Podcasts about godement

  • 28PODCASTS
  • 56EPISODES
  • 44mAVG DURATION
  • 1MONTHLY NEW EPISODE
  • Mar 10, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about godement

Latest podcast episodes about godement

Le Club Le Figaro International
Comment Trump prépare l'affrontement avec la Chine ? retrouvez Le Club Le Figaro International

Le Club Le Figaro International

Play Episode Listen Later Mar 10, 2025 53:23


1/ L'administration Trump est-elle en train de pivoter vers l'Asie ? 2/ A quoi ressemblera l'affrontement entre les Etats-Unis et la Chine ? 3/ L'Europe devra-t-elle choisir son camp ? Retrouvez un nouveau numéro du Club Le Figaro International. Patrick Saint-Paul reçoit François Godement, Emmanuel Lincot, Isabelle Lasserre et Anne Cheyvialle.Hébergé par Ausha. Visitez ausha.co/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

The China in Africa Podcast
The End of the West and the Future of China

The China in Africa Podcast

Play Episode Listen Later Mar 4, 2025 58:32


U.S. President Donald Trump's decision this week to pause military funding for Ukraine and to align his government with Russia further widens the cleavage between the United States and Europe — effectively breaking what has long been known as "the West." At first glance, many of China's Western critics will see this as welcome news, but it also means that Beijing must navigate in a much more fragmented and turbulent geopolitical environment. The Paris-based global affairs think tank Institut Montaigne recently published a detailed forecast of the challenges that lie ahead for China over the coming decade. The report's authors, François Godement and Pierre Pinhas, join Eric & Cobus to discuss four scenarios they mapped out that could shape China's trajectory in this new era. SHOW NOTES: Read the Institut Montaigne Report: China 2035: The Chances of Success JOIN THE DISCUSSION: X: @ChinaGSProject | @eric_olander  Facebook: www.facebook.com/ChinaAfricaProject YouTube: www.youtube.com/@ChinaGlobalSouth Now on Bluesky! Follow CGSP at @chinagsproject.bsky.social FOLLOW CGSP IN FRENCH AND ARABIC: Français: www.projetafriquechine.com | @AfrikChine Arabic: عربي: www.alsin-alsharqalawsat.com | @SinSharqAwsat JOIN US ON PATREON! Become a CGSP Patreon member and get all sorts of cool stuff, including our Week in Review report, an invitation to join monthly Zoom calls with Eric & Cobus, and even an awesome new CGSP Podcast mug! www.patreon.com/chinaglobalsouth

The China-Global South Podcast
The End of the West and the Future of China

The China-Global South Podcast

Play Episode Listen Later Mar 4, 2025 58:32


U.S. President Donald Trump's decision this week to pause military funding for Ukraine and to align his government with Russia further widens the cleavage between the United States and Europe — effectively breaking what has long been known as "the West." At first glance, many of China's Western critics will see this as welcome news, but it also means that Beijing must navigate in a much more fragmented and turbulent geopolitical environment. The Paris-based global affairs think tank Institut Montaigne recently published a detailed forecast of the challenges that lie ahead for China over the coming decade. The report's authors, François Godement and Pierre Pinhas, join Eric & Cobus to discuss four scenarios they mapped out that could shape China's trajectory in this new era. SHOW NOTES: Read the Institut Montaigne Report: China 2035: The Chances of Success JOIN THE DISCUSSION: X: @ChinaGSProject | @eric_olander  Facebook: www.facebook.com/ChinaAfricaProject YouTube: www.youtube.com/@ChinaGlobalSouth Now on Bluesky! Follow CGSP at @chinagsproject.bsky.social FOLLOW CGSP IN FRENCH AND ARABIC: Français: www.projetafriquechine.com | @AfrikChine Arabic: عربي: www.alsin-alsharqalawsat.com | @SinSharqAwsat JOIN US ON PATREON! Become a CGSP Patreon member and get all sorts of cool stuff, including our Week in Review report, an invitation to join monthly Zoom calls with Eric & Cobus, and even an awesome new CGSP Podcast mug! www.patreon.com/chinaglobalsouth

L’invité de l’économie
La Chine en 2035 : 4 scénarios par François Godement, membre de l'institut Montaigne

L’invité de l’économie

Play Episode Listen Later Jan 30, 2025 8:13


Il publie une étude publiée ce jeudi : « La Chine en 2035 » Mention légales : Vos données de connexion, dont votre adresse IP, sont traités par Radio Classique, responsable de traitement, sur la base de son intérêt légitime, par l'intermédiaire de son sous-traitant Ausha, à des fins de réalisation de statistiques agréées et de lutte contre la fraude. Ces données sont supprimées en temps réel pour la finalité statistique et sous cinq mois à compter de la collecte à des fins de lutte contre la fraude. Pour plus d'informations sur les traitements réalisés par Radio Classique et exercer vos droits, consultez notre Politique de confidentialité.Hébergé par Ausha. Visitez ausha.co/politique-de-confidentialite pour plus d'informations.

Mozza Bytes
EP11 - Olivier Godement, Head of Product chez OpenAI

Mozza Bytes

Play Episode Listen Later Mar 21, 2024 59:18


Cette semaine sur Mozza Bytes, plongez dans l'univers fascinant de l'IA générative avec Olivier Godement, Head of Product chez OpenAI San Francisco.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Thấy gì từ vụ chi nhánh Evergrande ở Hồng Kông bị giải thể ?

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Feb 6, 2024 9:23


Ai bị thiệt thòi hơn cả từ vụ chi nhánh tập đoàn địa ốc Evergrande tại Hồng Kông bị « giải thể » ? Đây là hồi kết của mọi nỗ lực thu hút đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc hay là bước ngoặt trong chính sách kinh tế của Bắc Kinh ?  Ngày 29/01/2024 một tòa án Hồng Kông ra phán quyết « giải thể » Evergrande. Tại Luân Đôn, tờ Financial Times báo trước, « sự sụp đổ của tập đoàn địa ốc mang nợ nhiều nhất trên thế giới sẽ mở ra một giai đoạn đầy sóng gió » cho Trung Quốc. Báo tài chính Mỹ The Wall Street Journal nói đến « dấu chấm hết sau một giai đoạn hấp hối đã kéo dài » từ một tập đoàn bị phá sản với « những tác động làm rung chuyển nền kinh tế thứ hai toàn cầu ». Nhưng đây chỉ là quân « đô mi nô đầu tiên bị đổ » hay là lớp sóng ngầm ?Trang mạng kinh tế Axios cũng của Mỹ xem vụ tài sản của Evergrande bị thanh lý là dấu hiệu « kinh tế Trung Quốc đang xấu đi », « thị trường bất động sản nước này lún sâu thêm vào khủng hoảng và sẽ tác động đến những lĩnh vực khác của nền kinh tế Trung Quốc ». Một nhà quan sát Trung Quốc thuộc viện nghiên cứu Mars Data nói đến một « vố đau giáng xuống Trung Quốc » vào lúc Bắc Kinh cố gắng tổ chức lại giảm bớt nạn « chi tiêu vô độ ».Từ biểu tượng của thành công đến biểu tượng của khủng hoảngCách nay gần 30 năm, ông vua địa ốc Hứa Gia Ấn lập ra Evergrande, trụ sở tại Quảng Châu- Hoa Lục. Công ty này nhanh chóng trở thành một biểu tượng của phép lạ kinh tế Trung Quốc. Hiện diện tại hơn 170 thành phố, Evergrande tham gia sàn chứng khoán Hồng Kông, rồi trở thành một trong những nhà môi giới bất động sản lớn nhất thế giới. Sức mạnh đó cho phép Evergrande -còn được biết đến dưới cái tên Trung Quốc là tập đoàn Hằng Đại -Hengda, mạo hiểm trong nhiều lĩnh vực khác từ bảo hiểm nhà đất, đến y tế, công nghiệp xe điện …2021, gió đã xoay chiều. Theo báo cáo được công bố tháng 6/2023 Evergrande mang nợ 328 tỷ đô la -tương đương với gần 3 % GDP của Trung Quốc. Evergrande đã trở thành biểu tượng của khủng hoảng địa ốc vô tiền khoáng hậu mà đã hơn hai năm qua, Bắc Kinh vẫn chưa có liều thuốc trị liệu."Không có chuyện Evergrande bị khai tử"Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo Pierre Antoine Donnet, một cây bút của tờ báo mạng chuyên về châu Á Asialyst trước hết giải thích về phán quyết của tòa án Hồng Kông hôm 29/01/2024 và ông nhấn mạnh vì sao « thủ tục thanh lý tài sản của Evergrande » sẽ kéo dài cho dù chỉ liên quan đến phần tài sản thuộc sở hữu của chi nhánh ở Hồng Kông. Đồng thời Pierre Antoine Donnet hoàn toàn loại trừ khả năng vì một phán quyết của Hồng Kông mà Evergrande sẽ « bị xóa sổ ». Pierre Antoine Donnet : « Một tòa án Hồng Kông có thẩm quyền tuyên bố giải thể Evergrande do tập đoàn môi giới địa ốc này có chi nhánh ở Hồng Kông. Trên nguyên tắc và bình thường ra, điều đó có nghĩa là tài sản của Evergrande sẽ bị chia nhỏ ra và để bán lại cho ngân hàng, cho các nhà đầu tư hay doanh nghiệp, các quỹ tư nhân nào đó… Trong mọi trường hợp thủ tục sẽ kéo dài bởi vấn đề ở đây là một tòa án Hồng Kông căn cứ vào luật của Hồng Kông để giải thể Evergrande. Nhưng luật doanh nghiệp Hồng Kông rất khác so với của Hoa Lục. Hơn 90 % tài sản của Evergrande là ở Hoa Lục. Chỉ có các tòa án ở Hoa Lục mới có đủ thẩm quyền và có tiếng nói sau cùng về số phận Evergrande. Như đã biết, luật pháp Trung Quốc trong tay Đảng Cộng Sản nước này. Chỉ có Đảng mới có có thể quyết định có giải thể Evergrande hay không và nếu có thì khi nào. Lúc này Trung Quốc đang sửa soạn đón Tết âm lịch, chẳng mấy ai quyết định bất cứ điều gì về Evergrande trong lúc này. Nhưng về lâu dài, thủ tục thanh lý tài sản của chi nhánh Evergrande tại Hồng Kông kéo dài bao lâu ? Có nhiều quan điểm khác nhau. Phần lớn đều cho rằng hồ sơ này sẽ kéo dài nhiều tháng và sẽ rất phức tạp vì đừng quên rằng, Evergrande không chỉ hoạt động trong ngành bất động sản, mà còn hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác nữa (như trong lĩnh vực cung cấp nước khoáng,sản xuất thực phẩm… bảo hiểm nhà ở … ). Trong mọi trường hợp những hệ quả kèm theo về vụ Evergrande sẽ rất lớn cả về chính trị lẫn kinh tế và xã hội. Tác động về mặt xã hội khi mà hàng trăm ngàn căn hộ đang xây và bị bỏ dở, khi mà hàng trăm triệu căn hộ khác đã xây xong nhưng lại hoàn toàn bị bỏ trống, khi mà chủ nhân của những căn hộ đó – phần lớn là người cao tuổi mang tiền tiết kiệm ra để đầu tư, nhưng giờ đây lại mất hết tất cả : họ không được giao nhà và cũng không thể lấy lại vốn. Đầu tư, mùa nhà là cách để người dân Trung Quốc tiết kiệm cho tuổi về hưu ».   Từ tháng 10/2021 « 90 % trị giá chứng khoán của Evergrande đã bốc hơi ». Trong bài tham luận dành cho viện nghiên cứu Institut Montaigne (12/10/2021) chuyên gia về ngân hàng và đã có nhiều năm làm việc tại châu Á và Trung Quốc, Philippe Aguignier giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po. và Viện Văn Hoa và Ngôn Ngữ Đông Phương đã xác định rõ danh sách những « nạn nhân » từ hiện tượng vỡ bong bóng địa ốc tại mà Evergrande là một trường hợp điển hình.Philippe Aguignier lo ngại cho số phận của gần 70 ngàn nhân viên của đại tập đoàn này và kèm theo đó là của các đối tác cung cấp nguyên và nhiên liệu, dịch vụ cho Evergrande, bởi vì các chủ nợ của Evergrande, nếu là các ngân hàng hay các quỹ đầu tư, các hãng bảo hiểm thì đều ít nhiều được Nhà nước yểm trợ. "Khả năng rất thấp để được bồi hoàn" Câu hỏi lớn ở đây là liệu rằng hàng trăm triệu người đã đầu tư để mua nhà có hy vọng được hoàn lại vốn hay không ? Nhà họ đã mua có còn trị giá gì nữa hay không ? Pierre Antoine Donnet không mấy lạc quan :  Pierre Antoine Donnet : « Ở Trung Quốc có những cơ quan phụ trách thu thập, xử lý đơn kiện các doanh nghiệp theo hướng gọi là để bảo vệ người đầu tư. Nhưng hệ thống hành chính, tư pháp ở đây do chính quyền kiểm soát và cầm chắc là hàng triệu người mua nhà sẽ không bao giờ được hoàn trả lại vốn. Hệ quả kèm theo là công luận Trung Quốc lại càng mất niềm tin vào guồng máy chính trị ngay trên đất nước họ, càng mất lòng tin vào chính các doanh nghiệp của Trung Quốc. Tổng nợ của Evergrande và cũng là con số mà người ta được biết là 328 tỷ đô la ». Bài học nào từ vụ Evergrande và khủng hoảng bất động sản Trung Quốc ? Cũng ông Donnet, nhà báo từng là thông tín viên thường trực tại Bắc Kinh của hãng thông tấn AFP phân tích :Pierre Antoine Donnet : « Ở Trung Quốc bên cạnh hiện tượng người ta đã rất hồ hởi đầu tư, kèm theo đó là sự tự tin quá trớn. Có nghĩa là ở đây nhiều người tin rằng, Trung Quốc với một tỷ lệ tăng trưởng hơn 10 % một năm trong thời gian rất dài thì chuyện gì cũng có thể làm được. Phép lại kinh tế đó đã khiến người ta chóng mặt và nhất là trong lĩnh vực địa ốc … cho dù đây không là một trường hợp cá biệt. Trung Quốc đã có biết bao nhiêu dự án khổng lồ : nào là xa lộ rộng thênh thang, những sân bay càng lúc càng đồ sộ. Nhưng không ít những công trình đó hiện nay vô dụng. Thậm chí do quá cồng kềnh, chúng đã bị phá hủy … Trong những điều kiện đó, hình ảnh của Trung Quốc trong mắt công luận quốc tế đã xấu đi và giới đầu tư ngoại quốc bắt đầu hoài nghi về thực chất của sức mạnh kinh tế Trung Quốc. Số này đang tính đến những nước cờ tiếp theo. Họ tự hỏi Trung Quốc có còn là điểm an toàn xứng đáng để bỏ vốn vào đây kinh doanh nữa hay không. Chỉ riêng năm 2023 hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài đã rời khỏi Hoa Lục. Tại châu Á, thì Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và Singapore là những bãi đáp ». Nhà đất, Bắc Kinh đi từ thái cực này đến thái cực khácVề những nguyên nhân đã thổi lên quả bóng địa ốc tại Trung Quốc, chuyên gia về tài chính Philippe Aguignier nhắc lại : Bắc Kinh chủ tương khuyến khích đầu tư và tiết kiệm hơn là tiêu thụ. Đồng thời đối với tất cả người dân tại đây, mua nhà là cách duy nhất để dành tiền và kiếm lãi.Vấn đề đặt ra là giờ đây Trung Quốc đứng trước một nghịch lý : nhu cầu cung cấp nhà ở cho hơn 1,5 tỷ dân vẫn tồn tại. Thanh niên không có phương tiện mua nhà, ra ở riêng mà vẫn phải sống chung với bố mẹ. Bên cạnh đó là hàng « triệu căn hộ đang bị bỏ trống ». Từ 15 năm nay các chuyên gia Trung Quốc đã kêu gọi chính quyền điều chỉnh lại hiện tượng bất cân đối đó. Do vậy, theo giới quan sát quyết định của ông Tập Cận Bình làm hạ nhiệt thị trường bất động sản tại Trung Quốc là cần thiết. Có điều, luật cung cầu và thể thức vận hành của một nền kinh tế không phải lúc nào « chiều theo ý muốn của lãnh đạo ».Nhà Trung Quốc học, François Godement viện Institut Montaigne cho rằng trong trường hợp cụ thể của tập đoàn Evergrande, khi điều chỉnh lại thị trường nhà đất, Bắc Kinh đã « cân nhắc kỹ » những tác động về kinh tế và xã hội trước khi quyết định « để cho quả bóng địa ốc xì hơi ».Thị trường nhà đất Trung Quốc « mất hết tự do »Theo chuyên gia nước Pháp này trên thị trường bất động sản, Bắc Kinh đã chuyển từ « một thái cực này sang một thái cực khác » : Cho đến rất gần đây, Trung Quốc hầu như không đánh thuế nhà đất, nhưng rồi trong một sớm một chiều Nhà nước đã ban hành một loạt chỉ thị như là ấn định giá trần khi cho thuê nhà tại một số các thành phố lớn … Những quyết định sắp tới có thể là « mầm mống báo trước chính sách kinh tế của Bắc Kinh trong tương laiFrançois Godement cho rằng sẽ khá thú vị chờ xem quyết định của Bắc Kinh về số phận Evergrande và nhất là sẽ bồi thường cho các nạn nhân của tập đoàn này như thế nào : chính phủ sẽ chú trọng hơn đến các nhà đầu tư nội địa, đến các đối tác tài chính ở hải ngoại hay đến những nhà đầu tư cò con ? Những quyết định sắp tới có thể là « mầm mống báo trước chính sách kinh tế của Bắc Kinh trong tương lai, theo hướng Trung Quốc giảm mức độ lệ thuộc vào lĩnh vực tài chính (…)  hay vào một số lĩnh công nghệ thuật nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng, để chú trọng hơn vào những vấn đề cơ bản thiết thực với xã hội ».Hiệu quả của chính sách đó đến đâu, đấy lại là chuyện khác. Trước mắt cố vấn về Trung Quốc của viện nghiên cứu Institut Montaigne, Paris, nhà Trung Quốc học François Godement, thận trọng vì ông không chắc xoay trục chính sách kinh tế theo hướng đó sẽ cho phép « về lâu dài, bảo đảm tăng trưởng cho quốc gia này ».

