Podcasts about rfi ti

  • 8PODCASTS
  • 472EPISODES
  • 10mAVG DURATION
  • 5WEEKLY NEW EPISODES
  • Apr 7, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about rfi ti

Latest podcast episodes about rfi ti

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam : “Bạn” hay “thù” trong chính sách đánh thuế của Trump ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Apr 7, 2025 9:38


Ngày 02/04/2025, tổng thống Donald Trump tuyên bố “giải phóng” nước Mỹ khỏi 50 năm bị cả thế giới lừa đảo. Ông cáo buộc : “Bạn của chúng ta còn tệ hơn cả kẻ thù của chúng ta”. Việt Nam được ông Trump đánh giá là “nước đàm phán tài ba” và ông “thích đất nước này” nhưng vẫn quyết định đánh thuế 46%, chỉ một nửa mức 90% mà Việt Nam đánh vào hàng Mỹ theo tính toán của Nhà Trắng. Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, cùng với Trung Quốc, Cam Bốt, Lào, Indonesia, Miến Điện. Theo một số chuyên gia, được trang VnExpress trích dẫn ngày 03/04, các ngành có tỷ trọng xuất cao sang Mỹ cũng là các nhóm chịu tác động lớn từ mức thuế 46% : thủy sản, nhựa, cao su, gỗ, nội thất, giấy bột, dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, linh kiện, điện tử...Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và hoạt động xuất khẩu chiếm đến đến 85% GDP đất nước. Tại sao Việt Nam lại bị áp mức thuế cao 46% ? Nền kinh tế và sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động lớn đến mức nào ? Việt Nam có thể thuyết phục được chính quyền Trump xem xét lại mức thuế ?RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Hubert Testard, chuyên gia về châu Á và các thách thức kinh tế quốc tế, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á.RFI : Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng thuế đối ứng với 180 nước trên thế giới cùng với biểu thuế đánh vào mỗi nước. Tỷ lệ này được tính như thế nào ?Hubert Testard : Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ - USTR đã công bố một tài liệu giải thích cách họ thực hiện tính toán. Đây là một tài liệu phức tạp với nhiều phương trình nên mọi thứ không thực sự rõ ràng. Nhưng điểm nổi bật trong tài liệu này là USTR không chỉ tính đến sự chênh lệch về thuế quan giữa các nước mà còn tính đến tầm quan trọng của thương mại song phương và giá cả liên quan đến hàng nhập khẩu Mỹ. Có nghĩa là họ cũng nghiên cứu xem mức thuế quan của mỗi nước làm giảm lượng hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ bao nhiêu. Cho nên đây là phép tính khá phức tạp.Tôi cho rằng những tính toán đó rất tùy tiện vì nó bao gồm cả những đánh giá về các biện pháp phi thuế quan mà về bản chất là rất phức tạp. Ví dụ, nếu một quốc gia có những yêu cầu khá cao về an toàn thực phẩm, như trường hợp của Úc, đất nước rất khắt khe về nhập khẩu nông sản vì lý do an toàn, còn Hoa Kỳ thì coi đó là một trở ngại, sau đó quy đổi thành thuế quan. Cho nên, trên thực tế, quyết định đó rất võ đoán.RFI : Tổng thống Trump áp mức thuế 46% đối với sản phẩm của Việt Nam. Nên giải thích như thế nào về mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam ?Hubert Testard : Thông thường mức chênh lệch trung bình về thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không quá cao. Và trên thực tế, thuế trung bình của Việt Nam thấp hơn một chút so với thuế của Mỹ. Trường hợp này không đúng với một số sản phẩm, ví dụ ô tô hoặc nông phẩm mà Việt Nam áp dụng khá nhiều loại thuế hải quan. Nhưng thuế hải quan của Việt Nam nhìn chung không quá cao.Vậy phải giải thích thế nào về tỉ lệ 46% ? Tôi cho là chủ yếu do khối lượng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ và quy mô thặng dư thương mại của Việt Nam. Có nghĩa là Việt Nam mua rất ít sản phẩm Mỹ nhưng lại bán rất nhiều cho Hoa Kỳ. Và đó là lý do tại sao Việt Nam bị đánh thuế rất nặng. Tổng thống Trump nói đến thuế đối ứng nhưng thực ra, lập luận của chính quyền Mỹ chủ yếu dựa trên tầm mức trao đổi thương mại và quy mô của thâm hụt thương mại.Đọc thêmTăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT TrumpRFI : Ngoài ra, liệu yếu tố Trung Quốc có nằm trong quyết định áp mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam không ? Một số nước Đông Nam Á cũng bị áp thuế cao như Việt Nam có phải do là điểm trung chuyển để tái xuất hàng hóa Trung Quốc ?Hubert Testard : Cũng có thể là có vai trò nào đó. Nhưng tôi không cho đó là yếu tố chính bởi vì không phải tất cả hàng Việt Nam xuất khẩu đều là hàng Trung Quốc đội lốt. Có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu được sản xuất từ ​​các nhà máy do Hàn Quốc, Nhật Bản thành lập hoặc của nhiều nước khác và cũng từ các nhà máy của Việt Nam.Tôi không nghĩ Trung Quốc là yếu tố chính mà do thực tế là Việt Nam có thặng dư rất lớn với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới có thặng dư thương lớn với Mỹ và đó là lý do chính khiến Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.RFI : Trước khi tổng thống Trump công bố loạt thuế mới, đã có thông tin là một phái đoàn Việt Nam sẽ tới Hoa Kỳ ngay cuối tuần, từ ngày 06/04. Hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet sẽ gặp Boeing còn phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tới Washington. Việt Nam có thể đàm phán như thế nào với chính quyền Trump ?Hubert Testard : Việt Nam đã có những biện pháp về hàng xuất khẩu của Mỹ, như giảm thuế quan đối với khí tự nhiên hóa lỏng, ô tô. Việt Nam đã có nhiều động thái nhưng chưa có tác động gì cho đến nay và vẫn chưa thay đổi được điều gì. Vậy điều này được hiểu như thế nào ? Có khả năng là chính quyền Trump sẽ yêu cầu nhân nhượng nhiều hơn và giải thích với phái đoàn Việt Nam rằng như vậy là chưa đủ và Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để thay đổi tình hình. Vì vậy, sẽ còn phải chờ vào giai đoạn đàm phán.Xin nhắc lại là vào năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Trump, chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều loại thuế quan, nhưng chủ yếu đánh vào các sản phẩm thép, nhôm và một số mặt hàng tiêu dùng. Trong thời gian đầu, tất cả đều bị đánh thuế. Tiếp theo, trong giai đoạn thứ hai, ông Trump đã đàm phán nhượng bộ và miễn trừ cho từng quốc gia. Hầu hết các nước được hưởng biện pháp này, ngoại trừ Trung Quốc.Đọc thêmTT Mỹ Donald Trump thông báo đánh thuế 25 % nhôm và thép nhập khẩuVì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả các nước đều hy vọng rằng tiến trình tương tự có thể sẽ diễn ra. Các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến kết quả. Nhưng hiện giờ, tiêu chuẩn đặt ra cao hơn nhiều so với trước đây. Mức thuế quan 10% đã được quyết định áp dụng cho toàn thế giới, ngay cả Úc, Anh, Singapore… chẳng hạn cũng chịu mức thuế 10%. Cho nên, theo tôi, mức thuế hải quan 10% sẽ được giữ nguyên bởi vì đó là số tiền mà chính quyền Trump muốn thu hồi (thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2024 là 1.200 tỷ đô la) để có thể tài trợ cho việc cắt giảm thuế. Sau đó là phần có thể thương lượng. Và hiện giờ, rất khó để có thể đoán chuyện gì sẽ xảy ra về phần có thể thương lượng được này.Vấn đề hiện nay là Hoa Kỳ sẽ phải đàm phán với không biết bao nhiêu nước. Tôi cho là khả năng đàm phán của USTR không phải là vô hạn, cho nên họ có thể sẽ chọn từng quốc gia một và việc này sẽ mất thời gian. Do đó, trong thời gian đầu, các mức thuế trên 10% vẫn được áp dụng từ ngày 09/04. Tình trạng này dự kiến ​​sẽ kéo dài trong một thời gian.RFI : Mức thuế suất rất cao mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam có tác động đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác ở Đông Nam Á ?Hubert Testard : Có. Tác động đầu tiên, theo tôi, sẽ là về kinh tế khi chúng ta biết rằng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 25% GDP của Việt Nam. Cú sốc sẽ rất dữ dội, xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Vì vậy, GDP của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Có thể thấy tác động đầu tiên sẽ là một cú sốc kinh tế, chắc chắn sẽ rất lớn đối với trường hợp của Việt Nam.Thứ hai, xét về mặt cạnh tranh, vấn đề này khá phức tạp vì mỗi nước bị áp mức thuế khác nhau. So với Trung Quốc thì không có thay đổi nhiều vì mức thuế mà Mỹ áp dụng với Việt Nam là tương đương với Trung Quốc. Tháng 03/2025, Trung Quốc đã bị đánh thuế 20%, cho nên với mức thuế bổ sung 34% thì Trung Quốc đang chịu hơn 50%. Do đó, Việt Nam so với Trung Quốc thì không có cú sốc cạnh tranh nào.Đọc thêmViệt Nam sẵn sàng nhập thêm nông sản Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan mới của TT TrumpTuy nhiên, so với các nước khác thì sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động. Ví dụ trong ngành dệt may, vải sợi, một số nước như Ấn Độ, Bangladesh có mức thuế thấp hơn đáng kể so với Việt Nam. Vì vậy có thể có một số tác động về việc điều chuyển hàng xuất khẩu từ nước này sang nước khác. Những công ty lớn như Nike có thể điều chỉnh lại một chút cơ sở công nghiệp của họ trong khu vực, nhưng việc này cũng cần thời gian. Tôi cũng không chắc là họ sẽ sớm tiến hành vì trước tiên họ sẽ xem xét liệu mỗi nước có thể đàm phán được điều gì.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia Hubert Testard, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á.Việt Nam dưới sức ép đàm phán với “đối tác chiến lược toàn diện” MỹNgay sau tổng thống Trump thông báo biểu thuế, chính phủ Việt Nam lập tổ phản ứng nhanh, vừa trấn an công luận, vừa ghi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, nhất là những đơn vị xuất khẩu lớn. Hai ngày sau, ngày 04/04, tổng bí thư Tô Lâm điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc điện đàm được ông Trump đánh giá trên mang Truth Social là “rất hiệu quả” và “Việt Nam muốn cắt giảm thuế quan (đối với hàng nhập khẩu Mỹ) xuống 0% nếu họ có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ”.Truyền thông trong nước đánh giá đây là “bước đi đúng đắn và thông minh” vì “Việt Nam không chỉ tránh đối đầu với chính quyền tổng thống Trump”. “Bước đi này (hy vọng) giúp duy trì xuất khẩu sang Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 136 tỷ đô la năm 2024 - đồng thời mở đường cho hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản và công nghệ, vào Việt Nam với giá cạnh tranh hơn”.Đọc thêmHà Nội muốn Mỹ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt NamTuy nhiên, quyết định nằm trong tay chính quyền tổng thống Trump. Nhiệm vụ thuyết phục người đứng đầu Nhà Trắng được giao cho phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đến Mỹ công tác từ 06-14/04. Nếu bị đánh thuế 46%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 8%, theo thẩm định của công ty Bảo Minh - BMI, được Reuters trích dẫn ngày 06/04. Và nếu bị áp mức thuế thấp nhất là 10%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 0,85%. Về lâu dài, chính phủ, cũng như giới chuyên gia cho rằng Việt Nam cần “mở rộng, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng, thúc đẩy và khai thác thị trường nội địa hóa”. Theo thủ tướng Phạm Minh Chính, cú sốc lần này cũng “là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo” và hướng đến những thị trường xuất khẩu mới.

Tạp chí Việt Nam
Việt Nam : “Bạn” hay “thù” trong chính sách đánh thuế của Trump ?

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Apr 7, 2025 9:38


Ngày 02/04/2025, tổng thống Donald Trump tuyên bố “giải phóng” nước Mỹ khỏi 50 năm bị cả thế giới lừa đảo. Ông cáo buộc : “Bạn của chúng ta còn tệ hơn cả kẻ thù của chúng ta”. Việt Nam được ông Trump đánh giá là “nước đàm phán tài ba” và ông “thích đất nước này” nhưng vẫn quyết định đánh thuế 46%, chỉ một nửa mức 90% mà Việt Nam đánh vào hàng Mỹ theo tính toán của Nhà Trắng. Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, cùng với Trung Quốc, Cam Bốt, Lào, Indonesia, Miến Điện. Theo một số chuyên gia, được trang VnExpress trích dẫn ngày 03/04, các ngành có tỷ trọng xuất cao sang Mỹ cũng là các nhóm chịu tác động lớn từ mức thuế 46% : thủy sản, nhựa, cao su, gỗ, nội thất, giấy bột, dệt may, giày dép, máy móc, thiết bị, linh kiện, điện tử...Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và hoạt động xuất khẩu chiếm đến đến 85% GDP đất nước. Tại sao Việt Nam lại bị áp mức thuế cao 46% ? Nền kinh tế và sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động lớn đến mức nào ? Việt Nam có thể thuyết phục được chính quyền Trump xem xét lại mức thuế ?RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Hubert Testard, chuyên gia về châu Á và các thách thức kinh tế quốc tế, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á.RFI : Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng thuế đối ứng với 180 nước trên thế giới cùng với biểu thuế đánh vào mỗi nước. Tỷ lệ này được tính như thế nào ?Hubert Testard : Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ - USTR đã công bố một tài liệu giải thích cách họ thực hiện tính toán. Đây là một tài liệu phức tạp với nhiều phương trình nên mọi thứ không thực sự rõ ràng. Nhưng điểm nổi bật trong tài liệu này là USTR không chỉ tính đến sự chênh lệch về thuế quan giữa các nước mà còn tính đến tầm quan trọng của thương mại song phương và giá cả liên quan đến hàng nhập khẩu Mỹ. Có nghĩa là họ cũng nghiên cứu xem mức thuế quan của mỗi nước làm giảm lượng hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ bao nhiêu. Cho nên đây là phép tính khá phức tạp.Tôi cho rằng những tính toán đó rất tùy tiện vì nó bao gồm cả những đánh giá về các biện pháp phi thuế quan mà về bản chất là rất phức tạp. Ví dụ, nếu một quốc gia có những yêu cầu khá cao về an toàn thực phẩm, như trường hợp của Úc, đất nước rất khắt khe về nhập khẩu nông sản vì lý do an toàn, còn Hoa Kỳ thì coi đó là một trở ngại, sau đó quy đổi thành thuế quan. Cho nên, trên thực tế, quyết định đó rất võ đoán.RFI : Tổng thống Trump áp mức thuế 46% đối với sản phẩm của Việt Nam. Nên giải thích như thế nào về mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam ?Hubert Testard : Thông thường mức chênh lệch trung bình về thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không quá cao. Và trên thực tế, thuế trung bình của Việt Nam thấp hơn một chút so với thuế của Mỹ. Trường hợp này không đúng với một số sản phẩm, ví dụ ô tô hoặc nông phẩm mà Việt Nam áp dụng khá nhiều loại thuế hải quan. Nhưng thuế hải quan của Việt Nam nhìn chung không quá cao.Vậy phải giải thích thế nào về tỉ lệ 46% ? Tôi cho là chủ yếu do khối lượng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ và quy mô thặng dư thương mại của Việt Nam. Có nghĩa là Việt Nam mua rất ít sản phẩm Mỹ nhưng lại bán rất nhiều cho Hoa Kỳ. Và đó là lý do tại sao Việt Nam bị đánh thuế rất nặng. Tổng thống Trump nói đến thuế đối ứng nhưng thực ra, lập luận của chính quyền Mỹ chủ yếu dựa trên tầm mức trao đổi thương mại và quy mô của thâm hụt thương mại.Đọc thêmTăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT TrumpRFI : Ngoài ra, liệu yếu tố Trung Quốc có nằm trong quyết định áp mức thuế cao như vậy đối với Việt Nam không ? Một số nước Đông Nam Á cũng bị áp thuế cao như Việt Nam có phải do là điểm trung chuyển để tái xuất hàng hóa Trung Quốc ?Hubert Testard : Cũng có thể là có vai trò nào đó. Nhưng tôi không cho đó là yếu tố chính bởi vì không phải tất cả hàng Việt Nam xuất khẩu đều là hàng Trung Quốc đội lốt. Có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu được sản xuất từ ​​các nhà máy do Hàn Quốc, Nhật Bản thành lập hoặc của nhiều nước khác và cũng từ các nhà máy của Việt Nam.Tôi không nghĩ Trung Quốc là yếu tố chính mà do thực tế là Việt Nam có thặng dư rất lớn với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới có thặng dư thương lớn với Mỹ và đó là lý do chính khiến Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.RFI : Trước khi tổng thống Trump công bố loạt thuế mới, đã có thông tin là một phái đoàn Việt Nam sẽ tới Hoa Kỳ ngay cuối tuần, từ ngày 06/04. Hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet sẽ gặp Boeing còn phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tới Washington. Việt Nam có thể đàm phán như thế nào với chính quyền Trump ?Hubert Testard : Việt Nam đã có những biện pháp về hàng xuất khẩu của Mỹ, như giảm thuế quan đối với khí tự nhiên hóa lỏng, ô tô. Việt Nam đã có nhiều động thái nhưng chưa có tác động gì cho đến nay và vẫn chưa thay đổi được điều gì. Vậy điều này được hiểu như thế nào ? Có khả năng là chính quyền Trump sẽ yêu cầu nhân nhượng nhiều hơn và giải thích với phái đoàn Việt Nam rằng như vậy là chưa đủ và Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để thay đổi tình hình. Vì vậy, sẽ còn phải chờ vào giai đoạn đàm phán.Xin nhắc lại là vào năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Trump, chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều loại thuế quan, nhưng chủ yếu đánh vào các sản phẩm thép, nhôm và một số mặt hàng tiêu dùng. Trong thời gian đầu, tất cả đều bị đánh thuế. Tiếp theo, trong giai đoạn thứ hai, ông Trump đã đàm phán nhượng bộ và miễn trừ cho từng quốc gia. Hầu hết các nước được hưởng biện pháp này, ngoại trừ Trung Quốc.Đọc thêmTT Mỹ Donald Trump thông báo đánh thuế 25 % nhôm và thép nhập khẩuVì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả các nước đều hy vọng rằng tiến trình tương tự có thể sẽ diễn ra. Các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến kết quả. Nhưng hiện giờ, tiêu chuẩn đặt ra cao hơn nhiều so với trước đây. Mức thuế quan 10% đã được quyết định áp dụng cho toàn thế giới, ngay cả Úc, Anh, Singapore… chẳng hạn cũng chịu mức thuế 10%. Cho nên, theo tôi, mức thuế hải quan 10% sẽ được giữ nguyên bởi vì đó là số tiền mà chính quyền Trump muốn thu hồi (thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2024 là 1.200 tỷ đô la) để có thể tài trợ cho việc cắt giảm thuế. Sau đó là phần có thể thương lượng. Và hiện giờ, rất khó để có thể đoán chuyện gì sẽ xảy ra về phần có thể thương lượng được này.Vấn đề hiện nay là Hoa Kỳ sẽ phải đàm phán với không biết bao nhiêu nước. Tôi cho là khả năng đàm phán của USTR không phải là vô hạn, cho nên họ có thể sẽ chọn từng quốc gia một và việc này sẽ mất thời gian. Do đó, trong thời gian đầu, các mức thuế trên 10% vẫn được áp dụng từ ngày 09/04. Tình trạng này dự kiến ​​sẽ kéo dài trong một thời gian.RFI : Mức thuế suất rất cao mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam có tác động đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác ở Đông Nam Á ?Hubert Testard : Có. Tác động đầu tiên, theo tôi, sẽ là về kinh tế khi chúng ta biết rằng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 25% GDP của Việt Nam. Cú sốc sẽ rất dữ dội, xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Vì vậy, GDP của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Có thể thấy tác động đầu tiên sẽ là một cú sốc kinh tế, chắc chắn sẽ rất lớn đối với trường hợp của Việt Nam.Thứ hai, xét về mặt cạnh tranh, vấn đề này khá phức tạp vì mỗi nước bị áp mức thuế khác nhau. So với Trung Quốc thì không có thay đổi nhiều vì mức thuế mà Mỹ áp dụng với Việt Nam là tương đương với Trung Quốc. Tháng 03/2025, Trung Quốc đã bị đánh thuế 20%, cho nên với mức thuế bổ sung 34% thì Trung Quốc đang chịu hơn 50%. Do đó, Việt Nam so với Trung Quốc thì không có cú sốc cạnh tranh nào.Đọc thêmViệt Nam sẵn sàng nhập thêm nông sản Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan mới của TT TrumpTuy nhiên, so với các nước khác thì sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị tác động. Ví dụ trong ngành dệt may, vải sợi, một số nước như Ấn Độ, Bangladesh có mức thuế thấp hơn đáng kể so với Việt Nam. Vì vậy có thể có một số tác động về việc điều chuyển hàng xuất khẩu từ nước này sang nước khác. Những công ty lớn như Nike có thể điều chỉnh lại một chút cơ sở công nghiệp của họ trong khu vực, nhưng việc này cũng cần thời gian. Tôi cũng không chắc là họ sẽ sớm tiến hành vì trước tiên họ sẽ xem xét liệu mỗi nước có thể đàm phán được điều gì.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia Hubert Testard, tổng biên tập báo mạng Asialyst chuyên về châu Á.Việt Nam dưới sức ép đàm phán với “đối tác chiến lược toàn diện” MỹNgay sau tổng thống Trump thông báo biểu thuế, chính phủ Việt Nam lập tổ phản ứng nhanh, vừa trấn an công luận, vừa ghi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, nhất là những đơn vị xuất khẩu lớn. Hai ngày sau, ngày 04/04, tổng bí thư Tô Lâm điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc điện đàm được ông Trump đánh giá trên mang Truth Social là “rất hiệu quả” và “Việt Nam muốn cắt giảm thuế quan (đối với hàng nhập khẩu Mỹ) xuống 0% nếu họ có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ”.Truyền thông trong nước đánh giá đây là “bước đi đúng đắn và thông minh” vì “Việt Nam không chỉ tránh đối đầu với chính quyền tổng thống Trump”. “Bước đi này (hy vọng) giúp duy trì xuất khẩu sang Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 136 tỷ đô la năm 2024 - đồng thời mở đường cho hàng hóa Mỹ, đặc biệt là nông sản và công nghệ, vào Việt Nam với giá cạnh tranh hơn”.Đọc thêmHà Nội muốn Mỹ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao ở Việt NamTuy nhiên, quyết định nằm trong tay chính quyền tổng thống Trump. Nhiệm vụ thuyết phục người đứng đầu Nhà Trắng được giao cho phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đến Mỹ công tác từ 06-14/04. Nếu bị đánh thuế 46%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 8%, theo thẩm định của công ty Bảo Minh - BMI, được Reuters trích dẫn ngày 06/04. Và nếu bị áp mức thuế thấp nhất là 10%, GDP của Việt Nam sẽ bị mất 0,85%. Về lâu dài, chính phủ, cũng như giới chuyên gia cho rằng Việt Nam cần “mở rộng, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng, thúc đẩy và khai thác thị trường nội địa hóa”. Theo thủ tướng Phạm Minh Chính, cú sốc lần này cũng “là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo” và hướng đến những thị trường xuất khẩu mới.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Chống di dân bất hợp pháp : Pháp thắt chặt điều kiện nhập cư và quá trình hội nhập

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Apr 4, 2025 9:19


Pháp thắt chặt kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp và nhập cư nói chung sau nhiều vụ giết người, khủng bố mà thủ phạm là người nhập cư bất hợp pháp và là đối tượng bị trục xuất. Theo thông tư về “cho phép lưu trú đặc biệt” được bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau công bố ngày 24/01/2025, để được hợp thức hóa giấy tờ, người nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống ở Pháp 7 năm thay vì 5 năm như trước, có việc làm và chứng chỉ tiếng Pháp theo yêu cầu. Bản hướng dẫn dài 3 trang gửi đến các tỉnh trưởng, nhấn mạnh : “Việc cho phép lưu trú đặc biệt (AES) dành cho người nhập cư bất hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. AES không phải là con đường thông thường để nhập cư và được quyền cư trú”. Cụ thể, thông tư tập trung hai mục tiêu chính : thắt chặt điều kiện về hợp pháp hóa giấy tờ đối với người nhập cư bất hợp pháp ; tăng cường yêu cầu hòa nhập vào xã hội, trong đó có đòi hỏi về trình độ ngôn ngữ.Hợp thức hóa theo tiêu chí lao độngỞ điểm thứ nhất, thông tư yêu cầu các tỉnh trưởng tập trung hợp thức hóa giấy tờ cho lao động nhập cư trong các ngành nghề thiếu nhân lực, trái ngược với việc hợp thức hóa giấy tờ theo diện cá nhân và đoàn tụ gia đình tại Pháp, cho đến nay vẫn được ưu tiên và chiếm đa số. Đối với các đối tượng khác, điều kiện cho phép lưu trú bị thắt chặt hơn nhiều.Thực ra, việc hợp thức hóa giấy tờ cho nhân viên các ngành thiếu lao động đã được quy định trong Luật Di trú ngày 26/01/2024, gồm ba điều kiện chính : sống tại Pháp 3 năm, có thâm niên 12 tháng làm việc và làm một trong các nghề thiếu lao động được ghi trong danh sách ban hành theo sắc lệnh. Tuy nhiên, vẫn trong các ngành nghề thiếu lao động, một người nhập cư bất hợp pháp “làm chui” sẽ phải đáp ứng yêu cầu “sống tại Pháp 7 năm”, thay vì 5 năm như hiện nay.Đọc thêmPháp trù tính nhập cư lao động đối với những ngành nghề thiếu nhân côngTrả lời RFI Tiếng Việt, ông Felix Guyon, đại diện của THOT, trường dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và người xin tị nạn, vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), đánh giá :“Thông tư Valls (bộ trưởng Nội Vụ 2012-2014) có giá trị cho đến tháng 01/2025, đòi hỏi lao động nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống tại Pháp 5 năm và làm việc 2 năm rưỡi. Và hiện giờ là yêu cầu 7 năm sống tại Pháp. Đây là một biện pháp thắt chặt rất cứng rắn. Và chúng tôi thấy đây là món quà dành cho những ông chủ vô đạo đức vì họ có thể giữ những người lao động không giấy tờ sống trong tình trạng bất hợp pháp, không có quyền lợi trong thời gian dài hơn. Thông tư Retailleau thắt chặt hơn rất nhiều”.Phải có chứng chỉ tiếng Pháp theo loại hình thẻ cư trúNgoài điều kiện sống tại Pháp 7 năm, các tỉnh trưởng sẽ phải đánh giá trình độ tiếng Pháp của người nhập cư thông qua “bằng cấp của Pháp hoặc chứng chỉ ngôn ngữ”. Điều kiện này sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2025 cho tất cả những người nước ngoài xin thẻ cư trú, thay vì chỉ cần “có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp” là đủ như đang áp dụng. Điều kiện ngặt nghèo này cũng bị ông Felix Guyon chỉ trích :“Đó là một trở ngại cho những người nước ngoài đang sống bất hợp pháp ở Pháp, mà thực ra là đối với cả những người sống hợp pháp, bởi vì tiếng Pháp đang được Nhà nước sử dụng như một công cụ cho chính sách kiểm soát ngày càng gay gắt hơn và được tiếp tục kể từ đầu những năm 2010 với các yêu cầu ngày càng cao hơn mà không hẳn mang tính xây dựng. Trên thực tế, luật mới này sẽ làm tăng đáng kể yêu cầu kiểm tra tiếng Pháp. Để có được giấy phép cư trú nhiều năm, từ giờ sẽ phải có trình độ A2, để có được thẻ thường trú nhân thì cần có trình độ nâng cao B1, và để được nhập tịch quốc tịch Pháp thì phải có trình độ B2. Đó là những trình độ rất cao.Đó là lý do tôi nói rằng yêu cầu mới sẽ ảnh hưởng đến những người sống bất hợp pháp cũng như hợp pháp. Ví dụ như những người có giấy phép cư trú tạm thời một năm, họ sẽ không thể tiếp tục được cấp thẻ cư trú 1 năm sau ba lần có thẻ này và họ sẽ không thể nộp đơn nữa. Điều đó có nghĩa là họ sẽ phải nộp đơn xin thẻ cư trú nhiều năm nhưng không phải ai cũng có thể có được trình độ tiếng Pháp A2 theo yêu cầu vì họ không đi học hoặc không có thời gian luyện tập vì có con nhỏ chẳng hạn. Và những người này sẽ thuộc diện có thể bị trục xuất cho dù họ đã ở Pháp nhiều năm, hòa nhập hoàn toàn, giao tiếp thoải mái bằng tiếng Pháp nhưng không hẳn là viết tốt, cho nên họ sẽ không thể đạt được trình độ A2. Trình độ này có thể là dễ đạt được đối với những người đi học, nhưng đối với những người bỏ học từ nhỏ, thì để đạt được đến những trình độ như vậy cần đến hàng nghìn giờ học tập. Hơn nữa, kể cả những người sống và làm việc tại Pháp từ lâu, giao tiếp thoải mái hàng ngày bằng tiếng Pháp nhưng lại không quen với hình thức kiểm tra, cũng thấy khó khi làm bài trắc nghiệm theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, lệ phí thi trình độ A2 là khoảng 150 euro và không có gì bảo đảm chắc chắn sẽ thành công. Đối với chúng tôi, những biện pháp này thực sự là một trở ngại tạo thêm tình trạng bấp bênh và người nhập cư không giấy tờ”.Đọc thêmDự luật nhập cư ở Pháp: Cấp giấy tờ cho người lao động hay trục xuất « những kẻ khủng bố » ?Yêu cầu trình độ ngôn ngữ cao nhưng thiếu cơ sở đào tạoThực ra, yêu cầu về chứng chỉ ngôn ngữ đã được quy định trong Luật Di trú nhưng chưa được áp dụng triệt để. Đối với người nhập cư bất hợp pháp, đòi hỏi về ngôn ngữ là rào cản lớn vì bản thân họ không có điều kiện theo học. Còn đối với người nước ngoài đến Pháp hợp pháp, ngay khi làm thủ tục ở Văn phòng Nhập cư và Hội nhập Pháp - OFFI (Office français de l'immigration et de l'intégration), họ được học tiếng Pháp miễn phí. Tuy nhiên, chương trình này cũng bị cắt giảm. Ông Felix Guyon cho rằng chính quyền “luôn yêu cầu trình độ cao hơn ở người nước ngoài nhưng lại không cung cấp phương tiện để thực hiện điều đó”.“OFII - cơ quan Nhà nước - đang trong quá trình thay đổi lớn. Từ năm 2007 có các chương trình dạy tiếng Pháp trực tiếp với giáo viên. Mọi người có thể có tới 600 giờ học tiếng Pháp để đạt trình độ A1. Đúng là hệ thống này không hoàn hảo, do các nhóm không hẳn có chung trình độ, đôi khi có những nhóm rất đông học viên nên rất khó để tiến bộ, nhưng nhờ có giáo viên mà giúp người nước ngoài làm quen với tiếng Pháp.Nhưng kể từ tháng 07/2025, OFII áp dụng cách dạy và học mới. Chỉ những người không biết đọc, biết viết và ở trình độ mới bắt đầu mới có thể tiếp tục được học trực tiếp tại cơ sở với giáo viên. Đa phần còn lại sẽ phải học trực tuyến 100% trên nền tảng kỹ thuật số mà không có giáo viên.Vì vậy, đối với chúng tôi, khó có thể yêu cầu người nước ngoài hòa nhập khi mà một mình ngồi trước máy tính, hoặc chưa chắc đã có máy tính, máy tính bảng hoặc có kết nối internet tốt. Đối với chúng tôi, đây thực sự là dấu hiệu rút lui của Nhà nước. Điều kiện đào tạo của Nhà nước ngày càng sụt giảm nhưng lại đòi hỏi trình độ ngày càng cao hơn. Tất nhiên, vẫn còn những hiệp hội và tổ chức đào tạo như THOT. Nhưng trên thực tế, chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng liên tục cắt giảm hỗ trợ tài chính, trợ cấp. Và ngày càng khó để có được những khoản trợ cấp này và tạo điều kiện học tập tốt cho mọi người. Trên thực tế, gánh nặng học tiếng Pháp thực sự đè lên vai người nước ngoài và chúng ta biết rằng họ thường bị yếu thế, bấp bênh hơn người Pháp. Vì vậy, đối với chúng tôi, đây thực sự là một dấu hiệu rất, rất xấu bởi vì người ta đang yêu cầu trình độ tiếng Pháp cao nhất với ít nguồn lực hơn, đẩy trách nhiệm cho người nước ngoài, chứ không đặt lên vai Nhà nước như cho đến nay”.Đọc thêmPháp thắt chặt nhập cư, áp dụng chính sách "quota" theo ngành nghềNên tách "trình độ tiếng Pháp" với "thẻ cư trú"Tiêu chí ngôn ngữ được yêu cầu từ lâu khi làm thẻ cư trú. Tuy nhiên, theo THOT, không nên bắt buộc là điều kiện tiên quyết vì phần lớn người nước ngoài đến Pháp đều muốn hòa nhập vào xã hội, muốn có cuộc sống bình thường và nói được tiếng Pháp. Ông Felix Guyon khuyến nghị một biện pháp hoàn toàn ngược lại :“Theo quan điểm của chúng tôi, khi tôi nói “chúng tôi”, có nghĩa là các hiệp hội hoạt động tại cơ sở với người nhập cư trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Việc đầu tiên yêu cầu người nhập cư hòa nhập rồi sau đó mới có tình hình ổn định và hợp pháp, theo chúng tôi, không nên làm theo cách đó. Trên thực tế, người nhập cư sẽ có được điều kiện tốt để học tiếng Pháp và đầu tư vào quyền công dân chỉ khi họ cảm thấy được chào đón và được học trong điều kiện tốt. Cho nên bắt phải học tiếng Pháp và phải đạt được trình độ nào đó, đối với chúng tôi, đó là biện pháp phản tác dụng, mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử và nhất là không có cơ sở. Vì vậy, điều mà chúng tôi yêu cầu, đặc biệt là trong một diễn đàn được đăng trên nhật báo Le Monde vào tháng 12/2024, là tách “trình độ tiếng Pháp” với “thẻ cư trú”. Chúng tôi yêu cầu xem việc học tiếng Pháp là một quyền lợi chứ không phải là nghĩa vụ. Đối với chúng tôi, điều này thực sự rất quan trọng. Cho nên chúng tôi yêu cầu dỡ bỏ các nghĩa vụ về ngôn ngữ, bảo đảm quyền học tiếng Pháp cho mọi người và huy động nguồn lực cho việc này, ngay từ giai đoạn nộp đơn xin tị nạn để mọi người có thể tiếp cận các khóa đào tạo thực sự phù hợp với nhu cầu của họ.Bởi vì mỗi người đều có một cuộc sống, một sự nghiệp khác nhau và điều quan trọng là nó phải phù hợp với thực tế kinh tế, với thực tế nghề nghiệp của mỗi người. Yêu cầu đó đầy tham vọng, nhưng với chúng tôi, chỉ có cách đó mới dẫn đến thành công cho chính sách hội nhập và chính sách ngôn ngữ hội nhập sẽ có hiệu quả. Điều này hoàn toàn ngược lại với lập luận mà Nhà nước đã tiến hành từ năm 2010, thậm chí là trước đó”.Trong trường hợp không đủ các điều kiện trên, người nước ngoài sẽ trở thành “đối tượng bị buộc rời khỏi lãnh thổ” (objet d'une obligation de quitter le territoire, OQTF), thời hạn của lệnh này được kéo dài từ 1 năm thành 3 năm kể từ Luật Di trú 2024. Thủ phạm những vụ giết người gây phẫn nộ trong công luận trong thời gian gần đây đều là người bị “buộc rời khỏi lãnh thổ Pháp”. Thêm vào đó là cơn bão Chido tràn qua Mayotte, tỉnh hải ngoại ở Ấn Độ Dương, đã phơi bày những bần cùng, tạm bợ trong các khu ổ chuột của di dân bất hợp pháp. Đó là một trong những lý do buộc chính phủ thắt chặt kiểm soát nhập cư.Đọc thêmPháp : Nhập cư có phải là nguồn căn của khủng bố ?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Tự chủ phòng thủ : Đức khó từ bỏ « ô an ninh » Mỹ

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Mar 27, 2025 9:34


Ngày 22/03/2025, Nghị Viện Đức cuối cùng đã thông qua kế hoạch đầu tư khổng lồ của thủ tướng tương lai Friedrich Merz. Cuộc cải cách này sẽ cho phép Đức thúc đẩy nhanh tiến trình tái vũ trang đất nước. Không còn là điều cấm kỵ, kể từ giờ Friedrich Merz nói đến một sự tự chủ chiến lược châu Âu, phát triển hệ thống phòng thủ chung châu Âu và thậm chí đề nghị thảo luận về việc mở rộng ô hạt nhân Pháp. Liệu nước Đức, dưới thời thủ tướng Friedich Merz có sẽ xoay lưng lại với Mỹ, đồng minh lâu năm của mình?Anh ninh : Nền tảng cơ bản cho quan hệ Đức – MỹTrong một bài diễn đàn đăng trên nhật báo Công giáo La Croix, ngày 24/02/2025, nhà nghiên cứu Marie Krpata, chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đã nhắc lại rằng, chính sách của thủ tướng Đức mãn nhiệm Olaf Scholz được đánh dấu bởi bài diễn văn nổi tiếng « Zeitenwende », « Thay đổi thời đại », ngày 27/02/2022, vài ngày sau khi nổ ra chiến tranh Ukraina, buộc nước Đức phải xem lại các nền tảng cơ bản của mình : Chi tiêu nhiều hơn cho quân sự, chấm dứt nhiều thập kỷ quan hệ chặt chẽ với Nga và thoát khỏi tình trạng phụ thuộc.Tuy nhiên, nhìn từ Pháp, chính sách này của ông Olaf Scholz thiên về phía Mỹ nhiều hơn là châu Âu, nghĩa là mua nhiều vũ khí của Mỹ hơn, một sự liên kết chặt chẽ giữa thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Mỹ Joe Biden trước Nga, về việc mở rộng NATO và cung cấp vũ khí cho Ukraina.Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà nghiên cứu Marie Krpata, trước hết nhắc lại đôi nét về quan hệ Đức – Hoa Kỳ :Marie Krpata : « Tôi nghĩ rằng điều quan trọng cần hiểu là Cộng hòa Liên bang Đức vào cuối Thế chiến thứ hai đã được xây dựng trên một mối liên kết xuyên Đại Tây Dương rất mạnh mẽ, có nghĩa là sự neo giữ của Đức trong phe phương Tây, cũng như là tư cách thành viên trong các định chế châu Âu – Đại Tây Dương. Đương nhiên, NATO đóng vai trò rất quan trọng, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ là bên bảo đảm chính cho an ninh của Đức thông qua 37.000 binh lính Mỹ đang đồn trú trên lãnh thổ Đức, đồng thời Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc răn đe hạt nhân. »Trump, J. D. Vance và bước rẽ ngoặt của ĐứcTuy nhiên, việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng một cách ngoạn mục đang đặt nhiều nghi vấn về mối quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ, cũng như là sự bảo đảm an ninh mà Mỹ dành cho Đức, vốn đã phần nào xuống cấp ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump.Thái độ nghi ngờ đó đã được thể hiện rõ trong bài phát biểu của ông Friedrich Merz ngay sau khi có kết quả thắng cử trong cuộc bỏ phiếu liên bang. Trái với lập trường trung lập cho đến hiện tại, khi chỉ nói đến « năng lực hành động », thủ tướng tương lai của Đức không những đề xuất tăng ngân sách quốc phòng từ 2% GDP lên mức 3%, mà còn kêu gọi, « độc lập chiến lược cho châu Âu », những từ ngữ cho đến nay bị xem là cấm kỵ.Trả lời RFI Tiếng Việt, bà Marie Krpata giải thích sự thay đổi giọng điệu này của Đức phần nào đến từ những động thái từ các quan chức tân chính quyền Trump những tháng gần đây, từ những lời đả kích của phó tổng thống Mỹ J.D. Vance ở Hội nghị An ninh Munich, màn hạ nhục tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ở Nhà Trắng ,cho đến những lời dọa dẫm của nguyên thủ Mỹ Donald Trump đối với Đức và các đồng minh châu Âu khác.Marie Krpata : « Thật vậy, điều chúng ta có thể nói là ngay từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đức đã xấu đi, vì ngay cả khi đó Donald Trump vẫn coi Đức như là « kẻ lữ hành bất chính » trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương và rằng Đức đang lợi dụng Hoa Kỳ. Ông đề cập đến thực tế là Đức có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Chúng ta có thể nhớ lại rằng vào năm 2024, thặng dư thương mại này là 63 tỷ euro .Rồi ông còn dọa sẽ rút quân đội Mỹ khỏi nước Đức. Ông áp thuế hải quan đối với thép và nhôm của châu Âu. Ông đe dọa sẽ áp thuế đối với ngành công nghiệp ô tô châu Âu, điều này rõ ràng sẽ tác động lớn đến ngành công nghiệp ô tô của Đức. Chúng ta đã trải nghiệm về nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, và cuối cùng là 4 năm của Joe Biden, về cơ bản chỉ là quãng lặng vì Joe Biden là người có tư tưởng chủ nghĩa Đại Tây Dương, và do vậy Đức vẫn luôn hướng về Mỹ. »« Zeitenwende 2.0 » : Thiên Mỹ hay châu Âu ?Trước sự « trở mặt » của Mỹ, như nhiều đánh giá từ giới chuyên gia tại Pháp, phiên bản « Zeitenwende 2.0 » của ông Friedrich Merz kêu gọi tự chủ chiến lược và cải cách ngân sách có đồng nghĩa với việc Đức sẽ đầu tư ồ ạt cho công nghiệp vũ khí châu Âu hay không ? Liệu Berlin có sẽ bỏ qua được các chiếc F-35 của Mỹ để thay thế bằng Rafale của Pháp, hay Gripen của Thụy Điển?Nếu như bà Marie Krpata nhìn nhận Đức có nhu cầu to lớn để cải thiện năng lực quân đội, thì khả năng Berlin từ bỏ đồng minh Washington hiện là điều khó thể, và không hợp lý. Trên làn sóng RFI Tiếng Việt, bà giải thích tiếp :Marie Krpata : « Chúng ta biết rằng trong quá khứ, Pháp đã thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng cường cơ sở công nghiệp quốc phòng châu Âu và ưu tiên vũ khí châu Âu, và trong quá khứ, Đức đã mua rất nhiều vũ khí của Mỹ, và quý đài đã đề cập đến F-35, máy bay chiến đấu của Mỹ, nhưng khi chiến tranh nổ ra ở Ukraina, Đức đã mua 35 tiêm kích F-35. Nhìn từ Pháp, điều đó đã gây ra một số thất vọng, vì Đức, Pháp và Tây Ban Nha đang nghiên cứu SCAF, Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai mà một số khía cạnh  cũng tương đương với F-35.Nhưng lập luận của Đức hoàn toàn hợp lý : Nước này đang mua những chiếc F-35 đã có sẵn, trong khi hệ thống chiến đấu trên không trong tương lai thì sớm nhất là đến năm 2040 mới có. Và rõ ràng, xét về khả năng răn đe hạt nhân, F-35 đặc biệt quan trọng. Chừng nào chưa có thỏa thuận về chia sẻ hạt nhân giữa Pháp và Đức, giống như các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Đức và Hoa Kỳ, SCAF và Rafale sẽ không thực sự là những lựa chọn thay thế tương đương với F-35. Vì vậy, Đức không thể tách khỏi Hoa Kỳ một cách dễ dàng như vậy, khả năng Đức rời xa Hoa Kỳ ở mức độ này là điều không mong muốn và không hợp lý. »Ba sự phụ thuộcTrong một bài ghi chú đăng trên mạng của Viện IFRI, nhà nghiên cứu Marie Krpata lưu ý rằng Đức phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ trong ba lĩnh vực : An ninh – Quốc phòng, Năng lượng và Thương mại. Liệu một trong ba yếu tố này có thể cản trở Friedrich Merz xích lại gần hơn với các đối tác châu Âu hay không, nhất là với láng giềng Pháp. Về điểm này, bà Marie Krpata giải thích:Marie Krpata : « Thực tế, phạm vi hành động của Đức đang bị thu hẹp vì nước này ngày càng phụ thuộc vào Mỹ về an ninh và quốc phòng kể từ khi chiến tranh ở Ukraina nổ ra, do Đức đã mua rất nhiều thiết bị quân sự của Mỹ. Mặt khác, về mặt năng lượng, kể từ khi tách khỏi Nga, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia thiết yếu trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Và sau đó, vào năm 2024, Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức, soán ngôi Trung Quốc.Vì vậy, đây là ba đòn bẩy mà Hoa Kỳ có thể sử dụng để tăng áp lực lên Đức và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ cố gắng bán thêm vũ khí cho Đức, bán thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Họ cũng có thể cố gắng ép Đức đồng tình với chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, cũng như là việc nới lỏng các quy định của châu Âu về bảo vệ khí hậu, về các vấn đề kỹ thuật số để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ tiếp cận thị trường châu Âu. »Cuối cùng, theo nữ chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: « Liệu trong bối cảnh này, nước Đức có bị cám dỗ hành động đơn độc và do đó cuối cùng sẽ để lợi ích của riêng nước Đức thắng thế, sẽ co cụm lại, hay nước sẽ thực sự chấp nhận một tầm nhìn chung của châu Âu về mọi thứ ? »RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà nghiên cứu Marie Krpata, chuyên gia về quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
EuroCham : Tinh giản hành chính nhưng cần nhanh, hiệu quả để Việt Nam tăng hấp lực

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Mar 24, 2025 9:29


Ngày 19/02/2025, Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước, từ 18 bộ xuống còn 14 bộ và từ 4 cơ quan ngang bộ xuống 3. Tiếp theo là sáp nhập tỉnh thành, sẽ phải hoàn tất trước ngày 30/08 và đi vào hoạt động từ tháng 09. “Cuộc cách mạng” hành chính cho phép Việt Nam nâng vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh từ năm 2018, Việt Nam được coi là nước hưởng lợi chính từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Việc tinh gọn bộ máy được Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu - EuroCham, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, đánh giá là tiền đề để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó khẳng định vị thế là trung tâm đầu tư của Đông Nam Á. Hoạt động từ năm 1998, EuroCham hiện là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 1.400 thành viên sử dụng hơn 150.000 lao động.Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 06/03/2025, phó chủ tịch Jean-Jacques Bouflet phụ trách Chính sách EuroCham đề cao quyết tâm của chính quyền Việt Nam nhưng ông cũng lưu ý cần phải khẩn trương và tiến hành một cách hiệu quả.RFI : Việt Nam tiến hành tinh giản bộ máy Nhà nước, được coi là "cuộc cách mạng lần thứ hai". Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) và các thành viên đánh giá biện pháp cải cách này như thế nào ? EuroCham và các thành viên được thông tin như thế nào về những thay đổi mà quá trình này mang lại ?Phó chủ tịch EuroCham Jean-Jacques Bouflet : Các doanh nghiệp tiếp đón thông tin tương đối tích cực. Chúng tôi cũng tiến hành một cuộc điều tra, được gọi là “chỉ số tin tưởng” của các doanh nghiệp (BCI), và nhìn chung cam kết của chính phủ được coi là một bước theo hướng tốt. 43% trên tổng số các doanh nghiệp thuộc Liên Hiệp Châu Âu cho rằng về lâu dài thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa, trong đó có việc thông qua các nền tảng kỹ thuật số và nhất là qua việc tinh giản bộ máy hành chính đang diễn ra. Tuy nhiên, 36% thành viên trong EuroCham vẫn bày tỏ quan ngại về những chậm trễ có thể xảy ra trong quá trình chuyển tiếp. Nhưng chúng ta cứ giữ lạc quan xem sao !Chúng tôi được thông tin như nào ư ? Chúng tôi có được ưu ái là có một buổi làm việc với thủ tướng Việt Nam ngày 02/03. Có hơn 50 người tham gia, trong đó có đại sứ Liên Hiệp Châu Âu, cũng như đại sứ nhiều nước thành viên. Chúng tôi đối thoại với thủ tướng Phạm Minh Chính cùng hai phó thủ tướng và rất nhiều bộ ngành liên quan. Ông Chính đã trình bày về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính để kích thích đầu tư vì đây là mục tiêu chính của cuộc cải cách. Sau buổi họp đó, EuroCham đã tổ chức nhiều sự kiện để thông tin đến các thành viên. Có thể thấy là cho đến nay đã có nhiều ý tưởng. Dĩ nhiên là sẽ còn phải chờ xem thực tế liệu những chủ trương đó có biến thành những cải cách cụ thể hay không. Nhưng dù sao cũng đã có ý tưởng.RFI : Sau khi cải cách được thông báo, cũng như sau cuộc họp với thủ tướng Việt Nam thì EuroCham trông đợi cụ thể điều gì ?Ông Jean-Jacques Bouflet : Điểm chính của cuộc cải cách là giảm đáng kể số lượng bộ. Nhiều bộ đã được hợp nhất, ví dụ bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, điều này cho thấy một bước đi và mong muốn đi theo hướng quá độ và chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, hoặc ví dụ bộ Kế Hoạch Đầu Tư được gộp vào bộ Tài Chính. Tôi nhớ không nhầm là từ 18 bộ xuống còn 14 bộ. Có thể thấy mong muốn tinh giản bộ máy Nhà nước và mặt khác chính phủ cũng tìm cách phi tập trung hóa, có nghĩa là một phần các thủ tục hành chính sẽ được áp dụng ở cấp địa phương, tại các tỉnh với khoảng 60 tỉnh ở Việt Nam, và điều này sẽ cho phép chúng tôi tiếp cận gần với các nhà ra quyết định hơn.Nói tóm lại, mục đích của đợt tinh giản bộ máy Nhà nước là giảm bớt thủ tục hành chính, khoảng 30% toàn bộ thủ tục, và thúc đẩy việc áp dụng để đẩy nhanh chính những thủ tục đó. 30% là con số ấn tượng nên chúng tôi đầy hy vọng. RFI : Cuộc cải cách này là một điều kiện tiên quyết để Việt Nam thu hút đầu từ nước ngoài. Nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ các thành viên của EuroCham, cần phải có những điều kiện nào khác để Việt Nam có thể khẳng định vị trí trung tâm đầu tư ở Đông Nam Á như tham vọng của chính phủ Việt Nam ?Ông Jean-Jacques Bouflet : Như tôi đề cập ở trên, điều mà EuroCham trông đợi, cũng là điều kiện chính đối với chúng tôi, để kích thích đầu tư của châu Âu vào Việt Nam, vẫn là giảm thủ tục hành chính, chấm dứt những phức tạp, chồng chéo và phân chia rải rác giữa các bộ ngành, cơ quan ở cấp trung ương cũng như địa phương. Nhiều khi cứ như lạc vào rừng rậm, thủ tục tích tụ, chồng chéo và phải vượt qua một số ngưỡng. Vì vậy cuộc cải cách này thực sự là cần thiết.Ngoài ra, như chúng ta đã biết, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký Hiệp định Tự do Thương mại và đang trong giai đoạn triển khai. Chúng tôi cũng mong giai đoạn này triển khai này giúp giải phóng thực sự điều kiện thâm nhập thị trường, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu được kết trái từ đầu tư vào Việt Nam. Về điểm này, tiếc là chúng tôi vẫn chưa nhận được sự phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư vì hiệp định này phải qua hai vòng phê chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu và của các nước thành viên. Hiện giờ vẫn còn khoảng 10 nước thành viên chưa phê chuẩn.Còn về bản thân Hiệp định Tự do Thương mại, điều quan trọng là hiệp định phải được áp dụng triệt để và theo đúng tinh thần. Có nghĩa là cần phải tránh để việc giảm thuế quan bị vi phạm hoặc bị bù lại bằng cách tăng thuế ở trong nước đối với sản phẩm đó hoặc bằng các rào cản kỹ thuật cho trao đổi thương mại.RFI : Các thành viên EuroCham đầu tư vào những lĩnh vực nào ở Việt Nam hiện nay, cũng như xu hướng đầu tư trong tương lai ? Ông Jean-Jacques Bouflet : EuroCham đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp châu Âu, ở cấp độ Liên Hiệp Châu Âu, do đó, lĩnh vực hoạt động của chúng tôi rất rộng. Chỉ riêng nội bộ EuroCham đã có khoảng 20 ủy ban chuyên ngành, từ dược phẩm, nông nghiệp, đến rượu vang, rượu mạnh hoặc điện tử cho nên mảng hoạt động rất rộng, trong lĩnh vực nhập khẩu bởi vì có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang Việt Nam, cũng như sản xuất, chiếm một phần quan trọng bởi vì chúng tôi cũng có rất nhiều thành viên sản xuất ở Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang Liên Hiệp Châu Âu hoặc sang các thị trường thứ ba.Liên quan đến việc sản xuất ở Việt Nam, lĩnh vực chủ đạo vẫn là đồ điện tử. Việt Nam đang giữ vị trí quan trọng về điểm này, dường như là điện tử giữ vị trí thứ nhất về xuất khẩu, vượt qua cả nông nghiệp. Cho dù châu Âu có thể ít mạnh hơn trong lĩnh vực này ở Việt Nam nhưng còn rất nhiều cơ hội đầu tư.Ngoài ra còn có cả quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tôn trọng môi trường hơn, vẫn được gọi là “Green Deal” và chúng tôi muốn thể hiện và khẳng định ở Việt Nam. Tôi phải nói là về điểm này, Việt Nam đã nắm được phần nào vị trí đầu tầu so với các nước đang phát triển khác trong vùng. Đó là những lĩnh vực mà chúng tôi đầu tư đặc biệt hơn. Chúng tôi có một ủy ban đặc trách “Green Growth” - tăng trưởng xanh - rất năng động. Chúng tôi đối thoại rất nhiều với chính quyền Việt Nam. Việt Nam đang hiện đại hóa lĩnh vực năng lượng bằng cách thúc đẩy các loại hình năng lượng tái tạo, cho dù chúng ta khởi động từ mức khá thấp, và tất cả các doanh nghiệp của chúng tôi tập trung, điều phối với nhau về những lĩnh vực đầy hứa hẹn như này. RFI : Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen dự kiến thăm Việt Nam. Ông có nghĩ là chuyến công du sẽ sớm diễn ra không ? Ông Jean-Jacques Bouflet : Chúng tôi hy vọng bà Ursula von der Leyen sớm đến thăm chúng tôi. Tôi nghĩ Việt Nam là một nhân tố quan trọng cho thương mại quốc tế và cho hợp tác đối tác giữa các nước phát triển như Liên Hiệp Châu Âu và những nền kinh tế mới đang trỗi dậy mạnh mẽ như Việt Nam. Tôi nghĩ là trong thời điểm phần nào xáo trộn như hiện nay, cần phải nhắc lại sự gắn bó vào hệ thống thương mại quốc tế dựa trên khuôn khổ luật pháp rõ ràng, dự đoán được và đa phương, các quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cũng như Hiệp định Tự do Thương mại như tôi đề cập ở trên. Điều này rất quan trọng ! Đúng là chuyến thăm của bà Ursula von der Leyen sẽ tượng trưng phần nào cho điểm trên. Ngoài ra, cũng đừng quên rằng Việt Nam là thị trường có 100 triệu dân, đó là đất nước có tiềm năng rất lớn và là một nhân tố chủ đạo cho việc phân bổ lao động quốc tế.Ngoài chuyến thăm của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chúng tôi cũng mong ủy viên thương mại châu Âu Maroš Šefčovič đến thăm để phát hành "Sách Trắng" mà chúng tôi vẫn soạn thảo hàng năm để trình bày những đề xuất với chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện trao đổi và đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Chúng tôi hy vọng năm nay ông Maroš Šefčovič đứng ra chủ trì buổi lễ này. Có thể thấy là mọi chuyện đang đi vào quy củ với Việt Nam theo chiều hướng năng động được hình thành từ Hiệp định Tự do Thương mại ký vào năm 2019 và phê chuẩn năm 2020 và vẫn đang tiếp tục cho kết quả dù chậm nhưng chắc. Dĩ nhiên cũng phải chú ý đến bối cảnh quốc tế khó khăn hiện nay nhưng tôi tin Liên Hiệp Châu Âu phải tái khẳng định gắn kết với khuôn khổ đa phương dựa trên quy định luật pháp rõ ràng và tin cậy. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp châu Âu chúng tôi, ở rất xa châu Âu, điều quan trọng là phải có được khuôn khổ ổn định, rõ ràng, dự đoán được chứ không phải chịu ảnh hưởng từ những sự kiện, những “rối loạn” gây bất ổn. Khi người ta đầu tư, nhất là ở nước ngoài, đó là những khoản tiền khá lớn, cần nhiều năm mới khấu hao được đầu tư, vì thế có được niềm tin như vậy là điều rất quan trọng.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ông Jean-Jacques Bouflet, phó chủ tịch phụ trách Chính sách tại Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam EuroCham.

Tạp chí Việt Nam
EuroCham : Tinh giản hành chính nhưng cần nhanh, hiệu quả để Việt Nam tăng hấp lực

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Mar 24, 2025 9:29


Ngày 19/02/2025, Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước, từ 18 bộ xuống còn 14 bộ và từ 4 cơ quan ngang bộ xuống 3. Tiếp theo là sáp nhập tỉnh thành, sẽ phải hoàn tất trước ngày 30/08 và đi vào hoạt động từ tháng 09. “Cuộc cách mạng” hành chính cho phép Việt Nam nâng vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh từ năm 2018, Việt Nam được coi là nước hưởng lợi chính từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Việc tinh gọn bộ máy được Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu - EuroCham, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, đánh giá là tiền đề để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó khẳng định vị thế là trung tâm đầu tư của Đông Nam Á. Hoạt động từ năm 1998, EuroCham hiện là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 1.400 thành viên sử dụng hơn 150.000 lao động.Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 06/03/2025, phó chủ tịch Jean-Jacques Bouflet phụ trách Chính sách EuroCham đề cao quyết tâm của chính quyền Việt Nam nhưng ông cũng lưu ý cần phải khẩn trương và tiến hành một cách hiệu quả.RFI : Việt Nam tiến hành tinh giản bộ máy Nhà nước, được coi là "cuộc cách mạng lần thứ hai". Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) và các thành viên đánh giá biện pháp cải cách này như thế nào ? EuroCham và các thành viên được thông tin như thế nào về những thay đổi mà quá trình này mang lại ?Phó chủ tịch EuroCham Jean-Jacques Bouflet : Các doanh nghiệp tiếp đón thông tin tương đối tích cực. Chúng tôi cũng tiến hành một cuộc điều tra, được gọi là “chỉ số tin tưởng” của các doanh nghiệp (BCI), và nhìn chung cam kết của chính phủ được coi là một bước theo hướng tốt. 43% trên tổng số các doanh nghiệp thuộc Liên Hiệp Châu Âu cho rằng về lâu dài thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa, trong đó có việc thông qua các nền tảng kỹ thuật số và nhất là qua việc tinh giản bộ máy hành chính đang diễn ra. Tuy nhiên, 36% thành viên trong EuroCham vẫn bày tỏ quan ngại về những chậm trễ có thể xảy ra trong quá trình chuyển tiếp. Nhưng chúng ta cứ giữ lạc quan xem sao !Chúng tôi được thông tin như nào ư ? Chúng tôi có được ưu ái là có một buổi làm việc với thủ tướng Việt Nam ngày 02/03. Có hơn 50 người tham gia, trong đó có đại sứ Liên Hiệp Châu Âu, cũng như đại sứ nhiều nước thành viên. Chúng tôi đối thoại với thủ tướng Phạm Minh Chính cùng hai phó thủ tướng và rất nhiều bộ ngành liên quan. Ông Chính đã trình bày về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính để kích thích đầu tư vì đây là mục tiêu chính của cuộc cải cách. Sau buổi họp đó, EuroCham đã tổ chức nhiều sự kiện để thông tin đến các thành viên. Có thể thấy là cho đến nay đã có nhiều ý tưởng. Dĩ nhiên là sẽ còn phải chờ xem thực tế liệu những chủ trương đó có biến thành những cải cách cụ thể hay không. Nhưng dù sao cũng đã có ý tưởng.RFI : Sau khi cải cách được thông báo, cũng như sau cuộc họp với thủ tướng Việt Nam thì EuroCham trông đợi cụ thể điều gì ?Ông Jean-Jacques Bouflet : Điểm chính của cuộc cải cách là giảm đáng kể số lượng bộ. Nhiều bộ đã được hợp nhất, ví dụ bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, điều này cho thấy một bước đi và mong muốn đi theo hướng quá độ và chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, hoặc ví dụ bộ Kế Hoạch Đầu Tư được gộp vào bộ Tài Chính. Tôi nhớ không nhầm là từ 18 bộ xuống còn 14 bộ. Có thể thấy mong muốn tinh giản bộ máy Nhà nước và mặt khác chính phủ cũng tìm cách phi tập trung hóa, có nghĩa là một phần các thủ tục hành chính sẽ được áp dụng ở cấp địa phương, tại các tỉnh với khoảng 60 tỉnh ở Việt Nam, và điều này sẽ cho phép chúng tôi tiếp cận gần với các nhà ra quyết định hơn.Nói tóm lại, mục đích của đợt tinh giản bộ máy Nhà nước là giảm bớt thủ tục hành chính, khoảng 30% toàn bộ thủ tục, và thúc đẩy việc áp dụng để đẩy nhanh chính những thủ tục đó. 30% là con số ấn tượng nên chúng tôi đầy hy vọng. RFI : Cuộc cải cách này là một điều kiện tiên quyết để Việt Nam thu hút đầu từ nước ngoài. Nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ các thành viên của EuroCham, cần phải có những điều kiện nào khác để Việt Nam có thể khẳng định vị trí trung tâm đầu tư ở Đông Nam Á như tham vọng của chính phủ Việt Nam ?Ông Jean-Jacques Bouflet : Như tôi đề cập ở trên, điều mà EuroCham trông đợi, cũng là điều kiện chính đối với chúng tôi, để kích thích đầu tư của châu Âu vào Việt Nam, vẫn là giảm thủ tục hành chính, chấm dứt những phức tạp, chồng chéo và phân chia rải rác giữa các bộ ngành, cơ quan ở cấp trung ương cũng như địa phương. Nhiều khi cứ như lạc vào rừng rậm, thủ tục tích tụ, chồng chéo và phải vượt qua một số ngưỡng. Vì vậy cuộc cải cách này thực sự là cần thiết.Ngoài ra, như chúng ta đã biết, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký Hiệp định Tự do Thương mại và đang trong giai đoạn triển khai. Chúng tôi cũng mong giai đoạn này triển khai này giúp giải phóng thực sự điều kiện thâm nhập thị trường, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu được kết trái từ đầu tư vào Việt Nam. Về điểm này, tiếc là chúng tôi vẫn chưa nhận được sự phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư vì hiệp định này phải qua hai vòng phê chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu và của các nước thành viên. Hiện giờ vẫn còn khoảng 10 nước thành viên chưa phê chuẩn.Còn về bản thân Hiệp định Tự do Thương mại, điều quan trọng là hiệp định phải được áp dụng triệt để và theo đúng tinh thần. Có nghĩa là cần phải tránh để việc giảm thuế quan bị vi phạm hoặc bị bù lại bằng cách tăng thuế ở trong nước đối với sản phẩm đó hoặc bằng các rào cản kỹ thuật cho trao đổi thương mại.RFI : Các thành viên EuroCham đầu tư vào những lĩnh vực nào ở Việt Nam hiện nay, cũng như xu hướng đầu tư trong tương lai ? Ông Jean-Jacques Bouflet : EuroCham đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp châu Âu, ở cấp độ Liên Hiệp Châu Âu, do đó, lĩnh vực hoạt động của chúng tôi rất rộng. Chỉ riêng nội bộ EuroCham đã có khoảng 20 ủy ban chuyên ngành, từ dược phẩm, nông nghiệp, đến rượu vang, rượu mạnh hoặc điện tử cho nên mảng hoạt động rất rộng, trong lĩnh vực nhập khẩu bởi vì có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang Việt Nam, cũng như sản xuất, chiếm một phần quan trọng bởi vì chúng tôi cũng có rất nhiều thành viên sản xuất ở Việt Nam, sau đó tái xuất khẩu sang Liên Hiệp Châu Âu hoặc sang các thị trường thứ ba.Liên quan đến việc sản xuất ở Việt Nam, lĩnh vực chủ đạo vẫn là đồ điện tử. Việt Nam đang giữ vị trí quan trọng về điểm này, dường như là điện tử giữ vị trí thứ nhất về xuất khẩu, vượt qua cả nông nghiệp. Cho dù châu Âu có thể ít mạnh hơn trong lĩnh vực này ở Việt Nam nhưng còn rất nhiều cơ hội đầu tư.Ngoài ra còn có cả quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tôn trọng môi trường hơn, vẫn được gọi là “Green Deal” và chúng tôi muốn thể hiện và khẳng định ở Việt Nam. Tôi phải nói là về điểm này, Việt Nam đã nắm được phần nào vị trí đầu tầu so với các nước đang phát triển khác trong vùng. Đó là những lĩnh vực mà chúng tôi đầu tư đặc biệt hơn. Chúng tôi có một ủy ban đặc trách “Green Growth” - tăng trưởng xanh - rất năng động. Chúng tôi đối thoại rất nhiều với chính quyền Việt Nam. Việt Nam đang hiện đại hóa lĩnh vực năng lượng bằng cách thúc đẩy các loại hình năng lượng tái tạo, cho dù chúng ta khởi động từ mức khá thấp, và tất cả các doanh nghiệp của chúng tôi tập trung, điều phối với nhau về những lĩnh vực đầy hứa hẹn như này. RFI : Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen dự kiến thăm Việt Nam. Ông có nghĩ là chuyến công du sẽ sớm diễn ra không ? Ông Jean-Jacques Bouflet : Chúng tôi hy vọng bà Ursula von der Leyen sớm đến thăm chúng tôi. Tôi nghĩ Việt Nam là một nhân tố quan trọng cho thương mại quốc tế và cho hợp tác đối tác giữa các nước phát triển như Liên Hiệp Châu Âu và những nền kinh tế mới đang trỗi dậy mạnh mẽ như Việt Nam. Tôi nghĩ là trong thời điểm phần nào xáo trộn như hiện nay, cần phải nhắc lại sự gắn bó vào hệ thống thương mại quốc tế dựa trên khuôn khổ luật pháp rõ ràng, dự đoán được và đa phương, các quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cũng như Hiệp định Tự do Thương mại như tôi đề cập ở trên. Điều này rất quan trọng ! Đúng là chuyến thăm của bà Ursula von der Leyen sẽ tượng trưng phần nào cho điểm trên. Ngoài ra, cũng đừng quên rằng Việt Nam là thị trường có 100 triệu dân, đó là đất nước có tiềm năng rất lớn và là một nhân tố chủ đạo cho việc phân bổ lao động quốc tế.Ngoài chuyến thăm của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chúng tôi cũng mong ủy viên thương mại châu Âu Maroš Šefčovič đến thăm để phát hành "Sách Trắng" mà chúng tôi vẫn soạn thảo hàng năm để trình bày những đề xuất với chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện trao đổi và đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Chúng tôi hy vọng năm nay ông Maroš Šefčovič đứng ra chủ trì buổi lễ này. Có thể thấy là mọi chuyện đang đi vào quy củ với Việt Nam theo chiều hướng năng động được hình thành từ Hiệp định Tự do Thương mại ký vào năm 2019 và phê chuẩn năm 2020 và vẫn đang tiếp tục cho kết quả dù chậm nhưng chắc. Dĩ nhiên cũng phải chú ý đến bối cảnh quốc tế khó khăn hiện nay nhưng tôi tin Liên Hiệp Châu Âu phải tái khẳng định gắn kết với khuôn khổ đa phương dựa trên quy định luật pháp rõ ràng và tin cậy. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp châu Âu chúng tôi, ở rất xa châu Âu, điều quan trọng là phải có được khuôn khổ ổn định, rõ ràng, dự đoán được chứ không phải chịu ảnh hưởng từ những sự kiện, những “rối loạn” gây bất ổn. Khi người ta đầu tư, nhất là ở nước ngoài, đó là những khoản tiền khá lớn, cần nhiều năm mới khấu hao được đầu tư, vì thế có được niềm tin như vậy là điều rất quan trọng.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ông Jean-Jacques Bouflet, phó chủ tịch phụ trách Chính sách tại Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam EuroCham.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Biển Đông, Trung Quốc : Việt Nam cần đề phòng khả năng Trump "rũ áo" như với Ukraina?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Mar 10, 2025 11:56


Ngày 28/02/2025 được ghi dấu trong lịch sử thế giới: Trước truyền thông thế giới, tổng thống và phó tổng thống Mỹ “đả kích” trực tiếp nguyên thủ quốc gia của Ukraina, đất nước bị Nga xâm chiếm từ hơn ba năm qua. Để sớm hoàn thành lời hứa “nhanh chóng chấm dứt chiến tranh”, tổng thống Donald Trump đã bỏ mặc quan ngại, lợi ích của Ukraina, cũng như của các đồng minh châu Âu để đàm phán trực tiếp với đồng nhiệm Nga, đổ cho tổng thống Zelensky không muốn “hòa bình”. Cách hành xử của chính quyền Mỹ hiện tại, cũng như chính sách “Nước Mỹ trên hết” khiến các đồng minh, đối tác không khỏi lo sợ. Liệu Mỹ có “rũ áo” với Việt Nam, cũng như với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, như đã làm với Ukraina ?Để hiểu thêm tình hình và so sánh hai bối cảnh, RFI Tiếng Việt phỏng vấn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.RFI : Chính quyền tổng thống Trump đàm phán với Nga về số phận của Ukraina mà không có Kiev tham gia. Thái độ có thể thay đổi 180° như vậy của Mỹ có khiến Việt Nam quan ngại trong tình hình địa-chính trị trong khu vực ?Laurent Gédéon : Chúng ta có thể suy ngẫm về tương lai và thắc mắc về hậu quả cho Việt Nam nếu Mỹ và Trung Quốc có thể có một thỏa thuận riêng rẽ. Nếu nhìn vào kịch bản này, rõ ràng khu vực liên quan sẽ là Biển Đông và giả sử trong trường hợp Washington và Bắc Kinh dàn xếp với nhau. Hiện giờ, giả thuyết như vậy có vẻ không xảy ra, nhưng vẫn có ý nghĩa về mặt địa-chính trị và đáng được phát triển thêm.Cuộc xung đột ở Ukraina đã làm nổi bật mối lo ngại lớn của Matxcơva về an ninh, đặc biệt là việc thiết lập một tuyến phòng thủ ở biên giới phía tây của Nga. Nếu nhìn theo quan điểm của Nga, những chẩn đoán địa-chiến lược của các nhà lãnh đạo chính trị đã đưa họ đi đến kết luận rằng tuyến phòng thủ đó đã thay đổi đáng kể sau những diễn biến từ ba thập niên qua và giải pháp cho vấn đề này nằm ở cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Ukraina. Cuộc chiến bắt đầu ngày 24/02/2022 là kết quả phân tích của Matxcơva. Cuộc chiến này cho phép quân đội Nga, sau những thất bại ban đầu, giành được những thắng lợi đáng kể trên thực địa, bất chấp sự hỗ trợ cho Ukraina của nhiều nước NATO.Hiện giờ, mọi thứ đều cho thấy chính quyền Trump đã thừa nhận sự cân bằng quyền lực mới này và tương quan lực lượng xuất phát từ sự cân bằng mới đó và Washington quyết định mở các đàm phán với Nga trên cơ sở này.Đọc thêmTổng thống Trump tráo bàn cờ thế giới, lập mô hình địa-chính trị mớiRất có thể động thái của Nga đã được Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ vì Trung Quốc cảm thấy đang ở trong hoàn cảnh địa-chiến lược tương tự. Trên thực tế, Trung Quốc cũng bận tâm như Nga về tuyến phòng thủ, chỉ khác là tuyến phòng thủ của Trung Quốc nằm ở các vùng biển bao quanh, bao gồm Biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như Đài Loan. Theo quan điểm của Bắc Kinh, cần có tuyến phòng thủ như vậy do tính chất nhạy cảm của vùng duyên hải, nơi tập trung một phần đáng kể hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Nhưng bờ biển này lại dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ đặc biệt, kể cả việc kiểm soát các vùng biển xung quanh và từ đó tạo ra một tuyến bảo vệ.Trong trường hợp Trung Quốc làm theo Nga, họ có thể thử tấn công để kiểm soát hẳn toàn bộ hoặc một phần các khu vực đó và phải làm mọi cách để cán cân quyền lực sẽ chuyển sang thế có lợi cho họ. Nếu đúng như vậy, Bắc Kinh sẽ ở giống thế của Matxcơva hiện nay, tức là ở thế mạnh để đàm phán và đạt được những lợi thế chiến lược đáng kể, ví dụ, có thể là Bắc Kinh sẽ có toàn quyền chi phối ở biển Hoa Đông, Biển Đông, thậm chí là đối với Đài Loan. Ảnh hưởng đó sẽ được các cường quốc khác công nhận, trước tiên là Hoa Kỳ.Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, một kịch bản như vậy rõ ràng sẽ là một thất bại nghiêm trọng cho Việt Nam. Giả sử có một thỏa thuận trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ và được Nga chấp thuận, Hà Nội sẽ bị ép vào một khuôn khổ địa-chiến lược rất bất lợi cho lợi ích của họ trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.RFI : Liệu chiến lược mà chính quyền Trump đang áp dụng với cuộc chiến ở Ukraina và châu Âu có khiến Việt Nam (cũng như các quốc gia đối tác châu Á khác của Hoa Kỳ) phải suy nghĩ về mối quan hệ của họ với cường quốc hàng đầu này ? Điểm gì khiến Việt Nam lo ngại ?Laurent Gédéon : Điều mà Việt Nam có thể lo sợ là một thỏa thuận riêng rẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, một thỏa thuận sẽ đặt Biển Đông dưới độc quyền chi phối của Bắc Kinh. Tuy nhiên, đối với tôi, điều này hiện giờ không hẳn là nguy cơ lớn, bởi vì bối cảnh không giống với những gì đang diễn ra ở Ukraina và nếu nhìn từ Washington, những thách thức địa-chính trị mà Nga và Trung Quốc đặt ra cho Hoa Kỳ cũng không giống nhau.Trên thực tế, Nga không gây ra rủi ro địa-chính trị cho Mỹ như Trung Quốc. Áp lực của Matxcơva chủ yếu tập trung vào châu Âu và nhằm mục đích ngăn chặn vùng ảnh hưởng của NATO, vì đối với Nga, đà tiến của liên minh quân sự này là một mối đe dọa. Trong khuôn khổ đó, sự can dự ngày càng tăng của Washington có lẽ sẽ giúp thúc đẩy các lợi ích của Mỹ trong khu vực, nhưng trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ sẽ không mất đi những gì họ đã có về mặt ảnh hưởng ở châu Âu.Tình hình ở châu Á lại không như vậy, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung. Cần phải nhớ rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hàng hải, một đất nước mà quyền lực gắn chặt với quyền kiểm soát của họ với nhiều vùng biển trên thế giới.Đọc thêmNhiều chuyến bay giữa Úc và New Zealand phải đổi đường do Trung Quốc tập trận “bắn đạn thật”Thế nhưng Trung Quốc cũng đặt mục tiêu trở thành một cường quốc hàng hải, thậm chí là đứng đầu thế giới vào năm 2050. Khi ấn định như vậy, Bắc Kinh đã đưa ra một thách thức không thể chấp nhận được đối với Hoa Kỳ, bởi vì Mỹ sẽ phải chịu nhiều tổn thất nếu sự thống trị về hải quân của họ bị suy yếu. Thách thức này không còn giới hạn ở những vùng biển gần đất liền, chúng ta thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều tàu chiến ngày càng đi xa hơn và tăng số lượng cơ sở hải quân trong khuôn khổ “chuỗi ngọc trai”.Ví dụ gần đây là cuộc tập trận bắn đạn thật ngày 21/02/2025 của một hạm đội nhỏ của Hải quân Trung Quốc ở biển Tasman, giữa Úc và New Zealand. Theo Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Judith Collins, đây là “những chiến hạm lớn nhất và tối tân nhất mà chúng tôi (New Zealand) thấy ở vùng biển xa xôi phía nam này”. Hành động này, cùng với những hoạt động khác, cho thấy tham vọng ngày càng lớn của Hải Quân Trung Quốc và các biện pháp được Bắc Kinh triển khai cũng ngày càng mạnh mẽ hơn.Với tình hình này, có vẻ ít có khả năng Mỹ lao vào cuộc đàm phán, chia sẻ ảnh hưởng với Trung Quốc và rút khỏi khu vực vì những lợi ích trực tiếp và lâu dài của Washington quá lớn, nếu không muốn nói là quá thiết yếu, và vượt qua cả khuôn khổ thay đổi về chính quyền và tổng thống Mỹ. Do đó, tôi thấy Việt Nam không nên lo ngại nhiều về việc Donald Trump lên nắm quyền.RFI : Với việc Hoa Kỳ đang rút lại cam kết với các đồng minh châu Âu, liệu Việt Nam, giống như các quốc gia khác ở Đông Nam Á, vẫn có thể tin tưởng hoặc trông cậy vào sự hỗ trợ của Mỹ để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông trước Bắc Kinh hay không ? Liệu kịch bản như vậy có lặp lại không, nhưng lần này liên quan đến Biển Đông ?Laurent Gédéon : Với những rủi ro rất lớn như đã nói ở trên, tôi thấy khó có khả năng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ ảnh hưởng trong khu vực nếu không bị buộc phải làm vậy, chẳng hạn như sau một cuộc đối đầu và cuộc đối đầu đó có lợi cho cho quân đội Trung Quốc.Nhưng hiện giờ có vẻ như Washington đang ở thế ngược lại. Năm 2024 chẳng hạn, Mỹ đã gia tăng nhiều thỏa thuận với các đồng minh trong khu vực. Mỹ tuyên bố tăng cường quan hệ quân sự với Nhật Bản trong chuyến thăm Tokyo của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và ngoại trưởng Antony Blinken ngày 28/07/2024. Tương tự, vào ngày 18/11/2024, ông Lloyd Austin đã ký tại Manila với người đồng cấp Philippines Gilberto Teodoro Thỏa thuận an ninh chung và chia sẻ thông tin tình báo quân sự nhằm mục đích chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, có thể nhắc đến Đài Loan ngày càng thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ từ nhiều năm qua. Ví dụ, chính quyền Biden đã cấp khoản viện trợ quân sự 567 triệu đô la cho Đài Bắc vào tháng 09/2024, sau đó là khoản viện trợ khác 571 triệu đô la vào ngày 21/12/2024.Đọc thêmMỹ khẳng định các cuộc tập trận với Philippines « hoàn toàn mang tính phòng thủ »Do đó, rất có thể chính quyền Trump sẽ tính đến bối cảnh địa chiến lược đặc biệt ở châu Á và sẽ không có những phát biểu với các đồng minh trong khu vực như đã làm với các đồng minh châu Âu. Đối với châu Âu, có vẻ như Washington đang tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraina và buộc các đối tác châu Âu phải chịu phần lớn gánh nặng tài chính phát sinh từ thế cân bằng mới tại châu Âu, cho dù là nguyên trạng hoặc là một giải pháp lâu dài. Điều này giải thích cho việc Mỹ gây áp lực để các thành viên NATO tăng ngân sách quân sự lên 5% GDP và chịu trách nhiệm tổ chức phòng thủ cho châu Âu do Mỹ rút dần quân.Chiến lược này nhằm cho phép Washington chuyển phần lớn nỗ lực quân sự của họ sang châu Á, không phải theo hướng rút lui mà ngược lại, theo hướng tăng cường can dự. Do đó, nỗi lo sợ về việc Mỹ giảm can dự vào châu Á là ít có khả năng xảy ra, dù là đối với các nước liên minh trực tiếp với Washington hoặc các nước ít liên kết với Mỹ hơn, chẳng hạn như Việt Nam.RFI : Theo nhiều chuyên gia và như giải thích của ông ở trên, việc Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh ở châu Âu để tập trung vào Trung Quốc. Vậy Đông Nam Á có thể sẽ trở thành điểm nóng trên thế giới ? Laurent Gédéon : Đúng, đối với tôi, đó là một giả thuyết có thể xảy ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ có thể loại trừ ý tưởng cho rằng toàn bộ Đông Nam Á sẽ trở thành điểm nóng trên hành tinh. Trên thực tế, tất cả phụ thuộc vào cách Mỹ dồn sức vào Trung Quốc như thế nào, hoặc cách Trung Quốc dự định dồn sức vào Mỹ ra sao.Để giành được quyền tự chủ về địa chiến lược, nếu có thể, Bắc Kinh phải đẩy lùi hoàn toàn vùng ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực được gọi là “chuỗi đảo đầu tiên”. Ngoài trường hợp Trung-Mỹ đối đầu trực tiếp, động thái này còn liên quan đến sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các quốc gia gần Trung Quốc, trong đó có nhiều nước ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, mục tiêu này không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với Philippines, quốc gia Đông Nam Á có mối quan hệ chặt chẽ nhất với Mỹ. Từ năm 2022 và từ khi ông Ferdinand Marcos Jr., nổi tiếng là thân cận với Washington, trở thành tổng thống, Philippines đã thắt chặt mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ.Tình hình ít bất lợi hơn cho Trung Quốc đối với những nước còn lại ở ASEAN. Ví dụ, nếu xét đến trường hợp của Việt Nam, nước phản đối mạnh mẽ nhất - cùng với Philippines - tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, chúng ta thấy quan hệ đã hòa dịu hơn từ hai năm qua, được đánh dấu bằng các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, như chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12-13/12/2023, chuyến thăm Bắc Kinh của thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính từ ngày 24-27/06/2024 và chuyến công du của ông Tô Lâm tới Bắc Kinh vào ngày 19/08/2024, khi đó là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam.Đọc thêmViệt Nam bảo vệ lợi ích trong bối cảnh xung đột nước lớn Nga - Mỹ - Trung ngày càng trầm trọngLiên quan đến Việt Nam, chúng ta thấy rằng nếu vẫn thường xuyên xảy ra các sự cố, đặc biệt là liên quan đến ngư dân Việt Nam, thì chúng ít được đưa tin rộng rãi hơn so với những sự cố giữa Trung Quốc và Philippines kéo dài trong nhiều tháng. Ngoài ra, trái với Philippines bị ràng buộc bởi một thỏa thuận quốc phòng với Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách “ngoại giao cây tre” và chủ trương “Bốn Không” được nêu trong Sách Trắng Quốc Phòng năm 2019 (không tham gia các liên minh quân sự, không đứng về phía nước này chống nước kia, không cho nước khác lập căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước khác và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Chủ trương ngoại giao này tách Hà Nội khỏi mọi cơ chế liên minh quân sự trong vùng hoặc can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột giữa các nước thứ ba. Bất chấp những nỗ lực trong gần hai thập niên trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Washington vẫn chưa thuyết phục được Hà Nội tham gia một cơ chế đa phương nhằm kiềm chế Bắc Kinh. Nhìn chung tình hình này có lợi cho Trung Quốc.Không giống như trường hợp xung đột ở Ukraina, nơi tất cả các nước châu Âu có chung biên giới với Ukraina đều là thành viên trong cùng một liên minh quân sự NATO, điều này cho phép họ có tiếng nói tương đối thống nhất, còn ở Đông Nam Á, chỉ có ba nước có liên kết với Hoa Kỳ thông qua các thỏa thuận quân sự khác nhau: Philippines, Thái Lan và Singapore. Những nước khác trong khu vực có thái độ thận trọng và nghe ngóng.Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, không phải toàn bộ Đông Nam Á đều bị ảnh hưởng giống nhau do căng thẳng gia tăng. Một số nước có thể trở thành bên tham gia xung đột, nhưng một số khác sẽ đứng ngoài. Những gì chúng ta thấy hiện tại là căng thẳng dường như tập trung vào Đài Loan, ở rìa Đông Nam Á và có hai kịch bản trong trường hợp tình hình xấu đi : hoặc là quân đội Trung Quốc tìm cách trực tiếp kiểm soát Đài Loan, hoặc là hải quân Trung Quốc phong tỏa để buộc Đài Bắc phải đàm phán với Bắc Kinh.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

Tạp chí Việt Nam
Biển Đông, Trung Quốc : Việt Nam cần đề phòng khả năng Trump "rũ áo" như với Ukraina?

