Podcasts about koweit

Country on the northwestern coast of the Persian Gulf

  • 35PODCASTS
  • 44EPISODES
  • 24mAVG DURATION
  • 1MONTHLY NEW EPISODE
  • May 14, 2024LATEST
koweit

POPULARITY

20172018201920202021202220232024


Best podcasts about koweit

Latest podcast episodes about koweit

Dans la presse
Festival de Cannes : "Sous le tapis rouge, le mouvement #Metoo"

Dans la presse

Play Episode Listen Later May 14, 2024 6:15


A la Une de la presse, ce mardi 14 mai, l'ouverture, aujourd'hui, du 77ème Festival de Cannes. Une édition sous le signe du mouvement #Metoo. La présentation, aujourd'hui, en France, toujours, du rapport de la commission d'enquête du sénat sur le narcotrafic. La dérive autoritaire du Koweit. Et une campagne de prévention routière originale.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Chảo lửa Iran-Israel « chưa bén » đến các giếng dầu Trung Đông

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Apr 23, 2024 9:15


Thị trường dầu hỏa thế giới vẫn ổn định trước mối đe dọa chưa hoàn toàn được dập tắt về một cuộc chiến giữa Israel và Iran. Ưu tiên của Teheran là bảo vệ các giếng dầu cho dù Trung Đông không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho thế giới. Vì những tính toán chính trị trước bầu cử tổng thống Mỹ, Washington là « tấm bia đỡ đạn » cho các cơ sở năng lượng của Iran, tránh để khủng hoảng về dầu lửa tái diễn đánh vào túi tiền của cử tri Hoa Kỳ. Đành rằng giá dầu trên thế giới tăng lên thêm 17 % trong 4 tháng đầu nhưng kể từ khi Israel và Iran trực tiếp khiêu khích lẫn nhau từ đầu tháng 4/2024, thị trường dầu hỏa được coi là vẫn « ổn định ». Giá một thùng dầu vẫn được giữ ở ngưỡng trên dưới 90 đô la một thùng cho đến ngày 23/04/2024.Xung đột Israel-Hamas tại Gaza từ tháng 10/2023, rồi các đợt tấn công nhắm vào tàu chở hàng trong vùng Hồng Hải do quân nổi dậy Yemen - Houthi tiến hành đã thổi bùng viễn cảnh Trung Đông, giếng dầu của thế giới, bị đẩy gần hơn vào cái bẫy chiến tranh. Căng thẳng trên thị trường năng lượng đã tăng thêm một nấc trước những dấu hiệu xung đột lan rộng khi mà những quyền lợi trực tiếp của Iran bị tổn thương.Israel oanh tạc tòa đại sứ Iran ở Damas, thủ đô Syria hôm 01/04/2024, rồi hơn một chục ngày sau, Teheran đáp trả « đích đáng » trong đêm 13/04/2024 nhắm vào Israel. Cộng đồng quốc tế lại hồi hộp đợi chính quyền Benjamin Netanyahu « trả đũa » vào lúc ông bị công luận Israel mạnh mẽ chỉ trích « sa lầy ở Gaza ». Một phần thế giới quy trách nhiệm cho Israel về thảm họa nhân đạo nhắm vào hơn 2 triệu người Palestine ở Gaza.Những yếu tố đe dọa dầu hỏa Trung ĐôngTất cả các nhà quan sát đồng loạt cho rằng, « vì những lý do đối nội, cả Iran lẫn Israel cũng bị dồn vào chân tường ». Trả lời đài phát thanh France Culture hôm 17/04/2024, chuyên gia về dầu hỏa, Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, giải thích về tầm mức « chiến lược của Trung Đông trên bàn cờ năng lượng quốc tế », qua đó một phần chìa khóa tăng trưởng của thế giới đang được đặt trong tay mỗi đối tác tại khu vực này :« Trung Đông là một khu vực chủ chốt trên bàn cờ dầu hỏa và khí đốt của thế giới. Đây là nơi cất giữ 50 % trữ lượng dầu đã được chứng minh và 40 % khí đốt trên trái đất. Trung Đông cũng là nơi sản xuất và xuất khẩu một phần lớn năng lượng cho nhân loại. Năm ông khổng lồ dầu hỏa trên thế giới đều tập trung cả ở khu vực này, theo thứ tự là Ả Rập Xê Út, Iran, Irak, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Koweit. Hai nguồn cung khí đốt lớn nhất là Iran và Qatar cũng ở cả Trung Đông. Do vậy, nếu như xảy ra căng thẳng trong khu vực, đương nhiên là thị trường dầu hỏa rất dễ bị khuấy động ».Song có nhiều khác biệt ở thời điểm hiện nay so với thập niên 1970-1980 : Trung Đông không còn độc quyền cung cấp dầu hỏa cho thế giới và cỗ máy công nghiệp của các nước phát triển nhất bớt lệ thuộc vào vàng đen. Francis Perrin, viện nghiên cứu Pháp IRIS : « Nhờ có dầu và khí đá phiến mà Hoa Kỳ nay đã trở thành nguồn xuất khẩu số 1 trên thế giới, cả về dầu hỏa lẫn khí đốt. Tức là Mỹ đã qua mặt cả Ả Rập Xê Út và Nga để thống lĩnh hai thị trường này. Đây là một thay đổi chưa từng có. Ở thời kỳ chiến tranh Kippour những năm 1973-1974 nhân loại chưa biết khai thác dầu và khí đá phiến. Ngoài ra, giờ đây Canada cũng đã trở thành một nguồn cung cấp quan trọng của thế giới, đứng hạng thứ tư. Thành thử thế giới có những nguồn cung cấp khác và không còn bị phụ thuộc vào một mình Trung Đông. Dù vậy thế cân bằng trên thị trường năng lượng tùy thuộc vào Trung Đông. Đương nhiên là nếu tình hình trong vùng xấu đi và tác động trực tiếp đến các hoạt động trong ngành dầu khí, thì lập tức giá dầu hỏa và khí đốt bị biến động… »    Tính toán khôn ngoan của Teheran Trong cuộc chiến giữa các nước Ả Rập và Nhà nước Do Thái - Chiến tranh Kippour hồi năm 1973, nhiều nước Ả Rập đã manh tay ngừng xuất khẩu dầu cho phương Tây, nền công nghiệp số 1 toàn cầu khi đó là Hoa Kỳ khốn đốn. Trong thời gian từ tháng 10/1973 đến tháng 1/1974, giá dầu đã nhân lên gấp 4 lần. Đến những năm 1979-1980, sau cuộc cách mạng Hồi Giáo Iran, thêm vào đó là 8 năm chiến tranh Iran-Irak (1980-1988), nhiều tàu dầu đã bị tấn công trong vùng Vịnh … giá dầu lại bị đẩy lên cao.Hai « cơn sốt dầu hỏa » thập niên 1970-1980 khép lại thời kỳ vàng son của các nền công nghiệp trên thế giới vốn rất phụ thuộc vào « vàng đen » của Trung Đông. Kinh nghiệm đó vẫn còn ám ánh chính giới hiện nay. Francis Perrin viện IRIS của Pháp phân tích :« Điều rõ ràng là ở thời điểm 2024, Trung Đông vẫn chiếm một vi trí then chốt thị trường dầu khí. Khu vực này đang phải đối mặt với ba cuộc xung đột khác nhau : ở Syria từ 2011, ở Yemen từ 2015 và gần đây nhất là tại Gaza. Đương nhiên là giới giao dịch trên thị trường, chính giới và các nhà ngoại giao không ai muốn một cuộc xung đột thứ tư nổ ra trong vùng. Nếu như xảy ra xung đột giữa Israel và Iran thì cuộc chiến này sẽ nguy hiểm hơn cả ba cuộc xung đột hiện nay rất nhiều ».Thêm một lo ngại khác liên quan đến nguy cơ eo biển Ormuz bị phong tỏa, bị một trong các bên giao tranh « quân sự hóa ». Eo biển này là cửa ngõ đưa 20 -30 % dầu hỏa và khí đốt của Trung Đông ra thế giới. Theo thẩm định của cơ quan tư vấn về năng lượng Rapidan Energy của Mỹ, eo biển Ormuz bị rối loạn, « giá dầu lập tức tăng thêm 10 % ».Nhưng không lo Iran đóng cửa eo biển Ormuz vì tháng 3/2024 Teheran thông báo đầu tư 13 tỷ đô la trong thập niên sắp tới vào 6 mỏ dầu ở các khu vực phía nam và tây nam, để nâng cao sản xuất, vị trí then chốt của Iran trên bàn cờ năng lượng. Francis Perrin viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược Pháp :« Syrie chỉ là một chú lùn về dầu hỏa, Yemen cho đến trước chiến tranh, tuy có sản xuất dầu và xuất khẩu khí đốt nhưng cũng không đáng kể. Gaza và Israel cùng không xuất khẩu dầu. Thế nhưng Iran là một cường quốc cả về dầu hỏa lẫn khí đốt. Đành rằng từ năm 2018 chính quyền Trump đã siết chặt thêm cấm vận dầu không cho Teheran xuất khẩu để thu vào ngoại tệ. Mỹ muốn bóp nghẹt kinh tế Iran, nhưng các biện pháp trừng phạt đó chưa bao giờ được áp dụng nghiêm ngặt. Chính quyền Biden từ năm 2021 vẫn duy trì các biện pháp cấm vận dầu của Iran, nhưng cũng không quá sốt sắng trong việc giám sát các hoạt động mua bán dầu của Teheran. Thành thử trong thời gian qua, Iran vẫn thu về ngoại tệ nhờ xuất khẩu dầu hỏa cho một số đối tác. Do vậy nếu xảy ra xung đột với Israel, Iran sẽ mất mát nhiều ». Washington, lá bùa hộ mạng cho các giếng dầu IranVì quyền lợi của chính mình, Iran sẽ không dại lao vào một cuộc đối đầu vũ trang quyết liệt với Israel hay đóng cửa eo biển Ormuz. Nhưng về phía Tel Aviv, giới quan sát cho rằng giải pháp quân sự ở Gaza hay với « kẻ thù không đội trời chung » Iran là lá bùa hộ mạng cho sự nghiệp chính trị của thủ tướng Benjamin Netanyahu. Do vậy, lo ngại thứ ba là nếu như Israel tấn công các cơ sở công nghiệp dầu khí của Iran thì có thể đẩy giá dầu lên cao. Nhưng trước mắt, kịch bản này đã không xảy ra nhờ áp lực của Mỹ. Iran có khối lượng dự trữ dầu lớn thứ ba trên thế giới, và bất chấp các lệnh trừng phạt liên tiếp của Hoa Kỳ năm 2022, Cộng Hòa Hồi Giáo Iran, đứng hàng thứ 7 trong số các nguồn cung cấp dầu, bảo đảm 3 % nhu cầu tiêu thụ cho thế giới. Francis Perrin, viện IRIS, nhấn mạnh đến yếu tố Hoa Kỳ trong năm bầu cử tổng thống vào lúc mà giá một gallon xăng ở Mỹ hiện vẫn còn đắt hơn đến 60 % so với hồi năm 2020 : « Chính quyền Biden không muốn trông thấy giá dầu bị đẩy lên cao, vì như vậy có nghĩa là người Mỹ sẽ phải chi ra nhiều tiền để mua xăng. Ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống, ông Biden biết là sẽ gặp khó khăn trong trường hợp này và công luận Mỹ dễ bị ảnh hưởng vì giá xăng dầu. Nhà Trắng không muốn Israel tấn công vào các cơ sở năng lượng của Iran, nhưng tại Israel và Mỹ thì một số tiếng nói lại muốn kịch bản đó xảy ra ». Đe dọa thị trường tiêu thụ bão hòa Cho đến ngày 23/04/2024, có thể nói là thị trường dầu hỏa thế giới đã « không bùng cháy » sau khi Iran lẫn Israel đều đã « trả đũa đối phương » và cùng có dấu hiệu muốn dừng lại, tránh đẩy Trung Đông vào thế nguy hiểm hơn. Đương nhiên, giới trong ngành cho rằng trên thị trường dầu hỏa « ngọn lửa có thể được thổi bùng lên bất cứ lúc nào ». Các nhà môi giới tạm an tâm trước một số những « chốt an toàn » : một là Mỹ đã trở thành nguồn sản xuất dầu số 1 thế giới, hơn cả Ả Rập Xê Út hay Nga ; hai là Teheran hiểu ý của Hoa Kỳ nên đang tận dụng thời cơ phát triển ngành công nghiệp dầu hỏa. Thứ ba là bản thân các « ông lớn trên bàn cờ năng lượng Trung Đông, từ Ả Rập Xê Út đến Qatar hay Các Tiểu Vương Ả Rập Thống Nhất đều muốn tập trung phát triển kinh tế ».Các quốc gia này biết là không còn độc quyền và Mỹ đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh « rất lợi hại ». Cuối cùng, điều khiến giới trong ngành, từ các cơ quan môi giới trên thị trường, đến các nhà sản xuất ở Trung Đông lo ngại hơn cả hiện nay, có lẽ là viễn cảnh tăng trưởng của Trung Quốc, của Liên Hiệp Châu Âu bị chựng lại, và những chuyển biến trên thị trường quốc tế từ chiến tranh Ukraina gây nên.Nhìn đến nước Nga, một cột trụ khác trên thị trường năng lượng, dầu khí của Nga đang bị cấm vận, giảm mạnh lượng xuất khẩu sang châu Âu nên các tập đoàn dầu khí của Nga đã lao vào một cuộc chạy đua đi tìm những thị trường mới… và Matxcơva là một thành viên khá độc lập trong khối OPEP mở rộng. Tựu chung, một trong những lý do vì sao thị trường dầu hỏa chưa lên cơn sốt, là các nguồn cung thì nhiều, mà không chắc là mức cầu sẽ vững mạnh trong ngắn hạn.    

Sans Stress
Du Foot US à la Télé Réalité : le parcours improbable de Freeman Sensei

Sans Stress

Play Episode Listen Later Dec 8, 2023 74:07


VENEZ NOUS SOUTENIR SUR PATREON : ⁠⁠⁠⁠⁠https://www.patreon.com/SansStress⁠⁠⁠⁠ suivez Freeman ici : https://www.instagram.com/freemansensei/ Les meilleures pizzas du Grand Montréal: 00:00:00 Intro: 00:01:48 Les débuts de Freeman au football américain: 00:04:45 Compétitionner contre les plus vieux pour devenir meilleur: 00:07:18 Le meilleur souvenir de son passage au CÉGEP de Thetford Mines: 00:09:06 Son expérience à la coupe du monde de football américain au Koweit en 2014: 00:10:09 Passer de la banlieue Parisienne à Thetford Mines au Québec: 00:14:33 Retour sur sa seule saison de football collégial: 00:17:52 Sa mauvaise expérience avec l'équipe de football de l'Université McGill: 00:19:51 Sa tentative de transfert à l'Université Concordia: 00:22:17 Comment Freeman a développé son attachement pour l'Université Concordia: 00:25:03 Sa décision d'arrêter le football: 00:27:49 Freeman décide de devenir Youtuber: 00:29:43 On shoutout nos membres Patreon: 00:33:23 Résumé de la partie exclusive pour nos abonnés Patreon: 00:35:15 Pourquoi Freeman s'est lancé sur Twitch: 00:36:30 L'impact du Covid sur la carrière de Freeman: 00:38:12 Comment Freeman est passé d'une audience Instagram composé à 10% de femmes, à une audience composé à 75% de femmes: 00:40:51 Freeman décide de participer à Occupation Double (La plus grosse télé réalité au Québec): 00:42:47 Son expérience à Occupation Double en Martinique: 00:46:30 Léo explique le principe d'Occupation Double pour notre audience française: 00:48:58 Freeman faisait malheureusement parti d'un des pires concepts de l'histoire d'OD selon nous: 00:49:40 L'accueil du public Québécois à son retour de OD: 00:51:34 Les réalités de tourner une émission de télévision en Martinique: 00:54:36 Comment Freeman a géré le fait d'être sous écoute H24 pendant plusieurs semaines: 00:57:27 Son retour à la vie normale: 01:00:40 Sa décision de participer à une télé réalité en France (La Villa des Coeurs Brisés): 01:04:24 Son expérience à La Villa des Coeurs Brisés au Mexique: 01:05:47 Les différences entre participer à une télé réalité en France VS au Québec: 01:06:26 Pourquoi Freeman préfère créer du contenu en Amérique du Nord plutôt qu'en Europe: 01:07:55 Le pet peeve et de la semaine de Freeman: 01:10:10 Le moment qui lui a “redonné espoir en l'humanité” cette semaine: 01:11:11 Nos remerciements: 01:13:09 Dans ce podcast présenté par Léo Sarteel (@leosarteel) et Nykolas Pierre-Masse (@7semaine) on est "Sans Stress" et on exprime nos points de vue sur le monde en tant que jeunes sportifs.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Cuộc chạy đua săn lùng dầu hỏa

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Dec 5, 2023 9:28


Nhiều người vẫn kỳ vọng COP28 là hội nghị khí hậu quốc tế đầu tiên bàn về « tương lai năng lượng hóa thạch ». Trong năm 2022-2023, các đại tập đoàn dầu khí trên thế giới tiếp tục đầu tư hàng chục tỷ đô la để được khai thác « vàng đen » tại hơn 50 quốc gia. Venezuela muốn chiếm đoạt vùng Essequibo của Guyana bởi đây là một mỏ dầu nhiều tiềm năng và Guyana có thể trở thành một Koweit ở Nam Mỹ. Tháng 11/2023 Reclaim Finance, một tổ chức phi chính phủ chuyên quan sát về tác động của các hoạt động tài chính đối với môi trường và nhất là đời sống của con người - trụ sở tại Paris, ghi nhận vẫn không thiếu các dự án mới khai thác dầu khí trên thế giới.Trong hai năm trở lại đây, tại 58 quốc gia, 200 tập đoàn tư nhân và của nhà nước đã khởi động 437 dự án đầu tư trong ngành dầu khí. Tổng đầu tư lên tới 528 tỷ đô la chỉ riêng cho các khâu « khai thác và sản xuất ». Điểm đến của số tiền khổng lồ đó tập trung vào Qatar, Ả Rập Xê Út, Brazil, Mỹ và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Riêng nước Nga, không nhận được nhiều đầu tư như các đối tác vừa nêu nhưng lại là nơi chiếm được nhiều dự án hơn cả, đứng trước Na Uy.Ai tài trợ cho 437 dự án đầu tư mới vừa nêu ? Theo Reclaim Finance, tập đoàn quốc gia Ả Rập Xê Út Aramco dẫn đầu, kế tời là ExxonMobil của Mỹ. Đứng thứ ba là Petrobras của Brazil.  Cũng trong giai đoạn 2022-2023 do tác động của lạm phát đè nặng lên tăng trưởng của Hoa Kỳ, tổng thống Joe Biden, người từng đắc cử nhờ cam kết sẽ « không có thêm một giếng dầu nào khác trên đất Mỹ », đã cho phép tập đoàn ConocoPhillips khởi động một dự án « khổng lồ » tại Alaska. Tập đoàn dầu khí của Anh BP được phép thăm dò và khai thác ngoài khơi vùng Newfoundland của Canada mặc dù đấy là một vùng biển thuộc bảo tồn.Tại Luân Đôn, thủ tướng Anh Rishi Sunak tháng 7/2023 cấp giấy phép cho ít nhất 100 dự án ở Biển Bắc. Pháp cũng đang lao vào cuộc săn lùng dầu hỏa : tháng trước, tập đoàn Canada Vermilion vừa được phép khoan thêm 8 giếng dầu ở vùng Gironde, miền tây nam nước Pháp. Paris, từ 2017 đã thông qua một đạo luận dự trừ ngừng sản xuất dầu hỏa và khí đốt kể từ năm 2040.Nước Nga của tổng thống Vladimir Putin hoàn toàn không có lý do gì để ngừng lại các dự án bạc tỷ với các đối tác Trung Quốc và kể cả châu Âu -bất chấp lệnh trừng phạt phương Tây ban hành từ khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina. Các vương quốc dầu hỏa ở Trung Đông, các nhà sản xuất ở châu Phi vẫn tiếp tục đầu tư vào công nghiệp dầu khí.Vương quốc dầu mỏ của Nam Mỹ và nguy cơ xung đột vũ trangKhông ồn ào như đại đa số các nhà sản xuất hay các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa lâu đời của thế giới, tại Nam Mỹ, hai nước nhỏ là Surinam và Guyana sắp nổi lên như những « mỏ dầu » của thế giới. Tập đoàn dầu khí Pháp, TotalEnergies dự kiến dầu tư 9 tỷ đô la thăm dò lô 58 ngoài khơi Surinam với tiềm năng 200.000 thùng dầu/ngày.Từng là thuộc địa cũ của Hà Lan, với chừng 600.000 dân cư và là một trong những quốc gia nghèo nhất trong khu vực, Surinam kỳ vọng nhiều vào các nguồn tài nguyên ngoài khơi và đang mở rộng cửa đón tác tập đoàn của Mỹ, Trung Quốc và của châu Âu.Về phần Guyana, quốc gia duy nhất thuộc Khối Thịnh Vượng Chung của Anh Quốc ở Nam Mỹ trong hai năm vừa qua, GDP đã được nhân lên gấp 3 lần nhờ có dầu hỏa. Viễn cảnh dầu hỏa của Guyana bảo đảm 1 % nhu cầu tiên thụ cho toàn thế giới vào ngưỡng 2025 đã làm dấy lên lòng tham của Venezuela sát cạnh. Guyana có đường biên giới chung với Brazil, Surinam và Venezuela cũng chính con sông Essequibo được coi là đường biên giới tự nhiên giữa thuộc địa cũ của Anh Quốc với một mỏ dầu của thế giới tại Mỹ Latinh là Venezuela.Vào lúc Caracas không phát huy được ngành công nghiệp dầu khí để phát triển thì trong vỏn vẹn 2 năm, GDP của Guyana được nhân lên gấp ba lần nhờ phát hiện những mỏ dầu ở ngoài khơi với trữ lượng ước tính tương đương với của Koweit hay của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nguồn sản xuất dầu hỏa lớn thứ 7 hiện nay trên thế giới.Ngày 03/12/2023 Caracas tổ chức trưng cầu dân ý khẳng định chủ quyền với vùng Essequibo, trải rộng trên 160.000 km vuông, tương đương với 2/3 lãnh thổ của Guyana. Hơn  95 % những người được hỏi xem Essequibo thuộc về Venezuela. Kết quả đó làm dấy lên lo ngại Caracas viện cớ để lấn chiếm Guyana, tước đoạt các nguồn tài nguyên tại Essequibo.Đây là một vùng đất với nhiều mỏ vàng, mỏ kim cường, đồng hay beauxite…. và dầu hỏa.Đầu tháng 11/2023 Chevron chi ra 53 tỷ đô la mua lại Hess, cũng một tập đoàn năng lượng của Hoa Kỳ để được quyền đồng quản lý các mỏ dầu ở Guyana, bởi đây là những mỏ « vàng đen dễ khai thác ». Theo tạp chí kinh tế Capital Economics, ngay cả trong trường hợp giá dầu dao động từ 25 đến 35 đô la một thùng, Chevron cũng đã có lãi.Trên nguyên tắc trong hai năm nữa, sản xuất dầu thô của Guyana sẽ cao hơn so với của Anh Quốc hiện nay và kể cả của Venezuela. Đương nhiên trong những điều kiện đó chính quyền Guyana đang đàm phán lại các hợp đồng với các đại tập đoàn của Mỹ và cả với CNOOC của Trung Quốc.Vấn đề gây lo ngại ở đây như giới trong ngành ghi nhận là lòng tham của Caracas, mà ai cũng biết, hai điểm tựa truyền thống của Venezuela là Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh là chủ nợ lớn nhất của chế độ Maduro và thậm chí Venezuela thanh toán trực tiếp cho chủ nợ bằng dầu hỏa. Còn Matxcơva là nguồn cung cấp đến 75 % vũ khí cho Caracas và các hãng dầu của Nga có ảnh hưởng rất lớn tại quốc gia châu Mỹ Latinh này.Lợi nhuận và sức khỏe con người Trong cuộc chạy đua săn lùng dầu hỏa đó làm thế nào để các nhà khoa học thuyết phục được gần 200 phái đoàn tham dự hội nghị khí hậu COP28 ở Dubai từ bỏ năng lượng hóa thạch ?Một nghiên cứu được tạp chí khoa học British Medical Journal công bố trước ngày COP28 khai mạc, năng lượng hóa thạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 5 triệu người trên thế giới. Tất cả là nạn nhân của hiện tượng ô nhiễm không khí, bụi và do tác hại của khí ozone.  Trong cương vị chủ nhà COP28 Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất dự trù đầu tư thêm 150 tỷ đô la từ nay đến 2027 để nâng cao« khả năng cung cấp về dầu khí » quốc gia.Một tín hiệu đáng lo ngại khác được các tổ chức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người như Reclaim Finance báo động là « ngay cả các tập đoàn năng lượng chủ yếu là của châu Âu như Shell, BP hay TotalEnergies đang thu hẹp lại những mục tiêu chống biến đổi khí hậu và những tham vọng phát triển năng lượng sạch ». Tập đoàn Ý ENI mua lại Neptune Energy của Na Uy để tiếp tục đầu tư ở Bắc Âu. TotalEnergies của Pháp không che giấu là sẽ tiếp tục đầu tư vào những giếng dầu mới, tối thiểu là đến ngưỡng 2030. Điều đó không cấm cản lãnh đạo TotalEnergies thông báo những tham vọng và nỗ lực làm sạch môi trường. Chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn dầu hỏa Pháp Patrick Pouyanné phát biểu nhân một hội nghị quốc tế : « Chúng tôi sẽ đầu tư 40 tỷ đô la trong sáu năm sắp tới để đẩy mạnh năng lượng sạch, để giảm bớt lượng phát khi thải carbon trong các hoạt động của tập đoàn TotalEnergies. 40 tỷ đô la đó tương đương với từ 40 đến 50 % tổng đầu tư của tập đoàn với mục tiêu phát huy những công nghệ mới, cắt giảm CO2 và đóng góp cho một mô hình năng lượng mới ».Giáo sư đại học Paris Dauphine, chuyên về dầu khí Philippe Chalmin lưu ý trong một bảng xếp hạng gần đây về thiện chí của các hãng dầu khí hạn chế phát thải carbon, ENI của Ý đứng đầu, kế tới là TotalEnergies.Trái lại từ COP21 ở Paris đến nay chưa bao giờ các đại tập đoàn của Mỹ cam kết về bất kỳ điều gì về một chiến lược chuyển đổi năng lượng. Cũng giáo sư Chalmin nhắc lại rằng, sở dĩ mà các hãng dầu khí tiếp tục đầu tư vào các dự án mới, bởi nhu cầu của thế giới còn tiếp tục tăng thêm : « Theo tôi Trung Quốc đang đặt ra nhiều vấn đề hơn rất nhiều so với các nước sản xuất dầu hỏa. Nói một cách thực công bằng, thì sở dĩ mà các nước sản xuất và xuất khẩu dầu hỏa tiếp tục khai thác công nghiệp này là do nhu cầu của thế giới vẫn còn tiếp tục tăng thêm. Năm tới, mỗi ngày trung bình thế giới cần thiêu thụ khoảng từ 1,5 đến 2 triệu thùng dầu ».Trong báo cáo giữa tháng 11/2023 Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế AIE dự phóng nhu cầu tiêu thụ vào năm tới trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục tăng mạnh và có thể là sẽ « phá kỷ lục ». Chỉ riêng trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc tiêu thụ hơn 17 triệu thùng dầu/ngày. Phải đợi đến khoảng 2030 nhu cầu chung của nhân loại mới tăng chậm lại.Marc Antoine Eyl Mazzega đặc trách về khoa năng lượng tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp - IFRI giải thích về thách thức rất lớn đặt ra cho các nền kinh tế đang phát triển và đây không phải là lúc để những nước như Ấn Độ hay Brazil, Trung Quốc chấp nhận giảm tiêu thụ về năng lượng. Những quốc gia này vẫn nghiện dầu hỏa :« Tiêu thụ dầu hỏa tại các nước phương Tây giàu có, có chiều hướng giảm đi, tuy là giảm chậm hơn nhiều so với mong đợi từ phía các nhà khoa học. Vấn đề đặt ra là ở những nơi khác trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa đã tăng rất mạnh. Đành là có những giải pháp khác nhưng tất cả đều quá đắt và ngoài tầm tay của các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng về dân số đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải đi theo và đây là một áp lực vô cùng to lớn đối với những nền kinh tế đang trỗi dậy. Tôi muốn nói đến trường hợp của Ấn Độ, của nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á… Trong hoàn cảnh đó, dầu hỏa vẫn chiếm một vị trí trung tâm chi dù chúng ta đã bắt đầu nói đến đỉnh điểm vào khoảng 2030, kể từ đó tiêu thụ dầu trên thế giới sẽ bắt đầu tăng chậm lại trước khi sụt giảm ».Khó để phủ nhận những kết quả nghiên cứu khoa học báo động về nguy cơ năng lượng hóa thạch đè nặng lên sức khỏe con người. Khó để bác bỏ những kết luận dầu hỏa, khí đốt và than đá thải 80 % carbon là hâm nóng trái đất. Chấp nhận những kết quả nghiên cứu đó là một chuyện, nhưng từ bỏ năng lượng hóa thạch để đi tìm những « giải pháp thay thế » là một chuyện khác.Trước khi COP28 hạ màn, Ả Rập Xê Út, hôm 05/12/2023 báo trước sẽ « tuyệt đối » chống lại việc khai tử năng lượng hóa thạch. Lập trường này được Nga và Trung Quốc tán đồng. 