Rise and Play Podcast
73. Pivoting Your Company Strategy 360 - with Nicolas Godement

Rise and Play Podcast

Play Episode Listen Later Apr 18, 2023 28:27


You know it, you need to drastically pivot your company otherwise it will go bankrupt. So, what do you do, and how? Nicolas Godement, Managing Director at Twin Sails (previously known as Asmodee Digital) shares the exciting transformation journey of a company that started as a board game IP publisher to a PC and console game publisher. When Nicolas joined the company in 2018 to support the CEO, the financials were not good, the team morale was low. How do you start with that? Get the practical steps from Nicolas on how to pivot a company strategy, team, and branding. How do you accompany the teams throughout this uncomfortable phase? Those changes don't happen overnight if you want to them be sustainable. They usually take 2 to 3 years. Are you ready to lead that journey in your company? Thank you to our sponsor! Identify your ideal audience with today's sponsor Solsten to streamline development decisions and get to market faster. Visit ⁠go.solsten.io⁠ and mention Rise x Play for a demo and receive 30% off your first Solsten engagement crafted to your studio's needs. Don't forget to subscribe to Rise and Play: ⁠https://www.riseandplay.io

La Story
Chine-Russie : vers un nouvel ordre mondial ? 

La Story

Play Episode Listen Later Apr 4, 2023 24:17


Emmanuel Macron se rend en Chine à partir de mercredi pour parler notamment de la guerre en Ukraine. Avec l'idée de « réengager le dialogue » avec son président Xi Jinping. La Chine et la Russie, deux pays aux intérêts convergents contre la domination occidentale. Dans « La Story », le podcast d'actualité des « Echos », Pierrick Fay et ses invités s'interrogent sur la nouvelle division de l'ordre mondial en deux camps que tout oppose.La Story est un podcast des « Echos » présenté par Pierrick Fay. Cet épisode a été enregistré en mars 2023. Rédaction en chef : Clémence Lemaistre. Invités : Virginie Robert (cheffe du service international aux « Echos ») et François Godement (conseiller pour l'Asie de l'institut Montaigne. Auteur de « les mots de Xi Jinping » publié en 2021 chez Dalloz).. Réalisation : Nicolas Jean. Chargée de production et d'édition : Michèle Warnet. Musique : Théo Boulenger. Identité graphique : Upian. Photo : Artyom Ivanov/TASS/Sipa USA/SIPA. Sons : Europe 1, TF1, France 2, Euronews, Ina, « Le jeu de la dame ». Hébergé par Acast. Visitez acast.com/privacy pour plus d'informations.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Khó khăn kinh tế Trung Quốc : Zero Covid, bề nổi của tảng băng

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Dec 6, 2022 10:22


Còn lại gì « giấc mộng Trung Hoa » khi « tăng trưởng đã đổ gẫy » ? Công luận Trung Quốc mòn mỏi đợi chờ Bắc Kinh chấm dứt chính sách chống Covid triệt để, cởi trói cho kinh tế. Giới chuyên gia cho rằng, zero Covid xua tan giấc mơ soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 toàn cầu. Có nhiều nghi vấn về tiềm năng tăng trưởng của thị trường mà đến nay giới đầu tư vẫn xem là « năng động nhất », « hấp dẫn nhất » trên thế giới. Cuối 2019 « virus lạ » đã bùng lên tại Vũ Hán. Nhưng từ nhiều năm trước đó, đặc biệt là từ 2018 khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, tăng trưởng của Trung Quốc đã chựng lại. Bước sang mùa xuân 2020 vào lúc phần lớn trên thế giới bị tê liệt vì siêu vi SARS-Cov-2 Vũ Hán và tiếp theo đó là những thành phố khác tại Hoa Lục bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa. Dân chúng lại được đi ra ngoài, giao thương từng bước trở lại bình thường. Đó cũng là những tuần lễ của chính sách « ngoại giao khẩu trang ». Các nhà máy sản xuất tối đa để xuất khẩu sang châu Âu và kể cả Hoa Kỳ, để « viện trợ » cho các quốc gia chậm phát triển. Delta và Omicron, kẻ thủ của ông Tập Thành công rực rỡ đó là thắng lợi cá nhân của ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng áp đặt những biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn dịch lây lan. Về y tế, Bắc Kinh đã tiên phong cho ra đời những bộ xét nghiệm và đây cũng là một mặt hàng quan trọng để xuất khẩu ra thế giới, trước khi mà các hãng dược phẩm Trung Quốc tìm được vac-xin chống Covid và bắt cộng đồng quốc tế phải chú ý vào chính sách « ngoại giao vac-xin ». Cuối 2020, ông Tập Cận Bình lại càng hài lòng khi thấy kinh tế của Âu, Mỹ giảm sụt. Riêng Trung Quốc vẫn bình yên. Chẳng những thế, cỗ máy xuất khẩu năng động hơn bao giờ hết. Trung Quốc qua mặt Mỹ về FDI – đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó cũng là thời điểm Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng, Bắc Kinh đang rất gần giấc mơ qua mặt nước Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 toàn cầu trước năm 2030. Nhưng biến thể Delta vào mùa hè 2021, rồi biến thể Omicron đầu 2022 nay phá hỏng tham vọng đó.   Chuyên gia kinh tế Sylvie Matelly phó giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp giải thích :   « Cần nhớ rằng cuối 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới có tỷ lệ tăng trưởng trên 0% - chính xác hơn là GDP nước này đã tăng 3% cuối năm 2020. Trong khi đó, tại các nước phương Tây, GDP giảm từ 9 đến 11%. Bắc Kinh có thể tự hào rằng chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của họ cho phép kềm hãm được đà lây lan và qua đó cứu vãn được một phần các hoạt động kinh tế. Cùng thời điểm này thì thế giới lao đao. Nhưng đến cuối 2021, chính sách kiểm soát dịch quá nghiêm ngặt đã bắt đầu cho thấy những giới hạn của nó. Bước sang mùa xuân năm nay thì tình hình đã xấu đi thêm. Việc kinh tế Trung Quốc suy yếu không phải là một tin vui đối với thế giới bởi vì trong lúc mà mức tiêu thụ nội địa của nước đông dân nhất địa cầu tiếp tục đổ dốc, thì trái lại xuất khẩu của Trung Quốc vẫn phát triển mạnh. Chưa khi nào thâm hụt của Mỹ so với Trung Quốc lại nặng như hiện nay, còn tệ hơn cả so với khi mà tổng thống Donald Trump khởi động chiến tranh thương mại ». Cách ly với thế giới bên ngoài Từ ba năm qua Trung Quốc vẫn là một quốc gia khép kín với bên ngoài, vẫn duy trì chính sách « chống dịch triệt để » được gọi là « zero Covid ». Chỉ cần phát hiện một ca bệnh là cũng đủ để cả tòa cao ốc, cả khu phố thậm chí là cả một quận ở những thành phố lớn hàng chục, hàng trăm triệu dân bị phong tỏa. Là cũng đủ để những khu công nghiệp với hàng trăm ngàn nhân viên bị cách ly. Tiêu thụ nội địa sụt giảm trầm trọng: chỉ nội tháng 10/2022 doanh thu của các nhà hàng tại Hoa Lục giảm 8%. Số chuyến bay nội địa giảm 33% so với hồi tháng 9. Cuối 2022 các dự phóng tăng trưởng đều cho thấy về tăng trưởng Trung Quốc đã bị các nước châu Á qua mặt và từ khi ông Đặng Tiểu Bình « mở cửa » kinh tế, chưa bao giờ Bắc Kinh phải hài lòng với tỷ lệ tăng trưởng trên dưới 3%. Giới quan sát đồng loạt quy trách nhiệm cho chính sách « zero covid » hạn chế mọi hoạt động trong xã hội, giới hạn quyền tự do đi lại của gần 1/3 dân số nước đông dân nhất địa cầu. Cuối tháng 11/2022 tại quốc gia có cỗ máy kiểm duyệt lợi hại nhất, biểu tình nổ ra tại hàng chục thành phố đòi « quyền tự do » đi lại, đòi chấm dứt các biện pháp phong tỏa triền miên. Chính quyền đã nhanh chóng « làm chủ lại tình hình » và có khuynh hướng đưa ra một số tín hiệu làm hạ nhiệt phẫn nộ của công chúng. Giáo sư kinh tế Mary Françoise Renard đại học Clermont Auvergne, thận trọng cho rằng còn quá sớm để Trung Quốc từ bỏ chính sách zero Covid. « Dân Trung Quốc không được tiếp cận với thông tin và họ sợ Covid. Kịch bản khả dĩ nhất, theo tôi là sắp tới đây Trung Quốc sẽ không còn ban hành những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và cũng không áp dụng một cách đột ngột như từ hai năm qua. Có thể là sau Tết âm lịch, tình hình sẽ bớt căng hơn, Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên phải đợi đến khi nào Trung Quốc có vac-xin mới - có thể là ngay từ sang năm, thì chính quyền mới dám từng bước giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa và chính sách chống dịch sẽ bớt nghiêm ngặt hơn ». Không nên bất công với một con siêu vi Câu hỏi kế tiếp là một khi Bắc Kinh dẹp bỏ các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt và từng được áp dụng ở quy mô lớn một cách thô bạo như trong ba năm vừa qua, liệu rằng kinh tế Trung Quốc có thể quay lại với đà tăng trưởng 5 -6% một năm hay không ? Theo giới phân tích, câu trả lời là không. Sylvie Matelly viện IRIS của Pháp giải thích : « Hoa Kỳ tăng lãi suất ngân hàng khiến vốn nước ngoài ồ ạt rút khỏi Trung Quốc để chuyển sang thị trường Mỹ. Điểm đáng mừng ở đây là đồng nhân dân tệ giảm giá, nhờ đó hàng Trung Quốc hấp dẫn hơn, tạo cú hích cho xuất khẩu của nước này. Nhưng về trung hạn, kinh tế của Trung Quốc lâm vào thế kẹt và sẽ đi từ khó khăn này đến khó khăn khác. Hơn nữa, Trung Quốc có những lỗ hổng về kinh tế và tôi e rằng, ông Tập Cận Bình khi gặp khó khăn sẽ chọn giải pháp theo kiểu Mao Trạch Đông xưa kia, tức là sẽ càng lúc càng cứng rắn hơn ». Trong một nghiên cứu gần đây, Alicia Garcia Herrero, kinh tế trưởng đặc trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Pháp Natixis cho rằng quy tất cả trách nhiệm cho chính sách zero Covid là « bất công ». Đành rằng ba năm với các đợt phong tỏa triền miên đã « khủng bố » tinh thần của người dân Trung Quốc và đã làm thui chột những phát minh, những sáng kiến kinh doanh và tất cả những gì làm nên phép lạ kinh tế tại quốc gia này. Nhưng ngay cả trong trường hợp mà Bắc Kinh thông báo « mở cửa trở lại » như thời tiền Covid thì ba năm qua đã để lại một số những vết hằn. Trước tiên là tiêu thụ nội địa có khuynh hướng sụt giảm một cách lâu dài. Ngay trong những thời gian mà Trung Quốc đã dỡ bỏ phong tỏa tại một số nơi, các hộ gia đình cũng đã rất thận trọng về chi tiêu. Nguyên nhân chính, theo kinh tế gia của ngân hàng Natixis là khủng hoảng về địa ốc. Nhà Trung Quốc học François Godement cố vấn cho Viện Nghiên Cứu Montaigne, Paris nêu lên một nghịch lý của nền kinh tế thứ hai toàn cầu : « Kinh tế Trung Quốc đang bị kẹt trên thị trường nội địa, nhưng ngành xuất khẩu lại rất năng động. Từ đầu đại dịch đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng lên. Pháp chẳng hạn đã nhập thêm những mặt hàng mà từ trước tới nay không mua vào của Trung Quốc. Nhưng về đối nội thì tiêu thụ của Trung Quốc đã chựng lại từ cuối 2019-đầu năm 2020 : Trong thời gian bị phong tỏa, dân Trung Quốc đã ít mua nhà, ít mua xe hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nợ nần. Ông Tập siết lại các hoạt động kinh tế để giới hạn rủi ro, để giảm mức độ lệ thuộc của Trung Quốc vào nước ngoài và Bắc Kinh đã chậm tung ra một chính sách kích cầu »     Ngay cả cỗ máy sản xuất cũng đã bị dịch Covid thách thức Trong mắt các doanh nhân và các nhà đầu tư nước ngoài, SARS-Cov-2 để lại một bài học lớn. Trung Quốc là một mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng dây chuyền đó lại có thể bị tắc nghẽn bất cứ lúc nào. Điển hình là những « trận mưa kim loại » Trịnh Châu diễn ra trong khu vực nhà máy Foxconn, xưởng sản xuất điện thoại Apple lớn nhất thế giới vừa qua. Foxconn cho biết nhà máy Trịnh Châu chỉ hoạt động lại bình thường vào cuối tháng này. Còn Apple cố ý để lộ kế hoạch đi tìm những bãi đáp mới « ngoài Hoa Lục ». Sau cùng, như kinh tế trưởng ngân hàng Natixis Alicia Garcia Herrero nêu bật trong bài nghiên cứu : « những khó khăn về cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc vẫn nguyên vẹn và có phần trầm trọng hơn ». Khủng hoảng địa ốc đang lan rộng cho dù chính phủ hôm 24/11/2022 vừa ban hành một gói hỗ trợ hơn 160 tỷ đô la để « dập tắt đám cháy ». Trung Quốc cũng không hy vọng nhanh chóng khép lại cuộc xung đột thương mại với Hoa Kỳ cho dù Donald Trump đã rời khỏi Nhà Trắng từ 2 năm qua. Nhìn đến những công cụ để vực dậy kinh tế : biện pháp dùng ngân sách nhà nước để kích cầu đang gặp trở ngại lớn, do nợ công của cấp trung ương, của các chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước thì đã « xấp xỉ » với mức nợ của các nước phát triển tức là hơn 80% so với GDP. Trung Quốc cũng không thể tiếp tục hạ lãi suất chỉ đạo để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư khi mà tư bản nước ngoài ồ ạt rút khỏi Hoa Lục để chuyển hướng sang Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang FED liên tục tăng lãi suất ngân hàng. Trong những điều kiện đó, rõ ràng việc Bắc Kinh xóa bỏ đường lối bài trừ Covid triệt để là điều mà cả người dân Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế cùng mong đợi. Nhưng đây không là chiếc đũa thần hóa giải hết tất cả những khó khăn mà nền kinh tế thứ hai trên thế giới này đang phải đối mặt.

Les interviews d'Inter
François Godement, historien et sinologue

Les interviews d'Inter

Play Episode Listen Later Dec 4, 2022 10:22


durée : 00:10:22 - L'invité de 7h50 du week-end - par : Patricia Martin - François Godement, historien et sinologue , conseiller pour l'Asie à l'Institut Montaigne, et auteur de "Les mots de Xi Jinping" est l'invité de 7h50, face à Carine Bécard dans la matinale.

Le six neuf
François Godement / François Busnel

Le six neuf

Play Episode Listen Later Dec 4, 2022 180:07


durée : 03:00:07 - Le 6/9 - François Godement, historien et sinologue et conseiller pour l'Asie à l'Institut Montaigne est l'invité de 7h50. A 8h20 : c'est François Busnel, journaliste, animateur, réalisateur, et auteur du livre et du film “Jim Harrison, Seule la Terre est éternelle” qui sera l'invité de la matinale.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Trung Quốc và những bước chuẩn bị cho « giai đoạn hậu Hoa Kỳ » ?

