Podcasts about minh m

  • 37PODCASTS
  • 105EPISODES
  • 13mAVG DURATION
  • 1MONTHLY NEW EPISODE
  • Nov 5, 2024LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about minh m

Latest podcast episodes about minh m

Sách Nói Chất Lượng Cao
Sách nói Chúa Tàu Kim Quy - Hồ Biểu Chánh | Voiz FM

Sách Nói Chất Lượng Cao

Play Episode Listen Later Nov 5, 2024 20:09


Nghe trọn nội dung sách nói Chúa Tàu Kim Quy trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/5843/ Bối cảnh của câu chuyện được xây dựng dưới thời Minh Mạng. Lê Thủ Nghĩa đánh gãy tay Trần Tấn Thân vì hắn đã xâm phạm tiết hạnh của em gái và bị hắn trả thù, nhận án chung thân. Trong tù chàng đã kết thân với một Khách trú và học nói tiếng Quảng Đông. Trước khi chết Khách trú này đã cho biết ông ta là cháu bốn đời của Mạc Cửu. Cha của ông có giấu nhiều vàng bạc tại đảo Kim Quy, một hòn đảo nhỏ ở phía nam đảo Phú Quốc. Nhân khám lộn xộn vì bị hỏa hoạn Thủ Nghĩa đã trốn thoát trở về quê, nhưng cha mẹ và em gái đã chết. Chàng tìm được kho tàng, giả làm khách Quảng Ðông mua tàu đi buôn và trở thành chúa tàu Kim Quy. Chúa tàu Kim Quy tìm cách đền ơn em rể đã phải chịu điêu đứng vì lo lắng cho cha mẹ và em gái chàng, tố cáo tội ác của Tấn Thân và sống với người thương thuở hàn vi đến cuối đời. Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Chúa Tàu Kim Quy được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn. --- Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi. --- Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/ --- Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Chúa Tàu Kim Quy và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung Chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM. Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download #voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiChúaTàuKimQuy #HồBiểuChánh

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Cà Mau: Người dân U Minh ấm êm trong những căn nhà chống BĐKH

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Oct 30, 2024 3:07


- Nhiều hộ dân ở huyện U Minh, Cà Mau được hỗ trợ xây nhà từ Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”. Những ngôi nhà kiên cố đã giúp người dân địa phương ổn định cuộc sống. Chủ đề : Cà Mau, Người dân U Minh, căn nhà chống BĐKH --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Xung đột ở Cận Đông : Bước ngoặt quan hệ đồng minh Mỹ - Israel?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Oct 10, 2024 13:08


Israel dường như ngày càng ít tham vấn Mỹ khi ra các quyết định ở Cận Đông. Dù vậy, tổng thống Joe Biden vẫn tiếp tục hậu thuẫn chính phủ thủ tướng Benjamin Netanyahu. Liệu những cuộc chiến mà Israel đang tiến hành sau ngày 07/10 có làm thay đổi vĩnh viễn những cam kết mà Washington đã có với Nhà nước Do Thái từ gần 80 năm qua hay không ? Trang Responsible Statecraft của Mỹ, trước hết nhắc lại, mối quan hệ Hoa Kỳ - Israel, phần lớn được đánh dấu bằng cam kết nhất quán của Washington đối với an ninh của Israel, bắt đầu từ việc tổng thống Harry S. Truman chính thức công nhận Nhà nước Do Thái năm 1948.Nhưng phải đợi đến sau cuộc chiến Sáu ngày vào tháng Sáu năm 1967, đối đầu giữa Israel với quân đội các nước Ả Rập, Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Lyndon Johnson mới chính thức trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho Israel.Ưu thế Chất lượng Quân sựKể từ đó, Washington đã đứng về phía Tel Aviv, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước Ả Rập trong vùng, các cuộc chiến của Israel chống các nước láng giềng, cuộc chiến triền miên và thường thì tàn khốc của Israel nhằm phủ nhận nguyện vọng quốc gia của người dân Palestine, khi lấy danh nghĩa bảo đảm an ninh cho chính mình.Geoffrey Aronson,Viện Trung Đông, trả lời trang Responsible Statecraft, nhấn mạnh : « Mối quan hệ giữa Mỹ và Israel vẫn dựa trên những thỏa thuận được đúc kết sau cuộc chiến tháng 6/1967, theo đó, Hoa Kỳ cam kết duy trì ưu thế quân sự quy ước cho Israel nhằm đối phó với bất kỳ sự phối hợp nào của các kẻ thù trong khu vực. Đổi lại, Israel cam kết duy trì sự mơ hồ về kho vũ khí hạt nhân của mình – không được công bố và không được triển khai ».Bất kể hoàn cảnh nào, từ chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của Israel trong những năm 1960 cho đến việc xây dựng các khu định cư bất hợp pháp trên cao nguyên Golan, ở Cisjordanie (Bờ Tây) và Đông Jerusalem, Mỹ đều đáp ứng bằng cách cung cấp vũ khí và tài chính nhiều hơn cho Israel – hơn 300 tỷ đô la là khoản viện trợ lớn nhất mà Washington cấp cho một nước ngoại quốc duy nhất cho đến nay.Theo một báo cáo của trường đại học Brown, công bố hôm thứ Hai, 07/10/2024, được trang Responsible Statecraft trích dẫn, viện trợ của Mỹ dành cho Israel kể từ sau loạt tấn công khủng bố của phe Hamas, là gần 18 tỷ đô la, mức cao nhất trong một năm.Điều này nhằm bảo đảm cho Israel có một Ưu thế Chất lượng Quân sự (Qualitative Military Edge – QME), đòi hỏi Washington phải duy trì cho Tel Aviv khả năng « đánh bại bất kỳ mối đe dọa quân sự quy ước từ bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào, hoặc khả năng một liên minh các quốc gia hoặc từ các tác nhân phi nhà nước ».Và chính quyền Biden vẫn trung thành với cam kết này nhằm duy trì QME cho Israel – vốn dĩ đã được ghi nhận trong luật pháp Hoa Kỳ - bất chấp những lo ngại chưa từng có về việc Israel có thể « sử dụng sai » vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp. Tổng thống Mỹ đã khẳng định rằng sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel vẫn « vững như bàn thạch ». Ông nhấn mạnh, « đừng hiểu nhầm. Hoa Kỳ toàn tâm, toàn ý ủng hộ Israel ».Geoffroy Aronson lưu ý thêm rằng, « việc Hoa Kỳ triển khai lực lượng – điều chưa từng có – để phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã làm suy yếu lập trường lâu nay về cốt lõi hợp tác chiến lược Mỹ – Israel. Theo đó, kho vũ khí quy ước do Washington cung cấp cho Tel Aviv, tức QME, cho phép Nhà nước Do Thái "tự phòng vệ". Những hệ quả từ sự phụ thuộc quan trọng này của Israel vào sự can dự quân sự trực tiếp của Washington còn phải chờ xem ».Israel hay Mỹ – Ai là siêu cường ?Bất chấp sự hào phóng này, các nhà lãnh đạo Israel thường xuyên thách thức các tổng thống và chính sách của Mỹ. Điều này đặt nghi vấn về sự cân bằng trong quan hệ. Tổng thống Bill Clinton từng nói một cách khiếm nhã sau cuộc gặp với thủ tướng đương nhiệm và tại vị lâu nhất của Israel, Benjamin Netanyahu rằng, « Ai là siêu cường ở đây ? » ( Nguyên văn : Who's the f…. superpower here ?).Trong một năm qua, chính phủ thủ tướng Netanyahu nhiều lần bác bỏ lời kêu gọi của tổng thống Biden về việc tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza. Các chiến dịch quân sự của Israel đã làm thiệt mạng hơn 41 ngàn người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, và làm hơn 2,2 triệu người dân (chiếm khoảng hơn 90% dân số) buộc phải di tản do các cuộc oanh kích của Israel chống Hamas.Đến mức, nhật báo Pháp Le Monde, trong bài xã luận ngày 04/10/2024, đã phải thốt lên rằng, « Hoa Kỳ trở thành khán giả ở Cận Đông ». Còn nhật báo thiên hữu Le Figaro thì cho rằng, « Hoa Kỳ đã mất mọi ảnh hưởng đối với các tác nhân trong cuộc xung đột ở Cận Đông ». Một năm sau loạt tấn công khủng bố của phe Hamas, dẫn đến các chiến dịch quân sự trả đũa của Israel, Washington đã bị Tel Aviv – đồng minh chính của Mỹ trong khu vực – giáng vai trò xuống hàng « trợ tá ».Martin Quencez, giám đốc quỹ tư vấn German Marshall, trên đài phát thanh France Culture ngày 07/10/2024, nhìn nhận đây thực sự là một thất bại của Washington. Nhưng việc Tel Aviv có thể lấn lướt, phớt lờ các khuyến nghị của giới lãnh đạo cao cấp Mỹ, thực hiện những điều mà Mỹ không mong muốn còn vì tính chất phức tạp của một số điểm trên bình diện chiến lược.« Chẳng hạn tôi nhớ đến việc Hoa Kỳ cảnh báo Israel về chiến dịch tấn công Rafah, miền nam dải Gaza, hồi tháng 5/2024, hay như việc Mỹ yêu cầu Israel không nên đáp trả cuộc oanh kích của Iran hồi mùa xuân năm nay. Nhưng cuối cùng thì phía Israel và một bộ phận giới chiến lược gia Mỹ đã đồng tình rằng Israel đã có lý khi không nghe theo Mỹ, rằng bằng cách mở chiến dịch quân sự ở Rafah, họ đã có thể phá hủy một số đường hầm và các hoạt động của phe Hamas ; và khi đáp trả cuộc tấn công của Iran ngày 14/4, họ đã có thể giành lại được ưu thế trong vấn đề răn đe đối với Iran.Và vì Mỹ cũng tìm cách hạn chế các quyết định của Israel và vì Israel không nghe Mỹ, chúng ta thấy là Joe Biden thật sự không có một giải pháp nào bởi vì chính bản thân ông và nước Mỹ cũng không đề nghị được một giải pháp thật sự nào khác cho vấn đề an ninh ở Trung Đông. »Lợi ích chiến lược chung ở Cận ĐôngVới việc Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ ở miền nam Liban chống Hezbollah và nguy cơ bùng nổ đối đầu Israel – Iran trong khu vực, phải chăng mối quan hệ Mỹ - Israel đã đi đến một bước ngoặt quan trọng ? Nhiều chuyên gia tại Mỹ cho rằng bất chấp việc có những bất đồng đối với các chính sách của Tel Aviv và những phát biểu gay gắt đối với đồng minh, nhưng Mỹ vẫn đang thực sự cho phép Israel leo thang xung đột khi tiếp tục bán vô điều kiện số lượng lớn đạn dược, vũ khí tấn công cho Israel.Theo quan điểm của nhà nghiên cứu địa chính trị Pháp, Martin Quencez, đó là vì Mỹ và Israel vẫn còn chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược ở Trung Đông.« Khi chính quyền Biden xem xét những gì chính phủ Israel đang thực hiện, về hình thức, họ chỉ trích rất nhiều. Nhưng về cơ bản, rõ ràng chúng hoàn toàn phù hợp với ý tưởng về một chính sách làm suy yếu, thậm chí là tiêu diệt phe Hamas, trong mọi trường hợp, đây chính là những gì Benjamin Netanyahu miêu tả.Tương tự, cuộc đối đầu với Hezbollah cũng là điều gì đó minh họa cho ý tưởng này. Những tuần qua, một số chỉ huy của Hezbollah, các nhà lãnh đạo của Hezbollah, đã bị hạ sát. Nhiều chỉ huy của Hezbollah bị Israel giết cũng từng là những chỉ huy được Mỹ treo thưởng, và tìm cách trừ khử từ nhiều năm qua.Các cuộc tấn công chống Hezbollah, trong một chừng mực nào đó, đã gây khó khăn cho chính quyền Biden rõ ràng trên bình diện nhân đạo và chính trị, nhưng ở đây còn có sự hỗ trợ, có thể nói là về mặt chiến lược, bởi vì có một sự phù hợp về lợi ích ở cấp độ này ».Với các chiến dịch quân sự chống Hezbollah và phe Hamas, cánh tay vũ trang nối dài của Iran tại Cận Đông, Israel phần nào đạt được một trong số các mục tiêu chiến lược : Ngăn chặn những nỗ lực của Mỹ nhằm giảm căng thẳng với Iran. Nhưng viễn cảnh một cuộc chiến trực diện với Iran mà Tel Aviv bị nghi ngờ là đang tìm cách mở rộng và lôi kéo Mỹ can dự, lại là một cơn ác mộng cho Washington.Chính quyền Biden có thể hoàn toàn ủng hộ các chiến dịch quân sự của Israel tại Liban, ở dải Gaza, nhằm làm suy yếu các kẻ thù, nhưng đồng thời không muốn để bị vướng vào « mớ chằng chịt » có nguy cơ đẩy Mỹ lao vào cuộc chiến trực diện với Iran. Chiến lược này cũng được Mỹ áp dụng tương tự như với Ukraina, tìm cách ngăn chặn bằng mọi giá một cuộc chiến công khai giữa Mỹ và Nga.Nguy cơ đối đầu Iran – Israel : Hoa Kỳ « đu dây » ?Đương nhiên chính sách này của Biden, giống như dưới thời Obama, phần nào bị các đối thủ diễn giải như là một sự do dự dùng đến vũ lực, và đã làm giảm đi đáng kể khả năng răn đe của Mỹ. Như thủ tướng Israel từng khoe khoang là ông « biết nước Mỹ là gì. Nước Mỹ là thứ mà quý vị có thể di chuyển dễ dàng, di chuyển chúng theo đúng hướng. Họ sẽ không cản đường chúng ta ! », có lẽ vì thế mà ông Netanyahu không ngần ngại vượt qua điều được cho là « những lằn ranh đỏ ».Cũng theo nhà nghiên cứu về địa chính trị và chiến lược tại German Marshall Fund, những gì diễn ra sau đó mới là điều thú vị. Nghĩa là Hoa Kỳ rơi vào trong tình thế, ở đó, sau sự việc, họ đôi khi nhận thấy rằng việc Israel không tôn trọng lằn ranh đỏ là đúng. « Ví dụ như việc Israel đáp trả cuộc không kích đầu tiên của Iran hồi tháng Tư vừa qua. Joe Biden trước đó đã nói với Israel rằng, trong một chừng mực nào đó nên chấp nhận mình đã thắng, "quý vị đã bị dội bom, hệ thống phòng không của chúng ta đã có thể bảo vệ tốt nhất có thể an ninh của Israel. Hãy xem điều đó như là một thắng lợi, đừng nên trả đũa".Nhưng Israel đã đáp trả một cách có chừng mực nhằm vào một số căn cứ của Iran, điều đó cho phép vừa gởi đi một thông điệp đến Iran vừa không gây ra hỗn loạn điên rồ có thể dẫn đến chiến tranh. Và do vậy, Hoa Kỳ buộc phải chấp nhận rằng đòn trả đũa đó đã ít nhiều cũng đáp ứng được những gì mà Washington mong muốn và điều đó phù hợp với một dạng đồng thuận giữa hai nước. »Trước những cân nhắc chiến lược quan trọng này, giới quan sát cho rằng quan hệ Mỹ - Israel thực sự sẽ không có những thay đổi đáng kể nào. Chính quyền Biden và những đời tổng thống tiếp theo vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ toàn diện – ngoại giao, kinh tế và quân sự cho Israel. Sự đồng thuận của lưỡng đảng vẫn sẽ chiếm ưu thế trong các hành lang quyền lực về một điểm : « Israel phải luôn được ủng hộ một cách rõ ràng », theo như nhận định của giáo sư Rajan Menon, đại học Columbia với Responsible Statecraft.   Công nghiệp vũ khí Mỹ thu lợiChỉ có điều, cuộc xung đột này rất có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới. Một bộ phận cử tri Mỹ, đặc biệt là những thế hệ trẻ đã khẳng định rằng họ sẽ không ủng hộ việc Hoa Kỳ gởi hàng tỷ đô la tiền thuế của người dân đến một quốc gia « giết người và làm toàn bộ dân số chết đói ».theo chuyên gia Martin Quencez, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu các hành động của Israel có thể khiến một số cử tri từ bên này bỏ phiếu cho bên kia hay không, và như vậy, gây nguy hiểm cho cuộc tranh cử của bà Kamala Harris, hiện cũng đang chịu áp lực từ cánh tả trong đảng Dân Chủ về hồ sơ Palestine.Một điều chắc chắn là các chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza và tại Liban đã mang lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư vũ khí Mỹ. Tổng lợi nhuận của các hãng Raytheon, chuyên cấp bom phá hầm ; Lockheed Martin, sản xuất F-35 hay General Dynamics, nhà cung cấp bom BLU-109 được dùng trong vụ ám sát lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah, lần lượt tăng lên ở mức gần 83%, 55% và 37%, cao hơn tổng lợi nhuận của S&P500, chỉ số chứng khoán của 500 hãng lớn nhất có niêm yết trên các sàn chứng khoán của Mỹ !(Nguồn Responsible Statecraft, France Culture, Le Monde, Le Figaro)

SỐNG ++
Sản xuất gỗ nhân tạo từ rơm rạ

SỐNG ++

Play Episode Listen Later Sep 19, 2024 4:10


“Gỗ nhân tạo từ rơm” của nhóm tác giả Minh Mẫn, Xuân Thành, Thùy Dương đã xuất sắc đoạt giải Nhất Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên ở tỉnh Trà Vinh, được tổ chức vào ngày 15/9 vừa qua. Thành công của dự án mở ra nhiều triển vọng cho vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

VOV - Kinh tế Tài chính
Trước giờ mở cửa - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào năm 2025

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Aug 14, 2024 5:07


 - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào năm 2025.- Thị trường tài chính tiêu dùng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.- Phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam VN-Index tăng nhẹ 0,14 điểm. Chủ đề : Thủ tướng Chính phủ, dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1kd/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước - Doanh nghiệp TP.Hồ Chí Minh đảm bảo bình ổn giá, chợ truyền thống rục rịch tăng

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 27, 2024 3:04


- Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện gửi các tỉnh, thành và bộ ngành chức năng về việc tăng cường kiểm soát giá cả hàng hóa, tránh tình trạng hàng hóa tăng giá sốc và tăng dồn vào cùng một thời điểm sắp tới. Là một trong những nơi tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất cả nước, Sở Công thươngTP.HCM làm gì để kiểm soát giá hàng tiêu dùng? Chủ đề : Doanh nghiệp, TP.HCM, bình ổn giá --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Phóng sự đặc biệt - VOA
Phát minh mới giúp thuyên giảm chứng ù tai - Tháng Sáu 26, 2024

Phóng sự đặc biệt - VOA

Play Episode Listen Later Jun 25, 2024 3:04


Một thiết bị được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn có tên là Lenire có thể giúp điều trị chứng ù tai bằng cách huấn luyện cho bộ não con người. Hãy tưởng tượng bạn liên tục nghe tiếng chuông vang inh ỏi trong tai mà không thể nào tắt được...

Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Trung tín can đảm làm chứng cho Chúa - ĐGM Giuse Bùi Công Trác | Bổn mạng ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn

Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Play Episode Listen Later Jun 24, 2024 7:34


Bài giảng của ĐGM Giuse Bùi Công Trác trong thánh lễ Bổn mạng ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, cử hành lúc 6:00 ngày 24-6-2024 tại Trung tâm Mục vụ TGPSG.

VOA Talk Shows - VOA
Từ Nguyễn Tất Thành tới ‘Nguyễn Ái Quốc' và Hồ Chí Minh – một số câu hỏi về sự thực lịch sử - Tháng Năm 15, 2024

VOA Talk Shows - VOA

Play Episode Listen Later May 14, 2024 153:11


Các nhà quan sát, bình luận chính trị, lịch sử và báo chí từ Việt Nam và hải ngoại thảo luận một vài khía cạnh liên quan nhân 134 năm sinh cố Chủ tịch VNDCCH ông Hồ Chí Minh và một số câu hỏi đặt ra về sự thật lịch sử liên quan nhân vật lịch sử này và Việt Nam cận đại.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Vấn đề quốc tế - Liên minh Mỹ - Nhật trước “bước ngoặt lịch sử”

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Apr 9, 2024 6:43


- Trước khi lên đường tới Mỹ, Thủ tướng Kishida đã nhận định căng thẳng địa - chính trị leo thang đang đẩy thế giới đến “bước ngoặt lịch sử” và buộc Nhật Bản phải thay đổi chính sách an ninh, củng cố thế trận phòng thủ. Trong bối cảnh đó, liên minh Mỹ - Nhật càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, từ đó thúc đẩy các sáng kiến hiện đại hóa quan hệ liên minh để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức trong khu vực. Chủ đề : Liên minh, Mỹ - Nhật, bước ngoặt, lịch sử --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Hai địa phương cùng trùng tu, quản lý di tích Hải Vân Quan: Chuyện chỉ có ở miền Trung

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Apr 7, 2024 4:58


- Hải Vân quan có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc kết nối giữa hai vùng văn hóa là Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Hải Vân quan được xây dựng dưới thời Minh Mạng vào năm 1826, có ý nghĩa quan trọng về giao thông, quân sự, xã hội, văn hóa… Đây là công trình phòng thủ cho kinh đô Huế, kiểm soát con đường thiên lý Bắc – Nam, thiết lập sự kiểm soát đối với Vịnh Đà Nẵng.Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Hải Vân quan xuống cấp, hư hỏng, biến thành phế tích. Sau khi thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng bắt tay “đại trùng tu”, Di tích quốc gia Hải Vân quan trở thành điểm nhấn nổi bật trên bản đồ du lịch. Chủ đề : Hải Vân Quan --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Liên minh mới được thành lập giữa các nhóm Palestine, gồm Hamas và Fatah

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Feb 28, 2024 5:42


Sau bảy năm chia rẽ gay gắt, một liên minh mới được thành lập giữa các nhóm Palestine, Hamas và Fatah, đã định hình lại cục diện chính trị ở Trung Đông. Một hiệp ước được công bố hôm nay sẽ chứng kiến một chính phủ đoàn kết dân tộc Palestine trong vòng vài tuần và các cuộc bầu cử ngay sau đó. Thế nhưng Israel đã cáo buộc Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas chọn hòa bình với Hamas thay vì Israel. Phân tich gia chính trị của đài ABC là Tim Palmer trả lời cuộc phỏng vấn của ký giả Mark Colvin, Phan Bách chuyển ngữ.

Ngày Này Năm Ấy
Lời lý giải chính xác nhất cho việc nhà Nguyễn từ vua Minh Mạng đến Khải Định không lập hoàng hậu

Ngày Này Năm Ấy

Play Episode Listen Later Dec 30, 2023 10:10


Một phiên bản khác tại: https://www.youtube.com/watch?v=iXLipPnCubc&t ------------------------------------- Quý vị và các bạn thân mến, nói đến Nam Phương hoàng hậu thì chắc đa số những ai quan tâm đến lịch sử sẽ đều biết đúng không ạ? Bà là vị Hoàng hậu duy nhất được sắc phong ngay sau lễ cưới và cũng là vị Hoàng hậu duy nhất của nhà Nguyễn kể từ sau thời vua Minh Mạng. Điều đó có nghĩa là, các vua nhà Nguyễn từ Minh Mạng đến Khải Định đã không lập hoàng hậu. Trong dân gian lưu truyền rằng nhà Nguyễn từ thời vua Minh Mạng về sau có “tứ bất lập” hay còn gọi là “tứ bất khả”, trong đó có việc không lập hoàng hậu. Vậy thực hư của chuyện này là như thế nào? Có phải vua Minh Mạng đã lập ra luật này hay không? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi tiếp để có câu trả lời. ------------------------------ Donate ủng hộ BBT: MB bank: 8200116887008 (Lê Thị Thu) Chân thành cám ơn đã lắng nghe!

Phóng sự đặc biệt - VOA
Phát minh mới: Chế biến cỏ thành bột - Tháng Mười Một 24, 2023

Phóng sự đặc biệt - VOA

Play Episode Listen Later Nov 24, 2023 3:54


Các sinh viên trường Đại học Kabarak ở Thung lũng Rift của Kenya đã phát minh ra một phương pháp chế biến cỏ thành bột và sau đó cho thêm chất dinh dưỡng vào để làm thực phẩm. Loại bột mới này sẽ là nguyên liệu cho ugali, một loại thực phẩm chủ lực thường được làm từ bột ngô, vì loại ngũ cốc này đã trở nên quá đắt đối với nhiều gia đình.

Tạp chí văn hóa
Luật Di sản Việt Nam sẽ thúc đẩy sự quan tâm của xã hội đến cổ vật lưu lạc

Tạp chí văn hóa

Play Episode Listen Later Nov 22, 2023 9:26


Sau gần một thế kỷ “lưu lạc” tại Pháp, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã trở về Việt Nam vào tháng 11/2023, sau một năm đấu giá và hoàn tất các thủ tục thông quan. Thành công này khẳng định sự hợp tác giữa Nhà nước và lĩnh vực tư để hồi hương cổ vật Việt lưu lạc khắp thế giới. Quá trình hợp tác được khởi động cách nay gần hai thập niên nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một chiến lược cụ thể. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc cho rằng “trong chừng mực nào đó, sự hợp tác giữa Nhà nước với cá nhân đã được mở ra từ Luật Di sản”. Luật được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2002.“Trong luật này, lần đầu tiên chúng ta tôn trọng những quyền sở hữu cá nhân đối với cổ vật, tất nhiên sẽ trừ ràng buộc về một số chế tài nhất định, nhưng về căn bản là ủng hộ, kể cả việc xây dựng những bộ sưu tập hoặc là mở bảo tàng đều đã được quy định trong pháp luật. Và xu thế xã hội hóa, tức là dùng nguồn lực trong dân, để thực hiện việc này, cũng đã có. Cho nên tôi cho đó là cơ sơ pháp lý thuận lợi cho việc triển khai. Gần đây chẳng hạn, một số món được xếp vào đẳng cấp cao nhất trong hệ thống bảo vật quốc gia nằm trong bộ sưu tập tư nhân”.Đến cuối năm 2022, Việt Nam có thêm 27 bảo vật quốc gia, nâng tổng số lên thành 250, theo số liệu được trang Lao Động trích dẫn ngày 10/03/2023, trong đó có nhiều bảo vật quốc gia được giữ trong các bộ sưu tập cá nhân. Điều này khẳng định một lần nữa vai trò của tư nhân trong việc sưu tập cổ vật và hồi hương về Việt Nam như trường hợp ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được nhà sưu tập Nguyễn Thế Hồng ở Bắc Ninh mua từ nhà đấu giá Pháp Millon, với giá 6,1 triệu euro (hơn 153 tỷ đồng). Nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc nhận định :“Tôi cho rằng sự kiện vừa rồi đã đánh thức chúng ta một trách nhiệm trong vấn đề thu hồi từng bước, một cách bài bản, một cách hợp pháp, một cách phù hợp với tập quán quốc tế và đặc biệt là khai thác được nguồn lực trong dân và chúng ta có thể thu hồi được những tài sản đó. Việc này không hề xa lạ. Tôi thấy nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc chẳng hạn, cũng là một quốc gia rất giầu di sản, cũng chịu rất nhiều thất thoát di sản. Họ có những đường đi nước bước rất bài bản. Họ thu hồi một cách rất thành công rất nhiều cổ vật của Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó có cả cổ vật ở Việt Nam thông qua việc mua bán đồ cổ”.Hoạt động sôi nổi của các hội sưu tầm đổ cổ, được thành lập ngay từ những năm 2000 trên khắp cả nước bắt đầu tư Hội Sưu tầm - Nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long - Hà Nội ra đời năm 1999, trở thành một “cánh tay nối dài” của ngành di sản văn hóa nước nhà, theo nhận định của nguyên giám đốc bảo tàng Lịch sử Việt Nam Phạm Quốc Quân, được trang Pháp Luật trích ngày 10/03/2023. Sự kết hợp Nhà nước và nhân dân, huy động nguồn lực xã hội vào việc sưu tầm, bảo quản cổ vật được nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá “là một yếu tố tích cực”.“Hiện nay, khi kinh tế trong nước đã khá hơn một chút thì đương nhiên người ta quan tâm đến văn hóa. Không ít “đại gia”, những người có tiền của, cũng tìm cách thu hồi về, hiểu trên cả hai phương diện, đưa cổ vật của người Việt Nam về Việt Nam, nhưng thứ hai, đó cũng là một phần tài sản của họ - một tài sản rất có giá trị bền vững, lâu dài. Cho nên ở đây cần phải hài hòa như thế nào lợi ích của những nhà sưu tập ấy với việc di sản đó làm tăng giá trị của nền văn hóa đất nước, của di sản của đất nước. Đấy là bài toán mà chúng ta cũng phải giải cho minh bạch”.Sau hơn 20 năm được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, Luật Di sản Văn hóa vẫn còn có nhiều hạn chế, bất cập do một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Báo Điện tử Chính phủ ngày 11/10/2023 nêu ví dụ “Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa quy định nội dung các hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, huy động được sự đóng góp, tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa…”, “chưa có các quy định về chuyển quyền sở hữu đối với bảo tàng ngoài công lập đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước… đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đi trưng bày, nghiên cứu hoặc bảo quản ở trong nước”.Do đó cần phải sửa đổi Luật Di sản văn hóa. Theo dự kiến, Luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc Hội thông qua năm 2024, tập trung sửa đổi ba nhóm chính sách lớn, trong đó có liên quan đến “hoàn thiện các quy định về huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”.Cần điều tra, thống kê số cổ vật lưu lạc ở nước ngoàiTuy nhiên, theo nhà báo-nhà sử học Dương Trung Quốc, ngoài hoàn thiện Luật, cần có một chiến lược bài bản, lâu dài để tìm hiểu, nghiên cứu, thống kê số cổ vật Việt Nam lưu lạc ở nước ngoài. Hiện làm việc cho Hội đồng Di sản Quốc gia, ông Dương Trung Quốc tiếp xúc với nhiều hội đoàn, cơ quan và cá nhân ở nước ngoài. Ông đã được xem nhiều bộ sưu tập cá nhân. Một số người nung nấu ý định đưa bộ sưu tập về trưng bày trong nước nhưng chưa có kênh nào phù hợp. Cho nên, theo ông, bộ Ngoại Giao và bộ Văn Hóa Việt Nam nên hợp tác để có được một chủ trương nhất quán.“Số liệu rất nhiều ở bên ngoài nên cần có một cơ chế, có thể thành quỹ hay không thì tôi chưa bàn đến, nhưng ít nhất việc đầu tiên, như cá nhân tôi cũng đã có kiến nghị với cơ quan chuyên nhiệm, là phải tiến hành một cuộc điều tra hết sức khách quan, qua những hồ sơ, những biến cố lịch sử kể cả qua cộng đồng Việt Nam sống ở nước ngoài, để xem tài sản nằm ở đâu.Nhưng cần có những cuộc điều tra thật bài bản để xem hiện nay có bao nhiêu hiện vật ra nước ngoài, nằm ở đâu, trong hoàn cảnh nào, để sau này có thể vận dụng pháp lý. Chúng ta đã thấy trên thế giới, về mặt pháp lý, nhiều quốc gia phải trả lại những cổ vật của các nước mà do xuất cảnh một cách không hợp pháp hoặc để bày tỏ tình hữu nghị hoặc quan tâm đến hoạt động văn hóa giữa các quốc gia.Về việc đó, tôi nghĩ là nếu trên cơ sở chúng ta có được những dữ liệu đầy đủ thì việc thu hồi có thể được tiến hành một cách bài bản, phù hợp với pháp luật, phù hợp với tập quán quốc tế, đồng thời cũng tăng cường quan hệ với các nước có những báu vật của Việt Nam. Nhưng đồng thời cũng phải có chương trình đặc biệt về mặt tài chính để bên cạnh trách nhiệm của Nhà nướccòncó sự huy động của người dân, có những chính sách khuyến khích, khích lệ hoặc ưu đãi cho những việc làm này thuận lợi hơn, khích lệ người tham gia vào công việc này”.Hợp tác với các nước bảo quản nhiều cổ vật ViệtQuá trình hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” thời Minh Mạng là một trường hợp cụ thể thể hiện cho sự phối hợp giữa lĩnh vực công và tư ở Việt Nam, giữa Nhà nước Việt Nam và chính phủ Pháp để một báu vật có ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam được trở về cố hương. Nhà báo-nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng cần nhân rộng ví dụ này :“Hiện nay chúng ta có quan hệ khá tốt với nước Pháp hay những quốc gia có quan hệ lịch sử với chúng ta mà có khả năng là các hiện vật ở trong nước được đưa đến như Nhật Bản, Hoa Kỳ. Gần đây, chúng tôi được tham dự lễ trao trả một số hiện vật của cá nhân người Mỹ. Họ thấy rằng họ không sở hữu và muốn chuyển trả cho Việt Nam. Buổi lễ được tổ chức hết sức trang trọng ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Hoặc sự hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong vấn đề công bố, thông tin, trao đổi lưu trữ về những cuộc trưng bày ở bảo tàng. Tôi cho đó là những biểu tượng ban đầu”. Pháp là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật Việt Nam trong các bảo tàng công hoặc các bộ sưu tập tư nhân do mối quan hệ lịch sử giữa hai nước. Ví dụ tại Bảo tàng Monnaie de Paris, có bộ sưu tập tiền vàng, bạc nén được đúc từ những năm 1820-1841, gồm 150 thỏi vàng và tiền vàng, cùng với bốn nén bạc. Các Bộ sưu tập Việt Nam của Bảo tàng Cernuschi có đến 1.800 đồ vật, trong đó đại đa số thu được từ các chương trình khảo cổ tại Việt Nam thời Pháp thuộc. Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet cũng có rất nhiều cổ vật Việt Nam… Phía Việt Nam có thể hợp tác để khai thác số liệu cụ thể, đầy đủ về cổ vật Việt Nam của những cơ quan này.“Tất nhiên đối với Nhà nước thì ưu tiên những vấn đề tạm gọi là “vĩ mô” như quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia khác nhau trong bối cảnh này, hành xử như nào cho thuận. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta phải dựa trên pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế để thực hiện những mục tiêu đó. Muốn thực hiện thì phải có bài bản : Trước hết ta mất cái gì ? Mất trong hoàn cảnh nào ? Liệu chúng ta có được đòi lại hay không ? Hay chúng ta phải tìm cách mua lại, chuộc lại ? Hay có thể qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó có vai trò của những nhà sưu tập, của người dân ? Tôi cho đấy là vấn đề cấp thiết đặt ra trong bối cảnh này. Tôi rất tin là sau vụ việc này(ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về Việt Nam), nhất là vào thời điểm này, phía Việt Nam nói rất nhiều đến văn hóa, đến di sản. Đây cũng là cơ hội để xây dựng những hệ thống pháp lý, hệ thống chính sách, đồng thời thúc đẩy những động thái liên quan đến quan hệ quốc tế để trước hết là xem có gì ở nước ngoài, sau đó là từng bước thu hồi một cách hợp pháp, hợp lý. Tôi cho đó là tiến trình phải diễn ra. Còn rõ ràng là sau việc này, dư luận xã hội cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm của Nhà nước”.