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Mar 10, 2025 11:56


Ngày 28/02/2025 được ghi dấu trong lịch sử thế giới: Trước truyền thông thế giới, tổng thống và phó tổng thống Mỹ “đả kích” trực tiếp nguyên thủ quốc gia của Ukraina, đất nước bị Nga xâm chiếm từ hơn ba năm qua. Để sớm hoàn thành lời hứa “nhanh chóng chấm dứt chiến tranh”, tổng thống Donald Trump đã bỏ mặc quan ngại, lợi ích của Ukraina, cũng như của các đồng minh châu Âu để đàm phán trực tiếp với đồng nhiệm Nga, đổ cho tổng thống Zelensky không muốn “hòa bình”. Cách hành xử của chính quyền Mỹ hiện tại, cũng như chính sách “Nước Mỹ trên hết” khiến các đồng minh, đối tác không khỏi lo sợ. Liệu Mỹ có “rũ áo” với Việt Nam, cũng như với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, như đã làm với Ukraina ?Để hiểu thêm tình hình và so sánh hai bối cảnh, RFI Tiếng Việt phỏng vấn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.RFI : Chính quyền tổng thống Trump đàm phán với Nga về số phận của Ukraina mà không có Kiev tham gia. Thái độ có thể thay đổi 180° như vậy của Mỹ có khiến Việt Nam quan ngại trong tình hình địa-chính trị trong khu vực ?Laurent Gédéon : Chúng ta có thể suy ngẫm về tương lai và thắc mắc về hậu quả cho Việt Nam nếu Mỹ và Trung Quốc có thể có một thỏa thuận riêng rẽ. Nếu nhìn vào kịch bản này, rõ ràng khu vực liên quan sẽ là Biển Đông và giả sử trong trường hợp Washington và Bắc Kinh dàn xếp với nhau. Hiện giờ, giả thuyết như vậy có vẻ không xảy ra, nhưng vẫn có ý nghĩa về mặt địa-chính trị và đáng được phát triển thêm.Cuộc xung đột ở Ukraina đã làm nổi bật mối lo ngại lớn của Matxcơva về an ninh, đặc biệt là việc thiết lập một tuyến phòng thủ ở biên giới phía tây của Nga. Nếu nhìn theo quan điểm của Nga, những chẩn đoán địa-chiến lược của các nhà lãnh đạo chính trị đã đưa họ đi đến kết luận rằng tuyến phòng thủ đó đã thay đổi đáng kể sau những diễn biến từ ba thập niên qua và giải pháp cho vấn đề này nằm ở cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Ukraina. Cuộc chiến bắt đầu ngày 24/02/2022 là kết quả phân tích của Matxcơva. Cuộc chiến này cho phép quân đội Nga, sau những thất bại ban đầu, giành được những thắng lợi đáng kể trên thực địa, bất chấp sự hỗ trợ cho Ukraina của nhiều nước NATO.Hiện giờ, mọi thứ đều cho thấy chính quyền Trump đã thừa nhận sự cân bằng quyền lực mới này và tương quan lực lượng xuất phát từ sự cân bằng mới đó và Washington quyết định mở các đàm phán với Nga trên cơ sở này.Đọc thêmTổng thống Trump tráo bàn cờ thế giới, lập mô hình địa-chính trị mớiRất có thể động thái của Nga đã được Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ vì Trung Quốc cảm thấy đang ở trong hoàn cảnh địa-chiến lược tương tự. Trên thực tế, Trung Quốc cũng bận tâm như Nga về tuyến phòng thủ, chỉ khác là tuyến phòng thủ của Trung Quốc nằm ở các vùng biển bao quanh, bao gồm Biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như Đài Loan. Theo quan điểm của Bắc Kinh, cần có tuyến phòng thủ như vậy do tính chất nhạy cảm của vùng duyên hải, nơi tập trung một phần đáng kể hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Nhưng bờ biển này lại dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ đặc biệt, kể cả việc kiểm soát các vùng biển xung quanh và từ đó tạo ra một tuyến bảo vệ.Trong trường hợp Trung Quốc làm theo Nga, họ có thể thử tấn công để kiểm soát hẳn toàn bộ hoặc một phần các khu vực đó và phải làm mọi cách để cán cân quyền lực sẽ chuyển sang thế có lợi cho họ. Nếu đúng như vậy, Bắc Kinh sẽ ở giống thế của Matxcơva hiện nay, tức là ở thế mạnh để đàm phán và đạt được những lợi thế chiến lược đáng kể, ví dụ, có thể là Bắc Kinh sẽ có toàn quyền chi phối ở biển Hoa Đông, Biển Đông, thậm chí là đối với Đài Loan. Ảnh hưởng đó sẽ được các cường quốc khác công nhận, trước tiên là Hoa Kỳ.Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, một kịch bản như vậy rõ ràng sẽ là một thất bại nghiêm trọng cho Việt Nam. Giả sử có một thỏa thuận trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ và được Nga chấp thuận, Hà Nội sẽ bị ép vào một khuôn khổ địa-chiến lược rất bất lợi cho lợi ích của họ trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.RFI : Liệu chiến lược mà chính quyền Trump đang áp dụng với cuộc chiến ở Ukraina và châu Âu có khiến Việt Nam (cũng như các quốc gia đối tác châu Á khác của Hoa Kỳ) phải suy nghĩ về mối quan hệ của họ với cường quốc hàng đầu này ? Điểm gì khiến Việt Nam lo ngại ?Laurent Gédéon : Điều mà Việt Nam có thể lo sợ là một thỏa thuận riêng rẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, một thỏa thuận sẽ đặt Biển Đông dưới độc quyền chi phối của Bắc Kinh. Tuy nhiên, đối với tôi, điều này hiện giờ không hẳn là nguy cơ lớn, bởi vì bối cảnh không giống với những gì đang diễn ra ở Ukraina và nếu nhìn từ Washington, những thách thức địa-chính trị mà Nga và Trung Quốc đặt ra cho Hoa Kỳ cũng không giống nhau.Trên thực tế, Nga không gây ra rủi ro địa-chính trị cho Mỹ như Trung Quốc. Áp lực của Matxcơva chủ yếu tập trung vào châu Âu và nhằm mục đích ngăn chặn vùng ảnh hưởng của NATO, vì đối với Nga, đà tiến của liên minh quân sự này là một mối đe dọa. Trong khuôn khổ đó, sự can dự ngày càng tăng của Washington có lẽ sẽ giúp thúc đẩy các lợi ích của Mỹ trong khu vực, nhưng trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ sẽ không mất đi những gì họ đã có về mặt ảnh hưởng ở châu Âu.Tình hình ở châu Á lại không như vậy, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung. Cần phải nhớ rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hàng hải, một đất nước mà quyền lực gắn chặt với quyền kiểm soát của họ với nhiều vùng biển trên thế giới.Đọc thêmNhiều chuyến bay giữa Úc và New Zealand phải đổi đường do Trung Quốc tập trận “bắn đạn thật”Thế nhưng Trung Quốc cũng đặt mục tiêu trở thành một cường quốc hàng hải, thậm chí là đứng đầu thế giới vào năm 2050. Khi ấn định như vậy, Bắc Kinh đã đưa ra một thách thức không thể chấp nhận được đối với Hoa Kỳ, bởi vì Mỹ sẽ phải chịu nhiều tổn thất nếu sự thống trị về hải quân của họ bị suy yếu. Thách thức này không còn giới hạn ở những vùng biển gần đất liền, chúng ta thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều tàu chiến ngày càng đi xa hơn và tăng số lượng cơ sở hải quân trong khuôn khổ “chuỗi ngọc trai”.Ví dụ gần đây là cuộc tập trận bắn đạn thật ngày 21/02/2025 của một hạm đội nhỏ của Hải quân Trung Quốc ở biển Tasman, giữa Úc và New Zealand. Theo Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Judith Collins, đây là “những chiến hạm lớn nhất và tối tân nhất mà chúng tôi (New Zealand) thấy ở vùng biển xa xôi phía nam này”. Hành động này, cùng với những hoạt động khác, cho thấy tham vọng ngày càng lớn của Hải Quân Trung Quốc và các biện pháp được Bắc Kinh triển khai cũng ngày càng mạnh mẽ hơn.Với tình hình này, có vẻ ít có khả năng Mỹ lao vào cuộc đàm phán, chia sẻ ảnh hưởng với Trung Quốc và rút khỏi khu vực vì những lợi ích trực tiếp và lâu dài của Washington quá lớn, nếu không muốn nói là quá thiết yếu, và vượt qua cả khuôn khổ thay đổi về chính quyền và tổng thống Mỹ. Do đó, tôi thấy Việt Nam không nên lo ngại nhiều về việc Donald Trump lên nắm quyền.RFI : Với việc Hoa Kỳ đang rút lại cam kết với các đồng minh châu Âu, liệu Việt Nam, giống như các quốc gia khác ở Đông Nam Á, vẫn có thể tin tưởng hoặc trông cậy vào sự hỗ trợ của Mỹ để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông trước Bắc Kinh hay không ? Liệu kịch bản như vậy có lặp lại không, nhưng lần này liên quan đến Biển Đông ?Laurent Gédéon : Với những rủi ro rất lớn như đã nói ở trên, tôi thấy khó có khả năng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ ảnh hưởng trong khu vực nếu không bị buộc phải làm vậy, chẳng hạn như sau một cuộc đối đầu và cuộc đối đầu đó có lợi cho cho quân đội Trung Quốc.Nhưng hiện giờ có vẻ như Washington đang ở thế ngược lại. Năm 2024 chẳng hạn, Mỹ đã gia tăng nhiều thỏa thuận với các đồng minh trong khu vực. Mỹ tuyên bố tăng cường quan hệ quân sự với Nhật Bản trong chuyến thăm Tokyo của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và ngoại trưởng Antony Blinken ngày 28/07/2024. Tương tự, vào ngày 18/11/2024, ông Lloyd Austin đã ký tại Manila với người đồng cấp Philippines Gilberto Teodoro Thỏa thuận an ninh chung và chia sẻ thông tin tình báo quân sự nhằm mục đích chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, có thể nhắc đến Đài Loan ngày càng thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ từ nhiều năm qua. Ví dụ, chính quyền Biden đã cấp khoản viện trợ quân sự 567 triệu đô la cho Đài Bắc vào tháng 09/2024, sau đó là khoản viện trợ khác 571 triệu đô la vào ngày 21/12/2024.Đọc thêmMỹ khẳng định các cuộc tập trận với Philippines « hoàn toàn mang tính phòng thủ »Do đó, rất có thể chính quyền Trump sẽ tính đến bối cảnh địa chiến lược đặc biệt ở châu Á và sẽ không có những phát biểu với các đồng minh trong khu vực như đã làm với các đồng minh châu Âu. Đối với châu Âu, có vẻ như Washington đang tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraina và buộc các đối tác châu Âu phải chịu phần lớn gánh nặng tài chính phát sinh từ thế cân bằng mới tại châu Âu, cho dù là nguyên trạng hoặc là một giải pháp lâu dài. Điều này giải thích cho việc Mỹ gây áp lực để các thành viên NATO tăng ngân sách quân sự lên 5% GDP và chịu trách nhiệm tổ chức phòng thủ cho châu Âu do Mỹ rút dần quân.Chiến lược này nhằm cho phép Washington chuyển phần lớn nỗ lực quân sự của họ sang châu Á, không phải theo hướng rút lui mà ngược lại, theo hướng tăng cường can dự. Do đó, nỗi lo sợ về việc Mỹ giảm can dự vào châu Á là ít có khả năng xảy ra, dù là đối với các nước liên minh trực tiếp với Washington hoặc các nước ít liên kết với Mỹ hơn, chẳng hạn như Việt Nam.RFI : Theo nhiều chuyên gia và như giải thích của ông ở trên, việc Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh ở châu Âu để tập trung vào Trung Quốc. Vậy Đông Nam Á có thể sẽ trở thành điểm nóng trên thế giới ? Laurent Gédéon : Đúng, đối với tôi, đó là một giả thuyết có thể xảy ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ có thể loại trừ ý tưởng cho rằng toàn bộ Đông Nam Á sẽ trở thành điểm nóng trên hành tinh. Trên thực tế, tất cả phụ thuộc vào cách Mỹ dồn sức vào Trung Quốc như thế nào, hoặc cách Trung Quốc dự định dồn sức vào Mỹ ra sao.Để giành được quyền tự chủ về địa chiến lược, nếu có thể, Bắc Kinh phải đẩy lùi hoàn toàn vùng ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực được gọi là “chuỗi đảo đầu tiên”. Ngoài trường hợp Trung-Mỹ đối đầu trực tiếp, động thái này còn liên quan đến sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các quốc gia gần Trung Quốc, trong đó có nhiều nước ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, mục tiêu này không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với Philippines, quốc gia Đông Nam Á có mối quan hệ chặt chẽ nhất với Mỹ. Từ năm 2022 và từ khi ông Ferdinand Marcos Jr., nổi tiếng là thân cận với Washington, trở thành tổng thống, Philippines đã thắt chặt mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ.Tình hình ít bất lợi hơn cho Trung Quốc đối với những nước còn lại ở ASEAN. Ví dụ, nếu xét đến trường hợp của Việt Nam, nước phản đối mạnh mẽ nhất - cùng với Philippines - tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, chúng ta thấy quan hệ đã hòa dịu hơn từ hai năm qua, được đánh dấu bằng các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, như chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12-13/12/2023, chuyến thăm Bắc Kinh của thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính từ ngày 24-27/06/2024 và chuyến công du của ông Tô Lâm tới Bắc Kinh vào ngày 19/08/2024, khi đó là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam.Đọc thêmViệt Nam bảo vệ lợi ích trong bối cảnh xung đột nước lớn Nga - Mỹ - Trung ngày càng trầm trọngLiên quan đến Việt Nam, chúng ta thấy rằng nếu vẫn thường xuyên xảy ra các sự cố, đặc biệt là liên quan đến ngư dân Việt Nam, thì chúng ít được đưa tin rộng rãi hơn so với những sự cố giữa Trung Quốc và Philippines kéo dài trong nhiều tháng. Ngoài ra, trái với Philippines bị ràng buộc bởi một thỏa thuận quốc phòng với Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách “ngoại giao cây tre” và chủ trương “Bốn Không” được nêu trong Sách Trắng Quốc Phòng năm 2019 (không tham gia các liên minh quân sự, không đứng về phía nước này chống nước kia, không cho nước khác lập căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước khác và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Chủ trương ngoại giao này tách Hà Nội khỏi mọi cơ chế liên minh quân sự trong vùng hoặc can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột giữa các nước thứ ba. Bất chấp những nỗ lực trong gần hai thập niên trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Washington vẫn chưa thuyết phục được Hà Nội tham gia một cơ chế đa phương nhằm kiềm chế Bắc Kinh. Nhìn chung tình hình này có lợi cho Trung Quốc.Không giống như trường hợp xung đột ở Ukraina, nơi tất cả các nước châu Âu có chung biên giới với Ukraina đều là thành viên trong cùng một liên minh quân sự NATO, điều này cho phép họ có tiếng nói tương đối thống nhất, còn ở Đông Nam Á, chỉ có ba nước có liên kết với Hoa Kỳ thông qua các thỏa thuận quân sự khác nhau: Philippines, Thái Lan và Singapore. Những nước khác trong khu vực có thái độ thận trọng và nghe ngóng.Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, không phải toàn bộ Đông Nam Á đều bị ảnh hưởng giống nhau do căng thẳng gia tăng. Một số nước có thể trở thành bên tham gia xung đột, nhưng một số khác sẽ đứng ngoài. Những gì chúng ta thấy hiện tại là căng thẳng dường như tập trung vào Đài Loan, ở rìa Đông Nam Á và có hai kịch bản trong trường hợp tình hình xấu đi : hoặc là quân đội Trung Quốc tìm cách trực tiếp kiểm soát Đài Loan, hoặc là hải quân Trung Quốc phong tỏa để buộc Đài Bắc phải đàm phán với Bắc Kinh.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam : Khi các nhóm tội phạm rành công nghệ

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Mar 5, 2025 9:35


Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do các hoạt động lừa đảo trực tuyến, lên đến hơn 390 ngàn tỷ đồng. Nhiều trung tâm lừa đảo chủ yếu nằm ở Miến Điện và Cam Bốt đã bị triệt phá, tuy nhiên hoạt động của các nhóm tội phạm này ngày càng liều lĩnh, "sẵn sàng bắt cóc người" để cưỡng bức họ làm việc lừa đảo, cũng như trang bị những công nghệ tinh vi hơn.  Trong bối cảnh các nước Thái Lan và Miến Điện tăng cường truy quét các trung tâm lừa đảo trực tuyến, hôm 27/02 vừa qua, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận “có công dân Việt nam trong số 7000 người nước ngoài vừa được giải cứu khỏi các hang ổ lừa đảo công nghệ ở Myawaddy, phía đông nam Miến Điện.Cụ thể, lực lượng biên phòng Karen (BGF), được Bangkok Post trích dẫn, đã gửi danh sách của 7241 người đến từ 28 quốc gia, đến Lực lượng đặc nhiệm Ratchamanu của Thái Lan để xử lý hồi hương những người này. Trong số đó, người Trung Quốc chiếm số đông nhất, hơn 4000 người, và người Việt Nam chiếm số đông thứ hai, 572 người. Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết đang phối hợp với các cơ quan sở tại để thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.Không chỉ tại Miến Điện, nhiều trung tâm lừa đảo cũng đã mọc lên ở Cam Bốt, đặc biệt là ở khu vực biên giới, được cho là do các tổ chức tội phạm người Trung Quốc cầm đầu. Hôm 03/03, Thái Lan cho biết sẽ nghiên cứu xây tường ở một số khu vực biên giới với Cam Bốt trên tổng 817 km đường biên giới chung, để ngăn tình trạng vượt biên trái phép, trong bối cảnh nhiều nỗ lực phá bỏ mạng lưới các trung tâm lừa đảo bất hợp pháp đang gia tăng.Hành trình lừa đảo : Từ nạn nhân thành kẻ lừa đảoAnh X, xin ẩn danh, từng làm việc tại một trung tâm lừa đảo trực tuyến vào năm 2021. Hiện đã trở về Việt Nam, anh chia sẻ với RFI Tiếng Việt về trải nghiệm bị dẫn dụ bởi các tổ chức lừa đảo như thế nào. “ Lúc đó tôi lên Facebook và thấy bài đăng tuyển với mức lương 40 đến 50 triệu một tháng, sang Cam Bốt làm, chỉ để bấm máy tính không thôi. Lúc đó tôi bảo là không có tiền đi lại, thì họ bảo lên bắt xe vào nam, họ sẽ trả tiền hết cho mình, từ A đến Z cả tiền ăn uống”.Cùng với một nhóm người Việt khác, đều trả lời tin tuyển dụng này, anh X đã qua cửa khẩu Mộc Bài, sang Cam Bốt và làm việc “lừa đảo”, lừa người Việt. Vừa sang được hơn chục ngày, anh đã bị “bán” cho một công ty khác vì họ cần người. Những trung tâm lừa đảo được anh mô tả là bảo vệ nghiêm ngặt, kiểm soát người ra vào. Một tháng sau, khi muốn rời khỏi chỗ làm thì anh đã được tổ chức đó yêu cầu người nhà trả tiền chuộc 55 triệu, thì mới được trở về Việt Nam.Thế nhưng vài tháng sau, anh lại được một người bạn khác dụ dỗ, cùng đi sang Miến Điện, “kiếm 27 triệu một tháng”, “làm vài năm rồi về xây nhà mua xe”. Lần này, tin tưởng người bạn mình, anh tự bay sang Yangoon, đến khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Miến Điện ở phía bắc, và tự giao mình cho tổ chức lừa đảo.Cách hoạt động và công việc ở trung tâm lừa đảo công nghệ cả ở Cam Bốt và Miến Điện là giống nhau, theo nhận xét của anh X.“Họ giao cho tôi một bảng nhiệm vụ, cho mình 3 4 tài khoản Facebook ảo, câu dẫn những người khác, lừa những khách hàng Việt Nam, lừa họ nạp tiền vào những app (ứng dụng) lừa đảo. Họ đưa những kịch bản đã thành công lừa, và bắt phải học thuộc những kịch bản như vậy, để trả lời câu hỏi. Họ lấy kịch bản ví dụ về một Viều kiều Mỹ, đang làm bác sĩ bên đó và họ lừa được 1 triệu đô, và rất tự hào, cho tôi học. Họ lừa người ta nạp tiền vào các sàn lừa đảo, lãi có thể 1 ngày 100 ngàn đô là 10 %, 1 triệu thì có thể 20% một ngày.”Ranh giới giữa nạn nhân và kẻ phạm tộiTheo chuyên gia về an ninh mạng Ngô Minh Hiếu « những tổ chức lừa đảo xảy ra gọi là vượt tầm kiểm soát như hiện nay, một phần là vì trong giai đoạn mà đại dịch Covid xảy ra, nhu cầu để kiếm việc làm nhiều, mà mọi người không đi ra ngoài được, và phải lên trên mạng phải lên sử dụng điện thoại phải đi kiếm việc làm. Các đối tượng lừa đảo mới tìm cách dẫn dụ những người này đi sang những cái nước khác, như Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan, họ giam những người này để buộc họ thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến. Chưa kể là một số thành phần là phạm tội nói chung là muốn kiếm tiền bất hợp pháp, thì họ cũng sẵn sàng qua đó. Do đó, có 2 loại người khác nhau, một là người đó là hoàn toàn là nạn nhân thật sự bị dẫn dụ và bị sang, bị ép để mà thực hiện các hành vi lừa đảo 2 là cái người đó là một người xấu hoàn toàn. Và bây giờ thì cái lượng người đó nó lại càng nhiều hơn là cái người bị lừa sang. »Kể từ năm 2022, sau vụ người Việt vượt tháo chạy khỏi casino ở Cam Bốt, vượt sông về Việt Nam gây chấn động dư luận, nhiều thông tin tuyên truyền về những rủi ro liên quan đến việc nhẹ lương cao được đưa ra. Do vậy, theo ông Ngô Minh Hiếu, các đối tượng tội phạm ngày càng liều lĩnh hơn, sẵn sàng bắt cóc người, đặc biệt tại những vùng sâu vùng sa đưa ra qua đó, chưa kể nhiều video về các hành vi tra tấn ở các trung tâm lừa đảo được loan tải trên mạng xã hội.Trước khi được lực lượng vũ trang ở khu vực này giải cứu và đưa hồi hương về Việt Nam, giữa năm 2022, trong vài tháng làm việc, anh X cho biết đã lừa được khoảng 20 triệu. Tuy nhiên, con số này không làm hài lòng những người quản lý, và anh bị bắt đi dọn vệ sinh trong hơn một năm. Không giống như ở Miến Điện, có thể nhờ người nhà gửi tiền chuộc vệ, tại đây, nếu ai không làm được việc này, thì bị giao nhiệm vụ khác. Anh X cũng nhớ lại những cảnh bạo lực tra tấn đã chứng kiến trong khoảng thời gian này.« Những người bị phản kháng thì có người (ở trong phòng tôi), bị đánh đập trong vòng 7 8 ngày, lúc về là máu bắn đầy giầy giép, anh ấy bảo là bị nhốt, bị đánh, chỉ được ăn một bữa hai bữa. Tôi cũng từng bị đánh vài trận, tím hết mông lột hết da, bị đánh bằng dây điện, chỉ vì mình cãi, không nghe lời, không thèm làm theo chỉ thị. Cả tháng họ bảo mình lừa ba bốn người mà mình không lừa được ai nó cũng đánh. »Deepfake : Công cụ hữu hiệu của các hacker Chị Nam là một trong những người bị lừa mất tài khoản Facebook. Chị cho biết một người đã giả danh bạn của mình để yêu cầu gửi mã xác thực từ Facebook, và chiếm đoạt tài khoản của chị. “Hacker đã gọi điện cho tôi bằng video, thời gian gọi chỉ từ 3 đến 5 giây rồi tự động tắt, dùng deepfake khiến tôi tin tưởng là bạn mình và gửi mã code cho bạn đó”.Chị cho biết đối tượng lừa đảo dùng để đi “vay tiền” những người khác, và một người bạn của chị đã gửi vào số tài khoản của hacker đó 3000 euro.Các nhóm lừa đảo này, được cho là hoạt động chủ yếu ở Cam Bốt hay Miến Điện, một số được cho là bị cưỡng bức lao động, làm sao có thể nắm rõ những công nghệ tiên tiến không phải ai cũng tiếp cận được ? Chuyên gia về an ninh mạng, Ngô Minh Hiếu cho hay : « Sau khi điều tra, chúng tôi phát hiện ra những công cụ được phát triển bằng tội phạm mạng, cung cấp những công cụ công nghệ cho các trung tâm lừa đảo ở trong khu vực, bán lại với giá rẻ chỉ vài ngàn đô. Chưa kể là có một số dịch vụ chỉ tốn 25 đến 30 đôla là có thể sử dụng được dịch vụ giả mạo hình ảnh ».Trường hợp mà chị Nam gặp phải là một trong 3 hành vi lừa đảo phổ biến nhất tại Việt Nam, gồm chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, làm giả thương hiệu và các loại lừa đảo khác, theo báo cáo từ nhà nghiên cứu về tội phạm học Lương Thanh Hải, đăng trên tạp chí MDPI.Ngoài ra, theo tổ chức Chống lừa đảo, còn có các loại hình khác như lừa đảo tình cảm ở Việt Nam cũng khá phổ biến, sau đó là lừa đảo mã độc, giả mạo công an, bưu chính, điện lực. Tiếp đến là lừa đảo làm cộng tác viên, lương cao, đánh vào những người đang thất nghiệp, sinh viên, những người nhàn rỗi, không có việc làm, lên mạng bị dẫn dụ. Một lừa đảo khác là tống tiền nhắm vào đối tượng trẻ, những người trung niên, và sử dụng công nghệ deepfake.Dự án Chống Lừa Đảo (Chongluadao Project) là một tổ chức phi lợi nhuận, ghi nhận hơn 60 000 báo cáo liên quan đến lừa đảo trực tuyến, trong sáu tháng đầu năm 2024. Tổ chức này đã cho phép mọi người báo cáo các hình thức lừa đảo trên trang mạng của mình, đồng thời phát triển ra công cụ nhằm phát hiện, xác minh xem liệu một trang mạng có phải là lừa đảo hay không. Dự án cũng phát triển ra một mô hình AI chatbot, nhằm xác minh trong vòng chưa đến 30 giây một trang web hay một cơ sở dữ liệu nào đó, liệu có an toàn hay không."Việt Nam chuyển đổi số quá nhanh", bỏ qua giai đoạn "an toàn thông tinTrả lời RFI Tiếng Việt, đồng sáng lập tổ chức này, ông Ngô Minh Hiếu, từng là một cựu hacker, cho rằng “mạng xã hội như Facebook, Tiktok là một trong những bước đệm để các tổ chức lừa đảo tìm kiếm nạn nhân” và các nền tảng này do các tập đoàn lớn tổ chức, nhưng lại không có nguồn lực để kiểm soát hết các thông tin.Tuỳ theo đối tượng mà các tổ chức lừa đảo có các kịch bản khác nhau. Theo Ngô Minh Hiếu : “Một trong những vấn đề là do Việt Nam chuyển đổi số quá nhanh và đặc biệt là những cái người lớn tuổi đấy. Họ không có thời gian để mà kịp cập nhật, kịp hiểu thêm về công nghệ biết đằng sau công nghệ đó là gì, sử dụng sao cho an toàn hoặc là sử dụng sao cho đúng. Vấn đề là Việt Nam đã bỏ đi một cái giai đoạn rất là quan trọng, đó là nâng cao nhận thức cũng như là cung cấp cái kiến thức căn bản về công nghệ thông tin về an toàn thông tin cho tất cả người dân trước khi họ biết cách sử dụng công nghệ, đặc biệt là những cái nền tảng online. Nhưng tôi cho rằng ai cũng có thể sẽ là nạn nhân, không quan trọng  tuổi tác. Các bạn trẻ thì sẽ bị lừa theo những cái kịch bản như là lừa đảo, hay dẫn dụ sẻ những cái thông tin, hình ảnh nhạy cảm. Và cũng có rất là nhiều bạn nghĩ rằng sẽ không bao giờ bị lừa.”Ngoài ra, một vấn đề nữa ở Việt Nam đó là các nạn nhân thường không báo cáo, khiến các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc phát hiện, ngăn ngừa và đối phó với các hành vi lừa đảo. Ông Ngô Minh Hiếu cho biết : « Nhiều nạn nhân cho rằng mất tiền thì thôi, cơ quan chức năng đôi khi bắt được đối tượng lừa đảo cũng không giúp họ lấy lại được tiền, nên cũng chả thèm báo cáo. Hoặc số tiền bị lừa quá nhỏ, đôi khi cũng bị họ cho qua. »Báo cáo từ Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) Việt Nam là quốc gia chịu thiệt hại lớn thứ hai toàn cầu, do các hoạt động lừa đảo gây ra vào năm 2023, lên đến 391,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,6 % GDP, tiếp theo là Brazil, Thái Lan.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Pháp thắt chặt hợp tác quân sự với Việt Nam, tăng cường hiện diện ở Biển Đông

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Mar 3, 2025 9:18


Ba năm liên tiếp, tàu chiến Pháp đến thăm Việt Nam. Từ ngày 01-07/03/2025, tàu khu trục đa nhiệm La Provence, thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle thực hiện chiến dịch CLEMENCEAU 25, cập cảng Lotus, thăm xã giao thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động này « thể hiện mối quan hệ tin cậy và hợp tác ngày càng tăng », cũng như « cam kết của Pháp đối với hòa bình và an ninh tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương », theo thông cáo của sứ quán Pháp tại Việt Nam. Pháp tăng cường hiện diện thông qua « ngoại giao hải quân »Hoạt động thăm cảng nằm trong khuôn khổ thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện được Việt Nam và Pháp ký tại Paris ngày 07/10/2024. Trong tuyên bố chung, hai nước nhấn mạnh đến « cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường năng lực tự cường, phù hợp với nhu cầu của mỗi bên ». Ngoài ra, « Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các tàu quân sự của Pháp cập cảng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm phát triển hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển hai nước ».Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 28/02, nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédéon, trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), nhận định những diễn biến tích cực này được thúc đẩy thêm sau khi Hà Nội và Paris tỏ thiện chí củng cố hợp tác song phương nhân chuyến công du của bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu và dự lễ kỷ niệm 70 năm Điện Biên Phủ :« Sự hiện diện của tàu khu trục Pháp hoặc các chiến hạm Pháp thỉnh thoảng đi qua và dừng lại ở Việt Nam gắn liền với điều có thể gọi là « ngoại giao hải quân », tức là hiện diện tại cảng của các quốc gia có quan hệ tích cực và hữu nghị. Theo tôi, ngoài khuôn khổ Việt Nam, cần phải coi rằng Pháp tham gia vào chiến lược do Hoa Kỳ phát triển trong khu vực, bao gồm việc tái khẳng định sự hiện diện của Hải Quân Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là ở Biển Đông, trước những tuyên bố bá quyền của Trung Quốc đối với khu vực hàng hải này.Theo tôi, nếu nhìn xa hơn một chút về sự hiện diện và sự tham gia của Pháp vào hoạt động này, thì điều đó không chỉ liên quan đến các nguyên tắc về tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế mà Pháp ủng hộ, mà cũng cần lưu ý rằng Pháp có một vùng biển rộng lớn ở Thái Bình Dương nhưng không hẳn có thể kiểm soát được hết bằng những phương tiện quân sự hiện có. Vì vậy, Paris cần sự ủng hộ của Washington. Và việc Paris can dự vào một khu vực thực sự rất xa - ở Ấn Độ-Thái Bình Dương - là cách để Pháp đánh dấu sự gần gũi với người Mỹ và tham gia vào hoạt động giữa Mỹ và Pháp ở khu vực mà hai nước có chung lợi ích địa -chiến lược ».Đọc thêmViệt Nam : Đối tác mới cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp ?Duy trì hoạt động thăm cảng nhưng tránh « động » đến Trung QuốcKhi thiết lập được mối quan hệ ở cấp cao nhất trong chính sách ngoại giao của Việt Nam, Pháp tăng cường được hiện diện và củng cố hoạt động ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải huyết mạch, thông qua những chương trình tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore. Tuy nhiên, trả lời RFI Tiếng Việt trước đó, nhà nghiên cứu Laurent Gédéon cũng nhấn mạnh đến « khía cạnh quân sự không được làm quá nổi bật » trong tuyên bố chung Pháp-Việt ngày 07/10/2024 « để không “xúc phạm” Trung Quốc ». Cũng chính để tránh làm « phật lòng » Bắc Kinh và cũng trong chính sách « Bốn Không », Việt Nam không tham gia các cuộc thao dượt mang tính chất quân sự trong vùng hoặc do bên thứ ba ngoài khu vực tổ chức. Nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle (R91), tàu khu trục đa nhiệm La Provence (D652), tàu tiếp tế Jacques Chevallier (A725), tàu hộ tống phòng không Forbin (D620) và khinh hạm Alsace (D656) lớp Aquitaine thăm cảng Subic Bay ở Philippines từ ngày 21/02 và tham gia Hoạt động hợp tác hàng hải (MCA) với Hải Quân Philippines.Tuy nhiên, chỉ có tàu khu trục đa nhiệm La Provence đến thăm cảng Lotus, thành phố Hồ Chí Minh và tiến hành luyện tập chung với tàu Cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu. Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon giải thích :« Theo tôi, điều này liên quan đến việc Pháp là đồng minh của Mỹ, cũng như việc Philippines cũng có liên minh quân sự với Mỹ. Vì vậy, chúng ta thấy có sự gần gũi về mặt địa chiến lược và quân sự giữa Pháp và Philippines. Hoàn cảnh này không giống như với Việt Nam bởi vì Việt Nam không tham gia vào kiểu liên minh này tại khu vực hoặc bất kỳ nơi nào khác. Tôi nghĩ rằng sự hiện diện của nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung này là nhằm kiểm tra khả năng tương tác giữa các đơn vị hải quân khác nhau. Và như tôi nêu ở trên, đó là cách để Pháp thể hiện sự can dự. Có rất nhiều quan ngại mang tính chất địa chiến lược đặc trưng với Mỹ nhưng không liên quan trực tiếp đến lợi ích của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Vì vậy, đây là thông điệp gửi tới Trung Quốc, cũng là thông điệp gửi tới Hoa Kỳ, chủ yếu theo quan điểm của tôi. Và tôi không nghĩ rằng giữa Pháp và Việt Nam có sự hợp tác ở cấp độ này.Một yếu tố khác là nhóm tàu ​​sân bay tượng trưng cho khả năng quân sự và hình thức đe dọa cao. Và tôi nghĩ rằng đối với một quốc gia như Pháp, việc gửi một đội tàu ​​sân bay vào Biển Đông sẽ gửi đi một thông điệp ngoại giao rất tiêu cực tới Trung Quốc và trong bối cảnh hiện tại, điểm này không nằm trong những bận tâm ngoại giao của Paris ».Pháp bảo vệ chủ quyền ở Ấn Độ-Thái Bình DươngPháp là thành viên duy nhất trong Liên Hiệp Châu Âu có chủ quyền tại Ấn Độ-Thái Bình Dương với bảy vùng lãnh thổ hải ngoại có hơn 1,6 triệu công dân. 90% diện tích vùng đặc quyền kinh tế (ZEE) của Pháp cũng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Lực lượng tàu chiến của quân đội Pháp tại các căn cứ ở đảo Réunion, Nouvelle-Calédonie hay Polynésie thuộc Pháp đều tương tác thường xuyên với các đối tác. Còn những chiến dịch quy mô lớn, như CLEMENCEAU 25, được bộ Quân Lực Pháp nhấn mạnh là nhằm « củng cố và khẳng định mối liên hệ mà quân đội Pháp đã phát triển ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong nhiều năm ».Chiến dịch CLEMENCEAU 25 được triển khai từ cuối tháng 11/2024 và được chuẩn đô đốc Jacques Mallard, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay, giới thiệu trong buổi họp báo ngày 08/11/2024 :« Chiến dịch có bốn mục tiêu chính. Trước hết, đóng góp vào các hoạt động của Pháp và Châu Âu ở Hồng Hải và Ấn Độ Dương. Các hoạt động này nhằm mục đích tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực và nguồn lực của nhóm tác chiến tàu sân bay. Chiến dịch cũng giúp phát triển khả năng tương tác với các đối tác và đồng minh của chúng ta (Pháp) ở Ấn Độ Dương cũng như ở Thái Bình Dương. Thông qua hoạt động này, thúc đẩy một không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và ổn định với các đối tác khu vực trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Và cuối cùng, góp phần bảo vệ người dân và lợi ích của Pháp ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Pháp là quốc gia ven biển và phải thực hiện chủ quyền của mình đối với tất cả các vùng lãnh thổ hải ngoại này ».Đọc thêmChiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp sẽ có lợi cho Việt NamKhông chỉ chiến dịch CLEMENCEAU 25 mà tất cả những chiến dịch trước đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đều phối hợp với tàu từ các đối tác và đồng minh. Cho nên, số lượng hộ tống nhóm tàu sân Pháp được tăng cường thường xuyên với tàu khu trục hoặc tàu ngầm nước ngoài, như của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ý, Maroc, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản… và lần lượt thông qua ba cuộc tập trận quy mô lớn, theo giải thích của chuẩn đô đốc Jacques Mallard.« Sau khi đi qua Địa Trung Hải và Hồng Hải, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia cuộc tập trận song phương thường niên Varuna, góp phần duy trì khả năng tương tác giữa hải quân Pháp và Ấn Độ. Ấn Độ là đối tác quan trọng của Pháp ở Ấn Độ Dương. Giai đoạn hợp tác hoạt động chính của chiến dịch CLEMENCEAU 25 diễn ra với các đồng minh và đối tác của Pháp ở phía đông Ấn Độ Dương. Trong cuộc tập trận La Pérouse, Pháp phối hợp với Hải Quân các nước giáp với quần đảo Indonesia (trong đó có Philippines, Malaysia, Indonesia) về bảo đảm an ninh hàng hải ở ba eo biển chính. Cuối cùng, lần đầu tiên kể từ rất lâu, tàu sân bay Charles de Gaulle và đội tàu hộ tống di chuyển trên Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến cuộc tập trận Pacific Steller (ngoài khơi phía đông Philippines), nhằm tăng cường khả năng tương tác với Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Pháp có ít cơ hội tương tác với Hạm đội 7 vì lực lượng này ở rất xa so với Hạm đội 5 và 6 mà Pháp thường hoạt động chung. Trong suốt hành trình, nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ nhận được hỗ trợ của các đối tác thông qua các điểm dừng chân và hỗ trợ hậu cần, cũng như tiếp nhận đội máy bay tuần tra hàng hải tầm xa Atlantic 2 ».Đội tàu tác chiến tàu sân bay (groupe aéronaval, GAN) được bộ Quân Lực Pháp giới thiệu là lực lượng chính thực hiện các nhiệm vụ triển khai sức mạnh. Tàu sân bay Charles de Gaulle có thể di chuyển hàng nghìn km mỗi ngày trong nhiều tháng, có hai đường băng, một nhà kho để bảo trì, sửa chữa 40 máy bay. Khoang tàu có thể chứa 600 tấn đạn dược, 3.200 tấn xăng máy bay, tương đương với 2 tuần hoạt động với cường độ cao.Sự can dự của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương còn được thể hiện qua việc chỉ huy Hải Quân Pháp tham gia vào hai diễn đàn chính trong khu vực : Hội nghị chuyên đề Hải quân Ấn Độ Dương (IONS) và Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS). Mục đích của hai tổ chức này là cải thiện đối thoại, hợp tác về an ninh, khả năng tương tác giữa hải quân của các quốc gia giáp ranh với từng khu vực. Tại khu vực Đông Nam Á, Pháp luôn bày tỏ nguyện vọng gia nhập Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN Mở Rộng (ADMM+), quy tụ các nước thuộc ASEAN và tám cường quốc chính của khu vực, trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và Paris kỳ vọng vào sự ủng hộ của Hà Nội để được gia nhập ADMM+.Đọc thêmShangri-La : Pháp sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương

Tạp chí Việt Nam
Pháp thắt chặt hợp tác quân sự với Việt Nam, tăng cường hiện diện ở Biển Đông

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Mar 3, 2025 9:18


Ba năm liên tiếp, tàu chiến Pháp đến thăm Việt Nam. Từ ngày 01-07/03/2025, tàu khu trục đa nhiệm La Provence, thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle thực hiện chiến dịch CLEMENCEAU 25, cập cảng Lotus, thăm xã giao thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động này « thể hiện mối quan hệ tin cậy và hợp tác ngày càng tăng », cũng như « cam kết của Pháp đối với hòa bình và an ninh tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương », theo thông cáo của sứ quán Pháp tại Việt Nam. Pháp tăng cường hiện diện thông qua « ngoại giao hải quân »Hoạt động thăm cảng nằm trong khuôn khổ thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện được Việt Nam và Pháp ký tại Paris ngày 07/10/2024. Trong tuyên bố chung, hai nước nhấn mạnh đến « cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường năng lực tự cường, phù hợp với nhu cầu của mỗi bên ». Ngoài ra, « Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các tàu quân sự của Pháp cập cảng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm phát triển hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển hai nước ».Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 28/02, nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédéon, trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), nhận định những diễn biến tích cực này được thúc đẩy thêm sau khi Hà Nội và Paris tỏ thiện chí củng cố hợp tác song phương nhân chuyến công du của bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu và dự lễ kỷ niệm 70 năm Điện Biên Phủ :« Sự hiện diện của tàu khu trục Pháp hoặc các chiến hạm Pháp thỉnh thoảng đi qua và dừng lại ở Việt Nam gắn liền với điều có thể gọi là « ngoại giao hải quân », tức là hiện diện tại cảng của các quốc gia có quan hệ tích cực và hữu nghị. Theo tôi, ngoài khuôn khổ Việt Nam, cần phải coi rằng Pháp tham gia vào chiến lược do Hoa Kỳ phát triển trong khu vực, bao gồm việc tái khẳng định sự hiện diện của Hải Quân Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là ở Biển Đông, trước những tuyên bố bá quyền của Trung Quốc đối với khu vực hàng hải này.Theo tôi, nếu nhìn xa hơn một chút về sự hiện diện và sự tham gia của Pháp vào hoạt động này, thì điều đó không chỉ liên quan đến các nguyên tắc về tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế mà Pháp ủng hộ, mà cũng cần lưu ý rằng Pháp có một vùng biển rộng lớn ở Thái Bình Dương nhưng không hẳn có thể kiểm soát được hết bằng những phương tiện quân sự hiện có. Vì vậy, Paris cần sự ủng hộ của Washington. Và việc Paris can dự vào một khu vực thực sự rất xa - ở Ấn Độ-Thái Bình Dương - là cách để Pháp đánh dấu sự gần gũi với người Mỹ và tham gia vào hoạt động giữa Mỹ và Pháp ở khu vực mà hai nước có chung lợi ích địa -chiến lược ».Đọc thêmViệt Nam : Đối tác mới cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp ?Duy trì hoạt động thăm cảng nhưng tránh « động » đến Trung QuốcKhi thiết lập được mối quan hệ ở cấp cao nhất trong chính sách ngoại giao của Việt Nam, Pháp tăng cường được hiện diện và củng cố hoạt động ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải huyết mạch, thông qua những chương trình tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore. Tuy nhiên, trả lời RFI Tiếng Việt trước đó, nhà nghiên cứu Laurent Gédéon cũng nhấn mạnh đến « khía cạnh quân sự không được làm quá nổi bật » trong tuyên bố chung Pháp-Việt ngày 07/10/2024 « để không “xúc phạm” Trung Quốc ». Cũng chính để tránh làm « phật lòng » Bắc Kinh và cũng trong chính sách « Bốn Không », Việt Nam không tham gia các cuộc thao dượt mang tính chất quân sự trong vùng hoặc do bên thứ ba ngoài khu vực tổ chức. Nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle (R91), tàu khu trục đa nhiệm La Provence (D652), tàu tiếp tế Jacques Chevallier (A725), tàu hộ tống phòng không Forbin (D620) và khinh hạm Alsace (D656) lớp Aquitaine thăm cảng Subic Bay ở Philippines từ ngày 21/02 và tham gia Hoạt động hợp tác hàng hải (MCA) với Hải Quân Philippines.Tuy nhiên, chỉ có tàu khu trục đa nhiệm La Provence đến thăm cảng Lotus, thành phố Hồ Chí Minh và tiến hành luyện tập chung với tàu Cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu. Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon giải thích :« Theo tôi, điều này liên quan đến việc Pháp là đồng minh của Mỹ, cũng như việc Philippines cũng có liên minh quân sự với Mỹ. Vì vậy, chúng ta thấy có sự gần gũi về mặt địa chiến lược và quân sự giữa Pháp và Philippines. Hoàn cảnh này không giống như với Việt Nam bởi vì Việt Nam không tham gia vào kiểu liên minh này tại khu vực hoặc bất kỳ nơi nào khác. Tôi nghĩ rằng sự hiện diện của nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung này là nhằm kiểm tra khả năng tương tác giữa các đơn vị hải quân khác nhau. Và như tôi nêu ở trên, đó là cách để Pháp thể hiện sự can dự. Có rất nhiều quan ngại mang tính chất địa chiến lược đặc trưng với Mỹ nhưng không liên quan trực tiếp đến lợi ích của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Vì vậy, đây là thông điệp gửi tới Trung Quốc, cũng là thông điệp gửi tới Hoa Kỳ, chủ yếu theo quan điểm của tôi. Và tôi không nghĩ rằng giữa Pháp và Việt Nam có sự hợp tác ở cấp độ này.Một yếu tố khác là nhóm tàu ​​sân bay tượng trưng cho khả năng quân sự và hình thức đe dọa cao. Và tôi nghĩ rằng đối với một quốc gia như Pháp, việc gửi một đội tàu ​​sân bay vào Biển Đông sẽ gửi đi một thông điệp ngoại giao rất tiêu cực tới Trung Quốc và trong bối cảnh hiện tại, điểm này không nằm trong những bận tâm ngoại giao của Paris ».Pháp bảo vệ chủ quyền ở Ấn Độ-Thái Bình DươngPháp là thành viên duy nhất trong Liên Hiệp Châu Âu có chủ quyền tại Ấn Độ-Thái Bình Dương với bảy vùng lãnh thổ hải ngoại có hơn 1,6 triệu công dân. 90% diện tích vùng đặc quyền kinh tế (ZEE) của Pháp cũng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Lực lượng tàu chiến của quân đội Pháp tại các căn cứ ở đảo Réunion, Nouvelle-Calédonie hay Polynésie thuộc Pháp đều tương tác thường xuyên với các đối tác. Còn những chiến dịch quy mô lớn, như CLEMENCEAU 25, được bộ Quân Lực Pháp nhấn mạnh là nhằm « củng cố và khẳng định mối liên hệ mà quân đội Pháp đã phát triển ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong nhiều năm ».Chiến dịch CLEMENCEAU 25 được triển khai từ cuối tháng 11/2024 và được chuẩn đô đốc Jacques Mallard, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay, giới thiệu trong buổi họp báo ngày 08/11/2024 :« Chiến dịch có bốn mục tiêu chính. Trước hết, đóng góp vào các hoạt động của Pháp và Châu Âu ở Hồng Hải và Ấn Độ Dương. Các hoạt động này nhằm mục đích tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực và nguồn lực của nhóm tác chiến tàu sân bay. Chiến dịch cũng giúp phát triển khả năng tương tác với các đối tác và đồng minh của chúng ta (Pháp) ở Ấn Độ Dương cũng như ở Thái Bình Dương. Thông qua hoạt động này, thúc đẩy một không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và ổn định với các đối tác khu vực trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Và cuối cùng, góp phần bảo vệ người dân và lợi ích của Pháp ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Pháp là quốc gia ven biển và phải thực hiện chủ quyền của mình đối với tất cả các vùng lãnh thổ hải ngoại này ».Đọc thêmChiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp sẽ có lợi cho Việt NamKhông chỉ chiến dịch CLEMENCEAU 25 mà tất cả những chiến dịch trước đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đều phối hợp với tàu từ các đối tác và đồng minh. Cho nên, số lượng hộ tống nhóm tàu sân Pháp được tăng cường thường xuyên với tàu khu trục hoặc tàu ngầm nước ngoài, như của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ý, Maroc, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản… và lần lượt thông qua ba cuộc tập trận quy mô lớn, theo giải thích của chuẩn đô đốc Jacques Mallard.« Sau khi đi qua Địa Trung Hải và Hồng Hải, nhóm tác chiến tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia cuộc tập trận song phương thường niên Varuna, góp phần duy trì khả năng tương tác giữa hải quân Pháp và Ấn Độ. Ấn Độ là đối tác quan trọng của Pháp ở Ấn Độ Dương. Giai đoạn hợp tác hoạt động chính của chiến dịch CLEMENCEAU 25 diễn ra với các đồng minh và đối tác của Pháp ở phía đông Ấn Độ Dương. Trong cuộc tập trận La Pérouse, Pháp phối hợp với Hải Quân các nước giáp với quần đảo Indonesia (trong đó có Philippines, Malaysia, Indonesia) về bảo đảm an ninh hàng hải ở ba eo biển chính. Cuối cùng, lần đầu tiên kể từ rất lâu, tàu sân bay Charles de Gaulle và đội tàu hộ tống di chuyển trên Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến cuộc tập trận Pacific Steller (ngoài khơi phía đông Philippines), nhằm tăng cường khả năng tương tác với Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Pháp có ít cơ hội tương tác với Hạm đội 7 vì lực lượng này ở rất xa so với Hạm đội 5 và 6 mà Pháp thường hoạt động chung. Trong suốt hành trình, nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ nhận được hỗ trợ của các đối tác thông qua các điểm dừng chân và hỗ trợ hậu cần, cũng như tiếp nhận đội máy bay tuần tra hàng hải tầm xa Atlantic 2 ».Đội tàu tác chiến tàu sân bay (groupe aéronaval, GAN) được bộ Quân Lực Pháp giới thiệu là lực lượng chính thực hiện các nhiệm vụ triển khai sức mạnh. Tàu sân bay Charles de Gaulle có thể di chuyển hàng nghìn km mỗi ngày trong nhiều tháng, có hai đường băng, một nhà kho để bảo trì, sửa chữa 40 máy bay. Khoang tàu có thể chứa 600 tấn đạn dược, 3.200 tấn xăng máy bay, tương đương với 2 tuần hoạt động với cường độ cao.Sự can dự của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương còn được thể hiện qua việc chỉ huy Hải Quân Pháp tham gia vào hai diễn đàn chính trong khu vực : Hội nghị chuyên đề Hải quân Ấn Độ Dương (IONS) và Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS). Mục đích của hai tổ chức này là cải thiện đối thoại, hợp tác về an ninh, khả năng tương tác giữa hải quân của các quốc gia giáp ranh với từng khu vực. Tại khu vực Đông Nam Á, Pháp luôn bày tỏ nguyện vọng gia nhập Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN Mở Rộng (ADMM+), quy tụ các nước thuộc ASEAN và tám cường quốc chính của khu vực, trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và Paris kỳ vọng vào sự ủng hộ của Hà Nội để được gia nhập ADMM+.Đọc thêmShangri-La : Pháp sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
An ninh cho Ukraina : Thủ tướng Anh hy vọng đóng vai trò « cầu nối » giữa Mỹ và châu Âu

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Feb 27, 2025 15:43


Ngày 16/02/2025, trong bài diễn đàn đăng trên nhật báo Anh The Telegraph, thủ tướng Anh tuyên bố khẳng định chính phủ Anh sẵn sàng « tham gia bảo đảm an ninh cho Ukraina qua việc gởi quân đến nếu cần thiết ». Quan điểm này đã được lãnh đạo chính phủ Anh nhắc lại trong hội nghị không chính thức giữa các lãnh đạo châu Âu diễn ra tại Paris một ngày sau đó khi đưa ra thông điểm rất rõ ràng : Hòa bình bằng sức mạnh. Vì sao Anh Quốc luôn tỏ ra kiên bảo vệ Ukraina ? Luân Đôn tính gì khi khá ủng hộ các lập trường của Paris và không phê phán các đường lối của chính quyền Trump hiện nay ?Mời quý vị theo dõi phần giải thích của thông tín viên Nguyễn Giang tại Luân Đôn.---------- ********* ----------RFI Tiếng Việt : Anh Quốc và Ukraina có quan hệ như thế nào ?TTV Nguyễn Giang : Mối quan hệ giữa Anh và Ukraina đã có từ lâu, nhưng sự kiên quyết của Anh Quốc trong việc hỗ trợ Ukraina trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh gần đây. Vào tháng Giêng năm 2025, thủ tướng Sir Keir Starmer đã ký kết Hiệp ước Đối tác-Đồng minh 100 năm giữa Anh và Ukraina cùng tổng thống Volodymyr Zelensky, thiết lập 9 trụ cột cho quan hệ song phương, bao gồm: Quốc phòng, An ninh, Hàng hải, Kinh tế & Thương mại, Năng lượng & Khí hậu, Tư pháp, Chống lũng đoạn Thông tin, Khoa học & Công nghệ, và Văn hóa-Thể thao.Trước đây, dưới thời thủ tướng Boris Johnson, vào tháng 2/2022, Anh ký với Ba Lan và Ukraina một hiệp ước an ninh ba bên (trilateral security pact), vừa để hỗ trợ hai nước kia chống lại Nga, vừa giúp Anh có một vị trí chiến lược Đông Âu. Hiệp ước này được ký sau khi ba nước Pháp-Đức và Ba Lan ký thỏa thuận có tên là « Tam giác Weimar » nhằm tạo xương sống cho chiến lược chống Nga của ba thành viên đông dân của Nato châu Âu và EU.Nhưng việc ký kết liên minh sâu nặng như thế 100 năm với Ukraina là điều hiếm xảy ra với Anh. Bởi nước này có truyền thống thực dụng là giữ cho lục địa châu Âu không bị một nước nào thống trị, và trên đại dương thì Anh phải thống trị. Ví dụ năm 1806, Anh đã cấm vận (embargo, blockade) vùng biển ra Đại Tây Dương để nước Pháp của Napoleon không thể vươn ra biển. Anh chỉ bỏ bao vây Pháp trên biển vào đúng ngày 11 tháng 4 năm 1814 khi Napoleon thoái vị. Sau khi Đức mạnh lên thì đã có một Liên minh Trái tim (Entente Cordiale) đã được Anh ký với Pháp năm 1904, thời Vua Edward VII. Bởi vậy, có thể nói liên minh 100 năm với Ukraina là rất đặc biệt, cho phép Anh có mặt ở khu vực Đông Âu.Sự ủng hộ cho Ukraina nhận được sự đồng thuận từ cả hai đảng lớn của Anh: Đảng Lao động (đang cầm quyền) và Đảng Bảo thủ (đối lập), cũng như các đảng nhỏ hơn như LibDem và Đảng Xanh. Điều này cho thấy một sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ trong việc bảo vệ Ukraina chống lại các mối đe dọa từ Nga. Ngay cả ông Nigel Farage, một nhân vật có tiếng trong phong trào cánh hữu, cũng đã bác bỏ những lời chỉ trích của tổng thống Trump về Tổng thống Zelensky « là nhà độc tài » mới đây.Truyền thông Anh và người dân cũng tích cực hỗ trợ, với khoảng 25.000 người Ukraina được tiếp nhận để tị nạn trong suốt ba năm qua.Luân Đôn đánh giá mối đe dọa từ Nga cho an ninh nước Anh như thế nào ?TTV Nguyễn Giang : Về mặt tâm lý, theo chuyên gia David Landsman, nước Nga vẫn là một quốc gia ít quen thuộc nhưng lại là « kẻ thù quen thuộc » với người Anh (unfamiliar country but a familiar enemy), nhất là sau sự kiện an ninh Nga (GRU) cử người sang gây ra vụ đầu độc tại Salisbury trên đất Anh. Người Anh nhận thấy Nga đã xâm lược Ukraina, và điều này làm sống lại những ký ức về kẻ thù cũ. Cả hai phía trong cuộc tranh luận Brexit đều đồng ý rằng, sau khi ra khỏi EU, Anh cần phải khôi phục vị thế của mình trên trường quốc tế, trong đó việc hỗ trợ Ukraina chống lại Nga được coi là « quyền lực thông qua giá trị đạo đức ».Về phương diện kinh tế, Anh đã giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga từ tháng 2/2022, điều này đã tạo thuận lợi cho chính trị Anh trong việc phát biểu mạnh mẽ về vấn đề Nga, khác với Đức, nước cho tới gần đây vẫn chịu ảnh hưởng lớn tác động của nguồn năng lượng khí đốt của Nga. Trong các nước châu Âu, Anh là quốc gia có nền kinh tế mở, hướng ra thế giới hơn hẳn các nước ở lục địa, gần Nga, gần biển Baltic và Hắc Hải, nên Anh có thể không bị ràng buộc nhiều bởi các lợi ích cục bộ gắn với Nga.Là đồng minh lâu đời của Mỹ và luôn đi theo chiến lược của Mỹ, nhưng Luân Đôn không những không chỉ trích Washington về việc bỏ rơi Kiev mà còn tuyên bố sẵn sàng gởi quân sang đảm bảo an ninh cho Ukraina. Thủ tướng Anh còn tỏ lập trường ủng hộ quan điểm của Pháp. Thủ tướng Anh trông đợi điều gì tổng thống Trump nhân chuyến thăm Mỹ ? TTV Nguyễn Giang : Cho dù là đồng minh lâu dài của Mỹ, lần này Anh không chỉ trích Mỹ về việc bỏ rơi Kiev mà ngược lại, còn cam kết cử quân sang Ukraina. Thủ tướng Starmer muốn đóng vai trò cầu nối giữa Mỹ và châu Âu. Sự bắt tay giữa Starmer và Macron diễn ra trong bối cảnh mà cả hai bên cần tăng cường quan hệ, nhất là khi vị thế của Macron tại châu Âu đang bị lung lay.Luân Đôn nhận ra rằng không thể "tái xác lập" quan hệ với EU mà thiếu sự ủng hộ từ Paris. Đảng Lao động ở Anh phải tăng cường quan hệ với Pháp để gia tăng sức mạnh đối phó với mối đe dọa từ Nga, khi mà chính quyền Trump có xu hướng thiên về cánh hữu.Chuyến công du Mỹ của thủ tướng Starmer nhằm mục tiêu thuyết phục Tổng thống Trump đảm bảo an ninh cho Ukraina sau chiến tranh. Ông Starmer đã công bố ngân sách quốc phòng mới, dự kiến tăng từ 2.3% lên 2.5% GDP vào năm 2027, với kế hoạch nâng lên 3% GDP đến năm 2030.Bên cạnh đó Anh sẵn sàng đưa quân sang Ukraina để gìn giữ an ninh cho đường phi giới tuyến trong tương lai. Điều này nhằm thể hiện sự cam kết của Anh trong việc cùng đồng minh châu Âu gánh vác trách nhiệm bảo vệ khu vực NATO.Cùng lúc, tân đại sứ Anh tại Mỹ, Peter Mandelson nói hai nước muốn một MEGA – Make Economies Great Again – tức là một hiệp định tự do thương mại lớn, đẩy mậu dịch song phương lên hơn mức hiện nay là gần 300 tỷ bảng/năm. Chưa rõ là trong hai hồ sơ : Quốc Phòng và Kinh Tế - Thương Mại thì ông Trump mặn mà hơn với Anh ở hồ sơ nào.Pháp có thể giúp được gì cho chiến lược của Anh về hồ sơ Ukraina?TTV Nguyễn Giang : Ngay sau khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cuộc gặp với đồng cấp Mỹ Donald Trump ở Nhà Trắng hôm thứ Hai thì sang ngày thứ Ba, 25/02, ông Macron đã điện đàm với thủ tướng Anh Starmer, hẳn là để trao đổi trước khi ông Starmer tới Mỹ gặp ông Trump thứ Năm 27/02 này. Có lẽ chính giới Anh và Pháp vẫn đang cân nhắc xem họ giúp nhau được gì, để đối phó với Mỹ và để thể hiện uy lực tối đa của hai cường quốc duy nhất trong NATO ở châu Âu đang sở hữu vũ khí nguyên tử, đã cam kết hợp tác về an ninh châu Âu.Ví dụ tổng thống Macron nói Pháp sẵn sàng dùng cái ô nguyên tử bảo vệ cho Đức, và kêu gọi Anh cũng làm như thế. Để đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho Kiev, cả Paris và Luân Đôn đều cần có sự tham gia của Berlin, dưới thời tân thủ tướng của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU), Friedrich Merz.Ông Merz tuyên bố tân chính phủ Đức có nhiệm vụ làm cho Đức tự chủ hơn so với Mỹ về an ninh và quốc phòng, điều này có thể dẫn đến khả năng hợp tác tốt giữa ba nước lớn nhất châu Âu. Hiển nhiên là nếu ba nước này không hợp tác chặt chẽ, sẽ rất khó khăn để đạt được những nỗ lực hỗ trợ Ukraina một cách hiệu quả.Anh Quốc có thể có vai trò gì trong trường hợp Mỹ rút lui khỏi Ukraina ? Liệu nước Anh có thay thế được Mỹ bảo đảm an ninh cho Ukraina ?TTV Nguyễn Giang : Hiện tại, chính giới Anh chưa có kế hoạch thay thế Mỹ tại Ukraina  và vẫn muốn thuyết phục Mỹ ở lại châu Âu. Vai trò của Anh chủ yếu là đánh giá xem một phương án hợp tác cùng Pháp, Đức, và Ba Lan có khả năng đảm bảo an ninh cho Ukraina trong bối cảnh mối đe dọa từ Nga tiếp tục hiện hữu hay là không, và một khi Hoa Kỳ rút hay giảm vai trò tại châu Âu thì họ sẽ phải làm gì. Tuy thế, cũng có ý kiến như của nhà báo Ian Dunt nói trước sau gì thì Anh và châu Âu cũng cần « độc lập khỏi Mỹ » trong vấn đề an ninh, nên đây là cơ hội để London đi theo chiến lược đó.Ngoài đảng Lao động đang cầm quyền thì cả hai đảng đối lập ở Anh (Bảo thủ và Tự do Dân chủ) đều đồng ý về việc tăng chi tiêu quốc phòng « để phòng chống Nga ». Tuy nhiên, có sự lo ngại trước việc cắt giảm viện trợ phát triển toàn cầu của Anh từ 0.5% GDP xuống 0.3% GDP, theo nhà báo Robert Peston. Ông cho rằng điều này có thể làm giảm sức mạnh mềm của Anh, nhất là khi Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng tại nhiều khu vực, bao gồm cả châu Phi.Mặc dù vậy, một phần dư luận tại Anh có vẻ đồng ý với chính phủ là cần tăng chi tiêu quốc phòng. Trên trang của BBC, một bài viết về việc tăng chi tiêu quốc phòng và giảm viện trợ hải ngoại (Starmer cuts aid to fund increase in defence spending-26/02)#đã thu hút trên 5 ngàn bình luận chỉ sao một ngày. Trong phần bình luận nhiều người đã ủng hộ việc tăng chi tiêu quân sự mà không ngần ngại cắt giảm viện trợ cho các nước khác để « cứu người nghèo và vô gia cư trong nước Anh ».Nhưng thú vị hơn là có một số ý kiến đặc biệt nhấn mạnh rằng những hợp đồng quốc phòng nên được trao cho các công ty vũ khí Anh và châu Âu, mà không giao cho các công ty Mỹ, với lý do các công ty này thường đi kèm với điều kiện khắt khe trong các hợp đồng.Ý kiến  cá nhân này còn cho rằng « Hoa Kỳ nay đang ngày một trở nên một quốc gia côn đồ » (British defence firms should be first priority, then European allies' firms second. US defence firms must now be avoided at all costs – the last thing we need is military kit that has both parts/maintenance and usage rules attached to an increasingly rogue state).Tất nhiên, đó chỉ là một ý kiến cá nhân, và theo tôi, đa số người dân Anh vẫn yêu quý nước Mỹ. Thế nhưng giống như đại đa số các tờ báo chính ở đây, người ta thấy những gì ông Trump hơn một tháng qua là rất đáng lo ngại cho tương lai nước Anh vì cấu trúc an ninh 80 năm qua (Anh dựa vào Mỹ) đang tan vỡ.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Tăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT Trump

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Feb 17, 2025 9:30


Ngày 13/02/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump ký kế hoạch thuế nhập khẩu đối ứng : tăng thuế quan phù hợp với mức thuế mà các nước khác áp dụng đối với hàng nhập khẩu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ để ngỏ khả năng điều chỉnh mức thuế này cho từng quốc gia nhằm tiến hành các cuộc đàm phán mới. Ba ngày trước đó là sắc lệnh áp thuế 25% đối với toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ. Cả hai biện pháp này đều tác động lớn đến Việt Nam. Ngày 14/02, Việt Nam khẳng định sẽ nhập khẩu thêm nông sản của Mỹ và sẵn sàng thảo luận với Washington để tránh các chính sách thuế quan mới mà ông Trump đưa ra. Việt Nam từng bị tổng thống Donald Trump chỉ đích danh là “học sinh tồi” trong nhiệm kỳ đầu. Ông sẽ không hài lòng về thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam lên đến hơn 116 tỉ đô la trong năm 2024. Theo Reuters, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Mêhicô về quy mô mất cân bằng thương mại với Mỹ.Theo thống kê hải quan Mỹ, được ông Đỗ Ngọc Hưng, tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, trích dẫn khi trả lời truyền thông trong nước, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 983 triệu đô la thép và sản phẩm thép, tăng gần 159% so với năm 2023 ; mặt hàng nhôm có kim ngạch là 479 triệu đô la, tăng 9,5%. Đọc thêm : Kinh tế Việt Nam trong tầm ngắm của chính quyền Trump 2.0?Mặt hàng nhôm và thép của Việt Nam đang chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với hầu hết các nước. Cho dù Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay và Mỹ vẫn cần nhập khẩu thép từ 12-15% và nhôm từ 40-45%. Dù vậy, theo ông Đỗ Ngọc Hưng, “biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống”.Ngoài ra, sản phẩm nhôm, thép của Việt Nam là đối tượng thường xuyên trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Với sản phẩm thép, Mỹ đã điều tra hơn 34 vụ, chiếm hơn 50% tổng số vụ kiện mà Mỹ điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam còn với sản phẩm nhôm là  2 vụ việc.Các biện pháp thuế nhập khẩu mới của Mỹ tác động như thế nào đến Việt Nam ? Hà Nội có thể có đối sách như thế nào ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Hubert Testard, chuyên gia về châu Á và các thách thức kinh tế quốc tế, giảng dạy tại khoa Quan hệ Quốc tế, trường Sciences Po, tổng biên tập trang Asialyst chuyên về châu Á.RFI : Năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm 25,3% GDP của Việt Nam. Hà Nội sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào nếu Washington thực hiện các biện pháp thuế quan, bao gồm cả việc tăng thuế hải quan đối với nhôm, thép mới được công bố, trong khi Việt Nam vẫn xuất khẩu nhôm, thép sang Hoa Kỳ ?Hubert Testard : Vấn đề mà Việt Nam gặp phải, thực ra vừa là lợi thế vừa là khó khăn. Lợi thế của Việt Nam là một quốc gia có tính quốc tế hóa cao, vì vậy xuất - nhập khẩu chiếm một phần rất quan trọng trong GDP của Việt Nam, cao hơn cả tỉ lệ của Trung Quốc chẳng hạn. Có nghĩa là nếu xét đến kim ngạch xuất khẩu, con số này tương đương khoảng 90% GDP của Việt Nam, còn đối với Trung Quốc thì chưa đến 20%. Vì vậy, đối với Việt Nam, xuất khẩu chiếm thị phần lớn hơn rất nhiều so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Đây là quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất, ngoại trừ các thành phố cảng như Hồng Kông hay Singapore là những nơi quốc tế hơn Việt Nam. Đọc thêm : Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”Thứ hai, Hoa Kỳ là điểm đến hàng đầu của hàng xuất khẩu Việt Nam và chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, khi kết hợp tầm quan trọng chung của xuất khẩu đối với Việt Nam và việc Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, điều đó có nghĩa là Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng vì các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Điều này sẽ tác động hơn nhiều đến GDP của Việt Nam so với Trung Quốc. Tiếp theo, các lệnh trừng phạt mà Washington công bố gần đây, trong đó có các biện pháp tăng thuế đối với nhôm và thép, tác động thực sự đến Việt Nam, nhưng hiện tại đó không phải là số tiền quá lớn.Mặt khác, ngày 13/02, ông Trump công bố áp thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariff), có nghĩa là áp dụng mức thuế nhập khẩu với hàng hóa các nước tương đương mức họ áp với hàng hóa Mỹ. Thế nhưng Việt Nam là một nước đang phát triển, có mức thuế hải quan trung bình là cao hơn các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ. Nếu lời đe dọa của Trump được áp dụng, chúng ta sẽ thấy ​mức tăng chung về thuế hải quan của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ. Điều này còn nghiêm trọng hơn cả việc Mỹ tăng thuế đối với nhôm, thép nhập khẩu. Nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam đang áp mức thuế nhập khẩu trung bình khoảng 10%, còn mức thuế quan của Hoa Kỳ là chưa tới 3% - tôi đang nói đến mức thuế quan thông thường, không phải về lệnh trừng phạt - điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tăng thuế quan đối với hàng loạt sản phẩm mà mức thuế quan của Việt Nam tương đối cao. Ông Trump khẳng định thuế nhập khẩu đối ứng được áp dụng với tất cả các nước và chắc là cũng áp dụng đối với Việt Nam.RFI : Việt Nam bị Mỹ xếp vào nhóm “học sinh tồi”. Chính quyền tổng thống Donald Trump trách Việt Nam về những điểm gì ?Hubert Testard : Việt Nam có thặng dư thương mại rất lớn với Hoa Kỳ, hơn 100 tỷ đô la. Về giá trị tuyệt đối thì thấp hơn thâm hụt của Trung Quốc với Mỹ vào khoảng 300 tỷ nhưng về mức độ bao phủ, tức là nếu xét về tỷ lệ giữa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ thì Hà Nội nhập khẩu rất ít từ thị trường Mỹ so với mức xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhìn từ lập trường của Washington, tỷ lệ giữa xuất-nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ thấp hơn nhiều so với trường hợp Trung Quốc. Ví dụ khi Trung Quốc bán 100 cho Hoa Kỳ, họ mua 30. Khi Việt Nam bán 100 cho Hoa Kỳ, họ chỉ mua 12 và đây là mức độ mất cân bằng thương mại cao nhất ở châu Á. Chúng ta có thể lo ngại rằng sẽ có những biện pháp đặc biệt liên quan đến Việt Nam. Đọc thêm : Thặng dư thương mại với Mỹ cao kỷ lục, Việt Nam có nguy cơ bị Trump áp thuế quan RFI : Vấn đề tái cân bằng thương mại đang nhanh chóng trở lại vấn đề hàng đầu, sau khi chính quyền Trump tạm thời giải quyết vấn đề di dân và fentanyl ? Liệu đây có phải là rủi ro đối với Việt Nam không ?Hubert Testard : Như tôi vừa nói, Việt Nam có quan hệ thương mại rất mất cân bằng với Mỹ. Thực ra là vì một lý do khá đơn giản, đó là Việt Nam phần nào là khâu cuối cùng trong dây chuyền lắp ráp các sản phẩm châu Á xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Vì thế, khi Việt Nam xuất khẩu 100 sang Hoa Kỳ, có lẽ có 2/3 hoặc 3/4 sản phẩm trung gian đến từ các nước châu Á khác, tất cả đều được lắp ráp ở Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ. Người ta có cảm giác là thặng dư của Việt Nam là rất lớn nhưng thực ra là còn có nhiều nước châu Á khác liên quan đằng sau. Đây là vấn đề của các chuỗi giá trị. Nhưng theo quan điểm của ông Donald Trump, người không coi trọng, không quan tâm đến chuỗi giá trị, ông chỉ tập trung vào thâm hụt song phương thì rõ ràng Việt Nam là một “học sinh tồi”. Dĩ nhiên là có xu hướng yêu cầu tái cân bằng.Việt Nam có thể tái cân bằng với Mỹ không ? Câu trả lời của tôi là không, bởi vì bản thân Việt Nam liên hệ chặt chẽ với phần còn lại của châu Á và những gì mà Việt Nam có thể nhập khẩu thêm từ Mỹ cũng không phải là quá lớn. Việt Nam có thể mua thêm một ít năng lượng, ví dụ như khí đốt tự nhiên vì Việt Nam cần còn Mỹ là nước xuất khẩu lớn. Có thể sẽ có nhiều khí đốt tự nhiên của Mỹ hơn ở Việt Nam, sắp tới sẽ có thêm máy bay. Nhưng các nước Châu Âu cũng bán máy bay cho Việt Nam và Châu Âu cũng chịu thâm hụt song phương đáng kể với Việt Nam. Vì vậy, Hà Nội không thể gây bất lợi quá lớn cho Châu Âu vì đó cũng là một thị trường rất quan trọng đối với Việt Nam. Nếu xét từng sản phẩm thì không hề dễ cho Việt Nam. Hà Nội có thể làm điều gì đó nhưng không thực sự đủ để tái cân bằng. Đọc thêm : Việt Nam sẵn sàng nhập thêm nông sản Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan mới của TT TrumpRFI : Có vẻ như hầu hết các biện pháp thuế quan của Trump đều nhằm vào đích cuối là Trung Quốc, ví dụ gần đây Panama đã rút khỏi dự án Con đường tơ lụa mới. Liệu Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng này một thời gian nhờ chính sách chống Trung Quốc hiện nay của chính quyền Mỹ ?Hubert Testard : Đúng là Việt Nam dường như không phải là quốc gia thù địch với Mỹ, trong khi Trung Quốc lại là đối thủ lớn. Đó là điều tích cực cho Hà Nội. Nhưng khi nhìn vào chính sách thương mại của ông Trump, tổng thống Mỹ không coi trọng các liên minh, ví dụ, ông ấy muốn tấn công châu Âu hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc ngang với Trung Quốc. Vì vậy, việc Việt Nam, không phải là đồng minh của Mỹ nhưng là một nước có quan hệ chiến lược quan trọng với Hoa Kỳ, thì theo tôi, điều đó vẫn chưa đủ. Đọc thêm : Tân ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Việt Nam giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại với Hoa KỳĐiều duy nhất mà Việt Nam có thể dựa vào nhiều hơn một chút, đó là có rất nhiều nhà đầu tư ở Mỹ cần sản phẩm của Việt Nam, như Amazon và Walmart. Toàn bộ ngành công nghệ cao của Mỹ đều có mặt ở Việt Nam, nên họ không có lợi nếu sản phẩm của Việt Nam bị nhắm đến. Vì vậy, có thể sẽ có vận động hành lang ở Mỹ của những người có thể gây áp lực đối với ông Trump, như Elon Musk, người rất thân cận với tổng thống Mỹ, và tỉ phú này có các dự án đầu tư lớn ở Việt Nam, nên có lẽ ông ấy khá ủng hộ Việt Nam. Nhưng cũng đừng quên là tỉ phú Musk đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc. Tesla hoạt động rất mạnh ở Trung Quốc và điều đó cũng không cấm cản chính sách rất cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc. Không có gì bảo đảm nhưng đó là những biện pháp gây ảnh hưởng mà Việt Nam có thể sử dụng.Điểm cuối cùng, gia đình Trump cũng đang có dự án đầu tư lớn vào khách sạn hạng sang ở Việt Nam, trị giá khoảng 1,5 tỉ đô la. Điều đó có nghĩa là tập đoàn Trump Organization cũng quan tâm đến việc Việt Nam được ổn. Đó là những yếu tố có thể cân bằng một chút mọi thứ. Dù vậy khi nhìn vào cách ông Trump đang khởi động việc trừng phạt thương mại theo mọi hướng, tôi vẫn cho rằng Việt Nam sẽ khó có thể thoát khỏi được trừng phạt của Trump. Đọc thêm : Dự án tỷ đô tại quê nhà của tổng bí thư Tô Lâm, lá bài trói buộc Trump của Việt Nam ?RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia Hubert Testard, tổng biên tập trang Asialyst.