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Aug 16, 2022 9:26


Không trông thấy Trung Quốc trỗi dậy, phương Tây đã khiếp sợ vì sức mạnh của một đối thủ kinh tế do chính mình phần nào bồi đắp. Kịch bản kinh tế Trung Quốc sụp đổ còn tai hại hơn. Bắc Kinh và Washington đối đầu về mặt chiến lược, nhưng kinh tế Mỹ-Trung lại gắn kết với nhau và « không bên nào có lợi nếu đối phương gục ngã ». Trên đây là một vài ý chính trong loạt bài phân tích mà nhà báo Alain Frachon tập hợp từ những bài viết của ông trên báo Le Monde trong suốt giai đoạn từ năm 2014 đến đầu tháng 3/2022. Tác giả đưa những bài viết này vào tác phẩm mang tên Un Autre Monde l'ère des dictateurs – Một Thế Giới Khác, Thời Đại của Những Nhà Độc Tài, NXB Perrin, vừa ra mắt độc giả tháng 5/2022. Tạp chí của RFI xin tập trung vào sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong quá khứ cũng như hiện tại, phương Tây, mà chủ yếu là Mỹ, « không sẵn sàng » với những chuyển biến từ quốc gia châu Á này. Như tựa đề cuốn sách, Alain Frachon khẳng định ngay từ phần mở đầu : « Thế kỷ 21 là thời đại của Tập Cận Bình và Vladimir Putin. (…) Không gì ngăn cản Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1 thế giới trong tương lai và lần đầu tiên từ khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc năm 1945, siêu cường số 1 thế giới sẽ không phải là một nền dân chủ ». Từ một « đối tác thân thiện » đến « đối thủ toàn diện » Cây bút của báo Le Monde viết tiếp : « Do trọng lượng về dân số, do là một nền kinh tế năng động, Trung Quốc đương nhiên chiếm vị trí then chốt về chiến lược, qua đó làm đảo lộn tương quan lực lượng trên bàn cờ quốc tế, làm chao đảo thế thống trị của phương Tây, làm thay đổi quan hệ giữa Bắc Kinh với Liên Hiệp Châu Âu, làm thay đổi cục diện của thế giới về kinh tế, về công nghệ ». (tr.9) Trong vỏn vẹn 50 năm, Trung Quốc đã vươn lên gần như từ hai bàn tay trắng. Alain Frachon ghi nhận : vào thập niên 1970, Trung Quốc không là « trung tâm » trong bất kỳ một lĩnh vực nào và trọng lượng kinh tế của nước đông dân này tính ra chưa đầy 1 % GDP thế giới. Bắc Kinh có vũ khí nguyên tử, có đội quân hùng hậu nhất, nhưng chưa đủ để khiến « thiên hạ phải khiếp sợ ». Về phía phương Tây, đối thủ của Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Liên Xô. Không một ai bị mô hình của Liên Xô làm mê hoặc. Khối tư bản tự do nắm rất nhiều lá chủ bài trong tay từ quân sự đến kinh tế, văn hóa, công nghệ cao… Với Trung Quốc giờ đây thì khác, kể từ khi ông khổng lồ châu Á này vươn vai thức dậy trong thập niên 1980. Điều đáng nói ở đây là thông thường, phải cần khoảng 2 thế kỷ để một quốc gia trở thành một siêu cường, Trung Quốc chỉ cần có « 2 thế hệ » để đạt đến đích. Frachon ghi nhận ở trang 15 trong tác phẩm Thời Đại của Những Nhà Độc Tài : Trong 50 năm, Trung Quốc đã trở thành « tâm điểm » của rất nhiều vấn đề, nào là khí hậu, dịch tễ và kể cả tài chính, công nghệ. Cũng ông khổng lồ châu Á này giờ đây là một trong những đầu tầu tăng trưởng của thế giới, là « hạt nhân trong các cuộc chạy đua vũ trang ». Đảng Cộng Sản Trung Quốc hơn 100 năm tuổi không chút mặc cảm, công khai tuyên bố mục tiêu « cạnh tranh toàn diện với thế giới phương Tây : kinh tế, công nghệ mũi nhọn, ảnh hưởng chính trị và sẵn sàng cho một cuộc đọ sức với thế giới tự do và dân chủ về mặt ý thức hệ ». Đó chỉ là một sự tiếp nối lô-gic khi mà theo các dự phóng, « đến năm 2050, Trung Quốc chiếm 20 % GDP toàn cầu. Mỹ rơi xuống hàng thứ ba sau Ấn Độ với 12 % và Liên Âu bị đẩy xuống hạng tư với chưa đầy 10 % GDP của thế giới ». (tr.16) Thêm một điểm đáng ghi nhận khác : trong hai thế hệ, Trung Quốc « không còn là công xưởng của thế giới, mà là một ông khổng lồ về công nghệ mũi nhọn, là chủ nợ của thế giới (kể cả với Hoa Kỳ), và Bắc Kinh đã nhân lên gấp đôi ngân sách quốc phòng trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 (…) Về an ninh mạng hay đơn giản là về công nghệ không gian, Trung Quốc đã phát triển những loại vũ khí cho tương lai ». (tr.17)   Thịnh vượng không nhất thiết mang lại dân chủ Trong suốt tiến trình « vươn dậy đó », Trung Quốc vẫn là một chế độ toàn trị. Alain Frachon ghi nhận trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh France Inter : « Dân chủ đem lại một sự thịnh vượng và hòa bình : trong một thời gian dài, tôi đã ngỡ rằng đó là mô hình duy nhất, một chuẩn mực. Thế nhưng, Trung Quốc đã chứng minh điều ngược lại. Trung Quốc có một mô hình khác, với một mức tiêu thụ cao, có khoảng từ 300 đến 400 triệu dân thuộc tầng lớp trung lưu và sinh sống ở thành thị. Cho đến nay, lịch sử cho thấy, hội tụ hai yếu tố - một tầng lớp trung lưu, thịnh vượng và sinh sống ở thành thị, thì bằng cách này hay cách khác, xã hội sẽ cởi mở hơn, tự do hơn. Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đi ngược lại với mô hình đó ». « Trong hai thế hệ, Trung Quốc đang từ một đối tác thân thiện trở thành một đối thủ trên mọi lĩnh vực (…) một phần kết quả đó có được là nhờ đầu tư của Mỹ, của Nhật Bản và cả Đài Loan vào Hoa Lục. Trung Quốc đã lặng lẽ phát triển cỗ máy kinh tế. Hoa Kỳ thì đã nhắm mắt trước những hành vi chà đạp nhân quyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, kể cả với biến cố Thiên An Môn năm 1989. Tổng thống Bush cha, rồi Bill Clinton cùng tin tuởng dân chủ đem lại thịnh vượng và hòa bình ».  (tr.27). Trung Quốc vươn vai trỗi dậy, đi từ thành công này đến thắng lợi khác vào thời điểm phương Tây đi sai nhiều nước cờ. Điều đó đã làm « thay đổi tương quan lực lượng trên bàn cờ quốc tế ». Tác giả cuốn Một Thế Giới Khác, Thời Đại của Những Nhà Độc Tài liệt kê ra một loạt những « vố đau » : Về quân sự, quyết định can thiệp vào Afghanistan mùa thu 2001 hay chiến dịch quân sự tại Irak hai năm sau đó có đem lại những kết quả gì tốt đẹp, hay trái lại « Cảnh tượng quân đội Mỹ bỏ rơi Kabul, mùa hè 2021, chỉ làm xấu đi thêm hình ảnh của Hoa Kỳ ? ». Trong lĩnh vực kinh tế, trận đại hồng thủy tài chính 2008 đã phơi bày ra ánh sáng những « nhược điểm của một mô hình tư bản tự do vô trách nhiệm ». Từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã vươn lên đến vị trí hàng đầu của thế giới gần như trên mọi phương diện (ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ cao…). Trong khi đó thì cả Hoa Kỳ lẫn Liên Âu đều « liên tục trong thế thủ ». Vì tình thế, Nga và Trung Quốc đã xích lại gần nhau. Tinh thần bài phương Tây là keo sơn gắn kết hai ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin với một cột mốc quan trọng là chuyến công du Trung Quốc của nguyên thủ Nga 20 ngày trước khi tuyên chiến, gửi quân sang xâm chiếm Ukraina. Sắp kết thúc 25 năm đầu tiên của thế kỷ 21, Mỹ phải đối mặt với một đối thủ mà sự lớn mạnh đã phần nào do chính Washington xây đắp ». Đương nhiên là Đảng Cộng Sản Trung Quốc không « mảy may có ý định từ bỏ thế độc quyền » điều hành đất nước. Bắc Kinh cũng chẳng có một thoáng ý định nào để đóng vai trò « một đối tác dễ bảo của Mỹ trong nỗ lực kiến thiết một trật tự quốc tế mới ».  (tr.27/28). Phải chăng đó là động lực đẩy Trung Quốc xích lại gần với Nga ?   Alain Frachon nhấn mạnh đến cuộc đọ sức về mặt ý thức hệ giữa một bên là hai quốc gia toàn trị và các nền dân chủ phương Tây. « Cuộc chiến trên mặt trận này » đã chính thức mở màn từ bản tuyên bố chung, lãnh đạo hai nước ký kết hôm 04/02/2022. Matxcơva và Bắc Kinh khẳng định một « thời đại mới » trong bang giao quốc tế đang được mở ra :   « Đây là một cuộc đọ sức ít được nhắc đến. Hai ông Tập Cận Bình và Valimir Putin đã đặt bút ký một tài liệu rất rõ ràng gồm 6 trang hôm 04/02/2022 nhân dịp tổng thống Nga công du Bắc Kinh. Sau sáu giờ đồng hồ hội đàm với chủ tịch Trung Quốc, lãnh đạo hai nước đã đưa ra một bản thông cáo chung. Văn bản đó là nền tảng của một cuộc chiến về mặt ý thức hệ. Matxcơva và Bắc Kinh cùng khẳng định không thể tiếp tục để cho phương Tây áp đặt trật tự quốc tế. Trung Quốc và Nga chủ trương ấn định những quy luật mới, những cách tiếp cận mới trong mỗi định chế đa quốc gia về nhân quyền, về dân chủ …. Không để cho phương Tây độc quyền nói về mô hình dân chủ tự do như điều đang hiện hành từ năm 1945 đến nay. Cần phá vỡ thế độc quyền đó. Hai ông Tập và Putin đã nhấn mạnh đến một « thời đại mới », đến giai đoạn mà Trung Quốc và Nga kiến tạo lại một trật tự quốc tế, tách rời khỏi ảnh hưởng của phương Tây mà đứng đầu là Hoa Kỳ ».  Câu hỏi kế tiếp là với sức mạnh kinh tế, quân sự và thực ra là trên rất nhiều mặt mà giờ đây không còn phải chứng minh nữa, Trung Quốc muốn gì ? Nhà báo Frachon trả lời : trước hết, sự vươn lên thần kỳ trong hai thế hệ vừa qua cho phép Bắc Kinh phục thù, vĩnh viễn sang trang những thời kỳ 1850-1949, từng bị Mỹ, Châu Âu và kể cả Nhật Bản xâm chiếm. Trung Quốc cũng đã tìm lại vị trí là « trung tâm của thế giới ». Nhưng liệu rằng Trung Quốc dưới sự lanh đạo của ông Tập Cận Bình có « thay thế vào chỗ của Hoa Kỳ để thống lĩnh thiên hạ »? Frachon trích dẫn một số chuyên gia Pháp như François Godement, Viện nghiên cứu Montaigne –Paris, « không chắc Bắc Kinh trở thành siêu cường số 1 để quán xuyến mọi chuyện trên thế giới ». Tại Washington, cố vấn của tổng thống Joe Biden về hồ sơ Trung Quốc, Rush Doshi, có một cái nhìn khác trong bài tham luận đăng trên tạp chí Foreign Policy, tháng 10/2020. Nhà nghiên cứu Mỹ này cho rằng Trung Quốc « muốn thống lĩnh luôn cả Uncle Sam ». Một sự chung sống với nhiều sóng gió Giữa hai thái cực từ quan điểm của các chuyên gia Pháp và Mỹ được trích dẫn, Alain Frachon cho rằng, có lẽ còn quá sớm để nói tới « một trật tự thế giới mới » mà Trung Quốc áp đặt để thay thế cho trật tự đã do Hoa Kỳ phác họa ra từ năm 1945 tới nay. Nhà báo của Le Monde thiên về kịch bản « quyền lực » trên thế giới sẽ phải được chia sẽ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và đó sẽ là một « cuộc chung sống với nhiều xung khắc ít nhất là trong 5 lĩnh vực » (tr.22) : đôi bên sẽ đọ sức với nhau về một cuộc chạy đua vũ trang, về công nghệ. Trung Quốc và Mỹ đứng trước nguy cơ nổ ra sự cố trong vùng Tây Thái Bình Dương. Mặt trận thứ tư liên quan đến cuộc tranh giành ảnh hưởng tại mỗi định chế đa quốc gia, mỗi diễn đàn quốc tế. Lĩnh vực duy nhất trong mắt nhà báo Frachon mà Bắc Kinh và Washington có thể tìm được một sân chơi chung có lẽ là trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.   Nghịch lý và cũng có thể là điều thú vị trong quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là lần đầu tiên trong lịch sử, hai quốc gia hùng mạnh vừa là đối thủ vừa là đối tác của lẫn nhau. Về chiến lược và chính trị Bắc Kinh – Washington « kình địch » nhau, nhưng Trung Quốc và Mỹ lại là hai nền kinh tế phụ thuộc vào lẫn nhau. Chính vì thế mà trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng giúp Trung Quốc vươn lên, để rồi bị bất ngờ vì sức bật phi thường của quốc gia châu Á này, và nay xem Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh đáng gờm, đe dọa kinh tế Mỹ. Nhưng những tin xấu về nền kinh tế thứ nhì thế giới cũng đáng sợ không kém : chính sách zero covid của ông Tập Cận Bình đã tác động trực tiếp đến guồng máy công nghiệp Mỹ. Kịch bản dân số Trung Quốc đang từ 1,5 tỷ rơi xuống còn 720 triệu đến cuối thế kỳ này cũng là một yếu tố mà các nhà quan sát ở Washington theo dõi sát. Viễn cảnh Đảng Cộng Sản Trung Quốc mất khả năng đáp ứng những đòi hỏi của tầng lớp trung lưu, không tạo đủ công việc làm cho khoảng 600 triệu sinh viên tốt nghiệp hàng năm cũng là một yếu tố khiến các doanh nghiệp, các chính khách phương Tây lo ngại, bởi, « lần đầu tiên trong một cuộc đọ sức, cả hai cùng thực sự « không muốn trông thấy nền kinh tế của đối phương sụp đổ ».

Forum - La 1ere
L'arrivée de Nancy Pelosi à Taiwan crée des tensions avec la Chine: interview de François Godement

Forum - La 1ere

Play Episode Listen Later Aug 2, 2022 5:10


Interview de François Godement, spécialiste des affaires internationales et stratégiques de la Chine.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Subprime : Trung Quốc trước đe dọa khủng hoảng tín dụng địa ốc