TẠP CHÍ VĂN HÓA
Luật Di sản Việt Nam sẽ thúc đẩy sự quan tâm của xã hội đến cổ vật lưu lạc

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Nov 22, 2023 9:26


Sau gần một thế kỷ “lưu lạc” tại Pháp, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã trở về Việt Nam vào tháng 11/2023, sau một năm đấu giá và hoàn tất các thủ tục thông quan. Thành công này khẳng định sự hợp tác giữa Nhà nước và lĩnh vực tư để hồi hương cổ vật Việt lưu lạc khắp thế giới. Quá trình hợp tác được khởi động cách nay gần hai thập niên nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một chiến lược cụ thể. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc cho rằng “trong chừng mực nào đó, sự hợp tác giữa Nhà nước với cá nhân đã được mở ra từ Luật Di sản”. Luật được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2002.“Trong luật này, lần đầu tiên chúng ta tôn trọng những quyền sở hữu cá nhân đối với cổ vật, tất nhiên sẽ trừ ràng buộc về một số chế tài nhất định, nhưng về căn bản là ủng hộ, kể cả việc xây dựng những bộ sưu tập hoặc là mở bảo tàng đều đã được quy định trong pháp luật. Và xu thế xã hội hóa, tức là dùng nguồn lực trong dân, để thực hiện việc này, cũng đã có. Cho nên tôi cho đó là cơ sơ pháp lý thuận lợi cho việc triển khai. Gần đây chẳng hạn, một số món được xếp vào đẳng cấp cao nhất trong hệ thống bảo vật quốc gia nằm trong bộ sưu tập tư nhân”.Đến cuối năm 2022, Việt Nam có thêm 27 bảo vật quốc gia, nâng tổng số lên thành 250, theo số liệu được trang Lao Động trích dẫn ngày 10/03/2023, trong đó có nhiều bảo vật quốc gia được giữ trong các bộ sưu tập cá nhân. Điều này khẳng định một lần nữa vai trò của tư nhân trong việc sưu tập cổ vật và hồi hương về Việt Nam như trường hợp ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được nhà sưu tập Nguyễn Thế Hồng ở Bắc Ninh mua từ nhà đấu giá Pháp Millon, với giá 6,1 triệu euro (hơn 153 tỷ đồng). Nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc nhận định :“Tôi cho rằng sự kiện vừa rồi đã đánh thức chúng ta một trách nhiệm trong vấn đề thu hồi từng bước, một cách bài bản, một cách hợp pháp, một cách phù hợp với tập quán quốc tế và đặc biệt là khai thác được nguồn lực trong dân và chúng ta có thể thu hồi được những tài sản đó. Việc này không hề xa lạ. Tôi thấy nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc chẳng hạn, cũng là một quốc gia rất giầu di sản, cũng chịu rất nhiều thất thoát di sản. Họ có những đường đi nước bước rất bài bản. Họ thu hồi một cách rất thành công rất nhiều cổ vật của Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó có cả cổ vật ở Việt Nam thông qua việc mua bán đồ cổ”.Hoạt động sôi nổi của các hội sưu tầm đổ cổ, được thành lập ngay từ những năm 2000 trên khắp cả nước bắt đầu tư Hội Sưu tầm - Nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long - Hà Nội ra đời năm 1999, trở thành một “cánh tay nối dài” của ngành di sản văn hóa nước nhà, theo nhận định của nguyên giám đốc bảo tàng Lịch sử Việt Nam Phạm Quốc Quân, được trang Pháp Luật trích ngày 10/03/2023. Sự kết hợp Nhà nước và nhân dân, huy động nguồn lực xã hội vào việc sưu tầm, bảo quản cổ vật được nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá “là một yếu tố tích cực”.“Hiện nay, khi kinh tế trong nước đã khá hơn một chút thì đương nhiên người ta quan tâm đến văn hóa. Không ít “đại gia”, những người có tiền của, cũng tìm cách thu hồi về, hiểu trên cả hai phương diện, đưa cổ vật của người Việt Nam về Việt Nam, nhưng thứ hai, đó cũng là một phần tài sản của họ - một tài sản rất có giá trị bền vững, lâu dài. Cho nên ở đây cần phải hài hòa như thế nào lợi ích của những nhà sưu tập ấy với việc di sản đó làm tăng giá trị của nền văn hóa đất nước, của di sản của đất nước. Đấy là bài toán mà chúng ta cũng phải giải cho minh bạch”.Sau hơn 20 năm được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, Luật Di sản Văn hóa vẫn còn có nhiều hạn chế, bất cập do một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Báo Điện tử Chính phủ ngày 11/10/2023 nêu ví dụ “Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa quy định nội dung các hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, huy động được sự đóng góp, tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa…”, “chưa có các quy định về chuyển quyền sở hữu đối với bảo tàng ngoài công lập đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước… đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đi trưng bày, nghiên cứu hoặc bảo quản ở trong nước”.Do đó cần phải sửa đổi Luật Di sản văn hóa. Theo dự kiến, Luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc Hội thông qua năm 2024, tập trung sửa đổi ba nhóm chính sách lớn, trong đó có liên quan đến “hoàn thiện các quy định về huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”.Cần điều tra, thống kê số cổ vật lưu lạc ở nước ngoàiTuy nhiên, theo nhà báo-nhà sử học Dương Trung Quốc, ngoài hoàn thiện Luật, cần có một chiến lược bài bản, lâu dài để tìm hiểu, nghiên cứu, thống kê số cổ vật Việt Nam lưu lạc ở nước ngoài. Hiện làm việc cho Hội đồng Di sản Quốc gia, ông Dương Trung Quốc tiếp xúc với nhiều hội đoàn, cơ quan và cá nhân ở nước ngoài. Ông đã được xem nhiều bộ sưu tập cá nhân. Một số người nung nấu ý định đưa bộ sưu tập về trưng bày trong nước nhưng chưa có kênh nào phù hợp. Cho nên, theo ông, bộ Ngoại Giao và bộ Văn Hóa Việt Nam nên hợp tác để có được một chủ trương nhất quán.“Số liệu rất nhiều ở bên ngoài nên cần có một cơ chế, có thể thành quỹ hay không thì tôi chưa bàn đến, nhưng ít nhất việc đầu tiên, như cá nhân tôi cũng đã có kiến nghị với cơ quan chuyên nhiệm, là phải tiến hành một cuộc điều tra hết sức khách quan, qua những hồ sơ, những biến cố lịch sử kể cả qua cộng đồng Việt Nam sống ở nước ngoài, để xem tài sản nằm ở đâu.Nhưng cần có những cuộc điều tra thật bài bản để xem hiện nay có bao nhiêu hiện vật ra nước ngoài, nằm ở đâu, trong hoàn cảnh nào, để sau này có thể vận dụng pháp lý. Chúng ta đã thấy trên thế giới, về mặt pháp lý, nhiều quốc gia phải trả lại những cổ vật của các nước mà do xuất cảnh một cách không hợp pháp hoặc để bày tỏ tình hữu nghị hoặc quan tâm đến hoạt động văn hóa giữa các quốc gia.Về việc đó, tôi nghĩ là nếu trên cơ sở chúng ta có được những dữ liệu đầy đủ thì việc thu hồi có thể được tiến hành một cách bài bản, phù hợp với pháp luật, phù hợp với tập quán quốc tế, đồng thời cũng tăng cường quan hệ với các nước có những báu vật của Việt Nam. Nhưng đồng thời cũng phải có chương trình đặc biệt về mặt tài chính để bên cạnh trách nhiệm của Nhà nướccòncó sự huy động của người dân, có những chính sách khuyến khích, khích lệ hoặc ưu đãi cho những việc làm này thuận lợi hơn, khích lệ người tham gia vào công việc này”.Hợp tác với các nước bảo quản nhiều cổ vật ViệtQuá trình hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” thời Minh Mạng là một trường hợp cụ thể thể hiện cho sự phối hợp giữa lĩnh vực công và tư ở Việt Nam, giữa Nhà nước Việt Nam và chính phủ Pháp để một báu vật có ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam được trở về cố hương. Nhà báo-nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng cần nhân rộng ví dụ này :“Hiện nay chúng ta có quan hệ khá tốt với nước Pháp hay những quốc gia có quan hệ lịch sử với chúng ta mà có khả năng là các hiện vật ở trong nước được đưa đến như Nhật Bản, Hoa Kỳ. Gần đây, chúng tôi được tham dự lễ trao trả một số hiện vật của cá nhân người Mỹ. Họ thấy rằng họ không sở hữu và muốn chuyển trả cho Việt Nam. Buổi lễ được tổ chức hết sức trang trọng ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Hoặc sự hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong vấn đề công bố, thông tin, trao đổi lưu trữ về những cuộc trưng bày ở bảo tàng. Tôi cho đó là những biểu tượng ban đầu”. Pháp là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật Việt Nam trong các bảo tàng công hoặc các bộ sưu tập tư nhân do mối quan hệ lịch sử giữa hai nước. Ví dụ tại Bảo tàng Monnaie de Paris, có bộ sưu tập tiền vàng, bạc nén được đúc từ những năm 1820-1841, gồm 150 thỏi vàng và tiền vàng, cùng với bốn nén bạc. Các Bộ sưu tập Việt Nam của Bảo tàng Cernuschi có đến 1.800 đồ vật, trong đó đại đa số thu được từ các chương trình khảo cổ tại Việt Nam thời Pháp thuộc. Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet cũng có rất nhiều cổ vật Việt Nam… Phía Việt Nam có thể hợp tác để khai thác số liệu cụ thể, đầy đủ về cổ vật Việt Nam của những cơ quan này.“Tất nhiên đối với Nhà nước thì ưu tiên những vấn đề tạm gọi là “vĩ mô” như quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia khác nhau trong bối cảnh này, hành xử như nào cho thuận. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta phải dựa trên pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế để thực hiện những mục tiêu đó. Muốn thực hiện thì phải có bài bản : Trước hết ta mất cái gì ? Mất trong hoàn cảnh nào ? Liệu chúng ta có được đòi lại hay không ? Hay chúng ta phải tìm cách mua lại, chuộc lại ? Hay có thể qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó có vai trò của những nhà sưu tập, của người dân ? Tôi cho đấy là vấn đề cấp thiết đặt ra trong bối cảnh này. Tôi rất tin là sau vụ việc này(ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về Việt Nam), nhất là vào thời điểm này, phía Việt Nam nói rất nhiều đến văn hóa, đến di sản. Đây cũng là cơ hội để xây dựng những hệ thống pháp lý, hệ thống chính sách, đồng thời thúc đẩy những động thái liên quan đến quan hệ quốc tế để trước hết là xem có gì ở nước ngoài, sau đó là từng bước thu hồi một cách hợp pháp, hợp lý. Tôi cho đó là tiến trình phải diễn ra. Còn rõ ràng là sau việc này, dư luận xã hội cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm của Nhà nước”.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Ấn vàng triều Minh Mạng mở đường “hồi hương” cổ vật Việt ở nước ngoài

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Nov 13, 2023 10:43


Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” dự kiến trở về cố hương tháng 11/2023 sau hơn nửa thế kỷ chu du trên đất Pháp. Theo thông báo của cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Lê Thị Thu Hiền trong cuộc họp thường kỳ quý 3 của bộ Văn Hóa - Thể Thao & Du Lịch, “dự kiến cuối tháng 10 tất cả thủ tục pháp lý liên quan tới ấn vàng sẽ hoàn tất để có thể giao lại cho chúng ta”, các cơ quan liên quan ở Việt Nam “làm các thủ tục pháp lý để tiến hành đưa ấn vàng về nước”. Số phận của ấn vàng cũng lênh đênh như chủ sở hữu quá cố - cựu hoàng Bảo Đại - đã thu hút sự mọi chú ý khi ấn vàng được giao độc quyền cho nhà đấu giá Pháp Millon vì gia đình chủ sở hữu không nhận được hồi âm về đề xuất thỏa thuận riêng với phía Việt Nam trước đó.Ấn vàng được đúc năm 1823 thời vua Minh Mạng (1820-1841), nằm trong lô số 101 “Art du Vietnam” (Nghệ thuật của Việt Nam), được nhà đấu giá Millon thông báo trên trang web ngày 19/10/2022. Chưa đầy hai tuần sau, phía Việt Nam đã đàm phán thành công để hãng Millon tạm hoãn đấu giá và ngay cùng ngày 31/10, hãng ra thông cáo đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá trong ngày.Đại sứ quán Việt Nam tại Paris và đại sứ quán Pháp tại Hà Nội đã hỗ trợ tích cực quá trình đàm phán này. Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/04/2023, đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết :“Chúng tôi đã rất chú ý theo dõi quãng thời gian đàm phán hồi hương ấn vàng của vua Minh Mạng mà cựu hoàng Bảo Đại sở hữu. May là quãng thời gian này rất ngắn. Chúng tôi được thông báo về việc này rất sớm. Lúc đó, chúng tôi đã báo ngay cho Paris về thực chất của vấn đề, tiếp theo là kết nối chính quyền Việt Nam với nhà bán đấu giá để bên muốn có được ấn vàng có thể thỏa thuận mua và tránh bán công khai. Phải nhắc lại là đây là một cổ vật quý giá, đầy ý nghĩa lịch sử xúc động”.Biểu tượng của một chế độ - minh chứng của một giai đoạn lịch sử Việt NamTheo sách Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, được trang Facebook Thông tin Chính phủ trích dẫn, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” “được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng Hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Ấn có nuốm (quai) làm rồng cuốn 2 tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng mười tuổi, nặng 180 lạng 9 đồng 2 phân (khoảng 10,78 kg)”.Nhưng ấn vàng Minh Mạng còn mang nhiều giá trị khác, theo giải thích của nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc khi trả lời RFI Tiếng Việt :“Ngoài giá trị hiện kim của ấn vàng là một khối vàng ròng như vậy, có trọng lượng cụ thể như thế, chiếc ấn còn là một bằng chứng lịch sử gắn với triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam tồn tại hơn một thế kỷ, tính từ năm 1802 cho đến năm 1945. Đồng thời, bản thân chiếc ấn cũng gắn với một sự kiện lịch sử được coi là trọng đại. Đó là khi chế độ phong kiến kết thúc sứ mệnh của mình ở Việt Nam với việc hoàng đế Bảo Đại cáo chung và trao lại cho chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chiếc ấn và biểu hiện cho sự chấm dứt quyền lực của vương triều. Tiếp theo còn có những câu chuyện có thể nói là rất ly kỳ sau này, khi số phận của ấn trôi nổi như thế cho đến việc đem ra đấu giá, rồi chuyện thương thảo của phía Việt Nam để đến ngày hôm nay được coi như là đưa trở về cố quốc. Tôi cho điều đó tạo nên những giá trị cho chiếc ấn đó. Vì thế, tôi nghĩ nó không chỉ là một chiếc ấn vàng, không chỉ là gắn liền với một chế độ, mà gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam”.Biểu tượng của triều Nguyễn trôi dạt sang PhápKim bảo tỷ của hoàng đế Minh Mạng (1791-1841) được nhà đấu giá Millon giới thiệu trên trang web là có đế đúp vuông chồng lên nhau, hình rồng cuộn tròn, có 5 móng bám chặt, phần đầu nhô lên có khắc chữ 王 (Vương), đuôi dựng thẳng phía sau đầu, thân cuốn theo hình xoắn ốc với một phần nhô lên để tô điểm cho thân đầy vảy, đầu tua tủa sừng để lộ mõm sư tử và răng nanh. Bốn chân bám chắc, mỗi chân có 5 móng. Dưới đế khắc 4 chữ Hán : 皇帝之寶 (Hoàng Đế chi bảo).Trong cuốn hồi ký Le Dragon d'Annam (Con rồng An Nam, NXB Plon, 1980, tr. 43), cựu hoàng Bảo Đại viết : “Thời Minh Mạng đánh dấu đỉnh cao của nhà Nguyễn. Đó là thời kỳ thịnh vượng nhất của đất nước. Tiếp nối công việc của cha, vua Minh Mạng cho đắp đê, làm đường, xây cầu, đào kênh, chỉnh trang thành thị, phát triển hải cảng. Ngoài ra, hoàng đế hoàn thành bộ luật do vua Gia Long thực hiện và đặt ra các quy tắc về nghi thức, từ đó trở đi, sẽ chi phối triều đình và tất cả những gì liên quan đến công việc tổ chức hoàng gia. Trong tất cả những công việc đó, vua Minh Mạng cho thấy trí tuệ tuyệt vời”.Kim bửu tỷ, Kim bảo tỷ hay Kim tỷ là các ấn hiếm nhất, quan trọng nhất và được làm bằng vàng ròng. Dưới thời Minh Mạng, khoảng 15 ấn bằng ngọc và bằng vàng được đúc, trong đó có ấn "Hoàng đế chi bảo". Sau đó, ấn vàng này trở thành biểu tượng của sự chuyển giao quyền lực. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết :“Người ta đều biết rằng chiếc ấn này có thể đại diện cho triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng là triều Nguyễn và đã được đích thân hoàng đế Bảo Đại giao lại cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Huế ngày 30/08/1945. Sau đó, ấn vàng được giới thiệu rộng rãi với công chúng trong ngày Lễ Độc lập 02/09/1945.Người ta cũng được biết rằng chiếc ấn này đã bị thất lạc trong quá trình chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ vào cuối tháng 12/1946. Có người nói rằng bởi vì các nhà lãnh đạo cho rằng chiến sự bùng nổ ở Hà Nội sẽ chỉ ngắn thôi, cho nên đã định chôn cất lại ở ngoại ô thành phố. Sau đó khi cuộc kháng chiến trở nên lâu dài, người Pháp trở lại Hà Nội và trong một chuyến rà soát, họ phát hiện ra. Tất cả các bằng chứng đều cho thấy rằng có một buổi lễ mà phía Pháp coi là một thắng lợi khi thu hồi được ấn đó và trao lại cho Bảo Đại, lúc đó trở thành quốc trưởng, có nghĩa là người đứng đầu chính quyền thân Pháp trong cuộc chiến ở Việt Nam. Cuối cùng chính quyền Bảo Đại cũng đổ năm 1955, ông lưu vong ra nước ngoài và có lẽ chiếc ấn cũng theo ông ra nước ngoài”.Trong thời gian sống ở Pháp, cựu hoàng Bảo Đại ly hôn hoàng hậu Nam Phương và sống không dư giả. Năm 1972, ông làm quen bà Monique Baudot, người sau này trở thành vợ ông và tự phong là hoàng phi Vĩnh Thụy. Sau khi cựu hoàng Bảo Đại qua đời năm 1997, hoàng phi xưng là hoàng hậu Tây Phương. Bà tiếp tục chăm sóc mộ phần của người chồng quá cố cho đến khi bà qua đời năm 2021. Khối tài sản mà vua Bảo Đại để lại cho người vợ Pháp đã được chia cho những người thừa kế.Tình trạng “chảy máu” báu vật do những biến cố lịch sửTheo nhà sử học Dương Trung Quốc, không chỉ có ấn vàng mà khá nhiều báu vật của Việt Nam bị thất thoát ở nước ngoài qua nhiều biến cố lịch sử.“Có những thất thoát trực tiếp trong biến cố ấy. Ví dụ người ta hay nhắc đến vụ người Pháp tấn công vào kinh đô Huế năm 1885 và sự cướp bóc kho tàng của triều đình Huế thì cũng chẳng khác gì chuyện xảy ra ở Trung Quốc, của liên quân Bắc Quốc đối với triều đại nhà Thanh. Cho nên số lượng báu vật ra nước ngoài là bao nhiêu, thì có thể nói đến bây giờ cũng chưa ai biết cụ thể cả.Điểm thứ hai là những biến cố lịch sử khiến cho một bộ phận cư dân phải rời tổ quốc ra đi. Họ cũng mang theo rất nhiều báu vật, cũng giống như thời kỳ Minh-Thanh, rất nhiều người Trung Quốc đi ra hải ngoại mang theo những gia bảo, cũng như những đồ vật có giá trị quốc gia. Tiếp theo phải kể đến những biến cố chính trị khác thời kỳ Pháp, Nhật, kể cả thời kỳ chiến tranh Mỹ ở Việt Nam. Có thể nói lưu dân Việt Nam tản cư cũng đã mang theo rất nhiều. Chỉ có điều bây giờ không biết là bao nhiêu và ở đâu. Bên cạnh đó còn có những công viện của những cơ quan nghiên cứu, như Viễn Đông Bác Cổ hay những bảo tàng lớn ở Pháp, cũng lưu giữ một số hiện vật trong quá trình khai quật, nghiên cứu”.Nhà nước và tư nhân cùng nhau bảo tồn di sảnKhi thông báo hủy bán đấu giá trên trang web, hãng Millon cho biết là đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Việt Nam. Còn báo chí trong nước đưa tin ông Nguyễn Thế Hồng, nhà sưu tập tư nhân ở Bắc Ninh, đã ký với nhà đấu giá Millon hôm 13/01/2023 tại Pháp hợp đồng mua ấn vàng với giá 6,1 triệu euro, cao hơn gấp 2-3 lần giá thẩm định ban đầu là 2-3 triệu euro. Nhà tỉ phú chi kinh phí để đàm phán và hồi hương ấn vàng, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam.Sự kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân để hồi hương cổ vật được nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá có ý nghĩa quan trọng, là một dấu hiệu tích cực cho việc bảo tồn di sản, lịch sử Việt Nam :“Câu chuyện liên quan đến việc đưa ấn “Hoàng đế chi bảo” về, lần đầu tiên có được sự phối hợp giữa Nhà nước, trực tiếp là cơ quan quản lý văn hóa của Nhà nước, với các cơ quan có trách nhiệm chuyên môn, các chuyên gia cùng với sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội, ví dụ dòng tộc Nguyễn ở Huế, hay là những cơ quan, hội đoàn liên quan đến vấn đề bảo tồn di sản. Và cuối cùng là có nhà đầu tư sẵn sàng đứng ra làm việc này với tư cách cá nhân.Tôi cho đó là một dấu hiệu tích cực, một dấu hiệu tốt, bởi vì rất nhiều lần, chúng ta đã không đạt được việc tham gia các cuộc đấu thầu, chỉ vì những vấn đề liên quan đến pháp lý, chính sách, liên quan đến việc kết hợp với nhau, bởi vì việc này liên quan đến thời gian và tiền bạc. Còn trong chừng mực nào đó, tôi cho rằng sự hợp tác của Nhà nước với những cá nhân đã được mở ra từ Luật Di sản. Trong luật này, lần đầu tiên chúng ta tôn trọng những quyền sở hữu cá nhân đối với cổ vật, tất nhiên sẽ trừ ràng buộc về một số chế tài nhất định, nhưng về căn bản là ủng hộ. Ngay cả việc xây dựng những bộ sưu tập hoặc mở bảo tàng đều đã được quy định trong pháp luật. Và xu thế xã hội hóa, tức là dùng nguồn lực trong dân, để thực hiện việc này, cũng đã có. Cho nên tôi cho đó là cơ sơ pháp lý thuận lợi cho việc triển khai. Gần đây chẳng hạn, một số món được xếp vào đẳng cấp cao nhất trong hệ thống bảo vật quốc gia nằm trong bộ sưu tập tư nhân”.Một khó khăn cần khắc phục là phải nắm được số lượng báu vật nằm ở nước ngoài để có thể thương lượng, đàm phán, mua lại trước khi bị mang đấu giá vì thường sẽ có chi phí cao hơn và khả năng rơi vào tay các nhà sưu tập nước ngoài. Đây là điểm nhà sử học Dương Trung Quốc lấy làm tiếc :“Thực tế là người Việt Nam không kiểm soát được, cho nên bỏ lỡ khá nhiều cơ hội, ví dụ gần đây là chuyện bán đấu giá tranh của vua Hàm Nghi, hoặc ở Trung Quốc có bán đấu giá tranh về đức Trần Nhân Tông từ thời kỳ nhà Hồ. Phải nói đó là sự thực mà giới quản lý văn hóa Việt Nam, các nhà văn hóa và kể cả cá nhân tôi, người quan tâm đến di sản văn hóa quốc gia, cũng đều hết sức băn khoăn”. Thành công trong việc hồi hương ấn vàng triều Minh Mạng có thể là kinh nghiệm hữu ích sau này vào lúc Việt Nam muốn khẳng định “bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ trên trường quốc tế”, theo ghi nhận của trang Thông tin Chính phủ Việt Nam.

