Podcasts about ban ch

  • 38PODCASTS
  • 1,124EPISODES
  • 25mAVG DURATION
  • 5WEEKLY NEW EPISODES
  • Jul 10, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about ban ch

Latest podcast episodes about ban ch

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 10/7/2025: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jul 10, 2025 56:10


- Ban Chính sách, chiến lược Trung ương trở thành cơ quan ở Trung ương đầu tiên ban hành Khung KPIs - Khung tiêu chí đánh giá hiệu suất công tác các cá nhân và đơn vị- Nhiều tổ chức tài chính quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP của nước ta- Chỉ số VN30-Index ở mức cao nhất lịch sử, đạt gần 1600 điểm. Các chuyên gia khuyến cáo, nhà đầu tư nên tránh tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội, mà mua đuổi các mã chứng khoán đã tăng nóng.- Cảnh sát giao thông sẽ gửi thông báo cho chủ xe sau 2 tiếng phương tiện vi phạm.- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 kêu gọi gìn giữ hòa bình tại Biển Đông.- Tổng thống Mỹ Donal Trump đang xem xét việc viện trợ hệ thống phòng không Patriot cho Ucraina. Bộ Ngoại giao Nga lập tức ra cảnh báo cứng rắn.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Ban Chính sách, chiến lược Trung ương công bố Quy định về Khung KPIs

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 10, 2025 2:27


VOV1 - Chiều nay, 10/07, tại Hà Nội, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tổ chức Hội nghị công bố Quy định về Khung tiêu chí đánh giá hiệu suất công tác cá nhân và đơn vị tại Ban Chính sách, chiến lược Trung ương (Khung KPIs).

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 9/7/2025: Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban chỉ đạo các công trình trọng điểm

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jul 9, 2025 56:25


- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.- Chủ trì Phiên họp thứ nhất, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, mọi hoạt động của Hội đồng đều phải hướng đến sự bảo đảm tuyệt đối các nguyên tắc dân chủ, kỷ cương, công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật trong công tác bầu cử.- 65 phát triển, ngành du lịch Việt Nam vững bước, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới, xếp thứ 6 về tăng trưởng khách quốc tế và đứng thứ 4 về tăng tổng thu từ du lịch.- Rạng sáng nay, xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng khiến 3 người tử vong.- Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tăng viện trợ vũ khí cho Ucraina và cân nhắc trừng phạt thêm Nga.-Tổng thống Pháp Macron thăm Anh, đánh dấu bước khởi động lại quan hệ song phương sau Brexit để cùng ứng phó các thách thức chung.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 7/7/2025: Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jul 7, 2025 57:09


VOV1 - Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.- Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025.- Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 3 tỷ 700 triệu USD vốn đầu tư vào các khu công nghiệp sau hợp nhất.- Đã khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can liên quan đến Dự án Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2.- Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gửi thư thông báo thuế đối ứng tới các đối tác thương mại vào đêm nay theo giờ Việt Nam.- Bão Danas đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, hơn 330 người bị thương và gần 400.000 hộ gia đình mất điện.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp 28 BCĐ Trung ương PCTN lãng phí tiêu cực

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jul 7, 2025 7:26


VOV1 - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực họp phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng qua và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cùng một số nội dung quan trọng khác.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Sáp nhập tỉnh, thành 2025 : Chiến lược tập quyền và thành công cá nhân của TBT Tô Lâm

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jul 7, 2025 10:37


“Ngày 01/07/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước”. Tuyên bố được đăng trên trang web Cải cách Hành chính vì Việt Nam chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố, giảm gần một nửa so với trước đây. Đề án sáp nhập là do tổng bí thư Tô Lâm chủ trương và Quốc Hội biểu quyết thông qua ngày 12/06. Tinh giản bộ máy nhà nước được coi là điều vô cùng cần thiết để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Thực hiện thành công công cuộc cải cách lần này, tổng bí thứ Tô Lâm còn cho thấy quyền lực cá nhân và những chiến lược tập trung quyền lực đằng sau. Đây là nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 04/07/2025. RFI : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử Việt Nam và lần gần đây nhất có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2025. Mục tiêu của cuộc cải cách này là gì ? Benoît de Tréglodé : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, cụ thể là giảm từ 63 tỉnh, thành xuống còn 34, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố do chính quyền trung ương quản lý. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong công cuộc cải cách đất nước, theo mong muốn của tổng bí thư Tô Lâm, với mục tiêu đầy tham vọng : thúc đẩy phát triển để đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Vì vậy, cải cách bộ máy Nhà nước là một chặng, việc sáp nhập tỉnh cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó người ta thấy một quyết tâm kỹ trị, một mong muốn kinh doanh và cả kinh tế, trong khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng luôn đặt trọng tâm vào sự trong sạch thuần túy về mặt tư tưởng và kỷ luật của đảng. Điều mà tổng bí thư Tô Lâm thúc đẩy trong cuộc cải cách lần này là tạo ra những thực thể hành chính mới có khả năng cạnh tranh từ góc độ kinh tế. Tôi muốn nói đó là điều rất cụ thể, chứ không chỉ là lý thuyết. Có hai lưu ý sơ bộ để hiểu về cuộc cải cách này. Điều đáng chú ý trước tiên là ý muốn của một người, ở đây là ông Tô Lâm. Những địa giới hành chính mới của các tỉnh cũng là cách cho thấy quyết định được đưa từ trên xuống. Việc này đưa Đảng, và cuối cùng là tổng bí thư, vào trung tâm của quá trình ra quyết định mang tính quốc gia. Quốc Hội không thảo luận về dự án này mà chỉ phê duyệt. Chúng ta đang quay trở lại với một logic khá cũ, bị quên trong hơn một thập niên, là các đại biểu Quốc Hội tranh luận về các dự án lớn của bộ máy. Ở đây, ông Tô Lâm áp đặt cải cách mà Quốc Hội sẽ thông qua. Điểm này rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập sau. Lưu ý thứ hai, đó là ông Tô Lâm gọi “cuộc cách mạng chống quan liêu” để tăng thêm hiệu quả. Có một điều không thể phủ nhận mà bất kỳ ai theo dõi hoặc quan sát các vấn đề chính trị, hành chính, cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam đều không thể nói ngược lại : Hết thập niên này sang thập niên khác, một bộ máy quan liêu ngày càng phình to được lập ở nhiều cấp độ, từ xã, huyện đến tỉnh và trung ương, cho nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động. Khi tổng bí thư nói đến việc tinh gọn, làm cho bộ máy hành chính chặt chẽ, mạnh mẽ, hiệu quả, hiệu suất hơn (về mặt giấy tờ), người ta có thể nói rằng ông ấy có lẽ đúng. Quá trình hiện đại hóa kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ liên quan đến cuộc đổi mới này, bởi vì một bộ máy hành chính kém hiệu quả, cồng kềnh là rất tốn kém và chỉ tạo thêm “cửa” cho các nhà đầu tư muốn làm việc với Việt Nam. Đọc thêmTô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bản Ngoài ra, còn phải kể đến 3 lý do chính đằng sau việc tái cấu trúc hành chính và sáp nhập tỉnh. Thứ nhất, việc tinh giản bộ máy hành chính địa phương làm giảm các điểm tiếp xúc, các cấp ra quyết định và các tuyến chỉ huy, cho nên giảm được gánh nặng hành chính cho những người muốn làm việc với một địa phương. Có nghĩa là ít “cửa” hơn, ít tham nhũng hơn một chút, bởi vì có ít người để “làm việc” hơn.   Lý do chính thứ hai, cải tổ ở cấp độ các vùng lãnh thổ Việt Nam sẽ tạo nên các không gian thúc đẩy động lực kinh tế và hạn chế chủ nghĩa địa phương. Cho nên cần nhắc lại, tinh giản là để hiệu quả hơn. Điểm thứ ba, được nhiều chuyên gia nêu lên : Cuộc cải cách lần này là nhằm giảm bớt ngân sách nhà nước, hiện dành tới 70% cho chi phí vận hành định kỳ của các cơ quan hành chính. Mục tiêu mang tính kinh tế, rất cụ thể. Nhưng đó không phải là những lý do duy nhất mà chúng ta sẽ nói đến sau. RFI : Ở Pháp, việc phân chia đơn vị hành chính đôi khi cũng được thực hiện vì mục đích bầu cử. Liệu trường hợp này có diễn ra ở Việt Nam không vì Đại hội Đảng cũng đang đến gần, trong khi lợi ích tài chính, đơn giản hóa hành chính… vẫn được nhấn mạnh khi sáp nhập tỉnh, như ông nhắc đến ở trên ? Benoît de Tréglodé : Tôi nói ngay là có. Đó là điều hiển nhiên. Tôi đã nhấn mạnh đến khía cạnh mục tiêu và tổ chức, rất cơ bản của cuộc cách mạng chống quan liêu. Đừng quên rằng chúng ta đang ở Việt Nam, Đại hội Đảng sẽ diễn ra trong chưa đầy một năm. Vì vậy, cuộc cách mạng mang hai mục tiêu, vừa về kinh tế, và đối với ông Tô Lâm, chắc chắn là còn mang tính chính trị. Sự tập trung chính trị này có nghĩa là gì ? Đây chỉ là một vấn đề đơn giản về số học. Cuộc cải cách sẽ củng cố sự tập trung chính trị. Ít tỉnh hơn, sẽ có ít người tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương hơn, và như vậy sẽ tạo thuận lợi cho bộ Chính trị hoặc ban bí thư, chỉ phải kiểm soát ít hơn. Việc giảm số lượng tỉnh cũng dẫn đến việc giảm số lượng đại biểu được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Điều này rất quan trọng, bởi vì Ban Chấp hành Trung ương và các ban chính trị của đảng sẽ được bầu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của đảng vào đầu năm 2026. Với việc ít tỉnh hơn, ít đại diện hơn, rõ ràng việc này sẽ giúp tập trung ảnh hưởng nhiều hơn vào tay ông Tô Lâm và các đồng minh của ông. Không cần phải che giấu, cuộc cải cách này còn có mục đích tập trung quyền lực xung quanh lãnh đạo quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam, trong trường hợp này là tổng bí thư. Theo logic của Tô Lâm hiện nay, tập trung quyền lực cũng là bảo đảm thêm sự ổn định chính trị cho đất nước, cho đội ngũ lãnh đạo đất nước. Lập luận này xuất phát từ nhận định là cần phải phát triển Việt Nam về kinh tế để đạt được mục tiêu phát triển đầy tham vọng năm 2045 và để chống lại những bất ổn trên chính trường khu vực và quốc tế, cũng tác động đến Việt Nam. Nói tóm lại, mục đích chính trị cũng đi kèm với mục tiêu hành chính và kinh tế trong đợt cải cách quy mô lớn này. RFI : Làm thế nào có thể tiến hành cuộc cải cách vào thời điểm này và nhanh đến như vậy ? Benoît de Tréglodé : Quả thực, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Đã thành thông lệ là mỗi năm trước kỳ Đại hội đảng vẫn có những chiến dịch chống tham nhũng lớn (tiếp tục hoặc tái khởi động) để phân loại trong số những người thân cận hoặc đối thủ của những nhân vật chuẩn bị cho đại hội sau đó. Năm nay, không nhất thiết phải là một chiến dịch chống tham nhũng mới khiến toàn bộ môi trường chính trị ngưng đọng hoàn toàn, mà là cuộc đại cải cách đầy tham vọng hệ thống hành chính Việt Nam, theo mong muốn của ông Tô Lâm. Điều có thể nghĩ tới ngay lập tức, nếu một cuộc cải cách đầy tham vọng như vậy được thực hiện bởi một người duy nhất thì đó là do ông ấy không cảm thấy bị bất kỳ ai đe dọa và điều này nằm trong quyền lực to lớn của ông trong bộ máy chính trị Việt Nam. Vào đúng năm trước Đại hội Đảng, với cuộc tinh giản bộ máy hành chính ở cấp địa phương, nhưng cũng có thể nói là ở cấp trung ương, ở cấp bộ, không ai chắc chắn là giữ được vị trí của mình, kể cả trong Ban Chấp hành Trung ương. Số người may mắn được chọn sẽ ít hơn vào năm 2026. Có thể nói rằng chiến dịch kiểm soát khổng lồ này thậm chí còn hiệu quả hơn các chiến dịch chống tham nhũng thông thường. Bởi vì chúng khiến mọi người run sợ, ai cũng muốn giữ lấy chỗ và có thể theo đuổi sự nghiệp trong một bộ máy hành chính bị thu hẹp lại. Đọc thêmViệt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Cuối cùng, chỉ một người thắng cuộc lớn nhất, đó là ông Tô Lâm, người tổ chức công cuộc này cùng với ban lãnh đạo của ông hiện tại hoặc trước đây trong bộ Công An. Có một bầu không khí chung, có thể nói là lo lắng, về sự chuyển đổi xã hội này, cho dù nhiều người hoan nghênh, đánh giá dự án là “cao cả”, để bộ máy hành chính cồng kềnh trở nên hiệu quả hơn, sáp nhập các đơn vị hành chính chồng chéo để giúp đất nước giàu mạnh hơn, các địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn. Nhưng thường thì ở Việt Nam, người ta vẫn làm “một công đôi việc”. Người ta mang đến cho người dân một cuộc cải cách được hoan nghênh với những mục tiêu rất tham vọng, cao cả. Nhưng đồng thời, công cuộc này lại được thực hiện bởi một chính trị gia đang tận dụng nó để trụ vững ở trung tâm và thể hiện toàn bộ quyền lực của mình trong trung tâm bộ máy. RFI : Những tỉnh mới, từ giờ rộng lớn hơn rất nhiều, có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức nào trong tương lai ?  Benoît de Tréglodé : Đây là cả một vấn đề. Đúng là có thể có những tác động tích cực, đúng đắn. Việc thành lập các siêu tỉnh để thu hút đầu tư nước ngoài có thể giúp địa phương phát triển hiệu quả hơn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài qua việc “giảm hai, ba lần” số “cửa” tham nhũng. Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài đôi khi phải gõ cửa các ủy ban tỉnh, ủy ban huyện, xã, địa phương liên quan… càng nhiều cửa thì càng có nhiều công chức tham nhũng và càng khiến hoạt động thêm phức tạp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các chính quyền mới sẽ đơn giản hơn và minh bạch hơn trong việc hợp tác sau khi cải cách sáp nhập tỉnh có hiệu lực từ ngày 01/07/2025. Đọc thêmChủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam Mặt khác, có thể là còn quá sớm để nói hoặc hình dung cụ thể hoạt động sẽ như thế nào, nhưng việc thành lập những tỉnh lớn như vậy có thể tạo nên sự bất ổn lâu dài nếu các nhà lãnh đạo tỉnh tương lai dần trở nên quyền lực hơn, một ngày nào đó không hoàn toàn chia sẻ năng lực hoặc tầm nhìn với ông Tô Lâm và bắt đầu tập trung quyền lực cho các mục đích cá nhân. Họ sẽ ít hơn về số lượng, họ sẽ quản lý các khu vực rộng hơn, giàu có hơn, phát triển hơn, họ có thể có tham vọng chính trị lớn hơn. Điều rủi ro là sự xuất hiện của các sếp lớn hoặc “lãnh chúa” lớn, đầy sức mạnh. Tôi nghĩ rằng ở cấp trung ương, trong vòng thân cận của tổng bí thư, mọi chuyện đã được xem xét rất chặt chẽ, bởi vì phải nhắc lại rằng mặt trái của việc sáp nhập tỉnh là các lãnh đạo tỉnh sẽ ít hơn nhưng có thể sẽ quyền lực hơn vì tỉnh của họ lớn hơn, đa dạng hơn, nhưng cũng có thể là họ sẽ bị cấp trung ương kiểm soát nhiều hơn vì họ không đông. Vì vậy, tương lai của mối liên kết giữa quyền tự chủ khu vực, phi tập trung nhưng dưới sự kiểm soát là cả một câu hỏi, là cả sự đánh cược mà ông Tô Lâm đang thực hiện để hiện đại hóa đất nước, thâu tóm và tập trung quyền lực tốt hơn trong 20 năm tới, giai đoạn mang tính quyết định trong việc đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2045. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược - IRSEM, Trường Quân sự Pháp.

