POPULARITY
Trong cuộc đọ sức Mỹ -Trung ở Kênh đào Panama, bàn thắng tạm thời nghiêng về Washington : tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison chuyển nhượng lại cho một quỹ đầu tư của Mỹ hai cảng ở hai đầu con kênh mà chính quyền Trump đòi « thâu tóm trở lại ». Bắc Kinh trong thế lưỡng nan : Chận thương vụ giữa một công ty tư nhân của Hồng Kông với một đối tác quốc tế là một nước cờ mạo hiểm. Hôm 04/03/2025, vài giờ trước khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc diễn văn trước Quốc Hội lưỡng viện, quỹ đầu tư BlackRock thông báo đạt thỏa thuận với tập đoàn đa quốc gia của Hồng Kông, CK Hutchison, « mua lại quyền khai thác » 2 trong số 5 cảng dọc Kênh đào Panama : Balboa và Cristobal. Đây chỉ là 2 trong số hơn 40 hải cảng CK Hutchison đang khai thác tại 23 quốc gia trên thế giới. Trị giá hợp đồng 23 tỷ đô la.Trump đẩy Trung Quốc ra khỏi Panama Trên mạng xã hội Ủy Ban đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ phấn khởi khẳng định là « Trung Quốc bị đẩy ra khỏi Panama. Mỹ đang trên đà chiến thắng ». Dân biểu bang Florida, chủ tịch ủy ban này ông Brian Mast không bỏ lỡ cơ hội ca ngợi « công lao » và sự « sáng suốt » của tổng thống Donald Trump khi biết rằng, chủ nhân Nhà Trắng luôn khẳng định Kênh đào Panama « thuộc về nước Mỹ » và đã từng yêu cầu bộ Quốc Phòng xem xét các khả năng quân sự để bảo đảm quyền của Hoa Kỳ được sử dụng con kênh này vào lúc mà Trung Quốc « kiểm soát » 5 cảng dọc theo con kênh.Thắng lợi của Washington còn lớn hơn nữa do hai cảng Balboa và Cristobal ở hai đầu con kênh, mở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.Trả lời đài RFI Pháp ngữ giáo sư đại học giảng dậy môn Khoa Học Chính Trị, Kevin Parthenay trước hết giải thích vì sao việc một quỹ đầu tư của Hoa Kỳ giành lại quyền khai thác một số cơ sở ở Panama từ tay một tập đoàn Hồng Kông được coi là thắng lợi lớn của Mỹ :« Kênh đào Panama đã từng và sẽ luôn là một điểm chiến lược đối với quyền lợi của Mỹ và cũng như là đối với phía Trung Quốc nhất là khi hai siêu cường trên thế giới này bắt đầu lao vào một cuộc đối đầu. Qua hai quyết định gần đây chúng ta thấy Panama đã loan báo không tiếp tục tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc, mà sự hợp tác này đã chính thức được khởi động từ 2017. Bên cạnh đó, tư pháp Panama đòi xem xét lại các điều khoản đã nhượng quyền khai thác hai cảng Balboa và Cristobal ở hai cửa ra vào con kênh cho tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison. Đó là những tín hiệu mạnh để xác định vai trò trung tâm và ảnh hưởng của Mỹ đối với Panama » Dựa trên cơ sở nào Mỹ đòi « chiếm lại » kênh đào Panama ? Giáo sư Frédéric Lasserre Đại học Laval, Québec, Canada, chuyên nghiên cứu về khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương nhắc lại lập trường của tổng thống Trump đòi « lấy lại » con kênh mà Hoa Kỳ đã xây dựng cho Panama : « Donald Trump tố cáo các giới chức Panama bắt chẹt tàu thuyền của Mỹ, bắt họ trả phí đắt hơn so với tàu chở hàng của những quốc gia khác khi đi qua kênh đào Panama. Không một dữ liệu nào minh chứng cho điều đó và nếu quả thực tàu thuyền của Mỹ bị đối xử bất công, chắc chắn là các tập đoàn vận tải đường biển của Mỹ đã không để yên. Ngoài ra, cần chú ý là tập đoàn Hồng Kông, CK Hutchison khai thác : khai thác chứ không sở hữu, hai trong số năm cảng dọc theo con kênh Panama. Không có bất kỳ lý do nào để Hutchison phân biệt đối xử với tàu thuyền của Mỹ và nếu có đi chăng nữa thì liệu rằng tập đoàn này có được chỉ thị từ Bắc Kinh hay không ? Hiện không có bằng chứng nào cho phép xác định tàu bè của những quốc gia khác ngoài Trung Quốc bị đối xử tệ. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng tập đoàn của Hồng Kông, CK Hutchison chỉ khai thác có 2 trong số 5 cảng trên con Kênh đào Panama ».Tập đoàn Hồng Kông ngừng khai thác các hải cảng ? Trên thực tế thỏa thuận giữa tập đoàn khai thác hải cảng và bảo đảm các dịch vụ của Hồng Kông với một « tổ hợp đầu tư do quỹ BlackRock đứng đầu » không chỉ thu hẹp ở phạm vi Panama. Theo các báo tài chính của Mỹ và Á châu, tập đoàn trong tay nhà tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành chuyển nhượng tổng cộng 43 trong số hơn 50 hải cảng đang quản lý trên toàn thế giới. Trong số này có 10 hải cảng thuộc về Hồng Kông và Hoa Lục. Cristobal và Balboa chỉ là hai trong số 43 địa điểm liên quan. Nhưng con kênh này đang trở thành một tâm điểm trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai siêu cường trên thế giới, chuyên gia Virginie Saliou Học Viện Quân Sự Pháp IRSEM giải thích về tầm cỡ chiến lược của công trình :« Mỹ là quốc gia sử dụng nhiều nhất Kênh đào Panama để vận chuyển hàng từ bờ đông sang châu Á, để đưa hàng từ bờ tây của nước Mỹ sang châu Âu, để bảo đảm các luồng cung ứng giữa hai bờ đông và tây của bản thân nước Mỹ. Cứ trên 100 chuyến tàu chở hàng của Mỹ thì có 40 chiếc phải đi qua Kênh Panama và trung bình có từ 60 đến 70 % giao thương hàng hải sử dụng con kênh này là những chuyến tàu khởi hành hoặc cập bến các hải cảng của Hoa Kỳ. Chỉ có 13 % tàu thuyền đi qua đây liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc. Không chỉ có các tàu chở hàng của Mỹ sử dụng kênh Panama. Con kênh này còn là nơi mà tàu chiến của Hoa Kỳ cũng phải đi qua. Theo các số liệu gần đây trung bình hàng năm 40 trong số 291 tàu quân sự của Mỹ phải đi qua ngả này ». Con Đường Tơ Lụa, cái gai giữa Panama và MỹCũng bà Saliou nhấn mậnh Kênh đào Panama thuộc quyền sở hữu của Panama, một quốc gia ở Trung Mỹ chưa đầy 5 triệu dân, không có quân đội và sử dụng đồng đô la Mỹ. Công trình này do cơ quan ACP gồm 13 thành viên quản lý và Hiến Pháp Panama ghi rõ con kênh này « thuộc quyền sở hữu không thể tách rời » của Panama. Năm 1997 vào tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison ký hợp đồng với cơ quan ACP của Panama để được quyền « khai thác », đầu tư và bảo đảm các dịch vụ tại 5 cảng dọc theo con kênh. Đúng 20 năm sau, Panama chính thức tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc từ đó căng thẳnh giữa Hoa Kỳ và Panama gia tăng. Virginie Saliou :« Từ khi Panama tham gia dự án Con Đường Tơ Lụa với Trung Quốc, đã có khoảng 30 dự án hợp tác và đầu tư ra đời nhưng chỉ một số ít được thực hiện đến nơi đến chốn, và kết quả không nhiều. Do vậy việc chính quyền Panama rầm rộ loan báo chia tay với dự án của Bắc Kinh trước hết là một tín hiệu nhắm gửi đến Nhà Trắng để làm vừa lòng tổng thống Trump. Một điểm đáng chú ý khác là năm 2001 tức là chỉ ít ít lâu sau khi tập tập đoàn của Hồng Kông được quyền khai thác Balboa và Cristobal thì chính phủ Mỹ đã ra một thông cáo xác nhận rằng sự hiện diện của Hutchison không là một mối đe dọa. 25 năm sau, tình hình đã có nhiều thay đổi vào lúc mà Washington và Bắc Kinh lao vào một cuộc đối đầu. Mỹ lo ngại Trung Quốc lợi dụng vị trí này để dọ thám Mỹ về mặt kinh tế và quân sự. Kênh đào Panama có thể là một địa điểm để quan sát các hoạt động của đối phương rất lợi hại ». Sự im lặng đáng ngờ của Bắc Kinh Nhìn đến phản ứng của Trung Quốc, giới quan sát hơi ngạc nhiên trước sự im lặng của chính quyền trung ương. Kênh đào Panama là nơi mà 21 % các tàu bè qua lại là tàu chở hàng của Trung Quốc, là cửa ngõ của ngành xuất nhập khẩu nước này sang châu Mỹ. Kiểm soát « hai đầu con kênh » này mang tính chiến lược. Vậy thì tại sao tập đoàn hàng hải Hồng Kông đã chuyển nhượng quyền khai thác lại cho một « tổ hợp đầu tư của Mỹ » mà không bị Bắc Kinh chống đối ?Tuần báo The Economist của Anh (20/03/2025) giải thích : trước hết về mặt chính thức Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý để can thiệp hay ngăn chận CK Hutchison « bán lại » quyền khai thác hai cảng Balboa và Cristobal cho bất kỳ một tập đoàn nào khác.Nhưng một cách không chính thức, chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn có thể « can thiệp » dưới nhiều hình thức : hoặc là gây sức ép trực tiếp với gia đình của nhà tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành, vì CK Hutchison có nhiều cơ sở tại Hoa Lục. Chính quyền Trung Ương cũng hoàn toàn có thể sử dụng « luật an ninh quốc gia » để « chận » hoặc « hủy » thương vụ giữa tập đoàn Hồng Kông và quỹ đầu tư của Mỹ BlackRock. Một giải pháp khác, là trong giao kèo giữa CK Hutchison và BlackRock bao gồm nhiều hải cảng mà họ Lý đang kiểm soát từ ở Hồng Kông đến Pakistan, Sri Lanka … do vậy, Bắc Kinh có thể trực tiếp gây áp lực với các chính quyền liên quan.Trung Quốc tránh một nước cờ mạo hiểmNhưng theo các chuyên gia tuần báo Anh trích dẫn, can thiệp lộ liễu như vậy là thất sách, bởi thứ nhất đây không là thời điểm thích hợp để Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào hồ sơ Kênh đào Panama vào lúc Bắc Kinh và Washington đang thu xếp để lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ gặp nhau trong một tương lai không xa. Bắc Kinh cũng muốn tránh để các giới chức Mỹ « nhòm ngó » kỹ hơn đến các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc vào lúc mà hai trong số này là Hoa Vi và ByteDance đã trong tầm ngắm của các chính quyền liên tiếp ở Washington.Vì quyền lợi của Trung Quốc ở các bến cảng Úc và châu ÂuLý do thứ hai là chận một thương vụ giữa một « tập đoàn tư nhân » với một đối tác quốc tế cũng sẽ làm xấu đi hình ảnh và uy tín của các tập đoàn Trung Quốc đang vươn ra nước ngoài, từ ở Úc đến châu Âu. Tại châu Âu Trung Quốc đang đầu tư và quản lý 14 hải cảng lớn như như Hamburg (Đức) Fos và Le Havre (Pháp) Anvers (Bỉ) Pirée (Hy Lạp) hay Rotterdam (Hà Lan)…Lý do thứ ba là xét cho cùng, hợp đồng chuyển nhượng lại quyền khai thác 2 bến cảng ở hai đầu con kênh Panama cho một « tổ hợp đầu tư » của Mỹ không đe dọa đến « quyền lợi cốt lõi về an ninh của Trung Quốc ». Theo thẩm định của chuyên gia Isaac Kardon, thuộc quỹ nghiên cứu Cargegie Endowment for International Peace, trụ sở tại Washington, hiện tại các tập đoàn Trung Quốc quản lý hơn 90 hải cảng ở khắp nơi trên thế giới. Năm 2023, các tàu của Hải Quân Trung Quốc đã dừng lại tại 27 trong số những hải cảng do các tập đoàn của Trung Quốc quản lý. Nhưng Hải Quân Trung Quốc không dại để lai vãng ở các khu vực như gần Panama nơi vốn được coi là sân sau của Hoa Kỳ.Tổn thất về thương mại và hình ảnh chính trị của ông Tập ?Dù vậy việc nhường lại một phần sân chơi cho tổ hợp đầu tư của Mỹ do BlackRock dẫn đầu bất lợi cho ngành xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Vẫn theo Isaac Kardon phía Hoa Kỳ nhân đà này sẽ áp đặt mạnh hơn luật chơi với các đối tác -nhất là trong bối cảnh mà chính quyền Trump đang dùng lá bài « thuế hải quan » để tạo dựng một trật tự quốc tế mới về mậu dịch, về giao thương hàng hải…Nếu như hợp đồng giữa tập đoàn của Hồng Kông và Mỹ này được thực hiện, thì dù muốn hay không « cổng đưa hàng Trung Quốc và châu Mỹ cũng bị khép chặt lại hơn một chút ».Cuối cùng về phương diện chính trị, rõ ràng là Hoa Kỳ ghi được một bàn thắng trước đối thủ Trung Quốc và làm « sứt mẻ hình ảnh của một ông Tập Cận Bình đang muốn phô trương thanh thế của một nhà lãnh đạo đủ sức bảo vệ quyền lợi quốc gia trên trường quốc tế ».
Xung đột thương mại Mỹ - Trung lần thứ hai thay đổi theo từng ngày. Bắc Kinh sử dụng lại đúng chiến lược của Washington trong các đòn đáp trả. Trong hơn 20 ngày đầu cuộc chiến, đôi bên trong thế « vừa đánh vừa nghe » : đó là chiến thuật câu giờ để chuẩn bị cho một cuộc giao tranh dài hơi và khốc liệt hơn ? Trung Quốc có không ít vũ khí để lao vào một cuộc đọ sức mà Nhà Trắng đã khơi mào. Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu mà tổng thống Donald Trump nhắm tới trong các cuộc chiến thương mại do Nhà Trắng mở ra. Ở màn 1 khi loan báo tăng thuế nhập khẩu nhắm vào Trung Quốc, Canada và Mêhicô tổng thống Mỹ đã nhẹ tay hơn với Trung Quốc. Để rồi Washington đến giờ chót đã « tạm tha » cho hai nước láng giềng sát cạnh tại Bắc Mỹ nhưng với Trung Quốc thì không. Từ ngày 04/02/2024 hàng made in China nhập khẩn vào Mỹ bị đánh thuế thêm 10 %. Lập tức Bắc Kinh tuyên bố đáp trả « một cách tương xứng ». Dầu hỏa và khí đốt của Mỹ xuất khẩu sang Hoa Lục bị áp thuế thêm 10 và 15 %. Nhưng thuế hải quan không là công cụ duy nhất chủ tịch Tập Cận Bình có trong tay để đối phó với « trận bão Donald Trump ». Những diễn biến bất ngờ trong cuộc đấuMột điểm đáng chú ý khác, là trong suốt thời gian gần ba tuần qua, có nhiều tin trái ngược về một cuộc điện đàm giữa lãnh đạo hai siêu cường kinh tế thế giới này. Một quan chức của Nhà Trắng loan báo các ông Trump và Tập dự trù một cuộc họp trong ngày 04/02/2025 để rồi lập tức sau đó tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố « ông không vội » trao đổi với phía Bắc Kinh. Nhưng khi Bắc Kinh đánh thuế hàng của Mỹ, thì Donald Trump cho biết ông đã « trao đổi » với ông Tập Cận Bình. Không thấy Trung Quốc đề cập đến một cuộc trao đổi ở cấp cao như vậy.Chỉ biết rằng hôm 09/02/2025 Bắc Kinh loan báo « đánh thuế vào 14 tỷ đô la hàng Mỹ xuất khẩu sang Hoa Lục » và biện pháp này có hiệu lực ngay vài giờ sau đó, tức là không để cho đối phương có nhiều thời gian « kịp trở tay ». Nhìn kỹ vào danh sách trừng phạt, 2 tờ báo tài chính Financial Times (Anh) và Nikkei Asia (Nhật Bản) cùng ghi nhận Trung Quốc mạnh tay hơn một chút so với những biện pháp đã được bộ Thương Mại Trung Quốc thông báo trước đó.Như đã được báo trước, than đá và khí hóa lỏng của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc bị tăng thuế 15 %. Riêng dầu thô của Hoa Kỳ, các thiết bị nông nghiệp, xe chở hàng và ô tô có lượng phát thải lớn bị tăng thuế thêm 10%. Ngoài dự báo, Trung Quốc không chỉ sử dụng biện pháp thuế quan để đáp trả, mà còn « kiểm soát các hoạt động xuất khẩu liên quan đến 25 khoáng sản và công nghệ sang » của Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Trung Quốc đồng thời mở rộng thêm danh sách các tập đoàn của Hoa Kỳ bị điều tra với lý do đó những công ty « không đáng tin cậy ». Google, hai tập đoàn may mặc Calvin Klein, Tommy Hilfiger và công ty Illumina trong lĩnh vực công nghệ sinh học bị Trung Quốc điều tra.Washington và Bắc Kinh cùng dùng đòn « giơ cao đánh khẽ » Tờ Financial lưu ý độc giả trong các thông cáo chính thức, Bắc Kinh khéo léo nhắc nhở Nhà Trắng « với 5 loại đất hiếm cần thiết cho công nghiệp sản xuất vũ khí, pin mặt trời, bình điện cho xe ô tô điện của Mỹ, Trung Quốc đang làm chủ chuỗi cung ứng ». Trung Quốc sản xuất 60 % kim loại hiếm sử dụng trên thế giới và 90 % đất hiếm được sàng lọc và chế biến để có thể được đưa vào các nhà máy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều phải qua tay Trung Quốc.Nhà báo Pierre Haski từng là thông tín viên của nhật báo Libération tại Bắc Kinh và hiện đặc trách mục địa chính trị trên đài phát thanh France Inter, phân tích về chiến lược « giơ cao đánh khẽ » của cả đôi bên : « Chúng ta chớ bị đánh lừa : trong trận chiến thương mại lần này, Mỹ nhẹ tay với Trung Quốc hơn là với hai nước bạn là Canada và Mêhicô khi tăng thuế nhập khẩu. Trước đây ông Trump từng tuyên bố sẽ đánh thuế 60 %, thậm chí là 100 % hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ, để rồi hiện tại chỉ tăng thêm 10 % mà thôi. Donald Trump muốn chứng minh rằng ông nói là làm và có thể giáng mạnh vào kinh tế của đối phương. Về phía Trung Quốc cũng vậy : Bắc Kinh đã phản ứng một cách chừng mực. Hiện tại Trung Quốc vẫn bán đất hiếm cho Mỹ, tức là tránh đụng vào một tử huyệt của nền công nghiệp Hoa Kỳ. Nhưng đòn này nhằm nhắc nhở Washington rằng, Bắc Kinh có nhiều là chủ bài trong tay. Cùng lúc Trung Quốc loan báo đánh thuế 10-15 % nhắm vào dầu và khí đốt của Mỹ, nhưng Hoa Kỳ không là nguồn cung cấp chính của Trung Quốc và như vậy không phương hại gì nhiều đến các nhà sản xuất ở Mỹ mà bản thân tăng trưởng của Trung Quốc cũng không bị thiệt hại. Về thứ ba là Bắc Kinh mở lại điều tra nhắm vào một vài tập đoàn Mỹ nhưng đó mới chỉ là một vài tín hiệu Trung Quốc ngầm nhắn gửi đến Washington ».Về thực chất đôi bên cùng chỉ đưa ra những biện pháp trả đũa mang tính tượng trưng nhưng tránh gây tổn thất quá lớn cho đối phương và cho chính mình, thí dụ như Trung Quốc tránh đánh vào nông phẩm của Mỹ vì đây là nguồn cung cấp 20 % đậu tương cho Hoa Lục (theo Nikkei Asia). Nhà báo Anthony Bellange, đài France Inter, cho rằng cả Washington lẫn Bắc Kinh cùng để ngỏ khả năng đối thoại.« Phản ứng của Trung Quốc rất chừng mực và thông minh : Washington cần hiểu rằng nếu cần Bắc Kinh sẵn sàng tấn vào những tử huyệt của đối thủ. Động đến Google, một tập đoàn mà chỉ có 1 % doanh thu được thực hiện ở Hoa Lục, nhưng qua đó Trung Quốc cho thấy khi cần, họ sẵn sàng trừng phạt các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ. Trong số các tập đoàn đó thì có hãng xe Tesla của Elon Musk. Một thí dụ khác: Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu đánh vào dầu và khí đốt của Mỹ để Washington hiểu rằng Bắc Kinh sẵn sàng ngừng nhập khẩu lương thực, thực phẩm của Hoa Kỳ và Bắc Kinh biết rõ đây là một chủ đề nhậy cảm đối với Donald Trump do các nông dân Mỹ là thành phần cử tri ủng hộ ông ». Trung Quốc còn nắm giữ nhiều vũ khí lợi hại Song trong cách đáp trả Washington, Bắc Kinh khéo léo cho thấy Trung Quốc còn nhiều vũ khí trong tay. Nếu như phía Mỹ có thể mạnh tay hơn nhắm vào những công nghệ mũi nhọn mà Trung Quốc đang cần, thì ông Tập Cận Bình cũng có thể khởi động lá chủ bài « kim loại hiếm ». Hơn thế nữa Trung Quốc còn là một chủ nợ của Hoa Kỳ. Theo một nghiên cứu của ngân hàng Pháp Crédit Agricole, tính đến cuối tháng 4/2024 tổng nợ công của nước Mỹ lên tới 34.700 tỷ đô la, Riêng Trung Quốc hiện đang làm chủ 770 tỷ đô la công trái phiếu của Hoa Kỳ, số tiền này tương đương với gần 10 % nợ của Mỹ trong tay các chủ nợ nước ngoài. Pierre Haski nhắc lại thuế hải quan chỉ là một trong số nhiều vũ khí ông Tập Cận Bình có thể huy động nhưng chưa chắc đã là phương tiện nguy hiểm nhất.« Trung Quốc có nhiều cách để trả đũa Hoa Kỳ. Bắc Kinh nắm giữ công trái phiếu của Mỹ và đây được ví như một quả bom nguyên tử, dù vậy biện pháp này chỉ là một dạng vũ khí răn đe vì sử dụng vũ khí này thì Trung Quốc sẽ đánh sập hệ thống tài chính toàn cầu mà Trung Quốc sẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên. Phương cách thứ hai là Bắc Kinh có thể ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Chúng ta biết trên thị trường này Trung Quốc nắm giữ gần như thế độc quyền mà Mỹ thì cần đất hiếm để phát triển công nghệ tiên tiến. Chính vì thế mà tổng thống Trump có ý định nhòm ngó đến đất hiếm của Ukraina ».Đôi bên cùng biết nhau khá rõ Cả Washington lẫn Bắc Kinh mỗi bên đều biết khá rõ đối thủ đang đứng trước mặt mình. Nhóm cộng sự của Donald Trump tỏ ra quyết liệt vì biết rằng xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc. Hiện tại đối thủ của nước Mỹ đang khó nhọc để giữ được mục tiêu tăng trưởng 5 %.Ở góc đài bên kia, ông Tập Cận Bình thừa hiểu tổng thống Mỹ đang chật vật kềm hãm lạm phát. « Phạt » hàng rẻ hay nhôm thép của Trung Quốc đẩy chỉ giá tiêu dùng ở Hoa Kỳ lên cao và đó là điều mà Nhà Trắng khó giải thích được với thành phần cử tri đã bầu cho ông Trump. Dù vậy, tổng thống Mỹ thứ 47 luôn cần « ghi những bàn thắng trong công luận » và đó là một lợi thế để Trung Quốc mặc cả với chính quyền Trump. Pierre Haski nhắc lại trận chiến thương mại lần thứ nhất giữa hai cường quốc kinh tế trên thế giới hồi 2019-2020 :« Cần nhắc lại là trong chiến tranh thương mại lần thứ nhất với Trung Quốc hồi 2019, một cuộc chiến mà chính Hoa Kỳ đã gây nên trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Donald Trump, màn một là Nhà Trắng nhắm vào giám đốc tài chính của tập đoàn trang thiết bị viễn thông Hoa Vi cuối 2018. Đến cuối năm 2019 thì ông Trump ký hiệp định đình chiến với Bắc Kinh : Washington ngừng đánh thuế nhập khẩu vào hàng Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh cam kết mua thêm 100 tỷ đô la nông phẩm của Hoa Kỳ để thu hẹp xuất siêu với Mỹ. Chúng ta biết là kế hoạch này không được thực hiện vì những tác động của đại dịch Covid gây nên. Tất cả đã dừng lại ở đó, nhưng Trump vẫn cho rằng ông đã thành công và đã đạt được thỏa thuận với đối phương ».Kinh tế trưởng đặc trách khu vực châu Á thuộc ngân hàng HSBC thẩm định : Mỹ tăng thêm 10 % thuế nhập khẩu, Trung Quốc đủ sức « chịu đựng ». Theo nghiên cứu của Nikkei Asia, nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dừng lại ở mức thuế 10 %, GDP của Trung Quốc bị giảm đi mất 0,1 điểm, (tức là mục tiêu tăng trưởng của Bắc Kinh hiện là 5 % trong năm 2025 sẽ bị đẩy xuống còn 4,9 %).Nguy hiểm ở đây là biện pháp trừng phạt đó « mới chỉ là khúc dạo đầu », là « màn đầu tiên » như chính tổng thống Trump đã tuyên bố. Tuy nhiên, tính đến ngày 10/02/2025 chỉ số chứng khoán trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, Hồng Kông có mất giá đôi chút trong một, hai phiên giao dịch để rồi đã nhanh chóng khởi sắc trở lại. Đó là dấu hiệu các nhà đầu tư tin vào những tính toán thực tiễn của cả Washington lẫn Bắc Kinh. Nhưng ở « hiệp đầu » Mỹ và Trung Quốc cùng trong thế « dàn binh bố trận ».Trước ngày nhậm chức, Donald Trump đã có một cuộc điện đàm với Tập Cận Bình. Nhà Trắng đang gây hỏa mù về một cuộc trao đổi thứ nhì giữa tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc. Một số nguồn tin thông thạo được các báo tài chính Anh Mỹ trích dẫn cho rằng « yếu tố Deepseek » gây bất ngờ trong thế giới công nghệ cao là nguyên nhân « làm trật đường rày » chiến lược của Hoa Kỳ trong cuộc đọ sức với Trung Quốc. Theo ngân hàng Barclays chẳng hạn, Trump và cánh tay mặt của ông Elon Musk khó có thể tỏ ra hòa hoãn với Bắc Kinh ».Về phía Trung Quốc, bộ Ngoại Giao nước này chỉ nhắc tới nguyên tắc chung chung là « đối thoại trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau ». Bắc Kinh không để lộ những nước cờ trước khi lao vào cuộc song đấu với Washington. Các chuyên gia của ngân hàng Anh Barclays chờ đợi, Trung Quốc sẽ có một số cử chỉ hòa hoãn ra vẻ nhượng bộ Hoa Kỳ chẳng hạn như là đồng ý bán lại mạng xã hội TikTok một chi nhánh của tập đoàn ByteDance cho một hãng Mỹ nào đó, giả vờ mở cửa thị trường Trung Quốc với các doanh nhân Trung Quốc và khuyến khích các doanh nghiệp quốc gia cộng sản này đầu tư thêm vào « thị trường tự do » ở Hoa Kỳ…Trái lại một số nhà quan sát khác, như Michael Hirson thuộc văn phòng tư vấn 22VResearch, trụ sở tại New York, thì cho rằng, còn quá sớm để dám khẳng định Mỹ và Trung Quốc đã bước vào đàm phán.Theo chuyên gia này, Bắc Kinh đang « chờ đợi Nhà Trắng có chính sách thương mại rõ ràng và trên cơ sở đó ông Tập Cận Bình mới bật đèn xanh cho các tiến trình thương lượng ». Dù vậy trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc và Hoa Kỳ có một lá chủ bài quan trọng cho phép đôi bên tránh được « kịch bản xấu nhất ». Đó là nhà máy lắp ráp ô tô điện khổng lồ của Tesla tại Thượng Hải mà chủ nhân là Elon Musk, cánh tay mặt của tổng thống Trump. Musk hiện được cho là nhân vật được lãnh đạo ở Nhà Trắng lắng nghe nhất hiện tại.Cho đến nay chủ tich Trung Quốc, Tập Cận Bình chỉ mới đích thân tiếp hai chủ doanh nghiệp Mỹ. Người thứ nhất là chủ tịch tổng giám đốc Apple Tim Cook và người thứ hai là ông chủ Tesla, người đang tham gia nội các Donald Trump.
VOV1 - Đà Lạt - Lâm Đồng có thế mạnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, các loại hoa đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Để hoa Đà Lạt có thể cạnh tranh quốc tế, tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng kế hoạch, định hướng lại khâu tổ chức sản xuất và "mở khóa" công nghệ đối với ngành này.
