Podcasts about niquet

  • 86PODCASTS
  • 144EPISODES
  • 41mAVG DURATION
  • 1EPISODE EVERY OTHER WEEK
  • Apr 13, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about niquet

Latest podcast episodes about niquet

Géopolitique, le débat
Osaka : que peut une exposition universelle face aux incertitudes géopolitiques ?

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Apr 13, 2025 48:29


L'exposition universelle d'Osaka 2025 a ouvert ses portes ce 13 avril pour une durée de six mois. À l'heure où les équilibres géopolitiques vacillent en Asie, où les barrières douanières se redressent aux portes des États-Unis, le Japon ouvre les bras au monde entier pour dessiner les contours de la société de demain. Que peut une exposition universelle face aux incertitudes géopolitiques ? À une époque où certains États utilisent la force pour changer le statu quo et où le leadership américain apparait moins prévisible, le Japon s'impose comme un acteur majeur de la région Indo-Pacifique et de la nouvelle géopolitique mondiale. Discrète, Tokyo contribue pleinement à la dynamique des relations internationales contemporaines, forte d'une diplomatie d'influence centrée sur les valeurs libérales, la coopération entre États et le respect du droit international. Un soft power qui n'empêche pas la renaissance d'un certain militarisme. Quelle place pour le Japon dans la région Indo-Pacifique ? Quel rôle pour Tokyo dans la préservation des grands équilibres du monde actuel ? Quels défis face aux attaques à la fois de la Chine, de la Russie et des États-Unis… sans compter la Corée du Nord qui n'est pas loin ?Invités : Valérie Niquet, directrice du programme Japon à la Fondation pour la recherche stratégique, autrice de Le Japon en 100 questions Guibourg Delamotte, professeure de science politique à l'Inalco, spécialiste du Japon, autrice de La démocratie au Japon (ENS éditions) et Le Japon, un leader discret (Éd. Eyrolles) Robert Dujarric, codirecteur de l'Institute of Contemporary Asian Studies (ICAS) à Temple University JapanÉdition en partenariat avec la Revue internationale et stratégique : « Le Japon et les métamorphoses de la puissance ».

TẠP CHÍ KINH TẾ
Trung Quốc tự tin hơn để lao vào cuộc chiến thuế quan với Mỹ

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Apr 8, 2025 9:53


« Chiến đấu đến cùng » khi bị tấn công, « đáp trả tương xứng thuế đối ứng » của Mỹ và áp dụng đúng phương pháp của Washington để bảo vệ quyền lợi : Trung Quốc đã chọn giải pháp đối đầu trong cuộc chiến thuế quan với chính quyền Trump. Trong chưa đầy một tuần lễ, Trung Quốc chuyển từ « thế thủ » sang « thế công ». Trên nguyên tắc, kể từ 0 giờ ngày 10/04/2025 hàng Mỹ nhập khẩu vào Hoa Lục bị đánh thuế 34 % « tương tự » như hàng « made in China » bán sang Hoa Kỳ.Chỉ 48 giờ sau màn trình diễn của Donald Trump ở Nhà Trắng, mở màn một cuộc chiến thương mại với toàn cầu, tại Bắc Kinh bộ Thương Mại « đáp lễ » bằng hàng rào quan thuế. Trung Quốc cho mở điều tra nhắm vào hơn một chục doanh nghiệp Mỹ và hạn chế xuất khẩu 7 kim loại hiếm thiết yếu cho công nghệ cao và thiết bị điện tử trong dự án sản xuất chiến đấu cơ đời mới F-47 vừa được Washington rầm rộ loan báo.Sau một dịp nghỉ cuối tuần dài ngày, quay lại thủ đô Washington tổng thống Hoa Kỳ nổi đóa thấy Bắc Kinh chọn giải pháp đối đầu. Donald Trump chỉ trích Trung Quốc đi « nhầm đường » và đòi tăng thêm 50 % thuế hải quan nhắm vào hàng « made in China », bên cạnh mức thuế 54 % sắp bị áp dụng từ 0 giờ ngày 09/04, theo giờ của Washington. Lập tức Bắc Kinh khẳng định « trong tư thế sẵn sàng, quyết đấu đến cùng ».Trung Quốc « de-risking » với Mỹ Cơ quan tư vấn Capital Economics, trụ sở tại Luân Đôn đánh giá, lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy rằng « kinh tế nước này đủ vững chắc để cưỡng lại mọi thủ đoạn của Donald Trump ».Bên cạnh những lập luận mang tính tuyên truyền, giới tài chính đồng loạt cho rằng, « Trung Quốc đã rút kinh nghiệm từ cuộc chiến thương mại lần trước với chính quyền Trump và có những bước chuẩn bị kỹ hơn ».Kế hoạch Made in China 2025 của chủ tịch Tập Cận Bình đã đem lại những kết quả cụ thể : Trung Quốc dẫn đầu một số lĩnh vực công nghệ mới, không chỉ là « công xưởng sản xuất hàng rẻ » mà đã trực tiếp cạnh tranh với các đối thủ ở Hoa Kỳ từ ô tô điện đến trí tuệ nhân tạo. Công cụ thông minh DeepSeek made in China đã khiến thế giới công nghệ ở Thung Lũng Silicon choáng váng.Trong lĩnh vực vệ tinh không gian, tháng 11/2024 Brazil đã ký hợp đồng với Qiafan, một công ty khởi nghiệp « vô danh » lấn sân của Elon Musk cung cấp các dịch vụ vệ tinh  Về công nghệ bán dẫn, Trung Quốc cũng không còn hoàn toàn lệ thuộc vào các nhà cung cấp phương Tây. Trong số các nhà sản xuất máy bay dân sự, Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ không còn trong thế độc quyền từ khi dòng Comac C919 của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện… Một điểm khác nữa cho phép ông Tập Cận Bình tự tin lao vào cuộc đọ sức với Washington : Nhà cung cấp thiết bị viễn thông Hoa Vi vẫn tồn tại và thịnh vượng đó là trước các đòn trừng phạt liên tiếp của hai đời tổng thống Mỹ, Donald Trump và Joe Biden.Thị phần của Mỹ với Trung Quốc bị thu hẹpĐành rằng Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng thứ ba của Hoa Kỳ sau Mêhicô và Canada, nhưng nếu như hồi 2017, hơn 20 % kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đổ về Mỹ, nay tỷ lệ  đó rơi xuống còn chưa đầy 15 % theo các số liệu của Hải Quan Trung Quốc được tuần báo Anh The Economist trích dẫn. Nói cách khác về xuất nhập khẩu Trung Quốc ít lệ thuộc hơn vào Mỹ so với 8 năm về trước.Báo Nhật Nikkei Asia trích lời bà Vương Đan, giám đốc công ty tư vấn Eurasia Group trụ sở tại Singapour, hồi 2017 « tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 4 % GDP, nay tỷ lệ này chỉ còn là 3 % ».  Ngoài ra, để tiếp tục thâm nhập thị trường Mỹ, Bắc Kinh đã khai thác chiến lược « Trung Quốc +1 » qua một sô trung gian như Ấn Độ, hay Việt Nam và nhất là Mêhicô... Trong các khoản giao dịch hàng hóa Mỹ-Trung, cho đến hiện tại, Trung Quốc chủ yếu mua vào nông phẩm và năng lượng của Hoa Kỳ. Trước mắt, về dầu khí Bắc Kinh có thể trông cậy vào Nga. Về nông phẩm, ngũ cốc, Brazil và Achentina đã thu hẹp thị phần của các nông gia Hoa Kỳ, những thành phần cử tri ủng hộ Donald Trump.Đất hiếm, tiền tệ, công cụ pháp lý : những loại vũ khí trong tay Trung Quốc Kinh nghiệm từ « cuộc thương chiến lần thứ nhất » cũng do chính quyền Trump khởi động hồi 2018-2019 Trung Quốc đã tăng tốc chiến lược « tách rời khỏi » Hoa Kỳ cả về công nghệ lẫn thương mại. Và đó cũng là điểm khởi đầu cho phép nền kinh tế thứ hai toàn cầu không hề mặc cảm khi phải đương đầu với siêu cường số 1 thế giới. Do vậy Trung Quốc chuyển từ thế « thủ » sang thế tấn công ».Mỹ phụ thuộc vào đất hiếm để sản xuất các vật dụng kết nối, điện ô tô điện, vũ khí, vệ tinh... Do vậy, trong số các đòn đáp trả Donald Trump « Giải Phóng » Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã loan báo thông báo « hạn chế » xuất khẩu 7 kim loại hiếm sang Mỹ.Một công cụ khác trong tay Bắc Kinh là phá giá đồng tiền quốc gia để hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ vẫn hấp dẫn. Ngân Hàng Trung Ương đang hướng tới giải pháp này.Thế rồi Trung Quốc cũng dùng lá bài « an ninh quốc gia » để điều tra các tập đoàn Mỹ xuất khẩu một số mặt hàng « lưỡng dụng » sang Hoa Lục, cũng khai thác công cụ pháp lý « chống cạnh tranh bất bình đẳng » để trừng phạt các doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Điều đó không cấm cản các giới chức Bắc Kinh vẫn khẳng định Trung Quốc là một « mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư quốc tế »Chiến tranh tâm lý Vào lúc tại Hoa Kỳ, giới đầu tư « nhốn nháo » vì chính sách thuế quan của Donald Trump, nhiều nhà tỷ phú hàng đầu (Bill Ackmann, Larry Fink ..), những người từng ủng hộ ông Trump trong cuộc tranh cử tổng thống 2024 kêu gọi Washington « dừng tay » thì thứ trưởng Thương Mại Trung Quốc tiếp đại diện nhiều tập đoàn Mỹ như của hãng xe Tesla hay tập đoàn bảo hiểm GE Healthcare…Ông Lăng Kích (Ling Jie) đưa ra thông điệp : Trung Quốc là « điểm đầu tư lý tưởng, an toàn và đầy hứa hẹn  với các tập đoàn nước ngoài, với các doanh nghiệp của Mỹ ». So với thời điểm hôm 20/01/2025, ngày ông tổng thống Trump nhậm chức, 180 tỷ đô la tài sản của ba doanh nhân Mỹ giàu nhất hành tinh đã tan thành mây khói. Cổ phiếu của tập đoàn Apple mất giá trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp từ khi Nhà Trắng loan báo áp thuế 34 % hàng từ Trung Quốc nhập khẩu sang Hoa Kỳ, do 85 % các sản phẩm mang nhãn hiệu quả táo do nhân công Trung Quốc tạo ra để cung phục vụ các khách hàng Mỹ. Cũng chính vì biện pháp thuế sắp tới của tổng thống Trump mà dân Mỹ đua nhau sắm điện thoại thông minh trước khi giá mỗi chiếc iPhone trên thị trường đắt thêm từ 200 đến 300 đô la.Vỏ quýt dầy, móng tay nhọn Song bên cạnh những tuyên bố mạnh mẽ cả từ phía Bắc Kinh lẫn Washington, thực tế không thể chối cãi là tổng thống Mỹ đã mở một cuộc thương chiến với toàn cầu Trung Quốc là mục tiêu chính bị nhắm tới. Thiệt hại đầu tiên hết và nghiêm trọng nhất đè nặng lên hai nước liên quan. Nhà Trung Quốc học Valérie Niquet, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp nhấn mạnh đến điểm kẹt của Bắc Kinh trong cuộc đọ sức này :« Từ lâu nay ai cũng biết Trung Quốc bị thiệt hai nhiều trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ. Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm đã đề ra mục tiêu điều chỉnh lại và lấy lại cân bằng trong mô hình phát triển, để cỗ máy sản xuất ít ngốn năng lượng hơn, để tiêu thụ nội địa là lực đẩy cho tăng trưởng của Trung Quốc. Nhưng từ đó đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa thực hiện được mục tiêu này. Trung Quốc kỳ vọng bơt bị phụ thuộc vào xuất khẩu nhưng cho đến hiện tại thì xuất khẩu vẫn là đầu tàu kinh tế và Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào các thị trường nước ngoài, nhất là hai thị trường phát triển nhất là Mỹ và châu Âu. Nếu Hoa Kỳ đóng cửa thị trường, thì tác động đầu tiên đè năng lên người tiêu dùng ở Mỹ nhưng Trung Quốc cũng bị vạ lây »Nguy cơ bấn ổn nội địa Trung Quốc Cuộc chiến thương mại phiên bản 2 của ông Trump nổ ra vào lúc kinh tế Trung Quốc vẫn chưa phục hồi sau đại dịch COVID 19 và chưa thoát khỏi khủng hoảng địa ốc kéo dài. Valérie Niquet :« Chiến tranh kinh tế gia tăng cường độ giữa hai siêu cường thế giới này đã bắt đầu dẫn tới những hệ quả đối với toàn cầu chứ không chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bắc Kinh đã có các biện pháp trả đũa : áp thuế 34 % lên tất cả các mặt hàng Mỹ như đã loan báo. Tuy nhiên nếu chúng ta nhìn vào các sản phẩm của Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ thì tổng cộng hàng Trung Quốc bị đánh thuế hải quan hơn 60 %. Không mấy khi tôi bênh vực cho Trung Quốc, nhưng phải công nhận rằng, mức thuế này là quá nặng và bị tung ra vào thời điểm bất lợi cho Trung Quốc. Kinh tế nước này đang đình đốn và từ nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành mục tiêu tăng tiêu thụ nội địa để bớt phụ thuộc vào xuất khẩu như vừa nói. Thành thử quyết định của Washington tuần trước, có nguy cơ gây bất ổn trong xã hội Trung Quốc và nguy cơ này là rất, rất lớn » .Tác động đối với Trung Quốc cũng sẽ mạnh hơn so với cuộc chiến thương mại hồi 2018-2019 do Hoa Kỳ cũng đã rút kinh nghiệm trong thương lượng với Bắc Kinh. Trong kế hoạch thuế quan lần này, châu Á là khu vực bị đánh nặng nhất. François Monnier, tổng biên tập tuần báo Investir chuyên về đầu tư :« Chúng ta thấy rõ mục tiêu của Donald Trump là để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Trung Quốc. Chính vì thế mà Washington đánh thuế rất nặng vào các nước châu Á : Trung Quốc bị 34 % nhưng các nước châu Á khác cũng chịu mức thuế rất cao, tránh để Bắc Kinh sử dụng lại chiến lược Trung Quốc + 1, tức là di dời sản xuất sang các quốc gia chung quanh. Chúng ta thấy Việt Nam bị đánh thuế 46 %. Ở nhiệm kỳ đầu chính quyền Trump đã phạm phải sai lầm chỉ tập trung vào Trung Quốc và do vậy mà các doanh nghiệp nước này chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam để từ Việt Nam, xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Lần này chúng ta thấy Mỹ tấn công một cách toàn diện vào châu Á ». Ngày 30/03/2025 các quan chức cao cấp ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, ba nhà vô địch về xuất khẩu của châu Á họp tại Seoul và bàn về kế hoạch « hợp tác », hướng tới một « khu vực tự do mậu dịch » ba bên. Như thể dưới tác động của « trận bão » mang tên Trump, Tokyo, Bắc Kinh và Seoul tạm gạt sang một bên các bất đồng để cứu nguy kinh tế.Cũng dưới tác động của « Ngày Giải Phóng », Washington tạo cơ hội để Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc tìm được một sân chơi chung. Thủ tướng Lý Cường và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula Von der Leyen trong cuộc điện đàm hôm 08/04 đã nhấn mạnh đến « trách nhiệm của Liên Âu tránh gây thêm căng thẳng thương mại toàn cầu ». Đây cũng có thể là cơ hội để làm sống lại thỏa thuận đầu tư mà Bruxelles và Bắc Kinh đã ký vội vào cuối 2020 nhưng từ đó đến này hoàn toàn bị lãng quên.  Sau cùng như báo The Economist nhận định chính sách thuế quan của ông Trump đẩy lạm phát ở Hoa Kỳ lên cao, dân Mỹ càng khó cai nghiện « hàng rẻ Trung Quốc »Nhưng Trung Quốc ý thức rằng, chiến tranh thương mại Washington khai mào có sức công phá rất lớn nếu như Donald Trump hủy hoại kinh tế Hoa Kỳ. Nền kinh tế số 1 thế giới bị đình đốn hay suy thoái thì sẽ là « một thảm họa » với hàng ngàn, hàng chục ngàn công ty Trung Quốc gia công cho các hãng của Mỹ. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng bị kéo vào vòng xoáy khủng hoảng vì cho đến nay chưa một thị trường nào trên thế giới, kể cả tại 27 nước Liên Âu có được sức mua mạnh như của 350 triệu dân Mỹ.

