Podcasts about evfta

  • 20PODCASTS
  • 145EPISODES
  • 22mAVG DURATION
  • 1MONTHLY NEW EPISODE
  • Aug 16, 2024LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about evfta

Latest podcast episodes about evfta

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 12H TRƯA 16/8/2024: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 9 Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Aug 16, 2024 56:44


 - Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 9 Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương- Học giả Trung Quốc đánh giá, chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói riêng và các chuyến thăm thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước nói chung, giúp định hướng quan hệ song phương và tăng cường hợp tác thực chất giữa hai bên- Sau 4 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu ( EVFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt gần 170 tỷ USD, tăng gần 50%. Trong đó nông nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực- Các bên nỗ lực chấm dứt cuộc chiến ở Gada với việc mở màn vòng đàm phán ngừng bắn mới ở Doha, Qatar- Phát hiện ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên bên ngoài châu Phi Chủ đề : thủ tướng, phạm minh chính --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế - Ngân hàng nới điều kiện cho vay mua nhà để ở, khơi thông thị trường bất động sản

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Aug 5, 2024 14:50


- Ngân hàng nới điều kiện cho vay mua nhà để ở, khơi thông thị trường bất động sản.- Gần 97.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm.- Sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực: Kỳ vọng gia tăng nguồn vốn đầu tư chất lượng cao từ EU để tạo chuỗi cung ứng bền vững hơn. Chủ đề : Nới điều kiện hco vay mua nhà, Nợ xấu, EVFTA --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1kd/support

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 6H SÁNG 01/8/2024: Từ hôm nay 01/8, thực hiện kiểm kê đất đai năm 2024 trên phạm vi cả nước

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Aug 1, 2024 28:18


- Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste José Ramos-Horta thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Tô Lâm- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ- Hôm nay, 4 Luật quan trọng, gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và Luật tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực thi hành, kỳ vọng khơi thông nguồn lực- Cũng từ hôm nay, thực hiện kiểm kê đất đai năm 2024 trên phạm vi cả nước- Tròn 4 năm Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU- Hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về tình hình căng thẳng tại Trung Đông- Hãng hàng không Delta của Mỹ thiệt hại 500 triệu USD vì sự cố máy tính toàn cầu Chủ đề : kiểm kê, đất đai --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế - Các kết quả kinh tế quan trọng Việt Nam đạt được sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Aug 1, 2024 14:46


- Các kết quả kinh tế quan trọng Việt Nam đạt được sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực- Ngành GTVT tăng tốc giải ngân nửa cuối năm 37.000 tỷ đồng. Chủ đề : Hiệp định EVFTA, giải ngân cao tốc --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1kd/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Kỳ vọng gia tăng nguồn vốn FDI chất lượng cao, tạo chuỗi cung ứng bền vững hơn

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Aug 1, 2024 9:02


- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất mà EU (với 27 nền kinh tế phát triển) đã ký kết với một nước đang phát triển là Việt Nam. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina và những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, song các kết quả Việt Nam đạt được (ở cả 3 chiều cạnh lớn, là: cải cách thể chế, thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư) sau 4 năm thực thi EVFTA là rất đáng ghi nhận. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống”, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. PV Nguyên Long PV ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về nội dung này. Chủ đề : EVFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Những kết quả đạt được sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

Coffee Time with AHK Vietnam
#35: Fresh Produce, Fresher Perspectives: A Deep Dive into Vietnam's Thriving Fruit and Vegetable Export Scene

Coffee Time with AHK Vietnam

Play Episode Listen Later Nov 7, 2023 27:59


Vietnam's geographical location near the equator blesses it with both a tropical climate and a temperate climate zone. These climate conditions provide a year-round growing season for a wide variety of fruits and vegetables.  2023 can be considered a fruitful year for Vietnam's fruit and vegetable export market. Statistics from the Ministry of Agriculture and Rural Development showed that the export turnover was estimated at $3.45 billion in the first eight months of this year, an increase of 57.5 percent over the same period last year.The export of vegetables and fruits from Vietnam to Europe has shown significant growth compared to the same period last year. The potential for exporting vegetables and fruits to Europe remains substantial. On the other side, the Vietnamese vegetable and fruit industry faces fierce competition with both the EU internal market and export markets with large fruit and vegetable processing industries, such as Peru, Morocco, South Africa, Mexico, China, and India. However, we have successfully leveraged the opportunities brought about by the EVFTA, initially exploring, and succeeding in markets with large import volumes such as France and Germany. These are highly encouraging successes.Let's join our guests in this podcast episode to explore the potential of this market, its challenges, and opportunities, as well as solutions to enhance trade between the two countries in the fresh fruit and vegetable sector, a highly promising industry:Mr. Dang Phuc Nguyen, General Secretary of Vietnam Fruit and Vegetable Association (VINAFRUIT)Ms. Helly Nguyen, Head of International Sales Department, ANTFARM - Vietnamese exporters to the European marketMr. Marko Walde, Chief Representative of AHK in Vietnam, Myanmar, Cambodia, and LaosModerator: Ms. Mai Le, AHK Vietnam***AHK Vietnam is the Representative in Vietnam for Messe Berlin, where the leading trade show for fresh produce – Fruit Logistica 2024 – will take place from 7-9 February 2024. Vietnam National Pavilion will be present at Booth C-60, Hall 26, kindly come and visit us during the exhibition. 

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Câu chuyện thời sự - Những vấn đề đặt ra khi EU thực thi “Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” đối với hàng hoá nhập khẩu

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Sep 25, 2023 25:45


- Từ 01/10 tới đây, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm “Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon” (CBAM) đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu vào các thị trường này. Từ năm 2026, doanh nghiệp sẽ bị đánh “thuế các-bon” - nghĩa là phải mua “chứng chỉ khí thải” đối với hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường EU - dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại theo quy định CBAM. Thời điểm tháng 10/2023, khi EU yêu cầu tuân thủ Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM) đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này thì Việt Nam cũng đã bước sang năm thứ 4 thực thi hiệp định EVFTA - là hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và EU. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao của Việt Nam, với mức độ cam kết rất cao ở nhiều lĩnh vực, từ tiêu chuẩn hàng hoá đến sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… so với các hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây. Những vấn đề đặt ra khi EU thực thi “Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” đối với hàng hoá nhập khẩu là câu chuyện cùng TS Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương. Chủ đề : hàng hóa, việt nam, châu âu --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế - Những kết quả đạt được sau 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Aug 9, 2023 14:53


 - Phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về những kết quả đạt được sau 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)- Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần “nâng tầm” để nắm bắt các chính sách hỗ trợ. Chủ đề : 3 năm Hiệp định EVFTA, Ông Lương Hoàng Thái, Hỗ trợ DN --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1kd/support

bc minh kinh evfta nam li
VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h (3/8/2023)

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Aug 3, 2023 27:45


- Việt Nam chủ trương tăng cường xuất khẩu gạo trong bối cảnh một số nước đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này.- Hà Nội đón chuyến tàu vận tải hàng hóa bằng đường sắt liên vận quốc tế đầu tiên từ Trung Quốc.- Thành phố Hồ Chí Minh thông qua chủ trương tuyển bổ sung học sinh vào lớp 10 công lập, năm học 2023 - 2024.- Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.- Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi cho biết, giải pháp can thiệp quân sự vào Ni-giê để khôi phục trật tự Hiến pháp và quyền lực cho Tổng thống Ba-dum là lựa chọn cuối cùng.- Bài bình luận nhan đề “EVFTA – hiện thực hóa mục tiêu hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện và sâu rộng của Việt Nam”. Chủ đề : Việt Nam chủ trương, xuất khẩu gạo, ban hành lệnh cấm, xuất khẩu --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Nghị viên EU tổ chức hội thảo về nhân quyền VN sau 2 năm thực thi EVFTA | Truyền hình VOA 1/3/23 - Tháng Ba 01, 2023

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Mar 1, 2023 29:58


Nghị viên Liên minh châu Âu hôm 28/2 tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Các diễn giả báo động rằng nhân quyền, quyền tự do nhóm họp và quyền của người lao động tiếp tục bị Việt Nam vi phạm ngày càng tồi tệ, đồng thời hối thúc các nghị viên EU gây sức ép mạnh hơn đối với chính quyền Hà Nội. Xem thêm: https://bit.ly/3wSHe49 Tin tức đáng chú ý khác: Tham nhũng tràn lan, đăng kiểm Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Hơn 130 tàu cá Việt Nam bị kẹt ở Trường Sa kêu cứu. Tân HLV tuyển Việt Nam nhắm đến suất dự World Cup. Nga tăng cường tấn công, Bakhmut chìm trong khói lửa. Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc không thể vừa ‘châm dầu vào lửa' vừa đề xuất hòa bình. Phó Tổng thư ký NATO: Nga tiến hành ‘chiến tranh hỗn hợp' nhắm vào Moldova. Tổng thư ký NATO: Ukraine sẽ là thành viên NATO trong ‘viễn cảnh dài hạn'. Mỹ ra thời hạn loại TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ.

