Podcasts about Crim

  • 630PODCASTS
  • 1,463EPISODES
  • 37mAVG DURATION
  • 5WEEKLY NEW EPISODES
  • Jan 9, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024

Categories



Best podcasts about Crim

Show all podcasts related to crim

Latest podcast episodes about Crim

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Ưu tiên an ninh - quốc phòng : Ba Lan trong nỗi lo sợ Nga thường trực

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jan 9, 2025 11:33


Từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/06/2025, Ba Lan đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu. An ninh của khối sẽ là ưu tiên hàng đầu, bởi vì với cuộc chiến xâm lược Ukraina, Nga lại trở thành một mối đe dọa cho Ba Lan. Sự việc cho thấy rõ mối quan hệ phức tạp giữa Matxcơva và Vacxava vì những vấn đề quá khứ lịch sử, những cạnh tranh chiến lược và địa chính trị tại vùng Đông – Trung Âu. « Chính sách Lịch sử »Tính chất phức tạp trong quan hệ Nga - Ba Lan được giải thích bởi nhiều yếu tố vừa mang tính lịch sử, vừa có tính địa chính trị.Trong một bài viết đăng trên trang Diploweb (ngày 09/03/2014), sau khi khủng hoảng Ukraina bùng nổ với việc Nga xâm chiếm và sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimée, hai nhà nghiên cứu người Ba Lan thuộc trường đại học Silésie (Katowice, Ba Lan) là Kamil Golas, chuyên gia về không gian hậu Xô Viết và Mateusz Hudzikowski, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, trước hết đã nhấn mạnh rằng « Lịch sử » đóng một vai trò to lớn, thậm chí quyết định, trong chính sách đối ngoại của hai nước, trong đó có mối quan hệ Nga – Ba Lan.Nhiều sự kiện có liên quan trực tiếp đến Nga – được xem như là kẻ thù lâu đời của Ba Lan – hầu như ngự trị rộng rãi trên các mạng truyền thông và đời sống chính trị đất nước. Ba Lan thường xuyên bị đánh giá là một đất nước chỉ nhìn về quá khứ thay vì hướng đến tương lai. Hiện tượng này phổ biến đến mức được gọi là « chính sách lịch sử ». Cái nhìn tiêu cực về Nga là kết quả một lịch sử đế chế và chiếm đóng trong gần ba thế kỷ của Nga.Sách sử Ba Lan luôn nhắc đến những lần đất nước bị tước mất nền độc lập, bị chia để trị bởi ba đế chế Sa hoàng, Áo và Phổ vào thế kỷ XVIII, bởi hiệp ước giữa Stalin và Hitler năm 1939, còn được gọi là Hiệp ước Molotov – Ribbentrop, và đặc biệt là giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến, bị lệ thuộc vào Liên Xô và bị áp đặt chủ nghĩa cộng sản (1945 – 1989). Nhìn từ Ba Lan, chế độ Xô Viết sụp đổ năm 1991 thật sự là một phép mầu sau ba thế kỷ dưới mối đe dọa Nga và phụ thuộc vào Matxcơva.  Tương tự, tại Nga, quá khứ lịch sử cũng có một tầm quan trọng. Nga luôn nhắc đến giai đoạn từng bị đế chế Ba Lan đô hộ vào thế kỷ XVII. Rồi trong một thời gian dài, Nga đã từng là một siêu cường, và sức mạnh này cần phải được khôi phục. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản đối với nhiều người Nga là một thảm họa thực sự cho đất nước. Nhưng ý tưởng khôi phục một « đế chế Nga », dù chỉ là trong các phát biểu của ông Vladimir Putin, các phát biểu tuyên truyền, hay trò chơi tâm lý, lại là điều khiến Ba Lan lo sợ.Thảm họa Smolensk: Một bước rẽ trong quan hệ Nga – Ba LanCác câu chuyện về xung đột đã trở thành một mặt đời sống chính trị ngày càng không thể thiếu trong suốt hơn một thập kỷ qua ở Ba Lan. Ngay từ năm 2008, sau khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược chống Gruzia, tổng thống Ba Lan thời bấy giờ là Lech Kaczynski từng tuyên bố : « Ngày hôm nay là Gruzia, ngày mai là Ukraina, hôm sau nữa sẽ là các nước vùng Baltic, và có thể đến một thời điểm nào đó, sẽ là Ba Lan, đất nước tôi ! ».Tuyên bố này giờ còn mang nặng ý nghĩa khi nhìn vào những gì đang diễn ra tại Ukraina hiện nay, theo như nhận định từ nhà nghiên cứu về quan hệ Pháp – Đức, Paul Maurice, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên đài truyền hình ARTE : « Không một nước nào lắng nghe Ba Lan cả, bởi vì, đối với Pháp, mối nguy an ninh là ở nơi khác, đến từ phía nam, vùng Sahel ở châu Phi hay từ các nước Bắc Phi. Nhưng Ba Lan đã cho thấy rằng nước này đã đúng về mối họa an ninh đến từ Nga. Điều này đã cho phép Ba Lan chủ động trên nhiều chủ đề ».Có lẽ sự kiện « thảm họa Smolensk » là bước rẽ quan trọng trong quan hệ Nga – Ba Lan. Ngày 10/04/2010, ông Lech Kaczynski, anh trai của Jaroslaw Kaczynski, lãnh đạo đảng PiS – Công lý và Pháp luật – cùng nhiều quan chức chính phủ cao cấp khác, tổng cộng 96 người, đã bỏ mạng trong một tai nạn hàng không tại thành phố Smolensk của Nga khi đến dự lễ tưởng niệm vụ « thảm sát Katyn ».Đây là một tranh chấp lịch sử chưa bao giờ được Nga thừa nhận: 22 ngàn sĩ quan Ba Lan bị Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) hành quyết theo lệnh của Staline năm 1940. Tai nạn hàng không này cho đến giờ vẫn chưa được làm sáng tỏ, Nga vẫn luôn từ chối giao phần các mảnh vỡ máy bay còn lại cho phía Ba Lan để điều tra.IMBMN : Nút thắt chiến lược cho Ba LanĐiểm thứ hai gây khó khăn cho quan hệ Nga – Ba Lan là giữa hai nước có các lợi ích, các tầm nhìn địa chiến lược và địa chính trị rất khác biệt, thậm chí là đối nghịch. Ba Lan xem việc gia nhập NATO – Liên minh Bắc Đại Tây Dương, là một cơ hội để tăng cường năng lực phòng thủ và hiện đại hóa quân đội. Nhưng đối với Matxcơva, quyết định này của Vacxava là một hành động cản trở Nga thực hiện các tham vọng của mình tại châu lục, do vị trí địa lý chiến lược của nước này tại châu Âu.Trong vấn đề này, yếu tố lịch sử một lần nữa được nhắc đến. Những tham vọng này của Nga thúc đẩy Ba Lan khám phá lại một thực tế chính trị được dựa trên huyền thoại : Nút thắt chiến lược của Dải đất biển Baltic – Hắc Hải (IMBMN). Đây là một dự án chưa kịp hoàn thành, nhằm xây dựng liên minh các nước nằm trên dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN), từng được Jozef Pilsudski, Quốc trưởng Đệ Nhị Cộng Hòa Ba Lan (1918-1922) đưa ra sau khi đế chế Sa hoàng sụp đổ năm 1918. Theo dự án, Liên minh các nước vùng biển quy tụ Ba Lan, Litva, Belarus và Ukraina nhằm mục tiêu tăng cường sức mạnh của vùng và để chống Nga.Ông Maciej Bukowski, chuyên gia về an ninh năng lượng, trên trang Le Grand Continent, ngày 18/03/2021, từng giải thích : « Chỉ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một cường quốc, hiển nhiên là Hoa Kỳ, mới thấy được tầm quan trọng của dải đất đi từ biển Baltic đến Hắc Hải (IMBMN) và dùng chúng để ngăn cản các thế lực thống trị trên bộ mà Liên Xô đã từng có. »   Việc Ba Lan trở thành thành viên của NATO và Liên Hiệp Châu Âu đã phần nào giúp thực hiện chiến lược mà Mỹ đề ra sau Đệ Nhị Thế Chiến : Kiểm soát viền hàng hải Á – Âu. Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã có thể can dự chính trị vào vùng lãnh thổ IMBMN. Sau khi mở rộng NATO năm 1999 và bất chấp phản đối của Nga, vùng Đông – Trung Âu, đã và vẫn được Mỹ che chở bởi các bảo đảm an ninh, mà phần đông các nước tại IMBMN xem như là một nền tảng trung tâm cho cơ cấu an ninh của vùng.Niềm tin vào năng lực triển khai sức mạnh quân sự Mỹ tại vùng Á – Âu đã cho phép các nước trong vùng IMBMN dành được 30 năm sau cùng để hội nhập với thị trường thế giới cũng như là hội nhập với Liên Âu. Đối với Ba Lan, tiến trình này giúp cho đất nước đạt được một số mục tiêu kinh tế và chính trị được xác định là « không thể thiếu » để có thể đuổi kịp quãng thời gian bị mất dưới thời kỳ cộng sản.A2AD : Đối sách của Nga chống IMBMNRõ ràng giữa Ba Lan và Nga các lợi ích địa chính trị là không tương thích. Sự phụ thuộc của Vacxava vào Washington, hình thành trong những năm 1990, được thể hiện rõ qua mối quan hệ đồng minh bền vững, dù là bất cân đối. Trong nhãn quan của Mỹ, Ba Lan có vai trò lá chắn hàng đầu chống lại thế mạnh quân sự Nga tại vùng địa lý giáp với IMBMN. Ngược lại, đối với Nga, IMBMN cũng nằm trong vùng triển khai lực lượng quan trọng của nước này. Matxcơva ý thức được rằng bài toán duy trì vị thế cường quốc lớn của đất nước tại châu Âu sẽ phải được giải quyết ở điểm này.Liệu đó có là nguyên nhân để giải thích cho cuộc chiến xâm lược Ukraina hiện nay? Nhìn vào thế trận hiện nay, ngoài Belarus đã nằm trong vòng kềm tỏa của chủ nhân điện Kremlin, quả thật, chỉ còn mỗi Ukraina vẫn chưa hoàn toàn hội nhập vào thế giới phương Tây như hai nước còn lại của IMBMN là Ba Lan và Litva.Trong cuộc đối đầu này, Nga dường như đã có bước đi trước là hoàn thiện các hệ thống chống tiếp cận A2AD, và khôi phục các năng lực chiến tranh đối xứng (nhờ vào chương trình cải cách quân đội của Serdyukov), trong khi Mỹ và NATO mất một thập niên để bắt kịp binh pháp bất cân xứng phổ biến của quân đội Nga. Bức tường chống xâm nhập được Nga thiết lập đi từ phía bắc Biển Baltic và dọc theo sườn phía đông của NATO, của Ukraina, của bán đảo Crimée, Hắc Hải, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận đông Địa Trung Hải.Theo ông, Maciej Bukowski, chiến lược này sẽ khiến hải quân Mỹ khó thể triển khai lực lượng một cách hiệu quả trong vùng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa một thành viên của NATO và Nga. Ông viết : « Ví dụ, hạm đội Hoa Kỳ có nguy cơ không thể tiến vào Biển Baltic qua eo biển Đan Mạch. Khả năng hỗ trợ Ba Lan và/hoặc các nước vùng Baltic của Hoa Kỳ khi đó sẽ phụ thuộc vào một thỏa thuận với Đức cho phép quân đội Mỹ đi qua lãnh thổ của nước này nếu cần thiết. Nếu không có thỏa thuận như vậy, các lữ đoàn hạng nặng của Mỹ sẽ khó có thể tới được Ba Lan ».Tự chủ quốc phòng là quốc sách ?Trong trường hợp này, NATO khó thể giúp được các quốc gia vùng Baltic, nơi Nga có hệ thống A2AD để bảo vệ và vô hiệu hóa các tuyến đường hàng không và đường biển của liên minh. Điều này có nghĩa là nền độc lập của các quốc gia vùng Baltic phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí địa lý và chính trị của Ba Lan.Thực tế địa chính trị này đã xác nhận một ý tưởng ngày càng lưu hành phổ biến tại Ba Lan, theo đó, chính quyền Vacxava không những phải củng cố chính sách an ninh được tiến hành song song với Mỹ, mà còn phải phát triển các phương tiện của riêng mình để khẳng định vai trò lãnh đạo của Ba Lan tại vùng IMBMN. Nói một cách khác, Ba Lan phải gia tăng mua sắm và sản xuất vũ khí.Tuy nhiên, ông Paul Maurice, lưu ý, điều này không đồng nghĩa với việc Ba Lan sẽ tự chủ hoàn toàn và độc lập với chiếc ô an ninh của Mỹ : « Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk từng có những lập trường như chúng ta thấy qua các dòng tweet của ông ngay trước khi bầu cử Mỹ kêu gọi tỉnh thức và nhấn mạnh tính cần thiết về sự tự chủ của châu Âu trước nỗi lo Donald Trump trở lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Tusk muốn cắt đứt tất cả các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Ông ấy bám chặt sâu sắc vào mối quan hệ này, bởi vì đó là vấn đề an ninh của Ba Lan. » Hiện Ba Lan là quốc gia duy nhất trong khối NATO dành nhiều ngân sách nhất cho quốc phòng với 4,12% của GDP. Vacxava hy vọng các thể lôi kéo các nước thành viên khác có chính sách tương tự !

