Podcasts about montmatre

  • 19PODCASTS
  • 24EPISODES
  • 39mAVG DURATION
  • 1MONTHLY NEW EPISODE
  • May 10, 2025LATEST

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about montmatre

Latest podcast episodes about montmatre

Come & See Inspirations
C&SI - Contemplative love at the heart of the Church - Chatting to the Tyburn Nuns - S05 E24c - podcast excerpt

Come & See Inspirations

Play Episode Listen Later May 10, 2025 59:30


So in normal programming excerpt this week which had been planned for quite a number of weeks, John and Shane were delighted to speak to Mother Catherine, the prioress of the Cobh Priory of St Benedict of the Congregation of the Adorers of the Sacred Heart of Jesus of Montmatre a.k.a. the Tyburn Benedictine Nuns. We learn about the sisters daily life, their history and also their role in honouring the 350 martyrs of Tyburn including St Oliver Plunkett.One of the things we like to do on the podcast is to help listeners explore the many facets of religious life in the church. On this weeks podcast we were delighted to chat to Mother Catherine of St Benedict's Priory in Cobh, Co Cork who shares with us the contemplative Benedictine life of the Adorers of the Sacred Heart of Jesus of Montmatre. She shares with us their daily life, the history and foundation of the congregation in France, its exile to the UK and the fortuitous story of how they came to be custodians of the memory of the Reformation martyrs at Tyburn in London. Tyburn Nuns main web site in UKSt Benedict's Priory Cobh webpageText us at +353 874668950 or email at comeandseeinspirtaions@gmail.com

Come & See Inspirations
C&SI - Contemplative love at the heart of the Church - Chatting to the Tyburn Nuns (and Habemus Papum!!) - S05 E24

Come & See Inspirations

Play Episode Listen Later May 10, 2025 117:43


We have a BUMPER podcast this week for listeners!So in normal programming which had been planned for quite a number of weeks, John and Shane were delighted to speak to Mother Catherine, the prioress of the Cobh Priory of St Benedict of the Congregation of the Adorers of the Sacred Heart of Jesus of Montmatre a.k.a. the Tyburn Benedictine Nuns. We learn about the sisters daily life, their history and also their role in honouring the 350 martyrs of Tyburn including St Oliver Plunkett.But obviously given the week that is in it we couldn't ignore the news from Rome and the election of Pope Leo XIV on Thursday so John and Shane had to very quickly get to grips with the information about the new man and rapidly change our plans for this weeks podcast on Friday morning!We do have our regular run through the liturgical odds and ends including up coming saints of the weeks and our congratulations locally to (Fr - to be) Tim Collins who is to be ordained for our home diocese of Limerick on 11 May. Our gospel reflection this week is a tad shorter than usual but hopefully will give listeners some food for thought as we mark the 4th Sunday of Easter also knows as Good Shepherd Sunday or Vocations Sunday and in Ireland in particular we lift up our prayers for the Lord of the Harvest to send labourers into his vineyard. Habemus Papum!Well! Have you caught your breath yet with the speed of events? White smoke on Thursday evening around 5pm Irish time with the presentation of the new Holy Father Pope Leo XIV to the faithful about an hour later. We have a brief chat about what we know so far about the new Holy Father and share some thoughts and a little bit of C&SI speculation as to the days ahead.One thing for listeners is to have good, reliable sources of news information and here on C&SI when it comes to things Papal at the moment we have three solid recommendations:Vatican News (hear it from the horses mouth!The Pillar - the team have done an amazing job of covering the last few weeks, brilliant coverage, loads of digestible information with a solid Catholic understanding of what is going on. CruxNow - John Allen and Co provide excellent coverage and analysis as always.One article which caught our eye is the reportage from a press conference given by the American Cardinals - have a look and see what you think.Contemplative love at the heart of the ChurchOne of the things we like to do on the podcast is to help listeners explore the many facets of religious life in the church. On this weeks podcast we were delighted to chat to Mother Catherine of St Benedict's Priory in Cobh, Co Cork who shares with us the contemplative Benedictine life of the Adorers of the Sacred Heart of Jesus of Montmatre. She shares with us their daily life, the history and foundation of the congregation in France, its exile to the UK and the fortuitous story of how they came to be custodians of the memory of the Reformation martyrs at Tyburn in London. Tyburn Nuns main web site in UKSt Benedict's Priory Cobh webpageText us at +353 874668950 or email at comeandseeinspirtaions@gmail.com

La rosa de los vientos
La Española de Montmatre

La rosa de los vientos

Play Episode Listen Later May 5, 2025 35:30


La historia de Francisca Calpe, una mujer que por amor viaja al París de la Belle Époque donde conocerá a artistas como María Blanchard, Picasso, Juan Gris o Max Jacob con los que vivirá intensas experiencias en el barrio del Montmatre. Una historia real que ha novelado su propio nieto José María Goñi en "La Española de Montmatre". 

picasso jos mar blanchard la espa juan gris max jacob montmatre
Tạp chí văn hóa
Hai năm ở Paris tạo danh cho họa sĩ Van Gogh

Tạp chí văn hóa

Play Episode Listen Later Aug 18, 2023 10:29


Suốt sự nghiệp cầm cọ, Vincent Van Gogh (1853-1890) không bán được một tác phẩm nào. Chỉ vài ngày sau khi có người mua tác phẩm đầu tiên, họa sĩ qua đời ở tuổi 37. Trong quãng đời ngắn ngủi, có lẽ hai năm ở Paris là giai đoạn thăng hoa trong sự nghiệp của họa sĩ đoản mệnh. Van Gogh gặp những người bạn mới, khám phá trường phái Ấn Tượng, định hình phong cách vẽ. Đến Paris vào đầu tháng 03/1886 sau thời gian dài bất định về sự nghiệp, bất ổn về cuộc đời, lận đận trong tình duyên, Van Gogh tìm bước khởi đầu mới ở Kinh đô Ánh sáng. Chuỗi thất bại của họa sĩ Hà Lan được Wouter van der Veen, người chuyên viết về nghệ thuật và là chuyên gia về Van Gogh, tóm lược trong chương trình của Culture Tube về Van Gogh : Những bậc thầy hội họa :“Vào lúc Vincent Van Gogh bắt đầu vẽ, ông ở trong tình trạng khá là tuyệt vọng, bị rơi vào ngõ cụt. Ông buộc phải đưa ra chọn lựa đó. Ông từng muốn làm mục sư nhưng thất bại, từng muốn làm nhà buôn nghệ thuật nhưng cũng không thành, cuối cùng ông tâm sự trong một bức thư gửi em trai là những gì còn lại với ông, chỉ là chút khả năng vẽ phác thảo. Chính từ chút năng lực đó, ông quyết định tiếp tục cuộc sống và dấn thân vào một con đường mới, nơi ông hy vọng trở thành một nhà in thạch bản, người vẽ tranh minh họa, người vẽ phác thảo. Nhưng ban đầu, đó không phải tiếng gọi của nghệ thuật lớn lao, đặc trưng cho sự nghiệp của ông như chúng ta biết sau này”.Có lẽ sẽ không có một Vincent Van Gogh nổi tiếng nếu không có người em trai Théo của ông. Théo có tài kinh doanh, đến Paris làm việc từ năm 1881, được giao làm giám đốc một chi nhánh của Galerie Boussod, Valadon et Cie trên đại lộ Montmartre. Théo sống trong căn hộ nhỏ ở phố Victor Massé để tiện cho công việc. Hai tháng sau khi Vincent đến, họ chuyển sang căn hộ trong tòa nhà xây theo phong cách kiến trúc Haussman ở số 54 phố Lepic, ngay dưới chân đồi Montmartre. Théo là nguồn động viên không mệt mỏi cả về tài chính lẫn tinh thần cho Vincent, vì Théo giữ niềm tin vô hạn vào tài năng của anh trai.Những cuộc gặp mới ở MontmartreMontmartre vào Thời Kỳ Tươi Đẹp (Belle Epoque, 1871-1880) nổi tiếng là tụ điểm giải trí sành điệu. Quán rượu, cà phê thi nhau mọc lên từ năm 1888, thu hút giới tinh hoa Paris và những nghệ sĩ nổi tiếng đương thời. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một Montmartre giữ nét hoang sơ, tồi tàn của những khu ổ chuột trước đó.Montmatre và Paris mở ra nhiều cơ hội cho họa sĩ Hà Lan : bạn bè mới nhờ những mối quan hệ của Théo, cơ hội triển lãm tranh, khám phá trường phái Ấn Tượng để rồi theo đuổi con đường này. Trong thư đề tháng 9 hoặc 10/1886 gửi Horace Mann Livens, bạn đồng môn năm 1885 ở Viện Hàn Lâm Mỹ Thuật Hoàng Gia Anvers (Bỉ), Vincent Van Gogh tỏ ra hào hứng với cuộc sống mới : “Paris là Paris, chỉ có một Paris và dù cuộc sống ở đây có khó khăn đến đâu... không khí Pháp làm đầu óc tỉnh táo và tốt lên”. (1)Van Gogh bắt đầu vẽ từ cửa sổ phòng ngủ trong căn hộ mới phóng tầm mắt khắp Paris, từ những bức chân dung tự họa đến những khu vườn quanh Montmartre và mỏ đá trắng. Ngay cuối năm 1886, họa sĩ Hà Lan tham gia Xưởng Vẽ Cormon (Atelier Cormon do Fernand Cormon thành lập năm 1883 tại 104 đại lộ Clichy, Paris), nơi đánh dấu những thay đổi mang tính quyết định cho sự nghiệp của ông. Vincent học vẽ khỏa thân, làm quen với những họa sĩ trẻ như Emile Bernard và Henri de Toulouse-Lautrec.Qua giới thiệu của Théo, Vincent gặp nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác, Georges Seurat, Camille Pissaro, Paul Gauguin và Paul Cézanne. Họa sĩ Hà Lan hòa mình vào cuộc sống nghệ thuật sôi động của thành phố, thường xuyên đi xem triển lãm của Degas, Monet, Renoir và Sisley. Được truyền cảm hứng vẽ trực tiếp ngoài trời, ông không ngại vác giá vẽ ra khỏi đồi Montmartre và Paris để đến các vùng ngoại ô Asnières-sur-Seine, rừng Boulogne hay đảo Grande Jatte ở vùng Hauts-de-Seine hiện nay, kinh nghiệm mà theo tâm sự của ông trong thư gửi người bạn Bernard là “người ta không thể học vẽ được nếu chỉ ở trong xưởng vẽ của mình”.Chuyên gia về nghệ thuật Pascal Bonafoux nhận định trong chương trình của Culture Tube : “Giữa một bên là phòng trưng bày tranh Boussod, Valadon et Cie do Théo quản lý và bên kia là cửa hàng của Cha Tanguy, người ta đoán về cơ bản là Vincent khám phá ra trường phái Ấn Tượng. Chưa bao giờ ông ấy nhìn thấy bóng của một bức tranh như thế. Theo tôi, trong gần hai năm sống ở Paris là quãng thời gian Vincent Van Gogh thực sự tạo cho mình những cách sáng tạo ra một Vincent Van Gogh và để tạo ra sự độc đáo, có một không hai, sự kỳ dị trong tranh của ông”.Cha Tanguy (Père Tanguy) là một nhân vật quan trọng trong đời sống nghệ thuật của khu vực, là ân nhân của rất nhiều họa sĩ trẻ nhưng nghèo, kể cả Monet và Pissarro thời đó. Cửa hàng Cha Tanguy có đủ loại màu vẽ và thường bán chịu. Van Gogh cũng nằm trong số những họa sĩ gán nợ bằng tranh. Để cảm ơn “người bạn lớn”, Van Gogh đã vẽ Chân dung Cha Tanguy (Portrait du père Tanguy, 1887), chưa đầy một năm sau bức tự họa khi mới đến Paris.Thấm nhuần trường phái Ấn TượngChính những bức chân dụng tự họa cho thấy rõ độ mở nghệ thuật của ông. Mọi nghiên cứu về phong cách và mầu sắc đều được ông thể hiện trong những bức chân dung tự họa này, theo giải thích của chương trình Van Gogh : Những bậc thầy hội họa :“Những bức tự họa đầu tiên được vẽ trong các mầu xám và mầu hạt dẻ nhanh chóng nhường chỗ cho các mầu vàng, đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Kỹ thuật cầm cọ của ông cũng bắt đầu giống kỹ thuật không ngắt đoạn của các họa sĩ trường phái Ấn Tượng. Ông viết cho một người em gái : “Ý định của anh là cho thấy rằng người ta có thể vẽ nhiều bức tranh hoàn toàn khác nhau về cùng một người” (bức Tự họa đội mũ rơm (Autoportrait au chapeau de paille, 1887). Cho dù các ảnh hưởng xuất hiện trong tác phẩm của Van Gogh là đương thời hay truyền thống, chúng đều được thể hiện trong ngôn từ nghệ thuật của riêng ông”.Paris và cuộc gặp với trường phái Ấn Tượng, rồi hậu Ấn Tượng đã khiến bảng mầu của Van Gogh được mở rộng, sáng hơn, sống động hơn so với những bức tranh u tối, sầu não lúc còn ở Hà Lan và Bỉ. Sự thay đổi này được chính họa sĩ giải thích trong thư gửi em gái : “Điều mà người ta yêu cầu trong nghệ thuật ngày này, đó là điều gì đó thật sống động, rực rỡ, nồng nàn”.Sự sôi động trong tác phẩm Đại lộ Clichy (Boulevard de Clichy, 1887) là nhờ nét vẽ bớt cứng nhắc hơn, với hai gam mầu chủ đạo là tím và xanh. Những mầu sắc tươi sáng khác cũng được Van Gogh vận dụng vào tác phẩm Những vườn rau ở Montmartre (Jardins potagers à Montmartre, 1887), Sông Seine và cây cầu Grande Jatte (La Seine avec le pont de la Grande Jatte, 1887), Cây và rừng (Arbre et sous-bois, 1887), Công viên vào xuân (Parc au printemps, 1887)…Tranh của Van Gogh còn có ảnh hưởng từ cách chấm mầu của Paul Signac. Nghệ thuật Nhật Bản - niềm đam mê của các họa sĩ thời đó - hiện rõ trong hơn 30 bức vẽ tĩnh vật hoa, qua cách ông sử dụng những phối cảnh đậm và các mẫu trang trí phẳng, điểm thêm các tông màu đỏ đậm, để “cố thể hiện cường độ mầu sắc”.“Có thể thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong cách vẽ của Van Gogh từ 1886-1888 qua ba bức chân dung. Chân dung một người đàn ông năm 1886 tiếp nối loạt chân dung sâu kín và thống thiết trong thời kỳ đầu của Van Gogh ở Nuenen. Bức chân dung Alexander Red được vẽ vào mùa xuân năm 1887 sử dụng cách phối mầu và kỹ thuật vẽ tương đối khác. Tháng 12/1887, Van Gogh vẽ Cô gái Ý (L'Italienne), được coi là bước ngoặt nghệ thuật của họa sĩ ở hai chiều và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản, trong đó các màu sắc và đường nét tạo giá trị riêng biệt, ngoài thực tế”.Vận đen đeo bámVan Gogh trưng bày tranh ở các phòng tranh của bạn bè, các quán cà phê và nhà hàng, nơi trở thành điểm giao lưu, trao đổi của họa sĩ. Không ngạc nhiên khi Van Gogh vẽ chân dung khổ lớn chủ một nhà hàng lúc đó, có thể là Lucien Martin, ông chủ của quán Grand Bouillon, nơi họa sĩ Hà Lan trưng bày tranh. Van Gogh vẽ hơn 200 tác phẩm trong hai năm ở Paris. Thế nhưng không ai đoái hoài đến tranh của ông. Đen đủi vẫn đeo bám Van Gogh, như lúc ông còn ở Hà Lan hay Bỉ. Chuyên gia Pascal Bonafoux giải thích :“Hãy hình dung là vào thời kỳ mà tranh lịch sử vẫn được coi là hội họa chân chính, tranh chân dung là thể loại lớn… Còn đối với Van Gogh , một cành hoa, một chiếc giầy, một củ khoai tây cũng quan trọng như vậy. Dù chưa biết nhưng họa sĩ đã tham gia vào phong trào sau này là trở thành trường phái Ấn Tượng, lúc đó đã thịnh hành được khoảng 10 năm, và từng bước loại dần hội họa phân cấp đối tượng. Điều này đặc biệt quan trọng”.Những tác phẩm quan trọng nhất thuộc sở hữu của Théo, còn những bức khác thì làm quà tặng hoặc bị ăn trộm. Một vài tác phẩm được họa sĩ bán rẻ cho người buôn nghệ thuật. Vincent Van Gogh chán thành phố đang dần khiến ông ngột ngạt. Ông viết cho em gái Wilhemina, “Paris lớn như biển nhưng người ta luôn để ở đó một mảnh lớn cuộc đời”. Quyết định tìm đến thiên nhiên, tháng 02/1888, họa sĩ ôm đầy hoài bão chuyển xuống thành phố Arles, miền nam Pháp.Thế nhưng Van Gogh vẫn phải đối mặt với thực tế : tranh của ông không bán được. Đổi lại, Théo an ủi trong thư đề ngày 27/10/1888 là “anh đã tạo được cho chúng ta một mạng lưới nghệ sĩ và bạn bè, điều mà em hoàn toàn không thể làm được, vậy mà anh đã làm được phần nào từ khi anh ở Pháp”.Chán nản, kiệt quệ, bệnh tật có lẽ dần bào mòn sức lực của họa sĩ. Ông qua đời ở tuổi 37 vào lúc mà nỗ lực của ông cuối cùng cũng được biết đến, theo giải thích của Wouter van der Veen, chuyên gia về Van Gogh : “Sáu tháng trước khi qua đời (ở Auvers-sur-Oise, ngoại ô Paris), công việc của Vincent Van Gogh thu hút sự chú ý của một nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng. Người này viết trong tạp chí Mercure de France một bài báo dài gần 17 trang để giải thích công việc của họa sĩ Hà Lan này tuyệt vời đến nhường nào”.(1) Bảo tàng Van Gogh, Hà Lan