Tạp chí Việt Nam
Ấn vàng triều Minh Mạng mở đường “hồi hương” cổ vật Việt ở nước ngoài

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Nov 13, 2023 10:43


Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” dự kiến trở về cố hương tháng 11/2023 sau hơn nửa thế kỷ chu du trên đất Pháp. Theo thông báo của cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Lê Thị Thu Hiền trong cuộc họp thường kỳ quý 3 của bộ Văn Hóa - Thể Thao & Du Lịch, “dự kiến cuối tháng 10 tất cả thủ tục pháp lý liên quan tới ấn vàng sẽ hoàn tất để có thể giao lại cho chúng ta”, các cơ quan liên quan ở Việt Nam “làm các thủ tục pháp lý để tiến hành đưa ấn vàng về nước”. Số phận của ấn vàng cũng lênh đênh như chủ sở hữu quá cố - cựu hoàng Bảo Đại - đã thu hút sự mọi chú ý khi ấn vàng được giao độc quyền cho nhà đấu giá Pháp Millon vì gia đình chủ sở hữu không nhận được hồi âm về đề xuất thỏa thuận riêng với phía Việt Nam trước đó.Ấn vàng được đúc năm 1823 thời vua Minh Mạng (1820-1841), nằm trong lô số 101 “Art du Vietnam” (Nghệ thuật của Việt Nam), được nhà đấu giá Millon thông báo trên trang web ngày 19/10/2022. Chưa đầy hai tuần sau, phía Việt Nam đã đàm phán thành công để hãng Millon tạm hoãn đấu giá và ngay cùng ngày 31/10, hãng ra thông cáo đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá trong ngày.Đại sứ quán Việt Nam tại Paris và đại sứ quán Pháp tại Hà Nội đã hỗ trợ tích cực quá trình đàm phán này. Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/04/2023, đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết :“Chúng tôi đã rất chú ý theo dõi quãng thời gian đàm phán hồi hương ấn vàng của vua Minh Mạng mà cựu hoàng Bảo Đại sở hữu. May là quãng thời gian này rất ngắn. Chúng tôi được thông báo về việc này rất sớm. Lúc đó, chúng tôi đã báo ngay cho Paris về thực chất của vấn đề, tiếp theo là kết nối chính quyền Việt Nam với nhà bán đấu giá để bên muốn có được ấn vàng có thể thỏa thuận mua và tránh bán công khai. Phải nhắc lại là đây là một cổ vật quý giá, đầy ý nghĩa lịch sử xúc động”.Biểu tượng của một chế độ - minh chứng của một giai đoạn lịch sử Việt NamTheo sách Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, được trang Facebook Thông tin Chính phủ trích dẫn, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” “được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng Hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Ấn có nuốm (quai) làm rồng cuốn 2 tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng mười tuổi, nặng 180 lạng 9 đồng 2 phân (khoảng 10,78 kg)”.Nhưng ấn vàng Minh Mạng còn mang nhiều giá trị khác, theo giải thích của nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc khi trả lời RFI Tiếng Việt :“Ngoài giá trị hiện kim của ấn vàng là một khối vàng ròng như vậy, có trọng lượng cụ thể như thế, chiếc ấn còn là một bằng chứng lịch sử gắn với triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam tồn tại hơn một thế kỷ, tính từ năm 1802 cho đến năm 1945. Đồng thời, bản thân chiếc ấn cũng gắn với một sự kiện lịch sử được coi là trọng đại. Đó là khi chế độ phong kiến kết thúc sứ mệnh của mình ở Việt Nam với việc hoàng đế Bảo Đại cáo chung và trao lại cho chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chiếc ấn và biểu hiện cho sự chấm dứt quyền lực của vương triều. Tiếp theo còn có những câu chuyện có thể nói là rất ly kỳ sau này, khi số phận của ấn trôi nổi như thế cho đến việc đem ra đấu giá, rồi chuyện thương thảo của phía Việt Nam để đến ngày hôm nay được coi như là đưa trở về cố quốc. Tôi cho điều đó tạo nên những giá trị cho chiếc ấn đó. Vì thế, tôi nghĩ nó không chỉ là một chiếc ấn vàng, không chỉ là gắn liền với một chế độ, mà gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam”.Biểu tượng của triều Nguyễn trôi dạt sang PhápKim bảo tỷ của hoàng đế Minh Mạng (1791-1841) được nhà đấu giá Millon giới thiệu trên trang web là có đế đúp vuông chồng lên nhau, hình rồng cuộn tròn, có 5 móng bám chặt, phần đầu nhô lên có khắc chữ 王 (Vương), đuôi dựng thẳng phía sau đầu, thân cuốn theo hình xoắn ốc với một phần nhô lên để tô điểm cho thân đầy vảy, đầu tua tủa sừng để lộ mõm sư tử và răng nanh. Bốn chân bám chắc, mỗi chân có 5 móng. Dưới đế khắc 4 chữ Hán : 皇帝之寶 (Hoàng Đế chi bảo).Trong cuốn hồi ký Le Dragon d'Annam (Con rồng An Nam, NXB Plon, 1980, tr. 43), cựu hoàng Bảo Đại viết : “Thời Minh Mạng đánh dấu đỉnh cao của nhà Nguyễn. Đó là thời kỳ thịnh vượng nhất của đất nước. Tiếp nối công việc của cha, vua Minh Mạng cho đắp đê, làm đường, xây cầu, đào kênh, chỉnh trang thành thị, phát triển hải cảng. Ngoài ra, hoàng đế hoàn thành bộ luật do vua Gia Long thực hiện và đặt ra các quy tắc về nghi thức, từ đó trở đi, sẽ chi phối triều đình và tất cả những gì liên quan đến công việc tổ chức hoàng gia. Trong tất cả những công việc đó, vua Minh Mạng cho thấy trí tuệ tuyệt vời”.Kim bửu tỷ, Kim bảo tỷ hay Kim tỷ là các ấn hiếm nhất, quan trọng nhất và được làm bằng vàng ròng. Dưới thời Minh Mạng, khoảng 15 ấn bằng ngọc và bằng vàng được đúc, trong đó có ấn "Hoàng đế chi bảo". Sau đó, ấn vàng này trở thành biểu tượng của sự chuyển giao quyền lực. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết :“Người ta đều biết rằng chiếc ấn này có thể đại diện cho triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng là triều Nguyễn và đã được đích thân hoàng đế Bảo Đại giao lại cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Huế ngày 30/08/1945. Sau đó, ấn vàng được giới thiệu rộng rãi với công chúng trong ngày Lễ Độc lập 02/09/1945.Người ta cũng được biết rằng chiếc ấn này đã bị thất lạc trong quá trình chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ vào cuối tháng 12/1946. Có người nói rằng bởi vì các nhà lãnh đạo cho rằng chiến sự bùng nổ ở Hà Nội sẽ chỉ ngắn thôi, cho nên đã định chôn cất lại ở ngoại ô thành phố. Sau đó khi cuộc kháng chiến trở nên lâu dài, người Pháp trở lại Hà Nội và trong một chuyến rà soát, họ phát hiện ra. Tất cả các bằng chứng đều cho thấy rằng có một buổi lễ mà phía Pháp coi là một thắng lợi khi thu hồi được ấn đó và trao lại cho Bảo Đại, lúc đó trở thành quốc trưởng, có nghĩa là người đứng đầu chính quyền thân Pháp trong cuộc chiến ở Việt Nam. Cuối cùng chính quyền Bảo Đại cũng đổ năm 1955, ông lưu vong ra nước ngoài và có lẽ chiếc ấn cũng theo ông ra nước ngoài”.Trong thời gian sống ở Pháp, cựu hoàng Bảo Đại ly hôn hoàng hậu Nam Phương và sống không dư giả. Năm 1972, ông làm quen bà Monique Baudot, người sau này trở thành vợ ông và tự phong là hoàng phi Vĩnh Thụy. Sau khi cựu hoàng Bảo Đại qua đời năm 1997, hoàng phi xưng là hoàng hậu Tây Phương. Bà tiếp tục chăm sóc mộ phần của người chồng quá cố cho đến khi bà qua đời năm 2021. Khối tài sản mà vua Bảo Đại để lại cho người vợ Pháp đã được chia cho những người thừa kế.Tình trạng “chảy máu” báu vật do những biến cố lịch sửTheo nhà sử học Dương Trung Quốc, không chỉ có ấn vàng mà khá nhiều báu vật của Việt Nam bị thất thoát ở nước ngoài qua nhiều biến cố lịch sử.“Có những thất thoát trực tiếp trong biến cố ấy. Ví dụ người ta hay nhắc đến vụ người Pháp tấn công vào kinh đô Huế năm 1885 và sự cướp bóc kho tàng của triều đình Huế thì cũng chẳng khác gì chuyện xảy ra ở Trung Quốc, của liên quân Bắc Quốc đối với triều đại nhà Thanh. Cho nên số lượng báu vật ra nước ngoài là bao nhiêu, thì có thể nói đến bây giờ cũng chưa ai biết cụ thể cả.Điểm thứ hai là những biến cố lịch sử khiến cho một bộ phận cư dân phải rời tổ quốc ra đi. Họ cũng mang theo rất nhiều báu vật, cũng giống như thời kỳ Minh-Thanh, rất nhiều người Trung Quốc đi ra hải ngoại mang theo những gia bảo, cũng như những đồ vật có giá trị quốc gia. Tiếp theo phải kể đến những biến cố chính trị khác thời kỳ Pháp, Nhật, kể cả thời kỳ chiến tranh Mỹ ở Việt Nam. Có thể nói lưu dân Việt Nam tản cư cũng đã mang theo rất nhiều. Chỉ có điều bây giờ không biết là bao nhiêu và ở đâu. Bên cạnh đó còn có những công viện của những cơ quan nghiên cứu, như Viễn Đông Bác Cổ hay những bảo tàng lớn ở Pháp, cũng lưu giữ một số hiện vật trong quá trình khai quật, nghiên cứu”.Nhà nước và tư nhân cùng nhau bảo tồn di sảnKhi thông báo hủy bán đấu giá trên trang web, hãng Millon cho biết là đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Việt Nam. Còn báo chí trong nước đưa tin ông Nguyễn Thế Hồng, nhà sưu tập tư nhân ở Bắc Ninh, đã ký với nhà đấu giá Millon hôm 13/01/2023 tại Pháp hợp đồng mua ấn vàng với giá 6,1 triệu euro, cao hơn gấp 2-3 lần giá thẩm định ban đầu là 2-3 triệu euro. Nhà tỉ phú chi kinh phí để đàm phán và hồi hương ấn vàng, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam.Sự kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân để hồi hương cổ vật được nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá có ý nghĩa quan trọng, là một dấu hiệu tích cực cho việc bảo tồn di sản, lịch sử Việt Nam :“Câu chuyện liên quan đến việc đưa ấn “Hoàng đế chi bảo” về, lần đầu tiên có được sự phối hợp giữa Nhà nước, trực tiếp là cơ quan quản lý văn hóa của Nhà nước, với các cơ quan có trách nhiệm chuyên môn, các chuyên gia cùng với sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội, ví dụ dòng tộc Nguyễn ở Huế, hay là những cơ quan, hội đoàn liên quan đến vấn đề bảo tồn di sản. Và cuối cùng là có nhà đầu tư sẵn sàng đứng ra làm việc này với tư cách cá nhân.Tôi cho đó là một dấu hiệu tích cực, một dấu hiệu tốt, bởi vì rất nhiều lần, chúng ta đã không đạt được việc tham gia các cuộc đấu thầu, chỉ vì những vấn đề liên quan đến pháp lý, chính sách, liên quan đến việc kết hợp với nhau, bởi vì việc này liên quan đến thời gian và tiền bạc. Còn trong chừng mực nào đó, tôi cho rằng sự hợp tác của Nhà nước với những cá nhân đã được mở ra từ Luật Di sản. Trong luật này, lần đầu tiên chúng ta tôn trọng những quyền sở hữu cá nhân đối với cổ vật, tất nhiên sẽ trừ ràng buộc về một số chế tài nhất định, nhưng về căn bản là ủng hộ. Ngay cả việc xây dựng những bộ sưu tập hoặc mở bảo tàng đều đã được quy định trong pháp luật. Và xu thế xã hội hóa, tức là dùng nguồn lực trong dân, để thực hiện việc này, cũng đã có. Cho nên tôi cho đó là cơ sơ pháp lý thuận lợi cho việc triển khai. Gần đây chẳng hạn, một số món được xếp vào đẳng cấp cao nhất trong hệ thống bảo vật quốc gia nằm trong bộ sưu tập tư nhân”.Một khó khăn cần khắc phục là phải nắm được số lượng báu vật nằm ở nước ngoài để có thể thương lượng, đàm phán, mua lại trước khi bị mang đấu giá vì thường sẽ có chi phí cao hơn và khả năng rơi vào tay các nhà sưu tập nước ngoài. Đây là điểm nhà sử học Dương Trung Quốc lấy làm tiếc :“Thực tế là người Việt Nam không kiểm soát được, cho nên bỏ lỡ khá nhiều cơ hội, ví dụ gần đây là chuyện bán đấu giá tranh của vua Hàm Nghi, hoặc ở Trung Quốc có bán đấu giá tranh về đức Trần Nhân Tông từ thời kỳ nhà Hồ. Phải nói đó là sự thực mà giới quản lý văn hóa Việt Nam, các nhà văn hóa và kể cả cá nhân tôi, người quan tâm đến di sản văn hóa quốc gia, cũng đều hết sức băn khoăn”. Thành công trong việc hồi hương ấn vàng triều Minh Mạng có thể là kinh nghiệm hữu ích sau này vào lúc Việt Nam muốn khẳng định “bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ trên trường quốc tế”, theo ghi nhận của trang Thông tin Chính phủ Việt Nam.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Chuyện đêm - Anh Lá Văn Khôi (dân tộc Thái ở Nghệ An): “Tâm có tĩnh, minh mới sáng”

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Oct 15, 2023 13:58


 - “Tâm có tĩnh, Minh mới sáng”, tâm hồn an tĩnh, trí tuệ mới minh mẫn sáng suốt để suy nghĩ và đưa ra những hướng đi đúng” – đó là chia sẻ của anh Lá Văn Duy - Giám đốc HTX Tĩnh Sáng Đường (ở Quỳ Hợp, Nghệ An) khi nói về hành trình cùng với người dân miền núi biến cây rừng thành những sản phẩm quý, hỗ trợ sức khoẻ. Điều đáng nói là chỉ sau một thời gian ngắn được thành lập, HTX đã cho ra đời khoảng 30 dòng sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Phóng viên Sỹ Đức trò chuyện với Lá Văn Khôi, người Thái ở huyện miền núi Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An -Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An. Anh là nhân vật khá nổi bật trong đội ngũ tri thức trẻ miền Tây Nghệ An với nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, từng tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ 5; được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác, học tập, rèn luyện; tham dự Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2020”. Chủ đề : Lá Văn Khôi, dân tộc Thái ở Nghệ An, Tâm có tĩnh, minh mới sáng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Biển Đông : Việt Nam có chịu "nhượng" chủ quyền để cùng Philippines chống Trung Quốc ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Oct 2, 2023 12:45