Darrers podcast - Ràdio l'Hospitalet de l'Infant
Capítol 14. El crim ritual de Ramoncito - La ment inhumana

Darrers podcast - Ràdio l'Hospitalet de l'Infant

Play Episode Listen Later Jan 9, 2025 60:00


La matinada del 8 d'octubre del 2006, a la ciutat de Mercedes a Argentina es va trobar, al costat de les vies, el cadàver de Ramon Ignacio González, un nen de 12 anys que solia vendre estampetes de la verge a prop de la vella estació de tren. Va ser el primer succés d'Argentina qualificat com a “crim ritual”. En aquest episopi han participat: - Sara Martínez - Santi Latre - Carla Martínez - Marc Montenegro podcast recorded with enacast.com

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Năm 2025 : Donald Trump và chính sách với Nga về hồ sơ Ukraina

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jan 2, 2025 9:27


Năm 2024 vừa khép lại trong một thế giới hỗn loạn. Năm 2025 sẽ mở đầu với sự trở lại ngoạn mục của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Một khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/01/2025, ông sẽ phải đưa ra các lựa chọn để thực hiện. Đứng đầu danh sách là mối quan hệ địa chính trị căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Nga và Trung Quốc. Đối với Nga, câu hỏi đầu tiên đặt ra là Washington sẽ có mối quan hệ như thế nào với Matxcơva và Vladimir Putin ? Lập trường của Mỹ về Ukraina cũng sẽ bắt đầu từ đây. Trang mạng Responsible Statecraft gần đây có bài nhận định cho rằng thất bại ở Ukraina xuất phát từ tình trạng thiếu đoàn kết ở phương Tây, khi mà Hoa Kỳ, Anh, và Liên Hiệp Châu Âu có những xung đột về lợi ích trong nhiều vấn đề chính như lệnh trừng phạt, mục tiêu chiến tranh, hỗ trợ tài chính và quân sự…« Không thể đạt được thỏa thuận nếu không nói chuyện với Putin »Ngoài ra, một trong những điểm yếu của trong chính sách về Ukraina của chính quyền Biden cũng như của nhiều nhà lãnh đạo châu Âu là thái độ kiên quyết không đối thoại với Vladimir Putin. Trong một bài viết trình bày quan điểm « America First », đặc sứ Mỹ về Ukraina của Trump, tướng Keith Kellogg, đã chỉ ra "sai lầm" của chính quyền Biden, đó là bất kỳ cách tiếp cận nào đối với Nga đều phải bao gồm cả khả năng răn đe và ngoại giao. « Biden đã không quan tâm đến làm việc với Putin. Ông ấy chỉ muốn lên lớp và cô lập ông ta ».Một « Quick Deals », tức nhanh chóng có được thỏa thuận là những gì ông Donald Trump mong muốn và do vậy, Ukraina sẽ là một trong những hồ sơ đầu tiên về đối ngoại mà tổng thống đắc cử Mỹ sẽ phải nhanh chóng quan tâm đến.Tuy nhiên, theo quan sát từ nhà nghiên cứu về Mỹ, Alexandra de Hoop Scheffer, chủ tịch nhóm cố vấn German Marshall Fund (GMF), những tuần gần đây, chính quyền Trump dường như đang điều chỉnh lại chiến lược. Xu hướng chủ đạo hiện nay là « Hãy cẩn trọng, chớ nên ký kết một thỏa thuận tồi với Putin ». Trên đài France Culture, nữ chuyên gia địa chính trị tại GMF giải thích :« Bởi vì trước hết, Trump sẽ trông như một kẻ thua cuộc. Chúng ta đều biết rõ là ông ấy rất quan tâm đến hình ảnh "người chiến thắng". Điểm thứ hai liên quan đến cảm nhận của Trung Quốc về thỏa thuận này với ông Putin. Cuối cùng, theo tôi, đây cũng là lập luận mạnh mẽ nhất mà châu Âu tác động rất nhiều kể từ khi ông Trump tái đắc cử, đó là "hãy cẩn trọng, chớ để Ukraina trở thành một Afghanistan của Donald Trump". Bởi vì đó cũng là di sản để lại từ cuộc rút quân hỗn loạn mà chính quyền Biden thực hiện năm 2020, nhưng được quyết định bởi Donald Trump. »Vai trò nào cho Trung Quốc ?Câu hỏi đặt ra ở đây là Trung Quốc sẵn sàng đi đến đâu để hậu thuẫn đối tác Nga « vô bờ bến ». Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ ra ít phản đối công khai đối với cuộc chiến của ông Putin tại Ukraina, ngược lại, Trung Quốc cung cấp công nghệ quân sự và một sự hậu thuẫn cần thiết cho Nga.Ý thức rõ vấn đề này, sau cuộc họp ba bên tại Paris giữa tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nguyên thủ Ukraina Volodymyr Zelensky nhân lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà sau 5 năm trùng tu, ông Donald Trump đã tweet rằng « China can help » - Trung Quốc có thể giúp đạt được một thỏa thuận với Ukraina.Chuyên gia về Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer ghi nhận ngày càng có sự liên hệ giữa các mặt trận châu Âu – Đại Tây Dương, Trung Đông và Ấn Độ - Thái Bình Dương trong cách tiếp cận của Donald Trump nhằm tạo áp lực với nguyên thủ Nga.Do vậy, bà cho rằng, « sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu trên đường đến Matxcơva hay trên đường trở về từ Matxcơva, ông Trump sẽ dừng lại ở Bắc Kinh và đề nghị Tập Cận Bình gây áp lực lên Vladimir Putin. Bởi vì chúng ta biết rằng, ông Putin ngày nay sẽ không thể tiếp tục nỗ lực chiến tranh nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Trên thực tế, việc để Trung Quốc đóng một vai trò, không phải là trung gian hòa giải, mà là trong mọi trường hợp để tạo áp lực trong cuộc đàm phán trên nền tảng một thỏa thuận về Ukraina. »Cũng theo nhà nghiên cứu về Mỹ, cách tiếp cận này được thấy rõ qua những gì diễn ra tại Syria : « Phản ứng của Donald Trump khi nhà độc tài Bachar Al-Assad bị các lực lượng Hồi giáo nổi dậy lật đổ là: "Vladimir Putin, hãy cẩn thận, chẳng phải ông đang hứng chịu thảm họa tệ hại nhất tại Syria, thất bại địa chính trị lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông hay sao ? Và có lẽ đã đến lúc ông nên ngồi vào bàn đàm phán về Ukraina." »Kịch bản khả năng leo thang xung đột ?Nhưng Donald Trump cũng có thể sẽ đối mặt với một Vladimir Putin cứng rắn. Tổng thống Nga tuy nhiều lần nói ông sẵn sàng hợp tác với đồng nhiệm Trump và với nhiều nhà lãnh đạo khác của thế giới để giải quyết khủng hoảng Ukraina, nhưng ông cũng tỏ ra không mấy quan tâm đến các cuộc đàm phán nghiêm túc, theo ghi nhận từ một số nhà quan sát.Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Alexandra de Hoop Scheffer, trên đài phát thanh France Culture, châu Âu dường như đã đánh giá thấp và bỏ qua một kịch bản :« Đây là một kịch bản rất có thể xảy ra, tức là ông sẽ phải đối mặt với một Putin nói với ông rằng, "Donald, cảm ơn rất nhiều vì thỏa thuận của ông, nhưng quả thực, tôi thực sự không quan tâm lắm đến điều này, bởi vì tôi đang giành chiến thắng. Tôi có Bắc Triều Tiên bên cạnh tôi và do vậy, đây chưa phải lúc."Đối diện với sự từ chối của ông Putin, phản ứng của Donald Trump là sẽ không phải là rút khỏi Ukraina mà ngược lại sẽ là leo thang quân sự. Họ đang thảo luận về khả tăng cường hỗ trợ cho Ukraina, gia tăng trừng phạt nhắm vào Vladimir Putin và nước Nga, để một lần nữa buộc ông ấy vào bàn đàm phán ».Trong tất cả những kịch bản này, thách thức lớn đặt ra cho châu Âu là làm thế nào bảo đảm có được một vị trí trong các cuộc đàm phán. Đây chính là những gì Ba Lan sẽ nỗ lực thực hiện trong vai trò chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu hiện nay.Chính sách « thầu khoán » xử lý khủng hoảngNgoài ra, nếu có đạt được thỏa thuận thì đó chỉ là một sự đóng băng xung đột, tức là một vùng đệm phi quân sự giữa Nga và Ukraina sẽ được thiết lập dọc theo chiến tuyến. Vùng Donbass và bán đảo Crimée sẽ được cho là thuộc sở hữu của Nga, kèm theo đó là Ukraina phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO ít nhất trong một thời hạn là 20 năm. Đây chính là những gì đang được hình thành trong kế hoạch của Trump. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraina để ngăn chặn Nga mở một cuộc xung đột mới.Trong kịch bản này, châu Âu sẽ phải làm gì ? Nữ chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer trên làn sóng France Culture đưa ra cảnh báo :« Hoa Kỳ dưới thời Trump đã rất rõ ràng : Họ sẽ không triển khai quân để giúp giám sát đường chiến tuyến. Trách nhiệm này sẽ thuộc về châu Âu và chúng ta cần phải tự lo lấy. Đây là một trong số các mục tiêu của Ủy Ban Châu Âu mới của bà Von Der Leyen: tăng cường, tăng cường, tăng cường nhiều hơn nữa các danh mục đầu tư quốc phòng, nhưng với một mốc thời gian sẽ dài hơn rất nhiều so với những gì chúng ta sẽ cần trong tức thì.Nhưng chúng ta cũng thấy là trong lập luận của Trump không còn trong những cuộc tranh luận nhàm chán về "burden sharing" tức là chia sẻ gánh nặng, mà đúng hơn là "burden shifting", nghĩa là chuyển giao gánh nặng. Ông ấy muốn giao khoán trách nhiệm xử lý khủng hoảng. Ngoại giao khủng hoảng với đủ các đối tác. Và do vậy châu Âu sẽ phải giải quyết mớ hỗn độn thời kỳ hậu thỏa thuận tại Ukraina. Với Trung Đông cũng tương tự. Donald Trump muốn giao khoán cho các nước vùng Vịnh, cho Ả Rập Xê Út, Qatar: "Đây là mớ hỗn độn của quý vị, quý vị hãy xử lý lấy". Đây là một chính sách khoán thầu, bởi vì, một lần nữa, những người bỏ phiếu cho Trump đều không muốn nhìn thấy nước Mỹ sẽ lại can dự vào  những cuộc chiến với những kết quả không chắc chắn. »

Géopolitique, le débat
Et la paix dans tout ça?

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Dec 29, 2024 50:00


Dans l'histoire des relations internationales, l'institution de paix durable relève presque de l'anomalie. Il y a bien la réconciliation franco-allemande qui peut être considérée comme un succès extraordinaire depuis 80 ans. Extraordinaire autant qu'exceptionnel.(Rediffusion du 30/11/2024) Au regard des guerres actuelles, la situation est loin d'être optimale. La résolution 181 votée par l'ONU, le 29 novembre 1947, devait permettre une paix durable. Le résultat, ce sont huit décennies de guerre ininterrompues entre Israël, les pays arabes et les Palestiniens.En ce qui concerne l'Ukraine, le mémorandum de Budapest de 1994 accordait à l'Ukraine des garanties de sécurité en échange de sa ratification du Traité de non-prolifération des armes nucléaires. En 2014, 8 ans avant l'agression de l'Ukraine, la Russie annexait la Crimée, violant les dispositions du mémorandum, sans réaction des autres parties.Et autre sujet d'actualité, Taiwan avec la résolution 2758 de l'ONU qui, en 1971, décidait que la Chine communiste serait la seule Chine représentée dans les instances onusiennes, ce qui a permis à Pékin de nourrir son argumentaire sur le fait que l'île fait partie intégrante de la Chine. L'histoire nous dira ce qu'il adviendra. La guerre a refait irruption en Europe et au Proche-Orient, et la question se pose de savoir comment faire la paix au XXIème siècle ?Bertrand Badie est notre invité, professeur émérite des Universités à Sciences Po, politologue. « L'Art de la paix » chez Flammarion.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Thế giới 2024 : Một năm hỗn loạn