TẠP CHÍ VĂN HÓA
Hai năm ở Paris tạo danh cho họa sĩ Van Gogh

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Aug 18, 2023 10:29


Suốt sự nghiệp cầm cọ, Vincent Van Gogh (1853-1890) không bán được một tác phẩm nào. Chỉ vài ngày sau khi có người mua tác phẩm đầu tiên, họa sĩ qua đời ở tuổi 37. Trong quãng đời ngắn ngủi, có lẽ hai năm ở Paris là giai đoạn thăng hoa trong sự nghiệp của họa sĩ đoản mệnh. Van Gogh gặp những người bạn mới, khám phá trường phái Ấn Tượng, định hình phong cách vẽ. Đến Paris vào đầu tháng 03/1886 sau thời gian dài bất định về sự nghiệp, bất ổn về cuộc đời, lận đận trong tình duyên, Van Gogh tìm bước khởi đầu mới ở Kinh đô Ánh sáng. Chuỗi thất bại của họa sĩ Hà Lan được Wouter van der Veen, người chuyên viết về nghệ thuật và là chuyên gia về Van Gogh, tóm lược trong chương trình của Culture Tube về Van Gogh : Những bậc thầy hội họa :“Vào lúc Vincent Van Gogh bắt đầu vẽ, ông ở trong tình trạng khá là tuyệt vọng, bị rơi vào ngõ cụt. Ông buộc phải đưa ra chọn lựa đó. Ông từng muốn làm mục sư nhưng thất bại, từng muốn làm nhà buôn nghệ thuật nhưng cũng không thành, cuối cùng ông tâm sự trong một bức thư gửi em trai là những gì còn lại với ông, chỉ là chút khả năng vẽ phác thảo. Chính từ chút năng lực đó, ông quyết định tiếp tục cuộc sống và dấn thân vào một con đường mới, nơi ông hy vọng trở thành một nhà in thạch bản, người vẽ tranh minh họa, người vẽ phác thảo. Nhưng ban đầu, đó không phải tiếng gọi của nghệ thuật lớn lao, đặc trưng cho sự nghiệp của ông như chúng ta biết sau này”.Có lẽ sẽ không có một Vincent Van Gogh nổi tiếng nếu không có người em trai Théo của ông. Théo có tài kinh doanh, đến Paris làm việc từ năm 1881, được giao làm giám đốc một chi nhánh của Galerie Boussod, Valadon et Cie trên đại lộ Montmartre. Théo sống trong căn hộ nhỏ ở phố Victor Massé để tiện cho công việc. Hai tháng sau khi Vincent đến, họ chuyển sang căn hộ trong tòa nhà xây theo phong cách kiến trúc Haussman ở số 54 phố Lepic, ngay dưới chân đồi Montmartre. Théo là nguồn động viên không mệt mỏi cả về tài chính lẫn tinh thần cho Vincent, vì Théo giữ niềm tin vô hạn vào tài năng của anh trai.Những cuộc gặp mới ở MontmartreMontmartre vào Thời Kỳ Tươi Đẹp (Belle Epoque, 1871-1880) nổi tiếng là tụ điểm giải trí sành điệu. Quán rượu, cà phê thi nhau mọc lên từ năm 1888, thu hút giới tinh hoa Paris và những nghệ sĩ nổi tiếng đương thời. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một Montmartre giữ nét hoang sơ, tồi tàn của những khu ổ chuột trước đó.Montmatre và Paris mở ra nhiều cơ hội cho họa sĩ Hà Lan : bạn bè mới nhờ những mối quan hệ của Théo, cơ hội triển lãm tranh, khám phá trường phái Ấn Tượng để rồi theo đuổi con đường này. Trong thư đề tháng 9 hoặc 10/1886 gửi Horace Mann Livens, bạn đồng môn năm 1885 ở Viện Hàn Lâm Mỹ Thuật Hoàng Gia Anvers (Bỉ), Vincent Van Gogh tỏ ra hào hứng với cuộc sống mới : “Paris là Paris, chỉ có một Paris và dù cuộc sống ở đây có khó khăn đến đâu... không khí Pháp làm đầu óc tỉnh táo và tốt lên”. (1)Van Gogh bắt đầu vẽ từ cửa sổ phòng ngủ trong căn hộ mới phóng tầm mắt khắp Paris, từ những bức chân dung tự họa đến những khu vườn quanh Montmartre và mỏ đá trắng. Ngay cuối năm 1886, họa sĩ Hà Lan tham gia Xưởng Vẽ Cormon (Atelier Cormon do Fernand Cormon thành lập năm 1883 tại 104 đại lộ Clichy, Paris), nơi đánh dấu những thay đổi mang tính quyết định cho sự nghiệp của ông. Vincent học vẽ khỏa thân, làm quen với những họa sĩ trẻ như Emile Bernard và Henri de Toulouse-Lautrec.Qua giới thiệu của Théo, Vincent gặp nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác, Georges Seurat, Camille Pissaro, Paul Gauguin và Paul Cézanne. Họa sĩ Hà Lan hòa mình vào cuộc sống nghệ thuật sôi động của thành phố, thường xuyên đi xem triển lãm của Degas, Monet, Renoir và Sisley. Được truyền cảm hứng vẽ trực tiếp ngoài trời, ông không ngại vác giá vẽ ra khỏi đồi Montmartre và Paris để đến các vùng ngoại ô Asnières-sur-Seine, rừng Boulogne hay đảo Grande Jatte ở vùng Hauts-de-Seine hiện nay, kinh nghiệm mà theo tâm sự của ông trong thư gửi người bạn Bernard là “người ta không thể học vẽ được nếu chỉ ở trong xưởng vẽ của mình”.Chuyên gia về nghệ thuật Pascal Bonafoux nhận định trong chương trình của Culture Tube : “Giữa một bên là phòng trưng bày tranh Boussod, Valadon et Cie do Théo quản lý và bên kia là cửa hàng của Cha Tanguy, người ta đoán về cơ bản là Vincent khám phá ra trường phái Ấn Tượng. Chưa bao giờ ông ấy nhìn thấy bóng của một bức tranh như thế. Theo tôi, trong gần hai năm sống ở Paris là quãng thời gian Vincent Van Gogh thực sự tạo cho mình những cách sáng tạo ra một Vincent Van Gogh và để tạo ra sự độc đáo, có một không hai, sự kỳ dị trong tranh của ông”.Cha Tanguy (Père Tanguy) là một nhân vật quan trọng trong đời sống nghệ thuật của khu vực, là ân nhân của rất nhiều họa sĩ trẻ nhưng nghèo, kể cả Monet và Pissarro thời đó. Cửa hàng Cha Tanguy có đủ loại màu vẽ và thường bán chịu. Van Gogh cũng nằm trong số những họa sĩ gán nợ bằng tranh. Để cảm ơn “người bạn lớn”, Van Gogh đã vẽ Chân dung Cha Tanguy (Portrait du père Tanguy, 1887), chưa đầy một năm sau bức tự họa khi mới đến Paris.Thấm nhuần trường phái Ấn TượngChính những bức chân dụng tự họa cho thấy rõ độ mở nghệ thuật của ông. Mọi nghiên cứu về phong cách và mầu sắc đều được ông thể hiện trong những bức chân dung tự họa này, theo giải thích của chương trình Van Gogh : Những bậc thầy hội họa :“Những bức tự họa đầu tiên được vẽ trong các mầu xám và mầu hạt dẻ nhanh chóng nhường chỗ cho các mầu vàng, đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Kỹ thuật cầm cọ của ông cũng bắt đầu giống kỹ thuật không ngắt đoạn của các họa sĩ trường phái Ấn Tượng. Ông viết cho một người em gái : “Ý định của anh là cho thấy rằng người ta có thể vẽ nhiều bức tranh hoàn toàn khác nhau về cùng một người” (bức Tự họa đội mũ rơm (Autoportrait au chapeau de paille, 1887). Cho dù các ảnh hưởng xuất hiện trong tác phẩm của Van Gogh là đương thời hay truyền thống, chúng đều được thể hiện trong ngôn từ nghệ thuật của riêng ông”.Paris và cuộc gặp với trường phái Ấn Tượng, rồi hậu Ấn Tượng đã khiến bảng mầu của Van Gogh được mở rộng, sáng hơn, sống động hơn so với những bức tranh u tối, sầu não lúc còn ở Hà Lan và Bỉ. Sự thay đổi này được chính họa sĩ giải thích trong thư gửi em gái : “Điều mà người ta yêu cầu trong nghệ thuật ngày này, đó là điều gì đó thật sống động, rực rỡ, nồng nàn”.Sự sôi động trong tác phẩm Đại lộ Clichy (Boulevard de Clichy, 1887) là nhờ nét vẽ bớt cứng nhắc hơn, với hai gam mầu chủ đạo là tím và xanh. Những mầu sắc tươi sáng khác cũng được Van Gogh vận dụng vào tác phẩm Những vườn rau ở Montmartre (Jardins potagers à Montmartre, 1887), Sông Seine và cây cầu Grande Jatte (La Seine avec le pont de la Grande Jatte, 1887), Cây và rừng (Arbre et sous-bois, 1887), Công viên vào xuân (Parc au printemps, 1887)…Tranh của Van Gogh còn có ảnh hưởng từ cách chấm mầu của Paul Signac. Nghệ thuật Nhật Bản - niềm đam mê của các họa sĩ thời đó - hiện rõ trong hơn 30 bức vẽ tĩnh vật hoa, qua cách ông sử dụng những phối cảnh đậm và các mẫu trang trí phẳng, điểm thêm các tông màu đỏ đậm, để “cố thể hiện cường độ mầu sắc”.“Có thể thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong cách vẽ của Van Gogh từ 1886-1888 qua ba bức chân dung. Chân dung một người đàn ông năm 1886 tiếp nối loạt chân dung sâu kín và thống thiết trong thời kỳ đầu của Van Gogh ở Nuenen. Bức chân dung Alexander Red được vẽ vào mùa xuân năm 1887 sử dụng cách phối mầu và kỹ thuật vẽ tương đối khác. Tháng 12/1887, Van Gogh vẽ Cô gái Ý (L'Italienne), được coi là bước ngoặt nghệ thuật của họa sĩ ở hai chiều và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản, trong đó các màu sắc và đường nét tạo giá trị riêng biệt, ngoài thực tế”.Vận đen đeo bámVan Gogh trưng bày tranh ở các phòng tranh của bạn bè, các quán cà phê và nhà hàng, nơi trở thành điểm giao lưu, trao đổi của họa sĩ. Không ngạc nhiên khi Van Gogh vẽ chân dung khổ lớn chủ một nhà hàng lúc đó, có thể là Lucien Martin, ông chủ của quán Grand Bouillon, nơi họa sĩ Hà Lan trưng bày tranh. Van Gogh vẽ hơn 200 tác phẩm trong hai năm ở Paris. Thế nhưng không ai đoái hoài đến tranh của ông. Đen đủi vẫn đeo bám Van Gogh, như lúc ông còn ở Hà Lan hay Bỉ. Chuyên gia Pascal Bonafoux giải thích :“Hãy hình dung là vào thời kỳ mà tranh lịch sử vẫn được coi là hội họa chân chính, tranh chân dung là thể loại lớn… Còn đối với Van Gogh , một cành hoa, một chiếc giầy, một củ khoai tây cũng quan trọng như vậy. Dù chưa biết nhưng họa sĩ đã tham gia vào phong trào sau này là trở thành trường phái Ấn Tượng, lúc đó đã thịnh hành được khoảng 10 năm, và từng bước loại dần hội họa phân cấp đối tượng. Điều này đặc biệt quan trọng”.Những tác phẩm quan trọng nhất thuộc sở hữu của Théo, còn những bức khác thì làm quà tặng hoặc bị ăn trộm. Một vài tác phẩm được họa sĩ bán rẻ cho người buôn nghệ thuật. Vincent Van Gogh chán thành phố đang dần khiến ông ngột ngạt. Ông viết cho em gái Wilhemina, “Paris lớn như biển nhưng người ta luôn để ở đó một mảnh lớn cuộc đời”. Quyết định tìm đến thiên nhiên, tháng 02/1888, họa sĩ ôm đầy hoài bão chuyển xuống thành phố Arles, miền nam Pháp.Thế nhưng Van Gogh vẫn phải đối mặt với thực tế : tranh của ông không bán được. Đổi lại, Théo an ủi trong thư đề ngày 27/10/1888 là “anh đã tạo được cho chúng ta một mạng lưới nghệ sĩ và bạn bè, điều mà em hoàn toàn không thể làm được, vậy mà anh đã làm được phần nào từ khi anh ở Pháp”.Chán nản, kiệt quệ, bệnh tật có lẽ dần bào mòn sức lực của họa sĩ. Ông qua đời ở tuổi 37 vào lúc mà nỗ lực của ông cuối cùng cũng được biết đến, theo giải thích của Wouter van der Veen, chuyên gia về Van Gogh : “Sáu tháng trước khi qua đời (ở Auvers-sur-Oise, ngoại ô Paris), công việc của Vincent Van Gogh thu hút sự chú ý của một nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng. Người này viết trong tạp chí Mercure de France một bài báo dài gần 17 trang để giải thích công việc của họa sĩ Hà Lan này tuyệt vời đến nhường nào”.(1) Bảo tàng Van Gogh, Hà Lan

Decorating by the Book
Joie | Ajiri Aki

Decorating by the Book

Play Episode Listen Later Apr 17, 2023 22:46


(00:00) Welcome(00:10) Suzy Chase(00:19) Joie by Ajiri Aki(00:40) Travelled to Paris(00:42) From New York(00:50) Paris, France(01:07) Joie de Vivre(01:24) Joie: A Parisian's Guide to Celebrating the Good Life(01:57) Decorating by the Book Podcast(02:15) Paris(02:34) Ajiri Aki(02:42) Parisian Cafe(02:59) Ajiri Aki Website(03:20) Messy Nessy Chic(03:46) Flâneur(04:09) Cafe Life(04:22) Looking Up(04:37) That is Joie de Vivre(04:53) Tiles(05:18) Montmatre(05:30) Winding Streets(05:49) At the Top(05:59) West Village(06:29) Austin, Texas(06:33) France(06:40) NYC(06:53) Buy Book Here(07:18) Coupe(07:22) Flute(07:29) Champagne Coupe(07:34) Ajiri's Article in WSJ(07:58) Glam(08:04) The Article(08:19) The Shape(08:40) Get the Book(08:47) Etched(08:49) Beveled (08:52) Bulbous Stem(09:03) Linen(09:11) Dinner Party(09:21) Madame de la Maison(09:53) Flax Seed Linen(10:03) Flax Seed Oil(10:05) Flax Seed(10:14) See Ajiri's Own Collection Here(10:31) The Only Design Book Podcast(10:38) Wrinkle Factor(10:47) The People and The Moment(10:54) Linen with Crinkle(11:20) Use the Good China(11:26) TV in the 80's(11:59) Purchase the Book Here(12:11) Coming to the Table(12:32) Tupperware(12:40) Joie the Book(13:08) Table with Family(13:37) The Good China(14:09) China Cabinet(14:29) Plates(14:39) Saucers(15:15) Salt Cellars(15:36) Tips for Antique Shopping(15:48) Tip 1(16:08) Tip 2(16:37) Tip 3(16:56) Petit Prix(17:08) Tip 4(17:50) Tip 5(18:12) Tip 6(18:34) Tip 7(19:02) Tip 8(19:21) Tip 9(19:44) Tip 10(20:22) The Podcast(20:32) Château de Chenonceau(20:34) Château de Chambord(20:45) Double Helix Staircase(21:15) Ajiri Aki on the Web(21:49) The Book Cover(22:13) Merci(22:30) Thanks for ListeningChapters, images & show notes powered by vizzy.fm.

SchönerDenken
Folge 1201: JOHN WICK KAPITEL 4 - Der Buster Keaton des Actionkinos

SchönerDenken

Play Episode Listen Later Apr 6, 2023 11:21


Das vierte Kapitel liefert, was von einem JOHN WICK-Film zu erwarten ist: Große Bilder, sehr viel Liebe zum Detail, extrem kompetentes Gun Fu. Bei fast drei Stunden Laufzeit – fast durchgehend nicht enden wollende Kampfszenen und Schusswechsel – ermüdet der geneigte Zuschauer und fragt sich: Ist das noch Hochglanz-Actionkino oder ist schon ein Let's Play auf Speed? Die Set Pieces folgen aufeinander wie Level in einem Game, eine Szene in Vogelperspektive gedreht, verstärkt diesen Eindruck.John Wick, der weniger Sätze hat als Harald hier in einer Podcastepisode, ist ein Schmerzensmann: Jeder Kampf bedeutet weitere Blessuren und Verletzungen. Er ist wie Herakles, der unendliche viele Augias-Ställe auszumisten hat, wie Sysiphus, der versucht mit seinem Stein den Montmatre hinauf zu kommen. Keanu Reeves ist zum Buster Keaton des Action-Kinos geworden: Stoisch geht er seinen Weg, wer auch immer auf ihn schießt oder auf ihn einsticht. Und aus dieser Perspektive betrachtet ist das möglicherweise ein wirklich guter Film. Am Mikrofon direkt nach dem Film: Gabriele, Uwe, Harald, Tom und Thomas.

Abgefahrn-Podcast - Wohnmobile, Camping, Reisen

Paris, eine der Metropolen der Welt! Nur einige hundert Kilometer vom Westen Deutschlands entfernt lockt die Stadt mit Eleganz, Mode, gutem Essen, der Seine, Kunst und Kultur. Axel hat seine Familie in den Forster gepackt, den vergrößerten Dieseltank gefüllt und dann ging es über die Karnevalstage nach Paris. Kommt mit zum Eiffelturm, Louvre, Montmatre und anderen Sehenswürdigkeiten. Hier der Link zum Hörertreffen vom 16. bis 18. Juni: https://www.abgefahrn-podcast.de/abgefahrn-podcast-treffen-2023/ bitte meldet euch über den Link bei uns an. ## Links - Campingplatz "Camping de Paris" https://www.campingparis.fr/de/ (Citykamp) - GPX - Offizielle Tickets für den Louvre https://www.ticketlouvre.fr/ - Rückreise Stellplatz in Villers-Cotteréts https://www.campercontact.com/de/frankreich/hauts-de-france/villers-cotterets/22864/aire-de-camping-car-villers-cotterets - Blogbericht https://wirunddaswohnmobil.de/camping-in-paris/

TsugiMag
Avec Fred Again..

TsugiMag

Play Episode Listen Later Dec 20, 2022 32:35


Un phénomène. C'est ainsi qu'on peut qualifier le dernier invité de Place des Fêtes de 2022. Une boiler room qui dépasse les 11 millions de vue, une tournée mondiale à guichets fermés qui est passée, un soir de début décembre, par un Élysée-Montmartre chauffé à blanc. Au milieu des grands cartons de l'année, entre Taylor Swift, Rosalía, Beyoncé et les autres, se hisse un jeune Londonien qui se fait appeler Fred Again.. Un nom que les spectateurices de l'Élysée-Montmatre reprenaient comme un mantra. Surtout quand l'Anglais a fendu la foule pour venir interpréter plusieurs titres au fond de la salle, à côté de la régie son. La musique entre très tôt dans la vie de Fred Gibson, d'abord le piano, qui l'accompagne encore aujourd'hui sur scène et très vite la production électronique. C'est sous le patronage d'un certain Brian Eno que Fred Again.. fait ses premières armes, en se rendant, adolescent, chez le maestro. Et puis tout s'enchaîne, il travaille avec Eno, Karl Hyde d'Underworld, Roots Manuva, Stormzy, Charli XCX, George Ezra, Ed Sheeran. N'en jetez plus.  En 2019, il se cache derrière le tiers des singles numéro 1 au Royaume-Uni, ce qui lui vaudra en 2020 de remporter le Brit Award du meilleur producteur. Toujours sous l'influence de Brian Eno, qui l'encourage à travailler son projet perso, il commence à composer les pages d'un genre de journal intime musical utilisant des phrases collectées sur les réseaux sociaux ou sur YouTube. De l'ouvrier d'Atlanta, Carlos, et son "we gon' make it through" désormais culte, à The Blessed Madonna et "We've lost dancing", Fred Again.. traduit en musique ses émotions et celles des autres sur trois albums baptisés Actual Life. Le dernier, Actual Life Part 3, daté du 1er janvier au 9 septembre 2022 est sorti en début d'automne et nous plonge dans la tendresse et la sensibilité d'un jeune homme qui sait nous faire danser le poing levé. Fred Again.. est aujourd'hui l'invité de la 183ème Place des Fêtes.