Tạp chí Việt Nam
Sáp nhập tỉnh, thành 2025 : Chiến lược tập quyền và thành công cá nhân của TBT Tô Lâm

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Jul 7, 2025 10:37


“Ngày 01/07/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước”. Tuyên bố được đăng trên trang web Cải cách Hành chính vì Việt Nam chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố, giảm gần một nửa so với trước đây. Đề án sáp nhập là do tổng bí thư Tô Lâm chủ trương và Quốc Hội biểu quyết thông qua ngày 12/06. Tinh giản bộ máy nhà nước được coi là điều vô cùng cần thiết để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Thực hiện thành công công cuộc cải cách lần này, tổng bí thứ Tô Lâm còn cho thấy quyền lực cá nhân và những chiến lược tập trung quyền lực đằng sau. Đây là nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 04/07/2025. RFI : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử Việt Nam và lần gần đây nhất có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2025. Mục tiêu của cuộc cải cách này là gì ? Benoît de Tréglodé : Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, cụ thể là giảm từ 63 tỉnh, thành xuống còn 34, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố do chính quyền trung ương quản lý. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong công cuộc cải cách đất nước, theo mong muốn của tổng bí thư Tô Lâm, với mục tiêu đầy tham vọng : thúc đẩy phát triển để đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Vì vậy, cải cách bộ máy Nhà nước là một chặng, việc sáp nhập tỉnh cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó người ta thấy một quyết tâm kỹ trị, một mong muốn kinh doanh và cả kinh tế, trong khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng luôn đặt trọng tâm vào sự trong sạch thuần túy về mặt tư tưởng và kỷ luật của đảng. Điều mà tổng bí thư Tô Lâm thúc đẩy trong cuộc cải cách lần này là tạo ra những thực thể hành chính mới có khả năng cạnh tranh từ góc độ kinh tế. Tôi muốn nói đó là điều rất cụ thể, chứ không chỉ là lý thuyết. Có hai lưu ý sơ bộ để hiểu về cuộc cải cách này. Điều đáng chú ý trước tiên là ý muốn của một người, ở đây là ông Tô Lâm. Những địa giới hành chính mới của các tỉnh cũng là cách cho thấy quyết định được đưa từ trên xuống. Việc này đưa Đảng, và cuối cùng là tổng bí thư, vào trung tâm của quá trình ra quyết định mang tính quốc gia. Quốc Hội không thảo luận về dự án này mà chỉ phê duyệt. Chúng ta đang quay trở lại với một logic khá cũ, bị quên trong hơn một thập niên, là các đại biểu Quốc Hội tranh luận về các dự án lớn của bộ máy. Ở đây, ông Tô Lâm áp đặt cải cách mà Quốc Hội sẽ thông qua. Điểm này rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập sau. Lưu ý thứ hai, đó là ông Tô Lâm gọi “cuộc cách mạng chống quan liêu” để tăng thêm hiệu quả. Có một điều không thể phủ nhận mà bất kỳ ai theo dõi hoặc quan sát các vấn đề chính trị, hành chính, cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam đều không thể nói ngược lại : Hết thập niên này sang thập niên khác, một bộ máy quan liêu ngày càng phình to được lập ở nhiều cấp độ, từ xã, huyện đến tỉnh và trung ương, cho nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động. Khi tổng bí thư nói đến việc tinh gọn, làm cho bộ máy hành chính chặt chẽ, mạnh mẽ, hiệu quả, hiệu suất hơn (về mặt giấy tờ), người ta có thể nói rằng ông ấy có lẽ đúng. Quá trình hiện đại hóa kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ liên quan đến cuộc đổi mới này, bởi vì một bộ máy hành chính kém hiệu quả, cồng kềnh là rất tốn kém và chỉ tạo thêm “cửa” cho các nhà đầu tư muốn làm việc với Việt Nam. Đọc thêmTô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bản Ngoài ra, còn phải kể đến 3 lý do chính đằng sau việc tái cấu trúc hành chính và sáp nhập tỉnh. Thứ nhất, việc tinh giản bộ máy hành chính địa phương làm giảm các điểm tiếp xúc, các cấp ra quyết định và các tuyến chỉ huy, cho nên giảm được gánh nặng hành chính cho những người muốn làm việc với một địa phương. Có nghĩa là ít “cửa” hơn, ít tham nhũng hơn một chút, bởi vì có ít người để “làm việc” hơn.   Lý do chính thứ hai, cải tổ ở cấp độ các vùng lãnh thổ Việt Nam sẽ tạo nên các không gian thúc đẩy động lực kinh tế và hạn chế chủ nghĩa địa phương. Cho nên cần nhắc lại, tinh giản là để hiệu quả hơn. Điểm thứ ba, được nhiều chuyên gia nêu lên : Cuộc cải cách lần này là nhằm giảm bớt ngân sách nhà nước, hiện dành tới 70% cho chi phí vận hành định kỳ của các cơ quan hành chính. Mục tiêu mang tính kinh tế, rất cụ thể. Nhưng đó không phải là những lý do duy nhất mà chúng ta sẽ nói đến sau. RFI : Ở Pháp, việc phân chia đơn vị hành chính đôi khi cũng được thực hiện vì mục đích bầu cử. Liệu trường hợp này có diễn ra ở Việt Nam không vì Đại hội Đảng cũng đang đến gần, trong khi lợi ích tài chính, đơn giản hóa hành chính… vẫn được nhấn mạnh khi sáp nhập tỉnh, như ông nhắc đến ở trên ? Benoît de Tréglodé : Tôi nói ngay là có. Đó là điều hiển nhiên. Tôi đã nhấn mạnh đến khía cạnh mục tiêu và tổ chức, rất cơ bản của cuộc cách mạng chống quan liêu. Đừng quên rằng chúng ta đang ở Việt Nam, Đại hội Đảng sẽ diễn ra trong chưa đầy một năm. Vì vậy, cuộc cách mạng mang hai mục tiêu, vừa về kinh tế, và đối với ông Tô Lâm, chắc chắn là còn mang tính chính trị. Sự tập trung chính trị này có nghĩa là gì ? Đây chỉ là một vấn đề đơn giản về số học. Cuộc cải cách sẽ củng cố sự tập trung chính trị. Ít tỉnh hơn, sẽ có ít người tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương hơn, và như vậy sẽ tạo thuận lợi cho bộ Chính trị hoặc ban bí thư, chỉ phải kiểm soát ít hơn. Việc giảm số lượng tỉnh cũng dẫn đến việc giảm số lượng đại biểu được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Điều này rất quan trọng, bởi vì Ban Chấp hành Trung ương và các ban chính trị của đảng sẽ được bầu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của đảng vào đầu năm 2026. Với việc ít tỉnh hơn, ít đại diện hơn, rõ ràng việc này sẽ giúp tập trung ảnh hưởng nhiều hơn vào tay ông Tô Lâm và các đồng minh của ông. Không cần phải che giấu, cuộc cải cách này còn có mục đích tập trung quyền lực xung quanh lãnh đạo quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam, trong trường hợp này là tổng bí thư. Theo logic của Tô Lâm hiện nay, tập trung quyền lực cũng là bảo đảm thêm sự ổn định chính trị cho đất nước, cho đội ngũ lãnh đạo đất nước. Lập luận này xuất phát từ nhận định là cần phải phát triển Việt Nam về kinh tế để đạt được mục tiêu phát triển đầy tham vọng năm 2045 và để chống lại những bất ổn trên chính trường khu vực và quốc tế, cũng tác động đến Việt Nam. Nói tóm lại, mục đích chính trị cũng đi kèm với mục tiêu hành chính và kinh tế trong đợt cải cách quy mô lớn này. RFI : Làm thế nào có thể tiến hành cuộc cải cách vào thời điểm này và nhanh đến như vậy ? Benoît de Tréglodé : Quả thực, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Đã thành thông lệ là mỗi năm trước kỳ Đại hội đảng vẫn có những chiến dịch chống tham nhũng lớn (tiếp tục hoặc tái khởi động) để phân loại trong số những người thân cận hoặc đối thủ của những nhân vật chuẩn bị cho đại hội sau đó. Năm nay, không nhất thiết phải là một chiến dịch chống tham nhũng mới khiến toàn bộ môi trường chính trị ngưng đọng hoàn toàn, mà là cuộc đại cải cách đầy tham vọng hệ thống hành chính Việt Nam, theo mong muốn của ông Tô Lâm. Điều có thể nghĩ tới ngay lập tức, nếu một cuộc cải cách đầy tham vọng như vậy được thực hiện bởi một người duy nhất thì đó là do ông ấy không cảm thấy bị bất kỳ ai đe dọa và điều này nằm trong quyền lực to lớn của ông trong bộ máy chính trị Việt Nam. Vào đúng năm trước Đại hội Đảng, với cuộc tinh giản bộ máy hành chính ở cấp địa phương, nhưng cũng có thể nói là ở cấp trung ương, ở cấp bộ, không ai chắc chắn là giữ được vị trí của mình, kể cả trong Ban Chấp hành Trung ương. Số người may mắn được chọn sẽ ít hơn vào năm 2026. Có thể nói rằng chiến dịch kiểm soát khổng lồ này thậm chí còn hiệu quả hơn các chiến dịch chống tham nhũng thông thường. Bởi vì chúng khiến mọi người run sợ, ai cũng muốn giữ lấy chỗ và có thể theo đuổi sự nghiệp trong một bộ máy hành chính bị thu hẹp lại. Đọc thêmViệt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Cuối cùng, chỉ một người thắng cuộc lớn nhất, đó là ông Tô Lâm, người tổ chức công cuộc này cùng với ban lãnh đạo của ông hiện tại hoặc trước đây trong bộ Công An. Có một bầu không khí chung, có thể nói là lo lắng, về sự chuyển đổi xã hội này, cho dù nhiều người hoan nghênh, đánh giá dự án là “cao cả”, để bộ máy hành chính cồng kềnh trở nên hiệu quả hơn, sáp nhập các đơn vị hành chính chồng chéo để giúp đất nước giàu mạnh hơn, các địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn. Nhưng thường thì ở Việt Nam, người ta vẫn làm “một công đôi việc”. Người ta mang đến cho người dân một cuộc cải cách được hoan nghênh với những mục tiêu rất tham vọng, cao cả. Nhưng đồng thời, công cuộc này lại được thực hiện bởi một chính trị gia đang tận dụng nó để trụ vững ở trung tâm và thể hiện toàn bộ quyền lực của mình trong trung tâm bộ máy. RFI : Những tỉnh mới, từ giờ rộng lớn hơn rất nhiều, có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức nào trong tương lai ?  Benoît de Tréglodé : Đây là cả một vấn đề. Đúng là có thể có những tác động tích cực, đúng đắn. Việc thành lập các siêu tỉnh để thu hút đầu tư nước ngoài có thể giúp địa phương phát triển hiệu quả hơn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài qua việc “giảm hai, ba lần” số “cửa” tham nhũng. Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài đôi khi phải gõ cửa các ủy ban tỉnh, ủy ban huyện, xã, địa phương liên quan… càng nhiều cửa thì càng có nhiều công chức tham nhũng và càng khiến hoạt động thêm phức tạp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các chính quyền mới sẽ đơn giản hơn và minh bạch hơn trong việc hợp tác sau khi cải cách sáp nhập tỉnh có hiệu lực từ ngày 01/07/2025. Đọc thêmChủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam Mặt khác, có thể là còn quá sớm để nói hoặc hình dung cụ thể hoạt động sẽ như thế nào, nhưng việc thành lập những tỉnh lớn như vậy có thể tạo nên sự bất ổn lâu dài nếu các nhà lãnh đạo tỉnh tương lai dần trở nên quyền lực hơn, một ngày nào đó không hoàn toàn chia sẻ năng lực hoặc tầm nhìn với ông Tô Lâm và bắt đầu tập trung quyền lực cho các mục đích cá nhân. Họ sẽ ít hơn về số lượng, họ sẽ quản lý các khu vực rộng hơn, giàu có hơn, phát triển hơn, họ có thể có tham vọng chính trị lớn hơn. Điều rủi ro là sự xuất hiện của các sếp lớn hoặc “lãnh chúa” lớn, đầy sức mạnh. Tôi nghĩ rằng ở cấp trung ương, trong vòng thân cận của tổng bí thư, mọi chuyện đã được xem xét rất chặt chẽ, bởi vì phải nhắc lại rằng mặt trái của việc sáp nhập tỉnh là các lãnh đạo tỉnh sẽ ít hơn nhưng có thể sẽ quyền lực hơn vì tỉnh của họ lớn hơn, đa dạng hơn, nhưng cũng có thể là họ sẽ bị cấp trung ương kiểm soát nhiều hơn vì họ không đông. Vì vậy, tương lai của mối liên kết giữa quyền tự chủ khu vực, phi tập trung nhưng dưới sự kiểm soát là cả một câu hỏi, là cả sự đánh cược mà ông Tô Lâm đang thực hiện để hiện đại hóa đất nước, thâu tóm và tập trung quyền lực tốt hơn trong 20 năm tới, giai đoạn mang tính quyết định trong việc đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2045. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược - IRSEM, Trường Quân sự Pháp.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Cam kết 5% GDP cho quốc phòng dưới áp lực của Trump: Các nước châu Âu xoay xở ra sao?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jul 3, 2025 9:46


