Podcasts about tam gi

  • 25PODCASTS
  • 50EPISODES
  • 14mAVG DURATION
  • 1MONTHLY NEW EPISODE
  • May 15, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about tam gi

Latest podcast episodes about tam gi

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Ba Lan và Tam giác Weimar trong quan hệ ba bên với Pháp và Đức

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later May 15, 2025 17:43


Trong vòng chưa đầy hai tuần đầu của tháng 5 năm nay, Liên Hiệp Châu Âu chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng. Tân thủ tướng Đức  Friedrich Merz một ngày sau khi nhậm chức (06/05/2025), đã sang thăm Pháp và Ba Lan, để phục hồi quan hệ ba bên trong khuôn khổ Tam giác Weimar. Hai ngày sau (09/05), Pháp cùng Ba Lan ký Hiệp ước Nancy về an ninh- quốc phòng, và ngày 10/05, các lãnh đạo Đức, Pháp, Ba Lan, Anh đã tới Kiev ủng hộ tổng thống Volodymyr Zelensky yêu cầu Nga chấp nhận ngưng bắn. Trong cục diện địa chính trị mới này, Ba Lan đóng vai trò như thế nào ?---------- ***** ----------Sự ra đời của Tam Giác WeimarTam giác Weimar, mà báo chí còn gọi là « Ủy ban Thúc đẩy Hợp tác Ba Lan với Pháp và Đức », được thành lập ở cấp ngoại trưởng ba nước vào tháng 8/1991 ở thành phố Weimar của Đức, nhằm tạo diễn đàn trao đổi, tư vấn cho Ba Lan khi đó vừa mới chọn cải tổ dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường sau hơn 40 năm thuộc phe XHCN do Liên Xô lãnh đạo.Đó là một giai đoạn có một không hai của lịch sử châu Âu hiện đại. Tam giác Weimar là sáng kiến ngoại giao nằm trong khuôn khổ một hội nghị lớn hơn : Hội nghị 2+4 vào tháng 3/1990, quyết định việc thống nhất nước Đức. Hai + bốn tức là bốn đại cường Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh và Pháp và hai nước Tây Đức và Đông Đức.Đến tháng 7/1990, Ba Lan được mời tham gia, vì thiếu Ba Lan thì vấn đề biên giới mới của nước Đức thống nhất với Ba Lan khó có thể ổn định được châu Âu. Rồi còn có các cuộc đàm phán để đưa các sư đoàn quân đội Liên Xô đóng ở Ba Lan về nước, thực ra là về nước Nga thời tổng thống Boris Yeltsin và cuộc rút quân này phải đến năm 1992 mới hoàn tất.Nhưng nói riêng về quan hệ Đức-Pháp-Ba Lan thì các cuộc họp trong khuôn khổ Tam giác Weimar có mục tiêu dùng mô hình hòa giải Pháp và Đức sau Thế Chiến II để giúp cho Ba Lan hòa giải với Đức, vì di sản của Thế Chiến II ở Ba Lan, quốc gia bị phát-xít Đức giết hàng triệu công dân, là rất nặng nề. Trong lĩnh vực này, Tam giác Weimar đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Sau đó, Tam giác Weimar giúp Ba Lan chuẩn bị hành lang pháp lý (hoạt động liên nghị viện từ 1992) và quân đội (từ 1997) để có  thể gia nhập khối NATO (1999). Tức là các cuộc họp của Tam giác Weimar mở rộng từ ngoại giao sang cấp bộ trưởng quốc phòng, và sau đó thì giúp về tham vấn cải cách kinh tế cho tới khi Ba Lan gia nhập Liên Hiệp Châu Âu năm 2004.Tam giác Weimar có nhiều hoạt động chung giữa ba nước với giải thưởng mang tên thi hào Ba Lan Adam Mickiewicz tặng cho các cá nhân, chính trị gia có công xây đắp quan hệ ba bên, giúp Ba Lan trở thành một quốc gia dân chủ, thành viên NATO và EU.Tam Giác Weimar : Nỗi lo « hòa nhập mạnh là hòa tan »Sau giai đoạn 1 khi Ba Lan đã gia nhập NATO và EU, phe dân tộc chủ nghĩa ở Ba Lan không hài lòng và họ cho rằng “hòa nhập mạnh là hòa tan”. Năm 2006, tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski thuộc phe thiên hữu dân tộc chủ nghĩa Công giáo (nông thôn) đã từ chối dự họp với lãnh đạo Pháp và Đức. Tam giác Weimar coi như bị ngưng hoạt động. Phải đến năm 2011, khi ông Boleslaw Komorowski – thuộc phái ôn hòa, từng đến thăm Việt Nam – trở thành tổng thống, Tam giác Weimar mới được phục hồi hoạt động ở cấp cao nhất.Tuy nhiên, càng về sau này thì Tam giác Weimar càng giảm đi ý nghĩa. Ví dụ sau khi vào EU, người dân Ba Lan được tự do đi lại, du học và đến làm việc ở Pháp, Đức, Hà Lan, Anh (trước Brexit)..., thì việc trao đổi sinh viên như trước đây không còn cần thiết nữa. Ngoài ra, Ba Lan đã ở trong bộ máy NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo nên vai trò của Đức và Pháp cũng giảm đi.Chiến tranh Ukraina: Sự hồi sinh Tam giác WeimarTừ sau khi Nga xâm lược Ukraina vào năm 2022, vai trò của Tam giác Weimar được phục hồi, vì các chuyển biến địa chính trị khiến Pháp và Đức phải tìm lại một “platform” hợp tác chặt chẽ, mang tính nòng cốt với Ba Lan, nước đóng vai trò căn cứ hậu cần cho phe NATO cung cấp vũ khí sang Ukraina chống Nga.Người ta nay nói đến Tam giác Weimar +, với ý tưởng là mời Anh, và Ý tham gia, tức là, như có người nói đùa, sẽ không còn là Tam giác mà là Tứ giác, Ngũ giác. Câu hỏi ở Ba Lan là “trong hình khối đó thì cạnh nào dài nhất, quan trọng nhất”.Thắc mắc này hiện chưa có lời giải vì còn đang định hình. Nhưng sau cuộc hội đàm ở Kiev hôm 10/05 của Emmanuel Macron, Friedrich Merz, Donald Tusk và Kier Starmer cùng Volodymyr Zelensky rồi có thêm lãnh đạo Ý, Hy Lạp, rồi cả tổng thống Donald Trump điện đàm nữa, có vẻ như là vai trò hạt nhân của Pháp – Đức – Ba Lan đang được đề cao.Hiệp ước Nancy và ô nguyên tử PhápKhông chỉ hợp tác chặt với Mỹ và để Hoa Kỳ đóng căn cứ tại nước họ, Ba Lan vừa ký với Pháp Hiệp ước Nancy ngày 09/05 về an ninh quốc phòng. Pháp cho biết sẵn sàng thảo luận về việc chia sẻ ô bảo vệ bằng vũ khí nguyên tử với Ba Lan.Về điểm này, người dân Ba Lan phản ứng dè dặt, ủng hộ nhưng không mấy tin tưởng vào khả năng Pháp chia sẻ cái ô hạt nhân bảo vệ Ba Lan, dù Hiệp ước Nancy không nói thẳng ra như thế.Ví dụ nhiều giới ở Ba Lan (như Joana Jaroch-Pszeniczna, đại diện cho doanh nghiệp làm ăn với Pháp), thì ủng hộ và nhấn mạnh rằng quan hệ lịch sử, văn hóa và sự gắn bó chính trị Pháp-Ba Lan từ thời Napoleon cứu Ba Lan chống lại Nga (1807), qua các quan hệ đồng minh ở hai Thế Chiến, tới thời sau này, là nền tảng tốt cho Hiệp ước Nancy phát huy tác dụng.Nhà bình luận chuyên về nước Pháp, ông Kacper Kita thì cho rằng “từ 100 năm qua, nay là lúc hai nước gần nhau nhất”. Nhưng theo ông, còn phải chờ xem Mỹ có rút khỏi Ba Lan hay không thì Pháp mới có chỗ chen chân vào, ví dụ như thị trường vũ khí vì Ba Lan đang đặt mua vũ khí (F-35) của Mỹ, của Hàn Quốc (trọng pháo). Còn cựu Tổng tham mưu trưởng, tướng Mieczyslaw Cieniuch, phát biểu trước giới báo chí, tỏ ra ngờ vực khả năng tổng thống Macron hay người kế nhiệm ông ở Pháp sẵn sàng dùng vũ khí nguyên tử bảo vệ Ba Lan.Tuy nhiên, tướng Stanislaw Koziej, cựu Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Ba Lan, cho rằng cần phân biệt hai loại vũ khí nguyên tử : Vũ khí của Pháp là của châu Âu, như Pháp nói, và vũ khí của Mỹ là của NATO. Vì thế, theo ông, Ba Lan cần thận trọng, vẫn phải làm sao giữ cam kết của Mỹ bảo vệ các nước NATO châu Âu bằng ô nguyên tử. Theo ông, vì Hoa Kỳ ở xa châu Âu, khả năng bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật thấp hơn các nước châu Âu gồm Anh và Pháp nên Mỹ có ưu thế hơn. Tuy thế, nếu Pháp bán lò phản ứng nguyên tử cho Ba Lan thì Ba Lan sẽ rất hoan nghênh.Ba Lan : Sườn đông của NATO « vẫn chưa sẵn sàng »Tại Ba Lan, khá nhiều khẩu hiệu ái quốc và cả biểu ngữ mời gọi thanh niên nhập cũ đăng trên đường phố. Lý do là vì Ba Lan không còn chế độ quân dịch (nghĩa vụ quân sự), mà chỉ có quân đội chuyên  nghiệp, lính tình nguyện. Anh và Pháp là hai nước châu Âu duy nhất thuộc NATO có vũ khí nguyên tử. Còn Ba Lan tuy không có tên lửa hạt nhân nhưng đã tăng chi tiêu quốc phòng rất nhanh, mua hàng nghìn cỗ trọng pháo, hàng trăm xe tăng và phi đội F-35 để phòng thủ, sau khi Nga đánh Ukraina vào tháng 2/2022.Tuy thế, báo chí Ba Lan vẫn xem sự chuẩn bị của chính phủ là chưa đủ nhanh, chưa đủ mạnh. Tính theo các kế hoạch của chính quyền, phải đến năm 2030, Ba Lan, với dân số 37,5 triệu, mới có đủ 6 sư đoàn bộ binh trang bị hiện đại. Có thể lúc đó đã muộn chăng ?Theo đánh giá từ chuyên gia Marek Budzisz, nếu bị tấn công từ phía Đông vào lúc này, Ba Lan chỉ cầm cự được chưa tới 2 tuần và có thể mất toàn bộ vùng bờ Đông sông Vistula, tức là một nửa lãnh thổ. Do vậy, nhiều tờ báo cho rằng Ba Lan cần đưa toàn dân vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu, theo mô hình Phần Lan, để có hàng triệu quân dự bị chờ chống trả Nga.Hiện nay ở Ba Lan ai muốn đi tập quân sự 3 tháng thì công ty, công sở phải cho nghỉ làm ăn lương và quân đội sẽ bố trí các khóa huấn luyện quân sự cho họ. Những ai trong độ tuổi bị điều động muốn vào lính một năm thì nhà nước sẵn sàng tuyển.Từ cuối năm 2024, Ba Lan đưa tập quân sự trở lại trường phổ thông, để học sinh 14 tuổi trở lên học về kỹ năng ứng phó khi có tình trạng khẩn cấp, làm quen với các loại vũ khí mô phỏng, ví dụ súng bắn laser trên máy tính, trò chơi điện tử... Chỉ có sinh viên 21 tuổi trở lên, nếu muốn, mới được học bắn súng thật.Chiến tranh Ukraina : Ba Lan không tin vào « thiện chí » của NgaĐa số người dân Ba Lan không tin cuộc chiến ở Ukraina sẽ chấm dứt trong 2-3 tháng tới, khác hẳn những gì chính quyền Trump tự khen tiến triển đàm phán với Nga về Ukraina. Một điều tra của United Surveys (cho trang Wirtualna Polska) được báo Ba Lan đăng hôm 05/04/2025 cho thấy 65,1% người được hỏi không tin là cuộc chiến ở Ukraina sẽ sớm chấm dứt, và  14,2% cho rằng “không  biết, khó trả lời”.  Điều đáng chú ý là điều tra dư luận của CBOS cho thấy chỉ có người lao động, công nhân, kỹ thuật viên tỏ ra sẵn sàng tham gia bảo vệ tổ quốc, trong khi tầng lớp có học, có tiền thì không, thậm chí cho rằng, nếu “có biến”, họ lái xe chạy ra nước ngoài. Điều này trái với luật Tổng động viên của Cộng hòa Ba Lan (bản mới tháng 19/2024), quy định người đã có thẻ dự bị quân sự phải có mặt ở đơn vị quân sự gần nhất trong vòng 6 tiếng đồng hồ sau khi tổng thống Ba Lan tuyên bố tổng động viên. Số người được điều động sẽ gồm khá nhiều phụ nữ, chứ không chỉ có đàn ông, ví dụ sinh viên y khoa là nữ, y tá, hộ lý, kỹ sư hóa học...Đối với những người song tịch, luật Ba Lan quy định những ai có cả quốc tịch một nước thuộc khối NATO thì không cần phải trình diện với lãnh sự quán Ba Lan tại nước đó, bởi đằng nào thì thanh niên nam ở những nước thành viên NATO cũng thuộc sự quản lý của nước sở tại và Ba Lan sẽ không đi truy tìm công dân song tịch ở các nước đồng minh.Một điều tra dư luận khác của CBOS mới được công bố hôm 15/04/2025 cho thấy một bức tranh khá bi quan về tình hình an ninh khu vực Đông Âu và Baltic, theo đa số người dân Ba Lan. Họ nghĩ rằng nước Nga không phải là một quốc gia bình thường, và còn thiếu vắng kiểm soát quyền lực hay cơ chế giám sát chéo hơn cả thời Liên Xô, khi tổng bí thư Đảng Cộng sản ít nhiều còn phải chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị.Nước Nga ngày nay, theo đa số người dân Ba Lan, là do tổng thống Vladimir Putin và một nhóm rất nhỏ quanh ông ta điều khiển, và đã bước vào con đường chiến tranh, đã quân sự hóa nền kinh tế để phục hồi đế chế Nga, nên mối đe dọa trực tiếp từ Nga với Ba Lan là thường trực và lâu dài, chừng nào còn ông Putin.Đối với Ba Lan, an ninh khu vực là vấn đề lâu dài và mang tính sinh tử. Một mặt họ vẫn phải chờ xem Mỹ và NATO làm gì và đang tăng cường liên kết với Pháp, Anh và Đức, mặt khác họ không tin tưởng gì vào “thiện chí” từ nước Nga hiện nay và không tin là cuộc chiến ở Ukraina chấm dứt nhanh chóng.

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ
Cẩm nang du lịch (69): Kinh nghiệm khám phá tam giác vàng Ấn Độ

SBS Vietnamese - SBS Việt ngữ

Play Episode Listen Later Apr 27, 2025 14:47


Tam giác vàng Ấn Độ – bao gồm New Delhi, Agra và Jaipur – là tuyến đường nổi tiếng dẫn du khách qua những công trình kiến trúc đặc sắc như đền Taj Mahal, pháo đài Agra và cung điện Hawa Mahal. Trong Cẩm nang du lịch kỳ này, Chinh Nguyễn sẽ chia sẻ những trải nghiệm trên cung đường này, cũng như những điều cần lưu ý khi khám phá Ấn Độ.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Chiến tranh Ukraina và tam giác chiến lược Nga – Trung – Triều

