POPULARITY
Đài Loan, nhà đầu tư lớn thứ 4 của Việt Nam, có gần 3.200 dự án với tổng vốn đăng ký vượt 39,5 tỷ đô la Mỹ. Năm 2023, đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam tăng gấp 4 lần so với năm 2022, đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ (1) do các doanh nghiệp Đài Loan rời Hoa lục để tránh hệ quả căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Từ một nước gia công các mặt hàng truyền thống, Việt Nam trở thành điểm đến an toàn cho dòng vốn FDI Đài Loan vào lĩnh vực công nghệ cao. Sự dịch chuyển rõ nét nhất là chuỗi cung ứng của Apple được các đối tác Đài Loan đưa sang Việt Nam với 9 dự án đầu tư mới (1,7 tỷ đô la) và 7 dự án mở rộng quy mô đầu tư (2,6 tỷ đô la trong năm 2023), theo chuyên gia của Chứng khoán Rồng Vàng (VDSC). Foxconn Technology Group đầu tư thêm vào hoạt động ở tỉnh Bắc Giang, Quanta Computer xây nhà máy đầu tiên ở Nam Định, BOE Technology và Biel Crystal đều có kế hoạch đầu tư vào nhà máy ở miền bắc Việt Nam.Theo báo chí Việt Nam, các nhà đầu tư Đài Loan có “khẩu vị” đa dạng (2). Khoảng 80% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, lĩnh vực xây dựng và bất động sản, cùng nhiều ngành nghề khác… Tuy nhiên, từ năm 2019, thị phần của các ngành công nghệ cao, công nghiệp điện tử, đặc biệt là chip bán dẫn, ngày càng lớn trong FDI của Đài Loan vào Việt Nam.Vậy sự thay đổi này bắt nguồn trong bối cảnh nào ? Việt Nam và Đài Loan có những lợi ích gì ? Dưới đây là phần giải thích của thông tín viên Nguyễn Giang tại Đài Bắc.Đài Loan bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ khi nào ? Các nhà đầu tư Đài Loan có chiến lược đầu tư như thế nào vào Việt Nam hiện nay ?Nguyễn Giang : Đài Loan vào Việt Nam đầu tư rất sớm, nếu không nói là một trong hai nơi xuất xứ đầu tiên của nguồn vốn FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp), gồm Đài Loan và Singapore, vào khu vực kinh tế phía Nam của Việt Nam, ngay sau khi có Luật đầu tư được thông qua năm 1987, có hiệu lực từ 1988.Các tài liệu của Đài Loan như “TAEF Research: The Image of Taiwan and Taiwanese Businesses in Vietnam”nói rằng từ 1988 đến 2000, Đài Loan đầu tư vào Việt Nam tổng trị giá các dự án là 31,2 tỷ đô la Mỹ. Trong khoảng thời gian này, cơ cấu đầu tư có sự dịch chuyển qua hai giai đoạn. Ban đầu là các ngành cần nhiều nhân công như may mặc, giày dép, đồ gỗ, chế xuất thực phẩm. Sau đó là giai đoạn hai, Đài Loan đầu tư vào các ngành có giá trị cao hơn như điện tử, bán lẻ, giao thông vận tải, và cả dịch vụ y tế ở Việt Nam.Những năm gần đây, đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam bước sang giai đoạn thứ ba, gồm công nghệ cao, dịch vụ tài chính, chuyên khoa y tế và đây là chiến lược được chính phủ ủng hộ, với chính sách Hướng Nam mới từ gần 10 năm qua đang phát huy tác dụng.Về cách đi của Đài Loan thì có thể thấy như sau. Việc chọn Việt Nam ở hai giai đoạn đầu là cách các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan có thể tiếp cận một thị trường khá gần và lớn hơn gấp 4 lần về dân số, và so với Việt Nam thì trình độ phát triển của Đài Loan cao hơn nên vẫn có ưu thế. Khi đó, người ta nói về sự phân khúc thị trường Việt Nam cho ba nhà đầu tư Đông Á : Nhật Bản bỏ tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng, Hàn Quốc xây cao ốc, siêu thị còn Đài Loan đầu tư vào ngành chế xuất, với tầm vóc các doanh nghiệp xứ Đài nhỏ hơn Hàn Quốc và Nhật Bản.Nhưng sang giai đoạn thứ ba, sự có mặt của các công ty công nghệ cao của Đài Loan như Foxconn, Compal, Pegatron, Wistron và Qisda đem lại một chất lượng mới cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Sang giai đoạn ba thì đầu tư công nghệ cao sang Việt Nam là một lối thoát cho kinh tế Đài Loan. Truyền thông Đài Loan còn nói về mối liên hệ đặc biệt mang tính gia đình là có ít nhất hơn 100 nghìn người Việt Nam đã kết hôn với người Đài Loan, tạo điều kiện cho giao lưu giữa hai xã hội. Số sinh viên, nhà nghiên cứu Việt Nam học, làm việc ở các đại học Đài Loan nay lên tới hàng chục nghìn và có những người đã làm việc trong các phòng thí nghiệm công nghệ cao, đóng góp vào nguồn nhân lực Đài Loan đang thiếu.Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, chip bán dẫn Đài Loan đã chuyển một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Việt Nam có phải là một đối tác mà Đài Loan có thể hoàn toàn tin tưởng không, trong khi Hà Nội khẳng định “kiên định thực hiện chính sách “Một nước Trung Quốc” và Bắc Kinh liên tục đe dọa và chưa bao giờ từ bỏ ý định thống nhất với hòn đảo, kể cả phải dùng đến vũ lực ?Nguyễn Giang : Quan hệ với Trung Quốc căng thẳng từ khi tổng thống của đảng Dân Tiến, bà Thái Anh Văn lên cầm quyền nhiệm kỳ đầu năm 2008. Đến năm 2016 Đài Loan đưa ra chính sách Hướng Nam Mới, đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam và 17 nước khác ở Đông Nam Á, Nam Á và châu Đại Dương để giảm dần đầu tư vào Trung Quốc.Trang Taiwan Panorama trong một bài hôm 23/11/2023 cho rằng Đài Loan hiện có 80 nghìn doanh nhân ở Việt Nam, làm việc trong 4.000 công ty, với vốn đầu tư trực tiếp 400 tỷ đô la Đài Loan và nếu tính các nguồn đầu tư tiền Đài Loan gián tiếp qua những quỹ khác thì con số có thể lên tới 600 tỷ đô la Đài Loan.Đúng là các đại công ty công nghệ Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan và cả của Nhật Bản cần tìm kiếm các thị trường bên ngoài Trung Quốc để “không bỏ trứng vào một giỏ” khi Trung Quốc bị Hoa Kỳ đe dọa áp thuế quan cao trong nhiệm kỳ hai của tổng thống Donald Trump.Chính sách “Một nước Trung Hoa” mà Việt Nam tuyên bố tôn trọng không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với Đài Loan vì bản thân Trung Quốc cũng nhận nhiều tỷ đô la Mỹ đầu tư của Đài Loan. Tập đoàn Foxconn thuê 1 triệu nhân công ở Trung Quốc. Tất nhiên chưa ai rõ là việc Việt Nam trở thành một điểm đến quan trọng của chính sách “Trung Quốc + một” (phân tán nguồn đầu tư ra khỏi Trung Quốc mà nhiều đại công ty đang làm) có khiến nước này bị chính quyền Trump 2.0 áp thuế quan cao hay không.Liệu cơ sở hạ tầng, cũng như nguồn nhân lực ở Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các “đại gia” Đài