Podcasts about nam nguy

  • 25PODCASTS
  • 192EPISODES
  • 21mAVG DURATION
  • ?INFREQUENT EPISODES
  • May 7, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about nam nguy

Latest podcast episodes about nam nguy

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Một người cha gọi cho SBS để giúp con mình cai nghiện, người con đó là Nam Nguyễn bây giờ ra sao?

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later May 7, 2025 13:11


Cách đây gần 30 năm một người cha gọi vô ban Việt Ngữ tìm hiểu cai nghiện cho con ông. Người con đó, Nam Nguyễn, bay giờ là nhân viên xả hội và một DJ nhiều người biết đến ở Melbourne, kể lại câu chuyện của anh cho Michael Nguyễn nghe.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Thế hệ trẻ kiều bào tại Lào gìn giữ và lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống Tết Việt

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jan 21, 2025 3:20


 - Nhằm giúp các em học sinh là thế hệ trẻ kiều bào có thêm không gian trải nghiệm ngày Tết cổ truyền, Trường song ngữ Lào Việt Nam Nguyễn Du ở thủ đô Viêng chăn, Lào đã tổ chức hoạt động gói bánh chưng, từ đó gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Chủ đề : Kiều bào, Tết cổ truyền, Việt Nam

Have A Sip
Nguyễn Thùy Linh: Nỗ lực nhỏ chinh phục giấc mơ lớn - Have A Sip #203

Have A Sip

Play Episode Listen Later Dec 27, 2024 66:38


Cầu lông là môn thể thao phổ biến và dễ tiếp cận tại Việt Nam khi bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu chơi, từ công viên đến các sân tập nhỏ, nhưng khoảng cách giữa phong trào và chuyên nghiệp vẫn là một hành trình đầy thử thách. Từ việc chơi để rèn luyện sức khỏe đến trở thành vận động viên chuyên nghiệp là một câu chuyện không chỉ đòi hỏi tài năng mà còn là sự kiên trì, tâm lý vững vàng cùng nỗ lực vượt bậc. Để đạt đến đỉnh cao, trở thành ngôi sao hàng đầu, đó thực sự là một hành trình đầy gian nan, chỉ dành cho những người xuất sắc nhất. Và Have A Sip tuần này vinh dự chào đón sự tham gia của một nhân vật tài năng như thế - tuyển thủ cầu lông số 1 Việt Nam, VĐV Nguyễn Thùy Linh.“Bén duyên” từ những lần theo chân ông ngoại đến nhà văn hóa phường để chơi cầu lông, Thùy Linh bắt đầu con đường thi đấu chuyên nghiệp từ năm 14 tuổi và giành tấm Huy chương vàng vào một năm sau đó. Năm 19 tuổi, cô giành danh hiệu quốc tế đầu tiên tại giải Nepal International và lần đầu lọt vào top 100 bảng xếp hạng thế giới nội dung đơn nữ. Tính tới thời điểm hiện tại, Thùy Linh đã khẳng định vị thế số một tại Việt Nam khi nhiều lần vô địch quốc gia cùng nhiều thành tích nổi bật tại các giải đấu thế giới, đại diện Việt Nam tham dự các kỳ Thế vận hội Olympic 2020 và 2024.Đến với Have A Sip, Thùy Linh chia sẻ nhiều hơn về hành trình sự nghiệp của mình. Từ những động lực đầu tiên khi quyết định theo đuổi sự nghiệp cầu lông cho đến những khó khăn, thử thách trong suốt chặng đường đã qua cùng việc duy trì thói quen và nỗ lực để đạt được thành tựu như ở thời điểm hiện tại.Đón xem Have A Sip tuần này để lắng nghe câu chuyện của Tuyển thủ cầu lông số 1 Việt Nam - Nguyễn Thùy Linh nhé!—Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera—Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera—Cảm ơn Visa đã đồng hành cùng Have A Sip và Nguyễn Thuỳ Linh. Mỗi trái tim đều có những khao khát, những đam mê xứng đáng được lắng nghe và theo đuổi. Visa tin rằng từ từng bước nhỏ mỗi ngày, sẽ là nguồn sức mạnh lớn lao để chúng ta chinh phục những điều con tim mong mỏi. Hãy để Visa đồng hành cùng bạn trên hành trình làm nên những điều mình muốn.—Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ  team@vietcetera.com#HaveASip #Vietcetera #Vietcetera_Podcast #HAS203 #KhiTimLenTieng #BeepCungVisa #LuonBenBan #NoiBanMuonDen

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Sẽ có giải pháp chiến lược để quản lý thị trường vàng và ngoại hối

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Nov 11, 2024 13:06


- Sáng nay (11/11), Quốc hội tiến hành chất vấn bộ trưởng, trưởng ngành. Là người đầu tiên “đăng đàn” trả lời chất vấn trước Quốc hội, trong sáng nay, Thống đốc Ngân hành Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã làm rõ một số vấn đề trong công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối; đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới phát triển bền vững. Tác giả : Kim Thanh và nhóm phóng viên Chủ đề : Thống đốc Nguyễn Thị Hồng,, thị trường vàng và ngoại hối --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Thủ tướng: "80 năm đất nước độc lập rồi không để người dân thiếu nhà ở được"

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Nov 10, 2024 7:09


- Sáng nay, 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban chỉ đạo). Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang, lãnh đạo các bộ ngành cơ quan trung ương, thành viên Ban chỉ đạo. Chủ đề : Thủ tướng, người dân thiếu nhà ở --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Việt Nam-Australia hợp tác phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Oct 21, 2024 3:22


- Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam - Australia lần thứ tư vừa được tổ chức tại Adelaide, Australia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Ôxtrâylia Don Farrell đồng chủ trì. Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam - Australia diễn ra trong bối cảnh hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện trong chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tháng 3/2024. PV Xuân Lan thông tin: Tác giả : Xuân Lan Chủ đề : Hội nghị Bộ trưởng Việt nam- Austraylia, Đổi mới sáng tạo, Nhân lực chất lượng cao --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Trung Quốc biến Việt Nam thành lá bài quan trọng trong Con đường tơ lụa mới