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Dec 5, 2024 17:58


Trung Quốc và Nga có mối quan hệ đối tác « vô bờ bến ». Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, trong quá khứ từng được mô tả như « môi với răng » lại duy trì một mối quan hệ phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Và gần đây, Nga và Bắc Triều Tiên tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Nhưng ẩn sau các mối quan hệ song phương chằng chịt đó còn có một tam giác chiến lược Nga – Trung – Triều đối trọng với liên minh quân sự ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại vùng Đông Bắc Á. Mối quan hệ hợp tác được củng cố giữa Nga và Bắc Triều Tiên có vẻ đặt Trung Quốc trong thế khó, nhưng cũng có thể mang lại một lợi thế chiến lược cho Bắc Kinh trong cuộc đọ sức với Washington.Trên đây là những nhận định chung từ giảng viên Laurent Gédéon, trường đại học Sư phạm Lyon trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho RFI Tiếng Việt. Mời quý vị theo dõi.---------- ********** ----------RFI Tiếng Việt : Trước hết, ông mô tả như thế nào về mối quan hệ mà Trung Quốc duy trì với Nga ? Đó là quan hệ hữu nghị, đối tác quân sự hay đối tác thương mại ?GV. Laurent Gédéon : Cả ba tính chất này có vẻ đều phù hợp với những gì có liên quan đến quan hệ Nga – Trung. Quả thật, mối quan hệ này đã không ngừng được củng cố kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2013. Chúng được đánh dấu bằng một sự xích lại gần rõ nét từ đầu những năm 2020. Ngày nay, hai nước xem nhau như là những đối tác chiến lược hơn là đối thủ.Khía cạnh thân thiện được thể hiện qua nhiều chuyến thăm song phương và thực tế là cá nhân Vladimir Putin biết rõ Tập Cận Bình, người cũng luôn ca tụng đồng nhiệm Nga. Hai nhà lãnh đạo này gặp trực tiếp hơn 40 lần và Tập Cận Bình đã đến thăm Nga chín lần kể từ năm 2013, tức nhiều hơn gấp hai lần số chuyến thăm của ông đến nhiều nước khác.Đó còn là một mối quan hệ đối tác quân sự, và mối hợp tác này đại diện cho một trong những khía cạnh quan trọng cho quan hệ Nga – Trung. Chúng được thể hiện qua việc mua trang thiết bị quân sự, chủ yếu là từ Trung Quốc. Chỉ riêng năm 2010, Trung Quốc vẫn mua đến 68% trang thiết bị quân sự Nga.Mối quan hệ hợp tác này còn được thấy qua cả việc tổ chức các cuộc tập trận chung. Các đợt tuần tra không quân – hải quân đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Tính từ năm 2017, Nga và Trung Quốc tiến hành hơn 100 cuộc tập trận chung.Quan hệ đối tác này cũng mang tính thương mại, bởi vì Nga giúp Trung Quốc đáp ứng các nhu cầu kinh tế và năng lượng. Nhìn một cách tổng quát, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có mức tăng trưởng vượt bậc trong hai thập kỷ gần đây. Riêng giai đoạn 2000 – 2021, trao đổi thương mại hàng năm giữa Trung Quốc với Nga tăng từ 8 tỷ đô la lên gần 150 tỷ đô la. Đương nhiên, những sản phẩm năng lượng chính như than đá, khí đốt và nhất là dầu hỏa chiếm một tỷ trọng lớn hàng nhập khẩu Trung Quốc.Còn với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc có một mối quan hệ ra sao ?GV. Laurent Gédéon : Đó là một mối quan hệ phức tạp và hàm chứa một số mâu thuẫn. Cuộc chiến Triều Tiên đã đặt nền tảng cho mối quan hệ Trung – Triều và mối quan hệ này được đánh dấu bởi sự can dự trực tiếp của quân đội Trung Quốc trong xung đột. Trong nhiều thập niên, hai nước mô tả mối quan hệ thân thiết như « môi với răng » theo như cách nói của Mao.Nhưng mối quan hệ này đã trải qua giai đoạn tồi tệ, liên quan trực tiếp đến chương trình phát triển hạt nhân Bắc Triều Tiên. Năm 2006, khi Bình Nhưỡng tiến hành đợt thử vũ khí hạt nhân đầu tiên, Bắc Kinh đã xem đấy như là một sự vi phạm đồng thuận quốc tế, xin trích, một cách « trắng trợn và trơ trẽn » và đã phản ứng bằng cách ủng hộ các trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.Thái độ cứng rắn ngoại giao này của Trung Quốc được tiếp tục trong suốt những năm 2010 và cuối cùng lên đến đỉnh điểm là các biện pháp trừng phạt đơn phương mạnh mẽ nhắm vào Bắc Triều Tiên năm 2017.Nhưng có một yếu tố làm thay đổi diện mạo là cuộc gặp giữa Kim Jong Un và Donald Trump ngày 12/06/2018 tại Singapore, khiến Trung Quốc lo sợ Bắc Triều Tiên rời xa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc dưới sự thúc đẩy của chính quyền Mỹ.Bắc Kinh đã quyết định tạo một động lực mới cho mối quan hệ Trung – Triều, được đánh dấu bởi chuyến công du đến Bình Nhưỡng của ông Tập Cận Bình ngày 19/06/2019. Đây là lần đầu tiên sau 14 năm một lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Bắc Triều Tiên. Các mối liên lạc được nối lại giữa các quan chức hai nước ở nhiều cấp độ khác nhau. Kim Jong Un và Tập Cận Bình có đến 5 cuộc gặp trong năm tiếp theo.Trung Quốc còn thể hiện sự ủng hộ bằng cách cung cấp thường xuyên viện trợ kinh tế bất chấp các trừng phạt của quốc tế. Ngoài sự hỗ trợ về kinh tế, hiệp ước Trung – Triều, tức thỏa thuận phòng thủ chung được ký kết năm 1961, đã được triển hạn vào năm 2021 thêm 20 năm nữa.Giữa hai nước cũng có sự hợp tác về kinh tế, bởi vì Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu của Bình Nhưỡng, chủ yếu liên quan đến hàng nhập khẩu lương thực và năng lượng của Bắc Triều Tiên. Cũng cần lưu ý đến sự tồn tại nhiều đặc khu kinh tế cho phép tổ chức các dòng lưu thông hàng hóa giữa hai nước.Điều đó cho thấy những mối quan hệ này,  giữa Nga với Trung Quốc và giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là không cùng một kiểu. Có nhiều khả năng, sự tin cậy giữa Matxcơva và Bắc Kinh có tầm quan trọng hơn là giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh, bởi vì Trung Quốc luôn ngờ vực Bắc Triều Tiên.Trên bình diện chiến lược, người ta nói nhiều về tam giác Nga – Trung – Triều đối trọng với tam giác Mỹ – Nhật – Hàn tại vùng Đông Bắc Á. Đâu là vai trò chính xác của Bình Nhưỡng trong bộ tam đó ? Liệu Nga và Bắc Triều Tiên có sẽ làm mất cân bằng quan hệ bộ ba này hay không ?GV. Laurent Gédéon : Cho đến gần đây, tam giác Nga – Trung – Triều dường như cân bằng theo nghĩa Bắc Triều Tiên giữ lập trường cân bằng giữa Nga và Trung Quốc, và trên thực tế là gần với Trung Quốc hơn do vị trí địa lý. Tình trạng cân bằng này đã dẫn đến hệ quả là Bắc Kinh phối hợp với Matxcơva trong việc xử lý hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Cả hai nước đã cùng nhau bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ và các đối tác của Mỹ nhằm áp đặt các trừng phạt mới nhằm vào Bắc Triều Tiên, và ngược lại, yêu cầu dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt.Trong bối cảnh này, việc Nga và Bắc Triều Tiên xích lại gần hơn tạo ra một yếu tố mới trong phương trình. Hiện tượng mới này có liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina với hệ quả là Nga bị gạt ra ngoài lề trong quan hệ với phương Tây. Điều này đã thúc đẩy Matxcơva thắt chặt hơn nữa quan hệ với Bình Nhưỡng, dẫn đến việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước.Quan hệ Nga – Triều được thắt chặt hơn đã được chính thức hóa nhân chuyến thăm Bắc Triều Tiên của tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là chuyến thăm thứ hai của ông đến Bình Nhưỡng trong 24 năm cầm quyền. Nhân dịp này, cả hai lãnh đạo ngày 19/06/2024 thông báo một Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó bao gồm cả điều khoản « hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấn công ».Hiện tại, mối quan hệ gần gũi giữa Nga và Bắc Triều Tiên dường như không làm Trung Quốc khó chịu. Bản thân Trung Quốc cũng được liên kết bởi những lợi ích chung mạnh mẽ với Nga. Cả hai quốc gia đều mong muốn thay đổi trật tự thế giới theo hướng có lợi cho họ, và do vậy, không muốn chứng kiến mặt trận chung của họ bị rạn nứt vào thời điểm nhạy cảm này.Việc xem Matxcơva và Bình Nhưỡng xích lại gần không hẳn là tiêu cực với Bắc Kinh, theo nghĩa động thái này không bị cho là mang tính thù nghịch. Chúng ta nên đặt lại tiến triển này trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraina, vào lúc nhu cầu đạn dược của Nga ngày càng tăng, trong khi chỉ có một số ít quốc gia có thể đáp ứng, và trong số này có Bắc Triều Tiên. Vì vậy, có một khía cạnh hợp tác chiến thuật mạnh mẽ giữa hai nước như điều chúng ta thấy qua việc Bắc Triều Tiên gởi quân đến chiến trường.Ngoài ra, còn có thêm một thực tế là, theo quan điểm của Bắc Kinh, chính sách mà Washington theo đuổi đã dẫn đến hệ quả là Nga và Bắc Triều Tiên xích lại gần nhau hơn và làm tổn hại đến tình hình an ninh tại hai vùng ở lục địa Á – Âu (Ukraina và bán đảo Triều Tiên). Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ là bên chịu trách nhiệm chính cho các căng thẳng và là đối thủ cạnh tranh lớn của Bắc Kinh.Chính trong lập luận này mà Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã sử dụng hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên như là một cái cớ để mở rộng sự hiện diện quân sự trong vùng, nhằm mục đích kềm chế sức mạnh Trung Quốc.Cho đến hiện tại, Trung Quốc cẩn trọng bình luận công khai về việc Nga và Bắc Triều Tiên thắt chặt hợp tác chiến lược, nhất là về việc Bình Nhưỡng dường như đã điều hơn một chục ngàn binh sĩ đến hỗ trợ Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraina. Làm thế nào giải thích cho sự im lặng đáng chú ý này của Trung Quốc ? Phải chăng là Trung Quốc đã bị bất ngờ ?GV. Laurent Gédéon : Như vừa rồi tôi đề cập đến, chiến tranh Ukraina là yếu tố quyết định thúc đẩy Nga và Bắc Triều Tiên thắt chặt quan hệ. Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi thông báo về Hiệp ước đối tác Chiến lược Toàn diện, ngày 19/06/2024, đã nêu rõ, xin trích, « trong bối cảnh và trong khuôn khổ tài liệu mà chúng tôi đã ký kết, chúng tôi không loại trừ khả năng phát triển mối quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa Nga với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ».Trong phạm vi này, mối hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên dường như chủ yếu đáp ứng các yêu cầu mang tính chiến thuật và do vậy, Trung Quốc vào lúc này sẽ không có những lo lắng quan trọng nào về vấn đề này.Quả thật, nhu cầu về đạn dược của quân đội Nga là một trong các yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác với Bắc Triều Tiên và nước này cũng đã tận dụng cơ hội để thoát khỏi sự cô lập sâu sắc mà họ đang phải đối mặt.Liên quan đến việc binh sĩ Bắc Triều Tiên tham gia trực tiếp vào các cuộc giao tranh, thông báo đưa ra hồi tháng 11/2024 về việc triển khai khoảng 11 ngàn binh sĩ Bắc Triều Tiên ra chiến trường đã cho thấy rằng số binh sĩ này chủ yếu trú đóng tại vùng Kursk, nằm trên lãnh thổ Nga, chứ chưa phải trên lãnh thổ Ukraina.Mục tiêu nhắm đến của Matxcơva là tận dụng sự hỗ trợ này của Bắc Triều Tiên để lấy lại quyền kiểm soát vùng Kursk trước khi Donald Trump lên cầm quyền và khả năng bước vào một giai đoạn đàm phán. Thực vậy, việc chiếm lại được vùng lãnh thổ bị Ukraina chiếm đóng sẽ tước đi một lá bài ngoại giao quan trọng của Kiev.Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc im lặng không hẳn là vì nước này bị bất ngờ, bởi vì, đối với tôi, có vẻ Nga – Trung đã liên lạc với nhau trước và sau khi Nga – Triều ký thỏa thuận. Sự im lặng này, theo ý tôi, có thể liên quan dến việc Trung Quốc có những phân tích cho rằng hành động này thiên về chiến thuật, chứ không phải là một sự thay đổi chiến lược cơ bản.Nhưng trong vòng một năm, Kim Jong Un và Vladimir Putin gặp nhau hai lần, trong khi cuộc gặp sau cùng giữa Tập Cận Bình và Kim Jong Un là vào năm 2019. Việc Nga và Bắc Triều Tiên xích lại gần phải chăng cho thấy ý định của Kim Jong Un muốn tách xa dần nước láng giềng khổng lồ, hay đó là dấu hiệu một sự củng cố quan hệ đối tác ba ba ?GV. Laurent Gédéon : Thật vậy, chúng ta nhận thấy chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Kim Jong Un ngày 12/09/2023 kể từ khi kết thúc đại dịch Covid, diễn ra ở Nga chứ không phải là Trung Quốc. Chuyến thăm đến Nga trước đó của ông Kim là vào ngày 24/04/2019.Theo quan điểm của Bắc Triều Tiên, họ mong muốn không rơi vào một mối quan hệ song phương và mặt đối mặt riêng với Trung Quốc. Tái lập quan hệ với Matxcơva cho phép Bình Nhưỡng cân bằng mối quan hệ mà họ duy trì với Bắc Kinh và đưa ra một giải pháp thay thế thú vị về mặt chính tri.Nhìn từ Matxcơva, mối quan hệ được củng cố với Bình Nhưỡng cũng có những hệ quả tương tự, theo nghĩa, chúng cho phép giảm bớt tình trạng bất cân xứng chiến lược với Bắc Kinh. Trên thực tế, tiến triển của mối quan hệ Nga – Triều đã tạo ra một không gian ngoại giao không thể dự đoán cho Trung Quốc mà ở đó Nga có thể tận dụng một cách khéo léo.Hơn nữa, Bắc Triều Tiên, được trang bị vũ khí hạt nhân vĩnh viễn, giờ đã có một đòn bẩy đáng kể trong các mối quan hệ với tất cả các nước láng giềng, kể cả với Trung Quốc. Tình huống này hạn chế khả năng của Bắc Kinh gây ảnh hưởng lên Bình Nhưỡng.Tình trạng này không phải là không gây hệ quả cho Trung Quốc, bởi vì tuy giới chức lãnh đạo Trung Quốc không công khai lên án các hành động của Bắc Triều Tiên, nhưng việc họ không có khả năng gây ảnh hưởng lên Bình Nhưỡng đã làm suy yếu uy tín ngoại giao của Bắc Kinh, đó là chưa kể đến việc Bắc Triều Tiên tiếp tục chương trình phát triển hạt nhân gây bất ổn cho các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này đã dẫn đến việc củng cố các mối liên minh quân sự và an ninh do Mỹ dẫn đầu. Tình trạng này làm đã làm phức tạp hơn cho các lợi ích chiến lược của Trung Quốc trong vùng.Bắc Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân có thể sử dụng năng lực này như một « công cụ mặc cả » trong các cuộc đàm phán quốc tế và làm gia tăng các giá trị chiến lược của mình mà không cần phụ thuộc vào Trung Quốc.Dù vậy, như đã đề cập trước đó, lợi ích của sự hợp tác giữa các tác nhân chiến lược ba bên Nga – Trung – Triều dường như vượt lên trên những điều bất lợi cũng như động cơ thầm kín của những tác nhân này. Nhờ vào Nga, Bắc Triều Tiên rất có thể sẽ cải thiện được hiệu quả của kho vũ khí, đặc biệt là hạt nhân, nguồn cội của nguy cơ chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc sẽ tìm được lợi thế hay thêm rủi ro cho các lợi ích chiến lược của mình ?GV. Laurent Gédéon : Điều này phụ thuộc vào cách thức chúng ta phân tích tình hình. Nếu nhìn theo quan điểm song phương Trung – Triều, có lẽ Bắc Kinh sẽ không thoải mái khi trước cửa nhà mình có một đồng minh phiền phức và được trang bị năng lực hạt nhân đáng kể. Với sự trợ giúp của Nga, Bắc Triều Tiên có thể thúc đẩy nhanh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, dẫn đến việc Mỹ đáp trả mạnh hơn và trường hợp tệ nhất cho Bắc Kinh là sự hình thành điều mà Trung Quốc gọi là một « NATO châu Á » do Hoa Kỳ lãnh đạo và nhắm vào Trung Quốc.Do vậy, Trung Quốc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, bởi vì nếu chọn cách tránh xa tiến trình củng cố quan hệ Nga – Triều, Trung Quốc có nguy cơ phải chứng kiến căng thẳng kịch phát tại bán đảo Triều Tiên mà không thể giữ một vai trò quyết định nào trong diễn biến các sự kiện. Thế nên, dù muốn hay không, Bắc Kinh rơi vào tình huống đành phải ủng hộ những chuyển động do hai đối tác của mình tạo ra.  Nhưng nếu chúng ta thay đổi cấp độ phân tích, và đặt câu hỏi về vị trí mà Bắc Triều Tiên đang nắm giữ trong toàn bộ vùng Á – Âu, chúng ta sẽ có một số nhận xét khá thú vị.Đặc trưng nổi bật của vùng Á – Âu hiện nay là sự xuất hiện của bốn cường quốc, hoạt động đặc biệt tích cực trên bình diện địa chính trị. Đó là Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran. Hai trong số này đã là cường quốc hạt nhân, đó là Nga và Trung Quốc ; cường quốc thứ ba trên thực tế là Bắc Triều Tiên và nước thứ tư đang có xu hướng hạt nhân hóa quân sự là Iran. Người ta nhận thấy là bốn tác nhân này đều được liên kết với nhau qua nhiều thỏa thuận khác nhau và cả bốn nước đều có những lợi ích chung.Về mặt địa chính trị, tất cả bốn nước này phụ thuộc lẫn nhau trong bối cảnh họ phải cùng nhau đối mặt với áp lực từ một tác nhân duy nhất là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hay rộng hơn nữa là toàn bộ khối các nước được gọi là phương Tây.Một tình huống như vậy đòi hỏi Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran, nếu muốn hoàn thành các mục tiêu của mình, phải có một sự đồng thuận tối thiểu trên bình diện ngoại giao và chiến lược. Trong cấu hình này, Bắc Triều Tiên dường như ít có khả năng lao vào một trò chơi riêng rẽ cùng với Nga, gây tổn hại cho Trung Quốc, là quốc gia mà cả Bình Nhưỡng và Matxcơva đều cần cũng như là ngược lại.Trở lại với vấn đề Trung Quốc và việc hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh có thể tìm được một lợi thế ở việc, Bắc Triều Tiên – thông qua các hành động của mình – sẽ tăng cường khả năng răn đe Mỹ trong bối cảnh khu vực phía bắc của bán đảo Triều Tiên cũng là một lá chắn an ninh quan trọng cho Trung Quốc.RFI Tiếng Việt xin cảm ơn giảng viên Laurent Gédéon, trường đại học sư phạm Lyon.

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Ba Lan chuẩn bị cho các cuộc đàm phán quan trọng của Tam giác Weimar+ về tình hình Ukraine

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Nov 17, 2024 1:22


- Ngày 16/11, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Sikorski thông báo, các cuộc đàm phán quan trọng liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ diễn ra tại thủ đô Ba Lan vào tuần tới, theo hình thức Tam giác Weimar+. Chủ đề : tam giác cộng, đàm phán --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

Nghien cuu Quoc te
Vì sao Campuchia rút khỏi tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam?

Nghien cuu Quoc te

Play Episode Listen Later Oct 18, 2024 25:55


Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam chính xác là gì? Liệu nó có thực sự đề cập đến việc “nhượng lại lãnh thổ”? Xem thêm.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Tin tức tối 30-8: Người Việt bị giam lỏng tại Tam Giác Vàng, giải cứu được 13 người

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Aug 30, 2024 8:04


Tông xe buýt chở 14 người văng xuống mương; Bắt nhóm chở thiết bị giả trạm BTS đi khắp TP.HCM để phát tán tin nhắn quảng cáo web cờ bạc; Diễn biến vụ nổ chết người ở Nghệ An; Giải cứu 13 nạn nhân người Việt bị giam lỏng tại Tam Giác Vàng.

