Podcasts about Trang

  • 857PODCASTS
  • 2,725EPISODES
  • 23mAVG DURATION
  • 5WEEKLY NEW EPISODES
  • Jul 16, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024

Categories



Best podcasts about Trang

Show all podcasts related to trang

Latest podcast episodes about Trang

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Phan Huy: Khi thời trang gợi lên cảm xúc về nguồn cội, về quê hương

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Jul 16, 2025 9:30


Thương hiệu thời trang cao cấp Phan Huy gần đây mang đến Paris một buổi trình diễn thời trang đầy sáng tạo và độc đáo, bên lề Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris Thu Đông (07-10/07/2025) với những hương sắc của đồng quê, những hương vị dân gian, của nông thôn Việt Nam, nhưng không hề thiếu đi tính chất haute couture, tính cao cấp, về mặt kỹ thuật thủ công tinh xảo đến từng chi tiết. Các bộ trang phục của Phan Huy được giới mộ điệu thời trang ở Paris biết đến trong những năm vừa qua, nhưng đây là lần đầu tiên nhà thiết kế người Việt đến Paris để giới thiệu về bộ sưu tập với tựa đề « Trưa hè oi ả », được trình diễn tại Palais de Tokyo vào ngày 07/07 vừa qua. Những chất liệu sáng tạo đến từ bản sắc Á Đông, nhưng không bị gò bó bởi những hình ảnh truyền thống, mà hòa quyện, lan tỏa tính truyền thống, trong thế giới thời trang mang tính hiện đại, của tương lai. Nhân sự kiện này, RFI đã có dịp trao đổi với nhà thiết kế 26 tuổi về thời trang và hành trình đưa tên tuổi của anh đến các sự kiện quốc tế. RFI : Xin cảm ơn nhà thiết kế Phan Huy đã dành thời gian chia sẻ với RFI. Trước khi nói về bộ sưu tập mới nhất và về thương hiệu của mình, Huy có thể giới thiệu về cách mà mình đã đến với thời trang và sáng lập ra thương hiệu của riêng mình ? Phan Huy : Cũng giống như bao nhiêu bạn sinh viên hoặc những người bắt đầu vào ngành thời trang, tôi đã học Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành thiết kế thời trang và trong quá trình học thì cũng tích góp những kinh nghiệm về thực tế cũng như về học tập, và sau đó đã bắt đầu thực hiện bộ sưu tập tốt nghiệp của mình. Điều rất là may mắn cho tôi là bộ sưu tập tốt nghiệp được rất nhiều người chú ý và có thể dùng từ là hơi bùng nổ mạng xã hội ở Việt Nam và đó là một tiền đề rất tốt và tôi rất trân trọng, vì ngay từ khi bắt đầu, đã có rất là nhiều khách hàng đến với Huy và từ đó tôi sáng lập ra công ty thiết kế thời trang Phan Huy.  RFI : Sau gần 3 năm thành lập, triết lý sáng tạo thời trang của Phan Huy là gì ? Phan Huy : Khi tôi thực hiện các thiết kế của mình thì tôi luôn nghĩ đến một cái chữ, đó là Purism -  chủ nghĩa thuần khiết. Thuần khiết ở đây là thuần khiết trong ý tưởng, cũng như trong chất liệu, hay là thuần khiết về tất cả mọi mặt mà tôi muốn hướng đến.  Tôi cũng muốn những thiết kế của mình mang một cái cảm xúc rất là thuần khiết, với những hình ảnh thiết kế ra có thể khiến cho mọi người nhìn thấy và yêu thích nó, từ ý tưởng đến mặt thẩm mỹ trong mỗi thiết kế của mình.  Tôi luôn tin là thời trang cũng là một môn nghệ thuật và điều quan trọng nhất của một bộ môn nghệ thuật chính là truyền tải được một cái cảm xúc đến cho khán giả cũng như đến cho người mặc. Nói thật là tôi cũng đã rất nhiều lần cảm thấy xúc động khi nhìn thấy những thiết kế vì vẻ đẹp của nó. Cho nên tôi cũng muốn tạo ra những cái thiết kế như vậy để khi khách hàng của mình hoặc những khán giả của mình xem, họ nhìn thấy và họ cảm thấy có những cảm xúc rất là lớn trong lòng.  RFI : Sau 5 bộ sưu tập trước, hầu hết đều lấy cảm hứng về thiên nhiên, với những chất liệu quen thuộc đối với Việt Nam, thì về bộ sưu tập mới nhất của Phan Huy, khán giả tại Palais de Tokyo có thể thấy qua 36 bộ trang phục là những hình ảnh quen thuộc, từ những chiếc nón lá che mưa, từ những chiếc quạt lá dứa hay là từ lưới đánh cá hay những tờ lá chuối khô, tất cả những chất liệu đó đến từ nông thôn Việt Nam, từ những cái màu sắc của đồng quê Việt Nam. Bạn có thể chia sẻ thêm về những lựa chọn của mình ?   Phan Huy : Những bộ sưu tập khác của tôi đa số đều đều lấy cảm hứng từ Việt Nam, thì lần này tôi sẽ lấy những cảm hứng khiến nó hiện đại hơn. Bộ sưu tập tốt nghiệp của tôi, diễn tả một cảnh đồng quê và quay trở lại tuổi thơ. Khi chế tác bộ sưu tập đó, tôi nhận được những phản hồi rất là xúc động. Có những anh chị ở  nước ngoài nhắn là đã xa quê Việt Nam rất lâu, và khi nhìn bộ sưu tập của Huy, người ta thấy được tuổi thơ của họ và cảm thấy rất là nhớ Việt Nam, nhớ cảnh đồng quê và điều đó thôi thúc bản thân làm một bộ sưu tập tiếp theo có thể mang một cái ý tưởng tương tự như bộ sưu tập tốt nghiệp, ngoài cảnh hoàng hôn trên cảnh đồng. Đó là một hình ảnh Huy rất là yêu, là những buổi trưa hè, lúc nhỏ, mình ngủ dậy mình được ông bà mình đánh thức dậy và mình nằm trên võng đong đưa và mình cảm nhận mọi thứ xung quanh rất là chân thật, rất là dễ thương.  Từ hình ảnh nón lá, từ những vật dụng rất nhỏ trong gian bếp, trong sân vườn hay là trên cảnh đồng, Huy nghĩ đa số người Việt Nam đều có thể cảm nhận được một cách sâu sắc, vì đó là tuổi thơ của hầu hết của những người Việt Nam. Đó là ý tưởng để tôi làm ra bộ sưu tập và tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi biết điều này có thể mang lại rất nhiều cảm xúc cho rất nhiều người tha hương, hoặc cho những người ngay trên chính Việt Nam nhưng muốn nhìn lại tuổi thơ.  RFI : Trong quá trình sáng tạo đấy, có chất liệu nào mà mình cảm thấy khó xử lý trong thiết kế nhưng mà vẫn quyết tâm khai thác không ?  Phan Huy : Trong bộ sưu tập lần này, tôi đã chọn những nước đi mạo hiểm hơn. Bên cạnh yếu tố về xử lý chất liệu là thế mạnh của thương hiệu, tôi muốn phát triển thêm về kỹ thuật may đo. Trên một trang phục, thường chúng ta sẽ cần rất là nhiều những đường ben, đường gập để tạo ra được một form dáng ôm sát vào cơ thể của người phụ nữ.  Nhưng tôi đã chọn cách là sẽ triệt hết tất cả những đường ben đó, và điều này yêu cầu một cái kỹ thuật cao hơn, vì mình phải dựng một cái form dáng rất là chắc chắn như là điêu khắc trong cơ thể người phụ nữ, sau đó đặt một tấm vải lụa hoặc những chất liệu rất mềm lên trên và người thợ phải vuốt thủ công rất là nhẹ nhàng và tạo hình nó để không có một đường ben hay là một đường cắt nào trên đó.  Đọc thêmSteven Đoàn : Nhà tạo mẫu đưa thời trang Việt đến thảm đỏ LHP Cannes RFI :  Phan Huy có thể chia sẻ với quý thính giả một kỹ thuật hay công nghệ nào mà Phan Huy sử dụng để tái hiện những chất liệu đấy ?   Phan Huy : Trong bộ sưu tập lần này, tôi cũng đã tạo nên một số chất liệu mới bằng cách thủ công. Ví dụ, có một thiết kế mà tôi đã dùng những cái hạt cườm để đan vào nhau giống như kỹ thuật đan lát của truyền thống của Việt Nam nhưng sử dụng nó một cách sáng tạo hơn, thời trang hơn, đó là mình dùng những hạt cườm và đan nó thành một chất liệu mới. Tôi đã dành gần 3 tháng để tạo ra được thiết kế đó.  RFI :  Khi lựa chọn là thiết kế không chỉ cho thị trường Việt Nam mà hướng đến cả thị trường quốc tế, thì trong các bộ trang phục của mình, Phan Huy có phải điều chỉnh bất cứ điều gì về hình dáng chất liệu hay cách kể chuyện về thời trang, ngôn ngữ kể chuyện thời trang của mình có gì phải thay đổi không ?  Phan Huy : Đối với thương hiệu Phan Huy, hiện tại khách hàng của Phan Huy đến từ rất nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như là Qatar, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoặc các thị trường như Mỹ, New York, hay là châu Âu và cả châu Á như là Hồng Kông hoặc Singapore. Trong quá trình hành nghề và tiếp xúc với rất nhiều khách hàng đến từ mọi nơi, tất nhiên mỗi nước có những đặc trưng khác nhau mà mình cần phải linh động điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ như những nước đến từ Trung Đông thì họ sẽ cần sự kín đáo hơn.  Trong quá trình thực hiện, Huy sẽ cần thêm những vải lót, những chất liệu lót hoặc cách đính của mình nó sẽ phải che phủ như thế nào để họ có thể thoải mái khi mặc. Ví dụ như khách hàng ở New York, Mỹ hoặc Châu Âu thì thường họ rất thích những thiết kế có tính sáng tạo cao và họ chưa bao giờ được thấy, chưa bao giờ được thử ở các thiết kế, nhà thiết kế khác.  RFI : Vậy thì đối với thị trường ở Pháp và Paris nói riêng, đâu là những điểm mà Phan Huy chú ý đến ?  Phan Huy : Thật sự thị trường châu Âu là một thị trường khó tính, vì đây chính là một cái nôi của thời trang. Có rất nhiều nhà thiết kế đến từ khắp nơi, đến đây để trình diễn bộ sưu tập của họ. Cho nên tất nhiên, sự hoàn thiện về trang phục cũng như thiết kế phải luôn luôn song hành và sáng tạo, phải luôn luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất. Do đó, khi thiết kế và trình diễn ở Paris, tôi luôn lo lắng cũng như là tập trung cố gắng. Ngoài ra, mình cần phải có tính sáng tạo và signature (tính riêng biệt) trong thiết kế, rất là đặc trưng để mọi người có thể nhận diện được thương hiệu giữa rất nhiều các thương hiệu đến đây để trình diễn.  Thứ hai là về mặt kỹ thuật và việc hoàn thiện các trang phục, tôi cũng luôn cố gắng để cho mọi thứ được đẹp nhất, chỉnh chu nhất và cũng luôn cố gắng học hỏi từ những nhà thiết kế có những cái đường cắt may rất là đẹp, hoặc là những cách tạo phong cách rất đẹp đến từ Pháp hay là đến từ mọi nơi trên thế giới.  RFI : Qua bộ sưu tập vừa rồi và qua cách tiếp cận thời trang của Phan Huy, bạn có đã từng đặt ra câu hỏi là làm sao mình có thể cân bằng giữa việc giữ gìn bản sắc văn hóa và để tạo ra những cái thiết kế mang tính quốc tế, nhưng vẫn phù hợp với xu hướng toàn cầu hay không ? Phan Huy : Khi mọi người nhìn vào trang phục của tôi thì có thể cảm nhận được tính truyền thống, nhưng nó không cũ mà có sự sáng tạo. Có một nhận định của một vị khách mà tôi cảm thấy rất là hay: “Khi nhìn vào các thiết kế của Huy thì cảm giác như là cái sự hòa hợp giữa hai phong cách và tính truyền thống của Việt Nam. Nó giống như là một người con gái đến từ tương lai và quay trở về quá khứ, quay trở về thời gian và có những tinh hoa của bản sắc Việt Nam để mang đến với tương lai và dùng những kỹ thuật của tương lai để tạo ra những trang phục”.  RFI : Trên chặng đường thời trang của Phan Huy, đâu là thách thức, là khó khăn lớn nhất mà bạn đã, đang và có thể là sẽ gặp phải ?  Phan Huy : Thực ra chặng đường đến với thời trang của tôi khá yên bình. Để nói về những khó khăn mà tôi đã gặp phải thì tôi nghĩ đây là những khó khăn chung mà nhà thiết kế nào cũng có thể sẽ phải đương đầu. Ví dụ như là yếu tố kinh doanh, tiếp cận khách hàng, có những khoảng thời gian, tôi cũng sẽ rất là loay hoay về việc kinh doanh của mình.  Mình phải cân bằng được làm sao để có nguồn thu cho thương hiệu thì mới có thể sáng tạo những bộ sưu tập tiếp theo. Hoặc là những khó khăn về lực lượng sản xuất của mình. Những người thợ lành nghề ở Việt Nam thì thật sự không phải là quá nhiều. Và cũng khó mà tìm được người làm việc hợp với bản thân tôi và công ty.  Nhưng tôi luôn tận hưởng cái khoảnh khắc của mình, tại vì mình cảm thấy còn quá trẻ. Mình cứ trải nghiệm thôi. Và mình đừng sợ sệt quá nhiều. Mình có thể sợ lúc mình 35 tuổi hoặc 40 tuổi hoặc là sau đó, tại vì đó là độ tuổi mà tôi nghĩ mình sẽ cần mọi thứ bình ổn hơn một chút. Nhưng tôi luôn trong một cái tâm thế là từ năm 20 tuổi đến năm 35 tuổi đó là lúc mà mình có thể sai rất là nhiều lần.  RFI :  Phan Huy là một nhà thiết kế rất là trẻ tuổi và nếu như mà bạn có thể gửi một lời nhắn đến các nhà thiết kế trẻ Việt Nam đang nuôi giấc mơ để đưa thiết kế Việt thiết kế của họ ra thế giới thì bạn sẽ truyền tải thông điệp gì ?  Phan Huy : Khi mà tôi bắt đầu với thời trang, mọi thứ rất là non nớt và rất là ngây thơ. Tôi cứ làm những gì mà mình cảm thấy thấy thích và cảm thấy yêu thôi. Tôi cũng sinh ra ở một vùng quê, không được tiếp xúc với thời trang, mọi thứ rất là đơn giản. Từng bước của tôi giống như là một cơ duyên mà ông Trời đã sắp đặt.  Có một điều mà tôi nghĩ khi muốn nhắn nhủ với tất cả các bạn đang trong hành trình của mình đó là chúng ta hãy cứ cố gắng hết sức và làm những gì mà chúng ta cảm thấy tốt nhất và yêu thích nó. Nếu đưa ra một cái lời khuyên lý trí hơn thì tôi nghĩ là khi mà chúng ta đang còn học thì chúng ta hãy nghĩ đến việc cân bằng giữa lý trí và cảm xúc.  Tại vì trong các thiết kế của tôi hay trong cái cách tôi làm nghề hoặc là giới thiệu một bộ sưu tập, tôi luôn coi trọng tính cân bằng. Đó là cân bằng giữa cái việc học thuật và cái tính thẩm mỹ mà đại chúng sẽ yêu thích. Ví dụ như trong ca hát cũng vậy, người ca sĩ phải cân bằng được kỹ thuật và cảm xúc. Khi đó mình sẽ đưa ra một tác phẩm tốt nhất. Tiếp theo là sự cân bằng trong tính thương mại cũng như cân bằng trong tính sáng tạo. Khi chúng ta luôn nghĩ đến việc làm cho mọi thứ hài hòa thì sẽ rất dễ tiếp cận cho giới chuyên môn cũng như cho khách hàng. Xin cảm ơn nhà thiết kế Phan Huy với những chia sẻ rất là chân thật vừa rồi và rất là hy vọng thương hiệu Phan Huy sẽ được tiếp cận với nhiều thị trường hơn nữa.  Quý vị có thể theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trên kênh Youtube của RFI Tiếng Việt.