Six heures - Neuf heures, le samedi - La 1ere
D'un monde à l'autre – Le nouveau centre du monde

Six heures - Neuf heures, le samedi - La 1ere

Play Episode Listen Later Oct 28, 2023 6:30


Koweit, Qatar, Dubaï, Bahrein, Oman, Arabie Saoudite : ces six pays du Golfe forment un groupe de plus en plus influent au niveau géopolitique. Le Qatar en particulier joue un rôle primordial dans la guerre au Proche-Orient. Le Hamas a salué la participation de Doha dans les négociations pour la libération des otages israéliens cette semaine. Roberto de Primis nous dira si les pays du Golfe sont vraiment unis.

Los Hinchas Football
Le jour où Michel Platini a joué pour le Koweit

Los Hinchas Football

Play Episode Listen Later Oct 16, 2023 11:47


Si la légende de Michel Platini traverse les générations en équipe de France, elle a aussi la singularité d'avoir vu le triple Ballon d'Or français porter le maillot d'une autre nation en match officiel, et ce, alors que Michel Platini avait déjà écrit sa légende chez les Bleus. Nous sommes le 27 septembre 1988 lorsque Platoche foulera la pelouse du Stade Al-Sadaka de Koweït City vêtu du maillot vert koweïtien, afin d'affronter l'URSS. Dans l'épisode du jour et en compagnie de Sylvain du compte X @Dudelew01, nous revenons sur cette mystérieuse apparition, qui 35 ans après, n'a toujours pas d'explication.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Trung Đông: Sự can dự ngày càng lớn của Trung Quốc làm thay đổi thế cờ khu vực?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jun 22, 2023 10:00


Giúp Ả Rập Xê Út và Iran tái lập bang giao, đề nghị làm trung gian hòa giải cho xung đột Israel – Palestine, Trung Quốc đang dần khẳng định một vai trò quan trọng hơn tại Trung Đông. Nhưng sự can dự ngày càng lớn của Trung Quốc đang hình thành một thế cờ mới trong khu vực. Ở đâu Mỹ và châu Âu để trống, ở đó Trung Quốc lấp vào. Từ nhiều thập niên qua, Bắc Kinh âm thầm đặt các con chốt tại Trung Đông, mà mối quan tâm ban đầu dường như chỉ là kinh tế : Thúc đẩy giao thương tại một vùng đang phát triển và bảo đảm nguồn cung ứng ổn định về dầu khí cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.Đòn bẩy kinh tếNhưng sự hiện diện tích cực của Trung Quốc ngày nay càng được chấp nhận nhiều hơn vì nó trùng khớp với « mong muốn Trung Quốc » từ nhiều nước Trung Đông, đang cố đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Đó cũng là những nước đánh giá cao tuyên bố của Bắc Kinh không can thiệp công việc nội bộ của các quốc gia.Trên trang mạng tạp chí Esprit, ông Denis Bauchard, cựu giám đốc chương trình Bắc Phi và Trung Đông trực thuộc bộ Ngoại Giao Pháp, cố vấn về Trung Đông tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI), nhắc lại ngay từ năm 2004, Bắc Kinh và các nước Ả Rập tổ chức đều đặn một diễn đàn cấp ngoại trưởng. Từ năm 2006, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thường xuyên có các chuyến thăm khu vực. Đến năm 2013, Trung Quốc thời Tập Cận Bình khởi động « Những Con Đường Tơ Lụa Mới – Belt and Road Initiatives (BRI) », một dự án mang tầm chiến lược đặc biệt có liên quan đến Trung Đông. Năm 2016, Bắc Kinh chính thức công bố một chính sách thực thụ đối với thế giới Ả Rập, có tên gọi : « China's Arab Policy Paper », cho phép Bắc Kinh thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong mọi lãnh vực : Kinh tế - Tài chính, Văn hóa, Nông nghiệp, chống khủng bố và sau này cả về quân sự nhằm « duy trì hòa bình, ổn định và phát triển » khu vực.Chỉ trong hơn hai thập niên, giai đoạn 2000-2022, giao thương hai chiều giữa Trung Quốc và các nước Ả Rập tăng vọt từ trên 17 tỷ đô la lên gần 470 tỷ. Cũng trong giai đoạn này, đầu tư của Trung Quốc tăng từ chưa đầy một tỷ đô la lên gần 28 tỷ, chủ yếu tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Iran, Irak và Israel. Tính đến năm 2022, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu ở Trung Đông, chủ yếu là Ả Rập Xê Út, Iran, Ai Cập, Qatar, và Koweit. Ngược lại, Bắc Kinh phụ thuộc đến 50% nguồn cung ứng năng lượng từ khu vực này. Do vậy, Trung Quốc chỉ có lợi khi tình hình an ninh Trung Đông được ổn định. Theo ông Emmanuel Veron, chuyên gia về Trung Quốc tại INALCO, mạng lưới quan hệ và thương mại mà Trung Quốc kiên nhẫn xây dựng, thiết lập từ 25 và 30 năm qua giờ không chỉ tăng cường hơn nữa sự hiện diện kinh tế, mà sau này cả cho quân sự, cho phép Bắc Kinh bảo vệ và thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình trong khu vực.Trên đài RFI, chuyên gia Emmanuel Veron phân tích : « Từ nền tảng kinh tế và thương mại, mạng lưới ngoại giao, an ninh hay quân sự, người ta nhận thấy việc cung cấp vũ khí, trang thiết bị ngày càng nhiều. Người ta giờ có thể đặt câu hỏi về quy mô năng lực tình báo Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự, chính trị và ngoại giao. Toàn bộ những điều đó cho thấy quả thật Trung Quốc đang gây ảnh hưởng và sẽ tác động ngày càng mạnh hơn tại Trung Đông để chống lại Mỹ ».Thoát bảo hộ của MỹCũng theo ông Emmanuel Veron, chính việc Hoa Kỳ ngày càng ít quan tâm đến khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc thâm nhập sâu hơn vào Trung Đông. Sự thoái lui dần này của Mỹ, bắt đầu từ dưới thời chính quyền Bush Jr, cùng với cuộc rút quân trong hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan, bất ổn kéo dài tại Irak sau cuộc can thiệp của Mỹ và nhất là việc chính quyền Obama cùng cựu thủ tướng Anh David Cameron mùa hè năm 2012 từ bỏ cam kết trừng phạt quân sự chế độ Damas nếu họ dùng vũ khí hóa học chống thường dân, đã làm xói mòn mọi tầm ảnh hưởng của phương Tây, đứng đầu là Mỹ, trong khu vực. Nhiều nước trong khu vực bắt đầu xem xét lại các mối quan hệ với Washington và nghĩ đến khả năng thắt chặt đối tác với Bắc Kinh.Bàn cờ địa chính trị tại Trung Đông cũng vì thế mà có những thay đổi lớn. Điều này thể hiện rõ trong sự chuyển hướng đối ngoại đột ngột của Ả Rập Xê Út, từ lâu được cho là rất gần gũi với Hoa Kỳ, khi từ chối đề nghị tăng mức xuất khẩu dầu lửa của tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 7/2022. Đến tháng 12/2022, như một lời cảnh cáo dành cho Washington, hoàng thái tử Mohammed Ben Salman đã trải thảm đỏ long trọng đón Tập Cận Bình và trong cuộc gặp thượng đỉnh này, Ả Rập Xê Út và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận đối tác mới bao gồm cả việc cung cấp tên lửa chống hạm YJ-21 của Trung Quốc.Nhưng ngoạn mục nhất là việc Riyad và Teheran, một kẻ thù của Washington, ký kết thỏa thuận tái lập bang giao sau 7 năm đối đầu gay gắt, dưới sự chủ trì của Bắc Kinh. Thỏa thuận này không chỉ giúp cho Trung Quốc khẳng định vị thế siêu cường, mà còn đáp ứng được lợi ích của cả ba bên, nghĩa là Iran thoát được thế cô lập và giảm nguy cơ một cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài, Trung Quốc tránh xảy ra xung đột và nguy cơ lan rộng tại một khu vực thiết yếu cho nguồn cung ứng năng lượng và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Cuối cùng, đối với Ả Rập Xê Út, sự kiện phản ánh mối lo ngại trước việc nước láng giềng phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng không an tâm về những cam kết an ninh từ Mỹ.Nhà sử học André Kaspi, giáo sư danh dự đại học Sorbonne, trong một chương trình Qualita của Israel nhận định : « Điều đó muốn nói rằng Ả Rập Xê Út sẵn sàng tìm kiếm những mối liên minh khác, có thể cho phép họ có một sự cân bằng vững chắc hơn trong các mối quan hệ quốc tế. Thế cân bằng này không chỉ dựa trên mối quan hệ với Nga mà cả với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Ả Rập Xê Út đang tìm cách thoát khỏi sự bảo hộ mà Mỹ đã từng thực thi đối với Riyad. Và trong chừng mực nào đó, Ả Rập Xê Út có thể xích lại gần hơn một chút với Israel, hay ngược lại, giữ khoảng cách tùy theo hoàn cảnh. »Thế cờ mớiCũng theo ông André Kaspi, sự hiện diện ngày càng lớn của Bắc Kinh tại Trung Đông đang làm thay đổi các mối tương quan lực lượng trong khu vực, dẫn đến một sự tái phân bổ các thế lực trong vùng.« Trước đây Nga giữ vai trò chủ chốt, nhưng với chiến tranh Ukraina, có một sự thay đổi đang diễn ra, nghĩa là có một sự phân bổ mới các thế lực. Nga giờ trông cậy vào Iran, rồi Iran thì dựa vào Trung Quốc. Về cơ bản, người ta nhìn thấy một trục mới đang hình thành. Đối với Israel, nước này giờ phải trông cậy vào sự hậu thuẫn của Mỹ nhiều hơn và một chính sách có thể khó mà xác định đối với Nga, không hẳn là hoàn toàn đối đầu với Nga, nhưng cho phép Israel tìm được một tình thế ít nguy hiểm hơn. » Điều đáng chú ý là Trung Quốc có một mối quan hệ kinh tế - công nghệ rất chặt chẽ và lâu đời với Israel, quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng trong chính sách Trung Đông và dự án Con Đường Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh nhờ vào hệ thống cảng biển giáp Địa Trung Hải. Nhưng điều đó cũng không cản trở Trung Quốc ngày 27/03/2021 ký kết một « Hiệp ước Hợp tác Chiến lược 25 năm » với Iran, kẻ thù truyền kiếp của Israel. Theo phân tích từ nhà sử học trường đại học Sorbonne trên Qualita, Trung Quốc không hẳn hoàn toàn ủng hộ Iran để chống Israel. Trung Quốc chủ trương duy trì một thế cân bằng nào đó trong vùng, tức là vừa duy trì các mối quan hệ với Israel, vừa thắt chặt hợp tác với Iran. Theo ông, thế giới đang trong một hệ thống quan hệ quốc tế cực kỳ phức tạp. « Bởi vì không gì có thể xác định được, mọi thứ đều chuyển động, mọi việc có thể thay đổi. Iran cũng đang tiến các quân cờ của mình, tuy theo cách ít mạnh mẽ hơn so với phía Israel và các quốc gia Ả Rập. Điều hiển nhiên là sự hiện diện của Trung Quốc tại Trung Đông giờ trở thành một yếu tố trong lịch sử quan hệ quốc tế. »Cũng theo vị sử gia này, Trung Đông luôn là một địa bàn tranh giành thế lực đầy phức tạp và đa dạng, khó thể tiên đoán những gì sẽ xảy ra. Đương nhiên, ảnh hưởng của Trung Quốc tại Trung Đông sẽ được mở rộng hơn khi nhìn vào các mối quan hệ của nước này duy trì với Iran, Ả Rập Xê Út và Israel. Nhưng ông cũng lưu ý thêm rằng bốn cựu đế chế Iran, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đang làm chủ ván cờ Trung Đông. Ngoài Trung Quốc với nỗ lực vươn lên thành siêu cường hàng đầu thế giới, Iran, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ nuôi dưỡng tham vọng tái lập những đế chế năm xưa.Nhìn rộng hơn, chuyên gia về Trung Quốc Emmanuel Veron cho rằng Trung Đông giờ cũng là một mặt trận khác giữa Mỹ và Trung Quốc. Giới quan sát có xu hướng nói rằng ưu tiên chiến lược của Mỹ là Trung Quốc, và ngược lại, đối với Bắc Kinh, Washington cũng là một ưu tiên chiến lược. Ông kết luận: toàn bộ thế giới ngày nay ngày càng được kiến tạo theo sự đối đầu địa chính trị giữa hai siêu cường, Trung Đông cũng không thể thoát khỏi điều đó !

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Nhật Bản và NATO thắt chặt quan hệ đối tác : Lợi bất cập hại ?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jun 1, 2023 12:28