Tạp chí Việt Nam
Tăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT Trump

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Feb 17, 2025 9:30


Ngày 13/02/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump ký kế hoạch thuế nhập khẩu đối ứng : tăng thuế quan phù hợp với mức thuế mà các nước khác áp dụng đối với hàng nhập khẩu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ để ngỏ khả năng điều chỉnh mức thuế này cho từng quốc gia nhằm tiến hành các cuộc đàm phán mới. Ba ngày trước đó là sắc lệnh áp thuế 25% đối với toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ. Cả hai biện pháp này đều tác động lớn đến Việt Nam. Ngày 14/02, Việt Nam khẳng định sẽ nhập khẩu thêm nông sản của Mỹ và sẵn sàng thảo luận với Washington để tránh các chính sách thuế quan mới mà ông Trump đưa ra. Việt Nam từng bị tổng thống Donald Trump chỉ đích danh là “học sinh tồi” trong nhiệm kỳ đầu. Ông sẽ không hài lòng về thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam lên đến hơn 116 tỉ đô la trong năm 2024. Theo Reuters, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Mêhicô về quy mô mất cân bằng thương mại với Mỹ.Theo thống kê hải quan Mỹ, được ông Đỗ Ngọc Hưng, tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, trích dẫn khi trả lời truyền thông trong nước, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 983 triệu đô la thép và sản phẩm thép, tăng gần 159% so với năm 2023 ; mặt hàng nhôm có kim ngạch là 479 triệu đô la, tăng 9,5%. Đọc thêm : Kinh tế Việt Nam trong tầm ngắm của chính quyền Trump 2.0?Mặt hàng nhôm và thép của Việt Nam đang chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với hầu hết các nước. Cho dù Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay và Mỹ vẫn cần nhập khẩu thép từ 12-15% và nhôm từ 40-45%. Dù vậy, theo ông Đỗ Ngọc Hưng, “biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống”.Ngoài ra, sản phẩm nhôm, thép của Việt Nam là đối tượng thường xuyên trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Với sản phẩm thép, Mỹ đã điều tra hơn 34 vụ, chiếm hơn 50% tổng số vụ kiện mà Mỹ điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam còn với sản phẩm nhôm là  2 vụ việc.Các biện pháp thuế nhập khẩu mới của Mỹ tác động như thế nào đến Việt Nam ? Hà Nội có thể có đối sách như thế nào ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Hubert Testard, chuyên gia về châu Á và các thách thức kinh tế quốc tế, giảng dạy tại khoa Quan hệ Quốc tế, trường Sciences Po, tổng biên tập trang Asialyst chuyên về châu Á.RFI : Năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm 25,3% GDP của Việt Nam. Hà Nội sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào nếu Washington thực hiện các biện pháp thuế quan, bao gồm cả việc tăng thuế hải quan đối với nhôm, thép mới được công bố, trong khi Việt Nam vẫn xuất khẩu nhôm, thép sang Hoa Kỳ ?Hubert Testard : Vấn đề mà Việt Nam gặp phải, thực ra vừa là lợi thế vừa là khó khăn. Lợi thế của Việt Nam là một quốc gia có tính quốc tế hóa cao, vì vậy xuất - nhập khẩu chiếm một phần rất quan trọng trong GDP của Việt Nam, cao hơn cả tỉ lệ của Trung Quốc chẳng hạn. Có nghĩa là nếu xét đến kim ngạch xuất khẩu, con số này tương đương khoảng 90% GDP của Việt Nam, còn đối với Trung Quốc thì chưa đến 20%. Vì vậy, đối với Việt Nam, xuất khẩu chiếm thị phần lớn hơn rất nhiều so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Đây là quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất, ngoại trừ các thành phố cảng như Hồng Kông hay Singapore là những nơi quốc tế hơn Việt Nam. Đọc thêm : Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”Thứ hai, Hoa Kỳ là điểm đến hàng đầu của hàng xuất khẩu Việt Nam và chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, khi kết hợp tầm quan trọng chung của xuất khẩu đối với Việt Nam và việc Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, điều đó có nghĩa là Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng vì các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Điều này sẽ tác động hơn nhiều đến GDP của Việt Nam so với Trung Quốc. Tiếp theo, các lệnh trừng phạt mà Washington công bố gần đây, trong đó có các biện pháp tăng thuế đối với nhôm và thép, tác động thực sự đến Việt Nam, nhưng hiện tại đó không phải là số tiền quá lớn.Mặt khác, ngày 13/02, ông Trump công bố áp thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariff), có nghĩa là áp dụng mức thuế nhập khẩu với hàng hóa các nước tương đương mức họ áp với hàng hóa Mỹ. Thế nhưng Việt Nam là một nước đang phát triển, có mức thuế hải quan trung bình là cao hơn các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ. Nếu lời đe dọa của Trump được áp dụng, chúng ta sẽ thấy ​mức tăng chung về thuế hải quan của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ. Điều này còn nghiêm trọng hơn cả việc Mỹ tăng thuế đối với nhôm, thép nhập khẩu. Nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam đang áp mức thuế nhập khẩu trung bình khoảng 10%, còn mức thuế quan của Hoa Kỳ là chưa tới 3% - tôi đang nói đến mức thuế quan thông thường, không phải về lệnh trừng phạt - điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tăng thuế quan đối với hàng loạt sản phẩm mà mức thuế quan của Việt Nam tương đối cao. Ông Trump khẳng định thuế nhập khẩu đối ứng được áp dụng với tất cả các nước và chắc là cũng áp dụng đối với Việt Nam.RFI : Việt Nam bị Mỹ xếp vào nhóm “học sinh tồi”. Chính quyền tổng thống Donald Trump trách Việt Nam về những điểm gì ?Hubert Testard : Việt Nam có thặng dư thương mại rất lớn với Hoa Kỳ, hơn 100 tỷ đô la. Về giá trị tuyệt đối thì thấp hơn thâm hụt của Trung Quốc với Mỹ vào khoảng 300 tỷ nhưng về mức độ bao phủ, tức là nếu xét về tỷ lệ giữa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ thì Hà Nội nhập khẩu rất ít từ thị trường Mỹ so với mức xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhìn từ lập trường của Washington, tỷ lệ giữa xuất-nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ thấp hơn nhiều so với trường hợp Trung Quốc. Ví dụ khi Trung Quốc bán 100 cho Hoa Kỳ, họ mua 30. Khi Việt Nam bán 100 cho Hoa Kỳ, họ chỉ mua 12 và đây là mức độ mất cân bằng thương mại cao nhất ở châu Á. Chúng ta có thể lo ngại rằng sẽ có những biện pháp đặc biệt liên quan đến Việt Nam. Đọc thêm : Thặng dư thương mại với Mỹ cao kỷ lục, Việt Nam có nguy cơ bị Trump áp thuế quan RFI : Vấn đề tái cân bằng thương mại đang nhanh chóng trở lại vấn đề hàng đầu, sau khi chính quyền Trump tạm thời giải quyết vấn đề di dân và fentanyl ? Liệu đây có phải là rủi ro đối với Việt Nam không ?Hubert Testard : Như tôi vừa nói, Việt Nam có quan hệ thương mại rất mất cân bằng với Mỹ. Thực ra là vì một lý do khá đơn giản, đó là Việt Nam phần nào là khâu cuối cùng trong dây chuyền lắp ráp các sản phẩm châu Á xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Vì thế, khi Việt Nam xuất khẩu 100 sang Hoa Kỳ, có lẽ có 2/3 hoặc 3/4 sản phẩm trung gian đến từ các nước châu Á khác, tất cả đều được lắp ráp ở Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ. Người ta có cảm giác là thặng dư của Việt Nam là rất lớn nhưng thực ra là còn có nhiều nước châu Á khác liên quan đằng sau. Đây là vấn đề của các chuỗi giá trị. Nhưng theo quan điểm của ông Donald Trump, người không coi trọng, không quan tâm đến chuỗi giá trị, ông chỉ tập trung vào thâm hụt song phương thì rõ ràng Việt Nam là một “học sinh tồi”. Dĩ nhiên là có xu hướng yêu cầu tái cân bằng.Việt Nam có thể tái cân bằng với Mỹ không ? Câu trả lời của tôi là không, bởi vì bản thân Việt Nam liên hệ chặt chẽ với phần còn lại của châu Á và những gì mà Việt Nam có thể nhập khẩu thêm từ Mỹ cũng không phải là quá lớn. Việt Nam có thể mua thêm một ít năng lượng, ví dụ như khí đốt tự nhiên vì Việt Nam cần còn Mỹ là nước xuất khẩu lớn. Có thể sẽ có nhiều khí đốt tự nhiên của Mỹ hơn ở Việt Nam, sắp tới sẽ có thêm máy bay. Nhưng các nước Châu Âu cũng bán máy bay cho Việt Nam và Châu Âu cũng chịu thâm hụt song phương đáng kể với Việt Nam. Vì vậy, Hà Nội không thể gây bất lợi quá lớn cho Châu Âu vì đó cũng là một thị trường rất quan trọng đối với Việt Nam. Nếu xét từng sản phẩm thì không hề dễ cho Việt Nam. Hà Nội có thể làm điều gì đó nhưng không thực sự đủ để tái cân bằng. Đọc thêm : Việt Nam sẵn sàng nhập thêm nông sản Mỹ để đối phó với chính sách thuế quan mới của TT TrumpRFI : Có vẻ như hầu hết các biện pháp thuế quan của Trump đều nhằm vào đích cuối là Trung Quốc, ví dụ gần đây Panama đã rút khỏi dự án Con đường tơ lụa mới. Liệu Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng này một thời gian nhờ chính sách chống Trung Quốc hiện nay của chính quyền Mỹ ?Hubert Testard : Đúng là Việt Nam dường như không phải là quốc gia thù địch với Mỹ, trong khi Trung Quốc lại là đối thủ lớn. Đó là điều tích cực cho Hà Nội. Nhưng khi nhìn vào chính sách thương mại của ông Trump, tổng thống Mỹ không coi trọng các liên minh, ví dụ, ông ấy muốn tấn công châu Âu hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc ngang với Trung Quốc. Vì vậy, việc Việt Nam, không phải là đồng minh của Mỹ nhưng là một nước có quan hệ chiến lược quan trọng với Hoa Kỳ, thì theo tôi, điều đó vẫn chưa đủ. Đọc thêm : Tân ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Việt Nam giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại với Hoa KỳĐiều duy nhất mà Việt Nam có thể dựa vào nhiều hơn một chút, đó là có rất nhiều nhà đầu tư ở Mỹ cần sản phẩm của Việt Nam, như Amazon và Walmart. Toàn bộ ngành công nghệ cao của Mỹ đều có mặt ở Việt Nam, nên họ không có lợi nếu sản phẩm của Việt Nam bị nhắm đến. Vì vậy, có thể sẽ có vận động hành lang ở Mỹ của những người có thể gây áp lực đối với ông Trump, như Elon Musk, người rất thân cận với tổng thống Mỹ, và tỉ phú này có các dự án đầu tư lớn ở Việt Nam, nên có lẽ ông ấy khá ủng hộ Việt Nam. Nhưng cũng đừng quên là tỉ phú Musk đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc. Tesla hoạt động rất mạnh ở Trung Quốc và điều đó cũng không cấm cản chính sách rất cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc. Không có gì bảo đảm nhưng đó là những biện pháp gây ảnh hưởng mà Việt Nam có thể sử dụng.Điểm cuối cùng, gia đình Trump cũng đang có dự án đầu tư lớn vào khách sạn hạng sang ở Việt Nam, trị giá khoảng 1,5 tỉ đô la. Điều đó có nghĩa là tập đoàn Trump Organization cũng quan tâm đến việc Việt Nam được ổn. Đó là những yếu tố có thể cân bằng một chút mọi thứ. Dù vậy khi nhìn vào cách ông Trump đang khởi động việc trừng phạt thương mại theo mọi hướng, tôi vẫn cho rằng Việt Nam sẽ khó có thể thoát khỏi được trừng phạt của Trump. Đọc thêm : Dự án tỷ đô tại quê nhà của tổng bí thư Tô Lâm, lá bài trói buộc Trump của Việt Nam ?RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn chuyên gia Hubert Testard, tổng biên tập trang Asialyst.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Trí tuệ Nhân tạo - AI : Pháp tìm chỗ đứng giữa Mỹ và Trung Quốc

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Feb 14, 2025 9:32


Pháp không muốn bị thụt lùi so với Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua Trí tuệ Nhân tạo - AI. Tuần lễ và Thượng đỉnh Hành động về AI - đồng tổ chức với Ấn Độ - ở Paris là cơ hội để Pháp bảo vệ chủ quyền kỹ thuật số, đặc biệt với những thông báo quan trọng của tổng thống Emmanuel Macron : 109 tỉ euro đầu tư vào AI tại Pháp, quảng bá "sản phẩm Pháp" - chatbot Le Chat của Mistral AI, hiện trở thành đối tác của nhiều tập đoàn lớn. Trong ba ngày sau khi được tổng thống Pháp quảng bá trong buổi trả lời phỏng vấn với đài France 2 (ngày 09/02), Le Chat trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên Apple Store. Ứng dụng Pháp, cạnh tranh với ChatGPT của Mỹ và DeepSeek của Trung Quốc, đã tóm tắt buổi phỏng vấn của tổng thống Macron theo yêu cầu của RFI Tiếng Việt :« Trả lời phỏng vấn đài France 2, tổng thống Emmanuel Macron thông báo khoản đầu tư lớn 109 tỉ euro trong lĩnh vực AI tại Pháp. Quỹ này được hình thành từ nhiều nguồn đóng góp khác nhau, trong đó có Ả Rập Xê Út, Canada, nhiều doanh nghiệp Pháp và nước ngoài.Tổng thống Macron cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý AI toàn cầu, nói rằng mọi nội dung do phần mềm AI tạo ra phải được xác định rõ ràng. Ông kêu gọi một chiến lược AI đầy tham vọng, ở cả cấp độ Pháp và châu Âu, với các mục tiêu xã hội, kinh tế và ngoại giao.Tổng thống cũng nhấn mạnh đến chatbot “Le Chat”, do công ty khởi nghiệp Mistral AI của Pháp phát triển, đồng thời kêu gọi người dân Pháp tải xuống. Ứng dụng này được giới thiệu là đối thủ cạnh tranh của ChatGPT.Cuối cùng, ông Macron bày tỏ sự lạc quan về tác động của AI đối với việc làm, tin rằng sự phát triển của công nghệ sẽ giải phóng thời gian bằng cách phân công các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, giúp "đưa yếu tố con người trở lại" trong các mối quan hệ ».Điểm đặc biệt là Le Chat dẫn ngay các nguồn được sử dụng ngay dưới câu trả lời để người sử dụng dễ kiểm chứng. Và ứng dụng Le Chat khẳng định trả lời được bằng tiếng Việt và sử dụng các nguồn tiếng Việt.Pháp “chán” phải chạy theo Mỹ và Trung QuốcKhoản đầu tư 109 tỉ euro trong vòng 5 năm tới được tổng thống Macron thông báo nhằm mục đích giúp Pháp duy trì « cuộc đua về Trí tuệ Nhân tạo », « sáng tạo những giải pháp, những công nghệ riêng, nếu không, sẽ bị phụ thuộc vào những nước khác » :« Chúng ta (Pháp và châu Âu) có những lợi thế tuyệt vời. Phải nói là tất cả các nước đều bị trễ so với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Do đó, về đào tạo, chúng ta có những quan hệ đối tác, như với Ấn Độ, một cường quốc về đào tạo Trí tuệ Nhân tạo. Chúng ta đã đào tạo 40.000 thanh niên trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo nhưng con số này sẽ tăng lên thành 100.000 người. Chúng ta cũng có những nhà khoa học về dữ liệu, những nhà toán học. Pháp có rất nhiều tài năng. Và đó là một sức mạnh to lớn. Nhưng Pháp cũng bị thụt lùi về các trung tâm dữ liệu, có nghĩa là khả năng tính toán. Để làm được việc này, cần phải có những siêu máy tính, thu thập khối lượng dữ liệu lớn. Và cần khẩn trương thực hiện. Do đó, tôi muốn thông báo tối nay rằng châu Âu và Pháp sẽ thúc đẩy tiến trình này. Pháp thông báo tại Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo 109 tỉ euro đầu tư vào lĩnh vực AI trong những năm tới. Đây là chuyện chưa từng có. Khoản đầu tư này tương xứng với những thông báo của Mỹ về quỹ Stargate với 500 tỉ đô la đầu tư. Trong số các nhà đầu tư, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đầu tư vào một trung tâm dữ liệu lớn ở Pháp. Ngoài ra còn có những quỹ đầu tư lớn của Mỹ, Canada cùng với rất nhiều doanh nghiệp Pháp ». Đọc thêm : AI : Bài toán khó để Pháp và Liên Âu không bị loại khỏi bàn cờ quốc tế về Trí tuệ Nhân tạoCụ thể, theo trang Les Echos, Quỹ MGX của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đầu tư 50 tỉ euro xây dựng một trung dữ liệu lớn có công suất 1 GW. Trên tổng số 20 tỉ euro đầu tư vào AI tại Pháp, quỹ đầu tư Canada Brookfieal dành 15 tỉ euro để xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu, trong đó có một trung tâm có công suất 1 GW ở Cambrai, nơi trở thành phòng thí nghiệm ở miền bắc Pháp. Theo điện Elysée, « những dự án này cho thấy lực hấp dẫn của Pháp, cũng như chất lượng mạng lưới điện và đường truyền internet, đủ lớn và vững chắc để tiếp nhận tất cả những nhà máy về AI trong tương lai ».Ngoài ra, rất nhiều dự án xây dựng mới liên quan đến AI cũng được các quỹ đầu tư Fluidstack của Anh, Equinix, Digital Realty và Prologis của Mỹ, Evroc của Thụy Điển, Sesterce của Pháp lần lượt thông báo tại Thượng đỉnh Hành động về AI. Công ty khởi nghiệp Mistral AI, chủ sở hữu Le Chat, cũng thông báo « đầu tư vài tỉ euro » vào một trung tâm dữ liệu lớn, được đặt tại Saclay, khu đại học nổi tiếng ở tỉnh Essonne, ngoại ô Paris.Le Chat - cạnh tranh với DeepSeek và ChatGPT Phần mềm Le Chat là sản phẩm của Mistral AI, start-up được cho là còn non trẻ so với những đối thủ. Arthur Mensch, từng làm việc cho Google và DeepMind và hai cộng sự Guillaume Lample và Timothée Lacroix, từng làm việc cho Meta, thành lập Mistral AI tháng 04/2023 và đã kêu gọi được đầu tư hơn 6 tỉ euro. Bộ trưởng Kinh Tế Éric Lombard không ngần ngại quảng bá cho « sản phẩm Pháp » là đã chuẩn bị một buổi phỏng vấn nhờ ứng dụng Le Chat. Cách thực hiện giống như « kiểu đóng vai », theo giải thích của nhà sáng lập Arthur Mensch khi trả lời phỏng vấn đài France 2 ngày 10/02 :« Le Chat có thể tìm những câu hỏi ở đâu ư ? Phần mềm Le Chat thông minh, nên cô đọng được kiến ​​thức nhân loại. Le Chat biết y học là gì, lịch sử là gì và truyền thông là gì. Le Chat cũng biết tất cả các ngôn ngữ nên có thể dùng ứng dụng này để dịch mọi thứ. Và khi bạn đưa ra chỉ dẫn, chẳng hạn như tôi phải chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, Le Chat có thể giải thích chuẩn bị một cuộc phỏng vấn như thế nào, hình dung ra những câu hỏi và giúp chuẩn bị. Đó là một ví dụ có có thể truyền tải nhanh trong giáo dục. Ví dụ một sinh viên ngành toán hay triết học có thể nhờ Le Chat đặt câu hỏi ôn tập và về lâu dài là để củng cố kiến thức của mình. Đúng là có trường hợp gian lận, nhờ Le Chat làm hộ bài tập. Nhưng cần phải đặt câu hỏi là tại sao phải làm bài tập ? Đó là để học hỏi điều gì đó. Cho nên cần phải coi trí tuệ nhân tạo mà Le Chat cung cấp là một cách học nhanh hơn, không phải để gian lận. Cần phải giữ đúng mục đích chính của việc làm bài tập, chứ không đề cao vào thành phẩm cuối cùng ». Đọc thêm : Trí tuệ Nhân tạo và những rủi ro khó có thể kiểm soátPháp cần tập thể để cạnh tranh Trước khi diễn ra Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, Pháp cũng như Liên Hiệp Châu Âu hứng cú sốc DeepSeek. Ông Bruno Bonnell, tổng thư ký France 2030 - kế hoạch tài chính của Pháp về khả năng cạnh tranh - thừa nhận : « DeepSeek giống như lời cảnh tỉnh mà chúng ta cần ». Mô hình AI tạo sinh từ Trung Quốc được quảng bá ít tốn kém hơn rất nhiều nhưng hiệu quả hoàn toàn không kém nếu so sánh với những khoản tiền khổng lồ được đổ vào các tập đoàn AI của Mỹ.Arthur Mensch, nhà đồng sáng lập công ty Mistral AI, giải thích Le Chat, được khởi động cùng lúc với DeepSeek của Trung Quốc, có lợi thế về chi phí thấp hơn so với những ứng dụng của Mỹ. Điều này cho thấy Pháp cũng như châu Âu có điều kiện tham gia cuộc đua AI :« Tôi nghĩ châu Âu có vai trò thực sự, đặc biệt là vì có nguồn nhân tài đặc biệt đáng chú ý, điều này cho phép chúng ta hiệu quả hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ trong việc xây dựng công nghệ, với chi phí ít hơn. Vì thế phải vun đắp lợi thế này và cũng tương tự như vậy trong môi trường AI. Quá trình này sẽ được xây dựng nhanh hơn nếu các công ty châu Âu nhận ra rằng họ có lợi khi hợp tác với các doanh nghiệp châu Âu khác để đẩy nhanh lộ trình Trí tuệ Nhân tạo của mình. Và vì thế châu Âu thực sự có vai trò quan trọng với phần còn lại của thế giới. Ví dụ, chúng tôi đã mở chi nhánh tại Singapore và có những khách hàng đầu tiên ở đó. Có thể thấy là có một cơ hội thực sự, không phải của Mỹ và không phải của Trung Quốc ». Đọc thêm : Trí tuệ Nhân tạo : Hủy hoại hay thân thiện với môi trường ?Dù được cho là phong phú nhưng hệ sinh thái công nghệ châu Âu vẫn còn khiêm tốn so với những gã khổng lồ Trung Quốc và Mỹ. Theo Les Echos, chỉ cần nhìn vào những định giá toàn cầu lớn nhất để thấy châu Âu vắng bóng như thế nào. Pháp, nơi có khoảng 750 start-up về AI với 35.000 người làm việc trong lĩnh vực này, không giấu tham vọng muốn đứng đầu Liên Âu về AI. Tuy nhiên, khi trả lời RFI ngày 10/02, bà Anne Bouverot, đặc phái viên của tổng thống Pháp về Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, lưu ý đến tinh thần « tập thể » :« Có những chuyện người ta không thể làm một mình. Dĩ nhiên Pháp có tham vọng đứng đầu về Trí tuệ Nhân tạo và Pháp có nhiều lợi thế. Người ta nói đến Mistral hoặc các công ty khởi nghiệp như Hugging Face, poolside, Pigment… có tầm quan trọng trong lĩnh vực AI, cũng như những tài năng, những nhà nghiên cứu, kĩ sư một cách rất ấn tượng. Chúng ta có vị thế tốt về Trí tuệ Nhân tạo. Nhưng khi nhìn vào những khoản đầu tư cần thiết để phát triển AI thì có rất nhiều việc phải làm theo tập thể, ở tầm mức châu Âu ».Tổng thống Macron muốn Pháp và Liên Hiệp Châu Âu tiến nhanh theo « mô hình tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris » trong 5 năm, huy động mọi nguồn lực để bù khoảng thời gian chậm trễ so với Mỹ và Trung Quốc. Theo chuyên gia Charleyne Biondi, Viện Montaigne, châu Âu hiện chỉ chiếm 18% trung tâm dữ liệu trên thế giới, chưa đầy 5% trong số này là thuộc về các doanh nghiệp châu Âu, phần còn lại đều thuộc về các đại tập đoàn Mỹ như AWS, Google và Microsoft Azure. Ngày 11/02, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen công bố một « chiến lược châu Âu về AI » với ngân sách 200 tỉ euro, mục đích là để « tăng tốc », « đơn giản hóa quy định » và « tăng cường thị trường chung duy nhất », cùng với nhiều biện pháp khác.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Quyền lực cá nhân tổng bí thư thông qua quá trình tinh giản bộ máy hành chính ở Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Feb 10, 2025 9:35


Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, trong đó có 6 bộ mới. Cơ cấu, tổ chức mới của bộ máy sẽ được Quốc Hội thông qua trong kỳ họp bất thường từ ngày 12-18/02/2025. Truyền thông nước ngoài đánh giá một bước đi “táo bạo” của chính quyền Việt Nam trước những thách thức kinh tế mới. Giới chuyên gia và quan sát quốc tế cũng nhận thấy quyền lực cá nhân ngày càng lớn của tổng bí thư Tô Lâm trong đợt cải cách này. “Cuộc cách mạng tinh gọn” được tổng bí thư Tô Lâm phát động cuối năm 2024, mà theo hãng tin Reuters, một trong những nguyên nhân là sự bất mãn ngày càng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài về tình trạng trì trệ trong phê duyệt dự án, ít nhiều liên quan đến công cuộc “đốt lò” của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Trang DW của Đức ngày 17/12/2024 lưu ý “cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy” không phải là chuyện chưa từng có, ví dụ từ 36 bộ trong những năm 1990 đã bị giảm xuống còn 22 cho đến năm 2021, nhưng lần này diễn ra chỉ khoảng một năm trước Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Tô Lâm được cho là hy vọng tiếp tục giữ chức tổng bí thư và “có ý định đưa những người thân cận vào các vị trí chủ chốt”, theo nhận định của nhà cựu ngoại giao Mỹ David Brown.Ngoài ra, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/02/2025, giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé tại Viện IRSEM, Trường Quân Sự Pháp, còn lưu ý đến ảnh hưởng ngày càng lớn của an ninh trong bộ máy Nhà nước mới : Không một bộ nào liên quan đến an ninh bị thay đổi hay sáp nhập.RFI : Tổng bí thư Tô Lâm đã thành công trong một cải cách lớn mà người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng không làm được : tinh gọn bộ máy hành chính, được coi là Cuộc « Đổi mới lần 2 », một cơ hội cho đất nước. Quá trình này có tầm quan trọng như thế nào cho những tham vọng phát triển của Việt Nam ? Benoît de Tréglodé :Trước tiên, tôi thấy đây là một cuộc cải cách rất quan trọng để suy ngẫm lại về vị trí của Nhà nước, tinh gọn bộ máy mà như chúng ta biết là ở Việt Nam vẫn khá nặng nề, cồng kềnh, đôi khi cực kỳ kém hiệu quả và theo cách nào đó, vẫn dung dưỡng từ bên trong nạn tham nhũng lan tràn toàn bộ xã hội Việt Nam. Do đó, cuộc cải cách lần này, do ông Tô Lâm thúc đẩy, phần nào đó cũng giống như cuộc cải cách do người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng tiến hành trong cuộc chiến chống tham nhũng với công cuộc “đốt lò”.Dân thường, người trần mắt thịt chỉ có thể hoan nghênh cuộc cải cách này, được coi là tốt cho tiến trình hiện đại hóa đất nước. Giống như ông Nguyễn Phú Trọng với cuộc chiến chống tham nhũng, ông Tô Lâm hiện giờ có thể giải thích rằng tinh gọn bộ máy Nhà nước để giúp đất nước đối phó với những thách thức kinh tế phía trước. Nhưng cần phải nhớ rằng ẩn sau những phát biểu hùng hồn đó, công cuộc cải cách cũng thường phục vụ cho những mục tiêu khác.Khi tôi còn sống ở Việt Nam, với những người bạn Việt, chúng tôi vẫn nói với nhau rằng nền hành chính ở Việt Nam là kiểu kết hợp nào đó giữa chính quyền Liên Xô và chính quyền Pháp. Đó là lời nói đùa khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Người ta thừa biết hầu hết các vị trí lớn trong chính quyền là phải bỏ tiền ra mua và tình trạng này tạo ra các hành vi tham nhũng để thu lại lợi nhuận từ “vốn đầu tư”. Có thể thấy căn bệnh cố hữu vẫn còn đó trong hệ thống và bộ máy hành chính Việt Nam. Đọc thêm : Chống tham nhũng trên thượng tầng : Việt Nam không để tác động đến lực hút đầu tư nước ngoàiBây giờ, cùng nhìn xem quá trình tinh giản này có ý nghĩa như nào ? Những bộ nào bị biến mất hoặc bị sáp nhập ? Không đi sâu vào chi tiết nhưng điều thú vị là người ta thấy những bộ bị xóa hoặc bị sáp nhập đều liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, phát triển, thương mại - những cơ quan tạo ra mối liên hệ lâu dài với đầu tư nước ngoài, với sự phát triển kinh tế của đất nước… Song song đó, những bộ không hề bị động tới trong đợt tinh giản lần này đều liên quan đến an ninh, như bộ Quốc Phòng và nhất là bộ Công An, hoàn toàn nằm ngoài và thậm chí còn là bên thắng lớn trong cuộc cải cách hành chính này.Do đó, cũng cần nhớ rằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này cũng là một hành động chính trị mạnh mẽ của ông Tô Lâm để củng cố quyền lực, chỉ vài tháng sau khi ông giữ chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Và điều này không hề dễ dàng và đẹp đẽ như những lời hoa mỹ được đưa ra.RFI : Liệu thông qua cuộc cách mạng tin gọn bộ máy Nhà nước lần này, có thể thấy được thành công và quyền lực cá nhân của tổng bí thư hiện nay ?Benoît de Tréglodé : Cần phải uyển chuyển trong kiểu phân tích như này. Chương trình tinh giản bộ máy hành chính mà ông Tô Lâm mong muốn được dựa trên một số nhu cầu nhất định để bộ máy Nhà nước có thể chuẩn bị cho những thách thức kinh tế trong những năm tới. Đó là một thực tế.Thứ hai, quá trình tinh giản lần này là một cuộc cải cách lớn, diễn ra ngay năm trước kỳ Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam, theo dự kiến là tháng 01/2026. Như tôi đã nói, đợt tái tổ chức này còn củng cố hơn nữa ảnh hưởng của các cơ quan an ninh trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, qua đó, tổng bí thư Tô Lâm cũng thấy cơ hội để giữ vững quyền lực, để tách những đối thủ tiềm tàng có thể có quanh ông trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội đảng sắp tới. Điều này cũng củng cố cho việc, mà tôi tin từ nhiều năm qua, rằng mục tiêu của ông Tô Lâm là tiếp tục giữ chức tổng bí thư sau đại hội tới. Và để làm được điều đó, phải chắc chắn là ít bị tranh cãi ngay trong bộ máy Nhà nước.RFI : Tháng 08/2024, tổng bí thư Tô Lâm phát biểu : “Không vì đẩy mạnh chống tham nhũng mà cản trở phát triển kinh tế”. Liệu có phải đây sẽ là hai chương trình lớn của ông trước kỳ Đại hội đảng sắp tới ?Benoît de Tréglodé : Cần phải đặt lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 trong đúng bối cảnh. “Câu thần chú” của đảng để có thể tiếp tục tính chính đáng và củng cố uy tín của đảng trong dân từ hơn 30 năm qua là thúc đẩy toàn bộ người dân Việt Nam làm giàu. Tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam với hơn 100 triệu dân, đã thực sự bùng nổ từ 20 năm qua và đã giúp đảng chính trị duy nhất ở Việt Nam củng cố quyền lực và cũng giúp duy trì những chỉ trích khá nhẹ nhàng trong xã hội. Đọc thêm : Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?Chúng ta thấy rõ điều này. Theo những cuộc thăm dò dư luận mới nhất được tiến hành ở các nước trong vùng, đa số người Việt cho rằng sự cởi mở hơn về chính trị - thường được gọi là “dân chủ” - không phải là một yêu cầu thực sự hiện nay và những gì đang diễn ra trong nước dưới sự lãnh đạo của đảng có thể mang lại sự thịnh vượng cho Việt Nam và tiếp tục quá trình phát triển của đất nước. Có thể thấy là có một thách thức lớn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mới này, được coi là nhiệm vụ chính của đảng. Đảng hiểu rõ điều này từ hơn 30 năm qua. Không có chuyện tách rời các mục tiêu chính trị, ý thức hệ với sứ mệnh theo đuổi sự phát triển kinh tế của đất nước và đấu tranh chống nạn tham nhũng trầm trọng. Ông Tô Lâm đã nói rõ mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm 2025 là 8%, sau khi đạt được hơn 7% năm 2024. Mục tiêu kinh tế đầy tham vọng này, đó cũng là thách thức rất lớn cho đất nước và người dân. Và như thường lệ, đảng tự cho mình là người bảo đảm tốt nhất để có thể theo đuổi các mục tiêu đó.Phải nhắc lại là không có sự tuyệt giao giữa sứ mệnh của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nặng về tư tưởng hơn và sứ mệnh của ông Tô Lâm, thực dụng hơn. Cho dù không thường xuyên hòa hợp với người tiền nhiệm, ông Tô Lâm vẫn được ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ và dần dần đưa vào vị trí người kế nhiệm tương lai. Chúng ta không quên là ông Tô Lâm, trước khi ông Trọng qua đời khoảng 8 tháng, đã nắm quyền kiểm soát Tiểu ban nhân sự, cũng như ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Những sự kiện đó là một quá trình diễn ra từ từ, không có sự đoạn tuyệt rõ ràng. Và những gì mà ông Tô Lâm đang làm hiện nay với chương trình tinh gọn bộ máy Nhà nước, cũng không nên coi đó là một sự đoạn tuyệt nào đó với công việc của người tiền nhiệm, mà ngược lại, đó là sự củng cố quyền lực, khá được cá nhân hóa, và sự xác nhận tham vọng của ông Tô Lâm để có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước với một bộ máy an ninh được tăng cường vào thời điểm ngay trước Đại hội sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam.RFI : Với tất cả những diễn biến hiện nay, liệu chúng ta có chứng kiến những sự kiện bất ngờ khác từ nay đến lúc diễn ra đại hội đảng vào đầu năm 2026 ?Benoît de Tréglodé : Vấn đề đối với các nhà nghiên cứu hoặc nhà quan sát là hiếm khi đoán trước được về điểm này, rất khó hình dung ra điều không thể tưởng tượng được. Nhưng rõ ràng là cuộc cải cách hành chính lớn hiện nay ở Việt Nam - ngoài những khó khăn có thể gây ra cho các công chức bị mất việc - được Trung Quốc ủng hộ rất rộng rãi. Bắc Kinh coi đó là một cuộc cách mạng đi đúng hướng và là một cuộc cải cách hữu ích để củng cố sức mạnh của đảng Cộng sản Việt Nam, giúp đảng duy trì vững chắc quyền lực. Đọc thêm : Tô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bảnXin nhắc lại là tình hình hiện nay không phải là đoạn tuyệt hay một kiểu sự kiện bất ngờ diễn ra phá vỡ đà tiến mà ngược lại, đó là sự củng cố an toàn, được kiểm soát chặt chẽ của bộ máy Nhà nước xung quanh một nhân vật chuyên chế đang tự khẳng định theo cách này. Chúng ta nhớ đến vụ tai tiếng năm 2021, khi ông Tô Lâm còn ở bộ Công An, ăn tối trong một nhà hàng nổi tiếng ở Luân Đôn (Anh) với miếng bít tết dát vàng có giá cắt cổ. Vụ việc này được lan truyền và đưa tin rộng rãi ở Việt Nam. Thế nhưng qua đó cũng gửi đi một thông điệp đến người dân rằng có một người đứng trên mọi chỉ trích. Nhân vật quyền lực đó sẽ dẫn dắt Việt Nam trong kỉ nguyên tăng trưởng mới.Điều thực sự quan trọng cần phải nhấn mạnh một lần nữa ở đây là điều mà chúng ta chứng kiến không phải là thời kỳ đoạn tuyệt, mà ngược lại, chúng ta đang chứng kiến ​​một giai đoạn củng cố và tập trung quyền lực.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện IRSEM, Trường Quân sự Pháp.

Tạp chí Việt Nam
Quyền lực cá nhân tổng bí thư thông qua quá trình tinh giản bộ máy hành chính ở Việt Nam

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Feb 10, 2025 9:35


Việt Nam tinh giản bộ máy Nhà nước xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, trong đó có 6 bộ mới. Cơ cấu, tổ chức mới của bộ máy sẽ được Quốc Hội thông qua trong kỳ họp bất thường từ ngày 12-18/02/2025. Truyền thông nước ngoài đánh giá một bước đi “táo bạo” của chính quyền Việt Nam trước những thách thức kinh tế mới. Giới chuyên gia và quan sát quốc tế cũng nhận thấy quyền lực cá nhân ngày càng lớn của tổng bí thư Tô Lâm trong đợt cải cách này. “Cuộc cách mạng tinh gọn” được tổng bí thư Tô Lâm phát động cuối năm 2024, mà theo hãng tin Reuters, một trong những nguyên nhân là sự bất mãn ngày càng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài về tình trạng trì trệ trong phê duyệt dự án, ít nhiều liên quan đến công cuộc “đốt lò” của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Trang DW của Đức ngày 17/12/2024 lưu ý “cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy” không phải là chuyện chưa từng có, ví dụ từ 36 bộ trong những năm 1990 đã bị giảm xuống còn 22 cho đến năm 2021, nhưng lần này diễn ra chỉ khoảng một năm trước Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Tô Lâm được cho là hy vọng tiếp tục giữ chức tổng bí thư và “có ý định đưa những người thân cận vào các vị trí chủ chốt”, theo nhận định của nhà cựu ngoại giao Mỹ David Brown.Ngoài ra, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/02/2025, giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé tại Viện IRSEM, Trường Quân Sự Pháp, còn lưu ý đến ảnh hưởng ngày càng lớn của an ninh trong bộ máy Nhà nước mới : Không một bộ nào liên quan đến an ninh bị thay đổi hay sáp nhập.RFI : Tổng bí thư Tô Lâm đã thành công trong một cải cách lớn mà người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng không làm được : tinh gọn bộ máy hành chính, được coi là Cuộc « Đổi mới lần 2 », một cơ hội cho đất nước. Quá trình này có tầm quan trọng như thế nào cho những tham vọng phát triển của Việt Nam ? Benoît de Tréglodé :Trước tiên, tôi thấy đây là một cuộc cải cách rất quan trọng để suy ngẫm lại về vị trí của Nhà nước, tinh gọn bộ máy mà như chúng ta biết là ở Việt Nam vẫn khá nặng nề, cồng kềnh, đôi khi cực kỳ kém hiệu quả và theo cách nào đó, vẫn dung dưỡng từ bên trong nạn tham nhũng lan tràn toàn bộ xã hội Việt Nam. Do đó, cuộc cải cách lần này, do ông Tô Lâm thúc đẩy, phần nào đó cũng giống như cuộc cải cách do người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng tiến hành trong cuộc chiến chống tham nhũng với công cuộc “đốt lò”.Dân thường, người trần mắt thịt chỉ có thể hoan nghênh cuộc cải cách này, được coi là tốt cho tiến trình hiện đại hóa đất nước. Giống như ông Nguyễn Phú Trọng với cuộc chiến chống tham nhũng, ông Tô Lâm hiện giờ có thể giải thích rằng tinh gọn bộ máy Nhà nước để giúp đất nước đối phó với những thách thức kinh tế phía trước. Nhưng cần phải nhớ rằng ẩn sau những phát biểu hùng hồn đó, công cuộc cải cách cũng thường phục vụ cho những mục tiêu khác.Khi tôi còn sống ở Việt Nam, với những người bạn Việt, chúng tôi vẫn nói với nhau rằng nền hành chính ở Việt Nam là kiểu kết hợp nào đó giữa chính quyền Liên Xô và chính quyền Pháp. Đó là lời nói đùa khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Người ta thừa biết hầu hết các vị trí lớn trong chính quyền là phải bỏ tiền ra mua và tình trạng này tạo ra các hành vi tham nhũng để thu lại lợi nhuận từ “vốn đầu tư”. Có thể thấy căn bệnh cố hữu vẫn còn đó trong hệ thống và bộ máy hành chính Việt Nam. Đọc thêm : Chống tham nhũng trên thượng tầng : Việt Nam không để tác động đến lực hút đầu tư nước ngoàiBây giờ, cùng nhìn xem quá trình tinh giản này có ý nghĩa như nào ? Những bộ nào bị biến mất hoặc bị sáp nhập ? Không đi sâu vào chi tiết nhưng điều thú vị là người ta thấy những bộ bị xóa hoặc bị sáp nhập đều liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, phát triển, thương mại - những cơ quan tạo ra mối liên hệ lâu dài với đầu tư nước ngoài, với sự phát triển kinh tế của đất nước… Song song đó, những bộ không hề bị động tới trong đợt tinh giản lần này đều liên quan đến an ninh, như bộ Quốc Phòng và nhất là bộ Công An, hoàn toàn nằm ngoài và thậm chí còn là bên thắng lớn trong cuộc cải cách hành chính này.Do đó, cũng cần nhớ rằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này cũng là một hành động chính trị mạnh mẽ của ông Tô Lâm để củng cố quyền lực, chỉ vài tháng sau khi ông giữ chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Và điều này không hề dễ dàng và đẹp đẽ như những lời hoa mỹ được đưa ra.RFI : Liệu thông qua cuộc cách mạng tin gọn bộ máy Nhà nước lần này, có thể thấy được thành công và quyền lực cá nhân của tổng bí thư hiện nay ?Benoît de Tréglodé : Cần phải uyển chuyển trong kiểu phân tích như này. Chương trình tinh giản bộ máy hành chính mà ông Tô Lâm mong muốn được dựa trên một số nhu cầu nhất định để bộ máy Nhà nước có thể chuẩn bị cho những thách thức kinh tế trong những năm tới. Đó là một thực tế.Thứ hai, quá trình tinh giản lần này là một cuộc cải cách lớn, diễn ra ngay năm trước kỳ Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam, theo dự kiến là tháng 01/2026. Như tôi đã nói, đợt tái tổ chức này còn củng cố hơn nữa ảnh hưởng của các cơ quan an ninh trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, qua đó, tổng bí thư Tô Lâm cũng thấy cơ hội để giữ vững quyền lực, để tách những đối thủ tiềm tàng có thể có quanh ông trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội đảng sắp tới. Điều này cũng củng cố cho việc, mà tôi tin từ nhiều năm qua, rằng mục tiêu của ông Tô Lâm là tiếp tục giữ chức tổng bí thư sau đại hội tới. Và để làm được điều đó, phải chắc chắn là ít bị tranh cãi ngay trong bộ máy Nhà nước.RFI : Tháng 08/2024, tổng bí thư Tô Lâm phát biểu : “Không vì đẩy mạnh chống tham nhũng mà cản trở phát triển kinh tế”. Liệu có phải đây sẽ là hai chương trình lớn của ông trước kỳ Đại hội đảng sắp tới ?Benoît de Tréglodé : Cần phải đặt lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 trong đúng bối cảnh. “Câu thần chú” của đảng để có thể tiếp tục tính chính đáng và củng cố uy tín của đảng trong dân từ hơn 30 năm qua là thúc đẩy toàn bộ người dân Việt Nam làm giàu. Tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam với hơn 100 triệu dân, đã thực sự bùng nổ từ 20 năm qua và đã giúp đảng chính trị duy nhất ở Việt Nam củng cố quyền lực và cũng giúp duy trì những chỉ trích khá nhẹ nhàng trong xã hội. Đọc thêm : Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam có dám ?Chúng ta thấy rõ điều này. Theo những cuộc thăm dò dư luận mới nhất được tiến hành ở các nước trong vùng, đa số người Việt cho rằng sự cởi mở hơn về chính trị - thường được gọi là “dân chủ” - không phải là một yêu cầu thực sự hiện nay và những gì đang diễn ra trong nước dưới sự lãnh đạo của đảng có thể mang lại sự thịnh vượng cho Việt Nam và tiếp tục quá trình phát triển của đất nước. Có thể thấy là có một thách thức lớn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mới này, được coi là nhiệm vụ chính của đảng. Đảng hiểu rõ điều này từ hơn 30 năm qua. Không có chuyện tách rời các mục tiêu chính trị, ý thức hệ với sứ mệnh theo đuổi sự phát triển kinh tế của đất nước và đấu tranh chống nạn tham nhũng trầm trọng. Ông Tô Lâm đã nói rõ mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm 2025 là 8%, sau khi đạt được hơn 7% năm 2024. Mục tiêu kinh tế đầy tham vọng này, đó cũng là thách thức rất lớn cho đất nước và người dân. Và như thường lệ, đảng tự cho mình là người bảo đảm tốt nhất để có thể theo đuổi các mục tiêu đó.Phải nhắc lại là không có sự tuyệt giao giữa sứ mệnh của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nặng về tư tưởng hơn và sứ mệnh của ông Tô Lâm, thực dụng hơn. Cho dù không thường xuyên hòa hợp với người tiền nhiệm, ông Tô Lâm vẫn được ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ và dần dần đưa vào vị trí người kế nhiệm tương lai. Chúng ta không quên là ông Tô Lâm, trước khi ông Trọng qua đời khoảng 8 tháng, đã nắm quyền kiểm soát Tiểu ban nhân sự, cũng như ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Những sự kiện đó là một quá trình diễn ra từ từ, không có sự đoạn tuyệt rõ ràng. Và những gì mà ông Tô Lâm đang làm hiện nay với chương trình tinh gọn bộ máy Nhà nước, cũng không nên coi đó là một sự đoạn tuyệt nào đó với công việc của người tiền nhiệm, mà ngược lại, đó là sự củng cố quyền lực, khá được cá nhân hóa, và sự xác nhận tham vọng của ông Tô Lâm để có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước với một bộ máy an ninh được tăng cường vào thời điểm ngay trước Đại hội sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam.RFI : Với tất cả những diễn biến hiện nay, liệu chúng ta có chứng kiến những sự kiện bất ngờ khác từ nay đến lúc diễn ra đại hội đảng vào đầu năm 2026 ?Benoît de Tréglodé : Vấn đề đối với các nhà nghiên cứu hoặc nhà quan sát là hiếm khi đoán trước được về điểm này, rất khó hình dung ra điều không thể tưởng tượng được. Nhưng rõ ràng là cuộc cải cách hành chính lớn hiện nay ở Việt Nam - ngoài những khó khăn có thể gây ra cho các công chức bị mất việc - được Trung Quốc ủng hộ rất rộng rãi. Bắc Kinh coi đó là một cuộc cách mạng đi đúng hướng và là một cuộc cải cách hữu ích để củng cố sức mạnh của đảng Cộng sản Việt Nam, giúp đảng duy trì vững chắc quyền lực. Đọc thêm : Tô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bảnXin nhắc lại là tình hình hiện nay không phải là đoạn tuyệt hay một kiểu sự kiện bất ngờ diễn ra phá vỡ đà tiến mà ngược lại, đó là sự củng cố an toàn, được kiểm soát chặt chẽ của bộ máy Nhà nước xung quanh một nhân vật chuyên chế đang tự khẳng định theo cách này. Chúng ta nhớ đến vụ tai tiếng năm 2021, khi ông Tô Lâm còn ở bộ Công An, ăn tối trong một nhà hàng nổi tiếng ở Luân Đôn (Anh) với miếng bít tết dát vàng có giá cắt cổ. Vụ việc này được lan truyền và đưa tin rộng rãi ở Việt Nam. Thế nhưng qua đó cũng gửi đi một thông điệp đến người dân rằng có một người đứng trên mọi chỉ trích. Nhân vật quyền lực đó sẽ dẫn dắt Việt Nam trong kỉ nguyên tăng trưởng mới.Điều thực sự quan trọng cần phải nhấn mạnh một lần nữa ở đây là điều mà chúng ta chứng kiến không phải là thời kỳ đoạn tuyệt, mà ngược lại, chúng ta đang chứng kiến ​​một giai đoạn củng cố và tập trung quyền lực.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện IRSEM, Trường Quân sự Pháp.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
TGV - tàu cao tốc Pháp : Hơn 40 năm giữ kỷ lục thế giới

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Feb 7, 2025 9:33


Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng đường sắt cao tốc. Đây là lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có kế hoạch thực hiện trong khuôn khổ dự án lên đến 67 tỷ đô la với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541 km, tốc độ thiết kế 350 km/giờ. Hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Giao thông-Vận tải nhân nhân chuyến công du Pháp của tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 03-07/10/2024. Hệ thống đường sắt hiện nay ở Việt Nam được xây từ thời Pháp thuộc. Tuyến xe lửa đầu tiên “Sài Gòn-Mỹ Tho được khởi công tháng 11/1881 và đưa vào sử dụng từ ngày 20/07/1885” (*). 130 năm sau, Việt Nam vẫn sử dụng đường sắt khổ 1.000 mm có từ thời đó. Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc, sử dụng khổ 1.435 mm sẽ làm thay đổi hoàn toàn phương tiện giao thông trọng điểm này và góp phần chống biến đổi khí hậu, mà Việt Nam là một trong những quốc gia không phải là đảo bị tác động nghiêm trọng.TGV Pháp giữ kỷ lục tốc độ hơn 40 nămCũng trong suốt gần 1,5 thế kỷ này, ngành đường sắt Pháp phát triển không ngừng và vẫn giữ kỷ lục về tốc độ tàu cao tốc TGV (train à grande vitesse). Thực ra, Nhật Bản là nước tiên phong về tàu cao tốc khi vận hành tàu Shinkansen đầu tiên ngày 01/10/1964 nối Osaka và Tokyo có tốc độ 210 km/giờ. Tại châu Âu, Đức và Ý cũng lao vào cuộc đua tốc độ. Các kĩ sư Pháp thì như ngồi trên lửa.Năm 1970, kĩ sư Jean Bertin có tầm nhìn xa đã thử nghiệm thành công phát minh Aérotrain - tàu hàng không - được khởi động đầu thập niên 1960 và được coi là “anh cả” của tàu TGV hiện nay. Tàu chạy dọc theo đường ray riêng (monorail, hình chữ “T” ngược). Nhờ được trang bị động cơ máy bay, Aérotrain như lướt trên đường và lập tốc độ kỷ lục thế giới 430 km/giờ khi chạy thử ở phía bắc Orléans, tỉnh Loiret.Kĩ sư Jean Bertin giải thích : “Toa tàu được các đệm khí hỗ trợ và dẫn đường. Những đệm khí này được tạo ra bởi những chiếc quạt chạy bằng động cơ có công suất rất lớn. Và một khi có được lực nâng này, đoàn tàu có thể di chuyển với tốc độ xấp xỉ tốc độ mà chúng tôi mong muốn”.Năm 1974, công ty của Jean Bertin ký hợp đồng đầu tiên với chính phủ Pháp nối hai thành phố Cergy và La Défense, ở ngoại ô Paris. Nhưng chỉ một tháng sau, tổng thống mới Valéry Giscard d'Estaing hủy hợp đồng được ký dưới thời người tiền nhiệm Georges Pompidou vì chi phí quá cao. Trong chương trình “Những câu chuyện thế kỷ của bản tin thời sự 19/20 giờ” ngày 28/12/1999, đài truyền hình France 3 Orléans giải thích về “thất bại bị lãng quên” của Aérotrain :“Giấc mơ Aérotrain sớm vấp phải thực tế : chi phí quá cao, các vấn đề về cơ sở hạ tầng nhưng trên hết là sự cạnh tranh trực tiếp từ tàu cao tốc TGV. Chính phủ đã chọn đầu tư vào TGV, được coi là thực tế hơn và ít rủi ro hơn. Năm 1977, sau nhiều năm thử nghiệm và hy vọng không trọn vẹn, cuộc phiêu lưu của Aérotrain chấm dứt”. Kĩ sư Jean Bertin qua đời một năm sau đó vì ung thư.Để tiếp tục cuộc đua với Nhật Bản, công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF đặt cược vào Turbotrain, một công nghệ cũng được nhiều nước sử dụng. Mỗi động cơ được trang bị hai tua bin chạy bằng khí đốt. Thế nhưng người anh thứ hai của TGV hiện nay cũng bị cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 quật ngã. Tuy nhiên, thành công của Turbotrain đã mở đường cho những nghiên cứu về tàu chạy bằng điện, hiện đại hơn, sang trọng hơn để có thể cạnh tranh với những phương tiện mới, như máy bay, ô tô... nhanh hơn, tiện lợi hơn, không ngừng bùng nổ sau Thế Chiến II. Các kĩ sư của SNCF muốn biến TGV như “sấm trời” (tonnerre de Dieu), theo giải thích của nhà sử học Clive Lamming, chuyên về lịch sử đường sắt, với trang Le Monde ngày 20/04/2018 :“Một số kỹ sư đam mê tốc độ ở SNCF đã thực hiện một thử nghiệm vào năm 1955 với tốc độ 331 km/giờ ở Landes. Thử nghiệm thành công và chứng minh rằng tàu có thể chạy nhanh và cũng sẽ cứu được ngành đường sắt ở Pháp. Tàu cao tốc sẽ giúp khôi phục lại hình ảnh của “thương hiệu” SNCF nhờ sự giúp đỡ của những người bạn “tuyệt vời” - những nước sản xuất dầu mỏ đã tăng giá dầu lên gấp 4 lần vào 1973. Nhưng con tàu không cần dầu bởi vì đã có “than trắng” - tức là điện hạt nhân - được tướng De Gaulle quyết định phát triển sau Thế Chiến II. Ngành đường sắt tiêu thụ điện quốc gia. Đường sắt bỏ than để sử dụng điện”.Theo trang web SNCF, nhà thiết kế Jacques Cooper là người phác thảo các đặc điểm của con tàu tương lai trong “dự án C03”, lấy cảm hứng từ xe Porsche Murène. Ngoài tốc độ cao mà nguyên mẫu này có thể đạt tới, cải tiến lớn nhất là khái niệm về đoàn tàu “có khớp nối” và không thể biến dạng… Sau này, những lựa chọn đó khiến TGV trở thành con tàu an toàn nhất thế giới. TGV cũng được sơn đúng màu da cam như xe Porsche Murène.Hai đoàn tàu TGV đầu tiên được Nhà nước đặt hàng năm 1975. Các cuộc thử nghiệm hoàn tất năm 1978. Ngày 26/02/1981, TGV phá vỡ kỷ lục thế giới với vận tốc 380 km/giờ. Bẩy tháng sau, đích thân tổng thống François Mitterand khánh thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Pháp nối Paris-Lyon vào ngày 22/09/1981. Con tàu đạt vận tốc 260 km/giờ như dự kiến.Lần thứ hai TGV phá kỷ lục thế giới về vận tốc đường sắt là vào ngày 18/05/1990. Chuyến TGV 325 đạt đến vận tốc 515,3 km/giờ ở gần ga Vendôme nằm trên tuyến đường sắt cao tốc thứ hai - TGV Atlantique - được đưa vào hoạt động tháng 09/1989.Cho dù từ năm 2003, Maglev - một mô hình nâng từ trường của Nhật Bản - giữ kỷ lục vận tốc tuyệt đối là 581,2 km/giờ. Nhưng chính TGV của Pháp một lần nữa lại phá vỡ kỷ lục thế giới trên đường ray. Ngày 03/04/2007, tàu V150 của Alstom đã đạt vận tốc 574,8 km/giờ sau 42 lần thử trong sáu tuần (bắt đầu từ ngày 15/01/2007) trên tuyến Strasbourg-Paris. Kỷ lục này vượt xa mục tiêu 540 km/giờ được đặt ra ban đầu (V150 : tốc độ 150 mét/giây, tức là 540 km/giờ). Tuy nhiên, theo Le Monde ngày 03/04/2007, vì lý do hao mòn và bảo trì đường sắt, Mạng lưới đường sắt Pháp (RFF, cơ quan quản lý hạ tầng đường sắt được tách khỏi tập đoàn SNCF từ 1997-2015) không cho phép công ty SNCF vượt quá quy định 300 km/giờ, riêng tuyến TGV Est (Paris-Strasbourg) được phép lên tới 320 km/giờ.TGV “thu nhỏ” nước Pháp, “phá vỡ” biên giới châu ÂuTrả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 28/05/2021, kỹ sư Tạ Quang Anh, công tác tại SNCF nhận định : “Sự ra đời của TGV mở đầu một giai đoạn phát triển đột phá mới của ngành đường sắt Pháp. Khác với giai đoạn đột phá về hạ tầng nửa cuối thế kỷ 19, TGV đã “thu nhỏ” nước Pháp và thậm chí châu Âu trong bán kính 3-4 giờ đi lại. Trong giai đoạn 1990-2010, nhiều tuyến TGV trong nước được khánh thành, tiếp theo là các tuyến quốc tế, đáng chú ý là tuyến Eurostar chạy qua 50 km đường hầm eo biển Manche sang Anh Quốc (1994), tuyến Thalys đi sang Bỉ và Hà Lan…Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ 20, việc vận hành tuyệt đối an toàn 400 nghìn tấn thép trên đường ray ở vận tốc 320 km/giờ luôn là một biểu tượng công nghệ trong ngành vận tải hành khách mặt đất. Công nghệ TGV được xuất khẩu, chuyển giao ra nhiều nước : ở châu Âu như sang Tây Ban Nha, sang Hoa Kỳ, Maroc và cả Hàn Quốc. Đối với người Pháp, TGV là một “niềm tự hào dân tộc”. Theo một thăm dò dư luận trong dân chúng Pháp, TGV được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất trong thế kỷ 20, cùng với máy tính, điện thoại di động và lò vi sóng”. Đọc thêm : Đường sắt Pháp, câu chuyện về tầm nhìn và sự sáng tạoTừ ngày 16/12/2024, hai thủ đô Berlin của Đức và Paris của Pháp đã được nối bằng tàu cao tốc trong 8 tiếng. Tham vọng trong năm 2025 của tập đoàn SNCF là đưa vào hoạt động tàu cao tốc sinh thái - TGV M (modulable) - được coi là sự tập trung của nhiều đổi mới : tái chế đến 97%, có khả năng điều chỉnh việc sử dụng năng lượng trên tàu, 100% kết nối... Loại tàu thế hệ thứ 5 này do tập đoàn Alstom phát triển, được cho là sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng 20% ​​và cải thiện lượng khí thải carbon thêm 37% mỗi năm so với các đoàn tàu hiện tại. 115 đoàn tàu được đặt hàng (trong đó có 15 theo phiên bản quốc tế) sẽ lần lượt được đưa vào lưu thông trong vòng 10 năm. Do kinh phí rất lớn nên tàu cao tốc không phổ biến trên quy mô thế giới. Ngoài phải cạnh tranh với Shinkansen của Nhật Bản, TGV của Pháp chật vật đối phó với Trung Quốc, cường quốc tàu cao tốc với hơn 40.000 km đường sắt cao tốc, rộng nhất thế giới. Ngay sau khi Việt Nam có dự án huyết mạch Bắc-Nam trị giá 67 tỷ đô la, hai tập đoàn lớn của Trung Quốc - Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) và Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) - cùng ngỏ ý tham gia.(*) Hoàng Thị Hiền, “Hệ thống đường sắt ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc”, Xưa Nay, số 436 tháng 09/2013.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Đông Nam Á – “thiên đường” của các đường dây lừa đảo xuyên biên giới

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Feb 5, 2025 9:34


Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã trở thành một điểm nóng của các hoạt động tội phạm có tổ chức, đặc biệt là đường dây lừa đảo trực tuyến, chủ yếu do các băng nhóm có tổ chức Trung Quốc cầm đầu. Nhiều người bị dụ dỗ, cưỡng bức đến làm việc tại các trung tâm lừa đảo ở Miến Điện, Cam Bốt, để đi lừa đảo những người cả tin khác, bằng những thủ đoạn công nghệ tinh vi. Hồi đầu tháng 1/2025, một vụ việc gây chấn động dư luận Trung Quốc và khu vực liên quan đến nam diễn viên Trung Quốc Vương Tinh Việt (Wang Xing). Theo truyền thông Trung Quốc, Vương Tinh Việt rời khỏi Trung Quốc đến Thái Lan theo một lời mời tham gia quay phim. Tuy nhiên, sau đó anh mất tích tại Mae Sot, một thị trấn biên giới giữa Thái Lan và Miến Điện.Sau khi điều tra, cảnh sát Thái Lan xác nhận rằng nam diễn viên Trung Quốc này là nạn nhân của một đường dây buôn người. Trong một video do truyền thông Trung Quốc đăng tải, anh cáo buộc một nhóm đàn ông có vũ trang đã bắt cóc anh, đưa anh đến biên giới Miến Điện và giam giữ anh trong một tòa nhà cùng với nhiều nạn nhân khác mang quốc tịch khác nhau.Vụ việc của Vương Tinh Việt đã gây xôn xao công luận tại Trung Quốc, một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng buôn người và cưỡng bức lao động tại các trung tâm lừa đảo trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường trấn áp các tổ chức lừa đảo xuyên biên giới.Ngày 16/01/2025, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á phối hợp mạnh tay để đối phó với tội phạm lừa đảo qua mạng. Trong một cuộc họp tại Côn Minh (Trung Quốc), quan chức từ các nước Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã nhất trí triệt phá các trung tâm lừa đảo trực tuyến, phối hợp bắt giữ các đối tượng cầm đầu, giải cứu và hồi hương các nạn nhân bị lừa sang nước ngoài.Đọc thêmThái Lan cắt điện nhiều khu vực tại Miến Điện để ngăn nạn lừa đảo qua mạngMột báo cáo của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng hàng trăm nghìn người đã bị các băng nhóm tội phạm dụ dỗ và buộc phải làm việc tại các trung tâm lừa đảo và hoạt động trực tuyến bất hợp pháp trên khắp Đông Nam Á. Một báo cáo năm 2023 của Liên Hiệp Quốc ước tính các hoạt động phát triển nhanh chóng này tạo ra hàng tỷ đô la mỗi năm.Tại Việt Nam, nhiều vụ lừa đảo dụ dỗ người lao động ra nước ngoài đã được truyền thông trong nước phản ánh. Đặc biệt, các nhóm tội phạm thường lợi dụng tâm lý muốn tìm « việc nhẹ lương cao » để đưa người sang Cam Bốt, Philippines, Thái Lan, nơi họ bị ép buộc làm việc trong các đường dây lừa đảo trực tuyến được cho là do tội phạm Trung Quốc điều hành.Nhiều nạn nhân cho biết họ bị giam giữ, phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và nếu không tuân theo, họ có thể bị hành hạ, tra tấn tàn bạo.Năm 2022, công luận rất chú ý tới vụ 40 người Việt tháo chạy khỏi sòng bạc (casino) ở Cam Bốt, bơi qua sông Bình Di để về Việt Nam. Vụ việc phơi bày thực trạng buôn người và cưỡng bức lao động trong các tổ chức tội phạm xuyên biên giới. Theo báo chí trong nước, hồi tháng Một vừa qua, cảnh sát Việt Nam cũng đã bắt giữ hai phụ nữ Việt, chuyên dụ dỗ lừ các nạn nhân sang Cam Bốt làm việc tại các công ty trái phép.RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn bà Sharlene Chen, giám đốc nghiên cứu tại tổ chức Humanity Research Consultancy (HRC), một công ty tư vấn có trụ sở tại Anh Quốc, chuyên về đào tạo, nghiên cứu và vận động chính sách chống chế độ nô lệ hiện đại và nạn buôn người. HRC hợp tác với các chính phủ, đại sứ quán, các tổ chức tư nhân và các tổ chức phi chính phủ để giải quyết các vấn đề như lao động cưỡng bức, vi phạm quyền lao động và lừa đảo trực tuyến.Xin cảm ơn bà Sharlène Chen đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt. Trước tiên bà có thể cho biết tại sao khu vực Đông Nam Á, gần đây lại được coi là điểm nóng, trung tâm của lừa đảo online ?Vấn đề này có thể bắt nguồn từ các yếu tố kinh tế và địa chính trị. Dự án Một vành đai một con đường của Trung Quốc đã mang lại những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á. Nhưng thật không may, điều đó cũng đồng nghĩa với việc một số nhóm tội phạm Trung Quốc có tổ chức xuyên quốc gia, cũng đang tràn vào các quốc gia này, ở Cam Bốt, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Philippines.Trước đại dịch Covid-19, Cam Bốt có cả một ngành công nghiệp, kinh doanh sòng bài và giải trí, nhưng sau khi nước này ra lệnh cấm chơi cờ bạc tại casino hay trực tuyến, nhiều sòng bài, khách sạn 5 sao đã bị bỏ trống, các nhà đầu tư rút về nước, tạo ra cơ hội cho các nhóm tội phạm có tổ chức sử dụng những nơi đó cho các hoạt động phạm tội, trong đó có lừa đảo trực tuyến.Một yếu tố quan trọng khác là tình trạng thực thi pháp luật yếu kém và nạn tham nhũng ở một số quốc gia này, tạo điều kiện cho các tổ chức lừa đảo hoạt động, không quá lo lắng bị can thiệp. Các nhóm tội phạm cũng đã điều chỉnh chiến thuật, chuyển từ các hoạt động lừa đảo tài chính truyền thống, sang các biện pháp hung hăng hơn, cưỡng bức người đến làm việc, để thực hiện các vụ lừa đảo trên nhiều ứng dụng hẹn hò, nền tảng truyền thông xã hội khác nhau để lừa tiền của các nạn nhân.Vì vậy, ở đây chúng ta thấy hai loại nạn nhân khác nhau : nạn nhân buôn người, những người đã bị dụ dỗ vào khu phức hợp lừa đảo và bị ép buộc phạm tội, và những nạn nhân bị những tên tội phạm này lừa đảo tài chính.Các trung tâm lừa đảo hoạt động như thế nào ?Các mạng lưới lừa đảo thường được điều hành trong các khu phức hợp lớn hoạt động tương tự như các tòa nhà văn phòng. Các khu phức hợp này cho thuê không gian cho các công ty lừa đảo, giống như cách các trung tâm thương mại cho thuê cửa hàng cho các thương hiệu khác nhau. Chủ sở hữu khu phức hợp cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, Wi-Fi và an ninh, trong khi các công ty lừa đảo tiến hành các hoạt động gian lận của họ.Trong nhiều trường hợp, những chủ sở hữu khu phức hợp này cũng hối lộ các quan chức thực thi pháp luật địa phương để tránh các cuộc đột kích và bắt giữ. Những tên tội phạm điều hành các vụ lừa đảo tạo ra các nhóm có cấu trúc, chia nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm các vai trò khác nhau, bao gồm nhắm mục tiêu vào nạn nhân, rửa tiền và quản lý các nền tảng đầu tư giả mạo.Bà đề cập đến việc các nhóm tội phạm Trung Quốc xâm nhập các quốc gia này, điều hành các mạng lưới lừa đảo. Liệu có bằng chứng cụ thể về việc những băng đảng phạm tội có tổ chức do người Trung Quốc cầm đầu ?Trong những năm gần đây, chính quyền Lào, Philippines và Cam Bốt đã trục xuất hàng nghìn công dân Trung Quốc bị tình nghi điều hành các hoạt động lừa đảo. Lời khai của những người sống sót sau khi trốn thoát khỏi các khu phức hợp lừa đảo này xác nhận rằng nhiều người trong số họ được quản lý bởi những người nói tiếng Hoa.Cần lưu ý là không phải tất cả những kẻ cầm đầu đều đến từ Trung Quốc. Một số tổ chức tội phạm có thể là người Malaysia, Singapore và Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc. Những nhóm này khai thác các khu kinh tế của Đông Nam Á và sự giám sát yếu kém của cơ quan quản lý để mở rộng mạng lưới của họ.Bà có thể nêu ra một số chiến thuật lừa đảo trực tuyến được sử dụng ?Một trong những chiến thuật được sử dụng từ nhiều năm qua là thông qua các nền tảng nhắn tin Telegram hay mạng xã hội để tuyển dụng nạn nhân. Nhiều tổ chức lừa đảo đăng tin tuyển dụng giả mạo hứa hẹn mức lương cao ở các nước Đông Nam Á. Những người trẻ tuổi tìm kiếm việc làm đã bị lừa bởi những quảng cáo này, và bị cưỡng bức đưa vào các khu phức hợp lừa đảo, bị buộc phải đi lừa đảo người khác.Dù không liên quan, nhưng chiến thuật này cũng đã được sử dụng trong các vụ cưỡng bức hôn nhân. Một số phụ nữ Miến Điện đã bị dụ dỗ bằng những lời hứa về công việc lương cao ở Trung Quốc, và bị buôn bán và rơi vào các cuộc hôn nhân cưỡng bức.Sự phát triển của các loại công nghệ hiện đại, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và phương tiện truyền thông xã hội, đã hỗ trợ các nhóm tội phạm thực hiện lừa đảo như thế nào ?Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc khiến những trò lừa đảo này trở nên hiệu quả hơn. Tội phạm mạng sử dụng công nghệ deepfake và hình ảnh do AI tạo ra để tạo ra những nhân vật giả, thường là những người có ngoại hình hấp dẫn hoặc doanh nhân thành đạt để dụ dỗ nạn nhân vào các vụ lừa đảo tình cảm hoặc đầu tư.Một số trò lừa đảo thậm chí còn liên quan đến việc thu thập mẫu giọng nói từ các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok và Instagram. Sau đó, các nhóm tội phạm có thể sử dụng AI để tạo các cuộc gọi video giả, lừa các thành viên trong gia đình nạn nhân tin rằng họ đang gặp nguy hiểm và yêu cầu trả tiền chuộc. Những chiến thuật này khiến trò lừa đảo trở nên thuyết phục hơn và khó phát hiện hơn.Một trong những khía cạnh gây sốc trong mạng lưới lừa đảo trực tuyến, xuyên quốc gia ở Đông Nam Á, đó là nhiều kẻ lừa đảo trên thực tế cũng là nạn nhân. Bà có thể giải thích về điều này được không ?Trên thực tế, đây là một trường hợp điển hình về tội phạm cưỡng bức, có nghĩa việc bị ép buộc tham gia vào bất kỳ hoạt động tội phạm nào. Chúng tôi mong muốn tất cả các nạn nhân của tội phạm cưỡng bức, sẽ không bị coi là tội phạm và do vậy, họ cần được bảo vệ, được bảo vệ như những người sống sót sau nạn buôn người, thay vì bị buộc tội là kẻ lừa đảo.Làm thế nào mà những nhóm tội phạm có thể dụ dỗ, thao túng người đến làm việc, tiến hành lừa đảo?Ban đầu, các nhóm tội phạm đưa ra những hình ảnh về cuộc sống xa hoa, với xe sang, khách sạn 5 sao…, để thu hút các nạn nhân, đến Cam Bốt hay Thái Lan làm việc cho họ. Ngay khi họ đến nơi, họ nhận ra rằng không hề có khách sạn 5 sao nào cả, không hề có công việc về lập trình web hay chăm sóc khách hàng nào và họ đã bị lừa. Công việc thực tế mà họ phải làm là trở thành kẻ lừa đảo.  Một khi bị mắc bẫy, họ phải chịu những điều kiện tàn bạo, bao gồm giờ làm việc dài, bạo hành thể xác và hình phạt nghiêm khắc nếu họ không đạt được chỉ tiêu lừa đảo.Chúng tôi đã ghi nhận các trường hợp nạn nhân kể lại về việc phải làm cùng 40 người khác, bị chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm lừa đảo một số tiền tối thiểu, thường là 200.000 đô la mỗi tháng. Nếu họ không đạt được chỉ tiêu thì sẽ bị đánh đập, bị tra tấn điện hoặc bị buộc phải đứng dưới nắng trong nhiều giờ. Sự ngược đãi về mặt tâm lý và thể xác, thao túng tâm lý họ, để không thể chạy trốn.Những nhóm lừa đảo này thường nhắm tới đối tượng nào để tuyển dụng ? Nhóm người nào dễ bị dụ dỗ hơn ?Hầu hết nạn nhân đều từ 18 đến 40 tuổi, thường là những người trẻ tuổi, có thể nói là ngây thơ, thiếu kinh nghiệm ra nước ngoài. Nhiều người muốn tìm kiếm việc làm ở nước ngoài lương cao, và bị lừa bởi các quảng cáo việc làm giả mạo. Nhiều nạn nhân bị dụ dỗ đi lừa đảo cũng có những kỹ năng ngôn ngữ hay công nghệ cao, được tuyển dụng để có thể giao tiếp với các đối tượng là người phương Tây hoặc tạo nội dung lừa đảo bằng các công cụ AI.Mặc dù một số lượng lớn nạn nhân đến từ Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện và Philippines, nhưng chúng tôi cũng ghi nhận nhiều nạn nhân từ châu Phi, đặc biệt là Kenya, Uganda và Ethiopia.Mặc dù đã có nhiều vụ đột kích phá vỡ các trung tâm lừa đảo của cảnh sát tại nhiều nước, nhưng tại sao các hoạt động này vẫn tiếp tục phát triển ?Các mạng lưới lừa đảo có khả năng thích ứng cao. Khi chính quyền phá vỡ một hang ổ nào, tội phạm chỉ cần di dời hoạt động sang một quốc gia khác. Ví dụ, nhiều hoạt động đã chuyển từ Cam Bốt sang Miến Điện, Lào và thậm chí là Dubai.Ngoài ra, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã tạo ra các đặc khu kinh tế ở Đông Nam Á, một số nơi này đã trở thành chỗ ẩn náu an toàn cho các tổ chức lừa đảo do sự giám sát lỏng lẻo.Bà có lời khuyên nào cho mọi người để tránh bị lừa đảo trực tuyến không?Biện pháp tốt nhất là nâng cao nhận thức và thận trọng. Đối với những người tìm việc, cần phải luôn xác minh các lời mời làm việc. Ngay cả trên các nền tảng chuyên nghiệp như LinkedIn, vẫn có tình trạng lừa đảo. Người dùng mạng xã hội nên tránh chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân, bao gồm cả kế hoạch đi lại và bản ghi âm giọng nói.Công chúng không nên dễ dàng tin vào các cơ hội đầu tư nghe có vẻ quá tốt, quá hấp dẫn để trở thành sự thật.Các công ty công nghệ, nền tảng mạng xã hội, cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn, bằng cách cải thiện việc kiểm duyệt nội dung để phát hiện và xóa các thông báo tuyển dụng, việc làm gian lận và quảng cáo lừa đảo.Đây là vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn. Chính phủ, các công ty công nghệ và các tổ chức tài chính phải hợp tác với nhau để phá bỏ các mạng lưới này và bảo vệ nạn nhân của tội phạm cưỡng bức.

