Podcasts about irsem

  • 45PODCASTS
  • 168EPISODES
  • 36mAVG DURATION
  • 1EPISODE EVERY OTHER WEEK
  • Apr 21, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about irsem

Latest podcast episodes about irsem

Cultures monde
Médias : les Etats-Unis perdent leur voix

Cultures monde

Play Episode Listen Later Apr 21, 2025 57:16


durée : 00:57:16 - Cultures Monde - par : Julie Gacon, Mélanie Chalandon - Le 14 mars dernier, Donald Trump gelait les financements de l'Agence des Etats-Unis pour les médias mondiaux, estimant que ces derniers ne représentaient pas les intérêts du pays à l'international. Historiquement, ils ont pourtant été pensés comme des outils de promotion du soft power américain... - réalisation : Vivian Lecuivre - invités : Paul Charon Directeur du domaine Influence et Renseignement de l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM); Tristan Mattelart Professeur en sciences de l'information et de la communication à l'Université Panthéon-Assas; Maud Quessard Directrice du domaine Europe, Espace Atlantique Russie à l'IRSEM et co-dirige l'OPEXAM (Observatoire de la politique extérieure américaine)

TẠP CHÍ KINH TẾ
Kiểm soát kênh đào Panama : Trắc nghiệm đầu tiên của Trung Quốc trong cuộc đọ sức với Mỹ

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Mar 25, 2025 9:30


Trong cuộc đọ sức Mỹ -Trung ở Kênh đào Panama, bàn thắng tạm thời nghiêng về Washington : tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison chuyển nhượng lại cho một quỹ đầu tư của Mỹ hai cảng ở hai đầu con kênh mà chính quyền Trump đòi « thâu tóm trở lại ». Bắc Kinh trong thế lưỡng nan : Chận thương vụ giữa một công ty tư nhân của Hồng Kông với một đối tác quốc tế là một nước cờ mạo hiểm. Hôm 04/03/2025, vài giờ trước khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc diễn văn trước Quốc Hội lưỡng viện, quỹ đầu tư BlackRock thông báo đạt thỏa thuận với tập đoàn đa quốc gia của Hồng Kông, CK Hutchison, « mua lại quyền khai thác »  2 trong số 5 cảng dọc Kênh đào Panama : Balboa và Cristobal. Đây chỉ là 2 trong số hơn 40 hải cảng CK Hutchison đang khai thác tại 23 quốc gia trên thế giới. Trị giá hợp đồng 23 tỷ đô la.Trump đẩy Trung Quốc ra khỏi Panama Trên mạng xã hội Ủy Ban đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ phấn khởi khẳng định là « Trung Quốc bị đẩy ra khỏi Panama. Mỹ đang trên đà chiến thắng ». Dân biểu bang Florida, chủ tịch ủy ban này ông Brian Mast không bỏ lỡ cơ hội ca ngợi « công lao » và sự « sáng suốt » của tổng thống Donald Trump khi biết rằng, chủ nhân Nhà Trắng luôn khẳng định Kênh đào Panama « thuộc về nước Mỹ » và đã từng yêu cầu bộ Quốc Phòng xem xét các khả năng quân sự để bảo đảm quyền của Hoa Kỳ được sử dụng con kênh này vào lúc mà Trung Quốc « kiểm soát » 5 cảng dọc theo con kênh.Thắng lợi của Washington còn lớn hơn nữa do hai cảng Balboa và Cristobal ở hai đầu con kênh, mở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.Trả lời đài RFI Pháp ngữ giáo sư đại học giảng dậy môn Khoa Học Chính Trị, Kevin Parthenay trước hết giải thích vì sao việc một quỹ đầu tư của Hoa Kỳ giành lại quyền khai thác một số cơ sở ở Panama từ tay một tập đoàn Hồng Kông được coi là thắng lợi lớn của Mỹ :« Kênh đào Panama đã từng và sẽ luôn là một điểm chiến lược đối với quyền lợi của Mỹ và cũng như là đối với phía Trung Quốc nhất là khi hai siêu cường trên thế giới này bắt đầu lao vào một cuộc đối đầu. Qua hai quyết định gần đây chúng ta thấy Panama đã loan báo không tiếp tục tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc, mà sự hợp tác này đã chính thức được khởi động từ 2017. Bên cạnh đó, tư pháp Panama đòi xem xét lại các điều khoản đã nhượng quyền khai thác hai cảng Balboa và Cristobal ở hai cửa ra vào con kênh cho tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison. Đó là những tín hiệu mạnh để xác định vai trò trung tâm và ảnh hưởng của Mỹ đối với Panama » Dựa trên cơ sở nào Mỹ đòi « chiếm lại » kênh đào Panama ? Giáo sư Frédéric Lasserre Đại học Laval, Québec, Canada, chuyên nghiên cứu về khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương nhắc lại lập trường của tổng thống Trump đòi « lấy lại » con kênh mà Hoa Kỳ đã xây dựng cho Panama : « Donald Trump tố cáo các giới chức Panama bắt chẹt tàu thuyền của Mỹ, bắt họ trả phí đắt hơn so với tàu chở hàng của những quốc gia khác khi đi qua kênh đào Panama. Không một dữ liệu nào minh chứng cho điều đó và nếu quả thực tàu thuyền của Mỹ bị đối xử bất công, chắc chắn là các tập đoàn vận tải đường biển của Mỹ đã không để yên. Ngoài ra, cần chú ý là tập đoàn Hồng Kông, CK Hutchison khai thác : khai thác chứ không sở hữu, hai trong số năm cảng dọc theo con kênh Panama. Không có bất kỳ lý do nào để Hutchison phân biệt đối xử với tàu thuyền của Mỹ và nếu có đi chăng nữa thì liệu rằng tập đoàn này có được chỉ thị từ Bắc Kinh hay không ? Hiện không có bằng chứng nào cho phép xác định tàu bè của những quốc gia khác ngoài Trung Quốc bị  đối xử tệ. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng tập đoàn của Hồng Kông, CK Hutchison chỉ khai thác có 2 trong số 5 cảng trên con Kênh đào Panama ».Tập đoàn Hồng Kông ngừng khai thác các hải cảng ?  Trên thực tế thỏa thuận giữa tập đoàn khai thác hải cảng và bảo đảm các dịch vụ của Hồng Kông với một « tổ hợp đầu tư do quỹ BlackRock đứng đầu » không chỉ thu hẹp ở phạm vi Panama. Theo các báo tài chính của Mỹ và Á châu, tập đoàn trong tay nhà tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành chuyển nhượng tổng cộng 43 trong số hơn 50 hải cảng đang quản lý trên toàn thế giới. Trong số này có 10 hải cảng thuộc về Hồng Kông và Hoa Lục. Cristobal và Balboa chỉ là hai trong số 43 địa điểm liên quan. Nhưng con kênh này đang trở thành một tâm điểm trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai siêu cường trên thế giới, chuyên gia Virginie Saliou Học Viện Quân Sự Pháp IRSEM giải thích về tầm cỡ chiến lược của công trình :« Mỹ là quốc gia sử dụng nhiều nhất Kênh đào Panama để vận chuyển hàng từ bờ đông sang châu Á, để đưa hàng từ bờ tây của nước Mỹ sang châu Âu, để bảo đảm các luồng cung ứng giữa hai bờ đông và tây của bản thân nước Mỹ. Cứ trên 100 chuyến tàu chở hàng của Mỹ thì có 40 chiếc phải đi qua Kênh Panama và trung bình có từ 60 đến 70 % giao thương hàng hải sử dụng con kênh này là những chuyến tàu khởi hành hoặc cập bến các hải cảng của Hoa Kỳ. Chỉ có 13 % tàu thuyền đi qua đây liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc. Không chỉ có các tàu chở hàng của Mỹ sử dụng kênh Panama. Con kênh này còn là nơi mà tàu chiến của Hoa Kỳ cũng phải đi qua. Theo các số liệu gần đây trung bình hàng năm 40 trong số 291 tàu quân sự của Mỹ  phải đi qua ngả này ». Con Đường Tơ Lụa, cái gai giữa Panama và MỹCũng bà Saliou nhấn mậnh Kênh đào Panama thuộc quyền sở hữu của Panama, một quốc gia ở Trung Mỹ chưa đầy 5 triệu dân, không có quân đội và sử dụng đồng đô la Mỹ. Công trình này do cơ quan ACP gồm 13 thành viên quản lý và Hiến Pháp Panama ghi rõ con kênh này « thuộc quyền sở hữu không thể tách rời » của Panama. Năm 1997 vào tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison ký hợp đồng với cơ quan ACP của Panama để được quyền « khai thác », đầu tư và bảo đảm các dịch vụ tại 5 cảng dọc theo con kênh. Đúng 20 năm sau, Panama chính thức tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc từ đó căng thẳnh giữa Hoa Kỳ và Panama gia tăng. Virginie Saliou :« Từ khi Panama tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc, đã có khoảng 30 dự án hợp tác và đầu tư ra đời nhưng chỉ một số ít được thực hiện đến nơi đến chốn, và kết quả không nhiều. Do vậy việc chính quyền Panama rầm rộ loan báo chia tay với dự án của Bắc Kinh trước hết là một tín hiệu nhắm gửi đến Nhà Trắng để làm vừa lòng tổng thống Trump. Một điểm đáng chú ý khác là năm 2001 tức là chỉ ít ít lâu sau khi tập tập đoàn của Hồng Kông được quyền khai thác Balboa và Cristobal thì chính phủ Mỹ đã ra một thông cáo xác nhận rằng sự hiện diện của Hutchison không là một mối đe dọa. 25 năm sau, tình hình đã có nhiều thay đổi vào lúc mà Washington và Bắc Kinh lao vào một cuộc đối đầu. Mỹ lo ngại Trung Quốc lợi dụng vị trí này để dọ thám Mỹ về mặt kinh tế và quân sự. Kênh đào Panama có thể là một địa điểm để quan sát các hoạt động của đối phương rất lợi hại ».      Sự im lặng đáng ngờ của Bắc Kinh Nhìn đến phản ứng của Trung Quốc, giới quan sát hơi ngạc nhiên trước sự im lặng của chính quyền trung ương. Kênh đào Panama là nơi mà 21 % các tàu bè qua lại là tàu chở hàng của Trung Quốc, là cửa ngõ của ngành xuất nhập khẩu nước này sang châu Mỹ. Kiểm soát « hai đầu con kênh » này mang tính chiến lược.  Vậy thì tại sao tập đoàn hàng hải Hồng Kông đã chuyển nhượng quyền khai thác lại cho một « tổ hợp đầu tư của Mỹ » mà không bị Bắc Kinh chống đối ?Tuần báo The Economist của Anh (20/03/2025) giải thích : trước hết về mặt chính thức Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý để can thiệp hay ngăn chận CK Hutchison « bán lại » quyền khai thác hai cảng Balboa và Cristobal cho bất kỳ một tập đoàn nào khác.Nhưng một cách không chính thức, chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn có thể « can thiệp » dưới nhiều hình thức : hoặc là gây sức ép trực tiếp với gia đình của nhà tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành, vì CK Hutchison có nhiều cơ sở tại Hoa Lục. Chính quyền Trung Ương cũng hoàn toàn có thể sử dụng « luật an ninh quốc gia » để « chận » hoặc « hủy » thương vụ giữa tập đoàn Hồng Kông và quỹ đầu tư của Mỹ BlackRock. Một giải pháp khác, là trong giao kèo giữa CK Hutchison và BlackRock bao gồm nhiều hải cảng mà họ Lý đang kiểm soát từ ở Hồng Kông đến Pakistan, Sri Lanka … do vậy, Bắc Kinh có thể trực tiếp gây áp lực với các chính quyền liên quan.Trung Quốc tránh một nước cờ mạo hiểmNhưng theo các chuyên gia tuần báo Anh trích dẫn, can thiệp lộ liễu như vậy là thất sách, bởi thứ nhất đây không là thời điểm thích hợp để Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào hồ sơ Kênh đào Panama vào lúc Bắc Kinh và Washington đang thu xếp để lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ gặp nhau trong một tương lai không xa. Bắc Kinh cũng muốn tránh để các giới chức Mỹ « nhòm ngó » kỹ hơn đến các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc vào lúc mà hai trong số này là Hoa Vi và ByteDance đã trong tầm ngắm của các chính quyền liên tiếp ở Washington.Vì quyền lợi của Trung Quốc ở các bến cảng Úc và châu ÂuLý do thứ hai là chận một thương vụ giữa một « tập đoàn tư nhân » với một đối tác quốc tế cũng sẽ làm xấu đi hình ảnh và uy tín của các tập đoàn Trung Quốc đang vươn ra nước ngoài, từ ở Úc đến châu Âu. Tại châu Âu Trung Quốc đang đầu tư và quản lý 14 hải cảng lớn như như Hamburg (Đức) Fos và Le Havre (Pháp) Anvers (Bỉ) Pirée (Hy Lạp) hay Rotterdam (Hà Lan)…Lý do thứ ba là xét cho cùng, hợp đồng chuyển nhượng lại quyền khai thác 2 bến cảng ở hai đầu con kênh Panama cho một « tổ hợp đầu tư » của Mỹ không đe dọa đến « quyền lợi cốt lõi về an ninh của Trung Quốc ». Theo thẩm định của chuyên gia Isaac Kardon, thuộc quỹ nghiên cứu Cargegie Endowment for International Peace, trụ sở tại Washington, hiện tại các tập đoàn Trung Quốc quản lý hơn 90 hải cảng ở khắp nơi trên thế giới. Năm 2023, các tàu của Hải Quân Trung Quốc đã dừng lại tại 27 trong số những hải cảng do các tập đoàn của Trung Quốc quản lý. Nhưng Hải Quân Trung Quốc không dại để lai vãng ở các khu vực như gần Panama nơi vốn được coi là sân sau của Hoa Kỳ.Tổn thất về thương mại và hình ảnh chính trị của ông Tập ?Dù vậy việc nhường lại một phần sân chơi cho tổ hợp đầu tư của Mỹ do BlackRock dẫn đầu bất lợi cho ngành xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Vẫn theo Isaac Kardon phía Hoa Kỳ nhân đà này sẽ áp đặt mạnh hơn luật chơi với các đối tác -nhất là trong bối cảnh mà chính quyền Trump đang dùng lá bài « thuế hải quan » để tạo dựng một trật tự quốc tế mới về mậu dịch, về giao thương hàng hải…Nếu như hợp đồng giữa tập đoàn của Hồng Kông và Mỹ này được thực hiện, thì dù muốn hay không « cổng đưa hàng Trung Quốc và châu Mỹ cũng bị khép chặt lại hơn một chút ».Cuối cùng về phương diện chính trị, rõ ràng là Hoa Kỳ ghi được một bàn thắng trước đối thủ Trung Quốc và làm « sứt mẻ hình ảnh của một ông Tập Cận Bình đang muốn phô trương thanh thế của một nhà lãnh đạo đủ sức bảo vệ quyền lợi quốc gia trên trường quốc tế ».

Atelier des médias
VOA, Radio Free Europe: vers la fin du «soft power» médiatique américain?

Atelier des médias

Play Episode Listen Later Mar 22, 2025 30:43


L'administration Trump a entamé le démantèlement des médias publics américains opérant à l'étranger en gelant les budgets de l'agence supervisant Voice of America, Radio Free Europe ou encore Radio Free Asia. Pour comprendre ce que sont ces médias et ce qu'ils représentent, L'atelier des médias reçoit Maud Quessard, directrice de recherche à l'Irsem. Vendredi 14 mars, Donald Trump a signé un décret classant l'Agence des États-Unis pour les médias publics américains diffusant à l'international (USAGM) parmi les « activités inutiles de la bureaucratie ».Derrière ce sigle se trouvent des médias ayant pour nom Voice of America (VOA), Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL), Radio Free Asia (RFA), Radio y Televisión Martí (Cuba) encore Middle East Broadcasting Networks (MBN).Depuis une semaine, les budgets de l'USAGM sont gelés, et les activités de ses médias, souvent menées dans des zones de tension à travers le monde, sont réduites au strict minimum ou purement et simplement arrêtées.Que représentent les médias supervisés par l'USAGM ? Quel symbole revêt la suspension de leurs activités pour le soft power médiatique américain ? Quels peuvent être les impacts de leur éventuelle disparition pour la liberté de la presse dans le monde ? Ce sont des questions que L'atelier des médias a posé à Maud Quessard, directrice du domaine « Europe, espace transatlantique, Russie » à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (Irsem), à Paris, spécialiste de la diplomatie publique des États-Unis.Extrait choisi : « Je pense qu'on est effectivement dans une disruption. Je parle peut-être plus même de schisme idéologique dans la mesure où ces attaques qui sont faites sur ces bastions médiatiques du monde libre créent un renversement des valeurs. Exactement comme on a pu avoir un renversement des valeurs avec le discours porté par JD Vance en Europe à Munich. Et ce renversement des valeurs, ce n'est plus finalement le fait que les États-Unis soient un espace informationnel libre et démocratique comme on a pu le connaître, mais un espace qui se ferme sur un modèle qui s'approche de plus en plus d'un modèle autoritaire, et c'est ce qui est particulièrement inquiétant. »Maud Quessard est l'autrice de Stratégies d'influence et guerres de l'information – Propagande et diplomatie publique des États-Unis depuis la guerre froide (Presses universitaires de Rennes, 2019) ou encore de l'ouvrage collectif Les guerres de l'information à l'ère numérique (PUF, 2021), codirigé avec Céline Marangé.À écouter aussiSuppression de Voice of America: «L'Amérique va devenir inaudible» (Invité Afrique)

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Quyền lực cá nhân tổng bí thư thông qua quá trình tinh giản bộ máy hành chính ở Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Feb 10, 2025 9:35


Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, trong đó có 6 bộ mới. Cơ cấu, tổ chức mới của bộ máy sẽ được Quốc Hội thông qua trong kỳ họp bất thường từ ngày 12-18/02/2025. Truyền thông nước ngoài đánh giá một bước đi “táo bạo” của chính quyền Việt Nam trước những thách thức kinh tế mới. Giới chuyên gia và quan sát quốc tế cũng nhận thấy quyền lực cá nhân ngày càng lớn của tổng bí thư Tô Lâm trong đợt cải cách này. “Cuộc cách mạng tinh gọn” được tổng bí thư Tô Lâm phát động cuối năm 2024, mà theo hãng tin Reuters, một trong những nguyên nhân là sự bất mãn ngày càng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài về tình trạng trì trệ trong phê duyệt dự án, ít nhiều liên quan đến công cuộc “đốt lò” của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Trang DW của Đức ngày 17/12/2024 lưu ý “cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy” không phải là chuyện chưa từng có, ví dụ từ 36 bộ trong những năm 1990 đã bị giảm xuống còn 22 cho đến năm 2021, nhưng lần này diễn ra chỉ khoảng một năm trước Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Tô Lâm được cho là hy vọng tiếp tục giữ chức tổng bí thư và “có ý định đưa những người thân cận vào các vị trí chủ chốt”, theo nhận định của nhà cựu ngoại giao Mỹ David Brown.Ngoài ra, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/02/2025, giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé tại Viện IRSEM, Trường Quân Sự Pháp, còn lưu ý đến ảnh hưởng ngày càng lớn của an ninh trong bộ máy Nhà nước mới : Không một bộ nào liên quan đến an ninh bị thay đổi hay sáp nhập.RFI : Tổng bí thư Tô Lâm đã thành công trong một cải cách lớn mà người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng không làm được : tinh gọn bộ máy hành chính, được coi là Cuộc « Đổi mới lần 2 », một cơ hội cho đất nước. Quá trình này có tầm quan trọng như thế nào cho những tham vọng phát triển của Việt Nam ? Benoît de Tréglodé :Trước tiên, tôi thấy đây là một cuộc cải cách rất quan trọng để suy ngẫm lại về vị trí của Nhà nước, tinh gọn bộ máy mà như chúng ta biết là ở Việt Nam vẫn khá nặng nề, cồng kềnh, đôi khi cực kỳ kém hiệu quả và theo cách nào đó, vẫn dung dưỡng từ bên trong nạn tham nhũng lan tràn toàn bộ xã hội Việt Nam. Do đó, cuộc cải cách lần này, do ông Tô Lâm thúc đẩy, phần nào đó cũng giống như cuộc cải cách do người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng tiến hành trong cuộc chiến chống tham nhũng với công cuộc “đốt lò”.Dân thường, người trần mắt thịt chỉ có thể hoan nghênh cuộc cải cách này, được coi là tốt cho tiến trình hiện đại hóa đất nước. Giống như ông Nguyễn Phú Trọng với cuộc chiến chống tham nhũng, ông Tô Lâm hiện giờ có thể giải thích rằng tinh gọn bộ máy Nhà nước để giúp đất nước đối phó với những thách thức kinh tế phía trước. Nhưng cần phải nhớ rằng ẩn sau những phát biểu hùng hồn đó, công cuộc cải cách cũng thường phục vụ cho những mục tiêu khác.Khi tôi còn sống ở Việt Nam, với những người bạn Việt, chúng tôi vẫn nói với nhau rằng nền hành chính ở Việt Nam là kiểu kết hợp nào đó giữa chính quyền Liên Xô và chính quyền Pháp. Đó là lời nói đùa khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Người ta thừa biết hầu hết các vị trí lớn trong chính quyền là phải bỏ tiền ra mua và tình trạng này tạo ra các hành vi tham nhũng để thu lại lợi nhuận từ “vốn đầu tư”. Có thể thấy căn bệnh cố hữu vẫn còn đó trong hệ thống và bộ máy hành chính Việt Nam. Đọc thêm : Chống tham nhũng trên thượng tầng : Việt Nam không để tác động đến lực hút đầu tư nước ngoàiBây giờ, cùng nhìn xem quá trình tinh giản này có ý nghĩa như nào ? Những bộ nào bị biến mất hoặc bị sáp nhập ? Không đi sâu vào chi tiết nhưng điều thú vị là người ta thấy những bộ bị xóa hoặc bị sáp nhập đều liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, phát triển, thương mại - những cơ quan tạo ra mối liên hệ lâu dài với đầu tư nước ngoài, với sự phát triển kinh tế của đất nước… Song song đó, những bộ không hề bị động tới trong đợt tinh giản lần này đều liên quan đến an ninh, như bộ Quốc Phòng và nhất là bộ Công An, hoàn toàn nằm ngoài và thậm chí còn là bên thắng lớn trong cuộc cải cách hành chính này.Do đó, cũng cần nhớ rằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này cũng là một hành động chính trị mạnh mẽ của ông Tô Lâm để củng cố quyền lực, chỉ vài tháng sau khi ông giữ chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Và điều này không hề dễ dàng và đẹp đẽ như những lời hoa mỹ được đưa ra.RFI : Liệu thông qua cuộc cách mạng tin gọn bộ máy Nhà nước lần này, có thể thấy được thành công và quyền lực cá nhân của tổng bí thư hiện nay ?Benoît de Tréglodé : Cần phải uyển chuyển trong kiểu phân tích như này. Chương trình tinh giản bộ máy hành chính mà ông Tô Lâm mong muốn được dựa trên một số nhu cầu nhất định để bộ máy Nhà nước có thể chuẩn bị cho những thách thức kinh tế trong những năm tới. Đó là một thực tế.Thứ hai, quá trình tinh giản lần này là một cuộc cải cách lớn, diễn ra ngay năm trước kỳ Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam, theo dự kiến là tháng 01/2026. Như tôi đã nói, đợt tái tổ chức này còn củng cố hơn nữa ảnh hưởng của các cơ quan an ninh trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, qua đó, tổng bí thư Tô Lâm cũng thấy cơ hội để giữ vững quyền lực, để tách những đối thủ tiềm tàng có thể có quanh ông trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội đảng sắp tới. Điều này cũng củng cố cho việc, mà tôi tin từ nhiều năm qua, rằng mục tiêu của ông Tô Lâm là tiếp tục giữ chức tổng bí thư sau đại hội tới. Và để làm được điều đó, phải chắc chắn là ít bị tranh cãi ngay trong bộ máy Nhà nước.RFI : Tháng 08/2024, tổng bí thư Tô Lâm phát biểu : “Không vì đẩy mạnh chống tham nhũng mà cản trở phát triển kinh tế”. Liệu có phải đây sẽ là hai chương trình lớn của ông trước kỳ Đại hội đảng sắp tới ?Benoît de Tréglodé : Cần phải đặt lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 trong đúng bối cảnh. “Câu thần chú” của đảng để có thể tiếp tục tính chính đáng và củng cố uy tín của đảng trong dân từ hơn 30 năm qua là thúc đẩy toàn bộ người dân Việt Nam làm giàu. Tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam với hơn 100 triệu dân, đã thực sự bùng nổ từ 20 năm qua và đã giúp đảng chính trị duy nhất ở Việt Nam củng cố quyền lực và cũng giúp duy trì những chỉ trích khá nhẹ nhàng trong xã hội. Đọc thêm : Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?Chúng ta thấy rõ điều này. Theo những cuộc thăm dò dư luận mới nhất được tiến hành ở các nước trong vùng, đa số người Việt cho rằng sự cởi mở hơn về chính trị - thường được gọi là “dân chủ” - không phải là một yêu cầu thực sự hiện nay và những gì đang diễn ra trong nước dưới sự lãnh đạo của đảng có thể mang lại sự thịnh vượng cho Việt Nam và tiếp tục quá trình phát triển của đất nước. Có thể thấy là có một thách thức lớn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mới này, được coi là nhiệm vụ chính của đảng. Đảng hiểu rõ điều này từ hơn 30 năm qua. Không có chuyện tách rời các mục tiêu chính trị, ý thức hệ với sứ mệnh theo đuổi sự phát triển kinh tế của đất nước và đấu tranh chống nạn tham nhũng trầm trọng. Ông Tô Lâm đã nói rõ mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm 2025 là 8%, sau khi đạt được hơn 7% năm 2024. Mục tiêu kinh tế đầy tham vọng này, đó cũng là thách thức rất lớn cho đất nước và người dân. Và như thường lệ, đảng tự cho mình là người bảo đảm tốt nhất để có thể theo đuổi các mục tiêu đó.Phải nhắc lại là không có sự tuyệt giao giữa sứ mệnh của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nặng về tư tưởng hơn và sứ mệnh của ông Tô Lâm, thực dụng hơn. Cho dù không thường xuyên hòa hợp với người tiền nhiệm, ông Tô Lâm vẫn được ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ và dần dần đưa vào vị trí người kế nhiệm tương lai. Chúng ta không quên là ông Tô Lâm, trước khi ông Trọng qua đời khoảng 8 tháng, đã nắm quyền kiểm soát Tiểu ban nhân sự, cũng như ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Những sự kiện đó là một quá trình diễn ra từ từ, không có sự đoạn tuyệt rõ ràng. Và những gì mà ông Tô Lâm đang làm hiện nay với chương trình tinh gọn bộ máy Nhà nước, cũng không nên coi đó là một sự đoạn tuyệt nào đó với công việc của người tiền nhiệm, mà ngược lại, đó là sự củng cố quyền lực, khá được cá nhân hóa, và sự xác nhận tham vọng của ông Tô Lâm để có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước với một bộ máy an ninh được tăng cường vào thời điểm ngay trước Đại hội sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam.RFI : Với tất cả những diễn biến hiện nay, liệu chúng ta có chứng kiến những sự kiện bất ngờ khác từ nay đến lúc diễn ra đại hội đảng vào đầu năm 2026 ?Benoît de Tréglodé : Vấn đề đối với các nhà nghiên cứu hoặc nhà quan sát là hiếm khi đoán trước được về điểm này, rất khó hình dung ra điều không thể tưởng tượng được. Nhưng rõ ràng là cuộc cải cách hành chính lớn hiện nay ở Việt Nam - ngoài những khó khăn có thể gây ra cho các công chức bị mất việc - được Trung Quốc ủng hộ rất rộng rãi. Bắc Kinh coi đó là một cuộc cách mạng đi đúng hướng và là một cuộc cải cách hữu ích để củng cố sức mạnh của đảng Cộng sản Việt Nam, giúp đảng duy trì vững chắc quyền lực. Đọc thêm : Tô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bảnXin nhắc lại là tình hình hiện nay không phải là đoạn tuyệt hay một kiểu sự kiện bất ngờ diễn ra phá vỡ đà tiến mà ngược lại, đó là sự củng cố an toàn, được kiểm soát chặt chẽ của bộ máy Nhà nước xung quanh một nhân vật chuyên chế đang tự khẳng định theo cách này. Chúng ta nhớ đến vụ tai tiếng năm 2021, khi ông Tô Lâm còn ở bộ Công An, ăn tối trong một nhà hàng nổi tiếng ở Luân Đôn (Anh) với miếng bít tết dát vàng có giá cắt cổ. Vụ việc này được lan truyền và đưa tin rộng rãi ở Việt Nam. Thế nhưng qua đó cũng gửi đi một thông điệp đến người dân rằng có một người đứng trên mọi chỉ trích. Nhân vật quyền lực đó sẽ dẫn dắt Việt Nam trong kỉ nguyên tăng trưởng mới.Điều thực sự quan trọng cần phải nhấn mạnh một lần nữa ở đây là điều mà chúng ta chứng kiến không phải là thời kỳ đoạn tuyệt, mà ngược lại, chúng ta đang chứng kiến ​​một giai đoạn củng cố và tập trung quyền lực.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện IRSEM, Trường Quân sự Pháp.