TẠP CHÍ XÃ HỘI
Nghề hiếm tại Pháp : Thợ đóng bìa sách cổ

TẠP CHÍ XÃ HỘI

Play Episode Listen Later Oct 28, 2022 9:18


Những cuốn sách cổ với tấm bìa nâu đỏ, hẳn không xa lạ với nhiều người nếu biết đến Pháp. Đằng sau đó là cả một kho tàng nghệ thuật thủ công, được các nghệ nhân đóng bìa sách tiếp nối nghề từ nhiều thế kỷ qua. Dù cho thời đại có thay đổi, bất chấp sự xâm lấn của kỷ nguyên kỹ thuật số, những người yêu sách và các nghệ nhân vẫn tiếp tục "tạo linh hồn" cho sách. Hiệu sách của ông Michael Mcgriff mở ra từ chục năm nay, trong khu phố nhộn nhịp mà bình dân, ngay dưới chân đồi Montmatre, Paris, được mệnh danh là khu phố của các nghệ sĩ và cũng là nơi định cư của bao tên tuổi như Picasso, Monet hay Van Gogh. Vừa bán sách và vừa đọc sách, đối với ông Michael, một cuốn sách quan trọng về cả nội dung lẫn hình thức. Nó giống như quan hệ song song nhưng lại phụ thuộc vào nhau. Tức là một quyển sách hay thì phải có bìa sách đẹp và nếu bìa đẹp thì ắt nội dung trong đó cũng sẽ thú vị và mang ý nghĩa riêng biệt. Với nét cổ kính mà bụi bặm, tiệm sách cũ của ông thu hút người qua đường bởi những kệ giá sách cổ, bìa da nâu, đỏ, xếp ngay ngắn trên giá riêng biệt, thoang thoảng mùi giấy cũ. Một phần trong số đó đến từ bộ sưu tập cá nhân của ông. Ông Michael cho hay :     “Trong hiệu sách của tôi, hầu hết các cuốn sách đều có niên đại từ thế kỷ 18. Những cuốn nào cũ hơn, trước thế kỷ 18, tôi giữ lại cho riêng mình. Cuốn sách cổ nhất mà tôi giữ ở nhà được in ấn từ năm 1540. Tại sao ư ? Bởi vì tôi đặc biệt yêu thích bìa của những cuốn sách cổ. Thêm vào đó là mùi của sách cũ. Các trang giấy được làm từ một chất liệu đặc biệt : vải cũ tái chế. Nó có mùi ngọt và lưu giữ được lâu hơn so với giấy làm từ gỗ. Đối với tôi, đây là một thú vui đặc biệt. Tôi luôn so sánh kệ giá sách giống như một khu vườn. Quyển sách giống như nhưng cây hoa mà chúng ta phải săm sóc, tưới tắm, lau chùi. Đôi khi phải chỉnh lại cho thẳng hàng lối, thỉnh thoảng phải bỏ ra một số cuốn, giống những cây cỏ dại, bởi vì chúng không nằm trong ý tưởng thiết kế chung của khu vườn nữa.”    Theo thời gian, việc bảo quản những cuốn sách cũ có lẽ không dễ dàng. Một số quyển cũ quá, ông tự sửa lại, nếu không thì đành phải bỏ đi vì chi phí đóng lại bìa khá đắt đỏ. “Quyển duy nhất mà tôi đi đóng lại bìa sách bởi một thợ lành nghề là cuốn tiểu thuyết của Victor Hugo mà tôi đặc biệt yêu thích. Đây là một trong những cuốn đầu tay của đại văn hào và còn có 11 bản khác nữa. Victor Hugo lúc đó không dám ký tên vì còn trẻ và e ngại. Cuốn sách vẫn trong tình trạng tốt nhưng bìa sách có bị sờn nên tôi đi đóng lại”, ông Michael cho biết.    Dường như chính nhờ tình yêu với sách và lưu giữ sách cũ của những người như ông Michael khiến cho nghề đóng bìa sách vẫn tồn tại từ nhiều thập kỷ qua. Ở phía cuối con đường, cách hiệu sách của ông khoảng 100 mét. Bà Sophie mở một xưởng đóng sách, sửa bìa sách cũ từ 20 năm qua trong khu phố này. Bà không coi sách là một món đồ cần phải sửa chữa mà là khách hàng của mình - một bệnh nhân cần chữa trị. “Tôi thường nói với khách của tôi rằng họ là người trả tiền nhưng vị khách thực sự của tôi là cuốn sách mà họ mang đến. Công việc của tôi là khiến cuốn sách có được tuổi trẻ thêm một lần nữa. Đúng là tôi có chút gì đó giống như bác sỹ sách”, bà nói.    Những quyển sách được đóng gáy đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ thứ II, khi người La Mã cổ đại thay thế các cuộn giấy bằng các trang giấy xếp chồng lên nhau, theo tư liệu của thư viện quốc gia Pháp.  Việc đóng gáy chủ yếu là để bảo quản sách, thường được làm bằng gỗ hoặc các vật dụng thô sơ. Cho đến thời Phục Hưng, giai đoạn “vàng son” của nghề đóng sách, các kỹ thuật được phát triển trong thời kỳ này vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Tính thẩm mỹ của bìa sách được chú trọng hơn, thường được làm bằng các vật liệu nhẹ. Chi phí cũng đắt đỏ, chiếm 25 % giá trị của cuốn sách.   Tại Pháp, vào thế kỷ XVI, nhờ vào sự quan tâm của Hoàng gia, bìa sách được mạ vàng, được chạm khắc vào gáy và đôi khi được đính đá quý. Từ năm 1545 đến năm 1559, gần 900 cuốn sách có bìa và đường viền được mạ vàng, được làm cho các vị vua Pháp. Kỹ thuật mạ vàng của các nghệ nhân ở Paris đã nhanh chóng truyền cảm hứng cho các thợ đóng bìa sách ở châu Âu. Đến thế kỷ 18, sách vẫn là hiện thân của những người giàu, quyền cao chức trọng. Bìa sách thường được làm theo sở thích chủ nhân của sách. “Bìa sách là một tấm lưới vàng giam cầm những con vẹt mào (cacatoès) ngàn màu sắc, những con thuyền có cánh buồm là tem thư, hay những vị vua mà thiên đường ở trên đầu, để thể hiện rằng họ là người giàu có”, theo Max Jacob, trong cuốn Le Bibliophile, xuất bản năm 1917.   Ngày nay, dường như tầm quan trọng của bìa sách cũng như địa vị của chủ nhân không còn quá quan trọng. Các vật liệu làm bìa sách cũng không còn quý giá như trước kia. Một số người đến xưởng đóng bìa sách vì muốn làm bìa cho luận văn hay làm quà tặng. Tuy nhiên đa số là đến để đóng lại, sửa lại những quyển sách cũ. Nghệ nhân Sophie cho biết :    “ Thông thường, cứ 10 người đến cửa hàng của tôi thì có 8 người đến để đóng lại bìa sách là vì lý do tình cảm hoặc có mối liên hệ đặc biệt nào đó với cuốn sách cũ đó. Bởi vì chi phí để đóng lại hay sửa lại bìa sách thường không nhỏ. Công việc chính của chúng tôi đúng hơn là những người tiếp nối các câu chuyện của cuốn sách. Bởi vì sách không chỉ có những câu chữ mà còn có cả câu chuyện ẩn chứa đằng sau, của một gia đình, của chủ nhân của chúng. Đó cũng chính là điều mà tôi yêu thích trong công việc của mình. Khi mang sách đến, những vị khách kể với tôi lý do tại sao cuốn sách lại quan trọng với họ. Tại sao họ muốn bảo quản lâu dài, và để truyền lại cho ai. Do vậy, tôi cần phải bảo đảm rằng cuốn sách có thể được lưu giữ lâu dài, trường tồn với thời gian”.     Nếu như từ thế kỷ XX, làm bìa sách trở thành một nghệ thuật, nguồn sáng tạo của nhiều nghệ nhân, thì nhiều kỹ thuật đóng bìa sách vẫn được duy trì hàng thế kỷ qua, đều cẩn sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của nghệ nhân. Để đóng lại bìa sách, bà Sophie cho biết, cần phải thực hiện 48 công đoạn. Mỗi bước đều rất quan trọng, và mỗi thợ đóng bìa sách có kỹ năng riêng. Chỉ cần làm hỏng một khâu nào đó thì sẽ phải làm lại tất cả từ đầu.     “Tôi chủ yếu đóng bìa sách theo cách truyền thống. Khi có ai đó mang một quyển sách cũ đến, thường đều bị rách bìa, chỉ khâu sách bị bung ra, gáy sách không còn chắc chắn nữa. Đầu tiên, tôi phải tháo tất cả ra. Loại bỏ những sợi chỉ cũ, làm sạch giấy, và bỏ các lớp keo cũ. Sau đó tôi xem xét lại vị trí của các trang giấy, xếp lại thẳng hàng rồi để vào máy ép giấy cho thẳng. Tuỳ loại giấy mà thời gian ép nhanh hay chậm. Tôi chọn ra loại chỉ mới để buộc lại sách, rồi gắn một lớp vải mỏng vào gáy sách. Tôi nghĩ công đoạn khó nhất đó là dùng búa đập vào gáy để tạo khối cho sách, làm sao để gáy sách gắn được vào bìa mới. Theo tôi, để làm được công việc này, cần phải cẩn thận tỉ mỉ, và nhất là không sợ phải tháo ra làm lại từ đầu cũng như không để khó khăn khuất phục mà phải vượt qua”.     Nói về nghề thủ công, đóng bìa sách ở Pháp, một nghề thường được cho là chỉ dành cho nam giới trước thế kỷ XIX bởi đây được coi là một nghề “hạng sang”, truyền thống, và đôi khi dành cho giới thượng lưu. Thời điểm đó, cả Paris chỉ vỏn vẹn 1 vài nghệ nhân đóng bìa sách là nữ giới, như bà góa Derome, tiếp quản xưởng của người chồng quá cố ở Paris vào năm 1815. Những phụ nữ làm việc trong xưởng, thường là người thân của chủ xưởng đóng bìa sách, và chỉ được coi là thợ phụ, làm việc vặt. Mãi cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XIX, các nghệ nhân nữ dần dần “dấn thân” vào nghề. Đa số họ, đều là người làm trong ngành nghệ thuật hoặc có gia đình làm nghề đóng bìa sách.      Cũng chính vì lý do này mà khi bà Sophie nhận ra rằng thợ đóng bìa sách là nghề mà mình muốn làm, bà đã gặp không ít khó khăn. Đầu tiên là về phía gia đình. “Hôm đó, tôi gặp bố tôi và bảo rằng tôi sẽ bỏ tất cả những việc đang làm, đi học một khoá học về đóng bìa sách (CAP reliure) và sau đó mở xưởng riêng. Lúc đó bố tôi bảo tôi bị điên và không tin vào ý định của tôi”, bà Sophie thuật lại. Có lần, bà phải đi tìm nghệ nhân đóng bìa sách để xin học việc tại xưởng. Bà nhớ lại về một ông thợ đóng sách đã nhìn bà và quả quyết nói rằng : “Đây không phải là việc của phụ nữ”. Dĩ nhiên, những khó khăn ban đầu không khiến bà chùn bước. Sau gần 7 năm học việc, bà đã mở xưởng của riêng mình và làm nghề đóng sách từ 20 năm qua. Lỗ Tấn từng nói “trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì cũng thành đường thôi”. Có lẽ bà Sophie không phải là người đầu tiên đi trên con đường này nhưng bà là một trong những người góp phần loại bỏ mác “nghề nghệ nhân chỉ dành cho nam giới”.   Theo nhà xã hội học Biheng-Martinon và Louise-Mirabelle, chuyên nghiên cứu về lịch sử nghề thủ công ở Pháp, từ năm 1970, bắt đầu có nhiều phụ nữ quan tâm đến nghề đóng bìa sách. Lý do có thể là vì với trợ giúp từ một số loại máy móc, cùng các công cụ khác nhau, nghề đóng bìa sách không cần quá nhiều thể lực, bên cạnh các cuộc đấu tranh bình quyền nam - nữ trong công việc. Hiện nay,  50 % thợ thủ công ở Pháp làm trong trong lĩnh vực này là nữ giới.  

Insight Myanmar
The Fabric of Change: Feminism, Art, and Revolution

Insight Myanmar

Play Episode Listen Later Jan 11, 2022 92:05


When Chuu Wai Nyein was just eighteen years old, she was with her sister at a Mandalay teashop. As they were leaving, a man sexually assaulted her sister. The event deeply traumatized them, and Chuu was horrified to learn this was not an uncommon occurrence for women in Myanmar, and the typical response was equally troubling: basically, if something happens, just stay quiet about it. Chuu decided she would work to address the relative powerlessness of women in Burmese culture. She eventually found her voice through painting.  When the coup first happened, it was still relatively safe for people to assemble in non-violent gatherings outside. Chuu's artistic skills were put to good use at demonstrations making signs that became very popular, even catching the eye of foreign journalists and observers. Long lines would form as protestors waited for her to make their personal signs. She transformed her studio apartment into a kind of warehouse, and began selling artwork on her Facebook page, with all funds going to support the Civil Disobedience Movement. But one day, the military chose to respond to a peaceful protest with force, and their crackdown sent Chuu and all her friends literally running for their lives. Moreover, it was clear that she urgently needed to empty her apartment of all protest-related material. This was tense and very dangerous work, with soldiers camped out on nearly every corner. Fortunately, she and her friends managed to clear out all the artwork just in time, as only a few days later, a dozen soldiers appeared at her door.  Following this close call, Chuu realized that she could do more for the democracy movement by relocating to a place of safety, where she could speak freely. So she decided to go to France. The transition there was not easy, but Chuu adapted. She connected with some galleries, and also developed her own kind of performance art to highlight the coup, giving performances in front of the Louvre and Montmatre. Her work has been featured both in Time and on BBC. But her heart remains with the Burmese people. From afar, she appreciates her home country as never before. She is already looking beyond what she regards as an eventual victory, towards the new Myanmar she hopes to see, one which will bring female empowerment into the Burmese cultural mainstream. 

Pluma Pantalla
Eva Luna de Isabel Allende

Pluma Pantalla

Play Episode Listen Later Jul 30, 2021 51:25


En este episodio hablamos de Isabel Allende y de su libro Eva Luna. También hablamos un poco de investigaciones periodísticas, a propósito del libro Todos Los Hombres del Presidente. Además, nos emocionamos por la editorial Gallonaro y los libros de Qiu Miaojin, Apuntes de un Cocodrilo y Cartas Póstumas desde Montmatre. http://instagram.com/plumapantalla http://twitter.com/plumapantalla

TẠP CHÍ VĂN HÓA
Tạp chí văn hóa - Mái nhà lợp kẽm ở Paris, di sản kiến trúc Haussmann thời Napoleon Đệ Tam