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Dec 26, 2024 17:30


Năm 2024 sắp khép lại, nhưng Trung Đông, Ukraina vẫn trong khói lửa. Tại Biển Đông và eo biển Đài Loan, nguy cơ xung đột vũ trang rình rập. Nước Pháp của tổng thống Emmanuel Macron rơi vào cảnh rối ren chính trị. Trong cảnh hỗn loạn này, nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đánh dấu sự trở lại ngoạn mục khi thắng cử vẻ vang.  Trung Đông : Xung đột lan rộngNăm 2024 là một năm chết chóc cho vùng Trung Đông. Israel không những tiếp tục không kích chống phong trào Hồi giáo Palestine Hamas ở dải Gaza khiến hơn 45 ngàn người chết, mà còn mở rộng xung đột sang cả Liban, oanh kích các vị trí của Hezbollah, đồng minh của Hamas. Theo số liệu từ bộ Y Tế Liban, tính từ tháng 10/2023, các cuộc giao tranh giữa Israel và Hezbollah đã giết chết hơn 4.000 người tại Liban.  Nhưng năm 2024 còn một năm đen tối cho Iran, Hamas và Hezbollah. Tình báo Israel lần lượt triệt hạ dàn lãnh đạo các đối thủ từ chỉ huy lực lượng Al Qods của Iran tại Syria và Liban cho đến các thủ lĩnh của phe Hamas, Hezbollah. Đỉnh điểm là vụ nổ các máy nhắn tin, bộ đàm trong tháng 9/2024 khiến 37 thành viên Hezbollah thiệt mạng và làm bị thương nặng gần 3.000 người khác. Cuộc oanh kích tăng cường vài ngày sau đó ở phía nam thủ đô Beyrouth, giết chết Hassan Nasrallah, lãnh đạo Hezbollah, đã làm rúng động khu vực.Chiến dịch « thủ tiêu » các thủ lĩnh phe Hamas và Hezbollah của Israel đã làm lung lay « trục kháng chiến ». Hệ quả là tại Syria, liên minh các lực lượng nổi dậy do lực lượng Hồi giáo Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) dẫn đầu đã tiến hành một cuộc phản công chớp nhoáng, lật đổ chế độ Damas. Bị Nga và Iran, hai đồng minh lâu đời, bỏ rơi, nhà độc tài Bachar Al-Assad cùng người thân buộc phải bỏ chạy khỏi đất nước, đến tị nạn ở Matxcơva.Rym Momtaz, chuyên gia về Trung Đông, Viện Carnegie, trên kênh truyền hình Pháp – Đức Arte, cho rằng, đây là đòn giáng đau, một thất bại cho trục chiến lược mà Iran xây dựng từ 40 năm qua nhằm mở rộng ảnh hưởng, một tầm ảnh hưởng tai hại, cướp đi sinh mạng của nhiều người dân Syria, người dân Liban, Palestine và Israel. Nhưng đó cũng là một cơ hội để Liban thoát khỏi sự ảnh hưởng của Hezbollah, xây dựng một tương lai mới cho đất nước:« Ở vùng này của xứ sở Ả Rập, sự kết thúc của chế độ Assad có thể được so sánh với sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Về phần Liban, điều quan trọng là phải xem trong các cuộc bầu cử tiếp theo, các chính đảng ở Liban cuối cùng có thoát được ảnh hưởng, không chỉ từ chế độ Syria trên thực tế, được tiến hành ít nhiều tùy thuộc vào các giai đoạn kể từ những năm 80 với một cuộc đàn áp đẫm máu, trong đó chế độ này với sự giúp đỡ của Hezbollah đã hạ sát một số đối thủ chính trị, những nhân vật rất quan trọng trong những năm 80 và kể từ những năm 80 cho đến ngày nay.Ngày nay, đây là một cơ hội chưa từng có để Liban hiện đại hóa đất nước, đúng hơn là có thể tự giải phóng và khẳng định chủ quyền của mình. Tôi nghĩ rằng Hezbollah sẽ khó mà áp đặt một ứng cử viên tổng thống hoàn toàn là người của họ. »Chế độ Bachar Al-Assad thất thủ, liệu đó cũng là một « thất bại » cho Nga ? Đây là điều mà tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi trao đổi với giới báo chí cuối năm theo truyền thống đã bác bỏ. Theo quan điểm của nhà địa chính trị học Ulrich Boulnat, sự việc cho thấy Nga khó mà tác chiến trên hai mặt trận cùng một lúc. Trên đài RFI, nhà địa chính trị học giải thích:« Điều này cho thấy trên thực tế hầu hết các nguồn lực quân sự của Matxcơva đều được dồn cho mặt trận Ukraina và do đó Nga thực sự gặp khó khăn trong việc quản lý hai mặt trận. Chúng ta phải hiểu rằng một trong những thế mạnh đặc biệt của Nga ở Syria là khả năng thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn. Chúng tôi gần như chắc chắn rằng có khoảng 40 máy bay Nga đóng tại Hmeimmi để thực hiện các vụ đánh bom vào các khu vực nổi dậy ở Syria, nhưng do cuộc chiến ở Ukraina, số máy bay này chỉ còn khoảng một chục chiếc. Hầu hết trang thiết bị và binh lính của Nga ở nước ngoài, thậm chí ở Trung Á đều được cho rút về mặt trận Ukraina vì Nga thiếu người và trang thiết bị. Và vì vậy, việc thiếu người, thiếu máy bay chiến đấu, thiếu cả bom trên máy bay quả thật khiến Nga không thể làm gì nhiều để cứu Bachar Al-Assadvà do đó, Nga không thể làm gì khác ngoài việc đứng nhìn sự sụp đổ của Bachar Al-Assad ».Ukraina : Xung đột bị quốc tế hóa ? Sau thất bại của phản công vào mùa xuân 2023, quân đội Ukraina bất ngờ đánh chiếm vùng Kursk, tây nam nước Nga, giáp biên giới phía bắc Ukraina. Mục tiêu đặt ra là chuyển hướng quân Nga ở mặt trận phía đông nơi Ukraina đang gặp khó khăn trên chiến trường, nhưng bất thành. Ukraina giờ đối mặt với một mùa đông khắc nghiệt thứ ba khi Nga tăng cường oanh kích, phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở năng lượng của Ukraina.Xung đột leo thang khi tổng thống Nga một lần nữa đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân với việc cho sửa đổi học thuyết hạt nhân. Cuộc chiến tại Ukraina còn bị « thế giới hóa » với việc Mỹ và các nước đồng minh châu Âu cho phép Ukraina – sau nhiều tháng đòi hỏi – được sử dụng tên lửa tầm xa để bắn phá các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, và ở bên kia chiến tuyến là việc Bắc Triều Tiên điều hơn 11 ngàn quân sang giúp Nga, theo tinh thần Hiệp ước Đối tác Chiến lược được tổng thống Vladimir Putin ký kết với lãnh đạo Kim Jong Un nhân chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng ngày 19/06/2024.Nếu như sự việc gây lo lắng cho phương Tây cũng như hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ tại châu Á, thì thái độ im lặng của Trung Quốc về việc Nga – Triều thắt chặt hợp tác quân sự đã thu hút nhiều bình luận từ các nhà phân tích phương Tây, cho rằng sự việc đặt Bắc Kinh trong thế bất lợi. Một quan điểm không được Laurent Gédéon, giảng viên trường đại học sư phạm Lyon, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI Tiếng Việt ngày 05/12/2024.GV. Laurent Gédéon : « Trong phạm vi này, mối hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên dường như chủ yếu đáp ứng các yêu cầu mang tính chiến thuật và do vậy, Trung Quốc vào lúc này sẽ không có những lo lắng quan trọng nào về vấn đề đó.Quả thật, nhu cầu về đạn dược của quân đội Nga là một trong các yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác với Bắc Triều Tiên và nước này cũng đã tận dụng cơ hội để thoát khỏi sự cô lập sâu sắc mà họ đang phải đối mặt.Liên quan đến việc binh sĩ Bắc Triều Tiên tham gia trực tiếp vào các cuộc giao tranh, thông báo đưa ra hồi tháng 11/2024 về việc triển khai khoảng 11 ngàn binh sĩ Bắc Triều Tiên ra chiến trường đã cho thấy rằng số binh sĩ này chủ yếu trú đóng tại vùng Kursk, nằm trên lãnh thổ Nga, chứ chưa phải trên lãnh thổ Ukraina.Mục tiêu nhắm đến của Matxcơva là tận dụng sự hỗ trợ này của Bắc Triều Tiên để lấy lại quyền kiểm soát vùng Kursk trước khi Donald Trump lên cầm quyền và khả năng bước vào một giai đoạn đàm phán. Thực vậy, việc chiếm lại được vùng lãnh thổ bị Ukraina chiếm đóng sẽ tước đi một lá bài ngoại giao quan trọng của Kiev.Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc im lặng không hẳn là vì nước này bị bất ngờ, bởi vì đối với tôi, có vẻ Nga – Trung đã liên lạc với nhau trước và sau khi Nga – Triều ký thỏa thuận. Sự im lặng này, theo ý tôi, có thể do Trung Quốc cho rằng hành động này thiên về chiến thuật, chứ không phải là một sự thay đổi chiến lược cơ bản. » Đọc thêm: Chiến tranh Ukraina và tam giác chiến lược Nga – Trung – TriềuRủi thay, trong cuộc chiến bất cân xứng này, « bên nào có thể cung cấp nhiều đạn dược cũng như là nhiều "bia người đỡ đạn", thì bên đó có nhiều cơ may thắng thế », đây chính là những gì Nga đang có. Câu hỏi đặt ra : Liệu rằng cuộc xung đột này có thể chấm dứt vào năm 2025 như mong muốn của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hay không ? Mọi cặp mắt giờ đổ dồn về phía tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump !Biển Đông, eo biển Đài Loan dậy sóngNăm 2024 ghi nhận căng thẳng gia tăng đột biến tại Biển Đông với những cuộc va chạm liên tục giữa hải cảnh Trung Quốc và Philippines. các cuộc tập trận hải quân – không quân quy mô lớn của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan, trong khi ở bán đảo Triều Tiên, tình hình đã trở nên nóng bỏng với các vụ thử tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.Căng thẳng bán đảo Triều Tiên còn bùng phát đến mức đáng lo ngại khi Bắc Triều Tiên cho xóa bỏ mọi chỉ dấu có liên quan đến việc thống nhất hai miền. Hiến Pháp Bắc Triều Tiên tháng 10/2024 chính thức xem Hàn Quốc là một « quốc gia thù địch », và lãnh đạo Kim Jong Un đe dọa « không ngần ngại » sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị Mỹ - Hàn tấn công.Cán cân an ninh bán đảo Triều Tiên còn trở nên bất ổn hơn khi Bắc Triều Tiên quyết định điều hơn 11 ngàn quân đến Nga trong khuôn khổ Hiệp ước Đối tác Chiến lược được ký kết giữa hai nước nhân chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng của tổng thống Nga Vladimir Putin hồi trung tuần tháng 6/2024. Đổi lại, Bình Nhưỡng có thể nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ quân sự từ Nga.Eo biển Đài Loan năm 2024 cũng không lặng sóng. Từ khi ông Lại Thanh Đức thuộc Dân Tiến Đảng đắc cử tổng thống Đài Loan, Trung Quốc liên tục gia tăng áp lực quân sự với các cuộc tập trận hải quân – không quân quy mô lớn, mô phỏng bao vây đảo, mà chiến dịch hải quân mới nhất là vào ngày 10/12/2024. Mục tiêu là chứng tỏ khả năng bao vây, bóp nghẹt Đài Loan, theo  nhận định từ một quan chức quốc phòng cao cấp Đài Loan với AFP. Đọc thêm: Nguy cơ Trung Quốc đánh chiếm: Đài Loan chuẩn bị công luận quốc tế và trong nước như thế nàoTại Biển Đông, Philippines chọn đối đầu với hải cảnh Trung Quốc xung quanh các đảo, bãi đá ngầm có tranh chấp. Các cuộc va chạm giữa tuần duyên hai nước đã gia tăng mạnh mẽ và có phần quyết liệt hơn, khiến các nước trong khu vực lo ngại nổ ra xung đột vũ trang. Trước các hành động hung hăng của Trung Quốc, chính quyền Manila đã tăng cường hợp tác quốc phòng với nhiều đối tác, từ đồng minh truyền thống là Mỹ cho đến Nhật Bản, Úc, Pháp…Đặc biệt, lần đầu tiên, Philippines và Việt Nam đã quyết định thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong các lĩnh vực như an ninh, cứu trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trên biển. Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/10/2024, giảng viên Laurent Gédéon, trường Sư phạm Lyon, nhận định về mối quan hệ hợp tác này :GV. Laurent Gédéon : « Theo quan điểm của tôi, đây là vấn đề hợp tác kỹ thuật hơn là cách tiếp cận chiến lược của chính quyền Việt Nam. Vấn đề này nằm trong khuôn khổ hợp tác quân sự và an ninh cổ điển, kiểu hợp tác này cũng tồn tại với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Theo tôi, trước tiên chúng ta có thể thấy sáng kiến ​​này phản ánh tính thực dụng của các nhà lãnh đạo Việt Nam và minh họa cho chính sách giữ khoảng cách cân bằng vốn là đặc trưng của ngoại giao Việt Nam. Hợp tác về mặt quân sự với Philippines cho phép Việt Nam thể hiện là một chủ thể đáng tin cậy trước các nước khác trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, và có lợi thế là thể hiện rằng Hà Nội không từ bỏ tham vọng của họ ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.Các cuộc diễn tập chung vào tháng 08/2024, giữa thủy thủ Việt Nam và Philippines, đã xác nhận điểm này. Hai bên tập trung vào hỗ trợ và cứu hộ chứ không phải vào các hành động tấn công. Hai bên không gửi bất kỳ thông điệp thù nghịch nào tới Trung Quốc. Người ta cũng thấy rằng Việt Nam rất kín tiếng trong giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng gần đây giữa Manila và Bắc Kinh. Trong những điều kiện này, ít có khả năng Bắc Kinh nhìn nhận là có một mối đe dọa trong diễn biến hiện nay về quan hệ giữa Việt Nam và Philippines ». Đọc thêm: Trung Quốc phải đối phó với hợp tác tuần duyên Việt Nam-Philippines ở Biển Đông ?Mỹ : Sự trở lại ngoạn mục của Donald TrumpNăm 2024 còn được đánh dấu bởi thắng lợi vẻ vang của nhà tỷ phú người Mỹ Donald Trump trong một cuộc bầu cử tổng thống mang nhiều yếu tố bất ngờ, từ việc ông bị ám sát hụt cho đến việc ông Joe Biden buộc phải bỏ cuộc và để phó tổng thống Mỹ Kamala Harris lao vào tranh cử giữa dòng.Theo nhà nghiên cứu về Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer, chủ tịch nhóm cố vấn Quỹ Marshall Đức (German Marshall Fund – GMF), việc Donald Trump thắng cử không có gì là bất ngờ, nhưng « điều gây ấn tượng là ông ấy đã mở rộng thành công cơ sở cử tri của mình trong tất cả các tầng lớp dân cư Mỹ, từ mọi xã hội nghề nghiệp, các thế hệ, cả trong các cộng đồng sắc tộc người Mỹ gốc Phi và châu Mỹ - Latinh ».Chính sách đối ngoại không phải là điều người dân Mỹ quan tâm, dù vậy, trở lại Nhà Trắng, Donald Trump ít nhất phải đối mặt với nhiều thách thức lớn : Từ thương chiến Mỹ - Trung và Mỹ - Âu, cho đến « chảo lửa » Trung Đông,  hồ sơ hạt nhân Iran, an ninh châu Á, đặc biệt là tại Biển Đông và bán đảo Triều Tiên và cuối cùng là Ukraina : Tương lai nào cho nền hòa bình của nước này vào lúc Donald Trump hứa sẽ chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ ?Về điểm này, nữ chuyên gia người Pháp, Alexandra de Hoop Scheffer, trên kênh truyền hình ARTE, ngày giải thích :« Người có lập trường rõ ràng nhất về thỏa thuận mà ông Trump muốn đúc kết với ông Putin là phó tổng thống đắc cử J.D. Vance. Đó là việc thiết lập một vùng đệm phi quân sự giữa quân Nga và quân Ukraina dọc theo đường chiến tuyến mà trên thực tế hiện đang trong ngõ cụt . Vùng Donbass và bán đảo Crimée, sẽ được cho là thuộc sở hữu của Nga. Điều này sẽ đi kèm với một nghĩa vụ buộc Ukraina phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO ít nhất trong một thời hạn là 20 năm. Đây chính là những gì đang được hình thành trong kế hoạch của Trump. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraina để ngăn chặn Nga mở lại một cuộc xung đột mới. Nhưng tôi e rằng gánh nặng kinh tế, quân sự, nhân đạo sẽ đè nặng lên châu Âu. »Pháp : Chính trường hỗn loạnNăm 2024 sẽ được ghi lại trong biên niên sử như là một năm khủng khiếp cho nước Pháp. Về đối ngoại, Pháp lại bị mất thêm các căn cứ quân sự tại châu Phi là Cộng hòa Tchad và Senegal. Về đối nội, đây là một năm « đen đủi » cho tổng thống Emmanuel Macron, bất chấp một Thế Vận Hội Mùa Hè 2024 thành công rực rỡ được thế giới ca ngợi hết lời, bất chấp việc mở cửa trở lại Nhà Thờ Đức Bà Paris sau 5 năm trùng tu được cả thế giới chào mừng.Chỉ trong vòng có một năm nước Pháp có đến bốn thủ tướng, lần đầu tiên tính từ năm 1934, và các chính phủ nối tiếp, trong nhiều tuần chỉ «xử lý thường vụ». Nguyên nhân chỉ vì một quyết định mà nhiều người chỉ trích cho là « đơn phương » của  tổng thống Pháp, giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử sớm sau thất bại củ đảng của ông trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, với hy vọng tìm lại được đa số ở Hạ Viện.Quyết định « điên rồ » này của nguyên thủ Pháp đã không mang lại kết quả như mong muốn : Nghị trường Pháp không những bị phân mảnh, không có đa số rõ rệt, mà còn cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) và đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI). Nghị trường Pháp tê liệt, không có ngân sách, đẩy nước Pháp rơi vào tình trạng bất động do thiếu đa số.Liệu rằng François Bayrou, vị thủ tướng thứ tư vừa được bổ nhiệm ngay trước cuối năm, có sẽ chịu chung số phận với người tiền nhiệm Michel Barnier, chỉ tồn tại được ba tháng do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ ? Nỗi ngờ vực chưa có lúc nào lớn như hiện nay. Bế tắc chính trị xảy ra vào lúc thâm hụt ngân sách đạt mức kỷ lục, với mức nợ công lên đến hơn 110% so với GDP, tức ở khoảng hơn 3.100 tỷ euro.Trước nguy cơ đất nước trong tình trạng mất phương hướng và bất động kéo dài, Alain Minc, một cây bút thời luận, trên đài phát thanh France Culture cảnh báo : Nước Pháp chỉ có thể thoát khỏi sự bế tắc chính trị hiện nay bằng một cuộc bầu cử mới, hoặc tổng thống, hoặc lập pháp.Một điều chắc chắn, các rối ren chính trị đã làm suy yếu rõ rệt vai trò của Pháp trên trường quốc tế, đặc biệt là trong khối Liên Hiệp Châu Âu !