Les histoires de 28 Minutes
[Débat] La Chine, grande gagnante du chaos géopolitique mondial de Donald Trump ?

Les histoires de 28 Minutes

Play Episode Listen Later Mar 10, 2025 22:27


L'émission 28 minutes du 10/03/2025 La Chine, grande gagnante du chaos géopolitique mondial de Donald Trump ?La Chine a annoncé la mise en place d'une série de taxes sur des produits agricoles américains, à partir du lundi 10 mars. Une réponse à Donald Trump qui avait dans un premier temps annoncé la hausse de 10 % des droits de douane sur des produits chinois, avant de les porter à 20 %, le 3 mars dernier. Cette riposte chinoise est la première depuis l'entrée en poste du républicain à la Maison Blanche qui redessine l'ordre mondial actuel. “La diplomatie chinoise se tiendra fermement du bon côté. Nous apporterons de la certitude dans ce monde incertain”, a affirmé le ministre des Affaires étrangères Wang Yi. Un message clair lancé aux États-Unis, dont le rapprochement avec la Russie est analysé par beaucoup d'observateurs comme une stratégie pour affaiblir l'empire du Milieu. On en débat avec Valérie Niquet,politologue et spécialiste de la Chine à la Fondation pour la Recherche Stratégique ; Sylvie Bermann, ancien ambassadeur de France en Chine et en Russie et Ali Laïdi, politologue et co-fondateur de l'École de Pensée sur la guerre économique.28 minutes est le magazine d'actualité d'ARTE, présenté par Élisabeth Quin du lundi au jeudi à 20h05. Renaud Dély est aux commandes de l'émission le vendredi et le samedi. Ce podcast est coproduit par KM et ARTE Radio. Enregistrement 10 mars 2025 Présentation Élisabeth Quin Production KM, ARTE Radio

Disques de légende
Une heure avec Benoît Dratwicki et Hervé Niquet

Disques de légende

Play Episode Listen Later Feb 18, 2025 88:30


durée : 01:28:30 - Relax ! du mardi 18 février 2025 - par : Lionel Esparza - Il y a 300 ans, le 17 mars 1725, naissait le Concert Spirituel. Fondamentale pour le développement de la musique française, l'organisation de concerts parisienne s'est éteinte avec la Révolution... avant de renaitre en 1987 ! Benoît Dratwicki et Hervé Niquet sont les invités du jour pour en parler.

Relax !
Une heure avec Benoît Dratwicki et Hervé Niquet

Relax !

Play Episode Listen Later Feb 18, 2025 88:30


durée : 01:28:30 - Relax ! du mardi 18 février 2025 - par : Lionel Esparza - Il y a 300 ans, le 17 mars 1725, naissait le Concert Spirituel. Fondamentale pour le développement de la musique française, l'organisation de concerts parisienne s'est éteinte avec la Révolution... avant de renaitre en 1987 ! Benoît Dratwicki et Hervé Niquet sont les invités du jour pour en parler.

On Cuisine Ensemble avec FB Alsace
Le Pantographe à Mulhouse : quand gastronomie rime avec éco-responsabilité

On Cuisine Ensemble avec FB Alsace

Play Episode Listen Later Jan 14, 2025 14:18


durée : 00:14:18 - Bienvenue chez vous : on passe en cuisine, ici Alsace - Au Pantographe, Étienne Niquet transforme les produits locaux en une cuisine créative et éco-responsable. Une rencontre inspirante avec un chef qui allie saveurs et engagement.

Géopolitique, le débat
Japon : un pays fragile qui craint le retour de Donald Trump

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Dec 1, 2024 50:00


Le Japon vient d'avoir des élections et entame un nouveau chapitre de son histoire. Shigeru Ishiba, le chef du gouvernement conservateur a été reconduit à la tête de l'exécutif, mais il ne dispose que d'une majorité très fragile pour piloter le pays dans une séquence de grande incertitude géopolitique. La perte de la majorité du parti au pouvoir, le Parti Libéral Démocrate ouvre une zone de turbulences qui pourraient avoir une influence sur l'économie et le positionnement international de l'Archipel peu habitué à ce climat d'inquiétude.Au-delà, la quatrième économie du monde risque un choc externe. Ce choc porte le nom de Donald Trump. Longtemps passé pour un modèle de stabilité politique, le Japon est entré dans une zone incertaine à  un moment qui n'est pas des meilleurs. Economie atone, inflation, stagnation des salaires, affaiblissement du yen et un premier ministre en difficulté qui aura du mal à résister aux exigences de Donald Trump, dont le premier mandat s'était finalement passé sans trop d'accrocs. Qu'en sera-t-il du second ? Invités : - Valérie Niquet, directrice du programme Japon à la FRS, la Fondation pour la Recherche Stratégique. « Le Japon en 100 questions »- Guibourg Delamotte, professeure de Science Politique à l'INALCO, spécialiste du Japon, autrice de « La démocratie au Japon » ENS éditions  et « Le Japon, un leader discret », Éd. Eyrolles- Toru Yoshida, professeur de Sciences Politiques à l'Université Doshisha à Kyoto.

Sherpa Podcast
58. Ley de la Compensación [Samantha Niquet]

Sherpa Podcast

Play Episode Listen Later Sep 16, 2024 20:38


Samantha Niquet es Life Coach Sherpa certificada y nos va a explicar la Ley de la Compensación que dice que todo lo que hacemos y todo lo que ofrecemos (amor, valentía, compasión, etc.) está compensando aquellos lugares en el universo donde hay escasez de lo mismo.   Samantha nos recuerda con esta ley que no hay límites físicos ni fronteras para ofrecer lo que tú también anhelas para ti mismo y nos recuerda darle a nuestro niño interior que está experimentando su primer emprendimiento la certeza de que su éxito es inevitable.   Empodérate con esta información con la convicción de que cuando entregas amor, el universo te compensa de maneras inimaginables.  