TẠP CHÍ VĂN HÓA

Play Episode Listen Later Feb 26, 2021 9:46


Ngày 16/02/2021, bộ Văn Hóa Pháp thông báo nghề lợp mái kẽm các ngôi nhà ở Paris, cùng với nghề làm bánh mì baguette truyền thống, lễ hội nấu rượu vang vùng Arbois ở miền đông nước Pháp, sẽ được bộ trưởng Văn Hoá Roselyne Bachelot cân nhắc chọn lựa để đến năm 2022 đệ trình lên UNESCO hồ sơ đề cử di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Mái nhà: « Tấm danh thiếp » bản sắc địa phương Những mái nhà bằng kẽm màu xam xám có gì đặc biệt mà nước Pháp, một quốc gia nổi tiếng có nhiều di sản văn hoá phi vật thể thế giới, lại hy vọng được UNESCO công nhận là di sản ? Nhiều người có lẽ không biết « mái » là một thành phần quan trọng, nếu không muốn nói là đặc điểm nhận diện của hình thái kiến trúc. Trả lời phỏng vấn của đài RFI Việt ngữ ngày 23/02/2021, tiến sĩ về quy hoạch đô thị, kiến trúc sư Bùi Uyên, Paris, giải thích : « Khi mới đến thăm một khu làng, một thành quách, ngay từ xa, điều chúng ta quan sát dễ nhất chính là những đỉnh mái của nhà thờ, cung điện. Ngay trong kiến trúc Á Đông, những mái chóp hay diềm mái vuốt cong của đình chùa, cổng làng ... cũng là những đường nét ấn tượng nhất. Vì thế, với các công trình tôn giáo, lăng tẩm, cung điện, thành quách, mái là yếu tố biểu trưng, thể hiện quyền lực và sự thịnh vượng, sử dụng vật liệu quý hiếm như mạ vàng hay đồng. Kết cấu mái luôn là động lực để những người xây dựng cải tiến nhằm chinh phục những tầm cao mới, những khẩu độ vòm vươn xa hơn, dần định hình những phong cách kiến trúc mới. Còn với các căn nhà ở hay công trình dân dụng khác, mái là bộ phận quan trọng, phản ánh rõ nhất sự khác biệt khí hậu, vật liệu địa phương và kỹ thuật xây dựng đương thời. Đến các vùng xứ lạnh, tuyết rơi nhiều, sẽ thấy ngay những mái dốc lớn, dày, kết cấu gỗ đồ sộ, ốp vật liệu đá kiên cố, và vì thế chiếm tỉ lệ lớn trong khối tích công trình. Ngược lại, ở khu vực nắng ấm, độ dốc mái lại thấp hơn hẳn, vật liệu, kết cấu cũng thoáng nhẹ hơn, để đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt là chủ yếu. Vì thế, yếu tố mái, từ vật liệu, tỉ lệ đến đường nét, là « tấm danh thiếp » cô đọng bản sắc và lịch sử địa phương. Cũng nằm trong quy luật đó, những mái nhà lợp kẽm (zinc), hiện che phủ phần lớn các toà nhà Paris, giữ trong nó dấu ấn của thời kỳ bước ngoặt của quy hoạch và kiến trúc thủ đô Pháp, và trở thành đặc trưng cảnh quan đô thị đến tận ngày nay ».     Mái nhà lợp kẽm: « Mặt đứng thứ 5 » của kiến trúc Haussmann Mái kẽm màu xanh xám, vốn che phủ khoảng 80% các tòa nhà ở Paris, một trong những đặc trưng kiến trúc của kinh đô ánh sáng Paris, có nguồn gốc thế nào, trong khi ở nhiều vùng miền khác tại Pháp, mái nhà chủ yếu là ngói đất nung màu nâu đỏ hoặc đá ardoise ? Kiến trúc sư Bùi Uyên, cũng là một người chuyên về cảnh quan và di sản, nhắc lại : « Bộ mặt « Paris hoa lệ » mà chúng ta thấy ngày hôm nay được tạo dựng và định hình phần lớn nhờ công của nam tước Georges Eugène Haussmann thời Napoleon Đệ Tam, nửa cuối thế kỷ 19. Dấu ấn của ông không chỉ ở quy hoạch toàn Paris như hiện nay và kiến thiết lại phần lớn các trục, tuyến đại lộ trung tâm, quảng trường …, mà đặc biệt còn định hình phong cách kiến trúc mang tên ông. Paris lột xác từ những ngõ phố nhỏ hẹp, tối tăm, lụp xụp, mất vệ sinh, trở thành những toà nhà 5-6 tầng kiên cố, có đường nét kiến trúc hài hoà, vật liệu chọn lọc, tỉ lệ vần luật, tạo các mặt đứng thống nhất. Nếu khách tham quan và bộ hành dễ dàng chiêm ngưỡng các mặt tiền của phong cách kiến trúc chiếm đến 60% các toà nhà trong Paris trên tuyến phố, thì lại ít người để ý được phần mái của các toà nhà này chúng, cũng gắn liền với kiến trúc phong cách Haussmann, thành một nét đặc trưng của Paris, mà trong ngành kiến trúc, được mệnh danh « mặt tiền thứ 5 » của công trình ». Trước đó, vật liệu lợp mái đa phần là đá ardoise hay đồng, đối với những công trình lớn quan trọng, nhưng để đáp ứng nhu cầu xây dựng số lượng lớn trong thời gian ngắn, kẽm trở thành vật liệu phù hợp nhất. Trong thời đại thịnh vượng của cách mạng công nghiệp thế kỷ 19, kim loại là vật liệu được đưa vào ứng dụng rộng khắp, việc lựa chọn vật liệu kẽm trở thành biểu trưng mang tính thời đại. Vật liệu này sản xuất được số lượng lớn, rẻ tiền hơn đá ardoise, lại nhẹ, bền chắc, dễ thao tác, phù hợp nhất để phủ hàng ngàn toà nhà được xây dựng chỉ trong vòng 17 năm. Chính nhờ tính chất mỏng và nhẹ của kẽm mà hệ khung kết cấu mái cũng vì thế được giảm tải, nhỏ gọn hơn, chừa lại không gian đủ lớn để tận dụng thiết kế các phòng ở nhỏ dưới hệ dầm mái. Nhờ thế khai sinh ra khái niệm « chambre de bonne » - căn phòng tầng áp mái dành cho người giúp việc, mỗi phòng chỉ vỏn vẹn 9-10m2, đặc thù trong kiến trúc Haussmann. Ngày nay, các căn phòng nhỏ này thường được giới trẻ hay sinh viên thuê để trọ học ở Paris, để vẫn được sống giữa Paris đắt đỏ với chi phí trong khả năng tài chính ». Nếu xưa kia, tầng cao nhất dành cho những người giúp việc - tầng lớp thấp nhất trong xã hội đô thị, thì ngày nay trật tự đó có phần thay đổi. Nhiều người Paris và đặc biệt người trong giới nghệ thuật, kiến trúc, mong muốn sở hữu một căn hộ trên tầng cao nhất để tận hưởng tầm nhìn không giới hạn, thả tầm mắt trên những ống khói gạch đỏ, những lớp mái xanh ghi, ngắm nhìn lũ chim nhởn nhơ đậu trên đỉnh mái.     Hình ảnh đi vào nghệ thuật, một phần của Paris thơ mộng Đối với du khách đến thăm Paris, chắc không ai bỏ lỡ cơ hội lên thăm đồi Montmartre, quần thể kiến trúc nhà thờ Sacré Coeur, khu phố nghệ sỹ và những dốc thang huyền thoại. Cũng chính tại nơi có địa hình cao nhất Paris, khách tham quan được có cơ hội ngắm toàn cảnh Paris từ trên cao. Và có lẽ họ sẽ không thể không ấn tượng trước một biển màu xanh ghi của những mái kẽm trải dài đến chân trời, điểm xuyết màu ghi sẫm của mái đá ardoise phủ các công trình lớn, những mái đồng xanh vì ôxy hoá theo thời gian của nhà thờ Madeleine, Đại điện Grand Palais, hay chóp vàng lấp loá của Điện Invalides. Kiến trúc sư Bùi Uyên chia sẻ cảm xúc : « Nếu khéo léo chọn được thời điểm ngồi bên những bậc thềm trên đồi Montmartre lúc hoàng hôn buông xuống, ta sẽ được chiêm ngưỡng ánh sáng cuối ngày lấp lánh phản chiếu trên những mái kẽm như sóng bạc. Hoặc giả, ngay giữa một chiều đông xám mù đặc trưng khí hậu miền Bắc nước Pháp, khung cảnh vẫn không làm ta thất vọng, bởi màu mái đan hoà như tan vào màu trời, thành một lớp loang xám xanh trên bức tranh màu nước. Ngoài ra, đứng trên những công trình cao như nóc Khải Hoàn Môn, Nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel cũng đủ để mọi người ngắm nhìn những trùng điệp mái nhà Paris phủ màu xanh xám. Cá nhân tôi, nơi tôi thích ngắm nhìn những mái nhà Paris nhất lại là trên tầng 5 của Beaubourg - Trung tâm văn hoá và bảo tàng nghệ thuật đương đại Pompidou. Ở đây, gần như ngang tầm độ cao của những ô cửa sổ căn phòng áp mái « chambre de bonne », tôi như được bập bềnh giữa những mái sóng xanh mờ tỏ, lấp ló những đỉnh ổng khói lô nhô, nơi lũ bồ câu xám nghỉ chân sau khi chán chê sà xuống gần những nhóm khách thăm quan đông như trảy hội nơi quảng trường bên dưới. Không biết có phải vì chính ngọn đồi Montmartre vốn là nơi quy tụ của giới nghệ sỹ thời đầu thế kỷ 20, mà khung cảnh Paris trải dài những mái nhà ghi xanh đi vào nhiều tranh vẽ của các hoạ sỹ lớn như Cézanne, Van Gogh, Gustave Caillebotte hay Nicolas de Staël và sau này là trong những bức ký họa màu nước như của Fabrice Moireau, rồi đến bộ ảnh Paris đầy chất nghệ thuật của Michael Wolf hay Gilles Mermet - tác giả cuốn sách « Les Toits de Paris - Những mái nhà Paris » (2011). Người yêu điện ảnh Pháp cũng được mãn nhãn với những khung hình mái nhà Paris trong nhiều bộ phim nổi tiếng, từ chú chuột Ratatouille ngồi ngắm những mái nhà trong màn đêm, đến trường đoạn rượt đuổi gay cấn của nam tài tử Belmondo trên những mái nhà trong bộ phim « Peur sur la ville » (1975), hay trong nhiều cảnh quay của bộ phim lãng mạn đạt 4 giải César và đề cử Oscar « Le fabuleux destin d’Amélie Poulain » (2001), và gần đây nhất là những cảnh panorama 3D Paris đầy ấn tượng trong bộ phim Hugo Cabret dành 5 giải Oscar (2011) ».     Hành trình chọn đề cử di sản UNESCO - từ tiềm thức của một cô bé Paris Trở lại với ý tưởng đưa những mái nhà Paris, và sau đó là nghề lợp mái kẽm, vào đề cử di sản thế giới, kiến trúc sư Bùi Uyên gọi đó là một câu chuyện thú vị và đầy cảm hứng : « Nếu như đề xuất này được đưa ra vào năm 2014, bởi bà Delphine Bürkli, người vừa trúng cử thị trưởng quận 9 Paris thời điểm đó, thì tình yêu với khung cảnh những mái nhà Paris lại ấp ủ trong bà từ khi còn là một cô bé con sống ở khu phố dưới chân đồi Montmartre, mỗi cuối tuần được cha mẹ dẫn đi dạo trên đỉnh đồi để mê mải ngắm nhìn Paris ngay dưới chân mình. Để rồi, khi trưởng thành, cô bé Paris thủa ấy đặt câu hỏi cho bản thân về một hình ảnh thủ đô mà cô muốn giữ gìn, dựng xây. Ở đó, những mái nhà xám xanh là một nét đặc trưng riêng biệt chỉ có ở Paris, cùng với nó là nghề lợp mái kẽm tồn tại hơn 200 năm đang có nguy cơ bị mai một, là những di sản cần được bảo vệ và tôn vinh. Nhất là khi đây là một công việc luôn cần thợ có tay nghề để cải tạo, sửa chữa và làm mới thường xuyên, nhằm giữ gìn chất lượng và thẩm mỹ của « mặt đứng thứ 5 » này. Cùng với nhiếp ảnh gia Gilles Mermet, người chia sẻ tình yêu với những mái nhà Paris, hồ sơ xin đề cử nghề lợp mái zinc Paris được gây dựng trong nhiều năm, để đến năm 2017, chính thức được liệt kê trong danh sách di sản phi vật thể của Pháp ». Hơn trăm năm trước, họa sĩ Van Gogh đã trải qua những tháng năm ngắn ngủi của đời nghệ sỹ trong một căn gác mái khu đồi Montmatre, nơi ông đã ngắm và vẽ những mái nhà Paris, với niềm hy vọng trong những ngày chập chững bước vào nghiệp vẽ, bởi Kinh Đô Ánh Sáng là mảnh đất tự do để ươm mầm nghệ thuật, và ở đó, vẻ đẹp sóng mái xanh ghi đã in sâu trong tiềm thức của những tâm hồn yêu Paris.  

Stories - Ràdio Castellar
Stories de viajes: Anécdotas en Japón y un paseo por París - T1E52

Stories - Ràdio Castellar

Play Episode Listen Later Feb 17, 2021 67:30


Con Laura y Hira de @nipponismo hemos escuchado algunas de las anécdotas que nos habéis enviado. En Japón os habéis encontrado de todo: toallas minúsuculas, sustos de Halloween, pijamas tradicionales... Hira y Laura nos han explicado si es o no normal lo que les pasa a los turistas, y nos han informado de lo que hay que hacer en ciertas situaciones cuando viajemos a Japón. Además, Glòria Ribas de @lamaletadeglo nos ha paseado virtualmente por París y hemos visitado Montmatre, la Sainte Chapelle y las catacumbas parisinas. ¡Síguenos en instagram @stories.radiocastellar y participa en el programa! Music: https://www.silvermansound.com --- Send in a voice message: https://anchor.fm/stories-de/message

Jazzoom
Jazzoom - Jazzhus Montmatre Lukker - 2. sep 2020

Jazzoom

Play Episode Listen Later Sep 2, 2020 55:00


Dit daglige magasinprogram med det nyeste indenfor jazzen. Jazzoom spotter tendenser og opdaterer dig på det vigtigste i jazzen herhjemme og i udlandet. Vært: Stine Danving. www.dr.dk/p8jazz

dit montmatre stine danving
Farlige toner - historien om dansk jazz
Farlige toner 3:5 - Høvdingen

Farlige toner - historien om dansk jazz

Play Episode Listen Later Jun 23, 2020 52:08


Han står i et vredesudbrud i DRs kantine, har kastet en bakke med glas på gulvet og smadrer sin saxofon og tværfløjte ned oveni glasskårene. Saxofonisten John Tchicai er en af den danske jazzhistories mest kompromisløse og grænseoverskridende musikere. Han indspiller med John Coltrane i New York i 60erne, og optræder senere i dametøj med frosne fisk på det fine jazzhus Montmatre. Du ved aldrig hvor du har Tchicai. Vært: Kresten Osgood. Tilrettelægger: Mikkel Rønnau Mix: Mikkel Rønnau. Fortællerstemme: Steen Jørgensen. Foto: Jørgen Bonfils/Ritzau Scanpix. Redaktør: Mikkel Rønnau. Særlig tak til Center for dansk jazzhistorie, Hugh Steinmetz, Anna-Lise Malmros og Mauritz Tchicai. Produceret for DR af Filt Cph.

Matiné! En filmpodd av Nördliv
#5 | Amélie från Montmatre

Matiné! En filmpodd av Nördliv

Play Episode Listen Later Jan 3, 2020 60:22


I detta avsnitt avhandlas den sockersöta men paradoxalt bitterljuva feelgood-filmen "Amélie från Montmatre", eller Amélie för kort. Allt anförda av Nördlivs egna filmregissör Emil samt den glade cineasten Fredrik.

CERNO L'anti-enquête
Episode 15 : La dame du cimetière

CERNO L'anti-enquête

Play Episode Listen Later Sep 28, 2019 17:37


Julien est au cimetière Montmatre pour rechercher la tombe de Ioana Seicaresco lorsqu'il tombe sur une vieille connaissance. Françoise, la dame du cimetière, raconte...CERNO est un podcast créé par Julien CernoboriReportage, montage, réalisation et mixage : Julien CernoboriMusique originale : Théo BoulengerDirection artistique : Juliette NioréGraphisme : Victor NioréPour soutenir ce podcast indépendant et gratuit, rendez vous sur patreon.com/CERNO

Join Us in France Travel Podcast
The Vibe of Paris Neighborhoods, Episode 199

Join Us in France Travel Podcast

Play Episode Listen Later Jun 13, 2018 27:49


Each part of Paris has it own feel and understanding the vibe of Paris neighborhoods is important so you can be in the best position to choose where you stay. The question of where should I stay in Paris comes up a lot especially for first-time visitors. Those of us who have been to Paris several times have our favorites, but that doesn't mean that the rest aren't any good, it just means that you like to stick to what's comfortable to you! The neighborhoods we consider today are the Latin Quarter, Saint Germain des Près, Saint Michel, Le Marais, Montmatre, Montparnasse, the Eiffel Tower, La Défense, the Champs Elysées / Arc de Triomphe area. There are some Annie loves and others she does not. In this episode you hear exactly why with examples of what's wrong. What You Will Hear About in this Episode with Timestamps [00:22] What Paris neighborhood is best to stay in? [01:32] This episode is for people who don’t have a favorite Paris neighborhood yet. [02:56] Annie recorded this episode behind Notre Dame in Paris, recording in public is a first for this show! [04:03] Annie just completed the Versailles, Giverny, Paris and Normandy tours, they were great with great customers again. [04:26] What is the vibe of various Paris neighborhoods and how can knowing about that help you choose the best place for you? Let’s start with four neighborhoods on the left bank: Latin Quarter, Saint Germain des Près and Saint Michel. The Saint-Michel Neighborhood [05:06] Saint Michel is great for people who aren’t staying in Paris very long because it’s close to everything first-time visitors should visit, but it’s a loud neighborhood. Saint-Germain-des-Près [06:35] Saint Germain des Près is a little further, but not by much. It is quieter (fewer sirens) but still busy and very popular with visitors. A great place to rent or apartment or book a hotel, although it’ll be a bit more expensive than Saint Michel. The Latin Quarter [07:11] The Latin Quarter is a lot more subdued because it is the home of the Sorbonne which takes up a lot of the space.  It is a wonderful neighborhood but be prepared to walk a little more. The Luxembourg Garden Area [08:07] The Luxembourg Gardens are also a lovely area for you to choose as a place to stay, it is usually attractive to repeat visitors who have visited the area before. It is a little further out, but peaceful and upscale. Le Marais Neighborhood [08:46] On the right bank (I misspoke and said left bank in the audio) you can stay in Le Marais, a wonderful lively area, especially around the Saint Paul metro station. Montmartre, Watch Out! [09:58] Montmatre is a popular area that I don’t recommend. Why not? Because it takes too long to get to and from Montmartre, because it’s hilly, there are lots of stairs to deal with, and the elevator at the Abbesses metro station hardly ever works, it hasn’t gotten any better since the renovation. Montparnasse, More Genuinely  French [12:37] For those of you who would like to stay in a neighborhood with more French people than visitors, Montparnasse is highly recommended (I misspoke and said Montmartre several times, but I meant Montparnasse). The area has a lot of offer and is “real”. La Défense Area [13:38] Some people stay at La Défense when they get free hotels due to miles. There is nothing wrong with staying at La Défense but be aware that the area is lively during the day (when presumably you’ll be away enjoying Paris) and completely dead at night. I don’t recommend you stay there unless you’re going to Paris for work. The Eiffel Tower Area [14:20] The Eiffel Tower neighborhood is wonderful with good hotels, great apartments, a little bit out of the way, but not so much that it would become a problem. Champs Elysées / Arc de Triomphe [15:39] The Champs Elysées and Arc de Triomphe area is nice, but not as well served by public transportation because the people who live there are wealthy and never take the bus. This is a great area for people who take taxis everywhere they go. Episode Conclusion [16:24] Recap of what I covered in the episode and the vibe of Paris neighborhoods. [18:59] Thank you new Patreon supporters! [20:01] Quick recap of how the tours went, more to come in subsequent episodes. [21:31] Annie is going back to Paris to spend time with her sister-in-law and her two children and will be trying kid-friendly attraction. [21:44] Annie is getting a labradoodle puppy! [22:36] June 2017 was stifling hot and June 2018 has been really wet. Rant: Do Not Walk on the Road! [23:05] RANT: do NOT walk off into the road to take a picture of the Arc de Triomphe! [24:44] You can listen to the show on the Amazon Alexa, on Spotify, iTunes, Google Play and any podcast App you may wish to use on your smartphone. Subscribe to the email extras and bonuses Ask a question or leave a voicemail comment: +1 801 806 1015 To learn about Join Us in France Tours, visit Addicted to France Click here to support the show when you shop on Amazon Show Merchandise including shirts, totes, phone cases and more! Click here for show notes with time stamps for this episode. https://joinusinfrance.com/171 (apple podcast app does not display links embedded in words) Click here to review the show on iTunes. See Annie's photos of France on Instagram Join Us in France Book Group on Goodreads Send email feedback: annie@joinusinfrance.com Follow the show on Facebook

Folk Live
Folk Live - Mynsterland Sep 2016 (Mathæus Bech) Uddrag af Mynsterlands debutkoncert på Montmatre september 2016. Præsenteret af Mathæus Bech

Folk Live

Play Episode Listen Later Dec 3, 2017 30:00


math folk bech senteret uddrag montmatre
Join Us in France Travel Podcast
Montmartre in Paris, Episode 134

Join Us in France Travel Podcast

Play Episode Listen Later Dec 28, 2016 68:43


In today's episode Elyse and Annie look at what makes Montmatre so special and so popular. Why do tourists go there in such great numbers? What do French people think about it? Is Montmartre genuine Paris, or is it just a tourist trap? If you enjoy the show, subscribe to the Join Us in France Newsletter Click here for show notes and photos for this episode. Click here to review the show on iTunes. Click here to leave us a voice mail question or comment. Send email feedback: annie@joinusinfrance.com Follow the show on Facebook There are four ways you can support the show right now: 1. Make a recurring donation to Join Us in France via Patreon and get exclusive content in return. The more you donate, the more you get back! 2. Make your regular purchases on Amazon via Join Us in France. Click on this Amazon link or on any of the Amazon search boxes you will find on the show home to make sure the show gets a commission. You pay the same wether you buy via Join Us or not! 3. Buy your travel services via Join Us in France. Annie is always on the look-out for great travel deals:  You'll find vendors for flights, hotels, car rentals, train tickets, airport parking, river cruises, audible books, travel insurance, French language classes, etc. When you shop and purchase via those banners, Join Us in France gets a commission, and you do not pay a penny more! 4. Make a one-time donation using the Tip Your Guide button on Join Us in France.