Tạp chí Việt Nam
Quyền lực cá nhân tổng bí thư thông qua quá trình tinh giản bộ máy hành chính ở Việt Nam

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Feb 10, 2025 9:35


Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, trong đó có 6 bộ mới. Cơ cấu, tổ chức mới của bộ máy sẽ được Quốc Hội thông qua trong kỳ họp bất thường từ ngày 12-18/02/2025. Truyền thông nước ngoài đánh giá một bước đi “táo bạo” của chính quyền Việt Nam trước những thách thức kinh tế mới. Giới chuyên gia và quan sát quốc tế cũng nhận thấy quyền lực cá nhân ngày càng lớn của tổng bí thư Tô Lâm trong đợt cải cách này. “Cuộc cách mạng tinh gọn” được tổng bí thư Tô Lâm phát động cuối năm 2024, mà theo hãng tin Reuters, một trong những nguyên nhân là sự bất mãn ngày càng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài về tình trạng trì trệ trong phê duyệt dự án, ít nhiều liên quan đến công cuộc “đốt lò” của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Trang DW của Đức ngày 17/12/2024 lưu ý “cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy” không phải là chuyện chưa từng có, ví dụ từ 36 bộ trong những năm 1990 đã bị giảm xuống còn 22 cho đến năm 2021, nhưng lần này diễn ra chỉ khoảng một năm trước Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Tô Lâm được cho là hy vọng tiếp tục giữ chức tổng bí thư và “có ý định đưa những người thân cận vào các vị trí chủ chốt”, theo nhận định của nhà cựu ngoại giao Mỹ David Brown.Ngoài ra, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/02/2025, giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé tại Viện IRSEM, Trường Quân Sự Pháp, còn lưu ý đến ảnh hưởng ngày càng lớn của an ninh trong bộ máy Nhà nước mới : Không một bộ nào liên quan đến an ninh bị thay đổi hay sáp nhập.RFI : Tổng bí thư Tô Lâm đã thành công trong một cải cách lớn mà người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng không làm được : tinh gọn bộ máy hành chính, được coi là Cuộc « Đổi mới lần 2 », một cơ hội cho đất nước. Quá trình này có tầm quan trọng như thế nào cho những tham vọng phát triển của Việt Nam ? Benoît de Tréglodé :Trước tiên, tôi thấy đây là một cuộc cải cách rất quan trọng để suy ngẫm lại về vị trí của Nhà nước, tinh gọn bộ máy mà như chúng ta biết là ở Việt Nam vẫn khá nặng nề, cồng kềnh, đôi khi cực kỳ kém hiệu quả và theo cách nào đó, vẫn dung dưỡng từ bên trong nạn tham nhũng lan tràn toàn bộ xã hội Việt Nam. Do đó, cuộc cải cách lần này, do ông Tô Lâm thúc đẩy, phần nào đó cũng giống như cuộc cải cách do người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng tiến hành trong cuộc chiến chống tham nhũng với công cuộc “đốt lò”.Dân thường, người trần mắt thịt chỉ có thể hoan nghênh cuộc cải cách này, được coi là tốt cho tiến trình hiện đại hóa đất nước. Giống như ông Nguyễn Phú Trọng với cuộc chiến chống tham nhũng, ông Tô Lâm hiện giờ có thể giải thích rằng tinh gọn bộ máy Nhà nước để giúp đất nước đối phó với những thách thức kinh tế phía trước. Nhưng cần phải nhớ rằng ẩn sau những phát biểu hùng hồn đó, công cuộc cải cách cũng thường phục vụ cho những mục tiêu khác.Khi tôi còn sống ở Việt Nam, với những người bạn Việt, chúng tôi vẫn nói với nhau rằng nền hành chính ở Việt Nam là kiểu kết hợp nào đó giữa chính quyền Liên Xô và chính quyền Pháp. Đó là lời nói đùa khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Người ta thừa biết hầu hết các vị trí lớn trong chính quyền là phải bỏ tiền ra mua và tình trạng này tạo ra các hành vi tham nhũng để thu lại lợi nhuận từ “vốn đầu tư”. Có thể thấy căn bệnh cố hữu vẫn còn đó trong hệ thống và bộ máy hành chính Việt Nam. Đọc thêm : Chống tham nhũng trên thượng tầng : Việt Nam không để tác động đến lực hút đầu tư nước ngoàiBây giờ, cùng nhìn xem quá trình tinh giản này có ý nghĩa như nào ? Những bộ nào bị biến mất hoặc bị sáp nhập ? Không đi sâu vào chi tiết nhưng điều thú vị là người ta thấy những bộ bị xóa hoặc bị sáp nhập đều liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, phát triển, thương mại - những cơ quan tạo ra mối liên hệ lâu dài với đầu tư nước ngoài, với sự phát triển kinh tế của đất nước… Song song đó, những bộ không hề bị động tới trong đợt tinh giản lần này đều liên quan đến an ninh, như bộ Quốc Phòng và nhất là bộ Công An, hoàn toàn nằm ngoài và thậm chí còn là bên thắng lớn trong cuộc cải cách hành chính này.Do đó, cũng cần nhớ rằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này cũng là một hành động chính trị mạnh mẽ của ông Tô Lâm để củng cố quyền lực, chỉ vài tháng sau khi ông giữ chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Và điều này không hề dễ dàng và đẹp đẽ như những lời hoa mỹ được đưa ra.RFI : Liệu thông qua cuộc cách mạng tin gọn bộ máy Nhà nước lần này, có thể thấy được thành công và quyền lực cá nhân của tổng bí thư hiện nay ?Benoît de Tréglodé : Cần phải uyển chuyển trong kiểu phân tích như này. Chương trình tinh giản bộ máy hành chính mà ông Tô Lâm mong muốn được dựa trên một số nhu cầu nhất định để bộ máy Nhà nước có thể chuẩn bị cho những thách thức kinh tế trong những năm tới. Đó là một thực tế.Thứ hai, quá trình tinh giản lần này là một cuộc cải cách lớn, diễn ra ngay năm trước kỳ Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam, theo dự kiến là tháng 01/2026. Như tôi đã nói, đợt tái tổ chức này còn củng cố hơn nữa ảnh hưởng của các cơ quan an ninh trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, qua đó, tổng bí thư Tô Lâm cũng thấy cơ hội để giữ vững quyền lực, để tách những đối thủ tiềm tàng có thể có quanh ông trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội đảng sắp tới. Điều này cũng củng cố cho việc, mà tôi tin từ nhiều năm qua, rằng mục tiêu của ông Tô Lâm là tiếp tục giữ chức tổng bí thư sau đại hội tới. Và để làm được điều đó, phải chắc chắn là ít bị tranh cãi ngay trong bộ máy Nhà nước.RFI : Tháng 08/2024, tổng bí thư Tô Lâm phát biểu : “Không vì đẩy mạnh chống tham nhũng mà cản trở phát triển kinh tế”. Liệu có phải đây sẽ là hai chương trình lớn của ông trước kỳ Đại hội đảng sắp tới ?Benoît de Tréglodé : Cần phải đặt lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 trong đúng bối cảnh. “Câu thần chú” của đảng để có thể tiếp tục tính chính đáng và củng cố uy tín của đảng trong dân từ hơn 30 năm qua là thúc đẩy toàn bộ người dân Việt Nam làm giàu. Tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam với hơn 100 triệu dân, đã thực sự bùng nổ từ 20 năm qua và đã giúp đảng chính trị duy nhất ở Việt Nam củng cố quyền lực và cũng giúp duy trì những chỉ trích khá nhẹ nhàng trong xã hội. Đọc thêm : Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?Chúng ta thấy rõ điều này. Theo những cuộc thăm dò dư luận mới nhất được tiến hành ở các nước trong vùng, đa số người Việt cho rằng sự cởi mở hơn về chính trị - thường được gọi là “dân chủ” - không phải là một yêu cầu thực sự hiện nay và những gì đang diễn ra trong nước dưới sự lãnh đạo của đảng có thể mang lại sự thịnh vượng cho Việt Nam và tiếp tục quá trình phát triển của đất nước. Có thể thấy là có một thách thức lớn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mới này, được coi là nhiệm vụ chính của đảng. Đảng hiểu rõ điều này từ hơn 30 năm qua. Không có chuyện tách rời các mục tiêu chính trị, ý thức hệ với sứ mệnh theo đuổi sự phát triển kinh tế của đất nước và đấu tranh chống nạn tham nhũng trầm trọng. Ông Tô Lâm đã nói rõ mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm 2025 là 8%, sau khi đạt được hơn 7% năm 2024. Mục tiêu kinh tế đầy tham vọng này, đó cũng là thách thức rất lớn cho đất nước và người dân. Và như thường lệ, đảng tự cho mình là người bảo đảm tốt nhất để có thể theo đuổi các mục tiêu đó.Phải nhắc lại là không có sự tuyệt giao giữa sứ mệnh của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nặng về tư tưởng hơn và sứ mệnh của ông Tô Lâm, thực dụng hơn. Cho dù không thường xuyên hòa hợp với người tiền nhiệm, ông Tô Lâm vẫn được ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ và dần dần đưa vào vị trí người kế nhiệm tương lai. Chúng ta không quên là ông Tô Lâm, trước khi ông Trọng qua đời khoảng 8 tháng, đã nắm quyền kiểm soát Tiểu ban nhân sự, cũng như ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Những sự kiện đó là một quá trình diễn ra từ từ, không có sự đoạn tuyệt rõ ràng. Và những gì mà ông Tô Lâm đang làm hiện nay với chương trình tinh gọn bộ máy Nhà nước, cũng không nên coi đó là một sự đoạn tuyệt nào đó với công việc của người tiền nhiệm, mà ngược lại, đó là sự củng cố quyền lực, khá được cá nhân hóa, và sự xác nhận tham vọng của ông Tô Lâm để có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước với một bộ máy an ninh được tăng cường vào thời điểm ngay trước Đại hội sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam.RFI : Với tất cả những diễn biến hiện nay, liệu chúng ta có chứng kiến những sự kiện bất ngờ khác từ nay đến lúc diễn ra đại hội đảng vào đầu năm 2026 ?Benoît de Tréglodé : Vấn đề đối với các nhà nghiên cứu hoặc nhà quan sát là hiếm khi đoán trước được về điểm này, rất khó hình dung ra điều không thể tưởng tượng được. Nhưng rõ ràng là cuộc cải cách hành chính lớn hiện nay ở Việt Nam - ngoài những khó khăn có thể gây ra cho các công chức bị mất việc - được Trung Quốc ủng hộ rất rộng rãi. Bắc Kinh coi đó là một cuộc cách mạng đi đúng hướng và là một cuộc cải cách hữu ích để củng cố sức mạnh của đảng Cộng sản Việt Nam, giúp đảng duy trì vững chắc quyền lực. Đọc thêm : Tô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bảnXin nhắc lại là tình hình hiện nay không phải là đoạn tuyệt hay một kiểu sự kiện bất ngờ diễn ra phá vỡ đà tiến mà ngược lại, đó là sự củng cố an toàn, được kiểm soát chặt chẽ của bộ máy Nhà nước xung quanh một nhân vật chuyên chế đang tự khẳng định theo cách này. Chúng ta nhớ đến vụ tai tiếng năm 2021, khi ông Tô Lâm còn ở bộ Công An, ăn tối trong một nhà hàng nổi tiếng ở Luân Đôn (Anh) với miếng bít tết dát vàng có giá cắt cổ. Vụ việc này được lan truyền và đưa tin rộng rãi ở Việt Nam. Thế nhưng qua đó cũng gửi đi một thông điệp đến người dân rằng có một người đứng trên mọi chỉ trích. Nhân vật quyền lực đó sẽ dẫn dắt Việt Nam trong kỉ nguyên tăng trưởng mới.Điều thực sự quan trọng cần phải nhấn mạnh một lần nữa ở đây là điều mà chúng ta chứng kiến không phải là thời kỳ đoạn tuyệt, mà ngược lại, chúng ta đang chứng kiến ​​một giai đoạn củng cố và tập trung quyền lực.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện IRSEM, Trường Quân sự Pháp.

Cultures monde
Diasporas chinoises 1/4 : De Bangkok à Singapour, une “grande famille” ?

Cultures monde

Play Episode Listen Later Jan 27, 2025 58:43


durée : 00:58:43 - Cultures Monde - par : Julie Gacon, Mélanie Chalandon - Siècle après siècle, des communautés chinoises se sont implantées en Asie du Sud-Est, non sans susciter méfiance et hostilité dans les pays d'accueil. Face aux tentatives d'instrumentalisation de Pékin et à la montée des Triades criminelles, l'identité chinoise n'est pas toujours simple à assumer. - réalisation : Sam Baquiast - invités : Arnaud Leveau Professeur associé à l'Université Paris Dauphine; Carine Pina Chercheuse à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM); Eric Frécon Chercheur à l'Australian Strategic Policy Institute (ASPI)

Cultures monde
Fonctionnaires à vif 3/4 : Russie : la fabrique de la loyauté

Cultures monde

Play Episode Listen Later Jan 22, 2025 58:45


durée : 00:58:45 - Cultures Monde - par : Julie Gacon, Mélanie Chalandon - L'administration russe est étroitement liée au pouvoir politique et un de ses piliers essentiels. Dans ce système vertical, où les postes sont distribués par le biais de nominations, la loyauté prime sur les compétences. - réalisation : Sam Baquiast - invités : Anna Colin Lebedev Maîtresse de conférences en science politique à l'université Paris-Nanterre, spécialiste de l'Ukraine et de la Russie post-soviétique; Victor Violier Chercheur en politique comparée et en sociologie militaire et des institutions à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM) et chercheur associé à l'Institut des Sciences sociales du Politique (ISP); Carole Sigman Chargée de recherche en science politique au CNRS, rattachée au Centre d'études russes, caucasiennes, est-européennes et centre-asiatiques (CERCEC)

Affaires étrangères
2025 : les Européens face à Poutine

Affaires étrangères

Play Episode Listen Later Jan 4, 2025 59:04


durée : 00:59:04 - Affaires étrangères - par : Christine Ockrent - En cette année 2025, la guerre prendra-t-elle fin sur notre continent ? Quel serait notre rôle dans d'éventuelles négociations ? - réalisation : Luc-Jean Reynaud - invités : Thomas Gomart Historien des relations internationales, directeur de l'Institut français des relations internationales (IFRI).; Jacques Rupnik Historien, politologue, directeur de recherche émérite au CERI/Sciences Po; Camille Grand Chercheur, spécialiste des questions de défense au Conseil Européen pour les relations internationales (ECFR) et ancien Secrétaire général adjoint de l'OTAN. ; Maxime Audinet Chercheur à l'Institut de recherche stratégique de l'Ecole militaire (IRSEM) et cofondateur du collectif de recherche CORUSCANT, qui vise à repenser les études sur la Russie après l'invasion à grande-échelle de l'Ukraine; Jaroslaw Kuisz Rédacteur en chef de l'hebdomadaire sociopolitique "Kultura Liberalna", chercheur à l'université de Varsovie, chercheur associé à l'Institut d'histoire du temps présent du CNRS et senior fellow au Zentrum Liberale Moderne de Berlin

TẠP CHÍ VIỆT NAM
2024 : Năm đổi mới thượng tầng lãnh đạo và chiến lược quân sự Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Dec 30, 2024 10:21


Năm 2024 là một năm thành công về kinh tế và tăng trưởng cho Việt Nam, tăng trưởng GDP được ngân hàng HSBC dự báo 7%. Việt Nam muốn trở thành miền đất hứa cho các đại tập đoàn công nghệ. Tuy nhiên, những xáo trộn trên thượng tầng lãnh đạo, cùng với những đại án tham nhũng cũng gây không ít quan ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, dù Hà Nội luôn khẳng định về sự ổn định chính trị và nghiêm trị tham nhũng, được coi là “có hệ thống” ở Việt Nam. RFI Tiếng Việt điểm lại một số sự kiện quan trọng trong năm 2024 tại Việt Nam với phần nhận định của một số chuyên gia khách mời.Một chủ tịch nước từ chức, một tổng bí thư qua đời và một nhân vật quyền lực mớiNgày 20/03/2024, ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam phải từ chức trong vòng hơn một năm. Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 21/03, nhận định : “(…) Nếu kể cả người được ông Trọng bảo vệ cũng “ngã ngựa”, có nghĩa là ông Trọng không còn mạnh như trước, cho nên các đối thủ của ông tự cho phép đánh bật ông Võ Văn Thưởng, trong khi trước đó, đích thân ông Trọng đã can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Võ Văn Thưởng vì một vài rắc rối liên quan đến gia đình (…)”. Đọc thêm : Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An lúc đó, đã làm đúng chỉ đạo của tổng bí thư Trọng không để “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng công cuộc “đốt lò” cũng giúp làm tăng quyền lực cá nhân của ông. Hai tháng sau, ngày 02/05, ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc Hội. Đến ngày 22/05, ông Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước. Theo nhiều nhà quan sát quốc tế, chiếc ghế, dù bị coi “có dớp”, chỉ là bàn đạp để ông Tô Lâm tiến đến chức vụ cao nhất - tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam do tình hình sức khỏe của ông Trọng không được tốt. Chiều 19/07, tổng bí thư Trọng qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Và người trực tiếp “đốt lò” kiêm luôn hai chức vụ cao nhất Việt Nam : tổng bí thư - chủ tịch nước. Tính toán này đã có từ lâu, theo nhận định ngày 19/07 của chuyên gia Benoît de Tréglodé : “(…) Trước tiên phải nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí bộ trưởng Công An của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng (…)”.Khi tiếp tục di sản của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm có một số lợi thế, theo quan sát của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore : “(…) Bản thân người kế nhiệm cũng sẽ có những lợi ích trong việc duy trì cuộc chiến chống tham nhũng này, cụ thể là có thể tiếp tục sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để kiểm soát nội bộ và có thể hướng tới kiểm soát các đối thủ chính trị, thông qua việc thanh trừng những người có thể gây nguy cơ đối với quyền lực của họ. Cuộc chiến chống tham nhũng này vẫn sẽ tiếp tục dưới thời lãnh đạo mới. Vấn đề đặt ra là cách thức tiến hành của họ sẽ như thế nào, quy mô, cũng như cường độ của cuộc chiến sẽ ra sao (…)”.  Đọc thêm : Chống tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt chuột không để vỡ bình"Ngoài các vụ “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình” trên thượng tầng lãnh đạo Nhà nước, như vụ “chuyến bay giải cứu” đang xét xử giai đoạn 2 và đại án Việt Á khiến 2 cựu bộ trưởng vào tù và ông Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức chủ tịch nước trước đó, còn phải nhắc đến đại án Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB liên quan đến các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Đầu tháng 12, tòa phúc thẩm đã y án tử hình được tuyên vào tháng 04 đối với bà Trương Mỹ Lan vì biển thủ 12 tỷ đô la - số tiền tương đương khoảng 3% toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Theo trang CNN ngày 06/12, “quy mô của vụ gian lận đã làm lung lay niềm tin vào một nền kinh tế hy vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi các đối thủ cạnh tranh, như nước láng giềng Trung Quốc” do những căng thẳng thương mại có thể còn gia tăng dưới nhiệm kỳ hai của tổng thống Mỹ Donald Trump.Việt Nam nâng kỷ lục Đối tác chiến lược toàn diệnTuy nhiên, về đối ngoại, quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”. Trả lời RFI Tiếng Việt tháng 08, nghiên cứu sinh Vũ Khang, chuyên về an ninh Đông Á, Trường đại học Boston (Boston Collegue, Mỹ), đưa ra hai lý do :“(…) Thứ nhất, ngoại giao Việt Nam từ xưa đến nay, mục tiêu đầu tiên vẫn là kiềm chế và trấn an được Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc vẫn đang ổn định nên Việt Nam không có nhu cầu để phải có những thay đổi lớn trong ngoại giao (…) Lý do thứ hai, chính sách đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay vẫn do Bộ Chính Trị quyết định chứ không phải là do một cá nhân, bất kể cá nhân đấy có là tổng bí thư hay là chủ tịch nước đi chăng nữa (…) Cho nên, chừng nào các thành viên còn lại trong Bộ Chính Trị không muốn thay đổi đường lối chính sách “ngoại giao cây tre” hiện giờ thì việc thay đổi nhà lãnh đạo cấp cao nhất là tổng bí thư cũng sẽ không có tác động lớn đối với đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam (…)”. Đọc thêm : Việt Nam : Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”Chỉ trong 6 tháng ngắn ngủi giữ chức chủ tịch nước (22/05 - 21/10/2024), ông Tô Lâm công du 8 nước (1), dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ), hội nghị cấp cao Pháp ngữ tại Pháp và trong chuyến công du này, ngày 07/10, hai nước đã nâng cấp quan hệ. Pháp trở thành nước thứ 8 trên thế giới (2) - sau Úc là nước thứ 7 vào đầu năm - và là quốc gia đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu thiết lập hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Trước đó, nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với khách mời là bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu, hai nước đã nhất trí “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”.Nhìn vào lựa chọn 8 đối tác chiến lược toàn diện, có thể thấy chủ trương của Việt Nam là đa dạng hóa đối tác, đặc biệt là về quân sự, để tránh bị phụ thuộc và giữ thế cân bằng. Ngoài ra, còn có yếu tố kinh tế, theo giải thích của nhà nghiên cứu Zachary M. Abuza, Trường National College War, Mỹ, với RFI Tiếng Việt ngày 21/10 :“Nếu nhìn vào các đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập, tất cả đều là các đối tác kinh tế lớn. Đây luôn là tôn chỉ của Việt Nam trong chính sách ngoại giao. Hà Nội đang nỗ lực để trở thành một nước phát triển, hoặc ít nhất là trong nhóm nước có thu nhập cao từ nay đến 2045. Do vậy, nâng cấp quan hệ với Pháp là một lựa chọn quan trọng cho Việt Nam (…). Paris có một trang sử dài với Hà Nội và Việt Nam đã đấu tranh trong nhiều năm để giành lại độc lập từ Pháp. Do vậy, tôi nghĩ rằng, về mặt biểu tượng, đó là điều quan trọng để Pháp trở thành nước châu Âu đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ này (…)”.Việt Nam đa dạng đối tác quân sự đối phó với Trung QuốcCòn nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédeon cho rằng Việt Nam cũng trông cậy vào ủng hộ của Pháp về lập trường đối với Biển Đông :“Điều đáng chú ý trong tuyên bố chung ngày 07/10 là việc Pháp nhắc đến việc hỗ trợ nguồn lực quân sự cho Hà Nội, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển. Và điều này phù hợp với mong muốn của Việt Nam trong việc tăng cường năng lực làm chủ, kiểm soát không gian biển, trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc (…) Theo tôi, Pháp quan tâm về việc liệu Việt Nam có đủ phương tiện để tự vệ, và khả năng đối phó với xâm lược quân sự nếu cần thiết. Trung Quốc cũng đang lưu ý đến điều này. Nhưng phải nhắc lại rằng Việt Nam cũng duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, trong đó có hợp tác quân sự, bất chấp những sóng gió giữa hai bên”. Đọc thêm : Nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện với Pháp, chủ tịch Tô Lâm muốn thể hiện năng lực ngoại giao, ổn định chính trị Việt NamViệt Nam đã tổ chức thành công Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ hai (từ 11-22/12/2024) và ký 16 hợp đồng trị giá hơn 286 triệu đô la với các đối tác nước ngoài, trong khi theo báo cáo ngày 11/03/2024 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), Việt Nam gần như không mua sắm vũ khí trong năm 2023.Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc, nhận định : “Hoạt động triển lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội (…). Điểm này cũng nằm trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một trong những điều cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người nói là “tự chủ chiến lược”(…)”. Đọc thêm : Triển lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu thiết bị quân sựMở rộng đảo ở Trường Sa để bảo vệ chủ quyền nhưng tránh làm phật lòng Trung QuốcTự chủ là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khi Trung Quốc đòi độc chiếm hầu hết Biển Đông. Việt Nam cũng áp dụng cách tiếp cận như của Trung Quốc, “mở rộng sự hiện diện quân sự thông qua các sáng kiến ​​xây dựng đảo chiến lược để củng cố yêu sách lãnh thổ trong khu vực”, theo nhận định của trang Asia Media Centre ngày 24/10. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á - AMTI, công bố ngày 07/06, dự báo năm 2024 sẽ là năm bồi đắp đảo kỷ lục của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, với diện tích đất được bồi đắp gần bằng tổng hai năm trước đó.Tuy nhiên, Trung Quốc cho tới nay vẫn im lặng về các hoạt động của Việt Nam, trái ngược với thái độ hung hăng với Philippines. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích :“Thứ nhất, Trung Quốc không phản đối bởi vì Trung Quốc mới là xây nhiều. Việt Nam chắc là không bao giờ theo kịp Trung Quốc trong việc tôn tạo các thực thể trên Biển Đông. Trung Quốc còn quân sự hóa các đảo đó, biến thành những tiền đồn. Việt Nam thì chắc là sẽ không có các tiền đồn (…). Thứ hai, có lẽ Việt Nam cũng khéo léo chọn thời điểm mà Trung Quốc cũng đang muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Việt Nam cũng đang cố gắng giữ quan hệ với Trung Quốc ở mức tốt đẹp để phía Trung Quốc không có phản ứng nhiều trong trường hợp này”. Đọc thêm : Biển Đông: Việt Nam gia tăng bồi đắp đảo để mở rộng sự hiện diệnĐây cũng là quan điểm của giáo sư Huỳnh Tam Sang, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, được báo mạng Hồng Kông SCMP trích dẫn ngày 22/12. Việt Nam vẫn cần thể hiện với Trung Quốc về tính chất “đặc biệt” và “duy nhất” trong mối quan hệ song phương, dấu hiệu mới nhất là “nỗ lực tiên phong”, theo đánh giá của Global Times khi đưa thêm vế an ninh nội địa để biến thành đối thoại “3+3” (ngoại giao, quốc phòng, an ninh nội địa).****(1) Lào, Cam Bốt (11-13/07), Trung Quốc (18-20/08), Mỹ, Cuba (21/09-27/09), Mông Cổ, Ireland, Pháp (30/09-07/10)(2) Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (2023), Nhật Bản (2023), Úc (2024).

