French automotive manufacturing corporation
POPULARITY
« Cõng rắn cắn gà nhà ». Hãng xe hơi Pháp Stellantis bị chỉ trích mạnh mẽ sau thông báo từ tháng 09/2024 sẽ phân phối ô tô điện Leapmotor của Trung Quốc. Pháp là bệ phóng cho xe điện Trung Quốc « đổ bộ » vào 9 nước trong Liên Âu. Thấy gì từ việc một tên tuổi hàng đầu của nền công nghiệp xe hơi trên thế giới trở thành « đại lý » phân phối xe « made in China »? Tâm điểm của ngành công nghiệp xe hơi thế giới đã chuyển hẳn về Trung Quốc? Vào lúc ô tô điện Trung Quốc rẻ hơn so với xe do các hãng châu Âu sản xuất và hàng chục ngàn chiếc đã đậu sẵn ở các hải cảng chờ thâm nhập thị trường châu Âu, họp báo từ Bắc Kinh hôm 14/05/2024, tổng giám đốc Stellantis, Carlos Tavares, trịnh trọng loan báo tập đoàn do ông điều hành có thêm thành viên thứ 15 là hãng xe Trung Quốc Leapmotor International. Hệ quả là ngay từ mua thu năm nay, Stellantis bắt đầu phân phối ô tô điện của nhãn hiệu này, ban đầu là với hai kiểu xe điện T03 và C10 bên cạnh những chiếc xe quen thuộc với người tiêu thụ ở châu Âu như Peugeot - Citroen của Pháp hay Alfa Romeo, Fiat của Ý, Chrysler và Jeep của Mỹ hay Opel của Đức… T03 là loại xe điện nhỏ, tương đương với nhiều kiểu ô tô điện của hãng Citroen. Còn C10 thuộc dòng xe thể thao đa dụng SUV.Pháp, bệ phóng cho ô tô điện Trung QuốcTheo thông cáo chính thức, từ nay đến cuối năm Leapmotor International dự trù mở khoảng 200 đại lý tại 9 nước trong Liên Âu (Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hy Lạp và Rumani), trước khi tiến tới Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Bước kế tiếp nữa là vẫn dựa vào mạng lưới phân phối của Stellantis để hiện diện tại Ấn Độ, Úc, New Zealand, Thái Lan và Malaysia, Brazil và Chilê.Từ một công ty khởi nghiệp ra đời năm 2015, có trụ sở tại Hàng Châu, Leapmotor chỉ tập trung phát triển ô tô điện. Nhãn hiệu này hiện vẫn còn rất xa lạ ngay cả với người tiêu dùng Trung Quốc và bị những anh em cùng nhà như BYD, Zeekr, Chery … bỏ xa lại phía sau.Tháng 10/2023, Stellantis chi ra 1,5 tỷ euro mua lại một phần vốn của Leapmotor và đến mùa xuân năm nay đôi bên khai sinh đại công ty Leapmotor International, trụ sở đặt tại Amsterdam, Hà Lan. Pháp nắm giữ 51 % vốn. Vấn đề đặt ra là vào lúc ngành ô tô điện của Pháp chưa thực sự cất cánh, chính phủ một mặt đầu tư nhiều cho cả Stellantis và hãng xe Renault để sản xuất các loại xe điện nhỏ, vừa với túi tiền của tầng lớp trung lưu, thì hàng chục ngàn chiếc xe điện Trung Quốc đã túc trực sẵn tại nhiều bến cảng của châu Âu chờ đợi được mua vào.Trung bình, xe Trung Quốc rẻ hơn so với các kiểu ô tô điện tương đương của châu Âu 30%. Kiểu xe T03 của hãng Leapmotor rẻ hơn 15% so với kiểu xe tương đương Citroen C3 của Pháp và 70% so với ô tô điện Fiat500 của Ý. Stellantis sợ bỏ lỡ cơ hội hay tìm cách "moi" công nghệ của Trung Quốc ?Carlos Tavares, tổng giám đốc tập đoàn Stellantis, tính toán những gì trong bối cảnh chính các hãng xe châu Âu do ông điều hành đang chạy nước rút để sản xuất xe điện đại trà ?Trả lời đài truyền hình Pháp France 5 hôm 18/05/2024, kinh tế gia Elie Cohen, nguyên giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp cho rằng Stellantis đang « cõng rắn cắn gà nhà » và có nguy cơ « giết từ trứng