Philippines muốn đạt được một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác hàng hải ở Biển Đông. Đích thân tổng thống Marcos Jr. bày tỏ mong muốn này ngày 10/08/2023 trong buổi hội đàm chia tay với đại sứ Việt Nam mãn nhiệm Hoàng Huy Chung. Mục tiêu sâu xa là đoàn kết để đối phó với đối thủ mạnh hơn là Trung Quốc. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy có thể sẽ kéo theo những vấn đề chủ quyền chồng lấn giữa hai nước trong vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia nước ngoài từng gợi ý rằng Việt Nam, Philippines, Malaysia - ba nước chính có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - nên ngồi lại đàm phán với nhau để hình thành một mặt trận chung, mạnh mẽ hơn để đối phó với Trung Quốc.Tuy nhiên, liệu Hà Nội có sẵn sàng xem lại những đòi hỏi chủ quyền không ? Những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam có phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ? Việt Nam được lợi gì khi tăng cường hợp tác hàng hải với Philippines ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), Pháp.RFI : Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa, chồng lấn với một số đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Trước hết, xin ông giải thích Việt Nam và Philippines tranh chấp những gì ở Biển Đông ? Hai nước này có tranh chấp gì với bên thứ ba ? Laurent Gédéon : Trước tiên cần xác định được là chúng ta đang bàn về điều gì khi nhắc đến Biển Đông, đặc biệt là về quần đảo Trường Sa. Đó là một quần đảo với nhiều bãi đá ngầm mà về nguyên tắc là không phù hợp với một đời sống tự túc tại đây. Sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền với toàn bộ hoặc một phần quần đảo, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia. Để khẳng định chủ quyền, những nước này đưa quân đội đến đồn trú tại một hoặc nhiều đảo, trừ Brunei.Nước đòi chủ quyền nhiều nhất là Trung Quốc với “đường 9 đoạn”, khiến quốc gia này thành đối thủ với 5 nước còn lại. Việt Nam cũng tương tự, đòi chủ quyền với toàn bộ quần đảo, giống như Đài Loan. Nhìn chung ba nước khác tuyên bố chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.Liên quan đến Việt Nam và Philippines, cả hai nước cùng đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa nhưng với quy mô khác nhau. Như đã nói, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa. Những tuyên bố này được thể hiện trong các bản đồ chính thức hoặc không chính thức được xuất bản trong nước và thông qua những tuyên bố thường xuyên của các lãnh đạo chính trị.Phía Philippines chỉ đòi hỏi chủ quyền đối với những hòn đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tình trạng này tạo ra sự chồng chéo về tham vọng của Hà Nội và Manila. Và các yêu sách chồng chéo này tạo ra sự cạnh tranh giữa hai nước.RFI : Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (PCA) áp dụng được như nào đối với những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ? Laurent Gédéon : Để hiểu phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye liên quan như nào đến Việt Nam, cần phải nhắc lại là Hà Nội khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chủ yếu dựa trên những lập luận lịch sử, trong đó có kiến ​​thức cổ xưa khẳng định sự tồn tại của hai quần đảo này là do ngư dân Việt Nam thường xuyên lui tới.Tuy nhiên, nếu như Việt Nam có thể chứng minh được rằng quần đảo Hoàng Sa được hoàng đế Gia Long trực tiếp quản lý vào năm 1816, sau đó được hoàng đế Minh Mạng xác nhận vào năm 1833 thì đối với quần đảo Trường Sa lại khó hơn. Cần nhớ rằng Pháp tuyên bố quần đảo Trường Sa là “vùng đất vô danh” (terra nullius) vào tháng 09/1930 khi chiếm hữu chúng và sau này mới trao lại cho chính quyền Việt Nam. Đọc thêm : Đưa vấn đề Biển Đông ra PCA: Việt Nam thận trọng cân nhắc thiệt, hơnNgoài ra, còn có một điểm khác cần nêu lên trước khi đề cập đến yêu sách chủ quyền của Việt Nam, đó là phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016 chú ý đến hai điểm rất quan trọng.Thứ nhất, Tòa nhấn mạnh đến tính vô hiệu các quyền lịch sử. Tòa cho rằng kể cả Trung Quốc cũng khẳng định có các quyền lịch sử đối với tài nguyên ở các vùng biển ở Biển Đông nhưng các quyền này đã bị vô hiệu vì chúng không phù hợp với các vùng đặc quyền kinh tế được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982, còn gọi là công ước Montego Bay). Như vậy, rõ ràng là tòa đã vô hiệu hóa về mặt pháp lý “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh.Điểm quan trọng thứ hai trong phán quyết, đó là không công nhận các đá ngầm là đảo. Điều 121 của UNCLOS khẳng định “những đá ngầmkhông thích hợp cho con người tựsinh sống hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”. Khi viện dẫn điều này, Tòa Trọng Tài đã nêu rõ rằng “những cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý trong khi cấu trúc chìm khi thủy triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy”.Nói một cách khác, một đá ngầm với các điều kiện tự nhiên của chúng không thể trở thành một đá và càng không thể được coi là đảo theo luật pháp quốc tế. Điều này áp dụng đối với cả trường hợp Trung Quốc đã bồi đắp để một số thực thể ngầm nổi lên mặt nước. Chỉ tình trạng tự nhiên ban đầu mới có giá trị về luật. Nhìn từ lập trường của Tòa, những công trình bồi đắp do Bắc Kinh tiến hành ở Biển Đông không tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và càng không thể có thềm lục địa quanh những hòn đảo nhân tạo này. Tóm lại, theo Tòa Trọng Tài Thường Trực, chỉ có những vùng đặc quyền do bờ biển của các nước tạo ra là hợp pháp.Tuy nhiên, phán quyết của Tòa lại đặt ra vài vấn đề cho Việt Nam. Thứ nhất về các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), bởi vì khác với Trung Quốc, Việt Nam không phản đối thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực liên quan đến Biển Đông. Việt Nam công nhận tính hợp lệ của vùng đặc quyền kinh tế và tuyên bố quyền kiểm soát các vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chúng ta nhớ rằng Hà Nội đã kịch liệt phản đối bất kỳ hành động thăm dò nào của tàu Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, như trường hợp của tầu Hải Dương 8 vào tháng 07/2019. Hệ quả là Việt Nam khó có thể phản đối Manila kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế của Philippines cho dù bao gồm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Đọc thêm : Hà Nội nêu đích danh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt NamKhó khăn thứ hai liên quan đến các đảo. Giả sử có một điều lệ cho phép Việt Nam giữ chủ quyền đối với các đảo ở quần đảo Trường Sa, phán quyết của Tòa cũng quy định rằng việc đó sẽ không bao giờ tạo ra vùng đặc quyền kinh tế. Điều này sẽ hạn chế khả năng tận dụng lợi thế của Việt Nam.Khó khăn thứ ba liên quan đến tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa. Vì lập luận của Việt Nam tương tự với Trung Quốc, có nghĩa là những bằng chứng lịch sử, nên giả sử Hà Nội viện đến Tòa Trọng Tài Thường Trực thì Tòa cũng sẽ không ra phán quyết có lợi cho họ. Điều này khiến Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc pháp lý. Cho nên nếu muốn duy trì yêu sách và được luật pháp quốc tế công nhận, Việt Nam sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét lại lập luận của mình để đưa ra những yếu tố mới được chấp nhận về mặt pháp lý.RFI : Việt Nam luôn tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam sẵn sàng « nhân nhượng » phần nào với Philippines ? Laurent Gédéon : Về yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa có lẽ Việt Nam phải đàm phán trực tiếp với Trung Quốc trong bối cảnh cán cân vô cùng bất lợi cho Việt Nam, song đòi hỏi chủ quyền của Hà Nội đối với quần đảo Trường Sa còn phức tạp hơn nhiều, do nhiều yếu tố : Khó lập được mối liên hệ lịch sử rõ ràng của Việt Nam với Trường Sa, có nhiều nhân tố liên quan, khoảng cách địa lý không đều giữa các quốc gia với quần đảo không hẳn có lợi cho những nước nằm ở xa nhất, như trường hợp Việt Nam.Nếu bám vào khuôn khổ pháp lý mà chúng ta đã đề cập thì Việt Nam khó có thể bỏ qua đàm phán với Philippines. Nếu các cuộc đàm phán như vậy diễn ra một ngày nào đó, rất có khả năng là chúng sẽ dẫn đến việc chia sẻ các vùng chủ quyền. Thực vậy, Việt Nam khó có thể phản đối giá trị pháp lý của những tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với các đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, trừ khi đi ngược lại với luật pháp quốc tế - điều mà Hà Nội vẫn dựa vào đó để khẳng định vùng đặc quyền kinh tế mình, như chúng ta đã đề cập ở trên. Đọc thêm :Biển Đông: Việt Nam trước áp lực của Trung Quốc về đàm phán song phươngNgoài ra còn phải bổ sung thêm một điểm quan trọng về địa-chính trị. Chúng ta thấy từ vài năm nay, căng thẳng gia tăng thường xuyên ở khu vực Đài Loan. Hoa Kỳ gia tăng ủng hộ hòn đảo, đồng thời củng cố các thỏa thuận quân sự với Manila, cho phép Mỹ tiếp cận 9 căn cứ của Philippines. Trước tình hình đó, Trung Quốc liên tục nỗ lực cải thiện năng lực quân sự và thường xuyên đe dọa can thiệp vũ trang vào Đài Loan. Đến lúc nào đó, tình hình ngày càng căng thẳng này có thể sẽ dẫn tới xung đột.Trong trường hợp xảy ra xung đột Đài Loan, nếu như không có gì cho thấy Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp thì Philippines gần như chắc chắn sẽ có liên quan trực tiếp. Giả sử cuộc xung đột này khiến Trung Quốc yếu đi, Philippines có thể được lợi từ việc sát cánh với Hoa Kỳ, có nghĩa là Washington sẽ ủng hộ về ngoại giao đối với các yêu cầu chủ quyền của Manila. Điều này có thể sẽ xảy ra ngay cả khi lập trường chính thức của Hoa Kỳ là không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền quần đảo. Do đó có thể thấy lợi ích của một thỏa thuận sớm giữa Philippines và Việt Nam vì nếu không, vị thế cũng lợi ích của Việt Nam có thể bị suy yếu trong trường hợp xảy ra xung đột.RFI : Một thỏa thuận như vậy có thể coi là bí mật quốc gia, như Việt Nam và Trung Quốc - hai nước có hệ thống chính trị tương đồng, đã áp dụng. Tuy nhiên với Philippines thì lại khác, thỏa thuận có thể được công bố. Trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ phải vận động người dân như thế nào trong khi Hà Nội luôn khẳng định chủ quyền đối với cả Hoàng Sa và Trường Sa ?Laurent Gédéon : Theo tôi, khó hình dung ra được là có thể giữ bí mật một thỏa thuận như vậy nếu xét tới bối cảnh chính trị - xã hội rất khác nhau giữa Việt Nam và Philippines. Tôi nghĩ là nếu có một thỏa thuận như vậy, chính quyền Việt Nam cần giảng giải cho người dân bằng cách nhấn mạnh đến việc phân chia các vùng chủ quyền sẽ không gây tổn hại đến lợi ích kinh tế và chiến lược của đất nước và sẽ tạo ra những lợi thế vồn không thể có được trong cảnh bế tắc.Ngoài ra, không có gì cấm hình dung rằng một thỏa thuận chính thức về việc phân chia chủ quyền có thể được bổ sung thêm các thỏa thuận khác cho phép hai nước sử dụng chung một số nguồn tài nguyên. Nếu mối quan hệ giữa Hà Nội và Manila là đáng tin cậy thì điều này có thể thực hiện được và sẽ cho phép dư luận Việt Nam hiểu rõ hơn về lợi ích của một cuộc đàm phán như vậy.Đó là sự đảo ngược hoàn toàn những phát biểu hiện nay, mà theo tôi, để làm được việc này đòi hỏi quyết tâm chính trị rõ ràng và cần một quá trình chuẩn bị trước kỹ lưỡng, lâu dài bởi vì dư luận Việt Nam sẽ phải mất vài năm để quen với cách nhìn nhận khác về quần đảo Trường Sa cùng với những thách thức liên quan đến chủ quyền Trường Sa. Nhưng tôi nghĩ là điều này có thể sẽ thuận lợi bởi lập trường của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, ngược lại sẽ không thay đổi.RFI : Các cuộc tập trận gần đây giữa Philippines và các nước Mỹ, Nhật Bản, Úc ở Biển Đông nhằm thể hiện cứng rắn trước những hành động quấy rối và yêu sách của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này cũng có tác động phần nào đến Việt Nam, một bên có tranh chấp chủ quyền ở trong vùng ?Laurent Gédéon : Đúng vậy, những sự kiện này có tác động rõ ràng đối với Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ tìm cách tập hợp các nước trong vùng phản đối những yêu sách hàng hải của Bắc Kinh trong một cấu trúc an ninh do Washington điều hành. Nhưng cho đến giờ, Hà Nội vẫn không muốn tham gia một cơ chế như vậy. Nhưng trên bình diện địa-chính trị, hoàn toàn có thể tự hỏi là Hà Nội sẽ được gì khi xích lại gần với Hoa Kỳ trong trường hợp Mỹ-Trung xảy ra xung đột.Đây là một ván cược. Việc đặt cược vào thắt chặt quan hệ chiến lược Mỹ-Việt rõ ràng là đầy gay góc với Hà Nội với hai khả năng có thể xảy ra. Trường hợp thứ nhất, Trung Quốc ra khỏi xung đột ở thế mạnh. Trong giả thuyết này, nếu sát cánh quá lộ liễu với Washington, Việt Nam có nguy cơ phải trả giá, nhất là về kinh tế - lĩnh vực vốn kết nối chặt chẽ hai nước.Ở giả thuyết thứ hai, Trung Quốc thoát khỏi xung đột trên thế yếu. Trong trường hợp này, Việt Nam có thể được lợi từ cuộc xung đột, kể cả đối quần đảo Hoàng Sa. Còn đối với quần đảo Trường Sa, Hà Nội vẫn không thể không đàm phán với Manila. Nhưng cuộc đàm phán này có thể sẽ cân bằng hơn và Hoa Kỳ có thể sẽ đóng vai trò trọng tài hơn là ủng hộ Manila. Do đó, theo tôi, Hà Nội sẽ phải tính toán tỉ lệ thiệt/hơn khi sát cánh với Washington. Đọc thêm : Biển Đông: Philippines tăng cường liên minh với Mỹ, Nhật, ÚcTóm lại, dù là với bất kỳ kịch bản nào, chính sách thận trọng và giữ khoảng cách của Hà Nội, hợp lý trong bối cảnh hiện tại, có lẽ sẽ phản tác dụng trong trường hợp nổ ra xung đột và có điều chỉnh lớn về cân bằng địa chính trị trong vùng.Điều gần như chắc chắn là hiện nay, căn cứ vào lập trường bất di bất dịch của Bắc Kinh về Biển Đông và nhìn vào chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có lẽ không có cơ hội nào giành lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thông qua việc đàm phán với nước láng giềng và trong mọi trường hợp sẽ rơi vào thế yếu trước Philippines về Trường Sa nếu như không có đàm phán trước với Manila hoặc xích lại gần với Washington.Do đó, chừng nào những vấn đề này được Hà Nội coi là một thách thức quan trọng, tôi cho rằng việc cần điều chỉnh các trục ngoại giao của Việt Nam có lẽ việc cần thiết để nâng cao vị thế và những tuyến bố chủ quyền của Việt Nam trong trung hạn.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon. 

Tạp chí Việt Nam
Biển Đông : Việt Nam có chịu "nhượng" chủ quyền để cùng Philippines chống Trung Quốc ?