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Oct 14, 2024 10:37


Việt Nam muốn Trung Quốc hỗ trợ trợ xây dựng đường sắt ở miền bắc để kết nối sáng kiến "Hai hành lang, Một vành đai" với "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc. Theo ông Hùng Ba, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hệ thống đường sắt này "sẽ kết nối Việt Nam với các nước châu Âu - Tây Á qua tuyến đường sắt liên vận. Việt Nam sẽ thành cửa ngõ để Trung Quốc kết nối với các nước ASEAN, đồng thời là đầu mối quan trọng kết nối ASEAN với châu Âu và Trung Á". Sáng kiến « Hai hành lang, Một vành đai », được Việt Nam và Trung Quốc thông qua năm 2004, là cụm từ gọi tắt của hành lang « Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng » và hành lang « Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng » và « Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ ». Sau nhiều năm cân nhắc bên phía Việt Nam, vấn đề hợp tác đường sắt được nhấn mạnh trong Điều 7 Tuyên bố chung ngày 20/08/2024, nhân chuyến công du Trung Quốc của tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm.Việt Nam được lợi ích gì từ những dự án này ? Vai trò của Việt Nam trong kế hoạch Vanh đai và Con đường của Trung Quốc ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.RFI : Việt Nam dự kiến nhiều kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt từ lâu. Vào tháng 04/2024, sau khi thông báo ý định trên, Việt Nam đã kêu gọi Trung Quốc hỗ trợ trong khi dường như Việt Nam đã lưỡng lự trong thời gian dài. Tại sao lại chọn thời điểm này ? Và tại sao lại là Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Dường như Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với Việt Nam thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xây dựng thiện chí và niềm tin song phương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Bắc Kinh trong bối cảnh mất lòng tin dai dẳng do các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.Chúng ta thấy mong muốn hòa dịu và xích lại gần nhau giữa hai nước từ nhiều năm nay, được thể hiện rõ qua các chuyến thăm của nhiều quan chức cấp cao. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm chính thức Việt Nam vào ngày 12 và 13/12/2023 theo lời mời của người đồng cấp Việt Nam lúc bấy giờ là tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Trong chuyến thăm này, ông Tập đã nêu một dự án xây dựng đường sắt liên doanh có thể nằm trong khuôn khổ Sáng kiến ​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Đọc thêm : Thăm Trung Quốc, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ thúc đẩy kết nối đường sắt giữa hai nướcSau đó, chủ đề này đã được thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24 đến 27/06/2024. Ông cho biết Việt Nam có kế hoạch xây dựng 3 tuyến đường sắt nối Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, cụ thể là ba tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ; Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.Cuối cùng, chuyến thăm Bắc Kinh của tổng bí thư chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm vào ngày 19-20/08/2024 đã cho phép Trung Quốc và Việt Nam ký kết 14 thỏa thuận, nhằm tăng cường thương mại và kết nối biên giới, đặc biệt là kế hoạch đường sắt. Nhân dịp này, ông Tập Cận Bình khẳng định Việt Nam là « ưu tiên » trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Ông cũng cam kết mở rộng Sáng kiến ​Vành đai và Con đường bằng cách thúc đẩy xây dựng đường sắt, đường cao tốc và hải cảng.Tất cả những công bố và quyết định này đều nhất quán với Quy hoạch tổng thể đến năm 2050 với mục tiêu là kết nối mạng lưới đường sắt Việt Nam với tuyến đường sắt xuyên Á thông qua Trung Quốc và với mạng lưới đường sắt ASEAN thông qua Lào và Cam Bốt. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, hai tuyến đường sắt cao tốc sẽ được xây dựng từ nay đến năm 2030 và sẽ nối các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc với các cảng trọng điểm Hải Phòng và Hà Nội.Cho nên theo tôi, có lẽ bối cảnh chung hiện nay được đánh dấu bởi nhiều yếu tố : mong muốn phát triển đường sắt của Việt Nam, nguồn vốn dồi dào và sẵn có bên phía Trung Quốc và cuối cùng là mong muốn của Trung Quốc giảm bớt căng thẳng với nước láng giềng phương Nam vào lúc căng thẳng có xu hướng gia tăng ở eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông. Tất cả những yếu tố này giải thích cho động lực phát triển hiện nay trong hợp tác Việt - Trung.RFI : Người ta thường nói đến rủi ro hoặc « bẫy nợ » khi nhắc đến các khoản vay từ Trung Quốc. Vậy Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những tác động như thế nào nếu nhận hỗ trợ từ Trung Quốc ? Liệu có thể có nguy cơ nào đó phụ thuộc vào Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Trong chuyến đi Trung Quốc vào tháng 06/2024, thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính phủ Việt Nam sẽ yêu cầu các cơ quan nghiên cứu soạn thảo một hiệp định liên chính phủ về việc triển khai ba tuyến đường sắt, trong đó nhấn mạnh đến « các khoản vay ưu đãi » từ Trung Quốc, « chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực » để Việt Nam có thể tự phát triển ngành công nghiệp đường sắt.Cũng cần lưu ý rằng bối cảnh hiện tại khá thuận lợi cho Việt Nam. Việc chuỗi cung ứng Mỹ và phương Tây rời khỏi Trung Quốc và tái tổ chức hoạt động, trong đó có Việt Nam, cũng đã buộc Trung Quốc phải tổ chức lại các mạng lưới chuỗi cung ứng sản xuất hướng sang Việt Nam. Đọc thêm : Việt Nam gia tăng sử dụng đường sắt Trung Quốc xuất hàng sang châu ÂuNhưng cũng cần phải cảnh giác vì Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là thép, nhựa và linh kiện điện tử thiết yếu để sản xuất thành phẩm. Động lực kinh tế đã làm gia tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và lên đến 50 tỷ đô la vào năm 2023, tăng gần 50% trong 5 năm qua. Do đó, sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu về cơ bản là nhờ vào hàng nhập khẩu Trung Quốc và bị phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Rõ ràng, sự phụ thuộc này, nếu đi kèm với khoản nợ đáng kể với Trung Quốc liên quan đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt, có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam, kể cả « bẫy nợ ».Tuy nhiên, chúng ta có thể lưu ý rằng bẫy nợ cho đến nay vẫn gây nhiều tác động đến các quốc gia nhỏ hơn Việt Nam, như Sri Lanka hay Montenegro. Tương tự, cần phải nhớ rằng lợi ích đầu tiên của một chủ nợ, kể cả đó là một Nhà nước, là phải thu hồi vốn cùng với lợi nhuận, hơn là thấy « con nợ » chìm sâu trong vòng xoáy nợ nần. Dù sao vẫn phải luôn cảnh giác vì một Việt Nam yếu kém và phụ thuộc về tài chính có thể trở thành một lá bài về địa-chính trị cho Trung Quốc.RFI : Ngược lại, đâu là những lợi ích mà Việt Nam có thể được hưởng từ những chương trình đầu tư này ? Laurent Gédéon : Nhờ kết nối, vận tải hàng hóa và du lịch được cải thiện, Việt Nam có thể thu được nhiều lợi ích từ những khoản đầu tư này, cả về kinh tế lẫn chính trị :Trước hết, nhờ tăng cường kết nối, Việt Nam sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương với các nước láng giềng ASEAN cũng như với Trung Quốc. Số lượng container được vận chuyển mỗi năm bằng đường sắt về nguyên tắc sẽ tăng lên, song song đó là giảm chi phí về hậu cần.Tiếp theo, ngành du lịch cũng sẽ được hưởng lợi nhiều nhờ sự gia tăng kết nối đường sắt này. Ngoài ra, sức hấp dẫn sẽ được tăng cường do tiết kiệm được đáng kể thời gian nhờ các mạng lưới đường sắt mới. Ví dụ, một chuyến tàu chở hàng từ Thành Đô hiện giờ mất khoảng bảy ngày để đến Hà Nội. Trước đây, hàng hóa từ Trùng Khánh về Việt Nam mất trung bình 20 ngày do phải đi đường biển qua Thượng Hải. Đọc thêm : Bắc Kinh và Hà Nội xem xét nâng cấp tuyến đường sắt xuyên qua vùng giàu đất hiếm của Việt NamCuối cùng, một tuyến đường sắt từ Trung Quốc xuyên qua Việt Nam có thể sẽ nâng tầm quan trọng của Việt Nam hơn về mặt chiến lược đối với Bắc Kinh và nâng cao vị thế của Hà Nội nếu nhìn từ góc độ Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc để Việt Nam là đối tác thân thiết trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc, cũng như cạnh tranh Mỹ - Trung.Về mặt thực tiễn, các tuyến đường sắt được quy hoạch sẽ tích hợp mạng lưới của Việt Nam vào mạng lưới đường sắt xuyên Á, hiện có ba tuyến : tuyến ở giữa đi từ Côn Minh đến Lào và Bangkok ; tuyến phía tây đi qua Miến Điện và Thái Lan ; tuyến phía đông dự kiến đi qua Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan và kéo dài xuống phía nam tới Malaysia và Singapore.Cũng cần lưu ý rằng tuyến tàu chở hàng Trùng Khánh - Hà Nội hiện đã kết nối Việt Nam vào hành lang thương mại quốc tế đường bộ-đường biển mới International Land-Sea Trade Corridor (ILSTC). Xin nhắc lại rằng đây là hành lang thương mại và hậu cần có trung tâm hoạt động ở Trùng Khánh và kết nối với 190 cảng ở 90 quốc gia. ILSTC là một trong số nhiều hành lang thương mại trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.Ngoài ra, còn phải nói đến tuyến đường sắt giữa Việt Nam và Lào đang được nghiên cứu, theo dự kiến sẽ được kết nối với tuyến đường sắt hiện có giữa Trung Quốc và Lào. Dự án này sẽ giúp Lào tiếp cận với lĩnh vực hàng hải và sẽ tạo ra các luồng trao đổi kinh tế có lợi cho Việt Nam.RFI : Liệu thông qua những tuyến đường này có thể coi là Việt Nam tham gia vào dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc không ? Laurent Gédéon : Trước tiên cần lưu ý rằng xét về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở cực đông của tất cả các tuyến đường và điều này khiến Việt Nam phần nào nằm bên rìa so với những nước khác. Việt Nam chỉ có thể được đưa vào dự án Con đường Tơ lụa mới thông qua hai tuyến : đường biển và hành lang Đông Dương. Liên quan đến Con đường Tơ lụa trên biển, Việt Nam nằm ngoài dự án này vì chỉ có cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường dự tính ban đầu. Cho nên, khả năng lớn nhất để Việt Nam hội nhập vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là thông qua các tuyến trên đất liền.Về mặt chính thức, Tuyên bố chung về Tăng cường Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc và Xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai được công bố vào ngày 20/08, nhân chuyến thăm của Tô Lâm tới Bắc Kinh, nhấn mạnh đến việc « Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện hiệu quả kế hoạch hợp tác gắn sáng kiến ​​Việt Nam « Hai hành lang, một vành đai » với sáng kiến « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc ; đẩy mạnh « kết nối cứng » về đường sắt, đường cao tốc và cơ sở hạ tầng biên giới ; […] ; Trung Quốc cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển quy hoạch các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn ». Do đó, việc đưa Việt Nam vào hệ thống, đặc biệt là những con đường tơ lụa mới trên đất liền, có lẽ là điều hiển nhiên. Đọc thêm : Việt Nam-Trung Quốc nhất trí xây dựng “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý đến một yếu tố mang tính chiến lược hơn và rất được Trung Quốc quan tâm trong kế hoạch này. Chúng ta thấy rằng tuyến Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng kết nối cảng Phòng Thành Cảng ở vùng duyên hải Quảng Tây. Trong khi cảng này nằm gần dự án kênh đào Bình Lục (Pinglu). Kênh này được dự kiến kết nối Nam Ninh, thủ phủ khu tự trị Quảng Tây, với vịnh Bắc Bộ. Thông qua tuyến đường này, hàng hóa có thể từ eo biển Malacca đi bằng đường biển vào Quảng Tây, rồi từ đó được chuyển vào sâu trong lục địa Trung Quốc, tránh đi qua eo biển Đài Loan.Rõ ràng lợi ích của dự án này là rất lớn, ở cấp độ chiến lược bởi vì trong trường hợp xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan, Trung Quốc vẫn có thể vận chuyển thực phẩm và nguyên liệu thô qua kênh đào này, ngay cả khi toàn bộ tuyến đường Biển Đông, từ Hồng Kông đến Hoàng Hải, bị ngăn chặn. Với giả thuyết như vậy, chúng hiểu rằng Bắc Kinh cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam để những luồng vận tải này không bị gián đoạn.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.

Tạp chí Việt Nam
Trung Quốc biến Việt Nam thành lá bài quan trọng trong Con đường tơ lụa mới