Reportage France
Portraits de professeurs de français - Khaleda Sarem, professeure de français langue étrangère, à Paris [4/5]

Reportage France

Play Episode Listen Later Jul 16, 2025 2:40


Ils viennent des quatre coins du globe… 1 200 enseignants de français se sont donné rendez-vous du 10 au 17 juillet à Besançon pour le XVIᵉ congrès mondial de la Fédération internationale des professeurs de français. Lucie Bouteloup est sur place. Après des professeurs burkinabè, colombiens et indiens, aujourd'hui, elle nous présente une professeure afghane. En Afghanistan, le français est toujours la deuxième langue étrangère étudiée. Demain, Lucie Bouteloup nous présentera un nouveau portrait : celui d'une enseignante au Québec. 

TOPFM MAURITIUS
Sousmission d'un projet de loi à la House of Commons le mardi 15 juillet, par le secretaire d'Etat britannique aux Affaires étrangères

TOPFM MAURITIUS

Play Episode Listen Later Jul 16, 2025 1:09


Sousmission d'un projet de loi à la House of Commons le mardi 15 juillet, par le secretaire d'Etat britannique aux Affaires étrangères by TOPFM MAURITIUS

TU THÂN - NỖ LỰC ĐỂ BẢN THÂN TỐT HƠN MỖI NGÀY!
Chuyện Sở Trang Vương “Đại Trí Giả Ngu”, Giữ Thân Trị Quốc | TU THÂN

TU THÂN - NỖ LỰC ĐỂ BẢN THÂN TỐT HƠN MỖI NGÀY!

Play Episode Listen Later Jul 15, 2025 5:10


Trong thành ngữ cổ có câu nổi tiếng: “Không bay thì thôi, đã bay là xuyên thấu trời cao; không hót thì thôi, đã hót là làm mọi người kinh sợ” (Bất phi tắc dĩ, nhất phi trùng thiên; bất minh tắc dĩ, nhất minh kinh nhân). Câu thành ngữ này là để nói về người tài hoa nhưng ẩn mình, bình thường không có chút tiếng tăm gì nhưng một khi đã thi triển tài năng thì có thể làm ra công trạng khiến mọi người kinh ngạc. Bá chủ chư hầu Sở Trang Vương thời Xuân Thu là một ví dụ sinh động cho điều này.

SỐNG ++
Sài Gòn sống và yêu: “Nài” Tông – người giữ hồn chiến mã hơn 4 thập kỷ giữa lòng phố thị

SỐNG ++

Play Episode Listen Later Jul 15, 2025 14:53


Giữa cái nắng chói chang của một ngày hè Sài Gòn, khi mặt đường như bốc hơi và những ngọn cây như cũng mỏi mệt trước cái oi nồng ngột ngạt, có một khoảng trời rất khác nằm cuối một con đường đất đỏ ở ngoại thành. Ở đó, gió thổi nhẹ qua những hàng cây rợp mát, từng tiếng vó ngựa nện xuống mặt đất vang vọng giữa khung cảnh bình yên.Trang trại ngựa của anh Lê Tiến Tông – hay còn được giới mến ngựa gọi thân mật là "Nài Tông" – như một ốc đảo của ký ức, nơi những giống chiến mã từng tung hoành ở Trường đua Phú Thọ được chăm sóc, yêu thương, và tiếp tục cuộc sống của chúng.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam: Nghị quyết về kinh tế tư nhân qua cái nhìn của chuyên gia quốc tế

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jul 14, 2025 9:35


Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết mới về phát triển khu vực tư nhân, lần đầu tiên khẳng định "kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia". Đối với những người mong muốn một làn sóng cải cách mới, có thể mở ra giai đoạn tăng trưởng kinh tế tiếp theo của Việt Nam, Nghị quyết 68 được ca ngợi là một văn kiện chính sách quan trọng, thậm chí là một "bình minh mới". Theo Nghị quyết 68, khu vực tư nhân ở Việt Nam  hiện chiếm 50% GDP, 30% thu ngân sách nhà nước và 82% việc làm, tuy nhiên văn kiện này thừa nhận những vấn đề trong việc phát triển một khu vực tư nhân mạnh ở Việt Nam: “Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước.” Nghị quyết nêu rõ, trong 5 năm tới, Việt Nam cần tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp nhỏ đăng ký chính thức,  từ khoảng 900.000 doanh nghiệp hiện nay lên 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Đến năm 2045, cả nước phải đạt mục tiêu ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp hơn 60% GDP và "có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế".  The Diplomat: Đảng "độc thoại" với khu vực tư nhân Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại cảm thấy cần phải ban hành một nghị quyết như vậy và nghị quyết này hướng đến ai? Nick J. Freeman, một nhà tư vấn phát triển kinh tế, trong một bài viết đăng trên trang mạng của Nhật The Diplomat ngày 08/07/2025, giải đáp:  “Một số người có thể lập luận rằng đây là một phần trong nỗ lực của Việt Nam nhằm thuyết phục bộ Thương Mại Hoa Kỳ rằng Việt Nam thực sự là một nền kinh tế thị trường? vào thời điểm các vấn đề thương mại và thuế quan đang là ưu tiên hàng đầu trong kinh tế. Gần đây nhất, vào tháng 8/2024, Washington vẫn coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường (chỉ có khoảng một chục quốc gia bị xem như vậy), điều này có ảnh hưởng đến cách Hoa Kỳ đánh giá thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và đối với bất kỳ cáo buộc bán phá giá nào. Bộ Thương Mại Mỹ lưu ý rằng, tuy Hà Nội đã có những nỗ lực cải cách gần đây, "sự can thiệp sâu rộng" của chính phủ vào nền kinh tế đã "làm sai lệch giá cả và chi phí của Việt Nam". Chắc chắn rằng việc chính phủ Việt Nam sở hữu trực tiếp nhiều doanh nghiệp nhà nước và mức độ kiểm soát của chính phủ đối với một loạt các nguồn lực kinh doanh là những vấn đề di sản của nền kinh tế chỉ huy của Việt Nam trước những năm 1990 . Cũng đúng là cho đến nay, bộ phận thành công nhất của khu vực tư nhân là bộ phận có vốn đầu tư nước ngoài. Mức độ thành công mà Việt Nam đạt được trong 40 năm qua trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không được phản ánh trong việc phát triển một khu vực phi nhà nước, tự phát triển hơn.” Theo Nick J. Freeman, “các doanh nghiệp nhà nước (và chính phủ sở hữu các doanh nghiệp đó ) phải chịu một phần trách nhiệm, vì đã lấn át các đối thủ tư nhân trong một số lĩnh vực, nhưng họ không phải là thủ phạm duy nhất. Ai cũng thừa nhận rằng môi trường bảo đảm cho các công ty tư nhân phát triển và đạt được quy mô kinh tế cần thiết để cạnh tranh hiệu quả đã không hoàn toàn thuận lợi.” Nick J. Freeman viết tiếp: “Nếu tin vào Nghị quyết 68, các doanh nghiệp nhà nước sắp mất đi những đặc quyền còn lại của họ. Tuy nhiên, những thói quen cũ khó thay đổi. Giống như vào thời kỳ kinh tế chỉ huy, nghị quyết đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng cho sự phát triển của khu vực tư nhân vào năm 2030, chẳng hạn như tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp tư nhân, có 20 doanh nghiệp tư nhân trên 1.000 dân, tăng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP và lực lượng lao động...  Sự ưu ái có phần lãng mạn của giới lãnh đạo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn, mặc dù điều Việt Nam thực sự cần là một đội ngũ các công ty tư nhân lớn có thể tự mình cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thay vì cứ phải tự xoay xở. Món quà lớn nhất mà giới lãnh đạo Hà Nội có thể dành cho khu vực tư nhân là giải phóng họ khỏi những mục tiêu tùy tiện như vậy, và trao cho họ quyền tự chủ để phát triển và thành công về mặt thương mại, bằng cách tập trung và tận dụng năng lực, cũng như chuyên môn vốn có của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Nếu Đảng yêu thích khu vực tư nhân, thì hãy để họ tự do.” Nick J. Freeman ghi nhận năm nay, dự kiến ​​Việt Nam sẽ cải tổ Hiến pháp, cũng có thể sẽ có một số thay đổi quan trọng trong những phần liên quan đến nền kinh tế, vì những thay đổi về tư duy trong Nghị quyết 68 bắt đầu không phù hợp với một số điều khoản trong Hiến pháp. Ví dụ, Điều 51 Hiến pháp khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.  Tác giả bài viết kết luận: “Một phần nào đó, Nghị quyết 68 khiến ta có cảm giác như một lời độc thoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với khu vực tư nhân, như thể họ đang tìm cách tự thuyết phục mình, cũng như thuyết phục bất kỳ ai khác, dù trong nước hay nước ngoài, rằng triển vọng kinh tế tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự phát triển thành công của khu vực tư nhân. Với hàng loạt vụ bê bối gây chấn động gần đây trong lĩnh vực doanh nghiệp và ngân hàng, có lẽ Hà Nội cảm thấy cần phải tái khẳng định cam kết theo đuổi nền kinh tế thị trường, dù “định hướng xã hội chủ nghĩa” đến đâu. Liệu Nghị quyết 68 có đủ sức thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ rằng Việt Nam ngày nay thực sự là một nền kinh tế thị trường hay không? Có thể hình dung rằng Washington sẽ xem xét có những thay đổi nào trong cách diễn đạt của Hiến pháp, bao gồm cả Điều 4 : “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng“ Nikkei Asia: Hưởng lợi nhiều nhất là các doanh nghiệp lớn Trang mạng Nikkei Asia ngày 10/07/2025 thì đặc biệt lưu ý là Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân chủ yếu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn, còn số phận của các doanh nghiệp nhỏ thì vẫn không rõ ràng. Tờ báo viết: “Tại Việt Nam, một đội quân những người bán hàng rong nhỏ lẻ đang cung cấp thực phẩm cho cả nước, từ già đến trẻ, bán những món ăn chủ yếu, như bánh mì thịt với giá chưa đến một đô la. Đội quân này cũng là trọng tâm của Nghị quyết 68. Giống như 5 triệu hộ kinh doanh cá thể mà chính quyền ước tính đang hoạt động không chính thức tại Việt Nam, nhiều người bán hàng rong không nộp thuế và không được đăng ký chính thức là doanh nghiệp, theo các chuyên gia. Họ cho rằng thời gian, thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký các doanh nghiệp siêu nhỏ không mang lại lợi ích gì, mà chỉ là gánh nặng vì rườm rà và có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các doanh nghiệp này, thường hoạt động mà không thu hoặc cấp hóa đơn”. Phóng viên của tờ báo đã đến một con hẻm đông đúc ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi các doanh nghiệp nhỏ đủ loại hình chiếm lĩnh tầng trệt của hầu hết các chung cư, rõ ràng thách thức trong việc thực hiện cải cách vẫn còn ít được hiểu rõ. Một chủ nhà hàng sushi trong con hẻm mô tả Nghị quyết 68 là "đáng thất vọng". Nghiêm, một chủ nhà hàng đăng ký là kinh doanh hộ gia đình, cho biết : "Thực sự rất khó mà tuân thủ các tiêu chuẩn." Gần đó, một người phụ nữ bán bánh bao trên một chiếc xe đẩy nhỏ cho biết gia đình bà đã tránh đăng ký kinh doanh cho đến nay, sợ rằng thuế sẽ cắt giảm thu nhập ít ỏi của họ. Các doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước đang chờ đợi được giải thích rõ ràng hơn về luật thuế mới được ban hành phù hợp với các cải cách khu vực tư nhân, bao gồm cả việc doanh nghiệp phải nộp bao nhiêu thuế.  Một người bán hàng rong, xin được giấu tên, cho biết: " Xe bán bánh bao do bố mẹ tôi làm chủ và họ chỉ kiếm được một ít tiền, vì vậy tôi không nghĩ họ sẽ đăng ký. Thu nhập của chúng tôi quá ít ỏi."  Nghị quyết 68 kêu gọi các cơ quan chức năng xóa bỏ lệ phí đăng ký và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới trong ba năm đầu hoạt động. Nghị quyết cũng thúc đẩy việc đơn giản hóa và số hóa các thủ tục hành chính, khuyến khích tiêu dùng và bán hàng hóa Việt Nam, đồng thời đảm bảo việc sử dụng hợp lý quyền tiếp cận đất đai, vốn, công nghệ và dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế.  Nikkei Asia lưu ý: “Nghị quyết 68 mới chỉ bắt đầu được cụ thể hóa trong luật, khiến nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang loay hoay tìm hiểu xem chính sách và quy định của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến họ cụ thể như thế nào. Một số người lo ngại sẽ có cuộc trấn áp chống trốn thuế và kinh doanh hàng giả, nên có thể sẽ bị chậm trễ trong quá trình đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp hợp pháp. ( … ) Mặc dù nỗ lực thúc đẩy khu vực tư nhân được ủng hộ rộng rãi trong nước, các chuyên gia lo ngại rằng nhóm nhỏ các tập đoàn tư nhân lớn hiện có của Việt Nam có thể là những người hưởng lợi nhiều nhất, trong khi các chủ doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn dưới áp lực chính thức hóa hoạt động.” Nikkei Asia trích dẫn ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết “có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất chính là các doanh nghiệp vốn đã được hưởng ưu đãi từ các nhà hoạch định chính sách, bao gồm quyền tiếp cận đất đai - đặc biệt là đất thuộc sở hữu nhà nước - và tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam". Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang lấy Vingroup làm ví dụ. Tập đoàn này đã dựa vào lĩnh vực bất động sản để xây dựng cơ đồ và hiện có một loạt các công ty con, bao gồm VinFast, thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam vươn ra toàn cầu. Trong số các doanh nghiệp lớn khác có thể hưởng lợi từ Nghị quyết 68, có Tập đoàn thép Hòa Phát, công ty bất động sản Sun Group và nhà sản xuất ô tô THACO. Các doanh nghiệp tư nhân lớn hiện có ở Việt Nam rất táo bạo, giàu vốn, hoặc có mối quan hệ với các tổ chức tài chính toàn cầu, và nhất là đã chứng minh được khả năng phát triển nhanh chóng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm chạp và kém hiệu quả, theo nhận định của các nhà quan sát.  Cũng trong bài viết của Nikkei Asia, Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Honolulu, cho rằng, trên thực tế, Nghị quyết 68 không tạo nhiều không gian cho một thị trường cạnh tranh. Thay vào đó, ông Tô Lâm đang thúc đẩy một mô hình giống như các chaebol Hàn Quốc - các tập đoàn lớn do gia đình điều hành - làm động lực tăng trưởng chính. Vuving nói: "Điều tôi thấy trong nghị quyết này là sự thúc đẩy các công ty lớn. Họ sẽ được hưởng một vị thế độc quyền."  Fulcrum: Giám sát chặt chẽ và nỗ lực chống tham nhũng Trong một bài viết đăng ngày 05/06 trên trang Fulcrum, chuyên phân tích về Đông Nam Á, Nicholas Chapman, nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku, chuyên về chính sách đối ngoại, kinh tế chính trị và lịch sử Việt Nam, cảnh báo: “Nếu không đưa giám sát, minh bạch và cạnh tranh công bằng vào quá trình thực hiện, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bài học quan trọng ở đây là: chỉ loại bỏ các rào cản đầu tư thôi là chưa đủ. Chính phủ cũng phải đảm bảo rằng sự hỗ trợ của nhà nước đi đôi với việc giám sát thận trọng và các nỗ lực chống tham nhũng, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nỗ lực hơn nữa để tích hợp các công ty trong nước vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghị quyết 68 chắc chắn cho thấy nhiều hứa hẹn, nhưng nếu không có các biện pháp bảo vệ, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng không tránh khỏi tham nhũng và hành vi trục lợi.”  Nhà nghiên cứu Nicholas Chapman viết tiếp: “Tương tự, việc nhà nước thúc đẩy khu vực tư nhân mạnh mẽ hơn cũng cần đảm bảo rằng các tập đoàn lớn không bóp nghẹt nền kinh tế và độc quyền chuyển giao tri thức, từ đó có khả năng cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghị quyết 68 nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân nên cạnh tranh bình đẳng với các khu vực kinh tế khác, nhưng không đề cập đến việc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các chaebol của Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về mối nguy hiểm của việc mất cân bằng trong sân chơi. Sự thống trị thị trường của các tập đoàn khổng lồ trong những năm gần đây đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp, mặc dù các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng về việc làm cao hơn nhiều. Nghị quyết 68 đặt mục tiêu thành lập 2 triệu doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã chỉ ra, tăng trưởng về số lượng trong các doanh nghiệp tư nhân là chưa đủ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có cơ hội hội nhập vào chuỗi giá trị và thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước.”