Tại thượng đỉnh của khối NATO ngày 25/06/2025, ở La Haye, Hà Lan, các quốc gia thành viên Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương đã quyết định sẽ tăng ngân sách dành cho quốc phòng lên đến 5% GDP/năm trong 10 năm tới. Đe dọa ngày càng lớn từ Nga, nhưng đặc biệt là các áp lực chưa từng có từ chính nước Mỹ « đồng minh » buộc nhiều nước châu Âu phải chấp nhận đưa ra cam kết tài chính đặc biệt nói trên, vốn được coi là vượt xa khả năng thực hiện. Nếu như cam kết 5% được một số nhà quan sát nhìn nhận như là một chuyển biến chiến lược của NATO nói chung, của châu Âu nói riêng, thì không ít người hoài nghi cao độ, coi đây chỉ như một biện pháp mang tính tình thế để đối phó với « đồng minh » Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó chơi. Theo một số thẩm định, cam kết 5% tương đương với việc các nước châu Âu sẽ phải chi thêm khoảng 500 tỉ đô la/năm cho quốc phòng trong bối cảnh một số nước châu Âu đang trong khó khăn chồng chất về tài chính. Nhiều nước châu Âu không chấp nhận hy sinh mô hình xã hội hiện có để tăng mạnh chi phí cho quân sự. Các nước châu Âu sẽ xoay sở ra sao với cam kết 5% ? Sườn đông châu Âu sẵn sàng, nhiều nước Tây Âu dè dặt Con đường để đạt được mục tiêu 5% còn rất dài và đầy bất trắc. Trong hiện tại, 32 quốc gia thành viên cam kết chi 2% GDP/năm cho quốc phòng, mục tiêu được đề ra từ năm 2006, và chính thức khẳng định từ năm 2014. Tuy nhiên, theo số liệu của NATO, trong năm 2024, chỉ có 23 trên 32 nước đạt chỉ tiêu 2%. Theo một dữ liệu mới nhất từ ​​Ngân hàng Thế giới năm 2023, chỉ có 10 trên tổng số 32 nước có khả năng thực thi được mục tiêu chung nói trên của NATO đặt ra cho năm 2035. Đọc thêm : Không có Hoa Kỳ liệu châu Âu có thể đối đầu quân sự với Nga ? Khác biệt là rất rõ giữa các nước phía đông châu Âu, giáp với Nga, và nhiều nước ở phía tây. Ba Lan, quốc gia coi Nga như đe dọa nhãn tiền, là nước có khả năng sớm đạt được mục tiêu 5%. Vacxava đã chi 4,1% GDP cho quốc phòng hồi năm ngoái. Các nước Baltic, đơn cử như Estonia với 3,4% GDP, cũng đang nỗ lực hướng đến mục tiêu này. Ngược lại, trong số các nước chi phí dưới 2% cho quốc phòng, có nhiều nước Tây Âu, như Tây Ban Nha, Bỉ, hay Luxembourg. Pháp đứng thứ 19 trong danh sách, với mức cam kết 2% chỉ mới được thực thi vào năm 2025. « Đỉnh Himalaya » khó vượt : Để đạt 5% phải hy sinh nhiều chi phí căn bản khác Mục tiêu 5% cho quốc phòng hiện « chưa gây ra bất kỳ cuộc tranh luận thực sự nào trong giới chính trị Pháp ». Bộ trưởng Quân Lực Pháp, Sébastien Lecornu, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Parisien, Chủ Nhật, 22/06, « hy vọng rằng đây sẽ là trọng tâm của chiến dịch tranh cử tổng thống trong tương lai, bởi vì giai đoạn địa chính trị mà chúng ta đang trải qua sẽ còn kéo dài ». Ưu tiên trước mắt của chính quyền Pháp là thực thi hai đạo luật về ngân sách quốc phòng (LPM - loi de programmation militaire), vốn đã giúp tăng ngân sách của lực lượng vũ trang thêm 56%, từ  2017 đến 2025. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu 5%, tương đương khoảng 170 tỉ euro, gấp khoảng ba lần so với hiện nay, đòi hỏi phải có một thay đổi lớn hơn nhiều. Trả lời La Croix, người phụ trách Cơ quan Chiến lược và Kế hoạch của chính phủ Pháp, Clément Beaune cho biết, « để thực thi mục tiêu tăng ngân sách quân sự thêm 3,5% vào năm 2030, sẽ phải tăng thêm 10% thuế TVA ». Nhật báo Công giáo Pháp La Croix gọi đây là « đỉnh Himalaya » khó vượt. Ông Clément Beaune cũng muốn dùng sắc thuế Zucman 2%, nhắm vào các tài sản của những người giàu nhất, từ 100 triệu euro trở lên, để cho thấy tầm mức hết sức lớn của khoản tiền cần huy động. Việc đánh thuế Zucman, nếu được tiến hành hàng năm, cũng chỉ mang lại từ 15 đến 25 tỉ euro, và như vậy là hoàn toàn không đủ. Nếu chỉ dựa trên chiếc bánh ngân sách, việc gia tăng ngân sách quân sự sẽ không tránh khỏi « ảnh hưởng đến số tiền phân bổ cho phúc lợi xã hội » và « lương của các công chức ». Mà động chạm đến « mô hình xã hội » cho đến nay vẫn là một chủ đề húy kị. Theo truyền thông Pháp, rất ít lãnh đạo đảng phái sẵn sàng đưa vấn đề này ra thảo luận, do lo ngại tác động đến sự ủng hộ của cử tri. Để huy động được nguồn tài chính khổng lồ nói trên, cần đến các phương thức khác. Cam kết 5% để đối phó với Mỹ hay vì nhu cầu an ninh thực sự ? Cam kết chi 5% GDP cho quốc phòng có phải là nhu cầu thực sự của châu Âu, hay chủ yếu là một phản ứng mang tính tình thế của các nước châu Âu trước áp lực chưa từng có của Mỹ dưới thời Donald Trump, đe dọa cắt bỏ ô bảo trợ an ninh đối với các nước không gia tăng chi phí cho quân sự. Sau thượng đỉnh NATO, truyền thông Bỉ chú ý đến phát biểu của thủ tướng Bart De Wever về trao đổi giữa ông với tổng thống Mỹ : « Ông ấy (Trump) nói rằng ''2% là rất tốt, nhưng tôi cho rằng very low'', tức là rất thấp. Về phần mình, tôi đáp lại ‘‘Đúng, ông cho rằng mức đó là rất thấp, nhưng đó là tiêu chuẩn chi tiêu của khối NATO cho đến nay. Vì vậy, hãy cho phép chúng tôi tăng các chi tiêu theo tốc độ của riêng mình, theo các quyết định độc lập mà mỗi quốc gia thành viên có thể đưa ra''. Như vậy đấy, ông ấy không nói thêm gì về điều đó nữa, nên tôi hy vọng ông ấy hài lòng. Nhưng tôi không chắc lắm ! » Tăng ngân sách quân sự lên 5% không đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền này để dành cho quân đội, để mua vũ khí và trang thiết bị quân sự. Theo thỏa thuận của NATO vừa qua, trong số tiền 5% này, 3,5% sẽ được dành cho chi tiêu thuần túy quân sự, và 1,5% còn lại được dành cho các chi phí liên quan đến an ninh quốc phòng, như an ninh mạng, xây dựng các tuyến đường giao thông, có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự. Xác định đầu tư nào thuộc lĩnh vực 1,5% này tùy thuộc khá nhiều vào mỗi quốc gia. Trang mạng truyền thông Pháp ngữ RTBF, trong bài « 5% du PIB pour l'OTAN, un chiffre, beaucoup d'hypocrisie » (5% GDP của NATO, một con số nhiều phần đạo đức giả), nhận định : « nước Bỉ cũng như nhiều nước khác nói rằng sẽ tôn trọng quy định 5% này, nhưng sẽ không thực hiện. Chắc chắn là sẽ có một thứ đạo đức giả ở đây, nhưng trên thực tế chi phí cho quốc phòng cũng sẽ phải tăng ồ ạt trong những năm tới, như điều Donal Trump muốn ». Báo chí châu Âu, trong đó có nhật báo thiên hữu Le Figaro, nhấn mạnh đến thái độ « quỵ lụy » của « các đồng minh » châu Âu trước « hoàng đế » Donald Trump khi chấp nhận mục tiêu 5% tại thượng đỉnh NATO. Nhiều nhà quan sát dự báo châu Âu sẽ gia tăng mua vũ khí Mỹ. Cơ hội phát triển nền công nghiệp quốc phòng tự chủ của châu Âu Trên thực tế, mục tiêu tăng cường chi phí cho an ninh quốc phòng cũng nằm trong chính nhu cầu của châu Âu. Đặc biệt kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, việc tăng cường xây dựng năng lực phòng thủ của châu lục, trong bối cảnh vai trò của nước Mỹ ngày càng thu hẹp, và bất trắc gấp bội phần với chính quyền Donald Trump, khối 27 nước đang ngày càng quyết tâm hơn trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của châu Âu, bên trong NATO. Đọc thêm : Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu từ chối « làm chư hầu » « lệ thuộc » vào Mỹ Đầu năm nay, Ủy Ban Châu Âu đã xác lập kế hoạch huy động 150 tỉ euro trên thị trường tài chính, để cung cấp đòn bẩy tài chính cho các quốc gia thành viên, tăng đầu tư vào các lĩnh vực quốc phòng quan trọng, chẳng hạn như phòng thủ tên lửa, drone, hay các trang thiết bị chiến lược khác. Kế hoạch được gọi là « ReArm Europe » (Tái vũ trang châu Âu), mới được đổi tên lại là Chuẩn bị cho chân trời 2030. Việc xây dựng một quân đội chung của châu Âu là chuyện viễn tưởng, nhưng huy động vốn đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng châu Âu, kể cả từ các nguồn đầu tư bên ngoài, là điều nằm trong tầm tay. Trong một cuộc tọa đàm của đài Arte (OTAN : l'UE doit-elle devenir une machine de guerre ? / NATO : Liên Âu phải chăng đang trở thành một cỗ máy chiến tranh ?), nhân dịp thượng đỉnh NATO, nhà kinh tế học Anne-Sophie Alsif, phụ trách văn phòng thẩm định tài chính BDO France, nhận định : « Tôi không thực sự tin tưởng vào một hệ thống phòng thủ châu Âu thống nhất, phản ứng nhanh chóng này, với một quân đội châu Âu, vì chúng ta có những bất đồng chính trị rất đáng kể, với nguyên tắc đồng thuận 100%. Vì vậy, mọi việc sẽ rất phức tạp. Các quốc gia không phải nước nào cũng có cùng ngân sách, lợi ích, và cùng chung một hệ tư tưởng. Vì vậy, mọi việc sẽ rất phức tạp. Mặt khác, trên thực tế, theo tôi, cơ chế hợp tác tùy theo lợi ích này sẽ là phù hợp tương tự, như với các lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, dân số lão hóa : đó sẽ là sự hợp tác dựa trên lợi ích. Nghĩa là, trên thực tế, các quốc gia, ngay cả khi không thuộc Liên Hiệp Châu Âu, vẫn có thể gia nhập, đầu tư tiền, được hưởng nguồn tài chính ưu đãi và ngược lại, sẽ phải mua các sản phẩm của châu Âu. Thực sự đó là kiểu hợp đồng, một dạng deal, như mọi người nói hiện nay. Khi tham gia, bạn phải thực hiện những gì đã  cam kết, và bạn sẽ được hưởng lợi từ sự bảo vệ và cơ chế này trong trường hợp bị tấn công. Để tham gia cần phải có một tầm nhìn chiến lược chung, đúng vậy, nhưng không có nghĩa là tất cả 27 quốc gia đều có nghĩa vụ phải tham gia. Mỗi quốc gia tự quyết định. Chúng ta đã thấy điều đó khi có sự rút lui phần nào của Mỹ, khi Emmanuel Macron bắt đầu tổ chức một cuộc họp và ông nói rằng : ‘‘Quý vị hãy xem, ai yêu quý chúng tôi sẽ đồng hành với chúng tôi''. Ta thấy rằng, trong bối cảnh này, người Canada có lẽ đã là nước đầu tiên quan tâm, cũng như Vương quốc Anh, cho dù không còn nằm trong Liên Hiệp Châu Âu. Vì vậy, điều này sẽ cho phép chúng ta có được sự hợp tác ở phạm vi rộng hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn nhiều. » Tiền tiết kiệm, nguồn tài chính dồi dào Kinh tế gia Anne-Sophie Alsif cũng nhấn mạnh đến một nguồn tài chính khác : « Và có một nguồn tài trợ thứ hai, cũng là yếu tố vô cùng cơ bản, chính là tiền tiết kiệm. Tiết kiệm của người Pháp gởi trong ngân hàng rất lớn. Chưa bao giờ số tiền tiết kiệm lại lớn đến như vậy. Trước khi xảy ra Covid, tỷ lệ này vào khoảng 14%, còn hiện tại là đến gần 19%. Cơ quan thống kê quốc gia Pháp INSEE đặt tiêu đề cho một báo cáo về tình hình kinh tế hiện nay là ‘‘Hãy cẩn thận với việc tiết kiệm quá nhiều'', ‘‘chúng ta đã vượt qua Nhật Bản với 19%''. Chúng ta có 3.600 tỷ euro tiền tiết kiệm trong lúc nợ là 3.200. Như vậy chúng ta có nhiều tiền tiết kiệm hơn nợ, và vấn đề là những khoản tiết kiệm này được đầu tư rất ít. Chúng chỉ được dùng để đầu tư vào trái phiếu kho bạc và bất động sản, nhưng rất ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ dành một vài phần trăm cho quốc phòng, cũng cho các lĩnh vực khác, chúng ta có thể tìm được nguồn tài trợ. Ngân hàng đầu tư BPI đã thành lập quỹ quốc phòng nhà nước để đáp ứng chuyện này. » Đầu tư cho quốc phòng rất lời nhưng cần một tầm nhìn dài hạn Trả lời báo La Croix, dân biểu đảng Xã Hội Pháp Anna Pic nhấn mạnh đến việc đầu tư cho quốc phòng của từng nước cần đến các công cụ « ở cấp liên chính phủ, cấp độ châu Âu và ở cấp độ NATO ». Trong cuộc tọa đàm với đài Arte về nền quốc phòng của Liên Âu, nhà sử học về quân sự Guillaume Lasconjarias, giám đốc nghiên cứu IHEDN (Viện Nghiên cứu Cấp cao về Quốc phòng) nhấn mạnh đến tầm nhìn dài hạn : « Chúng ta đang trong bối cảnh phải đứng trước các đòi hỏi mâu thuẫn nhau, tuy nhiên, chúng ta vẫn có những cách thức để tiến về phía trước. Đầu tiên là bạn biết về tính hiệu quả của đầu tư. Có nghĩa là, nếu bạn đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng châu Âu, mà ở đó nước Pháp vẫn duy trì được nền tảng công nghiệp công nghệ tân tiến. Như vậy, quý vị sẽ có một dạng đầu tư vào quốc phòng. Ví dụ, người ta ước tính cứ đầu tư 1 euro, bạn có thể thu được lợi nhuận từ 2 đến 3 euro. Như vậy, điều này là tốt. Có điều đáng lo ngại là việc này đòi hỏi thời gian. Ví dụ như quý vị có một dây chuyền lắp ráp, bạn sẽ có thể tăng tốc độ sản xuất, nhưng trước tiên bạn phải có được các đơn đặt hàng và các nhà sản xuất phương tiện quốc phòng. Vấn đề đặt ra ở đây là khả năng dự báo để lập kế hoạch. Lo lắng của chúng ta là không biết việc này sẽ kéo dài được bao lâu vì khi bạn tăng tốc độ, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề đào tạo, vấn đề tuyển dụng và sau đó là vấn đề bán hàng. Và đó là một cuộc thảo luận thực sự vì chúng ta không chỉ thực hiện việc này ở cấp quốc gia mà còn ở cấp châu Âu hoặc cấp độ quốc tế ». Cơ hội để Liên Âu có được tiếng nói về « chiến lược » ? Theo nhiều nhà quan sát, việc cam kết đầu tư mạnh hơn hẳn cho an ninh quốc phòng của châu Âu không chỉ để xoa dịu tổng thống Mỹ Donald Trump, mà cũng để phục vụ cho chính lợi ích của châu Âu. Vấn đề là việc đầu tư này liên quan ra sao đến mục tiêu thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng của chính châu Âu, và vấn đề « kiến ​​trúc an ninh tập thể » của châu Âu. Đọc thêm - Nửa thế kỷ ''Hiệp định Helsinki'': Chiến tranh Ukraina xóa sổ "Kiến trúc an ninh châu Âu" Nguyên lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, người Tây Ban Nha, Joseph Borell (2019-2024), cựu chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, được coi là người nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của khối khi tại nhiệm, trong một hội nghị về tương lai quốc phòng châu Âu tại Chantilly (Pháp), tổ chức cùng dịp với thượng đỉnh NATO vừa qua (có sự tham gia của bộ trưởng Quân lực Pháp) đã lên án mạnh mẽ thái độ « chư hầu » của khối 27 nước chấp thuận chính sách tăng chi 5% GDP cho quốc phòng, theo đòi hỏi của Trump (Tây Ban Nha là nước duy nhất trong Liên Âu không chấp thuận mục tiêu 5% dưới áp lực của Mỹ). Joseph Borell nhấn mạnh đến quan điểm « đế quốc » của chính quyền Mỹ thời Donald Trump hoàn toàn trùng khớp với chính sách của nước Nga Putin, và « châu Âu trong một thời gian dài đã là một xứ sở nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ ». Gia tăng chi phí cho an ninh tập thể, liệu tiếng nói của các nước châu Âu sẽ có trọng lượng hơn trong tương lai hay không, trong các đàm phán chiến lược với Nga, thực thể địa chính trị được coi là đối thủ hiện nay ?