Magnificat TV (Franciscanos de María)
Una vida, un Santo. S.Francisco Javier (3 Diciembre 2016)

Magnificat TV (Franciscanos de María)

Play Episode Listen Later Dec 3, 2016 7:01


Vidas de Santos y Beatos. Los videos se encuentran en www.magnificat.tv Otros canales de comunicación de Magnificat TV de los Franciscanos de María: Podcast: bit.ly/AudiosMagnificatTV Youtube: bit.ly/YouTubeMagnificatTV Twitter: twitter.com/MagnificatTV Facebook:www.facebook.com/Magnificattv Nació en el castillo de Javier (Navarra) el año 1506. Cuando estudiaba en París, se unió al grupo de san Ignacio. Fue ordenado sacerdote en Roma el año 1537, y se dedicó a obras de caridad. El año 1541 marchó al Oriente. Evangelizó incansablemente la India y el Japón durante diez años, y convirtió muchos a la fe. Murió el año 1552 en la isla de Sanchón Sancián, a las puertas de China. ¡Ay de mí, si no anuncio el Evangelio! De sus cartas a san Ignacio Son pocos los hombres que tienen el corazón tan grande como para responder a la llamada de Jesucristo e ir a evangelizar hasta los confines de la tierra. San Francisco Javier es uno de esos. Con razón ha sido llamado: "El gigante de la historia de las misiones" y el Papa Pío X lo nombró patrono oficial de las misiones extranjeras y de todas las obras relacionadas con la propagación de la fe. La oración del día de su fiesta dice así: "Señor, tú has querido que varias naciones llegaran al conocimiento de la verdadera religión por medio de la predicación de San Francisco Javier". El famoso historiador Sir Walter Scott comentó: "El protestante más rígido y el filósofo más indiferente no pueden negar que supo reunir el valor y la paciencia de un mártir con el buen sentido, la decisión, la agilidad mental y la habilidad del mejor negociador que haya ido nunca en embajada alguna". Francisco nació en 1506, en el castillo de Javier en Navarra, cerca de Pamplona, España. Era el benjamín de la familia. A los dieciocho años fue a estudiar a la Universidad de París, en el colegio de Santa Bárbara, donde en 1528, obtuvo el grado de licenciado. Dios estaba preparando grandes cosas, por lo que dispuso que Francisco Javier tuviese como compañero de la pensión a Pedro Favre, que sería como él jesuita y luego beato, también providencialmente conoció a un extraño estudiante llamado Ignacio de Loyola, ya bastante mayor que sus compañeros. Al principio Francisco rehusó la influencia de Ignacio el cual le repetía la frase de Jesucristo: "¿De qué le sirve a un hombre ganar el mundo entero, si se pierde a sí mismo?". Este pensamiento al principio le parecía fastidioso y contrario a sus aspiraciones, pero poco a poco fue calando y retando su orgullo y vanidad. Por fin San Ignacio logró que Francisco se apartara un tiempo para hacer un retiro especial que el mismo Ignacio había desarrollado basado en su propia lucha por la santidad. Se trata de los "Ejercicios Espirituales". Francisco fue guiado por Ignacio en aquellos días de profundo combate espiritual y quedó profundamente transformado por la gracia de Dios. Comprendió las palabras que Ignacio: "Un corazón tan grande y un alma tan noble no pueden contentarse con los efímeros honores terrenos. Tu ambición debe ser la gloria que dura eternamente". Llegó a ser uno de los siete primeros seguidores de San Ignacio, fundador de los jesuitas, consagrándose al servicio de Dios en Montmatre, en 1534. Hicieron voto de absoluta pobreza, y resolvieron ir a Tierra Santa para comenzar desde allí su obra misionera, poniéndose en todo caso a la total dependencia del Papa. Junto con ellos recibió la ordenación sacerdotal en Venecia, tres años más tarde, y con ellos compartió las vicisitudes de la naciente Compañía. Abandonado el proyecto de la Tierra Santa, emprendieron camino hacia Roma, en donde Francisco colaboró con Ignacio en la redacción de las Constituciones de la Compañía de Jesús. Bien dice el Libro del Eclesiástico: "Encontrar un buen amigo es como encontrarse un gran tesoro". A las Misiones En 1540, San Ignacio envió a Francisco Javier y a Simón Rodríguez a la India en la primera expedición misional de la Compañía de Jesús. Para embarcarse, Francisco Javier llegó a Lisboa hacia fines de junio. Inmediatamente, fue a reunirse con el P. Rodríguez, quien se ocupaba de asistir e instruir a los enfermos en el hospital donde vivía. Javier se hospedó también ahí y ambos solían salir a instruir y catequizar en la ciudad. Pasaban los domingos oyendo confesiones en la corte, pues el rey Juan III los tenía en gran estima. Esa fue la razón por la que el P. Rodríguez tuvo que quedarse en Lisboa. También San Francisco Javier se vio obligado a permanecer ahí ocho meses y, fue por entonces cuando escribió a San Ignacio: "El rey no está todavía decidido a enviarnos a la India, porque piensa que aquí podremos servir al Señor tan eficazmente como allí". Pero Dios tenía otros planes y Francisco Javier partió hacia las misiones el 7 de abril de 1541, cuando tenía 35 años, el rey le entregó un breve por el que el Papa le nombraba nuncio apostólico en el oriente. El monarca no pudo conseguir que aceptase más que un poco de ropa y algunos libros. Tampoco quiso Javier llevar consigo a ningún criado, alegando que "la mejor manera de alcanzar la verdadera dignidad es lavar los propios vestidos sin que nadie lo sepa". Con él partieron a la India el P. Pablo de Camerino, que era italiano, y Francisco Mansilhas, un portugués que aún no había recibido las órdenes sagradas. En una afectuosa carta de despedida que el santo escribió a San Ignacio, le decía a propósito de este último, que poseía "un bagaje de celo, virtud y sencillez, más que de ciencia extraordinaria". Otros cuatro navíos completaban la flota. En el barco viajaba el gobernador de la India, Don Martín Alfonso Sousa y, además de la tripulación, había pasajeros, soldados, esclavos y convictos. Entre la tripulación y entre los pasajeros había gente de toda clase, de suerte que Javier tuvo que mediar en reyertas, combatir la blasfemia, el juego y otros desórdenes. Francisco se encargó de catequizar a todos. Los domingos predicaba al pie del palo mayor de la nave. Convirtió su camarote en enfermería y se dedicó a cuidar a todos los enfermos, a pesar de que, al principio del viaje, los mareos le hicieron sufrir mucho a él también. Pronto se desató a bordo una epidemia de escorbuto y sólo los misioneros se encargaban del cuidado de los enfermos. La expedición navegó meses para alcanzar el Cabo de Buena Esperanza en el extremo sur del continente africano y llegar a la isla de Mozambique, donde se detuvo durante el invierno; después siguió por la costa este del Afrecha oriental y se detuvo en Malindi y en Socotra. Por fin, la expedición llegó a Goa, el 6 de mayo de 1542 tardándoles el doble de lo normal. San Francisco Javier se estableció en el hospital hasta que llegaron sus compañeros, cuyo navío se había retrasado. La Pérdida de la fe entre los Cristianos de las Colonias Goa era colonia portuguesa desde 1510. Había ahí un número considerable de cristianos, con obispo, clero y varias iglesias. Desgraciadamente, muchos de los portugueses se habían dejado arrastrar por la ambición, la usura y los vicios, hasta el extremo de que muchos abandonaban la fe. Los sacramentos habían caído en desuso; se usaba el rosario para contar el número de azotes que mandaban dar a sus esclavos. La escandalosa conducta los cristianos alejaba de la fe a los infieles. Esto fue un reto para San Francisco Javier. Además, fuera de Goa había a lo más, cuatro predicadores y ninguno de ellos era sacerdote. El misionero comenzó por instruir a los portugueses en los principios de la religión y a formar a los jóvenes en la práctica de la virtud. Después de pasar la mañana en asistir y consolar a los enfermos y a los presos, en hospitales y prisiones miserables, recorría las calles tocando una campanita para llamar a los niños y a los esclavos al catecismo. Estos acudían en gran cantidad y el santo les enseñaba el Credo, las oraciones y la practica de la vida cristiana. Todos los domingos celebraba la misa a los leprosos, predicaba a los cristianos y a los hindúes y visitaba las casas. Su amabilidad y su caridad con el prójimo le ganaron muchas almas. Uno de los pecados más comunes era el concubinato de los portugueses de todas las clases sociales con las mujeres del país, dado que había en Goa muy pocas portuguesas. Tursellini, el autor de la primera biografía de San Francisco Javier, que fue publicada en 1594, describe con viveza los métodos que empleó el santo para combatir aquella vida de pecado. Por ellos, puede verse el tacto con que supo Javier predicar la moralidad cristiana, demostrando que no contradecía ni al sentido común, ni a los instintos verdaderamente humanos. Para instruir a los pequeños y a los ignorantes, el santo solía adaptar las verdades del cristianismo a la música popular, un método que tuvo tal éxito que, poco después, se cantaban las canciones que él había compuesto, lo mismo en las calles que en las casa, en los campos que en los talleres. Misionero con los Paravas Cinco meses más tarde, se enteró Javier de que en las costas de la Pesquería, que se extienden frente a Ceilán desde el Cabo de Comorín hasta la isla de Manar, habitaba la tribu de los paravas. Estos habían aceptado el bautismo para obtener la protección de los portugueses contra los árabes y otros enemigos; pero, por falta de instrucción, conservaban aún las supersticiones del paganismo y practicaban sus errores1.. Javier partió en auxilio de esa tribu que "sólo sabía que era cristiana y nada más". El santo hizo trece veces aquel viaje tan peligroso, bajo el tórrido calor del sur de Asia. A pesar de la dificultad, aprendió el idioma nativo y se dedicó a instruir y confirmar a los ya bautizados. Particular atención consagró a la enseñanza del catecismo a los niños. Los paravas, que hasta entonces no conocían siquiera el nombre de Cristo, recibieron el bautismo en grandes multitudes. A este propósito, Javier informaba a sus hermanos de Europa que, algunas veces, tenía los brazos tan fatigados por administrar el bautismo, que apenas podía moverlos. Los generosos paravas, que eran considerados de casta baja, extendieron a San Francisco Javier una acogida calurosa, en tanto que los brahamanes, de clase alta, recibieron al santo con gran frialdad, y su éxito con ellos fue tan reducido que, al cabo de doce meses, sólo había logrado convertir a un brahamán. Según parece, en aquella época Dios obró varias curaciones milagrosas por medio de Javier. Por su parte, Javier se adaptaba plenamente al pueblo con el que vivía. Con los pobres comía arroz y dormía en el suelo de una pobre choza. Dios le concedió maravillosas consolaciones interiores. Con frecuencia, decía Javier de sí mismo: "Oigo exclamar a este pobre hombre que trabaja en la viña de Dios: 'Señor no me des tantos consuelos en esta vida; pero, si tu misericordia ha decidido dármelos, llévame entonces todo entero a gozar plenamente de Ti '". Javier regresó a Goa en busca de otros misioneros y volvió a la tierra de los paravas con dos sacerdotes y un catequista indígena y con Francisco Mansilhas a quienes dejó en diferentes puntos del país. El santo escribió a Mansilhas una serie de cartas que constituyen uno de los documentos más importantes para comprender el espíritu de Javier y conocer las dificultades con que se enfrentó. El Escándalo de los Malos Cristianos: Espina en el Corazón Nada podía desanimar a Francisco. "Si no encuentro una barca- dijo en una ocasión- iré nadando". Al ver la apatía de los cristianos ante la necesidad de evangelizar comentó: "Si en esas islas hubiera minas de oro, los cristianos se precipitarían allá. Pero no hay sino almas para salvar". Deseaba contagiar a todos con su celo evangelizador. El sufrimiento de los nativos a manos de los paganos y de los portugueses se convirtió en lo que él describía como "una espina que llevo constantemente en el corazón". En cierta ocasión, fue raptado un esclavo indio y el santo escribió: "¿Les gustaría a los portugueses que uno de los indios se llevase por la fuerza a un portugués al interior del país?. Los indios tienen idénticos sentimientos que los portugueses". Poco tiempo después, San Francisco Javier extendió sus actividades a Travancore. Algunos autores han exagerado el éxito que tuvo ahí, pero es cierto que fue acogido con gran regocijo en todas las poblaciones y que bautizó a muchos de los habitantes. En seguida, escribió al P. Mansilhas que fuese a organizar la Iglesia entre los nuevos convertidos. En su tarea solía valerse el santo de los niños, a quienes seguramente divertía mucho repetir a otros lo que acababan de aprender de labios del misionero. Los badagas del norte cayeron sobre los cristianos de Comoín y Tuticorín, destrozaron las poblaciones, asesinaron a varios y se llevaron a otros muchos como esclavos. Ello entorpeció la obra misional del santo. Según se cuenta, en cierta ocasión, salió solo Javier al encuentro del enemigo, con el crucifijo en la mano, y le obligó a detenerse. Por otra parte, también los portugueses entorpecían la evangelización; así, por ejemplo, el comandante de la región estaba en tratos secretos con los badagas. A pesar de ello, cuando el propio comandante tuvo que salir huyendo, perseguido por los badagas, San Francisco Javier escribió inmediatamente al P. Mansilhas: "Os suplico, por el amor de Dios, que vayáis a prestarle auxilio sin demora". De no haber sido por los