Tạp chí Việt Nam
2024 : Năm đổi mới thượng tầng lãnh đạo và chiến lược quân sự Việt Nam

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Dec 30, 2024 10:21


Năm 2024 là một năm thành công về kinh tế và tăng trưởng cho Việt Nam, tăng trưởng GDP được ngân hàng HSBC dự báo 7%. Việt Nam muốn trở thành miền đất hứa cho các đại tập đoàn công nghệ. Tuy nhiên, những xáo trộn trên thượng tầng lãnh đạo, cùng với những đại án tham nhũng cũng gây không ít quan ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, dù Hà Nội luôn khẳng định về sự ổn định chính trị và nghiêm trị tham nhũng, được coi là “có hệ thống” ở Việt Nam. RFI Tiếng Việt điểm lại một số sự kiện quan trọng trong năm 2024 tại Việt Nam với phần nhận định của một số chuyên gia khách mời.Một chủ tịch nước từ chức, một tổng bí thư qua đời và một nhân vật quyền lực mớiNgày 20/03/2024, ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam phải từ chức trong vòng hơn một năm. Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 21/03, nhận định : “(…) Nếu kể cả người được ông Trọng bảo vệ cũng “ngã ngựa”, có nghĩa là ông Trọng không còn mạnh như trước, cho nên các đối thủ của ông tự cho phép đánh bật ông Võ Văn Thưởng, trong khi trước đó, đích thân ông Trọng đã can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Võ Văn Thưởng vì một vài rắc rối liên quan đến gia đình (…)”. Đọc thêm : Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An lúc đó, đã làm đúng chỉ đạo của tổng bí thư Trọng không để “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng công cuộc “đốt lò” cũng giúp làm tăng quyền lực cá nhân của ông. Hai tháng sau, ngày 02/05, ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc Hội. Đến ngày 22/05, ông Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước. Theo nhiều nhà quan sát quốc tế, chiếc ghế, dù bị coi “có dớp”, chỉ là bàn đạp để ông Tô Lâm tiến đến chức vụ cao nhất - tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam do tình hình sức khỏe của ông Trọng không được tốt. Chiều 19/07, tổng bí thư Trọng qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Và người trực tiếp “đốt lò” kiêm luôn hai chức vụ cao nhất Việt Nam : tổng bí thư - chủ tịch nước. Tính toán này đã có từ lâu, theo nhận định ngày 19/07 của chuyên gia Benoît de Tréglodé : “(…) Trước tiên phải nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí bộ trưởng Công An của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng (…)”.Khi tiếp tục di sản của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm có một số lợi thế, theo quan sát của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore : “(…) Bản thân người kế nhiệm cũng sẽ có những lợi ích trong việc duy trì cuộc chiến chống tham nhũng này, cụ thể là có thể tiếp tục sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để kiểm soát nội bộ và có thể hướng tới kiểm soát các đối thủ chính trị, thông qua việc thanh trừng những người có thể gây nguy cơ đối với quyền lực của họ. Cuộc chiến chống tham nhũng này vẫn sẽ tiếp tục dưới thời lãnh đạo mới. Vấn đề đặt ra là cách thức tiến hành của họ sẽ như thế nào, quy mô, cũng như cường độ của cuộc chiến sẽ ra sao (…)”.  Đọc thêm : Chống tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt chuột không để vỡ bình"Ngoài các vụ “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình” trên thượng tầng lãnh đạo Nhà nước, như vụ “chuyến bay giải cứu” đang xét xử giai đoạn 2 và đại án Việt Á khiến 2 cựu bộ trưởng vào tù và ông Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức chủ tịch nước trước đó, còn phải nhắc đến đại án Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB liên quan đến các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Đầu tháng 12, tòa phúc thẩm đã y án tử hình được tuyên vào tháng 04 đối với bà Trương Mỹ Lan vì biển thủ 12 tỷ đô la - số tiền tương đương khoảng 3% toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Theo trang CNN ngày 06/12, “quy mô của vụ gian lận đã làm lung lay niềm tin vào một nền kinh tế hy vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi các đối thủ cạnh tranh, như nước láng giềng Trung Quốc” do những căng thẳng thương mại có thể còn gia tăng dưới nhiệm kỳ hai của tổng thống Mỹ Donald Trump.Việt Nam nâng kỷ lục Đối tác chiến lược toàn diệnTuy nhiên, về đối ngoại, quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”. Trả lời RFI Tiếng Việt tháng 08, nghiên cứu sinh Vũ Khang, chuyên về an ninh Đông Á, Trường đại học Boston (Boston Collegue, Mỹ), đưa ra hai lý do :“(…) Thứ nhất, ngoại giao Việt Nam từ xưa đến nay, mục tiêu đầu tiên vẫn là kiềm chế và trấn an được Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc vẫn đang ổn định nên Việt Nam không có nhu cầu để phải có những thay đổi lớn trong ngoại giao (…) Lý do thứ hai, chính sách đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay vẫn do Bộ Chính Trị quyết định chứ không phải là do một cá nhân, bất kể cá nhân đấy có là tổng bí thư hay là chủ tịch nước đi chăng nữa (…) Cho nên, chừng nào các thành viên còn lại trong Bộ Chính Trị không muốn thay đổi đường lối chính sách “ngoại giao cây tre” hiện giờ thì việc thay đổi nhà lãnh đạo cấp cao nhất là tổng bí thư cũng sẽ không có tác động lớn đối với đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam (…)”. Đọc thêm : Việt Nam : Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”Chỉ trong 6 tháng ngắn ngủi giữ chức chủ tịch nước (22/05 - 21/10/2024), ông Tô Lâm công du 8 nước (1), dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ), hội nghị cấp cao Pháp ngữ tại Pháp và trong chuyến công du này, ngày 07/10, hai nước đã nâng cấp quan hệ. Pháp trở thành nước thứ 8 trên thế giới (2) - sau Úc là nước thứ 7 vào đầu năm - và là quốc gia đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu thiết lập hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Trước đó, nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với khách mời là bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu, hai nước đã nhất trí “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”.Nhìn vào lựa chọn 8 đối tác chiến lược toàn diện, có thể thấy chủ trương của Việt Nam là đa dạng hóa đối tác, đặc biệt là về quân sự, để tránh bị phụ thuộc và giữ thế cân bằng. Ngoài ra, còn có yếu tố kinh tế, theo giải thích của nhà nghiên cứu Zachary M. Abuza, Trường National College War, Mỹ, với RFI Tiếng Việt ngày 21/10 :“Nếu nhìn vào các đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập, tất cả đều là các đối tác kinh tế lớn. Đây luôn là tôn chỉ của Việt Nam trong chính sách ngoại giao. Hà Nội đang nỗ lực để trở thành một nước phát triển, hoặc ít nhất là trong nhóm nước có thu nhập cao từ nay đến 2045. Do vậy, nâng cấp quan hệ với Pháp là một lựa chọn quan trọng cho Việt Nam (…). Paris có một trang sử dài với Hà Nội và Việt Nam đã đấu tranh trong nhiều năm để giành lại độc lập từ Pháp. Do vậy, tôi nghĩ rằng, về mặt biểu tượng, đó là điều quan trọng để Pháp trở thành nước châu Âu đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ này (…)”.Việt Nam đa dạng đối tác quân sự đối phó với Trung QuốcCòn nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédeon cho rằng Việt Nam cũng trông cậy vào ủng hộ của Pháp về lập trường đối với Biển Đông :“Điều đáng chú ý trong tuyên bố chung ngày 07/10 là việc Pháp nhắc đến việc hỗ trợ nguồn lực quân sự cho Hà Nội, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển. Và điều này phù hợp với mong muốn của Việt Nam trong việc tăng cường năng lực làm chủ, kiểm soát không gian biển, trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc (…) Theo tôi, Pháp quan tâm về việc liệu Việt Nam có đủ phương tiện để tự vệ, và khả năng đối phó với xâm lược quân sự nếu cần thiết. Trung Quốc cũng đang lưu ý đến điều này. Nhưng phải nhắc lại rằng Việt Nam cũng duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, trong đó có hợp tác quân sự, bất chấp những sóng gió giữa hai bên”. Đọc thêm : Nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện với Pháp, chủ tịch Tô Lâm muốn thể hiện năng lực ngoại giao, ổn định chính trị Việt NamViệt Nam đã tổ chức thành công Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ hai (từ 11-22/12/2024) và ký 16 hợp đồng trị giá hơn 286 triệu đô la với các đối tác nước ngoài, trong khi theo báo cáo ngày 11/03/2024 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), Việt Nam gần như không mua sắm vũ khí trong năm 2023.Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc, nhận định : “Hoạt động triển lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội (…). Điểm này cũng nằm trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một trong những điều cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người nói là “tự chủ chiến lược”(…)”. Đọc thêm : Triển lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu thiết bị quân sựMở rộng đảo ở Trường Sa để bảo vệ chủ quyền nhưng tránh làm phật lòng Trung QuốcTự chủ là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khi Trung Quốc đòi độc chiếm hầu hết Biển Đông. Việt Nam cũng áp dụng cách tiếp cận như của Trung Quốc, “mở rộng sự hiện diện quân sự thông qua các sáng kiến ​​xây dựng đảo chiến lược để củng cố yêu sách lãnh thổ trong khu vực”, theo nhận định của trang Asia Media Centre ngày 24/10. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á - AMTI, công bố ngày 07/06, dự báo năm 2024 sẽ là năm bồi đắp đảo kỷ lục của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, với diện tích đất được bồi đắp gần bằng tổng hai năm trước đó.Tuy nhiên, Trung Quốc cho tới nay vẫn im lặng về các hoạt động của Việt Nam, trái ngược với thái độ hung hăng với Philippines. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích :“Thứ nhất, Trung Quốc không phản đối bởi vì Trung Quốc mới là xây nhiều. Việt Nam chắc là không bao giờ theo kịp Trung Quốc trong việc tôn tạo các thực thể trên Biển Đông. Trung Quốc còn quân sự hóa các đảo đó, biến thành những tiền đồn. Việt Nam thì chắc là sẽ không có các tiền đồn (…). Thứ hai, có lẽ Việt Nam cũng khéo léo chọn thời điểm mà Trung Quốc cũng đang muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Việt Nam cũng đang cố gắng giữ quan hệ với Trung Quốc ở mức tốt đẹp để phía Trung Quốc không có phản ứng nhiều trong trường hợp này”. Đọc thêm : Biển Đông: Việt Nam gia tăng bồi đắp đảo để mở rộng sự hiện diệnĐây cũng là quan điểm của giáo sư Huỳnh Tam Sang, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, được báo mạng Hồng Kông SCMP trích dẫn ngày 22/12. Việt Nam vẫn cần thể hiện với Trung Quốc về tính chất “đặc biệt” và “duy nhất” trong mối quan hệ song phương, dấu hiệu mới nhất là “nỗ lực tiên phong”, theo đánh giá của Global Times khi đưa thêm vế an ninh nội địa để biến thành đối thoại “3+3” (ngoại giao, quốc phòng, an ninh nội địa).****(1) Lào, Cam Bốt (11-13/07), Trung Quốc (18-20/08), Mỹ, Cuba (21/09-27/09), Mông Cổ, Ireland, Pháp (30/09-07/10)(2) Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (2023), Nhật Bản (2023), Úc (2024).

Sur le front climatique
Géo-ingénierie : les implications géostratégiques des technologies climatiques. Avec Dr. Marine De Guglielmo Weber

Sur le front climatique

Play Episode Listen Later Nov 21, 2024 32:00


La géo-ingénierie est un ensemble de techniques qui ont pour ambition d'exercer une modification délibérée sur notre environnement à grande échelle afin de compenser les conséquences des changements climatiques. Cette solution a progressivement pris de l'ampleur au sein des négociations internationales sur la lutte contre les changements climatiques grâce au « paradigme de la compensation ». Cet idéal de la compensation, né dès le Protocole de Kyoto en 1997 et réaffirmé en 2015, est défini par la volonté de la communauté internationale de neutraliser les émissions de carbone qui ne pourront pas être capturées a posteriori, à défaut de les supprimer.Dans ce treizième épisode, Julia Tasse et Mathilde Jourde s'entretiennent avec Dr. Marine de Guglielmo Weber, chercheuse environnement, énergie et matières premières stratégiques à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM), à l'occasion de la parution de son ouvrage co-écrit avec Rémi Noyon Le Grand retournement - Comment la géo-ingénierie infiltre les politiques climatiques (Les liens qui libèrent, 2024) et de la publication de sa note co-écrite avec Sofia Kabbej « Géo-ingénierie solaire : enjeux géostratégiques et de défense » dans le cadre de l'Observatoire Défense et Climat en novembre 2023. Ensemble, elles dressent un état des lieux des différentes techniques et catégories de géo-ingénierie ainsi que des acteurs clés qui composent ce secteur, tout en analysant la manière dont la géo-ingénierie solaire s'articule avec les enjeux de défense et de sécurité. Crédits« Sur le front climatique » est un podcast de l'Observatoire Défense & Climat produit par l'IRIS pour le compte de la DGRIS du ministère des Armées. Cet entretien a été enregistré dans les locaux de l'IRIS (Paris, 11e).Édition : Julia Tasse, Mathilde JourdePrise de son, communication : Coline LarocheMontage : Ernest GermouhGénérique : Near Deaf ExperienceHébergé par Ausha. Visitez ausha.co/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

Le podcast de So Sweet Planet
(2) Faut-il changer le climat ou changer nos sociétés ? 2/2 La géo-ingénierie veut-elle sauver l'humanité ou sauver le capitalisme ? L'interview de Remi Noyon

Le podcast de So Sweet Planet

Play Episode Listen Later Oct 28, 2024 41:24


Épisode n°2 sur 2 - "Le grand retournement, Comment la géo-ingénierie infiltre les politiques climatiques" est un livre très dense, formidablement documenté et passionnant ! Il a été co-écrit par Marine de Guglielmo Weber - chercheuse en environnement, énergie et matières premières stratégiques à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (Irsem) - et Rémi Noyon, journaliste au Nouvel Obs, chef adjoint de la rubrique idées, où il travaille sur les questions environnementales."L'aspiration du dioxyde de carbone est incluse dans les scénarios du GIEC, malgré les doutes sur son efficacité. La possibilité d'un "voile solaire" est étudiée en détail. Certain·es y voient un moyen de ralentir le réchauffement sans toucher aux bases du capitalisme. D'autres le considèrent comme un dernier recours pour éviter des catastrophes irréversibles. Une minorité rêve même d'un "Anthropocène heureux" où nous contrôlerions les cycles naturels de la Terre.Cet ouvrage retrace l'histoire de ces projets, explore la culture scientifique et philosophique qui les sous-tend, et examine leurs implications en termes de gouvernance et de conflits géopolitiques. Une préoccupation majeure demeure : que ces solutions incertaines retardent les changements nécessaires et transforment l'urgence climatique en climat d'urgence, propice à des interventions risquées."Acheter "Le grand retournement, Comment la géo-ingénierie infiltre les politiques climatiques" de Marine de Guglielmo Weber & Rémi Noyon, éditions Les Liens qui Libèrent, sur le site Place des Libraires (librairies indépendantes)

Le podcast de So Sweet Planet
Faut-il changer le climat ou changer nos sociétés ? 1/2 La géo-ingénierie veut-elle sauver l'humanité ou sauver le capitalisme ? L'interview de Remi Noyon

Le podcast de So Sweet Planet

Play Episode Listen Later Oct 28, 2024 53:06


Épisode n°1 sur 2 - "Le grand retournement, Comment la géo-ingénierie infiltre les politiques climatiques" est un livre très dense, formidablement documenté et passionnant ! Il a été co-écrit par Marine de Guglielmo Weber - chercheuse en environnement, énergie et matières premières stratégiques à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (Irsem) - et Rémi Noyon, journaliste au Nouvel Obs, chef adjoint de la rubrique idées, où il travaille sur les questions environnementales."L'aspiration du dioxyde de carbone est incluse dans les scénarios du GIEC, malgré les doutes sur son efficacité. La possibilité d'un "voile solaire" est étudiée en détail. Certain·es y voient un moyen de ralentir le réchauffement sans toucher aux bases du capitalisme. D'autres le considèrent comme un dernier recours pour éviter des catastrophes irréversibles. Une minorité rêve même d'un "Anthropocène heureux" où nous contrôlerions les cycles naturels de la Terre.Cet ouvrage retrace l'histoire de ces projets, explore la culture scientifique et philosophique qui les sous-tend, et examine leurs implications en termes de gouvernance et de conflits géopolitiques. Une préoccupation majeure demeure : que ces solutions incertaines retardent les changements nécessaires et transforment l'urgence climatique en climat d'urgence, propice à des interventions risquées."Acheter "Le grand retournement, Comment la géo-ingénierie infiltre les politiques climatiques" de Marine de Guglielmo Weber & Rémi Noyon, éditions Les Liens qui Libèrent, sur le site Place des Libraires (librairies indépendantes)