La Nit Més Fosca
Emma Walker - Crim per gelosia - Episodio exclusivo para mecenas

La Nit Més Fosca

Play Episode Listen Later Dec 18, 2024 24:40


Agradece a este podcast tantas horas de entretenimiento y disfruta de episodios exclusivos como éste. ¡Apóyale en iVoox! El 21 de novembre del 2016, Emma Walker, una estudiant de secundària de 16 anys, va ser assassinada a casa seva mentre dormia per un impacte de bala que semblava venir des de l'exterior de la casa. Però qui voldria fer mal a una animadora que formava part del quadre d'honor del seu institut? A continuació t'ho expliquem Benvinguts a La Nit Més Fosca -- Cançó: The Police - Every Breath You Take: https://youtu.be/OMOGaugKpzs Escucha este episodio completo y accede a todo el contenido exclusivo de La Nit Més Fosca. Descubre antes que nadie los nuevos episodios, y participa en la comunidad exclusiva de oyentes en https://go.ivoox.com/sq/455079

The Law School Toolbox Podcast: Tools for Law Students from 1L to the Bar Exam, and Beyond
482: Listen and Learn -- Assault and Battery (Crim Law)

The Law School Toolbox Podcast: Tools for Law Students from 1L to the Bar Exam, and Beyond

Play Episode Listen Later Dec 9, 2024 14:00 Transcription Available


Welcome back to the Law School Toolbox podcast! Today, we're discussing substantive Criminal Law, specifically the crimes of assault and battery. We covered these topics as elements of Tort Law in Episode 288. In this episode we discuss: The definitions of assault and battery Two case studies illustrating assault and battery crimes Exam tips for answering Crim Law questions Resources: "Listen and Learn" series (https://lawschooltoolbox.com/law-school-toolbox-podcast-substantive-law-topics/#listen-learn) Podcast Episode 248: Listen and Learn – Introduction to Homicide (https://lawschooltoolbox.com/podcast-episode-248-listen-and-learn-introduction-to-homicide/) Podcast Episode 288: Listen and Learn – Assault and Battery (Torts) (https://lawschooltoolbox.com/podcast-episode-288-listen-and-learn-assault-and-battery-torts/) Download the Transcript  (https://lawschooltoolbox.com/episode-482-listen-and-learn-assault-and-battery-crim-law/) If you enjoy the podcast, we'd love a nice review and/or rating on Apple Podcasts (https://itunes.apple.com/us/podcast/law-school-toolbox-podcast/id1027603976) or your favorite listening app. And feel free to reach out to us directly. You can always reach us via the contact form on the Law School Toolbox website (http://lawschooltoolbox.com/contact). If you're concerned about the bar exam, check out our sister site, the Bar Exam Toolbox (http://barexamtoolbox.com/). You can also sign up for our weekly podcast newsletter (https://lawschooltoolbox.com/get-law-school-podcast-updates/) to make sure you never miss an episode! Thanks for listening! Alison & Lee

Nuntii Latini
diē sextō mēnsis Decembris

Nuntii Latini

Play Episode Listen Later Dec 7, 2024 6:23


Dictātor sex hōrārum Yoon Suk Yeol, summus magistrātus Cōrēānōrum Merīdiōnālium, sē dictātōrem diē Martis creāvit; senātōribus autem abnuentibus dictātūram post sex hōrās dēposuit. Yoon dīxit necesse sibi vidērī nē rēspūblica Cōrēānōrum detrimentum caperet ā Cōrēānīs Septentriōnālibus, quī tamen nōn videntur bellum in gentem Merīdiōnālem mōvisse. Senātus igitur Cōrēānōrum nunc dēlīberat, an Yoon sit āmovendus. Media “sociālia” juvenibus interdicta Senātus Austrāliānōrum diē Veneris interdīxit, nē cui nisi ad sextum decimum aetātis annum prōvectō ad rētis omnium gentium paginās, quae “media sociālia” vocantur, aditus darētur. Antōnius Albanese, minister prīmārius, dīxit lēgem parentibus favēre verentibus, nē līberī per media sociālia damnum ferrent. Ex alterā parte Meta societas et aliae societātēs quae media sociālia offerunt queruntur lēgem tam celeriter esse lātam, ut ipsae nēsciant quid sit agendum, ut lēgī pāreant. Geōrgia dīvīsa Postquam magistrātūs Geōrgiānōrum dēstitērunt petere ut gēns in Ūniōnem Eurōpaeam ascīscerētur, quod petere lēge coguntur, per Tiphlim caput et tōtam rempūblicam vehementer reclāmātur. Magistrātūs, quī quidem ferunt sē esse, mēnse Octōbrī ad auctōritātem prōmōtī sunt comitiīs, quōrum integritas eventusque et ā factiōne magistrātibus oppositā et ab ipsā Ūniōne Eurōpaeā disputantur. Factiō vērō “Somnium Geōrgiēnsium” dicta, quae post comitia honōrēs magistrātuum nunc occupat usurpatque, conātur Geōrgiam in Russōrum Sīnēnsiumque partēs atque ab Eurōpaeīs dūcere, quod īram reclāmantium incendit. Bellum Sȳriacum Tumultuōsī latrōnēs magistrātibus Sȳriacīs oppositī et āeroportum et acadēmīam mīlitārem Beroeae, quae etiam Halapia appellātur, necnōn māiorem partem ipsīus Beroeae cēpērunt, nēcnon Epiphaniam, quae et Hamam vocātur. Illī latrōnēs Hayʼat Tahrir al-Sham dictī, quī ōlim sub nōmine “Al Qaeda” ēgērunt, nunc mīlitārī disciplīnā ūtuntur. Bellum cīvīle in Syriā ab annō bis millēsimō ūndecimō geritur, et omnēs illīus bellī partēs sunt Americānīs infestī. Ad nōnāginta mīlitēs Americānī partem Sȳriae ad latrōnēs reprimendōs occupant, quī coactī sunt diē Martis sē armīs dēfendere; incertum autem est, utra pars Americānōs oppugnāverint. Russī, quī prō regimine Sȳriacō anteā latrōnēs āeriā violentiā annō bis millēsimō sextō decimō represserant, nunc nequeunt āeroplāna ā bellō in Ūcrāīnēnsēs gerendō in Sȳriam dēdūcere; neque videntur putāre regimen diū contrā latrōnēs stātūrum, itaque nāvēs suās Tortōsā dēduxērunt. Russī enim duōs tantum portūs habent quī hieme nōn congelantur, vidēlicet Tortōsam in Sȳriā et Sebastopolim in Crimēā, quorum uterque nunc perīculōsior Russīs vidētur quam ut hāc quidem hieme adhibeātur. Lēgātī porro Russicī hortantur cīvēs, ut ē Sȳriā fugiant. Gallī ex Africānīs gentibus expulsī Prīmum Tzadī subitō foedus, quō licuit Gallīs mīlitibus castra in Tzadiā pōnere, termināvērunt; deinde novus praeses Senegālēnsium nuntiāvit nōn decēre Gallōs mīlitēs in Senegāliā versārī. Gallī iam ē Maliā, et Burkīnā Fāsō et Nigritāniā mīlitēs dēduxerant. Oranō porro, prīvata Gallōrum societas ad ūranium ēffodiendum constitūta, ējecta est ē Nigritāniā, ubi magistrātūs metalla publicāvērunt. Inde apparet Gallōrum auctōritātem in Africā esse dēminūtam. Gallōrum magistrātūs expulsī Senātus Gallōrum magistrātūs, quippe quibus senātōrēs tam sinistrārum partium quam dexterārum non iam cōnfīderent, improbāvit. Michaelis igitur Barnier brevissimum magistrātum in quīntā Gallōrum Rēpūblicā gessit. Nam Barnier voluerat impēnsum pūblicum dēminuere, quia, postquam Emmanuēl Macrōn praeses tribūta abhinc aliquot annōs dēminuerat, grande aes aliēnum est cōnflātum. Nec partēs sinistrae, ut quae impēnsō pūblicō favērent, nec dexterrimae, ut quae favōrem populī colerent, impēnsum pūblicum dēminuere voluērunt. Macrōn autem dīxit sē novum ministrum prīmārium statim creāre. Cathedrālis Nostrae Dominae Ecclēsia Cathedrālis Nostrae Dominae, quae annō bis millēsimō ūndēvīcēsimō arserat, est renovāta. Omnēs lapidēs tantā cūrā purgātī sunt, et tectum tantā fide dē integrō refectum, ut nova ecclēsia aedificāta videātur. Quod abhinc quinque annōs vix fierī posse vidēbātur, nunc cūrā artificum est factum.

ZD Tech : tout comprendre en moins de 3 minutes avec ZDNet
Une nouvelle alliance européenne pour concurrencer Starlink

ZD Tech : tout comprendre en moins de 3 minutes avec ZDNet

Play Episode Listen Later Dec 5, 2024 3:10


Aujourd'hui, on parle d'une nouvelle ambition européenne dans le domaine du spatial qui pourrait changer la donne dans le domaine des télécommunications par satellite. Airbus, Thales et Leonardo envisagent de s'associer pour concurrencer Starlink, le réseau satellite d'Elon Musk. Ce projet porte le doux nom de code "Bromo".Il repose sur un modèle déjà existant dans l'industrie. C'est celui de MBDA, un fabricant européen de missiles codétenu par Airbus, Leonardo et BAE Systems.L'idée ? Créer une entreprise commune, regroupant les actifs des trois géants européens. Ce modèle permettrait d'éviter qu'un partenaire rachète les actifs des autres, tout en garantissant une gouvernance commune.Alors pourquoi une telle alliance maintenant ?Le secteur spatial européen traverse une période difficile. D'un côté, l'américain Starlink, avec ses milliers de satellites en orbite, domine de plus en plus le marché mondial des télécommunications spatiales.Et de l'autre, des fabricants européens qui accumulent les pertes. Par exemple, Airbus Defence and Space, la division spatiale d'Airbus, fait face à des charges importantes et prévoit de supprimer jusqu'à 2 500 emplois d'ici 2026.Mais il s'agit surtout d'un enjeu stratégique pour l'Europe. Ce projet ne concerne donc pas seulement la concurrence avec Starlink, mais aussi la souveraineté technologique de l'Europe.Reprendre l'initiative dans un secteur crucialSi ce partenariat voit le jour, il pourrait permettre à l'Europe de reprendre l'initiative dans un secteur crucial pour les télécommunications, la défense et même l'exploration spatiale.Un exemple concret : imaginez un réseau satellite européen capable de fournir une couverture internet dans les zones les plus reculées, tout en répondant aux besoins stratégiques des gouvernements. Cela limiterait la dépendance à des acteurs comme Starlink, souvent perçu comme trop proche des intérêts américains.Exemple : dans la guerre en Ukraine, le multimilliardaire Elon Musk, propriétaire de Starlink, a tout d'abord donné un avantage décisif aux forces de Kiev. Et ce avant d'interférer dans le conflit en privant ces dernières d'accès lors d'une offensive en Crimée.Et le projet Bromo n'est pas la seule initiative en cours. Début novembre, La Commission européenne annonçait la mise sur pied du programme Iris, avec le français Eutelsat à la baguette et Orange, Thales et Airbus parmi les sous-traitants. Composée de plus de 290 satellites, la constellation fournirait, d'ici 2030, des services à la fois gouvernementaux et commerciaux.Le ZD Tech est sur toutes les plateformes de podcast ! Abonnez-vous !Hébergé par Ausha. Visitez ausha.co/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

Immigration Review
Ep. 240 - Precedential Decisions from 11/25/2024 - 12/1/2024 (thank you Patrons!; CAT deferral; political power in Guinea; exhaustion of particularly serious crime argument before the BIA; MD. Crim. Code § 8-301(c)(2)(i) identity fraud)

Immigration Review

Play Episode Listen Later Dec 2, 2024 15:16


Lamine Kouyate v. Garland, No. 23-1960 (4th Cir. Nov. 27, 2024)CAT deferral; political power in Guinea; exhaustion of particularly serious crime argument before the BIA; MD. Crim. Code § 8-301(c)(2)(i) identity fraudSponsors and friends of the podcast!Kurzban Kurzban Tetzeli and Pratt P.A.Immigration, serious injury, and business lawyers serving clients in Florida, California, and all over the world for over 40 years.Docketwise"Modern immigration software & case management"Cerenade"Leader in providing smart, secure, and intuitive cloud-based solutions"Click me!Stafi"Remote staffing solutions for businesses of all sizes"Promo Code: stafi2024Get Started! Promo Code: FREEImmigration Lawyer's Toolboxhttps://immigrationlawyerstoolbox.com/immigration-reviewWant to become a patron?Click here to check out our Patreon Page!CONTACT INFORMATIONEmail: kgregg@kktplaw.comFacebook: @immigrationreviewInstagram: @immigrationreviewTwitter: @immreviewAbout your hostCase notesRecent criminal-immigration article (p.18)Featured in San Diego VoyagerDISCLAIMER & CREDITSSee Eps. 1-200Support the show

Les Nuits de France Culture
Visite des services de la PJ, dont celui des affaires non élucidées

Les Nuits de France Culture

Play Episode Listen Later Dec 1, 2024 60:32


durée : 01:00:32 - Les Nuits de France Culture - par : Albane Penaranda - Un crime non résolu obsède les enquêteurs de la Crim', celui de Cécile Bloch, onze ans, commis en 1986 par "le Grêlé". "Sur les docks" propose en 2009 un documentaire, en quatre parties, en immersion au 36 quai des Orfèvres. Dans l'épisode deux, nous passons d'un service à l'autre. - réalisation : Vincent Abouchar - invités : Loïc GARNIER Directeur de l'UCLAT

Géopolitique, le débat
Et la paix dans tout ça ?