Đầu tháng 3/2023, truyền thông Nhật Bản loan tin Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO sẽ mở một văn phòng liên lạc tại Tokyo từ đây đến năm 2024. Một số nhà quan sát đánh giá việc thắt chặt quan hệ giữa NATO và Nhật Bản cho phép củng cố chiến lược chống xâm nhập dựa trên răn đe của Nhật Bản. Nhưng số khác lại cho rằng việc NATO can dự sâu vào khu vực chỉ làm suy giảm an ninh và ổn định của vùng châu Á – Thái Bình Dương. Trang mạng Nikkei Asia ngày 03/05/2023, cho biết kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Tokyo đã được tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thảo luận với thủ tướng Fumio Kishida trong chuyến thăm Nhật Bản hồi cuối tháng Giêng năm 2023. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là văn phòng đầu tiên của NATO tại vùng châu Á – Thái Bình Dương. Cho đến nay, nhiều văn phòng tương tự đã được mở bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại New York và Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu ở Vienna, thủ đô nước Áo, cũng như tại nhiều nước khác như Ukraina, Moldova, Gruzia, Bosnia-Herzegovina và Koweit. Về phần mình, Tokyo cũng có ý định thành lập một phái bộ độc lập bên cạnh khối NATO khi tách rời phái bộ hiện nay ở đại sứ quán Nhật Bản ở Bỉ và bổ nhiệm một đại sứ mới.Chiến lược chống xâm nhập dựa trên răn đeTuy nhiên, theo nhận định của nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, trả lời RFI Tiếng Việt ngày 31/05/2023, mối quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và NATO không phải là điều gì mới mẻ. Ngay từ đầu thập niên 1990, đôi bên đã có những cuộc tiếp xúc đầu tiên, đặt nền tảng cho các cuộc đối thoại và quan hệ hợp tác mà bước tiến quan trọng là năm 2014 : Nhật Bản và NATO ký kết một Chương trình Hợp tác và Đối tác Riêng biệt. Chương trình này đã được triển hạn vào tháng 6/2020. Antoine Bondaz : « Mối quan hệ tương tác ngày càng thường xuyên hơn. Các bộ trưởng Nhật Bản đến tham dự nhiều sự kiện của NATO. Kể từ năm 2022, và nhất là từ thượng đỉnh Madrid (Tây Ban Nha), đích thân thủ tướng Nhật Bản đến dự thượng đỉnh của NATO. Rõ ràng là từ 10 năm gần đây, có sự gia tăng các tương tác và hợp tác giữa Nhật Bản và NATO. Giờ thì điều đó đang được hợp thức hóa qua việc mở một văn phòng liên lạc của NATO tại Nhật Bản. »Nhìn từ Nhật Bản, việc thắt chặt quan hệ với NATO còn nhằm củng cố hơn nữa chiến lược chống xâm nhập dựa trên sự răn đe. Vị thế quân sự của Nhật đang dần thay đổi khi nước này đưa ra một Chiến lược An ninh Quốc gia mới và cho tăng dần mức ngân sách quốc phòng lên đến 2% của GDP, phù hợp với mức đóng góp dự kiến của các thành viên NATO. Trên trang mạng The Diplomat, nhà nghiên cứu về Nhật Bản, ông Matthew Venoit, thuộc Trung tâm Stimson, cho rằng những động thái trên của Nhật Bản cho thấy nỗi bất an ngày càng lớn của Tokyo đối với tình hình an ninh trong khu vực, xuất phát từ những hành động của các nước láng giềng – cụ thể là cuộc xâm lược Ukraina của Nga, các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng và đà gia tăng quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc. Một quan điểm cũng được Antoine Bondaz đồng chia sẻ: Một mặt Nhật Bản muốn khẳng định là không bị cô lập, qua mối quan hệ đồng minh với Mỹ, qua việc xích lại gần với Hàn Quốc và nhất là mối quan hệ hợp tác ba bên Washington – Tokyo – Seoul ngày càng chặt chẽ. Mặt khác, Nhật Bản cũng thể hiện mong muốn xích lại gần hơn với châu Âu trong việc chia sẻ thông tin, hay hợp tác đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn có nhiều thách thức khác, cụ thể hơn, cần nhiều sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Nhà nghiên cứu Đông Bắc Á phân tích tiếp :Antoine Bondaz : « Chẳng hạn như thúc đẩy việc các trang thiết bị do NATO sử dụng có thể tương thích với thiết bị được dùng tại châu Á, bất kể là do Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc sử dụng. Hiện tại vẫn còn ít sự tương đồng tác chiến, nghĩa là quân đội châu Âu không nhất thiết sử dụng cùng loại thiết bị, cùng tiêu chuẩn, hay chuẩn mực như của Nhật Bản. Ở đây đúng là có vấn đề về tương đồng tác chiến giữa hai thực thể. Rộng hơn nữa, từ góc độ Nhật Bản, đây còn là một thông điệp mạnh mẽ cho Trung Quốc rằng nước này không thể đơn phương thay đổi và bằng vũ lực nguyên trạng của khu vực, dù là ở eo biển Đài Loan hay rộng hơn nữa. »Nhật Bản – NATO và những điểm tương đồngTheo ông Matthew Venoit, Nhật Bản có nhiều lý do chính đáng để xem NATO là trung tâm trong chiến lược răn đe của mình. Tokyo muốn nhắc nhở « liên minh quân sự lớn nhất trong lịch sử » về các mối đe dọa an ninh toàn cầu quan trọng ở vùng Đông Á. Nhưng đồng thời Tokyo cũng có thể cân nhắc phòng ngừa thái độ do dự của Washington đối với các đồng minh trong việc thực hiện chiến lược quốc phòng mới đầy tham vọng của Mỹ.Sự xích lại gần này còn được giải thích bởi những mối bận tâm chung giữa các đồng minh của NATO và Nhật Bản, bất kể là liên quan đến Nga hay là Trung Quốc. Đại sứ Đan Mạch tại Nhật Bản, Peter Taksoe-Jensen, trả lời Nikkei Asia hồi tháng Năm từng bày tỏ quan ngại về những tác động của Trung Quốc cho an ninh xuyên châu Âu, và cho rằng việc « NATO duy trì các mối quan hệ với những đối tác trong khu vực là điều quan trọng. » Trong « khái niệm chiến lược » được công bố năm 2022, NATO lập luận rằng Trung Quốc đang đặt ra « nhiều thách thức mang tính hệ thống » đối với an ninh châu Âu – Đại Tây Dương, dù rằng Nga vẫn là « mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất cho an ninh của các đồng minh ».Theo nhận định của Antoine Bondaz, rõ ràng ngày càng có những thay đổi trong cách đánh giá các ưu tiên của NATO và Nhật Bản trong những năm gần đây, cho thấy những điểm tương đồng lợi ích trong nhiều hồ sơ, kể cả vấn đề khủng hoảng hạt nhân và tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên hiện nay.Antoine Bondaz : « Trước đây tại Nhật Bản, người ta thường hay sử dụng thành ngữ nói rằng "châu Âu thấy đầu gấu nhưng chỉ thấy đuôi rồng, còn Nhật Bản thì có xu hướng thấy đầu rồng và chỉ thấy đuôi gấu". Điều đó có ý nghĩa tượng trưng là ưu tiên của châu Âu và Nhật Bản đối với Nga và Trung Quốc là rất khác nhau. Giờ thì họ thừa nhận cả hai cùng một lúc. Châu Âu và Nhật Bản đều xem Nga và Trung Quốc như một vấn đề an ninh chính, đương nhiên luôn với một quan điểm từ châu Âu : Nga vẫn là một ưu tiên và theo quan điểm Nhật Bản, Trung Quốc mới là mối bận tâm chính. »Đương nhiên, thông báo mở văn phòng liên lạc của NATO tại Nhật Bản đã khiến Bắc Kinh nổi dóa, cảnh báo một « NATO Thái Bình Dương ». Năm 2022, bộ Ngoại Giao Trung Quốc, thông qua lời phát ngôn viên Triệu Lập Kiên, đã mạnh mẽ chỉ trích NATO « đang vươn vòi đến tận châu Á – Thái Bình Dương, tìm cách xuất khẩu tâm lý Chiến Tranh Lạnh và làm hồi sinh sự đối đầu giữa các khối. » Bởi vì, tại châu Á – Thái Bình Dương, liên minh quân sự NATO ngoài Nhật Bản, còn có các đối tác khác là Úc, New Zealand và Hàn Quốc, trong khuôn khổ Asia Pacific Partners, còn được gọi tắt là AP4. Nếu như NATO biện minh rằng việc mở văn phòng liên lạc tại Tokyo sẽ cho phép liên minh quân sự tham vấn định kỳ với Nhật Bản và các đồng minh chủ chốt khác, tăng cường các quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực không gian mạng, chống tin giả, và ngăn ngừa các hiểm họa từ những công nghệ mới nổi, thì Trung Quốc xem đấy như là một « hành động bành trướng sang phía đông, vùng châu Á – Thái Bình Dương, can dự sâu hơn vào các vấn đề khu vực, một mưu toan phá hủy hòa bình và gây bất ổn cho khu vực (…) ».Hợp tác Nhật Bản – NATO : Lợi bất cập hại ?Đối với Bắc Kinh, thông báo này còn khẳng định nỗ lực của Mỹ kềm hãm Trung Quốc khi cho « phát triển các mô liên kết » giữa các đồng minh và đối tác ở châu Âu và tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Quả thật, theo phân tích của Antoine Bondaz, thông báo NATO sắp mở văn phòng liên lạc còn nhằm khơi dậy nhận thức của Liên Hiệp Châu Âu trước những thách thức tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương do sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra.Hoa Kỳ muốn châu Âu hoạt động tích cực hơn tại khu vực để đối phó với Trung Quốc, dù Washington không chút ngây thơ và không hy vọng rằng châu Âu sẽ giữ một vai trò tác chiến quân sự tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương vào lúc khối 27 nước đang vất vả đối mặt với cuộc chiến tranh tại Ukraina. Antoine Bondaz nhận định tiếp :Antoine Bondaz : « Điểm thứ hai là vì không có khả năng triển khai lực lượng sang Ấn Độ - Thái Bình Dương, ngoại trừ một số nước như Pháp, Anh và có thể thêm Đức, Ý và Hà Lan, do vậy, ở đây mong muốn của Mỹ là không những NATO hiện diện thực sự tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, mà cả những nước thành viên, các đồng minh của NATO nhận thức được các vấn đề có liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và tham gia cùng với Nhật Bản, bên cạnh Mỹ nhằm thực hiện một chiến lược cản trở Trung Quốc đơn phương thay đổi và bằng vũ lực nguyên trạng trong vùng. »Chỉ có điều, chiến lược này của Mỹ còn đào sâu thêm mối nghi kỵ đã có từ xa xưa của Trung Quốc đối với khối NATO. Bắc Kinh luôn phản đối việc NATO bành trướng sang phía đông và mở rộng nhiệm vụ để tiến hành các chiến dịch ngoài khu vực. Trung Quốc chưa bao giờ quên vụ tòa đại sứ của mình ở Beograd bị NATO dội bom nhầm năm 1999, làm thiệt mạng nhiều người. Theo quan điểm của chuyên gia Kelly Grieco, Reimagining U.S. Grand Strategy Program, trực thuộc Trung tâm Stimson, trên trang mạng The Diplomat, sự hiện diện ngày càng lớn của NATO và mối quan hệ hợp tác thực tế của khối này với các nước vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương có nguy cơ bị diễn giải như là một hành động tấn công, đe dọa, và như vậy có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực. Trung Quốc có thể sẽ tăng cường hợp tác với Nga, với hệ quả là một vòng hành động – phản ứng sẽ gây ra những bất ổn an ninh cho châu Âu và vùng Ấn Độ Thái Bình Dương. Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra : Liệu rằng một hợp tác quân sự giữa châu Âu và Nhật Bản thông qua NATO có sẽ kém hiệu quả hơn so với mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Tokyo và châu Âu qua trung gian Liên Hiệp Châu Âu, trong khi NATO trong trước mắt cũng không có năng lực quân sự đủ để triển khai tại châu Á ? Về điểm này, chuyên gia Antoine Bondaz nhận xét:Antoine Bondaz : « Đúng là trên phương diện hợp tác quân sự, rõ ràng là khả năng tiềm tàng thấp hơn so với bình diện hợp tác kinh tế, nhất là bởi vì châu Âu không có năng lực triển khai lực lượng đến vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, ngoại trừ các nước Pháp, Anh… Dù vậy, vẫn còn nhiều khả năng hợp tác tiềm tàng trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Đây là những điểm nên nhắm đến, hiện đã có nhiều mối quan hệ hợp tác, chẳng hạn như họ đang nghĩ đến dự án sản xuất chiến đấu cơ thế hệ mới giữa Vương Quốc Anh, Ý và Nhật Bản. Trong nhiều lĩnh vực khác cũng có thể có những hợp tác. Nhưng điều rõ ràng là tiềm năng hợp tác chính giữa Nhật Bản và Châu Âu ngày nay nằm ở lĩnh vực kinh tế nhiều hơn là an ninh, quân sự. »RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà nghiên cứu Antoine Bondaz đã tham gia chương trình này.

SOLENOÏDE, émission de 'musiques imaginogènes' diffusée sur 30 radios dans le monde

Solénoïde (27.02.2023) - Testez votre quotient d'ouverture musicale au fil de cette nouvelle expérience radiophonique ! Entre incantations arabo-digitales et hallucinations psyché-caribéennes en passant par une fiction nord africaine, pas moins de 10 agitateurs de la sono mondiale répondront à l'appel de cette excursion audio. Sans visa ni GPS, vous pourrez ainsi déambuler en Egypte comme en Guinée Bissau, au Liban comme en Guadeloupe mais aussi au Portugal, au Japon, au Koweit ou en Italie.

TẠP CHÍ KINH TẾ
Đổi thiết bị quân sự lấy dầu hỏa: Trung Quốc lấn sâu vào sân sau của Mỹ tại vùng Vịnh ?

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Dec 13, 2022 9:21


Ngoài năng lượng, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với thế giới Ả Rập đã vươn tới công nghệ cao, trang thiết bị quân sự. Riyad sắm drone của Trung Quốc. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất muốn mua máy bay quân sự của Trung Quốc. Các nước trong vùng Vịnh kỳ vọng vào mạng 5G của Hoa Vi. Sau ba ngày họp tại Ả Rập Xê Út, ông Tập Cận Bình ra về với hàng chục tỷ đô la hợp đồng. Bán đảo Ả Rập, một mặt trận mới trong cuộc đọ sức Mỹ -Trung ? Trong ba ngày họp tại Riyad (7-9/12/2022), lãnh đạo Trung Quốc đã có chuyến viếng thăm Ả Rập Xê Út cấp nhà nước, họp thượng đỉnh với lãnh đạo 6 quốc gia thuộc Hội Đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Ả Rập Xê Út, Oman, Koweit, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Qatar), lãnh đạo nhiều nước Ả Rập như Ai Cập hay Irak, Liban … Ả Rập Xê Út và Trung Quốc thông báo mối « đối tác chiến lược ». Bắc Kinh đã thu hoạch được 34 hợp đồng bao gồm từ lĩnh vực năng lượng đến hydrogen, từ các công trình xây dựng nhà ở đến các dự án phát triển công nghiệp hóa dầu và kể cả hợp đồng nhập khẩu drone do Trung Quốc chế tạo. Trung Quốc và Ả Rập Xê Út theo thứ tự là nguồn nhập khẩu và là nhà cung cấp dầu hỏa lớn nhất thế giới. Hoàng thái tử Mohammed Ben Salman đặc biệt trông cậy vào Bắc Kinh để tiến hành công cuộc cải tổ dài hơi, giảm bớt mức độ lệ thuộc của vương quốc vùng Vịnh này vào dầu lửa. Năm ngoái, tổng trao đổi mậu dịch hai chiều lên tới hơn 80 tỷ đô la.  Ông Tập Cận Bình và các doanh nhân Trung Quốc tháp tùng chủ tịch nước không chỉ chú trọng vào một mình Ả Rập Xê Út. Trả lời RFI tiếng Việt, chuyên gia về Trung Đông của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, IFRI Jean Loup Samaan nêu bật trường hợp cụ thể của một quốc gia nặng ký khác trong khu vực là Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (Emirates), nguồn cung cấp dầu hỏa lớn thứ ba cho Trung Quốc chỉ sau có Ả Rập Xê Út và Nga. Trong chiều ngược lại, chỉ nội hải cảng Jebel Ali tại Dubai là nơi « 60 % xuất khẩu Trung Quốc vào châu Âu hay châu Phi phải đi qua. Hơn 6.000 doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký hoạt động và nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc mở địa bàn hoạt độngg tại Dubai » :   Jean Loup Samaan : « Trong 5 năm gần đây trao đổi kinh tế giữa Trung Quốc với Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất đã gia tăng đáng kể và càng lúc càng đa dạng. Chẳng những thế, nhìn rộng ra hơn, Trung Quốc hiện diện nhiều hơn ở vùng Vịnh. Chẳng hạn như là trong khuôn khổ dự án Con Đường Tơ Lụa Mới Thể kỷ 21, hay qua trung gian của tập đoàn viễn thông Hoa Vi. Công ty Trung Quốc này triển khai trang thiết bị mạng 5G cho các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc còn tham gia kể cả vào những lĩnh vực nhậy cảm nhất. Trong giai đoạn khủng hoảng Covid, tại đây, Bắc Kinh đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các bộ xét nghiệp PCR và cung cấp vaxin. Sau cùng ngay cả về an ninh, quốc phòng, Trung Quốc đã đưa được vũ khí vào khu vực này. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất mua drones của Trung Quốc. Còn Qatar và Ả Rập Xê Út thì trang bị tên lửa đạn đạo của nhà cung cấp châu Á này. Rõ ràng là giờ đây Trung Quốc đã hiện diện ở khắp mọi hoạt động kinh tế trong vùng ». Giao thương với Trung Quốc không chỉ khoanh vùng trong lĩnh vực năng lượng như từ trước tới nay. Bắc Kinh đã trở thành một đối tác then chốt đối với không riêng gì Abou Dhabi mà cả khối 6 nước thuộc Hội Đồng Hợp tác Vùng Vịnh. Nhưng hiện diện trong lĩnh vực quân sự là điểm nhậy cảm vì từ trước đến nay về an ninh, các nước trong vùng vẫn dựa vào một điểm tựa chính là Hoa Kỳ.  Jean Loup Samaan : « Câu hỏi đặt ra là những quốc gia như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, chủ yếu nhập khẩu trang trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ, liệu có thể cùng lúc mua vào vũ khí của Trung Quốc hay không ? Đây chính chính là điểm gây xích mích giữa Washington và Abou Dhabi từ hai năm nay. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất muốn sắm F-35 - chiến đấu cơ đời mới nhất của Mỹ nhưng hiện tại các vòng đàm phán đã bị đóng băng. Về phía Mỹ, thái độ ngờ vực này chủ yếu do sự hiện diện quân sự của Trung Quốc. Washington không muốn rằng do có trọng lượng kinh tế quá lớn, Trung Quốc có thể gây sức ép với chính quyền Abou Dhabi, qua đó có thể khiến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất phải nhượng bộ hay phải tìm những giải pháp trung dung khi cần mua trang thiết bị quân sự. Những quyết định đó có khả năng tác động đến hoạt động, đến an ninh của lĩnh Mỹ đồn trú tại quốc gia vùng Vịnh này ». Thiết bị quân sự : Trung Quốc đã lấn sang sân chơi của Mỹ Theo các nguồn tin báo chí có khả năng đến tháng 2 năm tới Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất chính thức thông báo ý định mua 12 máy bay quân sự của Trung Quốc. Mùa xuân vừa qua Bắc Kinh đã ký hợp đồng cung cấp drone quân sự cho Riyad. Tại Washington chính quyền Biden không hài lòng với những quyết định nói trên từ phía các « đồng minh » ở Trung Đông. Cụ thể hơn, Mỹ lo ngại Trung Quốc dùng lá bài kinh tế để gây áp lực với các đối tác trong khu vực này để đạt được một số mục tiêu quân sự mà Bắc Kinh theo đuổi.  Jean Loup Samaan : « Có hai lĩnh vực đặc biệt khiến Hoa Kỳ lo ngại. Điểm thứ nhất là sự hiện diện của Hải Quân Trung Quốc tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, điều mà đến nay Abou Dhabi luôn phủ nhận. Trước mắt từ năm ngoái Abou Dhabi và Bắc Kinh tạm hoãn lại các vòng đàm phán về dự án nói trên. Tuy nhiên viễn cảnh lính thủy Trung Quốc hiện hoạt động trên lãnh thổ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, cùng với lính của Mỹ, của Pháp …  vẫn tồn tại. Làm sao Hoa Kỳ có thể yên tâm triển khai các chiến dịch quân sự trong lúc lính Trung Quốc hiện diện sát ngay một bên ? Ở đây đặt ra vấn đề về nguy cơ tình báo liên quan đến nhân sự của các bên. Bên cạnh đó là yếu tố kỹ thuật : Hoa Vi triển khai các trang thiết bị viễn thông cho Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đặc biệt là cho mạng 5G. Mỹ coi đó là một mối đe dọa đối với các hoạt động trao đổi liên lạc trong tương lai. Washington đòi Abou Dhabi phải chọn một trong hai đối tác. Hệ thống viễn thông của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất do một tập đoàn có liên quan đến chính quyền Trung Quốc quản lý là điều Hoa Kỳ không thể chấp nhận - nhất là khi mà các hoạt động trao đổi thông tin trong nội bộ của quân đội Mỹ tại đây, hay với các giới chức ở Abou Dhabi phải đi qua các trang thiết bị của Hoa Vi. Đây chính là khía cạnh thứ nhì và cũng là một thí dụ rất cụ thể giải thích vì sao Mỹ lo ngại trước sự hiện diện của Trung Quốc tại quốc gia vùng Vịnh này ».    Như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, về mặt an ninh và quân sự thì họ vẫn trông cậy vào một nước lớn – đối với vùng Vịnh, đương nhiên là Hoa Kỳ. Nhưng để phát triển kinh tế thì các bên đều tin tưởng nhiều vào đầu tư Trung Quốc, vào trao đổi mậu dịch với quốc gia đông dân nhất địa cầu. Bài toán đó từng rất suông sẻ trong quá khứ nhưng trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang lao vào một cuộc đối đầu toàn diện (kinh tế, ngoại giao, quân sự, công nghệ cao…) liệu rằng chính sách đó có còn tính thời sự nữa hay không ?  Jean Loup Samaan : « Những hạn chế của chiến lược đó bắt đầu xuất hiện như đã thấy thời gian gần đây khi mà căng thẳng Mỹ-Trung Quốc gia tăng. Trong quá khứ đôi bên từng mở rộng hợp tác cho đến gần như là cuối nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama, không có gì ngăn cản khi mà một quốc gia bắt tay với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Washington và Bắc Kinh gần như trong thế ‘chiến tranh lạnh' thì dường như mỗi bên phải chọn phe. Dưới chính quyền Trump trước đây hay Biden hiện tại, nước Mỹ đòi các đồng minh phải chọn phe và đây không đơn thuần là một sự lựa chọn về mặt chiến lược mà bao hàm luôn cả vế kinh tế - trong đó có các chương trình liên quan đến cơ sở hạ tầng. Tôi muốn nói đến trường hợp của các dự án về hệ thống 5G. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng như Liên Âu hay Anh Quốc đều phải chọn một giải pháp, mà đây không chỉ là một giải pháp kinh tế mà còn là một quyết định mang tính ngoại giao và chiến lược. Nhìn chung thì các bên rồi sẽ phải chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ». Do vậy chiến lược « đông tiến » của nhiều quốc gia trong vùng Vịnh là cách để khẳng định một vị trí độc lập hơn với Washington và tránh để phải chọn phe trong bối cảnh Mỹ- Trung đối đầu ? Jean Loup Saman : « Điều thú vị đối với thính giả của quý đài, là cần hiểu rằng tình hình hiện tại không chỉ chứng minh Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông. Đây còn thể hiện quyết tâm của một số quốc gia như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hay Ả Rập Xê Út … muốn thoát khỏi ảnh hưởng của một đối tác lâu đời như là Hoa Kỳ. Trong một thời gian dài các nước trong vùng Vịnh sống trong quỹ đạo của Washington, lệ thuộc vào Mỹ về mặt an ninh. Thật ra thì tới nay khu vực này vẫn lệ thuộc vào Hoa Kỳ về mặt an ninh, nhưng các quốc gia kể trên thực sự đang tìm cách đa dạng hóa các mối bang giao để không bị cột chặt vào một mình nước Mỹ. Abou Dhabi trước đây từng tiếp đón trọng thể ông Tập Cận Bình. Lần này đến lượt Ả Rập Xê Út. Đây là cách để chứng minh với Mỹ rằng, các nước trong vùng Vịnh có nhiều khả năng chọn lựa và có một chính sách đối ngoại riêng, không để bị dồn vào thế phải chọn phe như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các quốc gia trong vùng Vịnh không muốn bị đẩy vào thế phải chọn giữa Washington hay Bắc Kinh và chung cuộc, thì số này tìm cách để trở thành những quốc gia không liên kết ». Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Đông đang tìm thế cân bằng trong bang giao giữa một bên là với Mỹ và bên kia là với Trung Quốc, tìm thế cân bằng giữa những lợi ích về kinh tế và an ninh. Nhưng cũng có thể hiểu rằng, qua việc thắt chặt bang giao với khối các nước Ả Rập và Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh, bản thân Bắc Kinh cũng đang đi tìm một thế cân bằng, tránh để lệ thuộc quá nhiều vào Iran. Năm 2021 Trung Quốc đã ký kết với chính quyền Teheran một thỏa thuận hợp tác chiến lược trong giai đoạn 25 năm. Chuyến công du Ả Rập Xê Út của ông Tập Cận Bình lần này diễn ra vào lúc chính quyền Teheran phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ hơn ba tháng qua. Nói cách khác, không chỉ tìm cách lấn sâu vào sân chơi của Mỹ tại Trung Đông, Bắc Kinh cũng đang đi tìm một thế cân bằng giữa những « cái thùng thuốc súng trong khu vực », giữa những quốc gia thù nghịch như Iran và Ả Rập Xê Út.  

À propos
Qatar 2022: les dernières nouvelles des Diables Rouges - "À propos", le podcast du Soir

À propos

Play Episode Listen Later Nov 18, 2022 12:54


"À propos", c'est le podcast quotidien du Soir pour s'informer, décrypter et s'inspirer.Coupe du monde de football, J-3 avant le match d'ouverture, J-6 avant l'entrée en lice des Belges contre le Canada. Les Diables s'entrainent au Koweit, ils jouent ce vendredi un match amical contre l'Egypte. Frédéric Larsimont, notre chef foot, accompagne notre équipe nationale durant toute la compétition. On l'a appelé juste après l'entrainement des Diables.Chaque week-end, une personnalité se découvre dans les pages des “Racines Elémentaires”. Ce samedi, c'est la patronne de Solvay, Ilham Kadri, qui se livre. Ilham Kadri, c'est la première femme à la tête de l'entreprise, la seule dirigeante d'une société du BEL20. L'entretien a été réalisé par Jean François Munster et Béatrice Delvaux. "À propos", c'est notre sélection, du lundi au vendredi dès 7 heures sur Le Soir et votre plateforme de podcasts préférée. Retrouvez tous les podcasts du journal «Le Soir» sur https://podcasts.lesoir.bePrésentation : Pierre Fagnart, Sandrine Puissant

Transversales
Transversales - L'esclavagisme moderne dans la péninsule arabique

Transversales

Play Episode Listen Later Nov 18, 2022 18:21


A l'occasion du coup d'envoi de la coupe du monde de football au Qatar, reportage en Côte d'Ivoire aux côtés de ceux qui ont été exploités dans les pays du Golfe...

Grand angle
Coupe du Monde: dans quel état sont les Diables Rouges ?