Loan về chip bán dẫn ?Nguyễn Giang : Chúng ta chỉ có thể suy ra từ các sự kiện và phát biểu của giới chuyên gia công nghệ cao về vấn đề này. Với chuyến thăm đầu tháng 12/2024 tới Hà Nội của ông Jensen Huang (Hoàng Nhân Huân, tỷ phú Mỹ người gốc Đài Bắc), giám đốc điều hành tập đoàn Nvidia, thì khả năng đưa Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gần với hiện thực. Dù Nvidia là công ty Mỹ nhưng họ chủ yếu dùng semiconductor tức công nghệ bán dẫn của TSMC, tập đoàn lớn nhất Đài Loan. Nvidia đã ký kết hợp tác thiết lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) cùng một trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam. Ngoài lý do địa chính trị và thương chiến Mỹ-Trung thì rõ ràng là các “đại gia” công nghệ Đài Loan hoặc gốc Đài Loan như ông Jensen Huang phải có đánh giá riêng về chuyên môn để chọn Việt Nam.Tại một hội nghị về công nghệ cao ở Đài Bắc ngày 14/11/2024 mà tôi được mời tham dự, có diễn giả, giáo sư Roger Liu, người Mỹ gốc Đài hiện làm nghiên cứu về các ngành kinh tế công nghệ cao ở Đại học Tôn Trung Sơn tại Cao Hùng. Ông đã trình bày một khảo sát thu thập ý kiến trong giới lãnh đạo ngành công nghệ cao Hàn Quốc và Đài Loan. Khảo sát nói rằng bên ngoài khu vực Đông Bắc Á thì trong ASEAN chỉ có “các kỹ sư Việt Nam là lực lượng chuyên gia đủ về con số và đạt năng lực sẵn sàng đón nhận công nghệ AI và semiconductor ở tầm vóc lớn”.Việt Nam được lợi như thế nào khi hợp tác với Đài Loan trong lĩnh vực chip bán dẫn, ngoài việc gia công ?Nguyễn Giang : Trong hội thảo ở Đài Bắc mà tôi có tham dự thì một bài thuyết trình khác của đại diện Nhật Bản nói Việt Nam sẽ là điểm đến cho công nghệ AI và tự động hóa trong tương lai gần. Cũng theo thông tin từ hội thảo này, hiện trên cả thế giới đang có 108 nhà máy chế tạo các sản phẩm semiconductor và AI-automation (tự động hóa dùng trí tuệ nhân tạo) chuẩn bị đưa vào vận hành năm 2027. Trong số đó, châu Á đang có 78, Hoa Kỳ có 18 và châu Âu (gồm cả Anh) gộp lại với Trung Đông (gồm có Israel) chỉ có 12 nhà máy. Sự vượt trội của vùng Đông Á trong công nghệ này đang là thách thức cho châu Âu, nhất là Liên Hiệp Châu Âu.Được biết Hàn Quốc cũng muốn đưa một phần công nghệ AI sang Việt Nam vì dù hiện Việt Nam chưa có các cơ sở nghiên cứu như Singapore nhưng về nguồn nhân lực chuyên môn thì lại đông đảo hơn, và nếu tính tới việc áp dụng AI trong y tế, thì dân số 100 triệu của Việt Nam là thị trường tốt cho việc triển khai rộng trí tuệ nhân tạo trong ngành y, hay “medical AI”.Điểm lợi cho Việt Nam là một khi đã đặt chân vào chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu mà khu vực Đông Á đang dẫn đầu thế giới thì cơ hội nâng đẳng cấp nền kinh tế của Việt Nam sẽ lớn hơn. Công nghệ AI còn đem lại lợi tích kinh tế lớn.Tất nhiên tất cả còn phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ và khả năng điều hành của bộ máy chính quyền, có dám tạo ra các khu vực công nghệ mang tính đột phá hay không.*****(1) (2) VnEconomy, "Việt Nam là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư từ Đài Loan", 15/08/2024.
Đài Loan, nhà đầu tư lớn thứ 4 của Việt Nam, có gần 3.200 dự án với tổng vốn đăng ký vượt 39,5 tỷ đô la Mỹ. Năm 2023, đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam tăng gấp 4 lần so với năm 2022, đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ (1) do các doanh nghiệp Đài Loan rời Hoa lục để tránh hệ quả căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Từ một nước gia công các mặt hàng truyền thống, Việt Nam trở thành điểm đến an toàn cho dòng vốn FDI Đài Loan vào lĩnh vực công nghệ cao. Sự dịch chuyển rõ nét nhất là chuỗi cung ứng của Apple được các đối tác Đài Loan đưa sang Việt Nam với 9 dự án đầu tư mới (1,7 tỷ đô la) và 7 dự án mở rộng quy mô đầu tư (2,6 tỷ đô la trong năm 2023), theo chuyên gia của Chứng khoán Rồng Vàng (VDSC). Foxconn Technology Group đầu tư thêm vào hoạt động ở tỉnh Bắc Giang, Quanta Computer xây nhà máy đầu tiên ở Nam Định, BOE Technology và Biel Crystal đều có kế hoạch đầu tư vào nhà máy ở miền bắc Việt Nam.Theo báo chí Việt Nam, các nhà đầu tư Đài Loan có “khẩu vị” đa dạng (2). Khoảng 80% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, lĩnh vực xây dựng và bất động sản, cùng nhiều ngành nghề khác… Tuy nhiên, từ năm 2019, thị phần của các ngành công nghệ cao, công nghiệp điện tử, đặc biệt là chip bán dẫn, ngày càng lớn trong FDI của Đài Loan vào Việt Nam.Vậy sự thay đổi này bắt nguồn trong bối cảnh nào ? Việt Nam và Đài Loan có những lợi ích gì ? Dưới đây là phần giải thích của thông tín viên Nguyễn Giang tại Đài Bắc.Đài Loan bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ khi nào ? Các nhà đầu tư Đài Loan có chiến lược đầu tư như thế nào vào Việt Nam hiện nay ?Nguyễn Giang : Đài Loan vào Việt Nam đầu tư rất sớm, nếu không nói là một trong hai nơi xuất xứ đầu tiên của nguồn vốn FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp), gồm Đài Loan và Singapore, vào khu vực kinh tế phía Nam của Việt Nam, ngay sau khi có Luật đầu tư được thông qua năm 1987, có hiệu lực từ 1988.Các tài liệu của Đài Loan như “TAEF Research: The Image of Taiwan and Taiwanese Businesses in Vietnam”nói rằng từ 1988 đến 2000, Đài Loan đầu tư vào Việt Nam tổng trị giá các dự án là 31,2 tỷ đô la Mỹ. Trong khoảng thời gian này, cơ cấu đầu tư có sự dịch chuyển qua hai giai đoạn. Ban đầu là các ngành cần nhiều nhân công như may mặc, giày dép, đồ gỗ, chế xuất thực phẩm. Sau đó là giai đoạn hai, Đài Loan đầu tư vào các ngành có giá trị cao hơn như điện tử, bán lẻ, giao thông vận tải, và cả dịch vụ y tế ở Việt Nam.Những năm gần đây, đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam bước sang giai đoạn thứ ba, gồm công nghệ cao, dịch vụ tài chính, chuyên khoa y tế và đây là chiến lược được chính phủ ủng hộ, với chính sách Hướng Nam mới từ gần 10 năm qua đang phát huy tác dụng.Về cách đi của Đài Loan thì có thể thấy như sau. Việc chọn Việt Nam ở hai giai đoạn đầu là cách các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan có thể tiếp cận một thị trường khá gần và lớn hơn gấp 4 lần về dân số, và so với Việt Nam thì trình độ phát