TẠP CHÍ KINH TẾ
Châu Phi, sân chơi cho công nghệ mới và vũ khí Trung Quốc

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Sep 10, 2024 9:32


Châu Phi không chỉ là kho dự trữ nguyên liệu cho Trung Quốc hay là nơi tiêu thụ hàng rẻ made in China mà còn là thị trường, phòng thí nghiệm của các nhà sản xuất Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ mới và công nghiệp quốc phòng. Diễn Đàn Hợp Tác FOCAC giữa Trung Quốc và Châu Phi 2024 vừa kết thúc. Là chủ nợ chính của châu Phi, Bắc Kinh cam kết « hỗ trợ tài chính » cho châu lục này 50 tỷ đô la cho ba năm sắp tới. Với trên 280 tỷ đô la tổng trao đổi mậu dịch hai chiều (năm 2023), Bắc Kinh là đối tác thương mại quan trọng nhất của châu Phi. Từ hơn 20 năm nay thâm hụt mậu dịch của châu Phi với bạn hàng Trung Quốc không ngừng gia tăng. Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng rẻ cho 1,5 tỷ dân tại hơn 50 quốc gia châu Phi và đổi lại thì nhập khẩu nguyên và nhiên liệu từ châu lục này để nuôi cỗ máy sản xuất.Bắc Kinh cần châu PhiXavier Aurégan, đại học Công Giáo Lille, tác giả cuốn sách vừa cho ra mắt độc giả năm nay « Chine, puissance Africaine - Trung Quốc, cường quốc tại châu Phi »- NXB Armand Colin, trên đài truyền hình Pháp France 24 nói rõ hơn :« Kinh tế và công nghiệp Trung Quốc rất cần nguyên liệu để sản xuất và cung cấp khoảng 10 % thành phẩm, vật liệu cho thế giới. Châu Phi là kho nguyên liệu và khoáng sản của nhân loại và do vậy đã thu hút chú ý của Bắc Kinh ».Nhưng Trung Quốc nay đã trở thành một nhà sản xuất hàng cao cấp như ô tô điện hay pin mặt trời… Trung Quốc cũng là nhà cung cấp các dịch vụ và thiết bị viễn thông tên tuổi trên thế giới, làm chủ công nghệ xây dựng nhà máy điện hạt nhân, công nghệ chế tạo xe lửa cao tốc và cả trong lĩnh vực quốc phòng. Đó là những lĩnh vực còn khó chen chân vào các thị trường phát triển của Âu Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản và Nga. Chỉ còn lại châu Phi, một châu lục với tiềm năng lớn. Tiếp đón trọng thể các lãnh đạo châu Phi tại Bắc Kinh vào tuần trước, chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh quan hệ giữa nền kinh tế thứ 2 toàn cầu và châu Phi chưa bao giờ « lành mạnh như hiện tại ».Trả lời đài truyền hình Pháp-Đức, Arte, Valérie Niquet chuyên gia về Trung Quốc thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS nhắc lại 50 tỷ đô la được ông Tập Cận Bình thông báo « hỗ trợ tài chính châu Phi » cho ba năm sắp tới trước hết là số tiền Trung Quốc cho châu Phi vay mượn và Bắc Kinh đã ít hào phóng hơn nhiều so với quá khứ :  « Trước hết 50 tỷ đô la viện trợ là số tiền thấp hơn nhiều so với những diễn đàn FOCAC trước đây. Tại Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc-Châu Phi hồi 2018, Bắc Kinh cấp 60 tỷ đô la tín dụng cho châu Phi và tặng 60 tỷ cho châu lục này. (…) Kinh tế không còn tăng trưởng tốt như lúc trước, Trung Quốc không thể rộng rãi với các đối tác châu Phi, nhưng vẫn tiếp tục nhắm tới một số dự án trong lĩnh vực năng lượng, vào cơ sở hạ tầng… »Chuyên gia Xavier Aurégan đi sâu hơn vào chi tiết : Theo ông  thực ra trong số 50 tỷ đô la Bắc Kinh hứa viện trợ cho châu Phi trong ba năm sắp tới bao gồm 30 tỷ được cấp dưới dạng tín dụng, 10 tỷ dành để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại châu Phi và 10 tỷ đô la còn lại, thuần túy là tiền viện trợ. Nhưng phần lớn trong số 10 tỷ viện trợ này được dùng vào việc « thanh toán nợ hay trả tiền lãi cho chính các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc ».2 % tổng đầu FDI vào châu PhiMột đặc điểm mà Xavier Aurégan lưu ý trong cuốn « Trung Quốc, cường quốc châu Phi » là trái với điều mọi người lầm tưởng, Trung Quốc đầu tư không nhiều vào châu Phi. Tại châu lục này, đầu tư Trung Quốc chỉ chiếm có 2 % FDI trong lúc tỷ lệ này là 63 % tại châu Á và 5 % ở châu Âu. Điều đó chứng tỏ, trong mắt các nhà đầu tư Trung Quốc, châu Phi không là một điểm đến an toàn, mà chỉ là một nguồn cung cấp nguyên liệu, một thị trường mua vào hàng hóa « made in China ».Như Valérie Niquet vừa nêu, do tăng trưởng bị chựng lại, Trung Quốc đang khóa dần van tín dụng với các nước châu Phi. Các số liệu chính thức của nước này cho thấy năm 2016 Trung Quốc cho châu Phi vay 28 tỷ đô la, năm 2019 châu Phi chỉ còn nhận được 8 tỷ tín dụng, và đến 2022 thì chỉ còn có thể vay được 1 tỷ đô la của Bắc Kinh mà thôi.Tiêu thụ nội địa yếu kém, sản xuất dư thừa : đó là những lý do khiến Bắc Kinh lại càng « rất cần » châu Phi như Pascal Boniface, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược của Pháp IRIS ghi nhận, đặc biệt là vào thời điểm mà Liên Hiệp Châu Âu và nhất là Hoa Kỳ « từng bước đóng cửa thị trường với Trung Quốc » : Châu Phi trở thành một thị trường tiềm năng để tiêu thụ pin mặt trời, bình điện và ô tô điện mà Trung Quốc không thể bán sang Âu Mỹ.Châu Phi và nhu cầu tiêu thụ hàng cao cấpVào lúc trang thiết bị viễn thông của Hoa Vi đã bị cấm cửa tại Hoa Kỳ và một số nước trong Liên Âu thì tập đoàn này phải đi tìm những thị trường khác, với những nhu cầu khác về chất lượng, về mức cung cấp dịch vụ … Châu Phi vẫn cần phát triển các hệ thống cầu đường, cần có thêm cơ sở hạ tầng để mở mang kinh tế. Chuyên gia Valérie Niquet ghi nhận một thay đổi lớn về kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi :« Đúng là Trung Quốc đã đáp ứng những nhu cầu thực sự của châu Phi vào thời điểm mà châu lục này bị phương Tây bỏ quên. Nhất là sau chiến tranh lạnh, không còn mấy ai thiết tha với châu Phi hay quan tâm đến nhu cầu phát triển của khu vực này nữa. Dù vậy Trung Quốc chỉ đầu tư vào những lĩnh vực có lợi cho họ. Những lĩnh vực đó gồm công nghệ viễn thông, đường sắt cao tốc … Giờ đây thì Bắc Kinh kỳ vọng rằng châu Phi là thị trường tiêu thu pin mặt trời, ô tô điện, bình điện … mà Trung Quốc sản xuất ».Trả lời đài truyền hình Pháp France 24 chuyên gia địa chính trị Xavier Aurégan có cùng quan điểm đồng thời ông nhấn mạnh đến mảng dịch vụ mà các tập đoàn Trung Quốc từ nhiều năm nay đã hướng tới :« Trung Quốc dè dặt trong việc đầu tư vào châu Phi vì sợ rằng châu lục này có nhiều rủi ro, nhưng đã đẩy mạnh các hoạt động về thương mại với châu lục này và nhất là giành được nhiều hợp đồng bảo đảm dịch vụ cho châu Phi. Về kinh tế, mục tiêu của Bắc Kinh là gặt hái được nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ ở hải ngoại (...) Có một sự khác biệt giữa các khoản xuất nhập khẩu và các hợp đồng bảo đảm dịch vụ do các công ty Trung Quốc tiến hành. Đó là những công ty Nhà nước hay của tư nhân. Tại châu Phi, Trung Quốc giành được 1 phần 3 các hợp đồng xây dựng, tức là nắm giữ một phần lớn của toàn thị trường, xây dựng từ hải cảng đến xa lộ, bệnh viện, trường học … cho châu lục này ».« Rế rách cũng đỡ nóng tay »Trong những lĩnh vực công nghệ mới Trung Quốc đã vươn lên thành một cường quốc, và đang cần xuất khẩu những sản phẩm cao cấp. Châu Phi không chỉ là thị trường mua vào quần áo, hay tủ lạnh, máy vi tính của Trung Quốc, mà nay đã có điều kiện để nhắm tới ô tô điện hay mua vào thiết bị viễn thông cung cấp các dịch vụ internet trên cả một châu lục rộng lớn… Năm 2023 số lượng ô tô điện Trung Quốc xuất khẩu sang châu Phi đã được nhân lên gấp ba lần so với hồi 2022. Pin mặt trời « made in China » bán sang châu Phi tăng 57 % … theo các số liệu của Hải Quan Trung Quốc. Đương nhiên trong những địa hạt này, châu Phi không đủ « lớn » hấp dẫn như các ở châu Âu hay châu Mỹ nhưng đó là những giải pháp tạm thời cho phép cỗ máy công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục sản xuất và tạo công việc làm cho người lao động Trung Quốc.Thị trường vũ khí của các nhà sản xuất Trung QuốcBên cạnh mảng « hàng công nghệ cao » châu Phi còn là « một sân chơi » của các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc. Báo Hồng Kông South China Morning Post tháng 8/2023 ghi nhận Norinco, tập đoàn sản xuất vũ khí số 1 Trung Quốc « mở văn phòng đại diện » tại Senegal, trước khi « hiện diện thường trực » ở Mali, Côte d'Ivoire và nhiều nơi khác nữa tại Tây Phi.Riêng trong vùng châu Phi ở phía nam sa mạc Sahara, Trung Quốc đứng thứ nhì trong danh sách các nguồn cung cấp cho khu vực này. Năm 2023 Cộng Hòa Dân Chủ Congo trang bị drone của Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đã cung cấp không ít chiến dấu cơ cho châu Phi theo thông tin từ tạp chí ADF chuyên theo dõi các hồ sơ quân sự, quốc phòng tại châu Phi.Zambia hiện đã trang bị trực thăng Trung Quốc, Soudan thì mua các hệ thống phóng rocket của Trung Quốc. Algérie là khách hàng quan trọng nhất của Bắc Kinh trên các thị trường mua bán vũ khí, đứng trên Tanzania, Maroc và Soudan.Một nhà quan sát ghi nhận : Từ đầu thập niên 1980 Trung Quốc không trực tiếp tham gia vào bất kỳ một cuộc xung đột vũ trang nào, nhưng nền công nghiệp quốc phòng của nước này không ngừng phát triển. Châu Phi là « sân chơi », là « phòng thí nghiệm » cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng về ngoại giao và chiến lược của Bắc Kinh đối với châu lục này vào lúc mà Bắc Kinh muốn hình thành một trật tự thế giới mới và lãnh đạo « khối các nước phương nam ».Tất cả các yếu tố vừa nêu cho thấy, có lẽ ông Tập Cận Bình đã thành thật khi tuyên bố bang giao giữa Bắc Kinh và châu Phi « chưa bao giờ tốt đẹp như hiện tại ».

Invité Afrique
Chine-Afrique: Pékin est très prudent «pour tout ce qui est engagement dans les questions de sécurité»

Invité Afrique

Play Episode Listen Later Sep 5, 2024 11:41


Grand banquet hier soir, grand discours ce matin ... Le président chinois Xi Jinping reçoit ses homologues africains en grande pompe à l'occasion du neuvième sommet Chine-Afrique, qui se tient à Pékin jusqu'au vendredi 6 septembre. Selon un décompte de l'AFP, 25 dirigeants africains sont là. Normal, la Chine est le premier partenaire commercial de l'Afrique. Mais entre la Chine et l'Afrique, tout n'est pas rose. Il y a aussi des sujets d'inquiétude. Valérie Niquet est chercheuse à la Fondation pour la recherche stratégique. Elle a publié chez Tallandier La Chine en 100 questions. Elle répond aux questions de Christophe Boisbouvier.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Nhìn từ Tokyo, trục Nga - Trung đe dọa an ninh quốc gia Nhật Bản