Grand angle

Play Episode Listen Later Nov 17, 2022 8:48


Coupe du monde de football, J-3 avant le match d'ouverture, J-6 avant l'entrée en lice des Belges contre le Canada. Les Diables s'entrainent au Koweit, ils jouent ce vendredi un match amical contre l'Egypte. Frédéric Larsimont, notre chef foot, accompagne notre équipe nationale durant toute la compétition. On l'a appelé juste après l'entrainement des Diables 

TẠP CHÍ KINH TẾ
Cuộc đối đầu Mỹ- Ả Rập Xê Út, một bước ngoặt trên thị trường dầu hỏa thế giới

TẠP CHÍ KINH TẾ

Play Episode Listen Later Oct 11, 2022 9:28


Dầu hỏa thế giới không còn phục vụ quyền lợi của phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Ngày 05/10/2022 sau cuộc họp tại Vienna, Áo, khối OPEC+ thông báo « mỗi ngày giảm 2 triệu thùng dầu cung cấp cho thế giới ». Báo chí quốc tế nói đến « một vố đau » đối với Washington, một « thất bại ê chề » của Joe Biden khi mà Riyad, thành viên quan trọng nhất trong khối các nước xuất khẩu dầu hỏa « liên kết với Nga ». Quyết định của khối OPEC+, bao gồm 13 thành viên nhóm các nhà sản xuất dầu hỏa trên thế giới và 10 đối tác của OPEC mà quan trọng nhất là Nga liệu có « đổ thêm dầu vào lửa » đẩy giá vàng đen lên cao thêm nữa ? Mất đi thêm 2 triệu thùng dầu một ngày là một mối đe dọa mới đối với tăng trưởng toàn cầu ? Tổng thống Mỹ Joe Biden thất bại trong việc thuyết phục Ả Rập Xê Út mở van dầu, giảm áp lực lạm phát tại Mỹ và cắt nguồn thu nhập của Nga đang được Vladimir Putin dùng để tài trợ cỗ máy chiến tranh ? OPEC xa dần quỹ đạo của Mỹ, « hậu thuẫn Matxcơva xâm lược Ukraina » hay đơn thuần chỉ muốn giữ giá dầu hỏa tối thiểu hơn 100 đô la một thùng ? Đây có là cơ hội để những quốc gia dầu hỏa bị Washington đưa vào danh sách đen, như Venezuela hay trong một chừng mực nào đó là Iran « có giá » trở lại trong mắt Hoa Kỳ ? Năm tuần lễ trước bầu cử giữa kỳ (midterms) tại Mỹ, các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu hỏa khóa chặt thêm van dầu. Kết thúc phiên họp tại Vienna, 23 nước trong khối OPEC+ thông báo cắt giảm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày trên thị trường. Nhóm này bảo đảm hơn 64 % dầu hỏa cho thế giới.   Trong phiên giao dịch ngay hôm 06/10/2022, giá một thùng dầu tăng thêm 12 % nhưng rồi đã chóng được ổn định và vẫn không vượt ngưỡng 100 đô la/thùng. Truyền thông quốc tế bình luận nhiều về một quyết định « mạnh tay » của khối OPEC+, bởi lẽ giảm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày là mức cắt giảm « mạnh gấp đôi so với dự phóng của giới trong ngành ». Đây cũng là mức cắt giảm mạnh nhất từ năm 2020 khi mà thế giới hoạt động chậm lại dưới tác động của đại dịch Covid, các công xưởng phải đóng cửa. Một sự điều chỉnh trên thị trường Dù vậy các chuyên gia về năng lượng và nhất là dầu hỏa đồng loạt cho rằng công luận đã hấp tấp chỉ chú trọng vào khối lượng « 2 triệu thùng dầu mỗi ngày » sẽ không còn hiện diện trên thị trường mà quên đi những điểm cốt lõi. Trả lời đài RFI chủ nhiệm khoa nghiên cứu về năng lượng Jean – Michel Gauthier, trường Cao Đẳng Thương Mại HEC của Pháp lưu ý thông báo vừa qua của OPEC+ trước hết là một sự « điều chỉnh » theo luật cung cầu. Thị trường sẽ « cân đối » nếu như tại cuộc họp ở thủ đô nước Áo vừa qua, các bên chỉ cắt giảm 1 triệu thùng/ngày.   « Đánh giá hiện tại là như sau : thị trường dầu hỏa đang dư thừa sản xuất. Mức cung cao hơn nhu cầu tiêu thụ khoảng 1 triệu thùng dầu một ngày. Thành thử ra nếu như khối OPEC + cắt giảm 1 triệu thùng mỗi ngày thì thị trường vẫn được cân bằng. Từ tháng 3/2022 đến nay giá dầu trên thế giới sụt giảm hơn 1 phần 3. Đây là mức giảm mạnh cho nên bắt buộc các nhà xuất khẩu dầu hỏa phải có phản ứng để giữ giá dầu ».   Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược của Pháp IRIS, chuyên gia về năng lượng hóa thạch, đi sâu hơn vào chi tiết khi cho rằng, thông báo « giảm 2 triệu thùng dầu xuất khẩu ra thế giới mỗi ngày, không có nghĩa là thế giới sẽ thiếu hụt 2 triệu thùng dầu » cho các hoạt động sản xuất, hay đi lại cho tư nhân bởi về thực chất, các bên « cắt giảm trong khuôn khổ các quota mà họ được phép xuất khẩu » và thực ra là từ cả năm nay, mức cung cấp thực thụ của các quốc gia này đều thấp hơn rất nhiều so với hạn ngạch tối đa mà họ có thể xuất khẩu. Philippe Sébille – Lopez, công ty tư vấn Géopolia, tác giả cuốn Địa chính trị về dầu lửa, NXB Armand Colin nói rõ hơn đồng thời nêu lên một yếu tố khác cho thấy vì sao quyết định hôm 05/10/2022 của nhóm OPEC+ chưa tạo nên một cơn sốt dầu hỏa trên thị trường : « Cắt giảm đến 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu hỏa cung cấp ít hơn so với quota mà họ có quyền bán ra trên thị trường. Thực ra, không kể Venezuela, Iran và Libya thì 10 trong số 13 quốc gia thuộc khối OPEC giảm 1 triệu thùng mỗi ngày và Ả Rập Xê Út cáng đáng đến 500.000 thùng, tức là một nửa trong khoản đó. Một triệu thùng còn lại do nhóm 10 nước đối tác với OPEC nhưng thực ra chủ yếu là Nga. Nói cách khác từ tháng 11 này, mỗi ngày, lượng dầu của Nga bán ra thế giới sẽ giảm khoảng nửa triệu thùng. Điểm quan trọng ở đây là từ khi khối OPEC + thông báo cắt giảm mức cung, giá dầu vẫn ổn định. Nhưng từ ngày 20/10/2022, chúng ta cần theo dõi xem giá dầu có tăng vọt lên hay không, bởi đấy là thời điểm thị trường sẽ niêm yết giá dầu cho giai đoạn từ tháng Giêng 2023 trở đi ».  Thêm một điểm quan trọng khác, là trong số 13 thành viên OPEC, Iran, Venezuela và Libya vì những lý do khác nhau chỉ cung cấp ở mức thấp hơn nhiều so với quota mà họ được quyền sản xuất và xuất khẩu. Dầu hỏa Iran bị quốc tế phong tỏa. Tại Caracas, khủng hoảng chính trị kéo dài khiến Venezuela cho đến rất gần đây vẫn bị chính quyền Hoa Kỳ « ghẻ lạnh ». Cuộc nội chiến tranh giành quyền lực tại Libya làm tê liệt ngành công nghiệp dầu hỏa từ 2011 tới nay. Về phía 10 thành viên đối tác của OPEC, quan trọng nhất là Nga nhưng do lệnh trừng phạt quốc tế áp dụng từ tháng 3/2022, cỗ máy sản xuất của Nga « đụng trần ». Các tập đoàn dầu khí quốc gia thiếu vốn đầu tư nước ngoài. Cho nên, theo cơ quan tư vấn về năng lượng Energy Intelligence của Mỹ, dù có muốn, các tập đoàn của Nga cũng không có phương tiện để sản xuất nhiều hơn. Trong 9 tháng đầu năm nay, Nga không đủ sức sản xuất đúng theo quota quy định. Nói cách khác, thông báo cắt giảm 2 triệu thùng dầu cung cấp cho thế giới mỗi ngày trước hết là một sự điều chỉnh về « kỹ thuật » cần thiết. Ngoài ba nhà xuất khẩu lớn nhất của OPEC là Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Ả Tập Thống Nhất và Koweit, thì với 20 thành viên trong OPEC+ cắt giảm sản xuất là điều hiển nhiên, nếu không muốn nói là bắt buộc. Mục đích giữ giá dầu để bảo đảm nguồn thu nhập Dù vậy OPEC+ tuần qua đã đưa ra một quyết định mạnh tay với mục tiêu chính là vực dậy giá dầu từ giữa tháng 9/2022 dao động ở khoảng 80-85 đô la/thùng cho dù thị trường năng lượng thế giới đang rất căng vì chiến tranh Ukraina. Nhà phân tích Craig Erlam thuộc công ty môi giới chứng khoán Oanda, trụ sở tại New York dự báo trong một vài tuần lễ nữa, giá dầu sẽ vượt ngưỡng 100 đô la/thùng. Đó là mục đích mà các thành viên OPEC+ nhắm tới. Karen Young, đại học Colombia của Mỹ giải thích thêm « Các quốc gia trong vùng Vịnh muốn giá dầu ổn định, qua đó bảo đảm một nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia ». trong 9 tháng đầu năm 2022 OPEC bội thu 900 tỷ đô la nhờ giá dầu tăng lên. Nhưng vẫn chưa đủ, vào lúc Ngân Hàng Thế Giới dự báo tăng trưởng của khu vực này giảm mạnh vào năm tới, đang từ 6,4 % (năm nay) rơi xuống còn 3,7 % vào năm 2023. Vẫn theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới, Oman, Ả Rập Xê Út hay Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất coi đây là cơ hội để lắp đầy ngân sách sau hai giai đoạn khó khăn liên tiếp là thời kỳ dầu hỏa trượt giá hồi 2014-2016 và kế tới là suốt năm 2020 và một phần của 2021 khi mà các nền công nghiệp lớn trên thế giới, từ Hoa Kỳ đến Liên Hiệp Âu, Nhật Bản, Trung Quốc …  thúc thủ vì siêu vi SARS –CoV-2. Tháng 8/2022 một báo cáo của bộ Năng Lượng Mỹ chỉ ra rằng, nhờ giá dầu tăng cao trong năm nay, 13 thành viên OPEC sẽ thu vào thêm được khoảng 1000 tỷ đô la và trung bình, giá dầu trên thế giới năm 2022 cao hơn đến 40 % so với hồi 2021. Riyad, từ đồng minh của Mỹ quay sang ủng hộ Nga ? Quyết định của nhóm OPEC+ vừa qua khiến chính quyền Biden « thất vọng » Washington chuẩn bị các biện pháp « đáp trả đích đáng ». Bộ trưởng Tài Chính Mỹ JanetYellen nói đến một thái độ « bất cẩn » và không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của thế giới hiện nay. Về phía Nhà Trắng, phát ngôn viên của tổng thống Joe Biden, bà Karine Jean Pierrre ngay từ tuần trước đã mạnh mẽ tố cáo Ả Rập Xê Út « liên kết với Nga » giúp Matxcơva tài trợ chiến tranh Ukraina.      Chuyên gia về dầu hỏa, Philippe Sébille – Lopez, công ty tư vấn Géopolia nhìn nhận quyết định tại hội nghị Vienna vừa qua gây căng thẳng trong quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và một đồng minh lâu đời là Mỹ nhưng đừng quên rằng, Riyad đặt quyền lợi kinh tế quốc gia lên trên hết : « Giá đô la hiện nay đang tăng mạnh, trong trường hợp của Ả Rập Xê Út chẳng hạn, hơn 70 % kim ngạch nhập khẩu của vương quốc này được tính bằng đô la. Đây là một thách thức lớn về mặt tài chính đối với Ryiad. Thành thử, Ả Rập Xê Út cần phải giữ giá dầu ở mức cao để bảo đảm thu vào được nhiều ngoại tệ, giữ ngân sách tương đối cân bằng. Riyad chẳng dại gì mở van dầu để vàng đen mất giá. Bên cạnh đó còn có tính toán chính trị. Tôi không chắc là Ả Rập Xê Út đứng về phía Nga. Nhưng rõ ràng là cả Riya lẫn Matxcơva cùng giảm mức cung cấp dầu cho thế giới, mỗi bên tự cắt giảm đi khoảng nửa triệu thùng dầu một ngày và điều đó có lợi cho phía Nga. Nhưng đó chỉ là tác động phụ và có thể là ngoài ý muốn của Ả Rập Xê Út. Riyad làm trái ý Hoa Kỳ, trước hết là vì lợi ích của chính mình, chứ không phải vì nước Nga và đằng sau quyết định đó thì vương quốc dầu hỏa này còn có nhiều thâm ý, đó là điều hiển nhiên ».    Nhà nghiên cứu Jim Krane, đại học Houston- Hoa Kỳ nói rõ hơn : Riyad không ủng hộ chiến tranh Ukraina, không « liên kết với chính quyền Vladimir Putin » nhưng không muốn để mất một đối tác quan trọng trên thị trường dầu hỏa là Liên Bang Nga. Không ủng hộ Matxcơva xâm lược Ukraina nhưng chiến sự tại châu Âu đã đẩy giá dầu lên cao. Nhờ đó Oman đã xóa bớt nước một phần lớn nợ nần, Ả Rập Xê Út tích lũy được nhiều dự trữ ngoại tệ. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất dư dả để đầu tư vào những « lĩnh vực mang tính chiến lược » ở hải ngoại và cả trong nước. Trong điều kiện đó, giới trong ngành kết luận trong ngắn hạn, không có lý do gì để OPEC hay OPEC+ mở van dầu làm hạ nhiệt tình hình cho đến khi mà cơn sốt năng lượng đe dọa đến tăng trưởng và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của chính các nhà sản xuất này. Nếu như tổng thống Mỹ Joe Biden coi quyết định giảm 2 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày cho thế giới là một sai lầm thì trái lại chuyên gia Pháp, Francis Perrin, viện IRIS đánh giá  đây là một hành động có « cơ sở » : OPEC và OPEC+ đang trông thấy kinh tế thế giới bị chựng lại, tăng trưởng của Trung Quốc sụt giảm mạnh, nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa sẽ giảm đi từ nay đến cuối 2023 cho nên khối này đã « lo xa » điều chỉnh từng bước để giữ thế cân bằng giữa cung và cầu trong từ 1 đến 2 năm sắp tới. Có điều hội nghị ở Viena hồi tuần trước không đưa ra một quyết định như Nhà Trắng mong đợi. Chính quyền Biden lo rằng giá xăng dầu tăng cao bất lợi cho đảng Dân Chủ trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Kho dự trữ dầu hỏa chiến lược của Mỹ chưa bao giờ ở mức thấp như hiện nay sau khi chính quyền đã nhiều lần phải sử dụng để làm hạ nhiệt trên thị trường xăng dầu nội địa. Đương nhiên việc giữ giá dầu hỏa cho các nhà sản xuất và xuất khẩu có lợi cho nước Nga và đây cũng là một tín hiệu mạnh Riyad gửi đến Washington. Nhất là tháng 7 vừa qua tổng thống Biden đã sang tận vương quốc dầu hỏa, niềm nở với hoàng thái tử Ben Salman với hy vọng Riyad giúp giải tỏa áp lực lạm phát ở Mỹ. Tháng 9/2022 tổng thống Mỹ đã điều ba đặc sứ sang Trung Đông để điều đình với Riyad về dầu hỏa, nhưng cả ba đã ra về tay không. Một phần thất bại của các sứ giả Mỹ về năng lượng, về an ninh, về hồ sơ Yemen diễn ra vào lúc lóe lên một hút hy vọng trên hồ sơ hạt nhân Iran. Là thành viên quan trọng nhất trong khối OPEC, Ả Rập Xê Út không còn để Hoa Kỳ tùy nghi sử dụng các kho dầu hỏa của mình. Riyad thừag biết điều đó đang làm Washington bực mình. Về phía Hoa Kỳ đầu óc thực tiễn của chính giới Mỹ bắt buộc Washington thay đổi quan điểm về một số quốc gia dầu hỏa khác trên thế giới, mà gần với Mỹ nhất về địa lý là Venezuela.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Tổ hợp « quân sự - trí thức » : Cỗ máy « sản xuất kẻ thù, bán chiến tranh » của phương Tây

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Aug 18, 2022 10:48


Làm thế nào đóng khung tầm nhìn công luận về một cuộc khủng hoảng và biện minh cho việc gởi binh sĩ ? Làm thế nào xác định một kẻ thù ? Tại phương Tây, để chuẩn bị tư tưởng cho công chúng, người ta cho vận hành cả một cơ chế xã hội học, một « tổ hợp quân sự - trí thức », pha lẫn các định chế quân sự, cảnh sát, tình báo, các cơ quan hành chính và nhất là giới trí thức, truyền thông, phóng viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu… Người Mỹ gọi đó là những « chiến lược gia », những người có nhiệm vụ chính thức là đưa ra các đánh giá của họ về một mối đe dọa, giải thích một cuộc khủng hoảng, viết một diễn văn, thậm chí chỉ định kẻ thù. Những « chiến lược gia » thuở ban đầu là tầng lớp giáo sư đại học và văn hóa, được sản sinh ra dưới thời các đế chế thực dân và các cuộc đối đầu toàn cầu. Đó là những hội các nhà địa lý đầu tiên, các khoa đại học, những người hình thành nên những lý thuyết lớn về địa chính trị đầu tiên dựa trên cơ sở chủng tộc để biện minh và định hướng chủ nghĩa đế quốc châu Âu. Có thể nói đây chính là tiền thân của các cơ quan tư vấn « think tanks » ngày nay. Rồi trong hai cuộc đại thế chiến, các nhà nước hiện đại cho hình thành các cơ quan tình báo, đầu tiên là quân sự, rồi dần dần biến thành chính trị - quân sự. Các hệ thống công có quy mô về nghiên cứu chiến lược chỉ ra đời sau Đệ Nhị Thế Chiến. Pierre Conesa, cựu quan chức cao cấp bộ Quốc Phòng Pháp, tác giả tập sách « Sản xuất kẻ thù » (Fabrication de l'ennemi – NXB Robert Laffont, 2011) và « Bán chiến tranh. Tổ hợp quân sự – trí thức » (Vendre la guerre. Le complexe militaro – intellectuel, NXB l'Aube, 2022), ban đầu ghi nhận, trước khi có bài diễn văn của tổng thống Mỹ Eisenhower đưa ra khái niệm tổ hợp quân sự - công nghiệp, quy trình khởi động chiến tranh tại các nền dân chủ chưa bao giờ là đối tượng phân tích, khi đi từ nguyên tắc : Một nền dân chủ về bản chất là hòa bình. Chiến tranh Vùng Vịnh và sự ra đời của phương thức thông tin liên tục Cũng theo ông, có hai giai đoạn đánh dấu một sự biến đổi, cấu tạo nên tư duy về chiến lược sau này. Giai đoạn thứ nhất là trong những năm 1991, 1992 và 1993, vào thời điểm Liên Xô sụp đổ. Một cú sốc cho giới chiến lược gia thời bấy giờ, khi bất ngờ « không còn kẻ thù, một sự hỗn loạn lớn ». Nước Mỹ quay cuồng với một câu hỏi lớn : Làm thế nào giữ được vị thế siêu cường duy nhất này ? Trong giai đoạn này, có một sự kiện tác động mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo thế giới : Đó là cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991. Đây cũng là cuộc xung đột đầu tiên hậu Chiến Tranh Lạnh dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc và người Nga hoàn toàn vắng bóng. Đây cũng là một bước ngoặt cho ngành truyền thông với sự ra đời của các kênh thông tin liên tục như CNN của Mỹ. Trên đài RFI, ông Pierre Conesa giải thích : « Khía cạnh thứ hai đó là cuộc chiến này có một đặc tính thuần túy quân sự : Người ta đưa cho ông Saddam Hussein một tối hậu thư là ông ấy có 6 tháng để rời Koweit và sau đó cuộc chiến đã khơi mào. Ở đây chúng ta có một quãng thời gian được ấn định đủ để cho tất cả các kênh truyền hình trên thế giới đổ xô vào đúng thời điểm đó để chứng kiến chiến dịch quân sự. Thế là kênh tin tức liên tục ra đời như CNN chẳng hạn truyền tin tức không ngừng mỗi ngày. Như vậy là chiến tranh đã trở thành một màn trình diễn. » Cuộc chiến này được truyền đi như một dạng kịch bản của Hollywood, các lực lượng liên minh chống lại đội quân đứng hàng thứ tư trên thế giới. Nhưng chiến dịch đó chỉ kéo dài trong vòng có 120 giờ, tức trong vòng có 4-5 ngày. Phương Tây dưới tác động của một số tác nhân từ tổ hợp quân sự - trí thức, tự ủy nhiệm cho mình vai trò « sen đầm thế giới ». Pierre Conesa nói tiếp : « Nhưng cùng lúc điều đó làm cho phương Tây tin rằng ưu thế quân sự của họ mạnh đến mức với tư cách là phe Thiện và là những nền dân chủ, họ tự bổ nhiệm mình như là hiến binh (sen đầm) của cả hành tinh và rốt cuộc, chúng ta sẽ có một loạt các cuộc can thiệp quân sự tả hữu khắp nơi mà không có lấy một chiến lược nào. Đó là những chiến dịch can thiệp được kích động bởi những vấn đề nhân đạo – văn minh – văn hóa và chính lúc này xuất hiện tổ hợp quân sự - trí thức. » Khủng bố 11/9 và sự ra đời lớp « chuyên gia » phân tâm học Giai đoạn thứ hai mà ông Pierre Conesa cho rằng cần phải hiểu rõ đó là cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001, trên chính lãnh thổ nước Mỹ. Một cú sốc mạnh, một chấn thương tâm thần lớn chưa từng có cho một nước Mỹ chưa bao giờ biết đến chiến tranh trên lãnh thổ, chưa bao giờ được chứng kiến cảnh đổ nát hoang tàn vì bom đạn hay phải nhận tiếp tế nước bằng tem phiếu… Chính trong sự sững sờ vì cuộc tấn công ngay tại pháo đài Mỹ đã sản sinh ra một lớp « chuyên gia » mới : Các nhà phân tâm học. « Thông thường trước một cú sốc như thế, một xã hội có hai kiểu phản ứng, nước Pháp trong những năm 1940 cũng tương tự như thế. Đó là : Tại sao lại là chúng ta ? Người ta bắt đầu tự chất vấn về chính những điểm yếu kém, các trách nhiệm của mình… Nhưng cú sốc cho nước Mỹ mạnh đến mức quý vị sẽ thấy xuất hiện một giai tầng xã hội học cực kỳ thú vị trong tổ hợp quân sự - trí thức này. Đó là các nhà phân tâm học. Bởi vì các nhà phân tâm học có thể nói rằng "không, không quý vị đừng lo, quý vị bên phe Thiện, phía bên kia mới là không bình thường, bên kia là kẻ điên. Chính phía bên kia cần phải được phân tích tâm thần, bên kia mới là bị tâm thần phân liệt…. » Những « chẩn đoán » kiểu này ngày nay cũng được nghe thấy khi nói về sức khỏe tâm thần của ông Vladimir Putin, bị cho là mắc chứng cuồng ám, điên rồ, tự kỷ…, nhằm giải thích cho những quyết định tấn công Ukraina của chủ nhân điện Kremlin. Cũng theo ông Pierre Conesa, cần phải phân biệt chức năng của hai tổ hợp quân sự - công nghiệp và quân sự - trí thức. Bên thứ nhất là một ngành công nghiệp công nghệ cao và sự năng động và trọng tâm hoạt động là nghiên cứu, đưa công nghệ cao vào việc áp dụng quân sự nhằm để giết chóc, không hẳn là để gây chiến mà đúng hơn là trục lợi từ chiến tranh. Ngược lại, bên thứ hai là nhằm đưa ra một tiêu chuẩn kép, được áp dụng với nguyên tắc « bên nào là tử tế, bên nào dữ ». Đây cũng chính là những gì đang diễn ra cho Iran ngày nay, kể từ khi bị cựu tổng thống Mỹ George W. Bush liệt kê vào « Trục Ác » bao gồm : Iran, Irak và Bắc Triều Tiên, nhưng không bao giờ có Ả Rập Xê Út. Và cuộc khủng hoảng ngày 11/9 còn cho ra đời một lớp chuyên gia mới về xung đột, khiến xu hướng bài Hồi giáo tăng cao, bởi vì một lần nữa, như mọi trường hợp, cỗ máy tin tức liên tục lại tăng tốc thời lượng với sự can dự của tổ hợp quân sự - trí thức. Pierre Conesa trên đài RFI giải thích tiếp : « Nghĩa là ngay khi một sự kiện diễn ra hay như khi chúng ta đưa tin một sự kiện gì đó mỗi ngày, cần phải thông báo vài điều gì đó. Nghĩa là trên một kênh thông tin liên tục, có khoảng 10-15 phút để đưa tin thời sự, quảng cáo và phần còn lại là dành cho các cuộc tranh luận. Nhưng để làm một chương trình tranh luận cần phải có 4 người xung quanh một chiếc bàn. Và bốn người này, nếu được gặp đi gặp lại, trong vòng một số ngày nhất định liên tục, quý vị sẽ thấy xuất hiện những người, tuy đôi khi chẳng có mấy kiến thức với chính chủ đề, nhưng họ vẫn được xem như là những « chuyên gia » nhờ vào truyền thông. » Somali và sự dối trá của những « chuyên gia » Chỉ có điều, những vị « chuyên gia » này, qua các kênh truyền hình trung gian, kêu gọi những « cuộc chiến chính nghĩa », chỉ định kẻ thù và ủy nhiệm cho phương Tây một vai trò « sen đầm quốc tế ». Ông Pierre Conesa lên án việc đưa tin trực tiếp (« in live ») đã rút ngắn đáng kể thời gian hành động chính trị, buộc giới lãnh đạo phải phản ứng theo những chất vấn từ truyền thông mà không đủ thời gian để phân tích cụ thể các thành tố của khủng hoảng. Điều này có nguy cơ lôi kéo nhân loại vào những cuộc xung đột mới mà không được thế giới bận tâm đến, như trường hợp của Somali. Ông Pierre Conesa nhắc lại : « Năm 1993, 1994, người ta nói có cướp bóc các đoàn xe cứu trợ nhân đạo tại Somali, gây tai tiếng trong lòng dân chúng. Nhưng theo tổ chức Y sĩ Không biên giới tại Somali những người đó tấn công đoàn xe cứu trợ không phải là những người ăn cắp, họ không đem bán mà phân bổ lại trong bộ tộc của họ. Nếu thế giới tăng thêm số lượng, họ sẽ ngừng kiểu hiện tượng này. Trong lúc chúng tôi đang biện hộ cho lý lẽ này thì ông Bernard Kouchner – khi ấy là bộ trưởng (Y tế và Hành động Nhân đạo) – đã quyết định can thiệp quân sự. (…) Nhưng sau vụ trực thăng Mỹ bị tướng Aidid của Somali bắn rơi, làm thiệt mạng 20 lính đặc nhiệm Mỹ, và dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân không can thiệp vào cuộc nội chiến, thì ngày nay không còn ai bận tâm về những gì đang diễn ra tại Somali, đang phải đối đầu với các phe thánh chiến Hồi giáo như Shebab, Hồi giáo cực đoan… Hiện tượng truyền thông một lần nữa được thực hiện bởi những người giữ nguyên tắc đạo đức mà không có chút hiểu biết chiến lược để rồi khi bình tĩnh, họ lại thoái lui và do vậy mới có những cuộc khủng hoảng như ngày nay mà chúng ta không hề có ý định quan tâm đến. » Hoa Kỳ thống lĩnh « trị trường » tư vấn Nhưng Pierre Conesa lưu ý, ẩn sau những chiến dịch tuyên truyền, chỉ định kẻ thù đôi khi có phần thiên lệch như vụ ám sát Skripal ở Luân Đôn và vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi trong tòa lãnh sự ở Istanbul, còn có một cuộc cạnh tranh phổ biến ý tưởng gay gắt giữa các hệ thống tổ hợp quân sự – trí thức giữa Mỹ và châu Âu. Báo cáo của Foreign Policy năm 2008, cho thấy, Hoa Kỳ hầu như thống lĩnh thị trường ý tưởng với 5.465 viện nghiên cứu hoạt động tại 169 quốc gia, riêng tại Mỹ là 1.777 định chế. Báo cáo cũng cho thấy mức đầu tư của Mỹ cho thị trường này cao gấp 5 lần so với châu Âu (561,1 tỷ đô la tại Mỹ so với 112,2 tỷ ở châu Âu). Chính sự vượt trội này mà các định chế của Mỹ được xem như là một lối qua bắt buộc trong một sự nghiệp hàn lâm. Cũng theo báo cáo của Foreign Policy, trong số các « đầu mối » địa chính trị, nơi tập trung nhiều cơ sở tư vấn, nghiên cứu ngoài Hoa Kỳ, tại châu Âu có Bruxelles, Berlin và Luân Đôn. Tại Trung Đông thì có Tel-Aviv và Istanbul. Cuối cùng, Pierre Conesa ghi nhận có sự thẩm thấu gần như hoàn toàn giữa các « think tanks », hệ thống chính trị và thế giới quốc phòng, các chuyên gia gầy dựng sự nghiệp tại nơi này hay nơi khác như là những cố vấn cho các nhà hoạch định chính trị.