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Jul 26, 2022 9:31


Kịch bản khủng hoảng tín dụng địa ốc tái diễn, nhưng lần này là tại Trung Quốc ? Thị trường bất động sản bên bờ vực thẳm : 80 tỷ đô la trị giá cổ phiếu bốc hơi. Các tập đoàn tên tuổi trong ngành địa ốc lần lượt tuyên bố vỡ nợ. Hàng trăm ngàn người « nổi dậy » ngừng tiếp tục góp tiền « nuôi » ngành xây dựng. Ngân Hàng Trung Ương chuẩn bị lập quỹ hỗ trợ lĩnh vực bất động sản cao gần gấp 4 lần so với dự tính ban đầu. Vào lúc 2 trong số 3 đầu máy tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 toàn cầu là xuất khẩu và đầu tư nước ngoài đã bị « hỏng », Bắc Kinh bằng mọi giá phải tránh nguy cơ thị trường bất động sản sụp đổ. Trước Đại Hội Đảng vào mùa thu 2022, khủng hoảng nhà đất sẽ là một tai họa về mặt kinh tế và xã hội tại một quốc gia mà ngành địa ốc và xây dựng đem về đến 25 % cho GDP. Địa ốc: Bắc Kinh sợ phỏng tay ?  Hãng tin Anh Reuters ngày 25/07/2022, trích dẫn một quan chức thuộc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc xin được giấu tên, cho biết Bắc Kinh « dự trù nâng quỹ hỗ trợ bất động sản lên 300 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 44 tỷ đô la Mỹ, thay vì 80 tỷ như đã thông báo cách nay vài tuần ». Trước đó, hôm 17/07/2022, Ủy Ban Điều Tiết Bảo Hiểm và Ngân Hàng Trung Quốc đã kêu gọi « mở van tín dụng », « cứu » ngành xây dựng và các các công ty môi giới bất động sản. Giới quan sát xem đây là một tín hiệu mới cho thấy chính quyền Tập Cận Bình thực sự không còn dám lơ là : thị trường địa ốc Trung Quốc trong cảnh « dầu sôi lửa bỏng ». Từ đầu năm đến nay, Bắc Kinh đã hai lần hạ lãi suất ngân hàng, khuyến khích tiêu thụ, một số chính quyền địa phương trợ cấp cho các hộ gia đình mua nhà, đặc biệt là mua nhà mới trên dự án. Nhưng những biện pháp đó vẫn chưa đủ để xua tan mối đe dọa khủng hoảng. Trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia PhápJean - François Di Meglio, chủ tịch trung tâm nghiên cứu về châu Á, Asia Centre, trụ sở tại Paris, trước hết lưu ý, Trung Quốc đang trải qua nhiều cuộc khủng hoảng cùng lúc và Covid-19 là cột mốc quan trọng : « Trung Quốc đi trước thế giới trong cuộc khủng hoảng y tế do virus xuất phát từ quốc gia này và như vậy đã có một sư chuẩn bị nào đó để đối phó với dịch. Kế tới, mọi người đã tưởng Bắc Kinh làm chủ được tình hình. Đặc biệt là vào thời điểm kinh tế Trung Quốc nhanh chóng lấy lại thăng bằng trong cả năm 2020 và 2021, khi mà cả thế giới còn lao đao. Bước sang mùa xuân năm nay, tình thế đã thay đổi : Trung Quốc đội bảng, trong lúc mọi nơi khác đã hoạt động lại gần như bình thường. Đà phục hồi của Trung Quốc bị chậm so với phần còn lại của thế giới ». Trong một bài tham luận gần đây, François Godement, cố vấn của viện nghiên cứu Montaigne Paris đã nói tới tình cảnh « Trung Quốc bị hỏng hai đầu máy tăng trưởng » : đầu tư nước ngoài giảm mạnh từ năm 2020 do Bắc Kinh xây « vạn lý trường thành » y tế, cách ly với thế giới bên ngoài để chống dịch Covid-19. Xuất khẩu là đầu máy thứ nhì bảo đảm đem về tăng trưởng cho quốc gia 1,5 tỷ dân này, nhưng ngay cả đầu máy đó cũng bắt đầu có dấu hiệu bị chựng lại. Jean - François Di Meglio phân tích : « Nguyên nhân thứ nhì gây lo ngại là, dù muốn hay không, kinh tế toàn cầu cũng bị chựng lại vì chiến tranh Ukraina. Cần biết rằng, đến nay, đà phục hồi của Trung Quốc sở dĩ vững vàng, trong suốt năm 2021 và cho đến tận những tháng đầu của năm 2022 là nhờ vào xuất khẩu. Xuất khẩu kéo kinh tế Trung Quốc đi lên. Thặng dư mậu dịch thậm chí đạt kỷ lục, vì thế giới cần hàng Trung Quốc, trong lúc mà nhập khẩu có phần giảm sút vì GDP tăng chậm lại. Giờ đây, do tác động chiến tranh, nếu như con tàu kinh tế của thế giới chựng lại, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ bị vạ lây : nhập khẩu của thế giới giảm sút sẽ làm hỏng đầu máy tăng trưởng của Trung Quốc ». Còn lại cột trụ thứ ba là tiêu thụ nội địa của nước đông dân nhất địa cầu. Nhưng ngay cả đầu máy còn lại này cũng đang bị các đợt phong tỏa liên tiếp nhắm vào hàng chục triệu người dân Trung Quốc đe dọa. Địa ốc là một trong những nạn nhân trực tiếp. Theo thẩm định của Gavekal Dragonomics, một cơ quan phân tích có trụ sở tại Bắc Kinh, có khoảng 100 triệu căn hộ do các nhà đầu cơ làm chủ tại Trung Quốc đang bị bỏ trống, 30 triệu khác do các công ty môi giới nắm giữ. Thị trường bất động sản Trung Quốc tuột dốc trong trong 12 tháng liên tiếp. Tháng 6/2022 giảm 43 % so với một năm trước đây. Có từ 5% đến 25 % các căn hộ bị bỏ trống. Có đến 24 trong số các tập đoàn lớn nhất trong ngành tại Trung Quốc bị đe dọa « mất khả năng thanh toán », theo thẩm định của hãng tin Mỹ, Bloomberg. Trên toàn quốc, có từ 5% đến 20 % các công trình bị bỏ dở, vì các chủ thầu thiếu tiền mua vật liệu, thiếu tiền trả cho công nhân … Sau Evergrande hồi tháng 9/2021, mùa hè năm nay đến lượt tập đoàn Shimao, trụ sở tại Thượng Hải, mất khả năng thanh toán 1 tỷ đô la Mỹ nợ đáo hạn và phải cấp tốc tìm ra thêm 2 tỷ đô la nữa để thanh toán cho các chủ nợ từ nay đến cuối năm. Evergrande, Shimao hay Sunak … là 3 trong số 6 đại công ty bất động sản Trung Quốc, vừa bị khai trừ khỏi bảng yết giá trên sàn chứng khoán Hồng Kông vì không công bố đúng thời hạn tổng kết tình hình tài chính năm 2021. Đem tỏi và dưa hấu đi mua nhà Họa vô đơn chí, hàng trăm ngàn thân chủ của 80 công ty môi giới bất động sản trên toàn quốc « nổi loạn » tuyên bố ngừng thanh toán các khoản trả góp cho tới khi nào họ được giao nhà. « Phong trào » đã lan rộng tới gần 100 tỉnh thành, liên quan đến hơn 300 công trình đang xây dựng nửa chừng. Thái độ phản kháng từ phía người trả góp những căn hộ mua trên dự án đẩy giới trong ngành vào cảnh thiếu hụt hơn 300 tỷ đô la. Ngành xây dựng, giới chủ thầu và cã hãng môi giới bất động sản tuyệt vọng tới nỗi, sau khi đã rao bán nhà và tặng không một chỗ đậu xe trong chung cư, hay lắp máy điều hòa miễn phí … ở tình Hà Nam chẳng hạn, một số công ty cho phép khách hàng « trả góp » bằng hàng trăm tấn tỏi, hay dưa hấu. Chủ tịch trung tâm nghiên cứu về châu Á, Asia Centre nhắc lại : « Hiện tượng tất cả các tập đoàn môi giới nhà đất nợ nần chồng chất đã lộ rõ kể từ vụ Evergrande và bắt đầu được phơi bày ra ánh sáng cách nay khoảng 9 tháng. Dân Trung Quốc đã ưu tiên đầu tư vào địa ốc, họ đua nhau đi mua nhà và đổ vào đấy tất cả tiền tiết kiệm. Cũng phải nói rằng đây là một trong những lĩnh vực duy nhất dân chúng có thể đầu tư. Từ 35 năm nay, giá nhà đất tại Trung Quốc không ngừng tăng lên. Nhưng rồi, thị trường đột ngột bị chựng lại, giá cả giảm sút. Tư nhân, những người mà từ trước đến nay dễ dàng đổ tiền vào để nuôi các công ty môi giới nhà đất và các đại tập đoàn xây dựng Trung Quốc, ngưng thanh toán. Người ta đòi ‘tiền trao, cháo múc'. Thế là cả một hệ thống đang hoạt động tốt, bị chựng lại. Các công ty môi giới lần lượt vỡ nợ, bởi vì tư nhân không muốn đầu tư vào địa ốc nữa ». Dập tắt phẫn nộ của giới trung lưu vướng nợ nhà đất Như vừa nói, giá nhà đất tại Trung Quốc đã liên tục tăng, và đã tăng đến mức chóng mặt, trong hơn ba thập niên qua. Đây cũng là phương tiện duy nhất để ai cũng có thể kiếm lời, là một loại bảo hiểm tài chính đáng tin cậy nhất của giới trung lưu. Cũng hãng tin Mỹ Bloomberg thẩm định, trung bình bất động sản chiếm khoảng 70 % tài sản của một hộ gia đình (không ít trong số đó tậu nhà để đầu cơ). Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tại Mỹ hay Châu Âu. Thị trường nhà đất mất giá, tài sản của tầng lớp này qua đó cũng « bốc hơi theo ». Như giáo sư Alfred Wu, đại học Lý Quang Diệu tại Singapore, nói : « Người Trung Quốc thường huy động vốn của cả một gia đình để đầu tư vào nhà đất. Nếu như căn nhà hay căn hộ của họ mất giá, thì đây là một vấn đề sinh tử ».  Trước Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc tháng 11/2022, làn sóng phẫn nộ này bất ngờ bắt ông Tập Cận Bình phải phản ứng kịp thời,  để dập tắt mọi mầm mống bất mãn trong xã hội. Khủng hoảng tín dụng và thị trường bất động sản đe dọa trực tiếp đến cam kết xây dựng một xã hội « thịnh vượng chung » ông đã đề ra. Do vậy, tất cả các chuyên gia đều quả quyết là bằng mọi giá, Bắc Kinh phải duy trì « ổn định » vào lúc họ Tập có tham vọng điều hành đất nước thêm một nhiệm kỳ thứ ba - và có thể là giữ chức chủ tịch Trung Quốc mãn đời. Để đổi lấy sự « ổn định trong xã hội đó », Bắc Kinh phải làm gì ? Chuyên gia Di Meglio trả lời : « Sẽ có những quyết định đau đớn. Ở cấp cá nhân, một số người đã từ chối tiếp tục trả góp cho các nhà thầu. Điều đó có nghĩa là họ có thể mất trắng số tiền mà tới nay đã nộp cho các công ty môi giới. Ở cấp nhà nước, chính quyền không thể cứu hết tất cả các tập đoàn xây dựng và các công ty môi giới nhà đất. Họ buộc phải chọn ‘cứu ai, bỏ ai'. Có nhiều khả năng chính phủ sẽ cứu những hãng quá lớn, hay là tương đối còn có một chút khả năng tài chính để chống chọi với khủng hoảng. Với những tập đoàn mà thân chủ đã từ chối trả góp, thì có thể là nhà nước sẽ can thiệp, bù vào khoảng trống tài chính đó. Như vậy tiếp sức cho ngành địa ốc. Song vấn đề còn nguyên vẹn : hàng trăm, hàng ngàn tòa nhà cao tầng xây xong coi như là tài sản của các ngân hàng, nhưng giá trị của chúng là bao nhiêu khi mà thị trường địa ốc ách tắc, giá cả đổ dốc ? Kịch bản khủng hoảng tín dụng địa ốc, subprime ở Hoa Kỳ năm 2007 tái diễn ». Dù vậy giám đốc trung tâm nghiên cứu Asia Centre Jean-François Di Meglio không tin là khủng hoảng tín dụng địa ốc phiên bản Trung Quốc sẽ xảy ra, bởi vì « chủ trương cố hữu của Bắc Kinh là làm tất cả để cố gắng giữ một thế cân bằng nào đó, tránh để nổ ra khủng hoảng như ở Mỹ. Vụ subprime hồi 2007 ở Mỹ đã dẫn tới vụ Lehman Brothers. Rồi khủng hoảng tài chính này lan ra toàn cầu.Hoa Kỳ là một nền kinh tế mở rộng, ngành tài chính, các nhân hàng Mỹ liên hệ với toàn thế giới. Các ngân hàng Trung Quốc thì không, nhờ vậy khủng hoảng địa ốc hay tài chính Trung Quốc sẽ không tác động trực tiếp đến tài chính của thế giới ». Chuyên gia Pháp kết luận : Bắc Kinh có nhiều phương tiện để tránh một cuộc khủng hoảng kép từ thị trường địa ốc lan sang tài chính, ngân hàng Trung Quốc. Nhìn xa hơn, có nhiều khả năng Trung Quốc đi theo mô hình của Nhật : đầu thập niên 2000, Nhật Bản cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng địa ốc. Chính phủ đã can thiệp. Mất 20 năm, ngành địa ốc Nhật mới đi vào quy củ. Chưa thể nói là lĩnh vực này khởi sắc trở lại nhưng đã lấy lại cân bằng, và tình hình không đến nỗi tệ.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Trung Quốc đã vận dụng hết những đòn bẩy kinh tế ?