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế - Đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường FTA - những điều cần lưu ý trong năm 2023

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Jan 2, 2023 14:57


- Sau thời gian thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đặc biệt FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)… đã phát huy hiệu quả tích cực cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu và bước đầu tạo được vị thế trên thị trường. Năm mới 2023, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chủ đề : FTA, đẩy mạnh xuất khẩu, EVFTA, CPTPP --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1kd/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Doanh nghiệp thêm lợi thế lan toả sang các thị trường khác từ việc thực thi EVFTA

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jan 1, 2023 2:55


- Theo khảo sát mới đây của Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) các doanh nghiệp Việt đã tận dụng tương đối tốt Hiệp định. Theo dó, sau thời gian thực thi, các doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tại thị trường EU mà sẽ là tiếp tục lan tỏa ra những thị trường phát triển khác. Chủ đề : Doanh nghiệp, EVFTA --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế - Thị trường bất động sản – điều chỉnh để phát triển bền vững hơn

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Dec 29, 2022 14:40


- Thị trường bất động sản – điều chỉnh để phát triển bền vững hơn - 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA: cơ hội lớn từ thị trường EU - Tiêu điểm kinh tế địa phương: Du lịch Quảng Ninh – bừng sáng gam màu mới. Chủ đề : bất động sản, nhà ở xã hội --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1kd/support

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h (27/12/2022)

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Dec 27, 2022 27:54


- Sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại giữa VN và Liên minh châu Âu tăng mạnh, nhiều ngành hàng tận dụng được ưu đãi thuế quan để tăng tốc vào thị trường quan trọng này - Các địa phương sẵn sàng cho lễ khởi công tuyến cao tốc Bắc – Nam ngay trong ngày đầu năm mới 2023 - Nóng tình trạng buôn lậu dọc biên giới tỉnh Long An dịp cuối năm - Nhiều cơ quan viện trợ quốc tế thông báo đình chỉ các chương trình nhân đạo tại Afghanistan nhằm phản đối lệnh cấm mới của chính quyền Taliban đối với phụ nữ - Bão tuyết kỷ lục trong gần 50 năm qua tại Mỹ khiến ít nhất 55 người thiệt mạng Chủ đề : khởi công, cao tốc, bắc nam --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1thoisu0/support

Coffee Time with AHK Vietnam
#27: Vietnam's M&A activities in a recovering economy

Coffee Time with AHK Vietnam

Play Episode Listen Later Dec 22, 2022 20:23


Over the years, Vietnam has emerged as a promising country for many international investors thank to its strong annual economic growth and key factors that contribute to this success – namely a stable political system, a young and dynamic workforce, a low wage economy and a growing middle class. While there are still concerns about the investment environment in Vietnam, the Vietnamese mergers and acquisitions (M&A) market has seen an increasing number of financial and strategic investments, leading to a sharp rise in the total transaction value. How it works and what are the opinions of the German experts from legal and investment perspectives? In our podcast episode, Mr. Martin Seybold - Attorney-at-Law, Luther LLP to have a conversation with our Host, Mr. Marko Walde – Chief Representative of AHK Vietnam, sharing about their perspectives on various aspects of M&A in Vietnam, including commercial issues, legal frameworks and impacts of FTAs. We will have an overview of the M&A transactions in Vietnam, understand the pros and cons of Due Diligence and what are the opportunities and the challenges of EVFTA. ❗❗❗Download and Enjoy Listening!

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước: Doanh nghiệp chủ động hơn để tận dụng Hiệp định EVFTA

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Dec 10, 2022 2:47


- Sau 2 năm thực thi hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng sang thị trường EU. Để tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, cũng như tận dụng được các lợi thế từ Hiệp định mang lại, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp cần sự chủ động trong nhận thức và hành động, cùng với đó các cơ quan quản lý có những giải pháp đồng bộ hơn trong thời gian tới. Tác giả : Nguyễn Hằng/VOV1 Chủ đề : doanh nghiệp, tận dụng, cơ hội --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế: Tận dụng các FTA: Gia tăng cơ hội thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Dec 6, 2022 14:27


- Giải pháp nào gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP?. - Rào cản từ EVFTA - Động lực đưa Việt Nam hòa nhập “sân chơi” EU. - Vai trò của địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA. Chủ đề : FTA, Giải pháp gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong CPTPP, EVFTA, vai trò của địa phương, tận dụng FTA --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1kd/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm: Thích ứng với những rào cản từ EVFTA- Động lực đưa Việt Nam hòa nhập “sân chơi” EU

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Nov 20, 2022 4:57


- Sau 2 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), xuất khẩu của Việt Nam sang EU được đánh giá có kết quả khả quan. Đây cũng là động lực cho doanh nghiệp thể hiện ý chí vươn lên để nâng cao chất lượng từng ngành hàng, đa dạng hóa thị trường...cũng như tiếp tục thể hiện trách nhiệm đối với các vấn đề chuyển đổi xanh, giảm phát thải và phát triển bền vững. Chủ đề : EVFTA, Việt Nam --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm: 94% doanh nghiệp Việt Nam biết đến Hiệp định EVFTA

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Nov 10, 2022 4:01


- “Có đến 94% doanh nghiệp Việt biết đến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) – đây là con số cao nhất trong các Hiệp định thương mại tự do mà nước ta đang thực hiện”. Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Đánh giá hai năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) tại Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. Chủ đề : 94% doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp định EVFTA --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm: Vì sao phải giữ cho được xuất siêu?

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Oct 28, 2022 5:40


- Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá gần 10 tháng đã đạt hơn 620 tỷ USD và thặng dư thương mại (xuất siêu) gần 8 tỷ USD, song thực tế hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm có dấu hiệu giảm nhiệt, tập trung ở một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực, thế mạnh của Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng nếu không mở rộng tìm kiếm thị trường mới cũng như đẩy mạnh khai thác các sản phẩm nông nghiệp cho giá trị cao thì nguy cơ thâm hụt cán cân cán cân thương mại (nhập siêu) trong thời gian tới là rất lớn. Với những giá trị đem lại cho ổn định vĩ mô, cùng với tăng trưởng xuất khẩu, phải nỗ lực giữ cho được xuất siêu bằng nhiều giải pháp là khẳng định của cơ quan quản lý nhà nước và khuyến nghị của chuyên gia. Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : xuất khẩu, xuất siêu, EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP, Vì sao phải giữ cho được xuất siêu? --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước: Thúc đẩy hợp tác đầu tư kinh tế thương mại Việt – Czech

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Sep 28, 2022 3:42


- Tại thủ đô Praha, CH Czech vừa diễn ra Diễn đàn “EVFTA- những cơ hội và thách thức” do Đại sứ quán Việt Nam tại Czech phối hợp với Phòng thương mại Cộng hòa Séc tổ chức đã thu hút hàng chục doanh nghiệp của hai nước tham gia để thảo luận và trao đổi về những thuận lợi và thách thức trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020. Tác giả : Hải Đăng/VOV CH Zcech Chủ đề : hợp tác, đầu tư, thương mại --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế: Giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Sep 27, 2022 13:08


- Giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA. - Từ sự việc rau củ gắn mác VietGAP “rởm” vào siêu thị, cửa hàng tiện ích: Cần biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát nguồn cung ứng. - Quảng Ninh chọn lựa thu hút FDI bền vững. Chủ đề : rau VietGAP, logistics, FDI bền vững, Quảng Ninh --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1kd/support

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h (26/9/2022)

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Sep 26, 2022 56:30


- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. - Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các bộ, ngành, địa phương tập trung phòng, chống bão số 4, tuyệt đối không được chủ quan. - Hàng trăm nghìn người dân trong khu vực ảnh hưởng của bão số 4 đã được sơ tán, di dời khỏi khu vực nguy hiểm. - Ngành logistics Việt Nam phát triển nhanh, với mức tăng trưởng từ 13 - 15%/năm. Các chuyên gia đưa ra những giải pháp thúc đẩy ngành logistics, tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). - Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi củng cố hệ thống đa phương. - Mỹ và Hàn Quốc hôm nay nối lại tập trận quân sự chung quy mô lớn sau nhiều năm. Chủ đề : bão số 4, sơ tán, di dời, khu vực nguy hiểm --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1thoisu0/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm: Rà soát quy định của EU đối với sản phẩm biến đổi gen – Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản sang EU

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Sep 16, 2022 5:29


- Ngay khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVFTA) có hiệu lực, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung và hoa quả của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi. Những ưu đãi đặc biệt về thuế quan góp phần tăng khả năng cạnh tranh về giá, từ đó thúc đẩy kinh tế– xã hội phát triển. Tuy nhiên, sản phẩm của nước ta vẫn phải đối mặt với những tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu khắt khe từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Nhằm giúp các cơ quản quản lý, người dân cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam hiểu rõ hơn về những quy định này, vừa qua, Dự án hỗ trợ liên quan đến thương mại dành cho Việt Nam (gọi tắt là ARISE+ Việt Nam) do Liên minh Châu Âu tài trợ đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo: “Rà soát quy định của EU đối với sản phẩm biến đổi gen (GMO) nhập khẩu vào EU để đánh giá tác động của quy định đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam”. Hội thảo cũng là một phần hoạt động SPS 8 thuộc hợp phần SPS của dự án về các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN: Chủ đề : Rà soát, xuất khẩu, EU, biến đổi gen --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế: Các doanh nghiệp có được hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 2%?