Tạp chí Việt Nam
Việt Nam: Nghị quyết về kinh tế tư nhân qua cái nhìn của chuyên gia quốc tế

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Jul 14, 2025 9:35


Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết mới về phát triển khu vực tư nhân, lần đầu tiên khẳng định "kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia". Đối với những người mong muốn một làn sóng cải cách mới, có thể mở ra giai đoạn tăng trưởng kinh tế tiếp theo của Việt Nam, Nghị quyết 68 được ca ngợi là một văn kiện chính sách quan trọng, thậm chí là một "bình minh mới". Theo Nghị quyết 68, khu vực tư nhân ở Việt Nam  hiện chiếm 50% GDP, 30% thu ngân sách nhà nước và 82% việc làm, tuy nhiên văn kiện này thừa nhận những vấn đề trong việc phát triển một khu vực tư nhân mạnh ở Việt Nam: “Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước.” Nghị quyết nêu rõ, trong 5 năm tới, Việt Nam cần tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp nhỏ đăng ký chính thức,  từ khoảng 900.000 doanh nghiệp hiện nay lên 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Đến năm 2045, cả nước phải đạt mục tiêu ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp hơn 60% GDP và "có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế".  The Diplomat: Đảng "độc thoại" với khu vực tư nhân Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại cảm thấy cần phải ban hành một nghị quyết như vậy và nghị quyết này hướng đến ai? Nick J. Freeman, một nhà tư vấn phát triển kinh tế, trong một bài viết đăng trên trang mạng của Nhật The Diplomat ngày 08/07/2025, giải đáp:  “Một số người có thể lập luận rằng đây là một phần trong nỗ lực của Việt Nam nhằm thuyết phục bộ Thương Mại Hoa Kỳ rằng Việt Nam thực sự là một nền kinh tế thị trường? vào thời điểm các vấn đề thương mại và thuế quan đang là ưu tiên hàng đầu trong kinh tế. Gần đây nhất, vào tháng 8/2024, Washington vẫn coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường (chỉ có khoảng một chục quốc gia bị xem như vậy), điều này có ảnh hưởng đến cách Hoa Kỳ đánh giá thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và đối với bất kỳ cáo buộc bán phá giá nào. Bộ Thương Mại Mỹ lưu ý rằng, tuy Hà Nội đã có những nỗ lực cải cách gần đây, "sự can thiệp sâu rộng" của chính phủ vào nền kinh tế đã "làm sai lệch giá cả và chi phí của Việt Nam". Chắc chắn rằng việc chính phủ Việt Nam sở hữu trực tiếp nhiều doanh nghiệp nhà nước và mức độ kiểm soát của chính phủ đối với một loạt các nguồn lực kinh doanh là những vấn đề di sản của nền kinh tế chỉ huy của Việt Nam trước những năm 1990 . Cũng đúng là cho đến nay, bộ phận thành công nhất của khu vực tư nhân là bộ phận có vốn đầu tư nước ngoài. Mức độ thành công mà Việt Nam đạt được trong 40 năm qua trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không được phản ánh trong việc phát triển một khu vực phi nhà nước, tự phát triển hơn.” Theo Nick J. Freeman, “các doanh nghiệp nhà nước (và chính phủ sở hữu các doanh nghiệp đó ) phải chịu một phần trách nhiệm, vì đã lấn át các đối thủ tư nhân trong một số lĩnh vực, nhưng họ không phải là thủ phạm duy nhất. Ai cũng thừa nhận rằng môi trường bảo đảm cho các công ty tư nhân phát triển và đạt được quy mô kinh tế cần thiết để cạnh tranh hiệu quả đã không hoàn toàn thuận lợi.” Nick J. Freeman viết tiếp: “Nếu tin vào Nghị quyết 68, các doanh nghiệp nhà nước sắp mất đi những đặc quyền còn lại của họ. Tuy nhiên, những thói quen cũ khó thay đổi. Giống như vào thời kỳ kinh tế chỉ huy, nghị quyết đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng cho sự phát triển của khu vực tư nhân vào năm 2030, chẳng hạn như tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp tư nhân, có 20 doanh nghiệp tư nhân trên 1.000 dân, tăng đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP và lực lượng lao động...  Sự ưu ái có phần lãng mạn của giới lãnh đạo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn, mặc dù điều Việt Nam thực sự cần là một đội ngũ các công ty tư nhân lớn có thể tự mình cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thay vì cứ phải tự xoay xở. Món quà lớn nhất mà giới lãnh đạo Hà Nội có thể dành cho khu vực tư nhân là giải phóng họ khỏi những mục tiêu tùy tiện như vậy, và trao cho họ quyền tự chủ để phát triển và thành công về mặt thương mại, bằng cách tập trung và tận dụng năng lực, cũng như chuyên môn vốn có của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Nếu Đảng yêu thích khu vực tư nhân, thì hãy để họ tự do.” Nick J. Freeman ghi nhận năm nay, dự kiến ​​Việt Nam sẽ cải tổ Hiến pháp, cũng có thể sẽ có một số thay đổi quan trọng trong những phần liên quan đến nền kinh tế, vì những thay đổi về tư duy trong Nghị quyết 68 bắt đầu không phù hợp với một số điều khoản trong Hiến pháp. Ví dụ, Điều 51 Hiến pháp khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.  Tác giả bài viết kết luận: “Một phần nào đó, Nghị quyết 68 khiến ta có cảm giác như một lời độc thoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với khu vực tư nhân, như thể họ đang tìm cách tự thuyết phục mình, cũng như thuyết phục bất kỳ ai khác, dù trong nước hay nước ngoài, rằng triển vọng kinh tế tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự phát triển thành công của khu vực tư nhân. Với hàng loạt vụ bê bối gây chấn động gần đây trong lĩnh vực doanh nghiệp và ngân hàng, có lẽ Hà Nội cảm thấy cần phải tái khẳng định cam kết theo đuổi nền kinh tế thị trường, dù “định hướng xã hội chủ nghĩa” đến đâu. Liệu Nghị quyết 68 có đủ sức thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ rằng Việt Nam ngày nay thực sự là một nền kinh tế thị trường hay không? Có thể hình dung rằng Washington sẽ xem xét có những thay đổi nào trong cách diễn đạt của Hiến pháp, bao gồm cả Điều 4 : “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng“ Nikkei Asia: Hưởng lợi nhiều nhất là các doanh nghiệp lớn Trang mạng Nikkei Asia ngày 10/07/2025 thì đặc biệt lưu ý là Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân chủ yếu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn, còn số phận của các doanh nghiệp nhỏ thì vẫn không rõ ràng. Tờ báo viết: “Tại Việt Nam, một đội quân những người bán hàng rong nhỏ lẻ đang cung cấp thực phẩm cho cả nước, từ già đến trẻ, bán những món ăn chủ yếu, như bánh mì thịt với giá chưa đến một đô la. Đội quân này cũng là trọng tâm của Nghị quyết 68. Giống như 5 triệu hộ kinh doanh cá thể mà chính quyền ước tính đang hoạt động không chính thức tại Việt Nam, nhiều người bán hàng rong không nộp thuế và không được đăng ký chính thức là doanh nghiệp, theo các chuyên gia. Họ cho rằng thời gian, thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký các doanh nghiệp siêu nhỏ không mang lại lợi ích gì, mà chỉ là gánh nặng vì rườm rà và có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các doanh nghiệp này, thường hoạt động mà không thu hoặc cấp hóa đơn”. Phóng viên của tờ báo đã đến một con hẻm đông đúc ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi các doanh nghiệp nhỏ đủ loại hình chiếm lĩnh tầng trệt của hầu hết các chung cư, rõ ràng thách thức trong việc thực hiện cải cách vẫn còn ít được hiểu rõ. Một chủ nhà hàng sushi trong con hẻm mô tả Nghị quyết 68 là "đáng thất vọng". Nghiêm, một chủ nhà hàng đăng ký là kinh doanh hộ gia đình, cho biết : "Thực sự rất khó mà tuân thủ các tiêu chuẩn." Gần đó, một người phụ nữ bán bánh bao trên một chiếc xe đẩy nhỏ cho biết gia đình bà đã tránh đăng ký kinh doanh cho đến nay, sợ rằng thuế sẽ cắt giảm thu nhập ít ỏi của họ. Các doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước đang chờ đợi được giải thích rõ ràng hơn về luật thuế mới được ban hành phù hợp với các cải cách khu vực tư nhân, bao gồm cả việc doanh nghiệp phải nộp bao nhiêu thuế.  Một người bán hàng rong, xin được giấu tên, cho biết: " Xe bán bánh bao do bố mẹ tôi làm chủ và họ chỉ kiếm được một ít tiền, vì vậy tôi không nghĩ họ sẽ đăng ký. Thu nhập của chúng tôi quá ít ỏi."  Nghị quyết 68 kêu gọi các cơ quan chức năng xóa bỏ lệ phí đăng ký và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới trong ba năm đầu hoạt động. Nghị quyết cũng thúc đẩy việc đơn giản hóa và số hóa các thủ tục hành chính, khuyến khích tiêu dùng và bán hàng hóa Việt Nam, đồng thời đảm bảo việc sử dụng hợp lý quyền tiếp cận đất đai, vốn, công nghệ và dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế.  Nikkei Asia lưu ý: “Nghị quyết 68 mới chỉ bắt đầu được cụ thể hóa trong luật, khiến nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang loay hoay tìm hiểu xem chính sách và quy định của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến họ cụ thể như thế nào. Một số người lo ngại sẽ có cuộc trấn áp chống trốn thuế và kinh doanh hàng giả, nên có thể sẽ bị chậm trễ trong quá trình đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp hợp pháp. ( … ) Mặc dù nỗ lực thúc đẩy khu vực tư nhân được ủng hộ rộng rãi trong nước, các chuyên gia lo ngại rằng nhóm nhỏ các tập đoàn tư nhân lớn hiện có của Việt Nam có thể là những người hưởng lợi nhiều nhất, trong khi các chủ doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn dưới áp lực chính thức hóa hoạt động.” Nikkei Asia trích dẫn ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết “có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất chính là các doanh nghiệp vốn đã được hưởng ưu đãi từ các nhà hoạch định chính sách, bao gồm quyền tiếp cận đất đai - đặc biệt là đất thuộc sở hữu nhà nước - và tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam". Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang lấy Vingroup làm ví dụ. Tập đoàn này đã dựa vào lĩnh vực bất động sản để xây dựng cơ đồ và hiện có một loạt các công ty con, bao gồm VinFast, thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam vươn ra toàn cầu. Trong số các doanh nghiệp lớn khác có thể hưởng lợi từ Nghị quyết 68, có Tập đoàn thép Hòa Phát, công ty bất động sản Sun Group và nhà sản xuất ô tô THACO. Các doanh nghiệp tư nhân lớn hiện có ở Việt Nam rất táo bạo, giàu vốn, hoặc có mối quan hệ với các tổ chức tài chính toàn cầu, và nhất là đã chứng minh được khả năng phát triển nhanh chóng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm chạp và kém hiệu quả, theo nhận định của các nhà quan sát.  Cũng trong bài viết của Nikkei Asia, Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Honolulu, cho rằng, trên thực tế, Nghị quyết 68 không tạo nhiều không gian cho một thị trường cạnh tranh. Thay vào đó, ông Tô Lâm đang thúc đẩy một mô hình giống như các chaebol Hàn Quốc - các tập đoàn lớn do gia đình điều hành - làm động lực tăng trưởng chính. Vuving nói: "Điều tôi thấy trong nghị quyết này là sự thúc đẩy các công ty lớn. Họ sẽ được hưởng một vị thế độc quyền."  Fulcrum: Giám sát chặt chẽ và nỗ lực chống tham nhũng Trong một bài viết đăng ngày 05/06 trên trang Fulcrum, chuyên phân tích về Đông Nam Á, Nicholas Chapman, nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku, chuyên về chính sách đối ngoại, kinh tế chính trị và lịch sử Việt Nam, cảnh báo: “Nếu không đưa giám sát, minh bạch và cạnh tranh công bằng vào quá trình thực hiện, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bài học quan trọng ở đây là: chỉ loại bỏ các rào cản đầu tư thôi là chưa đủ. Chính phủ cũng phải đảm bảo rằng sự hỗ trợ của nhà nước đi đôi với việc giám sát thận trọng và các nỗ lực chống tham nhũng, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nỗ lực hơn nữa để tích hợp các công ty trong nước vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghị quyết 68 chắc chắn cho thấy nhiều hứa hẹn, nhưng nếu không có các biện pháp bảo vệ, chiến lược này có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Bản thân các doanh nghiệp tư nhân cũng không tránh khỏi tham nhũng và hành vi trục lợi.”  Nhà nghiên cứu Nicholas Chapman viết tiếp: “Tương tự, việc nhà nước thúc đẩy khu vực tư nhân mạnh mẽ hơn cũng cần đảm bảo rằng các tập đoàn lớn không bóp nghẹt nền kinh tế và độc quyền chuyển giao tri thức, từ đó có khả năng cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghị quyết 68 nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân nên cạnh tranh bình đẳng với các khu vực kinh tế khác, nhưng không đề cập đến việc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các chaebol của Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về mối nguy hiểm của việc mất cân bằng trong sân chơi. Sự thống trị thị trường của các tập đoàn khổng lồ trong những năm gần đây đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp, mặc dù các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng về việc làm cao hơn nhiều. Nghị quyết 68 đặt mục tiêu thành lập 2 triệu doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã chỉ ra, tăng trưởng về số lượng trong các doanh nghiệp tư nhân là chưa đủ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có cơ hội hội nhập vào chuỗi giá trị và thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước.”