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Jul 12, 2022 9:31


Hai trong số ba đầu máy tăng trưởng của Trung Quốc đã bị « hỏng ». Gần đến Đại Hội Đảng, những đám mây đen bao phủ lên kinh tế Trung Quốc càng lúc càng nhiều. Bắc Kinh có phép lạ nào để đảo ngược tình thế ? Theo giáo sư Jean - François Huchet, Viện Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương INALCO của Pháp, một trong những chìa khóa chính là sức mua của hơn một tỷ dân. Ngày 15/06/2022 Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc thông báo tăng trưởng trong quý 1/2022 cao hơn mong đợi. Kèm theo đó là một loạt những con số minh họa cho điều này : xuất khẩu thực sự phục hồi cho dù nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp phải đóng cửa trong nhiều tuần lễ hay cảng Thượng Hải bị ách tắc vì hơn một tháng phong tỏa nghiêm ngặt. Chưa đầy ba tuần sau, thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo « kinh tế khởi sắc trở lại » nhưng « nền tảng của đà phục hồi đó còn mong manh ». Cũng trong tháng 6/2022 chính phủ ban hành hơn 30 biện pháp « mạnh » hỗ trợ kinh tế. Hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 07/07/2022 tiết lộ, trong quý 2 này, bộ Tài Chính Trung Quốc chuẩn bị bơm thêm hơn 220 tỷ đô la dưới dạng công trái phiếu. Số tiền đó sẽ được dùng vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ « một nền kinh tế đang bị hụt hơi ». Bất luận tình hình ra sao, « trước Đại Hội Đảng, kinh tế phải tươi sáng » Hình ảnh nhà hàng nổi Hồng Kông Jumbo chìm ở Biển Đông hôm 19/06/2022 được một số người sử dụng internet coi là điềm gở báo trước một nền kinh tế khổng lồ như của Trung Quốc cũng có thể bị « nhận chìm ». Vụ việc diễn ra vào lúc kinh tế Hồng Kông và nhiều thành phố lớn tại Hoa lục lao đao vì những đợt phong tỏa chống dịch nghiêm ngặt liên tục được ban hành. Bắc Kinh nhìn nhận, Omicron « tấn một đòn mạnh hơn » vào tăng trưởng so với hồi đầu 2020 khi dịch bệnh mới bùng phát từ Vũ Hán.   Chuyên gia Larry Hu thuộc quỹ đầu tư Úc Macquarie cho rằng, ngay cả mục tiêu tăng trưởng 5,5 % rất khiêm tốn đề ra cũng đang « ngoài tầm với ». Một nhóm chuyên gia được AFP và Reuters tham khảo dự báo, trong trường hợp khả quan nhất, GDP Trung Quốc năm nay tăng từ 4,3 đến 4,4 %. Cơ quan thẩm định tài chính Mỹ, « nặng tay hơn » với dự phóng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2022 chỉ đạt 3,7 %. Từ tháng 3/2022 biến thể Omicron thách thức Bắc Kinh và chủ trương Zero Covid. Gần như cùng lúc, từ Thẩm Quyết đến Thượng Hải, các nhà máy, văn phòng phải đóng cửa. Hàng trăm triệu dân tại những vùng có sức mua cao nhất, chỉ « tiêu thụ một cách cầm chừng » như cơ quan từ vấn IHS Markit ghi nhận. Trong tháng 3/2022 chỉ số tiêu thụ tại Trung Quốc giảm 3,5 % so với cùng thời kỳ năm ngoái và đã tiếp tục giảm đi thêm 11 % rồi 6,7 % vào tháng 4 và tháng 5/2022. Bốn tháng trước Đại Hội Đảng, lãnh đạo Trung Quốc đang phải chạy đua với thời gian, để khởi động lại cỗ máy kinh tế. Ông Vương Đan (Dan Wang), kinh tế gia thuộc ngân hàng Hằng Sinh (Hang Seng Bank) tại Thượng Hải,  dự báo « tăng trưởng chắc chắn phải tăng vọt trong quý hai bởi không thể chấp nhận những thông tin xấu vào thời điểm diễn ra Đại Hội Đảng ». Trả lời đài RFI tiếng Việt giáo sư Jean - François Huchet, Viện Ngôn Ngữ và Văn Hóa Đông Phương INALCO cho rằng Trung Quốc đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm và những trồi sụt bất thường sẽ liên tục diễn ra ngày nào virus corona còn hoành hành dưới những biến thể khác nhau và Bắc Kinh còn áp dụng chính sách bài trừ triệt để dịch Covid.   Jean –François Huchet : « Chúng ta thấy rõ là chính phủ Trung Quốc đang cố gắng tìm một hướng đi mới để  hạn chế những tác động về kinh tế bắt nguồn từ các đợt phong tỏa chống dịch. Nhưng ít có khả năng về lâu dài Bắc Kinh từ bỏ chủ trương Zero Covid và như vậy kinh tế Trung Quốc sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn ». Julian Evans Pritchard, thuộc cơ quan tư vấn Capital Economics của Anh được báo la Tribune (số ra ngày 18/04/2022) trích dẫn đánh giá : « Có khả năng Trung Quốc thẩm định không đúng mức tác động của các đợt phong tỏa đè nặng lên kinh tế » và Trung Quốc theo ông, « không có sức kháng cự mạnh mẽ » như thông điệp mà Bắc Kinh cố gắng đưa ra qua hàng loạt các thống kê chính thức.   Thất nghiệp, hậu quả ngay trước mắt Le Monde trong ấn bản ngày 04/07/2022 lưu ý độc giả : chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc trong độ tuổi dưới 25 lại cao như hiện tại. Hơn 18 % không có việc làm. Mỗi năm có thêm khoảng 11 triệu thanh niên Trung Quốc gia nhập thị trường lao động. Chính quyền thêm đau đầu trước thách thức giải quyết thất nghiệp trong bối cảnh mà thị trường địa ốc đang lún sâu vào khủng hoảng : lĩnh vực vốn đem lại đến 1/4 tăng trưởng cho cả nước, trong tháng 6/2022 đã trông thấy các dịch vụ mua bán giảm đi mất gần 60 % so với một năm trước đây. Một cửa ngõ khác đưa thanh niên Trung Quốc vào thị trường lao động là thế giới tin học, công nghệ cao, các dịch vụ internet cũng đang dần dần bị khép lại : Alibaba thông báo kế hoạch sa thải 15 % nhân sự, và như vậy 39.000 nhân viên sẽ mất việc làm. Tencent chuẩn bị cho từ 10 đến 15 % nhân viên nghỉ việc. Chính sách kiểm duyệt về nội dung các chương trình giáo dục của Bắc Kinh khiến 84 % các trường dậy thêm trực tuyến phải đóng cửa. Trường tư nổi tiếng nhất New Oriental vừa sa thải 60.000 thầy cô giáo. Trong bối cảnh đó những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc mới ban hành hồi cuối tháng 6/2022 không chắc đủ sức đem lại tăng trưởng cho nước đông dân nhất địa cầu. Giáo sư Huchet, Viện INALCO phân tích : Jean –François  Huchet : « Từ lâu nay người ta đã xác định được những thách thức về mặt cơ cấu. Trung Quốc đã bước vào giai đoạn tăng trưởng không còn cao như trong giai đoạn kinh tế nước này cất cánh. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự chựng lại này : Một là yếu tố về dân số, lực lượng lao động không còn năng động như trước nữa. Thứ hai là năng suất giảm so với ở những thập niên 1980-1990-2000. Bắc Kinh ý thức được nhược điểm nay nên đã đầu tư nhiều vào các công nghệ mới nhưng năng suất của Trung Quốc vẫn không mạnh bằng hồi 20-30 năm trước đây. Thêm vào đó, các cơ sở hạ tầng, địa ốc đang bị bão hòa. Trung Quốc không còn cần xây dựng nhiều và với nhịp độ chóng mặt như trong quá khứ nữa. Nói cách khác Bắc Kinh không còn có thể trông cậy vào tất cả những gì đã tạo nên phép lạ kinh tế Trung Quốc. Thêm vào đó là những vấn đề mang tính nhất thời, như dịch Covid-19, hay chiến tranh Ukraina đẩy giá năng lượng, nguyên liệu lên cao. Những khó khăn của Trung Quốc thêm chồng chất ». Trong bài nghiên cứu đăng trên trang mạng của Viện Montaigne, Paris, chuyên gia về Trung Quốc François Godement không phủ nhận khắc phục hậu quả Covid-19, đối mặt với những khó khăn do khủng hoảnchiến tranh Ukraina đã khó, nhưng những yếu tố đó không nguy hại bằng những « lỗ hổng xuất phát từ nội tình kinh tế của Trung Quốc gây ra ». Những lỗ hổng đó gồm yếu tố dân số, mức thu về lợi nhuận rất thấp của mỗi một đồng tiền vốn bỏ ra, là « núi lửa » địa ốc đang phun trào, là mức nợ chồng chất ở cấp địa phương và những món nợ khổng lồ đó hiện tại do các ngân hàng Nhà nước gánh chịu. Jean –François Huchet : « Trung Quốc không mang nợ nước ngoài. Nợ của Trung Quốc chủ yếu do Nhà nước kiểm soát. Thành thử Bắc Kinh không lo mất khả năng thanh toán như Sri Lanka hay nhiều nước châu Phi ». Nhưng khả năng tài chính của Trung Quốc cũng có giới hạn : Jean –François Huchet : « Trung Quốc có những phương tiện tài chính dồi dào, lại ít mang nợ nước ngoài. Trung Quốc có một khối dự trữ ngoại tệ bằng đô la rất, rất lớn. Thâm hụt ngân sách thì lại không đáng kể - mà có đi chăng nữa, thì khoản bội chi đó sẽ do các ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Bất kỳ lúc nào Đảng và Nhà nước muốn ban hành một gói hỗ trợ kinh tế cũng được cả. Song, tôi nghĩ các gói kích cầu lần này không được quy mô như hồi 2009 để khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bởi thứ nhất, Bắc Kinh đến nay vẫn chưa thanh toán xong gói kích cầu của đợt đó, và thứ nữa, như đã nói, thị trường địa ốc và ngành xây dựng đã đến lúc bão hòa. Thành thử lần này chính phủ cần tập trung khuyến khích tiêu thụ. Tiêu thụ nội địa giảm mạnh do các đợt phong tỏa liên tiếp. Đây mới là ưu tiên cần phải quan tâm ». Vậy phải chăng « hai trong số ba đầu máy tăng trưởng của Trung Quốc đã bị hỏng » như cố vấn về châu Á của viện nghiên cứu Montaigne, François Godement đã ghi nhận trong bài viết mang tựa đề « China's chang of Economic Model : Not so Fast ! » ? Theo ông, đành rằng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn hoạt động rất tốt (tăng 16 % trong tháng 5/2022) và Trung Quốc vẫn trong thế xuất siêu (+ 78 triệu đô la trong một tháng) với phần còn lại của thế giới, nhưng hai đầu máy khác là đầu tư và nhất là tiêu thụ đang thực sự « lung lay ». Đầu tư vào hạ tầng cơ sở thì Trung Quốc bước vào giai đoạn « bão hòa ». Thị trường Trung Quốc kém hấp dẫn trong mắt các nhà tư bản quốc tế. Nhìn đến tiềm năng tiêu thụ của nước đông dân nhất địa cầu lo ngại lại càng lớn hơn. Trong bối cảnh kinh tế bấp bênh đó Bắc Kinh liệu có thực sự an tâm để chuẩn bị Đại Hội Đảng vào tháng 11 tới đây hay không ? Nhất là khi một vài công cụ từng tạo nên phép lạ kinh tế của Trung Quốc không còn « sắc bén » như xưa. Nhưng giới quan sát cho rằng cũng sẽ là một sai lầm nếu kỳ vọng ông Tập Cận Bình sẽ thay đổi mô hình phát triển của Trung Quốc.

Politique sous influence
Politique sous influence - Analyse de la corrélation scrutin/réseaux sociaux

Politique sous influence

Play Episode Listen Later Apr 30, 2022


• Les buzz de la semaine : des vents de fraudes électorales, Jean Lassalle rate sa sortie, le mépris de classe à Hénin Beaumont • Analyse de la corrélation scrutin/réseaux sociaux avec Louis Hervier Blondel • Un point sur la situation en Chine avec François Godement, historien • Elon Musk rachète Twitter, explications avec Constantin Pavléas

TẠP CHÍ KINH TẾ
Chiến tranh Ukraina : Trung Quốc chờ cơ hội

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Mar 8, 2022 11:33


Nga xâm lăng Ukraina và kinh tế bị phương Tây phong tỏa tứ bề, thế nhưng Kremlin vẫn còn một ngõ thoát hiểm là Trung Quốc. Nhìn từ Bắc Kinh, đâu là những được, thua và giới hạn khi giúp Matxcơva giảm nhẹ tác động của các biện pháp trừng phạt ? Ukraina, một mắt xích trong dự án Con Đường Tơ Lụa Mới và nguy cơ ngành xuất khẩu bị « vạ lây » là những yếu tố thử thách « tình bạn vĩnh cửu » giữa Trung Quốc và Nga. Ngay sau khi tổng thống Vladimir Putin quyết định xâm lược Ukraina, quốc tế dồn dập ban hành các biện pháp cấm vận nhắm vào kinh tế, vào hệ thống tài chính ngân hàng Nga. Tài sản của một số nhà tỷ phú Nga tại Anh, Đức hay Pháp bị « phong tỏa ». Nhiều tập đoàn đa quốc gia, từ nhãn hiệu Apple của Mỹ đến hãng dầu khí Anh BP, hệ thống Thụy Điển phân phối đồ dùng trong nhà IKEA hay biểu tượng của ngành thời trang hạng sang Pháp Hermès, Chanel … lần lượt thông báo ngừng hoạt động tại Nga. Phương Tây lần đầu tiên loại hầu hết các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, qua đó chận mọi dịch vụ chuyển ngân giữa Nga với các khách hàng trên thế giới và các hoạt động xuất nhập khẩu của Nga bị đóng băng. Hơn một chục ngày Ukraina sống dưới bom, đạn của quân đội Nga, Âu Mỹ tiếp tục nhập khẩu dầu khí của Nga và vẫn chưa tìm được phương án thay thế. Do lệ thuộc đến 40 % vào một nguồn cung cấp khí đốt duy nhất là Nga, tùy theo thời giá mỗi ngày Liên Hiệp Châu Âu vẫn rót vào ngân quỹ của Nga từ 500 đến 800 triệu euro. Riêng đối với Nga, hậu quả kèm theo từ những đợt trừng phạt nói trên là đồng rúp tuột giá không phanh – mất 20% trong phiên giao dịch hôm 28/02/2022 so với đô la, hàng chục ngàn nhân viên Nga mất việc do các công ty nước ngoài rút lui hay tạm ngừng hoạt động. Lá bài Trung Quốc Vào lúc bị quốc tế cô lập, nước Nga của tổng thống Vladimir Putin có thể trông cậy vào láng giềng Trung Quốc để giảm nhẹ hậu quả của những biện pháp trừng phạt của phương Tây : Bắc Kinh thông báo mở rộng thỏa thuận nhập khẩu lúa mì với nước Nga. Berlin « đóng cửa » đường ống Nord Stream 2 đưa khí đốt của Nga sang tận cảng Greiswald, miền bắc nước Đức, thì Bắc Kinh và Matxcơva rầm rộ thông báo khởi động một dự án đường ống dẫn khí đốt thứ nhì Power of Siberia, đi qua Mông Cổ, có công suất 50 tỷ mét khối /năm, tương đương với công suất của Nord Stream 2 tại châu Âu. Nga trông cậy vào Trung Quốc bởi nhiều lý do : Bắc Kinh nhiều tiền, như ghi nhận của chuyên gia kinh tế Paola Subacchi đại học Luân Đôn. Ngoài ra Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại, tài chính hàng đầu của Nga từ nhiều năm qua. Mối quan hệ đó càng được mở rộng từ khi Matxcơva thôn tính bán đảo Crimée năm 2014 và bị phương Tây trừng phạt. Sau cùng, Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng hàng đầu thế giới, còn Trung Quốc cần từ dầu khí đến khoáng sản của Nga để phục vụ cỗ máy sản xuất. Do căng thẳng địa chính trị, trong hai tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu Nga với Trung Quốc tăng hơn 40 % so với cùng thời kỳ năm ngoái (theo thống kê của Hải Quan Trung Quốc). Nga lại càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc Giới quan sát thậm chí xem Trung Quốc là « cái phao » kinh tế của nước Nga ở thời điểm này. Bắc Kinh khẳng định là « đối tác thương mại số 1 của Nga » theo như thông cáo gần đây của bộ Thương Mại. Trả lời đài phát thanh France Culture, (hôm 05/03/2022) chuyên gia kinh tế Françoise Nicolas, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp đặc trách khu vực châu Á, đưa ra hai con số cho thấy, khối 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu mới là khách hàng quan trọng nhất của Bắc Kinh : Françoise Nicolas : « Có hai góc độ khác nhau : thứ nhất, quả thực là câu hỏi Trung Quốc có thể làm được những gì để hỗ trợ Nga trên phương diện kinh tế và thứ hai là Bắc Kinh có lợi gì khi đứng về phía Matxcơva. Ngay trên điểm đầu tiên, cần lưu ý rằng mọi người cứ xoáy vào chỗ Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Nga. Không đúng là như vậy. Đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất của Nga là Liên Hiệp Châu Âu, chiếm 34 % tổng trao đổi mậu dịch của nước này. Trong khi đó Trung Quốc chỉ chiếm có 18 %. Nói cách khác trọng lượng của Trung Quốc không thấm vào đâu so với châu Âu trên thị trường Nga. Một điểm cần lưu ý khác, Liên Âu và Trung Quốc cùng là bạn hàng của Nga nhưng không xuất hay nhập khẩu cùng những mặt hàng như nhau. Thành thử Trung Quốc không thể thay lấp vào chỗ trống mà Liên Hiệp Châu Âu để lại ». Theo thống kê châu Âu Eurosat, tổng trao đổi mậu dịch hai chiều giữa Liên Âu và Trung Quốc năm 2021 đạt 604 tỷ euro. Về xuất và nhập khẩu, Liên Hiệp Châu Âu là « khách hàng nặng ký thứ nhì của Trung Quốc ». Nga đứng hạng thứ 18. Năm 2020 mậu dịch song phương giữa Nga và Trung Quốc đạt chưa đầy 150 tỷ euro. Thực hư về hồ sơ năng lượng Ngay cả về năng lượng, đành rằng Nga bảo đảm 20 % khí đốt và 30 % dầu hỏa cho Trung Quốc nhưng đối với nước Nga, Liên Hiệp Châu Âu mới là khách hàng quan trọng nhất và gần 80 % khí đốt khai thác dành để bán sang châu Âu. Do vậy còn quá sớm để cho rằng Nga dễ dàng trông cậy vào Trung Quốc ngay cả về năng lượng, nhất là về khí đốt. Françoise Nicolas : « Những mặt hàng đó, phải đi qua ngả các đường ống dẫn khí đốt. Không dễ để dịch chuyển những đường ống đó. Hai đường ống dẫn sang châu Âu và Trung Quốc hoàn toàn khác nhau và không có bất kỳ một điểm nào để kết nối vào với nhau. Khí đốt cung cấp cho châu Âu được khai thác từ vùng Tây Siberi, ngược lại khí đốt bán cho Trung Quốc xuất phát từ vùng Đông Siberia. Năm 2014 sau khi Nga chiếm bán đảo Crimée của Ukraina, Matxcơva và Bắc Kinh đã ký hợp đồng cho phép tăng mức xuất khẩu sang Trung Quốc qua ngả đường ống mang tên Power of Siberia. Đây là một đoạn đường dài hơn 2.000 cây số đã được khánh thành hồi 2019. Trên nguyên tắc mỗi năm Nga cũng cấp 38 tỷ mét khối cho Trung Quốc qua ngả này. Nhưng cho đến cuối 2021, tức là sau 2 năm hoạt động, năng suất thực sự chỉ ở khoảng 10 tỷ mét khối một năm. Để so sánh, 70 % khí đốt của Nga dành để xuất khẩu sang Châu Âu. Do vậy trong trường hợp Bruxelles ngừng mua khí đốt của Nga, trước mắt Trung Quốc không thể bù đắp cho khoản thất thu từ  của Nga với đối tác châu Âu ». Một điểm thứ ba được chuyên gia kinh tế của viện IFRI nêu bật đó là một mặt Bắc Kinh tránh lên án Nga xâm chiếm Ukraina, nhìn nhận những băn khoăn của Matxcơva « về an ninh quốc gia là chính đáng », nhưng hậu thuẫn hành động quân sự của Nga, hay công khai giúp Matxcơva lách các biện pháp trừng phạt quốc tế, như thể thách thức phương Tây, lại là một chuyện khác : Françoise Nicolas :« Tôi không chắc là Bắc Kinh cương quyết, công khai hay cố tình hỗ trợ Nga lách lệnh trừng phạt quốc tế bởi Trung Quốc và Ukraina có một mối bang giao chặt chẽ về mặt thương mại và không không muốn để mất đối tác này. Bên cạnh đó Trung Quốc lo ngại bị vạ lây nếu bao che quá lộ liễu cho nước Nga, bởi như đã biết, không vì nước Nga mà Bắc Kinh gây nên hiềm khích với Liên Âu và qua Liên Âu là cả Hoa Kỳ ». Chiến tranh Ukraina, thách thức và cơ hội đang mở ra với Trung Quốc Chuyên gia về đông bắc Á, Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp cho rằng Trung Quốc sẽ không vì nước Nga và tổng thống Putin mà hy sinh hai đối tác thương mại quan trọng nhất là Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, nhất là trong bối cảnh kinh tế của bản thân Trung Quốc hiện tại cũng đang phải « đối mặt với nhiều thách thức » và tỷ lệ tăng trưởng dự phóng chỉ ở đạt 5,5 % trong năm 2022, mức thấp nhất từ 1991. Hơn nữa Ukraina  tuy nhỏ nhưng là một « kho ngũ cốc của thế giới » rất cần thiết với Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình cũng không thể quên rằng 2017 Kiev đã tham gia dự án Vành Đai Con Đường gắn kết Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Françoise Nicolas : « Con đường tơ lụa mới là một dự án lớn do ông Tập Cận Bình ấp ủ. Phải nói là hiện tại dự án này không tiến triển như Bắc Kinh mong đợi, ngoại trừ chương trình đường sắt đi từ Trung Quốc sang châu Âu, tức là đi qua Nga và đông Âu. Và trong dự án này, Ukraina là một mắt xích quan trọng. Trung Quốc không có lợi ích gì nếu chiến sự kéo dài, vì chiến sự đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của mạng đường sắt Á – Âu ». Trong gần hai tuần qua rất nhiều các doanh nghiệp Nga mau mắn mở tài khoản tại các ngân hàng Trung Quốc. Bị loại khỏi thệ thống SWIFT, về mặt lý thuyết Matxcơva có thể trông cậy vào hệ thống tương tự CIPS mặc dù công cụ giao dịch tài chính này của Trung Quốc giới hạn ở các dịch vụ thanh toán bằng nhân dân tệ. Theo một chuyên gia của Ngân Hàng Trung Ương Phần Lan, dù rất muốn tận dụng cơ hội này để áp đặt một trật tự tài chính mới, giảm ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ, song có nhiều khả năng Bắc Kinh tránh lao vào cuộc đọ sức giữa Nga và phương Tây. Bởi Trung Quốc đề phòng Washington dùng nguyên tắc ngoài lãnh thổ để trừng phạt những ai dùng đồng đô la Mỹ trong các dịch vụ mua bán, đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ. Điều đó không cấm cản các tập đoàn Trung Quốc đang trông thấy nhiều cơ hội sẽ mở ra một khi Nga và Ukraina đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Cổ phiếu của nhiều công ty Trung Quốc trong lĩnh vực vận tải đường biển, khai thác hải cảng  (Jinzhou Port có trụ sở tại liêu Ninh, Xinjiang Tianshun Supply Chian), đã tăng vọt từ khi chiến sự khai mào. Trả lời hãng tin Anh Reuters, Ade Chen quản lý quỹ đầu tư GFI ở Quảng Đông cho biết : « các doanh nghiệp Trung Quốc đang đánh cuộc là hợp tác giữa Nga và Trung Quốc sẽ gia tăng » đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, vận tải, hậu cần. Về phần Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp thì nhấn mạnh đến bài học mà Bắc Kinh đang rút ra từ các đợt trừng phạt của Âu Mỹ nhắm vào kinh tế Nga lần này : Antoine Bondaz : « Theo tôi bài học lớn Bắc Kinh rút ra từ xung đột này, và đó cũng là điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc đã trông thấy trước, đó chính là cần nâng cao thêm nữa mức độ tự lập về mặt chiến lực, có nghĩa là mở rộng thêm nữa khả năng kháng cự, giảm lệ thuộc vào các nền kinh tế phương Tây, giảm lệ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ cao của Âu, Mỹ. Trung Quốc cũng tránh để các công ty nước ngoài chiếm một vị trí quá lớn trong cơ cấu kinh tế quốc gia, trong các lĩnh vực chiến lược. Đề phòng kịch bản các hãng ngoại quốc rút đi làm khuynh đảo hệ thống kinh tế nước này. Bắc Kinh cũng đã bị bất ngờ vì chưa bao giờ Liên Âu và Mỹ lại đưa ra những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc chưa từng thấy ». Nhà Trung Quốc học François Godement đưa ra hai nhận xét : Bắc Kinh thận trọng quan sát phản ứng của Âu, Mỹ với Nga dò xét quyết tâm của phương Tây qua  các biện pháp trừng phạt Matxcơva. Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ khó có thể thuyết phục được Trung Quốc  nếu như do dự quá lâu về khả năng cấm vận dầu khí của Nga. Thứ nữa, vẫn theo chuyên gia này, ông Tập Cận Bình tới nay cứ ngỡ rằng Liên Hiệp Châu Âu chỉ quan tâm đến những vấn đề « vòng ngoài », như bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ quyền của những người chuyển giới tính... Chiến tranh Ukraina làm lộ rõ Liên Âu có thể là một khối thống nhất cả về mặt an ninh và quân sự khi cần. François Godement kết luận : đó là điều sẽ làm thay đổi tương quan giữa Bắc Kinh với Bruxelles nhân thượng đỉnh vào đầu tháng 4/2022. Có một thực tế không thể chối cãi là nếu quả thực Trung Quốc là « ngõ thoát hiểm » kinh tế đối với Nga thì sớm muộn gì Bắc Kinh cũng sẽ đòi Matxcơva phải trả giá một cách tương xứng, bởi Trung Quốc đi buôn bao giờ cũng phải có lãi.

