POPULARITY
VOV1 - Nhận lời mời của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt Nam của Quốc hội Pháp, Đoàn Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Pháp do bà Nguyễn Thuý Anh dẫn đầu, đã thăm làm việc tại Pháp từ 6-8/7.
VOV1 - Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei cùng Trường Quốc tế Brunei phối hợp tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa nhằm giới thiệu một số tác phẩm văn học và nghệ thuật thêu tay truyền thống của Việt Nam.
Tại thượng đỉnh của khối NATO ngày 25/06/2025, ở La Haye, Hà Lan, các quốc gia thành viên Liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương đã quyết định sẽ tăng ngân sách dành cho quốc phòng lên đến 5% GDP/năm trong 10 năm tới. Đe dọa ngày càng lớn từ Nga, nhưng đặc biệt là các áp lực chưa từng có từ chính nước Mỹ « đồng minh » buộc nhiều nước châu Âu phải chấp nhận đưa ra cam kết tài chính đặc biệt nói trên, vốn được coi là vượt xa khả năng thực hiện. Nếu như cam kết 5% được một số nhà quan sát nhìn nhận như là một chuyển biến chiến lược của NATO nói chung, của châu Âu nói riêng, thì không ít người hoài nghi cao độ, coi đây chỉ như một biện pháp mang tính tình thế để đối phó với « đồng minh » Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó chơi. Theo một số thẩm định, cam kết 5% tương đương với việc các nước châu Âu sẽ phải chi thêm khoảng 500 tỉ đô la/năm cho quốc phòng trong bối cảnh một số nước châu Âu đang trong khó khăn chồng chất về tài chính. Nhiều nước châu Âu không chấp nhận hy sinh mô hình xã hội hiện có để tăng mạnh chi phí cho quân sự. Các nước châu Âu sẽ xoay sở ra sao với cam kết 5% ? Sườn đông châu Âu sẵn sàng, nhiều nước Tây Âu dè dặt Con đường để đạt được mục tiêu 5% còn rất dài và đầy bất trắc. Trong hiện tại, 32 quốc gia thành viên cam kết chi 2% GDP/năm cho quốc phòng, mục tiêu được đề ra từ năm 2006, và chính thức khẳng định từ năm 2014. Tuy nhiên, theo số liệu của NATO, trong năm 2024, chỉ có 23 trên 32 nước đạt chỉ tiêu 2%. Theo một dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới năm 2023, chỉ có 10 trên tổng số 32 nước có khả năng thực thi được mục tiêu chung nói trên của NATO đặt ra cho năm 2035. Đọc thêm : Không có Hoa Kỳ liệu châu Âu có thể đối đầu quân sự với Nga ? Khác biệt là rất rõ giữa các nước phía đông châu Âu, giáp với Nga, và nhiều nước ở phía tây. Ba Lan, quốc gia coi Nga như đe dọa nhãn tiền, là nước có khả năng sớm đạt được mục tiêu 5%. Vacxava đã chi 4,1% GDP cho quốc phòng hồi năm ngoái. Các nước Baltic, đơn cử như Estonia với 3,4% GDP, cũng đang nỗ lực hướng đến mục tiêu này. Ngược lại, trong số các nước chi phí dưới 2% cho quốc phòng, có nhiều nước Tây Âu, như Tây Ban Nha, Bỉ, hay Luxembourg. Pháp đứng thứ 19 trong danh sách, với mức cam kết 2% chỉ mới được thực thi vào năm 2025. « Đỉnh Himalaya » khó vượt : Để đạt 5% phải hy sinh nhiều chi phí căn bản khác Mục tiêu 5% cho quốc phòng hiện « chưa gây ra bất kỳ cuộc tranh luận thực sự nào trong giới chính trị Pháp ». Bộ trưởng Quân Lực Pháp, Sébastien Lecornu, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Parisien, Chủ Nhật, 22/06, « hy vọng rằng đây sẽ là trọng tâm của chiến dịch tranh cử tổng thống trong tương lai, bởi vì giai đoạn địa chính trị mà chúng ta đang trải qua sẽ còn kéo dài ». Ưu tiên trước mắt của chính quyền Pháp là thực thi hai đạo luật về ngân sách quốc phòng (LPM - loi de programmation militaire), vốn đã giúp tăng ngân sách của lực lượng vũ trang thêm 56%, từ 2017 đến 2025. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu 5%, tương đương khoảng 170 tỉ euro, gấp khoảng ba lần so với hiện nay, đòi hỏi phải có một thay đổi lớn hơn nhiều. Trả lời La Croix, người phụ trách Cơ quan Chiến lược và Kế hoạch của chính phủ Pháp, Clément Beaune cho biết, « để thực thi mục tiêu tăng ngân sách quân sự thêm 3,5% vào năm 2030, sẽ phải tăng thêm 10% thuế TVA ». Nhật báo Công giáo Pháp La Croix gọi đây là « đỉnh Himalaya » khó vượt. Ông Clément Beaune cũng muốn dùng sắc thuế Zucman 2%, nhắm vào các tài sản của những người giàu nhất, từ 100 triệu euro trở lên, để cho thấy tầm mức hết sức lớn của khoản tiền cần huy động. Việc đánh thuế Zucman, nếu được tiến hành hàng năm, cũng chỉ mang lại từ 15 đến 25 tỉ euro, và như vậy là hoàn toàn không đủ. Nếu chỉ dựa trên chiếc bánh ngân sách, việc gia tăng ngân sách quân sự sẽ không tránh khỏi « ảnh hưởng đến số tiền phân bổ cho phúc lợi xã hội » và « lương của các công chức ». Mà động chạm đến « mô hình xã hội » cho đến nay vẫn là một chủ đề húy kị. Theo truyền thông Pháp, rất ít lãnh đạo đảng phái sẵn sàng đưa vấn đề này ra thảo luận, do lo ngại tác động đến sự ủng hộ của cử tri. Để huy động được nguồn tài chính khổng lồ nói trên, cần đến các phương thức khác. Cam kết 5% để đối phó với Mỹ hay vì nhu cầu an ninh thực sự ? Cam kết chi 5% GDP cho quốc phòng có phải là nhu cầu thực sự của châu Âu, hay chủ yếu là một phản ứng mang tính tình thế của các nước châu Âu trước áp lực chưa từng có của Mỹ dưới thời Donald Trump, đe dọa cắt bỏ ô bảo trợ an ninh đối với các nước không gia tăng chi phí cho quân sự. Sau thượng đỉnh NATO, truyền thông Bỉ chú ý đến phát biểu của thủ tướng Bart De Wever về trao đổi giữa ông với tổng thống Mỹ : « Ông ấy (Trump) nói rằng ''2% là rất tốt, nhưng tôi cho rằng very low'', tức là rất thấp. Về phần mình, tôi đáp lại ‘‘Đúng, ông cho rằng mức đó là rất thấp, nhưng đó là tiêu chuẩn chi tiêu của khối NATO cho đến nay. Vì vậy, hãy cho phép chúng tôi tăng các chi tiêu theo tốc độ của riêng mình, theo các quyết định độc lập mà mỗi quốc gia thành viên có thể đưa ra''. Như vậy đấy, ông ấy không nói thêm gì về điều đó nữa, nên tôi hy vọng ông ấy hài lòng. Nhưng tôi không chắc lắm ! » Tăng ngân sách quân sự lên 5% không đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền này để dành cho quân đội, để mua vũ khí và trang thiết bị quân sự. Theo thỏa thuận của NATO vừa qua, trong số tiền 5% này, 3,5% sẽ được dành cho chi tiêu thuần túy quân sự, và 1,5% còn lại được dành cho các chi phí liên quan đến an ninh quốc phòng, như an ninh mạng, xây dựng các tuyến đường giao thông, có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự. Xác định đầu tư nào thuộc lĩnh vực 1,5% này tùy thuộc khá nhiều vào mỗi quốc gia. Trang mạng truyền thông Pháp ngữ RTBF, trong bài « 5% du PIB pour l'OTAN, un chiffre, beaucoup d'hypocrisie » (5% GDP của NATO, một con số nhiều phần đạo đức giả), nhận định : « nước Bỉ cũng như nhiều nước khác nói rằng sẽ tôn trọng quy định 5% này, nhưng sẽ không thực hiện. Chắc chắn là sẽ có một thứ đạo đức giả ở đây, nhưng trên thực tế chi phí cho quốc phòng cũng sẽ phải tăng ồ ạt trong những năm tới, như điều Donal Trump muốn ». Báo chí châu Âu, trong đó có nhật báo thiên hữu Le Figaro, nhấn mạnh đến thái độ « quỵ lụy » của « các đồng minh » châu Âu trước « hoàng đế » Donald Trump khi chấp nhận mục tiêu 5% tại thượng đỉnh NATO. Nhiều nhà quan sát dự báo châu Âu sẽ gia tăng mua vũ khí Mỹ. Cơ hội phát triển nền công nghiệp quốc phòng tự chủ của châu Âu Trên thực tế, mục tiêu tăng cường chi phí cho an ninh quốc phòng cũng nằm trong chính nhu cầu của châu Âu. Đặc biệt kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, việc tăng cường xây dựng năng lực phòng thủ của châu lục, trong bối cảnh vai trò của nước Mỹ ngày càng thu hẹp, và bất trắc gấp bội phần với chính quyền Donald Trump, khối 27 nước đang ngày càng quyết tâm hơn trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của châu Âu, bên trong NATO. Đọc thêm : Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu từ chối « làm chư hầu » « lệ thuộc » vào Mỹ Đầu năm nay, Ủy Ban Châu Âu đã xác lập kế hoạch huy động 150 tỉ euro trên thị trường tài chính, để cung cấp đòn bẩy tài chính cho các quốc gia thành viên, tăng đầu tư vào các lĩnh vực quốc phòng quan trọng, chẳng hạn như phòng thủ tên lửa, drone, hay các trang thiết bị chiến lược khác. Kế hoạch được gọi là « ReArm Europe » (Tái vũ trang châu Âu), mới được đổi tên lại là Chuẩn bị cho chân trời 2030. Việc xây dựng một quân đội chung của châu Âu là chuyện viễn tưởng, nhưng huy động vốn đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng châu Âu, kể cả từ các nguồn đầu tư bên ngoài, là điều nằm trong tầm tay. Trong một cuộc tọa đàm của đài Arte (OTAN : l'UE doit-elle devenir une machine de guerre ? / NATO : Liên Âu phải chăng đang trở thành một cỗ máy chiến tranh ?), nhân dịp thượng đỉnh NATO, nhà kinh tế học Anne-Sophie Alsif, phụ trách văn phòng thẩm định tài chính BDO France, nhận định : « Tôi không thực sự tin tưởng vào một hệ thống phòng thủ châu Âu thống nhất, phản ứng nhanh chóng này, với một quân đội châu Âu, vì