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Aug 9, 2022 15:55


- Cần khai thác tối đa lợi ích từ việc thực thi Hiệp định EVFTA. - Các doanh nghiệp có được hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 2%? - Kỳ vọng nhiều dự án dầu khí mới được triển khai khi Luật Dầu khí (sửa đổi) sớm ban hành. Chủ đề : EVFTA, doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất 2%, Luật Dầu khí --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1kd/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Câu chuyện thời sự: Những kết quả đạt được sau 2 năm Hiệp định Thương mại tự do VN – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực – Giải pháp tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ Hiệp định

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Aug 1, 2022 25:56


- Hiệp định Thương mại tự do VN - Liên minh Châu âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, tính đến nay là tròn 2 năm. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, song EVFTA được ghi nhận là hiệp định mà doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi cao hơn nhiều so với các hiệp định thương mại tự do khác trong 2 năm đầu thực thi. Cùng với cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường, Hiệp định EVFTA cũng tạo áp lực trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh và chuyển đổi cơ cấu hàng hóa hướng tới xuất khẩu xanh và bền vững. Nhìn lại 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA cũng cho thấy những thách thức đặt ra là không nhỏ, đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn cả từ Chính phủ, các cơ quan quản lý tới mỗi doanh nghiệp và người dân. Nhân sự kiện Hiệp định EVFTA có hiệu lực tròn 2 năm (1/8/2020 – 1/8/2022), Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cùng bàn luận về câu chuyện này. Chủ đề : Những kết quả, Hiệp định Thương mại tự do, EVFTA, ưu đãi --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 12h (30/7/2022)

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Jul 30, 2022 58:20


- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ Hàn Quốc và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. - Một tập đoàn năng lượng của Mỹ mong muốn đầu tư dự án điện gió tại Việt Nam trị giá 13 tỷ USD. - Phát lộ nhiều dấu tích quan trọng về đàn Nam Giao thời Tây Sơn ở thành phố Huế. - Những kết quả đạt được sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA qua góc nhìn của cơ quan quản lý. - Các Bộ trưởng Ngoại giao Nga-Mỹ điện đàm về tình hình Ucraina. - Thế giới ghi nhận hơn 50 đột biến của virus đậu mùa khỉ, trong đó có chủng siêu lây nhiễm tại châu Âu. Nhiều trường hợp nhiễm bệnh tử vong ghi nhận ngoài khu vực Châu Phi. Chủ đề : kết quả đạt được, 2 năm thực thi, Hiệp định EVFTA --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1thoisu0/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế: Cần “phương tiện” phù hợp cho “Cao tốc” EVFTA - Bài 4

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Jul 29, 2022 14:59


- Cần “phương tiện” phù hợp cho “Cao tốc” EVFTA, bài 4 và cũng là bài cuối trong loạt bài: “Cao tốc" EVFTA và những nỗ lực sau 2 năm thực thi. - Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Chủ đề : EVFTA, XNK, Không tiền mặt, KBNN --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1kd/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế: Xuất khẩu Nông sản vào EU - cơ hội của thị trường cho giá trị cao và chuyển đổi theo hướng bền vững - Bài 2

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Jul 27, 2022 14:57


Xuất khẩu Nông sản vào EU - cơ hội của thị trường cho giá trị cao và chuyển đổi theo hướng bền vững - Bài 2 - Loạt bài Nhìn lại 2 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, với chủ đề “Cao tốc EVFTA” và những nỗ lực sau 2 năm thực thi - Xuất khẩu Nông sản vào EU - cơ hội của thị trường cho giá trị cao và chuyển đổi theo hướng bền vững - Doanh nghiệp làm gì để nắm bắt cơ hội chuyển đổi số và tiếp cận tài chính - Người cựu chiến binh “đãi vàng” trên vùng đất nắng gió Thuận Nam. Chủ đề : EVFTA sau 2 năm thực thi, Hỗ trợ DN tiếp cận tài chính --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1kd/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Dòng chảy kinh tế: Những kết quả đạt được sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA - Bài 1

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Jul 27, 2022 14:40


Những kết quả đạt được sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA - Bài 1 - Loạt bài Nhìn lại 2 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, với chủ đề “Cao tốc EVFTA” và những nỗ lực sau 2 năm thực thi” - Phóng viên Nguyên Long phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương về "Những kết quả đạt được sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA". - Gia Lai: Gỡ vướng cho các dự án chậm tiến độ vì sốt đất, sốt vật liệu Tác giả : Thu Trang VOV1 Chủ đề : Hiệp định EVFTA, Gia Lai, Sốt đất --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1kd/support

bc nh cao nguy kinh gia lai evfta
TẠP CHÍ VIỆT NAM
Kết án nhiều nhà bảo vệ môi trường: Danh tiếng của Việt Nam bị ảnh hưởng