VietnamPlus's Podcast
Tin nóng 17/8: 40 Kỵ binh diễu hành trên phố chuẩn bị cho lễ kỷ niệm

VietnamPlus's Podcast

Play Episode Listen Later Aug 17, 2024 9:31


Bản tin 60s ngày 17/8/2024 có những nội dung sau đây:Cựu Cục trưởng Cục Đăng Kiểm bật khóc, mong được về với gia đình40 Kỵ binh diễu hành trên phố chuẩn bị cho lễ kỷ niệmNhân viên trong đường dây lừa đảo ở Tam Giác Vàng bị ngược đãi, ép làm việcChữa cháy ở phố Phó Đức Chính, một chiến sỹ bị ngạt khóiNga chặn đứng 12 tên lửa Ukraine tấn công cầu CrimeaHàng chục nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả trong cuộc họpEU và 22 nước yêu cầu Venezuela công bố biên bản bầu cử'Cặp đấu' Harris-Trump rục rịch chuẩn bị cho màn tranh luận đầu tiên./.

VOV - Chương trình thời sự
THỜI SỰ 12H TRƯA 8/8/2024: Bộ Công an phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá trăm tỷ đồng liên quan đến người Việt Nam tại đặc khu kinh tế Tam giác vàng

VOV - Chương trình thời sự

Play Episode Listen Later Aug 8, 2024 56:35


- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khảo sát thực địa Dự án thành phần 3 - Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.- Chính thức vận hành thương mại, đoạn trên cao Nhổn- Cầu Giấy, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sau 15 năm thi công.- Thủ tướng lâm thời Bangladesh chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, kêu gọi người dân đoàn kết và đối thoại nhằm chung tay xây dựng đất nước.- Quốc hội Bulgaria chính thức thông qua Dự luật sử dụng đồng Euro- một bước tiến mới trong quá trình hội nhập Liên minh Châu Âu. Chủ đề : giao thông vận tải, Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, lừa đảo, Liên minh Châu Âu --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support

Learn With Thai Van Linh
E6: "Tam Giác Vàng" - Lộ Trình Phát Triển | Thái Vân Linh x Hoàng Nguyễn | Podcast Đi Mãi Thành Đường

Learn With Thai Van Linh

Play Episode Listen Later Jun 16, 2024 33:11


Chào mừng bạn đến với Podcast "Đi Mãi Thành Đường” phát sóng vào thứ chủ nhật hằng tuần trên kênh podcast của Thái Vân Linh. Đây là buổi trò chuyện giữa Linh cùng các bạn trẻ tài năng, có những trải nghiệm thú vị trong sự nghiệp, để tìm hiểu về cách họ đưa ra các lựa chọn và quyết định quan trọng trong cuộc sống. Từ đó, khán giả cũng sẽ học hỏi và tìm ra hướng đi cho riêng mình. Hãy cùng Linh gặp gỡ Hoàng Nguyễn, một cây viết truyền cảm hứng trên Vietcetera, và trên blog Hoangthoughts - một không gian thú vị do chính tác giả tạo ra từ nội dung đến hình ảnh, để chia sẻ những trải nghiệm của chính mình. Bên cạnh đó, bạn ấy còn là đồng sáng lập và nhà huấn luyện thiết kế tại công ty GEEK Up. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong trong lĩnh vực Phát triển ứng dụng, đặc biệt là UX/UI Design, Linh tin rằng đây sẽ là buổi trò chuyện mang đến nhiều thông tin hữu ích để bạn có thể xác định được đam mê tích cực của bản thân và sống một cuộc đời ý nghĩa.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Sự kiện quốc tế - Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines và tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Apr 9, 2024 9:55


- Tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên lần đầu tiên tại Washington DC. Đây là cơ chế liên minh tiểu đa phương mới nhất, sau liên minh 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn, liên minh tàu ngầm AUKUS hay Bộ tứ “kim cương” Quad… Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines có ý nghĩa chiến lược không chỉ vì các thông báo chính sách mới mà còn vì thể hiện một “điểm cao” khác trong cấu trúc an ninh “mạng lưới” mới nổi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Campuchia – Lào – Việt Nam tăng cường thúc đẩy hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Mar 1, 2024 2:58


- Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) diễn ra sáng nay (01/3) tại Attapeu (Lào), dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Lào Khamjane Vongphosi, Chủ tịch Ủy ban Điều phối của CHDCND Lào; Bộ trưởng Bộ Thương mại Cham Nimul, Chủ tịch Ủy ban Điều phối của Campuchia và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban Điều phối về Khu vực Tam giác phát triển CLV của Việt Nam. Tham dự Hội nghị còn có đông đảo đại diện lãnh đạo các bộ ngành liên quan của ba nước; chính quyền, các sở, ngành của 13 tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển. Chủ đề : Tam giác phát triển --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

SỐNG ++
Thầm lặng miền hoa Tam Giác Mạch

SỐNG ++

Play Episode Listen Later Feb 9, 2024 8:07


Mèo Vạc là một trong bốn huyện cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang. Người dân nơi đây “sống trên đá, chết vùi trong đá” và loài hoa Tam Giác Mạch là biểu tượng của cao nguyên đá này. Bởi không chỉ vẻ đẹp mà loài hoa này còn là biểu tượng cho sự kiên cường trước gió sương, mạnh mẽ sinh sôi, phát triển trong lòng khe núi đá cằn cỗi. Giống như loài hoa Tam Giác Mạch, các thầy cô giáo tại đây cũng đang ngày đêm gieo chữ ở nơi địa đầu của Tổ quốc.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Vấn đề quốc tế - Kỳ vọng hồi sinh khuôn khổ tam giác Weimar từ chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Ngoại trưởng Pháp

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jan 18, 2024 6:04


 - Tân Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné vừa có chuyến công du tới Ba Lan và Đức. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Ngoại trưởng Pháp Séjourné, diễn ra ngay sau khi ông nhậm chức trước đó vài ngày. Với mục tiêu khởi động lại sự phối hợp giữa Pháp, Đức và Ba Lan trong khuôn khổ tam giác Weimar được thành lập vào năm 1991, trong chuyến thăm tới Ba Lan và Đức lần này, tân Ngoại trưởng Pháp Séjourné đã kêu gọi hai nước cùng phối hợp để thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung, đảm bảo an ninh ở châu Âu. Vậy nguyên nhân nào khiến chính phủ Pháp muốn hồi sinh khuôn khổ tam giác Weimar và chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Ngoại trưởng Pháp Séjourné có đạt được kết quả như kỳ vọng? Chủ đề : ngoại trưởng pháp, công du --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

VOV - Việt Nam và Thế giới
Tin quốc tế - Ngoại trưởng Pháp thăm Đức và Ba Lan để tái khởi động tam giác Weimar

VOV - Việt Nam và Thế giới

Play Episode Listen Later Jan 15, 2024 1:27


- Pháp sẽ cùng Đức duy trì sự hỗ trợ dành cho Ukraine “miễn là cần thiết”. Đây là tuyên bố của tân ngoại trưởng Pháp ông téphane Séjourné ngày 14/1 khi công du tới Đức để khẳng định vai trò của trục Pháp - Đức trong nỗ lực thúc đẩy các dự án chung của châu Âu về cải cách thể chế và quốc phòng. Chủ đề : quan hệ, pháp, đức --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Hội nghị của Quốc hội 3 nước Campuchia- Lào- Việt Nam với các tỉnh thuộc Tam giác phát triển

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Oct 18, 2023 4:56


- Trong khuôn khổ chuyến khảo sát thực địa khu vực biên giới tại các tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển (CLV), sáng 18/10, đoàn công tác của Quốc hội Vương quốc Campuchia-Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào-Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tổ chức hội nghị tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là lần đầu tiên quốc hội 3 nước có chuyến khảo sát thực địa chung, nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước, dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2023 tới đây. Chủ đề : quốc hội, việt nam, lào, campuchia --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

Tám Sài Gòn
Review phim: BÃO TRẮNG 3: THIÊN ĐÀNG HAY ĐỊA NGỤC, THỬ THÁCH CÁ VOI XANH: TRÒ CHƠI KẾT LIỄU

Tám Sài Gòn

Play Episode Listen Later Aug 9, 2023 8:43


Review các phim ra rạp từ ngày 04/08/2023 BÃO TRẮNG 3: THIÊN ĐÀNG HAY ĐỊA NGỤC T18 Đạo diễn: Khâu Lễ Đào Diễn viên: Quách Phú Thành, Cổ Thiên Lạc, Lưu Thanh Vân, La Gia Lương, Phương Trung Tín, Trần Quốc Bang,... Thể loại: Hành Động, Tội phạm Âu Chí Viễn (Cổ Thiên Lạc) và Trương Kiến Hành (Quách Phú Thành) là cảnh sát chìm hoạt động trong một băng đảng ma túy do ông trùm Khang Tố Sai ( Lưu Thanh Vân) đứng đầu tại Hongkong. Trong một lần bị thương nặng, Trương Kiến Hành đã được cứu bởi ông trùm ma túy trên một con tàu vượt biên tới khu Tam Giác Vàng. Sau lần được trở về từ cõi chết, Trương Kiến Hành đã cảm kích tấm lòng của ông trùm ma túy nên miễn cưỡng hoạt động cho ông trùm ma túy để sản xuất thuốc phiện tại khu Tam Giác Vàng. Mặt khác, Âu Chí Viễn lần theo dấu vết đồng nghiệp của mình để lại cùng cảnh sát quốc tế truy nã ông trùm ma túy. Chuyện gì sẽ xảy ra khi cả 3 đã chạm mặt với nhau tình nghĩa hay chính nghĩa sẽ chiến thắng ? ƯỚC NGUYỆN 10 NĂM T13 Đạo diễn: Michihito Fujii Diễn viên: Nana Komatsu; Kentarô Sakaguchi; Yûki Yamada Thể loại: Tình cảm Chỉ còn 10 năm để sống, Matsuri chẳng còn mơ mộng đến một tương lai hạnh phúc và luôn cố gắng chạy trốn khỏi tình yêu. Nhưng kể từ sau lần gặp Kazuto, từ 2 con người không có lý do để tồn tại lại khao khát sống hạnh phúc cùng nhau. CHẮC ANH ĐỒNG Ý T16 Đạo diễn: Michael Jacobs Diễn viên: Diane Keaton, Emma Roberts, Luke Bracey, William H. Macy, Richard Gere Thể loại: Hài, Tình cảm Michelle và Allen đang yêu nhau. Họ quyết định mời bố mẹ hai bên đến gặp mặt để bàn kế hoạch đi đến hôn nhân. Thế nhưng, sự việc bất ngờ xảy ra khi bố mẹ họ đã biết rõ về nhau trước đó, dẫn đến vô vàn bất đồng quan điểm về hôn nhân mà ngay cả bản thân họ cũng không ngờ tới. THỬ THÁCH CÁ VOI XANH: TRÒ CHƠI KẾT LIỄU T16 Đạo diễn: Anna Zaytseva Diễn viên: Anna Potebnya, Timofey Eletskiy, Ekaterina Stulova, Diana Shulmina,... Thể loại: Hồi hộp Sau khi em gái tự sát, Dana quyết tâm tìm kiếm nguyên nhân đằng sau cái chết đầy nghi hoặc. Cô phát hiện em mình đã tham gia một thách thức điên rồ trên mạng xã hội - #Blue_Whale – khơi màu khủng hoảng và kích động giới trẻ tự sát. Dana dần tiến sâu vào chân tướng, nhưng cô buộc phải tham gia thử thách #Blue_Whale nguy hiểm trước khi vén màn sự thật CÔ BÉ CỨU HỎA (CHIẾU LẠI) Đạo diễn: Laurent Zeitoun, Theodore Ty Thể loại: Hoạt Hình Cô Bé Cứu Hoả (tên tiếng Anh: Fireheart) đưa người xem bước vào hành trình phiêu lưu kỳ thú của Georgia Nolan - một cô bé thông minh, nhiệt huyết với ước mơ trở thành lính cứu hoả như ba mình. Tuy nhiên, năm 1932 tại New York, phụ nữ không được phép làm công việc này. Nhưng cơ hội “vàng” đã đến khi Georgia nảy ra ý định cải trang thành Joe - một chàng trai vụng về gia nhập đội cứu hoả do chính ba mình thành lập. Vừa phải bảo vệ danh tính thật, vừa phải dấn thân vào phi vụ mạo hiểm: Giải cứu những người lính cứu hoả của thành phố đã lần lượt biến mất trong ngọn lửa bí ẩn thiêu rụi Nhà hát Broadway, liệu Georgia có dũng cảm vượt qua tất cả và thành công? --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/kim-thanh-duong/support

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm - Cuộc chiến chống ma túy ở Điện Biên chưa bao giờ hết nóng

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jun 13, 2023 4:22


- Với đường biên giới dài giáp cả Lào và Trung Quốc, địa hình rất gần với khu vực “Tam Giác Vàng “ - nơi được coi thánh địa ma túy của thế giới, do đó cuộc chiến chống tội phạm ma túy tại Điện Biên vẫn chưa bao giờ hết nóng bỏng. Chặt đường dây này, đường dây khác nổi lên, cùng với đó là sự manh động, liều lĩnh và cực kỳ nguy hiểm của tội phạm ma túy khiến cuộc chiến chống ma túy tại tỉnh biên giới này vẫn ngày càng trở nên cam go, khốc liệt. Tuy nhiên “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, những lá chắn “thép” của các lực lượng phòng chống ma túy trên địa bàn vẫn âm thầm đẩy lùi tội phạm ma túy xâm nhập vào địa bàn, không ngừng nỗ lực để hạ nhiệt ma túy trên tuyến lửa này. Chủ đề : chống ma túy, Điện Biên --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Tam giác chiến lược Nga-Mỹ-Trung và những biến dạng