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Aug 22, 2024 12:30


Nếu có một nước nào phải theo dõi sát sao và với đầy nỗi lo lắng một trục Nga – Trung ngày càng được củng cố, thì đó chính là Nhật Bản. Bị giới hạn về địa lý và chịu sức ép từ gánh nặng lịch sử, Nhật Bản có nguy cơ đối mặt cùng lúc với hai đối thủ cường quốc hạt nhân, thậm chí có thể là ba, nếu bao gồm cả mối đe dọa Bắc Triều Tiên trong vùng Đông Á. Nỗi lo này đã được thể hiện rõ trong Sách Trắng quốc phòng thường niên « Quốc phòng Nhật Bản 2024 », được công bố ngày 12/07/2024, cho rằng Nhật Bản « đang phải đối mặt với một môi trường an ninh nghiêm trọng và phức tạp nhất kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến ».Lần đầu tiên Tokyo cảnh báo trực tiếp về « khả năng một tình huống nghiêm trọng tương tự như cuộc xâm lược Ukraina của Nga xảy ra ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong tương lai, đặc biệt là ở vùng Đông Á », ám chỉ đến những hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan.Đài Loan và mối lo an ninh cho Nhật BảnTheo nhận định của Yoshinaga Kenji, cựu sĩ quan tình báo của Cơ quan Điều tra An ninh và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, với trang The Diplomat, « phần đầu của Sách Trắng quốc phòng năm nay, mô tả tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản, là phần căng thẳng nhất trong lịch sử Sách Trắng, khi xét đến cuộc chiến xâm lược kéo dài của Nga tại Ukraina, áp lực quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc đối với Đài Loan và việc Bắc Triều Tiên triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ».Lập trường đối ngoại cứng rắn cùng với đà trỗi dậy mạnh mẽ năng lực quân sự của Bắc Kinh đặt Tokyo trước một thách thức chiến lược lớn chưa từng có. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Kihara Minoru mở đầu Sách Trắng với đánh giá « không quốc gia nào có thể tự bảo vệ an ninh của mình ». Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng mà Tokyo chia sẻ các giá trị phổ quát và lợi ích chiến lược.Nhật Bản bày tỏ « quan ngại nghiêm trọng » về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên toàn khu vực xung quanh Nhật Bản, từ biển Hoa Đông – đặc biệt xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc – cho đến biển Nhật Bản, Tây Thái Bình Dương, nhất là xung quanh Đài Loan, trước nguy cơ « xảy ra căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, do những hoạt động quân sự ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ».Về điểm này, nhà nghiên cứu địa chính trị Valérie Niquet, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược FRS, trong một chương trình tranh luận trên đài phát thanh France Culture (18/05/2024), đưa ra một số phân tích :« Đài Loan có một vị thế quan trọng cả về mặt ý thức hệ, cho thấy một mô hình dân chủ vẫn có thể tồn tại trong thế giới Trung Hoa, điều mà Tập Cận Bình hoàn toàn phủ nhận, và cả về mặt chiến lược, vì Đài Loan là chốt chặn lối ra Thái Bình Dương và do vậy không thể để cho Đài Loan rơi vào tay Bắc Kinh. Đó là chưa nói đến người dân.Câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là mối quan hệ chiến lược quốc phòng giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ. Các căn cứ chính của Mỹ ở châu Á đều nằm ở Nhật Bản và chủ yếu ở quần đảo Okinawa, nằm ở tuyến đầu đối diện với Đài Loan, (với 53.000 lính Mỹ).Hòn đảo cuối cùng, Yonaguni, nằm gần nhất với đảo cực tây của Nhật Bản, chỉ cách bờ biển Đài Loan khoảng 100 km, nên thực sự Nhật Bản ở trên tuyến đầu. Hơn nữa, khi Trung Quốc tập trận để gây áp lực với Đài Loan, vào lúc bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan cách đây không lâu, 5 hay 6 quả tên lửa, tôi quên mất con số chính xác, đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Nhật Bản. Đây rõ ràng còn là lời cảnh báo đối với Nhật Bản, gây áp lực buộc nước này không được đi quá xa. »Nga - Trung hợp tác quân sự : « Cơn ác mộng » cho Nhật BảnNhưng điều làm Tokyo đặc biệt lo lắng là khả năng Bắc Kinh và Matxcơva siết chặt hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự. Tokyo xem những cuộc tập ném bom chung và tuần tra hải quân chung thường xuyên giữa hai cường quốc này là « nhằm mục đích phô trương sức mạnh chống Nhật Bản ».Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản cho thấy nỗi bất an về quan hệ hợp tác Nga - Trung. Trang South China Morning Post ngày 27/11/2023 trích dẫn một báo cáo an ninh của Viện Nghiên cứu Quốc Phòng (NIDS), một tổ chức tư vấn trực thuộc bộ Quốc Phòng Nhật Bản, cho thấy một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của Tokyo là hai cường quốc này thực sự trở thành đồng minh quân sự.Dưới thời thủ tướng Shinzo Abe (2012-2020), Nhật Bản đã nỗ lực thiết lập một chính sách đối ngoại hòa dịu với Nga. Cố thủ tướng Abe đã có gần 30 cuộc gặp với tổng thống Vladimir Putin nhằm gầy dựng một mối quan hệ tin cậy, một mặt là để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Kuril, dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1945.Vùng « Lãnh thổ phương bắc » này, theo cách gọi của Nhật Bản, có một vị trí chiến lược, nằm ở phía bắc đảo Hokkaido và là chốt chặn cửa biển Okhotsk. Nhưng nỗ lực này của ông Abe chẳng mang lại kết quả : Nga không những không nhượng một tấc đất lãnh thổ nào mà còn tăng cường sự hiện diện quân sự trên quần đảo, bố trí 3500 binh lính và nhất là lắp đặt các hệ thống tên lửa địa đối không S-300 vào cuối năm 2020.Mặt khác, theo phân tích của nhà địa chính trị học Céline Pajon, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trên báo Libération ngày 25/03/2022, ông Abe còn nhắm đến mục tiêu chiến lược xa hơn. Khi tìm cách xích lại gần Putin, thủ tướng Nhật Bản hy vọng tránh để Nga rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, hay chí ít là ngăn chặn việc hình thành một mặt trận Nga - Trung chống Nhật Bản trong các vấn đề lãnh thổ và lịch sử.Một lần nữa ông Abe lại gặp thất bại. Matxcơva lệ thuộc ngày càng nhiều vào Bắc Kinh về kinh tế và hai bên có những cam kết hợp tác quân sự chưa từng có. Quân đội Nga và Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn tại vùng Viễn Đông, tổ chức các cuộc tuần tra chung xung quanh Nhật Bản, khiến Tokyo phải lo lắng.Trước nguy cơ phải đối mặt với cùng lúc hai cường quốc hạt nhân Nga – Trung trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và thậm chí có thể có bên thứ ba là Bắc Triều Tiên, tháng 12/2022, chính phủ của thủ tướng Fumio Kishida công bố ba tài liệu chiến lược quan trọng : Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Phòng thủ Quốc gia (NDS) và Chương trình Tăng cường Phòng thủ (DBP).Theo nhiều nhà quan sát tại Pháp, cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga phát động đã có những tác động đáng kể đến việc vạch ra chiến lược an ninh cho Nhật Bản. Tài liệu NSS đánh giá Trung Quốc như là một « thách thức chiến lược chưa từng có » và xem Bắc Triều Tiên là một « mối đe dọa nghiêm trọng hơn và sắp xảy ra ». Nhưng, nước Nga, không giống như trong phiên bản NSS năm 2013, cùng sự phối hợp chiến lược của Matxcơva với Bắc Kinh, giờ được xác định là « mối quan tâm sâu sắc về an ninh ».AUKUS: Giải pháp để thoát gọng kềm Nga – Trung ?Nhật Bản còn thông báo tăng đáng kể ngân sách quốc phòng với mục tiêu từ đây đến năm 2027 đạt mức chi tiêu quân sự 2% GDP như các nước thành viên Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Đáng chú ý là lần đầu tiên Nhật Bản cho biết tham vọng sở hữu năng lực phản công, để nước này thực hiện các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào lãnh thổ đối thủ.Giáo sư Tsuyoshi Goroku, ngành Quan hệ Quốc tế và Kinh tế, trường đại học Nishogakusha, trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) của Pháp hồi tháng 3/2024, lưu ý bước tiến lịch sử này, « không phải là một sự đảo ngược đột ngột các nguyên tắc chính sách quốc phòng truyền thống của đất nước. Đúng hơn đó là một sự thừa nhận của Tokyo về môi trường an ninh ngày càng xấu đi của Nhật Bản. Điều này là kết quả của một loạt những thay đổi tăng dần trong suốt hai thập niên qua. Tuy nhiên, việc Nga vô cớ xâm lược Ukraina là một lời cảnh báo cho Nhật Bản, củng cố những đánh giá ảm đạm và thúc đẩy hơn nữa những thay đổi này ».Vị giáo sư Nhật Bản thừa nhận đất nước ông đã hưởng được một nền an ninh và sự thịnh vượng trong khuôn khổ trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Nhưng việc Nga và Trung Quốc có tham vọng thay đổi trật tự đó khiến Nhật Bản cảm thấy bất an. Trong suốt hai năm qua, thủ tướng Fumio Kishida nhiều lần cảnh báo « Ukraina hôm nay rất có thể sẽ là Đông Á ngày mai » và « an ninh của châu Âu và vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là không thể tách rời ».Và cảm giác bất an này dường như được đông đảo công luận Nhật Bản chia sẻ. Giáo sư Tsuyoshi Goroku giải thích :« Sau cuộc xâm lược của Nga, một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng Nhật Bản ngày càng lo sợ an ninh của Nhật Bản đang bị đe dọa. Ngoài ra, một cuộc khảo sát do tờ Nikkei thực hiện vào tháng 3 năm 2022 cho thấy 77% số người được hỏi "lo ngại" nếu cộng đồng quốc tế không ngăn chặn được cuộc xâm lược của Nga và việc thay đổi biên giới, điều này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống Đài Loan. Liệu cuộc xâm lược của Nga và thành công có thể của cuộc chiến này có khuyến khích Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không, đó vẫn còn là vấn đề tranh luận, nhưng công chúng Nhật Bản đã thể hiện rõ những lo ngại này. »Trong hai ngày 16 - 17/05/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cuộc gặp lần thứ 43 kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012. Trong chuyến thăm này, tổng thống Nga đã đến thăm Harbin, nơi có Viện Công nghệ Quân sự Trung Quốc. Một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao, một tín hiệu mạnh mẽ gởi đến Nhật Bản và các nước phương Tây : Nga và Trung Quốc đang thắt chặt quan hệ hợp tác, kể cả về công nghiệp vũ khí.Trong bối cảnh này, Nhật Bản quan ngại về các hoạt động quân sự của Nga và sự phối hợp chiến lược của Nga với Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chiến tranh Ukraina kéo dài, Bắc Triều Tiên có thể sẽ can dự với việc cung cấp tên lửa và đạn dược cho Nga. Mối quan hệ hợp tác quân sự Matxcơva – Bình Nhưỡng càng làm cho môi trường an ninh Nhật Bản thêm phần u ám.Đối diện với những mối đe dọa an ninh chưa từng có này, thủ tướng Fumio Kishida đã gia tăng các hoạt động ngoại giao, thiết lập các mối quan hệ chiến lược với nhiều nước từ châu Á đến châu Âu, từ việc mở rộng quan hệ đối tác với NATO, cho đến việc để ngỏ khả năng tham gia liên minh quân sự AUKUS, hiện quy tụ ba nước Anh, Mỹ và Úc. Về điểm này, nhà địa chính trị học Valerie Niquet nhận định :« Ưu điểm lớn của AUKUS so với các đối tác khác: đây là một liên minh Anglo-Saxon và do vậy sẽ không làm Washington tức giận, vì Úc và Anh là những đồng minh rất thân thiết của Mỹ và Nhật Bản đã ký kết những thỏa thuận hợp tác trao đổi, chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tập trận chung với cả Úc và Anh.Hơn nữa, chúng ta không thể quên một thực tế là việc tham gia một phần vào liên minh AUKUS, không liên quan đến khía cạnh hạt nhân, mà có lẽ là trụ cột đầu tiên như người ta nói về hợp tác công nghệ đối với Nhật Bản, cũng có yếu tố uy tín theo nghĩa Nhật Bản trở lại với trường quốc tế với tư cách là một tác nhân chính, cả trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, điều vẫn chưa có trên phương diện xuất khẩu vũ khí ».

Tout un monde - La 1ere
La Chine enclenche le turbo diplomatique

Tout un monde - La 1ere

Play Episode Listen Later Jul 29, 2024 20:27


(00:00:53) La Chine enclenche le turbo diplomatique. Interview de Valérie Niquet (00:08:10) Une histoire du goût à travers les âges. Episode 1 (00:16:11) Les JO de Paris, c'est aussi à Tahiti

Livre international
Valérie Niquet: «L'Indo-Pacifique, un concept stratégique pour répondre à l'offensive de la Chine»

Livre international

Play Episode Listen Later Jun 14, 2024 9:59


Le Premier ministre chinois est en Australie ce week-end. Pékin s'inquiète des alliances formées par les États-Unis, notamment avec Canberra, pour contrecarrer son expansion et le renforcement de sa présence militaire. Dans cette optique, les Américains avec les Japonais pensent maintenant leur stratégie dans l'espace indo-pacifique et non de l'Asie-Pacifique, c'est-à-dire qu'ils incluent l'océan Indien pour mieux contrôler les ambitions chinoises. C'est l'un des thèmes de L'Indo-Pacifique, nouveau centre du monde de Marianne Péron-Doise et Valérique Niquet. À lire aussiL'Australie présente sa nouvelle stratégie de défense axée autour de la Chine

Livre international
Valérie Niquet: «L'Indo-Pacifique, un concept stratégique pour répondre à l'offensive de la Chine»

Livre international

Play Episode Listen Later Jun 14, 2024 9:59


Le Premier ministre chinois est en Australie ce week-end. Pékin s'inquiète des alliances formées par les États-Unis, notamment avec Canberra, pour contrecarrer son expansion et le renforcement de sa présence militaire. Dans cette optique, les Américains avec les Japonais pensent maintenant leur stratégie dans l'espace indo-pacifique et non de l'Asie-Pacifique, c'est-à-dire qu'ils incluent l'océan Indien pour mieux contrôler les ambitions chinoises. C'est l'un des thèmes de L'Indo-Pacifique, nouveau centre du monde de Marianne Péron-Doise et Valérique Niquet. À lire aussiL'Australie présente sa nouvelle stratégie de défense axée autour de la Chine

SwampSwami.com - Sports Commentary and more!
Rory McIlroy applies a PGA Tour-niquet…for now

SwampSwami.com - Sports Commentary and more!

Play Episode Listen Later May 14, 2024 11:37


Last week started poorly for both Rory McIlroy and the PGA Tour but ended on a positive note (at least… The post Rory McIlroy applies a PGA Tour-niquet…for now appeared first on SwampSwamiSports.com.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Công nghiệp : Trung Quốc trong thế đối đầu với Liên Âu