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Chuyên gia của bạn - Định danh tài khoản giao thông-bảo vệ quyền lợi người dùng

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jul 10, 2025 29:43


VOV1 - Triển khai Nghị định 119/NĐ-CP, chương trình Chuyên gia của bạn với chủ đề: “Định danh tài khoản giao thông-bảo vệ quyền lợi người dùng”. Khách mời là Thượng tá Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn giao thông số Việt Nam (Viettel Epass), thuộc Tập đoàn Viettel.

SỐNG ++
Độc đáo ý tưởng làm đồ trang trí từ vỏ bắp

SỐNG ++

Play Episode Listen Later Jul 9, 2025 3:23


Lâu nay, vỏ bắp, thứ tưởng chừng chỉ là phế phẩm sau mỗi vụ thu hoạch, lại trở thành nguồn nguyên liệu sáng tạo của chị Lê Thị Kiều Nga ở thành phố Cần Thơ. Cùng với các thành viên nhóm Art House và các học viên, chị Nga đã nghiên cứu, thử nghiệm và làm ra những tờ giấy thủ công từ vỏ bắp cùng nhiều sản phẩm trang trí mang tính ứng dụng cao. Mô hình này không chỉ mở ra hướng đi mới cho nghệ thuật tái chế mà còn lan tỏa thông điệp sống xanh bảo vệ môi trường.

The Savvy Investor Podcast
The Air BN..BRRRR Strategy with Trang Tran

The Savvy Investor Podcast

Play Episode Listen Later Jul 9, 2025 62:06


Let Us Know What You Thought Of The Episode It's getting harder to make the numbers work in real estate right now. Rents are tight, interest rates are up, and traditional rentals just aren't cutting it for a lot of investors.That's why this episode of the Savvy Investor Podcast is a must-listen. Host Michael Ponte sits down with Trang Tran, who's putting a creative spin on the classic BRRRR method — by mixing it with short-term rentals. She calls it the Air B and BRRRR strategy… and it's a game changer.Trang's taking tired, underperforming properties, fixing them up with Airbnb in mind, pulling most of her money out through a refi, and ending up with high-cash-flow rentals that actually work in today's market.We get into:How she finds deals that fit this hybrid modelThe design moves that get her top-dollar bookingsHer exact numbers on cash flow and refiHow she handles the guest side without being glued to her phoneWhat to watch for with new short-term rental rulesIf you've been stuck looking for better returns or wondering how to stretch your capital further, this is the kind of episode that'll get the wheels turning.Follow Trang on Instagram: https://www.instagram.com/empowher_investments/Learn More About Our Trusted Partner- FrontLobbyFrontLobby is a platform designed for Landlords, Property Managers, and Renters. Our mission is to improve the rental industry for everyone. We believe in creating a win-win scenario where Housing Providers and Renters prosper.Would you like to learn more? Visit:https://thesavvyinvestor.ca/front-lobby Savvy Investor Links:Website: https://thesavvyinvestor.ca Instagram: https://www.instagram.com/savvy_investors YouTube: https://www.youtube.com/@thesavvyinvestorJoin our FREE Savvy Investor Facebook Community:  https://www.facebook.com/groups/341243106757064Disclaimer: The views and advice expressed on this podcast are those of the participants and do not necessarily reflect the opinions or beliefs of the podcast host or affiliated parties. The content is for entertainment purposes only and should not be considered as professional financial, legal, or investment advice. Listeners are encouraged to conduct their own research and consult with qualified professionals before making any financial decisions. The podcast host and producers are not responsible for any actions taken based on the information provided.

Afrique Économie
Éthiopie: un an après l'ouverture du secteur bancaire aux banques étrangères

Afrique Économie

Play Episode Listen Later Jul 8, 2025 2:25


En juin 2024, le gouvernement éthiopien annonçait l'ouverture du secteur bancaire aux acteurs étrangers. Pour la première fois depuis les nationalisations de 1975, les banques internationales étaient autorisées à créer des filiales locales en Éthiopie. Le point sur un an de libéralisation bancaire. L'annonce de l'ouverture du secteur bancaire, il y a un an, a sonné comme une petite révolution en Éthiopie. Pour Tsegay Tekleselassie, économiste et enseignant au Wellesley College de Boston, ce changement était attendu : « Il était temps d'ouvrir le secteur bancaire pour que le secteur privé ait plus de liberté, que la population ait plus facilement accès aux banques, mais aussi pour stimuler la compétitivité des services bancaires ». Depuis la chute de l'empereur Haile Selassié Ier en 1975 et la nationalisation des banques du pays, l'Éthiopie n'a plus jamais autorisé de banque internationale sur son sol. La loi de juin 2024 autorise donc désormais les banques étrangères à créer des filiales, à ouvrir des succursales, mais aussi à prendre des participations dans des banques locales. Un changement qui s'inscrit dans une politique globale d'ouverture prônée par le gouvernement. « D'autres réformes ont été lancées en ce sens, rappelle Tsegay Tekleselassie. Récemment, le marché des devises a été en partie libéralisé. Il existe aussi depuis peu une bourse éthiopienne. Cela fait partie d'une tendance forte dont le but est de libéraliser l'économie ». Une banque kényane est candidate Mais un an après cette annonce, les résultats se font attendre. Jusqu'à maintenant, seule la banque kényane KCB, qui possède des filiales au Rwanda, en Ouganda, ou en Tanzanie, a engagé des discussions avec le gouvernement éthiopien. Certains usagers attendent pourtant avec impatience de pouvoir faire appel aux services d'une banque étrangère. « J'aimerais que les banques me proposent des services qui facilitent nos opérations quotidiennes et nous rendent la vie plus facile, observe Ashenafi Mulugeta, PDG d'une société de production agricole basée à Addis-Abeba. Je veux pouvoir me concentrer sur mon activité principale, qui est de faire de l'agriculture et de la transformation. Je ne veux pas avoir à traiter des problèmes de paiements, de recettes, de dépenses. J'aimerais qu'une banque le fasse pour moi ». Il va pourtant falloir s'armer de patience. L'installation de banques étrangères en Éthiopie pourrait prendre encore du temps. « Certaines banques peuvent refuser d'investir le marché éthiopien à cause de l'instabilité, remarque l'économiste Tsegay Tekleselassie. La proclamation a par ailleurs fixé des restrictions, ce qui n'est pas forcément une mauvaise chose quand on ouvre son secteur bancaire. La loi limite par exemple la participation des investissements étrangers dans une banque à 40% ». Trente-deux banques opèrent actuellement en Éthiopie, avec un capital combiné de 2,4 milliards de dollars.

Mardi politique
Dominique de Villepin, ancien Premier ministre et ancien ministre des Affaires Étrangères

Mardi politique

Play Episode Listen Later Jul 8, 2025 18:00


Mardi politique reçoit Dominique de Villepin, ancien Premier ministre et ancien ministre des Affaires Étrangères. Dominique de Villepin est interrogé par : - Frédéric Rivière (RFI) - Roselyne Febvre (France 24) Live-tweet @MardiPolitique #MardiPol   Diffusions :  - 18h10-18h30 sur France 24 - 21h10-21h30 sur RFI.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Thái Lan ra mắt nền tảng “WebD” ứng dụng AI xử lý trang web bất hợp pháp

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 6, 2025 1:17


VOV1 - Bộ Kinh tế và Xã hội số Thái Lan (DE) vừa chính thức giới thiệu nền tảng WebD – một công cụ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tăng tốc và nâng cao hiệu quả trong việc phát hiện và xử lý các trang web bất hợp pháp, tăng cường đối phó với tội phạm mạng ngày càng tinh vi.

Le Brief
EXTRAIT - Boualem Sansal : La haute représentante de l'UE pour les Affaires étrangères n'était au courant de rien, selon François-Xavier Bellamy

Le Brief

Play Episode Listen Later Jul 6, 2025 1:26


Chaque jour, retrouvez le journal de 19h de la rédaction d'Europe 1 pour faire le tour de l'actu.Distribué par Audiomeans. Visitez audiomeans.fr/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Phụ huynh tố con bị bắt nạt khi đi trại hè Làng Háo Hức, MC Minh Trang lên tiếng

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Jul 5, 2025 4:57


MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây. Nhưng dường như nhiều phụ huynh vẫn chưa hài lòng, vì sao?

Le vrai du faux
Ingérences étrangères : un rapport parlementaire recommande d'adopter une stratégie nationale d'influence

Le vrai du faux

Play Episode Listen Later Jul 4, 2025 2:34


durée : 00:02:34 - Le vrai ou faux - Deux députées préconisent la création d'un véritable plan d'actions gouvernemental pour lutter contre les manipulations de l'information venant de l'étranger, notamment pour préserver l'intégrité des prochaines élections municipales et présidentielle. Vous aimez ce podcast ? Pour écouter tous les autres épisodes sans limite, rendez-vous sur Radio France.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Cam kết 5% GDP cho quốc phòng dưới áp lực của Trump: Các nước châu Âu xoay xở ra sao?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jul 3, 2025 9:46