triển của Đài Loan cao hơn nên vẫn có ưu thế. Khi đó, người ta nói về sự phân khúc thị trường Việt Nam cho ba nhà đầu tư Đông Á : Nhật Bản bỏ tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng, Hàn Quốc xây cao ốc, siêu thị còn Đài Loan đầu tư vào ngành chế xuất, với tầm vóc các doanh nghiệp xứ Đài nhỏ hơn Hàn Quốc và Nhật Bản.Nhưng sang giai đoạn thứ ba, sự có mặt của các công ty công nghệ cao của Đài Loan như Foxconn, Compal, Pegatron, Wistron và Qisda đem lại một chất lượng mới cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Sang giai đoạn ba thì đầu tư công nghệ cao sang Việt Nam là một lối thoát cho kinh tế Đài Loan. Truyền thông Đài Loan còn nói về mối liên hệ đặc biệt mang tính gia đình là có ít nhất hơn 100 nghìn người Việt Nam đã kết hôn với người Đài Loan, tạo điều kiện cho giao lưu giữa hai xã hội. Số sinh viên, nhà nghiên cứu Việt Nam học, làm việc ở các đại học Đài Loan nay lên tới hàng chục nghìn và có những người đã làm việc trong các phòng thí nghiệm công nghệ cao, đóng góp vào nguồn nhân lực Đài Loan đang thiếu.Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, chip bán dẫn Đài Loan đã chuyển một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Việt Nam có phải là một đối tác mà Đài Loan có thể hoàn toàn tin tưởng không, trong khi Hà Nội khẳng định “kiên định thực hiện chính sách “Một nước Trung Quốc” và Bắc Kinh liên tục đe dọa và chưa bao giờ từ bỏ ý định thống nhất với hòn đảo, kể cả phải dùng đến vũ lực ?Nguyễn Giang : Quan hệ với Trung Quốc căng thẳng từ khi tổng thống của đảng Dân Tiến, bà Thái Anh Văn lên cầm quyền nhiệm kỳ đầu năm 2008. Đến năm 2016 Đài Loan đưa ra chính sách Hướng Nam Mới, đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam và 17 nước khác ở Đông Nam Á, Nam Á và châu Đại Dương để giảm dần đầu tư vào Trung Quốc.Trang Taiwan Panorama trong một bài hôm 23/11/2023 cho rằng Đài Loan hiện có 80 nghìn doanh nhân ở Việt Nam, làm việc trong 4.000 công ty, với vốn đầu tư trực tiếp 400 tỷ đô la Đài Loan và nếu tính các nguồn đầu tư tiền Đài Loan gián tiếp qua những quỹ khác thì con số có thể lên tới 600 tỷ đô la Đài Loan.Đúng là các đại công ty công nghệ Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan và cả của Nhật Bản cần tìm kiếm các thị trường bên ngoài Trung Quốc để “không bỏ trứng vào một giỏ” khi Trung Quốc bị Hoa Kỳ đe dọa áp thuế quan cao trong nhiệm kỳ hai của tổng thống Donald Trump.Chính sách “Một nước Trung Hoa” mà Việt Nam tuyên bố tôn trọng không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với Đài Loan vì bản thân Trung Quốc cũng nhận nhiều tỷ đô la Mỹ đầu tư của Đài Loan. Tập đoàn Foxconn thuê 1 triệu nhân công ở Trung Quốc. Tất nhiên chưa ai rõ là việc Việt Nam trở thành một điểm đến quan trọng của chính sách “Trung Quốc + một” (phân tán nguồn đầu tư ra khỏi Trung Quốc mà nhiều đại công ty đang làm) có khiến nước này bị chính quyền Trump 2.0 áp thuế quan cao hay không.Liệu cơ sở hạ tầng, cũng như nguồn nhân lực ở Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các “đại gia” Đài Loan về chip bán dẫn ?Nguyễn Giang : Chúng ta chỉ có thể suy ra từ các sự kiện và phát biểu của giới chuyên gia công nghệ cao về vấn đề này. Với chuyến thăm đầu tháng 12/2024 tới Hà Nội của ông Jensen Huang (Hoàng Nhân Huân, tỷ phú Mỹ người gốc Đài Bắc), giám đốc điều hành tập đoàn Nvidia, thì khả năng đưa Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gần với hiện thực. Dù Nvidia là công ty Mỹ nhưng họ chủ yếu dùng semiconductor tức công nghệ bán dẫn của TSMC, tập đoàn lớn nhất Đài Loan. Nvidia đã ký kết hợp tác thiết lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) cùng một trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam. Ngoài lý do địa chính trị và thương chiến Mỹ-Trung thì rõ ràng là các “đại gia” công nghệ Đài Loan hoặc gốc Đài Loan như ông Jensen Huang phải có đánh giá riêng về chuyên môn để chọn Việt Nam.Tại một hội nghị về công nghệ cao ở Đài Bắc ngày 14/11/2024 mà tôi được mời tham dự, có diễn giả, giáo sư Roger Liu, người Mỹ gốc Đài hiện làm nghiên cứu về các ngành kinh tế công nghệ cao ở Đại học Tôn Trung Sơn tại Cao Hùng. Ông đã trình bày một khảo sát thu thập ý kiến trong giới lãnh đạo ngành công nghệ cao Hàn Quốc và Đài Loan. Khảo sát nói rằng bên ngoài khu vực Đông Bắc Á thì trong ASEAN chỉ có “các kỹ sư Việt Nam là lực lượng chuyên gia đủ về con số và đạt năng lực sẵn sàng đón nhận công nghệ AI và semiconductor ở tầm vóc lớn”.Việt Nam được lợi như thế nào khi hợp tác với Đài Loan trong lĩnh vực chip bán dẫn, ngoài việc gia công ?Nguyễn Giang : Trong hội thảo ở Đài Bắc mà tôi có tham dự thì một bài thuyết trình khác của đại diện Nhật Bản nói Việt Nam sẽ là điểm đến cho công nghệ AI và tự động hóa trong tương lai gần. Cũng theo thông tin từ hội thảo này, hiện trên cả thế giới đang có 108 nhà máy chế tạo các sản phẩm semiconductor và AI-automation (tự động hóa dùng trí tuệ nhân tạo) chuẩn bị đưa vào vận hành năm 2027. Trong số đó, châu Á đang có 78, Hoa Kỳ có 18 và châu Âu (gồm cả Anh) gộp lại với Trung Đông (gồm có Israel) chỉ có 12 nhà máy. Sự vượt trội của vùng Đông Á trong công nghệ này đang là thách thức cho châu Âu, nhất là Liên Hiệp Châu Âu.Được biết Hàn Quốc cũng muốn đưa một phần công nghệ AI sang Việt Nam vì dù hiện Việt Nam chưa có các cơ sở nghiên cứu như Singapore nhưng về nguồn nhân lực chuyên môn thì lại đông đảo hơn, và nếu tính tới việc áp dụng AI trong y tế, thì dân số 100 triệu của Việt Nam là thị trường tốt cho việc triển khai rộng trí tuệ nhân tạo trong ngành y, hay “medical AI”.Điểm lợi cho Việt Nam là một khi đã đặt chân vào chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu mà khu vực Đông Á đang dẫn đầu thế giới thì cơ hội nâng đẳng cấp nền kinh tế của Việt Nam sẽ lớn hơn. Công nghệ AI còn đem lại lợi tích kinh tế lớn.Tất nhiên tất cả còn phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ và khả năng điều hành của bộ máy chính quyền, có dám tạo ra các khu vực công nghệ mang tính đột phá hay không.*****(1) (2) VnEconomy, "Việt Nam là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư từ Đài Loan", 15/08/2024.
