám và màn ảnh lớn đã tồn tại trong nhiều thập niên qua. Khi mới được thành lập, tủ sách này chủ yếu quảng bá các tiểu thuyết “đen” và dòng phim trinh thám theo kiểu Mỹ. Trong giai đoạn này, phải kể đến phim The Maltese Falcon (Chim ưng Malta) với Humphrey Bogart trong vai chính, This gun for hire (Kẻ giết mướn) với Alan Ladd và Veronica Lake. Những thập niên sau đó, có The Unseen (Sát thủ giấu mặt) và nhất là The Big Sleep (Giấc ngủ ngàn thu), dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Raymond Chandler qua hai phiên bản, với Humphrey Bogart, cũng như Robert Mitchum trong vai chính. Thời hậu chiến, làng phim Pháp chủ yếu khai thác phim Mỹ. Năm 1953 đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi điện ảnh Pháp trở nên tự lập hơn, bắt đầu chuyển thể các bộ tiểu thuyết thành phim trinh thám. Đó là trường hợp của bộ phim "Touchez pas au grisbi" (tạm dịch Coi chừng chết … vì tiền) của đạo diễn Pháp Jacques Becker. Đây là phiên bản điện ảnh của quyển tiểu thuyết đen cùng tên của Albert Simonin. Bộ phim đánh dấu ngày trở lại của Jean Gabin sau nhiều năm vắng bóng và sự xuất hiện lần đầu tiên của Lino Ventura trên màn ảnh lớn. Trong mắt giới phê bình, "Touchez pas au grisbi” là tác phẩm khởi đầu cho trào lưu quay các bộ phim noir theo kiểu Pháp, hầu hết các tên tuổi lớn sau này đều tham gia như Jeanne Moreau, Jean-Paul Belmondo hay Alain Delon … » Nhìn lại tủ truyện « Série Noire », trong số cả chục ngàn quyển tiểu thuyết được phát hành, đã có hơn 500 đầu sách đã được chuyển thể lên màn ảnh. Có thể nói là mỗi thập niên đều có những bộ phim ăn khách, phóng tác từ tiểu thuyết trinh thám. Theo sử gia Alban Cerisier, những thập niên sau 1950, đã cho ra đời nhiều tác phẩm quan trọng của những tên tuổi hàng đầu trong làng điện ảnh : « Kể từ sau những năm 1950, dòng phim trinh thám hình sự đã có một số thay đổi về mặt đề tài để phán ánh những biến chuyển xã hội, nội dung phim cũng mang nhiều tính thời sự hơn. Một trong những gương mặt quan trọng trong giai đoạn này chính là ngôi sao màn bạc Pháp Alain Delon. Ông quan tâm nhiều đến thể loại hình sự cũng như dòng phim đen. Trong vai trò của một nhà sản xuất (nhiều hơn là diễn viên), Alain Delon đã giúp phổ biến thêm nhiều quyển tiểu thuyết qua phim ảnh. Trong giai đoạn này có thể nhắc đến “Mort d'un pourri” (Cái chết của một kẻ hám lợi), tiểu thuyết của Raf Vallet từng được Georges Lautner chuyển thể thành phim trinh thám với Alain Delon trong vai chính. Thật ra, kể từ những năm 1965 trở đi, dòng phim noir không còn đơn thuần nói về thế giới của những kẻ lừa đảo, những tên côn đồ đâm thuê chém mướn … Những hình tượng ấy dần dần những chỗ lại cho những nhân vật phức tạp hơn về mặt tâm lý, qua tài viết kịch bản và dựng phim của làn sóng đạo diễn với phong cách mới như Truffaut, Godard, hay Melville. Đạo diễn François Truffaut đã tặng cho Jeanne Moreau một vai diễn để đời khi chuyển thể tiểu thuyết “The Bride wore black” (Áo tang ngày cưới) của William Irish, kể lại kế hoạch trả thù của một cô dâu, sau khi chứng kiến cảnh chồng mình bị sát hại ngay trong đám cưới. Đạo diễn Melville tặng cho Jean Paul Belmondo một vai diễn xuất sắc trong phim "Le Doulos". Trong tiếng lóng, từ này hiểu theo nghĩa đen là cái mũ phớt, còn hiểu theo nghĩa bóng là kẻ chỉ điểm. Sự xuất hiện của Melville, Lautner, hay Truffaut (rất ngưỡng mộ đạo diễn Hitchcock) đã mang đến một luồng sinh khí