Tại thượng đỉnh của khối NATO ngày 25/06/2025, ở La Haye, Hà Lan, các quốc gia thành viên Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương đã quyết định sẽ tăng ngân sách dành cho quốc phòng lên đến 5% GDP/năm trong 10 năm tới. Đe dọa ngày càng lớn từ Nga, nhưng đặc biệt là các áp lực chưa từng có từ chính nước Mỹ « đồng minh » buộc nhiều nước châu Âu phải chấp nhận đưa ra cam kết tài chính đặc biệt nói trên, vốn được coi là vượt xa khả năng thực hiện. Nếu như cam kết 5% được một số nhà quan sát nhìn nhận như là một chuyển biến chiến lược của NATO nói chung, của châu Âu nói riêng, thì không ít người hoài nghi cao độ, coi đây chỉ như một biện pháp mang tính tình thế để đối phó với « đồng minh » Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó chơi. Theo một số thẩm định, cam kết 5% tương đương với việc các nước châu Âu sẽ phải chi thêm khoảng 500 tỉ đô la/năm cho quốc phòng trong bối cảnh một số nước châu Âu đang trong khó khăn chồng chất về tài chính. Nhiều nước châu Âu không chấp nhận hy sinh mô hình xã hội hiện có để tăng mạnh chi phí cho quân sự. Các nước châu Âu sẽ xoay sở ra sao với cam kết 5% ? Sườn đông châu Âu sẵn sàng, nhiều nước Tây Âu dè dặt Con đường để đạt được mục tiêu 5% còn rất dài và đầy bất trắc. Trong hiện tại, 32 quốc gia thành viên cam kết chi 2% GDP/năm cho quốc phòng, mục tiêu được đề ra từ năm 2006, và chính thức khẳng định từ năm 2014. Tuy nhiên, theo số liệu của NATO, trong năm 2024, chỉ có 23 trên 32 nước đạt chỉ tiêu 2%. Theo một dữ liệu mới nhất từ ​​Ngân hàng Thế giới năm 2023, chỉ có 10 trên tổng số 32 nước có khả năng thực thi được mục tiêu chung nói trên của NATO đặt ra cho năm 2035. Đọc thêm : Không có Hoa Kỳ liệu châu Âu có thể đối đầu quân sự với Nga ? Khác biệt là rất rõ giữa các nước phía đông châu Âu, giáp với Nga, và nhiều nước ở phía tây. Ba Lan, quốc gia coi Nga như đe dọa nhãn tiền, là nước có khả năng sớm đạt được mục tiêu 5%. Vacxava đã chi 4,1% GDP cho quốc phòng hồi năm ngoái. Các nước Baltic, đơn cử như Estonia với 3,4% GDP, cũng đang nỗ lực hướng đến mục tiêu này. Ngược lại, trong số các nước chi phí dưới 2% cho quốc phòng, có nhiều nước Tây Âu, như Tây Ban Nha, Bỉ, hay Luxembourg. Pháp đứng thứ 19 trong danh sách, với mức cam kết 2% chỉ mới được thực thi vào năm 2025. « Đỉnh Himalaya » khó vượt : Để đạt 5% phải hy sinh nhiều chi phí căn bản khác Mục tiêu 5% cho quốc phòng hiện « chưa gây ra bất kỳ cuộc tranh luận thực sự nào trong giới chính trị Pháp ». Bộ trưởng Quân Lực Pháp, Sébastien Lecornu, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Parisien, Chủ Nhật, 22/06, « hy vọng rằng đây sẽ là trọng tâm của chiến dịch tranh cử tổng thống trong tương lai, bởi vì giai đoạn địa chính trị mà chúng ta đang trải qua sẽ còn kéo dài ». Ưu tiên trước mắt của chính quyền Pháp là thực thi hai đạo luật về ngân sách quốc phòng (LPM - loi de programmation militaire), vốn đã giúp tăng ngân sách của lực lượng vũ trang thêm 56%, từ  2017 đến 2025. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu 5%, tương đương khoảng 170 tỉ euro, gấp khoảng ba lần so với hiện nay, đòi hỏi phải có một thay đổi lớn hơn nhiều. Trả lời La Croix, người phụ trách Cơ quan Chiến lược và Kế hoạch của chính phủ Pháp, Clément Beaune cho biết, « để thực thi mục tiêu tăng ngân sách quân sự thêm 3,5% vào năm 2030, sẽ phải tăng thêm 10% thuế TVA ». Nhật báo Công giáo Pháp La Croix gọi đây là « đỉnh Himalaya » khó vượt. Ông Clément Beaune cũng muốn dùng sắc thuế Zucman 2%, nhắm vào các tài sản của những người giàu nhất, từ 100 triệu euro trở lên, để cho thấy tầm mức hết sức lớn của khoản tiền cần huy động. Việc đánh thuế Zucman, nếu được tiến hành hàng năm, cũng chỉ mang lại từ 15 đến 25 tỉ euro, và như vậy là hoàn toàn không đủ. Nếu chỉ dựa trên chiếc bánh ngân sách, việc gia tăng ngân sách quân sự sẽ không tránh khỏi « ảnh hưởng đến số tiền phân bổ cho phúc lợi xã hội » và « lương của các công chức ». Mà động chạm đến « mô hình xã hội » cho đến nay vẫn là một chủ đề húy kị. Theo truyền thông Pháp, rất ít lãnh đạo đảng phái sẵn sàng đưa vấn đề này ra thảo luận, do lo ngại tác động đến sự ủng hộ của cử tri. Để huy động được nguồn tài chính khổng lồ nói trên, cần đến các phương thức khác. Cam kết 5% để đối phó với Mỹ hay vì nhu cầu an ninh thực sự ? Cam kết chi 5% GDP cho quốc phòng có phải là nhu cầu thực sự của châu Âu, hay chủ yếu là một phản ứng mang tính tình thế của các nước châu Âu trước áp lực chưa từng có của Mỹ dưới thời Donald Trump, đe dọa cắt bỏ ô bảo trợ an ninh đối với các nước không gia tăng chi phí cho quân sự. Sau thượng đỉnh NATO, truyền thông Bỉ chú ý đến phát biểu của thủ tướng Bart De Wever về trao đổi giữa ông với tổng thống Mỹ : « Ông ấy (Trump) nói rằng ''2% là rất tốt, nhưng tôi cho rằng very low'', tức là rất thấp. Về phần mình, tôi đáp lại ‘‘Đúng, ông cho rằng mức đó là rất thấp, nhưng đó là tiêu chuẩn chi tiêu của khối NATO cho đến nay. Vì vậy, hãy cho phép chúng tôi tăng các chi tiêu theo tốc độ của riêng mình, theo các quyết định độc lập mà mỗi quốc gia thành viên có thể đưa ra''. Như vậy đấy, ông ấy không nói thêm gì về điều đó nữa, nên tôi hy vọng ông ấy hài lòng. Nhưng tôi không chắc lắm ! » Tăng ngân sách quân sự lên 5% không đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền này để dành cho quân đội, để mua vũ khí và trang thiết bị quân sự. Theo thỏa thuận của NATO vừa qua, trong số tiền 5% này, 3,5% sẽ được dành cho chi tiêu thuần túy quân sự, và 1,5% còn lại được dành cho các chi phí liên quan đến an ninh quốc phòng, như an ninh mạng, xây dựng các tuyến đường giao thông, có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự. Xác định đầu tư nào thuộc lĩnh vực 1,5% này tùy thuộc khá nhiều vào mỗi quốc gia. Trang mạng truyền thông Pháp ngữ RTBF, trong bài « 5% du PIB pour l'OTAN, un chiffre, beaucoup d'hypocrisie » (5% GDP của NATO, một con số nhiều phần đạo đức giả), nhận định : « nước Bỉ cũng như nhiều nước khác nói rằng sẽ tôn trọng quy định 5% này, nhưng sẽ không thực hiện. Chắc chắn là sẽ có một thứ đạo đức giả ở đây, nhưng trên thực tế chi phí cho quốc phòng cũng sẽ phải tăng ồ ạt trong những năm tới, như điều Donal Trump muốn ». Báo chí châu Âu, trong đó có nhật báo thiên hữu Le Figaro, nhấn mạnh đến thái độ « quỵ lụy » của « các đồng minh » châu Âu trước « hoàng đế » Donald Trump khi chấp nhận mục tiêu 5% tại thượng đỉnh NATO. Nhiều nhà quan sát dự báo châu Âu sẽ gia tăng mua vũ khí Mỹ. Cơ hội phát triển nền công nghiệp quốc phòng tự chủ của châu Âu Trên thực tế, mục tiêu tăng cường chi phí cho an ninh quốc phòng cũng nằm trong chính nhu cầu của châu Âu. Đặc biệt kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, việc tăng cường xây dựng năng lực phòng thủ của châu lục, trong bối cảnh vai trò của nước Mỹ ngày càng thu hẹp, và bất trắc gấp bội phần với chính quyền Donald Trump, khối 27 nước đang ngày càng quyết tâm hơn trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của châu Âu, bên trong NATO. Đọc thêm : Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu từ chối « làm chư hầu » « lệ thuộc » vào Mỹ Đầu năm nay, Ủy Ban Châu Âu đã xác lập kế hoạch huy động 150 tỉ euro trên thị trường tài chính, để cung cấp đòn bẩy tài chính cho các quốc gia thành viên, tăng đầu tư vào các lĩnh vực quốc phòng quan trọng, chẳng hạn như phòng thủ tên lửa, drone, hay các trang thiết bị chiến lược khác. Kế hoạch được gọi là « ReArm Europe » (Tái vũ trang châu Âu), mới được đổi tên lại là Chuẩn bị cho chân trời 2030. Việc xây dựng một quân đội chung của châu Âu là chuyện viễn tưởng, nhưng huy động vốn đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng châu Âu, kể cả từ các nguồn đầu tư bên ngoài, là điều nằm trong tầm tay. Trong một cuộc tọa đàm của đài Arte (OTAN : l'UE doit-elle devenir une machine de guerre ? / NATO : Liên Âu phải chăng đang trở thành một cỗ máy chiến tranh ?), nhân dịp thượng đỉnh NATO, nhà kinh tế học Anne-Sophie Alsif, phụ trách văn phòng thẩm định tài chính BDO France, nhận định : « Tôi không thực sự tin tưởng vào một hệ thống phòng thủ châu Âu thống nhất, phản ứng nhanh chóng này, với một quân đội châu Âu, vì chúng ta có những bất đồng chính trị rất đáng kể, với nguyên tắc đồng thuận 100%. Vì vậy, mọi việc sẽ rất phức tạp. Các quốc gia không phải nước nào cũng có cùng ngân sách, lợi ích, và cùng chung một hệ tư tưởng. Vì vậy, mọi việc sẽ rất phức tạp. Mặt khác, trên thực tế, theo tôi, cơ chế hợp tác tùy theo lợi ích này sẽ là phù hợp tương tự, như với các lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, dân số lão hóa : đó sẽ là sự hợp tác dựa trên lợi ích. Nghĩa là, trên thực tế, các quốc gia, ngay cả khi không thuộc Liên Hiệp Châu Âu, vẫn có thể gia nhập, đầu tư tiền, được hưởng nguồn tài chính ưu đãi và ngược lại, sẽ phải mua các sản phẩm của châu Âu. Thực sự đó là kiểu hợp đồng, một dạng deal, như mọi người nói hiện nay. Khi tham gia, bạn phải thực hiện những gì đã  cam kết, và bạn sẽ được hưởng lợi từ sự bảo vệ và cơ chế này trong trường hợp bị tấn công. Để tham gia cần phải có một tầm nhìn chiến lược chung, đúng vậy, nhưng không có nghĩa là tất cả 27 quốc gia đều có nghĩa vụ phải tham gia. Mỗi quốc gia tự quyết định. Chúng ta đã thấy điều đó khi có sự rút lui phần nào của Mỹ, khi Emmanuel Macron bắt đầu tổ chức một cuộc họp và ông nói rằng : ‘‘Quý vị hãy xem, ai yêu quý chúng tôi sẽ đồng hành với chúng tôi''. Ta thấy rằng, trong bối cảnh này, người Canada có lẽ đã là nước đầu tiên quan tâm, cũng như Vương quốc Anh, cho dù không còn nằm trong Liên Hiệp Châu Âu. Vì vậy, điều này sẽ cho phép chúng ta có được sự hợp tác ở phạm vi rộng hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn nhiều. » Tiền tiết kiệm, nguồn tài chính dồi dào Kinh tế gia Anne-Sophie Alsif cũng nhấn mạnh đến một nguồn tài chính khác : « Và có một nguồn tài trợ thứ hai, cũng là yếu tố vô cùng cơ bản, chính là tiền tiết kiệm. Tiết kiệm của người Pháp gởi trong ngân hàng rất lớn. Chưa bao giờ số tiền tiết kiệm lại lớn đến như vậy. Trước khi xảy ra Covid, tỷ lệ này vào khoảng 14%, còn hiện tại là đến gần 19%. Cơ quan thống kê quốc gia Pháp INSEE đặt tiêu đề cho một báo cáo về tình hình kinh tế hiện nay là ‘‘Hãy cẩn thận với việc tiết kiệm quá nhiều'', ‘‘chúng ta đã vượt qua Nhật Bản với 19%''. Chúng ta có 3.600 tỷ euro tiền tiết kiệm trong lúc nợ là 3.200. Như vậy chúng ta có nhiều tiền tiết kiệm hơn nợ, và vấn đề là những khoản tiết kiệm này được đầu tư rất ít. Chúng chỉ được dùng để đầu tư vào trái phiếu kho bạc và bất động sản, nhưng rất ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ dành một vài phần trăm cho quốc phòng, cũng cho các lĩnh vực khác, chúng ta có thể tìm được nguồn tài trợ. Ngân hàng đầu tư BPI đã thành lập quỹ quốc phòng nhà nước để đáp ứng chuyện này. » Đầu tư cho quốc phòng rất lời nhưng cần một tầm nhìn dài hạn Trả lời báo La Croix, dân biểu đảng Xã Hội Pháp Anna Pic nhấn mạnh đến việc đầu tư cho quốc phòng của từng nước cần đến các công cụ « ở cấp liên chính phủ, cấp độ châu Âu và ở cấp độ NATO ». Trong cuộc tọa đàm với đài Arte về nền quốc phòng của Liên Âu, nhà sử học về quân sự Guillaume Lasconjarias, giám đốc nghiên cứu IHEDN (Viện Nghiên cứu Cấp cao về Quốc phòng) nhấn mạnh đến tầm nhìn dài hạn : « Chúng ta đang trong bối cảnh phải đứng trước các đòi hỏi mâu thuẫn nhau, tuy nhiên, chúng ta vẫn có những cách thức để tiến về phía trước. Đầu tiên là bạn biết về tính hiệu quả của đầu tư. Có nghĩa là, nếu bạn đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng châu Âu, mà ở đó nước Pháp vẫn duy trì được nền tảng công nghiệp công nghệ tân tiến. Như vậy, quý vị sẽ có một dạng đầu tư vào quốc phòng. Ví dụ, người ta ước tính cứ đầu tư 1 euro, bạn có thể thu được lợi nhuận từ 2 đến 3 euro. Như vậy, điều này là tốt. Có điều đáng lo ngại là việc này đòi hỏi thời gian. Ví dụ như quý vị có một dây chuyền lắp ráp, bạn sẽ có thể tăng tốc độ sản xuất, nhưng trước tiên bạn phải có được các đơn đặt hàng và các nhà sản xuất phương tiện quốc phòng. Vấn đề đặt ra ở đây là khả năng dự báo để lập kế hoạch. Lo lắng của chúng ta là không biết việc này sẽ kéo dài được bao lâu vì khi bạn tăng tốc độ, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề đào tạo, vấn đề tuyển dụng và sau đó là vấn đề bán hàng. Và đó là một cuộc thảo luận thực sự vì chúng ta không chỉ thực hiện việc này ở cấp quốc gia mà còn ở cấp châu Âu hoặc cấp độ quốc tế ». Cơ hội để Liên Âu có được tiếng nói về « chiến lược » ? Theo nhiều nhà quan sát, việc cam kết đầu tư mạnh hơn hẳn cho an ninh quốc phòng của châu Âu không chỉ để xoa dịu tổng thống Mỹ Donald Trump, mà cũng để phục vụ cho chính lợi ích của châu Âu. Vấn đề là việc đầu tư này liên quan ra sao đến mục tiêu thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng của chính châu Âu, và vấn đề « kiến ​​trúc an ninh tập thể » của châu Âu. Đọc thêm - Nửa thế kỷ ''Hiệp định Helsinki'': Chiến tranh Ukraina xóa sổ "Kiến trúc an ninh châu Âu" Nguyên lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, người Tây Ban Nha, Joseph Borell (2019-2024), cựu chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, được coi là người nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của khối khi tại nhiệm, trong một hội nghị về tương lai quốc phòng châu Âu tại Chantilly (Pháp), tổ chức cùng dịp với thượng đỉnh NATO vừa qua (có sự tham gia của bộ trưởng Quân lực Pháp) đã lên án mạnh mẽ thái độ « chư hầu » của khối 27 nước chấp thuận chính sách tăng chi 5% GDP cho quốc phòng, theo đòi hỏi của Trump (Tây Ban Nha là nước duy nhất trong Liên Âu không chấp thuận mục tiêu 5% dưới áp lực của Mỹ). Joseph Borell nhấn mạnh đến quan điểm « đế quốc » của chính quyền Mỹ thời Donald Trump hoàn toàn trùng khớp với chính sách của nước Nga Putin, và « châu Âu trong một thời gian dài đã là một xứ sở nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ ». Gia tăng chi phí cho an ninh tập thể, liệu tiếng nói của các nước châu Âu sẽ có trọng lượng hơn trong tương lai hay không, trong các đàm phán chiến lược với Nga, thực thể địa chính trị được coi là đối thủ hiện nay ?

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Viện thẩm mỹ Busan tháo bảng hiệu, hoàn tiền cho khách 'tân trang vùng kín'

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Jun 30, 2025 2:40


Sau khi phóng viên báo Tuổi Trẻ thâm nhập và phanh phui mánh khóe, Viện thẩm mỹ Busan (TP Đà Nẵng) đã tháo bảng hiệu và hoàn trả tiền cho hai nạn nhân. Hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh các thông tin liên quan vụ việc.

20 minutes pour comprendre
(Géo)Politique d'Israël : Politique étrangère (Rediffusion)

20 minutes pour comprendre

Play Episode Listen Later Jun 30, 2025 15:54


Au programme de cette semaine, la rediffusion d'un épisode enregistré il y a trois ans, dans lequel Flora Delgrange prenait le micro pour interroger Irena Kalhousova, professeure de sciences politiques à l'Université Charles à Prague, spécialisée dans la société, les politiques et la diplomatie israéliennes. Dans cette seconde partie de leur discussion, elles abordaient la politique extérieure et de défense d'Israël. Elles y étudiaient les liens entre l'Etat juif et les USA, l'Europe, ses voisins directs et la Russie.Vous souhaitez la version originale ? Elle est ici : https://smartlink.ausha.co/20-minutes-pour-comprendre/english-geo-politics-of-israel-foreign-policy.Sur l'état de la démocratie israélienne, quelques mois avant le 7 octobre : https://smartlink.ausha.co/20-minutes-pour-comprendre/70-israel-une-democratie-en-etat-de-mort-cerebrale.Sur les relations Israël-Iran : https://smartlink.ausha.co/20-minutes-pour-comprendre/reaction-shot-11-israel-iran-decrypter-l-escalade.Sur les accords d'Abraham : https://smartlink.ausha.co/20-minutes-pour-comprendre/50-une-nouvelle-geopolitique-du-moyen-orient-les-accords-d-abraham-1-2.Avec Flora Delgrange Invitée : Irena Kalhousova Vous souhaitez nous rejoindre sur Facebook ? C'est ici : https://www.facebook.com/20MPC/.  Suivez le podcast ! Il est désormais sur Twitter : @20MPC_podcast  Générique : www.musicscreen.org/Royalty-free/Mu…esla-Jingle.php Hébergé par Ausha. Visitez ausha.co/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

TOPFM MAURITIUS
Prix des légumes : stockage, main-d'œuvre étrangère et subventions seraient les clés pour stabiliser le marché, estiment les planteurs

TOPFM MAURITIUS

Play Episode Listen Later Jun 29, 2025 1:11


Prix des légumes : stockage, main-d'œuvre étrangère et subventions seraient les clés pour stabiliser le marché, estiment les planteurs by TOPFM MAURITIUS

Les journaux de France Culture
Les frappes américaines en Iran ont fait des dégâts considérables, selon le ministre iranien des Affaires étrangères

Les journaux de France Culture

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 4:57


durée : 00:04:57 - Journal de 7 h - Les experts de l'Organisation de l'énergie atomique sont en train de les évaluer, trois jours après l'entrée en vigueur du cessez-le-feu. De son côté, Donald Trump soutient que ses bombardiers ont totalement détruit les capacités nucléaires de l'Iran.

Le journal de 7h00
Les frappes américaines en Iran ont fait des dégâts considérables, selon le ministre iranien des Affaires étrangères

Le journal de 7h00

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 4:57


durée : 00:04:57 - Journal de 7 h - Les experts de l'Organisation de l'énergie atomique sont en train de les évaluer, trois jours après l'entrée en vigueur du cessez-le-feu. De son côté, Donald Trump soutient que ses bombardiers ont totalement détruit les capacités nucléaires de l'Iran.