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jul 25, 2022 9:12


Hiện có một nghịch lý ở Việt Nam: chính phủ tích cực công bố những cam kết về chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng hướng đến trung hòa carbon vào năm 2050, nhưng cùng lúc bắt giam ít nhất bốn nhà hoạt động môi trường tính từ đầu năm 2022. Bản án 2 năm tù vì tội trốn thuế được tuyên ngày 17/06 đối với bà Ngụy Thị Khanh, giám đốc tổ chức GreenID, bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền cho “là một phần trong một nỗ lực rộng hơn nhằm bịt miệng các nhà hoạt động môi trường hàng đầu ở Việt Nam”. Bà Ngụy Thị Khanh bị cáo buộc “vi phạm quy định pháp luật về quản lý thuế” đối với khoản tiền thưởng 2 triệu đô la cho 3 năm sau khi bà và tổ chức GreenID được trao giải Đột phá về Môi trường (Climate Breakthrough Award) năm 2019. Ba nhà hoạt động môi trường khác là Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương và Đặng Đình Bách cũng bị bắt hoặc bị kết án vì “trốn thuế”, tội danh phổ biến tại Việt Nam khi chính quyền muốn “sờ” đến ai. Theo tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách là thành viên của VNGO-EVFTA, một nhóm tư vấn trong nước gồm 7 tổ chức được cả Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam đồng ý thành lập để khối xã hội dân sự độc lập có thể giám sát việc thực thi Hiệp định Thương mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA). Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 05/07/2022, luật sư Claudio Francavilla, chuyên gia vận động Liên Hiệp Châu Âu của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền đánh giá bản án gần đây đối với bà Ngụy Thị Khanh là “bất công” và cho biết tổ chức này tiếp tục vận động để Liên Hiệp Châu Âu gia tăng sức ép đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và bảo vệ các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam. ******* RFI : HRW cũng như nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền khác kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà Ngụy Thị Khanh và các nhà bảo vệ môi trường khác. Tại sao tổ chức Quan Sát Nhân Quyền tin là bà Ngụy Thị Khanh chịu bất công ?  Luật sư Claudio Francavilla: Đúng vậy. Bà Ngụy Thị Khanh được trao Giải Goldman, một giải thưởng cao quý về bảo vệ môi trường. Nhưng bà cũng bị buộc tội trốn thuế, bị kết án 2 năm tù và đang thụ án. Chúng tôi nghĩ là những cáo buộc đó hoàn toàn sai. Khi họ nêu các vấn đề với bà Ngụy Thị Khanh, bà đã tỏ ý hợp tác và sẵn sàng giải quyết mọi chuyện. Nhưng chính phủ không quan tâm đến điều đó và đưa vụ việc ra tòa. Chúng tôi e rằng đây có thể mới chỉ là bước đầu trong đợt trấn áp của chính phủ Việt Nam nhắm vào các tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo vệ môi trường, trong khi trước đây những tổ chức này từng bị ngăn chặn nhưng sau đó được để yên và gần như được phép hoạt động. Chính phủ Việt Nam đã loại được một phần lớn những tiếng nói bất đồng và bây giờ dường như chiến dịch chuyển sang đàn áp các tổ chức phi chính phủ khác, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ về môi trường. RFI : Liệu có phải là nghịch lý khi Việt Nam liên tục đưa ra những cam kết mạnh mẽ về cải thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu, hợp tác với nhiều chính phủ và tổ chức nước ngoài để thực hiện những kế hoạch trên, nhưng lại bắt giam hay “bịt miệng” những nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, đã có những dự án hỗ trợ cho chính phủ, hoặc được hỗ trợ từ các tổ chức về khí hậu ở nước ngoài ? LS Claudio Francavilla : Việc này chắc chắn làm suy giảm mức độ tin cậy vào những cam kết của chính phủ Việt Nam, bao gồm cả về mặt môi trường. Nhưng tôi không nghĩ điều đó là nghịch lý. Tôi đã đọc trong các thông cáo rằng Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã rất ngạc nhiên về thông tin trên. Nhưng tôi nghĩ không ai nên ngạc nhiên nữa. Thời gian để ngạc nhiên đã qua từ lâu khi nói đến Việt Nam. Việc mà chính phủ làm với bà Ngụy Thị Khanh, cũng như đối với những người khác, hoàn toàn phù hợp với những gì chính quyền Việt Nam làm từ nhiều năm, thậm chí là từ nhiều thập niên qua, mà gần như không hề bị trừng phạt. Chính việc không bị trừng phạt là vấn đề mấu chốt ở đây. Chừng nào còn chưa có hệ quả từ những vụ lạm dụng như vậy, thì chính phủ sẽ không có động cơ hoặc ý định xem xét lại vấn đề lạm dụng. RFI : Trong một thông cáo ngày 04/04, ông chỉ trích là “cuộc đối thoại nhân quyền EU-Vietnam sắp tới không nên chỉ là việc đánh dấu tích cho có nữa”. Liệu Liên Hiệp Châu Âu thờ ơ với tình hình nhân quyền Việt Nam, trong khi đây là một trong những điều kiện để ký EVFTA ? Phải chăng vì Liên Hiệp Châu Âu không lên tiếng mạnh mẽ nên chính quyền Việt Nam tiếp tục hành động như vậy? LS Claudio Francavilla : Tôi không nói là Liên Hiệp Châu Âu thờ ơ với những lo ngại này, nhưng chắc chắn là ít hơn nhiều so với mức có thể. Trên thực tế, trái với tư vấn của chúng tôi, cũng như những tổ chức phi chính phủ khác, họ liên tục nói rằng Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) là một công cụ để đưa Việt Nam đến gần với phương Tây và thúc đẩy tự do cởi mở cho truyền thông trong nước. Nhưng chúng tôi đã nhiều lần nhắc với các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu rằng việc đó sẽ không ngăn được sự trấn áp ở Việt Nam, cũng như chỉ cổ vũ thêm cho các phe phái cứng rắn nhất trong chính phủ. Chúng ta đang chứng kiến chính xác những gì đang diễn ra cho đến nay. Ngoài ra, cần nhớ rằng nội bộ Liên Hiệp Châu Âu cũng không thống nhất, một số nước thành viên sẵn sàng thúc đẩy vấn đề nhân quyền hơn những nước khác. Nhưng bây giờ, rất tiếc là đòn bẩy phê chuẩn EVFTA đã không còn và rất khó để nói đến những hệ quả đối với Hiệp định EVFTA ở thời điểm này. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là thực sự có thể làm gì bây giờ ? Trước tiên, cần nhận ra rằng chiến lược này không hiệu quả. Các cuộc đối thoại, cũng như Hiệp định EVFTA, hay sự tự tin về cách tiếp cận ngoại giao cho đến giờ đã chứng minh rằng không thể tạo nên kết quả. Vì vậy, thực sự, chiến lược này không có tác dụng. Hiện giờ, chính phủ Việt Nam rất hay tính toán thiệt hơn, nên rất nhạy cảm với danh tiếng của họ trên trường quốc tế trong lúc Hà Nội đang cố gắng thu hút các nguồn đầu tư mới. Từ điểm đó, Liên Hiệp Châu Âu cần áp dụng một cách tiếp cận vững chắc hơn. Họ phải hành động khi có những người bị bắt hoặc bị kết án. Họ phải lên tiếng, yêu cầu được thăm người bị giam giữ. Họ cũng cần xem xét hành động tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Châu Âu phải cho thấy rõ thái độ giận dữ, rằng những gì đang diễn ra ở Việt Nam hoàn toàn không chấp nhận được và Hà Nội sẽ phải chịu hậu quả. Và để hệ quả có tác dụng hơn, họ cần phối hợp với những đối tác khác có cùng tư tưởng. Bruxelles cũng cần cân nhắc đến việc đình chỉ đối thoại về nhân quyền cho đến khi Việt Nam có thể đưa ra những cam kết rõ ràng để trấn an người dân và cải cách các đạo luật bị cho là lạm dụng và là gốc rễ của vấn đề. Liên Hiệp Châu Âu cũng cần có những công cụ khác mạnh mẽ hơn, như cơ chế trừng phạt quốc tế về nhân quyền, nhưng phải thực tế hơn, trong bối cảnh nhiều nước thành viên thậm chí vẫn chần chừ đồng ý về tuyên bố. Tôi không hình dung ra được họ có thể nhất trí như thế nào để ủng hộ việc thông qua các biện pháp trừng phạt. Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Internatioanl Convenant on Civil and Political Rights, ICCPR). Việt Nam cũng công bố rõ ràng về nhân quyền trong quan hệ song phương cũng như trong nội bộ, nhưng lại ngang nhiên vi phạm cả hai. Chừng nào họ chưa phải trả giá cho việc này, thì tình hình sẽ không thay đổi. RFI : Ngoài thông cáo ra, tổ chức Quan Sát Nhân Quyền có thể làm thêm gì để bảo vệ những nhà hoạt động môi trường bị viện cớ trốn thuế bắt giam nói riêng và các nhà hoạt động nói chung ? LS Claudio Francavilla : Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền sẽ tiếp tục theo dõi và lập báo cáo tình hình trong nước, về những trường hợp đúng, hợp pháp và rộng hơn nữa là những vụ lạm dụng đã xảy ra. Chúng tôi có rất nhiều luật sư cho những trường hợp như vậy, ở Bruxelles cũng như ở những văn phòng khác của HRW trên thế giới. Chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với các tổ chức phi chính phủ khác, những người có chung mối quan tâm như chúng tôi. Nhưng sau đó, thực sự còn phụ thuộc vào các chính phủ, vào Liên Hiệp Quốc và định chế khác để hành động chống những lạm dụng này. Và như tôi đã nói ở trên, phải có những hệ quả cho những vụ lạm dụng đó, thì tình hình mới dần cải thiện được. RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn luật sư Claudio Francavilla, chuyên gia vận động Liên Hiệp Châu Âu của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền tại Bruxelles, Bỉ. *******  Viện trợ đi kèm điều kiện trả tự do cho các nhà bảo vệ môi trường ?  Gần một tháng sau phiên tòa kết án bà Ngụy Thị Khanh, ngày 12/07, Hiệp hội Công Giáo chống Tra tấn và Án tử hình Pháp (ACAT) đã kêu gọi ký kiến nghị gửi đến đại sứ quán Pháp tại Hà Nội để yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho cựu giám đốc GreenID. Trước đó, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định bị cáo “đã thừa nhận hành vi này” (trốn thuế) và bác bỏ “một số ý kiến suy diễn cho rằng Ngụy Thị Khanh bị xử lý hình sự vì những hoạt động và ý kiến liên quan đến biến đổi khí hậu là không có cơ sở và không đúng với bản chất của vụ việc”. Tuy nhiên, lời giải thích của phía Việt Nam không thuyết phục được các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cũng như chính phủ Pháp và Mỹ. Lần lượt trong hai thông cáo ngày 17/06 và 19/06, bộ Ngoại Giao Pháp và bộ Ngoại Giao Mỹ đều bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về bản án đối với “một nhân vật nổi tiếng vì cam kết chống biến đổi khí hậu và ủng hộ chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam”. Paris và Washington “kêu gọi trả tự do ngay lập tức” cho “một nhân vật ưu tú trong xã hội dân sự” ở Việt Nam và nhấn mạnh đến “vai trò quan trọng của xã hội dân sự trong việc giúp các quốc gia như Việt Nam đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”. Ông Michael Sutton, giám đốc Goldman Environmental Prize, tổ chức trao Giải thưởng Môi trường Goldman 2018 cho người phụ nữ Việt Nam đầu tiên, cho rằng việc bắt giữ bà Khanh “sẽ gây hại cho danh tiếng của Việt Nam ở quốc tế”. Ông cũng kêu gọi “bất cứ hỗ trợ chuyển đổi nào về năng lượng dành cho Việt Nam trong tương lai cũng phải gắn liền với việc trả tự do cho bà Khanh”. Chính phủ Việt Nam đang đàm phán nhiều chương trình tài trợ năng lượng bền vững với các nước Mỹ, Anh, Nhật Bản và tương tự với Liên Hiệp Châu Âu là hiệp định tài chính 142 triệu euro cho Chương trình Chuyển đổi Năng lượng Bền vững Việt Nam-EU. Liệu trường hợp những nhà đấu tranh bảo vệ môi trường bị bắt giam có được đề cập trong các cuộc thảo luận với các đối tác Việt Nam không ?

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Diễn đàn chủ nhật: Nhìn lại 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Những tác động tới nền kinh tế.