mới cho thể loại phim trình thám, khi họ phản ánh các chủ đề mang tính thời sự xã hội, đi sâu hơn vào các đề tài tham nhũng, khi mọi giới, nhất là những người có quyền, càng dễ bị đồng tiền chi phối ». Sau các đề tài chính trị xã hội, tủ truyện Série Noire cũng từng gặt hái khá nhiều thành công khi khai thác mạch truyện gián điệp. Trong một thời gian dài, nhà xuất bản Gallimard được quyền khai thác tủ sách James Bond (sau này mới đến phiên nhà xuất bản Robert Laffon), có lẽ cũng vì thế nhiều đầu sách của điệp viên 007 đã được đăng trong bộ sưu tập tiểu thuyết đen Série Noire. Nhà phê bình Alvan Cerisier giải thích về các trào lưu làm phim : « Các tác giả cũng như dịch giả của tủ truyện Série Noire sống với thời đại của họ. Dĩ nhiên là bộ truyện của Ian Fleming đã có nhiều bản phóng tác sang tiếng Pháp. Về mặt phiên bản điện ảnh, có hai tựa phim James Bond mà các bạn đọc tiếng Pháp tìm thấy trong tủ sách Série Noire. Đó là bộ phim « Diamonds are forever » (Điệp vụ kim cương) với Sean Connery, và sau đó là « Moonraker » (Căn cứ không gian) với Roger Moore. Có thể nói là thành công của James Bond đánh dấu thời kỳ huy hoàng của tiểu thuyết cũng như phim gián điệp. Ngoài ra, phim ảnh có tác động tích cực trong việc phổ biến sách truyện. Tính trung bình, một quyển tiểu thuyết trinh thám được xem là rất ăn khách khi bán được khoảng 100.000 bản. Đến khi được chuyển thể lên màn ảnh lớn, bộ phim có khả năng thu hút hàng triệu lượt người xem và trong số này sẽ có nhiều khán giả tìm đọc tiểu thuyết gốc. Mối quan hệ chặt chẽ ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Việc chuyển thể sách thành kịch bản phim, nhiều hay ít, là tùy theo nhu cầu, chứ chưa bao giờ dừng lại. Chẳng hạn như phim « Zulu » với Orlando Bloom và Forest Whitaker trong vai chính, dựa theo tiểu thuyết của Caryl Férey. Đạo diễn Guillermo del Toro từng thử sức với phim trinh thám khi chuyển thể lên màn ảnh quyển tiểu thuyết đen « Nightmare Alley » (Con hẻm ác mộng) với Bradley Cooper trong vai chính. Ngoài ra, còn phải kể đến dòng truyện trinh thám đến từ vùng đất lạnh như trường hợp của nhà văn người Na Uy JoNesbo từng thành công với « The Snowman » (Sát nhân Người tuyết) với Michael Fassbender. Trong số các nhân vật nổi tiếng thích đọc Série Noire tại Pháp, có các nhà văn Jacques Prévert, Jean Giono, hay nghệ sĩ điêu khắc Giacometti. Có thể nói là chừng nào vẫn còn nhiều bạn đọc ghiền tiểu thuyết trinh thám, thì dòng phim hồi hộp hình sự vẫn còn nhiều kịch bản hay để dựng thành phim chiếu rạp cũng như phim truyền hình ».
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 10
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 11
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 12
VOV1 - Các cơ quan truyền thông lớn của Lào như Đài phát thanh quốc gia, Thông tấn xã Lào, Báo Pasaxon, ngày1/7 đồng loạt đưa nhiều tin bài về sắp xếp bộ máy, đơn vị hành chính của Việt Nam.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Du khách đến thăm một trong những công viên quốc gia lớn nhất nước Úc cho biết việc tìm hiểu về thực phẩm bản địa đang giúp họ kết nối sâu sắc hơn với cộng đồng First Nations. Công viên quốc gia Kakadu ở Northern Territory là nơi sinh trưởng của những nguyên liệu độc đáo không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, với sự góp sức của những người đam mê ẩm thực nhằm khám phá những bí mật ẩm thực còn ẩn giấu tại đây.