Vụ việc tấn công tại hiệu thuốc Cao Hải Đường đã để lại hậu quả nghiêm trọng bởi con gái của Nguyễn Thành bị xâm hại. Trước tình hình này, một buổi họp khẩn giữa an ninh quân đội và cảnh sát đặc biệt đã được diễn ra.
Mối thâm thù giữa Shark và Văn Thông trở nên gay gắt hơn kể từ khi Văn Thông thu dung được Nguyễn Thành. Khi nhận được tin Nguyễn Thành xuất hiện tại nhà thuốc Cao Hải Đường, Đại tá Shark coi đây là cơ hội hiếm có để triệt hạ Nguyễn Thành lẫn Văn Thông.
- Năm 2024 được đánh giá là một năm vượt khó thành công của công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Dấu ấn nổi bật là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (gọi tắt là Hiệp định CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục - chỉ trong vòng 16 tháng, khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi và thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam. Năm 2025 được dự báo là năm đặc biệt khó khăn với công tác hội nhập kinh tế quốc tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường, tác động không thuận tới hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của nước ta. Làm gì để công tác hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu và mang lại những kết quả tích cực, tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP - với mục tiêu tăng từ 8% trở lên trong năm 2025? Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cùng bàn về câu chuyện này. Chủ đề : nâng cao hội nhập, kinh tế quốc tế, bền vững --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Bán kết ASEAN Cup 2024 giữa Việt Nam - Singapore diễn ra lượt đi trên sân Jalan Besar (Singapore) lúc 20h ngày 26-12. Việt Nam được đánh giá cao hơn và phong độ tốt hơn Singapore.
- Sáng nay tại Thành phố Cao Lãnh, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác Trung ương chủ trì buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV vủa Đảng. Chủ đề : Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế Đồng Tháp, chuỗi giá trị --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Các chuyên gia y tế cho rằng cần có các biện pháp đồng bộ ngăn chặn thừa cân, béo phì ở trẻ em, trong đó hạn chế đồ uống có đường bằng cách đánh thuế.
- Kết quả khảo sát của tổ chức giáo dục EF (Education First) vừa công bố cho thấy, chỉ số thông thạo về trình độ tiếng Anh của người Việt Nam đạt 498 điểm, nằm ở nhóm có mức độ thông thạo tiếng Anh thấp - đứng thứ 63. Trong khi đó, năm 2023, Việt Nam đạt 505 điểm, đứng thứ tự 58, nằm trong nhóm trung bình. Như vậy, năm 2024, Việt Nam đã tụt 5 bậc so với năm 2023.Kết quả này không chỉ cho thấy Việt Nam đã bị tụt hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh, mà còn đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh nước ta đang thực hiện mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học – nội dung quan trọng từ Kết luận 91 ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện NQ 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Cao Hà, Nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Giáo dục EF, thạc sĩ đại học Harvard Chủ đề : Việt Nam, Tiếng Anh --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Tiếp tục phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, hôm nay, Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về các nội dung: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng; Đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phơc, Bộ trưởng Bộ Công An Lương Tam Quang tham gia giải trình những nội dung đại biểu đặt ra. Chủ đề : Sôi nổi chất vấn, Bộ Thông tin và Truyền thông, vai trò báo chí, nâng cao hạ tầng viễn thông --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Tất cả các khu dân cư tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Quảng Ninh đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trong hôm nay (10/11) với nhiều hoạt động gắn kết, thắm tình làng xóm, quân dân. Chủ đề : quảng ninh, đoàn kết --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Đến nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc đạt gần 96% dân số, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Kết quả này giúp Vĩnh Phúc tiệm cận được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Tác giả : Văn Hải Chủ đề : Bảo hiểm y tế toàn dân*Vĩnh Phúc, --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Sáng nay 21/10, tại nhà Quốc hội, trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước. Chủ đề : Thủ tướng, tăng trưởng kinh tế, ạm phát được kiểm soát --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Bình Nhưỡng đang chơi bài khiến Nga và Trung Quốc mâu thuẫn nhau – và đã từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Xem thêm.
Bạn đang săn tìm học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu để du học Mỹ trong năm 2025? VOA giới thiệu chi tiết một số học bổng đang sẵn sàng chờ bạn cùng các điều kiện và quy trình nộp đơn. Mời các bạn cùng tìm hiểu và đặt câu hỏi trong phần bình luận để được giải đáp trong chương trình hôm nay.
- Không có đường tắt cho thành công nhưng có cách đi thông minh hơn- Giá trị nội tại vs giá trị bề nổi khác nhau ntn?
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 2/10 phản đối hành vi ‘thô bạo' và gây thương tích của hải cảnh Trung Quốc với các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, nơi mà cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, phía Trung Quốc bác bỏ cáo buộc về gây thương tích. Xem chi tiết: https://bit.ly/voatvfb4 Tin tức đáng chú ý khác: Ông Tô Lâm lại nhắc đến ‘kỷ nguyên vươn mình' và chính sách ‘4 Không' của Việt Nam trước sinh viên ở Ireland. Hàng chục con hổ, báo, sư tử nuôi nhốt ở Việt Nam chết vì cúm gia cầm. Các cuộc không kích của Israel để lại sự tàn phá ở vùng ngoại ô phía nam Beirut. Những đám khói bốc lên ở bắc Israel sau cuộc tấn công bằng phi đạn của Hezbollah. Giá dầu tăng do rủi ro về một cuộc chiến rộng lớn hơn ở Trung Đông. Bão Krathon đổ bộ vào Cao Hùng, tàn phá nặng nề. Cây đàn guitar Beatles đầu tiên của George Harrison có thể được đấu giá hơn $800.000.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 2/10 phản đối hành vi ‘thô bạo' và gây thương tích của hải cảnh Trung Quốc với các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, nơi mà cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, phía Trung Quốc bác bỏ cáo buộc về gây thương tích. Xem chi tiết: https://bit.ly/voatvfb4 Tin tức đáng chú ý khác: Ông Tô Lâm lại nhắc đến ‘kỷ nguyên vươn mình' và chính sách ‘4 Không' của Việt Nam trước sinh viên ở Ireland. Hàng chục con hổ, báo, sư tử nuôi nhốt ở Việt Nam chết vì cúm gia cầm. Các cuộc không kích của Israel để lại sự tàn phá ở vùng ngoại ô phía nam Beirut. Những đám khói bốc lên ở bắc Israel sau cuộc tấn công bằng phi đạn của Hezbollah. Giá dầu tăng do rủi ro về một cuộc chiến rộng lớn hơn ở Trung Đông. Bão Krathon đổ bộ vào Cao Hùng, tàn phá nặng nề. Cây đàn guitar Beatles đầu tiên của George Harrison có thể được đấu giá hơn $800.000.