Tạp chí văn hóa
“Ngày xưa” trong nghệ thuật kịch Pháp-Việt ngày nay

Tạp chí văn hóa

Play Episode Listen Later Jan 31, 2025 9:41


“Thuở ấy, chưa có gì được sinh ra, thế gian còn hỗn độn. Thế rồi trời đất phân đôi, mặt trăng mặt trời được sinh ra, và Con người xuất hiện. Họ đã phải đấu tranh cho vùng đất của mình, với sự giúp đỡ của Đức Phật”. Vở kịch Ngày xưa bắt đầu như vậy, theo lời dẫn nhập của người kể chuyện, tại nhà hát của trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin, tại Hà Nội, ngày 22/09/2024. Thế nhưng đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp gốc Việt và Pháp đã giới thiệu câu chuyện theo cách nhìn độc đáo, kết hợp sân khấu truyền thống với kịch hiện đại, thêm những yếu tố hài hước "nhằm mục đích giao thoa hai nền văn hóa thông qua ngôn ngữ, truyền thống âm nhạc và thẩm mỹ quan của họ”.Nhóm nghệ sĩ ATH đã chuyển thể thành sân khấu ba sự tích dân gian Thần trụ trời, Con rồng cháu tiên và Sự tích trầu cau được trích từ cuốn Đầm Nhất Dạ và các truyền thuyết khác của Việt Nam của nhà văn Trần Huy Minh. Cả ba câu chuyện mang đậm tính truyền thuyết và có một điểm chung nổi bật : sự kết hợp giữa trí tưởng tượng, chủ nghĩa siêu thực và hiện thực. Trả lời RFI Tiếng Việt, đạo diễn người Pháp Quentin Delorme, người sáng lập xưởng ATH (Atelier théâtre de Hanoi - Drama and Arts Space), giải thích về lựa chọn này :"Khi mới đến Việt Nam (cách đây 15 năm), tôi rất quan tâm đến truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam. Điều đầu tiên mà tôi thấy và đến giờ vẫn ám ảnh tâm trí là làm nghệ thuật như thế nào để nghệ thuật phổ cập hơn một chút. Khi đọc những câu chuyện đó, tôi từng bước khám phá thế giới đó, đồng thời so sánh với truyện cổ tích ở những nước khác. Ví dụ truyện đầu tiên - Thần Trụ trời - trong vở kịch, nói về Trái đất được hình thành như thế nào. Tôi rất ấn tượng : Làm thế nào mà cùng lúc, ở những nơi khác nhau trên thế giới, người ta  lại tưởng tượng ra được gần như giống nhau về cách trời đất được hình thành, dù từ ngữ khác nhau. Cho nên tôi rất chú ý đến việc có thể sử dụng những câu chuyện cổ tích Việt Nam như thế nào, khiến chúng được phổ biến rộng rãi hơn, tới mọi lứa tuổi, để họ thực sự thấy được tính phổ quát này vượt qua cả phạm vi Việt Nam, nói về nhân loại nói chung".Cách dẫn chuyện độc đáoBa câu chuyện riêng lẻ lần lượt được mở ra và cùng nhau cộng hưởng, được xâu chuỗi qua lời người dẫn chuyện một cách rất tự nhiên. Nhưng vai trò của người dẫn chuyện không chỉ dừng ở đó mà còn có nhiều yếu tố bất ngờ. Đạo diễn Quentin Delorme cho biết ý tưởng đằng sau lựa chọn này :"Đối với tôi, người kể chuyện thực sự quan trọng trong câu chuyện bởi vì họ là một nhân vật đặc biệt không chỉ đơn thuần là một nghệ sĩ đến kể chuyện mà song hành cùng các nghệ sĩ giúp câu chuyện trở nên sống động. Ngoài ra, tôi thực sự thích nói về “sân khấu trong sân khấu”, cũng như ý tưởng người kể chuyện, đạo diễn và người tạo ra những câu chuyện đó, mang chúng đến với khán giả, giống như một đạo diễn trau chuốt chương trình và thổi hồn cho câu chuyện. Thông qua nhân vật người kể chuyện, thực sự còn có câu chuyện về "sân khấu trong sân khấu".Một điểm gây bất ngờ khác là những phân cảnh, lên đến cao trào, bỗng nhiên quay ngoắt trở lại với thế giới hiện đại, khiến khán giả ngỡ ngàng và bật cười, nhưng cũng suy ngẫm, liên tưởng câu chuyện trong quá khứ với thực tại. Ẩn ý đằng sau điểm độc đáo này là gì ?"Theo tôi, các câu chuyện cổ tích luôn được tái tạo theo kiểu chúng ta nói rằng những câu chuyện cách đây một hoặc hai thế kỷ không còn phù hợp với ngày nay. Cho nên phải rũ bỏ tư tưởng đó, khiến chúng trở nên hợp thời hơn và hấp dẫn hơn cho các thế hệ ngày nay, giúp họ biết rằng những câu chuyện này là hiện tại, chúng đang tồn tại và nói về chúng ta. Và việc đưa tất cả những yếu tố hiện đại vào cũng nhằm để nói rằng các câu chuyện cần thời gian để tạo dựng lại và để nói trong buổi diễn rằng chúng tôi ở đây để kể lại, còn các bạn đã xem, đến lượt các bạn tiếp tục giúp những câu chuyện đó phát triển, kể lại chúng và tái tạo chúng".Chuẩn mực quá khứ nhìn từ hiện tạiVai trò, thiên chức của người phụ nữ ngày xưa cũng được đề cập trong vở kịch với một góc nhìn thực tế hơn, đương đại hơn : Tại sao cứ phải quyết định rằng phụ nữ phải lập gia đình ? Tại sao họ luôn phải nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho bản thân ?... Đó là những vấn đề nhận được nhiều tranh luận hiện nay."Về điểm này, tôi muốn nói là khá riêng tư. Xã hội phụ hệ đã được nói từ lâu ở khắp nơi. Trong thời gian rất dài, chúng ta đã thấy thế mạnh của đàn ông. Đối với tôi, nói về vấn đề này trong các vở kịch của mình là điều quan trọng để mọi người nhận thức được bởi vì chúng ta đã bị gắn chặt trong những xã hội coi trọng chế độ phụ hệ. Ở Việt Nam có ít tranh luận thực sự về chủ đề này hơn ở Pháp. Cả vở diễn Ngày xưa, hoặc kể cả khi người ta nói về những câu chuyện cổ tích kiểu như vậy, đều bị mối quan hệ này ảnh hưởng, như trong truyện về Âu Cơ và Lạc Long Quân, cũng rất gia trưởng. Cho nên đối với tôi, cần phải đặt ra những câu hỏi như vậy, tự nhủ là đến một thời điểm nào đó không truyền tải hoàn toàn trọn vẹn và đặt câu hỏi : nếu những câu chuyện này do phụ nữ viết thì sao ? Những câu chuyện này không được nghĩ ra trong một xã hội phụ hệ thì sẽ như thế nào? Và tiếp theo sẽ là những câu hỏi : Chúng ta nên thay đổi điều gì ? Và đặt những câu hỏi này như thế nào với công chúng để suy nghĩ về vị trí của phụ nữ trong tất cả những chuyện này ?". Một chủ đề khác, dù chưa được nêu rộng rãi ở Việt Nam, nhưng được tranh luận khá sôi nổi ở Pháp và một số nước châu Âu, đó là những câu chuyện cổ tích, thần thoại đề cao sự báo thù, “ác giả ác báo”, đôi khi rất độc ác của những nạn nhân. Liệu tư tưởng đó còn phù hợp với thời hiện tại, với cách giáo dục ngày nay ? Liệu có nên kể chuyện theo một cách khác hoặc có cách đề cập khác ?"Đúng, tôi nghĩ là xã hội hiện đại ngày nay cần diễn giải lại những câu chuyện cổ tích này, cần bắt đầu thay đổi một chút về những chuẩn mực đạo đức được đưa ra vì chúng ta thấy rằng chúng không còn hợp thời và không còn tương ứng với sự phát triển của xã hội. Đây cũng là điều chúng tôi đề cập trong các cuộc trao đổi về lựa chọn thay đổi nghệ thuật của mình, nói rằng chúng tôi ở đây không phải là để lặp lại những gì vẫn được làm. Đối với tôi, việc tự cho phép thay đổi như vậy thực sự rất cần thiết và thú vị hơn nữa là khi diễn vở kịch ở Việt Nam, nơi có một bộ phận xã hội còn bảo thủ hơn. Có nhiều người bảo là chúng tôi không được phép chỉnh sửa truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ chẳng hạn. Nhưng theo tôi, điều này không công bằng, vì ngược lại, các thế hệ tương lai phải diễn giải lại tất cả những câu chuyện này".Trong thông cáo ngày 10/09/2024 giới thiệu vở diễn Ngày xưa, ATH và đối tác là Viện Pháp - Institut français, giải thích “các sáng tạo nghệ thuật dựa trên các sự tích và câu chuyện thần thoại dường như rất cần thiết”, “vào thời điểm mà xã hội chúng ta đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân, của chủ nghĩa tiêu dùng cùng sự xâm lấn của công nghệ”. Bởi vì đó là “sự tích tạo cầu nối giữa quá khứ và hiện tại”, nhắc nhở chúng ta về nguồn cội, “bởi vì sự tích là nền tảng văn hóa”, “mang tính phổ quát” bởi chúng đề cập đến những câu hỏi lớn của đời người (con người đến từ đâu, sinh ra thế nào, các mối quan hệ ruột thịt, tình cảm…). Vậy kịch bản được viết như thế nào để truyền đạt những suy nghĩ đó ?"Thường thì tôi và các diễn viên vẫn ứng biến. Tôi đưa ra những ý tưởng, được coi là cơ sở cho các cuộc đối thoại, và các diễn viễn gần như bắt đầu ứng biến. Điều thú vị ở chỗ có những diễn viên chỉ nói tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và một số chỉ nói tiếng Việt, vì vậy họ cùng nhau ứng biến. Điều cốt lõi là hiểu được nhau. Tôi làm việc theo cách ứng biến này rất nhiều với người kể chuyện, cũng là đồng giám đốc ATH. Và đến lúc phải viết lại thì tất cả chúng tôi cùng viết trên sân khấu".  Vở diễn chạm đến mọi lứa tuổiVở diễn Ngày xưa không bị hạn chế trong một không gian nhỏ của sân khấu kịch. Đạo diễn Quentin Delorme và các nghệ sĩ đã thực hiện được lời hứa “Một trải nghiệm sân khấu độc đáo cho mọi lứa tuổi” vì khán giả tới buổi diễn trong nhà hát của trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin là những bé chỉ vài tuổi đến những bậc cao niên, người Việt và người Pháp. Họ đến với gia đình, thậm chí ba thế hệ hoặc những nhóm bạn trẻ."Khó khăn đầu tiền đến trước khi vở diễn ra đời, có nghĩa là, chắc chắn vở kịch bằng tiếng Việt sẽ khiến một số người không hiểu. Sau đó, có rất nhiều phản hồi của khán giả - điều mà chúng tôi hài lòng - rằng dù họ không hiểu tiếng Việt nhưng họ gần như được xem một vở diễn bằng tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Anh. Và ngược lại, nhiều người Việt nói với chúng tôi là dù họ không biết tiếng Pháp hay tiếng Anh những họ cũng hiểu hết câu chuyện. Đó thực sự là một thách thức với chúng tôi và chúng tôi khá hài lòng là vượt qua được".  Ngoài tài năng của các nghệ sĩ, đạo diễn Quentin Delorme cho biết thành công của vở diễn còn nhờ vào đội ngũ kỹ thuật làm việc với cường độ gấp đôi, trong suốt hơn ba tháng. Nhờ đó, khán giả như bước vào một cuộc du hành ảo diệu, kỳ thú nhờ các hình thức biểu đạt đa dạng, mới mẻ, độc đáo nhờ kết hợp những hình thức âm nhạc, trình chiếu video, truyện tranh, nghệ thuật múa rối, sân khấu được thiết kế đặc sắc, nét truyền thống Việt Nam nổi bật thêm trên nền kỹ thuật hiện đại.

TẠP CHÍ VĂN HÓA
“Ngày xưa” trong nghệ thuật kịch Pháp-Việt ngày nay

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Jan 31, 2025 9:41


“Thuở ấy, chưa có gì được sinh ra, thế gian còn hỗn độn. Thế rồi trời đất phân đôi, mặt trăng mặt trời được sinh ra, và Con người xuất hiện. Họ đã phải đấu tranh cho vùng đất của mình, với sự giúp đỡ của Đức Phật”. Vở kịch Ngày xưa bắt đầu như vậy, theo lời dẫn nhập của người kể chuyện, tại nhà hát của trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin, tại Hà Nội, ngày 22/09/2024. Thế nhưng đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp gốc Việt và Pháp đã giới thiệu câu chuyện theo cách nhìn độc đáo, kết hợp sân khấu truyền thống với kịch hiện đại, thêm những yếu tố hài hước "nhằm mục đích giao thoa hai nền văn hóa thông qua ngôn ngữ, truyền thống âm nhạc và thẩm mỹ quan của họ”.Nhóm nghệ sĩ ATH đã chuyển thể thành sân khấu ba sự tích dân gian Thần trụ trời, Con rồng cháu tiên và Sự tích trầu cau được trích từ cuốn Đầm Nhất Dạ và các truyền thuyết khác của Việt Nam của nhà văn Trần Huy Minh. Cả ba câu chuyện mang đậm tính truyền thuyết và có một điểm chung nổi bật : sự kết hợp giữa trí tưởng tượng, chủ nghĩa siêu thực và hiện thực. Trả lời RFI Tiếng Việt, đạo diễn người Pháp Quentin Delorme, người sáng lập xưởng ATH (Atelier théâtre de Hanoi - Drama and Arts Space), giải thích về lựa chọn này :"Khi mới đến Việt Nam (cách đây 15 năm), tôi rất quan tâm đến truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam. Điều đầu tiên mà tôi thấy và đến giờ vẫn ám ảnh tâm trí là làm nghệ thuật như thế nào để nghệ thuật phổ cập hơn một chút. Khi đọc những câu chuyện đó, tôi từng bước khám phá thế giới đó, đồng thời so sánh với truyện cổ tích ở những nước khác. Ví dụ truyện đầu tiên - Thần Trụ trời - trong vở kịch, nói về Trái đất được hình thành như thế nào. Tôi rất ấn tượng : Làm thế nào mà cùng lúc, ở những nơi khác nhau trên thế giới, người ta  lại tưởng tượng ra được gần như giống nhau về cách trời đất được hình thành, dù từ ngữ khác nhau. Cho nên tôi rất chú ý đến việc có thể sử dụng những câu chuyện cổ tích Việt Nam như thế nào, khiến chúng được phổ biến rộng rãi hơn, tới mọi lứa tuổi, để họ thực sự thấy được tính phổ quát này vượt qua cả phạm vi Việt Nam, nói về nhân loại nói chung".Cách dẫn chuyện độc đáoBa câu chuyện riêng lẻ lần lượt được mở ra và cùng nhau cộng hưởng, được xâu chuỗi qua lời người dẫn chuyện một cách rất tự nhiên. Nhưng vai trò của người dẫn chuyện không chỉ dừng ở đó mà còn có nhiều yếu tố bất ngờ. Đạo diễn Quentin Delorme cho biết ý tưởng đằng sau lựa chọn này :"Đối với tôi, người kể chuyện thực sự quan trọng trong câu chuyện bởi vì họ là một nhân vật đặc biệt không chỉ đơn thuần là một nghệ sĩ đến kể chuyện mà song hành cùng các nghệ sĩ giúp câu chuyện trở nên sống động. Ngoài ra, tôi thực sự thích nói về “sân khấu trong sân khấu”, cũng như ý tưởng người kể chuyện, đạo diễn và người tạo ra những câu chuyện đó, mang chúng đến với khán giả, giống như một đạo diễn trau chuốt chương trình và thổi hồn cho câu chuyện. Thông qua nhân vật người kể chuyện, thực sự còn có câu chuyện về "sân khấu trong sân khấu".Một điểm gây bất ngờ khác là những phân cảnh, lên đến cao trào, bỗng nhiên quay ngoắt trở lại với thế giới hiện đại, khiến khán giả ngỡ ngàng và bật cười, nhưng cũng suy ngẫm, liên tưởng câu chuyện trong quá khứ với thực tại. Ẩn ý đằng sau điểm độc đáo này là gì ?"Theo tôi, các câu chuyện cổ tích luôn được tái tạo theo kiểu chúng ta nói rằng những câu chuyện cách đây một hoặc hai thế kỷ không còn phù hợp với ngày nay. Cho nên phải rũ bỏ tư tưởng đó, khiến chúng trở nên hợp thời hơn và hấp dẫn hơn cho các thế hệ ngày nay, giúp họ biết rằng những câu chuyện này là hiện tại, chúng đang tồn tại và nói về chúng ta. Và việc đưa tất cả những yếu tố hiện đại vào cũng nhằm để nói rằng các câu chuyện cần thời gian để tạo dựng lại và để nói trong buổi diễn rằng chúng tôi ở đây để kể lại, còn các bạn đã xem, đến lượt các bạn tiếp tục giúp những câu chuyện đó phát triển, kể lại chúng và tái tạo chúng".Chuẩn mực quá khứ nhìn từ hiện tạiVai trò, thiên chức của người phụ nữ ngày xưa cũng được đề cập trong vở kịch với một góc nhìn thực tế hơn, đương đại hơn : Tại sao cứ phải quyết định rằng phụ nữ phải lập gia đình ? Tại sao họ luôn phải nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho bản thân ?... Đó là những vấn đề nhận được nhiều tranh luận hiện nay."Về điểm này, tôi muốn nói là khá riêng tư. Xã hội phụ hệ đã được nói từ lâu ở khắp nơi. Trong thời gian rất dài, chúng ta đã thấy thế mạnh của đàn ông. Đối với tôi, nói về vấn đề này trong các vở kịch của mình là điều quan trọng để mọi người nhận thức được bởi vì chúng ta đã bị gắn chặt trong những xã hội coi trọng chế độ phụ hệ. Ở Việt Nam có ít tranh luận thực sự về chủ đề này hơn ở Pháp. Cả vở diễn Ngày xưa, hoặc kể cả khi người ta nói về những câu chuyện cổ tích kiểu như vậy, đều bị mối quan hệ này ảnh hưởng, như trong truyện về Âu Cơ và Lạc Long Quân, cũng rất gia trưởng. Cho nên đối với tôi, cần phải đặt ra những câu hỏi như vậy, tự nhủ là đến một thời điểm nào đó không truyền tải hoàn toàn trọn vẹn và đặt câu hỏi : nếu những câu chuyện này do phụ nữ viết thì sao ? Những câu chuyện này không được nghĩ ra trong một xã hội phụ hệ thì sẽ như thế nào? Và tiếp theo sẽ là những câu hỏi : Chúng ta nên thay đổi điều gì ? Và đặt những câu hỏi này như thế nào với công chúng để suy nghĩ về vị trí của phụ nữ trong tất cả những chuyện này ?". Một chủ đề khác, dù chưa được nêu rộng rãi ở Việt Nam, nhưng được tranh luận khá sôi nổi ở Pháp và một số nước châu Âu, đó là những câu chuyện cổ tích, thần thoại đề cao sự báo thù, “ác giả ác báo”, đôi khi rất độc ác của những nạn nhân. Liệu tư tưởng đó còn phù hợp với thời hiện tại, với cách giáo dục ngày nay ? Liệu có nên kể chuyện theo một cách khác hoặc có cách đề cập khác ?"Đúng, tôi nghĩ là xã hội hiện đại ngày nay cần diễn giải lại những câu chuyện cổ tích này, cần bắt đầu thay đổi một chút về những chuẩn mực đạo đức được đưa ra vì chúng ta thấy rằng chúng không còn hợp thời và không còn tương ứng với sự phát triển của xã hội. Đây cũng là điều chúng tôi đề cập trong các cuộc trao đổi về lựa chọn thay đổi nghệ thuật của mình, nói rằng chúng tôi ở đây không phải là để lặp lại những gì vẫn được làm. Đối với tôi, việc tự cho phép thay đổi như vậy thực sự rất cần thiết và thú vị hơn nữa là khi diễn vở kịch ở Việt Nam, nơi có một bộ phận xã hội còn bảo thủ hơn. Có nhiều người bảo là chúng tôi không được phép chỉnh sửa truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ chẳng hạn. Nhưng theo tôi, điều này không công bằng, vì ngược lại, các thế hệ tương lai phải diễn giải lại tất cả những câu chuyện này".Trong thông cáo ngày 10/09/2024 giới thiệu vở diễn Ngày xưa, ATH và đối tác là Viện Pháp - Institut français, giải thích “các sáng tạo nghệ thuật dựa trên các sự tích và câu chuyện thần thoại dường như rất cần thiết”, “vào thời điểm mà xã hội chúng ta đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân, của chủ nghĩa tiêu dùng cùng sự xâm lấn của công nghệ”. Bởi vì đó là “sự tích tạo cầu nối giữa quá khứ và hiện tại”, nhắc nhở chúng ta về nguồn cội, “bởi vì sự tích là nền tảng văn hóa”, “mang tính phổ quát” bởi chúng đề cập đến những câu hỏi lớn của đời người (con người đến từ đâu, sinh ra thế nào, các mối quan hệ ruột thịt, tình cảm…). Vậy kịch bản được viết như thế nào để truyền đạt những suy nghĩ đó ?"Thường thì tôi và các diễn viên vẫn ứng biến. Tôi đưa ra những ý tưởng, được coi là cơ sở cho các cuộc đối thoại, và các diễn viễn gần như bắt đầu ứng biến. Điều thú vị ở chỗ có những diễn viên chỉ nói tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và một số chỉ nói tiếng Việt, vì vậy họ cùng nhau ứng biến. Điều cốt lõi là hiểu được nhau. Tôi làm việc theo cách ứng biến này rất nhiều với người kể chuyện, cũng là đồng giám đốc ATH. Và đến lúc phải viết lại thì tất cả chúng tôi cùng viết trên sân khấu".  Vở diễn chạm đến mọi lứa tuổiVở diễn Ngày xưa không bị hạn chế trong một không gian nhỏ của sân khấu kịch. Đạo diễn Quentin Delorme và các nghệ sĩ đã thực hiện được lời hứa “Một trải nghiệm sân khấu độc đáo cho mọi lứa tuổi” vì khán giả tới buổi diễn trong nhà hát của trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin là những bé chỉ vài tuổi đến những bậc cao niên, người Việt và người Pháp. Họ đến với gia đình, thậm chí ba thế hệ hoặc những nhóm bạn trẻ."Khó khăn đầu tiền đến trước khi vở diễn ra đời, có nghĩa là, chắc chắn vở kịch bằng tiếng Việt sẽ khiến một số người không hiểu. Sau đó, có rất nhiều phản hồi của khán giả - điều mà chúng tôi hài lòng - rằng dù họ không hiểu tiếng Việt nhưng họ gần như được xem một vở diễn bằng tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Anh. Và ngược lại, nhiều người Việt nói với chúng tôi là dù họ không biết tiếng Pháp hay tiếng Anh những họ cũng hiểu hết câu chuyện. Đó thực sự là một thách thức với chúng tôi và chúng tôi khá hài lòng là vượt qua được".  Ngoài tài năng của các nghệ sĩ, đạo diễn Quentin Delorme cho biết thành công của vở diễn còn nhờ vào đội ngũ kỹ thuật làm việc với cường độ gấp đôi, trong suốt hơn ba tháng. Nhờ đó, khán giả như bước vào một cuộc du hành ảo diệu, kỳ thú nhờ các hình thức biểu đạt đa dạng, mới mẻ, độc đáo nhờ kết hợp những hình thức âm nhạc, trình chiếu video, truyện tranh, nghệ thuật múa rối, sân khấu được thiết kế đặc sắc, nét truyền thống Việt Nam nổi bật thêm trên nền kỹ thuật hiện đại.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Chính sách đối ngoại Trump 2.0: Từ « America First » đến « Hòa bình thông qua sức mạnh »

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jan 23, 2025 12:33


Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử và ngay cả sau khi đắc cử, Donald Trump đã cam kết trở lại với chính sách « hòa bình thông qua sức mạnh ». Tuy nhiên, đối diện với những giới hạn thực sự cho quyền lực toàn cầu của Washington, cánh hữu Hoa Kỳ đang phát triển những ý tưởng mới để phục hồi chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nhiệm kỳ hai của Donald Trump sẽ thử thách chính sách đối ngoại này trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động. Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đã chỉ trích gay gắt chính sách đối ngoại của chính quyền đảng Dân Chủ, đả kích tổng thống Joe Biden là « bất tài » và các cố vấn của ông là « những thằng hề » không được bất kỳ ai tôn trọng. Donald Trump cáo buộc rằng chính sự yếu kém của họ đã lôi kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến thế giới thứ ba.Ba xu hướng an ninh quốc giaThay cho khẩu hiệu của Joe Biden là « Nước Mỹ đã trở lại », Donald Trump chọn « Hòa bình thông qua sức mạnh ». Một khẩu hiệu được lấy cảm hứng từ trong lịch sử quân sự thời La Mã Cổ Đại thế kỷ IV với câu châm ngôn nổi tiếng : « Si vis pacem, parabellum », nghĩa là « Nếu muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh ». Theo đó, nhà tỷ phú Mỹ cam kết « một quân đội hùng mạnh » cho nước Mỹ và chấm dứt các cuộc chiến.Nếu như giới quan sát tại Pháp cũng như ở châu Âu dự báo sự trở lại của chủ nghĩa biệt lập Mỹ cùng với những tuyên bố ầm ĩ gây bất ngờ của tân chủ nhân Nhà Trắng, hay nguy cơ Mỹ bỏ rơi các đồng minh, thì theo một nghiên cứu của Hội đồng Đối ngoại châu Âu, chính sách đối ngoại của tổng thống Trump phức tạp hơn nhiều, chứ không đơn thuần mang tính chủ nghĩa biệt lập « Nước Mỹ trên hết ».Cụ thể, trong nội bộ đảng Cộng Hòa có ba nhóm an ninh quốc gia đang cạnh tranh với nhau : « Những người kiềm chế - Restrainers » - phần lớn đặt Nước Mỹ trên hết ; « nhóm chủ trương ưu tiên - Prioritisers » muốn tập trung đối phó với Trung Quốc, và cuối cùng, những người theo « chủ nghĩa bảo thủ - Primacists », vốn dĩ theo trường phái cũ, muốn thể hiện sức mạnh của Mỹ ra toàn thế giới . Nhóm này chiếm một vị trí đáng kể tại Thượng Viện. Hai nhóm đầu tiên có cùng quan điểm là muốn giao phó toàn bộ vấn đề Ukraina cho châu Âu.Điều này giải thích vì sao về nhân sự được Trump bổ nhiệm, có sự không nhất quán trong nhóm cố vấn an ninh quốc gia, theo như ghi nhận từ NPR, đài phát thanh công của Mỹ. Người ta có thể thấy bà Tulsi Gabbard, ứng viên cho chức giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ, chỉ trích mạnh mẽ các hành động quân sự của Mỹ ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia, và có thái độ thông cảm với các đối thủ của Hoa Kỳ, bao gồm cả nguyên thủ Nga Vladimir Putin. Nhưng mặt khác, chính quyền Trump II có một tân ngoại trưởng Marco Rubio, cực kỳ diều hâu, chống Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác. Trong bối cảnh này, tân tổng thống Mỹ là hiện thân cho một nỗ lực hợp nhất các trào lưu khác nhau trong đảng Cộng Hòa.Trong giới hạn về thời gian, RFI Tiếng Việt xin giới thiệu vào hai xu hướng đầu : « Những người kiềm chế » và « Nhóm chủ trương ưu tiên » để giải thích rõ hơn về chính sách đối ngoại « Hòa bình thông qua sức mạnh » của tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ hai.Sức mạnh quân sựVào năm 2016, khi ra tranh cử tổng thống, Donald Trump nhận thấy có một sự phản đối ngày càng lớn đối với những cuộc chiến không hồi kết trong tầng lớp công nhân Mỹ, cũng như là tình trạng « quá tải » của chính quyền Mỹ do vô số cam kết với quốc tế. Và do vậy, trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, với lời hứa « Make America Great Again », viết tắt là MAGA, Trump đã thực hiện một chiến dịch bảo hộ mậu dịch, đoạn tuyệt với chính sách đối ngoại đặt cuộc chiến cho « nền dân chủ » làm trọng tâm trong nhiều thập niên, vốn dĩ đã cho phép định hình một trật tự thế giới tư bản đằng sau Hoa Kỳ.Donald Trump lần lượt rút Hoa Kỳ ra khỏi các thỏa thuận quốc tế, các định chế quan trọng của Liên Hiệp Quốc và thậm chí dọa rút khỏi NATO, đồng thời phát động một cuộc chiến thương mại để đối phó với các đối thủ lớn như Trung Quốc. Nay lại trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ, đề nghị rút khỏi cuộc chiến ở Ukraina cho đến tiếp tục cạnh tranh với Trung Quốc, về cơ bản vẫn là điều tương tự.Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, trong nhiệm kỳ I, Donald Trump đã không thể giải quyết tất cả các hạn chế của Mỹ. Trước viễn cảnh quyền lực Mỹ bị các siêu cường hay đối thủ khu vực thách thức nghiêm trọng, Trump tiến hành một cuộc chiến kinh tế và có thể sẽ là quân sự. Thực thi áp lực và cưỡng ép đối với các đồng minh cũng như với kẻ thù của Mỹ tiếp tục là nét đặc trưng cho chính sách đối ngoại của chính quyền Trump 2.0.Chiến lược này đã được ông Robert C. O'Brien, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, nhiệm kỳ I, vạch rõ trong một bài viết đăng trên tạp chí Mỹ nổi tiếng Foreign Affairs năm 2024, trước khi diễn ra bầu cử.Ông viết : «"Nước Mỹ trên hết không có nghĩa là nước Mỹ đơn độc" là câu thần chú thường được giới chức chính quyền Trump nhắc lại và vì một lý do chính đáng : Trump thừa nhận một chính sách đối ngoại thành công đòi hỏi phải hợp tác với các chính phủ và người dân thân thiện ở những nơi khác. Do vậy, việc ông xem xét lại các quốc gia và nhóm nào thích đáng nhất sẽ không khiến ông trở thành người chỉ biết giao dịch hoặc là người theo chủ nghĩa biệt lập thù địch với các liên minh như những người chỉ trích ông tuyên bố. NATO và hợp tác quân sự của Mỹ với các nước Nhật Bản, Israel, cùng các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh đã được tăng cường trong nhiệm kỳ đầu của Donald Trump.Chính sách đối ngoại và chính sách thương mại của Trump có thể được hiểu một cách chính xác như sự phản ứng trước những thiếu sót của chủ nghĩa quốc tế tân tự do, hay chủ nghĩa toàn cầu được tiến hành từ đầu những năm 1990 đến tận năm 2017. Cũng giống như nhiều cử tri Mỹ, ông Trump đã hiểu rằng "tự do thương mại" trên thực tế không phải như thế và trong nhiều trường hợp, nhiều chính phủ nước ngoài đã can dự vào khi sử dụng thuế quan cao, rào cản thương mại và đánh cắp sở hữu trí tuệ gây tổn hại cho lợi ích kinh tế và an ninh của nước Mỹ ».Phá bỏ quy định tăng cường sức mạnh kinh tếTrong bài viết dài này, ông Robert O'Brien còn đi xa hơn khi đưa ra một loạt đề xuất cụ thể để tái tổ chức các nguồn lực của Mỹ, cũng như đảm bảo rằng các đồng minh và đối thủ phải tuân thủ theo các kỳ vọng của Mỹ. Đáng chú ý nhất là đề nghị phân bổ lại các nguồn lực quân sự của Mỹ để tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối phó với các đối thủ bao gồm Trung Quốc và Iran, đồng thời đe dọa rút hỗ trợ quân sự cho các đồng mình như Đài Loan hay các nước thành viên NATO, trừ phi những nước này đầu tư nhiều hơn cho quân đội.Ngoài ra, để củng cố năng lực quân sự, O'Brien đề xuất một chương trình tái bổ sung kho dự trữ vũ khí của Mỹ, bao gồm tầu sân bay, tầu ngầm, oanh tạc cơ và tên lửa, vốn dĩ đòi hỏi nhiều khoản đầu tư ồ ạt trong các ngành công nghệ chủ chốt, cũng như phải thay đổi toàn bộ quy trình mua sắm trang thiết bị quân đội.Không chỉ có trong quân sự mà Hoa Kỳ phải khôi phục « sức mạnh » kinh tế. Nếu như thuế quan là công cụ để Mỹ gây áp lực với các đối tác và đối phương để có được những nhượng bộ trong trao đổi mậu dịch, thì theo ông O'Brien, những gì Mỹ có thể thực hiện ở bên ngoài còn phụ thuộc vào việc tái thiết năng lực sản xuất quốc gia. Trên Foreign Affairs, ông viết như sau :« Để duy trì lợi thế cạnh tranh trước cuộc tấn công gay gắt này, Hoa Kỳ phải tiếp tục là nơi tốt nhất trên thế giới để đầu tư, đổi mới và kinh doanh. Nhưng thẩm quyền quản lý của nhà nước Mỹ ngày càng tăng, bao gồm cả việc thực thi luật chống độc quyền quá mức, đe dọa phá hủy hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ. Ngay cả khi các công ty Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ không công bằng từ Bắc Kinh nhằm nhấn chìm các công ty Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu lại gây khó khăn khiến những công ty này khó cạnh tranh hơn. Đây là một công thức cho sự suy thoái quốc gia, các chính phủ phương Tây nên bãi bỏ những quy định không cần thiết ».Nói một cách khác, đây là một chính sách tái công nghiệp hóa cho Mỹ bằng cách phá bỏ các quy định bảo vệ người lao động, khi tiến hành cuộc chiến về lương chống lại các nghiệp đoàn và cho phép các doanh nghiệp khai thác tối đa người lao động Mỹ, cũng giống như cách mà những doanh nghiệp này đã trục được lợi qua việc bóc lột lao động Trung Quốc, theo như chỉ trích từ trang Revolution Permanente của Pháp, vốn ủng hộ chủ nghĩa cực tả Trotsky.« Mỹ không thể gánh hết mọi việc »Nếu như học thuyết « hòa bình thông qua sức mạnh » cho rằng những khó khăn chính cản trở Hoa Kỳ tái khẳng định vị thế là do thiếu ý chí thực hiện các hành động đơn phương và đầy rủi ro, những người chủ trương « kềm chế » trong phong trào MAGA lại cho rằng sự can thiệp quân sự tốn kém quá mức của Mỹ trên toàn cầu, chính sách phi công nghiệp hóa, thiếu sự quan tâm đến đầu tư giáo dục hay đến việc làm cho giới công nhân lại là những rào cản lớn nhất cho việc tái thiết uy lực của Mỹ.Phó tổng thống Mỹ J.D Vance là hiện thân cho trào lưu này, chiếm thiểu số tại Mỹ. Ông được xem như là một nhà trí thức hàng đầu trong Tân cánh hữu Mỹ, từng có tuyên bố thẳng thắn : « Hoa Kỳ không thể gánh hết mọi việc ». Theo tầm nhìn của ông, Mỹ nên phối hợp với các đồng minh, nhất là trong hồ sơ Ukraina và Trung Đông, nhưng không quên nhấn mạnh rằng đối thủ quan trọng nhất mà Mỹ phải đối phó là Trung Quốc. Và do vậy, phần quan trọng nhất của chính sách đối ngoại Mỹ là « sức mạnh kinh tế đất nước và sức mạnh người dân trong nước. »Cũng theo J.D. Vance, Trung Quốc giờ đã là một siêu cường kinh tế công nghiệp hùng mạnh nhất thế giới và Mỹ đã sai lầm để cho đối phương lớn nhất « trở thành đối thủ cạnh tranh công nghiệp mạnh nhất ». Phó tổng thống Mỹ J.D. Vance cùng những người ủng hộ sự hạn chế tin rằng nhiệm vụ đầu tiên trong chiến lược khôi phục sức mạnh nước Mỹ là tập trung phát triển năng lực sản xuất công nghiệp và tránh mọi hành động can thiệp ở bên ngoài có thể làm sao lãng đầu tư nhu cầu trong nước.Sự suy thoái của ngành công nghiệp Mỹ thúc đẩy phong trào MAGA, phản đối mạnh mẽ tiếp tục cuộc chiến ở Ukraina. Điều này đã được ông J.D Vance từng trình bày trong Hội nghị An ninh Munich tại Đức hồi tháng 2/2024 với tư cách là khách mời. Ông lập luận như sau :« Thứ nhất, vấn đề Ukraina, theo quan điểm của Mỹ và tôi nghĩ rằng tôi đại diện cho phần lớn công luận Mỹ, là không có kết quả rõ ràng, và về cơ bản, các yếu tố hạn chế sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraina không phải là tiền, mà là đạn dược. Hoa Kỳ, châu Âu cũng vậy, không sản xuất đủ đạn dược để duy trì một cuộc chiến tranh ở Đông Âu, một cuộc chiến tranh ở Trung Đông và có khả năng là tình hình nguy cấp ở Đông Á. Do vậy, Mỹ về mặt cơ bản là bị hạn chế.Tôi sẽ cung cấp cho quý vị các thông tin chi tiết cụ thể nhất. Một PAC-3, một loại tên lửa bắn chặn Patriot, Ukraina sử dụng chỉ trong một tháng trong khi Hoa Kỳ mất một năm để sản xuất. Hệ thống tên lửa Patriot chậm tiến độ mất 5 năm, còn đạn pháo 155 ly chậm tiến độ hơn 5 năm. Ở Mỹ, họ đang bàn đến việc tăng sản lượng lên 100 ngàn đạn pháo/tháng từ đây đến cuối năm 2025, trong khi vào lúc này, Nga sản xuất gần 500 ngàn đạn pháo/tháng. Vì vậy, vấn đề đối với Ukraina là Mỹ không thể sản xuất đủ vũ khí, châu Âu cũng không sản xuất đủ vũ khí, và thực tế đó quan trọng hơn nhiều so với ý chí chính trị của Mỹ hay số tiền chúng tôi in ra rồi gởi sang châu Âu. »Bất luận quan điểm khác biệt về Ukraina, thuế quan và tạo việc làm hiện đang được tranh luận ở Mỹ, các nhóm về an ninh quốc gia Mỹ cũng có nhiều điểm đồng thuận để hình thành nên một liên minh, nhất là trên ba điểm chính : Thứ nhất, Trung Quốc là đối thủ chính mà Hoa Kỳ phải đối phó. Thứ hai, tiếp cận chống di dân cao độ là chìa khóa cho tái công nghiệp hóa đất nước. Cuối cùng, Hoa Kỳ có thể thoái lui khỏi Trung Đông bằng cách trao thêm quyền lực cho Israel để nước này đối đầu hung hăng hơn với Iran.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Donald Trump trở lại Nhà Trắng khơi dậy lo ngại làn sóng kỳ thị người Mỹ gốc Á tại Mỹ

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Jan 22, 2025 9:24


Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), lập trường cũng như những chính sách chống Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump, đã làm dấy lên làn sóng kỳ thị người Trung Quốc và người châu Á nói chung. Trong nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu ngày 20/01/2025, Donald Trump vẫn tiếp tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc, khiến cộng đồng gốc Á ở Hoa Kỳ lo ngại trước nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với nạn kỳ thị chủng tộc.  Làn sóng kỳ thị người châu Á một phần được khơi mào bởi Donald Trump từ đại dịch Covid-19, khi tỷ phú Hoa Kỳ sử dụng từ « Kung flu », đánh đồng người Trung Quốc với dịch bệch như một câu bông đùa, giễu cợt, đổ lỗi cho Trung Quốc.Nhiều báo cáo chỉ ra rằng tại Mỹ, người gốc Á bị tấn công vô cớ, bị quấy rối, thậm chí là bị hành hung chỉ vì ngoại hình của họ. Theo số liệu từ Cục Điều Tra Liên Hoa Kỳ FBI, các hành vi phạm pháp, thù hận, có thành kiến, chống lại người châu Á vào năm 2018 là khoảng 148 vụ. Con số này tăng lên 746 vào năm 2021. Báo cáo của Ủy ban vì Quyền Công dân Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng nhiều vụ không được báo cáo.Trong chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích gay gắt Trung Quốc. Bên cạnh những đe dọa về việc tăng thuế quan và những hạn chế thương mại với Trung Quốc, trong các phát biểu của mình, Donald Trump tiếp tục sử dụng những từ ngữ mang tính khiêu khích, như « Virus Trung Quốc », nhắc lại những hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19. Cách dùng từ này trước đó đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tâm lý bài ngoại, và kích động thù hận với người Trung Quốc và gốc Á.Donald Trump cũng đe dọa trục xuất hàng loạt dân nhập cư bất hợp pháp.Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, có hơn 24 triệu người Mỹ gốc Á, trong đó 4, 7 triệu là người Mỹ gốc hoa. Nhóm người châu Á không giấy tờ cũng tăng mạnh trong những năm gần đây, do số vượt biên kỷ lục. Tờ Washington Post cho biết vào năm 2024, hơn 55 000 người Trung Quốc đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua ngả Mêhicô.Ngoài ra, cũng phải kể đến một chính sách được duy trì từ nhiệm kỳ đầu của Donald Trump là « Sáng kiến Trung Quốc » - một chương trình của bộ Tư Pháp nhằm ngăn ngừa gián điệp và bảo vệ tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Theo giới chuyên gia, một tác động phụ của « sáng kiến » này là tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Hoa, hay những người gốc Á.Hơn nữa, Hoa Kỳ đã ban hành 16 luật ngăn cấm công dân Trung Quốc mua hoặc sở hữu bất động sản, đất đai ở một số bang như Ohio, Nebraska. Một số thủ tục tố tụng hình sự đã được thực hiện tại Florida, ví dụ, án 5 năm tù đối người Trung Quốc muốn mua nhà và 5 năm tù với người bán.***RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn giáo sư Russell Jeung, chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại đại học San Francisco, Hoa Kỳ.Ông đánh giá như thế nào về nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc người Mỹ gốc Á ?Mọi người có thể thấy rằng những phát ngôn của Donald Trump kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc. Ông ấy sử dụng giọng điệu bỡn cợt, với lập trường chống nhập cư và nhất là thái độ chống Trung Quốc, biến Trung Quốc thành kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ. Donald Trump đánh đồng chính phủ Trung Quốc với người Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Điều này khiến cho mọi người cũng bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ này. Hơn nữa, nhiều người không thể phân biệt người Trung Quốc với những người châu Á khác. Khi Trump đưa ra khái niệm rằng Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ, là một mối đe doạ, thì cũng khiến nhiều người coi cư dân gốc Á ở Hoa Kỳ là một de dọa… Khi Trump có thể công khai đưa ra những phát ngôn kỳ thị như vậy, thì khiến mọi người nghĩ rằng kỳ thị người gốc Á là một điều bình thường.Do vậy, tôi rất lo ngại rằng nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump sẽ khơi dậy lại làn sóng kỳ thị, căm ghét người châu Á. Một trong dữ liệu đáng lo ngại nhất là vào năm 2020, khoảng một phần tư người dân Hoa Kỳ muốn giảm nhập cư, nhưng con số này lên đến một nửa vào năm 2024. Người Mỹ bắt đầu coi nhập cư trở thành vấn đề cần giải quyết hàng đầu, trong khi đó chỉ là một nỗi sợ được thêu dệt, và không thực sự là một vấn đề lớn, ví dụ như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế hay chiến tranh.Khi diễn biến chính trị ở Hoa Kỳ được toàn thế giới chú ý, lập trường của Donald Trump, chống Trung Quốc cũng có thể bị lan tỏa khắp thế giới ?Tôi đã viết nhiều bài và làm việc với mọi người từ khắp nơi trên thế giới về chủ đề này. Sự kỳ thị căm ghét người châu Á, không chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ, mà những bình luận của tổng thống Donald Trump, ví dụ sử dụng từ « virus Trung Quốc », “Kung flu”, đã tạo ra làn sóng kỳ thị người châu Á không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nước khác, ở Úc, Anh, Canada hay ở Pháp.Những làn sóng thù ghét người châu Á xuất hiện ở mọi nơi. Mọi người đổ lỗi cho người Trung Quốc, và nếu ai đó trông giống người Trung Quốc, nếu là người Việt Nam hoặc Hàn Quốc, thì cũng sẽ bị tấn công.Phương tiện truyền thông xã hội loan truyền thông tin nhanh chóng. Do đó, cần phải quan tâm đến vấn đề này không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn cả tác động toàn cầu. Ví dụ, sự gia tăng đó có thể dẫn đến sự phân cực hơn, chia rẽ hơn và có thể là nhiều chiến tranh và xung đột hơn. Và đó là điều đáng sợ.Làn sóng kỳ thị, thù hận người gốc Á tạo ra những hậu quả thế nào đối với những nạn nhân ?Từ những báo cáo và nghiên cứu chỉ ra rằng những người Mỹ gốc Á đã phải trải qua tình trạng kỳ thị, bị xúc phạm, quấy rối vì chủng tộc của mình, hoặc chứng kiến tận mắt, hoặc qua mạng, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý. Họ dễ trở nên trầm cảm, lo lắng. Những người lớn tuổi thì tránh ra ngoài, người trẻ tuổi thì lo sợ. Rõ ràng là tình trạng phân biệt chủng tộc đã tác động mạnh đến sức khoẻ tinh thầnTheo một số báo cáo, một nửa người Mỹ gốc Á cảm thấy không an toàn khi ra ngoài chỉ vì chủng tộc của họ. Sự kỳ thị người gốc Á đã trở nên bình thường hoá sau đại dịch Covid -19. Số vụ phân biệt chủng tộc vẫn cao như vậy mà không giảm đi và tình trạng kỳ thị không hề lắng xuống. Có thể tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn luôn như vậy, hoặc có lẽ kể từ khi đại dịch xảy ra, hành động phân biệt chủng tộc kỳ thị người châu Á trở nên bình thường hóa.Điều này có tác động đến những người lao động quốc tế gốc Á di cư đến Mỹ như thế nào ?Tôi nghĩ rằng những lao động quốc tế gốc Á cần phải rất thận trọng vì họ có thể bị trục xuất dễ dàng hơn. Loại visa H1B cho người lao động trình độ cao sẽ bị giảm đi, và Donald Trump có khả năng muốn giảm số người lao động nhập cư vào Hoa Kỳ. Nếu họ chưa có được quốc tịch Mỹ thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, bị đe doạ bị trục xuất, gia đình ly tán.Tôi cho rằng mức độ lo lắng sợ hãi hiện nay khá cao trong cộng đồng và họ sẽ cố gắng tránh các tiếp xúc với chính phủ. Phải kể đến một chính sách khác, đối với những người không phải công dân. Khi bị bệnh và đến các trung tâm y tế công, chính quyền Trump đã đưa ra đề xuất là nếu sử dụng các dịch vụ của chính phủ và được hưởng lợi từ đó thì sẽ không thể trở thành công dân Hoa Kỳ. Do đó mọi người phải lựa chọn, một là đi điều trị, hai là trở thành công dân Hoa Kỳ, và một số người lo sợ rằng nếu đi khám bác sĩ thì có khả năng sẽ không được ở lại Hoa Kỳ. Chính sách này ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.Trước tình trạng nhiều cuộc tấn công nhắm vào người Mỹ gốc Á từ đại dịch Covid-19, hồi 2021, chính phủ của tổng thống Joe Biden đã ban hành luật chống bạo lực kỳ thị chủng tộc, nhằm đẩy nhanh việc xem xét các hồ sơ về bạo lực phân biệt chủng tộc, đặc biệt cho phép giải ngân để cấp kinh phí cho việc lập các đường dây nóng khẩn cấp, kể cả cho những người không nói được tiếng Anh. Liệu những luật như vậy có thể cải thiện tình hình ?Tăng cường luật thực ra là điều gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Á. Nếu muốn có thêm luật, thì sẽ dẫn đến việc bắt giữ thêm nhiều người da màu hay bỏ tù họ, điều này được chứng minh là không hiệu quả vì ảnh hưởng đến người da màu.Rất nhiều người trong cộng đồng, ngay cả tôi cũng không ủng hộ ra thêm luật. Chúng tôi muốn các chính sách chống lại phân biệt chủng tộc, gia tăng giáo dục tại trường học, dạy cho mọi người về những trải nghiệm của người gốc Á, về sự đa dạng sắc tộc ở Hoa Kỳ. Chúng tôi mong muốn có thêm những bảo vệ dân sự. Nếu ai đó bị quấy rối trong một cửa hàng thì cả người tấn công và cửa hàng đó phải chịu trách nhiệm.Tôi nghĩ là có cách khác để giảm những hành động căm ghét, kỳ thị người gốc Á xảy ra. Nếu ai đó có hành động phân biệt chủng tộc, chúng tôi muốn ngăn ngừa, thay vì giải quyết sau đó.Chiến thắng của Donald Trump trong đợt bầu cử vào năm 2024, chỉ ra rằng 40 % người gốc Á và 46 % người La Tinh bầu cho vị tỷ phú Hoa Kỳ. Con số này tăng hơn rất nhiều so với cuộc bầu cử hồi 2016 và 2020, bất chấp những phát ngôn gây kích động, phân biệt chủng tộc của Trump từ nhiều năm qua. Ông có lý giải nào cho hiện tượng này hay không ?Có thể thấy là một số bộ phận người Mỹ gốc Á bị thu hút bởi Donald Trump, có thể là vì lý do kinh tế, và bị định hướng bởi các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin gây lo sợ trước tình hình nhập cư. Có rất nhiều người nhập cư một cách hợp pháp, và họ nghĩ rằng họ tốt hơn những người đến một cách bất hợp pháp. Điều này tạo ra một sự khác biệt, và họ cảm thấy họ giống với người Mỹ hơn là những người nhập cư bất hợp pháp. Họ cũng cảm thấy tốt hơn.Tôi nghĩ điều này xuất phát từ mong muốn được công nhận ở Hoa Kỳ, họ bị thuyết phục bởi khẩu hiệu « Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại ». Họ nghĩ rằng : « Ồ tôi cũng là người Mỹ, hãy để nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng cách đóng cửa với những ai không phải người Mỹ, những người xấu ». Tôi thấy lối suy nghĩ này thật đáng buồn, vì chẳng khác nào muốn nói rằng để trở thành người Mỹ thì phải coi thường những người không phải người Mỹ. Donald Trump sử dụng chiến thuật chia rẽ để chinh phục, để nói rằng bạn là người tốt, và những người khác là người xấu. Với sự chia rẽ, lo sợ như vậy, mọi người muốn ở phe những người tốt hơn là phe còn lại.Xin cảm ơn ông Russell Jeung, giáo sư tại đại học San Francisco. Ông cũng là đồng sáng lập của tổ chức Stop AAPI Hate, được thành lập vào năm 2020 nhằm đối phó với nạn kỳ thị phân biệt chủng tộc người gốc Á và hỗ trợ các nạn nhân.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Cà phê Việt Nam trước những thách thức về biến đổi khí hậu

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Jan 15, 2025 12:56


Doanh thu xuất khẩu cà phê của Việt Nam lần đầu vượt ngưỡng 5 tỉ đô la : 5,43 tỉ đô la, mức cao kỷ lục. Báo Courrier du Vietnam ngày 22/10/2024 trích dẫn ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội cà phê và cacao của Việt Nam (VICOFA), cho biết trong niên vụ cà phê 2023-2024 (từ 01/10/2023 đến 30/09/2024), giá trị xuất khẩu cà phê đã tăng đến 33,1%. Cà phê Việt Nam đang hưởng lợi do nhu cầu thế giới tăng, giá cà phê tăng ở mức cao kỷ lục, trong khi sản lượng cà phê của Brazil, nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới sụt giảm mạnh do hạn hán nặng trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.Hồi tháng 06/2024, nhiều báo nước ngoài nhìn nhận ngành trồng cà phê của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, đa phần là cà phê Robusta, đang đứng trước nhiều cơ hội cạnh tranh với cà phê Arabica, vốn chịu tác động mạnh mẽ hơn từ biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, số liệu về xuất khẩu cà phê Việt nam nói trên không có nghĩa là ngành trồng cà phê Việt Nam không bị tác động bởi biến đổi khí hậu : lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt khoảng 1,46 triệu tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước đó.Để hiểu thêm về tình hình, RFI tiếng Việt hồi tháng 06/2024 đã có cuộc phỏng vấn tiến sĩ Clément Rigal, nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp của Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp Phục vụ Phát triển (Cirad - Pháp), chi nhánh tại Việt Nam.RFI Tiếng Việt : Thưa TS. Clément Rigal, ông là nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp, thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển (Cirad), chi nhánh tại Việt Nam. Theo ông, đâu là những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê của Việt Nam ? TS. Clément Rigal : Các tác động chính của biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê ở Việt Nam là vào mùa khô, thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Đây là giai đoạn trời rất ít mưa. Mùa khô sẽ ngày càng dài hơn, thất thường hơn, có thể khắc nghiệt hơn và thật là đáng tiếc, mùa khô vừa qua là một ví dụ điển hình, đặc biệt khó vượt qua, phần lớn không có đủ nước để tưới cho cây cà phê. Như vậy là thiệt hại đối với các trang trại trồng cà phê là rất lớn. Trời rất nóng, rất khô và mùa khô năm nay đã kéo dài hơn bình thường khoảng một tháng và đã có những thiệt hại đáng kể. Những mùa khô tới đây có thể sẽ đến ngày càng thường xuyên hơn, đó là vấn đề chính, nguy cơ chính liên quan đến biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê.Năm ngoái thì bình thường. Không phải năm nào cũng bị khô hạn như vậy. Trái lại, năm nay tác động đối với vụ thu hoạch sẽ có thể trông thấy rõ. Thêm vào đó, cũng xin nhắc lại là khí hậu khô hanh càng khiến rệp sáp trên cây cà phê phát triển mạnh, khiến thiệt hại càng thêm nặng nề.RFI Tiếng Việt : Nhưng biến đổi khí hậu cũng có thể mang lại những cơ hội cho ngành trồng cà phê tại Việt Nam ? TS. Clément Rigal : Thực ra là không thể dễ dàng nói là biến đổi khí hậu mang lại cơ hội. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy hiện nay trong lĩnh vực canh tác cây cà phê ở Việt Nam là ngày càng có nhiều nông dân đa dạng hóa các loại cây trồng trên đất cà phê, trong khi trước đây họ chỉ độc canh cây cà phê. Và ngày càng nhiều người trồng thêm các cây khác, đặc biệt là cây ăn trái trên diện tích đất trồng cà phê. Họ đa dạng hóa các loại cây trồng và ngày càng canh tác theo hướng nông lâm kết hợp. Và điều này có tác động rất tích cực đến khả năng chống đỡ, phục hồi của cây cà phê. Những cây cà phê mọc dưới tán cây cần ít nước hơn, được hưởng lợi do vi khí hậu thuận lợi hơn và được hưởng lợi từ vùng đệm khí hậu có khả năng chống đỡ tốt hơn, được bảo vệ tốt hơn trước các tác động dữ dội của tình trạng biến đổi khí hậu. Như vậy là sự đa dạng hóa cây trồng trên diện tích đất trồng cà phê có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đồng thời mang lại thêm thu nhập cho nông dân.Và tại sao chúng ta lại không thử hình dung thêm thế này nhé : nếu như người nông dân tiếp tục thúc đẩy sự đa dạng hóa này, thúc đẩy các mô hình nông lâm kết hợp này, cũng có thể là họ sẽ sản xuất ra ít cà phê hơn một chút, nhưng chất lượng cà phê lại tăng lên. Nông dân có thể sẽ có những hệ thống canh tác cà phê bền vững hơn một chút, ít cần thuốc thực vật hơn. Đây là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi sinh thái nông nghiệp. Nó không nhất thiết liên quan trực tiếp đến chống biến đổi khí hậu, mà về cơ bản trồng thêm cây ăn trái là một cơ hội kinh tế. Thế nhưng, sự chuyển đổi này cũng có tác động tích cực nhằm hạn chế tác hại của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê.RFI Tiếng Việt : Ngành trồng cây cà phê của Việt Nam cần thay đổi thế nào để đối phó với mối đe dọa từ biến đổi khí hậu ? TS. Clément Rigal : Câu trả lời cho câu hỏi này gồm hai phần. Trước tiên là làm thế nào để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Về điều này, tôi nghĩ rằng đa dạng hóa hệ thống canh tác bằng cách nông lâm kết hợp sẽ là giải pháp đầu tiên. Nông dân cũng sử dụng rất nhiều nước để tưới cây. Nhưng phải có nước thì họ mới chống chọi được. Còn đối với những đợt hạn hán nghiêm trọng thì như vậy là chưa đủ. Nông lâm kết hợp trong trường hợp này là cần thiết. Như vậy, hướng đi thứ nhất chính là hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.Còn đường thứ hai cũng vẫn là phải hạn chế tác động của việc trồng cà phê đối với khí hậu, bởi vì trồng cây cà phê cũng phát thải rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, nhất là do ở Việt Nam, giới trồng cà phê sử dụng rất nhiều phân bón, mà phân bón thì có tác động rất mạnh, gây nhiều khí nhà kính, đặc biệt là phân bón tổng hợp. Và ngành trồng cây cà phê phải thực sự nỗ lực để hạn chế sử dụng phân bón tổng hợp, có thế thì mới có thể giảm phát thải carbon trong sản xuất cà phê ở Việt Nam.RFI Tiếng Việt : Theo ông, trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam và ngành cà phê đã có những nỗ lực để hạn chế tác hại đối với khí hậu và để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu ? TS. Clément Rigal : Vâng, có những sự nỗ lực từ phía chính phủ, các doanh nghiệp, các ngành, đặc biệt là về khía cạnh nông lâm kết hợp. Có những chương trình của chính phủ Việt Nam nhằm khuyến khích đưa các loại cây trồng vào rẫy cà phê. Trái lại, vẫn có những khoản trợ cấp về phân bón, trong khi dùng phân bón thì gây phát thải khí nhà kính. Thế nên, theo tôi thì có lẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Người tiêu dùng ngày càng có ý thức về chống biến đổi khí hậu, ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề, nên đòi hỏi khu vực tư nhân phải có các nỗ lực. Chúng tôi thấy có nhiều sáng kiến, ý tưởng đang manh nha, nhưng có lẽ đó mới chỉ là những sáng kiến ​​ở quy mô quá nhỏ, hoặc có lẽ chưa đủ tham vọng. Cần phải tiến xa hơn để thực sự mang lại thay đổi.Khó khăn là ở chỗ ngành trồng cà phê ở Việt Nam có sản lượng rất cao. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 và là nước sản xuất cà phê Robusta đứng đầu thế giới. Xem xét lại mô hình trồng cà phê ở Việt Nam tức là phải mạo hiểm, có thể là sản xuất ít cà phê hơn một chút không hẳn là có lợi cho toàn bộ ngành trồng cà phê. Vì vậy, phải làm sao để cân bằng mọi thứ, để các sáng kiến ​​giảm tác động đối với biến đổi khí hậu có thể dung hòa với lợi ích kinh tế.RFI Tiếng Việt : Như ông vừa nói, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê và đứng đầu thế giới về cà phê Robusta, nhưng cà phê Việt Nam lại không được đánh giá cao. Theo ông thì đó là do chất lượng, do hương vị cà phê hay là do ngành trồng cà phê của Việt Nam sử dụng quá nhiều phân bón ? TS. Clément Rigal : Đúng là cà phê Việt Nam bị mang tiếng xấu, thậm chí không có danh tiếng gì cả. Khi tôi nói chuyện với những người xung quanh tôi ở châu Âu, hầu hết mọi người thậm chí không biết rằng Việt Nam sản xuất cà phê. Họ rất ngạc nhiên khi biết là chúng tôi đang nghiên cứu về cà phê ở Việt Nam. Việt Nam dù là nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, nhưng sản phẩm lại không được tiếng tốt và cà phê Robusta nói chung thì có tiếng là kém hơn nhiều so với cà phê Arabica. Và đúng là hầu hết cà phê sản xuất tại Việt Nam là cà phê Robusta và không được xem là cà phê có chất lượng. Hầu hết được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan.Nhưng thực sự thì cũng có tiềm năng cải thiện chất lượng. Bản thân tôi, ban đầu chính tôi cũng ngạc nhiên. Khi đến Việt Nam, tôi thực sự không tin là như vậy. Nhưng tôi ngày càng được nếm thử những loại cà phê thực sự rất ngon, những loại cà phê Robusta rất là ngon. Đây là một lĩnh vực mới trỗi dậy, ngày càng có nhiều cuộc thi cà phê ở các địa phương, với những loại cà phê đặc biệt ngon. Về điểm này, nếu muốn sản xuất, ngành trồng cà phê có thể tái tổ chức. Nếu cà phê được sản xuất đại trà, nhưng không mang về nhiều giá trị và không được trả giá cao thì nông dân sẽ không quan tâm đến việc sản xuất cà phê ngon. Nhưng quả đúng là đang có một thị trường mới trỗi dậy về cà phê ngon.RFI Tiếng Việt : Xin nhắc lại, Clément Rigal, ông là nhà nông học, chuyên gia về cà phê và nhà nghiên cứu nông lâm kết hợp của CIRAD, Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển của Pháp. CIRAD có các dự án nào để hỗ trợ ngành cà phê của Việt Nam ?TS. Clément Rigal : Vâng, CIRAD đang thực hiện một số dự án tại Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển ngành trồng cà phê, giúp ngành trồng cà phê phát triển bền vững. Chúng tôi có những dự án về cà phê Tobusta. Có một dự án tên là V-SCOPE, được tài trợ thông qua sự hợp tác của Úc, và Boléro, được Liên Hiệp Châu Âu tài trợ. 2 dự án này được quan tâm nhằm đa dạng hóa hệ thống canh tác cà phê, để triển khai phương thức nông lâm kết hợp, và quan tâm đến quản lý nguồn tài nguyên nước để có hệ thống tưới tiêu tốt hơn, để cây cà phê có bộ rễ có khả năng chống chịu tốt hơn với thời tiết hạn hán.Thông qua các dự án này, chúng tôi phân tích vòng đời của cây cà phê để hiểu tác động của ngành này với môi trường và hiểu cách làm thế nào để giảm những tác động đó, phần nhiều là giảm sử dụng phân bón. Cách nay không lâu, chúng tôi có dự án Ecofi do khu vực tư nhân tài trợ, nhằm mục đích giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong canh tác cây cà phê.Và cũng có những dự án tập trung vào lĩnh vực trồng cà phê Arabica, vốn chỉ là một phần nhỏ so với Robusta, vốn chiếm đến hơn 95% sản lượng. Cà phê Arabica được trồng ở miền bắc Việt Nam và cao nguyên miền trung. Chúng tôi có các dự án với sự tài trợ, đặc biệt là của Liên Âu và Cơ quan Phát triển của Pháp AFD, nhằm phát triển nông lâm kết hợp trong ngành cà phê Arabica, thông qua việc đưa vào các giống cà phê Arabica thích ứng tốt hơn với các hệ thống nông lâm kết hợp, là những hệ thống mang tính hữu cơ nhiều hơn, đa dạng hơn, và có bóng râm. Chúng tôi đang thử nghiệm những giống Arabica mới ở miền bắc Việt Nam. Tất cả các dự án này đều góp phần phát triển ngành trồng cà phê ở Việt Nam.RFI Tiếng Việt : Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất cà phê đã được nói đến nhiều. Vậy ngược lại, liệu ngành trồng trọt, sản xuất cà phê có để lại những hệ quả xấu đến môi trường, khí hậu hay không ? TS. Clément Rigal : Sản xuất cà phê tác động đến môi trường, và đặc biệt hơn là khí hậu. Cách nay vài tháng, chúng tôi đã cùng các đồng nghiệp xem xét các tài liệu khoa học. Về mức độ, 1kg cà phê được tiêu thụ sẽ thải ra lượng khí nhà kính tương đương 5kg, chủ yếu do sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm. Việt Nam là nước tiêu thụ rất nhiều các loại phân bón này. Có những quốc gia khác sử dụng ít hơn nhiều, tại Ouganda, nông dân không nhất thiết dùng đến những loại phân bón này khi trồng cà phê Robusta. Nhưng năng suất của họ cũng thấp hơn. Thế nên, ở đây điều quan trọng là phải tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa sản lượng cho phép người nông dân kiếm sống, đồng thời hạn chế tác động đến môi trường.Tác động thứ 2 là một tác động do lịch sử trước kia để lại : Thật đáng tiếc là cà phê thậm chí đã góp phần rất lớn vào nạn phá rừng. Ngày nay, ở Việt Nam điều này ít xảy ra hơn, nhưng trước đây thì rất nhiều diện tích rừng đã bị phá đi để trồng cà phê. Điều này góp phần gây ra thiệt hại về môi trường và làm biến đổi khí hậu.Điểm thứ 3 về biến đổi khí hậu ở Việt Nam thì cần nói đến tác động từ việc sản xuất phân hữu cơ (compost). Khi nông dân thu hoạch cà phê, chỉ có hạt cà phê là được sử dụng để chế biến thức uống. Phần cùi quả cà phê được sử dụng để làm phân hữu cơ compost rồi đưa ra bón cho đất. Loại phân compost này thường được làm theo phương pháp kỵ khí, tức là không có oxygen, góp phần tạo ra khí thải methane, ước tính chiếm tới 20% lượng khí nhà kính mà ngành cà phê thải ra.Ngoài ra, còn có các tác động khác đối với môi trường liên quan đến việc sử dụng, đặc biệt là thuốc trừ sâu diệt cỏ, nước, vì cây cà phê ở Việt Nam cần được tưới nhiều nước, nên nông dân phải khai thác mạch nước ngầm.Trái lại, ngành trồng cây cà phê cũng có nhiều cơ hội phát triển nhờ cách canh tác ít gây hại cho môi trường, nhất là nếu được thử nghiệm trong điều kiện thích hợp. Tôi xin nói trở lại về lĩnh vực nông lâm kết hợp, việc đưa các loại cây trồng vào rẫy cà phê có thể làm giảm mức tiêu thụ một số loại phân bón, bởi vì bản thân cây sẽ cung cấp các loại phân bón tự nhiên, đồng thời có thể giúp giảm tiêu dùng nước vì các cây trồng đó có thể cung cấp bóng mát, từ đó làm giảm nhu cầu về nước và sự bốc, thoát hơi nước của cây cà phê. Các cây đó cũng có thể hấp thụ carbon, qua đó hạn chế tác động gây biến đổi khí hậu của ngành trồng cà phê. Có một số phương pháp canh tác có thể khiến ngành trồng cà phê phát triển bền vững hơn nhiều, khiến cây cà phê có tiềm năng trở thành loại cây trồng của thế kỷ 21, chỉ gây ít tác động đối với môi trường, khí hậu.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Clément Rigal, Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp Phục vụ Phát triển, đã tham gia chương trình !

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Tại sao Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành "quốc gia đối tác" của BRICS ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jan 13, 2025 10:38


Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia là bốn nước ASEAN được mời tham gia thượng đỉnh BRICS tại Nga. Indonesia chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên đầy đủ, theo thông báo ngày 06/01/2025 của Brazil - nước chủ tịch luân phiên 2025. Thái Lan và Malaysia « chính thức có tư cách quốc gia đối tác BRICS » từ ngày 01/01. Riêng Việt Nam không có tên trong danh sách 9 nước (*) phản hồi lời mời của BRICS, được Nga công bố ngày 23/12/2024. Được thành lập năm 2009, BRICS hiện có 10 thành viên, trong đó có bốn sáng lập viên là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Phát biểu tại thượng đỉnh BRICS mở rộng ngày 24/10/2024 tại Kazan, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhấn mạnh « Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS và cộng đồng quốc tế để hiện thực hóa ý tưởng cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn ».Tuy nhiên, đến ngày 31/10, khi được hỏi về lời mời Việt Nam tham gia với tư cách là quốc gia đối tác, mở đường cho việc trở thành thành viên chính thức, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, cho biết là « Việt Nam sẽ nghiên cứu những thông tin về cơ chế của BRICS. Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với lợi ích, điều kiện và khả năng của Việt Nam ».BRICS : Câu lạc bộ chưa hoàn thiện cơ cấuĐến cuối năm 2024, Việt Nam đã không phản hồi lời mời theo thời hạn. Thông qua phát biểu của phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải, ngành Chính sách đối ngoại & An ninh toàn cầu, Đại học Hoa Kỳ (American University), Washington D.C., nhận định với RFI Tiếng Việt ngày 09/01 là có hai yếu tố có thể giải thích cho việc Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành quốc gia đối tác của BRICS : « Bản thân quy chế, mục tiêu, đối tác, đối tượng, mục đích hình thành nhóm và hoạt động của BRICS ; Vì lợi ích của Việt Nam ».« Yếu tố thứ nhất về phía BRICS, chúng ta thấy BRICS vẫn chỉ là hoạt động với danh nghĩa như là một nhóm, một câu lạc bộ. Chúng ta không phủ nhận là cái nhóm, câu lạc bộ này đang trên đường tiến tới hoàn thiện thành một cơ chế đa phương chính thống hơn. Nhưng khi nào trở thành một cơ chế chính thống, một cơ chế đa phương thực sự thì chúng ta chưa rõ.Thứ hai, những phát ngôn, chủ trương và nỗ lực hoạt động của những thành viên chủ chốt của nhóm này như Trung Quốc và Nga là thúc đẩy hoạt động của BRICS theo hướng chống lại Mỹ và phương Tây. Trên thực tế, đây là hai nước đang có đối đầu với Mỹ và phương Tây. Với một nhóm có chủ trương như vậy, việc Việt Nam tham gia là trái với chính sách đối ngoại tổng thể của Việt Nam - tôi nhấn mạnh là « chính sách tổng thể đối ngoại » của Việt Nam, đó là chưa xét đến vấn đề lợi ích.Việt Nam không để bị cuốn vào mục đích của Nga, Trung Quốc trong BRICSNgoài ra thì chúng ta thấy BRICS vẫn chỉ là một câu lạc bộ, đến để hô hào là chính và chỉ để phục vụ danh nghĩa và uy tín của một số nước lớn. Còn về hoạt động thực chất, cơ chế để bảo đảm hoạt động đem lại lợi ích kinh tế thực chất thì chưa có gì nhiều cả, ngoài “Ngân hàng Phát triển mới”. Kể từ khi BRICS chính thức ra đời năm 2009, tức là cách đây 15 năm, tại sao Trung Quốc và Nga lại không thúc đẩy để đưa nhóm này hoạt động như một tổ chức, chứ không chỉ thuần túy là một câu lạc bộ ? Nếu nhìn vào cả quá trình hoạt động của BRICS từ năm 2009 cho đến nay, có thể thấy nhóm này chủ trương nâng tầm và mở rộng thành viên trong mấy năm trở lại đây (đặc biệt là từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina và quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng) khi có xung đột và đối đầu với Mỹ và phương Tây. Còn ở thời điểm quan hệ hai bên Nga-Mỹ, Trung Quốc-Mỹ ở trạng thái “cơm lành, canh ngọt”, BRICS đâu có rùm beng như hiện nay. Do vậy cũng cần phải xem xét động cơ của Nga và Trung Quốc, là hai nước lớn. Đặc biệt tôi đề cập ở đây đến Nga và Trung Quốc, họ không mất gì cả khi lợi ích của BRICS có tồn tại hay không và thực tế thì họ chỉ có lợi. Dù BRICS có trực tiếp đối đầu hay là không đối đầu với Mỹ, với phương Tây thì họ vẫn có lợi. Tất nhiên bản thân Nga và Trung Quốc đều nhận thấy quan hệ hữu hảo với Mỹ và phương Tây thì vẫn có lợi hơn cho họ. Chúng ta thử nhìn vào quá trình trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi lại của Nga, sự giàu lên của hai nước này và vị thế của họ có được như ngày nay là nhờ đâu ? Rõ ràng là nhờ Mỹ và phương Tây. Và yếu tố cuối cùng, đó là nhìn rộng và xa hơn chiến lược toàn cầu của Nga và Trung Quốc thì BRICS sẽ chỉ là một cơ chế phục vụ lợi ích của họ. Chúng ta biết người Nga hiểu rõ là Mỹ và phương Tây chẳng bao giờ thích gì họ. Điều này xuất phát từ lợi ích, từ vấn đề lịch sử phát triển và mở rộng lãnh thổ của Nga. Ông Putin, khi lên cầm quyền từ năm 1999, hiểu rõ nước Nga như thế nào trong quan hệ với phương Tây, với Mỹ. Đã có những lúc ông phải nhún nhường để hưởng lợi trong quan hệ giữa Mỹ và phương Tây. Nhưng khi đã cảm thấy đủ lực thì chúng ta thấy mối quan hệ giữa Nga-Mỹ và phương Tây đã như thế nào và như hiện nay.Còn Trung Quốc, với những sáng kiến toàn cầu của ông Tập Cận Bình đưa ra, cũng đã thể hiện rõ tham vọng của Trung Quốc. Trong khi đó bản thân quan hệ giữa các thành viên trong BRICS hiện nay với nhau cũng rất phức tạp, lợi ích phụ thuộc lẫn nhau. Đó là những vấn đề từ khía cạnh của BRICS ».BRICS không đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam hiện nayYếu tố thứ hai được nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh : đó chính là lợi ích của Việt Nam.« Khi BRICS chưa hình thành các cơ chế và định chế chính thống để hoạt động của nhóm ổn định, thực chất và để nhóm này không hoạt động theo hướng tạo cực để đối đầu thì tôi thấy việc tham gia vào nhóm này không đem lại lợi ích gì về kinh tế cho Việt Nam. Trong khi đó, quan hệ kinh tế của Việt Nam với từng nước thành viên chủ chốt của nhóm này (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và các nước khác) vẫn đang diễn ra tốt. Đó là chưa kể một số thành viên, đối tác của nhóm này lại tham gia những cơ chế đa phương khác mà Việt Nam cũng tham gia. Nói về lợi ích kinh tế chúng ta cũng đừng nhìn vào con số tổng hợp GDP của toàn khối hay là dân số của toàn khối BRICS bởi vì càng nhiều thành viên, càng nhiều nước tham gia thì con số tổng hợp phải tăng. Thế nhưng lợi ích thực chất là gì thì lại là một câu chuyện khác, phải đi tìm hiểu. Và trong quan hệ quốc tế, phải là như vậy. Vấn đề thứ hai, đó là Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 dựa vào công nghệ vượt trội. Và coi đó như là một cách để tránh bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam đang nói là phải phát triển công nghệ bán dẫn, công nghệ AI, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Vậy thì công nghệ này ở đâu ra ? Nga và Trung Quốc có công nghệ mà Việt Nam cần không ? Và nếu có, liệu họ có chuyển giao hay hỗ trợ Việt Nam không ? Rõ ràng đây là bài toán về lợi ích mà Việt Nam cần phải tính toán khi tham gia một nhóm, câu lạc bộ với những thành viên đang đẩy mạnh vấn đề đối đầu với Mỹ.Điểm thứ ba trong vấn đề về lợi ích của Việt Nam, đó là vị trí địa-chiến lược của Việt Nam. Đây vừa là mặt lợi nhưng cũng có thể là mặt bất lợi nếu như Việt Nam không xử lý khéo trong quan hệ quốc tế. Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và lại ngay sát Trung Quốc trong khi sự cạnh tranh giữa các nước lớn - giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Mỹ và Nga - ngày càng gia tăng. Do đó nếu như Việt Nam không xử lý khéo thì dễ bị lợi dụng và cuốn vào cuộc cạnh tranh lợi ích của các nước, khi đó Việt Nam lại có thể trở thành một chiến địa của những lợi ích xung đột như đã từng xảy ra trong thế kỷ 20. Rõ ràng đây là bài học lịch sử và xương máu, nó đòi hỏi Việt Nam phải khôn khéo và tỉnh táo không thể bị vội vàng cuốn theo xu hướng hình thành nhóm, câu lạc bộ hoặc là mối liên kết nào đó. Đối với một quốc gia, dân tộc thì tầm nhìn chiến lược về lợi ích phải là trăm năm, chứ không thể chỉ xác định một hoặc hai thập kỷ được ».Việt Nam chờ thêm bốn năm trong nhiệm kỳ tổng thống Trump ?Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng ngày 20/01/2025 với những chính sách thương mại, đối ngoại được cho là sẽ cứng rắn hơn và khó đoán. Liệu trong 4 năm nhiệm kỳ của ông, Việt Nam sẽ có cân nhắc đến việc trở thành quốc gia đối tác của BRICS ? Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải giải thích :« Nói một cách thẳng thắn, vấn đề việc tham gia vào BRICS vẫn nằm trên bàn và để ngỏ. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam cũng không dại gì mà nói « không » và cũng không dại gì vội vàng tham gia tại thời điểm này. Và nếu nói một cách sách vở và lý thuyết, việc Việt Nam có trở thành đối tác của BRICS hay không, điều này không phụ thuộc vào tổng thống Mỹ là ai, cho dù là Cộng Hòa hay là Dân Chủ. Trên thực tế, Mỹ cũng sẽ hiểu vị thế của Việt Nam là như thế nào, lập trường của Việt Nam là ra sao. Đương nhiên về phía Việt Nam, Việt Nam phải cân nhắc và điều này phải phụ thuộc vào mối quan hệ của Mỹ với cả các nước thành viên của BRICS, giữa quan hệ Mỹ-Trung, quan hệ Mỹ-Nga. Như chúng ta đã nghe thấy ông Trump từng đe dọa rất công khai và mạnh mẽ rằng nếu như các nước BRICS muốn thoát ly đô la thì ông ấy sẽ áp đặt thuế 100%. Tức là các nước của BRICS sẽ phải quên Mỹ đi, không làm ăn gì với Mỹ nữa. Nếu trong bối cảnh đó, nó sẽ rất là phụ thuộc vào các thành viên chủ chốt của BRICS sẽ thúc đẩy BRICS đi đến đâu và đối đầu với Mỹ đi đâu. Vào thời điểm đó, đương nhiên Việt Nam sẽ phải theo dõi chặt chẽ sự phát triển mối quan hệ của BRICS với Mỹ và ngược lại, sẽ phải theo dõi chặt chẽ mối quan hệ đối ngoại giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và Nga trong thời gian tới. Tôi nghĩ rằng câu trả lời sẽ phải phụ thuộc vào trong 6 tháng tới, xem chính quyền của ông Trump sẽ giải quyết các cuộc xung đột Nga và Ukraina như thế nào, rồi vấn đề áp đặt thuế, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến triển đến đâu. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp Việt Nam có câu trả lời rõ ràng hơn trong việc quyết định có đẩy mạnh việc tham gia làm đối tác với BRICS hay không ».Chuyến công du Nga và dự thượng đỉnh BRICS tại Kazan của thử tướng Phạm Minh Chính được tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá là « phù hợp với hoạt động chính sách đối ngoại của Việt Nam », « không thể hiện thân Nga », nước đang gây chiến ở Ukraina vì thủ tướng Việt Nam tham dự « một hoạt động đa phương và có rất nhiều các nguyên thủ quốc gia khác ».« Trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, Việt Nam đã nói rõ lập trường và thể hiện lập trường đó như thế nào. Việt Nam đón ông Putin sang tháng 07/2024 nhưng sang tháng 09, khi tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm của Việt Nam đi New York dự hội nghị cấp cao của Liên Hiệp Quốc, ông ấy cũng đã có cuộc tiếp xúc và làm việc với tổng thống Ukraina. Rõ ràng là Việt Nam thể hiện lập trường trung lập, không đứng về phía bên nào. Và không có nghĩa là chuyến đi của ông Chính thể hiện Việt Nam đứng về phía Nga trong cuộc chiến đó. Tôi nghĩ rằng cho đến nay, Mỹ vào các nước phương Tây đều đã hiểu rõ lập trường của Việt Nam. Tất nhiên, Mỹ và phương Tây mong muốn Việt Nam thể hiện rõ ràng hơn là sẽ phản đối Nga hay là ủng hộ Ukraina. Thế nhưng tôi không nghĩ rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ thể hiện một cách rõ ràng là Việt Nam sẽ đứng về phe nào và Việt Nam cũng đã nói rõ là không chọn phe trong cuộc chiến này ».****(*) Gồm Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan.