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jul 22, 2024 10:12


Chủ tịch nước Tô Lâm trở thành người quyền lực nhất Việt Nam khi kiêm nhiệm chức tổng bí thư đảng Cộng Sản từ ngày 18/07/2024. Giới quan sát và truyền thông phương Tây đều cho rằng ông Tô Lâm « có khả năng củng cố quyền lực hơn nữa ». Là người trực tiếp chống tham nhũng và cũng là « người cuối cùng trụ lại », ông Tô Lâm sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng nhưng « phục vụ cả lợi ích riêng », theo nhận định của giáo sư Zachary Abuza, Trường Chiến tranh Quốc gia Washington.Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là « bước đệm » cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam - tổng bí thư và chủ tịch nước - là « một thắng lợi hoàn toàn » của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).Ông đánh giá : « Đây là một chính trị gia vô cùng quyền lực, nhận được sự ủng hộ của một bộ (Công An) nằm trọng tâm của dự án chính trị. Chúng ta sẽ thấy một sự cá nhân hóa quyền lực xung quanh ông ». Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 19/07, chuyên gia về Việt Nam Benoît de Tréglodé, nhấn mạnh sẽ « không có đoạn tuyệt », mà là « tiếp nối » chính sách của người tiền nhiệm. Có nghĩa là chiến dịch « đốt lò » sẽ tiếp diễn, nhưng được điều phối để tránh ảnh hưởng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.RFI : Ông Tô Lâm dường như từng không muốn trở thành chủ tịch nước Việt Nam nếu như chỉ giữ một mình chức vụ này nhưng hiện giờ ông đang giữ vị trí mà ông Võ Văn Thưởng phải từ bỏ. Chức vụ mà ông Tô Lâm thực sự nhắm tới là tổng bí thư đảng Cộng Sản, hiện giờ ông được bộ Chính Trị chỉ định thay thế cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Như vậy ông kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất. Liệu cuối cùng thời điểm có đến sớm hơn so với dự kiến không ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí bộ trưởng Công An của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng.Vị trí chủ tịch nước có tầm quan trọng tương đối hình thức trong hệ thống chính trị Việt Nam, ông Tô Lâm không quan tâm trực tiếp đến chức vụ này. Nếu ông chấp nhận đảm nhiệm vai trò chủ tịch nước, đó là vì ông biết dù sao đi nữa thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không còn nhiều thời gian và chức chủ tịch nước thực sự chỉ là hình thức chuyển tiếp đối với ông. Xin nhắc lại là trong lịch sử chính trị Việt Nam đã có một số lần vị trí chủ tịch nước và tổng bí thư do cùng một người đảm nhiệm, ví dụ sau khi chủ tịch nước Trần Đại Quang mất, ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm từ năm 2019 đến 2021.Hiện giờ, có lẽ chính việc tạm quyền, điều mà ông từng ngóng đợi và hy vọng đó, sẽ đưa ông giữ chức vụ này ít nhất cho đến đại hội sắp tới của đảng Cộng Sản Việt Nam, vào đầu năm 2026. Cho nên, xin nhắc lại, đó là điều mà ông Tô Lâm đã tính toán.RFI : Tại sao « đây là một thắng lợi hoàn toàn đối với ông » Tô Lâm, theo đánh giá của ông với một số cơ quan truyền thông Pháp ? Benoît de Tréglodé : Điều đầu tiên cần ghi nhận là trong những năm qua, với sự thay đổi của bối cảnh quốc tế, các cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên, khủng hoảng Covid-19, tất cả các xã hội đều suy yếu. Vì vậy mục tiêu của các nhà lãnh đạo đất nước - vốn khá độc đoán - là làm mọi cách để bảo vệ sự phát triển yên bình của đất nước.Và nhìn từ góc độ này, trật tự là một khái niệm cực kỳ quan trọng. Đó cũng là điểm chung đã đưa ông Nguyễn Phú Trọng đến gần ông Tô Lâm hơn, lúc đó mới chỉ là bộ trưởng Công An chứ không phải là người kế thừa.Mối quan hệ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm đôi lúc vô cùng sóng gió. Nhưng rõ ràng họ có chung quan niệm là xã hội Việt Nam phải có kỷ cương, không thể để đất nước được quản lý theo cách « hỗn loạn, bất ổn » và cần phải cân bằng giữa chủ trương « cởi mở về chính trị » và quan niệm « chặt chẽ về trật tự ». Do đó, trật tự và việc duy trì trật tự là trọng tâm trong dự án chính trị của hai nhà tư tưởng cực kỳ thực dụng này. Cả hai đều chưa bao giờ thực sự muốn xem xét lại sự cân bằng quyền lực truyền thống với Bắc Kinh, cũng như các nước lớn khác trên trường quốc tế. Mục tiêu là tránh bất ổn trong nước và cho phép kinh tế xoa dịu bớt những khát vọng tiềm tàng của người dân trong việc đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn.RFI : Liệu « chiến thắng » này có khả năng kéo dài đến sau cả Đại hội đảng ?Benoît de Tréglodé : Có. Phải nói là lịch sử thường không phải là nhà cố vấn hay lắm nhưng đôi khi thì ngược lại. Người ta vẫn nhớ đến một nhân vật ít nổi tiếng nhưng cuối cùng lại để lại một chút dấu ấn trong ký ức, đặc biệt là ở nước ngoài, trong đó có Pháp. Đó là bộ trưởng bộ Công An đầu tiên của Việt Nam, ông Trần Quốc Hoàn. Trong thời gian rất dài, gần 28 năm, từ năm 1953 đến 1981, ông Trần Quốc Hoàn đứng đầu một bộ nòng cốt, mà hiểu được cách vận hành của bộ này giúp nắm được sự hình thành chế độ chính trị Việt Nam.Có thể hình dung là ông Tô Lâm lấy tấm gương lịch sử này để làm hình mẫu. Ông Trần Quốc Hoàn trở thành bộ trưởng bộ Công An năm 36 tuổi. Đây không phải là trường hợp của ông Tô Lâm khi ông giữ vị trí được đánh giá là quan trọng trong bộ máy Việt Nam. Nhưng dù sao gương mặt lịch sử này có ý nghĩa quan trọng để hiểu điều mà ông Tô Lâm muốn làm với chế độ chính trị Việt Nam và cách ông đã thành công trong vòng 3-4 năm vừa qua, đưa bộ Công An và người của ông vào vị trí không ai cạnh tranh được. Trong bộ máy Nhà nước, cũng như trong bộ Chính Trị và trong chính phủ, người xuất thân từ bộ Công An hiện giờ không có đối thủ cạnh tranh.RFI : Việc ông Tô Lâm kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất, ít nhất cho đến kỳ Đại hội đảng, có thể dẫn đến những thay đổi nào trong nội bộ ?Benoît de Tréglodé : Sẽ không có thay đổi lớn nào. Trước tiên, đó là một kế hoạch chính trị đã được suy tính. Chúng ta nhớ là vào kỳ họp toàn thể của đảng Cộng Sản vào mùa thu 2023, vấn đề kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng còn chưa ngã ngũ. Ông Tô Lâm thực sự không muốn có một cái tên nào khác nổi lên. Bị rơi vào tình thế khá tế nhị đó, ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải quyết định là đích thân ông chỉ đạo tiểu ban nhân sự đảng. Đây là điểm quan trọng để hiểu được thời điểm căng thẳng lúc đó. Ông Tô Lâm, nhân vật quyền lực số hai của chính quyền lúc đó, đã tính toán và chuẩn bị cho mục tiêu của mình.Một điểm quan trọng khác vào thời điểm đó, đó là ông Tô Lâm đã lãnh trách nhiệm về các chiến dịch chống tham nhũng, lĩnh vực trước đây nằm trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, sự chuyển tiếp đã được được bắt đầu từ nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua, cho nên đừng mong là sẽ có những thay đổi lớn nào đó xảy ra từ giờ cho đến Đại hội đảng Cộng Sản sắp tới. Ông Tô Lâm hoàn toàn ý thức được rằng từ giờ ông kiểm soát bộ máy nhà nước Việt Nam. Và ông cũng ý thức được hình ảnh của ông, cũng như trách nhiệm về hình ảnh của ông ở nước ngoài. Không có chuyện khiến các đối tác thương mại lớn nước ngoài sợ hãi. Đảng không có phương tiện, chính phủ cũng vậy. Tôi nghĩ rằng ông Tô Lâm sẽ duy trì tư duy khá cổ điển, có nghĩa là chính sách « ngoại giao cây tre » nổi tiếng. Mô hình ngoại giao này không phải do ông Nguyễn Phú Trọng tạo ra mà đã có từ rất lâu trong nền chính trị Việt Nam. Và tôi nghĩ ông Tô Lâm sẽ tiếp tục chiến lược này.RFI : Các đối tác phương Tây sẽ có hình ảnh như thế nào về chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tô Lâm, cũng như về chính phủ Việt Nam khi những kỷ niệm mà ông Tô Lâm để lại ở Đức và Slovakia không hẳn tốt đẹp lắm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên, thường thì người ta chóng quên những chuyện liên quan đến chính trị. Tôi cho rằng chủ nghĩa thực dụng đang chiếm ưu thế và đặc biệt là đối với các đối tác lớn nước ngoài đang làm việc với Hà Nội, cũng như những đại tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và các nước đang mong muốn tăng cường hợp tác song phương với Việt Nam. Những hành xử độc đoán trong quá khứ sẽ bị lãng quên khá nhanh chóng.Hơn nữa, trong vòng một năm rưỡi cho đến kỳ Đại hội đảng lần tới, ông Tô Lâm sẽ tiếp tục công cuộc mà Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện, tức là cách thức mà cố tổng bí thư đã xây dựng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực với một lập trường khá khéo léo, uyển chuyển giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và tất nhiên là vị trí của Việt Nam trong khu vực, như trong khối ASEAN hoặc với các cường quốc Đông Bắc Á. Đứng từ quan điểm này, chủ trương chuyên chế về chính trị với trong nước của ông Tô Lâm sẽ được phối hợp với một chủ nghĩa thực dụng về kinh tế cực kỳ mạnh mẽ.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Tạp chí Việt Nam
Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Jul 22, 2024 10:12


Chủ tịch nước Tô Lâm trở thành người quyền lực nhất Việt Nam khi kiêm nhiệm chức tổng bí thư đảng Cộng Sản từ ngày 18/07/2024. Giới quan sát và truyền thông phương Tây đều cho rằng ông Tô Lâm « có khả năng củng cố quyền lực hơn nữa ». Là người trực tiếp chống tham nhũng và cũng là « người cuối cùng trụ lại », ông Tô Lâm sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng nhưng « phục vụ cả lợi ích riêng », theo nhận định của giáo sư Zachary Abuza, Trường Chiến tranh Quốc gia Washington.Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là « bước đệm » cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam - tổng bí thư và chủ tịch nước - là « một thắng lợi hoàn toàn » của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).Ông đánh giá : « Đây là một chính trị gia vô cùng quyền lực, nhận được sự ủng hộ của một bộ (Công An) nằm trọng tâm của dự án chính trị. Chúng ta sẽ thấy một sự cá nhân hóa quyền lực xung quanh ông ». Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 19/07, chuyên gia về Việt Nam Benoît de Tréglodé, nhấn mạnh sẽ « không có đoạn tuyệt », mà là « tiếp nối » chính sách của người tiền nhiệm. Có nghĩa là chiến dịch « đốt lò » sẽ tiếp diễn, nhưng được điều phối để tránh ảnh hưởng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.RFI : Ông Tô Lâm dường như từng không muốn trở thành chủ tịch nước Việt Nam nếu như chỉ giữ một mình chức vụ này nhưng hiện giờ ông đang giữ vị trí mà ông Võ Văn Thưởng phải từ bỏ. Chức vụ mà ông Tô Lâm thực sự nhắm tới là tổng bí thư đảng Cộng Sản, hiện giờ ông được bộ Chính Trị chỉ định thay thế cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Như vậy ông kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất. Liệu cuối cùng thời điểm có đến sớm hơn so với dự kiến không ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí bộ trưởng Công An của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng.Vị trí chủ tịch nước có tầm quan trọng tương đối hình thức trong hệ thống chính trị Việt Nam, ông Tô Lâm không quan tâm trực tiếp đến chức vụ này. Nếu ông chấp nhận đảm nhiệm vai trò chủ tịch nước, đó là vì ông biết dù sao đi nữa thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không còn nhiều thời gian và chức chủ tịch nước thực sự chỉ là hình thức chuyển tiếp đối với ông. Xin nhắc lại là trong lịch sử chính trị Việt Nam đã có một số lần vị trí chủ tịch nước và tổng bí thư do cùng một người đảm nhiệm, ví dụ sau khi chủ tịch nước Trần Đại Quang mất, ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm từ năm 2019 đến 2021.Hiện giờ, có lẽ chính việc tạm quyền, điều mà ông từng ngóng đợi và hy vọng đó, sẽ đưa ông giữ chức vụ này ít nhất cho đến đại hội sắp tới của đảng Cộng Sản Việt Nam, vào đầu năm 2026. Cho nên, xin nhắc lại, đó là điều mà ông Tô Lâm đã tính toán.RFI : Tại sao « đây là một thắng lợi hoàn toàn đối với ông » Tô Lâm, theo đánh giá của ông với một số cơ quan truyền thông Pháp ? Benoît de Tréglodé : Điều đầu tiên cần ghi nhận là trong những năm qua, với sự thay đổi của bối cảnh quốc tế, các cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên, khủng hoảng Covid-19, tất cả các xã hội đều suy yếu. Vì vậy mục tiêu của các nhà lãnh đạo đất nước - vốn khá độc đoán - là làm mọi cách để bảo vệ sự phát triển yên bình của đất nước.Và nhìn từ góc độ này, trật tự là một khái niệm cực kỳ quan trọng. Đó cũng là điểm chung đã đưa ông Nguyễn Phú Trọng đến gần ông Tô Lâm hơn, lúc đó mới chỉ là bộ trưởng Công An chứ không phải là người kế thừa.Mối quan hệ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm đôi lúc vô cùng sóng gió. Nhưng rõ ràng họ có chung quan niệm là xã hội Việt Nam phải có kỷ cương, không thể để đất nước được quản lý theo cách « hỗn loạn, bất ổn » và cần phải cân bằng giữa chủ trương « cởi mở về chính trị » và quan niệm « chặt chẽ về trật tự ». Do đó, trật tự và việc duy trì trật tự là trọng tâm trong dự án chính trị của hai nhà tư tưởng cực kỳ thực dụng này. Cả hai đều chưa bao giờ thực sự muốn xem xét lại sự cân bằng quyền lực truyền thống với Bắc Kinh, cũng như các nước lớn khác trên trường quốc tế. Mục tiêu là tránh bất ổn trong nước và cho phép kinh tế xoa dịu bớt những khát vọng tiềm tàng của người dân trong việc đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn.RFI : Liệu « chiến thắng » này có khả năng kéo dài đến sau cả Đại hội đảng ?Benoît de Tréglodé : Có. Phải nói là lịch sử thường không phải là nhà cố vấn hay lắm nhưng đôi khi thì ngược lại. Người ta vẫn nhớ đến một nhân vật ít nổi tiếng nhưng cuối cùng lại để lại một chút dấu ấn trong ký ức, đặc biệt là ở nước ngoài, trong đó có Pháp. Đó là bộ trưởng bộ Công An đầu tiên của Việt Nam, ông Trần Quốc Hoàn. Trong thời gian rất dài, gần 28 năm, từ năm 1953 đến 1981, ông Trần Quốc Hoàn đứng đầu một bộ nòng cốt, mà hiểu được cách vận hành của bộ này giúp nắm được sự hình thành chế độ chính trị Việt Nam.Có thể hình dung là ông Tô Lâm lấy tấm gương lịch sử này để làm hình mẫu. Ông Trần Quốc Hoàn trở thành bộ trưởng bộ Công An năm 36 tuổi. Đây không phải là trường hợp của ông Tô Lâm khi ông giữ vị trí được đánh giá là quan trọng trong bộ máy Việt Nam. Nhưng dù sao gương mặt lịch sử này có ý nghĩa quan trọng để hiểu điều mà ông Tô Lâm muốn làm với chế độ chính trị Việt Nam và cách ông đã thành công trong vòng 3-4 năm vừa qua, đưa bộ Công An và người của ông vào vị trí không ai cạnh tranh được. Trong bộ máy Nhà nước, cũng như trong bộ Chính Trị và trong chính phủ, người xuất thân từ bộ Công An hiện giờ không có đối thủ cạnh tranh.RFI : Việc ông Tô Lâm kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất, ít nhất cho đến kỳ Đại hội đảng, có thể dẫn đến những thay đổi nào trong nội bộ ?Benoît de Tréglodé : Sẽ không có thay đổi lớn nào. Trước tiên, đó là một kế hoạch chính trị đã được suy tính. Chúng ta nhớ là vào kỳ họp toàn thể của đảng Cộng Sản vào mùa thu 2023, vấn đề kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng còn chưa ngã ngũ. Ông Tô Lâm thực sự không muốn có một cái tên nào khác nổi lên. Bị rơi vào tình thế khá tế nhị đó, ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải quyết định là đích thân ông chỉ đạo tiểu ban nhân sự đảng. Đây là điểm quan trọng để hiểu được thời điểm căng thẳng lúc đó. Ông Tô Lâm, nhân vật quyền lực số hai của chính quyền lúc đó, đã tính toán và chuẩn bị cho mục tiêu của mình.Một điểm quan trọng khác vào thời điểm đó, đó là ông Tô Lâm đã lãnh trách nhiệm về các chiến dịch chống tham nhũng, lĩnh vực trước đây nằm trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, sự chuyển tiếp đã được được bắt đầu từ nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua, cho nên đừng mong là sẽ có những thay đổi lớn nào đó xảy ra từ giờ cho đến Đại hội đảng Cộng Sản sắp tới. Ông Tô Lâm hoàn toàn ý thức được rằng từ giờ ông kiểm soát bộ máy nhà nước Việt Nam. Và ông cũng ý thức được hình ảnh của ông, cũng như trách nhiệm về hình ảnh của ông ở nước ngoài. Không có chuyện khiến các đối tác thương mại lớn nước ngoài sợ hãi. Đảng không có phương tiện, chính phủ cũng vậy. Tôi nghĩ rằng ông Tô Lâm sẽ duy trì tư duy khá cổ điển, có nghĩa là chính sách « ngoại giao cây tre » nổi tiếng. Mô hình ngoại giao này không phải do ông Nguyễn Phú Trọng tạo ra mà đã có từ rất lâu trong nền chính trị Việt Nam. Và tôi nghĩ ông Tô Lâm sẽ tiếp tục chiến lược này.RFI : Các đối tác phương Tây sẽ có hình ảnh như thế nào về chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tô Lâm, cũng như về chính phủ Việt Nam khi những kỷ niệm mà ông Tô Lâm để lại ở Đức và Slovakia không hẳn tốt đẹp lắm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên, thường thì người ta chóng quên những chuyện liên quan đến chính trị. Tôi cho rằng chủ nghĩa thực dụng đang chiếm ưu thế và đặc biệt là đối với các đối tác lớn nước ngoài đang làm việc với Hà Nội, cũng như những đại tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và các nước đang mong muốn tăng cường hợp tác song phương với Việt Nam. Những hành xử độc đoán trong quá khứ sẽ bị lãng quên khá nhanh chóng.Hơn nữa, trong vòng một năm rưỡi cho đến kỳ Đại hội đảng lần tới, ông Tô Lâm sẽ tiếp tục công cuộc mà Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện, tức là cách thức mà cố tổng bí thư đã xây dựng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực với một lập trường khá khéo léo, uyển chuyển giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và tất nhiên là vị trí của Việt Nam trong khu vực, như trong khối ASEAN hoặc với các cường quốc Đông Bắc Á. Đứng từ quan điểm này, chủ trương chuyên chế về chính trị với trong nước của ông Tô Lâm sẽ được phối hợp với một chủ nghĩa thực dụng về kinh tế cực kỳ mạnh mẽ.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Affaires étrangères
Les accords qui ont changé le monde 1/10 : Accords de Minsk : la défaite de la diplomatie européenne

Affaires étrangères

Play Episode Listen Later Jul 14, 2024 58:45


durée : 00:58:45 - Ils ont changé le monde - par : Isabelle Lasserre - Les Accords de Minsk, considérés à l'époque de leur signature comme un succès de la diplomatie européenne, sont partis en fumée avec l'offensive lancée par la Russie en février 2022. Aurait-il pu en être autrement ? Quel rôle ont-ils joué dans l'invasion russe de l'Ukraine ? - invités : Jacques Audibert Ancien conseiller diplomatique de François Hollande ; Céline Marangé Chercheuse sur la Russie, l'Ukraine et le Belarus à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM)

Les enjeux internationaux
Les accords qui ont changé le monde 1/10 : Accords de Minsk : la défaite de la diplomatie européenne

Les enjeux internationaux

Play Episode Listen Later Jul 14, 2024 58:45


durée : 00:58:45 - Ils ont changé le monde - par : Isabelle Lasserre - Les Accords de Minsk, considérés à l'époque de leur signature comme un succès de la diplomatie européenne, sont partis en fumée avec l'offensive lancée par la Russie en février 2022. Aurait-il pu en être autrement ? Quel rôle ont-ils joué dans l'invasion russe de l'Ukraine ? - invités : Jacques Audibert Ancien conseiller diplomatique de François Hollande ; Céline Marangé Chercheuse sur la Russie, l'Ukraine et le Belarus à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM)

C dans l'air
Opération "mains rouges" : les manipulations de Poutine - L'intégrale

C dans l'air

Play Episode Listen Later May 22, 2024 63:16


C dans l'air du 21 mai 2024 : Opération "mains rouges" : les manipulations de Poutine Moscou montre ses muscles. Hier, l'armée russe a annoncé avoir débuté près de l'Ukraine des exercices militaires sur l'utilisation d'armes nucléaires tactiques. Une démonstration de force et une manière de répondre à la proposition d'Emmanuel Macron qui suggérait il y a quelques semaines d'élargir la dissuasion nucléaire au continent européen. Sur le terrain, la Russie continue également d'avancer. Depuis le 10 mai, ses bataillons ont conquis un peu plus de 150 kilomètres carrés de territoire dans la région de Kharkiv. La zone d'affrontements s'étire désormais sur plus de 1 000 kilomètres. Une difficulté pour les troupes ukrainiennes qui peinent à couvrir le front. Toujours dans cette stratégie de dispersion, la Russie attroupe actuellement entre 9 000 et 10 000 hommes au nord de la Russie, juste en face de la région ukrainienne de Soumy. Si le président ukrainien Zelensky assure que "nous gardons le contrôle partout", l'inquiétude monte dans les rangs de l'état-major fait déjà face à une pénurie d'hommes. L'Ukraine aimerait également mieux protéger son ciel, elle déplore déjà quelque 8 000 attaques de missiles balistiques et drones de longue portée russes. Mais elle manque de technologies. Dans une tribune publiée par Le Monde la semaine dernière, plusieurs intellectuels appellent d'ailleurs les Européens à livrer à l'Ukraine du matériel sol-air, à l'image des Patriot américains ou des SAMP/T-Mamba franco-italiens, à même de détruire les missiles balistiques russes. "C'est cet ensemble qu'il faut procurer d'urgence à l'Ukraine, afin de fermer le ciel ukrainien aux missiles russes", écrivent-ils. Si les partenaires de l'Ukraine sont divisés sur la degré d'aide militaire à apporter, certains font déjà les frais de la guerre indirecte menée par le Kremlin à l'Occident. Depuis plusieurs mois, les tentatives d'ingérence russes se multiplient, de la Pologne à l'Espagne en passant par la France. Hier, plusieurs médias ont révélé que la DGSI suspectaient la Russie d'être à l'origine des mains rouges taguées sur le Mémorial de la Shoah découvertes la semaine dernière, à Paris. Une affaire similaire avec celle des étoiles de David peintes sur les murs parisiens, là encore pilotée par le FSB, estiment les renseignements français. Selon eux, cette campagne de désinformation destinée à diviser les opinions publiques a débuté dès le printemps 2023 en Pologne. Des Moldaves, pilotés, à distance par le FSB y menaient déjà des actions de désinformation, de surveillance et de sabotage. Et pas plus tard qu'hier, une attaque cyber "d'une ampleur inédite" a visé la Nouvelle-Calédonie, selon le gouvernement local, alors que le président Emmanuel Macron s'apprêtait à se atterrir sur l'archipel. Quelques jours plus tôt, c'est le ministre de l'Intérieur Gérald Darmanin qui faisait état d'une ingérence de l'Azerbaïdjan, proche de la Russie, dans les émeutes qui agitent le territoire d'Outre-mer. Toujours sur le plan international, la Cour pénale internationale reste au centre de l'attention. Il y a deux jours, son procureur général, Karim Khan, a demandé à la cour l'émission de mandats d'arrêt contre Benjamin Netanyahu, deux de ses ministres et trois des principaux chefs du Hamas. Cette décision, qui doit encore être validée par les trois juges de la chambre préliminaire, a suscité une levée de boucliers de la part de plusieurs pays comme les États-Unis, l'Italie ou l'Allemagne, qui y voient un dangereux parallèle entre le Hamas et l'État hébreu. De son côté, le Quai d'Orsay a annoncé "soutenir la CPI". Mais qui est donc Karim Khan, l'homme qui fait encore un peu plus trembler le cabinet de guerre de Netanyahu ? Avocat de formation, ce britannique a été procureur de la Couronne d'Angleterre avant de se lancer dans le droit international. Avant d'être nommé procureur général de la CPI en 2021, il a notamment dirigé l'enquête de l'ONU qui a mis en évidence le génocide des Yézidis perpétré par Daech Irak. En 2023, c'est aussi sous ses ordres, que la CPI a émis un mandat d'arrêt contre Vladimir Poutine pour les crimes de guerre supposés commis en Ukraine. Quelle est la stratégie de Vladimir Poutine en ouvrant un nouveau front en Ukraine ? Pourquoi les Européens suspectent Moscou d'ingérences dans l'UE ? Et qui est Karim Khan, le procureur général de la CPI qui vient de demander un mandat d'arrêt contre Netanyahu ? Nos experts : - GÉNÉRAL DOMINIQUE TRINQUAND - Ancien chef de la mission militaire française auprès de l'ONU, auteur de "Ce qui nous attend" - ALAIN PIROT - Journaliste spécialiste des questions de défense - ANNE NIVAT - Reporter de guerre, auteure de "La haine et le déni" - FRÉDÉRIC CHARILLON - Politologue spécialiste des relations internationales, ancien directeur de l'Institut de recherches stratégiques de l'École militaire (Irsem). DIFFUSION : du lundi au samedi à 17h45 FORMAT : 65 minutes PRÉSENTATION : Caroline Roux - Axel de Tarlé - REDIFFUSION : du lundi au vendredi vers 23h40 PRODUCTION DES PODCASTS: Jean-Christophe Thiéfine RÉALISATION : Nicolas Ferraro, Bruno Piney, Franck Broqua, Alexandre Langeard, Corentin Son, Benoît Lemoine PRODUCTION : France Télévisions / Maximal Productions Retrouvez C DANS L'AIR sur internet & les réseaux : INTERNET : francetv.fr FACEBOOK : https://www.facebook.com/Cdanslairf5 TWITTER : https://twitter.com/cdanslair INSTAGRAM : https://www.instagram.com/cdanslair/

C dans l'air
les manipulations de Poutine - Vos questions sms

C dans l'air

Play Episode Listen Later May 22, 2024 6:49


C dans l'air du 21 mai 2024 : Opération "mains rouges" : les manipulations de Poutine Nos experts : - GÉNÉRAL DOMINIQUE TRINQUAND - Ancien chef de la mission militaire française auprès de l'ONU, auteur de "Ce qui nous attend" - ALAIN PIROT - Journaliste spécialiste des questions de défense - ANNE NIVAT - Reporter de guerre, auteure de "La haine et le déni"​ - FRÉDÉRIC CHARILLON - Politologue spécialiste des relations internationales, ancien directeur de l'Institut de recherches stratégiques de l'École militaire (Irsem).