nước » ngành công nghiệp ô tô điện của châu Âu mà phần lớn hoạt động dưới trướng của Stellantis : Elie Cohen : « Chắc chắn là Carlos Tavares, tổng giám đốc Stellantis, thiên về giải pháp tăng doanh thu cho tập đoàn này, trước viễn cảnh xe ô tô điện Trung Quốc như một cơn sóng ập vào châu Âu. 40% xe của Trung Quốc là để bán sang thị trường châu Âu. Stellantis muốn đồng hành cùng với trào lưu này, thay vì « đắp đê » bảo vệ các nhà sản xuất, bảo vệ thị trường châu Âu, thay vì chú trọng đến tính tự chủ của nền công nghiệp chung toàn khối. Công nghiệp xe hơi là lá phổi của toàn bộ nền công nghiệp châu Âu. Chấp nhận thế áp đảo của xe Trung Quốc có nghĩa là đánh thẳng vào cả nền công nghiệp trên châu lục này. Tôi ngạc nhiên vì quyết định của hãng xe Stellantis phân phối ô tô điện Trung Quốc, bởi mới sáu tháng trước đây chính ông Tavares từng chỉ trích các giới chức châu Âu và nhất là chính phủ Pháp trải thảm đỏ cho xe của Trung Quốc tràn vào thị trường châu Âu ».Trước những chỉ trích mở cửa cho xe Trung Quốc vào châu Âu, cạnh tranh bất bình đẳng với xe do chính các tập đoàn của Pháp, của Ý hay Đức mới chỉ bắt đầu sản xuất, tổng giám đốc Stellantis, Carlos Tavares, biện minh : Leapmotor xuất khẩu xe điện qua trung gian Stellantis, do vậy, với số nhiều, một phần tiền lãi của hãng xe Trung Quốc này « rơi vào túi của hãng xe Pháp và số tiền đó sẽ được dùng để đầu tư vào các công nghệ mới trong ngành sản xuất ô tô ». Theo giới trong ngành, điều không nói ra ở đây là hãng xe Pháp với những tên tuổi lớn từ lâu đời như Peugeot hay Citroen kỳ vọng vào công nghệ của Trung Quốc để phát triển xe điện.Trong mắt giáo sư Thomas Porcher, giảng dậy tại trường quản trị kinh doanh Paris School of Business, trên đài phát thanh France Inter (ngày 17/05/2024), sự hợp tác này là bằng chứng rõ rệt nhất thể hiện « thất bại trong chính sách công nghiệp của châu Âu và của bản thân các nhà sản xuất xe trên châu lục này » khi họ nhường hẳn một sân chơi mới là mảng công nghiệp ô tô điện cho Trung Quốc.Thomas Porcher : « Đây là một thất bại của chính sách công nghiệp châu Âu, đã không tạo chỗ đứng cho một tên tuổi lớn trong lĩnh vực ô tô điện, khác hẳn với trường hợp của Mỹ như với Tesla. Đây cũng là một thất bại của các nhà sản xuất châu Âu, để rồi những tên tuổi hàng đầu trong ngành như Peugeot, Citroen, dưới màu cờ của Stellantis, trở thành một đại lý cho xe Trung Quốc. Đâu đó như thể Stellantis chuẩn bị để thay thế những sản phẩm sáng giá của mình bằng xe Trung Quốc. Chỉ là một nhà phân phối xe cho Trung Quốc thì Stellantis đâu có hàng mới để chinh phục thị trường ».Châu Âu cận thịMột số tên tuổi lớn trong ngành như Toyota của Nhật, sau khi tiên phong trong thể loại xe hybride, sử dụng điện và xăng, không chuyển hướng sang ô tô điện. General Motors của Mỹ cũng bị chậm đến mấy nước cờ so với các hãng xe Trung Quốc. Ba con chim đầu đàn của nền công nghiệp xe hơi Pháp là Renault, Peugeot và Citroen vẫn mải mê phát triển xe chạy bằng xăng và dầu… Để rồi giờ đây bị các đối thủ Trung Quốc qua mặt. Kinh tế gia Elie Cohen mạnh mẽ lên án tính toán thiển cận của lãnh đạo Stellantis và qua đó gián tiếp hy sinh mảng ô tô điện của chính các công ty mà ông Tavares đang điều hành.Elie Cohen : « Tôi rất