chúng ta có những bất đồng chính trị rất đáng kể, với nguyên tắc đồng thuận 100%. Vì vậy, mọi việc sẽ rất phức tạp. Các quốc gia không phải nước nào cũng có cùng ngân sách, lợi ích, và cùng chung một hệ tư tưởng. Vì vậy, mọi việc sẽ rất phức tạp. Mặt khác, trên thực tế, theo tôi, cơ chế hợp tác tùy theo lợi ích này sẽ là phù hợp tương tự, như với các lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, dân số lão hóa : đó sẽ là sự hợp tác dựa trên lợi ích. Nghĩa là, trên thực tế, các quốc gia, ngay cả khi không thuộc Liên Hiệp Châu Âu, vẫn có thể gia nhập, đầu tư tiền, được hưởng nguồn tài chính ưu đãi và ngược lại, sẽ phải mua các sản phẩm của châu Âu. Thực sự đó là kiểu hợp đồng, một dạng deal, như mọi người nói hiện nay. Khi tham gia, bạn phải thực hiện những gì đã cam kết, và bạn sẽ được hưởng lợi từ sự bảo vệ và cơ chế này trong trường hợp bị tấn công. Để tham gia cần phải có một tầm nhìn chiến lược chung, đúng vậy, nhưng không có nghĩa là tất cả 27 quốc gia đều có nghĩa vụ phải tham gia. Mỗi quốc gia tự quyết định. Chúng ta đã thấy điều đó khi có sự rút lui phần nào của Mỹ, khi Emmanuel Macron bắt đầu tổ chức một cuộc họp và ông nói rằng : ‘‘Quý vị hãy xem, ai yêu quý chúng tôi sẽ đồng hành với chúng tôi''. Ta thấy rằng, trong bối cảnh này, người Canada có lẽ đã là nước đầu tiên quan tâm, cũng như Vương quốc Anh, cho dù không còn nằm trong Liên Hiệp Châu Âu. Vì vậy, điều này sẽ cho phép chúng ta có được sự hợp tác ở phạm vi rộng hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn nhiều. » Tiền tiết kiệm, nguồn tài chính dồi dào Kinh tế gia Anne-Sophie Alsif cũng nhấn mạnh đến một nguồn tài chính khác : « Và có một nguồn tài trợ thứ hai, cũng là yếu tố vô cùng cơ bản, chính là tiền tiết kiệm. Tiết kiệm của người Pháp gởi trong ngân hàng rất lớn. Chưa bao giờ số tiền tiết kiệm lại lớn đến như vậy. Trước khi xảy ra Covid, tỷ lệ này vào khoảng 14%, còn hiện tại là đến gần 19%. Cơ quan thống kê quốc gia Pháp INSEE đặt tiêu đề cho một báo cáo về tình hình kinh tế hiện nay là ‘‘Hãy cẩn thận với việc tiết kiệm quá nhiều'', ‘‘chúng ta đã vượt qua Nhật Bản với 19%''. Chúng ta có 3.600 tỷ euro tiền tiết kiệm trong lúc nợ là 3.200. Như vậy chúng ta có nhiều tiền tiết kiệm hơn nợ, và vấn đề là những khoản tiết kiệm này được đầu tư rất ít. Chúng chỉ được dùng để đầu tư vào trái phiếu kho bạc và bất động sản, nhưng rất ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ dành một vài phần trăm cho quốc phòng, cũng cho các lĩnh vực khác, chúng ta có thể tìm được nguồn tài trợ. Ngân hàng đầu tư BPI đã thành lập quỹ quốc phòng nhà nước để đáp ứng chuyện này. » Đầu tư cho quốc phòng rất lời nhưng cần một tầm nhìn dài hạn Trả lời báo La Croix, dân biểu đảng Xã Hội Pháp Anna Pic nhấn mạnh đến việc đầu tư cho quốc phòng của từng nước cần đến các công cụ « ở cấp liên chính phủ, cấp độ châu Âu và ở cấp độ NATO ». Trong cuộc tọa đàm với đài Arte về nền quốc phòng của Liên Âu, nhà sử học về quân sự Guillaume Lasconjarias, giám đốc nghiên cứu IHEDN (Viện Nghiên cứu Cấp cao về Quốc phòng) nhấn mạnh đến tầm nhìn dài hạn : « Chúng ta đang trong bối cảnh phải đứng trước các đòi hỏi mâu thuẫn nhau, tuy nhiên, chúng ta vẫn có những cách thức để tiến về phía trước. Đầu tiên là bạn biết về tính hiệu quả của đầu tư. Có nghĩa là, nếu bạn đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng châu Âu, mà ở đó nước Pháp vẫn duy trì được nền tảng công nghiệp công nghệ tân tiến. Như vậy, quý vị sẽ có một dạng đầu tư vào quốc phòng. Ví dụ, người ta ước tính cứ đầu tư 1 euro, bạn có thể thu được lợi nhuận từ 2 đến 3 euro. Như vậy, điều này là tốt. Có điều đáng lo ngại là việc này đòi hỏi thời gian. Ví dụ như quý vị có một dây chuyền lắp ráp, bạn sẽ có thể tăng tốc độ sản xuất, nhưng trước tiên bạn phải có được các đơn đặt hàng và các nhà sản xuất phương tiện quốc phòng. Vấn đề đặt ra ở đây là khả năng dự báo để lập kế hoạch. Lo lắng của chúng ta là không biết việc này sẽ kéo dài được bao lâu vì khi bạn tăng tốc độ, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề đào tạo, vấn đề tuyển dụng và sau đó là vấn đề bán hàng. Và đó là một cuộc thảo luận thực sự vì chúng ta không chỉ thực hiện việc này ở cấp quốc gia mà còn ở cấp châu Âu hoặc cấp độ quốc tế ». Cơ hội để Liên Âu có được tiếng nói về « chiến lược » ? Theo nhiều nhà quan sát, việc cam kết đầu tư mạnh hơn hẳn cho an ninh quốc phòng của châu Âu không chỉ để xoa dịu tổng thống Mỹ Donald Trump, mà cũng để phục vụ cho chính lợi ích của châu Âu. Vấn đề là việc đầu tư này liên quan ra sao đến mục tiêu thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng của chính châu Âu, và vấn đề « kiến trúc an ninh tập thể » của châu Âu. Đọc thêm - Nửa thế kỷ ''Hiệp định Helsinki'': Chiến tranh Ukraina xóa sổ "Kiến trúc an ninh châu Âu" Nguyên lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, người Tây Ban Nha, Joseph Borell (2019-2024), cựu chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, được coi là người nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của khối khi tại nhiệm, trong một hội nghị về tương lai quốc phòng châu Âu tại Chantilly (Pháp), tổ chức cùng dịp với thượng đỉnh NATO vừa qua (có sự tham gia của bộ trưởng Quân lực Pháp) đã lên án mạnh mẽ thái độ « chư hầu » của khối 27 nước chấp thuận chính sách tăng chi 5% GDP cho quốc phòng, theo đòi hỏi của Trump (Tây Ban Nha là nước duy nhất trong Liên Âu không chấp thuận mục tiêu 5% dưới áp lực của Mỹ). Joseph Borell nhấn mạnh đến quan điểm « đế quốc » của chính quyền Mỹ thời Donald Trump hoàn toàn trùng khớp với chính sách của nước Nga Putin, và « châu Âu trong một thời gian dài đã là một xứ sở nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ ». Gia tăng chi phí cho an ninh tập thể, liệu tiếng nói của các nước châu Âu sẽ có trọng lượng hơn trong tương lai hay không, trong các đàm phán chiến lược với Nga, thực thể địa chính trị được coi là đối thủ hiện nay ?
VOV1 - Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Tự hào và Khát vọng” sẽ diễn ra vào tối nay (22/06) tại Cung văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt Xô, Hà Nội. Chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo, Báo Lao động tổ chức thực hiện.
VOV1 - Chiều nay (21/6), Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và gặp mặt, tri ân các nhà báo, phóng viên Việt Nam đang công tác tại Trung Quốc.
Mục tiêu thực sự của chiến dịch « Rising Lion » do Israel tiến hành từ ngày 13/06/2025 không chỉ nhằm mục đích vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân của Iran. Nhà nước Do Thái chủ yếu muốn đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Teheran. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo một sự thay đổi chế độ chỉ có thể dẫn đến việc trao quyền lực cho lực lượng Vệ binh Cách mạng. Cho đến hiện tại, các điểm tấn công của Israel tại Iran cho thấy, trong ngắn hạn, mục tiêu của thủ tướng Benjamin Netanyahu là bắn phá các cơ sở hạt nhân Iran nhằm giảm đáng kể chương trình vũ khí của nước này. Nhưng thủ tướng Israel đã nói rõ là cuộc chiến với Iran « chắc chắn » có thể dẫn đến một sự thay đổi chế độ tại nước Cộng hòa Hồi giáo. Đây chẳng phải là điều bí mật. Từ lâu chính phủ Israel cũng như nhiều quan chức các đời tổng thống Mỹ đều mong muốn sự sụp đổ của chính phủ Iran hiện nay. Tình hình tại Iran sẽ biến đổi ra sao trong trường hợp chính quyền Teheran hiện nay sụp đổ ? Cơ cấu quyền lực ở Iran Nước Cộng hòa Hồi giáo được giáo chủ Ruhollah Khomeini thành lập năm 1979 và có một cơ cấu chính phủ mang các yếu tố dân chủ, thần quyền và độc tài. Nhà nước được điều hành bởi các giáo sĩ và các nhà lập pháp Hồi giáo nhằm bảo đảm rằng mọi chính sách đều tuân thủ luật Hồi giáo. Vì Iran từng là quốc gia quân chủ lập hiến trước cách mạng, nên các yếu tố thần quyền đã được ghép vào các yếu tố cộng hòa hiện có chẳng hạn như Nghị Viện, Hành pháp và Tư pháp. Tuy nhiên, hệ thống lập pháp của Iran là đơn viện (nghĩa là một viện Quốc hội duy nhất), còn được gọi là Majles và nước này cũng có tổng thống (hiện nay là ông Masoud Pezeshkian). Hai định chế này được bầu chọn qua các cuộc bầu cử thường kỳ. Dù vậy, theo giải thích trên trang The Conversation từ nhà nghiên cứu Andrew Thomas, chuyên gia về Trung Đông, đại học Deakin, tuy được bao phủ các yếu tố dân chủ, trên thực tế đây là một « mạch khép kín », giúp giới giáo sĩ duy trì quyền lực và ngăn chặn mọi thách thức đối với lãnh đạo tinh thần tối cao, vị trí cao nhất trong một hệ thống quyền lực được phân cấp rất rõ ràng, mà người đứng đầu hiện nay là giáo chủ Ali Khamenei. Năm nay 86 tuổi, và từng là cựu tổng thống, Ali Khamenei đã được Hội đồng