TẠP CHÍ VĂN HÓA
Nét thanh lịch kinh điển của hiệu thời trang Lanvin

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 9:00


Lanvin là một trong những hiệu thời trang lâu đời nhất của Pháp, được nhà thiết kế Jeanne Lanvin thành lập tại Paris vào năm 1889, trước Chanel (1910) và Dior (1947). Tuy là người tiên phong, Jeanne Lanvin lại thường nằm trong cái bóng của Chanel hoặc Dior, có lẽ cũng vì Lanvin không giỏi bằng hai công ty kia trong cách thu hút giới truyền thông. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin trở thành chủ đề quyển sách của nhà văn Jérôme Picon, do nhà xuất bản Flammarion phát hành. Mang tựa đề « Jeanne Lanvin », quyển tiểu sử làm sống lại gương mặt tiên phong của ngành thời trang hạng sang của Pháp, hành trình sáng tạo của một phụ nữ có nếp sống kín đáo nhưng lại có tầm nhìn xa. Sinh trưởng tại Paris (1867-1946), Jeanne Lanvin từ thời còn nhỏ đã đam mê may vá, thêu thùa. Bà vào nghề làm nón mũ và phụ kiện thời trang từ năm 13 tuổi. Năm 1889 là cột mốc quan trọng trong đời bà Lanvin. Nhờ biết làm ăn dành dụm, bà mở cửa hàng đầu tiên trên dãy phố Faubourg Saint -  Honoré vào năm 22 tuổi, từ mũ nón mở rộng sang thiết kế áo quần trẻ em, rồi sau đó là thời trang phái nữ. Sau hai thập niên hoạt động trong nghề, Jeanne Lanvin chính thức được kết nạp làm thành viên Nghiệp đoàn các nhà thiết kế Pháp (do Charles Frederick Wortk đề xướng) : Bộ sưu tập thời trang Lanvin năm 1909 phong phú da dạng, bao trùm mọi lứa tuổi chứ không còn đơn thuần là áo quần dành riêng cho một đối tượng. Trong số những khách hàng quen thuộc của Lanvin có nhà văn Anna de Noailles, diễn viên kiêm ca sĩ Yvonne Printemps hay kịch tác gia Sacha Guitry ... Cũng chính Jeanne Lanvin đã thiết kế bộ y phục màu xanh lục cho văn hào Pháp Edmond Rostand, tác giả của Cyrano de Bergerac, khi ông gia nhập Hàn lâm viện. Trả lời phỏng vấn ban Pháp ngữ RFI, nhà văn Jérôme Picon chuyên nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, từng viết tiểu sử của các văn hào Marcel Proust và Victor Hugo, cho biết lý do nào ông thực hiện một quyển sách về bà Jeanne Lanvin: Tôi đã có ý tưởng viết về bà Lanvin, sau khi có cơ hội đọc và xem nhiều tài liệu quan trọng trong một kho lưu trữ đã có từ lâu nhưng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Kho tài liệu này phản ánh những chuyển biến của ngành thời trang cao cấp qua nhiều thập niên, nhưng không hiểu vì lý do nào mà cho tới giờ vẫn chưa được khai thác nhiều. Quan trọng hơn nữa chính là phong cách của Jeanne Lanvin, một phụ nữ với cuộc sống kín đáo, nhưng lại có khá nhiều giai thoại lý thú để kể về bà. Trước hết đó là câu chuyện khá phi thường về hiệu thời trang do một phụ nữ sáng lập. Trước khi các thuật ngữ chuyên ngành tiếp thị ra đời, bà Jeanne Lenvin đã biết tiếp cận những khách hàng khá giả giàu có, dựa vào nhu cầu của họ để sáng chế ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Từ nón mũ và áo quần trẻ em, bà chuyển sang thiết kế thời trang phái nữ cũng như phái nam. Bên cạnh đó, bà còn cho sản xuất nước hoa, phân phối tủ giường, bàn ghế và dòng sản phẩm trang trí nội thất sang trọng ...Vào giữa những năm 1920, Paris là tủ kính trưng bày các sản phẩm thời trang, trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và là nơi xuất phát của nhiều trào lưu thẩm mỹ. Trong bối cảnh ấy, Jeanne Lanvin đã cố gắng để lại dấu ấn của mình. Tuy không sản xuất đại trà, không khuếch trương thành một tập đoàn lớn, Lanvin đã làm ăn thành công, thực hiện được tất cả những mong muốn vào thời của mình. Nói như vậy, phải chăng Lanvin là một trong những gương mặt tiên phong của ngành thời trang cao cấp của Pháp đầu thế kỷ XX ? Vai trò của Jeanne Lanvin có quan trọng như Elsa Shiaparelli hay Coco Chanel ? Nhà văn Jérôme Picon nhận xét : Quả thật Jeanne Lanvin là một trong những người đi đầu ngành thời trang, thậm chí ta có thể nói rằng bà Lanvin đã mở đường cho lớp đi sau, trong đó có Coco Chanel (1910) và Elsa Shiaparelli (1927). Bà Lanvin đã thành công trong việc xây dựng một thế giới xung quanh các bộ sưu tập thời trang của mình, đặc biệt là trong những năm 1920, bà đã có một tầm nhìn xa, tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nhiều phương diện, trước khi ngành xa xỉ phẩm thực sự ra đời. Về điểm này có thể nói bà là một doanh nhân thực thụ. Sinh thời, bà đã gầy dựng được cả một sự nghiệp đồ sộ : từ một thợ làm nón rất nghèo, bà đã tích lũy được một khối tài sản khổng lồ, nhờ biết nắm bắt thị hiếu của khách hàng và đầu tư vào những ngành nghề sinh lời cao. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin hiện còn lưu lại được những gì ? Theo tác giả Jérôme Picon, một trong những nghịch lý của hiện tượng Lanvin đó là tuy có rất nhiều tài liệu lưu trữ về sự nghiệp của bà, đời tư của nhân vật nổi tiếng này vẫn còn nhiều nét bí ẩn : Có lẽ phần thú vị nhất, sinh động nhất khi nhắc đến cuộc đời của bà Jeanne Lanvin, vẫn là mối quan hệ của nhà thiết kế với đứa con gái ruột của mình. Sinh thời, Marguerite Lanvin còn được gọi là Marie Blanche, vừa là hình mẫu lý tưởng, vừa là tình thương cao quý nhất. Có lẽ cũng vì thế suốt đời, bà Lanvin đã cống hiến hầu như mọi tác phẩm cho đứa con gái. Sinh thời, thời trang Lanvin thành công rực rỡ cho đến ngày qua đời của nhà sáng lập vào năm 1946. Con gái của bà Lanvin lên thay mẹ tiếp quản điều hành công ty nhưng không thành công như ban đầu. Tưởng chừng như chìm dần vào lãng quên, thời trang Lanvin lại huy hoàng một lần nữa khi nhà thiết kế Alber Elbaz được tập đoàn l'Oréal bổ nhiệm làm giám đốc nghệ thuật. Với phong cách thiết kế đơn giản nhưng đầy nét quyến rũ thanh lịch, sang trọng, Alber Elbaz được xem là người thừa kế xứng đáng nhất tư duy thẩm mỹ của Lanvin. Hiện giờ, vẫn còn nhiều sản phẩm Lanvin thịnh hành trên thị trường quốc tế, trong đó có nước hoa Arpège, từng được sáng chế cách đây gần một thế kỷ, vào năm 1927 nhân dịp sinh nhật 30 tuổi của con gái Marguerire Lanvin (1897-1958), sau này trở thành (Marie-Blanche de Polignac) vợ của bá tước Jean de Polignac. Năm 1927 gắn liền với một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của hiệu thời trang Lanvin. Khi Jeanne Lanvin chào đời vào năm 1867, không có bà tiên nào đã ban phúc trên chiếc nôi của cô bé gái. Xuất thân từ một gia đình nghèo, không được học chữ, Jeanne buộc phải đi làm từ năm 13 tuổi. Nhưng cũng chính sự chịu khó ấy đã giúp bà gầy dựng cả một sự nghiệp thời trang. Lanvin giờ đây không thể tách rời khỏi những thương hiệu vĩ đại của làng thời trang cao cấp và hiện là công ty lâu đời nhất của Pháp vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Nếu như Chanel thiết kế trang phục phụ nữ theo cách nhìn của một người đàn bà tự chủ và độc lập, thì Lanvin thiết kế quần áo theo cách nhìn lý tưởng của một người mẹ. Tất cả những thiếu thốn trong tuổi thơ, bà Lanvin sẽ bù đắp cho đứa con gái. Các nhà thiết kế đi sau nhờ biết duy trì tư duy sáng tạo này mà đã khôi phục được vầng hào quang sáng ngời của một hiệu thời trang lâu đời. 

Tạp chí văn hóa
Nét thanh lịch kinh điển của hiệu thời trang Lanvin

Tạp chí văn hóa

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 9:00


Lanvin là một trong những hiệu thời trang lâu đời nhất của Pháp, được nhà thiết kế Jeanne Lanvin thành lập tại Paris vào năm 1889, trước Chanel (1910) và Dior (1947). Tuy là người tiên phong, Jeanne Lanvin lại thường nằm trong cái bóng của Chanel hoặc Dior, có lẽ cũng vì Lanvin không giỏi bằng hai công ty kia trong cách thu hút giới truyền thông. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin trở thành chủ đề quyển sách của nhà văn Jérôme Picon, do nhà xuất bản Flammarion phát hành. Mang tựa đề « Jeanne Lanvin », quyển tiểu sử làm sống lại gương mặt tiên phong của ngành thời trang hạng sang của Pháp, hành trình sáng tạo của một phụ nữ có nếp sống kín đáo nhưng lại có tầm nhìn xa. Sinh trưởng tại Paris (1867-1946), Jeanne Lanvin từ thời còn nhỏ đã đam mê may vá, thêu thùa. Bà vào nghề làm nón mũ và phụ kiện thời trang từ năm 13 tuổi. Năm 1889 là cột mốc quan trọng trong đời bà Lanvin. Nhờ biết làm ăn dành dụm, bà mở cửa hàng đầu tiên trên dãy phố Faubourg Saint -  Honoré vào năm 22 tuổi, từ mũ nón mở rộng sang thiết kế áo quần trẻ em, rồi sau đó là thời trang phái nữ. Sau hai thập niên hoạt động trong nghề, Jeanne Lanvin chính thức được kết nạp làm thành viên Nghiệp đoàn các nhà thiết kế Pháp (do Charles Frederick Wortk đề xướng) : Bộ sưu tập thời trang Lanvin năm 1909 phong phú da dạng, bao trùm mọi lứa tuổi chứ không còn đơn thuần là áo quần dành riêng cho một đối tượng. Trong số những khách hàng quen thuộc của Lanvin có nhà văn Anna de Noailles, diễn viên kiêm ca sĩ Yvonne Printemps hay kịch tác gia Sacha Guitry ... Cũng chính Jeanne Lanvin đã thiết kế bộ y phục màu xanh lục cho văn hào Pháp Edmond Rostand, tác giả của Cyrano de Bergerac, khi ông gia nhập Hàn lâm viện. Trả lời phỏng vấn ban Pháp ngữ RFI, nhà văn Jérôme Picon chuyên nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, từng viết tiểu sử của các văn hào Marcel Proust và Victor Hugo, cho biết lý do nào ông thực hiện một quyển sách về bà Jeanne Lanvin: Tôi đã có ý tưởng viết về bà Lanvin, sau khi có cơ hội đọc và xem nhiều tài liệu quan trọng trong một kho lưu trữ đã có từ lâu nhưng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Kho tài liệu này phản ánh những chuyển biến của ngành thời trang cao cấp qua nhiều thập niên, nhưng không hiểu vì lý do nào mà cho tới giờ vẫn chưa được khai thác nhiều. Quan trọng hơn nữa chính là phong cách của Jeanne Lanvin, một phụ nữ với cuộc sống kín đáo, nhưng lại có khá nhiều giai thoại lý thú để kể về bà. Trước hết đó là câu chuyện khá phi thường về hiệu thời trang do một phụ nữ sáng lập. Trước khi các thuật ngữ chuyên ngành tiếp thị ra đời, bà Jeanne Lenvin đã biết tiếp cận những khách hàng khá giả giàu có, dựa vào nhu cầu của họ để sáng chế ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Từ nón mũ và áo quần trẻ em, bà chuyển sang thiết kế thời trang phái nữ cũng như phái nam. Bên cạnh đó, bà còn cho sản xuất nước hoa, phân phối tủ giường, bàn ghế và dòng sản phẩm trang trí nội thất sang trọng ...Vào giữa những năm 1920, Paris là tủ kính trưng bày các sản phẩm thời trang, trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và là nơi xuất phát của nhiều trào lưu thẩm mỹ. Trong bối cảnh ấy, Jeanne Lanvin đã cố gắng để lại dấu ấn của mình. Tuy không sản xuất đại trà, không khuếch trương thành một tập đoàn lớn, Lanvin đã làm ăn thành công, thực hiện được tất cả những mong muốn vào thời của mình. Nói như vậy, phải chăng Lanvin là một trong những gương mặt tiên phong của ngành thời trang cao cấp của Pháp đầu thế kỷ XX ? Vai trò của Jeanne Lanvin có quan trọng như Elsa Shiaparelli hay Coco Chanel ? Nhà văn Jérôme Picon nhận xét : Quả thật Jeanne Lanvin là một trong những người đi đầu ngành thời trang, thậm chí ta có thể nói rằng bà Lanvin đã mở đường cho lớp đi sau, trong đó có Coco Chanel (1910) và Elsa Shiaparelli (1927). Bà Lanvin đã thành công trong việc xây dựng một thế giới xung quanh các bộ sưu tập thời trang của mình, đặc biệt là trong những năm 1920, bà đã có một tầm nhìn xa, tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nhiều phương diện, trước khi ngành xa xỉ phẩm thực sự ra đời. Về điểm này có thể nói bà là một doanh nhân thực thụ. Sinh thời, bà đã gầy dựng được cả một sự nghiệp đồ sộ : từ một thợ làm nón rất nghèo, bà đã tích lũy được một khối tài sản khổng lồ, nhờ biết nắm bắt thị hiếu của khách hàng và đầu tư vào những ngành nghề sinh lời cao. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin hiện còn lưu lại được những gì ? Theo tác giả Jérôme Picon, một trong những nghịch lý của hiện tượng Lanvin đó là tuy có rất nhiều tài liệu lưu trữ về sự nghiệp của bà, đời tư của nhân vật nổi tiếng này vẫn còn nhiều nét bí ẩn : Có lẽ phần thú vị nhất, sinh động nhất khi nhắc đến cuộc đời của bà Jeanne Lanvin, vẫn là mối quan hệ của nhà thiết kế với đứa con gái ruột của mình. Sinh thời, Marguerite Lanvin còn được gọi là Marie Blanche, vừa là hình mẫu lý tưởng, vừa là tình thương cao quý nhất. Có lẽ cũng vì thế suốt đời, bà Lanvin đã cống hiến hầu như mọi tác phẩm cho đứa con gái. Sinh thời, thời trang Lanvin thành công rực rỡ cho đến ngày qua đời của nhà sáng lập vào năm 1946. Con gái của bà Lanvin lên thay mẹ tiếp quản điều hành công ty nhưng không thành công như ban đầu. Tưởng chừng như chìm dần vào lãng quên, thời trang Lanvin lại huy hoàng một lần nữa khi nhà thiết kế Alber Elbaz được tập đoàn l'Oréal bổ nhiệm làm giám đốc nghệ thuật. Với phong cách thiết kế đơn giản nhưng đầy nét quyến rũ thanh lịch, sang trọng, Alber Elbaz được xem là người thừa kế xứng đáng nhất tư duy thẩm mỹ của Lanvin. Hiện giờ, vẫn còn nhiều sản phẩm Lanvin thịnh hành trên thị trường quốc tế, trong đó có nước hoa Arpège, từng được sáng chế cách đây gần một thế kỷ, vào năm 1927 nhân dịp sinh nhật 30 tuổi của con gái Marguerire Lanvin (1897-1958), sau này trở thành (Marie-Blanche de Polignac) vợ của bá tước Jean de Polignac. Năm 1927 gắn liền với một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của hiệu thời trang Lanvin. Khi Jeanne Lanvin chào đời vào năm 1867, không có bà tiên nào đã ban phúc trên chiếc nôi của cô bé gái. Xuất thân từ một gia đình nghèo, không được học chữ, Jeanne buộc phải đi làm từ năm 13 tuổi. Nhưng cũng chính sự chịu khó ấy đã giúp bà gầy dựng cả một sự nghiệp thời trang. Lanvin giờ đây không thể tách rời khỏi những thương hiệu vĩ đại của làng thời trang cao cấp và hiện là công ty lâu đời nhất của Pháp vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Nếu như Chanel thiết kế trang phục phụ nữ theo cách nhìn của một người đàn bà tự chủ và độc lập, thì Lanvin thiết kế quần áo theo cách nhìn lý tưởng của một người mẹ. Tất cả những thiếu thốn trong tuổi thơ, bà Lanvin sẽ bù đắp cho đứa con gái. Các nhà thiết kế đi sau nhờ biết duy trì tư duy sáng tạo này mà đã khôi phục được vầng hào quang sáng ngời của một hiệu thời trang lâu đời. 