Trung Quốc đã trở thành một « cường quốc về công nghệ tiên tiến », không chỉ « đi sau » Hoa Kỳ. Các tập đoàn Mỹ trông cậy vào sức mạnh của sự sáng tạo và đồng tiền để phát triển trí tuệ nhân tạo AI. Deepseek đang chứng minh rằng đó không là con đường duy nhất để đến đích. Viễn cảnh Bắc Kinh áp đảo thế giới với hàng rẻ low cost kể cả về công nghệ mới đặt Washington trong thế « bất an ». Washington vừa công bố kế hoạch « Stargate 500 tỷ đô la », một dự án đầu tư khổng lồ để phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, logo con cá voi xanh Trung Quốc của Deepseek làm rung chuyển từ thung lũng công nghệ Silicon ở California đến tận sàn chứng khoán Wall Street tại New York. Lý do « một phiên bản Trung Quốc của ChatGPT được cho là thông minh hơn, gọn nhẹ hơn và hiệu quả hơn » so với các công cụ của Mỹ.Bắc Kinh thách thức thung lũng công nghệ Silicon Những tên tuổi lớn ở thung lũng công nghệ California đã phải thừa nhận là với ứng dụng Deepseek, Bắc Kinh « đã tung một đòn lợi hại » trong trận chiến AI. Hiện tại còn rất nhiều những câu hỏi chung quanh công cụ « trợ giúp thông minh » của Trung Quốc, một công cụ tìm kiếm và hỗ trợ miễn phí, nhưng theo Daniel Andler, một nhà triết học và cũng là một nhà nghiên cứu về toán và khoa học người Mỹ, lịch sử đã chứng minh rằng, cứ mỗi lần mà một công cụ sản xuất, hay một dịch vụ không còn là một thứ xa xỉ phẩm mà trở thành một mặt hàng đại chúng thì đó là một sự « đảo lộn ».Trong trường hợp này, Deepseek đã mang lại nhiều sự đảo lộn cùng một lúc mà đầu tiên hết là một « bước đại nhẩy vọt của Trung Quốc về mặt kỹ thuật và giá cả ».Công ty khởi nghiệp ở Hàng Châu do doanh nhân còn trẻ tuổi Lương Văn Phong lập ra mới chỉ cách này 2 năm, đã trình làng một công cụ « hiệu quả tương đương, thậm chí là thông minh hơn » so với các đối thủ cạnh tranh ở Hoa Kỳ. Deepseek cũng đã được phát triển từ những thiết bị « thô thiển hơn » so với những gì mà các kỹ sư ở Mỹ đã có trong tay để « nuôi dưỡng trí tuệ nhân tạo ».Để có được « sản phẩm mới », căn cứ vào các thông tin chính thức của Deepseek, ứng dùng này chỉ cần chưa đầy 6 triệu đô la để phát triển. Trong khi đó Open AI với ChatGPT của Mỹ do tỷ phú Sam Altman điều hành phải đầu tư hơn 100 triệu đô la.« Hàng rẻ » higt tech Trung Quốc sẽ tràn ngập thế giới Với ứng dụng « thông minh » của Deepseek Trung Quốc có điều kiện để trở thành « công xưởng » của thế giới kể cả trong những lĩnh vực công nghệ tiên tiến nhất. Guillaume Graillet, phóng viên của tuần báo Pháp Le Point phụ trách mục công nghệ cao, nói đến một sự « phục thù » của Bắc Kinh « Đây là một sự phục thù, như ông Lý Khai Phục (Kai Fu Lee) một doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc đã dự báo trong một cuốn sách ông cho ra mắt độc giả đã từ khá lâu nay. Về trận chiến giữa Mỹ và Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo, họ Lý đã trông thấy trước một ngày nào đó Trung Quốc sẽ vượt trội, nhờ mô hình mã nguồn mở -open source. Ngoài ra, thành công của Deepseek cũng là thất bại của các chính sách kềm tỏa công nghệ Trung Quốc phát triển mà chính quyền Biden đã theo đuổi và chắc chắn là tổng thống Trump sẽ còn mạnh tay hơn. Điểm thứ ba ở đây là Trung Quốc, trên nguyên tắc, đã phát triển ứng dụng thông minh từ những bọ điện tử không thuộc thế hệ tiên tiến nhất -thậm chí là bị chậm mất so với các đối thủ ở Mỹ đến 2 thế hệ về chip điện tử, vậy mà họ vẫn có những sản phẩm rất tốt. Điều này làm tôi liên tưởng đến trường hợp của Hoa Vi. Mỹ cũng đã tìm mọi cách để ngăn cản nhà cung cấp thiết bị viễn thông này phát triển, nhưng họ vẫn hoạt động rất tốt ở châu Phi và nhiều nơi trên thế giới ».Chiến lược của các doanh nghiệp Mỹ hết hiệu quả ?Gilles Babinet, đồng chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia về Công Nghệ Kỹ Thuật Số của Pháp nhấn mạnh nếu như Mỹ trông cậy vào những trung tâm xử ký dữ liệu cồng kềnh, mà tiêu biểu nhất là thông báo của Nhà Trắng đầu tư 500 tỷ đô la để xây dựng các « data center » khổng lồ, thì trái lại, Trung Quốc tập trung vào một mô hình « gọn và nhẹ » ít hao tốn năng lượng hơn.« Trung Quốc là yếu tố mới khuynh đảo chiến lược phát triển của các đại tập đoàn công nghệ cao ở Hoa Kỳ. Mỹ dựa vào sức mạnh của sự sáng tạo và của đồng tiền. Các ông chủ trong lĩnh vực high tech ở Mỹ chủ trương đầu tư thật nhiều tiền, lấy đó làm vũ khí để triệt hạ hết các đối thủ cạnh tranh. Họ chủ trương mở những trung tâm xử lý dữ liệu -data center khổng lồ để không một ai đủ vốn và đủ sức mở những data center khác to hơn là của Mỹ. Hoa Kỳ hiện trong giai đoạn xây dựng các data center kiểu này. Nhưng cần phải nói đây là các khoản đầu từ chưa thu về được lãi. Trong lúc mà Hoa Kỳ đầu tư biết bao nhiêu tiền của để mở các ‘nhà máy' xử lý data cực lớn, và cực mạnh thì Deepseek bắt mọi người phải giật mình : công ty khởi nghiệp này không cần những data center đồ sộ như của Mỹ mà vẫn có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả như các đối thủ Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy tiền bạc và khả năng huy động thật nhiều vốn không là những yếu tố quyết định duy nhất để phát triển » Yếu tố Mỹ trong sự thành công của Trung QuốcKhông được tiếp cận với các thiết bị hiện đại như Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc đã có nhiều cách xoay xở khác nhau. Vẫn ông Gilles Babinet, thuộc Hội Đồng Quốc Gia về Công Nghệ Kỹ Thuật Số của Pháp cho rằng, vô hình chung, chính sách trừng phạt của Mỹ đã tạo lực đẩy cho những công ty Trung Quốc như Deepseek : « Mỹ áp dụng chính sách ‘lấy thịt đè người. Mang rất nhiều tiền ra để thiên hạ khiếp sợ. Không ai có điều kiện để đầu tư như Mỹ và do vậy họ chỉ đi theo sau và phải dựa vào các doanh nghiệp Mỹ. Sam Altman, chủ nhân Open AI từ một năm rưỡi nay đã loan báo cho ra đời những sản phẩm mới, nhưng vẫn chưa thấy ChatGPT thế hệ 5 xuất hiện trên thị trường. Trong khi đó thì công ty khởi nghiệp của Trung Quốc lại có những ứng dụng thông minh hiệu quả. Đây là một thành công về mặt khoa học, bởi vì Trung Quốc sử dụng một phương pháp khác để phát triển AI. Họ cũng bắt buộc phải đi tìm một con đường khác. Lý do là, dưới tác động của các chính sách trừng phạt Washington ban hành, các hãng Trung Quốc không tiếp cận được với các loại chip tiên tiến nhất. Bản thân nhà cung cấp thiết bị Nvidia, một tập đoàn của Mỹ đã thừa nhận rằng cấm xuất khẩu cho Trung Quốc cũng vô ích, bởi Trung Quốc có khả năng phát triển những ứng dụng hiệu quả từ những bọ điện tử không thuộc dòng ‘đẳng cấp' nhất. Deepseek chứng minh rằng dù chỉ được sử dụng chip đi sau đến 2 thế hệ so với các đối thủ ở Hoa Kỳ, trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc vẫn lợi hại ».AI và vế địa chính trị Liệu rằng trí tuệ nhân tạo Trung Quốc đang « xào lại » bàn cờ địa chính trị trên thế giới hay không khi mà ngay cả trong một lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như AI, theo sát nút Hoa Kỳ không phải là châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc mà lại là một công ty khởi nghiệp ít được biết đến của Trung Quốc.Charles Thibout, chuyên nghiên cứu về khía cạnh địa chính trị trong mảng công nghiệp kỹ thuật số, cộng tác viên của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp cho rằng còn quá sớm để kết luận là Trung Quốc đang làm thay đổi cục diện chiến trận AI :« Sự xuất hiện của công ty khởi nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là một điều đáng khích lệ về mặt sáng tạo và kỹ thuật. Tuy nhiên tôi không dám nghĩ rằng Deepseek làm thay đổi bàn cờ trong trận đấu về AI giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Với công cụ thông minh để hỗ trợ người sử dụng này, Trung Quốc đã có một bước ‘đại nhẩy vọt' để giành được một chỗ đứng ngang hàng với Mỹ trong một lĩnh vực còn rất mới mẻ. Nhưng bước kế tiếp, chúng ta phải tìm hiểu xem công cụ này được sử dụng như thế nào, để dùng vào việc gì … Tất cả mới chỉ bắt đầu, chưa thể biết được Deepseek hữu ích đến đâu ».Hết thành kiến về vai trò của Đảng và sự sáng tạo ? Cũng chuyên gia Charles Thibout viện IRIS thận trọng cho rằng, trong các thông cáo chính thức của Trung Quốc về những thành tích vượt bực của ứng dụng Deepseek cũng có một phần yếu tố « tuyên truyền » để chứng minh rằng, không gì kềm tỏa được quyết tâm của Bắc Kinh trở thành một cường quốc công nghệ thời đại kỹ thuật số.Điều đó không cấm cản, sự trỗi dậy của Deepseek là một bằng chứng cho thấy rằng, chính sách kiểm duyệt của đảng Cộng Sản Trung Quốc không hoàn toàn bóp ngạt sức sáng tạo và khả năng đổi mới trong làng công nghệ cao của quốc gia này. Về phía Hoa Kỳ, Lầu Năm Góc từ lâu nay đã theo dõi sát tiến trình phát triển công nghệ cao của Trung Quốc kể từ khi quốc gia châu Á này đề ra mục tiêu làm chủ công nghệ « thông minh nhân tạo ».« Từ lâu nay Hoa Kỳ đã theo dõi sát tiến trình phát triển công nghệ của Trung Quốc, đặc biệt là từ khi Bắc Kinh công bố kế hoạch phát triển AI. Năm 2014 Lầu Năm Góc đã có hẳn một chiến lược phát triển công nghệ tránh để bị Trung Quốc qua mặt về quân sự và trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Năm 2017 Bắc Kinh khởi động một kế hoạch quy mô để phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo. Trong giai đoạn 2017-2025 hàng năm Trung Quốc đầu tư 70 tỷ đô la cho AI và từ khi đó AI trở thành một vấn đề về địa chính trị. Cũng 2017, ở Matxcơva ông Vladimir Putin giải thích quyền lực trên thế giới thuộc về quốc gia nào làm chủ công nghệ AI. Từ khi đó tất cả mọi người đều chú ý đến AI ». Trung Quốc và Mỹ chia nhau thị trường thế giới Nói cách khác, không ai ngạc nhiên trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói riêng, trong thế giới « high tech » nói chung khi biết rằng từ hơn một thập niên qua, Bắc Kinh đã có hẳn chiến lược phát triển công nghệ cao.Chỉ riêng về AI, trong lúc tại Hoa Lục có hơn 4500 công ty chỉ tập trung phát triển các công cụ hỗ trợ thông minh thì Pháp hiện mới chỉ có từ 600 đến 800 star up mạo hiểm trong một lĩnh vực còn mới mẻ này.Một điểm nổi bật khác là vào lúc mà giới trong ngành chú ý vào những tiến bộ hay kế hoạch đầu tư của các tập đoàn lớn ở Trung Quốc như Baidu chẳng hạn thì những bước đột phá lại xuất phát từ những công ty nhỏ, ít được truyền thông nhắc tới. Cũng chính nhờ ít « nổi tiếng » nên những doanh nghiệp như Deepseek mới dễ xoay xở và thoát lưới trừng phạt của Hoa Kỳ.Cuối cùng, như bà Rebecca Arcesati, thuộc trung tâm nghiên cứu Merics của Đức chuyên về hồ sơ Trung Quốc ghi nhận « hiện tượng » Deepseek làm chính giới ở Washington rúng động bởi Bắc Kinh đang thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ kể cả trong những lĩnh vực mà đến nay Mỹ vẫn tự coi là « một mình một chợ ». Tâm trạng đó chắc chắn sẽ là củi lửa để các doanh nghiệp Mỹ và nhất là Lầu Năm Góc tăng tốc các chương trình phát triển « công nghệ thông minh » để tiếp tục thống lĩnh toàn cầu.
Bộ hành đến con phố Hàng Rươi không sẽ bị thu hút bởi sắc màu rực rỡ của những bông hoa từ cửa hàng hai bên đường. Nếu không tinh mắt, sẽ khó lòng nhận ra được đây là hoa lụa. Phố nghề Hà Nội xưa đã có những ngành nghề bị mai một nhưng cũng có những nghề mới xuất hiện. 30 năm trở lại đây, phố hàng Rươi dần trở thành một trong những địa điểm bán hoa lụa lớn nhất Hà Nội.
Mỗi năm vào dịp cận tết Nguyên đán, hầu hết các điểm bán hoa đều đông nghẹt khách hàng đến lựa chọn, tham quan và chụp ảnh. Ngoài những khu chợ hoa tập trung thì khắp các địa phương đều có những chợ hoa do xã, phường tổ chức, cũng là thời điểm tập trung rất nhiều phương tiện giao thông...
2025- Ất Tỵ là năm kinh tế Trung Quốc gặp nhiều vận hạn, bị « hung thần Donald Trump chiếu tướng». Không khó để đoán trước quẻ bói này, nhưng năm nay Bắc Kinh kỷ niệm kế hoạch « Made In China 2025 » với tham vọng đưa Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ mũi nhọn, ngang ngửa và thậm chí là hơn cả Hoa Kỳ tròn 10 năm tuổi. Trong quẻ bói đầu năm về tương lai Trung Quốc báo tài chính Nhật, Nikkei Asia (06/01/2025) ghi nhận, 2024 đã chẳng được hanh thông, 2025 còn tệ hơn nữa. Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc bị trì trệ, tình trạng tài chính ở các cấp tỉnh thành eo hẹp, thị trường lao động ảm đạm làm tê liệt tiêu thụ và đầu nước nội địa và Trung Quốc lâm vào giai đoạn « giảm phát dài nhất kể từ 1999 ».2025, ở Hoa Kỳ tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng với « chính sách thuế quan », vũ khí mà ông coi là lợi hại nhất để bảo vệ nước Mỹ về mọi mặt, từ thương mại, đến công nghiệp, từ công nghệ cao đến an ninh quốc gia và quân sự.Chìa khóa tăng trưởng của Trung Quốc được đặt tại Nhà Trắng Trung Quốc là mục tiêu đầu tiên hết tổng thống Mỹ thứ 47 nhắm tới. Trước khi nhậm chức, tổng thống đắc cử Hoa Kỳ dọa đánh thuế nhập khẩu vào « 500 tỷ đô la hàng Trung Quốc bán sang Mỹ », mức thuế hải quan dao động từ 10 đến 60 %. Trong « kịch bản xấu nhất », theo thẩm định của ngân hàng JP Morgan tăng trưởng của Trung Quốc cho toàn năm 2025 có thể « chỉ còn là 3,9 % ». Ít bi quan hơn ngân hàng Mỹ này, cơ quan tư vấn Capital Economics trụ sở tại Luân Đôn dự báo, dù chính quyền Trump có mạnh tay « trừng phạt » hàng Trung Quốc, thiệt hại đối với GDP của Trung Quốc ước chừng « chưa tới 1 % » bởi Bắc Kinh chắc chắn sẽ « tương kế tựu kế », đánh đường vòng để tìm những ngả khác tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trên đài truyền hình Pháp France24 giám đốc đặc trách về quan hệ quốc tế thuộc cơ quan nghiên cứu Institut Sapiens, Grégoire Verdeaux cũng tin rằng tổng thống Trump sẽ không nhân nhượng với Bắc Kinh nhưng là để dồn đối phương vào chân tường :« Bản chất ông Trump là một ‘deal maker', nắm bắt nhược điểm của đối phương và ông biết rằng kinh tế hiện tại là một điểm yếu của Trung Quốc. Tăng trưởng bị tắc nghẽn, khả năng sản xuất dư thừa Bắc Kinh cần xuất khẩu. Cùng lúc kinh tế nước này mang nợ, dân số già đi tức đe dọa đến nguồn lao động của các nhà máy sản xuất, và Trung Quốc trong thế giảm phát. Hoàn cảnh này khá giống với kịch bản Tokyo từng trải qua vào thập niên 1980-1990, tức là vào thời điểm Mỹ khởi động chiến tranh thương mại nhắm vào Nhật Bản. Cần nhắc lại là trong cuộc đọ sức đó bàn thắng đã thuộc về Hoa Kỳ. Donald Trump muốn kịch bản này tái diễn với Trung Quốc bởi vì Trung Quốc cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự như Nhật Bản xưa kia ».Trong nhiệm kỳ 4 năm vừa qua, chính quyền của bên đảng Dân Chủ đã không mấy khoan nhượng với Trung Quốc. Những biện pháp trừng phạt mà tổng thống Joe Biden ban hành thậm chí « chính xác hơn », « độc hại hơn » nhắm vào những tham vọng Bắc Kinh đề ra trong kế hoạch « Made in China 2025 » để cạnh tranh với Hoa Kỳ về công nghệ cao.Richard Werly của nhật báo Thụy Sĩ Blick cũng trên France24 lưu ý đây trước hết là một cuộc tranh hùng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chứ không phải là chuyện cá nhân giữa ông Trump với « công xưởng sản xuất của thế giới ». Donald Trump chẳng qua « thích gây chú ý trong công luận » và lại đang trong thế mạnh, nên ông hô hào nhiều để khẳng định rằng nước Mỹ trong tay ông « mới áp đảo » được cỗ máy kinh tế của Trung Quốc.Elon Musk, ngôi sao giải hạn cho Trung Quốc ? Nói cách khác, kềm tỏa sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong những lĩnh vực « nhậy cảm » và về tham vọng công nghệ cao của ông Tập Cận Bình, chưa chắc tổng thống Donald Trump là khắc tinh lớn nhất của Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc đã học hỏi nhiều từ kinh nghiệm giao tiếp với ông Trump trong cuộc chiến thương mại lần thứ nhất trong nhiệm kỳ đầu của nhà tỷ phú New York này. Hơn nữa lần này ông Trump chuẩn bị quay lại Nhà Trắng với một người luôn theo sát chân ông như bóng với hình : Elon Musk. Grégoire Verdeaux bên Institut Sapiens phân tích : « Về công nghệ Donald Trump hiểu rõ là Mỹ và Trung Quốc đang lao vào một cuộc tranh hùng và Bắc Kinh đang chiếm thế thượng phong. Ông không hài lòng về chuyện đó chút nào. Song đừng quên rằng, cuộc chiến thương mại mà chính ông Trump khởi động lần trước đã dừng lại. Tập Cận Bình và Donald Trump biết nhau khá rõ. Họ từng gặp nhau nhiều lần ở Mar A Lago - Florida, hay ở Bắc Kinh… Hiện tại theo sát chân ông Trump là Elon Musk, người hiểu rất rõ về Trung Quốc và đã đầu tư rất nhiều vào Hoa Lục. Nhà máy Tesla ở Thượng Hải sản xuất 1 triệu chiếc xe, trong lúc các cơ sở ở California chỉ cho ra lò 650.000 chiếc. Elon Musk từng trực tiếp đàm phán với người mà nay là thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Cường để được được giảm thuế và được cấp tín dụng trong dự án xây dựng nhà máy ở Thượng Hải. Điều đó cho thấy giữa Hoa Kỳ dưới chính quyền Trump và Trung Quốc, kênh đối thoại vẫn được duy trì. Bắc Kinh và Washington vẫn sẽ thảo luận và đàm phán với nhau ». Musk, người của Bắc Kinh ở Nhà Trắng ?Nhà báo Thụy Sĩ Richard Werly đi xa hơn khi e rằng những tuyên bố của ông Trump từ ngày đắc cử đến nay, và có thể là chính sách kinh tế, thương mại hay công nghiệp của nước Mỹ sau này đang bị « tư hữu hóa », chuyển nhượng lại cho các nhà tỷ phú trung thành với Donald Trump, điển hình là trường hợp của Elon Musk. Trong kịch bản này, Trung Quốc dễ có giải pháp để giải hạn. « Hãy thử phân tích những tuyên bố của ông Trump qua lăng kính Elon Musk. Thị trường mua bán xe hơi cổ điển, sử dụng xăng dầu ảm đạm chừng nào, tốt chừng nấy cho ô tô điện của chủ nhân hãng Tesla. Cái nguy hiểm ở đây là khi mà Elon Musk điều khiển chính sách kinh tế của nước Mỹ khi mà ông ta có quyền trừng phạt những mảng công nghệ và công nghiệp nào bất lợi cho công việc làm ăn của chính mình. Trong bối cảnh đó câu hỏi đặt ra là hợp tác giữa Elon Musk và Donald Trump bền được bao lâu ».Rạn nứt trong các liên minh quân sự Á châu của Mỹ Đâu đó Elon Musk và những nhà tỷ phú thân cận với tổng thống Mỹ thứ 47 có thể là những đối tác quan trọng giúp Bắc Kinh kềm tỏa « hung thần » Donald Trump.Ngay cả trong kích bản đen tối nhất, tức là hàng của Trung Quốc bị đánh thuế nặng nhất và khó chen chân vào thị trường Mỹ, thì thứ nhất chính kinh tế Mỹ cũng gặp khó khăn. Giới quan không tin là ông Trump dám mạnh tay trừng phạt đến cùng hàng Trung Quốc để bảo vệ ngành công nghiệp của nước Mỹ, khi mà biện pháp đó đẩy lạm phát ở Hoa Kỳ lên cao. Đó sẽ là một kịch bản tai hại về mặt chính trị mà đảng Cộng Hòa sẽ không thể chấp nhận.Điểm thứ nhì và quan trọng hơn nữa là những gì Bắc Kinh đang trông thấy từ những tuyên bố của ông Trump ở thời điểm còn chưa chính thức quay lại Phòng Bầu Dục.Với ông thuế hải quan tựa như một « chiếc đũa thần » cho phép làm được tất cả và có thể được áp dụng với tất cả với mọi quốc gia, bất luật đó là những « đồng minh cốt lõi » của Washington hay không. Richar Werly đơn cử trường hợp của châu Âu khi mà Bruxelles và nhiều nước trong Liên Âu : « Xét cho cùng, Donald Trump áp đặt chính sách thuế quan khiến các nước trong mục tiêu bị ông nhắm tới cuống cuồng tìm cách để điều đình với Washington, đề tỏ thiện chí với chính quyền Trump. Rumani loan báo ý định trang chiến đấu cơ F35 của Hoa Kỳ, Liên Âu thì nói đến khả năng mua thêm năng lượng của Mỹ … Tức là châu Âu mà càng phụ thuộc vào Mỹ về an ninh (quân sự hay năng lượng) thì lại càng dễ bị đồng minh Hoa Kỳ bắt chẹt. Với tổng thống Trump châu Âu phát hiện ra rằng phải trả giá đắt để được Mỹ che chở, để đối lấy hòa bình cho châu lục này ». Vậy thì các đối tác quân sự, về chiến lược của Washington ở Ấn Độ -Thái Bình Dương từ Úc đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hay các nước Đông Nam Á sẽ nghĩ gì ? Đành rằng các hàng rào quan thuế của ông Trump bất lợi cho tăng trưởng của Trung Quốc, trái lại viễn cảnh những liên minh quân sự với Hoa Kỳ ở châu Á bị rạn nứt khiến Bắc Kinh hài lòng. Trung Quốc chắn chắn đã trông thấy trước điều đó. Giải quyết sản xuất dư thừa Song, ngoài « yếu tố Trump » có thể gây thêm khó khăn cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay, báo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia nhấn mạnh đến hai nhược điểm lớn của mô hình tăng trưởng nước này.Vấn đề thứ nhất là Bắc Kinh cần giải quyết hiện tượng sản xuất dư thừa, tức là phải đi tìm các thị trường mới để tiêu thụ hàng rẻ « Made in China ». Bài toán này càng lúc càng phức tạp khi mà « từ Ấn Độ đến châu Âu, đang siết chặt các cánh cửa với hàng sản xuất tại Trung Quốc », trong mọi lĩnh vực, từ đồ chơi cho trẻ em đến hay máy pha cà phê hay pin mặt trời… Khuynh hướng này có phần gia tăng trong năm 2025. Điểm kẹt ở đây là Bắc Kinh trông đợi nhiều vào các nhà máy công nghiệp để tạo ra tăng trưởng và bảo đảm việc làm cho người dân vào lúc mà « khu vực bất động sản vẫn không có dấu hiệu được hồi sinh ». Đi tìm phép lạ thúc đẩy tiêu thụ nội địa Vấn đề thứ nhì mà Trung Quốc đang bị mắc kẹt là « cái bẫy giảm phát ». Hiện tượng này đã kéo dài cả năm 2024 do tiêu thụ nội địa trì trệ. Người dân có khuynh hướng tiết kiệm nhiều hơn vào lúc mà nhà đất mất giá, vào lúc khủng hoảng địa ốc kéo dài, vào lúc đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm … Cũng Nikkei Asia dự báo « hiện tượng giảm phát này tại Trung Quốc có nguy cơ tiếp diễn trong năm nay chừng nào mà thị trường lao động không có dấu hiệu phục hồi ».Trong trường hợp này, cho dù Bắc Kinh có mạnh dan ban hành những gói kích cầu, Ngân Hàng Trung Ương có tiếp tục hạ lãi suất thì ... cũng vô ích.
- Là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt năm 2024, tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã khai trương khu trưng bày, giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của các vùng miền. Kéo dài đến hết ngày 30/12 tới, chương trình giới thiệu hơn 1.000 sản phẩm đặc sản trong nước. Chủ đề : OCOP, Festival, Đà Lạt --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Chính phủ và doanh nghiệp Đài Loan đang cố gắng chuẩn bị cho các bước đi nhằm tránh tác động xấu của cuộc chiến thuế quan mà tổng thống sắp nhậm chức của Hoa Kỳ, Donald Trump, dọa sẽ đánh vào mọi hàng hóa từ Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ đầu 2016-2020, tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump đã tạo cơ hội cho Đài Loan thực hiện nhiều mục tiêu ấp ủ suốt hai thập niên : đa dạng hóa các điểm đến đầu tư để giảm bớt phụ thuộc vào Hoa Lục, khuyến khích các doanh nghiệp của Đài Loan trở về nguyên quán. Cũng trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Trump, Đài Bắc đã mua vào 18 tỷ đô la vũ khí của Mỹ, cao hơn đến 4 tỷ so với cả 2 nhiệm kỳ Barack Obama (2008-2016). Đó là chưa kể về mặt ngoại giao, đạo luật Taiwan Travel Act năm 2018 đã dỡ bỏ một số rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến công tác của quan chức mọi cấp từ cả hai phía.Ngày 20/01/2025, ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng trong cương vị tổng thống Mỹ thứ 47 vào lúc căng thẳng tại eo biển Đài Loan đang gia tăng từng ngày. Liệu chính quyền ở Đài Bắc trong tay tổng thống Lại Thanh Đức có thể chờ đợi kinh tế và công nghiệp của hòn đảo này vẫn được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc ? Công nghệ bán dẫn của Đài Loan từng được Mỹ « ve vãn » liệu có thể là lá bùa hộ mạng cho hòn đào này trước những tính toán của chính quyền Trump trong 4 năm sắp tới ? Hay trái lại, với đầu óc con buôn, vì một lý do nào đó, ông Trump có thể dùng lá bài Đài Loan để mặc cả với Bắc Kinh ? Cuối cùng chủ trương đánh thuế đến 60 % vào hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ có là một cơn ác mộng với các nhà sản xuất của Đài Loan hay không ?Thông tín viên Nguyễn Giang từ Đài Bắc nêu bật những bước chuẩn bị của phía chính quyền Đài Loan về mặt kinh tế, thương mại và kể cả trên hồ sơ nhậy cảm nhất là chiến lược công nghệ bán dẫn để chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0. Không dễ rút khỏi Hoa Lục Ngay sau khi có tin cựu tổng thống Donald Trump thắng cử lần hai ở Hoa Kỳ, giới chức ở Đài Loan, hòn đảo 23 triệu dân nhưng có dự trữ ngoại tệ lớn và thặng dư mậu dịch rất cao với Mỹ, đã nói tới những lo ngại của tương lai cuộc thương chiến Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ 4 năm từ tháng 1/2025 của ông Trump.Điểm mấu chốt cho quan hệ ba bên Mỹ-Trung-Đài về kinh tế là lời đe dọa khi còn tranh cử của ông Trump : áp thuế nhập khẩu 60% (tariffs) lên mọi mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc bán vào thị trường Hoa Kỳ. Vấn đề của Đài Loan là tuy khác biệt về thể chế, và thậm chí đối đầu về quân sự với Trung Quốc, Đài Loan đã đầu tư nhiều nghìn tỷ đôla vào Trung Quốc trong mấy chục năm qua.Ví dụ chỉ một tập đoàn Foxconn của Đài Loan đã thuê 1 triệu nhân công Trung Quốc với doanh thu hàng năm hơn 200 tỷ đôla. Hàng chục nghìn công ty lớn nhỏ khác của Đài Loan có nguy cơ “dính lệnh trừng phạt” Trung Quốc của Trump nếu ông thực hiện lời cam kết tranh cử.Ngay trong tháng 11/2024, bộ trưởng Kinh Tế Đài Loan Quách Trí Huy nói chính phủ sẵn sàng trợ giúp các công ty Đài Loan rút dần khỏi Trung Quốc, “sang các thị trường không bị Mỹ đánh thuế nhập khẩu 60%”.Chi tiết của kế hoạch này ra sao thì hiện chưa ai rõ.Giới chức Đài Loan hiện trấn an các nhà đầu tư trong nước rằng thuế quan cao bất thường có thể là chiến thuật của ông Trump để áp đảo Trung Quốc, nhưng có thể trên thực tế sẽ không cao như vậy.Chia trứng vào các giỏ khác nhauHợp tác trong lĩnh công nghệ cao của Đài Loan và Mỹ hiện nay ra sao?Như đã nói ở trên, trong các năm 2022 và 2023, Đài Loan đã chọn bước đi chiến lược là “chia trứng vào các giỏ khác nhau” – tức là chuyển một phần ngành công nghệ bán dẫn sang Nhật Bản với một nhà máy của tập đoàn TSMC xây ở ở Kumamoto và sang Hoa Kỳ, với công trình xây mới ở Arizona. Lý do địa chính trị cho việc này là Đài Loan không muốn để ngành bán dẫn bị Trung Quốc bao vây, chặn xuất khẩu nếu xảy ra xung đột quân sự ở Eo biển Đài Loan. Nhưng cũng còn lý do khác là Đài Loan hy vọng làm hài lòng Mỹ khi chia sẻ công nghệ semiconductor. Ngược lại, Đài Loan cần được Hoa Kỳ hỗ trợ công nghệ cao trong ngành quốc phòng, nhưng là theo cách mua giấy phép để tự sản xuất. Trên thực tế, một chương trình quân khí lớn (Sea-Air Power Improvement Plan), trị giá 7,4 tỷ đô la, đã được Đài Loan thông qua từ 2021 để tự sản xuất hỏa tiễn theo công nghệ Mỹ và có tiêu chuẩn tương thích với hệ thống đạn dược, định vị và thông tin liên lạc của Hoa Kỳ.Đài Loan "chết" vì thuế 60 % đánh vào Trung Quốc ? Chiến tranh thương mại của Trump có thể gây khó khăn cho Đài Loan như thế nào?Điều đầu tiên là Đài Loan phải tìm cách giảm sự mất cân đối thương mại với Hoa Kỳ với phần lợi hiện nay nghiêng về phía Đài Loan. Năm ngoái, thặng dư mậu dịch của Đài Loan với Mỹ tăng lên 51 tỷ đô la, theo đánh giá trang Global Taiwan.Điều thứ nhì là làm sao bảo vệ các công ty vừa và nhỏ xuất khẩu sang Mỹ. Các chuyên gia Đài Loan tin rằng các đại tập đoàn trị giá hàng nghìn tỷ đô la thì có thể tránh được “búa rìu” thương chiến, hoặc chịu đựng được bốn năm cầm quyền của Trump. Ví dụ như TSMC, công ty semiconductor hàng đầu thế giới, và các doanh nghiệp công nghệ cao của họ, vì rất có ích cho Hoa Kỳ trong cả kinh tế và quốc phòng, vừa có vốn rất lớn.Nhưng các công ty nhỏ hơn, như giới chức Đài Loan đánh giá, ví dụ trong ngành thực phẩm, đóng gói, chế tạo máy móc, dịch vụ bán lẻ, vốn dựa vào nguồn nhân lực và cung ứng bộ phận thay thế ở Trung Quốc... thì mức thuế quan 60% là quá nặng, sẽ giết chết họ. Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc), ông Dương Kim Hùng, hai nhiệm kỳ tổng thống vừa qua, cả Trump và Biden, thuế quan của Mỹ đánh vào hàng có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ từ Trung Quốc đã là 19,3% và với các nước khác là 3%. Nếu đánh thuế quan thêm 20-60% thì “không ai chịu nổi”, theo ông Dương.Không dễ đi khỏi Trung Quốc Đài Loan chuẩn bị đi tìm những đối tác mới Việt Nam, Ấn Độ ...để lách Trung Quốc? Một số nhà nghiên cứu Đài Loan phát biểu tại một hội thảo về ảnh hưởng của nhiệm kỳ Trump 2.0 với châu Á và Đài Loan, tổ chức hôm 29/11/2024 ở Đại học Chính trị Đài Loan (NCCU), việc chuyển cơ sở sản xuất của Đài Loan sang các nước khác không hề dễ. Lý do là trong 10 quốc gia bị ông Trump cho là “có thặng dư mậu dịch” với Mỹ thì trong sáu nước nằm ở châu Á, với các nước được nêu tên gồm Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ...đều đã là nơi Đài Loan đầu tư nhiều. Ví dụ, tính đến tháng 7/2024, dòng vốn FDI của Đài Loan vào Việt Nam là 40 tỷ đôla trong bốn ngành chính là chế xuất, sản xuất, xây dựng và bất động sản. Hai ngành đầu tiên liên quan đến công nghệ cao của Đài Loan để bán hàng sang Mỹ và nếu Việt Nam bị Trump áp thuế xuất khẩu sang Mỹ thì công ty Đài Loan sẽ trở tay không kịp. Truyền thông Đài Loan cũng nói vào thời Biden, Hoa Kỳ vẫn coi Việt Nam là “nền kinh tế phi thị trường” và sang thời Trump, quy chế này hẳn khó mà thay đổi, tạo rủi ro gián tiếp cho các công ty Đài Loan nếu muốn dùng Việt Nam làm thị trường thay thế Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ.Ngay cả Đức, nước nhận đầu tư từ Đài Loan tăng lên tới 3,9 tỷ đôla trong 2023, cũng đang có thặng dư mậu dịch với Mỹ và dễ bị Trump áp thuế nhập. Lối thoát duy nhất có lẽ là Đài Loan phải tăng thêm đầu tư vào Mỹ, từ con số đã rất lớn là 9,6 tỷ đôla chỉ trong ba quý của năm 2023.Có gây thiệt hại cho Đài Loan, Mỹ cũng "lãnh đủ"Về mối bang giao hỗ tương Mỹ-Đài, tình hình kinh tế có thực sự sẽ khó khăn cho Đài Loan vì ông Trump?Nếu chỉ nhìn vào các con số thì nguy cơ Đài Loan bị ông Trump ép buộc phải “trả lại cho Hoa Kỳ”, điều ông gọi là “công bằng thương mại” là rất cao. Thế nhưng nếu nhìn vào nội dung của mối quan hệ thì Hoa Kỳ sẽ cần Đài Loan, quốc gia thuộc nhóm đi đầu trong các ngành mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo (AI), và chế tạo máy tính cho ứng dụng AI (gồm GPU và máy chủ).Ngoài ra, về tài chính, hiện chính phủ và các nhà đầu tư Đài Loan đang nắm trong tay con số khổng lồ 717 tỷ đôal trái phiếu Mỹ (gồm 241 tỷ của Bộ Tài chính Mỹ), khiến Đài Loan trở thành chủ nợ lớn thứ 10 thế giới của Mỹ. Đổi lại, trái phiếu Đài Loan cũng rất có giá và Hoa Kỳ nắm trong tay 245 tỷ đôla loại trái phiếu này.Chính vì quan hệ này mà nếu ông Trump có hành động gây hại cho kinh tế Đài Loan thì chính Hoa Kỳ cũng bị thiệt hại. Đài Loan hy vọng tân tổng thống Trump và các bộ trưởng của ông sẽ hiểu ra điều này.