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jul 24, 2022 45:20


- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) - (gọi tắt là Hiệp định EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, nghĩa là chỉ còn 1 tuần nữa là tròn 2 năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, song cộng đồng doanh nghiệp của cả Việt Nam và 27 quốc gia thành viên EU đã khai thác có hiệu quả các ưu đãi từ hiệp định này, nhất là các nhóm ngành hàng,lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam... Cơ hội của Việt Nam từ thị trường EVFTA là rất lớn, không chỉ ở chiều xuất khẩu mà còn cả chiều nhập khẩu và đầu tư. Song, những thách thức đặt ra cũng không ít và vẫn còn ở phía trước, đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn, cả từ Chính phủ, các cơ quan quản lý tới mỗi doanh nghiệp và người dân… “Nhìn lại 2 năm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực - Những tác động tới nền kinh tế” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời: Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : EVFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, CIEM, VASEP, Nhìn lại 2 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Xuất khẩu Việt Nam sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA | Truyền hình VOA 3/6/22 - Tháng Sáu 03, 2022

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Jun 3, 2022 29:58


Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên hiệp Châu Âu (EU) vừa lập kỷ lục mới trong 5 tháng đầu năm 2022, với thặng dư thương mại là 13,4 tỷ USD, tăng gần 47%, nhờ hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai bên (EVFTA). Xem thêm: https://bit.ly/3wSHe49 Tin tức đáng chú ý khác: Úc tặng thêm 7,2 triệu liều vắc-xin cho trẻ em Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam cảm ơn AstraZeneca cấp vắc-xin ‘kịp thời'. Moscow: Mỹ bán drone võ trang cho Ukraine không ảnh hưởng chiến dịch quân sự của Nga. Chủ tịch EC: Giúp Ukraine gia nhập EU là ‘nghĩa vụ đạo đức'. Thụy Điển cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine. TQ kịch liệt phản đối sáng kiến thương mại Mỹ-Đài Loan. Anh khai mở Đại lễ Bạch Kim của Nữ hoàng Elizabeth. Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://bit.ly/VOATiengViet1 hoặc https://bit.ly/VOATiengViet2 để vượt tường lửa

Thời sự Việt Nam - VOA
Xuất khẩu Việt Nam sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA - Tháng Sáu 03, 2022

Thời sự Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Jun 2, 2022 1:23


Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên hiệp Châu Âu (EU) vừa lập kỷ lục mới trong 5 tháng đầu năm 2022, với thặng dư thương mại là 13,4 tỷ USD, tăng gần 47%, nhờ hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do song phương (EVFTA).

Việt Nam - VOA
Giá xăng dầu ở Việt Nam tiếp tục tăng lên mức kỷ lục - Điểm tin VOA - Tháng Sáu 03, 2022

Việt Nam - VOA

Play Episode Listen Later Jun 2, 2022 6:52


Giá xăng dầu ở Việt Nam tăng lần thứ 10 trong năm, lập kỷ lục ‘đắt chưa từng có'; Xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA; Thủ tướng Việt Nam cảm ơn AstraZeneca cung cấp vắc-xin ‘kịp thời'; Úc tặng thêm 7,2 triệu liều vắc-xin cho trẻ em Việt Nam.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm: Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá việc thực thi và các tác động của Hiệp định EVFTA

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later May 20, 2022 5:22


- Sau gần 2 năm thực thi, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mang lại những kết quả tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19, Liên minh châu Âu (EU) đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam tăng cường hiệu quả công tác đánh giá việc thực thi Hiệp định EVFTA và các tác động của hiệp định này, nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định mang lại. Cụ thể, thông qua Dự án Hỗ trợ liên quan đến thương mại dành cho Việt Nam, EU cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện đầy đủ EVFTA, trong đó phải kể đến việc thực hiện hiệu quả các cam kết thuế quan và triển khai phân tích, thống kê thương mại Chủ đề : nâng cao, thực thi, EVFTA --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Nhiệm kỳ mới của tổng thống Macron: Pháp tiếp tục tăng cường hợp tác chiến lược với Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later May 2, 2022 9:36