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 2/7/2025: Hội nghị sơ kết công tác BCĐTƯ về KHCN và chuyển đổi số.

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jul 2, 2025 57:10


VOV1 - Sáng 2/7 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm.

VOV - Nội chính
Chính phủ với người dân - Mái ấm cho đồng bào những nỗ lực

VOV - Nội chính

Play Episode Listen Later Jun 24, 2025 14:51


VOV1 - Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức 04 Phiên họp; các bộ ngành, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp và người dân đã vào cuộc rất quyết liệt, đạt kết quả tích cực, đáng mừng.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Tỉnh Lâm Đồng mới vận hành thử nghiệm 6 đơn vị hành chính cấp xã

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 23, 2025 2:19


VOV1 - Chiều nay (23/6), Ban Chỉ đạo thực hiện hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông đã tổ chức vận hành thử nghiệm 6 đơn vị hành chính cấp xã mới. Quá trình vận hành thử nghiệm cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 22/6/2025: Thủ tướng chủ trì phiên họp các Ban Chỉ đạo về xóa nhà tạm

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 22, 2025 56:57


VOV1 - Sáng 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (lần thứ 5), Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (lần thứ 18); Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp các Ban Chỉ đạo về xóa nhà tạm, nhà dột nát; Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT; Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.- Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu Thương mại tự do Đà Nẵng.-  128 tác giả, nhóm tác giả xuất sắc được vinh danh tại Lễ trao giải Báo chí quốc gia lần thứ 19 diễn ra hôm qua, đúng dịp kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.- Các doanh nghiệp ở Bình Dương "mắc kẹt" giữa lệnh di dời và quá trình sáp nhập tỉnh.- Việc Mỹ tấn công 3 cơ sở hạt nhân quan trọng của  Iran khiến nguy cơ khủng hoảng Trung Đông tăng cao. - Thủ tướng Campuchia tuyên bố đóng cửa khẩu với Thái Lan.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Nghị quyết 57 - Thái Nguyên: Nghị quyết 57 nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 19, 2025 2:13


VOV1 - Ngay sau khi Nghị Quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành, tỉnh Thái Nguyên đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57 với quyết tâm phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số quốc gia hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Hiệp định EEZ với Indonesia: Việt Nam khẳng định chủ quyền ở Biển Đông nhưng không đối đầu với Trung Quốc