Tạp chí Việt Nam
Tại sao Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành "quốc gia đối tác" của BRICS ?

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Jan 13, 2025 10:38


Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia là bốn nước ASEAN được mời tham gia thượng đỉnh BRICS tại Nga. Indonesia chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên đầy đủ, theo thông báo ngày 06/01/2025 của Brazil - nước chủ tịch luân phiên 2025. Thái Lan và Malaysia « chính thức có tư cách quốc gia đối tác BRICS » từ ngày 01/01. Riêng Việt Nam không có tên trong danh sách 9 nước (*) phản hồi lời mời của BRICS, được Nga công bố ngày 23/12/2024. Được thành lập năm 2009, BRICS hiện có 10 thành viên, trong đó có bốn sáng lập viên là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Phát biểu tại thượng đỉnh BRICS mở rộng ngày 24/10/2024 tại Kazan, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhấn mạnh « Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS và cộng đồng quốc tế để hiện thực hóa ý tưởng cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn ».Tuy nhiên, đến ngày 31/10, khi được hỏi về lời mời Việt Nam tham gia với tư cách là quốc gia đối tác, mở đường cho việc trở thành thành viên chính thức, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, cho biết là « Việt Nam sẽ nghiên cứu những thông tin về cơ chế của BRICS. Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với lợi ích, điều kiện và khả năng của Việt Nam ».BRICS : Câu lạc bộ chưa hoàn thiện cơ cấuĐến cuối năm 2024, Việt Nam đã không phản hồi lời mời theo thời hạn. Thông qua phát biểu của phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải, ngành Chính sách đối ngoại & An ninh toàn cầu, Đại học Hoa Kỳ (American University), Washington D.C., nhận định với RFI Tiếng Việt ngày 09/01 là có hai yếu tố có thể giải thích cho việc Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành quốc gia đối tác của BRICS : « Bản thân quy chế, mục tiêu, đối tác, đối tượng, mục đích hình thành nhóm và hoạt động của BRICS ; Vì lợi ích của Việt Nam ».« Yếu tố thứ nhất về phía BRICS, chúng ta thấy BRICS vẫn chỉ là hoạt động với danh nghĩa như là một nhóm, một câu lạc bộ. Chúng ta không phủ nhận là cái nhóm, câu lạc bộ này đang trên đường tiến tới hoàn thiện thành một cơ chế đa phương chính thống hơn. Nhưng khi nào trở thành một cơ chế chính thống, một cơ chế đa phương thực sự thì chúng ta chưa rõ.Thứ hai, những phát ngôn, chủ trương và nỗ lực hoạt động của những thành viên chủ chốt của nhóm này như Trung Quốc và Nga là thúc đẩy hoạt động của BRICS theo hướng chống lại Mỹ và phương Tây. Trên thực tế, đây là hai nước đang có đối đầu với Mỹ và phương Tây. Với một nhóm có chủ trương như vậy, việc Việt Nam tham gia là trái với chính sách đối ngoại tổng thể của Việt Nam - tôi nhấn mạnh là « chính sách tổng thể đối ngoại » của Việt Nam, đó là chưa xét đến vấn đề lợi ích.Việt Nam không để bị cuốn vào mục đích của Nga, Trung Quốc trong BRICSNgoài ra thì chúng ta thấy BRICS vẫn chỉ là một câu lạc bộ, đến để hô hào là chính và chỉ để phục vụ danh nghĩa và uy tín của một số nước lớn. Còn về hoạt động thực chất, cơ chế để bảo đảm hoạt động đem lại lợi ích kinh tế thực chất thì chưa có gì nhiều cả, ngoài “Ngân hàng Phát triển mới”. Kể từ khi BRICS chính thức ra đời năm 2009, tức là cách đây 15 năm, tại sao Trung Quốc và Nga lại không thúc đẩy để đưa nhóm này hoạt động như một tổ chức, chứ không chỉ thuần túy là một câu lạc bộ ? Nếu nhìn vào cả quá trình hoạt động của BRICS từ năm 2009 cho đến nay, có thể thấy nhóm này chủ trương nâng tầm và mở rộng thành viên trong mấy năm trở lại đây (đặc biệt là từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina và quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng) khi có xung đột và đối đầu với Mỹ và phương Tây. Còn ở thời điểm quan hệ hai bên Nga-Mỹ, Trung Quốc-Mỹ ở trạng thái “cơm lành, canh ngọt”, BRICS đâu có rùm beng như hiện nay. Do vậy cũng cần phải xem xét động cơ của Nga và Trung Quốc, là hai nước lớn. Đặc biệt tôi đề cập ở đây đến Nga và Trung Quốc, họ không mất gì cả khi lợi ích của BRICS có tồn tại hay không và thực tế thì họ chỉ có lợi. Dù BRICS có trực tiếp đối đầu hay là không đối đầu với Mỹ, với phương Tây thì họ vẫn có lợi. Tất nhiên bản thân Nga và Trung Quốc đều nhận thấy quan hệ hữu hảo với Mỹ và phương Tây thì vẫn có lợi hơn cho họ. Chúng ta thử nhìn vào quá trình trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi lại của Nga, sự giàu lên của hai nước này và vị thế của họ có được như ngày nay là nhờ đâu ? Rõ ràng là nhờ Mỹ và phương Tây. Và yếu tố cuối cùng, đó là nhìn rộng và xa hơn chiến lược toàn cầu của Nga và Trung Quốc thì BRICS sẽ chỉ là một cơ chế phục vụ lợi ích của họ. Chúng ta biết người Nga hiểu rõ là Mỹ và phương Tây chẳng bao giờ thích gì họ. Điều này xuất phát từ lợi ích, từ vấn đề lịch sử phát triển và mở rộng lãnh thổ của Nga. Ông Putin, khi lên cầm quyền từ năm 1999, hiểu rõ nước Nga như thế nào trong quan hệ với phương Tây, với Mỹ. Đã có những lúc ông phải nhún nhường để hưởng lợi trong quan hệ giữa Mỹ và phương Tây. Nhưng khi đã cảm thấy đủ lực thì chúng ta thấy mối quan hệ giữa Nga-Mỹ và phương Tây đã như thế nào và như hiện nay.Còn Trung Quốc, với những sáng kiến toàn cầu của ông Tập Cận Bình đưa ra, cũng đã thể hiện rõ tham vọng của Trung Quốc. Trong khi đó bản thân quan hệ giữa các thành viên trong BRICS hiện nay với nhau cũng rất phức tạp, lợi ích phụ thuộc lẫn nhau. Đó là những vấn đề từ khía cạnh của BRICS ».BRICS không đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam hiện nayYếu tố thứ hai được nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh : đó chính là lợi ích của Việt Nam.« Khi BRICS chưa hình thành các cơ chế và định chế chính thống để hoạt động của nhóm ổn định, thực chất và để nhóm này không hoạt động theo hướng tạo cực để đối đầu thì tôi thấy việc tham gia vào nhóm này không đem lại lợi ích gì về kinh tế cho Việt Nam. Trong khi đó, quan hệ kinh tế của Việt Nam với từng nước thành viên chủ chốt của nhóm này (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và các nước khác) vẫn đang diễn ra tốt. Đó là chưa kể một số thành viên, đối tác của nhóm này lại tham gia những cơ chế đa phương khác mà Việt Nam cũng tham gia. Nói về lợi ích kinh tế chúng ta cũng đừng nhìn vào con số tổng hợp GDP của toàn khối hay là dân số của toàn khối BRICS bởi vì càng nhiều thành viên, càng nhiều nước tham gia thì con số tổng hợp phải tăng. Thế nhưng lợi ích thực chất là gì thì lại là một câu chuyện khác, phải đi tìm hiểu. Và trong quan hệ quốc tế, phải là như vậy. Vấn đề thứ hai, đó là Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 dựa vào công nghệ vượt trội. Và coi đó như là một cách để tránh bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam đang nói là phải phát triển công nghệ bán dẫn, công nghệ AI, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Vậy thì công nghệ này ở đâu ra ? Nga và Trung Quốc có công nghệ mà Việt Nam cần không ? Và nếu có, liệu họ có chuyển giao hay hỗ trợ Việt Nam không ? Rõ ràng đây là bài toán về lợi ích mà Việt Nam cần phải tính toán khi tham gia một nhóm, câu lạc bộ với những thành viên đang đẩy mạnh vấn đề đối đầu với Mỹ.Điểm thứ ba trong vấn đề về lợi ích của Việt Nam, đó là vị trí địa-chiến lược của Việt Nam. Đây vừa là mặt lợi nhưng cũng có thể là mặt bất lợi nếu như Việt Nam không xử lý khéo trong quan hệ quốc tế. Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và lại ngay sát Trung Quốc trong khi sự cạnh tranh giữa các nước lớn - giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Mỹ và Nga - ngày càng gia tăng. Do đó nếu như Việt Nam không xử lý khéo thì dễ bị lợi dụng và cuốn vào cuộc cạnh tranh lợi ích của các nước, khi đó Việt Nam lại có thể trở thành một chiến địa của những lợi ích xung đột như đã từng xảy ra trong thế kỷ 20. Rõ ràng đây là bài học lịch sử và xương máu, nó đòi hỏi Việt Nam phải khôn khéo và tỉnh táo không thể bị vội vàng cuốn theo xu hướng hình thành nhóm, câu lạc bộ hoặc là mối liên kết nào đó. Đối với một quốc gia, dân tộc thì tầm nhìn chiến lược về lợi ích phải là trăm năm, chứ không thể chỉ xác định một hoặc hai thập kỷ được ».Việt Nam chờ thêm bốn năm trong nhiệm kỳ tổng thống Trump ?Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng ngày 20/01/2025 với những chính sách thương mại, đối ngoại được cho là sẽ cứng rắn hơn và khó đoán. Liệu trong 4 năm nhiệm kỳ của ông, Việt Nam sẽ có cân nhắc đến việc trở thành quốc gia đối tác của BRICS ? Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải giải thích :« Nói một cách thẳng thắn, vấn đề việc tham gia vào BRICS vẫn nằm trên bàn và để ngỏ. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam cũng không dại gì mà nói « không » và cũng không dại gì vội vàng tham gia tại thời điểm này. Và nếu nói một cách sách vở và lý thuyết, việc Việt Nam có trở thành đối tác của BRICS hay không, điều này không phụ thuộc vào tổng thống Mỹ là ai, cho dù là Cộng Hòa hay là Dân Chủ. Trên thực tế, Mỹ cũng sẽ hiểu vị thế của Việt Nam là như thế nào, lập trường của Việt Nam là ra sao. Đương nhiên về phía Việt Nam, Việt Nam phải cân nhắc và điều này phải phụ thuộc vào mối quan hệ của Mỹ với cả các nước thành viên của BRICS, giữa quan hệ Mỹ-Trung, quan hệ Mỹ-Nga. Như chúng ta đã nghe thấy ông Trump từng đe dọa rất công khai và mạnh mẽ rằng nếu như các nước BRICS muốn thoát ly đô la thì ông ấy sẽ áp đặt thuế 100%. Tức là các nước của BRICS sẽ phải quên Mỹ đi, không làm ăn gì với Mỹ nữa. Nếu trong bối cảnh đó, nó sẽ rất là phụ thuộc vào các thành viên chủ chốt của BRICS sẽ thúc đẩy BRICS đi đến đâu và đối đầu với Mỹ đi đâu. Vào thời điểm đó, đương nhiên Việt Nam sẽ phải theo dõi chặt chẽ sự phát triển mối quan hệ của BRICS với Mỹ và ngược lại, sẽ phải theo dõi chặt chẽ mối quan hệ đối ngoại giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và Nga trong thời gian tới. Tôi nghĩ rằng câu trả lời sẽ phải phụ thuộc vào trong 6 tháng tới, xem chính quyền của ông Trump sẽ giải quyết các cuộc xung đột Nga và Ukraina như thế nào, rồi vấn đề áp đặt thuế, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến triển đến đâu. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp Việt Nam có câu trả lời rõ ràng hơn trong việc quyết định có đẩy mạnh việc tham gia làm đối tác với BRICS hay không ».Chuyến công du Nga và dự thượng đỉnh BRICS tại Kazan của thử tướng Phạm Minh Chính được tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá là « phù hợp với hoạt động chính sách đối ngoại của Việt Nam », « không thể hiện thân Nga », nước đang gây chiến ở Ukraina vì thủ tướng Việt Nam tham dự « một hoạt động đa phương và có rất nhiều các nguyên thủ quốc gia khác ».« Trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, Việt Nam đã nói rõ lập trường và thể hiện lập trường đó như thế nào. Việt Nam đón ông Putin sang tháng 07/2024 nhưng sang tháng 09, khi tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm của Việt Nam đi New York dự hội nghị cấp cao của Liên Hiệp Quốc, ông ấy cũng đã có cuộc tiếp xúc và làm việc với tổng thống Ukraina. Rõ ràng là Việt Nam thể hiện lập trường trung lập, không đứng về phía bên nào. Và không có nghĩa là chuyến đi của ông Chính thể hiện Việt Nam đứng về phía Nga trong cuộc chiến đó. Tôi nghĩ rằng cho đến nay, Mỹ vào các nước phương Tây đều đã hiểu rõ lập trường của Việt Nam. Tất nhiên, Mỹ và phương Tây mong muốn Việt Nam thể hiện rõ ràng hơn là sẽ phản đối Nga hay là ủng hộ Ukraina. Thế nhưng tôi không nghĩ rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ thể hiện một cách rõ ràng là Việt Nam sẽ đứng về phe nào và Việt Nam cũng đã nói rõ là không chọn phe trong cuộc chiến này ».****(*) Gồm Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan.

TẠP CHÍ VĂN HÓA
Đầu bếp Diane Nguyễn Thị Tố Như: “Tôi rất 'giàu', vì có hai nền văn hóa trong ẩm thực"

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Jan 10, 2025 9:30


Từ hơn 20 năm qua, giải Goût et Santé ( Hương vị và Sức khỏe ) là một giải thưởng ẩm thực được nhiều “nghệ nhân” trong ngành ẩm thực tại Pháp nhắm tới, đưa ra những công thức món ăn vừa đậm vị, vừa cân bằng dinh dưỡng. Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như, công dân Pháp gốc Việt, là một trong những người đoạt giải năm 2024. Trận chung kết giải thưởng về ẩm thực đã diễn ra vào ngày 18/11/2024 tại Paris, quy tụ 12 thí sinh xuất sắc nhất, được lựa chọn từ hơn 80 hồ sơ, với chủ tịch ban giám khảo là đầu bếp Pháp nổi tiếng Thierry Marc và 11 chuyên gia về ẩm thực khác. Trong một ngày thi đấu, các thí sinh phải nấu ra món ăn chinh phục được ban giám khảo để lọt vào 4 hạng mục của giải thưởng này gồm : “Công thức nấu đồ mặn xuất sắc nhất” (Recettes salées), “Công thức nấu đồ ngọt” (Recettes sucrées), “Công thức món ăn lưu giữ” ( recettes à conserver), và “Công thức món ăn mang về nhà” ( Recettes à emporter).Đầu bếp Thierry Marx nhấn mạnh:  “Nấu ăn là niềm hạnh phúc, niềm vui và sức khỏe”. Về cuộc thi năm nay, chủ tịch ban giám khảo khẳng định “chúng tôi đã nếm thử những món ăn đặc biệt, sáng tạo, ngon miệng, những công thức nấu ăn cần được bảo vệ… Chúng ta đã vượt qua một ngưỡng với ý tưởng có thể thay đổi một chút các cách thức nấu ăn truyền thống để ngày càng đổi mới nền ẩm thực”.Tại cuộc tranh tài lần thứ 22 này, theo ban tổ chức, các thí sinh đã “chứng tỏ khả năng sáng tạo tuyệt vời, quyến rũ ban giám khảo bằng những công thức nấu ăn hàng ngày, độc đáo và chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe”, và chứng minh rằng “ẩm thực và sức khỏe có thể cùng tồn tại một cách hài hòa”.Giải thưởng trị giá 5000 euro cho mỗi hạng mục, được tổ chức hàng năm, bởi hãng bảo hiểm MAAF Assurances và sự hỗ trợ của Phòng thương mại Pháp về các nghề thủ công.Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như là một trong những người thắng giải thưởng năm 2024 trong hạng mục “Món ăn lưu giữ”, qua một món ăn kết hợp hương vị đông tây, đầy sáng tạo : Nước dùng từ rau củ và món cá nấu tái chín.Theo ban giám khảo, công thức nấu ăn mà cô đưa ra “đơn giản nhưng cũng rất tinh tế”, có thể thanh lọc cơ thể. Nước dùng được làm từ rau hữu cơ, rong biển và thảo mộc, được lấy cảm hứng từ cách chế biến kiểu sashi của Nhật, có thể cấp nước, giải độc và giúp hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. Món ăn vừa thiết thực, lành mạnh, có thể thưởng thức quanh năm, mang đến một trải nghiệm độc đáo cho vị giác.Rời khỏi Việt Nam từ khi còn nhỏ, cô hiện sống ở vùng Charente Maritime của Pháp, và làm nghề nghệ nhân bánh mì và đồ ngọt. Cô cũng mở một trường dạy nấu ăn vào năm 2017.Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn cô Diane Nguyễn Tố Như và mời cô chia sẻ về ẩm thực, và về chặng đường dấn thân vào căn bếp, tạo ra những món ăn sáng tạo nhất.RFI: Xin cảm ơn cô Diane Nguyễn Thị Tố Như đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt. Năm 2024 là lần thứ ba cô tham gia và là chủ nhân của một trong 4 hạng mục được trao giải. Giải thưởng này có tác động gì đến công việc của cô hay không ?Dĩ nhiên là giải thưởng này đã tác động đến công việc của tôi. Bởi vì khi nhận được giải, tôi cảm nhận sự thành công, nhưng cũng đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi. Người ta đôi khi chắc chắn nhưng cũng có những nghi ngờ về một số điều. Giải thưởng này có thể nói là giúp tôi tiến về phía trước, giúp tôi đề xuất những điều mới mẻ cho các khách hàng của tôi… Đó là một thành công, nhưng cũng là một thử thách. Trong nghề nấu ăn, chúng tôi thường có những việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Ví dụ, một món ăn, chúng tôi sẽ phải nấu một món rất nhiều lần cho khách hàng. Họ đặt cùng món đó, vào thứ Hai, hay thứ Bảy. Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng cải thiện các món ăn cho phong phú hơn. Cuộc thi này có thể nói là giúp tôi “trưởng thành” hơn.Trong nghề nấu ăn, cô tìm nguồn cảm hứng sáng tạo từ đâu ?Tôi không thực sự đi tìm nguồn sáng tạo mà đôi khi sáng tạo có thể đến từ những điều rất tự nhiên mà không cần phải đi tìm.Ví dụ, khi vẽ một bức tranh, tôi không nghĩ là sẽ vẽ ra kết quả như mong đợi. Bởi trong quá trình vẽ, tôi có thể thêm một vài nét, thay đổi màu sắc, thêm nhiều chủ thể khác. Trong nấu ăn, tôi nghĩ rằng sáng tạo đến với tôi một cách tự nhiên. Tôi không cố gắng tạo ra một món ăn mà thay vào đó, tôi muốn kết hợp những hương vị. Tôi muốn kết hợp những màu sắc khác nhau. Với tôi, đó là sáng tạo trong nấu nướng. Chưa bao giờ tôi nghĩ là sáng thức dậy và phải tạo ra một công thức nấu một món ăn nào đó,  mà thường nó đến từ cảm tính, đôi khi tôi không có ý tưởng (tạo ra món mới nào), và điều đó không thành vấn đề với tôi.Cô là một đầu bếp gốc Việt, sống tại Pháp, biết hai nền văn hóa hai nền ẩm thực khác nhau, liệu đó có phải là một lợi thế khi nấu ăn ?Tôi nghĩ rằng đó là một cơ hội. Bởi vì tôi lớn lên với văn hóa Việt Nam, tôi lớn lên với những món ăn Việt Nam, khi ở Paris. Tôi nghĩ điều này rất tuyệt vời. Hơn nữa, tôi cũng thích thưởng thức tất cả các loại món ăn, từ khắp các vùng miền của Việt Nam, hay những món ăn từ miền tây nam, miền bắc nước Pháp, hay vùng Bretagne. Tôi nghĩ rằng tôi rất “giàu có”, vì có hai nền văn hóa, và cho phép tôi thể hiện điều đó trong căn bếp.Lần đầu tiên tôi đăng ký dự thi là vào năm 2021. Tôi lọt được vào vòng chung kết trong cuộc thi năm 2023, và trở thành một trong những quán quân vào hai năm liên tiếp, 2023 và 2024. Phải nói rằng việc kết hợp ẩm thực Á Đông là một điểm nhấn trong các món ăn của tôi. Năm 2023, tôi đoạt giải với các món về Maki của Nhật Bản. Năm 2024 thì tôi giành giải với món súp kiểu châu Á.Cô có phải là một đầu bếp thích thử thách?Đối với tôi, thử thách là cuộc thi Gout et Santé. Đó là cuộc thi ẩm thực đầu tiên mà tôi tham gia. Ở Pháp, mọi người hay nói rằng đó là cơ hội của những người mới bắt đầu. Tôi có may mắn trở thành quán quân của năm 2024. Yêu thích thử thách là một ưu điểm nhưng cũng có thể là nhược điểm. Nhưng tôi biết rằng tôi cần học để trau dồi kinh nghiệm, để có thể truyền lại cho những người khác. Tôi nghĩ rằng cần phải luôn luôn tự vấn mình.Không chỉ là đầu bếp, cô còn mở lớp dạy nấu ăn. Tại sao việc truyền đạt lại kiến thức trong nấu ăn lại quan trọng đối với cô ?Tôi có cơ hội để làm một nghề vì đam mê của mình. Tôi nghĩ rằng việc truyền lại kiến thức, kỹ năng, truyền lại đam mê, hay một công thức nấu ăn rất quan trọng. Vì thứ nhất, tôi muốn những khách hàng của tôi, không biết những món ăn, ví dụ như món cà ri xanh, bánh cuốn, có thể làm ở nhà. Tại lớp dạy nấu ăn, tất cả các học viên đều tự nấu từ A tới Z và họ ra về với món ăn mà họ nấu. Họ có thể thưởng thức món ăn và sau đó tự hào về thành phẩm của mình. Họ rời đi với những hộp bánh macacron mà họ từ làm 100 % và hài lòng vì điều đó. Với tôi, đó là niềm vui khi có thể truyền lại kiến thức của mình. Truyền lại các công thức nấu ăn càng quan trọng hơn, nhất là khi chúng ta không muốn để mất những công thức đó. Có những công thức món ăn từ thời Trung Cổ đã được truyền miệng lại cho tới ngày nay. Thật may là có những người muốn truyền đạt nó để hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục nấu các món ăn đó.Sắp tới, cô sẽ quay trở lại Việt Nam làm đầu bếp. Cô có thể chia sẻ về quyết định này?Đây là một cơ hội tốt cho tôi để học nấu ra những món mới. Tôi biết về ẩm thực Việt Nam, nhưng qua kinh nghiệm của một người sống ở Pháp, sống xa xứ. Đây cũng là dịp để tôi khám phá lại đất nước mà tôi đã rời đi khi còn nhỏ, là một cơ hội tốt khi đang ở giữa sự nghiệp của mình, ở tuổi ngũ tuần, và đi khám phá những điều mới. Tôi chỉ biết đến Việt Nam dưới con mắt của Việt Kiều, của một khách du lịch. Đến Việt Nam cũng là để tìm lại nguồn cội của mình, và đây sẽ là lần đầu tiên tôi sẽ trải nghiệm hai năm làm việc tại Việt Nam. Đây sẽ là một khám phá mới mẻ đối với tôi, khi được làm việc cùng những “đồng hương”, được nói tiếng Việt. Đó là một điều không dễ dàng vì tôi lớn lên với tiếng Pháp, ngay cả khi tôi nói tiếng Việt ở nhà.Cô miêu tả nghề nấu ăn như thế nào, có ý nghĩa gì đối với cô ? Tôi thấy nghề này rất vui, vì giống như mình có bản nhạc trong tay, không có ngày nào giống ngày nào. Lúc mình làm bánh mì, có 3 nguyên liệu thôi, bột, nước, muối, làm ra một chiếc bánh mì rất thơm, giòn. Nghề này giống như là mỗi ngày mình sáng tác thêm một bản nhạc, chế thêm một món, làm cho ai cũng vui, có ngày ngon,có ngày không ngon. Những ngày không ngon thì mình cố gắng làm lại, cứ làm sao cho nó ngon, mình vui thì mình thích món đó, ai cũng vui, ai cũng thưởng thức thấy ngon, mình cũng rất vui.

Tạp chí văn hóa
Đầu bếp Diane Nguyễn Thị Tố Như: “Tôi rất 'giàu', vì có hai nền văn hóa trong ẩm thực"

Tạp chí văn hóa

Play Episode Listen Later Jan 10, 2025 9:30


Từ hơn 20 năm qua, giải Goût et Santé ( Hương vị và Sức khỏe ) là một giải thưởng ẩm thực được nhiều “nghệ nhân” trong ngành ẩm thực tại Pháp nhắm tới, đưa ra những công thức món ăn vừa đậm vị, vừa cân bằng dinh dưỡng. Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như, công dân Pháp gốc Việt, là một trong những người đoạt giải năm 2024. Trận chung kết giải thưởng về ẩm thực đã diễn ra vào ngày 18/11/2024 tại Paris, quy tụ 12 thí sinh xuất sắc nhất, được lựa chọn từ hơn 80 hồ sơ, với chủ tịch ban giám khảo là đầu bếp Pháp nổi tiếng Thierry Marc và 11 chuyên gia về ẩm thực khác. Trong một ngày thi đấu, các thí sinh phải nấu ra món ăn chinh phục được ban giám khảo để lọt vào 4 hạng mục của giải thưởng này gồm : “Công thức nấu đồ mặn xuất sắc nhất” (Recettes salées), “Công thức nấu đồ ngọt” (Recettes sucrées), “Công thức món ăn lưu giữ” ( recettes à conserver), và “Công thức món ăn mang về nhà” ( Recettes à emporter).Đầu bếp Thierry Marx nhấn mạnh:  “Nấu ăn là niềm hạnh phúc, niềm vui và sức khỏe”. Về cuộc thi năm nay, chủ tịch ban giám khảo khẳng định “chúng tôi đã nếm thử những món ăn đặc biệt, sáng tạo, ngon miệng, những công thức nấu ăn cần được bảo vệ… Chúng ta đã vượt qua một ngưỡng với ý tưởng có thể thay đổi một chút các cách thức nấu ăn truyền thống để ngày càng đổi mới nền ẩm thực”.Tại cuộc tranh tài lần thứ 22 này, theo ban tổ chức, các thí sinh đã “chứng tỏ khả năng sáng tạo tuyệt vời, quyến rũ ban giám khảo bằng những công thức nấu ăn hàng ngày, độc đáo và chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe”, và chứng minh rằng “ẩm thực và sức khỏe có thể cùng tồn tại một cách hài hòa”.Giải thưởng trị giá 5000 euro cho mỗi hạng mục, được tổ chức hàng năm, bởi hãng bảo hiểm MAAF Assurances và sự hỗ trợ của Phòng thương mại Pháp về các nghề thủ công.Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như là một trong những người thắng giải thưởng năm 2024 trong hạng mục “Món ăn lưu giữ”, qua một món ăn kết hợp hương vị đông tây, đầy sáng tạo : Nước dùng từ rau củ và món cá nấu tái chín.Theo ban giám khảo, công thức nấu ăn mà cô đưa ra “đơn giản nhưng cũng rất tinh tế”, có thể thanh lọc cơ thể. Nước dùng được làm từ rau hữu cơ, rong biển và thảo mộc, được lấy cảm hứng từ cách chế biến kiểu sashi của Nhật, có thể cấp nước, giải độc và giúp hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. Món ăn vừa thiết thực, lành mạnh, có thể thưởng thức quanh năm, mang đến một trải nghiệm độc đáo cho vị giác.Rời khỏi Việt Nam từ khi còn nhỏ, cô hiện sống ở vùng Charente Maritime của Pháp, và làm nghề nghệ nhân bánh mì và đồ ngọt. Cô cũng mở một trường dạy nấu ăn vào năm 2017.Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn cô Diane Nguyễn Tố Như và mời cô chia sẻ về ẩm thực, và về chặng đường dấn thân vào căn bếp, tạo ra những món ăn sáng tạo nhất.RFI: Xin cảm ơn cô Diane Nguyễn Thị Tố Như đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt. Năm 2024 là lần thứ ba cô tham gia và là chủ nhân của một trong 4 hạng mục được trao giải. Giải thưởng này có tác động gì đến công việc của cô hay không ?Dĩ nhiên là giải thưởng này đã tác động đến công việc của tôi. Bởi vì khi nhận được giải, tôi cảm nhận sự thành công, nhưng cũng đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi. Người ta đôi khi chắc chắn nhưng cũng có những nghi ngờ về một số điều. Giải thưởng này có thể nói là giúp tôi tiến về phía trước, giúp tôi đề xuất những điều mới mẻ cho các khách hàng của tôi… Đó là một thành công, nhưng cũng là một thử thách. Trong nghề nấu ăn, chúng tôi thường có những việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Ví dụ, một món ăn, chúng tôi sẽ phải nấu một món rất nhiều lần cho khách hàng. Họ đặt cùng món đó, vào thứ Hai, hay thứ Bảy. Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng cải thiện các món ăn cho phong phú hơn. Cuộc thi này có thể nói là giúp tôi “trưởng thành” hơn.Trong nghề nấu ăn, cô tìm nguồn cảm hứng sáng tạo từ đâu ?Tôi không thực sự đi tìm nguồn sáng tạo mà đôi khi sáng tạo có thể đến từ những điều rất tự nhiên mà không cần phải đi tìm.Ví dụ, khi vẽ một bức tranh, tôi không nghĩ là sẽ vẽ ra kết quả như mong đợi. Bởi trong quá trình vẽ, tôi có thể thêm một vài nét, thay đổi màu sắc, thêm nhiều chủ thể khác. Trong nấu ăn, tôi nghĩ rằng sáng tạo đến với tôi một cách tự nhiên. Tôi không cố gắng tạo ra một món ăn mà thay vào đó, tôi muốn kết hợp những hương vị. Tôi muốn kết hợp những màu sắc khác nhau. Với tôi, đó là sáng tạo trong nấu nướng. Chưa bao giờ tôi nghĩ là sáng thức dậy và phải tạo ra một công thức nấu một món ăn nào đó,  mà thường nó đến từ cảm tính, đôi khi tôi không có ý tưởng (tạo ra món mới nào), và điều đó không thành vấn đề với tôi.Cô là một đầu bếp gốc Việt, sống tại Pháp, biết hai nền văn hóa hai nền ẩm thực khác nhau, liệu đó có phải là một lợi thế khi nấu ăn ?Tôi nghĩ rằng đó là một cơ hội. Bởi vì tôi lớn lên với văn hóa Việt Nam, tôi lớn lên với những món ăn Việt Nam, khi ở Paris. Tôi nghĩ điều này rất tuyệt vời. Hơn nữa, tôi cũng thích thưởng thức tất cả các loại món ăn, từ khắp các vùng miền của Việt Nam, hay những món ăn từ miền tây nam, miền bắc nước Pháp, hay vùng Bretagne. Tôi nghĩ rằng tôi rất “giàu có”, vì có hai nền văn hóa, và cho phép tôi thể hiện điều đó trong căn bếp.Lần đầu tiên tôi đăng ký dự thi là vào năm 2021. Tôi lọt được vào vòng chung kết trong cuộc thi năm 2023, và trở thành một trong những quán quân vào hai năm liên tiếp, 2023 và 2024. Phải nói rằng việc kết hợp ẩm thực Á Đông là một điểm nhấn trong các món ăn của tôi. Năm 2023, tôi đoạt giải với các món về Maki của Nhật Bản. Năm 2024 thì tôi giành giải với món súp kiểu châu Á.Cô có phải là một đầu bếp thích thử thách?Đối với tôi, thử thách là cuộc thi Gout et Santé. Đó là cuộc thi ẩm thực đầu tiên mà tôi tham gia. Ở Pháp, mọi người hay nói rằng đó là cơ hội của những người mới bắt đầu. Tôi có may mắn trở thành quán quân của năm 2024. Yêu thích thử thách là một ưu điểm nhưng cũng có thể là nhược điểm. Nhưng tôi biết rằng tôi cần học để trau dồi kinh nghiệm, để có thể truyền lại cho những người khác. Tôi nghĩ rằng cần phải luôn luôn tự vấn mình.Không chỉ là đầu bếp, cô còn mở lớp dạy nấu ăn. Tại sao việc truyền đạt lại kiến thức trong nấu ăn lại quan trọng đối với cô ?Tôi có cơ hội để làm một nghề vì đam mê của mình. Tôi nghĩ rằng việc truyền lại kiến thức, kỹ năng, truyền lại đam mê, hay một công thức nấu ăn rất quan trọng. Vì thứ nhất, tôi muốn những khách hàng của tôi, không biết những món ăn, ví dụ như món cà ri xanh, bánh cuốn, có thể làm ở nhà. Tại lớp dạy nấu ăn, tất cả các học viên đều tự nấu từ A tới Z và họ ra về với món ăn mà họ nấu. Họ có thể thưởng thức món ăn và sau đó tự hào về thành phẩm của mình. Họ rời đi với những hộp bánh macacron mà họ từ làm 100 % và hài lòng vì điều đó. Với tôi, đó là niềm vui khi có thể truyền lại kiến thức của mình. Truyền lại các công thức nấu ăn càng quan trọng hơn, nhất là khi chúng ta không muốn để mất những công thức đó. Có những công thức món ăn từ thời Trung Cổ đã được truyền miệng lại cho tới ngày nay. Thật may là có những người muốn truyền đạt nó để hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục nấu các món ăn đó.Sắp tới, cô sẽ quay trở lại Việt Nam làm đầu bếp. Cô có thể chia sẻ về quyết định này?Đây là một cơ hội tốt cho tôi để học nấu ra những món mới. Tôi biết về ẩm thực Việt Nam, nhưng qua kinh nghiệm của một người sống ở Pháp, sống xa xứ. Đây cũng là dịp để tôi khám phá lại đất nước mà tôi đã rời đi khi còn nhỏ, là một cơ hội tốt khi đang ở giữa sự nghiệp của mình, ở tuổi ngũ tuần, và đi khám phá những điều mới. Tôi chỉ biết đến Việt Nam dưới con mắt của Việt Kiều, của một khách du lịch. Đến Việt Nam cũng là để tìm lại nguồn cội của mình, và đây sẽ là lần đầu tiên tôi sẽ trải nghiệm hai năm làm việc tại Việt Nam. Đây sẽ là một khám phá mới mẻ đối với tôi, khi được làm việc cùng những “đồng hương”, được nói tiếng Việt. Đó là một điều không dễ dàng vì tôi lớn lên với tiếng Pháp, ngay cả khi tôi nói tiếng Việt ở nhà.Cô miêu tả nghề nấu ăn như thế nào, có ý nghĩa gì đối với cô ? Tôi thấy nghề này rất vui, vì giống như mình có bản nhạc trong tay, không có ngày nào giống ngày nào. Lúc mình làm bánh mì, có 3 nguyên liệu thôi, bột, nước, muối, làm ra một chiếc bánh mì rất thơm, giòn. Nghề này giống như là mỗi ngày mình sáng tác thêm một bản nhạc, chế thêm một món, làm cho ai cũng vui, có ngày ngon,có ngày không ngon. Những ngày không ngon thì mình cố gắng làm lại, cứ làm sao cho nó ngon, mình vui thì mình thích món đó, ai cũng vui, ai cũng thưởng thức thấy ngon, mình cũng rất vui.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Vụ Charlie Hebdo : Phải chăng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt thể hiện “văn hóa tôn trọng lẫn nhau”

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Jan 8, 2025 9:13


Vụ tấn công khủng bố tại tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách nay 10 năm đã khiến cả thế giới bàng hoàng, thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn ủng hộ tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Vụ tấn công cũng đặt ra câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận, đặc biệt tại những nước mà kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật, như ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á khác. Nhìn từ khu vực Đông Nam Á, IFEX (International Freedom of Expression Exchange - một mạng lưới toàn cầu gồm các tổ chức cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận), trong một bài đăng, đưa ra bình luận về góc nhìn của vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo tại khu vực này. Bài đăng nhấn mạnh nơi đây “KHÔNG khoan dung” đối với các quan điểm khác biệt về chính trị, dù không bạo lực như vụ tấn công Charlie Hebdo, nhưng được hình sự hóa.Nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran, thuộc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, trong bài đăng trên The Diplomat, thì chỉ trích “tính giả tạo” của một số nước Đông Nam Á. Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên mạng Twitter (tên gọi cũ của X) tuyên bố đất nước đoàn kết với người dân Pháp, còn bộ Ngoại Giao Indonesia thì tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Pháp nhằm “đưa những kẻ ác ra trước công lý”.  Tại đất nước đa số Hồi giáo Indonesia, một người đàn ông đã bị bỏ tù vì tự tuyên bố là vô thần. Láng giềng Malaysia thì đã đưa ra luật chống kích động, để chống lại các chính trị gia đối lập các luật sư, nhà báo…. Hai nước này vẫn tiếp tục đàn áp các biên tập viên, họa sĩ biếm họa và những công dân khác trong nước vì thực hiện quyền tự do ngôn luận giống như Charlie Hebdo được hưởng. Ví dụ, biên tập viên của tờ The Jakarta Post, Meidyatama Suryodiningrat và họa sĩ truyện tranh gây tranh cãi người Malaysia Zunar - đều đang bị quản thúc tại gia vì những bức biếm họa bị coi là “xúc phạm đến sự nhạy cảm của công chúng”.Thái Lan cũng đã áp dụng lệnh cấm chỉ trích chính quyền quân sự và chế độ quân chủ trên các phương tiện truyền thông. Những nhà bất đồng chính kiến thường xuyên bị bỏ tù, buộc phải lưu vong, và thậm chí bị bịt miệng ngay cả sau khi họ đã rời khỏi nước.Tổ chức IFEX cho rằng, ở các quốc gia này, bao gồm cả Singapore, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và tự kiểm duyệt nhằm phục vụ cho lợi ích Nhà nước và quyền lực chính trị.Đọc thêmĐông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie HebdoRiêng về Việt Nam, chỉ trích Nhà nước là phạm tội hình sự và kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật. Hà Nội được biết đến với nhiều cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và bỏ tù những blogger chỉ trích tham nhũng trong chế độ hiện hành.Liên quan đến vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo cách nay 10 năm, ông X một cựu nhà báo, từng cộng tác cho Tuổi Trẻ Cười xin ẩn danh, đưa ra nhận định với RFI Tiếng Việt : “Từ đêm 11/1 tới lúc 1 giờ 5 phút ngày 12/1/2015, tôi theo dõi khá sát cuộc tuần hành lịch sử ở Pháp, với sự tham gia của gần một triệu rưỡi người tại Paris và nhiều tỉnh, thành phố khác (bày tỏ ủng hộ Charlie). Cùng lúc, điểm lại làng báo Việt Nam thì thấy chỉ có mỗi báo điện tử Pháp Luật TP.HCM Online tường thuật về cuộc tuần hành này, còn nhiều báo lớn, như Tuổi Trẻ Online, sau khi tường thuật về vụ bắt con tin ở Paris thì đêm đó không có một dòng nào về sự kiện lịch sử này. Trên vị trí vedette của các tờ báo điện tử khác, chỉ thấy giựt tin... thí sinh Tài năng Việt uống nhầm a-xít,…, hệt như mấy báo lá cải. Chi tiết này khiến tôi đặt ra vấn đề: Liệu có phải nhiều tờ báo điện từ, nội bộ nhiều báo đã “tự kiểm duyệt”, hoặc đã được nhắc nhở không nói nhiều thêm về vụ “ủng hộ Charlie Hedo” chăng ?Làng biếm họa Việt Nam, khoảng trên dưới chục người hành nghề chuyên nghiệp, cũng thường phải đối mặt với “tự kiểm duyệt” và “kiểm duyệt”. Theo ông X, nếu xét các tiêu chí một cách định lượng, thì Việt nam “chưa hề có văn hóa truyện tranh”, dù có rất nhiều cơn sốt về manga, và cũng “chưa có văn hóa về tranh biếm họa”. Có thể tóm gọn lại, Việt Nam thì có 3 góc độ: góc độ công chúng, tức là người thưởng ngoạn văn hóa, góc độ chính quyền và góc độ giới sáng tác – các họa sĩ biếm."Hộp đen" kiểm duyệtNếu xét vào “đầu ra”, thì có thể thấy rằng chỉ trích các nhà lãnh đạo hay những nhân vật quyền lực, và các vấn đề chính trị “nhạy cảm”, được cho là những “điều cấm kị”. Ông X nêu ra ví dụ về cố họa sĩ Nguyễn Hải Chí với bút danh Chóe, từng là cây vẽ nổi tiếng với cây bút phóng khoáng, táo bạo, cộng tác cho nhiều báo trước và sau năm 1975.Chóe từng bị chính quyền Sài Gòn bỏ tù vị nội dung tranh nhạy cảm. Sau năm 1975, ông cùng nhiều giới văn nghệ sĩ bị xếp vào hàng “ngũ phản động” và phải đi cải tạo. Nhưng không lâu sau đó, đã được một số báo mời cộng tác trở lại. Tiêu biểu là loạttranh biếm hoạ liên hoàn – comic strip của Chóe trên báo Lao Động. Loạt tranh này đình bản khi họa sĩ Chóe ngừng vẽ. Dưới đây là một ví dụ về loạt tranh Liên Tu Bất Tận, trong đó họa sĩ Chóe không ngần ngại đề cập đến "Anh Sáu", có thể có ngụ ý chỉ Võ Văn Kiệt, nguyên thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với bí danh "Sáu Dân".Hay một trường hợp khác, về họa sĩ với bút danh NOP cũng cố tạo ra một loạt tranh liên hoàn nhưng có phần "kiềm chế" hơn, với tựa Ba Điều, Bốn Chuyện, là những màn đối thọai giữa anh Ba Điều – anh xe ôm, và chị Bốn – tiểu thương. Loạt tranh liên hoàn của NOP, được đăng trên báo Làng Cười, khác với Chóe ở chỗ là "không hề xuất hiện các ông quan chức mà toàn là những chuyện bần cùng trong xã hội, luôn kết thúc bằng 2 cách khác nhau". Thứ nhất là cách chị Tư, cầm nón lá che mặt, để thể hiện sự mắc cỡ. Hoặc là anh Ba, giơ 2 tay lên trời theo kiểu đầu hàng. "Những chủ đề của NOP khác với chủ đề Liên tu bất tận của Chóe, đó là chỉ tập trung vào các vấn đề của xã hội chứ không động chạm đến các vấn đề quan liêu gì. Bởi vì trước đó cả chục năm, hoạ sĩ NOP đã vẻ bức tranh tự nhắc mình, trong đó “thể hiện một hoạ sĩ biếm ngồi bên bàn vẽ, trước mặt chàng ta là các tranh chân dung ông nầy bà nọ, kèm theo lời chú giải rằng : Không được vẽ nhân vật giống anh Hai, bác Ba. cô Tư, anh Bảy, chú Sáu, ...” Theo ông X, đó là một sự “lựa chọn sáng tác”, một hình thức tự kiểm duyệt.Theo ông X, đó là một sự “lựa chọn sáng tác”, một hình thức tự kiểm duyệt. Loạt tranh Ba Điều Bốn Chuyện, đã bị ngừng đăng do báo Làng Cười "tự đình bản vì chỉ số phát hành giảm dần".Ông X nói thêm : "Là một người nghiên cứu lâu năm về biếm họa thì tôi thấy, việc chỉ đạo và kiểm duyệt nói chung, có thể coi như một hộp đen, thì người quan sát sẽ phân tích hộp đen ở đầu vào và đầu ra(...) Tôi theo dõi, thì thấy là tranh biếm về đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông, xuất hiện rất nhiều tranh xuất sắc của Nhật Bản, Philippines, Đài loan, nhưng hoàn toàn không có 1 tranh nào của Việt Nam về đường lưỡi bò và về Biển Đông. Thì chúng ta hiểu, cái đó, giống như một cái tabou (kiêng cấm), vô hình hoặc hữu hình thì chúng ta không biết. Cái thứ ba, có thể thấy là rất quan trọng, các báo lần lượt bỏ mục tranh biếm họa trước từng có ở trang hai hoặc trang nào đó khác.Tờ báo trào phúng làng cười cũng bị tự đình bản, nên hiện nay, chỉ có duy nhất tờ báo Tuổi Trẻ cười, giới họa sĩ biếm họa có thể kiếm sống được bằng vẽ tranh không ? Họa sĩ biếm vẽ tranh biếm họa như một nghề chính rất là hiếm. Họ có thể vẽ tranh đăng trên mạng xã hội Facebook, cũng có nhưng không có giá trị gì. Nếu tranh của họ đụng chạm vào vấn đề gì thì cũng bị Facebook kiểm duyệt… Hơn nữa, vấn đề không chỉ là có ý thức tự kiểm duyệt, hay không còn đất  phải kiếm kế sinh nhai, mà là tâm thức, người ta có rất nhiều vấn đề phải lo trong một xã hội quá khó khăn. Cho nên, sáng tác vì đam mê, nếu như đam mê thể hiện nó đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm, thì việc sáng tác tranh biếm có thể coi như một hành vi thuộc loại… xa xỉ."  Quay trở lại vụ Charlie Hebdo, cuộc tấn công vào giới làm báo, sáng tác tranh biếm được nhìn nhận bởi giới họa sĩ biếm họa Việt Nam như thế nào ?Tính văn hóa trong kiểm duyệtTừng là một trong những nhà nghiên cứu biếm hoạ quốc tế và Việt Nam lâu năm, ông X nhấn mạnh rằng thảm kịch gây chấn động, khiến nhiều người bàng hoàng, cũng như là thế giới, “nhưng sự bàng hoàng đó, không đồng nghĩa với việc ủng hộ phong cách châm biếm của Charlie Hebdo”. Ông cho rằng “có thể cảm thông với tinh thần đoàn kết của phong trào Tôi là Charlie – Je suis Charlie, khẳng định giá trị của tự do ngôn luận và phản đối mọi hình thức bạo lực”. Tuy nhiên, đối với giới họa sĩ biếm họa Việt Nam nói chung, “họ thường không thể hiện tính chất quá đà của trào phúng theo phong cách Humour Noir của Charlie Hebdo, “dựa trên sự nhạo báng những vấn đề mang tính cấm kỵ, thì hoàn toàn không hợp với tính cách và văn hóa Việt Nam, nên không hợp với phong cách của văn hóa Việt Nam.”Một họa sĩ biếm họa khác ở Việt Nam, cũng khẳng định với RFI Tiếng Việt là “người dân luôn tôn trọng tôn giáo của người khác và hầu như không đem tôn giáo ra để châm biếm như các nước khác, đó là văn hóa vùng miền khác nhau”.Đọc thêmNhiều người Iran biểu tình phản đối Pháp về vụ báo Charlie Hebdo châm biếm chế độ Hồi GiáoNhắc đến tính kiểm duyệt đến từ văn hóa, một nhà báo từ Đài Loan cũng có cùng quan điểm này. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhân dịp tưởng niệm 10 năm Charlie Hedbo, cô Chen cho biết ở châu Á và Đài Loan, người ta có văn hóa hài hước riêng. Cô nói : “Chúng tôi có thể châm biếm hài hước về nhiều vấn đề, nhưng chúng tôi không muốn xúc phạm người khác. Tại Đài Loan, chúng tôi có nhiều tự do trong báo chí, dĩ nhiên, chúng tôi, cũng muốn gây tiếng cười từ những vấn đề xã hội, chính trị, dưới nhiều hình thức nghệ thuật sáng tạo khác nhau, nhưng chúng tôi muốn đối xử với mọi người một cách thân thiện, và không khiến họ nổi giận… (Văn hóa này bắt nguồn từ đâu ?) Tôi cho rằng, từ khi còn nhỏ chúng tôi không được khuyến khích đưa ra những ý kiến mang tính chỉ trích. Và điều này không giống như ở các nước phương Tây, họ được học, được đào tạo từ triết học để có có được ngày càng nhiều kiến ​​thức, xây dựng cách cách suy nghĩ phê phán về tư duy phản biện”.Tự do có giới hạn...Nhìn từ Trung Quốc, vụ khủng bố Charlie Hebdo đã cho thấy “sự nguy hiểm của một nền báo chí không kiểm duyệt, quá tự do”. Tân Hoa Xã đã từng đăng bài bình luận về giới hạn của quyền tự do ngôn luận : “Nếu mọi người tự đặt giới hạn cho bản thân khi thể hiện quyền tự do và tôn trọng người khác,.., thì sẽ có ít thảm kịch hơn.”Còn tại Nga, nơi mà Nhà nước kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông lớn, phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov từng khẳng định rằng một tạp chí châm biếm như Charlie Hebdo sẽ không bao giờ được xuất bản tại Nga. Ông Peskov giải thích : “Bởi vì Nga có cộng đồng Hồi Giáo sinh sống. Thiên chúa Giáo là tôn giáo chính, đất nước Nga đa sắc tộc và tôn giáo, và tất cả các giáo phái tôn trọng lẫn nhau”, theo trích dẫn từ hãng thông tấn TASS của Nga.Như vậy, kiểm duyệt đã được đánh đồng với “sự tôn trọng lẫn nhau”.Tại một trong những nền dân chủ lớn nhất châu Á, Nhật Bản, tờ Japanese Time trích dẫn nhận định của một phóng viên, cho rằng “mọi thứ đều được chấp nhận ở Nhật, miễn là không vi phạm luật pháp và không được thấu hiểu… Nếu cần phải đưa ra kiểm soát pháp lý để hạn chế nội dung thì tốt hơn là chủ động và quyết định các quy tắc cần tuân theo trước và Hiệp hội Biên tập và Xuất bản Báo Nhật Bản đã ban hành các quy định này trong tuyên bố văn bản về đạo đức nghề nghiệp của họ.”

TẠP CHÍ XÃ HỘI
10 năm sau thảm kịch Charlie Hebdo, tự do ngôn luận vẫn là một dấu hỏi tại Pháp

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Jan 3, 2025 9:22


Cách nay 10 năm, ngày 07/01/2015, nước Pháp đã trải qua một cú sốc kinh hoàng trước vụ thảm sát tại tòa sạn báo châm biếm Charlie Hebdo do anh em nhà Kouachi thực hiện, khiến cả thế giới bàng hoàng. Liệu 10 năm sau, tờ báo biếm họa trào phúng trở thành tượng đài tự do ngôn luận ở Pháp, bị khủng bố tấn công, có còn tiếp tục tạo ra tiếng cười đối với mọi chủ đề mà không bị đe dọa ? Thảm kịch bắt đầu vào sáng ngày 07/01/2015, hai anh em Said Kouachi và Chérif Kouachi, được cho là có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã mang theo súng trường tấn công vào văn phòng tòa soạn của Charlie Hebdo trong giờ họp. Vụ tấn công diễn ra trong 10 phút, đã tước đi sinh mạng của 12 người, 8 trong số là các thành viên của toà soạn, các hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa Cabu, Charb (tổng biên tập), Honoré, Tignous và Wolinski, cùng nhà tâm lý học Elsa Cayat và nhà kinh tế học Bernard Maris, người hiệu đính Mustapha Ourrad. 11 người khác bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng.Ngay trong tối cùng ngày, hàng nghìn người Pháp đã tập trung, đứng dưới khẩu hiệu “Je suis Charlie – Tôi là Charlie”, trở thành biểu tượng cho tự do ngôn luận và sự đoàn kết. Đến ngày 11/1, khoảng 4 triệu người đã xuống đường để tưởng nhớ tổng cộng 17 người bị sát hại vào các ngày 7, 8 và 9 tháng 1/2015, là các nhà báo, cảnh sát, những người Pháp theo đạo Do Thái, thiệt mạng, trong vụ tấn công vào một siêu thị ở Porte de Vincennes, gần ngoại ô Paris.Đọc thêmPhương Tây bảo vệ quyền châm biếm của Charlie Hebdo, các nước Hồi giáo ôn hòa Châu Á lo ngạiVụ tấn công đánh dấu khởi đầu của mỗi chuỗi các vụ khủng bố liên hoàn sau đó, vào ngày 13/11/2015 tại Paris, ngày 14/7 năm 2016 tại Nice… Vào năm 2020, khi Charlie Hedbo đăng lại những bức tranh biếm họa về Mohammed nhân các phiên tòa xét xử vụ tấn công, một bộ phận thế giới Hồi giáo một lần nữa lại phẫn nộ chống lại Pháp. Vào tháng 09/2020, một người Pakistan đã thực hiện một vụ tấn công trước văn phòng cũ của Charlie. Một tháng sau đó, một kẻ khủng bố gốc Chechenia đã ám sát Samuel Paty một cách tàn bạo, sau khi giáo viên lịch sử này cho xem những bức tranh biếm họa trong lớp. Theo tuần san Nouvel Obs, “bóng tối của ngày 07/01/2015 - những mối đe dọa tiềm ẩn trong các hành động khủng bố, cho đến nay vẫn còn đó ”. Tại Pháp, các hồ sơ điều tra về khủng bố thánh chiến chiếm 87% tại Văn phòng Công tố Chống Khủng bố Quốc gia.Nỗi sợ hãi vẫn còn đó10 năm sau thảm kịch, các nhà báo và hoạ sĩ tranh biếm họa của Charlie Hebdo vẫn tiếp tục phải sống chung với những đe dọa khi hành nghề, được cảnh sát túc trực bảo vệ, nhưng cuộc đấu tranh bằng cây cọ, ngòi bút vẫn tiếp tục. Kể từ sau vụ tấn công tháng 01/2015, địa chỉ mới của tòa soạn hoàn toàn được giữ kín, người ngoài khó có thể tiếp cận, ngay cả với những đồng nghiệp trong giới nhà báo. Bởi Charlie vẫn luôn bị đe dọa.Thế nhưng, điều này không ngăn cản tờ báo châm biếm tổ chức một cuộc thi vẽ tranh biếm họa về Thượng Đế, mời họa sĩ từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Gerard Biard, tổng biên tập của tờ báo, đã nhận được một số bức tranh dự thi, và cho biết : “ Những bức tranh biếm họa thú vị nhất là những tác phẩm không cần lời, bởi vì như vậy cả thế giới có thể hiểu được mà không cần phải dịch thuật. Đó là loại tranh rất khó vẽ, và khó thành công, nhưng một khi đã làm được thì không gì có thể so sánh được”.Cuộc thi này được xem như là một “thước đo nhiệt độ”, để “trấn an về tình trạng sức khỏe của bức tranh biếm họa,” mười năm sau cuộc tấn công. Tổng biên tập báo Charlie Hebdo cho biết rất mong đợi, xem là những bức tranh biếm họa độc đáo nhất đến từ quốc gia nào, nền văn hóa nào. Bởi dù có ở đâu trên quả địa cầu này, “ai cũng có thể cười về Thượng Đế, và không có ai, ngay cả những người có đức tin, là chưa từng báng bổ cả”.  Những bức tranh biếm họa độc đáo nhất từ cuộc thi sẽ được đăng trên số đặc biệt của Charlie Hebdo, vào thứ Ba, đúng ngày 7 tháng 1 năm 2025.Đọc thêmPháp : Charlie Hebdo, hồi I của thảm kịch khủng bố Paris10 năm sau vụ thảm kịch, cuộc chiến đấu vì tự do ngôn luận của các hoạ sĩ có gì thay đổi không ? Theo một nghiên cứu của Ifop năm 2020, 59% người Pháp tin rằng báo chí “có lý” khi xuất bản loại tranh biếm họa “nhân danh quyền tự do ngôn luận”, trong khi vào tháng 2 năm 2006 chỉ có một thiểu số người Pháp chia sẻ quan điểm này (38%). Thế nhưng, điều này không có nghĩa là khi vẽ về các chủ đề nhạy cảm, đặc biệt là tôn giáo, thì không có nguy cơ bị đe dọa. Những thay đổi có thể là sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ từ các mạng xã hội, khiến những lời chỉ trích có thể dễ dàng mang những hình thức bạo lực.Đối với một trong những sống sót sau thảm kịch, nữ họa sĩ với bí danh Coco, từng bị anh em nhà Koucachi bắt làm con tin tại trụ sở tòa soạn ngày 07/01, cũng như các đồng nghiệp khác, đều được cảnh sát giám sát bảo vệ trong lịch trình di chuyển hàng ngày. Hồi đầu năm 2024, cô đã phải đối mặt với nhiều lời lăng mạ, đe dọa đến tính mạng, sau khi báo Libération đăng tải một bức tranh cô vẽ hí họa về Ramadan (thời điểm nhịn ăn trong đạo Hồi) ở Gaza, dưới bom đạn của Israel, bị cô lập với thế giới. Bức vẽ có dòng tựa “Ramadan ở Gaza. Bắt đầu của tháng nhịn ăn”, minh họa một người đàn ông gầy gò, đói kém, đang chạy đuổi theo vồ những con chuột thì bên cạnh, là một nhân vật khác trùm đầu, vẫy tay ngăn cản người đàn ông dừng lại : “Không được “ăn” trước khi mặt trời lặn”.Theo nữ họa sĩ, bức vẽ nhấn mạnh đến sự tuyệt vọng của người Palestine, tố cáo nạn đói ở Gaza và chế nhạo sự phi lý của tôn giáo. Thế nhưng, ngay lập tức, cô đã phải hứng chịu một làn sóng chỉ trích, đe dọa trên mạng xã hội, từ những người vô danh, với những bình luận như “Tôi chúc bà những điều tồi tệ nhất trong cuộc đời, đồ hèn hạ. Đáng lẽ họ phải xử lý bà vào ngày 7 tháng 1”, cho đến những lăng mạ từ các chính trị gia. “Chúng tôi sẽ không căm thù bà, nhưng bà xứng đáng bị căm ghét”, như nhận xét của Sophia Chikirou, nghị sĩ thuộc đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI).Trong cuộc phỏng vấn với đài RTL cô cho biết, đã nhận được nhiều ủng hộ từ bạn bè, đồng nghiệp, hơn là những lời đe dọa. Cô cũng chưa từng nghĩ sẽ gác bút vẽ, bởi vì “đó là một nhu cầu để báo tiếp tục tồn tại, và chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục vẽ tranh, không để những kẻ khủng bố được hả hê... Điều quan trọng là các nhà báo, họa sĩ hí họa có tự do, được sáng tác với tờ giấy và bút vẽ trước mặt. Tôi vẫn giữ quan điểm của mình và những đe dọa không khiến tôi run sợ”.Tự kiểm duyệt... để tồn tạiGiám đốc tòa soạn Charlie Hebdo, với bút danh Riss cũng nhấn mạnh sự kiên định với nghề vẽ tranh hí họa và đường hướng biên tập của tờ báo, nhưng ông cũng thừa nhận trong chương trình C à vous của kênh truyền hình France 5 một hình thức tự kiểm duyệt từ 10 năm qua : “Chúng tôi không muốn để tác phẩm của mình khó hiểu, hay đề cập đến những vấn đề một cách mạnh bạo, vì như vậy người đọc sẽ dần xa lánh, họ sẽ lo sợ. Người ta cần được trấn an nếu như chúng tôi mạnh tay quá, thì độc giả sẽ quay lưng lại với chúng tôi…”Trong một cuộc phỏng vấn khác với báo Le Monde, Riss cũng nhấn mạnh rằng phong cách biếm họa của Charlie Hedbo là riêng lẻ và chưa bao giờ là mốt. Ngày nay, nhiều tờ báo quay lưng với tranh biếm họa vì nhận thức được sức ảnh hưởng của chúng, nhưng thực tế, họ lo sợ. Vì một bức vẽ có thể nhanh chóng khơi dậy những phản ứng không kiểm soát được.“Truyền thống vẽ tranh phản tôn giáo, trong đó “Charlie” là người thừa kế, được bắt nguồn vào thế kỷ 19, đặc biệt là từ những chỉ trích đối với các tôn giáo do Voltaire thể hiện. Theo tôi, ngày nay, tranh châm biếm chống tôn giáo “đang hấp hối” là do giới trí thức Pháp đã quay lưng lại với truyền thống này.” Đọc thêmNhiều người Iran biểu tình phản đối Pháp về vụ báo Charlie Hebdo châm biếm chế độ Hồi GiáoLaurent Bihl, giáo sư tại đại học Paris I Panthéon Sorbonne, trả lời AFP, nhận định rằng :“Kể từ năm 2015, không gian tự do ngôn luận đối với các sản phẩm biếm hoạ không được mở rộng hơn mà thu hẹp lại”. New York Times thông báo rằng họ ngừng xuất bản các tranh châm biếm từ ngày 07/01/2019 (sau một bức tranh biếm họa gây tranh cãi vì bị cho là bài Do Thái). “Les Guignols de l'info” (chương trình trên Canal+) cũng đã biến mất vào tháng 6 /2018, ba năm sau Charlie, và không có ai thắc mắc về điều đó.Sự khéo léo trong nghề vẽ tranh biếm họaNói đến nghề vẽ tranh báo hí họa, tại Pháp, theo họa sĩ với bí danh Fix, chỉ có khoảng vài chục người hành nghề này, và coi vẽ là nghề nghiệp chính, nhưng thường gặp nhiều khó khăn. Sau thảm kịch tại Charlie Hebdo có một “cơn sốt” đối với tranh biếm họa, nhưng đã hạ nhiệt không lâu sau đó. Nhiều tờ báo đã không còn hoặc ít sử dụng tranh biếm họa hơn. Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Fix nhận định rằng “trước kia, mỗi tờ báo hay tạp chí, đều có một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa. Tôi thấy là có một xu hướng là nhiều tờ báo dần dần từ bỏ hình thức minh họa này, vì họ khó có thể kiểm soát được. Thông điệp mà bức tranh biếm họa truyền tải, thường gắn với hình ảnh của tờ báo, và khiến người đọc hiểu rằng nếu báo sử dụng tranh có lập trường như vậy thì cả tòa soạn đều có quan điểm tương tự, giống như một bài xã luận trong một tờ báo vậy…Nếu trước kia, chỉ với báo giấy, người đọc không hài lòng với một bức tranh nào đó, thì chỉ nói với bạn bè người thân. Nhưng ngày nay với mạng xã hội, tranh biếm họa thường dễ truyền tải nội dung và được loan truyền rộng rãi hơn, mọi người có thể phản ứng mạnh hơn, khiến các tờ báo khó thể kiểm soát được tác động của chúng.”Ông Fix từng làm trong lĩnh vực tư vấn tài chính, nhưng quyết định đổi nghề, theo đuổi với đam mê vẽ tranh biếm họa và cộng tác với nhiều báo hay tạp chí từ hơn 10 năm nay.Chọn chủ đề biếm họa trong thế giới công sở, hay về những người lao động nói chung, và không phải là những chủ đề chính trị hay nhạy cảm, ông cho biết ít khi phải đối mặt với những đe dọa, hay tự kiểm duyệt. Cho đến nay, ông cho rằng tiếng cười trào phúng có thể được chấp nhận đối với mọi chủ đề, nhưng không thể gây cười với tất cả mọi người, và tránh làm tổn thương người khác. Ông nói hành nghề này “cần phải rất khéo léo”. “Khi vẽ tranh biếm hoạ, thì cũng phải tinh tế, xét đến cách mà người xem đón nhận bức tranh đó như thế nào. Câu hỏi đặt ra là “ai sẽ là người tiếp nhận chúng ?” Nếu dùng ngòi vẽ một cách bạo lực, nhắm vào một ai đó, một đối tượng nào đó…, thì tôi cho rằng người vẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó.” Theo họa sĩ Fix, Charlie Hebdo vốn là một tạp chí có khuynh hướng cực đoan, và họ khẳng định lập trường cực đoan và không cho rằng Charlie Hebdo đại diện cho nền tranh biếm họa của Pháp. Nhưng theo ông, thảm kịch đáng buồn cách nay 10 năm đối với tòa soạn này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải “tiếp tục vẽ tranh trào phúng”.Vụ tấn công khủng bố vào Charlie Hebdo đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ, không chỉ tại Pháp, mà lan sang cả châu Âu và thế giới. Charlie Hebdo vốn là một tạp chí châm biếm, đăng tải tranh biếm họa trào phúng liên quan đến các chủ đề xã hội, tôn giáo, chính trị và các nhân vật công chúng, và cũng không ít lần gây ra tranh cãi, vấp phải chỉ trích vì những cây cọ được cho là quá đà. Cho đến nay, cuộc tranh luận về giới hạn của tự do ngôn luận vẫn tiếp diễn, đặc biệt liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
2024 : Năm đổi mới thượng tầng lãnh đạo và chiến lược quân sự Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Dec 30, 2024 10:21


Năm 2024 là một năm thành công về kinh tế và tăng trưởng cho Việt Nam, tăng trưởng GDP được ngân hàng HSBC dự báo 7%. Việt Nam muốn trở thành miền đất hứa cho các đại tập đoàn công nghệ. Tuy nhiên, những xáo trộn trên thượng tầng lãnh đạo, cùng với những đại án tham nhũng cũng gây không ít quan ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, dù Hà Nội luôn khẳng định về sự ổn định chính trị và nghiêm trị tham nhũng, được coi là “có hệ thống” ở Việt Nam. RFI Tiếng Việt điểm lại một số sự kiện quan trọng trong năm 2024 tại Việt Nam với phần nhận định của một số chuyên gia khách mời.Một chủ tịch nước từ chức, một tổng bí thư qua đời và một nhân vật quyền lực mớiNgày 20/03/2024, ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam phải từ chức trong vòng hơn một năm. Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 21/03, nhận định : “(…) Nếu kể cả người được ông Trọng bảo vệ cũng “ngã ngựa”, có nghĩa là ông Trọng không còn mạnh như trước, cho nên các đối thủ của ông tự cho phép đánh bật ông Võ Văn Thưởng, trong khi trước đó, đích thân ông Trọng đã can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Võ Văn Thưởng vì một vài rắc rối liên quan đến gia đình (…)”. Đọc thêm : Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An lúc đó, đã làm đúng chỉ đạo của tổng bí thư Trọng không để “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng công cuộc “đốt lò” cũng giúp làm tăng quyền lực cá nhân của ông. Hai tháng sau, ngày 02/05, ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc Hội. Đến ngày 22/05, ông Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước. Theo nhiều nhà quan sát quốc tế, chiếc ghế, dù bị coi “có dớp”, chỉ là bàn đạp để ông Tô Lâm tiến đến chức vụ cao nhất - tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam do tình hình sức khỏe của ông Trọng không được tốt. Chiều 19/07, tổng bí thư Trọng qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Và người trực tiếp “đốt lò” kiêm luôn hai chức vụ cao nhất Việt Nam : tổng bí thư - chủ tịch nước. Tính toán này đã có từ lâu, theo nhận định ngày 19/07 của chuyên gia Benoît de Tréglodé : “(…) Trước tiên phải nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí bộ trưởng Công An của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng (…)”.Khi tiếp tục di sản của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm có một số lợi thế, theo quan sát của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore : “(…) Bản thân người kế nhiệm cũng sẽ có những lợi ích trong việc duy trì cuộc chiến chống tham nhũng này, cụ thể là có thể tiếp tục sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để kiểm soát nội bộ và có thể hướng tới kiểm soát các đối thủ chính trị, thông qua việc thanh trừng những người có thể gây nguy cơ đối với quyền lực của họ. Cuộc chiến chống tham nhũng này vẫn sẽ tiếp tục dưới thời lãnh đạo mới. Vấn đề đặt ra là cách thức tiến hành của họ sẽ như thế nào, quy mô, cũng như cường độ của cuộc chiến sẽ ra sao (…)”.  Đọc thêm : Chống tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt chuột không để vỡ bình"Ngoài các vụ “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình” trên thượng tầng lãnh đạo Nhà nước, như vụ “chuyến bay giải cứu” đang xét xử giai đoạn 2 và đại án Việt Á khiến 2 cựu bộ trưởng vào tù và ông Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức chủ tịch nước trước đó, còn phải nhắc đến đại án Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB liên quan đến các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Đầu tháng 12, tòa phúc thẩm đã y án tử hình được tuyên vào tháng 04 đối với bà Trương Mỹ Lan vì biển thủ 12 tỷ đô la - số tiền tương đương khoảng 3% toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Theo trang CNN ngày 06/12, “quy mô của vụ gian lận đã làm lung lay niềm tin vào một nền kinh tế hy vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi các đối thủ cạnh tranh, như nước láng giềng Trung Quốc” do những căng thẳng thương mại có thể còn gia tăng dưới nhiệm kỳ hai của tổng thống Mỹ Donald Trump.Việt Nam nâng kỷ lục Đối tác chiến lược toàn diệnTuy nhiên, về đối ngoại, quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”. Trả lời RFI Tiếng Việt tháng 08, nghiên cứu sinh Vũ Khang, chuyên về an ninh Đông Á, Trường đại học Boston (Boston Collegue, Mỹ), đưa ra hai lý do :“(…) Thứ nhất, ngoại giao Việt Nam từ xưa đến nay, mục tiêu đầu tiên vẫn là kiềm chế và trấn an được Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc vẫn đang ổn định nên Việt Nam không có nhu cầu để phải có những thay đổi lớn trong ngoại giao (…) Lý do thứ hai, chính sách đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay vẫn do Bộ Chính Trị quyết định chứ không phải là do một cá nhân, bất kể cá nhân đấy có là tổng bí thư hay là chủ tịch nước đi chăng nữa (…) Cho nên, chừng nào các thành viên còn lại trong Bộ Chính Trị không muốn thay đổi đường lối chính sách “ngoại giao cây tre” hiện giờ thì việc thay đổi nhà lãnh đạo cấp cao nhất là tổng bí thư cũng sẽ không có tác động lớn đối với đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam (…)”. Đọc thêm : Việt Nam : Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”Chỉ trong 6 tháng ngắn ngủi giữ chức chủ tịch nước (22/05 - 21/10/2024), ông Tô Lâm công du 8 nước (1), dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ), hội nghị cấp cao Pháp ngữ tại Pháp và trong chuyến công du này, ngày 07/10, hai nước đã nâng cấp quan hệ. Pháp trở thành nước thứ 8 trên thế giới (2) - sau Úc là nước thứ 7 vào đầu năm - và là quốc gia đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu thiết lập hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Trước đó, nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với khách mời là bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu, hai nước đã nhất trí “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”.Nhìn vào lựa chọn 8 đối tác chiến lược toàn diện, có thể thấy chủ trương của Việt Nam là đa dạng hóa đối tác, đặc biệt là về quân sự, để tránh bị phụ thuộc và giữ thế cân bằng. Ngoài ra, còn có yếu tố kinh tế, theo giải thích của nhà nghiên cứu Zachary M. Abuza, Trường National College War, Mỹ, với RFI Tiếng Việt ngày 21/10 :“Nếu nhìn vào các đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập, tất cả đều là các đối tác kinh tế lớn. Đây luôn là tôn chỉ của Việt Nam trong chính sách ngoại giao. Hà Nội đang nỗ lực để trở thành một nước phát triển, hoặc ít nhất là trong nhóm nước có thu nhập cao từ nay đến 2045. Do vậy, nâng cấp quan hệ với Pháp là một lựa chọn quan trọng cho Việt Nam (…). Paris có một trang sử dài với Hà Nội và Việt Nam đã đấu tranh trong nhiều năm để giành lại độc lập từ Pháp. Do vậy, tôi nghĩ rằng, về mặt biểu tượng, đó là điều quan trọng để Pháp trở thành nước châu Âu đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ này (…)”.Việt Nam đa dạng đối tác quân sự đối phó với Trung QuốcCòn nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédeon cho rằng Việt Nam cũng trông cậy vào ủng hộ của Pháp về lập trường đối với Biển Đông :“Điều đáng chú ý trong tuyên bố chung ngày 07/10 là việc Pháp nhắc đến việc hỗ trợ nguồn lực quân sự cho Hà Nội, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển. Và điều này phù hợp với mong muốn của Việt Nam trong việc tăng cường năng lực làm chủ, kiểm soát không gian biển, trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc (…) Theo tôi, Pháp quan tâm về việc liệu Việt Nam có đủ phương tiện để tự vệ, và khả năng đối phó với xâm lược quân sự nếu cần thiết. Trung Quốc cũng đang lưu ý đến điều này. Nhưng phải nhắc lại rằng Việt Nam cũng duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, trong đó có hợp tác quân sự, bất chấp những sóng gió giữa hai bên”. Đọc thêm : Nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện với Pháp, chủ tịch Tô Lâm muốn thể hiện năng lực ngoại giao, ổn định chính trị Việt NamViệt Nam đã tổ chức thành công Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ hai (từ 11-22/12/2024) và ký 16 hợp đồng trị giá hơn 286 triệu đô la với các đối tác nước ngoài, trong khi theo báo cáo ngày 11/03/2024 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), Việt Nam gần như không mua sắm vũ khí trong năm 2023.Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc, nhận định : “Hoạt động triển lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội (…). Điểm này cũng nằm trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một trong những điều cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người nói là “tự chủ chiến lược”(…)”. Đọc thêm : Triển lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu thiết bị quân sựMở rộng đảo ở Trường Sa để bảo vệ chủ quyền nhưng tránh làm phật lòng Trung QuốcTự chủ là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khi Trung Quốc đòi độc chiếm hầu hết Biển Đông. Việt Nam cũng áp dụng cách tiếp cận như của Trung Quốc, “mở rộng sự hiện diện quân sự thông qua các sáng kiến ​​xây dựng đảo chiến lược để củng cố yêu sách lãnh thổ trong khu vực”, theo nhận định của trang Asia Media Centre ngày 24/10. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á - AMTI, công bố ngày 07/06, dự báo năm 2024 sẽ là năm bồi đắp đảo kỷ lục của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, với diện tích đất được bồi đắp gần bằng tổng hai năm trước đó.Tuy nhiên, Trung Quốc cho tới nay vẫn im lặng về các hoạt động của Việt Nam, trái ngược với thái độ hung hăng với Philippines. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích :“Thứ nhất, Trung Quốc không phản đối bởi vì Trung Quốc mới là xây nhiều. Việt Nam chắc là không bao giờ theo kịp Trung Quốc trong việc tôn tạo các thực thể trên Biển Đông. Trung Quốc còn quân sự hóa các đảo đó, biến thành những tiền đồn. Việt Nam thì chắc là sẽ không có các tiền đồn (…). Thứ hai, có lẽ Việt Nam cũng khéo léo chọn thời điểm mà Trung Quốc cũng đang muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Việt Nam cũng đang cố gắng giữ quan hệ với Trung Quốc ở mức tốt đẹp để phía Trung Quốc không có phản ứng nhiều trong trường hợp này”. Đọc thêm : Biển Đông: Việt Nam gia tăng bồi đắp đảo để mở rộng sự hiện diệnĐây cũng là quan điểm của giáo sư Huỳnh Tam Sang, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, được báo mạng Hồng Kông SCMP trích dẫn ngày 22/12. Việt Nam vẫn cần thể hiện với Trung Quốc về tính chất “đặc biệt” và “duy nhất” trong mối quan hệ song phương, dấu hiệu mới nhất là “nỗ lực tiên phong”, theo đánh giá của Global Times khi đưa thêm vế an ninh nội địa để biến thành đối thoại “3+3” (ngoại giao, quốc phòng, an ninh nội địa).****(1) Lào, Cam Bốt (11-13/07), Trung Quốc (18-20/08), Mỹ, Cuba (21/09-27/09), Mông Cổ, Ireland, Pháp (30/09-07/10)(2) Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (2023), Nhật Bản (2023), Úc (2024).