Analysen und Diskussionen über China
The French EU Council Presidency, with François Godement

Analysen und Diskussionen über China

Play Episode Play 27 sec Highlight Listen Later Feb 9, 2022 44:23


This episode looks at the potential impact of the French EU Council Presidency on the bloc's China policy. We also delve into French China policy and wage a look ahead on what the outcome of the upcoming French presidential elections in April 2022 could mean for the country's engagement with China. To discuss these issues, we are joined by François Godement, a Senior Advisor for Asia at the Institut Montaigne in Paris, Non-resident Senior Fellow at the Carnegie Endowment for International Peace in Washington, D.C., as well as an external consultant for the Policy Planning Staff of the French Ministry for Europe and International Affairs. In the past, François headed ECFR's Asia and China programme and lectured at Sciences Po and France's National Institute of Oriental Languages and Civilizations (INALCO). 

La Story
Covid : l'épineuse question de son origine

La Story

Play Episode Listen Later Jan 24, 2022 25:36


1/4 - Plus de deux ans après son apparition à Wuhan, en Chine, le Covid-19 continue de balayer la planète sans que la lumière ne soit faite sur son origine ou que le patient zéro n'ait été identifié. Pour « La Story », le podcast d'actualité des « Echos », Pierrick Fay et ses invités font le point scientifique et politique sur cette inconnue.La Story est un podcast des « Echos » présenté par Pierrick Fay. Cet épisode a été enregistré en janvier 2022. Rédaction en chef : Clémence Lemaistre. Invités : François Godement (conseiller pour l'Asie à l'Institut Montaigne), Philippe Grandcolas (écologue au CNRS) et Yves Bourdillon (journaliste au service International des « Echos »). Réalisation : Willy Ganne. Musique : Théo Boulenger. Identité graphique : Upian. Photo : Chinatopix/AP/SIPA. Sons : Renaud « Corona song », Comptines d'Afrique « Petit pangolin malin », Les Goguettes « Le battement d'ailes du pangolin », Pr Geek « La chanson du pangolin », BBC, « Virus » (1980), France 24, LCI. Voir Acast.com/privacy pour les informations sur la vie privée et l'opt-out.

Les interviews d'Inter
François Godement : "La souveraineté industrielle en Europe est utopique"

Les interviews d'Inter

Play Episode Listen Later Dec 12, 2021 17:37


durée : 00:17:37 - L'invité du week-end - par : Carine BECARD, Jérôme CADET - François Godement, historien et sinologue, le conseiller pour l'Asie de l'Institut Montaigne est l'invité de Jérôme Cadet et Carine Bécard. - invités : François GODEMENT - François Godement : Professeur des universités en science politique

Le six neuf
François Godement et Laurent Hénart

Le six neuf

Play Episode Listen Later Dec 12, 2021 180:00


durée : 03:00:00 - Le 6/9 - Le 6/9 du dimanche 12 décembre, avec Jérôme Cadet et Carine Bécard.

Le sept neuf
François Godement et Laurent Hénart

Le sept neuf

Play Episode Listen Later Dec 12, 2021 180:00


durée : 03:00:00 - Le 6/9 - Le 6/9 du dimanche 12 décembre, avec Jérôme Cadet et Carine Bécard.

Forum - La 1ere
La Chine aurait testé un missile hypersonique: interview de François Godement

Forum - La 1ere

Play Episode Listen Later Oct 18, 2021 6:13


Interview de François Godement, historien et conseiller pour l'Asie à l'Institut Montaigne à Paris.

Global Security
China's Xi Jinping Thought curricula teaches students how to ‘unmask enemies' of the state, author says

Global Security

Play Episode Listen Later Aug 26, 2021


China has announced that the political ideology of its president, Xi Jinping, will now be taught in schools from elementary through the university level. The Ministry of Education said the goal is to cultivate the builders and successors of socialism with an all-around moral, intellectual, physical and aesthetic grounding. What's known as "Xi Jinping Thought" has actually been enshrined in China's constitution since 2018.Related:  Taliban takeover could mean more security challenges for Chinese projects in PakistanIt includes caution against China's enemies. The move comes amid global tensions with Beijing, economically and politically. US Vice President Kamala Harris criticized China during her recent Southeast Asia tour, stemming from both countries' territorial ambitions in the South China Sea.Related: Southeast Asia allies express concern over US commitment amid Afghanistan crisisFrançois Godement is the author of "Les Mots de Xi Jinping" or "The Words of Xi Jinping." He's also a senior adviser for Asia at the Institut Montaigne in Paris. He spoke with The World's host Marco Werman about the new curricula. Marco Werman: François, is there a way to summarize what Xi Jinping Thought is?François Godement: Well, not easily, because it's a mixture of sometimes very personal aphorisms. But at the other extreme, it's literally a handbook on governance. Xi Jinping is a micromanager who touches just about every subject. There are already six volumes of his so-called works and speeches since he's come to power. At other times, it's very combative. As you said, it's very moral. And there's a mixture of Marxist communist ideology — sometimes bordering on a return to Maoism — but also conservative morals, which is much more akin to traditional China. And, of course, Xi Jinping's talent is to mix both in a kind of educative group that he has already imposed on the rest of the population.So, when Xi Jinping introduced this in 2017, it was a 3 1/2-hour speech at a party congress. It was called "Xi Jinping Thought on Socialism with Chinese characteristics for a New Era." What was the message for you that came through at the time?At the time, it wasn't as distinctive as it is now, because he has really branched out, and we now have also collections of his speeches at various places and various times. It's become more and more militant. It's obsessed with struggle. It's both class struggle, but struggle also with China's external enemies. I think in 2017, it was still a kind of cultural ideology that was quite compatible with what his predecessors have said.Were you surprised then by today's news that Xi Jinping Thought will now be part of the Chinese school curriculum?Not at all, because it has already spread through society. For example, there are several apps that broadcast Xi Jinping's thoughts and allow people also to literally train in memorizing and repeating them and using them. And these apps are downloaded hundreds of millions of times. They are Xi Jinping Thought centers in just about every university and institute. There is a Xi Jinping Thought center, for example, at the institute affiliated with the Ministry of Foreign Affairs. So, extending it to kids, who, in any case, are of course submitted to propaganda in their history and ideological courses, is not a surprise. Xi Jinping is really now taking a frontrow seat on just about every ground in preparation for the party congress of 2022, which would extend most likely his reign beyond two terms.So, what kinds of things will pupils and students be actually taught? Like, give us a sample of the ideas that Xi Jinping believes in.He believes in morals and anti-corruption. He believes in the power of will. It's an ideology that's focused on volunteerism. In that sense, it distinguishes itself from what you could call traditional Marxism and materialism. It's much closer to Mao Zedong, in fact. It makes a definite distinction between friends and enemies, it's absolutely central.And how does Xi distinguish from friends and enemies?I think the criteria is socialism and Chinese nationalism. So, even though he has an undertone sometimes about criticism, criticism is correct, for example, if it unmasks enemies. But you've got to watch out with criticism, so anybody who has a free mind is likely to be targeted. And one aspect of Xi Jinping is that he's very versatile. For example, during his ascent to power, he actually courted private entrepreneurs, and even foreign enterprises, because it suited him. It was the language of the time. And also, as a provincial leader, he needed these guys to have a better economic record. Now he's leading an onslaught against them, starting with the Chinese entrepreneurs and probably going on to foreign enterprises as well, slowly diminishing their role. And that is very close to Mao as well, who can, as you say, turn around on a dime.So, you've made the Mao comparison a few times. Xi Jinping Thought as an actual volume. It feels so much like Mao's "Little Red Book." But is that a fair comparison, or is Xi Jinping Thought more like a throwback to Chinese emperors laying down the law in a Draconian way?I think it's a bit of both. Ubiquity reminds one of the Cultural Revolution from when the "Little Red Book" was printed with hundreds of millions of copies and people waved it. But again, it's also a compendium for governance. And in that he emulates traditional emperors. A real characteristic of Xi Jinping is that he really fills all available space.Do you think the Chinese take Xi Jinping Thought seriously or are they just going through the motions?You know, it's always very difficult to guess people's minds and obviously there are no reliable opinion polls, and nobody is going to freely tell you what they think. The more you get to have contact with the people we know, who tend to be public intellectuals or experts, not the common people whom we seldom meet, the more you can see there is skepticism and there's probably hatred of Xi Jinping by the people who have suffered, if only because of the fight against corruption or because of the fights inside the party and the total dominance that he's established. For the common people, I would suggest they are very fatalistic about political power. Xi Jinping is very distant to them. They appreciate probably the order that is being kept. Order is very important in China and levels of income that would keep rising — it's his insurance policy.This interview has been lightly edited and condensed for clarity. AP contributed to this report.

PRI: Arts and Entertainment
China's Xi Jinping Thought curricula teaches students how to ‘unmask enemies' of the state, author says

PRI: Arts and Entertainment

Play Episode Listen Later Aug 26, 2021


Author François Godement discusses the new addition to China's school curriculum with The World's host Marco Werman, saying it's a mix of different ideologies.

Forum - La 1ere
La croissance démographique chinoise est en perte de vitesse: Interview de François Godement

Forum - La 1ere

Play Episode Listen Later May 15, 2021 7:30


Interview de François Godement, historien spécialiste de la Chine à l’Institut Montaigne.

Tout un monde - La 1ere
La Chine VS le monde: interview de François Godement

Tout un monde - La 1ere

Play Episode Listen Later Mar 26, 2021 12:37


Interview de François Godement, historien et conseiller pour l'Asie de l'Institut Montaigne.

6 minutes pour trancher
Chercheur insulté par l'ambassadeur de Chine : Lu Shaye est "coutumier du fait" explique Godement

6 minutes pour trancher

Play Episode Listen Later Mar 23, 2021 8:32


INVITÉ RTL - Alors que l'ambassadeur chinois s'est illustré dimanche par des insultes envers un chercheur français, l'historien François Godement souligne que ce n'est pas la première fois qu'il fait l'objet d'une convocation par le quai d'Orsay.

Strefa Zarządzania Uniwersytetu SWPS
ChinaTalk with François Godement (Senior Advisor for Asia, Institut Montaigne)

Strefa Zarządzania Uniwersytetu SWPS

Play Episode Listen Later Mar 17, 2021 56:18


On December 30, 2020, China and the EU signed a long-anticipated Comprehensive Agreement on Investment (CAI), which had been negotiated since 2014. According to many commentators, the deal was announced in haste. On the one hand, Germany was eager to sign the Agreement before the end of its presidency in the Council of the EU, and on the other hand China was anticipating unfavorable shifts in US policies, which the incoming Biden administration could bring. Although it is still a long way before all conditions of the EU-China cooperation under CAI are finalized and ratified, a wave of criticism has been growing in Europe, pointing out that the deal does not do much in terms of securing a “level playing field” in the economic relations between the two partners. In our conversation with Professor François Godement of the Institut Montaigne, Paris, we discussed, in broad terms, the idea of fairness and reciprocity in the EU-China economic dealings, and we wondered whether the CAI is a move in the right direction. Professor Godement, one of Europe’s leading experts on China and CAI in particular, commented also on the role of the EU in China’s economic policies and practices, and on the engagement versus rivalry dilemma that Europe’s politicians are facing, in the context of China’s economic rise and the growing US-China economic tensions. The meeting was hosted by Associate Professor Marcin Jacoby, Department of Asian Studies at SWPS University at SWPS University, and Zbigniew Niesiobędzki, Ph.D., President of the Polish-Chinese Business Council - a partner of the ChinaTalk series. During the interview we answered questions such as: What were the biggest changes in China and its relations with the EU from 2012 until today? Will the Comprehensive Agreement on Investment (CAI) bring more damage or profit for the EU? What is the Chinese perspective of the CAI? What could be the possible tool for creating a more even market between the EU and China? What is the impact of CAI on Trans-Atlantic relations? What is the level of understanding China among the decision makers in the EU? What is the current state of France’s bilateral relationship with China? What are the perspectives of China for the next few years? “ChinaTalk” is a series of interviews with leading global experts on China and East Asia, produced jointly by the Polish Chinese Business Council (PCBC) and SWPS University. Interviews are hosted by PCBC President, Mr. Zbigniew Niesiobędzki, and Professor Marcin Jacoby, Head of the Department of Asian Studies at SWPS University. ChinaTalk brings you the latest knowledge on the economy, social issues, management, and politics of China and East Asia. Our guests interpret the current developments and trends in the Chinese economy, and predict global, regional and bilateral outcomes of political decisions. Chinese relations with the European Union, and Poland in particular, constitute an important context of these discussions. The expert insights provide valuable input for business practitioners, analysts, as well as researchers and students interested in macroeconomics and global trade. For more ChinaTalk materials visit: https://www.swps.pl/strefa-zarzadzania/chinatalk

Uncommon Decency
14. Europe Bows to Pax Sinica, with Reinhard Bütikofer MEP & François Godement

Uncommon Decency

Play Episode Listen Later Feb 10, 2021 65:03


Europe's year-end investment accord with China was, to say the least, controversial on a number of fronts. The draft of the so-called CAI fails to even mention China's exploitation of its Uyghur minority, a concession made in the narrow-minded interest of securing market access for a segment of the European corporate establishment that has been revealed as wielding undue influence over foreign policy. Furthermore, the deal presented the new Biden administration with a fait accompli that upsets its plans of building a common transatlantic front to hold China accountable for its abuses, without so much as a advance notice. We sit down to discuss the background and the fallout from the deal with Reinhard Bütikofer, the German Green MEP who chairs the European Parliament's delegation for relations with China and co-chairs the newly-formed Inter-Parliamentary Alliance on China, and François Godement, a world-renowned China expert and Sinologist at Institut Montaigne in Paris.   Rate and review Uncommon Decency on Apple Podcasts, and send us your comments or questions at @UnDecencyPod or uncommondecencypod@gmail.com.