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jun 16, 2025 10:42


Sau 12 năm đàm phán, Việt Nam và Indonesia đã đạt được thỏa thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế. Văn bản được công bố chính thức ngày 23/12/2022 trong chuyến thăm cấp Nhà nước Jakarta của chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Bước cuối cùng là Quốc Hội hai nước phê chuẩn văn bản để có chính thức có hiệu lực và giải quyết những căng thẳng, bất đồng và cùng phát triển khai thác tài nguyên theo đúng luật biển quốc tế. Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 18/04/2025, nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), nhấn mạnh bối cảnh quan hệ song phương tốt đẹp là một trong những yếu tố giúp Việt Nam và Indonesia thiết lập được thỏa thuận. Năm 2025, hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ “đối tác chiến lược” có từ năm 2013 được nâng lên thành “đối tác chiến lược toàn diện” vào ngày 09/03/2025 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của tổng bí thư Tô Lâm tới Indonesia. Về kinh tế, trong ASEAN, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Indonesia. Mục tiêu của hai chính phủ là tăng kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ đô la vào năm 2028. RFI : Việt Nam và Indonesia sớm phê chuẩn hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Việt Nam và Indonesia có những yêu sách cụ thể như nào ở Biển Đông ? Laurent Gédéon : Các cuộc đàm phán về pháp lý liên quan đến hiệp định tập trung vào việc giải quyết các vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn mà Việt Nam và Indonesia đều đòi chủ quyền. Tôi muốn nhắc lại cả hai nước đều là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, được Indonesia phê chuẩn ngày 03/02/1986 và Việt Nam phê chuẩn ngày 25/07/1994. Như vậy, cả hai nước đều công nhận luật biển quốc tế. Sự chồng lấn về chủ quyền giữa hai nước liên quan đến vùng biển xung quanh quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông. Đối với Việt Nam, đường phân định EEZ phải trùng với ranh giới thềm lục địa giữa Indonesia và Việt Nam. Hà Nội dựa vào thực tế là ranh giới này đã được xác định vào năm 2003 thông qua một thỏa thuận song phương. Ngược lại, Indonesia cho rằng ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế cần được đàm phán riêng biệt với ranh giới của thềm lục địa. Jakarta lập luận rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đây là hai vùng biển riêng biệt, cho nên phải được đàm phán riêng. Do đó, Indonesia muốn tính đến đường trung tuyến giữa quần đảo Natuna và Côn Đảo : Quần đảo Natuna cách đảo Kalimantan của Indonesia khoảng 300 km, còn Côn Đảo cách bờ biển Việt Nam khoảng 90 km. Nhưng đối với Hà Nội, việc sử dụng đường trung tuyến giữa các quần đảo là không công bằng vì có lợi cho Indonesia. Đọc thêmViệt Nam và Indonesia đạt đồng thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế Nhiều vấn đề pháp lý khác cũng đã được nêu lên trong quá trình đàm phán, đặc biệt là những khác biệt trong các đường cơ sở được sử dụng để đo khu vực phân định. Là một quốc gia quần đảo, Indonesia được phép sử dụng đường cơ sở quần đảo, tức là các đường thẳng, không nhất thiết phải chạy theo đường bờ biển, trong khi Việt Nam chỉ có thể sử dụng đường cơ sở thông thường chạy theo đường bờ biển. Hai phương pháp cơ bản khác nhau này làm phức tạp các cuộc đàm phán vì Hà Nội cho rằng điều này làm suy yếu vị thế của họ. Bất chấp những khác biệt, Indonesia và Việt Nam cuối cùng đã thống nhất về hai đường ranh giới phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong đó quy định rằng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là hai vùng biển riêng biệt cần được đàm phán riêng. Tuy nhiên, do tính chất bảo mật của các cuộc đàm phán song phương, cách thức hai bên áp dụng phương pháp đường trung tuyến để giải quyết tranh chấp của họ đã không được tiết lộ, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một sự thỏa hiệp mang tính sáng tạo, thể hiện bước tiến pháp lý đáng kể trong khi vẫn tuân thủ các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. RFI : Thỏa thuận về vùng đặc quyền kinh tế là bước tiến quan trọng sau hơn một thập niên đàm phán. Triển vọng của cả hai nước sẽ thế nào, cũng như tương lai về mối quan hệ giữa hai nước với Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Như đã nói, Hiệp định về vùng đặc quyền kinh tế giữa Indonesia và Việt Nam là một bước tiến lớn không chỉ trong quan hệ song phương giữa hai nước mà còn cho toàn bộ môi trường khu vực. Hệ quả đầu tiên và rõ ràng nhất là thỏa thuận này sẽ chấm dứt căng thẳng giữa hai nước liên quan đến hoạt động đánh bắt cá của tàu thuyền Việt Nam trong vùng biển vẫn được Indonesia coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ. Hệ quả thứ hai liên quan đến các nguồn năng lượng trong khu vực này, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, một số mỏ nằm ở phần EEZ của Indonesia giáp với EEZ của Việt Nam. Việc làm rõ ranh giới giữa hai vùng đặc quyền kinh tế sẽ cho phép Indonesia tự do phát triển hoạt động thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này. Hệ quả thứ ba mang tính chất pháp lý bởi vì thỏa thuận Việt Nam-Indonesia mở đường cho các thỏa thuận tương tự có thể có giữa các nước khác trong khu vực, có nghĩa là có thể thấy trong việc áp dụng đường phân định kép (thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế) một mô hình cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Hệ quả cuối cùng ảnh hưởng đến Trung Quốc vì đường ranh giới chung do Việt Nam và Indonesia thiết lập chồng lấn một phần với đường chín đoạn đánh dấu yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Đọc thêmViệt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết vào lúc Bắc Kinh lấn lướt ở Biển Đông Tuy nhiên, có một thắc mắc về chính sách của Indonesia liên quan đến Trung Quốc. Nhân chuyến thăm Bắc Kinh ngày 09/11/2024 của tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, nhiều thỏa thuận đã được ký kết, kể cả hợp tác công nghiệp và khai khoáng, hợp tác thương mại, với tổng giá trị lên tới 10 tỷ đô la. Ngoài ra còn có một thỏa thuận về hợp tác hàng hải, trong đó hai bên cam kết cùng nhau phát triển kinh tế hàng hải ở Biển Đông, bao gồm cả những khu vực có tranh chấp chồng lấn. Tuyên bố chung được đưa ra trong dịp này nêu rõ rằng hai nước đã “đạt được một thỏa thuận quan trọng về phát triển chung ở những khu vực có yêu sách chồng lấn”. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các nước có tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh, như Indonesia, Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan, đều tránh tham gia vào thỏa thuận phát triển chung với Trung Quốc vì sợ rằng việc đó sẽ bị hiểu là công nhận chính thức các yêu sách của Trung Quốc. Mặc dù Indonesia đã thận trọng khẳng định lại rằng họ không công nhận các yêu sách quá đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông, nhưng thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Jakarta đã đánh dấu sự phá vỡ lập luận trước đây và cho thấy rõ mâu thuẫn trong lập trường của Indonesia về luật hàng hải quốc tế. Về phần Việt Nam, quốc gia không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận chung nào với Trung Quốc về các khu vực tranh chấp, vẫn kiên định với lập trường của họ và trong phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Quốc. Đối với Hà Nội, thỏa thuận này chắc chắn là một bước đột phá ngoại giao lớn và là tiền lệ pháp lý mà Hà Nội có thể khai thác ở cấp độ ngoại giao. Ngoài ra, thỏa thuận cũng có lợi thế là không đặt Hà Nội vào thế đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh trong khi vẫn khẳng định được cam kết của họ đối với luật pháp quốc tế. RFI : Sau thỏa thuận về vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia, liệu đã có thể nói đến một liên minh đối trọng Philippines, Indonesia, Việt Nam để đối phó với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không ? Laurent Gédéon : Có, trong bối cảnh Trung Quốc luôn chú ý đến việc không để một mặt trận chống Trung Quốc trỗi dậy giữa các quốc gia ven Biển Đông và rộng hơn là trong ASEAN, thì thỏa thuận Việt Nam-Indonesia mở đường cho sự xuất hiện của các chiến lược tập thể đối phó với những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Những chiến lược này đáng chú ý - và cũng gây vấn đề cho Trung Quốc - vì chúng được thực hiện theo cách tuân thủ chặt chẽ luật hàng hải quốc tế. Việc này càng giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và củng cố thêm sự cô lập của Trung Quốc đối với các yêu sách chủ quyền tối đa của nước này. Đọc thêmThỏa thuận Việt Nam - Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông? Cho nên chúng ta có thể thấy những thỏa thuận kiểu này gia tăng trong tương lai, đặc biệt là liên quan đến Việt Nam, Philippines và Malaysia. Đó là một quá trình dài, trước hết đòi hỏi các đối tác tăng cường tin tưởng nhau, và sẽ ngày càng phức tạp hơn vì liên quan đến các vùng biển quanh quần đảo Trường Sa, nơi vẫn được biết đến là trung tâm của các vấn đề địa-chiến lược đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc ký kết các hiệp định quốc tế là sự kiện quan trọng nhưng việc thực hiện chúng cũng quan trọng không kém. Và về điểm này, sẽ cần phải phân tích cẩn thận những tác động thực địa của hiệp định Việt Nam-Indonesia để đưa ra kết luận và phát triển các phân tích triển vọng có thể diễn ra. Cho nên, ngoài một liên minh đối trọng giữa Philippines, Việt Nam và Indonesia, chúng ta có thể xem rằng các thỏa thuận kiểu này phù hợp với sự hội tụ lợi ích ngầm hoặc rõ ràng của ba nước vì chúng hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc khẳng định các yêu sách chủ quyền và dẫn đến việc Bắc Kinh ngày càng bị cô lập về pháp lý. Dĩ nhiên Trung Quốc có thể tìm cách đảo ngược để áp đặt quan điểm của họ, nhưng việc đó sẽ làm giảm thêm tính hợp pháp về mặt pháp lý của các hành động, yêu sách của Bắc Kinh. Do đó, thỏa thuận này có thể đóng vai trò là mô hình giải quyết các tranh chấp hàng hải khác ở Đông Nam Á và tạo thành đòn bẩy ngoại giao khôn khéo để thay đổi tình hình trong khu vực. RFI : Việt Nam đã bị Ủy Ban Châu Âu đưa ra “thẻ vàng” về tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp. Thỏa thuận với Indonesia được coi là dấu chấm hết cho tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp trong khu vực. Liệu đây có phải là một kiểu cam kết để cá Việt Nam có thể vào thị trường châu Âu không ? Laurent Gédéon : Vùng đặc quyền kinh tế cho phép một quốc gia tiếp cận độc quyền các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển và đáy biển của nước đó. Việc phân định rõ ràng không gian này thường giúp tránh được những hiểu lầm và mâu thuẫn trong quản lý nguồn cá nếu các đối tác có thiện chí. Về mặt này, thỏa thuận giữa Việt Nam và Indonesia làm rõ quyền đánh bắt cá của cả hai bên ở Biển Đông và thể hiện sự cải thiện rõ rệt so với giai đoạn trước đây, khi cả hai nước đều có yêu sách riêng, khiến việc xác định tàu cá có vượt qua ranh giới hay không trở nên khó khăn. Do đó, việc làm rõ biên giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy định và trừng phạt những người vi phạm, đặc biệt là xung quanh quần đảo Natuna, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung, kiểu thỏa thuận này có giá trị vì nó tăng cường năng lực hợp tác và quản lý lẫn nhau giữa hai bên. Tình hình này chỉ có thể có lợi cho Việt Nam khi chứng tỏ rằng đất nước đã trưởng thành về năng lực quản lý nguồn lợi thủy sản. Đọc thêmChồng lấn EEZ, nguyên nhân vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và Indonesia Không chỉ riêng ở Biển Đông, đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề toàn cầu đe dọa hệ sinh thái đại dương và “đánh bắt cá bền vững”. Đây là lý do tại sao chính quyền Liên Hiệp Châu Âu đã giám sát Việt Nam sau cảnh báo vào năm 2017. Xin nhắc lại, những nước xuất khẩu sang Liên Âu được phân loại và có thể chịu trừng phạt tương ứng với hệ thống mã màu : xanh lá cây, vàng, đỏ, các lệnh trừng phạt có thể lên tới mức dừng hoàn toàn hoạt động thương mại. Do đó, thỏa thuận giữa Việt Nam và Indonesia có thể được coi là một giải pháp đôi bên cùng có lợi vì nó củng cố quan hệ song phương, tránh leo thang giữa ngư dân và cơ quan thực thi pháp luật. Còn đối với Việt Nam, thỏa thuận này cho thấy quốc gia này nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế và là đối tác đáng tin cậy cho Liên Hiệp Châu Âu. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

Tạp chí Việt Nam
Hiệp định EEZ với Indonesia: Việt Nam khẳng định chủ quyền ở Biển Đông nhưng không đối đầu với Trung Quốc