sửng sốt nhận thấy rằng, tập đoàn Stellantis từng đánh cược vào kiểu xe điện C3 do hãng Citroen sản xuất, xem đây như một lá chủ bài để chinh phục thị trường ô tô điện châu Âu. Đây là một loại xe nhỏ, bình dân, dễ dàng chinh phục thị trường Pháp và châu Âu. Chính phủ Pháp đã hỗ trợ nhiều cho Stellantis để phát triển mảng ô tô điện này, kèm theo đó là những khoản trợ cấp để khuyến khích người tiêu dùng sắm ô tô điện…. Để rồi, Stellantis giờ đây không còn nhắc nhiều đến kiểu xe Pháp C3 nữa mà lại rầm rộ thông báo với khách hàng lã sẽ phân phối xe điện mang nhãn hiêu Trung Quốc Leapmotor ».Công bằng mà nói, về hình thức bề ngoài, dáng các kiểu xe Trung Quốc khá bắt mắt, Leapmotor và các hãng xe Trung Quốc khác có khả năng cung cấp từ những kiểu xe nhỏ, bình dân đến gam hạng sang. Xe của Trung Quốc được trang bị nhiều thiết bị điện tử thông minh… giá lại rẻ nên chúng « có tất cả những chìa khóa để chinh phục những khách hàng khó tính châu Âu », như ông Elie Cohen ghi nhận.Liên Âu vẫn rụt rè Vào lúc Hoa Kỳ đã thẳng thừng đóng chặt cửa với ô tô điện Trung Quốc thì Liên Âu vẫn chỉ mới lên tiếng đe dọa :Elie Cohen : « Chính quyền Trung Quốc trợ giá rất mạnh cho nền công nghiệp xe hơi nước này, từ sản xuất đến xuất khẩu. Nhờ vậy xe điện Trung Quốc nhanh chóng bành trướng ở khắp nơi, dẫn đầu trong số các nhà xuất khẩu vào Liên Âu, qua mặt luôn cả xe Mỹ Tesla… Trước làn sóng xe điện Trung Quốc đó thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn cứ tranh cãi, điều tra xem ô tô điện Trung Quốc có được trợ giá hay không, cân nhắc xem nên đánh thuế nhiều hay ít … và một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu mạnh mẽ chống đối áp thuế xe điện Trung Quốc… Trong khi đó, xe của Trung Quốc tiếp tục được ra lò và các nhà máy tiếp tục hoạt động mạnh ».Trong trường hợp khả quan nhất, Bruxelles cũng chỉ đánh thuế từ 15 đến 30 % xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào Liên Âu chứ không bao giờ dám áp thuế 100 % như Mỹ. Hiện tại, Đức là tiếng nói mạnh mẽ nhất chống mọi kế hoạch đánh thuế ô tô điện Trung Quốc. Hungary vừa ký hợp đồng với tập đoàn BYD để mở một nhà máy lắp ráp xe Trung Quốc ngay giữa lòng châu Âu. Tây Ban Nha thì hợp tác với Chery …. Liên Âu đề ra mục tiêu đến năm 2035, 100 % xe lưu hành phải là ô tô điện. Trung bình mỗi năm, người Pháp mua vào 1,8 triệu chiếc xe mới. Trước khi mở đại lý cho xe Trung Quốc, chính Carlos Tavares, tổng giám đốc Stellantis đã mạnh mẽ chỉ trích các giới chức ở Bruxelles và chính phủ Pháp « nuôi dưỡng » nền công nghiệp ô tô điện Trung Quốc !
Nadine Bourezg Project Director - Transport for NSW, Nadine started her professional carrier after an Engineering Specialised Master's Degree from Ecole Central Paris. Nadine has over 20 years of experience working in the automotive and rail industries across France, the UK and Australia - involved in design, planning, delivery, operations, maintenance phases- including portfolio, program, and project management. She worked for major companies such as Peugeot Citroen, Lear Corporation, and London Underground. Currently Nadine is contributing her vast skills and experience obtained throughout her carrier for the benefit of Transport for NSW and the Transport industry.