esfuerzos infatigables del santo, el enemigo hubiese exterminado a los paravas. Y hay que decir, en honor de esa tribu, que su firmeza en la fe católica resistió a todos los embates. El reyezuelo de Jaffna (Ceilán del norte), al enterarse de los progresos que había hecho el cristianismo en Manar, mandó asesinar ahí a 600 cristianos. El gobernador, Martín de Sousa, organizó una expedición punitiva que debía partir de Negatapam. San Francisco Javier se dirigió a ese sitio; pero la expedición no llegó a partir, de suerte que el santo decidió emprender una peregrinación, a pie, al santuario del Apóstol Santo Tomás en Milapur, donde había una reducida colonia portuguesa a la que podía prestar sus servicios. Se cuentan muchas maravillas de los viajes de San Francisco Javier. Además de la conversión de numerosos pecadores públicos europeos, a los que se ganaba con su exquisita cortesía, se le atribuyen también otros milagros. Carta de Protesta al Rey En 1545, el santo escribió desde Cochín al rey de Portugal, en la que le daba cuenta del estado de la misión. En ella habla del peligro en que estaban los neófitos de volver al paganismo, "escandalizados y desalentados por las injusticias y vejaciones que les imponen los propios oficiales de Vuestra Majestad . . . Cuando nuestro Señor llame a Vuestra Majestad a juicio, oirá tal vez Vuestra Majestad las palabras airadas del Señor: '¿Por qué no castigaste a aquellos de tus súbitos sobre los que tenías autoridad y que me hicieron la guerra en la India? ' ". El santo habla muy elogiosamente del vicario general en las Indias, Don Miguel Vaz, y ruega al rey que le envíe nuevamente con plenos poderes, una vez que éste haya rendido su informe en Lisboa. "Como espero morir en estas partes de la tierra y no volveré a ver a Vuestra Majestad en este mundo, ruégole que me ayude con sus oraciones para que nos encontremos en el otro, ciertamente estaremos más descansados que en éste". San Francisco Javier repite sus alabanzas sobre el vicario general en una carta al P. Simón Rodríguez, en donde habla todavía con mayor franqueza acerca de los europeos: "No titubean en hacer el mal, porque piensan que no puede ser malo lo que se hace sin dificultad y para su beneficio. Estoy aterrado ante el número de inflexiones nuevas que se dan aquí a la conjugación del verbo 'robar'" Malaca y el Gozo de Servir al Señor En la primavera de 1545, San Francisco Javier partió para Malaca, donde pasó cuatro meses. Malaca era entonces una ciudad grande y próspera. Albuquerque la había conquistado para la corona portuguesa en 1511 y, desde entonces, se había convertido en un centro de costumbres licenciosas. Anticipándose a la moda que se introduciría varios siglos más tarde, las jóvenes se paseaban en pantalones, sin tener siquiera la excusa de que trabajaban como los hombres. El santo fue acogido en la ciudad con gran reverencia y cordialidad, y tuvo cierto éxito en sus esfuerzos de reforma. En los dieciocho meses siguientes, es difícil seguirle los pasos. Fue una época muy activa y particularmente interesante, pues la pasó en un mundo en gran parte desconocido, visitando ciertas islas a las que él da el nombre genérico de Molucas y que es difícil identificar con exactitud. Sabemos que predicó y ejerció el ministerio sacerdotal en Amboina, Ternate, Gilolo y otros sitios, en algunos de los cuales había colonia de mercaderes portugueses. Aunque sufrió mucho en aquella misión, escribió a San Ignacio: "Los peligros a los que me encuentro expuesto y los trabajos que emprendo por Dios, son primavera de gozo espiritual. Estas islas son el sitio del mundo en que el hombre puede más fácilmente perder la vista de tanto llorar; pero se trata de lágrimas de alegría. No recuerdo haber gustado jamás tantas delicias interiores y los consuelos no me dejan sentir el efecto de las duras condiciones materiales y de los obstáculos que me oponen los enemigos declarados y los amigos aparentes". De vuelta a Malaca, el santo pasó ahí otros cuatro meses predicando. Antes de volver a la India, oyó hablar del Japón a unos mercaderes portugueses y conoció personalmente a un fugitivo del Japón, llamado Anjiro. Javier desembarcó nuevamente en la India, en enero de 1548. Pasó los siguientes quince meses viajando sin descanso entre Goa, Ceilán y Cabo de Comorín, para consolidar su obra (sobre todo el "Colegio Internacional de San Pablo" en Goa) y preparar su partida al misterioso Japón, en el que hasta entonces no había penetrado ningún europeo. Escribió la última carta al rey Juan III, a propósito de un obispo armenio y de un fraile franciscano. En ella decía: "La experiencia me ha enseñado que Vuestra Majestad tiene poder para arrebatar a las Indias sus riquezas y disfrutar de ellas, pero no lo tiene para difundir la fe cristiana". Japón En abril de 1549, partió de la India, acompañado por otro sacerdote de la Compañía de Jesús y un hermano coadjutor, por Anjiro (que había tomado el nombre de Pablo) y por otros dos japoneses que se habían convertido al cristianismo. El día de la fiesta de la Asunción desembarcaron en Kagoshima, Japón. En Kagoshima, los habitantes los dejaron en paz. San Francisco Javier se dedicó a aprender el japonés lo cual no era nada fácil para el. Sin embargo logró traducir al japonés una exposición muy sencilla de la doctrina cristiana que repetía a cuantos se mostraban dispuestos a escucharle. Al cabo de un año de trabajo, había logrado unas cien conversiones. Ello provocó las sospechas de las autoridades, las cuales le prohibieron que siguiese predicando. Entonces, el santo decidió trasladarse a otro sitio con sus compañeros, dejando a Pablo al cuidado de los neófitos. Antes de partir de Kagashima, fue a visitar la fortaleza de Ichku; ahí convirtió a la esposa del jefe de la fortaleza, al criado de ésta, a algunas personas más y dejó la nueva cristiandad al cargo del criado. Diez años más tarde, Luis de Almeida, médico y hermano coadjutor de la Compañía de Jesús, encontró en pleno fervor a esa cristiandad aislada. San Francisco Javier se trasladó a Hirado, al norte de Nagasaki. El gobernador de la ciudad acogió bien a los misioneros, de suerte que en unas cuantas semanas pudieron hacer más de lo que había hecho en Kagoshima en un año. El santo dejó esa cristiandad a cargo del P. de Torres y partió con el hermano Fernández y un japonés a Yamaguchi, en Honshu. Ahí predicó en las calles y delante del gobernador; pero no tuvo ningún éxito y las gentes de la región se burlaron de él. Javier quería ir a Miyako (Kioto), que era entonces la principal ciudad del Japón. Después de trabajar un mes en Yamaguchi, donde apenas cosechó algo más que afrentas, prosiguió el viaje con sus dos compañeros. Como el mes de diciembre estaba ya muy avanzado, los aguaceros, la nieve y los abruptos caminos hicieron el viaje muy penoso. En febrero, llegaron los misioneros a Miyako. Ahí se enteró el santo de que para tener una entrevista con el mikado necesitaba pagar una suma mucho mayor a la que poseía. Por otra parte, como una guerra civil hacía estragos en la ciudad, San Francisco Javier comprendió que, por el momento, no podía hacer ningún bien ahí, por lo cual volvió a Yamaguchi, quince días después. Viendo que la pobreza de su persona se convertía en un obstáculo para llegar al gobernador, se vistió con gran pompa y fue al gobernador escoltado por sus compañeros, con toda la regalía de su título de embajador de Portugal. Le entregó las cartas que le habían dado para el caso las autoridades de la India y le regaló una caja de música, un reloj y unos anteojos, entre otras cosas. El gobernador quedó encantado con esos regalos, dio al santo permiso de predicar y le cedió un antiguo templo budista para que se alojase mientras estuviese ahí. Habiendo obtenido así la protección oficial, San Francisco Javier predicó con gran éxito y bautizó a muchas personas. Habiéndose enterado de que un navío portugués había atracado en Funai (Oita) de Kiushu, el santo partió para allá y resolvió partir en ese barco a visitar sus comunidades cristianas en la India antes de hacer el deseado viaje a China. Los cristianos del Japón, que eran ya unos 2000 quedaron al cuidado del P. Cosme de Torres y del hermano Fernández. A pesar de las dificultades que sufrió, San Francisco Javier opinaba que "no hay entre los infieles ningún pueblo más bien dotado que el japonés". Regreso a la India y expedición a la China La cristiandad había prosperado en la India durante la ausencia de Javier; pero también se habían multiplicado las dificultades y los abusos, tanto entre los misioneros como entre las autoridades portuguesas, y todo ello necesitaba urgentemente la atención del santo. Francisco Javier emprendió la tarea con tanta caridad como firmeza. Cuatro meses después, el 25 de abril de 1552, se embarcó nuevamente, llevando por compañeros a un sacerdote y un estudiante jesuitas, un criado indio y un joven chino que hubiera sido su intérprete si no hubiese olvidado su lengua natal. En Malaca, el santo fue recibido por Diego Pereira, a quien el virrey de la India había nombrado embajador ante la corte de China. San Francisco tuvo que hablar en Malaca sobre dicha embajada con Don Alvaro de Ataide, hijo de Vasco de Gama, que era el jefe en la marina de la región. Como Alvaro de Ataide era enemigo personal de Diego Pereira, se negó a dejar partir Pereira y a Francisco Javier, tanto en calidad de embajador como de comerciante. Ataide no se dejó convencer por los argumentos de Francisco Javier, ni siquiera cuando éste le mostró el breve de Paulo III por el que había sido nombrado nuncio apostólico. Por el hecho de oponer obstáculos a un nuncio pontificio, Ataide incurría en la excomunión. Finalmente, Ataide permitió que Francisco Javier partiese a la China. El santo envió al Japón al sacerdote jesuita y sólo conservó a su lado al joven chino, que se llamaba Antonio. Con su ayuda, esperaba poder introducirse furtivamente en China, que hasta entonces había sido inaccesible a los extranjeros. A fines de agosto de 1552, la expedición llegó a la isla desierta de Sancián (Shang-Chawan) que dista unos veinte kilómetros de la costa y está situada a cien kilómetros al sur de Hong Kong. Muerte a las Puertas de China Por medio de una de las naves, Francisco Javier escribió desde ahí varias cartas. Una de ellas iba dirigida a Pereira, a quien el santo decía: "Si hay alguien que merezca que Dios le premie en esta empresa, sois vos. Y a vos se deberá su éxito". En seguida, describía las medidas que había tomado: con mucha dificultad y pagando generosamente, había conseguido que un mercader chino se comprometiese a desembarcar de noche en Cantón, no sin exigirle que jurase que no revelaría su nombre a nadie. En tanto que llegaba la ocasión de realizar el proyecto, Javier cayó enfermo. Como sólo quedaba uno de los navíos portugueses, el santo se encontró en la miseria. En su última carta escribió: "Hace mucho tiempo que no tenía tan pocas ganas de vivir como ahora". El mercader chino no volvió a presentarse. El 21 de noviembre, el santo se vio atacado por una fiebre y se refugió en el navío. Pero el movimiento del mar le hizo daño, de suerte que al día siguiente pidió que le trasportasen de nuevo a tierra. En el navío predominaban los hombres de Don Alvaro de Ataide, los cuales, temiendo ofender a éste, dejaron a Javier en la playa, expuesto al terrible viento del norte. Un compasivo comerciante portugués le condujo a su cabaña, tan maltrecha, que el viento se colaba por las rendijas. Ahí estuvo Francisco Javier, consumido por la fiebre. Sus amigos le hicieron algunas sangrías, sin éxito alguno. Entre los espasmos del delirio, el santo oraba constantemente. Poco a poco, se fue debilitando. El sábado 3 de diciembre, según escribió Antonio, "viendo que estaba moribundo, le puse en la mano un cirio encendido. Poco después, entregó el alma a su creador y Señor con gran paz y reposo, pronunciando el nombre de Jesús". San Francisco Javier tenía entonces cuarenta y seis años y había pasado once en el oriente. Fue sepultado el domingo por la tarde. Al entierro asistieron Antonio, un portugués y dos esclavos.2 Su cuerpo se conserva incorrupto Uno de los tripulantes del navío había aconsejado que se llenase de barro el féretro para poder trasladar más tarde los restos. Diez semanas después, se procedió a abrir la tumba. Al quitar el barro del rostro, los presentes descubrieron que se conservaba perfectamente fresco y que no había perdido el color; también el resto del cuerpo estaba incorrupto y sólo olía a barro. El cuerpo fue trasladado a Malaca, donde todos salieron a recibirlo con gran gozo, excepto Don Alvaro de Ataide. Al fin del año, fue trasladado a Goa, donde los médicos comprobaron que se hallaba incorrupto. Ahí reposa todavía, en la iglesia del Buen Jesús. Francisco Javier fue canonizado en 1622, al mismo tiempo que Ignacio de Loyola, Teresa de Avila, Felipe Neri e Isidro el Labrador. NOTAS 1 -El P. Coleridge, S. J.: "Probablemente todos los misioneros que han ido a regiones en las que sus compatriotas se hallaban ya establecidos . . . han encontrado en ellos a los peores enemigos de su obra de evangelización. En este sentido, las naciones católicas son tan culpables como las protestantes. España, Francia y Portugal son tan culpables como Inglaterra y Holanda". 2 Antonio describió los últimos días del santo, en una carta a Manuel Teixeira, el cual la publicó en su biografía de San Francisco Javier. Fuente:corazones.org