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Oct 14, 2024 10:37


Việt Nam muốn Trung Quốc hỗ trợ trợ xây dựng đường sắt ở miền bắc để kết nối sáng kiến "Hai hành lang, Một vành đai" với "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc. Theo ông Hùng Ba, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hệ thống đường sắt này "sẽ kết nối Việt Nam với các nước châu Âu - Tây Á qua tuyến đường sắt liên vận. Việt Nam sẽ thành cửa ngõ để Trung Quốc kết nối với các nước ASEAN, đồng thời là đầu mối quan trọng kết nối ASEAN với châu Âu và Trung Á". Sáng kiến « Hai hành lang, Một vành đai », được Việt Nam và Trung Quốc thông qua năm 2004, là cụm từ gọi tắt của hành lang « Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng » và hành lang « Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng » và « Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ ». Sau nhiều năm cân nhắc bên phía Việt Nam, vấn đề hợp tác đường sắt được nhấn mạnh trong Điều 7 Tuyên bố chung ngày 20/08/2024, nhân chuyến công du Trung Quốc của tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm.Việt Nam được lợi ích gì từ những dự án này ? Vai trò của Việt Nam trong kế hoạch Vanh đai và Con đường của Trung Quốc ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.RFI : Việt Nam dự kiến nhiều kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt từ lâu. Vào tháng 04/2024, sau khi thông báo ý định trên, Việt Nam đã kêu gọi Trung Quốc hỗ trợ trong khi dường như Việt Nam đã lưỡng lự trong thời gian dài. Tại sao lại chọn thời điểm này ? Và tại sao lại là Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Dường như Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với Việt Nam thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xây dựng thiện chí và niềm tin song phương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Bắc Kinh trong bối cảnh mất lòng tin dai dẳng do các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.Chúng ta thấy mong muốn hòa dịu và xích lại gần nhau giữa hai nước từ nhiều năm nay, được thể hiện rõ qua các chuyến thăm của nhiều quan chức cấp cao. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm chính thức Việt Nam vào ngày 12 và 13/12/2023 theo lời mời của người đồng cấp Việt Nam lúc bấy giờ là tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Trong chuyến thăm này, ông Tập đã nêu một dự án xây dựng đường sắt liên doanh có thể nằm trong khuôn khổ Sáng kiến ​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Đọc thêm : Thăm Trung Quốc, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ thúc đẩy kết nối đường sắt giữa hai nướcSau đó, chủ đề này đã được thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24 đến 27/06/2024. Ông cho biết Việt Nam có kế hoạch xây dựng 3 tuyến đường sắt nối Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, cụ thể là ba tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ; Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.Cuối cùng, chuyến thăm Bắc Kinh của tổng bí thư chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm vào ngày 19-20/08/2024 đã cho phép Trung Quốc và Việt Nam ký kết 14 thỏa thuận, nhằm tăng cường thương mại và kết nối biên giới, đặc biệt là kế hoạch đường sắt. Nhân dịp này, ông Tập Cận Bình khẳng định Việt Nam là « ưu tiên » trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Ông cũng cam kết mở rộng Sáng kiến ​Vành đai và Con đường bằng cách thúc đẩy xây dựng đường sắt, đường cao tốc và hải cảng.Tất cả những công bố và quyết định này đều nhất quán với Quy hoạch tổng thể đến năm 2050 với mục tiêu là kết nối mạng lưới đường sắt Việt Nam với tuyến đường sắt xuyên Á thông qua Trung Quốc và với mạng lưới đường sắt ASEAN thông qua Lào và Cam Bốt. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, hai tuyến đường sắt cao tốc sẽ được xây dựng từ nay đến năm 2030 và sẽ nối các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc với các cảng trọng điểm Hải Phòng và Hà Nội.Cho nên theo tôi, có lẽ bối cảnh chung hiện nay được đánh dấu bởi nhiều yếu tố : mong muốn phát triển đường sắt của Việt Nam, nguồn vốn dồi dào và sẵn có bên phía Trung Quốc và cuối cùng là mong muốn của Trung Quốc giảm bớt căng thẳng với nước láng giềng phương Nam vào lúc căng thẳng có xu hướng gia tăng ở eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông. Tất cả những yếu tố này giải thích cho động lực phát triển hiện nay trong hợp tác Việt - Trung.RFI : Người ta thường nói đến rủi ro hoặc « bẫy nợ » khi nhắc đến các khoản vay từ Trung Quốc. Vậy Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những tác động như thế nào nếu nhận hỗ trợ từ Trung Quốc ? Liệu có thể có nguy cơ nào đó phụ thuộc vào Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Trong chuyến đi Trung Quốc vào tháng 06/2024, thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính phủ Việt Nam sẽ yêu cầu các cơ quan nghiên cứu soạn thảo một hiệp định liên chính phủ về việc triển khai ba tuyến đường sắt, trong đó nhấn mạnh đến « các khoản vay ưu đãi » từ Trung Quốc, « chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực » để Việt Nam có thể tự phát triển ngành công nghiệp đường sắt.Cũng cần lưu ý rằng bối cảnh hiện tại khá thuận lợi cho Việt Nam. Việc chuỗi cung ứng Mỹ và phương Tây rời khỏi Trung Quốc và tái tổ chức hoạt động, trong đó có Việt Nam, cũng đã buộc Trung Quốc phải tổ chức lại các mạng lưới chuỗi cung ứng sản xuất hướng sang Việt Nam. Đọc thêm : Việt Nam gia tăng sử dụng đường sắt Trung Quốc xuất hàng sang châu ÂuNhưng cũng cần phải cảnh giác vì Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là thép, nhựa và linh kiện điện tử thiết yếu để sản xuất thành phẩm. Động lực kinh tế đã làm gia tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và lên đến 50 tỷ đô la vào năm 2023, tăng gần 50% trong 5 năm qua. Do đó, sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu về cơ bản là nhờ vào hàng nhập khẩu Trung Quốc và bị phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Rõ ràng, sự phụ thuộc này, nếu đi kèm với khoản nợ đáng kể với Trung Quốc liên quan đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt, có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam, kể cả « bẫy nợ ».Tuy nhiên, chúng ta có thể lưu ý rằng bẫy nợ cho đến nay vẫn gây nhiều tác động đến các quốc gia nhỏ hơn Việt Nam, như Sri Lanka hay Montenegro. Tương tự, cần phải nhớ rằng lợi ích đầu tiên của một chủ nợ, kể cả đó là một Nhà nước, là phải thu hồi vốn cùng với lợi nhuận, hơn là thấy « con nợ » chìm sâu trong vòng xoáy nợ nần. Dù sao vẫn phải luôn cảnh giác vì một Việt Nam yếu kém và phụ thuộc về tài chính có thể trở thành một lá bài về địa-chính trị cho Trung Quốc.RFI : Ngược lại, đâu là những lợi ích mà Việt Nam có thể được hưởng từ những chương trình đầu tư này ? Laurent Gédéon : Nhờ kết nối, vận tải hàng hóa và du lịch được cải thiện, Việt Nam có thể thu được nhiều lợi ích từ những khoản đầu tư này, cả về kinh tế lẫn chính trị :Trước hết, nhờ tăng cường kết nối, Việt Nam sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương với các nước láng giềng ASEAN cũng như với Trung Quốc. Số lượng container được vận chuyển mỗi năm bằng đường sắt về nguyên tắc sẽ tăng lên, song song đó là giảm chi phí về hậu cần.Tiếp theo, ngành du lịch cũng sẽ được hưởng lợi nhiều nhờ sự gia tăng kết nối đường sắt này. Ngoài ra, sức hấp dẫn sẽ được tăng cường do tiết kiệm được đáng kể thời gian nhờ các mạng lưới đường sắt mới. Ví dụ, một chuyến tàu chở hàng từ Thành Đô hiện giờ mất khoảng bảy ngày để đến Hà Nội. Trước đây, hàng hóa từ Trùng Khánh về Việt Nam mất trung bình 20 ngày do phải đi đường biển qua Thượng Hải. Đọc thêm : Bắc Kinh và Hà Nội xem xét nâng cấp tuyến đường sắt xuyên qua vùng giàu đất hiếm của Việt NamCuối cùng, một tuyến đường sắt từ Trung Quốc xuyên qua Việt Nam có thể sẽ nâng tầm quan trọng của Việt Nam hơn về mặt chiến lược đối với Bắc Kinh và nâng cao vị thế của Hà Nội nếu nhìn từ góc độ Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc để Việt Nam là đối tác thân thiết trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc, cũng như cạnh tranh Mỹ - Trung.Về mặt thực tiễn, các tuyến đường sắt được quy hoạch sẽ tích hợp mạng lưới của Việt Nam vào mạng lưới đường sắt xuyên Á, hiện có ba tuyến : tuyến ở giữa đi từ Côn Minh đến Lào và Bangkok ; tuyến phía tây đi qua Miến Điện và Thái Lan ; tuyến phía đông dự kiến đi qua Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan và kéo dài xuống phía nam tới Malaysia và Singapore.Cũng cần lưu ý rằng tuyến tàu chở hàng Trùng Khánh - Hà Nội hiện đã kết nối Việt Nam vào hành lang thương mại quốc tế đường bộ-đường biển mới International Land-Sea Trade Corridor (ILSTC). Xin nhắc lại rằng đây là hành lang thương mại và hậu cần có trung tâm hoạt động ở Trùng Khánh và kết nối với 190 cảng ở 90 quốc gia. ILSTC là một trong số nhiều hành lang thương mại trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.Ngoài ra, còn phải nói đến tuyến đường sắt giữa Việt Nam và Lào đang được nghiên cứu, theo dự kiến sẽ được kết nối với tuyến đường sắt hiện có giữa Trung Quốc và Lào. Dự án này sẽ giúp Lào tiếp cận với lĩnh vực hàng hải và sẽ tạo ra các luồng trao đổi kinh tế có lợi cho Việt Nam.RFI : Liệu thông qua những tuyến đường này có thể coi là Việt Nam tham gia vào dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc không ? Laurent Gédéon : Trước tiên cần lưu ý rằng xét về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở cực đông của tất cả các tuyến đường và điều này khiến Việt Nam phần nào nằm bên rìa so với những nước khác. Việt Nam chỉ có thể được đưa vào dự án Con đường Tơ lụa mới thông qua hai tuyến : đường biển và hành lang Đông Dương. Liên quan đến Con đường Tơ lụa trên biển, Việt Nam nằm ngoài dự án này vì chỉ có cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường dự tính ban đầu. Cho nên, khả năng lớn nhất để Việt Nam hội nhập vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là thông qua các tuyến trên đất liền.Về mặt chính thức, Tuyên bố chung về Tăng cường Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc và Xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai được công bố vào ngày 20/08, nhân chuyến thăm của Tô Lâm tới Bắc Kinh, nhấn mạnh đến việc « Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện hiệu quả kế hoạch hợp tác gắn sáng kiến ​​Việt Nam « Hai hành lang, một vành đai » với sáng kiến « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc ; đẩy mạnh « kết nối cứng » về đường sắt, đường cao tốc và cơ sở hạ tầng biên giới ; […] ; Trung Quốc cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển quy hoạch các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn ». Do đó, việc đưa Việt Nam vào hệ thống, đặc biệt là những con đường tơ lụa mới trên đất liền, có lẽ là điều hiển nhiên. Đọc thêm : Việt Nam-Trung Quốc nhất trí xây dựng “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý đến một yếu tố mang tính chiến lược hơn và rất được Trung Quốc quan tâm trong kế hoạch này. Chúng ta thấy rằng tuyến Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng kết nối cảng Phòng Thành Cảng ở vùng duyên hải Quảng Tây. Trong khi cảng này nằm gần dự án kênh đào Bình Lục (Pinglu). Kênh này được dự kiến kết nối Nam Ninh, thủ phủ khu tự trị Quảng Tây, với vịnh Bắc Bộ. Thông qua tuyến đường này, hàng hóa có thể từ eo biển Malacca đi bằng đường biển vào Quảng Tây, rồi từ đó được chuyển vào sâu trong lục địa Trung Quốc, tránh đi qua eo biển Đài Loan.Rõ ràng lợi ích của dự án này là rất lớn, ở cấp độ chiến lược bởi vì trong trường hợp xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan, Trung Quốc vẫn có thể vận chuyển thực phẩm và nguyên liệu thô qua kênh đào này, ngay cả khi toàn bộ tuyến đường Biển Đông, từ Hồng Kông đến Hoàng Hải, bị ngăn chặn. Với giả thuyết như vậy, chúng hiểu rằng Bắc Kinh cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam để những luồng vận tải này không bị gián đoạn.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp – Việt Nam

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Oct 8, 2024 3:16


- Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 7/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp – Việt Nam Nguyễn Hải Nam và một số các thành viên. Chủ đề : tổng bí thư, chủ tịch nước, tô lâm --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Thư Viện Sách Nói Có Bản Quyền
Cưa Đổ CRM - Nhắm Trúng Đích, Tương Tác Ngay, Bán Hàng Hay, Chăm Sóc Giỏi [Sách Nói]

Thư Viện Sách Nói Có Bản Quyền

Play Episode Listen Later Sep 23, 2024 13:09


Nghe trọn sách nói Cưa Đổ CRM - Nhắm Trúng Đích, Tương Tác Ngay, Bán Hàng Hay, Chăm Sóc Giỏi trên ứng dụng Fonos: https://fonos.link/podcast-tvsn --Về Fonos:Fonos là Ứng dụng âm thanh số - Với hơn 13.000 nội dung gồm Sách nói có bản quyền, PodCourse, Podcast, Ebook, Tóm tắt sách, Thiền định, Truyện ngủ, Nhạc chủ đề, Truyện thiếu nhi. Bạn có thể nghe miễn phí chương 1 của tất cả sách nói trên Fonos. Tải app để trải nghiệm ngay!--Cuốn sách mang lại cái nhìn sâu sắc, toàn diện về CRM, qua đó tiếp cận, nghiên cứu, đầu tư, xây dựng cũng như ứng dụng CRM hiệu quả vào vận hành doanh nghiệp. Hành trình "Cưa đổ CRM" trải qua 4 bước:1. Nhắm trúng đích: Là cách tổ chức và sắp xếp dữ liệu một cách khoa học để chọn đúng đối tượng khách hàng mục tiêu;2. Tương tác ngay: Là khả năng chọn đúng thời điểm và nội dung để tương tác với khách hàng hiệu quả;3. Bán hàng hay: Là nghệ thuật quản trị công tác bán hàng của đội ngũ kinh doanh, bao gồm chính sách lương thưởng và hoa hồng;4. Chăm sóc giỏi: Là cách làm khách hàng hài lòng, tiếp tục gắn bó và đồng hành với doanh nghiệp.Với việc lựa chọn sử dụng những ngôn từ đơn giản nhất, kết hợp nhiều tình huống minh họa thực tế, hòng giúp một cuốn sách chuyên sâu như Cưa Đổ CRM không trở nên khô khan mà ngược lại rất gần gũi, dễ tiếp cận, tác giả Nam Nguyễn mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cũng như các giải pháp CRM phù hợp với người Việt, góp phần mang sản phẩm Việt tiến ra thế giới.--Tìm hiểu thêm về Fonos: https://fonos.vn/Theo dõi Facebook Fonos: https://www.facebook.com/fonosvietnam/

Thời sự Việt Nam - VOA
Vì sao thư ngỏ của một cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam bị chặn phát tán? - Tháng Chín 14, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Sep 14, 2024 5:05


Một thư ngỏ của cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Đình Bin kêu gọi Đảng Cộng sản “đổi mới chính trị thực sự toàn diện” bị gỡ bỏ khỏi Facebook ít ngày sau khi được đăng tải trên mạng và thu hút nhiều sự chú ý. Trước đó ông đã từng gửi tâm thư đến ông Nguyễn Phú Trọng và gần đây là Tô Lâm.