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later May 14, 2024 9:44


Không có dấu hiệu hòa hoãn giữa Bắc Kinh với Bruxelles về thương mại và ngoại giao sau chuyến công du châu Âu đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc từ sau đại dịch Covid-19. Vẫn cần giữ thị trường châu Âu, ông Tập Cận Bình cảnh cáo Liên Âu nên « đánh giá đúng đắn về Trung Quốc » khi bị cáo buộc cạnh tranh bất bình đẳng. Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp mũi nhọn nhờ khai thác những nhược điểm của châu Âu. Ngày 10/05/2024 chủ tịch Tập Cận Bình kết thúc vòng công du ba nước châu Âu với các chặng dừng tại Pháp, Serbia và Hungary. Tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc tại thủ đô Budapest, thủ tướng Hungary Viktor Orban, một thành viên của Liên Âu đã mạnh mẽ tuyên bố : « Thế giới đa cực đã có một trật tự mới mà ở đó Trung Quốc là một trong những cột trụ. Quốc gia này định hướng cho các hoạt động kinh tế và chính trị của thế giới ». Theo chuyên gia Pháp về Trung Quốc, Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS câu nói này của Viktor Orban « là tất cả những gì Tập Cận Bình chờ đợi ».Trung Quốc trực tiếp đối đầu với Liên ÂuTrung Quốc, Liên Âu và toàn cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi trong 5 năm qua, từ lần cuối chủ tịch Tập Cận Bình đặt chân lên Lục Địa Già : sau đại dịch Covid Trung Quốc không còn là điểm đầu tư lý tưởng trong măt các doanh nghiệp phương Tây. Bruxelles và Washington cùng chủ trương giảm lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, « giảm thiểu rủi ro » khi Trung Quốc đã trở thành mắt xích quá lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Bản thân Trung Quốc từ 2019 đến nay cũng đã trải qua nhiều thay đổi : Cuộc đọ sức Mỹ -Trung không hề thuyên giảm và Hoa Kỳ từng bước khép chặt cửa với công nghệ cao của Trung Quốc. Cùng lúc, kế hoạch « Made in China 2025 » bắt đầu đem lại kết quả. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc công nghiệp cao cấp, mà điển hình là đang dẫn đầu thế giới trong ngành ô tô điện và pin mặt trời.Về đối nội, trái với mong đợi, tăng trưởng tại Trung Quốc không khởi sắc trở lại sau 3 năm đóng cửa chống dịch và khủng hoảng niềm tin vào tương lai làm thui chột tiêu thụ nội địa. Lối thoát còn lại là xuất khẩu. Do vậy giám đốc đặc trách về Châu Á Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI Marc Julienne trên đài phát thanh France Info hôm 06/05/2024 nhấn mạnh đến trọng lượng kinh tế và thương mại của Liên Âu đối với khu vực sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc hiện tại :« Kinh tế Trung Quốc đã bị chặt mất một chân vì khủng hoảng địa ốc. Thêm vào đó là thất nghiệp rất cao nơi giới trẻ. Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế. Khách hàng số 1 của Trung Quốc là Liên Hiệp Châu Âu và thị trường lớn thứ nhì là Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ đã từng bước đóng cửa với hàng của Trung Quốc đặc biệt là cấm nhập khẩu ô tô điện do Trung Quốc sản xuất, cấm sử dụng công nghệ thông tin của Hoa Vi… Thành thử, vai trò của Liên Âu lại càng lớn hơn trong mắt các nhà sản xuất Trung Quốc so với trước đây ». Nhà nghiên cứu Yu Jie, chuyên gia về Châu Á Thái Bình Dương Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Hoàng Gia Anh -Chatham House (09/05/2024) ghi nhận chủ tịch Tập Cận Bình trở lại châu Âu vào thời điểm « mô hình kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (…) lấy xuất khẩu hàng công nghiệp cao cấp làm kim chỉ nam (…) mà Liên Âu là một thị trường tiêu thụ mang tính sống còn ». Đồng thời trong tiến trình chuyển đổi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp đối đầu với các đại tập đoàn của châu Âu.Bắc Kinh hoàn toàn ý thức được rằng Liên Âu đang bị chiến tranh Ukraina chi phối, 27 thành viên khối này vẫn phải đối mặt với lạm phát từ cuộc chiến Nga gây nên và vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng y tế xuất phát từ Vũ Hán.Trả lời đài truyền hình Pháp France24 (ngày 10/05/2024) chuyên gia Isabelle Feng, trung tâm nghiên cứu Perelman, Đại Học Bruxelles - Bỉ cho rằng, Paris chặng dừng đầu tiên vòng công du ba nước châu Âu của chủ tịch Trung Quốc vừa qua, về mặt chính thức là để kỷ niệm 60 năm quan hệ song phương nhưng, giá trị thực sự của nước Pháp trong mắt ông Tập là trọng lượng của Paris trong Liên Hiệp Châu Âu :   « Nếu nhìn đến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, năm 2023 chỉ số này đã rơi xuống mức thấp bằng với hồi 30 trước đây. Chuyến công du Pháp của ông Tập Cận Bình lần này cho thấy giai đoạn các bên rầm rộ thông báo ký kết những hợp đồng khổng lồ đã thuộc về quá khứ. Tuy nhiên Bắc Kinh muốn vận động để Liên Âu nới lỏng gọng kềm đối với hàng của Trung Quốc dễ dàng đổ vào thị trường châu Âu. Pháp không là một đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, chỉ là nguồn cung cấp đứng thứ 28 và xếp hạng 23 trong số các khách mua vào hàng của Trung Quốc. Đối với Paris, Bắc Kinh cũng không là một đối tác thương mại quá lớn bởi vì Trung Quốc chỉ mua vào có 4 % xuất khẩu của Pháp ra toàn thế giới. Nhưng tiếng nói của nước Pháp có trọng lượng trong Liên Hiệp Châu Âu vào lúc mà Bruxelles nhắm vào ô tô điện của Trung Quốc và ông Tập Cận Bình thì đang bận tâm vì khả năng sản xuất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc và do vậy phải tìm cách thanh lý hàng tồn đọng …». « Trung Quốc không còn cần nhiều FDI của châu Âu » Theo báo cáo của Phòng Thương Mại Châu Âu tại Bắc Kinh công bố hôm 10/05/2024 các doanh nghiệp châu Âu không còn xem Trung Quốc là một điểm đến lý tưởng : chỉ có 13 % những doanh nhân được hỏi vẫn gắn bó với Hoa Lục. Cuối 2022 tỷ lệ này là 25 %. Một trong những lý do giải thích cho khác biệt nói trên là « tính thiếu minh bạch » của luật pháp Trung Quốc về luật đầu tư nước ngoài, là sức mua kém hấp dẫn của thị trường với gần 1,5 tỷ dân, là căng thẳng kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ và sự thận trọng của Liên Âu.Denis Jacquet, sáng lập viên chương trình Top Cream chuyên tổ chức hội thảo dành riêng cho giới doanh nhân không ngạc nhiên trước hiện tượng đầu tư vào Trung Quốc sụt giảm mạnh :  « Thực ra Trung Quốc không còn cần đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều như trước nữa –đương nhiên là vẫn cần chứ không phải là không, nhưng Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực và không còn phải dựa vào công nghệ, vào kiến thức của Liên Âu nữa. Điều không tưởng là giờ đây chính nước Đức đã phải học hỏi Trung Quốc trong một số lĩnh vực. Trung Quốc đã tự sản xuất được ô tô điện, được máy bay. Họ tự chế tạo được tên lửa và làm chủ trí tuệ nhân tạo… đương nhiên là một khi đã học hỏi được rất nhiều sau khi chiêu dụ các doanh nghiệp Âu Mỹ vào làm ăn thì giờ đây, Trung Quốc không còn cần đến các hãng ngoại quốc nữa nên đã 'mời' các doanh nhân ngoại quốc đi chỗ khác chơi » Tại sao phải nhượng bộ Liên Âu ? Theo Eric Le Boucher của tờ báo có khuynh hướng tự do và thiên hữu L'Opinion (12/05/2024) chỉ riêng về kinh tế và thương mại, Trung Quốc đã không hề nhượng bộ Liên Hiệp Châu Âu bất kỳ điều gì. Tháng trước thủ tướng Đức một thân một mình đến Bắc Kinh với hy vọng cứu vãn một số lợi ích của các hãng xe hơi nổi tiếng của Đức như BMW hay Mercedes, cứu vãn lợi ích của các công ty sản xuất máy móc sử dụng trong công nghiệp. Olaf Scholz vẫn kỳ vọng vào « quan hệ kinh tế đặc biệt song phương » để thúc đẩy tăng trưởng cho « đầu tàu công nghiệp » của Liên Hiệp Châu Âu.Thủ tướng Scholz ra về với kết quả không nhiều, bởi « Trung Quốc đang đương đầu với Mỹ về công nghệ kỹ thuật số, cạnh tranh trực tiếp với Đức về công nghiệp xe hơi, về robot, về máy móc … và đang chiếm lợi thế nhờ đang dẫn đầu cuộc đua trong lĩnh vực ô tô điện ». Vậy ông Tập Cận Bình có cần nhượng bộ Bruxelles trước đe dọa xe điện của Trung Quốc bị Liên Âu điều tra cạnh tranh bất bình đẳng hay không ? Trái lại giờ đây, Bắc Kinh đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào một số nước tại Châu Âu, như Hungary chẳng hạn, để cạnh tranh ngược lại với các hãng xe hơi của Đức. Tại Paris tuần qua, lãnh đạo Bắc Kinh đã tỏ ra rất « mơ hồ » khi nguyên thủ Pháp yêu cầu Trung Quốc ngừng cung cấp thiết bị điện tử giúp Nga chế tạo vũ khí để phục vụ trên chiến trường Ukraina. Tổng thống Emmanuel Macron, rồi cả chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen đã nhận được gì khi mạnh dạn đòi Trung Quốc ngừng trợ giá cho ô tô điện và pin mặt trời để xuất khẩu ồ ạt cả hai mặt hàng này sang thị trường châu Âu ?Giới quan sát đồng loạt cho rằng Bruxelles không còn « ngây thơ » hay dễ dãi với các nhà đầu tư Trung Quốc như trước nữa. Do vậy theo nhà nghiên cứu Yu Jie của Viện Chatham House, Luân Đôn « chủ đích của ông Tập là tránh để quan hệ với châu Âu xấu đi thêm ». Chủ tịch Trung Quốc đồng thời « khai thác những chia rẽ trong nội bộ Liên Âu (…) để phát huy tầm nhìn của Bắc Kinh về một thế giới đa cực ».Thâm nhập Liên Âu bằng lỗ hổng Hungary và đánh đường vòng qua SerbiaĐiển hình là sau Pháp, « tiếng nói mạnh mẽ và riêng biệt trong đại gia đình châu Âu » ông Tập Cận Bình đã bay tiếp sang Serbia và Hungary. Beograd là một mắt xích trong kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường. Bắc Kinh đã đầu tư hơn 11 tỷ đô la vào quốc gia trong vùng Balkan này trong giai đoạn 2009-2021. Còn Budapest thành viên « bướng bỉnh trong Liên Âu », dưới chính quyền của thủ tướng Orban, Hungrary ngăn chận Liên Âu lên án Bắc Kinh bóp ngạt các quyền tự do tại Hồng Kông. Vào lúc Bruxelles điều tra để đánh thuế ô tô điện Trung Quốc thì thủ tướng Orban đón nhận đầu tư của hãng xe BYD như « một món quà tặng » ông Tập đem lại. Báo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia nhận xét Liên Hiệp Châu Âu bị ám ảnh trước khối lượng ô tô Trung Quốc đang tồn đọng trên các bến cảng Anvers và Zeebruges của Bỉ chờ thâm nhập thị trường châu Âu. Nhưng đó chỉ là « một cái cây che khuất cánh rừng » bởi một khi mà các hãng xe Trung Quốc mở nhà máy lắp ráp tại châu Âu thì đó cũng là hồi kết của cả ngành công nghiệp xe hơi châu Âu.Trong vài năm sức mạnh của các nhà sản xuất pin mặt trời Trung Quốc đã « loại gần hết các con chim đầu đàn trong ngành của châu Âu ». Nhà kinh tế Anthony Morlet Lavidalie công ty tư vấn Rexecode trụ sở tại Paris báo động « Trung Quốc đang vươn lên trong rất nhiều những lĩnh vực công nghiệp cao cấp nơi mà tới nay châu Âu luôn dẫn đầu ».Theo giáo sư kinh tế đại học Clermont-Auvergne, Mary Françoise Renard trên đài truyền hình France24 bất cân đối trong cán cân thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc giờ đây là hậu quả từ những tính toán sai lầm trong chiến lược phát triển của Bruxelles :« Liên Hiệp Châu Âu không ngây thơ mà chỉ là Bruxelles đã mải miết lo phục vụ những lợi ích ngắn hạn của khối này cho nên Liên Âu đã không có hẳn một chính sách công nghiệp về lâu dài. Hơn nữa, trong lúc Mỹ, hay Trung Quốc là một quốc gia, thì Liên Âu là một khối với 27 thành viên với những lợi ích riêng biệt và khối này không phải lúc nào cũng đồng lòng với nhau do vậy khó mà có một tiếng nói chung để rồi Liên Âu bị đặt trước sự đã rồi ».Vào lúc Hoa Kỳ đã có đạo luật IRA (Inflation Reduction Act) để ngăn chận hàng Trung Quốc ồ ạt đổ vào Hoa Kỳ thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn loay hoay đi tìm một lối thoát để không bị cuốn vào vòng xoáy của hàng cao cấp « made in China ». Ít bi quan hơn, kinh tế gia Elvire Fabry viện nghiên cứu châu Âu Jacques Delors cho rằng, Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu tự vệ nhưng tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ, tránh vượt ra ngoài khuôn khổ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và do vậy Pháp đang vận động vì một mối quan hệ mới với Trung Quốc dựa trên nguyên tắc « réciprocité- có đi có lại ».Trước mắt nếu như cả Pháp lẫn Liên Âu cùng không đạt được bất kỳ một nhượng bộ nào sau chuyến công du vừa qua của ông Tập Cận Bình trên vế thương mại thì chí ít, như bà Niquet bên Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp nhận định, Liên Hiệp Châu Âu đã trông thấy rõ hơn những nhược điểm của mình và qua đó là những thách thức phải vượt qua để tồn tại.  

Dans ma semaine.
Épisode 48 : En mode cocktail avec Olivier Niquet

Dans ma semaine.