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Oct 2, 2023 12:45


Philippines muốn đạt được một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác hàng hải ở Biển Đông. Đích thân tổng thống Marcos Jr. bày tỏ mong muốn này ngày 10/08/2023 trong buổi hội đàm chia tay với đại sứ Việt Nam mãn nhiệm Hoàng Huy Chung. Mục tiêu sâu xa là đoàn kết để đối phó với đối thủ mạnh hơn là Trung Quốc. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy có thể sẽ kéo theo những vấn đề chủ quyền chồng lấn giữa hai nước trong vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia nước ngoài từng gợi ý rằng Việt Nam, Philippines, Malaysia - ba nước chính có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - nên ngồi lại đàm phán với nhau để hình thành một mặt trận chung, mạnh mẽ hơn để đối phó với Trung Quốc.Tuy nhiên, liệu Hà Nội có sẵn sàng xem lại những đòi hỏi chủ quyền không ? Những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam có phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ? Việt Nam được lợi gì khi tăng cường hợp tác hàng hải với Philippines ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), Pháp.RFI : Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa, chồng lấn với một số đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Trước hết, xin ông giải thích Việt Nam và Philippines tranh chấp những gì ở Biển Đông ? Hai nước này có tranh chấp gì với bên thứ ba ? Laurent Gédéon : Trước tiên cần xác định được là chúng ta đang bàn về điều gì khi nhắc đến Biển Đông, đặc biệt là về quần đảo Trường Sa. Đó là một quần đảo với nhiều bãi đá ngầm mà về nguyên tắc là không phù hợp với một đời sống tự túc tại đây. Sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền với toàn bộ hoặc một phần quần đảo, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia. Để khẳng định chủ quyền, những nước này đưa quân đội đến đồn trú tại một hoặc nhiều đảo, trừ Brunei.Nước đòi chủ quyền nhiều nhất là Trung Quốc với “đường 9 đoạn”, khiến quốc gia này thành đối thủ với 5 nước còn lại. Việt Nam cũng tương tự, đòi chủ quyền với toàn bộ quần đảo, giống như Đài Loan. Nhìn chung ba nước khác tuyên bố chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.Liên quan đến Việt Nam và Philippines, cả hai nước cùng đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa nhưng với quy mô khác nhau. Như đã nói, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa. Những tuyên bố này được thể hiện trong các bản đồ chính thức hoặc không chính thức được xuất bản trong nước và thông qua những tuyên bố thường xuyên của các lãnh đạo chính trị.Phía Philippines chỉ đòi hỏi chủ quyền đối với những hòn đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tình trạng này tạo ra sự chồng chéo về tham vọng của Hà Nội và Manila. Và các yêu sách chồng chéo này tạo ra sự cạnh tranh giữa hai nước.RFI : Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (PCA) áp dụng được như nào đối với những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ? Laurent Gédéon : Để hiểu phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye liên quan như nào đến Việt Nam, cần phải nhắc lại là Hà Nội khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chủ yếu dựa trên những lập luận lịch sử, trong đó có kiến ​​thức cổ xưa khẳng định sự tồn tại của hai quần đảo này là do ngư dân Việt Nam thường xuyên lui tới.Tuy nhiên, nếu như Việt Nam có thể chứng minh được rằng quần đảo Hoàng Sa được hoàng đế Gia Long trực tiếp quản lý vào năm 1816, sau đó được hoàng đế Minh Mạng xác nhận vào năm 1833 thì đối với quần đảo Trường Sa lại khó hơn. Cần nhớ rằng Pháp tuyên bố quần đảo Trường Sa là “vùng đất vô danh” (terra nullius) vào tháng 09/1930 khi chiếm hữu chúng và sau này mới trao lại cho chính quyền Việt Nam. Đọc thêm : Đưa vấn đề Biển Đông ra PCA: Việt Nam thận trọng cân nhắc thiệt, hơnNgoài ra, còn có một điểm khác cần nêu lên trước khi đề cập đến yêu sách chủ quyền của Việt Nam, đó là phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016 chú ý đến hai điểm rất quan trọng.Thứ nhất, Tòa nhấn mạnh đến tính vô hiệu các quyền lịch sử. Tòa cho rằng kể cả Trung Quốc cũng khẳng định có các quyền lịch sử đối với tài nguyên ở các vùng biển ở Biển Đông nhưng các quyền này đã bị vô hiệu vì chúng không phù hợp với các vùng đặc quyền kinh tế được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982, còn gọi là công ước Montego Bay). Như vậy, rõ ràng là tòa đã vô hiệu hóa về mặt pháp lý “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh.Điểm quan trọng thứ hai trong phán quyết, đó là không công nhận các đá ngầm là đảo. Điều 121 của UNCLOS khẳng định “những đá ngầmkhông thích hợp cho con người tựsinh sống hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”. Khi viện dẫn điều này, Tòa Trọng Tài đã nêu rõ rằng “những cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý trong khi cấu trúc chìm khi thủy triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy”.Nói một cách khác, một đá ngầm với các điều kiện tự nhiên của chúng không thể trở thành một đá và càng không thể được coi là đảo theo luật pháp quốc tế. Điều này áp dụng đối với cả trường hợp Trung Quốc đã bồi đắp để một số thực thể ngầm nổi lên mặt nước. Chỉ tình trạng tự nhiên ban đầu mới có giá trị về luật. Nhìn từ lập trường của Tòa, những công trình bồi đắp do Bắc Kinh tiến hành ở Biển Đông không tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và càng không thể có thềm lục địa quanh những hòn đảo nhân tạo này. Tóm lại, theo Tòa Trọng Tài Thường Trực, chỉ có những vùng đặc quyền do bờ biển của các nước tạo ra là hợp pháp.Tuy nhiên, phán quyết của Tòa lại đặt ra vài vấn đề cho Việt Nam. Thứ nhất về các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), bởi vì khác với Trung Quốc, Việt Nam không phản đối thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực liên quan đến Biển Đông. Việt Nam công nhận tính hợp lệ của vùng đặc quyền kinh tế và tuyên bố quyền kiểm soát các vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chúng ta nhớ rằng Hà Nội đã kịch liệt phản đối bất kỳ hành động thăm dò nào của tàu Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, như trường hợp của tầu Hải Dương 8 vào tháng 07/2019. Hệ quả là Việt Nam khó có thể phản đối Manila kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế của Philippines cho dù bao gồm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Đọc thêm : Hà Nội nêu đích danh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt NamKhó khăn thứ hai liên quan đến các đảo. Giả sử có một điều lệ cho phép Việt Nam giữ chủ quyền đối với các đảo ở quần đảo Trường Sa, phán quyết của Tòa cũng quy định rằng việc đó sẽ không bao giờ tạo ra vùng đặc quyền kinh tế. Điều này sẽ hạn chế khả năng tận dụng lợi thế của Việt Nam.Khó khăn thứ ba liên quan đến tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa. Vì lập luận của Việt Nam tương tự với Trung Quốc, có nghĩa là những bằng chứng lịch sử, nên giả sử Hà Nội viện đến Tòa Trọng Tài Thường Trực thì Tòa cũng sẽ không ra phán quyết có lợi cho họ. Điều này khiến Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc pháp lý. Cho nên nếu muốn duy trì yêu sách và được luật pháp quốc tế công nhận, Việt Nam sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét lại lập luận của mình để đưa ra những yếu tố mới được chấp nhận về mặt pháp lý.RFI : Việt Nam luôn tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam sẵn sàng « nhân nhượng » phần nào với Philippines ? Laurent Gédéon : Về yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa có lẽ Việt Nam phải đàm phán trực tiếp với Trung Quốc trong bối cảnh cán cân vô cùng bất lợi cho Việt Nam, song đòi hỏi chủ quyền của Hà Nội đối với quần đảo Trường Sa còn phức tạp hơn nhiều, do nhiều yếu tố : Khó lập được mối liên hệ lịch sử rõ ràng của Việt Nam với Trường Sa, có nhiều nhân tố liên quan, khoảng cách địa lý không đều giữa các quốc gia với quần đảo không hẳn có lợi cho những nước nằm ở xa nhất, như trường hợp Việt Nam.Nếu bám vào khuôn khổ pháp lý mà chúng ta đã đề cập thì Việt Nam khó có thể bỏ qua đàm phán với Philippines. Nếu các cuộc đàm phán như vậy diễn ra một ngày nào đó, rất có khả năng là chúng sẽ dẫn đến việc chia sẻ các vùng chủ quyền. Thực vậy, Việt Nam khó có thể phản đối giá trị pháp lý của những tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với các đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, trừ khi đi ngược lại với luật pháp quốc tế - điều mà Hà Nội vẫn dựa vào đó để khẳng định vùng đặc quyền kinh tế mình, như chúng ta đã đề cập ở trên. Đọc thêm :Biển Đông: Việt Nam trước áp lực của Trung Quốc về đàm phán song phươngNgoài ra còn phải bổ sung thêm một điểm quan trọng về địa-chính trị. Chúng ta thấy từ vài năm nay, căng thẳng gia tăng thường xuyên ở khu vực Đài Loan. Hoa Kỳ gia tăng ủng hộ hòn đảo, đồng thời củng cố các thỏa thuận quân sự với Manila, cho phép Mỹ tiếp cận 9 căn cứ của Philippines. Trước tình hình đó, Trung Quốc liên tục nỗ lực cải thiện năng lực quân sự và thường xuyên đe dọa can thiệp vũ trang vào Đài Loan. Đến lúc nào đó, tình hình ngày càng căng thẳng này có thể sẽ dẫn tới xung đột.Trong trường hợp xảy ra xung đột Đài Loan, nếu như không có gì cho thấy Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp thì Philippines gần như chắc chắn sẽ có liên quan trực tiếp. Giả sử cuộc xung đột này khiến Trung Quốc yếu đi, Philippines có thể được lợi từ việc sát cánh với Hoa Kỳ, có nghĩa là Washington sẽ ủng hộ về ngoại giao đối với các yêu cầu chủ quyền của Manila. Điều này có thể sẽ xảy ra ngay cả khi lập trường chính thức của Hoa Kỳ là không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền quần đảo. Do đó có thể thấy lợi ích của một thỏa thuận sớm giữa Philippines và Việt Nam vì nếu không, vị thế cũng lợi ích của Việt Nam có thể bị suy yếu trong trường hợp xảy ra xung đột.RFI : Một thỏa thuận như vậy có thể coi là bí mật quốc gia, như Việt Nam và Trung Quốc - hai nước có hệ thống chính trị tương đồng, đã áp dụng. Tuy nhiên với Philippines thì lại khác, thỏa thuận có thể được công bố. Trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ phải vận động người dân như thế nào trong khi Hà Nội luôn khẳng định chủ quyền đối với cả Hoàng Sa và Trường Sa ?Laurent Gédéon : Theo tôi, khó hình dung ra được là có thể giữ bí mật một thỏa thuận như vậy nếu xét tới bối cảnh chính trị - xã hội rất khác nhau giữa Việt Nam và Philippines. Tôi nghĩ là nếu có một thỏa thuận như vậy, chính quyền Việt Nam cần giảng giải cho người dân bằng cách nhấn mạnh đến việc phân chia các vùng chủ quyền sẽ không gây tổn hại đến lợi ích kinh tế và chiến lược của đất nước và sẽ tạo ra những lợi thế vồn không thể có được trong cảnh bế tắc.Ngoài ra, không có gì cấm hình dung rằng một thỏa thuận chính thức về việc phân chia chủ quyền có thể được bổ sung thêm các thỏa thuận khác cho phép hai nước sử dụng chung một số nguồn tài nguyên. Nếu mối quan hệ giữa Hà Nội và Manila là đáng tin cậy thì điều này có thể thực hiện được và sẽ cho phép dư luận Việt Nam hiểu rõ hơn về lợi ích của một cuộc đàm phán như vậy.Đó là sự đảo ngược hoàn toàn những phát biểu hiện nay, mà theo tôi, để làm được việc này đòi hỏi quyết tâm chính trị rõ ràng và cần một quá trình chuẩn bị trước kỹ lưỡng, lâu dài bởi vì dư luận Việt Nam sẽ phải mất vài năm để quen với cách nhìn nhận khác về quần đảo Trường Sa cùng với những thách thức liên quan đến chủ quyền Trường Sa. Nhưng tôi nghĩ là điều này có thể sẽ thuận lợi bởi lập trường của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, ngược lại sẽ không thay đổi.RFI : Các cuộc tập trận gần đây giữa Philippines và các nước Mỹ, Nhật Bản, Úc ở Biển Đông nhằm thể hiện cứng rắn trước những hành động quấy rối và yêu sách của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này cũng có tác động phần nào đến Việt Nam, một bên có tranh chấp chủ quyền ở trong vùng ?Laurent Gédéon : Đúng vậy, những sự kiện này có tác động rõ ràng đối với Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ tìm cách tập hợp các nước trong vùng phản đối những yêu sách hàng hải của Bắc Kinh trong một cấu trúc an ninh do Washington điều hành. Nhưng cho đến giờ, Hà Nội vẫn không muốn tham gia một cơ chế như vậy. Nhưng trên bình diện địa-chính trị, hoàn toàn có thể tự hỏi là Hà Nội sẽ được gì khi xích lại gần với Hoa Kỳ trong trường hợp Mỹ-Trung xảy ra xung đột.Đây là một ván cược. Việc đặt cược vào thắt chặt quan hệ chiến lược Mỹ-Việt rõ ràng là đầy gay góc với Hà Nội với hai khả năng có thể xảy ra. Trường hợp thứ nhất, Trung Quốc ra khỏi xung đột ở thế mạnh. Trong giả thuyết này, nếu sát cánh quá lộ liễu với Washington, Việt Nam có nguy cơ phải trả giá, nhất là về kinh tế - lĩnh vực vốn kết nối chặt chẽ hai nước.Ở giả thuyết thứ hai, Trung Quốc thoát khỏi xung đột trên thế yếu. Trong trường hợp này, Việt Nam có thể được lợi từ cuộc xung đột, kể cả đối quần đảo Hoàng Sa. Còn đối với quần đảo Trường Sa, Hà Nội vẫn không thể không đàm phán với Manila. Nhưng cuộc đàm phán này có thể sẽ cân bằng hơn và Hoa Kỳ có thể sẽ đóng vai trò trọng tài hơn là ủng hộ Manila. Do đó, theo tôi, Hà Nội sẽ phải tính toán tỉ lệ thiệt/hơn khi sát cánh với Washington. Đọc thêm : Biển Đông: Philippines tăng cường liên minh với Mỹ, Nhật, ÚcTóm lại, dù là với bất kỳ kịch bản nào, chính sách thận trọng và giữ khoảng cách của Hà Nội, hợp lý trong bối cảnh hiện tại, có lẽ sẽ phản tác dụng trong trường hợp nổ ra xung đột và có điều chỉnh lớn về cân bằng địa chính trị trong vùng.Điều gần như chắc chắn là hiện nay, căn cứ vào lập trường bất di bất dịch của Bắc Kinh về Biển Đông và nhìn vào chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có lẽ không có cơ hội nào giành lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thông qua việc đàm phán với nước láng giềng và trong mọi trường hợp sẽ rơi vào thế yếu trước Philippines về Trường Sa nếu như không có đàm phán trước với Manila hoặc xích lại gần với Washington.Do đó, chừng nào những vấn đề này được Hà Nội coi là một thách thức quan trọng, tôi cho rằng việc cần điều chỉnh các trục ngoại giao của Việt Nam có lẽ việc cần thiết để nâng cao vị thế và những tuyến bố chủ quyền của Việt Nam trong trung hạn.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon. 

Spiderum Official
3 câu chuyện nhỏ và bình minh mới của Spiderum | Việt Anh

Spiderum Official

Play Episode Listen Later Aug 19, 2023 10:13


Tham gia GÓI MEMBERSHIP phá đảo Động Nhện ngay hôm nay: https://b.link/spiderum-membership Tham gia group Tiền ở đâu - Đầu ở đấy ngay hôm nay: https://b.link/yt-tien-o-dau __ Xin chào các bạn, mình là Việt Anh, founder và CEO của Spiderum. Ngày hôm nay, mình có một thông báo vô cùng quan trọng muốn chia sẻ với các bạn. Nhưng trước tiên, mình muốn kể cho các bạn 3 câu chuyện. Chỉ 3 câu chuyện nhỏ con thôi. Không có gì to tát cả. __ Tìm hiểu thêm về cuốn sách Chuyện người chuyện ngỗng của tác giả trẻ Vũ Hoàng Long tại đây: https://shope.ee/9pB56J0F6Y Ghé Nhà sách Spiderum trên SHOPEE ngay thôi các bạn ơi: https://shope.ee/503HSwXlEB __ Cùng Spiderum hóng các cuộc hội thoại thú vị, nhiều kiến thức bổ ích trên kênh Talk Sâu tại đây nhé: https://b.link/talksau Cùng lắng nghe những câu chuyện về thế giới nghề nghiệp cùng podcast Người Trong Muôn Nghề tại đây: https://b.link/NTMN-Podcast ______________ Giọng đọc: Việt Anh Editor: Khang ______________ --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/spiderum/message Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/spiderum/support

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Dự luật minh mạch về quyên góp chính trị được đưa ra Quốc hội

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Aug 8, 2023 6:03


Các nghị sĩ độc lập và nghị sĩ thuộc các đảng nhỏ trong Quốc hội đã cùng nhau ủng hộ một dự luật nhằm làm cho các chiến dịch vận động chính trị và quyên góp trở nên minh bạch hơn. Dự luật do Nghị sĩ độc lập Kate Chaney giới thiệu.

VOV - Kinh tế Tài chính
Trước giờ mở cửa - Khách hàng vay tiêu dùng không cần chứng minh mục đích sử dụng

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later Aug 1, 2023 4:35


- Vốn đầu tư FDI tăng 4,5% trong 7 tháng năm nay.- Khách hàng vay tiêu dùng không cần chứng minh mục đích sử dụng.- Phiên giao dịch chứng khoán ngày hôm qua: Thị trường bùng nổ, kết thúc tháng 7 chỉ số tăng. Chủ đề : Khách hàng, vay tiêu dùng, mục đích sử dụng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1kd/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh - mốc son mới cho quan hệ hai nước Nga - Việt Nam

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jun 30, 2023 4:45


- Hôm nay, tại thành phố St.Petersburg - Nga đã long trọng diễn ra lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm tròn 100 năm kể từ ngày Người lần đầu tiên đặt chân đến Petrograd - cái nôi của Cách mạng Tháng Mười. Vĩ đại. Từ đây Người đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho đất nước. 100 năm đã trôi qua, việc dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nước Nga càng khẳng định, công lao, tư tưởng của Người còn nguyên giá trị không chỉ đối với Việt Nam, đồng thời ghi mốc son mới trong quan hệ hai nước Nga-Việt Nam. Tác giả : Anh Tú/VOV Moscow Chủ đề : khánh thành, tượng đài, bác hồ --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Kinh tế Tài chính
Trước giờ mở cửa - Cảnh báo hiện tượng giả mạo Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh mời gọi nhà đầu tư trên mạng xã hội

VOV - Kinh tế Tài chính

Play Episode Listen Later May 25, 2023 5:08


- Ngân hàng Nhà nước hạ tiếp lãi suất điều hành từ hôm nay 25/5- Cảnh báo hiện tượng giả mạo Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh mời gọi nhà đầu tư trên mạng xã hội- Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội cho nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo Chủ đề : giao dịch, chứng khoán --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1kd/support

Sách Nói Chất Lượng Cao
Sách nói Từ Dụ Thái Hậu - Quyển Thượng - Trần Thùy Mai | Voiz FM

Sách Nói Chất Lượng Cao

Play Episode Listen Later Apr 12, 2023 24:37


Nghe trọn nội dung sách nói Từ Dụ Thái Hậu - Quyển Thượng trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/2246 Từ Dụ Thái Hậu là một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại, viết về thời nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tác phẩm là cuốn tiểu thuyết tâm huyết của nữ nhà văn nổi tiếng xứ Huế Trần Thùy Mai, với văn phong thuần Việt và cốt truyện đậm chất điện ảnh, sinh động cuốn hút từ đầu đến cuối. Tác giả chọn hậu cung làm nền để kể câu chuyện dài về cuộc đời một trong những bà hoàng lừng danh trong sử Việt, đó là bà Phạm Thị Hằng, chánh thất của hoàng đế Thiệu Trị, sau trở thành Hoàng Thái Hậu Từ Dụ nổi tiếng hiền đức. Thời gian của tác phẩm trải dài 30 năm, qua 3 triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; từ lúc cô thiếu nữ 13 tuổi Phạm Thị Hằng theo cha từ vùng đất phương Nam trù phú về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi trở thành người đứng đầu hậu cung nhà Nguyễn. Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Từ Dụ Thái Hậu - Quyển Thượng được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn. --- Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi. --- Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/ --- Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Từ Dụ Thái Hậu - Quyển Thượng và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung Chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM. Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download #voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiTừDụTháiHậu_QuyểnThượng #TrầnThùyMai

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Quốc phòng, năng lượng, văn hóa, đào tạo : Những dự án hợp tác thúc đẩy quan hệ Pháp - Việt