Năm 2023, Việt Nam và Pháp sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập Đối tác chiến lược song phương. Tính đến tháng 11/2021, Pháp là một trong ba nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với 632 dự án còn hiệu lực có tổng số vốn đăng ký là 3,62 tỷ đô la. Ngoài hợp tác kinh tế, được đánh giá còn nhiều tiềm lực tăng trưởng với Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA, có hiệu lực từ ngày 01/08/2020) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu, Pháp còn có nhiều dự án và chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực, được triển khai từ lâu tại Việt Nam. Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 29/04/2022, ông Nicolas Warnery, đại sứ Pháp tại Việt Nam, đánh giá việc tổng thống Emmanuel Macron đắc cử thêm một nhiệm kỳ hôm 24/04 đánh dấu sự tiếp nối trong chính sách đối ngoại của Paris với Hà Nội. ***** RFI : Việc tổng thống Emmanuel Macron tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ có thể cho thấy là chính phủ Pháp sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Xin ngài đại sứ giải thích về mối quan hệ đối tác song phương này? Đại sứ Nicolas Warnery : Quan hệ đối tác giữa Pháp và Việt Nam trước hết được tiến hành dựa trên sự năng động rất lớn giữa hai nước và mối quan hệ lịch sử phong phú, có từ lâu, và hiện giờ trở thành « quan hệ đối tác chiến lược ». Trong chuyến công du Paris của thủ tướng Việt Nam vào tháng 11/2021, chính quyền hai nước đã quyết định tăng cường mối quan hệ đối tác này, được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực. Thứ nhất là lĩnh vực chính trị và chiến lược với việc phân tích các mối đe dọa chung, những thách thức chung về an ninh, trong đó có an ninh khu vực Đông Nam Á. Lĩnh vực thứ hai liên quan đến kinh tế với những mối quan hệ mà chúng tôi muốn đào sâu và phát triển, thông qua những dự án lớn, cũng như thương mại thường nhật giữa các công ty vừa và nhỏ của hai nước theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA). Lĩnh vực lớn thứ ba liên quan đến phát triển và hợp tác văn hóa, ngôn ngữ, khoa học, nghiên cứu và đại học. Ngoài ra còn phải kể đến vấn đề khí hậu và việc triển khai những cam kết đầy tham vọng được Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Khí hậu COP26 ở Glasgow (Vương quốc Anh). Y tế là một mối quan hệ hợp tác truyền thống khác mà tôi muốn tách riêng, vì đó là lĩnh vực có từ rất lâu, rất vững chắc và phong phú. Sự hợp tác này được thể hiện rất rõ trong giai đoạn đại dịch Covid-19 qua những gói quà tặng giữa hai nước. Ví dụ Việt Nam tặng khẩu trang cho Pháp năm 2020 khi Paris đang rất cần. Vào năm 2021, Pháp cũng tặng vắc-xin ngừa Covid-19, khi Việt Nam tăng tốc chiến dịch tiêm chủng. Trên đây là một vài tóm lược về sự vững chắc và phong phú trong mối quan hệ đối tác giữa hai nước. RFI : Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu, mà Pháp là nhân tố chính, đã được công bố vào tháng 09/2021. Cho đến giờ, đây mới chỉ là mặt lý thuyết. Chiến lược sẽ được triển khai cụ thể như thế nào trong 5 năm nhiệm kỳ tới của tổng thống Emmanuel Macron ? Đại sứ Nicolas Warnery : Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu bao gồm phần nào đó những tham vọng chiến lược của Pháp có từ năm 2018. Nhìn chung, chiến lược này có bốn lĩnh vực lớn. Thứ nhất là lĩnh vực chính trị và chiến lược mà tôi đã nêu ở trên, có nghĩa là hướng đến an ninh quốc phòng để nhìn chung, biến Ấn Độ-Thái Bình Dương thành một vùng hòa bình, nơi có thể tránh được các cuộc khủng hoảng và xung đột hoặc các mối đe dọa, như trường hợp mà chúng ta đang thấy với chiến tranh Ukraina hiện nay. Lĩnh vực thứ hai liên quan đến kinh tế, trao đổi thương mại, kết nối, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và sáng tạo với tất cả các nước ở trong vùng. Về phía Pháp, cũng như Liên Hiệp Châu Âu, chúng tôi dự tính phối hợp nhiều với Việt Nam, cũng như với ASEAN. Lĩnh vực thứ ba liên quan đến quốc phòng, chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, pháp quyền, trong đó có quy định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vẫn thường xuyên được nhắc đến. Công ước này bị một số nước trong vùng vi phạm, nói rõ hơn là ở Biển Đông. Lĩnh vực lớn cuối cùng liên quan đến tất cả những thách thức chung, như thách thức về mặt nhân đạo, biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý bền vững tài nguyên đại dương. Đây là những lĩnh vực mà chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhắm đến. Mục tiêu hiện giờ là đưa ra những dự án chung và cụ thể. Pháp đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu nên đã tập hợp các nước liên quan tại Paris vào ngày 22/02/2022 nhằm triển khai chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu thành những dự án cụ thể, thành bước tiếp cận đến từng lĩnh vực cho những năm sắp tới. Đây chính là thách thức của chúng tôi, có nghĩa là triển khai chiến lược vô cùng quan trọng này. RFI : Ở cấp hợp tác phi tập trung, hội nghị sắp tới dường như sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào cuối năm 2022, sau thời gian gián đoạn vì Covid-19. Đây có phải là điểm đặc thù trong mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam ? Đại sứ Nicolas Warnery: Đúng vậy. Pháp duy trì mối quan hệ hợp tác phi tập trung với nhiều nước khác nhưng mối quan hệ này giữa Pháp và Việt Nam đã có từ lâu và rất đa dạng. Hội nghị hợp tác phi tập trung thường xuyên được tổ chức xen kẽ giữa hai nước. Cuộc họp sắp tới được dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào đầu tháng 12. Chúng tôi đã đề cập vấn đề này với chính quyền Việt Nam. Chúng tôi hy vọng hội nghị sẽ thành công và sẽ có thêm nhiều dự án hợp tác phi tập trung sau hội nghị này. RFI : Liệu những dự án cụ thể trong hợp tác phi tập trung Việt-Pháp phần nào phản ánh và bổ trợ cho mối quan hệ song phương ở cấp Nhà nước ? Xin ông cho biết các dự án hợp tác phi tập trung chủ yếu nhắm đến những lĩnh vực nào ? Đại sứ Nicolas Warnery : Đây là những chương trình hợp tác vô cùng đa dạng do chính những địa phương ở Pháp và Việt Nam tự hoạch định. Chúng tôi hỗ trợ về mặt chính trị và đôi khi là về việc thực hiện, nhưng chương trình này thường độc lập hoàn toàn với chính phủ Pháp và bổ sung cho mối quan hệ ở cấp Nhà nước. Hợp tác phi tập trung Pháp-Việt có thể liên quan đến tất cả các lĩnh vực, như y tế, giáo dục, phát triển bền vững, dạy nghề, quản lý kinh tế, chương trình trao đổi giữa các trường học và đôi khi có thêm hoạt động thể thao. Nói tóm lại là có rất nhiều lĩnh vực bổ trợ và hoàn toàn độc lập với sự hợp tác ở cấp Nhà nước. RFI : Trong nhiệm kỳ đầu tiên, tổng thống Emmanuel Macron nói là muốn đến thăm Việt Nam, nhưng đã không thực hiện. Liệu ông Macron, vừa tái đắc cử tổng thống Pháp, có đến thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ tới không ? Đại sứ Nicolas Warnery : Chúng tôi vẫn hy vọng sẽ có những chuyến công du cấp cao. Các chuyến công du như vậy luôn là điểm tích cực,  nhưng hiện giờ tôi hoàn toàn không thể hứa bất kỳ điều gì. Tổng thống vừa mới tái đắc cử, sắp tới sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc Hội, tiếp theo là bổ nhiệm một chính phủ mới và chỉ đến thời điểm đó, chúng tôi mới có thể biết dự án các chuyến công du. Đại sứ quán Pháp làm tất cả để mối quan hệ đối tác giữa Pháp và Việt Nam, mà tôi nêu ở trên, được tiếp tục và trở nên sâu sắc hơn. Chúng tôi sẽ làm tất cả để triển khai những quyết định được đưa ra trong chuyến thăm Paris của thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Chúng tôi mừng vì Pháp đã có sự tiếp nối về vị trí lãnh đạo Nhà nước; nhưng tôi không thể hứa về khả năng công du Việt Nam của tổng thống Pháp. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ngài đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này. ***** Ngày 12/04/2022, nhân dịp kỷ niệm 49 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam, đại sứ quán Pháp tại Hà Nội đã nêu ba sự kiện minh chứng cho sự năng động của quan hệ song phương giai đoạn 2021-2022 : một đợt viện trợ vắc-xin mới từ Pháp đến Việt Nam, nâng số liều vắc-xin viện trợ lên hơn 3,5 triệu, thể hiện tình đoàn kết giữa Pháp và Việt Nam ; các đợt chạy thử nghiệm đầu tiên từ mùa xuân 2021 của tuyến số 3 tàu điện Hà Nội, một dự án cơ cấu cho thành phố và người dân Hà Nội, dựa trên tài trợ và kinh nghiệm của Pháp ; tàu tuần dương Vendémiaire tới thăm cảng Cam Ranh vào đầu năm 2022 và tham gia hoạt động huấn luyện với hải quân Việt Nam. Theo Đại sứ quán Pháp, điểm nhấn thực sự của năm ngoại giao này là chuyến thăm Pháp của thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 03-05/11/2021, tạo động lực mới cho mối quan hệ song phương. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi, tiếp xúc ở cấp cao nhằm hướng tới một giai đoạn mới trong quan hệ đối tác Pháp-Việt trong nhiều lĩnh vực như vệ tinh, cũng như những dự án cấu trúc công nghệ cao mang tính chiến lược với viễn cảnh nâng cấp mối quan hệ đối tác. Tuyên bố chung, được phủ thủ tướng Pháp công bố ngày 05/11/2021, cho biết Việt Nam đánh giá cao vai trò và những chiến lược của Pháp và Liên Hiệp Châu Âu ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Phía Pháp nhấn mạnh đến tầm quan trọng Triển vọng về Ấn Độ-Thái Bình Dương của ASEAN (AIPO). Trong những chiến lược của Pháp và Liên Hiệp Châu Âu về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, Việt Nam, cũng như các nước thành viên ASEAN, đóng vai trò chủ đạo. Cam kết của châu Âu trong khu vực này được bà Alice Guitton, tổng vụ trưởng Quan hệ Quốc tế và Chiến lược bộ Quân Lực Pháp, kiêm chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Châu Âu của Pháp hiện nay, nhấn mạnh trong Đối thoại cấp cao về các vấn đề chiến lược và hợp tác quốc phòng diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 14-15/04/2022. Hai bên nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường quyền tự chủ chiến lược và thúc đẩy các giá trị chung. Hai bên cũng khẳng định chủ nghĩa đa phương, đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc tế là nền tảng của hợp tác quốc phòng Pháp-Việt. Ngoài ra, có thể nhắc đến thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công vụ, hiện đại hóa nền hành chính được bộ Nội Vụ Việt Nam và bộ Chuyển đổi và Công vụ Pháp ký kết ngày 31/03. Phía Pháp, thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Française de Développement, AFD), cũng hỗ trợ Việt Nam trong dự án phát triển chính phủ điện tử.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Câu chuyện thời sự: Những điểm cần lưu ý nhìn từ số liệu xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2022

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Mar 3, 2022 25:22


- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng vượt 100 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 937 triệu USD… Tình hình thế giới có nhiều biến động, giá cả nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng cao… sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới? Những điểm cần lưu ý nhìn từ số liệu xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm là chủ đề của Câu chuyện thời sự với sự tham gia bàn luận của chuyên gia thương mại cao cấp - PGS. TS Phạm Tất Thắng. Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : xuất nhập khẩu, nhập siêu, EVFTA, FTA --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Tin thời sự: Xuất khẩu tăng trưởng trên 8% năm 2022: Giải pháp nào?

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 8, 2022 10:10


- Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bởi tác động của đại dịch Covid-19 song hoạt động công nghiệp - thương mại vẫn là điểm sáng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy xuất khẩu năm 2021 vượt đích ngoạn mục, tăng trưởng 2 con số, với tổng kim ngạch đạt gần 670 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Năm nay, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 8% và tiếp tục có xuất siêu. PV Nguyên Long phỏng vấn Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên về các giải pháp của ngành Công Thương trong hoạch định chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước năm 2022. Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : Xuất nhập khẩu, xuất khẩu, FTA, EVFTA, CPTPP, RCEP, Logistics, hội nhập --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Tin thời sự: Tăng “chất” cho xuất khẩu bền vững hơn

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Feb 7, 2022 6:24


- Tiếp đà tăng trưởng ấn tượng của năm 2021, trong tháng đầu tiên của năm 2022 và những ngày đầu xuân mới Nhâm Dần, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã có những tín hiệu khởi sắc. Báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 1/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29 tỉ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cùng với việc khai thác tốt các thị trường tiềm năng mà Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại (FTA), nhiều thị trường truyền thống cũng được tận dụng, khai thác tối đa. Các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu biên giới cũng đã thông quan ngay trong những ngày đầu năm mới này, cho thấy một năm xuất khẩu đầy khởi sắc, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 8% và tiếp tục cân bằng cán cân thương mại, có xuất siêu trong năm 2022 hoàn toàn có khả năng đạt được. Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : xuất khẩu, xuất siêu, FTA, EVFTA, CPTPP, UKVFTA, ống thép Inox công nghiệp Sơn Hà, xuất khẩu 2022 --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam gia tăng sử dụng đường sắt Trung Quốc xuất hàng sang châu Âu