Play Episode Listen Later Apr 29, 2024 64:02


Superbe épisode avec Olivier Niquet, mon ami et ancien collègue à La soirée est encore jeune, qui est également le plus connu des introvertis du Québec. Ensemble, on parle de la lourde tâche de trouver une job à un ado. On revient sur ma rencontre avec Justin Trudeau pour qui je n'ai absolument rien ressenti. Olivier raconte le souper-bénéfice de l'Association de hockey mineur des Braves d'Ahuntsic où il est assistant-entraîneur bénévole (contre son gré). Il reçoit une main d'applaudissements pour avoir ouvert sa piscine. On discute de son livre Les Rois du silence qui traite de la réalité des introvertis, de son parcours et des trucs qu'il a su développer pour sortir de sa coquille. Je le questionne sur ses techniques de « cruise » et sur le système anti-silence de Radio-Canada. Je teste ensuite ses connaissances au sujet de la novlangue des jeunes. Et bien sûr, il répond aux questions du public. Pour vous procurer vos billets pour les prochains enregistrements des épisodes En mode cocktail, rendez vous au ⁠⁠⁠lepointdevente.com/leastreliski Abonnez-vous à ma chaîne et reprenez tous les épisodes sur les différentes plateformes de streaming (Spotify, Apple Music, etc.) /// Merci à L'Idéal bar & contenus Animatrice : Léa Stréliski Invité : Olivier Niquet Réalisation et montage : Jonathan Barbe Son : Martin Guido D'Argensio Gérance : Laurence Godcharles Coordination à la gérance : Audrey Latendresse Bourdon et Mathieu Niquette

Entretiens journalistiques
Entretiens journalistiques #116: Olivier Niquet et l'attrait de l'infolettre

Entretiens journalistiques

Play Episode Listen Later Apr 4, 2024 26:19


En plus de son travail de chroniqueur à la radio, Olivier Niquet alimente trois infolettres, dont Asteure, une revue de presse quotidienne. À Entretiens journalistiques, il répond aux questions d'Hugo Prévost à propos de la difficulté de rejoindre les internautes (et ses propres enfants), le fait de donner son opinion en ligne et l'attrait de cette forme de communication très web 1.0.

Moreault en jase
Olivier Niquet humilié par Stéphane Bureau

Moreault en jase

Play Episode Listen Later Feb 23, 2024


Le blitz avec Arnaud Gascon-Nadon

bureau olivier par st niquet arnaud gascon nadon
C dans l'air
CDLA L'INVITEE - Valérie Niquet - 12/01/24

C dans l'air

Play Episode Listen Later Jan 12, 2024 10:31


C dans l'air l'invitée du 12 janvier 2024 - Valérie Niquet, politologue, responsable du pôle Asie à la Fondation pour la recherche stratégique. Les élections présidentielle et législatives, qui doivent avoir lieu samedi 13 janvier à Taïwan, se dérouleront à l'ombre de la rivalité sino-américaine. Leur résultat pèsera sur cette rivalité. Mais celle-ci et le besoin pour les deux grandes puissances de rester en paix sont de nature à restreindre les options des candidats et à déterminer l'avenir de la République de Chine, le nom officiel de l'île. Notre invitée reviendra sur les enjeux de ces scrutins.

Géopolitique, le débat
Peut-il y avoir une guerre pour Taïwan ?

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Jan 7, 2024 50:00


En dépit de la pression de Pékin, Taïwan fait figure d'acteur incontournable de la scène internationale. Centralité dans les chaines de valeur mondialisée de haute technologie avec les semi-conducteurs. Taïwan produit plus de 90% des puces les plus performantes et ne cesse de progresser dans le domaine. Progression de l'identité nationale et renforcement des défenses de l'ile sur fond de guerre d'Ukraine. Au printemps 2022, au lendemain de l'invasion de l'Ukraine par les troupes russes, le parallèle Ukraine Taïwan s'est immédiatement imposé. Peut-il y avoir une guerre pour Taïwan ?   Invités :  - Valérie Niquet, spécialiste des questions stratégiques en Asie à la Fondation pour la Recherche Stratégique. « Taiwan face à la Chine. Vers la guerre ? » éditions Tallandier. - Jean-Pierre Cabestan, chercheur à Asia Centre. « Demain la Chine. Guerre ou Paix ? » éditions Gallimard.- Stéphane Corcuff, maître de conférence en politique du monde chinois contemporain à Sciences Po Lyon. Chercheur au centre d'études linguistiques de l'Université Jean-Moulin Lyon 3. « Pékin Taiwan la guerre des deux Chine 1661-2022 » N°911 d'Historia Magazine et « Une tablette aux ancêtres » Asiathèque.- Arnaud Vaulerin, journaliste au quotidien Libération. « Taiwan, la Présidente et la guerre » édition Novice.  

Géopolitique, le débat
Qui pour diriger Taïwan en 2024 ?

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Jan 6, 2024 50:00


Regard sur Taiwan en ce début 2024 à quelques jours des élections présidentielles et législatives du 13 janvier. Des scrutins particulièrement suivis par la Chine et les États-Unis en raison de leur importance pour l'avenir des relations entre l'île autonome et Pékin. La Chine qui considère Taïwan comme partie intégrante de son territoire s'est juré de ramener un jour l'île dans son giron, en recourant à la force si nécessaire.  La présidente de Taïwan Tsai Ing-wen qui termine ses deux mandats à la tête du pays et qui refuse de reconnaitre les revendications territoriales de la Chine a dans son discours du 1er Janvier affirmé espérer une « coexistence pacifique » de long terme entre Taipei et Pékin et souligné que l'avenir des relations bilatérales devait être décidé par les « procédures démocratiques de l'île ». Une réponse au président chinois qui la veille déclarait que la Chine sera « surement réunifiée » et que « tous les Chinois des deux côtés du détroit de Taïwan devraient être liés par un but commun et partager la gloire du renouveau de la nation chinoise ». Regard sur les enjeux de l'élection du 13 janvier pour l'avenir de Taïwan et sa relation avec une Chine de plus en plus belliqueuse.  Invités :  - Valérie Niquet, spécialiste des questions stratégiques en Asie à la Fondation pour la Recherche Stratégique. « Taiwan face à la Chine. Vers la guerre ? » éditions Tallandier. - Jean-Pierre Cabestan, chercheur à Asia Centre. « Demain la Chine. Guerre ou Paix ? » éditions Gallimard.- Stéphane Corcuff, maître de conférence en politique du monde chinois contemporain à Sciences Po Lyon. Chercheur au centre d'études linguistiques de l'Université Jean-Moulin Lyon 3. « Pékin Taiwan la guerre des deux Chine 1661-2022 » N°911 d'Historia Magazine et « Une tablette aux ancêtres » Asiathèque.- Arnaud Vaulerin, journaliste au quotidien Libération. « Taiwan, la Présidente et la guerre » édition Novice.  

Les dessous de l'infox
Présidentielle 2024 à Taïwan: interférences chinoises dans la campagne

Les dessous de l'infox

Play Episode Listen Later Jan 5, 2024 19:30


Le 13 janvier 2024, les électeurs Taïwanais se rendront aux urnes, en attendant ils subissent un flot de désinformation sur les réseaux sociaux. Mais ce n'est pas une nouveauté, la pression s'accroît d'une échéance sur l'autre, et la société civile taïwanaise s'adapte. Les pressions de Pékin pourraient se montrer contre-productives. Notre invitée est Valérie Niquet, auteur de « Taïwan face à la Chine, vers la guerre ? » (Éditions Tallandier), avec elle nous évoquerons les moyens mis en œuvre par Pékin pour peser sur l'issue du scrutin à venir et la résilience taïwanaise. Judith Gueng de la rédaction chinoise de RFI, revient sur quelques exemples de manipulations préélectorales, ciblant l'électorat taïwanais avec l'intention de semer le doute sur la solidité de la relation entre Taïwan et son allié américain.La chronique de Grégory Genevrier:RDC: la désinformation se poursuit dans le sillage de la présidentielle

Sismique
124. Taïwan et la Chine : vers la guerre ? - VALÉRIE NIQUET

Sismique

Play Episode Listen Later Nov 15, 2023 57:44


Comprendre la tension entre Taiwan et la Chine et les enjeux géopolitiques de la régionCeci est une conversation avec Valérie Niquet, politologue chercheuse en géopolitique spécialiste de la Chine et de l'asie du sud-est.La Chine est la grande puissance montante de ce début du 21e siècle et a pour ambition de concurrencer les etats-unis partout où elle le peut. C'est la 2e économie mondiale, la 2e puissance militaire, mais elle ne veut pas s'arrêter là et Pékin pousse ses pions partout dans le monde. Mais le principal sujet de tension géopolitique se situe tout près de chez elle à Taiwan. Pour les dirigeant chinois c'est d'ailleurs un non-sens de considérer Taiwan comme extérieur à la Chine et c'est précisément pour cela que l'on entend parler de “réunification”, meme si comme on va le voir ce terme peut poser problème. Personnellement j'ai vécu des années à Hong Kong, j'ai été plusieurs fois en Chine et à Taiwan et c'est donc un sujet qui m'intéresse particulièrement. Mais cette relation entre les deux territoires et la manière dont elle évolue constitue un des enjeux géopolitiques majeurs des prochaines années et je propose donc de vous y intéresser un peu plus, parce que comme on le voit en ce moment, quand l'actualité géopolitique se tend, et quand la guerre arrive, les cartes sont rebattues. Aujourd'hui, le mercredi 15 novembre 2023 débute le sommet entre Joe Biden et Xi Jinping, pour une fois c'est un épisode en plein dans l'actualité.Interview enregistrée le 14 novembre 20230:00:00 Intro0:04:00 Contexte historique de Taïwan et de la Chine continentale0:08:00 Réfugiés et migration après la victoire de Mao en 19490:12:00 La mort de Chiang Kai-shek et l'ouverture de Taïwan0:14:30 Politique agressive de Pékin remet en cause l'écosystème économique0:19:00 L'influence et la puissance de Taïwan sur la scène mondiale0:22:30 La position stratégique et économique de Taïwan0:25:00 La réaffirmation de la puissance chinoise et la revendication territoriale0:29:00 La situation géographique de Taïwan et ses possibilités de résistance0:32:00 La fragilité de la posture de défense de Taïwan0:40:00 La stratégie géopolitique de la Chine0:44:00 Les nœuds de tension avec les Philippines et le Vietnam0:47:00 La place des pays européens, et de la France en particulier0:51:18 La principale ligne de faille : l'évolution du régime chinois0:53:00 Les difficultés sociales et économiques en Chine----Retrouvez tous les épisodes et les résumés sur www.sismique.frSismique est un podcast indépendant créé et animé par Julien Devaureix.

Géopolitique, le débat
La Chine et le dilemme ouïghour

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Jul 30, 2023 50:00


Alors que la guerre d'Ukraine se poursuit et concentre toute l'attention, l'élan ne faiblit pas mais le processus est lent dans la recherche de responsabilité pour les crimes contre les Ouïghours et autres minorités. Pékin, de son côté, tire bénéfice du cycle de l'actualité qui évolue rapidement ainsi que du passage du temps. Il y a plusieurs années, les autorités chinoises entreprenaient de neutraliser la population ouïghoure et mettaient sous cloche la province du Xinjiang, dont l'accès est interdit aux journalistes et chercheurs et restreint pour les délégations étrangères. Plus d'un million de Ouïghours ont été emprisonnés dans des centres de rééducation et soumis au travail forcé, la torture, le viol et la stérilisation. Il y a un an, quelques minutes avant la fin de son mandat, Michelle Bachelet, ancienne présidente chilienne et Haute-commissaire aux droits de l'homme aux Nations unies, publiait un rapport reconnaissant « de graves violations des droits de l'homme » commises à l'encontre des Ouïghours et des autres peuples majoritairement musulmans vivant dans la région du Xinjiang, dans l'ouest de la Chine ». Pékin et la question ouïghoure.  Invités :   Dilnur Reyhan, sociologue. Enseignante à l'Institut français des Langues et Civilisations orientales et président de l'Institut Ouïghour d'Europe Valérie Niquet, responsable du pôle Asie à la Fondation pour la Recherche Stratégique. « La Chine en 100 questions », éditions Tallandier Laurence Defranoux, journaliste au quotidien Libération. « Les Ouïghours. Histoire d'un peuple sacrifié », éditions Tallandier. 

Grandes ciclos
Grandes ciclos - J.-J. Quantz (IV): Algunos viajes - 20/06/23

Grandes ciclos

Play Episode Listen Later Jun 20, 2023 59:26


QUANTZ: Concierto para dos flautas, cuerda y continuo en Sol mayor (15.10). J. Wentz (fl.), M. moonen (fl.), Musica ad Rhenum. Dir.: F. Deuter. FEDERICO II DE PRUSIA: Concierto para flauta, cuerda y continuo nº 3 en Do mayor (14.31). E. Pahud (fl.), Kammerakademie Potsdam. Dir.: T. Pinnock. QUANTZ: Sonata a trío para flauta de pico, flauta travesera y continuo en Do mayor (10.17). M. Niesemann (fl. de pico), M. Sandhoff (fl.), R. Mohrs (vc.), G. Hambitzer (clv.), Il Concertino Köln. DIEUPART: Suite para clave nº 2 en Re mayor (selec.) (Ouverture, Allemande) (arr. para dos clv.) (4.15). H. Niquet (clv.), L. Beausejour (clv.). Escuchar audio

Tout le monde s'haït
Olivier Niquet

Tout le monde s'haït

Play Episode Listen Later Apr 7, 2023 74:53


Avec Olivier Niquet, on aborde la pilosité d'oreilles, les cheveux grisonnants, bouger et danser de façon particulière, tenir un micro et ouvrir sa bière différemment de tous, le timbre de sa voix, l'introversion, et bien sûr, recevoir des critiques vestimentaires de la part de Jean-Philippe Wauthier! - Cet épisode est présenté par Eros et Compagnie! Utilisez le code promo COMPLEXES15 pour 15% de rabais: https://www.erosetcompagnie.com/?code=complexes15 - Billets pour nos enregistrements LIVE DEVANT PUBLIC: https://linktr.ee/samcyr - Tout le monde s'haït sur Patreon: https://www.patreon.com/toutlemondeshait

Tout un monde - La 1ere
Tout un monde - Présenté par Eric Guevara-Frey

Tout un monde - La 1ere

Play Episode Listen Later Jan 11, 2023 22:41


Lumière sur les dirigeants d'extrême droite dits populistes; et Valérie Niquet, spécialiste de l'Asie à la Fondation pour la recherche stratégique, s'exprime sur le retour en puissance du Japon depuis 2013.