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Jun 16, 2025 10:42


Sau 12 năm đàm phán, Việt Nam và Indonesia đã đạt được thỏa thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế. Văn bản được công bố chính thức ngày 23/12/2022 trong chuyến thăm cấp Nhà nước Jakarta của chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Bước cuối cùng là Quốc Hội hai nước phê chuẩn văn bản để có chính thức có hiệu lực và giải quyết những căng thẳng, bất đồng và cùng phát triển khai thác tài nguyên theo đúng luật biển quốc tế. Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 18/04/2025, nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), nhấn mạnh bối cảnh quan hệ song phương tốt đẹp là một trong những yếu tố giúp Việt Nam và Indonesia thiết lập được thỏa thuận. Năm 2025, hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ “đối tác chiến lược” có từ năm 2013 được nâng lên thành “đối tác chiến lược toàn diện” vào ngày 09/03/2025 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của tổng bí thư Tô Lâm tới Indonesia. Về kinh tế, trong ASEAN, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Indonesia. Mục tiêu của hai chính phủ là tăng kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ đô la vào năm 2028. RFI : Việt Nam và Indonesia sớm phê chuẩn hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Việt Nam và Indonesia có những yêu sách cụ thể như nào ở Biển Đông ? Laurent Gédéon : Các cuộc đàm phán về pháp lý liên quan đến hiệp định tập trung vào việc giải quyết các vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn mà Việt Nam và Indonesia đều đòi chủ quyền. Tôi muốn nhắc lại cả hai nước đều là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, được Indonesia phê chuẩn ngày 03/02/1986 và Việt Nam phê chuẩn ngày 25/07/1994. Như vậy, cả hai nước đều công nhận luật biển quốc tế. Sự chồng lấn về chủ quyền giữa hai nước liên quan đến vùng biển xung quanh quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông. Đối với Việt Nam, đường phân định EEZ phải trùng với ranh giới thềm lục địa giữa Indonesia và Việt Nam. Hà Nội dựa vào thực tế là ranh giới này đã được xác định vào năm 2003 thông qua một thỏa thuận song phương. Ngược lại, Indonesia cho rằng ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế cần được đàm phán riêng biệt với ranh giới của thềm lục địa. Jakarta lập luận rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đây là hai vùng biển riêng biệt, cho nên phải được đàm phán riêng. Do đó, Indonesia muốn tính đến đường trung tuyến giữa quần đảo Natuna và Côn Đảo : Quần đảo Natuna cách đảo Kalimantan của Indonesia khoảng 300 km, còn Côn Đảo cách bờ biển Việt Nam khoảng 90 km. Nhưng đối với Hà Nội, việc sử dụng đường trung tuyến giữa các quần đảo là không công bằng vì có lợi cho Indonesia. Đọc thêmViệt Nam và Indonesia đạt đồng thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế Nhiều vấn đề pháp lý khác cũng đã được nêu lên trong quá trình đàm phán, đặc biệt là những khác biệt trong các đường cơ sở được sử dụng để đo khu vực phân định. Là một quốc gia quần đảo, Indonesia được phép sử dụng đường cơ sở quần đảo, tức là các đường thẳng, không nhất thiết phải chạy theo đường bờ biển, trong khi Việt Nam chỉ có thể sử dụng đường cơ sở thông thường chạy theo đường bờ biển. Hai phương pháp cơ bản khác nhau này làm phức tạp các cuộc đàm phán vì Hà Nội cho rằng điều này làm suy yếu vị thế của họ. Bất chấp những khác biệt, Indonesia và Việt Nam cuối cùng đã thống nhất về hai đường ranh giới phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong đó quy định rằng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là hai vùng biển riêng biệt cần được đàm phán riêng. Tuy nhiên, do tính chất bảo mật của các cuộc đàm phán song phương, cách thức hai bên áp dụng phương pháp đường trung tuyến để giải quyết tranh chấp của họ đã không được tiết lộ, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một sự thỏa hiệp mang tính sáng tạo, thể hiện bước tiến pháp lý đáng kể trong khi vẫn tuân thủ các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. RFI : Thỏa thuận về vùng đặc quyền kinh tế là bước tiến quan trọng sau hơn một thập niên đàm phán. Triển vọng của cả hai nước sẽ thế nào, cũng như tương lai về mối quan hệ giữa hai nước với Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Như đã nói, Hiệp định về vùng đặc quyền kinh tế giữa Indonesia và Việt Nam là một bước tiến lớn không chỉ trong quan hệ song phương giữa hai nước mà còn cho toàn bộ môi trường khu vực. Hệ quả đầu tiên và rõ ràng nhất là thỏa thuận này sẽ chấm dứt căng thẳng giữa hai nước liên quan đến hoạt động đánh bắt cá của tàu thuyền Việt Nam trong vùng biển vẫn được Indonesia coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ. Hệ quả thứ hai liên quan đến các nguồn năng lượng trong khu vực này, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, một số mỏ nằm ở phần EEZ của Indonesia giáp với EEZ của Việt Nam. Việc làm rõ ranh giới giữa hai vùng đặc quyền kinh tế sẽ cho phép Indonesia tự do phát triển hoạt động thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này. Hệ quả thứ ba mang tính chất pháp lý bởi vì thỏa thuận Việt Nam-Indonesia mở đường cho các thỏa thuận tương tự có thể có giữa các nước khác trong khu vực, có nghĩa là có thể thấy trong việc áp dụng đường phân định kép (thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế) một mô hình cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Hệ quả cuối cùng ảnh hưởng đến Trung Quốc vì đường ranh giới chung do Việt Nam và Indonesia thiết lập chồng lấn một phần với đường chín đoạn đánh dấu yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Đọc thêmViệt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết vào lúc Bắc Kinh lấn lướt ở Biển Đông Tuy nhiên, có một thắc mắc về chính sách của Indonesia liên quan đến Trung Quốc. Nhân chuyến thăm Bắc Kinh ngày 09/11/2024 của tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, nhiều thỏa thuận đã được ký kết, kể cả hợp tác công nghiệp và khai khoáng, hợp tác thương mại, với tổng giá trị lên tới 10 tỷ đô la. Ngoài ra còn có một thỏa thuận về hợp tác hàng hải, trong đó hai bên cam kết cùng nhau phát triển kinh tế hàng hải ở Biển Đông, bao gồm cả những khu vực có tranh chấp chồng lấn. Tuyên bố chung được đưa ra trong dịp này nêu rõ rằng hai nước đã “đạt được một thỏa thuận quan trọng về phát triển chung ở những khu vực có yêu sách chồng lấn”. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các nước có tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh, như Indonesia, Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan, đều tránh tham gia vào thỏa thuận phát triển chung với Trung Quốc vì sợ rằng việc đó sẽ bị hiểu là công nhận chính thức các yêu sách của Trung Quốc. Mặc dù Indonesia đã thận trọng khẳng định lại rằng họ không công nhận các yêu sách quá đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông, nhưng thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Jakarta đã đánh dấu sự phá vỡ lập luận trước đây và cho thấy rõ mâu thuẫn trong lập trường của Indonesia về luật hàng hải quốc tế. Về phần Việt Nam, quốc gia không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận chung nào với Trung Quốc về các khu vực tranh chấp, vẫn kiên định với lập trường của họ và trong phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Quốc. Đối với Hà Nội, thỏa thuận này chắc chắn là một bước đột phá ngoại giao lớn và là tiền lệ pháp lý mà Hà Nội có thể khai thác ở cấp độ ngoại giao. Ngoài ra, thỏa thuận cũng có lợi thế là không đặt Hà Nội vào thế đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh trong khi vẫn khẳng định được cam kết của họ đối với luật pháp quốc tế. RFI : Sau thỏa thuận về vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia, liệu đã có thể nói đến một liên minh đối trọng Philippines, Indonesia, Việt Nam để đối phó với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không ? Laurent Gédéon : Có, trong bối cảnh Trung Quốc luôn chú ý đến việc không để một mặt trận chống Trung Quốc trỗi dậy giữa các quốc gia ven Biển Đông và rộng hơn là trong ASEAN, thì thỏa thuận Việt Nam-Indonesia mở đường cho sự xuất hiện của các chiến lược tập thể đối phó với những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Những chiến lược này đáng chú ý - và cũng gây vấn đề cho Trung Quốc - vì chúng được thực hiện theo cách tuân thủ chặt chẽ luật hàng hải quốc tế. Việc này càng giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và củng cố thêm sự cô lập của Trung Quốc đối với các yêu sách chủ quyền tối đa của nước này. Đọc thêmThỏa thuận Việt Nam - Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông? Cho nên chúng ta có thể thấy những thỏa thuận kiểu này gia tăng trong tương lai, đặc biệt là liên quan đến Việt Nam, Philippines và Malaysia. Đó là một quá trình dài, trước hết đòi hỏi các đối tác tăng cường tin tưởng nhau, và sẽ ngày càng phức tạp hơn vì liên quan đến các vùng biển quanh quần đảo Trường Sa, nơi vẫn được biết đến là trung tâm của các vấn đề địa-chiến lược đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc ký kết các hiệp định quốc tế là sự kiện quan trọng nhưng việc thực hiện chúng cũng quan trọng không kém. Và về điểm này, sẽ cần phải phân tích cẩn thận những tác động thực địa của hiệp định Việt Nam-Indonesia để đưa ra kết luận và phát triển các phân tích triển vọng có thể diễn ra. Cho nên, ngoài một liên minh đối trọng giữa Philippines, Việt Nam và Indonesia, chúng ta có thể xem rằng các thỏa thuận kiểu này phù hợp với sự hội tụ lợi ích ngầm hoặc rõ ràng của ba nước vì chúng hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc khẳng định các yêu sách chủ quyền và dẫn đến việc Bắc Kinh ngày càng bị cô lập về pháp lý. Dĩ nhiên Trung Quốc có thể tìm cách đảo ngược để áp đặt quan điểm của họ, nhưng việc đó sẽ làm giảm thêm tính hợp pháp về mặt pháp lý của các hành động, yêu sách của Bắc Kinh. Do đó, thỏa thuận này có thể đóng vai trò là mô hình giải quyết các tranh chấp hàng hải khác ở Đông Nam Á và tạo thành đòn bẩy ngoại giao khôn khéo để thay đổi tình hình trong khu vực. RFI : Việt Nam đã bị Ủy Ban Châu Âu đưa ra “thẻ vàng” về tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp. Thỏa thuận với Indonesia được coi là dấu chấm hết cho tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp trong khu vực. Liệu đây có phải là một kiểu cam kết để cá Việt Nam có thể vào thị trường châu Âu không ? Laurent Gédéon : Vùng đặc quyền kinh tế cho phép một quốc gia tiếp cận độc quyền các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển và đáy biển của nước đó. Việc phân định rõ ràng không gian này thường giúp tránh được những hiểu lầm và mâu thuẫn trong quản lý nguồn cá nếu các đối tác có thiện chí. Về mặt này, thỏa thuận giữa Việt Nam và Indonesia làm rõ quyền đánh bắt cá của cả hai bên ở Biển Đông và thể hiện sự cải thiện rõ rệt so với giai đoạn trước đây, khi cả hai nước đều có yêu sách riêng, khiến việc xác định tàu cá có vượt qua ranh giới hay không trở nên khó khăn. Do đó, việc làm rõ biên giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy định và trừng phạt những người vi phạm, đặc biệt là xung quanh quần đảo Natuna, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung, kiểu thỏa thuận này có giá trị vì nó tăng cường năng lực hợp tác và quản lý lẫn nhau giữa hai bên. Tình hình này chỉ có thể có lợi cho Việt Nam khi chứng tỏ rằng đất nước đã trưởng thành về năng lực quản lý nguồn lợi thủy sản. Đọc thêmChồng lấn EEZ, nguyên nhân vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và Indonesia Không chỉ riêng ở Biển Đông, đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề toàn cầu đe dọa hệ sinh thái đại dương và “đánh bắt cá bền vững”. Đây là lý do tại sao chính quyền Liên Hiệp Châu Âu đã giám sát Việt Nam sau cảnh báo vào năm 2017. Xin nhắc lại, những nước xuất khẩu sang Liên Âu được phân loại và có thể chịu trừng phạt tương ứng với hệ thống mã màu : xanh lá cây, vàng, đỏ, các lệnh trừng phạt có thể lên tới mức dừng hoàn toàn hoạt động thương mại. Do đó, thỏa thuận giữa Việt Nam và Indonesia có thể được coi là một giải pháp đôi bên cùng có lợi vì nó củng cố quan hệ song phương, tránh leo thang giữa ngư dân và cơ quan thực thi pháp luật. Còn đối với Việt Nam, thỏa thuận này cho thấy quốc gia này nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế và là đối tác đáng tin cậy cho Liên Hiệp Châu Âu. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 14/6/2025: Iran phóng hàng trăm tên lửa vào lãnh thổ Israel trong một hành động trả đũa

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 14, 2025 56:31


VOV1 - Rạng sáng 14-6 (giờ Việt Nam), tiếng còi báo động vang lên khắp lãnh thổ Israel khi Iran phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo về hướng Israel. Trước đó Iran đã có đợt đáp trả bằng việc phóng hơn 100 máy bay không người lái về hướng lãnh thổ Israel.- Tại hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải quyết tâm, quyết liệt và đồng lòng, đồng chí hướng, đồng bộ, đồng loạt, đồng thời trong tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.- Đại biểu Quốc hội thống nhất cao với việc giải thể Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh.- Bão số 1 đã đi vào đất liền và được dự báo sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong ngày mai. Thời tiết các tỉnh miền Trung vẫn diễn biến phức tạp.- Tại Nghệ An, lực lượng cứu hộ đã cứu thành công hơn 20 người nguy cơ bị đuối nước tại biển Cửa Lò sáng nay.- 279 thi thể đã được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn máy bay của Ấn Độ xảy ra cách đây 2 ngày. Quá trình xác nhận danh tính nạn nhân và điều tra nguyên nhân đang được tiến hành khẩn trương.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Quảng Ninh chủ động ứng phó với bão số 1

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 12, 2025 1:42


VOV1 - Trước diễn biến phức tạp của bão số 1 (WUTIP), Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, không được chủ quan, lơ là.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 5/6/2025 Đề xuất xử phạt đến 10 lần khoản thu có được từ hành vi vi phạm dữ liệu cá nhân

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025 56:57


VOV1 - Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, sáng 5/6, Ủy ban TVQH cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân- Tổng Bí Tô Lâm thư chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.- Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Tỉnh uỷ Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, khóa 13.-  Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Estonia.- Đề xuất xử phạt đến 10 lần khoản thu có được từ hành vi vi phạm dữ liệu cá nhân.- Xuyên đêm giải cứu 4 người bị mắc kẹt giữa dòng lũ ở rừng A Lưới, Thành phố Huế.- Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó tập trung trao đổi về chiến dịch Mạng nhện của Ucraina nhắm vào 4 căn cứ quân sự Nga.- Mỹ ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân của 12 nước.- GDP của Hàn Quốc rơi vào tình trạng tăng trưởng âm.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 5/6/2025: Xuất khẩu lô 500 tấn ‘gạo Việt Nam phát thải thấp' đầu tiên sang Nhật Bản

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025 57:08


VOV1 - Ngày 5/6 tại Cần Thơ, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn.- Chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật, Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu lắng nghe người dân và doanh nghiệp để hoàn thiện thể chế, pháp luật- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề án sáp nhập cấp xã trên cả nước, giảm từ hơn 10 nghìn xuống còn 3321 đơn vị cấp xã.-Bộ Y tế đề xuất tăng thuế thuốc lá ít nhất 5.000 đồng mỗi bao vào năm 2026 nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.- Tổ chức NATO tiến gần hơn tới cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP nhằm củng cố an ninh nội khối.- Hôm nay kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới với chủ đề giải quyết ô nhiễm nhựa

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Công an về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025 3:35


Chiều ngày 04/6, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Công an về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo 57 Bộ Công an).

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 02/6/2025: Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai và Bình Định

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 2, 2025 56:34


VOV1 - Sáng nay, tại Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương về thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh uỷ Gia Lai và thường trực tỉnh uỷ Bình Định về tình hình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 của 2 địa phương.- Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì phiên họp thứ 6 Hội đồng Quốc phòng và an ninh- Các chuyên gia khuyến nghị nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới đảm bảo quyền lợi cho người lao động.- Hôm nay, phái đoàn Ukraina dự kiến sẽ tham dự vòng đàm phán hòa bình thứ 2 với Nga tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. - Tăng cường lực lượng tại khu vực biên giới, Thái Lan khẳng định vẫn ưu tiên giải pháp hòa bình với Campuchia.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Với 14 thỏa thuận trị giá 9 tỷ euro, tổng thống Macron muốn Pháp hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jun 2, 2025 9:21