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Nov 30, 2024 50:00


Dans l'histoire des relations internationales, l'institution de paix durable relève presque de l'anomalie. Il y a bien la réconciliation franco-allemande qui peut être considérée comme un succès extraordinaire depuis 80 ans. Extraordinaire autant qu'exceptionnel. Au regard des guerres actuelles, la situation est loin d'être optimale. La résolution 181 votée par l'ONU, le 29 novembre 1947, devait permettre une paix durable. Le résultat, ce sont huit décennies de guerre ininterrompues entre Israël, les pays arabes et les Palestiniens.En ce qui concerne l'Ukraine, le mémorandum de Budapest de 1994 accordait à l'Ukraine des garanties de sécurité en échange de sa ratification du Traité de non-prolifération des armes nucléaires. En 2014, 8 ans avant l'agression de l'Ukraine, la Russie annexait la Crimée, violant les dispositions du mémorandum, sans réaction des autres parties.Et autre sujet d'actualité, Taiwan avec la résolution 2758 de l'ONU qui, en 1971, décidait que la Chine communiste serait la seule Chine représentée dans les instances onusiennes, ce qui a permis à Pékin de nourrir son argumentaire sur le fait que l'île fait partie intégrante de la Chine. L'histoire nous dira ce qu'il adviendra. La guerre a refait irruption en Europe et au Proche-Orient, et la question se pose de savoir comment faire la paix au XXIème siècle ?Bertrand Badie est notre invité, professeur émérite des Universités à Sciences Po, politologue. « L'Art de la paix » chez Flammarion.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Tên lửa siêu thanh Orechnik: Trò chơi leo thang xung đột của tổng thống Nga Putin

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Nov 28, 2024 11:18


Ngày 21/11/2024, quân đội Nga lần đầu tiên đã phóng tên lửa loại « Orechnik » nhằm vào thành phố Dnipro của Ukraina. Theo một số chuyên gia, với hành động này, tổng thống Vladimir Putin đưa ra một thách thức leo thang rất rõ ràng đối với phương Tây : Quý vị đã sẵn sàng hay chưa để Nga tấn công các cơ sở của NATO ở bất kỳ nơi nào tại châu Âu bằng các loại tên lửa siêu thanh mà quý vị không có ? Theo Le Monde, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hạt nhân quân sự, Nga sử dụng một tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân trên chiến trường Ukraina. Tên lửa mới mang tên « Orechnik », có tầm bắn nằm trong khoảng từ 2000-3000 km.« Orechnik » : Đòn phủ đầu bất ngờChuyên gia Heloise Fayet, phụ trách chương trình nghiên cứu về Răn đe và Phổ biến Hạt nhân, Trung tâm Nghiên cứu An ninh, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trên đài phát thanh France Culture giải thích đây là một phiên bản cải biên từ loại tên lửa cũ RS-26, từng được Nga phát triển trong những năm 2010, nhưng chương trình đã bị đình lại do quá tốn kém:« Điều thú vị ở đây là loại tên lửa này đã bị cấm trong từ năm 1987 đến năm 2019, nhờ vào Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Văn bản được ký kết giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sau cuộc khủng hoảng tên lửa châu Âu (1977 – 1987). Vụ căng thẳng nổi tiếng này lại gia tăng giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu sau khi Nga phát triển và bố trí một số loại tên lửa nhằm đáp trả việc Mỹ cho lắp tên lửa Pershing tại châu lục này.Hai đại cường thời kỳ đó nhận ra rằng việc trang bị các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km tạo ra một sự mơ hồ chiến lược, bởi vì một điểm tại châu Âu đã nằm trong tầm bắn từ lãnh thổ Liên Xô, và do vậy loại tên lửa này đã bị cấm. Tuy nhiên, trong những năm 2010, Nga đã quyết định tái khởi động một số chương trình vũ khí. Kế hoạch bị Mỹ phát hiện và ông Donald Trump năm 2019 đã quyết định rút khỏi Hiệp ước INF và sau đó là đến lượt Nga. »Đương nhiên, đòn phủ đầu này của Nga đã mang lại niềm hân hoan cho những người theo đường lối cứng rắn tại Matxcơva. Còn tại các thủ đô phương Tây, hành động này của Nga đã gây bất ngờ và là một bước rẽ quan trọng trong cuộc chiến tranh Ukraina. Hành động này có thể được xem như là một thách thức từ ông Putin, theo đó, NATO không đủ sức để đối phó với các loại tên lửa « siêu thanh » của Nga mà phương Tây không hề có.Chiến lược leo thang căng thẳngVề điểm này, Ian Proud, một nhà cựu ngoại giao Anh, am tường về Nga, trên trang Responsible Statecraft (27/11/2024) đánh giá rằng phương Tây đang hiểu sai về chiến lược của Nga. Tại mỗi thời điểm quan trọng trong một thập kỷ qua, Nga tìm cách thống trị leo thang, một khái niệm Chiến Tranh Lạnh, theo đó, một quốc gia có thể kiềm chế xung đột tốt nhất và tránh leo thang nếu họ thống trị ở mỗi bậc leo thang liên tiếp, cho đến nấc sau cùng là bậc thang hạt nhân.Chiến lược này đã được Nga áp dụng kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina năm 2014. Việc sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014 và cuộc chiến xâm lược Ukraina tháng 02/2022 là bước leo thang lớn mà NATO đã không đối đầu trực diện. Chiến lược này cũng được Nga thực hiện trong lĩnh vực ngoại giao. Người ta còn nhớ năm 2017, Matxcơva leo thang căng thẳng với Washington khi trục xuất 755 nhân viên ngoại giao Mỹ. Khi cho leo thang quá mức, Nga đánh cược rằng đối thủ của mình sẽ không sẵn sàng bước thêm một nấc thang nữa.Tại Matxcơva, có một quan điểm cứng rắn, được củng cố bởi chủ nghĩa tuần tiến của Joe Biden, cho rằng khi có căng thẳng, Nga sẽ luôn vượt trội hơn một liên minh phương Tây chia rẽ và yếu kém về mặt đạo đức. Bởi một lẽ dễ hiểu là Nga có thứ mà phương Tây không có : Quyền lực tối cao và Ý chí chính trị, để có thể đơn phương hành động.Ông Putin đã bị những người theo đường lối cứng rắn chỉ trích là đã không phản ứng trước việc phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraina. Do vậy, việc Nga phóng một tên lửa siêu thanh Orechnik vào một cơ sở vũ khí kiên cố của Ukraina tại Dnipro đúng là đã đánh dấu một bước leo thang mới, bởi vì đây là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo tầm trung được sử dụng trên chiến trường.« Orechnik » : Ngưỡng hạt nhân không bị phá vỡTheo ông Ian Proud, hành động này của Matxcơva mang nhiều ý nghĩa quan trọng, vì một số lý do. Thứ nhất, việc sử dụng tên lửa « Orechnik » cho thấy một sự leo thang mới về khả năng hủy diệt. Thiệt hại gây ra từ cuộc không kích này dường như lớn hơn đáng kể so với các cuộc tấn công thông thường khác.Về điểm này, nhà nghiên cứu Heloise Fayet, lưu ý rằng, điều thú vị ở đây, không phải ở điểm tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân, mà là việc chúng có thể mang nhiều đầu đạn thông thường cùng một lúc. Trên đài phát thanh France Culture, nữ chuyên gia Pháp giải thích tiếp:« Giới chức Nga rất rõ ràng về chủ đề này. Mục tiêu của họ với loại tên lửa đạn đạo tầm trung là sử dụng nhiều đầu đạn cùng lúc và tiến hành bắn hàng loạt để có thể tiếp cận bằng tên lửa quy ước nhiều địa điểm mà trước đây chỉ có thể thực hiện bằng vũ khí hạt nhân, và do vậy cho phép tấn công dễ dàng hơn nhiều.Bởi vì, với một loại vũ khí quy ước như vậy, quý vị không vi phạm điều cấm kỵ về hạt nhân, và do vậy tấn công dễ dàng hơn nhiều các mục tiêu tại Ukraina, hay, tại sao không, ở Ba Lan, Rumani hay các nước vùng Baltic ? Điều này đặt ra câu hỏi : Chúng ta sẽ phản ứng thế nào, đặc biệt là NATO hay Pháp, trước một cuộc tấn công nhằm vào các địa điểm cho đến giờ được cho là khó thể bị nhắm đến ? »Thứ hai, theo ông Ian Proud, một ngày sau cuộc không kích, tổng thống Nga, trong bài phát biểu trước toàn dân, đã cẩn thận mô tả đây là « một cuộc thử nghiệm », đồng thời khẳng định tên lửa « Orechnik » có một khả năng triển khai vượt xa năng lực các loại tên lửa mà các cường quốc phương Tây cho phép Ukraina sử dụng để oanh kích sâu vào lãnh thổ Nga như ATACMS hay Storm Shadow. Nguyên thủ Nga còn để ngỏ cánh cửa cho các « cuộc thử nghiệm » tiếp theo của Orechnik.« Orechnik » làm lộ rõ điểm yếu của châu ÂuTrong bài phát biểu, tổng thống Nga khẳng định, phương Tây chưa có một phương tiện nào để chống lại một kiểu oanh kích như ngày 21/11. Với tốc độ Mach 10, tức khoảng từ 2,5 -3 km/giây, chưa có một hệ thống phòng không nào hiện có trên thế giới, kể cả các hệ thống phòng không Mỹ bố trí tại châu Âu có thể bắn chặn. Một thông tin phần nào cũng được nhà nghiên cứu Heloise Faye, thừa nhận trên làn sóng France Culture ngày 25/11/2024: « Có một số hệ thống phòng không có khả năng bắn chặn loại tên lửa này, đặc biệt là hệ thống THAAD. Đây là hệ thống tên lửa của Mỹ và được nước này triển khai gần đây ở Israel để bảo vệ lãnh thổ Israel trước một cuộc tấn công của Iran. Vấn đề là hệ thống phòng không này cực kỳ đắt và có rất ít. Quả thật, nghĩ đến một dạng Vòm Sắt giống như hệ thống vũ khí được bố trí ở Israel trên lãnh thổ châu Âu hoàn toàn là một điều ảo tưởng. »Cuộc « thử nghiệm » của Nga đang đặt Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp trong thế phải đối mặt với việc đưa Ukraina vào một tình huống mà một loại vũ khí có sức tàn phá lớn hơn có thể được sử dụng để chống phá các mục tiêu chiến lược hoặc trên chiến trường.Cuối cùng, phạm vi tấn công của Orechnik lớn hơn gấp 16 lần so với tên lửa ATACMS và Storm Shadow. Điều này đặt bất kỳ mục tiêu nào của NATO trong tầm bắn của cuộc tấn công thông thường. Theo nhiều nguồn tin từ Nga, trong cuộc không kích hôm 21/11, Nga đã phá hủy cơ sở vũ khí Yuzhmash, được xây dựng từ thời Liên Xô cũ, nằm sâu dưới lòng đất để tránh bị tấn công. Đây dường như là nơi được hãng vũ khí Rheinmetall của Đức sử dụng để sửa chữa xe tăng Leopard và Ukraina dùng làm cơ sở để sản xuất drone tầm xa.Thế nên, với việc lần đầu tiên dùng vũ khí đạn đạo tầm trung không kích Ukraina, ông Putin đã gởi đi một thông điệp rất rõ ràng đến các nhà hoạch định chiến lược quân sự của Mỹ và Anh Quốc, những nước ủng hộ việc triển khai ATACMS, hay Storm Shadow, rằng mục tiêu cụ thể sắp tới rất có thể sẽ là NATO.Leo thang xung đột : Mỹ có sẽ phản ứng ?Dù vậy, nhà nghiên cứu tại IFRI lưu ý thêm rằng, chi phí để sản xuất một loại tên lửa như vậy rất tốn kém, ước tính lên đến hàng chục triệu euro, phải mất nhiều năm để sản xuất và Nga hiện chỉ sở hữu một số lượng rất hạn chế, nhất là vẫn còn đang trong giai đoạn « thử nghiệm » như tuyên bố của nguyên thủ quốc gia Nga.Trong cuộc leo thang xung đột giữa Nga và Phương Tây, liệu tổng thống Nga có đi đến nấc sau cùng là dùng đến vũ khí nguyên tử hay không ? Chuyên gia Heloise Fayet cho biết lập trường của bà:« Theo tôi, nguy cơ sử dụng vũ khí nguyên tử là cực kỳ thấp, ngay cả khi chúng ta nói đến vũ khí hạt nhân của Mỹ, Bắc Triều Tiên, Nga… Tôi cho rằng  Vladimir Putin đang tìm cách chứng tỏ rằng ông có nhiều giải pháp thay thế hơn là một cuộc tấn công hạt nhân, bởi vì ông biết rằng vũ khí hạt nhân đã không được dùng đến từ năm 1945 và thật không may là hiện nay, Nga không còn trong thế yếu trên chiến trường Ukraina.Ông Putin cũng thấy rõ là tại châu Âu và Mỹ đang có nhiều cuộc tranh luận, rồi việc ông Trump sắp trở lại cầm quyền, về nguyên tắc, là ít hậu thuẫn Ukraina hơn, và do vậy, ông ấy thật sự cũng chẳng được lợi gì nếu bị cộng đồng quốc tế gạt ra bên lề, nhất là có thể gây mâu thuẫn với đối tác Trung Quốc, vốn luôn thận trọng trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử.Ngược lại, ông ấy sẽ tìm cách đẩy lùi dần ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân khi đánh cược trên cả hai vế : Một mặt, bằng cách cho phát triển các phương tiện tấn công sâu theo quy ước, có thể cho phép ông đạt được mục tiêu chính trị nhưng không vi phạm điều cấm kỵ về hạt nhân, và mặt khác, bằng cách luôn đưa ra báo động về việc ông ấy điều chỉnh học thuyết răn đe hạt nhân Nga, để cho thấy mối đe dọa hạt nhân vẫn luôn còn đó. Một lần nữa, ông Putin có sẵn nhiều lựa chọn thay thế, kể cả tấn công mạng và nhất là, tại sao không, sử dụng vũ khí hóa học tấn công sâu để đẩy lui việc sử dụng vũ khí hạt nhân ».Về phía Mỹ, vào lúc sắp hết nhiệm kỳ tổng thống, liệu ông Biden có quyết định sẵn sàng leo thang quá mức với Putin hay không ? Điều này đòi hỏi vị tổng thống sắp mãn nhiệm phải mở rộng một cách ồ ạt, quy mô và phạm vi của các hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ có thể được sử dụng ở Ukraina. Tuy nhiên, Ian Proud nhắc nhở, quân đội Mỹ vẫn chưa có một hệ thống tương đương đang hoạt động như Orechnik. Sắp đến ngày chính thức bước vào Nhà Trắng, liệu rằng Donald Trump có sẽ quyết định mở kho vũ khí hay không, đây vẫn còn là một điều đáng ngờ !