Hello and welcome to Overdrive, a program that takes a broad look at how cars and transport impact our community. I’m David Brown News 1. Federal; Government Discussion paper Fuel Future Strategy (1:30) 2. Company’s leading the way for environmental actions (2:32) 3. Hyundai Recall of Tucson (4:02) 4. Hyundai Motor Group unveils TIGER un-crewed Ultimate Mobility Vehicle concept (5:04) Discussion subjects This week we have a chat with respected motoring write Paul Murrell, who with a love of cars, a career in marketing and a worldly perception looks at the following subject: • Selling the merger between Fiat Chrysler and Peugeot/Citroen (6:13) • A number of brands are redesigning their logo. Some work some definitely do not (11:04) • Have we reached the stage where car grilles have become too large? (15:40) • Genesis G80 – Can a vehicle from the Hyundai stable carve a luxury niche in the market? (18:44) You can find more information at Driven Media or previous programs are available as podcasts on Spotify: https://open.spotify.com/show/0ah6JZN8LTYURIfNs1IIBs iTunes: https://podcasts.apple.com/us/podcast/overdrive-cars-transport-and-culture/id1001084679 Go to Our Facebook page OverdriveCity https://www.facebook.com/OverdriveCityDrivenMedia/?modal=admin_todo_tour or Our YouTube site https://www.youtube.com/channel/UCKyx5sv6cgF4URRmNq2JiXg/videos Originally broadcast 13 February 2021
I've just been on a lovely drive down to Akuna Bay in New South Wales in Sydney, where we were having a look at the new 2008 Peugeot small SUV. There I met Peugeot/Citroen Australia's Managing Director Kate Gillis. Kate has an interesting background in working for companies that place great importance on brand value and produce quality products. Waterford Crystal was one of her former employees. After the event we had a good chat about what Peugeot as a brand represents and where it might go with its products. Subjects covered include: • Peugeot's 210-year history • Should Peugeot have products that reflect its earlier activities such as coffee mills and salt and pepper shakers • The impact of COVID on our culture and travel habits • The use of the internet in marketing and selling cars • Electrification • Freight transport especially deliveries • The “beautiful” 2008. The GT model is more Sportwagon than SUV
Wie funktioniert ein konzernweites Customer Experience Management in einem internationalen Automobilkonzern, der so unterschiedlich positionierte Marken wie Peugeot, Citroen oder Opel verteibt? Welche Tools und Techniken kommen zum Einsatz, um die Customer Journey zu gestalten? Und was für Menschen arbeiten in so einem Umfeld? In dieser Folge geht es wieder um die Aufgaben eines CX Managers in der Praxis, konkret um die Automobilindustrie. Henrik Tetzlaff, Head of Customer Journey bei der Groupe PSA, ist zu Gast bei Peter Pirner. Mehr zu Henrik Tetzlaff finden Sie auf www.linkedin.com/in/htetzlaff/ Schreiben Sie uns eine Email oder besuchen Sie unsere Websites www.cx-talks.com und www.i-cem.de
Conociendo Wuhan, la ciudad donde se originó “El virus” • China tiene 1.400 mill habitantes, en Wuhan viven 11 millones de personas • Es la 7° ciudad más grande del país asiático y la número 42 del mundo. • Es la unión de tres localidades —Wuchang, Hanyang y Hankou— • Punto estratégico nacional, e importante nodo de transporte en el país asiático. • Conocida en verano como la "olla de China" por las altas temperaturas que se registran. • Está a pocas horas en tren de la mayoría de ciudades importantes de China, lo que la convierte en un punto estratégico en la red ferroviaria de alta velocidad. • También es una las 10 mayores economías del gigante asiático y punto de acceso a nueve de las provincias chinas. • Wuhan, construida en el curso medio del río Yangtsé —el río más largo de Asia—, también cuenta con uno de los puertos intermedios más grandes a lo largo de este afluente, con barcos que conectan con Shanghái (800 km al este) o la megalópolis de Chongqing (1000 km al oeste) SALTA A Bahia Blanca • Wuhan, según su página web, es "el cimiento tanto de la manufactura de alta tecnología como de la manufactura tradicional". • Wuhan cuenta con una serie de zonas industriales, 52 "instituciones de educación superior", y declara que tiene más de 700.000 estudiantes, incluidos, apunta, el mayor número de estudiantes de grado en el país. • Unas 230 de las 500 compañías más grandes del mundo (clasificadas por la lista de Fortune Global) han invertido allí. • Las inversiones más notables proceden de Francia, que tuvo una "concesión extranjera" (territorio arrendado) en Hankou, hoy Wuhan, entre 1886 y 1943. • Más de 100 empresas francesas han invertido en la ciudad y Peugeot-Citroen tiene un consorcio chino allí. • Wuhan también sirve como puerta de entrada a las Tres Gargantas, una región turística y sede de la enorme represa hidroeléctrica homónima. Enjoy!