Cultures monde
Chine, année zéro (1/4) : Covid : retour à Wuhan

Cultures monde

Play Episode Listen Later Jan 25, 2021 58:42


durée : 00:58:42 - Cultures Monde - par : Florian Delorme, Mélanie Chalandon, Antoine Dhulster - Un an après le début de la pandémie, la ville de Wuhan, épicentre du coronavirus, veut tourner la page - en montrant au monde que la Chine a réussi à contenir l’épidémie, et surtout en tentant de ne pas être désignée responsable de l’émergence de ce nouveau virus... - réalisation : Vincent Abouchar, Benjamin Hû - invités : François Godement conseiller pour l'Asie à l'Institut Montaigne; Jean-Louis Rocca sociologue; Tamara Lui journaliste indépendante, notamment pour le site Asialyst

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Tạp chí xã hội - Điều tra Covid: Bắc Kinh hé mở hợp tác, trước khi đoàn quốc tế tới Vũ Hán ?

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Jan 20, 2021 9:39


Đúng một năm sau ca tử vong chính thức đầu tiên do Covid-19, phái đoàn quốc tế mới được phép đến Trung Quốc ngày 14/01/2021, để chuẩn bị điều tra tại Vũ Hán. Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh sợ đối diện với trách nhiệm để dịch lan khắp toàn cầu - khiến ít nhất 2 triệu người chết, 100 triệu ca dương tính - đã rất dè chừng, tìm cách trì hoãn, giới hạn điều tra. Tuy nhiên, trong bối cảnh áp lực quốc tế gia tăng, Trung Quốc dường như đã hé mở hợp tác. Mùa hè năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại địch Covid-19 tại Trung Quốc, theo đề xuất của Úc. Tuy nhiên, sau hơn nửa năm đàm phán khó khăn, phái đoàn điều tra rốt cuộc mới đến được Trung Quốc. Hàng loạt thông tin cho thấy cuộc điều tra sẽ không dễ dàng. Sợ trách nhiệm, Bắc Kinh trì hoãn điều tra quốc tế Trước hết thời gian cho chuyến điều tra tại Vũ Hán là quá ngắn. Thời gian 5 hay 6 tuần dự kiến trên thực tế chỉ còn từ 3 đến 4 tuần, do việc phái đoàn buộc phải cách ly 2 tuần, khi tới Trung Quốc, cho dù tất cả đều đã được xét nghiệm âm tính với Covid-19. Các nhà khoa học của Liên Hiệp Quốc cũng phải chấp nhận là, trong nhiều lĩnh vực, họ phải dựa vào thông tin về diễn biến dịch bệnh, do phía Trung Quốc tiến hành, mà không được phép trực tiếp thực hiện các điều tra từ gốc. Về hiện trường tại chỗ, theo nhiều chuyên gia, chính quyền Trung Quốc đã có đủ thời gian để tẩy sạch các dấu vết. Theo France Culture, nhà sử học François Godement, chuyên gia về chế độ cộng sản Trung Quốc, nhấn mạnh chính quyền Bắc Kinh trong những tháng gần đây đang hướng đến mục tiêu làm đảo ngược nhận thức chung về diễn biến của đại dịch Covid-19, với Vũ Hán là tâm dịch đầu tiên của thế giới, trước khi dịch bệnh bùng lên tại châu Âu, Hoa Kỳ… Sử gia François Godement khẳng định giờ đây Bắc Kinh muốn chứng minh ngược lại Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của đại dịch, virus đến từ nơi khác, và không có lý do gì cho thấy nguồn gốc của dịch bệnh là tại Trung Quốc. Với một quan điểm chính thức như vậy, về mặt lôgic, chính quyền Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn hoạt động khảo sát của phái đoàn quốc tế tại Vũ Hán. Đọc thêm : Điều tra của WHO về virus Covid-19:  Thái độ bất hợp tác của Trung Quốc Nhà virus học Etienne Decroly, chuyên về các virus mới xuất hiện, giám đốc nghiên cứu CNRS, phòng thí nghiệm về đại phân tử AFMB - Đại học Aix-Marseille, ghi nhận một hiện tượng đáng lo ngại. Từ nhiều tháng nay, ông và đồng nghiệp không còn truy cập được được nhiều cơ sở dữ liệu của Trung Quốc liên quan đến virus thuộc nhóm corona. Cơ sở dữ liệu về các virus corona tại Trung Quốc là yếu tố rất căn bản, giúp cho việc dựng lại « phả hệ » virus, khả năng kết hợp - biến đổi của virus, cho phép vạch ra các giả thiết trong cuộc truy tìm nguồn gốc siêu vi Sars-CoV-2, gây bệnh Covid-19. Cùng với việc khống chế cơ sở dữ liệu, các xuất bản liên quan đến nguồn gốc của Sars-CoV-2 của giới khoa học Trung Quốc cũng bị kiểm soát chặt chẽ, theo sử gia François Godement. Ngay sau khi đại dịch bùng phát, tháng 2/2020, « mọi nghiên cứu về nguồn gốc đại dịch phải được cho phép từ chính quyền ở cấp cao nhất, trước khi được phép công bố ». Bắc Kinh và WHO trên ghế bị cáo Theo nhiều nhà quan sát, trước viễn cảnh thực địa bị tẩy sạch các vết tích, dữ liệu khoa học bị ngăn chặn, công bố khoa học bị kiểm duyệt, cơ may tìm ra nguồn gốc của đại dịch Vũ Hán coi như bằng không. Cùng với việc Bắc Kinh bị nghi ngờ tìm mọi cách che giấu nguồn gốc dịch bệnh, bản thân Tổ chức Y tế Thế giới cũng bị lên án là đồng lõa với chính quyền Trung Quốc, như từ đầu đại dịch đến nay. Nhà chính trị học Pháp François Heisbourg, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), sợ rằng kết quả của cuộc điều tra của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc sẽ chỉ là một bản báo cáo « đầy ấn tượng », với những gì mà Bắc Kinh cho phép công bố, nhưng sẽ không cho thấy điều gì mới mẻ. Trên thực tế, cuộc điều tra về nguồn gốc virus Covid tại Vũ Hán do WHO tiến hành sẽ bị soi chiếu từ mọi phía. Từ phía chính quyền Trung Quốc, cũng như từ phía giới khoa học độc lập quốc tế. Một bản báo cáo mang tính phụ họa cho Bắc Kinh chắc chắn sẽ bị lật tẩy, có thể bởi ngay chính một số thành viên của phái đoàn khoa học của WHO. Như vậy, uy tín của WHO, vốn đã bị lung lay nhiều từ khi đại dịch bùng lên từ Vũ Hán, có nguy cơ xuống thấp hơn nữa. Hôm 19/01, ít ngày sau khi phái đoàn khoa học đến Trung Quốc, một nhóm chuyên gia khoa học độc lập quốc tế – do cựu thủ tướng New Zealand là đồng chủ tịch – ra một báo cáo lên án Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không phản ứng kịp thời khi đại dịch vừa xuất hiện tại Vũ Hán. Báo cáo cũng kêu gọi cải tổ Tổ chức Y tế Thế giới. Báo cáo Trung Quốc: Chồn nuôi lấy lông - đối tượng tình nghi số 1  Trì hoãn và tìm mọi cách giới hạn điều tra về nguồn gốc đại dịch, phủ nhận Trung Quốc là xuất xứ của dịch bệnh, tuy nhiên, Bắc Kinh không thể phủ nhận Vũ Hán đã trở thành tâm dịch đầu tiên của thế giới vào tháng Giêng và tháng Hai 2020. Và kể từ đó đại dịch bùng phát lần lượt tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Chính quyền Trung Quốc cũng khó lòng phủ nhận đã bỏ qua, thậm chí bịt miệng những báo động đầu tiên về đại dịch ở Vũ Hán. Theo một số liệu của cơ quan y tế Trung Quốc công bố hồi tháng trước 12/2020, số người nhiễm Covid tại Vũ Hán có thể cao gấp 10 lần con số chính thức (tương đương khoảng 500 người). Đầu tháng Giêng này, trước khi phái đoàn WHO đến Trung Quốc, truyền thông Pháp đặc biệt chú ý đến một báo cáo khoa học liên quan đến nguy cơ chăn nuôi thú lấy lông. Bài viết của nhiều nhà khoa học nổi tiếng của Trung Quốc – trong đó có bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), chuyên gia hàng đầu về virus corona - khẳng định có nhiều yếu tố cho thấy đại dịch Covid-19 xuất phát từ các trang trại nuôi thú lấy lông (*). Báo Pháp Reporterre hoan nghênh nghiên cứu của nhóm khoa học gia Trung Quốc, trong đó có bà Thạch Chính Lệ, khẳng định rõ chồn (mink) có thể là vật chủ trung gian, « nơi ra đời của virus Sars-CoV-2 », mắt xích cho đến nay vẫn còn thiếu, để có thể biết được làm thế nào mà siêu vi này truyền được từ loài dơi ở các hang động xa xôi đến xã hội con người (tham khảo bài Les élevages de visons en Chine à l’origine du Covid-19 ? Les indices s’accumulent / Các trang trại nuôi chồn tại Trung Quốc phải chăng là nguồn gốc Covid-19 ? Ngày càng nhiều chỉ dấu). Loài chồn lấy lông được nuôi nhiều tại tỉnh Sơn Đông là đối tượng hàng đầu. Tỉnh Sơn Đông, khu vực tập trung các trang trại nuôi chồn lấy lông, cách thành phố Vũ Hán chỉ khoảng 700 km. Theo báo cáo mới nhất của WHO về nguồn gốc Covid (công bố ngày 05/11/2020), nhiều thú nuôi lấy lông được mua bán tại khu vực chợ động vật sống, thành phố Vũ Hán, nơi tình nghi là xuất phát của đại dịch. Các nhà quan sát ghi nhận một biến động đáng kinh ngạc của số lượng chồn tại Sơn Đông trong năm 2019, sụt giảm 8,5 triệu cá thể so với năm trước 2018 (15 triệu so với 6,5 triệu). Trong lúc chênh lệch tại hai tỉnh láng giềng Hắc Long Giang và Liêu Ninh, về số lượng chồn nâu năm trước và năm sau, là không lớn (3,7 triệu so với 3,1 triệu và 1,3 triệu so với 1,1 triệu). Cũng tại tỉnh Sơn Đông, số lượng hai loài thú nuôi lấy lông khác (cáo và chó gấu mèo) không thay đổi. Các nhà quan sát đặt câu hỏi điều gì đã khiến số lượng chồn sụt giảm kinh hoàng như vậy ? Reporterre đặt câu hỏi với một hiệp hội Trung Quốc chuyên về lĩnh vực này, nhưng đã không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Phải chăng một đại dịch đã xảy ra tại các trang trại nuôi chồn tỉnh Sơn Đông năm 2019, trước khi dịch lan đến Vũ Hán (Hồ Bắc) ? Trách nhiệm Bắc Kinh - trách nhiệm quốc tế Việc xuất bản các nghiên cứu khoa học về nguồn gốc đại dịch Covid-19 được kiểm soát chặt tại Trung Quốc. Ấn phẩm khoa học của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về nguy cơ từ loài chồn nuôi lấy lông ắt hẳn không ra ngoài nguyên tắc này. Xuất bản nói trên, mà nhiều nhà quan sát cho là quá trễ, phải chăng cho thấy cánh cửa hợp tác giữa Trung Quốc và giới khoa học quốc tế trong việc nghiên cứu về nguy cơ chồn truyền siêu vi Sars-CoV-2 sang người đã để ngỏ ?  Mùa thu năm ngoái, tại châu Âu, riêng Đan Mạch đã buộc phải tiêu hủy 17 triệu con chồn để ngăn ngừa virus Sars-CoV-2 biến thể, có nguy cơ làm bùng lên một đại dịch mới. Giả thiết dịch bệnh bùng lên tại Vũ Hán do chồn nuôi lấy lông ở Sơn Đông không hề là chuyện xa vời. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là việc hợp tác này sẽ hoàn toàn không phải là một chiều. Có nghĩa là không phải chỉ để nhắm vào các môi trường có nguy cơ là nguồn gốc xuất hiện siêu vi Sars-CoV-2 trên đất Trung Quốc. Việc nguy cơ virus Covid-19 biến thể bùng lên tại châu Âu cách nay ít tháng, với xuất phát điểm là các trại nuôi chồn lấy lông, cho thấy ít nhất là ngành chăn nuôi thú lấy lông tại châu Âu cũng là những trái bom nổ chậm, nơi dịch bệnh có thể bùng phát dễ dàng. Sars-CoV-2 và thiên nhiên hoang dã: Những giả thiết để ngỏ Siêu vi gây đại dịch Covid-19 trỗi dậy như thế nào hiện còn là vấn đề để ngỏ đối với giới khoa học. Có điều chắc chắn là, với mô hình kinh tế thống trị hiện nay - lấy việc tàn phá thiên nhiên, tận diệt thú rừng, khai thác triệt để động vật hoang dã, làm một động lực phát triển -, thì những đại dịch tương tự có nguy cơ sẽ là chuyện thường xuyên trong tương lai. Với đại dịch Covid-19, những vấn đề y tế ngày càng trở nên gắn bó mật thiết hơn với mô hình kinh tế thống trị hiện nay. Trả lời RFI, bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, giáo sư Y Khoa Đại học Paris V, nhận định : « Trong vòng 30 năm trở lại, các loại bệnh do virus xuất phát từ những loài thú rừng (zoonose), vốn rất thông thường ở loài thú, nhưng trước đó chưa có khả năng lây lan sang con người, ngày hôm nay ngày càng nhiều. Nói một cách khác, nếu chúng ta cứ phá hủy những hệ sinh thái của các loài thú, thì đến một lúc nào đó, những bệnh như Covid-19 này sẽ ngày càng nhiều, và sẽ ngày càng gây ra những hậu quả…. Mới có một năm, mà các hậu quả, về kinh tế, về cuộc sống, về giáo dục, về xã hội..., không nói về mặt y tế, chúng ta đã biết rồi, lớn đến mức nào ! Làm cách nào để chúng ta bảo vệ môi trường, làm cách nào để chúng ta khiến cho thiên nhiên được tôn trọng, nếu không cái giá phải trả rất là đắt ? ». Đọc thêm : Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang Liệu cuộc điều tra của phái đoàn khoa học quốc tế tới Vũ Hán có mang lại điều gì đáng kể cho việc truy tầm nguồn gốc của virus Sarc-CoV-2 hay không ? Câu hỏi hiện còn để ngỏ. Nhiều chuyên gia phái đoàn Liên Hiệp Quốc khẳng định không loại trừ giả thiết nào trong việc truy tầm nguồn gốc  - bao gồm cả virus tự nhiên thoát khỏi các phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, cũng như virus Sars-CoV-2 là do can thiệp biến đổi gien (**). Việc ồn ào đưa ra các kết luận đơn phương cam chắc Trung Quốc là thủ phạm duy nhất, như tổng thống Mỹ Donald Trump từng kiên quyết khẳng định (sau khi đã hết lời ca ngợi chính quyền Tập Cận Bình chống dịch thành công) ắt không tạo thuận lợi cho các hợp tác điều tra khoa học. Nhà báo khoa học Kai Kupferschmidt, trong một bài viết trên Science Mag, hôm trước ngày phái đoàn đến Trung Quốc, bày tỏ hy vọng là tân chính quyền Mỹ của Joe Biden sẽ mềm mại hơn trong các phát biểu, để « tạo bầu không khí thuận lợi hơn » cho các nghiên cứu khoa học. Ghi chú  (*) Bài viết được công bố trên tạp chí Science Mag, của tổ chức khoa học Mỹ American Association for the Advancement of Science (AAAS), có trụ sở tại Wahsington. (**) Để đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán: Mỹ có trách nhiệm gì? RFI, ngày 27/04/2020. 

Forum - La 1ere
Un accord commercial a été trouvé entre l’Union européenne et la Chine

Forum - La 1ere

Play Episode Listen Later Dec 31, 2020 4:13


Interview de François Godement, conseiller pour l’Asie à l’Institut Montaigne à Paris.