Les Archives du crime
[Affaire Guy Georges] Bonus #3 - Patricia Tourancheau, les femmes et l'assassin

Les Archives du crime

Play Episode Listen Later Nov 27, 2024 6:55


Patricia Tourancheau a été journaliste pendant 29 ans à Libération, chargée des affaires criminelles et des faits divers, avant de travailler pour L'Obs. Elle a couvert entre autres affaires criminelles, celle du petit Grégory, l'affaire Fourniret et l'affaire Guy Georges.En septembre 2010, elle publie « Guy Georges, la traque », qui raconte, mois après mois, la traque du tueur de l'Est parisien, les errances de Guy Georges de squats en squats, son arrestation en 98 puis son procès en 2001. Onze ans plus tard, elle co-réalise avec Mona Achache « Les femmes et l'assassin », un documentaire pour Netflix qui retrace l'affaire Guy Georges au travers du regard de cinq femmes : la patronne de la Crim' Martine Monteil, la mère d'une victime, Anne Gautier, l'avocate d'une partie civile Solange Doumic, l'avocate de Guy Georges Frédérique Pons, et Patricia Tourancheau elle-même, la journaliste. Elle revient sur toute l'affaire au micro de Marion L'Hour dans la matinale de France inter, le 24 août 2021.*** Crédits Archives *** Matinale de France Inter, 24 août 2021. *** Crédits podcast *** Textes : Elsa Coupard - Documentaliste : Jennifer Anyoh - Restauration et mixage : Quentin Geffroy - Enregistrement voix : Guillaume Solignat, Laurent Thomas - Voix off : Xavier Lemarchand - Musique(s) avec l'aimable autorisation d'Universal Production Music France - Unité de production : Delphine Lambard - Création graphique : Ugo Bouveron - Cheffe de projet : Lӕtitia Fourmond - Responsable éditoriale : Zoé Macheret - Production INA.

Remainders
Episode 64: A Perfect World

Remainders

Play Episode Listen Later Nov 21, 2024 92:32


Send us a textOn this episode we dive into the 1993 film A Perfect World, part two of our Clint Eastwood double-feature. Directed by Eastwood, the film was his follow-up to Unforgiven and features Kevin Costner in one of his best roles as Butch, an escaped convict who kidnaps a young boy. As they journey across the countryside, an unexpected bond forms between them. Meanwhile, Clint Eastwood plays a detective torn between his moral compass and upholding the law. We check out whether A Perfect World deserves to be among Eastwood's best movies and Costner's best performance.Other topics include Eastwood's possible final film, Juror #2, the end of Hollywood's old guard, Costner's iconic early '90s career peak, upholding the 90s in film and music, discovering Martin Scorsese's Kundun and picking out Philip Glass's best scores, realizing The Walking Dead will never end, and how the Mike Tyson vs. Jake Paul fight is the exact plot of Rocky Balboa.Songs of the weekHold On To Your Friends by MorrisseyJerkin' by Amyl and the SniffersRemainders Podcast JukeboxWebsiteFacebookInstagramYouTubeTwitter

Les Archives du crime
[Affaire Guy Georges] Bonus #2 - Anne Gautier, le combat d'une mère

Les Archives du crime

Play Episode Listen Later Nov 21, 2024 11:51


Anne Gautier est la mère d'Hélène Frinking, assassinée par Guy Georges le 8 juillet 1995. Après l'assassinat de sa fille, après le choc, elle a mené une « co-enquête », que les officiers de la Crim' ont souvent prise pour une contre-enquête. Et elle a joué un rôle majeur dans la révélation de l'affaire du « tueur de l'Est parisien » en novembre 97, en décidant de parler à la presse. En octobre 2000, elle publie un livre-témoignage : Victime d'un tueur en série. A cette occasion, elle est l'invitée François Beaudonnet dans le journal de 13h de France inter.*** Crédits Archives *** Journaux de 13h de France Inter du 31 oct. 2000. *** Crédits podcast *** Écriture : Elsa Coupard - Documentaliste : Jennifer Anyoh - Restauration et mixage : Quentin Geffroy - Enregistrement voix : Guillaume Solignat, Laurent Thomas - Voix off : Xavier Lemarchand - Musique(s) avec l'aimable autorisation d'Universal Production Music France - Unité de production : Delphine Lambard - Création graphique : Ugo Bouveron - Cheffe de projet : Lӕtitia Fourmond - Responsable éditoriale : Zoé Macheret - Production INA.

Notícies Migdia
Troben al jersei d'Helena Jubany ADN compatible amb un dels investigats pel crim

Notícies Migdia

Play Episode Listen Later Nov 8, 2024


Troben al jersei d'Helena Jubany ADN compatible amb un dels investigats pel crim

Law and Chaos
Ep 79 — Pennsylvania Gets A Jump On Election Litigation

Law and Chaos

Play Episode Listen Later Nov 1, 2024 63:47


Election litigation is well underway in Pennsylvania, even before election day. The Trump campaign has already racked up a win, since they decided that early voting is … good now? Meanwhile Elon Musk is dodging a civil action by Philadelphia's DA over his million dollar “lottery,” and Trump filed an absolutely gonzo trollsuit in Texas against CBS.   Links:   Workers Say They Were Tricked and Threatened as Part of Elon Musk's Get-Out-the-Vote Effort https://www.wired.com/story/elon-musk-america-pac-blitz-canvassing-michigan-uhaul/ Lancaster County officials should deliver real answers on voter registration issues — not shut down questions [editorial] https://lancasteronline.com/opinion/editorials/lancaster-county-officials-should-deliver-real-answers-on-voter-registration-issues-not-shut-down-questions/article_6f9b8ae8-9640-11ef-8723-dfe8afbc7b37.html   Fed. R. Crim. Pro. 48 https://www.law.cornell.edu/rules/frcrmp/rule_48   Baxter v. Philadelphia Board of Elections (Pa. App. Oct. 30, 2024) https://www.pacourts.us/assets/opinions/Commonwealth/out/1305CD24_10-30-24.pdf?cb=1   Trump v. CBS Texas Consumer Protection Law Complaint https://storage.courtlistener.com/recap/gov.uscourts.txnd.396451/gov.uscourts.txnd.396451.1.0.pdf   Krasner v. Attorney General https://casetext.com/case/commonwealth-v-the-attorney-gen-1 Show Links: https://www.lawandchaospod.com/ BlueSky: @LawAndChaosPod Threads: @LawAndChaosPod Twitter: @LawAndChaosPod Patreon: patreon.com/LawAndChaosPod  

Le journal de 18h00
L'Ukraine a perdu 10 millions d'habitants depuis 2014

Le journal de 18h00

Play Episode Listen Later Oct 22, 2024 19:04


durée : 00:19:04 - Journal de 18h - L'Ukraine se vide : le pays ne compte plus aujourd'hui que 35 millions d'habitants. La baisse de la population a véritablement commencé il y a dix ans avec l'annexion de la Crimée, premier acte de l'agression russe. Et la chute s'est accélérée depuis 2022 et l'invasion du territoire ukrainien.

Les journaux de France Culture
L'Ukraine a perdu 10 millions d'habitants depuis 2014

Les journaux de France Culture

Play Episode Listen Later Oct 22, 2024 19:04


durée : 00:19:04 - Journal de 18h - L'Ukraine se vide : le pays ne compte plus aujourd'hui que 35 millions d'habitants. La baisse de la population a véritablement commencé il y a dix ans avec l'annexion de la Crimée, premier acte de l'agression russe. Et la chute s'est accélérée depuis 2022 et l'invasion du territoire ukrainien.

Film Literate
'Disclaimer' Chapters I - IV

Film Literate

Play Episode Listen Later Oct 21, 2024 106:43


Devin Diazoni and Paola Zavala reunite to recap and weigh in on the first four episodes of Alfonso Cuarón's (thus far) incredibly faithful adaptation of Renée Knight's Disclaimer.Support Film Literate on Patreon!Guest: Paola Zavala (Instagram|Letterboxd)

Jay Fonseca
Podcast: LAS NOTICIAS CON CALLE DE 1 DE OCTUBRE DE 2024

Jay Fonseca

Play Episode Listen Later Oct 1, 2024 11:29


Podcast: LAS NOTICIAS CON CALLE DE 1 DE OCTUBRE DE 2024 - Empieza huelga en los muelles incluyendo el principal para PR, Jacksonville y otros 13 muelles - WSJ - JGo parte en recaudos de dineros en un mes- El Nuevo Día - Wanda Vázquez confirma fue informante del FBI contra Rivera Schatz y Jenniffer González - Noticel - Educación extenderá dos horas las clases en cerca de 600 escuelas - Primera Hora - Atrasado el voto adelantado - El Vocero - CooPACA en problemas por investigaciones del CRIM y empleados haciendo cosas extrañas - El Nuevo Día - Fraude contra viejitos explotando en todas las dimensiones, cogen a administradora dando tumbe - END -CEE pide desestimar demanda de la ACLU para extender período de inscripción - El Vocero - Contrato del municipio para arreglar el Bithorn pudiera tener problemas advierten candidatos a San Juan - El Vocero - No aprueban aumento de la luz por división interna del Negociado de Energía y faltó una comisionada - NEPR - Jimmy Carter cumple 100 años hoy - WSJ - Esta noche el debate de JD Vance y Tim Walz - Israel invade sur de Líbano - NYT - Estados Unidos envía más soldados a Medio Oriente - Funciona la LEAP - STEAM para estudiantes destacados - El Nuevo Día - Ciencias Médicas entra a prestigioso programa de fondos para estudiar enfermedades - El Nuevo Día - Mueren Mutombo y Pete Rose - ESPN Beneficiario de Medicare Platino. El que sabe, está en MCS Classicare Platino MásCa$h (HMO D-SNP), conbeneficios como reducción a la prima de la parte B de$2,096.40 anual ($174.70 mensual). Únete tú también y recibe todo lo que necesitas para una salud completa.   Endoso pagado. MCS Classicare es un plan HMO con un contrato Medicare y con un contrato con el programa Medicaid de Puerto Rico. La afiliación en MCS Classicare depende de la renovación del contrato. Basado en una revisión del modelo de cuidado, MCS Classicare ha sido aprobado por el Comité Nacional de Garantía de Calidad (NCQA) para operar un plan de necesidades especiales (SNP) hasta 2026. Incluye auspicio

Chronique Economique
Plus de Wifi à bord des avions avec le service Internet à haut débit de Starlink, un nouvel exemple de la puissance d'Elon Musk

Chronique Economique

Play Episode Listen Later Oct 1, 2024 4:32


Plus de Wifi à bord des avions avec le service Internet à haut débit de Starlink, un nouvel exemple de la puissance d'Elon Musk Le Wifi aérien va se répandre et se démocratiser en 2025 et c'est à nouveau Elon Musk qui va prendre la plus grande part de ce marché. Comme le disait un humoriste à propos des gens qui tuent le temps comme ils peuvent, c'est que ces personnes tuaient le temps avant que ce dernier ne les tue. Bref, qu'ils étaient entre assassins. Je me livre à vous aujourd'hui car les avions étaient les derniers endroits de calme relatif. Mais l'internet haut débit va tuer le calme relatif de ces vols. Et d'ailleurs, la preuve, c'est qu'Air France qui est donc la première grande compagnie aérienne, a opté pour le service de connexion satellitaire du milliardaire Elon Musk. Vous me direz que l'Internet existe déjà sur certains vols aériens, c'est vrai. Mais à l'exception des Etats-Unis, le wifi aérien est disponible sur une minorité de vols. Bien souvent d'ailleurs, c'est payant et la qualité du haut débit est très médiocre. Même aux États-Unis, pays le plus avancé sur ce point, la moyenne des passagers qui utilisent l'Internet aérien plafonne sous le seuil des 15%, mais avec ses 6000 satellites situés en basse orbite, Elon Musk est en train de privatiser l'espace et aussi de se rendre incontournable pour les compagnies aériennes qui veulent, comme Air-France, offrir de l'Internet haut débit à leurs passagers. Et donc, après avoir acheté l'un des plus grands médias du monde X, l'ancien Twitter, Elon Musk a acquis, par cet achat, la capacité d'influencer les électeurs. Et puis, après avoir pris les devants sur le marché de la voiture électrique avec Tesla, après avoir aussi enterré la Nasa avec ses vols spatiaux, voici que l'homme le plus riche du monde s'invite pour prendre la plus grande part du marché du wifi aérien. Et ça avec les mêmes satellites dont il a usé et abusé durant la guerre en Ukraine… Mots-Clés : rapport au temps, valeur, précieux, vie, divorce, faillite, trajet, Thalys, Bruxelles, Paris, passager, plaindre, avocat, profession, boulot, coup de fil, ressourcer, esprit, ralentir, écrivain, américain, Ryan Holiday, affaires, gare, Paris, vols aériens, règle, Edouard de Bono, intellectuel, maltais, renommée mondiale, vol long-courrier, écrire, chapitre, passagers, film, boire, alcool, jouer, jeux vidéo, atterrir, intelligent, bête, vision, aéroport, destination, presse, internationale, contact, Poutine, forces ukrainiennes, contre-attaquer, port, Crimée, navires russes, attaque nucléaire, origine, Hiroshima, contact, satellites, force, zone, conflit, information, économique, confort du passager, fort, Pentagone, Chinois, sage, lune, doigt, idiot. --- La chronique économique d'Amid Faljaoui, tous les jours à 8h30 et à 17h30. Merci pour votre écoute Pour écouter Classic 21 à tout moment i: https://www.rtbf.be/radio/liveradio/classic21 ou sur l'app Radioplayer Belgique Retrouvez tous les épisodes de La chronique économique sur notre plateforme Auvio.be :https://auvio.rtbf.be/emission/802 Et si vous avez apprécié ce podcast, n'hésitez pas à nous donner des étoiles ou des commentaires, cela nous aide à le faire connaître plus largement. Découvrez nos autres podcasts : Le journal du Rock : https://audmns.com/VCRYfsPComic Street (BD) https://audmns.com/oIcpwibLa chronique économique : https://audmns.com/NXWNCrAHey Teacher : https://audmns.com/CIeSInQHistoires sombres du rock : https://audmns.com/ebcGgvkCollection 21 : https://audmns.com/AUdgDqHMystères et Rock'n Roll : https://audmns.com/pCrZihuLa mauvaise oreille de Freddy Tougaux : https://audmns.com/PlXQOEJRock&Sciences : https://audmns.com/lQLdKWRCook as You Are: https://audmns.com/MrmqALPNobody Knows : https://audmns.com/pnuJUlDPlein Ecran : https://audmns.com/gEmXiKzRadio Caroline : https://audmns.com/WccemSkAinsi que nos séries :Rock Icons : https://audmns.com/pcmKXZHRock'n Roll Heroes: https://audmns.com/bXtHJucFever (Erotique) : https://audmns.com/MEWEOLpEt découvrez nos animateurs dans cette série Close to You : https://audmns.com/QfFankx