Magnificat TV (Franciscanos de María)
Una vida, un Santo, San Francisco Javier (3 de Diciembre)

Magnificat TV (Franciscanos de María)

Play Episode Listen Later Dec 4, 2015 7:15


SAN FRANCISCO JAVIER 1506-1552 Sacerdote misionero Jesuita en el lejano Oriente Fiesta: 3 de diciembre ¡Ay de mí, si no anuncio el Evangelio! De sus cartas a san Ignacio Son pocos los hombres que tienen el corazón tan grande como para responder a la llamada de Jesucristo e ir a evangelizar hasta los confines de la tierra. San Francisco Javier es uno de esos. Con razón ha sido llamado: "El gigante de la historia de las misiones" y el Papa Pío X lo nombró patrono oficial de las misiones extranjeras y de todas las obras relacionadas con la propagación de la fe. La oración del día de su fiesta dice así: "Señor, tú has querido que varias naciones llegaran al conocimiento de la verdadera religión por medio de la predicación de San Francisco Javier". El famoso historiador Sir Walter Scott comentó: "El protestante más rígido y el filósofo más indiferente no pueden negar que supo reunir el valor y la paciencia de un mártir con el buen sentido, la decisión, la agilidad mental y la habilidad del mejor negociador que haya ido nunca en embajada alguna". Francisco nació en 1506, en el castillo de Javier en Navarra, cerca de Pamplona, España. Era el benjamín de la familia. A los dieciocho años fue a estudiar a la Universidad de París, en el colegio de Santa Bárbara, donde en 1528, obtuvo el grado de licenciado. Dios estaba preparando grandes cosas, por lo que dispuso que Francisco Javier tuviese como compañero de la pensión a Pedro Favre, que sería como él jesuita y luego beato, también providencialmente conoció a un extraño estudiante llamado Ignacio de Loyola, ya bastante mayor que sus compañeros. Al principio Francisco rehusó la influencia de Ignacio el cual le repetía la frase de Jesucristo: "¿De qué le sirve a un hombre ganar el mundo entero, si se pierde a sí mismo?". Este pensamiento al principio le parecía fastidioso y contrario a sus aspiraciones, pero poco a poco fue calando y retando su orgullo y vanidad. Por fin San Ignacio logró que Francisco se apartara un tiempo para hacer un retiro especial que el mismo Ignacio había desarrollado basado en su propia lucha por la santidad. Se trata de los "Ejercicios Espirituales". Francisco fue guiado por Ignacio en aquellos días de profundo combate espiritual y quedó profundamente transformado por la gracia de Dios. Comprendió las palabras que Ignacio: "Un corazón tan grande y un alma tan noble no pueden contentarse con los efímeros honores terrenos. Tu ambición debe ser la gloria que dura eternamente". Llegó a ser uno de los siete primeros seguidores de San Ignacio, fundador de los jesuitas, consagrándose al servicio de Dios en Montmatre, en 1534. Hicieron voto de absoluta pobreza, y resolvieron ir a Tierra Santa para comenzar desde allí su obra misionera, poniéndose en todo caso a la total dependencia del Papa. Junto con ellos recibió la ordenación sacerdotal en Venecia, tres años más tarde, y con ellos compartió las vicisitudes de la naciente Compañía. Abandonado el proyecto de la Tierra Santa, emprendieron camino hacia Roma, en donde Francisco colaboró con Ignacio en la redacción de las Constituciones de la Compañía de Jesús. Bien dice el Libro del Eclesiástico: "Encontrar un buen amigo es como encontrarse un gran tesoro". A las Misiones En 1540, San Ignacio envió a Francisco Javier y a Simón Rodríguez a la India en la primera expedición misional de la Compañía de Jesús. Para embarcarse, Francisco Javier llegó a Lisboa hacia fines de junio. Inmediatamente, fue a reunirse con el P. Rodríguez, quien se ocupaba de asistir e instruir a los enfermos en el hospital donde vivía. Javier se hospedó también ahí y ambos solían salir a instruir y catequizar en la ciudad. Pasaban los domingos oyendo confesiones en la corte, pues el rey Juan III los tenía en gran estima. Esa fue la razón por la que el P. Rodríguez tuvo que quedarse en Lisboa. También San Francisco Javier se vio obligado a permanecer ahí ocho meses y, fue por entonces cuando escribió a San Ignacio: "El rey no está todavía decidido a enviarnos a la India, porque piensa que aquí podremos servir al Señor tan eficazmente como allí". Pero Dios tenía otros planes y Francisco Javier partió hacia las misiones el 7 de abril de 1541, cuando tenía 35 años, el rey le entregó un breve por el que el Papa le nombraba nuncio apostólico en el oriente. El monarca no pudo conseguir que aceptase más que un poco de ropa y algunos libros. Tampoco quiso Javier llevar consigo a ningún criado, alegando que "la mejor manera de alcanzar la verdadera dignidad es lavar los propios vestidos sin que nadie lo sepa". Con él partieron a la India el P. Pablo de Camerino, que era italiano, y Francisco Mansilhas, un portugués que aún no había recibido las órdenes sagradas. En una afectuosa carta de despedida que el santo escribió a San Ignacio, le decía a propósito de este último, que poseía "un bagaje de celo, virtud y sencillez, más que de ciencia extraordinaria". Otros cuatro navíos completaban la flota. En el barco viajaba el gobernador de la India, Don Martín Alfonso Sousa y, además de la tripulación, había pasajeros, soldados, esclavos y convictos. Entre la tripulación y entre los pasajeros había gente de toda clase, de suerte que Javier tuvo que mediar en reyertas, combatir la blasfemia, el juego y otros desórdenes. Francisco se encargó de catequizar a todos. Los domingos predicaba al pie del palo mayor de la nave. Convirtió su camarote en enfermería y se dedicó a cuidar a todos los enfermos, a pesar de que, al principio del viaje, los mareos le hicieron sufrir mucho a él también. Pronto se desató a bordo una epidemia de escorbuto y sólo los misioneros se encargaban del cuidado de los enfermos. La expedición navegó meses para alcanzar el Cabo de Buena Esperanza en el extremo sur del continente africano y llegar a la isla de Mozambique, donde se detuvo durante el invierno; después siguió por la costa este del Afrecha oriental y se detuvo en Malindi y en Socotra. Por fin, la expedición llegó a Goa, el 6 de mayo de 1542 tardándoles el doble de lo normal. San Francisco Javier se estableció en el hospital hasta que llegaron sus compañeros, cuyo navío se había retrasado. La Pérdida de la fe entre los Cristianos de las Colonias Goa era colonia portuguesa desde 1510. Había ahí un número considerable de cristianos, con obispo, clero y varias iglesias. Desgraciadamente, muchos de los portugueses se habían dejado arrastrar por la ambición, la usura y los vicios, hasta el extremo de que muchos abandonaban la fe. Los sacramentos habían caído en desuso; se usaba el rosario para contar el número de azotes que mandaban dar a sus esclavos. La escandalosa conducta los cristianos alejaba de la fe a los infieles. Esto fue un reto para San Francisco Javier. Además, fuera de Goa había a lo más, cuatro predicadores y ninguno de ellos era sacerdote. El misionero comenzó por instruir a los portugueses en los principios de la religión y a formar a los jóvenes en la práctica de la virtud. Después de pasar la mañana en asistir y consolar a los enfermos y a los presos, en hospitales y prisiones miserables, recorría las calles tocando una campanita para llamar a los niños y a los esclavos al catecismo. Estos acudían en gran cantidad y el santo les enseñaba el Credo, las oraciones y la practica de la vida cristiana. Todos los domingos celebraba la misa a los leprosos, predicaba a los cristianos y a los hindúes y visitaba las casas. Su amabilidad y su caridad con el prójimo le ganaron muchas almas. Uno de los pecados más comunes era el concubinato de los portugueses de todas las clases sociales con las mujeres del país, dado que había en Goa muy pocas portuguesas. Tursellini, el autor de la primera biografía de San Francisco Javier, que fue publicada en 1594, describe con viveza los métodos que empleó el santo para combatir aquella vida de pecado. Por ellos, puede verse el tacto con que supo Javier predicar la moralidad cristiana, demostrando que no contradecía ni al sentido común, ni a los instintos verdaderamente humanos. Para instruir a los pequeños y a los ignorantes, el santo solía adaptar las verdades del cristianismo a la música popular, un método que tuvo tal éxito que, poco después, se cantaban las canciones que él había compuesto, lo mismo en las calles que en las casa, en los campos que en los talleres. Misionero con los Paravas Cinco meses más tarde, se enteró Javier de que en las costas de la Pesquería, que se extienden frente a Ceilán desde el Cabo de Comorín hasta la isla de Manar, habitaba la tribu de los paravas. Estos habían aceptado el bautismo para obtener la protección de los portugueses contra los árabes y otros enemigos; pero, por falta de instrucción, conservaban aún las supersticiones del paganismo y practicaban sus errores1.. Javier partió en auxilio de esa tribu que "sólo sabía que era cristiana y nada más". El santo hizo trece veces aquel viaje tan peligroso, bajo el tórrido calor del sur de Asia. A pesar de la dificultad, aprendió el idioma nativo y se dedicó a instruir y confirmar a los ya bautizados. Particular atención consagró a la enseñanza del catecismo a los niños. Los paravas, que hasta entonces no conocían siquiera el nombre de Cristo, recibieron el bautismo en grandes multitudes. A este propósito, Javier informaba a sus hermanos de Europa que, algunas veces, tenía los brazos tan fatigados por administrar el bautismo, que apenas podía moverlos. Los generosos paravas, que eran considerados de casta baja, extendieron a San Francisco Javier una acogida calurosa, en tanto que los brahamanes, de clase alta, recibieron al santo con gran frialdad, y su éxito con ellos fue tan reducido que, al cabo de doce meses, sólo había logrado convertir a un brahamán. Según parece, en aquella época Dios obró varias curaciones milagrosas por medio de Javier. Por su parte, Javier se adaptaba plenamente al pueblo con el que vivía. Con los pobres comía arroz y dormía en el suelo de una pobre choza. Dios le concedió maravillosas consolaciones interiores. Con frecuencia, decía Javier de sí mismo: "Oigo exclamar a este pobre hombre que trabaja en la viña de Dios: 'Señor no me des tantos consuelos en esta vida; pero, si tu misericordia ha decidido dármelos, llévame entonces todo entero a gozar plenamente de Ti '". Javier regresó a Goa en busca de otros misioneros y volvió a la tierra de los paravas con dos sacerdotes y un catequista indígena y con Francisco Mansilhas a quienes dejó en diferentes puntos del país. El santo escribió a Mansilhas una serie de cartas que constituyen uno de los documentos más importantes para comprender el espíritu de Javier y conocer las dificultades con que se enfrentó. El Escándalo de los Malos Cristianos: Espina en el Corazón Nada podía desanimar a Francisco. "Si no encuentro una barca- dijo en una ocasión- iré nadando". Al ver la apatía de los cristianos ante la necesidad de evangelizar comentó: "Si en esas islas hubiera minas de oro, los cristianos se precipitarían allá. Pero no hay sino almas para salvar". Deseaba contagiar a todos con su celo evangelizador. El sufrimiento de los nativos a manos de los paganos y de los portugueses se convirtió en lo que él describía como "una espina que llevo constantemente en el corazón". En cierta ocasión, fue raptado un esclavo indio y el santo escribió: "¿Les gustaría a los portugueses que uno de los indios se llevase por la fuerza a un portugués al interior del país?. Los indios tienen idénticos sentimientos que los portugueses". Poco tiempo después, San Francisco Javier extendió sus actividades a Travancore. Algunos autores han exagerado el éxito que tuvo ahí, pero es cierto que fue acogido con gran regocijo en todas las poblaciones y que bautizó a muchos de los habitantes. En seguida, escribió al P. Mansilhas que fuese a organizar la Iglesia entre los nuevos convertidos. En su tarea solía valerse el santo de los niños, a quienes seguramente divertía mucho repetir a otros lo que acababan de aprender de labios del misionero. Los badagas del norte cayeron sobre los cristianos de Comoín y Tuticorín, destrozaron las poblaciones, asesinaron a varios y se llevaron a otros muchos como esclavos. Ello entorpeció la obra misional del santo. Según se cuenta, en cierta ocasión, salió solo Javier al encuentro del enemigo, con el crucifijo en la mano, y le obligó a detenerse. Por otra parte, también los portugueses entorpecían la evangelización; así, por ejemplo, el comandante de la región estaba en tratos secretos con los badagas. A pesar de ello, cuando el propio comandante tuvo que salir huyendo, perseguido por los badagas, San Francisco Javier escribió inmediatamente al P. Mansilhas: "Os suplico, por el amor de Dios, que vayáis a prestarle auxilio sin demora". De no haber sido por los esfuerzos infatigables del santo, el enemigo hubiese exterminado a los paravas. Y hay que decir, en honor de esa tribu, que su firmeza en la fe católica resistió a todos los embates. El reyezuelo de Jaffna (Ceilán del norte), al enterarse de los progresos que había hecho el cristianismo en Manar, mandó asesinar ahí a 600 cristianos. El gobernador, Martín de Sousa, organizó una expedición punitiva que debía partir de Negatapam. San Francisco Javier se dirigió a ese sitio; pero la expedición no llegó a partir, de suerte que el santo decidió emprender una peregrinación, a pie, al santuario del Apóstol Santo Tomás en Milapur, donde había una reducida colonia portuguesa a la que podía prestar sus servicios. Se cuentan muchas maravillas de los viajes de San Francisco Javier. Además de la conversión de numerosos pecadores públicos europeos, a los que se ganaba con su exquisita cortesía, se le atribuyen también otros milagros. Carta de Protesta al Rey En 1545, el santo escribió desde Cochín al rey de Portugal, en la que le daba cuenta del estado de la misión. En ella habla del peligro en que estaban los neófitos de volver al paganismo, "escandalizados y desalentados por las injusticias y vejaciones que les imponen los propios oficiales de Vuestra Majestad . . . Cuando nuestro Señor llame a Vuestra Majestad a juicio, oirá tal vez Vuestra Majestad las palabras airadas del Señor: '¿Por qué no castigaste a aquellos de tus súbitos sobre los que tenías autoridad y que me hicieron la guerra en la India? ' ". El santo habla muy elogiosamente del vicario general en las Indias, Don Miguel Vaz, y ruega al rey que le envíe nuevamente con plenos poderes, una vez que éste haya rendido su informe en Lisboa. "Como espero morir en estas partes de la tierra y no volveré a ver a Vuestra Majestad en este mundo, ruégole que me ayude con sus oraciones para que nos encontremos en el otro, ciertamente estaremos más descansados que en éste". San Francisco Javier repite sus alabanzas sobre el vicario general en una carta al P. Simón Rodríguez, en donde habla todavía con mayor franqueza acerca de los europeos: "No titubean en hacer el mal, porque piensan que no puede ser malo lo que se hace sin dificultad y para su beneficio. Estoy aterrado ante el número de inflexiones nuevas que se dan aquí a la conjugación del verbo 'robar'" Malaca y el Gozo de Servir al Señor En la primavera de 1545, San Francisco Javier partió para Malaca, donde pasó cuatro meses. Malaca era entonces una ciudad grande y próspera. Albuquerque la había conquistado para la corona portuguesa en 1511 y, desde entonces, se había convertido en un centro de costumbres licenciosas. Anticipándose a la moda que se introduciría varios siglos más tarde, las jóvenes se paseaban en pantalones, sin tener siquiera la excusa de que trabajaban como los hombres. El santo fue acogido en la ciudad con gran reverencia y cordialidad, y tuvo cierto éxito en sus esfuerzos de reforma. En los dieciocho meses siguientes, es difícil seguirle los pasos. Fue una época muy activa y particularmente interesante, pues la pasó en un mundo en gran parte desconocido, visitando ciertas islas a las que él da el nombre genérico de Molucas y que es difícil identificar con exactitud. Sabemos que predicó y ejerció el ministerio sacerdotal en Amboina, Ternate, Gilolo y otros sitios, en algunos de los cuales había colonia de mercaderes portugueses. Aunque sufrió mucho en aquella misión, escribió a San Ignacio: "Los peligros a los que me encuentro expuesto y los trabajos que emprendo por Dios, son primavera de gozo espiritual. Estas islas son el sitio del mundo en que el hombre puede más fácilmente perder la vista de tanto llorar; pero se trata de lágrimas de alegría. No recuerdo haber gustado jamás tantas delicias interiores y los consuelos no me dejan sentir el efecto de las duras condiciones materiales y de los obstáculos que me oponen los enemigos declarados y los amigos aparentes". De vuelta a Malaca, el santo pasó ahí otros cuatro meses predicando. Antes de volver a la India, oyó hablar del Japón a unos mercaderes portugueses y conoció personalmente a un fugitivo del Japón, llamado Anjiro. Javier desembarcó nuevamente en la India, en enero de 1548. Pasó los siguientes quince meses viajando sin descanso entre Goa, Ceilán y Cabo de Comorín, para consolidar su obra (sobre todo el "Colegio Internacional de San Pablo" en Goa) y preparar su partida al misterioso Japón, en el que hasta entonces no había penetrado ningún europeo. Escribió la última carta al rey Juan III, a propósito de un obispo armenio y de un fraile franciscano. En ella decía: "La experiencia me ha enseñado que Vuestra Majestad tiene poder para arrebatar a las Indias sus riquezas y disfrutar de ellas, pero no lo tiene para difundir la fe cristiana". Japón En abril de 1549, partió de la India, acompañado por otro sacerdote de la Compañía de Jesús y un hermano coadjutor, por Anjiro (que había tomado el nombre de Pablo) y por otros dos japoneses que se habían convertido al cristianismo. El día de la fiesta de la Asunción desembarcaron en Kagoshima, Japón. En Kagoshima, los habitantes los dejaron en paz. San Francisco Javier se dedicó a aprender el japonés lo cual no era nada fácil para el. Sin embargo logró traducir al japonés una exposición muy sencilla de la doctrina cristiana que repetía a cuantos se mostraban dispuestos a escucharle. Al cabo de un año de trabajo, había logrado unas cien conversiones. Ello provocó las sospechas de las autoridades, las cuales le prohibieron que siguiese predicando. Entonces, el santo decidió trasladarse a otro sitio con sus compañeros, dejando a Pablo al cuidado de los neófitos. Antes de partir de Kagashima, fue a visitar la fortaleza de Ichku; ahí convirtió a la esposa del jefe de la fortaleza, al criado de ésta, a algunas personas más y dejó la nueva cristiandad al cargo del criado. Diez años más tarde, Luis de Almeida, médico y hermano coadjutor de la Compañía de Jesús, encontró en pleno fervor a esa cristiandad aislada. San Francisco Javier se trasladó a Hirado, al norte de Nagasaki. El gobernador de la ciudad acogió bien a los misioneros, de suerte que en unas cuantas semanas pudieron hacer más de lo que había hecho en Kagoshima en un año. El santo dejó esa cristiandad a cargo del P. de Torres y partió con el hermano Fernández y un japonés a Yamaguchi, en Honshu. Ahí predicó en las calles y delante del gobernador; pero no tuvo ningún éxito y las gentes de la región se burlaron de él. Javier quería ir a Miyako (Kioto), que era entonces la principal ciudad del Japón. Después de trabajar un mes en Yamaguchi, donde apenas cosechó algo más que afrentas, prosiguió el viaje con sus dos compañeros. Como el mes de diciembre estaba ya muy avanzado, los aguaceros, la nieve y los abruptos caminos hicieron el viaje muy penoso. En febrero, llegaron los misioneros a Miyako. Ahí se enteró el santo de que para tener una entrevista con el mikado necesitaba pagar una suma mucho mayor a la que poseía. Por otra parte, como una guerra civil hacía estragos en la ciudad, San Francisco Javier comprendió que, por el momento, no podía hacer ningún bien ahí, por lo cual volvió a Yamaguchi, quince días después. Viendo que la pobreza de su persona se convertía en un obstáculo para llegar al gobernador, se vistió con gran pompa y fue al gobernador escoltado por sus compañeros, con toda la regalía de su título de embajador de Portugal. Le entregó las cartas que le habían dado para el caso las autoridades de la India y le regaló una caja de música, un reloj y unos anteojos, entre otras cosas. El gobernador quedó encantado con esos regalos, dio al santo permiso de predicar y le cedió un antiguo templo budista para que se alojase mientras estuviese ahí. Habiendo obtenido así la protección oficial, San Francisco Javier predicó con gran éxito y bautizó a muchas personas. Habiéndose enterado de que un navío portugués había atracado en Funai (Oita) de Kiushu, el santo partió para allá y resolvió partir en ese barco a visitar sus comunidades cristianas en la India antes de hacer el deseado viaje a China. Los cristianos del Japón, que eran ya unos 2000 quedaron al cuidado del P. Cosme de Torres y del hermano Fernández. A pesar de las dificultades que sufrió, San Francisco Javier opinaba que "no hay entre los infieles ningún pueblo más bien dotado que el japonés". Regreso a la India y expedición a la China La cristiandad había prosperado en la India durante la ausencia de Javier; pero también se habían multiplicado las dificultades y los abusos, tanto entre los misioneros como entre las autoridades portuguesas, y todo ello necesitaba urgentemente la atención del santo. Francisco Javier emprendió la tarea con tanta caridad como firmeza. Cuatro meses después, el 25 de abril de 1552, se embarcó nuevamente, llevando por compañeros a un sacerdote y un estudiante jesuitas, un criado indio y un joven chino que hubiera sido su intérprete si no hubiese olvidado su lengua natal. En Malaca, el santo fue recibido por Diego Pereira, a quien el virrey de la India había nombrado embajador ante la corte de China. San Francisco tuvo que hablar en Malaca sobre dicha embajada con Don Alvaro de Ataide, hijo de Vasco de Gama, que era el jefe en la marina de la región. Como Alvaro de Ataide era enemigo personal de Diego Pereira, se negó a dejar partir Pereira y a Francisco Javier, tanto en calidad de embajador como de comerciante. Ataide no se dejó convencer por los argumentos de Francisco Javier, ni siquiera cuando éste le mostró el breve de Paulo III por el que había sido nombrado nuncio apostólico. Por el hecho de oponer obstáculos a un nuncio pontificio, Ataide incurría en la excomunión. Finalmente, Ataide permitió que Francisco Javier partiese a la China. El santo envió al Japón al sacerdote jesuita y sólo conservó a su lado al joven chino, que se llamaba Antonio. Con su ayuda, esperaba poder introducirse furtivamente en China, que hasta entonces había sido inaccesible a los extranjeros. A fines de agosto de 1552, la expedición llegó a la isla desierta de Sancián (Shang-Chawan) que dista unos veinte kilómetros de la costa y está situada a cien kilómetros al sur de Hong Kong. Muerte a las Puertas de China Por medio de una de las naves, Francisco Javier escribió desde ahí varias cartas. Una de ellas iba dirigida a Pereira, a quien el santo decía: "Si hay alguien que merezca que Dios le premie en esta empresa, sois vos. Y a vos se deberá su éxito". En seguida, describía las medidas que había tomado: con mucha dificultad y pagando generosamente, había conseguido que un mercader chino se comprometiese a desembarcar de noche en Cantón, no sin exigirle que jurase que no revelaría su nombre a nadie. En tanto que llegaba la ocasión de realizar el proyecto, Javier cayó enfermo. Como sólo quedaba uno de los navíos portugueses, el santo se encontró en la miseria. En su última carta escribió: "Hace mucho tiempo que no tenía tan pocas ganas de vivir como ahora". El mercader chino no volvió a presentarse. El 21 de noviembre, el santo se vio atacado por una fiebre y se refugió en el navío. Pero el movimiento del mar le hizo daño, de suerte que al día siguiente pidió que le trasportasen de nuevo a tierra. En el navío predominaban los hombres de Don Alvaro de Ataide, los cuales, temiendo ofender a éste, dejaron a Javier en la playa, expuesto al terrible viento del norte. Un compasivo comerciante portugués le condujo a su cabaña, tan maltrecha, que el viento se colaba por las rendijas. Ahí estuvo Francisco Javier, consumido por la fiebre. Sus amigos le hicieron algunas sangrías, sin éxito alguno. Entre los espasmos del delirio, el santo oraba constantemente. Poco a poco, se fue debilitando. El sábado 3 de diciembre, según escribió Antonio, "viendo que estaba moribundo, le puse en la mano un cirio encendido. Poco después, entregó el alma a su creador y Señor con gran paz y reposo, pronunciando el nombre de Jesús". San Francisco Javier tenía entonces cuarenta y seis años y había pasado once en el oriente. Fue sepultado el domingo por la tarde. Al entierro asistieron Antonio, un portugués y dos esclavos.2 Su cuerpo se conserva incorrupto Uno de los tripulantes del navío había aconsejado que se llenase de barro el féretro para poder trasladar más tarde los restos. Diez semanas después, se procedió a abrir la tumba. Al quitar el barro del rostro, los presentes descubrieron que se conservaba perfectamente fresco y que no había perdido el color; también el resto del cuerpo estaba incorrupto y sólo olía a barro. El cuerpo fue trasladado a Malaca, donde todos salieron a recibirlo con gran gozo, excepto Don Alvaro de Ataide. Al fin del año, fue trasladado a Goa, donde los médicos comprobaron que se hallaba incorrupto. Ahí reposa todavía, en la iglesia del Buen Jesús. Francisco Javier fue canonizado en 1622, al mismo tiempo que Ignacio de Loyola, Teresa de Avila, Felipe Neri e Isidro el Labrador. (Fuente: corazones.org) Vidas de Santos y Beatos. Los videos se encuentran en www.magnificat.tv

Magnificat TV (Franciscanos de María)
Una vida, un Santo. San Francisco Javier (3 de Diciembre)

Magnificat TV (Franciscanos de María)