Tạp chí Việt Nam
2024 : Năm đổi mới thượng tầng lãnh đạo và chiến lược quân sự Việt Nam

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Dec 30, 2024 10:21


Năm 2024 là một năm thành công về kinh tế và tăng trưởng cho Việt Nam, tăng trưởng GDP được ngân hàng HSBC dự báo 7%. Việt Nam muốn trở thành miền đất hứa cho các đại tập đoàn công nghệ. Tuy nhiên, những xáo trộn trên thượng tầng lãnh đạo, cùng với những đại án tham nhũng cũng gây không ít quan ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, dù Hà Nội luôn khẳng định về sự ổn định chính trị và nghiêm trị tham nhũng, được coi là “có hệ thống” ở Việt Nam. RFI Tiếng Việt điểm lại một số sự kiện quan trọng trong năm 2024 tại Việt Nam với phần nhận định của một số chuyên gia khách mời.Một chủ tịch nước từ chức, một tổng bí thư qua đời và một nhân vật quyền lực mớiNgày 20/03/2024, ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam phải từ chức trong vòng hơn một năm. Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 21/03, nhận định : “(…) Nếu kể cả người được ông Trọng bảo vệ cũng “ngã ngựa”, có nghĩa là ông Trọng không còn mạnh như trước, cho nên các đối thủ của ông tự cho phép đánh bật ông Võ Văn Thưởng, trong khi trước đó, đích thân ông Trọng đã can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Võ Văn Thưởng vì một vài rắc rối liên quan đến gia đình (…)”. Đọc thêm : Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ? Ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An lúc đó, đã làm đúng chỉ đạo của tổng bí thư Trọng không để “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng công cuộc “đốt lò” cũng giúp làm tăng quyền lực cá nhân của ông. Hai tháng sau, ngày 02/05, ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc Hội. Đến ngày 22/05, ông Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước. Theo nhiều nhà quan sát quốc tế, chiếc ghế, dù bị coi “có dớp”, chỉ là bàn đạp để ông Tô Lâm tiến đến chức vụ cao nhất - tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam do tình hình sức khỏe của ông Trọng không được tốt. Chiều 19/07, tổng bí thư Trọng qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Và người trực tiếp “đốt lò” kiêm luôn hai chức vụ cao nhất Việt Nam : tổng bí thư - chủ tịch nước. Tính toán này đã có từ lâu, theo nhận định ngày 19/07 của chuyên gia Benoît de Tréglodé : “(…) Trước tiên phải nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí bộ trưởng Công An của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng (…)”.Khi tiếp tục di sản của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm có một số lợi thế, theo quan sát của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore : “(…) Bản thân người kế nhiệm cũng sẽ có những lợi ích trong việc duy trì cuộc chiến chống tham nhũng này, cụ thể là có thể tiếp tục sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để kiểm soát nội bộ và có thể hướng tới kiểm soát các đối thủ chính trị, thông qua việc thanh trừng những người có thể gây nguy cơ đối với quyền lực của họ. Cuộc chiến chống tham nhũng này vẫn sẽ tiếp tục dưới thời lãnh đạo mới. Vấn đề đặt ra là cách thức tiến hành của họ sẽ như thế nào, quy mô, cũng như cường độ của cuộc chiến sẽ ra sao (…)”.  Đọc thêm : Chống tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt chuột không để vỡ bình"Ngoài các vụ “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình” trên thượng tầng lãnh đạo Nhà nước, như vụ “chuyến bay giải cứu” đang xét xử giai đoạn 2 và đại án Việt Á khiến 2 cựu bộ trưởng vào tù và ông Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức chủ tịch nước trước đó, còn phải nhắc đến đại án Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB liên quan đến các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Đầu tháng 12, tòa phúc thẩm đã y án tử hình được tuyên vào tháng 04 đối với bà Trương Mỹ Lan vì biển thủ 12 tỷ đô la - số tiền tương đương khoảng 3% toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Theo trang CNN ngày 06/12, “quy mô của vụ gian lận đã làm lung lay niềm tin vào một nền kinh tế hy vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi các đối thủ cạnh tranh, như nước láng giềng Trung Quốc” do những căng thẳng thương mại có thể còn gia tăng dưới nhiệm kỳ hai của tổng thống Mỹ Donald Trump.Việt Nam nâng kỷ lục Đối tác chiến lược toàn diệnTuy nhiên, về đối ngoại, quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”. Trả lời RFI Tiếng Việt tháng 08, nghiên cứu sinh Vũ Khang, chuyên về an ninh Đông Á, Trường đại học Boston (Boston Collegue, Mỹ), đưa ra hai lý do :“(…) Thứ nhất, ngoại giao Việt Nam từ xưa đến nay, mục tiêu đầu tiên vẫn là kiềm chế và trấn an được Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc vẫn đang ổn định nên Việt Nam không có nhu cầu để phải có những thay đổi lớn trong ngoại giao (…) Lý do thứ hai, chính sách đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay vẫn do Bộ Chính Trị quyết định chứ không phải là do một cá nhân, bất kể cá nhân đấy có là tổng bí thư hay là chủ tịch nước đi chăng nữa (…) Cho nên, chừng nào các thành viên còn lại trong Bộ Chính Trị không muốn thay đổi đường lối chính sách “ngoại giao cây tre” hiện giờ thì việc thay đổi nhà lãnh đạo cấp cao nhất là tổng bí thư cũng sẽ không có tác động lớn đối với đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam (…)”. Đọc thêm : Việt Nam : Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”Chỉ trong 6 tháng ngắn ngủi giữ chức chủ tịch nước (22/05 - 21/10/2024), ông Tô Lâm công du 8 nước (1), dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ), hội nghị cấp cao Pháp ngữ tại Pháp và trong chuyến công du này, ngày 07/10, hai nước đã nâng cấp quan hệ. Pháp trở thành nước thứ 8 trên thế giới (2) - sau Úc là nước thứ 7 vào đầu năm - và là quốc gia đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu thiết lập hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Trước đó, nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với khách mời là bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu, hai nước đã nhất trí “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”.Nhìn vào lựa chọn 8 đối tác chiến lược toàn diện, có thể thấy chủ trương của Việt Nam là đa dạng hóa đối tác, đặc biệt là về quân sự, để tránh bị phụ thuộc và giữ thế cân bằng. Ngoài ra, còn có yếu tố kinh tế, theo giải thích của nhà nghiên cứu Zachary M. Abuza, Trường National College War, Mỹ, với RFI Tiếng Việt ngày 21/10 :“Nếu nhìn vào các đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập, tất cả đều là các đối tác kinh tế lớn. Đây luôn là tôn chỉ của Việt Nam trong chính sách ngoại giao. Hà Nội đang nỗ lực để trở thành một nước phát triển, hoặc ít nhất là trong nhóm nước có thu nhập cao từ nay đến 2045. Do vậy, nâng cấp quan hệ với Pháp là một lựa chọn quan trọng cho Việt Nam (…). Paris có một trang sử dài với Hà Nội và Việt Nam đã đấu tranh trong nhiều năm để giành lại độc lập từ Pháp. Do vậy, tôi nghĩ rằng, về mặt biểu tượng, đó là điều quan trọng để Pháp trở thành nước châu Âu đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ này (…)”.Việt Nam đa dạng đối tác quân sự đối phó với Trung QuốcCòn nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédeon cho rằng Việt Nam cũng trông cậy vào ủng hộ của Pháp về lập trường đối với Biển Đông :“Điều đáng chú ý trong tuyên bố chung ngày 07/10 là việc Pháp nhắc đến việc hỗ trợ nguồn lực quân sự cho Hà Nội, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển. Và điều này phù hợp với mong muốn của Việt Nam trong việc tăng cường năng lực làm chủ, kiểm soát không gian biển, trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc (…) Theo tôi, Pháp quan tâm về việc liệu Việt Nam có đủ phương tiện để tự vệ, và khả năng đối phó với xâm lược quân sự nếu cần thiết. Trung Quốc cũng đang lưu ý đến điều này. Nhưng phải nhắc lại rằng Việt Nam cũng duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, trong đó có hợp tác quân sự, bất chấp những sóng gió giữa hai bên”. Đọc thêm : Nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện với Pháp, chủ tịch Tô Lâm muốn thể hiện năng lực ngoại giao, ổn định chính trị Việt NamViệt Nam đã tổ chức thành công Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ hai (từ 11-22/12/2024) và ký 16 hợp đồng trị giá hơn 286 triệu đô la với các đối tác nước ngoài, trong khi theo báo cáo ngày 11/03/2024 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), Việt Nam gần như không mua sắm vũ khí trong năm 2023.Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc, nhận định : “Hoạt động triển lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội (…). Điểm này cũng nằm trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một trong những điều cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người nói là “tự chủ chiến lược”(…)”. Đọc thêm : Triển lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu thiết bị quân sựMở rộng đảo ở Trường Sa để bảo vệ chủ quyền nhưng tránh làm phật lòng Trung QuốcTự chủ là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khi Trung Quốc đòi độc chiếm hầu hết Biển Đông. Việt Nam cũng áp dụng cách tiếp cận như của Trung Quốc, “mở rộng sự hiện diện quân sự thông qua các sáng kiến ​​xây dựng đảo chiến lược để củng cố yêu sách lãnh thổ trong khu vực”, theo nhận định của trang Asia Media Centre ngày 24/10. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á - AMTI, công bố ngày 07/06, dự báo năm 2024 sẽ là năm bồi đắp đảo kỷ lục của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, với diện tích đất được bồi đắp gần bằng tổng hai năm trước đó.Tuy nhiên, Trung Quốc cho tới nay vẫn im lặng về các hoạt động của Việt Nam, trái ngược với thái độ hung hăng với Philippines. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích :“Thứ nhất, Trung Quốc không phản đối bởi vì Trung Quốc mới là xây nhiều. Việt Nam chắc là không bao giờ theo kịp Trung Quốc trong việc tôn tạo các thực thể trên Biển Đông. Trung Quốc còn quân sự hóa các đảo đó, biến thành những tiền đồn. Việt Nam thì chắc là sẽ không có các tiền đồn (…). Thứ hai, có lẽ Việt Nam cũng khéo léo chọn thời điểm mà Trung Quốc cũng đang muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Việt Nam cũng đang cố gắng giữ quan hệ với Trung Quốc ở mức tốt đẹp để phía Trung Quốc không có phản ứng nhiều trong trường hợp này”. Đọc thêm : Biển Đông: Việt Nam gia tăng bồi đắp đảo để mở rộng sự hiện diệnĐây cũng là quan điểm của giáo sư Huỳnh Tam Sang, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, được báo mạng Hồng Kông SCMP trích dẫn ngày 22/12. Việt Nam vẫn cần thể hiện với Trung Quốc về tính chất “đặc biệt” và “duy nhất” trong mối quan hệ song phương, dấu hiệu mới nhất là “nỗ lực tiên phong”, theo đánh giá của Global Times khi đưa thêm vế an ninh nội địa để biến thành đối thoại “3+3” (ngoại giao, quốc phòng, an ninh nội địa).****(1) Lào, Cam Bốt (11-13/07), Trung Quốc (18-20/08), Mỹ, Cuba (21/09-27/09), Mông Cổ, Ireland, Pháp (30/09-07/10)(2) Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (2023), Nhật Bản (2023), Úc (2024).

Tạp chí văn hóa
Tây Ban Nha : Danh họa Dalí và kinh nghiệm làm triển lãm ảo ở Figueres

Tạp chí văn hóa

Play Episode Listen Later Dec 27, 2024 10:14


Nhắc đến Figueres, thành phố vùng Catalunya của Tây Ban Nha, có lẽ ít người biết đến. Còn nhắc đến Salvador Dalí (1904-1989), nhiều người sẽ trầm trồ vì đó là danh họa trường phái Siêu thực nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Thế nhưng, giữa Dalí và Figueres có mối liên hệ chặt chẽ vì thành phố ở miền đông Tây Ban Nha là quê hương của nghệ sĩ đa tài năng động. Tên tuổi của Dalí đã giúp cho Figueres trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua. Figueres mang đặc trưng của kiến trúc xứ Catalunya với những ngôi nhà mái ngói đỏ, những hàng cọ thẳng tắp, những con phố nhỏ đan chéo nhau trong trung tâm thành phố. Và hình ảnh của Salvador Dalí hiện diện ở khắp nơi. Nghệ sĩ có tầm “nhìn xa trông rộng” đã để lại cho quê hương di sản “có một không hai”.Ngay một trong những lối vào thành phố là Nhà hát-Bảo tàng Dalí (Dalí Theatre-Museum) trông giống như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tường rào màu đỏ gạch, chạy quanh tháp Galatea (tháp có từ thời trung cổ được họa sĩ trùng tu và đặt tên tưởng nhớ đến người bạn đời Gala), được gắn thêm hình những chiếc bánh mì nhỏ màu vàng, đặc trưng của vùng Catalunya. Phía trên tường rào là những quả trứng khổng lồ xen kẽ với những bức tượng lớn mạ vàng mang ý nghĩa biểu tượng về sự sống và trường tồn của loài người.Dalí : Họa sĩ “ngông” giúp quê hương nổi tiếngNhà hát-Bảo tàng Dalí được xây trên nền của nhà hát Figueres, bị thiêu rụi, tan hoang trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Ròng rã 10 năm trùng tu, Dalí đã biến được đống đổ nát thành vật thể siêu thực lớn nhất, được chính nghệ sĩ khánh thành năm 1974, nhằm mục đích mang đến cho du khách “trải nghiệm độc đáo giống như một giấc mơ sân khấu”.Khách tham quan có thể hòa mình trong thế giới độc đáo phản ánh sự nghiệp của danh họa từ những bước đi đầu cho tới đỉnh cao, được chia thành hai khu vực : Nhà hát-Bảo tàng cho thấy những tiêu chí, thiết kế của Dalí và những phòng triển lãm được lần lượt mở rộng sau này. Chân dung của nghệ sĩ Siêu thực nổi tiếng nhất thế kỷ XX được nhà sử học nghệ thuật Mariona Seguranyes phác họa khi trả lời RFI Tiếng Việt :“Những tác phẩm của Salvador Dalí phản ánh những câu hỏi lớn về con người. Dalí là một nhà tư tưởng rất thích viết và vẽ. Salvador Dalí theo trường phái Siêu thực, với phong cảnh ở La Pola, thiên nhiên ở Empordà, tượng trưng cho văn hóa vùng Catalunya. Thành phố Figueres có ý nghĩa rất quan trọng đối với Dalí. Môi trường quanh ông - từ gia đình, văn hóa, trí thức, đến nền văn hóa xứ Catatunya - đều rất quan trọng đối với tác phẩm của Dalí. Ông được cha giáo dục theo tư tưởng cộng hòa liên bang, lúc đó là những người rất cấp tiến trong xã hội. Phong cảnh, thiên nhiên ở vùng Cadaqués cũng đóng vai trò rất lớn đối với Dalí.Khởi nghiệp theo theo trường phái Ấn tượng nhưng sau đó Dalí cân nhắc và làm việc song song ở ngoài trời, hòa với thiên nhiên. Ông miêu tả vô cùng sâu sắc môi trường thiên nhiên này và tạo thành một thế giới song song với thế giới ông sống. Ông nghĩ ra những ký hiệu siêu thực, ví dụ khi suy ngẫm về con tôm hùm. Rồi ông muốn ngẫm đến nỗi buồn, đến những cảm xúc trong lòng và diễn giải bằng những ký hiệu tượng trưng. Ngay cả họa sĩ người Bỉ René Magritte (tiền bối, một trong những họa sĩ chủ đạo của trường phái Siêu thực) cũng đến thăm Dalí ở Cadaqués, tìm hiểu phong cách sáng tác và toàn bộ tác phẩm đang được Dalí thực hiện lúc bấy giờ”.Những công trình liên quan đến Dalí trong thành phố Fuigueres còn phản ánh cá tính “ngông ngông”, sự độc đáo của của nghệ sĩ nổi tiếng với bộ ria hếch. Cách Nhà hát-Bảo tàng Dalí chỉ khoảng 100 mét là ngôi nhà nơi ông sinh ra, giúp hiểu thêm về con người và sự nghiệp của ông. Bà Mariona Seguranyes giải thích :“Để khám phá được nhân cách của Dalí, điều quan trọng trước tiên là đến thăm ngôi nhà nơi ông sinh ra (Casa Natal), bởi vì chúng tôi kể về cá tính của ông, bối cảnh văn hóa và trí thức của thành phố và người thân của ông lúc bấy giờ. Ngoài ra, chúng tôi nói đến một chủ đề mà ông rất quan tâm : khám phá khoa học, cách ông phối hợp sóng âm thanh với hình ảnh truyền thông, với báo chí. Đây là chủ đề rất quan trọng đối với ông, tiếp theo là mối quan hệ của ông với Gala (người bạn đời và là nàng thơ của ông). Và chúng tôi kết nối tất cả những sự kiện đó lại với nhau. Ngoài ra còn có một gian phòng nói về mối liên hệ giữa Dalí và cảnh vật bên ngoài”.“Nghệ thuật tiếp cận”, “thực tế ảo” : Những công nghệ giúp “chạm” đến DalíNgôi nhà nơi Salvador Dalí trào đời ngày 11/05/1904 được mở cửa trở lại năm 2023 sau một thời gian trùng tu. Thành phố muốn công chúng biết đến nơi “Tất cả bắt đầu” đối với danh họa và sống trong thế giới của Dalí, từ khi ông sinh ra cho đến khi đạt đến đỉnh cao của thành công. Ông Eduard Bech, giám đốc Premsa Casa Natal Salvador Dalí, giải thích với RFI Tiếng Việt :“Trước tiên, phải nói đây không phải là viện bảo tàng vì bảo tàng cần một bộ sưu tập nhưng chúng tôi không có bộ sưu tập nào cả. Đây là một địa điểm văn hóa để tìm hiểu về Salvador Dalí, để biết rõ hơn cuộc đời cũng như sự nghiệp của họa sĩ. Chúng tôi thiết kế địa điểm này thành một trải nghiệm tương tác, có nghĩa là người xem được hòa mình, được biết thêm nhiều điều kể từ khi cha mẹ ông đến Figueres làm việc, rồi sinh ra Salvador Dalí năm 1904, tiếp theo là thời thơ ấu của ông, giai đoạn ông theo học nghệ thuật kịch cho đến khi đi Madrid và đến Mỹ để theo đuổi sự nghiệp”.Tất cả những thông tin được tìm hiểu kỹ lưỡng, đặc biệt là những năm đầu đời tác động đến tính cách của Dalí, như mối liên hệ sóng gió với cha, người đã tước quyền thừa kế của Dalí, đuổi ông ra khỏi nhà ; hoặc với người mẹ, Felipa Domènech, qua đời khi Dalí mới 16 tuổi ; hoặc với em gái Anna Maria, ít hơn bốn tuổi, người mà ông giữ mối quan hệ gắn bó cho đến năm 1929, khi Dalí gặp “nàng thơ” mới - Gala. Phần tiếp theo dành nói về đời sống công chúng và truyền thông của nghệ sĩ danh tiếng (các buổi biểu diễn, hợp tác với Hitchcock và Walt Disney, mối quan hệ của ông với giới truyền thông…). Giám đốc Eduard Bech giải thích :“Chúng tôi dùng các nguồn tư liệu nghe nhìn và tương tác. Chúng tôi cũng sử dụng kỹ thuật ảnh ba chiều, chỉ dẫn âm thanh đi kèm với nội dung. Hành trình thăm quan từ đầu cho đến cuối chỉ đi theo một chiều. Khách tham quan như bước trong cuộc đời của Salvador Dalí từ khi ông sinh ra năm 1904 đến 1989, ngày ông qua đời. Toàn bộ âm thanh, âm nhạc và nội dung được thiết kế riêng để mang lại cảm giác thoải mái và tạo cảm xúc cho khách tham quan”.Một điều chắc chắn là trong vòng hơn một tiếng tham quan, không có một giây phút nhàm chán nào. Người xem như bị cuốn theo cuộc đời của nghệ sĩ ở nhiều khía cạnh, từ đời sống cá nhân đến nghệ thuật, trong vai trò là một nhà văn, nhà tư tưởng, người biểu diễn và người yêu khoa học. Giọng của người dẫn chuyện trong máy nghe cá nhân được lồng với giọng nói của Dalí cùng với những thước phim ngắn kích thích sự tò mò của khách tham quan, và đặc biệt hơn là lời giải thích những gì nghệ sĩ đa tài không thể truyền đạt trực tiếp, hoặc những gì người khác nói về ông.Nghệ thuật thu hút du khách đến bảo tàngĐó là một cách kể chuyện rất khác, rất lôi cuốn, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người mà không nhất thiết cần đến đồ vật minh họa. Đây cũng có thể là một kinh nghiệm để văn hóa bảo tàng trở nên dễ tiếp cận hơn, hấp dẫn hơn ở một số nước nơi việc tham quan bảo tàng chưa trở thành một thói quen, một nhu cầu hoặc một niềm đam mê. Giám đốc bảo tàng Eduard Bech chia sẻ :“Chúng tôi nghĩ rằng loại trải nghiệm tương tác, hòa mình như thế này là lựa chọn tốt nhất để thu hút khán giả vì đó là một cách rất đặc biệt để tiếp thu nội dung. Đó cũng là một cách mới lạ để có thông tin và cũng là một cách khác để tìm hiểu thêm về một nghệ sĩ và những câu chuyện xoay quanh người nghệ sĩ này. Chúng tôi nghĩ rằng trải nghiệm nghe nhìn, sống động là trải nghiệm tốt nhất để có tiếp nhận thông tin và để tìm hiểu sâu hơn”.“Kinh doanh” bảo tàng : Tại sao không ?Bảo tàng, trung tâm triển lãm có sứ mệnh cơ bản là bảo vệ và phát huy di sản cho những thế hệ hiện tại và tương lai nhưng không nên để bị hạn chế ở vai trò trưng bày, xa rời công chúng. Một bảo tàng hoàn toàn có thể sinh lợi từ nguồn bán vé với điều kiện bảo tàng phát triển được những ý tưởng độc đáo, đề cao được giá trị của các vật phẩm trưng bày, tạo được các hoạt động phù hợp để mọi đối tượng, mọi lứa tuổi có thể tham gia, kết hợp giữa phương pháp triển lãm truyền thống (tác phẩm, hiện vật) với công nghệ (ánh sáng, âm thanh), đặc biệt là nghệ thuật tiếp cận (Immersive art) hoặc công nghệ thực tế ảo (VR)… Công chúng không còn thụ động trong vai trò người xem mà được “chạm” vào, được sống cùng tác phẩm để có được trải nghiệm sâu sắc hơn.Ở quy mô rộng hơn, bảo tàng còn có vai trò “quyền lực mềm” mà Pháp, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Ý, Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như nhiều nước khác biết cách khai thác triệt để. Tại hội thảo về “Opportunités et défis des musées” (Những cơ hội và thách thức của bảo tàng) do hội France Muséums tổ chức ngày 15/01/2022, các chuyên gia cho rằng “ngoài việc đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội ở cấp địa phương, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, các bảo tàng ngày càng đóng góp vào việc thực hiện tầm nhìn ngoại giao và thúc đẩy các chiến lược gây ảnh hưởng, đồng thời góp phần vào việc xích lại gần nhau và hiểu biết tốt hơn giữa các dân tộc”.

TẠP CHÍ VĂN HÓA
Tây Ban Nha : Danh họa Dalí và kinh nghiệm làm triển lãm ảo ở Figueres

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Dec 27, 2024 10:14


Nhắc đến Figueres, thành phố vùng Catalunya của Tây Ban Nha, có lẽ ít người biết đến. Còn nhắc đến Salvador Dalí (1904-1989), nhiều người sẽ trầm trồ vì đó là danh họa trường phái Siêu thực nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Thế nhưng, giữa Dalí và Figueres có mối liên hệ chặt chẽ vì thành phố ở miền đông Tây Ban Nha là quê hương của nghệ sĩ đa tài năng động. Tên tuổi của Dalí đã giúp cho Figueres trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua. Figueres mang đặc trưng của kiến trúc xứ Catalunya với những ngôi nhà mái ngói đỏ, những hàng cọ thẳng tắp, những con phố nhỏ đan chéo nhau trong trung tâm thành phố. Và hình ảnh của Salvador Dalí hiện diện ở khắp nơi. Nghệ sĩ có tầm “nhìn xa trông rộng” đã để lại cho quê hương di sản “có một không hai”.Ngay một trong những lối vào thành phố là Nhà hát-Bảo tàng Dalí (Dalí Theatre-Museum) trông giống như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tường rào màu đỏ gạch, chạy quanh tháp Galatea (tháp có từ thời trung cổ được họa sĩ trùng tu và đặt tên tưởng nhớ đến người bạn đời Gala), được gắn thêm hình những chiếc bánh mì nhỏ màu vàng, đặc trưng của vùng Catalunya. Phía trên tường rào là những quả trứng khổng lồ xen kẽ với những bức tượng lớn mạ vàng mang ý nghĩa biểu tượng về sự sống và trường tồn của loài người.Dalí : Họa sĩ “ngông” giúp quê hương nổi tiếngNhà hát-Bảo tàng Dalí được xây trên nền của nhà hát Figueres, bị thiêu rụi, tan hoang trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Ròng rã 10 năm trùng tu, Dalí đã biến được đống đổ nát thành vật thể siêu thực lớn nhất, được chính nghệ sĩ khánh thành năm 1974, nhằm mục đích mang đến cho du khách “trải nghiệm độc đáo giống như một giấc mơ sân khấu”.Khách tham quan có thể hòa mình trong thế giới độc đáo phản ánh sự nghiệp của danh họa từ những bước đi đầu cho tới đỉnh cao, được chia thành hai khu vực : Nhà hát-Bảo tàng cho thấy những tiêu chí, thiết kế của Dalí và những phòng triển lãm được lần lượt mở rộng sau này. Chân dung của nghệ sĩ Siêu thực nổi tiếng nhất thế kỷ XX được nhà sử học nghệ thuật Mariona Seguranyes phác họa khi trả lời RFI Tiếng Việt :“Những tác phẩm của Salvador Dalí phản ánh những câu hỏi lớn về con người. Dalí là một nhà tư tưởng rất thích viết và vẽ. Salvador Dalí theo trường phái Siêu thực, với phong cảnh ở La Pola, thiên nhiên ở Empordà, tượng trưng cho văn hóa vùng Catalunya. Thành phố Figueres có ý nghĩa rất quan trọng đối với Dalí. Môi trường quanh ông - từ gia đình, văn hóa, trí thức, đến nền văn hóa xứ Catatunya - đều rất quan trọng đối với tác phẩm của Dalí. Ông được cha giáo dục theo tư tưởng cộng hòa liên bang, lúc đó là những người rất cấp tiến trong xã hội. Phong cảnh, thiên nhiên ở vùng Cadaqués cũng đóng vai trò rất lớn đối với Dalí.Khởi nghiệp theo theo trường phái Ấn tượng nhưng sau đó Dalí cân nhắc và làm việc song song ở ngoài trời, hòa với thiên nhiên. Ông miêu tả vô cùng sâu sắc môi trường thiên nhiên này và tạo thành một thế giới song song với thế giới ông sống. Ông nghĩ ra những ký hiệu siêu thực, ví dụ khi suy ngẫm về con tôm hùm. Rồi ông muốn ngẫm đến nỗi buồn, đến những cảm xúc trong lòng và diễn giải bằng những ký hiệu tượng trưng. Ngay cả họa sĩ người Bỉ René Magritte (tiền bối, một trong những họa sĩ chủ đạo của trường phái Siêu thực) cũng đến thăm Dalí ở Cadaqués, tìm hiểu phong cách sáng tác và toàn bộ tác phẩm đang được Dalí thực hiện lúc bấy giờ”.Những công trình liên quan đến Dalí trong thành phố Fuigueres còn phản ánh cá tính “ngông ngông”, sự độc đáo của của nghệ sĩ nổi tiếng với bộ ria hếch. Cách Nhà hát-Bảo tàng Dalí chỉ khoảng 100 mét là ngôi nhà nơi ông sinh ra, giúp hiểu thêm về con người và sự nghiệp của ông. Bà Mariona Seguranyes giải thích :“Để khám phá được nhân cách của Dalí, điều quan trọng trước tiên là đến thăm ngôi nhà nơi ông sinh ra (Casa Natal), bởi vì chúng tôi kể về cá tính của ông, bối cảnh văn hóa và trí thức của thành phố và người thân của ông lúc bấy giờ. Ngoài ra, chúng tôi nói đến một chủ đề mà ông rất quan tâm : khám phá khoa học, cách ông phối hợp sóng âm thanh với hình ảnh truyền thông, với báo chí. Đây là chủ đề rất quan trọng đối với ông, tiếp theo là mối quan hệ của ông với Gala (người bạn đời và là nàng thơ của ông). Và chúng tôi kết nối tất cả những sự kiện đó lại với nhau. Ngoài ra còn có một gian phòng nói về mối liên hệ giữa Dalí và cảnh vật bên ngoài”.“Nghệ thuật tiếp cận”, “thực tế ảo” : Những công nghệ giúp “chạm” đến DalíNgôi nhà nơi Salvador Dalí trào đời ngày 11/05/1904 được mở cửa trở lại năm 2023 sau một thời gian trùng tu. Thành phố muốn công chúng biết đến nơi “Tất cả bắt đầu” đối với danh họa và sống trong thế giới của Dalí, từ khi ông sinh ra cho đến khi đạt đến đỉnh cao của thành công. Ông Eduard Bech, giám đốc Premsa Casa Natal Salvador Dalí, giải thích với RFI Tiếng Việt :“Trước tiên, phải nói đây không phải là viện bảo tàng vì bảo tàng cần một bộ sưu tập nhưng chúng tôi không có bộ sưu tập nào cả. Đây là một địa điểm văn hóa để tìm hiểu về Salvador Dalí, để biết rõ hơn cuộc đời cũng như sự nghiệp của họa sĩ. Chúng tôi thiết kế địa điểm này thành một trải nghiệm tương tác, có nghĩa là người xem được hòa mình, được biết thêm nhiều điều kể từ khi cha mẹ ông đến Figueres làm việc, rồi sinh ra Salvador Dalí năm 1904, tiếp theo là thời thơ ấu của ông, giai đoạn ông theo học nghệ thuật kịch cho đến khi đi Madrid và đến Mỹ để theo đuổi sự nghiệp”.Tất cả những thông tin được tìm hiểu kỹ lưỡng, đặc biệt là những năm đầu đời tác động đến tính cách của Dalí, như mối liên hệ sóng gió với cha, người đã tước quyền thừa kế của Dalí, đuổi ông ra khỏi nhà ; hoặc với người mẹ, Felipa Domènech, qua đời khi Dalí mới 16 tuổi ; hoặc với em gái Anna Maria, ít hơn bốn tuổi, người mà ông giữ mối quan hệ gắn bó cho đến năm 1929, khi Dalí gặp “nàng thơ” mới - Gala. Phần tiếp theo dành nói về đời sống công chúng và truyền thông của nghệ sĩ danh tiếng (các buổi biểu diễn, hợp tác với Hitchcock và Walt Disney, mối quan hệ của ông với giới truyền thông…). Giám đốc Eduard Bech giải thích :“Chúng tôi dùng các nguồn tư liệu nghe nhìn và tương tác. Chúng tôi cũng sử dụng kỹ thuật ảnh ba chiều, chỉ dẫn âm thanh đi kèm với nội dung. Hành trình thăm quan từ đầu cho đến cuối chỉ đi theo một chiều. Khách tham quan như bước trong cuộc đời của Salvador Dalí từ khi ông sinh ra năm 1904 đến 1989, ngày ông qua đời. Toàn bộ âm thanh, âm nhạc và nội dung được thiết kế riêng để mang lại cảm giác thoải mái và tạo cảm xúc cho khách tham quan”.Một điều chắc chắn là trong vòng hơn một tiếng tham quan, không có một giây phút nhàm chán nào. Người xem như bị cuốn theo cuộc đời của nghệ sĩ ở nhiều khía cạnh, từ đời sống cá nhân đến nghệ thuật, trong vai trò là một nhà văn, nhà tư tưởng, người biểu diễn và người yêu khoa học. Giọng của người dẫn chuyện trong máy nghe cá nhân được lồng với giọng nói của Dalí cùng với những thước phim ngắn kích thích sự tò mò của khách tham quan, và đặc biệt hơn là lời giải thích những gì nghệ sĩ đa tài không thể truyền đạt trực tiếp, hoặc những gì người khác nói về ông.Nghệ thuật thu hút du khách đến bảo tàngĐó là một cách kể chuyện rất khác, rất lôi cuốn, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người mà không nhất thiết cần đến đồ vật minh họa. Đây cũng có thể là một kinh nghiệm để văn hóa bảo tàng trở nên dễ tiếp cận hơn, hấp dẫn hơn ở một số nước nơi việc tham quan bảo tàng chưa trở thành một thói quen, một nhu cầu hoặc một niềm đam mê. Giám đốc bảo tàng Eduard Bech chia sẻ :“Chúng tôi nghĩ rằng loại trải nghiệm tương tác, hòa mình như thế này là lựa chọn tốt nhất để thu hút khán giả vì đó là một cách rất đặc biệt để tiếp thu nội dung. Đó cũng là một cách mới lạ để có thông tin và cũng là một cách khác để tìm hiểu thêm về một nghệ sĩ và những câu chuyện xoay quanh người nghệ sĩ này. Chúng tôi nghĩ rằng trải nghiệm nghe nhìn, sống động là trải nghiệm tốt nhất để có tiếp nhận thông tin và để tìm hiểu sâu hơn”.“Kinh doanh” bảo tàng : Tại sao không ?Bảo tàng, trung tâm triển lãm có sứ mệnh cơ bản là bảo vệ và phát huy di sản cho những thế hệ hiện tại và tương lai nhưng không nên để bị hạn chế ở vai trò trưng bày, xa rời công chúng. Một bảo tàng hoàn toàn có thể sinh lợi từ nguồn bán vé với điều kiện bảo tàng phát triển được những ý tưởng độc đáo, đề cao được giá trị của các vật phẩm trưng bày, tạo được các hoạt động phù hợp để mọi đối tượng, mọi lứa tuổi có thể tham gia, kết hợp giữa phương pháp triển lãm truyền thống (tác phẩm, hiện vật) với công nghệ (ánh sáng, âm thanh), đặc biệt là nghệ thuật tiếp cận (Immersive art) hoặc công nghệ thực tế ảo (VR)… Công chúng không còn thụ động trong vai trò người xem mà được “chạm” vào, được sống cùng tác phẩm để có được trải nghiệm sâu sắc hơn.Ở quy mô rộng hơn, bảo tàng còn có vai trò “quyền lực mềm” mà Pháp, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Ý, Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như nhiều nước khác biết cách khai thác triệt để. Tại hội thảo về “Opportunités et défis des musées” (Những cơ hội và thách thức của bảo tàng) do hội France Muséums tổ chức ngày 15/01/2022, các chuyên gia cho rằng “ngoài việc đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội ở cấp địa phương, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, các bảo tàng ngày càng đóng góp vào việc thực hiện tầm nhìn ngoại giao và thúc đẩy các chiến lược gây ảnh hưởng, đồng thời góp phần vào việc xích lại gần nhau và hiểu biết tốt hơn giữa các dân tộc”.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Thế giới 2024 : Một năm hỗn loạn

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Dec 26, 2024 17:30


Năm 2024 sắp khép lại, nhưng Trung Đông, Ukraina vẫn trong khói lửa. Tại Biển Đông và eo biển Đài Loan, nguy cơ xung đột vũ trang rình rập. Nước Pháp của tổng thống Emmanuel Macron rơi vào cảnh rối ren chính trị. Trong cảnh hỗn loạn này, nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đánh dấu sự trở lại ngoạn mục khi thắng cử vẻ vang.  Trung Đông : Xung đột lan rộngNăm 2024 là một năm chết chóc cho vùng Trung Đông. Israel không những tiếp tục không kích chống phong trào Hồi giáo Palestine Hamas ở dải Gaza khiến hơn 45 ngàn người chết, mà còn mở rộng xung đột sang cả Liban, oanh kích các vị trí của Hezbollah, đồng minh của Hamas. Theo số liệu từ bộ Y Tế Liban, tính từ tháng 10/2023, các cuộc giao tranh giữa Israel và Hezbollah đã giết chết hơn 4.000 người tại Liban.  Nhưng năm 2024 còn một năm đen tối cho Iran, Hamas và Hezbollah. Tình báo Israel lần lượt triệt hạ dàn lãnh đạo các đối thủ từ chỉ huy lực lượng Al Qods của Iran tại Syria và Liban cho đến các thủ lĩnh của phe Hamas, Hezbollah. Đỉnh điểm là vụ nổ các máy nhắn tin, bộ đàm trong tháng 9/2024 khiến 37 thành viên Hezbollah thiệt mạng và làm bị thương nặng gần 3.000 người khác. Cuộc oanh kích tăng cường vài ngày sau đó ở phía nam thủ đô Beyrouth, giết chết Hassan Nasrallah, lãnh đạo Hezbollah, đã làm rúng động khu vực.Chiến dịch « thủ tiêu » các thủ lĩnh phe Hamas và Hezbollah của Israel đã làm lung lay « trục kháng chiến ». Hệ quả là tại Syria, liên minh các lực lượng nổi dậy do lực lượng Hồi giáo Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) dẫn đầu đã tiến hành một cuộc phản công chớp nhoáng, lật đổ chế độ Damas. Bị Nga và Iran, hai đồng minh lâu đời, bỏ rơi, nhà độc tài Bachar Al-Assad cùng người thân buộc phải bỏ chạy khỏi đất nước, đến tị nạn ở Matxcơva.Rym Momtaz, chuyên gia về Trung Đông, Viện Carnegie, trên kênh truyền hình Pháp – Đức Arte, cho rằng, đây là đòn giáng đau, một thất bại cho trục chiến lược mà Iran xây dựng từ 40 năm qua nhằm mở rộng ảnh hưởng, một tầm ảnh hưởng tai hại, cướp đi sinh mạng của nhiều người dân Syria, người dân Liban, Palestine và Israel. Nhưng đó cũng là một cơ hội để Liban thoát khỏi sự ảnh hưởng của Hezbollah, xây dựng một tương lai mới cho đất nước:« Ở vùng này của xứ sở Ả Rập, sự kết thúc của chế độ Assad có thể được so sánh với sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Về phần Liban, điều quan trọng là phải xem trong các cuộc bầu cử tiếp theo, các chính đảng ở Liban cuối cùng có thoát được ảnh hưởng, không chỉ từ chế độ Syria trên thực tế, được tiến hành ít nhiều tùy thuộc vào các giai đoạn kể từ những năm 80 với một cuộc đàn áp đẫm máu, trong đó chế độ này với sự giúp đỡ của Hezbollah đã hạ sát một số đối thủ chính trị, những nhân vật rất quan trọng trong những năm 80 và kể từ những năm 80 cho đến ngày nay.Ngày nay, đây là một cơ hội chưa từng có để Liban hiện đại hóa đất nước, đúng hơn là có thể tự giải phóng và khẳng định chủ quyền của mình. Tôi nghĩ rằng Hezbollah sẽ khó mà áp đặt một ứng cử viên tổng thống hoàn toàn là người của họ. »Chế độ Bachar Al-Assad thất thủ, liệu đó cũng là một « thất bại » cho Nga ? Đây là điều mà tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi trao đổi với giới báo chí cuối năm theo truyền thống đã bác bỏ. Theo quan điểm của nhà địa chính trị học Ulrich Boulnat, sự việc cho thấy Nga khó mà tác chiến trên hai mặt trận cùng một lúc. Trên đài RFI, nhà địa chính trị học giải thích:« Điều này cho thấy trên thực tế hầu hết các nguồn lực quân sự của Matxcơva đều được dồn cho mặt trận Ukraina và do đó Nga thực sự gặp khó khăn trong việc quản lý hai mặt trận. Chúng ta phải hiểu rằng một trong những thế mạnh đặc biệt của Nga ở Syria là khả năng thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn. Chúng tôi gần như chắc chắn rằng có khoảng 40 máy bay Nga đóng tại Hmeimmi để thực hiện các vụ đánh bom vào các khu vực nổi dậy ở Syria, nhưng do cuộc chiến ở Ukraina, số máy bay này chỉ còn khoảng một chục chiếc. Hầu hết trang thiết bị và binh lính của Nga ở nước ngoài, thậm chí ở Trung Á đều được cho rút về mặt trận Ukraina vì Nga thiếu người và trang thiết bị. Và vì vậy, việc thiếu người, thiếu máy bay chiến đấu, thiếu cả bom trên máy bay quả thật khiến Nga không thể làm gì nhiều để cứu Bachar Al-Assadvà do đó, Nga không thể làm gì khác ngoài việc đứng nhìn sự sụp đổ của Bachar Al-Assad ».Ukraina : Xung đột bị quốc tế hóa ? Sau thất bại của phản công vào mùa xuân 2023, quân đội Ukraina bất ngờ đánh chiếm vùng Kursk, tây nam nước Nga, giáp biên giới phía bắc Ukraina. Mục tiêu đặt ra là chuyển hướng quân Nga ở mặt trận phía đông nơi Ukraina đang gặp khó khăn trên chiến trường, nhưng bất thành. Ukraina giờ đối mặt với một mùa đông khắc nghiệt thứ ba khi Nga tăng cường oanh kích, phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở năng lượng của Ukraina.Xung đột leo thang khi tổng thống Nga một lần nữa đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân với việc cho sửa đổi học thuyết hạt nhân. Cuộc chiến tại Ukraina còn bị « thế giới hóa » với việc Mỹ và các nước đồng minh châu Âu cho phép Ukraina – sau nhiều tháng đòi hỏi – được sử dụng tên lửa tầm xa để bắn phá các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, và ở bên kia chiến tuyến là việc Bắc Triều Tiên điều hơn 11 ngàn quân sang giúp Nga, theo tinh thần Hiệp ước Đối tác Chiến lược được tổng thống Vladimir Putin ký kết với lãnh đạo Kim Jong Un nhân chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng ngày 19/06/2024.Nếu như sự việc gây lo lắng cho phương Tây cũng như hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ tại châu Á, thì thái độ im lặng của Trung Quốc về việc Nga – Triều thắt chặt hợp tác quân sự đã thu hút nhiều bình luận từ các nhà phân tích phương Tây, cho rằng sự việc đặt Bắc Kinh trong thế bất lợi. Một quan điểm không được Laurent Gédéon, giảng viên trường đại học sư phạm Lyon, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI Tiếng Việt ngày 05/12/2024.GV. Laurent Gédéon : « Trong phạm vi này, mối hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên dường như chủ yếu đáp ứng các yêu cầu mang tính chiến thuật và do vậy, Trung Quốc vào lúc này sẽ không có những lo lắng quan trọng nào về vấn đề đó.Quả thật, nhu cầu về đạn dược của quân đội Nga là một trong các yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác với Bắc Triều Tiên và nước này cũng đã tận dụng cơ hội để thoát khỏi sự cô lập sâu sắc mà họ đang phải đối mặt.Liên quan đến việc binh sĩ Bắc Triều Tiên tham gia trực tiếp vào các cuộc giao tranh, thông báo đưa ra hồi tháng 11/2024 về việc triển khai khoảng 11 ngàn binh sĩ Bắc Triều Tiên ra chiến trường đã cho thấy rằng số binh sĩ này chủ yếu trú đóng tại vùng Kursk, nằm trên lãnh thổ Nga, chứ chưa phải trên lãnh thổ Ukraina.Mục tiêu nhắm đến của Matxcơva là tận dụng sự hỗ trợ này của Bắc Triều Tiên để lấy lại quyền kiểm soát vùng Kursk trước khi Donald Trump lên cầm quyền và khả năng bước vào một giai đoạn đàm phán. Thực vậy, việc chiếm lại được vùng lãnh thổ bị Ukraina chiếm đóng sẽ tước đi một lá bài ngoại giao quan trọng của Kiev.Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc im lặng không hẳn là vì nước này bị bất ngờ, bởi vì đối với tôi, có vẻ Nga – Trung đã liên lạc với nhau trước và sau khi Nga – Triều ký thỏa thuận. Sự im lặng này, theo ý tôi, có thể do Trung Quốc cho rằng hành động này thiên về chiến thuật, chứ không phải là một sự thay đổi chiến lược cơ bản. » Đọc thêm: Chiến tranh Ukraina và tam giác chiến lược Nga – Trung – TriềuRủi thay, trong cuộc chiến bất cân xứng này, « bên nào có thể cung cấp nhiều đạn dược cũng như là nhiều "bia người đỡ đạn", thì bên đó có nhiều cơ may thắng thế », đây chính là những gì Nga đang có. Câu hỏi đặt ra : Liệu rằng cuộc xung đột này có thể chấm dứt vào năm 2025 như mong muốn của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hay không ? Mọi cặp mắt giờ đổ dồn về phía tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump !Biển Đông, eo biển Đài Loan dậy sóngNăm 2024 ghi nhận căng thẳng gia tăng đột biến tại Biển Đông với những cuộc va chạm liên tục giữa hải cảnh Trung Quốc và Philippines. các cuộc tập trận hải quân – không quân quy mô lớn của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan, trong khi ở bán đảo Triều Tiên, tình hình đã trở nên nóng bỏng với các vụ thử tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.Căng thẳng bán đảo Triều Tiên còn bùng phát đến mức đáng lo ngại khi Bắc Triều Tiên cho xóa bỏ mọi chỉ dấu có liên quan đến việc thống nhất hai miền. Hiến Pháp Bắc Triều Tiên tháng 10/2024 chính thức xem Hàn Quốc là một « quốc gia thù địch », và lãnh đạo Kim Jong Un đe dọa « không ngần ngại » sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị Mỹ - Hàn tấn công.Cán cân an ninh bán đảo Triều Tiên còn trở nên bất ổn hơn khi Bắc Triều Tiên quyết định điều hơn 11 ngàn quân đến Nga trong khuôn khổ Hiệp ước Đối tác Chiến lược được ký kết giữa hai nước nhân chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng của tổng thống Nga Vladimir Putin hồi trung tuần tháng 6/2024. Đổi lại, Bình Nhưỡng có thể nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ quân sự từ Nga.Eo biển Đài Loan năm 2024 cũng không lặng sóng. Từ khi ông Lại Thanh Đức thuộc Dân Tiến Đảng đắc cử tổng thống Đài Loan, Trung Quốc liên tục gia tăng áp lực quân sự với các cuộc tập trận hải quân – không quân quy mô lớn, mô phỏng bao vây đảo, mà chiến dịch hải quân mới nhất là vào ngày 10/12/2024. Mục tiêu là chứng tỏ khả năng bao vây, bóp nghẹt Đài Loan, theo  nhận định từ một quan chức quốc phòng cao cấp Đài Loan với AFP. Đọc thêm: Nguy cơ Trung Quốc đánh chiếm: Đài Loan chuẩn bị công luận quốc tế và trong nước như thế nàoTại Biển Đông, Philippines chọn đối đầu với hải cảnh Trung Quốc xung quanh các đảo, bãi đá ngầm có tranh chấp. Các cuộc va chạm giữa tuần duyên hai nước đã gia tăng mạnh mẽ và có phần quyết liệt hơn, khiến các nước trong khu vực lo ngại nổ ra xung đột vũ trang. Trước các hành động hung hăng của Trung Quốc, chính quyền Manila đã tăng cường hợp tác quốc phòng với nhiều đối tác, từ đồng minh truyền thống là Mỹ cho đến Nhật Bản, Úc, Pháp…Đặc biệt, lần đầu tiên, Philippines và Việt Nam đã quyết định thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong các lĩnh vực như an ninh, cứu trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trên biển. Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 07/10/2024, giảng viên Laurent Gédéon, trường Sư phạm Lyon, nhận định về mối quan hệ hợp tác này :GV. Laurent Gédéon : « Theo quan điểm của tôi, đây là vấn đề hợp tác kỹ thuật hơn là cách tiếp cận chiến lược của chính quyền Việt Nam. Vấn đề này nằm trong khuôn khổ hợp tác quân sự và an ninh cổ điển, kiểu hợp tác này cũng tồn tại với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Theo tôi, trước tiên chúng ta có thể thấy sáng kiến ​​này phản ánh tính thực dụng của các nhà lãnh đạo Việt Nam và minh họa cho chính sách giữ khoảng cách cân bằng vốn là đặc trưng của ngoại giao Việt Nam. Hợp tác về mặt quân sự với Philippines cho phép Việt Nam thể hiện là một chủ thể đáng tin cậy trước các nước khác trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, và có lợi thế là thể hiện rằng Hà Nội không từ bỏ tham vọng của họ ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.Các cuộc diễn tập chung vào tháng 08/2024, giữa thủy thủ Việt Nam và Philippines, đã xác nhận điểm này. Hai bên tập trung vào hỗ trợ và cứu hộ chứ không phải vào các hành động tấn công. Hai bên không gửi bất kỳ thông điệp thù nghịch nào tới Trung Quốc. Người ta cũng thấy rằng Việt Nam rất kín tiếng trong giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng gần đây giữa Manila và Bắc Kinh. Trong những điều kiện này, ít có khả năng Bắc Kinh nhìn nhận là có một mối đe dọa trong diễn biến hiện nay về quan hệ giữa Việt Nam và Philippines ». Đọc thêm: Trung Quốc phải đối phó với hợp tác tuần duyên Việt Nam-Philippines ở Biển Đông ?Mỹ : Sự trở lại ngoạn mục của Donald TrumpNăm 2024 còn được đánh dấu bởi thắng lợi vẻ vang của nhà tỷ phú người Mỹ Donald Trump trong một cuộc bầu cử tổng thống mang nhiều yếu tố bất ngờ, từ việc ông bị ám sát hụt cho đến việc ông Joe Biden buộc phải bỏ cuộc và để phó tổng thống Mỹ Kamala Harris lao vào tranh cử giữa dòng.Theo nhà nghiên cứu về Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer, chủ tịch nhóm cố vấn Quỹ Marshall Đức (German Marshall Fund – GMF), việc Donald Trump thắng cử không có gì là bất ngờ, nhưng « điều gây ấn tượng là ông ấy đã mở rộng thành công cơ sở cử tri của mình trong tất cả các tầng lớp dân cư Mỹ, từ mọi xã hội nghề nghiệp, các thế hệ, cả trong các cộng đồng sắc tộc người Mỹ gốc Phi và châu Mỹ - Latinh ».Chính sách đối ngoại không phải là điều người dân Mỹ quan tâm, dù vậy, trở lại Nhà Trắng, Donald Trump ít nhất phải đối mặt với nhiều thách thức lớn : Từ thương chiến Mỹ - Trung và Mỹ - Âu, cho đến « chảo lửa » Trung Đông,  hồ sơ hạt nhân Iran, an ninh châu Á, đặc biệt là tại Biển Đông và bán đảo Triều Tiên và cuối cùng là Ukraina : Tương lai nào cho nền hòa bình của nước này vào lúc Donald Trump hứa sẽ chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ ?Về điểm này, nữ chuyên gia người Pháp, Alexandra de Hoop Scheffer, trên kênh truyền hình ARTE, ngày giải thích :« Người có lập trường rõ ràng nhất về thỏa thuận mà ông Trump muốn đúc kết với ông Putin là phó tổng thống đắc cử J.D. Vance. Đó là việc thiết lập một vùng đệm phi quân sự giữa quân Nga và quân Ukraina dọc theo đường chiến tuyến mà trên thực tế hiện đang trong ngõ cụt . Vùng Donbass và bán đảo Crimée, sẽ được cho là thuộc sở hữu của Nga. Điều này sẽ đi kèm với một nghĩa vụ buộc Ukraina phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO ít nhất trong một thời hạn là 20 năm. Đây chính là những gì đang được hình thành trong kế hoạch của Trump. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraina để ngăn chặn Nga mở lại một cuộc xung đột mới. Nhưng tôi e rằng gánh nặng kinh tế, quân sự, nhân đạo sẽ đè nặng lên châu Âu. »Pháp : Chính trường hỗn loạnNăm 2024 sẽ được ghi lại trong biên niên sử như là một năm khủng khiếp cho nước Pháp. Về đối ngoại, Pháp lại bị mất thêm các căn cứ quân sự tại châu Phi là Cộng hòa Tchad và Senegal. Về đối nội, đây là một năm « đen đủi » cho tổng thống Emmanuel Macron, bất chấp một Thế Vận Hội Mùa Hè 2024 thành công rực rỡ được thế giới ca ngợi hết lời, bất chấp việc mở cửa trở lại Nhà Thờ Đức Bà Paris sau 5 năm trùng tu được cả thế giới chào mừng.Chỉ trong vòng có một năm nước Pháp có đến bốn thủ tướng, lần đầu tiên tính từ năm 1934, và các chính phủ nối tiếp, trong nhiều tuần chỉ «xử lý thường vụ». Nguyên nhân chỉ vì một quyết định mà nhiều người chỉ trích cho là « đơn phương » của  tổng thống Pháp, giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử sớm sau thất bại củ đảng của ông trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, với hy vọng tìm lại được đa số ở Hạ Viện.Quyết định « điên rồ » này của nguyên thủ Pháp đã không mang lại kết quả như mong muốn : Nghị trường Pháp không những bị phân mảnh, không có đa số rõ rệt, mà còn cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) và đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI). Nghị trường Pháp tê liệt, không có ngân sách, đẩy nước Pháp rơi vào tình trạng bất động do thiếu đa số.Liệu rằng François Bayrou, vị thủ tướng thứ tư vừa được bổ nhiệm ngay trước cuối năm, có sẽ chịu chung số phận với người tiền nhiệm Michel Barnier, chỉ tồn tại được ba tháng do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ ? Nỗi ngờ vực chưa có lúc nào lớn như hiện nay. Bế tắc chính trị xảy ra vào lúc thâm hụt ngân sách đạt mức kỷ lục, với mức nợ công lên đến hơn 110% so với GDP, tức ở khoảng hơn 3.100 tỷ euro.Trước nguy cơ đất nước trong tình trạng mất phương hướng và bất động kéo dài, Alain Minc, một cây bút thời luận, trên đài phát thanh France Culture cảnh báo : Nước Pháp chỉ có thể thoát khỏi sự bế tắc chính trị hiện nay bằng một cuộc bầu cử mới, hoặc tổng thống, hoặc lập pháp.Một điều chắc chắn, các rối ren chính trị đã làm suy yếu rõ rệt vai trò của Pháp trên trường quốc tế, đặc biệt là trong khối Liên Hiệp Châu Âu !

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Nguy cơ Trung Quốc đánh chiếm: Đài Loan chuẩn bị công luận quốc tế và trong nước như thế nào

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Dec 19, 2024 22:28


Từ năm 2022, sau chuyến thăm Đài Bắc của chủ tịch Hạ Viện Mỹ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi, Trung Quốc không ngừng gia tăng sức ép quân sự với đảo Đài Loan. Đỉnh điểm mới nhất là vào ngày 10/12/2024, Trung Quốc triển khai « gần 90 tầu chiến » tại các vùng biển Hoa Đông, Biển Đông, cũng như tại eo biển Đài Loan, cao hơn nhiều so với đợt tập trận năm 2022. Kết thúc cuộc tập trận kéo dài nhiều ngày, Bắc Kinh, qua lời phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Ngô Khiêm, tuyên bố Trung Quốc là « nước duy nhất » có thể « quyết định tổ chức hay không các cuộc tập trận, cũng như là thời điểm nước này tổ chức tùy theo nhu cầu riêng » của Trung Quốc.Các cuộc tập trận của Trung Quốc mô phỏng tấn công chống tầu chiến và thao dượt phong tỏa các đường biển. AFP ngày 13/12/2024 dẫn lời một quan chức an ninh cao cấp Đài Loan, xin ẩn danh, cho biết những chiến dịch hải quân rầm rộ của Bắc Kinh là nhằm chứng tỏ khả năng bóp nghẹt Đài Loan.Trong 70 năm tồn tại, chưa lúc nào quan hệ giữa hai bờ eo biển lại trở nên căng thẳng gay gắt như trong gần một thập niên gần đây, nhất là kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền tại Trung Quốc vào năm 2013 và ở bên kia eo biển, Dân Tiến Đảng, chủ trương độc lập, lên lãnh đạo Đài Loan.Benjamin Blandin, tiến sĩ ngành Quan hệ Quốc tế, Viện Công giáo Paris trong một bài viết đăng trên The Conversations, đưa ra các con số ấn tượng : Số vụ tầu chiến Trung Quốc xâm nhập vùng dặc quyền kinh tế Đài Loan đã tăng từ 71 vào năm 2018 lên mức 600 vụ trong năm 2019 và tăng vọt lên 3.478 lần vào năm 2020. Riêng trong năm 2022, hơn 2.000 lần máy bay Trung Quốc đi vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan được ghi nhận.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong nhiều dịp khác nhau đều đưa ra cảnh báo chống mọi sự can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc, kể cả vấn đề Đài Loan, mà theo quan điểm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đây chỉ là một đảo phản nghịch, sớm hay muộn phải được thu hồi, kể cả bằng vũ lực. Tháng 11/2022, trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Tập Cận Bình đã nêu rõ Đài Loan là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và do vậy đối với các cường quốc khác, hòn đảo này là một « lằn ranh đỏ » không nên vượt qua.Giới quan sát phương Tây cho rằng từ đây đến năm 2049, một cuộc tấn công chiếm đảo rất có thể sẽ trở thành hiện thực – đó là năm Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày lập quốc. Cuộc tấn công có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức : Sử dụng các hệ thống vũ khí và triển khai quân đổ bộ ; khởi động cuộc chiến hỗn hợp bao gồm phá hủy các cơ sở hạ tầng chủ chốt và cắt nguồn điện hay cắt kết nối mạng Internet ; thiết lập vùng cấm bay trên không phận Đài Loan ; và thậm chí bao vây kín đảo.Trong bối cảnh này, việc Donald Trump sắp trở lại cầm quyền càng khiến cho chính quyền Đài Bắc lo ngại về những bước đi bất định của nhà tỷ phú Mỹ : Liệu tân chủ nhân Nhà Trắng có sẽ đem an ninh của Đài Loan ra mặc cả trong cuộc thương chiến với Trung Quốc ? Người dân Đài Loan cảm nhận như thế nào về mối nguy Trung Quốc tấn công ? Liệu Đài Loan có thể trông cậy vào sự hậu thuẫn từ các nước bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản ?Anh Nguyễn Giang, thông tín viên của RFI Tiếng Việt, sau bốn tháng tham gia các khóa học ngắn hạn tại trường đại học Chính trị Đài Loan (NCCU), có dịp tham quan một số nơi và gặp gỡ trao đổi với các học giả đến từ nhiều nước trên thế giới, cũng như với người dân địa phương, trước hết ghi nhận xã hội Đài Loan, từ giới học giả, quân sự, cho đến những người dân bình thường đều rất quan tâm đến mối quan hệ với Trung Quốc. Ngành nghiên cứu về  quan hệ xuyên eo biển Đài Loan là một ngành rất phát triển. Đài Loan đã chuẩn bị cho nguy cơ bị tấn công từ rất lâu, và gần như trở nên chuyên nghiệp trong việc đối phó với Trung Quốc, qua việc mở các hội thảo và thường xuyên thao dợt, tập trận trên mạng, với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế.TTV. Nguyễn Giang : « Đài Loan áp dụng năm nguyên tắc của Tôn Tử, nhà lý thuyết quân sự nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Học thuyết chiến tranh của Tôn Tử phân tích 5 yếu tố : Thiên, Khí, Địa, Tướng và Pháp (…) Ngược lại, người dân Đài Loan nhìn nhận Trung Quốc cũng là người Trung Hoa và do vậy, họ cũng có thể dùng binh pháp Tôn Tử, cũng phân tích Thiên – Khí – Địa – Tướng – Pháp để đánh giá Đài Loan (…) Mối quan hệ xuyên eo biển gần như là những câu chuyện hàng ngày. Nhưng điều đó không có nghĩa là người dân Đài Loan có vẻ lo sợ hay là người ta cảm thấy – như một số đài báo ở bên Anh hay ở châu Âu hay như ở các nước khác – như là sắp có chiến tranh. »Các điều tra dư luận do Reuters công bố gần đây cũng cho thấy có một sự cách biệt rõ giữa các thế hệ về chủ đề hợp nhất Đài Loan với Trung Quốc. Điều tra cho thấy, tuy sống trong căng thẳng nhưng 61% số người được hỏi không tin rằng Trung Quốc sẽ tấn công ; 69% khẳng định họ sẽ đứng lên bảo vệ lãnh thổ Đài Loan, nhưng khoảng một nửa trong số này không tin quân đội Đài Loan đủ sức để chống trả trong trường hợp bị Trung Quốc bao vây và chặn viện toàn bộ.TTV. Nguyễn Giang : « Khi đến những thành phố khác, qua trao đổi với người dân bình thường, tôi thấy họ có một niềm tin là, "đều là người Trung Hoa cả, thì không có chuyện người Trung Hoa ở bên kia lại sang bắn giết bên này". Thứ hai, khi tôi trò chuyện với một số bạn trẻ hơn, ngoài 20-25 tuổi, họ có những suy nghĩ ngược lại. Họ không quan tâm đến Trung Quốc, không coi mình là người Trung Quốc, và tự cho mình là người Đài Loan và chẳng có lý do gì để về với lục địa cả. Sự phân chia thế hệ ở Đài Loan và thái độ của họ đối với Trung Quốc là rất rõ rệt. Những người cao tuổi họ vẫn tin mình là người Trung Quốc, đó là những người có cha mẹ họ hàng từ Trung Quốc sang, hay vẫn còn anh em, chú bác ở bên đó. »Nhưng cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở Đài Loan còn cho thấy có một xu hướng muốn « giữ nguyên trạng », nghĩa là không về với Đại Lục, mà cũng không đòi độc lập. Sự kiện này minh chứng cho một xã hội Đài Loan cởi mở, có những luồng tư tưởng rất tự do, và một xu thế tạo bản sắc riêng đang hình thành. Xu thế này cũng cho thấy là xã hội Đài Loan cũng đã có những biến chuyển nhanh trong những năm gần đây.TTV. Nguyễn Giang : « Giới học giả nước ngoài sang Đài Loan làm việc đều chia sẻ quan điểm : Giữ nguyên trạng là hình thức tốt nhất cho Đài Loan (…) Nếu bây giờ Trung Quốc không thống nhất, càng để về sau Đài Loan trở thành một xã hội rất xa lạ với Trung Quốc. Giới trẻ Đài Loan không quan tâm, thậm chí nếu không đi Trung Quốc cũng không sao. Họ đã thành một thế hệ thứ ba sống ở đây, tách biệt với Trung Hoa Đại Lục. Mức sống cao hơn, đi sang Đông Nam Á rất được coi trọng, hộ chiếu Đài Loan là một hộ chiếu rất có quyền lực và mức sống của họ tương đối ổn. »Nhìn chung, tuy luôn dưới sức ép quân sự của Trung Quốc, giới quan sát và các nhà phân tích tại Đài Loan tin rằng Trung Quốc khó thể tấn công ồ ạt Đài Loan, một mặt do những khó khăn về vị trí địa lý và mặt khác do những ràng buộc lợi ích giữa Mỹ và Đài Loan.TTV. Nguyễn Giang : « Theo trình bày của một cựu sĩ quan hải quân về hưu, đường trung tuyến ở phía Tây của đảo Đài Loan nhìn ra eo Bashi và vùng biển của Philippines, hóa ra Đài Loan rất gần với nhiều đảo nhỏ của Nhật Bản, không đơn giản là Nhật Bản ở rất xa phía bắc, ngay phía đông nam của Đài Loan đã là một số đảo nhỏ của Nhật. Thế nên, không dễ dàng gì Trung Quốc có thể đem quân, vòng ra bên ngoài hải quân để đánh từ phía đông đánh lại mà Nhật Bản có thể để yên, chắc chắn là sẽ đi vào vùng nước của Nhật Bản.Thứ hai, Hoa Kỳ luôn giữ Đài Loan như là một con xe trong trận cờ với Trung Quốc ở nhiều góc độ. Do vậy, không đơn giản là một ông Trump lên sẽ có những quyết định cá nhân đối với Đài Loan. Bởi vì đây là cả quyền lợi lâu dài của người Mỹ. Ví dụ họ muốn bảo vệ nguồn cung ứng chip bán dẫn Đài Loan, có vị trí quan trọng cho cả công nghiệp cũng như cho quân sự của Hoa Kỳ. »

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Triển lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu thiết bị quân sự

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Dec 16, 2024 9:59


Việt Nam chi khoảng 120 tỷ đồng, từ nguồn tài trợ và từ nguồn tài chính xã hội hóa, để tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ hai (19-22/12/2024). Đây là cơ hội để Việt Nam “chứng minh nền công nghiệp quốc phòng tự lực, tự chủ, tự cường, song vẫn sẵn sàng hợp tác với các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến để học hỏi”, đặc biệt là những khách mời quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Israel, Pháp, Anh, Tây Ban Nha. Việc tổ chức triển lãm quốc phòng là một thay đổi lớn trong quân đội Việt Nam, thường vẫn khá bí mật. Triển lãm quốc phòng quốc tế lần này có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với quân đội Việt Nam ? Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc, trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.RFI : Việt Nam tổ chức triển lãm quốc phòng lần thứ hai, từ 19-22/12/2024. Triển lãm này dường như trở thành hoạt động thông lệ hai năm một lần. Sự kiện có ý nghĩa như thế nào cho Việt Nam và bộ Quốc Phòng ? Hà Nội trông đợi gì từ các nhà cung cấp thiết bị quân sự quốc tế tham gia ? Nguyễn Thế Phương : Sự kiện này sẽ mang hai hàm ý. Thứ nhất là gửi thông điệp tới trong nước rằng Quân đội Việt Nam có đủ khả năng và đủ sức mạnh để có thể bảo vệ lợi ích và chủ quyền của Việt Nam ở trên biển cũng như trên bộ. Đây là thông điệp rõ ràng và là thông điệp quan trọng nhất mà thông qua cuộc triển lãm lần này, có thể đưa ra.Thứ hai là với nước ngoài. Ở đây có một điểm là từ trước đến nay, truyền thống Quân đội Việt Nam là khá bí mật, bí mật trong cả quá trình phát triển, trưởng thành, đặc biệt hơn là bí mật trong quá trình phát triển vũ khí. Khoảng 5 đến 10 năm trở lại đây, sau một số cuộc thảo luận nội bộ, có vẻ như đảng và quân đội nhất trí rằng, thông qua triển lãm quốc phòng, quân đội sẽ có thể giới thiệu một số năng lực cho nước ngoài biết và từ đó sẽ gia tăng khả năng tạo dựng hình ảnh, cũng như gia tăng khả năng chống chịu trước những sức ép từ bên ngoài, mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “khả năng răn đe”. Đọc thêm : Nga hụt hơi xích gần với Trung Quốc buộc Việt Nam cân nhắc nâng cấp quan hệ với Mỹ ?Điểm thứ ba là hoạt động triển lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội theo hướng tăng cường mối quan hệ giữa quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam với ngành công nghiệp quốc phòng của các quốc gia mà Việt Nam đang có mối quan hệ rất tốt. Điểm này cũng nằm trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một trong những cái cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người nói là “tự chủ chiến lược”.Việt Nam kỳ vọng gì ? Nếu thông qua những gì đã được công khai, rõ ràng triển lãm quốc phòng lần thứ 2 này có quy mô lớn hơn rất nhiều so với triển lãm quốc phòng lần thứ nhất. Nếu nhìn vào các quốc gia tham gia triển lãm quốc phòng, có thể thấy là hầu như tất cả các nền công nghiệp quốc phòng lớn đều có mặt, đặc biệt hơn là những nền công nghiệp quốc phòng có vẻ như đang đối đầu nhau, ví dụ Nga - Mỹ, Iran - Israel đều tham dự. Điều đó giúp cho Việt Nam mở rộng không gian tương tác với các nền công nghiệp quốc phòng khác nhau, qua đó học hỏi kinh nghiệm từ họ, đặc biệt là từ những nền công nghiệp quốc phòng có tính tự chủ cao, học hỏi thêm một số công nghệ quốc phòng mà từ trước tới nay Việt Nam chưa tiếp cận được, cũng như mở rộng mối quan hệ để có thể thúc đẩy hơn hợp tác về công nghiệp quốc phòng trong tương lai.Ngoài ra, cũng hoàn toàn có khả năng là trong triển lãm lần này, sẽ có một số hợp đồng quốc phòng giữa Việt Nam và các nước được công bố. Chưa biết cụ thể là như thế nào, nhưng khả năng đó cũng rất là cao.RFI : Theo thiếu tướng Lê Quang Tuyến, phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, trong triển lãm năm 2022, có 5 hợp đồng được ký kết và năm nay dự kiến sẽ có các hoạt động tương tự. Như anh đề cập, quân đội Việt Nam có khả năng ký một số hợp đồng. Vậy những hợp đồng này có thể sẽ liên quan đến những hạng mục nào ? Việt Nam trông đợi gì từ những hợp đồng này ?Nguyễn Thế Phương : Thực ra, ở thời điểm hiện tại, rất khó nêu ra cụ thể những hợp đồng đó là gì, nhưng chắc chắn nó sẽ liên quan tới quá trình hiện đại hóa quân đội, theo đó Việt Nam có thể mua thêm một số vũ khí, khí tài, ví dụ liên quan tới không quân và một số loại công nghệ và vũ khí, khí tài liên quan tới lục quân. Không hẳn là Việt Nam sẽ mua một vũ khí mới hoàn toàn, nguyên chiếc, mà có thể là những hợp đồng mang tính chuyển giao công nghệ, hoặc những cái tạm gọi là MOU - ý định thư hoặc nghị định thư - mà Việt Nam tham gia vào việc chế tạo một số bộ phận của các loại vũ khí nào đó. Đây cũng là những điểm cần nhắc tới, bởi vì, như đã nói, mục tiêu là cải thiện năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa và sẽ phải liên quan tới một số loại công nghệ lõi và công nghệ nguồn. Đọc thêm : Hoa Kỳ và Việt Nam thảo luận về việc mua bán máy bay vận tải quân sự C-130Thông qua triển lãm lần này và có thể là một số hoạt động hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và các đối tác khác, vấn đề chuyển giao công nghệ lõi, công nghệ nguồn, hoặc là Việt Nam tiếp cận một phần nào đó thông qua chuỗi sản xuất vũ khí, sẽ giúp cải thiện năng lực chế tạo của Việt Nam, bên cạnh việc Việt Nam có thể mua một số loại vũ khí hiện đại. Nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào những quân chủng, binh chủng mà Việt Nam mong muốn tiến thẳng lên hiện đại, ở đây sẽ có hải quân và không quân. Ngoài ra sẽ có một số MOU có thể liên quan tới những lực lượng khác, ví dụ tác chiến điện tử, hoặc là tình báo tín hiệu hoặc những vấn đề tương tự.RFI : Triển lãm quốc phòng cũng là dịp để giới thiệu đến các đối tác quốc tế những vũ khí, trang thiết bị do Việt Nam chế tạo, được nhấn mạnh là “có những vượt trội”. Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện xuất khẩu những loại trang thiết bị quân sự nào ? Nguyễn Thế Phương : Theo một số thông tin gần đây, Việt Nam xuất khẩu một vài thứ khá đơn giản, ví dụ đạn dược, một số cấu phần của súng cho bộ binh và thuốc nổ. Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất của một nền công nghiệp quốc phòng mà muốn phát triển một cách bền vững, đó là phải tìm hiểu và mở rộng thị trường cho sản phẩm quốc phòng đó. Triển lãm quốc phòng lần này cũng là dịp để Việt Nam có thể tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu, cũng như tìm hiểu thông lệ trong việc buôn bán, trao đổi các mặt hàng vũ khí quốc phòng với các đối tác, tại vì danh sách các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu hiện nay không phải là lớn lắm. Đọc thêm : Việt Nam gần như không nhập khẩu vũ khí trong năm 2023Ngoài đạn dược, các cấu phần của súng, thuốc nổ, thì lác đác đâu đó còn là những mặt hàng có liên quan tới tàu. Nhưng tàu ở đây không phải là Việt Nam tự làm mà là liên doanh với một công ty nước ngoài, cụ thể ở đây là Damen (Hà Lan). Đã có thông tin Việt Nam xuất khẩu một số dạng tàu chở quân và tàu đổ bộ cho một số nước ở châu Mỹ Latinh và châu Phi chẳng hạn, nhưng sản phẩm đó là sản phẩm liên doanh. Điều này phần nào đó cũng cho thấy rằng việc hợp tác giữa một công ty Việt Nam và một công ty nước ngoài trong việc xây dựng và chế tạo các loại vũ khí, khí tài là một bước đi đúng đắn, sẽ giúp cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình tiếp cận công nghệ và qua đó giúp cho các tổ hợp quốc phòng Việt Nam trưởng thành hơn.Sắp tới, tham vọng của Việt Nam là xuất khẩu một số loại vũ khí, khí tài công nghệ cao. Chẳng hạn trước đây Viettel cũng đã có hợp đồng tạm gọi là xuất khẩu một số “mô hình huấn luyện” cho các quốc gia như Indonesia, hoặc xuất khẩu các loại radar, máy bay không người lái. Triển lãm lần này cũng là dịp để họ tìm hiểu nhu cầu của thị trường về những sản phẩm công nghệ cao mà Việt Nam đã tự sản xuất được.RFI : Theo Reuters, Iran được cho là tham gia triển lãm quốc phòng ở Hà Nội trong khi nước này đang bị trừng phạt quốc tế. Tương tự, tập đoàn Nirinco Group của Trung Quốc, nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Liệu quyết định này có tác động đến hình ảnh của Việt Nam?Nguyễn Thế Phương : Thực ra, biện pháp trừng phạt đó sẽ liên quan tới việc mua sắm hơn là chỉ tham gia vào triển lãm. Họ đến Việt Nam mở gian hàng và họ có một số catalogue và trưng bày một số loại vũ khí hạng nhẹ. Điểm đó cũng không ảnh hưởng nhiều lắm tới “trừng phạt”. Trừng phạt là liên quan tới việc mua vũ khí của Iran, mua công nghệ của Iran, của Trung Quốc trong một số mảng cụ thể, chứ không phải là tất cả các mảng.Còn bảo là có ảnh hưởng tới hình ảnh hay không, thực ra cũng không ảnh hưởng mấy, bởi vì thông qua triển lãm này, Việt Nam còn gửi một thông điệp ngược lại. Chính sách đối ngoại của Việt Nam gần đây vẫn hay nói tới “ngoại giao cây tre”, cho nên việc mời cả Iran, Trung Quốc chứng tỏ rằng trong mảng an ninh quốc phòng nói riêng, Việt Nam chơi với tất cả các nước và đối xử với tất cả một quốc gia như nhau, bất kể là họ đang có đối đầu hay có căng thẳng. Đọc thêm : Các hãng công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tham gia hội chợ vũ khí Việt NamRiêng về trường hợp của Trung Quốc, từ khoảng một năm trở lại đây, giao lưu hợp tác quốc phòng giữa hai bên dày đặc hơn. Việc cho phép tập đoàn Norinco tham gia triển lãm quốc phòng cho thấy mối quan hệ an ninh quốc phòng song phương có một điểm đáng để nhắc tới, chứ không phải là buồn tẻ như từ trước tới nay. Còn việc Việt Nam có mua hay không hoặc mua như thế nào thì đó lại là chuyện khác, không bàn tới. Chưa kể rằng họ mang vũ khí tới triển lãm này không phải chỉ giới thiệu cho Việt Nam, mà còn cho các nước khác nữa, bởi vì Việt Nam mời đại diện của hầu như tất cả các nước Đông Nam Á và các nước mà có quan hệ với Việt Nam tới tham gia triển lãm. Các nước này có thể mua bán, họ sẽ đặt hợp đồng qua lại lẫn nhau, chứ không phải chỉ cho Việt Nam. Vấn đề này cũng nên hiểu rõ như vậy.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn Nguyễn Thế Phương, Đại học New South Wales, Canberra, Úc.