- Ngay trước thềm khóa họp Đại hội đồng LHQ năm nay, giữa tuần này, Mỹ bất ngờ đưa ra đề xuất dành cho châu Phi 2 ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mỹ đã thực hiện chiến lược “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước Châu Phi trong bối cảnh sự ảnh hưởng của Mỹ tại châu lục này đang bị cạnh tranh gay gắt với Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, lời mời chào này cũng được dự đoán chưa biết khi nào mới thành hiện thực. Chủ đề : Khi lời mời chào cao hơn mâm cỗ --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào là hình mẫu cho hợp tác kinh tế giữa hai nước- Lễ hội Việt Nam tại Kanagawa 2024 - Sợi dây gắn kết văn hóa Việt Nam - Nhật Bản- Các chuyên gia quốc tế đánh giá cao hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ khí hậu tại Việt Nam --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM là 76,5 tuổi, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước (74,5 tuổi). Trong đó, tuổi thọ trung bình của nam là 73,9 tuổi và nữ là 79,2 tuổi.
- Từ vùng cao biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh, nhiều đoàn viên thanh niên xúc động theo dõi lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua các phương tiện thông tin đại chúng, tự nhủ tiếp tục phấn đấu theo lời dặn dò của Tổng Bí thư với thế hệ trẻ. Chủ đề : Quảng Ninh, Tổng Bí thư --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Dành cho các bạn đang làm Virtual Assistant Phải làm sao khi khách hàng không chịu thay đổi bứt phá?Khách hàng bỏ đi khi bạn làm rõ Boundary, làm sao thu hút khách hàng phù hợp?Content To Cash:VIẾT CONTENT LÔI CUỐN - Hút Đúng Khách CHẤT LƯỢNG & Mang Sale Đến Đều ĐặnLink: https://maiivucoaching.lpages.co/content2cash/****************Cảm ơn bạn đã lắng nghe!Kết nối qua Facebook của mình: https://www.facebook.com/maiivucoachTham gia nhóm Dream On (Tiếng Việt) : Dream On | FacebookFollow mình ở Instagram: https://www.instagram.com/empowered.muse/
Cảnh sát Cao Hùng của Đài Loan ngày 1/7 thông báo đã bắt giữ 64 lao động nhập cư Việt Nam trong một cuộc đột kích vào tuần trước đó, tịch thu hơn 900 gói chứa chất cấm, theo hai trang tin Focus Taiwan và Taiwan News.
Giá vàng miếng ở Việt Nam thường cao hơn giá quốc tế đôi khi tới những 20 triệu đồng/lượng. Gần đây, xuất hiện nhiều ý kiến – kể cả của chính hãng vàng bạc SJC – đề nghị nhà nước Việt Nam bỏ độc quyền vàng miếng, giúp đưa giá vàng trong nước sát với giá trên thế giới.
Sáng nay, 16-5, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Có tất cả 11 đơn vị tham gia gồm SJC, DOJI, PNJ, Phú Quý, ACB, TPBank, HDBank, Sacombank, VPBank, Eximbank và Công ty vàng Asean.
Nghiên cứu mới của Đại học Monash đã xác định các Khu vực Chính Phủ Địa phương của Úc có tỷ lệ ngừng tim cao nhất và tỷ lệ thực hiện hồi sức tim phổi bởi người xung quanh thấp nhất. Các chuyên gia cho biết điều này đòi hỏi một phương pháp giáo dục có mục tiêu, vì khả năng sống sót sẽ tăng gấp đôi khi người ngoài áp dụng thực hiện hồi sức tim phổi cho nạn nhân.
- Sáng nay, Quảng Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện NQ số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh, đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2021 -2025. Thu nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh cao hơn 1,23 lần so với bình quân chung cả nước. Chủ đề : Thu nhập, đồng bào dân tộc thiểu số, Quảng Ninh, bình quân chung cả nước --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Các ngành sản xuất tăng trưởng mạnh kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh ngay trong những tháng đầu năm 2024. Thống kê cho thấy, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện đã tăng khoảng 12%, cao hơn nhiều so với kế hoạch cung cấp điện thời gian cao điểm mùa khô là từ 9,15-9,6%. Trước áp lực khô hạn, nắng nóng gay gắt dự kiến sẽ căng thẳng hơn cùng kỳ các năm trước, ngành Công Thương yêu cầu triển khai đồng bộ 6 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo điện cao điểm mùa khô năm 2024. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Nguyễn Thế Hữu – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương về nội dung này: Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : Tăng trưởng điện tăng cao trong nhứng tháng đầu năm 2024, Điện mùa khô, Tiết kiệm điện, Tiết kiệm năng lượng, Kế hoạch cung cấp điện 2024 --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ; thăm chính thức Hungary và Rumani từ ngày 16 đến 23 này.- Ngân hàng HSBC đánh giá kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi, nhưng vẫn cần biện pháp ứng phó với rủi ro về thương mại và lạm phát.- Hải Phòng tặng quà Tết cho người có công cao hơn gần 10 lần mức chung cả nước.- Phòng Cảnh sát giao thông TPHCM còn thiếu 10.000 mét vuông kho bãi để giữ xe tang vật, vi phạm.- Mỹ tìm kiếm biện pháp ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng biên giới giữa Libăng và Israel.- Nga cáo buộc Mỹ gây áp lực với châu Âu để tịch thu bất hợp pháp tài sản bị đóng băng của nước này.- Từ hôm nay, Hàn Quốc cung cấp xét nghiệm chẩn đoán nhanh sốt xuất huyết miễn phí tại tất cả các sân bay.- Dịch Covid-19 tiếp tục là mối đe dọa với Thái Lan trong năm nay, khi dự báo số ca mắc lên tới 650.000 người.- Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục giám sát và điều trị các ca mắc COVID 19 khi số ca tử vong vì căn bệnh này trên toàn cầu lên tới 10.000 người trong tháng qua. Chủ đề : Hải Phòng, tặng quà Tết, người có công, cao hơn gần 10 lần --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support
- Hôm nay, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai, Con đường” lần thứ 3 khai mạc tại Trung Quốc với sự tham dự của đại diện hơn 140 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế. Chủ đề : Diễn đàn, cấp cao, hợp tác, quốc tế --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Cơ quan giám sát người tiêu dùng Úc (ACCC) vừa công bố một báo cáo cho thấy phí giữ trẻ ở Úc cao ngất ngưỡng hàng đầu thế giới. Báo cáo của ACCC là cái thứ hai trong hai bài nghiên cứu điều tra đưa ra các khuyến nghị gửi chính phủ nhằm cải thiện tình hình trong lĩnh vực này.