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jan 24, 2022 9:39


Hơn bốn tháng sau khi chuyến tầu container đầu tiên từ Hà Nội đến thành phố Liège, miền nam Bỉ, ngành vận tải đường sắt Việt Nam hài lòng về tiềm năng phát triển một trục vận tải mới, song song với đường biển. Việt Nam đã « tranh thủ » tuyến đường China-Europe Express, nằm trong Sáng Kiến Một vành đai một con đường (BRI) được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2014, để đưa hàng hóa đến tận Tây Âu.  Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt - Ratraco, đơn vị khai thác tuyến đường này, cho biết có 28 đoàn tầu, với khoảng 644 container 40 feet, đã đi sang châu Âu kể từ chuyến tầu đầu tiên xuất phát đi Liège ngày 20/07 đến hết tháng 11/2021. Thực ra, tầu container từ Việt Nam không đi thẳng đến Bỉ mà phải qua Trịnh Châu (Zhengzhou, tỉnh Hà Nam), điểm đầu của tuyến vận tải đường sắt nối với Liège (Bỉ), được khánh thành ngày 24/10/2018. Liège trở thành điểm đến thứ ba tại Bỉ của mạng lưới đường sắt China-Europe Express (gồm Đại Khánh (Daqing) - cảng Zeebrugge từ tháng 06/2017, Đường Sơn (Tángha) - Anvers vào tháng 05/2018 và Trịnh Châu - Liège ngày 24/10/2018). Với mạng lưới đường sắt mà Trung Quốc không ngừng mở rộng, các chuyến tầu container từ Việt Nam sang đến Trung Quốc, tùy theo điểm đến ở châu Âu, sẽ được nối vào các đoàn tầu hàng khác nhau để đến Nga, Ba Lan, Đức, Anh, Bỉ… Phát triển xuất khẩu bằng đường sắt sang châu Âu mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam ? Mạng lưới China-Europe Express đóng vai trò như thế nào ? RFI Tiếng Việt phỏng vấn giáo sư Eric Mottet, trường Đại học Công giáo Lille, Pháp. ***** RFI : Ngày 20/07/2021, một đoàn tầu chở hàng đã xuất phát từ Hà Nội để đến thành phố Liège của Bỉ và sử dụng tuyến đường China-Europe Express. Những tuyến vận tải đường sắt của Trung Quốc có tầm quan trọng như nào đối với lĩnh vực vận tải xuất khẩu của Việt Nam ? Eric Mottet : Đúng vậy, chuyến tầu đầu tiên nối Việt Nam và Bỉ đã khởi hành ngày 20/07/2021, cụ thể là đi từ ga Yên Viên, Hà Nội đến thành phố Liège của Bỉ. Điểm hay ở đây là đoàn tầu xuất phát từ Việt Nam sau đó nối với mạng lưới Cao tốc Trung Quốc-Châu Âu (China-Europe Express), đi từ Trịnh Châu (Zhengzhou), qua các nước Kazakhstan, Nga, vào châu Âu qua ngả Belarus, sau đó đi qua khoảng 30 thành phố khác ở châu Âu, và điểm đến là thành phố Liège ở miền nam Bỉ. Ban đầu, đây là chuyến tầu do công ty Décathlon thuê. Décathlon rất nổi tiếng ở Pháp, chuyên bán dụng cụ thể thao, một mặt hàng rất được ưa chuộng ở châu Âu. Công ty này đã thử nghiệm bằng cách xuất 23 container bằng đường sắt vào cuối tháng Bẩy. Chuyến đi khá dài, mất khoảng 30 ngày và do Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt Ratraco khai thác. Ratraco rất nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là công ty khai thác tuyến đường sắt vận tải Hà Nội-Lào Cai, đồng quản lý với công ty Maersk của Đan Mạch. Cho đến giờ, đây là một thành công. Kể từ khi bắt đầu chuyến vận tải hôm 20/07, mỗi tuần đều có vài chuyến khởi hành. Tôi nghĩ đã có tổng cộng hơn 30 chuyến từ Hà Nội đến Liège ở Bỉ và chở gần 700 container hàng hóa, gồm máy móc, đồ điện tử, hàng dệt may, vải sợi. Hiện giờ là 3 chuyến một tuần, nhưng hy vọng từ năm 2022 sẽ tăng lên thành 4, thậm chí là 5 chuyến mỗi tuần. Có thể nói, từ một thử nghiệm vào cuối tháng Bẩy thì hiện giờ có lẽ là một thành công. Chắc chắn tuyến vận tải này sẽ còn tăng tốc từ năm 2022. RFI : Vận tải bằng đường sắt có thể trở thành một giải pháp quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam ngoài đường biển ?  Eric Mottet : Như nói ở trên, đây là một loại hình vận tải mới, tạo điều kiện cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu trong khi Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA). Đối với Việt Nam, điều đáng quan tâm là hình thức vận tải này có chi phí hấp dẫn và nằm trong khung thời gian hợp lý, đáng tin cậy. Như tôi nói ở trên, mỗi chuyến tầu chở hàng sang châu Âu mất khoảng 30 ngày, ít hơn thời gian vận chuyển bằng đường biển đến 15, 20 ngày.  Ngoài ra, kể từ khủng hoảng đại dịch Covid-19, chi phí vận chuyển container bằng đường biển đã tăng lên rất nhiều và hệ thống giao thông cũng rất rối loạn. Có nghĩa là hiện giờ gần như không còn chỗ trống trong các container chở hàng từ châu Á sang châu Âu và vì không còn chỗ nên chi phí đường biển rất đắt. Cho nên, Việt Nam đã nhận thấy cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu bằng đường sắt với giá cả hợp lý.  Nhưng phải nhìn nhận là hiện giờ cách vận chuyển này vẫn còn bị hạn chế vì mới chỉ có vài chuyến mỗi tuần. Có thể là sẽ có hơn 8 chuyến mỗi tuần kể từ năm 2023 nếu mọi chuyện ổn thỏa. Cho nên phải nói rằng vận tải đường sắt chưa phải là giải pháp thay thế cho xuất khẩu bằng đường biển. Nhưng dù sao Việt Nam cũng có một giải pháp đáng quan tâm vì hiện giờ có rất nhiều hợp đồng được sản xuất tại quốc gia Đông Nam Á này, trong đó có các nhà sản xuất quần áo thể thao, tiếp theo còn phải kể đến tình trạng thiếu kho bãi ở Việt Nam.  Tất cả những yếu tố này buộc Việt Nam phải tìm ra phương pháp thay thế để xuất khẩu hàng sang châu Âu. Tôi muốn nhắc lại một lần nữa là vận tải bằng đường sắt có lợi thế về chi phí, thời hạn và giúp tránh được những khó khăn liên quan đến vận tải đường biển hiện nay. RFI : Tuy nhiên, có thể thấy rằng sử dụng hệ thống đường sắt Trung Quốc, Việt Nam phần nào bị phụ thuộc nhiều hơn vào nước láng giềng phương Bắc ?  Eric Mottet : Đúng là điều này có thể xảy ra trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài từ hai năm nay và trong trường hợp bất đồng chính trị với Bắc Kinh. Trung Quốc có thể đóng cửa biên giới và ngăn tầu hàng của Việt Nam vào nước này để sang châu Âu nhưng hiện giờ chuyện này chưa xảy ra.  Thực vậy, Trung Quốc cũng đang cần thu lợi từ hệ thống hạ tầng giao thông nên hoan nghênh Việt Nam sử dụng hệ thống đường sắt của họ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Bắc Kinh để bù vào những khoản đầu tư khổng lồ cho những công trình cơ sở hạ tầng được xây ở Trung Quốc. Và để có được lợi nhuận thì phải cần đến một số nước, như Lào, Thái Lan, Việt Nam, sử dụng các tuyến liên vận này để xuất khẩu hàng hóa. Hiện giờ, đây cũng là tuyến đường sắt duy nhất để các nước Đông Nam Á xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. RFI : Có thể nhận thấy Việt Nam hài lòng trở thành đối tác của Trung Quốc khi sử dụng hệ thống đường sắt trong khuôn khổ dự án Vành đai và Con đường (BRI). Tại sao Hà Nội lại do dự trong việc tham gia vào các dự án hạ tầng đường sắt mà Trung Quốc muốn mở rộng qua Việt Nam để đi xuống Đông Nam Á ?  Eric Mottet : Đúng là Trung Quốc cho vay với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, hiện giờ không có nhiều nguồn thay thế cho tín dụng Trung Quốc, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cho dù cách đây vài tuần, Liên Hiệp Châu Âu thông báo sẽ đầu tư ồ ạt vào các dự án hạ tầng, Hoa Kỳ cũng sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện vẫn là nhà đầu tư khổng lồ vào các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó có nhiều nước Đông Nam Á.  Việt Nam do dự vì lý do đơn giản : Việt Nam không muốn rơi vào bẫy nợ. Chúng ta thấy những gì xảy ra bên phía Lào hay ở nhiều nước châu Phi với những khoản tiền khổng lồ. Khi nói đến vài tỉ đô la thì rõ ràng đó là các khoản vay ! Ngoài bẫy nợ, Việt Nam cũng e ngại về việc mất chủ quyền đối với các công trình hạ tầng. Nếu như Trung Quốc đầu tư 80% hay 100% hạ tầng ở Việt Nam thì hẳn sẽ phải dẫn đến việc hai bên đồng quản lý. Phía Hà Nội có thể sẽ phải đặt nhiều câu hỏi để xem liệu có bị mất quyền kiểm soát công trình đó, ngay trên lãnh thổ của mình, hay không. Chúng ta vẫn biết chủ quyền là một vấn đề quan trọng ở Việt Nam.  Ngoài ra, lý do thực sự có thể khiến chính phủ do dự, đó là người dân Việt Nam có cái nhìn khá tiêu cực về Trung Quốc. Ví dụ mới nhất là sự kiện khánh thành tuyến tầu điện số 2 ở Hà Nội, nhiều người Việt Nam thông báo hoặc kêu gọi tẩy chay tuyến đường do Trung Quốc tài trợ và xây dựng. Một yếu tố khác, đó là nghi ngờ về chậm tiến độ. Tuyến tầu điện số 2 ở Hà Nội đã bị chậm hơn rất nhiều và đội phí hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu. Có thể thấy là có rất nhiều lý do để Việt Nam do dự về việc tham gia vào dự án con đường tơ lụa trên lãnh thổ Việt Nam.  Tiếp theo cũng cần kể đến những yếu tố bên ngoài. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, bằng cách này hay cách khác, “thúc” Hà Nội không tham gia vào tham vọng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Vì thế, hàng loạt thỏa thuận song phương được ký kết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng đổ vào Việt Nam để Hà Nội không ngả theo dự án Những Con đường tơ lụa mới.  Tuy nhiên, nếu nhìn vào dự án tầu điện do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội thì có thể thấy là dù sao đi chăng nữa Việt Nam cũng đã tham gia vào dự án con đường tơ lụa của Trung Quốc. Nói tóm lại, quan điểm của Việt Nam về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có thể được nhận định như sau : tham gia nhưng không ồ ạt và chính thức, vì nhiều lý do, như vấn đề nợ, mất chủ quyền và người dân Việt Nam thiếu thiện cảm về các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc RFI : Như vậy sẽ khó có một tuyến đường sắt cao tốc tại Việt Nam do Trung Quốc tài trợ và xây dựng ? Eric Mottet : Hiện giờ chưa có tuyến đường sắt cao tốc nào nối Trung Quốc và Việt Nam. Vấn đề này hoàn toàn không được đề cập, có thể là vào những năm 2040-2050 nhưng hiện giờ cả chính phủ Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không có dự án nào như vậy. Trung Quốc hiện đã có tuyến đường sắt cao tốc đi qua Lào, nên có thể sẽ không thật sự cần đến Việt Nam để xuống Thái Lan, Malaysia và Singapore. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ thúc đẩy kết nối đường sắt với các nước láng giềng vì vào tháng 10/2021, chính phủ Việt Nam thông báo sẽ đầu tư khoảng 10 tỉ đô la trong vòng 10 năm để xây dựng hoặc cải tạo một tuyến đường sắt cao tốc. Dù Trung Quốc có thể không phải là nhà đầu tư lớn và quan trọng trong các dự án xây dựng và cải tiến các tuyến đường sắt ở Việt Nam, nhưng vẫn có thể thấy Hà Nội muốn thúc đẩy ngành đường sắt và triển khai cùng lúc các chuyến tầu nhanh và tầu chở hàng. Tuyến giao thông vận tải  này sẽ nối Việt Nam với Lào, Thái Lan, Cam Bốt và dĩ nhiên là với cả Trung Quốc.  Việc Việt Nam ưu tiên ngành đường sắt còn dựa vào các vấn đề chi phí, tốc độ nhanh và cả yếu tố môi trường, hiện rất quan trọng. Theo tôi, Việt Nam không trì hoãn được nữa và sẽ tự kết nối với các công trình hạ tầng ở các nước láng giềng, cũng như Trung Quốc. RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn giáo sư Eric Mottet, trường Đại học Công Giáo Lille tại Pháp.  