chuyên gia (gần giống với Thượng Viện) – một cơ quan bao gồm 88 nhà luật học Hồi giáo – chọn trở thành lãnh đạo tối cao vào năm 1989 sau khi giáo chủ Khomeini qua đời. Nếu như các thành viên của Quốc Hội, Hội đồng chuyên gia cũng như tổng thống được bầu chọn qua lá phiếu phổ thông trực tiếp, thì tư cách các ứng viên tranh cử thành viên Quốc Hội, Hội đồng, cũng như tổng thống trước hết phải được Hội đồng Giám hộ (Hội đồng Bảo hiến) quyền lực thông qua. Định chế này có 12 thành viên, nhưng một nửa trong số này là do lãnh đạo tối cao bổ nhiệm, một nửa còn lại là do Quốc Hội chỉ định. Cuối cùng, đích thân giáo chủ, lãnh đạo tinh thần tối cao là người bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan quan trọng của chính phủ, như cơ quan tư pháp, lực lượng vũ trang và lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC). IRGC đầy quyền lực Nhìn vào cơ cấu này, đối với các nhà quan sát phương Tây, Iran còn xa mới là một nền dân chủ. Nhưng họ cũng nhìn nhận rằng một sự thay đổi chế độ có thể dẫn đến một nền dân chủ hoàn toàn đi theo Mỹ và Israel cũng là điều không thể, do nền chính trị Iran cực kỳ chia rẽ phe phái. Các phe phái tư tưởng như phe cải cách, phe ôn hòa và phe bảo thủ, luôn có những bất đồng sâu sắc về những chính sách quan trọng. Họ tranh giành ảnh hưởng với lãnh đạo tối cao, cũng như trong giới tinh hoa giáo sĩ. Nhưng không một phe phái nào trong số này đặc biệt ủng hộ Mỹ, càng không ủng hộ Israel. Rồi còn có các phe phái trong các định chế. Trong số này, quyền lực nhất nước là hàng giáo sĩ do lãnh đạo tối cao điều hành. Tiếp đến là Vệ binh Cách mạng. Ban đầu được lập ra như một lực lượng cảnh vệ riêng cho giáo chủ, IRGC ngày nay có một sức mạnh quân sự sánh ngang với cả quân đội chính quy. Mang tư tưởng chính trị cực đoan, IRGC có tầm ảnh hưởng ở cấp quốc gia đôi khi vượt xa tổng thống, gây áp lực đáng kể lên các chính sách của tổng thống, và chỉ công khai ủng hộ những tổng thống nào theo đuổi học thuyết cách mạng Hồi giáo nghiêm ngặt. Không chỉ kiểm soát thiết bị quân sự và ảnh hưởng chính trị, IRGC còn có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế Iran. Bị đánh giá như là một « tổ chức tham nhũng », quả thực, giới chức lực lượng Vệ binh Cách mạng đã làm giầu đáng kể nhờ vào các hợp đồng được chính phủ trao, cũng như là việc tham gia điều hành « nền kinh tế ngầm » nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Nguy cơ đi từ chế độ « thần quyền – quân sự » sang « quân sự » Nhìn từ những góc độ này, và trong bối cảnh cuộc không chiến giữa Israel và Iran diễn ra dữ dội từ hôm 13/06, nhà nghiên cứu người Úc Andrew Thomas đánh giá khả năng IRGC sẽ là tổ chức chính trị nắm quyền kiểm soát Iran là rất cao nếu hàng giáo sĩ bị gạt khỏi quyền lực. Đây cũng là quan điểm và nỗi lo của một bộ phận giới nghiên cứu tại Pháp gốc Trung Đông khi e rằng cái chết của ông Ali Khamenei « có lẽ sẽ không giúp thay đổi chế độ » hay cho phép « chấm dứt xung đột ». Trên đài RFI Pháp ngữ, nhà xã hội Azadeh Kian, giáo sư tại đại học Paris Cité giải thích : « Một mặt, người ta không biết lãnh đạo tối cao đang ở đâu và liệu rằng Israel có thực hiện kế hoạch ám sát ông ấy hay không. Mặt khác, tôi nghĩ rằng quyền lực có lẽ đã nằm trong tay Vệ binh Cách mạng, thậm chí cả trước khi diễn ra các cuộc không kích của Israel. Vì vậy, ông ấy không còn ở đó nữa và người cũng sẽ không thể lật đổ chế độ nhưng quyền lực đã được trao không phải cho hàng giáo sĩ mà là hoàn toàn cho Vệ binh Cách mạng. Hơn nữa tôi cũng được nghe nhiều thông tin mà hiện tôi chưa thể thẩm định theo đó lãnh tụ tối cao dường như đã chấp thuận trao cho Vệ binh Cách mạng quyền quyết định. Nếu như vậy, thì chúng ta đang chuyển từ chế độ "thần quyền – quân sự" sang chế độ "quân sự". » Vẫn theo nhà xã hội người Pháp gốc Iran này, trong thời chiến, Vệ binh Cách mạng sẽ thâu tóm nhiều quyền lực hơn. Đây là lực lượng nắm quyền kiểm soát tên lửa đạn đạo và các hoạt động đáp trả. Nếu như các cuộc không kích của Israel đã giết chết một số tướng lĩnh Vệ binh, khiến nhiều người hả dạ và làm suy yếu phần nào chế độ, thì tất cả những điều này chưa đủ để cho chế độ Iran hiện hành có thể bị lật đổ. Trên làn sóng France Culture, nhà xã hội Azadeh Kian giải thích tiếp : « Ngay cả khi chế độ bị suy yếu, hay bị sụp đổ vì các cuộc oanh kích của Israel, liệu chúng ta đã có một giải pháp chính trị, dân chủ nào để có thể thay thế chế độ hiện nay hay là toàn khu vực Trung Đông có nguy cơ sẽ phải đối mặt với sự tan rã của đất nước, sự hỗn loạn … ? Đây thực sự là những câu hỏi quan trọng cần đặt ra và chúng cũng được nêu ra cho các nước trong vùng. Đương nhiên, việc các lãnh đạo, chỉ huy Vệ binh bị giết chết khiến người dân Iran hài lòng bởi đó là những người có trách nhiệm trong việc trấn áp phe đối lập. Nhưng điều đó không có nghĩa là chế độ sụp đổ bởi vì những người đó đã được thay thế nhanh chóng. Iran đã phóng hàng loạt tên lửa nhắm vào Israel. Điều này có nghĩa là lực lượng Vệ Binh vẫn chưa bị tan rã. » Lật đổ chế độ : Bài học Irak Đây cũng chính là quan điểm của nhà chính trị học Myriam Benraad, chuyên gia về Trung Đông, giảng viên trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po, khi trả lời phỏng vấn trang The Conversation. Việc Israel và Mỹ tìm cách tiêu diệt lãnh tụ tối cao Ali Khamenei gợi nhắc lại chính sách sai lầm của Mỹ tại Irak sau khi lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003, vốn đã không mang lại một nền dân chủ,, mà đúng hơn là một sự hỗn loạn, và sự xuất hiện chế độ tài phiệt độc tài. « Chúng ta đang quay trở lại với giới hạn của học thuyết nổi tiếng về dân chủ hóa Trung Đông mà Mỹ mong muốn vào đầu những năm 2000, sau sự kiện ngày 11 tháng 9. Chính ngày 11 tháng 9 này mà vụ giết người hôm 07/10/2023 thường được đem ra so sánh. Khi đề cập đến việc thay đổi chế độ ở Iran, Netanyahu có ý định sao chép cách tiếp cận rất mang tính kiểu Bush về một cuộc chuyển đổi dân chủ và tự do lớn trong khu vực, một chuỗi sự kiện bắt đầu vào ngày 11 tháng 9. Nhưng có lẽ ông đang tự lừa dối mình nếu nghĩ rằng mọi việc sẽ diễn ra đơn giản như vậy. » Trong bối cảnh này, ngày 17/06/2025, vào lúc đối đầu quân sự giữa Israel và Iran bước vào ngày thứ năm, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, bên lề thượng đỉnh G7 tại Canada, cảnh báo một sự thay đổi chế độ tại Iran sẽ đồng nghĩa với sự « hỗn loạn ». (Nguồn The Conversation, France Culture và RFI)
VOV1 - Chiều (7/6), Đại hội đại biểu Hội lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh nhiệm kỳ 2025 – 2027 đã diễn ra tại trụ sở Đại sứ quan Việt Nam ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
VOV1 - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia, là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới.
Một dự luật nhằm cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ phá thai ở vùng nông thôn New South Wales đã được Quốc hội tiểu bang thông qua, trong bối cảnh có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Dự luật—được đề xuất bởi dân biểu đảng Xanh, Amanda Cohn—được đưa ra sau khi có thông tin rằng một phụ nữ đã bị từ chối thực hiện phá thai vào ngày dự kiến tại Bệnh viện Queanbeyan vào tháng 8 năm 2024.
VOV1 - Tiếp tục phiên họp thứ 45 (đợt 2) của UB Thường vụ Quốc hội, chiều tối qua, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các thành viên của UB Thường vụ của Quốc hội đã cho ý kiến về một số dự thảo Nghị quyết trong đó có Nghị quyết về việc tạm ứng kinh phí để chi trả chế độ.- TP. HCM yêu cầu hoàn thành số hóa dữ liệu và xây dựng chính quyền không giấy tờ trước 30/6 tới đây.- Tỉnh Bình Định tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra miền Bắc.- Từ hôm nay, Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3.- Iran và 3 nước chủ chốt của châu Âu lần đầu tiên tiến hành đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.- Nhật Bản phát triển thành công thiết bị bay không người lái có khả năng chặn sét đánh ngay giữa tầng không.
VOV1 - Trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường, bà Phongsamouth Anlavan, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào khẳng định chuyến thăm góp phần quan, tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác Lào - Việt Nam.
VOV1 - Đại sứ quán Việt Nam cùng Đại học Quốc gia Brunei phối hợp tổ chức Hòa nhạc hữu nghị Việt Nam – Brunei tại Brunei, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975). Sự kiện cũng nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
VOV1 - Sáng 17/4, hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân và đoàn đại biểu Quốc phòng cấp cao hai nước đã tham gia nhiều hoạt động tô thắm thêm tình hữu nghị.