Tạp chí Việt Nam
Triển lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu thiết bị quân sự

Tạp chí Việt Nam

Play Episode Listen Later Dec 16, 2024 9:59


Việt Nam chi khoảng 120 tỷ đồng, từ nguồn tài trợ và từ nguồn tài chính xã hội hóa, để tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ hai (19-22/12/2024). Đây là cơ hội để Việt Nam “chứng minh nền công nghiệp quốc phòng tự lực, tự chủ, tự cường, song vẫn sẵn sàng hợp tác với các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến để học hỏi”, đặc biệt là những khách mời quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Israel, Pháp, Anh, Tây Ban Nha. Việc tổ chức triển lãm quốc phòng là một thay đổi lớn trong quân đội Việt Nam, thường vẫn khá bí mật. Triển lãm quốc phòng quốc tế lần này có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với quân đội Việt Nam ? Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc, trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.RFI : Việt Nam tổ chức triển lãm quốc phòng lần thứ hai, từ 19-22/12/2024. Triển lãm này dường như trở thành hoạt động thông lệ hai năm một lần. Sự kiện có ý nghĩa như thế nào cho Việt Nam và bộ Quốc Phòng ? Hà Nội trông đợi gì từ các nhà cung cấp thiết bị quân sự quốc tế tham gia ? Nguyễn Thế Phương : Sự kiện này sẽ mang hai hàm ý. Thứ nhất là gửi thông điệp tới trong nước rằng Quân đội Việt Nam có đủ khả năng và đủ sức mạnh để có thể bảo vệ lợi ích và chủ quyền của Việt Nam ở trên biển cũng như trên bộ. Đây là thông điệp rõ ràng và là thông điệp quan trọng nhất mà thông qua cuộc triển lãm lần này, có thể đưa ra.Thứ hai là với nước ngoài. Ở đây có một điểm là từ trước đến nay, truyền thống Quân đội Việt Nam là khá bí mật, bí mật trong cả quá trình phát triển, trưởng thành, đặc biệt hơn là bí mật trong quá trình phát triển vũ khí. Khoảng 5 đến 10 năm trở lại đây, sau một số cuộc thảo luận nội bộ, có vẻ như đảng và quân đội nhất trí rằng, thông qua triển lãm quốc phòng, quân đội sẽ có thể giới thiệu một số năng lực cho nước ngoài biết và từ đó sẽ gia tăng khả năng tạo dựng hình ảnh, cũng như gia tăng khả năng chống chịu trước những sức ép từ bên ngoài, mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “khả năng răn đe”. Đọc thêm : Nga hụt hơi xích gần với Trung Quốc buộc Việt Nam cân nhắc nâng cấp quan hệ với Mỹ ?Điểm thứ ba là hoạt động triển lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội theo hướng tăng cường mối quan hệ giữa quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam với ngành công nghiệp quốc phòng của các quốc gia mà Việt Nam đang có mối quan hệ rất tốt. Điểm này cũng nằm trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một trong những cái cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người nói là “tự chủ chiến lược”.Việt Nam kỳ vọng gì ? Nếu thông qua những gì đã được công khai, rõ ràng triển lãm quốc phòng lần thứ 2 này có quy mô lớn hơn rất nhiều so với triển lãm quốc phòng lần thứ nhất. Nếu nhìn vào các quốc gia tham gia triển lãm quốc phòng, có thể thấy là hầu như tất cả các nền công nghiệp quốc phòng lớn đều có mặt, đặc biệt hơn là những nền công nghiệp quốc phòng có vẻ như đang đối đầu nhau, ví dụ Nga - Mỹ, Iran - Israel đều tham dự. Điều đó giúp cho Việt Nam mở rộng không gian tương tác với các nền công nghiệp quốc phòng khác nhau, qua đó học hỏi kinh nghiệm từ họ, đặc biệt là từ những nền công nghiệp quốc phòng có tính tự chủ cao, học hỏi thêm một số công nghệ quốc phòng mà từ trước tới nay Việt Nam chưa tiếp cận được, cũng như mở rộng mối quan hệ để có thể thúc đẩy hơn hợp tác về công nghiệp quốc phòng trong tương lai.Ngoài ra, cũng hoàn toàn có khả năng là trong triển lãm lần này, sẽ có một số hợp đồng quốc phòng giữa Việt Nam và các nước được công bố. Chưa biết cụ thể là như thế nào, nhưng khả năng đó cũng rất là cao.RFI : Theo thiếu tướng Lê Quang Tuyến, phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, trong triển lãm năm 2022, có 5 hợp đồng được ký kết và năm nay dự kiến sẽ có các hoạt động tương tự. Như anh đề cập, quân đội Việt Nam có khả năng ký một số hợp đồng. Vậy những hợp đồng này có thể sẽ liên quan đến những hạng mục nào ? Việt Nam trông đợi gì từ những hợp đồng này ?Nguyễn Thế Phương : Thực ra, ở thời điểm hiện tại, rất khó nêu ra cụ thể những hợp đồng đó là gì, nhưng chắc chắn nó sẽ liên quan tới quá trình hiện đại hóa quân đội, theo đó Việt Nam có thể mua thêm một số vũ khí, khí tài, ví dụ liên quan tới không quân và một số loại công nghệ và vũ khí, khí tài liên quan tới lục quân. Không hẳn là Việt Nam sẽ mua một vũ khí mới hoàn toàn, nguyên chiếc, mà có thể là những hợp đồng mang tính chuyển giao công nghệ, hoặc những cái tạm gọi là MOU - ý định thư hoặc nghị định thư - mà Việt Nam tham gia vào việc chế tạo một số bộ phận của các loại vũ khí nào đó. Đây cũng là những điểm cần nhắc tới, bởi vì, như đã nói, mục tiêu là cải thiện năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa và sẽ phải liên quan tới một số loại công nghệ lõi và công nghệ nguồn. Đọc thêm : Hoa Kỳ và Việt Nam thảo luận về việc mua bán máy bay vận tải quân sự C-130Thông qua triển lãm lần này và có thể là một số hoạt động hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và các đối tác khác, vấn đề chuyển giao công nghệ lõi, công nghệ nguồn, hoặc là Việt Nam tiếp cận một phần nào đó thông qua chuỗi sản xuất vũ khí, sẽ giúp cải thiện năng lực chế tạo của Việt Nam, bên cạnh việc Việt Nam có thể mua một số loại vũ khí hiện đại. Nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào những quân chủng, binh chủng mà Việt Nam mong muốn tiến thẳng lên hiện đại, ở đây sẽ có hải quân và không quân. Ngoài ra sẽ có một số MOU có thể liên quan tới những lực lượng khác, ví dụ tác chiến điện tử, hoặc là tình báo tín hiệu hoặc những vấn đề tương tự.RFI : Triển lãm quốc phòng cũng là dịp để giới thiệu đến các đối tác quốc tế những vũ khí, trang thiết bị do Việt Nam chế tạo, được nhấn mạnh là “có những vượt trội”. Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện xuất khẩu những loại trang thiết bị quân sự nào ? Nguyễn Thế Phương : Theo một số thông tin gần đây, Việt Nam xuất khẩu một vài thứ khá đơn giản, ví dụ đạn dược, một số cấu phần của súng cho bộ binh và thuốc nổ. Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất của một nền công nghiệp quốc phòng mà muốn phát triển một cách bền vững, đó là phải tìm hiểu và mở rộng thị trường cho sản phẩm quốc phòng đó. Triển lãm quốc phòng lần này cũng là dịp để Việt Nam có thể tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu, cũng như tìm hiểu thông lệ trong việc buôn bán, trao đổi các mặt hàng vũ khí quốc phòng với các đối tác, tại vì danh sách các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu hiện nay không phải là lớn lắm. Đọc thêm : Việt Nam gần như không nhập khẩu vũ khí trong năm 2023Ngoài đạn dược, các cấu phần của súng, thuốc nổ, thì lác đác đâu đó còn là những mặt hàng có liên quan tới tàu. Nhưng tàu ở đây không phải là Việt Nam tự làm mà là liên doanh với một công ty nước ngoài, cụ thể ở đây là Damen (Hà Lan). Đã có thông tin Việt Nam xuất khẩu một số dạng tàu chở quân và tàu đổ bộ cho một số nước ở châu Mỹ Latinh và châu Phi chẳng hạn, nhưng sản phẩm đó là sản phẩm liên doanh. Điều này phần nào đó cũng cho thấy rằng việc hợp tác giữa một công ty Việt Nam và một công ty nước ngoài trong việc xây dựng và chế tạo các loại vũ khí, khí tài là một bước đi đúng đắn, sẽ giúp cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình tiếp cận công nghệ và qua đó giúp cho các tổ hợp quốc phòng Việt Nam trưởng thành hơn.Sắp tới, tham vọng của Việt Nam là xuất khẩu một số loại vũ khí, khí tài công nghệ cao. Chẳng hạn trước đây Viettel cũng đã có hợp đồng tạm gọi là xuất khẩu một số “mô hình huấn luyện” cho các quốc gia như Indonesia, hoặc xuất khẩu các loại radar, máy bay không người lái. Triển lãm lần này cũng là dịp để họ tìm hiểu nhu cầu của thị trường về những sản phẩm công nghệ cao mà Việt Nam đã tự sản xuất được.RFI : Theo Reuters, Iran được cho là tham gia triển lãm quốc phòng ở Hà Nội trong khi nước này đang bị trừng phạt quốc tế. Tương tự, tập đoàn Nirinco Group của Trung Quốc, nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Liệu quyết định này có tác động đến hình ảnh của Việt Nam?Nguyễn Thế Phương : Thực ra, biện pháp trừng phạt đó sẽ liên quan tới việc mua sắm hơn là chỉ tham gia vào triển lãm. Họ đến Việt Nam mở gian hàng và họ có một số catalogue và trưng bày một số loại vũ khí hạng nhẹ. Điểm đó cũng không ảnh hưởng nhiều lắm tới “trừng phạt”. Trừng phạt là liên quan tới việc mua vũ khí của Iran, mua công nghệ của Iran, của Trung Quốc trong một số mảng cụ thể, chứ không phải là tất cả các mảng.Còn bảo là có ảnh hưởng tới hình ảnh hay không, thực ra cũng không ảnh hưởng mấy, bởi vì thông qua triển lãm này, Việt Nam còn gửi một thông điệp ngược lại. Chính sách đối ngoại của Việt Nam gần đây vẫn hay nói tới “ngoại giao cây tre”, cho nên việc mời cả Iran, Trung Quốc chứng tỏ rằng trong mảng an ninh quốc phòng nói riêng, Việt Nam chơi với tất cả các nước và đối xử với tất cả một quốc gia như nhau, bất kể là họ đang có đối đầu hay có căng thẳng. Đọc thêm : Các hãng công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tham gia hội chợ vũ khí Việt NamRiêng về trường hợp của Trung Quốc, từ khoảng một năm trở lại đây, giao lưu hợp tác quốc phòng giữa hai bên dày đặc hơn. Việc cho phép tập đoàn Norinco tham gia triển lãm quốc phòng cho thấy mối quan hệ an ninh quốc phòng song phương có một điểm đáng để nhắc tới, chứ không phải là buồn tẻ như từ trước tới nay. Còn việc Việt Nam có mua hay không hoặc mua như thế nào thì đó lại là chuyện khác, không bàn tới. Chưa kể rằng họ mang vũ khí tới triển lãm này không phải chỉ giới thiệu cho Việt Nam, mà còn cho các nước khác nữa, bởi vì Việt Nam mời đại diện của hầu như tất cả các nước Đông Nam Á và các nước mà có quan hệ với Việt Nam tới tham gia triển lãm. Các nước này có thể mua bán, họ sẽ đặt hợp đồng qua lại lẫn nhau, chứ không phải chỉ cho Việt Nam. Vấn đề này cũng nên hiểu rõ như vậy.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn Nguyễn Thế Phương, Đại học New South Wales, Canberra, Úc.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Báo cáo của Tòa Thánh: Bảo vệ trẻ vị thành niên và những bất cập trong thực hiện

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Dec 11, 2024 8:51


Ngày 29/10/2024, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã công bố báo cáo thường niên đầu tiên – Tutela Minorum – bằng tiếng Latinh, về việc các thành phần khác nhau của Giáo hội áp dụng các biện pháp chống bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Tài liệu cho thấy việc thực hiện không đồng đều giữa các quốc gia. Báo cáo này được thực hiện bằng việc phỏng vấn các giám mục về Roma viếng thăm ad limina theo định kỳ. Trong phần tạp chí hôm nay, linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ, trình bày về vấn đề này:Báo cáo đã được chờ đợi hơn hai năm, khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên (PCPM) cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn cầu về cuộc chiến chống lại bạo lực tình dục trong Giáo hội. Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, chủ tịch ủy ban, trong buổi công bố báo cáo đã trực tiếp thừa nhận với các nạn nhân và « những người sống sót » là « đã có đủ những lời nói suông » và « chưa làm gì đầy đủ » đối với những vụ việc này.Sự thiếu minh bạchTrước tiên là đề nghị « thúc đẩy tốt hơn việc tiếp cận thông tin của nạn nhân/người sống sót – survivor », nhằm đảm bảo rằng nạn nhân bị lạm dụng có quyền xem thông tin mà các cơ quan của Giáo hội nắm giữ về họ, đồng thời tôn trọng luật bảo vệ dữ liệu. Bởi vì một trong những ưu tiên cao nhất mà các nạn nhân bị lạm dụng bày tỏ là quyền được « tiếp cận sự thật ». PCPM đang yêu cầu Giáo hội hỗ trợ, thay vì cản trở, các nạn nhân khi họ tìm kiếm sự thật thông qua một hệ thống thường khó điều khiển.Báo cáo nhấn mạnh đến « nhu cầu củng cố và làm rõ các thẩm quyền của các Bộ thuộc Giáo triều (Curie) Roma, nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả, kịp thời và nghiêm ngặt các trường hợp lạm dụng được chuyển đến Tòa thánh ». Tính minh bạch trong các thủ tục và các tiến trình pháp lý của các vụ việc được chuyển đến các bộ xử lý để không làm mất lòng tin của cộng đoàn tín hữu.Báo cáo kêu gọi Giáo hội áp dụng “một định nghĩa thống nhất hơn” về “tính dễ bị tổn thương - vulnerabilité” - một khái niệm cơ bản trong việc bảo vệ công lý ở thế kỷ 21, đồng thời đề nghị « một quy trình hợp lý hóa để bãi nhiệm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản cho việc từ chức hoặc cách chức một nhà lãnh đạo Giáo hội khi cần thiết »Các báo cáo viên đã chỉ ra rằng các chuẩn mực đang được áp dụng một cách không nhất quán và không minh bạch trên toàn thế giới, gây thiệt hại xung quanh việc cách chức giám mục.Chính sách bồi thường và cách biệt trong thực hiệnMột vấn đề khác cũng được báo cáo nhấn mạnh đến là việc xác định thiệt hại và chính sách bồi thường cho các nạn nhân, xem đây như là một phần trong cam kết của Giáo hội đối với hành trình chữa lành nạn nhân/người sống sót. Các tác giả báo cáo cho rằng « việc bồi thường không chỉ giới hạn ở khía cạnh tài chính, mà bao gồm nhiều hành động rộng hơn nhiều », kể cả xin lỗi công khai.Văn bản này cũng nêu bật hiện tượng quyền tiếp cận các quỹ bồi thường giữa các châu lục là không đồng đều. Báo cáo viết : « Trong khi một số khu vực của châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương được hưởng lợi từ các nguồn lực đáng kể có sẵn để bảo vệ, thì phần một quan trọng của Trung – Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu lại không có đủ nguồn lực chuyên dụng ».Thực lực kinh tế, tỷ lệ người Công giáo, nền tảng văn hóa tại một quốc gia hiển nhiên là những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng cách biệt phân bổ nguồn lực, do vậy, báo cáo kêu gọi một sự chia sẻ nguồn lực tốt hơn, thông qua sáng kiến Memorare của PCPM, được Hội đồng Giám mục Ý hậu thuẫn.Cuối cùng, để cuộc chiến chống lạm dụng có hiệu quả, Giáo hội cần có « một tầm nhìn thống nhất về thần học – mục vụ ». Văn bản viết, xin trích : « Ủy ban tin rằng điểm kết thúc mong muốn có thể là một bản văn huấn quyền - Magisterium thống nhất các quan điểm này như một thông điệp của giáo hoàng dành riêng cho việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương trong đời sống của Giáo hội ».PCPM gợi ý cách tốt để thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lạm dụng là giáo hoàng nên dành một thông điệp cho chủ đề này. Tuy đã có rất nhiều văn bản của giáo hoàng đề cập đến vấn đề lạm dụng, như thư mục vụ năm 2010 của Giáo hoàng Beneđictô XVI gửi cho người Công giáo Ireland. Nhưng không có văn bản nào có trọng lượng như một bản văn huấn quyền.20 năm sau vụ BostonỞ đây có sự trùng hợp thú vị, người đứng đầu Ủy ban, Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, cũng vừa từ chức Tổng giám mục Boston, Hoa Kỳ, vì đến tuổi nghỉ hưu. Giáo phận Boston, nơi bùng nổ vụ Spotlight, các linh mục vi phạm ấu dâm đã bị đưa ra toà án hình sự, dẫn đến sự phá sản của giáo phận vừa về tài chánh và uy tín. Sau 20 năm, uy tín đó đã lấy lại phần nào nhưng dư âm của nó sẽ chẳng bao giờ im lặng.Có lẽ cũng vì lý do này mà sau khi từ chức Tổng giám mục Boston, Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley sẽ tập trung nhiều hơn trong công việc của Uỷ ban bảo vệ trẻ vị thành niên này. Ngài cho biết, phụ nữ, chiếm hơn phân nửa trong ủy ban, đã làm rất tốt công việc nặng nề phức tạp. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ ủng hộ việc một phụ nữ sẽ đứng đầu ủy ban này. Nhưng điều đó sẽ trở nên phức tạp hơn trong việc vận hành bộ máy của Vatican, vốn cần đến một vị Hồng y làm công việc ngoại giao giữa các bộ và các phòng ban của Toà Thánh.Còn về phần Bộ giáo lý Đức Tin ?Trong buổi tiếp kiến ​​ngày 22/11 với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Hồng y Víctor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã trình bày một đề xuất về « Tinh thần bí giả và sự lạm dụng tâm linh – false mysticism and spiritual abuse ». Khái niệm này đã được Bộ công nhận « trong một bối cảnh rất cụ thể », Đức Hồng y đã viết trong một tài liệu chuẩn bị.Bộ Giáo lý Đức tin đã giao cho một nhóm nghiên cứu xem xét cách « lạm dụng tinh thần » có thể được phân loại là một tội riêng biệt và cụ thể theo giáo luật.Trong khi lạm dụng tinh thần và việc triển khai « Tinh thần bí giả - false mysticism » đã được Giáo hội công nhận là một yếu tố tăng nặng tiềm ẩn trong các vấn đề hình sự khác, thì nó không được liệt kê cụ thể là một tội có thể bị truy tố theo đúng nghĩa của nó trong Bộ Giáo Luật.Bằng chứng từ nhiều trường hợp cho thấy rằng một giai đoạn lạm dụng tinh thần có thể xảy ra trước các hình thức lạm dụng khác, nhưng thường thì nó có thể được coi là chủ quan, hoặc không có kết luận khi được báo cáo.Vậy thì một tội « lạm dụng tinh thần » thực sự có thể được đưa vào luật hay không và nếu có thì việc truy tố sẽ dễ dàng như thế nào?Góc nhìn từ Giáo Hội Việt Nam Báo cáo nói đến “sự im lặng” của Phi Châu và Á châu, Giáo hội ở Việt Nam đối diện với vấn đề này như thế nào ? Đúng là tại các nơi này, nam giới vẫn có tiếng nói quyết định trong các vấn đề quan trọng của gia đình và xã hội. Riêng ở Việt Nam, tuy đã có các luật và những cơ quan bảo vệ trẻ em và phụ nữ, cũng như những chính sách cho người yếu thế, tuy thế nạn bạo hành đối với trẻ em và vị thành niên vẫn còn xảy ra.Trong Giáo Hội Việt Nam, việc phòng ngừa và xử lý trước nạn lạm dụng tình dục này còn rất chậm. Chẳng hạn, như tông thư Vos estis lux mundi được công bố lần đầu năm 2019, và cập nhật chính thức tháng 3/2022, nhưng chỉ mới đến khoá họp thường niên kỳ I của năm nay 2024 Hội đồng giám mục mới có « Thảo luận và định hướng áp dụng “Các Quy tắc đạo đức ứng xử trong mục vụ liên quan đến trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương” ». Nói đến điều này, cần nghĩ đến sự phức tạp của vấn đề, vì không thể áp dụng máy móc những gì ghi trong bản văn của Toà Thánh, mà cần có sự áp dụng một cách khoa học vào hoàn cảnh của Việt Nam.Ngược lại, Giáo hội Pháp đã có nhiều biện pháp cũng như văn bản liên quan đến vấn đề này. Trong khoá họp mùa thu năm nay, Hội đồng giám mục Pháp đã đồng ý đưa ra biện pháp, đó là khi các hối nhân, tức là những người đi xưng tội, thú nhận đã phạm tội lạm dụng này, thì các linh mục giải tội khuyên họ đi tự thú với cảnh sát. Trong thời gian tới sẽ có hướng dẫn cho các linh mục làm mục vụ liên quan đến vấn đề này.RFI Tiếng Việt xin cảm ơn linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam có sẵn sàng mua thiết bị quân sự hạng nặng của Pháp ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Dec 9, 2024 10:49


Lần thứ hai liên tiếp, Pháp tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (từ 19-22/12/2024). Trong chuyến thăm Paris tháng 10/2024 của tổng bí thư Tô Lâm, kiêm chủ tịch nước lúc đó, Việt Nam và Pháp đã nâng quan hệ lên cấp cao nhất Đối tác chiến lược toàn diện và nhất trí "tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh". Để đạt được mục đích này, "hai bên quyết định tạo động lực mới cho hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng" với "các dự án mang tính cơ cấu". Có thể thấy mối quan hệ song phương trong lĩnh vực quốc phòng, được thiết lập từ thập niên 1990, không ngừng được củng cố. Hiện tại, Pháp - nước thứ 8 trên thế giới và là thành viên đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu có mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam - tỏ thiện chí cung cấp cho Hà Nội trang thiết bị quốc phòng tân tiến, nhưng liệu Hà Nội đã sẵn sàng chưa ? Việt Nam và Pháp có thể tính đến những dự án có quy mô lớn hơn không ? Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.RFI : Ngày 07/10, trong chuyến công du Paris, tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Pháp-Việt Nam. Tuyên bố chung nhấn mạnh đến ngành công nghiệp quốc phòng. Vậy đâu là cơ hội cho cả hai nước ?Laurent Gédéon : Cơ hội có nhiều. Trước tiên tôi xin nhắc lại rằng Việt Nam hiện dành 8 tỷ đô la cho ngân sách quốc phòng, tương đương với 2% GDP của đất nước. Hà Nội có ý định tăng ngân sách quốc phòng hàng năm lên trung bình 5,5% để đạt đến 10,2 tỷ đô la vào năm 2029. Có thể thấy nỗ lực đó rất lớn và Việt Nam tự tạo phương tiện để tăng cường khả năng phòng thủ.Nhưng hiện giờ, chúng ta thấy các nhà cung cấp quân sự chính cho Việt Nam vẫn là Nga, Mỹ và trong chừng mực nào đó là Israel. Việt Nam cũng sản xuất một số vũ khí và trang thiết bị quân sự (chủ yếu do Viettel sản xuất, trong đó có một số thiết bị được cấp phép). Ngoài ra, quân đội Việt Nam vẫn được trang bị một phần thiết bị của Liên Xô có từ thập niên 1970 và 1980. Đọc thêm : Pháp khó “chen chân” vào thị trường vũ khí Việt NamTrên thực tế, chúng ta thấy rằng Pháp gần như không bán vũ khí cho Việt Nam nếu loại trừ một số máy bay trực thăng Puma và radar giám sát ven biển do Thales sản xuất (loại SCORE 3000 và Coast Watcher 100) hiện được Hải quân Việt Nam sử dụng. Dường như cũng không có bất kỳ thiết bị nào có nguồn gốc từ Pháp trong bộ binh Việt Nam và không quân cũng không có máy bay Pháp. Do đó, có thể có những cơ hội hấp dẫn cho ngành công nghiệp quân sự về mặt hợp tác và trao đổi công nghệ.Nhưng phải nhắc đến vấn đề các mối ưu tiên. Rõ ràng là trong bối cảnh địa-chiến lược của Việt Nam, Hà Nội tập trung chú ý vào không gian biển, dù là bảo vệ khu vực ven biển hay các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa, nơi quân đội Việt Nam hiện diện. Do đó, có thể giả định rằng việc hợp tác và mua sắm thiết bị quân sự sẽ chủ yếu tập trung vào các thiết bị đáp ứng các yêu cầu trong khuôn khổ chiến lược đó. Về điểm này, một số công ty Pháp có thể đáp ứng được kỳ vọng của Việt Nam, đặc biệt là Thales, Safran và Airbus.​​Nếu lấy ví dụ trường hợp Thales - tập đoàn rất chú ý vào xuất khẩu, người ta thấy rằng doanh nghiệp này cung cấp giải pháp trong ba lĩnh vực mà Hà Nội quan tâm : giám sát trên không và trên biển, tác chiến chống tàu ngầm và drone.Trong trường hợp giám sát trên không và trên biển, Thales có nhiều loại radar có thể rất phù hợp với nhu cầu của quân đội Việt Nam, bởi vì việc giám sát không phận và dự đoán các hành động của đối phương mang lại một lợi thế nhất định cho Việt Nam. Các mẫu được cung cấp, dù là radar tầm xa như GM 400α (Ground Master 400α), radar tầm trung như GM 200, hệ thống giám sát quang học như Artemis, hoặc hệ thống pháo chống drone trên biển và trên không (loại RapidFire), có thể được quân đội Việt Nam quan tâm. Đọc thêm : Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam và tương quan hải quân trong khu vực Trong lĩnh vực tác chiến chống tàu ngầm cũng vậy. Đây là lĩnh vực rất nhạy cảm, đã được Việt Nam xác định thông qua việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga vào những năm 2010. Việc mua tàu ngầm đã giúp Hà Nội tái lập cân bằng với quân đội Trung Quốc cũng được trang bị tàu ngầm. Đây lại cũng là lĩnh vực mà công ty Pháp có thể đáp ứng qua việc cung cấp các thiết bị chuyên dụng, như máy đo sóng âm và phao thủy âm, và rộng hơn là các hệ thống công nghệ cao dành riêng cho giám sát điện tử.Ngoài ra, còn có những cơ hội hợp tác liên quan đến drone, nhất là những loại drone có sức bền dành cho hoạt động tình báo và giám sát hàng hải như Watch Keeper của Thales và cả Patroller của Safran.Như chúng ta thấy, cơ hội phát triển liên kết trong lĩnh vực công nghiệp quân sự là không thiếu. Tuy nhiên các đối tác Pháp phải tính đến những nhu cầu và hạn chế cụ thể của Việt Nam. Đây cũng là một quyết định mang tính chính trị rõ ràng, nếu xét đến những hậu quả có thể xảy ra với Trung Quốc.RFI : Như ông đề cập một chút ở trên, khả năng bán tàu hộ vệ và drone Patroller cho Việt Nam cũng được một số chuyên gia nêu lên sau chuyến thăm Paris của tổng bí thư Tô Lâm. Liệu điều này có thể thực hiện được không nếu nhìn vào bối cảnh trong vùng hiện nay, cũng như mối quan hệ song phương Pháp-Việt ?Laurent Gédéon : Tôi đã đề cập đến drone Patroller, nhưng đúng, vấn đề tàu hộ vệ cũng rất đáng quan tâm bởi vì đây là một trường hợp mang đầy tính biểu tượng. Chúng ta biết hiện giờ Việt Nam có hai loại tàu hộ vệ, có nguồn gốc Liên Xô và Nga. Loại gần đây nhất có nguồn gốc từ Nga là tàu hộ vệ loại Gepard 3.9. Đây là những con tàu được thiết kế để tìm kiếm và chiến đấu với kẻ thù trên mặt nước, dưới nước và trên không. Nhiệm vụ chung của chúng là giám sát và bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.Xin nhắc lại, vào tháng 03 và tháng 08/2011, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 (đặt mua năm 2006, đóng tại Nga). Cuối năm 2011, Việt Nam ký hợp đồng đóng thêm hai tàu chuyên chống tàu ngầm. Hai tàu khác cũng được lên kế hoạch, nâng tổng số đơn đặt hàng lên thành 6tàu. Tuy nhiên, hai tàu cuối này hiện bị trì hoãn do các lệnh trừng phạt Nga do cuộc xung đột Ukraina. Ngoài tàu hộ tống Gepard 3.9, Việt Nam còn có 5 tàu hộ tống lớp Petya. Đây là những chiến hạm cũ, được đóng từ thời Liên Xô, có vai trò tác chiến chống tầu ngầm ở vùng nước nông. Đọc thêm : Biển Đông: Vụ tàu hộ vệ Quang Trung ở Bãi Tư Chính chỉ là kế nghi binh?Pháp có kinh nghiệm không thể phủ nhận được trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất tàu khu trục nhỏ, bằng chứng là những tàu trong biên chế của Hải quân Pháp. Chúng được chia thành hai loại, tàu khu trục hạng nhất (lớp Horizon và Aquitaine) và tàu khu trục hạng hai (lớp Floréal và Lafayette). Hai loại này có chức năng khác và giá cũng khác nhau.Nhiệm vụ chính của tàu khu trục hạng nhất là tham gia phòng không cho đội tàu tác chiến, hoặc bảo vệ một khu vực hoặc một đoàn tàu khỏi các cuộc không kích hoặc tấn công bằng tên lửa. Tàu khu trục hạng hai là tàu giám sát, chủ yếu là tham gia tác chiến chống tàu.Cũng cần lưu ý rằng các tàu khu trục hàng hai sắp không còn được sử dụng, thay vào đó là một mẫu tàu tàng hình mới, được gọi là tàu khu trục phòng thủ và can thiệp (hoặc khinh hạm cỡ trung bình). Loại tàu này sẽ do tập đoàn Naval Group chế tạo.RFI : Giả sử Việt Nam có ý định mua tàu khu trục Pháp, đâu sẽ là trở ngại chính ?  Laurent Gédéon : Đặt giả thuyết Việt Nam mua một tàu khu trục, vấn đề đặt ra sẽ là Việt Nam muốn đầu tư ngân sách bao nhiêu, bởi vì giá tàu khu trục hạng hai đời mới của Pháp chuyên phòng thủ và can thiệp có giá dao động từ 760 đến 800 triệu euro, còn tàu hạng nhất dao động trong khoảng 800 đến 950 triệu euro. Đó là số tiền rất lớn và sẽ được đem so sánh với tàu hộ tống Gepard 3.9 của Nga, có giá khoảng 350 triệu euro.Thêm vào đó là chi phí bảo dưỡng và chi phí cho thủy thủ đoàn, tổng chi phí dao động từ 500 đến khoảng 700 triệu euro trong 30 năm. Do đó, đây là một khoản đầu tư đáng kể khi biết rằng ngân sách quân sự của Việt Nam hiện vào khoảng 8 tỷ đô la và sẽ đạt 10 tỷ đô la vào năm 2029.Để khoản đầu tư được xứng đáng, những tàu khu trục này sẽ phải mang lại giá trị thặng dư chắc chắn về mặt chiến lược và đáp ứng những nhu cầu về khả năng mà các tàu Gepard 3.9 hiện tại không thể hoặc không còn đáp ứng được. Về vấn đề này, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời để đánh giá xem liệu Việt Nam có quan tâm đến một thỏa thuận mua bán đắt đỏ như vậy với Pháp hay không. Đọc thêm : Pháp bán vũ khí cho Đài Loan: Paris bác bỏ phản đối của Bắc KinhNgoài ra, tàu khu trục vẫn là một vấn đề nhạy cảm đối với Pháp, cả về mặt địa-chính trị và biểu tượng trong khu vực, bởi vì người ta chưa quên những căng thẳng gay gắt nảy sinh giữa Paris và Bắc Kinh sau thương vụ bán sáu tàu khu trục lớp Lafayette cho Đài Loan vào năm 1991. Dĩ nhiên trường hợp của Việt Nam khác với Đài Loan. Nhưng trong bối cảnh và mối quan hệ hiện vẫn tế nhị giữa Hà Nội và Bắc Kinh, việc Pháp bán tàu khu trục cho Việt Nam có thể sẽ gợi lại cho Trung Quốc những kỉ niệm không tốt đẹp cho lắm và có thể sẽ khiến Bắc Kinh phản ứng về vấn đề này.RFI : Người ta cũng nhắc đến việc Paris nhấn mạnh đến hợp tác hàng hải, với việc tàu Pháp tăng số lần ghé thăm cảng Việt Nam trong những năm gần đây. Liệu đây có phải là một mảng hợp tác, trao đổi chuyên môn để hỗ trợ Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam trong tương lai không ?Laurent Gédéon : Cần phải nhớ rằng trong bối cảnh địa chính trị khu vực, được đánh dấu bằng sự cạnh tranh Trung-Việt đối với các quần đảo ở Biển Đông, câu hỏi được đặt ra đối với bất kỳ hoạt động bán vũ khí nào cho Việt Nam hoặc bất kỳ sáng kiến ​​quân sự nào của Pháp, hoặc từ bên ngoài, đó là Bắc Kinh có thể diễn giải việc đó theo cách nào. Bất kỳ chuyến hải hành nào của Hải quân Pháp qua Biển Đông đều khiến Trung Quốc có phản ứng ít nhiều tiêu cực và kịch liệt, tùy theo hoàn cảnh. Chắc chắn các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của cả Pháp và Việt Nam đều chú ý đến điều này. Đọc thêm : Lần đầu tiên, Pháp và Philippines cùng diễn tập không quân ở Ấn Độ-Thái Bình DươngTuy nhiên, tàu chiến Pháp vẫn thường xuyên tổ chức hoạt động lưu thông trong khuôn khổ chiến dịch FONOP nhằm khẳng định sự tôn trọng luật hàng hải quốc tế và thách thức các yêu sách lãnh thổ bị coi là quá đáng của Trung Quốc. Chúng ta nhớ lại rằng vào năm 2021, tàu khu trục Vendémiaire của Pháp đã tuần tra gần quần đảo Trường Sa ; năm 2022, Pháp cũng tham gia cuộc tập trận hải quân đa phương La Pérouse, phối hợp với Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương và Biển Đông ; và vào tháng 04/2024, lần đầu tiên Pháp tham gia cuộc tập trận Balitakan của Philippines.Do đó, sự hiện diện của Pháp trong khu vực không hề mang tính trung lập và bản thân việc các tàu Pháp cập cảng Việt Nam đã thể hiện một hành động chính trị. Cho nên có thể coi tần suất thăm cảng có tăng hay không còn phụ thuộc vào những cân nhắc ngoại giao về yếu tố Trung Quốc.Tóm lại, để trả lời câu hỏi trên, thì đúng, việc tàu Pháp tăng cường ghé thăm cảng Việt Nam sẽ thể hiện niềm tin song phương ngày càng cao và có thể dẫn đến hợp tác và trao đổi chuyên môn nhằm phát triển năng lực và kinh nghiệm của Hải quân, và đặc biệt là của Cảnh sát biển Việt Nam.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Nov 25, 2024 9:00


Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. “Trong 10 tháng năm 2024, thương mại Việt-Mỹ đạt gần 111 tỷ đô la, trong đó tăng mạnh mẽ hơn ở chiều xuất khẩu với kim ngạch gần 98,5 tỷ đô la, tăng 24,2% so với cùng kỳ”, theo báo Đầu Tư ngày 06/11. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ sẽ sớm vượt ngưỡng 100 tỷ đô la, sau khi cũng ở mức khoảng 100 tỷ năm 2023. Mỹ chiếm hơn 1/4 tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam. Những con số này sẽ không làm tân tổng thống Donald Trump hài lòng. Ông vẫn tuyên bố sẽ “mang việc làm về Mỹ”, tăng thuế hải quan 20% đối với mọi mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, riêng với hàng Trung Quốc ít nhất là 60%. Việt Nam có thể sẽ là một trong những nước ở châu Á bị tác động nặng nề nhất, theo nhận định của nhiều chuyên gia, được Japan Times trích dẫn ngày 12/11, do thặng dư thương mại với Mỹ quá lớn, gấp đôi so với nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Ngoài ra, Việt Nam chưa hẳn đã được hưởng lợi lớn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, được cho là sẽ trầm trọng hơn dưới thời ông Trump. Đọc thêm : Nếu đắc cử tổng thống, Trump sẽ lại "sờ đến" đến thặng dư thương mại của Việt Nam với MỹViệt Nam, “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” theo cách gọi của ông Trump, đang từng bước chuẩn bị đối sách. Ngay ngày 07/11, khi có số liệu chính xác về kết quả bầu cử, tổng bí thư Tô Lâm, chủ tịch nước Lương Cường và thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng, khẳng định “Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược”. Đến ngày 11/11, theo báo Chính phủ, tổng bí thư Tô Lâm đã điện đàm với ông Donald Trump, “đánh giá cao những đóng góp của tổng thống đắc cử trong quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”. Ông “cũng trao đổi với tổng thống đắc cử Donald Trump về một số phương hướng lớn nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu”.Ngoài ra, phải kể đến một sự kiện trùng hợp, có thể giúp Việt Nam “ghi điểm” trong mắt tổng thống tân cử Mỹ: Một tháng trước cuộc bầu cử, ngày 08/10/2024, công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc thông báo tập đoàn Trump (Trump Organization) đã đồng ý đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn, sân golf cao cấp tại tỉnh Hưng Yên, quê nhà của tổng bí thư Tô Lâm cũng như của những người thân cận với ông. Đọc thêm : Dự án tỷ đô tại quê nhà của tổng bí thư Tô Lâm, lá bài trói buộc Trump của Việt Nam ? Việt Nam sẽ còn phải có những đối sách nào khác trong khi rất phụ thuộc vào thương mại trên thế giới, xuất khẩu chiếm khoảng 85% nền kinh tế và Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam ? Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, trả lời một số câu hỏi của RFI Tiếng Việt về chủ đề này.RFI : Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ sẽ vượt qua 100 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024. Ông Donald Trump từng gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” vào thời điểm mà thặng dư chỉ bằng một nửa hiện nay. Việt Nam sẽ chịu những tác động như thế nào nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa nâng thuế nhập khẩu và “rờ” đến những nước xuất siêu sang Mỹ, trong đó có Việt Nam ?Alexander Vuving : Tôi nghĩ là nếu chính quyền Trump áp thuế xuất nhập khẩu vào hàng hóa của Việt Nam thì đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng ảnh hưởng nhiều hay ít thì phụ thuộc vào tỉ lệ mà người ta áp thuế. Ví dụ áp thuế 1-2% khác với cả áp thuế 5-7% và khác với cả áp thuế 10-15%. Bây giờ cũng không thể biết được là chính quyền Trump sẽ áp thuế đến mức độ nào.Thứ hai, cũng không biết là họ sẽ áp thuế những mặt hàng nào. Có thể họ sẽ áp toàn bộ các mặt hàng ở một mức nào đó. Nhưng khả năng là có thể cho tất cả các nước, cũng có thể là chỉ tùy mặt hàng. Ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam chắc chắn là sẽ có, nhưng nhiều hay ít thì chưa thể nói được, vì nó còn phụ thuộc vào những số liệu cụ thể mà người ta sẽ đưa ra.Các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà thị trường của Mỹ eo hẹp như vậy, đương nhiên sẽ phải tìm những thị trường khác. Những thị trường tương đương với Mỹ, để xuất hàng hóa tương đương với Mỹ, thì khả năng lớn sẽ là những thị trường phía châu Âu. Cũng có thể là cả một số thị trường khác ở những nước đang phát triển hoặc cũng có những nước Trung Đông, nhưng chủ yếu chắc  sẽ là những thị trường châu Âu. Đọc thêm : Việt Nam mua vũ khí lớn của Mỹ: Bước ngoặt trong quan hệ quốc phòng song phương?Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng sẽ có những phản ứng, chẳng hạn tìm cách xoa dịu Mỹ bằng cách có thể là hối thúc các doanh nghiệp Việt Nam mua thêm hàng của Mỹ để cân bằng lại cán cân thương mại. Hoặc là sẽ có những động thái nào đó, có thể không thuộc phạm trù kinh tế, để xoa dịu Mỹ và cho thấy là Việt Nam có những thiện chí đối với Mỹ, để từ đó làm cho họ giảm thuế suất đi chẳng hạn. Thậm chí rất có thể Việt Nam cũng nghĩ đến chuyện mua vũ khí của Mỹ và lấy cái đó để làm một đòn bẩy nhằm giảm mức độ Mỹ áp những chính sách khó khăn về kinh tế đối Việt Nam.Từ phía các nhà đầu tư chẳng hạn thì tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng mà họ sẽ phải đi tìm những nơi khác để đầu tư, bởi vì họ xem những chỗ nào đầu tư có lãi hơn. Nói chung là hoàn toàn phụ thuộc rất nhiều vào những con số cụ thể.RFI : Việt Nam bị coi trở thành trung gian cho các sản phẩm của Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Biện pháp này được sử dụng rất nhiều. Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào trong trường hợp chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ xảy ra và có thể trầm trọng hơn dưới thời tổng thống Donald Trump, cùng với lời đe dọa của ông là đánh thuế hải quan lên đến 60% đối với sản phẩm của Trung Quốc?Alexander Vuving :  Vâng, cái này cũng phụ thuộc vào việc chính quyền Trump sẽ nhìn nhận như thế nào. Họ sẽ đánh giá mức độ mà Việt Nam làm “trung gian” để đưa hàng Trung Quốc sang Mỹ. Tôi nghĩ là họ sẽ gây áp lực về vấn đề đó, bởi vì trên thực tế, có nhiều mặt hàng mà mức độ “xử lý” ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu là hàng từ Trung Quốc, sau đó được xử lý một chút, rồi dán mã Việt Nam và đưa sang Mỹ. Đọc thêm : Chiến tranh thương mại với Mỹ : Những bước chuẩn bị của châu ÁThế thì người ta sẽ điều tra ra sao? Thứ nhất là nếu không điều tra được thì họ sẽ đánh thuế theo mức độ “mặc định” và nhiều khả năng là nó sẽ quá lớn, có hại cho Việt Nam. Thứ hai, trong vấn đề này, chính quyền Việt Nam cũng có thể tìm cách hợp tác với Mỹ, để cho Mỹ thấy rằng họ có thiện chí trong việc hạn chế những luồng “thương mại trung gian”, tức là đi từ Trung Quốc sang rồi xử lý phết phẩy một chút ở Việt Nam và đưa sang Mỹ, hoặc trong vấn đề “kiểm soát đầu tư” của Trung Quốc ở Việt Nam, để nâng cao tính nội địa của Việt Nam.Tôi nghĩ chắc chắn là Việt Nam sẽ tìm cách tỏ thái độ thiện chí và hợp tác với Mỹ, để từ đó phía chính quyền Trump sẽ giảm mức độ trừng phạt. Có thể thấy là còn phụ thuộc rất nhiều. Chính quyền Trump sử dụng cái gì thì mình cũng không biết được, bởi vì họ không theo những mô hình mà mình đã thấy từ trước.RFI : Việt Nam được cho là hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong những năm, qua nhưng cuộc chiến này có lẽ sẽ còn nghiêm trọng hơn dưới thời Trump nhiệm kỳ 2. Liệu Việt Nam có tiếp tục được hưởng lợi nữa hay không ?Alexander Vuving : Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khả năng rất lớn là sẽ xảy ra trong thời của ông Trump. Và như thế Việt Nam đương nhiên là sẽ hưởng lợi, bởi vì vị trí của Việt Nam khiến cho Việt Nam có thể thành một trong những nơi được hưởng lợi lớn nhất. Hễ có xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi. Đọc thêm : Việt Nam : Nắm cơ hội, sửa điểm yếu để thu hút doanh nghiệp rời Trung QuốcLợi ít hay lợi nhiều thì còn phụ thuộc vào việc Mỹ sẽ có những trừng phạt nhất định đối với những kẻ mà họ cho là hưởng lợi một cách “không chính đáng”. Cho nên điều này còn phụ thuộc vào sự trừng phạt của Mỹ là mạnh hay yếu. Cho Việt Nam đương nhiên hưởng lợi chừng nào có chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng sự hưởng lợi này sẽ đi kèm với sự “bị trừng phạt”. Và “sự trừng phạt” thì như đã nói ở trên, mức độ có thể nhiều hoặc ít.RFI : Quy chế nền kinh tế thị trường mà Việt Nam kêu gọi Mỹ trao cho từ lâu liệu sẽ không được thực hiện ngay dưới thời của ông Donald Trump ?Alexander Vuving : Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy. Tức là về vấn đề quy chế thị trường, nếu nói về những tiêu chí một cách khách quan, thì khả năng lớn là Việt Nam không đạt được, bởi vì mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường ở Việt Nam là có hệ thống.Sự can thiệp này không chỉ có hệ thống mà còn nằm trong chủ trương, chính sách. Chủ trương, chính sách của Việt Nam, từ Hiến Pháp, từ nghị quyết, từ tất cả những văn bản chính thức, đều nói đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngoài ra còn nói rõ thêm về vai trò trụ cột của nền kinh tế quốc doanh. Với những điểm như vậy thì Việt Nam không thể nào đạt được những tiêu chí kinh tế thị trường như Mỹ đưa ra. Đọc thêm : Được Mỹ công nhận là kinh tế thị trường: Không đơn giản đối với Việt NamVấn đề còn lại chỉ là chính quyền Mỹ, vì những lý do khác ngoài lý do kinh tế, ví dụ do quan hệ ngoại giao, địa-chính trị hay gì đó, mà họ nới lỏng cho Việt Nam, họ công nhận Việt Nam có kinh tế thị trường, để mà có quan hệ như thế nào với Việt Nam. Liệu những lý do chính trị và ngoại giao đấy có đủ mạnh để  chính quyền Mỹ chấp nhận để bên bộ Ngoại Giao, rồi phía Nhà Trắng can thiệp vào công việc của bộ Thương Mại, ép bộ Thương Mại cho Việt Nam được hưởng quy chế thị trường hay không, điều này cũng phụ thuộc vào vấn đề đó.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Thành công của tuyến đường sắt đô thị 3 Hà Nội mở đường cho những dự án khác với Pháp ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Nov 18, 2024 9:20


Người dân ở Hà Nội có thêm tuyến đường sắt đô thị thứ hai trong hành trình "Giao thông nhanh cho tương lai xanh". Lễ vận hành thương mại tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao được tổ chức ngày 09/11/2024 sau ba tháng mở cửa đón khách. Là dự án mang tính biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, tuyến số 3 được hai bên kỳ vọng tăng cường hợp tác song phương trong những dự án tương lai về phát triển đô thị bền vững và chuyển đổi năng lượng phát thải thấp. Tuyến đường sắt đô thị 3 Nhổn - ga Hà Nội : Biểu tượng cho hợp tác Việt - PhápThành công của đoạn trên cao cũng « chứng tỏ năng lực của toàn thể đội ngũ Pháp - Việt Nam trong việc triển khai tốt các dự án hạ tầng đầy tham vọng của lĩnh vực vận tải đường sắt », theo nhận định của đại sứ Olivier Brochet khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt :« Tuyến đường sắt đô thị số 3 thực sự là một dự án biểu tượng cho sự hợp tác Pháp-Việt vì dự án đã được khởi công từ cách đây khá lâu và đó cũng là một dự án phức tạp cần chút thời gian để hoàn thành. Việc tuyến đường được đưa vào hoạt động vào tháng 08/2024 đã được mọi người trông đợi. Chúng tôi rất vui. Trước tiên vì đây là một thành công lớn về kỹ thuật. Tuyến đường hoạt động rất tốt, chỉ trong một tháng đã có gần 1 triệu người ở Hà Nội sử dụng tàu điện. Có thể thấy là tuyến đường sắt này đã tìm được vị trí của mình. Đây là điểm đầu tiên cần phải nêu bật và chúng tôi rất vui.Tiếp theo là những mục tiêu. Phát triển bền vững giao thông đô thị là một thách thức đối với tất cả các thành phố lớn, dĩ nhiên là đối với cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ Việt Nam muốn phát triển những loại hình giao thông đô thị một cách năng động trong những năm tới. Còn chúng tôi mong muốn làm việc với chính phủ Việt Nam bởi vì trước hết, giao thông đô thị bền vững là điều rất quan trọng cho người dân, giúp cải thiện điều kiện lưu thông, điều kiện sống hàng ngày bằng cách giảm thời gian di chuyển cho họ. Việc này cũng quan trọng đối với thành phố bởi vì đây là cách giảm ô nhiễm, giảm tắc đường. Chúng ta thấy ở Hà Nội, tình hình thường xuyên ở ngưỡng ranh giới, nhất là về mặt ô nhiễm đô thị vẫn còn rất nghiêm trọng.Tiếp theo, tuyến tàu điện còn có vai trò quan trọng vì làm giảm khí phát thải CO2 trong giao thông vận tải. Đây là một thách thức cơ bản trong cuộc chiến chống tình trạng trái đất nóng lên. Các phương tiện giao thông, trên quy mô thế giới, chiếm gần 25% lượng khí phát thải. Trên khắp mọi nơi, người ta tìm cách làm giảm lượng khí này và cách tốt nhất là phát triển giao thông đô thị hiệu quả, hiện đại. Chúng tôi rất vui được giải quyết những thách thức này với chính phủ Việt Nam và chính quyền thành phố Hà Nội ».Không chỉ đơn thuần là phương tiện giao thông Ngay trong 5 ngày đầu khai thác thương mại (08-12/08), tuyến số 3 đã phá kỷ lục lượt khách trải nghiệm tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông, thu hút gần 300.000 lượt khách, trong đó chỉ riêng ngày 11/08 có đến 100.000 lượt, gần gấp đôi con số 58.000 lượt trong ngày 01/05/2023 của tuyến 2A. Không chỉ giữ chức năng phương tiện giao thông công cộng, tuyến số 3 được đối tác Pháp muốn biến thành không gian thư giãn, sinh hoạt chung cho hành khách mà không nhàm chán, tẻ nhạt với việc đưa nghệ thuật vào các công trình giao thông. Đây cũng là một thế mạnh của Pháp và được triển khai rộng rãi trong hệ thống tàu điện ngầm Paris-Ile de France.Lần đầu tiên, một tác phẩm nghệ thuật công cộng được đặt tại nhà ga đường sắt đô thị. Tác phẩm Năm giờ sáng, Hà Nội thức giấc - Il est cinq heures, Hanoï s'éveille (lấy cảm hứng từ bài hát nổi tiếng Pháp Il est cinq heures, Paris s'éveille), được Cơ quan Phát triển Pháp - AFD tài trợ thông qua quỹ Metis và tặng thành phố Hà Nội, được đặt tại ga Cầu Giấy, đúng lễ vận hành thương mại đoạn trên cao và đặt biển khánh thành. Tác phẩm muốn truyền tải cùng lúc nhiều thông điệp về khuyến khích sử dụng giao thông công cộng, nhận thức về biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng, bảo tồn di sản văn hóa… Trong hành trình này, phía Pháp đã vận dụng rất nhiều công nghệ cao, hiện đại để tuyến số 3 xanh và bền vững, theo giải thích của đại sứ Olivier Brochet :« Cam kết của Pháp trong quá trình xây dựng tuyến đường số 3, trước tiên là thông qua việc tài trợ bởi vì gần 50 triệu euro ngân sách đã được huy động từ kho bạc Pháp hoặc từ Cơ quan Phát triển Pháp AFD. Nhưng cam kết của Pháp còn được thể hiện qua việc huy động tinh hoa của công nghệ Pháp về giao thông đường sắt đô thị. Có thể thấy rất nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ Pháp, như Alstom, Colas Rail, Systra - một công ty kỹ thuật tổng hợp, RATP Smart Systems… Tất cả những doanh nghiệp lớn của Pháp đều có kinh nghiệm dày dặn tại Pháp. Điều này được thấy trong kỳ Thế Vận Hội, các phương tiện giao thông đô thị đã đóng vai trò chủ đạo trong thành công của đại hội thể thao này. Những doanh nghiệp đó cũng được huy động trong dự án xây dựng mạng lưới Paris Express, hiện là dự án lớn nhất về giao thông đô thị ở châu Âu cho đến hiện nay. Người ta cũng thấy những doanh nghiệp lớn này của Pháp trong tất cả các dự án tàu điện trên thế giới, như ở Cairo (Ai Cập), ở Medellín (Colombia), ở Rabat (Maroc)… Và tất cả đều đang phục vụ tại Hà Nội và dĩ nhiên chúng tôi mong muốn phát triển thêm trong những dự án mới mà chính phủ Việt Nam dự kiến tiến hành trong những năm tới ».Triển vọng hợp tác mới về giao thông vận tảiDự án khởi công năm 2009, theo kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ và dự kiến hoàn thành năm 2027, riêng đoạn trên cao đã được khai thác thương mại từ tháng 08/2024. Tổng vốn đầu tư cũng bị tăng gấp đôi, từ hơn 18.000 tỉ đồng lên gần 36.000 tỉ đồng. Liệu những điểm này có trở thành một trở ngại trong khi Pháp cho biết sẵn sàng đồng hành với Việt Nam trong những dự án trong tương lai ? Trả lời thắc mắc của RFI Tiếng Việt, đại sứ Olivier Brochet giải thích :« Những dự án lớn này đều là những dự án vô cùng phức tạp ở khắp mọi nơi, phức tạp về mặt công nghệ, phức tạp trong việc triển khai công trường bởi vì cần phải xây dựng những công trường quy mô lớn ở một thành phố mà cuộc sống vẫn tiếp diễn theo nhịp độ thông thường, phức tạp về mặt cơ chế, thực hiện các quy định mới của Nhà nước thiết lập các hệ thống này. Vì tất cả những lý do tích tụ này dẫn đến những chậm trễ. Và tất cả các tuyến đường sắt đã được xây dựng đều bị chậm. Tuyến số 1 ở đây chẳng hạn cũng bị khởi công muộn. Tuyến mới ở thành phố Hồ Chí Minh, được hợp tác xây dựng với Nhật Bản, cũng bị trễ. Đây là việc bình thường vì cần phải có thời gian học tập. Điều quan trọng hiện nay là có thể sử dụng quãng thời gian học tập đó để tiết kiệm thời gian sau này, qua việc đã có những tác nhân hiểu rõ vấn đề, hiểu những trông đợi, nhu cầu của mỗi bên để có thể có những dự án tiến triển nhanh hơn, sớm mang lại kết quả và đến lúc đó sẽ cho phép làm chủ chi phí tốt hơn. Chính vì thế mà chúng tôi đã đề xuất với chính phủ Việt Nam là bắt đầu suy nghĩ luôn đến việc kéo dài tuyến số 3. Có nghĩa là không phải công trình ngầm đã được khởi công và đang tiến triển mà ngay từ bây giờ, nên bắt đầu chuẩn bị cho việc kéo dài tuyến. Bởi vì nếu dự tính sớm thì sẽ giúp triển khai công việc tiếp theo sau khi hoàn thành công trình ngầm và như vậy sẽ tránh được các chi phí bổ sung liên quan đến việc giải thể các công ty tham gia xây dựng tuyến số 3 ».Trong chuyến công du Pháp của chủ tịch nước Việt Nam kiêm tổng bí thư Tô Lâm từ ngày 03-07/10/2024, hai nước bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải hướng tới giảm phát thải carbon thông qua « Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Giao thông Vận tải ». Theo bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, « đây cũng là lĩnh vực mà Việt Nam hết sức quan tâm nhằm thực hiện các cam kết tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) và COP26 (phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050) trong lĩnh vực giao thông vận tải ».Thực ra, theo trang Facebook Thông tin Chính phủ ngày 07/10, Việt Nam và Pháp đã phối hợp hoàn thành một số dự án trong lĩnh vực đường sắt, như hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh do tập đoàn Alstom và đối tác Việt Nam triển khai ; dự án Cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai do Ngân hàng Phát triển châu Á và Pháp đồng tài trợ.Ngoài dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và cơ quan AFD nghiên cứu cung cấp « Hỗ trợ kỹ thuật lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cải tạo, hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng », có xét đến tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được xây dựng mới trong tương lai. Báo Chính phủ ngày 04/11 cho biết Cục Đường sắt Việt Nam (trực thuộc bộ Giao thông Vận tải) đã trình hồ sơ Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua 10 tỉnh/thành phố.Cơ quan AFD, hiện là nhà tài trợ song phương lớn nhất khu vực châu Âu của Việt Nam, cũng được kêu gọi tiếp tục trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các dự án đường sắt tại Việt Nam thời gian tới. Ông Philippe Orliange, giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam, khẳng định AFD sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ vốn vay cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển đường sắt cao tốc, lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam đang đặc biệt quan tâm, mong muốn thực hiện trong thời gian tới.Liệu thành công của tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội tiếp thêm sức bật cho những dự án mới ? Dù sao, theo bản ghi nhớ ký tại Paris, Việt Nam và Pháp dự định hợp tác trong các lĩnh vực đường sắt, hàng hải và đường thủy nội địa ; tạo thuận lợi cho chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi, thích ứng với biến đổi khí hậu… Đây cũng là những lĩnh vực hợp tác truyền thống và rất năng động giữa hai nước từ nhiều năm qua.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Trung Quốc biến Việt Nam thành lá bài quan trọng trong Con đường tơ lụa mới

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Oct 14, 2024 10:37


Việt Nam muốn Trung Quốc hỗ trợ trợ xây dựng đường sắt ở miền bắc để kết nối sáng kiến "Hai hành lang, Một vành đai" với "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc. Theo ông Hùng Ba, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hệ thống đường sắt này "sẽ kết nối Việt Nam với các nước châu Âu - Tây Á qua tuyến đường sắt liên vận. Việt Nam sẽ thành cửa ngõ để Trung Quốc kết nối với các nước ASEAN, đồng thời là đầu mối quan trọng kết nối ASEAN với châu Âu và Trung Á". Sáng kiến « Hai hành lang, Một vành đai », được Việt Nam và Trung Quốc thông qua năm 2004, là cụm từ gọi tắt của hành lang « Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng » và hành lang « Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng » và « Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ ». Sau nhiều năm cân nhắc bên phía Việt Nam, vấn đề hợp tác đường sắt được nhấn mạnh trong Điều 7 Tuyên bố chung ngày 20/08/2024, nhân chuyến công du Trung Quốc của tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm.Việt Nam được lợi ích gì từ những dự án này ? Vai trò của Việt Nam trong kế hoạch Vanh đai và Con đường của Trung Quốc ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.RFI : Việt Nam dự kiến nhiều kế hoạch hiện đại hóa hệ thống đường sắt từ lâu. Vào tháng 04/2024, sau khi thông báo ý định trên, Việt Nam đã kêu gọi Trung Quốc hỗ trợ trong khi dường như Việt Nam đã lưỡng lự trong thời gian dài. Tại sao lại chọn thời điểm này ? Và tại sao lại là Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Dường như Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với Việt Nam thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xây dựng thiện chí và niềm tin song phương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Bắc Kinh trong bối cảnh mất lòng tin dai dẳng do các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.Chúng ta thấy mong muốn hòa dịu và xích lại gần nhau giữa hai nước từ nhiều năm nay, được thể hiện rõ qua các chuyến thăm của nhiều quan chức cấp cao. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm chính thức Việt Nam vào ngày 12 và 13/12/2023 theo lời mời của người đồng cấp Việt Nam lúc bấy giờ là tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Trong chuyến thăm này, ông Tập đã nêu một dự án xây dựng đường sắt liên doanh có thể nằm trong khuôn khổ Sáng kiến ​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Đọc thêm : Thăm Trung Quốc, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ thúc đẩy kết nối đường sắt giữa hai nướcSau đó, chủ đề này đã được thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24 đến 27/06/2024. Ông cho biết Việt Nam có kế hoạch xây dựng 3 tuyến đường sắt nối Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, cụ thể là ba tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ; Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.Cuối cùng, chuyến thăm Bắc Kinh của tổng bí thư chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm vào ngày 19-20/08/2024 đã cho phép Trung Quốc và Việt Nam ký kết 14 thỏa thuận, nhằm tăng cường thương mại và kết nối biên giới, đặc biệt là kế hoạch đường sắt. Nhân dịp này, ông Tập Cận Bình khẳng định Việt Nam là « ưu tiên » trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Ông cũng cam kết mở rộng Sáng kiến ​Vành đai và Con đường bằng cách thúc đẩy xây dựng đường sắt, đường cao tốc và hải cảng.Tất cả những công bố và quyết định này đều nhất quán với Quy hoạch tổng thể đến năm 2050 với mục tiêu là kết nối mạng lưới đường sắt Việt Nam với tuyến đường sắt xuyên Á thông qua Trung Quốc và với mạng lưới đường sắt ASEAN thông qua Lào và Cam Bốt. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, hai tuyến đường sắt cao tốc sẽ được xây dựng từ nay đến năm 2030 và sẽ nối các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc với các cảng trọng điểm Hải Phòng và Hà Nội.Cho nên theo tôi, có lẽ bối cảnh chung hiện nay được đánh dấu bởi nhiều yếu tố : mong muốn phát triển đường sắt của Việt Nam, nguồn vốn dồi dào và sẵn có bên phía Trung Quốc và cuối cùng là mong muốn của Trung Quốc giảm bớt căng thẳng với nước láng giềng phương Nam vào lúc căng thẳng có xu hướng gia tăng ở eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông. Tất cả những yếu tố này giải thích cho động lực phát triển hiện nay trong hợp tác Việt - Trung.RFI : Người ta thường nói đến rủi ro hoặc « bẫy nợ » khi nhắc đến các khoản vay từ Trung Quốc. Vậy Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những tác động như thế nào nếu nhận hỗ trợ từ Trung Quốc ? Liệu có thể có nguy cơ nào đó phụ thuộc vào Trung Quốc ? Laurent Gédéon : Trong chuyến đi Trung Quốc vào tháng 06/2024, thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính phủ Việt Nam sẽ yêu cầu các cơ quan nghiên cứu soạn thảo một hiệp định liên chính phủ về việc triển khai ba tuyến đường sắt, trong đó nhấn mạnh đến « các khoản vay ưu đãi » từ Trung Quốc, « chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực » để Việt Nam có thể tự phát triển ngành công nghiệp đường sắt.Cũng cần lưu ý rằng bối cảnh hiện tại khá thuận lợi cho Việt Nam. Việc chuỗi cung ứng Mỹ và phương Tây rời khỏi Trung Quốc và tái tổ chức hoạt động, trong đó có Việt Nam, cũng đã buộc Trung Quốc phải tổ chức lại các mạng lưới chuỗi cung ứng sản xuất hướng sang Việt Nam. Đọc thêm : Việt Nam gia tăng sử dụng đường sắt Trung Quốc xuất hàng sang châu ÂuNhưng cũng cần phải cảnh giác vì Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là thép, nhựa và linh kiện điện tử thiết yếu để sản xuất thành phẩm. Động lực kinh tế đã làm gia tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và lên đến 50 tỷ đô la vào năm 2023, tăng gần 50% trong 5 năm qua. Do đó, sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu về cơ bản là nhờ vào hàng nhập khẩu Trung Quốc và bị phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Rõ ràng, sự phụ thuộc này, nếu đi kèm với khoản nợ đáng kể với Trung Quốc liên quan đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt, có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam, kể cả « bẫy nợ ».Tuy nhiên, chúng ta có thể lưu ý rằng bẫy nợ cho đến nay vẫn gây nhiều tác động đến các quốc gia nhỏ hơn Việt Nam, như Sri Lanka hay Montenegro. Tương tự, cần phải nhớ rằng lợi ích đầu tiên của một chủ nợ, kể cả đó là một Nhà nước, là phải thu hồi vốn cùng với lợi nhuận, hơn là thấy « con nợ » chìm sâu trong vòng xoáy nợ nần. Dù sao vẫn phải luôn cảnh giác vì một Việt Nam yếu kém và phụ thuộc về tài chính có thể trở thành một lá bài về địa-chính trị cho Trung Quốc.RFI : Ngược lại, đâu là những lợi ích mà Việt Nam có thể được hưởng từ những chương trình đầu tư này ? Laurent Gédéon : Nhờ kết nối, vận tải hàng hóa và du lịch được cải thiện, Việt Nam có thể thu được nhiều lợi ích từ những khoản đầu tư này, cả về kinh tế lẫn chính trị :Trước hết, nhờ tăng cường kết nối, Việt Nam sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương với các nước láng giềng ASEAN cũng như với Trung Quốc. Số lượng container được vận chuyển mỗi năm bằng đường sắt về nguyên tắc sẽ tăng lên, song song đó là giảm chi phí về hậu cần.Tiếp theo, ngành du lịch cũng sẽ được hưởng lợi nhiều nhờ sự gia tăng kết nối đường sắt này. Ngoài ra, sức hấp dẫn sẽ được tăng cường do tiết kiệm được đáng kể thời gian nhờ các mạng lưới đường sắt mới. Ví dụ, một chuyến tàu chở hàng từ Thành Đô hiện giờ mất khoảng bảy ngày để đến Hà Nội. Trước đây, hàng hóa từ Trùng Khánh về Việt Nam mất trung bình 20 ngày do phải đi đường biển qua Thượng Hải. Đọc thêm : Bắc Kinh và Hà Nội xem xét nâng cấp tuyến đường sắt xuyên qua vùng giàu đất hiếm của Việt NamCuối cùng, một tuyến đường sắt từ Trung Quốc xuyên qua Việt Nam có thể sẽ nâng tầm quan trọng của Việt Nam hơn về mặt chiến lược đối với Bắc Kinh và nâng cao vị thế của Hà Nội nếu nhìn từ góc độ Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc để Việt Nam là đối tác thân thiết trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc, cũng như cạnh tranh Mỹ - Trung.Về mặt thực tiễn, các tuyến đường sắt được quy hoạch sẽ tích hợp mạng lưới của Việt Nam vào mạng lưới đường sắt xuyên Á, hiện có ba tuyến : tuyến ở giữa đi từ Côn Minh đến Lào và Bangkok ; tuyến phía tây đi qua Miến Điện và Thái Lan ; tuyến phía đông dự kiến đi qua Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan và kéo dài xuống phía nam tới Malaysia và Singapore.Cũng cần lưu ý rằng tuyến tàu chở hàng Trùng Khánh - Hà Nội hiện đã kết nối Việt Nam vào hành lang thương mại quốc tế đường bộ-đường biển mới International Land-Sea Trade Corridor (ILSTC). Xin nhắc lại rằng đây là hành lang thương mại và hậu cần có trung tâm hoạt động ở Trùng Khánh và kết nối với 190 cảng ở 90 quốc gia. ILSTC là một trong số nhiều hành lang thương mại trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.Ngoài ra, còn phải nói đến tuyến đường sắt giữa Việt Nam và Lào đang được nghiên cứu, theo dự kiến sẽ được kết nối với tuyến đường sắt hiện có giữa Trung Quốc và Lào. Dự án này sẽ giúp Lào tiếp cận với lĩnh vực hàng hải và sẽ tạo ra các luồng trao đổi kinh tế có lợi cho Việt Nam.RFI : Liệu thông qua những tuyến đường này có thể coi là Việt Nam tham gia vào dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc không ? Laurent Gédéon : Trước tiên cần lưu ý rằng xét về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở cực đông của tất cả các tuyến đường và điều này khiến Việt Nam phần nào nằm bên rìa so với những nước khác. Việt Nam chỉ có thể được đưa vào dự án Con đường Tơ lụa mới thông qua hai tuyến : đường biển và hành lang Đông Dương. Liên quan đến Con đường Tơ lụa trên biển, Việt Nam nằm ngoài dự án này vì chỉ có cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường dự tính ban đầu. Cho nên, khả năng lớn nhất để Việt Nam hội nhập vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là thông qua các tuyến trên đất liền.Về mặt chính thức, Tuyên bố chung về Tăng cường Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc và Xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai được công bố vào ngày 20/08, nhân chuyến thăm của Tô Lâm tới Bắc Kinh, nhấn mạnh đến việc « Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện hiệu quả kế hoạch hợp tác gắn sáng kiến ​​Việt Nam « Hai hành lang, một vành đai » với sáng kiến « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc ; đẩy mạnh « kết nối cứng » về đường sắt, đường cao tốc và cơ sở hạ tầng biên giới ; […] ; Trung Quốc cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển quy hoạch các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn ». Do đó, việc đưa Việt Nam vào hệ thống, đặc biệt là những con đường tơ lụa mới trên đất liền, có lẽ là điều hiển nhiên. Đọc thêm : Việt Nam-Trung Quốc nhất trí xây dựng “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý đến một yếu tố mang tính chiến lược hơn và rất được Trung Quốc quan tâm trong kế hoạch này. Chúng ta thấy rằng tuyến Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng kết nối cảng Phòng Thành Cảng ở vùng duyên hải Quảng Tây. Trong khi cảng này nằm gần dự án kênh đào Bình Lục (Pinglu). Kênh này được dự kiến kết nối Nam Ninh, thủ phủ khu tự trị Quảng Tây, với vịnh Bắc Bộ. Thông qua tuyến đường này, hàng hóa có thể từ eo biển Malacca đi bằng đường biển vào Quảng Tây, rồi từ đó được chuyển vào sâu trong lục địa Trung Quốc, tránh đi qua eo biển Đài Loan.Rõ ràng lợi ích của dự án này là rất lớn, ở cấp độ chiến lược bởi vì trong trường hợp xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan, Trung Quốc vẫn có thể vận chuyển thực phẩm và nguyên liệu thô qua kênh đào này, ngay cả khi toàn bộ tuyến đường Biển Đông, từ Hồng Kông đến Hoàng Hải, bị ngăn chặn. Với giả thuyết như vậy, chúng hiểu rằng Bắc Kinh cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam để những luồng vận tải này không bị gián đoạn.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Trung Quốc phải đối phó với hợp tác tuần duyên Việt Nam-Philippines ở Biển Đông ?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Oct 7, 2024 9:31


Tại sao Việt Nam và Philippines không ngồi lại đối thoại với nhau về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông để hợp lực đối phó với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc ? Câu hỏi này từng được các nhà nghiên cứu Pháp nêu lên khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt (1). Những diễn biến gần đây cho thấy hai nước láng giềng Đông Nam Á đang có những bước đi đối thoại, thúc đẩy hợp tác trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc có chiến lược đối phó như thế nào ? Việt Nam - Philippines quyết định phối hợp về vấn đề Biển ĐôngKể từ đầu năm 2024, Việt Nam và Philippines liên tục có những hoạt động thúc đẩy hợp tác song phương. Bắt đầu là chuyến công Việt Nam của tổng thống Philippines Marcos Jr. vào cuối tháng 01. Tại đất nước được ông Marcos đánh giá là “đối tác chiến lược duy nhất của Philippines” ở Đông Nam Á, ngày 30/01, hai bên đã ký kết hai bản ghi nhớ về an ninh về “ngăn ngừa sự cố ở Biển Đông” và “hợp tác trên biển” giữa lực lượng tuần duyên hai nước. “Những thỏa thuận này có thể hiểu là sẽ có lợi cho cả hai nước”, theo nhận định với RFI Tiếng Việt ngày 26/02 của giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Đông Nam Á Daniel K. Inouye (DKI APCSS) tại Hawai, Mỹ. Và “cũng có thể coi là bước đầu tiên tiến tới một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”.Đây là cơ sở để phát huy những sáng kiến hợp tác tiếp theo. Cuối tháng 07, tàu CSB 8002 rời cảng Việt Nam để đến Philippines giao lưu và lần đầu tiên tham gia huấn luyện chung với đối tác Philippines ngày 09/08. Ngay sau đó, Lực lượng tuần duyên Philippines thông báo sẽ gửi một tàu đến Việt Nam vào cuối năm để thúc đẩy hợp tác hàng hải giữa hai nước. Trước đó, trong tháng 6 và 7, cả hai nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc lần lượt nộp lên Liên Hiệp Quốc Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông.Đến cuối tháng 08, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang thăm Philippines trong ba ngày từ 29-31/08. Hai bộ trưởng chứng kiến lễ ký Ý định thư giữa hai bộ Quốc Phòng về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đường biển ; Ý định thư giữa hai bộ Quốc Phòng về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân y. Sự kiện này được bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Teodoro đánh giá là Manila và Hà Nội “đã thấy một nền tảng hợp tác vững chắc để xây dựng niềm tin”.Hợp tác Việt Nam - Philippines và tác động đến Trung Quốc Liệu hàng loạt sự kiện thắt chặt hợp tác về an ninh và hàng hải giữa Việt Nam và Philippines trong những tháng gần đây có trở thành một mối đe dọa cho Trung Quốc ? Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), nhận định :“Theo quan điểm của tôi, đây là vấn đề hợp tác kỹ thuật hơn là cách tiếp cận chiến lược của chính quyền Việt Nam. Vấn đề này nằm trong khuôn khổ hợp tác quân sự và an ninh cổ điển, kiểu hợp tác này cũng tồn tại với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Theo tôi, trước tiên chúng ta có thể thấy sáng kiến ​​này phản ánh tính thực dụng của các nhà lãnh đạo Việt Nam và minh họa cho chính sách giữ khoảng cách cân bằng vốn là đặc trưng của ngoại giao Việt Nam. Hợp tác về mặt quân sự với Philippines cho phép Việt Nam thể hiện là một chủ thể đáng tin cậy trước các nước khác trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, và có lợi thế là thể hiện rằng Hà Nội không từ bỏ tham vọng của họ ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.Các cuộc diễn tập chung vào tháng 08/2024, giữa thủy thủ Việt Nam và Philippines, đã xác nhận điểm này. Hai bên tập trung vào hỗ trợ và cứu hộ chứ không phải vào các hành động tấn công. Hai bên không gửi bất kỳ thông điệp thù nghịch nào tới Trung Quốc. Người ta cũng thấy rằng Việt Nam rất kín tiếng trong giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng gần đây giữa Manila và Bắc Kinh. Trong những điều kiện này, ít có khả năng Bắc Kinh nhìn nhận là có một mối đe dọa trong diễn biến hiện nay về quan hệ giữa Việt Nam và Philippines”.Bắc Kinh hung hăng với Manila, “hòa dịu” với Hà NộiTrên thực tế, Trung Quốc cũng có cách tiếp cận và ứng xử rất khác nhau đối với Việt Nam và Philippines.“Theo tôi, đây là một diễn biến rất thú vị, trái ngược với những gì vẫn diễn ra cách đây 3 năm. Ngày nay, dường như có một cách tiếp cận khác từ phía chính quyền Trung Quốc đối với vấn đề Philippines và Việt Nam. Tôi nghĩ Trung Quốc có lợi khi Việt Nam và Philippines trái ngược nhau về lựa chọn chiến lược. Một lựa chọn khác của Trung Quốc, đó là để Philippines và Việt Nam duy trì quan hệ ở mức độ hợp tác kỹ thuật, chứ không phải là có tầm nhìn chung chiến lược vì điều này có thể sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc. Chúng ta vẫn biết là Phililppines xích lại gần Hoa Kỳ hơn từ vài năm nay nhưng Việt Nam vẫn giữ khoảng cách với Mỹ. Cho nên vẫn cần phải theo dõi thêm về diễn biến mới này. Ngoài ra, những thay đổi chính trị gần đây ở Việt nam có thể cho thấy rằng xu hướng hiện nay có lẽ là xu hướng có lợi cho việc ổn định quan hệ với Trung Quốc hơn là gây căng thẳng”.Về chiến lược đối phó với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, Việt Nam và Philippines có chiến lược hoàn toàn khác nhau. Philippines công khai những sự cố, tranh chấp thậm chí là xô xát gây thương tích với tàu của lực lượng hải cảnh Trung Quốc, đặc biệt là ở hai điểm nóng bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và bãi cạn Sa Bin (Sabina). Bắc Kinh cũng không ngừng gia tăng sức ép đối với tàu của lực lượng tuần duyên Philippines cũng như chính quyền Manila. Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon phân tích :“Cần phải nhớ rằng tầm nhìn địa-chiến lược của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở biên giới Biển Đông mà còn xa hơn, một bên là phía đông Thái Bình Dương và bên kia là Ấn Độ Dương. Do đó, chắc chắn là sự chú ý chiến lược của Trung Quốc hiện đang chuyển hướng mạnh mẽ sang Philippines trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, trong đó có thông qua Manila”.Vì Bắc Kinh bận tập trung buộc tàu của Philippines rời khỏi hai bãi cạn, Hà Nội được cho là đã tận dụng thời gian lắng dịu trong căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông để tăng tốc bồi đắp ở ít nhất 4 trên 6 rạn san hô chính ở quần đảo Trường Sa. Ngày 09/09, trang web Chathamhouse cho biết “các hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động cải tạo đất quy mô lớn đang diễn ra tên các rạn san hô do Việt Nam kiểm soát. Hoạt động này, được xác định vào năm 2022, đã tăng đáng kể về quy mô trong năm nay (2024) và có vẻ sẽ tiếp tục”.Ví dụ tại Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải AMTI, trụ sở tại Washington (Mỹ), cho rằng có thể có một đường băng dài 3 km để chiến đấu cơ tầm xa có thể hạ cánh. Đảo Nam Yết (Namyit), sau khi được cải tạo trên diện rộng, hiện là thực thể lớn thứ hai của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, sau bãi Thuyền Chài. Theo hình ảnh được công ty Maxar Technologies chụp tháng 06/2024, một bến cảng lớn đã được nạo vét bên trong rạn san hô.Tuy nhiên, tốc độ bồi bắp của Việt Nam không thể bằng Trung Quốc. Điều đáng nói là mặc dù thường xuyên phản đối các yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, nhưng Trung Quốc lại rất ít bình luận về các hoạt động cải tạo đất hiện tại của Hà Nội. Lý do tại sao ? Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon giải thích :“Dưới thời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã cải thiện quan hệ chính trị với Trung Quốc bằng cách tránh để gia tăng cạnh tranh lãnh thổ giữa hai nước. Ngoài ra, việc nâng cấp mối quan hệ Việt-Trung lên tầm “cộng đồng chung vận mệnh”, theo phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12/2023 nhân chuyến thăm Việt Nam, mà Hà Nội coi đây là “Xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc”, cũng là một bước tiến quan trọng mà Hà Nội từng do dự trước đó, chủ yếu vì lý do tranh chấp trên biển giữa hai nước.Có nghĩa là nếu quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh dường như đang đi theo hướng ngày càng hòa bình hơn thì điều này không ngăn cản được những căng thẳng lẻ tẻ trên thực địa. Do đó, Việt Nam duy trì hợp tác quân sự tích cực với Philippines, điều này cho phép Hà Nội duy trì uy tín trước cả Bắc Kinh cũng như Washington và các đồng minh của Mỹ trong khu vực”. Điều đáng chú ý, được nhà nghiên cứu Laurent Gédéon nhấn mạnh, là sự cải thiện mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines tại các vùng biển tranh chấp, đặc biệt là các vụ đối đầu giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và Philippines. Dù không chính thức lên tiếng về việc Hà Nội thắt chặt hợp tác với Manila nhưng Bắc Kinh không quên gián tiếp “nhắc nhở” Hà Nội :“Người ta thấy rằng ngay trước khi Việt Nam chuẩn bị tổ chức cuộc tập trận chung trên biển với Philippines vào ngày 09/08, trong vòng chưa đầy một tuần, một drone của Trung Quốc đã bay sát bờ biển Việt Nam hai lần, vào ngày 02 và ngày 07/08. Vụ xâm nhập thứ hai diễn ra ba ngày sau khi ông Tô Lâm được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng điều đáng chú ý lần này là Trung Quốc đã cố tình kích hoạt đèn hiệu của máy bay, mặc dù họ không hề làm như vậy trước đó. Việt Nam chưa lên tiếng về vụ việc này và có thể coi đây là tín hiệu chính trị từ Bắc Kinh nhằm làm giảm căng thẳng”.Một tháng sau sự kiện này, Vùng Cảnh sát biển Việt Nam 3 đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật hiếm hoi, từ ngày 05 đến 11/09, ở ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, để kiểm tra phản ứng trước các mối đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.Ngay khi được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tô Lâm dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc. Hai nước đã ra thông cáo chung ngày 20/08 và vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông được nêu trong Điểm 10 của thông cáo : “(…) Hai bên nhất trí (…) cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông (…)”, phù hợp với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp”.(1) Việt Nam, Malaysia, Philippines: Gác tranh chấp, chống Trung Quốc ở Biển Đông?