Bắc Kinh phải đối mặt với một loại virus có nguy cơ lây lan nhanh trên một đất nước rộng lớn. Kèm theo đó là mối đe dọa siêu vi corona tấn công vào cả lĩnh vực tiêu thụ lẫn khu vực sản xuất của nền kinh tế thứ hai toàn cầu. Với cộng đồng quốc tế, dịch viêm phổi 2020 đang chứng minh : "Trung Quốc mới ho cũng đủ để cả thế giới phải xanh mặt". Kinh tế Trung Quốc chưa hết vận hạn từ năm Tân Hợi cho dù đã bước vào năm Canh Tý. Tưởng chừng tạm yên tâm về mặt thương mại sau khi đã ký kết một hiệp đình "ngừng bắn" với Washington, nhưng lại phải đối mặt với một đối thủ đáng sợ không kém là siêu vi gây viêm phổi corona. Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về Đông Bắc Á Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris, Sciences Po. trước hết nhắc lại, khi dịch viêm phổi cấp tính SARS bùng phát hồi năm 2002-2003, phải mất nhiều tháng Bắc Kinh mới lên tiếng, lần này từ đầu tuần trước, chính chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng minh đang làm chủ tình hình và nhìn nhận "tình hình nghiêm trọng" : "Bắc Kinh rút kinh nghiệm từ dịch SARS. Khi đó Trung Quốc đã không cung cấp thông tin kịp thời, chính quyền Trung Quốc bị cả công luận trong nước lẫn quốc tế cáo buộc che giấu thông tin. Lần này thì ngược lại, ngay từ Thứ Hai tuần trước, chính ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các cán bộ Nhà nước ở mọi cấp minh bạch thông tin và xử lý các ca lây nhiễm. Cũng có thể nói là Bắc Kinh phô trương nỗ lực đang làm tất cả để ngăn chận dịch bệnh lây lan. Dù vậy, một bộ phận trong công luận ở Trung Quốc vẫn hoài nghi về thực tâm của chính quyền. Số nạn nhân có thể còn lên cao hơn nhiều trong những ngày tới". Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để trấn an công luận trong nước và quốc tế. Ngoài vấn đề y tế thì kinh tế mới là mối quan tâm của ban lãnh đạo trong tay ông Tập Cận Bình. Từ một tuần qua, Vũ Hán một lá phổi công nghiệp của Trung Quốc, trong tình trạng "nội bất xuất, ngoại bất nhập", đường phố vắng bóng người. Các nhà máy đóng cửa chưa biết đến khi nào, nhân viên bất đắc dĩ phải nghỉ phép "vô hạn định". Gần một tháng kể từ khi những ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, giới quan sát lo ngại, virus corona cướp đi từ 1 đến 1,5 điểm tăng trưởng của Trung Quốc, trong bối cảnh GDP của nước này chỉ còn 6 % thay vì 11-12 % như vào cuối những năm 1990, đầu những năm 2000. Chuyên gia Antoine Bondaz phân tích thêm : "Về mặt kinh tế, sẽ có nhiều tác động cả về ngắn lẫn trung hạn đối với Vũ Hán và ngay cả với kinh tế của Trung Quốc nói chung. Vũ Hán có 11 triệu dân, là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Tỉnh này tương đối giàu có. Phải đợi thêm vài ngày nữa mới có thể biết thêm về tác động kinh tế do virus gây nên, nhưng chắc chắn một điều là các sinh hoạt đang bị chựng lại. Trung Quốc là nơi các hoạt động mua bán trực tiếp rất quan trọng. Với dịch viêm phổi lần này, người ta hạn chế ra đường, hay đi xem phim, đi mua sắm ... Chỉ số tiêu thụ sẽ giảm mạnh. Nhiều chương trình du lịch vào dịp Tết tại Hoa Lục hay các kế hoạch đi ra nước ngoài đã bị hủy. Nhìn đến khu vực sản xuất, tất cả đã bị ngưng lại từ nhiều ngày qua. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bị ảnh hưởng đã đành, mà hơn thế nữa cả cỗ máy sản xuất của Trung Quốc cũng bị tác động dây chuyền, bởi vì Hồ Bắc vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cả nước, đồng thời cũng là nơi có nhiều nhà máy sản xuất. Trước mắt, Vũ Hán bị nặng nhất và những tác động về kinh tế được nhận thấy rõ nhất tại thành phố này". Lá phổi công nghiệp Trung Quốc Vũ Hán là một trong những thành phố năng động nhất của Trung Quốc, với sông Dương Tử bao quanh, là chiếc nôi của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc và từng được mệnh danh là một "Detroit" của ông khổng lồ châu Á này. Một trong bốn tứ trụ của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc là Đông Phong (Dongfeng) đặt trụ sở tại Vũ Hán từ thời Mao Trạch Đông. Thành phố với 11 triệu dân cũng là nơi có khoảng một chục nhà máy lắp ráp xe hơi, mỗi năm sản xuất trên 2 triệu chiếc ô tô để phục vụ thị trường nội địa, là địa bàn mà hai tập đoàn xe hơi Pháp là Peugeot Citroen và Renault chọn làm