- Trí thức Việt Nam- đội ngũ lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức. Thời gian qua, cùng với nhiệm vụ chuyên môn, thì hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được xác định là một trong những trách nhiệm quan trọng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Tuy vậy, ở giai đoạn mới, khi đất nước đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thì hoạt động này cần tiếp tục được nâng cao- đúng như tinh thần của Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định là “Phải thật sự tôn trọng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện của chuyên gia, đội ngũ trí thức”. Vậy làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đổi ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam?- Đây là nội dung được đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay. --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Việt Nam muốn tái cơ cấu ngành du lịch, trong đó chú trọng thị trường có khả năng chỉ trả cao. Một trong các nút thắt đầu tiên được tháo gỡ là chính sách nới lỏng thị thực có hiệu lực từ ngày 15/08/2023 được kỳ vọng sẽ giúp thu hút nhiều khách quốc tế hơn, trong khi tháng Bẩy đã là tháng kỷ lục đón hơn 1 triệu khách kể từ sau dịch Covid-19. Nếu nhìn vào thống kê số lượng và thành phần khách nước ngoài đến Việt Nam trong tháng 07, được trang Vietnamnet trích dẫn ngày 31/07, khách châu Âu đứng đầu trong số các châu lục, tăng 27% so với tháng 06. Các thị trường đóng góp chính là Anh, Pháp, Đức, tiếp theo phải kể đến Na Uy, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Nga… Chính sách nới lỏng thị thực được kỳ vọng sẽ mở đường cho rất nhiều luồng khách mới, đặc biệt là khách tự đi, gia đình, nhỏ lẻ.Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, được trang Vietnamnet trích dẫn ngày 11/07, không phủ nhận là chính sách trên có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho khách quốc tế đến Việt Nam nhưng cái khó là làm thể nào để khách ở dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn. Theo ông, « nếu khách đến mà họ không thích thú, không chi nhiều tiên hơn, không ở dài ngày hơn thì việc thu hút về số lượng cũng không còn nhiều ý nghĩa ».Hiện tại, du lịch Việt Nam đã phải đối mặt với thách thức lớn nhất là chi phí cao hơn so với một số thị trường trong khu vực, như Thái Lan, Lào, Cam Bốt… Vẫn theo trang Vietnamnet, « du lịch Việt Nam vẫn nghĩ ngắn, muốn thu tiền ngay lập tức, đưa ra mức giá thu đủ nên thường cao », thêm vào đó là sự thiếu gắn kết giữa các ngành nghề nên thường đẩy giá chi phí (vận chuyển, nhà hàng…) dẫn đến « kết cục vẫn bị mang tiếng là đắt ».Ngoài thách thức về cơ cấu, cách làm du lịch, Việt Nam cũng cần xem lại việc bảo tồn di sản, thiên nhiên, có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, tạo được những chương trình khám phá đa dạng cho du khách, có như vậy mới hy vọng « trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày ».Trả lời RFI Tiếng Việt, giáo sư địa lý Jean-Yves Puyo, của Đại học Pau et des Pays de l'Adour (UPPA), tham gia giảng dạy chuyên ngành « Địa lý và Du lịch » ở Việt Nam trong nhiều năm, nhận định một số điểm về du lịch Việt Nam.RFI : Giáo sư Jean-Yves Puyo, ông là nhà địa lý học, nhà nghiên cứu của Đại học Pau et des Pays de l'Adour (UPPA). Ông giảng dạy chuyên ngành du lịch trong nhiều năm ở thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ hợp tác đại học. Tại đây, ông được đề xuất tập trung vào chương trình đào tạo các nhà quản lý du lịch vì Việt Nam bị thiếu. Xin ông giải thích thêm về điều này !GS. Jean-Yves Puyo : Tôi là nhà địa lý. Trong 10 năm, tôi là đồng phụ trách bộ môn « Địa lý và Du lịch » thuộc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (Agence universitaire de la Francophonie, AUF), lúc đó gọi là Văn phòng châu Á-Thái Bình Dương, còn hiện giờ Vùng châu Á-Thái Bình Dương. Đồng phụ trách với tôi lúc đó là bà Võ Sáng Xuân Lan, hiện làm trưởng Khoa Ngôn ngữ, Du lịch và Văn hóa Đại học Thái Bình Dương. Nhờ hoạt động này, tôi đối mặt với những câu hỏi lớn, những vấn đề lớn của ngành du lịch Việt Nam. Vấn đề đặt ra lúc đó là đào tạo sinh viên trẻ trong lĩnh vực này. Song song với hoạt động giảng dạy là hoạt động nghiên cứu nhằm tìm cách mang lại những hướng suy nghi khác nhau để thử dung hòa du lịch với những nhu cầu của các cộng đồng ở địa phương. Làm thế nào để du lịch cũng có thể giúp chống nghèo đói ? Trong khuôn khổ đó, chúng tôi đã tổ chức ba hội thảo quốc tế lớn từ năm 2008 đến 2011 và hiện vẫn có thể tìm thấy thông tin trên internet. Trong khuôn khổ chương trình « Địa lý và Du lịch », rất nhiều lần chúng tôi đã tập trung các nhà hoạt động trong ngành du lịch, kể cả từ các đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh, cũng như những người Pháp, châu Âu phụ trách quản lý các tập đoàn lớn để hỏi về những nhu cầu của họ. Nhu cầu chủ yếu trong lĩnh vực đào tạo du lịch là các nhà quản lý. Có nghĩa là những sinh viên ở trình độ cao học, chứ không phải là những hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ, như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Pháp. Có thể thấy các tập đoàn khách sạn, dù lớn hay nhỏ, thiếu và thực sự cần tuyển dụng thanh niên Việt Nam ở cấp quản lý.Xuất phát từ những nhu cầu trên, bà Võ Sáng Xuân Lan, đồng nghiệp của tôi, đã đào tạo hai nhà quản lý trẻ ở Đại học Văn Lang. Lúc đó, Tổ chức Đại học Pháp ngữ có nhiều chương trình học bổng đào tạo, hai sinh viên này đã được cấp học bổng sang Pháp học thạc sĩ chuyên ngành « Khách sạn và Quản lý », một người học ở Angers, một người ở Perpignan.Nhu cầu về quản lý vẫn còn rất rõ cho đến những năm 2016-2017. Tôi biết là Việt Nam đã rất cố gắng về ngành đạo tạo này nhưng hiện giờ, trừ phi tôi nhầm lẫn, vẫn còn phải được phát triển. RFI : Việt Nam có rất nhiều tiềm năng du lịch, nhưng dường như lại không được khai thác hết. Liệu có một số nguyên nhân giải thích cho việc này ? GS. Jean-Yves Puyo : Nguyên nhân có thể là do một phần hình ảnh mà Việt Nam mang lại cho hoạt động du lịch. Chúng ta biết là đa số các công ty lữ hành đề xuất « đi xuyên Việt » trong vòng 15 ngày, từ vịnh Hạ Long, Hà Nội, Huế, đến thành phố Hồ Chí Minh hay Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long