Débat du jour
Débat du jour - Sommet euro-chinois, les liens économiques sont-ils toujours aussi forts?

Débat du jour

Play Episode Listen Later Sep 14, 2020 29:30


Ce devait être un grand moment de la présidence allemande de l'Union européenne avec la visite de Xi Jinping et sa rencontre avec les 27 à Leipzig, mais finalement, Covid-19 oblige, c'est une simple visioconférence. mais ça ne signifie pas que les enjeux sont moins importants. Il s'agit notamment de discuter des relations économiques et commerciales, et notamment des investissements dans un contexte qui s'est tendu depuis l'apparition du coronavirus à Wuhan, la guerre commerciale et diplomatique sino-américaine, Huawei et la 5G et les droits humains au Xinjiang et à Hong Kong. Les liens économiques sont-ils toujours aussi forts entre l'Europe et la Chine ? C'est la question du jour. Pour en débattre : - Jean-François Di Meglio, président d'Asia Centre, professeur à l'Université Paris Dauphine et à la Public School of International Affairs de Paris. - Valérie Niquet, responsable du pôle Asie à la Fondation pour la Recherche Stratégique, auteure du livre « La puissance chinoise en 100 questions », éd.  Tallandier. - François Godement, conseiller pour l'Asie à l'Institut Montaigne.  

Cultures monde
Droits et libertés au temps du corona (3/4) : De Séoul à Taipei : être tracé c’est la santé ?

Cultures monde

Play Episode Listen Later May 27, 2020 58:54


durée : 00:58:54 - Cultures Monde - par : Florian Delorme, Mélanie Chalandon, Hélaine Lefrançois - Après avoir parlé de la liberté de circulation, de la liberté d’information, place à la protection des données personnelles très discutées ces dernières semaines avec ces applications de traçage destinées à nous aider à lutter contre la pandémie... - réalisation : Vincent Abouchar, Benjamin Hû - invités : Jean Yves Colin Chercheur au sein du think tank Asia Centre, spécialiste du Japon et de la Corée du Sud.; François Godement directeur du programme Asie à l'Institut Montaigne; Félix Tréguer Chercheur post-doctorant au CERI, SciencesPo et membre fondateur de la Quadrature du Net.; Eugénie Mérieau chercheuse au Centre d'Etudes du Droit Asiatique à l'Université Nationale de Singapour et enseignante à Sciences-Po.

Chronique des médias
Chronique des médias - La «diplomatie du masque» démasquée

Chronique des médias

Play Episode Listen Later May 8, 2020 2:36


La diplomatie du masque de la Chine est très claire : assurer les livraisons pour lutter contre le covid-19 dans de nombreux pays du monde. Une diplomatie qui suscite de plus en plus de critiques dans les pays occidentaux. « La diplomatie du masque s’est retournée contre Pékin » estime le 22 avril dans Marianne le sinologue Jean-Pierre Cabestan, « La diplomatie du masque a fait flop » titre Alain Frachon dans Le Monde du 23 avril, « la diplomatie du masque a échoué » poursuit dans Libération l’historien François Godement le 8 mai. Ce n’est pas là qu’une vision française. La « Chine tente de réécrire le récit du virus » écrit le Japan Today tandis que le magazine américain Time qualifie de « chancelante » cette fameuse diplomatie chinoise tournée vers la livraison de matériels anti-virus. Alors, sans doute, de nombreux pays africains et sud-américains sont soulagés de recevoir plusieurs millions de maques ou de tests venus de Chine. « Cela améliore la perception du public latino-américain », déclare à la Deustche Welle Enrique Dussel-Peters, de l’Université de Mexico. En Afrique, même si on préfèrerait apprécier la générosité chinoise à travers une annulation de la dette, on ne peut que constater que la Chine est la puissance qui vient en aide sur le plan sanitaire, face à l’impuissance européenne et au repli sur soi américain. Mais cette diplomatie n’est pas qu’une marque de solidarité, c’est surtout le produit d’une propagande. Il suffit de voir combien les médias chinois ont inondé les réseaux sociaux d’images de livraisons. Plus ennuyeux, cette propagande se fait avec une certaine arrogance sur le mode « la Chine est le seul pays à être venu à bout de la pandémie et à pouvoir venir en aide aux autres ». Ce n’est pas faux, sauf que relayée à grand renfort de tribunes de diplomates chinois, le lecteur en vient à oublier que la Chine est aussi à l’origine du virus, et ce alors qu’il existe de fortes présomptions qu’il se soit échappé de son laboratoIre P4 de Wuhan, selon les allégations de la Maison Blanche. Or il n’est pas question, pour Pékin, de reconnaître une responsabilité quelconque. Malgré Wuhan. Malgré la chape de plomb sur l’information et les lanceurs d’alerte qui a fait perdre trois semaines essentielles. « La Chine est à l’origine de cette catastrophe mais essaie de se poser en sauveur en exportant des tests – dont certains défectueux - et des masques et en propageant des rumeurs », pointe dans le Sunday Times l’historien Nial Ferguson. D’où l’image de « loups combattants » prêts à tirer profit du nouveau désordre mondial. Y compris avec des infox : le porte-parole chinois des affaires étrangères a mis en cause l’armée américaine dans l’origine du virus quand l’ambassade chinoise à Paris assure qu’on laisse mourir les vieux en France. Finalement, le plus ennuyeux pour Pékin, c’est que ce climat ne donne pas envie aux Occidentaux de revenir dans le jeu de la mondialisation qui sert pourtant si bien les intérêts chinois.

Questions d'actu - Wendy Bouchard
Coronavirus : "Les mesures du gouvernement inhibent considérablement l'économie"

Questions d'actu - Wendy Bouchard

Play Episode Listen Later Feb 15, 2020 7:42


Depuis plusieurs semaines, la Chine fait face à la pandémie du coronavirus, et le gouvernement est obligé de prendre des mesures drastiques alors qui font monter la contestation. Pour François Godement, invité samedi d'Europe 1, le régime ne risque quelque chose que si la pandémie persiste.

Interpreting India
The Geopolitics of Data with François Godement and Ralf Sauer

Interpreting India

Play Episode Listen Later Dec 18, 2019 32:01


In a special episode recorded at the Global Technology Summit 2019, guest host, Rudra Chaudhuri speaks to François Godement and Ralf Sauer about the global debates on issues of data privacy and data protection, EU's approach to data sovereignty, and the implications of India's personal data protection bill.References:Digital Privacy: How Can We Win the Battle? by François GodementWill a GDPR-Style Data Protection Law Work for India? by Anirudh BurmanThe era of data globalism is over. Where does this leave India? by Rudra Chaudhuri

ECFR en français
« Kim-Trump, les enjeux du bras de fer nucléaire »

ECFR en français

Play Episode Listen Later Jun 6, 2018 76:50


Podcast de la conférence, « Kim-Trump, les enjeux du bras de fer nucléaire », en présence de Tara Varma, coordinatrice du bureau de Paris de l’ECFR, Mathieu Duchâtel, directeur-adjoint du programme Asie de l'ECFR, François Godement, directeur du programme Asie de l'ECFR et Sébastien Falletti, journaliste du Figaro et du Point, basé à Séoul.

ECFR en français
La Chine aux portes de l’Europe

ECFR en français

Play Episode Listen Later Mar 15, 2018 78:07


Podcast du Black Coffee Morning "La Chine aux portes de l’Europe", en présence de François GODEMENT, directeur du programme Asie de l’ECFR et de Sylvie KAUFFMANN, directrice éditoriale du quotidien Le Monde. Le rapport de François Godement et d'Abigaël Vasselier est disponible en cliquant le lien suivant : http://bit.ly/2jCHUnx

Mark Leonard's World in 30 Minutes
Europe and the great powers

Mark Leonard's World in 30 Minutes

Play Episode Listen Later Mar 7, 2018 35:18


Mark Leonard speaks with Asli Aydıntaşbaş, Kadri Liik, François Godement and Jeremy Shapiro about Europe’s relations with the US, China, Russia and Turkey. The podcast was recorded on the 6 March 2018. Picture credit: President Trump's Trip to Germany and the G20 Summit, by The White House, via flickr https://www.flickr.com/photos/whitehouse/34971872723/in/album-72157685885349776/, CC BY 1.0 https://creativecommons.org/publicdomain/mark/1.0/

Mark Leonard's World in 30 Minutes
Future of EU-China Relations

Mark Leonard's World in 30 Minutes

Play Episode Listen Later Jan 15, 2018 31:43


Mark Leonard speaks to François Godement and Abigaël Vasselier from the ECFR Asia & China team to get their reactions to President Macron's recent visit to China. They discuss the relationship between Europe and China more broadly, using the findings from their recent publication "China at the gates: A power audit of EU-China relations".

ECFR en français
La Chine aux portes de l’Europe

ECFR en français

Play Episode Listen Later Dec 18, 2017 22:16


Discussion avec Manuel Lafont Rapnouil, directeur du bureau de Paris de l'ECFR et François Godement, directeur du programme Asie de l'ECFR du 18/12/2017 à propos de la sortie du nouveau Power Audit sur les relations Chine-UE.

Mark Leonard's World in 30 Minutes
What did we learn from China's Party Congress?

Mark Leonard's World in 30 Minutes

Play Episode Listen Later Oct 20, 2017 35:27


ECFR’s director Mark Leonard discusses the major takeways from China's 19th Party Congress with ECFR’s head of Asia & China programme François Godement and China expert Jérôme Doyon. The podcast was recorded on 20th October 2017. Bookshelf: Ian Johnson, The Souls of China: The Return of Religion After Mao Jean-Paul Kauffmann, Outre-Terre: Le Voyage a Eylau Angela Stanzel (ed.), "Grand Designs: Does China have a ‘Grand Strategy’?", available at: http://www.ecfr.eu/publications/summary/grands_designs_does_china_have_a_grand_strategy Mathieu Duchâtel, "EU should host US-China contingency talks on North Korean nuclear crisis", available at: http://www.ecfr.eu/article/commentary_eu_should_host_us_china_contingency_talks_on_north_korean_nuclea

ECFR en français
Le 19ème Congrès et la Chine de Xi Jinping

ECFR en français

Play Episode Listen Later Oct 13, 2017 90:57


Podcast du Black Coffee Morning "Le 19ème Congrès et la Chine de Xi Jinping" du 13/10/2017 animé par François Bougon, auteur du tout récent ouvrage « Dans la tête de Xi Jinping » (Paris, Actes Sud, octobre 2017) et par François Godement, directeur du programme Asie de l’ECFR.

ECFR en français
Discipliner et punir – le parti sous Xi Jinping

ECFR en français

Play Episode Listen Later Apr 20, 2017 84:08


Podcast du Black Coffee Morning "Discipliner et punir – le parti sous Xi Jinping" du 20/04, animé par Sebastian Veg, directeur d'études au Centre Chine de l'EHESS, Jérôme Doyon, chercheur associé au programme Asie de l'ECFR, et François Godement, directeur du programme Asie de l'ECFR.

Mark Leonard's World in 30 Minutes
The EU in Trump’s World #4: the reset of the U.S. Asia Policy

Mark Leonard's World in 30 Minutes

Play Episode Listen Later Apr 13, 2017 36:20


ECFR’s director Mark Leonard talks with ECFR's research director, Jeremy Shapiro and Asia & China experts Angela Stanzel and François Godement about Trump's Asia policy and the EU's response to it. The podcast was recorded on 13th April 2017. Bookshelf: Bobo Lo, A Wary Embrace Daniel Drezner, The Ideas Industry: How Pessimists, Partisans, and Plutocrats are Transforming the Marketplace of Ideas Sinclair Lewis, It Can't Happen Here Dale C. Copeland, Economic Interdependence and War Picture: Brigette Supernova/ The Daily Beast

ECFR en français
Conférence : "L’Europe à venir : vers une Union “flexible” ?"

ECFR en français

Play Episode Listen Later Apr 11, 2017 105:27


Podcast de la conférence "L’Europe à venir : vers une Union “flexible” ?", organisée en collaboration avec l’Association des anciens élèves de l’Ecole normale supérieure (a-Ulm) et la filière Diplomatie de l’ENS, et animée par Pierre Vimont, Senior Fellow à Carnegie Europe et diplomate, Christian Lequesne, professeur à Sciences Po Paris, Susi Dennison, directrice du programme European Power de l’ECFR, et François Godement, directeur du programme Asie de l'ECFR. Les discussions ont pris comme point de départ la récente publication de l'ECFR "Future Shape of Europe, vers des coopérations plus flexibles" qu'il est possible de télécharger gratuitement sur notre site.

ECFR en français
Asia-Pacific's strategic environment: A new era?

ECFR en français

Play Episode Listen Later Mar 7, 2017 15:04


Discussion en anglais entre l'Ambassadeur Yoshiji Nogami, président du Japan Institute for International Affairs (JIIA), et François Godement, directeur du programme Asie de l'ECFR , sur la nouvelle ère qui s'ouvre pour l'environnement stratégique de l'Asie-Pacifique.

ECFR en français
Shadow banking in the Chinese economy

ECFR en français

Play Episode Listen Later Feb 23, 2017 73:20


Podcast du Black Coffee Morning "Shadow banking in the Chinese economy" du 23/02, animé par Andrew Kemp Collier, directeur de l'Orient Capital Research et François Godement, directeur du programme Asie de l'ECFR.

ECFR en français
La Chine et le nouvel ordre mondial

ECFR en français

Play Episode Listen Later Feb 14, 2017 113:13


Podcast de la conférence "La Chine et le nouvel ordre mondial", organisée en collaboration avec l’Association des anciens élèves de l’Ecole normale supérieure (a-Ulm) et la filière Diplomatie de l’ENS, et animée par Justin Vaïsse, directeur du Centre d’Analyse et de Prévision Stratégique (CAPS) du ministère des Affaires étrangères, François Godement, directeur du programme Asie et Chine de l’ECFR, et Pierre Haski, journaliste à Rue89 et à L'Obs.

ECFR en français
Élection présidentielle de 2017 : quelle place pour la politique étrangère ?

ECFR en français

Play Episode Listen Later Jan 31, 2017 87:04


Podcast du Black Coffee Morning "Élection présidentielle de 2017 : quelle place pour la politique étrangère ?" du 30/01, animé par Bruno TERTRAIS, directeur adjoint de la Fondation pour la recherche stratégique (FRS) et membre de l’International Institute for Strategic Studies (IISS), François GODEMENT, directeur du programme Asie et Chine de l’ECFR, et Manuel LAFONT RAPNOUIL, directeur du bureau de Paris de l’ECFR.

ECFR en français
Les partenaires extérieurs de l’Afrique : Chine, Japon, Europe

ECFR en français

Play Episode Listen Later Jan 24, 2017 89:15


Podcast de la conférence "Les partenaires extérieurs de l’Afrique : Chine, Japon, Europe", organisée en collaboration avec la Fondation Calouste Gulbenkian, avec Katsumi Hirano, Vice-Président du JETRO, Roland Marchal, Chercheur au CNRS/CERI, Mathieu Duchâtel, Directeur adjoint du programme Asie et Chine de l’ECFR, et modérée par François Godement, Directeur du programme Asie et Chine de l’ECFR.

ECFR en français
Le statut d'économie de marché de la Chine : quelle protection commerciale pour l’UE ?

ECFR en français

Play Episode Listen Later Dec 21, 2016 13:38


Nouveau podcast de notre série sur les présidentielles de 2017 ayant pour objectif de traiter les thèmes d'actualité et de contribuer au débat dans la perspective des élections du printemps prochain. Entretien de François Godement, Senior Policy Fellow et directeur du programme Asie et Chine de l'ECFR, par Tara Varma, coordinatrice des activités du bureau de Paris de l'ECFR, sur le refus de la part de l'Union européenne d'octroyer le statut d'économie de marché à la Chine et les implications d'une telle décision.

Mark Leonard's World in 30 Minutes
The blocking of CETA

Mark Leonard's World in 30 Minutes

Play Episode Listen Later Oct 25, 2016 31:07


ECFR’s director Mark Leonard speaks with Almut Möller, head of ECFR’s Berlin office, and François Godement, director of the Asia and China programme, about the recent blocking of the trade deal between Canada and the EU by the Belgian Walloons, and what this means for Europe’s governability. Bookshelf: Dies sind die Namen by Tommy Wieringa Les tueurs de la Republique: Assassinats et operations speciales des services secrets by Vincent Nouzille The Shipwrecked Mind: On Political Reaction by Mark Lilla Why less Europe is no Europe - comparing the fates of CETA and MES by Francois Godement Picture: Flickr/147558657@N06

Mark Leonard's World in 30 Minutes
European Foreign Policy Scorecard 2015 - Francois Godement on Chapter 5: China and Asia

Mark Leonard's World in 30 Minutes

Play Episode Listen Later Feb 4, 2015 7:21


Francois Godement, director of ECFR’s China and Asia Programme, talks about the expansion of relations between the EU and Asia in 2014 through the EU’s confirmation of a free trade pact negotiation with Japan, and an agreement on joint action involving global security, along with the participation in peacekeeping efforts with South Korea.