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Mar 2, 2023 10:38


Một năm sau tuyên bố tình hữu nghị Nga – Trung là "vô bờ bến", ngày 21/02/2023, trong chuyến thăm Matxcơva, lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị, phát biểu rằng quan hệ Nga – Trung « vững chắc như bê tông ». Sự kiện cho thấy nước cờ đã đảo ngược, Hoa Kỳ giờ đang trong thế « một chọi hai ». Tiến triển và những biến đổi của tam giác chiến lược Nga-Mỹ-Trung luôn được giới quan sát ví như là kim chỉ nam để dự đoán các xu hướng phát triển địa chính trị trên thế giới. Thomas Gomart, viện trưởng Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI), trả lời phỏng vấn Policy Center Of The New South năm 2016, từng nhận định, bộ ba chiến lược Nga- Mỹ-Trung là một trong những yếu tố cho cấu trúc toàn cầu hóa và sự tiến triển của hiện tượng này trong trung và ngắn hạn. Vì sao ?Ông giải thích : « Đó là ba nước có văn hóa chiến lược, nghĩa là, họ có một tham vọng, một ý đồ, một dự án quyền lực trên trường quốc tế. Đây là ba quốc gia thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Đó cũng là ba nước có mức chi tiêu quân sự hàng đầu thế giới và nếu chúng ta nhìn sự việc từ quan điểm của châu Âu, thì Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ đóng góp đến 37% cho nền ngoại thương của Liên Hiệp Châu Âu. »Ván cờ poker 1 : Đài Loan, vật cống phẩmMột chút lãng mạn, đó giống như một « mối tình tay ba ». Nhưng nếu nhìn trên góc độ chiến lược, đây rõ ràng là ván cờ poker với ba tay chơi Nga – Mỹ – Trung, mà mối quan hệ đối tác sẽ thay đổi theo lợi ích của mỗi bên tham gia. Trong ván cờ này, mối quan hệ Nga – Trung luôn là yếu tố mấu chốt cho những lợi ích địa chiến lược của Mỹ và điều này không có gì là mới mẻ.Người ta còn nhớ năm 1972, tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Bắc Kinh gặp lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nhằm gieo rắc sự bất đồng giữa hai cường quốc Cộng sản lúc bấy giờ là Trung Quốc và Liên bang Xô Viết. Để chuẩn bị cho cuộc gặp, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Henry Kissinger đã bí mật đến Bắc Kinh. Giáo sư Kinh tế - Chính trị, Glenn Diesen, trường đại học South Eastern Norway, trên đài truyền hình ARTE nhắc lại bối cảnh :« Hoa Kỳ lúc ấy phải đối mặt với một thách thức quan trọng vào lúc Trung Quốc đã chuyển sang chủ nghĩa cộng sản và đi theo Liên Xô. Mối liên minh này đã cho ra đời một khối hùng mạnh. Washington do vậy đã tìm cách chinh phục lòng tin của Trung Quốc để cản chân Liên Xô. Ý tưởng ở đây là chia rẽ hai nước khi chìa tay với bên yếu nhất là Trung Quốc. Đây chắc chắn là một thành công lớn nhất của Nixon và Kissinger, gây được bất hòa giữa hai ông khổng lồ Á – Âu và thúc đẩy Trung Quốc phần nào chống lại Liên Xô ».Cũng trong chương trình của ARTE, ông Lyle J. Goldstein, biên tập viên cho Defense Priorities cho rằng, để có thể tiếp cận được Mao Trạch Đông, Kissinger và Nixon khi ấy đều hiểu rằng đã đến lúc chấp nhận nguyên tắc « Một nước Trung Hoa duy nhất », theo đó, đảo Đài Loan chính thức thuộc về nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và do vậy, phải hy sinh Đài Loan:« Tôi biết rằng đại diện của bộ Ngoại Giao Mỹ được cử đến Đài Loan để thông báo tin này đã được người dân đón tiếp bằng cách ném trứng. Nhưng Mỹ cũng phải đợi mất đến 7 năm sau mới thiết lập được quan hệ chính thức. Trung Quốc đưa ra rất nhiều đòi hỏi. Đặc biệt, họ yêu cầu Mỹ rút hết các căn cứ quân sự và quân nhân ra khỏi Đài Loan. Vào thời điểm đó, Mỹ có rất nhiều căn cứ cho oanh tạc cơ và có cả vũ khí hạt nhân trên đảo nữa. Đó là cách duy nhất để tránh một cuộc xâm chiếm đảo. Do vậy, Trung Quốc đòi rút hết các căn cứ của Mỹ. Trung Quốc còn yêu cầu hủy cả hiệp ước phòng thủ mà Hoa Kỳ ký kết với Đài Loan. Tất cả những điều kiện này đều được Mỹ đáp ứng, để có thể thiết lập bang giao chính thức. »Sự chối bỏ thực tế của MỹRồi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Tam giác chiến lược biến mất. Trung Quốc đang trong tiến trình cải tổ và mở cửa với thế giới bên ngoài. Từ thế lưỡng cực, thế giới rơi vào thế đơn cực dưới sự thống trị của Mỹ. Điều đáng chú ý là, cho đến khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã áp dụng thành công quy tắc do cựu ngoại trưởng Kissinger thiết lập, khi muốn rằng Washington luôn ngự trị đỉnh của tam giác và giữ một khoảng cách gần với hai chóp còn lại.Sau một thời gian vắng bóng, Nga bắt đầu củng cố trở lại vị thế của mình trên trường quốc tế trong những thập niên 2010. Tuy nhiên, với nhịp độ phát triển kinh tế và tiềm năng dân số thấp, Nga biết rằng mình không còn là một đỉnh cố định của bộ ba. Nhưng thế ưu việt về hạt nhân, tính hiệu quả quân sự quy ước và một nền ngoại giao thông minh (nhất là Trung Đông và gần đây là với châu Phi), lại là những yếu tố chủ chốt giúp Nga duy trì vị trí trong hàng ngũ các đại cường .Rồi căng thẳng lại dấy lên giữa bộ ba chiến lược. Một ván cờ poker mới lại được hình thành cũng với ba tác nhân quen thuộc. Chỉ có điều lần này, Nga – Trung liên thủ tấn công con mồi Hoa Kỳ. Năm 2019, Dmitry Suslov, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Ngoại giao Matxcơva, trên trang mạng La Vigie (Văn phòng phân tích chiến lược) đưa ra một giải thích như sau :« Hiện trạng quan hệ chiến lược hiện nay chỉ là tạm thời, bởi vì điều cốt lõi của cuộc đối đầu Nga – Mỹ là sự điều chỉnh vô cùng đau đớn và đầy khó khăn của Mỹ với một thế giới đang phát triển đi ngược với những giả định về hệ tư tưởng của Mỹ, những câu chuyện lịch sử và các lợi ích quốc gia mà Hoa Kỳ không thể còn xác định hay kiểm soát được nữa. Một phần lớn của tình trạng mới này (nhưng không phải tất cả) có liên quan đến Nga và Trung Quốc, cả hai từ chối phát triển theo các chuẩn của Mỹ trên bình diện đối nội và đã bắt đầu phản đối vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế. »Cũng theo ông Dmitry Suslov, chính sách đối đầu với Nga và Trung Quốc sẽ là một yếu tố chủ đạo cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Vì những lý do ý thức hệ, địa chính trị và lịch sử, Hoa Kỳ cho đến lúc này vẫn chưa thể chấp nhận Nga và Trung Quốc như là những đại cường độc lập chính đáng, và là đồng tác giả, đồng quản trị với hai nước này trật tự thế giới.Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump xem Trung Quốc như là một đối thủ chiến lược chính chứ không phải là Nga, và ban đầu đã tính đến khả năng xích lại gần Nga một phần trong tư thế chống Trung Quốc. Chính sách này dường như cũng đã chính quyền Biden tiếp tục nhưng bất thành.Ván cờ poker 2 : Mỹ là con mồi, Ukraina là nạn nhânPhân tích của Jean de Gliniasty, cựu đại sứ Pháp ở Nga, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS), cho thấy chính quyền Nga theo dõi sát cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ - Trung, đồng thời hiểu rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc càng gia tăng, Nga càng rộng đường hành động.Từ lâu Matxcơva hiểu rằng không thể trông đợi được gì từ Donald Trump và thái độ thù nghịch sẽ là kéo dài, thậm chí là « có hệ thống ». Lợi thế của việc Joe Biden lên cầm quyền là có được một khả năng dự báo tốt hơn và hợp lý hơn về thái độ của Mỹ đối với Nga. Trong một bài viết đăng trên tạp chí có tiêu đề « Song đấu Trung – Mỹ ? », số mùa đông 2020, nhà nghiên cứu này lấy làm tiếc rằng Washington dường như đã đánh giá thấp một mối liên minh thật sự giữa Matxcơva và Bắc Kinh.Cảm nhận này giờ được minh chứng rõ qua cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga tiến hành, gây bất ổn cho an ninh châu Âu, an toàn lương thực, gây khủng hoảng năng lượng và lạm phát trên toàn cầu. Bắc Kinh không ngừng hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ Matxcơva. Trung Quốc không lên án cuộc chiến xâm lược của Nga, mà còn cáo buộc phương Tây và nhất là Mỹ là gốc rễ của mọi điều tồi tệ.Quan hệ Nga – Trung sẽ có thêm một bước tiến lớn nếu như Bắc Kinh quyết định cung cấp vũ khí sát thương hậu thuẫn cho cuộc tấn công mùa xuân của Nga. Trả lời AFP, giáo sư Alexey Muraviev, chuyên nghiên cứu về chiến lược và an ninh, trường đại học Curtin tại Perth, Úc, nhận định, với quyết định này, Trung Quốc xem như « thiêu rụi những chiếc cầu nối còn lại với Mỹ và phá hủy các mối quan hệ với Châu Âu. »Nhưng viễn cảnh nhìn thấy Nga thua cũng khiến Trung Quốc lo lắng. Trong kịch bản này, Bắc Kinh có nguy cơ bị đơn độc. Nga là đại cường duy nhất ủng hộ Trung Quốc. Ngược lại, một thắng lợi của Nga « sẽ giáng một đòn thất bại chiến lược cho Mỹ », và củng cố hơn nữa lập luận điệu của Tập Cận Bình rằng phương Tây đang hồi suy tàn.Trong toàn cảnh này, nhà sử học Thomas Gomart trên đài RFI có dự báo cho tương lai tam giác chiến lược Nga – Mỹ – Trung như sau :« Hơn 50 năm sau, phân khúc yếu lần này là Nga, nghĩa là về cơ bản, bất kể kết cuộc của cuộc chiến ra sao, Nga sẽ ra khỏi chiến dịch Ukraina với một vị thế quốc tế bị suy yếu rất nhiều so với Mỹ và Trung Quốc. Hai nước này sẽ củng cố sức mạnh hơn nữa. Hoa Kỳ vì một lý do khá đơn giản : nhờ khủng hoảng này, họ đang giành lại quyền kiểm soát an ninh châu Âu. Hoa Kỳ còn thấy có một cơ hội phá hủy một phần kho vũ khí quy ước của Nga, đã công khai thách thức Hoa Kỳ những năm gần đây. Còn đối với Trung Quốc, chúng ta có cảm giác là sự hỗ trợ về chính trị, có nhiều khả năng hỗ trợ kinh tế và một ngày nào đó rất có thể là hỗ trợ quân sự cho Nga, sẽ bị giới hạn ngay khi điều đó chạm đến các vấn đề hạt nhân. Từ quan điểm này, Trung Quốc thoát khỏi cuộc xung đột trong một thế bất đối xứng, có nhiều lợi thế hơn so với Nga trước khi có cuộc khủng hoảng này. »Một điều chắc chắn, ván cờ poker lần này sẽ căng thẳng và nhiều kịch tích hơn lần trước. Trang mạng CNN ngày 14/02/2023 nhận định : « Chiến đấu với một cuộc Chiến Tranh Lạnh đã đủ tồi tệ. Tiến hành cả hai cùng một lúc sẽ là điều không thể ». Nước Mỹ hiện phải đối mặt đồng thời với các cuộc khủng hoảng ngoại giao và an ninh quốc gia, với đối thủ siêu cường của thế kỷ XX là Nga và với đối thủ hàng đầu thế kỷ XXI là Trung Quốc.

M.A.D.
S3#7 Đạo diễn Lâm Đạo Đạo: Cảm giác khiến người ta nghiện làm phim?

M.A.D.

Play Episode Listen Later Jan 9, 2023 29:58


Công việc đạo diễn chính xác là gì?Lâm Đạo Đạo hiện là đạo diễn, đồng thời co-founder của ZORBA Production House. Anh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh. MV gần đây nhất được ra mắt chính là Tam Giác (Anh Phan ft. Low G).Nhiều người sẽ quen với hình ảnh một người đạo diễn trên phim trường hô :”Action” và ít biết rằng đằng sau đó là cả một quá trình dài nhiều tâm sức. Nhân tập podcast này, với sự góp mặt của anh Lâm Đạo Đạo, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về lĩnh vực này!Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: VietceteraNgoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ mad@vietcetera.com.

M.A.D.
S3#6 Rapper Anh Phan: Ngành nghề nào cũng có thể sáng tạo

M.A.D.

Play Episode Listen Later Jan 1, 2023 38:32


Nếu là khán giả thân quen, chắc mọi người đều biết M.A.D là những từ viết tắt của Marketing, Art, Design. Và khách mời tập này tuy không thuộc 3 ngành nghề trên, nhưng cũng xuất thân từ lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo không kém. Chào mừng chàng rapper trẻ Anh Phan đến với M.A.D!Anh Phan sinh năm 1999, biết đến qua những bài rap như Tam Giác (ft. Low G, Larria.), Phú Quý Bò Viên (ft. Tùng Chùa), Nguyễn Thúc Thùy Tiên (ft.Larria.). Nhiều khán giả nhận xét anh chàng là một trong những rapper quậy nhất rap Việt. Nếu xem xong podcast, chắc bạn cũng sẽ phần nào đồng ý.Chần chờ gì nữa, mọi người cùng lắng nghe cuộc trò chuyện vô cùng giải trí giữa host Tuân Lê và rapper Anh Phan nhé!Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTubeVà đọc những bài viết thú vị tại website: VietceteraNgoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ mad@vietcetera.com.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Podcast: Tam giác quỷ Bermuda và những điều kỳ lạ chưa thể lý giải

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Nov 26, 2022


TTO - 'Truyền thuyết' về Tam giác quỷ Bermuda được lưu truyền trong nhiều thập kỷ, khi có hơn 50 tàu và 20 máy bay biến mất bí ẩn ở khu vực này.

Podcast Báo Tuổi Trẻ
Podcast: Tam giác mạch Hà Giang làm mì soba ở Nhật

Podcast Báo Tuổi Trẻ

Play Episode Listen Later Sep 6, 2022


TTO - Đó là bước đi thật xa của những hạt tam giác mạch do bà con người dân tộc Mông gieo trồng và chăm sóc, mở ra tiềm năng mới cho những lựa chọn canh tác phù hợp, bền vững hơn ở vùng đất có những đặc thù thổ nhưỡng nhiều thách thức như Hà Giang.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Tam giác Nga - Thổ - Iran : Một bộ ba "bất khả" ?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jul 28, 2022 10:33


Ngày 19/07/2022, Teheran tổ chức thượng đỉnh ba bên Iran - Nga - Thổ Nhĩ Kỳ, trên nguyên tắc là để bàn về tình hình Syria trong khuôn khổ tiến trình Astana. Nếu như cuộc họp này là dịp để ba nước khẳng định quyết tâm hình thành một trật tự mới đối lập với mô hình của phương Tây, thì theo giới quan sát, « Tam giác Ba Tư » này lại là một trò chơi liên minh phức tạp. « Tam giác Ba Tư » : Ottoman, Ba Tư và Sa hoàng Khi gọi đó là « tam giác Ba Tư », nhật báo Nga Kommersant muốn nhấn mạnh đến tính chất phức tạp của mối quan hệ giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, hiện đang là tâm điểm của mọi biến đổi địa chiến lược của Trung Đông và vùng Trung Á. Luật gia người Pháp gốc Iran, ông Ardavan Amir-Aslani, và cũng là cây bút bình luận về quan hệ quốc tế - địa chính trị Trung Đông, trên trang mạng Atlantico, nhắc lại mối quan hệ ba bên này trên thực tế đã tồn tại gần hai thế kỷ. Đế chế Ottoman và Ba Tư từng kết hợp với nhau để ngăn chặn đà bành trướng của Sa hoàng Nga, nhưng đã bất thành. Trong suốt thế kỷ XIX, Matxcơva đã khiến hai đế chế này bị thất thoát nghiêm trọng nhiều vùng lãnh thổ. Ba Tư lần lượt bị trừng phạt bởi các hiệp ước Gulistan (1813) và Turkmantchaï (1828). Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đương đại, đều có chung một ký ức đối nghịch về Nga, và một nỗi ngờ vực nào đó trước các tham vọng chiến lược của Nga. Chỉ đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, thế cân bằng mới được tái định hình giữa ba nước, vốn dĩ tìm thấy một mục đích chung trong sự trỗi dậy một thế giới đa cực cạnh tranh với thế siêu cường của Mỹ. Tham vọng này đã được củng cố trong việc giải quyết cuộc nội chiến tại Syria khi nảy sinh tiến trình Astana năm 2017. Thế nên, theo quan điểm của nhà nghiên cứu Clément Therme, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Iran (Rasanah), thượng đỉnh lần này một lần nữa khẳng định ý chí của ba đối tác « muốn phát triển một khuôn khổ ngoại giao gạt hẳn phương Tây » ra nhiều hồ sơ quốc tế, bất kể đó là vấn đề Nam Kavkaz với cuộc chiến Thượng Karabagh giữa Azerbaijan và Armenia (tháng 11/2020), hay cuộc xung đột tại Syria. Trong bối cảnh này, Marc Pierini, cựu đại sứ Liên Hiệp Châu Âu bên cạnh Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, trên kênh truyền hình quốc tế France 24, nhắc lại những điểm chung tập hợp ba nước chuyên chế : « Quả thật ba nước này họp lại với nhau dù sao đi chăng nữa đều trong một thế bị cô lập ngoại giao nào đó vì những lý do hoàn toàn khác biệt. Đối với Nga, hiển nhiên đó là vì cuộc chiến Ukraina và các lệnh trừng phạt. Với Iran, chính là cuộc tranh cãi triền miên với Ả Rập Xê Út và nhiều nước Hồi giáo khác và dĩ nhiên còn có hồ sơ hạt nhân. Còn với Thổ Nhĩ Kỳ, đó là do thế nước đôi theo như quan điểm của Bruxelles, giữa một bên là thành viên của NATO và bên kia là mối liên hệ chặt chẽ, kể cả trong lĩnh vực quân sự, với Nga. » Lệnh trừng phạt của phương Tây : Sợi chỉ liên kết giữa ba nước Trong thế bị cô lập chưa từng có vì cuộc chiến Ukraina do Nga phát động, tổng thống Vladimir Putin « tìm kiếm sự công nhận và chấp nhận ở bất kỳ nơi nào ông ấy có thể có được và ông ấy có thể nhận được điều này từ Iran », theo như nhận định của Charles A. Kupchan, một cựu quan chức Mỹ, hiện là giáo sư đại học Georgetown, được tờ New York Times trích dẫn. Và sợi chỉ duy nhất kéo Nga ngày càng xích lại gần với Iran chính là việc cả hai nước này đang dưới áp lực của các đòn trừng phạt kinh tế, và đôi bên có cùng một cảm giác chống Mỹ, chống các đồng minh của Mỹ cũng như sự thống trị của phương Tây trong trật tự thế giới đa phương. Nhà nghiên cứu về Iran, Clément Therme giải thích thêm trên đài RFI: « Ở đây có một ý định lách các biện pháp trừng phạt, phát triển một hệ thống quốc tế ít phụ thuộc vào đồng đô la của Mỹ. Còn có một ý muốn trao đổi các công nghệ nhậy cảm lưỡng dụng vừa có thể áp dụng cho dân sự vừa cho quân sự. Cuối cùng, còn có vấn đề uy tín trên trường quốc tế. Đó là những chế độ chống đối ý đồ của phương Tây, được cảm nhận như là một dự án dân chủ phương Tây và do vậy họ có một cuộc cạnh tranh về ý thức hệ ». Một điểm đáng chú ý khác: cuộc họp ba bên này diễn ra một ngày sau khi Hoa Kỳ loan tin nguyên thủ Nga đến Teheran còn nhằm một mục tiêu khác : Tìm cách sở hữu các loại drone của Iran để giám sát chiến sự tại Ukraina, nơi mà Nga đang có nguy cơ bị sa lầy. Clément Therme đánh giá rằng thông tin trên là khả tín: « Đây là một hợp tác an ninh. Nga và Iran cùng tham chiến tại Syria để hậu thuẫn Bachar Al Assad, do vậy, đôi bên đã có một kinh nghiệm chiến đấu chung tại Syria. Ở đây còn có một thiện chí thách thức phương Tây và ý đồ này xuất phát từ phía Vệ Binh Cách Mạng muốn biến mối quan hệ với Nga thành cột trụ cho chiến lược quốc tế của Iran ». Một bộ ba « bất khả » ? Một mặt trận ngoại giao mới dường như đã được củng cố ở Teheran, và cuộc họp ba bên này còn mang một ý nghĩa biểu tượng khi diễn ra chỉ vài ngày sau khi chuyến công du Trung Cận Đông của tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Israel, Vùng lãnh thổ Palestine và Ả Rập Xê Út kết thúc. Nhưng sự hợp nhất bộ ba này lại mang nhiều dáng dấp của một liên minh tình thế, không che giấu được những rạn nứt. Giới chuyên gia nói đến một bộ ba « bất khả ». Lý do là Nga không có cùng một thái độ thù hằn đối với Israel như Iran và cũng không muốn Teheran phát triển vũ khí hạt nhân. Matxcơva hoàn toàn hữu ích trong các cuộc đàm phán nhằm hồi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 giữa sáu cường quốc và Iran. Thỏa thuận này đã bị tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi năm 2018 và tổng thống Biden đang nỗ lực phục hồi.  Mặt khác, chuyên gia Clément Therme lưu ý rằng Nga và Iran, hai nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu hỏa và khí đốt, lại cạnh tranh nhau trong việc bán dầu khí bị cấm vận cho Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh gay gắt đến mức việc Matxcơva bán dầu khí với giá rẻ mạt buộc Teheran phải hạ giá dầu thô, sao cho Trung Quốc, một trong những khách hàng còn lại, tiếp tục mua nhiên liệu của mình. Cũng theo nhà nghiên cứu người Pháp, Iran và Nga có cùng cấp độ phát triển trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ và do vậy cả hai nước cũng cần chuyển giao công nghệ phương Tây: « Có những câu hỏi hiện đang được đặt ra cho cả hai nước : Liệu Trung Quốc sẽ có thể nào thay thế phương Tây để có được những nền công nghệ tân tiến ? Ở đây thật sự có một vấn đề cần phải quan sát : Trung Quốc có một vai trò gì ? Liệu Bắc Kinh có sẽ quyết định tham gia cùng Iran và Nga để xây dựng một không gian, chí ít là trong thương mại, ít phụ thuộc vào các chuẩn mực pháp lý của Mỹ? » Thổ Nhĩ Kỳ : Một đồng minh « lạ đời » ? Nhưng trong « tam giác Ba Tư » này, Thổ Nhĩ Kỳ lại là một đồng minh đặc biệt. Tuy là đồng minh của Nga, nhưng trong cuộc xung đột tại Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ lại đứng về phía Kiev, cung cấp drone chiến đấu cho Ukraina và nhất là chấp nhận không bác đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, điều mà Matxcơva cực lực phản đối khi xem đó như là một sự mở rộng liên minh quân sự đến sát biên giới của Nga. Là đồng minh của phương Tây với tư cách là thành viên của khối NATO, Ankara cũng tham gia với phe hai nước bị cấm vận khi có cùng tham vọng hình thành một khối địa chính trị đối thủ, mà ví dụ điển hình là việc mua tên lửa phòng không của Nga, khiến Washington bực bội. Đồng minh với Iran, hiện đang đối đầu với một mặt trận mới Israel - Ả Rập Xê Út dưới sự chủ trì của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm cách xích lại gần với Israel. Và nhất là tại Syria, Iran – Nga – Thổ Nhĩ Kỳ lại không có chung một mục đích. Teheran và Matxcơva là những đồng minh thân thiết của chế độ Damas, trong khi Ankara lại hậu thuẫn cho các phe nổi dậy chống Bachar Al Assad. Thổ Nhĩ Kỳ điều quân đội đến trấn ở phía bắc Syria hòng ngăn chặn quân đội Syria, Iran và Nga xâm chiếm tỉnh Idlib, phần lớn vẫn do phiến quân chống Assad kiểm soát. Theo luật gia Ardavan Amir-Aslani, từ khi chấm dứt chính sách « không hiềm khích với láng giềng », Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã đặt sự mâu thuẫn vào tâm điểm chính sách đối ngoại của mình. Khi kiên trì xây dựng các mối quan hệ đối tác với nhiều nước có sắc thái địa chính trị khác nhau, tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang tìm cách « trường tồn hóa » vai trò hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ, và nhất là có thể thao túng sự đối kháng giữa phe này với phe khác theo hướng có lợi cho mình. Tư cách thành viên NATO thật sự mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ một tầm quan trọng chính trị và điểm tiếp nối tự nhiên với Nga và Iran. Tương tự, việc không dựa hẳn hoàn toàn vào phương Tây bảo đảm cho Ankara một thế độc lập chiến lược. Thổ Nhĩ Kỳ là điểm kết nối giữa châu Âu, Trung Đông và châu Á, việc nước này có thể đứng ở cả hai bên dường như là lẽ tự nhiên. Nhưng nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ đến Teheran lần này với một mục tiêu hẹp hơn : Hy vọng Nga và Iran bật đèn xanh cho việc mở cuộc tấn công quân sự mới vào miền bắc Syria chống lại người Kurdistan Syria – một đồng minh của PKK, đảng Những Người Lao Động Kurdistan – mà Recep Tayyip Erdogan xem là tổ chức khủng bố. Một kế hoạch chỉ vì lợi ích chính trị nội bộ của tổng thống Thổ dường như bị cả Nga và Iran phản đối, vì hai nước này lo ngại chiến dịch này một lần nữa gây ra những bất ổn ở Syria. Dẫu sao thì giới quan sát cũng đều có chung một nhận xét : Do nước nào cũng phải bảo vệ các lợi ích chiến lược của riêng mình, sự hình thành một không gian địa chính trị mới và một tầm ảnh hưởng ngoại giao mới có khả năng cạnh tranh với phương Tây sẽ là một tiến trình tế nhị và đầy phức tạp.