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam mua vũ khí lớn của Mỹ: Bước ngoặt trong quan hệ quốc phòng song phương?

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Sep 16, 2024 10:12


Mỹ sẽ tặng Việt Nam tàu tuần duyên thứ ba từ nay đến cuối năm 2024. Washington được cho là đang đàm phán bán máy bay vận tải C-130J cho Hà Nội. Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Năm thăm Mỹ đúng kỉ niệm một năm hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao nhất - Đối tác chiến lược toàn diện. “Sự gia tăng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong suốt năm qua” đã được bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin nhấn mạnh khi tiếp đồng nhiệm Phan Văn Giang ngày 09/09. Tất cả những sự kiện này đánh dấu “giai đoạn mới trong hợp tác hữu nghị” giữa hai nước, cho đến nay “vẫn suôn sẻ và đi theo hướng mà cả hai nước đều mong muốn”. Để hiểu hơn về những chuyển biến mới trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt là mức độ tin cậy nhau, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc.RFI : Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ. Có thể hiểu đây là một dấu hiệu mới cho việc thắt chặt quan hệ quốc phòng và an ninh song phương ? Nguyễn Thế Phương : Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang thăm Mỹ đợt này hơi đặc biệt tại vì chuyến thăm này khá dài, tầm 4-5 ngày, cho nên lịch trình sẽ dầy và tập trung nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chưa rõ cụ thể chương trình nghị sự của bộ trưởng Giang nhưng chuyến thăm này đánh dấu bước đi tiếp theo cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bởi vì tháng 9 này kỉ niệm đúng một năm hai nước nâng cấp quan hệ. Đọc thêm : Nâng quan hệ Mỹ-Việt lên Đối tác chiến lược: Lợi ích và trở ngạiỞ đây cần nhấn mạnh đến một số điểm. Thứ nhất, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ ở thời điểm hiện tại thường vẫn được nhấn mạnh đến quan hệ kinh tế và thương mại, còn quan hệ an ninh và quốc phòng thường được đặt bên dưới. Chuyến thăm Mỹ lần này của bộ trưởng Giang phần nào đó sẽ giúp cho Việt Nam hiểu được Mỹ sẽ muốn gì trong mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai bên trong tương lai. Và cũng để cho phía Mỹ hiểu rõ hơn là Việt Nam thực sự muốn gì ở Mỹ, đặc biệt trong vấn đề giúp Việt Nam cải thiện một số năng lực, nhất là năng lực hàng hải, hoặc những chuyển động quốc phòng sâu sắc hơn trong tương lai cho xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây là điểm mấu chốt trong chuyến thăm của bộ trưởng Giang.Ngoài ra, có thể đây là chuyến thăm mở đường cho chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm sắp tới. Đây cũng là chuyến thăm để Việt Nam dò chính sách của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chỉ còn hai tháng nữa là bầu cử tổng thống.RFI : Năm 2023 từng có thông tin Việt Nam và Mỹ bàn khả năng mua sắm chiến đấu cơ F-16 nhưng đàm phán bị dừng lại. Hiện tại có thông tin Mỹ đang thảo luận với Việt Nam về việc bán máy bay vận tải quân sự Lockheed Martin C-130J Hercules cho Hà Nội. Tại sao lại có sự thay đổi này ? Liệu việc mua máy bay, dù là máy bay vận tải, sẽ là một bước ngoặt cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ?Nguyễn Thế Phương : Thông tin Việt Nam đàm phán với Mỹ về việc mua các loại vũ khí, khí tài của Mỹ, đặc biệt là F-16, đã xuất hiện từ cách đây 2, 3 năm chứ không phải là một vấn đề mới. Nhìn chung, nếu như Việt Nam mua vũ khí, khí tài của Mỹ thì đây cũng sẽ là một bước ngoặt. Đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên được nâng lên một tầm mức mới, bởi vì để Việt Nam mua vũ khí của Mỹ thì mức độ lòng tin chiến lược trong an ninh quốc phòng giữa hai bên, đặc biệt là từ phía Việt Nam đối với Mỹ, đã được nâng lên một tầm mức nào đó rồi.Việt Nam cũng đã chuẩn bị từ trước cho những quyết định mua sắm đó. Thứ nhất, Việt Nam gửi một số sĩ quan không quân, những đội hậu cần qua Mỹ để huấn luyện và học tập từ cách đây 2, 3 năm. Thứ hai, Việt Nam vừa mới khai trương một sân bay ở Phan Thiết. Người ta cho rằng sân bay này được dành cho việc triển khai một số loại máy bay huấn luyện sẽ mua của Mỹ trong tương lai. Có thể thấy Việt Nam đã chuẩn bị hết về nhân lực, cơ sở hạ tầng cho vấn đề mua sắm trang thiết bị vũ khí mà ở đây là các loại máy bay Mỹ. Đọc thêm : Hoa Kỳ và Việt Nam thảo luận về việc mua bán máy bay vận tải quân sự C-130Thông tin Việt Nam mua máy bay F-16 của Mỹ bị dừng lại cũng không phải là điều quá bất ngờ: Thứ nhất, F-16 là một loại vũ khí mang tính tấn công mà ở thời điểm hiện tại, nếu Việt Nam mua của Mỹ thì sẽ rất nhạy cảm, đặc biệt là đặt trong mối quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác, mang tính kỹ thuật. Liệu hai bên có sẽ trao đổi vấn đề mang tính kỹ thuật về vũ khí, về bảo dưỡng, bảo trì không ? Đây cũng là điểm “nhạy cảm”. Việc Mỹ có cho phép mua vũ khí đi kèm hay không cũng là một chuyện cần bàn thảo sâu hơn trong tương lai. Hiện tại, những vấn đề đó dường như vẫn là những khúc mắc mà hai bên chưa giải quyết được.Trong khi đó C-130 chỉ là một loại máy bay vận tải phi tác chiến. Cho nên việc Việt Nam có khả năng mua C-130 cũng có thể được giải thích theo hướng là sẽ giúp Việt Nam cải thiện năng lực phòng thủ, năng lực không vận, vốn là năng lực mà Việt Nam vẫn còn yếu. C-130 mang tính phòng thủ, không mang tính tấn công, bớt tính nhạy cảm và một phần nào đó cũng giúp cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh thâm hụt thương mại hiện nay nghiêng về Việt Nam quá lớn. Cho nên, mua sắm thêm vũ khí cũng là cách để Việt Nam gửi thông điệp rằng “chúng tôi muốn mở rộng hơn nữa hợp tác, đặc biệt là về thương mại”. Và trao đổi thương mại quốc phòng là một điểm mà Việt Nam đã và đang cân nhắc.RFI : Việc Nga, nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, bị cấm vận và phải dồn toàn bộ nguồn lực quốc phòng cho chiến tranh ở Ukraina buộc Hà Nội phải tăng tốc đa dạng hóa nguồn cung, trong số này có vũ khí hệ phương Tây. Tuy nhiên, những nước này có cơ chế kiểm soát chặt chẽ vũ khí được bán. Vấn đề này sẽ tác động đến quá trình hợp tác với Việt Nam như thế nào ? Yếu tố “hoa hồng”, vẫn được các chuyên gia, nhà quan sát về quân sự Việt Nam nêu lên, có phải là một trở ngại khác ?  Nguyễn Thế Phương : Có hai yếu tố gây trở ngại chính. Thứ nhất là yếu tố mang tính hệ thống vì toàn bộ chu trình ra quyết định mua vũ khí nào và quy trình huấn luyện, bảo dưỡng bảo trì thì từ trước đến này, hệ thống, cấu trúc của Việt Nam luôn hướng về phía Nga. Cho nên hiện giờ, muốn đổi sang một hệ phương Tây khác thì toàn bộ quy trình đó phải được điều chỉnh và thay đổi. Và quá trình này tốn rất nhiều thời gian.Thứ hai là vấn đề mang tính chính trị bởi vì tư duy quốc phòng, an ninh của Việt Nam hiện tại vẫn có một yếu tố nghi ngại phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, cũng như các đồng minh của Mỹ. Đây là điểm có khả năng làm chậm lại quá trình tương tác giữa Việt Nam và các quốc gia phương Tây, đặc biệt là liên quan đến mua sắm vũ khí quốc phòng. Đọc thêm : Nga hụt hơi xích gần với Trung Quốc buộc Việt Nam cân nhắc nâng cấp quan hệ với Mỹ ?Điểm thứ ba, rất cốt lõi, liên quan đến tài chính. Nguồn lực của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tài chính trong quá trình hiện đại hóa, rõ ràng là không lớn cho nên cũng phải “liệu cơm gắp mắm”. Tất cả những yếu tố đó, khi Việt Nam muốn xác định mua sắm, đều phải đặt lên bàn cân để xem mua của ai, được lợi gì và bất lợi gì, đặc biệt là với Mỹ. Như chị đề cập tới quy trình và đặc trưng của quy trình mua sắm vũ khí, khí tài, thì “văn hóa” giữa hai bên Mỹ-Việt Nam và Việt Nam với phương Tây là khác nhau. Thực ra, sự khác nhau này là có thể điều chỉnh được.Nhưng như tôi đã đề cập, quá trình điều chỉnh văn hóa mua sắm và chính sách như này cần phải có nhiều thời gian và dựa trên niềm tin chính trị giữa hai bên, nhu cầu của Việt Nam và chính sách, cũng như chiến lược quốc phòng của Việt Nam hiện tại, chứ không hẳn là vũ khí phương Tây là tốt và cũng không hẳn là ở thời điểm hiện tại, Nga đang gặp khó khăn và Việt Nam không mua của Nga.RFI : Phát biểu tại một sự kiện của Canergie, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từ năm 2014-2017 cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam “thực tế”, “có rất nhiều điều có thể thực hiện một cách thực dụng giúp tăng cường quan hệ đối tác” Việt-Mỹ, kể cả trong lĩnh vực an ninh, dù không cần liên minh hay căn cứ. Hai nước sẽ tính đến những hướng phát triển nào ? Liệu Washington cần tiếp tục kiên trì vì Hà Nội cần thời gian nếu nhìn vào sự cân bằng với Trung Quốc ?Nguyễn Thế Phương : Trong chính sách đối ngoại và chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam dù sao cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng trong tầm nhìn của Mỹ ở khu vực. Cho nên Mỹ sẽ cần phải có một mức độ kiên trì nhất định khi tương tác với các lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là các lãnh đạo bên quân đội. Đọc thêm : Thêm Việt Nam, Mỹ mở rộng mạng lưới đối trọng với Trung Quốc ở Biển ĐôngĐối với Việt Nam, niềm tin chiến lược hiện tại giữa hai bên đã được cải thiện, nhưng không đi quá nhanh. Nhìn vào Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam, vấn đề mang tính diễn biến hòa bình, những vấn đề mang tính lật đổ hoặc đảm bảo nguyên chế độ vẫn là vấn đề an ninh hàng đầu. Khi nói đến những vấn đề đó, phương Tây và Mỹ là những “đối tượng rất lớn”, theo đúng cách dùng của ngôn ngữ chiến lược Việt Nam. Cho nên, để có mối quan hệ song phương bền vững và lâu dài với Việt Nam, Mỹ cần có sự kiên trì nhất định khi làm việc với Việt Nam, đặc biệt là trong những vấn đề mang tính nhạy cảm như an ninh và quốc phòng.Ngoài ra, theo lời đại sứ Ted Osius, về vấn đề liên quan đến “thực tế”, các nhà lãnh đạo Việt Nam ở thời điểm hiện tại đã “thực tế” và “thực dụng” hơn rất nhiều so với các đây 20-30 năm, đặc biệt là trong giai đoạn trước và sau khi Liên Xô sụp đổ. Đó là giai đoạn vẫn còn nghi kị rất nhiều. Hiện tại, do sự chuyển dịch tư duy về chiến lược đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu, để phát triển kinh tế, các nhà lãnh đạo phải “thực dụng” hơn nhưng không có nghĩa là họ không nghi ngờ, không phòng thủ trước những mối quan hệ với Mỹ và phương Tây. Phòng thủ ở đây không chỉ về mặt khác biệt và quan điểm chính trị, mà còn là sự đề phòng trong mối cân bằng ngoại giao với Trung Quốc. Đó là sự cân bằng giữa các nước lớn. Đọc thêm : Việt - Mỹ thắt chặt quan hệ, không để Trung Quốc "lộng hành" ở Biển ĐôngCho nên, nói theo đại sứ Ted Osius cũng đúng, nhưng phải đặt trong toàn bộ bối cảnh tư duy chiến lược của Việt Nam hiện tại : Có sự cân bằng giữa các nước láng giềng, có yếu tố về mặt chính trị, một chút ý thức hệ và cũng có yếu tố thực dụng trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ thì sẽ mở rộng hơn nữa khả năng của Việt Nam về mặt thương mại, tài chính và công nghệ. Đó là những lĩnh vực Việt Nam đang muốn đầu tư cho việc duy trì khả năng phát triển kinh tế trong tương lai.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thế Phương, Đại học New South Wales, tại Canberra, Úc.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Trung Quốc cần một Việt Nam ổn định lãnh đạo, cân bằng giữa các cường quốc

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Sep 9, 2024 9:58


Ông Tô Lâm, tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam hiện nay, là người triển khai chiến dịch "đốt lò" của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chiến dịch dữ dội dường như khiến nước láng giềng Trung Quốc lo ngại về những "biến động chính trị chưa từng có ở Việt Nam". Việc một quan chức thuộc bộ Công An, không giàu kinh nghiệm đối ngoại, nắm giữ hai chức vụ cao nhất trên thượng tầng lãnh đạo cũng khiến Bắc Kinh không khỏi bồn chồn về đường lối "ngoại giao cây tre". Tuy nhiên, khoảng hai tuần sau khi được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Tô Lâm dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc, trấn an rằng Hà Nội "luôn coi trọng và ưu tiên" quan hệ với Bắc Kinh.Chuyến công du cấp nhà nước của ông Tô Lâm còn có ý nghĩa như nào trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước ? Trung Quốc trông đợi gì vào các nhà lãnh đạo Việt Nam ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.RFI : Khoảng hai tuần sau khi được bầu làm tổng bí thứ đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Tô Lâm dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc. Liệu đây có phải là tín hiệu trấn an đến Bắc Kinh dù Hà Nội tăng cường mối liên hệ với Washington và nhiều nước đồng minh khác của Mỹ ?Laurent Gédéon : Tôi nghĩ đây quả thực là một tín hiệu tích cực gửi đến Bắc Kinh. Theo tôi, có 5 yếu tố cho thấy điều này. Thứ nhất, chuyến thăm cấp Nhà nước của ông Tô Lâm tại Trung Quốc từ ngày 18 đến 20/08/2024 nằm trong khuôn khổ tiếp nối chính sách về Trung Quốc được người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng gây dựng. Ông Trọng đã công du Trung Quốc tháng 10/2022.Thứ hai, chuyến thăm này còn có ý nghĩa biểu tượng mạnh mẽ. Trước tiên, ông Tô Lâm là nhà lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam, từ thời Hồ Chí Minh, đến Trung Quốc với tư cách vừa là chủ tịch nước vừa là tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam. Tiếp theo, lễ đón tiếp long trọng ông Tô Lâm đã cho thấy chính quyền Trung Quốc coi trọng sự kiện này như thế nào (21 phát đại bác được bắn để chào mừng ông Lâm, đích thân ngoại trưởng Vương Nghị đón ông ở sân bay). Cuối cùng, năm 2024-2025 mang đầy ý nghĩa biểu tượng mạnh vì năm 2024 kỷ niệm tròn 100 năm chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Quảng Đông và năm 2025 sẽ đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam.Thứ ba, phải nhắc đến những phát biểu mạnh mẽ từ cả hai phía nhấn mạnh đến quan hệ mật thiết Việt-Trung. Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc đến sự hình thành một “cộng đồng chung vận mệnh có tầm quan trọng chiến lược giữa Trung Quốc và việt Nam” và nói thêm rằng Bắc Kinh “luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng”. Còn ông Tô Lâm trấn an người đồng cấp Trung Quốc rằng đảng và đất nước Việt Nam “luôn coi sự phát triển mối quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên tuyệt đối trong chính sách đối ngoại”. Đọc thêm : Tổng bí thư Việt Nam Tô Lâm đi Trung Quốc, chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi nhậm chứcThứ tư là có mối quan hệ chặt chẽ về ý thức hệ giữa hai chế độ. Điểm này được xác nhận trong tuyên bố chung ngày 20/08 nhấn mạnh rằng “hai nước cam kết tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về mặt chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống “cách mạng màu”, cùng bảo vệ an ninh chính trị và an toàn cho chế độ (…)”. Cũng như “hai bên đề cao trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền dựa trên công bằng và tôn trọng lẫn nhau, phản đối mạnh mẽ “chính trị hóa”, “công cụ hóa” và tiêu chuẩn kép trong vấn đề nhân quyền, đồng thời kiên quyết phản đối việc lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”.Thứ năm là có sự hòa hoãn tương đối ở cấp độ quân sự. Tuyên bố chung nhấn mạnh : “Hai bên khẳng định hợp tác quốc phòng - an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Việt-Trung ; nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh ; tăng cường giao lưu các cấp giữa quân đội hai nước ; làm sâu sắc giao lưu biên phòng, hải quân, cảnh sát biển”.RFI : Nhìn rộng hơn, những yếu tố tích cực đó diễn ra trong bối cảnh như thế nào ?Laurent Gédéon : Khía cạnh tích cực đó diễn ra trong bối cảnh chung, được đánh dấu bởi ba hạn chế quan trọng đối với Việt Nam.Hạn chế thứ nhất là kinh tế. Nổi bật trong tình hình hiện nay là sự phụ thuộc ngày càng lớn từ một thập niên qua của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc. Đa số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến từ Trung Quốc bởi vì các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dịch sản xuất để tránh thuế quan của Mỹ. Khối lượng nhập khẩu có nguồn gốc Trung Quốc đã tăng từ gần 30 tỉ đô la vào năm 2013 lên thành 110 tỉ đô la vào năm 2023 trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 15 tỉ lên thành 60 tỉ trong cùng thời điểm.Yếu tố thứ hai là những bất trắc liên quan đến Hoa Kỳ. Trước những bất trắc về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, Hà Nội phải cân nhắc cách hợp tác về kinh tế và quân sự với Donald Trump hoặc Kamala Harris năm 2025. Thêm vào đó là việc xích lại gần với Mỹ luôn được đặt trong điều kiện cơ bản của Việt Nam là bảo toàn chế độ cộng sản. Đây là một điểm khiến Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh. Tuy nhiên một bộ phận trong giới chính trị Mỹ lại rất nhạy cảm về những vấn đề liên quan đến nhân quyền, các quyền tự do cá nhân, cho nên tỏ ra nghi ngờ về chính sách tăng cường hợp tác an ninh đang được triển khai với Việt Nam. Sự ngờ vực tiềm ẩn này cản trở sự xích lại gần nhau giữa hai nước.Yếu tố thứ ba là sự bó buộc về địa lý. Có chung 1.400 km đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Việt Nam phải tính đến sự gần gũi về mặt địa lý này và điều này cũng tiềm ẩn việc Trung Quốc luôn có khả năng gây áp lực đối với Việt Nam. Đọc thêm : Tô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bảnRFI : Ngoài ra, liệu chuyến thăm cũng là cách để trấn an Bắc Kinh về sự ổn định chính trị sau khi đảng Cộng Sản Việt Nam có lãnh đạo mới và hàng loạt xáo trộn trong chính phủ do chiến dịch chống tham nhũng ?Laurent Gédéon : Đây là một giả thuyết không thể loại trừ. Bắc Kinh bận tâm rõ ràng đến việc Việt Nam và Mỹ sưởi ấm mối quan hệ, cũng như cuộc chống tham được tiến hành dưới thời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chiến dịch này đã khiến 7 thành viên trên tổng số 18 ủy viên Bộ Chính Trị năm 2021 bị khai trừ và hai người tiền nhiệm của chủ tịch nước Tô Lâm bị cách chức, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng.Chiến dịch chống tham nhũng này cũng gây ra nhiều quan ngại về khả năng một cuộc khủng hoảng kế thừa quyền lực, cũng như gia tăng bất ổn thường trực. Trung Quốc dè chừng một nước Việt Nam bất ổn ngay sát biên giới sẽ có thể trở thành cửa ngõ cho các thế lực có khả năng thù nghịch với Bắc Kinh.Tình hình hiện này dường như đã được ổn định. Hiện giờ Bộ Chính Trị có 16 thành viên, trong đó có 5 người đến từ bộ Công An và 3 người thuộc Quân Đội. Sự phân chia này cho thấy rõ là trọng tâm giờ đây được tập trung vào việc kiểm soát xã hội và an ninh. Thông qua đó cũng có thể thấy một thông điệp nhằm trấn an các đối tác về sự ổn định chính trị trong tương lai của đất nước.Tuy nhiên, dù chiến dịch chống tham nhũng có vẻ đã đạt được mục đích là củng cố quyền lực của ông Tô Lâm nhưng vẫn phải tính đến khả năng các bên đối lập trong nội bộ đảng hợp lực lại để phản đối việc xác nhận ông Lâm làm người kế nhiệm ông Trọng trong đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 14 sẽ diễn ra vào năm 2026. Do đó, giai đoạn tiếp theo này chắc chắn sẽ được Bắc Kinh đặc biệt chú ý. Đọc thêm : Việt Nam : Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre” RFI : Trung Quốc trông đợi những gì vào các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam ?Laurent Gédéon : Tôi nghĩ trước tiên phải nói một chút về tổng quan tình hình địa-chính trị chung của Trung Quốc bối cảnh chính trị tế nhị trên thế giới hiện nay. Bắc Kinh chọn xích lại gần với một loạt quốc gia, kể cả Nga. Mục đích là để lật lại trật tự thế giới có từ thời Thế Chiến II mà họ coi là do phương Tây chiếm lĩnh. Hơn nữa, ý định xem xét lại trật tự vốn có đó đã được Bắc Kinh tái khẳng định nhiều lần, như trong chuyến thăm chính thức Trunng Quốc của tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 05/2024.Lập trường này của Trung Quốc lại vấp phải sức ép ngày càng lớn từ Hoa Kỳ và các nước đồng minh ở châu Á, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines. Thêm vào đó phải kể đến tranh luận hiện tại về việc mở rộng khối NATO sang Đông Á và vùng Thái Bình Dương. Điều này cho thấy sự thay đổi về tầm nhìn chiến lược của Mỹ dường như ngày càng coi Trung Quốc và Nga là một khối đồng nhất và cần phải có cách đáp trả toàn diện.Trên thực địa, sức ép của Mỹ ngày càng gia tăng từ nhiều tháng qua, thông qua các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản, một chính sách mang tính chủ động hơn của Philippines hoặc sự ủng hộ ngày càng rõ ràng của Washington đối với Đài Loan. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là không muốn thấy bùng thêm một điểm căng thẳng mới có thể tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp vào khu vực.Chính vì thế Bắc Kinh coi trọng việc củng cố quan hệ chính trị và chiến lược với Hà Nội, phát triển mối liên hệ hài hòa với nước láng giềng. Trông đợi này của Trung Quốc dường như gặp được phản hồi tích cực từ Hà Nội thông qua hàng loạt cử chỉ thiện chí. Đối với Trung Quốc, việc Việt Nam duy trì chính sách cân bằng ngoại giao giữa các cường quốc chắc chắn là giải pháp tốt nhất. Và đây là việc mà Việt Nam tiến hành vì là nước duy nhất đón nguyên thủ của cả ba cường quốc quân sự Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga chỉ trong một năm. Đọc thêm : Biển Đông : Việt Nam - Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp thông qua “hiệp thương hữu nghị”Ngoài ra, chính sách "Bốn Không" được nêu rõ trong Sách trắng Quốc phòng 2019 (không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác ; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) đảm bảo chắc chắn với Trung Quốc rằng Việt Nam sẽ không phải là bên tham gia vào một cuộc xung đột, ví dụ có thể là giữa Trung Quốc và Philippines hoặc thậm chí là giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay Trung Quốc và Mỹ.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (École normale supérieure de Lyon), Pháp.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Chống tham nhũng và độc quyền công nghệ Trung Quốc: Hai hạn chế đối với khai thác đất hiếm Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Aug 26, 2024 9:36


Việt Nam có trữ lượng khoảng 22 triệu tấn đất hiếm và chiếm 18% tổng lượng thế giới nhưng trong suốt nhiều năm lại không khai thác, xuất khẩu tương xứng với tiềm năng. Trước nhu cầu ngày càng tăng và chủ trương giảm phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc của nhiều nước, đất hiếm ở Việt Nam ngày càng được quan tâm. Tháng 06/2024, chính phủ tuyên bố « nhất quyết không xuất khẩu đất hiếm thô ». Tuy nhiên, sẽ mất bao lâu để thực hiện được ý định này trong khi các nhà đầu tư vào Việt Nam lại không làm chủ được công nghệ tinh luyện mà trung Quốc nắm giữ ?Trên đây là nhận định của phó giáo sư Éric Mottet, Đại học Công giáo Lille, kiêm giám đốc nghiên cứu và phụ trách về phát triển tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp - IRIS, khi trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt, ngày 10/07/2024. Đồng thời, chuyên gia Mottet còn nhấn mạnh đến chiến dịch chống tham nhũng, được coi là yếu tố thứ hai có thể tác động đến lĩnh vực khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Sự kiện mới nhất là ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường bị khởi tố ngày 22/07/2024 liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương, gây thát thoát khoáng sản của Nhà nước với trị giá ước tính trên 600 tỷ đồng.RFI : Theo báo cáo năm 2022 của Viện Geological Survey của Mỹ, tổng khối lượng đất hiếm của Việt Nam chiếm khoảng 18% tổng lượng trên thế giới, kể cả đất hiếm nặng và nhẹ. Có thể tìm thấy đất hiếm tại những vùng nào ở Việt Nam ? Éric Mottet : Tại Việt Nam, đất hiếm nằm ở nhiều nơi. Trước tiên là ở phía tây bắc, nơi có một trong những mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam, cho đến giờ vẫn gần như chưa được khai thác. Đất hiếm còn nằm ở vùng cao nguyên miền trung và dọc bờ biển, gần như từ bắc xuống nam. Ở Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, đất hiếm vốn rất dồi dào, dễ khai thác. Nhưng sự khác biệt, hoặc nói một cách khác là vấn đề duy nhất nằm ở công nghệ để tinh luyện chúng.Như câu hỏi đã nêu, đất hiếm ở Việt Nam chiếm khoảng 18% trữ lượng thế giới. Đó là con số rất lớn, được coi là nguồn trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, với giá trị được thẩm định gần 3.000 tỉ đô la Mỹ. Con số này lớn gần gấp 10 lần GDP Việt Nam. Nhưng hiện giờ, những mỏ đất hiếm này hầu hết chưa được khai thác. Việt Nam là một nhà sản xuất đất hiếm nhưng theo tôi, chỉ là một nhà sản xuất vô cùng nhỏ, vì mới chỉ khai thác được khoảng 600 tấn/năm. Năng suất này thấp hơn rất nhiều lần so với Trung Quốc, thậm chí thấp hơn cả Miến Điện, nước khai thác 38.000 tấn hàng năm.Dù sao, đất hiếm ở Việt Nam có tiềm năng đáng kể mà rất nhiều nước phương Tây đang nhìn với con mắt ghen tị.RFI : Ngay năm 2014, một số giấy phép khai thác đất hiếm đầu tiên đã được cấp nhưng dường như hoạt động khai thác không được tiến triển. Những nguyên nhân, yếu tố nào có thể giải thích cho tình trạng này?Éric Mottet : Có nhiều lý do. Chúng ta đừng quên là đất hiếm, nhất là ở tây bắc Việt Nam, đã được hai công ty Nhật Bản khai thác cho đến năm 2015. Nhưng việc Trung Quốc có quá nhiều đất hiếm, khiến giá sụt thê thảm nên việc khai thác ở Việt Nam không đem lại lợi nhuận và buộc các công ty Nhật Bản rút khỏi dự án từ những năm 2014, 2015. Liên quan đến Việt Nam, các nhà đầu tư bị nản lòng vì giá thấp và thế gần như độc quyền của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm. Đối với nhiều nhà đầu tư, việc khai thác đất hiếm bị coi là mang lại ít lợi nhuận. Đó là lý do thứ nhất khiến đất hiếm rất ít được khai thác ở Việt Nam.Tuy nhiên, từ năm 2023, thủ tướng Việt Nam đã công bố một quyết định thông qua kế hoạch thăm dò, tiếp theo là khai thác đất hiếm ở quy mô lớn. Chính phủ có ý định mời thầu vào cuối năm 2023, đầu năm 2024, nói theo cách khác là để “bán” nhiều lô trong mỏ Đông Pao ở vùng núi tây bắc. Theo lịch trình là tái khởi động vào cuối năm 2024 với dự kiến khai thác 10.000 tấn đất hiếm mỗi năm. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã đặt sẵn bản doanh, ví dụ tập đoàn Úc Blackstone, hoặc nhiều hợp tác đang được thảo luận ít nhiều với Hàn Quốc.Nhưng mọi chuyện dần bị dừng lại vào tháng 10, 11/2023 bởi vì chiến dịch chống tham nhũng trong các doanh nghiệp Việt Nam đã gây ra nhiều thiệt hại, kể cả trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của ngành công nghiệp mỏ khoáng sản, cũng như trong các công ty đang khai thác đất hiếm. Các vụ bắt giữ đã cản trở phần lớn những dự án của chính phủ, xin nhắc lại ở đây, là nhằm bán đấu giá những khu nhượng quyền khai thác mới cho những công ty Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp Úc và Hàn Quốc. Vì thế tôi cho rằng ngành công nghiệp này hiện giờ có phần bất trắc. Các nhà đầu tư nước ngoài lưỡng lự đầu tư vào khai thác đất hiếm ở Việt Nam.Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn giữ kế hoạch chỉ đạo, muốn tiếp tục và muốn khoảng 2 triệu tấn đất hiếm được khai thác vào khoảng năm 2030. Nhưng tôi xin nhắc lại là vì hai lý do chính - chi phí khai thác thấp ở Trung Quốc và chiến dịch chống tham nhũng cùng với những vụ bắt giữ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khai thác, quản lý ngành công nghiệp mỏ và khoáng sản ở Việt Nam - cho nên những dự án được thông báo năm 2023 hiện giờ (năm 2024) đã bị đình chỉ.Rất khó để biết được lý do chính xác khiến nhiều cán bộ hoặc lãnh đạo cấp cao của công ty quốc doanh, bán quốc doanh, tư nhân ở Việt Nam bị bắt vì tham nhũng. Tuy nhiên, có một vài thông tin được tiết lộ về một doanh nghiệp và các vụ biển thủ công quỹ của họ.Thứ hai, Việt Nam có nhiều quy định hiện hành, khá là chặt chẽ về xuất khẩu khoáng sản thô ra nước ngoài. Và một trong hai doanh nghiệp quản lý đất hiếm dường như đã xuất khẩu bất hợp pháp sang Trung Quốc để tinh chế đất hiếm ở đó. Tại sao doanh nghiệp đó lại làm như vậy ? Đó là vì họ cho rằng chi phí thì cao, còn khả năng tinh chế ở Việt Nam còn quá yếu nên họ phải chuyển hướng sang Trung Quốc và người phụ trách đó đã bị bắt. Cho nên có thể thấy có hai lý do : biển thủ công quỹ và xuất khẩu đất hiếm trái phép ra nước ngoài, nhất là sang Trung Quốc.RFI : Chính phủ Việt Nam khẳng định không xuất khẩu đất hiếm dạng thô. Việt Nam sẽ phải cải thiện những gì và cần hỗ trợ như thế nào để đạt được mục tiêu này ?Éric Mottet : Quy định hiện hành của Việt Nam về xuất khẩu khoáng sản thô đã được thắt chặt hơn rất nhiều bởi vì Hà Nội đặt mục tiêu triển khai lĩnh vực tinh chế ở trong nước. Nhưng Việt Nam lại phải đối phó với rất nhiều thách thức lớn về năng lực, công nghệ, kỹ thuật tinh chế. Việt Nam muốn hình thành một dây chuyền khép kín từ khai thác đến tinh luyện đất hiếm nhưng vấn đề đầu tiên của Viện Nam hiện giờ là phải phát triển được năng lực tinh chế khoáng sản. Đó lại là cả một quá trình phải làm trong hợp tác với các doanh nghiệp Úc, Hàn Quốc.Dù sao cũng có một tin vui, đó là chuyến công du Việt Nam năm 2023 của tổng thống Mỹ Joe Biden. Hà Nội và Washington đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam, nhất là về thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai thác đất hiếm. Nhưng Hoa Kỳ cũng không phải là một nước làm chủ được công nghệ tinh chế đất hiếm, bởi vì phần lớn khối lượng đất hiếm được khai thác ở Mỹ, nhất là ở bang California, cũng lại được chuyển sang Trung Quốc để tinh chế.Vấn đề hiện nay đối với Việt Nam là họ muốn phát triển một lĩnh vực với các đối tác phương Tây, như Úc, Mỹ hoặc ở trong khu vực như Hàn Quốc, nhưng những nước này cũng không làm chủ hoàn toàn được công nghệ tinh chế hoặc tinh chế được đất hiếm với chi phí thấp. Cho nên có thể thấy là Việt Nam phần nào bị bí. Họ muốn phát triển khả năng tinh luyện đất hiếm nhưng lại không dựa vào đúng đối tượng.Bắc Kinh hiểu rõ vấn đề của Việt Nam và đánh tiếng với chính phủ Việt Nam rằng quốc gia tinh chế được đất hiếm với chi phí thấp chỉ có Trung Quốc và nếu Việt Nam muốn phát triển lĩnh vực này thì phải hướng sang Trung Quốc. Nhưng đây là điều mà hiện giờ chính phủ Việt Nam chưa tính đến.RFI : Như ông vừa nêu, nhiều công ty nước ngoài đã quan tâm đến việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam nhưng hiện giờ vẫn chỉ ở giai đoạn thăm dò, nghiên cứu. Liệu có thể hy vọng là sẽ có nhiều tiến triển trong thời gian tới ? Những yếu tố nào có thể tác động đến những tiến bộ đó ? Éric Mottet : Người ta từng nghĩ rằng mọi chuyện sẽ tiến triển trong năm 2023, 2024. Vì những lý do mà tôi đã nêu ở trên, nhất là chiến dịch chống tham nhũng trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực khai thác mỏ ở Việt Nam, nên mọi chuyện bị chậm lại.Tuy nhiên, có một yếu tố có thể thúc đẩy tình hình, đó là Hoa Kỳ muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực đất hiếm này. Mỹ đã đề xuất, đã ghi trong khuôn khổ một thỏa thuận là giúp Việt Nam lập bản đồ các nguồn trữ đất hiếm vì thường thì việc này sẽ cho phép thu hút các nhà đầu tư chất lượng vào Việt Nam. Mỹ muốn giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp này cũng là để giúp Mỹ giảm phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc về đất hiếm. Phía Hoa Kỳ thực sự tỏ thiện chí giúp đỡ Việt Nam phát triển ngành này. Đây là điều có thể coi là rất tích cực và tôi nghĩ đó là một yếu tố quan trọng trong tương lai đối với ngành khai thác đất hiếm ở Việt Nam.Nhưng tôi cũng xin nhắc nhắc lại là Việt Nam đang dựa vào những đối tác mà hiện giờ chưa làm chủ hoàn toàn công nghệ chế biến đất hiếm. Thêm vào đó còn có một trở ngại khác. Đó là Trung Quốc, nước từng đề xuất giúp đỡ Việt Nam phát triển những công nghệ khác nhau trong các khâu khai thác, chế biến, xử lý và tinh chế đất hiếm, vào tháng 12/2023 đã quyết định ngừng xuất khẩu một phần công nghệ này ra nước ngoài để giữ phần nào độc quyền và vai trò quan trọng về lĩnh vực này.Hiện giờ, Việt Nam bị kẹt giữa một bên là các nước phương Tây muốn giúp Việt Nam và muốn đầu tư nhưng lại không hoàn toàn yên tâm về kế hoạch chính sách ở Việt Nam và họ cũng không hẳn làm chủ công nghệ và bên kia là Trung Quốc, nước không còn muốn xuất khẩu công nghệ của họ ra nước ngoài, trong đó có thể có Việt Nam.Có thể thấy là trong những năm 2023, 2024 có rất nhiều lạc quan về vấn đề đất hiếm ở Việt Nam nhưng hiện giờ, tôi cho rằng lạc quan đó đã bớt đi phần nào so với chỉ cách đây vài tháng.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn phó giáo sư Éric Mottet, Đại học Công giáo Lille, kiêm giám đốc nghiên cứu và phụ trách về phát triển tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp - IRIS.

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam : Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Aug 12, 2024 9:38


Chính sách phi liên kết không phải là hoàn toàn mới nhưng được cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong “ngoại giao cây tre”. Một “di sản” được ông cố vun đắp từ Hội nghị Đối ngoại toàn quốc (14/12/2021) và được coi là một “trường phái đối ngoại” của Việt Nam.  Nhà nghiên cứu Hoàng Thị Hà tại Singapore, trong một bài viết đăng ngày 24/10/2023 trên trang Fulcrum (1), nhận định “mặc dù thiếu nội dung thực chất, nhưng khái niệm “ngoại giao tre Việt Nam” đã phát triển song song với sự trỗi dậy về mặt chính trị của ông Trọng khi ông củng cố vị trí nổi bật trong hệ thống lãnh đạo tập thể của Việt Nam trong những năm gần đây. Sự trỗi dậy về mặt chính trị của ông cũng phụ thuộc vào cơ may địa-chính trị của Việt Nam, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều cạnh tranh để kéo Việt Nam về phía họ. Người ta có thể lập luận rằng “ngoại giao cây tre” của ông Trọng xuất phát từ sự tình cờ về mặt địa chính trị của Việt Nam hơn là từ sự đổi mới chính sách”.Còn trong một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 06/06/2024, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý “khái niệm (“ngoại giao cây tre”) là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước” (2). Tuy nhiên, sau 14 năm, đảng Cộng Sản Việt Nam có tổng bí thư mới. Đại tướng Tô Lâm, nguyên bộ trưởng Công An, trở thành người quyền lực nhất Việt Nam khi lần lượt giữ chức chủ tịch nước và tổng bí thư, ít nhất cho đến Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XIV, dự kiến diễn ra vào tháng 01/2026.Di sản “ngoại giao cây tre” sẽ được tiếp tục như thế nào ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nghiên cứu sinh Vũ Khang, chuyên về an ninh Đông Á, trường Đại học Boston (Boston Collegue), Hoa Kỳ.RFI : Đảng Cộng Sản Việt Nam bước sang trang mới sau 14 năm lãnh đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ có thay đổi như thế nào với sự kiện này ? Chiến lược “ngoại giao cây tre” sẽ vẫn được tiếp tục ?Vũ Khang : Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ không có thay đổi gì dưới thời của tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm vì có hai lý do chính.Thứ nhất, ngoại giao Việt Nam từ xưa đến nay vẫn có mục tiêu đầu tiên, đó chính là kiềm chế và trấn an được Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc vẫn đang ổn định nên Việt Nam không có nhu cầu để phải có những thay đổi lớn trong ngoại giao. Nếu Việt Nam có những hành động thay đổi lớn trong chính sách “ngoại giao cây tre”, nhất là Việt Nam muốn mở rộng quan hệ ngoại giao đối với những nước “thù địch” với Trung Quốc thì điều đó có thể khiến Trung Quốc phật lòng. Và trong trường hợp đấy, Việt Nam sẽ phải hứng chịu những đáp trả không cần thiết từ Trung Quốc. Nhưng trong trường hợp hiện nay, Việt Nam với Trung Quốc hoàn toàn không có những lý do gì để hạ quan hệ ngoại giao song phương. Cho nên Hà Nội không có lý do gì để mà thay đổi đường lối “ngoại giao cây tre” hiện giờ. Đọc thêm : 2023: Năm thành công của "ngoại giao cây tre" Việt NamLý do thứ hai, chính sách đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay vẫn do Bộ Chính Trị quyết định chứ không phải là do một cá nhân, bất kể cá nhân đấy có là tổng bí thư hay là chủ tịch nước đi chăng nữa. Cần phải hiểu rõ là chính mô hình của Bộ Chính Trị này tạo điều kiện cho một tập thể lãnh đạo, ra quyết sách, quyết định của đất nước, chứ không phải là một cá nhân. Cho nên, chừng nào các thành viên còn lại trong Bộ Chính Trị không muốn thay đổi đường lối chính sách “ngoại giao cây tre” hiện giờ thì việc thay đổi nhà lãnh đạo cấp cao nhất là tổng bí thư cũng sẽ không có tác động lớn đối với đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam.RFI : Như anh vừa nêu phần nào, tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm hiện giờ là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam nhưng dường như lại không có nhiều kinh nghiệm đối ngoại, điều này có thác động như thế nào đến ngoại giao của Việt Nam, đặc biệt là với Trung Quốc và Hoa Kỳ ?Vũ Khang : Thực ra kinh nghiệm đối ngoại không quá quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay. Nhất là khi các quyết sách ngoại giao của Việt Nam được thông qua bởi Bộ Chính Trị chứ không phải một cá nhân. Tóm lại, tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm có thể không có kinh nghiệm ngoại giao nhiều như những người tiền nhiệm nhưng không có nghĩa là những người đồng chí ở trong Bộ Chính Trị hoặc những nhà hoạch định chính sách dưới quyền của ông Tô Lâm trong nước cũng không có kinh nghiệm ngoại giao nào cả.Có thể hình dung ra rằng ông Tô Lâm như là một người đại diện lớn nhất cho chính sách đối ngoại của Việt Nam chứ ông cũng chỉ là một nhân tố quyết định chính sách đối ngoại. Cho nên kinh nghiệm ngoại giao của ông Tô Lâm, mặc dù về tương lai sẽ quan trọng, nhưng hiện giờ trong bối cảnh Việt Nam đang có sự thay đổi lớn về thượng tầng lãnh đạo, thì kinh nghiệm ngoại giao không phải là ưu tiên quan trọng nhất lúc này. Và cần phải nhấn rõ rằng kinh nghiệm ngoại giao cần phải được đúc kết về lâu về dài. Nhiều nhà lãnh đạo, kể cả những tổng thống của Mỹ hay những nước phương Tây khác, khi họ lên chưa chắc họ cũng đã có kinh nghiệm ngoại giao. Nhưng trải qua những lần công tác hay là những cuộc gặp quốc tế, họ dần trở nên bạo dạn hơn và có những tiếp xúc giúp cho họ có thêm kinh nghiệm để đối đáp với những đối tác nước ngoài.Điểm tiếp theo, đó là về mặt quan điểm chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chính sách đối ngoại của Việt Nam không thay đổi, cho nên đấy mới là điều mà Mỹ với Trung Quốc muốn nghe nhất thời điểm này, hơn là kinh nghiệm ngoại giao của ông Tô Lâm. Bởi vì thực ra Mỹ với Trung Quốc đều hiểu rằng là chừng nào Việt Nam còn duy trì một vị trí trung lập, kinh nghiệm ngoại giao của người đứng đầu hệ thống đảng và nhà nước không quá là quan trọng. Đọc thêm : Việt Nam : Ngoại giao cây tre với Trung Quốc mang đặc tính « tân triều cống »RFI : Với nhiều nước Liên Hiệp Châu Âu, đặc biệt là Đức và Slovakia, khủng hoảng ngoại giao liên quan vụ bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin cũng như là những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, có còn là rào cản trong mối liên hệ với nhà lãnh đạo quyền lực nhất hiện nay không ?Vũ Khang : Các nước phương Tây vẫn giương cao ngọn cờ dân chủ, nhân quyền khi có những trao đổi qua lại với chính quyền Việt Nam. Đây cũng là một cách để họ có thể ép Việt Nam phải có những nhượng bộ về ngoại giao. Họ có thể sử dụng những lá bài này để lên án Việt Nam trên trường quốc tế nhằm làm tổn hại uy tín của Việt Nam. Tuy vậy, việc sử dụng ngọn cờ dân chủ, nhân quyền cũng chỉ là một trong rất nhiều phương thức để phương Tây bảo vệ quyền lợi của họ trong quan hệ với Việt Nam.Chính việc dân chủ, nhân quyền cũng chỉ là một trong nhiều phương thức tạo điều kiện cho phương Tây. Đôi khi họ đặt những quyền lợi cốt lõi của họ, quyền lợi về kinh tế hoặc là quyền lợi về chính trị, lên trên cả những giá trị phổ quát về dân chủ, nhân quyền. Đơn cử Mỹ chẳng hạn, trong quá khứ, Mỹ cũng đã rất nhiều lần cho thấy là họ cũng không ngần ngại hợp tác, tăng cường quan hệ với nhà nước độc đảng nếu các nhà nước độc đảng đó có chung lợi ích với Mỹ.Và chính Liên Hiệp Châu Âu cũng đã đánh tín hiệu với chính quyền của tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm là họ coi trọng, muốn hợp tác với chính quyền mới của ông khi phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, đại diện cấp cao của Liên Hiệp Châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh, ông Josep Borrell đã đến Việt Nam và dự lễ tang của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau khi dự lễ tang, ông đã có cuộc gặp với ông Tô Lâm. Chính cuộc gặp với một nhà lãnh đạo mới của Việt Nam cũng khẳng định rằng Liên Hiệp Châu Âu cũng không muốn những hiểu lầm, những sự kiện trong quá khứ làm tổn hại mối quan hệ giữa EU và nhà lãnh đạo mới của Việt Nam. Đọc thêm : Liên Hiệp Châu Âu muốn nâng cấp quan hệ với Việt NamCần phải nói rõ vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang ngày càng đi lên, nhất là khi Mỹ và các đồng minh đang nỗ lực chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến những nước “bớt thù nghịch hơn” như Việt Nam. Trong hoàn cảnh này, chính Liên Hiệp Châu Âu cũng không có lý do gì để một chuyện trong quá khứ hoặc những vấn đề dân chủ, nhân quyền làm tổn hại tương lai, lợi ích của họ khi chính họ cũng nhìn ra được rằng mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam đang là xu thế toàn cầu và đang là một xu thế có lợi cho kinh tế của phương Tây.RFI : Mới đây, tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với tổng thống Nga và hai bên khẳng định về mối quan hệ song phương. Trong thời gian tới, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga sẽ đi theo hướng như nào ?Vũ Khang : Trước khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, vào tháng 07/2024, ông Tô Lâm đã là người đại diện cho chính quyền Việt Nam đón tổng thống Nga Vladimir Putin. Việc Nga gửi lời trao đổi với ông Tô Lâm trong tuần vừa rồi (ngày 08/08/2024) về việc Việt Nam và Nga muốn tăng cường quan hệ ngoại giao, thực ra không có gì là mới hay bất ngờ bởi vì từ xưa đến nay, chính sách đối ngoại của Nga luôn luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác châu Á quan trọng song song với Ấn Độ khi mà Nga và Việt Nam có mối quan hệ quân sự từ rất lâu và quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ gặp phải khủng hoảng đến mức trầm trọng như quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ hoặc với Trung Quốc. Đọc thêm : Việt Nam không ngại bị chỉ trích khi đón tổng thống Putin bị CPI truy nã vì "tội ác chiến tranh"Trong hoàn cảnh Việt Nam cũng nhận thấy rằng “ngoại giao cây tre” cần phải được liên tục phát triển và nhấn mạnh, thông qua việc Việt Nam tăng cường quan hệ với các đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga, việc Việt Nam và Nga có cuộc điện đàm để tái khẳng định chuyến thăm của ông Putin đến Hà Nội là một điều rất bình thường và cũng là một điều nằm trong chính sách đối ngoại “ngoại giao cây tre” của Việt Nam. Sự kiện đó cũng muốn tái khẳng định rằng chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam dưới thời tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm sẽ không có gì thay đổi so với thời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nghiên cứu sinh Vũ Khang, trường Đại học Boston, Hoa Kỳ.*******(1) Nguyen Phu Trong's ‘Bamboo Diplomacy': Legacy in the Making?(2) Trường phái đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong sự nghiệp đổi mới đất nước

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jul 22, 2024 10:12


Chủ tịch nước Tô Lâm trở thành người quyền lực nhất Việt Nam khi kiêm nhiệm chức tổng bí thư đảng Cộng Sản từ ngày 18/07/2024. Giới quan sát và truyền thông phương Tây đều cho rằng ông Tô Lâm « có khả năng củng cố quyền lực hơn nữa ». Là người trực tiếp chống tham nhũng và cũng là « người cuối cùng trụ lại », ông Tô Lâm sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng nhưng « phục vụ cả lợi ích riêng », theo nhận định của giáo sư Zachary Abuza, Trường Chiến tranh Quốc gia Washington.Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là « bước đệm » cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam - tổng bí thư và chủ tịch nước - là « một thắng lợi hoàn toàn » của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).Ông đánh giá : « Đây là một chính trị gia vô cùng quyền lực, nhận được sự ủng hộ của một bộ (Công An) nằm trọng tâm của dự án chính trị. Chúng ta sẽ thấy một sự cá nhân hóa quyền lực xung quanh ông ». Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 19/07, chuyên gia về Việt Nam Benoît de Tréglodé, nhấn mạnh sẽ « không có đoạn tuyệt », mà là « tiếp nối » chính sách của người tiền nhiệm. Có nghĩa là chiến dịch « đốt lò » sẽ tiếp diễn, nhưng được điều phối để tránh ảnh hưởng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.RFI : Ông Tô Lâm dường như từng không muốn trở thành chủ tịch nước Việt Nam nếu như chỉ giữ một mình chức vụ này nhưng hiện giờ ông đang giữ vị trí mà ông Võ Văn Thưởng phải từ bỏ. Chức vụ mà ông Tô Lâm thực sự nhắm tới là tổng bí thư đảng Cộng Sản, hiện giờ ông được bộ Chính Trị chỉ định thay thế cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Như vậy ông kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất. Liệu cuối cùng thời điểm có đến sớm hơn so với dự kiến không ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí bộ trưởng Công An của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng.Vị trí chủ tịch nước có tầm quan trọng tương đối hình thức trong hệ thống chính trị Việt Nam, ông Tô Lâm không quan tâm trực tiếp đến chức vụ này. Nếu ông chấp nhận đảm nhiệm vai trò chủ tịch nước, đó là vì ông biết dù sao đi nữa thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không còn nhiều thời gian và chức chủ tịch nước thực sự chỉ là hình thức chuyển tiếp đối với ông. Xin nhắc lại là trong lịch sử chính trị Việt Nam đã có một số lần vị trí chủ tịch nước và tổng bí thư do cùng một người đảm nhiệm, ví dụ sau khi chủ tịch nước Trần Đại Quang mất, ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm từ năm 2019 đến 2021.Hiện giờ, có lẽ chính việc tạm quyền, điều mà ông từng ngóng đợi và hy vọng đó, sẽ đưa ông giữ chức vụ này ít nhất cho đến đại hội sắp tới của đảng Cộng Sản Việt Nam, vào đầu năm 2026. Cho nên, xin nhắc lại, đó là điều mà ông Tô Lâm đã tính toán.RFI : Tại sao « đây là một thắng lợi hoàn toàn đối với ông » Tô Lâm, theo đánh giá của ông với một số cơ quan truyền thông Pháp ? Benoît de Tréglodé : Điều đầu tiên cần ghi nhận là trong những năm qua, với sự thay đổi của bối cảnh quốc tế, các cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên, khủng hoảng Covid-19, tất cả các xã hội đều suy yếu. Vì vậy mục tiêu của các nhà lãnh đạo đất nước - vốn khá độc đoán - là làm mọi cách để bảo vệ sự phát triển yên bình của đất nước.Và nhìn từ góc độ này, trật tự là một khái niệm cực kỳ quan trọng. Đó cũng là điểm chung đã đưa ông Nguyễn Phú Trọng đến gần ông Tô Lâm hơn, lúc đó mới chỉ là bộ trưởng Công An chứ không phải là người kế thừa.Mối quan hệ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm đôi lúc vô cùng sóng gió. Nhưng rõ ràng họ có chung quan niệm là xã hội Việt Nam phải có kỷ cương, không thể để đất nước được quản lý theo cách « hỗn loạn, bất ổn » và cần phải cân bằng giữa chủ trương « cởi mở về chính trị » và quan niệm « chặt chẽ về trật tự ». Do đó, trật tự và việc duy trì trật tự là trọng tâm trong dự án chính trị của hai nhà tư tưởng cực kỳ thực dụng này. Cả hai đều chưa bao giờ thực sự muốn xem xét lại sự cân bằng quyền lực truyền thống với Bắc Kinh, cũng như các nước lớn khác trên trường quốc tế. Mục tiêu là tránh bất ổn trong nước và cho phép kinh tế xoa dịu bớt những khát vọng tiềm tàng của người dân trong việc đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn.RFI : Liệu « chiến thắng » này có khả năng kéo dài đến sau cả Đại hội đảng ?Benoît de Tréglodé : Có. Phải nói là lịch sử thường không phải là nhà cố vấn hay lắm nhưng đôi khi thì ngược lại. Người ta vẫn nhớ đến một nhân vật ít nổi tiếng nhưng cuối cùng lại để lại một chút dấu ấn trong ký ức, đặc biệt là ở nước ngoài, trong đó có Pháp. Đó là bộ trưởng bộ Công An đầu tiên của Việt Nam, ông Trần Quốc Hoàn. Trong thời gian rất dài, gần 28 năm, từ năm 1953 đến 1981, ông Trần Quốc Hoàn đứng đầu một bộ nòng cốt, mà hiểu được cách vận hành của bộ này giúp nắm được sự hình thành chế độ chính trị Việt Nam.Có thể hình dung là ông Tô Lâm lấy tấm gương lịch sử này để làm hình mẫu. Ông Trần Quốc Hoàn trở thành bộ trưởng bộ Công An năm 36 tuổi. Đây không phải là trường hợp của ông Tô Lâm khi ông giữ vị trí được đánh giá là quan trọng trong bộ máy Việt Nam. Nhưng dù sao gương mặt lịch sử này có ý nghĩa quan trọng để hiểu điều mà ông Tô Lâm muốn làm với chế độ chính trị Việt Nam và cách ông đã thành công trong vòng 3-4 năm vừa qua, đưa bộ Công An và người của ông vào vị trí không ai cạnh tranh được. Trong bộ máy Nhà nước, cũng như trong bộ Chính Trị và trong chính phủ, người xuất thân từ bộ Công An hiện giờ không có đối thủ cạnh tranh.RFI : Việc ông Tô Lâm kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất, ít nhất cho đến kỳ Đại hội đảng, có thể dẫn đến những thay đổi nào trong nội bộ ?Benoît de Tréglodé : Sẽ không có thay đổi lớn nào. Trước tiên, đó là một kế hoạch chính trị đã được suy tính. Chúng ta nhớ là vào kỳ họp toàn thể của đảng Cộng Sản vào mùa thu 2023, vấn đề kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng còn chưa ngã ngũ. Ông Tô Lâm thực sự không muốn có một cái tên nào khác nổi lên. Bị rơi vào tình thế khá tế nhị đó, ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải quyết định là đích thân ông chỉ đạo tiểu ban nhân sự đảng. Đây là điểm quan trọng để hiểu được thời điểm căng thẳng lúc đó. Ông Tô Lâm, nhân vật quyền lực số hai của chính quyền lúc đó, đã tính toán và chuẩn bị cho mục tiêu của mình.Một điểm quan trọng khác vào thời điểm đó, đó là ông Tô Lâm đã lãnh trách nhiệm về các chiến dịch chống tham nhũng, lĩnh vực trước đây nằm trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, sự chuyển tiếp đã được được bắt đầu từ nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua, cho nên đừng mong là sẽ có những thay đổi lớn nào đó xảy ra từ giờ cho đến Đại hội đảng Cộng Sản sắp tới. Ông Tô Lâm hoàn toàn ý thức được rằng từ giờ ông kiểm soát bộ máy nhà nước Việt Nam. Và ông cũng ý thức được hình ảnh của ông, cũng như trách nhiệm về hình ảnh của ông ở nước ngoài. Không có chuyện khiến các đối tác thương mại lớn nước ngoài sợ hãi. Đảng không có phương tiện, chính phủ cũng vậy. Tôi nghĩ rằng ông Tô Lâm sẽ duy trì tư duy khá cổ điển, có nghĩa là chính sách « ngoại giao cây tre » nổi tiếng. Mô hình ngoại giao này không phải do ông Nguyễn Phú Trọng tạo ra mà đã có từ rất lâu trong nền chính trị Việt Nam. Và tôi nghĩ ông Tô Lâm sẽ tiếp tục chiến lược này.RFI : Các đối tác phương Tây sẽ có hình ảnh như thế nào về chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tô Lâm, cũng như về chính phủ Việt Nam khi những kỷ niệm mà ông Tô Lâm để lại ở Đức và Slovakia không hẳn tốt đẹp lắm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?Benoît de Tréglodé : Trước tiên, thường thì người ta chóng quên những chuyện liên quan đến chính trị. Tôi cho rằng chủ nghĩa thực dụng đang chiếm ưu thế và đặc biệt là đối với các đối tác lớn nước ngoài đang làm việc với Hà Nội, cũng như những đại tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và các nước đang mong muốn tăng cường hợp tác song phương với Việt Nam. Những hành xử độc đoán trong quá khứ sẽ bị lãng quên khá nhanh chóng.Hơn nữa, trong vòng một năm rưỡi cho đến kỳ Đại hội đảng lần tới, ông Tô Lâm sẽ tiếp tục công cuộc mà Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện, tức là cách thức mà cố tổng bí thư đã xây dựng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực với một lập trường khá khéo léo, uyển chuyển giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và tất nhiên là vị trí của Việt Nam trong khu vực, như trong khối ASEAN hoặc với các cường quốc Đông Bắc Á. Đứng từ quan điểm này, chủ trương chuyên chế về chính trị với trong nước của ông Tô Lâm sẽ được phối hợp với một chủ nghĩa thực dụng về kinh tế cực kỳ mạnh mẽ.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam trước chiến lược “mưa dầm thấm lâu” của Trung Quốc để độc chiếm Biển Đông

TẠP CHÍ VIỆT NAM

Play Episode Listen Later Jul 15, 2024 11:08


Ngày 12/07/2024 đánh dấu tròn 8 năm Tòa Trọng Tài Quốc Tế xác định rằng các yêu sách hàng hải mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Phán quyết cuối cùng của Tòa đã được Việt Nam “hoan nghênh” cùng với tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình”. Tám năm sau, Việt Nam, Philippines vẫn phải đối phó với những hành động bạo lực, hăm dọa của Trung Quốc trong chiến lược “mưa dầm thấm lâu” độc chiếm Biển Đông (1). “Các hành động của Trung Quốc phản ánh sự coi thường trắng trợn đối với luật pháp quốc tế”, theo thông cáo của ngoại trưởng Mỹ ngày 11/07. Phía Liên Hiệp Châu Âu khẳng định trong một tuyên bố ngày 12/07 rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, chỉ có luật quốc gia của Trung Quốc mới có giá trị ở Biển Đông, theo nhận định của nhà phân tích, nghiên cứu độc lập Lénaïck Le Peutrec trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt ngày 11/07/2024.Chiến lược này được ban thành luật về vùng lãnh hải tháng 02/1992. Thoạt nhìn định nghĩa “lãnh hải” của Bắc Kinh phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà Trung Quốc là thành viên. Nhưng điểm nguy hiểm nằm ở tuyên bố 1958, được nhắc lại trong bộ luật 1992, theo đó lãnh thổ đất liền của Trung Quốc bao gồm Đài Loan và các nhóm đảo khác như Sankaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản), Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), Nam Sa (quần đảo Trường Sa).RFI : Lénaïck Le Peutrec, bà là tác giả bài phân tích “Trung Quốc trong những xung đột ở Biển Đông : giải mã một trật tự mới mang màu sắc Trung Hoa”, đăng trên Asia Focus tháng 05/2024 của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến lược Pháp - IRIS (2). Trong bài viết, bà nhấn mạnh rằng luật về lãnh hải năm 1992 là một bộ luật quốc gia, thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục những đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông theo từng chặng, để tạo thành những “chuyện đã rồi” bất chấp luật pháp quốc tế. Theo thời gian, những tích tụ đó chuyển thành một sự thay đổi chiến lược quan trọng. Vậy chiến lược của Trung Quốc là gì ? Liệu vì những yêu sách đó, Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng ở Biển Đông ?Lénaïck Le Peutrec : Những yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông nằm trong nỗ lực toàn vẹn lãnh thổ rộng lớn hơn của Trung Quốc. Cho nên chúng được ghi khắc trong những lợi ích cơ bản của Trung Quốc, giống như đối với đảo Đài Loan. Bắc Kinh đưa ra lập luận đòi chủ quyền dựa vào các quyền lịch sử, nguyên tắc hiện diện lâu đời được cho là được chứng thực bằng các văn bản có từ thời nhà Tống, tức là từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13.Do đó, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 80 đến 90% diện tích Biển Đông. Yêu sách này được chính thức ghi trong tài liệu “đường 9 đoạn”, lần đầu tiên được chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố chính thức bằng một công hàm ngoại giao gửi tới Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2019. Bản thân tuyên bố này đã là một hành động kiểu “chuyện đã rồi”. Thêm vào đó còn có rất nhiều luật quốc gia khác củng cố cho những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Bắc Kinh viện vào đó để biện minh cho hành động của họ. Đọc thêm : Biển Đông: Trung Quốc toan tính gì khi lập 2 ‘quận' mới cho ‘Tam Sa' ?Như vậy luật về vùng lãnh hải năm 1992 đã chọn định nghĩa rộng hơn về các vùng biển của Trung Quốc, trên thực tế bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi Philippines, Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền. Chính nhờ dựa vào những quyền lịch sử từ xa xưa, không thể chối cãi ở Biển Đông và dựa trên luật pháp quốc gia xác quyết chủ quyền - được coi là “chuyện đã rồi” - mà Trung Quốc liên tục đưa tầu đánh cá vào các vùng biển có tranh chấp, thường xuyên tổ chức tuần tra hải cảnh, tiến hành hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo và thành lập các đơn vị, cơ quan hành chính mà trên thực tế là để thiết lập chủ quyền.RFI : Tháng 03/2024, Trung Quốc thông báo xác lập đường cơ sở ở vịnh Bắc Bộ. Thêm vào đó là hành động hung hăng, ví dụ những sự cố với Philippines ở Bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough trong thời gian gần đây… Phải chăng tất cả những hành động đó nằm trong chiến lược khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ?Lénaïck Le Peutrec : Việc phân định đường cơ sở là một chủ đề hết sức nhạy cảm ở Biển Đông để chúng ta có thể hiểu được bản chất chiến lược. Bởi vì Biển Đông là nơi chồng chéo những yêu sách chủ quyền giữa phần lớn các quốc gia ven biển. Các đường cơ sở có tính chiến lược mạnh mẽ vì chúng chi phối việc tính toán đường biên giới lãnh thổ của quốc gia ven biển, vùng nội thủy và các vùng biển nằm trong quyền tài phán của họ. Những vùng biển này là các vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Đọc thêm : Vịnh Bắc Bộ: Trung Quốc muốn vẽ lại ranh giới khi công bố "đường cơ sở" mới?Qua đó, người ta có thể thấy đó là “cánh tay nối dài” trong hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên thực tế. Như tôi giải thích, phương thức hoạt động của Bắc Kinh bắt đầu từ một “chuyện đã rồi”. Trường hợp này chính là một ví dụ vì Trung Quốc đơn phương tuyên bố một đường cơ sở mới. Điều đáng quan ngại là Trung Quốc tiếp tục áp dụng cách hành động duy nhất đó, có nghĩa là viện đến luật quốc gia để áp đặt cơ sở pháp lý cho những hành động của họ.Những sự cố gần đây trong khu vực Bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough nằm trong chiến lược hành động của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2004. Cần phải lưu ý rằng những hành động này còn được củng cố thêm nhờ những biện pháp mới trong luật hải cảnh, có hiệu lực từ ngày 15/06/2024, cho phép bắt giữ tàu nước ngoài ở Biển Đông và giam giữ thủy thủ đoàn mà không cần xét xử.RFI : Vẫn trong bài viết trên Asia Focus của Viện IRIS, bà nhấn mạnh rằng “chính sách láng giềng hữu hảo của Trung Quốc hiện nay, được suy tính để cổ vũ việc hội nhập kinh tế trong vùng, có thể được coi là một tầm nhìn được cập nhật về hệ thống triều cống của đế quốc Trung Quốc”. Tại sao nên cảnh giác với chính sách này ? Các nước láng giềng sẽ gặp rủi ro gì trong xung đột chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc ?Lénaïck Le Peutrec : Trong câu hỏi này có những yếu tố lịch sử và văn hóa mà tôi cho rằng cần phải nêu bật, song song với những yếu tố thực tế, để hiểu đầy đủ hơn về hành động của Trung Quốc.Yếu tố đầu tiên mà tôi muốn lưu ý là tầm nhìn mang tính chu kỳ về lịch sử mà Trung Quốc vẫn chia sẻ. Điều này có thể được tóm tắt hoàn hảo trong câu tục ngữ Trung Quốc, tạm dịch “thống nhất lâu dài thì phải chia cắt, chia rẽ lâu thì phải đoàn tụ”. Nền văn minh Trung Quốc được đánh dấu bằng một lập luận lịch sử, theo đó “sau phân chia sẽ là sự thống nhất”.Điểm thứ hai, tôi muốn đề cập đến cách nhìn của Trung Quốc về vị trí trung tâm. Ngay tên gọi “Trung Quốc” - có nghĩa là “vùng đất ở giữa” - đã thể hiện rõ cách nhìn đó. Xuất phát từ vị trí trung tâm, Trung Quốc sống theo cách hiểu về địa lý thế giới xung quanh được định nghĩa theo cách nhìn của họ. Có thể thấy đa số những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông được đặt tên theo vị trí của chúng so với Trung Quốc, ví dụ quần đảo Hoàng Sa (Paracels) được gọi là Tây Sa, Trường Sa (Spratleys) là Nam Sa, bãi ngầm Macclesfield là Trung Sa. Đọc thêm : Khó khăn kinh tế Trung Quốc đe dọa ASEANChính sách láng giềng hữu hảo của Bắc Kinh cũng thể hiện một phần tầm nhìn về vai trò trung tâm của Trung Quốc. Trên thực tế, chính sách - được lập ra để khuyến khích hội nhập kinh tế khu vực - có thể được coi như là một quan niệm được cập nhật về hệ thống triều cống của đế chế Trung Hoa, dựa trên tính trung tâm của họ. Những điều kiện dễ dàng về kinh tế và thương mại được Trung Quốc chấp thuận thời nay thay thế cho sự bảo vệ của họ ngày trước, còn quyền lực và những lợi ích mà họ thu được thay cho những cống vật của các nước chư hầu ngày xưa. Tình thế này để lại rất ít khả năng hành động cho các nước ven biển láng giềng - những nước không có sức mạnh kinh tế hoặc năng lực tấn công quân sự như Trung Quốc.Cuối cùng phải nhắc đến việc ASEAN gần như tê liệt. Nội bộ Hiệp hội các nước Đông Nam Á bất đồng nhau trong xung đột lãnh thổ với Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, ASEAN tìm cách thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) mà họ muốn có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng đến giờ vẫn bị Bắc Kinh một mực phản đối.RFI : Tại sao Biển Đông lại là một khu vực thử nghiệm để Trung Quốc áp đặt tầm nhìn của họ về một trật tự thế giới mới, như bà nêu trong bài phân tích ?Lénaïck Le Peutrec : Trước tiên, tôi nghĩ là cần phải hiểu được những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay đúng hơn là những động cơ của họ. Theo tôi, có ba động cơ.Thứ nhất về mặt khai thác, việc bảo đảm tiếp tục các hoạt động đánh bắt hải sản, bảo vệ và khai thác các nguồn năng lượng, khoáng sản là việc cần thiết cho sự thúc đẩy phát triển của Trung Quốc. Tiếp theo là phải bảo đảm các nguồn tiếp cận với các tuyến hàng hải, đặc biệt là ưu tiên tiếp cận Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vì đây là những tuyến đường thiết yếu để dòng chảy thương mại của Trung Quốc được luân chuyển. Về mặt an ninh, việc tự do lưu thông ở Biển Đông là phương tiện quan trọng cho uy tín về năng lực răn đe trên biển của Trung Quốc. Phần lớn các căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc nằm trên đảo Hải Nam, ở phía bắc Biển Đông. Đọc thêm : Vai trò trung tâm của ASEAN trước thách thức của cạnh tranh Mỹ - TrungCũng đừng quên sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực làm tăng thêm cảm giác bất an của Trung Quốc, cũng như việc Hoa Kỳ tăng cường rõ rệt các liên minh với các nước trong khu vực trong thời gian gần đây để công khai chống lại sự trỗi dậy ngày càng tăng của Trung Quốc. Cấu trúc địa lý của Biển Đông cũng đặt Trung Quốc vào thế bị lọt thỏm và phụ thuộc lớn vào eo biển Malacca, tuyến đường thương mại chính của nước này. Từ năm 2023, Trung Quốc đã nhấn mạnh đến sự phụ thuộc quá mức của họ vào điểm trung chuyển này, cùng với sự bấp bênh về nguồn cung năng lượng do thiếu tuyến hàng hải thay thế.Bị thúc đẩy vì cảm giác bất an, Trung Quốc quyết tâm bảo đảm các lợi ích cơ bản của họ, bao gồm cả việc thống nhất đất nước, vốn là trọng tâm trong chính sách tái sinh vĩ đại của Trung Quốc và cũng là chính sách quan trọng hàng đầu của kỷ nguyên Tập Cận Bình. Những động cơ này của Trung Quốc khiến chúng ta nghĩ rằng Bắc Kinh có lẽ sẽ thử phản ứng của cộng đồng quốc tế về Biển Đông bằng cách dần dần gặm những không gian mà họ tuyên bố thuộc về mình. Do đó, Biển Đông sẽ là địa điểm thử nghiệm đầu tiên về một trật tự mới mang màu sắc Trung Hoa, trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là thống nhất với đảo Đài Loan.RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà phân tích, nghiên cứu Lénaïck Le Peutrec.(2) Lénaïck Le Peutrec, "La Chine dans les conflits en mer de Chine méridionale : décryptage d'un nouvel ordre aux caractéristiques chinoises", Asia Focus, mai 2024, IRIS.