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam : Quanh tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn ai ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Apr 29, 2024 9:03


Ông Vương Đình Huệ là “trụ” thứ hai trong “Tứ trụ” chỉ trong hơn một tháng "xin thôi" giữ mọi chức vụ. Bộ Chính trị đã đồng ý ngày 25/04/2024 và quyết định được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đưa ra chiều thứ Sáu 26/04, ngay trước kỳ nghỉ lễ 5 ngày. Giới quan sát nước ngoài nhận định Việt Nam đang trong thời kỳ “xáo trộn chính trị chưa từng có” và "cuộc khủng hoảng kế nhiệm tổng bí thư càng trở nên trầm trọng". Tính từ tháng 12/2022, đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban Kinh tế Trung ương và chủ tịch Quốc Hội thôi chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính trị khóa XIII cũng “bị mất” 5 ủy viên, hiện chỉ còn 13 người.Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ “đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”. Trước đó, ông Phạm Thái Hà, trợ lý thân cận của ông Vương Đình Huệ, kiêm phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, đã bị bắt giam về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” trong vụ án tập đoàn Thuận An.Ban chấp hành Trung ương Đảng chấp nhận đơn xin từ chức vì “những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông”. Trong khi đó, chỉ mới đầu tháng, chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ còn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 07 đến 12/04 và tiếp kiến chủ tịch Tập Cận Bình. Chuyến công du được Reuters đánh giá là đáng chú ý vì sự nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Việt Nam với nước láng giềng khổng lồ.Vậy nên hiểu như thế nào về sự kiện này, cũng như việc hai trong số “Tứ trụ” phải từ chức chỉ trong hơn một tháng ? Trả lời RFI Tiếng Việt qua thư điện tử ngày 28/04, giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (DKI APCSS), tại Hawaii, Hoa Kỳ, giải thích :“Ông Huệ đi thăm Trung Quốc là nằm trong chương trình trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai nước. Sớm muộn ông cũng phải làm việc này. Còn việc bắt lãnh đạo doanh nghiệp sân sau và trợ lý của ông vào cùng thời gian có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, cũng có thể là sự lợi dụng cơ hội lúc ông đang bận tập trung vào chuyến thăm.Việc trong vòng hơn một tháng, hai trong tứ trụ của Việt Nam phải từ chức, cho thấy cuộc đua quyền lực để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV đã bước vào giai đoạn hết sức khốc liệt”.Đây cũng là nhận định của một số nhà quan sát quốc tế được trang Nikkei Asia trích dẫn ngày 28/04. Hành động trên danh nghĩa là “từ chức” nhưng thực ra là “bị lật đổ”. Futaba Ishizuka, nhà nghiên cứu chuyên về chính trị Việt Nam tại Viện Kinh tế Phát triển Nhật Bản, đánh giá “cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay ngày càng trở thành một công cụ chiến tranh phe phái”. Việc tố giác và các hành động khác dường như thêm sôi động trước Đại hội Đảng dự kiến diễn ra đầu năm 2026.Tổng bí thư chống tham nhũng “chỉ cắt cành, tỉa ngọn”Theo báo điện tử Thanh tra Chính phủ, tháng 05/2012, Hội nghị Trung ương 5 khoá XI đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do tổng bí thư làm trưởng ban để chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm hoạt động (2012-2022) ngày 30/06/2022, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “chống tham nhũng là chống giặc nội xâm, tức thói hư, tật xấu, suy thoái về phẩm chất, đạo đức ; tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công ; chặn tình trạng biếu xén cho, tặng, hối lộ tiền tài, của cải, vật chất với động cơ không trong sáng”.Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, gần 100 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, theo số liệu được Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của đảng công bố sáng 13/03/2024. Chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức trưởng tiểu ban nhân sự. Theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 21/03, “ông Trọng cho thấy vẫn muốn có ảnh hưởng đến việc chọn người kế nhiệm khi ông nắm giữ chức trưởng tiểu ban nhân sự”. Tuy nhiên, những nhân vật được cho là có thể thay thế ông đều lần lượt phải ra đi. Liệu tổng bí thư đảng còn thực sự nắm quyền điều hành chiến dịch “đốt lò” hiện nay ? Giáo sư Alexander Vuving nhận định :“Rõ ràng là chiến dịch chống tham nhũng đã vượt tầm kiểm soát của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phương châm của ông là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”, do đó ông tìm mọi cách để giữ bình không bị vỡ, nhưng ông lại không nghĩ rằng trong số chuột cũng có cả những con cưng của ông”.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiên quyết “công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chịu bất cứ sức ép nào” khi phát biểu tại phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương sáng 16/08/2023. Ngoài ra, còn một điểm mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, theo trang Quân đội Nhân dân, là “kiên quyết làm rõ trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực được giao quản lý, phụ trách. Trên cơ sở đó, khuyến khích cán bộ từ chức, xin thôi chức vụ, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút”.Liệu tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bị rơi vào chính chiếc bẫy chống tham nhũng, vì đến giờ ông chưa tìm ra được người kế nhiệm ? Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye tại Haiwaii, nhận định với RFI Tiếng Việt :“Có thể nói là chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng đã tạo ra một chiếc bẫy mà chính ông bị rơi vào. Ông Trọng chống tham nhũng theo kiểu cắt ngọn, tỉa cành trong khi vẫn bón phân đầy đủ cho gốc rễ. Việc đó khiến cây tham nhũng vẫn tiếp tục sum suê, mặc dù một số cành, kể cả ngọn, bị cắt tỉa. Không ngờ việc cắt ngọn tỉa cành lại cắt luôn cả những cành và ngọn được ông Trọng chăm bẵm và kỳ vọng”.Định hướng chống tham nhũng phục vụ cho người thực sự chỉ đạo ?“Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc”, theo một bài viết của báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam ngày 01/02/2024. Rút bài học Liên Xô tan rã, ông Trọng cho rằng “lý do chính để chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở khối Liên Xô cũ và ở Đông Âu là những người kém cỏi được chọn để lãnh đạo đất nước”. Chống tham nhũng là một trong những cách bảo vệ tính chính danh của đảng. Chiến dịch “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” được công chúng ủng hộ rộng rãi, do tham nhũng tràn ngập vào chính trị và kinh doanh. Do đó, “lò” sẽ còn rực lửa vì vẫn chưa triệt được tận gốc tham nhũng. Giáo sư Alexander Vuving nhận định :“Chiến dịch chống tham những đã trở thành một bộ phận quan trọng trong văn hóa chính trị của Việt Nam. Nhà cầm quyền tin rằng nó là một cách quan trọng để lấy lại niềm tin của dân chúng, cũng như giữ sức khỏe cho chế độ. Đồng thời, nó cũng trở thành một công cụ hữu hiệu trong cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ giới cầm quyền. Do đó việc chống tham nhũng sẽ vẫn tiếp tục. Có điều, định hướng của nó lại phụ thuộc vào những người dùng nó. Định hướng của nó sẽ tiếp tục thay đổi theo sự hữu hiệu của nó đối với cuộc đấu tranh quyền lực của giới cầm quyền”.Và “người dùng” hiện nay chính là bộ Công An. Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện IRSEM tại Pháp, từng nhận định với RFI Tiếng Việt rằng “hiện giờ chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ bộ Công An, dưới trướng ông Tô Lâm”. Từ đầu năm 2024, nhắc đến Việt Nam là người ta chỉ nghĩ đến những đại án tham nhũng và hai trong số “Tứ trụ” lần lượt từ chức trong khi đất nước vẫn chưa giải quyết được những khó khăn tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài, như thiếu điện, thủ tục chậm trễ vì cán bộ tránh ký quyết định vào thời điểm này, sợ bị kéo vào cuộc chiến quyền lực.Trang The Conversation ngày 24/04 đánh giá đại án Vạn Thịnh Phát là “vụ lừa đảo đặc biệt ở Việt Nam cho thấy những lỗ hổng cố hữu trong ngành ngân hàng”. Cuộc chiến giành chiếc ghế tổng bí thư được Reuters cho là có thể gây quan ngại về “ổn định chính trị” của Việt Nam, hiện là trung tâm sản xuất ở Đông Nam Á, phụ thuộc mạnh vào đầu tư nước ngoài và giao thương. Nhà nghiên cứu Nhật Bản Futaba Ishizuka cho rằng “việc các chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên lo lắng là điều không thể tránh khỏi”.Quốc Hội dự kiện bắt đầu họp phiên thường kỳ vào ngày 20/05. Ngoài việc bỏ phiếu để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức vụ, Quốc Hội có thể sẽ bầu ra chủ tịch Quốc Hội mới, cân nhắc vị trí chủ tịch nước. Chiếc ghế tổng bí thư, được quyết định trong kỳ Đại hội XIV, có lẽ sẽ còn gây ra nhiều bất ngờ. Bộ trưởng Công An Tô Lâm, 66 tuổi, một trong những ứng viên cho vị trí tổng bí thư, đã từ chối chức chủ tịch nước. “Trước đây, ông Tô Lâm luôn phải đối phó với ảnh hưởng rất mạnh của ông Nguyễn Phú Trọng”, theo nhà nghiên cứu về Việt Nam Benoît de Tréglodé, nhưng hiện giờ “bộ trưởng Công An gần như là chỉ huy chính những chiến dịch chống tham nhũng này”. Và cuộc chiến kế nhiệm, “lẽ ra phải xảy ra trong năm 2025, lại đến sớm hơn, ngay từ bây giờ”.

Tạp chí Việt Nam
Việt Nam : Quanh tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn ai ?

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Apr 29, 2024 9:03


Ông Vương Đình Huệ là “trụ” thứ hai trong “Tứ trụ” chỉ trong hơn một tháng "xin thôi" giữ mọi chức vụ. Bộ Chính trị đã đồng ý ngày 25/04/2024 và quyết định được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đưa ra chiều thứ Sáu 26/04, ngay trước kỳ nghỉ lễ 5 ngày. Giới quan sát nước ngoài nhận định Việt Nam đang trong thời kỳ “xáo trộn chính trị chưa từng có” và "cuộc khủng hoảng kế nhiệm tổng bí thư càng trở nên trầm trọng". Tính từ tháng 12/2022, đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban Kinh tế Trung ương và chủ tịch Quốc Hội thôi chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính trị khóa XIII cũng “bị mất” 5 ủy viên, hiện chỉ còn 13 người.Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ “đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”. Trước đó, ông Phạm Thái Hà, trợ lý thân cận của ông Vương Đình Huệ, kiêm phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, đã bị bắt giam về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” trong vụ án tập đoàn Thuận An.Ban chấp hành Trung ương Đảng chấp nhận đơn xin từ chức vì “những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông”. Trong khi đó, chỉ mới đầu tháng, chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ còn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 07 đến 12/04 và tiếp kiến chủ tịch Tập Cận Bình. Chuyến công du được Reuters đánh giá là đáng chú ý vì sự nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Việt Nam với nước láng giềng khổng lồ.Vậy nên hiểu như thế nào về sự kiện này, cũng như việc hai trong số “Tứ trụ” phải từ chức chỉ trong hơn một tháng ? Trả lời RFI Tiếng Việt qua thư điện tử ngày 28/04, giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (DKI APCSS), tại Hawaii, Hoa Kỳ, giải thích :“Ông Huệ đi thăm Trung Quốc là nằm trong chương trình trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai nước. Sớm muộn ông cũng phải làm việc này. Còn việc bắt lãnh đạo doanh nghiệp sân sau và trợ lý của ông vào cùng thời gian có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, cũng có thể là sự lợi dụng cơ hội lúc ông đang bận tập trung vào chuyến thăm.Việc trong vòng hơn một tháng, hai trong tứ trụ của Việt Nam phải từ chức, cho thấy cuộc đua quyền lực để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV đã bước vào giai đoạn hết sức khốc liệt”.Đây cũng là nhận định của một số nhà quan sát quốc tế được trang Nikkei Asia trích dẫn ngày 28/04. Hành động trên danh nghĩa là “từ chức” nhưng thực ra là “bị lật đổ”. Futaba Ishizuka, nhà nghiên cứu chuyên về chính trị Việt Nam tại Viện Kinh tế Phát triển Nhật Bản, đánh giá “cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay ngày càng trở thành một công cụ chiến tranh phe phái”. Việc tố giác và các hành động khác dường như thêm sôi động trước Đại hội Đảng dự kiến diễn ra đầu năm 2026.Tổng bí thư chống tham nhũng “chỉ cắt cành, tỉa ngọn”Theo báo điện tử Thanh tra Chính phủ, tháng 05/2012, Hội nghị Trung ương 5 khoá XI đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do tổng bí thư làm trưởng ban để chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm hoạt động (2012-2022) ngày 30/06/2022, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “chống tham nhũng là chống giặc nội xâm, tức thói hư, tật xấu, suy thoái về phẩm chất, đạo đức ; tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công ; chặn tình trạng biếu xén cho, tặng, hối lộ tiền tài, của cải, vật chất với động cơ không trong sáng”.Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, gần 100 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, theo số liệu được Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của đảng công bố sáng 13/03/2024. Chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức trưởng tiểu ban nhân sự. Theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 21/03, “ông Trọng cho thấy vẫn muốn có ảnh hưởng đến việc chọn người kế nhiệm khi ông nắm giữ chức trưởng tiểu ban nhân sự”. Tuy nhiên, những nhân vật được cho là có thể thay thế ông đều lần lượt phải ra đi. Liệu tổng bí thư đảng còn thực sự nắm quyền điều hành chiến dịch “đốt lò” hiện nay ? Giáo sư Alexander Vuving nhận định :“Rõ ràng là chiến dịch chống tham nhũng đã vượt tầm kiểm soát của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phương châm của ông là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”, do đó ông tìm mọi cách để giữ bình không bị vỡ, nhưng ông lại không nghĩ rằng trong số chuột cũng có cả những con cưng của ông”.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiên quyết “công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chịu bất cứ sức ép nào” khi phát biểu tại phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương sáng 16/08/2023. Ngoài ra, còn một điểm mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, theo trang Quân đội Nhân dân, là “kiên quyết làm rõ trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực được giao quản lý, phụ trách. Trên cơ sở đó, khuyến khích cán bộ từ chức, xin thôi chức vụ, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút”.Liệu tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bị rơi vào chính chiếc bẫy chống tham nhũng, vì đến giờ ông chưa tìm ra được người kế nhiệm ? Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye tại Haiwaii, nhận định với RFI Tiếng Việt :“Có thể nói là chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng đã tạo ra một chiếc bẫy mà chính ông bị rơi vào. Ông Trọng chống tham nhũng theo kiểu cắt ngọn, tỉa cành trong khi vẫn bón phân đầy đủ cho gốc rễ. Việc đó khiến cây tham nhũng vẫn tiếp tục sum suê, mặc dù một số cành, kể cả ngọn, bị cắt tỉa. Không ngờ việc cắt ngọn tỉa cành lại cắt luôn cả những cành và ngọn được ông Trọng chăm bẵm và kỳ vọng”.Định hướng chống tham nhũng phục vụ cho người thực sự chỉ đạo ?“Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc”, theo một bài viết của báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam ngày 01/02/2024. Rút bài học Liên Xô tan rã, ông Trọng cho rằng “lý do chính để chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở khối Liên Xô cũ và ở Đông Âu là những người kém cỏi được chọn để lãnh đạo đất nước”. Chống tham nhũng là một trong những cách bảo vệ tính chính danh của đảng. Chiến dịch “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” được công chúng ủng hộ rộng rãi, do tham nhũng tràn ngập vào chính trị và kinh doanh. Do đó, “lò” sẽ còn rực lửa vì vẫn chưa triệt được tận gốc tham nhũng. Giáo sư Alexander Vuving nhận định :“Chiến dịch chống tham những đã trở thành một bộ phận quan trọng trong văn hóa chính trị của Việt Nam. Nhà cầm quyền tin rằng nó là một cách quan trọng để lấy lại niềm tin của dân chúng, cũng như giữ sức khỏe cho chế độ. Đồng thời, nó cũng trở thành một công cụ hữu hiệu trong cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ giới cầm quyền. Do đó việc chống tham nhũng sẽ vẫn tiếp tục. Có điều, định hướng của nó lại phụ thuộc vào những người dùng nó. Định hướng của nó sẽ tiếp tục thay đổi theo sự hữu hiệu của nó đối với cuộc đấu tranh quyền lực của giới cầm quyền”.Và “người dùng” hiện nay chính là bộ Công An. Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện IRSEM tại Pháp, từng nhận định với RFI Tiếng Việt rằng “hiện giờ chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ bộ Công An, dưới trướng ông Tô Lâm”. Từ đầu năm 2024, nhắc đến Việt Nam là người ta chỉ nghĩ đến những đại án tham nhũng và hai trong số “Tứ trụ” lần lượt từ chức trong khi đất nước vẫn chưa giải quyết được những khó khăn tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài, như thiếu điện, thủ tục chậm trễ vì cán bộ tránh ký quyết định vào thời điểm này, sợ bị kéo vào cuộc chiến quyền lực.Trang The Conversation ngày 24/04 đánh giá đại án Vạn Thịnh Phát là “vụ lừa đảo đặc biệt ở Việt Nam cho thấy những lỗ hổng cố hữu trong ngành ngân hàng”. Cuộc chiến giành chiếc ghế tổng bí thư được Reuters cho là có thể gây quan ngại về “ổn định chính trị” của Việt Nam, hiện là trung tâm sản xuất ở Đông Nam Á, phụ thuộc mạnh vào đầu tư nước ngoài và giao thương. Nhà nghiên cứu Nhật Bản Futaba Ishizuka cho rằng “việc các chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên lo lắng là điều không thể tránh khỏi”.Quốc Hội dự kiện bắt đầu họp phiên thường kỳ vào ngày 20/05. Ngoài việc bỏ phiếu để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức vụ, Quốc Hội có thể sẽ bầu ra chủ tịch Quốc Hội mới, cân nhắc vị trí chủ tịch nước. Chiếc ghế tổng bí thư, được quyết định trong kỳ Đại hội XIV, có lẽ sẽ còn gây ra nhiều bất ngờ. Bộ trưởng Công An Tô Lâm, 66 tuổi, một trong những ứng viên cho vị trí tổng bí thư, đã từ chối chức chủ tịch nước. “Trước đây, ông Tô Lâm luôn phải đối phó với ảnh hưởng rất mạnh của ông Nguyễn Phú Trọng”, theo nhà nghiên cứu về Việt Nam Benoît de Tréglodé, nhưng hiện giờ “bộ trưởng Công An gần như là chỉ huy chính những chiến dịch chống tham nhũng này”. Và cuộc chiến kế nhiệm, “lẽ ra phải xảy ra trong năm 2025, lại đến sớm hơn, ngay từ bây giờ”.

Débat du jour
L'Iran peut-il devenir le porte-parole de la cause arabe?

Débat du jour

Play Episode Listen Later Apr 17, 2024 29:30


La tension reste très forte entre Israël et l'Iran, quatre jours après que Téhéran a mené une attaque sans précédent contre l'État hébreu. De quoi ce raid augure-t-il ? En effet, jusque-là l'Iran n'était pas intervenu alors qu'il multiplie les fronts en Irak, au Yémen, au Liban, à Gaza. Cette évolution peut-elle se faire au profit de la cause arabe et des Palestiniens en premier lieu ? Jusqu'où Téhéran mobilise-t-il ? Pour en débattre : - Sophia Mahroug, doctorante en Histoire contemporaine de l'Iran à Sorbonne Université et à l'Université du Luxembourg, enseignante à Sciences Po- David Rigoulet-Roze, chercheur spécialiste du Moyen-Orient et rattaché à l'Institut Français d'Analyse Stratégique, chercheur associé à l'Institut de relations internationales et stratégiques (IRIS), rédacteur en chef de la revue Orients Stratégiques et auteur du livre La République islamique d'Iran en crise systémique (Éditions L'Harmattan, 2022)- Fatiha Dazi-Héni, chercheuse spécialiste des monarchies de la Péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM).

Débat du jour
L'Iran peut-il devenir le porte-parole de la cause arabe?

Débat du jour

Play Episode Listen Later Apr 17, 2024 29:30


La tension reste très forte entre Israël et l'Iran, quatre jours après que Téhéran a mené une attaque sans précédent contre l'État hébreu. De quoi ce raid augure-t-il ? En effet, jusque-là l'Iran n'était pas intervenu alors qu'il multiplie les fronts en Irak, au Yémen, au Liban, à Gaza. Cette évolution peut-elle se faire au profit de la cause arabe et des Palestiniens en premier lieu ? Jusqu'où Téhéran mobilise-t-il ? Pour en débattre : - Sophia Mahroug, doctorante en Histoire contemporaine de l'Iran à Sorbonne Université et à l'Université du Luxembourg, enseignante à Sciences Po- David Rigoulet-Roze, chercheur spécialiste du Moyen-Orient et rattaché à l'Institut Français d'Analyse Stratégique, chercheur associé à l'Institut de relations internationales et stratégiques (IRIS), rédacteur en chef de la revue Orients Stratégiques et auteur du livre La République islamique d'Iran en crise systémique (Éditions L'Harmattan, 2022)- Fatiha Dazi-Héni, chercheuse spécialiste des monarchies de la Péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM).