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Tiêu điểm: Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào chung tay đẩy lùi ma túy

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jul 18, 2022 4:43


- Là tỉnh biên giới, giáp với các địa phương nước bạn gần khu vực “Tam Giác Vàng" - nơi được coi là thánh địa ma túy của thế giới, những năm gần đây, Điện Biên đã trở thành điểm nóng về ma túy của khu vực Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung. Nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, chặt đứt các đường dây, ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy từ nước ngoài về, các lực lượng chức năng địa phương đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phía nước bạn Lào, nhất là các tỉnh giáp ranh ở phía Bắc nước này. Tác giả : Vũ Lợi/VOV Tây Bắc Chủ đề : điện biên, bắc lào, ma túy --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

Trò chuyện với người ngoại tinh Taygeta - Pleiades
Swaruu Transcripts 186 . MÁY BAY VÀ THUYỀN MẤT TÍCH - 370 MALASYIA - TAM GIÁC BERMUDA - TIẾP XÚC NGOÀI TRÁI ĐẤT

Trò chuyện với người ngoại tinh Taygeta - Pleiades

Play Episode Listen Later Jul 15, 2022 17:49


Tổng hợp những bản ghi từ những lần liên lạc ( qua Internet ) với người ngoại tinh Taygeta - Pleiades Ủng hộ kênh số TK: Vietcombank - 1017567895 - Dinh Trung Thanh Buy me a coffee: Buymeacoffee.com/bestaudiobooks Paypal donate: Paypal.com/paypalme/dinhtrungthanhmoney Text to Speech service: Fiverr.com/dinhtrungthanh Email: Dinhtrungthanhmmo@gmail.com

Trò chuyện với người ngoại tinh Taygeta - Pleiades
Swaruu Transcripts 184 . TAM GIÁC QUỶ BERMUDA - KIM TỰ THÁP CHÌM - Tiếp xúc ngoài trái đất

Trò chuyện với người ngoại tinh Taygeta - Pleiades

Play Episode Listen Later Jul 15, 2022 11:46


Tổng hợp những bản ghi từ những lần liên lạc ( qua Internet ) với người ngoại tinh Taygeta - Pleiades Ủng hộ kênh số TK: Vietcombank - 1017567895 - Dinh Trung Thanh Buy me a coffee: Buymeacoffee.com/bestaudiobooks Paypal donate: Paypal.com/paypalme/dinhtrungthanhmoney Text to Speech service: Fiverr.com/dinhtrungthanh Email: Dinhtrungthanhmmo@gmail.com

VOV - Sự kiện và Bàn luận
Hồ sơ sự kiện quốc tế: Tam giác đồng minh Mỹ-Nhật-Hàn: Gác bất đồng vì mục tiêu chung! (28/06/2022)

VOV - Sự kiện và Bàn luận

Play Episode Listen Later Jun 28, 2022 9:29


- Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ ngày 28-30/6 tại Madrid, Tây Ban Nha diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên giữa 3 nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật-Hàn. Đây là cuộc gặp đầu tiên sau hơn 4 năm giữa các lãnh đạo kể từ cuộc gặp gần nhất được tổ chức hồi tháng 9/2017; đồng thời cũng là lần tiếp xúc trực tiếp 3 bên đầu tiên kể từ khi 3 nước có các nhà lãnh đạo mới. Cần nhắc lại, trục trặc và bất đồng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc được cho là nguyên nhân khiến bộ ba không thể tổ chức một cuộc gặp 3 bên thời gian qua mà chỉ dừng ở các cuộc gặp song phương. Liệu tam giác đồng minh này có khởi sắc dưới thời các nhà lãnh đạo mới? Tác giả : Phương Hoa Chủ đề : Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1sukien/support

Nghien cuu Quoc te
Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt

Nghien cuu Quoc te

Play Episode Listen Later Jun 6, 2022 8:56


Việt Nam đã lựa chọn “cân bằng thận trọng” đối với xung đột Ukraine. Nhưng Việt Nam có thể nỗ lực không chọn phe trong bao lâu? Xem thêm.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam trong “Tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Đông Nam Á”

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Apr 4, 2022 11:58


Vị trí của Ukraina hiện nay giữa phương Tây và Nga làm liên tưởng đến vị trí của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện nay, bắt đầu từ thời Chiến tranh lạnh, cũng như những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, gay gắt từ thập niên 1970, được phân tích trong một tác phẩm do Đại học Paul Valery Montpellier 3 phát thành vào tháng 03/2022. RFI Tiếng Việt phỏng vấn giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, chủ biên cuốn Un triangle stratégique à l'épreuve. La Chine, les États-Unis et l'Asie du Sud-Est depuis 1947 (tạm dịch : Một tam giác chiến lược qua thử thách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ năm 1947).   ***** RFI : Cuốn sách tổng hợp tham luận của 21 tác giả và do ông làm chủ biên bắt đầu từ năm 1947. Tại sao lại chọn cột mốc này ? Tại sao lại là “Một tam giác chiến lược” và vị trí của Việt Nam trong tam giác này ? GS. Pierre Journoud : Tại sao cuốn sách có tên là Một tam giác chiến lược ? Bởi vì có thể thấy rõ mỗi góc của hình tam giác đều liên quan chặt chẽ đến nhau. Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ từ thời Chiến tranh lạnh. Chúng tôi bắt đầu cuốn sách từ năm 1947 bởi vì đó là năm chính thức bắt đầu Chiến lạnh ở châu Âu. Sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai khối Cộng sản và chống Cộng sản định hình mối quan hệ quốc tế và gây hàng loạt tác động trên khắp thế giới, dĩ nhiên là cả Đông Nam Á với những xung đột được phân tích trong nửa đầu tác phẩm của chúng tôi. Năm 1947 cũng là năm ông Aung San, một trong những nhà thành lập nước Miến Điện đương đại, cha của bà Aung San Suu Kyi, bị sát hại. Năm 1947 cũng là năm nội chiến ở Trung Quốc… Đúng là ở châu Á, khúc ngoặt lịch sử là vào thời điểm 1949-1950. Năm 1949 với việc Mao Trạch Đông lên nắm quyền và Trung Quốc đi theo chủ nghĩa Cộng sản, với sự ảnh hưởng lớn của Matxcơva. Trong năm tiếp theo, Việt Nam cũng đi theo hướng này, cuộc chiến với Pháp vẫn tiếp tục, rồi Việt Nam bị cuốn theo bối cảnh Chiến tranh lạnh. Thực vậy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 02/09/1945 được Trung Quốc của Mao Trạch Đông công nhận trước tiên, tiếp theo là Liên Xô và toàn khối Cộng sản. Còn một Nhà nước khác do Pháp thành lập để làm đối trọng với Nhà nước của Hồ Chí Minh, thì được Hoa Kỳ, Anh và khối “thế giới tự do” phương Tây lúc đó công nhận. Đó là một cuộc xung đột gây hệ quả tức thì cho Đông Nam Á. Tình hình hiện nay ở Đông Nam Á đúng là rất đáng quan ngại vì Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh rất gay gắt giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, dĩ nhiên là trong bối cảnh khác với thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhưng vẫn có thể thấy những yếu tố liên tục nào đó của sự cạnh tranh Mỹ-Trung, xuất phát từ thời đầu Chiến tranh lạnh. Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến và muốn biến Trung Quốc thành một cường quốc. Khi Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam, họ hiểu ý đồ đó cũng như chủ trương can thiệp rất rõ ràng của Mao Trạch Đông vào các nước Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc ủng hộ tất cả các đảng Cộng Sản ở khắp Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam, nên dẫn đến sự đối đầu ngày càng nghiêm trọng và kéo Việt Nam vào chuỗi chiến tranh. Những sự kiện này được chúng tôi nêu rất chi tiết trong cuốn sách. RFI : Lần đầu tiên, vào ngày 14/02/2022, thủ tướng Việt Nam chủ trì lễ kỉ niệm chính thức 64 quân nhân Việt Nam tử trận ở Gạc Ma (Johnson South Reef) năm 1988 khi bị Trung Quốc tấn công xâm chiếm. Sự kiện đau thương này nằm trong chuỗi căng thẳng gia tăng trong vùng, được đề cập trong phần 2 của tác phẩm về “những viễn cảnh mới về chiến tranh Đông Dương lần thứ 3”. Xin ông giải thích thêm. GS. Pierre Journoud : Tôi cũng ngạc nhiên về việc chính quyền cấp cao Việt Nam tưởng niệm 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải Quân Việt Nam hy sinh ở quần đảo Trường Sa năm 1988. Thực ra, cuộc xung đột quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, đã có từ lâu, từ thời thuộc địa những năm 1930 đến cuối Thế Chiến II, nhưng trở nên gay gắt hơn từ những năm 1970. Điều ngạc nhiên là lập trường của Trung Quốc và Việt Nam về những yêu sách chủ quyền của mỗi bên ở Biển Đông có từ rất sớm. Ví dụ, qua bài tham luận của tôi trong trong cuốn sách này, chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu quốc tế, đặc biệt là của Liên Hiệp Quốc, các tài liệu lưu trữ của Liên Hiệp Quốc cho thấy xung đột đã được định hình ngay những năm 1970, sớm hơn cả chiến tranh biên giới năm 1979. Tóm lại, cuộc xung đột này bắt đầu từ diễn đàn ngoại giao, ở cấp Liên Hiệp Quốc, trước cả khi xảy ra xung đột trên bộ năm 1979. Cần nhắc lại rằng Trung Quốc là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971 và trong suốt thập niên đó, Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với Liên Hiệp Quốc hơn, còn nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977. Từ đó, phái đoàn của Trung Quốc và Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc đã tìm cách thuyết phục tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc về mức độ chính xác trong lập trường của họ. Chúng tôi cũng nhận thấy là cuộc xung đột năm 1979, dĩ nhiên còn do những nguyên nhân khác, cũng xuất phát từ lĩnh vực hàng hải. Cho đến nay, khía cạnh này rất ít được khai thác nhưng lại được nêu rất rõ trong tài liệu lưu trữ ở Liên Hiệp Quốc. Năm 1979, phái đoàn Việt Nam, lúc đó do đại sứ Hà Văn Lâu dẫn đầu, đã phản ánh rằng có. rất nhiều tầu Trung Quốc thâm nhập vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Chúng tôi đã tham khảo được nhiều báo cáo khá quan trọng về nguồn gốc của xung đột này. Tiếp theo, trong mục Địa-Chính trị của cuốn sách, một số tác giả đề cập đến lập trường của Hoa Kỳ, của Trung Quốc, cũng như của một vài nước Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia. Chúng ta thấy là trong thời gian khá lâu, Indonesia giữ lập trường khá ôn hòa với Bắc Kinh, nhưng sau đó giữ khoảng cách vì chính quyền Jakarta cũng phải đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc và phải cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của họ. Dĩ nhiên đây không phải là chủ đề duy nhất của cuốn sách. Tuy nhiên, những bài tham luận về vấn đề này giúp hiểu rõ hơn mọi khía cạnh của cuộc xung đột trên bộ, trên biển, về mặt quốc tế, ngoại giao, ở cấp Liên Hiệp Quốc, cấp ASEAN… RFI : Nhiều chuyên gia dự đoán nếu Chiến tranh Thế giới thứ 3 xảy ra thì sẽ là ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương do những căng thẳng và cạnh tranh Mỹ-Trung. Liệu mối lo vẫn này còn chính đáng khi chiến tranh lại nổ ra ở Ukraina ? GS. Pierre Journoud : Đúng. Đó là một thắc mắc lớn, một câu hỏi nghiêm túc. Tôi muốn thận trọng trong việc đưa ra một dự đoán chính xác bởi vì trường hợp Ukraina cho thấy rõ, kể cả những chuyên gia về Nga và Ukraina đã không lường trước được tốc độ, sự tàn khốc của cuộc xâm lược Nga ở Ukraina. Các nhà quan sát không nghĩ rằng tổng thống Putin sẽ đưa ra một quyết định như vậy trong bối cảnh quan hệ ở châu Âu và quốc tế tương đối thanh bình, dù căng thẳng có gia tăng kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014. Tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, đúng là từ lâu đã có nhiều căng thẳng lớn giữa Bắc Kinh và Washington ở Biển Đông và rộng hơn là ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là từ khi ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc. Tiếp theo là căng thẳng giữa các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Điều quan ngại là sự cố liên tục xảy ra. Trung Quốc ngày càng điều thêm nhiều tầu chiến đến các vùng biển lân cận, điều chiến đấu cơ tuần tiễu trên eo biển Đài Loan hoặc tổ chức tập trận đơn phương và đa phương trong những vùng biển đó. Nhiều lần tầu chiến Trung Quốc và Mỹ gần như chạm mặt nhau, có lúc với tầu chiến Pháp vì thời gian gần đây Paris cũng điều chiếm hạm, tầu ngầm, tầu sân bay đến khu vực. Rất khó dự đoán được là sắp tới hay trong vài tháng, vài năm nữa sẽ xảy ra một cuộc xung đột có thể là vũ trang và có thể sẽ có quy mô như ở Ukraina hiện nay nếu như Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Và nếu xảy ra thì sẽ có chung kịch bản như Ukraina và sẽ gây chấn động toàn cầu. Hoa Kỳ sẽ phải phản ứng bằng cách này hay cách khác. Chúng ta không biết chính xác sẽ như thế nào nhưng các bên đều chuẩn bị. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất chưa chắc sẽ xảy ra bởi vì có thể thấy trong cuộc chiến ở Ukraina hiện nay, tổng thống Biden và chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần điện đàm với nhau. Do đó không loại trừ khả năng Bắc Kinh và Washington tìm được tiếng nói để giảm bớt phần nào căng thẳng, không chỉ cho cuộc chiến ở Ukraina, mà còn cho cuộc xung đột, dù hiện không phải là vũ trang nhưng ngấm ngầm, giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Biển Đông. Cả hai cường quốc này nghi ngờ nhau và đều có tham vọng thống trị không gian hàng hải, đặc biệt là ở Thái Bình Dương và Biển Đông. Trung Quốc muốn xua Hoa Kỳ ra khỏi biên giới của họ xa nhất có thể vì chẳng có lợi gì với Bắc Kinh khi Washington tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Còn Mỹ lại muốn giữ vai trò cường quốc ở Thái Bình Dương, duy trì sự hiện diện của Hạm Đội 7, tiến hành các chuyến hải hành “qua lại vô hại” dù đó là các chiến hạm, tầu khu trục, tầu sân bay…   Có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới một giải pháp có tính thương lượng khá cao và từ đó sẽ dẫn đến một giải pháp trên quy mô khu vực. Đây cũng là mong muốn của các nước thành viên ASEAN, đang đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có thể hình dung ra một sự cố, ví dụ mang tính cục bộ, biến thành xung đột khu vực. Đây chính là giả thuyết mà nhiều chuyên gia lo sợ. Tôi không hẳn là một trong những người bi quan nhất bởi vì các kênh đối thoại và đàm phán vẫn tồn tại, đặc biệt là thông qua ASEAN và tại các thể chế khác. Dù sao thì chúng ta không thể loại trừ bất cứ điều gì. RFI : Chiến sự ở châu Âu có khiến Mỹ phần nào lơ là Biển Đông không ? Liệu Washington không tìm cách làm phật lòng thêm Bắc Kinh do lo ngại Trung Quốc ủng hộ và giúp Nga lách trừng phạt ? Liên minh Nga-Trung có kéo theo rủi ro, thậm chí là mối đe dọa cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương không ? GS. Pierre Journoud : Có hai câu hỏi trong phần này. Về câu hỏi thứ nhất liên quan đến tác động của chiến tranh Ukraina có khiến Mỹ, và phương Tây nói chung, lơ là tình hình Biển Đông hay không, tôi nghĩ là không. Trước hết, Hoa Kỳ là một thế lực toàn cầu, luôn theo dõi mọi khu vực có nguy cơ xung đột trên thế giới. Chính sách xoay trục sang châu Á có từ thời tổng thống Obama, tập trung thêm phương tiện quân sự, tài chính, kinh tế vào châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á, là điều vẫn được các tổng thống sau này tiếp tục, dù ông Trump có thể không ủng hộ chính sách đa phương như người tiền nhiệm. Chiến tranh ở Ukraina có lẽ không làm Mỹ lơ là tập trung ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông vì căng thẳng vẫn tồn tại, xung đột còn lâu mới được giải quyết. Trung Quốc ngày càng củng cố hiện diện trong vùng, quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa. Vài ngày sau khi Nga tấn công Ukraina hôm 24/02, Trung Quốc lại tăng ngân sách quốc phòng, đã ở mức rất cao, bỏ xa mọi ngân sách của các nước trong vùng và hiện đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, Bắc Kinh tăng cường hiện đại hóa đội tầu chiến. Cứ hai năm, đội tầu Trung Quốc được cho là tăng gấp đôi về trọng tải. Theo tài liệu của Lầu Năm Góc mà tôi tra cứu năm 2021, nỗ lực và sự đầu tư ồ ạt đáng kể đó đã giúp Hải Quân Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về trọng tải, dù có thể không phải về chất lượng hay công nghệ.   Theo tôi, hiện tại không có gì thay đổi ở trong vùng do tác động từ chiến sự ở Ukraina. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến câu hỏi thứ hai liên quan đến Nga. Trung Quốc là một đối tác lớn của Nga. Người ta nói đến liên minh, dù chưa biết liên minh này sẽ đi tới đâu nhưng rõ ràng là Bắc Kinh ủng hộ nước Nga của ông Putin và không nhắc đến “cuộc xâm lược Ukraina” của tổng thống Putin.  Có thể thấy là Trung Quốc không được thoải mái vì quyết định của điện Kremlin dường như không được bàn với Bắc Kinh và cản trở tham vọng của Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình, giữ một trật tự nào đó để nước này mở rộng ảnh hưởng và có thể là sự thống trị ở trong vùng. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đã cản trở những kế hoạch và tham vọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự thành công nhất định cho đến giờ của trục Matxcơva-Bắc Kinh, cùng với một vài nước khác, nhằm vẽ lại các mối quan hệ quốc tế hiện tại, hình thành một mô hình thay thế mô hình của Mỹ và làm thay đổi phần nào bản chất của hệ thống quốc tế. Chính sách của ông Putin lại gây hiệu ứng ngược vì đã khiến các nước châu Âu đoàn kết hơn, hàn gắn khối NATO đang rệu rã. Các nước NATO, Liên Hiệp Châu Âu, lo chiến tranh tang thương như ở Ukraina lan sang khối này và cuối cùng khiến những nước này hình thành một mặt trận, không phải chống Nga mà là chống Putin. Không rõ kết cục sẽ đi đến đâu : khởi đầu là Crimée, tiếp theo là Donbass, rồi Ukraina, biết đâu nay mai lại là các nước Baltic, vốn từng chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Tôi nghĩ là ông Tập Cận Bình theo dõi sát sao tình hình Ukraina. Chủ tịch Trung Quốc có thể sẽ đề xuất đàm phán một giải pháp chính trị để sớm chấm dứt cuộc chiến đang làm xấu hình ảnh nước Nga. Dù sao mọi người đang chờ xem ông Tập Cận Bình sẽ có lập trường như nào, hoặc là giữ khoảng cách với đối tác Nga, hoặc làm trung gian hòa giải. Căn cứ vào mối quan hệ tương đối tốt giữa Matxcơva và Bắc Kinh, vào tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự của Trung Quốc, dường như chỉ có ông Tập Cận Bình mới có khả năng áp đặt, hoặc dù sao định hướng một giải pháp theo hướng này. RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valéry - Montpellier 3. ***** Giáo sư Pierre Journoud là tác giả và là đồng tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu về Việt Nam : Paroles de Dien Bien Phu (với giáo sư Hugues Tertrais), De Gaulle et le Vietnam (1945-1969), Dien Bien Phu. La fin d'un monde...