Thời sự Việt Nam - VOA
VietJet thua kiện, phải bồi thường 270 triệu đô la - Tháng Tám 07, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Aug 6, 2024 1:07


Hãng hàng không VietJet của nữ tỷ phú Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo vừa thua kiện trước tập đoàn đầu tư FitzWalter Capital, phải bồi thường 270 triệu đô la và trả lại 4 máy bay, theo truyền thông quốc tế.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Ranh giới ngoài thềm lục địa: Vấn đề cần giải quyết giữa Việt Nam và Philippines

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Aug 5, 2024 9:40


Trong bối cảnh Việt Nam và Philippines phải tăng cường hợp tác để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, giữa hai nước lại nảy sinh một vấn đề cần giải quyết, đó là vấn đề ranh giới ngoài thềm lục địa.  Ngày 15/06/2024, bộ Ngoại Giao Philippines thông báo phái đoàn nước này tại Liên Hiệp Quốc đã đệ trình Báo cáo Ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông ( mà họ gọi là Biển Tây Philippines ) lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (CLCS) "để đăng ký quyền với vùng thềm lục địa mở rộng ở tây Palawan".Philippines cho biết họ đã mất 15 năm để chuẩn bị cho việc này, theo đúng Điều 76 trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Theo Công ước này, một quốc gia ven biển như Philippines có thể “thiết lập ranh giới ngoài của thềm lục địa, bao gồm vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, vượt 200 hải lý, nhưng không quá 350 hải lý từ đường cơ sở được dùng để tính chiều rộng lãnh hải”.Vấn đề là vùng thềm lục địa mở rộng mà Philippines muốn được công nhận có thể chồng lấn với những nước ven Biển Đông khác, đặc biệt là Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 03/07, nhà nghiên cứu về Biển Đông Hoàng Việt nhắc lại: "Theo điều 76 của UNCLOS 1982, mỗi quốc gia sẽ có vùng thềm lục địa 200 hải lý tính từ đường cơ sở hướng ra ngoài. Ngoài ra, các quốc gia có thể có vùng thềm lục địa mở rộng có thể tối đa là 350 hải lý. Từ năm 2009, Việt Nam đã đệ trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa một báo cáo riêng của Việt Nam và một báo cáo chung với Malaysia ngày 06/05 và 07/05. Một ngày sau đó, 08/05, Trung Quốc đã gởi hai công hàm phản đối hai đệ trình đó. Trong hai công hàm đó có kèm theo bản đồ "đường lưỡi bò".Sau đó, đến tháng 12/2019, phía Malaysia lại đệ trình một báo cáo mới về thềm lục địa mở rộng, trong bối cảnh sau phán quyết 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Mới đây nhất phía Philippines cũng tiếp tục đệ trình, theo đúng quy định của điều 76 trong UNCLOS 1982. Nhưng yêu cầu có được chấp thuận hay không thì đó lại là câu chuyện dài hơn rất nhiều.Ngay trong đệ trình của Philippines lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, họ cũng đã nói rõ là vùng thềm lục địa mở rộng này của họ có khả năng sẽ chồng lấn với vùng thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và của Malaysia. Mới đây nhất, Malaysia đã gởi công hàm phản đối, bởi vì giữa Malaysia và Philippines vẫn có tranh chấp về vùng Sabah, mà Manila cho là của Philippines, nhưng nay đang thuộc về Malaysia. Vùng thềm lục địa mở rộng mà Philippines yêu sách cũng nằm trong vùng thềm lục địa của Sabah.Đối với Việt Nam, một số nhà nghiên cứu khi đo bản đồ cũng đã thấy là một sự chồng lấn. Khả năng chồng lấn với Việt Nam là chắc chắn."Phản ứng về quyết định nói trên của Manila, Hà Nội, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng ngày 20/06, nhìn nhận quyền của Philippines: "Các quốc gia ven biển thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) có quyền xác định ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng của mình trên cơ sở phù hợp với quy định liên quan của UNCLOS 1982.”Nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao nhấn mạnh Việt Nam “bảo lưu toàn bộ quyền và lợi ích của mình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, và sẵn sàng trao đổi với Philippines để tìm kiếm và đi đến giải pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước.”Đáp lại tuyên bố nói trên của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, ngày 01/07, bộ Ngoại Giao Philippines cho biết Manila "hoan nghênh" việc Hà Nội công nhận báo cáo của Manila đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nhằm bảo đảm quyền của nước này đối với thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông, đồng thời cho biết “sẵn sàng đàm phán với Hà Nội để giải quyết mọi vấn đề”, cũng như sẵn sàng hợp tác với Việt Nam “theo những cách khả thi để giúp đạt được giải pháp cùng có lợi cho các vấn đề ở Biển Đông”. Sau đó, ngày 17/07, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam đã chính thức nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc.Trong công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp đệ trình này "sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS".Nhưng liệu Việt Nam và Philippines có thể dễ dàng đạt được thỏa thuận để giải quyết sự chồng lấn về thềm lục địa mở rộng giữa hai nước hay không? Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định:"Chắc chắn là được thôi, khi mà cả hai quốc gia đều có thiện chí thì cũng dễ giải quyết. Việc chồng lấn là bình thường. Trên khu vực Biển Đông có rất nhiều sự chồng lấn. Việt Nam và Indonesia đã mất cả 12 năm để phân định vùng đặc quyền kinh tế. Hai nước đã công bố thỏa thuận qua tuyên bố năm 2022, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa thấy văn bản chính thức Việt Nam và Indonesia phân định như thế nào.Giữa Việt Nam với Philippines thì cũng đơn giản, vì thứ nhất là khi hai bên đều đòi hỏi vùng thềm lục địa mở rộng, thì chắc chắn là sẽ có sự chồng lấn và hai bên phải đàm phán. Nếu hai bên đều có thiện chí thì không khó, khó nhất là một bên, hoặc cả hai bên không có thiện chí. Trong đàm phán, hai bên đều phải nhân nhượng với nhau, để cùng chấp nhận một giải pháp hai bên cùng có lợi. Quan hệ giữa Việt Nam với Philippines về hợp tác trên biển cũng đã có từ lâu. Vài năm trước, hai nước đã ký một số thỏa thuận về thăm dò địa chấn, hợp tác nghiên cứu khoa học biển. Như vậy chủ trương hai bên đều có rồi, vấn đề còn lại là hai bên sẽ phải đàm phán trực tiếp, sẽ phân định như thế nào. Có lẽ đây sẽ là một quá trình khá dài, vì cả hai bên đều phải dựa trên những điều kiện địa lý tự nhiên của mình, đồng thời căn cứ trên luật pháp, cũng như những án lệ trước đây, để tìm ra một giải pháp công bằng nhất".UNCLOS quy định thời hạn cuối cùng để đệ trình thông tin về ranh giới ngoài thềm lục địa lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) là ngày 13/5/2009. Như vậy tại sao Philippines trình báo cáo về thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông 15 năm sau thời hạn cuối cùng?Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, đệ trình của Philippines vào thời điểm này có thể có một số tính toán:"Cái đầu tiên là liên quan đến Trung Quốc. Từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc và Philippines luôn luôn đối đầu ở khu vực biển của mấy thực thể, thứ nhất là Bãi Cỏ Mây, thứ hai là bãi cạn Scarborough và thứ ba là bãi cạn Sa Bin. Đặc biệt ở Bãi Cỏ Mây chúng ta đã thấy tình hình căng thẳng như thế nào. Gần đây nhất là sự kiện 17/06, nhiều tàu của Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu của Philippines, các thủy thủ Trung Quốc đã cầm rìu, dao găm và gậy tấn công các thủy thủ Philippines trên tàu của họ, cướp một số vũ khí, cũng như đồ đạc. Xung đột đã khiến một binh sĩ của Philippines bị mất một ngón tay cái. Đây không phải là sự kiện đầu tiên cũng như cuối cùng. Từ 2013 tới nay, những vụ va đâm tàu, phun vòi rồng và chiếu tia laser vào các thủy thủ Philippines đã xảy ra rất nhiều. Vào tháng 05/2009, việc Việt Nam và Malaysia đệ trình báo cáo về thềm lục địa mở rộng đã gây một làn sóng phản đối từ Trung Quốc. Lần thứ hai đó là vào tháng 12/2019, Philippines làm mới lại đệ trình của mình thì cũng đã gây ra cuộc chiến công hàm kéo dài đến 2021 mới chấm dứt. Các quốc gia đã liên tục gởi các công hàm lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc để thể hiện quan điểm của mình. Có lẽ đó là cái quan trọng mà Philippines tính tới: trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc và chính sách của Philippines đang sử dụng là "name and shame", vạch trần những hành động côn đồ và phi pháp của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông tranh chấp, thì Philippines hy vọng là sẽ có một làn sóng của công luận trên thế giới lên án Trung Quốc và điều này sẽ tác động phần nào đến cuộc đối đầu giữa hai nước.Ngoài ra, Philippines đương nhiên có những tính toán khác, trong đó có việc nhắc lại tác dụng của phán quyết 2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Philippines cũng muốn tranh thủ lúc này Philippines đang có một đại diện trong Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc." Trong một bài viết đăng trên trang Vietnamnet ngày 29/06, đại sứ Việt Nam Nguyễn Hồng Thao, một chuyên gia pháp lý, cũng nhận định:"Trước hết, chính quyền tổng thống Marcos Jr. muốn khẳng định giá trị của Phán quyết Tòa Trọng tài Thường trực ngày 12/6/2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết này tạo khả năng cho phép mở rộng thềm lục địa từ các đảo chính của Philippines trong khi làm rõ mỗi thực thể biển ở quần đảo Trường Sa chỉ có tối đa lãnh hải 12 hải lý. Thứ hai, đệ trình có thể nhằm bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc. Thứ ba, Manila có thể muốn khẳng định tính pháp lý của đường cơ sở quần đảo Philippines năm 2012, đường này đã được sửa đổi cho phù hợp hơn với UNCLOS. Thứ tư, việc đệ trình tạo điều kiện kích hoạt điều 5 của Hiệp ước phòng thủ chung Philippines - Hoa Kỳ 1951, theo đó Mỹ có trách nhiệm bảo vệ các lực lượng vũ trang Philippines, các tàu và máy bay công vụ (bao gồm cả lực lượng cảnh sát biển) khỏi các cuộc tấn công vũ trang trong Biển Đông. Thứ năm, đệ trình có thể thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) đang gặp bế tắc." Nhưng theo ông Nguyễn Hồng Thao, tranh chấp chủ quyền các thực thể trong quần đảo Trường Sa vẫn tồn tại sẽ làm nảy sinh tiếp vấn đề phân định biển của các vùng đáy biển thuộc lãnh hải của các thực thể này với yêu sách thềm lục địa mở rộng của Philippines.  Ấy là chưa kể đến phản ứng của Trung Quốc. Ngày 18/07/2024, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng đệ trình của Việt Nam về thềm lục địa mở rộng "bao gồm một phần quần đảo Nam Sa ( Trường Sa ) của Trung Quốc và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, trái với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển". Trước đó, ngày 17/6/2024, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã khẳng định “đệ trình đơn phương của Philippines về mở rộng thềm lục địa của họ tại Biển Đông xâm phạm tới các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, vi phạm luật quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển và đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Aug 1, 2024 0:59