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Mar 25, 2024 10:45


Chưa đầy hai năm, Việt Nam lại tìm chủ tịch nước lần thứ ba. Ông Võ Văn Thưởng, người được ông Nguyễn Phú Trọng che chở, không thoát khỏi chiến dịch “đốt lò” dù trước đó ông đã được tổng bí thư “cứu” một lần. Trái với người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng ra đi với những lời chỉ trích gay gắt của Đảng : Những vi phạm, khuyết điểm của ông “đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân”. Tại sao lần này ông Thưởng không qua được cửa ải ? Một trong những lý do gián tiếp có lẽ là tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư dường như bị những người giúp ông làm trong sạch bộ máy đảng tiếm quyền. Trên đây là một trong những nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt ngày 21/03/2024.RFI : Ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai phải từ chức trong vòng hơn một năm. Đây là chuyện vô cùng hiếm trong lịch sử Việt Nam. Nên hiểu hiện tượng này như thế nào ?Benoît de Tréglodé : Trước hết phải nói rằng đây là một sự kiện có nhiều ý nghĩa. Ông Võ Văn Thưởng, người thân cận và được tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng che chở, đã được vạch cho một sự nghiệp xán lạn từ năm ngoái (2023). Mọi người đều cho rằng ông sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng, kể cả chức tổng bí thư Đảng thay ông Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm thích hợp. Ông Thưởng có cả một quá trình công tác, một sự nghiệp hoàn toàn phù hợp với những gì mà ông Trọng trông đợi ở một nhà lãnh đạo cấp cao cho Nhà nước Việt Nam. Vậy mà bỗng dưng ông Thưởng “ngã ngựa”, lại vào lúc chưa đầy hai năm nữa là tới kỳ Đại hội Đảng.Vậy có thể rút ra những bài học gì từ sự kiện này ? Trước mắt, tôi thấy được ba bài học. Thứ nhất, kể cả người được ông Trọng bảo vệ cũng “ngã ngựa”, có nghĩa là ông Trọng không còn mạnh như trước đây, cho nên các đối thủ của ông tự cho phép đánh bật ông Võ Văn Thưởng. Vì vậy, bài học rút ra, đó là chủ tịch nước bị buộc thôi chức cũng đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng không còn đủ khả năng ngăn cản việc này. Nên nhớ là cách đây ít lâu, đích thân ông Trọng đã can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Võ Văn Thưởng vì một vài rắc rối liên quan đến gia đình. Nhìn từ khía cạnh này thì đây là một điểm rất đáng quan tâm.Yếu tố thứ hai, để buộc chủ tịch nước Việt Nam từ chức, người ta lôi lại một vụ tham nhũng từ cách đây 12 năm khi ông Võ Văn Thưởng làm bí thư tỉnh Quảng Ngãi. Hậu quả vụ tham nhũng bất ngờ ập xuống sau 12 năm. Cho nên, có thể thấy đây chỉ là một cái cớ chính trị để hạ gục một người hiện trở thành mối nguy hiểm cho những mục tiêu và tham vọng của một số người khác.Điểm thứ ba, tôi cho là vô cùng quan trọng, đó là những chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Nguyễn Phú Trọng trong khi ông vốn là một trong những người đấu tranh mạnh mẽ chống tệ nạn này ngay từ nhiệm kỳ đầu vào năm 2011. Hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ bộ Công An, dưới trướng ông Tô Lâm và bộ trưởng Công An gần như là chỉ huy chính những chiến dịch này. Trước đây, ông Tô Lâm luôn phải đối phó với ảnh hưởng rất mạnh của ông Nguyễn Phú Trọng.Đây là ba bài học từ việc chủ tịch nước bị lật đổ mà theo tôi, mang đầy tính chính trị và tình thế. Đọc thêm :Thanh trừng chống tham nhũng : Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn?RFI : Với tư cách là một nhà nghiên cứu, quan sát nước ngoài, ông nhận định như thế nào về việc hai chủ tịch nước bị buộc từ chức chỉ trong hơn một năm ? Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nói là tôi không quá bất ngờ. Đúng là cách đây vài tháng, thậm chí là vài tuần, nhiều nhà quan sát về tình hình chính trị Việt Nam, cũng như nhiều người Việt mà tôi vẫn trao đổi, đều tin vào tương lai sự nghiệp của ông Võ Văn Thưởng. Vậy mà ông bất ngờ bị hạ bệ, một cách khá tàn bạo.Đối với tôi, nếu nhìn vào ba bài học đã đề cập ở trên thì thời thế đã thay đổi và cuộc chiến thừa kế trong Đảng đã bắt đầu. Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. Nếu tình trạng sức khỏe của tổng bí thư Đảng không suy yếu như hiện nay thì chuyện lẽ ra phải xảy ra trong năm 2025 thì lại đến sớm hơn, ngay từ bây giờ. Cuộc chiến kế thừa sẽ không chờ đến tháng 01/2026 vào kỳ Đại hội Đảng sắp tới.Một điểm khác cần lưu ý, khi tổng bí thư Đảng nắm giữ chức chủ tịch tiểu ban nhân sự, ông Nguyễn Phú Trọng cho phần còn lại của giới lãnh đạo thấy rằng ông chưa tìm được người kế nhiệm rõ ràng. Ông cho thấy là vẫn muốn có ảnh hưởng đến việc chọn người kế nhiệm. Tuy nhiên, hiện giờ, việc ông Võ Văn Thưởng bị loại cho thấy ông Trọng không còn ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm người kế nhiệm tương lai.Tại sao chiến dịch chống tham nhũng, không biết lần thứ bao nhiêu, dường như lại loại bỏ chính người được ông Trọng bảo vệ ? Tại sao lại viện đến cái cớ cũ rích là một vụ tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi cách đây 12 năm để loại ông Thưởng ? Đối với tôi, rõ ràng sự kiện này cho thấy khởi đầu của một cuộc đấu đá nội bộ giành quyền kế vị giữa các phe phái đang chi phối quyền lực Nhà nước Việt Nam. Đọc thêm :Chủ tịch nước từ chức: Lo ngại bất ổn chính trị ảnh hưởng đến kinh tế Việt NamRFI : Việc thay đổi một vị trí trong "Tứ trụ" trong khoảng thời gian ngắn như vậy sẽ tác động như nào đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế ? Benoît de Tréglodé : Trong số 18 ủy viên Bộ Chính Trị, thực ra, theo tôi hiểu giờ còn 14, nếu căn cứ vào điều lệ Đảng để có thể được bầu vào vị trí tổng bí thư, thì có lẽ chỉ còn 4 ứng cử viên có thể đủ điều kiện. Có thể thấy là có sự thắt chặt và thay đổi khá rõ ràng.Liên quan hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tôi cho là tác động sẽ ở mức vừa phải trong thời gian đầu. Tất cả các nhà quan sát, kể cả thuộc các tổ chức công hay tư đều biết rằng bộ máy chính trị Nhà nước sẽ có biến động trước kỳ Đại hội Đảng tới. Dĩ nhiên, chuyện lại xảy ra sớm hơn dự kiến vì như tôi nói, điều được cho là có thể xảy ra vào năm 2025 lại xảy ra ngay năm 2024. Nhưng giới quan sát đã đoán được chuyện đó.Tuy nhiên, những xáo trộn trong nội bộ không có nghĩa là bộ máy Nhà nước Việt Nam sụp đổ, mà ngược lại, lại được củng cố. Đây chỉ là cuộc tranh giành những vị trí trống và để biết được thực sự rằng liệu nhân vật quyền lực hiện nay - tôi nghĩ chủ yếu đến bộ trưởng Công An - có đạt được mục tiêu của ông trong khuôn khổ tái cơ cấu các vị trí quyền lực đứng đầu Đảng hay không, nếu thực sự là sức khỏe của tổng bí thư tiếp tục suy yếu.Theo tôi, hình ảnh của Việt Nam sẽ bị tác động vừa phải bởi vì điều quan trọng là tăng trưởng của Việt Nam, đúng là thấp hơn một chút so với mong đợi nhưng vẫn ở mức đáng ngạc nhiên. Nền kinh tế Việt Nam được lợi rất nhiều từ các chính sách giảm thiểu rủi ro với Trung Quốc. Tôi tin chắc là các chuyên gia về rủi ro chính trị của những đại tập đoàn, những nhà đầu tư nước ngoài lớn không thấy mầm mống bất ổn trong nước cho nên tác động kinh tế từ những biến cố chính trị sẽ ở mức vừa phải.RFI : Việt Nam luôn ca ngợi và lấy “sự ổn định chính trị” làm lý do thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chuyện hai chủ tịch nước lần lượt phải từ chức có đi ngược lại với khẳng định này không ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên, quyết định tước chức vụ chủ tịch nước của ông Thưởng không phải được đưa ra trong hỗn loạn hay bất cẩn. Chúng ta biết là trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, ông Lê Hoài Trung, đã thăm Trung Quốc trong hai ngày 18-19/03. Tại tỉnh Cát Lâm, ông hội đàm với ông Lưu Kiến Siêu, trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đây là người đối thoại của đảng Cộng Sản Việt Nam trong trường hợp cần trao đổi với nước láng giềng. Có thể hình dung là vấn đề cách chức chủ tịch nước Việt Nam đã được bàn thảo ở Cát Lâm ngay hôm 18/03.Giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có một truyền thống chính trị, đó là đề cập, trao đổi các vấn đề chính trị quan trọng. Đây hoàn toàn không phải là chuyện giới hạn chủ quyền. Cuộc gặp hôm thứ Hai (18/03) ở Cát Lâm có ý nghĩa quan trọng, cho thấy là các nhà lãnh đạo Việt Nam biết là họ đi về đâu. Quyết định không được đưa ra trong hoảng loạn mà được tham vấn kỹ càng. Quyết định đó hướng tới một mục tiêu đã xác định, đó là cân nhắc đến việc tổ chức lại các vị trí lãnh đạo, có thể sẽ được thực hiện trước dịp Đại hội Đảng lần tới vào năm 2026.Sự ổn định này là mục tiêu trước tiên của tầng lớp chính trị Việt Nam. Họ biết tăng trưởng kinh tế là mục tiêu đầu tiên của đảng Cộng Sản. Họ biết đất nước giầu mạnh là một dữ liệu căn bản để tạo ra sự ổn định về kinh tế, xã hội của đất nước. Mục tiêu này sẽ không bị ảnh hưởng vì chủ tịch nước đột ngột từ chức. Đọc thêm :Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?RFI : Liệu sắp tới chuyện gì có thể xảy ra  ? Benoît de Tréglodé : Chuyện này phức tạp, đó là điều mà giới chuyên gia về vấn đề chính trị ở Việt Nam thường mượn từ “Criminologie”, tức một kiểu “tin đồn, tin nói hớ” để hiểu được chuyện sẽ xảy ra như nào. Tôi là một nhà nghiên cứu về Việt Nam đương đại, tôi không nằm trong nội bộ guồng máy quyền lực Việt Nam nên dĩ nhiên đối với tôi, tất cả những đồn đại này chỉ là các giả thuyết.Một trong những giả thuyết, đó là sẽ chọn ra được một ứng viên thay thế ông Võ Văn Thưởng từ nay đến tháng Năm. Nhưng nhiều nhà quan sát nghi ngờ là liệu quyền chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân có giữ luôn thêm một thời gian chức vụ này hay không.Ngoài ra cũng có giả thuyết là gộp hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư, như ông Nguyễn Phú Trọng đã giữ từ 2018 đến 2021, chuyện này cũng có thể xảy ra. Đúng là một số người có thể nghĩ rằng ông Trọng sẽ kiêm nhiệm hai chức vụ nhưng tôi cho rằng một trong những lý do lật ông Võ Văn Thưởng có thể là do sức khỏe của ông Trọng xấu đi, dù chúng ta không có bất kỳ thông tin y tế nào để nắm rõ. Trong trường hợp này, ông Trọng có lẽ không đủ sức khỏe để giữ cả hai vị trí về lâu dài.Trong số những ứng viên được nêu lên, người ta cũng nhắc đến nhân vật quyền lực hiện nay ở Việt Nam là bộ trưởng Công An có thể cũng muốn kiêm nhiệm cả hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước. Đừng quên là ông Tô Lâm đã từ chối nếu chỉ giữ một mình chức chủ tịch nước. Nhìn vào ảnh hưởng của ông trong bộ máy Nhà nước, điều quan trọng đầu tiên đối với ông Tô Lâm, có lẽ là phải tìm ra được người kế nhiệm. Đã có một vài tên tuổi và có một người thân cận mà ông muốn giao trọng trách đứng đầu bộ Công An. Vị trí này có tầm quan trọng đối với ông Tô Lâm bởi vì phải để những chiến dịch chống tham nhũng trong tương lai không “động” đến ông ấy. Cho nên ông Tô Lâm thực sự cần đến một trợ thủ đắc lực, sau đó để ông có thể rảnh rang giữ chức vụ mà ông có nhiều khả năng sẽ được giao. Nhưng đó chỉ là những giả thuyết !Điều chắc chắn là ông Tô Lâm hiện là nhân vật trung tâm của công tác bổ nhiệm các lãnh đạo lớn sắp tới của bộ máy Nhà nước Việt Nam nên ông ấy sẽ cân nhắc và tính toán. Và có thể nói chắc chắn chính ông đã khéo léo can thiệp đến chuyện xảy ra hôm nay (21/03) với sự từ chức bất ngờ của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Tạp chí Việt Nam
Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ?

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Mar 25, 2024 10:45


Chưa đầy hai năm, Việt Nam lại tìm chủ tịch nước lần thứ ba. Ông Võ Văn Thưởng, người được ông Nguyễn Phú Trọng che chở, không thoát khỏi chiến dịch “đốt lò” dù trước đó ông đã được tổng bí thư “cứu” một lần. Trái với người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng ra đi với những lời chỉ trích gay gắt của Đảng : Những vi phạm, khuyết điểm của ông “đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân”. Tại sao lần này ông Thưởng không qua được cửa ải ? Một trong những lý do gián tiếp có lẽ là tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư dường như bị những người giúp ông làm trong sạch bộ máy đảng tiếm quyền. Trên đây là một trong những nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt ngày 21/03/2024.RFI : Ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai phải từ chức trong vòng hơn một năm. Đây là chuyện vô cùng hiếm trong lịch sử Việt Nam. Nên hiểu hiện tượng này như thế nào ?Benoît de Tréglodé : Trước hết phải nói rằng đây là một sự kiện có nhiều ý nghĩa. Ông Võ Văn Thưởng, người thân cận và được tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng che chở, đã được vạch cho một sự nghiệp xán lạn từ năm ngoái (2023). Mọi người đều cho rằng ông sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng, kể cả chức tổng bí thư Đảng thay ông Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm thích hợp. Ông Thưởng có cả một quá trình công tác, một sự nghiệp hoàn toàn phù hợp với những gì mà ông Trọng trông đợi ở một nhà lãnh đạo cấp cao cho Nhà nước Việt Nam. Vậy mà bỗng dưng ông Thưởng “ngã ngựa”, lại vào lúc chưa đầy hai năm nữa là tới kỳ Đại hội Đảng.Vậy có thể rút ra những bài học gì từ sự kiện này ? Trước mắt, tôi thấy được ba bài học. Thứ nhất, kể cả người được ông Trọng bảo vệ cũng “ngã ngựa”, có nghĩa là ông Trọng không còn mạnh như trước đây, cho nên các đối thủ của ông tự cho phép đánh bật ông Võ Văn Thưởng. Vì vậy, bài học rút ra, đó là chủ tịch nước bị buộc thôi chức cũng đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng không còn đủ khả năng ngăn cản việc này. Nên nhớ là cách đây ít lâu, đích thân ông Trọng đã can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Võ Văn Thưởng vì một vài rắc rối liên quan đến gia đình. Nhìn từ khía cạnh này thì đây là một điểm rất đáng quan tâm.Yếu tố thứ hai, để buộc chủ tịch nước Việt Nam từ chức, người ta lôi lại một vụ tham nhũng từ cách đây 12 năm khi ông Võ Văn Thưởng làm bí thư tỉnh Quảng Ngãi. Hậu quả vụ tham nhũng bất ngờ ập xuống sau 12 năm. Cho nên, có thể thấy đây chỉ là một cái cớ chính trị để hạ gục một người hiện trở thành mối nguy hiểm cho những mục tiêu và tham vọng của một số người khác.Điểm thứ ba, tôi cho là vô cùng quan trọng, đó là những chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Nguyễn Phú Trọng trong khi ông vốn là một trong những người đấu tranh mạnh mẽ chống tệ nạn này ngay từ nhiệm kỳ đầu vào năm 2011. Hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ bộ Công An, dưới trướng ông Tô Lâm và bộ trưởng Công An gần như là chỉ huy chính những chiến dịch này. Trước đây, ông Tô Lâm luôn phải đối phó với ảnh hưởng rất mạnh của ông Nguyễn Phú Trọng.Đây là ba bài học từ việc chủ tịch nước bị lật đổ mà theo tôi, mang đầy tính chính trị và tình thế. Đọc thêm :Thanh trừng chống tham nhũng : Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn?RFI : Với tư cách là một nhà nghiên cứu, quan sát nước ngoài, ông nhận định như thế nào về việc hai chủ tịch nước bị buộc từ chức chỉ trong hơn một năm ? Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nói là tôi không quá bất ngờ. Đúng là cách đây vài tháng, thậm chí là vài tuần, nhiều nhà quan sát về tình hình chính trị Việt Nam, cũng như nhiều người Việt mà tôi vẫn trao đổi, đều tin vào tương lai sự nghiệp của ông Võ Văn Thưởng. Vậy mà ông bất ngờ bị hạ bệ, một cách khá tàn bạo.Đối với tôi, nếu nhìn vào ba bài học đã đề cập ở trên thì thời thế đã thay đổi và cuộc chiến thừa kế trong Đảng đã bắt đầu. Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. Nếu tình trạng sức khỏe của tổng bí thư Đảng không suy yếu như hiện nay thì chuyện lẽ ra phải xảy ra trong năm 2025 thì lại đến sớm hơn, ngay từ bây giờ. Cuộc chiến kế thừa sẽ không chờ đến tháng 01/2026 vào kỳ Đại hội Đảng sắp tới.Một điểm khác cần lưu ý, khi tổng bí thư Đảng nắm giữ chức chủ tịch tiểu ban nhân sự, ông Nguyễn Phú Trọng cho phần còn lại của giới lãnh đạo thấy rằng ông chưa tìm được người kế nhiệm rõ ràng. Ông cho thấy là vẫn muốn có ảnh hưởng đến việc chọn người kế nhiệm. Tuy nhiên, hiện giờ, việc ông Võ Văn Thưởng bị loại cho thấy ông Trọng không còn ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm người kế nhiệm tương lai.Tại sao chiến dịch chống tham nhũng, không biết lần thứ bao nhiêu, dường như lại loại bỏ chính người được ông Trọng bảo vệ ? Tại sao lại viện đến cái cớ cũ rích là một vụ tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi cách đây 12 năm để loại ông Thưởng ? Đối với tôi, rõ ràng sự kiện này cho thấy khởi đầu của một cuộc đấu đá nội bộ giành quyền kế vị giữa các phe phái đang chi phối quyền lực Nhà nước Việt Nam. Đọc thêm :Chủ tịch nước từ chức: Lo ngại bất ổn chính trị ảnh hưởng đến kinh tế Việt NamRFI : Việc thay đổi một vị trí trong "Tứ trụ" trong khoảng thời gian ngắn như vậy sẽ tác động như nào đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế ? Benoît de Tréglodé : Trong số 18 ủy viên Bộ Chính Trị, thực ra, theo tôi hiểu giờ còn 14, nếu căn cứ vào điều lệ Đảng để có thể được bầu vào vị trí tổng bí thư, thì có lẽ chỉ còn 4 ứng cử viên có thể đủ điều kiện. Có thể thấy là có sự thắt chặt và thay đổi khá rõ ràng.Liên quan hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tôi cho là tác động sẽ ở mức vừa phải trong thời gian đầu. Tất cả các nhà quan sát, kể cả thuộc các tổ chức công hay tư đều biết rằng bộ máy chính trị Nhà nước sẽ có biến động trước kỳ Đại hội Đảng tới. Dĩ nhiên, chuyện lại xảy ra sớm hơn dự kiến vì như tôi nói, điều được cho là có thể xảy ra vào năm 2025 lại xảy ra ngay năm 2024. Nhưng giới quan sát đã đoán được chuyện đó.Tuy nhiên, những xáo trộn trong nội bộ không có nghĩa là bộ máy Nhà nước Việt Nam sụp đổ, mà ngược lại, lại được củng cố. Đây chỉ là cuộc tranh giành những vị trí trống và để biết được thực sự rằng liệu nhân vật quyền lực hiện nay - tôi nghĩ chủ yếu đến bộ trưởng Công An - có đạt được mục tiêu của ông trong khuôn khổ tái cơ cấu các vị trí quyền lực đứng đầu Đảng hay không, nếu thực sự là sức khỏe của tổng bí thư tiếp tục suy yếu.Theo tôi, hình ảnh của Việt Nam sẽ bị tác động vừa phải bởi vì điều quan trọng là tăng trưởng của Việt Nam, đúng là thấp hơn một chút so với mong đợi nhưng vẫn ở mức đáng ngạc nhiên. Nền kinh tế Việt Nam được lợi rất nhiều từ các chính sách giảm thiểu rủi ro với Trung Quốc. Tôi tin chắc là các chuyên gia về rủi ro chính trị của những đại tập đoàn, những nhà đầu tư nước ngoài lớn không thấy mầm mống bất ổn trong nước cho nên tác động kinh tế từ những biến cố chính trị sẽ ở mức vừa phải.RFI : Việt Nam luôn ca ngợi và lấy “sự ổn định chính trị” làm lý do thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chuyện hai chủ tịch nước lần lượt phải từ chức có đi ngược lại với khẳng định này không ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên, quyết định tước chức vụ chủ tịch nước của ông Thưởng không phải được đưa ra trong hỗn loạn hay bất cẩn. Chúng ta biết là trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, ông Lê Hoài Trung, đã thăm Trung Quốc trong hai ngày 18-19/03. Tại tỉnh Cát Lâm, ông hội đàm với ông Lưu Kiến Siêu, trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đây là người đối thoại của đảng Cộng Sản Việt Nam trong trường hợp cần trao đổi với nước láng giềng. Có thể hình dung là vấn đề cách chức chủ tịch nước Việt Nam đã được bàn thảo ở Cát Lâm ngay hôm 18/03.Giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có một truyền thống chính trị, đó là đề cập, trao đổi các vấn đề chính trị quan trọng. Đây hoàn toàn không phải là chuyện giới hạn chủ quyền. Cuộc gặp hôm thứ Hai (18/03) ở Cát Lâm có ý nghĩa quan trọng, cho thấy là các nhà lãnh đạo Việt Nam biết là họ đi về đâu. Quyết định không được đưa ra trong hoảng loạn mà được tham vấn kỹ càng. Quyết định đó hướng tới một mục tiêu đã xác định, đó là cân nhắc đến việc tổ chức lại các vị trí lãnh đạo, có thể sẽ được thực hiện trước dịp Đại hội Đảng lần tới vào năm 2026.Sự ổn định này là mục tiêu trước tiên của tầng lớp chính trị Việt Nam. Họ biết tăng trưởng kinh tế là mục tiêu đầu tiên của đảng Cộng Sản. Họ biết đất nước giầu mạnh là một dữ liệu căn bản để tạo ra sự ổn định về kinh tế, xã hội của đất nước. Mục tiêu này sẽ không bị ảnh hưởng vì chủ tịch nước đột ngột từ chức. Đọc thêm :Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?RFI : Liệu sắp tới chuyện gì có thể xảy ra  ? Benoît de Tréglodé : Chuyện này phức tạp, đó là điều mà giới chuyên gia về vấn đề chính trị ở Việt Nam thường mượn từ “Criminologie”, tức một kiểu “tin đồn, tin nói hớ” để hiểu được chuyện sẽ xảy ra như nào. Tôi là một nhà nghiên cứu về Việt Nam đương đại, tôi không nằm trong nội bộ guồng máy quyền lực Việt Nam nên dĩ nhiên đối với tôi, tất cả những đồn đại này chỉ là các giả thuyết.Một trong những giả thuyết, đó là sẽ chọn ra được một ứng viên thay thế ông Võ Văn Thưởng từ nay đến tháng Năm. Nhưng nhiều nhà quan sát nghi ngờ là liệu quyền chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân có giữ luôn thêm một thời gian chức vụ này hay không.Ngoài ra cũng có giả thuyết là gộp hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư, như ông Nguyễn Phú Trọng đã giữ từ 2018 đến 2021, chuyện này cũng có thể xảy ra. Đúng là một số người có thể nghĩ rằng ông Trọng sẽ kiêm nhiệm hai chức vụ nhưng tôi cho rằng một trong những lý do lật ông Võ Văn Thưởng có thể là do sức khỏe của ông Trọng xấu đi, dù chúng ta không có bất kỳ thông tin y tế nào để nắm rõ. Trong trường hợp này, ông Trọng có lẽ không đủ sức khỏe để giữ cả hai vị trí về lâu dài.Trong số những ứng viên được nêu lên, người ta cũng nhắc đến nhân vật quyền lực hiện nay ở Việt Nam là bộ trưởng Công An có thể cũng muốn kiêm nhiệm cả hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước. Đừng quên là ông Tô Lâm đã từ chối nếu chỉ giữ một mình chức chủ tịch nước. Nhìn vào ảnh hưởng của ông trong bộ máy Nhà nước, điều quan trọng đầu tiên đối với ông Tô Lâm, có lẽ là phải tìm ra được người kế nhiệm. Đã có một vài tên tuổi và có một người thân cận mà ông muốn giao trọng trách đứng đầu bộ Công An. Vị trí này có tầm quan trọng đối với ông Tô Lâm bởi vì phải để những chiến dịch chống tham nhũng trong tương lai không “động” đến ông ấy. Cho nên ông Tô Lâm thực sự cần đến một trợ thủ đắc lực, sau đó để ông có thể rảnh rang giữ chức vụ mà ông có nhiều khả năng sẽ được giao. Nhưng đó chỉ là những giả thuyết !Điều chắc chắn là ông Tô Lâm hiện là nhân vật trung tâm của công tác bổ nhiệm các lãnh đạo lớn sắp tới của bộ máy Nhà nước Việt Nam nên ông ấy sẽ cân nhắc và tính toán. Và có thể nói chắc chắn chính ông đã khéo léo can thiệp đến chuyện xảy ra hôm nay (21/03) với sự từ chức bất ngờ của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Plan(s) B
Climate change and global security risks - General Tom Middendorp

Plan(s) B

Play Episode Listen Later Mar 21, 2024 55:50


Tom Middendorp is a retired general of the Royal Netherlands Army. He has served as Chief of Defence of the Armed forces of the Netherlands from 2012 to 2017. Today he is the Chair of the International Military Council on Climate and Security (IMCCS). He has recently published “The Climate General”, a broad analysis of global security risks posed by climate change. Here are the questions that we discussed: 1) The Army is among the institutions that's most concerned about climate change. https://climateandsecurity.files.wordpress.com/2019/07/implications-of-climate-change-for-us-army_army-war-college_2019.pdf Can you please tell us how you, as an individual, gradually came to realize the global security risks posed by climate change?   2) The issue of water scarcity is very much present throughout your book. For instance you refer to dams as a weapon of war. What is your analysis of some future security hotspots posed by water scarcity? (e.g. Ethiopia/Egypt)   3) You are the Chair of the IMCCS. Can you describe some scenarios that the IMCCS is particularly trying to anticipate?   4) In your view, how should military strategy and operations adapt to climate change? We have discussed this before on Plan(s) B with Angelique Palle and Edouard Jolly from IRSEM. youtu.be/uCGyeyikHJg   5) How do you perceive and anticipate the role of NATO European military powers in this future? Should we rather anticipate rivalry or cooperation with rising Asian powers?   6) The second half of your book is a call to action for climate change adaptation and mitigation. You put forward the idea of "declaring war against climate change", including radical technological changes and changes in the global economy and our lifestyles. You also mention the wealth that represents indigenous knowledge in developing countries. Could you please elaborate on that?   7) Finally, your book does not mention it, but do you have a view on solar geo-engineering as a last resort to avoid global collapse? Talk and research is accelerating around techniques such as stratospheric aerosol injection. According to you, what would be some geopolitical and military implications of such an enterprise?   Other links referred to during the interview Hydrologie régénérative Simon Ricard https://youtu.be/9joVBjsuaGA  Charlène Descollonges https://youtu.be/U8DuiivjoMw

Affaires étrangères
Russie : le simulacre de l'élection présidentielle

Affaires étrangères

Play Episode Listen Later Mar 9, 2024 58:56


durée : 00:58:56 - Affaires étrangères - par : Christine Ockrent - Les électeurs russes se rendent aux urnes du vendredi 15 au dimanche 17 mars. Vladimir Poutine est candidat pour un cinquième mandat. Sur le papier, il s'agit d'une élection présidentielle – parlons plutôt d'un simulacre puisque le président sortant a fait éliminer ses rares opposants. - invités : Tatiana Kastouéva-Jean Directrice du Centre Russie/Eurasie de l'Ifri; Céline Marangé Chercheuse sur la Russie, l'Ukraine et le Belarus à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM) et membre associée du Centre de recherche en histoire des Slaves à l'Université Paris 1 Panthéon-Sorbonne.; Andreï Kozovoï Professeur à l'Université de Lille; Sergei Guriev Professeur à SciencesPo, économiste et ancien chef économiste de la Banque européenne pour la reconstruction et le développement.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam : Đảng “quyết liệt” diệt tham nhũng do tình trạng sức khỏe của tổng bí thư?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Mar 4, 2024 8:51