Có 14 thỏa thuận quan trọng đã được ký trong chuyến thăm chính thức Việt Nam ngày 26-27/05/2025 của tổng thống Pháp Emmanuel Macron với tổng trị giá lên đến 9 tỷ euro trong các lĩnh vực quốc phòng, hàng không, đường sắt, vũ trụ, y tế và năng lượng. Theo Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, đây là “một dấu hiệu mạnh mẽ của sự tin cậy lẫn nhau và một giai đoạn mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đầy tham vọng”. Pháp trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 8 của Việt Nam và là nước châu Âu đầu tiên được nâng lên mức này. Tại sao Việt Nam mở đầu cho chuyến công du Đông Nam Á của tổng thống Pháp? Trong bài phát biểu tại cuộc gặp với tổng bí thư Tô Lâm ở Văn Miếu, tổng thống Macron giải thích đó là vì “lịch sử của hai đất nước chúng ta, vì trao đổi rất sôi nổi mà chúng ta đã có và cũng vì một niềm tin sâu sắc rằng chúng ta có một trang mới cần viết và rất nhiều điểm chung cần làm và tiếp nối quyết định vào cuối năm 2024 nâng cấp mối quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược toàn diện”.Nhìn chung, chuyến công du Việt Nam của tổng thống Emmanuel Macron có nhiều ý nghĩa : Tái khẳng định mong muốn khép lại quá khứ để trở thành đối tác ổn định của nhau trong mọi lĩnh vực ; hai nước làm cửa ngõ cho nhau thâm nhập khu vực ASEAN, Liên Hiệp Châu Âu để đa dạng hóa đối tác ; hình thành con đường thứ ba để tránh phụ thuộc vào hai cường quốc Mỹ, Trung Quốc.Khép lại quá khứ để trở thành đối tác ổn định của nhau trong mọi lĩnh vựcMong muốn bước sang trang mới được thể hiện ở việc hai cựu chiến binh Pháp và Việt Nam, hiện đã 90 tuổi, từng ở thế đối đầu trên chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954 đã nắm chặt tay nhau như đôi bạn tại Phủ chủ tịch trong lễ đón tổng thống Macron ngày 26/05. Hình ảnh đầy biểu tượng này còn tượng trưng cho sự hòa giải thành công, đặc biệt là “với việc hai bộ trưởng Pháp dự lễ kỷ niệm 70 năm trận Điện Biên Phủ ngày 07/05/2024”. Theo giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valery - Montpellier 3, khi trả lời RFI Tiếng Việt, “thời khắc đó đã được chính quyền Việt Nam đón nhận rất nồng nhiệt và sau đó họ quyết định đẩy nhanh một chút tiến độ hòa giải”.Tại Hà Nội, tổng thống Macron nhắc lại mong muốn của Pháp “trở thành đối tác ổn định về mặt ngoại giao, thấu hiểu về chiến lược và quân sự và là đối tác trên hành trình năng lượng, công nghệ, công nghiệp mà Việt Nam đang hình thành”. Phát biểu với báo giới chiều 27/05, tổng thống Pháp cho biết : “Lần đầu tiên, chúng tôi (Pháp và Việt Nam) đã ký một ý định thư và một thư chung về mặt quốc phòng cùng với những thỏa thuận mua đầu tiên về những năng lực cơ bản, và mong muốn tiến triển trong các vấn đề quốc phòng và năng lực, máy bay trực thăng thông qua việc mở nhiều xưởng mới. Trong chuyến công du này, chúng tôi cũng đã ký một thỏa thuận về vệ tinh”.Pháp muốn trở thành đối tác an ninh uy tín, điểm tựa công nghệ cho Việt NamVấn đề an ninh quốc phòng, luôn là chủ đề lớn nhưng kín đáo trong hợp tác giữa hai nước, sẽ có triển vọng như thế nào sau chuyến công du Việt Nam của tổng thống Pháp ? Nhà sử học Pierre Journoud nhận định với RFI Tiếng Việt :“Có thể nói ngắn gọn rằng bối cảnh hiện nay thuận lợi cho việc Việt Nam và Pháp xích lại gần hơn trong lĩnh vực quốc phòng. Pháp là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới vào năm 2024, cho nên có một số tham vọng chính đáng ở khu vực Đông Nam Á. Còn Việt Nam đã tổ chức triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ hai tại Hà Nội vào tháng 12/2024. Việt Nam bắt đầu đa dạng hóa việc mua vũ khí và trang thiết bị quân sự để bù đắp cho những thiếu hụt thực sự, hoặc được cho là như vậy, của nhà cung cấp Nga, vốn chiếm ưu thế ở Việt Nam”. Đọc thêmViệt Nam có sẵn sàng mua thiết bị quân sự hạng nặng của Pháp ?Trong tuyên bố chung, Việt Nam và Pháp nhất trí “phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng nhằm củng cố năng lực tự chủ chiến lược của mỗi nước, phù hợp với nhu cầu của mỗi bên, đặc biệt là thông qua việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực trang bị quốc phòng với việc nghiên cứu, đề xuất và triển khai các dự án mang tính cơ cấu (…)”. Ngoài ra, hai nước “tiếp tục củng cố hợp tác phòng, chống tội phạm, xuất nhập cảnh trái phép và đưa người di cư bất hợp pháp, cũng như hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ an ninh dân sự”.Hàng loạt chủ đề hợp tác khác được đích thân tổng thống Emmanuel Macron liệt kê trong buổi trao đổi với báo chí chiều 27/05, cùng với nhận định “giữa hai nước có mối liên hệ rất mạnh mẽ”. Pháp sẵn sàng làm điểm tựa để Việt Nam phát triển công nghệ, đặc biệt trong các lĩnh vực chiến lược như hàng không, vũ trụ, đường sắt, năng lượng phi carbon (gồm năng lượng tái tạo và hạt nhân, hydrogen), y tế, kinh tế công nghiệp, dịch vụ cho doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực  khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chiến lược.Cùng nhau đa dạng hóa quan hệ thương mại, tránh “bẫy” đối tác lớnĐa dạng hóa đối tác thương mại là chủ đề lớn thứ hai được đề cập trong mối quan hệ Pháp-Việt. Chuyến công du Việt Nam được tổng thống Macron nhấn mạnh diễn ra trong bối cảnh Mỹ “thay đổi thuế quan tùy theo mỗi sáng, hiện giờ là cùng 10% nhưng có thể đối với các bạn (Việt Nam) sẽ là 46%, Liên Hiệp Châu Âu là 50%”. Cả Pháp và Việt Nam, nhìn rộng hơn là Liên Hiệp Châu Âu và ASEAN, đều bị động vì lệ thuộc quá lớn vào một siêu cường như Mỹ hoặc Trung Quốc. Đọc thêm : Quan hệ Việt-Trung trong cơn bão thuế quan MỹChuyến thăm Hà Nội của tổng thống Macron có thể trở thành cơ hội để Việt Nam, Pháp cùng với Liên Hiệp Châu Âu tăng cường hiệp định tự do thương mại EVFTA ? Giáo sư lịch sử Pierre Journoud nhận định :“Tôi nghĩ hoàn toàn đúng. Việc này không hẳn là đơn giản vì chúng ta có thể thấy rằng hy vọng này đã có từ lâu và được nuôi dưỡng trong một thời gian dài. Nhiều bộ trưởng, thậm chí là thủ tướng của hai nước, trong nhiều năm, thậm chí là nhiều thập niên, đã bày tỏ mong muốn cải thiện mối quan hệ này. Tuy nhiên, thực trạng lại có xu hướng suy giảm khi nhìn vào số liệu về quan hệ thương mại, ít nhất là thị phần của Pháp tại Việt Nam. Khoảng giữa thập niên 1990, Pháp từng chiếm khoảng 4 hoặc 5% thị phần ở Việt Nam, nhưng hiện tại chỉ còn 0,5% hoặc nhỉnh hơn một chút, nhưng cũng phải nói là đúng vào thời kỳ Việt Nam mở cửa mạnh mẽ, đa dạng hóa đối tác, muốn mở rộng quan hệ ngoại giao và trao đổi kinh tế, thương mại. Và đó là điều rất tốt cho một đất nước đang thoát khỏi giai đoạn chiến tranh và cô lập kéo dài trên trường quốc tế. Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế còn kém xa so với kỳ vọng của cả Pháp và Việt Nam. Hy vọng rằng hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam vào năm 2019 sẽ mang lại những tác động tích cực cho cả hai bên, cũng như đối với quan hệ song phương Pháp-Việt. Và tôi tin rằng chính quyền Việt Nam cũng mong Pháp hành động để thuyết phục Ủy Ban Châu Âu sớm dỡ bỏ “thẻ vàng” đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, vì đây là vấn đề quan trọng đối với Hà Nội, khi chúng ta biết được tầm quan trọng của nghề cá trong nền kinh tế Việt Nam”.Trong khuôn khổ chuyến công du của tổng thống Macron, Việt Nam và Pháp đều thể hiện mong muốn trở thành cửa ngõ cho nhau để thâm nhập khu vực ASEAN, Liên Hiệp Châu Âu. Phát biểu tại cuộc gặp với tổng bí thư Tô Lâm, tổng thống Macron nhấn mạnh “các lợi ích và mục tiêu của Việt Nam và Pháp có nhiều điểm bổ trợ. Tương tự với ASEAN và Liên Hiệp Châu Âu”. Còn trong Tuyên bố chung, hai nước khẳng định “ủng hộ việc tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU), cũng như quan hệ Đối tác phát triển ASEAN - Pháp và quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - EU”. Trước đó, ngoại trưởng Việt Nam kiêm phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn từng nhắc đến khả năng một ngày nào đó Hà Nội sẽ ký thỏa thuận Đối tác chiến lược toàn diện với Liên Âu.“Con đường thứ ba” : “Liên minh những nước độc lập” trước Mỹ, Trung QuốcTrong chuyến công du, tổng thống Macron nhấn mạnh đến “con đường thứ ba” không phụ thuộc vào Mỹ lẫn Trung Quốc mà “sự cạnh tranh giữa hai nước này có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột lớn hơn nhiều ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng lớn này”. Pháp có chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương từ năm 2018 để tăng cường hợp tác với các nước trong vùng nhằm bảo vệ luật pháp luật pháp quốc tế. Việt Nam hiểu rõ mong muốn của Pháp và điều này giải thích cho việc hai nước nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 10/2024.Đọc thêmTổng thống Macron gặp giới trẻ Việt Nam, kêu gọi “con đường thứ ba” vì hòa bình, công bằng và thịnh vượngKế hoạch hành động giai đoạn 2025-2028 triển khai Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ song phương đã được hai nước nhất trí phối hợp chặt chẽ để sớm thông qua. Để làm được việc này, ông Macron nhấn mạnh đến sự thông hiểu lẫn nhau, hiểu được triết lý, sự thay đổi trong xã hội hai nước và trên hết là những nguyên tắc dựa trên giá trị nhân văn. Chuyến thăm cấp Nhà nước của nguyên thủ Pháp có ý nghĩa quan trọng cho sự hợp tác song phương. “Đây là điểm không thể phủ nhận”, theo kiến trúc sư Emmanuel Cerise, giám đốc công ty PRX-Vietnam trong khuôn khổ hợp tác phi tập trung giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France, khi trả lời RFI Tiếng Việt tại Hà Nội :“Việc tổng thống Pháp có mặt tại Hà Nội là minh chứng cho sự hợp tác của hai nước trong những lĩnh vực đang tiến hành. Đúng là hợp tác phi tập trung ngày càng được nhà nước và đại sứ quán Pháp xem là một trong những tác nhân hành động quan trọng của đội ngũ Pháp tại Việt Nam. Về vấn đề di sản, tôi biết là phái đoàn của tổng thống Macron cũng quan tâm đặc biệt đến văn hóa, mà di sản cũng là một phần của văn hóa. Hơn nữa, chương trình di sản mà chúng tôi đang hợp tác được gọi là di sản văn hóa và đây là vấn đề được Việt Nam mong muốn phát triển. Do đó, tôi hy vọng chuyến công du sẽ tạo thuận lợi cho mọi việc. Dù sao, đây là sự công nhận tuyệt vời”.Chuyến công du Hà Nội của tổng thống Macron đánh dấu một trang mới trong lịch sử hai nước, củng cố niềm tin lẫn nhau, mở ra những cơ hội hợp tác mới. Theo phát biểu của ông Macron, “với Pháp, các bạn (Việt Nam) có một người bạn được biết đến, chắc chắn và đáng tin. Chúng tôi cho là Việt Nam cũng nghĩ vậy. Và tại thời điểm chúng ta đang trải qua, chỉ điều này thôi đã có rất nhiều ý nghĩa”.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 29/5/2025: Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later May 29, 2025 56:53


VOV1 - Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó bỏ điều kiện "công chức ở cách nơi làm việc trên 30 km" được thuê, mua nhà ở xã hội.- Chủ trì phiên họp thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, không có quốc gia nào hùng cường nếu như khoa học, công nghệ yếu kém. - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng hỗ trợ hạ tầng chiến lược như giao thông, điện, hạ tầng số với mức lãi suất ưu đãi giảm ít nhất 1,5% so với lãi suất cho vay trung và dài hạn.- Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó bỏ điều kiện "công chức ở cách nơi làm việc trên 30 km" được thuê, mua nhà ở xã hội.- Ngoại trưởng Nga, Mỹ thảo luận về vòng đàm phán thứ 2 với Ukraine- Mỹ đình chỉ xuất khẩu một số công nghệ then chốt sang Trung Quốc

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 29/5/2025: "Tốc độ triển khai Nghị quyết 57 vẫn còn nhiều hạn chế"

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later May 29, 2025 56:36


VOV1 - Sáng nay tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hungary Sulyok Tamas.- Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các đại biểu Quốc hội đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với chính sách cho vay đặc biệt.- Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn tại 12 tỉnh thành phố khu vực Bắc Bộ.- Phần đầu tiên trong loạt bài ĐBSCL nỗ lực hoàn thiện hạ tầng giao thông. Bài 1 có nhan đề: Thần tốc đẩy nhanh tiến độ trên công trường cao tốc miền Tây.-Thái Lan và Campuchia nhất trí giảm thiểu căng thẳng sau va chạm giữa binh sĩ 2 nước tại khu vực biên giới hôm qua .-Tỷ phú Elon Musk sắp rời khỏi chính quyền Mỹ, sau 130 ngày đảm nhiệm vị trí “nhân viên chính phủ đặc biệt” .

VOV - Chương trình thời sự
Thơi sự 18h 285/2025: Nhật Bản ban hành đạo luật đầu tiên về Trí tuệ nhân tạo an toàn

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later May 28, 2025 56:54


VOV1 - Một lực lượng đặc trách do Thủ tướng Nhật Bản đứng đầu sẽ được thành lập để quyết định chính sách AI của nước này, với các hướng dẫn sẽ được biên soạn cho các doanh nghiệp và người dùng cá nhân.- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.- Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì trọng thể Lễ đón Tổng thống Hungary thăm chính thức Việt Nam. Tại hội đàm sau lễ đón, hai Nhà lãnh đạo thống nhất nhiều định hướng lớn và những biện pháp cụ thể để đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hungary ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn. - Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.- Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 12/2026.- Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với công an nhiều địa phương triệt phá đường dây lừa đảo tiền ảo qui mô lớn, bắt giữ nhóm đối tượng cầm đầu, chiếm đoạt hơn 10.000 tỷ đồng từ 138.000 tài khoản.  - Mỹ đưa ra đề xuất mới, lần đầu đề cập khả năng chủ trì đàm phán chấm dứt xung đột tại Dải Gaza.  - Nhật Bản ban hành đạo luật đầu tiên về Trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 24/5/2025: Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later May 24, 2025 60:34


VOV1 - Sáng nay, tại Nhà tang lễ Quốc gia – số 5 Trần Thánh Tông – Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước.- Tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Thủ tướng Phạm Minh Chính có bài viết “Đồng chí Trần Đức Lương – Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ Quốc”.- Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội nêu ý kiến cấm mua bán dữ liệu cá nhân dưới mọi hình thức.- Lực lượng công an và quản lý thị trường nhiều địa phương đã liên tiếp đánh sập nhiều đường dây kinh doanh hàng nhái , háng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn- Mỹ chính thức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Syri, đánh dấu bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Syri.- Nga và Ukraine hoàn tất giai đoạn một của cuộc trao đổi tù binh lớn nhất sau ba năm chiến sự.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later May 21, 2025 3:23


VOV1 - Sáng 20/5/2025, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến cán bộ, hội viên và nông dân đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 17/5/2025: Triệt phá đường dây hơn 100 tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later May 17, 2025 56:53