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Quan hệ Mỹ - Ả Rập Xê Út : Thời kỳ « đổi dầu hỏa lấy an ninh » đã qua ?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Jul 21, 2022 10:29


Trong hai ngày 15-16/07/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Ả Rập Xê Út, và gặp hoàng thái tử Mohamad Ben Salmane. Mục tiêu là nhằm thắt chặt lại mối quan hệ đối tác chiến lược với Riyad trong các lĩnh vực năng lượng và an ninh sau một thời gian dài « ngó lơ ». Nhưng bước « quay ngoắc » này của Mỹ lại được Ả Rập Xê Út và nhiều nước vùng Vịnh đón tiếp một cách thận trọng. Đây là chuyến thăm Riyad đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Mỹ sau 18 tháng nhậm chức. Chuyến đi được thực hiện trong khuôn khổ vòng công du Trung Cận Đông và Ả Rập Xê Út là chặng dừng cuối cùng sau khi ghé thăm Israel và vùng lãnh thổ Palestine. Dầu hỏa : Vũ khí bảo đảm an ninh Mỹ và Ả Rập Xê Út đã có một mối quan hệ đối tác lâu đời từ gần 80 năm qua, được ràng buộc bởi Hiệp ước Quincy nổi tiếng, đúc kết ngày 14/02/1945, nhân cuộc gặp giữa quốc vương Ibn Saoud, người sáng lập vương quốc Ả Rập Xê Út và tổng thống Hoa Kỳ thời bấy giờ là Franklin Roosevelt, trên tuần dương hạm USS Quincy. Chuyên gia về Trung Đông Anne Gadel, thành viên Đài Quan Sát Bắc Phi và Trung Đông thuộc Quỹ Jean Jaurès, trong một chương trình của France Culture (ngày 04/03/2021) nhắc lại bối cảnh sự việc : « Hiệp ước được đúc kết năm 1945 bên lề hội nghị Yalta và theo chương trình cuộc họp, các vấn đề của khu vực như Palestine, Liban, Syria cũng như các vấn đề về dầu hỏa dường như đã được đưa ra thảo luận. Người ta nói về một hiệp ước, nhưng có lẽ nên xem đấy như là một hình ảnh biểu tượng. Trên thực tế, đây là cả một chuỗi toàn bộ các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ, kéo dài từ những năm 1930 để đi đến việc ký kết một thỏa thuận quốc phòng hỗ tương. Do vậy, hiệp ước tập hợp toàn bộ các cuộc thương lượng và đồng thuận đã hợp thức hóa một liên minh chiến lược chặt chẽ giữa hai nước mà người ta có thể tóm gọn như sau : Hoa Kỳ bảo đảm an ninh cho Ả Rập Xê Út, đổi lại Mỹ sẽ được cung cấp dầu hỏa giá rẻ và có thể tiếp tục khai thác các nguồn dự trữ dầu hỏa của Ả Rập Xê Út, thông qua tập đoàn Aramco. » Và thế là nhị thức nổi tiếng « đổi dầu hỏa lấy an ninh » ra đời. Vẫn theo bà Anne Gadel, thỏa ước này là một « tập hợp khách quan các lợi ích vào một thời điểm nhất định ». Tuy nhiên, quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ với Ả Rập Xê Út không phải lúc nào cũng « sóng yên gió lặng ». Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Riyad là một đồng minh tích cực trong cuộc chiến của Mỹ chống chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, trong cuộc chiến tranh Koweit đánh đuổi Saddam Hussein và các đạo quân của ông, có không ít các sự kiện thách thức mối quan hệ đồng minh này. Từ cú sốc dầu hỏa năm 1973 tác động mạnh mẽ đến các nền kinh tế phương Tây, vụ khủng bố 11/9/2001 do các phe nhóm cực đoan người Ả Rập Xê Út tiến hành trên lãnh thổ Mỹ, cho đến chính sách giảm dần sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông và vùng Vịnh, cuộc đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời chính quyền Obama, cũng như việc áp đặt cách thức quản trị dựa theo mô hình của phương Tây, nhất là trong vấn đề nhân quyền, đã gây ra nhiều bất đồng sâu sắc giữa đôi bên. Nếu như quan hệ giữa hai nước phần nào được cải thiện dưới thời tổng thống Donald Trump, thuộc đảng Cộng Hòa, đảng ưa thích của Riyad, thì mối liên minh này lại xuống cấp trầm trọng ngay khi Joe Biden, thuộc đảng Dân Chủ, lên cầm quyền. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông cam kết hạ cấp mối quan hệ với Riyad do vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi tại tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út tại Istanbul mà hoàng thái tử Mohamed Ben Salmane bị quy là kẻ chủ mưu theo như báo cáo được CIA giải mật hồi tháng 2/2021. Washington tuyên bố « điều chỉnh » lại mối quan hệ với Riyad khi cho biết kể từ giờ chỉ xử lý công việc với quốc vương Salman, tuổi cao sức yếu. Trung Đông : Địa bàn cạnh tranh giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc Nhưng dịch bệnh Covid-19 kéo dài và những hậu quả các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây nhắm vào Nga do cuộc chiến xâm lược Ukraina đang làm chao đảo thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến các chuỗi cung ứng, khiến giá nhiên liệu và giá sinh hoạt leo thang. Trong bối cảnh này, tổng thống Joe Biden đành phải « bẻ lái », trở lại với chính sách thực dụng của Mỹ tại khu vực. Nhà nghiên cứu Hasni Abidi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về thế giới Ả Rập và Địa Trung Hải ở Geneve, trên kênh truyền hình quốc tế France 24, giải thích lý do sâu xa về chuyến đi này của nguyên thủ Mỹ: « Chuyến thăm này của ông Biden bị ràng buộc bởi hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất là cuộc chiến tranh tại Ukraina và những hệ quả của cuộc chiến đối với giá cả nhiên liệu. Ả Rập Xê Út là quốc gia duy nhất trong vùng có khả năng tăng sản lượng dầu hỏa và tăng tức thì. Đây là quốc gia duy nhất có thể gây ảnh hưởng lên giá dầu thô và người ta biết là yếu tố này quan trọng không chỉ cho chiến dịch bầu cử giữa kỳ của ông Biden, mà cả cho đảng Dân Chủ trong các cuộc bầu cử tổng thống. Yếu tố thứ hai trong chính sách mới của ông chính là thất bại hay hạn chế trong cách tiếp cận của tổng thống Biden với Iran. Người ta thấy rõ là các cuộc đàm phán với Teheran vẫn giậm chân tại chỗ, thật sự rơi vào bế tắc và chính quyền Washington cần đến Riyad trong trường hợp họ muốn thay đổi chiến lược và kềm chế Iran trong vùng. » Tuy nhiên, theo quan sát của ông Jean-Paul Ghoneim, chuyên gia về các nước vùng Vịnh, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS), khi khép lại vòng công du với tuyên bố « Hoa Kỳ không bỏ rơi Trung Đông » và « không để khoảng trống cho Nga, Trung Quốc và Iran lấp vào »tại cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh + 3, nguyên thủ quốc gia Mỹ dường như không mấy thuyết phục các nước trong khu vực. Ít có khả năng các nước trong vùng chấp nhận quay trở lại với chính sách « đi theo » Mỹ một cách có hệ thống trong một số vấn đề, như đã diễn ra trong nhiều thập niên qua. Cuộc chiến Ukraina bùng nổ cho thấy thế giới đang bước vào một chiều kích mới, buộc các cường quốc phương Tây phải xem xét lại chiến lược của mình và phải dựa dẫm vào nhau. Chiến sự tại Ukraina còn làm nổi rõ sự việc, « ngoại trừ Mỹ, châu Âu và vài nước châu Á cũng như Úc, toàn bộ phần còn lại của thế giới đều không lên án Nga hay chỉ đứng ngoài theo dõi sự việc như là một khán giả. » Đương nhiên, đây chính là một cơ hội vàng để Nga tranh thủ thúc đẩy quân cờ ở các nước vùng Vịnh. Chuyên gia Jean-Paul Ghoneim lưu ý, tận dụng khoảng trống do Mỹ để lại, ngoại trưởng Serguei Lavrov trong tháng 5/2022, đã hai lần đến thăm khu vực trong hy vọng thuyết phục các nước này « thực hiện một chính sách trung lập và nhất là không mở thêm van dầu hỏa để hỗ trợ các nước phương Tây » đang bị bóp nghẹt bởi các chuỗi cấm vận được áp đặt nhắm vào Nga, khiến lạm phát tăng vọt do giá nhiên liệu tăng cao trên thị trường thế giới. Công thức « đổi dầu hỏa lấy an ninh » đã lỗi thời ? Về phần mình, Washington cũng muốn tận dụng cuộc chiến Ukraina nhằm tái định hình lại các liên minh khu vực và làm suy yếu tối đa tầm quan trọng của Nga và nhất là đà gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Mục tiêu này đang được định hình rõ tại châu Âu, nhưng lại trở nên khó khăn hơn ở Trung Đông. Chuyên gia Hasni Abidi từ Geneve nhận định tiếp với France 24 : « Các nước vùng Vịnh đã thay đổi, đặc biệt là Ả Rập Xê Út. Ngày nay, Riyad không còn sẵn sàng đưa ra các bảo đảm và có các nhượng bộ với Washington, bởi vì Ả Rập Xê Út cũng đã tăng cường các mối quan hệ với Nga và Trung Quốc. Vương quốc Ả Rập này có một nhu cầu rất lớn và chưa bao giờ được đáp ứng. Mỹ vẫn cấm đoán, đình chỉ việc giao nhiều loại vũ khí quan trọng cho Ả Rập Xê Út, đặc biệt là các loại vũ khí cho cuộc chiến tại Yemen. Yếu tố thứ hai là việc khôi phục danh dự cho hoàng thái tử Mohamed Ben Salmane. Đây là điều kiện tiên quyết để Ả Rập Xê Út chấp nhận các đòi hỏi của Mỹ ». Chuyến đi này của nguyên thủ Mỹ còn làm nổi rõ xu hướng Ả Rập Xê Út, cũng như nhiều nước trong vùng, nay không còn muốn theo lệnh của Mỹ và đánh giá vụ việc tùy theo lợi ích quốc gia. Một tầm nhìn đã được công chúa Reema Bent Bandar, đại sứ Ả Rập Xê Út tại Washington thể hiện rõ ràng, trong một bài ý kiến đăng trên trang mạng Politico. Bà cho rằng « mối quan hệ từng được thiết lập theo tiêu chí lỗi thời và chỉ giới hạn ở mức "đổi dầu lửa lấy an ninh" là đã qua. » Nhà nữ ngoại giao này nhấn mạnh, « Ả Rập Xê Út ngày nay khác xa với quá khứ, thậm chí chỉ với cách nay 5 năm. Vương quốc này giờ không chỉ là một quốc gia đi đầu thế giới về năng lượng mà còn đi đầu cả về đầu tư và phát triển bền vững. Nhờ vào hàng trăm tỷ đô la đầu tư trong giáo dục, công nghệ, đa dạng hóa nền kinh tế và năng lượng xanh. Ả Rập Xê Út đã đưa ra một chương trình chuyển đổi giải phóng năng lực tiềm tàng to lớn của nam nữ thanh niên trong nước ». Trong hoàn cảnh này, giới quan sát ở Pháp ghi nhận thêm rằng, ý muốn của Mỹ thành lập một liên minh quân sự giống như khiểu NATO trong khu vực, mà ở đó Israel có thể sẽ nắm giữ một vai trò nòng cốt nhằm kềm chế Iran, cũng khó mà thực hiện. Tuy các nước vùng Vịnh đều có lập trường cứng rắn với Teheran, các nước này cũng muốn theo đuổi một đường lối đối ngoại riêng với Cộng hòa Hồi giáo này. Điển hình là, một ngày trước cuộc gặp tay đôi giữa tổng thống Mỹ với quốc vương Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất Mohamed Bin Zayed, cố vấn ngoại giao có ảnh hưởng nhất Anwar Guergash tuyên bố vương quốc này sẽ không tham gia vào mặt trận chung chống Iran và Abou Dabi sắp tới có khả năng cử đại sứ đến Teheran Nhà nghiên cứu Didier Billion về Trung Đông trong một bài viết trên trang mạng của IRIS, kết luận : « Nỗi ám ảnh Trung Quốc đương nhiên vẫn là ưu tiên hàng đầu cho các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ, nhưng họ cũng chợt nhận ra rằng Trung Đông cũng là một vế không thể thiếu trong các phương trình địa chính trị và kinh tế quốc tế sắp tới ».

Un Jour dans l'Histoire
Un Jour dans l'Histoire - La ville de Koweit

Un Jour dans l'Histoire

Play Episode Listen Later May 19, 2022 23:40


Pour tout savoir de son histoire, Johanne Dussez accueille Roman Stadnicki, chercheur et Maître de conférences au département de Géographie à lʹUniversité de Tours.

Choses à Savoir SCIENCES
Quelles régions seront inhabitables en 2050 ?

Choses à Savoir SCIENCES

Play Episode Listen Later Apr 6, 2022 1:59


Récemment réunis à Glasgow, les participants à la COP26 ont pris certains engagements, pour limiter la déforestation ou les émissions de méthane. Mais seront-ils suffisants pour enrayer le réchauffement climatique ? Si ce n'est pas le cas, certaines régions du globe pourraient devenir invivables à l'horizon 2050.Chaleur et humidité : une combinaison dangereuseSi les températures devaient s'élever de 1,5°C d'ici à la fin du XXIe siècle, il devrait y avoir quatre fois plus d'épisodes de très forte chaleur. Or ils sont meurtriers. En effet, cette chaleur extrême a provoqué le décès de plus de 140 Américains par an entre 1991 et 2020.Et cette chaleur est encore plus dangereuse si elle s'accompagne d'une forte humidité. Un air sec est beaucoup plus facile à supporter. À son contact, la sueur s'évapore et c'est ce phénomène qui nous aide à résister à la chaleur.Zn revanche, si l'air est à la fois très chaud et très humide, la transpiration reste en quelque sorte collée au corps, qui ne parvient plus à se rafraîchir. C'est ainsi que les spécialistes ont mis au point le concept de "chaleur humide", indiquée par le sigle TW.Ils ont calculé qu'une température de 35 TW pourrait entraîner la mort au bout de six heures environ.Des régions devenus inhabitablesSi cette chaleur extrême associée à une forte humidité devait encore augmenter dans les années à venir, elle pourrait rendre inhabitables, d'ici 2050, certaines régions du globe.Sont notamment concernés des pays du Golfe persique, comme le Koweit ou l'Iran, ainsi que les pays de la péninsule arabique et de l'Afrique du Nord-Est, comme le Soudan, ou encore l'Égypte.Mais des pays situés dans des zones aussi différentes que le Brésil, l'est de la Chine ou une partie de l'Asie du Sud pourraient aussi être menacés par ces épisodes de forte chaleur humide.Il n'est pas jusqu'à certains États américains, comme l'Iowa ou l'Arkansas, qui ne puissent subir les conséquences de cette "température humide", comme l'appellent les spécialistes. Mais ce serait à plus long terme, ces épisodes de chaleur humide s'y manifestant peut-être dans une cinquantaine d'années. Hébergé par Acast. Visitez acast.com/privacy pour plus d'informations.

Choses à Savoir SCIENCES
Quelles régions seront inhabitables en 2050 ?

Choses à Savoir SCIENCES

Play Episode Listen Later Apr 6, 2022 2:29


Récemment réunis à Glasgow, les participants à la COP26 ont pris certains engagements, pour limiter la déforestation ou les émissions de méthane. Mais seront-ils suffisants pour enrayer le réchauffement climatique ? Si ce n'est pas le cas, certaines régions du globe pourraient devenir invivables à l'horizon 2050. Chaleur et humidité : une combinaison dangereuse Si les températures devaient s'élever de 1,5°C d'ici à la fin du XXIe siècle, il devrait y avoir quatre fois plus d'épisodes de très forte chaleur. Or ils sont meurtriers. En effet, cette chaleur extrême a provoqué le décès de plus de 140 Américains par an entre 1991 et 2020. Et cette chaleur est encore plus dangereuse si elle s'accompagne d'une forte humidité. Un air sec est beaucoup plus facile à supporter. À son contact, la sueur s'évapore et c'est ce phénomène qui nous aide à résister à la chaleur. Zn revanche, si l'air est à la fois très chaud et très humide, la transpiration reste en quelque sorte collée au corps, qui ne parvient plus à se rafraîchir. C'est ainsi que les spécialistes ont mis au point le concept de "chaleur humide", indiquée par le sigle TW. Ils ont calculé qu'une température de 35 TW pourrait entraîner la mort au bout de six heures environ. Des régions devenus inhabitables Si cette chaleur extrême associée à une forte humidité devait encore augmenter dans les années à venir, elle pourrait rendre inhabitables, d'ici 2050, certaines régions du globe. Sont notamment concernés des pays du Golfe persique, comme le Koweit ou l'Iran, ainsi que les pays de la péninsule arabique et de l'Afrique du Nord-Est, comme le Soudan, ou encore l'Égypte. Mais des pays situés dans des zones aussi différentes que le Brésil, l'est de la Chine ou une partie de l'Asie du Sud pourraient aussi être menacés par ces épisodes de forte chaleur humide. Il n'est pas jusqu'à certains États américains, comme l'Iowa ou l'Arkansas, qui ne puissent subir les conséquences de cette "température humide", comme l'appellent les spécialistes. Mais ce serait à plus long terme, ces épisodes de chaleur humide s'y manifestant peut-être dans une cinquantaine d'années. Learn more about your ad choices. Visit megaphone.fm/adchoices

RADIO GOELAND - VOTRE RADIO DE PROXIMITÉ LORIENTAISE
Farhenheit 162 : FLASH ou le Grand voyage (avec Will)

RADIO GOELAND - VOTRE RADIO DE PROXIMITÉ LORIENTAISE

Play Episode Listen Later Feb 7, 2022 72:01


Eté 1968, Charles Duchaussois, jeune délinquant bien décidé à profiter de la vie, débarque au Liban. Rapidement, il donne dans le trafic d'armes et la récolte du Haschich.  Mais ce n'est que le début de son grand voyage. Un voyage psychédélique marqué par une descente inexorable dans la drogue : D'Istanbul à Bagdad, de Koweit city à Bombey en passant par Bénarès. Bientôt il sera à Katmandou, dont il dit :"Dès le jour de mon arrivée à l'Oriental Lodge, je tombe dans ce que je ne peux pas appeler autrement qu'un monde en folie (...) C'est ce qu'il ne faut jamais oublier, quand on essaie de s'imaginer ce qu'ont été ces quelques mois durant lesquels une colonie d'européens drogués s'est abattue sur la capitale du Népal avant d'être peu à peu décimée par les flippages, les overdoses, les hépatites et les expulsions : à Katmandou, au temps dont je vous parle, la vie n'est pas la vie ordinaire. Les actes les plus ahurissants, les conversations les plus démentielles, les excès les plus énormes sont monnaie courante." Alors ? Prêt pour une expédition au bout de la drogue ? Will Zégal, nous fait découvrir l'un de ses livres fétiches : FLASH, ou le grand voyage.  