cổng vào để thâm nhập thị trường Trung Quốc. Vũ Hán không chỉ là tủ kính trưng bày của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc mà còn là một lò công nghệ luyện kim, nơi sản xuất đến 66 % đường ray xe lửa cho toàn quốc. Gần đây, nhiều công ty khởi nghiệp của Trung Quốc và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao cũng đã dồn về Vũ Hán. Hơn 300 tập đoàn nước ngoài đã đổ vốn đầu tư vào thành phố này. Trong số đó, phải kể đến Microsoft của Mỹ, công ty sản xuất phần mềm của Đức SAP, hơn 160 hãng lớn nhỏ của Nhật Bản. Theo báo South China Morning Post, năm ngoái, vào lúc tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc là 6,5 % thì tại riêng thành phố này, tăng trưởng đạt 7,8 %. Báo The Guardian của Anh lưu ý GDP của riêng thành phố Vũ Hán lên tới 224 tỷ đô la năm 2018, tương tương với tổng sản phẩm nội địa của một quốc gia như Việt Nam hay Bồ Đào Nha. Không chỉ là một thành phố năng động, một cơ sở sản xuất của Trung Quốc, Vũ Hán còn là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền cung ứng, là một chặng trung chuyển không thể thiếu trong quan hệ thương mại : với một cảng lớn trên sông Dương Tử, với phi trường và các sân ga cỡ "XXL", Vũ Hán được xem là cánh cổng giao thương giữa Trung Quốc với châu Âu, với Trung Đông và cả Hoa Kỳ. Từ ba năm nay, một chuyến đường sắt đã nối liền thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc với thành phố Lyon, miền trung nước Pháp. Về mặt ngoại giao và văn hóa, nhiều nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ mở tòa lãnh sự tại Vũ Hán. Thành phố này cũng là một điểm đến được nhiều sinh viên quốc tế ưa chuộng. Tất cả những lợi thế vừa nêu đủ cho thấy quyết định "cách ly" Vũ Hán trong những ngày qua sẽ đem lại những hậu quả tai hại tới mức độ nào. Nhà báo Pierre Haski, từng là thông tín viên thường trực của báo Pháp Libération khi dịch SARS hoành hành hồi năm 2002-2003, trả lời trên đài France Inter và cho biết Trung Quốc đang bị một đòn đau và kèm theo đó là nguy cơ công phẫn trong xã hội gia tăng : "Chắc chắn là sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Trong vụ SARS, dịch viêm phổi cấp tính đã cướp đi từ 1 cho tới 1,5 điểm tăng trưởng của Trung Quốc. Khi đó, tỷ lệ tăng trưởng là hơn 10 %. Ngày nay, các dự báo đều cho thấy tăng trưởng của Trung Quốc dự trù cho năm 2020 chỉ bằng một nửa so với gần 20 năm trước và vào khoảng hơn 6 % một chút. Với tình trạng các hoạt động mua bán và sản xuất bị đình trệ kéo dài, xóa đi từ 1 đến 1,5 % tăng trưởng nữa, tức là dự báo GDP của nước này còn có 5 %, những điều này lại càng đẩy Trung Quốc vào "vùng nguy hiểm". Nguy cơ bất ổn trong xã hội và những nỗi phẫn nộ chồng chất trong xã hội lại càng dễ dâng trào". Trung Quốc ho, thế giới cảm lạnh Trước mắt, lãnh đạo nhiều công ty đang hoạt động tại Vũ Hán đều muốn tin rằng, dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn, nhưng đó là trước khi có lệnh "kéo dài thời gian nghỉ phép" vào dịp Tết Canh Tý đề phòng dịch bệnh lây lan. Nhìn rộng ra ngoài phạm vi Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, thế giới đang lo cỗ máy tiêu thụ của nước đông dân nhất địa cầu bị đóng băng vì siêu vi corona. Ngành du lịch của châu Á nói riêng và của thế giới nói chung lo ngại dịch bệnh kéo dài, du khách Trung Quốc hủy các chương trình tham quan ra hải ngoại. Thế giới điện ảnh Hollywood đang lo khi thấy số vé vào cửa tại Trung Quốc trong những ngày Tết vừa qua giảm mạnh. Vào ngày 30 Tết năm nay, các rạp chiếu phim trên toàn quốc thu vào được 1,8 triệu nhân dân tệ (tương đương với 260 ngàn đô la). Con số này giảm gần 1.000 lần so với đúng một năm trước. 17 năm trước, khi dịch SARS khi được phát hiện và đã kéo dài trong hơn 5 tháng (từ 15/03/2003 đến 05/07/2003) gây thiệt hại cho kinh tế thế giới chừng 40 tỷ đôla, gần 0,1 % GDP toàn cầu. Vấn đề đặt ra là khi đó GDP Trung Quốc tương đương với 8,3 % của thế giới ngày nay, còn nay tỷ lệ này được nâng lên tới hơn 20 %. Virus corona do vậy sẽ "ảnh hưởng" tới kinh tế toàn cầu nhiều hơn. Hồi năm 2003, sức mua của 1,4 tỷ dân Trung Quốc không sánh được với bây giờ. Một số nhà quan sát lo rằng, thuần túy về kinh tế mà nói, có nguy cơ virus corona "độc hại" hơn SARS xưa kia.