Débat du jour
Covid en Chine : menace sur le monde?

Débat du jour

Play Episode Listen Later Jan 4, 2023 29:30


Les représentants des autorités sanitaires gouvernementales des pays de l'Union européenne sont réunis aujourd'hui, mercredi 4 janvier,  à Bruxelles. Objectif : tenter d'apporter une réponse coordonnée à l'explosion du nombre de cas de Covid en Chine.  Selon les derniers chiffres la capitale Pékin enregistrait plus d'un million de contaminations par jour à la mi-décembre, conséquence de l'abandon soudain de la stratégie zéro-Covid menée depuis près de trois ans. Faut-il voir le spectre d'un retour en arrière lors de l'arrivée de la pandémie début 2020 ? Quelles conséquences sanitaires et économiques ? Quelle doit être la réponse appropriée ? Pour en débattre : - Anne Sénéquier, médecin, co-directrice de l'Observatoire de la Santé mondiale à l'Institut des Relations internationales et stratégiques (Iris) et co-autrice avec Pascal Boniface du livre La géopolitique, tout simplement (éditions Eyrolles, 2021) - Antoine Flahault, épidémiologiste et professeur de santé publique à l'université de Genève, directeur de l'Institut de santé globale à la faculté de médecine de l'université de Genève  - Valérie Niquet, spécialiste de l'Asie à la Fondation pour la recherche stratégique et auteure du livre La Chine en 100 questions (éditions Tallandier, 2021)

Débat du jour
Covid en Chine : menace sur le monde?

Débat du jour

Play Episode Listen Later Jan 4, 2023 29:30


Les représentants des autorités sanitaires gouvernementales des pays de l'Union européenne sont réunis aujourd'hui, mercredi 4 janvier,  à Bruxelles. Objectif : tenter d'apporter une réponse coordonnée à l'explosion du nombre de cas de Covid en Chine.  Selon les derniers chiffres la capitale Pékin enregistrait plus d'un million de contaminations par jour à la mi-décembre, conséquence de l'abandon soudain de la stratégie zéro-Covid menée depuis près de trois ans. Faut-il voir le spectre d'un retour en arrière lors de l'arrivée de la pandémie début 2020 ? Quelles conséquences sanitaires et économiques ? Quelle doit être la réponse appropriée ? Pour en débattre : - Anne Sénéquier, médecin, co-directrice de l'Observatoire de la Santé mondiale à l'Institut des Relations internationales et stratégiques (Iris) et co-autrice avec Pascal Boniface du livre La géopolitique, tout simplement (éditions Eyrolles, 2021) - Antoine Flahault, épidémiologiste et professeur de santé publique à l'université de Genève, directeur de l'Institut de santé globale à la faculté de médecine de l'université de Genève  - Valérie Niquet, spécialiste de l'Asie à la Fondation pour la recherche stratégique et auteure du livre La Chine en 100 questions (éditions Tallandier, 2021)

Sur le fil
Quelle est la puissance réelle de la Chine ? (rediff)

Sur le fil

Play Episode Listen Later Jan 2, 2023 6:54


Le XXème congrès du Parti communiste chinois se réunit à partir de dimanche à Pékin pour une semaine à l'issue de laquelle il devrait entériner un troisième mandat pour le président Xi Jinping,  qui souhaite un "rôle central" pour la Chine dans le concert des nations. Dans cet épisode spécial consacré à la Chine, Sur le Fil fait le point sur la puissance réelle du géant d'1,4 milliard d'habitants. Quelle est sa place dans le monde ? La Chine, déjà la deuxième puissance mondiale veut-elle devenir une puissance hégémonique et quels sont ses moyens.  Avec Katell Abiven , cheffe du bureau de l'AFP à Pékin, et les chercheuses Alice Ekman, en charge de l'Asie à l'Institut de sécurité de l'Union européenne (EUISS), auteure de Rouge Vif, l'idéal communiste chinois (L'Observatoire, 2020) et Valérie Niquet , responsable du pôle Asie à la Fondation pour la recherche stratégique, auteure notamment de la Chine en 100 questions et Taïwan face à la Chine  (Tallandier). Sur le Fil est le podcast quotidien de l'AFP. Vous avez des commentaires ? Ecrivez-nous à podcast@afp.com ou sur notre compte Instagram. Vous pouvez aussi nous envoyer une note vocale par Whatsapp au + 33 6 79 77 38 45.  Si vous aimez, abonnez-vous, parlez de nous autour de vous et laissez-nous plein d'étoiles sur votre plateforme de podcasts préférée pour mieux faire connaître notre programme !  

Le grand journal du week-end - Philippe Vandel
La Chine déconfine malgré une nouvelle flambée du Covid

Le grand journal du week-end - Philippe Vandel

Play Episode Listen Later Dec 30, 2022 53:15


Pierre de Vilno reçoit un invité pour apporter un éclairage inédit sur l'actualité. Ce soir Valérie Niquet.

Le 5/7
Anil Monnier et Valérie Niquet

Le 5/7

Play Episode Listen Later Nov 28, 2022 119:39


durée : 01:59:39 - Le 5/7 - par : Mathilde MUNOS, Amaury Bocher, Elise Amchin - Anil Monnier et Valérie Niquet sont les invités du 5/7

Les interviews d'Inter
Valérie Niquet : "Les manifestants chinois n'ont pas peur de crier des slogans dirigés contre Xi Jinping"

Les interviews d'Inter

Play Episode Listen Later Nov 28, 2022 8:03


durée : 00:08:03 - L'invité de 6h20 - La Chine connaît une flambée de colère sans précédent contre la politique zéro Covid : Valérie Niquet, responsable du pôle Asie de la Fondation pour la recherche stratégique. Auteure de La Chine en 100 questions / La puissance ou les failles aux Editions Tallandier est l'invité de 6h20.

Sur le fil
Quelle est la puissance réelle de la Chine ?

Sur le fil

Play Episode Listen Later Oct 14, 2022 6:52


Le XXème congrès du Parti communiste chinois se réunit à partir de dimanche à Pékin pour une semaine à l'issue de laquelle il devrait entériner un troisième mandat pour le président Xi Jinping,  qui souhaite un "rôle central" pour la Chine dans le concert des nations. Dans ce deuxième épisode spécial consacré à la Chine, Sur le Fil fait le point sur la puissance réelle du géant d'1,4 milliard d'habitants. Quelle est sa place dans le monde ? La Chine, déjà la deuxième puissance mondiale veut-elle devenir une puissance hégémonique et quels sont ses moyens.  Avec Katell Abiven , cheffe du bureau de l'AFP à Pékin, et les chercheuses Alice Ekman, en charge de l'Asie à l'Institut de sécurité de l'Union européenne (EUISS), auteure de Rouge Vif, l'idéal communiste chinois (L'Observatoire, 2020) et Valérie Niquet , responsable du pôle Asie à la Fondation pour la recherche stratégique, auteure notamment de la Chine en 100 questions et Taïwan face à la Chine  (Tallandier). Sur le Fil est le podcast quotidien de l'AFP. Vous avez des commentaires ? Ecrivez-nous à podcast@afp.com ou sur notre compte Instagram. Vous pouvez aussi nous envoyer une note vocale par Whatsapp au + 33 6 79 77 38 45.  Si vous aimez, abonnez-vous, parlez de nous autour de vous et laissez-nous plein d'étoiles sur votre plateforme de podcasts préférée pour mieux faire connaître notre programme !  

Tout un monde - La 1ere
Quel pouvoir pour Xi Jinping après le 20e congrès du PCC? Interview de Valérie Niquet

Tout un monde - La 1ere

Play Episode Listen Later Oct 12, 2022 9:15


Géopolitique, le débat
Chine, Russie, USA, UE: rivalités de puissance

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Oct 2, 2022 50:00


La Guerre en Ukraine a presque occulté la guerre froide que se livrent Américains et Chinois et la détermination américaine d'endiguer la Chine. La Pandémie d'abord, l'invasion russe ensuite et peut-être surtout, viennent rebattre les cartes de la géopolitique mondiale, interrompant pour commencer un pan entier de l'intégration de la Russie dans le système monde. De nouvelles recompostions apparaissent. Le changement d'ère provoqué par l'invasion de l'Ukraine a, à l'évidence, renforcé la puissance et l'influence des USA dans le monde, faisant oublier le départ précipité d'Afghanistan. Peut-on parler de complet retournement. Les États-Unis sont-ils les grands gagnants de la nouvelle donne économique et stratégique ? Quelles options pour les Européens ? La garantie de sécurité des États-Unis est-elle la seule qui s'ouvre à eux ? L'Europe sera-t-elle la grande perdante de la recomposition en cours ?   Invités Valérie Niquet, responsable du pôle Asie à la Fondation pour la Recherche Stratégique. « Taiwan face à la Chine », éd. Tallandier.  Maya Kandel, historienne, chercheuse associée à l'Université Sorbonne Nouvelle Paris 3, spécialiste des États-Unis. « Les États-Unis et le monde, de George Washington à Donald Trump », éd. Perrin. Blog Froggy Bottom sur la politique étrangère des États-Unis.   L'Amiral Pascal Ausseur, directeur général de la Fondation Méditerranéenne d'Études Stratégiques. «Atlas stratégique de la Méditerranée et du Moyen Orient», accès libre sur le site de la FMES.    Édition enregistrée à Toulon dans le cadre des Rencontres stratégiques de la Méditerranée. Initiative conjointe de la FMES et de la FRS.  

Quantum
Quantum 41 : actualités septembre 2022

Quantum

Play Episode Listen Later Oct 2, 2022 45:52


Evénements Quantique et société à IA Pau https://iapau.org/events/ia-et-quantique/AI for finance : Masterclass avec Multiversehttps://aiforfinance.startupinside.com/Workshops organisés par Keysight à Grenoble et Paris les 12 et 13 septembre, sur l'électronique de contrôle des qubits. https://www.keysight.com/fr/en/products/modular/pxi-products/quantum-control-system.htmlA venir :Le Hackhaton QuantX, la journée quantique Minalogic et les deux journées de conférence de la fédération QuantAlps à Grenoble du 2 au 6 octobre. https://www.minalogic.com/grenoble-prete-a-accueillir-la-semaine-du-quantique/https://quantalps.univ-grenoble-alpes.fr/quantalps/quantalps-days-2022-1130048.kjsp?RH=607381434409734BIG de Bpifrance à Paris avec jeudi 6 octobrehttps://big.bpifrance.fr/fr/registration/register ScienceLes équipes de Grenoble au CEA-Leti, CEA IRIG et CNRS améliorent la qualité des qubits de spin dans le silicium. A single hole spin with enhanced coherence in natural silicon par Nicolas Piot, Boris Brun, Vivien Schmitt, Maud Vinet, Matias Urdampilleta, Tristan Meunier, Yann-Michel. Niquet, Silvano De Franceschi et al, dans Nature, Septembre 2022 (15 pages).Bataille des benchmarks d'avantage quantique. Exponential advantage on noisy quantum computers by Ismail Yunus Akhalwaya et al, September 2022 (32 pages) also discussed in Quantifying Quantum Advantage in Topological Data Analysis by Dominic W. Berry, Ryan Bab bush et al, September 2022 (41 pages).Une équipe du LKB créé un “cluster state” de 21 photons grâce à du multiplexage temporel et en fréquence. Spectrally shaped and pulse-by-pulse multiplexed multimode squeezed states of light par Tiphaine Kouadou, Nicolas Treps, Valentina Parigi et al, Arxiv, Septembre 2022.Approche d'optimisation des ressources d'un ordinateur quantique avec l'exemple des qubits supraconducteurs. Il s'intègre dans le cadre de la Quantum Energy Initiative lancée en août 2022 par Alexia Auffèves, Robert Whitney et Olivier Ezratty, qui vise à créer une approche systémique mondiale associant chercheurs et entreprises pour s'assurer de la sobriété énergétique des technologies quantiques.Optimizing resource efficiencies for scalable full-stack quantum computers par Marco Fellous-Asiani, Jing Hao Chai, Yvain Thonnart, Hui Khoon Ng, Robert S. Whitney et Alexia Auffèves, ArXiv, Septembre 2022https://quantum-energy-initiative.org/StartupsPasqal annonce avoir atteint 324 qubits en mode simulation quantique. In-situ equalization of single-atom loading in large-scale optical tweezers arrays by Kai-Niklas Schymik, Antoine Browaeys, Thierry Lahaye et al, PRA, July 2022 (5 pages).IQM s'associe à QphoX pour developer une interface optique de connexion entre ordinateurs quantiques.https://www.businesswire.com/news/home/20220831005349/en/EeroQ lève $7.25Mhttps://thequantuminsider.com/2022/08/23/eeroq-announces-7-25-seed-funding-round-for-its-helium-quantum-chip-design/EcosystèmeLa bataille de la « hype quantique » dans les médias Disentangling the Facts From the Hype of Quantum Computing by James S. Clarke, Intel, IEEE Spectrum, September 2022.Separating quantum hype from quantum reality - Are the sceptics too sceptical? by Simon Benjamin, Financial Times, September 2022.The quantum computing bubble by by Nikita Gourianov, Financial Times, August 2022.Oxford scientist says greedy physicists have overhyped quantum computing by Tristan Greene, TheNextWeb, August 2022. PublicationsUnderstanding Quantum Technologies 2022 est enfin sorti. https://www.oezratty.net/wordpress/2022/understanding-quantum-technologies-2022/ 