Lions of Liberty Network
FF 456: Medical Ethics with Ryan Crim

Lions of Liberty Network

Play Episode Listen Later Sep 23, 2024 64:06


Dr. Ryan Crim returns to Finding Freedom. Dr. Crim is a family physician. He graduated from Georgetown Medical School in 1997 and completed his residency at Wake Forest in 2000. On today's show Ryan and John discuss the four principles of medical ethics: Autonomy, Non-malfeasance, Beneficence and Justice. Previously, Ryan was on the show to advocate for the various organizations he's involved with providing aid to Haiti. Ryan has been going to Haiti since 2012 and has worked with several different organizations. He currently works with Reach Out Lafond and his eldest child works with Kids Connection Haiti. He considers himself libertarian and he feels the best way to spread those ideas is by making the community in which you live and the world at large better: actions over words. Get Big Tech out of you Pocket. Buy and Above Phone Today! Use coupon code LIONS for $50 off the revolutionary Above Phone. Reserve your complimentary ticket to the Expat Money Summit! It's the worlds largest offshore event, taking place October 7 -11 entirely online. Learn everything you need to know about crafting your perfect Plan-B - how to quickly acquire a second passport, diversify your finances offshore, invest in international real estate, and get in-depth insights on geopolitics from world-renowned experts. Headline speakers include Dr. Ron Paul, Doug Casey, Scott Horton, Tom Woods, Marc Faber and Tom Luongo. Subscribe to John's Finding Freedom Show solo feed to listen to “Pursuit of Freedom,” which is a new podcast series where John shares the highs and lows of his entrepreneurial journey. Listen and Subscribe on Apple Podcasts and Spotify. Follow the Lions of Liberty: Twitter Rumble YouTube Instagram Telegram Get access to all of our bonus audio content, livestreams, behind-the-scenes segments and more for as little as $5 per month by joining the Lions of Liberty Pride on Patreon OR support us on Locals! Check out our merchandise at the Lions of Liberty Store for all of our awesome t-shirts, mugs and hats! Learn more about your ad choices. Visit megaphone.fm/adchoices

Finding Freedom
Medical Ethics with Ryan Crim

Finding Freedom

Play Episode Listen Later Sep 23, 2024 64:06


Dr. Ryan Crim returns to Finding Freedom. Dr. Crim is a family physician. He graduated from Georgetown Medical School in 1997 and completed his residency at Wake Forest in 2000. On today's show Ryan and John discuss the four principles of medical ethics: Autonomy, Non-malfeasance, Beneficence and Justice. Previously, Ryan was on the show to advocate for the various organizations he's involved with providing aid to Haiti. Ryan has been going to Haiti since 2012 and has worked with several different organizations. He currently works with Reach Out Lafond and his eldest child works with Kids Connection Haiti. He considers himself libertarian and he feels the best way to spread those ideas is by making the community in which you live and the world at large better: actions over words. Get Big Tech out of you Pocket. Buy and Above Phone Today! Use coupon code LIONS for $50 off the revolutionary Above Phone. Reserve your complimentary ticket to the Expat Money Summit! It's the worlds largest offshore event, taking place October 7 -11 entirely online. Learn everything you need to know about crafting your perfect Plan-B - how to quickly acquire a second passport, diversify your finances offshore, invest in international real estate, and get in-depth insights on geopolitics from world-renowned experts. Headline speakers include Dr. Ron Paul, Doug Casey, Scott Horton, Tom Woods, Marc Faber and Tom Luongo. Subscribe to John's Finding Freedom Show solo feed to listen to “Pursuit of Freedom,” which is a new podcast series where John shares the highs and lows of his entrepreneurial journey. Listen and Subscribe on Apple Podcasts and Spotify. Follow the Lions of Liberty: Twitter Rumble YouTube Instagram Telegram Get access to all of our bonus audio content, livestreams, behind-the-scenes segments and more for as little as $5 per month by joining the Lions of Liberty Pride on Patreon OR support us on Locals! Check out our merchandise at the Lions of Liberty Store for all of our awesome t-shirts, mugs and hats! Learn more about your ad choices. Visit megaphone.fm/adchoices

Lions of Liberty Network
FF 456: Medical Ethics with Ryan Crim

Lions of Liberty Network

Play Episode Listen Later Sep 23, 2024 64:06


Dr. Ryan Crim returns to Finding Freedom. Dr. Crim is a family physician. He graduated from Georgetown Medical School in 1997 and completed his residency at Wake Forest in 2000. On today's show Ryan and John discuss the four principles of medical ethics: Autonomy, Non-malfeasance, Beneficence and Justice. Previously, Ryan was on the show to advocate for the various organizations he's involved with providing aid to Haiti. Ryan has been going to Haiti since 2012 and has worked with several different organizations. He currently works with Reach Out Lafond and his eldest child works with Kids Connection Haiti. He considers himself libertarian and he feels the best way to spread those ideas is by making the community in which you live and the world at large better: actions over words. Get Big Tech out of you Pocket. Buy and Above Phone Today! Use coupon code LIONS for $50 off the revolutionary Above Phone. Reserve your complimentary ticket to the Expat Money Summit! It's the worlds largest offshore event, taking place October 7 -11 entirely online. Learn everything you need to know about crafting your perfect Plan-B - how to quickly acquire a second passport, diversify your finances offshore, invest in international real estate, and get in-depth insights on geopolitics from world-renowned experts. Headline speakers include Dr. Ron Paul, Doug Casey, Scott Horton, Tom Woods, Marc Faber and Tom Luongo. Subscribe to John's Finding Freedom Show solo feed to listen to “Pursuit of Freedom,” which is a new podcast series where John shares the highs and lows of his entrepreneurial journey. Listen and Subscribe on Apple Podcasts and Spotify. Follow the Lions of Liberty: Twitter Rumble YouTube Instagram Telegram Get access to all of our bonus audio content, livestreams, behind-the-scenes segments and more for as little as $5 per month by joining the Lions of Liberty Pride on Patreon OR support us on Locals! Check out our merchandise at the Lions of Liberty Store for all of our awesome t-shirts, mugs and hats! Learn more about your ad choices. Visit megaphone.fm/adchoices

Europe 1 - Hondelatte Raconte
[BONUS] - Claude Lastennet, le tueur de vieilles dames

Europe 1 - Hondelatte Raconte

Play Episode Listen Later Sep 21, 2024 30:32


Dans les années 90, Claude Lastennet, 23 ans, tue cinq dames âgées. Une sixième s'en est miraculeusement sortie. Aux policiers de la Crim', il dit qu'il y prenait du plaisir et évoque une sorte d'orgasme.

L'info en intégrale - Europe 1
[BONUS] - Claude Lastennet, le tueur de vieilles dames

L'info en intégrale - Europe 1

Play Episode Listen Later Sep 21, 2024 30:32


Dans les années 90, Claude Lastennet, 23 ans, tue cinq dames âgées. Une sixième s'en est miraculeusement sortie. Aux policiers de la Crim', il dit qu'il y prenait du plaisir et évoque une sorte d'orgasme.

Les Archives du crime
[Affaire Guy Georges] E01 - Psychose à la Bastille

Les Archives du crime

Play Episode Listen Later Sep 12, 2024 28:58


En novembre 97, une affaire de faits divers sordide éclate. Les médias révèlent qu'un prédateur sexuel rôde à Paris, dans les quartiers de Bastille et de République. Il s'en prend aux jeunes et jolies filles, quand elles rentrent chez elles à pied, tard le soir. Il les viole, puis les égorge. Depuis sept longues années en effet, la plus prestigieuse brigade criminelle de France, la célèbre « Crim' » du 36, quai des Orfèvres traque le « tueur de l'Est parisien ». Sept longues années d'acharnement, de fausses pistes et d'échecs. Arrêté en mars 98, Guy Georges, enfant de la Ddass au parcours chaotique, sera condamné à la prison à perpétuité, en avril 2001. Cette affaire a contribué à la mise en place du fichier national des empreintes génétiques. Car si un tel fichier avait existé en France dans les années 90, les deux dernières victimes de Guy Georges auraient pu être épargnées…Dans ce premier épisode, nous découvrons en même temps que les Français, l'existence d'un serial killer qui sévit au cœur de la capitale. *** Crédits Archives *** Interview de Martine Monteil : extrait de l'émission radiophonique “A voix nue", de Claire Poinsignon et Pierre Chassagnieux, France Culture, 18 avr. 2019 - Extraits des journaux radio et télé : Inter soir de 19h, France Inter des 19, 25, 26 et 27 nov. 1997 ; Inter 13, France Inter, 26 nov. 1997 ; JT 20h00 France 2, 26 nov. 1997. *** Crédits podcast *** Écriture : Elsa Coupard - Documentaliste : Jennifer Anyoh - Restauration et mixage : Ian Debeerst, Quentin Geffroy - Enregistrement voix : Guillaume Solignat, Laurent Thomas - Voix off : Xavier Lemarchand - Musique(s) avec l'aimable autorisation d'Universal Production Music France - Unité de production : Delphine Lambard - Création graphique : Ugo Bouveron - Cheffe de projet : Lӕtitia Fourmond - Assistante cheffe de projet : Inès Bichel - Responsable éditoriale : Zoé Macheret - Production INA.

Vorbitorincii. Cu Radu Paraschivescu și Cătălin Striblea
Vlad Petreanu despre presa liberă în '90

Vorbitorincii. Cu Radu Paraschivescu și Cătălin Striblea

Play Episode Listen Later Sep 6, 2024 233:31


Prieteni, pe 14 septembrie vom fi la Craiova să vorbim despre ”Crimă și pedeapsă”, linkul pentru bilete îl găsiți pe pagina noastră de FB. Avem multe de vorbit, vă așteptăm. În episodul de azi povestim despre Chișinău, Berlin și Nucșoara, locul în care Valeriu Nicolae face mult bine. Avem povești senzaționale cu invitatul ediției, Vlad Petreanu, cărți excepționale, vorbim și despre întoarcerea lui Șumudică și despre plăcintele de la Chișinău.    00:00 Ne facem încălzirea vreo 20 de minute, dar importante ca să înțelegeți starea de spirit. 23:50 Cuvinte faine despre doamna Maia Sandu cu care Radu s-a întâlnit la Chișinău. Și punem în antiteză prezența ei la Bookfest Chișinău cu lipsa totală din peisaj a președintelui Iohannis, cu toate că se afla în oraș. Așteptăm și comentariile voastre, vă mulțumim. Avem o vorbă și despre orașul Berlin, pe care Cătălin l-a vizitat în vacanță, și o întâmplare neplăcută cu un card de credit.  1:02:47 Vladitorincii - Vlad Petreanu, o apariție foarte rară la podcasturi 2:42:16 Neașteptări cu Eyedrops 02:51:13 Cărți bune la Spuma filelor: Christian Kracht - Eurotrash, Orhan Pamuk - Nopțile ciumei, Jeff Goodell - Căldura te va ucide prima 03:28:44 Fotbal și fotbalamuc despre întoarcerea lui Șumudică 03:44:30 Oale, ulcele și tigăi cu plăcinte de la Chișinău  

Inner City Press SDNY & UN Podcast
Trump bid to remove NY crim case bounced; Eddy Grant. Chutkan. Maduro plane seized. UN/debt peonage

Inner City Press SDNY & UN Podcast

Play Episode Listen Later Sep 3, 2024 3:33


VLOG Sept 3: Trump bid to remove NY criminal case https://www.patreon.com/posts/filing-trump-to-111053437 bounced, at least for now, in SDNY. Eddy Grant v. Trump https://www.innercitypress.com/sdny10trumpeddygranticp080924.html; DC Chutkan. VZ Maduro plane seized. UN @AntonioGuterres pro debt peonage at FOCAC https://www.innercitypress.com/ungate12sopacxiguttedicp090224.html

Reportage International
Russie: dans la région de Koursk, la guerre prend ses quartiers