chẳng hạn. Du khách mua « tour » kiểu này có cảm giác là họ đã đi hết Việt Nam trong 15 ngày. Dĩ nhiên là không phải như vậy ! Thế nên, tôi cho rằng khó khăn lớn nhất là khiến một người đã theo tour theo kiểu này quay trở lại. Thực vậy, chỉ trong 15 ngày, có rất nhiều địa điểm du lịch họ không đến, chẳng hạn họ không đi Đà Lạt hoặc không đến Phan Thiết hay Nha Trang… Cho nên, phải thay đổi một chút cách nghĩ là họ có thể đi hết Việt Nam chỉ trong vài ngày. Phải nghĩ cách làm thế nào nâng giá trị những khu vực khác ? Làm thế nào để đề xuất nhiều chương trình du lịch dài hơn, ví dụ 15 ngày ở miền bắc, 15 ngày ở miền trung, 15 ngày ở miền nam, để sau chuyến đi đầu tiên, du khách muốn trở lại. Tôi nghĩ đến đồng hương Pháp của mình, những người luôn hào hứng được quay lại Việt Nam. Nhưng phải kích thích được mong muốn trở lại khám phá những địa danh khác.Vì thế, có lẽ phải nghĩ đến các chương trình du lịch, không đề xuất « trọn gói » từ Bắc xuống Nam chỉ trong 15 ngày nữa vì điều đó khiến một du khách không đọc, hoặc không quan tâm, có cảm tưởng là họ đã xem được tất cả. Họ nghĩ là đã xong Việt Nam và giờ chuyển sang nước khác. RFI : Ông nêu ở trên về du lịch, có thể gọi là « đại trà », nhưng cũng phải nhắc đến nhiều du khách phương Tây đánh giá cao du lịch bền vững, du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, người ta cũng thấy hiện tượng bê tông hóa, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Liệu đây có phải là một điểm tiêu cực hoặc làm giảm bớt sức hấp dẫn trong mắt họ không ? GS. Jean-Yves Puyo : Có. Đối với tôi, việc này hoàn toàn hiển nhiên. Đây là điểm cần rất nhiều thời gian để phân tích. Du khách đến Việt Nam là để tìm kiếm điều gì đó khác lạ, ví dụ một du khách Pháp có thể tìm thấy bãi biển đẹp gần nơi họ ở hơn rất nhiều là đến tận Việt Nam. Khi họ đến thành phố Hồ Chí Minh, họ không đến để nhìn thấy Bangkok mà họ đến vì một thành phố của Việt Nam. Thế mà hiện giờ, chúng ta thấy gì ở những trung tâm lịch sử ? Dù là ở thành phố Hồ Chí Minh hay ở Hà Nội, một số di tích ít nhiều được coi là di sản, phải thú nhận rằng chúng đã bị phá. Người ta chỉ giữ lại những địa danh biểu tượng nhất. Dĩ nhiên, ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi nghĩ là sẽ không bao giờ người ta phá Nhà thờ lớn hay Bưu điện, người ta cũng sẽ không bao giờ phá khách sạn Majestic hoặc khách sạn Continental. Nhưng cũng ngay trong quận 1 trung tâm lịch sử này, những người biết đến lịch sử thành phố chỉ cần đi dạo một vòng cũng có thể lập được danh sách những tòa nhà có ý nghĩa quá khứ hoặc đại diện cho di sản văn hóa, di sản kiến trúc, đã bị phá. Và thay vào đó là gì ? Thay vào đó là những tòa nhà chọc trời. Đối với một du khách muốn khám phá góc di sản và lịch sử thì họ không muốn ngắm những tòa nhà mới đó. Vì thế tôi cho rằng sức hấp dẫn đã giảm rõ rệt. Nếu theo cách nhìn bi kịch của tôi, những gì đã bị phá thì biến mất vĩnh viễn, không thể lấy lại. Đối với tôi, những dự án hiện đại hóa các khu trung tâm thành phố này đã phá hủy một di sản kế thừa có giá trị di sản cao. Đây thực sự là một điểm tiêu cực. Và phải nhắc lại rằng du khách không đến Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh để như lại nhìn thấy Bangkok với những tòa nhà chọc trời. RFI : Hiện có những ý kiến cho rằng thiếu địa điểm, hoạt động giải trí ở các thành phố ở Việt Nam, như Hà Nội. « Thiếu sót » này nên được giải thích như thế nào ? GS. Jean-Yves Puyo : Các thành phố lớn có thiếu địa điểm giải trí không, nhất là ở Hà Nội ? Thực sự tôi nghĩ là không, bởi vì du khách quan tâm đến hoạt động về đêm chẳng hạn, họ sẽ không đến Việt Nam mà đến Ibiza ví dụ thế, hoặc phải đến một số địa điểm rất nổi tiếng để vui chơi suốt đêm hoặc đến các sàn nhẩy… Liệu Việt Nam có lợi thực sự khi thử lá bài này không ? Thật lòng mà nói, tôi không nghĩ vậy, bởi vì để cạnh tranh được với những địa điểm du lịch đã rất nổi tiếng về giải trí, thì sẽ vô cùng khó cho Việt Nam. Và liệu họ có muốn điều này không ? Tôi cũng nghĩ là không. Nếu tôi ở vị trí đó, tôi sẽ nghĩ tổng quát hơn, ví dụ về việc làm thế nào để phát triển dòng du khách nước ngoài đến Việt Nam ? Tôi sẽ tập trung hơn vào các hạng mục di sản, văn hóa, môi trường và vẻ đẹp thiên nhiên. Và ở điểm này, có rất nhiều việc phải làm và theo tôi, nhiều việc hiện vẫn ít được phát triển. Tôi lấy ví dụ một đồng nghiệp của tôi, rất thích đi bộ dã ngoại và vừa đi du lịch Việt Nam về. Đáng tiếc là ông ấy có chút thất vọng về việc thiếu chương trình đi bộ dã ngoại và cũng hơi thất vọng về chuyến du lịch ở Việt Nam.RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm giáo sư địa lý Jean-Yves Puyo, Đại học Pau et des Pays de l'Adour.
- Tính đến chiều nay (23/07), theo kết quả tạm thời, số cử tri đi bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2023 là 8.177.053, bằng 84,21% số cử tri đã đăng ký – cao hơn cả năm 2022 và 2018. Chủ đề : Tỷ lệ cử tri CPC, đi bầu cử Quốc hội CPC, năm 2023, cao hơn --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Tại nhiều xã vùng cao, biên giới Sơn La, có những y, bác sỹ từ miền xuôi lên công tác đã giành cả tuổi thanh xuân của mình để theo đuổi giấc mơ chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số. Con đường đến với những bệnh nhân nghèo vùng cao luôn gập ghềnh, gian khó, song họ đã luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với mong muốn đồng bào dân tộc có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chủ đề : bác sỹ, vùng cao --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Tại quảng trường Chiến Thắng, Pra-ha, Cộng hòa Séc đã diễn ra Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa các Đại sứ quán 2023 do chính quyền Quận Pra-ha 6 phối hợp với Hội chợ nông dân (Farmer's Market) tổ chức. Chủ đề : Nâng cao, hình ảnh Việt Nam, qua lễ hội, Văn hóa và Ẩm thực, các Đại sứ quán 2023 --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Không phải vợ chồng nào cũng có được sự thông thái về thu chi ngang nhau, nhiều người bước vào hôn nhân với các khoản nợ riêng, sự thiếu minh bạch về tài chính, giấu giếm thu nhập để lập 'quỹ đen', chênh lệch về tiền lương là một vài nguyên nhân dẫn đến những rạn nứt hôn nhân...