Muốn tìm mua những bó hoa tươi để tặng hay trang trí nhà cửa thì chẳng mấy khó khăn, nhưng để mua được một đĩa hoa cúng rằm theo nét văn hóa của người Hà Nội xưa lại là điều không dễ. Bởi khi có đa dạng sự lựa chọn hơn, những hàng hoa lễ như vậy trên phố hiện chỉ còn rất ít.
- Vào đêm ngày 5/12 tại Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sẽ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, với một không gian đa sắc màu đưa khán giả vào hành trình trải nghiệm nghệ thuật đỉnh cao, đồng thời khẳng định vị thế của một Lễ hội Hoa lớn nhất Việt Nam: Tác giả : Xuân Lan Chủ đề : Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, Nghệ thuật đỉnh cao --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Trung Quốc, Mêhicô và Canada là ba nạn nhân đầu tiên của chính sách bảo hộ mậu dịch dưới chính quyền Trump 2. Bắc Kinh biết trước là sẽ bị Hoa Kỳ nhắm tới. Thỏa thuận tự do mậu dịch USMCA đạt được dưới chính quyền Trump không giúp Ottawa và Mêhicô tránh được hai « phát súng đầu tiên ». Giám đốc viện nghiên cứu CEPII Antoine Bouët phân tích « phương pháp vừa đánh phủ đầu vừa khủng bố » đối phương trong cái mà nhà tỷ phú Trump gọi là « nghệ thuật đàm phán ». Ngày 25/11/2024, trên mạng xã hội, tổng thống tân cử Donald Trump loan báo, trong nhiệm kỳ sắp mở ra, « một trong những sắc lệnh đầu tiên là áp thuế hải quan 25 % vào TẤT CẢ các sản phẩm nhập từ Mêhicô và Canada đánh vào Mỹ ». Trong một tin nhắn thứ nhì, ông viết tiếp thuế đánh vào hàng Trung Quốc sẽ là 10 %.Mêhicô-Canada sợ một đòn chí tử Căn cứ vào hai tin nhắn trên mạng Truth Social, tổng thống tân cử Hoa Kỳ có vẻ mạnh tay với Canada và Mêhicô, hơn nhiều so với Trung Quốc. Một thỏa thuận tự do thương mại chính Donald Trump đàm phán với hai đối tác Bắc Mỹ đang gắn kết Washington, Ottawa và Mehicô. Đối với chính quyền của nữ tổng thống Claudia Sheinbaum, bị đánh thuế 25 % vào hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một « thảm họa », bởi chỉ một mình nước Mỹ mua vào 80 % xuất khẩu của Mêhicô. Mêhicô là « nguồn cung cấp và cũng là khách hàng lớn thứ nhì » của Mỹ.Canada choáng váng vì dòng tin nhắn của ông Trump : tổng trao đổi mậu dịch hai chiều hàng năm lên tới gần 1.000 tỷ đô la và mỗi ngày khoảng 3 tỷ đô la Mỹ hàng hóa và dịch vụ hai chiều đi qua các cửa khẩu. Hoa Kỳ là thị trường mua vào 77 % hàng xuất khẩu của Canada. Riêng về ngành năng lượng, Canada phụ thuộc đến 81 % vào các khách hàng Mỹ. Nếu ông Trump đánh thuế 25 % vào 150 tỷ đô la vào kim ngạch xuất khẩu năng lượng (chủ yếu là dầu hỏa) của Canada sang Mỹ, « kinh tế của ba tỉnh Alberta, Saskatchewan và Terre Neuve et Labrado/ Newfoundland and Labrador chắc chắn sẽ phá sản ». Tại Ottawa, thủ tướng Justin Trudeau hối hả thu xếp để bay sang Florida hội kiến tổng thống 47 tương lai của nước Mỹ. Tổng thống Mêhicô Claudio Sheinbaum điện đàm với Donald Trump vừa cam kết tăng cường các biện pháp ngăn chận người nhập cư trái phép tràn vào Hoa Kỳ qua đường biên giới giữa hai nước, vừa cảnh báo là Mêhicô sẽ « đáp trả » các hàng rào thuế quan mà nước láng giềng áp đặt, « cho đến khi nào đôi bên tìm ra đồng thuận để giải quyết vấn đề với nhau ». Nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mêhicô ngụ ý chính quyền Trump không dễ bắt nạt Mêhicô.Về phía Trung Quốc, qua lời đại sứ tại Washington, Bắc Kinh bình tĩnh cảnh báo « một cuộc thương chiến bất lợi cho tất cả các bên ». Từng phải ráo riết đàm phán với chính quyền Trump hồi 2018/2019, có lẽ Trung Quốc chờ đợi chính sách thương mại của Mỹ được định hình để cân nhắc các đòn đáp trả.Tính khả thi các đòn áp thuế uy hiếp đối phương Chính quyền Trump luôn xem Trung Quốc là một đối thủ thương mại, là nguồn cướp đi công việc làm của người lao động Mỹ … Nhưng liệu có dễ để Washington dùng thuế hải quan trừng phạt Ottawa và Mêhicô khi mà thỏa thuận tự do mậu dịch USMCA gắn kết ba quốc gia Bắc Mỹ này ? Những đe dọa của tổng thống tân cử Hoa Kỳ qua đó có thể nguy hiểm đến mức độ nào ? Trên đài RFI tiếng Việt, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế và Thông Tin Quốc Tế- CEPII, chuyên gia người Pháp Antoine Bouët trả lời :Antoine Bouët : « Đe dọa đó có đáng tin cậy hay không ? Câu trả lời là có, hiểu theo nghĩa Donald Trump có thể sử dụng hàng rào quan thuế cho dù điều đó đi ngược lại với những quy định tự do mậu dịch USMCA gắn kết ba nước Bắc Mỹ. Có thực là Washington sẽ đánh thuế hàng của Canada và Mêhicô nhập vào Mỹ? Theo tôi đây là một đòn để ông Trump mặc cả, để gây áp lực nhằm đổi lấy một cái gì khác. Đối với Mêhicô chẳng hạn, bị đánh thuế vào hàng bán sang Hoa Kỳ sẽ một cú sốc rất mạnh, bởi vì Mỹ chiếm 75 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Mêhicô. Trump gây sức ép đòi Mêhicô tích cực ngăn chận các làn sóng người nhập cư tràn vào Mỹ qua đường biên giới giữa hai nước, đòi Mêhicô tăng cường các biện pháp chống ma túy, chống ma túy tổng hợp fentanyl. Tương tự như vậy Trump cũng đòi phạt Trung Quốc, vì Bắc Kinh không ngăn chận các đường dây xuất khẩu fentany sang Hoa Kỳ. Các bên bắt đầu đàm phán để xem Canada, Mêhicô và Trung Quốc có thái độ hợp tác hay không ». Màn đánh phủ đầu ? Trong trường hợp của Canada, chính sách của ông Trump không mấy rõ ràng, bởi Canada không phải là cửa ngõ cho lao động rẻ tràn vào Mỹ, cướp công việc làm của người Mỹ. Nhập cư lao động từ Canada là người có trình độ cao. Canada cũng không là đất dụng võ của các đường dây ma túy và fentanyl để chuyển vào Hoa Kỳ như trong trường hợp của Mêhicô hay Trung Quốc mà giám đốc trung tâm nghiên cứu CEPII Antoine Bouët vừa nêu. Nhưng 2026 là năm mà Washington và Ottawa sẽ đàm phán lại về các điều khoản trong thỏa thuận USMCA, cho nên chuyên gia Pháp cho rằng, rất có thể ông Trump chơi trò « đánh phủ đầu ».Chính sách của Trump với Trung Quốc chưa định hình ?Thế còn đối với Trung Quốc, phải chăng vì nhà tỷ phú Elon Musk có cơ sở tại Hoa Lục, từ nhiều tháng qua theo sát chân ông Trump như bóng với hình, nên tổng thống tân cử Mỹ đã « nhẹ tay » hơn khi chỉ đòi đánh thuế 10 % vào hàng Trung Quốc bán sang Mỹ ? Giám đốc trung tâm nghiên cứu Pháp CEPII nhấn mạnh đến lập trường không nhất quán của tổng thống tân cử Hoa Kỳ. Antoine Bouët : « Điểm lại tất cả những tuyên bố của ông Trump về chính sách thuế quan trong 12 tháng vừa qua, chúng ta thấy đầy những mâu thuẫn. Lúc thì ông dọa đánh thuế 60 % hàng Trung Quốc, rồi bây giờ thuế nhập khẩu chỉ còn là 10 %. Riêng với xe hơi Trung Quốc sản xuất tại Mêhicô thì Donald Trump đòi đánh thuế 200 %, nhưng có lúc ông chỉ nói đến mức thuế 100 %. Đồng thời Trump chủ trương áp dụng toàn bộ 10 % thuế với hàng hóa của toàn cầu – gồm cả hàng của châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc … nhưng có lúc lại khẳng định là 20 % … Tóm lại, ông Trump đưa ra rất nhiều các con số nhưng không bao giờ nhất quán. Trump rất thường xuyên mang hàng rào quan thuế ra đe dọa… Tôi không nghĩ rằng Trump sẽ áp dụng các biện pháp này, mà đây chỉ là một màn để uy hiếp các đối tác thương mại của Mỹ. Hơn nữa, lúc thì ông giải thích rằng đánh thuế nhập khẩu để trừng trị các đường dây ma túy và fentanyl, lúc thì là công cụ để chống nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Khi thì tổng thống tân cử Hoa Kỳ xem thuế hải quan là phương tiện để tài trợ cho các dự án đầu tư, để làm sống lại cỗ máy công nghiệp và thậm chí để tài trợ cho các vườn giữ trẻ …Điều nực cười là chưa chi thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Christine Lagarde đã vội vã kêu gọi mua thêm hàng của Mỹ, hàm ý Liên Âu nhượng bộ trước các đòn hù dọa của Washington trước khi ngồi vào bàn thương lượng ».Về phần chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, trong nỗ lực làm vừa lòng Donald Trump, từng đề nghị Liên Âu « mua khí đốt của Mỹ thay vì khí đốt của Nga ».Cũng Antoine Bouët nhắc lại, trong cuộc thương chiến lần thứ nhất với Trung Quốc, chính quyền Trump đã rất ồn ào, nhưng kết quả đạt được với Bắc Kinh không nhiều. Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1, cho đến ngày Donald Trump để lại chìa khóa Nhà Trắng cho ê kíp của Joe Biden tháng 1/2021 vẫn chưa được thực thi hoàn toàn. Bắc Kinh cam kết mua thêm hàng của Mỹ để thu hẹp thâm hụt mậu dịch bất lợi cho Washington, nhưng trên thực tế Trump đã gây khó khăn cho nông dân Hoa Kỳ. Nhập khẩu đậu tương, đậu nành của Trung Quốc từ Mỹ giảm 13 % và cùng lúc tăng thêm 29 % với bạn hàng Brazil.Thiệt hại nặng nề cho tăng trưởng và thương mại Trung Quốc Giám đốc trung tâm nghiên cứu CEPII thẩm định chiến tranh thương mại gây nhiều tổn thất cho tăng trưởng vào mậu dịch toàn cầu. Mỹ và Trung Quốc thiệt hại ngang nhau. Antoine Bouët : « Tại trung tâm nghiên cứu CEPII, chúng tôi đã lập ra một quy trình để thẩm định tác động từ một cuộc chiến thương mại, dựa trên cơ sở Mỹ đánh thuế 10 % toàn bộ hàng nhập khẩu sang Hoa Kỳ và với mức thuế 60 % đánh vào hàng của Trung Quốc. Đương nhiên là thế giới sẽ đáp trả một cách tương xứng các biện pháp bảo hộ của chính quyền Trump. Kết quả cho thấy, tổng sản lượng toàn cầu sẽ giảm từ 0,5 đến 1 %. Riêng GDP của Trung Quốc giảm 1,5 % và đối với Mỹ cũng giảm tương tự. Tình hình không đến nỗi quá tệ đối với một số quốc gia khác, như trường hợp của Việt Nam hay Mêhicô, nhưng điều này chỉ đúng nếu như Trump giữ thuế hải quan 10 % với Mêhicô và 60 % với hàng Trung Quốc. Nếu hàng Trung Quốc bị đánh thuế 60 % mà hàng Việt Nam bán vào Mỹ chỉ bị đánh thuế 10 % thì Trung Quốc sẽ nhanh chóng di dời sản xuất sang Việt Nam để tránh 60 % thuế hải quan của ông Trump ».Mỹ cũng bị lôi vào vòng xoáy chiến tranh thương mạiThiệt hại đối với Mỹ cũng nặng không kém, vì cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp Mỹ cùng phải trả giáAntoine Bouët : « Người tiêu dùng phải trả giá, bởi vì hàng ngoại quốc bán sang thị trường Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, trong lúc mà dân Mỹ đã phải đối mặt với lạm phát (và đừng quên rằng, lạm phát là yếu tố khiến một phần cử tri ủng hộ đảng Dân Chủ đã quay sang bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa trong đợt bầu cử tháng 11 vừa rồi). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ rất chật vật bởi cần nhập khẩu nguyên liệu, cần mua vào hàng thiết bị … để phục vụ các nhà máy sản xuất ở Mỹ. Giá thành các mặt hàng sản xuất ở Mỹ bị đẩy lên cao. Hàng đắt, kém hấp dẫn và các doanh nghiệp Mỹ mất khả năng cạnh tranh. Đó là chưa kể các đối tác thương mại của Hoa Kỳ cũng sẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ … ».Coi chừng các đòn phản công lợi hại của Bắc KinhTrong bài tham luận What Trump's Tariffs Will Mean for China đăng trên Foreign Policy (26/11/2024), phó tổng biên tập tạp chí chuyên về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, James Palmer, nêu thêm hai yếu tố cho thấy Bắc Kinh không vội tung đòn phản công : Thứ nhất là trong quá khứ, ông Trump từng chơi trò « giơ cao đánh khẽ » như trong các biện pháp trừng phạt các tập đoàn công nghệ cao của Trung Quốc. Tỷ phú địa ốc New York thích dùng đòn uy hiếp đòi đối phương nhượng bộ để thu hoạch những thắng lợi chính trị tượng trưng nhưng hiệu quả về thực chất không nhiều (từ mục tiêu xây tường ngăn chận nhập cư bất hợp pháp ở đường biên giới với Mêhicô đến mục đích giảm thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc). Thứ hai là, theo chuyên gia Mỹ James Palmer, « điều tối kỵ đối với các lãnh đạo ở Bắc Kinh là họ được chỉ đạo phải xử lý các vấn đề nội bộ như thế nào ». Nói cách khác, chắc chắn không vì những đe dọa của Washington mà Trung Quốc can thiệp vào hồ sơ fentanyl.Điều đó không cấm cản chính quyền Trump sắp tới sẽ dùng các đòn thuế quan để « đánh vào Trung Quốc » bởi hai siêu cường kinh tế thế giới này vẫn đang trong thế « cạnh tranh không ngơi nghỉ ». Đây cũng không chỉ là một cuộc chiến thương mại giữa hai Washington và Bắc Kinh.Các chuyên gia ở Mỹ cũng như Pháp đồng loạt cho rằng Hoa Kỳ có sử dụng chiến thuật nào đi chăng nữa thì các đòn trả đũa của Bắc Kinh giờ đây đã phong phú hơn nhiều so với thời điểm 2018/2019. Trung Quốc giờ đây được chuẩn bị tốt hơn để đối đầu với một cuộc chiến thương mại mới: Antoine Bouët : « Tôi tin là Trung Quốc đã sẵn sàng hơn để đối mặt với một cuộc chiến thương mại. Bắc Kinh nhập khẩu ít hẳn đậu tương, đậu nành của Mỹ, khiến chính quyền Trump nhiệm kỳ trước đã phải đền bù cho các nông gia đến 14 tỷ đô la trong giai đoạn 2018-2019, để lấp vào chỗ trống mà thị trường Trung Quốc để lại. Hơn nữa chúng ta thấy là Trung Quốc đã chuyển sang thế công và nhắm vào những mắt xích yếu kém trong dây chuyền sản xuất của Mỹ. Đứng đầu trong số đó là nhu cầu của Mỹ về kim loại hiếm. Bắc Kinh có thể hạn chế, thậm chí cấm xuất khẩu đất hiếm gây trở ngại cho các nhà máy của Hoa Kỳ. Bắc Kinh đánh vào những lĩnh vực mà nền công nghiệp của Mỹ lệ thuộc vào Trung Quốc ». Trước mắt các đòn « đánh hỏa mù » của tổng thống tân cử Mỹ đặt toàn thế giới trong tình trạng bất an, từ Trung Quốc cho đến các đồng minh thân thiết nhất của Washington.
Những nền kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam, từng hưởng lợi trong trận thương chiến Mỹ-Trung dưới chính quyền Trump 2016-2020 sẽ « chật vật » hơn nhiều trong 4 năm tới vì chính sách bảo hộ « toàn diện » của Washington. Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan có nhiều cơ sở tại Hoa Lục trông thấy trước « một tai họa ». Tăng trưởng của châu Á lệ thuộc vào xuất khẩu, mỗi nước trong khu vực đang gấp rút đi tìm tìm chìa khóa để đối thoại với chính quyền Trump. Chưa đầy một tuần lễ từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ hai, tất cả các lãnh đạo Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới đều vội vã chúc mừng ông. Gần đây nhất tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Tô Lâm hôm 12/11/2024 đã có cuộc điện đàm với tổng thống tân cử Donald Trump. Từ thủ tướng Malaysia đến đồng cấp Cam Bốt trong điện chúc mừng ông Trump cùng « tin tưởng vào vai trò thiết yếu của Hoa Kỳ trong việc duy trì ổn định, hòa bình và thịnh vượng » cho Đông Nam Á.Chỉ 48 giờ sau khi ông Trump tái đắc cử, cả Philippines lẫn Đài Loan cùng cho biết ý định « trang bị thêm vũ khí của Mỹ ». Theo đánh giá của báo tài chính Anh, Financial Times, Manila và Đài Bắc vừa xem đây là « những lá bùa hộ mệnh » để tăng cường khả năng phòng thủ trước những tham vọng của Trung Quốc vừa biết ý ông Trump thích khoe thành tích « giúp các công ty vũ khí của Mỹ bán được hàng ». Đây có thể là cách để thoát khỏi các gọng kềm từ chính sách « bảo hộ » của chính quyền Washington trong tương lai.Đông Nam Á trong thế « bất an » Trong nhiệm kỳ đầu 2016-2020 nhà tỷ phú New York Donald Trump đã sử dụng lá bài bảo hộ với tất cả các đối tác thương mại của Mỹ. Lần này châu Á, từ những quốc gia tiên tiến nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan, đến khối Đông Nam Á đã sẵn sàng hay chưa cho một cuộc chiến thương mại thứ nhì xuất phát từ Mỹ ? Cuộc chiến này được cho là sẽ diễn ra với « cường độ mạnh hơn gấp bội » so với 5-6 năm trở về trước.Hãng tin Đức Deutsche Welle trích lời nhà nghiên cứu Việt Nam Lê Hồng Hiệp, viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore Yusof Ishak, cho rằng Đông Nam Á đã « chuẩn bị tốt hơn » để đối đầu với một cuộc chiến thương mại thứ nhì, khối này sẽ « nhanh chóng thích nghi với thực tế và sẽ bảo vệ quyền lợi của họ ». Vẫn theo Deutsche Welle « Việt Nam đặc biệt lo ngại do là nguồn xuất khẩu quan trọng nhất của Đông Nam Á sang Hoa Kỳ », trước cả Singapore. Năm 2023 « thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ lên tới 96 tỷ đô la ».Cùng với Ấn Độ, Mêhicô… Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới « hưởng lợi nhiều nhất » từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nhưng không là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất trong thế « bất an » trước viễn cảnh Washington từ tháng 1/2025 mở một cuộc chiến thương mại với toàn thế giới.Theo thẩm định của cơ quan tư vấn Oxford Economics kim ngạch xuất khẩu của cả khu vực châu Á, không kể Trung Quốc sẽ giảm 3% nếu ông Trump dựng lại các hàng rào thuế quan như từng cam kết trong thời kỳ vận động tranh cử, bởi vì ngoại trừ Lào, « Mỹ luôn là một trong những khách hàng quan trọng nhất » với tất cả các nền kinh tế còn lại.Vũ khí nào để Bắc Kinh đương đầu với trận chiến thương mại Trump 2.0 ? Tuy nhiên Trung Quốc mới là mục đích chính mà nhóm cố vấn của tổng thống Mỹ tương lai đang nhắm tới. Bằng chứng là Donald Trump mời hai nhân vật « diều hâu và có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh » là các thượng nghị sĩ Marco Rubio và dân biểu Mike Waltz tham gia nội các ở hai vị trí quan trọng : ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia. Kèm theo đó là chủ trương « đánh thuế đến 60% vào hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ ». Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan có nhiều cơ sở sản xuất tại Hoa Lục trong thế bị động. Báo Japan Times nhắc lại « hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp Nhật Bản cỡ vừa và nhỏ đang hiện diện tại Trung Quốc. Họ ý thức được là sẽ gặp khó khăn nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ ». Chỉ riêng trong ngành ô tô, việc ông Trump báo trước một cuộc chiến thương mại với cả Mêhicô và Canada là « cú sét đánh ngang tai », với các hãng xe Nhật do số này đã mở nhà máy tại Mêhicô, sát cạnh cửa ngõ Hoa Kỳ. Chỉ riêng năm ngoái Nhật xuất khẩu 1,5 triệu chiếc xe sang Mỹ và đây là điểm đến lớn gấp hơn cả tổng số xe bán ra trên thị trường xứ hoa anh đào.Các chuyên gia được hãng tin Anh Reuters trích dẫn đồng loạt đưa ra nhiều lý do cho thấy ông Tập Cận Bình không ở trong « thế mạnh ». Thứ nhất tăng trưởng của Trung Quốc đang sa sút. Thứ hai là dưới nhiệm kỳ Trump lần trước, Bắc Kinh đã « bội ước » khi cam kết mua thêm 200 tỷ đô la hàng của Mỹ để thu hẹp thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Lần này những hứa hẹn của Trung Quốc khó có tính thuyết phục một ông Trump có tính « thù dai ».Điểm thứ ba là Bắc Kinh không có phương tiện để « ăn miếng trả miếng » Washington : Tập Cận Bình không thể cũng áp dụng các hàng rào thuế quan đánh vào hàng Mỹ khi mà tiêu thụ nội địa Trung Quốc đã yếu kém trong lúc Trung Quốc cần xuất khẩu sang Âu, Mỹ để bảo đảm tăng trưởng nội địa. Hơn nữa tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ đã vượt ngưỡng 500 tỷ đô la, lớn gấp 3 so với nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Theo định của ngân hàng UBS, nếu ông Trump áp thuế 60 % đánh vào xuất khẩu của Trung Quốc, GDP của nền kinh tế châu Á này « trong 12 tháng sắp tới sẽ giảm mất phân nửa », tức là rơi xuống còn khoảng 2,5 % một năm.Trên đài phát thanh Pháp France Inter, chuyên gia kinh tế Pháp, Antoine Bouet, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng và Thông Tin Quốc Tế-CEPII chờ đợi, ông Trump ở nhiệm kỳ 2 sẽ mạnh tay hơn rất nhiều trong cuộc chiến thương mại, bất luận điều ấy gây thiệt hại cho chính các nhà sản xuất của Mỹ« Có nguy cơ là cuộc thương chiến sẽ nhanh chóng mở màn, căn cứ vào những tuyên bố của tổng thống tân cử Hoa Kỳ. Trump chủ trương đánh thuế trên toàn bộ các mặt hàng thâm nhập thị trường của Mỹ và đặc biệt là đánh thuế thuế đến 60 % và thậm chí là 100 % nhắm vào hàng từ Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Theo những thẩm định của trung tâm CEPII, điều đó có nghĩa là Washington trong tương lai sẽ tăng thuế hải quan đánh vào một khối lượng hàng trị giá 3.100 tỷ đô la và Mỹ. Để so sánh trong giai đoạn 2018-2019 chính Trump khi đó cũng đã dựng lại các hàng rào thuế quan nhắm vào 310 tỷ đô la kim ngạch nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thế rồi dưới thời tổng thống Biden, đầu năm nay cũng đã sử dụng đòn thuế hải quan này nhưng chỉ nhắm vào 18 tỷ đô la hàng được vào thị trường Mỹ. Nói cách khách, chính sách bảo hộ của Biden chỉ là một giọt nước trong biển cả ». Giám đốc trung tâm CEPII giải thích thêm :« Trước kia một món hàng được sản xuất chỉ tại một nơi, rồi được xuất khẩu sang một quốc gia khác. Thành thử tăng thuế hải quan là để bảo vệ các nhà sản xuất nội địa và đổi lại thì người tiêu dùng chịu trả giá đắt hơn. Nhưng trong thời buổi này, để có được một thành phẩm, các hãng xưởng nhập khẩu nhiều phụ tùng từ nước ngoài. Thí dụ như hãng máy bay Boeing của Mỹ cần nhập phụ tùng của nhiều nước, đặc biệt là của Pháp. Vậy thì đánh thuế nhập khẩu 10 % vào các phụ tùng này bất lợi cho chính Boeing và sẽ tác hại đến khả năng cạnh tranh của chính các tập đoàn Mỹ ».Về mặt chính trị, chủ trương tăng thuế hải quan vừa dễ hiểu vừa có sức thuyết phục lớn trong cuộc vận động tranh cử. Trump ở nhiệm kỳ tổng thống trước đã chứng minh ông là một chính khách « dám nói và dám làm » song theo quan điểm của Antoine Bouet việc tổng thống tân cử có ý định giao phó bộ Tài Chính cho một trong hai cố vấn kinh tế thân cận là John Paulson hay Scott Bessent (cả hai cùng là các nhà đầu tư và sáng lập viên các quỹ đầu cơ) cho thấy, Washington có vẻ muốn dùng đòn thuế quan để mặc cả với các đối tác của Hoa Kỳ. Antoine Bouet trung tâm CEPII : « Có khả năng Donald Trump không thi hành các biện pháp đã loan báo nhưng sử dụng lá bài thuế hải quan này như một công cụ để đàm phán, để bắt các đối tác của Hoa Kỳ phải nhượng bộ. Trước mắt được biết là hai nhân vật đang được ban lãnh đạo của tổng thống tân cử liên lạc để mời tham gia nội các ở cương vị bộ trưởng Tài Chính Mỹ. Đó là các ông Scott Bessent và John Paulson. Bessent là sáng lập viên quỹ đầu tư Key Square. Còn Paulson điều hành một quỹ đầu tư khác tại New York. Cả hai nhà đầu tư này cùng chủ trương khai thác các hàng rào thuế quan như các công cụ để gây sức ép với các đối tác của Mỹ ». Với Trump ở Nhà Trắng, nên là bạn hay là thù của Mỹ ? Về phần mình giáo sư Thomas Porcher, trường quản trị kinh doanh Paris School of Business nhắc lại Mỹ có truyền thống bảo hộ lâu đời, Donald Trump không vị tổng thống đầu tiên đi theo khuynh hướng đó. Trên tờ giấy bạc 10 đô la của Mỹ là bức chân dung vị bộ trưởng Tài Chính đầu tiên Alexander Hamilton với chủ trương bảo vệ nền công nghiệp còn non trẻ của nước Mỹ. Còn trên tờ giấy bạc 1 đô la là hình ảnh của George Washington, người đầu tiên tuyên thệ nhậm chức tổng thống trong một bộ y phục được sản xuất 100 % tại Mỹ. Có chăng là Donald Trump chỉ áp dụng chính sách bảo hộ một cách « thô bạo » hơn các đời tổng thống tiền nhiệm ở Hoa Kỳ từ 3 thập niên qua :« Nếu tăng thuế hải quan đánh vào một mặt hàng không thể thay thế-tức là hàng không sản xuất ở Mỹ, điều đó có nghĩa là người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu khoản phí phụ trội đó, tức là lạm phát ở Hoa Kỳ sẽ bị đội lên thêm. Đối với những sản phẩm mà cũng được sản xuất tại Hoa Kỳ thì giá thành ở Mỹ cũng sẽ cao hơn so với ở các nước có nhân công rẻ, ở những quốc gia kém phát triển ít chú trọng đến các chuẩn mực về môi trường và xã hội. Trên thực tế, nhìn vào thương mại toàn cầu, cuộc chiến mậu dịch đã có từ 30 năm nay trên cơ sở các cuộc đối đầu về những chuẩn mực về xã hội, thuế khóa, môi trường ».
- Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức toạ đàm giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn cải lương Nam Bộ một thời hoa lửa” vào sáng 8/11 nhằm kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và chuyến tàu tập kết (1954-2024) và Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11). Chủ đề : Nghệ sĩ cải lương, "một thời hoa lửa", Sống thế nào cho xứng đáng --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Với hơn 50 chương trình hoạt động, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 - năm 2024 sẽ được tổ chức kéo dài trong 1 tháng nhằm góp phần làm giảm mật độ cao điểm, tránh tình trạng quá tải du khách. Sự kiện được kỳ vọng sẽ đón 2 triệu khách du lịch, trong đó có khoảng 60.000 lượt khách quốc tế, với tổng doanh thu dự kiến 3.600 tỷ đồng. Chủ đề : Festival Hoa, Đà Lạt --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Sáng 5/11, tại Hà Nội, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Họp báo Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024. Đây là sự kiện văn hoá, du lịch có quy mô cấp tỉnh hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế diễn ra xuyên suốt trong năm 2024, tập trung cao điểm trong tháng 12/2024. Chủ đề : Lâm Đồng, Đón 2 triệu lượt khách, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1sukien/support
- Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề “Dòng chảy di sản”, được UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức từ ngày 24 đến 30-11-2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn nhằm tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, “giải mã” những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư. Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia. Chủ đề : Festival Ninh Bình lần thứ 3, Dòng chảy di sản, Vùng đất Cố Đô --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
- Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề “Dòng chảy di sản”, được UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức từ ngày 24 đến 30-11-2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với nhiều hoạt động hấp dẫn, nhằm quảng bá những giá trị tinh hoa lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư. Thông tin này được công bố tại cuộc họp báo diễn ra sáng nay (30/10), tại Hà Nội. Chủ đề : Festival, Ninh Bình lần thứ 3, Dòng chảy di sản --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Kết quả bầu cử Quốc Hội Nhật Bản ngày 28/10/2024 gây thêm hoang mang cho các nhà đầu tư vào lúc cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đẩy Tokyo vào thế kẹt giữa một bên là đồng minh quân sự và bên kia nền kinh tế « gắn kết » chặt chẽ nhất với Nhật Bản. Bài toán càng thêm phức tạp khi mà Tokyo phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt xã hội để vẫn là nền kinh tế thứ 3 toàn cầu, để vẫn tiên phong về công nghệ mới. Sau 15 năm liên tục cầm quyền, đảng Dân Chủ Tự Do LDP cánh hữu với lập trường bảo thủ mất đa số ở Quốc Hội. Thủ tướng Shigeru Ishiba mới nhậm chức hôm 01/10/2024 có hai giải pháp : hoặc là thành lập một chính phủ liên minh với đa số rất sít sao và rất dễ bị bất tín nhiệm, hoặc phải từ chức. Ở góc đài bên kia, đảng Dân Chủ Lập Hiến CDP cánh trung tả về đầu với 148 dân biểu nhưng không hội đủ đa số tuyệt đối 233 ghế và cũng không dễ thành lập chính phủ liên minh thay thế nội các Ishiba.Yếu tố chính trị này bất lợi cho kinh tế Nhật Bản vào lúc nền kinh tế lớn thứ nhì tại châu Á mới vừa phục hồi. Trả lời đài RFI tiếng Việt, giáo sư Brieuc Monfort, giảng dậy tại đại học Sophia -Tokyo và hiện là khách mời của Quỹ Nghiên Cứu Pháp-Nhật, trường Cao Đẳng Khoa Học Xã Hội EHESS Paris phác họa về toàn cảnh kinh tế Nhật Bản hiện nay :Brieuc Monfort : « Nhìn chung, kinh tế Nhật Bản còn chưa vững chắc lắm nhưng đã có nhiều tiến bộ trong ba năm từ 2021 đến 2024 dưới thời thủ tướng Fumio Kishida. Đấy cũng là thời điểm sau đại dịch Covid và trung bình, GDP tăng khoảng 1,2 % một năm. Nợ công bắt đầu giảm và tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 2,5 % tức là mức thấp chưa từng thấy. Bên cạnh những chỉ số khả quan đó thì như đã biết trong một thời gian dài, Nhật Bản phải đối mặt với hiện tượng giảm phát. Cố thủ tướng Shinzo Abe đã bắt đầu lật ngược tình thế, đẩy lạm phát lên được đến 1 %. Dưới chính quyền Kishida, Nhật Bản hoàn toàn thoát khỏi giảm phát và khi ông rời phủ thủ tướng, thì lạm phát ở Nhật Bản là 3 %. Tuy nhiên một phần dân chúng bị thiệt thòi vì lương của họ không tăng nhanh như vậy. Thêm vào đó là hiện tượng đồng yen bị mất giá khiến đời sống càng thêm đắt đỏ. Trong khi đó một số khó khăn trong giai đoạn Nhật Bản phải đối mặt với đại dịch Covid vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục ». Tác động kép đè nặng lên sức mua của người dân Theo giới quan sát, đảng cầm quyền LDP đã bị cử tri trừng phạt qua lá phiếu lần này, chủ yếu do những tai tiếng tham nhũng trong bối cảnh mãi lực của người dân sụt giảm dưới tác động kép của lạm phát và nhất là hiện tượng đồng yen trượt giá so với đô la Mỹ. Brieuc Monfort : « Trong năm nay tỷ giá của đồng yen Nhật Bản trồi sụt thất thường. Đầu năm, 140 yen đổi lấy 1 đô la Mỹ nhưng đến tháng 7 vừa qua thì phải cần đến 160 yen mới mua được 1 đô la. Thế rồi chúng ta đang trở lại với tỷ giá hối đoái 140-150 yen ăn 1 đô la như hồi đầu năm. Đơn vị tiền tệ của Nhật bị mất giá do lãi suất ngân hàng của Nhật rất thấp so với tại châu Âu và Hoa Kỳ. Nhưng trong tháng 3/2024 và tháng 7/2024, Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất chỉ đạo trở lại. Dù vậy, lãi suất ngân hàng ở Nhật vẫn thấp hơn so với ở các nơi khác, cho nên các nhà đầu tư Nhật Bản và nước ngoài rút vốn khỏi xứ hoa anh đào, để mua đô la và euro, ký gửi vào các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu để kiếm lãi nhiều hơn. Một khi có lãi, họ đem euro và đôla đổi trở lại sang đồng yen và do tiền tệ của Nhật bị mất giá, các nhà đầu tư này lại càng lãi nhiều hơn nữa. Đó là hiện tượng đầu cơ carry trade - giao dịch chênh lệch lãi suất. Hiện tượng này càng làm suy yếu đồng yen ».Trên nguyên tắc một đồng yen mất giá có lợi cho các nhà sản xuất xứ hoa anh đào bởi Nhật Bản là một quốc gia xuất khẩu công nghiệp - đặc biệt là trong lĩnh vực hàng cao cấp, nhưng nguy hiểm đối với đảng cầm quyền trong thời gian gần đây, theo giới sư Monfort, là ở chỗ công luận Nhật « khó thở » vì những tai tiếng tham nhũng. Hai ẩn số lớn : Trung Quốc và Hoa Kỳ Bất ổn chính trị từ sau cuộc bầu cử lần này càng gây thêm lo ngại cho các doanh nghiệp Nhật Bản và các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng đây chỉ là một thách thức mới vào lúc mà Nhật Bản bị xem là quốc gia chịu áp lực lớn nhất từ cuộc đọ sức giữa hai nền kinh tế và siêu cường thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc tranh hùng giữa Washington và Bắc Kinh khuấy động tình hình tại châu Á Thái Bình Dương với hai điểm nhậy cảm nhất hiện tại là Biển Đông và eo biển Đài Loan. Cuối tháng 9/2024 lần đầu tiên một tàu chiến Nhật Bản đi qua eo biển Đài Loan, nơi mà theo thẩm định của hãng tin Mỹ Bloomberg « gần 50 % trong số các tàu chở hàng của thế giới phải đi qua ; 88 % giao thương đường biển cũng phải trung chuyển qua eo biển Đài Loan » vào lúc Bắc Kinh luôn xem việc thống nhất Đài Loan là một mục tiêu phải đạt được.Đài Loan cũng là nguồn cung cấp chính trên thế giới chip điện tử tân tiến nhất, một tử huyệt của ngành công nghiệp Nhật Bản. Giáo sư Brieuc Monfort nhấn mạnh, hai câu hỏi lớn đang đặt ra tại Tokyo hiện nay là kịch bản nào trong trường hợp Trung Quốc đưa quân xâm chiếm Đài Loan và Mỹ cần bao nhiêu thời gian để can thiệp.Brieuc Monfort : « Nhật Bản và Trung Quốc là hai nền kinh tế có những mối liên hệ chặt chẽ. Ngay sau khi nhậm chức thủ tướng hôm mồng 01/10 Shigeru Ishiba đã lập tức điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đôi bên nhấn mạnh đến các mục tiêu tăng cường hợp tác, duy trì ổn định trong khu vực… Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản ; 20 % xuất và nhập của Nhật là để hướng sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra Tokyo còn là bên tham gia Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực -RCEP, cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và khối ASEAN… Tầm ảnh hưởng của hiệp định này có thể chỉ giới hạn nhưng điều đó thể hiện quyết tâm của Nhật hội nhập vào mạng lưới thương mại mà ở đó Bắc Kinh cũng hiện diện. Trong điều kiện đó, nếu có xảy ra xung đột thì bên nào cũng sẽ phải trả giá đắt ».Như phần còn lại trên thế giới, Tokyo cũng rất hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 05/11/2024 khi biết rằng 55.000 lính Mỹ đang đồn trú trên lãnh thổ Nhật Bản và ứng cử viên của bên đảng Cộng Hòa từng đem cả vế an ninh ra để mặc cả với các đồng minh quân sự thân thiết nhất của Washington. Đó là lý do giải thích vì sao, Tokyo không ngừng tăng ngân sách quốc phòng. Nguy cơ bị tụt hậu, nỗi ám ảnh của Nhật Bên cạnh những mối lo ngại vừa nêu, một trong những điểm cơ bản khác nữa là Nhật Bản có nguy cơ bị mất ngôi vị hạng ba kinh tế toàn cầu vì hai lý do : viễn cảnh mất 30 triệu người lao động trong 25 năm sắp tới và bị tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ số so với hai đại cường hiện nay là Mỹ và Trung Quốc. Vào lúc mà Trung Quốc đang vươn lên như một cường quốc công nghệ của thế kỷ 21 đủ sức để thách thức Hoa Kỳ thì liệu rằng Nhật Bản vẫn là một ngọn hải đăng trong thế giới công nghệ ? Với 40 % dân số trên 65 tuổi trong tương lai không xa, Nhật Bản liệu có thể tiếp tục dẫn dầu cuộc đua để cho ra đời những phát minh mới hay sẽ bị Mỹ và Trung Quốc đã đành, mà cả Hàn Quốc và Ấn Độ cùng qua mặt ?Brieuc Monfort : « Nhật Bản bị chậm trễ so với nhiều quốc gia khác trong lĩnh vực phát triển công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, nói như thế cũng hơi bất công, bởi vì tuy không có những công ty khởi nghiệp, không có thung lũng công nghệ Silicon như của Mỹ nhưng Tokyo có một chính sách phát huy những công nghệ mới rất riêng biệt. Hơn thế nữa, Nhật Bản đẩy mạnh một số công nghệ mũi nhọn ít được phổ biến trong đại chúng. Về hiện tượng dân số bị lão hóa, thì đúng là từ nay đến ngưỡng 2050 thị trường lao động Nhật Bản sẽ mất đi thêm khoảng 30 triệu người ; tỷ lệ trên 65 tuổi trong dân số đang từ 30 % sẽ bị đẩy lên tới gần 40 % nhưng cùng lúc các chính quyền liên tiếp đã có một sự chuẩn bị dài hơi và đã có rất nhiều tiến bộ để bù đắp lại nhược điểm này ». Vị trí nào trong cuộc chiến công nghệ và thương mại Mỹ-Trung ? Theo báo cáo gần đây nhất của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới WIPO, Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia đang dẫn đầu về phát triển trí tuệ nhân tạo, Nhật Bản đứng hạng 4, sau Hàn Quốc và chỉ hơn có Ấn Độ trong nhóm « Top Five ». Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến của Nhật Bản lệ thuộc một phần lớn vào chip điện tử do Đài Loan sản xuất, vào kim loại hiếm mà đến nay Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp số 1 trên thế giới, chiếm từ 80 và có khi là đến hơn 95 % thị phần toàn cầu. Như giáo sư Monfort vừa nói 20 % xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản tùy thuộc vào một khách hàng duy nhất là Trung Quốc. Năm 2022, chỉ riêng các khoản giao dịch trên mạng internet, khách hàng Trung Quốc mua vào gần 14,5 tỷ đô la hàng made in Japan.Chiến lược bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Hoa Đông và eo biển Đài Loan và nhất là cuộc cuộc tranh hùng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, ngoại giao đến kinh tế và công nghệ là một yếu tố bất lợi cho Nhật. Những yếu tố này góp phần tăng tốc chính sách « tách rời khỏi Trung Quốc » của Tokyo : Sau tập đoàn Mitsubishi Motors đến lượt hãng xe Honda thông báo giảm nhân sự tại các nhà máy ở Hoa Lục.Năm 2020 rồi 2022 bộ Kinh Tế và Thương Mại, Công Nghiệp Nhật Bản đã có hẳn một chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dời cơ sở khỏi Trung Quốc sang Đông Nam Á hay trở về nguyên quán. Nghịch lý ở đây là dù rất gắn kết và phụ thuộc vào lẫn nhau, quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh thường xuyên căng thẳng vì những hồ sơ thương mại và công nghệ.
Một số tin tức đáng chú ý: Tỉ giá nổi sóng, Ngân hàng Nhà nước quay lại 'hút tiền'; Loạt cổ phiếu 'hot' một thời sắp rời sàn hoặc hạn chế giao dịch; Độc đáo lễ hội mùa vàng Bắc Sơn; Ẩm thực truyền thống vùng đất cố đô Hoa Lư...
Nhắc đến hoa sữa là nhắc đến Hà Nội mùa thu. Nhưng mùa thu không chỉ có hoa sữa, mà có những mùa hoa ở lại của cuối hè. Dâu da xoan góp màu trong số đó.
- Thủ tướng Phạm Minh chủ trì Lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.- Dự án cao tốc Hoà Liên-Tuý Loan, thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông, đoạn qua địa phận Đà Nẵng có nguy cơ vỡ tiến độ do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.- Nông dân Bắc Kạn ứng dụng công nghệ gia tăng giá trị sản phẩm.- Lo ngại những tác dụng ngược của chính sách tăng lương tại Nhật Bản.- Ngày quốc tế giảm thiểu rủi ro thiên tai (13/10) năm nay nhấn mạnh nền tảng giáo dục là chìa khóa để bảo vệ trẻ em, đồng thời chính trẻ em là lực lượng phòng chống thiên tai hiệu quả trong tương lai. Chủ đề : Thủ tướng Phạm Minh, chủ trì Lễ đón, Thủ tướng Quốc vụ viện, Nhân dân Trung Hoa Lý Cường --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support
- Những người được đặc xá hãy để những sai phạm “mãi mãi khép lại sau lưng,” bởi phía trước những điều tốt đẹp còn rất nhiều và đang chờ đợi. Đây là lời nhắn nhủ của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 tại Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước tại Trại giam Ninh Khánh (xã Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình) diễn ra vào sáng nay (1/10). Chủ đề : Những người được đặc xá, sai phạm “mãi mãi khép lại sau lưng” --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Bỏ lỡ cơ hội phát triển công nghệ cao, kinh tế Liên Âu tụt hậu so với Hoa Kỳ và lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Mỹ có nhiều phương tiện tài trợ cho những phát minh mới. Trung Quốc thu hẹp khoảng cách và đọ sức ngang ngửa với Hoa Kỳ. Châu Âu mất dần những lợi thế cạnh tranh, tiền không nhiều, đầu tư không đúng chỗ và thiếu tầm nhìn tổng quát về chính sách công nghiệp chung. Trên đây là những điểm chính trong báo cáo về tiềm năng cạnh tranh của Liên Hiệp Châu Âu đã được trình lên chủ tịch Ủy Ban Châu Âu hôm 09/09/2024. Tác giả là cựu thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu - BCE Mario Draghi. Năm 2012 ông là người từng cứu đồng euro vào lúc đơn vị tiền tệ chung châu Âu bị tấn công, khối euro có nguy cơ bị tan rã do khủng hoảng tài chính Hy Lạp.Liên Âu bị lạc hậu « Hight Technologies » là nỗi ám ảnh Bruxelles và cũng là nguyên nhân dẫn đến một « sự tụt hậu của khối này so với Hoa Kỳ ». Năm 2002 GDP của châu Âu thấp hơn so với Mỹ 17 %. Hai thập niên sau khoảng cách là 30 % và « 70 % sự khác biệt đó là do Liên Âu thua kém về công nghệ cao ».Mỹ đang dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, đang chạy nước rút để đầu tư vào công nghiệp chế tạo linh kiện bán dẫn.Trả lời đài phát thanh France Culture (ngày 14/09/2024) Agathe Demairais đặc trách ban địa kinh tế thuộc Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Quốc Tế (ECFR) nhận định Liên Hiệp Châu Âu hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội trên tiến trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh. Trong số 50 doanh nghiệp hàng đầu thế giới về « công nghệ cao », chỉ có 4 hãng là của châu Âu và trong một vài dự án hiếm hoi mà Liên Hiệp Châu Âu đã chen chân được vào, thì 1/3 trong số doanh nghiệp đó sớm muộn gì rồi cũng di dời cơ sở sang Mỹ, bởi đấy mới là « đất lành chim đậu cho ngành high tech ».Trong giai đoạn 2019-2023, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Âu giảm 6 % trong lúc FDI đổ vào Mỹ tăng 63 % : thêm một dẫn chứng cho thấy châu Âu mất sức thu hút.Đối với Trung Quốc, đầu tư của Liên Âu vào khâu Nghiên cứu và Phát Triển R&D thua kém xa. Trong các mảng công nghệ mới - chế tạo các bình điện cho xe ô tô, pin điện mặt trời và những vật liệu mới, Trung Quốc đang vượt trội. Theo báo cáo Draghi, 70 % những « vật liệu xanh » cho phép chuyển đổi sang một mô hình kinh tế « sạch » đều do Trung Quốc sản xuất. Hơn nữa toàn cầu bị phụ thuộc đến 80 % kim loại hiếm của Trung Quốc, và đây là những chất liệu để sản xuất bình điện hay chip bán dẫn, phục vụ mảng công nghệ kỹ thuật số.Ba nguyên nhân giải thích Liên Âu mất khả năng cạnh tranhLàm sao giải thích sự chậm trễ của Liên Hiệp Châu Âu trong chính sách phát triển công nghệ cao và khả năng cạnh tranh của khối này bị thu hẹp lại ?Agathe Demarais thuộc Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Quốc Tế (ECFR) trả lời :« Đầu tiên hết là căng thẳng địa chính trị gia tăng. Tôi muốn nói đến sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, đến chiến tranh Ukraina và xung đột ở Gaza : Điều đó có nghĩa là châu Âu phải huy động vốn đầu tư trở lại vào các phương tiện để phòng thủ thay vì dùng khoản chi tiêu đó vào mục tiêu phát triển. Chúng ta đã thấy là Hoa Kỳ yêu cầu châu Âu tăng chi tiêu quân sự. Cú sốc thứ nhì là khác hẳn với châu Âu, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều huy động rất nhiều phương tiện để thực hiện tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ. Washington và Bắc Kinh cùng trong thế ‘tấn công'. Mỗi bên đều muốn dẫn đầu cuộc đua. Mỹ muốn giữ được thế cường quốc số 1 toàn cầu. Còn Trung Quốc cần thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Cả hai cường quốc kinh tế này có một tầm nhìn toàn diện với chủ trương kết hợp chặt chẽ các chính sách thương mại, công nghiệp và an ninh. Châu Âu thì vẫn chưa hiểu được điều đó và chưa thích nghi được với hoàn cảnh mới mẻ này ». Liên Âu mất những lợi thế đã có Vì chiến tranh Ukraina Liên Âu mất nguồn cung cấp dầu hỏa và khí đốt của Nga. Mỹ và Trung Quốc là hai khách hàng lớn của châu Âu, căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu này khiến cả Washington lẫn Bắc Kinh cùng « chuyển hướng » trong chính sách thương mại : Mỹ tập trung nhiều hơn vào Mêhicô, Canada và Việt Nam. Còn Bắc Kinh thì tranh thủ các thị trường của Nga, của khối Đông Nam Á, của Trung Đông và Châu Mỹ La Tinh. Riêng Liên Âu thì vẫn « an phận » với hai khách hàng truyền thống quan trọng nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thêm vào đó Bruxelles bị kẹt trong cái bẫy « phi carbon hóa » guồng máy sản xuất trước ngưỡng 2035. Đó là điều mà Agathe Demarais, thuộc hội đồng ECFR gọi là cú sốc thứ ba :« Châu Âu đề ra mục tiêu nhanh chóng phi carbone hóa, tức là giảm thiểu lượng khí thải làm hâm nóng trái đất. Điều này đòi hỏi ngay từ bây giờ châu Âu phải lựa chọn giữa hai giải pháp : nhập công nghệ xanh của Trung Quốc hay là tự phát triển cả mảng công nghiệp ngày. Trong trường hợp đầu tiên, để tăng tốc tiến trình chuyển đổi năng lượng, Bruxelles phải chấp nhận nhập khẩu pin mặt trời và ô tô điện của Trung Quốc. Bruxelles chấp nhận lệ thuộc hơn vào công nghệ xanh của Trung Quốc. Nếu muốn tránh để lệ thuộc vào Trung Quốc thì Liên Hiệp Châu Âu phải đẩy mạnh công nghệ ô tô điện, năng lượng mặt trời … nhưng làm thế nào để cạnh tranh với hàng của Trung Quốc và của Mỹ trong lúc mà tiền điện ở châu Âu đắt gấp 2, gấp 3 lần so với Mỹ ? Trung bình để chuyển đổi sang mô hình sản xuất sạch, một nhà máy của châu Âu cần đầu tư 500 triệu euro trong 15 năm ».Chín người, mười ýMột nhược điểm lớn khác của châu Âu so với Hoa Kỳ và Trung Quốc là khối 27 thành viên hoàn toàn không đoàn kết và lại càng không có chung một tầm nhìn về chính sách phát triển công nghiệp. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, mang quốc tịch Đức, bà Ursula von der Leyen mạnh mẽ hô hào « de–risking » để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào hàng hóa, vào nguyên liệu vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc … Thế nhưng đồng hương của bà, là thủ tướng Olaf Scholz lại không bỏ lỡ một cơ hội nào để Bắc Kinh, tham dự các diễn đàn kinh tế, gặp gỡ các doanh nhân Trung Quốc … Trong sáu tháng đầu năm 2024, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đức vào Hoa Lục lớn hơn so với thống kê của cả năm 2023.Nhìn sang Tây Ban Nha, Madrid là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất đòi tăng thuế đánh vào ô tô điện của Trung Quốc nhưng sau cuộc hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 09/09/2024 thủ tướng Pedro Sanchez đã « đổi giọng » vì sợ Bắc Kinh ngừng nhập khẩu thịt heo của Tây Ban Nha.Nhưng về cơ bản, Lục Địa Già đang mất đi hai lá chủ bài quan trọng nhất để tạo được một sự năng động kinh tế về lâu dài. Agathe Demarais : « Có hai yếu tố quyết định để một nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh : đó là tăng trưởng và dân số. Liên Hiệp Châu Âu gặp khó khăn trên cả hai phương diện này. Hệ quả kèm theo là Liên Hiệp Châu Âu trong tương lai càng bị tụt hậu. Từ nay đến năm 2040, mỗi năm thị trường lao động của khối này mất đi 2 triệu người, vì dân số đang già đi. So sánh tỷ lệ tăng trưởng về năng suất của một người lao động châu Âu và ở Mỹ, hiện tại châu Âu thua hẳn Mỹ. Cùng lúc, mỗi năm Hoa Kỳ đầu từ gần 900 tỷ đô la vào khâu Nghiên Cứu và Phát Triển R&D. Số tiền này cao gấp đôi so với đầu tư vào R&D của toàn khối Liên Âu. Chỉ riêng trong hai lĩnh vực là trí tuệ nhân tạo và máy tính lượng tử, 70 % các dự án xuất phát từ Hoa Kỳ ; 2/3 các khoản đầu tư vào thông minh nhân tạo hướng về Mỹ. Nhìn đến công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn, từ nay đến 2032, Hoa Kỳ tập trung đến 1/3 chíp điện tử tiên tiến nhất của thế giới. Trong tất cả các hoạt động mang tính chiến lược để đem lại tăng trưởng trong tương lai, châu Âu không đóng vai trò hàng đầu ở bất kỳ một lĩnh vực nào ». Báo cáo Mario Draghi bắt mạch, chẩn bệnh và kê toa thuốc để Liên Hiệp Châu Âu có thể trở lại cuộc chơi công nghệ. Nhưng để chữa được bệnh, tài liệu này thẩm định Liên Hiệp Châu Âu cần dành ra hẳn 5 % GDP của toàn khối để đầu tư vào mảng hight tech.Làm thế nào để huy động được từ 750 đến 800 tỷ euro một năm ? Nếu có được số tiền đó thì làm thế nào để sử dụng một cách có hiệu quả ? Mất bao lâu nữa Liên Âu mới làm chủ công nghệ chế tạo pin mặt trời, cánh quạt gió …. và ô tô điện như các nhà máy của Trung Quốc hiện tại ? Đến khi nào trình độ trí tuệ nhân tạo của châu Âu được hư hiện nay ở Mỹ ? Báo cáo Draghi không có câu trả lời.Vả lại tài liệu vừa được công bố còn chưa ráo mực, đã bị nhiều thành viên trong Liên Âu –đứng đầu là Đức, phản bác. Bản thân bà von der Leyen vừa nhiệt tình cảm ơn tác giả của bản báo cáo về tiềm năng cạnh tranh của Liên Âu, vừa thận trọng trước những đề xuất cho phép khối này tìm được một chỗ đứng trên bàn cờ « hight tech » thế giới. Liên Âu ráo riết đi tìm lực đẩy để « phát triển » và mang lại tăng trưởng cho toàn khối, nhưng không thấy các con chim đầu đàn trong khối này hào hứng hay mạnh mẽ ủng hộ các đề xuất của ông Draghi để « đảo ngược thế cờ » để, bớt thua kém Mỹ và Trung Quốc.
Tăng trưởng và đà bật dậy của nền Trung Quốc là nỗi ám ảnh người giàu nhất hành tinh, tỷ phú người Pháp Bernard Arnaud, ông vua không ngai của ngành thời trang hạng sang và của nền công nghiệp de luxe trên thế giới. Chỉ một mình Trung Quốc đem về hơn 30 % doanh thu cho LVMH ông điều hành. Trong 2 quý đầu năm 2024 mức lãi của công ty giảm mạnh, do yếu tố Trung Quốc. Ngành thời trang de luxe, nói riêng, nền công nghiệp hạng sang của Pháp nói chung quy tụ 4 đại tập đoàn (LVMH, Kering, Hermès và L'Oréal) chiếm hơn 1/3 trị giá trong số 40 tập đoàn hàng đầu tham gia thị trường chứng khoán Paris. Đây cũng là một con gà đẻ trứng vàng, đem về 5 % GDP cho nước Pháp. Châu Á và Mỹ là hai thị trường lớn nhất của những nhãn hiệu nổi tiếng, từ các nhà may Givenchy đến Chanel hay Dior, từ hãng rượu champagne Moët & Chandon đến hiệu kim hoàn và đồng hồ Cartier, từ hãng mỹ phẩm L'Oréal đến hiệu nước hoa Guerlain… Hầu hết trong số này lệ thuộc đến hơn 30 % vào các khách hàng của Trung Quốc. 80 % các sản phẩm như túi xách, giày da, thắt lưng, hay khăn quàng cổ của Hermès đều dành để xuất khẩu. Theo thẩm định của cơ quan tư vấn trong ngành thời trang hạng sang Bain&Compagny, trước khi đại dịch Covid bùng phát, 33 % thị trường hàng xa xỉ trên thế giới « đổ về » Hoa Lục và Hồng Kông. Trả lời đài truyền hình Pháp France24, Bruno Lavagna tác giả cuốn sách mang tự đề Géopolitique de Luxe – Địa chính trị của ngành công nghiệp hạng sang (NXB Eyrolles) nhận định : châu Á, mà dẫn đầu là Trung Quốc, đang trở thành tâm điểm của thế giới.« Nhìn lại lịch sử, khái niệm hàng hạng sang « de luxe » không mang tính toàn cầu, vì mỗi người, mỗi nền văn hóa họ có cái nhìn riêng về thế nào là hàng sang, thế nào là hàng cao cấp… Tuy nhiên có một khác biệt rất lớn, đó là châu Âu, mà đứng đầu là Pháp và Ý đã tạo nên được cả một mảng công nghiệp hạng sang uy tín và được cả thế giới ưa chuộng. Đó là nhờ vào chính sách quảng bá rất mạnh, qua các tổ chức tập hợp các nhà sản xuất hàng cao cấp. Ở Pháp thì có Comité Colbert, Ý thì có quỹ Antagalma. Rất nhiều những nhãn hiệu nổi tiếng của Pháp, của Ý lừng danh trên thế giới. Hiện tại thị trường chính trong lĩnh vực này đang nằm ở châu Á, bắc Mỹ. Tương lai có phần nghiêng nhiều hơn nữa về châu Á ».Trung Quốc, « el dorado » của các nhà thời trang Pháp Cho đến năm 2013 nhu cầu tiêu thụ hàng hạng sang của Trung Quốc tăng đều đặn hơn 10 % một năm, trước khi bứt phá với kỷ lục 37 % trong năm 2019. Chẳng ngờ trong thời gian Trung Quốc đóng cửa để chống dịch, năm 2020 vào lúc mà kinh tế toàn cầu lao đao, châu Âu và Hoa Kỳ, và toàn châu Á bị phong tỏa thì người Trung Quốc tiếp tục mua sắm hàng cao cấp. Tăng trưởng trong lĩnh vực này tại Trung Quốc là 46-47 % trong một năm.Trên sàn chứng khoán Paris, trong năm 2020-2021 cổ phần của Hermès tăng 37 %, của LVHM tăng 32 %.Cựu giáo sư trường cao đẳng kinh doan HEC của Pháp, Jean-Noel Kapferer trên đài truyền hình France24 giải thích hiện tượng này như sau : do Trung Quốc đóng cửa chống dịch, như tất cả mọi người, tầng lớp giàu có tại Trung Quốc bị cấm đi lại, cấm du lịch trong nước bị cấm ra nước ngoài, mọi thú tiêu khiển ở những nơi công cộng đều phải đóng cửa… niềm an ủi của tầng lớp trung lưu trở lên trong xã hội Trung Quốc là mua hàng trên mạng với khuynh hướng dùng hàng tốt. Một nghiên cứu sau dịch Covid-19 cho thấy có đến 50 % người Trung Quốc có nhu cầu mua hàng xa xỉ.Martin Meunier, sáng lập viên hãng Valet de Pique chuyên sản xuất túi xách tay bằng da ngạc nhiên là ngay sau đại dịch, đơn đặt hàng trong hãng ông điều hành đã được nhân lên gấp ba. Bénédicte Sabadie đặc trách về lĩnh vực hàng hạng sang thuộc cơ quan tư vấ Deloitte không ngạc nhiên trước hiện tượng này :« Ngành thời trang hạng sang là một lĩnh vực đặc biệt luôn có sức kháng cự rất tốt và cũng có khả năng bật dậy rất nhanh để thoát khỏi khủng hoảng. Đây là một khuynh hướng lâu bền, bởi vì thời nào cũng vậy và ở bất cứ nơi nào trên thế giới, người ta vẫn có nhu cầu tiêu thụ hàng cao cấp » Trong chiều hướng đó, tập đoàn Pháp LVMH thông báo tuyển dụng thêm 7.500 nhân viên. LVMH hiện diện trong 6 lĩnh vực khác nhau như ngành thời trang, mỹ phẩm, kim hoàn, rượu champagne, rượu mạnh… và bao gồm các nhãn hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Dior, Givenchy, Kenzo, Moët & Chandon, Henessy… Cũng trong thời gian 2020 và cho đến tận hiện tại, tỷ phú Pháp Bernard Arnaud qua mặt các đại gia người Mỹ như Elon Musk, Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg… để trở thành người giàu nhất hành tinh. Tài sản cá nhân của ông lên tới 207 tỷ euro và cũng Bernard Arnaud đứng đầu một đại tập đoàn có trị giá hơn 400 tỷ, mà gần một nửa trong đó là vốn của gia đình ông. Vào lúc các nhà đầu tư và doanh nhân thế giới thất vọng là kinh tế Trung Quốc không phục hồi nhanh và mạnh như mong đợi thì riêng ngành công nghiệp hạng sang vẫn được bình an, ít ra là cho đến cuối 2023.Nhưng gió đã xoay chiều : trong hai quý đầu năm 2024, thị trường Trung Quốc có khuynh hướng tăng chậm lại. Lãi của LVMH trong quý 1/2024 giảm 14 % so với 3 tháng trước đó.Báo cáo của Bain&Company được công bố mùa xuân vừa qua nêu bật một số lý do như sau : Bên cạnh hiện tượng khủng hoảng địa ốc tại Hoa Lục kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vượt ngưỡng 20 %, thì chính sách « đả hổ diệt ruồi » chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình ngày càng khiến các đại gia Trung Quốc lo sợ. Không còn mấy ai dám mạnh dạn mua hàng đắt tiền để khoe khoang hay quà cáp.Đầu năm nay, doanh thu của LVMH tại châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, giảm 6 %. Trong trường hợp khả quan nhất, nhu cầu tiêu thụ hàng hạng sang ở Trung Quốc trong năm 2024 cũng chỉ tăng 4 % là cùng. Đã xa rồi thời kỳ tiêu thụ ở Hoa Lục và Hồng Kông tăng 30-40 % một năm.Dân Trung Quốc nghèo đi hơn Một thống kê của Trung Quốc cho thấy trong năm 2022 « tầng lớp những người cực giàu ở Trung Quốc - với tài sản hơn 30 triệu đô la - bị giảm đi mất 7 % » so với hồi trước đại dịch Covid. Đáng lo ngại hơn nữa, « đây mới chỉ là điểm khởi đầu » khi mà người dân Trung Quốc có thói quen đầu tư 70 % của cải vào địa ốc và đang trông thấy tài sản của họ « tan như tuyết dưới ánh nắng mặt trời ».Thêm vào đó, chỉ số chứng khoán trên các thị trường ở Thượng Hải, Thâm Quyến hay Hồng Kông đều giảm mạnh từ hơn một năm nay.Trong hoàn cảnh đó những thành phần có tiền, đã tìm cách đầu tư ở nước ngoài, với những điểm đến dễ dàng như Singapore và trong một chừng mực nào đó là tại Nhật Bản. Tuy nhiên sự đình đốn của nền kinh tế số 2 toàn cầu cũng như chính sách kinh tế của Trung Quốc không giải thích tất cả những khó khăn mà nhiều hãng hiệu hạng sang của Pháp đang vấp phải.Một nền công nghiệp hạng sang Trung Quốc đang hình thànhBruno Lavagna, nói đến một sự cạnh tranh trực tiếp xuất phát từ những nhãn hiệu de luxe made in China. Ngành công nghiệp hạng sang không là một ngoại lệ : người Trung Quốc học hỏi rất nhanh, nhất là khi lại được chính những chuyên gia về marketing hàng đầu của Pháp và châu Âu tiếp sức : « Các hãng Trung Quốc dựa vào những bí quyết của châu Âu và mời một chuyên gia trong ngành thời trang hạng sang của châu Âu về điều hành tập đoàn. Thí dụ như trong trường hợp của Shang Xia, nhãn hiệu này nổi lên từ 2007 và là một phiên bản Trung Quốc của nhà thời trang rất cao cấp Hermès. 90 % vốn của Shang Xia thuộc về Hermès, bởi tập đoàn thời trang hạng sang này của Pháp ý thức rằng túi xách tay kiểu Kelly hay Birkin (mang tên những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng người Mỹ và người Anh) rất được khách hàng Trung Quốc yêu thích, nhưng tại sao lại không nghĩ đến việc cung cấp những sản phẩm hạng sang 100 % mang sắc mầu Trung Quốc ? Chính vì thế mà Hermès nảy sinh ý tưởng đưa những nét đặc thù của Trung Quốc vào thời trang, thí dụ như khai thác cổ áo vét kiểu Mao, hay đồ gốm Trung Quốc… Trái lại thì cũng có những nhãn hiệu là do Trung Quốc phát triển. Tôi muốn nói đến Icicle. Đây là một thương hiệu 100 % vốn Trung Quốc, do các nhà tạo mẫu và thời trang Trung Quốc điều hành với khẩu hiệu là Made in Earth. Họ dùng toàn những chất liệu tự nhiên. Nhưng họ cũng cần có một nhà lãnh đạo người châu Âu để vươn ra quốc tế và thậm chí là nhắm tới các thị trường phương Tây. Đừng quên rằng Icicle có cửa hàng ở đại lộ George V, một trong những trục lộ sang trọng nhất ở khu tam giác vàng Paris. Nhãn hiệu Trung Quốc này cần cắm rễ vào châu Âu ». Trong số những tập đoàn hạng sang của Trung Quốc bắt đầu nổi lên, thì phải kể đến hai nhà kim hoàn Chow Tai Fook và Queelin, đến hãng sản xuất rượu quý Moutai với trị giá của tập đoàn nay đã lên tới 12 tỷ đô la, tương đương với hãng xe hơi Đức BMW. Nhãn hiệu thời trang Icicle thì một chiếc áo thun rất tầm thường hay một chiếc ví da khá nhỏ được bán ở Paris với giá vài ngàn euro, đắt không kém hàng Louis Vuitton hay Céline. Cũng ông Lavagna, tác giả cuốn sách nói về yếu tố địa chính trị trong lĩnh vực hàng hạng sang, cho rằng các mặt hàng xa xỉ là một công cụ ngoại giao mà bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể dùng để gây sức ép hay để mặc cả với các đối tác.Tháng 5/2024 khi chủ tịch Tập Cận Bình công du nước Pháp, mọi chú ý đã hướng về thông báo của Bắc Kinh về việc Trung Quốc có đánh thuế nhắm vào rượu mạnh cognac và armagnac của Pháp hay không. Đây là một đòn răn đe và trừng phạt Paris, đầu tàu của Liên Hiệp Châu Âu, nếu Bruxelles mạnh tay đánh thuế ô tô điện của Trung Quốc nhập cảng vào thị trường chung châu Âu.