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Tiền mất, tật mang vì 'tân trang cô bé' tại cơ sở thẩm mỹ chui ở Đà Nẵng

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Jun 27, 2025 9:06


Tưởng chừng chỉ là một ca 'tân trang cô bé' đơn giản với giá 2 triệu đồng như quảng cáo, chị Hoa (tên nhân vật đã thay đổi) không ngờ bước vào cái bẫy y tế tinh vi - vừa mất tiền, vừa mang biến chứng.

Phát triển Kinh doanh - Phát triển con người
Bí quyết định vị thương hiệu: Chiến lược phát triển kinh doanh thời trang

Phát triển Kinh doanh - Phát triển con người

Play Episode Listen Later Jun 24, 2025 20:08


Tầm quan trọng của định vị thương hiệu Định vị đúng giúp doanh nghiệp thời trang khác biệt, thu hút khách hàng và tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Câu chuyện Tiến Quân – phân khúc cao cấp Tiến Quân tung áo Polo giá 3–5 triệu đồng, chọn phục vụ nhóm khách thượng lưu; coi đây là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Khác biệt so với đối thủ Anh khẳng định sản phẩm “vô đối” trong phân khúc nhờ giá trị độc đáo và chất liệu cao cấp; tuy nhiên cũng cảnh báo phải linh hoạt mở rộng để tránh thị trường quá hẹp. Chất lượng sản phẩm là lõi Dùng vải của các hãng xa xỉ (như LV), bảo đảm độ bền và đẳng cấp; đây là nền tảng xây dựng niềm tin và trung thành của khách hàng. Trải nghiệm khách hàng quyết định thành bại Dịch vụ chăm sóc, giao hàng nhanh, đổi trả rõ ràng nâng tầm giá trị thương hiệu. Phân tích thị trường & học hỏi đối thủ Quan sát các thương hiệu trong nước (An Phước) và quốc tế để nhận diện điểm mạnh – yếu, điều chỉnh chiến lược sát nhu cầu và xu hướng. Marketing gia tăng uy tín Chiến dịch quảng cáo, sự kiện và hợp tác influencer củng cố nhận diện và niềm tin thương hiệu.Muốn thành công phải: hiểu khách hàng, tạo sản phẩm chất lượng, chăm sóc trải nghiệm, không ngừng học hỏi và thích ứng thị trường. Bắt đầu từ hôm nay để xây dựng thương hiệu thời trang bền vững và thịnh vượng.

La Matinale - La 1ere
L'invité de La Matinale - Yves Rossier, ancien secrétaire d'Etat aux affaires étrangères du DFAE

La Matinale - La 1ere

Play Episode Listen Later Jun 20, 2025 13:12


Ciné Tempo
Alexandre Desplat, entre l'Europe et Hollywood (3/3): En terres étrangères

Ciné Tempo

Play Episode Listen Later Jun 14, 2025 58:41


durée : 00:58:41 - Alexandre Desplat, entre l'Europe et Hollywood (3/3) : En terres étrangères - par : Thierry Jousse - Pour le dernier épisode de la série dédiée à Alexandre Desplat, nous partons à Hollywood, là où le compositeur français s'est imposé depuis 20 ans, en remportant notamment deux Oscars.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - New Zealand khuyến khích phát triển điện mặt trời ở các trang trại

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 11, 2025 1:29


VOV1 - Trong nỗ lực nhằm làm giảm khí khải nhà kính ở nông thôn, New Zealand vừa công bố sáng kiến lắp đặt điện mặt trời tại các trang trại để khuyến khích người nông dân sử dụng năng lượng tái tạo, qua đó giảm chi phí nhiên liệu.

L'oeil de...
"Un ministre des Affaires étrangères et une Miss France, c'est pas si différent"

L'oeil de...

Play Episode Listen Later Jun 6, 2025 4:56


Ecoutez L'oeil de Philippe Caverivière du 06 juin 2025.Distribué par Audiomeans. Visitez audiomeans.fr/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

Grow A Small Business Podcast
Mastering the Art of Speaking: Trang Nova of TrangNova.com Shares How Entrepreneurs Boost Confidence, Lead Teams & Win Clients Using Voice Power — From Skydiving Retreats to Speaking on Stages of 1000+ People. (Episode 679 - Trang Nova)

Grow A Small Business Podcast

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025 21:18


QFF: Quick Fire Friday – Your 20-Minute Growth Powerhouse!   Welcome to Quick Fire Friday, the Grow A Small Business podcast series that is designed to deliver simple, focused and actionable insights and key takeaways in less than 20 minutes a week.   Every Friday, we bring you business owners and experts who share their top strategies for growing yourself, your team and your small business. Get ready for a dose of inspiration, one action you can implement and quotable quotes that will stick with you long after the episode ends!   In this episode of Quick Fire Friday, host Rob Cameron interviews Trang Nova, a renowned speaker and speaking coach, who shares her inspiring journey from physiotherapy to empowering entrepreneurs and business owners to harness the power of effective communication. Trang discusses common challenges her clients face—including public speaking anxiety, team leadership, and building personal brands—and emphasizes that 93% of a message's impact lies in its delivery rather than just words. She outlines her approach to mindset, articulation, and vocal presence, and offers compelling case studies of clients who have achieved remarkable business growth through improved speaking skills. Trang also shares a practical tip: record and review your own speaking to uncover opportunities for impactful improvement. Key Takeaways for Small Business Owners: Your Voice Is a Business Asset: Effective communication isn't just a soft skill—it directly impacts your ability to lead, sell, and influence. Learning to use your voice with clarity and confidence can elevate your brand and business. 93% of Communication Is Non-Verbal: Trang emphasizes that how you say something—your tone, pace, body language, and energy—has a far greater impact than the words themselves. Delivery drives trust, authority, and connection. Mindset Shapes Your Message: Many entrepreneurs struggle with self-doubt and imposter syndrome. Building the confidence to be seen and heard is foundational to becoming a compelling communicator and leader. Our hero crafts outstanding reviews following the experience of listening to our special guests. Are you the one we've been waiting for? Tailor Your Speaking Style: There's no one-size-fits-all solution. Trang works with clients individually to help them refine their unique speaking style—whether that means slowing down, speaking up, or pausing more intentionally. Leadership Requires Clear Communication: Business owners who lead small teams must learn to communicate with a balance of warmth and authority. Mastering hard conversations and motivational messaging is crucial for team growth. Practice with Purpose: Trang recommends a simple but powerful exercise: record a 2-minute video of yourself speaking and review it after a day. This builds self-awareness and helps you identify key areas to improve delivery and presence.   One action small business owners can take: According to Trang Nova, one action a small business owner should take is to record a 2-minute video of themselves speaking—whether introducing their business or sharing a story — and watch it the next day to identify areas for improving clarity, confidence, and delivery. Do you have 2 minutes every Friday? Sign up to the Weekly Leadership Email. It's free and we can help you to maximize your time. Enjoyed the podcast? Please leave a review on iTunes or your preferred platform. Your feedback helps more small business owners discover our podcast and embark on their business growth journey.

Simply Trade
Trade Crisis and Opportunities

Simply Trade

Play Episode Listen Later Jun 5, 2025 32:31


We spoke with Ryan Bennett and Trang from Fluke and Fortive to understand how recent tariff changes are affecting their companies. They explained that the pace of these changes is extremely fast, creating a sense of crisis for their businesses. Because tariffs can be announced and implemented with little warning, companies are left scrambling to respond, often without clear guidance on what will happen next. This uncertainty makes it difficult to plan for the future, invest in new projects, or make decisions about supply chains and pricing. Learn what their found opportunities are. Connect with the experts Ryan Bennett: https://www.linkedin.com/in/ryanmbennett/  Trang Pham: https://www.linkedin.com/in/trangdpham/    Main Points/Takeaways: 1. Rapid Pace of Change - The last four months have felt like years in the trade world - Unprecedented speed of tariff and trade policy changes - Constant need for real-time adaptation 2. Cross-Functional Communication - Daily leadership meetings are crucial - Breaking down silos between departments (sales, procurement, engineering, trade compliance) - Holistic approach to understanding trade impacts 3. Resilience and Opportunity - Don't just react, create durable long-term strategies - Use challenges as opportunities to improve business processes - Focus on sustainable supply chain improvements Key Insights/Quotes: "Don't let a crisis go to waste" - Ryan Bennett "The C-suite is probably the most interested in learning about trade nuances than ever before" - Trang Pham Critical Takeaway: Trade compliance is no longer just paperwork - it's a strategic business partner driving resilience and innovation during global economic uncertainties. Description Format Example 1 – Full Episode Videos   In the midst of all this chaos, education is your best ally. Access Exclusive Resources Here ⏬ Recommended Resources: Check out these courses we offer here at GTC!

Choses à Savoir
Pourquoi ne faut-il pas dire “je t'aime” dans une langue étrangère ?

Choses à Savoir

Play Episode Listen Later Jun 2, 2025 2:53


Que l'on parle français, anglais, arabe ou japonais, les mots que l'on utilise ne se contentent pas de transmettre des idées : ils modifient aussi notre manière de ressentir. De nombreuses études en psycholinguistique ont montré que nos émotions ne sont pas perçues ni exprimées de la même façon selon la langue que nous utilisons. Ce phénomène, à la croisée des neurosciences, de la psychologie et de la linguistique, repose sur plusieurs mécanismes cérébraux bien identifiés.1. Une langue étrangère est moins chargée émotionnellementQuand on parle une langue étrangère, l'attachement affectif est souvent moindre. En d'autres termes, les mots qui nous bouleverseraient dans notre langue maternelle peuvent paraître plus neutres ou plus distants dans une langue apprise à l'école. Ce phénomène s'explique par la manière dont les émotions sont associées aux souvenirs précoces : la langue maternelle est intimement liée à l'environnement familial, aux premières expériences émotionnelles, aux affects.Une étude particulièrement célèbre menée par Catherine Harris (Florida International University, 2003) a montré que les jurons ou insultes dans une langue étrangère provoquaient une réaction physiologique plus faible (comme une augmentation moindre du rythme cardiaque ou de la conductance cutanée) que dans la langue maternelle. Les participants ressentaient littéralement moins d'émotion en langue étrangère.2. Une distanciation cognitive accrue en langue étrangèreUne étude marquante publiée en 2017 dans Psychological Science par Sayuri Hayakawa et Boaz Keysar (Université de Chicago) a mis en évidence que penser en langue étrangère réduit les biais émotionnels et moraux. Par exemple, face à un dilemme moral classique (tuer une personne pour en sauver cinq), les participants prenaient des décisions plus rationnelles et utilitaristes en langue étrangère qu'en langue maternelle.Cela suggère que parler une autre langue active des circuits cérébraux plus "froids", notamment ceux associés au contrôle cognitif (dans le cortex préfrontal), et désactive partiellement les régions limbique et amygdalienne, impliquées dans les réponses émotionnelles. Le langage agit donc comme un filtre cognitif.3. Le cerveau traite différemment les émotions selon la langueDes études en neuroimagerie montrent que le traitement émotionnel dans le cerveau varie selon la langue utilisée. En particulier, lorsqu'on entend des mots émotionnels dans sa langue maternelle, l'insula et l'amygdale (centres de la peur, de la douleur sociale, de la joie) sont plus fortement activées que lorsque ces mots sont entendus en langue étrangère.En revanche, la langue étrangère active davantage le cortex préfrontal dorsolatéral, impliqué dans la prise de décision rationnelle. C'est comme si la langue étrangère activait davantage le "cerveau logique", et la langue maternelle le "cerveau émotionnel".4. Pourquoi il ne faut pas dire "je t'aime" dans une autre langueDire « je t'aime » dans sa langue maternelle, c'est puiser dans un réseau d'émotions enracinées depuis l'enfance, liées aux premières attaches affectives, à l'intimité familiale, aux premières vulnérabilités. En revanche, le dire dans une langue étrangère — même parfaitement maîtrisée — diminue l'intensité émotionnelle perçue, car cette langue n'active pas les mêmes régions cérébrales de la mémoire affective. Les mots prononcés dans une langue apprise tardivement mobilisent plus de contrôle cognitif que de vécu sensoriel. Le cerveau les traite de manière plus distante, moins viscérale. Ainsi, même si la phrase est grammaticalement correcte, le cœur ne vibre pas de la même façon. Ce décalage peut rendre certaines déclarations moins authentiques ou moins touchantes, simplement parce qu'elles ne résonnent pas dans les mêmes circuits neuronaux. Hébergé par Acast. Visitez acast.com/privacy pour plus d'informations.

The Quoc Khanh Show
Vũ Ngọc Thuân, Aladdin |Từ “zero” đến IPO: Chiến lược tăng trưởng của hệ sinh thái F&B|#TQKS 102

The Quoc Khanh Show

Play Episode Listen Later Jun 1, 2025 66:48


Choses à Savoir SCIENCES
Comment une intervention chirurgicale peut-elle faire parler une langue étrangère ?