Thách thức kép, giữa một bên là sự bất định của chính quyền mới ở Mỹ và bên kia là một Trung Quốc ngày một xác quyết, đang đặt Đài Loan trước một thực tế đáng sợ : Rủi ro chính quyền Mỹ hiện tại hoặc tương lai có thể coi những thách thức của Đài Loan là một mối quan tâm xa vời. Chưa có lúc nào Đài Loan phải đương đầu với một thế tiến thoái lưỡng nan về mặt chiến lược nghiêm trọng như lúc này. Một mặt, Trung Quốc gia tăng sức ép trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, ngoại giao và nhất là quân sự. Bắc Kinh luôn xem hòn đảo này như là một phần lãnh thổ không thể tách rời và một ngày nào đó phải được thống nhất bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực.Đài Loan trước sức ép quân sự từ Trung Quốc Giới quan sát dự đoán từ đây đến năm 2027, Trung Quốc có thể đánh chiếm Đài Loan. Tuy nhiên, việc chiếm đảo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, do địa hình phức tạp và nhất là Bắc Kinh vẫn còn e ngại phản ứng từ Washington : Liệu Hoa Kỳ có bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc mở chiến dịch tấn công?Nhưng từ đây đến ngày « giấc mơ Trung Hoa » được thành hiện thực, Trung Quốc không ngừng thao dượt quân sự phối hợp hải lục không quân với quy mô mỗi lúc một lớn hơn. Cuộc tập trận mới nhất trong hai ngày 01 và 02/04/2025 là một ví dụ điển hình : Bắc Kinh huy động không chỉ hải quân, không quân, mà cả đơn vị tên lửa và bộ binh.Theo quan sát từ nhà nghiên cứu Marc Julienne, giám đốc Trung tâm châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, mục tiêu là nhằm củng cố các năng lực liên tác chiến giữa các lực lượng quân đội Trung Quốc, nhưng cũng nhằm mô phỏng phong tỏa các cảng biển chính, ngắt đường cung cấp năng lượng và nhất là chặn đường chính phủ cũng như người dân Đài Loan đào thoát.Trên đài truyền hình ARTE, nhà nghiên cứu về Trung Quốc nhận định tiếp :« Đây thực sự là một đợt huấn luyện. Nếu Trung Quốc muốn mở một chiến dịch xâm chiếm hay phong tỏa trong ngắn, trung, hay dài hạn, họ phải được chuẩn bị cho chiến dịch này. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên đánh giá thấp công tác chuẩn bị cho chiến đấu. Và điều này được nói rõ trong các phát biểu chính trị hay quân sự chính thức. Việc chuẩn bị cho chiến đấu là một trong những ưu tiên của Quân đội Giải phóng Nhân dân.Vào thời điểm nào chiến sự sẽ diễn ra, thật khó mà nói. Nhưng người ta thường nói đến năm 2027, bởi vì đó sẽ là năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập quân đội và bởi vì ông Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội phải sẵn sàng chiến đấu vào thời điểm đó. Chúng ta cũng nên biết là Trung Quốc hiện đang có chút cơ may bởi vì càng chờ đợi, Trung Quốc sẽ càng hùng mạnh, nhưng ở phía bên kia, các đối thủ cũng sẽ củng cố mạnh hơn và sự phối hợp của họ cũng sẽ được chặt chẽ hơn ».Sức ép này từ Trung Quốc đặt hòn đảo này trước một thách thức to lớn : Đài Loan phải ứng phó với các rủi ro cấp bách như thế nào ? Chẳng hạn như sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, tính dễ bị tổn thương của các tuyến cáp ngầm viễn thông nối Đài Loan với thế giới, nguồn dự trữ lương thực và tài nguyên, cũng như khả năng phòng thủ mạng trước các cuộc tấn công từ tin tặc Trung Quốc v.v…« Thách thức Donald Trump »Mặt khác, cùng lúc này, chính quyền tổng thống Lại Thanh Đức phải đối mặt với điều mà hai nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Jude Blanchette và Gerard DiPippo, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, thuộc tổ chức tư vấn RAND Corporation, gọi là « Thách thức Donald Trump ». Chính sách thương mại và quốc phòng của Đài Loan đã chuyển sang một hướng mới kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 01/2025.Đài Loan có nguy cơ bị áp thuế đến 32% theo như thông báo đầu tiên của ông Donald Trump ngày 02/04, nếu đàm phán thất bại. Giống như nhiều nước khác trong khu vực, Đài Loan có thặng dư mậu dịch đến 76 tỷ đô la trong năm 2024, đứng thứ năm trong số các đối tác thương mại của Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ đạt mức 119 tỷ đô la, chủ yếu là chất bán dẫn và đồ điện tử, nhưng chỉ nhập khẩu 42 tỷ đô la hàng Mỹ.Điều này có nghĩa là Đài Bắc phải tăng gấp đôi lượng hàng nhập khẩu để thu hẹp khoảng cách, đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Chính phủ tổng thống Lại Thanh Đức hiện đang xem xét những thỏa thuận nào có thể đề nghị với chính quyền Trump. Tuy nhiên, theo hai nhà nghiên cứu người Mỹ trên trang RAND, rủi ro đối với Đài Loan cao hơn so với các nước khác do tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác an ninh giữa Đài Loan và Hoa Kỳ.Do vậy, ngoài việc Đài Loan có thể mua thêm một số mặt hàng chính như dầu hỏa, khí hóa lỏng, than đá, máy phát điện hay nông sản, Đài Bắc cũng có thể tăng mua vũ khí. Hiện tại, ngân sách quốc phòng của Đài Loan chỉ chiếm khoảng 2,45% GDP. Tổng thống Lại Thanh Đức gần đây cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 3%.Đây là một mức chi mà nhiều quan chức chính quyền Trump đánh giá là chưa đủ nếu xét đến quy mô của mối đe dọa mà hòn đảo này phải đối mặt. Ông Elbridge Colby, trong phiên điều trần trước Nghị Viện để được bổ nhiệm là thứ trưởng Quốc Phòng, phụ trách Chính sách, đã tuyên bố « Đài Loan nên chi đến khoảng 10% hoặc ít nhất một con số nào đó trong phạm vi này. »Chất bán dẫn : « Lá chắn silicon » của Đài LoanTuy nhiên, theo hai nhà nghiên cứu người Mỹ, cốt lõi vấn đề ở đây có thể là chất bán dẫn. Những con chip chiến lược này, cùng với linh kiện máy tính có chứa các con chip tiên tiến, chiếm gần 60% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Đài Loan trong năm 2024. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch tranh cử cáo buộc Đài Loan đánh cắp hoạt động kinh doanh chip của Hoa Kỳ và đe dọa áp thuế đến 100% đối với linh kiện bán dẫn.Những phát biểu này của nguyên thủ Mỹ đã làm dấy lên nỗi hoài nghi tại Đài Loan và các nước đồng minh trong khu vực : Cuối cùng, đối với Mỹ, Đài Loan là đồng minh hay là kẻ thù của Mỹ ? Ông Frédéric Encel, nhà địa chính trị học, giáo sư trường Paris School of Business, đánh giá việc bỏ rơi Đài Loan có thể gây tổn hại cho uy tín của Mỹ trong khu vực, khiến Donald Trump phải trả giá đắt.Cũng theo ông Frédéric Encel, « kim chỉ nam » của Donald Trump là « chủ nghĩa trọng thương tuyệt đối », nghĩa là « trả một đồng phải thu lại hai đồng ». Trên đài truyền hình ARTE, ông giải thích tiếp :« Tôi tin rằng Đài Loan không phải là một đồng minh, mà cũng không là một kẻ thù. Đây là một khách hàng tuyệt vời. Xin lưu ý, đó là một khách hàng mà Mỹ muốn tiếp tục bảo vệ bằng mọi giá. Quý vị hãy ước tính chi phí quốc phòng của chúng tôi để bảo đảm an ninh cho quý vị tốn kém bao nhiêu ? Về cơ bản, đây chính xác là lý do tại sao tôi nói đến « kim chỉ nam », mục tiêu của Trump. Đó chính là những gì Trump đề nghị với rất nhiều nước, hiện cảm thấy bị tổn thương vì chính sách mới của ông. Dù đúng hay sai, Trump tin rằng các nước châu Âu gây tốn kém cho Mỹ, đã quan tâm không đầy đủ, hay không đủ khả năng thanh khoản trong những thập niên sắp tới. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ rất khác biệt tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. »Đầu tháng 3/2025, chính quyền Lại Thanh Đức, trong một cử chỉ được nhiều nhà quan sát đánh giá là khôn khéo, đã thông báo TSMC sẽ đầu tư 100 tỷ đô la, xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ, cùng với một trung tâm nghiên cứu và phát triển, nâng tổng số cam kết đầu tư vào Mỹ là 165 tỷ đô la. Dù vậy, Trump vẫn muốn sản xuất nhiều chip tiên tiến hơn tại Mỹ.Một đòi hỏi khiến công luận Đài Loan lo lắng. Liệu rằng điều này có làm suy yếu « lá chắn silicon », hình tượng mà người dân hòn đảo gán cho TSMC, tập đoàn sản xuất đến gần 90% chip bán dẫn tiên tiến nhất trên thế giới tại Đài Loan ?Theo nhà nghiên cứu Marc Julienne, « đúng là nhu cầu về linh kiện bán dẫn đang tăng lên và tăng rất mạnh trên toàn cầu. Trên thực tế, việc mở nhà xưởng tại Mỹ không có nghĩa là đóng cửa nhà máy tại Đài Loan mà hoàn toàn ngược lại. Hơn nữa, nghiên cứu và phát triển vẫn được thực hiện ở Đài Loan. Điều quan trọng nhất là chất bán dẫn có hiệu năng cao nhất vẫn được sản xuất tại Đài Loan. Và do vậy, Đài Loan vẫn giữ được giá trị, tầm quan trọng của mình ».« Vận mệnh trong tay chúng ta ! »Dù vậy, hai nhà nghiên cứu người Mỹ Jude Blanchette và Gerard DiPippo, trên trang RAND, lưu ý rằng, để cho những bước đi chiến thuật trên được thành công, Đài Bắc phải vượt qua ba trở ngại lớn : Thứ nhất, Đài Loan không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ. Điều này hạn chế nghiêm trọng phạm vi hành động của chính phủ Đài Loan trong việc tương tác trực tiếp với chính quyền Trump và bản thân tổng thống Trump.Thứ hai, Đài Loan biết rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa Mỹ và Đài Loan đều có thể bị Trung Quốc trả đũa. Và cuối cùng, Đài Bắc tin rằng bất kỳ cuộc đàm phán kinh tế nào với chính quyền Trump có nguy cơ bị lệ thuộc và có thể phụ thuộc vào các cuộc đàm phán của Washington với Bắc Kinh.Những tính toán của Đài Loan còn thêm phần phức tạp với những thay đổi nhanh chóng trong quan hệ của Mỹ với Nga và Ukraina. Mối quan hệ có thể được sưởi ấm trở lại của chính quyền Trump với điện Kremlin, quyết định thay Kiev đàm phán với Matxcơva về số phận của Ukraina và các đòn tấn công của Trump nhắm vào Zelensky khiến công luận Đài Loan lo lắng khi nhìn thấy có sự tương đồng với tình hình bấp bênh của chính họ.Việc ngày 13/02/2025, bộ Ngoại Giao Mỹ rút lại câu « chúng tôi không hậu thuẫn độc lập Đài Loan » trong bản tin thông lệ chưa hẳn đồng nghĩa với việc Washington ủng hộ Đài Bắc độc lập. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Trung Quốc, Chee Meng Tan, trường đại học Nottingham Malaysia, sự thay đổi kín đáo của chính quyền Trump liên quan đến lập trường của Mỹ đối với Đài Loan hoàn toàn nhằm dụng ý kinh tế, có thể giúp Donald Trump có thêm trọng lượng trong đàm phán thương mại với Bắc Kinh.Thế nên, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng như hiện nay, Đài Loan không thể giữ nguyên chiến thuật mà họ đã dùng trong thập kỷ qua. Quân đội Trung Quốc đã phát triển quá mạnh trong khi Hoa Kỳ đang trong quá trình xem xét lại lịch sử các cam kết an ninh ở bên ngoài. Tất cả những điều này dẫn đến một kết luận không thể tránh khỏi : Đài Loan phải làm nhiều hơn nữa cho khả năng phòng thủ và phục hồi của chính mình.Tổng thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Đài Loan gần đây đã tuyên bố : « Số phận của chúng ta giờ nằm trong tay chúng ta » !
Tặng bài kiểm tra sàng lọc trẻ tự kỷ, đánh giá mức độ chậm nói, tư vấn lộ trình, phương pháp can thiệp cho con tại nhà, ba mẹ liên hệ hotline/zalo: 035 227 5339Quyết tâm nghỉ việc tại nhà, mẹ dạy con chậm nói bật 50 từ đơn sau 20 ngàyCon 18 tháng mẹ phát hiện con chậm nói, tìm hiểu tới lui tới 21 tháng mẹ đã tìm được hướng can thiệp toàn diện và tối ưu cho con. Mẹ quyết định nghỉ hẳn việc để hỗ trợ tích cực cho con nhất có thể. Vì mẹ biết rằng, đây là độ tuổi vàng để con phát triển ngôn ngữ và nhận thức. Mẹ không muốn lãng phí bất kì giây phút nào trên hành trình can thiệp cho con.Từ một em bé giao tiếp mắt kém, gọi ít khi quay đầu, nói được dưới 5 từ đơn, ít hợp tác với mẹ trở thành một em bé nhanh nhẹn, hoạt bát. Sau 20 ngày quyết liệt đồng hành dạy con, con đã nói được hơn 50 từ đơn. Con đã giao tiếp mắt tốt, phản hồi gọi quay đầu nhanh, hợp tác làm theo các hiệu lệnh của mẹ. Mẹ đã có thể ngủ ngon giấc hơn. Và tiếp tục đồng hành cùng con đạt tới các nấc thang cao hơn.Ba mẹ cùng lắng nghe chia sẻ của mẹ Nhàn trong video này nhé!
Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đăng bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ngày 22/03/2025, Nghị Viện Đức cuối cùng đã thông qua kế hoạch đầu tư khổng lồ của thủ tướng tương lai Friedrich Merz. Cuộc cải cách này sẽ cho phép Đức thúc đẩy nhanh tiến trình tái vũ trang đất nước. Không còn là điều cấm kỵ, kể từ giờ Friedrich Merz nói đến một sự tự chủ chiến lược châu Âu, phát triển hệ thống phòng thủ chung châu Âu và thậm chí đề nghị thảo luận về việc mở rộng ô hạt nhân Pháp. Liệu nước Đức, dưới thời thủ tướng Friedich Merz có sẽ xoay lưng lại với Mỹ, đồng minh lâu năm của mình?Anh ninh : Nền tảng cơ bản cho quan hệ Đức – MỹTrong một bài diễn đàn đăng trên nhật báo Công giáo La Croix, ngày 24/02/2025, nhà nghiên cứu Marie Krpata, chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đã nhắc lại rằng, chính sách của thủ tướng Đức mãn nhiệm Olaf Scholz được đánh dấu bởi bài diễn văn nổi tiếng « Zeitenwende », « Thay đổi thời đại », ngày 27/02/2022, vài ngày sau khi nổ ra chiến tranh Ukraina, buộc nước Đức phải xem lại các nền tảng cơ bản của mình : Chi tiêu nhiều hơn cho quân sự, chấm dứt nhiều thập kỷ quan hệ chặt chẽ với Nga và thoát khỏi tình trạng phụ thuộc.Tuy nhiên, nhìn từ Pháp, chính sách này của ông Olaf Scholz thiên về phía Mỹ nhiều hơn là châu Âu, nghĩa là mua nhiều vũ khí của Mỹ hơn, một sự liên kết chặt chẽ giữa thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Mỹ Joe Biden trước Nga, về việc mở rộng NATO và cung cấp vũ khí cho Ukraina.Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà nghiên cứu Marie Krpata, trước hết nhắc lại đôi nét về quan hệ Đức – Hoa Kỳ :Marie Krpata : « Tôi nghĩ rằng điều quan trọng cần hiểu là Cộng hòa Liên bang Đức vào cuối Thế chiến thứ hai đã được xây dựng trên một mối liên kết xuyên Đại Tây Dương rất mạnh mẽ, có nghĩa là sự neo giữ của Đức trong phe phương Tây, cũng như là tư cách thành viên trong các định chế châu Âu – Đại Tây Dương. Đương nhiên, NATO đóng vai trò rất quan trọng, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ là bên bảo đảm chính cho an ninh của Đức thông qua 37.000 binh lính Mỹ đang đồn trú trên lãnh thổ Đức, đồng thời Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc răn đe hạt nhân. »Trump, J. D. Vance và bước rẽ ngoặt của ĐứcTuy nhiên, việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng một cách ngoạn mục đang đặt nhiều nghi vấn về mối quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ, cũng như là sự bảo đảm an ninh mà Mỹ dành cho Đức, vốn đã phần nào xuống cấp ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump.Thái độ nghi ngờ đó đã được thể hiện rõ trong bài phát biểu của ông Friedrich Merz ngay sau khi có kết quả thắng cử trong cuộc bỏ phiếu liên bang. Trái với lập trường trung lập cho đến hiện tại, khi chỉ nói đến « năng lực hành động », thủ tướng tương lai của Đức không những đề xuất tăng ngân sách quốc phòng từ 2% GDP lên mức 3%, mà còn kêu gọi, « độc lập chiến lược cho châu Âu », những từ ngữ cho đến nay bị xem là cấm kỵ.Trả lời RFI Tiếng Việt, bà Marie Krpata giải thích sự thay đổi giọng điệu này của Đức phần nào đến từ những động thái từ các quan chức tân chính quyền Trump những tháng gần đây, từ những lời đả kích của phó tổng thống Mỹ J.D. Vance ở Hội nghị An ninh Munich, màn hạ nhục tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ở Nhà Trắng ,cho đến những lời dọa dẫm của nguyên thủ Mỹ Donald Trump đối với Đức và các đồng minh châu Âu khác.Marie Krpata : « Thật vậy, điều chúng ta có thể nói là ngay từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đức đã xấu đi, vì ngay cả khi đó Donald Trump vẫn coi Đức như là « kẻ lữ hành bất chính » trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương và rằng Đức đang lợi dụng Hoa Kỳ. Ông đề cập đến thực tế là Đức có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Chúng ta có thể nhớ lại rằng vào năm 2024, thặng dư thương mại này là 63 tỷ euro .Rồi ông còn dọa sẽ rút quân đội Mỹ khỏi nước Đức. Ông áp thuế hải quan đối với thép và nhôm của châu Âu. Ông đe dọa sẽ áp thuế đối với ngành công nghiệp ô tô châu Âu, điều này rõ ràng sẽ tác động lớn đến ngành công nghiệp ô tô của Đức. Chúng ta đã trải nghiệm về nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, và cuối cùng là 4 năm của Joe Biden, về cơ bản chỉ là quãng lặng vì Joe Biden là người có tư tưởng chủ nghĩa Đại Tây Dương, và do vậy Đức vẫn luôn hướng về Mỹ. »« Zeitenwende 2.0 » : Thiên Mỹ hay châu Âu ?Trước sự « trở mặt » của Mỹ, như nhiều đánh giá từ giới chuyên gia tại Pháp, phiên bản « Zeitenwende 2.0 » của ông Friedrich Merz kêu gọi tự chủ chiến lược và cải cách ngân sách có đồng nghĩa với việc Đức sẽ đầu tư ồ ạt cho công nghiệp vũ khí châu Âu hay không ? Liệu Berlin có sẽ bỏ qua được các chiếc F-35 của Mỹ để thay thế bằng Rafale của Pháp, hay Gripen của Thụy Điển?Nếu như bà Marie Krpata nhìn nhận Đức có nhu cầu to lớn để cải thiện năng lực quân đội, thì khả năng Berlin từ bỏ đồng minh Washington hiện là điều khó thể, và không hợp lý. Trên làn sóng RFI Tiếng Việt, bà giải thích tiếp :Marie Krpata : « Chúng ta biết rằng trong quá khứ, Pháp đã thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng cường cơ sở công nghiệp quốc phòng châu Âu và ưu tiên vũ khí châu Âu, và trong quá khứ, Đức đã mua rất nhiều vũ khí của Mỹ, và quý đài đã đề cập đến F-35, máy bay chiến đấu của Mỹ, nhưng khi chiến tranh nổ ra ở Ukraina, Đức đã mua 35 tiêm kích F-35. Nhìn từ Pháp, điều đó đã gây ra một số thất vọng, vì Đức, Pháp và Tây Ban Nha đang nghiên cứu SCAF, Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai mà một số khía cạnh cũng tương đương với F-35.Nhưng lập luận của Đức hoàn toàn hợp lý : Nước này đang mua những chiếc F-35 đã có sẵn, trong khi hệ thống chiến đấu trên không trong tương lai thì sớm nhất là đến năm 2040 mới có. Và rõ ràng, xét về khả năng răn đe hạt nhân, F-35 đặc biệt quan trọng. Chừng nào chưa có thỏa thuận về chia sẻ hạt nhân giữa Pháp và Đức, giống như các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Đức và Hoa Kỳ, SCAF và Rafale sẽ không thực sự là những lựa chọn thay thế tương đương với F-35. Vì vậy, Đức không thể tách khỏi Hoa Kỳ một cách dễ dàng như vậy, khả năng Đức rời xa Hoa Kỳ ở mức độ này là điều không mong muốn và không hợp lý. »Ba sự phụ thuộcTrong một bài ghi chú đăng trên mạng của Viện IFRI, nhà nghiên cứu Marie Krpata lưu ý rằng Đức phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ trong ba lĩnh vực : An ninh – Quốc phòng, Năng lượng và Thương mại. Liệu một trong ba yếu tố này có thể cản trở Friedrich Merz xích lại gần hơn với các đối tác châu Âu hay không, nhất là với láng giềng Pháp. Về điểm này, bà Marie Krpata giải thích:Marie Krpata : « Thực tế, phạm vi hành động của Đức đang bị thu hẹp vì nước này ngày càng phụ thuộc vào Mỹ về an ninh và quốc phòng kể từ khi chiến tranh ở Ukraina nổ ra, do Đức đã mua rất nhiều thiết bị quân sự của Mỹ. Mặt khác, về mặt năng lượng, kể từ khi tách khỏi Nga, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia thiết yếu trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Và sau đó, vào năm 2024, Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức, soán ngôi Trung Quốc.Vì vậy, đây là ba đòn bẩy mà Hoa Kỳ có thể sử dụng để tăng áp lực lên Đức và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ cố gắng bán thêm vũ khí cho Đức, bán thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Họ cũng có thể cố gắng ép Đức đồng tình với chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, cũng như là việc nới lỏng các quy định của châu Âu về bảo vệ khí hậu, về các vấn đề kỹ thuật số để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ tiếp cận thị trường châu Âu. »Cuối cùng, theo nữ chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: « Liệu trong bối cảnh này, nước Đức có bị cám dỗ hành động đơn độc và do đó cuối cùng sẽ để lợi ích của riêng nước Đức thắng thế, sẽ co cụm lại, hay nước sẽ thực sự chấp nhận một tầm nhìn chung của châu Âu về mọi thứ ? »RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà nghiên cứu Marie Krpata, chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp.
VOV1 - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh thế hệ trẻ luôn được lãnh đạo hai Đảng, hai nước đặc biệt quan tâm và kỳ vọng sẽ kế thừa truyền thống hữu nghị, mang đến sức sống mãnh liệt và tương lai tươi sáng cho quan hệ Việt - Trung.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu khẩn trương cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống.- Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 ban hành Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.- Việt Nam tăng 8 bậc về chỉ số hạnh phúc so với năm ngoái.- Phe đối lập tại Hàn Quốc đề xuất luận tội cả Tổng thống tạm quyền, trong bối cảnh chính trị nước này đang rối ren.- Cục Dữ trữ liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất, do lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan.
VOV1 - Tại Hội nghị Di động thế giới (MWC) 2025 đang diễn ra Barcelona (Tây Ban Nha), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trình diễn loạt sản phẩm công nghệ Việt Nam, với 22 sản phẩm thuộc các nhóm hạ tầng 5G, nền tảng số và các ứng dụng số.