Convidado
Fórum de Istambul: "a Turquia necessita dos novos mercados que estarão em África"

Convidado

Play Episode Listen Later Dec 17, 2021 17:27


Desde esta sexta-feira e durante dois dias decorre em Istambul, o 3° fórum África-Turquia, um encontro no qual participam os dirigentes de 39 países africanos, nomeadamente 13 chefes de Estado. Este fórum que tem por intuito validar um novo programa de cooperação para os próximos cinco anos, tem igualmente como objectivo dar um novo impulso às trocas comerciais já importantes entre o continente Africano e a Turquia. Desde o primeiro fórum África-turquia em 2008, a cooperação entre Ancara e o continente deu um salto gigantesco. Actualmente a meta de Erdogan é chegar pelo menos aos 50 mil milhões de Dólares de volume de negócios, isto quando eram apenas de 5,4 mil milhões em 2003.  Nestes últimos anos, o Presidente turco efectuou nada menos do que 38 deslocações em 28 países africanos. A companhia aérea turca cobre actualmente mais de 60 destinos no continente, Ancara intervindo ainda noutros domínios como a saúde, a educação, as infra-estruturas ou ainda a agricultura. Para além dos seus produtos industriais, na vanguarda das exportações da Turquia estão os equipamentos militares. Com uma base na Somália e uma rede de 19 adidos militares por todo o continente, a Turquia tem multiplicado as vendas de armas, em particular os drones de combate que comprovaram a sua eficácia na Líbia onde Ancara intervém desde 2019. No passado mês de Setembro, por exemplo, a Somália, Marrocos e a Tunísia encomendaram os seus primeiros drones. Angola também manifestou o seu interesse aquando da visita do presidente Erdogan a Luanda em Outubro, sendo que ainda antes, em Agosto, a Turquia assinou em Agosto um acordo de cooperação militar com a Etiópia atolada num conflito há mais de um ano com os rebeldes do Tigray, no norte do seu território.  Entre Janeiro e Novembro deste ano, as exportações de armamento turco para a Etíopia ultrapassaram os 94 milhões de Dólares contra cerca de 235 mil no mesmo período em 2020. Este fórum que acontece numa altura em que a Turquia está a braços com uma forte crise económica acontece igualmente num período de isolamento político em relação a alguns parceiros europeus, muito embora isto não se veja necessariamente em termos económicos na óptica de Ivo Sobral, coordenador de mestrado de Relações Internacionais na Universidade de Abu Dhabi. "Esse isolamento ocidental, eu acho que não é uma realidade porque a grande maioria das empresas internacionais da Turquia têm importantes e fortes parceiros europeus, em particular com países como a Alemanha, a própria França e a Áustria. Esse isolamento europeu se calhar é um isolamento político mas na "realpolitik económica" a Alemanha não pode viver sem a Turquia e a Turquia não pode viver sem a Alemanha em termos económicos. Agora em termos políticos, talvez -sim- exista algum isolamento por parte da Turquia em relação à Europa" começa por considerar o investigador. "A questão da forte crise económica da Turquia é um crescendo neste último ano, uma desvalorização maciça da própria Lira turca assim como os próprios mercados de investimento" refere ainda Ivo Sobral ao especificar que "a Turquia é um gigante industrial com uma forte base de produção até de produtos bastante sofisticados e que precisa de novos mercados, com este isolamento não só da Europa mas talvez até de mercados mais tradicionais para a Turquia como o próprio Médio Oriente, como os países do Golfo que até muito recentemente tinham uma política bastante isolacionista em relação à Turquia. Só muito recentemente é que algumas destas barreiras de comércio aos produtos turcos foram levantadas no Golfo. Países como a Arábia Saudita, como os próprios Emirados, Oman, Barein e o Koweit sempre foram grandes mercados para os produtos turcos e apesar deste isolamento agora estar a ser levantado lentamente, a Turquia ainda necessita destes novos mercados que estarão obviamente em África, países como o Sudão, a própria Nigéria, vários países norte-africanos que são naturalmente zonas que podem absorver esta grande produção de produtos turcos e de novo energizar a economia turca que está em grave declínio." Ao evocar o mercado da Defesa que é uma das fortes apostas da Turquia no continente africano, o analista refere que "África é um grandíssimo mercado para os produtos militares turcos. A Turquia continua a ser um país que tem uma grande dose de investimento em tecnologia militar e uma dessas mesmas faces da Turquia é o seu desenvolvimento tecnológico em termos de drones de combate. Os drones de combate turcos, neste momento, são considerados um dos mais desenvolvidos mundialmente, se calhar atrás dos drones feitos nos Estados Unidos, na China e na Rússia, mas à frente de países europeus como a própria França, a Alemanha ou a Inglaterra. Aliás, muito recentemente, a Inglaterra e a Polónia iniciaram conversações com a Turquia para fazer a aquisição de drones de combate turcos. Portanto, estes mesmos drones provaram a sua eficiência não só na Ásia Central, no Caucaso, no conflito entre a Arménia e o Azerbaijão que este último ganhou com a ajuda crucial dos drones de combate turcos. Igualmente no conflito da Líbia, estes mesmos drones turcos fizeram a diferença no campo de batalha." Questionado sobre o facto de a utilização dos referidos drones na Líbia terem servido de 'montra' para vender material militar turco em África, Ivo Sobral considera que efectivamente "foi mesmo na Líbia que os drones turcos provaram a sua superioridade por exemplo em comparação com os drones chineses, um dos concorrentes que os turcos venceram. Este foi só um dos produtos que África está ansiosa para comprar. Países como o Sudão, como a própria Etiópia, mas também outros países como Angola, a Nigéria e África do Sul, o continente sempre foi um grande mercado para este tipo de tecnologias. Outros países também com profundos investimentos em Defesa com a Argélia ou Marrocos poderão no futuro também fazer aquisições de drones turcos. Mas os drones são somente uma parte do gigantesco investimento militar que a Turquia fez nos últimos -pelo menos- dez anos. Coisas como o próprio treinamento, as tropas turcas na Líbia provaram ser capazes de treinar e preparar para o combate forças africanas locais. Há também esta possibilidade de a Turquia providenciar serviços de treino. Há também um grande mercado em termos de armas ligeiras turcas. A Turquia é um grandíssimo produtor de armamento individual, espingardas automáticas, pistolas com preços muito competitivos e todo um equipamento com o 'standard NATO'. Estamos a falar de equipamento NATO com preços muito inferiores aos preços normalmente praticados por países como a França, a Bélgica ou a Alemanha." Relativamente à perspectiva de a Turquia vender mais armas à Etiópia numa altura em que há fortes indícios de crimes de guerra no campo de batalha do Tigray, no norte, o investigador recorda que "a Turquia não tem um historial de respeito dos Direitos Humanos, nunca teve, particularmente nos últimos dez anos. Portanto, isto não será um problema para o governo de Recep Erdogan. A Etiópia neste momento é uma zona bastante problemática, está inserida também numa geografia bastante importante para África e para o Médio Oriente e está dentro do chamado 'Jogo do Mar Vermelho', um jogo que a Turquia está também a jogar para o controlo de uma via de comércio e uma via de escoamento de produtos mundiais. A Turquia nesta zona está a combater não só antigos inimigos como o Egipto mas também potências emergentes como os Emirados Árabes Unidos ou como a Arábia Saudita, assim como os Estados Unidos, a China, o Japão e vários países da Comunidade Europeia que construiram bases também no Mar Vermelho."  Sobre as intervenções a nível político para tentar mediar o conflito na Etiópia, o especialista dos países árabes refere que "existem muitas movimentações diplomáticas em particular do Golfo e do Médio Oriente em geral para tentar resolver várias crise internas da Etiópia. Existem outros 'players' internacionais que chegaram na Etiópia, como o Irão que está a fornecer drones ao actual governo etíope. A Turquia, numa jogada para impedir esta ponte iraniano-etíope, está a tentar interromper estes fluxos", Ivo Sobral considerando que "será possível, sem dúvida (porque) a Turquia possui muito mais capacidade do que o Irão neste tipo de armas e é muito mais agressiva e mais eficiente do que o próprio Irão." Ao debruçar-se sobre outra área em que a Turquia tem vindo a impôr-se, o 'softpower', o universitário considera que "a real ofensiva da Turquia em África e no Médio Oriente, tem sido o seu 'soft power' cultural e religioso. Na questão religiosa, uma coisa relativamente recente nos últimos anos na Turquia, inicialmente foi o movimento de Gülen que com o apoio do governo turco fez uma ofensiva em África, colaborou agressivamente, expandiram-se em África em vários países, não só no norte de África mas também outros países, abrindo centros culturais turcos, centros de estudos da Língua e da cultura turca, assim como trazendo a sua específica visão do Islão. Após o golpe de Estado e a separação entre Erdogan e o movimento de Gülen, houve obviamente uma nova ofensiva turca desta vez implementando os seus organismos específicos de cultura turca para se expandir em África. Não só temos a questão religiosa e cultural a ser importante, mas também temos uma forte ofensiva de 'charme' que é 'soft power' contemporâneo com por exemplo produções de televisão muito importantes feitas em Istambul que tiveram um grande sucesso em África. A produção audiovisual da Turquia é enorme e todas as séries feitas em Istambul têm uma grande aceitação cultural em África e isto é muito importante. A Turquia conseguiu fazer uma imagem de marca diferente, uma Turquia moderna, avançada e que continua a ser muito eficiente". Paralelamente, ao comparar a Turquia com outros parceiros regionais, como os Estados Unidos, a China ou a União Europeia, Ivo Sobral considera que Ancara tem uma vantagem inegável nos sectores religiosos e culturais, domínios em que "terá uma penetração muito maior por exemplo em zonas como o norte de África e até no Corno de África, zonas maioritariamente muçulmanas, sendo que esta conexão religiosa e cultural são muito importantes para a Turquia, e é uma superioridade à qual nenhum outro 'player' internacional será capaz de fazer frente. Depois existem outros 'players' talvez mais fortes economicamente como a China. Ninguém consegue fazer frente à China em África. Quanto à União Europeia é um pouco um não-jogador porque apesar de existir no papel, a sua política Africana tem muitos planos mas tem pouca actuação. Normalmente são países que possuem uma vertente mais Africana como a França que pressionam para uma maior intervenção da União Europeia, mas se olharmos por exemplo para o caso da Líbia (...) não houve nenhuma tentativa de unificação desta grande política europeia. Isto é uma fraqueza enorme da União Europeia e a Turquia joga neste vazio da União Europeia (...) Obviamente em certas zonas específicas como a África Ocidental Subsariana, países como a França continuam a ser mais importantes, mas em zonas como o norte de África e África Oriental, o jogo já foi perdido há muito tempo em relação à Turquia. A aproximação entre a China e a Turquia é também algo muito importante, a China vê na Turquia um parceiro futuro para escoar os seus produtos para a Europa e uma cooperação turco-chinesa em África é um pesadelo autêntico para muitas capitais europeias". Quanto às expectativas que poderão existir em torno do Fórum África-Turquia, Ivo Sobral antevê que "existirão bastantes acordos, muitas proclamações dramáticas, um grande 'show' teatral de acordos e de cooperação, uma série de contratos militares ou pelo menos anúncios possíveis e muito provavelmente alguns contratos específicos em termos de produtos e de fábricas turcas que poderão ser implementadas em África", uma vez que para o investigador "esta cimeira obviamente tem um objectivo que é o de fortalecer internamente o governo de Erdogan porque a Turquia está a passar uma enorme crise económica. Basicamente em um mês todas as coisas na Turquia ficaram mais caras 30% e a base de apoio político a Erdogan começa a ficar bastante desgastada. Há uma erosão grave deste apoio e internamente é necessário demonstrar que a visão pan-otomana de uma grande potência regional com ambições internacionais é uma realidade e penso que será esta a imagem que tenciona passar", conclui Ivo Sobral.

Incroyable !
Le Koweit n'a pas d'eau

Incroyable !

Play Episode Listen Later May 23, 2021 1:43


Un pays sans eau, c'est un peu comme un désert qui serait habité...À vrai dire, bien qu'étant cocasse, cette situation existe bel et bien.En effet, nation située au nord de la péninsule Arabique, au Moyen-Orient, le Koweït ne compte absolument aucune réserve d'eau potable.De quoi, donc, rendre ce pays très dépendant de ses voisins. See acast.com/privacy for privacy and opt-out information.

Choses à Savoir VOYAGE
Pourquoi le Koweit est-il dépendant ?

Choses à Savoir VOYAGE

Play Episode Listen Later May 23, 2021 1:43


"Vivre d'amour et d'eau fraîche" : voilà un projet qui semble bien compromis, si vous habitez au... Koweït ! En effet, c'est un cas unique dans le monde : ce pays situé au nord de la péninsule Arabique n'a absolument pas de réservoir d'eau potable. See acast.com/privacy for privacy and opt-out information.

Portugueses no Mundo
Luciana Antunes: Salmiya, Koweit

Portugueses no Mundo

Play Episode Listen Later May 21, 2021 29:59


antunes koweit
Portugal em Direto
Luciana Antunes: Salmiya, Koweit

Portugal em Direto

Play Episode Listen Later May 21, 2021 29:59


antunes koweit
Francois Lambert
En prenant votre café, mercredi 12 mai 2021

Francois Lambert

Play Episode Listen Later May 12, 2021 21:21


Un camion m'a passé dessus !   Aujourd'hui :   – Une commande au Koweit ! – Une série intéressante sur Netflix – Le harcèlement sur les réseaux sociaux – Lupin – Le retour des signaleurs routiers – Le solde sur vos cartes de crédit diminue – Éthanol dans l'essence et la famine mondiale – Payant le lait (pardon : la boisson) d'avoine – Les faux comptes     ▸ Abonnez vous à ma chaine pour de nouveaux vidéos chaque jour: https://www.youtube.com/channel/UCGp4ghYDZ5_k_bvg0OtHA9g?sub_confirmation=1   Disponible en podcast Francois Lambert (Apple Podcast, Spotify, Podbean) https://open.spotify.com/show/2iszLSc7bCIPc08zhBEMcG?si=1lkDIeHnR7i4cW1PA33zhQ   ▸ Instagram: https://www.instagram.com/francoislambert.one/ ▸ Tiktok: https://www.tiktok.com/@francoislambert.one?lang=en ▸ Website: https://www.francoislambert.one   Courte Bio François Lambert était un “serial entrepreneur”. Il est toujours entrepreneur mais il a enlevé le titre “serial” car maintenant il s'amuse chaque jour en faisant la promotion de ses friandises à l'érable et des fois le matin, il fait du daytrading!  

Aziz Mustaphi
Suspension des vols: nouvelle décision du Maroc

Aziz Mustaphi

Play Episode Listen Later Mar 15, 2021 0:18


Les autorités du Maroc ont pris une nouvelle décision concernant la suspension des vols de et vers certains pays. La suspension des vols de et vers le Royaume-Uni, la Belgique, l'Italie, l'Allemagne, la Suisse et la Turquie a été prolongée jusqu'au 10 avril 2021. La Pologne, la Norvège, la Finlande, la Grèce, le Liban et le Koweit sont également concernés par cette nouvelle décision. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/aziz-mustaphi/message

Convidado
Convidado - Angola: "O desafio é acabar com a fome até 2030"

Convidado

Play Episode Listen Later Mar 12, 2021 12:58


Angola, em parceria com Israel e o Koweit, integra a vice-presidência da Organização para a Alimentação e Agricultura -FAO-  até 2022.    Em entrevista à RFI, Maria Fátima Jardim, embaixadora de Angola em Itália e representante do país na FAO, nas agências PAM e SIDA, aborda a estratégia do continente na organização, defende o perdão da dívida africana e reitera que o desafio é acabar com a fome em 2030.   

Business of Bouffe
Eat's Business #2 | Carrefour ciblé pour un rachat, des galettes bretonnes chinoises et la folie des industriels pour le végan

Business of Bouffe

Play Episode Listen Later Jan 19, 2021 34:01


Dans ce deuxième épisode de Eat's Business, la revue de presse du Business de la Bouffe, Olivier Frey et Daniel Coutinho reviennent sur la convoitise de Couche-Tard pour le rachat de Carrefour SA, sur le paradoxe des galettes bretonnes chinoises ainsi que sur la folie des industriels pour le végan.Dans cet épisode, sont aussi évoqués 2MX Organic, la Special Purpose Acquisition Company du trio Zouari-Niel-Pigasse, le futur rapprochement entre les groupes InVivo et Soufflet, la framboise française, la tendance de la cantine connectée avec Popchef, Lenôtre et ses nouvelles recettes pour traverser la crise sanitaire, la nouvelle version de Groupon en Chine, la victoire du camembert normand, un documentaire sur les bouchers, la cuisine française et la plateforme nationale fraisetlocal.fr. Rachat de Carrefour SA par Couche-Tard ?La Presse, Couche-Tard en discussion pour acquérir la chaîne française Carrefour, 12/01/2021C’est une des grosses infos de la semaine : le groupe canadien Couche-Tard a confirmé avoir initié des « discussions exploratoires » avec Carrefour.Couche-Tard compte plus de 14 200 supérettes dans son réseau à travers le monde, dont 9200 en Amérique du Nord. En Europe, son réseau de vente au détail de 2700 magasins s’étend en Scandinavie, en Irlande, en Pologne, dans les pays baltes et en Russie. En vertu de contrats de licence, Couche-Tard exploite plus de 2200 magasins dans 15 autres pays et territoires (Hong Kong, Mexique, Vietnam, etc.).Il faut dire que le groupe canadien pèse plus du double de Carrefour : sa capitalisation boursière est d’environ 29,7 milliards d’euros contre 12,6 milliards d’euros pour Carrefour. Le trio Zouari-Niel-PigasseLes Echos, Quelle sera la première cible du trio Zouari-Niel-Pigasse dans l'alimentation ?, 09/01/2021Le trio s'est associé fin 2020 et a lancé 2MX, un « SPAC » (Special Purpose Acquisition Company) qui a levé 300 millions d’euros et vise une grosse acquisition en 2021.La future cible cochera au moins deux cases selon Les Echos : celle de l'alimentaire et celle du durable. Selon le journal, 2MX a un budget de 1,5 milliards à 2 milliards d'euros pour cette première acquisition et pourrait donc s’offrir :tout le groupe Casino dont la capitalisation boursière est inférieure à trois milliards, ou l'une de ses pépites, du type Naturalia ou Monoprixun spécialiste du bio, dont la plupart sont en difficulté face à la montée en puissance des distributeurs généralistes. Si Bio C Bon a déposé le bilan et a été repris par Carrefour, La Vie Claire pourrait être une cible.enfin, d’après un certain nombre d’observateurs, une cible tient la corde : le spécialiste des produits frais Grand Frais, qui appartient en partie à des fonds d’investissement.  Rapprochement InVivo-SouffletL’Usine Nouvelle, Trois clefs pour comprendre le rapprochement entre InVivo et Soufflet, 13/01/2021C’est un coup de tonnerre dans le monde agricole et agroalimentaire française qui a eu lieu ce mercredi 13 janvier. L’union de coopératives agricoles InVivo a annoncé être entrée en négociations exclusives pour acquérir le groupe familial Soufflet, qui cherchait un repreneur depuis plus de deux ans.Avec un chiffre d’affaires de 4,866 milliards d'euros pour l'exercice 2018/2019, Soufflet, est un groupe céréalier spécialisé dans la meunerie et le malt. Le groupe possède notamment 27 malteries dans le monde et produit 2 280 000 tonnes de malt. Il est également présent dans la boulangerie industrielle avec Neuhauser et la marque Baguépi.Avec cette acquisition, InVivo se renforcerait donc à l’international grâce à l’activité négoce de Soufflet, mais le groupe diversifierait également ses activités avec l’ajout de nouvelles filières comme la meunerie, le malt et la boulangerie industrielle. L’ensemble InVivo/Soufflet pèserait ainsi 10 milliards d'euros de chiffre d’affaires et deviendrait ainsi le deuxième groupe agricole européen derrière l'allemand BayWa. Le nouvel ensemble serait présent dans plus de 30 pays, avec plus de 90 sites industriels, dont 59 en France. Il compterait 12 500 salariés dont 10 000 en France. Végan industrielLes Echos, Le végan, nouvelle folie des industriels, 11/01/2021Un article complet sur le mouvement végan, qui a été lancé en 1944 en Grande-Bretagne par Donald Watson et ses conséquences sur certains marchés, notamment agroalimentaires.Car le véganisme est une tendance de consommation que les industriels ne peuvent plus ignorer. Ainsi, selon les prévisions de Barclays, les ventes mondiales de produits à base de protéines végétales augmenteraient de 16% par an et, en 2027, ce marché pèsera 30 milliards d'euros.Et tous les gros acteurs de l’agroalimentaire s’y intéressent. Unilever, qui a racheté The Vegetarian Butcher, a par exemple annoncé qu’il visait 1 milliard d’euros de revenus d’ici 5 à 7 ans grâce à cette nouvelle offre.Du côté des startups spécialisées dans les protéines végétales, les capitaux affluent également. Selon Meticulous Market Research, 750 millions de dollars ont été levés dans ce secteur en 2019.En France, si les ventes de produits végans progressent vite (+11% en 2019, selon Xerfi), le marché reste encore modeste en valeur absolue (environ 400 millions d'euros). Toutefois, selon Guillaume Gachet, directeur marketing de Herta Le bon Végétal, « Le marché français a un gros potentiel et devrait connaître une croissance à deux chiffres dans les années à venir ». Framboise françaiseOuest France, La framboise française en quête d’un rebond, 08/01/2021Les ventes de framboises fraîches sont en croissance depuis une quinzaine d’années dans l’hexagone : entre 2015 et 2019, les achats ont augmenté de 9,4% en volume (+ 10,8% en valeur), selon une étude du Centre technique interprofessionnel des fruits et légumes (CTIFL). Mais en 2019, seulement 13% des framboises commercialisées étaient d’origine France, contre 31% dix ans plus tôt. La production française a, en effet, été divisée par deux en 15-20 ans, passant de plus de 8 000 tonnes à environ 4 000 tonnes. La France importe ainsi plus de 22 000 tonnes de framboises fraîches par an et s’approvisionne principalement en Espagne, au Portugal et au Maroc. Galettes bretonnes chinoisesOuest France, Galettes bretonnes : pourquoi vous mangez souvent chinois sans le savoir, 07/01/2021La Bretagne fait face à une situation pour le moins paradoxale : alors qu’elle a longtemps été une grosse productrice de blé noir, elle est contrainte depuis quelques années d’en importer 70% de Chine et dans une moindre mesure, des pays de l’Est (la Pologne en tête).La région possède pourtant une IGP «  blé noir breton  » et 1 700 producteurs et 9 des 30 meuniers bretons produisent du blé noir et de la farine IGP, selon un cahier des charges qui prévoit notamment une culture sans produits phytosanitaires. En 2020, la Bretagne a produit 2 400 tonnes de farine de sarrasin IGP et 300 à 400 tonnes de farine de blé non IGP. Mais cela suffit à peine à couvrir 20 à 25% des besoins de la région estimés entre 25 000 et 30 000 tonnes par an.Pourquoi une telle situation ? Comme souvent c’est une question de prix et de rémunération des producteurs. Le blé noir IGP (conventionnel) se négocie en effet à 840€ la tonne (le producteur ne perçoit que 700€) et le bio à 1 000€ quand les blés noirs chinois ou polonais se négocient entre 250 et 400€ la tonne.Autre problème : le flou de la réglementation française, qui n’oblige pas à donner l’origine du produit et certains industriels importent donc du blé noir et se contentent de mettre une Bigoudène, un drapeau breton ou un Triskell sur leur emballage. Cantine connectéeZdNet, Faire entrer la cantine connectée sur son lieu de travail, une tendance de demain ?, 08/01/2021Est ce que la cafétéria va être remplacée par des frigos connectés disposés dans les espaces communs des entreprises? Zdnet fait le point avec l’une des entreprises leaders de ce secteur : Popchef. Initialement positionnée sur la livraison de repas chez les particuliers sur Paris, Popchef a pivoté fin 2017 à cause de la forte concurrence dans ce secteur pour s’orienter vers la restauration collective d’entreprise.Son offre est centrée sur un modèle de cantine digitale « flexible » et « modulaire », qui s'adapte plutôt aux PME qu'aux grands groupes, chaque frigo connecté pouvant contenir 50 repas. Chaque matin, le frigo connecté est rempli avec les plats du jour. Popchef met également en avant la qualité et la provenance des produits, ainsi que l'équilibre des repas, élaborés avec un nutritionniste.Avec le développement du télétravail, Popchef a également mis en place une offre de livraison suite à des demandes de ses clients. Comme le précise François de Fitte, le cofondateur, « nous livrons en début de semaine des plats pour tous les jours télétravaillés de la semaine. Ce sont les mêmes repas que sur site, mais ils sont conditionnés sous vide. » Lenôtre face à la crise sanitaireLes Echos, Les recettes de Lenôtre pour traverser la crise sanitaire, 12/01/2021Lenôtre, qui appartient au groupe Sodexo, s’en est plutôt bien sorti en 2020. Si évidemment son activité traiteur a plongé en 2020 (-77% sur l’année), Lenôtre a pu compter sur ses activités connexes pour limiter la casse. Ses boutiques (11 en France et 7 en franchise au Japon, en Chine, en Arabie Saoudite, au Koweit et en Allemagne) et son école de cuisine, ont, en effet, mieux traversé la crise sanitaire. Comme l’explique Olivier Voarick, le directeur général, « Notre école a été freinée par le premier confinement mais va afficher au final le même chiffre d'affaires qu'avant le Covid. Quant à nos boutiques, elles ont bien résisté avec un recul de 8% sur l'exercice 2019-2020 terminé fin août et même une hausse de 2% de septembre à fin décembre 2020 par rapport à la même période de 2019 ».Lenôtre s’est également appuyé sur la forte croissance du e-commerce, qui est passé de 2 à 10% du chiffre d'affaires entre mars et décembre. Pour y arriver, l’entreprise a notamment passé des accords avec les marketplaces de livraison Deliveroo et Epicery, et octroyé une licence pour ses plateaux-repas à Popchef. Comme pour beaucoup, c’est la configuration même de l’entreprise qui a changé. Pré-Covid, l’activité traiteur représentait 55% du chiffre d'affaires Lenôtre contre 35% pour les boutiques et 10% pour l'école et le restaurant Pré Catelan. Désormais les boutiques et l'école pèsent plus de 60%. Version chinoise de GrouponInkstone News, Remember Groupon? A new version is making waves in China, 12/01/2021Voilà un phénomène qui est en train de prendre de plus en plus d’ampleur en Chine : les achats alimentaires groupés.Comme partout dans le monde, la pandémie de Covid a fait grimper la proportion d’achats alimentaires en ligne à des sommets en Chine. Mais, à cette croissance du e-commerce, s’est greffé en parallèle le développement des achats groupés communautaires.Le principe est simple : en quelques clics sur leur téléphone portable, les consommateurs peuvent commander des produits d'épicerie via des plateformes technologiques, qui les localisent pour ensuite regrouper et coordonner les commandes. Cela génère des achats en gros pour les principaux fournisseurs de produits alimentaires qui peuvent alors proposer des remises importantes, ce qui permet d'éviter les intermédiaires et les détaillants traditionnels. Les nouveaux acteurs de ce marché en pleine expansion se nomment Didi Chuxing, Meituan et Pinduoduo.Mais à la différence d’un simple grossiste, il y a ici un aspect communautaire qui fait toute la différence. En effet, les résidents d’un quartier se regroupent et désignent un représentant pour acheter les articles au nom de la communauté. Tout cela s’organise généralement via un groupe sur WeChat. Les commandes de chaque groupe sont ensuite livrées en vrac aux points de collecte pour que le représentant de la communauté puisse les récupérer, avant que les membres de la communauté ne les collectent. Ce système permet ainsi de réduire les frais de livraison du dernier kilomètre.Comme le rapporte un analyste, “l'achat groupé communautaire complète le commerce électronique traditionnel, qui livre les consommateurs individuels à partir d'un même entrepôt. Il améliore l'expérience d'achat, car les détaillants sont plus proches du consommateur, et il permet d'économiser sur les coûts logistiques car les chefs de groupe sont responsables de la livraison aux consommateurs individuels”. Victoire du camembert normandFrance 2, Alimentation : la victoire du camembert normand, 07/01/2021Alors que depuis le 1er janvier, il est interdit de mentionner "fabriqué en Normandie" sur les camemberts, France 2 a rendu visite à une fromagerie qui fabrique le traditionnel camembert de Normandie. Le métier de boucherFrance 2, Emission Infrarouge sur le thème “Une vraie boucherie”, 12/01/2021Un documentaire consacré au quotidien d’un métier qui est de plus en plus décrié.La viande est aujourd'hui devenue une matière sensible. Ceux qui la travaillent et la mettent en vitrine subissent parfois le rejet du public. Réchauffement climatique, maltraitance animale : les bouchers doivent se réinventer. Patrons ou apprentis, hommes ou femmes se racontent derrière le billot, à l'école, ou devant la clientèle.Le replay est disponible jusqu’au 11.03.21. Cuisine françaiseFrance 24, Cuisine française : aux origines de la gastronomie, 12/01/2021L’émission "C'est en France" revient cette semaine sur l'histoire du "gaster nomos", soit "l’art de régler l’estomac", dont les ingrédients principaux ont toujours été le pouvoir, et une certaine influence étrangère. Entre l'art de la diplomatie et le besoin de transmission de notre héritage, la gastronomie est bien plus que de la simple cuisine. Découvrez l’émission Eat’s Businesshttps://businessofbouffe.com/podcast-eats-business Pour vous abonner à la newsletter Eat’s Businesshttps://businessofbouffe.com/revue-de-presse-eats-business-newsletter 