Ils ont réussi là où cela avait échoué avec Renault. Fiat Crysler et Peugeot Citroen ont officialisé leur souhait de fusion entre égaux. Pour « La Story », le podcast d’actualité des « Echos », Pierrick Fay et ses invités en déroulent les rebondissements et les défis.La Story est un podcast des « Echos » présenté par Pierrick Fay. Cet épisode a été enregistré en novembre 2019 dans les locaux des « Echos » (Paris, 15e). Rédaction en chef : Clémence Lemaistre. Invités : Anne Feitz et Julien Dupont-Calbo (journalistes aux « Echos »). Réalisation : Mathias Arrignon et Nicolas Jean. Chargée de production et d’édition : Michèle Warnet. Musique : Théo Boulenger. Identité graphique : Upian. Photo : AFP. Son : Rai, Euronews, RTL, BFM TV, Franceinfo, Online Teachers. Voir Acast.com/privacy pour les informations sur la vie privée et l'opt-out. See acast.com/privacy for privacy and opt-out information.
Today's download: Toyota LandCruiser: 200 Series V8 petrol axed, Citroen C5 Aircross falls short with ANCAP, Mercedes and Peugeot achieve five stars, 2020 Porsche Taycan revealed, Peugeot-Citroen executive dismisses Holden takeover rumours, BMW Australia, Chargefox announce charging subscription for i3 owners, Mercedes-Benz EQ Concept teased, Ferrari 812 Superfast, F8 Tributo Spiders coming, and Lexus posts record sales in August.
Armstrong Motor Group takes over the Peugeot and Citroen distribution in Australia and New Zealand. Read more ($): https://www.nbr.co.nz/opinion/car-torque-armstrong-motor-group-takes-nz-peugeot-citroen-distributorship
My guest this week is Pierre-Loic Assayag, the CEO and co-founder of Traackr, the world’s most powerful and effective influencer management platform. Traackr lets marketers scale their influencer marketing programs by focusing on the individual people with the greatest impact on their objectives. Their customers include Coca-Cola, HP, OpenTable, Capital One, Kiehls, Travelocity, SAP and Adidas. Half of the top 50 communications agencies today use Traackr to drive successful social programs and earn more attention by engaging with the right people, an amazing achievement for a company just in the process of raising its first round of institutional capital. A longtime mar-tech veteran, Pierre-Loic has deep expertise in advertising and marketing innovation across the digital space. After starting his career at P&G, Pierre-Loic became Peugeot-Citroen’s first Director of New Media heading up an international portfolio of information technology projects. He went on to join the frontlines of the Internet economy at places including Viant and Optaros, bringing blue chip customers the vision and execution they needed to survive and thrive in a media landscape transformed by the slow, painful death of traditional mass media. In our second segment we’ll talk about a subject near and dear to any entrepreneur’s heart, which is when to raise money. Traackr’s been remarkably capital efficient in the way it’s grown into a global company, and that’s because Pierre-Loic has some strong views on the relative importance of customer revenue and investor capital. He also has a very specific and I think pretty unique way of thinking about when to go raise money, a model based on aligning your interests with that of investors I think could save a lot of us a lot of heartache as we journey down the road. -- How Hard Can It Be is sponsored by G20 Ventures, early traction capital for East Coast enterprise tech startups, backed by the power and expertise of 20 of the Northeast's most accomplished entrepreneurs. G20 Ventures... People first. How Hard Can It Be is also sponsored by Actifio, the world’s leading Enterprise Data-as-a-Service platform. Deliver your data just like your applications and infrastructure... as a service available instantly, anywhere. For hybrid cloud, faster DevOps, and better business resiliency, Actifio is Radically Simple.