Đảng và Nhà nước coi tham nhũng là "giặc nội xâm". "Công cuộc đốt lò" năm 2023 đã buộc "9 cán bộ diện Trung ương quản lý thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác" (1), trong đó có chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ba bộ trưởng liên quan đến các vụ Việt Á, “chuyến bay giải cứu” tại Cục lãnh sự, bộ Ngoại Giao. Năm 2023, số vụ phạm tội tham nhũng và chức vụ được phát hiện tăng 51,63%, theo số liệu được bộ trưởng Công An Tô Lâm công bố (2). Năm 2024 được đánh dấu với đại án Trương Mỹ Lan - tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị đưa ra xét xử trong hai tháng 3 và 4 liên quan đến nhiều cán bộ Nhà nước. Báo mạng Gavroche-thailande nhận định vụ Vạn Thịnh Phát, với số tiền chiếm đoạt lên tới 304.000 tỷ đồng (12,4 tỷ đô la), có lẽ là vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á, vượt qua cả vụ biển thủ 4,4 tỷ đô la từ quỹ 1MDB ở Malaysia.Tình trạng tham nhũng và chống tham nhũng tại Việt Nam được thể hiện qua hai ý trong câu hỏi được nêu trong hội thảo ngày 18/10/2023 của Ban Nội chính Trung ương ở Hà Nội : "Chúng ta đã quyết liệt xử lý cán bộ, vì sao vẫn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng lớn ?". Chủ trương chống tham nhũng trong năm 2024 sẽ "tiếp tục tinh thần của tổng bí thư" là "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai", với chủ trương 6 "hơn", trong đó có "năm nay phải tốt hơn năm trước". Đọc thêm : Việt Nam: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc buộc từ chứcTuy nhiên, một số nhà quan sát e rằng chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt tác động đến ổn định về kinh tế. Nhiều lãnh đạo địa phương hoặc cán bộ "ngại" ký các hợp đồng đầu tư vào cơ sở hạ tầng do sợ bị cáo buộc tham nhũng. Một số khác, được trang Gavroche trích dẫn, cho rằng các cuộc điều tra tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân tác động đáng kể đến lòng tin của các doanh nghiệp ở Việt Nam, dẫn đến tâm lý lo ngại chung về các cuộc điều tra và giám sát của đảng Cộng sản (3).Một hệ quả khác của "công cuộc đốt lò" là hiện giờ, dường như ông Nguyễn Phú Trọng chưa tìm được người thay thế dù đã già yếu và giữ chức tổng bí thư ba nhiệm kỳ liên tiếp. Đây là một trong những nhận định của giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.RFI : Trong cuộc họp ngày 01/02/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương nhấn mạnh “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực : Năm nay phải tốt hơn năm trước”. Ngay đầu năm đã có hàng loạt đại án tham nhũng. Liệu 2024 sẽ là “năm chống tham nhũng” của Việt Nam ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên, việc gia tăng chống tham nhũng ở Việt Nam cho thấy một điều, đó là cuộc chiến kế thừa vị trí của ông Nguyễn Phú Trọng giờ đã được khởi động. Thường thì cuộc đua diễn ra vào năm trước kỳ Đại hội Đảng, giờ còn đến hai năm nữa, nhưng điều này diễn ra trong bối cảnh tình trạng sức khỏe khó lường của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như những tin đồn về sức khỏe của ông.Năm trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, thay đổi thành phần lãnh đạo Nhà nước, là năm đầy những chiến dịch chống tham nhũng. Cũng cần biết là khi chính quyền Việt Nam tung một chiến dịch chống tham nhũng thì ẩn sau những phát biểu tốt đẹp thường còn có ý đồ làm mất uy tín hoặc bỏ tù những nhân vật chủ chốt của phe cạnh tranh chính trị.Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 dự kiến tổ chức tháng 01/2026. Hiện có nhiều thắc mắc về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, cho nên, nếu nhìn từ khía cạnh này thì chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ hiện nay là chuyện bình thường. Nhưng để hiểu thực sự về việc tăng cường mạnh mẽ chiến dịch này, câu hỏi đặt ra : Ai là người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng ? Đọc thêm : Việt Nam Đại hội XIII: Tận dụng triệt để "thành công" trong năm 2020 để duy trì tính chính đáng của ĐảngChúng ta thấy tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 13 tháng 10/2023, ông Nguyễn Phú Trọng quyết định đứng đầu Tiểu ban Nhân sự (chuẩn bị Đại hội lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương đảng). Điều vô cùng ngạc nhiên là ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu tiểu ban này. Việc này có thể diễn giải là thứ nhất, sức ảnh hưởng của ông vẫn rất lớn ; thứ hai là ông chưa tìm được những người kế nhiệm rõ ràng tại hội nghị tháng 10/2023.Cuối cùng, tôi cho rằng việc gia tăng chống tham nhũng trong năm 2024 còn cho thấy, vì chưa có người kế nhiệm nên ông Nguyễn Phú Trọng cần khẩn trương tìm ra một lãnh đạo tương lai nếu nhìn vào tình trạng sức khỏe của ông hiện nay. Nói một cách khác, những gì diễn ra trong năm nay (2024) là điều lẽ ra đến năm tới (2025) mới diễn ra.RFI : Trong một hội thảo được Ban Nội chính Trưng ương tổ chức ngày 18/10/2023 tại Hà Nội, một câu hỏi đã được đặt ra : "Chúng ta đã quyết liệt xử lý cán bộ, vì sao vẫn xảy ra nhiều vụ tham nhũng lớn, tiêu cực lớn, gây bức xúc trong dư luận ?" Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này ?Benoît de Tréglodé : Tôi không muốn sa vào đánh giá chung hoặc mang tính khiêu khích, nhưng ở Việt Nam là "phải tham nhũng". Để làm chính trị ở Việt Nam thì phải có tiền, phải có sự hậu thuẫn của một doanh nhân, phải có ngân sách lớn để có thể thăng tiến trong môi trường chính trị.Ngược lại, để làm ăn, để kinh doanh ở Việt Nam thì cũng cần sự ủng hộ của một chính trị gia. Nhìn chung, giống như ở Trung Quốc, người ta thường thấy trong guồng máy chính trị hiện tượng mua quan bán chức và phải có tiền. Hiện tượng này làm lưu thông những khối lượng tiền lớn và gây bức bối bên trong hệ thống chính trị. Đọc thêm :Thanh trừng chống tham nhũng : Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn?Tôi muốn nói đến hệ quả thứ hai của hiện tượng này, đó là những tranh cãi trên thượng tầng Nhà nước cho thấy cạnh tranh về lợi ích kinh tế giữa các cá nhân, giữa các phe phái, các nhóm nhưng không hẳn thể hiện rằng hệ thống bị suy yếu. Không phải vì có những chiến dịch chống tham nhũng, vì có những trường hợp tham nhũng, mà hệ thống kinh tế bị suy yếu. Ngược lại, ở một khía cạnh nào đó và đây cũng là điều nghịch lý, chế độ chính trị lại được củng cố hơn nhờ những vụ tham nhũng này.Công cuộc "hiện đại hóa đất nước" diễn ra thông qua việc tham nhũng đại trà ở mọi tầng lớp trong xã hội. Mức lương vẫn còn thấp trong khu vực hành chính và tư nhân, số người giàu trong xã hội đã tăng lên, cho nên tiền phải đến từ đâu đó.RFI : Chiến dịch chống tham nhũng có quy mô lớn này mang lại những kết quả nào cho Đảng và Nhà nước ? Benoît de Tréglodé : Khi theo dõi đời sống chính trị Việt Nam, người ta nhận thấy có một khái niệm quan trọng, đó là các cuộc khủng hoảng được coi là có lợi cho chính quyền để có thể tiếp tục tồn tại, vững mạnh hơn và trường tồn.Nhìn từ khía cạnh này, trên bình diện quốc tế, từ lâu người ta vẫn nhắc đến những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Đây là một cuộc khủng hoảng có lợi cho chính quyền Việt Nam, bởi vì những vụ tranh chấp đó làm tăng tính chính đáng của đảng Cộng sản, được coi là người đang bảo vệ đất nước, bảo vệ người dân khỏi những vụ tấn công của nước ngoài.Về chính trường trong nước, các chiến dịch chống tham nhũng thực sự là một cuộc khủng hoảng có lợi cho lãnh đạo Nhà nước, cho tổng bí thư đảng Cộng sản, để thể hiện với nhân dân rằng đảng Cộng sản đang ở đây bảo vệ họ, đảng ở đây để thường xuyên tóm những con cá lớn, bảo vệ lợi ích của những người thấp cổ bé họng, dù đều là ảo tưởng. Rất ít người Việt Nam tin hoàn toàn vào thực tế của những chiến dịch chống tham nhũng trong giới chính trị. Đọc thêm : Chống tham nhũng trên thượng tầng : Việt Nam không để tác động đến lực hút đầu tư nước ngoàiRFI : Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng tại vị cho đến năm 2026. Tương lai của chiến dịch chống tham nhũng sẽ ra sao, trong khi dường như ông hiện là người đấu tranh nhiệt thành duy nhất ?Benoît de Tréglodé : Trước hết, rất khó đưa ra được bất kỳ dự đoán nào trong bầu không khí bí hiểm như hiện nay. Điều gần như chắc chắn hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giữ chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng. Khi đứng đầu Tiểu ban Nhân sự ở Đại hội tháng 10/2023, ông đã cho thấy rằng kế nhiệm ông là một vấn đề nhạy cảm và nhân vật đó chưa được chọn.Ông Nguyễn Phú Trọng thực sự muốn đích thân tác động đến việc lựa chọn người lãnh đạo tương lai của Đảng. Như vậy, khi kiểm soát các chiến dịch chống tham nhũng mới, hiện rất mạnh mẽ trong năm 2024, ông còn cho thấy chính ông là người sẽ quyết định tương lai của Việt Nam.Điểm tương đối mới hiện nay, đó là chúng ta chưa thấy những gương mặt nổi trội có tiềm năng kiêm nhiệm cùng lúc 3, 4 chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thứ nhất, đó là vì ông Nguyễn Phú Trọng vẫn có trọng lượng và ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chính trị Việt Nam. Tiếp theo, cũng là vì ngày càng có ít thông tin rò rỉ ở Việt Nam kể từ khi luật an ninh mạng được áp dụng năm 2019. Luật này rất linh hoạt và quản lý rất nghiêm ngặt mọi rò rỉ chính trị về vấn đề nhân sự này.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp.(1) Báo Điện tử Chính phủ, "Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Năm nay phải tốt hơn năm trước".(2) Nhân dân, "Số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện tăng 51,63% trong 12 tháng".(3) Gavroche-thailande.

Du grain à moudre
Sans "pause humanitaire", une contagion du conflit est-elle à craindre ?

Du grain à moudre

Play Episode Listen Later Nov 14, 2023 36:51


durée : 00:36:51 - Le Temps du débat - par : Emmanuel Laurentin - Alors que l'ONU a prévenu hier que les opérations humanitaires dans la bande de Gaza "cesseront sous 48 h" faute de carburant, les civils sont pris au piège au milieu des combats. Les tensions s'intensifient dans les pays voisins, existe-t-il un risque d'embrasement ? - invités : Ofer Bronchtein Président du Forum international pour la paix; Dominique Eddé Romancière et essayiste libanaise; Fatiha Dazi-Héni Chercheuse spécialiste des monarchies de la péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM)

France Culture physique
Sans "pause humanitaire", une contagion du conflit est-elle à craindre ?

France Culture physique

Play Episode Listen Later Nov 14, 2023 36:51


durée : 00:36:51 - Le Temps du débat - par : Emmanuel Laurentin - Alors que l'ONU a prévenu hier que les opérations humanitaires dans la bande de Gaza "cesseront sous 48 h" faute de carburant, les civils sont pris au piège au milieu des combats. Les tensions s'intensifient dans les pays voisins, existe-t-il un risque d'embrasement ? - invités : Ofer Bronchtein Président du Forum international pour la paix; Dominique Eddé Romancière et essayiste libanaise; Fatiha Dazi-Héni Chercheuse spécialiste des monarchies de la péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM)

Les enjeux internationaux
Vers une normalisation des relations entre l'Arabie saoudite et Israël ?

Les enjeux internationaux

Play Episode Listen Later Sep 28, 2023 11:34


durée : 00:11:34 - Les Enjeux internationaux - par : Guillaume Erner - Israël et l'Arabie saoudite n'ont jamais été aussi proches d'un accord de normalisation. C'est du moins ce que laissent entendre les voyages diplomatiques qui se multiplient en ce sens, tout comme les propos tenus par ben Salmane lui-même dans une interview à Fox News la semaine dernière. - invités : Fatiha Dazi-Héni Chercheuse spécialiste des monarchies de la péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM)

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : Việt Nam và ASEAN chọn lợi ích nhưng không chọn phe

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jul 31, 2023 10:10


« Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất trên thế giới và tương lai của nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi nơi ». Nhận định này của Washington cũng là cơ sở để Mỹ, cũng như nhiều cường quốc khác, xây dựng chiến lược đối với khu vực có tầm địa-chiến lược quan trọng, trong đó có Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Các nước thành viên ASEAN trở thành trọng tâm trong các chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp (2018), Liên Hiệp Châu Âu (2021), Hoa Kỳ (2022), Hàn Quốc (2022), Nhật Bản (phiên bản mới 2023), cũng như mong muốn mở rộng « sự hiện diện rộng nhất, bao trùm nhất » của Anh Quốc trong khu vực. Ngoài mục đích an ninh, dù không nêu đích danh nhưng Trung Quốc luôn là « đối thủ » bị ngầm ngắm tới, những chiến lược này đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế, môi trường, bảo vệ sự hiện diện, lợi ích của họtrong khu vực và hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh. Một « chủ nghĩa đế quốc mới » đang trỗi dậy ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và châu Đại Dương, theo phát biểu của tổng thống Pháp tại Vanuatu nhân chuyến công du châu Đại Dương trong tuần qua, ám chỉ đến những nỗ lực bành trước của Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn về khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương và tầm quan trọng của khu vực, tạp chí Hérodote của Pháp, chuyên về địa lý và địa-chính trị, ra số đặc biệt quý II/2023 đề cập đến « Những cách nhìn địa-chính trị về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt, đồng chủ biên số đặc biệt, giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, nhận định trước những chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Việt Nam và các nước Đông Nam Á chọn lợi ích nhưng không chọn phe.RFI :  Tạp chí Hérodote ra số đặc biệt về những thách thức địa-chính trị ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng lớn. Tại sao chủ đề này được đề cập riêng trong một số ?Benoît de Tréglodé : Hiện giờ, « Ấn Độ-Thái Bình Dương » là một khái niệm rất thịnh hành và được các chuyên gia về châu Á, cũng như tại các bộ và các đại sứ quán ở các nước châu Á sử dụng nhiều. Trước hết là do sự trỗi dậy, đúng hơn là nhờ vào việc ý thức được sự xác quyết của Trung Quốc, cũng như sự trỗi dậy của Ấn Độ ở châu Á, cùng những hệ quả có thể xảy ra đối với châu Âu, với Pháp, và nhất là sự hiện diện của Mỹ ở trong vùng và ở Ấn Độ Dương. Do đó phải suy nghĩ lại một cách tổng thể mối quan hệ của các nước phương Tây với châu Á. Châu Á, hiểu đơn thuần theo nghĩa địa lý, không còn đủ nữa. Từ giờ, vấn đề địa-chính trị gộp cả vế ngoại giao, kinh tế, chính trị, cần đến một vùng rộng hơn bao trùm tất cả. Chính vì thế, « Ấn Độ-Thái Bình Dương » xuất hiện như một khái niệm hơi ôm đồm một chút nhưng hiện giờ được sử dụng rất nhiều để suy nghĩ lại về mối quan hệ với châu Á.Ấn Độ-Thái Bình Dương hoàn toàn không có gì rõ ràng nếu chỉ nhìn về mặt địa lý, cho nên cần tập hợp được trong số đặc biệt này của tạp chí các nhà nghiên cứu có những cách nhìn tương đối khác nhau về cách hình thành khái niệm địa-chính trị này. Ấn Độ-Thái Bình Dương là một khái niệm chính trị, do đó phải để các nhà nghiên cứu nêu lên vấn đề này và kết nối khái niệm đó vào những thực tế lãnh thổ.RFI : Khoảng 10 chuyên gia Pháp và quốc tế chia sẻ quan điểm của họ trong số đặc biệt này. Điểm đặc biệt của họ là gì ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên cần nhắc lại việc hình dung ra không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương này nằm trong chủ trương mới về tương quan lực lượng của quốc gia đang thực sự tìm cách cải thiện tình hình của mình, thậm chí là chiếm ưu thế nào đó. Cho nên cần có những nhà nghiên cứu Pháp và nước ngoài suy nghĩ về khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhìn từ Nhật Bản, châu Âu hay từ Đông Nam Á, bởi vì mỗi quốc gia, mỗi một vùng nhỏ có cách nhìn khác nhau về khái niệm bao quát này. Thực thể địa lý này không tồn tại, mà đây là một thực thể chính trị được hình thành, hình dung và phát triển qua lập luận chính trị của các Nhà nước liên quan. Điều thú vị là trong thời gian đầu, mục đích của những người sử dụng rộng rãi khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương này, như các nhà ngoại giao, các nhà quân sự, không giống nhau. Thực vậy, chúng ta biết là khái niệm xuất hiện trong khoảng những năm 2000 - 2010. Ý tưởng gộp cả hai vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thành một thực thể địa lý thực sự là vô cùng kỳ lạ đối với các nhà khoa học, cũng như đối với những người không có thói quen gộp cả hai vùng này với nhau. Nhưng nhìn từ quan điểm của các Nhà nước, từ các nhà hoạch định thì đó là nhằm tạo sự nhất quán cho một chính sách cấp vùng mà người ta gọi là « phương Đông » có độ phủ rộng hơn, để củng cố tính chính đáng cho chiến lược gây ảnh hưởng của họ. Và điều này là hoàn toàn mới, là hệ quả trực tiếp từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước hiện trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn đối với tất cả các nước phương Tây. Vì vậy, cần phải suy nghĩ lại một cách tổng thể về mối quan hệ ở khu vực địa lý vô cùng rộng lớn này. RFI : Việt Nam được đề cập như thế nào trong số tạp chí lần này ?   Benoît de Tréglodé : Chương mà tôi soạn thảo trong số này được dành để nói về Đông Nam Á trước thách thức Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đông Nam Á, được nhìn từ cấp vùng là ASEAN, nhưng cũng từ các nước chủ đạo trong khu vực như Indonesia, Philippines, Việt Nam… Điều đáng chú ý là làm thế nào Việt Nam, làm thế nào Đông Nam Á thích ứng với khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, được các cường quốc thúc đẩy theo hướng cạnh tranh và đối đầu nhau. Chúng ta nghĩ ngay đến sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các nước Đông Nam Á vẫn nhắc lại khá thường xuyên rằng họ không muốn cảm thấy bị bắt làm con tin bởi sự phân định mới về không gian quốc tế này, một biện pháp mà có thể khiến họ nghĩ tới những lập luận và kí ức thời Chiến tranh lạnh chẳng hạn. Điều này đã được Singapore và các nước Đông Nam Á kiên quyết nhắc lại tại Đối thoại Shangri-La gần đây ở Singapore vào đầu tháng 6. Đối với đa số các nước trong vùng, không có chuyện phải chọn một phe Ấn Độ-Thái Bình Dương, kể cả bên thân Mỹ, để có thể « hạn chế hoặc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở trong vùng ». RFI : Cả Hoa Kỳ, Pháp, Liên Hiệp Châu Âu đều đề xuất những chiến lược riêng về Ấn Độ-Thái Bình Dương. Liệu những chiến lược đó có đặt những nước nhỏ trong vùng, ví dụ Việt Nam, vào thế khó xử, như ông nói là khó chọn phe, hay những nước này chỉ được lợi ?Benoît de Tréglodé : Hiện giờ, Ấn Độ-Thái Bình Dương trước hết là một khái niệm thực tiễn được các nước lớn sử dụng, đứng đầu là Hoa Kỳ, để có thể suy nghĩ toàn diện về chính sách gây ảnh hưởng của họ ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đó chỉ là một cách diễn đạt để có thể duy trì sự hiện diện và sức ảnh hưởng vừa mang tính chính trị vừa mang tính chiến lược và kinh tế trên thế giới.Quan hệ quốc tế mọi thời đại đều được nuôi dưỡng từ những cuộc đối đầu và ngoại giao gây ảnh hưởng của nước này chống lại nước kia. Điều này không hoàn toàn mới. Khi đến Đông Nam Á, quả thật khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, chủ yếu do Mỹ, Nhật Bản và phần nào là Liên Hiệp Châu Âu hoặc Ấn Độ đề cao, bị đơn giản hóa đôi khi là quá mức để thuyết phục các nước trong vùng hợp tác nhiều hơn với họ và để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn về sự trỗi dậy của Trung Quốc ở trong vùng.Thực ra, việc 10 nước Đông Nam Á khám phá « logic cân bằng » này trong khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương không phải là mới mà chỉ là cập nhật lại logic trước đó. Đáp án vẫn như trước : triển khai một chính sách ngoại giao cân bằng để vừa tiếp tục hợp tác giữa nước này với nước khác mà không lợi dụng phe này chống phe kia. Ví dụ Việt Nam cho thấy rõ điều này. Hà Nội hiện giờ tranh thủ ý định xích lại gần hơn của Mỹ nhưng sẽ không đi quá xa. Họ biết rất rõ rằng họ không có lợi khi làm phật lòng nước láng giềng Trung Quốc khi cố tăng cường một cách lộ liễu quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ. Khi đến thăm Hà Nội vào tháng 04/2023, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã không giấu ý định đề nghị chính quyền Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác quốc phòng, thành Đối tác chiến lược chứ không dừng ở Đối tác toàn diện. Đây là điểm nằm trong nguyện vọng của chính quyền Mỹ hiện diện trở lại ở trong vùng và tăng cường các mối quan hệ truyền thống của họ. Nhưng không ai ngờ nghệch cả. Tất cả các nước Đông Nam Á, cũng như ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nói chung, duy trì mong muốn giữ thế cân bằng giữa các cường quốc và không muốn bị lôi vào một cuộc đối đầu không phải của họ.RFI : Ấn Độ cũng muốn hiện điện thường xuyên hơn ở Đông Nam Á và ở Biển Đông, cùng với các cường quốc khác, như Mỹ. Liệu việc này có gây thêm căng thẳng không có lợi cho các nước trong vùng, trong đó có Việt Nam ? Benoît de Tréglodé : Giải pháp là điều được tôi đề cập trong bài dành nói về Đông Nam Á. Một trong những hệ quả của việc tăng cường chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của phương Tây - tôi xin đặt Nhật Bản vào phía phương Tây cho tiện - ở khu vực Đông Nam Á, đó là sự thay đổi của tương quan lực lượng giữa các quốc đang đẩy các quốc gia Đông Nam Á thắt chặt cùng lúc mối quan hệ của họ với Washington và với Bắc Kinh để cân bằng hơn sức ảnh hưởng của hai cường quốc. Nhưng người ta lại có thể nghĩ rằng hoạt động tích cực trở lại của ngành ngoại giao Mỹ ở Jakarta, Kuala Lumpur, Singapour, Manila hay ở Hà Nội có lẽ đã làm gia tăng dần dần ảnh hưởng của Mỹ ở trong vùng. Các nước trong khu vực và các nhà lãnh đạo đã có chiến thuật khác nhau, một lựa chọn khác. Họ biết là tương lai chính trị của họ nằm trong khả năng duy trì sự ổn định xã hội ở trong nước. Và sự ổn định này lại được nuôi dưỡng bằng tăng trưởng kinh tế. Hiện sự tăng trưởng kinh tế này ở Đông Nam Á trước hết là từ Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng nhờ Mỹ. Do đó, về mặt chiến lược, việc chọn phe có lẽ sẽ vô cùng mạo hiểm cho các quốc gia trong vùng. Tuy nhiên, việc lựa chọn cân bằng, từ chối để bị lôi vào đối đầu giữa các bên, nhất là trong các chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương cuối cùng chính lại giúp củng cố chính sách gây ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, đồng chủ biên số đặc biệt về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương của tạp chí Hérodote.

Cultures monde
Pèlerinages : sur les routes de la foi 1/4 : Le Hajj au service du rayonnement de l'Arabie saoudite

Cultures monde

Play Episode Listen Later Jun 26, 2023 58:01


durée : 00:58:01 - Cultures Monde - par : Mélanie Chalandon - Le Hajj est le plus important pèlerinage de l'islam, sur les lieux saints de la Mecque et Médine. Pour l'Arabie saoudite, c'est un défi logistique et sécuritaire, mais aussi une source importante de revenus et de prestige international. - invités : Sylvia Chiffoleau Historienne, directrice de recherche au CNRS, affectée au laboratoire LARHA, le laboratoire de recherche historique Rhônes-Alpes; Fatiha Dazi-Héni Chercheuse spécialiste des monarchies de la péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM); Katia Boissevain Anthropologue, directrice de l'IRMC l'Institut de recherche sur le Maghreb contemporain à Tunis

Les matins
Pétrole, foot et cinéma : comment l'Arabie saoudite se paye le monde

Les matins

Play Episode Listen Later Jun 20, 2023 119:24


durée : 01:59:24 - Les Matins - par : Guillaume Erner - L'influence de l'Arabie saoudite en France connaît une expansion sans commune mesure, dans une volonté de concurrencer les autres pays de la péninsule arabique déjà ancré. Mais entre modernité de façade et réalité politique, doit-on encourager ces échanges ? - invités : Fatiha Dazi-Héni Chercheuse spécialiste des monarchies de la péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM); Audrey Lebel Journaliste indépendante, rédactrice occasionnelle pour le Monde Diplomatique

Les journaux de France Culture
La Sécu ne remboursera plus autant les soins dentaires dès le 1er octobre

Les journaux de France Culture

Play Episode Listen Later Jun 16, 2023 19:28


durée : 00:19:28 - Journal de 12h30 - Dès cet automne, la Sécurité sociale ne remboursera plus autant vos soins bucco-dentaires. En clair, ce sont les complémentaires santé qui vont devoir compenser un effort évaluer à 500 millions d'euros par an. - invités : Fatiha Dazi-Héni Chercheuse spécialiste des monarchies de la péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM)

Le journal de 12h30
La Sécu ne remboursera plus autant les soins dentaires dès le 1er octobre

Le journal de 12h30

Play Episode Listen Later Jun 16, 2023 19:28


durée : 00:19:28 - Journal de 12h30 - Dès cet automne, la Sécurité sociale ne remboursera plus autant vos soins bucco-dentaires. En clair, ce sont les complémentaires santé qui vont devoir compenser un effort évaluer à 500 millions d'euros par an. - invités : Fatiha Dazi-Héni Chercheuse spécialiste des monarchies de la péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM)

Cultures monde
Quand les militaires confisquent le pouvoir 2/4 : Soudan : la révolution otage de la guerre des généraux

Cultures monde

Play Episode Listen Later Jun 6, 2023 57:54


durée : 00:57:54 - Cultures Monde - par : Julie Gacon - Loin de la transition démocratique engagée par les révolutionnaires de 2018, le Soudan est pris depuis le 15 avril dans une lutte sanglante entre différentes factions militaires pour la domination du pays et de ses ressources. - invités : Anne-Laure Mahé Fellow au département de méthodologie de la London School of Economics et chercheuse associée au Centre d'étude et de documentation économique, juridique et sociale de Khartoum (CEDEJ); Clément Deshayes Chercheur “Afrique de l'Est” à l'Institut de recherche stratégique de l'Ecole militaire (IRSEM), spécialiste du Soudan; Gwenaëlle Lenoir Grande reporter indépendante, notamment pour Mediapart, Orient XXI et Marianne, spécialiste de Afrique orientale et du Proche et Moyen-Orient

Du grain à moudre
Drone militaire : nouvelle arme de la stratégie française ?