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Diễn đàn chủ nhật: Xuất khẩu, xuất siêu và vai trò của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Dec 26, 2021 54:56


- Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ đô la Mỹ, và dự báo năm 2021 này sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. "Xuất khẩu, xuất siêu và vai trò của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật cuối cùng của năm 2021, với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời: ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên UB kinh tế của Quốc hội: Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : xuất khẩu, xuất siêu, EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP, VASEP, Covid-19 --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Tin thời sự: Xúc tiến xuất khẩu góp phần phục hồi và phát triển kinh tế

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Dec 15, 2021 3:21


- Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam đạt 602 tỷ USD tăng 22.8% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Ước tính tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2021 đạt 660,1 tỷ USD tăng 21% so với năm 2020, trong đó ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 330 tỷ USD, tăng hơn 17,2% so với năm 2020; Ước tính cán cân thương mại năm 2021 xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD. Đó là những kết quả ấn tượng được đưa ra tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2021” với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu góp phần phục hồi và phát triển kinh tế” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay theo hình thực trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : Xúc tiến xuất khẩu, XTTM, xuất khẩu 2021, EVFTA, CPTPP, xuất siêu, Bộ Công Thương --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Diễn đàn kinh tế: Một năm thực thi Hiệp định EVFTA trong bối cảnh đại dịch covid-19

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Aug 1, 2021 44:38


- Hiệp định TM tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - gọi tắt là Hiệp định EVFTA - chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020. Trong số các FTA đã ký kết, EVFTA là Hiệp định TM tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên Liên minh Châu Âu (với 27 quốc gia thành viên) ký kết với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức cam kết cao nhất, mà một đối tác phát triển dành cho Việt Nam. “Nhìn lại một năm thực thi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA trong bối cảnh đại dịch covid-19” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật ngày đầu tháng 8, sau đúng tròn 1 năm Hiệp định có hiệu lực, với sự tham gia của 2 vị khách mời, là ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tác giả : Nguyên Long Chủ đề : EVFTA, FTA, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, VCCI, MOIT --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Dòng chảy sự kiện: Người dân cần thể hiện tinh thần như thế nào trong giãn cách xã hội?

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jul 19, 2021 23:02


VOV1 - Tại cuộc họp khẩn với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covd-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu huy động sức mạnh tổng lực chống dịch trên phạm vi cả nước. - Sau gần 1 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái. - Bộ Nội vụ khẳng định chưa đề nghị lên cấp có thẩm quyền nào xem xét sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. - Bộ GD&ĐT chốt tổ chức thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vào các ngày mùng 6 và mùng 7 /8 tới. - Gần 2 tỷ người Hồi giáo trên thế giới bắt đầu đón Tết Hiến sinh, Tết lớn nhất trong năm của các tín đồ đạo Hồi. - Nga phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh có tốc độ gấp 8 lần tốc độ âm thanh và tầm hoạt động có thể hơn 1.000 km. Chủ đề : huy động sức mạnh, tổng lực chống dịch --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Tin thời sự: Việt Nam – EU: đẩy mạnh hợp tác thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jun 11, 2021 2:49


- EU coi trọng mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và năng lượng. Đó là khẳng định của ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình hình hợp tác song phương và thực thi Hiệp định Thương mại tự do EVFTA sáng nay (11/6/2021). Những cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa để đẩy mạnh các hoạt động, chương trình hợp tác trong thời gian tới, cũng như kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc giữa hai bên cũng đã được đưa ra. Chủ đề : EVFTA, EU, Năng lượng --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Tiêu điểm: Tạo liên kết trong chuỗi giá trị nông sản: Nối vòng tay đủ chặt để nắm bắt cơ hội lớn từ EVFTA

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Sep 28, 2020 7:31


Một sự kiện thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là nông dân, đó là trong ngày hôm nay tại Đắc Lắc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp đối thoại với nông dân. Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh, liên tục những ngày qua nhiều chuyến hàng nông, thủy sản liên tục được xuất sang Liên minh châu Âu theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Trong đó, riêng khu vực Tây Nguyên đã xuất lô cà phê gần 300 tấn. Với mức thuế suất ưu đãi về 0%, rõ ràng, EVFTA mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Đây cũng là cơ hội giúp nông nghiệp Việt nam thịnh vượng, nông dân giàu có. Tuy nhiên thách thức không phải là ít. Trong mục Tiêu điểm ngay sau đây, Phóng viên Đình Tuấn, thường trú Đài TNVN tại khu vực Tây Nguyên đề cập nội dung này --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Câu chuyện thời sự: Nhiều thách thức với nền kinh tế những tháng cuối năm: Giải pháp nào vượt khó?

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Aug 4, 2020 17:23


Bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng như thế nào? Đâu là giải pháp “đột phá” để cơ hội-thuận lợi từ EVFTA được tận dụng hiệu quả, đóng góp chung vào phát triển kinh tế giai đoạn tới? Đây là nội dung được bàn luận với vị khách mời của chương trình là Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Viện Kinh tế (Economica Vietnam). --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Câu chuyện thời sự: EVFTA: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Aug 3, 2020 21:26


Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam... Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA thực sự sẽ là cơ hội vàng, tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang EU là rất lớn nhưng thách thức cũng rất nhiều. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, có thể gây tác động lớn tới mặt hàng này. Tuy nhiên, các điều kiện khắt khe cũng là một áp lực tích cực để thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa thực sự hiệu quả còn tồn tại lâu nay. EVFTA – Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT). --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
VOV - Câu chuyện thứ 7: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Aug 1, 2020 36:27


Đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khách mời là Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này. --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support