Tạp chí Việt Nam
Việt Nam trong “Tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Đông Nam Á”

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Apr 4, 2022 11:58


Vị trí của Ukraina hiện nay giữa phương Tây và Nga làm liên tưởng đến vị trí của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện nay, bắt đầu từ thời Chiến tranh lạnh, cũng như những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, gay gắt từ thập niên 1970, được phân tích trong một tác phẩm do Đại học Paul Valery Montpellier 3 phát thành vào tháng 03/2022. RFI Tiếng Việt phỏng vấn giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, chủ biên cuốn Un triangle stratégique à l'épreuve. La Chine, les États-Unis et l'Asie du Sud-Est depuis 1947 (tạm dịch : Một tam giác chiến lược qua thử thách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ năm 1947).   ***** RFI : Cuốn sách tổng hợp tham luận của 21 tác giả và do ông làm chủ biên bắt đầu từ năm 1947. Tại sao lại chọn cột mốc này ? Tại sao lại là “Một tam giác chiến lược” và vị trí của Việt Nam trong tam giác này ? GS. Pierre Journoud : Tại sao cuốn sách có tên là Một tam giác chiến lược ? Bởi vì có thể thấy rõ mỗi góc của hình tam giác đều liên quan chặt chẽ đến nhau. Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ từ thời Chiến tranh lạnh. Chúng tôi bắt đầu cuốn sách từ năm 1947 bởi vì đó là năm chính thức bắt đầu Chiến lạnh ở châu Âu. Sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai khối Cộng sản và chống Cộng sản định hình mối quan hệ quốc tế và gây hàng loạt tác động trên khắp thế giới, dĩ nhiên là cả Đông Nam Á với những xung đột được phân tích trong nửa đầu tác phẩm của chúng tôi. Năm 1947 cũng là năm ông Aung San, một trong những nhà thành lập nước Miến Điện đương đại, cha của bà Aung San Suu Kyi, bị sát hại. Năm 1947 cũng là năm nội chiến ở Trung Quốc… Đúng là ở châu Á, khúc ngoặt lịch sử là vào thời điểm 1949-1950. Năm 1949 với việc Mao Trạch Đông lên nắm quyền và Trung Quốc đi theo chủ nghĩa Cộng sản, với sự ảnh hưởng lớn của Matxcơva. Trong năm tiếp theo, Việt Nam cũng đi theo hướng này, cuộc chiến với Pháp vẫn tiếp tục, rồi Việt Nam bị cuốn theo bối cảnh Chiến tranh lạnh. Thực vậy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 02/09/1945 được Trung Quốc của Mao Trạch Đông công nhận trước tiên, tiếp theo là Liên Xô và toàn khối Cộng sản. Còn một Nhà nước khác do Pháp thành lập để làm đối trọng với Nhà nước của Hồ Chí Minh, thì được Hoa Kỳ, Anh và khối “thế giới tự do” phương Tây lúc đó công nhận. Đó là một cuộc xung đột gây hệ quả tức thì cho Đông Nam Á. Tình hình hiện nay ở Đông Nam Á đúng là rất đáng quan ngại vì Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh rất gay gắt giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, dĩ nhiên là trong bối cảnh khác với thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhưng vẫn có thể thấy những yếu tố liên tục nào đó của sự cạnh tranh Mỹ-Trung, xuất phát từ thời đầu Chiến tranh lạnh. Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến và muốn biến Trung Quốc thành một cường quốc. Khi Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam, họ hiểu ý đồ đó cũng như chủ trương can thiệp rất rõ ràng của Mao Trạch Đông vào các nước Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc ủng hộ tất cả các đảng Cộng Sản ở khắp Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam, nên dẫn đến sự đối đầu ngày càng nghiêm trọng và kéo Việt Nam vào chuỗi chiến tranh. Những sự kiện này được chúng tôi nêu rất chi tiết trong cuốn sách. RFI : Lần đầu tiên, vào ngày 14/02/2022, thủ tướng Việt Nam chủ trì lễ kỉ niệm chính thức 64 quân nhân Việt Nam tử trận ở Gạc Ma (Johnson South Reef) năm 1988 khi bị Trung Quốc tấn công xâm chiếm. Sự kiện đau thương này nằm trong chuỗi căng thẳng gia tăng trong vùng, được đề cập trong phần 2 của tác phẩm về “những viễn cảnh mới về chiến tranh Đông Dương lần thứ 3”. Xin ông giải thích thêm. GS. Pierre Journoud : Tôi cũng ngạc nhiên về việc chính quyền cấp cao Việt Nam tưởng niệm 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải Quân Việt Nam hy sinh ở quần đảo Trường Sa năm 1988. Thực ra, cuộc xung đột quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, đã có từ lâu, từ thời thuộc địa những năm 1930 đến cuối Thế Chiến II, nhưng trở nên gay gắt hơn từ những năm 1970. Điều ngạc nhiên là lập trường của Trung Quốc và Việt Nam về những yêu sách chủ quyền của mỗi bên ở Biển Đông có từ rất sớm. Ví dụ, qua bài tham luận của tôi trong trong cuốn sách này, chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu quốc tế, đặc biệt là của Liên Hiệp Quốc, các tài liệu lưu trữ của Liên Hiệp Quốc cho thấy xung đột đã được định hình ngay những năm 1970, sớm hơn cả chiến tranh biên giới năm 1979. Tóm lại, cuộc xung đột này bắt đầu từ diễn đàn ngoại giao, ở cấp Liên Hiệp Quốc, trước cả khi xảy ra xung đột trên bộ năm 1979. Cần nhắc lại rằng Trung Quốc là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971 và trong suốt thập niên đó, Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với Liên Hiệp Quốc hơn, còn nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977. Từ đó, phái đoàn của Trung Quốc và Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc đã tìm cách thuyết phục tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc về mức độ chính xác trong lập trường của họ. Chúng tôi cũng nhận thấy là cuộc xung đột năm 1979, dĩ nhiên còn do những nguyên nhân khác, cũng xuất phát từ lĩnh vực hàng hải. Cho đến nay, khía cạnh này rất ít được khai thác nhưng lại được nêu rất rõ trong tài liệu lưu trữ ở Liên Hiệp Quốc. Năm 1979, phái đoàn Việt Nam, lúc đó do đại sứ Hà Văn Lâu dẫn đầu, đã phản ánh rằng có. rất nhiều tầu Trung Quốc thâm nhập vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Chúng tôi đã tham khảo được nhiều báo cáo khá quan trọng về nguồn gốc của xung đột này. Tiếp theo, trong mục Địa-Chính trị của cuốn sách, một số tác giả đề cập đến lập trường của Hoa Kỳ, của Trung Quốc, cũng như của một vài nước Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia. Chúng ta thấy là trong thời gian khá lâu, Indonesia giữ lập trường khá ôn hòa với Bắc Kinh, nhưng sau đó giữ khoảng cách vì chính quyền Jakarta cũng phải đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc và phải cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của họ. Dĩ nhiên đây không phải là chủ đề duy nhất của cuốn sách. Tuy nhiên, những bài tham luận về vấn đề này giúp hiểu rõ hơn mọi khía cạnh của cuộc xung đột trên bộ, trên biển, về mặt quốc tế, ngoại giao, ở cấp Liên Hiệp Quốc, cấp ASEAN… RFI : Nhiều chuyên gia dự đoán nếu Chiến tranh Thế giới thứ 3 xảy ra thì sẽ là ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương do những căng thẳng và cạnh tranh Mỹ-Trung. Liệu mối lo vẫn này còn chính đáng khi chiến tranh lại nổ ra ở Ukraina ? GS. Pierre Journoud : Đúng. Đó là một thắc mắc lớn, một câu hỏi nghiêm túc. Tôi muốn thận trọng trong việc đưa ra một dự đoán chính xác bởi vì trường hợp Ukraina cho thấy rõ, kể cả những chuyên gia về Nga và Ukraina đã không lường trước được tốc độ, sự tàn khốc của cuộc xâm lược Nga ở Ukraina. Các nhà quan sát không nghĩ rằng tổng thống Putin sẽ đưa ra một quyết định như vậy trong bối cảnh quan hệ ở châu Âu và quốc tế tương đối thanh bình, dù căng thẳng có gia tăng kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014. Tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, đúng là từ lâu đã có nhiều căng thẳng lớn giữa Bắc Kinh và Washington ở Biển Đông và rộng hơn là ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là từ khi ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc. Tiếp theo là căng thẳng giữa các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Điều quan ngại là sự cố liên tục xảy ra. Trung Quốc ngày càng điều thêm nhiều tầu chiến đến các vùng biển lân cận, điều chiến đấu cơ tuần tiễu trên eo biển Đài Loan hoặc tổ chức tập trận đơn phương và đa phương trong những vùng biển đó. Nhiều lần tầu chiến Trung Quốc và Mỹ gần như chạm mặt nhau, có lúc với tầu chiến Pháp vì thời gian gần đây Paris cũng điều chiếm hạm, tầu ngầm, tầu sân bay đến khu vực. Rất khó dự đoán được là sắp tới hay trong vài tháng, vài năm nữa sẽ xảy ra một cuộc xung đột có thể là vũ trang và có thể sẽ có quy mô như ở Ukraina hiện nay nếu như Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Và nếu xảy ra thì sẽ có chung kịch bản như Ukraina và sẽ gây chấn động toàn cầu. Hoa Kỳ sẽ phải phản ứng bằng cách này hay cách khác. Chúng ta không biết chính xác sẽ như thế nào nhưng các bên đều chuẩn bị. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất chưa chắc sẽ xảy ra bởi vì có thể thấy trong cuộc chiến ở Ukraina hiện nay, tổng thống Biden và chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần điện đàm với nhau. Do đó không loại trừ khả năng Bắc Kinh và Washington tìm được tiếng nói để giảm bớt phần nào căng thẳng, không chỉ cho cuộc chiến ở Ukraina, mà còn cho cuộc xung đột, dù hiện không phải là vũ trang nhưng ngấm ngầm, giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Biển Đông. Cả hai cường quốc này nghi ngờ nhau và đều có tham vọng thống trị không gian hàng hải, đặc biệt là ở Thái Bình Dương và Biển Đông. Trung Quốc muốn xua Hoa Kỳ ra khỏi biên giới của họ xa nhất có thể vì chẳng có lợi gì với Bắc Kinh khi Washington tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Còn Mỹ lại muốn giữ vai trò cường quốc ở Thái Bình Dương, duy trì sự hiện diện của Hạm Đội 7, tiến hành các chuyến hải hành “qua lại vô hại” dù đó là các chiến hạm, tầu khu trục, tầu sân bay…   Có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới một giải pháp có tính thương lượng khá cao và từ đó sẽ dẫn đến một giải pháp trên quy mô khu vực. Đây cũng là mong muốn của các nước thành viên ASEAN, đang đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có thể hình dung ra một sự cố, ví dụ mang tính cục bộ, biến thành xung đột khu vực. Đây chính là giả thuyết mà nhiều chuyên gia lo sợ. Tôi không hẳn là một trong những người bi quan nhất bởi vì các kênh đối thoại và đàm phán vẫn tồn tại, đặc biệt là thông qua ASEAN và tại các thể chế khác. Dù sao thì chúng ta không thể loại trừ bất cứ điều gì. RFI : Chiến sự ở châu Âu có khiến Mỹ phần nào lơ là Biển Đông không ? Liệu Washington không tìm cách làm phật lòng thêm Bắc Kinh do lo ngại Trung Quốc ủng hộ và giúp Nga lách trừng phạt ? Liên minh Nga-Trung có kéo theo rủi ro, thậm chí là mối đe dọa cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương không ? GS. Pierre Journoud : Có hai câu hỏi trong phần này. Về câu hỏi thứ nhất liên quan đến tác động của chiến tranh Ukraina có khiến Mỹ, và phương Tây nói chung, lơ là tình hình Biển Đông hay không, tôi nghĩ là không. Trước hết, Hoa Kỳ là một thế lực toàn cầu, luôn theo dõi mọi khu vực có nguy cơ xung đột trên thế giới. Chính sách xoay trục sang châu Á có từ thời tổng thống Obama, tập trung thêm phương tiện quân sự, tài chính, kinh tế vào châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á, là điều vẫn được các tổng thống sau này tiếp tục, dù ông Trump có thể không ủng hộ chính sách đa phương như người tiền nhiệm. Chiến tranh ở Ukraina có lẽ không làm Mỹ lơ là tập trung ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông vì căng thẳng vẫn tồn tại, xung đột còn lâu mới được giải quyết. Trung Quốc ngày càng củng cố hiện diện trong vùng, quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa. Vài ngày sau khi Nga tấn công Ukraina hôm 24/02, Trung Quốc lại tăng ngân sách quốc phòng, đã ở mức rất cao, bỏ xa mọi ngân sách của các nước trong vùng và hiện đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, Bắc Kinh tăng cường hiện đại hóa đội tầu chiến. Cứ hai năm, đội tầu Trung Quốc được cho là tăng gấp đôi về trọng tải. Theo tài liệu của Lầu Năm Góc mà tôi tra cứu năm 2021, nỗ lực và sự đầu tư ồ ạt đáng kể đó đã giúp Hải Quân Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về trọng tải, dù có thể không phải về chất lượng hay công nghệ.   Theo tôi, hiện tại không có gì thay đổi ở trong vùng do tác động từ chiến sự ở Ukraina. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến câu hỏi thứ hai liên quan đến Nga. Trung Quốc là một đối tác lớn của Nga. Người ta nói đến liên minh, dù chưa biết liên minh này sẽ đi tới đâu nhưng rõ ràng là Bắc Kinh ủng hộ nước Nga của ông Putin và không nhắc đến “cuộc xâm lược Ukraina” của tổng thống Putin.  Có thể thấy là Trung Quốc không được thoải mái vì quyết định của điện Kremlin dường như không được bàn với Bắc Kinh và cản trở tham vọng của Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình, giữ một trật tự nào đó để nước này mở rộng ảnh hưởng và có thể là sự thống trị ở trong vùng. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đã cản trở những kế hoạch và tham vọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự thành công nhất định cho đến giờ của trục Matxcơva-Bắc Kinh, cùng với một vài nước khác, nhằm vẽ lại các mối quan hệ quốc tế hiện tại, hình thành một mô hình thay thế mô hình của Mỹ và làm thay đổi phần nào bản chất của hệ thống quốc tế. Chính sách của ông Putin lại gây hiệu ứng ngược vì đã khiến các nước châu Âu đoàn kết hơn, hàn gắn khối NATO đang rệu rã. Các nước NATO, Liên Hiệp Châu Âu, lo chiến tranh tang thương như ở Ukraina lan sang khối này và cuối cùng khiến những nước này hình thành một mặt trận, không phải chống Nga mà là chống Putin. Không rõ kết cục sẽ đi đến đâu : khởi đầu là Crimée, tiếp theo là Donbass, rồi Ukraina, biết đâu nay mai lại là các nước Baltic, vốn từng chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Tôi nghĩ là ông Tập Cận Bình theo dõi sát sao tình hình Ukraina. Chủ tịch Trung Quốc có thể sẽ đề xuất đàm phán một giải pháp chính trị để sớm chấm dứt cuộc chiến đang làm xấu hình ảnh nước Nga. Dù sao mọi người đang chờ xem ông Tập Cận Bình sẽ có lập trường như nào, hoặc là giữ khoảng cách với đối tác Nga, hoặc làm trung gian hòa giải. Căn cứ vào mối quan hệ tương đối tốt giữa Matxcơva và Bắc Kinh, vào tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự của Trung Quốc, dường như chỉ có ông Tập Cận Bình mới có khả năng áp đặt, hoặc dù sao định hướng một giải pháp theo hướng này. RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valéry - Montpellier 3. ***** Giáo sư Pierre Journoud là tác giả và là đồng tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu về Việt Nam : Paroles de Dien Bien Phu (với giáo sư Hugues Tertrais), De Gaulle et le Vietnam (1945-1969), Dien Bien Phu. La fin d'un monde...