Báo động đưa ra cho hàng triệu người Úc đang có khoản nợ HECS – HELP từ thời sinh viên - với khoản tiền phải trả sắp sửa tăng vọt. Dự báo chỉ số HECS-HELP sẽ lên đến 7%, sẽ được xác nhận sau số liệu quý Tháng 3 của Nha thống kê ABS. Điều này sẽ khiến khoản vay sinh viên trung bình 25.000 đô la bị tăng thêm 1.500 đô la một năm.
- Như chúng tôi đã đề cập ở chương trình trước về tình trạng tảo hôn và những hệ luỵ đối với trẻ em, gia đình, xã hội. Điều đáng nói là, hàng ngày, hàng giờ, bọn trẻ vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ, có thể trở thành nạn nhân của tảo hôn bất cứ lúc nào. Thế nhưng, với những đứa trẻ được đến trường, học tập, được trang bị kiến thức thì các em có nghị lực, hành trang đối mặt và vượt qua tảo hôn – Chính các em đang viết nên những câu chuyện làm tươi sáng giữa núi rừng. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát phần cuối có nhan đề “Những đứa trẻ vượt cổng trời” Chủ đề : Loạt bài, Nhức nhối nạn tảo hôn, vùng cao, Hủ tục, nhờn luật pháp, Những đứa trẻ, vượt “cổng trời” --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Loạt bài: "Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp”?-Bài 2: Nước mắt tảo hôn Mọi đứa trẻ sinh ra đều mong muốn được đến trường, có cuộc sống tốt đẹp với tuổi thơ của mình. Thế nhưng, tảo hôn đã lấy đi tất cả những gì quý giá nhất 1 đứa trẻ đáng được hưởng thụ. Nghiêm trọng hơn, các em phải “giải những bài toán” vốn không thuộc về mình, như sinh đẻ, gia đình, sinh kế. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát bài 2 với nhan đề “Nước mắt tảo hôn”, Chủ đề : Hủ tục, nhờn luật pháp, Nước mắt, tảo hôn --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Theo quy định pháp luật, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ 18 tuổi mới đủ điều kiện kết hôn. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhất là khu vực miền núi, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) vẫn tồn tại, nhiều nơi có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp. Không chỉ vi phạm pháp luật, nạn tảo hôn còn gây ra hệ lụy rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội … Những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực ngăn chặn nhưng nạn tảo hôn vẫn tồn tại dai dẳng và nhức nhối, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng này, bắt đầu từ chương trình hôm nay chúng tôi phát loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của Phóng viên Sỹ Đức, bài thứ nhất nhan đề “Bản danh sách đen nơi Cổng trời!” Chủ đề : Nhức nhối nạn tảo hôn, vùng cao, Hủ tục, nhờn luật pháp, danh sách đen, nơi Cổng trời --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Hàng ngàn ca cúm đã được ghi nhận cho đến nay trong năm 2023 và mùa cúm có thể diễn ra sớm hơn, các chuyên gia y tế khuyên người Úc nên bắt đầu chuẩn bị ngay từ bây giờ.
- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay 12 trong tổng số 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đăng ký tham gia thực hiện “Đề án 1 triệu ha chuyên lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng Xanh” với định hướng đến năm 2025 xây dựng vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao đạt 719 nghìn ha và đến năm 2030 đạt hơn 1 triệu 015 nghìn ha. Tác giả : Minh Long/VOV1 Chủ đề : quy hoạch, đất lúc --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng lãi suất cao hơn dự kiến để phù hợp với những số liệu mạnh mẽ gần đây của nền kinh tế, cũng như sẵn sàng thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để kiểm soát lạm phát nếu cần thiết. Đây là tuyên bố của Chủ tịch FED Giê-rôm Pâu-oen (Jerome Powell) đưa ra hôm qua trong phiên điều trần kéo dài 2 ngày trước các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ. Tác giả : Phương Anh/VOV1 Chủ đề : fed, dự báo --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Trong nội dung của tập Podcast mang tên “Hà Nội cũ và mới”, Hà Nội FM muốn mời các bạn thính giả khám phá những nét xưa mới, những mặt đối lập trong đời sống phố thị. Chúng đang ẩn hiện, tồn tại đồng thời - một hấp lực mạnh mẽ của thành phố này và hãy xem cách Hà Nội “đi chỗ giữa”, cân bằng những đối lập ấy ra sao. ---------- NHẠC TRONG TẬP NÀY Mùa xuân đầu tiên - Văn Cao ---------- Hà Nội FM - Nơi những chàng trai Hà Nội nói về Hà Nội Instagram: https://www.instagram.com/hanoi.fm/ ---------- Chữ bởi Lãng
Ngân hàng trữ kim Úc RBA đã cảnh báo người lao động nên chuẩn bị cho mức lạm phát cao hơn trong một thế giới có nhiều áp lực về nguồn cung ứng. Khi đảng Lao động đẩy mạnh việc thông qua dự luật quan hệ lao động, Thống đốc ngân hàng trữ kim Úc RBA Phillip Lowe nói rằng cần có sự linh hoạt hơn trong thị trường lao động.
Một loạt những điều kỳ diệu đang diễn ra tại đâySự Kiện Manifestation 1 năm 1 lần đã quay trở lại! 3 ngày trải nghiệm để bạn Hiện thực hóa những mục tiêu lớn trong cuộc sống*Magnetic Manifestation: bit.ly/magnetic22***Các Khoá Được Nhắc Tới:*Dare2Dream: bit.ly/dare2dream22Dare to Dream là nơi dành cho bạn để bắt đầu giấc mơ của mình- khoá coaching 3 tháng kèm Method Effortless Success khai phá tiềm năng ẩn dấu bên trong bạn!Dare to Dream đang được kick off trong tuần này với Bonus (lên tới 1250$), DM Để đăng ký *Life Mastery Collective là bộ tổng quan cho hàng trang sống , nhìn sâu và chuyển hoá nội tâm bên trong của mình! Bạn sẽ luôn cần bộ công cụ này nếu Uplevel, phát triển rực rỡ là điều bạn hướng tớiLife Mastery: bit.ly/lifemastery2022*****Cảm ơn bạn đã lắng nghe! Follow mình ở Instagram: https://www.instagram.com/empowered.muse/Kết nối qua Facebook của mình: https://www.facebook.com/maiivucoachTham gia nhóm riêng dành cho các chị em (Tiếng Việt) : https://www.facebook.com/groups/Maiivupodcast
Một ngày nghỉ lễ bất ngờ khiến một số phụ huynh, trường học, nhân viên cần thiết và các doanh nghiệp tỏ ra hết sức hoang mang. Vào ngày 22 tháng 9 sắp tới, chủ nhân hoặc sẽ đóng cửa nghỉ lễ toàn quốc hầu để tang Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị băng hà, hoặc mở cửa và phải trả lương cao hơn cho nhân viên. Thủ tướng Albanese bảo vệ thông báo này, trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và kỹ nghệ lên tiếng chỉ trích.
Một trong những biện pháp có thể phần nào giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng về vật giá, là việc tạm thời cắt giảm phân nửa thuế nhiên liệu. Thế nhưng với viễn cảnh việc cắt giảm hết hạn, những người lái xe tại Úc sẽ đương đầu với giá nhiên liệu cao hơn, liệu họ có cách nào đối phó ?.