Tim Harrison, Head of Wealth Management at Linear Investments talks about the biggest M&A news - Standard Life to buy Aberdeen in $4.5 billion stock deal and Vauxhall-Opel sold by GM to Peugeot-Citroen. Harrison says the Standard Life and Aberdeen deal is a sign of desperation! And adds, “More nimble… human driven asset management still has future” About Snap IPO - Harrison says it will be interesting to see other Unicorns follow suit. These are interesting times, but I am starting to get nervous, he says. #M&A, #StandardLife, #Aberdeen, #Vauxhall-Opel, #GM, #Peugeot-Citroen, #markets, #trading, #equities, #macro, #fundamentals, #business, #UK, #US, #Europe
News including: Big jump in fuel efficient car sales; NZ Road Safety - for tourists; Checking your tyres; Robotic Car Race and Ferrari's 3rd Theme Park. We road test a couple of Holden V8 Commodore Station Wagons and reflect on what life will be like without the family V8 in the near future. We follow up on some past news stories, including Tesla's Model 3 sales and what Peugeot/Citroen are doing in the US. Plus quirky news including: TomTom's questionable "congestion index", an Aston Martin with genuine Royal Heritage comes up for Auction, and Google's poorly timed patent. Originally aired on 9th April 2016. For past programs and individual segments visit www.drivenmedia.com.au
Overdrive. News: Cars sales in February 2016, Trucks And SUVs Fare Better; Goodyear reveals concept tires for autonomous vehicles at Geneva Motor Show; Sad or Mad? Stay Out of the Car!/Crash risk increases tenfold when drivers are emotional, say researchers; New study explores male and female views on road safety; Peugeot Citroen reveals 'real-world' fuel consumption; UberMOTO: Uber launches new motorcycle service in Bangkok, Thailand; Safety first for Australia's Best Cars winners/Bugatti Chiron, to be priced at $2.6 million, is 'ready for a new world speed record' We talk transport planning with the pre-eminent Alan Davies. We road test the Toyota Prius. Plus quirky news including: Does Your Ride Predict Your Vote; Pastafarian could lose his driving licence if cops find him in car WITHOUT colander on his head; Originally aired 12 March 2016. For past programs and individual segments visit drivenmedia.com.au
法国标致董事会批准了由法国政府及中国第二大汽车制造商东风的联合入股协议。按照协议,法国政府及东风将分别向法国标致注资8亿欧元(约66.5亿元人民币)收购该公司14%股份。 受欧债危机及销量下降影响,法国标致面临巨大资金压力。 Shares of Dongfeng Motors are set to open trading in Hong Kong later this morning following yesterday's announcement, which has seen the Chinese Automaker agree to a major investment in French automaker Peugeot Citroen. As part of the dead, Dongfeng and the French government are investing a combined 800-million euros, or around 1.1-billion US dollars into PSA. Under the deal, this will give Dongfeng, the French government, and the Peugeot family equal 14-percent stakes in the company. This means the Peugeot family's 200-year old hold on the company has evaporated, as it will no longer have a voting veto. The deal will include a share transfer to both Dongfeng and the French government at an over 40-percent discount from Peugeot's current share price. Dongfeng shares in Hong Kong closed down just over 1-percent on Wednesday as investors digested the impact of the deal. For more on this, Our Shane Bigham spoke earlier with Cao Can, our financial commentator.
PSA, the parent company of Peugeot-Citroen, is considering selling a stake in the company to its Chinese partner Dongfeng. Volkswagen said it will only offer turbocharged gasoline and diesel engines within the next 3 to 4 years. A new report says, the number of people using car sharing services will increase 6 fold by the end of the decade. All that and more, plus John responds to your questions and comments in You Said It!
As medidas anunciadas pelo presidente François Hollande para reduzir as despesas públicas e o fechamento de uma fábrica da montadora Peugeot-Citroen, que vai sacrificar 3 mil empregos na região parisiense, são os principais destaques nos jornais desta sexta-feira, 29 de junho.
We have more information on that 7-speed manual transmission ZF supplies to Porsche for the new 911 – the world’s first 7-speed manual for a passenger car. Magna Steyr will build a new compact model for Infiniti starting in 2014. To show off the durability of its new i30, Hyundai parked the car in the middle of a safari park to let a pack of baboons have fun with the car. All that and more, plus a preview of Autoline This Week about some of the tricks to make the interiors of cars look as good as they can.
Ford and Peugeot-Citroen are ending their partnership for building larger diesel engines. Nissan just announced a new automotive communication system called NissanConnect that will debut on the 2013 Altima. Ferdinand A. Porsche, designer of the iconic 911 sportscar and grandson of company founder Ferdinand Porsche, has passed away. All that and more, plus John McElroy has the latest reveals from the New York Auto Show.