- Trong 2 ngày 1-2/8, tất cả các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước trên toàn Thái Lan đồng loạt treo cờ rủ để tướng nhớ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Chủ đề : Thái Lan, treo cờ rủ, tưởng nhớ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Thủ tướng Campuchia đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 26, 2024 2:19


- Sáng nay (26/7), Thủ tướng Hun Manet đã dẫn đầu đoàn Chính phủ Hoàng gia Campuchia đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh. Chủ đề : thủ tướng, campuchia, viếng tổng bí thư --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Lễ viếng và mở sổ tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Ấn Độ

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 25, 2024 3:06


- Sáng 25/07, tại thủ đô New Delhi, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Đại sứ quán. Chủ đề : Lễ viếng, mở sổ tang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ấn Độ --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Xúc động bật khóc tại Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở TP.HCM

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jul 25, 2024 5:26


- Sáng nay (25/7), tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo TP.HCM, các lực lượng vũ trang, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, đoàn ngoại giao các nước tại thành phố, đoàn đại biểu các tỉnh, thành phía Nam cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã kính cẩn nghiêng mình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tiếc thương sâu sắc. Chủ đề : Xúc động, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, TPHCM --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Chuyên gia Trung Quốc: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 25, 2024 2:38


- Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Trung Quốc – ASEAN, ông Hứa Ninh Ninh có nhiều năm theo dõi sự phát triển của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và cho rằng nền kinh tế Việt Nam phát triển có một phần đóng góp không nhỏ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Chủ đề : tổng bí thư, nguyễn phú trọng, đóng góp kinh tế --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 18H CHIỀU 24/7/2024: Lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn về việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jul 24, 2024 57:22


 - Lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn về việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần, thể hiện tinh thần đoàn kết của ASEAN sát cánh cùng Việt Nam trước tổn thất và đau thương to lớn này.- Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và tặng quà thương binh tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành tại xã Ninh Xã, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.- Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 để thảo luận, xem xét, cho ý kiến đối với các dự án luật.- Ít nhất 6 người thiệt mạng do mưa lũ tại Sơn La và Hà Nội. Dự báo, mưa vẫn còn tiếp diễn trong chiều và tối nay, cảnh báo ngập lụt và nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất.- Cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra căng thẳng khi hai phe cộng hòa và dân chủ có những màn công kích lẫn nhau khi cuộc đua còn chưa chính thức bắt đầu. Chủ đề : Lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Tuyên bố chung chia buồn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng từ trần --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support

Thời sự Việt Nam - VOA
Giáo hoàng gửi điện chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần - Tháng Bảy 25, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Jul 24, 2024 1:41


Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ lời chia buồn về sự ra đi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và đánh giá cao vai trò của ông trong việc thúc đẩy mối quan hệ với Vatican.

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Ngoại trưởng Mỹ đi VN dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng | Truyền hình VOA 24/7/24 - Tháng Bảy 24, 2024

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Jul 24, 2024 29:58


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ đến dự tang lễ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, đồng thời sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước, theo Bộ Ngoại giao Mỹ. Xem thêm: https://bit.ly/voatvfb4 Tin tức đáng chú ý khác: Lào tổ chức quốc tang ông Nguyễn Phú Trọng. Việt Nam tăng cường trấn áp những người chỉ trích ông Trọng trên mạng. Việt Nam bắt giữ cựu thứ trưởng môi trường vì vi phạm về khai thác đất hiếm. Giám đốc Sở Mật vụ Mỹ từ chức sau vụ ông Trump bị mưu sát. Mỹ lo ngại về sự hợp tác của Nga-Trung ở Bắc Cực; Nga-Trung phản bác. Nga thề trả đũa việc EU dùng tài sản phong tỏa của Nga để viện trợ Ukraine. Nga thao dượt sử dụng bệ phóng phi đạn hạt nhân di động. Ngoại trưởng Ukraine tới Trung Quốc bàn thảo giải pháp hòa bình cho Ukraine.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ai Cập: sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tổn thất to lớn của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 23, 2024 2:13


 - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ai Cập Salah Adly khẳng định sự ra đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là sự mất mát to lớn của không chỉ người dân và đất nước Việt Nam, mà của cả những người cộng sản, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Chủ đề : Tổng Bí thư, Đảng Cộng sản, Ai Cập --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Thời sự Việt Nam - VOA
Ngoại trưởng Mỹ đi VN dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tháng Bảy 24, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Jul 23, 2024 1:07


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ đến dự tang lễ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, đồng thời sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Bạn bè và dư luận quốc tế với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jul 21, 2024 4:26


- Một nhà lãnh đạo yêu nước, thương dân, có tầm nhìn chiến lược; một người cộng sản chân chính; một nhà ngoại giao lỗi lạc; một vị chính khách liêm khiết, uy tin… là những ngôn từ mà bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Những giờ qua, bạn bè quốc tế liên tục bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và hồi nhớ lại những ký ức về nhà lãnh đạo Việt Nam – người làm cầu nối, nâng tầm mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước. Chủ đề : Bạn bè, dư luận, quốc tế, Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Truyền thông các nước Arabia ca ngợi những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 21, 2024 1:00


 - Trong hai ngày qua, báo chí tại khu vực Trung Đông - châu Phi đều đưa thông tin Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần, đồng thời ca ngợi những thành tựu, di sản, cống hiến của Tổng Bí thư đối với Việt Nam Chủ đề : các nước, Arabia --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam: Sự ra đi của Tổng Bí thư là sự mất mát vô cùng to lớn đối với Việt Nam, cũng như khu vực

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 21, 2024 1:46


- Cùng với các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Campuchia, Samdech Men Sam An, Chủ tịch hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, kiêm Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam đã bày tỏ sự tiếc thương về sự ra đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Chủ đề : Campuchia, Việt Nam --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Báo chí Campuchia viết về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 20, 2024 2:23


 - Báo chí Campuchia những ngày qua đã liên tục đưa tin đậm nét về việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần, cùng những đánh giá bày tỏ lòng khâm phục và ngưỡng mộ nhân cách của Tổng Bí thư, cũng như những thành tựu về đối nội và đối ngoại của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư. Chủ đề : Báo chí, Campuchia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Báo chí Nhật Bản ca ngợi công lao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 20, 2024 1:31


- Sau khi nhận tin Tổng bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng qua đời ở tuổi 80, nhiều cơ quan báo chí của Nhật Bản đã đăng tải tin buồn này, trong đó nhấn mạnh những đóng góp to lớn của Tổng bí thư cho việc làm sâu sắc thêm tình hữu nghị Việt - Nhật. Chủ đề : báo chí, nhật bản, ca ngợi, tổng bí thư --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Dư luận Nhật Bản bàng hoàng và bày tỏ niềm tiếc thương tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 20, 2024 3:00


- Sau khi biết tin Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng qua đời ở tuổi 80, không chỉ cả dân tộc Việt Nam tiếc thương về sự ra đi của Người, mà cả dư luận Nhật Bản cũng bàng hoàng về sự mất mát lớn lao này. Chủ đề : nhật bản, tổng bí thư, thương tiếc --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Truyền thông quốc tế liên tục đưa tin về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 20, 2024 3:34


- Những giờ qua, các hãng truyền thông quốc tế liên tục đưa tin về sự ra đi của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đồng thời điểm lại những đóng góp của Tổng Bí thư cho sự phát triển mọi mặt của đất nước; trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công cuộc xây dựng Đảng vững mạnh, những thành quả đối ngoại nổi bật trong chính sách “ngoại giao cây tre”, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chủ đề : Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng, truyền thông, quốc tế, đưa tin --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Báo chí châu Âu nhấn mạnh vai trò, dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 20, 2024 1:00


- Ngày 19/7, các hãng thông tấn lớn của châu Âu như Le Monde, Le Figaro, The Guardian, Reuters, RFI… đều đưa thông tin Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần và điểm lại những dấu ấn ngoại giao của Tổng Bí thư. Chủ đề : báo chí, châu âu, tổng bí thư --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng qua đời ở tuổi 80 | Truyền hình VOA 20/7/24 - Tháng Bảy 20, 2024

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Jul 20, 2024 29:58


Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng qua đời vào chiều ngày 19 tháng 7 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội, truyền thông nhà nước đưa tin. Ông hưởng thọ 80 tuổi. Xem chi tiết: https://bit.ly/voatvfb4 Tin tức đáng chú ý khác: Đại sứ Mỹ ca ngợi TBT Trọng giúp thăng tiến quan hệ Mỹ-Việt. Trung Quốc phản đối đệ trình của Việt Nam với LHQ về thềm lục địa mở rộng. Trung Quốc phản đối cuộc tập trận chung giữa Tuần duyên Nhật Bản và Đài Loan. Lãnh đạo Triều Tiên họp với Thứ trưởng Quốc phòng Nga. Nga tuyên án phóng viên Mỹ 16 năm tù về tội gián điệp. Ukraine hiện thiếu đạn pháo là do nhiều năm tính toán sai lầm của Mỹ, NATO.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Tin nhanh thứ Sáu 19-07-2024

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Jul 19, 2024 5:37


Dữ liệu cá nhân của 12,9 triệu người Úc bị đánh cắp trong vụ tấn công mạng MediSecure. Bà Ursula von der Leyen tái đắc cử chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cần điều trị tích cực, ông Tô Lâm điều hành Đảng.