Géopolitique, le débat
Géopolitique, le débat - Quel rôle pour les musées dans la politique des pays du Golfe Persique?

Géopolitique, le débat

Play Episode Listen Later Jan 9, 2021 50:00


2021 marque un certain nombre d’anniversaires, il y a dix ans, le début des Printemps Arabes en 2011, vingt ans les attaques des Tours jumelles à New York, le 11 septembre 2001 et il y a trente ans, en février 1991 prenait fin la première guerre du Golfe, démarrée quelques mois plus tôt en Août 1990, marquée par l’invasion et l’annexion du Koweit par les troupes irakiennes de Saddam Hussein. Une guerre qui fut un tournant historique majeur pour les principautés de la région, pour avoir d’abord opposé entre eux des États arabes dont les dirigeants étaient des sunnites. Tournant encore parce que le conflit a vu l’échafaudage d’une coalition d’États dont bon nombre d’Occidentaux, États-Unis bien sûr mais également Royaume-Uni, Espagne, Italie, Belgique, France. Tournant encore parce que le conflit révéla l’incapacité de l’Arabie Saoudite à porter secours a ses voisins. De cette Guerre du Golfe est né un nouvel ordre régional qui a non seulement mis à mal l’hégémonie saoudienne sur la péninsule arabique, mais aussi modifié le rapport de force entre les familles régnantes de la région et leur sujets. Pour quels motifs les pays du Golfe se sont-ils emparés de la culture ? Invités : Alexandre Kazernouni, Maître de conférence à l’École Normale Supérieure. Politologue, spécialisé sur le monde musulman contemporain et particulièrement des pays des pourtours du Golfe Persique. Le miroir des Cheiks. Musée et politique dans les principautés du golfe persique, aux Presses Universitaires de France dans la collection Proche Orient.  Antoine Pecqueur, Journaliste spécialisé en politique et économie de la culture. Du soft power au hard power : comment la culture prend le pouvoir, aux éditions Autrement. 

J'Ameliore Mon Anglais
J’Améliore Mon Anglais – Episode 81

J'Ameliore Mon Anglais

Play Episode Listen Later Oct 5, 2020 9:35


Rendons nous au Koweit pour y découvrir l'histoire d'un émir, ses études et ses accomplissements. La série Avec J'Améliore mon Anglais, prenez quelques minutes pour écouter un article de WikiNews accompagné de quelques mots de vocabulaire. Je termine le podcast en vous posant une question en anglais qui fait suite à l'histoire. Pour accéder à tous les épisodes, c'est par ici. Écouter le podcast Prêtez attention au vocabulaire et essayez d'anticiper l'histoire grâce au titre et au vocabulaire, ça vous aidera à comprendre le texte. Pour écouter le podcast, plusieurs options selon vos préférences. Vous aurez reconnu tout au début de cet article le lecteur du podcast en mp3 (audio). Vous êtes libre de l'écouter directement sur cette page-ci. Cliquez sur le bouton Play à gauche de la barre noire. Le télécharger pour l'écouter plus tard, ou l'écouter plusieurs fois. Cliquez sur Download sous la barre noire. Le vocabulaire de cet article Pour progresser en anglais si votre niveau le permet, écoutez le podcast, écrivez les mots et expressions que j'explique, puis vérifiez leur orthographe. Voici la liste des mots et expressions dont je vous parle dans le podcast. Si vous avez une mémoire visuelle, vous voudrez peut-être les lire avant d'écouter le podcast (ou pendant). Back and forth: des allers-retours The late + position:  le défunt An amiri decree: un décret passé par un émir L'article WikiNews Bien sûr, rien de tel que de lire l'article en complément de l'écoute. Ainsi vous aurez la possibilité de vous pencher un peu plus sur la structure des phrases. Mais je vous recommande de pratiquer l'écoute un maximum, voire de rejouer le podcast plusieurs fois avant de lire l'article. Vous trouverez l'article ici. De quoi ça parle? (Spoiler alert!!) Selon votre niveau en anglais, vous aurez saisi plus ou moins de détails. Le plus important est de comprendre le sens de l'histoire. Et très souvent, après avoir compris le sens global, une deuxième écoute vous permettra de noter plus de détails. Résumé: 2008, l'Emir du Koweit vient de décéder. Comme dans toute chronique, c'est l'occasion de revenire sur son enfance, son règne et sa santé. Ma question: What changed in the world since the Emir was born in 1930? Try to think of the most significant differences.   Avez-vous compris l'histoire sans vous aider du résumé? Avez-vous su répondre à ma question?     L'article J'Améliore Mon Anglais – Episode 81 est apparu en premier sur Langonaute.

Maintenant, vous savez
Qu'est-ce que l'OPEP ?

Maintenant, vous savez

Play Episode Listen Later Sep 16, 2020 3:44


Qu’est-ce que l'OPEP ? Merci d'avoir posé la question !L’organisation des pays exportateurs de pétroles est un cartel qui se donne pour mission de coordonner la politique du pétrole de ses Etats membres. Elle a joué un rôle important dans l’économie mondiale, mais aujourd’hui son influence diminue. Et le coronavirus n’y est pas pour rien.Pourquoi l'OPEP a été créée ?L’OPEP est créée en 1960 à Bagdad. Nous sommes à une époque où la concurrence entre les compagnies pétrolières fait rage, si bien que le prix du pétrole est très bas. Les principaux pays arabes qui produisent du pétrole décident alors de s’unir pour s’opposer à ces entreprises occidentales. Ensemble, ils décident de produire moins de pétrole, ce qui a pour effet de faire augmenter les prix. Et c’est ainsi que l’Arabie Saoudite, l’Irak, l’Iran, le Koweit et le Venezuela, les membres fondateurs de l’OPEP, gagnent en puissance sur la scène internationale : déterminer le prix du pétrole, c’est influencer directement l’économie mondiale !Mais pourquoi l'OPEP a perdu de son influence ? Ecoutez la suite dans cet épisode de "Maintenant vous savez".A écouter aussi : Qu'est-ce qu'une marée noire ?Qu'est-ce que le plan de relance ?Vous pouvez réagir à cet épisode sur notre page Twitter. See acast.com/privacy for privacy and opt-out information.

Génération Kairos
#28 : Abdeslam Alaoui : On carburait beaucoup aux fous rires !

Génération Kairos

Play Episode Listen Later Sep 8, 2020 93:54


Abdeslam Alaoui est Entrepreneur, Expert de l’industrie des Paiements et Directeur Général du Groupe HPS  HPS est un Acteur global Marocain qui contribue à façonner le marché et de l’industrie du paiement au niveau mondial avec : 420 institutions clientes, 90 Pays, 700 millions de Dhs de chiffre d’affaires et 450 collaborateurs Abdeslam nous raconte son début de carrière en 1989 après ses études universitaires à Toulouse, qu’il entame par le fruit du hasard dans le secteur des paiements. Il réussit à se démarquer par sa force de travail et sa capacité à établir des relations professionnelles solides dans le secteur à l’international.  Son ambition est toutefois vite freinée. Une remarque de son patron qui lui demande de tempérer ses ardeurs le pousse à quitter ce premier emploi pour se mettre à son compte : - " Il y’a des gens avant toi ! "  - " Dois-je rouler à la vitesse du plus lent ? ! " Son patron lui promet un échec :  " Ce qui m’embête c’est de récupérer quelqu’un de cassé après son échec ! " Abdeslam quitte cette entreprise pour cofonder avec Samir Khallouqui, un ami de l’université, Hightech Informatique en 1992 avec l’idée de revendre au Maroc des postes de travail de la Marque NeXT, la marque fondée par Steve Jobs en 1985, considérée le Nec plus ultra à cette époque.  Abdeslam jongle entre différentes activités de freelance et des opportunités dans le secteur des télécoms. L’idée d’entreprendre dans le paiement se concrétise quand le duo est rejoint par deux amis, Mohamed Horani et Driss Sabbahe, tous deux avec un parcours de Direction Générale dans le Paiement. Abdeslam est soutenu dans cette aventure par son père qui l’a toujours poussé à être un jour à son compte.  " Le jour où j’ai décidé de me lancer, je lui ai demandé 60.000 Dhs que j’ai mis 2 ans à lui rembourser !  " Au-delà de leur expérience, les 4 cofondateurs bénéficient d’une réputation technique solide, d’un réseau d’affaires étendu et sont animés par la même passion, celle de proposer une solution de paiement à plus forte valeur ajoutée du point de vue des technologies, du modèle d’affaire et de services.  La société HPS est créée en 1995, le quatuor se répartit les rôles et M. Horani prenant la tête de l’entreprise " Je ne rêvais que d’une seule chose, corriger tout ce qui ne marchait pas " Abdeslam nous raconte la bonne humeur des débuts lorsqu’ils passeront plusieurs jours enfermés au bureau à développer la première version de la plateforme Powercard, dévelopée nativement en anglais, l’international étant dès les premiers jours, en ligne de mire .  " On a carburé beaucoup aux fous rires !  " Deux facteur clés expliquent le succès des 4 associés : Responsabilité et redevabilité de chaque associé devant les autres Confiance aveugle des uns envers les autres Nous sommes à la fin des années 90, HPS travaille également sur le Schéma Directeur pour l’interopérabilité des Paiements au Maroc pour le compte du GPBM et qui donnera naissance 10 ans plus tard au CMI Les premiers clients de la solution PowerCard seront la SG Maroc et un client basé au Koweit, qui permettra à l’entreprise de s’ouvrir sur le Moyen Orient puis l’Afrique et commencer à générer du récurrent L’entreprise se développe au fil des opportunités dans l’écosystème des paiements en pleine mutation et fait appel à des fonds marocain et canadien pour financer leur expansion géographique. Cet investissement va accélérer le développement d’HPS jusqu’à l’entrée en bourse en 2006 Abdeslam Alaoui nous partage quelques clés valeurs clés et leçons apprises qui forgent la culture du Groupe :  Choix d'expansion internationale : entre stratégie commerciale (Paris, Dubai et Singapour), nécessité réglementaire (Johannesburg) et acquisition externe pour répondre plus rapidement aux besoins de la clientèle  (France) Proximité et relation client : A l’image du Club des Utilisateurs lancé en 2000, où ils étaient juste 25 ! Innovation : Le Groupe investit fortement en R&D et en open innovation avec ses clients dans les technologies du paiement invisible, du développement logiciel et l'expérimentation des différents modèles économiques             " L’innovation brûle des idées pour avoir de l’argent " " Mindset Entrepeneur " au sein des Ressources Humaines :           -  Encourager à prendre des initiatives et les faire aboutir  "Vous êtes des entrepreneurs sans prendre des risques  ! "           -  Obligation de résultat et non de moyen : " Est-ce que dois comprendre que ton meilleur n’est pas suffisant ? " Avancer malgré les obstacles : " Un entrepreneur ferme un problème, il y’en a deux qui vont s’ouvrir ! " Il nous partage ses Lectures coup de coeur :  Du bonheur – un voyage philosophique- Frédéric Lenoir  La forteresse digitale - Dan Brown  Transparence - Marc Dugain 

Chronique des Matières Premières
Chronique des matières premières - L'OPEP+ desserre les vannes devant les signes de reprise de la demande

Chronique des Matières Premières

Play Episode Listen Later Jul 15, 2020 1:52


Les 13 pays de l’OPEP et leurs 10 alliés, dont la Russie, se sont mis d’accord pour produire un peu plus de pétrole à partir du mois d’août, après trois mois d’une réduction historique de l’offre du cartel élargi, pour soutenir les cours face au Covid. « Le Covid-19 a eu un impact sans précédent sur l’économie et le marché mondial de l’énergie… Nous lui avons donné une réponse sans précédent », a souligné le ministre saoudien du Pétrole, rappelant l’effort de l’OPEP+ : « l’engagement de la plus forte réduction de production de l’histoire ». « La demande de pétrole donne des signes indubitables de reprise », a-t-il poursuivi. « Signes indubitables de reprise » Les 13 membres de l’OPEP et les 10 hors OPEP, dont la Russie, desserrent donc un peu les vannes : ils retireront collectivement non plus 9 millions 600 000 barils par jour, mais 7 millions 700 000 barils à partir du mois d’août. « Nous avons passé le pire », a renchéri le ministre russe l’énergie. « Cet assouplissement est justifié », a-t-il estimé, même si « une évaluation mensuelle doit se poursuivre ». Les cours du Brent ont effectivement plus que doublé depuis le mois d’avril pour rejoindre les 43 dollars le baril. « Assouplissement » qui sera absorbé par les pays producteurs eux-mêmes ? Deux millions de barils supplémentaires le mois prochain, n’est-ce pas risqué pour les marchés pétroliers ? Cette augmentation de la production sera, estime l’OPEP+, absorbée par la consommation des pays producteurs eux-mêmes. L’Arabie saoudite consommera 500 000 barils par jour supplémentaires en août pour son électricité et son carburant, il n’y aura donc pas, selon son ministre de l’Energie, de changement dans les exportations saoudiennes. Quelles compensations des pays en retard comme l’Irak ? La principale inconnue reste la répartition de l’effort à venir, même réduit. L’Arabie saoudite, le Koweit et les Emirats arabes unis sont jusqu’à présent allés au-delà de leur engagement pendant que d’autres pays promettaient des compensations ultérieures. « Le Kazakhstan, le Mexique et surtout l’Irak n’ont pas respecté leur quota, rappelle Philippe Sébille-Lopez, du cabinet Géopolia. Ils se sont engagés à rattraper leur retard en juillet, en août, voire en septembre ». Mais rien n’est moins sûr, ce qui pourrait faire varier de près d’un million de barils la diminution globale de l’offre.

Contre courant
A Kousseyha, l'action des Filles de la Charité contre la pauvreté

Contre courant

Play Episode Listen Later Jul 3, 2020 25:23


Il y a quelques années encore, Kousseyah était un village. Aujourd'hui, cette localité du gouvernorat d'Assiout en Haute-Egypte est en plein essor, en raison de l'émigration massive des hommes en âge de travailler vers le Koweit. Mais la pauvreté n'a pas disparu pour autant à Kousseyah, au contraire, "l'écart se creuse" selon Soeur Marie Chaffik, la responsable de la communauté des Filles de la Charité. Les soeurs sont arrivées dans les années 50 et depuis elles sont au service de la population, à la paroisse catholique mais aussi à travers leurs oeuvres sociales. Toujours à l'écoute des besoins des plus pauvres, elles ne sont jamais à court de nouveaux projets et trouvent auprès de catholiques plus favorisés de la paroisse une aide précieuse. La cour du couvent résonne en permanence des cris et des rires des enfants et des jeunes qui viennent ici pour aprticiper aux multiples activités mais aussi pour discuter our profiter de la connection wifi mise à leur disposition par les soeurs.    Reportage réalisé en partenariat avec les Filles de la Charité. A travers une série de 4 reportages Anne Kerléo vous emmène à la découverte de la société égyptienne, plus de 2 ans après la révolution du 25 janvier 2011. Au fil des 4 épisodes de 25 minutes chacun, découvrez un pays très marqué par la pauvreté et une Haute-Egypte reculée où la révolution fut un espoir bien lointain et presque inaccessible dans un quotidien marqué par la quête du pain. > Filles de la Charité > Filles de la Charité de saint Vincent de Paul - Province du Proche Orient Reportage réalisé en mai 2013  

Tarab
Femmes et féminismes : des histoires en tout genres

Tarab

Play Episode Listen Later Jun 15, 2020 36:39


Dans l’imaginaire collectif, la France aurait consacré sur son territoire la pleine l’égalité entre les genres, et les pays musulmans seraient des espaces oppressifs où règnent de façon continue le sexisme et l’homophobie. Evidemment, les rapports femmes-hommes au Maghreb et au Moyen Orient sont bien plus complexes que cette image binaire. Ces rapports sont faits de trajectoires et de luttes propres, et ils ne cessent de se renégocier.En quoi la définition des féminités et masculinités sont imbriquées avec l’histoire de la colonisation ? En quoi le travail, la guerre, et l’accès à des ressources économiques sont des points essentiels dans les rapports de genres au Maghreb et au Moyen Orient ? Quels multiples usages de l’islam au service des luttes des femmes peut-on mettre en lumière ? Pour parler de grèves d’ouvrières, de féminisme islamique, ou encore de droit de vote au Koweit, Leïla Izrar reçoit les sociologues Abir Kréfa et Amélie le Renard, co-autrices de « Genre et Féminismes au Moyen-Orient et au Maghreb » RÉFÉRENCES CITÉESGenre et Féminismes au Moyen-Orient et au Maghreb, Abir Kréfa et Amélie le Renard (Amsterdam, 2020), Jamila Bouhired, Djamila L’Algérienne (Youssef Chahine, 1958), la chanteuse Fairouz, Heureuse comme une arabe en France, Adila Bennejaï-Zou (La série documentaire, France Culture).CRÉDITS Tarab est un podcast de Binge Audio animé par Leïla Izrar. Cet épisode a été enregistré à distance et au studio V. Despentes de Binge Audio (Paris, 19e). Réalisation et prise de son : Quentin Bresson. Musique : Waseem et Lamisse. Chargée de production et d’édition : Camille Regache. Identité graphique : Sébastien Brothier (Upian). Direction des programmes : Joël Ronez. Direction de la rédaction : David Carzon. Direction générale : Gabrielle Boeri-Charles. See acast.com/privacy for privacy and opt-out information.

Expat Heroes
#65 Elisabeth Marques au Koweit

Expat Heroes

Play Episode Listen Later May 4, 2020 46:59


Elisabeth Marques est partie seule en expat au Koweit alors que d'autres choisissent New York, les Philippines ou une autre destination de rêve. Elle nous raconte cette 1ère expat au Koweit, un monde à part où on a pas de problèmes et où on peut mener une vie de luxe. Pourtant, le luxe du Koweit ne lui a pas fait perdre le sens des réalités. Au contraire. Elisabeth a pris conscience que le Koweit est une parenthèse dans le monde et que pour être heureuse, elle a besoin de revenir à l'essentiel, en France auprès de ses proches. Départ immédiat pour le luxueux Koweit entre puissance libératrice de l'argent et quête d'essentiel. VOUS ALLEZ APPRENDRE: pourquoi Elisabeth a choisi cette destination hors du commun; ce qui est choquant en arrivant au Koweit; les différences culturelles avec la France (en particulier les relations sociales); comment les Koweitiens vivent le confinement; si c'est un atout d'être français(e) au Koweit; le visa pour rester au Koweit; si Elisabeth a réussi à se faire de vrais amis ou à trouver l'amour; pourquoi les expatriés ressentent de la culpabilité vis à vis de leurs proches; que l'expatriation au Koweit est synonyme de solitude; qu'il faut définir pourquoi on s'expatrie avant le départ et ne pas se forcer à rester si ça ne va pas. LIENS UTILES: Le blog d'Elisabeth "Liz In Kuweit" http://lizinkuwait.com/   le journal familial mensuel - Profitez de 50% de réduction pendant 3 mois avec le code EXPAT!   Cet épisode vous a plu ?  Cristina l'a réalisé seule de A à Z! Pour l'aider, laissez un avis 5 étoiles sur Apple Podcasts ou soutenez son développement en versant une somme mensuelle ou ponctuelle sur la plateforme tipeee https://www.tipeee.com/expat-heroes.