- 25 nhà Tình nghĩa và 300 sổ tiết kiệm, quà tình nghĩa đã được trao tặng tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 17 diễn ra tối qua tại Hà Nội.- Thành phố Hà Nội phấn đấu vận hành thương mại đoạn đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội trong đầu tháng 8 này.- Việt Nam có cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu.- Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris xác nhận người đồng hành tranh cử.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo virus gây dịch bệnh COVID-19 có thể lây lan rộng, tránh được cả việc tiêm chủng. Chủ đề : 25 nhà Tình nghĩa, 300 sổ tiết kiệm, quà tình nghĩa, Chương trình nghệ thuật đặc biệt, “Màu hoa đỏ” --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support
Trong công cuộc khai phá vùng Đồng Tháp Mười đất rộng, người thưa, những bậc thầy tài hoa đã tự tay chế tác các công cụ phục vụ khai hoang, trồng trọt, chăn nuôi và xua đi thú dữ. Cũng từ đó, trong dân gian xuất hiện nghề rèn, đỏ lửa quanh năm, song hành với đời sống con người như lẽ đương nhiên.
Kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3, Khóa 20 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, một thông cáo và một bản nghị quyết định hướng kinh tế cho tới năm 2029 được công bố ngay sau đó. Cả hai cùng « rỗng tuếch » và thể hiện một sự tê liệt trong nội bộ Đảng. Trên đây là nhận định của chuyên gia về Trung Quốc, Alex Payette, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius, trụ sở tại Montréal, Canada về « Tầm nhìn mới phát triển kinh tế » cho giai đoạn 5 năm sắp tới. Những hứa hẹn « cải tổ », « mở cửa và phát triển kinh bằng những phát minh về công nghệ cao » của Trung Quốc còn giá trị gì nữa hay không ? Tuần báo Anh The Economist (25/07/2024) nhắc lại, từ khi lên cầm quyền cuối 2012, ông Tập Cận Bình luôn hứa hẹn « để thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực » và mở rộng vị trí cho các công ty tư nhân vào những lĩnh vực vốn vẫn được đặt dưới sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước. Hơn một chục năm sau, toàn cảnh kinh tế Trung Quốc đang ảm đạm.Kinh tế ảm đạmTheo các thống kê công bố hôm 15/07/2024, đúng ngày khai mạc Hội Nghị, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ đạt 4,7 % trong một năm, thấp hơn so với chỉ tiêu 5 %. Trong 5 quý liên tiếp, kinh tế nước này bị giảm phát và điều ấy phản ánh tiêu thụ nội địa bị đóng băng. Khối lượng xe hơi bán ra trong 6 tháng đầu năm 2024 giảm 6 % so với cùng thời kỳ năm ngoái, trong lúc ngành địa ốc lún sâu thêm vào khủng hoảng. Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại Hoa Lục trong trạng thái « chờ đợi », hoãn các kế hoạch mua thêm trang thiết bị sản xuất và ngừng tuyển dụng thêm nhân viên.Trong bối cảnh này, nhiều người chờ đợi, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đề ra những biện pháp cụ thể nhanh chóng khởi động lãi cỗ máy kinh tế. Thế nhưng thông cáo tổng kết nội dung 4 ngày họp và văn bản mang tên « Quyết định của Ban Chấp Hành Trung Ương về việc sâu sắc hóa toàn diện chính sách cải tổ và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa theo kiểu của Trung Quốc » gây nhiều thất vọng. Bản nghị quyết kết thúc Hội nghị gồm 60 phần với danh sách tổng cộng 300 đề xuất nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội cho đất nước.Trả lời RFI Việt ngữ, chuyên gia về Trung Quốc, Alex Payette, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius, trụ sở tại Montréal, Canada nói đến những khẩu hiệu trống rỗng : « đẩy mạnh tiến trình cải tổ », « nâng cao tiêu thụ nội địa », « phát huy tốt hơn vai trò của cơ chế thị trường » tạo môi trường « công bằng và có sức sống mạnh hơn », « tối ưu hóa năng suất và tối đa hóa hiệu quả phân phối các nguồn lực ». Alex Payette : « Có một số điểm thú vị. Văn bản này cho thấy giới lãnh đạo ở Bắc Kinh bắt mạch đúng tình hình, họ ý thức là có nhiều việc phải làm và có thiện chí để thay đổi tình thế. Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở đó, tức là các giới chức Trung Quốc ghi nhận vấn đề mà không đưa ra bất kỳ một giải pháp nào để khắc phục tình trạng này cả. Điều đó khiến các nhà quan sát thất vọng. Tôi xin đơn cử thí dụ Trung Quốc tuyên bố muốn đẩy mạnh hợp tác với quốc tế, cởi mở hơn để thu hút thêm đầu tư và doanh nhân nước ngoài, Trung Quốc cũng chủ trương đẩy mạnh các phát minh để tạo đà cho tăng trưởng, kích thích tiêu thụ nội địa… Nhưng đó là những mục tiêu được đưa ra sau Hội Nghị Trung Ương lần này, nhưng hoàn toàn không có gì mới mẻ bởi từng được đưa ra từ nhiều năm nay. Trong khi đó kinh tế của Trung Quốc cần có những biện pháp mới để thích nghi với tình huống -mà theo tôi thì nhẽ ra Bắc Kinh cần đổi mới từ 4 hay 5 năm nay chứ không phải đợi đến bây giờ … »Ưu tiên của Bắc Kinh vẫn là an ninhVẫn theo Alex Payette vào lúc kinh tế Trung Quốc đang bị một cuộc khủng hoảng địa ốc, giảm phát, khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng đe dọa thì nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương năm nay lại tập trung vào vế « tăng cường an ninh quốc gia »Alex Payette : «Tôi nghĩ là Trung Quốc cần tạo một lực đẩy cho kinh tế. Bây giờ không phải là lúc để tiếp tục tập trung vào mục tiêu bảo vệ an ninh cho chế độ. Càng chăm lo vào vế an ninh, Trung Quốc càng gây khó khăn cho vế phát triển kinh tế. Hơn nữa Trung Quốc thực sự cần có những cơ cấu vững chắc để thu hút các doanh nhân nước ngoài, khuyến khích họ trở lại Hoa Lục. Bởi vì có như thế Bắc Kinh mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn trở lại Trung Quốc, mở cơ sở kinh doanh… Chính đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài sẽ kéo lĩnh vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc đi lên. Nhờ thế mới hy vọng là Trung Quốc lại có những tập đoàn lớn trỗi dậy, có những Alibaba hay ANT Financial khác nữa… Trong những điều kiện hiện tại không mấy ai muốn lao vào cuộc, mở doanh nghiệp… để rồi một ngày nào đó họ lại bị đưa ra trước vành móng ngựa hay là công ty của họ bị chia năm xẻ bảy… Kinh tế tư nhân dưới sự kiểm soát của nhà nướcVẫn đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius trụ sở đặt tại Montréal, ghi nhận bản nghị quyết kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3 của Trung Quốc vừa qua đã dành hẳn 2 chương đề cao vai trò của lĩnh vực kinh tế tư nhân và « quyết tâm hỗ trợ » các doanh nghiệp tư nhân nhưng ngay trong khổ đầu tiên của chương này, Bắc Kinh nhấn mạnh đó phải là một sự « phát triển dưới sự kiểm soát » của Đảng và Nhà nước.Một điểm đáng chú ý khác là cụm từ « hiện đại hóa » đất nước theo mô hình Trung Quốc cũng đã được nhắc lại hầu như trong mỗi đoạn của văn bản chính thức kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3. The Economist ghi nhận một lần nữa giới lãnh đạo ở Bắc Kinh bị mục tiêu phát triển công nghệ và dựa trên « phát minh » để hiện đại hóa cỗ máy kinh tế của nước này ám ảnh. Điều đó phản ánh « suy nghĩ » của ông Tập Cận Bình cho rằngTrung Quốc đang bị một cuộc « cách mạng về công nghệ của thế giới bao vây » và do vậy đảng Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của ông phải thoát ra khỏi vòng vây đó. Theo Alex Payette, đảng Cộng Sản Trung Quốc như vậy muốn kiểm soát tất cả và đối với công luận ở trong và ngoài nước, đây không là một tín hiệu tốt.Vào lúc mọi người chờ đợi Hội Nghị Trung Ương vừa qua thông báo những biện pháp kích thích tiêu thụ nội địa, ngăn chận hiện tượng giảm phát tai hại, thì tài liệu chính thức chỉ gián tiếp nói đến việc khắc phục hậu quả kèm theo từ khủng hoảng địa ốc, chẳng hạn như cam kết Trung Ương sẽ không ban hành thêm các khoản thuế khóa, tránh gây thêm gánh nặng cho các chính quyền ở cấp địa phương…Đấu đá nội bộ và « cái Tôi » quá lớn của họ TậpVề câu hỏi tại sao trước tình hình bị cho là khá cấp bách, Bắc Kinh lại chậm đưa ra những liều thuốc để vực dậy kinh tế, chuyên gia người Canada Alex Payette giải thích đây trước hết là một vấn đề chính trị, và hiện tại ở Trung Quốc, nhân vật quyền lực nhất là ông Tập Cận Bình dường như không có ý định thay đổi đường lối, tức là cần « kiên định không dời khỏi con đường phát triển chính trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, kiên trì và hoàn thiện chế độ chính trị căn bản » của quốc gia này. Alex Payette : « Đúng là Trung Quốc cần đưa ra những biện pháp cụ thể để vực dậy kinh tế nhưng đấy thường là những gì đi ngược lại với ý của ông Tập Cận Bình, thành thử khó để nói đến một chương trình cải tổ, theo mô hình kinh tế theo thị trường… Thay vào đó, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh sau Hội Nghị Trung Ương vừa qua có khuynh hướng trở về với thời kỳ của Mao Trạch Đông. Trong lĩnh vực nông nghiệp chẳng hạn, báo cáo kết thúc hội nghị nhấn mạnh đến việc mở rộng vai trò của hợp tác xã, thúc đẩy và khuyến khích các văn phòng quản lý nông nghiệp nỗ lực hơn trong mục tiêu phát triển nông nghiệp Trung Quốc… Làm thế nào để giới tư bản nước ngoài tin tưởng để đầu tư vào Hoa Lục trước những biện pháp phi kinh tế thị trường như vậy ? Các doanh nghiệp nước ngoài thận trọng khi mà Bắc Kinh nói một đàng, làm một nẻo ».Bản nghị quyết kết thúc Hội Nghị Trung Ương 3 vừa qua chỉ là một danh sách « những điều cần làm » và thể hiện những mâu thuẫn trong những mục tiêu mà Trung Quốc muốn hướng tới, và đã không trấn an các đối tác kinh tế tại Hoa Lục và các nhà đầu tư nước ngoài, theo Alex Payette, bởi Trung Quốc đang đứng trước « một vấn đề rất lớn » :Alex Payette : « Đương nhiên là có một sự đấu đá ở bên trong, chính vì thế mà trong tài liệu được công bố sau Hội Nghị Trung Ương vừa qua đã có rất nhiều thứ, liên quan đến rất nhiều chủ đề, bao phủ lên nhiều lĩnh vực. Nhưng không có gì cụ thể cả. Khóa họp vừa rồi chỉ ghi nhận vấn đề, đưa ra những khẩu hiệu chung chung, tản mạn… mà không thể tìm ra được một tiếng nói chung, dù chỉ là trên một vài chủ đề cụ thể. Điều đó chứng tỏ là nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc có nhiều ý kiến khác nhau và không ai dám lên tiếng vì họ sợ rằng ông Tập Cận Bình chưa sẵn sàng cho một cuộc cải tổ thực sự. Theo tôi thì đảng Cộng Sản Trung Quốc đang bị chia ra thành ba nhóm : nhóm thứ nhất ý thức được là kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn và cần phải điều chỉnh lại chính sách, nhưng số này bất lực vì tiếng nói của họ không được lắng nghe. Nhóm thứ nhì, biết là có vấn đề nhưng không muốn thay đổi và còn nghe ngóng, đón bắt ý kiến chỉ đạo của Tập Cận Bình. Nhóm thứ ba cũng thừa biết là kinh tế đang bị trục trặc nhưng đối với họ thì sự tồn tại của Đảng mới là ưu tiên và họ vẫn tập trung mọi nỗ lực củng cố vị thế của Đảng. Không chắc đây là điều tốt cho kinh tế của Trung Quốc ở thời điểm này ». Trong một bài tham luận đăng trên báo mạng Asialyst hôm 03/08/2024 Alex Payette nêu lên một điểm thú vị khác liên quan đến cá nhân ông Tập : từ khóa 19 Tập Cận Bình đã muốn gột tẩy tên người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình khỏi hai chữ Cải Tổ. Ông cũng không muốn đi vào sử sách như một người tiếp nối công cuộc cải tổ của họ Đặng mà muốn Tập Cận Bình phải là « trung tâm » của cuộc cải tổ kinh tế, hiện đại hóa đất nước. Do vậy trong tài liệu chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc được công bố sau Hội Nghị Trung Ương 3, Trung Quốc nói đến tiến trình « Cải tổ của một thời đại mới ». Kinh tế, ưu tiên số 3 sau chính trị và địa chính trịBáo Nhật Bản The Diplomate hôm 01/08/2024 cũng nêu bật nhiều lý do khiến mọi người cần thận trọng với những ý định của Trung Quốc sau hội nghị trung tuần tháng 7 vừa rồi : thứ nhất 60 chương và 300 cam kết để cải thiện tình hình kinh tế cho đất nước trong văn bản lần này không có gì mới mẻ so với những cam kết và mục tiêu cũng chính Tập Cận Bình đã đề ra nhân Hội Nghị Trung Ương 3 khóa 18 (năm 2013).Điểm thứ nhì là văn bản này chỉ đưa ra những đường lối chung chung, những hứa hẹn và cam kết mà không có bất kỳ một điều gì bảo đảm là Trung Quốc thực hiện được một phần những mục tiêu đó trước năm 2029.Sau cùng văn bản này có đầy những mâu thuẫn khi mà dưới thời đại Tập Cận Bình « cải tổ » và « mở cửa » không thu hẹp ở phạm vi kinh tế mà còn bao hàm cả chủ trương « tăng cường khả năng tự chủ của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hay xung đột vũ trang ». Đó mới là mục tiêu chính của Hội Nghị Trung Ương 3 năm nay và trong mục tiêu đó « đại đa số người dân Trung Quốc và các doanh nghiệp tư nhân đừng hy vọng sớm được trông thấy điều kiện của họ được cải thiện ». Nói cách khác kinh tế chỉ đứng hạng thứ ba trong số những ưu tiên của đảng Cộng Sản Trung Quốc, sau những mục tiêu chính trị và địa chính trị.
Quá trễ để « tách » khỏi Trung Quốc ? Trong ít nhất 4 lĩnh vực công nghệ cao, qua các dự án đầu tư chồng chéo, Liên Âu và Mỹ đã « gắn kết » quá chặt với Trung Quốc. Tại sao chỉ với 12% đầu tư vào công nghệ cao của Trung Quốc, các doanh nghiệp Âu Mỹ bị cho là đã giúp một « đối thủ » cất cánh, để rồi Hoa Kỳ không còn là tâm điểm của thế giới về công nghệ mũi nhọn, châu Âu thì hoàn toàn mờ nhạt trong cuộc đua ? Âu-Mỹ không chỉ lo những con chim đầu đàn trong những lĩnh vực công nghệ mũi nhọn của mình bị một đối thủ đáng gờm như Trung Quốc thâu tóm. Từ 2018 Bruxelles và Washington theo dõi chặt chẽ hơn các dự án đầu tư của Âu-Mỹ vào Hoa Lục, Hồng Kông và Macao.Chuyên nghiên cứu về các công nghệ mới, về chính sách công nghệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, tháng 7/2024 Mathilde Velliet công bố nghiên cứu mang tựa đề « Tài trợ cho đối thủ. Khi Mỹ và châu Âu đầu tư vào công nghệ Trung Quốc ». Tác giả tập trung vào những khoản đầu tư của châu Âu và Hoa Kỳ tại Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2023. Đấy là thời điểm công nghệ mới tại Trung Quốc đã cất cánh rất nhanh. Công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc là hai lĩnh vực sớm được các đối tác phương Tây quan tâm.Ngoài ra, Mathilde Velliet đã nêu bật những khác biệt trong chính sách đầu tư của Mỹ và của Liên Hiệp Châu Âu và không mấy ngạc nhiên khi thấy một số nhà đầu tư châu Âu và Mỹ đã dễ dàng hợp tác với những đối tác Trung Quốc đang trong tầm ngắm của các giới chức an ninh Hoa Kỳ.Tuy nhiên trong nghiên cứu, bà Velliet giải thích bà căn cứ vào số lượng các dự án mà tránh đề cập đến các trị giá các các dự án đầu tư vì các dữ liệu liên quan đến trị giá các khoản đầu tư thường được các bên tài trợ và nhận tài trợ giấu kín.1.602 dự án của MỹTrả lời ban Việt ngữ RFI Mathilde Velliet trước hết cho biết mục đích chính của công trình là nhằm điểm lại xem rằng trong số những dự án đầu tư của Âu, Mỹ vào Trung Quốc có thuộc diện « đặt ra vấn đề » đối với an ninh, chiến lược của Washington cũng như Bruxelles hay không, chẳng hạn như do liên hệ giữa các công ty Trung Quốc với quân đội nước này.Mathilde Velliet : « Tôi đã tập trung vào bốn lĩnh vực công nghệ mang tính chiến lược, gồm trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học và thông tin lượng tử. Đây là bốn chìa khóa của toàn bộ ngành công nghiệp trong tương lai, liên quan đến cả vế thương mại lẫn quân sự. Bốn lĩnh vực này cũng đang là tâm điểm của những mối căng thẳng tại Washington và Bruxelles chung quanh chính sách đầu tư của Âu, Mỹ ra nước ngoài ».Trong số các nhà đầu tư ngoại quốc vào công nghệ cao Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu bị bỏ xa lại phía sau. Trong Liên Hiệp Châu Âu, thì Đức dẫn đầu với 49 dự án, Pháp về nhì với 36 thương vụ và Hà Lan đứng hạng 3, với 12 dự án. Tập đoàn Trung Quốc Didi, (tương đương với Uber), ông trùm về data center Tenglong Holding, hay Alibaba trong ngành mua bán trên mạng internet, đều đã phát triển nhờ có ít nhất là một nhà đầu tư Hoa Kỳ (Mathilde Velliet, p.49).12 % đầu tư của Âu Mỹ tại Trung Quốc Nhìn về tổng thể, trên 100 dự án đầu tư vào công nghệ cao tại Trung Quốc, 75 % do nước chủ nhà đảm nhiệm. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu chỉ hiện diện trong 12 % các dự án và gần như luôn phải « đồng hành », dưới nhiều khía cạnh khác nhau, với các đối tác Trung Quốc.Mathilde Velliet : « Khác biệt chính giữa Mỹ và châu Âu là về số lượng các dự án đầu tư. Trong cả bốn lĩnh vực vừa nêu (trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ bán dẫn, tin học lượng tử), Hoa Kỳ là nguồn đầu tư ngoại quốc lớn nhất vào Trung Quốc với tổng cộng 1602 dự án trong hai thập niên qua. Con số này cao hơn rất nhiều so vớ 149 dự án của Liên Hiệp Châu Âu trong cùng thời kỳ. Ngoài ra, châu Âu chú ý nhiều vào các chương trình hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để sử dụng trong một vài lĩnh vực công nghiệp cụ thể, như trong ngành sản xuất xe hơi hay ngành kỹ thuật hóa học. Thí dụ như Đức đầu tư vào các dự án với Trung Quốc giúp ích cho công ngành sản xuất xe hơi. Trái lại, các dự án của Mỹ đa dạng hơn, bao gồm cả bốn lĩnh vực tôi đã nêu bật trong nghiên cứu của mình. Khác biệt thứ ba giữa các dự án đầu tư của châu Âu và Mỹ vào Trung Quốc mang tính chiến lược : Đành rằng cả Bruxelles lẫn Washington cùng cân nhắc về mức độ rủi ro trong các dự án đầu tư vào Trung Quốc. Nhưng Nhà Trắng đã thông qua sắc lệnh để hạn chế đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Mỹ vào Trung Quốc, trong lúc Liên Âu thì vẫn còn đang trong giai đoạn suy nghĩ và tránh nhắm thẳng vào Trung Quốc ».Bắc Kinh kiểm soát đầu tư nước ngoàiVẫn bài nghiên cứu của Mathilde Velliet, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp ghi nhận : trong 4 lĩnh vực then chốt bà quan tâm, Âu-Mỹ đặc biệt chú ý đến trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học. Nhưng phương Tây chỉ chiếm thiểu số trong cả 4 mảng công nghệ mới nói trên. Trung Quốc và các ngân hàng của nước này đài thọ 78 % các dự án phát triển công nghệ sinh học và bán dẫn ; 77 % trí tuệ nhân tạo ; Trung Quốc đảm nhiệm 84 % đầu tư vào các phương tiện tin học lượng tử. Đến nay Mỹ trực tiếp tham gia vào hai chương trình đầu tư phát triển tin học lượng tử cho Bắc Kinh, Ý là một dự án. Tuy nhiên trong tất cả những lĩnh vực nhậy cảm vừa nêu, 3/4 trong số các dự án Âu, Mỹ được phép tham gia, đều là những mối « liên doanh » với các hãng của Trung Quốc.Câu hỏi kế tiếp là tại sao Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu lo ngại về các khoản đầu tư dù khá ít ỏi (so sánh về số lượng dự án) vào Trung Quốc ? Mathilde Velliet : « Các dữ liệu được thống kê trong 20 năm qua cho thấy, Mỹ và Liên Âu đầu tư vào công nghệ bán dẫn, vào trí tuệ nhân tạo, vào công nghệ sinh học và bất ngờ hơn cả là vào công nghệ thông tin lượng tử của Trung Quốc. Bất ngờ do chúng ta biết công nghệ thông tin lượng tử là một chìa khóa trong các cuộc chạy đua về công nghệ cao. Điều đó không cấm cản Mỹ đã đầu tư vào hai dự án và Liên Âu tham gia vào một chương trình hợp tác với Trung Quốc. Giờ đây điều khiến Washington lo ngại không vì Trung Quốc đã phát triển nhờ gặt hái được những thành quả từ các khoản đầu tư trực tiếp của Mỹ. Mối nguy hiểm, theo đánh giá của Washington, nằm ở chỗ qua 1 dự án hợp tác, phía Trung Quốc tiếp cận được nhiều đối tác của Mỹ, với nhiều nhà đầu tư Mỹ, tạo được uy tín để thu hút thêm các dự án đầu tư khác … Chính hiện tượng vết dầu loang đó đã giúp cho công nghệ cao của Trung Quốc nhanh chóng phát triển ».Thế còn về phía châu Âu ?Mathilde Velliet : « Bruxelles đặc biệt quan ngại trước viễn cảnh đầu tư của châu Âu cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng quân sự, phát triển những công cụ để tấn công tin học … và đó có thể là những mối đe dọa trực tiếp nhắm vào an ninh và hòa bình của thế giới. Chính điều này khiến Liên Hiệp Châu Âu trăn trở. Bruxelles ít quan tâm hơn đến vế cạnh tranh trực tiếp về công nghệ. Tôi xin lưu ý, thông thường, không phải lúc nào Liên Hiệp Châu Âu cũng tuân thủ những đòi hỏi của Hoa Kỳ nhưng riêng trên hồ sơ công nghệ, thì sở dĩ Bruxelles quan tâm đến các khoản đầu tư của châu Âu vào Hoa Lục do phía Mỹ khẩn khoản kêu gọi Liên Âu đề cao cảnh giác với Trung Quốc ».Chính châu Âu và Mỹ phá rào ?Nghiên cứu mang tựa đề « Tài trợ cho đối thủ. Khi Mỹ và châu Âu đầu tư vào công nghệ Trung Quốc », Mathilde Velliet ghi nhận :Có ít nhất hai dự án của Đức tại Trung Quốc liên quan trực tiếp đến các thực thể bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen, do hoặc có liên hệ với quân đội Trung Quốc, hoặc do vi phạm nhân quyền, hoặc do hoạt động trong một lĩnh vực « trái ngược với lợi ích của Mỹ ».Pháp đầu tư vào Trung Quốc qua trung gian Cathay Capital nhưng từ đầu tháng 1/2024, một trong những thành viên của Cathay bị Washington đưa vào danh sách trừng phạt.Ngay bản thân Hoa Kỳ, cũng có không ít các nhà đầu tư Mỹ - như quỹ đầu tư GGV Capital - trong tầm ngắm của Hạ Viện Hoa Kỳ; « 7 trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất của Mỹ đã bỏ vốn vào 4 lĩnh vực chiến lược của Trung Quốc, cộng tác với các doanh nghiệp Trung Quốc bị Washington trừng phạt ».Trong số 1.602 dự án đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, có 12 thực thể Trung Quốc trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ bán dẫn trong « danh sách đen ».Phần lớn các hợp đồng được ký kết trước khi bộ Ngân Khố Hoa Kỳ công bố danh sách trừng phạt. Tuy nhiên nghiên cứu của viện IFRI cũng chỉ ra rằng, không ít các khoản đầu tư của Mỹ đã được đổ vào một số các doanh nghiệp nổi tiếng là hoạt động trong quỹ đạo của quân đội Trung Quốc, như Megvii, 4Paradigm, hay Intellifusion … Trường hợp một doanh nghiệp Mỹ hợp tác với 1 thực thể Trung Quốc đã có tên trong danh sách bị Hoa Kỳ trừng phạt cũng không phải là hiếm.5 điểm kết luậnTrong phần kết luận, Mathilde Velliet đưa 5 điểm chính : Thứ nhất, trong tất cả 4 lĩnh vực công nghệ cao bà nghiên cứu, trọng lượng của đầu tư Âu, Mỹ vào Trung Quốc là « rất ít », 75 % vẫn phụ thuộc vào Bắc Kinh. Qua đó « tác động rất hạn chế » khi cho rằng đầu tư của phương Tây giúp công nghệ cao của Trung Quốc cất cánh và đây là kết luận thứ nhì của tác giả bài nghiên cứu.Điểm thứ ba là trong 2 thập niên, châu Âu chỉ hiện diện trong 149 dự án đầu tư vào công nghệ cao của Trung Quốc, đó là một con số quá thấp để cho rằng Liên Hiệp Châu Âu đã biến Trung Quốc thành một mối đe dọa tiềm tàng …Để trả lời câu hỏi tại sao dù với vị trí khiêm tốn Liên Hiệp Châu Âu và nhất là Hoa Kỳ lại sợ rằng đã « tài trợ cho một đối thủ » để giờ đây bị Trung Quốc bỏ lại phía sau, Mathilde Velliet tiếc rằng do thiếu một sự minh bạch cả từ hai phía (Âu - Mỹ và Trung Quốc) những dữ liệu bà khai thác không cung cấp những thông tin đáng tin cậy để giải đáp một cách nghiêm túc. Đó là kết luận thứ tư của tác giả.Nhưng bài nghiên cứu của viện IFRI cho thấy mức độ phức tạp và chồng chéo trong mối liên hệ giữa các tập đoàn của Mỹ, của châu Âu với lại Trung Quốc. Đó là kết luận thứ 5 được tác giả nêu bật. Điểm cuối cùng này phần nào cho phép nghĩ rằng, không dễ áp dụng những sắc lệnh trừng phạt các công ty Trung Quốc khi mà số này đã gắn kết quá chặt chẽ với chính những tập đoàn công nghệ cao hàng đầu của Mỹ, với các quỹ đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra lũ lụt, hạn hán, cháy rừng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn cầu. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, Trí tuệ nhân tạo (AI), ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, được xem là giải pháp hữu hiệu, dù còn nhiều bất cập. Tại Trung Quốc, nhiều đầm lầy, sông hồ dần biến mất do tác động của hiện tượng trái đất nóng lên. Dọc theo sông Giang Tô, tại khu bảo tồn hồ Chenhu, với khoảng 11 000 héc-ta đất ngập nước, các hoạt động của con người được hạn chế, nhưng Trí tuệ nhân tạo được triển khai rộng rãi. Trong một bảo tàng sinh thái được thiết lập trong khu vực này, một căn phòng được dành riêng để bố trí các loa phát thanh và hình ảnh thu được từ 31 camera và 21 micro, được lắp đặt khắp khu bảo tồn. Một nhân viên của bảo tàng, Wehn Zhou, trả lời RFI Pháp ngữ giải thích rằng “đó là hệ thống trí tuệ nhân tạo, với một bảng điều khiển lớn, cùng các công cụ đo lường, cũng như các dữ liệu về thực vật và đất. Và sau đó là các mô-đun về âm thanh và hình ảnh…”Trí tuệ nhân tạo được sử dụng để hỗ trợ bảo vệ khoảng 277 loài chim, 58 loài cá, động vật lưỡng cư và khoảng 30 loài động vật có vú, ẩn náu trong hệ sinh thái ngập nước ở miền trung Hoa Lục. Thay vì dùng ống nhòm như trước kia, để quan sát các loài chim, hay phải cử người đi thực địa, thì từ năm 2022, các camera và micro được lắp đặt cho phép giám sát, theo dõi các loài vật từ xa và can thiệp khi cần (nếu như có loài nào đó bị thương).Theo trang China Daily, hệ thống được tích hợp Trí tuệ nhân tạo cho phép phát hiện các loài chim đến hoặc rời đi, cũng như xác định khu vực mà các loài chim thích di chuyển đến bằng cách xác định loài thông qua tiếng chim. Hình ảnh chụp các loài chim từ camera sẽ được tự động so sánh với ảnh trong cơ sở dữ liệu có sẵn, kết hợp với âm thanh, để tăng độ chính xác khi nhận dạng loài.Khi con người ít can thiệp vào tự nhiên, nhiều loài chim mới đã được phát hiện, hoặc xuất hiện trở lại, như loài bồ nông Dalmatian quý hiếm, (chỉ khoảng 150 con ở Đông Á), hay loài hồng hạc lớn vốn không xuất hiện tại khu bảo tồn từ nhiều năm qua.AI hỗ trợ dự báo thời tiết chuẩn xác hơnTrí tuệ nhân tạo cũng được triển khai bởi các nhà khoa học ở vùng Sừng Châu Phi, khu vực thường xuyên hứng chịu các trận mưa lớn, gây ngập lụt, hay những đợt hạn hán kéo dài. Theo hãng tin AP, trí tuệ nhân tạo được sử dụng để dự báo tốt hơn, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng khó lường do biến đổi khí hậu.Hệ thống dự báo thời tiết, do Chương trình lương thực thế giới của Liên Hiệp Quốc và Google tài trợ, được phát triển bởi các nhà khoa học từ khoa vật lý, đại học Oxford của Anh Quốc, trong đó có cô Shruti Nath : “ Chúng tôi có một cách tiếp cận kết hợp, sử dụng trí tuệ nhân tạo để lấp đầy những khoảng trống trong vật lý, hoặc xử lý những dữ liệu quá phức tạp. Trí tuệ nhân tạo có thể khiến các dữ liệu đó được trình bày một cách đơn giản hơn, và cho phép dự báo gần với thực tế nhất. Cụ thể, để có thể dự báo, AI được đào tạo, nắm được các dữ liệu lịch sử về thời tiết, nhiệt độ,…, sau đó có thể đem so sánh với dữ liệu thu được từ thực tế, qua đài quan sát hoặc qua vệ tinh. Mô-đun AI mà chúng tôi tạo ra sẽ ngày càng học được nhiều hơn. Chúng tôi thậm chí còn “khen thưởng” AI, nếu đưa ra dự báo chính xác, phù hợp với thực tế quan sát được. Nếu không làm được thì AI sẽ bị phạt”. Đọc thêm : Trí tuệ nhân tạo : Một cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp ?Theo AP, tại Anh, trong việc dự báo thời tiết, các siêu máy tính được sử dụng, có khả năng thực hiện 16 000 phép tính mỗi giây. Thế nhưng, chi phí để vận hành những siêu máy tính này và các trạm thu thập dữ liệu lại rất đắt đỏ, và không có sẵn ở các nước đang phát triển. Mô hình dự báo AI mà các nhà khoa học vật lý của đại học Oxford tạo ra thì lại có thể vận hành từ máy tính xách tay.Việc dự báo thời tiết ở Sừng Châu Phi hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, do thời tiết thay đổi thất thường và thiếu các trạm quan sát khí tượng cũng như thu thập dữ liệu, khiến người dân vốn trong tình trạng dễ bị tổn thương có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Hiện mô đun nói trên vẫn còn trong quá trình thử nghiệm, nhưng có thể đưa ra dự báo trong vòng 48 giờ, và có thể gửi cảnh báo nguy hiểm qua tin nhắn, thư điện tử, và thậm chí là cả đến đài phát thanh hoặc truyền hình.Chương trình này hiện đang được thí điểm ở Kenya và Ethiopia, nếu thành công, có thể được triển khai ở những khu vực khác trên thế giới, tại những nơi thời tiết ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu, tác động đến cuộc sống của con người.AI dự báo ô nhiễmVẫn về khí hậu, hồi tháng Sáu vừa qua, các nhà nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo của tập đoàn Microsoft đã cho ra mắt một mô-đun với tên gọi Aurore AI, được cho là “cách mạng hoá” việc dự báo ô nhiễm không khí, lần đầu tiên cho phép dự báo mức độ ô nhiễm trên phạm vi toàn cầu trong vòng chưa đầy một phút, theo tạp chí khoa học Nature.Matthew Chantry, nhà nghiên cứ về máy học tại Trung tâm Dự báo Thời tiết Trung bình châu Âu (ECMWF), cho biết “dự đoán ô nhiễm không khí thường phức tạp hơn nhiều so với dự báo thời tiết” và Aurora có những tính năng tiến bộ đáng kể so với mô hình dự báo trước kia.Mô-đun trí tuệ nhân tạo này có thể dự báo trên toàn cầu và không cần nhiều phép tính. Để tạo ra Aurora AI và các tính năng nói trên, các nhà khoa học đã tích hợp một kho dữ liệu khổng lồ, với hơn 1 triệu giờ dữ liệu từ 6 mô hình thời tiết và khí hậu khác nhau. Cụ thể, Aurora có thể dự báo mức độ của sáu chất gây ô nhiễm không khí chính, bao gồm carbon monoxide, nitơ oxit, sulfur dioxide, ozone và các hạt vật chất, trên toàn thế giới trong vòng chưa đầy một phút. Công nghệ này cung cấp các dự đoán về ô nhiễm trong 5 ngày và dự báo thời tiết toàn cầu trong 10 ngày với độ chính xác và hiệu quả vượt trội, với chi phí tính toán thấp hơn đáng kể so với các mô hình thông thường mà Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus của châu Âu sử dụng. “Đồng minh của các nhà khí tượng học”Trên tạp chí của Viện nghiên cứu Polytechnique de Paris, ông Samuel Morin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia Pháp (CNRM), nhận định rằng Trí tuệ nhân tạo được xem là một “đồng minh của các nhà khí tượng học”.Ông Morin nêu ra hai hai mô-đun tích hợp Trí tuệ nhân tạo, là Arome và Arpège, được cơ quan Météo-France sử dụng, để mô phỏng bầu khí quyển trên lãnh thổ Pháp và các khu vực hải ngoại cũng như của toàn bộ hành tinh.Công cụ Arome có thể giúp cải thiện khả năng dự báo ngắn hạn về các hiện tượng nguy hiểm như các trận mưa lớn, bão, sương mù ở Địa Trung Hải, hoặc nhiệt độ tăng cao tại khu vực đô thị trong các đợt nắng nóng. Công cụ này cũng cho phép thực hiện các mô phỏng với độ phân giải rất tốt, bằng cách “cắt” lớp khí quyển thành các khối nhỏ.Trí tuệ nhân tạo cũng được các nhà nghiên cứu của Pháp sử dụng để mô phỏng sự tiến hoá của sông băng từ quá khứ cho đến tương lai, để hiểu các quá trình vật lý, và qua đó, dự đoán những diễn biến có thể xảy ra trong tương lai của sông băng và tác động của chúng đối với mực nước biển dâng, tài nguyên nước và hệ sinh thái, nhất là có thể tìm ra giải pháp ứng phó với tình trạng tan băng hà do biến đổi khí hậu.Tiềm năng giúp trái đất đạt trung hòa carbonVào năm 2023, trước thềm Hội nghị khí hậu COP 28, Liên Hiệp Quốc đã thiết lập một tổ chức cố vấn về Trí tuệ nhân tạo AI Advisory Body, nhằm thúc đẩy xu hướng sử dụng máy học – machine learning, “tìm ra giải pháp cho các thánh thức chung”, “giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”, để nhiều chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự cùng được hưởng lợi.Ngoài các tính năng nói trên, theo trang tin của Liên Hiệp Quốc, Trí tuệ nhân tạo cũng có thể hỗ trợ phòng tránh các thảm họa khí hậu, hay hỗ trợ đạt trung hòa carbon, chẳng hạn như tự động hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu, giúp xác định, điều chỉnh các nguồn phát thải hiệu quả hơn.Về vấn nạn thời trang nhanh, fast-fashion, AI cũng có thể can thiệp, tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm lãng phí, giám sát mức tiêu thụ tài nguyên và thúc đẩy các quy trình sản xuất bền vững. Trí tuệ nhân tạo cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng bằng cách tối ưu hóa việc tiết kiệm và nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng.Trí tuệ nhân tạo cũng gây ô nhiễmTuy có nhiều tiềm năng lớn trong việc giải quyết các vấn đề về khí hậu, nhưng Trí tuệ nhân tạo cũng có nhiều điểm bất cập.AI gây ô nhiễm, trước tiên, là do việc sản xuất các thiết bị máy tính, chẳng hạn như chip điện tử, có thể xử lý số lượng lớn dữ liệu. AI cũng tiêu thụ rất nhiều điện. Một nghiên cứu được công bố trên tạp khí khoa học Joule chỉ ra rằng vào năm 2027, AI có thể tiêu thụ 85 đến 134 terawatt giờ (TWh), tức là mức tiêu thụ tương đương với mức tiêu thụ điện của Achentina hoặc của Thụy Điển! Theo một số nhà quan sát, được La Tribune nêu ra, mặc dù những dữ liệu này không đáng tin cậy, những vẫn giá trị làm nổi bật vấn đề ngày càng tăng về lượng khí thải carbon của các mô hình trí tuệ nhân tạo. Ví dụ, nghiên cứu của đại học California chỉ ra rằng việc huấn luyện AI cho Chat GPT-3, đã tiêu tốn 552 tấn CO2. Con số này tương đương với 205 chuyến bay khứ hồi Paris-New York bằng máy bayNgoài ra, những trung tâm dữ liệu cho AI cũng tiêu thụ một lượng lớn nước để làm mát. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng trong tương lai mức tiêu thụ này sẽ ảnh hưởng đến trữ lượng nước, đặc biệt trong bối cảnh hạn hán. Dĩ nhiên, giới khoa học cũng nhận thức được điều này và tìm các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường của AI. Ví dụ, Microsoft đã làm chìm một trung tâm dữ liệu ở Bắc Hải và việc làm mát trung tâm này được cung cấp bởi dòng nước lạnh xung quanh.
- Nhân dịp tham dự Hội nghị DIễn đàn kinh tế thế giới Đại Liên (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường.- ĐBQH đề nghị cân nhắc việc áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón trong phiên thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).- Các địa phương sẵn sàng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với tinh thần trách nhiệm cao nhất.- 22 giờ tối nay, hồ thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy, các tỉnh, thành phố hạ du cần chủ động các giải pháp đảm bảo an toàn.- Nga cảnh báo sẽ đáp trả vụ tấn công của Ucraina vào thành phố Xê-va-xtô-pôn khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 120 người bị thương.- Hơn 1.300 người thiệt mạng do nắng nóng, trong cuộc hành hương đến thánh địa Mecca. Chủ đề : Thủ tướng Phạm Minh Chính, hội đàm, Thủ tướng Quốc vụ viện, Trung Hoa, Lý Cường --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1thoisu0/support
Nghe trọn nội dung sách nói Những Đóa Hoa Lạ Nhà trên ứng dụng Voiz FM: https://voiz.vn/play/3038 Đọc Những đóa hoa lạ nhà, người đọc có cảm giác hiển hiện đâu đó những hình ảnh hết sức thân quen, gần gũi với mình nhưng cũng rất xa lạ, bởi một chút cảm giác nuối tiếc khi những hình ảnh đó dang mất dần, để cuộc sống với bao bộn bề lo toan hàng ngày xâm chiếm. Đan xen giữa các câu chuyện trong tập sách là những suy ngẫm của tác giả về cuộc sống, về con người. Điều đặc biệt là những hoài niệm, những sự thật về cuộc sống được viết bởi một người tương đối trẻ, mới ngoài 30 tuổi, nhưng những trang viết của anh tương đối dày dặn, thể hiện sự từng trải, suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống này. Chỉ qua một tập sách nhỏ nhưng Hồ Huy Sơn đã tập hợp được nhiều mảnh ghép từ quê hương mình ở miền Trung, đến Hà Nội rồi vào miền Nam, đôi khi còn là sự so sánh với đất nước Thái Lan, hàng xóm và là người bạn cùng khu vực Đông Nam Á. Trong sách những câu chuyện về Tết và mùa xuân vẫn đậm dấu ấn hơn cả, có lẽ đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm, con người cũng thân thiện và gần gũi, cởi mở với nhau nhất trong năm chăng khi thấp thoáng nhiều nụ cười thường trực trên khuôn mặt. Và chính những câu chuyện tản mạn về những nơi anh từng sống, từng đến rồi đi, về tình yêu, lòng trắc ẩn của con người, về lối sống, cách cư xử, lòng người, tình người với nhau… lại mang đến hy vọng và thấy những điều tốt đẹp vẫn còn. Tại ứng dụng sách nói Voiz FM, sách nói Những Đóa Hoa Lạ Nhà được đầu tư chất lượng âm thanh và thu âm chuyên nghiệp, tốt nhất để mang lại trải nghiệm nghe tuyệt vời cho bạn. --- Về Voiz FM: Voiz FM là ứng dụng sách nói podcast ra mắt thị trường công nghệ từ năm 2019. Với gần 2000 tựa sách độc quyền, Voiz FM hiện đang là nền tảng sách nói podcast bản quyền hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể trải nghiệm miễn phí đa dạng nội dung tại Voiz FM từ sách nói, podcast đến truyện nói, sách tóm tắt và nội dung dành cho thiếu nhi. --- Voiz FM website: https://voiz.vn/ Theo dõi Facebook Voiz FM: https://www.facebook.com/VoizFM Tham khảo thêm các bài viết review, tổng hợp, gợi ý sách để lựa chọn sách nói dễ dàng hơn tại trang Blog Voiz FM: http://blog.voiz.vn/ --- Cảm ơn bạn đã ủng hộ Voiz FM. Nếu bạn yêu thích sách nói Những Đóa Hoa Lạ Nhà và các nội dung sách nói podcast khác, hãy đăng ký kênh để nhận thông báo về những nội dung mới nhất của Voiz FM channel nhé. Ngoài ra, bạn có thể nghe BẢN FULL ĐỘC QUYỀN hàng chục ngàn nội dung Chất lượng cao khác tại ứng dụng Voiz FM. Tải ứng dụng Voiz FM: voiz.vn/download #voizfm #sáchnói #podcast #sáchnóiNhữngĐóaHoaLạNhà #HồHuySơn
Không có dấu hiệu hòa hoãn giữa Bắc Kinh với Bruxelles về thương mại và ngoại giao sau chuyến công du châu Âu đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc từ sau đại dịch Covid-19. Vẫn cần giữ thị trường châu Âu, ông Tập Cận Bình cảnh cáo Liên Âu nên « đánh giá đúng đắn về Trung Quốc » khi bị cáo buộc cạnh tranh bất bình đẳng. Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp mũi nhọn nhờ khai thác những nhược điểm của châu Âu. Ngày 10/05/2024 chủ tịch Tập Cận Bình kết thúc vòng công du ba nước châu Âu với các chặng dừng tại Pháp, Serbia và Hungary. Tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc tại thủ đô Budapest, thủ tướng Hungary Viktor Orban, một thành viên của Liên Âu đã mạnh mẽ tuyên bố : « Thế giới đa cực đã có một trật tự mới mà ở đó Trung Quốc là một trong những cột trụ. Quốc gia này định hướng cho các hoạt động kinh tế và chính trị của thế giới ». Theo chuyên gia Pháp về Trung Quốc, Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS câu nói này của Viktor Orban « là tất cả những gì Tập Cận Bình chờ đợi ».Trung Quốc trực tiếp đối đầu với Liên ÂuTrung Quốc, Liên Âu và toàn cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi trong 5 năm qua, từ lần cuối chủ tịch Tập Cận Bình đặt chân lên Lục Địa Già : sau đại dịch Covid Trung Quốc không còn là điểm đầu tư lý tưởng trong măt các doanh nghiệp phương Tây. Bruxelles và Washington cùng chủ trương giảm lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, « giảm thiểu rủi ro » khi Trung Quốc đã trở thành mắt xích quá lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Bản thân Trung Quốc từ 2019 đến nay cũng đã trải qua nhiều thay đổi : Cuộc đọ sức Mỹ -Trung không hề thuyên giảm và Hoa Kỳ từng bước khép chặt cửa với công nghệ cao của Trung Quốc. Cùng lúc, kế hoạch « Made in China 2025 » bắt đầu đem lại kết quả. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc công nghiệp cao cấp, mà điển hình là đang dẫn đầu thế giới trong ngành ô tô điện và pin mặt trời.Về đối nội, trái với mong đợi, tăng trưởng tại Trung Quốc không khởi sắc trở lại sau 3 năm đóng cửa chống dịch và khủng hoảng niềm tin vào tương lai làm thui chột tiêu thụ nội địa. Lối thoát còn lại là xuất khẩu. Do vậy giám đốc đặc trách về Châu Á Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI Marc Julienne trên đài phát thanh France Info hôm 06/05/2024 nhấn mạnh đến trọng lượng kinh tế và thương mại của Liên Âu đối với khu vực sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc hiện tại :« Kinh tế Trung Quốc đã bị chặt mất một chân vì khủng hoảng địa ốc. Thêm vào đó là thất nghiệp rất cao nơi giới trẻ. Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế. Khách hàng số 1 của Trung Quốc là Liên Hiệp Châu Âu và thị trường lớn thứ nhì là Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ đã từng bước đóng cửa với hàng của Trung Quốc đặc biệt là cấm nhập khẩu ô tô điện do Trung Quốc sản xuất, cấm sử dụng công nghệ thông tin của Hoa Vi… Thành thử, vai trò của Liên Âu lại càng lớn hơn trong mắt các nhà sản xuất Trung Quốc so với trước đây ». Nhà nghiên cứu Yu Jie, chuyên gia về Châu Á Thái Bình Dương Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Hoàng Gia Anh -Chatham House (09/05/2024) ghi nhận chủ tịch Tập Cận Bình trở lại châu Âu vào thời điểm « mô hình kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (…) lấy xuất khẩu hàng công nghiệp cao cấp làm kim chỉ nam (…) mà Liên Âu là một thị trường tiêu thụ mang tính sống còn ». Đồng thời trong tiến trình chuyển đổi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp đối đầu với các đại tập đoàn của châu Âu.Bắc Kinh hoàn toàn ý thức được rằng Liên Âu đang bị chiến tranh Ukraina chi phối, 27 thành viên khối này vẫn phải đối mặt với lạm phát từ cuộc chiến Nga gây nên và vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng y tế xuất phát từ Vũ Hán.Trả lời đài truyền hình Pháp France24 (ngày 10/05/2024) chuyên gia Isabelle Feng, trung tâm nghiên cứu Perelman, Đại Học Bruxelles - Bỉ cho rằng, Paris chặng dừng đầu tiên vòng công du ba nước châu Âu của chủ tịch Trung Quốc vừa qua, về mặt chính thức là để kỷ niệm 60 năm quan hệ song phương nhưng, giá trị thực sự của nước Pháp trong mắt ông Tập là trọng lượng của Paris trong Liên Hiệp Châu Âu : « Nếu nhìn đến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, năm 2023 chỉ số này đã rơi xuống mức thấp bằng với hồi 30 trước đây. Chuyến công du Pháp của ông Tập Cận Bình lần này cho thấy giai đoạn các bên rầm rộ thông báo ký kết những hợp đồng khổng lồ đã thuộc về quá khứ. Tuy nhiên Bắc Kinh muốn vận động để Liên Âu nới lỏng gọng kềm đối với hàng của Trung Quốc dễ dàng đổ vào thị trường châu Âu. Pháp không là một đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, chỉ là nguồn cung cấp đứng thứ 28 và xếp hạng 23 trong số các khách mua vào hàng của Trung Quốc. Đối với Paris, Bắc Kinh cũng không là một đối tác thương mại quá lớn bởi vì Trung Quốc chỉ mua vào có 4 % xuất khẩu của Pháp ra toàn thế giới. Nhưng tiếng nói của nước Pháp có trọng lượng trong Liên Hiệp Châu Âu vào lúc mà Bruxelles nhắm vào ô tô điện của Trung Quốc và ông Tập Cận Bình thì đang bận tâm vì khả năng sản xuất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc và do vậy phải tìm cách thanh lý hàng tồn đọng …». « Trung Quốc không còn cần nhiều FDI của châu Âu » Theo báo cáo của Phòng Thương Mại Châu Âu tại Bắc Kinh công bố hôm 10/05/2024 các doanh nghiệp châu Âu không còn xem Trung Quốc là một điểm đến lý tưởng : chỉ có 13 % những doanh nhân được hỏi vẫn gắn bó với Hoa Lục. Cuối 2022 tỷ lệ này là 25 %. Một trong những lý do giải thích cho khác biệt nói trên là « tính thiếu minh bạch » của luật pháp Trung Quốc về luật đầu tư nước ngoài, là sức mua kém hấp dẫn của thị trường với gần 1,5 tỷ dân, là căng thẳng kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ và sự thận trọng của Liên Âu.Denis Jacquet, sáng lập viên chương trình Top Cream chuyên tổ chức hội thảo dành riêng cho giới doanh nhân không ngạc nhiên trước hiện tượng đầu tư vào Trung Quốc sụt giảm mạnh : « Thực ra Trung Quốc không còn cần đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều như trước nữa –đương nhiên là vẫn cần chứ không phải là không, nhưng Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực và không còn phải dựa vào công nghệ, vào kiến thức của Liên Âu nữa. Điều không tưởng là giờ đây chính nước Đức đã phải học hỏi Trung Quốc trong một số lĩnh vực. Trung Quốc đã tự sản xuất được ô tô điện, được máy bay. Họ tự chế tạo được tên lửa và làm chủ trí tuệ nhân tạo… đương nhiên là một khi đã học hỏi được rất nhiều sau khi chiêu dụ các doanh nghiệp Âu Mỹ vào làm ăn thì giờ đây, Trung Quốc không còn cần đến các hãng ngoại quốc nữa nên đã 'mời' các doanh nhân ngoại quốc đi chỗ khác chơi » Tại sao phải nhượng bộ Liên Âu ? Theo Eric Le Boucher của tờ báo có khuynh hướng tự do và thiên hữu L'Opinion (12/05/2024) chỉ riêng về kinh tế và thương mại, Trung Quốc đã không hề nhượng bộ Liên Hiệp Châu Âu bất kỳ điều gì. Tháng trước thủ tướng Đức một thân một mình đến Bắc Kinh với hy vọng cứu vãn một số lợi ích của các hãng xe hơi nổi tiếng của Đức như BMW hay Mercedes, cứu vãn lợi ích của các công ty sản xuất máy móc sử dụng trong công nghiệp. Olaf Scholz vẫn kỳ vọng vào « quan hệ kinh tế đặc biệt song phương » để thúc đẩy tăng trưởng cho « đầu tàu công nghiệp » của Liên Hiệp Châu Âu.Thủ tướng Scholz ra về với kết quả không nhiều, bởi « Trung Quốc đang đương đầu với Mỹ về công nghệ kỹ thuật số, cạnh tranh trực tiếp với Đức về công nghiệp xe hơi, về robot, về máy móc … và đang chiếm lợi thế nhờ đang dẫn đầu cuộc đua trong lĩnh vực ô tô điện ». Vậy ông Tập Cận Bình có cần nhượng bộ Bruxelles trước đe dọa xe điện của Trung Quốc bị Liên Âu điều tra cạnh tranh bất bình đẳng hay không ? Trái lại giờ đây, Bắc Kinh đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào một số nước tại Châu Âu, như Hungary chẳng hạn, để cạnh tranh ngược lại với các hãng xe hơi của Đức. Tại Paris tuần qua, lãnh đạo Bắc Kinh đã tỏ ra rất « mơ hồ » khi nguyên thủ Pháp yêu cầu Trung Quốc ngừng cung cấp thiết bị điện tử giúp Nga chế tạo vũ khí để phục vụ trên chiến trường Ukraina. Tổng thống Emmanuel Macron, rồi cả chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen đã nhận được gì khi mạnh dạn đòi Trung Quốc ngừng trợ giá cho ô tô điện và pin mặt trời để xuất khẩu ồ ạt cả hai mặt hàng này sang thị trường châu Âu ?Giới quan sát đồng loạt cho rằng Bruxelles không còn « ngây thơ » hay dễ dãi với các nhà đầu tư Trung Quốc như trước nữa. Do vậy theo nhà nghiên cứu Yu Jie của Viện Chatham House, Luân Đôn « chủ đích của ông Tập là tránh để quan hệ với châu Âu xấu đi thêm ». Chủ tịch Trung Quốc đồng thời « khai thác những chia rẽ trong nội bộ Liên Âu (…) để phát huy tầm nhìn của Bắc Kinh về một thế giới đa cực ».Thâm nhập Liên Âu bằng lỗ hổng Hungary và đánh đường vòng qua SerbiaĐiển hình là sau Pháp, « tiếng nói mạnh mẽ và riêng biệt trong đại gia đình châu Âu » ông Tập Cận Bình đã bay tiếp sang Serbia và Hungary. Beograd là một mắt xích trong kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường. Bắc Kinh đã đầu tư hơn 11 tỷ đô la vào quốc gia trong vùng Balkan này trong giai đoạn 2009-2021. Còn Budapest thành viên « bướng bỉnh trong Liên Âu », dưới chính quyền của thủ tướng Orban, Hungrary ngăn chận Liên Âu lên án Bắc Kinh bóp ngạt các quyền tự do tại Hồng Kông. Vào lúc Bruxelles điều tra để đánh thuế ô tô điện Trung Quốc thì thủ tướng Orban đón nhận đầu tư của hãng xe BYD như « một món quà tặng » ông Tập đem lại. Báo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia nhận xét Liên Hiệp Châu Âu bị ám ảnh trước khối lượng ô tô Trung Quốc đang tồn đọng trên các bến cảng Anvers và Zeebruges của Bỉ chờ thâm nhập thị trường châu Âu. Nhưng đó chỉ là « một cái cây che khuất cánh rừng » bởi một khi mà các hãng xe Trung Quốc mở nhà máy lắp ráp tại châu Âu thì đó cũng là hồi kết của cả ngành công nghiệp xe hơi châu Âu.Trong vài năm sức mạnh của các nhà sản xuất pin mặt trời Trung Quốc đã « loại gần hết các con chim đầu đàn trong ngành của châu Âu ». Nhà kinh tế Anthony Morlet Lavidalie công ty tư vấn Rexecode trụ sở tại Paris báo động « Trung Quốc đang vươn lên trong rất nhiều những lĩnh vực công nghiệp cao cấp nơi mà tới nay châu Âu luôn dẫn đầu ».Theo giáo sư kinh tế đại học Clermont-Auvergne, Mary Françoise Renard trên đài truyền hình France24 bất cân đối trong cán cân thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc giờ đây là hậu quả từ những tính toán sai lầm trong chiến lược phát triển của Bruxelles :« Liên Hiệp Châu Âu không ngây thơ mà chỉ là Bruxelles đã mải miết lo phục vụ những lợi ích ngắn hạn của khối này cho nên Liên Âu đã không có hẳn một chính sách công nghiệp về lâu dài. Hơn nữa, trong lúc Mỹ, hay Trung Quốc là một quốc gia, thì Liên Âu là một khối với 27 thành viên với những lợi ích riêng biệt và khối này không phải lúc nào cũng đồng lòng với nhau do vậy khó mà có một tiếng nói chung để rồi Liên Âu bị đặt trước sự đã rồi ».Vào lúc Hoa Kỳ đã có đạo luật IRA (Inflation Reduction Act) để ngăn chận hàng Trung Quốc ồ ạt đổ vào Hoa Kỳ thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn loay hoay đi tìm một lối thoát để không bị cuốn vào vòng xoáy của hàng cao cấp « made in China ». Ít bi quan hơn, kinh tế gia Elvire Fabry viện nghiên cứu châu Âu Jacques Delors cho rằng, Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu tự vệ nhưng tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ, tránh vượt ra ngoài khuôn khổ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và do vậy Pháp đang vận động vì một mối quan hệ mới với Trung Quốc dựa trên nguyên tắc « réciprocité- có đi có lại ».Trước mắt nếu như cả Pháp lẫn Liên Âu cùng không đạt được bất kỳ một nhượng bộ nào sau chuyến công du vừa qua của ông Tập Cận Bình trên vế thương mại thì chí ít, như bà Niquet bên Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp nhận định, Liên Hiệp Châu Âu đã trông thấy rõ hơn những nhược điểm của mình và qua đó là những thách thức phải vượt qua để tồn tại.