Thời sự Việt Nam - VOA
Đại sứ Mỹ ca ngợi TBT Trọng giúp thăng tiến quan hệ Mỹ-Việt - Tháng Bảy 20, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Jul 19, 2024 1:21


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper ngày 19/7 ca ngợi công lao của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước , sau khi tin tức ông qua đời được loan đi.

Thời sự Việt Nam - VOA
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng qua đời ở tuổi 80 - Tháng Bảy 20, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Jul 19, 2024 5:18


Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng qua đời vào chiều ngày 19 tháng 7 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội, truyền thông nhà nước đưa tin. Ông hưởng thọ 80 tuổi.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam – CHLB Đức

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jul 18, 2024 4:46


- Diễn đàn Lao động Việt Nam-Cộng hoà Liên bang Đức dự kiến sẽ được tổ chức vào thời gian tới. Diễn đàn sẽ thảo luận về việc thực hiện hợp tác lao động giữa hai bên. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo về thúc đẩy hợp tác lao động và chuẩn bị Diễn đàn Việt Nam - Đức về di cư lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức tổ chức theo hình thức trực tuyến chiều nay (18/7). Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam Nguyễn Bá Hoan và bà Leonie Gebers, Quốc vụ khánh, Bộ Lao động và Xã hội cộng hòa liên bang Đức chủ trì hội thảo. Phóng viên Hà Nam thông tin: Tác giả : Hà Nam-VOV1 Chủ đề : Lao dong, CHLB Duc --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 12, 2024 3:33


- Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, sáng 12/7 tại thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã tới thăm Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du. Chủ đề : Chủ tịch nước, Tô Lâm thăm --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Chủ tịch nước Tô Lâm Chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 20, 2024 2:36


- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tiến hành thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024. Trưa nay (20/6), tại Phủ chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Thời sự Việt Nam - VOA
Tổng bí thư Việt Nam tiếp Tổng thống Nga, khẳng định quan hệ thân thiết - Tháng Sáu 21, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Jun 20, 2024 2:03


Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan hệ đối tác chiến lược với Nga là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và mong muốn Nga ủng hộ “lợi ích chính đáng” của Việt Nam trong tranh chấp ở Biển Đông.

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 6H SÁNG 19/6/2024: Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19-20/6 này

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jun 19, 2024 27:36


- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19-20/6 này.- PV Đài TNVN thường trú tại Nga phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.- Hôm nay Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.- Tiếp tục gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho người dân và doanh nghiệp trong năm nay.- Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố sắc lệnh tạo điều kiện cho hơn nửa triệu người nhập cư được ở Mỹ hợp pháp.- Động đất và hỏa hoạn gây nhiêu nhiều thương vong tại Iran. Chủ đề : Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, thăm cấp Nhà nước, tới Việt Nam --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Lễ trình quốc thư của Đại sứ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 14, 2024 1:16


 - Ngày 12/6 vừa qua, tại Phủ Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Thanh Diệp đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Tô Lâm lên Tổng thống UAE Mô-ham-mét Bin Day-ít An Na-hi-an. Buổi lễ diễn ra với nghi thức trang nghiêm, trọng thị, có duyệt đội danh dự. --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Thời sự Việt Nam - VOA
Nguyễn Phú Trọng ‘xào xáo' nhân sự cao cấp để củng cố quyền lực? - Tháng Sáu 06, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Jun 5, 2024 4:20


Việc cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm trở thành chủ tịch nước đã khơi lên những suy đoán về tham vọng chính trị của ông, nhưng có ý kiến cho rằng vụ thanh trừng có phần chắc nắm dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố quyền lực của mình trước đại hội đảng.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Chương trình Vinh quang Việt Nam: 20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later May 19, 2024 3:30


- Chiều nay, tại Hà Nội, Báo Lao động thực hiện tổ chức Chương trình Vinh quang Việt Nam - 20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam. Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang và các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương. Tại Chương trình, các đại biểu cùng nhìn lại chặng đường 20 năm tổ chức Công đoàn bền bỉ, liên tục tìm kiếm, vinh danh, nhân rộng những gương điển hình tiên tiến, góp phần quan trọng nuôi dưỡng, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, động viên công chức, viên chức, người lao động cả nước sáng tạo, cống hiến hết mình xây dựng một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Chương trình Vinh Quang Việt Nam năm nay vinh danh 20 tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tác giả : Phương Thoa Chủ đề : Vinh quang Việt Nam, khơi nguồn sức mạnh --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Lời mời tổng thống Nga Putin thăm Việt Nam và thế cân bằng khó khăn của Hà Nội

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Apr 22, 2024 12:14


Theo báo chí trong nước, ngày 26/03/2024, trong một cuộc điện đàm, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã mời tổng thống Nga Vladimir Putin “sớm thăm chính thức Việt Nam” và ông Putin đã nhận lời. Cho đến nay, tổng thống Putin đã đến thăm Việt Nam 4 lần, gần đây nhất là nhân thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng năm 2017. Hiện giờ chưa biết khi nào ông Putin sẽ đi thăm Việt Nam. Theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam, hai bên “sẽ phối hợp thu xếp thời điểm thích hợp” cho chuyến đi này.Trong cuộc điện đàm nói trên, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định Việt Nam vẫn “trân trọng sự giúp đỡ to lớn của Liên bang Nga trong Liên Xô trước đây cũng như ngày nay” cho Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng còn nhấn mạnh Việt Nam xác định quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Nga là “một trong những ưu tiên hàng đầu” trong chính sách đối ngoại của mình.Việt Nam và Nga đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950 và đến năm 2012 đã nâng quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, mức cao nhất trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina do tổng thống Vladimir Putin phát động vào tháng 2/2022 đã đặt Hà Nội vào thế khó xử, nhưng cho tới nay Việt Nam vẫn cố giữ thái độ trung lập, theo đúng chính sách ngoại giao được mệnh danh là ngoại giao "cây tre".Trong bài viết mang tựa đề “Việt Nam và chiến tranh Nga-Ukraina: “Ngoại giao cây tre” của Hà Nội thành công nhưng thách thức vẫn còn”, được đăng vào tháng 02/2024 trên trang mạng của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, nhà nghiên cứu cao cấp Ian Storey của Viện này ghi nhận:"Giữa hai bên tham chiến, duy trình quan hệ với Nga rõ ràng là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Nhưng để phù hợp với chính sách ngoại giao "cây tre" của mình, Hà Nội cũng đã cẩn thận để không làm mất lòng Kiev. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào tháng 5/2023, mà Nhật Bản mời cả Việt Nam và Ukraina, thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp với tổng thống Volodymyr Zelensky đã nói rằng Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Ukraina và về xung đột Nga-Ukraina, lập trường của Hà Nội là tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc." Việt Nam mời tổng thống Nga đến thăm mặc dù vào tháng 3 năm ngoái, Tòa án Hình sự Quốc tế đã phát lệnh bắt giữ ông. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 18/04/2024, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, giải thích vì sao Việt Nam mời tổng thống Putin sang thăm trong lúc này mà không ngại phản ứng của các nước phương Tây, nhất là của Mỹ:"Bản thân tôi cũng cảm thấy khá bất ngờ với lời mời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mời tổng thống Putin sang thăm Việt Nam trong bối cảnh Nga đang bị Mỹ và các nước phương Tây khác cấm vận và cô lập trên trường quốc tế. Có lẽ và bản thân ông Putin muốn phát triển quan hệ với các nước đối tác truyền thống như Việt Nam để giảm sức ép quốc tế để thể hiện nước Nga vẫn có bạn bè, đối tác và có thể vượt qua được các áp lực, cấm vận từ phương Tây.Trong bối cảnh ấy cũng dễ hiểu khi mà Nga chọn Việt Nam để tăng cường quan hệ. Chính vì vậy mà có lẽ Việt Nam cũng đã chịu một ít sức ép từ phía Nga trong việc gởi lời mời ông Putin sang thăm Việt Nam. Có lẽ Hà Nội cũng sẽ cảm thấy bất tiện khi mời ông Putin sang thăm lần này trong bối cảnh cuộc chiến Ukraina vẫn đang diễn ra như vậy và bản thân ông Putin cũng đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã.Bên cạnh sức ép của Nga thì có thể Việt Nam cũng cân nhắc các động lực khác, vì hiện nay Việt Nam cũng có một số lợi ích trong quan hệ với Nga mà Việt Nam muốn duy trì, như là Việt Nam vẫn sử dụng nhiều loại vũ khí có nguồn gốc từ Nga, hay là Việt Nam có các khoản đầu tư lớn vào Nga trong các lĩnh vực như năng lượng, hay nông phẩm.Chuyến thăm lần này không đơn thuần là nhằm tăng cường quan hệ hai nước, mà Việt Nam muốn có chuyến thăm nhằm giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quan hệ song phương. Chúng ta còn cần thời gian để xem, nhưng trước mắt, Việt Nam có thể là không hoàn toàn thoải mái với chuyến thăm này. Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam vẫn cố gắng tuân thủ một số yêu cầu từ phương Tây trong việc trừng phạt Nga. Theo tôi hiểu thì hiện tại Việt Nam vẫn chưa nối lại các đường bay thẳng tới Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraina tháng 02/2022. Điều đó cho thấy vị thế của Việt Nam khá là nhạy cảm trong việc cân bằng quan hệ giữa Nga với các đối tác phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu."Trong bài viết nói trên, nhà nghiên cứu Ian Storey nhận định:“Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraina vào tháng 2/2022 là một cuộc trắc nghiệm đối với chính sách ngoại giao 'cây tre' của Việt Nam, làm gia tăng căng thẳng giữa đối tác cũ của Hà Nội là Nga và các đối tác mới ở phương Tây, cũng như giữa phương Tây và đối thủ truyền thống của Việt Nam là Trung Quốc. Để đối phó với cuộc xâm lược, Việt Nam đã áp dụng quan điểm trung lập về cơ bản để tự bảo vệ mình khỏi các tranh chấp giữa các nước lớn phát sinh từ chiến tranh, duy trì mối quan hệ ổn định với tất cả các bên tham gia chính và các bên liên quan, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.”Như vậy là cho tới nay, Việt Nam vẫn cố giữ lập trường trung lập đối với xung đột Ukraina - Nga, một phần cũng vì Hà Nội đều có quan hệ tốt với cả hai bên. Nhưng nếu chiến tranh kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm nữa, liệu lập trường đó có thể đứng vững được không? Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp nhận định:"Việt Nam vẫn có lợi ích rất lớn trong việc giữ lập trường trung lập trong cuộc chiến giữa Nga với Ukraina. Tuy nhiên, khi chiến tranh càng kéo dài, việc giữ vị thế trung lập ấy sẽ ngày càng khó khăn hơn do áp lực từ cả hai phía đối với Việt Nam ngày càng gia tăng.Trong thời gian đầu sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina thì có vẻ như Việt Nam đồng cảm với Nga hơn, nghiêng về Nga nhiều hơn. Nhưng theo thời gian thì Việt Nam dần dần quay lại vị thế trung lập. Không loại trừ khả năng là trong tương lại, khi cuộc chiến kéo dài, gây ra các thiệt hại về lợi ích, về hình ảnh, Việt Nam sẽ ngày càng giữ khoảng cách với Nga.Điều này xuất phát từ thực tế: cho dù Nga là đối tác truyền thống của Việt Nam đã hỗ trợ Nga rất nhiều trong quá khứ, nhưng hiện tại tầm quan trọng của Nga đối với Việt Nam, đặc biệt là về kinh tế, không lớn, đặc biệt là so sánh với các đối tác như Mỹ và châu Âu, những bạn hàng và thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Các nước phương Tây cũng là nguồn đầu tư mà Việt Nam rất mong muốn thu hút.Chính vì vậy mà Việt Nam sẽ không thể làm ngơ trước các áp lực ngoại giao của Mỹ và phương Tây nói chung trong quan hệ với Việt Nam. Phía Việt Nam cũng sẽ rất mong muốn Nga sẽ sớm kết thúc cuộc chiến Ukraina. Tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra trong thời gian trước mắt. Cho nên, việc Việt Nam giữ thế trung lập của mình với Nga và phương Tây sẽ ngày càng khó khăn hơn và sẽ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khéo léo về mặt chiến lược của Việt Nam."Mặt khác, N ga hiện nay vẫn là nguồn cung cấp vũ khí chính yếu của Việt Nam. Việc Nga bị quốc tế trừng phạt, cấm vận có gây nhiều khó khăn cho Việt Nam trong việc hiện đại hóa quân đội, nhất là trong việc thay thế những vũ khí từ thời Liên Xô nay đã sắp hết hạn sử dụng, chẳng hạn như các chiến đấu cơ? Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp giải đáp:"Các vũ khí của Nga đã được Việt Nam sử dụng hàng chục năm nay, kể từ thời chiến tranh lạnh cho đến nay, cho nên kể cả khi Việt Nam không mua mới từ Nga thì Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Nga về việc bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị này. Ví dụ như Việt Nam trông thời gian qua đã có một số khó khăn trong việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các tàu ngầm mà Việt Nam đã mua từ Nga. Trong một số lĩnh vực, Việt Nam phải phụ thuộc vào một số dịch vụ từ các bên thứ ba, ví dụ như Ấn Độ.Bây giờ làm sao giải quyết được vấn đề này trong quan hệ với Nga, vừa có thể giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng của mình trong thời gian tới? Đó là một bài toán rất là khó đối với Việt Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục mua vũ khí từ Nga thì sẽ vi phạm các lệnh cấm vận của phương Tây và có thể làm sứt mẻ quan hệ của Việt Nam với phương Tây. Còn nếu Việt Nam ngưng các hoạt động hợp tác quốc phòng với Nga thì sẽ không chỉ gây khó khăn cho quá trình hiện đại hóa quân đội Việt Nam và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các vũ khí của Nga mà Việt Nam đang sử dụng.Tuy nhiên, về dài hạn, Việt Nam sẽ phải tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào Nga. Trong bối cảnh đang bị cấm vận, năng lực của Nga cung cấp các vũ khí, các trang thiết bị mà Việt Nam mong muốn sẽ bị hạn chế. Vi phạm các lệnh trừng phạt của quốc tế cũng không phải là điều mà Việt Nam mong muốn. Chính vì Việt Nam hiện cũng đang tìm cách mở rộng quan hệ thương mại, quốc phòng với các đối tác mới, ví dụ như Israel, Hàn Quốc hay kể cả Mỹ, Nhật và các nước Đông Âu vẫn có các mặt hàng tương thích với các vũ khí của Nga mà Việt Nam đang sử dụng. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn về chi phí, đặc biệt là rất cao, nếu mua các vũ khí của Mỹ và châu Âu. Ngoài ra còn có vấn đề tương thích giữa các vũ khí, các hệ thống mới với các hệ thống của Nga mà Việt Nam đang sử dụng.Các triển lãm quốc phòng mà Việt Nam tổ chức gầy đây cho thấy ý định của Việt Nam đa dạng hóa các nguồn cung. Tuy nhiên Việt Nam cần có thêm thời gian để làm tốt việc này. Chính vì vậy, trong thời gian trước mắt, ít nhất là trong 5-10 năm tới, sự phụ thuộc của Việt Nam vào các vũ khí của Nga có thể sẽ không giảm quá nhanh và quá nhiều."Nhà nghiên cứu Ian Storey cũng cho rằng xung đột Nga-Ukraina đặt ra những thách thức về trung và dài hạn cho quân đội Việt Nam, vốn dựa nhiều vào vũ khí của Nga. Theo ông, xung đột này cũng ảnh hưởng đến tranh chấp kéo dài giữa Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông, do Nga ngày càng phụ thuộc vào đối tác chiến lược Trung Quốc.Ông Ian Storey nhận định việc tăng cường quan hệ chiến lược Nga - Trung ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Hà Nội lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng mối quan hệ với Matxcơva để làm suy yếu lợi ích của Việt Nam.Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, như vậy liệu Việt Nam có thể đặt tin tưởng vào đối tác Nga? Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp nhận định:"Việc Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh họ đang bị bao vây, cô lập, cấm vận của phương Tây là một rủi ro mà Việt Nam phải cân nhắc khi tăng cường hay duy trì quan hệ với Nga. Trung Quốc là đối tác lớn hơn Việt Nam rất nhiều đối với Nga, cho nên khi cần phải cân nhắc hay đánh đổi giữa quan hệ với Trung Quốc và quan hệ với Việt Nam, tôi tin chăc là Nga sẽ ưu tiên quan hệ với Trung Quốc và điều này phần nào được thể hiện qua thái độ của Nga đối với tranh chấp Biển Đông. Đã có một số lần phía Nga thể hiện lập trường ủng hộ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông làm phương hại đến các lợi ích của Việt Nam.Tôi nghĩ là động lực này sẽ không thay đổi, thậm chí rủi ro còn trở nên cao hơn đối với Việt Nam, nhất là khi mà chiến tranh Ukraina kéo dài và làm cho sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc ngày càng lớn và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Nga ngày càng tăng. Đó là một lý do mà tôi nghĩ là Việt Nam cần phải nhanh chóng giảm sự phục thuộc vào Nga, đặc biệt là về nguồn cung vũ khí, để có thể có sự tự chủ chiến lược lớn hơn trong quan hệ với Nga và Trung Quốc. Nói chung Việt Nam cần phải thận trọng, thực tế hơn trong quan hệ với Nga, không nên để các yếu tố cảm tính át đi lý trí, vì suy cho cùng, đối với Việt Nam, lợi ích quốc gia vẫn là tối thượng trong việc định đoạt chính sách của mình đối với các quốc gia khác nói chung và với Nga và Trung Quốc nói riêng."