Những ngày đầu năm 2025, nhật báo công giáo Ý, Avvenire, đã có loạt bài và xã luận về thảm kịch của những người di dân bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải. Trong bài xã luận, nhà báo Paolo Lambruschi đã ví Địa Trung Hải như nấm mồ lỏng của trẻ em. Theo UNICEF, đã có 1.700 người chết hoặc mất tích trong năm 2024 và cứ năm người thì có một trẻ em hoặc trẻ vị thành niên. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2022, chỉ trong năm 2023, chính phủ thủ tướng Giorgia Meloni đã buộc hồi hương 4.751 người di cư. Và trong năm 2024, Ý đã chi hàng tỉ euro để xây dựng trung tâm giam giữ người tị nạn ở Albanie trong khi chờ đợi hồi hương.Tuy bị chỉ trích và phản đối từ trong nước, chính sách di dân của thủ tướng Meloni đã thuyết phục được người đứng đầu Liên Hiệp Châu Âu và trở thành mô hình cho cựu thủ tướng Đức Olaf Scholz và thủ tướng Anh Keir Starmer tham khảo. Và nay, với sự trở lại của Donald Trump, chính sách khắt khe đối với người di cư càng trở thành cánh cửa hẹp cho những ai muốn đi tìm điều kiện sống tốt hơn mà không thể đi qua con đường chính.Làm thế nào thủ tướng Giorgia Meloni vừa thuyết phục được các nhà lãnh đạo châu Âu, vừa âm thầm thực hiện các biện pháp mạnh đối với người nhập cư nhằm ngăn chặn họ đặt chân lên lãnh thổ Ý ?Từ Liège, Bỉ, thông tín viên Phạm Hoàng Dũng giải thích.Thiên thời địa lợi !Thứ nhất, trục Pháp-Đức, cột sống của Liên Hiệp Châu Âu (EU) bị suy yếu. EU không nhức đầu sổ mũi vì nhờ vào sự ổn định của đầu tàu Pháp - Đức. Nhưng từ nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Macron, đầu tàu này không còn vững nữa. Cộng với sự bất ổn trong những chính sách chung của chính phủ Đức đối với EU kể từ khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ.Bà Meloni một mặt cho rằng đảng Anh Em Nước Ý - Fratelli d'Italia thuộc cánh trung hữu, nhưng mặt khác, những chính sách như hạn chế người nhập cư, tách nước Ý khỏi EU… lại đậm màu cực hữu. Bà lên nắm quyền trong tình hình chính trị nước Ý rối ren vì không có một chính phủ nào trụ quá lâu. Và người ta chỉ xem bà như một giai đoạn chuyển tiếp mau chóng. Tuy nhiên, bà Meloni đã khéo léo lèo lái không chỉ nước Ý mà còn đạt được một số kết quả. Trong khi đó, hai nước Pháp và Đức lại rơi vào tình trạng khủng hoảng chính phủ trong năm qua.Thứ hai là thắng lợi bầu cử ở mọi cấp của các đảng cực hữu trong Liên Hiệp Âu Châu trong năm 2024, đặc biệt là tại Pháp, sau khi tổng thống Macron bất ngờ giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử sớm, dẫn đến thắng lợi ở vòng một của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN). Một cuộc khảo sát 6.000 công dân EU trước cuộc bầu cử Nghị Viện châu Âu vào tháng 6/2024 đã liệt kê « di cư và người xin tị nạn » là mối bận tâm quan trọng thứ hai đối với họ, và các đảng cực hữu kêu gọi hạn chế đã đạt được những bước tiến đáng kể trên toàn khối. Mọi cặp mắt giờ cũng đang đổ dồn về Đức với cuộc bầu cử quốc hội sớm vào cuối tháng 02/2025, sau khi chính phủ thủ tướng Olaf Scholz bị bỏ phiếu bất tín nhiệm.Thứ ba, ở sườn đông EU, các nước trong khu vực vừa phải cảnh giác nguy cơ cuộc chiến giữa Nga và Ukraina mở rộng, vừa phải lo ngăn chặn làn sóng người di dân tràn qua cửa ngõ này. Sau Hungary đến lượt Ba Lan lên tiếng đòi đóng cửa biên giới.Thứ tư, năm 2024 có thể xem là năm thành công ngoại giao của nước Ý và cách điều hành riêng của thủ tướng Meloni. Với vai trò chủ tịch EU và G7 trong sáu tháng đầu của năm 2024, bà Meloni đã không gây ra nhiều ồn ào nhưng đem lại sự tín nhiệm cho các đồng minh trong EU và NATO về vấn đề viện trợ cho Ukraina.Chính bà cũng đã đến thủ đô Kiev như một dấu hiệu tỏ sự ủng hộ của Ý đối với cuộc chiến này và đã xoá tan những nghi ngờ về những phát biểu ủng hộ Putin trong quá khứ. Vị thế của bà trong thời gian này cũng là cớ để chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen trong năm tái cử nhiệm kỳ chủ tịch EU phải có những cử chỉ « lấy lòng » chứ không phản đối như đã từng có những lời răn đe trong năm 2023 đối với người đứng đầu chính phủ Ý.Cuối cùng, một điều không thể không kể đến là bà Giorgia Meloni đã lấy lòng Đức giáo hoàng Phanxicô. Vì trước các vấn đề người di cư, Ngài luôn có những phát biểu và hành động mạnh mẽ như đã thấy ở Lampedusa hay đảo Lebos, nơi những người di cư vượt biển cập bến để vào nước Ý. Có lẽ, bà được lòng của người đứng đầu Toà Thánh qua các chương trình và chính sách nhằm gia tăng dân số của nước Ý. Có thể vì thế mà khi những thuyền của người tị nạn bị đẩy sang Albanie hay những người tị nạn đến Ý bị đưa sang tập trung trong các trại ở Albanie, cũng không thấy tiếng nói bảo vệ của Giáo Hội.Những cơn gió chính trị đang thổi căng buồm cho Meloni. Với những người nắm quyền lực truyền thống ở Paris và Berlin về cơ bản đã không còn hoạt động, thủ tướng Ý đang được hưởng lợi từ khoảng trống quyền lực tạo cơ hội cho bà thúc đẩy các chính sách của mình. Vào thời điểm các nhà lãnh đạo EU thông thường yếu thế, bà đã định vị hiệu quả vị thế của mình. Quản lý dòng người nhập cư Trong bài trả lời phỏng vấn với phóng viên Fiorenza Sarzanini, của nhật báo Corriere della Sera, và được đăng trên phụ trương Sette của nhật báo này vào ngày 03/01/2025, bà Meloni cho biết trong cuộc trao đổi với đồng cấp Anh Quốc Keir Starmer, Roma và Luân Đôn đồng tình rằng nạn nhập cư bất hợp pháp ồ ạt ảnh hưởng đến toàn bộ lục địa châu Âu, thậm chí cả bên ngoài biên giới EU.Đôi bên đồng ý « tăng cường cuộc chiến chống lại những kẻ buôn người, nỗ lực hướng tới sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các lực lượng cảnh sát, tăng cường cam kết hỗ trợ hồi hương tự nguyện và không ngại tìm nhũng giải pháp sáng tạo », như những gì Ý đã thực hiện với Albanie để xử lý các yêu cầu xin tị nạn bên ngoài lãnh thổ EU, nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của Ý và châu Âu. Theo bà, giải pháp này có thể « giáng một đòn chí mạng vào các tổ chức tội phạm lợi dụng người di cư để kiếm lợi ».Chính sách này đã có được sự ủng hộ từ lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, trong vấn đề « thoả thuận với các nước thứ ba để chống nhập cư bất hợp pháp ». Theo trang Politico, khi hợp tác với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Meloni đã giám sát việc xây dựng các thỏa thuận mang tính bước ngoặc với Tunisia, Mauritania và Ai Cập, chuyển hàng tỷ euro cho các chế độ đàn áp, ngăn người di cư đến châu Âu bằng nhiều cách, đôi khi tàn bạo.« Mô hình Meloni » này đã được Olaf Scholz cũng như Keir Starmer ủng hộ và học hỏi. Còn các nguyên thủ quốc gia EU đã thể hiện sự quan tâm đối với cách tiếp cận của Meloni tại cuộc họp của họ vào tháng 10/2024 và nhất trí rằng « cần xem xét những cách mới để ngăn chặn và chống lại di cư bất hợp pháp ». Chủ tịch Von der Leyen đã ghi nhớ thông điệp đó và hiện đang có kế hoạch triển khai dự thảo chỉ thị về « việc hồi hương » sớm nhất vào tháng 02/2025. Khái niệm “quốc gia an toàn - paese sicuro”Mặc dù vậy, việc làm của bà đã vấp phải sự chống đối là từ các thẩm phán. Ngày 18/10/2024, các thẩm phán tại tòa án Roma đã không xác nhận việc giam giữ 12 người xin tị nạn bị chuyển đến các trung tâm giam giữ ở Albanie. Theo họ, hai quốc gia xuất phát của những người tỵ nạn này là Bangladesh và Ai Cập đều không an toàn. Một ngày sau, 19/10/2024, tàu tuần tra của cảnh sát biển Ý đã đem họ cập bến cảng ở Bari từ trung tâm giam giữ hồi hương Gjader, Albanie. Và từ đây, những người này có thể nộp đơn xin tị nạn tại Ý.Chính phủ Ý lập tức có phản ứng trong phiên họp của Hội đồng bộ trưởng diễn ra vào 2 ngày sau đó, bằng cách phê duyệt một nghị định cập nhật các nước an toàn và đưa ra danh sách gồm 22 quốc gia (bao gồm cả Ai Cập và Bangladesh). Theo nghị định này, danh sách các quốc gia an toàn là cơ sở chính để kết luận lý do hồi hương của người xin tị nạn chứ không phải nguồn phụ.Việc đưa người tị nạn đến các trại ở Albanie vẫn tiếp tụcKhông phải vụ 12 người hồi tháng 10/2024, được báo chí nhắc đến gây ồn ào thì người ta mới biết. Nhưng từ đầu năm 2023, đã có những việc đưa người tị nạn đến các trại thanh lọc ở Albanie. Có lẽ vì thế mà số người đến Ý bằng đường biển giảm hơn một nửa từ 153.000 năm 2023 xuống 65.000 trong năm 2024, theo báo cáo của bộ trưởng Nội Vụ Matteo Piantedosi khi thuyết phục Quốc Hội thông qua sắc lệnh về quốc gia an toàn.Tuy nhiên, giải pháp này của chính phủ Ý đã bị phe đối lập chỉ trích là « phung phí tiền thuế của người dân, coi thường các quyền cơ bản của người dân và phán quyết gần đây của châu Âu về việc hồi hương, tạo nên toàn bộ khuôn khổ của thỏa thuận với Albanie », theo như cáo buộc của bà Elly Schlein, thư ký đảng Dân Chủ, trên mạng xã hội.Theo phân tích của phóng viên Nicolò Carratelli trên trang La Stampa ngày 18/10/2024, « gần một tỷ euro tiền thuế của người dân Ý để xây dựng hai trại tập trung và khoảng 300.000 euro để vận chuyển 16 người đến Albanie bằng tàu quân sự (18.000 euro cho mỗi người) đã bị vứt bỏ đúng nghĩa đen ».Bất chấp các chỉ trích, thủ tướng Giorgia Meloni không từ bỏ kế hoạch xây dựng các trung tâm cho người tị nạn ở Albanie. Ngay trước lễ Giáng Sinh, bà đã có cuộc họp với các bộ trưởng Ngoại Giao, Nội Vụ, Quốc Phòng và bộ trưởng Quan Hệ với EU để đề ra những dự án mới, xây thêm nhiều trại ở Albanie và tăng cường lực lượng hải quân kiểm soát trên vùng biển Địa Trung Hải.Việc thanh lọc người tị nạn sẽ được thực hiện ngay từ ngoài khơi chứ không đưa vào đất liền. Và đây cũng là một bước cơ bản cho việc áp dụng Hiệp ước của EU về di cư và tị nạn có hiệu lực từ 2026, trong đó quy định thành lập các trung tâm di cư đặt tại các quốc gia khác ngoài Âu Châu để giải quyết các trường hợp với quy trình nhanh chóng.Chính sách hồi hương cưỡng bức ?Theo thống kê trong năm 2023, chỉ có hơn 4.750 dân nhập cư bị buộc hồi hương. Nhà báo Marizio Ambrosini từng đánh giá trên tờ Avvenire số ra ngày Chủ Nhật 03/11/2024, đó là một thất bại. Nếu như chính phủ Ý vẫn dùng con số này để khoa trương thành tích, chúng không che đậy hết thất bại của chính sách hồi hương cưỡng bức. Nước Ý hạn chế quyền xin tị nạn, khiến nhiều người sống trong cảnh bất hợp pháp, và nền kinh tế Ý mất đi một nguồn lao động giá rẻ.Có nhiều lý do để giải thích : Thứ nhất, lệnh trục xuất không phải cây đũa thần. Đất nước xuất phát của người tị nạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận trở lại những công dân của mình. Thứ hai là vấn đề chi phí. Ngoài việc giam giữ người tị nạn trong nhiều tháng, các quốc gia xuất xứ đôi khi còn buộc người bị trục xuất phải được áp giải bởi các nhân viên công lực của Ý trở về quê hương.Mặt khác, người tị nạn không chỉ đến từ những nước gần với Ý trong vùng Địa Trung Hải, mà còn từ các nước xa xôi như Nam Mỹ. Vì thế, không phải bất cứ hãng hàng không nào cũng vui vẻ nhận vận chuyển những hành khách đặc biệt này, vốn dĩ chứa đựng nhiều mối nguy cơ như phản đối, phá phách trên các chuyến bay gây thiệt hại cho hãng.Cuối cùng là việc khó khăn xác định danh tính người tị nạn để đưa về đúng người đúng nơi. Nhưng với những con người bất chấp mọi mối hiểm nguy và đã bỏ ra cả gia tài để ra đi thì nhiều lúc không dễ dàng để xác định danh tính. Họ sẵn sàng hủy mọi giấy tờ tùy thân thậm chí còn xóa luôn cả dấu vân tay của mình để khó xác định hơn là chấp nhận hồi hương.