TỪ ĐIỂN LỊCH SỬ
KHUN SA, ÔNG VUA TAM GIÁC VÀNG - TẠI SAO LẠI GHÉT CAY GHÉT ĐẮNG MA TUÝ

TỪ ĐIỂN LỊCH SỬ

Play Episode Listen Later Mar 16, 2022 3:14


#khunsa #tamgiacvang #khunsaongvuatamgiacvang Được mệnh danh là "Hoàng tử của chết chóc", song "bố già" Khun Sa nổi danh ở vùng Tam giác vàng lại rất ghét… thuốc phiện và sẽ trừng phạt quân, thậm chí cả con của mình, một cách không thương tiếc nếu biết họ dám thử hoặc nghiện ma túy. Thuốc phiện, giết người, ám sát và hối lộ Khun Sa, sinh năm 1933, có cha là người Trung Quốc, mẹ là người dân tộc Shan ở Myanmar. Cha mất sớm, mẹ tái giá với một người Shan ở khu vực biên giới Myanmar - Trung Quốc. Vốn là một chàng trai có tố chất và tham vọng, lại được sự giúp đỡ của bố dượng, Khun Sa sớm trở thành người đứng đầu một bộ tộc người Shan. Ngay khi mới 18 tuổi, Khun Sa đã bắt đầu tung hoành trong giới buôn thuốc phiện. Những năm 1960, Khun Sa là cái tên được nhắc tới nhiều nhất về sản xuất, cung cấp, buôn bán thuốc phiện, heroin tại vùng Tam giác vàng (vùng biên giới giữa Myanmar, Thái Lan và Lào) với doanh số hàng chục tỉ USD mỗi năm. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/tu-dien-lich-su/message

Tin Tức Online TV
F0 điều trị tại nhà được hưởng BHXH nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền

Tin Tức Online TV

Play Episode Listen Later Mar 11, 2022 6:05


Ý Nghĩa Số 577 - Xem 41,481Bạn đang xem chủ đề ý nghĩa số 577 được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnBiển Số Xe Đuôi 49 Có Ý Nghĩa Gì - Xem 41,085Bạn đang xem chủ đề biển số xe đuôi 49 có ý nghĩa gì được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnBiển Số Xe 59A3 Ở Đâu - Xem 40,689Bạn đang xem chủ đề biển số xe 59a3 ở đâu được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnÝ Nghĩa Biển Số 56789 - Xem 40,590Bạn đang xem chủ đề ý nghĩa biển số 56789 được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnÝ Nghĩa Số 638 - Xem 39,600Bạn đang xem chủ đề ý nghĩa số 638 được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnĐịa Chỉ Thi Bằng Lái Xe Máy Ở Bà Rịa - Xem 39,402Bạn đang xem chủ đề địa chỉ thi bằng lái xe máy ở bà rịa được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnBiển Số Xe 59F2 - Xem 39,006Bạn đang xem chủ đề biển số xe 59f2 được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnMã Vùng Biển Số Xe Đắk Lắk - Xem 38,907Bạn đang xem chủ đề mã vùng biển số xe đắk lắk được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnÝ Nghĩa Số 639 - Xem 38,709Bạn đang xem chủ đề ý nghĩa số 639 được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnBiển Báo Hiệu Giao Thông Hình Tam Giác - Xem 38,412Bạn đang xem chủ đề biển báo hiệu giao thông hình tam giác được cập nhật mới nhất ngày 10/03/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnChủ đề xem nhiều trên website daitayduong.edu.vn từ TOP #91 - #100 tháng 3/2022

TỪ ĐIỂN LỊCH SỬ
19 OANH TẠC CƠ MỸ BIẾN MẤT KHÔNG DẤU VẾT KHI ĐI QUA TAM GIÁC QUỶ BERMUDA

TỪ ĐIỂN LỊCH SỬ

Play Episode Listen Later Mar 11, 2022 3:13


#TamgiácBermuda #Phiđộioanhtạccơngưlôisố19 #Charles Taylor Tam giác Bermuda nằm giữa bang Florida của Mỹ, đảo Puerto Rico và quốc đảo Bermuda, là nơi hàng trăm tàu thuyền và máy bay biến mất một cách bí ẩn và thường không để lại dấu vết. Trên thực tế, cái tên "Tam giác quỷ" được đặt cho khu vực này bắt nguồn từ vụ mất tích của Phi đội oanh tạc cơ ngư lôi số 19 hải quân Mỹ. Sự việc xảy ra khi 14 phi công trên 5 oanh tạc cơ ngư lôi TBM Avenger cất cánh từ căn cứ không quân hải quân Fort Lauderdale, bang Florida, để tham gia diễn tập chiến đấu ngày 5/12/1945. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/tu-dien-lich-su/message

Vovi Quotes
#0646 Sửa pháp. Hư điển. Bất trung bất tín. Tam Giáo Tòa không tha. Sửa pháp ông Tư không có chịu đâu.

Vovi Quotes

Play Episode Listen Later Feb 22, 2022 8:57


▪️ Chúng tôi có giấy trắng mực đen. Anh coi trong cuốn sách đó, trong cuốn sách nói làm sao. Người hành giả sai, anh có thể chỉnh họ lại: "Anh làm sai!". Vì người sửa pháp nhiều lắm! ▪️ Còn đằng này chúng tôi thông dụng cả triệu người thực hành, chỉ hít vô và thở ra. Viết sao, in sao, vẽ cả hình đồ! Thì mọi người muốn học đúng theo đường lối Vô Vi, phải làm như vậy, không có tin một người nào nói nữa hết. Ngoài cái chuyện kia thì trình độ người ta cao cách mấy, người ta muốn sửa Pháp, cái đó là chuyện của họ, còn cái chuyện của trong giấy trắng mực đen, phải thực thi đúng theo giấy trắng mực đen. ▪️ Chính tôi, mười mấy chục năm nay tôi chưa có nhíp cái đít lần nào hết, mà tôi cũng xuất hồn được vậy, tôi cũng học đạo được thôi, tôi cũng giải thích cho tất cả các bạn được! Càng ngày tôi càng tươi nhẹ, phải hiểu chỗ này! ▪️ Khuyên tất cả những người tu. Muốn thì hành đúng như vậy, còn không, thì đừng hành cái pháp này. Và sửa cái pháp này là nguy hiểm lắm, vì từ bề trên chuyển xuống. Từ lúc Ông Tư còn sống, tôi xin sửa một chút xíu là Ổng nói: "Tôi không chơi với bạn nữa" Vì cái đó là cái tai hại ở tương lai, không bao giờ Ngài chịu, và cái sự truyền pháp này là thẳng của Đức Di Đà chuyển xuống, để cho mọi người giữ lề lối như vậy để tu, không được ít cũng được nhiều, để giải tỏa được cái nghiệp tâm của họ. Còn bày lung tung, họ khùng điên, cái đó là ráng chịu, cái hậu quả mình lãnh hết. ▪️ Một con người không có đức tin thì con người đó sẽ thất bại ở tương lai. Bất trung bất tín, thấy chưa? Người phải Trung mới có Tín. Con người không có Trung không có Tín, phải nhớ cái chỗ này! Sửa bậy sửa bạ, là có tội đó! Tam Giáo Tòa nó không có tha đâu! (05:25) *** Qua một câu khác liên quan*** ▪️ Bữa đó là cái điển của Ông Tư đang chiếu, và để dẫn giải cho anh Sony về điển quang, nhưng mà sửa pháp là Ổng không có chịu đâu. Lúc đó mà Ông giục tôi phải nói cho mạnh lên, để cho những người khác đừng mê lầm trong cái sửa pháp, rồi ra làm Thầy, "Ta đây", là bị đọa. Ông đã cảnh cáo rồi: tất cả đều đối xử nhau bằng bạn, và lo tu học, và thành thật giữ pháp, và đừng sửa pháp. ▪️ Nhân cái cơ hội anh hỏi đó, để cảnh cáo những người đang lăm le sửa pháp, chớ không phải mình anh Yêm đâu, đó! Anh Yêm không có sửa gì bao nhiêu, nhưng mà cái đó, cái nhíp ở đó, là nó làm cho người ta rút, động cái Hỏa Hầu. Anh Yêm tu lâu, thì được nhẹ, mà người khác làm, họ chú ý cái chỗ đó là hư điển của họ!

Tin Tức Online TV
Cận cảnh bộ trang sức ông xã tặng Đoàn Di Băng

Tin Tức Online TV

Play Episode Listen Later Feb 17, 2022 1:58


Server Crack Trong Minecraft - Xem 259,974Bạn đang xem chủ đề server crack trong minecraft được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Hình Bát Quái - Xem 257,994Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt hình bát quái được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnCách Viết Dấu Cộng Trừ Trên Dưới Trong Word - Xem 246,015Bạn đang xem chủ đề cách viết dấu cộng trừ trên dưới trong word được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Pubg Trung Quốc - Xem 245,619Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt pubg trung quốc được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Game Free Fire - Xem 245,322Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt game free fire được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnDấu Tam Giác Trong Word - Xem 241,659Bạn đang xem chủ đề dấu tam giác trong word được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnCác Lệnh Trong Minecraft Pixelmon - Xem 239,580Bạn đang xem chủ đề các lệnh trong minecraft pixelmon được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Liên Quân Dài Nhất - Xem 238,590Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt liên quân dài nhất được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Game Hoàng Hậu Cát Tường - Xem 230,373Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt game hoàng hậu cát tường được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKhi In Bị Mất Dòng Kẻ Trong Word 2013 - Xem 229,878Bạn đang xem chủ đề khi in bị mất dòng kẻ trong word 2013 được cập nhật mới nhất ngày 16/02/2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnChủ đề xem nhiều trên website trucbachconcert.com từ TOP #31 - #40 tháng 2/2022

Vovi Quotes
#0392 Ấn Di Đà. Đổi pháp tướng. Khác Mật Tông

Vovi Quotes

Play Episode Listen Later Dec 20, 2021 5:33


Bạn đạo: Con thấy ánh sáng một thời gian nhưng sao có lúc con ngồi rảnh, con ngồi thường thôi à, thí dụ học bài hay gì con thử nhiều khi đọc sách mỏi mắt hay gì, con ngồi thì giờ rảnh không có làm gì con thử nhắm mắt, thử coi có thấy như là thấy những cái sự nhìn thấy trong lúc thiền không thì đôi lúc con cũng thấy như vậy. Con không hiểu đó là như thế nào? Thầy: Cho nên con có ấn chứng đây này, ấn chứng tròn ở trán này, con hiểu chưa? Đó là ấn chứng của luồng điển Di Đà mà con đã niệm Phật đó! Cái đó nó mới có ánh sáng. Trì kỳ chí, giữ phần thanh tịnh. Không phải là ngồi thiền mới thấy, sau này thiền không thể thiền là không có thiền nữa. Hiểu chưa? Tương lai mà nó được rồi đó thiền không có thể thiền, không có thể thiền. Cái thiền là đi cũng thiền, đứng cũng thiền, ngồi cũng thiền, chớ không phải ngồi cái thể thiền mới là thiền, hiểu không? - Dạ. Nhiều khi con ngồi không, con nhắm mắt con cũng thấy nữa. - Đó! Cho nên, cái đó là cái hữu ích, đó là luồng điển xuất phát ra. Cho nên, con có ấn chứng, bây giờ con ngồi đây thấy cái đầu con khác rồi đó, nó rút rồi đó. Nãy giờ là tao rút cho mày. Hồi mới vô là nó rút tới giờ, thành ra nó nổi ngay giữa trán lên đó; thấy không? - Dạ. Đôi khi con thiền một chút cũng lâu con người con tự nhiên nó cũng như có cái sự nó nhẹ, nó bổng, bổng, nó lơ lơ, lơ lơ. - Ừ, ở trên không trung, không còn ở trong nhà nữa, hiểu không? Đó, sau này con học rồi con thấy là một chút xíu là con hiểu hết rồi, mau lắm. - Thì con sợ là chắc con ngồi lâu, chắc người con nó tê hay nó gì đó thành ra nó bổng bổng. - Không phải đâu, bộ đầu mở nó mới bổng được. Con phải cố gắng ăn chay, để cho nó nhẹ; hiểu chưa? Nhẹ nó còn thấy cảnh rõ rệt hơn; còn nặng là mất cảnh. Đi chơi chỗ nọ, chỗ kia... động... mất à. - Khi nhắm mắt nhắm chặt lại hả Thầy? - Ừ, nhắm chặt nó thấy; cũng như con dòm cái đèn, con nhắm con thấy có cái đèn trong đó; là nó đã lọc cái luồng điển ở bên trong rồi. Rồi từ cái đó, nó mất đi; nó sẽ có cái ánh sáng khác. Rồi thanh nhẹ nó mới dòm thấy cả một con đường rộng lớn thênh thang. Cho nên, người ta thích ngồi thiền là người ta có thấy cái gì khác hơn người ta mới thích chớ; ngồi mà tối hù ngồi cái gì ngồi nó nóng nó đứng dậy đi liền. Cho nên, sau này nó đổi qua cái Pháp tướng, đổi cái tướng khác: mà người tu, mở huệ, người ta thấy Con, người ta phải nể; dòm mặt là thấy nể rồi. Cái pháp tướng nó khác, nhìn nhơn tướng nó khác. Lúc đó là nói chuyện có người ta nghe, mở miệng nói đạo là người ta nghe. Mật Tông kia, người ta muốn làm cái việc gì người ta phải xin một cái thần lực ở bên trên này. Còn cái đằng này mở như vậy ấy sau này nó trụ rồi phóng điển thẳng lên, mình là thần lực! Phóng điển hỗ trợ, nó khác. Cho nên, ông tu, ông đắc, bà tu, bà đắc, pháp này nó vậy! Đông Tây Nam Bắc cái nào đến ứng liền Đông Nam-Tây Nam, Đông Bắc-Tây Bắc ứng liền, lẹ làng như vậy nó mới có an ninh cho cơ thể. Cái đó nó còn mắc hơn cái bùa hộ mạng, vì tất cả trời đất Tam Giới biết mình, thì có an ninh rồi. Mình phải dày công tu. Nhiều khi thấy được một cái ánh sáng như vậy nhưng mà còn sẽ thay đổi nhiều nhiều, nhiều, nhiều, nhiều. Thấy một ông Tiên trước mắt như vậy không bao giờ gần được phải cố gắng tu thiệt lâu mới được gần một chút. Thì người ta cần gì? Cần sự thanh nhẹ. Tiêu chuẩn của Bề Trên là thanh sạch, nhẹ nhàng. Còn tiêu chuẩn của thế gian là kêu bằng mạnh hiếp yếu, thấy chưa? Tiêu chuẩn của Thiên Đàng Cực Lạc là thanh sạch nhẹ nhàng. Đó! Tiêu chuẩn của thế gian là nhà giàu hiếp nhà nghèo mạnh ăn hiếp yếu, vậy đó. Thì cái giới con thú cho tới giới con người cũng vậy: mạnh hiếp yếu, mạnh hiếp yếu, mạnh hiếp yếu; cá lớn ăn cá nhỏ, cứ vậy hoài.