Du grain à moudre

Play Episode Listen Later May 22, 2023 38:47


durée : 00:38:47 - Le Temps du débat - par : François Saltiel - La loi de programmation militaire, qui contient 100 milliards de hausses de crédits sur la période 2024-2030, entre en examen à l'Assemblée. Alors que les drones militaires turcs ou iraniens jouent un rôle majeur en Ukraine, quelle place prennent-ils dans la construction de la stratégie française ? - invités : Amélie Ferey Chercheuse au centre des études de sécurité de l'IFRI et coordinatrice du laboratoire de recherche sur la défense; Loïc Kervran député de la 3ème circonscription du Cher, membre du parti Horizons, vice-président de la commission de la défense nationale et des forces armées; Céline Marangé Chercheuse sur la Russie, l'Ukraine et le Belarus à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (IRSEM) et membre associée du Centre de recherche en histoire des Slaves à l'Université Paris 1 Panthéon-Sorbonne.

Cultures monde
Turquie, la République à l'heure des choix 2/4 : Stratégie d'influence : Erdogan sort les drones

Cultures monde

Play Episode Listen Later May 3, 2023 57:28


durée : 00:57:28 - Cultures Monde - par : Julie Gacon - En Turquie, la production de matériel militaire est devenue l'un des piliers industriels du pays, au service de la politique extérieure très proactive de Recep Tayyip Erdogan. - invités : Tolga Bilener Docteur en sciences politiques et enseignant-chercheur à l'université Galatasaray; Sümbül Kaya Docteure en sciences politique, chercheuse à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (Irsem); Aurélien Denizeau Docteur en sciences politiques de l'Institut National des Langues et Civilisations Orientales, chercheur en relations internationales

Atelier des médias
« Le Collimateur », un podcast produit sous les auspices de l'École militaire

Atelier des médias

Play Episode Listen Later Apr 22, 2023 27:27


Le Collimateur est le podcast de l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (Irsem). Il traite des questions de défense, de renseignement, de géopolitique. Rencontre avec Alexandre Jubelin, qui l'incarne. Pour L'atelier des médias de RFI, Arnaud Contreras a tendu son micro à Alexandre Jubelin, producteur du podcast Le Collimateur, de l'Irsem. Objectif : comprendre pourquoi et comment cette institution dépendant du ministère français des Armées s'adresse au grand public par ce mode de diffusion audio. >> Abonnez-vous aussi à ce podcast Lignes de défense (RFI), de Franck Alexandre Mondoblog audio fait entendre la blogueuse Stella Attiogbe.

Sans Algo
La reco #56: comprendre comment et pourquoi on fait la guerre

Sans Algo

Play Episode Listen Later Mar 17, 2023 22:42


Cette semaine dans Sans Algo, le podcast qui vous en fait découvrir d'autres, on parle du Collimateur, un podcast de l'Institut de recherche stratégique de l‘École militaire (Irsem) qui traite des questions militaires et de défense.Deux fois par semaine, l'historien Alexandre Jubelin reçoit des militaires, des journalistes et surtout des chercheurs et chercheuses spécialistes des questions de défense. Ensemble, ils évoquent, de façon posée et réfléchie, la chose militaire. Selon l'invité et le format de l'épisode –le podcast en a développé plusieurs–, ils commentent l'actualité des conflits armés, racontent un souvenir d'opération militaire ou bien décryptent la façon dont la pop culture montre la guerre. Alexandre Jubelin est l'invité de ce cinquante-sixième épisode de Sans Algo.Matilde Meslin est responsable de Slate Audio et journaliste spécialiste des podcasts. Elle écoute des dizaines d'heures de podcasts par mois. Et comme elle est sympa, elle a eu envie de partager avec vous ses coups de cœur podcastiques, pour vous donner des idées de trucs à écouter pendant le week-end. Une sélection garantie sans algorithme!Sans Algo est un podcast de Matilde Meslin produit par Slate Podcasts.Direction éditoriale: Christophe Carron.Production éditoriale: Nina Pareja.Prise de son, réalisation et mixage: Mona Delahais.Musique générique: «Hangtime», Unminus.Pour nous écrire: podcast@slate.fr.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam : Đảng củng cố quyền lực để tăng cường chống tham nhũng

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Mar 6, 2023 9:13


Ông Võ Văn Thưởng, 52 tuổi, trở thành chủ tịch nước trẻ nhất của Việt Nam sau khi được Quốc Hội thông qua gần như với số phiếu tuyệt đối hôm 02/03/2023. Thuộc thế hệ trẻ và nổi tiếng trung thành với đảng Cộng Sản, ông Võ Văn Thưởng được cho là sẽ giúp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tăng cường ảnh hưởng, mạnh tay chống tham nhũng, như lời ông cam kết « kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực » khi tuyên thệ nhậm chức. Ở cương vị chủ tịch nước, ông Võ Văn Thưởng sẽ phải tập trung vào các vấn đề ở cấp độ Nhà nước và ngoại giao, trong khi ông lại tương đối « non nớt » trong lĩnh vực đối ngoại, theo đánh giá của giáo sư danh dự Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Úc. Gần như toàn bộ sự nghiệp của ông Võ Văn Thưởng là làm công tác Đảng và tham gia chiến dịch đấu tranh chống tham nhũng khi đảm nhiệm chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.Tại sao ông Võ Văn Thưởng lại được Ban Chấp Hành Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam giới thiệu làm chủ tịch nước ? Việc bổ nhiệm ông Thưởng tác động như thế nào đến chính trường Việt Nam ? Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp, trả lời một số câu hỏi của RFI Tiếng Việt.*RFI : Ông đánh giá thế nào về bối cảnh việc bổ nhiệm ông Võ Văn Thưởng làm chủ tịch nước Việt nam. Tại sao lại là ông Thưởng mà không phải là người khác ? Benoît de Tréglodé : Bối cảnh chung là quyết tâm tiếp tục theo đuổi chiến dịch chống tham nhũng đã khiến chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bị mất chức hồi tháng 01/2023, cũng như hai phó thủ tướng. Trong bối cảnh này, Bộ Chính Trị đã tìm người kế nhiệm. Ông Võ Văn Thưởng có lợi thế lớn là có lý lịch và sự nghiệp tương đồng với ông tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Đây là điểm quan trọng.Ngoài ra, cần phải biết là sự nghiệp chính trị của ông Võ Văn Thưởng thăng tiến từ những vị trí trong Đoàn Thanh niên Cộng Sản, ngay những năm ông 20 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đưa ông đến thượng tầng của bộ máy Nhà nước.RFI :Về mặt chính thức, ông Võ Văn Thưởng giữ vị trí số 2 trong bộ máy Nhà nước. Vị trí chủ tịch nước có cần kinh nghiệm ngoại giao vững chắc không ? Việc bổ nhiệm ông Thưởng có tác động như thế nào đến chính trường Việt Nam ? Benoît de Tréglodé : Trước tiên, ông Võ Văn Thưởng hoạt động chính trị từ khá sớm. Con đường này đã đưa ông đến chức vụ bí thư tỉnh Quảng Ngãi trước khi nắm giữ những vị trí ở cấp quốc gia. Chức chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không phải là vị trí trung tâm nhất trong bộ ba quyền lực, không phải là vị trí quan trọng nhất. Từ lâu, chức chủ tịch nước được coi như là một vị trí danh dự. Nếu nhìn từ điểm này thì không hẳn cần phải có kinh nghiệm ngoại giao.Nếu nhìn vào quá trình sự nghiệp của ông Võ Văn Thưởng thì thấy ông không có kinh nghiệm về quốc tế. Vì thế, có thể đối với những người đang suy nghĩ về tương lai vào lúc mà Đại Hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 14 vào năm 2026 đang đến, thì họ có thể coi 2-3 năm tới là bài trắc nghiệm cho ông Thưởng để xem ông có thực sự hội tụ đủ tố chất cần thiết để đảm nhận một vị trí khác hay không.Nhưng chưa có gì là chắc chắn nếu chúng ta nhìn vào những người đã giữ chức chủ tịch nước Việt Nam. Vị trí này không hẳn là bàn đạp để sau này nắm giữ những chức vụ quan trọng hơn.RFI : Ông Võ Văn Thưởng là người miền nam, phải chăng ở đây có chủ đích cân bằng vùng miền ở vị trí « tứ trụ » ? Hay do chỉ có một ứng viên duy nhất được lựa chọn ? Benoît de Tréglodé : Đúng thế, thậm chí còn có ý kiến cho là từ tháng 04/2021, không có đại diện của miền nam trong « tứ trụ », tức bốn chức vụ quan trọng nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam : tổng bí thư đảng, thủ tướng, chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nước. Có thể có thêm khía cạnh này, dù tôi nghĩ rằng hiện nay ảnh hưởng của phe vẫn được gọi là « phe miền nam » bị phai nhạt một chút, bớt mạnh hơn so với trước đây.Tuy nhiên, sự nghiệp của ông Võ Văn Thưởng khá thú vị vì ông là người miền nam, nhưng lại sinh ra ở miền bắc, tại tỉnh Hải Dương, trong một gia đình gốc Vĩnh Long tập kết ra bắc thời chiến. Ông Thưởng sinh năm 1970, sau đó ông học tập và bắt đầu sự nghiệp chính trị ở miền nam, nhưng dù sao ông vẫn sinh ra ở miền bắc. Chính việc có nguyên quán miền nam, sinh ở miền bắc này đã tạo cho ông Thưởng lợi thế lớn trong bộ máy Nhà nước hiện nay và ông đại diện cho miền nam Việt Nam.RFI : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ hưu. Dường như ông Võ Văn Thưởng được coi là người kế nhiệm ông Trọng. Liệu điều đó có giúp « phe miền nam » có thể có lợi thế trong tương lai ? Benoît de Tréglodé : Trước hết, tôi nghĩ là hiện giờ, không thể biết được ai sẽ thay thế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Liệu ông Trọng có làm đến hết nhiệm kỳ vào năm 2026 không ? Liệu ông Trọng có từ chức trước thời hạn vì lý do sức khỏe không ? Không ai thực sự biết được chính xác.Rất nhiều chính trị gia quan tâm đến vị trí lãnh đạo chế độ Việt Nam. Người ta từng nói đến chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, một trong những người từng được coi là ứng cử viên. Người ta cũng biết là từ Đại Hội Đảng lần thứ 13, bộ trưởng Công An Tô Lâm cũng quan tâm đến vị trí này.Tôi nghĩ là còn quá sớm để có thể đưa ra kiểu giả thuyết như vậy. Vì thế việc coi tân chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, vừa mới được bầu hôm 02/03, là một ứng cử viên kế nhiệm chức tổng bí thư đảng thì tôi nghĩ là cũng chưa đủ chắc chắn. Ông Thưởng có một sự nghiệp thú vị vì đó là sự nghiệp của cán bộ Đảng vẫn luôn bảo vệ tư tưởng, học thuyết Mac-Lênin ở Việt Nam, hệ tư tưởng của Nhà nước. Ông Thưởng có chung điểm này với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sử dụng những năm lãnh đạo cuối cùng để bảo vệ tư tưởng, tương lai và thành công của chế độ chính trị Việt Nam.RFI : Có nghĩa là chiến dịch chống tham nhũng sẽ được tiếp tục tiến hành mạnh tay ? Benoît de Tréglodé : Chiến dịch chống tham nhũng gần như là yếu tố thường trực trong đời sống chính trị Việt Nam. Đúng là trong nhiệm kỳ thứ 3, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã biến chống tham nhũng thành « thương hiệu » của ông. Chính ông là người tung hết chiến dịch chống tham nhũng này đến chiến dịch bài trừ tham nhũng khác từ 10 năm qua.Nhưng trước thời ông Trọng, chính trường Việt Nam vẫn được điểm xuyết bằng những chiến dịch chống tham nhũng. Vì thế, chống tham nhũng không phải là điều gì mới và xu hướng này vẫn chưa sẵn sàng dừng lại. Có hai yếu tố giải thích cho việc này.Trước tiên, như mọi người đều biết, tham nhũng ở Việt Nam diễn ra ở mọi tầng lớp trong xã hội, có tham nhũng vặt, tham nhũng ở quy mô vừa và đại tham nhũng. Vì thế, một đảng đang tìm kiếm tính chính đáng, đang tìm cách củng cố tính chính đáng trong một đất nước trẻ, năng động, một đất nước mở cửa với thế giới, nhất là với những chế độ chính trị khác nhau ở châu Á, thì rất cần cho người dân thấy rằng Đảng có khả năng bắt những con cá lớn, rằng Đảng phải thể hiện sự trong sạch nhất định và đấu tranh chống tham nhũng trong thành phần đảng viên. Vì thế, điều quan trọng là Đảng cần phải củng cố vị trí ở Việt Nam.Tuy nhiên, đối với giới tinh hoa, như người ta vẫn nói, quan trọng là cũng phải tranh thủ thời cơ này để có thể gạt bỏ những đối thủ cạnh tranh vướng víu nhằm củng cố tham vọng của mình.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp.Không có thay đổi lớn trên chính trường Việt NamSự kiện chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xin thôi mọi chức vụ ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã khiến truyền thông quốc tế tốn không ít giấy mực. Việc đảng Cộng Sản Việt Nam gấp rút bổ nhiệm ông Võ Văn Thưởng thay thế, sau đó được Quốc Hội nhanh chóng thông qua, cũng được bình luận rất nhiều trong những ngày vừa qua.Điểm chung đầu tiên, được truyền thông và giới chuyên gia nhận định là việc bổ nhiệm ông Võ Văn Thưởng, thành viên trẻ nhất của Bộ Chính Trị của đảng Cộng Sản Việt Nam, làm chủ tịch nước Việt Nam không gây bất ngờ và xáo trộn lớn cho đất nước. Đối với trang BBC, đây là « lựa chọn an toàn » và là « lựa chọn rất thận trọng », loại bỏ những quan ngại về khả năng Nhà nước cảnh sát.Tiếp theo, về đối ngoại, Việt Nam luôn cố giữ cân bằng giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc hiện cạnh tranh và đối đầu nhau trên nhiều mặt trận (Biển Đông, chiến tranh Ukraina, thương mại…). Việc bổ nhiệm một cán bộ Đảng chuyên nghiệp làm chủ tịch nước có thể khiến Bắc Kinh hài lòng, nhưng cũng không hẳn làm phật lòng phương Tây vì chủ tịch nước Việt Nam vẫn được coi là một chức vụ « danh dự » và quyền hạn trao cho chủ tịch nước vẫn còn hạn chế, theo trang Nikkei Asia.Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, cho rằng « với tư cách là chủ tịch nước, ông Thưởng có lẽ sẽ không đề xướng các thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam » vì « cần có sự đồng thuận rất cao trong số các lãnh đạo chủ chốt. Hơn nữa, chính sách đối ngoại là kết quả của quyết định tập thể và đồng thuận trong Bộ Chính Trị ».

Cultures monde
Turquie, Syrie : après le séisme 2/4 : Les sinistrés otages du régime syrien

Cultures monde

Play Episode Listen Later Feb 28, 2023 58:08


durée : 00:58:08 - Cultures Monde - par : Julie Gacon - Le séisme du 6 février n'est pas seulement turc, mais aussi syrien. Le bilan, très incertain, s'élève au moins à 3 700 morts dans ces régions du nord qui ont souffert de la guerre civile. Pour Damas, c'est l'occasion de réapparaître sur la scène internationale pour demander la levée des sanctions. - invités : Ziad Majed Chercheur et politiste franco-libanais, professeur à l'Université américaine de Paris; Jihad Yazigi Rédacteur en chef de The Syria Report; Fatiha Dazi-Héni Chercheuse spécialiste des monarchies de la péninsule arabique à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM)

Les enjeux internationaux
Diplomatie du Golfe : diplomatie de l'équilibre ?

Les enjeux internationaux

Play Episode Listen Later Oct 18, 2022 15:18


durée : 00:15:18 - Les Enjeux internationaux - par : Julie Gacon - Au début du mois, l'Arabie Saoudite et d'autres pays producteurs de pétrole ont décidé de réduire leur production d'or noir pour maintenir le niveau des prix, suscitant la colère de Joe Biden. Que se cache-t-il derrière cette crise diplomatique entre les pays du Golfe et les Etats-Unis ? - invités : Fatiha Dazi-Héni Chercheuse en sciences politiques à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM), spécialistes des questions de sécurité dans le Golfe

Cultures monde
Conflits armés : l'été de la bascule 3/4 : Gaza : sous le feu des « attaques préventives »

Cultures monde

Play Episode Listen Later Aug 31, 2022 58:22


durée : 00:58:22 - Cultures Monde - par : Florian Delorme - Des frappes israéliennes à destination du Jihad islamique ont été de nouveau perpétrées dans la bande de Gaza au mois d'août et ont spécialement attiré l'attention de la communauté internationale pour le désastre causé par une opération qualifiée de « préventive » par l'Etat hébreu. - invités : Jean-Paul Chagnollaud professeur émérite des universités, président de l'IREMMO (Institut de Recherche et d'Études Méditerranée Moyen-Orient); Amélie Ferey Chercheuse en science politique au Centre de Recherches Internationales de Sciences Po (CERI), résidente à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM).; Dima Alsajdeya chercheuse à la chaire d'histoire contemporaine du monde arabe du Collège de France

Affaires étrangères
Géopolitique : le retour du pétrole

Affaires étrangères

Play Episode Listen Later Jun 25, 2022 59:13


durée : 00:59:13 - Affaires étrangères - par : Christine Ockrent - En Europe, l'Allemagne et les Pays Bas en reviennent au charbon pour compenser la baisse des livraisons de gaz russe. Les ambitions de l'Union Européenne et des Etats-Unis en matière d'environnement et de transition énergétique sont-elles durablement compromises ? - invités : Fatiha Dazi-Héni Chercheuse en sciences politiques à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM), spécialistes des questions de sécurité dans le Golfe; Maya Kandel historienne des Etats-Unis, chercheuse à l'Université Sorbonne Nouvelle et responsable du programme Etats-Unis à l'Institut Montaigne; Jacques Bendelac économiste, chercheur en sciences sociales à Jérusalem, enseignant au Collège académique de Netanya.

Les enjeux internationaux
Israël refuse une enquête sur la mort de la journaliste palestinienne Shireen Abu Aqleh

Les enjeux internationaux

Play Episode Listen Later May 26, 2022 12:56


durée : 00:12:56 - Les Enjeux internationaux - par : Julie Gacon - L'armée israélienne a jugé inutile d'ouvrir une enquête sur la mort de la journaliste palestinienne Shireen Abu Aqleh, considérant qu'elle était morte dans une "situation de combat actif". Tuer un journaliste est pourtant considéré comme un crime de guerre au regard du droit international. - invités : Amélie Ferey Chercheuse en science politique au Centre de Recherches Internationales de Sciences Po (CERI), résidente à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM).

Les enjeux internationaux
L'Arabie saoudite cherche une issue à sa guerre au Yémen

Les enjeux internationaux

Play Episode Listen Later Apr 29, 2022 15:35


durée : 00:15:35 - Les Enjeux internationaux - par : Julie Gacon - Après sept années de guerre et près de 380 000 morts selon l'ONU, Ryad profite du respect de la trêve, depuis le 2 avril, pour trouver un scénario de sortie du conflit. Le belliqueux prince héritier semble avoir pris conscience des conséquences néfastes de la guerre, et pas seulement sur son image. - invités : Fatiha Dazi-Héni Chercheuse en sciences politiques à l'Institut de recherche stratégique de l'école militaire (IRSEM), spécialistes des questions de sécurité dans le Golfe

Tout un monde - La 1ere
Les enjeux militaires dans le Donbass: interview de Edouard Jolly

Tout un monde - La 1ere

Play Episode Listen Later Apr 26, 2022 9:11


Interview de Edouard Jolly, chercheur en théorie des conflits armés et philosophie de la guerre à l'IRSEM.

Atelier des médias
Russia Today interdite de diffusion: une sanction pas comme les autres

Atelier des médias

Play Episode Listen Later Mar 12, 2022 31:31


La diffusion des médias russes RT et Sputnik est suspendue dans l'UE depuis le 2 mars, suite à l'invasion de l'Ukraine par la Russie. L'atelier des médias reçoit Maxime Audinet, enseignant-chercheur, spécialiste du soft power médiatique russe, pour discuter de cette décision et de ses conséquences. Maxime Audinet enseigne au sein du master d'études russes et post-soviétiques de l'université Paris-Nanterre. Il est également chercheur à l'Institut de recherche stratégique de l'École militaire (Irsem). En octobre 2021, il a publié Russia Today (RT) : Un média d'influence au service de l'État russe, chez INA Éditions. Dans L'atelier des médias, il revient sur la suspension de RT et Spunik dans tous les pays de l'Union européenne. « RT Spoutnik ont été sanctionnés (...) pour affaiblir les capacités informationnelles de la Russie en temps de guerre », explique Maxime Audinet qui rappelle que la Cour de justice de l'UE a été saisie par RT pour faire annuler cette suspension. Ces coupures sont « efficaces », dit-il : « C'est le choc le plus le plus extrême qu'aient connu RT et Sputnik depuis leur création. » Le 24 février, jour de l'invasion russe de l'Ukraine, les différents canaux du réseau RT ont eu des lignes éditoriales diverses. La chaîne RT en anglais avait une ligne « beaucoup plus offensive, beaucoup plus propagandiste et de manière directe c'est à dire que les journalistes eux-mêmes, les présentateurs, vont relayer ce discours-là, ne pas parler d'invasion (...) tout le discours, par exemple sur la dénazification, sur l'extrapolation de la présence de groupes néonazis ou nationalistes en Ukraine, est complètement assumé ». Sur RT France, « le seul élément de langage qui ressort, c'est l'expression "opération militaire spéciale" qui est le terme utilisé par Vladimir Poutine dans son discours ». Le « positionnement alternatif » de RT  Dans cette émission, on revient également sur les débuts de RT, une chaîne d'abord créée pour « propager une image positive de la Russie ». Mais ses audiences ne décollaient pas. Le conflit en Ossétie du Sud d'août 2008, entre la Russie et la Géorgie, constitue un tournant. « Les autorités russes considèrent que la manière dont le conflit est présenté dans l'espace médiatique international est complètement biaisé, favorable à la Géorgie. Du coup, RT va changer de rôle et devenir vraiment ce média qui va concurrencer les grands médias occidentaux, notamment la BBC, CNN, pour apporter un autre regard. C'est le moment où RT pose les jalons de ce nouveau positionnement qu'on connaît aujourd'hui, qui est ce positionnement alternatif », explique Maxime Audinet. RT a poursuivi dans cette veine, visant à « dénigrer les sociétés démocratiques occidentales et afficher à l'écran leurs vulnérabilités, leurs divisions, leurs points de fracture et de ce point de vue là, les mouvements sociaux, quel que soit leur bord idéologique, (...) sont bons à prendre pour déployer une ligne éditoriale assez critique. Ce qui fait que c'est un média qui a une ligne très élastique : vous avez une ligne très à gauche en Amérique latine, très souverainiste en Europe ». Au micro de RFI, média français de service public international, qui appartient au groupe France Médias Monde dont fait également partie France 24, Maxime Audinet rappelle ce qui distingue RT de France 24. Si ces deux télévisions sont financées par des fonds publics, la construction de leurs lignes éditoriales respectives est différente. Ainsi, la couverture de l'actualité de RT est « partielle et sélective », explique le chercheur en donnant des exemples. En Russie, la situation s'est aggravée pour les médias. Des journalistes russes quittent leur pays ; plusieurs médias occidentaux ont décidé de se retirer du pays, notamment le New York Times. « On est en train d'observer une partition des espaces médiatiques et informationnels russe d'un côté et occidental – européen en particulier – de l'autre », analyse Maxime Audinet. La BBC a décidé de relancer une diffusion en ondes courtes en langue russe, RFI réfléchit à faire de même : une « atmosphère de guerre froide ». Coupés dans l'UE, RT et Sputnik restent accessibles dans quelque 160 autres pays qui sont autant de « débouchés » possibles. « On va probablement voir une restructuration, un redéploiement du réseau avec la fin des filiales occidentales », dit Maxime Audinet, qui rappelle que RT America et RT UK vont fermer. Il imagine que RT France va être relocalisée à Moscou et chercher à se projeter davantage en Afrique subsaharienne. RT a annoncé il y a plusieurs semaines l'ouverture prochaine d'un bureau régional à Nairobi, au Kenya, et des noms de domaines comportant RT et afrique ou africa ont été sécurisés. Mondoblog audio fait entendre la voix du Mondoblogueur sénégalais Madia Diop, qui propose un « rêve africain » en écho au « rêve américain ».