VOV1 - Thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đến nay tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận gần 400 đơn của cán bộ viên chức xin nghỉ việc.
VOV1 - Hàng triệu công chức Mỹ đang đối mặt với thời hạn chót vào ngày 6/2 theo giờ Mỹ để thông báo với chính quyền về việc họ có chấp nhận nghỉ việc tự nguyện được hưởng trợ cấp, hay sẽ tiếp tục ở lại làm việc nhưng có nguy cơ bị sa thải.
Được nhận vào công ty lớn ngay khi vừa tốt nghiệp, Huỳnh Yên, 25 tuổi, tin mình không khó để tìm cơ hội khác tốt hơn để rồi "điên cuồng" rải CV suốt 3 tháng vẫn thất nghiệp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tammy Bruce cho biết, Ngoại trưởng Marco Rubio điện đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn hôm 24/1, trong đó ông “khuyến nghị Việt Nam giải quyết tình trạng bất cân đối về thương mại”. Tin tức đáng chú ý khác: TP.HCM ô nhiễm không khí hàng thứ nhì trên thế giới. Việt, Mỹ, Philippines, Indonesia huấn luyện hợp tác thực thi pháp luật trên biển. Trung Quốc phản pháo phúc trình của CIA về nguồn gốc COVID. Bộ tứ Quad họp tại Washington, báo hiệu ông Trump xoáy vào Trung Quốc. Sau thỏa thuận ngừng bắn, cư dân Gaza bắt đầu trở về nhà. Mỹ-Colombia đạt thỏa thuận về trục xuất di dân bất hợp pháp. Thụy Điển điều tra con tàu tình nghi trong vụ đứt cáp mới nhất ở Biển Baltic.
BV Hữu nghị Việt Đức cho biết, trong 9 ngày nghỉ tết, các kíp trực của BV sẽ tập trung cao cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh theo bốn cấp 24/24h để đảm bảo tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời.
- Từ ngày 21 đến 24/1 tại Cần Thơ sẽ diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu do Việt Nam đăng cai tổ chức. Trong đó, UBND thành phố Cần Thơ chọn mô hình Khu sinh thái Sông Hậu Farm (thuộc Nông trường Sông Hậu) là điểm du lịch sinh thái tiêu biểu về ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững để Đoàn APF tham quan vào ngày 22/1. Chủ đề : cần thơ, pháp ngữ
- Theo kết quả cuộc khảo sát được Chính phủ Nhật Bản công bố mới đây, số lượng giáo viên tại các trường công lập nghỉ việc do mắc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần đã tăng lên mức cao kỷ lục gần 7.200 người trong năm tài chính 2023 (tính đến tháng 3/2024). Nhìn lại trong những năm gần đây, số lượng giáo viên Nhật Bản nghỉ việc vì sức khỏe tâm thần thường dao động quanh mức 5.000 người; nhưng trong 3 năm trở lại đây, con số này đã tăng đột biến. Hiện tượng này đang cho thấy thực trạng nào trong đời sống xã hội đất nước Mặt Trời mọc? Góc nhìn của PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản. Tác giả : Phương Hoa Chủ đề : Nhật Bản, Giáo viên, Sức khỏe tâm thần,
Hãng Israel Aerospace Industries Ltd., hay IAI, đang nhắm đến việc thành lập liên doanh với một công ty Việt Nam vào năm 2025 và hoạt động của họ sẽ bao gồm cả chuyển giao công nghệ để phát triển thiết bị quân sự, hãng tin kinh tế, tài chính Bloomberg cho biết hôm 20/12.
- Ngành công nghiệp công nghệ phần mềm của Việt Nam trong hơn 20 năm qua vẫn là ngành công nghiệp dưạ trên giá rẻ, chủ yếu tập trung vào các công đoan có giá trị thấp trong các dự án công nghệ. Nhận định trên được đưa ra tại Hội nghị công bố kết quả đề án thành phần thuộc Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và đại học chia sẻ do UBND TP.HCM tổ chức ngày 12/12. Chủ đề : Công nghiệp, công nghệ Việt Nam, dựa trên giá rẻ, giá trị thấp --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Hôm nay (11/12), HĐND thành phố Đà Nẵng khai mạc kỳ họp cuối năm 2024. Phát biểu tại kỳ họp này, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, thành phố đang triển khai sắp xếp bộ máy tinh gọn. Tới đây, ngoài các cơ chế chính sách của Trung ương, thành phố sẽ có cơ chế vượt trội, đặc thù, quan tâm cụ thể đến đời sống một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức sẽ không tiếp tục làm nhiệm vụ do tinh giản bộ máy. Chủ đề : cán bộ, đà nẵng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Đau lưng, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và viêm khớp chỉ là một số trong những căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hai trong số năm người lao động Úc. Một báo cáo mới đã phát hiện ra rằng một phần ba những người gặp phải những tình trạng như vậy đã nghỉ việc do căng thẳng và thiếu sự hỗ trợ.
- Ba Lan đang chuẩn bị các hoạt động cho cho chức chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu, dự kiến bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2025. Nội dung này là trọng tâm trong chuyến thăm của Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Roberta Metsola tới Warsaw. Chủ đề : chủ tịch, châu âu --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Hôm nay (06/12), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức hội thảo với chủ đề "Ghép mô - tạng: Triển vọng và thách thức" với sự tham dự của hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực ghép mô tạng. Tại hội thảo, Hội Ghép tạng Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam. --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Doanh nghiệp Việt Nam từng bước chinh phục thị trường "khó tính" Indonesia- Nghệ thuật múa Ballet gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Cuba --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Ông Howard Silby, hiện là Tổng Giám đốc NAB Innovation Centre Vietnam (NAB Vietnam). Với hơn 20 năm kinh nghiệm về phát triển công nghệ, sản phẩm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, ông Howard Silby là một trong những lãnh đạo truyền lửa cho đội ngũ NAB Vietnam, người đã dẫn dắt hơn 1500 nhân sự tạo nên những bước tiến đáng nhớ trong hành trình 5 năm kiến tạo giá trị cho cộng đồng công nghệ tại Việt Nam. Trong tập mới nhất của The Quoc Khanh Show, mời các bạn cùng host Quốc Khánh gặp gỡ khách mời Howard Silby, Tổng Giám đốc NAB Innovation Centre Vietnam để khai mở những giá trị, đem tới hai giải thưởng danh giá cho NAB Vietnam trong năm vừa qua. Đồng thời, khám phá cách NAB Vietnam nỗ lực đem tới những thay đổi ý nghĩa cho chính tập thể nhân viên công ty. Cùng theo dõi nhé! Cảm ơn NAB Innovation Centre Vietnam đã đồng hành cùng chúng tôi trong tập podcast này của The Quoc Khanh Show. Timestamp: 00:00 - Chào đầu 02:26 - Điều gì tạo nên chiến thắng kép cho NAB 04:47 - Yếu tố cốt lõi cho một môi trường làm việc lý tưởng 07:38 - Làm sao để nhân lực Việt chạm đúng nhu cầu khách hàng Úc? 09:27 - Cuộc đua thu hút và giữ chân nhân tài ngành tech 11:16 - Đưa yếu tố con người vào chiến lược lãnh đạo 13:51 - Đa dạng giới trong quản trị nhân sự 16:41 - Coming up 17:14 - Vai trò của NAB Việt Nam trên hành trình chuyển đổi số NAB trên toàn cầu 19:13 - Tầm nhìn 3 - 5 năm tại Việt Nam 22:33 - Cơ hội và thách thức trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam 24:16 - Tăng chất lượng ngành tech bắt đầu từ giáo dục 26:52 - Dấu ấn NAB Việt Nam 28:27 - Coming up 29:04 - Những xu hướng công nghệ trong tương lai 33:59 - Lãnh đạo thời bất định phải làm gì? 36:44 - Thách thức lớn nhất của người lãnh đạo khi nhìn về tương lai 38:16 - Đánh giá lộ trình phát triển nhân sự tại NAB 40:35 - NAB tìm kiếm gì ở một nhà lãnh đạo? 42:15 - Nhắn nhủ đến những ứng viên tiềm năng 44:31 - Chào kết Credits: Dẫn Chuyện - Host | Quốc Khánh Kịch Bản - Scriptwriter | Yên Huỳnh Biên Tập - Editor | Yên Huỳnh Truyền Thông - Social | Ngọc Anh, Vy Lê Sản Xuất - Producer | Ngọc Huân Quay Phim - Cameraman | Thanh Quang, Nhật Trường, Tấn Hiếu Âm Thanh - Sound | Nhật Trường Hậu Kỳ - Post Production | Nhật Trường Thiết Kế - Design | Dương Vũ #Vietsuccess #TheQuocKhanhShow #NABInnovationCentreVietnam #NABVietnam #Technology #Banking #Talent #Crecruitment #Training
- Thời gian qua, nhiều hoạt động như trồng trọt, đánh bắt thủy, hải sản… đều cần đến các dữ liệu và thông tin từ vệ tinh viễn thám. Các chuyên gia nhấn mạnh, ngành nông nghiệp là lĩnh vực được ứng dụng công nghệ vũ trụ phổ biến nhất, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Dù còn không ít khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng chương trình hợp tác đào tạo cho lưu học sinh Lào đã, đang được tỉnh miền núi Lai Châu triển khai tích cực. Những thế hệ lưu học sinh Lào tại đây không chỉ được trang bị kỹ năng, kiến thức, mà còn trở thành cầu nối vững chắc cho tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa 2 dân tộc Việt Nam và Lào. Chủ đề : hữu nghị, Việt - Lào --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
Để bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn thực hiện được cam kết về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đang muốn quay trở lại với các dự án điện hạt nhân đã bị bỏ dở trước đây. Vào giữa tháng 9 vừa qua, chính phủ Hà Nội đã giao cho bộ Công Thương nghiên cứu việc phát triển điện hạt nhân của các nước, “để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại Việt Nam trong thời gian tới”. Trên cơ sở đó, chính phủ “sẽ báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định”.Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đang quay lại điện hạt nhân để chống biến đổi khí hậu vì hạt nhân là nguồn điện hầu như không phát thải CO2. Vào năm 2009, Quốc Hội Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuân, với tổng cộng 4 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 4.000 MW. Các hợp đồng được giao cho tập đoàn Nhật Bản Japan Atomic Power Co và tập đoàn Nga Rosatom thực hiện, với tổng chi phí khoảng 8,9 tỷ đô la.Nhưng một phần do những quan ngại từ tai nạn hạt nhân Fukushima năm 2011 và một phần do khó khăn về ngân sách vào thời gian đó, dự án này đã dừng lại vào năm 2016 theo quyết định trong Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc Hội. Đến năm 2022, khi giám sát về việc thực hiện nghị quyết này của Quốc Hội, Ủy ban Kinh tế đã đề xuất nên xem xét phát triển năng lượng hạt nhân “trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng”.Nay nhu cầu phát triển điện hạt nhân càng trở nên cấp thiết do Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại trong chiến lược phát triển các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi và khí đốt thiên nhiên, do các vấn đề về quy định và giá cả.Trả lời RFI Việt ngữ ngày 27/09/2024, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, cũng cho rằng đã đến lúc phải xem xét trở lại khả năng phát triển điện hạt nhân:“Trong bối cảnh chung , rõ ràng là khi kiểm tra lại các phương án, chúng ta có thể xem xét trở lại vấn đề hạt nhân, vì năng lượng này có thể đóng góp phần lớn và tạo thêm bức tranh chung, tức là tiến đến thực hiện cho được cam kết netzero cũng như các phương án điện khác.Trước đây chúng ta gác việc ấy lại, nhưng bây giờ thấy cần thiết phải xem xét, nhưng đấy chỉ mới là xem xét thôi, chứ còn điện hạt nhân thì có nhiều loại lắm, vấn đề là xem xét loại nào. Bây giờ tình trạng chung các nước đều như thế cả, cho nên nước nào cũng sẽ xem xét phát triển điện hạt nhân, nhưng mỗi nước có một điều kiện riêng. Khi xem xét Việt Nam cũng phải dựa trên điều kiện của Việt Nam để đề ra những phương án cụ thể, chứ thực chất là các loại năng lượng tái tạo vẫn tốt, nhưng bao giờ cũng có những khó khăn”.Thật ra, theo hãng tin Anh Reuters, từ nhiều năm qua, Việt Nam đã vẫn tiếp tục thăm dò khả năng phát triển điện hạt nhân và đã thảo luận với những nước như Nga, Hàn Quốc và Canada về việc hỗ trợ phát triển các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ. Việc phát triển điện hạt nhân hiện không được đề cập trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030 ( Quy hoạch điện VIII ), nhưng trong báo cáo gửi các bộ ngành đề nghị góp ý cho dự thảo sửa quy hoạch này, bộ Công Thương có nhắc đến phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ (SMR) ở Việt Nam.Theo Bộ này, các lò phản ứng module nhỏ có công suất khoảng 300 MW mỗi tổ máy, bằng một phần ba công suất của các lò truyền thống. Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn (khoảng 24-36 tháng). Giáo sư Phạm Duy Hiển cũng đồng tình với việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ phù hợp với điều kiện của Việt Nam:“Bây giờ nếu nói trở lại điện hạt nhân, ý kiến dứt khoát của tôi là không dùng điện hạt nhân như trước đây đã từng dự định làm ở Phan Rang theo mô hình các nhà máy thế hệ 3+, dùng công nghệ của Nga và của Nhật, rất là tốn kém, giải pháp về an toàn thì rất tốt, nhưng không cần thiết. Ví dụ như họ tính là nhà lò kiên cố đến mức mà máy bay có rơi thẳng xuống thì không sao cả. Để làm gì? Xác suất mà máy bay rơi xuống rơi xuống nhà lò thì cực kỳ thấp. Công nghệ đó có thể thích hợp với các nước tiên tiến. Bây giờ các nước đó xây những lò phản ứng cùng một lúc có thể cho ra hàng ngàn MW.Còn bây giờ theo điện hạt nhân thì phải theo option mới, mà một trong những option đó là lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ. Lò phản ứng này rất thích hợp vì không đòi hỏi nhiều về cơ sở hạ tầng về pháp lý, về xây dựng…, nhưng công suất tối đa chỉ 100, 200 MW, nên tất nhiên là phải cần nhiều lò.”Nhưng giáo sư Phạm Duy Hiển nhấn mạnh, hiện trên thế giới chưa có lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ nào sẵn sàng để được thương mại hóa:"Nước nào cũng nói như vậy nhưng đâu đã có ai bán lò công suất thấp với giá tương đối phải chăng. Bộ Công Thương nếu có trình dự án cho Bộ Chính trị thì cũng để đấy, vì phải có thêm thời gian nghiên cứu và cũng chờ cho đến khi nào các lò công suất thấp đó được thương mại hóa, chắc chắn là phải sau năm 2030".Nếu quyết định trở lại với các dự án phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẽ có thể trông chờ vào sự trợ giúp của nước nào? Trước mắt, có vẻ như Nga đang chiếm ưu thế trong số các đối tác tương lai của Việt Nam. Theo báo chí trong nước, trong chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Nga Vladimir Putin ở Việt Nam vào tháng 6/2024, hai bên đã khẳng định "phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình là lĩnh vực hứa hẹn trong mở rộng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga."Nhân dịp đó, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) và Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã ký bản ghi nhớ về lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Dự án này bao gồm lò phản ứng hạt nhân với công suất 10 MW sẽ được xây dựng tại thành phố Long Khánh (Đồng Nai).Thật ra thì ba nhiệm vụ quan trọng của lò phản ứng tại Long Khánh chỉ là sản xuất đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư; chiếu xạ silic tạo vật liệu bán dẫn; triển khai các nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ. Nhưng đây được coi là cơ sở để "giúp nâng cao tiềm lực năng lượng nguyên tử cho Việt Nam trong giai đoạn tới", theo đánh giá của chính phủ Việt Nam. Hàn Quốc, một trong những quốc gia cũng có thế mạnh về năng lượng nguyên tử, cũng đã tỏ vẻ rất quan tâm đến khả năng phát triển loại năng lượng này ở Việt Nam. Theo báo chí trong nước, khi hội kiến chủ tịch nước Tô Lâm ngày 02/08, đại sứ Hàn Quốc Choi Young Sam bày tỏ mong muốn của Seoul tăng cường hợp tác với Hà Nội trong việc phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Trước đó, Công ty Thủy điện và Điện hạt nhân Hàn Quốc (KHNP) thuộc Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) ngày 22/6/2023 tại Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) về hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực điện nguyên tử và lò phản ứng module nhỏ (SMR).Việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam như đã nói ở trên phải cần nhiều năm, cho nên trước mắt, do nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng lớn, Việt Nam phải cố gắng tiết kiệm điện, điều mà giáo sư Phạm Duy Hiển đã kêu gọi từ lâu:"Tôi thấy rất mừng là nước đã nhận ra rằng mức tiêu thụ điện năng của mình là quá cao so với nhiều nước khác. Do đó ngay cả EVN ( Tập đoàn Điện lực Việt Nam ) cũng đã đề nghị nhà nước phải có một chính sách tiết kiệm điện một cách triệt để, thậm chí đề ra mục tiêu là hàng năm phải tiết kiệm 2% điện năng. Đấy là một chủ trương rất tích cực, góp phần vào mục tiêu chung, chứ không chỉ có việc phát triển các năng lượng tái tạo và những vấn đề khác."
- Ngày 22/10, Ủy ban châu Âu (EC) và nhiều nghị sĩ Nghị viện châu Âu (EP) đã lên tiếng phản đối các cuộc tấn công của Israel vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Lebanon và kêu gọi một lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, EP vẫn chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào cho tình hình ở Lebanon. Chủ đề : nghị viện, châu âu --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Khai mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 45. Khẳng định vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN.Trong thông điệp gửi tới Đại hội đồng AIPA-45, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thịnh vượng.Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Thủ tướng yêu cầu triển khai xây dựng đường dây 500 kV Lào Cai – Việt Trì.Một mỏ cát tại tỉnh Quảng Nam được đấu giá với kết quả lên tới 370 tỷ đồng, gấp hơn 300 lần so với mức giá khởi điểm. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam yêu cầu tạm dừng công nhận kết quả đấu giá để làm rõ các nghi vấn.Lực lượng Héc-bô-la bất ngờ mở cuộc tấn công bằng UAV vào Tư dinh của Thủ tướng Ix-ra-en.Trong khi đó, tại cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô Bec-lin, lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức kêu gọi chấm dứt ngay lập tức xung đột tại Ga-da. Tác giả : Lê Tuyết- Trần Tuấn Chủ đề : Khai mạc,, AIPA 45,, ASEAN --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support
- Sáng nay, ngày 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane, Lào, với sự tham dự của đoàn đại biểu các Nghị viện/Quốc hội thành viên, Quan sát viên và Đối tác phát triển của AIPA. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith có bài phát biểu quan trọng tại Lễ Khai mạc. Tác giả : Lê Tuyết -Trần Tuấn. Chủ đề : Khaimạc,, AIPA-45,, Nghị viện,, ASEAN --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Hôm nay (17/10), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45). Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội tới Lào trên cương vị mới, là dịp để tăng cường hơn nữa hợp tác nghị viện hai nước, đồng thời khẳng định vai trò, trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam trong sự phát triển của ASEAN. Chủ đề : quan hệ, việt nam, lào --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Phụ nữ đang chia sẻ những trải nghiệm về sự kỳ thị và phân biệt đối xử khi nói đến các thỏa thuận làm việc linh hoạt để quản lý các tình trạng đau mãn tính. Điều này xảy ra, mặc dù thực tế là ít nhất 3 triệu người Úc được ước tính đang phải chịu đựng chứng đau mãn tính, trong bối cảnh các thỏa thuận làm việc từ xa và kết hợp gia tăng sau đại dịch COVID.
- Lạng Sơn tiên phong xây dựng cửa khẩu thông minh: Thúc đẩy kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc.- Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Svay Rieang: Minh chứng cho mối quan hệ truyền thống, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Tác giả : Phương Hoa Chủ đề : Biên cương một dải vững bền, Trung Quốc, Campuchia, --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Liên quan đến vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, trong trưa và chiều nay, các bác sỹ BV Hữu nghị Việt Đức đã tham gia hội chẩn từ xa cùng các y bác sỹ tại các điểm cầu Phú Thọ nhằm cứu chữa các nạn nhân trong vụ việc này --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong và sau bão Yagi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thành lập Ban điều hành và các tổ y tế lưu động ứng phó bão, đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh. --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Dự luật mới về Tiêu chuẩn Hành vi Nghị viện do chính phủ liên bang ban hành có thể khiến các dân biểu bị phạt tiền, bị sa thải khỏi các Ủy ban họ đang làm việc và thậm chí bị đình chỉ công tác.
- Nằm trong khuôn khổ chương trình giao lưu công tác đảng, công tác chính trị giữa CSB Việt Nam - CSB Trung Quốc lần thứ nhất năm 2024, sau khi đoàn đại biểu CSB Việt Nam - CSB Trung Quốc thăm và giao lưu tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã dự khán hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trên tàu Cảnh sát biển 8004 với chủ đề: Hái hoa dân chủ: “Thắm tình hữu nghị Việt – Trung”. PV Thu Lan thông tin --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- “Hợp tác Nghị viện đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Australia” – Đây là chia sẻ của Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Đài TNVN, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-30/8 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Bà Sue Lines cũng gợi mở nhiều lĩnh vực triển vọng mà hai nước có tiềm năng hợp tác như: kinh tế, đầu tư, chuyển đổi năng lượng xanh, khai khoáng, tài nguyên… Tác giả : Phương Hoa Chủ đề : Chủ tịch Thượng viện Australia, Nghị viện, --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Quảng Nam hiện thiếu hơn 1.000 viên chức ngành y tế, số y bác sỹ tại các bệnh viện công nghỉ việc ngày càng nhiều. Trong một thời gian dài, nhiều trang thiết bị, máy móc tại các cơ sở y tế tỉnh này không đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh dẫn đến nguồn thu sụt giảm, trong khi các bệnh viện phải thực hiện cơ chế tự chủ. Đó là những khó khăn mà các cơ sở y tế tại tỉnh Quảng Nam đang đối mặt. Chủ đề : Quảng Nam, bệnh viện --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support