Thời sự Việt Nam - VOA
USAID và ngân hàng Standard Chartered thúc đẩy đầu tư năng lượng sạch tại Việt Nam - Tháng Tư 18, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Apr 17, 2024 1:14


Hôm 16/4, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam Aler Grubbs và Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam Nguyễn Thúy Hạnh ký bản ghi nhớ, chính thức thiết lập quan hệ đối tác trong 5 năm nhằm góp phần thúc đẩy mục tiêu của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo thông báo cùng ngày của USAID.

Thời sự Việt Nam - VOA
Tổng bí thư Trọng mời Tổng thống Putin đến thăm Việt Nam - Tháng Ba 27, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Mar 26, 2024 1:06


Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Việt Nam trong cuộc điện đàm hôm 26/3, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Mar 25, 2024 10:45


Chưa đầy hai năm, Việt Nam lại tìm chủ tịch nước lần thứ ba. Ông Võ Văn Thưởng, người được ông Nguyễn Phú Trọng che chở, không thoát khỏi chiến dịch “đốt lò” dù trước đó ông đã được tổng bí thư “cứu” một lần. Trái với người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng ra đi với những lời chỉ trích gay gắt của Đảng : Những vi phạm, khuyết điểm của ông “đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân”. Tại sao lần này ông Thưởng không qua được cửa ải ? Một trong những lý do gián tiếp có lẽ là tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư dường như bị những người giúp ông làm trong sạch bộ máy đảng tiếm quyền. Trên đây là một trong những nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt ngày 21/03/2024.RFI : Ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai phải từ chức trong vòng hơn một năm. Đây là chuyện vô cùng hiếm trong lịch sử Việt Nam. Nên hiểu hiện tượng này như thế nào ?Benoît de Tréglodé : Trước hết phải nói rằng đây là một sự kiện có nhiều ý nghĩa. Ông Võ Văn Thưởng, người thân cận và được tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng che chở, đã được vạch cho một sự nghiệp xán lạn từ năm ngoái (2023). Mọi người đều cho rằng ông sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng, kể cả chức tổng bí thư Đảng thay ông Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm thích hợp. Ông Thưởng có cả một quá trình công tác, một sự nghiệp hoàn toàn phù hợp với những gì mà ông Trọng trông đợi ở một nhà lãnh đạo cấp cao cho Nhà nước Việt Nam. Vậy mà bỗng dưng ông Thưởng “ngã ngựa”, lại vào lúc chưa đầy hai năm nữa là tới kỳ Đại hội Đảng.Vậy có thể rút ra những bài học gì từ sự kiện này ? Trước mắt, tôi thấy được ba bài học. Thứ nhất, kể cả người được ông Trọng bảo vệ cũng “ngã ngựa”, có nghĩa là ông Trọng không còn mạnh như trước đây, cho nên các đối thủ của ông tự cho phép đánh bật ông Võ Văn Thưởng. Vì vậy, bài học rút ra, đó là chủ tịch nước bị buộc thôi chức cũng đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng không còn đủ khả năng ngăn cản việc này. Nên nhớ là cách đây ít lâu, đích thân ông Trọng đã can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Võ Văn Thưởng vì một vài rắc rối liên quan đến gia đình. Nhìn từ khía cạnh này thì đây là một điểm rất đáng quan tâm.Yếu tố thứ hai, để buộc chủ tịch nước Việt Nam từ chức, người ta lôi lại một vụ tham nhũng từ cách đây 12 năm khi ông Võ Văn Thưởng làm bí thư tỉnh Quảng Ngãi. Hậu quả vụ tham nhũng bất ngờ ập xuống sau 12 năm. Cho nên, có thể thấy đây chỉ là một cái cớ chính trị để hạ gục một người hiện trở thành mối nguy hiểm cho những mục tiêu và tham vọng của một số người khác.Điểm thứ ba, tôi cho là vô cùng quan trọng, đó là những chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Nguyễn Phú Trọng trong khi ông vốn là một trong những người đấu tranh mạnh mẽ chống tệ nạn này ngay từ nhiệm kỳ đầu vào năm 2011. Hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ bộ Công An, dưới trướng ông Tô Lâm và bộ trưởng Công An gần như là chỉ huy chính những chiến dịch này. Trước đây, ông Tô Lâm luôn phải đối phó với ảnh hưởng rất mạnh của ông Nguyễn Phú Trọng.Đây là ba bài học từ việc chủ tịch nước bị lật đổ mà theo tôi, mang đầy tính chính trị và tình thế. Đọc thêm :Thanh trừng chống tham nhũng : Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn?RFI : Với tư cách là một nhà nghiên cứu, quan sát nước ngoài, ông nhận định như thế nào về việc hai chủ tịch nước bị buộc từ chức chỉ trong hơn một năm ? Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nói là tôi không quá bất ngờ. Đúng là cách đây vài tháng, thậm chí là vài tuần, nhiều nhà quan sát về tình hình chính trị Việt Nam, cũng như nhiều người Việt mà tôi vẫn trao đổi, đều tin vào tương lai sự nghiệp của ông Võ Văn Thưởng. Vậy mà ông bất ngờ bị hạ bệ, một cách khá tàn bạo.Đối với tôi, nếu nhìn vào ba bài học đã đề cập ở trên thì thời thế đã thay đổi và cuộc chiến thừa kế trong Đảng đã bắt đầu. Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. Nếu tình trạng sức khỏe của tổng bí thư Đảng không suy yếu như hiện nay thì chuyện lẽ ra phải xảy ra trong năm 2025 thì lại đến sớm hơn, ngay từ bây giờ. Cuộc chiến kế thừa sẽ không chờ đến tháng 01/2026 vào kỳ Đại hội Đảng sắp tới.Một điểm khác cần lưu ý, khi tổng bí thư Đảng nắm giữ chức chủ tịch tiểu ban nhân sự, ông Nguyễn Phú Trọng cho phần còn lại của giới lãnh đạo thấy rằng ông chưa tìm được người kế nhiệm rõ ràng. Ông cho thấy là vẫn muốn có ảnh hưởng đến việc chọn người kế nhiệm. Tuy nhiên, hiện giờ, việc ông Võ Văn Thưởng bị loại cho thấy ông Trọng không còn ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm người kế nhiệm tương lai.Tại sao chiến dịch chống tham nhũng, không biết lần thứ bao nhiêu, dường như lại loại bỏ chính người được ông Trọng bảo vệ ? Tại sao lại viện đến cái cớ cũ rích là một vụ tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi cách đây 12 năm để loại ông Thưởng ? Đối với tôi, rõ ràng sự kiện này cho thấy khởi đầu của một cuộc đấu đá nội bộ giành quyền kế vị giữa các phe phái đang chi phối quyền lực Nhà nước Việt Nam. Đọc thêm :Chủ tịch nước từ chức: Lo ngại bất ổn chính trị ảnh hưởng đến kinh tế Việt NamRFI : Việc thay đổi một vị trí trong "Tứ trụ" trong khoảng thời gian ngắn như vậy sẽ tác động như nào đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế ? Benoît de Tréglodé : Trong số 18 ủy viên Bộ Chính Trị, thực ra, theo tôi hiểu giờ còn 14, nếu căn cứ vào điều lệ Đảng để có thể được bầu vào vị trí tổng bí thư, thì có lẽ chỉ còn 4 ứng cử viên có thể đủ điều kiện. Có thể thấy là có sự thắt chặt và thay đổi khá rõ ràng.Liên quan hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tôi cho là tác động sẽ ở mức vừa phải trong thời gian đầu. Tất cả các nhà quan sát, kể cả thuộc các tổ chức công hay tư đều biết rằng bộ máy chính trị Nhà nước sẽ có biến động trước kỳ Đại hội Đảng tới. Dĩ nhiên, chuyện lại xảy ra sớm hơn dự kiến vì như tôi nói, điều được cho là có thể xảy ra vào năm 2025 lại xảy ra ngay năm 2024. Nhưng giới quan sát đã đoán được chuyện đó.Tuy nhiên, những xáo trộn trong nội bộ không có nghĩa là bộ máy Nhà nước Việt Nam sụp đổ, mà ngược lại, lại được củng cố. Đây chỉ là cuộc tranh giành những vị trí trống và để biết được thực sự rằng liệu nhân vật quyền lực hiện nay - tôi nghĩ chủ yếu đến bộ trưởng Công An - có đạt được mục tiêu của ông trong khuôn khổ tái cơ cấu các vị trí quyền lực đứng đầu Đảng hay không, nếu thực sự là sức khỏe của tổng bí thư tiếp tục suy yếu.Theo tôi, hình ảnh của Việt Nam sẽ bị tác động vừa phải bởi vì điều quan trọng là tăng trưởng của Việt Nam, đúng là thấp hơn một chút so với mong đợi nhưng vẫn ở mức đáng ngạc nhiên. Nền kinh tế Việt Nam được lợi rất nhiều từ các chính sách giảm thiểu rủi ro với Trung Quốc. Tôi tin chắc là các chuyên gia về rủi ro chính trị của những đại tập đoàn, những nhà đầu tư nước ngoài lớn không thấy mầm mống bất ổn trong nước cho nên tác động kinh tế từ những biến cố chính trị sẽ ở mức vừa phải.RFI : Việt Nam luôn ca ngợi và lấy “sự ổn định chính trị” làm lý do thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chuyện hai chủ tịch nước lần lượt phải từ chức có đi ngược lại với khẳng định này không ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên, quyết định tước chức vụ chủ tịch nước của ông Thưởng không phải được đưa ra trong hỗn loạn hay bất cẩn. Chúng ta biết là trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, ông Lê Hoài Trung, đã thăm Trung Quốc trong hai ngày 18-19/03. Tại tỉnh Cát Lâm, ông hội đàm với ông Lưu Kiến Siêu, trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đây là người đối thoại của đảng Cộng Sản Việt Nam trong trường hợp cần trao đổi với nước láng giềng. Có thể hình dung là vấn đề cách chức chủ tịch nước Việt Nam đã được bàn thảo ở Cát Lâm ngay hôm 18/03.Giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có một truyền thống chính trị, đó là đề cập, trao đổi các vấn đề chính trị quan trọng. Đây hoàn toàn không phải là chuyện giới hạn chủ quyền. Cuộc gặp hôm thứ Hai (18/03) ở Cát Lâm có ý nghĩa quan trọng, cho thấy là các nhà lãnh đạo Việt Nam biết là họ đi về đâu. Quyết định không được đưa ra trong hoảng loạn mà được tham vấn kỹ càng. Quyết định đó hướng tới một mục tiêu đã xác định, đó là cân nhắc đến việc tổ chức lại các vị trí lãnh đạo, có thể sẽ được thực hiện trước dịp Đại hội Đảng lần tới vào năm 2026.Sự ổn định này là mục tiêu trước tiên của tầng lớp chính trị Việt Nam. Họ biết tăng trưởng kinh tế là mục tiêu đầu tiên của đảng Cộng Sản. Họ biết đất nước giầu mạnh là một dữ liệu căn bản để tạo ra sự ổn định về kinh tế, xã hội của đất nước. Mục tiêu này sẽ không bị ảnh hưởng vì chủ tịch nước đột ngột từ chức. Đọc thêm :Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?RFI : Liệu sắp tới chuyện gì có thể xảy ra  ? Benoît de Tréglodé : Chuyện này phức tạp, đó là điều mà giới chuyên gia về vấn đề chính trị ở Việt Nam thường mượn từ “Criminologie”, tức một kiểu “tin đồn, tin nói hớ” để hiểu được chuyện sẽ xảy ra như nào. Tôi là một nhà nghiên cứu về Việt Nam đương đại, tôi không nằm trong nội bộ guồng máy quyền lực Việt Nam nên dĩ nhiên đối với tôi, tất cả những đồn đại này chỉ là các giả thuyết.Một trong những giả thuyết, đó là sẽ chọn ra được một ứng viên thay thế ông Võ Văn Thưởng từ nay đến tháng Năm. Nhưng nhiều nhà quan sát nghi ngờ là liệu quyền chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân có giữ luôn thêm một thời gian chức vụ này hay không.Ngoài ra cũng có giả thuyết là gộp hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư, như ông Nguyễn Phú Trọng đã giữ từ 2018 đến 2021, chuyện này cũng có thể xảy ra. Đúng là một số người có thể nghĩ rằng ông Trọng sẽ kiêm nhiệm hai chức vụ nhưng tôi cho rằng một trong những lý do lật ông Võ Văn Thưởng có thể là do sức khỏe của ông Trọng xấu đi, dù chúng ta không có bất kỳ thông tin y tế nào để nắm rõ. Trong trường hợp này, ông Trọng có lẽ không đủ sức khỏe để giữ cả hai vị trí về lâu dài.Trong số những ứng viên được nêu lên, người ta cũng nhắc đến nhân vật quyền lực hiện nay ở Việt Nam là bộ trưởng Công An có thể cũng muốn kiêm nhiệm cả hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước. Đừng quên là ông Tô Lâm đã từ chối nếu chỉ giữ một mình chức chủ tịch nước. Nhìn vào ảnh hưởng của ông trong bộ máy Nhà nước, điều quan trọng đầu tiên đối với ông Tô Lâm, có lẽ là phải tìm ra được người kế nhiệm. Đã có một vài tên tuổi và có một người thân cận mà ông muốn giao trọng trách đứng đầu bộ Công An. Vị trí này có tầm quan trọng đối với ông Tô Lâm bởi vì phải để những chiến dịch chống tham nhũng trong tương lai không “động” đến ông ấy. Cho nên ông Tô Lâm thực sự cần đến một trợ thủ đắc lực, sau đó để ông có thể rảnh rang giữ chức vụ mà ông có nhiều khả năng sẽ được giao. Nhưng đó chỉ là những giả thuyết !Điều chắc chắn là ông Tô Lâm hiện là nhân vật trung tâm của công tác bổ nhiệm các lãnh đạo lớn sắp tới của bộ máy Nhà nước Việt Nam nên ông ấy sẽ cân nhắc và tính toán. Và có thể nói chắc chắn chính ông đã khéo léo can thiệp đến chuyện xảy ra hôm nay (21/03) với sự từ chức bất ngờ của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Thời sự Việt Nam - VOA
VietJet lên tiếng trước cáo buộc không trả tiền thuê, cản trở việc siết nợ - Tháng Hai 22, 2024

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Feb 21, 2024 1:23


Hãng hàng không VietJet của nữ tỷ phú Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo mới lên tiếng về tin tức nói rằng hãng có tranh chấp thương mại với công ty FitzWalter Aviation về 4 chiếc máy bay, theo thông tin đăng trên trang AirlineRatings hôm 19/2.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Tin nhanh thứ Ba 16-01-2024

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Jan 16, 2024 5:52


Ngoại trưởng Penny Wong đến Jordan, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông. Hơn 200 triệu đô la nâng cấp năng lượng được chi để giảm hóa đơn tiền điện cho người thuê nhà ở NSW. Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dự kỳ họp bất thường của Quốc hội giữa đồn đoán về sức khỏe.

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 18H CHIỀU 16/1/2024: Các đại biểu Quốc hội thống nhất cao về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jan 16, 2024 56:11


- Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ, bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos- Các đại biểu Quốc hội thống nhất cao về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia- Khởi tố, bắt tạm giam Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Vũ Hải- Công ty Open AI cam kết giải quyết nỗi lo công nghệ trí tuệ nhân tạo can thiệp vào các cuộc bầu cử- Nhật Bản tăng gấp đôi quĩ cứu trợ thiên tai khẩn cấp lên gần 7 tỷ USD Chủ đề : chương trình, mục tiêu, quốc gia --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support