Choses à Savoir SCIENCES

Play Episode Listen Later May 30, 2025 2:16


L'histoire de cet adolescent néerlandais de 17 ans qui s'est réveillé d'une anesthésie en parlant uniquement anglais — incapable de comprendre sa langue maternelle — relève d'un phénomène neurologique rare, souvent appelé syndrome de la langue étrangère (Foreign Language Syndrome), à ne pas confondre avec le syndrome de l'accent étranger (Foreign Accent Syndrome). Voici comment une intervention chirurgicale pourrait provoquer une telle transformation linguistique.1. Un phénomène neurologique extrêmement rareLe syndrome de la langue étrangère survient parfois après des traumatismes cérébraux, des AVC, des crises d'épilepsie, ou — plus rarement — des anesthésies générales. Le cerveau, à la suite d'un déséquilibre chimique ou d'une micro-lésion temporaire, semble réorganiser l'accès aux structures du langage, favorisant une langue étrangère apprise mais jusque-là secondaire. Dans le cas du jeune néerlandais, il avait étudié l'anglais à l'école, ce qui laisse penser que la mémoire de cette langue s'est temporairement imposée sur celle du néerlandais.2. Les zones cérébrales impliquéesLe langage est principalement traité dans deux régions du cerveau :• L'aire de Broca (production du langage) dans le lobe frontal gauche.• L'aire de Wernicke (compréhension du langage) dans le lobe temporal gauche.Lors d'une anesthésie, certains déséquilibres métaboliques, une hypoperfusion temporaire (baisse de l'oxygénation dans des zones précises), ou même de minuscules lésions invisibles à l'IRM peuvent désorganiser ces zones ou leurs connexions. Résultat : la langue maternelle devient inaccessible, alors que la langue étrangère — stockée dans des circuits partiellement distincts — reste activée.3. Une forme de plasticité cérébrale inversée ?Ce phénomène pourrait être vu comme une démonstration extrême de la plasticité cérébrale. Le cerveau, confronté à une contrainte (traumatisme, anesthésie, inflammation), tente de recréer un schéma linguistique cohérent avec ce qu'il peut encore mobiliser. Il se "rabat" alors sur une langue étrangère, souvent mieux structurée scolairement, avec des règles syntaxiques plus rigides, parfois plus faciles à reconstruire que la langue maternelle parlée plus intuitivement.4. Récupération et temporalitéDans la majorité des cas documentés, les effets sont transitoires. Le néerlandais du patient est généralement revenu progressivement, parfois en quelques heures ou quelques jours. Le phénomène semble davantage lié à un "réglage" temporaire des connexions neuronales qu'à un effacement profond de la mémoire linguistique.5. Une construction partiellement psychosomatique ?Certains neurologues considèrent que ce syndrome peut avoir une composante psychogène. Un choc émotionnel lié à l'intervention, à l'anesthésie ou à l'environnement médical peut désinhiber certaines fonctions, provoquant un accès anormal à une langue apprise. C'est pourquoi ce syndrome est parfois observé chez des polyglottes ou dans des contextes de stress extrême.En résumé, une intervention chirurgicale peut, dans des circonstances rares mais réelles, désorganiser temporairement les circuits cérébraux du langage, faisant "ressortir" une langue étrangère apprise, au détriment de la langue maternelle. Ce phénomène étonnant reste peu compris, mais fascine les neuroscientifiques pour ce qu'il révèle sur les mystères de la mémoire linguistique et la souplesse du cerveau humain. Hébergé par Acast. Visitez acast.com/privacy pour plus d'informations.

Accents du monde
Loi sur la fin de vie en France, regards croisés des rédactions en langues étrangères de RFI

Accents du monde

Play Episode Listen Later May 30, 2025 19:30


Le sujet traité par toutes nos rédactions cette semaine : la loi sur la fin de vie en France. Ce mercredi 28 mai, le Parlement français a franchi une étape importante en adoptant en première lecture une loi sur la fin de vie. Cette loi vise deux objectifs : garantir un meilleur accès aux soins palliatifs et, surtout, permettre une « aide à mourir », une forme d'assistance médicale à la fin de vie, Mais Ligia, encadrée par des critères stricts. Et aussi avec :  Ligia Anjos, de la rédaction lusophone : les 50 ans de la Cédéao, un anniversaire dans un contexte assez particulier pour ne pas dire tendu.  Asbel Lopez, de la rédaction hispanophone : bras de fer entre le président américain Donald Trump et l'une des plus prestigieuses universités, US Harvard. Nasser Etemadi, de la rédaction persane : zoom sur les relations entre la France et l'Iran, qui se tendent, notamment à cause de la Palme d'or décernée samedi dernier lors de la clôture du Festival de Cannes.  

Les Grandes Gueules
La fatalité du jour - Olivier Mazerolle : "On n'a pas fait le nécessaire pour ces jeunes qui sont d'origines étrangères. Comme on les a logés dans les mêmes endroits, ils ont continué à vivre avec les traditions de leurs parents&quo

Les Grandes Gueules

Play Episode Listen Later May 29, 2025 2:44


Aujourd'hui, Fatima Aït Bounoua, Antoine Diers et Emmanuel de Villiers débattent de l'actualité autour d'Alain Marschall et Olivier Truchot.

Ah ouais ?
Pourquoi le vietnamien est la plus française des langues étrangères ?

Ah ouais ?

Play Episode Listen Later May 27, 2025 2:18


Ce mardi 27 mai 2025, Emmanuel Macron se trouve encore au Vietnam en visite d'Etat. L'occasion pour Florian Gazan de vous expliquer pourquoi le vietnamien est la plus française des langues étrangères. Dans "Ah Ouais ?", Florian Gazan répond en une minute chrono à toutes les questions essentielles, existentielles, parfois complètement absurdes, qui vous traversent la tête.Distribué par Audiomeans. Visitez audiomeans.fr/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

Crime Time FM
THOMAS TRANG In Person With Paul

Crime Time FM

Play Episode Listen Later May 27, 2025 55:36


THOMAS TRANG chats to Paul Burke about Dark Neon Dirt, LA heists, Caravaggio, Hollywood money, Elmore Leonard and Andor.DARK NEON DIRT Shaun Nguyen is a Vietnamese war orphan who made it to America. But danger was never far behind – from the Chinatown gangs he ran with in New York, to his years in Iraq dodging bullets and defusing bombs. Nguyen learnt how to survive. By all means necessary.Now he's a high-end thief in Los Angeles. One of the best, but smart enough to know he's living on borrowed time. Then a job goes sideways, leaving bodies on the Hollywood Freeway, stolen diamonds in his pocket, and a target on his back.Which gets the attention of Thomas Monroe, an LAPD lieutenant who's been hunting Nguyen for years. Captain Ahab with a gun and badge, plus his own dirty secrets closing in on him fast. The two of them are set on a collision course – a thief who won't be caught and the cop who doesn't miss.Not exactly the quiet life Nguyen is after, especially now he's met a mysterious woman who's landed in town. They fall for each other hard. A gallerist living in France who used to be with the FBI's Art Crime Team. Able to spot forgeries a mile off, but she hasn't figured him out yet.So once he wraps up this business with the diamonds, Nguyen is done with the game. The problem is she's not quite done with the FBI.Welcome to the City of Angels – where everyone has an angle.Thomas Trang is a French/Vietnamese writer currently living in the UK after stints in Australia, New York, and Singapore. His stories have previously appeared in FutureQuake, Full House Literary and the Revolutions 2 anthology. He is currently working on a SF trilogy which mixes cyberpunk with the gritty realpolitik of The Wire and Cold War spy fiction.Mentions: Army of Shadows (Fr. Film), Dennis Lehane, Michael Clayton (Am. Film), Sarah Paretsky, Don De Lillo, Hunter (Fr. TV)  Miami Vice (TV show), Ilyn Welch.Recommendations Paul Burke writes for Monocle Magazine, Crime Time, Crime Fiction Lover and the European Literature Network, Punk Noir Magazine (fiction contribution). He is also a CWA Historical Dagger Judge 2025. His first book An Encyclopedia of  Spy Fiction will be out early 2026.Produced by Junkyard DogProduced by Junkyard DogCrime TimeCrime Time FM is the official podcast ofGwyl Crime Cymru Festival 2023 & 2025CrimeFest 2023CWA Daggers 2023 & 2024 & National Crime Reading Month& Newcastle Noir 2023 and 20242024 Slaughterfest,

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Trang nghiêm Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP.HCM

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later May 25, 2025 2:48


VOV1 - Sáng 25/5, Lễ truy điệu nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương diễn ra trang nghiêm tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), cùng thời điểm với Lễ quốc tang tại Hà Nội. Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và đông đảo người dân đã đến tiễn biệt ông.

Have A Sip
Đoan Trang: Làm mẹ là dự án dài hơi nhất cuộc đời - Have A Sip #220

Have A Sip

Play Episode Listen Later May 23, 2025 84:28


Have A Sip tuần này là sự kết hợp giữa cuộc trò chuyện của hai bạn nhỏ đang trong độ tuổi teen - Linh Louis & Sol, và cuộc trò chuyện giữa host Thùy Minh & ca sĩ Đoan Trang, những bà mẹ “thế hệ mới” cũng đang trong hành trình học hỏi và thay đổi bản thân.Cũng như bao bà mẹ khác, Thùy Minh & Đoan Trang cũng có những bối rối nhất định khi làm mẹ, đặc biệt là thời điểm con mình bước vào giai đoạn rực rỡ nhất nhưng cũng mong manh nhất - tuổi teen. Ở độ tuổi này, mỗi bạn nhỏ như một mầm cây đang lớn – khát khao được hiểu, được chạm đến thế giới, nhưng cũng rất dễ tổn thương. Những ảnh hưởng, áp lực vô hình từ học tập, bạn bè, mạng xã hội hay chính sự kỳ vọng từ người lớn có thể khiến các em rơi vào trạng thái tiêu cực, thậm chí là trầm cảm nếu không có sự đồng hành kịp thời từ gia đình.Cuộc trò chuyện không chỉ mở ra nhiều góc nhìn về hành trình đồng hành cùng con của phụ huynh, mà còn là lời nhắc nhở về “ánh mặt trời” luôn tồn tại bên trong mỗi đứa trẻ. Nguồn năng lượng ấy luôn hiện hữu nhưng dễ bị che khuất nếu như không có ai đồng hành để giúp các em hiểu rằng điều tốt đẹp sẽ luôn đến, thử thách hay tiêu cực rồi cũng sẽ qua đi, tựa như mặt trời lặn rồi sẽ lại mọc lên vào ngày mai. Đôi khi chỉ đơn giản là được tiếp xúc với thiên nhiên trong lành, được lắng nghe, được tin tưởng và yêu thương, các em sẽ lại tỏa sáng rực rỡ.#HaveASip #HaveASipKids #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #HAS220 #HELLOHELIO #HELIObyBITIS #buocvephiamattroi—Cảm ơn Helio by Biti's đã đồng hành cùng Have A Sip. Helio by Biti's - thương hiệu thời trang dành cho tuổi mới lớn với thông điệp hướng bản thân và suy nghĩ về phía mặt trời, tích cực và tươi sáng!—Cảm ơn Cafe Nestling (D11, Tilia Residence, Empire City, TP. HCM) đã hỗ trợ địa điểm ghi hình cho tập Have A Sip này.—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: ⁠⁠⁠⁠YouTube⁠⁠⁠⁠Và đọc những bài viết thú vị tại website: ⁠⁠⁠⁠Vietcetera⁠⁠⁠⁠—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: ⁠⁠⁠⁠https://www.patreon.com/vietcetera⁠⁠⁠⁠● Buy me a coffee: ⁠⁠⁠⁠https://www.buymeacoffee.com/vietcetera⁠⁠⁠⁠Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ ⁠⁠⁠⁠team@vietcetera.com

Les Grandes Gueules
L'égalité du jour - Julien, au 3216 : "Il a raison. On accepte bien que des sociétés étrangères fassent bien pire. Amazon, Google, Airbnb, Ryanair ne paient pas d'impôts... pas l'IS en tout cas" - 22/05

Les Grandes Gueules

Play Episode Listen Later May 22, 2025 1:35


Aujourd'hui, Barbara Lefebvre, Bruno Poncet et Éléonore Lemaire débattent de l'actualité autour d'Alain Marschall et Olivier Truchot.

Business Scholarship Podcast
Ep.246 – Trang (Mae) Nguyen on Global Company Towns

Business Scholarship Podcast

Play Episode Listen Later May 19, 2025 27:49


Trang (Mae) Nguyen, associate professor of law at Temple University, joins the Business Scholarship Podcast to discuss her article Global Company Towns. This episode is hosted by Andrew Jennings, associate professor of law at Emory University, and was edited by Dean Saridakis, a law student at Emory University.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Theo bước chân Người qua từng trang sách “Nước non vạn dặm”

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later May 17, 2025 3:12


VOV1 - Sáng 17/5, lễ ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử Nước non vạn dặm của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động, đúng dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Harm og Hegseth
#497 Frokostbuffet, homofil tale og trang bunad. Hør hele episoden hos Podme

Harm og Hegseth

Play Episode Listen Later May 16, 2025 0:34


Morten har vært på debatt om frokostbuffet, som engasjerer Vegard stort. Vegard gruer seg til 17.mai som skal feires i hovedstaden i år og Morten har gått i krise over sprengt vest. Produsert av Karianne Hinlo.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Đảng PKK người Kurd sẽ giải tán, chấm dứt 40 năm đấu tranh võ trang

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later May 13, 2025 5:16


Đảng Công nhân người Kurd P-K-K đã tuyên bố giải tán, chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 40 năm với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tuyên bố do hãng thông tấn A-N-F công bố, nhóm này cho biết họ đã quyết định giải tán cấu trúc tổ chức và chấm dứt phương pháp đấu tranh vũ trang.

L'oeil de...
BEST OF - Le Ministre des Affaires étrangères, un député israélien, un politologue en radicalisation... P. Caverivière face aux spécialistes des conflits géopolitiques

L'oeil de...

Play Episode Listen Later May 10, 2025 7:40


Chaque samedi, découvrez une compilation thématisée des meilleurs chroniques de Philippe Caverivière ! Dans ce best of, l'humoriste fait face à Jean Noël Barrot, Ministre de l'Europe et des Affaires étrangères, Hugo Micheron, politologue français spécialiste de la radicalisation islamique ou encore Boaz Bismuth, député Likoud à la Knesset... Distribué par Audiomeans. Visitez audiomeans.fr/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

Nghien cuu Quoc te
Trung Quốc đã tự trang bị vũ khí cho thương chiến như thế nào?

Nghien cuu Quoc te

Play Episode Listen Later May 5, 2025 19:30


Cách tiếp cận rủi ro cao của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu kinh tế với Washington.Xem thêm.

FEMALE LEADERSHIP COLLECTIVE PODCAST
Start the Lifestyle, Then Build the Business: Why Doing It Backwards Actually Works with Trang, Marketing Strategist & Founder of Dream Accelerator

FEMALE LEADERSHIP COLLECTIVE PODCAST

Play Episode Listen Later May 4, 2025 58:09


What if the freedom lifestyle you're craving isn't something you earn later... but something you begin living now?In today's episode, I'm joined by the incredible Trang, founder of Dream Accelerator, who left her corporate job, booked a one-way ticket across the world, and built a freedom-based content agency for some of the world's leading multimillionaire coaches, on her own terms. We explore what happens when you stop waiting for the “right time” and start leading with lifestyle, softness, and trust in your vision.Whether you're in the early stages of business or already established, this conversation is your permission slip to start living the life you dream of now instead of waiting.We cover:Her content strategy that helped a client grow from $50k to $2MHow Trang replaced her full-time salary in her first month of businessWhy “I'm ready” is the most powerful strategyWhy she chose to travel before building her business and how it workedWhat it looks like to create content that feels like truth, not pressureConnect with TrangFree Download: https://dreamaccelerator.com.au/content-strategyContent Freedom Session: https://dreamaccelerator.com.au/content-freedom CLICK HERE⁠⁠ to apply for LAUNCH ACADEMYOr hit the link: ⁠⁠https://femaleleadershipcollective.com/launch-academy

Les Grandes Gueules
Farouk lance la campagne des GG : "Je suis pour qu'une Grande Gueule se présente aux élections présidentielles, avec Olivier ministre des Affaires étrangères et Alain Premier ministre" - 30/04

Les Grandes Gueules

Play Episode Listen Later Apr 30, 2025 2:38


Aujourd'hui, Fatima Aït-Bounoua, Antoine Diers et Didier Giraud débattent de l'actualité autour d'Alain Marschall et Olivier Truchot.