Vovi Quotes
#0378 Sinh Tử. Sửa Tánh Lập Hạnh. Tam Giáo Tòa

Vovi Quotes

Play Episode Listen Later Dec 19, 2021 1:48


Sinh Tử: xuống thế gian đây sinh ra trù trì trong cái cơ thể này để học hỏi. Rồi tử là cái gì? Cái bản thể này diệt thôi chứ cái hồn không có diệt, ta bỏ trường ra đi thôi để đi qua một cái trường khác. Trong sanh có tử mà trong tử có sanh là vậy. *** Sửa Tánh Lập Hạnh: thì chúng ta tu thiền đây là bắt đầu sửa tánh rồi. Hồi trước các bạn hung hăng đi đây đi đó nhưng mà bây giờ các bạn ngồi thiền một tiếng hai tiếng rồi các bạn bắt đầu sửa tánh rồi. Sửa tánh nó sáng suốt rồi các bạn mới lập hạnh thấy muốn cứu người, thấy muốn giúp người, thấy cái chuyện đời đó là giả, các bạn mới giúp đỡ người, các bạn không có tiếc của nữa. Lập hạnh sửa tánh mà sửa được tánh mới lập được hạnh thì cái tánh là nhờ cái tu thiền này nó mới sửa tánh được, nó kềm chế được cái tánh hung hăng ô trược, tiến hóa tới thanh nhẹ. *** Tam Giáo Tòa: thì dưới Thượng Đế có Tam giáo tòa để giáo dục và để cảnh cáo, cái tinh khí thần của con người làm sai ở thế gian vì tinh khí thần không biết điêu luyện. Cho nên, bắt buộc làm sai lầm thì lúc đó Tam giáo tòa phải chuyển điển hay là cảnh cáo bằng hình thức này, hình thức kia, hình thức nọ. Vợ chồng đụng đầu cũng là Tam giác tòa đang xử một việc gì. Người tu đang bị hành cũng là tam giáo tòa đang dìu dắt và cho nó tiến hóa, đó là vì lịnh của Thượng Đế mà dạy dỗ và giáo dục cho nó. ~Trích "Văn Tự Vô Vi"

Tin Tức Online TV
Bác sĩ điều trị Covid-19 bị ...'kỳ thị'

Tin Tức Online TV

Play Episode Listen Later Dec 6, 2021 4:03


Kí Tự Đặc Biệt Bông Hoa 5 Cánh - Xem 925,452Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt bông hoa 5 cánh được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnCác Câu Lệnh Command Block Trong Minecraft Pe - Xem 507,474Bạn đang xem chủ đề các câu lệnh command block trong minecraft pe được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Gạch Chéo Nhỏ - Xem 406,098Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt gạch chéo nhỏ được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Quả Táo Iphone - Xem 342,045Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt quả táo iphone được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Hình Con Thỏ - Xem 341,649Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt hình con thỏ được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Hình Con Gấu - Xem 320,067Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt hình con gấu được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Tròn Vuông Tam Giác - Xem 304,029Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt tròn vuông tam giác được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnDấu Xấp Xỉ Trong Word - Xem 275,121Bạn đang xem chủ đề dấu xấp xỉ trong word được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Hình Con Rồng - Xem 257,895Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt hình con rồng được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnKí Tự Đặc Biệt Trong Liên Quân Iphone - Xem 254,133Bạn đang xem chủ đề kí tự đặc biệt trong liên quân iphone được cập nhật mới nhất ngày 06/12/2021. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạnChủ đề xem nhiều trên website trucbachconcert.com từ TOP #1 - #10 tháng 12/2021

Bít Tất
Bít Tất Nhạc #78: Ngắm Sài Gòn, mặc đời vuông tròn - CHARLES. và Dick

Bít Tất

Play Episode Listen Later Nov 6, 2021 50:23


CHARLES. (Charles Huỳnh) là nghệ sĩ Indie được biết đến với giọng hát đặc trưng và cá tính âm nhạc mới lạ. Bên cạnh những ca khúc cover phổ biến, anh còn có nhiều sản phẩm tự sáng tác gây được tiếng vang trong cộng đồng người trẻ như Ghét Em Nhất Cõi Đời Này, Tam Giác Tròn Vuông...Dick là rapper, người sáng lập của nhóm rap freestyle nổi tiếng "Bạn Có Tài Mà" và là chủ nhân của những bài rap triệu view, đầy hi vọng tuổi trẻ và đặc biệt không có bất kỳ những ngôn từ tiêu cực nào như Sống Cho Hết Đời Thanh Xuân, Ánh Chiều, Ghé Qua...Sự kết hợp giữa CHARLES. và Dick trong suốt thời gian giãn cách đã mang đến một tác phẩm dễ thương về Sài Gòn và hành trình đi tìm bản ngã của người trẻ. Cùng lắng nghe những kỷ niệm khi sản xuất ca khúc này cùng host Tài Thy trong tập Bít Tất Nhạc lần này nhé.Cảm ơn nhà tài trợ NESCAFÉ đã đồng hành cùng Vietcetera trong tập Bít Tất lần này.Cảm ơn bạn đã chậm lại một phút, ngồi xuống đây và nâng niu tâm trí mình cùng NESCAFÉ. Giờ thì pha một ly cà phê thật ngon và lắng nghe album “Nâng Niu Lắm, Thiên Nhiên Ơi”, với những bản mix được Touliver hoà phối và Mỹ Anh thể hiện cùng những âm thanh từ nông trại NESCAFÉ.Click vào đây link nhạc bên dưới để chill ngay bạn nha!Spotify: https://bit.ly/Spotify-NangNiuLamThienNhienOiYoutube: https://bit.ly/3G1KqwZNCT: https://bit.ly/3AYphQGZing MP3: https://bit.ly/3DStzLc

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy
Tam Giác Quỷ Bermuda Cũng Phải Lép Vế Trước "Nghĩa Địa Đen" Đáng Sợ Này | Error 404

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy

Play Episode Listen Later Oct 4, 2021 9:58


Tam Giác Quỷ Bermuda Cũng Phải Lép Vế Trước "Nghĩa Địa Đen" Đáng Sợ Này | Error 404 ------------------- Những vùng đất bí hiểm với vô số vụ mất tích không dấu vết đã không còn quá xa lạ. Điển hình có lẽ là khu vực tam giác quỷ Bermuda. Thế nhưng, có 1 “nghĩa địa đen” được ví như người anh em của Bermuda lại ẩn chứa đầy rẫy bí ẩn và còn đáng sợ hơn rất nhiều. Đó là Tam giác quỷ Alaska. #error404 #bíẩn #hơncảbermuda #nghĩađịađen

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy
Tam Giác Quỷ Bermuda Cũng Phải Lép Vế Trước "Nghĩa Địa Đen" Đáng Sợ Này | Error 404

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy

Play Episode Listen Later Oct 4, 2021 9:58


Tam Giác Quỷ Bermuda Cũng Phải Lép Vế Trước "Nghĩa Địa Đen" Đáng Sợ Này | Error 404 ------------------- Những vùng đất bí hiểm với vô số vụ mất tích không dấu vết đã không còn quá xa lạ. Điển hình có lẽ là khu vực tam giác quỷ Bermuda. Thế nhưng, có 1 “nghĩa địa đen” được ví như người anh em của Bermuda lại ẩn chứa đầy rẫy bí ẩn và còn đáng sợ hơn rất nhiều. Đó là Tam giác quỷ Alaska. #error404 #bíẩn #hơncảbermuda #nghĩađịađen

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy
Tam Giác Rồng – Hiểm Địa Đáng Sợ Hơn Cả Tam Giác Quỷ Bermuda | Error 404

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy

Play Episode Listen Later Aug 2, 2021 9:31


Tam Giác Rồng – Hiểm Địa Đáng Sợ Hơn Cả Tam Giác Quỷ Bermuda | Error 404 ----------------- Tam Giác Rồng hay còn gọi là Biển Quỷ là một “nghĩa địa” bí hiểm nhất cho đến nay bởi địa điểm này ghi dấu những vụ mất tích không dấu vết của nhiều tàu thủy, máy bay cùng sự xuất hiện của những con tàu ma, đảo ma, cùng thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, những nhiễu loạn điện từ mà giới khoa học hiện nay chưa thể giải mã. #error404 #tamgiácquỷbermuda #thảmhọa

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy
Tam Giác Rồng – Hiểm Địa Đáng Sợ Hơn Cả Tam Giác Quỷ Bermuda | Error 404

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy

Play Episode Listen Later Aug 2, 2021 9:31


Tam Giác Rồng – Hiểm Địa Đáng Sợ Hơn Cả Tam Giác Quỷ Bermuda | Error 404 ----------------- Tam Giác Rồng hay còn gọi là Biển Quỷ là một “nghĩa địa” bí hiểm nhất cho đến nay bởi địa điểm này ghi dấu những vụ mất tích không dấu vết của nhiều tàu thủy, máy bay cùng sự xuất hiện của những con tàu ma, đảo ma, cùng thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, những nhiễu loạn điện từ mà giới khoa học hiện nay chưa thể giải mã. #error404 #tamgiácquỷbermuda #thảmhọa

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy
Tam Giác Quỷ Bermuda – Căn Cứ Tối Hậu Của Người Ngoài Hành Tinh Đặt Ở Trái Đất | Error 404

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy

Play Episode Listen Later Jul 30, 2021 12:07


Tam Giác Quỷ Bermuda – Căn Cứ Tối Hậu Của Người Ngoài Hành Tinh Đặt Ở Trái Đất | Error 404 ----------------- Nếu bạn lấy một bản đồ rồi kẻ một đường thẳng nối đảo Bermuda, với Puerto Rico, Miami và trở lại Bermuda, bạn sẽ có gì? Một hình tam giác. Vùng tam giác nguy hiểm này được biết đến bởi việc nuốt chửng hơn 2.000 tàu thuyền và 200 máy bay một cách bí ẩn trong nhiều thế kỷ qua - được biết đến là “Tam giác quỷ” Bermuda. Nó thậm chí còn không tồn tại trên thực tế đối với Hải quân Hoa Kỳ và cái tên này cũng không được công nhận bởi Ủy ban Quốc gia Mỹ về tên các địa danh. #error404 #ngườingoàihànhtinh #tamgiácquỷbermuda

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy
Tam Giác Quỷ Bermuda – Căn Cứ Tối Hậu Của Người Ngoài Hành Tinh Đặt Ở Trái Đất | Error 404

CDTeam - Vũ Trụ Nguyên Thủy

Play Episode Listen Later Jul 30, 2021 12:07


Tam Giác Quỷ Bermuda – Căn Cứ Tối Hậu Của Người Ngoài Hành Tinh Đặt Ở Trái Đất | Error 404 ----------------- Nếu bạn lấy một bản đồ rồi kẻ một đường thẳng nối đảo Bermuda, với Puerto Rico, Miami và trở lại Bermuda, bạn sẽ có gì? Một hình tam giác. Vùng tam giác nguy hiểm này được biết đến bởi việc nuốt chửng hơn 2.000 tàu thuyền và 200 máy bay một cách bí ẩn trong nhiều thế kỷ qua - được biết đến là “Tam giác quỷ” Bermuda. Nó thậm chí còn không tồn tại trên thực tế đối với Hải quân Hoa Kỳ và cái tên này cũng không được công nhận bởi Ủy ban Quốc gia Mỹ về tên các địa danh. #error404 #ngườingoàihànhtinh #tamgiácquỷbermuda

Vovi Meditation
#1205 Dạo Tam Giới Gặp Bát Tiên Quán Diệu Pháp

Vovi Meditation

Play Episode Listen Later Apr 9, 2021 29:04


THIÊN ĐÀNG DU KÝ Hồi 35 - Dạo Tam Giới Gặp Bát Tiên Quán Diệu Pháp. ~~~ #1205 Dạo Tam Giới Gặp Bát Tiên Quán Diệu Pháp ~~~ Bộ sưu tập 1250 bài vấn đạo và thuyết giảng về Pháp Lý Vô Vi Khoa học Huyền bí Phật pháp của Thiền Sư Lương Sĩ Hằng (Vĩ Kiên). Sưu tầm: Bạn đạo LVG+PNQ, hoàn thành năm 2017. Được tải lên các ứng dụng nghe podcast phổ biến như Spotify, Castbox, v.v... Download mục lục đầy đủ: https://linktr.ee/vovibaby8 Lưu ý: Các băng vấn đạo hoặc cắt/gom lại theo đề tài chỉ sử dụng để nghe/nghiên cứu ngoài giờ công phu. Khi vào giờ công phu, hành giả cần nghe băng niệm Phật hoặc những băng giảng dẫn thiền trọn vẹn của Đức Thầy trong êm dịu và liền mạch.

Vovi Meditation
#0406 Thầm Tu Thầm Tiến. Quy Nhất Tam Giới. Giải Nghiệp Trần.

Vovi Meditation

Play Episode Listen Later Mar 27, 2021 44:47


Thầy Giảng Muốn Khai Triển Nguyên Lý NMADDP Phải Thầm Tu Thầm Tiến. Quy Nhất Tam Giới Là Gì? Làm Sao Để Được Giải Nghiệp Trần? Tu Phải Đạt Được Quân Bình Mới Trở Về Với Thanh Tịnh. ~~~ #0406 Thầm Tu Thầm Tiến. Quy Nhất Tam Giới. Giải Nghiệp Trần. ~~~ Bộ sưu tập 1250 bài vấn đạo và thuyết giảng về Pháp Lý Vô Vi Khoa học Huyền bí Phật pháp của Thiền Sư Lương Sĩ Hằng (Vĩ Kiên). Sưu tầm: Bạn đạo LVG+PNQ, hoàn thành năm 2017. Được tải lên các ứng dụng nghe podcast phổ biến như Spotify, Castbox, v.v... Download mục lục đầy đủ: https://linktr.ee/vovibaby8 Lưu ý: Các băng vấn đạo hoặc cắt/gom lại theo đề tài chỉ sử dụng để nghe/nghiên cứu ngoài giờ công phu. Khi vào giờ công phu, hành giả cần nghe băng niệm Phật hoặc những băng giảng dẫn thiền trọn vẹn của Đức Thầy trong êm dịu và liền mạch.

Tu viện Vườn Ươm - Làng Mai Thái Lan (Official)
[TRÁI TIM CỦA BỤT] Bài 20 | TAM GIẢI THOÁT MÔN - Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH

Tu viện Vườn Ươm - Làng Mai Thái Lan (Official)

Play Episode Listen Later Mar 1, 2021 84:17


Ba Cánh Cửa Giải Thoát Chúng ta đang học về tam giải thoát môn, tức là ba cánh cửa đưa tới giải thoát. Cánh cửa thứ nhất là Không. Quán Không, ta phải thấy tính tương quan, tương duyên, tương tức và tương sinh trong mọi sự mọi vật. Thấy như vậy, ta vượt được hàng rào bản ngã, thoát được ngục tù ý niệm về ta và về của ta, và mở được cánh cửa giải thoát. Trong tăng thân, nhìn bằng con mắt Không Quán, ta thấy sự an vui của ta liên hệ tới sự an vui của người, sự an vui của người liên hệ tới sự an vui của ta. Cho nên không là cách nhìn, quán, và tiếp xúc để thực tập chứ không phải chỉ là đề tài để đàm luận, nghiên cứu. Vô tướng cũng vậy. Tất cả mọi sự mọi vật được biểu hiện qua tướng và vì thường bị cái tướng ấy đánh lừa, nên ta mới sợ hãi, mới giận hờn, mới căm thù. Khổ đau xung quanh ta và trong ta đều do sự kiện ta bị kẹt vào tướng. Kinh Kim Cương nói về bốn loại tướng: ngã, nhân, chúng sinh và thọ mệnh. ----------------------------------- GIỚI THIỆU KHÓA GIẢNG TRÁI TIM CỦA BỤT Trái Tim Của Bụt là khóa giảng Phật pháp căn bản của Sư Ông Làng Mai - Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mùa an cư kiết Đông 1993 - 1994 tại Làng Mai, Pháp. Sư Ông giảng giải những giáo lý căn bản của đạo Bụt và trình bày tuệ giác, kinh nghiệm hơn 60 năm tu học Phật pháp. Những cái thấy, tuệ giác của Sư Ông giúp cho người học biết sử dụng khả năng tư duy, tinh thần cởi mở, phản biện để không bị lạc trong rừng giáo lý của Bụt hơn 2600 năm qua. Nhưng quan trọng trên hết, Sư Ông còn trình bày những pháp môn thực tập chánh niệm cụ thể để có thể áp dụng những giáo lý vào trong đời sống hàng ngày và đạt được hạnh phúc, bình an ngay trong giây phút hiện tại.   Khóa học này cũng đã được phiên tả và xuất bản thành sách Trái Tim Của Bụt, nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 1997. Nhà xuất bản Tổng Hợp Tp. HCM ấn hành năm 2009. Được dịch ra và xuất bản ở nhiều nước. Bản dịch tiếng Anh tựa đề The Heart Of the Buddha's Teaching, do nhà Parallax ấn hành.

HongYin  @MHRadio.org
Khiêu Xuất Tam Giới

HongYin @MHRadio.org

Play Episode Listen Later Jan 27, 2021 0:39


HongYin 1

Tuan Anh Podcast
#15. Tam Giác Tình Yêu (Đam Mê, Thân Mật, Cam Kết)

Tuan Anh Podcast

Play Episode Listen Later Apr 13, 2020 7:34


Các bạn có biết là, trong tình yêu có ba thành phần chính, nếu chúng ta biết bề ba thành phần này và dành thời gian cải thiện, tình yêu sẽ ngày càng xịn xò hơn không.