Reportage International

Play Episode Listen Later Aug 29, 2024 2:37


Cela fait maintenant trois semaines que l'Ukraine a lancé un assaut surprise et sans précédent à l'intérieur des frontières internationalement reconnues de la Russie. La région de Koursk vit désormais à l'heure de la guerre sur son sol, entre un choc initial pas encore encaissé surtout par les évacués, et déjà, l'idée qu'il va falloir s'habituer à la présence de soldats ukrainiens et au conflit. Notre correspondante en Russie a pu se rendre dans la capitale de la région à Koursk, mais aussi à Lgov, à une vingtaine de kilomètres des combats et à 50 kilomètres de la frontière avec l'Ukraine. Entre les deux villes, une heure et demi de trajet sur une route marquée par l'emprise du conflit. De notre envoyée spéciale à Lgov et Koursk,Entre Koursk et Lgov, l'heure et demie de trajet est marquée par l'emprise du conflit. Cinq barrages filtrants sur moins d'une centaine de kilomètres sont présents. La police militaire qui vérifie les identités et fouille les voitures. Des stations-service encombrées par des camions verts de l'armée et surtout tout le long, des champs de tournesol et soja retournés. Du ruban d'asphalte sans aspérité, on ne voit presque rien à part de la terre et parfois des barbelés. C'est, dit-on à RFI, une tranchée d'arrêt anti-tanks. Aucun avion, pas un bruit dans le ciel clair et ensoleillé et à l'arrivée à Lgov, un maire qui veut faire passer le message suivant : la situation de sa ville est sous contrôle.« La lumière, l'eau, le gaz sont fournis à la population sans interruption. L'hôpital et les ambulances, le transport de passagers, les magasins, les pharmacies, les stations-service fonctionnent. Environ 70% de la population est encore sur place, soit environ 12 000 personnes. Il n'y a pas d'interdiction d'entrer et de sortir de la ville, précise le maire. Il y a eu des bombardements de la ville par l'ennemi. Plus de 100 maisons ont été abimées, y compris l'installation sportive d'une école pour les jeunes et la piscine qui a été gravement endommagée. Mais des escouades de déminage travaillent actuellement dans la ville. Ils désamorcent encore des éléments d'armes à sous-munitions. »« Je veux rentrer chez moi »Lgov est traversée par une rivière, la Seïme, et son pont est intact, mais plusieurs kilomètres à l'est, c'est un enfer que décrit Vitaly. Cet habitant de Glushkovo réfugié à Koursk continue pourtant à y retourner régulièrement : « J'ai une ferme, il faut bien que j'aille nourrir les canards et les poules. Alors, je prends des risques tout le temps. J'arrive, et si jamais les Ukrainiens frappent les ponts sur la rivière, je me cache dans les buissons et je regarde où sont les drones pour les éviter. »Pour d'autres, tout retour est pour l'instant inenvisageable. Comme cette trentenaire qui explique en larmes avoir dû quitter son village en périphérie de Soudja, aujourd'hui occupée par l'armée ukrainienne, dès le 7 août, le lendemain de leur entrée sur le territoire russe : « Nous avons entendu que les troupes ukrainiennes approchaient déjà de notre village. Nous avons rassemblé quelques affaires à emporter et fui vers Lgov. Nous avons passé la nuit là-bas, dans le camion de mon mari. Nous pensions que nous reviendrions le lendemain. Et maintenant, nous ne sommes toujours pas rentrés et nous sommes à Koursk. Qu'est-ce que je voudrais rentrer à la maison ! Mais voilà, la frontière n'était pas protégée et les Ukrainiens n'ont eu qu'à simplement la traverser. Bien sûr que je suis en colère. Je veux rentrer chez moi. »En colère contre qui ou quoi, on ne le saura pas. Évacués ou habitants de la région, la grande majorité fait, elle, déjà le dos rond, comme si elle était déjà entrée dans une forme de nouvelle normalité, d'acceptation d'une situation qui pour beaucoup pourrait durer encore des mois.À Koursk, les hôtels sont pleinsÀ Koursk, la capitale de la région du même nom, les évacués ont afflué dès l'arrivée des soldats ukrainiens sur le sol russe. Les hôtels sont pleins. Il n'y a plus beaucoup d'appartements à louer.La ville a mis en place aussi des hébergements d'accueils et de nombreux points d'aides humanitaires. La Croix rouge est là également, mais le point névralgique de l'aide est le cirque de la ville. L'immense bâtiment a été transformé en hangar de distribution d'aide humanitaire, animé par des volontaires dont l'énergique Ekaterina Lipina. « On travaille en roulement de trois équipes avec une centaine de bénévoles à chaque fois. La nuit, il y a même une vingtaine d'hommes pour décharger les cargaisons et tout préparer pour une nouvelle journée. Nous travaillons donc H24 et 7 jours sur 7. Allez, venez voir : ici, on nous a apporté des oignons, des pommes de terre, des œufs, de l'eau. La dernière fois qu'on a eu des dons, cela venait du Daghestan. Avant cela, nous avons eu des pommes de Crimée, des pastèques de la région de Krasnodar, des œufs de Tcheliabinsk. Cela vient de tout le pays. Ensuite, venez ici, regardez sur ce côté, nous avons des poussettes et des berceaux. Là aussi, ce sont des dons. Et une maman qui vient ici, elle prend ce dont elle a besoin. Nous notons juste ce qu'elle a pris », explique-t-elle.Dans cet immense entrepôt, l'on peut aussi trouver des kits d'hygiène et d'épicerie. Des dons et une solidarité qui soulignent aussi en creux l'onde de choc qui a secoué la Russie entière. Même si à Koursk, personne ne peut envisager ne serait ce qu'une seconde que la ville ou sa centrale à une heure de route puisse être occupée par l'armée ukrainienne.Une dizaine d'abris antiattaque à KourskLe Kremlin n'emploie toujours pas le mot « guerre » et a choisi, pour répondre à l'offensive ukrainienne sur son sol, la première depuis la Seconde Guerre mondiale, de mettre en place dans la région le régime dit d'« opération antiterroriste ». Dans la capitale de la région, Koursk, dès l'arrivée en train de Moscou, la présence policière à la gare est très visiblement renforcée et à peine le pied posé sur le quai, l'alarme antimissile résonne. Le signe surtout que la batterie antiaérienne est en action. Il y a eu quelques dégâts de l'offensive ukrainienne à Koursk mais ces derniers sont essentiellement matériels. Contrairement à Belgorod, ici, personne pour courir quand les sirènes hurlent. Les autorités ont toutefois commencé à construire des abris dans la ville. Ce mercredi soir, on en comptait selon le service de presse de la région une dizaine.Ce régime « antiterroriste » a toutefois de lourdes résonances en Russie. Installé en Tchétchénie en 1999 lors de la deuxième guerre, il a duré dix ans. Il implique notamment des pouvoirs étendus aux autorités, comme les perquisitions, le contrôle des déplacements et la surveillance des communications et des correspondances. Pour entrer sur le territoire de la région, il faut d'ailleurs désormais pour la presse russe comme étrangère obtenir une autorisation officielle, et il vaut mieux pouvoir la montrer pour obtenir une interview.À lire aussiKiev fait un point sur l'avancée de l'offensive ukrainienne dans la région russe de Koursk

Revue de presse Afrique
À la Une: l'influence russe en Afrique, un processus qui s'intensifie depuis 10 ans

Revue de presse Afrique

Play Episode Listen Later Aug 22, 2024 4:32


« Retour gagnant de la Russie en Afrique », c'est le titre de l'éditorial du Monde qui entame une série en trois volets sur la question. Un retour de la Russie après une longue absence due à l'effondrement du bloc soviétique. « En dix ans », écrit le quotidien français, « Vladimir Poutine a réussi à rétablir l'influence militaire et diplomatique de Moscou sur le continent africain, au détriment des Occidentaux, et en particulier de la France (…) au point de chasser les forces françaises et américaines d'une partie du Sahel ».Le processus, explique Le Monde, a été lancé par Moscou dans la foulée de l'annexion de la Crimée et du début de l'intervention russe dans l'est de l'Ukraine en 2014. La Russie commence par envoyer avions et troupes en Libye pour sauver le régime syrien de Bashar el-Assad, que les Américains ont renoncé à combattre. Sa stratégie se poursuit en 2017 au Soudan et en République centrafricaine, à partir de 2020 dans les pays du Sahel et au Tchad.Une stratégie qui repose selon le Monde sur deux instruments essentiels : « Des campagnes d'influence qui font monter contre l'Occident le ressentiment postcolonial des élites et d'une partie de la population, et, dans le domaine sécuritaire, les mercenaires de la milice Wagner ». Et depuis la chute du chef de Wagner, la Russie ne sous-traite plus, mais agit à visage découvert avec l'Afrika Corps. « La France a gravement sous-estimé les dynamiques à l'œuvre » avec des « régimes africains sous l'influence de Moscou », juge Le Monde, qui « pensent avoir recouvré leur souveraineté ». Pendant ce temps, « dénuée de toute velléité d'aide au développement économique, la Russie, elle, se maintient comme premier fournisseur d'armes de l'Afrique, y récolte des contrats miniers et y installe un autre front contre l'occident ».À lire aussiLa métamorphose des stratégies d'influence informationnelles russesEn Côte d'Ivoire, trois ans de prison pour Kando Soumahoro« Un coup dur pour GPS », titre Afriksoir.net, GPS, le mouvement Générations et peuples solidaires créé par l'ancien Premier ministre en exil Guillaume Sorro, et dont Kando Soumahoro est une « figure emblématique ». L'ancien député de Biankouma a été jugé et condamné à trois ans de prison, dont deux fermes, pour avoir cosigné pour le compte de GPS un communiqué exprimant le désaccord de l'opposition face au processus électorale en Côte d'Ivoire. Le GPS avait été dissout en 2021, rappelle le site d'information, mais ses responsables qui ont fait appel estiment que tant que la justice ne s'est pas prononcée, « le GPS reste légal ».Du coup, rapporte Ivoire Matin, l'opposition ivoirienne exige la libération de Kando Soumahoro, affirmant que « cette arrestation n'est ni plus ni moins encore une fois qu'une instrumentalisation de l'appareil judiciaire pour servir à des fins politiques, dans le but d'intimider les leaders politiques et la société civile dans leur élan d'unité d'actions ». Un élan qui ne doit manifestement pas être confondu avec une alliance : car, rapporte Abidjan.net, si le parti PDCI-RDA, au siège duquel Kando Soumahoro avait signé le fameux communiqué, s'est dit « prêt à défendre les droits de l'interpelé en tant que citoyen », il précise qu'il n'est « en aucun cas en alliance avec le GPS » : pour le PDCI-RDA, bien que les signataires partagent un engagement envers la démocratie, « ils ne sont pas tous d'accord sur les idéologies et les méthodes utilisées ».À lire aussiEn Afrique, des jeux vidéo russes utilisés pour répandre un discours anti-occidentalDu pétrole nigérien au départ du BéninAu Bénin, un deuxième chargement de pétrole nigérien en route vers la Chine, « signe d'une reprise des exportations malgré des tensions récentes », écrit Afrik.com. Mardi 20 aout, un tanker battant pavillon libérien a levé l'ancre avec une cargaison d'environ 1 million de barils de brut – un pétrole extrait des gisements d'Agadem au Niger, et qui a transité par oléoduc jusqu'au terminal de Sèmè-Podji.Un autre chargement était déjà parti en mai dernier, mais, rappelle le site d'information, « la situation avait dégénéré en juin », avec l'arrestation de cinq nigériens accusés d'« entrée frauduleuse sur la station terminale », ce qui avait créé une crise diplomatique. Au Bénin, La Nouvelle Tribune explique que cette reprise des exportations est « entre autres le fruit de la médiation entamée par les anciens présidents béninois Thomas Boni Yayi et Nicéphore Dieudonnée Soglo. Entre le Bénin et le Niger, les relations s'adoucissent au fil des jours », estime le quotidien. Celui-ci prend pour exemple le fait que l'ambassadeur Djobloski Agonkan a remis les copies de ses lettres de créances au ministre des Affaires étrangères nigérien. Il avait été nommé il y a un an, rappelle La Nouvelle Tribune, mais quelques semaines après le président nigérien était renversé et remplacé par le général Abdourahamane Tiani. Malgré ces récents développements, estime Afrik.com, le futur du pipeline reste incertain : « les autorités n'ont pas encore confirmé si ces opérations marquent un véritable tournant pour le projet pétrolier », et donc pour la coopération énergétique entre les deux pays.À lire aussiUn nouveau tanker avec du pétrole nigérien a quitté les eaux béninoises

MTGGoldfish Podcast
We Predict the Ban List and Foundations

MTGGoldfish Podcast

Play Episode Listen Later Aug 19, 2024 56:46


With Richard away Seth and Crim make predictions for next week's ban list update, discuss what they hope to come to Standard in foundations and more!

Almost Fiction
Anthony Allen Shore

Almost Fiction

Play Episode Listen Later Aug 6, 2024 45:13


Anthony Allen Shore was a sexual sadist with no boundaries. He took what he wanted with no regard for others or their feelings. In essence, he was just another monster, but unlike some, he wanted to be put down. Sources:Shore v. State, No. AP-75,049 (Tex. Crim. App. Dec. 12, 2007).The Killer Next Door: He left clues all over, but it still took investigators years to unmask the serial murderer in their midst. By Sarah Fenks. Man Charged in Serial Killings of Four Houston-area Women Dallas Lab Found Link in Suspect's DNA. By S.K. Bardwell - The Houston Chronicle. Oct. 28, 2003. Confessed serial killer's trial to start. By Denise Davis for Citizen Staff. September 15, 2004.https://murderpedia.org/male.S/s/shore-anthony.htmhttps://en.wikipedia.org/wiki/Anthony_Allen_ShoreAccess ad-free episodes, bonus content, and get all of the 11:59 Media Podcast library!Access hours of extra content each week, exclusive merch, and early access to new podcasts.Visit https://1159plus.com or https://www.patreon.com/1159media

The Epstein Chronicles
Memorandum Supporting Joaquin Guzman Loerea Fed. R. Crim. P. 33 motion For A New Trial (Part 1) (7/28/24)

The Epstein Chronicles

Play Episode Listen Later Jul 28, 2024 12:37


Joaquin "El Chapo" Guzman Loera filed a motion for a new trial under Federal Rule of Criminal Procedure 33, arguing that his trial was compromised by juror misconduct. The motion cites a VICE News interview with an anonymous juror who claimed that jurors violated the judge's instructions by following media coverage of the trial and discussing the case before deliberations. The juror revealed that several jurors had accessed news articles and tweets related to the trial on smart devices, and they discussed these articles among themselves despite the judge's explicit orders not to do so. The juror also admitted that jurors read about allegations of Guzman drugging and sexually abusing underage women, although they purportedly disregarded these claims during deliberations.The defense argues that this misconduct resulted in an unfair trial, thus necessitating a new one. This claim focuses on the potential influence of external information on the jurors' impartiality and the possibility that pre-trial instructions were not adequately followed, thereby compromising the integrity of the trial.(commercial at 8:54)to contact me:bobbycapucci@protonmail.comsource:EL CHAPO: "MOTION FOR A NEW TRIAL UPON AN EVIDENTIARY HEARING" - DocumentCloudBecome a supporter of this podcast: https://www.spreaker.com/podcast/the-epstein-chronicles--5003294/support.