Chuẩn bị khép lại 20 năm thời kỳ Lý Hiển Long, Singapore với 5,6 triệu dân là một trung tâm nghiên cứu uy tín trong khu vực, là một trong những quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ nhất, là một trong 5 nước « giàu nhất » thế giới, là bãi đáp của nhiều tập đoàn đa quốc gia không quá xa Hoa Lục. Thành công đó gắn kết với một chính sách ngoại giao tinh tế giữa hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc, với vai trò đầu tàu của ASEAN. Singapore đã dễ dàng qua mặt Hồng Kông trở thành tâm tài chính, thương mại năng động nhất của châu Á. Tôn trọng những giá trị của một nhà nước pháp quyền, Singapore là điểm đầu tư có uy tín với phương Tây.RFI tiếng Việt mời nhà báo Nguyễn Giang, cựu biên tập viên BBC hiện nghiên cứu tại viện Đông Nam Á ISEAS- Yusof Ishak – Singapore cùng nhìn lại 20 năm thủ tướng Lý Hiển Long cầm quyền.*****Vào lúc ông Lý Hiển Long nhường lại chiếc ghế thủ tướng cho thế hệ lãnh đạo thứ tư là ông Hoàng Tuần Tài (Lawrence Wong), các nhà quan sát đồng loạt đánh giá rất cao những thành tích kinh tế của Singpapore trong 2 thập niên qua và không quên nhắc lại thân thế của thủ tướng mãn nhiệm. Kinh tế Singapore sau 20 năm cầm quyền của PAPLà con trai cả của cố thủ tướng Lý Quang Diệu, trước khi lên lãnh đạo chính phủ, ông Lý Hiển Long từng điều hành các bộ Thương Mại và Công Nghiệp và cũng từng đảm nhiệm vai trò phó thủ tướng. Nhờ kinh nghiệm dày dặn đó, Singapore nay đang tiên phong trong nhiều lĩnh vực chứ không đơn thuần là một trung tâm tài chính của châu Á.Về nội trị; ông Lý Hiển Long cổ vũ cho các giá trị châu Á, được ghi vào Cương lĩnh của Đảng Nhân dân Hành động (PAP) cầm quyền. Chính sách của chính phủ là nâng cao vị thế của Singapore trong toàn cầu hóa, nhấn lạnh tính thực tiễn, thực dụng, vì sự hài hòa sắc tộc, văn hóa của các nhóm cư dân chính : người gốc Hoa, Mã Lai, Ấn Độ và hai nhóm nhập cư: giới chuyên gia có tay nghề cao và lao động phổ thông. Nguyễn Giang : « Về kinh tế, ông Lý Hiển Long được ghi nhận là để lại một di sản đáng nể cho Singapore nhờ chiến lược đầu tư khôn ngoan, dài hạn và tạo vị thế đặc biệt về thương mại quốc tế thời Toàn cầu hóa. Ông dẫn dắt Singapore bước vào thế kỷ 21 trở thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới về kỹ thuật số, dịch vụ tài chính, tiền tệ quốc tế, hải cảng quan trọng nhất Đông Nam Á. Khi ông rời vị trí lãnh đạo, Singapore có trong tay 1,77 nghìn tỷ USD trong các quỹ chủ quyền (sovereign funds) và 480 tỷ USD trong kho dự trữ ngoại tệ (tính đến tháng 2/2024).Đặc biệt là sau đại dịch Covid, Singaopore không hề hụt đi đồng nào mà còn có thặng dư ngân sách liên tiếp. Giới quan sát nói ông Lý Hiển Long đã khéo léo dẫn dắt Singapore chống chọi đại dịch Covid bằng chính sách trợ cấp cho dân, giãn thuế cho doanh nghiệp, đẩy mạnh số hóa, tiêm vaccine đại trà và linh hoạt trong cách phong tỏa chống Covid, rồi nhanh chóng mở lại sinh hoạt kinh tế.Có thể nói, sau đại dịch, Hong Kong vì bị Trung Quốc bắt đóng cửa lâu đã mất luôn vị thế một trung tâm tài chính quan trọng của châu Á. Cùng lúc Singapore giành được cơ hội đó để vươn lên, thu hút thêm nguồn đầu tư và nhận cả một phần nguồn nhân lực cao cấp của Hồng Kông di chuyển sang Singapore sinh sống, làm ăn ».Thách thức về kinh tế và dân sốRFI : Thủ tướng Lý Hiển Long, thế hệ lãnh đạo thứ ba từ khi Singapore giành được độc lập năm 1965, để lại không ít thách thức cho đảo quốc này : Singapore nổi tiếng là nơi có đời sống đắt đỏ, thanh niên khó mà tìm được một mái nhà, dân số đang trên đà lão hóa và phải tuyển dụng 40 % lao động nhập cư. Hơn thế nữa những lợi thế của Singapore về thuế doanh nghiệp, về có sở hạ tầng đang bị một vài nơi khác như Dubai đuổi kịp… Tăng trưởng và sức hấp dẫn của Singpore có bị đe dọa hay không ?Nguyễn Giang : « Thứ nhất là trong 5,6 triệu người sống tại hòn đảo nhỏ thì dân số bản địa chỉ có 3,6 triệu người đang bị già đi nhanh, sinh suất giảm và nền kinh tế phải dựa vào 40% nhân khẩu nhập cư, bằng hai triệu người, gồm là giới chuyên gia và lao động phổ thông.Thứ nhì, sau đại dịch Covid, nền kinh tế dựa vào xuất khẩu là chính gặp vấn đề về tăng trưởng, chỉ đạt 1,1% năm 2023 vì nhu cầu hàng hóa, dịch vụ từ các thị trường lớn là Hoa Kỳ và Liên Âu giảm. Cuộc thương chiến Mỹ-Trung cũng đặt Singapore vào tình thế khó khăn khi muốn cân bằng quan hệ làm ăn để hưởng lợi từ cả hai thị trường này ».Nền ngoại giao linh hoạt, gắn chặt lợi ích an ninh với Phương TâyRFI : Những thành công kinh tế vừa nêu có được, chủ yếu nhờ chính sách đối ngoại rất « uyển chuyển » của Singapore dưới thời thủ tướng Lý Hiển Long, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ tranh giành ảnh hưởng về nhiều mặt, đặc biệt là tại châu Á-Thái Bình Dương.Nguyễn Giang : « Nói về nền ngoại giao Singapore thì thời kỳ cầm quyền của ông Lý Hiển Long đánh dấu việc Singapore nêu quan điểm mạnh mẽ, nhất quán vì một ASEAN tôn trọng luật chơi quốc tế. Cùng với nền ngoại giao mềm mỏng của Indonesia, Singapore đã giúp ASEAN có tiếng nói rõ ràng hơn trên trường quốc tế, như trong vấn đề ủng hộ Ukraina khi nước này bị Nga xâm lăng. Ông Lý Hiển Long cũng tạo dấu ấn khác cha ông, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, người tuy ký kết an ninh chặt chẽ với Hoa Kỳ, vẫn cố gắng không làm mất lòng lãnh đạo Trung Quốc. Còn ông Lý Hiển Long, người học ở Harvard về, ngay sau khi lên nhậm chức thủ tướng năm 2004 đã sang thăm Đài Loan, gây phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc.Singapore cũng kiên trì với chính sách không cô lập Đài Bắc mà còn giúp TQ và Đài Loan đối thoại thay vì đối đầu, bằng việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu ở Singapore năm 2015. Một năm sau, ông Lý Hiển Long thay mặt Singapore, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, phê phán việc quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc, gây căng thẳng với Bắc Kinh.Tuy thế, quan hệ thương mại Singapore-Trung Quốc tiếp tục được nâng cao từ khi ký Hiệp định Tự do Mậu dịch song phương năm 2009. Cùng lúc, từ 2005, Singapore là đối tác an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ, tuy không phải là đồng minh quân sự (security partner, not US treaty ally) và quan hệ này được thắt chặt liên tục những năm qua ».RFI : Mỹ điểm tựa quân sự cốt yếu của Singapore ?Nguyễn Giang : « Thủ tướng Lý Hiển Long có nhiều chuyến thăm Hoa Kỳ liên tiếp mấy năm qua, vào các năm 2022, 2023, 2024, để dự các hội nghị APEC, LHQ, thăm các đại công ty công nghệ ở California và tới Washington DC hội đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ. Singapore ủng hộ viễn kiến ‘Ấn Độ -Thái Bình Dương mở' (Open Indo-Pacific) của chính phủ Biden. Singapore có quân cảng Changi để đón các tàu chiến, gồm cả hàng không mẫu hạm của Mỹ và Anh và đầu năm nay đã quyết định mua 8 chiếc F-35, chiến đấu cơ thế hệ mới từ Hoa Kỳ ».Singapore và ASEANRFI : Là một trong 5 thành viên ban đầu của Hiệp Hội Đông Nam Á từ năm 1967, Singpore cùng với Indonesia hiện là hai đầu tàu của toàn khối ASEAN, có tiếng nói mạnh mẽ và rõ ràng trên nhiều hồ sơ quốc tế, từ khủng hoảng ở Miến Điện đến chính sách đối với Nga trong cuộc chiến Ukraina … Riêng quan hệ giữa Singapore với Việt Nam thì sao ? Nguyễn Giang : « Trong những năm cuối ở vị trí thủ tướng, ông Lý Hiển Long đưa Singapore trở thành quốc gia ASEAN duy nhất tung ra lệnh cấm vận trừng phạt Nga vì cuộc chiến của Kremlin ở Ukraina. Theo đánh giá của GS Michael Barr, một chuyên gia về chính trị Singapore ở Úc thì ông Lý Hiển Long đã chọn cách nói thẳng, dựa trên những giá trị quốc tế phổ quát trước các câu hỏi mà Đông Nam Á và Singapore đối mặt, “vứt bỏ chiếc áo choàng mờ ảo, nước đôi” (cloak of ambiguity).Năm ngoái, Singapore nói sẽ tuân thủ mọi lệnh trừng phạt nếu có của Liên Hiệp Quốc với các tướng lĩnh Miến Điện và đã rà soát, ra lệnh cho các ngân hàng cắt giao thương tài chính với Liên bang Myanmar nhằm ngăn giới quân sự ở Naypyidaw mua vũ khí từ bên ngoài.Còn trong quan hệ với Việt Nam, chính phủ của ông Lý Hiển Long đã ký Đối tác chiến lược trong chuyến thăm của ông năm 2013 tới Hà Nội. Singapore và Việt Nam chia sẻ quan điểm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đón thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính sang thăm Singapore năm ngoái, lãnh đạo Singapore nhấn mạnh về ba lĩnh vực hợp tác mới với VN là chuyển đổi năng lượng xanh, nền kinh tế số và công nghệ cao. Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước cung cấp nguồn lao động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, bán lẻ cho Singapore. Mô hình cải cách bộ máy công quyền của Singapore được Việt Nam quan tâm tìm hiểu.Tuy thế, trong ASEAN, Indonesia hiện là đối tác quan trọng nhất của Singapore và trong chuyến thăm mới đây tới Bogor, cuối tháng 4/2024 ông Lý Hiển Long đã cùng tổng thống sắp mãn nhiệm của Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cùng quan chức hai bên ký kết bốn thỏa thuận hợp tác song phương quan trọng. Đó là các thỏa thuận cấp nhà nước về lãnh hải, quân sự, an ninh và chính sách thông tin, với sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo kế tiếp, Phó Thủ tướng Singapore Hoàng Tuần Tài và tổng thống tân cử của Indonesia Prabowo Subianto.Đây chính là những gì ông Lý Hiển Long và ông Jokowi để lại cho những người kế nhiệm chăm lo vào những năm tới. Mối quan hệ này sẽ giúp hai quốc gia chủ chốt ở ASEAN có chỗ dựa vào nhau tốt hơn để đối phó với các biến động trên thế giới, nhất là xung khắc Mỹ-Trung trong cuộc cạnh tranh đại cường của thế kỷ ».RFI : Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Giang, cựu biên tập viên BBC World Service, Luân Đôn, hiện nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.
- Ngày đại lễ cận kề, thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ và rộn ràng hơn bao giờ hết. Dù là về đêm, những ánh đèn, ánh nến lung linh cùng những bản hùng ca vang vọng càng tô điểm cho lung linh hơn bức tranh miền đất hoa lửa anh hùng. Chủ đề : Lung linh, miền đất, hoa lửa --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Tăng trưởng chậm tại và khủng hoảng địa ốc kéo dài khiến Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc liên tục giảm lãi suất, "bơm thêm" thanh khoản để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư. Những biện pháp "truyền thống" dường như chưa đủ mạnh. Bắc Kinh cân nhắc sử dụng đến "công cụ tiền tệ cuối cùng" để cứu vãn tình hình. « Mua lại công trái phiếu » của chính phủ là gì ? Hiệu quả đến đâu và tại sao giới trong ngành thận trọng với « công cụ tiền tệ này » ngay cả khi đã được chủ tịch Trung Quốc đã gợi ý ? RFI tiếng Việt mời chuyên gia về tiền tệ và ngân hàng, Victor Lequillerier, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn BSI Economics, Paris, trả lời các câu hỏi trên.Nhật báo Hồng Kông ngày 28/03/2024 nhắc lại tuyên bố từ tháng 10/2023 của ông Tập Cận Bình là « cần sử dụng triệt để hơn và mở rộng các công cụ tiền tệ », đã đến lúc « Ngân Hàng Trung Ương từng bước mở rộng các khoản giao dịch công trái phiếu trên thị trường mở ». Từ đó đến nay, chỉ thị này vẫn chưa được chấp hành. Thống đốc Phan Công Thắng (Pan Gongsheng) vẫn chưa mua vào công trái của chính phủ. Nhưng theo giới quan sát đấy chỉ là vấn đề thời gian, bởi Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đang chịu áp lực rất lớn để phải tính đến giải pháp đã « không được sử dụng từ hơn 20 năm qua ».Thiếu thanh khoản hay khối lượng tiền lưu hành tăng không đủ nhanh ?Trên đài RFI Việt ngữ, Victor Lequillerier ngạc nhiên về đề nghị của ông Tập Cận Bình đòi Ngân Hàng Trung Ương sử dụng một công cụ « gây nhiều tranh cãi » trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Nhưng trước hết, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn BSI Economics, Paris phân tích vì sao báo chí Trung Quốc nhắc lại gợi ý của ông Tập từ mùa thu 2023.Victor Lequillirier : « Phải đặt lại bối cảnh tuyên bố này. Thực ra đề xuất đã được ông Tập Cận Bình nêu lên từ hồi tháng 2023 nhưng từ đó đến nay Ngân Hàng Trung Ương không tỏ ra mặn mà. Vả lại, tình hình kinh tế Trung Quốc hiện tại có vẻ khả quan hơn. Tháng 10 năm ngoái, tăng trưởng bị chựng lại ; Trung Quốc bị đặt trước nguy cơ bị giảm phát ; đầu tư tăng rất chậm và đó cũng là thời điểm người ta hoài nghi về khả năng thanh toán và khả năng đi vay thêm tín dụng của một số chính quyền cấp tỉnh, cấp địa phương. Sau khóa họp Quốc Hội vào tháng 3/2024 Bắc Kinh đề ra mục tiêu 5 % tăng trưởng cho năm nay. Mục tiêu đó chỉ đạt được nếu như chính quyền trung ương tăng ngân sách chi tiêu để kích cầu (…). Sở dĩ giờ đây báo chí Trung Quốc nhắc lại tuyên bố này của ông Tập, có lẽ công luận thực sự lo ngại là tình trạng tài chính của nền kinh tế thứ hai toàn cầu đang xấu đi và vì nên vậy phải kết hợp cùng lúc hai công cụ để vực dậy kinh tế. Nghĩa là vừa phải tăng ngân sách vừa phải nới rộng các chính sách tiền tệ và phải tích cực hơn trong nỗ lực vận dụng cả hai công cụ này ».Nhưng về cơ bản « mua lại công trái phiếu là gì » và trong trường hợp của Trung Quốc, giải pháp đó có hiệu quả hay không ? Victor Lequillerier : « Áp dụng biện pháp đó có nghĩa là Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp để thúc đẩy kinh tế. Ngân Hàng Trung Ương không bơm thêm tiền để làm tăng mức nợ công của nhà nước hay của các chính quyền địa phương. Định chế này chỉ mua lại công trái phiếu nhà nước phát hành và có thể là chúng đang do các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư … hay các chính quyền địa phương nắm giữ. Trong trường hợp của Trung Quốc có nghĩa là chính sách tiền tệ sẽ có hiệu quả lớn hơn, một khi mà những ai đang nắm giữ công trái phiếu được bảo đảm rằng, ở bất kỳ thời điểm nào, chúng cũng có thể được hoán chuyển thành tiền mặt. Điều đó có nghĩa là lãi suất chỉ đạo ngân hàng sẽ lại càng được giảm xuống, qua đó những lãi suất tín dụng khác cũng giảm xuống theo …. Câu đặt ra là liệu rằng biện pháp mua lại công trái phiếu có thích hợp với trường hợp của Trung Quốc hiện nay hay không ? Tôi nghĩ là không : bởi vì Ngân Hàng Trung Ương vẫn còn nhiều công cụ có thể sử dụng được trước khi cần phải mua lại công trái phiếu ». Chưa cần đến giải pháp cuối cùng Mua lại công trái phiếu cho phép nới lỏng định lượng ngân hàng, qua đó giảm lợi suất trái phiếu và kích thích kinh tế nhưng đối với Trung Quốc, thì thứ nhất là lãi suất đã được giữ ở mức thấp và thứ hai là như chuyên gia về tài chính ngân hàng của Pháp Victor Lequillerier vừa giải thích Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc vẫn còn nhiều lá chủ bài trong tay trước khi phải sử dụng đến đòn mua lại công trái phiếu như ông Tập Cận Bình đề xướng. Đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn BSI Economics cho rằng trước mắt Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc chưa sử dụng hết tất cả những công cụ có sẵn trong tay :Victor Lequillerier : « Những công cụ đó thông thường là các loại lãi suất ngân hàng, với một vài nét hơi đặc biệt của Trung Quốc. Tôi muốn nói đến lãi suất LPR, tức là lãi suất cho vay cơ bản. Ở Trung Quốc LPR có thời hạn 5 năm được xem là một lãi suất để tham khảo và từ đó ấn định lãi suất thế chấp trên thị trường. Ngoài ra còn có những công cụ tài chính khác như các khoản giao dịch Repo và Reverse Repo để những ai đang nắm giữ cổ phiếu hoặc công trái phiếu dễ dàng bán đi với cam kết là sẽ mua lại chúng trong một thời hạn nhất định với giá cao hơn so với giá đã bán ra ban đầu. Biện pháp này cho phép nhanh chóng huy động tiền mặt. Công cụ thứ ba là lãi suất cho vay trung hạn MLF. Cuối cùng, Ngân Hàng Trung Ương vừa có thể điều chỉnh các loại lãi suất ngân hàng như đã nói, vừa có thể điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Hạ thấp khoản dự trữ bắt buộc cho phép ngân hàng dễ dàng mở van tín dụng, cấp thêm vốn cho tư nhân, cho các chính quyền địa phương để thúc đẩy kinh tế. Vậy tại sao lại phải sử dụng đến chính sách « mua lại công trái phiếu » ? Trên nguyên tắc, mua lại công trái phiếu là liều thuốc sau cùng, khi « đã hết thuốc chữa ». Tuy nhiên tình trạng của Trung Quốc không tuyệt vọng đến như vậy bởi vì Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục hạ lãi suất để kích cầu ». Coi chừng lợi bất cập hại Đề xuất của ông Tập Cận Bình là con dao hai lưỡi. Một mặt biện pháp này cho phép kích cầu nhờ lãi suất chỉ đạo ngân hàng được hạ xuống thấp. Mặt khác, lãi suất thấp cũng có nhiều bất lợi cho Trung Quốc nhất là khi mà suất ngân hàng ở Mỹ, châu Âu đang tăng lên cao. Đồng nhân dân tệ bị mất giá và vốn đầu tư ngoại quốc có khuynh hướng « chạy » sang nơi khác với hy vọng kiếm lời cao hơn.Ngoài ra Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc thận trọng với giải pháp của ông Tập Cận Bình do biện pháp mua vào công trái phiếu sẽ thổi nên những quả bóng đầu cơ khác và đó là điều Ngân Hàng Trung Ương không muốn xảy ra.Câu hỏi cuối cùng : giải pháp huy động Ngân Hàng Trung Ương mua lại công trái phiếu có cho phép kích thích tăng trưởng của Trung Quốc và ngăn chận hiện tượng chảy máu đầu tư trực tiếp nước ngoài khỏi Hoa Lục hay không ? Victor Lequillerier : « Ở đây có hai vấn đề : quyết định của ông Tập là nhằm tăng cường mọi khả năng để hạ lãi suất ngân hàng và bảo đảm rằng mọi tác nhân trong chuỗi kinh tế của Trung Quốc không sợ bị thiếu thanh khoản, bởi đã có Ngân Hàng Trung Ương đứng ra bảo đảm. Hệ quả kèm theo là các chính quyền địa phương có thể huy động thêm vốn để tiếp tục tài trợ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp cần thiết, họ được trung ương, qua vai trò của Ngân Hàng Trung Ương cung cấp tiền mặt. Nói cách khác các cấp tỉnh, cấp vùng có phương tiện để đạt mục tiêu tăng trưởng 5 % như trung ương đã đề ra. Nhưng bên cạnh đó biện pháp này không giúp giải quyết vấn đề Trung Quốc đang để thất thoát đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hoa Lục giảm mạnh là do những chính sách kinh tế của Bắc Kinh, do môi trường cạnh tranh bất lợi cho doanh nghiệp ngoại quốc.... Thành thử biện pháp mua vào công trái phiếu không giúp Bắc Kinh đảo ngược thế cờ và lôi kéo trở lại các nguồn đầu tư của quốc tế vào Trung Quốc ». Bên cạnh những phân tích thuần túy mang tính kỹ thuật của ngành ngân hàng đó, giới nghiên cứu cũng lưu ý rằng : Bắc Kinh đang đi tìm một « mô hình kinh tế mới » với « những mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng » có nghĩa là vừa phải « ổn định được những gì đang đem lại tăng trưởng cho Trung Quốc từ trước đến nay » (như bất thị trường nhà đất, như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng) đồng thời phải « ồ ạt đầu tư vào các mảng công nghệ mới » (trong số này bao gồm từ trí tuệ nhân tạo đến công nghiệp sản xuất xe ô tô điện hay pin mặt trời …).Trung Quốc ý thức được rằng lĩnh vực địa ốc, có trọng lượng tương đương với gần 1/3 tổng sản phẩm nội địa trong ba năm liên tiếp cần phải được hồi sinh. Các giới chức chính trị và kinh tế ở Bắc Kinh hiểu rõ hơn ai hết là đầu tàu tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm sắp tới không phải là sản xuất hàng may mặc hay máy tính điện tử và kể cả những tấm pin mặt trời mà là những trang thiết bị viễn thông thế hệ mới, là bí quyết làm chủ trí tuệ nhân tạo … do vậy Trung Quốc cần rất nhiều vốn trong giai đoạn chuyển đổi sang một nền công nghệ của tương lai. Để bảo đảm tăng trưởng cho cả các lĩnh vực truyền thống và tương lai đó mà Trung Quốc cần huy động nhiều vốn tối đa và trong thời gian ngắn nhất. Có lẽ đấy mới là chủ đích khi ông Tập huy động Ngân Hàng Trung Ương mở rộng chính sách tiền tệ.
- Mỗi khi đặt chân đến Điện Biên, người dân cả nước đều có chung cảm xúc bồi hồi, xúc động khi nhớ về các anh hùng liệt sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Chiến tranh qua đi, nhiều người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi đất mẹ Điện Biên. Và hôm nay, tại các nghĩa trang liệt sĩ nơi đây vẫn có những người luôn lặng thầm hàng ngày chăm chút cho từng phần mộ, để các anh hùng liệt sỹ luôn được ấm lòng và thân nhân của họ khi dến thăm cũng vơi nhẹ nỗi đau mất mát. Chủ đề : quản trang thầm lặng, mảnh đất hoa lửa, Điện Biên Phủ --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Khóa họp Lưỡng Hội Trung Quốc 2024 kết thúc với kết quả « 3 Không » : « Không thuyết phục được giới đầu tư quay lại Hoa Lục ; Không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5 % và Không có chính sách kinh tế rõ ràng ». Chuyên gia về Trung Quốc, sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius tại Montréal, Canada, Alex Payette nhận xét như trên về sự kiện chính trị vừa khép lại tại Bắc Kinh hôm 11/03/2024. Cho dù lần này thủ tướng Lý Cường đã không họp báo như thông lệ bên lề khóa họp Quốc Hội nhưng trong phiên khai mạc hôm 05/03/2024, như mọi năm, chủ tịch Quốc Vụ Viện thông báo mục tiêu tăng trưởng và Bắc Kinh dự phóng GDP năm nay tăng 5 %. Tuy nhiên không một nhà quan sát nào tin vào con số đó. Các nhà đầu tư thất vọng trước những thông báo bị cho là « trống đánh xuôi, kèn thổi ngược » của Bắc Kinh trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và cũng không ai tin tưởng vào mục tiêu giải quyết nợ cho các chính quyền địa phương, đã tương đương với 50 % GDP của Trung Quốc theo thẩm định của nhiều cơ quan tài chính quốc tế.Mục tiêu tăng trưởng 5 % KHÔNG có cơ sởTrước hết về về mục tiêu tăng trưởng được ông Lý Cường loan báo, giám đốc và đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius cho rằng chỉ tiêu GDP tăng 5 % cho năm 2024 « không thực tế ». Lý do là tiêu thụ nội địa không khởi động lại từ sau đại dịch Covid mà đây là hệ quả từ khủng hoảng địa ốc kéo dài. Nhìn đến xuất khẩu, các chỉ số đều cho thấy hoạt động tăng chậm lại khi mà hai thị trường lớn nhất là Mỹ và châu Âu thận trọng hơn với hàng rẻ Trung Quốc, khi mà bất ổn ở Hồng Hải gây xáo trộn các tuyến đường giao thương trên biển trong lúc mà tiêu thụ ở châu Phi, tại Đông Nam Á và cả Nga đã không tăng nhanh như mong muốn.KHÔNG có những biện pháp cụ thể chặn chẩy máu đầu tưVẫn về kinh tế, điểm thứ nhì khóa họp Chính Hiệp và Quốc Hội Trung Quốc lần này gây thất vọng là « ngoại trừ một vài con số và khẩu hiệu được đưa ra », về thực chất sự kiện vừa rồi đã « không cung cấp bất kỳ một thông tin nào đáng chú ý về chính sách của Trung Quốc cho năm nay ». Thất vọng hơn nữa theo chuyên gia Alex Payette là vào lúc tình hình kinh tế đang xấu đi và giới quan sát chờ đợi Bắc Kinh phải đưa ra một số biện pháp mạnh để « điều chỉnh » lại tình hình, thí dụ như là ngăn chận hiện tượng « chảy máu tư bản » khỏi Hoa Lục, thì chỉ thấy Bắc Kinh cảnh báo sẽ gia tăng kiểm soát hoạt động của các thị trường tài chính.Mới chỉ một vài năm trước đây, các kỳ hợp Lưỡng Hội diễn ra trong vòng từ 10 đến 15 ngày, thì lần này sự kiện chính trị đó đã bị thu gọn trong đúng 1 tuần lễ, rồi sự kiện thủ tướng Lý Cường -người quản lý các bộ và cơ quan ngang bộ, hủy cuộc họp báo thường niên, như thể Lưỡng Hội và Quốc Vụ Viện « chỉ còn là cái vỏ rỗng », thực quyền và vai trò của bộ phận này đã « được dịch chuyển đi nơi khác ».Hệ quả là cho dù các bộ trưởng trưởng liên quan, các giới chức kinh tế, tài chính tổ chức một họp báo hôm 06/03/2024 với sự tham gia của bộ trưởng Thương Mại, Tài Chính, Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương và Chủ Tịch Ủy Ban Điều Tiết Chứng Khoán ...Các quan chức cao cấp này đã đề cập đến những hồ sơ như định hướng phát triển, hỗ trợ thương mại, đầu tư, điều tiết thị trường tài chính, ngân sách nhà nước …. Nhưng theo giới phân tích, kết thúc cuộc họp báo đường lối sắp tới của Trung Quốc vẫn là một « chiếc hộp đen ».Trả lời RFI Việt ngữ, từ Montréal- Canada, chuyên gia về Trung Quốc Alex Payette giải thích rõ hơn :Alex Payette : « Trong cuộc họp báo (hôm 06/03/2024), ông Ngô Thanh (Wu Qing), chủ tịch Ủy Ban Điều Tiết Chứng Khoán Trung Quốc đã đưa ra một số thông báo liên quan đến thị trường tài chính, đến lĩnh vực địa ốc và ngân hàng. Ông cam kết là sẽ ‘nghiêm ngặt trừng phạt' những nhà đầu cơ làm lũng đoạn thị trường và xem việc bảo vệ các cổ đông cò con là một ‘ưu tiên'. Những tuyên bố này dễ hiểu trong bối cảnh nhiều cổ đông tư nhân đang phẫn nộ vì bị thua lỗ quá nhiều trong thời gian gần đây nhưng cam kết kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động mua bán bất động sản, trong giới ngân hàng … không nhằm trấn khuyến khích đầu tư vào Trung Quốc. Giới quan sát cũng đã thất vọng vì kết thúc khóa họp lưỡng hội, chính quyền Bắc Kinh không hề đưa ra bất kỳ một đường lối rõ ràng nào về chính sách tài chính và kinh tế của Trung Quốc trong tương lai ». Alex Payette sở dĩ chú ý đến phát biểu của chủ tịch Ủy Ban Điều Tiết Chứng Khoán Trung Quốc Ngô Thanh, do ông này vừa được bổ nhiệm hồi đầu tháng 2/2024 và nổi tiếng là nghiêm khắc, ông từng mạnh tay « khai tử những con vịt què trên các sàn chứng khoán ». Ông Ngô Thanh còn chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn nữa tât cả những doanh nghiệp muốn tham gia sàn chứng khoán. Về thực chất theo Alex Payette, « lành mạnh hóa » thị trường tài chính là điều chính đáng và quả là từ khi ông được chỉ định điều hành ủy bàn này, chỉ số tài chính ở Thượng đã tăng lên 14 % sau khi đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ 2019. Có điều chủ trương « gia tăng kiểm duyệt » tài chính đó không chắc sẽ có sức thu thút đầu tư của Trung Quốc và nước ngoài vào lúc mà Trung Quốc đang bị thất thoát vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Cũng không chắc đường lối này giúp Trung Quốc nhanh chóng trở thành một « cường quốc tài chính » như tham vọng từng được ông Tập Cận Bình đề xướng.KHÔNG chắc Trung Quốc muốn giải quyết nợ LGFV Nhưng điểm khiến đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius lo ngại hơn cả là những mâu thuẫn trong phát biểu của bộ trưởng tài chính Lam Phật An (Lan Po'An), vừa đòi các chính quyền địa phương cắt giảm chi tiêu, vừa loan báo Bắc Kinh phát hành công trái phiếu, bơm thêm 1.000 tỷ nhân dân tệ (138 tỷ đô la) để kích cầu, thí dụ như là để « đẩy mạnh đầu tư vào các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số » vì đó là công nghệ của tương lai. :Alex Payette : « Trung Quốc không có sự chọn lựa nào khác là phải phát triển công nghệ số bởi vì thứ nhất các hoạt động công nghiệp truyền thống không còn có tương lai. Không còn mấy ai muốn lam lũ làm việc trong các nhà máy như 10 hay 20 năm trước nữa. Thứ nhì, là công nghệ kỹ thuật số đang là một lĩnh vực của tương lai, không cần quá nhiều nguồn lực mà lại có triển vọng nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi nhiều. Thành thử chúng ta dễ hiểu khi mà Trung Quốc dồn nỗ lực để phát triển công nghệ ». "Đi vay thêm nợ để trả nợ"Nhưng vừa cắt giảm chi tiêu vừa đi vay thêm để thúc đẩy tăng trưởng, liệu có là một cái vòng luẩn quẩn báo trước Trung Quốc không bao giờ thanh toán được bớt nợ, nhất là những khoản nợ « không chính thức » mà các chính quyền địa phương đã đi vay dưới dạng trái phiếu mà không được Trung Ương đứng ra bảo lãnh, gọi tắt theo tiếng Anh là LGFV ? ?Alex Payette : « Chúng tôi ghi nhận hai thông điệp hoàn toàn trái ngược nhau về tình hình tài chính của Trung Quốc. Trong cuộc họp báo, bộ trưởng Tài Chính Lam Phật An cho biết Bắc Kinh sẽ phát hành công trái phiếu trong dài hạn để tài trợ rất nhiều dự án phát triển trong những lĩnh vực khác nhau, vì mục tiêu hỗ trợ kinh tế, vì mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng trong công nghệ kỹ thuật số, vì mục tiêu phát triển công nghệ cao …. . Nhưng ngay sau đó cũng vị bộ trưởng này tuyên bố chủ trương cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm ngân sách. Ông Lam đã trực tiếp chỉ trích các chính quyền địa phương, từ lâu nay vay mượn quá trớn để tài trợ hàng loạt các dự án xây dựng vô cùng tốn kém mà xây dựng xong thì cũng không biết là để làm gì. Hệ quả kèm theo là giờ đây các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang ngồi trên những núi nợ khổng lồ. Nhìn dưới góc độ đó, kêu gọi « thắt lưng buộc bụng » là hoàn toàn có cơ sở (…) Điều mà bộ trưởng Tài Chính Trung Quốc không nói ra ở đây là nợ mà các chính quyền cấp vùng, cấp tỉnh đi vay là để thanh toán nợ đáo hạn cho các ngân hàng, để trả tiền lương cho công nhân viên chức nhà nước, để tiếp tục đài thọ cho một số công trình xây dựng đang bị bỏ dở ... Vậy nếu ngân sách của các chính quyền địa phương thì hậu quả sẽ ra sao ? Kinh tế địa phương lại còn tiếp tục đổ dốc thêm nữa. Thế rồi khi mà chính phủ thông báo giải ngân 1. 000 tỷ nhân dân tệ để tài trợ cho các chương trình đầu tư lâu dài … thì số tiền đó sẽ được sử dụng vào việc gì ? Trung Quốc đã bị lôi vào vòng xoáy nợ nần, nhưng vẫn thông báo phát hành thêm công trái phiếu dài hạn để tài trợ cho các dự án phát triển …. Nợ lại càng lớn thêm lên thôi ! Thành thử những thông điệp từ đại hội vừa rồi đầy mâu thuẫn và Bắc Kinh lại chuẩn bị bơm thêm tiền vào cho các chính quyền địa phương để có được thành tích tăng trưởng một cách giả tạo ». Giải quyết nợ LGFV : nhiệm vụ bất khả thi Chiến thuật « một bước tiến, hai bước lùi » nói trên của Bắc Kinh khiến Nikkei Asia, báo tài chính Nhật Bản (ngày 18/03/2024) cho rằng những nỗ lực để giải quyết núi nợ hơn cả chục ngàn tỷ đô la của các chính quyền địa phương Trung Quốc đều sẽ thất bại.Bắc Kinh ý thức được là không còn nhiều thời gian khi mà khối nợ « không chính thức » LGFV, ước tính lên tới từ 10.000 đến 12.000 tỷ đô la (tương đương với 2 lần GDP của toàn nước Đức và bằng 50 % so với GDP của Trung Quốc). Từ nửa cuối 2023, Bắc Kinh đã có một số biện pháp « hỗ trợ các chính quyền ở cấp tỉnh tái cơ cấu nợ, giảm thiểu nguy cơ mất khả năng thanh toán ». Hiện tại Trung ương can thiệp theo 2 phướng : một là huy động các ngân hàng nhà nước đứng ra bảo lãnh một phần khối nợ LGFV (với lãi suất hơn 10 %) và giải pháp thứ nhì là kêu gọi các tỉnh thành đi vay thêm để thanh toán nợ đáo hạn. Ngay chính các chuyên gia Trung Quốc được báo Nhật Nikkei Asia và tờ báo tài chính Trung Quốc Caixin trích dẫn đồng loạt ghi nhận đấy chỉ là những « giải pháp tạm thời ». Vấn đề nợ của Trung Quốc chỉ có thể được giải quyết một khi mà các khoản « chi, thu » và cả « trách nhiệm » giữa cấp trung ương và địa phương được « san sẻ một cách cân đối hơn ». Bên cạnh những thất vọng vừa nêu sau khóa họp Lưỡng Hội lần này tại Bắc Kinh, Alex Payette tuy nhiên cũng nhắc lại; thông thường vai trò của Chính Hiệp và Quốc Hội Trung Quốc không nhằm đề xuất các chính sách hay các biện pháp cải tổ. Cuộc họp này chỉ nhằm nhắc lại những đường lối chính đã được thông qua trong các cuộc họp kín của Đảng trước đó. Có điều lần này khóa họp từ ngày 04-05 đến 10 và 11/03/2024 tuyệt đối không « nói lên được một điều gì » ngoại trừ khả năng là ở trong hậu trường, ngay cả trên vấn đề kinh tế, các giới chức Trung Quốc dường như cũng đang có một cuộc đấu đá ác liệt để ghi điểm với ông Tập Cận Bình. Đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius không loại trừ khả năng thủ tướng Lý Cường đang trong tư thế khá tế nhị : hoặc là vai trò của ông điều hành các hoạt động kinh tế đang bị thu hẹp lại, hoặc là nhân vật này chụi áp lực lớn đến nỗi tự ý hủy cuộc họp báo thường niên trong dịp này.