Confidences particulières
#1 - Charlotte Toubeau "Je me suis sentie capable"

Confidences particulières

Play Episode Listen Later Mar 27, 2020 6:49


Charlotte Toubeau est Cheffe Patissière adjointe à la Grande Epicérie de Paris. Elle gère au quotidien une équipe de 25 personnes. Avant d'en arriver là, elle a fait des études de droit et de compta-gestion, a tout repris de zéro, passé son CAP et a gravi les échelons à Lyon, puis à Paris. Quand Charlotte commence ce métier il y a une quinzaine d’années, il y a très peu de femmes. Cinq ans plus tard, le métier commence à se féminiser. Pour autant, les gros postes ne sont pas pour les femmes. Un jour, en 2013, elle voit une annonce pour un poste de management au Koweit. Elle postule, comme on jette une bouteille à la mer. Et à sa grande surprise, elle est prise. La voilà qui débarque à 27 ans pour prendre la tête d’une équipe exclusivement masculine. En quinze secondes, le déclic se fait dans sa tête : « Si on t’a mis à ce poste, c’est que tu en as les capacités ». Aujourd'hui, de retour en France, elle revient sur son expérience et nous raconte comment cette étape lui a permis de gagner en confiance, d'évoluer à des postes à responsabilité et d'affirmer ses méthodes de travail et de management.

Tips to the Top
#1 - Charlotte Toubeau "Je me suis sentie capable"

Tips to the Top

Play Episode Listen Later Mar 5, 2020 6:49


Charlotte Toubeau est Cheffe Patissière adjointe à la Grande Epicérie de Paris. Elle gère au quotidien une équipe de 25 personnes.  Avant d'en arriver là, elle a fait des études de droit et de compta-gestion, a tout repris de zéro, passé son CAP et a gravi les échelons à Lyon, puis à Paris. Quand Charlotte commence ce métier il y a une quinzaine d’années, il y a très peu de femmes. Cinq ans plus tard, le métier commence à se féminiser. Pour autant, les gros postes ne sont pas pour les femmes. Un jour, en 2013, elle voit une annonce pour un poste de management au Koweit. Elle postule, comme on jette une bouteille à la mer. Et à sa grande surprise, elle est prise. La voilà qui débarque à 27 ans pour prendre la tête d’une équipe exclusivement masculine. En quinze secondes, le déclic se fait dans sa tête : « Si on t’a mis à ce poste, c’est que tu en as les capacités ». Aujourd'hui, de retour en France, elle revient sur son expérience et nous raconte comment cette étape lui a permis de gagner en confiance, d'évoluer à des postes à responsabilité et d'affirmer ses méthodes de travail et de management. 

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Tạp chí tiêu điểm - Tham nhũng trầm trọng và thao túng của Iran tại Irak : Hậu quả do Mỹ để lại?

TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

Play Episode Listen Later Dec 5, 2019 14:41


Ngày 01/12/2019, Nghị Viện Irak chấp thuận đơn từ chức của thủ tướng Adel Abdel Medhi, sau hai tháng người dân Irak nổi dậy chống chính quyền. Hơn 400 người chết và gần 15.000 người bị thương trong các cuộc đối đầu giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Vì sao Irak lại rơi vào thảm trạng này? Trước hết, xin giới thiệu đôi nét về đất nước Irak. Quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng thức hai trong khối OPEP, có diện tích rộng khoảng 435 ngàn km², dân số khoảng 42 triệu người. Irak có những láng giềng là Iran (phía đông), Thổ Nhĩ Kỳ (phía bắc), Syria và Jordani (tây), Ả Rập Xê Út (nam và tây nam) và Koweit (nam). Hệ thống chính trị - tín ngưỡng và ảnh hưởng của Iran Năm 2003 được cho là một cột mốc quan trọng. Hoa Kỳ, lấy cớ chế độ Saddam Hussein có vũ khí hóa học, đã huy động một liên minh quốc tế gồm 50 nước dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc tiến hành cuộc chiến chống đảng Baas, người Hồi giáo Sunni, lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein. Hệ quả của cuộc chiến tranh này là một cuộc nội chiến đầu tiên tại Irak giữa hai hệ phái Sunni và Shia được Iran hậu thuẫn ba năm sau đó, năm 2006. Cuộc nội chiến này kết thúc vào năm 2008, sau chiến thắng của hệ phái Shia. Dưới sự bảo trợ của Mỹ và Liên Hiệp Quốc, một hệ thống chính trị mới được thiết lập trên cơ sở tín ngưỡng và sắc tộc. Trong chính phủ hiện nay, thủ tướng vừa từ nhiệm, Adel Abdel Medhi, là thuộc hệ phái Shia (63% dân số Irak). Tổng thống cộng hòa, Barham Saleh, là người Kurdistan (20%) và chủ tịch Nghị Viện, Mohamed al-Habousi, thuộc hệ phái Sunni (34%). Ngoài ra, còn phải kể đến hai nhân vật khác có tầm ảnh hưởng quan trọng không kém : Giáo chủ Ali al-Sistani, hệ phái Shia và Moqtada al-Sadr, một chính trị gia mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc hệ phái Shia. Giờ đây, hệ thống chính trị này bị một bộ phận lớn người dân Irak phản đối. Từ đầu tháng 10/2019, các cuộc biểu tình liên tục diễn ra tại thủ đô Bagdad và nhiều thành phố khác ở miền nam. Phần đông những người biểu tình là giới trẻ, ban đầu thuộc các khu phố nghèo, không việc làm. Rồi làn sóng phản kháng lan rộng, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội khác như sinh viên, giới nghệ sĩ, bác sĩ, thậm chí cả giới luật gia. Họ phản đối tình trạng thất nghiệp, nạn tham nhũng, và sự suy sụp của các hệ thống dịch vụ công. Người biểu tình đòi giải thể cả một hệ thống « tín ngưỡng – chính trị » do Mỹ và Iran lập nên sau sự sụp đổ của chế độ Saddam Husein. Điểm gây ngạc nhiên là làn sóng phản kháng lần này tập hợp đại đa số những người Hồi giáo hệ phái Shia, chống lại một Nhà nước theo hệ phái Shia giống Iran. Người biểu tình cho rằng mô hình chính trị hiện nay đã làm biến mất « tinh thần dân tộc Irak ». Về điểm này, nhà xã hội học Adel Bakawan, giám đốc Trung tâm Xã hội học tại Irak (CSI) trường đại học Soran, trả lời kênh truyền hình France 24 khẳng định ảnh hưởng của Iran tại Irak là rất lớn : « Đơn giản bởi vì từ năm 2003-2019, Iran không chỉ tác động lên tầng lớp chính trị của Irak, mà còn hoạt động rất mạnh trong toàn bộ các lĩnh vực xã hội của Irak. Tôi nói hoạt động mạnh là vì Iran có nhiều dự án trong các mảng kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị. Iran đâu chỉ muốn thống trị về chính trị hay quân sự. Iran muốn cai trị toàn bộ xã hội Irak. Vì sao ư ? Bởi vì Irak không đơn giản chỉ là một nước láng giềng, mà còn là ʺlằn ranh đỏʺ của Iran. Đất nước Irak còn là vấn đề an ninh quốc gia đối với Iran. Teheran có thể bỏ rơi việc kiểm soát các nước khác như Liban, Yemen, Syria nhưng Iran không thể từ bỏ việc thống trị Irak, do nước này còn là vấn đề an ninh quốc gia của Iran ». Mức độ bạo lực của các vụ biểu tình ngày càng lớn. Tại thành phố thánh Najaf, người phản đối phóng hỏa tòa lãnh sự của Iran, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong các vụ xung đột. Tại sao người dân Irak lại xuống đường phản đối ? Iran có ảnh hưởng gì tại Irak ? Vì sao Mỹ lại vắng bóng trong cuộc xung đột này ? Phải chăng đây là thất bại của Irak, thậm chí của Mỹ và Iran thời hậu Saddam Hussein ? Trong chương trình truyền hình do hai kênh France Info và đài truyền hình quốc tế France 24 đồng thực hiện, chuyên gia về Irak, bà Myriam Benraad cho rằng nguyên nhân sâu xa của tình hình hỗn loạn hiện nay tại Irak bắt nguồn từ cuộc chiến do Mỹ gây ra. Thất bại của Irak và chính sách can thiệp của Teheran Đầu tiên hết, khi nhận định về sự ủng hộ của giáo chủ Ali al-Sistani đối với phong trào phản kháng của người dân, chuyên gia Myriam Benraad lưu ý, ông cũng là người góp phần quyết định tạo dựng mô hình chính trị hiện nay tại Irak. « Đó là một nhân vật quan trọng, có tính biểu tượng cao, đồng thời, đó cũng là một gương mặt già nua, gần 80 tuổi, ngày càng ít ảnh hưởng trong vai trò mà người ta muốn gắn cho ông ta. Thực ra, nhân vật này chơi trò hai mặt. Bởi vì chúng ta nên nhớ là Sistani không ngừng ủng hộ dân chúng chống lại những kẻ tham nhũng, trộm cắp công quỹ trong cuộc đấu tranh hiện nay, nhưng đồng thời, cũng chính ông ta vào năm 2003, đã đồng thuận với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc thời đó để lập ra cái hệ thống chính trị hiện đang trở nên suy yếu và vô hiệu quả. » Việc các lực lượng an ninh của Irak trấn áp đẫm máu người dân cũng được cho là có bàn tay của Iran. Hồi cuối tháng 10/2019, dưới sự chủ trì của tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Al-Qods của Vệ Binh Cộng Hòa ở bên ngoài lãnh thổ, các đảng cầm quyền đã nhất trí duy trì chính phủ của thủ tướng Adel Abdel Medhi và phải dập tắt làn sóng phản đối, kể cả bằng vũ lực. Sự việc hiện nay cho thấy đây là một thất bại của Iran trong kế hoạch thống trị Irak. « Liên quan đến Iran, sự kiện đánh dấu thất bại của Iran trong hành động can thiệp này. Bởi vì, vào năm 2003, Iran có thể nói là đã thỏa thuận với các chính đảng cũ, thuộc hệ phái Shia, trước đây chống lại Saddam Hussein, để điều hành Irak. Giờ đây, chúng ta thấy là sự can dự đã thất bại bởi vì, người dân Irak, nhất là những người ở miền nam cuối cùng nhận thấy là sự can thiệp đó đã gây tổn hại đến các lợi ích và cuộc sống ấm no của họ. » Nhắc lại lịch sử, việc Saddam Hussein bị bắt và hành quyết, mở đầu cho một giai đoạn phục thù của người Hồi Giáo Shia, từng bị trấn áp dã man dưới thời chính quyền độc tài do hệ phái Sunni lãnh đạo. « Vào thời điểm hành quyết Saddam Hussein, đó rõ ràng là một sự trả thù của phe Shia chính trị vốn trong một thời gian dài là lực lượng đối lập chính chống lại chế độ Saddam Hussein và bị chế độ của đảng Baas cầm quyền trấn áp tàn bạo. Tên tuổi Sadr được nói đến. Đó là một gia đình thuộc giới chức sắc. Một số thành viên trong gia đình này bị chế độ của Saddam Hussein giết hại. Như vậy, có một sự trả thù của hệ phái Shia. Nhưng thực ra, sự trả thù này đã bắt đầu từ năm 2003 khi phe đối lập cũ quay lại Irak. Phe đối lập này đã phải rời khỏi Irak trước đó 30 năm và họ đã trở về Irak cùng với xe tăng của Mỹ. Tâm lý trả thù này vẫn còn thể hiện trong thời gian gần đây, ví dụ trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo. Đây là sợi chỉ xuyên suốt cuộc chiến tranh. Những người đã từng tiến hành và ủng hộ cuộc xung đột giữa các hệ phái tôn giáo, giờ đây quay sang phản đối chế độ, bởi vì họ coi đó là một hành động tự đào mồ chôn nước Irak mới. » Mỹ : Kẻ đập phá đất nước Irak ? Những gì đang diễn ra ngày nay, phải chăng đó còn là thất bại của Nhà nước Irak mới, hậu Saddam Hussein do Mỹ ủng hộ ? « Vâng. Đó là một sự thất bại tại Irak. Thậm chí, tôi có thể nói rằng đó là sự thất bại của thời kỳ hậu Saddam mặc dù được Mỹ hậu thuẫn. Tôi không rõ Mỹ đã ủng hộ đến mức nào nhưng rõ ràng chính Mỹ đã tiến hành phá hủy đất nước này ngay từ năm 2003, thời kỳ hậu Saddam. Tôi xin nhắc lại là khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ, nhà độc tài này chạy trốn và ba năm sau đó, đã bị bắt rồi bị treo cổ. Thế nhưng, khi chế độ này bị lật đổ, không hề có một kế hoạch chuyển tiếp và tái thiết. Lúc đó, phe đối lập cũ quay lại chính trường và lên cầm quyền cho đến hiện nay. Phe này lãnh đạo đất nước theo phương pháp trả thù, tìm cách tính sổ với phe cầm quyền trước đây. Họ không có dự án chính trị cho người dân và cho đến lúc này, động lực cầm quyền của họ vẫn như vậy. Do đó, có thể nói, ngay từ năm 2003, cả Mỹ và phe đối lập cũ đã từng bước đặt ra những cột mốc đánh dấu tiến trình dẫn đến thảm bại hiện nay. » Năm 2003, dầu hỏa được cho là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến Irak. Giờ đây, ngành công nghiệp này là tâm điểm chỉ trích nhắm vào mạng lưới tham nhũng đang hoành hành tại Irak. Tuy nhiên, bà Myriam Benraad cho rằng Hoa Kỳ cũng có một phần trách nhiệm. « Đúng như vậy. Từ 2003, các quỹ trong chương trình dầu lửa đổi lấy lương thực thực phẩm do Liên Hiệp Quốc quản lý trong giai đoạn cấm vận và sau đó được chuyển cho Hoa Kỳ và chính Hoa Kỳ đã hợp tác với các nhà đối lập cũ, trước đây chống lại chế độ Saddam Hussein, thao túng phung phí các quỹ này. Trong thời kỳ hậu Saddam Hussein, các nhà đối lập cũ, khi lên cầm quyền, đã lập ra một hệ thống tham nhũng, bè phái xâu xé các quỹ này. Tham nhũng đã gặm nhấm, hủy hoại tất cả các cấp chính quyền trong bộ máy Nhà nước Irak, từ cấp quản lý thấp nhất ở địa phương cho đến cấp bộ ở trung ương. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa và ngăn cản tiến trình tái thiết. Các nạn nhân đầu tiên, đó chính là những người mà chúng ta nhìn thấy đang biểu tình rầm rộ trên đường phố đòi tính sổ với chế độ hiện đang cầm quyền. » Khủng hoảng không có hồi kết ? Giờ đây, trước tình hình bất ổn của Irak, Hoa Kỳ, tuy vẫn còn một số căn cứ quân sự tại đây nhưng không lên tiếng ủng hộ một phe nào. Quan hệ giữa Mỹ và Irak ngày càng xấu đi trong khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang dần khẳng định thế mạnh tại khu vực Trung Đông. Phải chăng tại Irak, Hoa Kỳ đang có chính sách co cụm lại ? « Vâng. Hoa Kỳ đã chủ trương co cụm, biệt lập ngay từ khi Barack Obama được bầu làm tổng thống. Trong suốt cuộc vận động tranh cử, Obama đã hứa rút quân ra khỏi Irak. Cần phải nói rõ, Hoa Kỳ chủ trương biệt lập, co cụm bởi vì họ đã thất bại trong cuộc chiến tranh tại Irak. Tổn thất nhân mạng rất lớn, một bộ phận công luận và nhiều gia đình Mỹ bị chấn thương tinh thần. Người ta so sánh và nói đến một cuộc chiến tranh Việt Nam thứ hai, một cuộc chiến tranh gây chấn động mạnh về tinh thần đối với người dân Mỹ. Đúng là Donald Trump giữ khoảng cách khá lớn trong quan hệ với giới lãnh đạo chính trị tại Bagdad. Vả lại, ông không đi theo lô gích tăng cường quan hệ ngoại giao. Nhìn chung, Donald Trum chủ trương rút quân ra khỏi Trung Đông, thế giới Ả Rập. Chính sách này của Donald Trump không chỉ liên quan đến Irak mà còn được áp dụng rõ ràng tại Syria. Có thể nói, ông không thực sự tìm cách duy trì mối quan hệ này. Thực ra, vấn đề này đã bắt đầu từ thời Obama và Donald Trump chỉ tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm. » Một câu hỏi khác cũng được đặt ra : Nếu Hoa Kỳ thoái lui khỏi khu vực thật sự, nước nào sẽ được hưởng lợi ? « Việc rút quân chỉ mang tính tương đối mà thôi bởi vì việc giải trừ binh bị và hợp tác quân sự giữa hai nước vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Hiện vẫn còn một số lính Mỹ tại Irak và vẫn có một số lợi ích kinh tế mà chính quyền Trump quan tâm. Về phía Irak, đúng là có một sự đa dạng hóa quan hệ. Chính quyền Bagdad tìm kiếm quan hệ đối tác và liên minh với một số cường quốc, như với Nga và kể cả Trung Quốc. Người ta ít nói đến trường hợp Trung Quốc nhưng nước này có thị phần ngày càng lớn tại Irak, nhất là trong lĩnh vực bán vũ khí, khí tài, dầu lửa. Và Iran là nước được hưởng lợi nhiều nhất ngay từ đầu cuộc chiến tranh 2003. Trước khi xẩy ra cuộc chiến tranh này, Ả Rập Xê Út đã lưu ý chính quyền Bush rằng nước sẽ trục lợi nhiều nhất là Iran. Iran coi Irak là kẻ thù truyền kiếp. Trong những năm 1980 đã xẩy ra chiến tranh kéo dài giữa hai nước. Do vậy, Iran luôn quan tâm đến việc làm chủ, thao túng được Irak, thông qua các hoạt động can thiệp rất sâu vào nội tình Irak. Một mặt, Iran ngăn chặn Irak trở thành kẻ thù, trở thành một quốc gia hùng mạnh có thể tiến hành chiến tranh như đã xẩy ra dưới thời Saddam Hussein. Mặt khác, Iran cũng quan tâm đến các lợi ích kinh tế tại Irak và hiện nay, Iran là nhà đầu tư số một tại Irak. » Làm thế nào để thoát khủng hoảng ? Đa số các chuyên gia Pháp cho rằng đất nước đang rơi vào bế tắc. Liệu còn có thể cải tổ đất nước hay không ? Người ta nói nhiều đến các chương trình cải cách nhưng là những cải cách nào mới được ? Nhà nghiên cứu Myriam Benraad cho rằng trong tình trạng đất nước hiện nay người ta khó có một tham vọng nếu không muốn nói là rất hạn hẹp. Về phần mình, chuyên gia David Rigoulet-Roze trên đài France 24 cũng có cùng quan điểm khi nghĩ rằng chính phủ Irak khó có thể lấy lại kiểm soát ngoài trừ dùng vũ lực, một lần nữa nhấn chìm làn sóng phản đối trong biển máu. Người biểu tình đòi cả hệ thống chính trị - tín ngưỡng phải ra đi, chứ không chỉ đơn giản chỉ là những yêu cầu chống tham nhũng hay cải cách luật bầu cử. Từ góc nhìn này, ông David Rigou-Roze kết luận tình hình Irak hiện nay thật sự nguy hiểm hơn bao giờ hết !

Piment
Saison 2 : Les disques de mon père (avec Kaysha)

Piment

Play Episode Listen Later Apr 22, 2019 110:15


Sur internet et dans la vraie vie, plus particulièrement dans les espaces militants, activistes ou liés de près ou de loin à la justice sociale, le “safe space” qu’on peut grossièrement traduire en “espace sécurisé” en français est une expression récurrente. Dans cette nouvelle émission l’équipe de Piment essaye de comprendre les origines, la nécessité et les limites de ces espaces qui font débat. Puis en deuxième partie d’émission, les pimentiers accueillent l’auteur-compositeur, interprète et producteur d’origine congolaise : Kaysha et ensemble reviennent sur l’importance et les spécificités des musiques africaines. De Franco à Prince Eyango, de 2Face Idibia à Wizkid, analyse de ces musiques qui ont rythmé leur enfance et de cette nouvelle vague « afro-pop » actuellement omniprésente sur la scène internationale. Sel & Poivre : 3’20 Rien n’est “safe” : 24’10 Les disques de mon père (avec Kaysha) : 1’01’19 Dans cette émission sont évoqués : “Inside Lenny Kravitz's Brazilian Farm Compound” vidéo par The Scene : https://bit.ly/2DoNgO4 “Des femmes africaines détenues au Koweit demande l’aide aux chefs d’États Africains” Xalimansn (Video) : https://bit.ly/2DqW85T “Koweit, séquestrée et abusée sexuellement comment une domestique ivoirienne à pu s’enfuir” France 24 - Observateur : https://bit.ly/2Sg1Lcp “Ancestry just pulled a TV commercial romanticizing a slavery-era interracial couple” de Sangeeta Singh-Kurtz : https://bit.ly/2vhjQwG - “Safe spaces, explained” par Emily Crockett : https://bit.ly/2GuErTB “Les espaces non mixtes un choix plus que légitime pour les stratégies de luttes collectives” Bastamag : https://bit.ly/2vo7Rhb “Le jackpot de l’afro-pop” de Anne Berthod : https://bit.ly/2PmxkRh “The Evolution of Afropop” de Jessica Kariisa : https://win.gs/2Pp8joA Tracklist : Rema - Dumebi Aya Nakamura - Dans Ma Bulle Lizzo feat. Missy Elliot - Tempo GG Vickey - Vive Les Mariés Franco & Ok Jazz - Mario Diblio Dibala - Laisser Passer Petit Miguelito - Julia Prince Eyango - You Must Calculer Wizkid - Tease Me Sur Spotify : https://spoti.fi/2VXp3W9 Contactez-nous : emissionpiment@gmail.com

The Immortals
Episode #145 -- A Nightmare on Elm Street / Haut de Gamme - Koweit, Rive Gauche / Me, Myself & I / Archangel

The Immortals

Play Episode Listen Later Feb 14, 2019 78:30


One, two, Pedro's coming for you. Find out if The Immortals are more scared by A Nightmare on Elm Street or Pedro's enthusiasm for it. They also listen to the Congolese music of Koffi Olomide and the very 90s music of De La Soul. Then they get into the international spy story starring Daniel Craig....that is no where close to as good as any James Bond movie. Also J.C. is sick and that amuses us.   Intro 0:00 -- 16:51 A Nightmare on Elm Street 16:51 -- 45:59 Haut de Gamme 45:59 -- 53:15 Me, Myself & I 53:15 -- 1:01:52 Archangel 1:01:51 -- 1:15:47 Outro 1:15:47 -- 1:18:29   --Leave your own henge ratings at TheArtImmortal.com --Be sure you leave an iTunes review   Twitter iTunes YouTube   Join us next time as we discuss more random things. Until then, email or tweet us your thoughts, leave a review on iTunes and other crap every podcast asks you to do. (But we love that you do it!)   Artwork by Ray Martindale Opening tune and clips by Adam Lord    

Europe 1 - L'édito politique
France, Tunisie, Koweit : les pays victimes de la terreur islamiste

Europe 1 - L'édito politique

Play Episode Listen Later Jun 27, 2015 3:23


La France, la Tunisie et le Koweit ont été hier la cible d'une vague d'attentats. Trois pays victimes de la terreur islamiste. Catherine Nay dresse un lien entre ces évènements.