Play Episode Listen Later Dec 3, 2013 8:12


SAN FRANCISCO JAVIER 1506-1552 Sacerdote misionero Jesuita en el lejano Oriente Fiesta: 3 de diciembre ¡Ay de mí, si no anuncio el Evangelio! De sus cartas a san Ignacio Son pocos los hombres que tienen el corazón tan grande como para responder a la llamada de Jesucristo e ir a evangelizar hasta los confines de la tierra. San Francisco Javier es uno de esos. Con razón ha sido llamado: "El gigante de la historia de las misiones" y el Papa Pío X lo nombró patrono oficial de las misiones extranjeras y de todas las obras relacionadas con la propagación de la fe. La oración del día de su fiesta dice así: "Señor, tú has querido que varias naciones llegaran al conocimiento de la verdadera religión por medio de la predicación de San Francisco Javier". El famoso historiador Sir Walter Scott comentó: "El protestante más rígido y el filósofo más indiferente no pueden negar que supo reunir el valor y la paciencia de un mártir con el buen sentido, la decisión, la agilidad mental y la habilidad del mejor negociador que haya ido nunca en embajada alguna". Francisco nació en 1506, en el castillo de Javier en Navarra, cerca de Pamplona, España. Era el benjamín de la familia. A los dieciocho años fue a estudiar a la Universidad de París, en el colegio de Santa Bárbara, donde en 1528, obtuvo el grado de licenciado. Dios estaba preparando grandes cosas, por lo que dispuso que Francisco Javier tuviese como compañero de la pensión a Pedro Favre, que sería como él jesuita y luego beato, también providencialmente conoció a un extraño estudiante llamado Ignacio de Loyola, ya bastante mayor que sus compañeros. Al principio Francisco rehusó la influencia de Ignacio el cual le repetía la frase de Jesucristo: "¿De qué le sirve a un hombre ganar el mundo entero, si se pierde a sí mismo?". Este pensamiento al principio le parecía fastidioso y contrario a sus aspiraciones, pero poco a poco fue calando y retando su orgullo y vanidad. Por fin San Ignacio logró que Francisco se apartara un tiempo para hacer un retiro especial que el mismo Ignacio había desarrollado basado en su propia lucha por la santidad. Se trata de los "Ejercicios Espirituales". Francisco fue guiado por Ignacio en aquellos días de profundo combate espiritual y quedó profundamente transformado por la gracia de Dios. Comprendió las palabras que Ignacio: "Un corazón tan grande y un alma tan noble no pueden contentarse con los efímeros honores terrenos. Tu ambición debe ser la gloria que dura eternamente". Llegó a ser uno de los siete primeros seguidores de San Ignacio, fundador de los jesuitas, consagrándose al servicio de Dios en Montmatre, en 1534. Hicieron voto de absoluta pobreza, y resolvieron ir a Tierra Santa para comenzar desde allí su obra misionera, poniéndose en todo caso a la total dependencia del Papa. Junto con ellos recibió la ordenación sacerdotal en Venecia, tres años más tarde, y con ellos compartió las vicisitudes de la naciente Compañía. Abandonado el proyecto de la Tierra Santa, emprendieron camino hacia Roma, en donde Francisco colaboró con Ignacio en la redacción de las Constituciones de la Compañía de Jesús. Bien dice el Libro del Eclesiástico: "Encontrar un buen amigo es como encontrarse un gran tesoro". A las Misiones En 1540, San Ignacio envió a Francisco Javier y a Simón Rodríguez a la India en la primera expedición misional de la Compañía de Jesús. Para embarcarse, Francisco Javier llegó a Lisboa hacia fines de junio. Inmediatamente, fue a reunirse con el P. Rodríguez, quien se ocupaba de asistir e instruir a los enfermos en el hospital donde vivía. Javier se hospedó también ahí y ambos solían salir a instruir y catequizar en la ciudad. Pasaban los domingos oyendo confesiones en la corte, pues el rey Juan III los tenía en gran estima. Esa fue la razón por la que el P. Rodríguez tuvo que quedarse en Lisboa. También San Francisco Javier se vio obligado a permanecer ahí ocho meses y, fue por entonces cuando escribió a San Ignacio: "El rey no está todavía decidido a enviarnos a la India, porque piensa que aquí podremos servir al Señor tan eficazmente como allí". Pero Dios tenía otros planes y Francisco Javier partió hacia las misiones el 7 de abril de 1541, cuando tenía 35 años, el rey le entregó un breve por el que el Papa le nombraba nuncio apostólico en el oriente. El monarca no pudo conseguir que aceptase más que un poco de ropa y algunos libros. Tampoco quiso Javier llevar consigo a ningún criado, alegando que "la mejor manera de alcanzar la verdadera dignidad es lavar los propios vestidos sin que nadie lo sepa". Con él partieron a la India el P. Pablo de Camerino, que era italiano, y Francisco Mansilhas, un portugués que aún no había recibido las órdenes sagradas. En una afectuosa carta de despedida que el santo escribió a San Ignacio, le decía a propósito de este último, que poseía "un bagaje de celo, virtud y sencillez, más que de ciencia extraordinaria". Otros cuatro navíos completaban la flota. En el barco viajaba el gobernador de la India, Don Martín Alfonso Sousa y, además de la tripulación, había pasajeros, soldados, esclavos y convictos. Entre la tripulación y entre los pasajeros había gente de toda clase, de suerte que Javier tuvo que mediar en reyertas, combatir la blasfemia, el juego y otros desórdenes. Francisco se encargó de catequizar a todos. Los domingos predicaba al pie del palo mayor de la nave. Convirtió su camarote en enfermería y se dedicó a cuidar a todos los enfermos, a pesar de que, al principio del viaje, los mareos le hicieron sufrir mucho a él también. Pronto se desató a bordo una epidemia de escorbuto y sólo los misioneros se encargaban del cuidado de los enfermos. La expedición navegó meses para alcanzar el Cabo de Buena Esperanza en el extremo sur del continente africano y llegar a la isla de Mozambique, donde se detuvo durante el invierno; después siguió por la costa este del Afrecha oriental y se detuvo en Malindi y en Socotra. Por fin, la expedición llegó a Goa, el 6 de mayo de 1542 tardándoles el doble de lo normal. San Francisco Javier se estableció en el hospital hasta que llegaron sus compañeros, cuyo navío se había retrasado. La Pérdida de la fe entre los Cristianos de las Colonias Goa era colonia portuguesa desde 1510. Había ahí un número considerable de cristianos, con obispo, clero y varias iglesias. Desgraciadamente, muchos de los portugueses se habían dejado arrastrar por la ambición, la usura y los vicios, hasta el extremo de que muchos abandonaban la fe. Los sacramentos habían caído en desuso; se usaba el rosario para contar el número de azotes que mandaban dar a sus esclavos. La escandalosa conducta los cristianos alejaba de la fe a los infieles. Esto fue un reto para San Francisco Javier. Además, fuera de Goa había a lo más, cuatro predicadores y ninguno de ellos era sacerdote. El misionero comenzó por instruir a los portugueses en los principios de la religión y a formar a los jóvenes en la práctica de la virtud. Después de pasar la mañana en asistir y consolar a los enfermos y a los presos, en hospitales y prisiones miserables, recorría las calles tocando una campanita para llamar a los niños y a los esclavos al catecismo. Estos acudían en gran cantidad y el santo les enseñaba el Credo, las oraciones y la practica de la vida cristiana. Todos los domingos celebraba la misa a los leprosos, predicaba a los cristianos y a los hindúes y visitaba las casas. Su amabilidad y su caridad con el prójimo le ganaron muchas almas. Uno de los pecados más comunes era el concubinato de los portugueses de todas las clases sociales con las mujeres del país, dado que había en Goa muy pocas portuguesas. Tursellini, el autor de la primera biografía de San Francisco Javier, que fue publicada en 1594, describe con viveza los métodos que empleó el santo para combatir aquella vida de pecado. Por ellos, puede verse el tacto con que supo Javier predicar la moralidad cristiana, demostrando que no contradecía ni al sentido común, ni a los instintos verdaderamente humanos. Para instruir a los pequeños y a los ignorantes, el santo solía adaptar las verdades del cristianismo a la música popular, un método que tuvo tal éxito que, poco después, se cantaban las canciones que él había compuesto, lo mismo en las calles que en las casa, en los campos que en los talleres. Misionero con los Paravas Cinco meses más tarde, se enteró Javier de que en las costas de la Pesquería, que se extienden frente a Ceilán desde el Cabo de Comorín hasta la isla de Manar, habitaba la tribu de los paravas. Estos habían aceptado el bautismo para obtener la protección de los portugueses contra los árabes y otros enemigos; pero, por falta de instrucción, conservaban aún las supersticiones del paganismo y practicaban sus errores1.. Javier partió en auxilio de esa tribu que "sólo sabía que era cristiana y nada más". El santo hizo trece veces aquel viaje tan peligroso, bajo el tórrido calor del sur de Asia. A pesar de la dificultad, aprendió el idioma nativo y se dedicó a instruir y confirmar a los ya bautizados. Particular atención consagró a la enseñanza del catecismo a los niños. Los paravas, que hasta entonces no conocían siquiera el nombre de Cristo, recibieron el bautismo en grandes multitudes. A este propósito, Javier informaba a sus hermanos de Europa que, algunas veces, tenía los brazos tan fatigados por administrar el bautismo, que apenas podía moverlos. Los generosos paravas, que eran considerados de casta baja, extendieron a San Francisco Javier una acogida calurosa, en tanto que los brahamanes, de clase alta, recibieron al santo con gran frialdad, y su éxito con ellos fue tan reducido que, al cabo de doce meses, sólo había logrado convertir a un brahamán. Según parece, en aquella época Dios obró varias curaciones milagrosas por medio de Javier. Por su parte, Javier se adaptaba plenamente al pueblo con el que vivía. Con los pobres comía arroz y dormía en el suelo de una pobre choza. Dios le concedió maravillosas consolaciones interiores. Con frecuencia, decía Javier de sí mismo: "Oigo exclamar a este pobre hombre que trabaja en la viña de Dios: 'Señor no me des tantos consuelos en esta vida; pero, si tu misericordia ha decidido dármelos, llévame entonces todo entero a gozar plenamente de Ti '". Javier regresó a Goa en busca de otros misioneros y volvió a la tierra de los paravas con dos sacerdotes y un catequista indígena y con Francisco Mansilhas a quienes dejó en diferentes puntos del país. El santo escribió a Mansilhas una serie de cartas que constituyen uno de los documentos más importantes para comprender el espíritu de Javier y conocer las dificultades con que se enfrentó. El Escándalo de los Malos Cristianos: Espina en el Corazón Nada podía desanimar a Francisco. "Si no encuentro una barca- dijo en una ocasión- iré nadando". Al ver la apatía de los cristianos ante la necesidad de evangelizar comentó: "Si en esas islas hubiera minas de oro, los cristianos se precipitarían allá. Pero no hay sino almas para salvar". Deseaba contagiar a todos con su celo evangelizador. El sufrimiento de los nativos a manos de los paganos y de los portugueses se convirtió en lo que él describía como "una espina que llevo constantemente en el corazón". En cierta ocasión, fue raptado un esclavo indio y el santo escribió: "¿Les gustaría a los portugueses que uno de los indios se llevase por la fuerza a un portugués al interior del país?. Los indios tienen idénticos sentimientos que los portugueses". Poco tiempo después, San Francisco Javier extendió sus actividades a Travancore. Algunos autores han exagerado el éxito que tuvo ahí, pero es cierto que fue acogido con gran regocijo en todas las poblaciones y que bautizó a muchos de los habitantes. En seguida, escribió al P. Mansilhas que fuese a organizar la Iglesia entre los nuevos convertidos. En su tarea solía valerse el santo de los niños, a quienes seguramente divertía mucho repetir a otros lo que acababan de aprender de labios del misionero. Los badagas del norte cayeron sobre los cristianos de Comoín y Tuticorín, destrozaron las poblaciones, asesinaron a varios y se llevaron a otros muchos como esclavos. Ello entorpeció la obra misional del santo. Según se cuenta, en cierta ocasión, salió solo Javier al encuentro del enemigo, con el crucifijo en la mano, y le obligó a detenerse. Por otra parte, también los portugueses entorpecían la evangelización; así, por ejemplo, el comandante de la región estaba en tratos secretos con los badagas. A pesar de ello, cuando el propio comandante tuvo que salir huyendo, perseguido por los badagas, San Francisco Javier escribió inmediatamente al P. Mansilhas: "Os suplico, por el amor de Dios, que vayáis a prestarle auxilio sin demora". De no haber sido por los esfuerzos infatigables del santo, el enemigo hubiese exterminado a los paravas. Y hay que decir, en honor de esa tribu, que su firmeza en la fe católica resistió a todos los embates. El reyezuelo de Jaffna (Ceilán del norte), al enterarse de los progresos que había hecho el cristianismo en Manar, mandó asesinar ahí a 600 cristianos. El gobernador, Martín de Sousa, organizó una expedición punitiva que debía partir de Negatapam. San Francisco Javier se dirigió a ese sitio; pero la expedición no llegó a partir, de suerte que el santo decidió emprender una peregrinación, a pie, al santuario del Apóstol Santo Tomás en Milapur, donde había una reducida colonia portuguesa a la que podía prestar sus servicios. Se cuentan muchas maravillas de los viajes de San Francisco Javier. Además de la conversión de numerosos pecadores públicos europeos, a los que se ganaba con su exquisita cortesía, se le atribuyen también otros milagros. Carta de Protesta al Rey En 1545, el santo escribió desde Cochín al rey de Portugal, en la que le daba cuenta del estado de la misión. En ella habla del peligro en que estaban los neófitos de volver al paganismo, "escandalizados y desalentados por las injusticias y vejaciones que les imponen los propios oficiales de Vuestra Majestad . . . Cuando nuestro Señor llame a Vuestra Majestad a juicio, oirá tal vez Vuestra Majestad las palabras airadas del Señor: '¿Por qué no castigaste a aquellos de tus súbitos sobre los que tenías autoridad y que me hicieron la guerra en la India? ' ". El santo habla muy elogiosamente del vicario general en las Indias, Don Miguel Vaz, y ruega al rey que le envíe nuevamente con plenos poderes, una vez que éste haya rendido su informe en Lisboa. "Como espero morir en estas partes de la tierra y no volveré a ver a Vuestra Majestad en este mundo, ruégole que me ayude con sus oraciones para que nos encontremos en el otro, ciertamente estaremos más descansados que en éste". San Francisco Javier repite sus alabanzas sobre el vicario general en una carta al P. Simón Rodríguez, en donde habla todavía con mayor franqueza acerca de los europeos: "No titubean en hacer el mal, porque piensan que no puede ser malo lo que se hace sin dificultad y para su beneficio. Estoy aterrado ante el número de inflexiones nuevas que se dan aquí a la conjugación del verbo 'robar'" Malaca y el Gozo de Servir al Señor En la primavera de 1545, San Francisco Javier partió para Malaca, donde pasó cuatro meses. Malaca era entonces una ciudad grande y próspera. Albuquerque la había conquistado para la corona portuguesa en 1511 y, desde entonces, se había convertido en un centro de costumbres licenciosas. Anticipándose a la moda que se introduciría varios siglos más tarde, las jóvenes se paseaban en pantalones, sin tener siquiera la excusa de que trabajaban como los hombres. El santo fue acogido en la ciudad con gran reverencia y cordialidad, y tuvo cierto éxito en sus esfuerzos de reforma. En los dieciocho meses siguientes, es difícil seguirle los pasos. Fue una época muy activa y particularmente interesante, pues la pasó en un mundo en gran parte desconocido, visitando ciertas islas a las que él da el nombre genérico de Molucas y que es difícil identificar con exactitud. Sabemos que predicó y ejerció el ministerio sacerdotal en Amboina, Ternate, Gilolo y otros sitios, en algunos de los cuales había colonia de mercaderes portugueses. Aunque sufrió mucho en aquella misión, escribió a San Ignacio: "Los peligros a los que me encuentro expuesto y los trabajos que emprendo por Dios, son primavera de gozo espiritual. Estas islas son el sitio del mundo en que el hombre puede más fácilmente perder la vista de tanto llorar; pero se trata de lágrimas de alegría. No recuerdo haber gustado jamás tantas delicias interiores y los consuelos no me dejan sentir el efecto de las duras condiciones materiales y de los obstáculos que me oponen los enemigos declarados y los amigos aparentes". De vuelta a Malaca, el santo pasó ahí otros cuatro meses predicando. Antes de volver a la India, oyó hablar del Japón a unos mercaderes portugueses y conoció personalmente a un fugitivo del Japón, llamado Anjiro. Javier desembarcó nuevamente en la India, en enero de 1548. Pasó los siguientes quince meses viajando sin descanso entre Goa, Ceilán y Cabo de Comorín, para consolidar su obra (sobre todo el "Colegio Internacional de San Pablo" en Goa) y preparar su partida al misterioso Japón, en el que hasta entonces no había penetrado ningún europeo. Escribió la última carta al rey Juan III, a propósito de un obispo armenio y de un fraile franciscano. En ella decía: "La experiencia me ha enseñado que Vuestra Majestad tiene poder para arrebatar a las Indias sus riquezas y disfrutar de ellas, pero no lo tiene para difundir la fe cristiana". Japón En abril de 1549, partió de la India, acompañado por otro sacerdote de la Compañía de Jesús y un hermano coadjutor, por Anjiro (que había tomado el nombre de Pablo) y por otros dos japoneses que se habían convertido al cristianismo. El día de la fiesta de la Asunción desembarcaron en Kagoshima, Japón. En Kagoshima, los habitantes los dejaron en paz. San Francisco Javier se dedicó a aprender el japonés lo cual no era nada fácil para el. Sin embargo logró traducir al japonés una exposición muy sencilla de la doctrina cristiana que repetía a cuantos se mostraban dispuestos a escucharle. Al cabo de un año de trabajo, había logrado unas cien conversiones. Ello provocó las sospechas de las autoridades, las cuales le prohibieron que siguiese predicando. Entonces, el santo decidió trasladarse a otro sitio con sus compañeros, dejando a Pablo al cuidado de los neófitos. Antes de partir de Kagashima, fue a visitar la fortaleza de Ichku; ahí convirtió a la esposa del jefe de la fortaleza, al criado de ésta, a algunas personas más y dejó la nueva cristiandad al cargo del criado. Diez años más tarde, Luis de Almeida, médico y hermano coadjutor de la Compañía de Jesús, encontró en pleno fervor a esa cristiandad aislada. San Francisco Javier se trasladó a Hirado, al norte de Nagasaki. El gobernador de la ciudad acogió bien a los misioneros, de suerte que en unas cuantas semanas pudieron hacer más de lo que había hecho en Kagoshima en un año. El santo dejó esa cristiandad a cargo del P. de Torres y partió con el hermano Fernández y un japonés a Yamaguchi, en Honshu. Ahí predicó en las calles y delante del gobernador; pero no tuvo ningún éxito y las gentes de la región se burlaron de él. Javier quería ir a Miyako (Kioto), que era entonces la principal ciudad del Japón. Después de trabajar un mes en Yamaguchi, donde apenas cosechó algo más que afrentas, prosiguió el viaje con sus dos compañeros. Como el mes de diciembre estaba ya muy avanzado, los aguaceros, la nieve y los abruptos caminos hicieron el viaje muy penoso. En febrero, llegaron los misioneros a Miyako. Ahí se enteró el santo de que para tener una entrevista con el mikado necesitaba pagar una suma mucho mayor a la que poseía. Por otra parte, como una guerra civil hacía estragos en la ciudad, San Francisco Javier comprendió que, por el momento, no podía hacer ningún bien ahí, por lo cual volvió a Yamaguchi, quince días después. Viendo que la pobreza de su persona se convertía en un obstáculo para llegar al gobernador, se vistió con gran pompa y fue al gobernador escoltado por sus compañeros, con toda la regalía de su título de embajador de Portugal. Le entregó las cartas que le habían dado para el caso las autoridades de la India y le regaló una caja de música, un reloj y unos anteojos, entre otras cosas. El gobernador quedó encantado con esos regalos, dio al santo permiso de predicar y le cedió un antiguo templo budista para que se alojase mientras estuviese ahí. Habiendo obtenido así la protección oficial, San Francisco Javier predicó con gran éxito y bautizó a muchas personas. Habiéndose enterado de que un navío portugués había atracado en Funai (Oita) de Kiushu, el santo partió para allá y resolvió partir en ese barco a visitar sus comunidades cristianas en la India antes de hacer el deseado viaje a China. Los cristianos del Japón, que eran ya unos 2000 quedaron al cuidado del P. Cosme de Torres y del hermano Fernández. A pesar de las dificultades que sufrió, San Francisco Javier opinaba que "no hay entre los infieles ningún pueblo más bien dotado que el japonés". Regreso a la India y expedición a la China La cristiandad había prosperado en la India durante la ausencia de Javier; pero también se habían multiplicado las dificultades y los abusos, tanto entre los misioneros como entre las autoridades portuguesas, y todo ello necesitaba urgentemente la atención del santo. Francisco Javier emprendió la tarea con tanta caridad como firmeza. Cuatro meses después, el 25 de abril de 1552, se embarcó nuevamente, llevando por compañeros a un sacerdote y un estudiante jesuitas, un criado indio y un joven chino que hubiera sido su intérprete si no hubiese olvidado su lengua natal. En Malaca, el santo fue recibido por Diego Pereira, a quien el virrey de la India había nombrado embajador ante la corte de China. San Francisco tuvo que hablar en Malaca sobre dicha embajada con Don Alvaro de Ataide, hijo de Vasco de Gama, que era el jefe en la marina de la región. Como Alvaro de Ataide era enemigo personal de Diego Pereira, se negó a dejar partir Pereira y a Francisco Javier, tanto en calidad de embajador como de comerciante. Ataide no se dejó convencer por los argumentos de Francisco Javier, ni siquiera cuando éste le mostró el breve de Paulo III por el que había sido nombrado nuncio apostólico. Por el hecho de oponer obstáculos a un nuncio pontificio, Ataide incurría en la excomunión. Finalmente, Ataide permitió que Francisco Javier partiese a la China. El santo envió al Japón al sacerdote jesuita y sólo conservó a su lado al joven chino, que se llamaba Antonio. Con su ayuda, esperaba poder introducirse furtivamente en China, que hasta entonces había sido inaccesible a los extranjeros. A fines de agosto de 1552, la expedición llegó a la isla desierta de Sancián (Shang-Chawan) que dista unos veinte kilómetros de la costa y está situada a cien kilómetros al sur de Hong Kong. Muerte a las Puertas de China Por medio de una de las naves, Francisco Javier escribió desde ahí varias cartas. Una de ellas iba dirigida a Pereira, a quien el santo decía: "Si hay alguien que merezca que Dios le premie en esta empresa, sois vos. Y a vos se deberá su éxito". En seguida, describía las medidas que había tomado: con mucha dificultad y pagando generosamente, había conseguido que un mercader chino se comprometiese a desembarcar de noche en Cantón, no sin exigirle que jurase que no revelaría su nombre a nadie. En tanto que llegaba la ocasión de realizar el proyecto, Javier cayó enfermo. Como sólo quedaba uno de los navíos portugueses, el santo se encontró en la miseria. En su última carta escribió: "Hace mucho tiempo que no tenía tan pocas ganas de vivir como ahora". El mercader chino no volvió a presentarse. El 21 de noviembre, el santo se vio atacado por una fiebre y se refugió en el navío. Pero el movimiento del mar le hizo daño, de suerte que al día siguiente pidió que le trasportasen de nuevo a tierra. En el navío predominaban los hombres de Don Alvaro de Ataide, los cuales, temiendo ofender a éste, dejaron a Javier en la playa, expuesto al terrible viento del norte. Un compasivo comerciante portugués le condujo a su cabaña, tan maltrecha, que el viento se colaba por las rendijas. Ahí estuvo Francisco Javier, consumido por la fiebre. Sus amigos le hicieron algunas sangrías, sin éxito alguno. Entre los espasmos del delirio, el santo oraba constantemente. Poco a poco, se fue debilitando. El sábado 3 de diciembre, según escribió Antonio, "viendo que estaba moribundo, le puse en la mano un cirio encendido. Poco después, entregó el alma a su creador y Señor con gran paz y reposo, pronunciando el nombre de Jesús". San Francisco Javier tenía entonces cuarenta y seis años y había pasado once en el oriente. Fue sepultado el domingo por la tarde. Al entierro asistieron Antonio, un portugués y dos esclavos.2 Su cuerpo se conserva incorrupto Uno de los tripulantes del navío había aconsejado que se llenase de barro el féretro para poder trasladar más tarde los restos. Diez semanas después, se procedió a abrir la tumba. Al quitar el barro del rostro, los presentes descubrieron que se conservaba perfectamente fresco y que no había perdido el color; también el resto del cuerpo estaba incorrupto y sólo olía a barro. El cuerpo fue trasladado a Malaca, donde todos salieron a recibirlo con gran gozo, excepto Don Alvaro de Ataide. Al fin del año, fue trasladado a Goa, donde los médicos comprobaron que se hallaba incorrupto. Ahí reposa todavía, en la iglesia del Buen Jesús. Francisco Javier fue canonizado en 1622, al mismo tiempo que Ignacio de Loyola, Teresa de Avila, Felipe Neri e Isidro el Labrador. (Fuente: corazones.org) Vidas de Santos y Beatos. Los videos se encuentran en www.magnificat.tv