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Apr 10, 2023 12:49


Ngày 12/04/2023, Việt Nam và Pháp kỉ niệm tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2023 cũng đánh dấu tròn 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Pháp-Việt. Nhân dịp này, ngài Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt qua điện thoại ngày 07/04/2023. RFI : Thưa ngài Đại sứ, trong buổi họp báo ngày 14/03, ông đã giới thiệu rất nhiều hoạt động kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp - Việt và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2023. Những sự kiện rất đa dạng này, từ văn hóa ngoại giao, quốc phòng đến kinh tế, có phản ánh được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước ? Cột mốc này sẽ đánh dấu cho sức bật mới cho quan hệ song phương ? Đại sứ Nicolas Warnery : Mối quan hệ Pháp-Việt có điều gì đó rất đặc biệt bởi vì đó là thành quả của một quá trình lịch sử chung giữa hai nước chúng ta, với những thời điểm đau thương, tăm tối, sau đó là những lúc tươi sáng, hạnh phúc. Đó là mối quan hệ chính trị, mà chúng ta đều thấy ở cấp cao giữa các nhà lãnh đạo, mối quan hệ đa dạng với những hợp tác ở cấp địa phương, giữa các trường đại học, bệnh viện, doanh nghiệp. Đó là chưa kể những mối quan hệ cá nhân nhờ vào những người sống ở Pháp hoặc ở Việt Nam do nguồn gốc xuất thân của họ, do quá trình học tập, do sự nghiệp hoặc từ những chuyến đi, đóng vai trò cầu nối giữa hai nước. Từ 50 năm nay, chúng ta đã có những thành công tốt đẹp về thương mại-đầu tư, về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, về giáo dục đại học, nghiên cứu, y tế, quản trị, hành chính và trong nhiều lĩnh vực có thể ít được biết đến hơn như an ninh và quốc phòng. Điều mà tôi thấy hữu hiệu và mạnh mẽ, đó là những mối quan hệ hợp tác cụ thể, đáp ứng những ưu tiên mà hai nước chúng ta cùng chia sẻ. Chúng ta không tuyên bố suông mà tiến hành cụ thể. Và những năm gần đây, chúng ta đã cố nâng tầm mối quan hệ đối tác này qua việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, được ký cách đây 10 năm. Do đó, năm nay, chúng tôi cố gắng thực hiện một chương trình hành động đa dạng, phong phú để kỉ niệm sự kiện này, đồng thời cho thấy mọi mặt của mối quan hệ rất đặc biệt với khẩu hiệu bên dưới logo mà chắc quý vị đã thấy, đó là « Các nền văn hóa được chia sẻ ». Gọi là « Các nền văn hóa » để chứng minh rằng chúng ta chia sẻ thực sự hai nền văn hóa với nhau. Tất cả các sự kiện được nêu trên trang web và mạng xã hội Facebook của Đại sứ quán Pháp.Để có thể hình dung ra phần nào, tôi xin nêu một vài sự kiện, ví dụ triển lãm tại Văn Miếu về di sản và lịch sử, triển lãm trên đường phố và tại nhiều gallery ảnh về Hà Nội bắt đầu khoảng 15 ngày tới, lễ hội ẩm thực ngoài phố « Dạo chơi nước Pháp » ở Hà Nội, tuần lễ ẩm thực ở thành phố Hồ Chí Minh, buổi diễn nhạc kịch về chủ đề Hoàng tử bé ở nhà hát Hà Nội vào tháng 05, tuần lễ thiết kế thời trang ở Sài Gòn, giải thưởng Goncourt của sinh viên Việt Nam vào mùa thu tới và cuối cùng là màn pháo hoa, trình diễn ánh sáng ở kinh thành Huế dự kiến vào tháng 12.Có thể thấy một năm rất sinh động. Chúng tôi không những muốn nhớ về quá khứ mà còn hướng đến hiện tại và tương lai với nhiều ước vọng lớn. Chúng tôi muốn phát triển trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước dựa trên thỏa thuận tự do thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn tập trung sức lực vào mảng chống biến đổi khí hậu, đồng hành với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Và chúng tôi cũng muốn tăng cường hợp tác quốc phòng. Quý vị có thể thấy đây là một năm kỉ niệm, nhưng cũng là bàn đạp để hướng đến tương lai gần.RFI : Nhân nói về văn hóa, Việt Nam đã đàm phán thành công với nhà bán đấu giá Pháp Millon và hồi hương ấn vàng của vua Minh Mạng nhờ một nhà sưu tập Việt Nam. Rất nhiều người nổi tiếng đề nghị chính phủ Việt Nam lập một ủy ban thống kê cổ vật Việt Nam được bảo quản ở nước ngoài, trong đó có Pháp. Pháp sẽ hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trong dự án này không ?Đại sứ Nicolas Warnery : Chúng tôi đã rất chú ý theo dõi quãng thời gian đàm phán hồi hương ấn vàng của vua Minh Mạng mà cựu hoàng Bảo Đại sở hữu. May là quãng thời gian này rất ngắn. Chúng tôi được thông báo về việc này rất sớm. Lúc đó, chúng tôi đã báo ngay cho Paris về thực chất của vấn đề, tiếp theo là kết nối chính quyền Việt Nam với nhà bán đấu giá để bên muốn có được ấn vàng có thể thỏa thuận mua và tránh bán công khai. Phải nhắc lại là đây là một cổ vật quý giá, đầy ý nghĩa lịch sử xúc động. Tôi rất vui vì mọi chuyễn đã diễn ra tốt đẹp và ấn vàng đã có thể được đưa về Việt Nam. Ở điểm thứ hai liên quan đến ủy ban thống kê bảo vật, đúng là chúng tôi đã nghe nói nhưng hiện giờ chúng tôi chưa được đề nghị hỗ trợ.RFI : Trong lĩnh vực du lịch, năm 2021, chính phủ Pháp công bố kế hoạch « Destination France » để đưa Pháp thành điểm du lịch hàng đầu thế giới và du lịch bền vững. Đại sứ quán Pháp và các đối tác giới thiệu nước Pháp đến với người Việt như thế nào ? Có phải do thành công mà thời hạn xử lý hồ sơ xin thị thực bị kéo dài trong thời gian gần đây ? Cơ quan lãnh sự nhận được rất nhiều đơn xin visa du lịch ?Đại sứ Nicolas Warnery : Đúng là có rất nhiều đơn xin thị thực. Tôi xác nhân điều đó. Giờ Pháp mở cửa trở lại và cuộc khủng hoảng đại dịch đã lùi xa, « Điểm đến nước Pháp » lại thu hút đông đảo người Việt Nam. Chúng tôi thấy số lượng đơn xin thị thực du lịch bùng nổ từ mùa hè năm ngoái và rất vui về điều này. Nhưng đó không phải là lý do khiến việc cấp thị thực bị trễ mà do thời hạn xử lý hồ sơ kéo dài hơn. Thêm vào đó, chúng tôi mới triển khai một cổng dịch vụ mới, một hệ thống mới hiệu quả hơn. Như quý vị vẫn biết, thỉnh thoảng có chút vấn đề trong giai đoạn chạy thử.Vì thế, lời khuyên của chúng tôi là quý vị dự tính xin visa càng sớm càng tốt. Khi quý vị biết là sẽ đi du lịch thì nên sớm xin thị thực, có thể xin ngay cả trước khi có vé máy bay, trước cả khi biết ngày khởi hành chính xác. Phải tính xa càng sớm càng tốt. Đó thực sự là thông điệp chính của chúng tôi.Về phần mình, dĩ nhiên chúng tôi tiếp tục quảng bá các sự kiện, hình ảnh về nước Pháp. Chúng tôi cũng tiếp tục thông tin về những sự kiện được tổ chức ở Việt Nam nhân dịp kỉ niệm 50 năm này, cũng như những sự kiện có thể diễn ra ở Pháp. Chúng tôi muốn cho thấy hình ảnh một nước Pháp biết rõ những điểm mạnh của mình và nổi tiếng về ẩm thực và di sản. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm cách làm nổi bật những thế mạnh khác, đôi khi ít được biết đến hơn, như tính hiện đại, đổi mới, khoa học và công nghệ cao, cũng là những chủ đề tham quan, như khu khoa học Cité des Sciences có rất nhiều địa điểm ở Pháp, dù là ở vùng Paris hay ở tỉnh, hướng đến tương lai, khoa học, phát triển kiến thức. Đó cũng là những thế mạnh du lịch của Pháp, tương tự với du lịch bền vững, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp… Chúng tôi muốn đề cao giá trị của tất cả những hình thức này. Cho nên, khách có thể đến Pháp với những chương trình du lịch rất khác nhau. RFI : Điểm thứ ba liên quan đến quốc phòng, tuần dương hạm Prairial vừa mới kết thúc chuyến thăm cảng Hải Phòng để khẳng định hợp tác quốc phòng song phương và cam kết của Pháp trong việc tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do lưu thông ở những khu vực chung. Vào đầu tháng 12/2022, nhiều công ty Pháp đã tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần đầu tiên do Việt Nam tổ chức. Qua đó liệu có thể nghĩ đến một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn, rộng hơn trong khi Việt Nam đang tìm cách đa dạng mạng lưới đối tác quốc phòng kể từ khi xảy ra chiến tranh Ukraina ? Đại sứ Nicolas Warnery : Tuần dương hạm Prairial dừng ở Hải Phòng bốn ngày và đã rời cảng hôm qua (06/04) hướng ra Biển Đông (đại sứ Pháp sử dụng từ « Mer de l'Est » - Biển Đông) nơi tầu đang hoạt động. Đây là một chuyến cập cảng xã giao truyền thống và hợp tác nhưng cũng là một chuyến thăm đặc biệt vì là chuyến thăm đầu tiên từ sau đại dịch Covid. Còn những lần cập cảng trước đều diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, đúng lúc phong tỏa, thủy thủ đoàn được đưa thẳng đến khách sạn để nghỉ ngơi và không có bất kì tiếp xúc trực tiếp nào với các đồng nhiệm, đối tác và người dân Việt Nam. Vì thế, chuyến thăm lần này thực sự diễn ra tốt đẹp với nhiều hoạt động tương tác, được gọi là « PASSEX » giữa tầu và Hải quân Việt Nam. Hải quân Việt Nam lên thăm tầu Prairial, còn thủy thủ Pháp lên thăm một tầu thủy đạc Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị và thể thao khác, như đội ngũ y tế trên tầu đã gặp lãnh đạo trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Sự kiện cho thấy tinh thần vô cùng tích cực, nhất là lại diễn ra vào dịp đặc biệt kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao mà chúng ta đề cập ở trên.Ngoài tính chất đặc biệt của chuyến cập cảng lần này, mỗi chuyến thăm của tầu Pháp là một dấu ấn của Pháp về sự hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc bảo vệ luật biển quốc tế, quyền tự do lưu thông trên không và trên biển ở Biển Đông và bảo vệ những khu vực chung thuộc vùng biển quốc tế. Pháp và Việt Nam đang cùng nhau bảo vệ chủ nghĩa đa phương, hòa bình, tự do lưu thông, tôn trọng luật pháp quốc tế. Và đối với chúng tôi, những chuyến ghé thăm cảng như này thể hiện cho mong muốn cùng nhau hành động vì hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực.Chị nhắc đến hợp tác quốc phòng ở trên. Tôi xin nhấn mạnh là vào tháng 11/2021, khi thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính thăm Paris, lãnh đạo chính quyền hai nước đã nhất trí phát triển nhiều dự án cơ cấu trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó có những dự án cung cấp trang thiết bị, bởi vì cùng phối hợp vì hòa bình thường đi đôi với hợp tác công nghiệp và về mặt trang thiết bị.RFI : Có nghĩa là sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Pháp hiện diện ở Việt Nam ? Đại sứ Nicolas Warnery : Đúng vậy. Điều mà tôi giải thích ở đây đó là chính sách của Pháp. Việc này đi kèm với sự hiện diện liên tục của công ty cung cấp thiết bị quân sự. Họ đã có mặt ở Việt Nam trước đại dịch Covid, giữ liên lạc trong giai đoạn đại dịch. Họ tham gia Triển lãm Quốc Phòng mà chị nói ở trên và họ hoàn toàn sẵn sàng làm việc với bộ Quốc Phòng Việt Nam, với những đối tác Việt Nam có thẩm quyền trong những lĩnh vực này. RFI : Nhóm G7 và Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có Pháp, đã ký với các nhà lãnh đạo Việt Nam một thỏa thuận đối tác đầy tham vọng về chuyển đổi năng lượng ngày 14/12/2022. Pháp có những dự án hỗ trợ Việt Nam như nào ? Đổi lại, Pháp trông đợi gì từ phía các đối tác Việt Nam ?Đại sứ Nicolas Warnery : Chị có lý khi nhắc đến Thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) ký ở Bruxelles ngày 14/12/2022, bởi vì đó là một thỏa thuận vô cùng quan trọng, được ký chỉ hơn một năm sau khi Việt Nam đưa ra những cam kết tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc - COP 26 ở Glasgow mà chúng tôi hết sức ủng hộ, cổ vũ, và sau chuyến thăm Paris của thủ tướng Phạm Minh Chính. Pháp và Việt Nam cam kết nỗ lực hoàn toàn trong cuộc chiến chung này để bảo vệ hành tinh, chống biến đổi khí hậu và dĩ nhiên là có chuyện chuyển đổi năng lượng vì hai mảng này liên hệ mật thiết với nhau.Hiện giờ, điện là lĩnh vực phát thải nhiều khí carbon nhất ở Việt Nam. Đây là điểm phải cần nhiều nỗ lực. Trong thỏa thuận JETP này, có khoảng 15,5 tỉ đô la ngân sách công và tư được dự trù và sẽ được huy động để chủ yếu tăng cường mạng lưới điện Việt Nam, triển khai các năng lượng tái tạo trên cả nước. Đây là cách chúng ta loại trừ khí thải trong quá trình sản xuất điện ở Việt Nam và hoạt động tăng trưởng của Việt Nam về mặt năng lượngThực ra, Pháp đã tham gia rất tích cực vào lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam. Cơ quan Phát triển Pháp - AfD (Agence française de développement) đã được giao nhiệm vụ « 100% Khí hậu » - theo cách chúng tôi vẫn gọi. Có nghĩa là tất cả các dự án này đều cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tôi xin đưa ra một vài ví dụ, nhà máy thủy điện Huội Quảng (Sơn La) với khoản đầu tư 100 triệu euro từ năm 2010, nhà máy điện mặt trời Sê San (Gia Lai) 24 triệu euro từ năm 2019, mở rộng nhà máy thủy điện Yali (Kon Tum) 75 triệu euro năm 2021, thủy điện Hòa Bình 70 triệu euro năm 2021. Đó là nỗ lực liên tục và đã được cam kết.Điều thay đổi với thỏa thuận JETP là chúng tôi sẽ gia tăng nỗ lực. Thông qua một thỏa thuận đối tác ba bên, gồm AfD (Cơ quan Phát triển Pháp) - EDF (Công ty Điện lực Pháp) - EVN (Công ty Điện lực Việt Nam), chúng tôi sẽ tăng cường quan hệ đối tác để giúp Việt Nam lập kế hoạch chuyển đổi năng lượng. Phải chuẩn bị cho cả quá trình này vì việc đó đòi hỏi rất nhiều công sức trước khi thực hiện các dự án và để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng.Dự định là vậy : Làm tất cả để Việt Nam có thể giữ được mọi cam kết. Về phần mình, chính phủ Việt Nam cần đưa ra những dự án cụ thể, những tài trợ cụ thể và chương trình tài chính cụ thể. Chính phủ cũng cần tạo ra một môi trường pháp lý hấp dẫn để các doanh nghiệp, vì có cả lĩnh vực tư nhân như tôi nói ở trên, có tầm nhìn tốt hơn về các dự án phát triển năng lượng tái tạo và có thể đến đầu tư một cách an toàn, ví dụ xây dựng những trang trại điện mặt trời hoặc điện gió.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ngài đại sứ Nicolas Warnery.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Robot cá mập săn rác thải – giải pháp thông minh mới giúp làm sạch môi trường nước

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 30, 2023 2:35


- Những dòng sông hay mặt hồ đầy rác thải sinh hoạt từ lâu đã là tình trạng nan giải mà nhiều quốc gia gặp phải. Công ty Công nghệ của Anh RanMarine đã phát minh ra robot cá mập hút rác thải, với mục tiêu làm sạch các dòng sông, hạn chế rác thải nhựa trôi ra biển. Chủ đề : Robot cá mập, rác thải --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Vấn đề quốc tế - Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Canada – tìm kiếm một đồng minh “mạnh mẽ hơn

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Mar 24, 2023 7:52


- Sáng nay (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Canada. Dù thời gian ngắn ngủi, song ông Joe Biden có lịch trình khá dày đặc, trong đó có cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Justin Trudeau, phát biểu trước Quốc hội Canada, gặp gỡ các nghị sĩ của đảng cầm quyền cũng như đảng đối lập.Mặc dù vừa là đồng minh, vừa là láng giềng, nhưng Canada được cho là chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những chiến lược, chính sách quan trọng của Mỹ thời điểm hiện tại như cách tiếp cận với cuộc khủng hoảng Ucraina, cạnh tranh nước lớn giữa Mỹ và Trung Quốc... Trong khi ông Joe Biden mong muốn thúc đẩy một đồng minh “mạnh mẽ hơn” qua chuyến thăm này, Thủ tướng Justin Trudeau lại quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề mang tính song phương như thương mại, di cư xuyên biên giới… Bởi vậy dư luận đang chờ đợi hai nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm tiếng nói chung như thế nào qua chuyến thăm này. Chủ đề : Tổng thống Biden, Canada --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Tư nhân Việt Nam bỏ hơn 6 triệu euro mua ấn vàng Minh Mạng | Truyền hình VOA 14/2/23 - Tháng Hai 14, 2023

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Feb 14, 2023 29:58


Chiếc ấn vàng do vua Minh Mạng đúc cách nay tròn 200 năm đã được một doanh nhân trong nước bỏ ra hơn 6 triệu euro mua lại sau khi phía Pháp hủy đấu giá và cho phép Việt Nam mua lại trực tiếp, một quan chức Việt Nam tiết lộ với báo chí. Xem thêm: https://bit.ly/3wSHe49 Tin tức đáng chú ý khác: Việt Nam viện trợ hàng hóa, gửi lính cứu hộ sang Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Công an VN gặp Đại diện Thương mại Mỹ, đề nghị hợp tác xử lý tội phạm. Tàu tuần tra Nhật thăm Đà Nẵng, dự kiến tập trận với cảnh sát biển VN. Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Cậu bé được cứu sống sau hơn 1 tuần dưới đống đổ nát. Động đất Thổ Nhĩ Kỳ: Tuyệt vọng bao trùm những người sống sót vô gia cư. NATO nói Nga đã bắt đầu cuộc tấn công mới, Mỹ gọi công dân về nước. Mỹ bắn hạ thêm 3 vật thể bay, Bắc Kinh tố Mỹ từng điều hơn 10 khí cầu qua TQ. Philippines tố Trung Quốc dùng ‘tia laser' cản trở tiếp tế ở Biển Đông. Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://bit.ly/VOATiengViet3 để vượt tường lửa.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - TP Hồ Chí Minh: Một bệnh viện vùng ven vượt khó, bứt phá sau đại dịch COVID-19

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Dec 29, 2022 5:11


- Từ một bệnh viện luôn bị ngập nước mỗi khi triều lên hay mưa lớn cách đây 4 năm, rồi lại nợ nần sau đại dịch COVID-19, thế nhưng, giờ đây Bệnh viện huyện Bình Chánh đã có những thay đổi mạnh mẽ, chuyển mình vươn lên, trở thành một trong những bệnh viện tuyến quận huyện có sức hút tại TP.HCM. Chủ đề : Bệnh viện huyện Bình Chánh --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước: Điện lực TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cung cấp điện tốt nhất cho các hoạt động lễ tết cuối năm

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Dec 8, 2022 1:43


- Đến thời điểm này, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã hoàn thành kế hoạch đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy cho dịp lễ Noel, tết Dương lịch và tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Tác giả : Minh Hạnh/VOV TP. HCM Chủ đề : điện lực, tphcm, cung cấp đủ điện --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support

Trần Việt Quân
Tại sao có người THÀNH CÔNG khi còn rất TRẺ?