VOV1 - Hơn 100 tấn thuốc và thực phẩm chức năng giả bị thu giữ, 17 công ty bình phong, hơn 20 kho và điểm tập kết bị khám xét, nhiều đối tượng bị tạm giữ để điều tra. Đây là kết quả bước đầu của chuyên án lớn vừa được Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội triệt phá.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ hai, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.- Quốc hội thông qua 44.000 tỷ đồng bổ sung ngân sách nhà nước, trong đó, chi trả chế độ cho cán bộ, công chức viên chức sau tinh gọn bộ máy. Nghị quyết được Quốc hội thông qua sáng nay.- Việt Nam- Hoa Kỳ thúc đẩy đàm phán cấp Bộ trưởng Hiệp định thương mại đối ứng.- Nga và Ucraina đạt được thỏa thuận trao đổi tù binh số lượng lớn trong lần đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai bên.- Tổng thống Mỹ Donald Trump phát tín hiệu có thể áp thuế quan cao hơn đối với nhiều đối tác thương mại của Mỹ thay vì đàm phán để đi đến thỏa thuận với tất cả với các đối tác.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 10/5/2025: Mỹ sẽ duy trì mức thuế quan cơ bản 10% dù đạt thỏa thuận thương mại

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later May 10, 2025 56:41


VOV1 - Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ duy trì mức thuế quan cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu ngay cả sau khi các thỏa thuận thương mại được ký kết. Ông Trump cũng cho biết thêm rằng các nước có thể được miễn trừ khi đưa ra các điều khoản thương mại quan trọng.- Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít tại Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao nhiều nước.- Hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ.- Chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo dự án trọng điểm quốc gia ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, bảo đảm các điều kiện để khởi công dự án vào ngày 19/12 năm nay.-Từ hôm nay, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% lên mức 2.204 đồng một ki lô oát giờ.-  Phát động chiến dịch quân sự đáp trả Ấn Độ, Pakistan đóng cửa toàn bộ không phận, triệu tập họp cơ quan có thẩm quyền quyết định liên quan đến kho vũ khí hạt nhân.- Mỹ sẽ duy trì mức thuế quan cơ bản 10% dù đạt thỏa thuận thương mại.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 10/5/2025: Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Liên bang Nga

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later May 10, 2025 56:17


VOV1 - Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chính sách quan trọng.- Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chính sách quan trọng nhan đề: “Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.”- Chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm không đổi mục tiêu, đẩy nhanh tiến độ, không để xảy ra tham nhũng tiêu cực tại các dự án trọng điểm GTVT.- Tại Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân phải được triển khai cấp bách.- Pakistan phát động chiến dịch quân sự trả đũa Ấn Độ qui mô lớn. Căng thẳng giữa hai nước láng giềng Nam Á đang có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện.- Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo, sẽ rút khỏi đàm phán hạt nhân với Iran và lựa chọn một con đường khác nếu các cuộc thảo luận tại Oman vào ngày mai không đạt kết quả.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Kiểm tra công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số tại Quân đoàn 12

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later May 8, 2025 1:37


VOV1 - Sáng 8/5, Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 và cải cách hành chính Bộ Quốc phòng đã kiểm tra công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số đối với Quân đoàn 12.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h 2/5/2025: Hà Nội đặt mục tiêu số hóa toàn bộ hồ sơ, thủ tục trong năm nay

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later May 2, 2025 28:30


VOV1 - Với mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu người dân và doanh nghiệp, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị về việc sử dụng hồ sơ điện tử trên địa bàn thành phố. Trong đó đặt mục tiêu đến hết năm nay sẽ số hoá 100% tất cả hồ sơ, thủ tục.- Bộ Chính trị thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật để phục vụ phát triển đất nước, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.- Du lịch dịp lễ 30/4 – 1/5 đang diễn ra sôi động, tạo đà cho sức tăng trưởng của ngành du lịch trong năm nay.- Anh và Pháp dự kiến sẽ công nhận Nhà nước Palestin vào tháng 6.- Australia phát hiện hơn 30.000 mật khẩu tài khoản ngâ hàng bị tin tặc đánh cắp và chia sẻ trên mạng, đe dọa an ninh hệ thống tài chính.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 26/4/2025: TPHCM miễn phí đi xe buýt trong ngày 30/4

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 26, 2025 56:51


VOV1 - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TPHCM sẽ miễn phí vé xe buýt trên toàn bộ 133 tuyến xe buýt nội tỉnh và các tuyến kết nối tỉnh liền kề vào ngày 30/4.-Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt- Đề xuất mở rộng đối tượng, giảm 30% tiền thuê đất trong năm 2025- TP.HCM: Miễn phí đi xe buýt trong ngày 30/4-  Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản-  Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực tiến trình giải quyết xung đột Nga-Ukraine- Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Tuyên Quang: Nhanh chóng tiến hành sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã, không để gián đoạn công việc

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Apr 26, 2025 7:28


VOV1 - Thực hiện Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, quyết định hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị, hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h 24/4/2025: Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Lào

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 24, 2025 26:57


VOV1 - Ngày 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp Nhà nước đến nước CHDCND Lào,theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith.

Nghien cuu Quoc te
Sáp nhập tỉnh thành: Cuộc cách mạng mới của Việt Nam

Nghien cuu Quoc te

Play Episode Listen Later Apr 23, 2025 7:41


Vào ngày 12 tháng 4 năm 2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong bức tranh hành chính của Việt Nam khi thông qua một kế hoạch toàn diện nhằm giảm số lượng tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương từ 63 xuống còn 34 thông qua sáp nhập.Xem thêm.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Cần chiến lược thu hút FDI trong kỷ nguyên mới

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Apr 23, 2025 2:16


VOV1 - Chiều nay 23/4, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 với chủ đề Việt Nam chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới và Chương trình Rồng Vàng lần thứ 24.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h 16/4/2025: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 16, 2025 27:45


VOV1 - Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13.- Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13.- Hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư, với sự tham dự của 600 đại biểu quốc tế từ 40 quốc gia.- Điện đàm với Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu về Chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU.- TPHCM ấn định thời gian hoàn thành việc sáp nhập, sắp xếp bộ máy hành chính 2 cấp và hoàn thành tổ chức Đại hội Đảng bộ Thành phố.- Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte thừa nhận, tiến trình đàm phán hòa bình của Ukraine là không dễ dàng.   - Jordan ngăn chặn một âm mưu đe dọa an ninh quốc gia.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 16/4/2025: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 BCHTW Đảng khóa 13 với 21 nghìn điểm cầu

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 16, 2025 56:53


VOV1 - Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 với 21 nghìn điểm cầu được kết nối trên cả nước.- Bắt đầu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.- Xuất khẩu quả Thanh long đạt gần 94 triệu đô la Mỹ dẫn đầu về giá trị xuất khẩu của ngành rau quả trong 2 tháng đầu năm.- Quảng Nam huy động nguồn lực tái định cư 3 nghìn 300 hộ dân khỏi vùng sạt lở.- Pháp đối mặt loạt tấn công có tổ chức nhằm vào nhà tù trên toàn quốc- Tổ chức y tế thế giới (WHO) đạt thỏa thuận lịch sử về tăng cường năng lực ứng phó đại dịch trong tương lai

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đến với đông đảo đảng viên miền núi Sơn La

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Apr 16, 2025 2:21


VOV1 - Hàng nghìn cán bộ, đảng viên từ cấp tỉnh tới những xã, bản vùng cao, biên giới Sơn La đã được tiếp thu nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Chủ tịch nước Lương Cường Hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Apr 15, 2025 5:24


VOV1 - Ngày 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Chủ tịch nước Lương Cường Hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Apr 15, 2025 5:30


VOV1 - Ngày 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 14/4/2025: Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp bộ máy

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 14, 2025 56:57


VOV1 - Sáng 14/4, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả".- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại trong năm hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra chương mới trong quan hệ hai quốc gia.- Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung.- Tối nay theo giờ Hà Nội, nữ phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn sẽ bay vào không gian.- Trực thăng tham quan rơi ở New York,  Mỹ làm 6 người thiệt mạng.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h 13/4/2025: Trung ương thống nhất sắp xếp 5 tổ chức chính trị - xã hội, 30 hội quần chúng

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 13, 2025 27:06


VOV1 - Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai ngay 7 nhiệm vụ trọng tâm.Trung ương thống nhất sắp xếp 5 tổ chức chính trị-xã hội, 30 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc MTTQ Việt Nam.- Thành lập đoàn đàm phán Chính phủ về vấn đề thương mại Hoa Kỳ. Bộ trưởng Bộ Công thương làm trưởng đoàn.- 32.000 bài thi  khảo sát lớp 12 ở Hà Nội dưới 3 điểm.- Mỹ và Iran kết thúc đàm phán đầu tiên với kết quả tích cực và xây dựng.- Bình luận nhan đề “Bước ngoặt quan trọng trên chính trường nước Đức”

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 12/4/2025: Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 12, 2025 66:45


VOV1 - Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc chiều 12/4. Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị với tỷ lệ tuyệt đối. Trong đó, thống nhất cả nước còn 34 tỉnh, thành phố, bỏ cấp huyện, giảm 60% đến 70% cấp xã; đại hội đảng cấp xã và cấp tỉnh sẽ thực hiện ngay sau sắp xếp.Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta. -Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108  thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3.-Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại-Mỹ và Iran  bắt đầu cuộc đàm phán cấp cao về chương trình hạt nhân Iran. Đây là cuộc thảo luận cấp cao nhất giữa hai bên kể từ khi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran đổ vỡ vào năm 2018.-Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế cần đóng góp 275 triệu USD khẩn cấp để hỗ trợ hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng do trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3 vừa qua tại Myanmar.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 11/4/2025: Việt Nam - Hoa Kỳ thống nhất đàm phán thỏa thuận thương mại song phương

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 11, 2025 56:46


VOV1 -Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong ngày 11.4, đoàn đàm phán của Việt Nam được thành lập để trao đổi ngay với đoàn đàm phán Mỹ. Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam, trong đó có nội dung thuế quan.- Ngày họp thứ 2 của hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13.- Thành lập ngay đoàn đàm phán của Việt Nam để trao đổi với Đoàn đàm phán Hoa Kỳ về thương mại song phương trong ngày hôm nay.- Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.- Bộ sư tập về âm nhạc của nhạc sỹ Hoàng Vân được công nhận là Di sản thế giới.- Trung Quốc cũng thông báo tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 125% từ 12/4 và tuyên bố từ sau sẽ “không quan tâm” đến các mức thuế tăng thêm của Mỹ.- Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi đang lan rộng tại 58 quốc gia.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h 10/4/2025: Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 10, 2025 56:56


VOV1 - Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 khai mạc sáng 10/4 cho ý kiến với 15 nội dung, tập trung trong 2 nhóm vấn đề chính là sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị và chuẩn bị cho Đại hội 14 của Đảng.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.- Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng. Trong khi đó, Mỹ quyết định hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại, ngoại trừ Trung Quốc bị tăng thuế lên 125%. Thị trường chứng khoán toàn cầu ghi nhận sự hồi phục tích cực.- Chủ tịch Đảng đối lập Hàn Quốc chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống.- Số người thiệt mạng trong vụ sập mái hộp đêm ở Cộng hòa Dominica, đã tăng lên ít nhất 184 người. Trong khi đó, giới chức thông báo dừng hoạt động tìm kiếm cứu hộ.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 10/4/2025: Phát hiện mới về hàm lượng nước ở mặt trăng.

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 10, 2025 57:04


VOV1 - Một phát hiện mới nhất từ ​​các mẫu đá do tàu thám hiểm mặt trăng Chang-I 6 (Chang'e-6) của Trung Quốc mang về cho thấy tại lớp phủ bề mặt của mặt trăng, phía xa chứa ít nước hơn so với phía gần. Điều này cho thấy "bán cầu ẩn", luôn quay lưng lại với Trái đất, có xu hướng khô hơn nhiều.- Khai mạc hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng.- Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.- Việt Nam hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ tạm ngừng đánh thuế đối ứng. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng nhất trí khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng.- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thuộc Top 100 sân bay tốt nhất thế giới và Top 10 sân bay tốt nhất châu Á năm 2025.- Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi ngoạn mục. Các nước “thở phào” nhưng vẫn chưa hết lo ngại khi Mỹ vẫn duy trì mức thuế 10% và áp thuế với riêng Trung Quốc lên tới 125%.- Các nhà khoa học phát hiện mới về hàm lượng nước ở Mặt trăng.

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya
Tiểu thuyết 'Dấu chân người lính' (phần 3) - Nguyễn Minh Châu

Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya

Play Episode Listen Later Apr 8, 2025 27:58


Chính ủy Kinh đã nghe được cuộc trò chuyện của các chiến sĩ với Ban Chỉ huy, trong đó có những lời nhận xét về ông. Ban đầu, ông cảm thấy giận dữ nhưng dần chuyển hóa thành sự tò mò. Ông bắt đầu lắng nghe những lời nhận xét rồi tự nhìn lại mình, sau đó quyết tâm cải thiện trở thành một người lãnh đạo tốt hơn. Trong suốt quá trình công tác, Chính ủy Kinh đã không ngừng duy trì mối quan hệ gần gũi với các chiến sĩ, đặc biệt là với Khuê - một tiểu đội trưởng trinh sát sắc sảo nhưng còn trẻ tuổi.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 18h 4/4/2025: Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Cộng hòa Burundi

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Apr 4, 2025 57:21


VOV1 - Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì trọng thể lễ đón Tổng thống Cộng hòa Burundi Evariste Ndayishimiye và Phu nhân thăm chính thức nước ta.- Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.- Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình.- Bộ Công thương khẳng định, sẽ không điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu của năm nay. Nhiều doanh nghiệp cũng tổ chức lại sản xuất, mở rộng thị trường để đối phó với mức thuế mới của Hoa Kỳ. - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị Tòa án Hiến pháp phế truất vì tội vi phạm Hiến pháp liên quan việc ban hành thiết quân luật. Các trợ lý cấp cao của Tổng thống đã đồng loạt đệ đơn từ chức ngay trong ngày hôm nay.- Công tác cứu hộ nạn nhân trận động đất kinh hoàng tại Myanmar càng thêm khó khăn, khi dự báo nước này sẽ có mưa trái mùa trong những ngày tới.