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 08
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 07
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 09
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 04
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 05
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 06
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 03
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 01
Nghe Kinh Thánh Tân Ước Trong Ba Tháng: Truyền-đạo 02
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu KitôRadio Vatican hằng ngày của Vatican News Tiếng Việt.Nội dung chương trình hôm nay:00:00 Bản Tin17:37 Bước từng bước | Truyện ngắn: Ký ức của một thai nhi
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
VOV1 - Sáng 26/6, Đoàn công tác của Cơ quan Quản lý Truyền thông Hungary (MTVA) do ông Dániel Papp, Tổng Giám đốc Cơ quan Quản lý Truyền thông Hungary dẫn đầu đã tới thăm, làm việc và ký thỏa thuận hợp tác với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV)
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
The representation of Indigenous Australians in media has historically been shaped by stereotypes and exclusion, but this is gradually changing. Indigenous platforms like National Indigenous Television (NITV) and social media are breaking barriers, empowering First Nations voices, and fostering a more inclusive understanding of Australia's diverse cultural identity. Learning about these changes offers valuable insight into the country's true history, its ongoing journey toward equity, and the rich cultures that form the foundation of modern Australia. Understanding Indigenous perspectives is also an important step toward respectful connection and shared belonging. - Việc đại diện cho người Thổ dân Úc trên truyền thông đã từng bị định hình bởi hình ảnh rập khuôn và sự loại trừ, nhưng điều này đang dần thay đổi. Những nền tảng của người Thổ dân như kênh truyền hình NITV và mạng xã hội đang phá bỏ rào cản, trao quyền cho tiếng nói của người bản địa và thúc đẩy sự hiểu biết toàn diện hơn về bản sắc văn hóa đa dạng của nước Úc.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Hãy mang TRUYỀN THỐNG nối liền với THỊ TRƯỜNG. @ Mekong Startup Forum 2024Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio-------------------------------ツ Kết nối với Cấy Nền Radio:► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/caynenradio► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/@CayNenRadio► Spotify: https://bit.ly/CayNenRadio_Spotify ► Linkedin: https://www.linkedin.com/company/caynenradio► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/✔ Bản quyền Video thuộc về CẤY NỀN RADIO | Không re-up dưới mọi hình thức.Mọi vấn đề về bản quyền xin liên hệ:☞
VOV1 - Đầu tư công, xuất khẩu và tiêu dùng là những động lực tăng trưởng truyền thống cần tiếp tục phát huy. Kinh tế "Xanh - Sạch - Số" là những động lực tăng trưởng mới cần thúc đẩy mạnh mẽ. Trong đó, tài chính - ngân sách quốc gia sẽ là nguồn vốn mồi, là bệ đỡ cho các động lực tăng trưởng này.
Máy bay không người lái và các cuộc tấn công do AI điều khiển đã trở thành hướng dẫn cho chiến lược tấn công của Đài Bắc chống lại Trung Quốc.Xem thêm.
Tựa Đề: Hiếu Kính Cha Mẹ; Kinh Thánh: Ê-phê-sô 6:2-3; Tác Giả: Mục Sư Đoàn Trung Tín; Loạt Bài: Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm, Ngày Từ Phụ
Câu hỏi: Làm thế nào để khi em nói chuyện hay chia sẻ có thể chạm đến cảm xúc của người nghe, tạo cảm hứng động lực, mà không làm người nghe có cảm giác đang bị áp đặt hay dạy bảo ạ?Thay vì trả lời ngay bằng lý thuyết, Ruby muốn kể cho em nghe một chuyện nhỏ – chuyện thật của Ruby.Mời các bạn hãy cùng đón nghe video để cùng trả lời cho câu hỏi này nhé!Bạn cũng có thể đón xem video đầy đủ trên kênh Youtube Ruby Nguyen:https://youtu.be/vAz2zLe7PRY* KẾT NỐI VỚI RUBY*» Facebook: https://www.facebook.com/IamRubyNguyen» Website: https://www.rni.institute» Tiktok: @coach_rubynguyen» Instagram: https://www.instagram.com/iamrubynguyen
Minnesota đang trong tình trạng báo động sau khi Chủ tịch Hạ viện Melissa Hortman và chồng bà bị giết trong một vụ tấn công bị nghi ngờ có động cơ chính trị. Tay súng bị tình nghi, Vance Boelter, bị cáo buộc cũng đã bắn một thượng nghị sĩ tiểu bang và vợ ông ta, và vẫn đang lẩn trốn. FBI đang treo giải thưởng 50.000 đô la cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ và kết án hắn.