Le Disque classique du jour
Handel: Coronation Anthems - Hervé Niquet, Le Concert Spirituel

Le Disque classique du jour

Play Episode Listen Later Sep 19, 2022 13:47


durée : 00:13:47 - Le Disque classique du jour du lundi 19 septembre 2022 - Ce n'est pas le début d'un match de la Ligue des Champions qui ouvre cet album mais bien Zadok the Priest, oeuvre composée par Handel. Hervé Niquet et son orchestre, Le Concert Spirituel se sont attaqués aux hymnes du couronnement et c'est notre disque du jour !

Deux heures d'info avec Nikos Aliagas
Lionel Gougelot avec Valérie Niquet et Adrien Quatennens

Deux heures d'info avec Nikos Aliagas

Play Episode Listen Later Aug 3, 2022 144:28


Trois heures de direct à l'écoute de celles et ceux qui font le monde : le raconter, le décrypter et l'analyser pour donner des clés de lecture et de compréhension aux auditeurs.

Tout un monde - La 1ere
Nancy Pelosi effectue une visite controversée à Taïwan : interview de Valérie Niquet

Tout un monde - La 1ere

Play Episode Listen Later Aug 3, 2022 10:29


Midi info
La visite de Nancy Pelosi à Taïwan, et la possible pénurie de cathéters épiduraux

Midi info

Play Episode Listen Later Aug 3, 2022 78:28


Valérie Niquet explique comment la visite de Nancy Pelosi à Taïwan pourrait changer les relations géopolitiques entre la Chine et les États-Unis; Maryanne Dupuis donne des détails sur la possible pénurie de cathéters épiduraux; Yakov Rabkin raconte la situation à Saint-Pétersbourg après son voyage dans cette ville russe.

Le Disque classique du jour
Jules Massenet: Songs with Orchestra - Orchestre de chambre de Paris and Hervé Niquet

Le Disque classique du jour

Play Episode Listen Later Jul 1, 2022 10:53


durée : 00:10:53 - Jules Massenet : Songs with Orchestra - Orchestre de chambre de Paris and Hervé Niquet - Enregistré à la Philharmonie de Paris en 2020, Songs with Orchestra réunit un casting 5 étoiles ainsi que Jules Massenet et tout l'univers de la mélodie. C'est notre disque du jour !

Géopolitique, le débat
Taïwan, un enjeu stratégique de premier ordre (Part 2)

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Jun 5, 2022 50:00


Taïwan figure parmi les quelques endroits du monde d'où un conflit majeur, d'ampleur mondiale, peut survenir à tout instant. Considérée par Pékin comme une forteresse maritime bloquant son expansion dans le Pacifique, l'île est devenue au fil des ans un enjeu géopolitique au centre des rivalités opposant les États-Unis et le Japon à la Chine. Obsédé par son affirmation de puissance et la revanche sur le passé, le président chinois rêve de la « réunification de la patrie » d'ici 2049.   Invités :   Valérie Niquet, spécialiste des Relations internationales et des questions stratégiques en Asie à la Fondation pour la Recherche Stratégique. « Taïwan face à la Chine. Vers la guerre ? » aux éditions Tallandier.  Mathieu Duchatel, directeur du programme Asie de l'Institut Montaigne.  « 2022 : année de la guerre pour Taïwan ? ». Marc Julienne, responsable des activités Chine du Centre Asie de l'IFRI. « Pékin : pire et meilleur ennemi de Taïwan » Politique étrangère été 2021.     Revue DIPLOMATIE N° 113 : «Taiwan, la menace chinoise».

Géopolitique, le débat
Taïwan, un enjeu stratégique de premier ordre (Part. 1)

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Jun 4, 2022 50:00


En Asie sans doute plus qu'ailleurs, le destin de l'Ukraine est vu comme celui qui pourrait advenir à Taïwan. Bien sûr, Taïwan n'est pas vraiment l'Ukraine. Cette dernière ne fait pas partie de l'Otan, alors que l'ancienne Formose qui ne bénéficie pas d'un accord de défense avec les USA, n'en est pas moins liée par de multiples accords de sécurité avec Washington. Après le piteux retrait d'Afghanistan, et l'agression de l'Ukraine par la Russie, le président américain Joe Biden a rappelé qu'en cas d'attaque, les États-Unis pourraient intervenir, voire interviendraient, militairement. D'un côté, Pékin parle d'«île rebelle». De l'autre, Washington affirme son opposition ferme à toute tentative de changer le statu quo. C'est dire combien tout mouvement peut se révéler dangereux. Taïwan, 36.000 kms carrés soit la moitié de l'Irlande, mais cinq fois plus peuplée ; 23,5 millions d'habitants, 20ème puissance économique mondiale, à 180 kms à l'est des côtes chinoises. Une source de fragilité pour la sécurité de l' « empire du milieu ». Un défi insupportable pour Pékin. Par son existence même en tant que modèle alternatif plus performant dans la plupart des domaines que « le socialisme aux caractéristiques chinoises ». Et un enjeu stratégique de premier ordre. Taïwan se situant au centre de la ligne d'archipels qui barre l'accès de la Chine aux grands espaces maritimes entre le Japon et les Philippines, tous deux alliés aux États-Unis.   Invités :   Valérie Niquet, spécialiste des Relations internationales et des questions stratégiques en Asie à la Fondation pour la Recherche Stratégique. « Taïwan face à la Chine. Vers la guerre ? » aux éditions Tallandier.  Mathieu Duchatel, directeur du programme Asie de l'Institut Montaigne.  « 2022 : année de la guerre pour Taïwan ? ». Marc Julienne, responsable des activités Chine du Centre Asie de l'IFRI. « Pékin : pire et meilleur ennemi de Taïwan » Politique étrangère été 2021.     Revue DIPLOMATIE N° 113 : «Taïwan, la menace chinoise».

Comprendre le monde
Comprendre le monde S5#37 – Valérie Niquet – "Taïwan : la prochaine guerre ?"

Comprendre le monde

Play Episode Listen Later Jun 1, 2022 26:00


Obnubilé par sa volonté de « réunifier la patrie » d'ici à 2049, Xi Jinping multiplie depuis son arrivée au pouvoir les revendication et provocations à l'égard de Taiwan. Incursions d'avions de guerre dans la zone de défense aérienne de l'île, bâtiments chinois dans le détroit de Taïwan, pressions chinoises en faveur de la non-reconnaissance de Taipei par la communauté internationale… Pékin revendique avec fermeté sa souveraineté sur Taïwan. Bien que soutenue historiquement par Washington, Taipei se retrouve fragilisé, étant désormais reconnu par un nombre très réduit de pays. Une escalade entre Taipei et Pékin pourrait avoir des répercussions géopolitiques conséquentes puisqu'elle s'inscrirait dans le cadre plus large de la rivalité sino-américaine. Récemment, la guerre en Ukraine lancée par Moscou pour réaffirmer sa domination sur son voisin, a remis la tension entre Pékin et Taipei au premier plan. La réunification entre Pékin et Taipei se fera-t-elle de façon pacifique ou par la force ? Peut-on craindre une guerre d'agression ou de conquête chinoise ? La fibre patriotique qui pourrait vibrer en cas de conquête de l'île ne risquerait-elle pas de remettre en cause le développement économique de la Chine ? Dans le cas d'une invasion, Washington viendrait-elle au secours de Taïwan ? Autant d'enjeux qu'aborde Valérie Niquet, spécialiste des questions stratégiques en Asie à la Fondation pour la recherche stratégique (FRS), à l'occasion de la parution de son ouvrage "Taïwan face à la Chine - Vers la guerre ? Les clés pour comprendre", Éditions Taillandier, 2022. Pour aller plus loin :

Un jour dans le monde
Taiwan : l'île que convoite la Chine

Un jour dans le monde

Play Episode Listen Later May 30, 2022 42:20


durée : 00:42:20 - Un jour dans le monde - par : Marie Claude PINSON, Fabienne Sintes - L'invasion de l'Ukraine par la Russie a soulevé des questions sur la relation entre Taïwan et la Chine : un David menacé par son voisin Goliath. Dans « Taïwan face à la Chine », Valérie Niquet revient sur l'histoire et l'identité de Taïwan, et montre que l'île est aux antipodes du régime chinois. - réalisé par : Tristan Gratalon

InterNational
Taiwan : l'île que convoite la Chine

InterNational

Play Episode Listen Later May 30, 2022 42:20


durée : 00:42:20 - Un jour dans le monde - par : Marie Claude PINSON, Fabienne Sintes - L'invasion de l'Ukraine par la Russie a soulevé des questions sur la relation entre Taïwan et la Chine : un David menacé par son voisin Goliath. Dans « Taïwan face à la Chine », Valérie Niquet revient sur l'histoire et l'identité de Taïwan, et montre que l'île est aux antipodes du régime chinois. - réalisé par : Tristan Gratalon

Appels sur l'actualité
Vos questions d'actualité: Alpha Condé, Iles Kouriles, Twitter, Didier Drogba

Appels sur l'actualité

Play Episode Listen Later Apr 27, 2022 19:30


Tous les jours, les journalistes et correspondants de RFI ainsi que des spécialistes répondent à vos questions sur l'actualité. Ce matin:  Guinée: quel avenir judiciaire pour Alpha Condé  ? Par Bineta Diagne, journaliste au service Afrique de RFI. Rachat de Twitter: que veut changer Elon Musk ? Par Fabrice Epelboin, enseignant à Science Po Paris, entrepreneur, spécialiste des réseaux sociaux. FIF: les causes de la défaite de Didier Drogba. Par Antoine Grognet, journaliste au service des sports de RFI. Japon-Russie: pourquoi la question des îles Kouriles n'est-elle pas résolue ? Par Valérie Niquet, maître de recherches à la Fondation pour la recherche stratégique, auteure de Le Japon en 100 questions, Editions Tallandier, 2020.   * Par téléphone : de France : 09 693 693 70 de l'étranger : 33 9 693 693 70 * Par WhatsApp : +33 6 89 28 53 64 N'OUBLIEZ PAS DE NOUS COMMUNIQUER VOTRE NUMÉRO DE TÉLÉPHONE (avec l'indicatif pays). Pour nous suivre : * Facebook : Rfi appels sur l'actualité * Twitter : @AppelsActu

Japan Memo
Franco-Japanese relations with Dr Valérie Niquet

Japan Memo

Play Episode Listen Later Apr 5, 2022 30:27


In this episode of Japan Memo, Yuka Koshino and Robert Ward are joined by Dr Valérie Niquet, senior research fellow at the Foundation for Strategic Research (FRS) in Paris and the Japanese Institute of International Affairs (JIIA) in Tokyo.Robert, Yuka and Valérie discuss the causes and trends in the recent Franco-Japanese rapprochement, and the implications of increasing overlap in France and Japan's Indo-Pacific strategies and international outlooks. Topics discussed include:The causes for a convergence of French and Japanese Indo-Pacific and international strategiesFranco-Japanese approaches to minilateralism and multilateralism in the regionPriority areas of cooperation in maritime security, advanced technology and AfricaThe impact of the war in Ukraine on France – Japan and EU – Japan tiesThe following literature is recommended by our guest for a deeper understanding of the topics discussed:‘Line of Advantage: Japan's Grand Strategy in the Era of Abe Shinzō' by Dr Michael J. Green‘Le Japon en 100 questions : Un modèle en déclin ?' (‘Japan in 100 questions: a model in decline?') by Dr Valérie NiquetWe hope you enjoy the episode and please follow, rate, and subscribe to Japan Memo on the podcast platform of your choice.Date of Recording: 16 March 2022Japan Memo is recorded and produced at the IISS in London. See acast.com/privacy for privacy and opt-out information.