Chiến tranh Ukraina càng kéo dài càng có lợi cho Trung Quốc. Bắc Kinh không trực tiếp giao vũ khí hạng nặng cho Matxcơva, nhưng lại gián tiếp tài trợ và nuôi dưỡng cỗ máy chiến tranh của Nga. Điều đó không cấm cản ông Tập Cận Bình bắt đầu "đặt gạch" cho giai đoạn tái thiết Ukraina. Emmanuel Véron, Viện Ngôn Ngữ và Văn Hóa Phương Đông ( INALCO ) và Trường Hải Quân Pháp ( Ecole Navale ) phân tích những nước cờ của Bắc Kinh trong một xung đột ở rất xa lãnh thổ Trung Quốc. Đặc sứ Trung Quốc về các hồ sơ Á-Âu, ông Lý Huy vừa kết thúc chuyến công du nhiều nước châu Âu với những chặng Matxcơva, Kiev, Paris, Berlin, Bruxelles và Vacxava. Đây là lần thứ nhì quan chức này trở lại châu Âu để bàn về chiến tranh Ukraina. Tại Bruxelles, đặc sứ của ông Tập Cận Bình đòi Liên Âu ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraina và phản đối Liên Âu đưa vào danh sách trừng phạt Nga ba doanh nghiệp của Trung Quốc bị nghi ngờ tiếp tay với quân đội Nga trong « chiến dịch quân sự đặc biệt » điện Kremlin tiến hành ở Ukraina từ 2022.Kiev vẫn tin vào « vai trò trung gian » của Bắc Kinh, nhưng hình ảnh của Trung Quốc đối với công luận Ukraina đã xấu đi so với hồi tháng 5/2023, khi đặc sứ Trung Quốc lần đầu đến Kiev. Theo thăm dò của Trung Tâm Razumkov, 72,5 % những người được hỏi có cái nhìn « tiêu cực » về Trung Quốc (thay vì 59 % một năm trước đây) và gần 2/3 người Ukraina không có thiện cảm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, « người bạn thân thiết của tổng thống Nga Vladimir Putin ». Trung Quốc đến nay luôn khẳng định thái độ « trung lập » trong cuộc chiến Ukraina, chưa bao giờ lên án Nga đưa quân xâm lược một quốc gia có chủ quyền. Tháng 2/2023, Bắc Kinh đã trình bày một kế hoạch 12 điểm vãn hồi hòa bình cho Ukraina, đặt mình vào thế một « nhà trung gian » hòa giải. Ông Tập Cận Bình đang tính toán những gì và liệu có thể tin rằng Trung Quốc sẽ là một nhà trung gian đáng tin cậy khi mà lãnh đạo Nga- Trung liên tục ca ngợi « tình bạn vô bờ bến » và « vững như bàn thạch » giữa Matxcơva và Bắc Kinh ?Trong cuộc trả lời dành cho RFI tiếng Việt, chuyên gia về Trung Quốc đương đại, giảng dạy tại Trường Hải Quân Ecole Navale ở Brest, miền tây bắc nước Pháp và tại Viện Ngôn Ngữ và Văn Hóa Phương Đông, trước hết ghi nhận : Chiến tranh Ukraina mà tổng thống Nga Vladimir Putin khởi động ngày 24/02/2022 đang mở ra rất nhiều « cơ hội » cho Trung Quốc.Emmanuel Véron : « Đầu tiên hết và nổi bật hơn cả là những cơ hội để Trung Quốc gia tăng trao đổi mậu dịch, mở rộng quan hệ ngoại giao với Nga. Ý đồ ở phía sau là về mặt chiến lược, Bắc Kinh và Matxcơva thành lập một mặt trận chống lại Washington nói riêng, và để đương đầu với phương Tây nói chung. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều giữa Nga và Trung Quốc năm 2021 là 140 tỷ đô la, rồi chỉ trong hai năm đã được đẩy lên tới hơn 200 tỷ vào cuối 2023. Dưới góc độ đó, Trung Quốc đã gián tiếp giúp Nga trong cuộc chiến tại Ukraina. Đôi bên chủ yếu trao đổi với nhau những gì ? Nga xuất khẩu sang Trung Quốc dầu hỏa và khí đốt, các loại nguyên liệu, từ gỗ đến khoáng sản …. Còn Trung Quốc thì cung cấp từ đồ điện gia dụng đến linh kiện bán dẫn, phụ tùng và nhất là một số công nghệ sản xuất một số vũ khí cho Nga, vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, vừa để phục vụ cho chiến tranh ». Đối với Ukraina, từ hai năm nay, Trung Quốc chủ yếu mua thêm nông phẩm đặc biệt là lúa mì, ngũ cốc để bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm cho 1,5 tỷ dân. Nhưng thực tế phũ phàng là nhờ có chiến tranh Ukraina, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã tăng mạnh vào lúc tiêu thụ nội địa của quốc gia châu Á này chựng hẳn lại sau đại dịch Covid, còn Âu Mỹ thận trọng, khó tính hơn với hàng rẻ của Trung Quốc.Trong chiều ngược lại thì các đối tác Nga cũng đã phải nhượng bộ nhiều các khách hàng Trung Quốc, mà điển hình là Trung Quốc đã mua được dầu khí của Nga với giá thấp hơn so với thị trường. Tuy nhiên, giới quan sát lưu ý : Đối với Trung Quốc, các thị trường tiềm năng nhất trong các hoạt động xuất nhập khẩu vẫn là với Châu Âu, Mỹ và với các đối tác Đông Nam Á.Cơ hội để khẳng định thêm vai trò đầu tầu với các nước « Phương Nam »Do vậy theo ông Véron, những cơ hội về giao thương với Nga tuy là quan trọng, nhưng cuộc chiến mà tổng thống Nga khởi động cách này hơn 2 năm còn đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích về phương diện quân sự và ngoại giao. Đó mới là điều quan trọng đối với ông Tập Cận Bình : Emmanuel Véron : « Như vừa nói, chiến tranh Ukraina đang cho phép Nga thành lập một mặt trận để đương đầu với Mỹ và nhìn rộng ra hơn đây là một sự đương đầu giữa các nền dân chủ phương Tây với nhiều nước không thuộc khối đó, như là Trung Quốc và Nga. Trong cuộc đối đầu về các phương diện chính trị, chiến lược và quân sự đó, Trung Quốc cố gắng tránh cung cấp vũ khí hạng nặng cho Nga, nhưng lại gián tiếp ủng hộ Matxcơva bằng nhiều cách. Chúng ta vừa nêu lên vế kinh tế và ngoài ra, thông qua Bình Nhưỡng, Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho Bắc Triều Tiên cung cấp hàng triệu đạn pháo cho Nga, trong đó có những lô đạn dược mà Bắc Triều Tiên mua từ thời Liên Xô. Ở đây có một trục tam giác Bắc Kinh - Bình Nhưỡng - Matxcơva. Thêm vào đó Trung Quốc cũng gián tiếp khuyến khích một số nước ở Trung Á, nhất là Iran, tiếp sức cho cỗ máy chiến tranh của Nga. Nói cách khác, Trung Quốc gián tiếp ủng hộ Nga về mặt quân sự, giúp Matxcơva có công nghệ để sản xuất một số vũ khí cần thiết cho chiến tranh ».Cũng chuyên gia Véron nhắc lại, vào năm 2023, Trung Quốc đã rất năng động về mặt ngoại giao, đặc biệt là hướng tới các quốc gia « ngoài khối phương Tây ». Bắc Kinh theo đuổi 2 mục đích : Tìm kiếm các thị trường mới để xuất khẩu và lôi kéo các nước « phương Nam » chia sẻ quan điểm của Trung Quốc về cuộc chiến Ukraina. Điều đó đã được thể hiện qua các thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải tại Ouzbekistan, thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia, hay thượng đỉnh khối BRICS vào tháng 8/2023 ở Nam Phi… Cuối tháng 2/2023, Bắc Kinh đã trình bày kế hoạch 12 điểm vãn hồi hòa bình cho Ukraina, cho dù Trung Quốc tuyệt đối tránh sử dụng cụm từ « chiến tranh » và « hòa bình » khi nói về xung đột đang diễn ra tại châu Âu, rất xa Hoa Lục. Văn bản chính thức của Trung Quốc mang tựa đề : « Quan điểm của Trung Quốc để giải quyết khủng hoảng Ukraina ».« Lộ hàng » vũ khí hiện đại của phương Tây Về mặt quân sự, một số nhà quan sát cho rằng, trong cuộc chiến Ukraina, điều ngoài mong đợi đối với Bắc Kinh là các nước phương Tây đã cung cấp nhiều loại vũ khí hiện đại giúp Kiev bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và đây là « những bài học quý giá cho Trung Quốc », trong trường hợp phải đương đầu với một cuộc xung đột vũ trang với Hoa Kỳ. Emmanuel Véron : « Đúng vậy. Thuần túy về quân sự, các giới chức chiến lược và quân sự của Trung Quốc theo dõi rất kỹ tình hình tại Ukraina, cũng như là những gì đang diễn ra ở Hồng Hải, ở dải Gaza. Tình hình được theo dõi hàng ngày và được phân tích một cách rất cặn kẽ, bởi Trung Quốc muốn học hỏi kinh nghiệm, muốn tìm hiểu xem quân đội của Mỹ, của phương Tây được tổ chức như thế nào, hoạt động ra sao. Bắc Kinh đang quan sát xem trong một cuộc xung đột ở cường độ cao, các giới chức ngoại giao, quân sự phối hợp với nhau như thế nào. Trung Quốc đặc biệt chú trọng vào vai trò của quân đội Mỹ ». Tầm nhìn về lâu dài : BRI và công cuộc tái thiết Ukraina Cuộc chiến nào rồi cũng có hồi kết. Một dụng ý khác trong những nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh « giải quyết khủng hoảng Ukraina » liên quan trực tiếp đến dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 – BRI : Ukraina là một mắt xích quan trọng trong kế hoạch được ông Tập Cận Bình khởi động cách nay hơn 10 năm. Các dự án trên bộ, trên biển bị chựng lại do chiến tranh. Hơn nữa Trung Quốc luôn nhìn xa và đang chuẩn bị sẵn những nước cờ cho giai đoạn tái thiết Ukraina. Không yểm trợ Kiev về mặt nhân đạo, tài chính hay quân sự, Trung Quốc liệu có tính chính đáng để tham gia vào các chương trình tái thiết Ukraina sau chiến tranh hay không ? Emmanuel Véron, viện INALCO, trả lời :Emmanuel Véron : « Chúng tôi bắt đầu có một số yếu tố để trả lời câu hỏi này, sau hơn hai năm Nga xâm chiếm Ukraina. Trung Quốc đã bắt đầu đặt một số con chốt cho giai đoạn tái thiết Ukraina, cho dù chiến tranh chưa dứt. Bắc Kinh ý thức được rằng, về mặt địa lý, Trung Quốc ở rất xa nơi có giao tranh, không giúp đỡ gì Kiev ngoài những lời kêu gọi vãn hồi hòa bình và tuyên bố sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải. Nhưng Trung Quốc muốn cũng có phần trong giai đoạn tái thiết Ukraina, nhất là trong các khâu xây dựng lại hệ thống giao thông, cung cấp điện lực … Ngoài ra, Bắc Kinh còn nhòm ngó đến các công trình ở những khu vực chung quanh Biển Đen ». Vẫn chuyên gia về Trung Quốc đương đại Emmanuel Véron cho rằng, trong hai chuyến công tác tại Kiev năm ngoái và năm nay, đặc sứ Trung Quốc Lý Huy đều đã « bắn đi một số tín hiệu để Ukraina hiểu rằng, Bắc Kinh có thể là một mắt xích quan trọng trong công cuộc tái thiết Ukraina ». Dường như chính quyền của tổng thống Volodymyr Zelensky tỏ ra rất thực tiễn trong quan hệ đối với Trung Quốc, cho dù không mấy ai tin vào tính « trung lập » của Bắc Kinh trên hồ sơ này :Emmanuel Véron : « Mức độ gần gũi giữa Bắc Kinh với Matxcơva khiến chúng ta khó có thể nghĩ rằng (dù chỉ là về mặt kỹ thuật) Trung Quốc ‘trung lập' trên vấn đề Ukraina. Khó có thể tin rằng Trung Quốc thật sự đóng vai trò trung gian hòa giải, vãn hồi hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Lại càng khó tin hơn vào ý tưởng Bắc Kinh có trọng lượng đủ lớn để can thiệp vào một số quyết định của Matxcơva trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Cũng phải nói là ý tưởng đó hoàn toàn sai. Nói cách khác, trong mọi trường hợp, Trung Quốc không đủ ‘nặng' để có thể tác động đến những quyết định quân sự của Matxcơva trên vấn đề Ukraina ».
Chính phủ Uganda cho biết khoảng 30 người Uganda đang mắc kẹt ở Myanmar, bị buộc phải làm nghề lừa đảo trực tuyến. Các quan chức cho biết họ đã bị những kẻ buôn người dụ dỗ đến đó với lời hứa hẹn về một công việc và hiện đang bị giam giữ bởi các băng nhóm điều hành các hoạt động lừa đảo.
Matxcơva đã làm những gì để giảm thiểu căng thẳng ở Hồng Hải, một « xa lộ giao thương quốc tế », cửa ngõ đưa ngũ cốc, khoáng sản, dầu khí của Nga xuất phát từ Biển Đen sang châu Phi, châu Á ? Bất ổn tại eo biển Bad Al Mandeb, nối liền Hồng Hải với Vịnh Aden, mở ra Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương có lợi cho Nga hay không ? RFI tiếng Việt mời Igor Delanoë phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp -Nga tại Matxcơva trả lời các câu hỏi trên. Bất ổn tại Hồng Hải đe dọa giao thương quốc tế và bắt đầu làm xáo trộn các nguồn cung cấp nông phẩm cho một phần nhân loại như Viện Nghiên Cứu về Chính Sách Thực Phẩm Quốc Tế IFPRI, trụ sở tại Washington, đã báo động. Hồng Hải là cửa ngõ nối liền Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải thông qua con kênh đào Suez trên lãnh thổ Ai Cập, mang tính thiết yếu đối với thị trường năng lượng, và nguyên liệu. Tổng thống Fattalh Al Sissi hôm 19/02/2024 báo động Ai Cập đang bị vạ lây thu nhập của tập đoàn khai thác kênh đào Suez, sụt giảm mất « từ 40 đến 50 % » do bất ổn ở Hồng Hải. Trong trường hợp của Nga, giao thương lệ thuộc nhiều hơn vào Hồng Hải từ khi tổng thống Putin khởi động chiến tranh Ukraina và châu Á thay thế châu Âu trở thành thị trường quan trọng nhất của Nga. Từ giữa tháng 11/2023 để « thể hiện đoàn kết với người Palestine ở Gaza » phe nổi dậy Hồi Giáo Houthi tại Yemen được Iran tài trợ và cung cấp vũ khí, bắn phá vào các tàu dân sự chở hàng, vào các tàu dầu của các quốc gia yểm trợ Israel.Liên minh quân sự Anh Mỹ phối hợp hành động diệt trừ mối đe dọa Houthi ở Hồng Hải và đã liên tục oanh kích vào các sào huyệt của phe Houthi trên lãnh thổ Yemen. Liên Âu hôm 19/02/2024 thông báo khởi động sáng kiến « Aspides » để bảo vệ tàu đi qua eo biển Bab Al Mandeb ở Hồng Hải. Bắc Kinh kích hoạt kênh ngoại giao với Teheran để làm hạ nhiệt tình hình, hòng bảo đảm các các hoạt động xuất nhập khẩu nối liền Hoa Lục với các đối tác châu Âu, châu Phi và Trung Cận Đông, cho dù ngày 19/01/2024 cũng phe Houthi đã tuyên bố « bảo đảm an toàn » cho tàu của Trung Quốc và Nga. Thương mại Nga xoay trục sang châu ÁVề phía Matxcơva, đầu năm 2024, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc bày tỏ « quan ngại » về tình hình ở Hồng Hải và đã nêu bật những « rủi ro » đối với giao thương quốc tế và quyền tự do lưu thông trên biển. Điều đó không cấm cản điện Kremlin lên án liên quân Anh Mỹ « không có lý do chính đáng » để oanh kích vào các căn cứ của quân Houthi trên lãnh thổ Yemen. Song Matxcơva hôm 10/01/2024 đã tránh dùng quyền phủ quyết bác bỏ nghị quyết 2722 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đòi lực lượng Houthi « ngừng ngay lập tức » mọi tấn công nhắm vào tàu chở hàng và phóng thích tàu hàng Israel Galaxy Leader và thủy thủ đoàn.Hãng tin Anh Reuters ghi nhận tính đến ngày 01/02/2024 tàu chở dầu của Nga vẫn tiếp tục đi qua Hồng Hải và không bị quân nổi dậy Houthi quấy nhiễu. Đây là điều hết sức quan trọng do giao thương quốc tế của Nga « lệ thuộc nhiều hơn vào kênh đào Suez và Hồng Hải từ khi Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina ».Dưới tác động hơn một chục đợt trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu, xuất nhập khẩu của Nga chuyển hướng sang Trung Quốc và Ấn Độ.Trả lời đài RFI Việt ngữ, Igor Delanoë phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp -Nga tại Matxcơva phân tích thêm về tầm mức quan trọng của Hồng Hải đối với xuất nhập khẩu của Nga, đặc biệt là ở vào thời điểm nay, sau gần hai năm kinh tế Nga bị phương Tây trừng phạt :Igor Delanoë : « Đương nhiên về thương mại, Hồng Hải là một trục giao thông quan trọng đối với Nga. Vùng biển này là sự tiếp nối cho hàng của Nga từ Hắc Hải, tức là Biển Đen đi tiếp sang các thị trường ở châu Phi và châu Á. Hồng Hải đặc biệt là tuyến đường thiết yếu để xuất khẩu nông phẩm, ngũ cốc và xăng, dầu. Đây cũng là cửa ngõ đưa các tàu chở ngũ cốc của Nga từ bến cảng Taman, tàu dầu của Nga từ cảng Novorossiysk ở Biển Đen phải đi qua, trước khi đến được châu Á, châu Phi. Năm ngoái có từ 43 đến 45 triệu tấn ngũ cốc của Nga đã phải trung chuyển qua Hồng Hải và như đã biết Nga trở thành nguồn cung cấp dầu hỏa lớn nhất cho Trung Quốc. Cũng trong năm 2023 Nga đã xuất khẩu khoảng 100 triệu tấn dầu sang Trung Quốc qua ngả Hồng Hải (…) Cho đến thời điểm hiện tại, tàu chở hàng và chở dầu của Nga tương đối ít bị tấn công và vẫn tiếp tục sử dụng tuyến đường biển này chứ không phải đánh đường vòng xuống tận Mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi. Tàu thuyền Nga vẫn tấp nập đi trong khu vực Hồng Hải ».Hồng Hải và những thu nhập để tài trợ cỗ máy chiến tranhCùng với Ukraina, Nga là một trong những ba nguồn cung cấp ngũ cốc hàng đầu thế giới, Hồng Hải và cửa ngõ kênh đào Suez của Ai Cập cũng là một « đồng minh » quý giá giúp kinh tế Nga vẫn có thu nhập để tài trợ cho cỗ máy chiến tranh mà điện Kremlin gọi là « chiến dịch quân sự đặc biệt ».Igor Delanoë : « Trên thị trường ngũ cốc, hiện nay chúng ta đang ở giữa vụ mùa 2023/2024, vụ mùa luôn bắt đầu vào tháng 7. Như vậy là trong 6 tháng đầu -tức là từ tháng 7/2023 đến tháng 1/2024, Nga đã xuất khẩu từ 35 đến 36 triệu tấn ngũ cốc sang các thị trường như là Thổ Nhĩ Kỳ, Algérie, Ai Cập trong vùng Địa Trung Hải. Các nhà sản xuất Nga đã bắt rễ vào nhiều thị trường mới như là Pakistan, Bangladesh và Indonesia hay Nam Phi, Tanzania … Theo các thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngũ cốc của Nga tăng từ 100 đến 150- và thậm chí là 160 % trong nửa đầu của vụ mùa 2023/2024 và rất có thể là các nguồn cung cấp của Nga sẽ giữ được nhịp độ này trong sáu tháng còn năm nay. Matxcơva đang đề ra những mục tiêu đầy tham vọng về khả năng xuất khẩu nông phẩm, ngũ cốc, mà Việt Nam là một trong những khách hàng đã nhập khẩu nhiều trong sáu tháng vừa qua, Nam Phi cũng vậy ». Các tập đoàn vận chuyển đường biển lớn trên thế giới từ CMA CGM đến Maersk hay COSCO (Trung Quốc) và các công ty dâu khí như BP, Shell đều tránh né vịnh Bad Al Mandeb, giao thương trong khu vực « giảm 45 % trong hai tháng đầu 2024 qua ngả kênh đào Suez ». Trái lại theo ghi nhận của Đài Quan Sát Pháp -Nga có vẻ như đang được « hưởng quy chế ưu đãi »Igor Delanoë : « Từ đầu tháng 12/2023 khi mà tình hình ở Hồng Hải nóng lên, phía Nga ghi nhận hai sự cố, một do bị quân Houthi ngắm nhầm nhưng tàu hàng không bị hư hại. Còn trong vụ thứ nhì, tàu đã bị hỏng nhẹ nhưng vẫn có thể tiếp tục hành trình. Hai sự cố trong suốt những tháng qua là tương đối ít so với thiệt hại của những nước khác. Trong khi đó thì những tập đoàn vận tải đường biển như CMA CGM (của Pháp), MSC (của Ý và Thụy Sĩ) hay Maersk (của Đan Mạch) … đều đã tránh đi qua Hồng Hải để khỏi là mục tiêu của phe nổi dậy Yemen Houthi ».Quy chế ưu đãi cho tàu của Nga ?« Quy chế ưu đãi đó » có được phải chăng do ảnh hưởng của Nga qua trung gian Iran với lại phe nổi dậy Hồi Giáo ở Yemen Houthi, bởi vì Matxcơva và Teheran được cho là vẫn có quan hệ « mật thiết » ?Igor Delanoë : « Ảnh hưởng của Nga đối với phe Houthi trong vùng biển này khá hạn chế. Tiếng nói của Iran mới có trọng lượng đối với phong trào nổi đậy ở Yemen này và như vậy tức là Nga phải đi qua trung gian của Iran. Tuy nhiên Matxcơva không có khả năng làm thay đổi đường lối của phe Houthi cũng như là với Iran về những diễn tiến ở Hồng Hải. Đương nhiên là lợi ích của Nga là hạ nhiệt tình hình ở Hồng Hải và nhất là tránh để căng thẳng ở đây xấu đi thêm. Nhưng những hành vi của quân Houthi ở Hồng Hải đang bất lợi cho Mỹ và châu Âu. Nhìn từ phía Nga thì tất cả những gì bất lợi cho Âu Mỹ đều tốt cả, với điều kiện là tình hình không xấu đi thêm ». Houthi phá rối phương Tây, 3 điềm tốt cho Nga Cụ thể hơn, trước mắt quyền lợi của Nga ở khu vực Hồng Hải ít bị xáo trộn như vừa nói, đồng thời những vụ bắn phá của quân Houthi buộc cộng đồng quốc tế, buộc các giới chức quân sự của Âu Mỹ phải chú trọng đến vùng biển này qua đó, « bớt tập trung vào Ukraina ».Lợi thế thứ nhì, trong mắt Matxcơva là việc các tàu chở hàng của phương Tây, phải đánh đường vòng đi qua Mũi Hảo Vọng, các chi phí vận chuyển tốn kém hơn, nguy cơ hàng giao không kịp gây tắc nghẽn dây chuyền sản xuất … ảnh hưởng đến kinh tế của Âu Mỹ cũng là những « điểm tốt ».Điểm thứ ba như một số các trang mạng về quân sự của Mỹ báo động Lầu Năm Góc đang huy động tên lửa hiện đại trị giá có khi lên tới cả triệu đô la mỗi chiếc để tiêu diệt drone rẻ tiền của phe nổi dậy Yemen và cùng lắm là để tiêu diệt tên lửa rẻ tiền do Iran chế tạo. Nói cách khác cuộc xung đột bất tương xứng này đang làm hao mòn kho vũ khí đạn dược hiện đại của cỗ máy quân sự lợi hại nhất thế giới. Đó là điều « rất thú vị » đối với Matxcơva.
- Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Báo điện tử Đảng Cộng sản đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 16. Chương trình nhắc nhớ công ơn to lớn của các liệt sĩ, thương, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình có công với cách mạng. Chủ đề : Chương trình nghệ thuật đặc biệt, Màu hoa đỏ --- Support this podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/vov1tintuc/support
Tôi mong muốn mỗi chúng ta hãy biết yêu thương chính mình nhiều hơn. Nếu có những vết thương thì hãy ôm ấp xoa dịu nó, lắng nghe nó, dừng mọi thứ xung quanh để chăm sóc vết thương như người mẹ chăm sóc con nhỏ bằng tình thương dịu ngọt. Và mong chúng ta cũng mở lòng đón nhận sự quan tâm và tình yêu thương của người khác bằng sự hồn nhiên và chân thành, bởi lẽ trong chúng ta ai cũng có những lúc yếu đuối, tổn thương và cần chăm sóc. --- Thực hiện Tác giả: Ma Thị Luyến Biên tập: Ban nội dung Cấy Nền Vạn Hoa Diễn đọc: Phượng Nguyễn Sản xuất: Thu Hằng --- ツ Kết nối với Cấy Nền Radio: ► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/caynenradio/message
*Dialogue transcript* James and Hoa are classmates, and now they are visiting Hoa's hometown. James: Ôi, nhà bạn to và đẹp quá! Về quê thích thật. Hoa: Ừ, mình cũng thích về quê lắm. James: Hoa ơi, kia là cái gì? Hoa: Kia là cái nón. Nón đấy là của bà nội mình. James: Thế à? Thế cái này là cái cốc, phải không? Hoa: Không, cái này không phải là cái cốc. James: Vậy cái này tiếng Việt gọi là gì? Hoa: Cái này tiếng Việt gọi là lọ hoa. James: Thế á? Vậy bạn có thích hoa không? Hoa: Có, mình thích nhất là hoa hồng. James: Hoa hồng...? Đấy là hoa gì? Hoa: Lại đây! Đây là cây hoa hồng. James: Ôi! Hoa này đẹp thế ! Hoa: Hoa này bố mình trồng đấy. James: Thế á? Còn kia là cây gì? Hoa: Đó là cây khế. Khế này ngon lắm. James: Thế, khế này có chua không? Hoa: Không, đây là khế ngọt. Bạn ăn thử đi. __________________________________ *New vocabulary* 1. nhà: house 2. to: big 3. đẹp: beautiful 4. về quê: come back to hometown 5. thích: to like 6. cái nón: conical hat 7. bà nội: grandma (father's side) 8. cái cốc: a mug 9. cái lọ hoa: flower vase 10. hoa hồng: rose 11. trồng: to grow 12. ra vườn: go to the garden 13. cây khế: star fruit tree 14. chua: sour 15. ngọt: sweet 16. thử: to try doing st __________________________________ Levion - Learn Vietnamese Online Email: xinchao@levion.vn Website: https://yourvietnamesetutor.com/ IG: @levion.vietnamese FB: Levion - Learn Vietnamese Online
- “Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022” với chủ đề “Hoa Lư vang mãi ngàn năm” sẽ diễn ra từ ngày 17 - 19/11 tại thành phố Ninh Bình, với nhiều hoạt động hấp dẫn thể hiện tinh hoa di sản của nhiều vùng miền. Chương trình do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức, đạo diễn Lê Quý Dương đảm nhận vai trò tác giả kịch bản bản kiêm Tổng đạo diễn Lễ khai mạc và Lễ hội đường phố. Chủ đề : Festival Tràng An, di sản văn hóa --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support
- “Festival Tràng An kết nối di sản – Ninh Bình năm 2022” với chủ đề “Hoa Lư vang mãi ngàn năm” sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 19/11/2022 tại thành phố Ninh Bình. Chủ đề : Hoa Lư, Festival Tràng An, Ninh Bình --- Support this podcast: https://anchor.fm/vov1tintuc/support
Trong vũ trụ, bất cứ cái gì thiên lệch đều không bền vững. Một hòn đá vững chãi ở trên đỉnh núi, rất ngạo mạn, vì mình là một hòn đá vững chãi. Nhưng một ngày nó bị nghiêng sang một bên, rồi theo thời gian, nó nghiêng mãi, nghiêng mãi, rồi cuối cùng một cơn gió thổi tới, nó lăn xuống vực thẳm. Mọi người đều tưởng hòn đá rơi là do ngọn gió, nhưng không phải, là do nó vốn đã bị nghiêng. Hôn nhân cũng giống như vậy, nếu đầu này tình yêu quá nặng, và đầu kia tình yêu quá nhẹ, thì cuộc hôn nhân sẽ bị nghiêng, và bởi vậy nó không bền vững. Bất cứ cái gì bất bình đẳng đều tạo nên sự mất thăng bằng, và bất kì cái gì không thăng bằng, tất yếu sẽ không bền vững. Vậy, việc của chúng ta không phải là phân công lại các công việc trong gia đình, giành quyền làm chủ, mà là phải luôn tự vấn xem mình còn yêu người kia không, người kia có yêu mình như mình yêu họ hay không, và điều phối cho cán cân tình yêu không được nghiêng lệch. - Thực hiện Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Minh Biên tập: Ban nội dung Cấy Nền Vạn Hoa Diễn đọc: Minh Nguyệt Sản xuất: Huỳnh Á - Đăng ký theo dõi Cấy Nền Radio: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio - Bạn có câu hỏi gì mong muốn gửi tới GS Phan Văn Trường không? Nếu có, hãy điền vào link đăng ký này để chúng mình giúp bạn nhé! https://forms.gle/3c839dXiJ9tnEtrEA --- ツ Kết nối với Cấy Nền Radio: ► Tik Tok: https://www.tiktok.com/@caynenradio ► Youtube duy nhất: https://www.youtube.com/c/CayNenRadio ► Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CayNenRadio/ ► Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/CayNenRadio/ --- Send in a voice message: https://anchor.fm/caynenradio/message
Cộng đồng người Hoa hiện chuẩn bị khai trương một thư viện và trung tâm văn hóa tại Ballarat, cách Melbourne hơn 100 km về phía tây. Thư viện nầy là một trong những nơi lưu giữ một trong những bộ sưu tập sách Trung Quốc lớn nhất ở Nam Bán Cầu và tạo cơ hội để làm nổi bật sự đóng góp của người Úc gốc Hoa cho đất nước này.
Trí Tuệ Tinh Hoa- Lời Giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Cuộc Sống