Trần Việt Quân

Play Episode Listen Later Nov 26, 2022 25:22


❓ Bạn tự hỏi tại sao có những người thành công rất sớm?❓ Điểm khác biệt của họ là gì?❓ Bí mật đằng sau sự thành công của họ?DANH SÁCH BÀI GIẢNG HAY:- Tổng Hợp Những Video Hay Nhất Của GNH Talk: https://talk.gnh.vn/videohaynhatgnhtalk- Nhân Quả Trong Đời Sống: https://talk.gnh.vn/nhanquatrongdoisong- GNH Radio - Chiêm Nghiệm Cuộc Sống: https://talk.gnh.vn/chiemnghiemcuocsong- GNH Radio - Hành Trình Chuyển Hóa: https://talk.gnh.vn/hanhtrinhchuyenhoa- Bí Quyết Dạy Con Nhàn Tênh: https://talk.gnh.vn/biquyetdaycon-  Phương Pháp Ăn Uống Đúng Cách : https://talk.gnh.vn/anuongdungcach- Liên Minh Môi Trường: https://talk.gnh.vn/lienminhmoitruong- Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc: https://talk.gnh.vn/chuabenhkhongdung...

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam đang bế tắc | Truyền hình VOA 16/11/22 - Tháng Mười Một 16, 2022

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Nov 16, 2022 29:59


Dòng tiền trong dân đổ vào trái phiếu doanh nghiệp đang cạn dần trong khi dòng tiền rút ra ngày càng tăng, khiến kênh huy động vốn ưa thích của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, Bộ Tài chính thừa nhận. Xem thêm: https://bit.ly/3wSHe49 Tin tức đáng chú ý khác: Việt Nam nói sẽ hồi hương ấn vàng thời vua Minh Mạng. Việt Nam sẽ thêm mục nơi sinh vào hộ chiếu mới. Việt Nam lần đầu vào top 5 nước có nhiều du học sinh nhất ở Mỹ. Tranh cãi về cuộc chiến Ukraine bao trùm thượng đỉnh G20. FIFA kêu gọi đình chiến ở Ukraine trong thời gian diễn ra World Cup. Putin tuyên bố Mariupol là thành phố vinh quang của quân đội Nga. Phản kháng dữ dội ở Quảng Châu vì chính sách zero COVID. Đài Loan hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ, quyết tăng cường quốc phòng trước TQ. Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://bit.ly/VOATiengViet3 hoặc https://bit.ly/VOATiengViet4 để vượt tường lửa.

VOV - Chương trình thời sự
Thời sự 6h (15/11/2022)

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Nov 15, 2022 28:21


- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội. - Hôm nay Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15, sau 21 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả. - Phấn đấu trong tháng này hoàn thành việc sắp xếp bộ máy các Bộ, cơ quan ngang Bộ. - Đàm phán thành công hồi hương ấn vàng " Hoàng đế chi bảo". - Trước thềm khai mạc hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường hợp tác về vấn đề khí hậu, an ninh lương thực. - Ba Lan và Đức quốc hữu hóa tài sản công ty Gazprom của Nga. Chủ đề : Đàm phán thành công, hồi hương, ấn vàng, vua Minh Mạng --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1thoisu0/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Dòng chảy sự kiện: Tìm đường “hồi hương di sản” khi bảo vật triều Nguyễn được đấu giá tại Pháp

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Nov 7, 2022 30:20


- Theo kế hoạch, chỉ còn 3 ngày nữa sẽ diễn ra buổi lễ đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo của vua Minh Mạng tại Pháp, với mức giá khởi điểm từ 2 triệu euro đến 3 triệu euro. Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mong muốn các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, để đưa Bảo ấn lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn về nước, hiến tặng bảo tàng. Sự kiện này đang thu hút sự chú ý đặc biệt này của dư luận. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Tiến sỹ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cùng bàn luận về câu chuyện này. Chủ đề : hồi hương di sản, bảo vật triều Nguyễn, đấu giá tại Pháp --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

Vô Vi Podcast - Bài Giảng
BGVV-1114_Giải Minh Mê Loạn_Montreal_30-05-1982

Vô Vi Podcast - Bài Giảng

Play Episode Listen Later Nov 3, 2022 33:48


BGVV-1114_Giải Minh Mê Loạn_Montreal_30-05-1982Podcast ChannelsVô Vi Podcast-Vấn ĐạoVô Vi Podcast-Bài GiảngVô Vi Podcast-Nhạc Thiền

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Millon hoãn đấu giá ấn vàng vua Minh Mạng | Truyền hình VOA 2/11/22 - Tháng Mười Một 02, 2022

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Nov 2, 2022 29:59


Cuộc đấu giá con dấu truyền đời của các vua Nguyễn thế kỷ 19 bị hoãn lại tại Pháp sau khi chính quyền Việt Nam cho biết đang tìm kiếm các cuộc đàm phán nhằm có thể lấy lại được ấn tín bằng vàng này. Xem thêm: https://bit.ly/3wSHe49 Tin tức đáng chú ý khác: Tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố thêm tội danh ‘lừa đảo'. Người Việt cầm đầu đường dây kết hôn giả ở Mỹ lãnh 10 năm tù. Cây xăng tiếp tục đóng cửa, người dân lo sợ thiếu hụt xăng dầu. Nhật, Đức tăng cường hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Úc muốn gắn kết sâu hơn với Đông Nam Á. Trung Quốc kêu gọi ‘chớ chính trị hóa' kinh tế thế giới. Anh cảnh cáo Nga chớ dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Phản đối chiến tranh Ukraine, tài phiệt Nga từ bỏ quốc tịch. Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://bit.ly/VOATiengViet3 hoặc https://bit.ly/VOATiengViet4 để vượt tường lửa.

Thời sự quốc tế - VOA
Ấn vàng vua Minh Mạng bán đấu giá ở Pháp, Việt Nam tìm cách thu hồi - Bản tin VOA - Tháng Mười 31, 2022

Thời sự quốc tế - VOA

Play Episode Listen Later Oct 30, 2022 30:00


Tin tức luôn cập nhật, thời sự quốc tế, và các chuyên mục đặc biệt về Việt Nam và thế giới. Các bài phỏng vấn, tường trình của các phóng viên VOA về các vấn đề liên quan đến Việt Nam và quốc tế.

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA
Nguyễn Phước tộc đòi phía Pháp hủy đấu giá ấn vàng Minh Mạng | Truyền hình VOA 28/10/22 - Tháng Mười 28, 2022

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

Play Episode Listen Later Oct 28, 2022 29:59


Đại diện dòng dõi Nhà Nguyễn ở Việt Nam vừa có thư kháng nghị gửi đến hãng đấu giá Millon của Pháp để phản đối hãng này sắp bán đấu giá hai món đồ vật ngự dụng, trong đó có chiếc ấn vàng của vua Minh Mạng, và yêu cầu họ hủy phiên đấu giá. Xem thêm: https://bit.ly/3wSHe49 Tin tức đáng chú ý khác: Nhà báo độc lập Lê Mạnh Hà bị kết án 8 năm tù vì ‘tuyên truyền chống nhà nước'. Facebooker Đặng Như Quỳnh bị phạt 2 năm tù vì ‘lợi dụng tự do dân chủ'. Putin tố phương Tây mượn chế tài để kìm hãm đối thủ. Úc sắp huấn luyện lính Ukraine, viện trợ thêm xe bọc thép. Ba Lan đập bỏ 4 tượng đài Hồng quân, Nga phẫn nộ. ASEAN lo ngại vì không thực thi được kế hoạch hòa bình Myanmar. Trung Quốc tung ra vắc-xin COVID dạng hít. Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://bit.ly/VOATiengViet3 hoặc https://bit.ly/VOATiengViet4 để vượt tường lửa.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước: Điện lực TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện suốt dịp nghỉ lễ

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Aug 30, 2022 1:06


- Từ ngày 1/9 đến hết ngày 4/9/2022, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) không thực hiện các công tác gây gián đoạn cung cấp điện, trừ các trường hợp xảy ra sự cố hoặc có yêu cầu đặc biệt khác. Trước đó, để đảm bảo cung cấp điện dịp Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, EVNHCMC đã chỉ đạo các Công ty Điện lực trực thuộc tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các khiếm khuyết trên lưới điện, phát quang hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn tuyến dây để phục vụ cung cấp điện an toàn và ổn định trong thời gian nghỉ lễ. Tác giả : Minh Hạnh/VOV TP. HCM Chủ đề : điện lực, tphcm, đảm bảo điện --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước: Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh: Mấu chốt là phân cấp phải đi liền với giao quyền

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jul 7, 2022 3:30


- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khoá X, chiều nay (7/7), các đại biểu thảo luận về dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội cho sự phát triển của thành phố Chủ đề : TPHCM, phân cấp, giao quyền --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Hồ sơ sự kiện quốc tế: Tam giác đồng minh Mỹ-Nhật-Hàn: Gác bất đồng vì mục tiêu chung! (28/06/2022)

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jun 28, 2022 9:29


- Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ ngày 28-30/6 tại Madrid, Tây Ban Nha diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên giữa 3 nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật-Hàn. Đây là cuộc gặp đầu tiên sau hơn 4 năm giữa các lãnh đạo kể từ cuộc gặp gần nhất được tổ chức hồi tháng 9/2017; đồng thời cũng là lần tiếp xúc trực tiếp 3 bên đầu tiên kể từ khi 3 nước có các nhà lãnh đạo mới. Cần nhắc lại, trục trặc và bất đồng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc được cho là nguyên nhân khiến bộ ba không thể tổ chức một cuộc gặp 3 bên thời gian qua mà chỉ dừng ở các cuộc gặp song phương. Liệu tam giác đồng minh này có khởi sắc dưới thời các nhà lãnh đạo mới? Tác giả : Phương Hoa Chủ đề : Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế: Phát hiện dấu vết hỏa lực từ hệ thống phóng rocket đa nòng của Triều Tiên- phản ứng của liên minh Mỹ-Hàn

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 13, 2022 2:32


- Bán đảo Triều Tiên đang có thêm những dấu hiệu căng thẳng mới sau khi phía Hàn Quốc phát hiện một số dấu vết hỏa lực từ hệ thống phóng rocket đa nòng (MLRS) của Triều Tiên. Văn phòng An ninh Quốc gia của Tổng thống Hàn Quốc tối qua đã triệu tập một cuộc họp khẩn, cho rằng đây có thể là hành động đáp trả việc Mỹ- Hàn tiến hành tập trận chung. Tác giả : Phương Anh/VOV1 Chủ đề : triều tiên, rốc két, tên lửa --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin trong nước: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh mới đạt 13,5%

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jun 2, 2022 2:58


- Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2022 diễn ra vào sáng nay (2/6), UBND TP.HCM cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 5 tháng năm 2022 khá thấp, mới 13,5% tổng kế hoạch vốn được giao. Tác giả : Khánh Hà/VOV TP HCM Chủ đề : giải ngân, vốn đầu tư công --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Câu chuyện quốc tế: Tổng thống Mỹ thăm châu Á - Tạo xung lực mới cho quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật - Hàn

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later May 23, 2022 9:34


- Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến thăm đầu tiên tới châu Á của Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi nhậm chức. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai đồng minh quan trọng nhất của khu vực, vì thế chuyến thăm nhằm khẳng định vai trò của hai quốc gia này trong chính sách của Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, xóa bỏ những hoài nghi về việc Mỹ có thể đang quá tập trung vào vấn đề Ukraine và cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc mà lơ là các hoạt động hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản. --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

Tin Tức Online TV
Tân Hoàng Minh mới chỉ công khai 8 lô trái phiếu

Tin Tức Online TV

Play Episode Listen Later Apr 5, 2022 5:24


- Nước Tăng Lực Number 1 (hay còn gọi là Nước tăng lực Number One) là một nhãn hàng nước tăng lực phổ biến trên thị trường Việt Nam được sản xuất bởi Tập đoàn Tân Hiệp Phát (nay là Tập đoàn Number 1) và giới thiệu ra thị trường vào năm 2001. - Nước tăng lực Number 1 từng chiếm giữ được 30% thị phần nước tăng lực với tổng số kênh phân phối bao gồm 300,000 điểm bán lẻ, 200 đại lý trên khắp 64 tỉnh thành toàn quốc. - Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát đã trở thành tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh ngang tầm với các tập đoàn nước giải khát Quốc tế tại Việt Nam. Hiện nay, Công ty Number 1 đã có chuỗi nhà máy trải dài trên khắp cả nước: https://number1.com.vn/ - Thực phẩm bổ sung Trà xanh Không Độ được Tập đoàn Tân Hiệp Phát tung ra thị trường đầu năm 2006. - Bởi sản phẩm được chiết xuất từ lá trà xanh nguyên chất 100%, được đóng trong chai Pet, chịu được nhiệt độ cao nên vẫn giữ được các chất bổ dưỡng. Kiểu dáng chai nhỏ gọn tiện dụng, với màu xanh lá cây tươi mát, tạo cảm giác gắn kết với thiên nhiên. - Thực phẩm bổ sung Trà xanh Không Độ được chiết xuất từ những lá trà xanh tươi ngon của vùng đất Thái Nguyên, nơi khí hậu – thời tiết – thổ nhưỡng giao hòa mang đến chất lượng cao cho những cánh đồng trà xanh; kết hợp cùng công nghệ sản xuất khép kín vô trùng Aseptic giúp giữ nguyên mùi vị tự nhiên của sản phẩm và bảo toàn được chất dinh dưỡng. - Thực phẩm bổ sung Trà xanh Không Độ chứa hàm lượng EGCG cao có trong lá trà xanh giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, và giúp tỉnh táo. Sản phẩm mang đến cho người sử dụng sự sảng khoái, tươi mát và giải nhiệt cuộc sống. https://traxanhkhongdo.com.vn/ "- Trà thanh nhiệt Dr.Thanh không đường, với vị thanh mát từ 9 loại thảo mộc tự nhiên được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, không chỉ giúp bạn giải khát tuyệt vời mà còn giúp thanh lọc cơ thể, không lo bị nóng để tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn . - THÀNH PHẦN : NƯỚC, Kim ngân hoa 3,4% , Hoa cúc 3,2%, La hán quả 2,1%, Hạ khô thảo 1,8 %, Cam thảo 1,6%, Đản hoa 1,5%, Hoa mộc miên 0,7%, Bung lai 0,5%, Tiên thảo 0,5%, Acesulfam kali (950), Sucralose (955)." https://tradrthanh.com/ "- Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát đã trở thành tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh ngang tầm với các tập đoàn nước giải khát Quốc tế tại Việt Nam. - Tân Hiệp Phát tự hào là đơn vị tiên phong giới thiệu ra thị trường ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe với các nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng yêu thích như: Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ, Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen… - Với hoài bão “Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm”, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, và tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản…". https://www.thp.com.vn/

Trạm Radio
Radio #278: Đạm Phương nữ sử - Bàn về nữ học

Trạm Radio

Play Episode Listen Later Apr 3, 2022 24:58


Link mua sách: https://shorten.asia/6zYRGjyu Đạm Phương nữ sử là một phụ nữ học hạnh tinh nhuần, là cháu nội của vua Minh Mạng. Bà có tài sáng tác văn thơ bằng chữ Hán và tinh thông ngoại ngữ. Trong cuộc canh tân dân tộc đầu thế kỷ XX, nhận thấy vai trò của báo chí quốc ngữ, bà đã tham gia tích cực vào các hoạt động báo chí và đời sống xã hội, bắt đầu từ Nam phong, sau cộng tác với nhiều báo và tạp chí khác, từ vấn đề phụ nữ mở sang nhiều vấn đề thiết hữu khác. Những năm giao thời, bà hoạt động sôi nổi nhất trên văn đàn, trở thành nữ kí giả có bút lực đáng khâm phục trong nữ giới nước nhà, đồng thời bà cũng là nhà giáo dục, hoạt động tích cực trong phong trào Nữ công học hội, biên dịch, biên soạn và sáng tác nhiều tác phẩm phục vụ công việc giáo dục nữ giới, giáo dục gia đình và giáo dục nhi đồng. Trên cơ sở các sách đã xuất bản về Đạm Phương nữ sử và những tài liệu quý do gia đình tác giả cung cấp cập nhật, bổ sung, nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương đã công phu giới thiệu và tuyển chọn công trình Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta để nhìn nhận toàn bộ các trước tác của bà trong sự nghiệp đấu tranh vì nữ quyền. Cuốn sách gồm 4 phần: Các bài báo trình bày quan điểm về vấn đề phụ nữ, Các bài báo về Nữ công học hội do Đạm Phương sáng lập, Các khảo cứu về vấn đề phụ nữ được in thành sách, và Các sáng tác văn thơ với chủ đề phụ nữ. Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta đã mang lại một cái nhìn tổng quan về những vấn đề thuộc nữ học, giúp phụ nữ thay đổi về nhận thức, điều chỉnh về hành vi khi xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ cận hiện đại. Những vấn đề Đạm Phương nữ sử đặt ra là những vấn đề giáo dục thiết thân đối với phụ nữ. Được sự cho phép của NXB Phụ Nữ, Trạm Radio trích đọc một phần nội dung trong cuốn Vấn đề phụ nữ ở nước ta của Đạm Phương nữ sử do NXB Phụ Nữ Hà Nội phát hành. Bản quyền nội dung thuộc về đơn vị phát hành #TrạmRadio #RadioVănHọc #ĐạmPhươngnữsử __________ Để cam kết với bạn nghe đài dự án Trạm Radio sẽ chạy đường dài, chúng tôi cần sự ủng hộ của quý bạn để duy trì những dịch vụ phải trả phí. Mọi tấm lòng đều vô cùng trân quý đối với ban biên tập, và tạo động lực cho chúng tôi tiếp tục sản xuất và trau chuốt nội dung hấp dẫn hơn nữa. Mọi đóng góp cho Trạm Radio xin gửi về: Nguyen Ha Trang STK 19034705725015 Ngân hàng Techcombank. Chi nhánh Hà Nội.

The Chuck
90 Seconds with the Saints: November 24th - St. Andrew dung lac

The Chuck

Play Episode Listen Later Nov 24, 2021 2:48


Andrew Trần Dũng-Lạc was a Vietnamese Roman Catholic priest. He was executed by beheading during the reign of Minh Mạng. He is a saint and martyr of the Catholic Church.  All Saints of God, pray for us.